Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Thơ Văn | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn |
Chủ đề: Nhà thơ Bùi Giáng | |
Người gởi | Nội dung |
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Chủ đề: Nhà thơ Bùi Giáng Gởi ngày: 17/Apr/2010 lúc 3:34pm |
Tuyển tập về nhà thơ Bùi Giáng, xin mời vào link:
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 17/Apr/2010 lúc 3:36pm |
|
mk
|
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 19/Apr/2010 lúc 6:59am |
BÙI GIÁNG , AI NGƯỜI CHIA XẺ
Bùi Công Thuấn
Đã có nhiều người viết về Bùi Giáng, tôi chỉ ghi lại vài cảm nhận cuả mình , như là để góp thêm một cách hiểu thơ ông , may ra chia xẻ được chút nỗi niềm cuả ông .
1. Trạng thái “ điên “ cuả Bùi Giáng có ý nghiã gì ?.
Theo thầy Thích Nguyên Tạng ( chùa Pháp Vân, Gia Định, Sàigòn ) , Bùi Giáng tự ghi tiểu sử cuả mình cho thầy trong cuốn sổ tay vào buổi trưa ngày mùng 10 tháng 11 năm 1993 như sau : “ 1971 � 75 - 93 Điên rồ lừng lẫy chết đi sống lại vẻ vang Rong chơi như hài nhi (con nít) Được gia đình ông Phó Chủ Tịch (482) Lê Quang Định, Hội Đồng Thành Phố đối xử thơ mộng thênh… “ Bùi Giáng sinh ngày 17 tháng 12 năm 1926 ỏ làng Thanh Châu xã Vĩnh-Trinh huyện Duy Xuyên Quảng-Nam . Tạ thế tại bệnh viện Chợ Rẫy Sai-Gòn, hồi 2 giờ chiều ngày 7 tháng 10 năm 1998. Ông là cháu ngoại của tổng-đốc Hoàng-Diệu, con của ông Bùi-Thuyên và bà Huỳnh-Thị Kiền làm nghề dậy học ở Đà-Lạt, Sài-Gòn, biên soạn sách giảng luận về văn học, triết học, kiếm hiệp, viết văn, làm thơ… Theo Võ Đắc Danh , hồ sơ lưu trữ tại nhà thương điên Biên Hoà ghi nhận Bùi Giáng nhập viện hai lần. Lần thứ nhất vào năm 1969, lần thứ hai vào năm 1977, thời gian này Nguyễn Ngu Í vẫn còn trong bệnh viện, hai người cùng ở khu 3 . Bệnh án của Bùi Giáng có đoạn ghi: "Bệnh tái phát từ tháng 4 năm 1969, có hôm thức suốt đêm để viết, nói huyên thuyên, chơi chữ, có khi la thất thanh, ý tưởng tự cao tự đại. Hay phát biểu ý kiến về những vấn đề chính trị, văn hoá trọng đại, có ý nghĩ bị người ta phá hoại sự nghiệp văn chương. Tháng 3 năm 1969 bị cháy nhà và cháy tất cả sách vở quý báu nên đương sự bị bệnh mỗi ngày một nặng hơn...". Tuy nhiên đọc thơ Bùi Giáng , tôi không thấy bệnh điên ảnh hưởng gì đến câu chữ cuả ông. Trái lại , ông ý thức rõ trạng thái điên cuả mình , điên là một thái độ sống có ý thức. Đời này đất đá cằn khô ( Dzách ) Uống và say nói lăng nhăng ( Người Điên Uống Rượu ) Ông điên từ một lần đầu Bụi hồng tản mác trước sau bây giờ .1996 ( Ông Điên ) Anh đã định suốt thiên thu vạn kỷ Làm thằng điên rồ dại suốt thiên thâu Nhưng em ạ, dường như anh vô lý Lúc đoạn trường anh đứt ruột khổ đau ( Quá Khứ Cuả Anh )
Những dòng thơ “ điên “ ở trên như ẩn chưá một điều gì sâu kín lắm trong tâm hồn Bùi Giáng . Ngôn ngữ thơ vưà gói kín vưà gợi ra trạng thái mơ hồ , nưả như đuà , nưả như thật , nưả hồn nhiên , nưả thương đau và cô độc cuả tâm hồn Bùi Giáng . Không có mặt trời mọc , không có trăng bên thềm , chỉ có tuyệt mù sông sâu , biển cạn , bụi hồng và sự hiện hữu người ngợm vô thường trong nỗi đau đứt ruột
2. Thơ Bùi Giáng , thơ tư tưởng
Trong thơ , người đọc khó khám phá ra nỗi đau thực sự cuả Bùi Giáng là gì, nhưng nỗi đau ấy bàng bạc trong hồn thơ ông
Niềm đau đớn xót xa như vĩnh quyết Ăn làm sao? nói làm sao? Phải chăng đó là nỗi đau cuả những cuộc tình “ rã đôi “ không thành lời . Sự “ chia ngã đường thu “ đã để lại những vết thương tâm không rõ nguồn cơn , nở thành những “ đoá đoá sầu “ để Bùi Giáng tặng cho đời .. Ông có nhắc đến một vài người cụ thể : “Bình sinh mộng tưởng vấp phải niềm thương yêu của Kim Cương Nương Tử, Hà Thanh Cố Nương và Mẫu Thân Phùng Khánh ( tức Trí Hải Ni Cô) “ ( tiểu sử tự ghi ) Nhưng những người phụ nữ này được Bùi Giáng tôn vinh như là mẫu thân sinh đẻ ra mình , tuyệt không có chút gì là quan hệ nhục thể cuả tình yêu nam nữ , nhớ mong , hờn ghen , đau khổ, hẹn hò, mộng mơ như trong thơ tình cuả những nhà thơ khác. Tặng đời đóa đóa hoa sầu ( Theo Áng Mây bay ) Những thương nhớ lạnh bao giờ Kính thưa công chúa Kim Cương, ( Kính Thưa ) Con về giũ áo đười ươi ( Thơ Điên )
Nhân vật Em trong thơ Bùi Giáng thấp thoáng bóng hình một con người cuả thực tại , cuả kỷ niệm cuả yêu thương , nhưng cũng là huyễn hoặc “ sương bóng “ tâm tưởng để Bùi Giáng giãi bày
Em đi sương bóng vô ngần Xin ngó lại bàn chân em bước Chuyện tình yêu chỉ thoáng qua rất nhẹ vậy “ Niềm đau đớn xót xa như vĩnh quyết “ cuả Bùi Giáng là gì ? Có lẽ xuất phát từ thẳm sâu ý thức về thân phận thiên tài , số kiếp kẻ phong vận bạc mệnh mà Nguyễn Du nói đến trong Độc Tiểu Thanh Ký ? Xưa nay người phong vận phải mang lấy những hận sự , những kỳ oan , như một định mệnh , biết “ hỏi đoạn trường từ đâu “ , dù có hỏi trời cũng không có lời giải đáp ” . Cổ kim hận sự thiên nan vấn / Phong vận kỳ oan ngã tự cư “. Bùi Giáng tự kham lấy những nghiệp chướng ấy chăng , rồi nín thinh như cỏ cây
Em về trúc thạch mốt mai ( Mười Hai Con Mắt ) Thưa rằng bạc mệnh xin kham ( Chào Nguyên Xuân ) (
Thực ra , trong bản chất cuả thân phận làm người , Bùi Giáng đau nỗi đau kiếp nhân sinh , nỗi đau cuả sự thất bại trong nỗ lực vượt qua “ bốn nuí “ ( Chữ cuả Trần Thái Tông ,1218 - 1277 , trong Thiền Tông Chỉ Nam ) , vượt qua sắc không , ngũ uẩn , vô thường . Bùi Giáng không sao đặt được bước chân vào cõi thanh tịnh vô vi (Asamkrita ) . Ông tự dày vò mình trong hình hài “ đười ươi “ , con vật , giống khỉ , ngưả mặt cười vu vơ ( hình ảnh “ điên “ cuả Bùi Giáng )
…Em về giũ áo mù sa Tiền trình vạn lý anh là đười ươi…
…Em về giũ áo đười ươi Trút quần phong nhụy cho người phụ nhau.
Đười ươi tại hạ ra đời Thời gian rạch xé tô bồi cho em.
….Ông già rất mực đười ươi Già nua lắm lắm còn cười vu vơ.
Nhận ra “ tinh thể đười ươi “ trong thân phận người là một giác ngộ tư tưởng cuả Bùi Giáng .
Hoặc rằng người cũng là tôi
Trong Thiền Luận , Daisetz Teitaro Suzuki nhắc đến Thiền Thoại sau : Khi Ngưỡng Sơn ( 804-899) hỏi về Phật tánh. Thiền Sư Hồng Ân thí dụ như vầy: “Như ngôi nhà có sáu cửa nhốt khỉ đột. Ở ngoài có người hô to “khọt khọt”, khỉ đáp lại “khọt khọt”, cứ thế sáu cửa cùng hô cùng ứng. Ngưỡng Sơn hỏi lại: “Ví như lúc ấy khỉ ngủ thì sao?". Hồng Ân bước xuống một tay nắm Ngưỡng Sơn, vừa múa vừa nói: “Khỉ ơi khỉ ơi , ta với ngươi cùng đối mặt nhau đây”.
Đoạn thơ trên biểu hiện tâm hồn , tính cách , kiều nói năng rất Thiền cuả Bùi Giáng . Bùi Giáng nhận ra Phật Tánh trong hình hài đười ươi cuả người , cuả tôi . “ người cũng là tôi , tôi cũng là người , ấy rằng tinh thể đười ươi “ . Vũ trụ , thời gian là nhất thể , tự tại , không sinh diệt : “ một cũng là ba , là hai , là một ; mai , mốt cũng là hôm nay “ . Sự giác ngộ như thế là bước giác ngộ thứ nhất để dẫn đấn đại ngộ . Đây không phải là sự “ xoá nhoà ranh giới giữa cái tôi và cái ta, giữa cái riêng và cái chung” như nhận xét cuả Nguyễn Hưng Quốc . Trong đoạn thơ trên , phải chăng Bùi Giáng mượn lời thiền sư Hồng Ân để thể hiện tư tưởng cuả mình ? Rõ ràng tư tưởng thơ Bùi Giáng là tư tưởng Phật Giáo . Đời hư huyễn , như hạt sương , bọt nước , như ánh chớp , như áng mây , vô thường , chiêm bao ( Bùi Giáng có nhiều bài thơ đề tài Chiêm Bao ) .Tự Tánh cuả vạn vật là KHÔNG, sự từ bỏ Ngã , không để vướng mắc vào bất cứ cái gì đạt tới tinh thần “ Ưng vô sở trú “, ( Giới thiệu Kinh Kim Cang – Thích Thái Hoà ). Dường như Bùi Giáng đang phát tâm, an trú tâm và hàng phục tâm, đoạn trừ ngã chấp, ngộ nhập ngã- không “Anh đã định sẽ cùng em kể lể Một nỗi đời hư huyễn giữa chiêm bao Vườn hiu hắt nguyệt hờn mây nhỏ lệ Một mùi hương hồng tụ ở nơi nao” Anh đã định bỏ hoàng hoa say đắm Bỏ tâm tư về vắng lặng phương trời Bỏ tất cả tâm tình xưa say đắm Tới muôn sau tình tuyệt vọng không lời ( Quá Khứ Cuả Anh )
Có lúc Bùi Giáng đã đạt đuợc sự hồn nhiên thanh tịnh (1) , vượt qua sắc không , đạt đến tinh thần cuả Hoa Nghiêm , hoà trong tạo vật . Tôi không thấy hồn thơ Bùi Giáng bị vây khốn như Thanh Tâm Tuyền đã từng viết về ông .
Rong rêu ngày tháng rong chơi …Một hàng cây bóng thần tiên
Nâu sồng ăn mặc sớm hôm Dưới mắt người hành đạo theo tinh thần Hoa Nghiêm, con ong, cái kiến cho đến cọng cỏ, bụi gai, không cái gì mà không dễ thương, không phải là Phật , kể cả sơn hà đại địa , phiến đá, dòng suối trong rừng, một miếng gỗ, cục đá hay đồng chì .. Nhưng Bùi Giáng không trở thành Thiền Sư , ông vẫn sống với thân phận đười ươi khỉ đột giưã đời , vẫn tra hỏi tìm kiếm mỏi mòn trong cõi bể dâu , và ngày càng xa hút .. trong cái nhìn cuả con người , cái nhìn đười ươi , nghi hoặc , đo , đếm .
Đười ươi giũ áo tình phong nhã Khỉ đột trút quần tưởng Việt siêu … ( Chiêm Bao 7 ) Cố gắng trăm năm tìm kiếm mãi Mỏi mòn nghìn mối thể thân ly … ( Chiêm Bao 3 ) Hỏi tên rằng biển xanh dâu Hỏi quê? Rằng mộng ban đầu đã xa Gọi tên? Rằng một hai ba Đếm là diệu tưởng đo là nghi tâm ( Tặng Mã Giám Sinh )
Anh đã định sẽ yêu đời suốt kiếp Suốt thiên thu từ vạn thuở phiêu bồng Rồi anh chợt thấy mình luôn liên tiếp Nửa điên cuồng nửa rồ dại bông lông ( Quá Khứ Cuả Anh - tại Lê Gia Trang 1991 ) Tỉnh ra nửa sợ nửa mừng ( Chuyện Chiêm Bao 20) Tận cùng gió gác trăng lầu Tái sinh rừng biển buồn rầu trăm năm ( Chiêm Bao 21 ) Chưa giác ngộ , người ta thấy núi là núi sông là sông. Giác ngộ rồi , người ta vẫn thấy núi là núi , sông là sông , nhưng là một tâm hồn tái sinh . Tái sinh trong tâm bình thường không phải tâm sai biệt . Như trở về nhà xưa , hoa xuân như lộng lẫy hơn, dòng nước đầu non như chảy mát rượi hơn, trong vắt hơn , trong mọi vật bình thường là toàn thể vũ trụ , là tự do.
Chính vì không vượt qua được sắc tướng huyễn hoặc hồng trần , Bùi Giáng cứ phiêu du trong cõi đời cô độc mù khơi , hành trình ấy như một bế tắc , lại vưà như một khám phá hiện sinh làm nên thơ Bùi Giáng , những bài thơ ấy chia xẻ được với mọi người nỗi niềm gần xa . Bởi vì nếu Bùi Giáng “ ngộ “ được chân như , có lẽ thơ Bùi Giáng chỉ còn là những bài kệ để thuyết pháp mà thôi .
tôi người thủy thủ ra đi lạnh lụng dấu bước bờ sau
Thơ Bùi Giáng tài hoa ở câu chữ , những câu chữ chưá đầy bí mật . Nhiều người đọc thơ Bùi Giáng không hiểu , tấm tắc khen , rằng là tài hoa , rằng là hay … nhưng bất lực , không giải mã được , đành “ tán “ như vầy : “có khi không hiểu hết nghĩa nhưng tâm hồn vẫn bàng bạc một nỗi cảm hoài. Có thể thơ Bùi Giáng nói được đôi điều rất chân thật với tâm hồn ta, và ta được hưởng ít giây phút sung sướng phiêu bồng mà hầu hết chúng ta đã đánh mất, đã rời quá xa trong cuộc sống đầy phân chia đến chỗ cằn cỗi này”.( Phạm Xuân Đài ) . Nguyễn Phú Long trích dẫn thơ trong một bài luận về “Sở Dĩ Nhiên” cho rằng , đọc thơ Bùi Giáng không cần hiểu ý nghiã bài thơ :” Nhưng tại sao lại đặt vấn đề ý nghĩa cho một bài thơ nhỉ ? Bài thơ là bài thơ, những gì ta thấy ta đọc là những gì ta đọc ta thấy vậy thôi. Đừng đi tìm ý nghĩa. Bài thơ như thế đấy, nó không cần có y’ nghĩa.” Nguyễn Hưng Quốc còn đi xa hơn : “ Bùi Giáng rất gần các nhà thơ hậu hiện đại. Bùi Giáng còn gần gũi các nhà thơ hậu hiện đại ở một khía cạnh khác nữa: một số khá nhiều những bài thơ của ông là loại thơ không thể giảng .Nói cách khác, bài thơ là bài thơ. Không có ý nghĩa nào ẩn đằng sau bài thơ để chúng ta đào xới, tìm kiếm… Chúng ta không thể phân tích. Chúng ta chỉ cần nghiệm (experience). Đọc lần thứ nhất: chúng ta không hiểu gì cả. Đọc lần thứ hai: chúng ta vẫn không hiểu gì cả. Đọc lần thứ ba: chúng ta lại vẫn không hiểu gì cả.”
Ô hay ! Bùi Giáng làm thơ là để mong có người chia xẻ tâm sự điêu linh , vậy mà người đọc lại không hiểu , không cần hiểu , không cần đọc những gì ông gửi gắm qua câu chữ , thử hỏi Bùi Giáng có buồn không ? Xổ bầu tâm sự điêu linh (Một giờ) Không phải thơ Bùi Giáng là “ thơ gần với thơ Hậu Hiện Đại, bài thơ là bài thơ , không có ý nghiã nào ẩn sau để chúng ta đào sới “, đấy chỉ là cách nói cuả sự bất lực trước ngôn ngữ tư tưởng cuả thơ Bùi Giáng . Thơ tư tưởng phải hiểu bằng tư tưởng , không phải bằng câu chữ ; hơn nưã Bùi Giáng đã dùng một loại ngôn ngữ “ khép kín “ , yêu cầu rất cao đối với người đọc để có thể hiểu thơ ông : Ngữ ngôn khép kín mặc dầu ( Bé Con Ơi ) Bùi Giáng bảo rằng phải mở óc trong đầu ra , mở máu trong tim ra , phải có hùng tâm , phải trở về chín phương trời mười phương Phật nước mắt dòng dòng tuôn rơi ( như chín chiều ruột đau ) mới có thể đọc Bùi Giáng , lại phải biết trân trọng nâng niu , dịu dàng như nâng niu hoa lá . Nhất là phải có “ hùng tâm “ , đừng nghi tâm .Chữ “ hùng tâm “ theo tôi , là chữ Bùi Giáng mượn cái tâm cuả Nguyễn Du : Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên / hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên “ ( Tạp Thi ) . Vời yêu cầu như thế , việc đọc thơ Bùi Giáng thật không dễ dàng .
Thực ra thơ Bùi Giáng là thơ tư tưởng , thể tính cuả nó là tư tưởng , không phải câu chữ , hơn nưã ở nhiều bài thơ , Bùi Giáng đã dùng kiểu diễn đạt “ vô ngôn “ cuả Thiền . Với kiểu ngôn ngữ này , càng bám vào ngôn ngữ , người đọc càng bị mắc bẫy bởi chính tư duy cuả mình . Thí dụ ; Đệ tử hỏi: - Thế nào là Phật? Thiền sư Tịnh Không (1091-1170) đáp : - Nhật nguyệt sáng soi ức triệu cõi Ai hay mua móc gội non sông! ( Thiền Uyển Tập Anh )
Bùi Giáng cũng trả lời những người hỏi mình : Hỏi tên rằng biển xanh dâu Hỏi quê? Rằng mộng ban đầu đã xa Gọi tên? Rằng một hai ba Đếm là diệu tưởng đo là nghi tâm ( Bùi Giáng ) Cách trả lời cuả Bùi Giáng trong đoạn thơ trên cũng là cách trả lời cuả thiền sư Tịnh Không . Nếu người đọc chỉ tra hỏi , đo , đếm với cái tâm sai biệt ( Nghi tâm ) , chỉ bám vào câu chữ , thì không thể hiểu ông nói gì . Bởi vì Bùi Giáng tồn tại vô sắc tướng trong đoạn thơ . Người đọc cảm được cái hay cuả đoạn thơ nhưng khó giải thích được được bản chất thẩm mỹ cuả đoạn thơ là gì . Đây chính là đặc điểm ngôn ngữ Thiền. Không hiểu mới là Thiền . Bởi vì Thiền “ ..Bất lập văn tự , trực chỉ nhân tâm “, Thiền loại bỏ tất cả sự nhận thức cuả trí. Khi còn bám vào sắc tướng ( lời ) còn nghi tâm , thì không hiểu được ý ở ngoài lời. Tất nhiên bằng trực giác , ta vẫn có thể hiểu được lớp nghiã tường minh cuả văn bản , bởi vì trong ta đã có sắn vốn ngôn ngữ để hiểu . Ta hiểu được “ Biển xanh dâu “ vì trong ta đã có câu thơ Kiều “ Trải qua một cuộc bể dâu “ .Trong ta , ai cũng đã từng một lần dệt mộng cho tình đầu cuả mình , ” mộng ban đầu “, “ mộng dưới hoa “ , “ mộng bình thường “ . Đoạn thơ còn quen thuộc ở cấu trúc giống với đoạn thơ Nguyễn Du giới thiệu Mã Giám Sinh , một nhân vật để lại nhiều ấn tượng cho người đọc Kiều . Sự thú vị càng tăng lên khi người đọc nhận ra phép đối trong câu chữ cuả Bùi Giáng với câu chữ cuả Nguyễn Du : “ Hỏi quê: “ rằng huyện Lâm Thanh cũng gần “ ( truyện Kiều ) , đối với “ Hỏi quê ? Rằng mộng ban đầu đã xa “( Bùi Giáng ) . Bùi Giáng đối lập mình với Mã Giám Sinh , từ đó đặt mình trong tương quan với Nguyễn Du. Câu thơ Nguyễn Du là câu thơ tả thực nói cái đời thường , quê quán , tuổi tác , gia cảnh .Câu thơ Bùi Giáng ngược lại, dẫn người đọc vào trường ngôn ngữ nghệ thuật đòi sự cảm nhận lãng mạn. Cái hay cuả đoạn thơ còn ở chỗ Bùi Giáng làm thay đổi đột ngột cách tư duy cuả người đọc. Đang từ kiểu tư duy hình tượng với biển xanh dâu , đột ngột đổi sang kiểu tư duy cụ thể đo đếm, một, hai , ba , rồi tức khắc chuyển sang tư duy triết học với những “ diệu tưởng , nghi tâm “ . Tư duy logic cuả người đọc bị lật nhào , đoạn thơ mở ra chiều tư tưởng , buộc người đọc phải thoát ra khỏi câu chữ để nhìn bằng cái tâm không sai biệt. Tiến trình đọc như vậy tạo ra khoái cảm thẩm mỹ .Người đọc có thể không hiểu câu chữ Bùi Giáng vẫn cảm nhận được cái hay cuả thơ ông là vậy.
Nói thơ Bùi Giáng là thơ tư tưởng thì giá trị thơ Bùi Giáng cũng là giá trị cuả chính tư tưởng ấy . Vậy tư tưởng thơ Bùi Giáng là gì ? Ở trên tôi đã nhận ra tư tưởng cuả kinh Kim Cang , kinh Hoa Nghiêm , tư tưởng Thiền trong thơ Bùi Giáng , nhưng còn một thế giới tư tưởng khác trong thơ Bùi Giáng là thế giới tư tưởng Nguyễn Du : biển xanh dâu , đoạn trường , phong vận , lầu xanh , cát lầm , bụi hồng , hùm thiêng ( thân phận Từ Hải ) , Đạm Tiên , Từ Hải …Bùi Giáng mượn thế giới tư tưởng nghệ thuật ấy để thể hiện tâm hồn mình
Thưa rằng bạc mệnh xin kham ( Chào Nguyên Xuân ) Tồn sinh quá khứ chôn vùi ( Gõ Cưả Tồn Sinh ) Hùm thiêng chắp nối của tin ( Mười Hai Con Mắt ) Tuyệt mù biển cạn sông sâu Cô đơn chứa đựng đầy miền ( Quanh Co ) Mặc người
Sao bằng riêng một biên thuỳ Lừng bay thân thế pha mù (Đạm Tiên) Nhưng thơ Bùi Giáng không chỉ có ngần ấy tư tưởng. Những hệ tư tưởng ấy chưa đủ để ông giải quyết những vấn đề cuả hiện hữu và cũng không giúp ông nói hết sự trải nghiệm hiện sinh cuả mình , bởi cuộc đời ông , thời đại ông và tư tưởng cuả ông khác rất xa với quá khứ . Ông tìm đến một cách thể hiện khác , đó là thái độ “ điên “ . Thiền thọai kể lại nhiều hành vi cuả các Thiền sư mà nếu nhìn bằng con mắt bình thường ta có thể sẽ thốt lên rằng “ điên thật ! điên thật !“, chẳng hạn : có một thượng tọa tên là Định hỏi sư Lâm Tế về đại nghĩa pháp Phật . Sư bước xuống ghế rơm, nắm lấy Định , xáng cho một bạt tai, rồi xô ra. Định choáng váng chưa biết phải làm gì . Một ông tăng đứng bên bảo Định sao không lạy Sư đi. Định toan lạy thì ngay lúc ấy hốt nhiên ngộ đạo. Sau đó, Định qua cầu gặp ba ông tọa chủ. Một ông hỏi Định : tôi nghe nói dòng thiền sâu thẳm phải dò đến đáy, thế nghĩa là gì ?”. Định bèn nắm lấy người ấy , toan ném xuống sông ( dẫn theo Suzuki ) . Thiền Uyển Tập Anh kể lại : Thiền sư Đại Xả (1120-1180) thường xoã tóc , quên ăn, không ở hẳn một nơi nào . Ngày 5 tháng 2 năm Trinh Phù thứ 5 , sau khi dặn dò đệ tử , sư đọc bài kệ , đến canh năm hôm ấy sư uống thuốc độc mà qua đời .( Thế có là điên hay không ? ) Phải chăng Điên là một cách hành Thiền cuả Bùi Giáng ? và Điên cũng là cách né tránh đối diện với thực tại , thực tại thời chiến tranh Việt Nam , trước và sau 1975 ? Ta không thấy Bùi Giáng bày tỏ bất cứ chính kiến nào về thực tại đó như thơ văn đương thời . Bài thơ Về Quảng Nam được viết bằng ngôn ngữ đời thường thể hiện rõ thái độ né tránh ấy : Chiêm bao tôi thấy tôi về Quảng Nam Ta chỉ thấy thấp thoáng tâm hồn Bùi Giáng xiết bao hoang mang , xôn xao , dở dang trước thực tại đã thay đổi lạ lùng .Bùi Giáng không lộ ra bất cứ một phản ứng chinh trị xã hội nào.Thái độ này chẳng khác gì Nguyễn Du lúc sinh thời. Nguyễn Du sống im lặng , dấu kín tư tưởng cuả mình với thực tại thời Gia Long . Nhiều bài thơ cuả Nguyễn Du mượn đề tài Trung Quốc . Thật khó tìm thấy hình ảnh đời sống thật cuả xã hội Việt Nam và thái độ cuả Nguyễn Du trong thơ ông. Thái độ cuả Bùi Giáng với Nguyễn Huệ ( bài Nguyễn Huệ ) cũng gần như thái độ Nguyễn Du với Từ Hải , mà có ý kiến cho rằng Từ Hải là hình bóng Nguyễn Huệ. Và , phải chăng thái độ cuả Bùi Giáng cũng là thái độ “ giả cuồng “ cuả Nguyễn Gia Thiều trước thời cuộc ? Nguyễn Huệ ra Bắc 1786 , Nguyễn Gia Thiều lẩn trốn ở núi rừng . Khi không còn trốn tránh được , ông trở lại Thăng Long uống rượu , giả cuồng , bất hợp tác với Tây Sơn. Bùi Giáng ý thức rõ việc lúc nào điên , lúc nào tỉnh , ông cũng ý thức rõ người đời hoài nghi về thái độ “ giả cuồng “ ấy cuả ông
Uống và say nói lăng nhăng ( Người Điên Uống Rượu ) Tôi cười tôi khóc bâng quơ ( Bao Giờ) Tôi nằm ở giữa vườn cây
Uống rượu , điên cuồng nhảy muá , nói năng lí nhí , cười khóc bâng quơ ..Nếu nhìn ở hiện tượng ngôn ngữ thì đó là hành vi cuả người điên không còn ý thức , nhưng ở Bùi Giáng đó là một hành vi có ý thức , một thái độ chọn lưạ hiện sinh . Nhất định thái độ ấy phải xuất phát từ tư tưởng . Có thể là ông mắc phải sai lầm nào đó trong đời , hay sai lầm cuả những dấn thân “ tội lỗi “
Đời đã mất tự bao giờ giữa dạ Máu trong mình mòn ruỗng (Bờ Luá ) Cũng có thể đó là thái độ sống “ hồn nhiên “ cuả người “ đắc đạo “ .Người đời nhìn ông điên , nhưng , với ông , đó là tự do. Chữ tự do hiểu theo tư tưởng Phật , không phải tự do chính trị . Tôi không nghĩ rằng “Anh càng lang thang, càng lên cơn điên dữ dội, càng điêu linh tàn tạ, nhưng cùng lúc anh đang đóng vai trò của một sứ đồ tự do, bản thân anh là một bài ca đầy cảm hứng cho nỗi khát khao tinh thần tự do của xã hội…. Anh tượng trưng cho sự "ngoài vòng cương tỏa" mà người văn nghệ chân chính nào cũng thèm muốn.” ( Phạm Xuân Đài ) . Thực ra đó là tinh thần “ Ưng vô sở trú ‘ cuả kinh Kim Cang , tinh thần tự do cuả Lâm Tế Nghĩa Huyền (? – 867 ) “…gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ, gặp La Hán hoặc họ hàng thân thiết, giết hết, chớ ngần ngại : đó là con đường độc nhất để giải thoát. Đừng để bất cứ ngoại vật nào trói buộc mình, hãy vượt lên, hãy bước qua, hãy tự do.”( Dẫn theo Suzuki )
Ngủ yên bên lá cỏ chiều
Nhị cú tam niên đắc Nhất ngâm song lệ lưu Tri âm như bất thưởng Quy ngoạ cố sơn thu ( Giả Đảo ) [ Ba năm làm được hai câu thơ /mỗi lần ngâm lên hai hàng lệ chảy / ( nếu )bạn tri âm mà không thưởng thức / ( ta sẽ) về nằm trong núi xưa ( với ) muà thu ]
Nằm giữa vườn cây nhớ bốn trời
Bùi Giáng có rất ít bài thơ nói về thực tại bằng ngôn ngữ đời thường.( Không Đề - tặng nhạc sĩ Quốc Bảo ; Nguyễn Huệ , Về Quảng Nam , Em Mọi Ơi ) , ngay cả những bài như thế cũng lãng đãng không khi lãng mạn ( Oà Các Em , Nỗi Lòng Tô Vũ – kỷ niệm 15 năm chăn dê )
Nhưng Bùi Giáng có phong cách ngôn ngữ riêng , người ta có thể nói đến kiểu ngôn ngữ Bùi Giáng . Ông sử dụng rất nhiều từ Hán Việt bên cạnh từ thuần Việt , đó là vốn từ Hán Việt cuả nhà Phật và cuả văn chương cổ điển , đồng thời ông tạo nên những từ lạ so với vốn từ đã quen dung . Nhiều bài , từ Hán Việt dày đặc đến nỗi trở nên rất khó đối với độc giả bình thường
Em từ non nước Viễn Khơi Trùng lai cố quận chịu chơi một lần ( Thiệt thòi đời mộng phiêu linh ( Muà Phượng Cũ. )
Điều này giải thích tại sao thơ Bùi Giáng khó hiểu . Bùi Giáng cố ý dùng nhiều từ Hán Việt trong một cấu trúc ngữ pháp đã bị xáo trộn so với cấu trúc bình thường để tạo nên “ mật ngữ “ cuả riêng ông . Có điều lạ là tuy có nhiều từ Hán Việt nhưng thơ ông không hề cổ điển , có lẽ vì ông khai thác thi tứ , đề tài , chất liệu và tạo ra trường nghiã mới so với thơ cổ điển chăng. Cách dùng chữ Hán Việt cuả Bùi Giáng rất khác Nguyễn Du. Trong Đoạn Trường Tân Thanh , Nguyễn Du đặt từ Hán Việt bên cạnh những từ thuần Việt sao cho người đọc dù không biết chữ Hán vẫn có thể cảm hiểu được thơ .
“ Song sa vò võ phương trời Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng “ ( Nguyễn Du )
Thiên hương quốc sắc lạ thay Với Bùi Giáng , làm thơ như một trò nghịch ngợm chữ nghiã cuả một con người tài hoa. Trong đoạn thơ trên , rõ ràng có bàn tay nghịch ngợm rất mực tài hoa cuả Bùi Giáng. Câu thơ Kiều “ Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên “ đã được Bùi Giáng viết lại “ Một toà sẵn đúc dày dày thiên nhiên “ và câu thơ “ cuồng quay đảo phụng cường kiên điên hoàng “ , xáo trộn nghịch ngợm triệt để những từ Hán Việt , ngữ nghiã trở nên xa lạ không sao hiểu được . Có thể sắp xếp lại theo cấu trúc thông thường : phụng hoàng kiên cường quay cuồng điên đảo . Tất nhiên như thế không còn là thơ Bùi Giáng , và ngay cả khi đã xắp lại như thế , vẫn khó tìm ra một cấu trúc thực sự hợp lý để hiểu ý thơ. Mật ngữ cuả Bùi Giáng là ở đó . Thực ra Bùi Giáng có thể viết những câu thơ thật thà hiền lành thế này: Chiều nay anh làm thơ
Đúng là có những hiện tượng lẻ tẻ như vậy , nhưng không là chủ đạo cuả ngòi bút Bùi Giáng ..Thơ ông là thơ truyền thống , chủ yếu là Lục bát , thất ngôn cổ điển ( Chiêm Bao 7 , Chiêm Bao 4.. ) thơ 7 chữ . 8 chữ kiểu Thơ Mới ( Kể Chuyện , Giòng Sông ; Hư Vô và Vĩnh Viễn .. ) ,
Nghe trời đổ lộn nguyên khê Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 19/Apr/2010 lúc 8:01pm |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
lo cong
Senior Member Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
Gởi ngày: 08/Nov/2014 lúc 10:03pm |
Chuyện Tình Chưa Bao Giờ Tiết Lộ.
Cõi đời một kiếp yêu em Dẫu là bỏ cuộc, mộng tìm dáng xưa
Bùi Giáng (1926-1998): là nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học của Việt Nam. Các bút danh khác của ông là : Trung niên thi sĩ, Thi sĩ đười ươi, Brigitte Giáng, Giáng Moroe, Bùi Bán Dùi, Bùi Bàn Dúi, Bùi Tồn Lưu, Bùi Tồn Lê, Bùi Bê Bối, Bùi Văn Chiêu Lỳ… Ông nổi tiếng từ năm 1962 với tập thơ Mưa Nguồn. Kỳ nữ Kim Cương : chiếm một vị trí đặc biệt trong cuộc đời, trong tâm hồn và trong sáng tác của Bùi Giáng. Trong tâm hồn ông, Kim Cương là “đệ nhất mỹ nhân” trong thiên hạ. Ông yêu Kim Cương bằng một tình yêu lạ lùng nhất thế gian. Chỉ có thể nói đó là một tình yêu bất tử. Đã có rất nhiều giai thoại xung quanh mối tình kỳ bí này. Đối với Kim Cương, tuy là mối tình đơn phương từ phía Bùi Giáng, nhưng nữ nghệ sĩ này đã rất trân trọng tình yêu của ông, một sự trân trọng vô cùng cảm động và hiếm thấy.
Nhiều năm qua, nghệ sĩ Kim Cương có những lý do riêng nên đã không lên tiếng một cách chính thức. Lần đầu tiên, bà tiết lộ với báo chí một số sự thật về thiên tình sử này, vì đã đến lúc bà không còn lý do để tiếp tục im lặng… Có lẽ trong cuộc đời của thi sĩ Bùi Giáng, ngoài chuyện văn chương ra thì chuyện tình đơn phương của ông với Kim Cương là nổi bật nhất, kỳ lạ nhất, và cũng cảm động nhất. Kim Cương còn giữ rất nhiều bài thơ của ông viết tặng riêng bà, cả hình ảnh nữa, nhưng từ lâu bà từ chối mọi lời yêu cầu của các tờ báo, nhà xuất bản xin được phát hành, đặc biệt sau khi Bùi Giáng qua đời nhiều đơn vị còn đặt vấn đề “mua” những tấm ảnh, tập thơ đó. Bà nói : “Tôi không muốn đem tình cảm của Bùi Giáng ra đánh bóng tên tuổi của mình hoặc làm gì đó có dấu ấn kinh doanh. Dù tôi không yêu ông, nhưng tôi trân trọng tình yêu của ông. Tuy nhiên, bây giờ sau loạt bài của báo TN, tôi thấy đây không còn là chuyện riêng tư nữa, mà Bùi Giáng là một sự kiện văn học chung và nếu không lên tiếng thì có những thêu dệt không đẹp cho Bùi Giáng, vì vậy tôi chỉ muốn nói rõ một vài sự thật để người ta hiểu ông đúng hơn”. Kim Cương biết Bùi Giáng lúc bà khoảng 19 tuổi, còn theo đoàn cải lương của má Bảy Nam nhưng Kim Cương đã được mệnh danh là “kỳ nữ”. Thật ra, ông chú ý đến bà trong một đám cưới của đôi bạn Hạnh – Thùy. Sau đám cưới, một hôm Thùy bảo Kim Cương : “Có một ông giáo sư Đại học Văn khoa, đi học ở Đức về, ái mộ chị lắm, muốn đến nhà thăm chị”. Kim Cương trả lời : “Ừ, thì mời ổng tới”. Hóa ra là Bùi Giáng, lúc ấy đang dạy học, cũng áo quần tươm tất chứ chưa có “điên điên” như sau này. Bùi Giáng lui tới, mời Kim Cương lên xe đạp ông chở đi chơi, rồi cả cầu hôn, nhưng bà đều né tránh. Bởi sau vài lần tiếp xúc, bà thấy ở ông toát lên cái gì đó “kỳ kỳ”, bất bình thường, nên bà sợ. Đeo đuổi mãi không được, Bùi Giáng thở dài nói : “Thôi, chắc cô không ưng tôi vì tôi lớn tuổi hơn cô (Bùi Giáng lớn hơn Kim Cương mười mấy tuổi), vậy cô hứa với tôi là sẽ ưng thằng cháu của tôi nhé. Nó trẻ, lại đẹp trai, học giỏi”. Kim Cương ngần ngừ : “Thưa anh, chuyện tình cảm đâu có nói trước được. Tôi không dám hứa hẹn gì đâu, để chừng nào gặp nhau hẵng tính…”. Ý bà muốn hoãn binh. Nhưng Bùi Giáng đã đùng đùng dắt cháu tới. Trời ơi, hóa ra đó là thằng nhỏ mới… 8 tuổi. Kim Cương hết hồn. Thôi rồi ! Ổng đúng là không bình thường ! Từ đó, mỗi năm Bùi Giáng mỗi bệnh nặng hơn. Ông không có vợ con, suốt ngày đi lang thang ngoài đường, hò hét, rồi cứ địa chỉ nhà Kim Cương mà tới. Thằng bé Toro con của Kim Cương lúc ấy khoảng 5 tuổi, thường trố mắt ra nhìn ông, và hỏi : “Mẹ ơi, sao bác này giống cái xe hoa quá ?”. Tư duy trẻ con thật ngộ nghĩnh, nhưng lại rất chính xác. Thì trên người Bùi Giáng có đủ thứ : nào hộp lon treo lủng lẳng, nào lá cờ giắt sau lưng, nào nhánh cây, vòng hoa trên đầu… cả một nải chuối đeo thường xuyên trên cổ. Không mở cửa cho ông vào là ông la hét, đập cửa, chửi um sùm, ném đá nữa, khiến hàng xóm náo động. Nhưng riết rồi quen, mỗi lần ông tới nhà Kim Cương ai nấy đều cười. Má Bảy Nam ở trên lầu chỉ cần nghe la rùm beng, đập cửa ầm ầm, là hỏi : “Bùi Giáng phải không ?”. Nhiều lần ông say khướt, nằm ịch xuống gốc cây trước nhà Kim Cương, mọi người phải khiêng vào. Bà lắc đầu : “Sợ ổng chết. Tướng tá vầy có thể chết bất cứ lúc nào. Nhưng khiêng vô rồi cũng sợ rủi ổng chết trong nhà mình. Mà điều, không nỡ bỏ ổng lăn lóc ngoài đường, thấy tội quá”. Nhưng điều hay nhất là mỗi khi vô nhà Kim Cương ông lại sáng tác thơ để tặng bà. Tiện tay xé bất cứ tờ giấy, tờ lịch nào là ông viết ào vô đó. Nguồn thơ yêu cứ tuôn trào như suối, không vơi cạn theo năm tháng. Về sau, khi ông “quậy” quá thì Kim Cương nghĩ ra cách, không mở cửa, mà lòn một cuốn sổ ra khe cửa cho ông viết thơ. Ông hí hoáy một hồi, rồi vui vẻ bước đi. Suốt 40 năm, cả chục cuốn sổ tay đã đầy ắp chữ của ông, chỉ riêng tặng “Nương tử Kim Cương”. Bà trân trọng gìn giữ trong ngăn tủ. Những vần thơ yêu với nét chữ ngả nghiêng chệnh choạng nhưng hồn nhiên say đắm lạ kỳ.
Kính thưa nương tử Kim Cương Tấm lòng rộng mở phi thường bấy nay Ngàn năm điêu đứng đọa đày Thiên thu sử lịch cau mày về sau Thưa em đời mộng dạt dào Tình yêu vô tận yêu đào vô biên Kể từ tao ngộ đầu tiên Kim Cương vô tận, thuyền quyên vô cùng Bốn mươi năm đã lẫy lừng Âm thầm tưởng niệm lạ lùng giai nhân Trái tim thiết thạch vô ngần Từ tam thu tới tử phần hôm nay Kể từ sử lịch xa xuôi Bất ngờ một bận bùi ngùi yêu em Lang thang vạn dặm độc hành Cẩm nang bỏ cuôc đời mình trao em.
“Quyền lực” của Kim Cương đối với Bùi Giáng Phải nói là Kim Cương có “quyền lực” rất lớn đối với Bùi Giáng. Cứ nghe tên bà là ông trở lại ngoan ngoãn như một đứa trẻ con. Một lần, ông làm “chim bay cò bay” giữa phố, gây ách tắc giao thông, công an tới lôi ông vào cũng không được. Tình cờ có ông nhà báo trông thấy, thế là anh ta rỉ tai ông : “Kim Cương nhắn ông tới nhà kìa !”. Lập tức ông riu ríu đi theo nhà báo. Ông còn “ái mộ” bà theo kiểu “kinh khủng” của ông. Người ta ái mộ thì xin chữ ký, xin hình, còn ông thì xin… quần. Ông tới nhà nằng nặc đòi bà cho ông cái quần. Bà lấy quần của cậu Toro nay đã lớn cỡ ông mặc vừa. Ông giãy nảy không chịu, đòi cái quần của Kim Cương mới được. Bà bực quá, đưa thiệt. Lập tức ông mặc vô và rồi không chịu thay ra. Tắm xong, mặc lại. Tỉnh bơ. Và sau này khi ông ở nhờ nhà anh Hoài – cháu gọi ông bằng bác họ – tại Gò Vấp, thì cũng chỉ Kim Cương là người phụ nữ duy nhất được ông cho phép bước vào nhà. Nhiều lần, các bạn thơ nữ có ghé thăm ông, nhưng vừa mới nghe cháu vô báo tin là ông đã la hét om sòm, đuổi họ như đuổi tà : “Chỉ có tiên nữ Kim Cương mới được bước tới đây. Đi ra ! Đi ra hết !”. Nghệ sĩ Kim Cương nói : “Tôi rất trân trọng tài năng của ông, nhưng phải nói thật là ông điên nặng, nhưng là cái điên trí tuệ, nói ra nhiều câu cực kỳ sâu sắc”. Thỉnh thoảng, khi ông hơi tỉnh thì Kim Cương cũng ngồi bàn chuyện thơ văn với ông cho ông vui. Những lúc ấy, ông gọi bà bằng “cô” đàng hoàng chứ không “nương tử”, không “Hằng Nga” gì hết. Nhưng có một lần, ông làm bà hết hồn. Hai người bàn luận đến Kiều, bà đọc mấy câu lỡ có sai một chút, ông liền đập bàn, la hét, nhảy dựng lên : “Tại sao Kiều mà cô nói sai như vậy ? Câu vậy mà cô nói là của Kiều hả ?”. Thấy ông trợn mắt giận dữ, bà cứ ngỡ ông sắp bóp cổ mình tới nơi. Bà quên mất rằng ông cũng yêu Kiều say đắm như yêu bà Có một chuyện nhỏ, nhưng cảm động. Kim Cương nói rằng Bùi Giáng có đóng phim gì nữa đó, chắc đóng vai phụ nho nhỏ thôi. Kim Cương nhớ khi ông lãnh tiền thù lao, liền mua hai trái xoài đem tới cho bà. Rất dễ thương. Kim Cương bùi ngùi nhớ lại : “Suốt 40 năm, ông đối với tôi như một người yêu đơn phương, thì ngược lại, tôi đối với ông như chỗ dựa tinh thần, bất cứ lúc nào nghe ông đau ốm hay bị công an bắt, bị người ta đánh là tôi có mặt”. Bởi đơn giản, trong đầu Bùi Giáng chỉ có một số điện thoại duy nhất, một địa chỉ duy nhất, đó là địa chỉ và số điện thoại của Kim Cương. Nhiều lần ông đứng giữa đường dang tay la hét, làm kẹt xe, công an tới bắt, hỏi cách gì ông cũng chỉ nói một câu : “Người thân cuả tôi là Kim Cương, ở số… Hoàng Diệu, điện thoại 844…”. Thế là công an réo gọi Kim Cương. Bà đi lãnh ông ra. Chuyện đó xảy ra không biết bao nhiêu lần. Có khi ông bị té, bị thương, người ta chở vô bệnh viện, ông cũng chỉ “khai báo” y như vậy. Bệnh viện lại réo bà. Bà lại đến. Hoặc những lúc ông lên cơn, có khi vô quậy cả đám cưới nhà người ta, bị người ta đánh, bà lại đến đưa ông về. Có lần, ông xuất hiện trước nhà bà với tóc tai mặt mũi đầy máu vì mới bị ai đó đánh, bà hoảng hốt gọi xích lô cho ông đi cấp cứu. Ông không chịu : “Chừng nào cô đi với tôi thì tôi mới đi”. Ừ, thì đi. Kim Cương gọi chiếc xích lô chở ông, vừa ngồi xe ông vừa nói vung vít, mặc cho Kim Cương chịu trận. Và như thường lệ, trong cơn điên điên tỉnh tỉnh, ông lại tiếp tục làm thơ yêu qua cuốn sổ nhỏ nhét vào khe cửa nhà bà :
Yêu nhau từ bấy tới nay Xiết bao tâm sự từ ngày qua đêm Thưa em nương tử dịu mềm Bốn mươi năm lẻ êm đềm vô biên Đầu tiên tiên nữ Kim Cương Cuối cùng muôn một phi thường Cương Kim Cúi đầu bái tạ tình em Về sau vĩnh viễn êm đềm thương nhau Làm thơ tiếp tục yêu em Ồ Kim Cương ạ êm đềm vô song Kể từ lịch kiếp long đong Anh điêu tàn tới thong dong bây giờ Bùi Giáng về ở nhà của anh Hoài vào khoảng năm 1978, thì đến khoảng 1992 đã hơi tỉnh tỉnh. Nhà thơ Trụ Vũ thường ghé chơi với ông. Một lần Trụ Vũ bảo : “Kim Cương hẹn ngày mai lên thăm anh”. Thế là suốt đêm ông không ngủ. Sáng dậy, ông đi tới đi lui, đứng ngồi không yên, và càu nhàu : “Cái thằng Trụ Vũ, chừng nào lên thì lên, nhắn nhe làm chi cho người ta sốt ruột”. Anh Hoài còn tiết lộ ông phải giả vờ uống một tí rượu để đóng vai “say”, như thế khi Kim Cương lên thăm ông mới có cớ đi ngả nghiêng cho Kim Cương dìu đỡ. Nhưng có lần uống mãi, uống mãi, rồi say thật lúc nào chả biết, khi Kim Cương đến nơi thì ông đã… ngủ khò. Một bữa, Kim Cương đến nhà, tặng ông đóa hoa hồng. Ông sung sướng quá. Kim Cương về rồi, ông hỏi anh Hoài : “Làm sao giữ được hoa tươi mãi hè ?”. “Ba ngày là nó héo thôi bác ơi!”. “Trời ơi, của Kim Cương tặng tao, phải giữ hoài chớ bây !”. “Con có cách. Đem hoa trút ngược xuống thì sẽ giữ giùm bác được vài tháng”. Đúng là giữ được vài tháng, đến khi hoa đã khô nát ông mới đành lòng chia tay. Gần 60 tuổi, ông tới nhà bà với đôi mắt nheo nheo không nhìn thấy rõ. Bà dắt ông đi mua cặp kính lão. Nhưng chỉ một tháng sau, ông xuất hiện với một bên tròng kính bị bể vì người ta đánh. Bà dỗ ngọt : “Tôi mua cho anh kính mới nghen”. Ông lắc đầu : “Thôi cô, nhìn đời bằng một con mắt đủ rồi. Kể ra, đâu chỉ có Bùi Giáng kiên nhẫn và thủy chung với kỳ nữ Kim Cương, mà chính Kim Cương cũng đã đáp lại mối tình đơn phương của Bùi Giáng một cách chân thành và kiên nhẫn, thủy chung suốt 40 năm, gần giống một người chị, một người mẹ. Cho nên, có người nói với bà : “Chắc kiếp trước Bùi Giáng mắc nợ bà !”. Bà đáp vui trở lại: “Hổng biết ổng mắc nợ tui hay tui mắc nợ ổng!”. Những lúc tỉnh táo, ông nói: “Cô nhơn hậu lắm cô mới chịu nói chuyện với tôi tới giờ này !”. Nhân đó bạn bè hỏi : “Kim Cương có cái gì mà anh thương dữ vậy ?”. Ông đáp : “Lúc tôi gặp cô trong đám cưới của Hạnh – Thùy, cô mặc cái áo dài lụa trắng, tôi thấy hào quang tỏa tỏa ra, tới bây giờ vẫn còn tỏa”. 15 ngày trước khi chết, Bùi Giáng đến nhà Kim Cương để lại mấy câu thơ như báo trước điềm chia ly :
Thương yêu có lẽ như là Nghi ngờ nhau mãi vẫn là Kim Cương Ta đi đau xiết vui buồn Một mình ở lại muôn trùng em yêu. Rồi ông té, chấn thương sọ não, chở vào Bệnh viện Chợ Rẫy. Người đầu tiên gia đình gọi đến là Kim Cương. Kim Cương nói : “Lần đầu tiên tôi thấy Bùi Giáng sạch sẽ. Đầu cạo sạch, không còn mớ tóc bù xù nữa. Và quần áo bệnh viện thì trắng bong. Cho nên tôi nhìn ổng không ra, cứ chạy đôn chạy đáo khắp các phòng tìm ổng”. Những đứa cháu xin bà cho ý kiến. Bà đồng ý để bác sĩ phẫu thuật cho ông dù chỉ còn 1% hy vọng.
Ba lời cảm tạ của Kim Cương Trước mộ ông trước giờ hạ huyệt, Kim Cương nhẹ nhàng thủ thỉ : “Thưa Bùi Giáng ! Đời ông là một đời giang hồ, nhưng mọi người vẫn mến thương ông, chắc ông cũng mãn nguyện rồi. Riêng tôi có 3 điều cảm ơn ông. Thứ nhất, ông đã để lại một sự nghiệp thơ cho đời. Thứ hai, cảm ơn mối tình 40 năm ông dành tặng tôi, tới giờ tôi có thể nói đó là mối tình lớn, ông là người yêu tôi chung thủy nhất, lâu dài nhất.Thứ ba, cảm ơn vì ông đã cho tôi một bài học, rằng dù điên hay tỉnh, giàu hay nghèo, già hay trẻ, trong lòng mỗi người cũng phải có một mối tình để sống”. Nhưng chắc gì Bùi Giáng đã chịu xa lìa Kim Cương. Ông còn một lời nhắn nhủ viết trong cuốn sổ tay tại nhà Kim Cương : “Kiếp sau gặp lại nhau, anh Bùi Giáng chỉ mong được Kim Cương chấp thuận cho phép anh Bùi được làm đầy tớ trung thành tuyệt đối của Kim Cương”. Và :
Vô ngần tao ngộ đầu tiên Em bao giờ biết anh phiền ưu sao Yêu em từ những kiếp nào Về sau cũng niệm nguyên màu ban sơ.
. Huỳnh Văn Yên
|
|
Lộ Công Mười Lăm
|
|
IP Logged | |
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 20/Feb/2015 lúc 2:28am |
Nhân đầu Xuân Ất Mùi, 2015. Kính mời cả nhà thưởng thức bài thơ "Chào Nguyên Xuân", bản Tình Ca Mùa Xuân, của thi sĩ Bùi Giáng . MyKieu(nếu có hứng thú với thơ và cuộc đời thi sĩ Bùi Giáng , xin mời đọc thêm : Tình Sử Bùi Giáng Kim Cương ) "Khi viết về "trung niên thi sĩ" Bùi Giáng,
nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho rằng: "Ở cõi đời này, anh đã đến, đã sống và đã
rơi vào một cơn hôn mê bất tận. Anh nói cười bằng một thứ ngôn ngữ xa lạ với
thế gian và từ đó sinh ra ngộ nhận. Ngộ nhận gây nên đau đớn và cũng từ phía
đau đớn ấy, anh như kẻ đắm tàu mang đi cùng mình một nỗi tuyệt vọng bất khả tư
nghì". Nhưng, đó là chuyện sau này. Thời trai trẻ, thuở phơi phới đầu mùa
Mưa nguồn, Bùi Giáng lúc ấy chưa chìm vào cơn hôn mê mà rất tỉnh táo và yêu
đời. Bài thơ Chào nguyên xuân của ông tươi trẻ lạ thường. Ở đó những con người
chào nhau giữa con đường, giữa làn môi, giữa bụi đầy... rất đỗi đằm thắm, tha
thiết. Và bất ngờ, khoảnh khắc ly biệt ấy cũng chính là lúc hẹn hò, là dự báo
sự trùng ngộ của ngày sau. "Chào nhau một bận vẫn còn nhớ nhau" nghe
ra thoáng một chút bùi ngùi..." (Nhà thơ LÊ MINH QUỐC)
".....
Và
bây giờ đến cặp hỏi - thưa cuối cùng, đẩy tính duy lí của đoạn thơ thứ 6 lên
chỗ cao trào và kịch tính nhất: Có nhất thiết phải tồn tại lời chào trong cuộc
đời này không khi bản chất cõi thế chỉ là phù du, mỗi con người là những thân
phận bé nhỏ, mong manh và cô đơn, chúng thậm chí là những sinh linh bị lưu đày
và phiêu dạt:
Hỏi
rằng: đất trích chiêm bao
Sá
gì ngẫu nhĩ mà chào đón nhau
Hai
chữ đất trích gợi cho ta nhớ đến tuyệt phẩm Tỳ Bà hành của Bạch
Cư Dị với những câu như: Tầm Dương đất trích gối đầu sớm mai và Cùng
một lứa bên trời lận đận. Hai câu thơ này khiến giọng điệu bài thơ bỗng
nhiên chùng xuống, không tránh khỏi phút giây ngậm ngùi; nhưng hai câu kết của
thi phẩm, cũng đồng thời là câu trả lời đã làm cho câu thơ cuối vút lên, trong
sáng và bay bổng, tràn ngập ánh sáng và sắc hương của một mùa xuân mới:
Thưa
rằng: li biệt mai sau
Là
trùng ngộ giữa hương màu Nguyên xuân
Ai
cũng một lần đến rồi đi, ai cũng một lần sống rồi từ biệt thế giới này. Thế
nhưng, chúng ta sẽ còn gặp lại nhau bất tử trong một cõi vĩnh tồn bởi chúng ta
đã gieo những hạt mầm vĩnh cửu trong cuộc đời này theo một cách thật đơn giản:
mỗi ngày để lại một lời chào cho trần thế. Khi cuộc đời và con người nồng ấm
chào nhau, mùa xuân nào cũng là Nguyên Xuân, cũng là mùa xuân đầu tiên bất tận.
Và nếu mùa xuân vẫn còn trên trái đất này, thì cũng có nghĩa là chúng ta sẽ
sống mãi khi từng phút giây, lời yêu thương vẫn cất lên tha thiết...
Bức
tranh ngôn từ tuyệt đẹp của Nguyên Xuân có thể được hình dung lại qua sơ đồ
sau:
Bên
cạnh những vẻ đẹp ngôn từ theo một hành trình ẩn dụ như đã trình bày, Bùi Giáng
còn độc đáo trong việc tạo ra một bầu không khí vừa cổ kính vừa lạ lùng qua
việc sử dụng các từ Hán Việt một cách mới mẻ và nhuần nhị: miên trường -
hồng tàn lệ - bạc mệnh - bất tuyệt - ngẫu nhĩ - li biệt - trùng ngộ -
Nguyên Xuân.
Trương
Trào, một danh nhân nổi tiếng của Trung Hoa với trứ tác U mộng ảnh đã
từng viết: "Một chữ tình để duy trì thế giới, một chữ tài để tô điểm
càn khôn". Vâng, điều quan trọng sau cùng trên thế gian chỉ còn là một
chữ Tình. Cuộc đời ngoài kia vẫn trôi đi. Bao kiếp người đã và đang trôi
đi, ngang qua mỗi chúng ta như ngang qua bầu trời và mặt đất. Hậu sinh hôm nay
lại thành tiền nhân của ngày mai. Có những lời chào được sắp đặt và những lời
chào không hẹn trước. Có lời chào đầu tiên và lời chào tạm biệt. Nhưng tôi thầm
tin rằng, sẽ không bao giờ có lời chào sau cuối:
Xin
chào nhau giữa con đường
Mùa
xuân phía trước miên trường phía sau. "
(Nguồn:
TC Ngôn ngữ số 6/2010)CHÀO NGUYÊN XUÂN
(Thi sĩ BÙI GIÁNG)
Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía
sau
Tóc xanh dù có phai màu
Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng
Xin chào nhau giữa lúc này
Có ngàn năm đứng ngó cây cối và
Có trời mây xuống lân la
Bên bờ nước có bóng ta bên người
Xin chào nhau giữa bàn tay
Có năm ngón nhỏ phơi bày ngón con
Thưa rằng: những ngón thon thon
Chào nhau một bận sẽ còn nhớ nhau
Xin chào nhau giữa làn môi
Có hồng tàn lệ khóc đời chửa cam
Thưa rằng bạc mệnh xin kham
Giờ vui bất tuyệt xin làm cỏ cây
Xin chào nhau giữa bụi đầy
Nhìn xa có bóng áng mây nghiêng đầu
Hỏi rằng: người ở quê đâu
Thưa rằng: tôi ở rất lâu quê nhà
Hỏi rằng: từ bước chân ra
Vì sao thấy gió dàn xa dặm dài
Thưa rằng: nói nữa là sai
Mùa xuân đang đợi bước ai đi vào
Hỏi rằng: đất trích chiêm bao
Sá gì ngẫu nhĩ mà chào đón nhau
Thưa rằng: Ly biệt mai sau
Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên
Xuân ./.
(Theo bản in Mưa nguồn –
NXB
HộiNhàVăn tái bản năm 1993)Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 20/Feb/2015 lúc 2:38am |
|
mk
|
|
IP Logged | |
lo cong
Senior Member Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
Gởi ngày: 21/May/2015 lúc 9:00pm |
Kim Cương khóc tiễn biệt thi sĩ Bùi Giáng - YouTube https://m.youtube.com/watch?v=IabNjjtepF8 |
|
Lộ Công Mười Lăm
|
|
IP Logged | |
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 26/May/2015 lúc 7:43pm |
BÙI GIÁNG hay BÙI THI CA-BÙI THI SĨ quê ở Duy Xuyên , Quảng Nam ĐỪNG TƯỞNG..... Thi sĩ Bùi Giáng Đừng tưởng cứ núi là cao |
|
mk
|
|
IP Logged | |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |