Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Lịch Sử - Nhân Văn | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn |
Chủ đề: Tản Mạn về Tiếng Việt | |
Trang of 2 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
lo cong
Senior Member Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
Chủ đề: Tản Mạn về Tiếng Việt Gởi ngày: 28/Mar/2012 lúc 3:10pm |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
.
BS NGUYỄN HY VỌNG NHẬn XÉT VỀ CÁC ÂM D, GI, V, GH sưu tầm & tản mạn Nhận xét về âm d và âm gi Theo Alexandro de Rhodes thì : Tiếng Bắc Việt xưa có đủ các âm như Âu châu trừ ra / z / không có phát âm được như Âu châu / d / nhẹ như Bắc bây giờ mà ông ta gọi là không cần thiết cho cách nói của người Việt [sic] / Trích nguyên văn : "Excepto uno / z / nam quamus etiam propriè nostrum”, vậy thì theo ổng, xưa người Bắc cũng chỉ có phát âm nặng như miền Trung, miền Nam, Thái, Lào, Miên bây giờ. Vậy mà sau 355 năm, toàn thể người Bắc đều nói là za, ză, zâ, , ze, zê, zi, zo, zô, zo, zu, zu ào ào, và không những là ào ào mà họ còn / z / hoá tất cả mọi phụ âm khác như / gi / … / tr / [ông giời] và luôn cả phụ âm R của toàn thể người Việt cũng bị họ đọc và phát âm là e-zờ luôn [ zầu zi # rầu ri] có cả thảy 500 tiếng R bị z hoá như vậy Bởi vì trong 4 thế kỷ vừa qua người Bắc xui xẻo đã bị ảnh hưởng nặng nề của tiếng Tàu Quảng đông và của tiếng Hmong, hai sắc dân này cũng zù zì zụt zịt y hệt như cái lưỡi của người Bắc Thí dụ : dong dảy thì người Hmong phát âm là zong zảy rửa rau thì zửa zau rừng rú thì zừng zú Thí dụ : biểu diễn thì Tàu Quảng đông phát âm là piệu ziễn [y hệt như bắc Việt, trừ ra âm /p/ và /b/] Lẽ tất nhiên, cái này, cụ Rhodes nhà ta chết đã ba thế kỷ rồi làm gì biết, nếu có sống lại chắc cũng phải la làng và đòi in lại sách của ổng ! Vậy mà các ông học zả nhà ta cứ cho là chong xáng, chuẫn, thống nhất cho bằng đuợc ! Cái thực tế của ngôn ngữ và giọng nói ba miền là con kì đà cản mũi cái "wishful thinking" # những điều vớ vẩn hoang đuờng, nói ra như chuyện thông thuờng … có luôn" của các ông "học zả ba phải" .
nhận xét về âm / v / [Nên biết là âm / v / là rất mới mẻ , Ngay cả với tiếng Pháp ! Xưa là uelle nay là voyelle [mới cách đây 300 năm thôi !] Ngay cả tiếng Spanish / Tây ban Nha cũng không có nói đuợc âm / v / cho rõ ràng. Thí dụ : la vie / đời sống / thì họ viết là "vida' nhưng vẫn phát âm là biđa Năm 1651, nghĩa là mới cách đây 355 năm, ta cũng phát âm là uiêc uàn [việc vàng] @ Alexandro de Rhodes Hiện nay tiếng Lào Thái vẫn chưa có / v / như ta . Họ nói và viết Việt nam là "uyệt nàm" Tại sao Việt gọi là gà [chicken] mà Lào, Thái, Miên đều gọi là r-kà Trả lời: Mường cũng gọi là ca, kà Họ không có cái âm gh Tôi đã từng thách một người Lào nói gà là gà trong 10 lần chỉ nói đuợc ba lần thôi Cái luỡi của họ nó vậy Nhà ngữ học Maspero cũng viết là "người Việt cũng chỉ phát âm gh gần đây thôi nghĩa là khoảng 4 hay 5 trăm năm vừa qua
Tại sao lại gọi là trời cao đất dày? Dày có phải là thick / épais không ? Không phải Dày là gốc Lào Thái : yày có nghĩa là to lớn / rộng lớn Cũng như dạ dày, dạ con vậy, không có nghĩa là dày , dày dặn hay là bề dày đâu Ta còn nói “Dày công luyện tập”, “Ơn đức cao dày”, “Dày dày sẵn đúc một toà thiên nhiên” có nghĩa là nàng Kiều lớn con, không phải là cái gì đó của Kiều nó dày vài inches đâu !
Từ điển của Alexandro de Rhodes giữ ba kỹ lục sau đây: 1/ Nó là một trong năm quyển từ điển xưa nhất trong thế giới, truớc cả Khang Hy từ điển 1716 của Tàu đến 65 năm ! Nó chỉ sau từ điển xưa nhất của Spain chỉ 100 năm 2/ Nó là từ điển ba tiếng đầu tiên trên thế giới 3/ Vô tình nó là từ điển Mường Việt đầu tiên cho ta thấy rõ cái gốc Mường của ông bà ta mà sau đó cả 200 năm các nhà ngữ học mới thấy ra
BS Nguyễn Hy Vọng |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Lộ Công Mười Lăm
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
lo cong
Senior Member Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
Gởi ngày: 30/Mar/2012 lúc 4:40pm | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Phong phú của tiếng Việt
Trích từ một tác giả
Ăn vụng khác với vụng ăn vụng nói “ nói vụng tình ngay “ ngay tình mặt nóng “ nóng mặt mặt lạnh “ lạnh mặt tiếng lớn “ lớn tiếng mặt xanh “ xanh mặt bụng hẹp “ hẹp bụng đồng tiền “ tiền đồng đêm thâu “ thâu đêm đêm qua “ qua đêm chịu ăn “ ăn chịu phải ăn “ ăn phải phải biết “ biết phải thường ngày “ ngày thường đi quanh “ quanh đi đi làm “ làm đi Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 30/Mar/2012 lúc 4:45pm |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Lộ Công Mười Lăm
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 30/Mar/2012 lúc 6:22pm | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Những sưu tầm của anh Mười lăm thật thú vị . Rất cám ơn . mykieu |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
mk
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
lo cong
Senior Member Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
Gởi ngày: 21/Jan/2014 lúc 9:03pm | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Huế Rặt Khi nói Huế rặt, tôi muốn kể chuyện chỉ có Huế mới có, không lẫn vào đâu được . . . Nước đái bà Chúa Trời tháng Sáu ở Huế. Mới buổi sáng mà gió Nam đã thổi sớm, hứa hẹn một ngày nóng kinh người. Chặt xong ba cây chuối sứ cho bầy heo bốn con ở nhà , chị Lùn đi vào bếp, xin bà ngoại tôi nước uống. Chị biết bao giờ bà tôi cũng có một nồi nước chè tươi ngon lành, không chè Truồi thì cũng chè Tuần. Vừa nghiêng cái om (nồi) nước chè rót vào cái tô sành, miệng chị đã bài bãi la lên: -Ui chao! Nước chè chi của mệ vừa nguội ngắt vừa trong như nước đái bà chúa, ri . Bà tôi trả lời: -Cái con ni ăn nói vô duyên ỏm. Dễ chi có nước đái bà chúa cho mi uống. Sáng ni mụ Lời bán trầu chè chưa đi ngang đây thì lấy mô ra chè tươi để nấu, mà chê nguội với nóng. Ngoài Huế ra, có lẽ không có một địa phương nào khác có lối diễn tả độc đáo và buồn cười như vậy. Vừa thanh vừa tục. Bình dân và quí tộc có mặt đề huề. Để chỉ độ loãng tối đa của một nồi chè tươi hay một ấm trà đến lúc không còn nhận ra màu sắc hay hương vị thường có của nó nữa, người ta đã mượn đến cái trong trẻo của nước đái bà công chúa cho dễ gây ấn tượng khi so sánh. Trong trí óc chất phát của người bình dân xứ Huế thời xưa, thuở vàng son cung đình còn rực rỡ, có lẽ cái gì thuộc về vua chúa cũng có phẩm chất tuyệt hảo. Thế nên đã là công chúa lá ngọc cành vàng thì không những đương nhiên nàng phải có cái nhan sắc tuyệt mỹ như tiên nga gíang thế, mà đến cái chất thải kia của nàng cũng trong trẻo khác thường và không có cái mùi vị ô uế khó ngửi như của đám tiện dân, nên rất đáng đem ra làm mẫu mực để so sánh ! Quả là một ý nghĩ ngộ nghĩnh hiếm có và rất…tiếu lâm Ngựa Thượng Tứ Giữa trưa, đang thiêm thiếp trên chiếc võng gai mắc dưới hai gốc vú sữa im mát, tôi bỗng giật mình vì tiếng bà Cửu Thí cạnh nhà: -Lài ơi, Lài! Lài ơi, Lài! Không có tiếng chị Lài trả lời. -Đứa mô chạy qua nhà bà Mới kêu con Lài về đây tau biểu. Con ni ngày càng hư. Hở ra là chạy rong như ngựa Thượng Tứ, không lo ở nhà trông coi nhà cửa chi hết. Không biết nhà bà Mới có làm chay hát bội chi không mà trưa mô cũng qua tụ tập chuyện trò. Lại ngựa Thượng Tứ. Trong mười cửa ra vào Kinh thành Huế, có lẽ cửa Đông Nam với cái tên thông tục Thượng Tứ là quen thuộc với mọi người hơn cả, kể cả những người ngoại tỉnh đã có lần đến Huế. Người ta hầu như đã quên cái tên chính thức Đông Nam dù ba chữ Đông Nam Môn được khắc trên một cái bảng vôi lớn gắn trên vòm cửa vẫn còn đó. Người ta chỉ biết có Thượng Tứ vì hồi xa xưa, khi triều Nguyễn còn làm chủ đất nước, đã có một đơn vị kỵ binh tinh nhuệ, mang tên Thượng Tứ, đóng ngay bên trong cửa. Có lẽ những con ngựa Thượng Tứ thường xuất hiện trước mắt người dân qua những lần thao diễn, tập luyện hay tuần phòng với tiếng vó ngựa dập dồn, tiếng hí dài náo động, những bóng ngựa thoáng hiện thoáng mất, rậm rật trên đường, những mùa ngựa cái động đực bày ra những cảnh khó coi trên những bãi cỏ ven đường v.v. đã gây ấn tượng về một cái gì thường xuyên động chuyển, ồn ào, không chịu ở yên, có khi lộ liễu lăng loàn khó coi, không đáng có nơi chỗ đông người v.v. Ấn tượng đó được liên hệ với trường hợp những cô gái thiếu nết na dịu dàng, không thích không khí gia đình mà chỉ muốn rong chơi chòm xóm, tụ tập, lân la. Tiến xa hơn nữa, đó là hình ảnh của những phụ nữ trắc nết, lăng nhăng trong vấn đề quan hệ trai gái. Con gái Huế mà bị xếp vào loại ngựa Thượng Tứ thì thiệt là hết mê. . . Đưa con vô Nội Trường đến chơi , hỏi mượn một cuốn sách hay mà tôi vừa kiếm được. Tôi bảo đã cho Bình, bạn chung của hai đứa, mượn hôm kia rồi. Trường thở dài chép miệng: -Mi đưa cho thằng nớ mượn cũng cầm bằng như đưa con vô Nội. Chắc tau không có hy vọng chi đọc được. Bình có tật chóng quên. Mượn cái gì của ai thường để lạc mất hoặc để lâu ngày rồi quên trả, coi như của . . . mình. Bạn bè thường cho rằng đưa cho Bình mượn cái gì có nghĩa là sẽ mất luôn, rất ít hy vọng vật hoàn cố chủ. Trường thở dài là vì thế. Nhưng sao lại đưa con vô Nội? Dưới ảnh hưởng của Nho giáo và trong chế độ quân chủ, việc trai năm thê bảy thiếp là điều xã hội và luật pháp chấp nhận như một đặc quyền của nam giới. Đám đàn ông dân dã mà còn được như thế, nói gì đến đấng quân vương. Cung A-Phòng của vua Tần Thủy Hoàng đã nổi tiếng trong lịch sử, văn học và truyền thuyết với số lượng cung nữ lên đến hàng nghìn. Các vua Nhà Nguyễn tuy không bằng các vua Trung Quóc về số người đẹp trong hậu cung, nhưng vẫn có hàng chục bà phục vụ bên mình, ngoài các bà vợ chính thức. Việc một người đẹp nào đó do một cơ may hy hữu được lọt vào mắt xanh của vua để rồi một bước nhảy lên ngôi vị cao sang mà cô gái nào cũng mơ ước – như trường hợp của bà Nguyên phi Ỷ-Lan, vợ vua Lý Thánh Tông, vốn là một thôn nữ làng Thổ Lỗi tỉnh Bắc Ninh – là điều thường có nhiều trong chuyện cổ tích hơn trong thực tế. Thực tế phũ phàng hơn nhiều. Vì vậy , khi có lệnh truyền tuyển chọn các thiếu nữ xuân thì đẹp người đẹp nết để đưa vào cung cấm, các bậc cha mẹ có con gái xinh đẹp trong lứa tuổi mười tám đôi mươi phải một phen mất ăn mất ngủ. Có người sẽ hỏi: bộ có con gái được tuyển làm cung phi không phải là một niềm hãnh diện, một diễm phúc hay sao mà lại âu lo lắm chuyện? Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều đã trả lời cho câu hỏi đó. May mắn được nhà vua sủng ái và có một địa vị xứng đáng trong cung cấm để làm vẻ vang cho cha mẹ, làng nước, là điều khó khăn cũng như trúng số độc đắc vậy. Điều chắc chắn là một khi đã được đưa về kinh đô, nhập vào Đại Nội, thường được gọi tắt là Nội, trong khu vực cung cấm thuộc Tử Cấm Thành, thì người con gái vinh hạnh bất đắc dĩ đó cũng như Kinh Kha thuở nào bên sông Dịch chuẩn bị sang đất Tần: tráng sĩ và giai nhân đều một đi không trở lại! Dù cuộc sống về sau có thể huy hoàng hay chỉ âm thầm trong bóng tối cung đình, số phận của người con gái tiến cung coi như đã chôn chặt sau mấy vòng thành quách. Cha mẹ cầm bằng như đã mất con. Khi vua băng hà, thân phận của các cung nữ hoàn toàn tùy thuộc vào lòng tốt của vua mới. Một số may mắn có thể được trả về nguyên quán để làm lại cuộc đời. còn đa số được đưa đến sống tại khu vực lăng tẩm của vị vua vừa qua đời để tiếp tục hầu hạ khói hương cho đến khi chính họ được hương khói. Đưa con vô Nội có nghĩa là sẽ mất con, chẳng khác gì vật sở hữu của mình đưa cho người khác mượn rồi bị mất hẳn. Đúng là một lối ví von không giống ai, một đặc sản của người dân sống gần gũi chốn cung đình. Đẽ ông Bộ cho làng nhờ Lại nhớ môt buổi trưa nọ, mẹ tôi đi chợ về, đang chuẩn bị bữa cơm trưa thì tiếng bà Cửu hàng xóm đã hỏi vọng sang: -Cô đi chợ về rồi à? Răng đó ? Con cá hanh khi rồi ngon như rứa, mà cô có mua được không? -Không. Con mẹ đó nói thách thấu trời, ai mua cho nổi. Họa là mua ăn để đẻ ông Bộ cho làng nhờ thì tui cũng mua đó. Với cái tuổi “Đệ Nhị chuyên khoa” hồi đó (lớp 11), tôi tạm hiểu rằng mẹ tôi muốn nói đó là một cuộc đầu tư không đáng, nhưng tôi không thể hiểu ông Bộ là ai mà làng lại có thể nhờ vã được. Tôi có hỏi nhưng mẹ tôi không cắt nghĩa được ngọn ngành, chỉ nói vắn tắt rằng ông Bộ là ông Giám, lớn rồi biết. Bên trong Kinh thành Huế có một khu vực rộng lớn thâm nghiêm, kín cổng cao tường. Đó là Hoàng thành, tức Đại Nội, gọi tắt là Nội. Đại Nội có nhiều khu vực khác nhau, trong đó quan yếu hơn cả là Tử Cấm thành. Đây chính là nơi các vua Nhà Nguyễn điều khiển guồng máy cai trị từ ải Nam Quan ở cực Bắc cho đến mũi Cà Mau ở cực Nam. Đây cũng là nơi vua ăn ngủ, giải trí, sống đời sống gia đình, như mọi con người khác. Tử Cấm thành có nhiều lâu đài, cung điện, mang nhiều tên gọi khác nhau, là nơi vua và bầu đoàn thê tử cư trú. Do ảnh hưởng của sử Tàu, khi nói đến tam cung lục viện người ta thường nghĩ rằng đó là chốn hậu cung của vua, bao gồm các bà vợ chính thức và đám vợ lẽ nàng hầu , thường được gọi là cung phi mỹ nữ. Điều này có thể đúng với Tàu và một số triều đại khác của Việt Nam, còn theo chỗ chúng tôi biết, khi đề cập đến Nhà Nguyễn, nhất là từ đời Minh Mạng đến Khải Định, mấy chữ tam cung lục viện nên được hiểu chính xác hơn một chút. Vua làm việc tại điện Cần Chánh hay điện Văn Minh, và ăn ở tại điện Càn Thành, còn chánh phi thì ở tại cung Khôn Thái. Các thứ phi thì ở điện Trinh Minh, các cung tần thì chia nhau ở trong 6 viện (lục viện) là Thuận Huy, Đoan Huy, Đoan Thuận, Đoan Hòa, Đoan Trang và Đoan Trường. Sát về phía Tây của Tử Cấm thành có hai cung quan trọng khác dành cho các bậc bề trên của vua. Đó là cung Diên Thọ, dành cho bà nội vua (Thái hoàng thái hậu) và cung Trường Sanh dành cho mẹ vua (Thái hậu). Vậy thì tam cung lục viện của Nhà Nguyễn bao gồm thế giới đàn bà sau lưng vua, gồm cả thế hệ trên trước lẫn phi tần cung nữ. Thế giới này là cung cấm, hiểu theo nghĩa đen, vì ngoài vua ra, cấm không có một bóng dáng đàn ông nào được lai vãng. Để lửa gần rơm thế nào rồi cũng có ngày sinh chuyện, nên phải nghiêm cấm như thế cho đúng phép tắc lễ nghi, và … an toàn! Tuy nhiên, cung cấm cũng có lúc cần đến người có sức khỏe, cần người làm con thoi liên lạc giữa vua và hậu cung, nghĩa là cần người có sức khỏe phục vụ mà vẫn bảo đảm đươc sự an toàn như ý muốn của vua. Đó là các thái giám, thường được gọi là các ông giám. Về mặt sinh lý, thái giám là người thuộc loại không rõ ràng về mặt giới tính (á nam ái nữ) do bẩm sinh (ông bộ nắp), hoặc do người nam tự nguyện hũy bộ phận sinh dục để được làm giám (giám thiến, giám lặt), suốt đời phục vụ trong cung cấm, vừa có địa vị, bổng lộc, gần gũi vua chúa, lại khỏi nắng mưa vất vả ngoài đời. Ngay cả với phương tiện giải phẩu tiến bộ như ngày nay, vừa an toàn vừa không đau đớn, liệu có đấng nam nhi nào dám hy sinh “của quí” để mưu cầu một địa vị nào đó chăng? Thời xưa, có triều đại đã dùng biện pháp cắt bỏ bộ phận sinh dục nam như một nhục hình dành cho trọng tội. Vậy nên số người vì miếng cơm manh áo mà tự nguyện làm giám hẳn là rất hiếm hoi, trong khi đó nhu cầu cung cấm đòi hỏi phải có đầy đủ nhân lực kế thừa liên tục. Thế nên chỉ còn trông cậy vào hạng giám . . . trời cho (bẩm sinh). Đã gọi rằng của trời cho thì hẳn không phải dễ kiếm. Vua biết rõ sự chênh lệch về cung cầu này nên đã ban hành một qui chế đặc biệt cho giám bẩm sinh. Theo đó, hễ làng xã nào trong nước có gia đình sinh con ái nam ái nữ thì phải báo ngay lên huyện để huyện khám xét. Sau khi xác minh được tình trạng đặc biệt của hài nhi, huyện sẽ theo hệ thống hành chánh để báo lên phủ, rồi lên tỉnh. Tỉnh sẽ báo về Bộ Lễ, là cơ quan trung ương đặc trách về giáo dục và nghi lễ của triều đình. Lý lịch đứa bé như thế đã được “đăng ký” và từ đó nhà nước sẽ chu cấp để nuôi dưỡng. Cha mẹ đứa bé, vì có công sinh con hữu ích cho vua, nên được miễn sưu dịch và thuế đinh, lại còn được cấp công điền công thổ để cày cấy nuôi con. Làng sở tại, nơi có đứa bé sinh ra, cũng được hưởng chút thơm lây, ấy là làng được miễn sưu thuế trong một số năm nào đó, chưa kể có thể có những đặc ân bất thường khác, tùy dịp và tùy lòng tốt của vua. Có đứa bé mang khuyết tật bẩm sinh nào lại có thể mang vinh dự và lợi lộc về cho cha mẹ và làng nước như vậy chăng? Có đứa bé nào mới sinh ra mà đã trờ thành người của vua như vậy chăng? Quả là hiếm hoi quí báu! Vậy thì để tỏ lòng biết ơn (người đã mang lại ân huệ) và kính trọng (người của vua), làng không gọi đứa bé kia là thằng này thằng nọ nữa, mà gọi là ông Bộ. Rõ ràng là đẻ ông Bộ thì làng được nhờ. Tôi chưa được xem tài liệu hay nghe người nào khác giải thích về nguồn gốc và ý nghĩa của chữ “Bộ” này. Thiết nghĩ đứa bé do Bộ Lễ quản lý, là người của Bộ, của vua, nên được gọi là ông Bộ chăng? Đến năm ông Bộ được 12 tuổi, Bộ Lễ yêu cầu tỉnh sở tại lập thủ tục đưa đứa bé về Kinh. Cũng như số phận của người con gái vô Nội, ông Bộ cũng một đi không trở lại. Cuộc chia tay này thường là một vĩnh biệt. Theo hệ thống giao thông cung trạm, ông Bộ được hộ tống về Huế, trình diện Bộ Lễ. Tại đây, sau khi được kiểm tra lần cuối về tình trạng giới tính (giám thật hay giám giả), nếu được chấp thuận, đứa bé được chuyển vào cung cấm. Một thái giám giàu kinh nghiệm sẽ được giao làm người đỡ đầu, có nhiệm vụ rèn cặp ông Bộ công việc sẽ đảm đương, cùng những lễ nghi cung cách chốn cung đình để khi trưởng thành có thể nối nghiệp đàn cha đàn anh. Trong lịch sử Việt Nam, có lẽ thời vua Lê chúa Trịnh là thời hoàng kim của các thái giám. Sử cho biết rằng quan chế thời ấy được tổ chức thành ba ban thay vì hai ban như các triều đại khác. Đó là ban quan Văn, ban quan Võ và ban Thái giám. Thái giám thời ấy được dự vào việc cai trị chứ không phải quanh quẩn trong cung cấm. Có nhiều thái giám được phong tới tước Hầu và rất có thế lực trong triều đình . Đời Nhà Nguyễn, thái giám có cuộc đời khiêm tốn hơn. Tuy họ cũng làm quan – vì họ cũng có đẳng cấp và bổng lộc – nhưng chỉ có mỗi một quyền, đó là quyền được phục vụ hoàng gia trong cung cấm cho đến mãn đời. Do vị trí đăc biệt ở trong cung nên thái giám được coi là hạng người có ưu thế biết rõ chuyện thâm cung bí sử hơn bất cứ ai khác. Tiếc thay, cho đến nay họ không để lại cho hậu thế một tiết lộ nào về những bí mật ấy. Trong quan niệm của Nho giáo, bất hiếu là một tôi nặng, trong đó nặng nhất là không có con trai để nối dõi tông đường (bất hiếu hữu tam, vô tự vi đại). Dĩ nhiên luân lý của xã hội xưa không lấy đó làm điều để trách cứ mấy ông thái giám. Tuy nhiên, lúc đến cái tuổi trăng tà bóng xế, ngó quanh ngó quẩn không thấy ai ở bên mình, chạnh nghĩ tới cảnh hương tàn bàn lạnh khi nằm xuống, các thái giám không khỏi buồn tủi. Chính vì cảm thông điều này và để cho các thái giám có nơi nương tựa phần hồn sau khi chết nên chùa Từ Hiếu được vua ban sắc chỉ thành lập. Hầu hết các thái giám đều được ký tự ở đó. Ngày trước, chùa Từ Hiếu được xem là một ngôi chùa giàu ở Huế. Gọi rằng giàu là vì người ta thấy chùa có nhiều ruộng đất làm hoa lợi, do các thái giám mua cúng vào chùa để được hưởng hương khói, kinh kệ về sau . Ở góc đường Đoàn Thị Điểm và Hòa Bình (Đặng Thái Thân ngày nay) trong Thành Nội, ngay góc Đông Bắc của Đại Nội, có một ngôi nhà cổ nằm cô độc sát bờ hồ, ít ai để ý. Đó là Bình An Đường của ngày xưa, nằm trong danh sách quần thể kiến trúc của kinh đô. Như cái tên gọi của nó – nhà bình an – ngôi nhà này chính là trạm điều dưỡng của cung nữ và thái giám. Khi cung nữ hay thái giám bị bịnh nặng, họ được đưa ra điều trị và an dưỡng tại đây, vừa tránh được lây lan vừa tiện cho thân nhân ở lại chăm sóc thuốc men, cơm cháo. Vạn nhất, nếu không qua khỏi thì cũng tiện cho thân nhân lo việc ma chay. Nếu cung nữ hay thái giám chẳng may bị bạo bệnh, chết đột ngột ở trong cung, họ sẽ lâm vào cảnh khá tủi thân, ấy là xác của họ sẽ được bó chiếu, rồi người ta sẽ dùng dây đưa lên mặt hoàng thành phía Bắc, gần cửa Hòa Bình, để đưa ra ngoài cho thân nhân nhận về lo ma chay. Theo qui định thời đó, người không thuộc về hoàng gia mà chết trong cung cấm thì không được đưa xác ra ngoài qua các cửa hoàng thành. Xác của cung nữ hay thái giám phải “leo thành” là vậy. Chế độ quân chủ cuối cùng của Việt Nam chấm dứt vào tháng 8 năm 1945. Tính ra nới tròm trèm 50 năm, thời gian quá ngắn để một vật dụng trở thành món đồ cổ. Vậy mà những cái Huế rặt vừa nói xem ra đã trở thành đồ cổ mất rồi. Ngay trên đất quê hương những lối nói như thế cũng không còn thông dụng trong thế hệ trẻ nữa, nói chi ở xứ người./. Võ Hương-An Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 21/Jan/2014 lúc 9:14pm |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Lộ Công Mười Lăm
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 19/Mar/2014 lúc 7:42pm | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
KHÔNG CÓ CÁI GỌI LÀ “TỪ HÁN VIỆT” Hà Văn Thùy 28.01.2014 Trên trang mạng Bách Việt, ông Trần Kinh Nghị có bài “Di sản Hán Việt”*. Sau khi nhận định: quãng trên dưới 70-80 % từ vựng tiếng Việt có thành tố Hán-Việt, ông cho rằng “nếu vì một lý do nào đó mà để ngôn ngữ nước mình bị một ngôn ngữ khác lấn át và tình trạng lấn át kéo dài chắc chắn sẽ dẫn đến nguy cơ bị đồng hóa hoặc thoái hóa.” Kết thúc bài viết, ông đề nghị Nhà nước có biện pháp hạn chế việc dùng từ Hán Việt để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đồng cảm với nỗi bức thúc của ông nhưng nhận thấy đây là vấn đề lớn và không hề đơn giản, chúng tôi xin thưa lại đôi lời.
Muốn giải quyết thỏa đáng chuyện này, không còn cách nào khác là phải đi tới tận cùng cội nguồn ngôn ngữ, không chỉ của người Việt mà cả của người Trung Hoa. Nửa sau thế kỷ XIX, ngay khi chưa đặt xong ách đô hộ trên toàn cõi Vệt Nam, những học giả người Pháp đã có mặt để nghiên cứu thiên nhiên, con người, văn hóa, xã hội xứ Annam. Từ kết quả nghiên cứu, năm 1898, nhà nước bảo hộ Pháp cho thành lập Viện Viễn Đông Bác Cổ tại Hà Nội. Đứng đầu lĩnh vực khoa học nhân văn là những nhà Hán học như E. Aymonier, L. Maspéro… Là học giả phương Tây, họ mang quan niệm Âu trung: châu Âu là trung tâm của văn minh nhân loại. Là nhà Hán học, họ theo thuyết Hoa tâm: Trung Hoa là trung tâm của châu Á. Họ cũng chịu ảnh hưởng của tri thức sai lầm đương thời cho rằng, con người từ Tây Tạng xâm nhập Trung Quốc rồi sau đó xuống Việt Nam và Đông Nam Á nên ánh sáng văn minh cũng từ Trung Hoa lan tỏa tới phương Nam. Khi nghiên cứu tiếng nói của người Việt Nam, họ có trong tay những bộ từ điển Trung Hoa đồ sộ như Từ Hải, Tứ khố toàn thư, Khang Hy… Trong khi đó, tiếng Việt chỉ có Từ điển Việt-Bồ-La của Alexander de Rhodes cùng Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, hai cuốn sách nhỏ, tập hợp từ ngữ Việt chữ Latinh mới có khoảng 300 tuổi. Bằng thao tác đơn giản là thống kê, so sánh những từ được cho là gốc Hán có trong tiếng Việt, họ eureka: “Tiếng Việt mượn khoảng 70% từ Hán ngữ!” Sự thật có đúng như vậy không ? Vào năm 1898, H. Frey, một đại tá người Pháp, từng công tác ở Tây Phi sau đó có mặt ở Việt Nam, đã xuất bản cuốn Tiếng Annam, mẹ của các ngữ (L’Annamite, mère des langues): Tiếng Annam, xuất xứ của các ngôn ngữ: Cộng đồng các chủng tộc Xentơ, Xémit, Xuđăng và Đông Dương. Bằng kinh nghiệm ở Châu lục đen, nhà ngữ học chân thực này cho rằng tiếng Việt gần gũi với tiếng các sắc dân châu Phi và là nguồn cội của mọi ngôn ngữ phương Đông. Tiếp đó ông còn cho ra hai cuốn khác khẳng định quan điểm của mình. Tuy nhiên, các viện sĩ của Viễn Đông Bác Cổ “không thèm chấp” gã tay ngang võ biền. Không chỉ vậy, vào năm 1937-1938 còn có cuộc tranh luận giữa nhà ngữ học trẻ người Ba Lan Prilusky với viện sĩ Maspéro. Từ khảo cứu của mình, Prilusky phát triển quan điểm của H. Frey nhưng kết cục phần thắng thuộc về bậc lão làng! Kết luận của Viện Viễn Đông Bác Cổ dáng đòn hủy diệt không chỉ vào văn hóa mà cả vào tương lai dân tộc Việt Nam ! Do ngón đòn ác hiểm này mà sau đó, khi phân loại ngôn ngữ phương Đông, đề xuất một họ ngôn ngữ Annam bị bãi bỏ do “không xứng đáng vì vay mượn quá nhiều từ nước ngoài!” Thay vào đó là họ ngôn ngữ mang cái tên không tiêu biểu: ngôn ngữ Mon-Khmer. Kết quả là cho đến nay, trong sách giao khoa ngôn ngữ của nhiều đại học hàng đầu thế giới vẫn viết “Tiếng Việt vay mượn khoảng 60% từ ngôn ngữ Trung Hoa (!)” Dù sao thì cũng được an ủi phần nào vì 60% ít hơn con số chúng ta tự nhận! Điều khủng khiếp nhất là, vào thập niên 1920, các học giả tiên phong người Việt như Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Tố… tiếp nhận tri thức sai lầm đó, dạy cho con dân Việt. Ý tưởng tiếng Việt vay mượn tiếng Hán như cỏ dại lan rộng trên cánh đồng tư tưởng, thấm tới toàn bộ người có học Việt Nam hiện nay! Gần suốt thế kỷ, học giả Việt không một lời cãi lại. Ở thập niên 80, trong công trình ngữ học công phu Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nguyễn Tài Cẩn “khám phá”: ngoài cái gọi là “từ Hán Việt”, trong tiếng Việt còn lớp từ Hán cổ và lớp từ Hán Việt Việt hóa (1). Không đưa ra con số thống kê nhưng với hai lớp từ được bổ sung đó, có lẽ tỷ trọng vay mượn của tiếng Việt còn tăng lên gấp bội! Nhưng dù sao, đấy chỉ là tính toán của nhà bác học, còn với người dân Việt, ít người tin, chỉ vì lý do đơn giản: một dân tộc vay mượn đến bằng nấy tiếng nước ngoài không thể là dân tộc trưởng thành, chắc chắn đã bị đồng hóa sau nghìn năm nô lệ! Năm 2006, từ nghiên cứu của mình, chúng tôi công bố bài viết Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa (2). Rất may là ý tưởng “điên rồ” đó chẳng những không bị ném đá mà còn không rơi vào im lặng. Ít lâu sau, từ Sacramento nước Mỹ, nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thành gửi cho chúng tôi những bài viết chấn động: Phát hiện lại Việt Nhân ca, Phục nguyên Duy giáp lệnh của Việt vương Câu Tiễn, Đi tìm nguồn gốc chữ Nôm…(3) trong đó dẫn ra hàng nghìn bằng chứng không thể phản bác cho thấy, tiếng nói nguyên thủy của người Trung Hoa là tiếng Việt. Người bạn Việt Triều Châu của tôi khẳng định: “Tất cả các chữ tượng hình được làm ra là để ký âm tiếng Việt. Vì vậy, mọi chữ vuông chỉ khi đọc và giải nghĩa bằng tiếng Việt mới chính xác!” Một sự ủng hộ vô giá! Càng may hơn là đầu năm 2012, chúng tôi nhận được tin: Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt tỉnh Quảng Tây Trung Quốc phát hiện chữ Việt cổ khắc trên xẻng đá, giống với chữ Giáp cốt (4)! Từ những nguồn tư liệu phong phú và vững chắc, chúng tôi nhanh chóng hoàn thành bài viết: Chữ Việt là chủ thể tạo nên chữ viết Trung Hoa (5) ! Như vậy, sang thế kỷ này, nhờ tiến bộ của khoa học thế giới, nhờ tấm lòng và công sức của cộng đồng người Việt, không những chúng ta xác định được người Việt có đa dạng di truyền cao nhất trong dân cư châu Á, có nghĩa, Việt Nam là cái nôi của các dân tộc phương Đông mà còn chứng minh được, tổ tiên ta để lại trên đất Trung Hoa không chỉ tiếng nói mà cả chữ viết. Chúng tôi hình dung quá trình hình thành tiếng nói và chữ viết trên đất Trung Hoa như sau: Nhiều dữ liệu khoa học cho thấy, 40.000 năm trước, người Việt cổ đã từ Việt Nam đi lên khai phá đất Trung Hoa. Tới 4000 năm TCN, người Việt đã xây dựng ở đây nền văn hóa nông nghiệp rực rỡ. Năm 2698 TCN, người Mông Cổ do Hiên Viên dẫn đầu, vượt Hoàng Hà vào chiếm đất Việt, dựng vương triều Hoàng Đế. Trong vương quốc Hoàng Đế, người Mông Cổ hòa huyết với người Việt, sinh ra người Hoa Hạ. Người Hoa Hạ bú sữa mẹ Việt, học tiếng nói Việt. Do ngôn ngữ Mông Cổ nghèo nên tiếng Việt thành chủ thể của tiếng nói vương triều. Cùng với thời gian, người Hoa Hạ thay cha ông Mông Cổ lãnh đạo xã hội, đã áp đặt dân chúng nói theo cách nói Mông Cổ (Mongol parlance: tính từ đứng trước danh từ, hay như ta vẫn gọi là cách nói ngược.) Trên thực tế, ngôn ngữ của dân cư vương triều Hoàng Đế là tiếng Việt được nói theo văn phạm Mông Cổ. Sau này, nhà Tần, nhà Hán mở rộng lãnh thổ, ngôn ngữ tại các vùng bị kiêm tính cũng chuyển hóa theo cách tương tự. Do người Việt sống trên địa bàn rộng với thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau, nên ngôn ngữ bị phân ly thành nhiều phương ngữ. Trong đó, tiếng nói vùng Quảng Đông (Việt Đông), Phúc Kiến (Mân Việt) là chuẩn mực nên được gọi là Nhã ngữ với ý nghĩa ngôn ngữ thanh nhã. Đời nhà Chu, rồi nhà Hán, triều đình khuyến khích nói theo Nhã ngữ. Vấn đề khác cũng cần minh định là ảnh hưởng của chữ viết tới sự hình thành ngôn ngữ phương Đông. Chữ tượng hình được phát hiện sớm nhất ở văn hóa Giả Hồ 9000 năm rồi ở văn hóa Bán Pha tỉnh Sơn Tây 6000 năm trước. Khảo cổ học cũng cho thấy, khoảng 4000-6000 năm cách nay, chữ tượng hình được khắc trên xẻng đá ở di chỉ Cảm Tang tỉnh Quảng Tây. Chữ Lạc Việt sau đó được đưa lên đồng bằng Trong Nguồn, bây giờ là Trung Nguyên, vốn là một trung tâm lớn của người Dương Việt, để khắc lên xương thú và yếm rùa, về sau được gọi là văn Giáp cốt. Chữ viết trên yếm rùa và xương thú là chữ đơn lập, không thể ghép vần. Tiếng Việt cổ vốn đa âm nên muốn được ký âm buộc phải đơn âm hóa. Do đó, tại trung tâm đầu não của người Việt, ít nhất là từ Quý Châu Quảng Tây tới Hà Nam, tiếng nói chuyển dần thành đơn âm. Một vấn đề khác nảy sinh: tiếng nói thì nhiều nhưng số chữ chế ra có hạn nên chỉ có những tiếng tiêu biểu mới được ký tự. Do vậy, chữ tượng hình tập hợp được những tiếng nói tiêu biểu nhất của người Việt. Đây là quá trình độc lập, diễn ra trong cộng đồng Việt mà người Hoa Hạ từ thời Hoàng Đế tới giữa đời Thương không biết. Khi vua Bàn Canh chiếm đất Hà Nam, lập nhà Ân (1384 TCN), mới biết chữ Giáp cốt của người Dương Việt. Với nhà nước được tổ chức tốt, Bàn Canh đã tiếp thu và cải tiến chữ của người Việt để ghi việc bói toán, cúng tế cùng địa lý, lịch sử (5). Trong triều đình nhà Ân, những “họa sư”- người vẽ chữ, “bốc sư”- thày bói, người Việt, được “lưu dụng” làm công việc này. Thay nhà Thương, nhà Chu chuyển sang viết chữ trên thẻ tre, trên lụa, cũng sử dụng nhiều ông thầy người Việt. Nhà Tần vốn là bộ lạc người Việt, khi dựng nước đã thể chế chữ Giáp cốt thành chữ Triện tồn tại tới nay. Như vây, có thể nói, không chỉ sáng tạo ra chữ Giáp cốt mà người Việt còn tích cực góp phần cải tiến, hoàn thiện chữ viết. Do đó quá trình đơn âm hóa tiếng nói được đẩy mạnh. Sau đời Hán, Trung Quốc loạn lạc, nhiều triệu người thiểu số phía Tây thâm nhập, khiến cho tiếng nói bị pha tạp, theo hướng tăng cường giọng điệu du mục. Tiếng nói của cư dân trong vương triều thay đổi, dẫn tới việc người trong nước không hiểu được nhau. Để khắc phục, các vương triều dùng tiếng nói của kinh đô làm chuẩn mực giao tiếp của triều đình: quan thoại ra đời. Nhà Đường lấy tiếng nói của kinh đô Tràng An làm tiếng nói chính thức, được gọi là Đường âm. Đường âm là tiếng Việt được người Tràng An nói thời nhà Đường. Đấy là bộ phận tinh hoa của tiếng Việt được ký tự bằng chữ vuông. Đường âm được mang sang dạy và giao dịch ở Việt Nam. Khi giành được quyền tự chủ, nước ta thoát ách đô hộ của phương Bắc về chính trị, kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, văn tự tượng hình vẫn là chữ viết chính thống và Đường âm được duy trì dưới tên gọi là chữ Nho, chữ Thánh hiền. Trong khi đó, quan thoại của Trung Hoa biến cải theo sự thay đổi của vương triều và kinh đô. Tới giữa thế kỷ trước, tiếng Bắc Kinh là tiếng nói chính thống của Trung Hoa, chỉ được số lượng nhỏ người dùng. Nhà Mãn Thanh rồi chính quyền Quốc dân đảng không làm nổi việc thống nhất ngôn ngữ. Chỉ tới năm 1958, sau gần 20 năm nhà nước Trung Hoa nỗ lực thực hiện cuộc đồng hóa khốc liệt, tiếng Bặc Kinh mới được phủ sóng trên phần lớn lãnh thổ. Tuy nhiên, tới nay trong vùng Nam Dương Tử vẫn có khoảng 20% từ địa phương, truyền miệng trong dân gian mà không được ký tự. Một vấn đề từ lâu được đặt ra: chữ Nho xuất hiện ở nước ta từ bao giờ? Chưa ai xác định được ! Chúng tôi không biết, hàng nghìn năm trong nước Văn Lang, vùng đất bây giờ là Việt Nam, chỉ cách Cảm Tang, Quý Châu khoảng 150 km, có sử dụng chữ tượng hình? Nhưng biết chắc, bộ lạc Thủy, di duệ của người Lạc Việt ở Quảng Tây, từ thời Tần Hán trốn vào rừng, bị thiểu số hóa, vẫn giữ được sách cổ ghi bằng chữ Thủy, tương tự Giáp cốt văn của tổ tiên Bách Việt, gọi là Thủy thư (5). Nay được coi là văn tự hóa thạch sống, một bảo vật văn hóa nhân loại. Một điều chắc chắn khác là, muộn nhất, chữ Nho có mặt ở nước ta thời Triệu Vũ Đế. Việc khám phá lăng mộ Triệu Văn Đế ở Quảng Châu với rất nhiều di vật khắc chữ Nho chứng tỏ điều này. Chắc chắn rằng, trong 100 năm xây dựng và bảo vệ Nam Việt, nhà Triệu đã dùng chữ Nho trong hành chính, luật pháp và dạy học. Vì vậy, khi sang nước ta, Mã Viện phát hiện “Luật Giao Chỉ có tới 10 điều khác luật nhà Hán”(6). Có phần chắc là luật Việt được viết bằng chữ Nho. Chúng tôi cũng nghĩ rằng, muộn nhất, tiếng Việt vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Trung Bộ, được đơn âm hóa từ thời nhà Triệu. Và cùng với việc phổ biến chữ Nho, tiếng Kinh ngày càng trở nên đơn âm. Một câu hỏi: khi sang nước ta, người của Triệu Đà rồi quan quân nhà Hán nói tiếng gi? Sử ký viết, “Đà giết trưởng lại người Tần rồi đưa người của mình lên thay.” Triệu là một tiểu quốc của người Việt, nên Triệu Đà và tâm phúc của ông là người Việt (7). Xuống Giang Nam, người của ông gặp tiếng Việt Quảng Đông, Mân Việt, thứ tiếng Việt thanh nhã chuẩn mực. Thời Hán cũng tương tự, vì ngoài một số không nhiều quan cao cấp người phương Bắc thì tới nước ta phần lớn là người Giang Nam. Họ là người Việt, cho dù có nói ngược theo cách nói Hoa Hạ thì vẫn là tiếng Việt. Vì lẽ đó, rất có thể hai bên gần như hiểu được nhau. Vì vậy, việc học chữ Nho khá dễ dàng. Về sau, qua mỗi thời đại, tiếng của quan quân phương Bắc lại khác đi. Đến thời Đường, tiếng nói của kinh đô Tràng An được dùng làm quan thoại. Thực chất, đó là tiếng Việt ở kinh đô Tràng An thời nhà Đường. Điều này cho thấy một bộ phận tiếng Việt trải qua quá trình biến đổi dài từ đa âm, không thanh điệu, tới đây đã thành đơn âm và sáu thanh. Có lẽ, tiếng nói của bộ phận cư dân mà sau này là người Kinh cũng được chuyển hóa như vậy? Sau thời Đường, nước ta độc lập, chữ Nho trở thành quốc ngữ. Theo dòng thời cuộc, tiếng nói của người Trung Hoa thay đổi, ngày càng xa gốc Việt. Chẳng những người Việt không hiểu tiếng người phương Bắc mà người Trung Quốc cũng không còn nói được Đường âm. Di sản vô giá thơ Đường chỉ còn người Việt Nam thưởng thức trong âm điệu tuyệt vời. Từ phân tích trên chứng tỏ rằng, tiếng Việt không những không vay mượn mà trái lại, còn là gốc gác, là mẹ đẻ của ngôn ngữ Trung Hoa. Cái mà nay người ta quen gọi là “từ Hán Việt” là sự lầm lẫn lớn bởi chưa hiểu cội nguồn sinh học cũng như văn hóa dân tộc, trong đó có quá trình hình thành tiếng nói và chữ viết.
II. Vai trò của lớp từ Việt cổ trong văn hóa dân tộc Như đã nói ở trên, tiếng thì nhiều nhưng chữ làm ra quá ít nên tổ tiên ta bắt buộc phải chọn thật kỹ những tiếng cần ký tự. Đó là những tiếng có nội dung sâu sắc, hàm chứa ý nghĩa uyên thâm, mà sau này được gọi là ngôn ngữ hàn lâm. Dù có áp dụng cách tạo từ đồng âm dị nghĩa thì cũng còn vô số tiếng không được ký âm vì không đủ chữ. Ở phía bắc Trung Hoa, dần dần những tiếng không được ký tự bị mai một. Trong khi đó, ở miền nam, chúng trở thành từ địa phương, được truyền miệng trong dân gian. Ở Việt Nam tình hình tương tự. Khi làm chủ đất nước, người Việt thấy quá nhiều tiếng không có chữ, nên vào đời Trần đã mô phỏng chữ Nho để tạo ra chữ Nôm. Tuy nhiên, vì nhiều lẽ, chữ Nôm không được coi là văn tự chính thức. Mọi giao dịch hành chính đều phải dùng chữ Nho, nên nhiều địa danh phải chuyển sang chữ Nho, việc làm bất khả kháng ngày xưa khiến nay nhiều người bức thúc. Một vấn đề cũng cần bàn cho ra lẽ, đó là tìm tên gọi xác đáng cho lớp từ đặc biệt này. Thoạt kỳ thủy, nó là Đường âm. Tới lúc nào đó được gọi là chữ Nho. Ở miền Nam cho tới năm 1975, gọi là cổ văn. Vào thập niên 1960, các học giả miền Bắc gọi là “từ Hán Việt”. Một thời gian dài nửa thế kỷ ta chấp nhận tên gọi đó vì tưởng rằng hợp lý. Nhưng bản thân khái niệm “từ Hán Việt” lại mâu thuẫn và vô nghĩa. Thuật ngữ này hàm ý: chữ của Hán, còn cách đọc của Việt, ghép lại thành “từ Hán Việt.” Nhưng như phát hiện của Nguyễn Tài Cẩn, cách đọc đó chính là tiếng nói ở kinh đô Tràng An thời nhà Đường! Như vậy, theo cách hiểu hiện nay, cả chữ viết và cách đọc đều của người Hán, nên không thể là “từ Hán Việt!”. Nay ta thấy không thể tiếp tục dùng thuật ngữ sai lầm cũ. Nhưng dùng tên nào thích hợp hơn? Đường âm là đúng nhưng bây giờ không thể trở lại tên gọi này vì đó là sản phẩm của một thời điểm lịch sử. Tiếng Hán không đúng vì đó không phải là tiếng nói thời nhà Hán, càng không phải tiếng nói của người Trung Hoa hôm nay. Có lẽ tên gọi chữ Nho phù hợp hơn cả, vì nó có nghĩa là chữ của nhà nho, sâu xa hơn, như phát hiện của triết gia Kim Định, là sản phẩm của văn hóa Việt nho nguồn cội. Sở dĩ gọi là “từ Hán Việt” vì người ta lầm tưởng đó là sản phẩm vừa của Hán vừa của Việt. Tuy nhiên cách hiểu như thế vừa không chính xác vừa gây phản cảm, đè nặng lên tâm trí chúng ta một cảm giác lệ thuộc bên ngoài. Thực chất, đó không phải “từ Hán Việt” mà là tiếng Việt cổ. Khác với nhiều ngữ khác, tiếng cổ là tử ngữ, thì trong ngôn ngữ Việt, tiếng Việt cổ vô cùng sống động. Lý do nó trở thành cổ ngữ là vì lịch sử dân tộc có biến động lớn, chữ Nho bị bãi bỏ để thay bằng thứ chữ viết khác. Mấy trăm năm trước, khi chuyển giao chữ La Tinh quốc ngữ cho chúng ta, một học giả phương Tây từng nói đại ý: Chúng ta trao cho người Annam một thứ chữ dễ học, giúp họ nhanh chóng bắt kịp đà văn minh. Nhưng chắc chắn nó sẽ làm cho thế hệ tương lai của họ cắt đứt với nguồn cội. Hôm nay, lời cảnh báo đó đã trở thành hiện thực với toàn bộ nền văn hóa Việt. Về ngôn ngữ thì đó là lớp lớp người Việt không hiểu tiếng nói của tổ tiên, như tác giả Trần Kinh Nghị than phiền. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, cần nhìn nhận lại gia sản quý giá này để sử dụng tốt nhất.
Hàng ngàn năm nay do ngộ nhận nên ta cho rằng, bộ phận tinh hoa, quan trọng nhất của tiếng Việt là đồ vay mượn! Sự lầm lẫn này đã tạo nên nỗi đau ngàn năm khi ta vừa căm ghét một công cụ mà trong quá khứ kẻ thù dùng để đồng hóa, nô lệ mình lại vừa không thể chối bỏ! Không thể không dùng nhưng rồi mỗi khi dùng lại day dứt nỗi niềm cay đắng mặc cảm vay mượn! Nay chúng ta phát hiện ra sự thật: không hề có cái gọi là “Từ Hán Việt”! Đó chính là chữ Việt, tiếng Việt được tổ tiên ta sáng tạo trong quá khứ. Việc khẳng định bản quyền tiếng Việt cổ là khám phá có ý nghĩa đặc biệt, nó giúp ta tự tin, làm chủ tài sản vô giá của dân tộc. Vấn đề hiện nay là tuyên truyền để mọi người cùng hiểu. Công việc quan trọng khác là nghiên cứu sử dụng vốn tài sản này, làm phong phú ngôn ngữ, góp phần xây dựng văn hóa dân tộc. Cái to nhất ngăn trở ta dám nhận lại tài sản vô giá này là thói nô lệ, thói tự kỷ ám thị nặng nề khiến ta vô thức đẩy nhiều di sản quý báu của tổ tiên cho người ngoài để rồi cúc cung làm chú học trò ngu ngơ, bị đè bẹp dưới cái bóng hoang tưởng! Một khi nhận ra chủ quyền, ta sẽ làm gì với tài sản vô giá này? Nhiều người đã hiểu cơ sự nên kiến nghị khôi phục việc học chữ Nho. Đấy là việc không thể không làm. Trước hết vì giá trị lớn lao của chữ Nho. Tính triết lý sâu xa, ý nghĩa thâm thúy của nó khác với bất cứ chữ viết nào, giúp người học rèn trí thông minh, luyện tư duy… Chỉ điều này mới giúp chúng ta tiếp nối với truyền thống, tránh được mối nguy mất gốc như học giả nước ngoài cảnh báo mấy trăm năm trước. Đó là việc cần chủ trương và kế hoạch lớn. Trước mắt, việc có thể làm ngay là, trong chương trình tiếng Việt phổ thông, nên bổ sung một số tiết giảng tiếng Việt cổ, nhằm giải nghĩa những từ thường dùng để học sinh hiểu và sử dụng đúng, đồng thời tập cho họ cách tra Từ điển tiếng Việt. Chúng tôi xin mạo muội đề nghị, cần một cuộc cách mạng loại bỏ thuật ngữ “từ Hán Việt” khỏi ngôn ngữ Việt để thay vào đó tên gọi đúng: tiếng Việt cổ! Đồng thời dùng lại thuật ngữ chữ Nho để gọi văn tự của tổ tiên mà xưa nay vẫn lầm tưởng là chữ nước ngoài.
*http://trankinhnghi.blogspot.com/2013/11/di-san-han-viet.html Madrak, 1. 12. 2013 Hà Văn Thùy Tài liệu tham khảo: 1. Nguyễn Tài Cẩn – Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1979 2. Hà Văn Thùy. Hành trình tìm lại cội nguồn. NXB Văn học, 2008. 3. Đỗ Ngọc Thành. Nhannamphi.com 4. Hà Văn Thùy. Chữ Việt chủ thể sáng tạo chữ viết Trung Hoa http://huc.edu.vn/chi-tiet/1868/Chu-Viet-la-chu-the-sang-tao-chu-viet-Trung-Hoa.html
6. Hậu Hán thư- Mã Viện truyện
Nguồn: http://khoahocnet.com/2014/01/28/ha-van-thuy-khong-co-cai-goi-la-tu-han-viet/#more-11860 Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 19/Mar/2014 lúc 7:43pm |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
mk
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
lo cong
Senior Member Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
Gởi ngày: 28/Sep/2014 lúc 7:35pm | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Còn Nhớ Chăng Tiếng Lóng Sài Gòn?
Lê Văn Sâm
***
Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide This page was generated in 0.352 seconds. |