Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
Trang  of 131 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH
    Gởi ngày: 27/Oct/2010 lúc 6:15pm
Nói nhiều - "bệnh khó chữa" của các bà vợ
Tác Giả : Nguồn: DTNews   

Vừa dắt xe vào sân, chồng chưa thấy mặt vợ đâu đã nghe tiếng: “Ai mở vòi nước mà không tắt? Khổ thân tôi chưa? Tháng này rồi cha con nhà ông liệu mà trả tiền nước đi nha!”.

Người ta kể, ở Pháp có một người đàn ông bị đi tù sáu tháng vì tội đánh vợ. Mãn hạn tù về chưa đầy một tuần lễ, anh ta đã khăn gói đến xin ban quản lý trại giam cho được tiếp tục... cải tạo thêm. Hỏi vì sao không ở nhà mà lại muốn vào tù? Anh ta thú thật, tuy ở tù chẳng sung sướng gì nhưng còn hơn ở nhà, vì ở tù không phải nghe vợ đay nghiến suốt ngày đêm!

Biết rồi, khổ lắm, nói mãi

Một cuộc điều tra xã hội học ở Trung Quốc với 1.027 đàn ông ở nhiều vùng dân cư khác nhau với câu hỏi: "Vợ anh có thói xấu gì khó chịu nhất?", thì đến 82% trả lời, đó là tính nói nhiều. Hóa ra, ai cũng sợ cái tính nói nhiều, nói dai của các bà vợ. Nỗi sợ này có nguồn gốc sâu xa từ thuở nhỏ, các cậu bé đã bị mẹ mắng mỏ nhiều quá. Đàn ông lẩn tránh các "lời khuyên" của vợ cũng giống như khi còn nhỏ họ lẩn tránh lời giáo huấn của mẹ. Thực tế "phái mạnh" rất hay bị "phái yếu" rầy la. Lớn lên một tí bị chị mắng. Lớn tí nữa, bị người yêu trách. Lấy vợ, bị vợ chê. Về già cũng chưa yên. Có cụ ông khi tiễn cụ bà về nơi an nghỉ cuối cùng đã tưởng từ nay chẳng còn ai nói mình nữa. Nào ngờ, cụ lại phàn nàn: "Con gái tôi bây giờ cũng nói nhiều chẳng kém gì mẹ nó!".

Tại sao đàn ông, cả những người coi cái chết nhẹ tựa lông hồng lại sợ "võ mồm" của phụ nữ? Đơn giản vì nó không nguy hiểm chết người nhưng làm cho người ta khó chịu đến mức có thể ăn không ngon, ngủ không yên, sức khỏe cả tinh thần lẫn thể chất suy yếu dần, thậm chí sinh bệnh mà... chết.

Không hiểu các bà vợ có đề tài gì mà nói nhiều như vậy? Để lý giải điều đó, người ta đã làm những cuộc khảo sát nho nhỏ dành riêng cho các ông chồng và nhận ra, có đến 95% những lời "giáo huấn" của vợ là... giống nhau! Lại... hóa ra, hầu hết những "bài ca bất tận" của phái đẹp không phải là những sáng tác mới mà được tái bản nhiều lần, đến nỗi chồng thuộc lòng. Lắm ông chỉ nghe câu đầu đã biết toàn bộ nội dung "bài hát". Cho nên, nhân vật Cố Hồng trong truyện Số đỏ của Vũ Trọng Phụng có một câu cửa miệng đã trở thành "bất hủ" là: "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi".

Tai hại thấy rõ nhất của việc nói nhiều là đầu độc bầu không khí gia đình... (Ảnh minh họa)

Tai hại thấy rõ nhất của việc nói nhiều là đầu độc bầu không khí gia đình. Khi có một người bộc lộ sự không hài lòng của mình về người khác thì cả nhà đều bị căng thẳng. Chị Thúy Lan (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) đi làm về, vừa dắt xe vào đến sân, chồng chưa thấy mặt vợ đâu đã nghe tiếng la: "Ai mở vòi nước mà không tắt vậy hả? Khổ thân tôi chưa? Tháng này rồi cha con nhà ông liệu mà trả tiền nước đi nha!". Tắt cái vòi nước, bước chân vào nhà, thấy cái bãi chiến trường: quần áo, giày dép vứt mỗi cái một nơi; trên bàn cốc chén ngổn ngang; dưới sàn đất cát vương vãi là chị biết chắc ông con trai lôi đám bạn về, bày ra rồi cứ thế rủ nhau đi đá bóng. Thế là chị vừa dọn dẹp vừa nói luôn mồm. Không nói cũng không được.

Tại anh...

Nhưng, những người đàn ông hãy thử nhìn lại mình một cách nghiêm túc xem, liệu sự ca thán của các bà vợ là đúng hay oan? Các nhà tư vấn tâm lý sau khi kiên nhẫn ngồi nghe hàng ngàn cuộc than phiền từ các quý bà, đã nhận thấy một thực tế đau buồn là: trên đời khó có ông chồng nào thoát khỏi bị vợ chê. Người làm việc trí óc, làu thông kinh sử thì bị vợ la rầy về tội đóng cái đinh không nên hồn, thay cái cầu chì thì cứ như xẩm sờ gậy. Người là thợ bậc 7, làm việc gì cũng khéo lại bị chê là con bị ốm, viết cái đơn xin cho nó nghỉ học cũng không xong. Người giỏi cả chân tay lẫn trí óc lại bị tra tấn vì tội không biết lãng mạn là gì, từ ngày lấy nhau đến giờ chưa bao giờ mua được cặp vé đưa vợ đi xem kịch. Tóm lại là anh đã lấy vợ thì kiểu gì anh cũng bị vợ chê, không chuyện này thì chuyện khác. Xưa nay phụ nữ rất ít khen chồng. Nếu có khen thì khen chồng… hàng xóm. Nhưng, giá bảo đổi chồng thì chắc chắn họ lắc đầu quầy quậy.

Vậy khi mới yêu nhau, phụ nữ có thói quen đó không? May thay, lúc đó họ luôn ít nói. Họ kiên nhẫn ngồi nghe đàn ông ba hoa, bốc phét một tấc đến giời, lại còn đế vào: "Thế cơ à? Sao anh giỏi vậy? Anh thông minh thế?". Lúc ấy, anh nào mà chả đáng yêu. Anh ta đang chinh phục mà! Ngày lễ, ngày Tết có hoa, có quà. Đi đâu thì xe đưa, xe đón. Thích gì chưa nói anh ta đã đoán được và chiều đúng ý nàng. Cho nên nhất cử nhất động của anh ta đều đáng yêu hết. Mọi điều đáng ca thán chỉ bắt đầu từ khi họ kết hôn, về chung sống với nhau.

Hãy thử nghe một buổi "ca nhạc thính phòng" tại gia xem như thế nào? Hôm ấy, bữa cơm tối diễn ra vui vẻ. Ăn xong, vợ ngọt ngào bảo chồng: "Bữa nay anh rửa bát nhá!". Chồng vừa dán mắt vào tivi theo dõi trận quyền Anh, vừa trả lời rất ga-lăng: "Cứ để đấy, anh rửa!". Nói xong, chồng vẫn ngồi nguyên vì theo anh ta, xem hết trận đấu rồi đi rửa bát cũng chẳng chết ai! Nhưng người vợ không chấp nhận kiểu đó. Sẽ xảy ra một trong hai tình huống. Một là người đẹp nhắc lại bằng giọng nữ cao: "Anh có rửa bát không?". Hai là nàng lẳng lặng bưng mâm bát đi rửa. Đừng vội mừng là bà xã chịu thua! Đó chính là cách "đay nghiến không lời", còn khủng khiếp hơn là đay nghiến bằng lời, vì đi kèm với nó là một bộ mặt đằng đằng sát khí.

Đã có những nghiên cứu về đề tài tại sao phụ nữ nói nhiều và các nhà khoa học phát hiện nguyên nhân chính là do đàn ông. Vì, ngay trong thời đại phụ nữ đã được giải phóng thì hầu hết việc nhà vẫn rơi vào tay chị em, mà loại việc đó thì có làm mãi vẫn không mấy khi có thể hài lòng. Hết con bày ra lại đến chồng buông quăng bỏ vãi, nhìn đâu cũng gai mắt không thể chịu nổi. Công bằng mà nói, nếu gia đình nào vợ đi vắng lâu ngày, buộc chồng phải đảm đương nội trợ thì anh ta cũng nói nhiều chẳng kém. Cho nên, muốn "trị" được bệnh nói nhiều của vợ, chỉ còn cách các ông chồng chịu khó xắn tay áo lên. Trong khi vợ nấu cơm, nếu không vào phụ bếp thì hãy thu dọn nhà cửa cho gọn gàng, lau sạch sàn nhà, đưa con đi tắm hoặc giặt quần áo, phơi lên. Xong việc thì đi tưới cây trên sân thượng. Bạn hãy thử như thế xem, hẳn vợ bạn sẽ nhìn bạn với nụ cười âu yếm...

Xưa nay phụ nữ rất ít khen chồng. Nếu có khen thì khen chồng… hàng xóm (Ảnh minh họa)

Thay đổi "đường lối"...

Thật ra, nếu cứ gặp đâu nói đấy thì có nói suốt ngày cũng chẳng thể nào giải quyết được vấn đề. Không có gì hoang tưởng hơn là chỉ bằng lời nói mà cải tạo được chồng, con. Muốn chồng chịu nghe mình, bạn không cần nói ngay lúc sự việc không hài lòng đang diễn ra, mà nên chờ dịp thuận lợi để nói chuyện một cách nghiêm túc. Bạn cũng không nên hì hục dọn dẹp một mình mà buộc ai đã bày ra thì phải tự dọn lại. Bạn cũng đừng ca thán chung chung mà chỉ việc cụ thể cho chồng làm. Nếu không anh ta sẽ quát lại: "Bây giờ phải làm cái gì?". Rồi nhăn mặt như ăn phải ớt: "Sao mà nói lắm thế! Không biết mỏi mồm à?". Chỉ cần vài lần hướng dẫn cụ thể từng việc, làm được thì có động viên khuyến khích. Cứ thế, bạn sẽ dần đưa được chồng con vào thói quen ngăn nắp, gọn gàng. Nếu chưa được, cứ tiếp tục uốn nắn nhưng phải bằng việc làm cụ thể chứ không chỉ bằng cách nói nhiều.

Tại sao có những ông chồng tan sở không muốn về nhà? Vì cứ thò mặt về là bị "tra tấn" bởi những "bài ca không quên". Ngồi ăn cơm cũng đắng mồm vì vừa ăn vừa bị nghe. Thậm chí, buổi tối "đài phát thanh" cũng không ngừng làm việc. Có người đàn ông nào thích sống trong bầu không khí ấy đâu! Có đứa trẻ nào hằng ngày hít thở không khí ấy mà tâm hồn không bị ô nhiễm! Cho nên, nếu hỏi nhà sạch đẹp có cần không? Rất cần. Chồng con bày bừa có cần phải la không? Cũng cần. Nhưng, nếu đem hạnh phúc gia đình đánh đổi những cái đó, thì giá quá đắt. Nhà cửa sạch bong, đồ đạc ngăn nắp đâu vào đấy nhưng chồng đi đằng chồng, con đi đằng con, chỉ còn mình bạn trong ngôi nhà ngăn nắp gọn gàng nhưng trống trải, cô đơn, lẽ nào đó là giấc mơ của bạn?



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 27/Oct/2010 lúc 6:36pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Oct/2010 lúc 6:52pm
 
 
Báo OC Register thứ sáu tuần trước có đăng tin một ông già bị người ta đem bỏ trước cổng một ngôi chùa ở thành phố Westminster. Ông lặng lẽ ngồi trước hiên chùa suốt ngày. Cảnh sát đến mang ông vào bệnh viện tâm thần. Ông không có trong người bất cứ một thứ giấy tờ nào để biết được ông là ai, ở đâu. Ông không nói một lời nào, chỉ biết lặng lẽ, đôi khi cười một mình như một người mất trí. Ông là một người châu Á, Việt Nam cũng chưa chừng, như vậy ông không phải sinh ra ở đây, hay từ trên trời rơi xuống như cô bé Maika trong một tập phim Tiệp Khắc. Vậy là có người chở ông tới và bỏ ông lại đây, không ai ngoài con cái hay thân thích của ông. Lâu nay thỉnh thoảng người ta thấy có những thiếu phụ sinh con rồi đem con bỏ vào thùng rác, nhưng chưa thấy ai đem cha mẹ vứt bỏ ngoài đường. Ông già chỉ cười vu vơ, trí nhớ của ông đã suy kiệt, nếu không ông sẽ đau khổ biết chừng nào?

      Trước đây người ta kể chuyện có người chở bà mẹ già bỏ ở cây xăng, tôi không tin, tưởng là chuyện đùa, nhưng bây giờ thực sự lại có người “đem cha bỏ chùa ”.

      Cũng lại câu chuyện của một người già. Tháng trước, trong một dịp đưa người thân đi Việt Nam, tại quầy vé China Airline ở phi trường Los Angeles tôi đã chứng kiến một cảnh khá đau lòng. Trong khi mọi người đang xếp hàng trình vé, cân hàng thì một bà cụ người Việt cứ loay hoay lúng túng trước quầy vé với các thứ giấy tờ vương vãi, bề bộn trên sàn nhà. Bà ngồi bệt xuống đất hết móc túi này đến túi nọ, vẻ mặt lo lắng. Một nhân viên an ninh phi trường thấy tôi cũng là người Á Đông, ngỏ ý muốn tôi lên giúp bà cụ. Nhân viên quầy vé cho biết bà có vé máy bay, một visa nhập cảnh Việt Nam nhưng không có p***port hay thẻ xanh. Tôi giúp bà moi từ đống giấy tờ ra chỉ thấy một cái hộ chiếu của Việt Nam cấp cách đây mười mấy năm khi bà đến Mỹ đã hết hạn và một cái ID của bà do tiểu bang Florida cấp. Bà mới từ Florida đến phi trường Los mấy giờ trước đây một mình và trình giấy tờ để lên máy bay đi Việt Nam.

      Cuối cùng, bà cũng lên được máy bay, nhưng bà sẽ không bao giờ có thể trở lại Florida nữa vì trong tay bà không có p***port của Hoa Kỳ, không thẻ xanh, không “entry permit”. Đây là trường hợp một bà mẹ già, quê mùa bị con cái “mời khéo” về Việt Nam. Tội nghiệp cho bà đã ngồi trên máy bay năm sáu tiếng đồng hồ để đến phi trường LAX, sắp tiếp tục chặng đường về Việt Nam nhưng không biết là mình không thể trở lại Mỹ và lòng bất nhân của con cái.
 
      Hình ảnh bà già này cứ ám ảnh tôi mãi. Bà vụng về, quê mùa, có lẽ cũng chẳng giúp ích được gì cho con cái mà chỉ thêm gánh nặng. Thôi để cho bà đi, khi biết mình không trở lại Mỹ được thì chuyện đã rồi. Tuổi bà có nằm lại trên quê hương cũng phải, sống chẳng giúp ích gì được cho ai, chết ở đây bao nhiêu thứ tốn kém.

      Hai vợ chồng sang Mỹ từ hai mươi năm nay, đi làm nuôi con, mua được căn nhà đã pay off. Khi các con đã có gia đình ra riêng thì ít năm sau ông cụ cũng qua đời. Thấy mẹ hiu quạnh trong một căn nhà khá lớn, mà giá nhà đang lên, các con bàn với mẹ bán nhà đi rồi về ở với các con. Bà mẹ bán nhà, thương con chia đều cho mỗi đứa một ít, còn dăm nghìn dắt lưng, rồi về ở với con. Bà không biết lái xe, không biết chữ nghĩa, cũng không biết trông cháu làm home work, nên cha mẹ chúng phải nhờ người đưa đón. Bà thích nấu ăn, gói bánh, kho cá, nhưng sợ nhà hôi hám, con cái không cho. Lúc đầu thì chẳng sao, lâu dần mẹ thành gánh nặng. Buổi chiều, đứa con gái xô cửa trở về nhà, thấy mẹ đang gồi xem TV, nó hất hàm hỏi:
-“Có hiểu gì không mà thấy má ngồi coi suốt ngày vậy?”
Có lúc chuông điện thoại reo, đứa con nhấc máy, bên kia không biết ai hỏi gì, trước mặt bà già, nó trả lời nhát gừng:
-“Bả đi khỏi rồi!”

      Một bà mẹ khác, ở chung nhà với một đứa con nhưng nhờ một đứa con khác đưa đi bác sĩ. Xong việc, nó đưa mẹ về rồi lẹ lẹ dọt xe đi làm. Bà già vào tới cửa, móc túi mãi không tìm ra cái chìa khóa nhà. Bà không có chìa khóa, không cell phone, cũng không có tiếng Anh, sợ sệt không dám gõ cửa hàng xóm. Bà ngồi đó, trên bục cửa cho tới chiều, khi đứa con ở chung nhà đi làm về, thì bà đã kiệt sức vì khô nước, phân và nước tiểu đầy mình.

      Đời xưa, người ta kể chuyện trong một gia đình, có hai vợ chồng đối xử với ông cha già đã run rẩy của mình tệ bạc, cho cha ăn trong cái “mủng dừa”. Một hôm hai vợ chồng đi làm về thấy đứa con nhỏ của mình đang hì hục đẽo một cái gáo như thế, được cha mẹ hỏi, nó “thành thật khai báo” rằng “để dành cho cha mẹ lúc về già”.

      Đâu phải ai nuôi con cũng nghĩ tới lòng cha mẹ, cũng như nhớ truyện “trồng đậu có đậu, trồng dưa có dưa”.

echo sưu tầm


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Oct/2010 lúc 6:53pm
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 30/Oct/2010 lúc 8:25pm
 
THƯƠNG CẢM QÚA LAN HUỲNH ƠI ! CryCryCry
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 30/Oct/2010 lúc 8:50pm
 

BÀ MẸ QUÊ.





 
BÀ MẸ QUÊ. ...Bài rất cảm động....
 

          Có nhiều cách gọi về song thân tùy theo địa phương, nhưng ở quê tôi, một vùng thuộc tỉnh Kiến An, Hải Phòng thì con gọi bố mẹ là thầy bu, vì thế tôi xin giữ hai danh từ này cho bài viết về mẹ tôi, một bà mẹ quê.

Thầy tôi qua đời ngày 15 tháng Giêng năm 1947, hưởng dương  41 tuổi! Ông cụ mất đi khoảng sau 2 tháng bị bệnh mà thuở ấy người vùng quê chỉ biết gọi là bệnh “thương hàn”(?). Những ngày thầy tôi lâm trọng bệnh và khi các con tiễn chân ông cụ ra cánh đồng thì nay tôi không còn nhớ gì nữa! Kỷ niệm duy nhất còn sót lại trong đầu tôi là khi ông cụ tháo vai cày ra khỏi cổ con trâu rồi đưa sợi dây thừng cho tôi dẫn nó đi ăn, đang gặm cỏ, khi đến bên bờ hồ trước cửa nhà thờ thì nó nhào xuống nước, ngước mũi lên thở phì phò, còn tôi, một thằng bé chăn trâu mới 6 tuổi, không thể kéo nó lên được nên tôi đành buông dây thừng, đứng trên bờ mà khóc vì sợ con trâu sẽ chết đuối.

          Nhưng với bu tôi, một bà mẹ quê, thì tôi nhớ nhiều, nhưng chưa một lần nhắc lại những kỷ niệm này với anh chị em và con cháu. Khi thầy tôi mất thì bu tôi mới 43 tuổi với một nách bẩy đứa con, tất cả cùng sống trong căn nhà tranh vách đất ba gian hai trái, một mảnh vườn với dăm ba sào ruộng thuộc làng Cựu Viên, tỉnh Kiến An, thành phố Hải Phòng, và chỉ cách hai nơi này chừng hơn 3 cây số.

Một hình ảnh tuy đã hơn 60 năm rồi mà tôi vẫn còn như đang thấy trước mắt, đó là cảnh vào lúc hoàng hôn, bu tôi đứng ở góc vườn, hướng ra nghĩa trang mà kêu tên thầy tôi trong tiếng nấc sau khi đã chôn cất thầy tôi xong.

Bu tôi cả ngày phải chân lấm tay bùn với ruộng lúa vườn rau, mỗi buổi chiều về, sau khi thổi cơm cho con, nấu cám cho lợn (heo) xong thì mặt trời đã lặn, giữa lúc tranh tối tranh sáng, bà lẳng lặng ra góc vườn, lúc thì ngồi ngắt đọt khoai lang, khi thì đứng hái lá chè mà thút thít khóc trong khi các con không hay biết.

Một buổi chiều tối, khi chim đã về tổ, tôi leo lên cây cau ở góc vườn để bắt ổ chim sáo đen khi nghe chim con “chíp chíp” mà tôi đã rình từ lâu, tôi thất kinh suýt rơi xuống đất khi bất chợt thấy bóng đen đứng khóc góc vườn. Nhưng tôi hoàn hồn ngay khi nhận ra giải khăn tang trắng vấn trên đầu, hai đuôi khăn chạy dọc sống lưng của bu tôi, tôi vội tụt xuống định chạy vào nhà, nhưng rồi khựng lại, ngồi thụp xuống bên gốc cây cau vì nghe tiếng bu tôi khóc:

“Ối ông ơi! Trời đã tối rồi! Ông đi đâu mà sao không về ăn cơm uống nước với các con ông ơi!” .

Tuy tuổi lên 6, tuổi nghịch ngợm của trẻ nhà quê không biết sợ ma nhưng tôi rùng mình nổi gai ốc khi nghe bu tôi kêu lên như thế. Bà khóc trong nấc nghẹn, cố kềm trong họng không cho ra tiếng vì sợ các con nghe được, chắc bà cam chịu đau khổ thương nhớ một mình, không đành chia nỗi buồn với các con. Các anh chị em chúng tôi không ai hay biết việc này, vì sau một ngày quần quật với công việc ruộng lúa vồng khoai thì tất cả đã mệt nhoài, mọi người đi nghỉ sớm để sáng mai, khi gà vừa gáy và tiếng chuông nhà thờ “bính-boong” lúc 5 giờ sáng là đã phải dậy để chuẩn bị ra đồng.

Riêng mình tôi biết bu tôi khóc, tôi chẳng nói cho ai hay, nhưng tiếng khóc của mẹ xoáy vào đầu tuổi thơ khiến tôi cứ đứng sau hè nhìn bu tôi rũ xuống như tàu lá chuối héo, nghe bà nấc nghẹn mà ứa nước mắt theo. Nhiều khi tôi thấy bà vịn cành chè rồi sức nặng của khổ đau kéo cành chè gẫy xuống! Một chiều tối, tôi nghe tiếng nói bên kia vườn, cách bụi tre, vẳng sang:

Mẹ Quán sao cứ khóc mãi thế ! Hãy để cho Quán nó yên nghỉ.

Đó là tiếng của cụ Dưỡng, chú của thầy tôi, chắc cụ cũng sót ruột vì tiếng khóc mỗi chiều tối ngoài góc vườn. Bu tôi là cháu dâu nên phải vâng lời chú, từ đó bu tôi không đứng khóc ngoài góc vườn nữa. Nhưng nỗi sầu vì nấm mồ chôn chồng chưa xanh cỏ thì làm sao vơi nên nước mắt tiếp tục rơi cùng những tiếng nấc nghẹn trong góc bếp giữa đêm khuya.

Mùa Đông tháng giá, tiết trời khá lạnh ở vùng quê với căn nhà lá có nhiều khe hở để gió lùa vào, anh em tôi nằm ổ rơm, đắp chiếu, kín đầu thì hở đuôi và ngược lại kín chân thì thò đầu, cái lạnh đêm khuya lại thêm dạ dày trống đúng với câu châm ngôn “bụng đói cật rét” nên giấc ngủ chập chờn. Nửa đêm về sáng, khi gà vửa gáy, tôi thức giấc thấy ánh lửa từ nhà bếp hắt lên, tôi bò dậy và mon men tới để sưởi cho ấm thì thấy bu tôi ngồi nấu cám heo, một tay cầm que, tay kia nắm mớ rơm đẩy vào tiếp cho lửa cháy, bóng mẹ tôi in lên vách bếp, ngả nghiêng theo ánh lửa bập bùng. Đêm khuya, thấy con thức dậy bò xuống bếp thì bà mẹ biết con đang thiếu cái gì. Vừa trông thấy tôi, bà vội kéo vạt áo lau nước mắt, rồi nói:

 Đói hả? Ngồi xuống đây sưởi cho ấm rồi bu nướng cho con củ khoai.

Bếp nhà quê đun bằng rơm rạ nên có tiếng nổ lép-bép làm bắn ra những tia lửa tựa pháo bông và kéo theo tro bụi phủ lên người ngồi nấu. Bu tôi đứng dậy khẽ phủi tro trên tấm khăn tang trắng rồi lấy củ khoai lang ở cái thúng treo sau lưng vùi vào đám tro giữa ba “ông đầu rau”.

Có thể nhiều người không biết “khoai nướng vùi bếp tro” là gì, mùi vị nó ra sao, ngay cả con cháu nội ngoại của bu tôi hiện nay đang sinh sống trên đất Mỹ cũng không biết. Nhưng với tôi, củ khoai lang vùi bếp tro mà bu tôi “ban” cho tôi không có gì so sánh được. Người ta thường dùng chữ “ban” đề nói về những “hồng ân” mà Thượng Đế, Chúa, Phật ban cho con chiên, phật tử, nhưng bu tôi đã “ban” cho tôi củ khoai nướng vùi bếp tro giữa đêm Đông giá lạnh mà xung quanh bếp chỉ có rơm rạ, tro bụi, bóng tối và tình mẹ con.

Bà mẹ khều củ khoai trong đám tro ra, vò nắm rơm chà lên vỏ ngoài cho sạch chỗ cháy đen rồi đưa cho con:

 Khoai còn nóng lắm, con ăn từ từ.

Đúng rồi, khoai nướng thơm và ngon với trẻ em miền quê, nếu em đói mà vội ăn đến nỗi quên cả bóc vỏ thì sẽ bị nóng phải hả miệng ra, ngửa mặt lên mà thổi “phù-phù”, ăn vụng mà nuốt vội miếng khoai lang dễ bị nghẹn. Bụng đói, cật rét mà hai tay nắm củ khoai nướng nóng thì thích lắm, nhưng không hiểu sao cái tật tham ăn của tôi biến đi đâu mất, tôi cũng chẳng hiểu chữ “hiếu” là gì, nhưng vẫn cứ bẻ cũ khoai ra làm hai, đưa bu tôi một nửa mà không nói một lời nào cả? Biết nói gì hơn, và dù biết văn hoa chữ tốt thì trong hoàn cảnh ấy, ngàn vạn lời nói cũng bằng thừa, là sáo ngữ. Tôi đưa nủa củ khoai cho bu tôi chỉ vì tôi thấy bu tôi kéo vạt áo lau nước mắt, chỉ vì trong ánh lửa rơm chập chờn giữa đêm khuya mả tôi thấy mắt bu tôi đỏ. Tôi đưa nửa củ khoai cho bu vì tôi biết bu tôi cũng đói nhưng nhường miếng ăn cho con như tất cả các bà mẹ khác.

Cầm miếng khoai trong tay, bu tôi nhìn tôi không nói gì cả nhưng lại choàng tay qua kéo tôi vào lòng. Tôi biết bu tôi đang thổn thức và rồi bà khẽ nói:

 Con lên nhà đánh thức các anh chị dậy ăn cơm để còn kịp “ra đồng”.

Hai chữ “ra đồng” là chỉ công việc ngoài đồng ruộng như cuốc đất, nhổ mạ, cấy lúa, làm cỏ, trồng rau, trồng khoai, trồng bắp (ngô) v.v.. những công việc của nhà nông để làm ra thực phẩm mà người “thành phố”, nhất là các bạn trẻ người Mỹ gốc Việt không bao giờ có thể hình dung ra được nó vất vả như thế nào.

Ngày qua ngày, bầy gà một mẹ bẩy con đùm bọc quây quần dưới mái tranh được bao quanh bởi lũy tre, rồi bị chạy loạn vì chiến tranh! Khi hồi cư về làng cũ thì chỉ còn hoang tàn đổ nát nên mẹ con lại chạy theo dòng người di tản. Thấy họ đi thì bà mẹ quê cũng dắt con đi, không biết đi về đâu và làm gì! Những lúc gian nan khốn khổ như thế chắc hẳn bu tôi lại kêu tên thầy tôi và mong chồng chỉ lối đưa đường cho vợ góa con côi được về nơi bình an.

Cuối cùng thì gia đình tôi làm dân di cư trôi dạt vào Nam, về làng Bến Xúc, quận Bến Cát, tỉnh Bình Dương năm 1954. Người nông dân thường có sức chịu đựng như “cỏ di”, vất đâu cũng sống được với đất, nhưng mẹ con chúng tôi ra đi không mang theo ruộng vườn, chỉ có hai bàn tay nên phải xoay sở, các anh chị tôi lúc này đã trưởng thành nên phiêu lưu về thành phố và gia đình tôi lại di chuyển về 172/41 đường Đỗ Thành Nhân, Khánh Hội, quận Bốn, Saigon.

Bu tôi, một bà mẹ quê “lạc” về thành phố, bỏ lại sau lưng xa tít mù khơi mái tranh, lũy tre, ruộng vườn và nhất là mồ chồng mà sẽ không bao giờ được nhìn lại nên bu tôi như tàu lá úa và chỉ hồi sinh sau khi đã có tiếng bập bẹ “bà bà” của các cháu nội ngoại. Có lẽ đây là giây phút hạnh phúc nhất của bu tôi cũng như các bà mẹ khác, thương cháu chăm sóc cháu hơn thương con.

Vẫn tưởng bu tôi được vui hưởng thái bình với cháo rau đạm bạc bên con cháu cho tới lúc đầu bạc răng long thì chiến tranh lại tràn về, các con trai con rể của cụ lên đường tòng quân, thằng Cao Nguyên, đứa Đông Hà, con trai út ở núi Sơn Chà thì con trai áp út ở mãi tận mũi Cà Mâu, đâu đâu cũng nghe tiếng súng nổ! “Đại bác đêm đêm vọng về thành phố” thì bà mẹ quê khốn khổ thức giấc ngồi tựa lưng vào vách, mắt nhắm, tay cầm tràng hạt, miệng đọc thầm chuỗi Mân-Côi cầu xin Thượng Đế ban ơn lành cho đàn con nơi lửa đạn.

Nhưng hằng ngày bu tôi vẫn nhói tim khi nhìn những xe nhà binh GMC trên chở quan tài phủ cờ chạy qua cửa! Khi nghe mấy bà hàng xóm kháo nhau rằng áo quan phủ cờ vàng sọc đỏ là của lính chết trận đó thì bu tôi vịn tường ngồi xuống đất đọc kinh tiếp.

 Rồi sáng ngày N tháng 6/1966, một xe GMC chạy vào xóm và từ từ dừng lại khiến bu tôi hốt hoảng khuỵu xuống, nhưng người lính TQLC tìm nhà bà Châu, bà hàng xóm và cũng là người cùng quê, để báo tin con trai bà là thằng Mão đã tử trận! Bà Châu xỉu, bu tôi hoảng hốt lo lắng muốn xỉu theo, vì Mão và tôi là bạn và cùng tình nguyện vàoTQLC. Mão Tiểu Đoàn 1, tôi Tiểu Đoàn 2, cả hai vừa đụng trận tại ngã ba sông Định, thuộc Bích La Thôn Quảng Trị, nó tử thương, tôi bị đạn xuyên khuỷu tay, thấy không sao nên tôi đã nói với hậu trạm là đừng báo tin về cho gia đình biết. Khốn thay, hậu cứ ở Thủ Đức cứ theo đúng thủ tục mà báo tin nên hai ngày sau lại một xe nhà binh đậu trước cửa hỏi nhà bà Tiệp, tên anh cả của chúng tôi, người báo tin chưa kịp nói gì thì bu tôi không còn biết gì nữa!

Vì bị thương nhẹ nên tôi xin xuất viện ngay để đi phép. Bu tôi đang nằm trên giường bệnh, thấy tôi về, cụ ngồi bật dậy ngơ ngác nhìn con, hai tay vuốt mặt con, nắn vai, nắm tay con lắc lắc như muốn biết đây là thực hay chiêm bao? Bu tôi không nói gỉ mà chỉ khóc, có lẽ cụ khóc vì lo âu, cụ khóc vì hạnh phúc còn cầm được tay con vừa từ mặt trận trở về, những bà mẹ của lính chiến thấy mặt con lúc nào thì hạnh phúc lúc đó. Tôi xin mượn ý bài thơ MTHS: “không chết người con lính chiến mà chết người mẹ ở hậu phương”, người lính chiến nếu có chết, chỉ chết một lần, nhưng bà mẹ hậu phương thì chết dần chết mòn, chết giấc vì con!

Bu tôi đã chết giấc nhiều lần như thế khi thấy mấy đứa con, đứa cháu trong họ hàng và cùng ở TQLC lần hồi tử trận như Tô Chiêu, Tô Sơn, Vũ Tuấn, Nguyễn Thanh v.v..Cuối cùng thì ngày 19/6/1969, trên con kinh Cán Gáo thuộc tỉnh Chương Thiện, những tiếng nổ đã loại tôi ra khỏi vòng chiến, nhưng may mắn hơn Chiêu, Sơn, Tuấn, Thanh v.v.., tôi còn nặng nợ, chưa đi được nên khi tỉnh dậy, thấy mình nằm trên giường bệnh bệnh viện, toàn thân những dây cùng nhợ! Mờ mờ nhìn qua lớp băng quấn đầu, tôi nhận ra bu tôi đang lấy cạy vết máu, vết sình đã khô trên mặt tôi, tôi mấp máy đôi môi, gọi qua hơi thở của bình dưỡng khí:

 “Mẹ”.

Tiếng “Mẹ” dễ gọi dễ thương là thế nên tôi quen với chữ “Mẹ” từ đó.

Tôị bị trọng thương, bị loại khỏi vòng chiến thì cũng là lúc mẹ tôi bớt được một phần lo âu, thấy tôi lê lết với đôi nạng gỗ kẹp nách thì mẹ lại mỉm cười:

 “Con cứ như thế này thì mẹ đỡ lo”.

Chưa trả hết nợ nước nên tôi được hạnh phúc quanh quẩn một thời gian bên bà mẹ già nhà quê, bà mẹ không biết viết, không biết đọc mà chỉ biết khóc vì con. Thế rồi đất bằng dậy sóng, các bà mẹ lại tiếp tực vất vả vì các con, lần sau cùng tôi nghe mẹ khóc là khi tôi cáu kỉnh nhìn mẹ rồi vất đôi dép làm bằng vỏ xe hơi mà cụ đã len lén để vào túi xách cho tôi lên đường “vinh quang”.

Sau ngày 30/4/75, ba anh em trai tôi cùng hai người anh rể đều lên đường để “được” cải to làm con người! Chẳng cần nói thêm thì ai cũng biết một bà mẹ già trong hoàn cảnh ấy thì “có vui bao giờ”! Nghe hàng xóm xì xào bán tán, mẹ tôi thật thà đi mua quần áo đen và dép râu cho các con để sớm được về đoàn tụ!

Quá khứ đời tôi lính chiến đã khiến mẹ lo âu sợ hãi nhưng chưa lần nào tôi hỗn với mẹ như lần này, tôi lôi đôi dép cao su ra khỏi túi xách và quăng nó vào góc nhà, mẹ tôi nhìn sững tôi và chắc bà tự hỏi tại sao con lại vất những thứ cần thiết ấy, nó sẽ giúp con để sớm được về với mẹ. Làm sao tôi hiểu được tình thương mênh mông của bà mẹ quê trong khi bà cũng không biết được con trai mẹ đang chín từng khúc rut. Tôi lẳng lặng cầm túi xách với bộ quần áo lên đường, không lời chào từ giã mẹ già đang ngồi tựa lưng vào vách mà mắt nhìn theo gót chân con!

“Cải tạo” tới năm thứ chín thì tôi hay nằm mơ thấy mẹ, linh tính cho biết có điều chẳng lành, tôi hỏi người nhà mỗi khi đến thăm nuôi thì được biết mẹ tôi vẫn bình thường. Nhưng sao vẫn thấy mẹ trong giấc mơ, tôi đem chuyện hỏi lại thì lúc đó vợ tôi đành lôi trong túi xách ra một xấp hình đám tang mẹ tôi mà vợ tôi đem theo nhưng dấu kín. Tôi không còn nước mắt để khóc mẹ vì tôi đã không chào mẹ khi ra đi, không biết rằng đó là lúc chào lời vĩnh biệt, không biết ai vĩnh biệt ai. Mẹ tôi khóc vì các con phải đi xa khi đã thái bình khiến mẹ mù lòa! Mẹ tôi ra đi vĩnh viễn khi tôi chưa quay về!

“Lòng mẹ thương con như biển Thài Bình dạt dào”, lòng mẹ như bị dao chém mỗi khi nghe tin con “thắng trận” trở về, “trở về trên đôi nạng gỗ, trở về hòm gỗ cài hoa”! Lời nào nói cho đủ, viết cho hết trong vài trang giấy! Những bà mẹ dù quê hay thành phố, dù bên này hay bên kia đều là Mẹ Việt Nam. Mẹ VN thì lúc nào cũng vui và khổ đau theo đời sống thăng trầm của các con, không vui khi các con không vui với nhau. Khổ đau biết bao những bà mẹ của các anh lính chiến luôn canh cánh bên lòng, lo sợ phải rên rỉ câu:

 _“Lá vàng đeo đẳng trên cây, lá xanh rụng xuống !!!”

Những ai còn mẹ, dù trong hoàn cảnh nào đi nữa thì xin chớ có cử chỉ đáng trách như tôi đã phạm đối với “bà Mẹ quê” để khỏi phải ân hận khôn nguôi./.



NNNNNguồn
 Nguồn :DzungNguyen-tnic
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 30/Oct/2010 lúc 8:53pm
mk
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Nov/2010 lúc 8:58pm
8 lời nói dối trong đời người mẹ....



Thuở nhỏ, gia đình cậu bé rất nghèo, tới bữa, chẳng mấy khi có đủ cơm ăn, mẹ liền lấy cơm ở trong chén mình chia đều cho các con. Mẹ bảo: Các con, ăn nhanh đi, mẹ không đói!——>Mẹ nói câu nói dối đầu tiên!

Khi cậu bé lớn dần lên, người mẹ tảo tần lại tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần, đến những vùng đầm hồ ven đô bắt cá về cho con ăn cho đủ chất. Cá rất tươi, canh cá cũng rất ngon. Khi các con ăn thịt cá, mẹ lại ngồi một bên nhằn đầu cá. Lấy lưỡi mà liếm những mảnh thịt sót lại trên đầu cá. Cậu bé xót xa, liền gắp miếng cá trong bát mình sang bát mẹ, Mẹ không ăn, lại dùng đũa gắp trả miếng cá về bát cậu bé. Mẹ bảo: Con trai, con ăn đi, mẹ không thích ăn cá.——> Mẹ nói câu nói dối thứ hai.

Lên cấp 2, để nộp đủ tiền học phí cho cậu bé và anh chị, Vừa làm thợ may, mẹ vừa đến Hợp tác xã nhận vỏ hộp diêm về nhà ngồi cặm cụi mà dán vào mỗi tối, để kiếm thêm chút tiền chi tiêu cho gia đình. Một buổi tối mùa đông, nửa đêm cậu bé tỉnh giấc. Thấy mẹ vẫn còng lưng dán vỏ bao diêm bên cạnh chiếc đèn dầu. Cậu bé nói: Mẹ à, mẹ đi ngủ thôi, sáng ngày mai mẹ còn phải đi làm nữa mà. Mẹ cười nhẹ: Con trai, đi ngủ đi. Mẹ không buồn ngủ!——> Mẹ lại lần thứ ba nói dối

Ngày thi vào trung học, mẹ xin nghỉ làm, Ngày nào cũng đứng ở cổng trường thi, làm chỗ dựa tinh thần cho cậu bé đi thi. Đúng vào mùa hạ, trời nắng khét tóc. Người mẹ nhẫn nại đứng dưới cái nắng hè gay gắt chờ con suốt mấy tiếng đồng hồ. Tiếng chuông hết giờ đã vang lên. Mẹ nghiêng người đưa cho cậu bé bình trà đã được pha sẵn, dỗ dành cậu bé uống, bình trà nồng đượm, tình mẹ còn nồng đượm hơn. Nhìn thấy bờ môi khô nẻ và khuôn mặt lấp lánh mồ hôi của mẹ, cậu bé liền đưa bình trà trong tay mời mẹ uống. Mẹ bảo: Con uống nhanh lên con. Mẹ không khát! ——>Mẹ nói dối lần thứ tư

Sau khi Cha lâm bệnh qua đời, Mẹ vừa làm Mẹ vừa làm Cha. Vất vả với chút thu nhập ít ỏi từ nghề may vá. Ngậm đắng nuốt cay nuôi con ăn học, cái khổ không lời nào kể xiết. Có chú Lý ngồi sửa đồng hồ dưới chân cây cột điện đầu ngõ biết chuyện, việc lớn việc nhỏ chú đều tìm cách qua giúp một tay. Từ chuyển than, gánh nước, giúp ít tiền cho gia đình cậu bé tội nghiệp. Con người chứ đâu phải cây cỏ, lâu rồi cũng sinh tình cảm. Hàng xóm láng giềng biết chuyện đều khuyên mẹ tái giá, việc gì phải một mình chịu khổ thế. Nhưng qua nhiều năm mẹ vẫn thủ thân như ngọc, kiên quyết không đi bước nữa. Mọi người có khuyên mẹ kiên quyết không nghe. Mẹ bảo: Mẹ không yêu chú ấy. ——>Mẹ nói dối lần thứ 5

Sau khi cậu bé và các anh chị cậu tốt nghiệp đại học đi làm. Mẹ nghỉ hưu rồi nhưng vẫn tiếp tục làm những việc lặt vặt ở chợ để duy trì cuộc sống. Các con biết chuyện thường xuyên gửi tiền về để phụng dưỡng mẹ. Mẹ kiên quyết không nhận, tất cả tiền con gửi về mẹ đều gửi trả. Mẹ bảo: Mẹ có tiền mà! ——>Mẹ nói dối lần thứ 6

Cậu bé ở lại trường dạy 2 năm, sau đó thi đỗ học bổng học thạc sỹ ở một trường đại học danh tiếng của Mỹ. Sau khi tốt nghiệp cậu ở lại làm việc tại một công ty nghiên cứu máy móc. Sống ở Mỹ một thời gian, khi đã có chút điều kiện. Cậu bé muốn đưa mẹ qua Mỹ sống để phụng dưỡng mẹ tốt hơn. Nhưng lại bị mẹ từ chối. Mẹ bảo: Mẹ không quen! ——>Mẹ nói dối lần thứ bảy.

Nhiều năm trôi qua, mẹ lâm trọng bệnh, phải vào viện điều trị. Khi con trai đáp máy bay từ nơi xa xôi về thăm mẹ, mẹ già đi nhiều và yếu quá rồi. Nhìn mẹ bị bệnh tật dày vò đến chết đi sống lại, thấy con trai đau đớn vì thương xót mẹ. Mẹ lại bảo: Con trai, đừng khóc, mẹ không đau đâu. ——> Đấy là lần nói dối cuối cùng của mẹ


« IL Y A UN PARADIS SOUS LES PIEDS D’UNE MÈRE »



Cette histoire commence alors que j’étais petit enfant : je suis né pauvre. Souvent, la nourriture manquait. Quand nous en avions un peu, ma mère me donnait souvent sa part de riz. Tout en mettant son riz dans mon bol, elle me disait : « Mange ce riz, mon fils ! Je n’ai pas faim. » C’était le premier mensonge de ma mère.

Puis je me suis mis à grandir et ma mère a p***é ses moments de loisir à pêcher dans une rivière, près de notre maison ; elle espérait qu’avec le poisson qu’elle prendrait, elle pourrait me donner des aliments plus nourrissants pour ma croissance. Une fois elle a attrapé deux poissons et elle a fait une soupe de poissons. Alors que je mangeais ma soupe, maman s’est ***ise à côté de moi et s’est mise à grignoter ce qui restait sur l’arête du poisson que j’avais mangé ; mon cœur a été touché quand je l’ai vue. Je lui ai donné l’autre poisson avec ma baguette mais elle a refusé aussitôt et m’a dit : « Mange ce poisson, mon fils ! Je n’aime pas le poisson. » C’était le deuxième mensonge de ma mère.

Puis, pour financer mes études, ma mère est allée à la fabrique d’allumettes et a ramené à la maison des boîtes d’allumettes vides qu’elle remplissait d’allumettes neuves. Cela lui permettait de gagner un peu d’argent pour couvrir nos besoins. Une nuit glacée d’hiver, je me suis réveillé et j’ai trouvé ma mère remplissant les boîtes d’allumettes à la lueur d’une bougie. Alors je lui ai dit : « Maman, va dormir ; il est tard : tu pourras reprendre ton travail demain matin. » Ma mère m’a souri et m’a dit : « Va dormir, mon fils ! Je ne suis pas fatiguée. » C’était le troisième mensonge de ma mère.

Quand je suis allé me présenter à mon examen de fin d’études, ma mère m’a accompagné. Depuis l’aube, ma mère m’a attendu, pendant des heures, jusque sous la chaleur du soleil. Quand la cloche a sonné, j’ai couru vers elle. Ma mère m’a embr***é et m’a versé une t***e du thé qu’elle avait préparé dans un thermo. Le thé n’était pas aussi fort que l’amour de ma mère, la voyant couverte de transpiration je lui ai donné alors ma t***e et lui ai demandé de boire aussi. Ma mère m’a dit : « Bois, mon fils ! Je n’ai pas soif. » C’était le quatrième mensonge de ma mère.

Après la mort de mon père, ma mère a dû remplir le rôle de parent unique. Il lui a fallu reprendre son ancien emploi et ***urer, seule, nos besoins. Notre vie familiale s’en est trouvée plus compliquée. Nous avons souffert de la faim. Voyant les conditions de notre famille empirer, mon oncle, prévenant, qui vivait près de chez nous, est venu nous aider à résoudre nos problèmes, petits et grands. Nos autres voisins ont vu que nous étions frappés par la pauvreté et ils ont souvent recommandé à ma mère de se remarier. Mais elle refusait disant : « Je n’ai pas besoin d’amour. » C’était le cinquième mensonge de ma mère.

Quand j’ai eu fini mes études et obtenu un travail, le temps était venu pour ma vieille mère de prendre sa retraite mais elle a continué d’aller sur les marchés, chaque matin, pour vendre quelques légumes. J’ai voulu lui envoyer de l’argent mais elle est restée inébranlable et elle m’a même retourné l’argent. Elle m’a dit : « J’ai ***ez d’argent. » C’était le sixième mensonge de ma mère.

J’ai poursuivi mes études à temps partiel pour ma maîtrise. Financées par la Corporation américaine pour laquelle je travaillais, mes études ont été réussies. Avec un grand bond dans mon salaire, j’ai décidé d’amener ma mère à profiter de la vie en Amérique, mais ma mère ne voulait pas être un souci pour son fils, elle m’a dit : « Je n’ai jamais aimé la grande vie. » C’était le septième mensonge de ma mère.

A ses vieux jours, ma mère a été atteinte d’un cancer et il a fallu l’hospitaliser. Vivant maintenant de l’autre côté de l’océan, je suis rentré pour voir ma mère qui était clouée au lit suite à une opération. Ma mère essayait de me sourire, j’ai eu le cœur brisé de la voir si maigre et si faible, mais ma mère a dit : « Ne pleure pas, mon fils ! Je ne souffre pas. » C’était le huitième mensonge de ma mère.

Et en me disant son huitième mensonge, elle est morte.

OUI, MA MERE ETAIT UN ANGE !

IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Nov/2010 lúc 5:46am

Thói Quen Văn Hóa Tại Hoa Kỳ

Minh Công

Bất cứ ai khi thay đổi môi trường sống đều phải biết cách thích ứng với môi trường mới; trước hết phải tìm hiểu, sau đó là tìm cách để thích ứng. Có những cái tốt ở môi trường mới cần học tập và có những cái tốt ở môi trường cũ cần kế thừa và phát huy.

Trên đất nước Hoa Kỳ tự do và thịnh vượng, đàn ông dù kiếm được nhiều hay ít tiền đều phải có trách nhiệm chia sẻ với vợ việc gia đình. Tổng Thống hay những người rất thành đạt và giàu có vẫn vào bếp nấu ăn như thường. Dưới đây là một số sự khác biệt về văn hóa và ứng xử trong gia đình giữa Hoa Kỳ (giống như phần lớn các nước phương Tây) và Việt Nam (văn hóa Á Đông).

Trong quan hệ vợ chồng: Tại Mỹ, sự bình đẳng thể hiện khá rõ nét. Người chồng và người vợ cũng có trách nhiệm đối với gia đình như nhau. Người đàn ông có thể làm các công việc gia đình, thậm chí còn nhiều hơn cả phụ nữ, kể cả chăm sóc con cái. Quan niệm về cuộc sống gia đình là cả hai vợ chồng đều phải chia sẻ, gánh vác và cùng nhau làm các công việc sẽ giúp cho vợ chồng gắn bó với nhau hơn.

 

Đa phần các gia đình ở Việt Nam, khái niệm người chồng đi làm kiếm tiền là phổ biến. Người vợ đi làm với số lương nhiều khi bằng hay cao hơn chồng nhưng công việc gia đình vẫn được nghiễm nhiên giao cho phụ nữ. Anh chồng đi làm về gần như không động đến móng tay vào công việc gia đình. Các bữa nhậu vui vẻ với bạn bè, đối tác được cho là làm việc. Chính vì thế nhiều phụ nữ Việt Nam khá vất vả vì vừa phải đi làm, vừa phải chăm sóc con cái, vừa phải lo toan hầu hết các việc gia đình.

Tại Hoa Kỳ, người đàn ông bất kể có kiếm được nhiều hay ít tiền, đều phải có trách nhiệm cùng chia sẻ với vợ việc gia đình và chăm sóc con cái. Ngay cả Tổng Thống Obama hay những người rất thành đạt, giàu có vẫn dạy dỗ con học và đưa đón con đi chơi. Họ vẫn phải dành thời gian nhất định cho gia đình. Không nên có quan niệm chỉ kiếm thật nhiều tiền về nhà là đủ, còn lại thuê osin làm thuê và chăm sóc con cái; điều này rất sai lầm, vì lúc đó ý nghĩa về cuộc sống gia đình không còn nhiều nữa. Nhiều gia đình Việt Nam tan vỡ trên đất Mỹ cũng vì lý do này.

Giữa con cái và bố mẹ cũng có sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Trẻ con ở Mỹ khá ngoan và biết cái gì được phép và cái gì không được phép. Thông thường các bậc cha mẹ có những quy định khá rõ ràng và từ rất sớm những gì được làm và những gì không được làm ngay từ đầu cho bé. Do đó trẻ con tuân thủ khá tốt những quy định này. Khi có mong muốn nào đó, chúng thường hỏi cha mẹ trước có được phép không, nếu cha mẹ đồng ý thì nó làm và nếu không đồng ý thì thôi. Ít thấy trường hợp trẻ con khóc và giận dỗi đòi bố mẹ dai dẳng để cha mẹ phải đồng ý như ở Việt Nam.

Tuy nhiên, trẻ con ở Mỹ lại rất hay hỏi tại sao cha mẹ lại không cho phép làm điều đó và chúng cần những lời giải thích hợp lý từ phía người lớn. Điều này rất tốt cho suy nghĩ của bé sau này và các bậc cha mẹ khá tôn trọng và lắng nghe ý kiến của con cái, không ngại ngần mất thời gian trả lời, giải thích và hướng dẫn con cái, không có tư tưởng áp đặt quan điểm và thậm chí áp đặt sở thích của mình cho con cái một cách phí lý và không giải thích.

Về quan hệ giữa ông bà và con, cháu, giữa anh, chị em trong cùng gia đình: Ở Mỹ, ít khi có gia đình sống nhiều thế hệ chung trong một căn nhà như ở Việt Nam hoặc các nước Á đông. Khi con cái trưởng thành, ai ai cũng ra riêng và sống tự lập thậm chí ngay từ khi đi học đại học. Khi không có khả năng mua nhà ở thì đi thuê nhà và tự trang trải chi tiêu hàng tháng. Ông bà cũng chỉ đến chơi và thăm con cháu hoặc nếu có giúp trông cháu thì cũng chỉ một vài hôm chứ không can thiệp vào công việc nuôi và dạy cháu hàng ngày.

Quan hệ về tình cảm giữa ông bà và con cháu không chặt chẽ như ở Việt Nam. Thường về già thì hai vợ chồng sống với nhau và hưởng thụ tuổi già, họ có thể cùng nhau đi du lịch, làm vườn, tham gia sinh hoạt cộng đồng. Với điểm này thì cũng có cái tốt và không tốt. Tốt là ông bà không can thiệp quá sâu vào cách nuôi dạy con cái của con họ, những người già dành nhiều thời gian cho họ hơn để sống và hưởng thụ. Không tốt là quan hệ trong nhiều thế hệ không chặt chẽ cho lắm. Ông bà nội ngoại ở Việt Nam thường tìm thấy niềm vui của mình qua việc gặp gỡ và chăm sóc con cháu.

Quan hệ giữa anh, chị em trong gia đình cũng khá rõ ràng, tôn trọng nhau, mọi thứ trong công việc và cuộc sống không quá lệ thuộc vào quan hệ thân quen, quan hệ họ hàng, phần lớn mọi người đều phải có ý thức độc lập, tự chủ. Còn ở Việt Nam thì có thể một người làm quan cả họ được nhờ.

Người dân Mỹ khá thân thiện với môi trường, với động vật và có ý thức bảo vệ môi trường. Điều này xuất phát từ công tác tuyên truyền giáo dục từ chính phủ, các tổ chức xã hội, trong nhà trường và có những chế tài để người dân ý thức hơn đối với môi trường. Phần lớn người già, những người độc thân đều nuôi một con vật như chó, mèo trong nhà, họ chăm sóc động vật và nói chuyện như những người bạn thực sự.

Nếu bạn có hành động "bạo lực" ngay cả với động vật cũng bị đánh giá rất thấp. Tại nơi công cộng bạn thường phải có ý thức bảo vệ môi trường, vứt rác đúng chỗ, đúng nơi, và đúng chỗ quy định. Nếu bạn kinh doanh hoặc làm gì đó có rác thải thì đương nhiên bạn phải dọn sạch sẽ khu vực của mình. Điều này làm cho môi trường tại Mỹ khá trong sạch. Kể cả những lễ hội diễn ra rất liên tục nhưng không thấy hiện tượng sau một lễ hội là rác thải được bày ra như bãi chiến trường.

Hoa Kỳ là một đất nước đa chủng tộc nên đồ ăn, thức uống và hàng hóa cũng có nhiều chủng loại nhằm đáp ứng các sở thích của từng đối tượng và thói quen khác của từng dân tộc khác nhau. Tuy ở Mỹ, nhưng nếu bạn thích bất kỳ đồ ăn Việt Nam nào cũng đều có, không phải đồ đông lạnh mà rất tươi ngon, chỉ trừ có thịt chó là không được ăn. Còn lại nếu bạn thích ăn cháo lòng hoặc tiết canh cũng có. Ngoài ra, bạn có thể ăn uống và có thể nấu nướng bất kể loại thức ăn của bất kỳ dân tộc nào. Tại siêu thị hay cửa hàng cũng phục vụ bạn đa dạng, đủ màu sắc về các loại thức ăn này. Thời gian cho việc nấu ăn ở đây tiết kiệm được hơn nhiều so với ở Việt Nam, vì mọi thứ đều được làm sẵn, bạn chỉ cần mua về và nấu nướng. Ví dụ như mua cá chẳng hạn, bạn không phải về mổ bụng, cạo vẩy, chặt khúc mà chỉ việc cho vào nồi, tại siêu thị mọi thứ đều làm sẵn tới mức tiện dùng nhất.

Quan hệ bạn bè và cộng đồng ở Hoa Kỳ cũng khá khác biệt so với ở Việt Nam. Sinh hoạt nhóm và cộng đồng rất nhiều và tổ chức liên tục, từ văn hóa, gia đình, trao đổi kỹ năng, môi trường… Các hoạt động sinh hoạt khá rõ ràng, có nguyên tắc và mang tính tự nguyện cao.

Bạn bè khi giao lưu trao đổi cũng khá rõ ràng, giữa cái chung và cái riêng. Ví dụ khi đi ăn nhà hàng để nói chung thì mỗi người thích ăn gì gọi cái đó và thanh toán tiền riêng của mình. Những sinh hoạt chung hoặc mời cùng đi chơi thường sẽ lên lịch và hẹn với nhau trước. Ít khi người Mỹ gọi điện cho bạn bè vào trước 8h sáng hoặc sau 9h tối vì đó là thời gian dành cho gia đình. Trong khi đi chơi với nhau để trao đổi và nói chuyện về vấn đề gì đó thì thường họ tập trung vào vấn đề gì mà họ quan tâm và ít khi để ý tới chuyện riêng tư của người khác.

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển: http://www.machsong.org.]



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Nov/2010 lúc 5:38am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Nov/2010 lúc 3:12am
Quyền được khóc
 

   Trong vùng ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn bên bàn ăn, bao quanh là cả gian nhà đang ngủ yên trong bóng đêm, tôi lặng lẽ ngồi khóc một mình.

Cuối cùng, tôi cũng đưa được hai đứa con lên giường ngủ. Là một ông bố mới vừa chịu cảnh gà trống nuôi con, tôi phải vừa làm bố, vừa làm mẹ của hai đứa con nhỏ. Tôi mới vừa cho chúng tắm xong. Mà nào có phải là công việc kỳ cọ thôi, tôi phải đương đầu với hai đứa trẻ tinh nghịch trong phòng tắm. Chúng không ngừng múa may quay cuồng, cười đùa la hét và chốc chốc lại ném tung mọi thứ trong phòng. Đùa chán, chúng mới chịu thay đồ lên giường với điều kiện là tôi phải xoa lưng cho mỗi đứa năm phút đồng hồ. Rồi tôi lại phải nhấc cây đàn ghi-ta lên, tiến hành nghi thức hát ru hằng đêm với một loạt bài hát dân ca, kết thúc với bài "Những chú ngựa nhỏ xinh xắn", bài mà chúng ưa thích nhất. Tôi hát đi hát lại bài ấy, hạ dần âm thanh và tiết điệu cho đến khi thấy chúng có vẻ ngủ say mới ngừng hẳn.

Tôi vừa mới ly dị vợ và được quyền nuôi dạy con cái. Quyết định dành mọi nỗ lực để mang đến cho bọn trẻ một cuộc sống gia đình bình thường và ổn định, tôi đã khoác lên một bộ mặt hạnh phúc và cố duy trì nề nếp trong gia đình như lúc trước. Chẳng có gì thay đổi trong các nghi thức được tiến hành hàng đêm trước khi ngủ, ngoại trừ sự vắng mặt của mẹ chúng. Tôi đã cố gắng chạy theo những thói quen của bọn trẻ. Cho đến lúc này, mọi chuyện đều suôn sẻ: một đêm nữa trôi qua bình yên.

Tôi đã phải đứng dậy thật nhẹ nhàng, cố gắng không gây ra một tiếng động nào dù là nhỏ nhất. Nếu không, chúng có thể giật mình thức dậy, đòi nghe thêm một vài bài hát hay một vài câu chuyện kể nữa. Tôi nhón gót bước ra khỏi phòng, chỉ dám khép hờ cửa rồi rón rén bước xuống cầu thang.

Ngồi thừ bên ghế bên cạnh bàn ăn, tôi mới nhận ra rằng, kể từ khi tan sở về nhà cho đến lúc ấy, tôi mới có dịp ngồi xuống ghế nghỉ ngơi. Tôi đã phải lao vội xuống bếp, tất bật nấu nướng rồi dọn bàn phục vụ và động viên hai thiên thần bé nhỏ ấy ăn hết khẩu phần bữa tối. Sau đó, tôi lúi húi rửa bát đĩa, loay hoay với những đòi hỏi vụn vặt mà bọn trẻ đặt ra chỉ để khiến tôi phải chú ý đến chúng. Xong việc bếp núc, tôi lom khom bên bàn học, cùng làm bài tập nhà với con bé chị đang học lớp hai, đồng thời chia sẻ thời gian với thằng bé út bằng cách tán thưởng bức vẽ mới nhất của cu cậu, hoặc bò lê dưới nền nhà chơi trò xếp hình khối với nó. Rồi đến giờ tắm rửa, rồi kể chuyện, rồi xoa lưng, hát ru..., và cuối cùng, sau một thời gian mệt nhọc, tôi mới có được một vài phút cho riêng mình. Không gian vắng lặng và bình yên quả là món quà thư giãn vô giá.

Rồi tất cả vụt ào đến, đổ ập xuống người: mệt mỏi, gánh nặng trách nhiệm, nỗi lo về những hoá đơn tính tiền mà tôi không chắc rằng mình có thể thanh toán được trong tháng này. Cả một chuỗi dài những lo toan cần thiết để duy trì nhịp sống của một gia đình. Vậy mà chỉ mới gần đây thôi, tôi cũng còn có bạn đời, có người gánh đỡ một phần trách nhiệm, chia sẻ một phần công việc, và giúp tôi thanh toán một phần trong số những tấm hoá đơn tính tiền kia.

Và cuối cùng là cô đơn. Cảm giác cô đơn bao trùm lấy tôi, đẩy tôi xuống tận đáy biển lạc loài và tuyệt vọng. Tất cả đều rời bỏ tôi, chỉ còn khối lo lắng và phiền muộn. Tôi cảm thấy mình không còn chịu đựng thêm được nữa. Trong nỗi tuyệt vọng, tôi bật khóc lúc nào chẳng biết. Tôi cúi đầu, lặng lẽ khóc một mình.

Bất chợt, một vòng tay bé xíu quàng quang người tôi. Tôi nhổm dậy và bắt gặp khuôn mặt ngây thơ của đứa con trai năm tuổi đang chăm chú ngước mắt lên nhìn tôi.

Tôi hoàn toàn bối rối khi nhận ra rằng thằng bé đã nhìn thấy tôi khóc. "Xin lỗi con, Ethan. Bố không biết con vẫn còn thức." Tôi không hiểu vì sao mình lại nói với con như vậy, nhưng người ta thường xin lỗi khi để người khác thấy mình khóc, mà tôi cũng không phải là một ngoại lệ. "Bố rất lấy làm tiếc. Bố không định khóc đâu. Chỉ vì, tối nay bố cảm thấy hơi buồn một chút thôi."

"Không sao đâu bố. Khóc được cũng tốt thôi, bố cũng có quyền khóc chứ!"

Ôi, con trai của tôi! Không thể nào diễn tả hết niềm hạnh phúc mà thằng bé đã mang đến cho tôi. Đứa con trai năm tuổi của tôi, vị thiên thần ngây thơ với trực giác tinh khôi và trong ngần ấy, đã ban cho tôi cái quyền được khóc. Dường như thằng bé muốn nói với tôi rằng tôi không cần phải là một người luôn mạnh mẽ và kiên cường, rằng đôi lúc tôi cũng có thể ngả lòng và bộc lộ những cảm xúc của mình.

Thằng bé rúc vào lòng tôi. Hai bố con chúng tôi ôm nhau và trò chuyện một lúc. Sau đó, tôi đưa nó về phòng và bế nó lên giường, cẩn thận đắp chăn cho nó, sau một ngày dài chấm dứt bằng một sự việc như thế, tôi đã có thể lên giường và ngủ một giấc thật ngon. Cám ơn con, con trai của bố!

(Nguồn: hoathuytinh.com)



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/Nov/2010 lúc 3:13am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Nov/2010 lúc 5:31am

 NGƯỜI BẠN QUÍ



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Nov/2010 lúc 5:34am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Nov/2010 lúc 10:04pm

TỰ THẮNG NỖI TỨC GIẬN

 
Một hôm, một vị samurai đến thu nợ của người đánh cá. Người đánh cá nói: “Tôi xin lỗi, nhưng năm vừa qua thật tệ, tôi không có đồng nào để trả ngài.” Vị samurai nổi nóng, rút kiếm ra định giết người đánh cá ngay lập tức. Rất nhanh trí, người đánh cá nói: “Tôi cũng đã học võ và sư phụ tôi khuyên không nên đánh nhau khi đang tức giận.”
Vị samurai nhìn người đánh cá một lúc, sau đó từ từ hạ kiếm xuống. “Sư phụ của ngươi rất khôn ngoan. Sư phụ của ta cũng dạy như vậy. Ðôi khi ta không kiểm soát được nỗi giận dữ của mình. Ta sẽ cho ngươi thêm một năm để trả nợ và lúc đo chỉ thiếu một xu thôi chắc chắn ta sẽ giết ngươi.”

Vị samurai trở về nhà khi đã khá muộn. Ông nhẹ nhàng đi vào nhà vì không muốn đánh thức vợ, nhưng ông ta rất bất ngờ khi thấy vợ mình và một kẻ lạ mặt mặc quần áo samurai đang ngủ trên giường. Nổi điên lên vì ghen và giận dữ, ông nâng kiếm định giết cả hai, nhưng đột nhiên lời của người đánh cá văng vẳng bên tai: “Ðừng hành động khi đang giận dữ.” Vị samurai ngừng lại, thở sâu, sau đó cố tình gây ra tiếng động lớn. Vợ ông thức dậy ngay lập tức, kẻ lạ mặt cũng vậy, hoá ra đó chính là mẹ ông.
Ông gào lên: “Chuyện này là sao vậy. Suýt nữa con đã giết cả hai người rồi!”
Vợ ông giải thích: “Vì sợ kẻ trộm lẻn vào nhà nên thiếp đã cho mẹ mặc quần áo của chàng để doạ chúng.”

Một năm sau, người đánh cá gặp lại vị samurai. “Năm vừa qua thật tuyệt vời, tôi đến để trả nợ cho ngài đây, có cả tiền lãi nữa”, người đánh cá phấn khởi nói.
“Hãy cầm lấy tiền của ngươi đi.” Vị samurai trả lời, “Ngươi đã trả nợ rồi.”
Sưu tầm
.





Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Nov/2010 lúc 10:09pm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Dec/2010 lúc 6:11am
Đôi Ðũa

image

 

Dù tự ái dân tộc có nở lớn đến thế nào đi chăng nữa, tôi cũng chẳng thể nói đũa là thứ quốc hồn quốc túy của đất nước ta. Chung quanh chúng ta, người Hoa, người Nhật, người Cao Ly... cũng dùng đũa. Nhưng đi vào nếp sống văn hóa của dân Việt Nam thì đũa có lẽ là một vị khách quý. Vơ đũa cả nắm. Ðũa mốc đòi chòi mâm son. Những câu tục ngữ đã "nâng cấp" cho đôi đũa lên hàng ẩn dụ tinh thần. Tôi vừa nhặt được trong cuốn tiểu thuyết Phố của nhà văn Chu Lai một từ Hà Nội: Bánh mì đũa cả.

 

Ðời sống tình cảm của người dân Việt trong ca dao cũng dính vào đôi đũa khá nhiều.

 

Tôi đã bảo mẹ rằng đừng

Mẹ hấm mẹ hứ mẹ bưng ngay vào

Bây giờ chồng thấp vợ cao

Như đôi đũa lệch so sao cho vừa.

 

Ðũa lệch thì nản chết. Nó gợi lên một sự so le thảm thương. Lệch nhau cũng hình dung bằng đôi đũa, bằng nhau khít khao cũng đũa một đôi.

 

Ðôi ta như đũa trong kho

Không tề, không tiện, không so cũng bằng.

 

Ðũa mốc không được nằm trên mâm son. Trèo cao quá coi không được mắt.. Phải ngang hàng với nhau, xứng hợp với nhau, con mắt mới vừa.

 

Ðôi ta là bạn thong dong

Như đôi đũa ngọc nằm trên mâm vàng

Bởi chưng thày mẹ nói ngang

Cho nên đũa ngọc, mâm vàng xa nhau.

 

Vui cũng đũa, buồn cũng đũa, trách móc cũng đũa. Ðũa dính vào cái ăn nên đũa cũng nằm dềnh dang trong đầu. Cứ nghĩ tới đôi tới cặp, người Việt chúng ta nghĩ ngay đến đũa. Nghĩ tới nữa, bàn tay cầm đũa còn mách bảo tính tình, tư cách của người cầm đũa. Có những ngón tay khéo léo tháp vào đôi đũa như ngàn đời ăn ý với nhau đẹp thùy mị như một bức tranh, có những ngón tay xuôi nhịp nhàng theo đũa chân thật như canh với cà. Nhưng cũng có những ngón tay cứng cáp dằn vặt như đanh đá hành hạ đôi đũa, có những ngón tay vụng về e dè xoay xoay lưỡng lự như ngượng nghịu với đũa. Và nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên đã vẽ ra đôi tay bối rối tập tành biết yêu như tập tành cầm đũa.

 

 

tình mới lớn, phải không em, rất mỏng?

cách tập tành nào cũng dễ hư hao

thuở đầu đời cầm đũa thấp cao

và nâng chén, dĩ nhiên, đổ vỡ

 

Chúng ta sinh ra hình như đã biết cầm đũa. Không biết thì... đói. Chúng ta cầm đũa tự nhiên, như thở. Nhưng, trong tiệm ăn, thấy tây đầm cầm đũa hẩy hẩy thức ăn lên miệng mới biết cầm đũa chẳng phải là chuyện dễ. Huống chi cầm đũa cho đẹp, cho quý phái, cho ra dòng ra giống. Nhưng cái lọng cọng của đôi đũa trong những bàn tay chuối mắn của tây đầm cộng với những đôi mắt xanh ánh lên nét hào hứng như đang tham dự vào một trò chơi thích thú thấy cũng có nét dễ thương. Cái dễ thương mà chúng ta cảm thấy một cách kẻ cả, như một đấu thủ thuộc hạng chuyên nghiệp nhìn xuống một đấu thủ mới tập tễnh ra lò. Nó như một thứ... tự hào dân tộc!

 

 

MẸ, CON GÁI VÀ ÐÔI ÐŨA

 

Thuở còn thơ bé, những ai từng được bà, được mẹ kể cho nghe câu truyện cổ tích "Cây tre trăm đốt" hẳn đều thương anh Khoai thật thà, chăm chỉ bị lão phú ông thách cưới bằng việc vào rừng tìm về cây tre trăm đốt. Cây tre ấy sẽ dùng để vót đũa cho đám cưới anh Khoai với con gái phú ông. Những đôi đũa cưới có thể đem lại niềm hạnh phúc mà cũng có thể làm mất đi giấc mơ đẹp nhất cuộc đời anh. Ông Bụt tốt bụng thương người hiền lành đã giúp anh Khoai biến giấc mơ đó thành sự thật với câu thần chú "khắc nhập, khắc xuất" diệu kỳ. Tôi vẫn tưởng tượng trong ngày đám cưới anh Khoai, những đôi đũa vót từ cây tre trăm đốt sẽ được đặt trang trọng trên mỗi mâm cơm, là minh chứng cho hạnh phúc của chàng trai nghèo khó ấy.

 

Không phải ngẫu nhiên mà đôi đũa thường được dân gian ví với hình ảnh đôi vợ chồng. Hai chiếc đũa luôn đi liền với nhau thì mới làm được điều có ích, cũng như hai vợ chồng khi đồng tâm cộng lực thì có thể cùng nhau tát cạn cả biển Ðông. Người con gái bị mẹ ép gả vào nơi không tương xứng, phải lấy người mình không yêu thương đã thốt lên lời than cay đắng:

 

"Bây giờ chồng thấp vợ cao

Như đôi đũa lệch so sao cho bằng"

 

Chuyện vợ chồng trăm năm quan trọng là thế, vậy mà có khi dân gian đánh giá không bằng chuyện một đôi đũa: "Vợ dại không hại bằng đũa vênh". Thế mới biết người dân mình cẩn trọng trong việc lựa chọn những chiếc đũa sao cho tương xứng với nhau. Rất nhiều những lời khuyên bổ ích khác được xây dựng bởi hình tượng đôi đũa như: "So bó đũa chọn cột cờ", "Vơ đũa cả nắm", "Ðũa mốc lại chòi mâm son"…

 

Bài học đầu tiên tôi được học khi ngồi trong mâm cơm là bài học về đôi đũa. Phải cầm đũa sao cho đúng, gắp được thức ăn mà không làm rơi vãi lung tung. Ngày đầu tiên được cầm đôi đũa là một ngày khá trọng đại với một đứa bé "thích làm người lớn" bởi chỉ người lớn mới đủ khéo léo để điều khiển đôi đũa thật nhanh nhẹn, nhịp nhàng. Bố tôi cầm đũa tay trái nên thường ngồi đầu nồi hoặc ngồi cách xa người bên cạnh để hai bên không chạm vào nhau. Những đôi đũa không chỉ có một loại mà bao gồm đũa để ăn cơm, đôi đũa dài cho mẹ nấu nướng, đôi đũa cả dùng để xới cơm. Ngày nay khi nhà nhà đều dùng nồi cơm điện có lẽ nhiều đứa trẻ lớn lên mà không biết về những đôi đũa cả đã từng tồn tại. Như khi xưa tôi được mẹ dặn rất kỹ rằng trước khi xới cơm thì nhúng đũa sơ qua vào nước cho khỏi dính. Xới cơm xong dùng chiếc nọ gạt cơm khỏi chiếc kia chứ không được gõ vào nhau thành tiếng bởi âm thanh ấy là dấu hiệu gọi ma đến nhà. Ðũa ăn cơm không được cắm thẳng lên trên bát bởi người ta chỉ làm thế trong đám ma. Ðứa trẻ con khi ấy là tôi nghe nói đến ma chay là khiếp vía, chẳng bao giờ dám không làm theo lời mẹ.

 

image

 

Rồi nhà tôi cũng chuyển sang dùng nồi cơm điện. Ngày gói đôi đũa cả bóng loáng nước tre, mòn vẹt cả một đầu cất vào góc sâu nhất trong chạn bát, tôi thấy trong mắt mẹ thoáng chút ưu tư. Ngày bố mẹ ra ở riêng trong gian tập thể bé xíu của cơ quan bố, hành trang hai người chỉ có một valy quần áo. Trong đó đựng luôn cả chục bát ăn cơm, chục đôi đũa con và một đôi đũa cả. Mười một đôi đũa ấy chính tay bà ngoại đã vót cho mẹ mang theo để mỗi bữa ăn còn lưu lại chút hình ảnh của quê hương. Hơn chục năm trời mẹ ngồi đầu nồi xới cơm cho cả gia đình rồi hướng dẫn các con cách xới cơm sao cho đúng mực, đôi đũa cả đầu tiên bà ngoại cho đã không còn. Nhưng đôi đũa nào cũng in dấu bàn tay mẹ, cũng là chứng nhân cho những bữa cơm gia đình đầm ấm, rộn vang tiếng chuyện trò, cười nói của các con. Cất đi một đôi đũa là gói lại trong lòng bao nhiêu kỷ niệm. Mẹ đã từng nhắc bố không bao giờ được dùng đũa cả để răn đe các con giống như nhiều gia đình khác vẫn làm. Khi con mới lớn lên, biết chơi chuyền, chơi chắt, con len lén về lấy trộm chục đũa của mẹ làm chuyền. Biết được mẹ không hề la mắng, chỉ dặn con rằng không được dùng đũa ăn cơm để nghịch bởi đôi đũa gắn với miếng ăn trong miệng, phải trân trọng giữ gìn. Vậy mà cũng chính bàn tay mẹ đã vót cho con đôi que đan đầu tiên trong đời bằng một đôi đũa mới bởi giữa thành phố thật khó tìm được đốt tre ưng ý, mà con thì sốt ruột, muốn học rồi phải được đan ngay bằng chính que đan của mình…

Nhớ những ngày hè về thăm ông nội, tôi vẫn thường ngồi xem ông vót đũa, bàn tay ông nhanh thoăn thoắt thật tài tình. Vừa vót đũa ông vừa kể chuyện ngày xửa ngày xưa mà không hề làm sai một chút. Bây giờ mỗi lần đi siêu thị, mắt hoa lên với hàng chục loại đũa không chỉ từ tre mà còn làm bằng nhựa, bằng i-nốc, bằng gỗ mun, gỗ kim giao, gỗ dừa…, không chỉ đũa Việt Nam mà còn nhập về từ các nước, tất cả đều làm bằng máy, thẳng đều tăm tắp , tôi lại nhớ về những đôi đũa mộc mạc của ông bà năm xưa. Ngày ông mất, bác cả tự tay vót đũa cắm trên bát cơm quả trứng đặt lên quan tài cho ông. Nhớ về ký ức đau buồn ấy, tôi vẫn thấy hiện lên chùm nan tre loăn xoăn của đôi đũa thấp thoáng trước tấm ảnh ông hiền hậu như đang muốn mỉm cười. Ðôi đũa gắn bó với con người khi còn sống và cũng theo con người đi về nơi an nghỉ cuối cùng.

 

Rồi mai đây trở thành người mẹ, trong bữa cơm đầu tiên con được dùng đôi đũa, tôi sẽ kể với con rằng: Con có biết xung quanh đôi đũa là bao nhiêu câu chuyện, bao nhiêu nét đặc trưng của văn hoá Việt Nam ta?...

Emtiti... bài thơ này mình xin post vào... chắc emtiti hiểu ý vì sao hén...

 

BÀI THƠ ÐÔI ÐŨA

 

Ðọc bài thơ em viết cho anh

Kể chi li em nói về đôi dép

Là vật dụng song hành thật đẹp

Anh liên tưỏng về: "Ðôi đũa" chẳng kém chi.

 

Ðôi đũa kia trông có vẻ nhu mì

Nhưng quấn quýt bên nhau, sao mà chặt thế

Dao, rĩa, môi, thìa cũng đành vị nể

Thoăn thoắt, nhịp nhàng, không thể rời mâm.

 

Sánh gắp bên nhau đôi lúc cũng âm thầm

Ðể hưởng thụ nhâm nhi cùng chén rượu

Rơi một chiếc coi như là bất hiếu

Số phận chiếc còn đành lặng lẽ nằm im.

 

Tiệc muốn ngon lại phải kiếm tìm

Một chiếc khác để giúp mình gắp tiếp

Hai chiếc cạnh nhau, luôn là thông điệp

Gánh vác hết mình cho đến lúc tàn mâm.

 

Với như ta, đôi lúc cũng còn nhầm

Chọn chồng thấp, vợ cao là khập khễnh

Khi đôi đũa kia, không bằng mà lệch

Chắc chắn đau lòng người dự tiệc khi ăn.

 

Ðôi đũa vô tri: tre, gỗ khô cằn

Nhưng khăng khít bên nhau không ganh tị

Hai chiếc đũa cùng nhau chung một ý

Bữa ăn nào cũng phải có mặt cả đôi.

 

Cùng với nhau theo ta trọn cuộc đời

Dẫu bằng: gỗ, tre, ngà,...hay bằng nhựa

Nhưng vẫn bên nhau cùng giữ gìn lời hứa

Gắn bó cả đời suốt bữa tiệc cùng mâm.

 

Hai chiếc đũa bên nhau có vẻ âm thầm

Sẽ ngừng gắp khi mất đi một chiếc

Chỉ còn một là mất đi bữa tiệc

"Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia".

 

Thân mến,

 

 

VienDzu Sưu Tầm



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Dec/2010 lúc 6:12am
IP IP Logged
Trang  of 131 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.363 seconds.