Sáng thứ hai đầu tuần (VN), mk nhận được email có vẻ.... "chuyên môn và nhức đầu" với đề tài HỆ THỐNG TIỀN TỆ MỸ.
mk chỉ đọc phớt qua (!) chủ yếu là 'lời nói đầu', phần cuối bài có nhắc đến VN, và những đề mục của bài viết . (từ từ sẽ đọc lại sau)
Có thể mốt số thành viên quan tâm
Có thể một số thành viên cần
Có thể một số thành viên... thích đọc cho biết như mk
Xin gửi lên DĐ để cả nhà cùng đọc chơi .
mk
Lần theo mê-lộ có đường hầm của Hệ Thống Tiền Tệ Mỹ |
B.S. Nguyễn Lưu Viên |
|
Lời nói đầu:
Cả năm qua báo chí Mỹ thường hay nói tới việc mất giá của đồng dollar, tới việc mắc nợ của chính phủ Mỹ, rồi hay nhắc tới Federal Reserve, và tới tên của Ông Greenspan. Tôi không có học ÉcoPo của Pháp, không có học MBA của Mỹ nên mù tịt. Nhưng vì tò mò muốn hiểu biết, nên tôi đã cố gắng tìm tòi, học hỏi đó đây. Thì mới thấy rằng vấn đề tiền tệ của Mỹ là cả một mê-lộ có đường hầm, [un vrai labyrinthe avec des souterrains] một con đường máng nhện chằng chịt mà nếu đi không có bản chỉ dẫn thì sẽ dễ bị lạc.
Rồi tôi nghĩ rằng trong số độc giả của Y Tế Nguyệt San chắc cũng có một ít bạn đọc mù tịt như tôi, nhưng không có thì giờ để nghiên cứu đó đây như tôi, nên tôi viết bài này tóm lược và giản-dị -hóa tối đa một vấn đề vô cùng phức tạp đã kéo dài theo lịch sử của Hoa-kỳ, để giúp phần nào các bạn ấy hiểu sơ sơ vấn đề về đồng dollar là một thực thể mà mình phải đối phó hằng ngày. Tôi sẽ dùng phương pháp hỏi và đáp [H & Đ] để dẫn đường quý bạn đi trên mê lộ và trong đường hầm ấy.
Tôi xin lưu ý quý bạn: Vì trong bài có vài ba cụm từ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nên tôi sẽ viết tắt các cụm từ ấy như sau: FED là Federal Reserve, CPLB là Chính phủ Liên Bang, HCQHK là Hiệp Chủng Quốc Hoa-Kỳ USA, và T.T. là Tổng Thống. |
I- Tạo ra tiền [create money] |
|
H ? Dollar là tiền chính thức của HCQHK. Vậy ở bên Mỹ cơ quan nào có quyền phát hành dollar?
Đ: Câu trả lời tự nhiên và thông thường mà cũng hợp lý là Bộ Tài Chánh của CPLB. Nhưng trên thực tế thì không hẳn như vậy. Bộ Tài Chánh của CPLB chỉ có quyền phát hành “coins” nghĩa là đúc [mint] các dồng tiền One Cent, Five Cents, One Dime, One Quarter, và một số đồng tiền One Dollar.
H ? Vậy thì cơ quan nào có quyền phát hành giấy xanh dollar?
Đ: Chỉ có Federal Reserve [FED] mới có quyền phát hành giấy xanh dollar.
H ? Tôi thấy trên giấy xanh dollar nào cũng có hình của một ông Tổng Thống Mỹ, cũng có chữ ký tên của “Treasurer of the United States”, và của “Secretary of the Treasury” mà không phải do Department of Treasury của CPLB phát hành là gì ?
Đ: Vâng, coi vậy mà không phải vậy. Trên giấy xanh dollar nào cũng có in hàng chữ “Federal Reserve Note” mà chữ note ở đây có nghĩa là “a paper acknowledging a debt and promising payment; promissory note”. Tức là tờ giấy xanh dollar nào cũng là một tờ giấy nợ.
H ? Ai nợ ai?
Đ: Chính phủ Liên Bang nợ FED.
H ? Sao lại có chuyện đó?
Đ: Số tiền CPLB cần luôn luôn nhiều hơn số tiền thuế của dân đóng góp, nên CPLB phải mượn.Mượn ai? Mượn FED là cơ quan duy nhất có quyền phát hành tiền dollar. Mượn bằng cách nào? Bằng cách cho phép Bộ Tài Chánh [The Treasury Department] in giấy nợ dưới hình thức “Federal Bonds” [là giấy IOU (I Owe You) trong đó chính phủ cam kết sẽ trả lại với tiền lời] [mà bách-phân lời (% interest) là do FED, chủ nợ, quyết định]. FED chấp nhận và in [thí dụ như một tỷ dollars $1 billion] đưa cho chính phủ. Thế là chính phủ [tức là quốc gia, là dân Mỹ] nợ FED một tỷ dollars với tiền lời. Rồi mỗi năm tiền nợ đó chồng chất lên nên đến năm 1995 số tiền nợ là $5 trillion [1 trillion là 1 ngàn tỷ] và đến ngày 16 tháng 3, năm 2006 là hơn $8,21 trillion.
H ? FED là một cơ quan của Liên Bang, vậy CPLB mà nợ FED thì có khác gì là “Tôi nợ Tôi”.
Đ: Khác, vì FED là một cơ quan mang tên là “Liên Bang” [Federal] nhưng không phải của Liên Bang. FED là một công-ty độc lập của tư-nhân [a corporation independent privately owned].
H ? Privately owned thì ai own nó?
Đ: Federal Reserve [FED] gồm có 12 cái Fed bank địa phương [twelve regional federal reserve banks] mỗi cái là sở-hữu của những nhà bank buôn bán tư thành viên của cái Fed địa phương đó. Các Fed địa phương có trụ sở ở: 1- Boston, 2-New York, 3-Philadelphia, 4-Cleveland, 5-St Louis, 6-San Francisco, 7-Richmond, 8-Atlanta, 9-Chicago, 10- Minneapolis, 11- Kansas City, và 12-Dallas.
Fed Bank của New York có đa số cổ phần [53% of shares]. Mà trong Fed bank của New York, Citibank và J.P.Morgan Chase Co. nắm đa số cổ phần. Citibank là của gia đình Rockefeller và J.P. Morgan Chase Co. là của gia đình Morgan. Hai gia đình này và gia đình Carnegie với gia đình Rothschild là thành phần quan trọng nhất của một nhóm người mà học giả Mỹ gọi là “the Robber Barons” [những Nam-tước Trộm Cắp].
H ? Nhưng trong Ban Quản Trị [Board] của FED ở Washington có Ông Tổng Trưởng Tài Chánh [the Treasury Secretary] và Ông Giám Sát Ngân Khố [the Comptroller of Treasury] là nhân viên chính phủ.
Đ: Vâng, vì vậy mà trên các giấy xanh dollar có chữ ký tên của hai ông này. Và T.T. Mỹ cũng bổ nhiệm [với sự chấp thuận của Senate] ông Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị [Chairman of The Governing Board] của FED, cho nên FED được coi như là một cơ-quan “gần như chính thức” [quasi-governmental]. Hội Đồng này gồm có 7 người, với nhiệm kỳ là 14 năm, mà Tổng Thống chỉ có quyền thay thế một người mỗi hai năm.
Như vậy, thí dụ như có một ông T.T. muốn sửa đổi FED theo ý của ông, thì trong nhiệm kỳ 4 năm của T.T., ông chỉ thay thế được có 2 người [vì ông chỉ có quyền thay thế một người mỗi 2 năm].Thôi thì cho rằng ông ấy là một ông T.T. tài ba lỗi lạc, vượt qua được những khó khăn và những chống đối mà ông đã gây ra [vì quan niệm muốn sửa đổi FED], trong hàng ngũ dân biểu và nghị sĩ của cả hai đảng, trong chính trường và trong media, để ông được đắc cử một nhiệm kỳ thứ hai, thì ông sẽ bổ nhiệm được 2 người nữa trong Governing Board (nếu được the Senate chấp thuận) thì cho đến gần cuối nhiệm kỳ 2, ông mới đưa ra được một dự luật sửa đổi, mà chưa chắc dự luật ấy sẽ có được số phiếu cần thiết ở hai viện để trở thành một đạo luật trước khi ông phải rời khỏi Nhà Trắng.
Mặt khác ban Quản Trị [Board] không kiểm soát được cả 12 Fed banks địa phương và các Fed banks địa phương phải theo chính sách của Fed Bank New York nắm đa số cổ phần. Vả lại FED kể từ khi thành lập cho tới nay, chưa bao giờ bị chính phủ “audit” [soát xét] vì năm 1975 dự luật [bill] H.R.4316 cho phép chính phủ “audit” FED, được đưa ra Congress, nhưng dự luật không qua được vì không đủ phiếu.
Hãy xem như ông Alan Greenspan đang làm giám đốc công ty [corporate director] cho J.P. Morgan, thì được T.T. Reagan bổ nhiệm năm 1987 làm Chủ Tịch của FED, giữ chức đó gần 19 năm, đến năm 2006 dưới thời T.T.George W. Bush mới về hưu. Nghĩa là đã làm Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị FED với bốn T.T.. Mà trong lúc tại chức ông không bao giờ có hợp báo, không bao giờ cho phỏng vấn, tức là không có việc hỏi han chất vấn lôi thôi.
H ? Trở lại đồng dollar. Bây giờ tôi mới biết rằng CPLB chỉ có quyền đúc coins, còn quyền phát hành giấy xanh là của FED, mà FED thì bị các nhà banks tư nắm. Vậy trong tổng số tiền của Mỹ, tỹ lệ của mỗi thứ tiền là bao nhiêu?
Đ: Tiền coin của CPLB đúc chỉ là lối một phần ngàn tổng số tiền của Mỹ, cộng với tổng số tiền giấy xanh của FED phát hành, thành ra cái được gọi là “tiền sờ thấy được” [tangible currency] chỉ có lối 10% tổng số tiền được cung cấp [American Money Supply].
H ? Sao kỳ vậy? Còn 90% kia là tiền gì ở đâu ra?
Đ: Phần 90% còn lại là tiền ma [phantom money].
H ? Tiền ma là tiền gì?
Đ: Là tiền không có thật, là tiền được tạo ra từ chỗ không có gì hết [money created from nothing], do cái trò ảo thuật cho vay [gọi là “loan”] tạo ra.
H ? Thật sự tôi không hiểu được.
Đ: Thực ra thì cũng không có gì khó hiểu cho lắm. Trò ảo thuật tạo ra tiền từ con số không [create money out of nothing] dựa trên cái gọi là “fractional reserve banking” do đao-luật tạo ra FED [Federal Reserve Act] cho phép. Theo đó thì khi mà nhà bank có trong kho của nó một số tiền X là tiền thật [hồi xưa là vàng, bây giờ là giấy xanh] được coi như là để dự trữ [reserve], thì nó có quyền phát ra 10 X [tức là có 9 X tiền ma, không có bảo đảm reserve].
Thí dụ như tôi gởi vào nhà bank trong checking account của tôi $ 10,000.00 thì nhà bank để số tiền đó trong kho của nó như reserve, và nó có quyền phát ra $100,000.00 [tức là trong đó có $ 90,000.00 là tiền ma, vì không có reserve bảo đảm]. Cũng như thế, anh B để vào bank trong saving account $ 20,000.00, thì nhà bank có quyền phát ra $200,000.00 [tức có $180,000.00 là tiền ma]. Tổng cộng nhà bank có quyền phát ra $300,000.00 mà trong đó có $270,000.00 là tiền ma. Rồi khi anh C đến mượn nhà bank $300,000.00 [để mua nhà, sửa nhà hay làm gì khác] thì nhà bank cho anh C mượn [dưới hình thức loan] $300,000.00 đó. Anh C sẽ trả cho nhà bank số tiền đó cộng với lời [x %] dưới hình thức mortgage hằng tháng, trong 15 hoặc 30 năm chẳng hạn, bằng tiền dollar thật, mà anh C có được nhờ lương của anh C, hoặc nhờ việc làm [như phòng mạch] của anh. Tức là nhà bank, nhờ cái ảo thuật của “loan” đã “create money out of nothing”. Thí dụ trên là lấy cá nhân A, B, C làm mẫu, nên chỉ nói tới tiền với con số ngàn, nếu là nhà buôn, là nhà hàng, là hãng, là cơ sở sản xuất, thì tiền phải là tới số triệu. Mà cả HCQHK có hằng bao nhiêu triệu cá nhân, nhà buôn, hãng, xưởng v.v. cần tiền và phải vay tiền của nhà bank dưới hình thức “loan” thì không có gì lạ khi thấy rằng trong tổng số tiền cung cấp cho nền kinh tế Mỹ [American money supply] năm 2005 là $9.7 trillion trong đó tiền thật [tangible currency] chỉ có $1.4 trillion, còn $8.3 trillion là tiền ma. Và sau này nguyên tắc đó cũng được áp dụng cho việc dùng credit card [Visa, Master Card, American Express v.v.] với một lãi xuất [% interest] còn cao hơn gắp bội. |
|
II- Một chút lịch sử |
|
H ? Từ đâu, tại sao, và từ hồi nào mới có cái quái thai đó?
Đ: Anh nói là “quái thai” thì cũng đúng, nhưng học giả Mỹ thường ví FED như một con “Hydra”. Theo từ-điển Hydra là một con rắn có chín đầu [trong thần thoại] hễchặt đầu này thì nó mọc đầu khác, và nó có nhiều cái vòi [tentacles] rất dài để bắt mồi từ xa. FED [con hydra dưới hình thức hiện tại] sanh ra nhờ cái Federal Reserve Act năm 1913 do Tổng Thống Woodrow Wilson ký [về sau ông hối tiếc]. Còn từ đâu và tại sao có nó, thì phải xem lại hết cái lịch sử của HCQHK vì trong dĩ vãng nó cũng đã bị chặt đầu nhiều lần, mỗi lần lại sống lại với một tên khác.
H ? Anh có thể tóm tắt cho chúng tôi biết một chút không?
Đ: Tôi sẽ cố gắng tóm lược tối đa một câu chuyện dài mấy thế kỷ và chiếm vài trăm trang trong mỗi quển sách nói đến chuyện ấy mà tôi có dịp đọc.
Ở Trung học chúng ta học trong sách rằng HCQHK hồi xưa là 13 thuộc địa của Anh quốc. Đến năm 1774, để phản đối việc mẫu quốc Anh đánh thuế vào trà [tea tax] một buổi tiệc trà được tổ chức ở Boston [Boston Tea Party]. Trong dịp đó một số người Mỹ giả làm người Da-đỏ nhảy lên tàu chở trà và vất các thùng trà xuống biển. Bị chính quyền cai trị đàn áp, những đoàn dân quân được thành lập để chống trả lại, và ông Benjamin Franklin triệu tập một Hội Nghị gọi là Congress ở Philadelphia để đưa ra “Bản Tuyên Ngôn Quyền Của Người Mỹ Có Đóng Thuế” [Delaration des Droits du Contribuable Americain] năm 1774. Sau đó, với sự chiến thắng của đoàn dân quân của M***achusetts, Congress cho ra Bản Tuyên Ngôn Độc Lâp [Déclaration d’Indépendance ngày 4 thánh 7, năm 1776]. Rồi dưới sự chỉ huy của Tướng George Washington, quân Mỹ đánh thắng quân Anh dưới quyền Tướng Cornallis ở Georgetown năm 1781, và theo Hòa Ước Versailles năm 1785 Anh quốc công nhận cho HCQHK độc lập.
Nhưng sau này một số học giả, sau khi đọc kỹ lại những tác phẩm của chính ông Benjamin Franklin viết hồi thời ấy, mới thấy là sự thật phức tạp hơn nhiều.
1-Vì không có tiền vàng hay bạc, nên kể từ năm 1691, các thuộc địa của Anh trên đất Mỹ phát hành tiền giấy gọi là “Colonial Scrip” để trả lương cho công chức và để cho dân xài trong việc mua bán trao đổi hàng hóa trả tiền công v.v. mà người chủ nhà in lại chính là ông Benjamin Franklin, người làm việc cho dân, vì dân, không tìm cái lời cái lợi trong việc in giấy bạc nên chỉ phát hành đúng theo nhu cầu, cần bao nhiêu thì phát hành bấy nhiêu, nên không cần lấy thuế của dân để chính phủ có tiền, mà không tạo ra sự lạm phát [inflation] hay sự kém phát [deflation] nên giá vật và giá công [product and service] vẫn được đều hòa và thăng bằng. Nhờ vậy mà các thuộc địa trở nên rất phồn thịnh, không có thất nghiệp, không có ăn mày, trong lúc ở London của mẫu quốc ngoài đường có đầy ăn mày và người đi lang thang lêu lổng [The streets are covered with beggars and tramps]. Thì các chủ nhà bank Anh [the British bankers] lobby triều đình, nên năm 1751, vua George II ra lệnh cấm các thuộc địa phát hành tiền giấy, mà phải dùng tiền “coins” của mẫu quốc [do các nhà bank Anh đã hợp thành một thể dưới tên là Bank of England phát hành]. Vua George III kế vị vua cha từ năm 1752 giữ nguyên lệnh ấy. Thì các thuộc địa bị ảnh hưởng tai hại. Vì thiếu tiền coins [do mẫu quốc siết để tạo sự kém phát (deflation)], người làm ruộng hay trồng tỉa không có đủ tiền mướn người làm nên lúa không ai gặt, trái không ai hái. Người có hãng xưởng không đủ tiền mướn thợ, hàng hóa không được sản xuất. Cả dân trong một vùng đất rộng lớn của 13 thuộc địa bị nghèo đói không gia đình nào không bị ảnh hưởng, nên họ đứng lên chống đối chính quyền và đó là nguyên do sâu xa của cuộc Cách Mạng Mỹ năm 1774. Cái ”Boston Tea Party” chỉ là giọt nước làm tràn cái bình.
2- Việc đầu tiên Congress làm là phát hành tiền giấy được gọi là “the Continental” dưới hình thức IOU [I owe you]. Nghĩa là giấy nợ mà Chính phủ Cách Mạng cam kết sẽ trả lại bằng tiền coins [vàng hay bạc] sau này. Lối chừng 200 triệu dollars dưới hình thức “continental scrip” được phát hành để chi phí cho cuộc chiến giành độc lập. Thì mẫu quốc phản ứng bằng cách in tiền giả để đổ ào ạt vào thị trường các thuộc địa, gây ra môt cuộc đại-lạm-phát, làm cho đến ngày độc lập tiền “the Continental” hầu như không còn giá trị gì hết. Thế là mẫu quốc thua trên chiến trường, nhưng thắng trên mặt trận kinh tế [dính liền với tài chánh].
3- Vì thấy tiền Continental gần như không còn giá trị, nên các nhà “Quốc Phụ Lập Quốc [the Founding Fathers], không còn tin tưởng nơi giấy bạc, nên trong Hiến Pháp được viết ra, các ngài không nói tới tiền giấy mà ghi rằng Congress có quyền “coin money” [thay vì “create money”] và có quyền vay tiền dựa trên uy tín của chính phủ [“and to borrow money on the credit of the United States]. Thì các nhà bank của mẫu quốc Anh cũ, là các ngân hàng Anh quốc tư nhân; xâm nhập vào HCQHK tạo dựng US Bank theo mẫu của England Bank. Mà England Bank từ thời thành lập cho đến ngày hôm nay là do các nhóm tài phiệt tư nhân gốc gác Hòa Lan [Amsterdam] nắm và chính các nhóm này xâm nhập vào hệ thống US Bank, khai thác lỗ hở to tát đó [the enormous loophole] mà nói rằng chiếu theo Hiến Pháp chính phủ chỉ có quyền phát hành coins, và nhà bank có quyền phát hành tiền giấy. Vì tiền coins thì cồng kềnh và quá nặng khi cần tới nhiều, nên nhà bank in giấy cam kết sẽ trả lại đúng số coins [bằng vàng hay bạc] ghi trên giấy, thì dân chấp nhận coi những giấy ấy như là tiền.
4- Rồi với thời gian qua, các nhà bank để ý rằng rất ít người trở lại nhà bank để đòi lấy lại đồng tiền coins. Trung bình hằng năm chỉ có độ 10% người làm việc đó, còn 90% người còn lại thì không bao giờ thấy đến đòi lấy lại tiền coins. Thì nhà bank nghĩ rằng mình có thể phát hành thêm 90% nữa mà không sao. Đó là nguồn gốc của cái gọi là “fractional reserve” dẫn tới việc phát hành tiền ma.
5- Tổng Thống Thomas Jefferson (1801-1809) vị T.T. thứ ba của Mỹ thấy cái nguy hại cho đất nước và gọi liên đoàn các nhà bank [the banking cartel] là ”một con quái vật ăn thịt ngưởi có cái đầu của con hydra” và Ông nói rằng “Nếu dân Mỹ để cho nhà bank kiểm soát việc phát hành tiền tệ của mình, thì trước hết bằng sự lạm phát [inflation] rồi bằng sự kém phát [deflation] các nhà bank và các công ty [corporations] sẽ phát triển và tước đoạt hết tài sản của dân, thì con cháu chúng ta sẽ thức dậy vô gia cư, trên cái lục địa mà cha mẹ của chúng đã chiếm được”. Nên năm 1811 Congress không chấp nhận tái ban cho đặc quyền [renew the charter] cho First U.S.Bank. Thì chiến tranh với Anh quốc [the War of 1812] bùng nổ. Chiến tranh đưa quốc gia đến sự lạm phát [inflation] và nợ nần [debt]. Vì những lý do đó, Tổng Thống James Madison (1809-1817), vị T.T. thứ tư của Mỹ, phải ký một đặc quyền 20 năm [a twenty year charter] cho Second Bank of The United States vào năm 1816.
6- Tổng Thống Andrew Jacksaon (1829-1837), vị T.T. thứ 7 của Mỹ, veto dự luật của Congress cho phép tiếp tục ban đặc quyền cho Second Bank of the United States. Trong bản veto ông viết: ”Không có cái gì nguy hại cho sự tự do và độc lập của chúng ta hơn là khi mà hệ thống nhà bank nằm trong tay của người ngoại quốc. Kiểm soát tiền tệ của chúng ta, lấy tiền của dân ta, và bắt giữ cả ngàn công dân của chúng ta phải lệ thuộc, thì còn đáng sợ hơn và nguy hiểm hơn là một thủy binh hay một quân đội của địch”.
Nhưng ông cũng biết cái veto chỉ là bước đầu của cuộc chiến với nhà bank nên ông nói: “Con hydra của sự đồi bại mới bị chận lại chớ chưa chết”. Ông ra lệnh cho ông Tổng Trưởng Tài Chánh [Treasury Secretary] mới của ông, chuyển hết tiền deposits của chính phủ từ Second US Bank qua các nhà bank của Tiểu Bang [state banks] thì ông này từ chối không làm. Ông T.T. cách chức ông ấy, và bổ nhiệm một người khác, ông này cũng từ chối không làm thì T.T. Jackson bổ nhiệm người thứ ba, ông này thi hành lệnh nên T.T. Jackson vui mừng mà nói: “Tôi đã trói được con quái vật rồi”. Nhưng ông chủ nhà Bank, lobby được Senate không chấp thuận người được Tổng Thống bổ nhiệm và gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế với việc siết chặt sự cung cấp tiền, để tạo ra một sự kém phát [deflation] bằng cách hồi [call in] các “loan” cũ, không cho thêm “loan” mới, nên một sự hoảng hốt tài chánh [a financial panic] xảy ra trong dân chúng, thì báo chí lại đổ tội vào đầu Tổng Thống Jackson. Nhưng may thay ông Governor của Pennsylvania [là nơi có trụ sở của nhà bank] xuất hiện để ủng hộ T.T. Jackson và phê bình nhà bank rất gắt gao và kế hoạch làm lũng đoạn kinh tế của nhà bank bị phơi bày trước công chúng.
Cho nên đến tháng 4, năm 1834 Hạ Viện [House of Representatives] với 134 phiếu thuận và 82 phiếu chống, đã hủy bỏ việc tái ban đặc quyền [rechartering] cho Second U.S.Bank. Đến tháng 1, năm 1835 thì T.T. Jackson trả được hết các nợ của chính phủ. Rồi ngày 30 tháng 1, năm 1835, khi T.T. Jackson đến Capitol để dự tang lễ của Dân biểu Warren R. Davis của South Carolina thì ông bị mưu sát bởi một tên thợ sơn “điên”(?) núp trong rotunda cách ông có sáu feet bắn hai phát đều trật. Nhưng sau khi T.T. Jackson đóng cửa nhà bank trung ương [Central Bank] thì tiền giấy được dùng là những banknotes của các nhà banks tư của các Tiểu Bang, hứa sẽ trả lại bằng vàng hay bạc chớ không phải là tiền của quốc gia [national currency].
7- Sau T.T. Jackson, ông tổng thống dám đánh con hydra tiền tệ là T.T. Abraham Lincoln (1861-1865), vị T.T. thứ 16 của Mỹ. Liền sau khi ông đắc cử và trước khi ông nhậm chức thì Nội Chiến Nam-Bắc [The Civil War] bùng nổ (1860) vì vấn đề “Nô-lệ” [Slavery]. Các nhà bank của vùng Đông [tức là thuộc về Union] đề nghị cho chính phủ vay $150 triệu với bách phân lời quá nặng từ 24 tới 26%. T.T. Lincoln từ chối và quyết định chính phủ sẽ in tiền lấy. Tiền in ra có tên chính thức là “United Note’ nhưng dân chúng quen gọi là “Greenback” vì phía sau in bằng mực màu xanh lá cây. Tiền được quan niệm không phải là một giấy nợ [IOU] với cam kết trả lại bằng vàng hay bạc, mà là một tờ giấy chứng nhận công lao cho xã hội. Công lao sản xuất [product] từ lúa gạo, trái cây cho tới vải sồ và vật dụng, công lao dịch vụ [service] từ thợ, cai, đến giám đốc, công lao bảo vệ an ninh trật tự, và gìn giữ đất nước, từ lính cảnh sát đến lính và quan trong quân đội, công lao điều khiển bộ máy cai trị, từ thơ ký đến giam đốc đến nguyên thủ quốc gia. Lãnh lương là lãnh giấy chứng nhận công lao, để mua thức ăn đồ dùng là trao giấy chứng nhận công lao của mình để nhận lấy món hàng được sản xuất với công lao tương đương của người bán.
Vì tiền được in ra vừa đúng nhu cầu của dân, cho dân, và vì dân, chớ không phải cho hay vì tư lợi nào hết, cũng như hồi thời ông Benjamin Franklin lúc Hoa kỳ còn là 13 thuôc địa phồn thịnh, nên trong có bốn năm tại chức mà ngoài việc chiến thắng loạn Miền Nam được Anh giúp tiền, và việc giải phóng bốn triệu người nô lệ, T.T. Lincoln đã thực hiện cho nước Mỹ những công tác vĩ đại như: xây dựng và võ trang một quân đội lớn nhất thế giới lúc bấy giờ, biến Hoa Kỳ thành một nước kỹ nghệ khổng lồ [industrial giant], kỹ nghệ thép [steel industry] được thành lập, một hệ thống hỏa xa xuyên lục địa được xây dựng, Bộ Canh Nông được thành lập để thúc đẩy việc chế tạo máy và dụng cụ làm ruộng rẻ tiền, một hệ thống đại học miễn phí được thành lập nhờ Land Grant College System, lập lên những bộ máy hành chánh cho các vùng Miền Tây, tăng mức sản xuất lao động [labor productivity] lên từ 50 đến 75 %. Tất cả những việc ấy thực hiện được là nhờ có một việc rất giản dị là chính chính phủ phát hành tiền. Tức là cái đầu của con hydra tiền tệ đã bị T.T. Lincoln chặt. Nhưng đến ngày 14 tháng 4, năm 1865, thì một kịch sĩ tên là John Wilkes Booth ám sát T.T. Lincoln trong lúc ông đang xem tuồng hát Our American Cousin trong rạp hát Ford’s Theatre ở Washington. Thế là con hydra lại có cơ mọc đầu lại. Và đầu nó mọc lại thật, vì dân vẫn thích có tiền vàng nên tiền greenback mất giá dần dần đối với đồng tiền dollar vàng. Thì các nhà bank phát hành banknotes bảo đảm trả lại bằng vàng. Dân chúng tin nên dùng những banknotes đó như tiền thật, cho tới năm 1913 thì một con hydra mới xuất hiện nhờ luật Federal Reserve Act 1913. |
|
III- Tân hydra chào đời |
|
H- : Tai sao có Luật đó?
Đ: Vì năm 1907 xảy ra một cuộc “Kinh Khủmg Tài Chánh” [a Financial Panic] nên năm 1908 T.T.Theodore Roosevelt (1901-1909), vị T.T. thứ 26 của Mỹ, cho thành lập cái National Monetary Commission để chỉnh đốn vấn đề tài chánh. Chủ tịch của Commission đó là ông Nghị Sĩ Nelson Aldrich [bên ngoại của David Rockefeller Sr.]. Ông Aldrich dẫn cả commission đi tour sang Âu Châu để nghiên cứu trong vòng hai năm. Rồi khi trở về, ông lập lên, một cách hoàn toàn bí mật, một nhóm bị gọi là “The First Name Club”. Vì cấm triệt để không được nhắc tới Last Name để cho đầy tớ và người làm, dù có nghe trộm được cũng không biết là ai, để nói lại cho người ngoài và báo chí biết là có những ai. Nhóm đó gồm có một số người được chọn lọc rất cẩn thận trong giới tài chánh và ngân hàng. Trong số đó, người sẽ đóng vai quan trọng nhất là ông Paul Warburg (1868-1932) người gốc Đức di cư sang Mỹ năm 1904, được quốc tịch Mỹ năm 1911, và là thành viên của ngân hàng Kuhn, Loeb and Company Bankers ở New York [thuộc vào tài sản của Rothschild].
“First Name Club” được triệu tâp đến một hòn đảo nhỏ bé, riêng biệt, và vắng vẻ có tên là đảo Jekyll Island, ở Georgia, họp trong chín ngày liên tiếp, để viết một dự luật cải tổ hệ thống nhà bank và luật pháp tiền tệ [the banking and currency legislation] sẽ trình cho Congress.
H ? Trong dự luật có cái gì là đặc biệt?
Đ: Có rất nhiều cái đặc biệt. Trước hết là cái tên: vì dân đã quá ghét. Nên phải tránh cho kỳ được cụm từ “Central Bank “ rồi phải làm sao cho dân tưởng rằng cơ quan này là của chính phủ, do nhân viên chính phủ điều khiển vì vậy mà có danh từ “Federal” và “Reserve“ [chứ không phải là Central Bank] và có Governing Board mà ông chủ tịch là do T.T. bổ nhiệm, và trong đó có hai nhân viên chính phủ, mà trong thực tế thì Governing Board không có điều khiển được chính sách của cơ quan. Rồi phải dùng những danh từ mờ ám khó hiểu để che giấu thực ý: như trong Lời Mở Đầu [Preamble] của dự luật nói: Mục đích của luật là để cho FED có thể “cung cấp một thứ tiền co dãn” [to furnish an elastic currency] nghĩa là gì?
Trong thực tế nghĩa là tiền mà nhà bank đã có thì nhà bank có thể, tùy nghi, thổi phồng lên. Rồi như danh từ “tái chiết khấu “[rediscounting] nghĩa là gì? Trong thực tế nghĩa là: một kỹ thuật cho phép nhà bank dùng để tăng gia tiền hiện có trong quỹ của nó, bằng cách cho vay thêm mà không cần chờ cho tới khi các loan trước hết hạn. Kết quả là Luật cho phép một nhà bank trung ương tư [a private central bank] tạo ra tiền từ chỗ không có gì hết [create money out of nothing] rồi cho chính phủ vay số tiền đó để lấy lời và kiểm soát sự cung cấp tiền cho quốc gia bằng cách bơm phồng nó lên hay hút bớt nó xuống tùy theo ý muốn [control the national money supply, expanding or contracting it at will.]
H ? Thế mà không có ông Nghị sĩ hay Dân biểu nào thấy sao?
Đ: Có chớ. Một số thấy và la làng lên. Như ở Hạ Viện, Dân Biểu Charles Lindbergh Sr. [bố của phi công trứ danh Lindbergh] nói: ”Luật tạo ra FED là một cái tội pháp luật tệ hại nhất của mọi thời đại. Hệ thống tài chánh đã bị lật lại cho một nhóm người chỉ có biết lợi dụng Hệ thống là của tư nhân, được hướng dẫn về muc tiêu duy nhất là lấy cho được những cái lợi tối đa từ việc xử dụng tiền của người khác“.
Và cũng còn một số dân biểu và nghị sĩ khác nữa la làng lên nhưng họ không đủ để đánh bại số dân biểu và nghị sĩ đã bị mua chuộc, đúng như lời của một người trong nhóm Rothschild ở London nói với một hội viên của nhà bank ở New York ngày 25 tháng 6, năm 1863 rằng: “Số nhỏ người hiểu cái hệ thống là gì, thì, hoặc là vì thấy có lợi cho mình, hoặc là vì đã tùy thuộc vào những ân huệ đang được hưởng, nên sẽ không có sự chống đối từ những hạng người đó. Còn nhóm đa số người không có đủ trí khôn để hiểu, thì sẽ chịu cái gánh nặng mà không than phiền”.
Bởi vậy cho nên ngày 18 tháng 9, năm1913, dự luật được Hạ Viện chấp thuận với 287 phiếu thuận và 85 phiếu chống, rồi lên Thượng Viện thì ngày 19 tháng12, năm 1913, dự luật được chấp thuận với nhiều sửa đổi bằng 54 phiếu thuận và 34 phiếu chống. Đến đây lại có một việc lạ nhất chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử của HCQHK, là trong cái bản văn của dự luật ở Hạ Viện có cho tới 40 điểm mà Thượng Viên không đồng ý nên đã sửa lại. Thì sau khi Thượng Viên biểu quyết, hai viện phải ngồi chung lại để sửa lại sao cho cả hai bên đều đồng ý. Thế mà việc đó được thực hiện chỉ có trong một weelend. Cho nên ngày Thứ Hai 22 tháng12, năm 1913 dự luật được biểu quyết ở Hạ Viện với 282 phiếu thuận và 60 phiếu chống, rồi cùng ngày, sang Thượng Viện được chấp thuận luôn với 43 phiếu thuận và 23 phiếu chống. Và T.T. Woodrow Wilson (1913-1921), vị T.T. thứ 28 của Mỹ, ký thành Luật ngày hôm sau Thứ Ba 23 tháng 12, năm 1913.
Tất cả những việc ấy xảy ra một cách hết sức mau lẹ và trái ngược với tục lệ và truyền thống của Quốc Hội và của Chính phủ Mỹ là không bao giờ Lập Pháp Congress [Thượng và Hạ Viện] thảo luận và biểu quyết một Dự Luật vào lúc gần Noel, để cho Congress “recess” [thường thường là kể từ 15, 17 Dec.] và các Nghị Sĩ và Dân Biểu về quê của mình ăn mừng Christmas và New Year, và không bao giờ Hành Pháp [Chính phủ] ký một Đạo Luật vào Noel để cho T.T. về nhà riêng hay “ranch” của mình ăn mừng Christmas và New Year. Thế mà kỳ này Thượng Viện hợp lại, thảo luận, và biểu quyết ngày Thứ Sáu 19 Dec. Rồi cả hai viện làm việc với nhau weekend 20-21 Dec, để ngày Thứ Hai 22 Dec cả hai viện, hợp lại, thảo luận và biểu quyết dự luật, và ngày Thứ Ba 23 Dec, T.T. ký thành Luật.
Dân Biểu Lindbergh nói ở Hạ Viện: “Dự luật này thành lâp cái “trust” khổng lồ nhất trên thế giới. Khi mà T.T. ký cái dự luật này (thành Luật), thì cái chính phủ vô hình của Mãnh Lực Tiền Tệ sẽ được hợp-pháp-hóa. Dân chúng có thể không biết chuyện đó ngay, nhưng mà rồi sự biết được chuyện chỉ được dời lại vài năm sau mà thôi”. Trong lúc đó thì báo chí [đã ở trong tay của “Mãnh Lưc Tiền Tệ”] thì ca tụng hết lời. Báo New York Times viết bằng chữ lớn ở trang đầu: “Tổng Thống Wilson ký Dự Luật Tiền Tệ Sự phồn thịnh được tự do và sẽ giúp mọi giai cấp.".
H ? Thế là con hydra được khai sanh là đứa con hợp pháp của HCQHK để lớn lên với đất nước?
Đ: Hay đúng hơn thì phải nói “để lớn lên với đứa em song thai”.
H ? Nói gì lạ vây, đứa em song thai nào?
Đ: Khi nhóm của Nghị Sĩ Nelson Aldrich có ông Paul Warburg chuẩn bị viết dự luật FED để trình cho Congress, họ đã tiên đoán rằng với sự áp dụng luật này thì CPLB sẽ mắc nợ FED càng ngày càng nhiều nên phải tìm cách làm sao cho phép chính phủ đánh thuế vào dân để có tiền trả nợ cho FED. Thì họ kèm theo dự luật FED một Tu-Chỉnh Hiến Pháp [là the Sixteenth Amendment] cho phép CPLB đánh thuế income tax vào dân. Lúc ấy bản văn của Tu-Chỉnh chỉ có một trang giấy và nguyên Bộ Luật về thuế má chỉ có14 trang mà bây giờ thì nó dày đến 17,000 trang, cũng như nợ của chính phủ do FED gây ra lớn lên từ số không cho tới bây giờ là $8.5 trillion.
H ? Bộ trước đó dân không phải đóng income tax cho CPLB sao?
Đ: Không, trước 1913, dân chỉ đóng thuế income cho Tiểu Bang của mình mà thôi.
H ? Đã được hợp-pháp-hóa rồi, con hydra còn phá phách gì nữa không?
Đ: Nói là phá phách thì không hẳn là phá phách, nhưng khi được hợp-pháp-hóa rồi thì FED hoạt động tích cực hơn, nên gây tai nạn cho dân.
H ? Tai nạn gì?
Đ: Cuộc Đại Khủng Hoảng [The Great Depression] năm 1930.
H ? Bằng cách nào?
Đ: Bằng cách tạo ra tiền “out of nothing” qua trò ảo thuật “loan”. Để khuyến khích dân vay tiền, nên FED hạ thấp bách phân lời [% interest] thì dân ùn ùn vay loan và loan để có tiền tiêu xài thả ga. Thì nhà bank thảy vào nền kinh tế quốc gia một số tiền khổng lồ, tạo ra một cuộc lạm phát [inflation]. Rồi nói là để kềm hãm sự lạm phát, thì lại siết chặt việc cung cấp tiền, thu hồi các loan đã phát ra, không cho vay loan mới, thì dân thiếu nợ phải vội vàng bán nhà cửa ruộng đất để trả nợ, nên những người có liên hệ với “Mãnh Lực Tiền Tệ [Monetary Power] có tiền mua những bất động sản ấy với giá rẻ mạt. Còn con cháu những người thiếu nợ thì trở nên vô gia cư, vô nghề nghiệp, đi lang thang thất thểu ngoài đường như hồi Mỹ còn là 13 thuộc địa dưới thời các vua George II và vua George III, trước ngày Cách Mạng Mỹ [American Revolution] năm 1774. Nhưng nhờ chính sách “New Deal” của T.T. Franklin D.Roosevelt (1933-1945), vị T.T. thứ 32 của Mỹ, và việc lập lên cái FDIC [Federal Deposit Insurance Corporation] mà tình thế trở lại yên ổn. Giáo sư Milton Friedman, Nobel Prize về kinh tế, viết: “Nhất định là FED đã gây ra cuộc Đại Khủng Hoảng vì thu rút lại một phần ba [1/3] số tiền đang lưu hành từ năm 1929 tới năm 1930”.
Còn ông Louis T. McFadden, Chủ tịch The House Banking and Currency Commttee, thì nói: “Cuộc khủng hoảng không phải là bất ngờ ngẫu nhiên mà là một việc được trù liệu rất cẩn thận.… Những chủ nhà bank quốc tế tìm cách đem đến đây sự thất vọng để rồi họ có thể trở thành những kẻ ra lệnh cho tất cả chúng ta”.
H ? Thế rồi kể từ đó không có ông T.T. nào dám đụng tới FED nữa?
Đ: Có chớ, T.T. John F. Kennedy, (1961-1963), vị T.T. thứ 35 của Mỹ. Ngày 4 tháng 6, năm 1963, T.T. Kennedy ký một Hành Pháp Lệnh [an Executive Order số 11110] cho phép CPLB phát hành tiền mà không phải qua FED bằng cách cho phép Bộ Tài Chánh, The Treasury, phát hành những giấy chứng nhận bạc đối với mọi thoi bạc, bạc, hay là mọi dollar dựa trên bản vị bạc của Bộ [the power to issue silver certificates against any silver bullion, silver or standard silver dollars in the Treasury]. Nghĩa là một khi Bộ Tài Chánh có trong kho một ounce bạc nào, thì Bộ có quyền phát hành ra một giấy bạc để lưu hành trong nền kinh tế. Như vậy T.T.Kennedy đã tung ra $4.3 tỷ dollars cho lưu hành. Thì FED bank của New York sẽ phá sản, vì dân chúng biết rằng các giấy chứng nhận bạc [silver certificates] của Chính phủ được bạc yểm trợ [backed by silver], chứ giấy bạc của FED [Federal Reserve Notes] không có cái gì yểm trợ hết. Lệnh số 11110 nói trên còn giúp chính phủ trả hết nợ của mình mà không phải qua FED để trả tiền lời, do FED tạo ra tiền out of nothing. Tức là trên thực tế, Lệnh số 11110 cho CPLB quyền tạo ra tiền của mình có bạc yểm trợ, đúng theo Điều I, Phần 8 của Hiến Pháp Hoa Kỳ. Năm tháng sau, ngày 22 tháng 11, năm1963, T.T.Kennedy bị tên Lee Harvey Oswald ám sát và hai ngày sau tên này bị Jack Ruby (Rubenstein) giết chết trong Dallas Police Station.
H ? Như thế thì phải chăng là một nhóm tài phiệt cai trị xứ này vì người ta hay nói: “Ai nắm được tiền là nắm được quyền” phải không?
Đ: Tôi không dám trả lời là phải hay là không [yes or no] vì tôi không đọc được sách nào nói rõ là đã có một tòa án nào kết án một người nào trong giới Mãnh Lực Tiền Tệ [the Monetary Power] hay một vị nào trong nhóm những Nam Tước Trộm Cắp [the Robber Barons] về tội dùng tiền của mình mua được quyền thế. Cho nên tôi xin để cho quý bạn đọc mỗi người kết luận theo ý kiến của mình.
Tôi chỉ xin phép nhắc lại lời nói của ông Nathan Rothschild hồi năm 1838: “Để cho tôi phát hành và kiểm soát tiền của một quốc gia, thì tôi cóc cần biết ai viết luật pháp”, và tôi cũng xin phép nhắc lại số phận của những vị Tổng Thống đã có gan dám chặt đầu con hydra tiền tệ: T.T.Andrew Jackson bị mưu sát, T.T.Abraham Lincoln và T.T.John F.Kennedy bị ám sát. |
|
Tài liệu được tham khảo |
|
The Web of Debt by Ellen Hodgson Brown, nxb Third Millennium, Baton Rouge, 2007
http://www.webofdebt.com.
The Secrets of the Federal Reserve by Eustace Mullins, nxb Bankers Research Institute Staunton, 1993.
Modern Money Mechanics published by the Federal Reserve Bank of Chicago, now out of print: http://landru.i-link-2.net
The Federal Reserve is a privately owned corporation by Thomas D. Schauf. 11-28-98 in http://www.apfn.org |
|
B.S. Nguyễn Lưu Viên |
|
Hydra tiền tệ trên trường quốc tế |
B.S.Nguyễn Lưu Viên |
|
Lời nói đầu: Trong bài “Lần theo mê-lộ có đường hầm của Hệ Thống Tiền Tệ Mỹ”, chúng ta đã thấy con hydra tiền tệ Mỹ có tên là Federal Reserve [FED]hoạt động như thế nào trên đất Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ[HCQHK]. Hôm nay chúng ta sẽ cố gắng tìm xem có con Hydra tiền tệ nào hoạt động như thế trên trường quốc tế hay không? |
|
Nhắc lại một sự kiện lịch sử: |
|
Ngày 18 tháng 6, năm 1815, cuộc chiến tại Waterloo đang diễn tiến, ông Nathan Rothschild, lúc đó đang là một trong số những chủ ngân hàng lớn nhất của London, nắm được tin Hoàng Đế Napoléon sẽ đại bại trước nhà cầm quyền Anh 24 tiếng đồng hồ. Ông Rothschild liền tung tin nói rằng Napoléon sẽ đại thắng. Giá cổ phiếu trên toàn bộ thị trường chứng khoán lập tức tuột xuống tận dáy. Thì ông Nathan Rothschild liền tay mua gom, vét hết các cổ phiếu với giá rẻ mạt. Cuối cùng khi chiến thắng của Tướng Wellington được lan truyền khắp thủ đô London thì giá các cổ phiếu lại tăng vọt lên. Thì trong vài giờ, ông Nathan Rothschild lại tung các cổ phiếu này bán lại, và thu được những khoản chênh lệch kếch xù.
Đó là chuyện thời xưa. Bây giờ chúng ta hãy xem xét chuyện thời nay. |
|
Thỏa Hiệp Bretton Woods. [The Bretton Woods Accords] |
Báo chí thường hay nhắc tới cụm từ Bretton Woods. Vậy nó là gì, ở đâu? Tra từ-điển Webster mới biết đó là tên của một nơi nghỉ mát [resort] trong núi White Mountains ở tiểu bang New Hampshire. Xem bản đồ tiểu bang mới thấy nó nhỏ xíu nằm trên đường 320 ở giữa hai thành phố nhỏ Twin Mountain và Crawford House. Thế mà năm 1944, trước khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt năm 1945, nó được chọn [theo ý của ông David Rockefeller] làm địa điểm hội họp cho một Hội Nghị Quốc Tế về Tiền Tệ. Hai người đóng vai chánh trong Hội Nghị là kinh tế gia Anh danh tiếng quốc tế John Maynard Keynes và Thứ Trưởng Tài Chánh Mỹ Harry Dexter White.
Hội nghị đưa đến một thỏa hiệp được gọi là Thỏa Hiệp Bretton Woods [the Bretton Woods Accords]. Theo Thỏa Hiệp này thì bản-vị vàng [the gold standard] vẫn được giữ và được đồng dollar yểm trợ [backed by the US dollar] vì đồng dollar được coi là “tốt như vàng” [as good as gold] và Mỹ cam kết sự có thể đổi [convertibility] đồng dollar ra vàng theo giá $35.00 dollars một ounce vàng. Bản vị vàng của Bretton Woods [the Bretton Woods gold standard] “chạy đều” được một thời gian, vì ít có nước nào đổi dollars của mình ra vàng, và người ta còn tin tưởng nơi khả năng trả được [solvency] của Hoa Kỳ.
Nhưng kể từ năm 1965, chiến tranh ViệtNam đã kéo nước Mỹ vào vòng xoắn của nợ nần [the spiral of debt] thì T.T. De Gaulle của Pháp, nhận thấy Mỹ tiêu xài quá cái mức vàng được dự trữ, nên đòi Mỹ phải trả lại cho Pháp số vàng tương đương với $300 triệu dollars mà Pháp đang có. Mỹ làm đúng theo lời yêu cầu của De Gaulle. Nhưng kho dự trữ vàng của Mỹ bị “xẹp” đến nỗi mà năm 1971, T.T.Nixon phải rút dollar ra khỏi bản-vị vàng [took the dollar off the gold standard] và hủy bỏ luôn việc đổi dollar ra vàng. Thì các ngân hàng tư nhân và FED lại có dịp dở lại cái trò ảo thuật “loan” để “create money out of nothing”.
Rồi lại thêm một trò ảo thuật mới nữa được gọi là “short selling” là một thứ “mượn đầu heo nấu cháo” dựa trên hai nguyên tắc căn bản của “Kinh Tế Thị Trường” là:
1- Luật cung cầu: Hễ cung [offre] mà nhiều hơn cầu [demande] thì giá hàng xuống, và hễ cung mà ít hơn cầu thì giá hàng tăng lên.
2- mục đích hoạt động của một công ty là làm sao cho có lợi có lời cho người có cổ phần [shareholder] và ý muốn của người [hay của nhóm người] nắm đa số cổ phần là “ý muốn của vua” giám đốc công ty phải tuân theo.
Và đây là lối hành động của “short selling”. Thí dụ như tôi đã nghiên cứu và khám phá ra được một lối chế tạo một món hàng mà tôi cho rằng sẽ được dân chúng thích, thì tôi phải dựng lên một công ty để sản xuất món hàng đó; nhưng vì không có đủ tiền nên tôi phải kêu gọi người ngoài hùn vốn bằng cách “bán cổ phần”, thí dụ như tung ra một triệu cổ phần, mỗi cổ phần giá là $50.00 dollars. Nhờ có nhiều người hưởng ứng vì thấy món hàng tốt sẽ được dân mua dùng, nên người thì mua vài chục, kẻ thì mua vài trăm, có khi một mhóm kinh doanh mua vài ngàn cổ phần. Nên tôi có được 50 triệu dollars để dựng lên “Công ty V” có nhà máy sản xuất, có cơ sở giao dịch, có văn phòng, v.v.. Nhờ hàng tốt dân chúng thích, mua nhiều, nên “Công ty V” phát đạt. Giá trị của cổ phần công ty mỗi ngày một tăng. Lên tới thí dụ như $70 dollars mỗi cổ phần. Thường thường người muốn mua cổ phần là mua qua một môi giới [“broker”] và gởi giấy số cổ phần đó cho “broker” giữ, chớ đâu có đem về nhà. Một ông chủ nhà bank B, thấy “Công ty V” phát đạt nên muốn chiếm lấy nó. Thì ông [là “bồ tèo”có khi là chủ nhân thật của tên broker] đến “mượn” một số X cổ phần của “Công ty V” và tung số đó ra càng ngày càng nhiều vào thị trường... Thì trên thị trường số cung [của cổ phần “Công ty V”] càng ngày càng tăng, mà số cầu thì có hạn, nên giá của cổ phần càng ngày càng xuống. Những người ở nơi khác có cổ phần “Công ty V” thấy giá cổ phần xuống liền liền, thị vội vã bảo broker của mình bán mau mau cổ phần “Công ty V” của mình, thì trên thị trường tràn ngập cổ phần “Công ty V” với giá rẻ, thí dụ như chỉ còn có $25.00 dollars mỗi cổ phần. Thì ông B lấy tiền của nhà bank mình quơ [rafler] hết các cổ phần “Công ty V” có trên thị trường. Ông B trả lại cho broker “bồ tèo” của ông B số X cổ phần mà ông B đã “mượn”. Còn phần Y còn lại thì ông B giữ như là của riêng của ngân hàng B.
Bây giờ ông B có thể có hai quyết định: Một là để cho “Công ty V” vẫn sống, thì ông B bớt hẳn số cung [bán ra] cổ phần Công ty V trên thị trường làm cho giá của nó tăng lên trở lại để đem cái lời cái lợi về cho các chủ cổ phần [mà chính ngân hàng B được hưởng thụ nhiều nhất vì là nắm đa số cổ phần]. Hai là ông B có thể giết chết luôn Công ty V, vì trong hội nghị hàng năm, hay hàng tam cá nguyệt của công ty, “ý muốn của người có đa số cổ phần là ý muốn của vua” nên ông B quyết định dẹp bỏ công ty vì quá lỗ lã. Bán mau mau với giá rẻ, tất cả máy móc cơ sở của công ty [không còn tên trong danh sách các cơ sở], thì một “bồ tèo” hay một “tay sai” của ông B mua hết máy móc dụng cụ cơ sở đó, để dựng lên một Công ty mới có tên khác, sản xuất cùng một thứ hàng mà dân đã thích mua. Còn tôi, người tìm ra phương pháp chế tạo hàng thì được mướn ở lại làm công như một kỹ sư chuyên môn, hay là bị đuổi đi. Thế là “Công ty V” mà trong bao nhiêu năm tôi đã tốn không biết bao nhiêu thì giờ và công khó nhọc để nghiên cứu, suy nghĩ, thử đi thử lại mới chế tạo ra được món hàng được dân ưa thích và tạo dựng lên được một cơ sở mà tôi lấy làm hãnh diện, trong chốc lát, đã bị nhà bank B nuốt hết, nhờ cái trò ảo thuật “short selling”.
Trên bình diện quốc tế, nếu có một tổ chức nào mạnh và giàu, đem áp dụng trò ảo thuật “short selling” đó vào một quốc gia yếu và nghèo, thì cả hệ thống kinh tế và hệ thống kỹ nghệ còn non nớt của quốc gia ấy, sẽ bị “nuốt” mất hết mà tổ chức mạnh và giàu đó đã có rồi. Đấy là: |
|
IMF & World Bank. Ngoài việc đưa đến một Thỏa Hiệp, hội nghị ở Bretton Woods nói trên còn đẻ ra được hai con hydra khổng lồ là:
IMF [the International Monetary Fund (Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế)] và World Bank [the International Bank for Reconstruction and Development (Ngân Hàng Quốc Tế)]. Nói là để giúp Đệ Tam Thế Giới [the Third World] và các quốc gia đã bị chiến tranh tàn phá.
Nhưng trên thực tế thì khác hẳn, vì IMF và World Bank sẽ áp dụng cho Đệ tam Thế Giới hai trò ảo thuật “loan” và “short selling” cộng với hai quan niệm “cho chắc ăn” rất đặc biệt như sau:
1- Để “cho chắc ăn”, các nhà bank thích “chơi” với các chính phủ “vững chắc”, nghĩa thông thường là các chính phủ độc tài [The banks preferred “stable” governments for clients. Generally that meant governments controlled by dictators. Theo sách: “The Web of Debt” tr.215]]. Còn từ đâu các nhà độc tài đó có được quyền hành và họ làm gì với tiền, thì không phải là mối lo của các ngân hàng. Cho nên một số quốc gia ở Nam-Mỹ được thí nghiệm. Ở Chí Lợi, ngày 11 tháng 9, năm 1973, T.T. Salvador Allende, một vị tổng thống được dân bầu một cách dân chủ, bị Tướng Augusto Pinochet đảo chánh. Ở Peru chính phủ bình dân [populist] của T.T. Alan Garcia bị cho vào “sổ đen” [black list] của IMF, nên ngày 28 tháng 7, năm 1990 thì bị chính phủ của T.T. Alberto Fujimori thay thế để áp dụng cái gọi là “economic shock therapy” của IMF. Rồi đến Argentina, các cuộc đảo chánh do bọn “Chicago Boys” gây ra.
2- Để “cho chắc ăn”, các thứ tiền viện trợ cho y tế, cho giáo dục, cho sức khỏe trong các quốc gia mắc nợ phải bị bỏ đi, theo lệnh của IMF, để cho các nhà bank được trả nợ đúng kỳ [Public spending for health, education and welfare in debtor countries was slashed, following IMF orders to ensure that the banks got timely debt service on their petrodollars. Theo sách: ”The Web of Debt” tr.215.]. Cho nên trong các quốc gia có nhận viện trợ của IMF, [như Bengladesh, Bolivia, Brazil, Peru Ethiopia, Somalia, Uganda, Việt Nam và một số quốc gia trong khối Liên Bang Sô Viết (URSS cũ)], con nít đi học phải trả tiền, người đau ốm vào bệnh viện phải trả tiền, chớ không còn được miễn phí như trước. Kết quả là ở trong đa số các quốc gia ấy [trong đó có Việt Nam thời “bao cấp”] nền giáo dục bị phá tan [Destruction of Education], hệ thống bảo vệ sức khỏe bị sụp đổ [Collapse of the Health System], thì các bệnh nhiễm trùng tái phát [Resurgence of Infectious Diseases].
Riêng ở Việt Nam còn có một chuyện lạ nữa mà mình không biết là: sau khi CS Bắc Việt chiến thắng, thì IMF đòi Hànội phải trả một số tiền $140 triệu dollars mà Chính phủ Sài Gòn [VNCH] hồi trước còn nợ IMF, rồi IMF mới giúp. Thì Hànội phải chịu và may cho Hànội, là Pháp với Nhật lập lên một “Ủy Ban Bạn của Việt Nam” [Friends of Vietnam Committee] cho Hànội mượn số tiền đó để trả cho IMF.
Ngoài các tai hại về y tế và giáo dục nói trên, IMF còn gây ra nhiều tai họa khác độc ác hơn nữa, như đem nước sông vào ruộng để cày cấy mà phải trả tiền nước [ở Bolivia Nam Mỹ], nạn đói [như ở Somalia, Ethiopia], nạn thiếu dinh dưỡng [ở cùng hết], nạn thiếu an ninh, loạn vì biểu tình chống đối và đàn áp [ở cùng hết], nạn nội chiến vì chủng tộc [như ở Uganda] có thể đưa đến nạn diệt chủng [như ở Rwanda] ,v.v. mà các sách tôi đã tham khảo diễn tả rất đầy đủ trong vài ba trăm trang. Tất cả việc đó xảy ra sau khi áp dụng cái được gọi là “IMF shock therapy” với “privatization” [tư-hữu-hóa], với “deregulation” [bỏ luật lệ ràng buộc] để “giúp đỡ”, để “khuyến khích” để “chỉ dẫn” cho dân địa phương. Luôn luôn, dưới chiêu bài là “để thực hiện dân chủ”, “ để gia nhập kinh tế thị trường” và để xây dụng một “Nền Trật Tự Mới” [a New World Order]. Riêng Việt Nam thì không bị những tai họa ấy, nhờ chính sách “Đổi Mới”, biến hơn hai triệu “thằng ngụy” đã hèn nhát bỏ trốn ra nước ngoài, trở thành những kiều bào hải ngoại yêu quý, “khúc ruột xa ngàn dậm” của dân tộc, được ân cần mời đi những tours du lịch về Việt Nam, để đổ vào nền kinh tế của quê hương hằng năm một hai tỷ, rồi ba bốn tỷ, rồi năm sáu tỷ dollars. Nhờ số tiền đó, vì không phải của IMF cho mượn, thì không bị luật lệ của chủ nợ ràng buộc, cho nên tất cả các cơ quan nghiên cứu quốc tế độc lập đều công khai công nhận là Việt Nam tiến bộ, có một nền kinh tế vững chắc, một hệ thống cơ sở căn bản [infrastructure] tốt, đứng hàng đầu trong việc chống nạn nghèo [against poverty], trong việc chống nạn thất học [against illiteracy], và trong số 20 quốc gia có số lượng Internet nhiều nhất trên thế giới, Việt Nam đứng hàng thứ 16 với số 16,500,000 máy [trên Turkey thứ 17 với 16,000,000 máy, trên Australia thứ 18, với 15,085,000 máy,trên Taiwan thứ 19 với14,500,000 máy và Philippines thứ 20 với 14,000,000 máy]. Việt Nam có một dân số hơn 83 triệu người, tức là tỷ lệ người dùmg Internet ở Việt Nam là 19.40%, cũng là đứng hàng thứ 16 [trước Phi Luật Tân thứ 17 với 16.00%, trước Trung Quốc thứ 18 với 12.30%, trước Indonesia thứ 19 với 8.90% và trước India thứ 20/3.70%] |
|
B.S. Nguyễn Lưu Viên |
|
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 15/Mar/2014 lúc 10:37pm
|