Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Quê Hương Gò Công
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công
Message Icon Chủ đề: TÀI NGUYÊN DU LỊCH GÒ CÔNG Gởi trả lời Gởi bài mới
Trang  of 2 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Chủ đề: TÀI NGUYÊN DU LỊCH GÒ CÔNG
    Gởi ngày: 04/Dec/2009 lúc 9:43pm
Tưng bừng ngày hội du lịch văn hóa Mê Kông-Nhật Bản

(Toquoc)- Những câu chuyện về dòng sông và truyền thống văn hóa của các nước tiểu vùng sông Mê Kông- Nhật Bản đã được thể hiện đặc sắc trong đêm khai mạc Những ngày Du lịch Văn hóa Mê Kông- Nhật Bản.

Tối 2/12, tại Công viên sông Hậu, lễ khai mạc Những ngày Du lịch Văn hóa Mê Kông- Nhật Bản đã diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc thể hiện văn hóa của nước chủ nhà Việt Nam và các nước tiểu vùng sông Mê Kông: Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Nhật Bản.

Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã tới tham dự chương trình.

Những ngày Du lịch Văn hóa Mê Kông- Nhật Bản là hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND TP Cần Thơ phối hợp tổ chức. Tới dự chương trình khai mạc còn có Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch VN Hoàng Tuấn Anh, lãnh đạo TP Cần Thơ, khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các lãnh đạo ngành Văn hóa, Du lịch các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông và Nhật Bản.

Tiết mục giao lưu giữa các nước

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đề cao sự hợp tác phát triển giữa các nước tiểu vùng sông Mê Kông- Nhật Bản. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Năm nay là năm giao lưu Mê Kông- Nhật Bản, đồng thời có nhiều sự kiện vận động đã được tổ chức tại các nước trong suốt năm qua. Sự kiện “Những ngày Du lịch Văn hóa Mê Kông- Nhật Bản” lần này được tổ chức tại thành phố Cần Thơ- trung tâm của đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam chắc chắn là một điểm tốt đẹp và hết sức có ý nghĩa đánh dấu thành công của năm Mê Kông- Nhật Bản 2009, đồng thời mở ra tương lai hợp tác giao lưu toàn diện mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa của các quốc gia trong tiểu vùng Mê Kông và Nhật Bản”.

Chương trình nghệ thuật của các nước tham gia “Những ngày Du lịch Văn hóa Mê Kông- Nhật Bản” đã mang đến cho công chúng những tiết mục nghệ thuật tiêu biểu, đậm đà bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc.

Nước chủ nhà VN kể cho bạn bè trong khu vực nghe “Câu chuyện những dòng sông” qua các tiết mục múa, hát về một đất nước nổi tiếng nhiều sông suối. Từ câu chuyện về con sông Hồng, Cầu Chương Dương đến Cầu Tràng Tiền, “Ngược dòng Hương Giang” đến những câu chuyện về con “Sông quê” mang đậm âm hưởng Nam bộ.

Đoàn Việt Nam

Đoàn nghệ thuật Campuchia thu hút khán giả với màn múa độc đáo “Múa Bọ Ngựa”. Nói đến Lào là nhớ đến hình ảnh Luông PhaBang với bài hò dân gian độc đáo “Hò dân gian Luông PhaBang” hấp dẫn. Đất nước Thái Lan đầy màu sắc với màn múa “Sắc màu Thái Lan” và các thiếu nữ đại diện cho mỗi dân tộc trên đất nước Myanmar thể hiện vẻ đẹp quê hương qua tiết mục múa đẹp mắt.

Đất nước của hoa Anh đào mang đến ngày hội một tiết mục dân ca Bắc Nam ấn tượng với dàn nhạc cổ truyền độc đáo.

“Những ngày Du lịch Văn hóa Mê Kông- Nhật Bản’ sẽ diễn ra đến ngày 5/12 với nhiều hoạt động như Giải Bóng chuyền nữ trên cát Mê Kông- Nhật Bản; Triển lãm ảnh Du lịch Văn hóa Mê Kông- Nhật Bản; Liên hoan Đờn ca tài tử; Đua thuyền rồng Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, một cuộc hội thảo với chủ đề “Phát triển du lịch bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long” cũng sẽ được tổ chức và trong suốt những ngày Du lịch Văn hóa Mê Kông- Nhật Bản sẽ diễn ra các chương trình nghệ thuật Mê Kông- Nhật Bản với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật của các nước.

Những ngày Du lịch Văn hóa Mê Kông- Nhật Bản- hoạt động nhằm nâng cao hiểu biết và thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trong tiểu vùng Mê Kông và Nhật Bản đã khép lại “Năm Mê Kông- Nhật Bản 2009”- một năm hợp tác thành công giữa các nước tiểu vùng sông Mê Kông- Nhật Bản nhưng cũng mở đầu cho một sự hợp tác mới, cao hơn về mọi mặt giữa các nước trong vùng.

Báo Tổ Quốc xin giới thiệu chùm ảnh đẹp trong lễ khai mạc:

Tiết mục đặc sắc của Đoàn Thái Lan

Màn múa độc đáo “Múa Bọ Ngựa” của Đoàn Campuchia

"Hò dân gian Luông PhaBang” của Đoàn Lào

Các thiếu nữ đến Myanmar đem đến những điệu múa đẹp mắt

Tiết mục dân ca Bắc Namcủa đoàn Nhật Bản

Bài&ảnh: Hồng Hà

http://www.toquoc.gov.vn/Thongtin/Cua-So-Van-Hoa/Tung-Bung-Ngay-Hoi-Du-Lich-Van-Hoa-Me-Kong-Nhat-Ban.html
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 04/Dec/2009 lúc 9:49pm
 "Những ngày Du lịch - Văn hóa Mê Công - Nhật Bản"

* Tọa đàm cấp Bộ trưởng các nước Tiểu vùng sông Mê Công - Nhật Bản: Hướng tới tầm cao mới trong hợp tác, phát triển văn hóa - du lịch
* Khai mạc Hội chợ Du lịch Mê Công - Nhật Bản
* Hơn 5.000 người tham gia lễ hội đi bộ “Ước mơ Mê Công”

Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng phát biểu tại lễ khai mạc. Ảnh: THÚY DIỄM 

(CT)- Tối 2-12-2009, tại Công viên sông Hậu, TP Cần Thơ, các nước Tiểu vùng Mê Công (gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan) cùng nước đối tác Nhật Bản long trọng tổ chức lễ khai mạc “Những ngày Du lịch - Văn hóa Mê Công - Nhật Bản” lần thứ nhất năm 2009.

Dự lễ khai mạc có Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cùng các vị Bộ trưởng và lãnh đạo cấp cao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, đại diện các tổ chức quốc tế, thành viên các Đoàn nghệ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, thể thao, doanh nghiệp du lịch 6 nước, thông tấn báo chí.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Việt Nam Trương Vĩnh Trọng nhấn mạnh: “Nhân dân các nước trong Tiểu vùng Mê Công đang đứng trước những thách thức mang tính toàn cầu, đó là những biến đổi của thiên nhiên, sự nóng lên của trái đất, nước biển dâng lên và biến đổi khí hậu có thể tạo ra những hậu quả khôn lường cho môi trường sống của các quốc gia nằm trên lưu vực sông Mê Công. Trong bối cảnh đó, các nước Tiểu vùng Mê Công đánh giá cao sự hỗ trợ và giúp đỡ quý báu của chính phủ Nhật Bản nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa và bền vững. “Những ngày Du lịch - Văn hóa Mê Công - Nhật Bản” là sự kiện thiết thực, có ý nghĩa quan trọng, đóng góp vào thành công của Năm giao lưu Mê Công - Nhật Bản (2009); đồng thời mở ra tương lai hợp tác, giao lưu toàn diện mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa giữa các quốc gia tiểu vùng Mê Công và Nhật Bản”.

Sau phần lễ là chương trình biểu diễn nghệ thuật với nhan đề “Chuyện kể những dòng sông”. Chương trình đưa khán giả đến với những dòng sông tiêu biểu của 3 miền đất nước Việt Nam như: miền Bắc có con sông Cái qua tiết mục “Bên bờ sông Cái”; miền Trung có sông Hương qua tiết mục “Ngược dòng Hương Giang”; vào đến Nam Bộ, gặp lại dòng Mê Công hùng vĩ. Ở đất châu thổ đồng bằng Nam Bộ, với chín nhánh sông vươn mình ra biển, Mê Công được gọi là Cửu Long Giang qua tiết mục “Sông Quê” và màn múa “Đêm mùa nước nổi”.

Tiết mục múa “Đêm mùa nước nổi”. Ảnh: KIM XUÂN 

Một tiết mục biểu diễn nghệ thuật của Myanmar. Ảnh: T.D 

Chương trình còn mang đến cho người xem những tiết mục nghệ thuật truyền thống cùng hình ảnh giới thiệu điểm du lịch của các nước đến từ Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Nhật Bản trên màn hình LED với nhan đề “Hội ngộ bên dòng Mê Công”.

Kết thúc lễ khai mạc là “Vũ điệu hữu nghị bên dòng Mê Công xanh” với sự biểu diễn của nghệ sĩ 6 nước với thông điệp: “Chúng ta từng bên nhau ước vọng hòa bình. Giờ đây, chúng ta lại cùng bên nhau ước vọng một Mê Công xanh. Hãy gìn giữ Mê Công lành sạch như tự nhiên. Hãy để Mê Công chảy như muôn đời vẫn thế... Hãy để những dòng sông kể mãi bên ta những câu chuyện huyền bí của mình”.

* Trong khuôn khổ “Những ngày Du lịch- Văn hóa Mê Công - Nhật Bản”, hôm qua (2-12), tại TP Cần Thơ diễn ra Cuộc Tọa đàm cấp Bộ trưởng các nước Tiểu vùng sông Mê Công- Nhật Bản với chủ đề: “Mê Công- Nhật Bản hợp tác Văn hóa -Du lịch hướng đến tầm cao mới”.

Tại cuộc tọa đàm, Bộ trưởng phụ trách văn hóa và du lịch các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar và Nhật Bản đã thống nhất sẽ chia sẻ các thông tin về pháp luật, chính sách, thị trường; hợp tác phát triển nhiều tuyến du lịch mới giữa các quốc gia. Đồng thời, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa tiểu vùng sông Mê Công trước tác động của biến đổi khí hậu, hướng đến việc xây dựng và ký kết kế hoạch hợp tác về văn hóa nghệ thuật Mê Công - Nhật Bản...

Phát biểu kết thúc tọa đàm, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam Hoàng Tuấn Anh kêu gọi xây dựng tour du lịch kết nối các tiểu vùng Mê Công và Nhật Bản, tăng cường hợp tác phát triển để tạo dựng hình ảnh của vùng Mê Công an toàn và thân thiện. Ông Hoàng Tuấn Anh cũng kêu gọi Bộ trưởng các nước bình chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới.

* Ngày 2-12-2009, đồng chí Nguyễn Tấn Quyên, Bí thư Thành ủy Cần Thơ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, tiếp và làm việc với đoàn đại biểu cấp cao Lào và Nhật Bản. Đoàn đại biểu Lào do ông Sổm Phông Mông Khôn Vi Cay, Bộ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, làm trưởng đoàn. Đoàn đại biểu Nhật Bản do ông Ishikane Kimihiro, Phó Tổng vụ trưởng Vụ châu Á Thái Bình Dương thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản, làm trưởng đoàn.

Tại buổi tiếp đoàn đại biểu Lào, ông Sổm Phông Mông Khôn Vi Cay bày tỏ ấn tượng tốt đẹp trước sự kiện “Những ngày Du lịch - Văn hóa Mê Công - Nhật Bản” đang diễn ra tại TP Cần Thơ. Ông chân thành cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình, chu đáo của lãnh đạo và nhân dân TP Cần Thơ. Trao đổi với đoàn, Bí thư Thành ủy Nguyễn Tấn Quyên khẳng định Lào là nước láng giềng, có mối quan hệ hữu nghị truyền thống. Những năm qua, quan hệ hợp tác giữa TP Cần Thơ và một số địa phương của Lào (như Chămpasắc, Savanakhet...) luôn được củng cố, tăng cường ở nhiều cấp độ, nhiều hình thức. Đồng chí hy vọng trong thời gian tới, mối quan hệ này tiếp tục có những bước phát triển tốt đẹp.

 Tiết mục biểu diễn “Sông quê”. Ảnh: XUÂN ĐÀO

 Lễ hội đi bộ “Ước mơ Mê Công” vì trẻ em nghèo hiếu học các nước Tiểu vùng sông Mê Công. Ảnh: TUẤN NGHĨA

Du khách thích thú với sản phẩm thủ công mỹ nghệ của gian hàng Công ty Du lịch Sóc Trăng tại Hội chợ Du lịch Mê Công-Nhật Bản. Ảnh: T.D 

Tại buổi tiếp đoàn đại biểu Nhật Bản, đồng chí Nguyễn Tấn Quyên đánh giá cao sự hợp tác giữa các nước Tiểu vùng Mê Công và Nhật Bản trên các lĩnh vực. Đặc biệt với Việt Nam, Nhật Bản đã dành nhiều hỗ trợ như: dự án ODA, xây dựng cầu Cần Thơ, nhà máy nhiệt điện Ô Môn, chương trình đào tạo đại học và sau đại học... “Những ngày Du lịch - Văn hóa Mê Công - Nhật Bản” là sự kiện thúc đẩy thêm sự hợp tác giữa Việt Nam - Nhật Bản nói riêng và các nước Tiểu vùng Mê Công với Nhật Bản nói chung. Đồng chí Nguyễn Tấn Quyên thông báo vào giữa tháng 1-2010, TP Cần Thơ sẽ có chuyến khảo sát, nghiên cứu học tập một số vấn đề tại Nhật Bản. Ông Ishikane Kimihiro, Phó Tổng vụ trưởng Vụ châu Á Thái Bình Dương, cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của lãnh đạo và nhân dân TP Cần Thơ. Ông cho biết các nhà đầu tư Nhật Bản rất mong muốn hợp tác với các nước Tiểu vùng Mê Công, trong đó có Việt Nam, trên nhiều lĩnh vực.

* Sáng 2-12-2009, Hội chợ Du lịch Mê Công - Nhật Bản do Tổng cục Du lịch tổ chức, chính thức khai mạc tại Công viên sông Hậu. Đại diện cơ quan du lịch quốc gia cùng trên 100 doanh nghiệp du lịch đến từ Campuchia, Myanmar, Lào, Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam tham dự.

Hội chợ Du lịch Mê Công - Nhật Bản là hoạt động quan trọng của “Những ngày Du lịch - Văn hóa Mê Công - Nhật Bản”, góp phần thúc đẩy sự hợp tác giữa các nước Tiểu vùng Mê Công và nâng tầm mối quan hệ giữa các quốc gia Tiểu vùng Mê Công với Nhật Bản. Đây còn là cơ hội trao đổi, tìm kiếm thị trường, xây dựng điểm đến du lịch chung cho khu vực Mê Công; tạo ra sự liên kết liên vùng, thu hút đầu tư và góp phần phát triển du lịch bền vững, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ.

Tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), cho biết: “Hội chợ Du lịch Mê Công - Nhật Bản là nơi gặp gỡ, ký kết hợp đồng của các doanh nghiệp du lịch, ghi dấu ấn tốt đẹp khép lại Năm giao lưu Mê Công - Nhật Bản 2009”.

* Hơn 5.000 người đã tham gia Lễ hội đi bộ với chủ đề “Ước mơ Mê Công” đã tạo nên bầu không khí sôi nổi, vui tươi trên các tuyến phố chính của TP Cần Thơ vào sáng 2-12. Cuộc đi bộ này là một trong những hoạt động chính của Những ngày Du lịch - Văn hóa Mê Công - Nhật Bản 2009.

Lễ hội đi bộ nhằm gây quỹ giúp trẻ em nghèo hiếu học 4 nước tiểu vùng Sông Mê Công là Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar có thêm điều kiện vượt khó học tốt, đồng thời kêu gọi mọi người chung tay góp sức thắp sáng ước mơ cho trẻ em nghèo hiếu học.

Tại Lễ hội đi bộ, đồng chí Nguyễn Tấn Quyên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Cần Thơ, đã trao tượng trưng cho mỗi nước Tiểu vùng Sông Mê Công 10.000 USD. Đây là số tiền quyên góp được qua Lễ hội đi bộ và đêm văn nghệ tối 1-12.

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 04/Dec/2009 lúc 9:53pm
Tưng bừng Ngày Du lịch – Văn hoá Mê Kông- Nhật Bản 2009
(VOV) - Tối  2/12, Lễ khai mạc  chính thức bắt đầu. Tuy nhiên, nhiều hoạt động sổi nổi của lễ hội đã diễn ra từ sáng.

“Ước mơ Mê Kông” là tên Lễ hội đi bộ gây Quỹ giúp trẻ em nghèo hiếu học các nước Tiểu vùng sông Mê Kông được Ban tổ chức Những ngày Du lịch- Văn hoá Mê Kông - Nhật Bản 2009 tổ chức. 5.000 người gồm Bộ trưởng các nước tham gia ngày hội, các tầng lớp nhân dân ở Cần Thơ tham gia. Tại buổi lễ, Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã trao cho đại diện 4 nước Tiểu vùng Mê-Kông là Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar mỗi nước 10.000 USD để giúp trẻ em nghèo hiếu học.

Đi bộ gây Quỹ giúp trẻ em nghèo hiếu học của các nước Tiểu vùng sông Mê Kông

Cũng trong sáng nay, tại Thành phố Cần Thơ khai mạc Hội chợ Du lịch Mê Kông- Nhật Bản. Hội chợ có hơn 55 gian hàng của Sở Văn hoá- Thể thao và Du lịch và các doanh nghiệp ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, Thành phố ************, Đà Nẵng, Hà Nội và các nước bạn: Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianmar, Nhật Bản.

Phát biểu khai mạc hội chợ, ông Nguyễn Văn Tuấn- Tổng Cục trưởng Tổng Cục Du lịch nêu rõ: Hội chợ là cơ hội quảng bá, giới thiệu về tiềm năng du lịch của các quốc gia thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông và Nhật Bản. Tại Hội chợ các công ty du lịch lữ hành Việt Nam và các nước có cơ hội quý báu giới thiệu hoạt động, trao đổi mua bán tour và thiết lập quan hệ với các đối tác.

Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam 2009 tại Cần Thơ đã khai mạc sáng 2/12 nhằm hưởng ứng ngày lớn này. Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam được tổ chức định kỳ hàng năm tại thành phố Cần Thơ là hội chợ chuyên ngành nông nghiệp có quy mô lớn nằm trong chương trình Xúc tiến Thương mại Quốc gia 2009. Hội chợ thu hút gần 500 đơn vị gian hàng của trên 260 đơn vị, doanh nghiệp tham gia, trong đó có trên 40 gian hàng của các đơn vị nước ngoài. Trong khuôn khổ hội chợ còn diễn ra khoảng 20 chương trình, hội thi, hội thảo như: Hội thi “Nông dân thời hội nhập kinh tế thế giới”, Chương trình “Chợ sản phẩm cây trồng vật nuôi lạ-quí-hiếm & nông dân trình diễn sáng tạo kỹ thuật”, Gian hàng triển lãm lúa gạo, Chương trình tư vấn Lao động nông thôn, Hội thảo với chủ đề “Tam nông suy nghĩ và hành động”... 

Chiều nay diễn ra cuộc toạ đàm cấp Bộ trưởng về hợp tác và phát triển du lịch và văn hoá Mê Kông- Nhật Bản, với chủ đề "Mê Kông- Nhật Bản, hợp tác văn hoá, du lịch hướng đến tầm cao mới". Các Bộ trưởng, Thứ trưởng các nước Tiểu vùng Mê Kông và Nhật Bản đã cùng thảo luận các giải pháp trong lĩnh vực du lịch và bảo tồn các di sản văn hoá, vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng giữa các nước Mê Kông- Nhật Bản.

Tối nay, tại Sân khấu ngoài trời Công viên Sông Hậu diễn ra Lễ khai mạc Những ngày Du lịch- Văn hoá Mê Kông - Nhật Bản 2009. Sau phát biểu khai mạc của Bộ trưởng Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch và phát biểu chào mừng của lãnh đạo Thành phố Cần Thơ, là chương trình nghệ thuật chào mừng ngày hội.

Chương trình chia làm hai phần: Phần 1- Chuyện kể những dòng sông. Với các bài hát hay về các dòng sông từ Bắc vào đến Nam như: Bên bờ sông Cái, Những cô giáo Quan họ, Ngược dòng Hương Giang, Sông quê, Đêm mùa nước nổi..., phần một của chương trình nói về tầm quan trọng cũng như vẻ đẹp của các dòng sông với con người. Phần 2 của chương trình nghệ thuật có tên Hội ngộ bên dòng Mê Kông. Phần này có sự tham gia của các đoàn Cam pu chia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Nhật Bản.

Chương trình có sự tham gia của gần 200 diễn viên Nhà hát ca múa nhạc nhẹ Trung ương, các đoàn nghệ thuật ở Cần Thơ và diễn viên, nghệ sĩ của các nước bạn./.

>> Từ ngày 2 - 5/12, tại thành phố Cần Thơ, còn diễn ra nhiều hoạt động đáng chú ý khác như: Chương trình biểu diễn nghệ thuật Mê Kông - Nhật Bản diễn ra bên bờ sông Hậu, Thành phố Cần Thơ với các đoàn nghệ thuật truyền thống các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông và Nhật Bản gồm các tiết mục nghệ thuật truyền thống, đặc sắc để giới thiệu đến du khách.

Hội thảo khoa học “Phát triển du lịch bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long” sẽ giới thiệu, trao đổi về tiềm năng văn hoá, nguồn tài nguyên du lịch tại đồng bằng sông Cửu Long, thực trạng cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và sản phẩm du lịch hiện nay. Thảo luận các nội dung liên quan đến hợp tác phát triển du lịch trong khuôn khổ Mê Kông - Nhật Bản; Giới thiệu các dự án đầu tư du lịch, tiềm năng phát triển du lịch và các giá trị văn hoá tại các nước.

Về Triển lãm ảnh Du lịch - Văn hoá Mê Kông - Nhật Bản giới thiệu về phong cảnh, cuộc sống, con người trong khu vực Mê Kông của Việt Nam.

Ngoài ra, trong dịp này tại thành phố Cần Thơ còn diễn ra giải thi đấu bóng chuyền; đua thuyền Rồng, đờn ca tài tử, ẩm thực…

Mai Hồng (từ Cần Thơ)
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 04/Dec/2009 lúc 10:14pm

 lần đầu tiên lo lắng với vai trò MC

 

***
Mặc dù làm MC một số CT TH nhưng lần đầu tiên dẫn bằng tiếng Anh CT khai mạc “Những ngày Du lịch - Văn hoá Mê Kông - Nhật Bản” diễn ra tối nay tại Cần Thơ, Nguyễn Thị Huyền (Hoa hậu Việt Nam 2004) không khỏi hồi hộp.

 

 

"Lần đầu xuất hiện trong vai trò MC tiếng Anh trên một sân khấu lớn lại phát sóng trực tiếp trên VTV1, tôi khá háo hức. Tuy nhiên, vì là chương trình nghệ thuật tầm vóc lớn, kịch bản cũng thay đổi đến gần phút cuối nên tôi cũng cảm thấy... hơi run”, Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền tâm sự.

 
Lễ khai mạc "Những ngày Du lịch - Văn hoá Mê Kông- Nhật Bản" diễn ra tại bờ kè sông Hậu có sự tham gia của các đoàn nghệ thuật truyền thống các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông và Nhật Bản. Các nghệ sĩ sẽ tham gia biểu diễn các tiết mục nghệ thuật truyền thống để giới thiệu đến khách du lịch và người dân Cần Thơ trong suốt thời gian từ ngày 2 - 5/12 tới.
 
Bên cạnh Lễ khai mạc, chương trình còn diễn ra gần 10 hoạt động chính như: Hoạt động của đoàn đại biểu cấp cao về văn hoá và du lịch các nước Mê Kông - Nhật Bản và đại diện một số tổ chức quốc tế về văn hoá và du lịch; Hội chợ Du lịch Mê Kông - Nhật Bản; Triển lãm ảnh Du lịch - Văn hoá Mê Kông - Nhật Bản; Thi đấu bóng chuyền nữ...
 
Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền cho biết, sáng nay cô vừa tham gia vào chương trình đi bộ vòng quanh nội ô thành phố Cần Thơ để gây quỹ giúp trẻ em nghèo hiếu học các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông.
 
Người đẹp gốc Hải Phòng có mặt tại Cần Thơ từ ngày 1/12 và bắt đầu tham gia buổi tổng duyệt tối qua và sáng nay. Huyền nỗ lực tập dượt, chuẩn bị cho đêm khai mạc và hi vọng sẽ hoàn thành tốt vai trò của mình. Cô cũng mong nhận được sự động viên, ủng hộ tích cực từ phía khán giả.
 
Được biết, kể từ khi cùng chồng con trở về Việt Nam đầu tháng 5 năm nay, Nguyễn Thị Huyền đã bắt nhịp được với công việc của người dẫn chương trình. Hiện tại, cô đang là cộng tác viên MC cho VTV4 của Đài Truyền hình Việt Nam.
 



Tác giả : Dân trí

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 04/Dec/2009 lúc 11:00pm

Các Bộ trưởng tiểu vùng sông Mê Công và Nhật Bản:

Kết nối văn hóa - du lịch để phát triển bền vững

Trong khuôn khổ “Những ngày Du lịch- Văn hóa Mê Công - Nhật Bản”, cuộc Tọa đàm cấp Bộ trưởng diễn ra tại TP Cần Thơ ngày 2-12 đã phát đi một thông điệp: Sự hợp tác chặt chẽ về du lịch và văn hóa trên cơ sở tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau sẽ là tiền đề cho sự phát triển bền vững của các quốc gia Tiểu vùng sông Mê Công và Nhật Bản.

* Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch Việt Nam Hoàng Tuấn Anh: Hợp tác tạo dựng hình ảnh “Vùng Mê Công an toàn và thân thiện”

Tại Hội nghị cấp cao các nước Mê Công- Nhật Bản lần thứ nhất đầu tháng 11 vừa qua tại Tokyo, Nhật Bản đã thông qua Kế hoạch hành động, trong đó nhấn mạnh việc hợp tác trong lĩnh vực du lịch và bảo tồn các di sản văn hóa. Để thực hiện Kế hoạch hành động này, chúng tôi kiến nghị: Nhật Bản và các nước Tiểu vùng sông Mê Công sớm phối hợp xúc tiến các hoạt động du lịch trong khu vực Mê Công, trong đó chú trọng đảm bảo an toàn du lịch để tạo dựng một hình ảnh của “Vùng Mê Công an toàn và thân thiện”.

Nhật Bản cũng cần tiếp tục hỗ trợ các nước khu vực Mê Công bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là đối phó có hiệu quả với những thách thức của quá trình phát triển và hậu quả của biến đổi khí hậu. Việt Nam đề nghị các nước khu vực Mê Công và Nhật Bản xem xét luân phiên tổ chức sự kiện “Những ngày Du lịch- Văn hóa Mê Công- Nhật Bản” hàng năm nhằm quảng bá hình ảnh và tăng cường giao lưu giữa các quốc gia.

* Bộ trưởng - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Lào Somphong Monkhonvilay: Tiếp thị Mê Công - Nhật Bản như một điểm đến du lịch

Nhật Bản là một thị trường du lịch đầy tiềm năng và đóng vai trò quan trọng trong thị trường du lịch các nước Tiểu vùng sông Mê Công. Chiến lược cho các nền kinh tế ngoài khu vực Mê Công cũng như hợp tác du lịch luôn có sự kết nối chặt chẽ với các đối tác thương mại chính trong khu vực Mê Công- Nhật Bản. Chúng ta cần thảo luận nhiều hơn về kế hoạch hành động của hợp tác Mê Công- Nhật Bản trong lĩnh vực du lịch: tiếp thị Mê Công- Nhật Bản như một điểm đến du lịch; khuyến khích đầu tư du lịch; phát triển tài nguyên và nhân lực du lịch; thúc đẩy du lịch bền vững về môi trường; tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường du lịch giữa các nước khu vực Mê Công và các vấn đề khác nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác du lịch giữa các nước chúng ta.

Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã ưu tiên chọn du lịch là ngành then chốt trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tập trung cụ thể vào phát triển du lịch bền vững dựa vào nguồn tài nguyên, văn hóa và lịch sử của đất nước.

* Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Campuchia Him Chhem: Phát triển kinh tế trên cơ sở hợp tác văn hóa và du lịch

Dòng chảy Mê Công là nguồn văn hóa tổng hợp và phong phú, có những quan hệ gần gũi với truyền thống văn hóa nghệ thuật và sinh hoạt xã hội của các nước trong lưu vực, đặc biệt là về nông nghiệp và ngư nghiệp. Cuộc tọa đàm này rất hữu ích đối với sự hợp tác về văn hóa và du lịch giữa các nước trên dòng Mê Công và Nhật Bản trước mắt cũng như lâu dài.

Chúng ta phải phấn đấu biến diễn đàn này thành sự gắn liền thiết thực giữa các nước trên bờ sông Mê Công với Nhật Bản. Đây là một hoài bão rất thực tế, là một mục đích nằm trong tầm tay và là một hiệu quả kinh tế lâu dài, bền vững. Mê Công - Nhật Bản có thể sẽ là một ví dụ cho các vùng khác trong việc phát triển kinh tế trên cơ sở hợp tác văn hóa và du lịch.

* Thứ trưởng Văn hóa Thái Lan Suriya Soucksakit: Chấp nhận sự đa dạng về văn hóa và sở thích của cộng đồng địa phương

Trong xã hội toàn cầu đa dạng về văn hóa với nhiều mức độ phát triển khác nhau, chúng ta cần phải có một điểm chung là chấp nhận sự đa dạng về văn hóa và phát triển bền vững hướng đến xã hội hòa bình.

Để đạt được mục tiêu lâu dài này, ngành du lịch cần đóng góp vào sự phát triển bền vững và hòa nhập với môi trường tự nhiên, văn hóa và con người. Việc công nhận những yếu tố địa phương, sự ủng hộ bản sắc, văn hóa và sở thích của cộng đồng địa phương luôn đóng vai trò trung tâm trong việc hình thành các chiến lược về du lịch, đặc biệt là tại những nước đang phát triển. Chúng ta cũng cần khuyến khích chính sách hợp tác văn hóa chặt chẽ hơn nữa, tổ chức các hội thảo, sự kiện đặc biệt để quảng bá văn hóa và du lịch trong khu vực. Những sự kiện này sẽ tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa các nước Tiểu vùng sông Mê Công và Nhật Bản.

* Bộ trưởng Văn hóa Myanmar Aung Myint: Thiết lập mạng lưới văn hóa giữa các nước

Để hợp tác du lịch thành công, cần phải thiết lập mạng lưới văn hóa giữa các nước nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ truyền thống láng giềng thân thiện và cùng có lợi giữa các nước. Mạng lưới văn hóa này cần được khuyến khích thông qua các chương trình giao lưu trên các lĩnh vực như học hỏi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và công nghệ. Bên cạnh đó, cần thiết phải có sự tôn trọng luật pháp của mỗi nước để tăng cường tình hữu nghị vốn có và sự tin tưởng lẫn nhau giữa các nước.

Tôi đề nghị các nước khu vực sông Mê Công và Nhật Bản tiếp tục tăng cường các chương trình hợp tác trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là 3 lĩnh vực ưu tiên bao gồm: hội nhập kinh tế trong và ngoài khu vực; mở rộng giao thương và đầu tư giữa Nhật Bản với các quốc gia sông Mê Công; theo đuổi các giá trị toàn cầu và mục tiêu chung của khu vực.

Phó Tổng vụ trưởng Vụ châu Á - Thái Bình Dương- Bộ Ngoại giao Nhật Bản Kimihiro Ishikane: Tăng cường hợp tác để bảo vệ các di sản văn hóa khu vực Mê Công

Xúc tiến du lịch giữa Nhật Bản và các nước trong khu vực sông Mê Công là một cách cực kỳ hiệu quả để con người mở rộng giao lưu. Chúng tôi hy vọng mỗi quốc gia sẽ tiếp tục tăng cường trao đổi và hợp tác liên quan đến chính quyền và các ngành công nghiệp du lịch. Thêm vào đó, việc đảm bảo an toàn du lịch là một yếu tố quan trọng để quảng bá du lịch. Hy vọng rằng các quốc gia khu vực Mê Công sẽ nỗ lực để đảm bảo an toàn du lịch cũng như thiết lập hình ảnh của một Mê Công an toàn và bảo đảm cho khách du lịch nước ngoài. Chúng tôi sẽ cung cấp sự hỗ trợ thích hợp cho những nỗ lực này.

Nhật Bản và các nước khu vực Mê Công cũng sẽ tăng cường hợp tác để bảo vệ các di sản văn hóa trong khu vực. Đây cũng là một tiền đề quan trọng trong việc xúc tiến du lịch và hy vọng rằng tới đây nhiều du khách Nhật Bản sẽ đến thăm khu vực Mê Công như là kết quả của những nỗ lực này.

HIỀN DUNG (lược ghi)



Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 06/Dec/2009 lúc 6:48am
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Gởi ngày: 06/Dec/2009 lúc 6:50am

THAM LUẬN VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH GÒ CÔNG

TẠI HỘI THẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

 

 

Hội thảo có 37 bài tham luận (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã in trong quyển KỶ YẾU HỘI THẢO 266 trang) gồm:

-         16 bài về thực trạng và chính sách du lịch Miền Tây

-         31 bài về sản phẩm và những vấn đề liên quan.

Nội dung các bài tham luận giới thiệu chung về các vùng lớn (như Miền Tây, các tỉnh) có 1 bài giới thiệu về địa phương dưới cấp tỉnh là bài về Gò Công.

Ban tổ chức Hội thảo giới hạn mỗi bài viết từ 4 đến 10 trang. Bài TÀI NGUYÊN DU LỊCH GÒ CÔNG gói gọn trong 10 trang với dàn ý như sau:

1.    Tổng quan:

1.1.        Đồng bằng Sông Cửu long (ĐBSCL) – Qui mô phát triển

1.2.        Liên kết du lịch ở ĐBSCL

1.3.        Giao thông

1.4.        Nhân lực

1.5.        Chính sách

2.    Tài nguyên du lịch Gò Công

2.1.        Di tích cấp quốc gia

2.2.        Di tích cấp tỉnh

2.3.        Sản phẩm ẩm thực

2.4.        Du lịch biển

2.5.        Du lịch làng nghề

2.6.        Du lịch lễ hội

2.7.        Hội thi người đẹp

2.8.        Nhà cổ, mộ xưa

2.9.        Du lịch cận Gò Công

2.10.   Du lịch nghe ca

2.11.   Trò chơi truyền thống

2.12.   Du khảo

3.    Kiến nghị

3.1.        Mục tiêu phát triển bền vững du lịch Gò Công

3.2.        Kiến nghị với các nhà quản lý và khai thác du lịch Gò Công

3.2.1. 12 giải pháp về chính sách

3.2.2. 16 giải pháp về tổ chức sự kiện

3.2.3. 10 giải pháp về phương tiện, thiết bị

hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 06/Dec/2009 lúc 8:28am
 
Gò Công Đông và tiềm năng du lịch biển
 
 
 
Huyện Gò Công Đông có 32 km bờ biển, ngoài các khu vực gần bờ có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn là cồn Ông Mão, bãi biển Tân Thành (những vùng nầy hiện đang nuôi trồng thuỷ sản), huyện còn có hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bổ ven biển và gần các cửa sông Soài Rạp, Vàm Cỏ Đông, Cửa Tiểu; đặc biệt có rừng phòng hộ chạy dọc ven biển khoảng 20 km với nhiều hệ động - thực vật sinh sống.

Về lịch sử biển Tân Thành đã hình thành từ trước giải phóng, chưa được đầu tư, khai thác đúng mức nên chưa thu hút được du khách. Trong những năm gần đây đã được đầu tư bước đầu như xây dựng bờ kè theo công nghệ mới tại khu vực biển Tân Thành; hiện tiếp tục thi công thêm 200m nhằm bảo vệ đê biển và phục vụ du khách; các ngành chức năng đang có ý tưởng xây dựng Trung tâm Thông tin du lịch tại đây với kinh phí trên 3,5 tỷ đồng. Có thể nói, lượng khách du lịch đến biển Tân Thành ngày càng đông, chiếm tỷ lệ trên 50% tổng lượng khách nội địa toàn tỉnh (bình quân trên 200.000 người/năm).

Về điều kiện tự nhiên, tuy hạn chế nước biển không trong xanh như Vũng Tàu và biển các nơi khác, nhưng bù lại biển Gò Công có rất nhiều chủng loài thuỷ hải sản, khí hậu mát mẽ, gió biển trong lành, nhất là vào mùa gió chướng tháng giêng đến tháng 3 hàng năm, đây là nơi lý tưởng để phát triển du lịch sinh thái, vui chơi, giải trí vào những ngày cuối tuần, lễ, tết…

Và trong xu thế phát triển công nghiệp trên địa bàn, với nhiều dự án lớn, khu du lịch biển Tân Thành lại nằm rất gần khu Công nghiệp vùng Gò Công và cảng biển Hiệp Phước – TP. HCM 28 km, Vũng Tàu 35 km và Bình đại-Bến Tre 08 km sẽ là điều kiện thuận lợi để thu hút hàng ngàn công nhân, người lao động và gia đình họ đến vui chơi, nghỉ dưỡng tại đây. Mặc khác, trong tương lai, sẽ còn nhiều điều kiện thuận lợi giúp cơ sở hạ tầng phục vụ đi lại, du lịch ngày càng hoàn chỉnh như trong cuối năm nay, Chính phủ, Bộ GTVT cho đầu tư nâng cấp QL 50; trong đó xây dựng cầu Mỹ Lợi thay thế phà Mỹ Lợi hiện nay, nếu 02 dự án nầy sớm hoàn thành du khách từ TP.HCM đến khu du lịch biển Tân Thành chỉ mất khoảng 1 giờ 30 phút. Bên cạnh đó, tỉnh đang đầu tư hệ thống chuyển tải nước ngọt về huyện Gò Công Đông trong đó có biển Tân Thành.

Để tạo điều kiện thuận lợi phục vụ khách tham quan cũng như giới thiệu quảng bá, mời gọi các nhà đầu tư, công tác nghiên cứu lập qui hoạch chi tiết khu vực dọc theo bờ biển nầy cần được các ngành chức năng thực hiện sớm. Việc lập qui hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch sinh thái biển Tân Thành là bước đầu khẳng định vị trí du lịch đã được mọi người biết đến từ lâu nhưng vẫn còn ngủ yên, chưa được khai thác đúng mức, đúng tầm, nhằm phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh vốn có của địa phương.

Gắn với biển là rừng ngập mặn, rừng nguyên sinh, nối với Cồn Ngang, Lũy Pháo Đài (huyện Tân Phú Đông)…, có thể nói, ngoài những đóng góp nguồn lợi đáng kể từ kinh tế biển, biển Tân Thành còn là loại hình du lịch thiên nhiên hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn môi trường tự nhiên và các giá trị lịch sử, văn hoá sở tại. Đồng thời, góp phần phát triển cộng đồng như tạo công ăn việc làm, tiêu thụ sản phẩm… đặc biệt kêu gọi người dân địa phương cùng làm du lịch, nhất là tạo mọi điều kiện để các ngành, các doanh nghiệp cùng bỏ vốn đầu tư xây dựng phát triển khu du lịch biển Tân thành, tạo thành một tour du lịch sinh thái, gắn tham quan các di tích lịch sử, văn hoá, làng nghề truyền thống mới lạ và thực sự làm hài lòng du khách sau một chuyến đi du lịch đúng nghĩa.

Nói về tiềm năng du lịch biển Tân Thành, Chủ tịch UBND huyện Lê Văn Nghĩa phấn khởi cho biết: UBND tỉnh Tiền Giang ban hành quyết định số 643/QĐ-UBND phê duyệt qui hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch sinh thái biển Tân Thành với diện tích 80,36 ha (nằm cạnh khu du lịch biển Tân Thành đang hoạt động), do Công ty TNHH Xây dựng- Kiến trúc miền Nam (ACSA) lập qui hoạch. Theo đó, khu du lịch sinh thái biển Tân Thành được xây dựng thành khu du lịch sinh thái phát triển đồng bộ, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, với các khu nghỉ dưỡng, khu sinh hoạt, giải trí, thể dục thể thao, khu hành chính… Tổng nguồn vốn đầu tư hơn 35,8 tỉ đồng. Đây là khu du lịch sinh thái ngập mặn phục vụ nhu cầu tham quan nghỉ biển, vui chơi giải trí…mang tính chất nghỉ dưỡng, kết hợp các loại hình sinh hoạt vui chơi bãi biển, du lịch dã ngoại, cắm trại, tham quan vườn cây ăn trái, mua sắm các sản phẩm của địa phương và thưởng thức các món ăn vùng biển, của du khách trong và ngoài tỉnh.

Hiện nay, UBND huyện đang tăng cường công tác tuyên truyền vận động giải thích người dân về lợi ích của việc quy hoạch và thực hiện dự án, đồng thời kết hợp làm việc lại với các nhà đầu tư. Mặt khác, UBND huyện đã và đang đề xuất với tỉnh sớm triển khai các dự án: Giao thông cặp kênh Láng Biển, vòng xoay biển Tân Thành và dự án đưa nước ngọt về khu vực biển Gò Công. Đây là những dự án có tính xúc tác cho việc triển khai thực hiện quy hoạch nhằm góp phần đánh thức những tiềm năng cho vùng đất hoang sơ nhưng chứa đầy tiềm năng vốn đã ngủ quên lâu ngày trong sóng biển.

Một số hình ảnh về biển Gò Công:





Cửa biển Gò Công




 



 
(Theo tiengiang.gov.vn)
 


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 06/Dec/2009 lúc 8:31am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 06/Dec/2009 lúc 8:38am
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TIỀN GIANG TRONG TỔNG THỂ DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

 


Tiền Giang là một trong những tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vừa được Thủ tướng Chính phủ quyết định là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm trong tam giác tăng trưởng du lịch thành phố HCM - Cần Thơ - Kiên Giang (Phú Quốc) và tam giác tăng trưởng kinh tế thành phố HCM - Biên Hòa - Vũng Tàu. Tài nguyên du lịch Tiền Giang tương đối phong phú. Một số nơi được khai thác, nhất là tài nguyên thiên nhiên dọc sông Tiền và các di tích lịch sử xếp hạng đã thật sự cuốn hút du khách.


Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng với những tiểu vùng sinh thái đặc trưng của vùng. Khu vực Đồng Tháp Mười trũng, chịu ảnh hưởng của lũ sông Cửu Long, với khu rừng tràm nhiều sinh vật cư trú và sinh sống như chim, cò, còng cọc, các loại cá đồng... vừa là nhân tố cân bằng sinh thái, vừa là nguồn tiềm năng du lịch sinh thái. Khu vực ven biển Gò Công sình lầy ngập mặn với nhiều loại thủy, hải sản phong phú được tạo nên bởi sự tiếp giáp thủy lưu giữa hai dòng nước chủ yếu là mặn, ngọt đan xem với một môi trường sinh thái ít bị ảnh hưởng bởi những tác động của con người. Khu vực ven rạch Gò Công, sông Trà và khu vực đất cao phân bố dọc sông Tiền đất đai màu mỡ, cây trái bốn mùa với nhiều loại nổi tiếng như xoài cát Hoà Lộc, vú sữa Vĩnh Kim, bưởi long Cổ Cò, thanh long Chợ Gạo, sơ-ri Gò Công,... Thảm sinh vật khá phong phú về chủng loại thực động vật, cả hệ sinh thái rừng ngập mặn, thảm thực vật nước lợ, thảm thực vật đất phèn hoang. Ngoài ra, vùng này còn có hàng trăm loài đặc sản và hàng ngàn loài cá tôm, tiềm ẩn nhiều nguồn lợi chưa khai phá là đối tượng tham quan nghiên cứu của khách du lịch. Cói thể nói, khu vực sông nước hạ lưu sông Cửu Long mà điểm chính du lịch Tiền Giang là một trong hai tour du lịch lý tưởng của Việt Nam.

 
Hiện nay, 11 di tích được Nhà nước xếp hạng như chùa Vĩnh Tràng, lăng mộ Trương Định, lăng Hoàng gia, mộ và đền thờ Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân, di tích lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút, di tích lịch sử Ấp Bắc, khu di tích Nam kỳ Khởi nghĩa, Đình Long Hưng; 17 lễ hội lớn nhỏ hàng năm của tỉnh; các loại hình ca nhạc tài tử, cải lương khác…; các làng nghề truyền thống như nghề đóng tủ thờ, chạm khắc mỹ thuật, chạm khắc gỗ, các làng nghề sản xuất sản phẩm bàng buông, lát, chiếu cói... là những điểm hấp dẫn du khách.

 
Khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan Tiền Giang không chỉ để ngắm cảnh đẹp mà còn muốn tìm hiểu nếp văn hóa của một vùng đất phóng khoáng, những con người hiếu khách miền sông nước Nam Bộ thông qua những sản phẩm du lịch chuyên đề: du lịch tham quan các danh lam, sinh thái, di tích lịch sử văn hóa, miệt vườn, du lịch làng quê, sinh hoạt văn hóa truyền thống, hội nghị, hội thảo chuyên đề và thâm nhập, tìm hiểu các sinh hoạt hàng ngày của người dân Tiền Giang.


Tốc độ gia tăng khách du lịch và thu nhập từ du lịch của Tiền Giang tương đối cao. Trong 5 năm qua, ngành du lịch có tốc độ tăng trưởng bình quân là 13,4%/năm; nhịp độ tăng trưởng khách du lịch bình quân hàng năm 13,85% và tốc độ tăng trưởng khách lữ hàng bình quân trên 17%/năm. Trong những năm gần đây, dòng khách du lịch quốc tế đến Tiền Giang tăng nhanh với tốc độ bình quân khoảng 20% trở thành một trong những tỉnh có tỷ lệ cao về thu hút du khách ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ số khách khiêm tốn đến Tiền Giang năm 2000 là 250.250 lượt, đến năm 2005 lượng khách tăng lên khoảng 525.000 lượt và dự tính đến năm 2010 sẽ đón khoảng 877.000 lượt khách. Doanh thu từ hoạt động du lịch dự kiến tăng bình quân 15,53% trong giai đoạn 2000-2005, và 17% trong giai đoạn 2005-2010, chiếm 16% tổng GDP khu vực thương mại - dịch vụ của tỉnh.


Du lịch Tiền Giang có nhiều cơ hội phát triển mạnh hơn nữa nếu như tiếp tục khai thác hợp lý và phát huy các lợi thế so sánh tự nhiên của địa phương - một địa điểm du lịch thu nhỏ của vùng sông nước sông Cửu Long - nơi mà quang cảnh tự nhiên còn mang nhiều nét nguyên sơ đã và đang hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài nước.

 

Tỉnh đã tiến hành nghiên cứu, quy hoạch khai thác, phong cảnh tài nguyên du lịch tự nhiên như: sông Tiền và các cù lao trên sông Tiền, sông Bảo Định, Rạch Gầm, cùng với những sông rạch khác, cảnh du lịch miệt vườn, làng quê khu rừng nguyên sinh Tân Phước, chợ nổi và các tiềm năng tự nhiên khác.

 

Tăng cường tổ chức du lịch theo lãnh thổ và phát triển tuyến điểm khu vực thành phố Mỹ Tho và vùng phụ cận, du lịch tuyến Tân Phước - Cai Lậy - Cái Bè, tuyến Mỹ Tho - Chợ Gạo- Gò Công, tuyến du lịch ven biển kết hợp khai thác các khu, quần thể du lịch. Kết hợp khai thác tài nguyên du lịch nhân văn như: khu quần thể di tích Gò Công, Óc Eo, Gò Thành, bảo tàng, đình chùa, phục hồi và bảo tồn các khu phố cổ, các kiến trúc nghệ thuật, các loại hình đờn ca tài tử để kết hợp chương trình gắn liền với những sản phẩm tiêu biểu của cụm du lịch sinh thái - văn hóa - tham quan - nghiên cứu chuyên đề - du lịch thể thao và nghỉ dưỡng. Đó không chỉ là những nỗ lực nhằm khai thác yếu tố du lịch để thu hút khách mà còn là trách nhiệm giữ gìn, biểu dương, giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc cho du khách.


Nét nổi bật trong phát triển du lịch Tiền Giang là xã hội hóa các hoạt động du lịch, thực hiện mối liên kết giữa ngành du lịch và nhân dân, điển hình là khu du lịch Thới Sơn. Ở đây, các nhà, vườn của dân là những điểm tham quan, dừng chân của du khách và được xem như những vệ tinh du lịch trong toàn tuyến.

 

Ngoài ra, ngành còn hợp đồng với dân thành lập các đội đò vận chuyển du khách, với gần 200 đò máy du lịch, đò chèo đến tham quan Thới Sơn nhằm mang lại lợi ích từ du lịch cho người dân, đồng thời khai thác hợp lý các sản phẩm du lịch tại địa phương. Mô hình này được khái quát trong mối quan hệ giữa Công ty Du lịch - các điểm tham quan vệ tinh - đội đò chèo, đò máy du lịch - các đội ca nhạc tài tử - các hộ bán hàng - tổ an ninh trật tự hiệu quả.


Để thu hút và tạo điều kiện tốt nhất cho khách du lịch, tỉnh đã tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, phát triển các tài nguyên nhân văn, các dịch vụ du lịch kèm theo, xây dựng hệ thống an ninh và an toàn du lịch.

 

Nhằm đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động du lịch của Tiền Giang trong thời gian tới, tỉnh đã đưa ra những giải pháp về xây dựng hệ thống tổ chức xã hội về du lịch, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội trong phát triển du lịch, cộng đồng và du lịch chính thức, đa dạng hóa các hình thức đào tạo về du lịch, xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, đồng thời với tăng cường vai trò quản lý nhà nước.

 

Để khai thác tiềm năng phát triển du lịch, Tiền Giang còn thu hút các dự án đầu tư cải tạo và nâng cấp các khách sạn, các khu du lịch sử - văn hóa, các khu du lịch miền quê, miệt vườn... đồng thời tranh thủ kinh nghiệm quản lý và thị trường khách quốc tế.


Vấn đề nâng cao năng lực đội ngũ những người làm công tác du lịch đóng vai trò rất quan trọng. Đội ngũ hướng dẫn viên, khách sạn, phương tiện vận chuyển... cũng đang được sắp xếp lại theo hướng phát triển du lịch văn hóa và nâng cao chất lượng phục vụ. Bởi, trong điều kiện cạnh tranh du lịch hiện nay, việc thu hút khách du lịch đến địa phương đã khó, làm hài lòng khách lại càng khó khăn hơn nhiều. Đã đến lúc ngành chủ quản cần đánh giá lại và có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ quản lý, điều hành, hướng dẫn du lịch đủ sức đáp ứng yêu cầu cho không riêng ngành du lịch mà còn cho cả các địa phương.


Du lịch là một ngành kinh tế công nghiệp không khói, mang lại nguồn lợi to lớn trên nhiều phương diện đối với nước ta nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng, nhất là trong giai đoạn "mở cửa", hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.

 

Từ vị trí và điều kiện thuận lợi của mình, Tiền Giang tranh thủ và đầu tư khai thác hợp lý các tiềm năng du lịch của tỉnh, phối hợp nối tuyến với các tỉnh trong khu vực nhất là các tỉnh lân cận và với thành phố HCM; đồng thời, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tận dụng lợi thế so sánh, phát triển du lịch của tỉnh Tiền Giang nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

 



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 06/Dec/2009 lúc 8:40am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 06/Dec/2009 lúc 8:49am

Thưởng thức đặc sản biển Tân Thành (Tiền Giang)

bientanthanhk
 
Biển Tân Thành thuộc thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang  dài khoảng 7 km. Riêng Khu du lịch biển Tân Thành đã được làm bờ kè dài gần 300 m. Điều hấp dẫn du khách đến với Tân Thành chính là đặc sản biển.

Người ta nói quê hương chánh quán của con nghêu Gò Công nổi tiếng xưa nay là biển Tân Thành. Mùa gió nồm (gió Đông Nam, từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch) là mùa nghêu. Đây là lúc ruộng đồng Gò Công khô khốc, nước sông còn mặn chát, nhưng lại là lúc biển Tân Thành tràn ngập những nghêu là nghêu.
 
Nhưng phải đợi tới tháng 7 âm lịch, khi con nghêu đã trọng, mới là lúc làm chúng thành các món ngon. Ca dao xưa có câu: “Gió nồm là gió nồm nam/ Trách người quân tử ăn tham không mời”, có ý “khen” con nghêu Tân Thành đã khiến “người quân tử” chẳng thèm đoái hoài tới “ai” bên cạnh mình!

Để thưởng thức món ngon dân dã này không gì bằng tham gia đi xúc nghêu. Nước ròng, hàng bao nhiêu người lần theo bờ nước rút dùng cào, cuốc xúc nghêu. Nghêu được làm thành nhiều món ăn: xào mướp hương, xào bầu, kho tiêu... nhưng ngon và khoái khẩu nhất có lẽ là nghêu nướng hoặc hấp. Nghêu nướng phải chọn những con bự mới ngon. Nướng con nào ăn con đó. Nghêu hả miệng là chín, banh vỏ, nặn chút chanh, chấm muối tiêu rồi húp nước. Sau đó dùng răng rứt nghêu, ăn kèm đọt nhàu, lá gừng, lá nghệ. Nếu hấp lá chanh, lá sả, lá bưởi thì chỉ cần những con nghêu don don. Thưởng thức món này sẽ giúp bạn thơm tho, sảng khoái miệng lưỡi. Riêng món nghêu nhúng giấm mới là “độc chiêu” của người dân xứ này. Thịt nghêu nhúng vô nồi giấm đang sôi, gắp ra, cuộn trong lớp bánh tráng đã sắp sẵn rau thơm cùng dưa leo, chuối chát, khóm, khế... chấm nước mắm chanh tỏi ớt. Nhậu quắt cần câu các món ngon này với rượu ngâm trái sơ ri thì đã có cháo nghêu “đặc trị”. Cháo nghêu nấu với nước cốt dừa vừa béo vừa ngọt vừa nóng hổi, toát mồ hôi, nhanh chóng giúp “giải nghể” cơn say. Dù làm thành món gì, muốn ngon, cũng phải dùng nghêu sống và phải ngâm nước vo gạo hoặc nước pha chút giấm để nghêu nhả hết chất dơ ra.

Cũng thú vị như vậy là tham gia một đêm bắt ốc hương gần đuôi cồn Cống. Đêm đen kịt. Thủy triều xuống. Hàng bao nhiêu ánh sáng lấp loáng dải dài trên bãi kiệt nước. Ngồi một chân xếp trên ván lướt, một chân thò xuống bùn non mà đẩy. Vừa đẩy vừa nhanh tay chụp lấy những con ốc hương hiện ra trong ánh sáng đèn bình. Chẳng bao lâu, bạn đã có hàng bao nhiêu chú ốc xinh đẹp đủ để làm thành món nhậu hấp dẫn. Ốc hương luộc, hoặc hấp chín thì cho vào tủ lạnh. Khi ăn lấy ra chấm muối tiêu chanh sẽ có vị ngọt và giòn và lạnh thấu tủy răng. Ốc hương là loại ốc cao cấp rất được các nhà hàng có “sao” ở Sài Gòn săn lùng.

Ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, biển Tân Thành thường xuất hiện một loại hải sản rất quý hiếm là con móng tay. Con móng tay sống trong cát bùn, chỉ ăn phiêu sinh vật. Khi thủy triều lên, nó trồi ra khỏi hốc, lủi ngay vô cát khi có tiếng động. Vậy mà săn bắt những con này rất dễ với cây que dừa cùng một ít vôi. Chỉ cần hấp, xào hoặc nấu cháo là ta đã có thể lắng nghe vị ngọt của những miếng thịt con móng tay giòn tan trong răng mà không nhà hàng lớn nào có được.

Đến với biển Tân Thành là bạn đâu chỉ đến với không khí trong lành, khỏe người của gió biển, thưởng thức những món ngon vật lạ từ các loài nhuyễn thể mà còn có dịp hòa mình khám phá cuộc sống của cư dân nơi đây


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 06/Dec/2009 lúc 8:50am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
loiquan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 22/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 121
Quote loiquan Replybullet Gởi ngày: 06/Dec/2009 lúc 8:10pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Hoang_Ngoc_Hung

THAM LUẬN VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH GÒ CÔNG

TẠI HỘI THẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

 

 

Hội thảo có 37 bài tham luận (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã in trong quyển KỶ YẾU HỘI THẢO 266 trang) gồm:

-         16 bài về thực trạng và chính sách du lịch Miền Tây

-         31 bài về sản phẩm và những vấn đề liên quan.

Nội dung các bài tham luận giới thiệu chung về các vùng lớn (như Miền Tây, các tỉnh) có 1 bài giới thiệu về địa phương dưới cấp tỉnh là bài về Gò Công.

Ban tổ chức Hội thảo giới hạn mỗi bài viết từ 4 đến 10 trang. Bài TÀI NGUYÊN DU LỊCH GÒ CÔNG gói gọn trong 10 trang với dàn ý như sau:

1.    Tổng quan:

1.1.        Đồng bằng Sông Cửu long (ĐBSCL) – Qui mô phát triển

1.2.        Liên kết du lịch ở ĐBSCL

1.3.        Giao thông

1.4.        Nhân lực

1.5.        Chính sách

2.    Tài nguyên du lịch Gò Công

2.1.        Di tích cấp quốc gia

2.2.        Di tích cấp tỉnh

2.3.        Sản phẩm ẩm thực

2.4.        Du lịch biển

2.5.        Du lịch làng nghề

2.6.        Du lịch lễ hội

2.7.        Hội thi người đẹp

2.8.        Nhà cổ, mộ xưa

2.9.        Du lịch cận Gò Công

2.10.   Du lịch nghe ca

2.11.   Trò chơi truyền thống

2.12.   Du khảo

3.    Kiến nghị

3.1.        Mục tiêu phát triển bền vững du lịch Gò Công

3.2.        Kiến nghị với các nhà quản lý và khai thác du lịch Gò Công

3.2.1. 12 giải pháp về chính sách

3.2.2. 16 giải pháp về tổ chức sự kiện

3.2.3. 10 giải pháp về phương tiện, thiết bị

 
XIN NÓI LẠI CHO RÕ
        Thầy Phù thuỷ Gò Công ơi !. Thầy nên nói lại cho bà con biết rằng bài TÀI NGUYÊN DU LỊCH GÒ CÔNG thuyết trình tại Hội thảo Đồng bằnd Sông Cửu Long này là công trình của thầy nhé !
         Cho phép Lợi Quan tui thay mặt bà con cảm ơn thầy một phát; cảm ơn vì thầy lại một lần nữa đưa địa danh Gò Công đến với công luận và lần này là uýnh vô tới hội thảo quốc gia. Cứ tưởng tượng thầy đơn thương độc mã phó hội Miền Tây thì Lợi Quan đây cảm động lắm thầy Hùng ôi. 
          Ngắm 12 món tài nguyên Gò Công thầy giới thiệu trong đại tiệc Phát triển Du lịch Miền Tây bây tui choáng váng và thiệt là tự hào về xứ Gò.
          Mong thầy post toàn văn bài TÀI NGUYÊN DU LỊCH GÒ CÔNG để chúng tôi mần thành tập tài liệu bỏ túi khi chuyện trò với con cháu về xứ Gòthân thương của chúng ta. Chúc thầy chân cứng đá mềm và tiếp tục giới thiệu về Gò Công.  
 
        
 
 
Cù lao Lợi Quan thương nhớ
IP IP Logged
Trang  of 2 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.125 seconds.