Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Tâm Tình Tuổi Trẻ | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Tuổi Trẻ Gò Công :Tâm Tình Tuổi Trẻ |
Chủ đề: Trước Cánh Cửa Đại Học | |
Trang of 2 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoa Hạ
Senior Member Tham gia ngày: 19/Jan/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 968 |
Chủ đề: Trước Cánh Cửa Đại Học Gởi ngày: 14/Jul/2009 lúc 10:23pm |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trắc Nghiệm Nghề Nghiệp
Thầy Trần Trọng Miên
TT - Có HS đến hỏi tôi: “Năm nay em thi ĐH Khoa học tự nhiên có được không?”. Tôi phải hỏi lại: “Em thi trường đó mà vào ngành gì?”. Em nói: “Nghe tên trường hay hay muốn thi thôi”.
Có em nói: “Em xin thi Bách khoa vì gần hết lớp của em thi vào đó, em không thi mà đi nơi khác buồn chết”. Có em nói “bồ” em thi trường y nên em cũng thi trường y... Có đến 1.001 cách chọn ngành, trường. Tôi thấy cần viết bài này để hướng dẫn các em - cũng may là tôi vừa “cóp” được tài liệu của các thầy cô đi tu nghiệp quản lý giáo dục nước ngoài về, cũng như xem được tài liệu hướng dẫn tự khám phá sở thích trong “quảng bá” tuyển sinh của ĐH Mở-bán công TP.HCM. Tôi xin phép được đơn giản hóa và Việt hóa tài liệu đó để giúp các thí sinh tự trắc nghiệm, tìm sở thích nghề nghiệp của cá nhân mình. Quá trình này có ba bước như dưới đây: Bước thứ nhất: các em tự điền vào sáu phiếu “tự khám phá sở thích” A, B, C, D, E, F bên dưới để xem phiếu nào được điểm cao nhất thì sở thích nghề nghiệp của em ở hướng đó. Cách điền: đọc từng mục tự khám phá (1 đến 9 ), đánh dấu vào mức độ 1,2,3,4,5. Đánh dấu cột mức độ xong thì tự điền điểm vào cột điểm. Mức 1: rất thấp = 1 điểm, mức 2: thấp = 2 điểm, mức 3: vừa = 3 điểm, mức 4: cao = 4 điểm, mức 5: rất cao = 5 điểm. Bước thứ hai: sau khi điền điểm tất cả sáu phiếu, phiếu nào điểm cao nhất thì đó là hướng sở thích, nghề nghiệp của em, có thể phù hợp với ngành nghề của phiếu đó như sau: Phiếu A: nhóm sở thích này thiên về khả năng kỹ thuật, công nghệ, hệ thống quản lý; ưa thích làm việc với công cụ, máy móc, động thực vật; thích làm việc ngoài trời. Nhóm này phù hợp các ngành nghề về kỹ thuật: nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, dầu khí, giao thông vận tải, quản lý đất đai, kỹ thuật và quản lý môi trường, quản lý công nghiệp, điều khiển máy móc thiết bị, điều khiển các phương tiện giao thông - lái xe, tàu; bảo hộ an toàn lao động, các ngành nghề sản xuất thủ công, cảnh sát, thể dục thể thao... Phiếu B: nhóm này thường thiên về khả năng quan sát, khám phá, mang tính nghiên cứu hoặc thí nghiệm; phân tích đánh giá, giải quyết các vấn đề. Như vậy sẽ phù hợp các ngành về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, y dược, toán học, thống kê, khảo cổ, công nghệ thông tin, kinh tế học... Phiếu C: nhóm này thiên về khả năng nghệ thuật, khả năng về trực giác, tưởng tượng cao, thích nghi nơi phát huy ngẫu hứng, không ràng buộc bởi khuôn mẫu. Như thế sẽ phù hợp các ngành nghề về văn chương, báo chí - bình luận viên, dẫn chương trình..., điện ảnh, sân khấu, mỹ thuật, âm nhạc, múa, kiến trúc, thời trang, hội họa... Phiếu D: nhóm này thường thiên về khả năng ngôn ngữ, giảng giải, thích làm việc - quan hệ với con người, thích công việc đào tạo, hướng dẫn, trợ giúp người khác... Như vậy sẽ phù hợp các ngành nghề sư phạm, huấn luyện viên, tư vấn, hoạt động xã hội... Phiếu E: nhóm sở thích này thường thiên về khả năng kinh doanh; mạnh bạo, dám nghĩ, dám làm; có khả năng quản lý, chỉ đạo... Như thế có thể phù hợp các ngành nghề về quản trị sản xuất - kinh doanh, thương mại, dịch vụ khách hàng, báo chí, luật, marketing... Phiếu F: nhóm sở thích này thường thiên về khả năng vận dụng những con số - số học, thích thực hiện những công việc chi tiết, thích làm việc với dữ liệu hoặc thích làm theo chỉ dẫn của người khác, thích công việc bàn giấy. Như thế sẽ phù hợp các ngành nghề hành chính, quản trị văn phòng, thư ký, văn thư lưu trữ - thư viện, thống kê - phân tích, kế toán-kiểm toán… Bước thứ ba: sau khi xác định sở thích thuộc nhóm nào (phiếu có điểm cao nhất) và liên hệ ngành nghề có khả năng thích hợp thì chọn trường có ngành đó. Lúc bấy giờ phải tự xác định học lực của mình. Nếu loại khá, giỏi thì chọn trường “top trên” - điểm chuẩn trên dưới 20, như bách khoa, tự nhiên; nếu tự nhận học lực trung bình khá hoặc khá thì có thể chọn trường “top giữa” (điểm chuẩn 16 trở lên) như giao thông vận tải, nông lâm, bưu chính viễn thông...; nếu học lực trung bình, trung bình khá thì chọn trường ngang bằng điểm sàn, như các trường dân lập, bán công hoặc đăng ký vào trường cao đẳng, THCN thì “bảo đảm” hơn. Trên đây là cách chọn ngành nghề, chọn trường theo lý thuyết. Ngoài ra, sau khi tìm được nhóm sở thích còn phải cân nhắc các mặt: ngành nghề đó về quê hương xứ sở có thể “dụng võ” được không; ngành nghề đó có phù hợp giới tính, sức khỏe bản thân, trường đó học phí cao không, có học bổng, ký túc xá không; phương tiện đi lại đối với bản thân có trở ngại không... Như vậy, phải suy tính, tham khảo ý kiến gia đình, không thể thích chạy theo bạn bè rủ rê cho vui hay theo phong trào. Mong những tư liệu trên và những lời khuyên này có thể giúp các bạn thí sinh trong những ngày “mò mẫm khổ sở” để tìm lối “vượt vũ môn”. Chúc các bạn toại nguyện trong chọn ngành, trường và thắng lợi trong mùa thi. TRẦN TRỌNG MIÊNG (sưu tầm và giới thiệu) Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 29/Jul/2009 lúc 9:56pm |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trời mưa không lớn lắm Nhưng đủ ướt đôi đầu Cuộc tình không lớn lắm Nhưng chiếm hết đời nhau. Hoa Hạ |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoa Hạ
Senior Member Tham gia ngày: 19/Jan/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 968 |
Gởi ngày: 29/Jul/2009 lúc 11:11pm | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Gỏ Cửa Trường Nào Đây?
Đến đây, HH nghĩ ít ra trong đầu các bạn nhỏ cũng có một vài khái niệm về một nghành nghề nào đó thích hợp với khả năng của mình rồi phải không?Và có khi nào bạn ngồi học mà mơ....thấy mình đang đi dưới một sân trường đại học nào không? Trừơng đó ra sao bạn biết nó chưa?...Y hay Dược hay Bách Khoa hay...sư phạm..? Cái nầy thì ngày xưa HH...số một. Lúc thì Hh thấy mình học trường Y, nhưng rồi nghe nói phải thực tập mổ xác chết nên...thôi. Vậy mình học Dược, kiếm ông xã là Bác Sỹ thì cũng..tốt vậy...hihi Hay thôi đi dạy môn Văn có ông chồng...kỹ sư Điện cũng...oai chán..!! ...Hôm trước nhìn các bạn nhỏ lăng xăng nộp đơn thi Đại học làm HH nhớ lại cái thuở cùa mình ngày đó...Muốn hỏi mà không biết hỏi ai muốn học mà không biết học gì cho hợp với mình...Đứng trước ngưởng cửa Đại Học mà ruột rối như tơ vò nhất là với các bạn không có anh trai hay chị gái hướng dẫn...nên HH mở chủ đề nầy , ít ra, cũng có thể giúp các bạn mua vui đượcvài trống canh và không thấy mình...bơ vơ.
Bây giờ câu " Nhất Y nhì Dược, tạm được Bách Khoa " chắc không còn...nghiệm đúng nữa...HH mời các bạn nhỏ nghe các anh chị trường Đại Học Bách Khoa giới thiệu về Trường :
Chào mừng quý vị và các bạn đến với KTX Bách khoa, thuộc trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc Gia TP. HCM
KTX Bách khoa toạ lạc ở số 497 đường Hoà Hảo, thuộc Phường 7, Quận 10, Tp.HCM, cách Trường Đại Học Bách khoa (CS1) khoảng 1,5 Km nơi mà quý vị và các bạn sẽ thường xuyên lui tới để tham gia học tập, nghiên cứu, nơi có nhiều tuyến xe buýt chạy qua, rất thuận tiện cho việc đi lại bằng các phương tiện khác nhau, do vậy KTX Bách khoa sẽ là ngôi nhà mơ ước của các SV trường Đại học Bách khoa xa nhà khi học tập, nghiên cứu ở TP. HCM. Được thành lập từ năm 1978, sau nhiều năm sử dụng, KTX Bách khoa đã xuống cấp nghiêm trọng, do vậy năm 2004 KTX Bách khoa được nhà trường đầu tư xây mới và đưa vào sử dụng từ đầu năm 2009, với quy mô 12 tầng lầu và 01 tầng hầm để xe, tổng diện tích xây dựng khoảng 38.000 m2 , mặt bằng khối có hình chữ U giật cấp thấp về phía đường Lý Thường Kiệt, bốn hướng tiếp cận các mặt đường chính, do vậy các phòng ở đều được lấy ánh sáng và gió tự nhiên, đồng thời bố trí sân vườn bên trong ở giữa kết hợp cây xanh. Toàn bộ công trình có 03 vị trí thang máy, 05 thang bộ và hệ thống PCCC, báo cháy tự động và hệ thống tạo áp thang thoát hiểm. Với hơn 400 phòng ở, làm việc, sinh hoạt theo thiết kế ban đầu, quý vị và các bạn có thể hình dung ra việc bố trí các loại phòng như sau: Tầng 1 : Bố trí các phòng chức năng điều hành quản lý KTX, Thư viện 100 chỗ, phòng máy tính dự kiến 140 máy cấu hình mạnh, một nhà ăn diện tích 300 m2, phòng sinh họat đa năng, Phòng tiếp khách SV 59 chỗ ngồi; Phòng Y tế; Văn phòng Đoàn TN - Hội SV trường, điểm giao dịch ngân hàng ATM ……..Có 02 phòng khách với 16 chỗ dành cho thân nhân SV nội trú đến thăm và ở lại qua đêm khi cần. Từ tầng 2 đến tầng 10: Dành cho SV Bách khoa diện ưu tiên (tổng cộng 2456 chỗ) Có 307 phòng (Loại phòng A1) , mỗi phòng 43 m2 bố trí 8 SV-VN lưu trú (04 giừơng tầng sắt), sân phơi quần áo và hệ thống Toilet khép kín trong phòng ở SV. Mỗi SV được trang bị: 01 tủ sắt đựng quần áo có móc khoá riêng, 01 bàn học liền kệ sách và có chỗ để máy vi tính khi cần, 01 ghế ngồi sắt nệm Hoà Phát, kệ để giày dép, như vậy khi SV đến ở chỉ cần trang bị cá nhân gồm: mùng, mền, chiếu, gối mà thôi. Trong các phòng ở SV được trang bị 7 bóng đèn các loại, 02 quạt trần và hệ thống nước được cấp thường trực 24/24 giờ và 01 bàn sinh hoạt chung. Mỗi tầng bố trí 01 phòng sinh hoạt chung để sinh viên học nhóm, hội họp sinh hoạt tập thể, xem Tivi truyền hình cáp. Tầng 11 : Gồm 20 phòng (Loại phòng A2), mỗi phòng 43 m2 dùng để bố trí SV nước ngoài lưu trú với 04sv/phòng, sân phơi quần áo và hệ thống Toilet khép kín trong phòng ở. Mỗi phòng trang bị Tủ lạnh, nước nóng/lạnh, 04 giường cá nhân sắt nệm, 04 tủ sắt cá nhân có khoá riêng, 04 bàn học liền kệ sách và có chỗ để máy vi tính, 04 ghế ngồi sắt nệm Hoà Phát, kệ để giày dép và 01 bàn sinh hoạt chung. Trong các phòng ở được trang bị 7 bóng đèn các loại, 02 quạt trần và hệ thống nước nóng/lạnh được cấp thường trực 24/24 giờ, như vậy SV khi đến ở có thể ở được ngay mà không cần trang bị gì thêm. Tầng 11 bố trí 01 phòng sinh hoạt chung để sinh viên học nhóm, hội họp sinh hoạt tập thể, xem Tivi truyền hình cáp. Tầng 12 : Theo thiết kế, Nhà khách trường gồm 20 phòng (Loại phòng A3) với 02 người/phòng, mỗi phòng 43 m2 dùng để bố trí chỗ ở cho các giáo sư, chuyên gia và các quý khách đến làm việc với nhà trường. Trang bị mỗi phòng gồm: 02 giường cá nhân gỗ nệm, tủ gỗ treo áo quần, 02 bàn làm việc bằng gỗ + ghế nệm, bàn nước + ghế, máy lạnh 2,5HP, Tivi truyền hình cáp, tủ lạnh, hệ thống nước nóng/lạnh, sân phơi quần áo và hệ thống Toilet khép kín trong phòng ở, kệ để giày dép, ngoài ra còn có internet, điện thoại nội bộ… Như vậy với vị trí địa lý thuận lợi, với thiết kế hiện đại, với trang bị cơ bản ban đầu khá đầy đủ, có thể nói KTX Bách khoa sánh ngang tầm các KTX tốt nhất của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Hy vọng quý vị và các bạn sẽ có những ngày tháng sống vui vẻ, thoả mái trong KTX Bách khoa, chúc quý vị và các bạn hạnh phúc và đạt được nhiều thành quả tốt đẹp trong công tác, học tập. Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 30/Jul/2009 lúc 12:25am |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trời mưa không lớn lắm Nhưng đủ ướt đôi đầu Cuộc tình không lớn lắm Nhưng chiếm hết đời nhau. Hoa Hạ |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoa Hạ
Senior Member Tham gia ngày: 19/Jan/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 968 |
Gởi ngày: 29/Jul/2009 lúc 11:40pm | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Quá trình Hình thành và Phát triển của
Đại học Công Nghệ Sài Gòn
Tiền thân của Trường Đại học Công nghệ Sài gòn là Trường Cao đẳng Kỹ nghệ DL. Tp. ************ (SEC). SEC được thành lập theo Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 24/09/1997 của Thủ tướng Chính phủ. SEC là trường cao đẳng ngoài công lập đầu tiên của nước ta đào tạo chủ yếu theo các ngành kỹ thuật, công nghệ. Tháng 04/2004, trên cơ sở năng lực và thành tích đào tạo của trường, Chính phủ ra Quyết định số 57/2004/QĐ-Ttg nâng cấp SEC lên đào tạo bậc đại học và lấy tên là Trường Đại học DL. Kỹ nghệ Tp. HCM (SEU). Đến tháng 03/2005, theo Quyết định số 52/2005/QĐ-TTg, trường được đổi tên thành Trường Đại học Dân lập Công nghệ Sài gòn (gọi tắt là Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn), tên tiếng Anh là Saigon Technology University (STU). STU đang phấn đầu nâng cao chất lượng đội ngũ thầy giáo, cô giáo, tăng cường cơ sở vật chất, nâng cấp các phòng thí nghiệm để đến năm 2010 bất đầu mở các khóa đào tạo sau đại học (Thạc sĩ và sau đó là Tiến sĩ). A. Trường sở :
Từ năm 1997 đến đầu năm 2002, việc đào tạo của STU chủ yếu được tiến hành tại Cơ sở 354 Bến Chương Dương, Quận 01, Tp. ************ – được gọi là Cơ sở 1. Cùng với bước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, sau một thời gian khẩn trương xây dựng, vào học kỳ 1 năm học 2002 – 2003 nhà trường đã đưa vào sử dụng cơ sở mới, xây dựng tại Cánh Đồng diều, Phường 4, Quận 08, Tp. ************. Cơ sở 1 : (354 Bến Chương Dương, Quận 01, Tp. ************): Khuôn viên cơ sở 1 này rộng 6.500 m2. Tại đây, tổng diện tích lớp học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành có diện tích là gần 6.000 m2, chúng được cấu trúc bằng những ngôi nhà từ một đến ba tầng. Khu nhà nào cũng có sảnh rộng, sân trường có nhiều bồn hoa cây cảnh, tạo một cảnh quang dễ chịu, một môi trường sư phạm tốt. Phương tiện đi lại của sinh viên được để trong những nhà tránh mưa, tránh nắng. Nhà ăn sinh viên rộng, sạch, nhân viên phục vụ tận tình. Ký túc xá sinh viên ở ngay trong khuôn viên trường, hàng năm thu nhận gần 200 nam nữ sinh viên nội trú. Ngôi trường đã thật sự tạo điền kiện thuận lợi cho sinh viên học tập, nghiên cứu và chiếm được cảm tình của bè bạn gần xa. Cơ sở 2 : (180 Cao Lỗ, Phường 4,Quận 08, Tp. ************): B. Lớp học, Phòng thí nghiệm : 1. Phòng học: Cả hai cơ sở có tất cả 46 phòng học, với tổng diện tích là 11.000 m2 . Phòng ốc cao ráo, sáng sủa, thoáng mát, âm thanh vừa phải. 2. Các cơ sở thực hành trong trường: Nhà trường rất cố gắng trang bị để đảm bảo tính chất “công nghệ” của nhà trường. Trừ Khoa Quản trị Kinh doanh, lấy thư viện và các phần mềm tin học làm nguồn tư liệu khoa học chính yếu, các Khoa khác đều có phòng thí nghiệm, xưởng thực tập hoặc phòng máy tính chuyên ngành. Hiện nay ở trường có các cơ sở thực hành sau đây:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trời mưa không lớn lắm Nhưng đủ ướt đôi đầu Cuộc tình không lớn lắm Nhưng chiếm hết đời nhau. Hoa Hạ |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoa Hạ
Senior Member Tham gia ngày: 19/Jan/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 968 |
Gởi ngày: 29/Jul/2009 lúc 11:54pm | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đại học Y dược
Đại học Y dược ngày nay được thành lập năm 1976 trên cơ sở sáp nhập 3 trường đại học là: Đại học Y khoa Sài Gòn, Đại học Dược Sài Gòn và Trường Y tế Nam Bộ. Đại học Y khoa Sài Gòn được thành lập năm 1941, năm 1961 được chia ra thành 2 trường Y và Dược riêng. Năm 1964 thành lập Trường Nha khoa. Đại học Y Dược Thành phố ************ là một trong những trường đại học y khoa hàng đầu ở Việt Nam nói chung và ở khu vực miền Nam nói riêng. Trường hiện có 7 khoa: Điều dưỡng-kĩ thuật y học, Răng Hàm Mặt, Khoa học Cơ bản, Dược, Y tế Công cộng, Y, Y học Cổ truyền. Trường còn quản lý một bệnh viện là Bệnh viện Đại học Y Dược.
TUYỂN SINH
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trời mưa không lớn lắm Nhưng đủ ướt đôi đầu Cuộc tình không lớn lắm Nhưng chiếm hết đời nhau. Hoa Hạ |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoa Hạ
Senior Member Tham gia ngày: 19/Jan/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 968 |
Gởi ngày: 30/Jul/2009 lúc 12:12am | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đại học y khoa Sài Gòn ngày 30-4-1975, chuyện ít người được biết Có một đoạn ngắn lịch sử của trường Đại học Y Khoa Sài Gòn mà ít ai biết đến. Đó là ngày 30/4/1975. Vào khoảng 3-4 giờ chiều, một sinh viên y khoa năm thứ tư tên là Nguyễn Vĩ Liệt ôm cây đại liên M-60 vào sân trường Đại học Y Khoa Sài Gòn với người anh ruột là Nguyễn Vĩ Hùng tự là Nguyễn Thành, thiếu úy địa phương quân VNCH, người anh họ là Nguyễn Phú Hậu, trung úy pháo binh VNCH và một trung úy pháo binh khác tên Hỷ. Các sĩ quan quân đội VNCH này võ trang súng M-16. Chúng tôi muốn biết có ai đập phá trường Y Khoa Sài Gòn không? Tôi nghĩ rằng nếu trường này bị sụp đổ, thì khó mà xây dựng lại một ngôi trường đại học như vậy. Chúng tôi thấy lảng vảng khoảng 12 người không mặc quân phục, chỉ mặc quần xà lỏn nhưng lưng có lận súng và lựu đạn. Anh Hùng lên tiếng “Liệt cẩn thận, lên đạn và để tay vào cò súng” và các sĩ quan dàn thành hình vòng cung để bảo vệ tôi. Tôi để tay trên cò súng đề phòng và lên tiếng “ Chúng tôi là những sĩ quan của quân đội VNCH. Các anh là ai?” Những người này trả lời rằng họ thuộc binh chủng bộ binh. Anh Hùng với kinh nghiệm thời đi lính ở Sư đoàn nhảy dù và sau đó đi Thủ Đức và được đưa về địa phương quân cảnh báo tôi “Cẩn thận” (có nghĩa là đừng buông súng xuống). Tôi vẫn để ngón tay trỏ bên phải lên cò súng đại liên M-60 và tiến lại gần những người đó. Tôi nói: “ Các anh em, chúng tôi là những sĩ quan VNCH. Các đơn vị chúng tôi đã tan hàng sau khi tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng trên đài phát thanh. Hiện giờ vợ con của các anh em cần các anh em tại quê nhà. Các anh em quê ở đâu?” Họ trả lời “ Dạ, quê chúng em ở miền Tây. Nhiều ngày qua, chúng em không có gì để ăn và không có tiền về quê nên đành tử thủ ở đây và liều chết trong trận cuối cùng tại đây". Tôi trả lời “Thôi hết rồi! Chúng tôi tìm để giúp các anh em đây.” Tôi phát cho mỗi người 500 đồng và một hộp ration C. Tôi bảo” Các anh em đưa súng và lựu đạn cho tôi”. Họ móc súng rouleau cụt nòng và lựu đạn M-26 từ trong lưng quần bỏ giữa sân trường. Tôi chỉ họ lên chỗ sinh viên y khoa thường ngủ trưa để nghỉ ngơi. Trong lúc đó, bộ đội đã lảng vảng trước cửa sau (cổng Nha Khoa, đuờng Nguyễn Trãi). Anh Hùng lên tiếng “Liệt, rút đi thôi”. Tôi nói “Khoan đã! Nếu mình rút đi bây giờ thì họ vào và sẽ có bắn nhau” Tôi đưa tay ngoắt những người bộ đội vào nhưng chỉ có một người vào. Tôi hỏi: "Cấp bực của anh là gì?” Anh ta trả lời “ Thưa đồng chí, em là trung đội trưởng ạ!” Tôi nghĩ trong bụng là họ tưởng tôi là du kích vì chúng tôi mặc thường phục. Nếu vậy thì tốt hơn, tôi ra lệnh luôn “Đồng chí dẫn trung đội vào khuôn viên của trường để bảo vệ nhé. Nếu bể một viên gạch tôi sẽ đến hỏi tội đồng chí đấy! Đồng chí cho một tiểu đội phòng thủ phía trước, một tiểu đội phòng thủ phía sau, và tiểu đội còn lại ở giữa để yểm trợ hai bên hông” Anh ta dạ và ngoắc trung đội vào trường Y Khoa. Anh Hùng nói nhỏ “Chẩu”. Chúng tôi lên xe Deux Cheveaux và đi mất. Anh Hùng bảo “Mày ẩu quá, nếu tụi nó nổ súng thì sao?” Tôi cười cười và không trả lời và nghĩ “Mình ngu thật”. Ngày 2/5/1975, khi đến trường trình diện, tôi cũng lái chiếc xe Deux Cheveaux của người chú bỏ lại. Mọi người đều đậu xe ở ngoài đường. Tôi cũng tìm chỗ đậu xe. Một anh bộ đội chạy ra và bảo tôi “Đồng chí lái xe vào trong”. Tôi nói “Mọi người đậu ở bên ngoài. Tại sao tôi phải vào trong/” và rồ máy tính chạy vì tôi nghĩ việc tôi làm đã lộ. Nhưng anh chàng bộ đội này tỏ vẻ cung kính, hơn nữa anh ta có cây súng AK-47, nên tôi đành lái liều vào sân trường và được chỉ cho chỗ đậu xe giữa sân làm cho mọi người nhòm ngó. Khi bước ra khỏi xe, tôi nhìn thấy vợ chồng của chị Lê Thị Thanh Hải cùng lớp đang đi vào. Người gác dan biết chồng của chị Thanh Hải không phải là sinh viên y khoa nên đưa tay chận lại. Chồng của chị Thanh Hải dùng tay đẩy ông gác dan ra. Anh bộ đội chạy đến và hỏi đầu đuôi. Khi nghe ông gác dan nói gì đó, hắn lên đạn và chỉ súng vào đầu của chồng chị Thanh Hải tính bắn. Lúc đó, ai cũng sững sờ, tôi đành liều đóng kịch một lần nữa. Tôi lên tiếng “Cái gì đó, đồng chí?” Anh chàng bộ đội còn tưởng tôi là nhân vật quan trọng “Báo cáo đồng chí, tên phản động này muốn vào phá rối”. Tôi khoát tay: “Không, không, 2 vợ chồng này là bạn của tôi. Cho họ vào”. Anh chàng bộ đội hạ mũi súng AK-47 xuống và cho họ vào. Thấy gương mặt của chị Thanh Hải và người chồng thật sự hoảng sợ và trông rất tội nghiệp. Tôi lại gần và nói “Anh chị cứ việc vào đừng nói năng hay phản ứng gì hết” Thế là tôi đã làm được hai chuyện mà lòng tôi đến bây giờ vẫn còn vui. NGUYỄN VĨ LIỆT 8-6-2008
HH sưutầm |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trời mưa không lớn lắm Nhưng đủ ướt đôi đầu Cuộc tình không lớn lắm Nhưng chiếm hết đời nhau. Hoa Hạ |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoa Hạ
Senior Member Tham gia ngày: 19/Jan/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 968 |
Gởi ngày: 30/Jul/2009 lúc 12:43am | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
ời Đại học Kiến trúc Sài Gòn sang Pháp năm 1974, sau hơn 20 năm làm việc ở đây, kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị, tác giả của công trình trùng tu và nâng cấp Nhà hát Lớn, đã chọn Hà Nội làm điểm dừng chân cho quãng đời còn lại của mình. Tạp chí Thời Trang Trẻ đã có cuộc trò chuyện cùng ông tại Văn phòng tư vấn thiết kế do ông thành lập cách đây hơn 2 năm trên đường Trần Hưng Đạo. - Ông có thể cho biết điều gì đã giữ chân ông ở lại Hà Nội?- Năm 1995, Bộ Văn hoá - Thông tin có một cuộc tuyển chọn các phương án thiết kế, cải tạo nâng cấp Nhà hát Lớn của các kiến trúc sư nước ngoài. Tôi tham gia và phương án của tôi được chọn. Năm 1997, khi công trình hoàn thành chào đón Hội nghị các nước nói tiếng Pháp, có dịp trở lại đất nước, tôi thấy có thể triển khai công việc tại đây nên đã quyết định mở văn phòng ở Hà Nội. Tôi thấy Hà Nội có cái chất gì đó hợp với tâm hồn mình - nhiều cây xanh, hồ nước, có khí hậu nhiều mưa, không đông đúc, ồn ào..., tất cả những cái đó mang lại cho tôi cảm xúc sáng tác. Tôi thật sự say mê Hà Nội, nhất là mùa thu với mùi hoa sữa. - Ông có nhận xét gì về kiến trúc Hà Nội? - Sự phát triển của kiến trúc Hà Nội có thể nói đã đi nhanh hơn quy hoạch. Điều này được chứng tỏ qua một số công trình nhà ở của dân chúng phát triển không theo hệ thống như ở khu vực Hồ Tây, trên phố cổ... Đối với những công trình lớn, nhất là những công trình do nước ngoài đầu tư, ít nhiều kiến trúc còn đi theo những đường hướng do quy hoạch đề ra (dĩ nhiên là vẫn còn nhiều hạn chế). - Hiện tại Việt Nam đang có dự án xây dựng công trình sân vận động Hà Nội để chuẩn bị tổ chức Sea Game 2003. Ông có ý định tham gia không? - Là một người đã có nhiều năm sống và làm việc tại Pháp, ông thấy hành nghề ở đâu dễ hơn? |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trời mưa không lớn lắm Nhưng đủ ướt đôi đầu Cuộc tình không lớn lắm Nhưng chiếm hết đời nhau. Hoa Hạ |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoa Hạ
Senior Member Tham gia ngày: 19/Jan/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 968 |
Gởi ngày: 30/Jul/2009 lúc 12:55am | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trời mưa không lớn lắm Nhưng đủ ướt đôi đầu Cuộc tình không lớn lắm Nhưng chiếm hết đời nhau. Hoa Hạ |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoa Hạ
Senior Member Tham gia ngày: 19/Jan/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 968 |
Gởi ngày: 30/Jul/2009 lúc 9:25pm | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
TRƯỜNG ĐẠI-HỌC SƯ-PHẠM SAIGONTrường ĐHSP Saigon được thành lập bắt đầu từ niên khóa 1958-1959, theo hệ 3 năm. Để được nhận vào học năm thứ nhất, sinh viên phải qua một kỳ thi tuyển. Vài nét về các cựu Giáo sư ĐHSP Sàigòn.
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trời mưa không lớn lắm Nhưng đủ ướt đôi đầu Cuộc tình không lớn lắm Nhưng chiếm hết đời nhau. Hoa Hạ |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoa Hạ
Senior Member Tham gia ngày: 19/Jan/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 968 |
Gởi ngày: 30/Jul/2009 lúc 9:29pm | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Giáo sư
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trời mưa không lớn lắm Nhưng đủ ướt đôi đầu Cuộc tình không lớn lắm Nhưng chiếm hết đời nhau. Hoa Hạ |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoa Hạ
Senior Member Tham gia ngày: 19/Jan/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 968 |
Gởi ngày: 30/Jul/2009 lúc 9:35pm | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Giáo sư
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trời mưa không lớn lắm Nhưng đủ ướt đôi đầu Cuộc tình không lớn lắm Nhưng chiếm hết đời nhau. Hoa Hạ |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trang of 2 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |