Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Quê Hương Gò Công | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Tuổi Trẻ Gò Công :Quê Hương Gò Công |
Chủ đề: CÔ TẤM GÒ CÔNG | |
Người gởi | Nội dung | |||
ranvuive
Senior Member Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
Chủ đề: CÔ TẤM GÒ CÔNG Gởi ngày: 23/Sep/2009 lúc 12:40am |
|||
Cô Tấm Gò Công SGTT - “Nhà nghèo, hiền lành, ít nói, rất hiếu thảo và nghị lực, đang âm thầm hy sinh hạnh phúc riêng của mình để lo cho gia đình…” là những thông tin đầu tiên chúng tôi nhận được về Diễm qua sự giới thiệu của một cô giáo ở Gò Công Đông, Tiền Giang. Và, khi đến thăm gia đình Diễm, chúng tôi mới cảm nhận được rằng, những vất vả, hy sinh của Diễm còn nhiều hơn những gì nghe được Niềm tự hào của gia đình
Hai mươi tám tuổi, ra trường đi dạy đã sáu năm nhưng trông Huỳnh Phương Diễm giống một cô học trò cấp ba hơn là cô giáo bởi vóc người gầy gò, nhỏ nhắn. Vậy mà, Diễm đang là lao động chính của gia đình, là bờ vai vững chắc cho người cha đã gần 70 tuổi và cô em gái mắc bệnh down tựa vào kể từ khi mẹ mất. Đang buồn bã kể chuyện nhà, bất chợt, giọng ông Ba Minh, cha Diễm sôi nổi đầy tự hào khi nhắc tới đứa con gái hiếu thảo của mình: “Trong bầy con tròn chục đứa của tui, chỉ có con Diễm là đủ kiên nhẫn, chịu cực chịu khổ để học hành tới nơi tới chốn. Hồi nó đi học, gian nan lắm…”. Nhà đông con, lại nghèo khó, lo cái ăn, cái mặc đã là chuyện quá sức nhưng ông bà vẫn lo cho từng đứa được đến trường. Không nhiều đất, ông quần quật làm thuê cuốc mướn, bà quanh năm đi làm cái công việc mà ông xót xa gọi là “đi ở đợ” để lo cho con. Các anh chị Diễm lớn lên, ai cũng bỏ học giữa chừng, lập gia đình, ra ở riêng rồi cũng sống bằng nghề làm thuê làm mướn, chỉ còn mình Diễm bám lớp, bám trường. Không có tiền để cho con tiêu vặt nên chuyện con mình thiếu thốn so với bạn bè, chịu cảnh bữa đói bữa no khi đi học xa là điều ông xót xa và biết rõ hơn ai hết. Vậy mà, con gái ông vẫn vững vàng học tốt. Dù cái nghề của Diễm lương bổng không cao, cũng không thể giúp gia đình thoát khỏi cái nghèo đã quanh năm đeo bám nhưng với cha mẹ, với gia đình Diễm, việc Diễm trở thành cô giáo là niềm tự hào lớn lao nhất. Vất vả chưa qua Mừng con gái được làm cô giáo chưa lâu thì mẹ Diễm qua đời vì bạo bệnh. Trước khi mất, ước mơ duy nhất của bà là có tiền sửa lại gian nhà lá đã mục nát, đã ngả nghiêng sau trận bão năm 2006. Bà lo khi mình ra đi, cha con Diễm không an toàn trong căn nhà ấy mỗi khi mưa bão. Với lương giáo viên chỉ được 1,4 triệu đồng/tháng, Diễm vắt hết sức mình, nhận dây lát về đánh. Bất kể ngày đêm, hễ có thời gian là Diễm lao vào làm việc nhưng mỗi tháng cũng chỉ có thêm hơn 200 ngàn đồng. Sợ không kịp thực hiện ước mơ của mẹ, Diễm làm thủ tục vay tiền ngân hàng rồi mượn thêm của bạn bè, tất cả được gần 20 triệu, sửa lại gian nhà trước. Thế nhưng khi ước mơ của mẹ Diễm vừa thành hiện thực, niềm vui của cả nhà chưa kịp thổ lộ cùng ai thì bà đã ra đi mãi mãi. Bà vất vả cả đời, cả nhà cũng chắt mót, tiết kiệm từng đồng vậy mà khi bà nằm xuống, gia đình không đủ tiền để xây cho bà một nấm mồ tươm tất. Người chủ nơi mà bà đến giúp việc nhiều năm đã cảm thương, giúp gia đình lo cho bà một nơi an nghỉ khang trang, ngay trong sân nhà. Đó cũng là nơi mỗi chiều, Diễm và cô em gái ra ngồi khóc mẹ. Chúng tôi không giấu được nỗi xót xa khi ghi hình bữa cơm gia đình Diễm: hai con cá nục nhỏ được cắt làm tư kho mặn, cuối bữa ăn, mấy khứa cá gần như vẫn còn nguyên vẹn, chỉ có bát nước cơm và dĩa rau muống xào là vơi đi. Cha Diễm bảo: “Mỗi tháng trả nợ xong, lương con Diễm còn hơn 500 ngàn, phải ăn “nhín nhín”. Hôm kia, cầm 10 ngàn đi chợ, mua ký cá hết bảy ngàn, còn ba ngàn mua rau. Đồ ăn giờ sao mắc quá!” Diễm chỉ cười hiền: “Hôm nào kẹt quá, em với út Trang đi hái rau, có gì ăn đó chị à, cũng quen rồi nên không thấy khổ!” Không thể nào hiểu nổi những vất vả của chị và cha, nhưng cô em gái của Diễm chẳng biết tự khi nào cũng giống cha và chị: không dám gắp nhiều thức ăn trong bữa cơm, để dành lại cho ngày hôm sau… Chúng tôi hiểu, cả gia đình Diễm đang hết sức dè sẻn để trả số nợ vay và Diễm đang là người thay cha lo cho cả gia đình, ngay đến hạnh phúc riêng tư, Diễm cũng đã hy sinh… Điểm tựa của cha và em gái
Sau ngày mẹ mất, gia đình người bạn trai đã nhiều lần sang xin Diễm về làm dâu nhưng thương cha đã đến tuổi nghỉ ngơi nhưng vẫn còn vất vả, thương đứa em gái đã 23 tuổi vẫn ngơ ngẩn, hồn nhiên như trẻ lên năm, Diễm gạt nước mắt để người yêu đi lấy vợ. Nghe cha nhắc lại chuyện cũ, Diễm chỉ ngồi im, không nói, nước mắt trào tuôn theo từng lời của cha. Ra trường, đi dạy sáu năm trời, chưa một lần dám tiêu xài gì cho riêng mình, vậy mà Diễm cũng chưa thể mua nổi cho mình một chiếc xe đạp. Từ nhà đến trường mất hơn 10 cây số, ngày nào Diễm cũng phải quá giang người đồng nghiệp tốt bụng. Hôm nào người đồng nghiệp không có giờ lên lớp, Diễm phải dậy từ sớm, đi bộ đến trường. Khó khăn là vậy nhưng cái dáng hanh hao ôm chiếc cặp sách cũ đi dạy ấy ngày nào cũng in nghiêng trên bờ ruộng buổi sớm mai… Chia tay gia đình Diễm, chúng tôi tin những bữa cơm đạm bạc ấy rồi sẽ tươm tất hơn, căn nhà nhỏ ấy rồi sẽ ấm cúng hơn khi có nhiều người cùng chung tay chia sẻ! Bởi chúng tôi luôn tin một điều rằng: những ai biết hy sinh, biết cống hiến, biết yêu thương rồi sẽ được bù đắp, rằng những trang cổ tích vẫn mở ra giữa cuộc đời này. Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 23/Sep/2009 lúc 12:42am |
||||
|
||||
IP Logged | ||||
HieuTam
Newbie Tham gia ngày: 26/Oct/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 3 |
Gởi ngày: 04/Nov/2010 lúc 8:01am | |||
Chào cả nhà,
Đầu tháng 11, nhân dịp về Gò Công làm việc với bệnh viện đa khoa Gò Công về
việc hợp tác với diễn đàn từ thiện Người Tôi Cưu Mang để cung cấp suất cơm miễn
phí cho bệnh nhân nghèo của bệnh viện, mình có ghé thăm em Huỳnh Phương Diễm.
Được biết, sau khi bài viết về em được đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị, đã có rất
nhiều nhà hảo tâm trong và ngoài nước đã giúp đỡ gia đình em, về cơ bản em đã
trả hết nợ vay. Hiện giờ em Diễm đã lập gia đình và sắp có em bé.
Chúc mừng em !
|
||||
IP Logged | ||||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |