Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: ĐỆ TỨ LINH Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 16/Jan/2008
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1332
Quote Hoang_Ngoc_Hung Replybullet Chủ đề: ĐỆ TỨ LINH
    Gởi ngày: 13/Apr/2009 lúc 12:17am

Ðệ tứ linh.

 Đỗ Khoa Luật
 
Là loài Phụng(Phượng), loài chim quí (con mái gọi là Hoàng hoặc Loan), lông đuôi dài, khi xoè lên, ửng hoa sao ngũ sắc, là chúa của thượng cầm).
 
Ðất các xã ở Biên Hòa vùng Long Thạnh Mỹ (Thủ đức), xưa thuộc huyện Long thành, có chất đá ong thích hợp loại thổ sản dưa, đậu được cấu thành bởi hình dáng con phụng xòe cánh.
 
Nơi đó là một cửa quan hiểm yếu, sử gia đặt "Khổng tước quan" là cửa ải Ðiểu công (cùng loại với Phụng). Người Biên-hòa gọi nôm na "Khổng tước nguyên" là Gò công.
 
Quanh vùng Gò công có một con rạch mang tên Trau Trảu (cũng là loại điểu thú).Trên quốc lộ 15, dẫn đi Vũng tàu, nơi trụ số 46, ranh giới xã Tân phước và Phước tân, có một chiếc cầu, sử ghi là Phụng kiều. Gò dốc 47,Núi chùa (ngả vào ngọn Sông Buông) và núi đất đỏ (Hòn máu), có tháp canh cạnh khúc đường cua, nơi đầu ấp Tân Mai II, họp thành giống hình thể một con phụng có đầu mình và đuôi.
 
Miệt Võ Su, Võ Ðắt nổi tiếng là ông Võ Văn Trạng và con gái chuyên săn cọp, nơi mà hồi còn trẻ, tôi, Năm Tân và Ðỗ Cao Phước thường đi săn con minh (trâu rừng). Dân quê địa phương đơn giản gọi là Cầu Vạc (loài chim ăn đêm, xưa thường đến đậu). Cầu Vạc chính là địa điểm này, chớ không phải là xã Bùi Tiếng và lò gạch Tân Mai (Bình Trườc).
 
Miền đông bắc Tân Uyên, là nê địa, sình lầy, không cần cày trâu, mà chỉ cuốc tay để làm ruộng, được mang tục danh là "Ðất cuốc" (xã Tân Hòa) và Sình (Tân Nhuận). Có làng đồng bào thượng tên Cát Tiên. Nơi mà đồng bào tản cư năm 1945, đã lưu nhiều kỷ niệm, người Pháp đặt là chiến khu Ð. Vùng đất thiêng nầy đã phát xuất nhiều huyền thoại.
 
Tương truyền đây nguyên là một Phượng Trì (xã Chánh Hưng), vì vùng ao to rộng nầy, xưa có chim phượng tới tắm nước, rỉa lông (Phượng hoàng ẩm thủy). Do đó nhân dân địa phương đặt là Bàu Phụng (chớ không phải là bà Phụng).
 
Năm Bính Dần 1806, vua Gia Long và Thuận Thiên Hoàng Hậu tuyển con gái các quan đại thần trong triều để nạp làm phi cho Thái tử Ðảm, tức là vua Minh Mạng sau này. Con gái của Phúc Quốc Công Hồ Văn Bôi, quê ở làng Bình An, tỉnh Biên Hòa, sinh năm Tân Hợi 1791, cùng tuổi với Thái tử Ðảm, tên húy là Hồ thị Hoa trúng tuyển vào cung, sau chính là Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu, là người đoan trinh, hiền thục. Vua Gia Long cho là chữ "Hoa" như tên của bà chiết tự ra có nghĩa là "một chút hương thơm" thì e không tốt cho vận số, chi bằng đổi chữ "Hoa" thành chữ "Thực", có nghĩa là "quả" hay " quả phúc" thì tốt hơn. Sau sanh Nguyễn Phúc Tuyền Minh Tông thành vua Thiệu Trị. Bởi cung cách và phẩm hạnh của bà, vua Gia Long cấm gọi phạm húy tên bà, nên người trong Nam mới gọi là "bông", như bông sen thay vì hoa sen.
 
Biên Hòa có sông, có núi, nước không cần sâu nhưng cần có rồng, thì hóa linh; núi không cần cao, nhưng có tiên, nên thành thiêng, hồn thiêng sông núi hun đúc nhiều nhân tài, chí sĩ yêu nước. Ðất Biên Hòa có Long mạch, nên phát sinh khí thế hồn thiêng. Một cuộc đất, nói theo phong thủy địa lý, có tiên thánh (núi Tiên Cước phía nam Long Thành) mà còn Long Lân Qui Phụng họp thành bộ "Tứ Linh", nên được linh thiêng, danh bia thanh sử.


Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 13/Apr/2009 lúc 12:17am
hoangngochung@ymail.com
IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 27/Apr/2009 lúc 9:42am
Tứ Linh Trong Phong Thuỷ

Trong thiên nhiên, hai yếu tố gió và nước ảnh hưỡng thật lớn lao . Gió có thể đem phấn hoa để cây cối đơm bông kết nụ. Nước có thể đem sức sống, nuôi dưỡng cho vạn vật và con ngưởi. Nhưng gió có thể giận dũ trở thành những cơn bão gào thét tàn phá núi rừng. Nước có thể trở thành những cơn lũ san bằng làng xóm thành bình địa.

user%20posted%20image

Giải thích:
- Phía sau là núi, gọi là Huyền Võ.
- Bên trái là Thanh Long.
- Bên phải là Bạch Hổ.
- Trước mặt là Chu Tước.

Huyền Võ cần phải cao và dày để ngăn chận được gió.
Phải và trái cần đủ kín để che chắn hai bên hông.

Nghĩa là: Chổ cư trú cần vững chắc gần y như ghế dựa.

Lời Thầy Quảng Đức.

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 11/Dec/2009 lúc 11:42am


TỨ LINH TRONG PHONG THUỶ

Tứ Linh là một thuật ngữ đặc biệt, lấy từ trong môn Tử Vi, ( long, Hổ,Qui, Phượng ) là 4 linh vật dùng để kết hợp với La Bàn, tượng trưng cho 4 hướng, bốn phưong, và bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông .
* Thanh Long: bên tay trái của nhà ( từ tâm nhà nhìn ra ) , thuộc phương Đông, hành mộc, mùa Xuân. Dương tính .
* Bạch Hổ: Bên tay Phải của nhà ( từ tâm nhà nhìn ra ) thuộc phướng Tây, mùa Thu, hành kim, âm tính .
* Chu Tước ( hay Hồng Phượng ) : là mặt tiền,( là lối đi vào nhà ),hành hoả, thuộc phương Nam, dương tính .
* Hắc Qui : mặt Hậu của nhà, thuộc phương Bắc,hành thuỷ, âm tính .

Theo quan niệm về Phong thuỷ thuộc phái Loan Đầu, một căn nhà tốt là phải có 4 biểu tượng Tứ Linh rõ ràng và phân minh, và thường được chú trọng áp dụng trong những ngôi nhà có hướng nhìn về phương Nam. Nếu không thì cần phải có được ba, ít nhất thì phải có Thanh Long - hay Bạch Hổ, Biểu tượng hàng đầu không thể thiếu .
* Long và Hổ luôn luôn theo nhau như bóng với hình, như la Bàn phải có cực Bắc và Cực Nam . Do đó, nếu có Long thì sẽ có Hổ và ngược lại, dù rằng trên thực tế chúng ta không nhìn thấy yếu tố thứ 2 nầy và đây cũng là một hình thức " Vô Tình," Long và Hổ không ôm vòng ngôi nhà .
Khì nào tay trái ngôi nhà có ngọn đồi hay núi, hay ngôi nhà lầu cao hơn nhà mình, tay phải cũng có một cái tương ứng như vậy thì rõ ràng đây là ngôi nhà được " hữu tình " Long -Hổ ôm nhau và ngôi nhà nằm trong vòng ôm đó .
* Long Hổ gần nhau thì gọi là " Long Hổ Lồng nhau "
* và càng hay khi hình dáng của Long và Hổ nổi bậc, rõ nết trên nền trời .
* và cũng thật là tai hại khi việc xây dựng phá hủy đi Long tượng .
Ngoài ra, chúng ta cũng thường gặp Tứ Linh qua bốn hình tượng :" Long Lân Qui Phượng " Và trong Dịa Lý Dương Trạch, Thầy mình dùng Thanh Long,Bạch Hổ, Chu tước và Huyền Võ và giải thích là :

Phía sau là Núi gọi là huyền Võ
Bên trái là Thanh Long
Bên tay Phải là Bạch Hổ
và trước mặt là Chu Tước .
Huyền Võ cần phải cao và dầy để ngăn được gió . Phải và trái phải đủ kín để che chắn hai bên hông, Nghĩa là : chổ cư trú cần phải vững chắc gần y như ghế dựa .


]Và điều nầy đã giải thích cho Hh hiểu tại sao biểu tượng tứ linh " đặc biệt" cần cho những ngôi nhà nhìn về phương Nam. Vì Toạ Bắc , Hướng Nam thì phía sau ngôi nhà mùa Đông sẽ hứng trọn ngọn gió Bấc rét lạnh giá buốt đầy âm khí tràn về ...nên Huyền Võ đặc biệt cần phải có hàng đầu trong Tứ linh so với những phương hướng khác .
Hoa Hạ


Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 12/Dec/2009 lúc 12:41am
Washington, DC Qua cách nhìn của Khoa Phong Thủy

Quảng Đức.



Khai sáng một triều đại trước hết phải có sự cảm ứng của đất trời. Phát triển một địa thế trở nên một nơi đô hội hàng đầu thì phải biết đón lấy vượng khí của trời đất. Thành phố Washington, DC có được sự cảm ứng với trời đất thì phải do thiên cơ và quả nghiệp, thế nhưng Vượng khí của đất trời thì nhất đinh phải từ dòng Potomac. Có phải từ hướng Tây Bắc thành phố, dòng Potomac vạn dặm chảy dài như con Rồng đang chuyển. Ngỡ như bươn bả, cô đơn, không bến đỗ để hẹn hò tình tự. Vừa đến DC thì Potomac bỗng uốn mình đổi hướng rồi đột nhiên dừng lại Hồ Tidal Basin, trước khi giao hội với Anacostia. Dư khí của hai dòng là Washington Channel uốn cong như cái móc câu. Potomac như giang rộng vòng ôm cho đất DC được ấm. Trước khi chảy dài ra biển, hai lần quay lại vẫy tay chào thì quả thật Potomac hiển lộ ân tình quá rõ với DC. Câu vàng lượn trái ôm thân, tiền tài no đủ chẳng lo nợ nần. Bên trái của DC hội đủ câu vàng lại thêm cái thế Long tận Thủy giao, mà hễ thấy Thủy giao thì biết là Long phải dừng, thấy Thủy tụ thì biết Long đã tận. Long tận, thuỷ giao, Washington, DC trở nên thành phố hàng đầu chi phối toàn cầu về chính trị cũng như kinh tế là đúng ! Thế nhưng, Potomac cho dù vượt ngàn dặm tìm về, ân tình thắm thiết cho mấy cũng chưa một lần là biểu tượng của DC.

Washington Monument mới thật là biểu tượng. Từ Quốc hội nhìn thẳng sang Lincoln Memorial và từ Nhà trắng nhìn về Thomas Jefferson Memorial, Washington Monument sừng sững cao như cây bút. Mỗi sáng nắng lên, bóng bút ngã dài chấm vào nghiên mực của dòng Potomac đọng trên Reflecting Pool hoặc Rainbow Pool có lúc Tidal Basin. DC thành thế đất Bút chĩa lên mây con cháu đời sau khoa bảng. Và, cho dù được thêm cái thế Bút ngã sang ngang, nước cuốn vòng, thì DC cũng chỉ là đất phát Thế Khoa, bất quá cũng chỉ đến Công Hầu chứ làm gì được ngôi Vương trị vì thiên hạ? Thử nhìn lại bản đồ thành phố, có phải DC vuông vức hành Thổ? Tổ Sư Địa Lý Tả Ao đã dạy hễ thấy Thổ tinh kết huyệt Trung ương, ấy đất sinh Thánh sinh Vương là gì? Oâng Cao Trung quả thật đã có nhiều công đức thu thập cho xuất bản tập Địa Lý Tả Ao. Người đời sau khi gặp, mới có căn, có cứ để luận, để bàn! Rõ ràng DC trở thành đất cư ngụ của những bậc Đế Vương hoàn toàn nhờ vào Khí tụ của dòng Potomac. Biểu tượng Bút chĩa lên mây chỉ đứng hàng thứ yếu. Vì vậy, muốn đánh đúng huyệt kết ngôi Vương thì phải nhắm vào dòng Potomac, chứ không thể nhắm vào biểu tượng. Biết như thế để có thể giải thích tại sao đã hai mươi năm rồi, kể từ ngày đồ án của cô gái Mỹ gốc Trung Hoa Maya Ying Lin, sinh viên khoa kiến trúc trường Yale được thực hiện, hai bức tường bằng đá hoa cương tạo thành Vietnam Veterans Memorial cương cường chĩa thẳng vào Washington Monument, biểu tượng của thành phố đầu não của nước Mỹ, mà vẫn chưa gây ra được tác hại.

Gấn đây một số nhà toán học chứng minh được rằng trong thiên nhiên có hai năng lực ảnh hưởng rất quan trọng trên các mạch sinh cơ và hệ thần kinh của các loài sinh vật. Đó là năng lực xoáy vòng và năng lực đường thẳng hay gọi là hiệu ứng mũi nhọn. Năng lực xoáy vòng, Lý Thuyết Về Tiêu Bào của Thái Cổ Khoa Học Toàn Thư cho biết, năng lực này phát sinh bởi sự quay của quả đất và mặt trăng. Quả đất xoay khởi mào cho sự xoáy vòng của khí tượng, tạo thành những cơn bão lốc khủng khiếp. Nhưng phải đủ cả hai nguyên nhân là sự xoay của quả đất và của mặt trăng mới tạo được năng lực xoáy vòng của Thủy tượng. Mặc dù khối lượng không gian của các xoáy nước không lớn, nên không có tính phổ quát. Thế nhưng, năng lực này lại ảnh hưởng về lâu về dài, là vì hiệu ứng sinh cơ tác động trên con người xảy ra không phải tức thời như những cơn xoáy lóc. Thật phong thủy từ ngàn xưa đã thấy được năng lực ôm vòng của thủy lưu là một hình thức xoáy vòng của Thủy tượng. Năng lực này gần như vô hình, khó giải thích nhưng lại phát sinh ra hiệu ứng sinh cơ tác động vào các sinh vật nhất là con người. Cũng tựa như tự hàng ngàn năm trước, hai yếu tố Aâm Dương, liền, đứt, ngỡ là đặt để, trừu tượng, nhưng bây giờ lại là nền tảng mấu chốt của một nền văn minh cực thịnh của điện toán computer ? Từ trước đời nhà Châu, các nhà thông hiểu khoa học thái cổ đã tìm ra được những con số Mã mang tính sinh cơ số học. Xưa nay gọi là thước Lỗ Ban, được đồng hóa với tà thuật của các thầy bùa thầy pháp. Đơn vị là Chỉ và Phân theo hệ thống Bát phân đổi sang Thập phân thì mỗi Chỉ có chiều dài 0,408 mét. Ngày nay các nhà toán học tìm ra được tần số ngoại âm là 4,9. Số thành của 1 / 4,9 là 0,204 chính là đơn vị của thời gian. Con số đơn vị Chỉ 0,408 chính là trị số của hai lần đơn vị thời gian và cũng chính là gia tốc trọng lực ở mặt địa cầu. Hoặc Nam tả, nữ hữu? Thoạt nghe thì gọi là mê tín dị đoan. Thực ra ở Bắc bán cầu, Âm cực, chiều quay của quả đất là nghịch với chiều quay đồng hồ nghĩa là từ phải qua trái. Ở Nam bán cầu, Dương cực, chiều quay của quả đất thuận theo chiều kim đồng hồ, nghĩa là từ trái sang phải, thì không là nam tả nữ hữu là gì?

Khoa học đã chứng minh được con người và các sinh vật đều bị hỗn loạn ít nhiều về huyết dịch và bị rất nhiều biến chứng, ngược lại thì các bệnh tâm thần lại giảm nhẹ do những hiệu ứng sinh cơ của các năng lực xoáy vòng, đặc biệt là những cơn bão lốc xoáy. Thuật Phong Thủy thì cho rằng những vùng đất tốt là những vùng được bao bọc bởi các dòng sông. Cho dù các nhà nghiên cứu Phong Thủy không giải thích được một cách khoa học, thế nhưng, những kinh nghiệm thực tế rút tỉa từ đời này sang đời khác cho biết hễ những vùng đất được nước ôm vòng, đều là những vùng đất nhất định phải tốt, bởi lẽ vòng ôm của nước đã tạo thành năng lực xoáy vòng. Vùng đất nhỏ thì để chôn người, lớn thì xây dựng nhà cửa, lớn hơn nữa thì xây dựng quận hạt, thành phố và lớn nữa thì xây dựng quốc gia. Ngược lại, những nơi thế nước đi ào ạt, bạo liệt như tên bắn xông thẳng vào thì không thể gọi là tốt được Bởi thế, những dòng sông chảy xiết, xối xả, lênh láng thì không thể gọi là tốt đươc là vậy. Hiệu ứng sinh cơ tốt hay xấu thì rõ ràng nghịch với cường độ của năng lực vòng xoáy, nhưng đồng thời cũng cần phải căn cứ vào nguồn nước vươn xa hay gần, nước đến, nước đi đều uốn khúc êm đềm, quanh co ôm vòng, vương vấn như có vẻ dừng lại hay không mới biết mức độ xấu hay tốt của những vùng đất đó. Năng lực này càng cương cường bạo liệt bao nhiêu thì càng gây ra tai họa, biến chứng, hỗn loạn bấy nhiêu. Còn Hiệu ứng mũi nhọn hay năng lực đường thẳng thì khỏi phải nói. Hãy thử tượng tượng phía trước là một cái mũi nhọn ngày này sang tháng khác cứ chĩa hướng như dao đâm vào mặt, không lẽ không thấy khó chịu? Bức tường chữ V tạo thành Vietnam Veterans Memorial sắc như dao, đâm thẳng vào tâm Washington Monument. Năng lực đường thẳng lâu ngày sẽ gây ra tác hại bởi hiệu ứng của mũi nhọn thì biểu tượng của DC là Washington Monument ít nhiều cũng phải bị ảnh hưởng. Dù sao thì Washington Monument cũng chỉ là biểu tượng. Biểu tượng có bị xâm phạm thì ảnh hưởng cũng sẽ bị giới hạn. Địa hình của Washington, DC và năng lực xoáy vòng hay đúng hơn là nước chảy ôm vòng của dòng Potomac mới thật sự là mấu chốt cuộc đất sinh Thánh sinh Vương trị vì thiên hạ.

Thế nhưng thử hỏi có được bao nhiêu Vương Hầu Khanh Tướng của nước Mỹ lại sinh ra và lớn lên ngay trên đất của DC? Hay DC chỉ là nơi quy tụ của anh hùng hào kiệt bốn phương tụ về? Quả thật khó có câu trả lời đích xác, đành phải kỳ vọng vào những bậc cao nhân. Quảng Đức Washington DC Qua cách nhìn của Khoa Phong Thủy. Quảng Đức Hai trăm năm trước, Kỹ sư kiêm kiến trúc sư Pierre L’Enfant đã chọn những kiểu kiến trúc và trang trí theo mẫu mã Hy Lạp để sao cho DC trữ tình như Paris nước Pháp. Một trăm năm sau, Charles Follen McKim và nhóm của ông tái thiết lại để sao cho DC không những đẹp hơn Paris mà nhất định phải đẹp nhất thế giới. Mơ ước của những kẻ thiết kế đô thị đã biến thành sự thật. Thế nhưng, sự thật lại còn đẹp hơn những điều mà họ đã ước mơ. Hầu như tất cả nền văn minh rực rỡ của nhân loại đều được gắn liền tên tuổi của các dòng sông. Những nền văn minh đó cho dù là biểu tượng của nhiều triều đại đã một thời ngự trị huy hoàng cũng không thoát khỏi được quy luật thành, thịnh suy, hủy của tạo hóa vì phải còn tùy thuộc vào vận số của thiên cơ, nhưng các dòng sông thì vẫn mãi mãi tồn tại, vẫn mãi mãi hiện hữu. Như vậy, có phải thật những dòng sông đã đem lại rực rỡ cho các nền văn minh hay các nền văn minh đã đem lại tên tuổi cho các dòng sông? Quả khó có thể trả lời một cách nghiêm xác, vì một bên là biểu tượng của thực tại, một bên là hiện hữu của thực tại. Hai bên chỉ là quan hệ nhân quả và hoàn toàn bị giới hạn trong một thời đoạn nào đó mà thội. Thử nhìn lại vùng đất Kiến Khang, Nam Kinh ngày nọ, chung quanh tả hữu bao bọc bởi hai dòng sông lớn là sông Tần và sông Hoài. Dòng nước đang dồn chảy về phía Đông vừa qua khỏi Mặt Lăng bỗng quay vòng lại ôm lấy Kiến Khang tạo thành kiểu đất Đại Hồi Cục. Kiến Khang trở nên một nơi đô hội. Sáu triều đại Ngô, Tấn, Tống, Lê, Lương, Trần chia nhau trị vì thiên hạ. Các nhà nghiên cứu thuật Phong Thủy cho rằng sở dĩ Kiến Khang trở thành chốn Kinh Đô của các bậc Đế Vương bởi vì cái thế trọng yếu của nó được bao bọc bởi sông Tần, sông Hoài và dòng Thanh Khê tạo thành cái thế ngăn chận. Hồ Huyền Võ làm thế hiểm trở cho nên Kiến Khang có thể đón lấy được cái vượng khí của đất trời. Nhà Tùy cho đào Biện Hà thấy thế dòng nước đâm thẳng vào thành Nam Kinh của vùng đất Kiến Khang. Đào đến gần thành liền đổi thế dòng nước tránh sang chỗ khác cho ôm vòng quanh thành tạo thành cái thế Hữu Tình Thủy. Về sau Minh Thái Tổ đến Kim Lăng nghe theo lời Lưu Bá Ôn xây lại thành quách theo đúng kế hoạch của Lượng, quả nhiên Minh Thái Tổ tóm thâu lấy được thiên hạ. Từ hàng ngàn năm trước, con người đã ý thức được rằng các yếu tố thiên nhiên ảnh hưởng rất lớn đến họa phúc và có thể quyết định vận mạng của con người. Ngay từ thời kỳ hang động, con người đã biết phục tùng và biết phải thích ứng với thiên nhiên để có thể sinh tồn và phát triển. Các nhà Phong Thủy đã dựa vào Aâm Dương Ngũ Hành để giải thích, nhưng những kinh nghiệm thực tế từ đời này sang đời khác lưu truyền lại mới gây ảnh hưởng rộng khắp trong cuộc sống hiện thực, tác động vào tâm lý và hành động của con người và đó mới chính là tiền đồ căn bản của thuật Phong Thủy. Phong chính là gió. Thủy chính là nước. Rất giản đơn, không một ẩn bí, không nghĩa bóng nghĩa đen nào đằng sau cái nghĩa rất ư là đơn giản đó. Cho dù các nhà Phong Thủy có phân chia, phân biệt bản thể của Phong Thủy là thiên nhiên, bản thể của Thuật Phong Thủy là con người đi nữa, thì Phong cũng chính là Gió và Thủy cũng vẫn là Nước. Quách Phác đời Tấn là người đầu tiên giải thích phong hay gió là sự chuyển động của không khí.

Thủy chính là dòng nước. Không có nước thì gió đến mà khí tán, có nước thì khí dừng mà không có gió. Nhất thủy tụ, nhì tàng phong. Đất mà có nước thì khí tụ lại. Đất tránh được gió chỉ đứng hàng thứ, kém hơn. Thật ra, quy luật biến hóa tự nhiên của tạo hóa đã có sẵn trong sự vật rồi chứ không phải đợi con người vạch vẽ chế tác. Aâm Dương quả thực không bao giờ tách rời được nhau cho nên các yếu tố thiên nhiên gió, nước, núi đồi, đất đai cũng không thể tách rời được nhau . Gíó và nước là hai yếu tố của thiên nhiên vốn luôn lưu động. Đồi núi đất đai lại vốn luôn luôn tĩnh. Sự chuyển động không ngừng của hai yếu tố gió và nước đã làm thay đổi, ảnh hưởng đến hình thể vốn cố định của đồi núi đất đai. Gió có thể đem phấn hoa để cây cối đơm bông kết nụ, nhưng gió cũng có thể giận dữ trở thành những cơn bão gào thét tàn phá núi rừng. Nước cũng có thể phẫn nộ thành những cơn lũ san bằng làng xóm thành bình địa. Nước thì lại đi theo Núi, Gió thì hành tùy theo Nước. Núi còn đi thì nước còn chuyển và gió còn thổi. Núi đã dừng thì nước sẽ tụ và gió phải ngừng. Tự ngàn xưa con người đã biết dựa lưng vào núi để tránh gió là vì kinh nghiệm cho thấy hễ chỗ nào có gió thổi vào y rằng chỗ đó xấu, chỗ đó nhiều tai họa sẽ đến. Chỗ nào tốt, có sinh khí là những chỗ nước tụ hoặc những chỗ được núi ôm bọc trước sau để có thể che chắn được gió. Thế nhưng, hai thể gió và nước cũng lại phải gắn liền với nhau vì chỗ nào có gió mà không có nước thì chỗ đó lại bị cằn khô. Chỗ nào có nước mà gió đến thì ở đó sinh khí bị tiêu tán và nơi đó sẽ bị lạnh lẽo. Chỗ nào có nước tụ lại, gió bị tán đi thì chỗ đó có sinh khí, đất đai màu mỡ, ấm áp, cây cỏ tốt tươi. Nước và núi thì hữu hình nhưng gió thì lại vô hình cho nên phải nhìn vào thế đi hay dừng của nước và núi mới có thể biết được gió đi hay tán. Biết như thế để có thể giải thích được tại sao Thủ Đô Washington DC không những trở thành một nơi đô hội, mà lại còn là cái thế trọng yếu hàng đầu chi phối toàn cầu về kinh tế cũng như chính trị. Có phải tại giòng Potomac từ Tây Bắc đang dồn xuống bỗng dừng lại tạo thành thế Tụ Thủy tại hồ Tidal Basin trước khi giao hội với Anascostia từ Đông Bắc chảy xuống? Hai dòng Hợp Thủy dư khí đầy tràn tạo Washington Channel thành bầu sữa mẹ, rồi như ôm ấp Dc vào lòng trước khi đổi hướng sang Tây Nam tụ hội với Occoquan. Như được tăng thêm sức, vừa qua khỏi Stafford, Potomac hai lần uốn mình quay lại tạo thành thế Nghịch Thủy, như muốn vẫy tay chào DC trước khi chảy dài ra biển. Quay lại hai lần trìu mến vẫy tay chào, y như người mẹ thiết tha không nỡ rời con, thì quả Potomac hiễn lộ chân tình quá rõ với DC. Liên tục Rồng quay đầu về tổ, Potomac nước chảy ngược hướng nguồn, vấn vương thắm thiết triền miên, DC trở thành một thế đất cực kỳ độc đáo là phải.

Quảng Đức

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 12/Dec/2009 lúc 1:31am
Càng đọc các bài viết ở trên của Thầy, SLH càng thấy thích thú nhiều hơn. Đọc xong rồi SLH ngồi moi móc ký ức, sau đó nghiền ngẫm về cấu trúc của DC mới càng thấy hay. Đôi khi SLH nghĩ rằng người vẻ kiểu cho DC nhất định phải là một nhà địa lý cao tay, nếu nói là vì ngẫu nhiên DC được vẻ kiểu như vậy thì trong lòng của SLH càng có thêm nhiều nghi vấn. Nhìn vào địa thế của DC và các kiến trúc xung quanh "White House", chúng ta sẽ thấy được ngay sự cân bằng rất hài hòa của ngũ hành tương sinh. Địa thế của DC vuông vứt rõ ràng (Thổ), các con đường, các hồ nước (reflecting pools), các công viên đều có dạng hình tròn hoặc uốn cong theo hình tròn (Kim), kiến trúc của White House có vuông có tròn (Thổ sinh Kim), các "building" xung quanh đều có dạng hình Mộc, có tháp bút Washington Monument- là biểu tượng của DC - thuộc Hỏa...v...v...(Ngoài ra hầu hết tất cả các "buildings" hành chánh quan trọng ở DC đều không bị phạm vào xuyên tâm sát, tức là không bị bất kỳ con đường nào trực xạ vào mặt tiền).

White House tọa lạc trên một khuôn đất hình dạng vuông vức đều nhau, lưng dựa hướng Bắc, mặt nhìn hướng Nam. Ngày xưa các triều đại phong kiến ở Á Châu đều xây kinh thành theo trục Bắc Nam, lấy Ngọ môn làm cửa chánh, "Thiên tử ngự triều thì lưng dựa hướng Bắc, mặt nhìn hướng Nam để trị vì thiên hạ". Hai bên của White House là hai dãy building lớn có kiến trúc và kích thước gần bằng như nhau (bên phải Bạch Hổ là Eisenhower Executive Office Building, bên trái Thanh Long là Department of the Treasury, sau lưng Eisenhower Executive Office Building là New Executive Office Building, sau lưng Department of the Treasury là U.S. Court of Federal Claims Building) từ sau vươn ra phía trước bao bọc che chở cho White House, sau lưng (Huyền Vũ) White House là công viên Lafayette tuyệt đẹp có cấu trúc như hình quả địa cầu, trước mặt là tháp bút Washington Monument và hồ Tidal Basin (Minh Đường thủy tụ).

Hình thể đất đai của miền Đông và Đông Bắc nước Mỹ toàn là đồi núi trẻ chập chùng tiếp nối với nhau, cây cối rậm rạp xanh tươi tràn đầy sinh khí. Ngồi trên máy bay nhìn xuống sẽ thấy rất nhiều hồ lớn nhỏ rãi rác khắp nơi và hai dòng Potomac + Anacostia nhẹ nhàng uốn khúc như hai con rồng chầu về hai bên của DC. Sông Potomac là một con sông rất lớn, khi chảy về đến DC thì gặp Theodore Roosevelt Island tách ra làm thành hai nhánh nhỏ ôm vòng là Georgetown Channel và Little River, sau đó hai nhánh này hợp lại. Nhờ vậy mà sức nước của Potomac được chảy chậm lại, trở nên êm ả hiền hòa trước khi tụ vào Tidal Basin...

DC quả nhiên là địa linh nhân kiệt.

Kính
STTT-SLH

Nguồn Thư Viện Toàn Cầu




Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 12/Dec/2009 lúc 6:39am

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.157 seconds.