Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: Phạm Đăng Thuật Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
dangtrung1977
Newbie
Newbie
Avatar

Tham gia ngày: 02/Apr/2013
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 6
Quote dangtrung1977 Replybullet Chủ đề: Phạm Đăng Thuật
    Gởi ngày: 22/Mar/2016 lúc 3:51am
Mối tình son sắt của chàng trai Gò Công và công chúa Nhà Nguyễn
Chàng trai đó là Phạm Đăng Thuật. Ông là con trai của Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng và là em của Thái hậu Từ Dụ (vợ của vua Thiệu Trị, mẹ của vua Tự Đức). Ông có tự là Kế Chi, hiệu Tiêu Lâm, người thôn Tân Niên Đông, tổng Hòa Bình, huyện Kiến Hòa, trấn Định Tường (nay thuộc xã Long Hưng, TX. Gò Công, tỉnh Tiền Giang).


Từ đường thờ phò mã Phạm Đăng Thuật và công chúa Quy Đức. Ảnh: Tư liệu
Năm 1850, ông kết hôn với công chúa Nguyễn Phúc Vĩnh Trinh, được phong làm Phò mã Đô úy, sau thăng Lang trung bộ Lễ. Công chúa Nguyễn Phúc Vĩnh Trinh sinh năm 1824, tự Trọng Khanh, hiệu Nguyệt Đình, là con thứ 18 của vua Minh Mạng. Bà có tư chất thông minh, tính tình hiếu đễ, khiêm tốn, không ưa xa xỉ, ham đọc sách, được người anh là Tuy Lý vương Miên Trinh, một nhà thơ nổi tiếng đã tận tình chỉ bảo, nên bà thông làu kinh truyện.
Bà còn giỏi sáng tác thơ văn, có tập “Nguyệt Đình thi thảo”, được người đương thời đánh giá là “văn chương trác tuyệt” và “giàu thi tính”. Tập thơ này được Tuy Lý vương Miên Trinh hết lời khen ngợi: “Xưa, phần nước Vệ ở Biến phong trong kinh Thi, bài Tái Trì là thơ của phu nhân Hứa Mục công, bài Hà Quảng là thơ của phu nhân Tống Hoàn công, thảy thảy phát ra từ tình cảm mà dừng lại ở lễ nghĩa, cho nên quốc sử khen ngợi và học giả tôn sùng. Nay việc làm của em nhất nhất đều ngay chính. Như thế dù không có thơ cũng đã đủ để lưu truyền rồi, huống chi còn có thơ nữa thì những người thu thập về sau mà ta biết thế nào cũng có, ắt chẳng đáng chép đi in lại vài lần sao!”.
Ông Phạm Đăng Thuật và công chúa Vĩnh Trinh sống với nhau rất hạnh phúc, tâm đầu ý hợp, xướng họa vô cùng tương đắc. Trong một cuộc hội thảo về văn hóa Huế, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương cho biết: “Khu vườn (của bà Nguyệt Đình và chồng) được đặt tên là Túc Ung viên, nghĩa là khu vườn của sự kính trọng và hòa thuận, ít nhiều nói lên tình nghĩa vợ chồng cao quý của họ. Vườn trồng 36 cây vải, tức cây lệ chi. Theo bản thảo Hán tự, cây lệ chi còn có tên là “thập bát nương” (cô nàng 18). Về thứ thế trong gia đình, bà Nguyệt Đình thứ 18 và ông Thuật cũng thứ 18. Sự trùng hợp kỳ lạ đó nhắc người ta trồng 36 cây vải để vợ chồng mãi mãi gắn bó bên nhau”.


Bức song ảnh của Phạm Đăng Thuật (trái) và công chúa Quy Đức . Ảnh: Tư liệu
Năm 1861, giặc Pháp xâm chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ là Biên Hòa, Gia Định và Định Tường, ông vâng mệnh vua Tự Đức vào Nam xem xét tình hình, nhiệm vụ hết sức nặng nề và nguy hiểm. Thật không may, ông hy sinh vì việc nước. Vua Tự Đức (gọi ông bằng cậu) vô cùng thương tiếc, truy tặng ông hàm Quang Lộc tự khanh.
Hết lòng thương yêu chồng, bà dâng biểu xin nhà vua đưa thi hài ông về an táng tại Huế, thủ tiết thờ chồng, nuôi người con gái là Uyển La nhưng lại không may mất sớm. Năm 1876, vua Tự Đức phong bà là Quy Đức công chúa. Bà mất năm 1892, thọ 68 tuổi, táng chung một chỗ với chồng.
Hiện nay, từ đường thờ công chúa Quy Đức và phò mã Phạm Đăng Thuật ở đường Lê Ngô Cát, xã Thủy Xuân, thành phố Huế, do ông Phạm Ngọc Công - một hậu duệ của dòng họ Phạm trông coi thờ tự. Trên bàn thờ trong ngôi từ đường cũng là cung phủ ngày xưa của công chúa Quy Đức có một bức song ảnh (ảnh hai người) rất độc đáo.
Đó là hai cái bóng người tô mực đen theo lối nhìn nghiêng đối diện nhau, chính là bóng của hai ông bà từ thuở xưa. Ngày đó chưa có nhiếp ảnh, dựa vào ánh đèn, hai ông bà đã cho vẽ hình mình lên tường để lưu giữ hình ảnh vợ chồng.
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm khẳng định: “Tôi xem bức song ảnh này, có vẻ đã được khôi phục lại, nhưng câu chuyện về bức song ảnh là hoàn toàn chân thực, đã làm ta xúc động tận đáy lòng về tình yêu của họ ngày nào”.
Phạm Đăng Trung
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 22/Mar/2016 lúc 8:49am


Cám ơn anh Trung nhờ bài nầy tôi mới biết tiểu sử của ông Pham Đăng Thuật.
Giáo sư Anh Văn tại trường Pétrus Ký tên Phạm Văn Thuật(con hội đồng Phạm Đăng Thà, anh của Phạm Đăng Tu...) không lấy tên có lót chử ĐĂNG.
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.126 seconds.