Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn  
Message Icon Chủ đề: TRUYỆN HAY CHỌN LỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 196 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Mar/2018 lúc 8:45am

Đau gì như thế   <<<<<



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Mar/2018 lúc 9:10am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Mar/2018 lúc 8:13am

Kẻ Bạc Tình   <<<<<


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Mar/2018 lúc 8:16am

Lối Thoát

Image%20result%20for%20sai%20gon%20Nhà%20xiêu,%20phố%20cháy%2030%20thang%204%201975

Tháng tư gợi nhớ về quá khứ
Có ai quên bóng tối Sàigòn?
Mịt mù bom đạn nổ giòn
Nhà xiêu, phố cháy không còn như xưa


Image%20result%20for%20sai%20gon%20Nhà%20xiêu,%20phố%20cháy%2030%20thang%204%201975

Tháng tư bảy lăm chưa phai nhạt
Ngả đường đông nghẹt lạc người thân
Hớt ha hớt hải phân vân
Kiếm tìm lối thoát, ngàn lần… phải đi


Image%20result%20for%20sai%20gon%20Nhà%20xiêu,%20phố%20cháy%2030%20thang%204%201975

Ra bến cảng người ghì, người kéo
Rớt xuống sông, không khéo trợt tay
Nằm sâu dưới đáy từ đây

Ước mơ chưa trọn, thành thây ma buồn



Cứ mỗi một cuốn lịch mới thay đổi con số cuối từng năm thì chúng ta phải nhìn thấy tháng tư hiện ra ngay trước mắt mình. Có ai lạnh lùng ơ hờ đến vô tình, dửng dưng bảo rằng… tôi không biết tháng tư đang quay về?


Là người Việt sinh sống ở Sàigòn phố thị thì không ai mà không biết đến cảnh khói lửa ngập trời vào những ngày cuối tháng tư. Tháng tư là khúc quanh đau thương nhất mà tuổi trẻ chúng ta chưa từng chứng kiến cái thảm khốc này bao giờ.

Đúng thật!

Từ ngày cha sanh mẹ đẻ, vừa lọt lòng, hí mắt ngắm nhìn thế gian, chưa lần nào và có thể nói chưa bao giờ những cô học trò áo trắng ngây thơ chỉ biết sách vở và học đường; Lại chấp nhận một khúc quanh kinh hoàng ngoài sức tưởng tượng của mình.

Vận nước xoay chiều khi mà lòng ta thì chưa hiểu, nên chưa sẵn sàng để suy nghĩ. Trí óc quá ngây thơ, chỉ biết trơ mắt, ngớ người đứng nhìn dòng đời chia xé trăm nẻo. Có lẽ rất nhiều độc giả có cùng tâm trạng như tôi. Chúng ta ngơ ngáo phân vân trước ngã ba cuộc đời một cách vô tội vạ.

· Ta phải làm gì vào giây phút hoảng loạn này?

· Sách vở xếp lại hay còn có cơ hội để dàn trải kiến thức nhỏ nhoi mà mình đã gầy công, chắt chiu gom góp mấy năm qua?

· Hỏi để mà hỏi chứ thật ra… câu trả lời chỉ là con số zêro to tuớng, một khoảng trống vô hồn.

· Trước mặt là một mớ hỗn độn không thể nào tìm thấy một ánh lửa mờ nhòe của chiếc que diêm le lói ở cuối đường hầm; Hoặc đó chỉ là một vệt sáng vàng vọt lờ mờ còn rơi rớt bỏ sót lại giữa màn đêm tăm tối.

Những người may mắn chạy thoát ra khỏi Sàigòn hoàn toàn không biết gì cảnh hỗn loạn bi thảm thê lương sau lưng, mà những người bị kẹt lại phải gục đầu chấp nhận. Họ không được thốt ra lời nào cũng như không có quyền lên tiếng than thở, phàn nàn.

Quá tội nghiệp cho những ai bị ở lại trong hoàn cảnh oan nghiệt chẳng đặng đừng này. Trong trái tim tím ngắt coi như mất đi phân nửa niềm hy vọng cho ngày mai rồi. Còn phân nửa thì ta phải cứng cỏi để đối đầu với cuộc sống mới với nhiều điều ta chưa bao giờ nghe, cũng như chưa bao giờ nhìn thấy tận mắt cái ngộ nghĩnh. Cái ngược đời, đáng lý không nên cười nhưng đành mím môi cười ra nước mắt của những người chưa bao giờ thấy Sàigòn hoa lệ. Trong lòng thì se thắt ấm ức, tức tưởi, rối bời một mớ bòng bong mà con đường trước mặt đang bị hàng rào nghiệt ngã chắn lối, niêm phong.


Một lối thoát duy nhất, may ra những trái tim muốn sống dò dẫm tìm chút vầng sáng bình minh ở cuối chân mây cho đời mình. Không còn sự chọn lựa nào khác mặc dù ta phải đánh đổi trò chơi phiêu lưu, sinh tử bằng cả tánh mạng của mình để đi tìm. Đó là vượt biển!

Bạch Liên


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 27/Mar/2018 lúc 8:18am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Mar/2018 lúc 8:47am

Đời Phi Công 


Phương Toàn tên thật là Nguyễn Viết Toàn, sinh năm 1948 tại Dầu Tiếng- Bình Dương, trú quán Tân Hiệp- Rạch Giá. Gia đình ông tới Mỹ năm 1981, định cư tại Garden City, Kansas. Phục vụ trong Board of Director của phòng Thương Mại địa phương (Chamber of Commerce), ông cũng là Advisory Board Member của Security Bank. Hiện nay ông là President and Owner của BT Plumbing Co. Inc. Trước 1975, ông đã phục vụ tại Phi đoàn Lôi Điểu 223 Biên Hòa và Phi đoàn Mãnh Sư 243 Phù Cát. Mới đây, nhân vụ các cựu trung uý khoá 69A họp khoá trên đất Mỹ, Phương Toàn đã viết bài “Trung Uý Nuôi Tôm”, kể chuyện nhà tù CSVN. Được em ruột là Tân Ngố, người viết bài Bên Bờ Freeway, cổ động Viết Về Nước Mỹ, lần này ông kể chuyện “đời phi công”. ---------------
-------------------------------

Mấy anh em tôi đều khù khờ như nhau. Tân Ngố, thằng em kế từ Cali gọi điện thoại hỏi: – Anh có biết gì về chương trình Viết về nước Mỹ cuả Việt Báo không? – Có nghe nhưng không rành mấy.
Nó gạ:
-Nếu có rảnh, viết bài gửi sang, nó ký tên, gửi. Lỡ trúng giải, nó ở gần, đại diện lãnh và xài dùm cho.
Tôi nói, bài đăng báo là để cho người viết hay, tôi sang đây, tối ngày đi chôn ống cống, biết gì mà viết với lách. Nó “động viên”:

– Có nhiều người viết hay, nhưng hay kiểu mèo khen mèo dài đuôi thì đọc không phê. Trong nhà mình, anh được tiếng là khờ nhất. Người khờ thì hay nói thật, mình không hay nhưng mình viết thực, đôi khi ngựa về ngược. Nếu trúng giải, anh em mình cưa đôi.
Sau khi cúp phone, vợ tôi lo lắng hỏi:
– Hai anh em ông không bàn chuyện gửi tiền về Việt Nam đấy chứ?
– Không, bàn chuyện viết bài đăng báo.
Vợ tôi tròn xoe đôi mắt bồ câu quá date kêu lên:
– Giêsu Ma!
Nói đoạn, nàng đến gần rờ vào đầu tôi, bắt mạch xem có bị sốt hay không. Không lẽ từng này tuổi, tôi lại không viết nổi một bài luận văn sao. Tôi quyết định viết bài dự thi, cho dù biết chắc là bị loại nhiều hơn được chọn.


***
Hai vợ chồng tôi lấy nhau được hơn một năm thì vượt biên, vị chi đến nay định cư ở Mỹ được hai chục năm.
Ngày mới sang đến trại tị nạn, hăm hở lắm với những tin đồn được đãi ngộ tại Mỹ. Tôi là phi công của Không quân, vợ tôi là phụ tá nghiệm chế ở Dược khoa, chắc Mỹ chẳng bỏ rơi mình.
Đúng, Mỹ nó chẳng bỏ rơi hai vợ chồng tôi khi đặt chân đến phần đất mới này. Nó cho vợ tôi cái nghề rửa chén, và cho tôi một cái xẻng để làm helper đi đào đất chôn ống cống. Mỹ còn ưu ái hơn, cho chúng tôi mỗi đứa một số quần áo ”tốt”, tha hồ lựa ở kho Salvation Army. Hai vợ chồng từ đó biết thân phận mình, vừa làm, vừa học và vừa góp tiền cắc để gửi về giúp gia đình.
Một hôm, hình như cám cảnh cái nghề mới của tôi, vợ tôi hỏi:
– Kể cho em nghe, tại sao anh lại trở thành phi công?
– Tại anh có chí tang bồng hồ thỉ, muốn làm Đường Minh Hoàng đêm đêm du nguyệt điện.
Đây là lần đầu tiên nói dối vợ, không hiểu tại sao vợ tôi lại biết, nó bĩu môi đáp:
– Xạo ke.


***
Thú thực đời phi công của tôi bắt đầu chẳng phải vì chí tang bồng, mà nó bắt đầu bằng một sự ngẫu nhiên.
Biết khả năng mình chẳng thế nào lái nổi chiếc máy bay. Vì di truyền sao đó, có thể tại ông già bị má tôi dợt cho quay mòng mòng hoài, nên cứ ngồi lên cái gì nhúc nhích là tôi nhức đầu, kể cả ngồi võng.

Tôi ở Rạch giá, thời học trò thỉnh thoảng được về thăm quê, cứ mỗi lần xe đò chạy tới Bình Chánh là tôi bắt đầu ói mửa như con gái có bầu. Nghĩ đến Không Quân, tôi cũng khoái lắm, khoái không phải vì bay bổng mà là vì khỏi lội sình. Nhưng cứ nghĩ sang Không Quân mà không bay được, thế nào nó cũng đuổi về Bộ Binh thì quê lắm.

Tôi gia nhập khóa 1/69 Bộ Binh, đang thụ huấn tại Quang Trung thì Không Quân sang tuyển người. Tôi chẳng tha thiết gì nhưng thằng Trương Phương Tuyên dụ:
– Ghi danh vào Không Quân, theo xe về Trung Tâm Y Khoa khám sức khoẻ, mỗi ngày mình chỉ cởi quần áo cho ông bác sĩ xem, nhảy tưng tưng mấy cái cho ổng đo, rồi vù ra phố chơi chiều về lại quân trường, đã lắm.

Tôi và nó ghi danh vào Không Quân và đúng như nó nói, hai thằng nhởn nhơ một tuần lễ đi khám sức khoẻ. Khám chẳng được là bao, nhưng chiều nào về ngang qua Ngã ba Chú Ía, hai thằng cũng không quên vẫy tay chào mấy nàng Kiều cho thắm tình Quân Dân cá nước.

Mãn khóa Quang Trung, tôi được chuyển về Thủ Đức học tiếp để chờ ngày ra trường. Một hôm chuẩn bị ra tuyến ứng chiến, tôi được lệnh trả quân trang để về Không Quân. Thằng Tuyên nói:
– Chỉ còn 6 tuần nữa ra trường, mang lon Chuẩn uý, bây giờ về Không Quân mang Alpha dài dài.
Hai thằng bèn hạ quyết tâm ở lại.
Tôi nói với ông Thượng Sĩ già:
– Thượng Sĩ, tôi không về Không Quân đâu.
Ông trợn mắt lên nạt:
– Giỡn chơi cha non, quân đội chứ ở nhà hay sao? Bộ muốn làm gì thì làm hả? Đến 8 giờ tối mà không ký giấy trả đồ, An Ninh nó ghép vô tội nội tuyến là bỏ mẹ.
Nghe nói tới An Ninh là tóc tôi dựng đứng đàng sau, tôi bèn trả đồ và lấy Sự vụ lệnh để về Không Quân.

Tôi được xếp học khóa 69A, toàn là những tay thông minh và gốc bự, như thằng Phan Huy Bách, ba nó là Thủ tướng Phan Huy Quát, thằng Hà Thúc Việt chi chòm ông Hà Thúc Ký, Hồ Văn Anh Tuấn con cháu Hồ Biểu Chánh (Nó thề độc là mình không có dính dáng gì đến ************). Chỉ có tôi là bần cố nông mê muội, ngay cả ông già cũng chết ngắc ngày còn nhỏ.

Ra đến Nha Trang tôi được niên trưởng chào đón và dạy dỗ rất chí tình. Khóa đàn anh, tôi gọi là niên trưởng; khóa lớn hơn tôi gọi là đại cồ; lớn nữa thì gọi là siêu đại cồ; rồi dần dà lên đến Thiếu uý Sinh viên sĩ quan, Trung uý, Đại uý… Có một ông Niên trưởng tự xưng là Đại tá sinh viên sĩ quan siêu đại cồ niên trưởng. Hôm mới ra Nha Trang ông bắt tôi chào con Đại bàng ở cổng, ông cầm khẩu carbine lên đạn lách cách tuyên bố: – Bắn bỏ ba mươi phần trăm không cần làm báo cáo.
Tôi hoảng hồn. Té ra tôi chọn lầm binh chủng rồi, ở đây nó coi mạng sống con người rẻ như bèo.

Ông niên trưởng hay ví von thời gian đi lính của tôi ít hơn ngày ông khai bịnh lậu ở quân trường. Ông dạy tôi về tinh thần ”thượng mã” của phi công, ông nói ra trận, hạ máy bay địch, nếu phi công nó nhảy dù ra thì bay ngang, lắc cánh mà chào chứ không bắn pilot. Ông dạy về chữ: ”Không bỏ anh em, không bỏ bạn bè”. Ông nói:
– Tất cả mọi người đeo con rồng lên ngực, sống chết có nhau, là ăn cùng mâm, ngủ cùng giường.
Thằng Hà Thúc Việt cười phá lên, ông niên trưởng đến gần gằn giọng: – Ông này cười cái gì?
– Dạ cười ngủ chung với Tiếp Viên Hàng Không.
Ông ngạc nhiên nhìn nó, đi tới đi lui, ngẫm nghĩ, chợt ông đừng lại gằn giọng:
– Mặt ông ngu hơn thằng chăn trâu, Tiếp Viên nào cho ngủ chung mà mơ. Nó dí dỏm đáp:
– Dạ tại niên trưởng nói ai đeo con rồng lên ngực thì mình được ngủ chung một giường.
Ông bực lắm, với giọng kẻ cả, ông giải thích:
– Có nhiều loại rồng, rồng Không Quân là rồng khạc lửa, rồng Nữ Tiếp Viên là rồng…lộn.
Đến lượt thằng Tuyên phì cười. Ông quát:
– Ông kia cười cái gì?
Nó bí thế đáp:
– Dạ cười con rồng.
Ông trợn mắt hỏi:
– Con rồng có gì mà cười?
Tuyên đáp bằng giọng Huế:
– Dạ, tại nó … lộn.
Cả hàng quân cười ồ lên, ông thấy mấy thằng đàn em này lếu láo qúa, ông phải ra oai kẻo chúng lờn, ông nạt tiếp:
– Rồng lộn có gì mà cười?
– Dạ con rồng lộn không có gì để cười, nhưng Nữ Tiếp Viên rồng lộn thì buồn cười.

Ông tức mình bắt hai thằng móc giò lên cửa sổ, miệng hô to một trăm lần câu: ”Nữ Tiếp Viên rồng lộn không có gì phải cười”.
Tưởng như chưa đã nư, ông đến gần một thằng thấp nhất khóa, gằn giọng hỏi:
– Tại sao ông đã xấu, mà lại còn dám lùn?
Thằng Tú ngơ ngác vài giây rồi đáp sảng:
– Dạ tại … ông già lùn.
Ông niên trưởng lại đi thêm một bài giáo khoa thư:
– Xe trước đổ thì xe sau tránh, cây đắng thì phải cố sinh trái ngọt, ông già lùn thì con phải cao, ông biết vậy mà còn ngoan cố cứ lùn. Móc giò lên đuôi bom cho tôi.
Giải quyết xong thằng Tú, ông bước sang đứa kế, ông hỏi:
– Ông tên gì?
– Khóa sinh Lê Văn Nãi, khóa 69A trình diện niên trưởng.
Ông nhìn thằng Nãi đẹp trai, cố kiếm một tội để ghép. Ông chửi:
– Gái bán Bar cũng biết ông thuộc khóa 69A, tôi hỏi tên, khai chi cả khóa. Ông họ Lê, biết Lê Long Đĩnh không?
– Dạ không.
– Mặt ông và mặt Lê Long Đĩnh giống nhau như đúc mà còn chối. Lê Long Đĩnh là vua dâm dật Lê Ngọa Triều, ông tổ mười đời của ông mà ông còn chối thì mai sau ông sẽ chối bỏ bạn bè. Từ nay mỗi lần trình diện, ông phải nói: Khóa sinh Lê Văn Nãi, cháu đích tôn Lê Ngọa Triều, ông quên thì thác cô hồn với tôi.
Ông niên trưởng chừng như thấy quá mất giờ để phạt từng thằng, ông dõng dạc tuyên bố:
– Chưa có một khóa nào ngu như khóa này, mặt ông nào cũng đần đần độn độn, tôi đếm từ một tới năm, không muốn thấy một cái chân ông nào còn đứng trên quả địa cầu.

Ông bắt đầu đếm, hàng quân như ong vỡ tổ, mỗi đứa cố gắng kiếm một vị trí để móc cẳng mình cao hơn mặt đất, không cứ là móc lên cái gì, miễn là đôi giày bốt không còn chạm mặt đất cho ông niên trưởng hài lòng.
Tôi cắn chặt hai hàm răng, sợ bật cười sẽ bị ông ra lệnh móc cẳng lên ngọn cây dương thì khốn.


***
Thấm thoắt một năm trôi qua, tôi được trở về Tân Sơn Nhứt học Anh Ngữ rồi đi Mỹ để học lái máy bay.

Đây là lần thứ ba tôi được leo lên chìếc máy bay. Hai lần trước đều ngồi bệt dưới sàn chiếc C119 thủng đít đi từ Sài Gòn ra Nha Trang và về lại, lần nào mưa cũng hắt ướt như chuột lột, lần này chiếc máy bay của hãng Braniff International không dột mà lại có ghế đàng hoàng, cô chiêu đãi viên đẹp hết cỡ, cô ta hỏi chuyện tôi nhiều, nhưng tôi không hiểu mấy. Một lần tới bữa ăn cô hỏi:
– Do you want coffee, tea or milk?
Nhìn chiếc xe cô đẩy, tôi hiểu ngay rằng cô hỏi tôi muốn ăn uống gì không. Tôi trả lời là Yes. Cô lại hỏi:
– You want some coffee?
Tôi lập lại là Yes, với chữ S kéo dài thêm, ý nói muốn lắm.
Cô đưa cho tôi một ly cà phê đắng nghét. Mỉm miệng cười duyên, chắc cô đoán chuyến phi cơ này đụng toàn thứ thiệt, không cần phải hỏi thêm thằng Việt, cô đưa cho nó một ly sữa tươi. Cô hỏi hai đứa:
– Do you want some sugar?
Tôi tưởng cô hỏi muốn thêm cà phê không, nên trả lời rất lịch sự:
– No, thank you Sir .

Uống xong ly cà phê đắng, tôi hỏi thằng Việt, sao mầy được uống sữa, nó trả lời cũng không hiểu tại sao. Tôi nói ở quê tao sữa bột pha ra toàn cho heo ăn, người uống đau bụng chết. Nó nói, họ đưa gì thì uống nấy chứ bộ chọn được sao? Tôi than phiền phải uống cà phê đắng, nó nói chắc Mỹ nó không uống đường, hôm nay mình sang Mỹ tập uống cà phê đắng cho quen.
Sang đến Lackland Air Force Base tôi được học những từ ngữ chuyên môn Anh ngữ và mãn khóa.

Lúc này trình độ Anh ngữ khấm khá lắm rồi, ông thầy Anh văn dưới quê bị tôi bỏ xa. Dù sao tôi cũng phải mang ơn ông vì ông đã dạy cho tôi biết những câu vỡ lòng, như chữ bacon nghĩa là thịt mỡ, hot dog là thịt chó nóng hổi và ”chase the girl” nghĩa là rượt con gái. Tôi cũng đã biết chắc chắn rằng đồng mười xu tuy nó nhỏ hơn đồng năm xu nhưng giá trị gấp đôi.
Cuối cùng ngày chờ đợi đã đến, đó là ngày chuyển trại để đi học lái máy bay ở Fort Wolter,Texas, tôi lo lắm, vì cái bệnh say gió của mình thế nào cũng bị rớt đài. Hôm đầu tiên ra phi đạo, thằng thầy cho tôi lên chiếc TH 55 nhỏ như cái trứng gà, lại không có cửa, nó bay lên tắp tít mây xanh nghiêng qua nghiêng lại phát khiếp, mỗi lần như vậy tôi phải uốn người vào trong cho máy bay thăng bằng trở lại, chỉ sợ mình rớt ra ngoài. Có nhiều lần tôi phải gồng tay lại nắm lấy thành ghế cho chắc. Sau gần một giờ biểu diễn, thằng thầy đáp xuống phi đạo, nhìn tôi cười cười. Tôi ra hiệu cho nó, ý nói phải ngừng ngay tại chỗ cho tôi nhảy xuống, bằng không tôi sẽ ói thẳng vào mặt nó. Thằng thầy đứng lại cho tôi ói. Tôi ói một cách thoải mái cho dù biết rằng cú ói này sẽ chấm dứt cuộc đời bay bổng cuả mình.


Lạ quá, sau khi đưa máy bay vào chỗ đậu, nó khen tôi chịu đựng giỏi và tiên đoán là tôi sẽ bay được. Tôi vận dụng khả năng Anh ngữ để hỏi là tại sao ói mà bay được? Nó cười cười trả lời:
Chẳng có thằng nào mà không ói ngày nó bay thử đầu tiên cả.
Tôi mừng lắm, thì ra tôi ói là do thằng này nó chơi, có lẽ cái sự quay mòng mòng của má tôi nó không áp phê ở xứ Mỹ này. Chắc là được Chúa Phật độ trì, sau gần một năm tôi thi mãn khóa và đậu. Bạn bè có đứa xì xào rằng tôi đậu vớt.


Về nước và chuyển về Không đoàn 43 Chiến thuật ở Biên Hoà. Một hôm đi hành quân ở biên giới Kampuchia, thả Biệt kích Lôi Hổ. Đang mơ mộng nhìn con suối thì đạn AK nổ như bắp rang, phi cơ tôi như cục sắt rớt cái bịch xuống sườn đồi, tôi chẳng còn nhớ tí ti gì về phương pháp đáp khẩn cấp mà trường đã dạy. Nhìn ra ngoài, thấy chiếc phi cơ móp bẹp như con cóc tiá, cánh quạt chém cây rừng đổ te tua và chiếc cánh quạt cũng te tua chẳng kém ngọn cây rừng. Hai chiếc Cobra của Mỹ hộ tống bắn rocket rầm rầm làm tôi hoảng quá, rút vội cái chốt gắn khẩu đại liên cùng thằng xạ thủ phóng ra rừng chạy một mạch. Chạy khoảng 200 mét, tôi hoàn hồn chút đỉnh và mệt quá, tôi chọn chiếc gò mối cao, căng chiếc càng đại liên ra, chuẩn bị một xạ trường để chiến đấu. Thằng VC nào vô phúc nhào lên là nhất định sẽ sinh Bắc tử Nam. Tôi thấy thiếu một cái gì mà nghĩ hoài không ra, bỗng thằng xạ thủ hỏi:
– Thiếu uý, mình không có đạn à?
Lúc bấy giờ tôi mới nhớ, thì ra vác cây đại liên mà chạy, tôi quên phéng ngay thùng đạn còn nằm trên phi cơ, tôi vội tháo lấy chiếc nòng, rồi vứt cây súng M 60 vào bụi rậm và… chạy tiếp.


Tôi còn một cây P.38 và hai viên đạn, lúc này mới thấy nguy hiểm quá chừng, hai viên đạn thì làm được trò trống gì. Ngày lãnh súng, tôi được phát 6 viên đạn, ráp đầy các lỗ của trái khế trong ổ súng, tôi thấy hơi ít, hỏi ông Phi đoàn phó, ông nói:
– Pilot đi đâu cũng chỉ đeo có một cây súng và hai viên đạn, mày có 6 viên còn ít ỏi gì. Nghe nói thế sau này mỗi lần đi bay gần bãi trống tôi hay bắn bia và cuối cùng còn lại đúng hai viên. Trên tay còn cái nòng súng M 60, tôi nghĩ, Việt cộng đội nón cối, mình lựa thế, dến cho một nòng đại liên bằng sắt lên đầu, có mà trời cứu. Nghĩ thế nên tôi vững bụng đôi chút. Cũng may lần này có hai chiếc gunship hộ tống và mấy chiếc H34 thả Lôi Hổ ở Lào đang bay về gần, xuống bốc bọn tôi về an toàn.
Thấy hai thằng Võ Trang bay vòng vòng có vẻ đỡ nguy hiểm hơn đi thả Lôi Hổ, tôi có ý định xin về bay trực thăng võ trang Gunship. Chưa kịp xin thì hên quá, xếp của tôi cho tăng cường vào Phi đội Gunship. Bay Gunship thì mệt một chút nhưng không phải lơ lửng trên ngọn cây đưa bụng cho chúng bắn.


Một hôm đi hành quân ở gần Bến Thế- Bình Dương, tôi phải yểm trợ cho Bộ Binh hành quân. Quân bạn cho biết họ ở sát bờ nam con rạch, địch ở phía bắc. Tôi nghĩ thầm, mấy cha Bộ Binh hay lừa mình, thôi thì bay cách hướng Nam con rạch hai cây số, bắn về phía Bắc, rồi cách con rạch một cây số ta vòng lại, nếu máy trục trặc thì cũng rớt lên đầu quân bạn. Tôi vào trục, nhắm mục tiêu bóp cò, rocket không nổ, tôi lượn ra mới hay mình bật lầm nút. Tôi nhào vào lại, bắn được hai quả rocket, một quả tịt, một quả nổ ở hướng nam con rạch, thì thấy đạn phòng không bay tứ phía, phi cơ bốc cháy ở bình xăng, tôi phải cho máy bay, bay ở vị thế nghiêng, cho khối lửa dạt ra ngoài, kẻo nó tràn vô phòng lái.

Theo bài bản học khi ở trường lái, nếu máy bay cháy, việc đầu tiên là phải bấm nút release cho hai bó rocket rớt khỏi thân tàu, kẻo nó bắt lửa nổ là bỏ mẹ cả đám. Tôi tính làm như vậy nhưng chợt nhớ lời ông già dặn hồi nhỏ: Đánh nhau, nếu bị thằng hàng xóm đấm vào mặt, không đấm lại được, thì lấy đất cày mà phang vào mái nhà nó, gặp thằng keo kiệt, tiền sửa mái nhà làm nó đau hơn bị đấm thiệt. Nên thay vì release hai bó rocket, tôi bèn bật nút cho nó nổ ”la phan”. Ôi thôi mười sáu quả còn lại thi nhau chui khỏi giàn phóng, quả thì nổ ở hướng bắc con rạch, quả thì bay tuốt sang bên kia sông Sài Gòn nổ ở tận mật khu Bời Lời. Tôi quẹo 180 độ và cho phi cơ nhào đại xuống con rạch gần đó.


Chiếc máy bay cày tung bùn như con cá thòi lòi phóng dưới bãi sình và tôi phóng vội ra ngoài. Cụ mẹ cuộc đời, tôi bị lừa, Bộ Binh nó cách con rạch tới hai cây số. Sau này hỏi lại, tôi được trả lời là nó sợ tài bắn cuả tôi, nếu không nói vậy lỡ tôi bắn trúng đầu nó thì sao. Mà nó hay thiệt, nếu nó ở phía nam con rạch như lời nó nói, thì quả rocket vừa rồi đã làm nó chạy té đái trong quần.

Cũng may số tôi còn lớn, thằng Gunship 2 kề kịp và bốc tôi lên an toàn, bỏ lại chiếc máy bay cháy mịt mù ven bờ suối. Về đến Phú Lợi, tôi mới hoàn hồn hẳn và nhận ra Phi hành đoàn thiếu một người. Tôi hỏi Cơ Phi là thiếu ai, nó nói thằng Xạ Thủ nóng quá phóng ra lúc còn ở cao độ hơn trăm bộ. Và cũng may mắn là nó rớt xuống cái bào và thằng C & C hành quân gần đó bốc lên rồi.


Hôm sau đơn vị cho biết, tôi sẽ được Anh Dũng Bội Tinh, công bắn mười sáu quả rocket, trúng hầm đạn VC gây nhiều tiếng nổ phụ, tôi còn được Chiến Thương Bội Tinh vì vết phỏng trên tay do quên mang chiếc găng tay chắn lửa Nomex, cộng thêm chiếc Phi Dũng Bội Tinh vì tôi bay hay quá, máy bay đã cháy mà còn lết cả mấy trăm thước mới chịu rớt.

***
Trời phú cho tôi cái tính hay sợ chết, sau lần chết hụt này, tôi nhắm xem có loại phi vụ nào ngon hơn bay Gunship hay không.
May thay, phi đoàn trưởng nói tôi có tướng ”sát phi”. Cả phi đoàn có không đầy hai chục chiếc phi cơ bay được, tôi đã nướng hết hai, ông không muốn mất thêm nữa, nên cho tôi bay những phi vụ liên lạc, và bay VIP thật là nhàn hạ.

Một hôm nhận lệnh bay cho Phủ Phó Tổng Thống, đáp ở bãi đáp VIP Air Vietnam. Tôi tưởng là mình sẽ chở tướng Kỳ hoặc bay theo chiếc Triệu Minh Vô Kỵ của ông, tôi đáp chỗ ấn định thì chẳng thấy tướng tá nào, chỉ thấy một ông già râu tóc bạc phơ cùng hai cô bé thơm như mít tố nữ, tháp tùng bằng một anh Đại uý với chiếc máy truyền tin PRC 25. Ông Đại uý hách xì xằng này ra lệnh cho tôi đi Trà Vinh. Tôi hỏi Trà Vinh là ở đâu? Ông trợn mắt nhìn tôi như nhìn một dị nhân, có lẽ ông nghĩ sao có thằng phi công ngu như vậy. Nhướng đôi lông mày, ông nói Trà Vinh nó ở Vĩnh Bình.

Tôi tưởng rằng mình sẽ bay vòng vòng ở Quân khu 3 nên hỏi: Vĩnh Bình có gần Phước Bình không? Ông hỏi: Phước Bình nào? Tôi nói Phước Bình ở gần núi Bà Rá trên Phước Long.
Ông chán đời nói: Mình đi Vùng 4. Tôi nói là không có bản đồ đi Vĩnh Bình ở Vùng 4 vì tôi hành quân ở vùng 3 Chiến thuật, ông nói cứ bay đi rồi ông chỉ.

Tôi bay xuống Vĩnh Bình, ông liên lạc sao đó, Tỉnh trưởng ra đón vào tòa hành chánh, để lại tôi và hai em bé xinh xinh chờ ở phi trường.
Tôi hỏi:
– Hai cô đi đâu mà xuống đây?
– Dạ em đi ăn giỗ ngoại.
Bây giờ thì tôi biết là phi vụ cuả tôi có nhiệm vụ đưa hai cô gái về quê ăn giỗ ông ngoại.
Chiếc xe Jeep cuả tỉnh chạy ra chở thêm mấy người nữa, có ông già búi tó, có bà mặc bà ba. Ông Đại Uý lại ra lệnh cho tôi:
– Mình đi Chợ Lách.
Tôi lại hỏi:
-Chợ Lách nó ở đâu?
Ông chán nản nhìn tôi và lập lại câu cũ: – Bay đi rồi tôi chỉ.
Ông khoác tay chỉ tôi bay về hướng Vĩnh Long, qua con sông Mỹ Thuận, rồi vòng vòng một hồi, ông chỉ một con sông, bảo tôi theo đó mà bay. Đến một con rạch nhỏ, ông dòm xuống một xóm làng và bảo tôi đáp xuống một con đê, gần đồn Nghĩa Quân. Ông ra lệnh:
– Tắt máy rồi mình vào đây ăn giỗ, chiều về.

Bốn thằng Phi Hành Đoàn tụi tôi nhìn nhau, tôi không dám để chiếc máy bay nằm đây cho Nghĩa Quân coi để vào ăn giỗ, sợ vợ nó xúi hút xăng về nấu rờ sô hoặc bỏ muối vào bình xăng chút ra đề khó nổ. Tôi năn nỉ ông cho bọn tôi về Mỹ Tho hay đâu đó để kiếm cơm bình dân mà ăn. Ông nói đi đâu thì đi 4 giờ trở lại đón Phái đoàn. Tôi bực mình cho phi cơ bay về Vĩnh Long đáp xuống bãi nổi ở bờ sông trước dinh Tỉnh trưởng. Một anh Địa Phương Quân ra đuổi, nói bãi đó dành riêng cho tỉnh trưởng, thằng Cơ Phi cương ẩu:
– Tỉnh Trưởng lớn bằng Phó Tổng Thống không? Phi cơ này của phủ Phó Tổng Thống.


Anh Địa Phương Quân chạy vào trong, lôi ra một anh Đại Uý, anh này khúm núm như tôi là Phó Tổng Thống vậy. Anh hỏi tôi cần gì, tôi mượn một xe Jeep đi ăn cơm. Cơm xong tôi phanh ngực áo bay, tụt phẹc ma tuya tới gần háng cho mát, giăng võng nằm ngủ. Ông Đại Uý thỉnh thoảng ra dòm chừng, có lẽ ông thắc mắc, sao Phi hành đoàn của Phó Tổng Thống mà quá bình dân và xấu trai như vậy. Gần bốn giờ chiều, trở lại Chợ Lách đón phái đoàn. Hôm sau kể chuyện lại cho thằng Tuất nghe, nó trợn mắt: – Mày điếc không sợ súng, vùng đó tụi tao ít thằng nào dám la cà vào, bay thấp thì AK nó bắn, bay cao thì hoả tiễn tầm nhiệt SA7 nó chào.

Tôi ngẫm nghĩ, phi vụ nào cũng nguy hiểm cả, như thế làm sao sống nổi cho đến ngày biết yêu. Tôi hỏi ông Phi đoàn Trưởng có phi vụ nào đỡ nguy hiểm hơn không, ông nói:
– Có, ở ngoài Phù Cát bay đỡ nguy hiểm hơn, vì toàn là cát và nước biển, có rớt cũng rớt êm êm.

Thực ra ông chỉ nói chơi thôi, vì tôi là thằng cuối cùng luân phiên thuyên chuyển sau bốn năm ở phi đoàn. Tôi ra Phù Cát, an toàn thật, vì thời điểm này Mỹ cắt viện trợ, một tháng chỉ bay vài phi vụ, còn lại là chuyên học nhảy đầm và luyện Tae Kwon Do.

Đến hôm di tản chiến thuật về Nha Trang, tôi đang uống cà phê ở Câu lạc bộ thì nghe súng nổ tứ tung, chạy ra ngoài thấy lính Không Quân chạy đầy phi đạo, tôi vội chạy ra chiếc phi cơ cuả mình, còn cách khoảng 20 mét thì thấy nó tự động vọt lên trời, bên trong đen ngòm là người. Quýnh quá, tôi vòng ngược trở lại, thấy một chiếc phi cơ cũng đầy là lính, trên ghế lái có một anh mặc đồ bay ngồi đó, chiếc ghế trưởng phi cơ còn trống, tôi phóng lên ngồi, cả phi cơ đều nhìn tôi. Tôi hỏi ông phi công:
– Vọt đi chứ cha, nó tràn ngập bây giờ.
Anh phi công nói:
– Em bay không được.
Tôi vội chụp cần lái, mở máy, cho phi cơ vội vọt lên trời và theo đoàn phi cơ hướng về Nam, đáp xuống Tân Sơn Nhất. Tôi hỏi ông phi công ngồi bên trái:
– Ông là phi công gì mà không biết bay?
– Dạ em chưa ra trường, với lại hôm nay máy bay nhiều quá, mà em thì không có Check list để mở máy.

Đó là phi vụ cuối cùng cuả tôi, nó chấm dứt cuộc đời bay một cách vô duyên, có lẽ cũng giống như nó đã bắt đầu cuộc đời bay bổng vô lý cuả tôi. Nó không bắt đầu bằng mộng mây trời và cũng không kết thúc bằng những chiến công oanh liệt.

Phi công của Không Quân toàn là những anh hùng, những người hào hoa và bay bướm, không hiểu tại sao lại đọa ra một thằng như tôi, vừa cù lần vừa dấm dớ. Hơn 5 năm khoác chiếc áo bay, tôi chẳng làm được cái gì nên tích sự, ngoại trừ lừa được một người con gái khờ, đó là má bầy trẻ của tôi bây giờ. Cho tới nay bà vẫn tin là tôi ngon lắm, hơn hẳn những thằng phi công khác, cho dù cứ mỗi lần tôi gáy, thì theo thói quen, bà vẫn đồng ý bằng câu trả lời cũ ”xạo ke”.
Hiện nay đã ”An cư lạc nghiệp” tại Mỹ, tuy cũng rất cùi đày chẳng kém ai, nhưng vào cuối tuần, tôi cũng hay la cà ở quán cà phê nghe anh em bàn chuyện thế sự.

Quán cà phê chỗ tôi ở, có đủ mọi chuyện dài ”Nhân dân tự vệ”, từ những ông đội đá vá trời một thuở, bây giờ làm Lã Vọng ở nhà ăn trợ cấp, đến những người biết quá nhiều nghề, chẳng nơi nào xứng đáng cho ông làm, bèn đi thụt bi da chờ thời. Tôi biết mình từng là pilot xạo ke thủa nọ, không dám gáy nồ trước đám đông, chỉ ngồi nghe kể chuyện thế thái nhân tình.

Hôm qua, có một ông sau khi kể thành tích long trời lở đất, thấy tôi ngồi im như Bụt, ông hỏi:
– Thế chú ngày xưa làm gì?
Bản tính bần cố nông của tôi tự nhiên vùng lên, không tự chế được mình, tôi gáy:
– Bay cho Phủ Phó Tổng Thống.
Cả quán bi da quay lại nhìn tôi, có nhiều câu bàn tán nhưng một câu tôi thấy thấm thía nhất do một anh thanh niên nói: “Xạo ke.”


Chuyện đóng góp vào cuộc chiến của tôi không có gì đáng ghi vào công trận, mà toàn là những chuyện làm mất mặt pilot và binh chủng. Tôi chỉ mong các phi công của Không lực thứ lỗi cho vì tôi bắt đầu nhận ra chân lý: ”Nhận cái dở mình có, hay hơn đánh bóng cái hay mình không có”.

Tuần rồi dự lễ ra trường của đứa con gái, nhìn lên câu khẩu hiệu mà lớp 2001 dùng làm kim chỉ nam cho cuộc đời tương lai của chúng, tôi suy nghĩ mãi. Câu nói rất giản dị của Tony Arata: ‘I will do my dreaming with my eyes wide open and I will do my looking back with my eyes closed”.

Tuy phải lưu vong ở quê người, ngày ngày đóng vai thằng phu ống nước, kiếm đồng bạc nuôi con ăn học, khó có hy vọng trở về quê cũ cầm lại cần lái chiếc trực thăng, tôi vẫn cầu mong sao, kiếp sau nếu có làm người, tôi sẽ cố gắng trở thành một phi công đàng hoàng hơn để xứng đáng với lời hát: ”Phi công ra đi lướt trên ngàn mây gió”.

Tôi cũng mong sao tập thể phi công không buồn lòng khi có một thằng ”Pilot ke” dám kể chuyện ”Xạo ke” mà tỏ ra chẳng ”ke” gì về dĩ vãng, ở cái mảnh đất tạm dung này. Thật là đa tạ, đa tạ.

Phương Toàn
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Mar/2018 lúc 12:18pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Apr/2018 lúc 9:30am

ĐỐI THỦ.




                          *
  









Tiết trời bắt đầu bước sang tháng ba, cái tháng đỉnh điểm cho mùa nắng nóng, cái nắng cháy da trên khắp xóm làng ở miền nam khiến cho người già cảm thấy bức bối trong người, trẻ nhỏ thì la hét om sòm do nóng nực, còn đám "loi choi" học trò thì đâu có sá gì cái thời tiết khắc nghiệt này, vì bằng cách này cách khác cả đám xúm lại bày trò chơi này nọ khiến đứa nào cũng mê mẫn quên đi cái nóng hầm hập của ông mặt trời trên cao.

  Tôi với thằng Quý và con Vân đang mãi mê chuyền cành để hái những trái ổi chín trong vườn nhà bà Hai Mập, buổi trưa hôm ấy trời không có được một ngọn gió, không gian như đặc quáng lại, cái nóng bao trùm cả khu vườn khiến bà Hai và người nhà đều trốn hết vào trong nhà, họ bỏ thí khu vườn cây trái mặc cho đám "Quỷ nhỏ" chúng tôi muốn làm gì thì làm, thằng Quý vốn dân ở miệt vườn chánh cống, nên việc leo cây và chuyền cành đối với nó dễ như trở bàn tay, tội cho tôi và con Vân hai đứa là dân thị thành nên ít có dịp leo cây như thằng Quý, vì thế những trái ổi chín vàng đều bị thằng Quý hái một cách nhanh chóng, tôi và con Vân loay hoay mãi, vì vừa sợ trượt chân vừa sợ bà Hai Mập xuất hiện bất tử coi như "Lúa vàng" luôn cho cả đám, bởi vậy hai đứa tôi chỉ hái được một vài trái gần tầm với mà thôi.

  Cả ba đứa chúng tôi say sưa làm "Đạo chích", tôi thấy thằng Quý nó guộn mấy trái ổi vào cái lưng quần xà lỏn trong thật mắc cười, đang tưởng tượng chút xíu nữa thôi những trái ổi chín kia nằm gọn trong bụng mình, bổng tiếng nói của ai đó từ phía dưới đất nói vọng lên khiến tôi và con Vân vừa điếng hồn vừa cười thầm trong bụng bởi câu nói của người nọ, riêng con Vân ngoài hai yếu tố trên nó phải thẹn thùng khi nghe lời trách móc của ông ta dành cho thằng Quý:

 -Ai như thằng Quý phải không bây, cha chả hôm nay "Lộng giả thành chơn" rồi hả bây, bà Hai Mập biết được tụi bây "Đại náo" vườn ổi là bả la mấy đứa bây "Xanh xương" luôn đó nghe, đã vậy bây còn mặc quần (xà lỏn) nữa, may phước  cho bây có mình tao dưới đây, chứ gặp mấy đứa nhỏ trong xóm tụi nó nhìn thấy bây để "Lòng thòng" như (dậy) thì Tây nó cũng không dám dòm nữa đó nghe ông con ơi!, nè nè mơi mốt nhớ ăn mặc cho đành hoàng, ngày một lớn rồi phải giữ ý tứ một chút chứ.

  Thằng Quý nghe Ông già Tư "Lật tẩy" mình, nó vừa ngượng ngùng vừa đưa mắt nhìn về phía con Vân như thăm dò thái độ con nhỏ phản ứng ra sao, cũng may cho thằng Quý, con Vân nó làm ra vẻ "Tĩnh bơ sư cụ" sau khi nghe ông Tư quở thằng Quý, nên thằng Quý mạnh dạn trả lời ông Tư:

 -Chèn ơi ! Tưởng ai chứ nào dè ông Tư làm tui hết hồn, úi trời dưới quê mình mặc quần (dậy) không hà, mặc (dậy) nó mát ông Tư ơi.

 Ông Tư già nghe thằng Quý nói vậy, ông bèn rầy nó:

 -Cái thằng quỷ này, tao nói cốt ý là để tốt cho bây, đành là mặc quần xà lỏn cho nó mát khi mùa  Hè đến thì đúng rồi, nhưng bây làm ơn ở dưới đất giùm tao, bây leo cây mà... mà như (dậy) coi sao đặng, mấy đứa con gái xóm này nó thấy bây (dậy) nó chạy mất đất, rồi tụi nó xúm lại đồn đãi thì sau này bây ế (dợ) là cái chắc nghe chưa con.

 Tôi nghe ông Tư già nói cà rỡn với thằng Quý như vậy, tôi bật lên tiếng cười khanh khách khiến mặt mày thằng Quý đỏ bừng và xuội lơ một cách thảm hại, mà đâu phải riêng mình tôi cười,vì tôi thấy con Vân nó cũng cười e thẹn, dường như để khỏa lấp đi cái thế bí hiện tại đang gặp phải, thằng Quý nó lái câu chuyện sang hướng khác, nó vừa tuột xuống đất vừa nói:

 -Dạ con biết rồi ông Tư, mà sao hôm nay ông Tư rảnh rang dữ (dậy) ha, mọi lần giờ này con thấy ông " Quắc cần câu" rồi.

Ông Tư đưa tay che miệng ngáp dài một cái rồi trả lời:

 -Cha chả, bây cũng theo dõi và để ý tao dữ hung nghe, sáng giờ tao bận làm cho xong "cái bộng" để lấy nước vô đám ruộng, không có (dụ) đó thì chắc giờ này tao mần với anh Tám tía của thằng Nên cỡ hai xị rồi đó, mà bây hây thiệt nghe, lớn lẹ đi rồi mần thám tử có nhiều tiền lắm đó con.

 Thấy ông già Tư cũng vui tánh nên sau câu nói của ông, cả ba chúng tôi cảm thấy vui trong lòng, bao nhiêu sợ hãi khi bị bắt quả tang cái việc làm xấu xa này đã tan biến đi tự lúc nào, khi cả ba đứa chúng tôi trèo xuống đất thì ông già Tư ngoắc thằng Quý đi lại gần ông, hai người to nhỏ chuyện gì tôi và con Vân chẳng hề biết được, đôi lúc tôi thấy thằng Quý gật đầu khoái trá, trao đổi công việc xong ông già Tư hướng về tôi và con Vân ông nói:

 -Hai đứa (dìa) đi, để ông dẫn thằng Quý qua bên sông đốn Dừa nước phụ ông, có cần chuyện  gì thì chiều nay mấy đứa gặp lại.

 Hai đứa tôi chưa kịp phản ứng thì thằng Quý nó đi nhanh lại bên hai đứa tôi, nó lận trong lưng quần ra mấy trái ổi thơm phức đưa cho con Vân và tôi, nó hấp tấp nói:

 -Tao nhận lời phụ ông già Tư rồi, ông than công (diệc) nhiều quá chừng, mà thằng Lai con ổng cứ bỏ đi chơi riết nên không ai phụ, thôi hai đứa bây đi đi, chiều nay tao (dìa) mình gặp lại.

  Một chút bỡ ngỡ vì thằng Quý bấy lâu nay tôi thấy lúc nào nó cũng hay ganh tị với tôi trong mọi chuyện, kể cả chuyện không  bao giờ nó để cho tôi và con Vân cặp kè chơi riêng với nhau, nó cà nanh từng chút với tôi khi cuộc chơi nào có mặt tôi và con Vân, có hôm nọ tình cờ trong khi đi học về, tôi thấy nó to nhỏ với con Vân điều gì mà con nhỏ sượng trân hiện ra trên khuôn mặt, đến chừng hai đứa phát hiện ra tôi đang đến gần thì thằng Quý nó bối rối như "Gà mắc tóc", tôi bèn làm lơ đi thẳng một nước để cho hai đứa được tự nhiên, rồi vài hôm sau trong một lần tôi đến nhà con Vân mượn tập để chép bài, như  muốn chứng tỏ mình là người thật thà nên Vân nhà ta thú thật cho tôi biết :

 -Cái ông Quý mắc dịch mắc toi gì đâu á, bữa nọ tự nhiên ổng nói ổng thương tui, chèn ơi  ai cũng còn nhỏ xíu mà yêu thương cái giống gì, tui rầy ổng một chập ổng sợ quá dặn tui đừng cho ông biết đó.

  Tôi cắc cớ vặn lại con Vân: 

 - Ổng dặn Vân rồi (dậy) sao bữa nay nói cho tui nghe mần chi, chuyện của ổng kệ ổng đi, dính líu gì tui đâu Vân nói ra chi ổng biết ổng buồn tội nghiệp.

 Vân nở nụ cười thật hiền trồi đáp:

 -Nếu Vân không nói ra sau này ông biết ông cũng buồn (dậy), thà nói huỵch toẹt ra cho nhẹ lòng .

 Con Vân thốt ra những lời trên khiến cho tôi có cái cảm nhận lờ mờ hình như cô bé này có cảm tình với mình hơn thằng Quý, từ cảm nhận này khiến cho đầu óc tôi nó lâng lâng một  niềm vui khó tả, rồi tháng ngày trôi qua dần dà thằng Quý cũng nhận ra điều này, kể từ khi nó hiểu được chuyện như vậy thì tôi đã trở thành đối thủ của nó từ đây. Vậy mà hôm ấy chẳng những nó  "Hào hiệp" cho hai đứa tôi cùng nhau ra về mà còn tiếp tế cho hai đứa tôi thật nhiều ổi, trong bụng tôi nghĩ tại sao thằng quỷ này nó lại mở "lòng từ bi" bất ngờ cho đối thủ của mình vậy sao? Câu hỏi này cho đến gần bốn năm sau tôi mới được thằng Quý giải mã cho tôi biết mà tôi sẽ kể ở phần sau.

  Thằng Quý nó vốn là con của một gia đình nông dân chánh gốc, nhà nó cách khu vườn bà Hai Mập này chừng chục  con mương, nói thì nghe gần nhưng vì mấy dạo gần đây tình trạng người lạ hay len lỏi vào các khu vườn, nên bà con ái ngại  ai nấy lo rào giậu khoảnh đất mình lại, nếu thông thường thì băng qua băng lại đất nhà này nhà nọ thật nhanh chỉ cần bước qua cái cầu ván bắc ngang con mương là xong, từ khi rào giậu thì muốn thăm nhau bà con phải đi bằng đường đê, phải đi quanh co vòng vèo rất mất thời gian nên tình nghĩa xóm làng cũng ít gắn bó như trước, dần dà thì cảnh đèn nhà ai nấy sáng khiến người trong xóm ít thấu hiểu nhau hơn, khi học xong tiểu học ở quê thì tình trạng an ninh nơi đây không còn như xưa, thỉnh thoảng người của hai bên chiến tuyến đụng độ nổ súng vang rền, thấy tình hình không xong nên tía thằng Quý gửi nó lên xóm tôi để tá túc, ông anh thằng Quý là ông Bảy thợ Rèn trong xóm tôi là một người chất phát hiền lành, thằng Quý về ở chung với ông Bảy khiến cho xóm làng thêm vui, vì nó có cái miệng nói năng dẻo quẹo khiến ai cũng có cảm tình, Kể từ đó nó với tôi và con Vân thằng bạn thân trong xóm, rồi lâu lâu nó lại rủ rê tôi và con Vân về quê nó chơi để thăm lại vườn cây, thăm cảnh ruộng lúa đồng quê cò bay thẳng cánh...

                         ***
 Tình hình đất nước càng ngày càng rối ren, tin tức hàng ngày trên nhật trình chiến sự nổ ra khắp nơi khiến cho dân tình điêu linh thống khổ, tôi cùng mấy đứa bạn trong xóm phải xếp bút nghiên để lên đường làm bổn phận người trai thời loạn, lúc này thì tình bạn bộ ba của chúng tôi càng thắm thiết, chỉ có vài năm thôi mà nhỏ Vân nó trổ mã thành cô gái có vóc dáng thật dễ thương, tôi và thằng Quý cũng từ bỏ những cái quần "Xà lỏn" ngày xưa, rồi hai đứa cũng là đối thủ của nhau thật sự, tuy bề ngoài ba đứa chúng tôi là bạn bè thân thiết vô tư, nhưng trong hai đứa tôi như những cơn sóng ngầm, hết đợt sóng này xô đợt sóng kia nhằm giành nhau hôn vào bờ cát trắng trải dài vô tận, còn em Vân nàng ta đương nhiên là bãi cát trắng tinh khôi kia, nàng dửng dưng mặc cho những con sóng xô bờ để rồi khi thủy triều rút đi hai con sóng( Tôi và thằng Quý)  kia không còn cơ hội xô bờ lần nào nữa.
                       ***
  Một đêm Hè thôi theo đơn vị hành quân, đêm trăng thật sáng chúng tôi đóng quân trong rừng dừa bạt ngàn vùng đất Tam Quan, trời đêm vắng lặng gió biển rì rào thổi nhẹ, mùi biển lan tỏa trong khứu giác khiến tôi cảm thấy dễ chịu, tôi lần mò ra mép nước sát biển, nhìn những đợt sóng thi nhau vỗ bờ cát trắng lao xao khiến tôi nhớ thằng Quý và Con Vân da diếc, lúc này tự dưng thằng Kết bạn cùng đơn vị tôi nó cũng mò ra và đứng cạnh tôi, nó mang theo cái radio nhỏ tôi nghe loáng thoáng một cô ca sĩ nào đó đang trình bày ca khúc "Chuyện ba người" nó càng làm cho tôi nhớ quay quắt hai người bạn thời thơ ấu, chừng như cảm xúc dâng trào nhiều quá, tôi nói với thằng Kết:

 -Mầy làm ơn tắt cái radio đi thằng quỷ, đi hành quân mà mở radio lồng lộng hà, bộ muốn ăn đạn hả mậy.

 Thằng Kết bạn tôi thấy vô cớ tôi nỗi sùng với nó, nó tắt cái radio rồi rút lui có trật tự, lúc này tôi mới thấy mình thật vô lý khi đối xử với thằng Kết hơi quá đáng, may mà nó không giận tôi thật là điều đáng mừng.

 Sương đêm phủ kín mọi bề, chung quanh nơi tôi đóng quân một màn sương mờ đục, sau buổi hành quân tôi về căn cứ khi đi ngang nơi tạm giữ tù binh tôi nghe tiếng của ai như tiếng thằng Quý bạn tôi ngày nào đang vang lên từ dưới hầm, tôi ghé mắt vào rồi hỏi:  

-Dưới đây có ai tên Quý không, Quý ở ......

 Thằng Quý nó cũng nhận ra giọng nói của tôi, nó mừng rỡ kêu lên:

 -Thằng Thành phải không? Chèn ơi mầy ở đâu (dậy).

 Biết đích xác trong nhóm tù binh này có thằng Quý, cái thằng đối thủ trong tình yêu của tôi ngày nào mà bổng dưng nó hiện diện nơi này, một nơi nó không nên có mặt, sự việc này khiến lòng tôi đau quặn thắt, tuy hai đứa tôi ganh đua giành tình cảm của em Vân về mình, hai đứa tôi là đối thủ của nhau nhưng chúng tôi vẫn xem nhau là bạn, vậy mà hôm ấy tôi lại gặp lại "Đối thủ" của mình ngoài chiến tuyến, tôi cất tiếng kêu thằng Quý:

 -Mầy ra ngoài cửa hầm tao hỏi chút chuyện coi, tại sao ra nông nổi như vầy vậy thằng quỷ.

 Thằng Quý ló mặt ra sau hàng song sắt, tôi thấy nó đen đủi ốm nhom không còn cường tráng khỏe mạnh như ngày nào, tôi kêu nó chờ tôi một chút rồi tôi chạy u lên gặp vị sĩ quan chịu trách nhiệm về tù binh, tôi xin phép ông cho tôi được tiếp xúc và giúp đỡ cho thằng bạn thân đang "sa cơ thất thế", được sự đồng ý của ông tôi quay trở lại đem nước uống bông băng và một ít lương khô hành quân cho thằng Quý.

 Sau hồi lâu ôn lại chuyện xưa, thằng Quý mới hé lộ cho tôi biết, chính cái hôm ông Tư già kêu thằng Quý phụ đốn Dừa nước là cái hôm ông Tư móc nối để thằng Quý tham gia vô mật khu, nó làm nhiệm vụ giao liên gì đó, do phần đông dân quê nơi Quý ở họ theo phía bên kia nên ít nhiều thằng Quý nó có cảm tình với bên đó hơn, vậy là khi ông Tư già vận động nó nghe theo cái rụp, sau này khi tôi vào quân ngủ thì nó cũng vào bưng biền trực tiếp tham gia chiến đấu. 

 Vậy là thằng Quý thành đối thủ của tôi tự bao giờ mà tôi chẳng hay biết, nó ẩn mình thật tài, nếu không có dịp hội ngộ nơi vùng hỏa tuyến chắc tôi cũng chẳng bao giờ biết được đối thủ của mình lợi hại cỡ nào.

 Sau mấy mươi năm bặt tin, tôi nghe phong phanh thằng Quý và nàng Vân ngày xưa đã nên duyên tơ tóc, và họ đang tung tăng ở bên kia nửa vòng trái đất.

 Tôi mở lại bản nhạc chuyện ba người, vừa nghe vừa nhớ lại những ngày xưa thân ái, giá mà đừng có chiến tranh, đừng có hận thù, thì tôi đâu có ngồi ôn lại kỷ niệm vừa vui vừa đau buồn như thế.

 (Viết theo tâm sự của một người).
                   31.3.2018


    Hai Hùng SG
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 03/Apr/2018 lúc 7:45am
Có Những Mùa Xuân                                             

          Mặt trời đã ngã về hướng tây, cơn nắng cuối mùa đông vẫn còn chập chờn trên cỏ cây hoa lá, và ngọn gió lành lạnh làm giùn mình nổi ốc khi quét lên da thịt. Nhưng cây cối ở vườn sau, ngõ trước đã nhú mầm để đâm chồi nẩy lộc khi tiết trời chớm vào xuân. Mấy cây xoài năm nay trổ sớm đã có những trái non bằng đầu ngón chân, bằng đầu ngón tay lẫn lộn với bông màu vàng nghệ. Những chùm cam sành đã mởn da, sai quằn nhánh, cây bưởi thanh trà, cây quít đường sau nhà có những chùm, da cũng đã thẳng. Có trái màu xanh pha phơn phớt vàng. Cây quít ta ở trước cổng vào mới có trái chiếng. Mới lứa đầu nên quít không được nhiều, nhưng trái nào trái nấy lớn gần bằng cái chén ăn cơm, vỏ màu vàng nghệ, nõn nà phơi phới nổi bật, lồ lộ trong cành lá rậm rạp xanh biêng biếc.

2355%201%20ConhungMuaXuanDTDB

-  Bình An đâu rồi cháu? Chiều nay có đi lễ chùa với bà không?

     Tiếng của bà nội từ trong nhà vọng ra. Con Bình An đang mê ngồi đánh búng hột me với mấy đứa nhỏ hàng xóm ở ngoài sân. Nó vẫn không rời chỗ, mà lớn tiếng trả lời để cho nội nó nghe:

-  Dạ thưa bà có, mà chừng nào mới đi vậy bà?

     Bà nội bước ra hàng hiên, gom mấy tàu lá chuối xiêm phơi nắng dốt dốt để sáng sớm ngày mai bà cùng con dâu gói bánh tét, bánh ít. Trước là cúng ông bà, sau cho con cháu có ăn trong trong ba ngày Tết. Một năm chỉ có mấy ngày nên dù nghèo nhưng cũng phải dành dụm gói ghém sao cho cái Tết được sum sê thì suốt năm mới được dồi dào khá giả chớ. Sau cúng rước Ông bà là bữa cơm đoàn tụ của gia đình. Trước khi chúng về, bà sẽ cho mỗi đứa vài đòn bánh đem về nhà để ăn Tết.

Bà nội lên tiếng bảo:

-  Vậy thì nghỉ chơi đi cháu, vào tắm rửa sạch sẽ rồi đi kẻo trời tối.

     Con Bình An “dạ”, nhưng vẫn còn ngồi lì chờ cho hết bàn đánh búng với lũ bạn của nó rồi mới chịu chạy u vô nhà.

      Lọt lòng mẹ mới có 3 tháng, Bình An được bà nội đem về quê ở làng Mỹ Đức Tây thuộc quận Cái Bè (Cái Bè sau chia ra làm hai quận, làng Mỹ Đức Tây thuộc về quận Giáo Đức) tỉnh Mỹ Tho, chắt chiu nuôi dưỡng. Bởi cô vừa bị sanh thiếu tháng, mẹ cô lại nghe theo lời ông thầy bói ngồi dưới gốc cây bả đậu bên Giếng Nước (thành phố Mỹ Tho), trên đường ra bắc Rạch Miễu để đi về chợ Bến Tre. Ông coi và nói cho bà biết, hai mẹ con cô khắc tuổi với nhau phải sống xa, đến hết căn hạn mới ở gần được…

     Nhờ thế mà Bình An mới được sống ở làng quê có cây lành trái ngọt, có dòng sông Mỹ Tây êm đềm chảy qua đến ngã Ba Đình thì nhập vào sông Mỹ Đông cùng các nhánh sông khác chảy vào Cửu Long Giang rồi đi ra biển Tân Thành. Nhứt là cô được ấp ủ bằng tình thương yêu cưng chiều vô bờ bến của nội. Và cô được sống an an, bình bình ở vùng quê Nam có nghĩa, có tình suốt quãng đời của thời thơ ấu.

     Cho đến mùa hè năm đó, ba mẹ đem Bình An về thành thị để sống chung với gia đình. Vì tựu trường cô được vào học lớp 4, mà trường xã ở quê nội chỉ có từ lớp 1 đến lớp 3 thôi.

     Bình An khóc ròng, dẫy dụa không chịu đi vì phải xa bà. Cô được bà nội dỗ dành cùng với lời hứa hẹn của cha mẹ. Cứ vào những ngày lễ nghỉ, ngày Tết, hè (không đi học), thì phải đưa cô về quê ở với bà nội. Mấy anh chị của Bình An thường hay trêu ghẹo, xéo xắc, nhiếc mắng, háy nguýt bảo cô em gái nhỏ của mình:

-  Mầy thiệt là ngu dại. Ngày Tết ngày lễ ở thành thị vui và sướng hơn trong làng xã dưới quê nội nhiều chớ. Ở dưới quê Tết có gì vui đâu mà ham về? Có năn nỉ cho thêm tiền tao cũng không thèm… Tết ở đây bọn tao được ăn ngon, đi coi chiếu bóng, đi thăm vườn bách thú, được mặc quần áo đẹp, và có lì xì…

     Bình An không thèm trả lời anh chị mình mà trề môi liếc xéo lại họ. Rồi cô nghĩ thầm trong bụng: “Vui cái con khỉ khô á! Không biết gì hết trọi cũng nhiều chuyện! Chiếu bóng nói tiếng Tây, tiếng u, cao bồi, đâm chém, hun hít… dù có phụ đề Việt ngữ nhưng cũng dở òm chớ hay ho gì đó. Vậy mà cũng coi thiệt là uổng tiền! Còn ở vườn thú có mấy con khỉ leo trèo, miệng khọt khẹt, ị đái tùm lum. Xí, bộ ở thôn quê không có lì xì sao? Nội, cô, chú… họ hàng có lúa, có nếp, có trái cây bán đều đều nên cho còn nhiều hơn.

     Mấy người bà con ở thành thị làm lãnh lương tháng, mọi thứ… cái gì cũng phải mua có tiền dư đâu mà cho nên kẹo thấy mồ! Ngày thường không phải lễ, Tết ở quê nội, trưa nắng cùng mấy đứa hàng xóm đi bắt chim, câu cá, bắt ốc… Chiều đi thả diều, bắt chuồn chuồn. Mưa giông đi lượm xoài rụng, lượm cốc, mận… Ăn rau, cải, cá thịt tươi. Vào mùa lúa, đêm trăng sáng bà nội, thím Hai nấu chè, nấu cháo ăn để đạp lúa trâu… Ôi biết bao nhiêu cảnh êm đềm bao nhiêu thứ chỉ ở thôn quê mới có, chớ thị thành làm sao có được đây?” Cô tự cho mình nghĩ đúng, đắc ý khoái chí cười tủm tỉm một mình.

2355%202%20ConhungMuaXuanDTDB

     Hè năm đó, Bình An được mẹ dẫn vào ghi tên học lớp 4 ở trường Nữ Tiểu học Trưng Vương. Trường có 2 tầng, ở trung tâm thành phố Mỹ Tho. Mặt tiền trường hướng về đường ông bà Nguyễn Trung Long. Sau lưng cách cái sân cỏ rộng và hàng rào dây kẽm gai là trường Trung học Bán Công Thiên Hộ Dương. Thời gian nầy ba của Bình An đang làm ở Tòa Hành Chánh tỉnh Định Tường.

Trong bữa cơm chiều hôm nọ, ba cô vui vẻ bảo cho cả nhà nghe:

-   Tết năm nay nhà mình có mặt Bình An. Vậy mẹ nó phải mua sắm thêm những món ăn Bình An ưa thích. Để nhà mình ăn mừng cái Tết cả nhà được đoàn tụ...

     Mấy anh chị vui mừng reo lên. Vì những ngày Tết không phải học bài, sẽ được đi chơi, sẽ được mặc quần áo mới, sẽ ăn được những món ngon… Cho nên chị nầy đòi may quần áo đẹp, anh kia bảo mẹ nấu món mình ưa thích. Họ vui vẻ nói cười liếng láu với nhau

     Riêng Bình An không nói gì cả. Quay mặt nhìn ra ngoài cửa sổ, và cơm vào miệng chan nước mắt! Mẹ ngạc nhiên lính quýnh hỏi nhanh:

          -  Tại sao con khóc, chuyện gì mà con khóc vậy?

          Cô không trả lời lại khóc ồ lớn tiếng hơn! Ba lấy làm lạ cũng hỏi vồn:

          -  Tại sao con khóc? Mấy chị anh ăn hiếp Bình An của ba hả? Hãy nói để ba đánh đòn chúng nó, nói đi con. Nầy các con, đứa nào ăn hiếp em?

          Các anh chị mở to mắt ngạc nhiên! Bình An tức tưởi, cô nói nhanh qua màn nước mắt:

          -  Không ai ăn hiếp hết! Tết con phải về nội! Con phải về quê nội ăn Tết. Con muốn ăn Tết với bà!

          Mấy anh chị xì xò, háy ngúyt... Đứa trề môi, kẻ méo miệng tỏ ý chọc ghẹo em mình. Ba cô hỏi:

          -  Con đã ăn Tết ở quê nội bao nhiêu năm rồi. Năm nay ăn Tết với gia đình mới vui con à. Nhứt là ăn Tết ở thành phố có chợ bán hoa, bán bánh mứt… Ngày Tết có múa lân, đốt pháo bông, và còn nhiều thứ khác để vui xuân lắm…

          Cô nhìn ba, phụng phịu cụt ngủn cắt lời:

-  Con muốn về quê ăn Tết. Tết ở thành phố không vui chút nào hết!

          Thấy con vẫn một mực đòi về quê ăn Tết với mẹ mình, và ông cũng biết bà nhớ cháu lắm. Ba cô có ý nhượng bộ, ông dịu giọng hỏi:

-  Tết ở quê vui ra sao? Con kể cho ba nghe. Nếu Tết ở thôn quê thiệt vui như lời con nói, thì ba sẽ cho con về ăn Tết với nội.

     Bình An quẹt vội nước mắt còn đọng trên má. Nhưng nét mặt tươi rói, đôi mắt tròn xoe sáng ngời nhìn cha, cô bảo:

-  Ba có biết không? Mỗi năm từ mùng 8, mùng 9 tháng chạp là con theo chú Út đi lẫy lá các cây mai ở xa mương nước. Rằm thì lẫy lá các cây sát mé nước. Như vậy nó sẽ trổ bông một lượt và đúng vào ngày Tết đó ba. Bà nội cho giã gạo, xay nếp chứa đầy lu, đầy hũ từ cả tháng trước. Con đi theo mấy chú tảo mộ ông bà. Nghĩa là làm cỏ và quét lá cho sạch sẽ để ông bà dưới mộ mừng Tết đó mà. Sau khi cúng xong chú cho con hột vịt luộc cúng trong bộ tam sên (gồm có 3 món: thịt ba rọi, tôm càng, hột vịt luộc chẻ hai). Còn tôm và thịt thì đem về để bà nội trộn gỏi bắp chuối. Bà còn đặt bác Hai ở xóm trên tráng bánh tráng nhúng nước, bánh tráng dừa, bánh tráng ngọt. Quết bánh phồng nếp, bánh phồng khoai. Nhổ cải bẹ xanh có ngồng trổ bong vàng trồng ngoài liếp vô làm dưa.

     Sáng ngày 23 tháng chạp, bà nội hối thím Tư nấu chè, nấu xôi… Chú Tư hái trái cây tươi tốt, đợi đến nước lớn chiều bà cúng đưa ông Táo về Trời. Nhà nhà đều cúng! Mùi hương, trầm, nhang, hoa quả, thức ăn theo gió phảng phất nồng nàn ấm cúng từ nhà nầy qua nhà khác, xóm nầy qua xóm khác, làng nọ qua làng kia...

Bình An thấy vui trong lòng, vì anh chị không chọc ghẹo mình nữa. Cô tiếp:

-  Những ngày cận Tết từ đầu làng đến cuối thôn mọi người quét dọn, sơn phết, trang hoàng nhà cửa từ trong ra ngoài sân sạch sẽ, vẻn vang, mát mắt… Miễu thờ ông Thổ Thần bên vàm rạch được thay giấy hồng đơn, vẽ chữ mới, cúng bánh trái, mứt, trà, rượu. Trong nhà cái bếp, hỏa lò, nồi, cột nhà, lu, hũ, bàn, ghế, giường ngủ, cột nhà vv… Mọi thứ đều được bà nội cho cắt giấy đỏ (giấy hồng đơn) hình vuông dán lên hết để mọi thứ đều được ăn Tết. Ngoài sân thì các cây mận, xoài, cam, quít, bưởi, ổi, dừa, cau… Tất cả các loại cây bên ngoài cũng đều được dán giấy đỏ, để ăn Tết như các đồ vật trong nhà vậy đó ba… 

     Bình An say sưa kể. Trong khi các anh chị nhíu mày, chu mỏ chú ý lắng nghe. Ba mẹ cô nhìn nhau gật gù cười chúm chím. Cô hồn nhiên khua tay, đá chân, mắt ngời sáng thao thao lấy giọng, tiếp:

-  Ba mẹ còn nhớ chú Tám Kẹo không? Chú Tám khéo tay nên bà nội năm nào cũng nhờ chú chưng dùm hai dĩa lớn trái cây (mâm ngũ quả) có: Cầu, dừa, đủ, xoài, dâu, thơm… Nhưng không được cúng trong mâm ngủ quá các loại chuối. Ba má có biết tại sao không? Vì chuối nhũi… năm mới không tốt đâu đó!

Ba cô đang hớp ngụm nước. Không kềm được trước những lời dí dỏm của con, ông bật cười làm nước văn tùm lum. Ngại làm con gái mất hứng, má cô đỡ lời:

-  Ụa bộ có vậy sao con?

          Bình An mỉm miệng cười rạng rỡ, gật đầu:

          -  Dạ, đúng như vậy. Con thấy những nhà lân cận không ai cúng chuối trong ngày Tết. Bà nội luôn dặn những người trong nhà ngày tư ngày Tết phải giữ gìn lời nói bởi: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Mặt mày phải vui vẻ, ăn nói ngọt ngào, có tình có nghĩa để từ đầu năm cho đến cuối năm mới được an lành, may mắn. Ở thôn quê người ta làm lạp xưởng, gói bì, gói nem, gói bánh tét, bánh ích chớ không phải đặt mua như ở thị thành. Sáng 30 Tết bà nội kho thịt, cá, trứng với nước dừa xiêm. Làm chả, trộn gỏi, chiên bánh phồng tôm “Sa Giang” ngon đáo để. Bà cho nấu rất nhiều món ăn để cúng rước ông Táo. Cúng rước ông bà về ăn Tết với gia đình, cháu, con…

Bình An dừng lại, mặt đầy vẻ hân hoan:

2355%203%20ConhungMuaXuanDTDB

- Ba à, tối đêm Giao thừa con theo nội đi hái lộc ở chùa thật là vui. Chùa từ trong ra ngoài rất đông người đến cầu phước, cầu an mong năm mới toàn gia được: “Tấn thời, tấn lộc, tấn bình an”. Bên Công Giáo thì giáo dân đến giáo đường ở nhà thờ. Đúng giờ Giao thừa, tiếng chuông nhà thờ, trống, chiêng, đại hồng chung, tiếng mõ, chuông… rền vọng khắp chốn. Ôi! không gian trong giờ đón Giao thừa ở làng thôn thiệt là thiêng liêng, ấm cúng vô cùng đó ba ơi…

Bình An khi thấy anh chị mình chăm chú lắng tai nghe, phấn khởi trong lòng cô cười mỉm chi:

-  Từ mùng một Tết đến mùng bốn Tết. Chu mẻ mẹt ơi, mọi nhà mỗi ngày cúng những món ăn ngon tuyệt trần:

*Mùng một Tết cúng chay, nội làm gỏi cuốn chay, chả giò, đậu xào, canh chua, mì căn kho sả ớt, đậu hũ chiên chua ngọt… Tất cả những món chay nội nấu cúng, ăn ngon vô cùng.

*Mùng Hai cúng bánh hỏi, thịt heo quay nóng hổi da còn dòn khưu khứu và bánh bò đổ bằng đường cát trắng tinh. Có cả cháo vịt luộc chấm nước mắm gừng nữa. 

*Mùng Ba cúng gà xé phai trộn gỏi bắp chuối. Chưn gà để nguyên phơi khô ra Giêng nội nhờ ông Ba đoán quẻ ở làng bên coi nhà cửa, làm ăn, cây trái… trong năm có được tươi tốt không. 

*Mùng Bốn cúng Tất. Các món ăn, cùng bánh kẹo được bày ra cúng ở ngày nầy.

Cô dừng lại uống ngụm nước, liếc mấy anh chị mỉm cười:

-  Ở thôn quê, những ngày tư ngày Tết con cháu đưa gia đình đi thăm viếng ông bà, cha mẹ, họ hàng để đền ơn, đáp nghĩa. Họ cùng vui xuân trẩy hội, ở chùa, ở đình, hoặc ở nhà thờ… Đó là tùy theo tôn giáo của mỗi gia đình. Từng nhóm, từng nhóm trẻ, già, trai thanh, gái tú, áo quần mới đủ màu đủ sắc: hồng, xanh, đỏ, tím, vàng… Tóc chải vẻn vang, trâm cài lược giắt. Người nào mặt mày cũng tươi vui, hớn hở đi rải rác khắp các nẻo đường quê. Gia đình nào đông con nít thì họ chèo ghe, hay bơi xuồng trên sông, trên rạch… Gặp nhau ai nấy cũng vui vẻ hỏi chào.    Tay bắt mặt mừng, dáng điệu tao nhã, lời lẽ lịch thanh, và không quên chúc lành chúc phúc cho nhau từ đầu năm đến cuối năm. Còn nhiều, còn nhiều lắm ba mẹ ơi… Con đã có những mùa xuân đẹp ở quê nội. Nếu ai có thời sống trong làng xã ở thôn quê mới biết, mới hưởng được cái đậm đà thắm thiết của những ngày Tết Nguyên Đán. Và chỉ ở thôn quê mới có và thấy được mùa xuân rõ rệt.

2355%204%20ConhungMuaXuanDTDB

          * Mùa Xuân năm nay, Bình An không còn bé nữa. Cô đã trở thành thiếu nữ xinh xắn, dễ thương ở lứa tuổi 18 đang học lớp Đệ Nhứt trường Trung học tỉnh. Cô biết tư lự nhìn trăng, biết ngắm sao, biết buồn mà không biết tại sao mình buồn? Có lúc ngồi suy tư một mình, cô thường hay hát nho nhỏ những khúc nhạc lính, hay ngâm nho nhỏ những câu thơ tình…  

         * Trước ngày Tết Nguyên Đán năm 1968, Bình An về nhận việc ở thành phố Mỹ Tho. Ôi, đó là mùa xuân tang thương! Khi giặc tràn đến nơi nào thì nhà cửa đổ nát, tan tành, thê lương! Nhứt là hai bên đường từ ngã ba Trung Lương chạy dài vào thành phố.

     Cô còn nhớ mấy ngày trước Tết, nơi đây là những ngôi nhà khang trang, những ngôi biệt thự có sân trước vườn sau trồng hoa thơm, kiểng lạ, cây ăn trái, và những hàng quán bán buôn sầm uất dọc theo hai bên đường. Nhưng hôm nay mới mùng bốn Tết Mậu Thân, đó là ngày cúng Tất! Trước mắt cô tiêu điều, hắt hiu, thê lương, ảm đạm! Và ai đi qua chốn đó vẫn còn nghe khen khét mùi cây cột cháy xém, mùi heo, gà, chó… gia súc bị chết cháy… Và biết đâu có cả thân thể con người bị cháy trong đống than hồng còn âm ỷ, hay lẫn lộn trong đống gạch vụn đâu đây! Nhớ đến, cô còn rùng mình sợ hãi tưởng chừng đã bỏ mạng trong những trận mưa pháo dập vào thành phố tối đêm mùng một rạng ngày mùng hai Tết! Sau những tràng pháo kích nổ long trời lở đất, rồi tiếng kêu la cầu cứu của những nạn nhân, hòa với tiếng khóc thảm thiết của thân nhân người mới chết.

Trong trận thảm sát Tết Mậu Thân, giặc đã giết biết bao nhiêu vạn người từ Bến Hải đến Cà Mau! Gia đình Bình An đã chịu nỗi đau sầu về cái tang chung đó. Con bà dì ruột của cô là giáo sư Tân và đứa con trai 2 tuổi cũng tử vong trong cái Tết thê lương nầy.

* Bình An kết hôn vào mùa xuân năm 1969. Phu quân cô là anh chàng lính chiến miền xa thuộc Sư đoàn 21 Bộ Binh, có biệt danh là Sét Miền Tây. Tiền đồn của chàng trấn giữ mãi tận Cà Mau, miệt rừng U Minh Thượng, U Minh Hạ. Kể từ đó, cô mới biết, mới thấu hiểu thế nào là nỗi nhớ thương của một chinh phụ lo sợ cho sự an nguy của chồng. Và sự trống trải quạnh hiu của gia đình trong những ngày xuân chồng xa nhà!

* Mùa Xuân năm 1970 bóng chồng vẫn miệt mày chốn sơn khê. Đến mùa thu năm đó, Bình An sanh đứa con gái đầu lòng.

* Cuối đông, đầu Xuân năm 1971 Bình An sanh thêm đứa con trai. Nàng được tin chồng qua những cánh thư từ tiền tuyến đưa về. Lúc thì chàng ở Tịnh Biên, nay Châu Đốc, mai Vị Thanh, Cờ Đỏ, Tháp Mười, Phước Thành… Vì Quê hương chinh chiến, mẹ con nàng sống trong phập phồng âu lo cho sự an nguy của chồng của cha!

* Mùa xuân năm 1972. Rồi vào hè năm đó, phu quân của Bình An và đồng đội kéo quân về giải tỏa An Lộc. Chàng bị thương, và giải ngũ vào Tết năm 1974.

* Mùa Xuân năm 1975. Sau ngày 30 tháng 4 miền Nam bị giặc cưỡng chiếm. Nước Việt Nam hoàn toàn rơi vào tay Cộng sản. Cùng chung số phận những quân, dân, cán, chánh của Việt Nam Cộng Hòa, chồng của Bình An cũng bị giặc đày vào tù, mà bọn chúng đã đặt cho một cái tên hoa mỹ hay ho là “Học tập cải tạo” Sau nầy, có khi cô nghĩ rằng suốt cả cuộc đời còn lại của chồng, của những người cùng chung số phận bị giặc đọa đày. Khi nào đó vô tình nghe ai nhắc đến, hay bất chợt nhìn thấy mấy chữ “Học tập cải tạo” là tâm hồn họ sẽ nhức nhối, máu uất hận tràn dâng(?)

* Mùa xuân năm 1979. Gia đình của Bình An gồm có chồng và hai con (một gái, một trai) không đón, nhưng mùa xuân vẫn đến trên trại tỵ nạn Cộng sản Đông Nam Á Galang ở Nam Dương quần đảo. Gió xuân phơi phới thổi qua vùng hải đảo có những người Việt đi tìm tự do. Trại tỵ nạn có giáo đường trong nhà thờ vang vang lời cầu nguyện và tiếng thánh ca. Trong chùa, nơi Phật đường tiếng mõ câu kinh, có lời chân thành cầu nguyện quyện. Hương trầm nhang hòa theo gió bay cao.

     Ở hải đảo không chờ mà xuân vẫn đến. Họ đón xuân không có hoa cúc, hoa mai, không dưa hấu, bánh tét, bánh ích, dưa cải, dưa giá, cá kho… Nhưng họ đón xuân bằng cả tấm lòng! Ở trại có mấy chục ngàn người tỵ nạn, thì có bấy nhiêu nỗi thống khổ của kẻ bỏ nhà, bỏ nước, liều chết vượt hiểm nguy trên biển cả để bôn đào.

“Phàm con người là thế đó! Có tự do trong tay không biết giữ gìn! Để khi mất rồi phải chạy đi tìm có khi bị mất cả tánh mạng!”

          * Mùa xuân năm 1980, Chicago là thành phố của tiểu bang Illinois thuộc về miền Trung Tây nước Mỹ. Và nơi đây nổi tiếng là một trong những vùng về mùa đông lạnh nhứt nước nầy. Cái Tết đầu tiên gia đình Bình An được tiếp đón bằng một trận bão tuyết kéo dài cả tuần lễ. Các trường học, chợ búa đều đóng cửa. Chánh phủ chở đến từng thùng thức ăn, từ đồ hộp, thịt thà, trái cây, rau cải… Để ở các ngã tư đường kêu gọi dân chúng đến lấy về ăn.

2355%205%20ConhungMuaXuanDTDB

     Ngồi nhìn tuyết rơi phai phái ngoài trời qua khung cửa kiếng. Bình An hồi tưởng về những sự việc đã qua. Nhớ lúc giặc tràn vào, cô bị mất việc, nhà thiếu ăn, thêm buồn rầu chồng bị cầm giam trong tù cải tạo. Cộng vào đó bị dồn dập nắng gió, ốm đau, hãi hùng trên đường vượt biên bôn đào. Nỗi âu lo, sống thiếu thốn lây lất những tháng ngày ở trại tỵ nạn nơi hải đảo. Nên sau gần 6 năm trời gặp lại bà chị (đi du học trước ngày nước mất, ra đón ở phi trường) Hai chị em mừng tủi ôm nhau khóc sướt mướt. Câu đầu tiên của chị hỏi cô em gái Bình An của mình rằng:

          -  Bộ bên nhà khổ lắm hả? Sao trông mầy teo nhách và như con gà tử mị vậy? Mầy còn già hơn cả bà Sáu Lé gánh nước mướn trong xóm trước khi tao rời nước.

          Chị của Bình An thật tình hỏi em! Bởi bà Sáu Lé gánh nước 8, 9 năm về trước đã già cúp bình thiết, lưng khòm, ốm tanh ốm hôi mà chị em cô thường gọi lén bà là bà Sáu Teo Héo. Nghe chị hỏi mình như vậy, làm cô nàng tủi thân vừa khóc rấm rứt mà mắc tức cười. Cô gật gật đầu trả lời chị:

-  Khổ, khổ lắm! Không khổ thì làm sao phải trốn chui trốn nhủi để liều chết bỏ nước mà ra đi cho đành?

     Thân hình Bình An đã ốm còi, ốm cọc như chị mình nói, mà gặp phải cơn bão tuyết có gió lạnh trừ 60, trừ 70 độ. Có hôm trời lạnh trừ 20, trừ 30 độ F. Lò sưởi trong nhà chạy xầm xập 24/24 giờ. Eo ơi, vậy mà vẫn lạnh tái, lạnh tê. Hồi tưởng những Tết Nguyên Đán nơi quê nhà, lòng cô càng xao xác, nhớ thương.

     Thời gian qua thiệt là mau như cơn gió lốc! Nhớ mùa xuân năm nào Bình An còn là một cô bé tí teo đón xuân bên bà nội. Thuở dân miền Nam có đời sống ấm no, an cư lạc nghiệp, thanh bình thạnh trị, biển lặng sông trong dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và các đời Tổng Thống ở Chánh thể Cộng Hòa… Ngày đầu năm, cô được bà dẫn đi lễ chùa, cùng chúng bạn trong xóm chạy sau đoàn lân có ông Địa nhảy múa tưng bừng theo tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng chập chả tùng xèng, tùng xèng vui tươi hạnh phúc.

     Cộng Sản cai trị cả nước Việt Nam đã mấy mươi năm rồi. Người Việt lưu vong cũng đã có bấy nhiêu mùa xuân xa xứ! Theo dòng thời gian và vận nước nổi trôi, cô bé Bình An năm xưa bây giờ đã đổi thay. Cô đã đổi thay dáng vóc, sắc diện. Cô có nét nhăn trên vầng trán, mắt phải mang kính mỗi lần đọc sách hoặc nhìn xa.   Mái tóc bồng đen xõa quá bờ vai đã đổi màu… Nhưng tình quê hương vẫn nung nấu, nỗi nhớ thương vẫn se thắt cõi lòng và đã bám theo cô suốt quãng đường lưu lạc. Những mùa xuân xa xứ lần lượt trôi qua, vui ít, buồn nhiều. Bình An mơ ước có một ngày quê hương tàn bóng giặc…

     Tết năm nầy cô không còn đón xuân ở vùng trời hắt hiu lạnh giá Chicago nữa. Vì lý do sức khỏe của phu quân, gia đình cô đã dời về tạm cư ở vùng nắng ấm California. Nhưng Bình An cảm thấy tâm hồn mình luôn xót xa, nhớ thương thắt thẻo. Vì “Nắng nơi đây vẫn là nắng ấm. Nhưng không sao bằng nắng ấm quê hương…

California, cuối Đông

2355%206a%20ConhungMuaXuanDTDB

Tệ xá Diễm Diễm Khánh An

Dư Thị Diễm Buồn

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Apr/2018 lúc 8:00am

Ước Mơ Không Đến

Cánh cửa phòng khép lại, tôi bước đến cửa sổ nhìn những hạt mưa mong manh gõ nhẹ trên vòm lá rung rinh mà nghe lòng mình vẫn còn nguyên vẹn cái cảm giác bàng hoàng, xốn xang. Tiếng khóc của Ái Chiêu hoà lẫn trong giọng nói đầy giận dữ của Quảng như còn lảng vảng đâu đây.

- Em không nhớ, không nghĩ đến, vậy sao còn giữ những thứ ấy làm gì?

- Em giữ lại, chỉ vì.. đó chỉ là kỷ niệm.

- Vậy… mỗi ngày em đã nhìn lại cái kỷ niệm đó bao nhiêu lần?

- Không có! từ ngày về với anh, chưa bao giờ em nhìn lại. Em thề với anh.…

- Em tưởng là anh dễ dàng tin lời thề thốt của em sao? Không có người đàn ông nào có thể chấp nhận một hình bóng quá khứ xen giữa tình yêu vợ chồng.

Thằng con trai của tôi không tin vợ, nhưng tôi tin lời thật thà của đứa con dâu. Bởi vì hai mươi tám năm về trước, trong cái hộp màu hồng với hàng chữ “kỷ niệm ngọc ngà của thời con gái” tôi mang theo về nhà chồng có tập nhật ký và những cánh thư màu trắng tinh khôi của mối tình đầu của tôi. Rất ngây thơ và cũng rất thành thật tôi nói với Chấn “anh cho phép em giữ lại những thứ này, em mong anh sẽ tôn trọng quá khứ của em”. Chấn gật đầu với nụ cười hiền lành. Ngày đó, tôi chỉ đơn sơ nghĩ rằng Chấn là một người hiểu biết. Cho đến khi nghe những lời trách móc của Quảng, tôi mới chợt giật mình, có phải mình đã cào lên trái tim Chấn một vết xước mà không hề hay biết. Nhưng cũng như Ái Chiêu đã nói, kể từ khi trở thành vợ Chấn, tôi chưa một lần quay hồn về kỷ niệm, bởi vì hạnh phúc Chấn mang đến cho tôi nồng nàn hơn, ngọt ngào hơn những gì tôi mơ ước. Ở Chấn, tôi tìm thấy lòng độ lượng của một người cha, sự dịu dàng của một người mẹ, tính nhẫn nhịn của một người chị, nhưng không thiếu sự lãng mạng của một người tình. Sống bên cạnh Chấn tôi vô tư như cô con gái tuổi vừa mới lớn, không chút bận tâm đến những việc chung quanh. Mọi thứ đều có Chấn lo toan, sắp đặt. Chấn nói, anh muốn em luôn có một cuộc sống vui vẻ và bình an. Người thân cũng như bạn bè, mọi người đều nói tôi là người đàn bà diễm phúc nhất trên đời, vậy mà hình như chưa bao giờ tôi nói với Chấn một lời cám ơn. Tôi chợt nhớ Chấn vô hạn cùng với cảm giác áy náy trong lòng. Nhìn lên tấm lịch, tôi lẩm nhẩm đếm, chỉ còn hai ngày nữa Chấn sẽ trở về sau chuyến công tác dài. Rồi tôi sẽ được nằm trong vòng tay rắn chắc và ấm áp của Chấn để nghe anh kể lể nỗi nhớ nhung trong những ngày xa cách.

Suốt hai ngày chờ đợi Chấn lòng tôi cứ nôn nao với ước muốn phải làm một điều gì đó cho Chấn. Tôi gọi điện thoại cho chị Trầm Hương, chị cười thích thú:

-Trời! thằng con hai mươi sáu tuổi rồi mẹ nó mới nghĩ đến chuyện làm sao để trở thành vợ hiền.

Tôi xấu hổ ấp úng:

- Em gọi chị để được chỉ bảo chứ đâu phải để bị trêu ghẹo.

- Hổng dám trêu ghẹo cô út đâu. Chị vẫn ao ước được hồn nhiên như em mà không được.

Câu nói của chị Trầm Hương làm tôi nhớ, cứ mỗi lần họp mặt nhóm bạn cũ, nghe tụi nó than vãn là phải lo chuyện này, chuyện kia đến nỗi mất ăn mất ngủ, tôi thắc mắc “Sao lúc nào tụi mày cũng có chuyện để lo vậy?”. “Đâu có ai vô tư đến phát ghét như mày”. Bị con bạn mắng nhiếc tôi cũng chạnh lòng, nên tối đến, khi nằm trên giường, tôi gác tay lên trán nghĩ ngợi, tìm tòi, nhưng thật tình mà nói, tôi không biết phải lo cái gì, vì hình như tôi không có chuyện để lo. Ừ! thì trời đã cho mình cái tính vô tư thì cứ vô tư mà sống, tìm chuyện lo lắng làm gì cho mệt. Và tôi quẳng chữ lo ra khỏi đầu trước khi chìm vào giấc ngủ.

Còn chị Trầm Hương, không biết vì xấu hổ hay vì muốn giữ bí quyết cho riêng mình mà nhất định không chịu chia xẻ kinh nghiệm cho tôi. Thôi thì… tôi sẽ tự tìm lấy. Tôi bắt đầu moi óc để nhớ lại những gì mình đã đọc được qua sách vở. Lúc này tôi mới chợt nhận ra những tập truyện ngắn Chấn thường mua cho tôi đọc luôn có hình ảnh người vợ dịu dàng, tế nhị, sâu sắc, lồng trong một tình yêu vừa thực tế, vừa pha chút lãng mạn để tạo thành một gia đình hạnh phúc hoàn hảo. Có phải Chấn muốn ngầm gửi đến tôi một thông điệp nào đó mà tôi đã không nhận ra? Cõi lòng tôi bỗng dưng êm ái và nhẹ nhàng một cách lạ thường. Tôi quyết sẽ dành cho Chấn một ngạc nhiên thú vị để anh hiểu tôi yêu anh nhiều đến chừng nào. Ý nghĩ đó khiến tôi bắt tay vào việc với niềm vui sướng chưa từng có. Bây giờ tôi mới hiểu rõ ý nghĩa của câu nói “cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”.

***

Cánh cửa mở ra, đứa con dâu nhìn tôi, mắt tròn kinh ngạc rồi ríu rít gọi to:

- Anh ơi! ra đây, ra mau… xem ai đến nhà mình đây nè!

Có tiếng dép kéo lê lẹp xẹp, Quảng hiện ra, miệng há hốc sững sờ:

- Ô! Mẹ… mẹ!!!

Nước mắt tôi ứa ra khi Quảng ôm xiết lấy tôi trong cánh tay giọng nghèn nghẹn:

- Mẹ có biết là hơn một năm qua tụi con đã lo lắng cho mẹ đến chừng nào không. Tụi con không có được một ngày vui khi nhớ đến mẹ đang mẹ héo hắt, u sầu trong căn nhà hiu quạnh, vào ra chỉ một mình. Ba đã bỏ đi, mà mẹ thì như ngày càng xa cách với con.

Phải, Chấn đã bỏ tôi mà đi. Đi không bao giờ trở lại. Không biết tôi đã ngất đi bao nhiêu lần khi được tin chuyến bay có Chấn trên đó gặp nạn. Tôi tưởng chừng như Chấn đã buông bàn tay mà anh từng nắm chặt tay tôi, làm tôi bàng hoàng, chới với. Cái cảm giác của một người đang được bảo bọc, chở che bỗng nhiên ngoái cổ lại chỉ thấy một thân mình lẻ loi, đơn độc khiến tôi hụt hẫng. Sao tin dữ lại đến ngay lúc tôi chờ Chấn trở về để nói lời cám ơn, để nói câu xin lỗi. Món quà tôi dành cho Chấn với năm trang giấy dày dặc chữ mà tôi đã miệt mài, nắn nót viết trọn một ngày, ấp ủ biết bao yêu thương với những hứa hẹn sẽ thực hiện tất cả điều anh mong ước nơi tôi sẽ không bao giờ anh đọc được làm tôi đau đớn, ngỡ ngàng. Ngày an táng Chấn tôi phải chuyển đến bệnh viện cứu cấp mà không được ném cho anh nấm đất sau cùng. Những ngày tiếp theo đó tôi sống như một bóng ma dật dờ với sự ray rứt triền miên vì một món nợ không bao giờ có dịp đền trả cho Chấn. Tôi tự giam mình trong căn phòng lạnh lẽo, tránh xa tất cả người thân và bạn bè. Người tôi gầy rộc đi vì thiếu ăn, mất ngủ. Quảng van nài thống thiết, mẹ thương ba nhưng mẹ cũng phải thương thân mẹ, sao lại tự hành hạ mình như thế. Đứa con dâu cũng mếu máo, linh hồn ba phảng phất đâu đây chắc đau lòng lắm khi nhìn thấy mẹ ra nông nỗi này. Chị Trầm Hương lắc đầu xót xa khi thấy tôi treo tất cả quần áo của Chấn lên tường, rồi giày dép, ví, nón của Chấn tôi xếp đầy trên giường. Mỗi ngày, mỗi đêm tôi ngồi nhìn và trò chuyện với những thứ vật dụng vô tri, vô giác đó như một cách ăn năn tội. Cái tội vô tâm, vô tình chỉ sống cho bản thân mình, chỉ biết thoải mái đón nhận những săn sóc, lo lắng của Chấn mà chưa từng làm việc gì cho anh trong vai trò người vợ.

Ngay khi tôi chưa hoàn hồn để trở về cuộc sống bình thường thì Quảng nhận được công việc mới ở một thành phố khác, cách xa nơi tôi đang ở đến năm tiếng lái xe. Vợ chồng Quảng lại một phen khóc lóc, năn nỉ tôi cùng đi để chúng tiện bề chăm sóc, nhưng tôi quyết liệt từ chối. Làm sao tôi có thể rời xa căn nhà chứa đầy hình bóng của Chấn và kỷ niệm ngọt ngào của một thời hạnh phúc gắn bó. Và như thế là một lần nữa tôi chỉ biết có mình. Sự chìm đắm trong nỗi đau của riêng tôi đã vô tình làm nặng nề thêm cõi lòng vốn đã tan nát của đứa con bị mất cha mà tôi không hề nghĩ đến.

Nhưng rồi lá thư Quảng đặt trên bàn thờ của Chấn -cũng phải đến bốn tháng sau, trong lúc lau chùi tôi mới nhìn thấy- đã soi chút ánh sáng trên những ngày buồn thảm, tối tăm của tôi.

“Cầu xin Ơn Trên giúp mẹ vượt qua nỗi đau quá lớn này và ban cho tâm hồn mẹ sự bình an. Vì chính sự bình an của mẹ mới giúp cho linh hồn ba sớm được siêu thoát. Và khi mẹ thật sự tìm thấy sự bình an là chính mẹ đã san sẻ sự bình an của mẹ cho con”.”

Tôi ngước lên, nhìn vào đôi mắt tha thiết của Chấn trong khuôn ảnh nhỏ và nhớ lại câu nói của anh, anh muốn em lúc nào cũng vui vẻ, xinh đẹp.Tôi đến trước gương, nhìn mãi hình ảnh người đàn bà trong đó mà không nhận ra mình. Có lẽ anh đau lòng lắm khi nhìn thấy em tiều tụy, hao gầy như thế này phải không Chấn? Tôi nhớ Quảng. Nhớ đến rơi nước mắt. Xin lỗi con, mẹ đã để cho con phải lo lắng, bất an.

Bữa cơm sum họp thật ngon miệng với tài nấu nướng khéo léo của Ái Chiêu.

Trong lúc ăn thằng con trai nôn nóng, bắt tôi phải “thành thật khai báo” thời khóa biểu mỗi ngày của tôi, dù đứa con dâu cứ nhắc chừng, để mẹ ăn thoải mái, một lúc nữa sẽ nói chuyện sau, nhưng Quảng không chờ được. Nó luôn hỏi tôi:

- Phép lạ nào đã vực mẹ dậy để mẹ có thể nói cười bình thản như lúc ba còn sống, không lẽ mẹ đã có……

Tôi cười thoải mái trong lúc Á Chiêu quýnh quáng:

- Anh nói gì lạ vậy, không sợ mẹ giận sao?

Tôi cười dễ dãi:

- Không sao, Quảng có quyền thắc mắc và Quảng cũng có quyền hãnh diện, vì chính lá thư con để lại đã vực mẹ dậy từ khoảng tối mênh mông của sự tuyệt vọng. Con nói đúng, mẹ phải mạnh mẽ lên để sống vui vẻ như đã từng sống với ba. Cái thời khóa biểu ba dán nơi tủ lạnh vẫn còn đó và một ngày của mẹ cũng giống như một ngày còn có ba. Buổi sáng, sau một tiếng đồng hồ bách bộ, mẹ trở về nhà, ngồi trên chiếc ghế quen thuộc sau vườn, nghe lại những bản nhạc ba hằng ưa thích, đọc những quyển sách ba đã bỏ công tìm kiếm để tặng mẹ. Những giờ còn lại mẹ tham gia công tác thiện nguyện -như ba đã từng làm ngày trước- cùng với vài người bạn thân đồng cảnh ngộ. Cuối tuần gọi điện thoại hoặc viếng thăm bạn bè cũ. Mọi ngày của mẹ vẫn như một ngày đầy ắp hình ảnh và tình yêu thương mẹ dành cho ba. Bây giờ mẹ sống rất bình an, con hãy an tâm.

- Tình yêu của ba mẹ khiến con khâm phục.

Tôi nghiêng đầu nói nhỏ vào tai Quảng:

- Bởi vậy con đừng sợ cái kỷ niệm nhỏ nhoi của Ái Chiêu ảnh hưởng đến tình yêu của vợ chồng con. Nếu con yêu thương và đối xử với vợ con thật tử tế, thật hết lòng thì không có kỷ niệm nào có thể sống lại, vì không ai dại gì mà đi thả mồi bắt bóng. Đó là những gì mẹ đã trải qua và mẹ tin điều đó đúng.

Quảng đưa ánh mắt tha thiết về phiá Ái Chiêu đang cẩn thận múc từng muỗng thức ăn bỏ vào trong chiếc hộp đựng phần ăn trưa để ngày mai Quảng mang vào sở làm. Phải thành thật mà nói, đứa con dâu này tốt lành hơn tôi nhiều. Nó chăm sóc, lo lắng cho Quảng từng ly, từng tí. Nếu có một điều ước, tôi sẽ xin được trở lại, dù chỉ một ngày trong quá khứ, để tôi được làm người vợ hiền, săn sóc và chăm lo cho Chấn thật chu đáo -một điều mà tôi chưa từng làm để giờ đây mãi hoài còn hối tiếc.

Ngân Bình



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Apr/2018 lúc 8:21am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Apr/2018 lúc 8:59am

Một Chuyến Đi



Huy đứng nơi cửa sổ nhìn ra ngoài, lòng lâng lâng buồn. Bây giờ mới 6 giờ sáng, mặt trời chưa ló dạng ở chân trời. Tay cầm tách cà phê thơm phức, anh để mắt đi lang thang nơi quang cảnh phố phường đang tỉnh giấc sau một đêm dài tĩnh mịch. Hôm nay là thứ bẩy, thành phố Vancouver sẽ tỉnh dạy trễ hơn những ngày thường trong tuần. Lâu lâu anh mới thấy một chiếc xe chạy vụt qua trên con đường dài vắng lặng không một bóng người đi. Trời tranh tối tranh sáng, sương đêm còn bao phủ bầu không gian, quang cảnh thật buồn thảm làm cho lòng Huy trĩu xuống. Anh đưa tách cà phê lên miệng uống một ngụm rồi đi ra nơi bàn viết để nó xuống măt bàn rồi lại trở ra nơi cửa số đứng tiếp tục nhìn quang cảnh cô liêu bên ngoài song cửa.

Anh nghĩ tới cuộc đời anh, tới những ngày dài khốn khổ ba mươi mấy năm trước, khi anh còn bên quê nhà. những hình ảnh đau buồn hiện ra trước mắt anh, anh sống lại những kỷ niệm như chúng mới ngày hôm qua. Những ngày ham chơi nên thi trượt hai năm liền cái chứng chỉ Toán Lý tại trường Đại Học Khoa Học để rồi bị bắt đi lính. Những ngày trong quân trường Thủ Đức miệt mài tập luyện học hành để tốt nghiệp sĩ quan. Rồi tới những ngày anh ngông cuồng theo một người bạn xung phong vào lực lượng ND để rồi sau hai năm tung hoành khắp các chiến trường đất nước thì Miền Nam rơi vào tay địch. Ôi những ngày nhục nhã nhất đối với người lính VNCH! Anh thấy đau cắt ruột khi phải cùng bao chiến sĩ khác bỏ súng tan hàng sau khi có lệnh của một đại tướng quốc trưởng hèn nhát. Giá có thể, vào lúc đó anh đã mang lính về Dinh Độc Lập làm một cuộc nổi loạn! Không phải chỉ mình anh đã có ý nghĩ đó, anh biết chắc như thế, nhưng làm sao làm được chuyện đó khi chính những vị chỉ huy của anh chưa làm? Thật là nhục nhã. Sau này anh nghe chuyện bao nhiêu đồng đội của anh đã không chịu buông xúng, họ đã chiến đấu oai hùng cho đến viên đạn cuối cùng rồi tự sát để được sống vinh quang, tránh cái thảm trạng mà anh đã phải chịu hơn ba năm trời trong những ngục tù khốn nạn nhất trên thế giới của bọn Cộng Sản….

Thời gian ba năm dài như ba thế kỷ, nhưng anh còn may mắn hơn bao nhiêu bạn bè đồng đội của anh. Họ đã nhập ngũ trước anh chỉ vài ba năm mà phải bị ở tù hơn anh gấp hai lần, hay hơn nữa vì họ đã được thăng cấp Trung úy Đại Úy còn anh đã từ Chuẩn Úy chỉ mới lên thiếu úy có mấy tháng trời. Tất cả chỉ là số phận, anh đã nghĩ như thế từ bao lâu nay. Không phải là may rủi mà là số phận. Nếu không tại sao cùng một tuổi 24 25 mà người thì đi tù ba năm người thì đi bẩy tám năm? Thượng Đế đã thương anh nên an bài cho anh một số phận không đến nỗi quá khốn nạn. Anh không buồn vì đã phải đi tù CS, lý do vì anh chỉ là một trong hàng mấy trăm ngàn người phải chịu chung một số phận, số phận hẩm hịu của đất nước, của những kẻ chưa chiến đấu đã phải bỏ súng chịu thua trận. Cho đến bây giờ ba mươi năm sau anh vẫn còn thấy cay cú, đau nhói trong tim gan khi nghĩ đến những ngày đen tối ấy.

Nhưng riêng với anh đó không chỉ là một sự mất mát duy nhất. Mất đi những năm tháng của một thời son trẻ đầy nhiệt huyết, những năm tháng anh đã có thể làm biết bao công viêc hữu ích, thực hiện bao giấc mơ cho tương lai. Đàng này anh lại đi chôn vui tất cả trong nỗi nhục của kẻ vô tội mà phải bị giam cầm. Ngày anh từ nhà tù trở về nhà anh đã vừa vui vừa buồn. Vui vì anh sẽ lại được trở về căn nhà thân yêu, sống với người mẹ anh yêu quí nhất trên đời. Buồn là vì anh sẽ không còn được gặp lại Lan, người yêu cũ. Lan đã sống trong cùng xóm, hai đứa đã cùng đi học một trường Trung Học, đã quen biết nhau, thương yêu nhau, sống với nhau hạnh phúc bao nhiêu năm trời. Bao nhiêu kỷ niệm đẹp đã in dấu vào trong ký ức anh. Nếu không mất nước thì hai đứa đã thành vợ chồng, nhưng đó cũng là cái số. Vì trong khi anh đi tù thì Lan đã cùng gia đình đi vượt biển. Suốt từ ngày đó anh không có tin gì của nàng, anh tự hỏi không biết bấy giờ nàng đang ở đâu, Mỹ, Úc, Hòa Lan, Pháp, hay Tây Đức? Nghĩ đi nghĩ lại, anh buồn nhưng rồi lại tự nhủ lòng rằng thôi đó còn là cái may cho Lan. Nếu lấy anh thì không biết nàng đã có thể bỏ chồng ở lại trong tù mà theo gia đình ra đi cho sướng lấy cái thân mình hay không? Hồi đó anh thấy bao nhiêu cặp vợ chồng đã xa nhau chỉ vì hoàn cảnh đất nước. Hoàn cảnh đã ly gián những kẻ tuởng như sẽ mãi mãi thương yêu nhau, yêu nhau suốt đời! Thật là éo le, buồn tủi, đau đớn cho thân phận con người.

Về nhà, Mẹ biết anh sót sa cho thân phận mình nên đã khuyên nhủ:

  • Con còn Mẹ thế là phúc đức rồi, đừng nghĩ nhiều nữa chỉ khổ cái thân… Con còn tương lai phải tính. Con còn trẻ, cuộc sống còn dài, không thể chôn vùi cuộc đời ở đây. Hãy quên đi dĩ vãng để tính chuyện ngày mai con ạ…

Anh biết thế nhưng “trái tim có những lý lẽ mà lý trí không hiều được”, như lời của một nhà toán học uyên bác đã tuyên bố (Le coeur a ses raisons que la raison ne connait point – Pascal). Anh hiểu rằng được trở về sống với mẹ là hạnh phúc lớn, không còn mong gì hơn. Bởi vì biết bao nhiêu người khác vẫn còn đang bị tù tội, họ vẫn còn đếm từng ngày để mong được trở về nhà. Nhưng tự nhiên anh vẫn cứ nhớ tới quá khứ, tới những ngày tươi đẹp ngày xưa, những giây phút hạnh phúc bên người yêu. Và đôi khi anh tự hỏi nàng có nghĩ gì tới anh khi bước chân ra đi hay không, có buồn khi bỏ anh ở lại hay không… Anh tức tối vì không biết vì lý do gì mà nàng đã không hề viết tới một lá thư về cho anh biết nàng đang ở đâu, làm gì, vui buồn ra sao…

Nhưng thời gian trôi đi mau, và đúng như người ta nói, rồi ra thì tất cả những vết thương trong lòng cũng sẽ lành, những nỗi buồn trong tâm tư cũng sẽ chấm dứt. Lu bu với cuộc sống mới, bị đầy đọa bởi hoàn cảnh nhiễu nhương của một thời khốn nạn nhất trong cuộc đời, anh vất vả lăn lóc chạy miếng ăn cho qua ngày, không còn thời giờ nghĩ gì tới riêng anh thì còn đâu tâm trí nghĩ tới người yêu cũ. Lòng anh đã từ từ sắt đá lại, anh không còn nghĩ tới yêu đương, anh chỉ còn muốn yên ổn sống bên người mẹ đang ấp ủ anh như thể anh còn bé, lo lắng cho anh từng li từng tí một, từ miếng cơm manh áo cho tới những lời an ủi tinh thần, những lời khuyên nhủ tràn đầy tình mẫu tử. Trong khi anh không còn nghĩ gì tới tương lai nữa thì bà vẫn âm thầm tính toán, tìm con đường giải thoát cho đứa con yêu quí. Chiều chiều trước bàn thờ cha anh, bà vẫn thắp nén hương cầu nguyện, niệm hồn người quá vãng xin người phù trợ cho anh gặp may mắn, tai qua nạn khỏi. Thế rồi một hôm, anh đi làm về, bà kéo tay xuống nhà bếp thì thầm:

  • Có người giúp mẹ con ta. Lời cầu nguyện của mẹ thật linh ứng. Ngày kia con sẽ đi. Bây giờ chỉ còn cầu Trời khấn Phật con gặp may mắn, tai qua nạn khỏi, đến được tới nơi bình yên…

Anh như trên trời rơi xuống, ngạc nhiên anh lắp bắp:

  • Mẹ nói sao, con không hiểu…
  • Còn nói sao nữa. Bác Phán lo cho hai đứa con nhà bác ấy đi. Bác ấy thương con ở tù ra nên cho con đi luôn. Bác ấy muốn con đã lớn thì chăm lo cho hai đứa con của bác ấy trong những lúc khó khăn nguy hiểm…
  • Vâng thì tất nhiên con sẽ làm đầy đủ bổn phận của con chứ Mẹ. Nhưng hai đứa bé bao nhiêu tuổi?
  • Thằng em 13 tuổi, con chị 14… bác ấy đã lo xong tất cả mọi chuyện…
  • Mình có phải đóng góp gì không…
  • Đã bảo bác ấy lo hết mà con. Mẹ vui lắm. Có người giúp đỡ gia đình mình như thế, phúc đức vô cùng…
  • Thế còn Mẹ. Thôi con không đi đâu hết. Để Mẹ lại một mình, con không đành lòng. Làm sao con bỏ Mẹ ra đi…
  • Con phải đi. Con phải nghe Mẹ nói. Mẹ đã tính chuyện này từ lâu. Không có dễ dàng đâu con. Đây là cơ hội duy nhất, không bao giờ có lần thứ hai. Không thể bỏ lỡ cơ may hiếm có để con sau này có được tương lai tươi sáng. Ở đây con sẽ chết dần chết mòn. Con cứ yên tâm đi, Mẹ không có sao hết. Giả sử con vẫn còn ở tù thì sao? Mẹ vẫn sống được vậy…
  • Nhưng…
  • Không nhưng gì cả, ngày mốt sẽ có chuyến. Mai con phải cáo ốm nghỉ việc, sang nhà bác ấy chờ, sáng sớm ngày kia sẽ có người đến dẫn cả ba anh em đi…
  • Đi lối nào hả mẹ?
  • Không biết. Mẹ không hỏi. Đi lối nào thì đi, miễn là được đi. Thôi con đi tắm cho khỏe rồi mình ăn cơm chiều.

 
Cuộc bỏ nước trốn đi tiến hành tốt đẹp, chiếc ghe chở 34 người đã cặp được bến bờ Mã Lai Á bình yên vô sự. Anh phải ở trại tị nạn 7 tháng thi được đi Mỹ. Ở cái tuổi 25, anh đã hăng hái làm lại cuộc đời và đã thành công ngon lành vi anh có đủ nghị lực và trí thông minh để trở lại ghế nhà trường xây dựng lại những căn bản kiến thức để ra đời vững vàng. Trong sáu năm liền, anh đã vừa đi học vừa đi làm những công việc tầm thường để sống còn và có tiền trả học phí. Đối với anh chuyện đối đầu với cuộc sống không có gì lá khó khăn, anh đã sẵn sàng chấp nhận những trở ngại gay go nhất để gây dựng lại một sự nghiệp xứng đáng với lòng hy sinh của mẹ anh, một sự nghiệp mà khi còn là một thanh niên mới vào đời anh đã bỏ lỡ cơ hội. Nghĩ tới những ngày đầu ở đất Mỹ đó, tuy khổ cực nhưng vinh quang, anh thấy lòng tràn ngập một sự kiêu hãnh, anh thấy mãn nguyện.. Trong đầu, anh đã vô cùng tự hào về sức mạnh tinh thần mà anh đã có, ý chí kiên cường và sự bền bỉ , kiên trì đi cho tới cùng, để rồi con đường tương lai mở rộng cánh cửa đón tiếp anh một cách niềm nở. Thật là ngon lành.

Nghĩ đến đây, Huy mỉm cười một mình, anh sung sướng với những kỷ niệm đẹp vô cùng về những gian nan nhưng chứa chất bao niềm kiêu hãnh. Anh trở lại bàn viết cầm tách cà phê uống một hơi khá dài, cà phê tuy đã nguội lạnh nhưng vẫn thơm ngon, anh vốn thích cà phê pha thật đậm có tí rhum Saint James cho ngậy lên mùi thơm. Anh nhớ lại thời xưa ở Saigon, ba anh thích hiệu cà phê Jean Martin ở đường Hai Bà Trưng và chính anh là người đã luôn luôn được Cha bảo đi mua ở nơi đó. Anh còn nhớ cô bán hàng khá xinh tuổi chừng tuổi anh, mỗi lần anh đến là cô ta biết ngay anh muốn gì, chỉ mỉm cưới hỏi cho có:

  • Ba lạng cà phê hảo hạng xay nhuyễn đúng không anh Hai?

Anh vội gật đầu, hơi mắc cỡ, mắt dán vào đôi tay trắng muốt của cô nàng, đôi tay nhanh nhen mở hũ cà phê xúc mấy xúc bỏ vào máy xay, vặn cái vòng xoay để chỉnh lại độ nhuyễn, rồi nhấn cái nút cho máy chạy. Tiếng lách tách của những hạt cà phê bị nghiền nát nhẩy lung tung cộng với tiếng máy xè xè chạy làm đôi tai anh thấy vui vui. Anh liếc nhìn cô gái cầm chiếc túi plastic đựng ba lạng cà phê thơm phức, cuộn miệng túi lại rồi lấy sợi cao su cột hai vòng, bỏ vào túi giấy đưa cho anh. Anh lí nhí:

  • Nhiêu tiền đây cô?

Cô gái cười lên tiếng chọc ghẹo anh:

  • Anh cho bao nhiêu cũng được mà anh Hai. Anh đến mua hàng cho em là em quí lắm rồi…

Anh chìa tờ giấy hai chục, mắt nhìn người con gái anh đã quen nhưng chưa bao giờ có ý nghĩ gì trong đầu, anh thích nụ cười để lộ chiếc răng khểnh và một má lúm đồng tiền của nàng… “Giá mà là bây giờ, giá mà anh được sống lại cảnh này thì cô bé sẽ chết với tay anh, anh không có tha cho cô nàng đâu…” Ý tưởng ngộ nghĩnh này thoáng qua đầu Huy như thể mọi chuyện như mới hôm qua, vẫn sống động chứ không chỉ là hoài niệm.

Vừa đến Mỹ, anh đã tới văn phòng USCC làm giấy tờ bảo lãnh Mẹ. Người đàn bà trưởng phòng thấy anh chàng thanh niên quê mùa biết ngay đó là một FOB, một anh tị nạn vừa mới tới bến (FOB- Fresh Off The Boat). Bà ta là một người đàn bà Việt Nam ở tuổi chừng hơn 40 nhưng sao anh thấy bà chững chạc nghiêm nghị một cách khác thường. Thấy anh lúng túng nói mấy câu tiếng Mỹ không ra hồn bà liền tiến lại gần, dịu dàng ngỏ lời:

  • Tôi là người Việt, anh cần gì tôi giúp?

Anh thở phào nhẹ nhõm, nở một nụ cười để tỏ thiện cảm:

  • Thưa bà, tôi muốn xin bảo lãnh cho Mẹ tôi hiện còn ở Việt Nam…
  • Chuyện đó không có gì khó, anh chỉ cần điền vào những tờ đơn, ký tên rồi đưa tôi lo làm thủ tục bảo lãnh cụ cho anh. Anh hãy theo tôi vào đây.

Anh như con chó con dễ bảo, bước theo chân người đàn bà vào trong văn phòng của bà ta. Bà cúi lấy từ trong hộc tủ những tờ đơn cần thiết đưa cho anh rồi, ngón tay chỉ một cái bàn kê sát tường với những chiếc ghế sắt xung quanh, bà nói:

  • Anh ngồi xuống đây lấy bút có sẵn trên bàn điền vào những trang giấy này. Anh cứ từ từ làm không có gì phải vội. Đơn xin bằng tiếng Anh nhưng cũng dễ hiểu thôi, tôi chắc anh không gặp trở ngại đâu, nhưng nếu cần gì thì hãy nới với tôi, tôi sẽ giúp anh…

Anh lí nhí cám ơn rồi ngoan ngoãn ngồi vào bàn điền những tờ đơn, Sau đó anh đưa lại cho bà ta rồi xin kiếu từ ra về. Bà hỏi:

  • Anh có điều gì thắc mắc hay không?
  • Thưa bà, tôi muốn biết thủ tục bảo lãnh Mẹ tôi phải mất bao lâu…
  • Tôi biết anh nóng lòng muốn sớm xin được cho cụ bà thân sinh ra anh đoàn tụ với anh, nhưng hiện giờ anh chưa có Green Card (thẻ xanh) nên chỉ làm đơn để sẵn đó thôi. Cái I94 không cho phép anh xin cứu xét đơn đâu. 2 năm nữa, anh có Green Card thì tới đây bổ túc hồ sơ, khi đó thủ tục đoàn tụ gia đình mới bắt đầu …

Những ngày đi học ở school of engineering, anh thường học chung nhóm với một cô bạn gái đồng hương. Học với nhau chung nhiều lớp. họp nhóm với nhau, rồi rủ nhau đi Thư viên học với nhau, riết từ quen biết đến thân thiết, quí mến nhau, hai đứa giúp đỡ nhau tiến thân. Ba năm dài bên nhau, khi ra trường hai đứa đã đồng ý sống chung để cùng nương tựa vào nhau khi bắt đầu vào đời ở một xứ xa lạ đầy bất trắc. Hương đi làm cho một hãng lớn còn anh quyết định học tiếp cho hết bằng Master rồi mới đi làm. Trong hai năm, anh lệ thuôc về tài chính nơi người vợ chưa cưới. Sau này anh mới biết rằng sở dĩ Hương chịu ở chung với anh và giúp đỡ anh đi nốt con đường học vấn chỉ là vì nàng không có ai để nương tựa, Hương có một người chị và một người em nhưng họ lại ở tuốt bên Cali. Ước vọng của nàng là một ngày nào nàng cũng đi Cali sinh sống gần gia đình, nhưng cơ hội chưa đến. Nàng là một người đàn ba can đảm, nhiều nghị lực, biết sống tự lập, và giỏi về mọi khiá cạnh. Huy đã tính trong đầu là khi học xong cái Master và kiếm được việc làm tốt thì anh sẽ chính thức cưới nàng làm vợ.

Nhưng chuyện tính toán của anh không bao giờ hiện thực, vì thế mà anh càng tin tưởng vào số phận con người. Sáu tháng trước ngày anh tốt nghiệp thì anh nhận được giấy tờ của cơ quan nhập cư (Immigration Service) báo cho biết thủ tục đoàn tụ của Mẹ anh đã hoàn tất, anh có 15 ngày để chứng minh có công ăn việc làm và có một số tiền trong chương mục ngân hàng là $7500 để bảo đảm cho Mẹ anh qua Mỹ. Nhờ sự giàn xếp vận động khôn khéo của Hương nên hãng sở của nàng viết cho anh một giấy xác nhận sau khi ra trường anh sẽ được chính thức nhận vào làm việc. Còn tiền trong ngân hàng thì quá dễ, anh đã mượn của người yêu và mở một chương mục riêng mang tên anh. Măc dù Hương rất dễ thương và giúp anh tận tình trong việc này nhưng một câu nói của nàng đã làm cho anh có một cảm giác khó tả, cảm giác rằng sau này sẽ có một chuyện không hay  xẩy ra giữa hai đứa. Nàng đã nói:

  • Em chưa bao giờ gặp Mẹ, em không biết mai mốt có Mẹ sẽ ra sao, không biết Mẹ rồi có chấp nhận em hay không. Anh biết tính em bộc trực có sao nói vậy, không khôn khéo và nhất là không biết nhịn nhục. Vì hoàn cảnh mà hai đứa mình qúi mến nhau, dựa vào nhau để tập tễnh đi vào cuộc đời đầy gian nan, khó khăn, phức tạp. Em biết rằng vì anh thương em nên chịu đựng được em, nhưng không biết mai sau sẽ thế nào khi giữa hai đứa mình lại có một người thứ ba, mà người đó lại là Mẹ anh, người mà anh quí nhất trên đời. Bỗng nhiên em thấy bị xuống cấp, em sẽ chỉ còn là hạng thứ hai trong trái tim anh….

Nghe Hương bất chợt nói nột hơi dài như thế anh đã không biết phản ứng ra sao, lòng anh tự nhiên rối bời, anh phân vân tự hỏi bây giờ phải làm sao, nói gì. Và anh đã nghĩ tốt hơn hết là tạm giữ im lặng. Trong đầu anh tự nhủ, “đã có chuyện gì đâu mà nhắng lên cho khổ cái thân, sao biết rồi sẽ có sự xung khắc giữa me và Hương? Lỡ mẹ lại thấy thương Hương như bà đã thương Lan trước kia thì sao?
Thấy anh im tiếng Hương ái ngại nói:

  • Em phải nói trước chuyện này cho anh biết nhưng em sẽ rất biết điều. Giữa em và Mẹ nếu phải chọn, em biết anh sẽ chọn ai. Cho nên em sẵn sàng hy sinh, sẽ không bao giờ buồn anh vì tình mẫu tử bao la như biển, đối với mẹ em, em cũng như anh đối với Mẹ thôi, không có gì khác cả. Có khác chăng là giữa mẹ chồng con dâu thường khó có sự thông cảm nói chi sự thương cảm…

Huy nghe đến đây đã thấy quá buồn bã chán nản để có thể nghe thêm nữa. Anh ôn tồn nói:

  • Anh hiểu rõ những gì em mới nói, thôi anh xin em ngưng, đừng nói thêm nữa…

Sau đó chừng hai tháng thì Mẹ sang, hai đứa lái xe ra đón bà tại phi trường. Huy đau sót ruột gan khi thấy Mẹ già và gầy xọm đi, nước mắt anh ứa ra khi anh ôm mẹ, ghì chặt Mẹ vào lòng miệng anh cứ lẩm bảm:

  • Mẹ ơi! mẹ ơi! Sao mà mẹ ra tới nông nổi này? Sao mà Mẹ già đi nhiều thế? Mà lại gầy quá đi thôi! Mẹ ơi con thương Mẹ quá, tất cả chỉ vì con bỏ mẹ ở lại mà ra đi cho sướng cái thân con….

Mẹ anh cảm động, nước mắt cứ ứ ra, bà lấy tay gạt đi. Thấy thế Hương mở bóp lấy soft tissue đưa cho Huy để anh lau mắt cho mẹ. Hai mẹ con bịn rịn ôm nhau một lúc lâu, những người xung quang cũng động lòng đứng nhìn cảnh đoàn tụ, hai mẹ con mừng mừng tủi tủi gặp lại nhau, quá nghẹn ngào, không nói được nên lời. Một lúc sau hai mẹ con mới hoàn hồn, Huy nắm tay Hương, kéo lại gần, giới thiệu với Mẹ:

  • Mẹ ơi, đây là Hương bạn con, chúng con chờ Mẹ sang để Mẹ cho phép chúng con làm đám cưới…

Mẹ anh chỉ gật gật cái đầu lẩm bẩm, “Hương hả? Hương hả?” mà không nói được gì hơn. Sau đó hai đứa đưa mẹ ra xe lái về nhà.

Những tháng đầu có Mẹ về ở chung, không có chuyện gì đáng tiếc xẩy ra. Thế rồi anh học xong, tốt nghiệp ra trường xin được việc tốt ở một hãng khác, anh đi làm sớm nên về sớm trong khi Hương đi làm trễ hơn nên về trễ. Mẹ anh ở nhà lủi thủi lúc hai đứa con đi làm, bà không biết làm gì hơn là ra vườn đi loanh quanh, ngắm cây cỏ hoa lá, tưới cây, bắt sâu bọ… Gần tới giờ Huy và Hương về, bà lặt rau rửa rau, thái thịt cá, bóc tôm, cắt những bìa đậu để tất cả sẵn đó để Huy sào nấu, thổi nồi cơm điện, dọn dẹp nhà bếp cho sạch sẽ. Huy nhiều lần thưa với Mẹ rằng Mẹ cứ ở chơi không phải làm gì hết, đã có anh và Hương lo, nhưng Mẹ anh cười nói:

  • Mẹ quen rồi, ở bên nhà Mẹ cũng phải làm mới có cơm ăn thì ở đây cũng vậy.  Con đừng ngại gì hết. Mẹ ở không suốt ngày, nếu không làm tí việc này việc kia thì buồn lắm…

Một hôm đi làm về, anh thấy mẹ có vẻ buồn chuyện gì nhưng không nói ra. Anh gặng hỏi mãi bà mới chịu nói. Mẹ than thở với anh rằng ở đây có con thì vui nhưng cũng có nhiều chuyện buồn phiền. Bà nói rằng vì bà mà Hương hay gắt gỏng, nói nặng nhẹ với bà lúc Huy vắng nhà. Bà khóc đòi trở về Việt Nam sống như xưa, Huy thấy Mẹ buồn nên bực tức lắm, quyết hỏi Hương cho ra chuyện. Anh đợi nàng về, hai đứa vào phòng riêng, Huy trách Hương sao lại không quí mến mẹ anh mà lại còn vô lễ gây chuyện với bà. Thế là từ đó giữa anh và Hương bắt đầu có sự bất bình cãi cọ, lúc đầu là dấu diếm trong phòng riêng để cho Mẹ không biết, sau thì tùm lum ra trước cả mặt Mẹ anh làm cho Mẹ anh đau lòng cứ chảy nước mắt ra hoài. Tuy Huy bản chất hiền lành nhưng khi ai đụng tới Mẹ thì anh nổi cơn lên liền và anh quyết bênh vực bà tới cùng. Anh đổ lỗi hoàn toàn cho Hương trong khi nàng thì đổ lỗi cho Me, nàng nói Mẹ anh cứ hơi một tí là bắt bẻ, nàng chịu hết nổi mới nói lại. Thế là quan hệ giữa hai đứa bắt đầu sứt mẻ rồi hai đứa trở nên đối địch, không còn ai chịu được ai nữa, chuyện nhỏ xé ra to, không đứa nào nhường nhịn đứa nào. Bao nhiêu lần Hương bù lu bù loa:

  • Anh ích kỷ lắm, anh có biết không? Anh chỉ còn biết có Mẹ và chính bản thân anh thôi, chẳng còn coi em ra gì hết nữa! Hết thương em rồi thì nói thẳng ra đi, em không cần anh đâu…
  • Anh có còn nhớ ai lo cho anh có đủ điều kiện để anh bảo lãnh cho Mẹ sang đây hay không? Sao anh bi giờ vô ơn bạc nghĩa…
  • Ai đi làm hùng hục, về nhà cũng làm hùng hục, để lo cho anh ăn học hai năm trời, anh có biết không? Anh còn nhớ những lời âu yếm anh đã nói nới em ngày trước không? Sao anh bội bạc thế?

Những lần như thế Huy chỉ còn có cách cắn răng chịu đựng, anh cố nhịn không dám nói lại, cố dìm cơn giận xuống để cho mọi chuyện không bùng nổ to thêm. Anh thấy anh đã bị dồn vào chân tường, con đường anh tính đi với người anh yêu nay đã đến một ngõ cụt không lối thoát, chuyện đám cưới cũng trôi đi luôn….

Thế rồi chuyện gì phải đến đã đến. Huy quyết định dọn ra, không còn ở chung với Hương nữa. Anh thuê một apartment khá xa để cho hai mẹ con đến ở yên bình bên nhau. Thời gian trôi đi, anh từ từ quên hết chuyện cũ, anh cũng không còn biết đến Hương nữa và lẽ dĩ nhiên nàng cũng đã quên hẳn chàng. Nhưng năm dài trôi qua êm đềm, anh hạnh phúc được sống bên bà mẹ già anh thương yêu nhất trên đời. Những ngày nghỉ anh đưa mẹ đi chơi, đi xem phố phường, đi sắm đồ đạc quần áo, đi ăn, đi xem hát… Hạnh phúc của anh từ đó chỉ còn là thấy Mẹ vui, Mẹ cười, Mẹ sung sướng bên đứa con cưng… Cuộc đời tình cảm của anh cũng trở nên khép kín: anh không còn muốn dính dấp vào một người đàn bà nào khác ngoài mẹ anh ra nữa. Anh như con chim se sẻ đã bị một lần suýt chết vì một viên đạn bắn hụt, anh không còn muốn để con tim anh bị hệ lụy, đầu óc bị đau buốt nữa. Anh chí thú với công thành danh toại của anh và sau nhiều năm dài nỗ lực làm việc và học hỏi, giờ anh đã lên tới chức giám đốc kỹ thuật trong hảng và lương bổng đã lên tới mấy trăm ngàn một năm. Anh đã mua một căn nhà lớn đẹp cho hai mẹ con ở cho xứng đáng với địa vị xã hội của anh. Để tránh cho Mẹ phải luị hụi làm việc nhà, hàng tuần anh đã thuê hai đứa Mễ tới chăm sóc vườn tược và dọn dẹp lau chùi nhà cửa. Nhưng Mẹ anh vẫn đòi chăm sóc lo lắng cho anh như những ngày nào khi anh mới ở tù ra, bà vẫn đi chợ mua thức ăn về nấu cơm cho anh ăn Bà thường nói với con:

  • Hạnh phúc của Mẹ là được ở bên con, làm bếp nấu cơm cho con ăn, con đừng cấm Mẹ làm chuyện đó…

Nhìn Huy ăn ngon miệng, bà vui sướng và cười hỏi yêu đứa con:

  • Ngon đúng không? Con thích món mẹ nấu đúng không?...

Nhưng những ngày hạnh phúc không bao giờ tồn tại mãi. Cái gì cũng một ngày sẽ chấm dứt. Vì thế mà nhà Phật mới có thuyết vô thường. Cái gì cũng phải tàn, những hiện tại tốt đẹp nhất rồi thì cũng đi vào quá khứ, đó là cái định mệnh chung cho tất cả những gì có trên đời, kể cả con người. Mới đây thôi mà đã 30 năm trôi qua, bi giờ Mẹ anh cũng không còn nữa để cho anh thương yêu! Huy nghĩ tới đây thấy trong lòng dân lên một nỗi buồn vô tận. Thiếu Mẹ anh thấy mọi sự trên đời đều vô nghiã, cuộc đời anh đã bước vào một con đường đổi khác, cuộc sống của anh cũng sẽ phải được tổ chức lại. Chẳng bao lâu nữa thì anh cũng sẽ bước vào cái tuổi 60, cái tuổi già độc địa mà ai cũng ớn sợ, ai cũng nghĩ tới là rùng mình lo âu buồn bã….

  • Thưa cậu, bữa điểm tâm con đã chuẩn bị xong, mời cậu ra bàn ăn để con dọn cho cậu dùng…

Câu nói của Mai làm cho anh giật mình, bật ra khỏi giấc mơ mộng, giòng suy tư của anh đã bỗng nhiên bị cắt đứt, anh như vừa thoát ra khỏi một giấc chiêm bao, một thế giới kỳ lạ của quá khứ mà anh đã chìm vào suốt trong hai giờ vừa qua. Trời đã sáng hẳn mà anh cũng không ý thức. Ngoài khung cửa, những làn mây xanh đang lơ lửng bay trên bầu trời xanh ngắt. Cơn sương mù giờ đã tan hết, tan biến đi đâu, từ lúc nào anh cũng không hay. Nhìn xuống con lộ anh thấy đã có những bộ hành qua lại, những chiếc xe bóng loáng lăn bánh trên con đường tráng nhựa phằng phiu, sạch sẽ. Vancouver, thành phố thân yêu của anh vẫn giữ được vẻ đẹp thần thoại, anh vẫn thích nơi này, vẫn nghĩ sẽ không bao giờ xa nó.

  • Dạ thưa cậu con đã dọn xong, mời cậu ra sơi cho nóng…
  • Tôi ra đây…. À Mai, hôm nay tôi có tí chuyện muốn nói với… với em. Vậy em dùng điểm tâm với tôi mình vừa ăn vừa nói chuyện..
  • Dạ.

Ngồi trước mặt người thiếu phụ trẻ nhưng không đẹp, hiền lành dễ thương nhưng không hấp dẫn, Huy vẫn thấy có một cảm giác thật kỳ lạ, một cảm giác đã từ lâu lắm anh không có, anh đã không còn biết tới. Một cảm giác thèm muốn, một sư thèm muốn kỳ diệu dâng lên trong cơ thể làm cho anh thấy ngây ngất, thấy như đang sống lại như một con người, một con người đàn ông mà trời đã sinh ra để vốn dĩ có những thèm muốn người đàn bà. Anh nhìn Mai qua lăng kính dản dị của một người đàn bà hiện đang có những cái thật hấp dẫn anh, một còn người đã bao lâu không còn biết tới sự vuốt ve, sư mơn trớn hôn hít da thịt của một thân mình khác phái. Nhìn Mai anh nhớ lại những lần hai thân thể trần truồng của anh và Lan cọ sát vào nhau, những lần anh đè lên trên tấm thân ngọc ngà của Hương, những cảm giác đê mê ấy, lôi cuốn cả anh, Lan, lẫn Hương vào một thế giới thần tiên của yêu đương, của sự quyện vào nhau về thể xác giữa hai con người một nam một nữ. Nhưng cảm giác đó dừng lại ngay khi lý trí trong bộ óc anh trổi lên, xóa nhoà những ý tưởng lệ thuộc vào sự thèm muốn xác thịt, những ý tưởng nô lệ người đàn bà …

  • Tính cho đến hôm nay thì Mẹ tôi đã mất được đúng một tháng rồi. Tôi chưa bao giờ có dịp để cám ơn Mai đã cố gắng quá sức mình hầu hạ săn sóc Mẹ tôi suốt hơn một năm trời. Mai đã quên ăn quên ngủ lo cho Mẹ tôi còn hơn cả một đứa con gái lo cho một bà Mẹ ruột. Nhất là khoảng thời gian Mẹ tôi ốm đau nặng, những gì Mai đã nhiệt tình và thành tâm làm để giúp cho bà qua… qua cái cửa ải khốn khổ của con người khi giã từ, giã từ tất cả để qua thế giới bên kia …
  • Thưa cậu, con chỉ làm đứng bổn phận của con…
  • Từ nay tôi không còn muốn Mai….. em … em gọi tôi bằng cậu nữa, Tôi coi em như một người thân thiết trong gia đình. Mẹ tôi lúc còn sống cũng rất là thương… em. Tôi rất tiếc vì quá bận bịu với công việc nên chưa bao giờ có cơ hội nói một câu nào để tỏ lòng tri ân của tôi đối với… em hết. Nhưng xin Mai hiểu rằng lúc nào tôi cũng giữ lời cám ơn em trong lòng, giữ trong lòng mà chưa nói ra cho đến hôm nay…
  • Thưa cậu con không dám ạ…
  • Kìa mai, anh đã nói gì, sao em không hiểu?
  • Dạ thưa cậu …. ư ư… thưa anh em hiểu ạ….
Huy chia phần ăn sáng gồm có bánh mì, trứng tráng cuộn với nấm tươi, bơ, fromage, confiture và nước cam cho Mai, anh nhìn nàng bẻn lẻn vừa ăn vừa mỉm cười làm cho lòng anh rộn lên một niềm vui. Từ lâu anh đã quên đi thói ngắm nhìn một người đàn bà. Những lần đi dự những cuộc hội họp xã giao với những đồng nghiệp trong hãng, anh cũng có nói chuyện với những người khác phái nhưng lòng anh đã dửng dưng, anh đã không thiết ngắm nhìn họ mặc dù có nhiều người khá đẹp và khêu gợi. Nói cho đúng ra, nhiều người anh quen cũng thích giao du với anh nhưng chính anh đã trốn tránh, chỉ vì anh còn Mẹ

anh bên cạnh và không muốn có một kinh nghiệm đau thương lần nữa. Anh nhớ đã có lần Lan, người yêu cũ của anh khi còn ở Việt Nam đã từ Boston bay sang Vancouver để tới thăm Mẹ anh, bữa đó anh vắng nhà nên không gặp. Khi anh về nhà, Mẹ anh kể lại với dụng ý muốn anh nối lại mối liên lạc tình cảm với nàng nhưng anh đã ầm ừ cho xong chuyện và để nó trôi qua đi luôn. Khi đó anh đã không có ý muốn gặp lại người đàn bà đã phụ tình anh để rồi bấy giờ luyến tiếc.

  • Tuần sau tôi… anh… anh sẽ nghỉ làm hai tuần để đi chơi xa. Mai… em cứ ở nhà sinh hoạt bình thường, không sao cả…
  • Dạ
  • À mà bao giờ em hết giao kèo làm việc với… với… với Mẹ anh ấy nhỉ?
  • Dạ thưa còn 2 tháng nữa.
  • Rồi em sẽ lại về lại quê nhà?
  • Dạ thưa vâng.
  • Thế em có tính qua trở lại như lần trước nữa không?
  • Dạ thưa em không biết.
  • Sao lại không biết?
  • Dạ, Bà mất rồi, em qua làm cho ai?
  • Ừ nhỉ. Anh quên mất chuyện đó…. À anh quên nói với em điều này…
  • Dạ thưa điều gì ạ?
  • Bà đã mất, căn phòng bà ở giờ để không, em hãy dọn lên trên này ở với tôi… với anh cho.. cho căn nhà bớt cô quạnh.
  • Dạ, nếu anh cho phép…
  • Thì anh nói thế mà.
  • Dạ.

Huy nhìn Mai chằm chặp. Tự nhiên anh thấy có cảm tình với người đàn bà quen thuộc này. Anh thấy Mai hiền lành, lễ phép, mộc mạc, dễ thương. Thế mà suốt bao lâu Mai ở trong nhà này mà anh không bao giờ để ý đến nàng. Anh chỉ biết rằng Mai do một người bạn của Mẹ ở Saigon tìm cho Mẹ vì bà đau ốm cần người chăm lo săn sóc thường xuyên ở nhà. Chính anh đã phải viết hợp đồng thuê mướn người giúp việc và để Mai có thể được phép đi Mỹ theo một chiếu khán du lịch 6 tháng, anh đã phài đứng ra làm giấy bảo lãnh. Vì là chỗ quen biết nên Mai được Mẹ anh tin cẩn và với thời gian bà đã rất thích và quí mến Mai. Nhiều lần Mẹ nói tốt về Mai với anh nhưng anh không để ý. Anh đã nói với Mẹ:

  • Miễn là mẹ vừa ý là được rồi. Cô ấy ngoan thì mình may mắn lắm. Chứ không như những người đàn bà tai quái đến giúp việc cho mình trước kia, cứ hoạnh họe đòi hết cái này đến cái kia…

*************************************

Gần tới ngày anh tính chuyện đi chơi, anh nhận thấy Mai cứ thấp tha thấp thỏm nhìn anh như muốn nói một câu gì mà không dám. Nàng có vẻ gì rất là lạ, ăn ngồi không yên. Từ ngày Mai dọn lên ở căn phòng trên gác, không còn phải ở dưới basement nữa, thì anh thường thấy bóng dáng nàng hơn. Vả lại bây giờ cứ tới buổi chiều là anh đi tìm nàng ở nhà bếp đề nói chuyện bâng quơ, tìm hiểu thêm về người thiếu phụ sống chung dưới một mái nhà với anh từ bao lâu nay. Từ đó Huy biệt Mai đã 30 tuỗi, quê ở một quận ly gần Cần Thơ đang học thi phổ thông, tức là bằng tú tài, thì mẹ ốm nên phải lên Saigon kiếm viêc làm để có tiền gửi về giúp bà mẹ lo thuốc thang. Nàng đi làm công cho một nhà may ở Saigon cả mười năm trời và nhờ quen biết với người bạn của Mẹ anh mà được giới thiệu đi sang đây giúp việc cho gia đình Huy. Là người ở vùng quê Miền Nam nên tính tình nàng bình dị, chịu khó, bảo sao nghe vậy, không biết cãi lại bao giờ. Mai lại khá thông minh nên Mẹ Huy dạy làm cái gì cũng làm được, tính nàng lại cố gắng nhẫn nại, làm việc không than thở bao giờ, biết thân biết phận nên không bao giờ đòi hỏi. Tuy gọi là đi Mỹ du lịch nhưng nàng chưa bao giờ được đi đâu chơi xa quá vài ba miles quanh chỗ nàng ở, chỉ đi chợ, đi mua bán lăng nhăng ở vùng xung quanh rồi là về nhà. Nghe nàng nói nàng thèm được đi đây đi đó cho biết, Huy đoán chừng nàng muốn được đi theo anh để được ”sáng con mắt ra.”

Trong bữa cơm chiều một hôm nàng đánh bạo nói:

  • Cậu sắp đi chơi xa con muốn xin phép hỏi một câu có được chăng?

Đang cầm bát cơm và vào miệng Huy suýt nghẹn nơi cổ họng vì câu hỏi bất chợt của Mai. Anh để bát cơm đôi đũa xuống bàn, cầm ly rượu chát lên uống một ngụm, mắt trố nhìn Mai một lúc lâu như cố đoán xem đó là chuyện gì. Chừng một phút sau anh mới tỏ được nên lời:

  • Sao cứ cậu con hoài vậy? Đã bảo kêu anh em cho thân tình mà? Sao vậy, Mai cứ muốn tôì… anh coi em như một người làm hay sao đây?

Hoảng vía nàng vội lí nhí:

  • Dạ thưa không có. Tại con… em… em quen miệng. Cuống quá con… à em … không có nhớ!

Huy thấy vẻ hốt hoảng của Mai tức cười quá, anh cầm ly rượu làm thêm một ngụm nữa rồi xuống giọng nói:

  • Mai muốn cái gì, nói đi, anh nghe đây.

Nàng cúi gầm mặt một lúc lâu rồi mới lấy hết can đảm nói một mạch:

  • Mai mốt con về Việt Nam xong, đủ hạn ba tháng, con muốn cậu xin cho con tiếp tục qua đây làm việc nhà “phục vụ” cậu thì có được không? Con còn mẹ già phải “bồi dưỡng” thuốc men, tốn kém lắm, ở lại Saigon con e không kiếm đủ tiền. Nếu cậu có thương thì….
  • Lại cậu con nữa rồi! Trời đất ơi, tôi có phải là ông chủ đâu?
  • Con, con… em xin lỗi… anh. Em.. em cuống quá quên hết trơn….Để lần lần em quen thì sẽ thôi không kêu cậu nữa…

Bộ điệu lời nói lễ phép của Mai làm cho anh cảm động:

  • Cái gì chứ chuyện đó không khó khăn gì. Mai qua đây giúp tôi .. ý quên, giúp anh thì anh cũng thích. khỏi phải mướn người khác chứ có gì đâu. Vả lại anh cũng có cảm tình với em. Lâu nay anh hơi vô cảm đối với Mai, đúng không?
  • Dạ
  • Dạ là sao?
  • Dạ là… dạ là.. thưa.. thưa… anh nói đúng. Em đâu có biết… nói khác?

Tới lúc này Huy thấy hết… chịu nổi. Anh thấy dâng lên trong anh một cảm giác kỳ lạ. Anh thấy lâng lâng như thể hơi hơi say rượu. Tự nhiên anh thấy mến người đàn bà ngồi trước mặt, anh thấy thưong nàng, anh thấy thèm làm một cái gì để tỏ cho nàng thấy cái cảm tình mà anh dành cho nàng. Anh với tay qua, nắm tay Mai, dùng ngón cái vê vê một lúc lâu cái mu bàn tay trắng nõn nà, tay kia anh cầm ly rượu đưa lên miệng. Rồi anh đứng dậy tới gần Mai nói:

  • Em đứng lên đi, anh kéo cái ghế lại gần anh, em ngồi cho anh được nắm tay em, em chịu không?

Mai gật đầu không nói gì, anh chọc nàng;

  • chịu không mà sao không nghe trả lời?
  • Dạ chịu… Cám ơn anh.

Suốt bữa cơm chiều hôm đó anh đã một tay nắm tay Mai, tay kia nâng ly rượu hay cầm đũa gắp thức ăn bỏ vào miệng. Anh ăn nhưng cũng đâu biết là ngon hay không, anh chỉ biết anh đang cảm thấy ấm lòng, cảm thấy hết cô đơn, một nỗi cô đơn âm thầm kéo dài đã mấy chục năm trời. Anh nhận thức rằng trong anh đang có một sự biến chuyển về tình cảm, một sự đổi thay về nhận thức, anh đã không còn là con người bao nhiêu năm vừa qua, khô cằn, vô cảm. Giờ thì anh biết khao khát hình bóng một người đàn bà bên anh, một người để anh có dịp tâm sự, một người để anh vuốt ve, anh nói anh thương. Anh biết mai kia Mai trở về quê  nhà ba tháng, anh sẽ có một nỗi nhớ nhung trong lòng, anh sẽ thấy có một sự thiếu vắng, những cảm giác mà bao lâu nay đã chết trong anh. Mai đã bỗng chốc gây nên trong con người anh một sự hồi tỉnh của tình cảm con người, anh đã sống lại như là một con người toàn diện….

Trong cơn ngây ngất, anh cúi đầu sát gáy hôn lên mái tóc Mai, anh vòng tay xoa xoa má nàng nói khẽ như rót vào tai người thiếu phụ, “Em có chịu ở bên anh suốt đời hay không? Anh sẽ làm giấy cho em sang đây luôn, em sẽ đón cả mẹ sang, em chịu không?” Thấy Mai gật đầu, thấy hai đôi mắt long lanh của em, anh bồi hồi kéo em vào lòng, xiết chặt tấm thân em vào mình, hôn em tới tấp…



Hướng Dương txđ

Và tối hôm đó anh đã sang phòng bên đón em về phòng mình. Trước đó anh đã mở hộc tủ lấy chiếc áo kỷ niệm của Hương anh đã cất giử gần hai mươi năm, chiếc chemise de nuit màu đỏ mua ở Victoria Secret có diềm dentelle đen mà anh mê thích. Khi Mai trong buồng tắm bước ra, trên mình quấn chiếc khăn lông trắng tinh, anh đã gở nó xuống và treo lên người em chiếc áo ngủ của năm nào. Ngày mai anh sẽ dẫn em đi phố mua quần áo mới, mua giầy dẹp, phấn son, nước hoa, đồ trang sức, em sẽ là cô bé lọ lem, em sẽ biến đổi thành một người đàn bà khả aí mang lại hạnh phúc cho cuộc đời anh. Và tất nhiên trong tuần tới anh sẽ đưa em đi một vòng Bắc Mỹ, anh sẽ cùng em đi thăm những nơi thần tiên nhất, Toronto, Montreal, Chicago, New York, DC, Miami, Los Angeles, San Francisco…

Nhưng riêng đêm nay thì anh chỉ cần có em để nâng niu, anh sẽ hôn lên khắp nơi, xoa xoa khắp thân người em, anh sẽ hít hà mùi da thịt như khi xưa anh đã từng hít hà, anh sẽ mân mê em để cùng em bay bổng những chin tầng mây xanh, rồi anh sẽ ôm em ngủ một giấc yên bình, yên bình như chưa bao giờ anh được yên bình như thế….

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23108
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Apr/2018 lúc 8:38am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 196 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.518 seconds.