Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NHÓM 12 YÊU THƯƠNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 156 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 25/Jul/2017 lúc 8:11am
   Thuở Nào Tôi Yêu Người                                                  

       
        Sau khi ra khỏi lớp học Nghệ Thuật Cắm Hoa ở Hội Việt Mỹ, Mai và Thúy ghé Khai Trí để tìm mua sách trình bày những kiểu cắm hoa của người Nhật.  Những thiếu nữ xứ hoa anh đào có tài cắm hoa rất đặc sắc, tuy đơn sơ nhưng màu sắc hài hòa và trang nhã.  Hôm thi bán khóa, Mai đã xử dụng kiểu ‘’Mẫu tầm tử’’ của người Nhật, nàng thay đổi lọai hoa và màu sắc theo ý muốn.  Sau khi nhánh hoa cuối cùng được cắm vào bàn chông đặt trong chiếc điã sâu hình bầu dục  màu trắng ngà trông rất thanh tao, nàng rất hài lòng với tác phẩm của mình và đặt cho điã hoa một tên rất gợi hình: ‘’Bình Minh’’.  Mai thường ngắm vườn hoa sau nhà vào buổi sáng khi mặt trời vừa ló dạng, khi giọt sương đêm còn đọng trên những cánh hoa thắm sắc, tỏa hương thơm diù diụ.  Mai đã đọat giải nhất trong kỳ thi.  Ngắm ‘’Bình Minh’’, khách thưởng lãm sẽ tìm thấy nét kiêu sa, lộng lẫy từ những đóa hồng nhung mầu đỏ thẫm nổi bật bên cạnh những chiếc lá lay ơn ẻo lả, xanh mướt được khéo léo uốn cong, điểm thêm vài cành ty-gôn với những đóa hoa cánh mỏng vàng tươi thắm.  Sau ngày được giải thưởng, Mai và Thúy đã bắt đầu sưu tầm những kiểu cắm hoa của người Nhật.
                                        
     Nhà sách chiều thứ sáu thật đông khách, nam thanh nữ tú ra vào nhộn nhịp.  Xen lẫn với nhóm người đứng tuổi đang chăm chú đọc những quyển sách biên khảo là những quân nhân oai phong trong bộ quân phục, họ cũng đang dán mắt vào chồng sách chính trị dầy cộm.  Đó đây, còn có những tà áo thướt tha như cánh bướm đang lượn quanh nhà sách.  Tiếng cười khúc khích của các nữ sinh thỉnh thoảng lại vang vọng, họ hồn nhiên và duyên dáng như tà áo trắng trinh nguyên.  Khi đi ngang qua ‘’Vườn thơ tình muôn thuở’’, kệ sách mà Mai và các bạn đã đặt tên, Mai không thể không dừng bước.  Tiếng Thúy càu nhàu:
- Lại thơ với thẩn!  Thôi Mai ở đó đi nha, Thúy qua bên dãy truyện kiếm hiệp.
 Mai nhìn bạn mỉm cười, gật đầu không đáp.  Cầm quyển thơ Xuân Diệu, có
 nhan đề ‘’Đây Chùm Thương Nhớ’’, Mai đọc lời giới thiệu của nhà thơ Huy Cận ở trang đầu.  Những áng văn nhẹ nhàng, lãng mạn của thi sĩ tiền chiến đã nhanh chóng thu hút Mai.  Đang say mê đọc, chợt nghe có người hỏi:
        - Cô cũng thích thơ Xuân Diệu nữa sao?
        Quay lại, thấy một ông lính Hải Quân đang mỉm cười, mắt mở to như chờ câu trả lời của Mai.  Mai hơi lính quýnh vì cảm thấy bị theo dõi lại còn bị hỏi đột ngột, nàng bẽn lẽn đáp:
        - Ô! ... Dạ, thích!  Tôi muốn nói ... tôi cũng như nhiều người trẻ khác, rất chuộng những dòng thơ của các nhà thơ tiền chiến.
        - Chắc cô cũng thích thơ của Huy Cận, Nguyễn Bính chứ?  Riêng tôi, ... còn yêu cả thơ Nguyên Sa, TTKH, Nhất Tuấn, và nhiều nhà thơ hiện đại khác.
        - Vâng, tôi yêu cảnh thanh bình của đồng quê nên lời thơ của thi sĩ Nguyễn Bính rất thích hợp với tôi.  Tôi... cũng mến thơ Nguên Sa nữa.  Các bạn tôi rất thích bài Áo Lụa Hà Đông.
        - Còn cô?  Cô thích bài nào?
        - Có lẽ tôi thích cả bài ‘’Tuổi Mười Ba’’ và ‘’Tháng sáu Trời Mưa’’.
        - Ô! ... Một tâm hồn phong phú!  Những người yêu thơ Nguyên Sa, Nguyễn Bính, thường là những người giầu tình cảm.  Nếu là con gái thì người ấy ắt phải hiền dịu và dễ mến.  Phải không cô?
        Mai cúi đầu không đáp, nàng nghĩ: Người này lì thật, nói chuyện cứ như đã quen biết từ thuở nào.  Hải Quân có khác !  Chắc anh chàng đang tính chuyện làm quen? Nghĩ thế nên Mai tìm cách cáo từ:
        - Xin lỗi ông, tôi phải đi tìm người bạn.
        Không đợi phản ứng của người đối diện, Mai vừa bước vội về góc bên phải và đưa mắt tìm Thúy, Mai còn nghe tiếng người sĩ quan nói vọng theo:  ‘’Ô! Rất tiếc ….’’   Mai không hiểu ông ta muốn nói ‘’tiếc’’ điều gì, nhưng nàng phải tìm Thúy đã, không có Thúy ở khu Tiểu Thuyết.  A kia rồi!  Thúy đang ở bên dãy Nữ Công Gia Chánh.  Hôm nay cô nàng không muốn luyện chưởng’?!  Thúy mê truyện kiếm hiệp còn hơn con gái mê ô mai, mê đồ chua, mê bát phố với... chàng. Thế mà hôm nay lại không thèm đọc ké truyện kiếm hiệp!  Thúy còn mê cả nhân vật Hoàng Dung và Quách Tỉnh trong Thần Điêu Đại Hiệp và ước có một ngày đẹp trời nào đó, Thúy sẽ gặp được ‘’Quách Tỉnh’’ trong mộng của nàng.  Mai đi nhanh về hướng có Thúy, Thúy đang copy vào quyển vở của mình một kiểu cắm hoa của Nhật Bản.  Duyên biết ngay Thúy đang triệt để áp dụng chính sách tiết kiệm để dành tiền ăn qùa!  Vừa thấy bạn, Thúy lém lỉnh hỏi:
        - Tìm thấy bài thơ trữ tình nào không ?  Ngồi xuống đây phụ Thúy ghi chú mấy trang này đi Mai.  Thúy định mua nhưng tiếc tiền, quyển sách mỏng te mà những hai trăm bạc!  Uổng ghê!
        Mai hạ thấp giọng, nàng cười đáp:
        -Chưa ...,  Mai bị Quan Hai Tàu Biển phá đám!
        -Vậy hả?  Có thế mà cũng quýnh cả lên, Mai đừng lo, nếu ‘’hắn’’ lạng quạng tới đây thì để Thúy trị cho.
        Biết Thúy rất tinh nghịch, thích chọc cho người ta dở khóc dở cười.  Mai không muốn chuyện rắc rối, lại càng không muốn người đàn ông kia trở thành nạn nhân của Thúy.  Mai chép vội những chú thích trên họa đồ cho Thúy và hối Thúy đi ra. Thúy trả quyển sách lại vị trí cũ rồi bước theo Mai.  Ra đến cửa, Mai thấy người sĩ quan ban nãy đang trả tiền mua sách cho thâu ngân viên, anh chàng cũng vừa nhìn thấy Mai và Thúy.  Mai vội kéo tay bạn kéo ra cửa.  Thúy càu nhàu:
        - Hôm nay mi mắc chứng gì mà lính quýnh như gà nuốt dây thung vậy?  Bộ bị ai ‘’điểm huyệt’’  hả?
        Ra khỏi tiệm sách, không thấy người sĩ quan đi theo, Mai cảm thấy an tâm.  Mai và Thúy chen chân trong rừng người trên đại lộ Lê Lợi, băng qua đường và đi về hướng đường Tự Do.  Tự Do cũng đông đúc và sống động không kém gì Lê Lợi.  ‘’Một buổi chiều xuân thật dễ thương’!’’  Ý nghĩ thoáng qua làm Mai thấy vui vui.  Những cụm mây trắng bồng bềnh trôi dưới nền trời xanh ngát, vài cánh én lượn ngang lưng trời như báo tin xuân.  Những giọt nắng hanh vàng đong đưa trong làn gió thoảng rơi rắc xuống suối tóc của các xuân nữ.  Đường phố lung linh hoa nắng, tô điểm cho những tà áo lụa thêm kiều diễm.  Vài khách nhàn du dừng bước, ngẩn ngơ ngắm những bóng hồng e thẹn trong vành nón bài thơ. Thúy đi bên cạnh Mai, liến thoắng kể về chuyện phá mấy ông anh của Thúy rồi cười khúc khích rất hồn nhiên. 
 
     Thúy có ba người anh: Người anh cả, anh Thụ, rất tự hào mình là ‘’Thiên thần mũ đỏ’’.  Anh Thành, người hùng bộ binh.  Anh Thúc, đang học bên y khoa và Thúy là con gái út.  Mai và Thúy học cùng lớp từ thuở nhỏ, lại ở cùng xóm và sinh hoạt cùng nhóm trong một xứ đạo, do đó tình bạn càng thêm thắm thiết. Thành rất qúy mến Mai, đã nhiều lần Thành muốn thố lộ tâm tư nhưng vì mặc cảm: Mai là bạn của em gái!  Nên mặc dù ‘’nhà nàng ở cạnh nhà tôi’’ Thành vẫn lòng giặn lòng ‘’Tôi yêu nàng như tình yêu em gái’’ (1) và quyết định ôm mối tình câm.  Đôi lúc Thành có chung tâm trạng với Nguyễn Bính, và tự dối lòng:  ‘’Cái gì như thể nhớ mong,  Nhớ nàng? Không!  Quyết là không’nhớ nàng" .  Cho đến một hôm, nhìn sang nhà Mai thấy bóng một thanh niên lạ và được cô em gái bùi ngùi báo tin:  Đó chính là Tùng, người hùng hải quân và cũng là người yêu của Mai thì Thành thẫn thờ,  ‘’nghẹn ngào tôi khóc, qủa tôi yêu nàng!’’  Thành gom góp những vần thơ thất tình:
‘’Trái tim tôi vẫn để dành
Cho em -  người vẫn vô tình với tôi
Còn em lại đến với người
Tôi không ghen chỉ buồn thôi thật buồn.’’ (2)
     Thành nắn nót ghi vào trang đầu của quyển nhật ký những vần thơ của Nguyễn Đăng Trình, bài ‘’Bài Thơ Tình Không Gởi’’ và nhủ thầm sẽ tặng Mai quyển nhật ký trước khi trở về đơn vị.
‘’Thân lành lặn mà vòm tim rướm máu
Ta gượng vui nhưng chẳng lẽ không buồn
Bài thơ cũ nhưng tình ta không cũ
Bởi ngày xưa em chưa đọc một lần
Ta không gởi, nghiã là ta muốn gởi
Nụ tầm xuân tím mãi với thời gian.’’
       Dù tim đau như bị ai nhẫn tâm bóp vỡ, tâm tư rối bời, chàng cũng ghé nhà cô bé hàng xóm và chúc nàng ‘’tình đẹp duyên may’’ trước khi rời xa phố áo lụa.  Cô bé hàng xóm vẫn vô tình, nàng vô tư căn dặn: ‘’Anh Thành nhớ mua nón bài thơ ở Huế mang về cho bọn em nha.  Còn nữa, em với nhỏ Thúy thích kẹo mè xửng kỳ trước anh mang về ghê, anh nhớ mua thật nhiều nghe.  Chưa hết, nếu ghé Đà Lạt thì hái cho bọn em chùm mimosa tuyệt đẹp nha.’’  Thành đã không trao tặng quyển nhật ký cho Mai như lòng đã muốn, Thành nhủ thầm: ‘’Nàng qúy mến ta như người anh cả, ta không thể phá vỡ hình ảnh cao qúi ấy, ta không nhẫn tâm đánh mất ánh mắt vô tư, triù mến của nàng.’’  Kể từ đó Thành rất ít khi về thăm nhà.
 
        Mải nói chuyện, Mai và Thúy trở lại tiệm kim hòan lúc nào không hay.  Chuỗi cẩm thạch của Mẹ đã được người thợ bạc làm lại cái móc mới, Mai cẩn thận bỏ vào hộp và cất vào cặp.  Sau khi trả tiền công cho người thợ, Mai vẫn còn dư tiền, đủ cho một chầu bún thang và hai ly nước hột é có bỏ thạch và dầu dừa thơm thơm; còn tiền của Thúy sẽ mua được mấy trái xoài tượng xanh.  Hai nàng nhanh chóng làm một bài tính như hai bà nội trợ’ chuyên nghiệp!  Mai hối bạn:
- Đi nhanh lên Thúy ơi, bữa nay tới phiên Mai nấu cơm chiều.  Còn phải dẫn
 lũ em đi lễ nữa.  Tối nay học bài xong Thúy qua bên Mai nha, bọn mình ăn xòai tuợng chấm muối ớt nghe Thúy.
- Ừa ! Thúy mang bài qua nhà Mai học luôn cho vui.  Xoài tượng phải có mắm ruốc bà Giáo Thảo mới đúng điệu Mai ơi, bỏ thêm chút ớt thì tuyệt.
Quên hẳn mình đang ở trong chiếc áo dài mà những lúc khác hai nàng rất
thướt tha, yểu điệu.  Họ tung tăng trên con phố đượm hương xuân.  Chẳng cần để ý đến những người chung quanh.  Chợt Thúy kêu:
        - Chết rồi Mai ơi!  Ông Hải Quân nào đang hướng về phiá mình kìa ?  Không phải là anh Tùng của mi.  Còn cười mím chi nữa!  Khiếp, chàng có nụ cười ‘’giết người’’ Mai ạ.
        - Chúa ơi !  Ông Hải Quân ban nãy đó Thúy, mình phải làm sao?
        Thúy chưa kịp phản ứng thì người sĩ quan trẻ tuổI đã đến trước mặt hai nàng, vẫn giữ nguyên nụ cười, vừa nói vừa trao hai bọc giấy cho Thúy và Mai.
        - May qúa, gặp lại được hai cô rồi, nếu không tôi phải đến trường LBT để đón và trao qùa tặng này cho hai cô đó.
        Tặng qùa?  Bọn mình đâu quen biết với anh chàng hồi nào đâu mà đòi tặng qùa!  Người này là vua lì, phải để nhỏ Thúy trị mới được.  Nghĩ thế, Mai đưa mắt nhìn Thúy.  Ơ hay!  Nhìn nhỏ Thúy kìa, nó nổi tiếng là bạo dạn cơ mà, sao hôm nay nhát như thỏ đế thế ?!  Mặt ửng hồng, mắt chớp chớp làm duyên, miệng cười túm tím.  Nhỏ Thúy biết e thẹn!  Một chuyện lạ!   Thúy mắc cở, ấp úng mãi không nói thành câu.  Nhìn nhỏ Thúy bây giờ dễ thương ghê, duyên dáng làm sao, ai bảo Thúy là ‘’Tom boy’’ như mấy đứa bạn thường gọi.  Sao ông ấy biết mình học bên LBT nhỉ ?  Ô đúng rồi, phù hiệu trường vẫn còn gắn trên cổ áo.  Mai tự hỏi và tự trả lời, nàng tìm cách chống đỡ:
        -Thưa ông chúng tôi không thể nhận qùa của người lạ.
        Thúy nói theo một câu rất ngớ ngẩn:
        - Mai nói đúng đó, Thúy... Thúy cũng không nhận đâu, ai lại nhận qùa của người... người lạ bao giờ.  Mà cái gì ở trong bao giấy vậy ông? Phải sách không?
        - Đúng đó Thúy, những quyển sách này tôi biết các cô rất thích. Tôi... tôi đâu phải người lạ, gặp đã hai lần rồi mà! ‘’Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ’’ phải không Mai, Thúy?
        Ông này ranh mãnh lắm, biết trường mình học, lại biết cả tên nữa, cũng tại nhỏ Thúy ngu ơi là ngu, đứng một hồi chắc nó khai lết lý lịch thì khổ.  Mai nghĩ và nàng muốn nói : ‘’Vô duyên đối diện thấy ghét liền !’’  Nhưng nhìn khuôn mặt duyên dáng của Thúy với đôi mắt long lanh sáng một niềm vui, Mai lại thôi.  Nàng tìm cách tháo lui:
        - Phiền ông giữ lại qùa tặng này và bây giờ chúng tôi phải đi... công chuyện.
        Thúy lại điệu bộ đáp:
        - Nhỏ Mai không nhận quyển sách của ông đâu, tại... tại Mai có người yêu rồi!  Cũng Hải Quân Trung Úy như ông đó.
Thắng sững sờ đôi phút rồi khẽ hỏi:
- Hải Quân Trung Úy?  Qủa đất tròn! Anh ấy ở đơn vị nào?
Thúy nhanh nhẩu trả lời hộ Mai:
- Anh Tùng đang ở Đà Nẵng đó ông.
Đong đưa chiếc cặp sách, liếc nhanh qua Mai, Thúy tủm tỉm cười, nàng tiếp:
- Bữa hôm Noél Anh Tùng về phép bất ngờ làm nhỏ Mai mừng hết lớn.  Ơ mà ông khôn ghê, biết tên bọn tôi rồi mà bọn tôi chưa biết tên ông.  Sao ông không có bảng tên trên túi áo như mấy ông anh của tôi?
        Người sĩ quan ra vẻ thân mật và xưng ‘’anh’’ rất ngọt:
        - Anh tên Nguyễn Cao Thắng, độc thân vui tính!  Rất thích được làm quen với hai cô.  Hai cô học ban nào?
        Khiếp, anh chàng có kiểu làm quen rất ‘’nhà binh’’.  Mai nghĩ thế nhưng chưa kịp có phản ứng thì Thúy lại khai:
        - Bọn Thúy học lớp 12 B-1 ban toán buổi sáng, gần ngày thi rồi nên Thúy còn học thêm lớp Luyện thi Tú Tài ở Nguyễn Thượng Hiền.
        - Nhìn hai cô, anh cứ ngỡ hai cô học ban văn chương, nữ sinh ban B khô cằn như sỏi đá nhưng hai cô thì lại trái ngược, tươi thắm như những đóa hoa xuân.  Anh bị thu hút bởi những nét thông minh đặc biệt của hai cô đó.  Bây gìờ anh có thể mời hai cô một chầu kem ở Givral được không?
        Sợ Thúy nhận lời, Mai vội nói:
        - Cảm ơn ông có nhã ý, chúng tôi phải đi công chuyện ngay bây giờ.
 Thúy ỡm ờ:
        - Hôm nay thì không, nhưng … thôi để ... dịp khác nhé ông Thắng.
        Nghe Thúy hứa hẹn, không để lỡ cơ hội, Thắng cười rất tươi quay qua Thúy, chàng khách sáo:
        - Cho phép anh đến đón hai cô tại trường nhé?   Biết không thể ép Mai nhận quyển sách, trao cho Thúy cả hai bọc giấy.  Thắng tiếp: - Gói màu trắng là qùa của Thúy và gói mầu tím là qùa của Mai.
        - Cảm ơn anh Thắng, chào anh.
        Giọng Thúy run run, có vẻ xúc động, không biết vô tình hay cố ý
 Thúy đã đổi chữ ‘’Ông’’’ ra chữ ‘’Anh’’’ rất diụ dàng và hữu tình.  Dường như Thắng cũng nhận ra điều này.  Hướng về Thúy, Thắng ngọt ngào hứa hẹn:
- Chiều thứ sáu tuần sau nhé Thúy!
Thúy e thẹn đáp:
        - Vâng !  ... Chiều thứ sáu! 
        Vui lây với tình cảm mới của Thúy, và con người hoàn toàn mới lạ của bạn.   Tiếng sét ái tình!   Sức mạnh nhiệm mầu của tình yêu!  Ý nghĩ thóang qua làm Mai mỉm cười chợt nhớ lại lần đầu gặp Tùng, Mai cũng ngây ngô như Thúy.  
Nhìn khuôn mặt rạng rỡ với nụ cười yêu đời tươi như hoa xuân của Thúy.  Mai ghẹo bạn:
        - Bộ ‘’cảm’’ rồi hả Thúy?  Bảo sao hôm nay mi ăn nói lộn xộn, mất cả phong độ Tom boy.
        - Đừng kể lại cho anh Thục nghe nha Mai, ảnh mà biết được thì quê xệ.  Ảnh cải lương cho thì chỉ có nước độn thổ.  Mà ông Thắng cũng dễ mến hả Mai?  Thúy thích nhất giọng nói trầm ấm của ông ấy!  Mai nghĩ sao?
        - Mai thấy ông ấy thông minh, có phong độ nhưng cũng rất ranh mãnh.
        Thúy mơ màng :
        - Nụ cười!  Thúy mê nụ cười rất đàn ông của chàng, xứng với khuôn mặt đượm vẻ phong trần, dễ yêu há Thúy?.
        Tâm trạng của Thúy hiện giờ cũng như tâm trạng của Mai dạo nào.  Mai nhớ da diết bài thơ Tùng viết tặng nàng trong những ngày đầu gặp gỡ:
Thuở nào tôi yêu đời,
Bây giờ tôi yêu người.
Ai làm tôi bối rối!
Ánh mắt nào xao xuyến cõi lòng tôi ?  (3)
Kể từ buổi chiều hôm ấy, đã có một sự thay đổi lớn nơi Thúy.  Thúy không còn lém lỉnh, nghịch ngợm nữa.  Thúy bây giờ là Thúy của mộng mơ, của bâng khuâng, trông ngóng.  Thúy đã biết yêu, biết nhớ vu vơ và buồn vơ vẩn.  Mai thầm  mong cho bạn gặp được duyên lành.
                                       
        Dù chưa đến ngày hẹn, buổi tan trường nào Thúy cũng trông ngóng bóng dáng ‘’Vua lì’’, tên mới của Thắng do Thúy và Mai đặt.   Mai trêu bạn, chưa gì mà tâm hồn đã vương vấn, đã tương tư hình bóng ai.  Hôm nay mới thứ ba, còn ba ngày nữa mới đến ngày hẹn của Thắng.  Nhớ hôm thứ sáu tuần trước, vừa về đến nhà Mai, Thúy mở tung gói qùa có bọc giấy trắng, nhớ lời Thắng dặn:  ‘’Gói màu trắng là qùa của Thúy.’’  ‘’—! Một tập thơ Xuân Diệu!  ‘’Đây Chùm Thương Nhớ’’.  Tuyệt!  Vua lì tuyệt qúa Mai nhỉ ?’’  Thúy ôm tập thơ vào lòng, mặt hớn hở vui mừng.  Mai tủm tỉm cười gật đầu nhưng vẫn giữ im lặng.  Bên trong gói bọc tím là tập thơ chọn lọc của Nguyên Sa.  Mai viện cớ đã có tập thơ của Tùng tặng và bảo Thúy giữ cả hai tập thơ Thắng tặng. 
Thúy như khoác lên tâm hồn một chiếc áo mới, tâm tư nàng vương vấn những vần thơ tình mật ngọt.  Dù nhận rõ sự thay đổi của bạn, Mai cũng không khỏi giật mình khi nghe Thúy say đắm đọc bài ‘’Hoa Nở Sớm’’ của Xuân Diệu. 
Hoa chẳng chờ em, nở sớm hơn,
Một vùng xao xuyến dạ lan hương.
Bỗng đêm dào dạt qua khung cửa,
Ấy dạ-lan-hoa hội giữa vườn
        ...
Muốn cầm hương qúy, đợi em anh,
Anh cất hoa hương giữa ái tình.
Muôn vạn hương triều thơm tựa biển,
Em về thở lại giữa hồn anh.’’
        Bài thơ Cỏ Hồn Nhiên của Thanh Nguyên mà Mai rất thích nên nàng dán lên tường chỗ bàn học, trước đây Thúy vẫn dửng dưng nhưng lạ lùng thay, bây giờ Thúy đã thuộc làu.  Mai ngạc nhiên khi nghe Thúy nghêu ngao:
Hái một ngọn vô tư thảo
Ép vào quyển tập học trò
Để mãi hồn nhiên như cỏ
Một thời chưa biết âu lo
 
Em đi bước hiền chim sẻ
Để quên dấu guốc dọc đường
Có ngọn cỏ mềm thức dậy
Đêm còn đọng lại giọt sương
 
Trắng tinh từng trang giấy tập
Mong manh cánh cỏ không sầu
Ước đời em xanh như cỏ
Tuổi này đừng vội qua mau.
               
***
 
        Thứ tư, chuông tan trường vừa reo, cổng trường rộng mở, học trò ùa ra như đàn bướm trắng.  Thúy và Mai, mỗi người dắt chiếc xe của mình, vừa ra khỏi cổng, Thúy hốt hoảng kêu:
- ‘’Vua lì’’ đứng bên kìa đường kià Mai !
Nhìn theo hướng Thúy chỉ, Mai thấy Thắng đang tiến về phía hai nàng. Hẹn
thứ sáu mà thứ tư đã đến, Chắc cũng bị cảm như Thúy. Hai kẻ đồng bệnh  gặp nhau mừng rỡ.  Thúy hai má ửng hồng, làn mi dài chớp khẽ làm duyên, môi nở nụ cười thật tươi.  Thắng cũng vui mừng không kém, chàng xin lỗi Mai và Thúy vì đã đến sớm hơn ngày hẹn, chàng tiếp:
        - Chính anh cũng không biết tại sao, chỉ biết anh cần phải đến đứng đợi trước cổng trường này. Bước chân của anh nghe theo tiếng gọi của con tim. Tha lỗi cho sự đường đột của anh nhé.
 Câu cuối hình như Thắng muốn nói riêng với Thúy, ánh mắt Thắng ân cần nhìn Thúy.  Thúy và Mai chào Thắng, họ chuyện trò vui vẻ, những ngỡ ngàng lúc ban đầu dường như không còn nữa.  Thúy vô tư khoe với Thắng những bài thơ trong tập thơ Xuân Diệu mà nàng thích, Thúy dịu dàng nói:
        - Sáng nay Thúy thấy thật nóng lòng.  Thúy linh cảm anh sẽ đến hôm nay.  Ngước nhìn Thắng, Thúy bẽn lẽn tiếp: -Và anh đã đến!  Thúy mừng lắm.
        Thắng nhìn Thúy, tỏ vẻ cảm động, chàng đáp:
        - Thực ra anh đã đến đây mỗi ngày, từ hôm thứ hai và thứ ba, hai cô không thấy anh, nhưng anh thì thấy hai cô.  Anh chỉ còn bốn ngày phép, thứ hai tuần sau anh phải trở về chiến hạm, trở về với biển cả.  Anh ao ước được gặp Thúy.  Được không Thúy?
        Thúy lặng thinh, cúi đầu không đáp, đôi mi chớp nhẹ.  Vì có người yêu là lính biển nên Mai cảm thông cho tâm trạng của Thắng và thấy thương Thúy, tình yêu vừa chớm nở đã vội sầu chia ly.  Nhìn Thắng, Mai nói:
- Thúy cũng mong anh mấy ngày nay đó.
Niền vui hiện rõ trên gương mặt của Thắng, chàng buột miệng kêu:
- Thúy ...
Thắng ngập ngừng tiếp:
- Anh có thể mời hai cô đến quán cà-phê Văn Lang gần đây được không? Ở đó có sinh tố mít tố nữ rất đặc biệt.
Như đọc được tâm trạng của Thúy, Mai vội từ chối, nàng bảo phải về đúng giờ kẻo mẹ trông
Mai chào Thắng và chúc hai người vui vẻ. Thắng chúc Mai một mùa xuân
 trọn vẹn và hẹn gặp lại trong kỳ về phép tới. Thắng hỏi thăm Mai về Tùng và đơn vị của Tùng để Thắng liên lạc.  Thắng bảo:  ‘’Mặc dù chưa biết nhiều về Mai và Tùng, nhưng anh có thể qủa quyết: Anh Tùng là người đàn ông rất diễm phúc!’’  Mai thầm nghĩ: ‘’Trong đời người, có bao lần tao ngộ đầy thi vị!’’  Thúy xiết tay Mai như muốn chia xẻ niềm vui đang đong đầy trong mắt, rạng rỡ trên môi.
***
        Đạp xe ra khỏi con lộ nhỏ, bỏ lại sau lưng hai tâm hồn hạnh phúc.  Ngọn gió xuân vi vu thoáng nhẹ, xao động những đóa hòang mai.  Hương thơm ngạt ngào từ những cánh lài làm hồn ai ngây ngất!   Phải chăng mùa xuân đang hiện diện?  Phải chăng tâm tư Mai vẫn hoài mong hình bóng ai đang lênh đênh trên sóng nước đại dương?  Mai đang miên man nghĩ về Tùng nơi miền trùng dương xa thăm thẳm, Mai ước Tết này Tùng sẽ về để mừng Mai thêm một tuổi đời và chúc Mai mãi hồn nhiên tươi thắm, để Mai hớn hở reo vui khi nhìn Tùng đốt những tràng pháo dài trước cửa và mơ ước chuyện vu qui. Uớc mong Tùng sẽ dành cho Mai một ngạc nhiên như trong kỳ lễ Giáng Sinh vừa qua.  Tùng đã về vào đúng đêm Noél đưa Mai đi lễ nửa đêm, Tùng đã nghe Mai cùng ca đoàn hát thánh ca giáng sinh, ‘’Đêm thánh vô cùng, giây phút tưng bừng, đất với trời, xe chữ Đồng ...’’ tiếng hát thánh thót nương theo tiếng đàn trầm bổng  lôi cuốn Tùng dự phần trong thánh lễ trang nghiêm. Tùng và Mai đã qùy bên hang đá và khấn nguyện cho nhau, cầu xin Thiên Chúa cho họ mãi mãi là của nhau.  Có thể Tùng sẽ đến vào sáng mùng một tết để đưa Mai đi hái lộc đầu xuân!  Hay là ... Tùng sẽ không xin được phép và chẳng thể về để lì xì cho Mai một đóa hoa xuân?  Vạt nắng chiều bỗng rưng rưng buồn.  Vài chiếc lá me bay là đà trong gió vương vấn trên tà áo Mai.  Mai chợt thấy yêu lời thơ của Mường Mán trong bài ‘’Về’’ :
Về ngang qua trường cũ
Lá vẫn xanh nguyên màu
Có đôi chùm hoa lạ
Chợt tím vì mong nhau
 
Về ngang qua quán cũ
Nhạc vẫn vang trong chiều
Lời ca như sóng vỗ
Cuốn lòng ai bay theo
       
Về ngang qua sông cũ
Đò xưa nay đã già
Trăng hẹn hò thuở nọ
Giờ tách bến nào xa …
 
        Một thoáng bâng khuâng.  Mai nghe như giọt sầu đang len nhẹ vào hồn và con tim nhỏ bé đang nhỏ lệ nhớ thương!
 
Ghi Chú:
(1)   Thơ ‘’Màu Tím Hoa Sim’’  Hữu Loan
(2)   Thơ ‘’Đơn Phương’’  Phạm Đức
(3)   Thơ Lê Ngọc Trùng Dương
 
Lê Phạm Kim Phượng
 
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Jul/2017 lúc 7:53pm

Tình Vội Bay Xa



Kể từ ngày bà Liên vợ ông “khuất núi” , ông Tâm thấy căn nhà rộng rãi của mình càng rộng hơn, ra vô thui thủi  một mình ông thấy cuộc đời mình hiu quạnh kể từ đây, mỗi khi buồn bởi chợt nhớ đến kỷ niệm ngày xưa, ông Tâm hay trèo lên mấy chục bậc cầu thang trên sân thượng, ông dõi mắt nhìn về chốn xa xăm nơi hai ông bà hò hẹn rồi nên duyên chồng vợ, ông ngồi mãi như thế đến tận đêm khi những hạt sương khuya bắt đầu thấm lạnh vào da thịt, ông chợt bừng tĩnh lui gót vào nhà.

Có hôm vì mãi quanh quẩn  trong nhà ông Tâm cảm thấy tù túng đôi chân, ông bèn khóa cửa lại rồi thả bộ về phía công viên gần nhà để hít thở không khí trong lành, nghe tiếng chim chóc hót trên cây cho thư giãn tinh thần, những tưởng ông sẽ được tận hưởng cái yên tĩnh của nơi ấy,  nhưng vừa qua khỏi cái cổng chào ông đã bị một đám trẻ bu quanh mời ông mua vé số, một thằng bé dường như cầm đầu nhóm trẻ nọ nó khều nhẹ vai ông nó nói như van xin:

  • Chúng con mời ông mua hộ vài tấm vé số giúp chúng con có cơm ăn ông ơi!

Nhìn bộ dạng mấy đứa nhỏ không giống mấy đứa bụi đời ông thường gặp, gương mặt đứa nào cũng phảng phất nét chân quê, chưa kịp phản ứng với lời mời chào của cậu bé nọ thì cậu ta tiếp tục van nài :

-Ông ơi, chúng con từ ngoài Bắc vào đây, quê chúng con mất mùa liên tục, hoàn cảnh rất khó khăn nên chúng con tranh thủ ba tháng hè vào Nam kiếm sống, sáng tới giờ con chẳng bán được tấm vé nào mong ông xót thương mua giúp ạ!

Một chút thương cảm dâng lên trong tâm hồn mình, ông nghĩ:  “Thôi thì lá rách đùm lá nát vậy” giúp cho những người vì hoàn cảnh nào đó mà phải đành xa rời quê nhà để “Tha phương cầu thực” là chuyện đáng làm,  sở dĩ ông cho mình thuộc dạng “Lá rách” là vì tuy có cái nhà vài tầng lầu nhưng đó là phần cái vỏ bên ngoài, ông nay đã nghỉ hưu mỗi tháng lãnh một ít tiền còm cõi để độ nhật, vốn liếng chắt chiu của ông và bà Liên dành dụm chỉ gói gọn được gần một cây vàng thủ thân, ngoài ra ông chẳng còn gì nên ông liệt mình vô thành phần người nghèo ở thành thị cũng không có gì quá đáng, vì có những người khác khi về hưu rồi vẫn còn nhà cửa xênh xang, xe cộ, tài sản của chìm của nổi vô số kể, nghe đâu họ cũng cật lực làm việc cực khổ nào chạy xe ôm, nào nấu rượu, bán chổi đót, nuôi heo.V.v… mới có số tài sản khổng lồ như vậy, riêng vợ chồng ông Tâm cũng lao động cật lực mà chỉ có được ngần ấy mà thôi.

Nghe cậu bé kể thống thiết hoàn cảnh của đám trẻ, ông Tâm móc bóp rút vội tờ giấy bạc một trăm ngàn đồng  mới cáu chưa bị nhăn do nếp gấp, ông trao cho thằng bé rồi ông nói:

  • Ông không mua vé số bao giờ, thôi thì cho ông hai vé cầu may, còn nhiêu tiền thối ông cho tụi con trưa mua cơm ăn. Ông hưu trí rồi không có nhiều tiền đâu, vậy nhe tụi con.

Thấy tính cách hào sảng của ông khách ở  Sài gòn đối với nhóm bán vé số của mình, thằng bé kêu cả đám trẻ còn lại đồng thanh cảm ơn ông Tâm.

Bước lần vô sâu bên trong phía công viên, bên cạnh những con đường nội bộ người ta cố tình làm cho lối đi cong cong vòng vèo để được cảnh đẹp nên thơ, đưa mắt tìm nơi ngồi nghỉ chân, ông Tâm chẳng thấy cái ghế đá nào còn trống, nơi thì những cặp tình nhân quấn lấy nhau giữa thanh thiên bạch nhật, họ có cử chỉ thân mật thái quá làm nhiều cặp mắt chín ngượng khi vô tình thấy được , những ghế đá còn lại cũng có khách bộ hành khách ngồi nghỉ chân.

Đang đứng tần ngần nơi đây bổng đâu tiếng chuông của người bán cà rem lắc vang lên sau lưng ông Tâm, ông lại nghe tiếng mời đôi trai gái ngồi gần đó mua giúp một vài cây, ông bán cà rem vừa dứt lời thì nhận được ngay câu từ chối rất mất lịch sự nếu không muốn nói là mất dạy:

  • Đi chỗ khác chơi đi ông già,  Chỗ người ta đang” làm ăn” mà ông cứ chàng ràng phá đám hoài, biến đi mau tui nổi điên lên là ông mệt đó.

Biết gặp dân “Thứ dữ” ông già bán cà rem bỏ đi một nước, thấy chuyện bất bình xảy ra trước mắt mình, nỗi bất bình làm máu nóng ông sôi lên sùng sục, ông Tâm muốn đến dạy cho đôi tình nhân kia một bài học về đối nhân xử thế ở đời, nhưng ông đã kịp ngăn lại ý nghĩ trên vì ông thấy gã thanh niên xăm mình khắp người, ông e ngại đụng phải tên “Anh chị bự” này rủi hắn lấy le với người tình của mình hắn “Nện” cho ông một trận có phải tự nhiên rước họa vào thân hay không.

Nghĩ vậy ông vội bước theo ông già bán cà rem, đến bên ông già ông Tâm nói :

-Ông anh à, ông anh đừng buồn nữa, thời buổi này nhiều đứa vô giáo dục quá, tui nghe nó hổn láo với ông anh tui sùng trong bụng lắm, nhưng ráng nhịn nè.

Ông bán cà rem cảm động vô cùng khi thấy có người đồng cảm với mình, ông cất tiếng nói:

  • Ông anh nhận xét đúng lắm, tụi nhỏ ngày nay ít lễ phép như lứa tụi mình, ngày xưa mỗi khi đi học hay lúc trở về nhà  tui phải khoanh hai tay trước ngực, cúi đầu thưa tía má đàng hoàng, chứ thời buổi này mấy cô cậu nhỏ đi thì bye về thì Hello không tôn ti trật tự gìj ráo.

Dường như qua câu chuyện trên có vẻ tâm đầu ý hợp nên hai ông kéo nhau ngồi dựa vào gốc cây cổ thụ phía gần bên để hàn huyên, chừng yên vị xong ông già nọ móc ra cây cà rem trao cho ông Tâm và nói với giọng tha thiết :

-Trời nóng bức quá, ông anh ăn cây cà rem này chơi, coi như tui tặng ông anh làm quen đó .

Ông Tâm hơi lưỡng tự, vì tự dưng  thấy ông già bán cà rem là con người có nghĩa khí, ơn đền oán trả phân minh, tuy cây cà rem giá trị rất nhỏ nhưng ông Tâm thật cảm kích vì ông nhận thấy ” Của cho không bằng cách cho” của ông già nọ, ông Tâm cầm lấy và nói:

-Í đâu có được ông anh, buôn bán cực nhọc ông anh cứ lấy tiền , góp gió thành bão mà.

Dường như hai người là bạn bè của nhau tự kiếp nào, hai người nói chuyện thật lâu và ra chiều tâm đắc lắm …


Bấy lâu nay thấy cha mình tâm trạng không vui kể từ khi mẹ mất đến giờ, Hồng bàn với Hoa em gái của mình nên mua cho cha một bộ Computer, một là để cha lên đọc tin tức trên Internet, hai là cho cha vào các mạng xã hội giao lưu kết bạn với mọi người cho vui.

Chiều nọ khi lắp máy xong khỏi phải nói ông Tâm là người vui nhất, vì từ đây ông có nơi để giải trí, học hỏi trên mạng góp phần nâng cao kiến thức mà ông sẽ lãnh hội được, sau một hồi chăm chú nghe con Hồng chỉ dẫn cho mình nào là (gố gồ) google, (Phây bút) Facebook, (i meo) E.mail , ông thấy nội ba cái tên gọi không muốn điên cái đầu rồi, cũng may là các chương trình đều có font tiếng Việt nên ông đỡ vất vả hơn trong khi sử dụng, vốn là người sáng dạ, qua hơn một tháng ông Tâm khám phá mọi ngóc ngách của các ứng dụng khiến con Hồng le lưỡi thán phục cha mình khi đề cập vấn đề này với ai đó:

-Tía con bây giờ là thầy của con luôn đó, mới đó mà ổng xài  máy móc ngon ơ luôn .

Như thường lệ mỗi chiều khi cơm nước xong, dọn dẹp đâu đó xong xuôi ông Tâm lên mạng vào Facebook để xem hoạt động của bạn bè trong ngày, đang lướt qua dòng trạng thái trên trang nhà , ông chú ý  bên màn hình nổi lên một Nick name khá kêu : ( Đóa Hoa sầu mộng ), ông tò mò khi thấy hình đại diện là một quý bà có gương mặt dễ nhìn, ông tò mò vào trang nhà của Sầu Mộng để tìm hiểu, bạn bè của Sầu Mộng khá đông , số nam giới kết bạn với bà số lượng lấn át số bạn là nữ giới,ba Sầu Mộng là doanh nhân đang kinh doanh nhiều mặt hàng mỹ phẩm cao cấp, ông Tâm lướt đọc những chia sẻ của bà Sầu Mộng với mọi người , ông Tâm loay hoay thế nào không rõ, tay đụng nhầm nút like một câu chuyện của sầu mộng kể mà ông chẳng để ý,  trong thâm tâm ông ngưỡng mộ người phụ nữ độc thân này vì bà là một người tài hoa, kinh doanh giỏi , nội trợ khéo, lại còn sáng tác thơ văn rất hay, lướt mạng gần khuya ông tắt máy đi ngủ..

Hôm sau vừa mở máy lên ông Tâm đã thấy lời mời kết bạn của nữ doanh nhân có tên Đóa Hoa sầu mộng rồi, một thoáng vui mừng ông toan bấm nút chấp nhận, nhưng vì bị hố mấy lần, khi ông được mời kết bạn bởi cái tên lạ hoắc ông chấp nhận vừa xong thì lát sau ông bị họ “đá” ông văng ra ngoài, chừng tìm hiểu ông được biết họ không có gửi lời mời nên họ không chấp nhận là bạn bè, còn ai gửi lời mời đến ông thì họ hoàn toàn không biết, lần này với lời mời của nàng Sầu Mộng ông cẩn thận xác nhận với nàng ta qua tin nhắn, vừa gửi Messenger xong thì lập tức Sầu Mộng hồi âm liền, dòng chữ nàng gửi lại cho ông đầy tinh cảm làm ông vui sướng vô cùng….

  • ” Em thấy ông anh Like bài viết của em nên em mạn phép xin kết bạn làm quen với ông anh đó “

Lần quay lại thời gian mấy mươi năm về trước, một sáng nọ nơi vùng sâu ở miền quê nghèo thuộc tỉnh Bến tre, anh Tâm đứng ngồi không yên, Liên người yêu của chàng đúng lý ra giờ này đã đến gặp Tâm rồi, ngồi ở quán lá của cô Chín trong xóm mà chàng ta cứ thấp thỏm, chốc chốc lại  đứng lên ra khỏi quán phóng tầm mắt về hướng cây cầu khỉ phía con rạch cuối xóm, lúc này người qua kẻ lại nhưng bóng dáng của Liên vẫn ” Bặt chim tăm cá ” khiến Tâm càng nóng ruột, trở vô quán chờ tiếp , cô Chín  chủ quán thấy vậy mới cất tiếng hỏi :

  • Tâm nè ! Hôm nay bộ bây có hẹn hò với ai hay sao vậy, cô Chín thấy bây cứ lóng nga lóng ngóng hoài hà, thôi cô Chín biết rồi, tao nghe tía bây nói hổm rày rồi, lâu nay bây quen Con Tư Liên nhà cuối xóm bên kia rạch phải không, nè …nè Chín nói con nghe, ông bà mình nói cưới vợ phải cưới liền tay nghe bây, nếu chậm chạm thì đám mấy cha nội Đài Loan qua phổng tay trên đó nghe.

Anh Tâm giật mình vì cô Chín chủ quán nắm được tẩy của mình, đã vậy cô còn hăm he Đài Loan phổng tay trên khiến Tâm nhột nhạt trong lòng, Tâm vội đáp:

-Con công nhận Chín hay thiệt nhe, chắc ruồi bay ngang Chín biết ngay con đực con cái liền phải không cô Chín.

Nghe Tâm khen mình nhưng dường như có ” móc lò” mình trong câu nói, Cô Chín phản pháo lại liền :

  • Ôi hay ho gì bây ơi, dượng Chín bây hồi trước quen với cô nè , ổng cũng hay lóng nga lóng ngóng như bây vậy đó, giờ thấy bây hò hẹn hôm nay làm tao nhớ ổng dễ sợ, hứ….. vậy mà mà dượng Chín bỏ cô đi xa cả chục năm rồi đó bây.

Nói xong câu trên, Cô Chín lấy cái khăn rằn đang quấn trên cổ thấm nhẹ vào đôi mắt đỏ hoe ngấn lệ của mình, cô chín nói tiếp :

-Cô với ổng khắc khẩu lắm, ai mở miệng ra thì thế nào cũng bị phía bên kia cự nự, thầy Tám ở Ba tri xem số tử vi cô chú không hạp, khắc khẩu, nếu thành chồng vợ thì con đường Phu thê không dài, tụi cô bất chấp tiến tới hôn nhân luôn vì ông xã cô nói: ” Đức năng thắng số”, chịu khó nhường nhịn nhau , ăn ở có trước có sau là được, nhưng không ngờ ổng trúng gió ra đi đột ngột….

Tâm thấy cô Chín đang trải lòng ra với mình nên Tâm không dám nói chuyện kiểu cà rỡn nữa, Tâm nhỏ nhẹ an ủi cô Chín :

  • Thôi cô Cũng đừng buồn, con mong Dượng được an vui miền cực lạc nghe cô.

Cô Chín gật gật đầu rồi vội vã bước ra sân nhà cầm chổi quét sân, dường như  cô không để cho cảm xúc len lén quay về làm cô buồn thêm nữa, đúng lúc này Liên vừa đến trước cửa quán, thấy vậy mừng quýnh trong bụng Tâm chạy ra dang tay muốn ôm chặt Liên vào lòng, nhưng Tâm chực nhớ trong quán còn vài ba người đang  hướng mắt nhìn mình nên Tâm nắm nhẹ tay

Liên rồi nhỏ nhẹ buông câu trách móc :

  • Em cứ xài giờ dây thun với anh hoài nha, trể chút xíu nữa ..thi…….

Tâm bỏ dở câu nói khiến Liên thắc mắc vô cùng, nàng cất tiếng hỏi:

  • Anh nói chút xíu nữa thi thì cái gì , nói đại ra đi ông chằn ơi, cứ úp mở hoài hà .
  • Chỉ cần em tới trể ba mươi giây nữa thôi, thì anh bị mấy cô trong xóm này bắt cóc đi mất biệt luôn rồi .

Tưởng chừng nói ra câu này Tâm sẽ được người yêu xin lỗi hoặc “Đền bù” lại cái công chờ đợi của mình, không dè Liên dợt cho Tâm một câu :

  • Í tưởng gì mấy cô bắt cóc anh đi em còn bù của cho mấy cổ luôn chứ ở đó , nói giỡn cho vui , công chuyện chưa xong em bỏ đi má rầy chết.

Đang ” mừng hụt” vì con cá không lọt lưới  như ý của mình, lại nghe nhắc tới bà Sáu Lân nhạc mẫu tương Lai, Tâm càm ràm :

  • Còn nhắc tới má em nữa làm anh ớn muốn chết, ai đời cái hôm gặp ở nhà em lần đầu tiên  má truy vấn anh còn hơn Cảnh sát hỏi cung mấy tên tội phạm :

” Chú ờ đâu, chú tên gì , con của ai, sao mà quen con gái tui vậy , hôm nay chú tới đây có việc gì không ”

  • Đó má hỏi vậy đó, má em khó dàn trời luôn, tới giờ anh còn ớn đây nè.

Nghe Tâm bày tỏ thái độ không thích mẹ mình cho lắm, Liên khôn khéo phân tích cho Tâm hiểu :

  • Má dữ như vậy thì anh mới sắp có vợ là em, má mà bỏ thí thì bây giờ em là vợ người khác lâu rồi.

Liên kể cho Tâm nghe, trước đây có chàng nọ đeo đuổi mình như hình với bóng, hắn ta cả gan trồng cây si trước nhà Liên, thấy vậy bà Sáu làm cho hắn ta một trận ” Long trời !ỡ đất” khiến tên nọ hoảng via dông tuốt đến tận giờ. Kể xong nàng họ thăm dò:

  • Vây đó còn không biết cảm ơn má vợ mà còn trách móc

Tâm !ẹ miệng đáp:

  • Má tuyệt vời quá vậy, anh phải mua quà đền ơn cho  má mới được.

Tâm kéo Liên ra ngồi cạnh góc dừa trên bờ đê cách xa cái quán của cô Chín , hai người nhìn trước ngó sau không thấy ai léo hánh đến đây, cả hai ôm quấn lấy nhau và trao cho nhau nhiều nụ hôn nồng cháy, đang cùng dìu nhau qua đỉnh vu sơn nào đó , bổng dưng Liên đẩy  Tâm ra, nàng mạnh tay đến độ Tâm ngã nhào xuống cái mương ướt như chuột lột, bởi cặp tình nhân đang hát khúc hát  “ôi mê ly” tự dưng hai tiếng động ầm vang dưới mương khiến cho Liên ” Thần hồn át thần tính” nàng giật mình hất Tâm thật mạnh vì sợ ai đó thấy mình đang âu yếm với Tâm thì mắc cở với thiên hạ vô cùng, khi hoàn hồn lại và biết hai tiếng động kia !à hai trái dừa từ phía trên rơi xuống, Liên nhìn lên phía ngọn dừa nàng bắt gặp một chàng thanh niên đang đu mình trên đó, bực mình liên hỏi :

  • Anh kia chơi kiểu gì kỳ vậy, anh !àm tụi tui chút xíu đứng tim mà chết rồi thấy hông. mà sao ông vô duyên qua vậy, chổ trai gái tâm sự ông leo cây rình mò, sao bất lịch sự quá vậy?

Như biết lỗi hoàn toàn về mình anh thanh niên nọ phân bua :

  • Cô hai ơi ! Tui đâu có cố ý rình rập gì cô đâu, tui đang chuẩn bị hái dừa vừa lên tới ngọn thì cô với anh Hai tới đây tâm sự, tui định bụng ở lỳ trên này khi nào hai người dìa tui leo xuống, lỡ hái hai trái dừa tui ôm nãy giờ đâu dám quăng xuống mương, tại ba con quỷ kiến nó cắn tui đau gần chết vừa đưa tay gãi thì hai trái dừa rớt xuống làm cô giật mình,

Phần Tâm đang lớp nhớp dưới mương trong bụng giận bầm gan tím ruột, đâng đê mê với người yêu thì gặp thằng hái dừa phá đám làm hư bộ đồ vía, Tâm vừa leo lên bờ định bụng ” Xử đẹp” thằng phá đám kia, chừng nghe tiếng nói của hắn Tâm nhận ra thằng Tèo bạn thân thiết của mình trên cây, Tâm nói vọng lên :

  • Cái thằng mắc dịch này, mầy ” Canh me” phá đám tụi tao phải không ?

Thằng Tèo  cười khanh khách :

-Vậy là một huề nghe Tâm, ai biểu hôm trước mầy ghẹo tao với con Hương bồ tao còn ác hơn vụ này nữa, báo hại Hương giận tao năn nỉ muốn gãy lưỡi nàng mới cho Huề đó mầy.

Nói xong thằng Tèo tuột cái rột xuống gốc dừa rồi nó co giò phóng thẳng ra lộ cái thật nhanh khiến Tâm không kịp phản ứng, Liên hiểu rõ sự tình nàng cũng cười to rồi nói :

  • Cho đáng anh, ai kêu ghẹo người ta làm chi hôm nay bị trả thù , anh thấy luật nhân quả đúng ghê chưa, gieo gì gặt đó Phật dạy rồi ,…..

Ông Tâm cứ ray rức mãi trong lòng, phải chi ông chịu khó để ý một chút phụ việc nhà với vợ mình thì bà Liên đâu sớm ” Cưỡi Hạc quy tiên” , ông nhớ rõ hôm bà mất ông đang tưới cây phía trước nhà, bà Liên đang ủi cho ông bộ đồ để chiều đến ông đi đám cưới con của người bạn làm chung cơ quan, ông. Nghe bà Liên kệ một tiếng thất thanh trong nhà, quăng cái bình tưới ông nhanh chóng chạy vào, trước mắt ông bà Liên nằm úp xuống nền nhà còn cái bàn ủi điện thì văng xa dưới đất, kịp hiểu chuyện gì xảy ra ông đến bên bà Liên thì bà đã tăt thở lìa đời, bà bị điện giật do dây dẫn điện bị tróc vỏ gần chỗ tay nắm của bàn ủi…..


Kết bạn với nàng Sầu mộng gần cả năm, qua trao đổi công việc, tin nhắn họ thật sự có cảm tình với nhau, ông Tâm lúc này dành hết tình cảm dành cho Sầu Mộng, trong những lần hò hẹn ăn uống ông ga lăng giành trả tiền về phần mình, đêm đêm họ chát với nhau tận khuya, họ thật sự muốn thêm bước nữa cho cuộc đời thêm ấm áp khi tuổi về chiều, công bằng mà nói Sầu Mộng cũng thật sự có cảm tình với ông, tuy nhiên Sầu Mộng cũng tự nâng cao vị thế của mình trước ông tình nhân , Sầu Mộng thường nói :

  • Em chắc nợ nần anh trong tiền kiếp, chứ quanh em thiếu gì người săn đón mà em chẳng để ý đến ai, chỉ có Tâm của em đã nằm trọn trong tim của Sầu Mộng này rồi.

Nghe người trong mộng của mình dành cho mình những lời yêu thương mật ngọt, ông Tâm đê mê, ông thấy mình như hồi xuân trở lại, cái bệnh thấp khớp của ông nó cũng tự dưng biến mất, ông Tâm thầm nghĩ:

” Mấy nhà tâm lý học hay ghê, họ nói khi yêu nhau cơ thể sẽ sinh ra chất đề kháng cực mạnh , nó như loại vắc xin loại thượng hạng chống lại các bệnh tật không cần uống thuốc cũng tự khỏi “.

Gần đến ngày hai ông bà quyết định làm cái tiệc nho nhỏ trong gia đình, nhằm cho con cháu và ít người thân của hai bên biết sự tác hợp nhân duyên của ông bà, sợ làm rình rang tốn kém hơn nữa họ sợ miệng thế gian bàn ra tán vào không vui.

Đêm nọ ông nghe bà Liên gọi điện thoại đến với thái độ gấp gáp :

  • Ông xã, gom cho em mượn tạm cây vàng đi, em bổ hàng gấp thiếu tiền, chừng ba ngày sẽ gửi lại anh yêu,

Ông Tâm vội đáp :

  • Gì mà mượn hả bà xã, cúa em hết đó mà, qua lấy liền cho  kịp nhe em yêu.

Tiếng xe thắng trước nhà, biết Sầu Mộng đến ông Tâm không chờ bà vô nhà, ông tất tả chạy ra dúi vào tay ” Vợ hiền” cây vàng 9999, ông không quên choàng tay qua vai ôm bà và tặng Sầu Mộng một nụ hôn nồng cháy.


Suốt ngày lên mạng ông Tâm không thấy tâm dạng của Sầu Mộng, gọi điện thoại nàng ta chẳng nghe, chuông reo đến hồi thứ hai thì tắt ngúm, ông sợ Sầu Mộng gặp chuyện gì chẳng lành, ông cố nán đến chiều tối không có kết quả, ông Tâm ngoắc xe ôm chạy thẳng đến nhà Sầu Mộng, đèn đuốc tối thui, cửa rào cửa trong khóa kín, một thoáng bối rối để trấn tĩnh ông móc thuốc ra đốt một điếu, đang còn sớ rớ thì một bà gần đó đến hỏi:

-Ông anh tìm bà nhà đây phải không ?

Không để ông Tâm xác nhận bà hàng xóm phun một lèo luôn:

  • Bà này dọn đi trưa nay rồi, mướn nhà còn nợ hai tháng chưa thanh toán, chủ nhà phía sau hẻm cần gì ông vô đó hỏi, chiều tới giờ ba bốn ông tới tìm , ông chắc người thứ năm đó.

Nghe đến đây ông Tâm nghe con tim mình như có ai đang thắt lại, ông ôm ngực lảo đảo súy té may nhờ anh xe ôm nhanh tay đỡ ông ngồi nghĩ bên vệ đường.


Ngồi  bên tách trà nóng bốc khói, ông Tâm hồi tưởng lại những đoạn đường đời ông đã đi qua, vui có, buồn có, đắng cay ngọt ngào ông cũng nếm trải, tiếc thay đoạn kết cuộc đời ông gặp câu chuyện không có hậu, lẩm nhẩm một mình ông Tâm nói:

“TÌNH ĐÃ BAY XA”


Hai Hùng SG

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Aug/2017 lúc 10:25am




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Aug/2017 lúc 10:26am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 04/Aug/2017 lúc 7:06pm

Giọt máu rơi giữa dòng đời


Image%20result%20for%20Giọt%20máu%20rơi%20giữa%20dòng%20đời

Cứ sau mỗi chuyến bắc, khi xe và khách lũ lượt lên bờ, Hương kiểm lại giấy số, dựa lưng vào lan can, buồn bã nhìn những giề lục bình lững lờ trôi theo dòng nước.

Image%20result%20for%20em%20be%20ban%20ve%20so

Tôi và Hương gặp nhau hàng ngày dưới bắc. Tôi bán bánh mì, còn Hương bán giấy số. Tối ngày chúng tôi hết nài nỉ người nầy đến van xin người khác mua giúp. Chẳng biết bao lần chúng tôi bị người ta phùng thẫy, khoác nạt, xua đuổi ! … Cùng phận gái, cùng cảnh, cùng quê, Tôi và Hương trở thành bạn nối khố, tri âm tri kỷ.

Cách đây hơn tám năm, khi tôi xuống bắc hành nghề bán bánh mì, Hương đã hành nghề bán giấy số dưới đó từ lâu. Tuổi bán bánh mì của tôi thấp hơn tuổi bán bán giấy số của Hương ít nhất cũng 5 năm. Hương nhỏ hơn tôi 10 tuổi . Gọi theo tuổi : tôi chị, nó em.

Lúc còn chiến tranh, gia đình tôi tản cư về quê Nội ở giáp ranh nhà Ngoại Hương. Do vậy chúng tôi đã quen biết nhau hồi còn thơ ấu. Qua người lớn to nhỏ với nhau tôi được biết: Trước kia, bà Trầm – Mẹ Hương, hứa hôn với ông Tấn, chưa làm lễ cưới thì ông ấy tập kết ra Bắc. Mười mấy năm trời bặt tăm bặt tích, bà Trầm ngỡ rằng ông Tấn không còn hay đã lập gia đình với ai ngoài ấy rồi. Mãi đến năm 1970, bà Trầm phải lòng ông bộ đội. Hai lần định làm lễ tuyên hôn nhưng do “giặc” càn phải hoãn lại. Tuy chưa kết hôn nhưng hai người “ăn ở” với nhau. Bà Trầm có thai chưa sinh con thì được tin ông bộ đội ấy hy sinh. Bà Trầm bụng mang dạ chữa, chui rút vào trong buồng khóc hết nước mắt. Khổ nỗi, ông Bá – em bà , không cảm thông tình cảnh của chị còn cay đắng đủ điều !… Nhờ sự đùm bọc của mẹ già, bà Trầm sinh nở và tần tảo nuôi con.

Tôi còn nhớ như in : Khi Hương còn nằm nôi, Mẹ Hương phải đi làm đồng, em ở nhà với bà ngoại. Hết nằm ngữa đến nằm sấp trong cái lồng của bác thợ mộc nhà bên tốt bụng đóng cho. Nằm ngữa trong lồng, em ngơ ngác nhìn những miếng vải xanh, đỏ cột chùm treo đung đưa trước mắt. Ngày Hương khóc ré ít nhất cũng ba, bốn lần. Em khóc không phải nhỏng nhẻo đèo bồng mà khóc báo hiệu ỉa hoặc đái.

Cũng như lần nào, nghe Hương khóc, ngoại em chạy tới đều nói : “Cháu ngoại của bà làm xấu nữa rồi”… Chỉ có những dịp đó trong ngày, Hương mới được ngoại hoặc mẹ vỗ về, mới nhận được hơi ấm tình thương, mới được nghe những lời âu yếm.

Tháng lụn, ngày qua, Hương biết ngồi, biết xổm đứng dậy rồi với những bước đi chập chững trong ngôi nhà lá nền đất gồ ghề.

Hương mến ngoại ngang mến mẹ, cũng dễ hiểu : mẹ bận việc đồng áng, chỉ cho sữa khi em đói lòng, còn ngoại luôn cạnh bên em, chăm sóc em từ thuở nằm nôi.

Những năm (1973 – 1975) – giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến, bom pháo vẫn đì đùng. Hàng ngày ngoại bảo em ngồi chơi với con mèo trước miệng hầm tránh pháo.

Tiếng khóc báo đái hoặc ỉa của em và tiếng trách thương của bà ngoại trước đây được thay bằng tiếng gọi to : “ngoại ơi !… cho cháu ra sau đái (hoặc ỉa)” của em và tiếng đáp : “Ờ, xong vô liền ngay nghe cháu” của bà ngoại. Cái điệp khúc ấy đối với tôi là âm điệu đầm ấm, thân quen.

Dạo ấy, mỗi khi rảnh tôi sang chơi với Hương. Những khi tôi bận việc không sang được, Hương đứng bên kia rào há hốc cái miệng nhìn qua trông thật dễ thương. Mỗi lần tôi sang, em mừng chẳng khác gì thấy mẹ đi làm đồng về. Ngộ thật, con nhà nghèo, ăn uống kham khổ mà sao Hương không hề đau ốm, da thịt dẻ chặt, má núng đồng tiền, mắt và môi bao giờ cũng ươn ướt. Ai thấy Hương cũng thương, cũng nựng, nếu có lở nặng tay nó cũng bậm môi, cắn răng, trân mình chịu chớ không hề khóc.

Có lần tôi chứng kiến cảnh : Hương phóc vào lòng mẹ, đôi mắt đỏ hoe, ngữa mặt nhìn mẹ nói : “Thằng Chương khoe với con : cha tao mua bánh cho tao nè, không cho mầy ăn đâu !.. Tức quá con nói lại : Mai mốt cha tao về, mua nhiều bánh tao củng không cho mầy ăn đâu !..”. Nói đến đó Hương nhìn thẳng vào mắt mẹ hỏi :

– Cha con là ai, hiện giờ ở đâu, sao không về thăm con, thăm mẹ, thăm ngoại ?

Bà Trầm ôm chặt và úp mặt Hương vào lòng ngực mình, môi mấp máy giây lâu, cố giữ bình tĩnh nói :

– Cha con đi làm ăn xa để có nhiều tiền, mua nhiều quần áo đẹp và thật nhiều  bánh cho co…on!

Nghe mẹ nói thế, Hương hớn hở chớ nó có biết đâu cha nó đã ra đi vĩnh viễn không về, mẹ nó đang nuốt khổ vào trong.

Từ khi vợ chồng ông Bá ra riêng, nhà chỉ còn ba người nương tựa vào nhau, sống thuận thảo. Tối ngủ dồn chung một giường, Hương giành nằm giữa, hai tay nó gát ngang cổ ngoại và mẹ, nói : “Con làm nhưn”. Ngủ thì thôi, hễ thức nó tíu tít như con chim non.

Thế rồi, năm 1975 – Sau ngày miền Nam giải phóng, ông Tấn bất ngờ xuất hiện. Bên cạnh đứa con đã lên năm, bà Trầm bối rối trước người yêu cũ ! Bà Trầm chưa biết ăn làm sao nói làm sao với ông Tấn, còn Hương cứ theo hỏi dồn : “Cha con đó phải không Mẹ ?”. Bà Trầm lúng túng, chẳng biết nói sao cho vừa, cuối cùng bà nhè nhẹ gật đầu rồi bảo Hương vòng tay xin ông ấy cho gọi bằng cha. Hương ngoan ngoãn vâng lời nhưng chỉ nhận được ở ông Tấn cái nhìn lạnh nhạt ! Ngay sau đó, Hương chạy đi khoe với bè bạn rằng cha em đã về.

Thương thay, bao nỗi mừng vui ngày một biến dần khi em biết đó không phải là cha ruột của mình. Sự lạnh nhạt của ông Tấn khiến cho Hương buồn tủi, đeo bà ngoại không hở.

Tình cờ, Hương nghe ông Tấn nói với mẹ mình : “Nếu muốn trở lại với tôi thì em hãy theo tôi lên Sài Gòn, để con Hương ở lại với bà ngoại nó…”. Nghe vậy, Hương ứa nước mắt, luôn bám mẹ vì sợ mất.

Sau nhiều đêm trằn trọc, bà Trầm quyết định đi với ông Tấn lên Sài Gòn, gởi Hương lại cho bà ngoại. Tội nghiệp cho bà già, vì hạnh phúc của con, ép lòng nhận nuôi Hương. Còn khờ dại, Hương biết nói và làm gì khi người lớn đã quyết. Em chỉ còn cách đeo sát bà ngoại, vì sợ mất chỗ dựa cuối cùng !

Thời gian đầu, thỉnh thoảng bà Trầm có về thăm bà cụ và Hương, nhưng khi có con với ông Tấn, bà lơi dần rồi bặt luôn. Càng nghĩ càng thương cho thân phận Hương : mẹ đã vậy, cha ruột không còn, bên nội còn có những ai và ở đâu không biết, bên ngoại có ông cậu như người dưng nước lã, bà ngoại ngày một già, như cây khô chờ ngày gẫy đổ !…

Như thân cò lặn lội, ngoại Hương ráng nuôi em ăn học hết lớp hai. Trước cảnh khó khăn của gia đình, được ngoại đồng ý, Hương nghỉ học đi bán giấy số hồi mới tám tuổi. Ban đầu em bán trên bờ, sau đó xuống bắc. Đến nay (1995), em đã hai mươi lăm tuổi đời và mười bảy năm hành nghề bán giấy số. Mười bảy năm, tương ứng với 6.205 ngày và cũng chừng ấy xấp giấy số với khoảng đường dài không sao tính được, em Hương phải vất vả ngược xuôi mưu sinh.

Mùa đông năm 1988, bà ngoại mãn phần, Hương mất hẳn chỗ dựa. Cậu Hương xem em như người ngoại tộc, nhà cửa, đất cát của bà Ngoại để lại, ông ta chiếm hết, lên liếp lập vườn. Từ ấy, Hương trở thành người vô gia cư, rày đây mai đó, ăn nhờ ở đậu với cái nghề duy nhất : bán giấy số.

Hồi còn nhỏ, em cũng bán giành bán giựt với người ta nên bán được khá. Bây giờ thì không thể như thế, vì em đã lớn, làm thế coi không được. Em muốn đổi nghề nhưng đổi nghề gì ? Chưa tính ra, đành phải trụ lại với cái nghề không còn thích hợp với em ! Năm tháng gần đây Hương luôn giấu mặt trong tàng nón lá, e thẹn chìa ra những tờ giấy số, nhỏ nhẹ mời khách. Người ta từ chối không mua, Hương ít sợ hơn khi bị người ta xúc phạm mình trước đông người. Đặc biệt, Hương không dám mời nam thanh mua giấy số, sợ họ không mua còn chọc quê, thêm khổ. Nhìn bạn gái trang lứa có danh phận, nhởn nha, Hương tủi cho thân phận mình. Đôi khi, Hương muốn lẫn tránh chỗ đông người nhưng làm sao được khi mình còn phải làm nghề bán giấy số !

Vì thương Hương, tôi gợi ý :

– Hương nên đến cơ quan Thương Binh Xã Hội khai mình là con liệt sĩ để được hưởng chính sách hoặc ít ra cũng xin được việc gì đó làm ổn định hơn ?

Hương cúi mặt, lắc đầu nói :

– Hồi còn sống, ngoại em nói : “Hôn nhân giữa cha mẹ cháu không chính thức”. Ông ấy tên gì , quê quán ở đâu… em còn chưa biết nữa mà khai báo, xin xỏ nỗi gì !  Nói khơi khơi ai mà tin, mà chấp nhận, có khi còn bị nạt nộ thêm tủi thân !…

– Hay là em lên Sài Gòn tìm mẹ, xem bà ấy có giúp được gì không ?

– Việc ấy lại càng không nên ! – Hương vừa nói vừa lắc đầu.

– Vì sao ? Tôi hỏi vặn.

– Em không muốn gây khó, gây khổ thêm cho mẹ em.

– Mẹ con đùm bọc với nhau là chuyện thường tình… tôi đốc vô.

– Tại chị chưa biết nên nói vậy. Mẹ em không về thăm ngoại và em có lý do chớ không phải bà ấy chẳng thương chẳng nhớ…

– Cứ úp mở hoài !. Lý do gì cũng không thể bỏ mẹ, bỏ con ?!

Đắn đo giây lâu Hương nói :

– Thôi được, với chị em không giấu : Sau hơn một năm khi mẹ em lên Sài Gòn, bà ngoại có cho em biết : Ông Tấn chưa hẳn tin cha em đã qua đời. Cứ sau mỗi lần mẹ em về thăm ngoại và em, ông ấy cay đắng, đánh đập, chuởi bới mẹ em thậm tệ. Ông cho rằng mẹ em “đồng sàng di mộng” gì đó và không toàn tâm toàn ý lo việc gia đình .v,v… Biết vậy, ngoại khuyên mẹ em không nên về nữa, phải nhẫn nhục để vá lại vết rách gia đình. Mẹ em khổ lắm, chẳng lẽ về với đứa con nầy lại bỏ đứa con kia, đành ngậm đắng nuốt cay làm theo ý ngoại. Chẳng biết hiện giờ mẹ em đã vá được tới đâu rồi !... Nói đến đó, Hương cúi mặt lấy khăn lau nước mắt, chẳng biết em khóc cho mình hay cho mẹ.

Kéo tay buộc tôi ngồi cạnh, Hương tâm sự thêm : Chị biết không, từ khi ngoại em mất tới giờ, em mới thấm thía nỗi cô đơn. Nằm đêm em nghĩ, dầu hôn nhân giữa cha mẹ em không chính thức, nhưng ông ấy vẫn chính thức là cha của em ! Ước gì biết mộ cha em ở đâu, em sẽ đến đó tìm việc gì cũng được để làm ăn, lấy mộ cha làm chỗ dựa cho mình. Và ước gì, có ai đó cho biết ngày cha em mất, để hàng năm vào ngày ấy em mua cơm hay bánh trái cúng ông !… Lâu nay nhờ có chị mà đời em bớt trống trãi cô đơn. Sau lễ cưới, chắc chị phải về quê chồng, không làm nghề bán bánh mì dạo nữa. Chị đi, em ở lại một mình đúng là không còn cái buồn nào hơn!…

Nay cũng gần hai năm, ngày tôi lấy chồng cũng là lúc tôi từ giả nghề bán bánh mì. Bên chồng cho vợ chồng tôi cất nhà ở riêng, đời tôi coi như được thay đổi, còn bạn tôi – em Hương, chẳng đổi thay gì !… Tôi đang như con chim có tổ, tâm hồn thanh thản, còn Hương dường như lúc nào cũng nặng trĩu về nỗi bất hạnh của mình. Thỉnh thoảng, tôi có đến thăm Hương, khi dưới bắc, lúc trên đầu cầu. Ngoài hỏi thăm sức khỏe qua lại, tôi tìm chuyện vui kể Hương nghe cho khuây khỏa. Nhưng những chuyện bờ môi ấy không sao giải được khối sầu đang chế ngự trong tâm hồn em.

Từ lâu tôi cũng muốn làm một việc gì đó thiết thực hơn để giúp Hương nhưng chưa có cách. Mới đây khi nghe tôi kể về cuộc đời của Hương, chồng tôi buồn ra nước mắt, anh giục : “Rủ cô ấy về đây sống chung với tụi mình, coi như em út trong nhà, có chi ăn nấy. Nuôi người giàu thì khó chớ nuôi người nghèo lo gì ? Cô ấy có sức khỏe, hai chị em vừa lo cơm nước vừa mở quán cóc trước cửa bán, còn tôi cải tạo lại miếng vườn, trồng cây chuyên canh là đủ sống chớ có gì mà lo ? Khi thấy chỗ nào được mình móm ý, nếu nó chịu, mình đứng ra gã cho nó có đôi có bạn thì ổn mọi bề.”

Thú thật, lâu nay tôi cũng nghĩ như vậy nhưng chưa dám thổ lộ với chồng tôi, không ngờ hôm nay anh ấy nói ra điều tôi hằng mong muốn.

Sáng sớm hôm sau, tôi vội đến bến bắc, tìm kiếm khắp nơi mà không thấy Hương. Hỏi tới hỏi lui, chi bán bánh phồng cho biết : “Hơn tháng nay từ khi cấm mua bán dưới bắc, không thấy cô Hương xuất hiện nữa, có lẽ cô ấy bỏ nghề về quê rồi”.

Cũng có thể như thế, ngay chiều hôm ấy, tôi về quê ngoại của Hương để tìm em. Ông cậu của Hương cho biết : “Cách đây chừng hai muơi ngày, Hương có về, nét mặt đầm đầm như ai ăn hết của không bằng, đảo tới đảo lui một vòng, đốt nhang khấn ngoại rồi quày quả ra đi, chẳng nói chẳng rằng”…

Đến giờ này, chúng tôi vẫn chưa biết Hương đang ở đâu ? Điều chắc chắn là nó đang rơi giữa dòng đời ! Dầu tốn bao nhiêu thời gian, chúng tôi cũng quyết tìm cho được người con gái đáng thương ấy.


  Thiện Tùng



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 04/Aug/2017 lúc 7:18pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Aug/2017 lúc 7:00am
Băng Nhi   <<<<<

Image%20result%20for%20Băng%20Nhi%2001


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Aug/2017 lúc 7:02am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Aug/2017 lúc 6:46am
1 day ago


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/Aug/2017 lúc 6:50am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Aug/2017 lúc 10:19am

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Aug/2017 lúc 9:19am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 31/Aug/2017 lúc 9:32am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 05/Sep/2017 lúc 1:24pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 156 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.430 seconds.