Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: NHÀ HÀNG GÒ CÔNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 96 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22314
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Jul/2023 lúc 1:48am

Cơm tấm Sài Gòn: Biểu tượng giao thoa văn hóa ẩm thực giữa phương Đông và phương Tây

Từ lâu, cơm tấm đã trở thành biểu tượng của sự giao thoa văn hóa ẩm thực giữa phương Đông và phương Tây. Người ta dùng thìa (muỗng) và nĩa để ăn cơm tấm chứ không dùng đũa như cách ăn cơm thông thường.

Cơm%20tấm%20ngon%20ở%20Sài%20Gòn:%20Lưu%20ngay%2011%20địa%20chỉ%20ngon%20nổi%20tiếng


Thức ăn đi kèm là sườn nướng kiểu Pháp, chả trứng theo phong cách người Hoa, bì trộn thính kiểu miền Bắc, nước mắm chua ngọt của người miền Nam. Sự kết hợp kì diệu này khiến cho cơm tấm càng thêm phần đặc sắc.

Món ăn này có từ đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, khởi nguồn từ tiệm cơm tấm Thuận Kiều ở quận 11. Sau năm 1975, do nhu cầu ăn uống của người dân tăng cao, thay vì chỉ bán ăn sáng, quán cơm tấm Thuận Kiều bán luôn cả buổi trưa và buổi chiều. Về sau có thêm quán cơm tấm Kiều Giang và hàng loạt quán cơm tấm mở bán rộng rãi trên toàn thành phố.

Review%20các%20quán%20cơm%20tấm%20ngon%20ở%20Cần%20Thơ%20thuộc%20top%20đỉnh%20của%20chóp%20-%20%20ALONGWALKER

Cơm tấm ngon nhất khi được nấu bằng nồi gang hoặc nồi đất (Ảnh: Cơm tấm Sài Gòn Linh)

Xưa kia, cơm tấm là món ăn quen thuộc của người dân lao động hoặc sinh viên nghèo. Sở dĩ "món cơm nhà nghèo" được gọi tên "cơm tấm" bởi người ta tận dụng những hạt tấm thừa, hạt gạo bể... để nấu thành cơm. Gạo tấm thường ít nở, giá thành rẻ hơn những loại gạo khác trên thị trường nên nấu cơm tấm cũng là để tiết kiệm chi phí.

Cơm tấm ngon nhất khi được nấu bằng nồi gang hoặc nồi đất và đun bằng củi. Hiện nay, nhiều quán ăn chọn phương pháp hấp cách thủy để tiết kiệm thời gian.

Cơm%20tấm%20ngon%20ở%20Sài%20Gòn:%20Lưu%20ngay%2011%20địa%20chỉ%20ngon%20nổi%20tiếng

Cơm tấm trước đây vốn dĩ chỉ là món ăn quen thuộc của người dân lao động hoặc sinh viên nghèo

Ăn kèm với cơm tấm thì món truyền thống và ngon nhất phải kể đến bộ ba "sườn - bì - chả", gồm thịt sườn nướng, bì trộn, chả trứng chưng. Bổ sung đồ chua, nước sốt mỡ hành béo ngậy cùng chén nước mắm chua ngọt đậm đà để món ăn thêm tròn vị.

Cơm%20tấm%20ngon%20ở%20Sài%20Gòn:%20Lưu%20ngay%2011%20địa%20chỉ%20ngon%20nổi%20tiếng


Ngoài "nguyên liệu chủ lực" là sườn, bì, chả, cơm tấm có thể ăn cùng trứng ốp la, cá kho, tôm rim, gà nướng, thịt kho tàu, mực nhồi thịt... Tuy mỗi món ăn kèm đều có hương vị đặc trưng riêng nhưng xét về độ hấp dẫn thì cũng chẳng hề kém cạnh.
Top%2020%20Quán%20cơm%20tấm%20Sài%20Gòn%20ngon%20-%20nổi%20tiếng%20nhất%20nên%20thử

Thứ đắt nhất trong món cơm tấm chính là miếng sườn nướng. Đây cũng chính là công thức "bí truyền" của người bán cơm tấm Sài Gòn. Sườn được tẩm ướp bởi rất nhiều hương liệu và gia vị để miếng sườn vừa thơm, vừa béo mềm lại ngọt thịt.

Sườn được tẩm ướp bởi rất nhiều hương liệu và gia vị (Ảnh: Hoa Quỳnh Nguyễn)


Sau khi nướng trên than hồng, miếng sườn từ từ thấm gia vị, tỏa mùi thơm, thịt vàng ươm, ngoài giòn trong mềm, cắn miếng thịt không bị khô hay bở, thịt chín đều mà không bị cháy, tạo nên hương vị đặc trưng mà chỉ cần ngửi qua cũng biết ngay "mùi của cơm tấm".

Miếng sườn thấm gia vị, thịt vàng ươm, ngoài giòn trong mềm (Ảnh: Packntote)

Cơm tấm chả

Món chả trứng ăn kèm cơm tấm là hỗn hợp thịt heo xay nhuyễn trộn đều với trứng, miến (bún tàu), nấm hương, mộc nhĩ (nấm mèo), hành lá và một số gia vị nêm nếm vừa miệng. Chả trứng được hấp cách thủy và cắt thành miếng chữ nhật hoặc một góc nhỏ hình tròn.

Chả trứng mềm thơm, béo ngậy (Ảnh: Hoa Quỳnh Nguyễn)

Đặc biệt, trên bề mặt miếng chả được phủ một lớp lòng đỏ trứng gà không chỉ giúp chả có màu vàng đẹp mắt mà còn thêm vị béo ngậy, thơm và mềm hơn. Để có được miếng chả trứng ngon, độ chín đều, mềm và tròn vị, đòi hỏi người làm phải thật khéo tay.

Cơm tấm bì

Ăn kèm với chả và sườn thì không món gì có thể thay thế bì. Bì ăn với cơm tấm được làm từ da heo rửa sạch, luộc vừa chín tới, thái sợi, vắt cho ráo nước rồi trộn thêm thính và một số gia vị vừa ăn. Nhai miếng bì thấy thơm thơm, dai dai, sần sật là chuẩn vị. Đồ chua ăn kèm có củ cải, cà rốt xắt sợi; dưa leo, cà chua cắt lát tròn.

Ăn kèm với chả và sườn thì không món gì có thể thay thế bì (Ảnh: Hoa Quỳnh Nguyễn)

Quả thực không khó để tìm một quán cơm bình dân hay nhà hàng cao cấp ở "thành phố trẻ", nhưng với các tín đồ sành ăn thì nhất định phải "lê la cơm tấm vỉa hè" mới cảm nhận hết hương vị đặc trưng của món ăn này.

Ăn kèm với cơm tấm ngon nhất phải kể đến bộ ba "sườn, bì, chả" (Ảnh: Hoa Quỳnh Nguyễn)

Đó là mùi gạo dịu nhẹ hòa lẫn với mùi thơm của mỡ hành. Đó là hình ảnh khói than mù mịt cùng mùi sườn nướng thơm lừng tỏa ra trong từng góc phố, ngõ hẻm. Theo thời gian, mùi ấy, vị ấy dần len lỏi vào thẳm sâu trong tiềm thức và đời sống của mỗi người dân Sài thành, đánh thức mọi giác quan của bất kì ai vô tình lướt ngang hàng cơm tấm.



Lãng Du


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22314
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Jul/2023 lúc 11:03am

Những món mì nổi tiếng thế giới nhất định phải thử

Mì (hay các món sợi) là một trong những món ăn phổ biến trên thế giới. Mỗi nước lại có một cách chế biến món mì khác nhau. Dưới đây là 11 món mì, sợi trứ danh đến từ các quốc gia. Nếu có cơ hội, bạn nên thử ít nhất một lần trong đời để không phải hối tiếc.

Mì%20udon%20là%20một%20loại%20mì%20được%20làm%20từ%20bột%20lúa%20mì,%20sợi%20khá%20dày,%20dày%20nhất%20trong%20các%20loại%20mì%20ở%20Nhật,%20và%20rất%20trơn%20láng.%20Món%20mì%20Udon%20truyền%20thống%20và%20cơ%20bản%20nhất%20của%20người%20Nhật%20là%20món%20Kake-udon.%20Nước%20dùng%20của%20mì%20udon%20được%20nấu%20bằng%20dashi%20ăn%20kèm%20cùng%20với%20hải%20sản,%20thịt%20và%20rau%20và%20%20tempura%20%28đồ%20chiên%20giòn%20nổi%20tiếng%20của%20Nhật%29
Mì udon là một loại mì được làm từ bột lúa mì, sợi khá dày, dày nhất trong các loại mì ở Nhật và rất trơn láng. Món mì Udon truyền thống và cơ bản nhất của người Nhật là món Kake-udon. Nước dùng của mì udon được nấu bằng dashi ăn kèm cùng với hải sản, thịt và rau và tempura (đồ chiên giòn nổi tiếng của Nhật).
Mì%20xào%20Thái%20là%20một%20món%20mì%20gạo%20xào%20truyền%20thống%20và%20quen%20thuộc%20của%20Thái%20Lan.%20Thành%20phần%20của%20món%20ăn%20gồm%20có:%20mì%20gạo%20xào%20với%20trứng%20và%20đậu%20phụ,%20tẩm%20thêm%20một%20chút%20ớt%20đỏ,%20bột%20me,%20nước%20mắm%20và%20đường%20thốt%20nốt.%20Đĩa%20mì%20được%20trộn%20cùng%20lạc%20rang%20giã%20nhỏ,%20tôm%20tươi%20hoặc%20khô,%20tỏi%20hoặc%20hẹ%20tây.
Pad see ew hay còn gọi là mì xào đậu nành là một món mì xào rất quen thuộc của Thái Lan. Thành phần của món ăn gồm có: mì gạo xào với trứng, rau, tẩm thêm một chút ớt đỏ, bột me, nước mắm và đường thốt nốt. 
Mì%20Ý%20sốt%20phô%20mai%20%28Cacio%20e%20Pepe%29%20được%20làm%20được%20làm%20bằng%20mì%20tonnarelli,%20một%20loại%20mì%20ống%20giống%20như%20mì%20spaghetti%20được%20làm%20từ%20trứng.%20Nước%20sốt%20cho%20món%20ăn%20chỉ%20có%20ba%20thành%20phần:%20phô%20mai%20cacio,%20nước%20mì%20ống%20và%20hạt%20tiêu%20đen%20thô.%20phô%20mai%20pecorino%20Romano%20và%20hạt%20tiêu%20đen,%20cùng%20với%20nước%20mì%20ống%20tinh%20bột,%20tạo%20ra%20một%20loại%20nước%20sốt%20kem.
Mì Ý sốt phô mai (Cacio e Pepe) được làm bằng mì tonnarelli, một loại mì ống giống như mì spaghetti làm từ trứng. Nước sốt của món mì này có ba thành phần chính: phô mai cacio, nước mì ống và hạt tiêu đen thô.
Chow%20mein%20là%20một%20món%20mì%20xào%20rất%20phổ%20biến%20trong%20ẩm%20thực%20Trung%20Quốc.%20Sợi%20mì%20%20được%20làm%20từ%20bột%20mì,%20bột%20gạo%20hoặc%20tinh%20bột%20đậu%20xanh.%20Món%20ăn%20đa%20năng%20này%20có%20thể%20được%20chế%20biến%20với%20nhiều%20loại%20thịt%20và%20rau%20khác%20nhau%20hoặc%20ăn%20chay.
Chow mein là một món mì xào rất phổ biến trong ẩm thực Trung Quốc. Sợi mì được làm từ bột mì, bột gạo hoặc tinh bột đậu xanh. Món mì này có thể được chế biến với nhiều loại thịt và rau khác nhau hoặc ăn chay.
Phở%20là%20một%20món%20phở%20truyền%20thống,%20nổi%20tiếng%20ở%20Việt%20Nam.%20Phở%20ăn%20kèm%20với%20thịt%20bò,%20rau%20thơm%20và%20quan%20trọng%20nhất%20là%20phần%20nước%20dùng%20được%20nấu%20bằng%20xương%20bò%20mang%20lại%20hương%20vị%20đậm%20đà.
Phở là một món ăn truyền thống, nổi tiếng ở Việt Nam. Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng cùng với thịt bò hoặc thịt gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt... Phần nước dùng cho nồi phở thường là nước dùng trong được ninh từ xương bò.
Japchae%20là%20món%20miến%20xào%20nổi%20tiếng%20của%20Hàn%20Quốc.%20Nguyên%20liệu%20chính%20để%20làm%20món%20ăn%20này%20là%20miến%20và%20các%20loại%20rau%20theo%20mùa%20%28thường%20là%20cà%20rốt%20thái%20lát%20mỏng,%20hành%20tây,%20rau%20bina,%20và%20nấm%29%20và%20thịt%20%28thường%20là%20thịt%20bò%29.%20Người%20Triều%20Tiên%20dùng%20dầu%20mè%20%28dầu%20vừng%29%20để%20xào.%20Gia%20vị%20chính%20là%20xì%20dầu%20và%20ớt%20cùng%20hạt%20vừng.%20Japchae%20có%20thể%20ăn%20nóng%20hoặc%20nguội.
Japchae là món miến xào nổi tiếng của Hàn Quốc. Nguyên liệu chính để làm món ăn này là miến và các loại rau theo mùa (thường là cà rốt thái lát mỏng, hành tây, rau bina, và nấm) và thịt bò. Người Hàn Quốc dùng dầu mè (dầu vừng) để xào. Gia vị chính là xì dầu và ớt cùng hạt vừng. Japchae có thể ăn nóng hoặc nguội.
Laksa%20là%20một%20món%20mì%20nước%20của%20người%20Peranakan%20%28bộ%20phận%20nhỏ%20người%20Hoa%20định%20cư%20tại%20eo%20biển%20Malacca%29.%20Món%20ăn%20này%20gồm%20có%20các%20nguyên%20liệu%20vô%20cùng%20đa%20dạng%20như%20mì%20gạo,%20tôm,%20mực,%20chả%20cá,%20sò%20huyết%20và%20giá%20thái%20nhỏ.%20Đây%20là%20món%20mì%20rất%20phổ%20biến%20ở%20Malaysia,%20Singapore%20và%20Indonesia.
Laksa là một món mì nước cay của người Peranakan (bộ phận nhỏ người Hoa định cư tại eo biển Malacca). Món ăn này gồm có các nguyên liệu vô cùng đa dạng như mì gạo, tôm, mực, chả cá, sò huyết và giá thái nhỏ. Đây là món mì rất phổ biến ở Malaysia, Singapore và Indonesia.
Mì%20Saimin%20là%20món%20ăn%20đặc%20sản%20của%20Hawaii,%20với%20công%20thức%20chế%20biến%20pha%20trộn%20từ%20nhiều%20nền%20văn%20hóa%20trên%20thế%20giới%20như%20Nhật%20Bản,%20Trung%20Quốc,%20Philippines,%20Bồ%20Đào%20Nha%20và%20Polynesia.%20sợi%20Saimin%20thì%20dai%20và%20dày%20hơn%20được%20nấu%20trong%20phần%20nước%20dùng%20trong%20vắt,%20Khi%20thưởng%20thức%20mì%20sẽ%20được%20dùng%20kèm%20cải%20thìa,%20nấm,%20gừng%20và%20đương%20nhiên%20là%20không%20thể%20thiếu%20Spam%20–%20món%20thịt%20hộp%20đặc%20sản%20Hawaii.
Mì Saimin là món ăn đặc sản của Hawaii, với công thức chế biến pha trộn từ nhiều nền văn hóa trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Philippines, Bồ Đào Nha và Polynesia. Sợi Saimin dai và dày được nấu trong phần nước dùng trong vắt. Khi thưởng thức mì sẽ được dùng kèm cải thìa, nấm, gừng và đương nhiên là không thể thiếu Spam – món thịt hộp đặc sản Hawaii.
Filipino%20spaghetti%20Là%20một%20loại%20mì%20spaghetti%20được%20chế%20biến%20theo%20kiểu%20của%20người%20Philippines,%20món%20ăn%20này%20có%20vị%20ngọt%20lạ%20miệng%20với%20nước%20sốt%20được%20nước%20sốt%20làm%20từ%20cà%20chua,%20chuối%20hoặc%20sữa%20đặc.%20Đĩa%20mỳ%20còn%20được%20cho%20thêm%20xúc%20xích%20thái%20lát%20lên%20trên%20trông%20rất%20ngon%20mắt.
Filipino spaghetti là một loại mì spaghetti được chế biến theo kiểu của người Philippines, món ăn này có vị ngọt lạ miệng với nước sốt được làm từ cà chua, chuối hoặc sữa đặc. Đĩa mì còn được cho thêm xúc xích thái lát lên trên trông rất ngon mắt.
Kushari%20được%20coi%20là%20món%20ăn%20dân%20tộc%20của%20Ai%20Cập%20và%20cũng%20là%20món%20ăn%20khởi%20nguồn%20của%20nền%20văn%20hoá%20ăn%20chay.%20Nó%20bao%20gồm%20mì%20ống,%20gạo,%20đậu%20lăng,%20hành%20tây%20caramel,%20tỏi%20và%20đậu%20chickpeas.%20Ngày%20nay,%20Koshari%20được%20biến%20tấu%20thêm%20các%20nguyên%20liệu%20khác%20như%20cơm,%20đậu%20lăng,%20đậu%20xanh,%20caramel%20hành%20và%20nước%20sốt%20cà%20chua%20tỏi.%20
Kushari được coi là món ăn dân tộc của Ai Cập và cũng là món ăn khởi nguồn của nền văn hoá ăn chay. Nó bao gồm mì ống, gạo, đậu lăng, hành tây caramel, tỏi và đậu chickpeas. Ngày nay, Kushari được biến tấu thêm các nguyên liệu khác như cơm, đậu lăng, đậu xanh, caramel hành và nước sốt cà chua tỏi.
Verdes%20Tallarines%20là%20món%20mì%20đặc%20trưng%20của%20Peru.%20Nó%20còn%20được%20gọi%20là%20à%20mì%20xanh%20bởi%20phần%20nước%20sốt%20màu%20xanh%20đặc%20biệt%20ở%20phía%20trên.%20Nó%20sử%20dụng%20mì%20spaghetti,%20fettuccine,%20hoặc%20linguine,%20rưới%20lên%20trên%20là%20sốt%20rau%20bina%20cùng%20với%20sữa%20tạo%20nên%20độ%20béo%20ngậy.
Verdes Tallarines là món mì đặc trưng của Peru. Nó còn được gọi là "mì xanh" bởi phần nước sốt màu xanh đặc biệt ở phía trên. Verder Tallarines sử dụng mì spaghetti, fettuccine, hoặc linguine, rưới lên trên là sốt rau bina cùng với sữa tạo nên độ béo ngậy.
Thu Vân
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22314
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Jul/2023 lúc 8:18am

Tô Cháo Huyết

Cuối%20tuần%20mẹ%20trổ%20tài%20nấu%20cháo%20huyết%20thơm%20ngon,%20chồng%20con%20múc%20lia%20lịa


Xe cháo huyết của bà xẩm đó nằm trên vỉa hè phía đối diện với rạp hát Casino Đakao, gần trụ đèn xanh đèn đỏ. Thành ra khi đi về hướng Gia Định, gặp đèn đỏ, ngừng xe lại là thấy nó ngay ở bên tay mặt.
Hồi mới “giải phóng”, còn chút đỉnh tiền, chiều đi làm về tôi hay tấp vô đó “làm” một tô cháo huyết có kèm theo một dĩa giò-cháo-quẩy cắt khoanh. Không biết có phải tại vì buổi trưa ăn không đủ no thành ra chiều nghe đói sớm hay sao, mà lúc nào tôi cũng thấy cháo huyết của bà xẩm đó thật là ngon ! Cháo nấu nhừ, huyết cắt vuông thành từng miếng vừa vặn nhỏ để được nằm gọn trong lòng cái muỗng sành. Múc một muỗng vừa có cháo vừa có huyết đưa lên môi thổi cho bớt nóng trước khi cho vào miệng, mà nghe thơm phức làm chảy nước miếng. Còn giò-cháo-quẩy cho vào cháo, dù đã được cắt khoanh, nhưng vẫn giử nguyên cái giòn của nó. Cái “béo” của giò-cháo-quẩy làm cho cái “bùi” của cháo càng thêm đậm đà, và cái “giòn” của giò-cháo-quẩy thì thật “ăn rơ” với cái mềm mềm cứng cứng của huyết. Ngon không chê được !
Bà xẩm gọi tôi bằng “thầy Hai”. Sau giải phóng, từ ngữ cũng đã được đổi thay – cho nó hạp với... tác phong cách mạng – không còn gọi “ông A, bà B” gì nữa. Không còn xưng hô “thầy X, cô Y” gì nữa. Mọi giai tầng xã hội đều được xóa bỏ, mọi chênh lệch tuổi tác hầu như được sang bằng. Trong... “xã giao thường thức”, để gọi nhau, người ta chỉ còn dùng có hai từ “anh” và “chị”, vừa ngắn gọn lại vừa... bình đẳng nữa ! Thành ra thấy được xử dụng rất thoải mái và... xả láng ! (Một hôm, một thằng bé cỡ tuổi cháu tôi đã gọi tôi bằng “anh”... ngon lành ! Có lẽ trong lòng nó cũng khoái được trịch thượng như vậy. Bởi vì nó biết “thằng chả không làm gì mình được” ! Đổi đời... sướng ở chỗ đó !).
Vậy mà bà xẩm vẫn gọi tôi bằng “thầy Hai”, thản nhiên không ngượng nghịu gì hết ! Có lẽ tại thói quen. Cũng như tôi vẫn gọi bả bằng “thím xẩm” chớ không là... “chị xẩm” với tiếng “chị” rất... thời trang từ ngữ !
Mặc dù bây giờ người ta hay nghi ngờ, dè dặt, bà xẩm, đối với tôi, vẫn nói chuyện một cách thật tình cởi mở:
- Tôi nhớ hồi trước thím đâu có cái xe cháo huyết này.
- Thầy Hai nói đúng đó. Hồi trước là cái tiệm. Nó nằm sau lưng tôi nè. Hồi đó buôn bán khá lắm, thầy Hai à. Tiệm có bốn năm cái bàn lận.
- Tôi biết mà. Hồi đó, lâu lâu tôi có chở vợ con lại đây ăn. Tôi ở bên Gia Định, gần xịt hè.
- Ủa ! Mà hồi đó thầy làm việc ở đâu vậy ?
- Tôi làm trong ngân hàng ở Chợ Cũ. Lái xe đi về trên đường này nên mới biết tiệm của thím đó chớ.
- Giải phóng rồi thầy cũng còn làm việc ở sở cũ hả ?
- Đâu có ! Mấy ổng đổi tôi xuống làm việc ở nhà máy ve chai Khánh Hội.
- Cha... Xa quá há ! Đạp xe chắc mệt hả thầy Hai ? Bây giờ ai cũng đi xe đạp hết trọi.
- Rồi cũng quen hà. Ủa ? Mà tại sao thím dẹp tiệm đi ?
- Thời buổi khó khăn mà thầy Hai. Giữ chi cái tiệm cho họ để ý. Làm ăn nhỏ nhỏ thôi. Như thiên hạ vậy mà.
- Rồi mấy đứa con thím đâu ? Tôi nhớ hồi đó trong tiệm có mấy đứa...
- Đi hết rồi. Đi trước giải phóng.
- Sao thím không đi ?
- Thầy Hai nghĩ coi. Tôi già rồi. Không biết tiếng, không biết chữ.Đi đâu ? Còn mồ mả chồng tôi, mồ mả ông già bà già ở đây mà đi đâu ? Còn thầy ? Sao thầy không đi ?
- Tôi kẹt !
Lâu lâu ăn cháo huyết của bà xẩm được một thời gian thì Nhà Nước đổi tiền. Tôi... trở tay không kịp. Vậy là kẹt cứng. Có khi cả tháng không dư được một đồng. Lấy gì ăn cháo huyết ?
Để tránh... thấy hàng cháo huyết, mới đầu tôi thay đổi lộ trình. Tôi đi ngã cầu sắt, vòng qua chợ Bà Chiểu, xa hơn, hôi hơn (vì đi ngang chợ) và mệt hơn. Được mấy tuần, tôi bỗng nảy ra một sáng kiến (Nhà Nước đã chẳng dạy: “Ta phải luôn luôn phát huy sáng kiến” à ?).
Đó là vẫn đạp xe theo lộ trình cũ. Nhưng khi đến cách đèn xanh đèn đỏ độ vài chục thước, tôi rà thắng, mắt nhìn đèn ở đằng xa. Nếu là đèn đỏ, tôi bóp thắng ngừng ngay, đợi. Nếu là đèn xanh, tôi cắm đầu phóng nhanh đi tuốt. Thật là... thích thú.
Tôi phục... tôi quá chừng !
Chiều hôm đó, đi làm về, mặc dù bụng đói meo, tôi vẫn áp dụng sáng kiến “canh đèn để vọt” kể trên. Nhưng không hiểu sao đèn đang xanh bỗng bật đỏ ngang không qua đèn vàng, khi tôi chỉ còn cách nó có vài thước. Nếu tôi... nhắm mắt chạy luôn, chắc cũng không sao. Đằng này, bản năng của một người công dân tốt trong tôi... bóp thắng. Xe đạp lết bánh một khúc rồi ngừng ngay trước xe cháo huyết !
Tôi chống chân chờ, mắt nhìn đèn đâm đâm. Bỗng tôi nghe tiếng bà xẩm, giọng niềm nỡ :
- Thầy Hai ! Thầy Hai à ! Trời ơi sao đâu mất vậy ? Vô ăn cháo đi !
Tôi làm bộ giật mình rồi nhìn về phía bả, mỉm cười cho... lấy có:
- Thím mạnh hả ?
Giọng của bà xẩm trở nên ân cần:
- Vô ăn cháo đi thầy Hai. Lâu quá mà...
- Tôi không có tiền ! (Tôi đã nói như vậy – dám nói như vậy – một cách thẳng thừng và không chút ngượng nghịu !).
- Không có sao ! Vô ăn đi ! Chừng nào trả cũng được. Mình quen mà... Thầy Hai !
Tôi lại nhìn đèn đỏ. Sao nó không xanh cho rồi, để tôi có cớ mà hối hả đạp đi, tránh được cái mùi thơm hấp dẫn của cháo huyết và tránh được lời mời rất thân tình của bà xẩm. Đèn vẫn đỏ ! Như... cố tình đỏ lâu để tôi có thời gian “đấu tranh tư tưởng”: một bên là “cái đói”, kéo thêm “cái thèm”, còn một bên là “cái xấu hổ” của một người chưa quen ăn chịu.
Tiếng bà xẩm vang lên:
- Thầy Hai đừng ngại mà... Vô ăn đi rồi mai mốt trả. Không có sao !
Lần này, “cái đói” cộng thêm “cái thèm” đã thắng. Tôi nuốt nước miếng bước xuống xe đạp thì đèn bật xanh. Nhưng trễ rồi. Thằng người hạ cấp trong tôi không còn đếm xỉa gì đến đèn xanh đèn đỏ. Nó chỉ còn thấy có tô cháo huyết ! Nó dẫn xe đạp lên lề khóa xe cẩn thận rồi nó bước lại ngồi lên ghế đẩu trước mặt bà xẩm. Nó còn mỉm cười chào bả một cách rất tự nhiên, không có vẻ gì của một người sắp sửa ăn chịu. Bà xẩm hỏi:
- Sao lâu quá không thấy thầy Hai vậy ?
Nó trả lời... gọn ơ:
- Tôi mắc về dưới tỉnh.
- Bà con ở dưới cũng mạnh hết hả ?
- Dạ, mạnh.
Bà xẩm múc cháo, rắc tiêu, rồi đẩy tô cháo đến trước mặt nó:
- Thầy Hai cứ ăn đi. Chừng nào có tiền trả cũng được, đừng lo !
Nó nuốt nước miếng, cầm muỗng múc cháo lên đổ cháo xuống cho mau nguội mà mắt sáng rỡ, mũi hít từng hơi mùi thơm mời mọc.
Giọng bà xẩm ôn tồn:
- Thời buổi bây giờ, đâu phải ai cũng còn tiền đâu thầy Hai. Hồi trước, làm ăn dễ, có đồng ra đồng vô. Bây giờ, càng ngày càng khó khăn, ai cũng chăm bẵm hết.
Ngừng một chút rồi tiếp:
- Chỗ quen biết, tôi nói thiệt. Thầy Hai cứ tới ăn tự nhiên, đừng ngại. Chừng nào thầy Hai trả cũng được hết. Mình với nhau mà... Phải thông cảm với nhau chớ ! Thầy Hai hiểu tôi không ?
Đến đây, bỗng thằng người hạ cấp trong tôi biến đâu mất ! Để lại tôi ngượng nghịu cúi đầu nhìn tô cháo, chỉ nói lí-nhí được có mấy tiếng “Cám ơn thím. Dạ...”, rồi nín thinh. Tô cháo trước mắt tôi bỗng như to hơn, đầy hơn, đậm đà hơn... Bởi vì tôi thấy nó phải như vậy mới tương xứng với lòng tốt của bà xẩm. Và lần này, tôi có cảm tưởng như tôi ăn tô cháo đó chẳng bao giờ cho hết !
Tôi cúi đầu húp được vài muỗng thì bà xẩm đẩy tới một dĩa giò-cháo-quẩy. Tôi vội xua tay:
- Không ! Không ! Tôi không ăn giò-cháo-quẩy đâu thím !
- Không phải đâu. Đây là tôi cho thầy Hai mà ! Không tính tiền !
Tôi ngước lên nhìn bà xẩm, dò xét. Bả nhìn tôi, hiền hòa, gật đầu nhè nhẹ như để nói “Thiệt mà ! Ăn đi !”. Miếng cháo tôi đang nuốt bỗng nghe như bị nghẹn ngang ở cổ họng, làm tôi ứa nước mắt... Tôi không dám nhìn bà xẩm nữa. Tôi nhìn tôi đang cúi đầu húp từng muỗng cháo, trịnh trọng như trong đời tôi lần đầu tiên tôi được ăn món này, món cháo huyết đậm tình người của bà xẩm Đakao...
~ Tiểu Tử ~


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Jul/2023 lúc 9:59am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22314
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Jul/2023 lúc 9:58am
GIÒ CHÁO QUẨY ( Du tạc quỷ 油炸鬼 ) MÓN ĂN ƯA THÍCH CỦA NGƯỜI SÀI GÒN


Ý%20nghĩa%20của%20chiếc%20bánh%20giò%20cháo%20quầy%20–%20Gia%20đình%20NazarethBÁNH%20GIÒ%20CHÁO%20QUẨY%20MỀM%20RUỘT%20VÀ%20GIÒN%20|%20CRISPY%20CHINESE%20FRIED%20DOUGH%20STICKS%20|%20%20VLOG%2054%20-%20YouTube


Dân Sè Goòng tụi mình ít nhiều gì cũng đã một lần “xực phàn” tô cháo huyết. Ui chao là nóng, ui chao là ngon, thêm một chút ớt là quên hết đất trời.

Cháo huyết xuất phát là món ăn của người Hoa. Cháo nấu với xương , thịt heo, huyết và đặc biệt được ăn kèm với giò cháo quẩy. Nhờ món giò cháo quẩy này mà cháo huyết thêm bội phần thơm ngon

Giò cháo quẩy hay dầu cháo quẩy xuất phát từ Quảng Đông, Trung Quốc , là một món ăn sáng phổ biến ở Châu Á như Singapore, Thái Lan, Lào Myanmar, Hongkong, Đài Loan…được người dân ưa chuộng

Bột mì được nhào và nặn thành hai thanh dài hơn một gang tay rồi ép dính vào nhau ,xong chiên trong một chảo dầu .
Giò Cháo Quẩy ăn bùi, lạt , giòn và ngon miệng . Có thể ăn riêng hoặc ăn với phở, bún, miến, mì, cháo...hoặc với sữa đậu nành

Du tạc quỷ (油炸鬼 (Yau ja gwai, phiên âm Hán Việt ) có nghĩa là quỷ sứ bị chiên bằng dầu. Theo truyền thuyết Trung Quốc vào thời Tống , bắt nguồn từ câu chuyện Nhạc Phi, nhà quân sự nổi tiếng trong lịch sử quân sự Trung Quốc (1103 – 1142), bị hai vợ chồng bán nước Tần Cối và Vương thị gièm pha , hãm hại, nhằm dâng nước Tống cho nước Kim .

Căm ghét điều này, người dân Trung Quốc làm một món ăn gồm hai viên bột dài giống hình người được chiên kỹ trong dầu, tượng trưng cho hình tượng vợ chồng Tần Cối là hai quỷ sứ bị chiên trong vạc dầu ở địa ngục.
Mọi chuyện oan ức của Nhạc Phi đã được sáng tỏ vào đời Lý Minh Tông . Hài cốt Nhạc Phi được mang về chôn và lập miếu thờ tại Hàng Châu,

Trong khuôn viên miếu Nhạc Phi, có hai pho tượng bằng gang đúc theo hình vợ chồng Tần Cối được đặt quỳ tạ lỗi trước mộ

Mặc dù được xem là di tích lịch sử và cấm người dân xâm phạm , phá hoại nhưng người dân Trung Quốc không thể nào quên tội lỗi của vợ chồng Tần Cối gây ra , nên khi viếng mộ Nhạc Phi, người dân Trung Quốc vẫn cầm dùi đập vào đầu hoặc nhổ nước bọt vào hai pho tượng này cho thỏa lòng căm ghét.

Bài học “GIÒ CHÁO QUẨY” là lời cảnh tỉnh sắc bén cho những kẻ bán nước hại dân

Trang Văn Chương VN FB




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Jul/2023 lúc 10:06am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22314
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Aug/2023 lúc 2:03pm

Bỗng nghe thèm rau đắng nấu canh

 BM

Tôi nhớ nhiều thứ, nhiều thứ lắm mà không sao kể xiết.


Tôi nhớ những ngày cùng lũ nhóc choai choai kéo bầy kéo nhóm tắm mưa la hét inh ỏi cả một góc làng; nhớ những buổi chăn trâu trên đồng chia quân đánh nhau, diệt địch; nhớ những buổi đốt đồng khói bay nghi ngút cay xè khóe mắt và đặc biệt hơn tôi nhớ đến những bữa cơm gia đình quây quần giữa buổi trưa hè nắng oi ả như đổ lửa hay những ngày mưa tầm tã, rả rích với các món ăn bình dị, đơn giản.


Đó có thể là vài lát cá kho tộ, một ít cà muối xổi, chút tương bần và một tô canh rau đắng nhưng sao lại ấm cúng và ngon đến lạ lùng.


BM


Có lẽ rằng những bữa cơm mộc mạc với các món ăn dân dã, ngọt lành của đồng quê ấy đã nuôi tôi khôn lớn và ăn sâu vào máu thịt tôi để rồi khi xa quê tôi lại thèm, lại nhớ. Phải chăng đó là tình yêu quê hương, xứ sở bởi tôi nhớ có một nhà văn từng nói: Tình yêu đất nước là sự thương nhớ, thèm thuồng món ăn mà cha mẹ cho mình ăn lúc mình nhỏ tuổi.


Và chắc cũng giống như tôi và nhiều người khác mà nhạc sĩ Bắc Sơn khi rời xa nơi chôn rau cắt rốn của mình cũng đã nhớ đến những món ăn quê nhà để rồi viết nên những lời ca, tiếng hát nổi tiếng đi sâu vào lòng người, hồn người, lòng dân tộc như một điều bình thường nhất, giản dị nhất:


Ai cách xa cội nguồn, ngồi một mình nhớ lũy tre xanh, dạo quanh khung trời kỷ niệm, chợt thèm rau đắng nấu canh (Còn thương rau đắng mọc sau hè).


Cũng có thể thuở trước dân quê mình còn nghèo, chợ búa xa xôi, đi lại khó khăn cộng với chuyện tìm kiếm nguyên liệu cho một bữa ăn lót lòng rất vất vả cho nên họ đã tận dụng triệt để những gì có sẵn ở quanh nhà, quanh vườn.


Hẳn vì thế mà loài rau đắng vốn “mọc sau hè” được chọn đưa vào trong bữa cơm thường nhật như một điều tất nhiên bên cạnh đọt lang, cọng rau muống, rau càng cua, rau nhút, rau má… và dần dà cái vị đắng của loài rau ấy trở nên ngọt ngào thấm vào miền ký ức của biết bao người.


Chỉ cần nghe câu hát ru con da diết của bà và mẹ thường ngày ở quê tôi (và có thể ở nhiều nơi khác) là biết ngay nguyên liệu chính của món canh rau đắng:


- À ơi… Canh rau đắng, cá rô đồng; Nồi cơm mẹ nấu thơm nồng ban trưa.


BM


Vâng, ở quê tôi, canh rau đắng phổ biến nhất là thường nấu với cá rô đồng, có chỗ nấu với cá lóc, cá trê (Rau đắng nấu với cá trê; Ai đi lục tỉnh thì mê không về), không thì nấu với một ít tôm, tép vừa mới bắt ở dưới rạch, dưới đìa, dưới mương, khá hơn một tí thì nấu chung với thịt heo bằm.


Đối với rau đắng, người xưa đã dựa vào vị đăng đắng của nó mà gọi tên và thường thường nhiều người không biết chúng có hai loại là rau đắng biển và rau đắng đất.


Đối với rau đắng biển (còn gọi là rau đắng đồng) rất dễ tìm. Ban đầu thoạt nghe cái tên rau đắng biển ta cứ tưởng rằng loài rau này mọc ở vùng biển nhưng thực ra nó chỉ mọc ở vùng đồng ruộng, chỗ trũng, thấp ẩm chứ không thể mọc ở vùng biển được bởi vị mặn của muối.


BM


Rau đắng biển có vị hơi đắng, thân tròn lẳn, thon nhỏ, lá xanh tròn dẹt và mọng nước. Vào mùa mưa, cọng rau trổ giò lớn nhanh thư thổi và mọc thành đám như rau muống với màu xanh tươi nhìn mát mắt, chỉ cần cầm dao hay lưỡi liềm cắt một loáng là có cả thúng đem ra chợ bán.


BM


Rau đắng đất nếu xét về nhan sắc thì khiêm tốn hơn rau đắng biển, mộc mạc như chính tên gọi của nó vậy. Rau đắng đất khó mọc và có vị đắng hơn rất nhiều so với rau đắng biển. Rau đắng đất chỉ thấy mọc ở sau hè, hay bên những bờ mương, liếp vườn quanh nhà, quanh các gốc cây và dưới chân những gốc rạ khi lúa mùa một vụ mới vừa gặt xong.


Những hạt rau đắng đất đã ngủ quên từ mùa nước để chờ khi chân ruộng chớm khô là chợt bừng tỉnh giấc, nẩy mầm vươn lên từ lòng đất. Rau đắng đất mọc thành bụi riêng lẻ chứ không mọc thành đám như rau đắng biển, thân của nó cũng mảnh mai, lá mỏng tròn tròn như móng tay út với màu xanh pha sắc tím khi tiếp xúc với ánh mặt trời.


Chỉ khi nào mọc ẩn trong vườn hay ẩn dưới các gốc rạ thì mới có màu xanh nhợt nhạt.


Rau đắng đất thỉnh thoảng mới thấy có bán ngoài chợ và giá của nó cũng mắc hơn so với rau đắng biển cũng như một số loại rau khác như rau cải, rau muống…


BM


Rau đắng đất ngoài tác dụng đơn thuần của một loại rau, nó còn là một trong những vị thuốc Nam có tác dụng hạ hỏa, giải nhiệt, an thần, làm cho sáng mắt, phụ nữ ăn vào da dẻ mịn màng.


Từ cách chọn rau cho đến cách chế biến thành món ăn tuy đơn giản nhưng cũng cần một chút điệu nghệ nếu không nói là cầu kỳ.


Phải tùy vào từng mùa mà chọn loại rau nào để nấu với từng nguyên liệu và cách ăn như thế nào mới đúng cũng đủ chứng minh hùng hồn rằng “nghề ăn cũng lắm công phu” và người Việt Nam quả là những người sành điệu trong nghệ thuật ẩm thực.


Như đã nói, khi chọn hái rau đắng biển cách tốt nhất là ta nên hái vào đầu mùa mưa. Những ngọn rau non xanh, căng mọng mơn mởn đua nhau mọc, lúc ấy tha hồ mà cắt, nếu kỹ hơn thì ta cứ vạch tìm trong đám cỏ tìm ngắt từng cọng rau một, những cọng rau này thường to và chất lượng hơn.


BM


Còn đối với rau đắng đất, ta nên nhổ cả gốc lẫn ngọn. Cũng như những đọt rau đắng biển được bới tìm trong đám cỏ dại, những cọng rau đắng đất được lấy từ gốc rơm rạ ủ mới là thứ “thượng phẩm” mà bất kỳ những tay sành ăn nào cũng đều biết.


Tuyệt chiêu của rau đắng là khi nấu canh với các loại cá đồng và nấu cháo tống. Ngoài ra nó còn dùng để luộc chấm với mắm kho hay là loại rau chủ đạo của món lẩu. Rau đắng sau khi hái về được rửa cho thật sạch, để ráo.


Trong lúc rửa rau phải chú ý thật nhẹ tay, phải “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”, tránh để bị rau dập nát vì khi ấy rau sẽ trở nên quá đắng và mất ngon.


Cá rô phải là loại cá rô mề, con nào con nấy nhìn cứ phây phây béo tốt. Cá được móc ruột và đánh vảy thật sạch rồi cho vào luộc sơ hay hấp cũng được.


Khi thấy cá vừa chín tới thì vớt ra, sau đó nhẹ tay gỡ toàn bộ phần thịt để riêng, phần xương cho vào cối giã nát, chắt lấy nước. Xong đâu đấy, phi hành cho thật thơm rồi nhẹ nhàng cho phần thịt cá vào xào xơ, tiếp theo cho toàn bộ phần nước chắt từ xương cá và nước luộc (hấp) cá vào đun sôi, nhớ hớt bỏ phần bọt nổi bên mép nồi, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.


BM


Cuối cùng, khi nước đã thật sôi thì cho rau đắng vào và nhắc ra, thêm chút tiêu và hành lá. Khi ăn, ta lâng lâng với cái đăng đắng của rau, cái ngọt ngọt, beo béo của thịt và xương cá, cái thơm thơm của hành và tiêu.


Trong cái nắng oi nồng của ngày hè cùng gia đình quây quần giữa mâm cơm giản dị mà vừa ăn vừa xuýt xoa, hít hà, mồ hôi mẹ, mồ hôi con vã ra như tắm bởi dĩa cá kho tộ cay nồng, tô canh rau đắng nóng hôi hổi… thì thật là sung sướng hay ngồi ăn trong cái mênh mang của đất trời khi mưa, ta lại cảm thấy ấm lòng, thú vị.


Bởi thế mà thi sĩ Nguyệt Lãng từng có những nỗi nhớ quê, nhớ loài rau đồng nội khó quên trong tâm thức của mình:


BM

BM

https://www.youtube.com/watch?v=G2jLO7pSK6M&ab_channel=T%C3%ACnhProductions



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22314
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Aug/2023 lúc 2:55pm

Món Ngon Dọc Đất Nước Việt Nam
Cách%20nấu%20bánh%20canh%20Trảng%20Bàng%20Tây%20Ninh%20chuẩn%20vị%20thơm%20ngon

Bánh canh Trảng Bàng- Tây Ninh: Bột bánh canh được làm từ loại gạo ngon, ngâm kỹ qua một đêm để gạo đủ độ mềm, sau đó đem xay nhuyễn và lọc lấy tinh bột, đem hấp chín để tạo thành những sợi bánh canh vừa mềm, vừa dẻo lại trắng muốt.

Top%205%20địa%20chỉ%20ăn%20bánh%20cống%20chuẩn%20vị%20miền%20tây%20tại%20Sài%20Gòn

Bánh cóng là một món ăn ở tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam, là đặc sản của người Khmer Nam bộ. Bánh không quá lớn cũng không quá nhỏ, trên mặt bánh, một con tôm nằm khoanh tròn trông rất hấp dẫn. Bánh là hỗn hợp của thịt heo băm nhuyễn trộn với củ sắn và đậu xanh nguyên hột… Mọi thứ hoà quyện nhau tạo nên hương vị đặc trưng cho bánh cống Sóc Trăng.

Chả%20Giò%20Tôm%20Thịt%20-%20Cách%20làm%20Chả%20giò%20chiên%20vàng%20giòn%20không%20ngấy%20dầu%20để%20lâu%20%20vẫn%20giòn%20-%20Nem%20rán%20Hà%20Tĩnh%20-%20YouTube

Chả giò Sài Gòn, một cách làm mới lạ khác hẳn với chả nem của miền Bắc. Chả giò Sài Gòn được làm chủ yếu từ thịt cá lóc kết hợp với một chút thịt nạc băm trứng và thịt tôm.

Mách%20bạn%20hơn%2038%20cách%20cuốn%20gỏi%20cuốn%20hay%20nhất%20-%20POPPY

Gỏi cuốn, một món ăn phổ biến ở Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ với độ thơm ngon, bổ dưỡng, bắt mắt, đã được Tổ chức kỷ lục châu Á xác lập danh hiệu "Thức ăn mang giá trị ẩm thực của khu vực". Gỏi cuốn bao gồm nhiều thành phần: bánh tráng dẻo, tôm sú hoặc tôm đất, thịt ba chỉ, gia vị (tỏi, muối, đường), bún tươi, giá sống, xà lách, rau thơm, hẹ lá. Bánh tráng là nguyên liệu chính không thể thiếu.

Cách%20làm%20lẩu%20vịt%20nấu%20chao%20thơm%20lừng%20hấp%20dẫn%20tại%20nhà

Vịt nấu chao là một món ăn đặc trưng của Nam Bộ, nhưng không đâu có nhiều và ngon như ở Cần Thơ. Món ăn này không phải là 'cao lương mỹ vị' gì nhưng nó rất 'khoái khẩu' với mọi lớp người.

Cách%20Làm%20Món%20Bánh%20khọt%20tôm%20thịt%20của%20Phan%20Bao%20Van%20-%20Cookpad

Bánh khọt- Bà Rịa - Vũng Tàu: Bánh khọt là loại bánh Việt Nam làm từ bột gạo, có nhân tôm, được rán và ăn kèm với rau sống, ớt tươi, chấm nước sốt mắm tôm

Bánh%20tằm%20bì%20Cần%20Thơ:%20TOP%208+%20địa%20chỉ%20NGON%20nhất%20nhì%20xứ%20Tây%20Đô


Bánh tằm bì - Bạc Liêu: Bánh tằm bì là món ăn dân dã được nhiều người ưa thích tại miền Tây Nam bộ. Sợi bánh màu trắng đục, bì giòn mềm, nước cốt dừa béo nhưng không ngấy. Tất hòa quyện vào nhau làm cho món ăn dân dã này trở nên hấp dẫn.

Tasty%20banh%20beo%20bi%20of%20Binh%20Duong%20known%20far%20and%20wide

Bánh bèo bì- Bình Dương: Cũng được làm từ bột gạo, nhưng lại kết hợp với bì, các loại rau... món bánh bèo nổi tiếng của người dân Bình Dương có nét riêng biệt.

Lẩu%20mắm%20U%20Minh%20–%20Đậm%20đà%20hương%20vị%20Tết%20-%20VOV%20Du%20lịch%20-%20Trang%20tin%20tức%20của%20%20Truyền%20hình%20VOVTV

Lẩu mắm U Minh- Cà Mau: Lẩu mắm, "bản giao hưởng ẩm thực" với hương vị đậm đà chế biến từ cà tím, thịt ba rọi, cá hú, cá lóc, mực, tôm, chả cá và các loại rau xanh.

Cách%20Nấu%20Hủ%20Tiếu%20Mỹ%20Tho%20Đúng%20Điệu

Hủ tiếu Mỹ Tho là loại hủ tiếu do người Mỹ Tho chế biến, nguyên liệu chính là hủ tiếu khô, nước dùng chính là thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng xương tủy heo. Sau đó nhúng sơ mì với nước dùng và cho các nguyên liệu phụ vào như giá, hẹ, thịt bằm cùng lòng heo vào. Hủ tiếu Mỹ Tho có thể được bán dạo bình dân, gọi là Hủ tiếu gõ.








Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 03/Aug/2023 lúc 2:58pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22314
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Aug/2023 lúc 11:52am
Mì dzịt tiềm saigon xưa

Quán%20mì%20vịt%20tiềm%20Hải%20Ký%20Mì%20Gia%20trên%20đường%20Nguyễn%20Trãi%20%28Q.5%29.%20-%20Picture%20of%20%20Hai%20Ky%20Mi%20Gia,%20Ho%20Chi%20Minh%20City%20-%20Tripadvisor

Anh Hào một người Hoa gốc Quảng Đông, truyền nhân tiệm mì vịt tiềm Hải Ký cho rằng : “ở bên Tàu không có món này”.



Thật thú vị khi "truy tìm" nguồn gốc món mì vịt tiềm, vì tôi cứ ngỡ đó là món của người Hoa mang tới Sài Gòn .

Anh Hào nói : ông ngoại anh có tiệm bán mì vịt tiềm Hải Ký rất nổi tiếng ở La Cai (đường Nguyễn Tri Phương).

Theo hồi ức của một người Sài Gòn sống trước năm 1975, ở khu vực này, thì "vùng Chợ Lớn nổi tiếng hơn cả là tiệm mì ở đường Lacaze, mà người Việt hay gọi trại là La Cai, tức đường Nguyễn Tri Phương sau này".
Mì%20vịt%20tiềm%20Hải%20Ký%20-%20Nguyễn%20Trãi%20quận%205%20-%20YouTube

Khu La Cai có mì vịt tiềm hầm thuốc bắc, một trong những món "tủ" của người Hoa.”

Anh Hào kể, theo lời ông ngoại anh thì người đàn ông đầu tiên bán mì vịt ở Sài Gòn là một người Hoa đến từ Hải Phòng, còn ông ngoại anh bán sau người đàn ông này.

Sau năm 1975 Tiệm mì vịt tiềm Hải Ký chuyển về đầu một con hẻm ở đường Nguyễn Trãi (gần với địa chỉ chính thức bây giờ).

Lúc đó gia đình anh định chuyển ra nước ngoài sinh sống nên dừng bán, nhưng rồi sau đó lại quyết định không đi.

Quay lại chỗ bán cũ thì người khác đã mở tiệm mì vịt tương tự. Vì vậy cuối cùng quán chuyển về địa chỉ 349 Nguyễn Trãi như bây giờ.

Quán rất đắt khách nên chẳng bao lâu mẹ anh Hào là bà Phùng Nữ (người kế nghiệp ông ngoại anh Hào ) đã mua thêm được căn nhà 351 kế bên để mở rộng tiệm mì.

Anh Hào cho biết ở Sài Gòn có nhiều tiệm mì mang tên Hải Ký, thậm chí bên Mỹ cũng có, nhưng gia đình anh thì chỉ có một tiệm duy nhất ở địa chỉ 349 - 351 Nguyễn Trãi này, bán món vịt tiềm do ông ngoại anh truyền lại với hương vị và cách làm từ hồi tiệm còn ở La Cai.

Anh kể, có những vị khách rất đặc biệt rời quê hương nhiều năm, khi trở về phải tìm bằng được tiệm mì La Cai ngày xưa !.....để ăn cho “đã thèm”.

Mặc dù cũng là món tiềm nhưng vị của vịt tiềm khác xa món gà tiềm thuốc Bắc.

Anh Hào nói, có 4- 5 vị thuốc Bắc trong nước dùng của mì vịt, có một vị anh chỉ biết được tên tiếng Hoa phát âm là "ba-coong", có đỗ trọng, trần bì (vỏ quýt), hoa hồi…

Vịt chiên sơ rồi được tiềm trong nồi nước lèo là xương hầm và các vị thuốc Bắc này cho đến khi chín mềm. Sau này, nhiều thực khách lại muốn ăn mỳ vịt chiên giòn nên quán cũng dành một phần vịt tiềm sơ rồi chiên vàng chiều lòng thực khách.

Điều khác biệt nữa của mì vịt Hải Ký là cách làm sợi mì. Tiệm tự làm sợi mì với nguyên liệu là bột mì Nhật Bản, mua hai loại trộn với nhau để tạo ra độ dai, độ giòn, trộn trứng gà và trứng vịt để cho ra sợi mì đặc biệt không giống như mì sản xuất hàng loạt ở chợ (vốn cho nhiều nước tro để sợi mì dai, không có lợi cho sức khỏe).

Ăn mì vịt của Hải Ký thấy mọi thứ đều hài hòa, hương thơm mà không nồng, thịt vịt chín mềm, thoảng mùi thuốc Bắc.

Mì vịt tiềm là một món rất đặc trưng ở Sài Gòn mà không nơi nào có được

. Thật lạ là món này lại ít “di cư” ra nhiều thành phố khác như trường hợp của bún bò Huế hay phở Hà Nội.

Có lẽ chỉ người Sài Gòn mới thích mì vịt tiềm.

Cũng không quá lời khi cho rằng: ăn mì vịt tiềm ở Sài Gòn là ngon nhất !

Theo Hải Ký Mì Gia





Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 08/Aug/2023 lúc 11:55am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22314
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Aug/2023 lúc 3:08pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22314
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Aug/2023 lúc 9:43am
Nồi Canh Chua Cá Rô Đồng, Bông Điên Điển

Bật%20Mí%20Top%2010+%20cách%20nấu%20canh%20cá%20rô%20đồng%20%5bNgon%20Nhất%5d%20-%20Cosy


Chiều nay em đi câu cá về cho má nấu canh chua...", canh chua cá có gì lạ mà biết bao nhà văn đã không ít nhứt một lần nhắc đến?!

Ba nhìn má qua ánh đèn chong leo lét, hồi lâu ba nói: tiền bán tôm mót hổm rày được bao nhiêu bà, sớm mai này bà ra chợ huyện lựa mua một ít cá rô mề, mốt là thằng Út về phép, nấu cho con nó nồi canh chua cá rô bông so đũa, tội nó... (Gió mùa thao thức - Tư, Cà Mau)

Bữa cơm tối ở cồn cát của cô giáo Mận có cá ngát nấu canh chua bần, tép bạc đất rang muối ớt. Nấu một món ăn luôn làm Ân rạo rực: cá sạo nấu với bắp chuối ngự rất ngon. (Sông - Tư)

Những loại cá nước lên, ngọt lành, dậy mỡ trở nên đậm đà hơn khi nấu canh chua với bông điên điển. Điên điển nồng nàn là hẳn nhiên nhưng nó chỉ nồng nàn khi được thả vào nồi canh đang bốc khói khi bếp vừa tắt lửa. Nước nguội quá hoặc nóng quá, mùi hương đặc trưng khó dậy lên mạnh nhất. Hẳn nhiên, canh chua điên điển không thể thiếu nước mắm cá linh, vài lá ngò gai, lá quế, ngò om, tần dày lá.

Tất cả hãy xắt nhuyễn, hãy thả thẳng vào, trộn trong nước canh đang nóng. Dòng nhựa thơm lừng của những loại rau vừa tứa ra khỏi lá nhanh chóng hòa vào nước canh chua nóng, hòa với vị nước mắm cá linh, với hương đồng bông điển điển… Những dòng hương đậm đặc nhẹ nhàng đó theo làn hơi nước nóng bốc lên cao, lượn trong không khí... Mùi canh chua đồng quê nó kỳ lạ như vậy. Người trong bếp chẳng nghe gì, người ngoài ngõ đã tường. (Nhà văn Võ Diệu Thanh, An Giang)

Nhớ tô canh chua cá rô bông điên điển ở Đồng Tháp Mười, con cá rô mề mùa nước nổi dai thịt, ngọt ngay, bông điên điển nấu chín vẫn rực rỡ. Đàn ông thanh niên chưa vợ ăn tô canh nầy một lần, chắc chắn sẽ lấy vợ miền Tây. (Nhà văn Đàm Hà Phú)

Quê tôi ở ngã ba sông Vàm Nao, đến mùa cá bông lau là cậu ở thành phố xuống đòi ăn canh chua cá bông lau má nấu. (Tác giả Võ Thành An)

Và món canh chua cá thường thấy trong bữa cơm hàng ngày của người Việt đã được thế giới vinh danh, vào Top 50 món nước ngon nhất thế giới.
Click image for larger version Name: map_entire2.png?m=facebook.png Views: 17 Size: 921.4 KB ID: 161965
Theo Taste Atlas, website được mệnh danh là bản đồ ẩm thực thế giới, miêu tả canh chua cá có vị ngọt từ cá nấu chín kết hợp với vị chua, cay từ những gia vị, rau củ kèm theo. Cá nấu canh thường là loại da trơn sống trong vùng nước ngọt. Ngoài ra, món ăn còn sử dụng thêm dọc mùng (bạc hà), giá đỗ, đậu bắp để tăng vị ngọt. Thực khách nên dùng kèm hành, mùi tàu, rau ngổ.

Mỗi vùng miền sẽ có cách chế biến canh cá khác nhau. Ở miền Bắc, khi nấu canh vào mùa hè, người nội trợ thường sử dụng sấu để tạo vị chua thay vì me như ở miền Nam. Một số nơi ở miền Tây lại thêm bông điên điển.

Đây là lần đầu tiên, canh chua cá xuất hiện trong bảng xếp hạng của Taste Atlas. Trước đó, nhiều món ngon khác của Việt Nam cũng được vinh danh như cà phê, bò nhúng giấm.

(Nguồn: Nguyễn Ngọc Tư)






Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 10/Aug/2023 lúc 9:47am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22314
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Aug/2023 lúc 2:53pm
Cơm thố chợ cũ sài gòn

Hoài%20niệm%20cơm%20thố%20-%20Báo%20Người%20lao%20động

Hồi đó khu vực Chợ Cũ đường Hàm Nghi Q1 có nhiều quán cà phê, hủ tíu của người Tàu, có cả tiệm ăn cao lầu và từng nổi danh với thương hiệu “Cao lầu Chợ Cũ”. Nhưng đặc điểm trở thành dấu ấn đối với kỷ niệm một thời tuổi thơ của tôi là những quán cà phê, hủ tíu khu Chợ Cũ có hình ảnh ông chủ quán người Tàu mặc áo thun trắng ngả màu cháo lòng ngồi sau cái quầy gỗ ánh lên màu thời gian với bàn tính khua lạch cạch để tính tiền và ông “Phổ ky” tức phục vụ bàn cũng áo thun màu cháo lòng, quần tây xắn ống thấp, ống cao vai vắt cái khăn lau bàn lăn xăn chạy tới chạy lui phục vụ khách.

Mỗi khi có khách bước vào, ông “Phổ ky” xăn cái chạy tới, việc đầu tiên là rút cái khăn cáu bẩn trên vai xuống, lau sơ mặt bàn vốn đã thấm ướt dầu mỡ như là một thủ tục đầu tiên, sau đó mới hỏi khách dùng gì bằng thứ tiếng việt lơ lớ.

Khách vào quán cà phê khu vực Chợ Cũ hầu hết là công chức, thợ thuyền, người đạp xích lô, bác đánh xe ngựa. Ông “phổ ky” cứ nhìn trang phục, tác phong của khách mà xưng hô, đặc biệt với khách công chức ông ta thường gọi bằng “thầy hai, thầy ba”với vẻ trân trọng. Còn khách uống cà phê sáng hồi đó thích uống cà phê dĩa, cà phê dĩa là một ly “xây chừng” nóng, bốc khói được pha bằng vợt, hay vớ khi mang ra cà phê vẫn đựng trong ly “xây chừng” đặt trên một cái dĩa nhỏ, nhưng sau đó khách đổ cà phê ra dĩa và sì sụp húp nên trở thành… cà phê dĩa.

Thuở nhỏ đi học, hôm nào trong túi rủng rỉnh tiền tôi mới vào quán cà phê, hủ tíu khu Chợ Cũ để ăn hủ tíu hoặc bánh mì xíu mại, còn cà phê thì không biết uống, nhưng tôi lại thích ngồi nhìn mấy ông khách “bình dân” ngồi rút hai chân trên ghế theo kiểu “nước lụt”, sì sụp thổi, húp cà phê trong dĩa trông thật “ngon mắt” và mùi cà phê nóng bay thơm lựng trong không gian ngôi quán luôn ồn ào đủ mọi thứ chuyện trên trời dưới đất của các ông thực khách đủ mọi thành phần.

Dân cố cựu ở Sài Gòn đều biết khu Chợ Cũ và chắc chắn đều đã từng tới uống cà phê đĩa, ăn hủ tíu, bánh mì xíu mại ở đây. Ngoài cà phê dĩa, bánh mì xíu mại, bánh bao ở đây cũng rất ngon, nhất là món xíu mại có mùi vị rất đặc trưng, cục xíu mại tròn tròn màu trắng gợn, lẩn với những viên thịt heo bầm màu hồng nhạt, chỉ to bằng mấy ngón tay chụm lại được đựng trong cái dĩa bằng sành màu gan gà nhỏ xíu ăn với bánh mì hoặc cho thêm vào tô hủ tíu… ngon tuyệt cho tới bây giờ tôi vẫn chưa thấy có món xíu mại nào thay thế được món xíu mại Chơ Cũ.

Đối với dân vãng lai, từ miền Nam kỳ Lục tỉnh lên hay từ miền Trung vào thì lại thích món cao lầu Chợ Cũ hoặc cơm thố Chợ Cũ. Tôi còn nhớ quán cơm thố Chuyên Ký nổi tiếng khu Chợ Cũ nằm chếch ở góc ngã ba Hàm Nghi-Tôn Thất Đạm trong khu Chợ Cũ, đó là một ngôi nhà hai tầng lầu cũ kỹ giống y như những ngôi nhà lầu khác nằm trong phố có nhiều người Tàu này. Quán lúc nào cũng đông khách, những cái thổ bằng sành có hoa văn màu xanh, trong lèn chặt cơm dẻo, nóng bốc khói và bay mùi thơm hấp dẫn ăn với canh cải bẹ xanh, cá kho khô…

Sau năm 1975 quán cơm thố này vẫn còn bán một thời gian, bẵng một lúc không tới khu Chợ Cũ, một hôm tôi đi ngang không còn thấy quán cơm thố ấy nữa. Ông chủ quán cơm thố ấy đi về đâu, hay đổi nghề, không ai biết. Hoặc đã truyền nghề lại cho thế hệ con, cháu tiếp tục bán tại địa chỉ cũ mà do vội quá tôi không thấy rõ hay do hôm đó nhằm ngày nghỉ nên quán đóng cửa?

Sài Gòn là thành phố tập trung dân tứ xứ đổ về do nhu cầu mưu sinh và được ví như miền đất hứa. Sự thay da đổi thịt của Sài Gòn diễn ra từng khoảnh khắc nên một ngày qua đi đã trở thành nỗi hoài niệm không chỉ đối với người tứ xứ mà cho cả người định cư lâu đời được gọi là dân bản địa cố cựu. Từ hẻm sâu, ngõ tắt, đường ngang ra tới phố phường thoáng chốc đã thấy sự thay đổi nên trong hình ảnh của cái mới, sự việc mới, câu chuyện mới đã có bóng dáng của ngày cũ.

Đường Hàm Nghi ngay trung tâm Q1 Sài Gòn từ lâu đã có khu gọi là Chợ Cũ trong khi chung quanh đẽ thay đổi nhiều cái mới. Huống chi một quán cơm thố đã lặng lẽ đi vào kỷ niệm của đời người.

Biết vậy, và đó là quy luật của cuộc sống, nhưng không hiểu sao tôi lại buồn khi có dịp trở lại khu vực này, dọc suốt con đường rộng lớn mang tên một vị vua có nhiều thứ quen thuộc đã lùi vào dĩ vãng.

Từ Kế Tường



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 96 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.289 seconds.