Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Tâm Tình | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình |
Chủ đề: NHÓM 12 YÊU THƯƠNG | |
<< phần trước Trang of 156 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 06/Mar/2017 lúc 2:19pm |
|
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 07/Mar/2017 lúc 7:55am |
Cứ mỗi hai tuần tôi lại vào “Nursing home” để thăm bà Julie, người
bảo trợ gia đình tôi từ trại tỵ nạn sang Mỹ. Lần này gặp tôi, bà hớn hở
báo tin: Ngân Bình |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 10/Mar/2017 lúc 8:57am |
Văn chương tỏ tình mộc mạc của người Nam Bộ
Cùng các bạn,
Rỗi rảnh, cùng nhau đọc nhửng câu tỏ tình mộc mạc của dân quê miền Nam, vui vui, nhẹ nhàng mà ngọt ngào.
Sự
mộc mạc hồn nhiên ở từ ngữ, cách thể hiện dung dị và ngộ nghĩnh gây nên
những bất ngờ thú vị là chất hóm hỉnh thường thấy trong ca dao tình yêu
Nam bộ. Đó cũng là biểu hiện tính cách đặc trưng của người dân nơi đây.
Trước hết là chất hóm hỉnh không cố tình, không dụng công, toát ra một
cách tự nhiên qua những từ ngữ mộc mạc; không hề trau chuốt chân thật
đến độ người nghe phải bật cười. Một anh chàng quá đỗi si tình đã trở
thành ‘liều mạng’:
Dao phay kề cổ, Máu đổ không màng
Chết thì chịu chết Buông nàng anh không buông
Một cô nàng thật thà cả tin đã giật mình ‘hú vía’ vì kịp thời nhận ra ‘chân tướng’ đối tượng:
May không chút nữa em lầm
Khoai lang khô xắt lát em tưởng cao ly sâm bên Tàu
Có những nỗi niềm tương tư ấp ủ trong lòng, nhưng cũng có khi người ta không ngại ngần thổ lộ trực tiếp với bạn tình:
Tôi xa mình hổng chết cũng đau
Thuốc bạc trăm không mạnh, mặt nhìn nhau mạnh liền
Họ
là những người lao động chân chất, nên cũng bày tỏ tình cảm với nhau
bằng thứ khẩu ngữ thường ngày không chưng diện, màu mè, tuy vậy, cái
tình trong đó cũng mãnh liệt và sâu sắc. Đây là lời tâm sự của một anh
chàng đêm hôm khuya khoắt lặn lội đi thăm người yêu:
Thương em nên mới đi đêm
Té xuống bờ ruộng đất mềm hổng đau
May đất mềm nên mới hổng đau
Phải mà đất cứng ắt xa nhau phen này
Chàng thật thà chất phác, nhưng mà cũng có chút ranh ma đấy chứ? Chất hóm hỉnh đã toát ra từ cái ‘thật thà tội nghiệp’.
Nhưng
phần lớn vẫn là sự hóm hỉnh mang tính chất đùa nghịch. Một chàng trai
đã phóng đại nỗi nhớ người yêu của mình bằng cách so sánh ví von trào
lộng:
Vắng cơm ba bữa còn no
Vắng em một bữa giở giò không lên
Nỗi vấn vương tơ tưởng đi vào tận giấc ngủ khiến chàng trở nên lú lẫn một cách buồn cười:
Phòng loan trải chiếu rộng thình
Anh lăn qua đụng cái gối, tưởng bạn mình, em ơi!
Nhưng cái độc đáo là ở đây nỗi niềm đó lại được bộc lộ một cách hài hước:
Tôi xa mình ông trời nắng tôi nói mưa
Canh ba tôi nói sáng, giữa trưa tôi nói chiều
Có
một chút phóng đại làm cho lời nói nghe hơi khó tin! Nhưng hề gì. Chàng
nói không phải cốt để đối tượng tin những điều đó là sự thật mà chỉ cốt
cho nàng thấu hiểu tấm tình si của mình. Nàng bật cười cũng được, phê
rằng ‘xạo’ cũng được, miễn sao hiểu rằng mình đã phải ngoa ngôn lên đến
thế để mong người ta rõ được lòng mình.
Lại
có một chàng trai đang thời kỳ tiếp cận đối tượng, muốn khen cô nàng
xinh đẹp, dễ thương mà khó mở lời trực tiếp. Để tránh đột ngột, sỗ sàng,
chàng đã nghĩ ra một con đường vòng hiếm có:
Trời xanh bông trắng nhụy huỳnh
Đội ơn bà ngoại đẻ má, má đẻ mình dễ thương
Mục
đích cuối cùng chỉ đơn giản là khen ‘mình dễ thương’ mà chàng đã vòng
qua năm non bảy núi. Bắt đầu từ thế giới tự nhiên – trong thế giới tự
nhiên lại bắt đầu từ ông trời – tạo hóa sinh ra những loại cây, hoa đẹp
đẽ – rồi mới bước qua thế giới của loài người – trong thế giới loài
người lại từ hiện tại ngược dòng lịch sử để bắt đầu từ tổ tiên ông bà,
tới thế hệ cha mẹ, rồi tới nhân vật chính – ‘mình’. Thật là nhiêu khê,
vòng vo tam quốc làm cho đối tượng hoàn toàn bất ngờ. Những lời ngộ
nghĩnh kia dẫn dắt tới sự hiếu kỳ háo hức muốn biết ‘chuyện gì đây’, cho
đến khi cái kết cục thình lình xuất hiện làm cho cô nàng không kịp
chống đỡ… Nhưng mà nó thật êm ái, thật có duyên biết bao, nên dù phải đỏ
mặt, cô hẳn cũng vui lòng và không thể buông lời trách móc anh chàng
khéo nịnh! Ngược lại, cũng có những lời tỏ tình khá táo bạo, sỗ sàng,
nhưng hình ảnh thì lại hết sức ngộ nghĩnh, dí dỏm:
Con ếch ngồi dựa gốc bưng
Nó kêu cái ‘quệt’, biểu ưng cho rồi
Những
người nghe câu ‘xúi bẩy’ này không thể không bật cười, còn đối tượng
xúi bẩy cùng lắm cũng có thể tặng cho người xúi có phần trơ tráo kia một
cái nguýt dài.
Những
câu ca dao hóm hỉnh không chỉ bật lên từ tâm trạng đang vui, tràn đầy
hy vọng, có khi ‘rầu thúi ruột’ mà họ vẫn đùa. Những trắc trở trong tình
yêu nhiều lúc được trào lộng hóa để ẩn giấu nỗi niềm của người trong
cuộc:
Thác ba năm thịt đã thành bùn
Đầu thai con chim nhạn đậu nhánh tùng chờ em
Quả
là ‘khối tình thác xuống tuyền đài chưa tan’, nên chàng lại quyết tâm
chờ tiếp ở kiếp sau cho đến khi nào nên duyên nên nợ. Kiên nhẫn đến thế
là cùng!
Khi
chàng trai cố gắng đến hết cách vẫn không cưới được người mình yêu,
không biết trút giận vào đâu, bèn đổ lỗi cho một nhân vật tưởng tượng:
Quất ông tơ cái trót
Ổng nhảy tót lên ngọn cây bần
Biểu ông se mối chỉ năm bảy lần, ổng hổng se
Thái
độ quyết liệt trong tình yêu lắm lúc được thể hiện đầy mãnh liệt. Anh
chàng hay cô nàng trong câu ca dao dưới đây đã xem cái chết nhẹ như lông
hồng. Thà chết còn hơn là lẻ bạn!
Chẳng thà lăn xuống giếng cái ‘chũm’
Chết ngủm rồi đời
Sống chi đây chịu chữ mồ côi
Loan xa phượng cách biết đứng ngồi với ai?
Có chàng trai thì quyết tâm đem tuổi thanh xuân gửi vào cửa Phật:
Nếu mà không lấy đặng em
Anh về đóng cửa cài rèm đi tu
Chàng
vừa muốn tỏ lòng mình vừa muốn thử lòng người yêu. Và cô nàng cũng tỏ
ra quyết tâm không kém. Chàng đi đến đâu nàng theo đến đó để thách thức
cùng số phận:
Tu đâu cho em tu cùng
May ra thành Phật thờ chung một chùa
Bằng
câu đùa dí dỏm của mình, cô nàng đã làm nhẹ hẳn tầm nghiêm trọng của
vấn đề trong tư tưởng anh chàng và cũng hóa giải tâm tư lo âu, phiền
muộn của chàng – ‘Có gì đáng bi quan đến thế? Cái chính là em vẫn giữ
vững lập trường’ – đồng thời cũng hàm thêm chút chế giễu – ‘Mà có chắc
là tu được không đấy?’. Khi yêu, nhiều cô gái cũng mạnh dạn bày tỏ tình
cảm của mình không kém các chàng trai.
Phải chi cắt ruột đừng đau
Để em cắt ruột trao anh mang về
Không
tiếc cả thân thể, sinh mạng của mình, nhưng cô gái chỉ… sợ đau, thật là
một cái sợ đầy nữ tính rất đáng yêu. Hay khi chàng trai muốn liều mình
chứng tỏ tình yêu, nhưng cũng lại ‘nhát gan’ đến bật cười:
Gá duyên chẳng đặng hội này
Tôi chèo ghe ra sông cái, nước lớn đầy… tôi chèo vô
Tinh
nghịch, hóm hỉnh những lúc đùa vui và cả những khi thất vọng, đó là
tinh thần của người lao động để chống chọi những khắc nghiệt của hoàn
cảnh. Những chàng trai, cô gái đất phương Nam đã lưu lại trong lời ca
câu hát cả tâm hồn yêu đời, ham sống, hồn nhiên của họ trên con đường
khai mở vùng đất mới của quê hương tiếp nối qua bao thế hệ – Đó là tinh
thần phóng khoáng, linh hoạt, dày dạn ứng biến của những con người:
Ra đi gặp vịt cũng lùa;
Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu…
Đoàn Thị Thu Vân
|
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 13/Mar/2017 lúc 10:35am |
Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 13/Mar/2017 lúc 10:42am |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 16/Mar/2017 lúc 10:30am |
Ngồi Lại Trên CầuTrong toàn cõi miền Nam Việt Nam, qua trên một phần tư thế kỷ chiến tranh lửa đạn ngút trời! Đa số chiếc cầu bắt ngang một dòng sông, dù nhỏ lớn đều có một tiểu sử đau thương, đẫm máu bởi những trận đánh trên cầu, thậm chí còn bị phi cơ không tập. Cầu Mây Tức ranh giới giữa hai tỉnh Vĩnh Long, Vĩnh Bình, giữa huyện Vũng Liêm và Càng Long, theo ngôn ngữ người Miên: ''Mây'' là đục, ''Tức'' là nước, cầu Mây Tức là Cầu Nước Đục. Năm 1973, cầu nầy bị đặc công Cộng Sản đánh sập, sáng sớm hôm sau Thiếu Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi Tư Lệnh Quân Đoàn IV đến thị sát đập một cây can và bẻ một bông mai trên ve áo của trung úy Thạch S. quăng xuống dòng sông. Đầu năm 1975, đại đội đặc công VC tràn ngập cầu nhưng thối lui vì trận mưa lựu đạn của chốt phòng thủ, để lại trên cầu nhiều xác chết trong đó có đại đội trưởng trên tay còn nắm chặt khẩu K.54, trước đó năm phút còn thét lớn ''đầu sống, chống chết''. Chỉ huy trận nầy là thiếu úy trẻ đẹp trai, mang kính cận thường được bè bạn gọi đùa là ''Trịnh Công Sơn''. Sau sáu năm tù cải tạo tôi trở về bán cặp loa nhạc làm vốn, đi mua mía ép đường. Trước khi cùng gia đình sang Mỹ theo diện HO độ hai tháng, tôi mua căn nhà gạch chữ đinh mặt dựng, rộng, đẹp, khang trang của một cán bộ hồi hưu, giá nhà tương đối rẻ vì không chịu nổi sự đai nghiến của hai bà vợ, một già một trẻ. Căn nhà nằm sát cầu và dòng sông Mây Tức. Địa thế trên lộ, dưới sông tiện bề vựa vật liệu xây cất. Tôi ủy quyền cho vợ chồng người em trai thứ Bảy ở và trông coi ngôi nhà. Nhiều năm qua đi, từ Mỹ trở về thăm lại chốn xưa. Tôi thức dậy khi trời còn sớm tinh mơ, pha cà phê, ngồi trên sa lông trong hàng ba lót gạch bông, nhìn ngắm chiếc cầu trong màn sương sớm lờ mờ. Kỷ niệm tháng ngày áo trận, giày saut, đêm đêm căng mắt nhìn và bắn vào mấy về lục bình mà đặc công thường hay ngụy trang để gài mìn phá cầu, lại trở về.
Rời quân trường Bộ Binh, rời Vũ Đình Trường, thấy đài Trung Nghĩa như thuyền vỡ đôi, mưa nào nhỏ xuống mặn môi, nhìn Tăng Nhơn Phú ngỡ đồi hoa sim. Tôi gác bên nầy bãi Tự Tin, trông sang đồi Hăm Chín, cây Mẹ Bồng Con muôn đời vẫn hướng mắt về đâu? Thủy ơi! Thủy ơi! Chúng mình còn thương được bao lâu? Giã từ quân trường tôi ra mặt trận. Mặt búng còn ra sữa tôi làm Trung Đội Trưởng, đơn vị chịu trách nhiệm bảo vệ huyện Càng Long. Bộ chỉ huy đại đội đóng ở cầu Mỹ Huê, tôi phụ trách hai trung đội đóng ở cầu Mây Tức và đồn Đập Ấu. Cầu ngày đó bằng sắt, lót ván, đà cầu gác trên các cây thông tròn, làm bằng trụ đèn có tẩm dầu, đang chéo hình chữ X, mỗi lần nước ròng chảy xiết, cầu rung và đong đưa như răng mấy cụ già mừng ngày khánh thọ. Thiếu úy Khang, vị sĩ quan tiền nhiệm, đạp phải mìn tử thương trong buổi sáng mở đường an ninh trục lộ từ cầu đến đồn Đập Ấu. Áp lực địch bất cứ ngày đêm tấn công, bắn sẻ, thả mìn mong đánh sập cầu, cắt đứt giao thông, cô lập tỉnh Vĩnh Bình. Thông trục lộ là một việc làm đầy gian nan của Chi Khu Càng Long. Sáng sáng báo cáo gọi về Trung Tâm Hành Quân, các cầu an toàn ai cũng thở phào nhẹ nhỏm. Đào đường đắp mô của địch xảy ra như cơm bữa. Riết rồi Chi Khu đốn dừa cưa khúc để sẵn, khi đơn vị báo về đường bị đào, tức tốc dừa được chở đến, độn và lấp đất lên cho đoàn xe đi qua, sau khi bị dồn đọng hằng mấy trăm thước. Sáng ra không thấy xe hai bánh hoặc bạn hàng gánh gồng gà vịt, trái cây... đi ngang là lực lượng đồn trú biết chắc khúc đường trên kia bị đắp mô. Đơn vị thường ngày đi ban mô, phá mìn và những lần phản phục kích, máu thấm trên những thửa ruộng bị quầng nhầu nát, lúa còn xanh con gái, mới ngậm đồng đồng. Bên nầy có người hy sinh phủ cờ vàng ba sọc đỏ lên quan tài, mang về quê chôn cất trong nước mắt mưa tuôn của gia đình, vợ con. Bên kia xác được kéo lên bờ đường, áo đen, quần xà lỏn, khăn rằn quấn cổ, bàn chân hà ăn loang lổ ngón to bè như quả chuối ngự, cả đời có được mang giày dép gì đâu! Dân tộc tôi đâu cần Cộng Sản hay Tư Bản, đâu muốn làm tiền đồn chống ai và cũng không cần mặt trận nào giải phóng. Chúng tôi chỉ cần con cá lóc nướng trui vài xị rượu đế trong vắt như mắt mèo và bài ca vọng cổ ''Tình Anh Bán Chiếu'' là hạnh phúc lắm rồi! Sau những buổi gặt lúa vần công cho nhau, và suốt năm bồ lúa vẫn nằm khoanh tròn giữa nhà cho cuộc sống ấm no. Và tôi một thanh nhiên mới lớn đâu phải giã từ sách vở, bỏ thành phố vẫy tay giã biệt ''Con đường tình ta đi'' để lao vào cuộc chiến đẫm máu anh em. Đêm đêm ôm súng xiết cò, dưới ánh sáng hỏa châu, "giết ngày không đủ tranh thủ giết nhau cả ban đêm'', đạn lên nòng và máu chảy thành sông. Nhân danh bất cứ điều gì để gây chiến tranh đều đáng nguyền rủa. Tết Mậu Thân áp lực địch thật nặng nề. Tôi ra lệnh tu sửa lại hệ thống phòng thủ khẩn cấp, trữ dừa làm đà, đắp đất dầy làm mái che, gài thêm lựu đạn, mìn claymore, đạn dược phân phối đến từng hố cá nhân, đêm ngày ăn ngủ và chiến đấu tại chỗ. Đắp thêm bao cát trong ụ súng cối và lô cốt đặt khẩu đại liên, làm mấy lớp ngựa sắt và nhiều vòng kẽm gai bít kín trục lộ trước bảy giờ tối, đề phòng địch xung phong chính diện. Lính gác rọi đèn pin suốt đêm cả những khi mưa tầm tã. Bắn xuống những về rau mát, lục bình, bụi dừa nước trôi ngang vì đặc công có thể gài mìn hoặc bám vào đấy để tấn công bằng bộc phá. Mặt trời lên, cổng rào mở, xe cộ, người đi kẻ lại quang gánh trên vai, vui cười trò chuyện đâu biết rằng mấy người lính đứng bên kia thành cầu, môi bập bập mấy điếu thuốc giồng, mắt thâm quầng, đỏ hoe vì thiếu ngủ hằng đêm ôm súng giữ cầu. Lạ một điều, từ lúc đơn vị về đóng ở đây, cứ vào buổi chiều một thiếu nữ tóc dài biếng chải, đôi mắt mệt mỏi thẫn thờ, thường đi ngang và đứng lại trên cầu, mắt thăm thẳm nhìn xuống dòng nước, miệng lẩm bẩm điều gì không rõ thành lời, cô đứng bất động, tay trì lên thành cầu thật lâu và sau đó từng bước nhỏ, nhẹ nhàng đi về phía bên kia và khuất mình sau con dốc. Theo mấy chú lính nói lại, cô ta tên là Thụy Trâm đang học lớp 12 trên tỉnh, người tình của thiếu úy Khang. Thụy Trâm bỏ học như người mất trí sau cái chết không toàn thây của thiếu úy Khang. Ngoài những trận đánh đẫm máu, giờ đây cầu Mây Tức lại cõng trên lưng một chuyện tình thương đau thời chinh chiến. Mỗi lần đi ngang qua cầu, Thụy Trâm đều được mấy chú lính chào bằng câu: - Người đẹp ăn cơm chưa? Thụy Trâm không cười. - Tui không còn là người đẹp đâu. Cho đến một hôm, đang đứng quan sát và nghiên cứu, nếu tôi là đặc công hoặc đơn vị tác chiến tôi sẽ khai triển đội hình như thế nào, phải nhìn từ mắt của địch, mới nhìn thấy sự phòng thủ sơ hở của mình. Thụy Trâm đến sau lưng tôi hỏi: - Ông là chuẩn úy An chỉ huy ở đây phải không? - Vâng! Sao cô biết tên tôi? Thụy Trâm nhìn xa xôi và hỏi: - Ông biết hát không? Tôi hỏi tò mò: - Không, nhưng điều đó có gì đáng nói đâu? Thụy Trâm nhè nhẹ bước đi và lắc đầu: - Không biết hát mà còn bày đặt để râu. Tôi thấy hơi tự ái và bị ''sốc''. Thụy Trâm đã đi xuống bên kia cầu, tôi nghe một chút buồn phiền. Hai tuần sau tôi được gia đình Thụy Trâm mời đi dự giỗ. Đến bàn thờ đốt nhang cho ông bà, cạnh bàn thờ chánh, một chiếc bàn thấp hơn có bình bông tươi và bát nhang cùng hình thiếu úy Khang đẹp trai, mắt cương nghị nhìn tôi. Mẹ Thụy Trâm cho biết: - Con Trâm thờ thằng Khang đó! Ngày hai buổi cúng cơm và nó chỉ ngồi ăn cơm với thằng Khang thôi! Không ngồi cùng mâm với gia đình nữa. Đồng thời mấy tuần nay bệnh Thụy Trâm trở nặng, đêm không ngủ và ngồi gục trên bàn thờ thằng Khang, thức dậy giữa đêm khuya mở cửa đi lên cầu, nhứt là những đêm trăng sáng. Tôi phải thức canh cửa không khéo mấy chú lính gác tưởng VC bắn chết làm sao. Mong chuẩn úy thông cảm, báo cho mấy chú lính biết và tôi đang thu xếp chở nó lên nhà thương Biên Hòa điều trị. Gia đình tôi đội ơn chuẩn úy. Mấy đêm sau, đang nhận công điện ngày mai gom đại đội đi hành quân, trung sĩ trưởng ca gác báo cho tôi biết cô Thụy Trâm đang đòi mở rào cho cô ta lên cầu ngồi vì đêm nay trăng sáng. Tôi đứng trong nầy rào, Thụy Trâm lễ phép: - Xin chuẩn úy vui lòng mở cửa rào cho tôi lên ngồi trên cầu, trăng sáng tôi nhớ anh Khang quá! Tôi mủi lòng, mở rào, lên đến giữa cầu Thụy Trâm đứng lại và chỉ xuống chân mình: - Nơi nầy mỗi mùa trăng sáng tôi nôn nóng từ trên tỉnh về, tối đến Khang ôm đàn và hát cho tôi nghe. Ôi! Nếu bây giờ Khang sống lại, so phiếm và hát cho tôi nghe bản ''Bên Cầu Biên Giới'' của Phạm Duy, tôi sẽ chết theo Khang ngay. Bước lên lề, tựa tay vào thành cầu, gió mát, con nước mười sáu tràn bờ, trăng sáng vằng vặc trên đỉnh đầu, giọng mềm, nhỏ và xa vắng, Thụy Trâm cất tiếng: Dừng đây soi bóng bên dòng nước lũ Cầu cao nghiêng dốc bên dòng sông sâu Tuổi xanh như lá rụng cuối trời Một vùng thương đau chốn làng cũ quê xưa Thụy Trâm chỉ hát bốn câu thì dừng, đứng yên và lặng thinh như pho tượng, nước mắt tuôn thành dòng, lấp lánh trên má trong đêm trăng lồng lộng, soi rõ từng cơn sóng nhấp nhô đôi bờ. Tôn trọng nỗi đau thương của Thụy Trâm, tôi lặng lẽ bỏ vào lô cốt cũng là phòng ngủ của ''Tư Lệnh'' cầu Mây Tức, chỉ có chiếc ghế bố xếp, áo giáp kê làm gối và trên đầu chiếc radio Ấp Chiến Lược đang phát thanh chương trình Dạ Lan, tiếng nói của người em gái hậu phương, gửi đến các anh chiến sĩ can trường trên khắp các nẻo đường đất nước, ngọt ngào như mật rót vào tai! Yêu lính bằng lời mà. Trời sáng tỏ. trung sĩ trưởng ca gác vào báo cáo tình hình trong đêm vô sự, duy chỉ có cô Trâm vẫn còn nằm ngủ bên thành cầu. Thật tội nghiệp! Tóc tay buông xõa, rã rời, gương mặt nằm nghiêng xanh xao! Một cánh hoa rũ tàn và đêm vừa qua quân số giữ cầu tăng thêm một, nhưng bất khiển dụng.
Chuyện ấy tái diễn mấy lần, sau cùng tôi làm mặt quạu với Thụy Trâm: - Mỗi tháng cô chỉ được lên cầu ngủ một lần vào đêm rằm với điều kiện mùng mền chiếu gối đầy đủ, cải lời tôi không bao giờ được bước lên cầu nầy nửa dù đêm hay ngày. Trâm cúi đầu rơm rớm nước mắt: - Chuẩn úy ra lệnh sao! Trâm xin nghe vậy. Tôi quay bước bỏ đi, nghe lòng mình chùn xuống, biết bao thảm cảnh cho thật nhiều người con gái, đón người yêu từ mặt trận về mà thân xác nằm trong ''hòm gỗ cài hoa''. Bên kia đường hướng về đồn Đập Ấu, một nhà máy xay lúa nhỏ thôi hoạt động, mấy chục căn nhà lá tả tơi nằm khít vào nhau ven hai bên đường. Đêm đến, dân tay xách, nách mang tản cư xuống quận lỵ ngủ, dãy nhà vô chủ thắp đèn bão trước hiên, đong đưa theo gió từng cơn, tăng thêm vẻ buồn thiu cho khu phố! Gió chiều rờn rợn nước sông, người chỉ huy cũng nghe se sắt nhưng tuyệt đối giữ kín trong lòng. Có một việc nếu xảy ra đúng như dự tính của đặc công Cộng Sản thì cái lon ''quai chảo'' trên ve áo tôi sẽ bay xuống dòng sông và có thể tôi bị truy tố ra toà án về tội: Tắc trách để cầu sập giữa ban ngày. Đơn vị giữ cầu phối hợp với Trung Đội Đồn Đập Ấu đi mở đường rà mìn và ban mô giữa khúc đường xã Phú Tiên. Du kích bắn sẻ rồi rút, thu một quả mìn bằng đạn pháo binh 105 ly lép, một cuộn dây điện, mô được ban, lộ thông, xe cộ và người an toàn qua lại. Tôi và trung đội giữ cầu trở về, cất vũ khí nhào xuống sông tắm giặt. Mấy chú lính đùa giỡn, cười đùa tát nước vào nhau, hồn nhiên như trẻ nít. Bỗng hạ sĩ Sơn phóng mình bơi thật nhanh sang bờ bên kia, chụp và cắn lìa sợi dây điện đang quơ lên mặt nước, Sơn la lớn: - Trái mìm lớn quá chuẩn úy ơi! Chúng tôi phụ lực lôi vào bờ, một thùng phuy đầy chất nổ, bao quanh bằng bập dừa, trọng lượng đủ nổi và trôi lềnh bềnh dưới mặt nước. Mấy loạt đạn bắn vào cầu và chúng tôi đáp lễ bằng mấy tràn đại liên thật giòn. Nếu không nhờ sự nhanh nhẹn phán đoán của hạ sĩ Sơn, chỉ cần năm phút sau thùng phuy chất nổ được kích hỏa, cây cầu sẽ sập nằm dưới mặt nước và tôi biết trả lời sao với cấp chỉ huy để cho cầu sập giữa ban ngày! Đôi khi ''hay không bằng hên''. Trước áp lực ngày càng gia tăng, yếu điểm cầu Mây Tức được bổ sung mười tân binh, thêm vọng gác và đêm bung xa hai điểm tiền đồn. Trời tối đen như mực, đồng hồ dạ quang chỉ hai giờ sáng, tôi đi rảo một vòng yếu điểm dặn dò lính gác quan sát cẩn thận, vào tranh thủ ngủ một giấc để năm giờ sáng cả đại đội tham dự hành quân cùng Trung Đoàn 14 Sư Đoàn 9 Bộ Binh. Đoàng! Đoàng! Đoàng! Một loạt đạn xé màn đêm bên kia con dốc, đơn vị báo động! Tất cả ra hố cá nhân chiến đấu. Tôi phóng nhanh về phía súng nổ, người âm thoại viên mang máy chạy theo sau, ống liên hợp phát ra tiếng khè khè như tiếng thở của loài mãng xà. Người lính gác cho tôi biết địch cắt hàng rào bò vào. Tôi cho lịnh súng cối bắn trái sáng. Xác một phụ nữ áo bà ba tím, máu đẫm ướt ngực trái, nằm bất động. Đến gần ai cũng muốn khóc, Thụy Trâm nằm bất động trong vòng rào. Y tá mang lên cầu băng bó nhưng Thụy Trâm đã tắt thở, đạn xuyên qua tim và trong túi áo hình thiếu úy Khang tươi cười bên Thụy Trâm, cả hai đều tựa lưng vào thành cầu. Trách nhiệm trước cái chết của Thụy Trâm là thượng sĩ thường vụ và có cả tôi, không thông báo cho số tân binh mới bổ sung, về hội chứng Thụy Trâm.
Xã Mỹ Cẩm lo quan tài, tôi quyên góp tất cả quân nhân đại đội, cộng thêm tiền xã hội thuộc khối Chiến Tranh Chính Trị Tiểu Khu, tôi mang vòng hoa và tiền phúng điếu đến xin lỗi và chia buồn cùng tang quyến. Gia đình đón tôi bằng nước mắt và tôi cũng khóc. Lúc đốt nhang trước linh cửu Thụy Trâm, tôi thấy ánh mắt thiếu úy Khang nhìn tôi trách móc và lạnh lùng. Cái chết của Thụy Trâm gây xúc động mạnh đối với người dân trong huyện, làm rơi nước mắt nhiều người trong đó đa phần là bạn học của Thụy Trâm, đến tiễn đưa người bạn gái vắn số, sống chết với tình, lần cuối cùng. Một tuần sau, chìm vào giấc ngủ thật sâu tôi thấy thiếu úy Khang tay cầm đàn, tay dắt Thụy Trâm áo tím, tóc dài, cả hai tươi cười đứng trên đầu ghế bố, ngỏ lời cám ơn tôi cùng đơn vị đã đưa Thụy Trâm xuống gặp Khang và hai người rất hạnh phúc bên nhau, những đêm trăng sáng vẫn về ngồi đàn hát trên cầu. Tôi giật mình tỉnh giấc, lưng và trán ướt đẫm mồ hôi, hơi hớm thiếu úy Khang và Thụy Trâm vẫn còn phảng phất trong lô cốt, qua lỗ châu mai nhìn lên thành cầu chẳng có ai. Nắng lụa lấp lánh trên rặng dừa nước bên kia sông, có tiếng bìm bịp kêu, trời cũng vừa rựng sáng. Tôi đưa tách lên môi, hớp một ngụm. Cà phê đã nguội ngắt tự bao giờ. Tường Lam |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 23/Mar/2017 lúc 4:34pm |
Cầm gần Bảy triệu đồng trên tay với những tờ giấy bạc mới tinh hãy còn thơm mùi mực in, Thằng Đực nó mừng rỡ vô cùng vì cả tiền lương và thưởng tết do ông chủ thầu xây dựng trao cho nó, nó nhẫm tính trong đầu với số tiền này thì chuyến về quê năm nay mới thật sự về quê ăn tết . Vài năm trước đây cũng với ông chủ thầu này, do làm ăn không thuận lợi ông chỉ thầu được những công trình sửa lặt vặt nên lời lãi không bao nhiêu từ đó ông trả lương cho thợ cũng có phần eo hẹp, nhưng vì là những người gắn bó chí cốt với ông chủ thầu từ lâu nên đám thợ hồ như thằng Đực chẳng phàn nàn gì, hơn thế nữa do Đực nhà ta vẫn còn độc thân vui tính nên tiền bạc với Đực cũng không cần thiết lắm, lương tuần nó dành dụm gửi về phụ ông bà Hai mua thêm gà vịt heo về nuôi, nhờ gia đình bà Hai chịu thương chịu khó và mát tay nên thu nhập về chăn nuôi và lúa thu hoạch từ những mảnh ruộng cũng đủ xoay sở trong nhà, nay với số tiền thật lớn so với nó cầm trong tay trong dịp tết con gà này thì gia đình nó mặc tình ăn tết, Đực còn nghĩ ngoài số quà cáp bánh trái mua nó mua ở các khu chợ dọc lề đường trên thành phố, nó sẽ tặng thêm cho con Mén người yêu bé bỏng ở quê nhà một số tiền kha khá để Mén cùng có cái tết đầm ấm như nhà mình. Ngồi yên vị trên băng ghế trên chiếc xe đò về quê sáng hai mươi chín tết, ngồi kế bên thằng Đực là một cô gái trẻ, chắc cô nàng cũng là công nhân về quê đoàn tụ gia đình nhân dịp cuối năm, cô gái có nụ cười thật hiền với gương mặt dễ thương, thằng Đực vốn tính thật thà chất phát nó nghĩ ngay đây là cô gái cũng hiền lành chất phát như mình nên nó hỏi thăm: – Em gái ơi ! Anh về Sóc trăng còn em về đâu vậy? Thoáng chú e ấp, cô gái cười hiền rồi đáp : – Dạ em về Châu đốc anh hai ơi ! Chắc anh cũng đi mần trên thành phố về quê ăn tết hả ? Một chút vui trong lòng, Đực nhanh nhẩu đáp : – Đúng rồi em gái,cũng gần cả năm anh mới về thăm nhà, chuyến này về chắc anh bị đòn một trận vì bỏ đi quên cha quên mẹ lâu lắm rồi . Cô gái cười thành tiếng rồi nói: – Ngộ quá hén, anh già đầu rồi mà cũng còn bị đánh đòn hả , vậy thì chắc chưa có ” dợ” rồi phải không? Đến lượt thằng Đực cười vang khiến mất bà khách ngồi gần trố mắt nhìn, thằng Đực biết mình hơi quá trớn nó ra hiệu xin lỗi vì đã làm phiền, rồi nó nói vừa đủ cho cô gái nghe : – Trời , “dợ gì mà dợ”, anh còn tham ăn lắm nên ” Chửa dợ” đâu . Nghe xong cô gái cười rồi cả hai đều thả hồn cho chuyện riêng tư của mình… *** – Bà con mình xuống đi vệ sinh ăn uống dừng chân cho giản gân cốt, nửa tiếng là mình đi tiếp nha bà con, hành lý tư trang bà con nhớ giữ gìn cẩn thận . Choàng tỉnh dậy thằng Đực không thấy cô gái khi nãy ngồi bên cạnh, nó lấy làm lạ cô gái xuống xe khi nào mà nó chẳng hay biết gì, nó nghĩ trong bụng: “Cô gái chắc nói dóc rồi, nhà ở Châu đốc mà chưa tới Mỹ Tho cô ta dong mất tiêu, bởi bậy bây giờ sao khó tin người lạ ghê”. Loay hoay ôm cái Xách tay đựng quà trong người, khom lưng đứng dậy để xuống xe, bất chợt thằng Đực rờ cái túi quần phía bên cô gái ngồi cạnh, thằng Đực điếng hồn vì phân nửa cọc tiền nó để ở túi bên này đã ” không cánh mà bay”, bao nhiêu nghi ngờ nó dồn hết vào cho cô gái, thằng Đực lẩm nhẩm trong miệng: – Coi đẹp người đẹp nết vậy mà đi ăn cắp tiền của mình, người gì sống hai mặt dễ sợ , trước mặt mình thì ăn nói vui vẻ dễ thương, sau lưng thì lấy tiền của mình, chà không lẽ cô này xài bùa mê thuốc lú chi đây, khi không đang nói chuyện vậy mà mình ngủ hồi nào không hay . Thất vọng trong lòng thằng Đực ngao ngán bước xuống xe, trời gần về chiều mặt trời còn lấp ló phía ngọn tre của dãy nhà phía sau chiếc xe đang đậu, cái nóng cũng đã dịu bớt mọi người túa vào trạm dừng chân, dăm ba người đi về phía nhà vệ sinh, một vài người túa ra mấy hàng bán quà bánh để mua thêm một số về làm quà , thằng Đực ngồi vào bàn nó gọi một dĩa cơm Sườn bì chả và một ly trà đá, nó nhai nuốt vội vàng sợ ăn chậm chạp nhà xe sẽ bỏ nó lại nơi này, ăn xong cầm cây tăm xỉa răng Đực gọi tính tiền, bà chủ dáng người mập mạp vàng đeo đỏ tay vội đến bên nó rồi bà nói : – Cậu cho tui trăm hai nhe cậu . Nghe tính tiền thằng Đực tá hỏa tam tinh, tưởng mình nghe lầm nó bèn hỏi vặn lại cho chắc ăn : – Bà nói bao nhiêu vậy bà chủ ? – Trăm hai chục ngàn đó cậu, ly trà đá mười ngàn, dĩa cơm trăm mốt. – Gì mắc dữ dậy bà, có tính lộn không ? Ở trên thành phố dĩa này mắc lắm năm chục ngàn hết cỡ, ở thôn quê mà bán trăm mốt ai mà dám ăn . – Cậu ơi! Tui buôn bán ở đây cả chục năm rồi, tết nhứt giá cả phải khác ngày thường chứ cậu, mà tui nói cho cậu biết tại cậu không xem kỹ cái “mơ nua” tui ghi giá cả đàng hoàng hết chú đâu cố ý gạt gẫm gì ai đâu. Ngưng chút xíu bà chủ nói tiếp: – Cậu trả tiền đi tui còn làm công chuyện nữa, ở đây đôi co với cậu mất thì giờ quá Thằng Đực định phản ứng tiếp, nó dự định hù bà chủ quán bằng cách kêu Công an địa phương lại xử, bổng đâu có ba tên ăn mặc thật bụi đời , họ xâm mình khắp thân người hầu như chỉ còn khuôn mặt là chưa xâm, họ kéo ghế ngồi cái bàn bên cạnh bàn thằng Đực, một trong ba tên cất tiếng hỏi bà chủ : – Vụ gì đó má Bảy, có cần tụi con nhúng tay vô không ? Thấy mấy tay bậm trợn này thằng Đực điếng hồn thò tay vô túi nhanh chóng thanh toán tiền cơm cho bà chủ rồi lật đật leo lên xe ngồi chết trân . Đắc thắng bà chủ chưa tha cho thằng Đực, bà còn buông một câu ghẹo nó: – Bữa nào ” Quành” lên Sài gòn cậu nhớ ghé ủng hộ quán Dì bảy này nghe, có trăm mấy mà làm cái giọng thấy ớn… Nghe câu chọc quê của bà Bảy chủ quán thằng Đực giận cành hông nhưng thấy ba thằng ” cô hồn” còn đưa mắt nhìn mình như muốn ăn tươi nuốt sống nên thằng Đực đàng ” xếp re” ngồi im như pho tượng cho đến khi xe tiếp tục lăn bánh rời khỏi quán bà Bảy . Xe lao vun vút trên Quốc lộ, chừng đến gần các thị trấn, chợ búa phố xá dọc đường, anh lơ xe đưa tay vỗ mạnh vào thân xe vừa la um sùm : – Dô dô bà con ơi ! Cứ như vậy, xe chạy đến một chiếc cầu đang sửa chữa, tài xế giảm tốc độ bò từ từ qua cái cầu sắt bắt tạm kế bên, xe qua khỏi cầu sắt thì có ba người đàn ông vẫy xe, bác tài cho xe đậu lại ba ông hành khánh nhảy tót lên xe một cách điệu nghệ, xe tiếp tục chạy một đoạn ngắn cũng ba ông khách đón xe dọc đường khi nãy bày trò chơi bài ba lá ăn tiền, ban đầu chỉ có ba người chơi với nhau giữa lối đi của hành khách trên xe, rồi một , hai người phụ nữ ngồi gần đó cũng tham gia, hai người phụ nữ này quả thật có con mắt tinh đời, họ đặt đâu trúng đó khiến tay làm cái mặt mày nhăn nhó trông thật khó coi, chừng thua nhiều quá hắn lên giọng nói: – Hai bà có chơi bùa ngãi gì hông mà đặt đâu trúng đó vậy ? Không bà nào lên tiếng, chỉ đặt vào lá bài rồi ăn tiền tên làm cái, có ông già đứng gần đó cũng móc tiền đặt theo hai bà này, và lần nào cũng ăn nhà cái hết. Thằng Đực lần đầu đi xe thấy họ chơi trò dễ thắng quá, bằng chứng là ba người chơi gồm hai bà và một ông khách chưa thua ván nào, thấy coi mòi dễ kiếm tiền để gỡ gạc lại số tiền bị cô gái kia lấy cắp, thằng Đực mạnh dạn móc tờ năm mươi ngàn đặt theo mấy người kia, đúng là vận may thằng Đực thắng năm chục ngàn, cứ vậy nó đánh theo mấy người nọ trúng được vài lần nữa, nó vui mừng khôn xiết, nó bắt đầu nổi máu tham đánh một lần hai trăm ngàn, lần đánh này số nó không may bị thua, dĩ nhiên những người chơi kia cũng thua, càng đánh nó càng thua, còn lại ít tiền thằng Đực quyết chí ” được ăn cả, ngã về không” , nó đánh vào cửa ngược lại những người chơi kia , không may cho nó bọn người kia trúng chỉ có mình nó là bị nhà cái ăn trọn lần này, Hết sạch tiền Đực bàng hoàng trong lòng, vì ham vui vì lòng tham Đực muốn lấy tiền của người khác thông qua cờ bạc, không ngờ nó bị cháy túi qua con đường này , đến cây xăng phía trước ba người đàn ông, hai mụ đàn bà , và ông già tham gia đánh bài khi nãy cùng xuống xe một lúc, xe tiếp tục lên đường một đoạn ngắn thì anh lơ xe đến bên thằng Đực anh ta nói: – Nãy giờ tui ra hiệu cho chú em mầy quá chừng mà chú em mầy không chịu để ý, cái đám cô hồn này nó mần ăn trên đoạn này liên tục, tụi anh biết hết trơn nhưng nếu không để chúng làm ăn thì chúng nó phá xe trả thù hết đường làm ăn, xe nào cũng sợ nên cứ im lặng mặc cho chúng tung hoành trên xe. Tụi nó là đám cò mồi không hà chỉ có mình chú em mày là bị vướng chiêu thôi, thôi thì bài học nhớ đời nghe chú em. Nghe anh lơ xe cho biết cách thức làm ăn của đám người này, nó ứa nước mắt trông thật tội nghiệp, lúc này nó mới chực nhớ lại lời anh thầu khoán nói với đám thợ hồ: – Ở công trường xây dựng buồn thì anh em chơi bài tiêu khiển cho vui thì được , nhưng đừng ăn thua cay cú, ông bà mình có câu: ” Cờ bạc là bác thằng bần ” Ông chủ khi phát tiền cho thằng Đực ông còn căn dặn: – Đực nè ! Đường về nhà thì xa , tiền bạc cẩn thận nhớ cất kỹ lưỡng , tốt nhất chẻ nhỏ số tiền ra cất, có bị mất chổ này thì còn chổ khác, tập trung một chổ mất thì mất hết nghe chưa, cho anh gửi lời chúc tết gia đình, sau tết mình gặp lại nghe Đực. Giờ thì không còn gì rồi, nó xuống bến xe lấy hành lý để đón xe lôi về nhà, trong người không còn một xu dính túi, Đực thấy tủi nhục, thấy thương cho ông bà Hai, thương cho con Mén không có phần phước hưởng số tiền nó dự định cho Mén, chưa biết tính cách nào để về nhà, nếu lội bộ thì xa quá, còn đi xe lôi thì lại không có tiền để trả , thằng Đực bổng thấy cái dáng thấp thoáng từ xa y như thằng Tèo bạn học của nó ngày xưa, anh chàng này cũng ba lô trên lưng , tay xách nách mang quà cáp ê hề, khi đến gần thằng Đực mừng như bắt được vàng nó đến bên Tèo rồi la lớn : – Cái thằng quỷ Tèo, trời ơi lâu lắm rồi tao mới gặp mầy, đâu về vậy, thành phố về phải hông? Mày ở quận nào? Tao ở Gò vấp mần công trình lớn lắm… Thằng Tèo chới với, vì nó kịp nhận ra thằng Đực bạn rất thân thuở nào, cuộc sống miền quê khó khăn mạnh ai nấy lên thành phố kiếm sống, không ngờ chiều cuối năm gặp nhau , hai đứa kéo nhau vào quán nước mía bên đường, sau một hồi hàn huyên tâm sự biết được bạn bè đang gặp cơn thắt ngặt, Tèo nhanh chóng cho Đực mượn một ít tiền để xoay sở trong mấy ngày tết: – Tao cũng không có nhiều, cũng công nhân như mày, có điều tao kiếm tiền dễ hơn mày, mầy cầm chút đỉnh về xài tết, sau này có tiền gửi lại tao sau . Rưng rưng nước mắt Đực lí nhí cảm ơn thằng Tèo , rồi hai đứa lên xe về nhà… *** Nghe ông Hai hỏi, bà Hai vừa chụm củi thêm vô nồi bánh tét bà nói : – Thì hôm nay nè , còn sớm mà ông, chưa gì mà nóng ruột dữ rồi đa . Bà Hai vừa dứt câu, thì Đực đã đứng ngay trước ngõ, nó lên tiếng: – Con nè, nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy, hôm nay nói dìa là dìa , là lá la . Nghe cái giọng thằng Đực vui vui, ông Hai ” đế” cho nó một câu: – Cha chả , bộ bây trúng số sao tao thấy điệu bộ bây dui dữ đa. Thằng Đực nhảy xổ lại ôm ông Hai rồi nó hôn lên đôi má gầy gò của ông mấy cái làm ông Hai không biết trời trăng mây gió vụ gì mà tự dưng thằng Đực lại hôn ông như vậy, rồi Đực sà vào lòng nà Hai nũng nịu như hồi còn nhỏ nó nói nhỏ cho mình bà Hai nghe: – Con thương má nhất đời. Rồi như có hẹn trước con Mén cũng từ đâu ngoài ngõ chạy ào vào ôm thằng Đực khóc như mưa: – Anh , anh dề rồi , kỳ này ở luôn đi , đừng lên thành phố nữa nhớ anh muốn chết nè. Hai bác kêu em nói với anh dậy đó. Rồi Mén quay sang hỏi ông bà Hai : – ” Con dâu” của tía má nói dậy đúng hông tía má. Ông bà Hai khẻ gật đầu thay cho câu nói khiến thằng Đực khóc như mưa, nó nhớ lại gặp bao chuyện không may trên đường về quê, tưởng đâu cuộc đời đi vào ngõ cụt khi nó trắng tay, không ngờ mọi người lúc nào cũng yêu thương nó , rồi sự giúp đỡ của thằng Tèo, cái chân tình của ông chủ thầu, những hình ảnh đó hiện lại như cuốn phim chiếu chậm, nó ân hận trong lòng vì sự cả tin người lạ để phải mất tiền , rồi không chiến thắng được lòng tham khi sa đà vào việc đỏ đen, bài học đầu tiên nó vừa nếm trải, Đực tự hứa không bao giờ nó để tái diễn tình cảnh này một lần nữa, bằng không sẽ không có sự ngọt ngào nào mà sẽ là vị đắng của mùa xuân nếu nó còn lòng tham và sự cả tin này . Hai Hùng SG
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Mar/2017 lúc 4:35pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 27/Mar/2017 lúc 3:24am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 31/Mar/2017 lúc 7:13am |
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 31/Mar/2017 lúc 3:08pm |
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 12/Apr/2017 lúc 8:43am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 156 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |