Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Tâm Tình | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình |
Chủ đề: Những sự kiện liên quan đến TrungCộng | |
<< phần trước Trang of 12 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | |||||||||||||||||||||
Huy-Tưởng
Senior Member Tham gia ngày: 15/Aug/2008 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 164 |
Gởi ngày: 20/Mar/2013 lúc 9:44pm | |||||||||||||||||||||
Chỉnh sửa lại bởi Huy-Tưởng - 20/Mar/2013 lúc 9:47pm |
||||||||||||||||||||||
mhth
|
||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||
Huy-Tưởng
Senior Member Tham gia ngày: 15/Aug/2008 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 164 |
Gởi ngày: 21/Mar/2013 lúc 11:07am | |||||||||||||||||||||
|
||||||||||||||||||||||
mhth
|
||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 21/Mar/2013 lúc 9:48pm | |||||||||||||||||||||
Tin tức / Hoa KỳKế hoạch Mỹ-Nhật gởi tới Trung Quốc lời cảnh báo mạnh mẽ21.03.2013
Đại tướng Shiregu Iwasaki, Chủ tịch ban tham mưu liên quân của Đội
Tự vệ Nhật Bản, cuối tuần này sẽ họp với Đô đốc Samuel Locklear, người
đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái bình dương của quân đội Hoa Kỳ, để bàn về một
kế hoạch nhằm chiếm lại quần đảo mà Nhật gọi là Senkaku, trong trường
hợp các đảo này bị Trung Quốc xâm chiếm
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ mới đây cho biết họ đang làm việc chung với Nhật Bản để chống lại bất kỳ hành động nào của Trung Quốc nhằm chiếm cứ quần đảo có tranh chấp ở Biển Đông Trung Hoa. Các nhà phân tích cho rằng loan báo này là một lời cảnh báo mạnh mẽ và bất ngờ đối với giới lãnh đạo ở Bắc Kinh. Hôm thứ tư, một giới chức quốc phòng Hoa Kỳ cho đài VOA biết rằng Đại tướng Shiregu Iwasaki, Chủ tịch ban tham mưu liên quân của Đội Tự vệ Nhật Bản, cuối tuần này sẽ họp với Đô đốc Samuel Locklear, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái bình dương của quân đội Hoa Kỳ, để bàn về một kế hoạch nhằm chiếm lại quần đảo mà Nhật gọi là Senkaku, trong trường hợp các đảo này bị Trung Quốc xâm chiếm. Phát biểu của giới chức vừa kể xác nhận bản tin mà nhật báo Nikkei ở Nhật Bản đã loan tải trước đó trong ngày hôm qua. Các giới chức ở Washington nhiều lần tuyên bố rằng quần đảo này nằm trong phạm vi của một hiệp ước phòng thủ chung giữa Hoa Kỳ với Nhật Bản, đòi hỏi Washington trợ giúp Tokyo trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã thận trọng, không muốn làm phật lòng Trung Quốc, và khẳng định rằng Washington không có lập trường đối với vấn đề chủ quyền của quần đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Trong vài tháng qua, Trung Quốc đã thực hiện những hoạt động tuần tra hầu như mỗi ngày xung quanh các hòn đảo do Nhật kiểm soát, khiến cho nhiều nhà phân tích tin rằng Bắc Kinh đang tìm cách thiết lập một hiện trạng mới trong khu vực có nhiều tài nguyên thiên nhiên và có tầm quan trọng chiến lược này. Cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản đều từng ra lệnh cho chiến đấu cơ phản lực của họ cất cánh khẩn cấp để bay tới vùng này, làm tăng mối lo ngại về việc hai nước có thể xảy ra những cuộc đụng độ quân sự. Giáo sư Mohan Malik là một chuyên gia về vấn đề an ninh Á châu của Trung tâm Nghiên cứu An ninh Á châu Thái bình dương ở Hawaii. Ông nói với đài VOA rằng loan báo của Ngũ giác đài về kế hoạch tái chiếm đảo có mục đích răn đe để Trung Quốc không làm cho vụ tranh chấp leo thang thêm nữa. Ông nói: "Trung Quốc đang tìm cách thách thức quyền kiểm soát của Nhật đối với các đảo này qua việc triển khai các tàu hải giám dân sự. Họ tin rằng làm như vậy sẽ làm yếu đi quyền kiểm soát của Nhật đối với quần đảo này và làm mạnh thêm những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc." Giáo sư Malik cho biết Hoa Kỳ cũng lo ngại là Nhật Bản có thể có phản ứng quá độ đối với những hoạt động tuần tra của Trung Quốc. Ông nói thêm rằng loan báo của Ngũ giác đài có mục đích làm yên lòng các giới chức Nhật Bản, là những người lâu nay vẫn muốn Hoa Kỳ đưa ra những tuyên bố rõ ràng để ủng hộ Nhật Bản trong vấn đề này: "Họ muốn Hoa Kỳ đưa ra những tuyên bố rõ ràng và chắc chắn để hỗ trợ cho các yêu sách của họ, và điều đó đã được thực hiện ở cấp độ ngoại giao. Nhưng rõ ràng là họ muốn có một sự chứng tỏ nào đó về mặt quân sự cho cam kết này và loan báo của Ngũ giác đài có thể được xem là một phần của những đáp ứng của phía Mỹ." Ông John Blaxland là một nhà nghiên cứu cấp cao của Trung tâm Chiến lược và Quốc phòng của Đại học Quốc gia Australia. Ông cho đài VOA biết rằng ông không cảm thấy ngạc nhiên về việc Hoa Kỳ bàn thảo các kế hoạch phòng hờ với Nhật Bản. Ông nói thêm như sau: "Nhưng điều ngạc nhiên ở đây là việc này được rò rỉ cho giới truyền thông. Sự kiện một giới chức Ngũ giác đài nói rằng chúng tôi đang lên kế hoạch chiếm lại đảo, tự nó, là một diễn tiến quan trọng. Và điều này chứng tỏ rằng đây là một hành động có chủ ý để đưa ra một thông điệp mạnh mẽ cho Trung Quốc về vấn đề quần đảo Senkaka/Điếu Ngư." Hôm nay, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã phản ứng với một thông cáo nói rằng họ kiên quyết phản đối “bất kỳ hành động nào có thể làm cho tình hình trở nên nghiêm trọng và phức tạp hơn.” Thông cáo nói thêm rằng “quyết tâm và ý chí của các lực lượng vũ trang Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc là không thể lay chuyển.” Trong nhiều thập niên qua, Trung Quốc và Nhật Bản đã tranh cãi với nhau về những hòn đảo nhỏ, không có người ở, nằm trong vùng biển có nguồn cá phong phú và những tuyến hàng hải chiến lược. Vụ tranh chấp đã leo thang trong hơn 10 năm nay sau khi các cuộc khảo sát cho thấy khu vực này cũng có nhiều dầu lửa và khí đốt. http://www.voatiengviet.com/content/ke-hoach-my-nhat-gui-toi-trung-quoc-loi-canh-bao-manh-mer/1625881.html |
||||||||||||||||||||||
mk
|
||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 25/Mar/2013 lúc 7:40pm | |||||||||||||||||||||
"Toàn dân! Nghe chăng? Sơn hà nguy biến! Hận thù đằng đằng! Biên thùy rung chuyển ...." ("Hội nghị Diên Hồng", nhạc Lưu Hữu Phước) Kính mời DĐ thưởng thức : Hội Nghị Diên Hồng - HÙNG CA SỬ VIỆT - Trung Tâm ASIA 2011 ...www.youtube.com/watch?v=4b7fUPmGCCwHội Nghị Diên Hồng - CLB Giai Điệu Xanh | 320 lyrics, upload bởi ...mp3.zing.vn/bai-hat/Hoi-Nghi-Dien-Hong.../IW60C990.htmlMyKieu ________________________ 26/03/2013Biển Đông đang rất căng: Tàu chiến, máy bay TQ tập trận sát các vị trí VN đóng quân.Ngày 22/3 đài truyền hình trung ương Trung Quốc phát phóng sự cập nhật hoạt động tập trận của Hạm đội Nam hải trên Biển Đông. Bản tin trên CCTV 13 cho biết, đợt tập trận này của Hạm đội Nam Hải hoàn toàn lấy bối cảnh thực chiến. Trước khi tấn công đổ bộ, lực lượng này đã tổ chức 12 lính trinh sát nửa đêm về sáng đột nhập "đảo D" lợi dụng đêm tối trinh sát tình hình và gửi báo cáo về tàu chỉ huy Tỉnh Cương Sơn neo đậu cách "đảo D" vài km. 2 tiếng sau, trinh sát Trung Quốc đã đột nhập được "đảo D" và báo cáo về sở chỉ huy. 8 giờ 40 phút sáng 21/3, khoảng 100 lính thủy quân lục chiến và lính dù đổ bộ đã triển khai tấn công đổ bộ lên "đảo D" bằng 2 đường không - biển. (Giaoduc) Tàu chiến, máy bay TQ đã có mặt ở khu vực gần các đảo, bãi ngầm Việt Nam đang kiểm soát: Hình thái đóng quân xen kẽ hai bên ở cum Sinh Tồn, Gạc Ma (TQ) cách Cô Lin (VN) 3,5km. Đá Ga Ven (TQ) - Đảo Nam Yết (VN) Đá Chữ Thập (TQ) - Đá Lớn (VN) Tàu chiến, trực thăng Trung Quốc tuần tra phi pháp ở Trường Sa ngày 23.3 - Ảnh: Navy.81.cn Hạm đội Nam Hải xâm phạm trái phép Trường Sa Các tàu chiến thuộc Hạm đội Nam Hải Trung Quốc đã xâm phạm trái phép một loạt khu vực ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trực thăng Trung Quốc xâm phạm vùng trời Trường Sa sáng 23/3
Nhân dân nhật báo hôm 24/3 ngang nhiên
đưa tin, sáng 23/3, tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn và tàu hộ vệ Ngọc Lâm thuộc
Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đã xâm nhập trái phép khu vực quần đảo
Trường Sa của Việt Nam.
Cùng với trực thăng vũ trang, 2 tàu này
đã thực hiện cái gọi là “tuần tra” (trái phép – PV) cả trên không và
trên biển ở khu vực xung quanh Đá Xu Bi, Đá Ga Ven và Đá Tư Nghĩa, thuộc
quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trong vài ngày tới, tàu đổ bộ Tỉnh
Cương Sơn sẽ tiếp tục cái gọi là "tuần tra" ở Đá Gạc Ma, Đá Chữ Thập và
Đá Châu Viên cũng thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn và tàu hộ
vệ Ngọc Lâm nằm trong số 4 tàu chiến thuộc Hạm đội Nam Hải, đang tiến
hành cái gọi là “huấn luyện tuần tra dài ngày” ở Biển Đông.
Được biết, trong thời gian 2 tàu Tỉnh
Cương Sơn và Ngọc Lâm đi "tuần tra", 2 tàu còn lại gồm khu trục hạm Lan
Châu và tàu hộ vệ Hành Thủy sẽ tập trận tấn công mục tiêu di động trên
Biển Đông cùng với các máy bay tiêm kích, máy bay ném bom, máy bay cảnh
báo của không quân Trung Quốc từ đất liền kéo ra.
Đây là những hành động mới nhất của Trung
Quốc vi phạm chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần
đảo Trường Sa. Gần đây nhất, Bắc Kinh đã ngang ngược cử tàu ngư chính
lớn nhất mang tên Ngư chính 312 đến tuần tra ở Trường Sa.
Cục trưởng Cục Ngư chính Nam Hải Ngô
Tráng còn ngang nhiên cho hay, tàu này chính là tàu Đông Dầu 621 thuộc
Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc được cải tạo chức năng hoạt động
và gắn thêm vòi rồng cỡ lớn để ngăn chặn, xua đuổi tàu các nước khác
đánh bắt tại khu vực quần đảo Trường Sa. Theo Ngô Tráng, Ngư chính 312
sẽ hoạt động trên Biển Đông và chủ yếu là ở quần đảo Trường Sa từ 40 đến
50 ngày.
Minh Châu
PetrotimesHình ảnh hạm đội Nam Hải, Trung Quốc dàn đội hình ở Biển Đông 22/3
Thứ bảy 23/03/2013 19:00
(GDVN) - Tham gia
cuộc tập trận này, hạm đội Nam Hải điều động hơn 20 máy bay các loại và
hơn 10 tàu chiến các loại, trong đó có 4 tàu chiến chủ lực (1 tàu đổ bộ
Tỉnh Cương Sơn, 1 tàu khu trục Lan Châu và 2 tàu hộ vệ).
Ngày 22/3 giới truyền thông Trung Quốc tiếp tục cập nhật hoạt động của 4 tàu chiến hạm đội Nam Hải trên một vùng "biển X" ở Biển Đông với các bài tập về đội hình hiệp đồng tác chiến giữa các chiến hạm. 4 tàu chiến hạm đội Nam Hải liên tục cơ động với tốc độ cao và thay đổi đội hình từ hàng ngang, hàng dọc, dích dắc. Trương Hán Xuyên, Cục trưởng Cục Tác chiến hạm đội Nam Hải cho biết, nội dung bài tập đội hình dàn trận này chủ yếu nhằm vào các khoa mục chế áp phòng không, chống tàu ngầm, hộ tống hàng hải. Biên đội tàu chiến hạm đội Nam Hải kể từ hôm xuất phát 19/3 tới nay liên tục triển khai các hoạt động tập trận chiến đấu phòng ngự, hiệp đồng chế áp phòng không, tấn công tàu ngầm, chống trinh sát, đổ bộ 3 chiều chiếm đảo với các tình huống sát thực tế chiến đấu. Tham gia cuộc tập trận này, hạm đội Nam Hải điều động hơn 20 máy bay các loại và hơn 10 tàu chiến các loại, trong đó có 4 tàu chiến chủ lực (1 tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn, 1 tàu khu trục Lan Châu và 2 tàu hộ vệ). Binh lực tham gia cuộc tập trận tấn công đổ bộ 3 chiều chiếm đảo hôm 21/3 có khoảng 100 lính thủy quân lục chiến và lính dù đổ bộ. Tưởng Vĩ Liệt, Tư lệnh hạm đội Nam Hải trực tiếp tham gia chỉ đạo cuộc tập trận. Đây là cuộc tập trận có quy mô lớn nhất của hạm đội Nam Hải kể từ đầu năm 2013 trở lại đây.
Hồng Thủy (Nguồn: Hoàn Cầu) |
||||||||||||||||||||||
mk
|
||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 21/Apr/2013 lúc 7:14pm | |||||||||||||||||||||
Bình Dương có nghĩa trang dành cho người Trung Quốc
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 21/Apr/2013 lúc 7:16pm |
||||||||||||||||||||||
mk
|
||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 18/Jun/2013 lúc 11:49pm | |||||||||||||||||||||
Jun 17, 2013Hình ảnh 'độc' Mỹ - Nhật tập chiếm đảo, Trung Quốc ớn lạnhTrước chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình, phía Trung Quốc đã đề nghị hủy bỏ cuộc Tập trận chung Mỹ - Nhật ‘Bình minh chớp nhoáng (Dawl Blitz)”. Tuy nhiên cuộc tập trận với mục tiêu dành lại đảo vẫn diễn ra đến hết 28/6. Hình ảnh cuộc tập trận được giữ tương đối kín.
Vì sao Trung Quốc lại lo ngại sâu sắc về cuộc tập trận này? Tướng
Trung Quốc Trần Hổ - một nhà phân tích quân sự cho rằng, nhìn vào các
thông tin hiện nay từ Nhật Bản, hầu như mục tiêu cốt lõi của cuộc diễn
tập quân sự lần này chính là ở hai từ "đổ bộ lên đảo". Ông tướng Trung
Quốc đánh giá, mục đích diễn tập quân sự lần này của Nhật Bản cũng không
đơn giản là "đổ bộ lên đảo". "Giết gà mà lại dùng dao mổ trâu", tàu
khu trục Hyuga, tàu chiến Aegis và hàng nghìn binh sĩ, khi đặt
trong bối cảnh tranh chấp đảo Senkaku/Điếu ngư thì mới thấy được Nhật
Bản đang tính toán gì.
Đây là cuộc tập trung lớn nhất từ trước tới nay giữa hai đồng minh và
là lần đầu tiên máy bay đổ bộ cánh xoay MV-22 Osprey của Mỹ hạ cánh
xuống tàu đổ bộ sân bay Hyuga của Nhật Bản.
Binh lực tham diễn chủ yếu của Nhật Bản gồm có tàu sân bay trực thăng
Hyuga, tàu Aegis và binh lực Lực lượng Phòng vệ Mặt đất có tính chất là
lực lượng đánh bộ (đơn vị WAiR) - đều có khả năng tác chiến đổ bộ. Quy
mô binh lực lớn như vậy dường như biểu thị quyết tâm "thế tất phải hành
động" của Nhật Bản, nhất là từ khi thủ tướng theo đường lối cứng rắn
Shinzo Abe tái cầm quyền.
Đồng thời, nhìn vào góc độ ngoại giao, Nhật Bản và Mỹ cùng diễn tập đổ
bộ lên đảo chắc chắn là muốn truyền đi thông điệp các các giới rằng "Mỹ
ủng hộ tranh chấp chủ quyền đảo hiện nay của Nhật Bản".
Còn nhìn vào cấp độ pháp lý, hành động này của Nhật Bản trong tương
lai có thể liên quan đến một loạt vấn đề như thực hiện quyền tự vệ tập
thể, có đột phá Hiến pháp hòa bình hay không, có sửa đổi Hiến pháp hay
không...
Dưới đây là một số hình ảnh lần đầu công bố về cuộc tập trận lịch sử này:Đó là những lý do khiến Trung Quốc rợn tóc gáy. Tàu khu trục Nhật Bản lớp Atoga mang tên lửa hành trình tấn công đang tiến vào quân cảng San Diego (California, Mỹ):
Tàu đổ bộ sân bay Hyuga đang tiến vào bờ biển San Diego với sự hộ tống của tàu khu trục tên lửa lớp Atago:
Hyuga đang neo đậu trong quân cảng San Diego:
Tướng Kiyoshi Asano - Tư lệnh lực lượng Hải quân Nhật Bản đang
thảo luận kế hoạch tác chiến với các đồng nghiệp Mỹ trên chiến hạm
Hyuga:
Binh sĩ liên quân Mỹ - Nhật đang đo đạc
boong tàu đổ bộ Hyuga 181 để chuẩn bị cho máy bay đổ bộ cánh lật MV-22
Osprey hạ cánh - Một hình ảnh mang tính biểu tượng cao của Liên minh
quân sự Mỹ - Nhật khiến Trung Quốc e ngại:
MV-22 Osprey đang đáp xuống Hyuga:
Boong tàu đổ bộ Hyuga nhìn từ máy bay MV-22 Osprey:
Xe thiết giáp lưỡng cư từ các tàu đỏ bộ ào ạt tiến lên tái chiếm đảo vừa bị quân địch chiếm đóng:
Nối đuôi nhau tiến vào mục tiêu và bắt đầu tiến công đối phương:
Lính Mỹ đang hiệu chỉnh mục tiêu cho súng cối 81mm:
Các cánh quân khác cũng nhanh chóng tiếp cận mục tiêu với tàu đổ bộ đệm khí, tàu đổ bộ nhẹ:
Lực lượng biệt kích đổ bộ xuồng cao su từ trực thăng vận tải quân sự CH-47 Chinook:
Một người lính Nhật Bản ngồi thở dốc sau ngày huấn luyện mệt nhọc:
Lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ và Tiểu đoàn hậu cần 11 Nhật Bản
đang kiểm tra binh khí kỹ thuật phục vụ cuộc đổ bộ Bình minh chớp nhoáng
2013:
Khu trục hạm Atago:
Phong Dao (Tổng hợp)
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 18/Jun/2013 lúc 11:52pm |
||||||||||||||||||||||
mk
|
||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 26/Jun/2013 lúc 8:48pm | |||||||||||||||||||||
Gửi 25/06/13 16:04 Dân Trung Quốc thâu tóm nông trại trên đất CanadaDo có quá ít trang trại tại Trung Quốc để phục vụ nền dân số đang bùng nổ, các di dân nước này đã bắt đầu thâu tóm đất nông nghiệp tại Canada và đưa các sản phẩm thu hoạch được về Trung Quốc. Andy Hu chơi với con chó cưng tại nông trại cừu ở Ogema, Saskatchewan. Nhưng các khoản đầu tư mới đã làm nảy sinh những lo ngại rằng thế hệ các nông dân trẻ tuổi bản địa sẽ bị những người mới đến đẩy ra khỏi thị trường. Một số người nghi ngờ rằng những người mới đến được cấp vốn bởi chính phủ tại Bắc Kinh. Tại tỉnh Saskatchewan, nơi chiếm 45% đất nông nghiệp của cả đất nước Canada, giá đất nông nghiệp đã tăng trung bình 10% trong năm ngoái và tăng 50% trong 3 năm qua tại các khu vực nơi các di dân Trung Quốc định cư. Giới chức tỉnh đã đếm được khoảng 6 công ty đầu tư lớn đang mua đất nông nghiệp tại tỉnh Saskatchewan, nhưng không rõ liệu các công ty này có liên quan tới Bắc Kinh hay không, cũng như ước tính quy mô đất mà họ kiểm soát. Đối mặt với những yêu cầu ngày càng gia tăng từ các thị trưởng địa phương về một cuộc điều tra, giới chức tỉnh Saskatchewan đã bắt đầu xem xét về vấn đề này kể từ năm ngoái. “Luật pháp tại Saskatchewan quy định rõ ràng rằng chỉ các công dân Canada hoặc người dân sinh sống lâu dài mới được đầu tư vào đất nông nghiệp (mua trên 4 héc-ta)”, người đứng đầu ngành nông nghiệp tỉnh, ông Lyle Stewart, cho hay. Tương tự như vậy, các tập đoàn nông nghiệp cũng phải 100% vốn của Canada. Tuy nhiên, ông Stewart cho biết thêm, một nhà điều tra đặc biệt đã được thuê để điều tra "các tin đồn nói rằng một số cá nhân đang cố tình lách luật và những người này được cấp vốn bằng tiền từ nước ngoài”, cũng như điều tra việc số tiền này ở đâu ra. “2 hoặc 3 trường hợp đáng ngờ” đã được xác định và đang đối mặt với cuộc điều tra kỹ hơn, ông Stewart nói thêm, nhưng từ chối cung cấp các thông tin chi tiết vì cuộc điều tra vẫn đang diễn ra. Ông Stewart cũng lưu ý rằng giá bất động sản Saskatchewan tương đối rẻ, thuế thấp và giá thuê cũng thấp, trong khi giá hàng hóa đang tăng lên, vì thế “tình hình đang trở nên thuận lợi cho những người muốn đầu tư”. Nhưng sau khi các công ty thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc đầu tư các khoản tiền lớn vào các vùng đất chứa nhiều dầu mỏ tại tỉnh Alberta - vốn khiến Ottawa phải thắt chặt quy định đầu tư nhằm cố gắng ngăn chặn các chính phủ nước ngoài kiểm soát các tài nguyên của Canada, nhiều người tại tỉnh Saskatchewan nhanh chóng tin rằng Bắc Kinh giờ đây đang nhắm tới nguồn đất nông nghiệp của họ để cung cấp nông sản cho người dân trong nước. “Một số người nói rằng nhà nước Trung Quốc đứng sau việc này. Điều đó là không đúng”, Andy Hu, 39 tuổi, giám đốc điều hành Maxcrop, một công ty đầu tư tham gia vào lĩnh vực bất động sản của Saskatchewan, cho hay. “Các nhà đầu tư của chúng tôi là những người có tiền và họ đang tìm kiếm cơ hội tốt để đầu tư”, Hu nói. Được thành lập vào năm 2009, công ty hiện sở hữu 3.000 héc-ta đất và quản lý gần 30.000 héc-ta cho các nhà đầu tư. Là một cựu quản lý của công ty đồ chơi Mattel tại Trung Quốc, Hu di cư tới Canada vào năm 2004 và thành lập một công ty bất động sản ở tỉnh Alberta. Hu đã chuyển tới Saskatchewan sau khi nhìn thấy các lợi nhuận béo bở tiềm năng của đất nông nghiệp chưa được định giá tương xứng ở tỉnh này. Biến dân địa phương thành người làm công? Hu cho hay tầng lớp trung lưu mới nổi của Trung Quốc “cần nhiều protein hơn” và “họ sẵn sàng trả tiền để có thực phẩm tốt”.
Các khách hàng của Hu hầu hết là các nhà đầu tư chứ không phải nông
dân, và một số người có là công dân Canada nhưng sống ở nước ngoài. Họ
mua hàng nghìn héc-ta đất tại Saskatchewan mà hiện công ty Maxcrop cho
các nông dân địa phương thuê.
Tuy nhiên, Stuart Leonard, 34 tuổi, cho hay hoạt động đầu tư bất động sản đã khiến các nông dân địa phương trẻ tuổi khó mua đất. Còn Sheldon Zou cho biết anh đã đưa vợ và 2 con gái từ Trung Quốc tới Ogema, tỉnh Saskatchewan và mua một trang trại rộng 1.600 héc-ta và máy móc với giá 1,5 triệu USD. Do có ít kinh nghiệm làm nông nghiệp thực tế, Zou chủ yếu nhờ vào người dân địa phương để truyền đạt các kinh nghiệm. Năm nay, lần đầu tiên Zou gieo hạt các cánh đồng hoa cải. Còn đối với Hu, việc phát triển mùa màng mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu. Hu nhắc tới một thị trấn bị bỏ không gần Ogema, nơi anh lập một nông trại cừu và thuê các di dân Trung Quốc trẻ tuổi để chăn nuôi động vật. Hu nói trong vòng 2-3 năm sẽ biến nơi này thành nông trại lớn nhất Canada, với khoảng 5.000 con cừu, và xuất khẩu tất cả các loại thịt về Trung Quốc. “Các cơ hội kinh doanh là rất lớn”, Hu nói. Nhưng Leonard tỏ ra nghi ngờ. “Các tập đoàn lớn không bao giờ có thể tự canh tác trên các mảnh đất này. Liệu họ sẽ biến tất cả chúng tôi thành người làm công?”, Leonard nói. _________________ Cư dân TQ mua đất đai hàng loạt ở Canada ?
Hình: một nông trại của di dân Trung quốc ở Canada Omega, Saskatchewan(AFP): Như chúng ta cũng biết, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đang đề xướng việc đô thị hóa Trung quốc, di chuyển hàng trăm triệu người đang sống tại các vùng thôn quê, ra thành thị.
Chủ trương này sẽ khiến số nông gia Trung quốc ngày một ít đi, trong khi dân số ngày một gia tăng. Các tin tức mới đây cho thấy là Trung quốc đang cho di dân hàng loạt sang Canada, và những di dân này đã về tỉnh bang Saskatchewan mua đất, và trong tương lai có thể xuất cảng các nông phẩm này về lại Trung quốc.
Theo các phóng viên của đài AFP thì nhiều nông gia trẻ tuổi ở Canada đã tin là chính quyền Trung quốc đã đứng đàng sau những vụ mua bán đất ở Canada.
45 phần trăm đất đai ở tỉnh bang Saskatchewan là đất có thể trồng trọt. Theo những tin tức vừa loan báo, thì kể từ khi có những di dân Trung quốc đến lập nghiệp ở Saskatchewan ba năm trước, giá đất đã gia tăng 50 phần trăm. Cũng theo những dữ kiện của chính quyền tỉnh bang Saskatchewan thì có khoảng 6 công ty đầu tư lớn đã bỏ tiền mua đất đai ở tỉnh bang này, nhưng các giới chức của tỉnh bang Saskatchewan đã từ chối không cho biết tên tuổi của các công ty này, và từ chối không xác nhận các công ty này có liên hệ gì với chính quyền Bắc Kinh?
Trong những năm trước, các công ty quốc doanh đã bỏ ra hàng tỷ Mỹ kim mua lại các mỏ dầu cát ở tỉnh bang Alberta, đã khiến chính quyền liên bang Canada phải cấp tốc tung ra những đạo luật ngăn cản các công ty nước ngoài, làm chủ các nguồn năng lượng thiên nhiên của Canada. Có thể đây là chiến lược mới của chính quyền Trung quốc, mua đất trồng trọt ở Canada?
Theo AFP thì một công ty Trung quốc có tên là Maxcrop do ông Andy Hu là chủ tịch điều hành. Công ty này thành lập từ năm 2009, đã mua khoảng 33 ngàn mẫu đất ở tỉnh bang Saskatchewan cho công ty này và cho các nhà đầu tư đang sống ở Trung quốc. *theo thoibao.com __._,_.___ |
||||||||||||||||||||||
mk
|
||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 02/Jul/2013 lúc 8:44pm | |||||||||||||||||||||
Thứ năm 13 Tháng Sáu 2013 Trung Quốc đòi kiểm duyệt thô bạo truyền thông Pháp ngay tại PhápCyril Payen, phóng viên đài FRANCE 24 DR Sự kiện đã xẩy ra từ đầu tháng Sáu, và vào hôm qua, 12/06/2013, đài truyền hình Pháp FRANCE 24 công khai loan báo : Đài đã bác bỏ yêu sách của chính quyền Trung Quốc, muốn FRANCE 24 hủy bỏ việc phát đi một phóng sự do một thông tín viên của đài tại Bangkok bí mật thực hiện ở Tây Tạng. Hành động gây sức ép của Bắc Kinh - đồng nghĩa với việc kiểm duyệt một phương tiện truyền thông không thuộc quyền quản lý của mình - đã gây phẫn nộ trong báo giới Pháp. Trong bản tin trên trang web của mình, đài FRANCE 24 nói rõ là phóng sự truyền hình mang tựa đề là « Bảy ngày ở Tây Tạng » của Cyril Payen đã được phát hình ngày 30/05 vừa qua. Trong phóng sự này, thông tín viên của FRANCE 24 đã thẳng thắn tố cáo sự kiện người dân Tây Tạng bị đàn áp dưới ách cai trị của Trung Quốc. Kết luận của nhà báo Payen rất rõ ràng : chính sách « diệt chủng văn hóa » từng bị lãnh tụ tinh thần người Tây Tạng là đức Đạt Lai Lạt Ma lên án vào năm 2008 vẫn đang được Trung Quốc áp dụng. Phóng sự này đã khiến nhà chức trách Trung Quốc phẫn nộ. Theo đài FRANCE 24, chỉ vài ngày sau khi tài liệu được phát sóng, quan chức của Đại sứ quán Trung Quốc tại Paris đã đến trụ sở của đài, để đòi hủy bỏ việc phát phóng sự này kể cả trên trang web của FRANCE 24. Dĩ nhiên là đòi hỏi quá đáng của chính quyền Trung Quốc đã bị từ chối. Trong một bản thông cáo gởi đến nhà báo của đài, ông Marc Saikali, Giám đốc biên tập của FRANCE 24 xác định : « Ban Giám đốc đã không hề lùi bước trước các hành vi hù dọa, và vẫn duy trì phóng sự này trên cả chương trình phát sóng lẫn trên các phương tiện đa truyền thông », như internet, điện thoại di động... Hành động can thiệp thô bạo của sứ quán Trung Quốc tại Pháp dĩ nhiên đã được lập tức báo cáo. Ông Saikali cho biết : « Ban Giám đốc (đài FRANCE 24) đã báo cáo lên cấp cao nhất của chính phủ Pháp, cũng như cho các tổ chức chuyên bảo vệ nhân quyền nói chung, và các nhà báo nói riêng ». Lời báo động của đài FRANCE 24 không phải là thừa, vì hành động hù dọa của chính quyền Trung Quốc không chỉ nhắm vào đài mà còn vào cả bản thân nhà báo đã thực hiện phóng sự đó. Tại Bangkok, nơi anh là thông tín viên thường trú của FRANCE 24, Cyril Payen đang bị Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan tích cực săn lùng. Họ đã dò tìm được số điện thoại cá nhân của anh, và liên tục gọi điện hay gởi tin nhắn để triệu mời anh đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Bangkok để giải thích về việc anh đã « gian lận » để có visa nhập cảnh Trung Quốc. Thật vậy, Payen đã vào Trung Quốc với một thị thực du lịch, và đã tranh thủ một lúc lơi lỏng kiểm soát để lên vùng Tây Tạng, bí mật thực hiện phóng sự của mình. Phải nói là kể từ khi nổ ra các vụ bạo động tại Tây Tạng vào năm 2008, Trung Quốc đã bị cấm không cho nhà báo lên vùng này, và chỉ cho người nước ngoài đến khu vực đó một cách nhỏ giọt. Cyril Payen đã nêu cụ thể các hành vi hù dọa mà sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan đã tiến hành : « Tôi trở lại Bangkok ngày 4 tháng 6, và từ đó đến nay, diễn biến xẩy ra dồn dập. Một nhà ngoại giao nữ Trung Quốc đã để lại cho tôi một tin nhắn trên điện thoại của tôi và đã tỏ rõ thái độ hù dọa. Cô ta yêu cầu tôi đến đại sứ quán để giải thích về những « lời nói dối » mà tôi đã nêu lên trong phóng sự của tôi. Sau cùng, cô ta còn đe dọa tôi như sau : « Nếu ông không đến Đại sứ quán trước ngày 11 tháng 6, thì ông sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả ». Sự kiện chính quyền Bắc Kinh áp dụng chế độ kiểm duyệt nghiêm ngặt đối với truyền thông Trung Quốc, dù đáng chê trách, nhưng có thể giải thích được. Thế nhưng việc đòi truyền thông một nước khác phải kiểm duyệt theo ý Bắc Kinh, lại còn hù dọa nhà báo đã viết sai ý mình, đó là một phản ứng bị coi là quá hống hách. Trong một bản thông cáo công bố hôm 11/06 vừa qua, tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã không ngần ngại đánh đồng hành động của các quan chức ngoại giao Trung Quốc với hành vi của các nhóm mafia. Phóng viên Không Biên giới ghi rõ : « Các phương pháp không thể chấp nhận được đó là của giới trộm cướp hơn là của các công chức cao cấp. Sự kiện một đại sứ quán bày tỏ quan điểm bất đồng về một phóng sự là điều có thể chấp nhận. Nhưng khi các nhà ngoại giao tìm cách hù dọa để đòi thay đổi một nội dung biên tập, đả kích, triệu mời một nhà báo với mục đích được tuyên bố là để hỏi cung, điều đó đã vượt quá giới hạn của những gì có thể chấp nhận được ». Trọng Nghĩa |
||||||||||||||||||||||
mk
|
||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 29/Jul/2013 lúc 10:39pm | |||||||||||||||||||||
Xe điện ngầm tại Bắc kinh...giờ cao điểm Tội nghiệp cho người dân Bắc kinh vào giờ đi làm, mà cũng thấy vui vui vì người muốn đi ra lại bị dội ngược trở vào xe, không đóng cửa được vì quá tải ...lý do mất trật tự không chừa lối cho người xuống thì làm sao bước lên ???!!!.... |
||||||||||||||||||||||
mk
|
||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 01/Aug/2013 lúc 1:24am | |||||||||||||||||||||
Nạn Hoa Kiều
Nguyễn Đạt Thịnh Thợ đào vàng Trung quốc làm lậu ở Ghana Một
hiện tượng lạ của thế kỷ trước là nước Tàu trở thành một nước Cộng Sản;
lạ, vì người Tàu, bản chất vốn tham lam, thích dĩ công vi
tư, lấy của công về làm của riêng, lấy của người về làm của mình, thì
làm cách nào trở thành cộng sản được. Trong
một thời gian ngắn, con người có thể gượng ép giấu bản chất của mình,
nhưng từ từ rồi sự thật vẫn lòi ra; hôm nay thì ông lớn vô sản nào cũng
giàu nứt đố đổ vách trong cái nước Tàu trở thành Trung Cộng; lớp áo đỏ
xúng xính họ mặc, không che được cái rốn lồi trên cái pụng pự.
Việt Nam khốn khổ vì nạn đồng chí vĩ
đại; ngoài biển khơi thì chiến hạm, tàu tuần của chính phủ Trung Cộng,
và tàu cá của ngư phủ Tàu san sát như lá tre, nhịp nhàng phối hợp để
thực hiện chiến thuật cấp thời cướp cá,
thư thả hút dầu; trong nội địa người Tàu lại gài một dàn thái thú
mặt Việt lòng Tàu, thực hiện mọi thủ đoạn để tái lập chế độ Bắc Thuộc
thêm một lần nữa –lần thứ 5. Người
Việt quốc nội xuống đường đòi đuổi bọn “Tàu Khựa” về Tàu; thái thú mặt
Việt lòng Tàu, bắt người Việt chống ngoại xâm, bỏ tù; triều đình Bắc
Phương khen thái thú “giỏi lớ, giỏi lớ”. Được chủ khen, bọn tôi tớ càng
nức lòng, đêm ngày họp tòa án nhân dân, đem nhân dân ra trừng trị. Làn
sóng người Hoa tràn xuống Việt Nam lập nghiệp trở thành nạn Hồng Thủy
khiếp đảm diễn ra công khai, đều đặn.
Giữa cảnh đáng buồn đó, người Việt tìm được một phút
ngắn tạm vui với tin cảnh sát Ghana trị được nạn Hoa Kiều. Ghana
là một nước nhỏ và rất nghèo nằm về phía tây Phi Châu, với dân số 25
triệu người; đặc sản của Ghana là vàng; vàng không chỉ nằm trong mỏ mà
nằm rải rác trong lòng đất, lòng sông, lòng suối. Ghana là quốc gia đứng
thứ nhì trên thế giới về sản xuất vàng. Năm ngoái, số vàng xuất cảng
đem lại cho Ghana 2.2 tỉ Mỹ kim – 90% tổng sản lượng quốc gia, nhưng
chưa bằng 1% số tài sản ông Tim Cook, CEO của Apple đang giấu ở ngoại
quốc.
Mùi vàng gọi người Tàu đến Ghana; Tập Cận Bình đem ngân khoản “Trung Quốc Viện Trợ” và đem công nhân
“Tàu Khựa” đến khai thác vùng đất còn bán khai này. Tổng thống Ghana – ông John Dramani Mahama – welcome người Tàu đến giúp ông xây dựng trường học, xây nhà thương; ông không để ý là cùng với những đồng Nhân dân tệ,
hàng chục ngàn công nhân Tàu cũng
lẩn vào Ghana. Họ vào xin làm việc cho các xưởng đãi vàng thô sơ, và
chỉ vài tháng sau họ tự tổ chức những hệ thống đãi vàng hoạt động kết
quả hơn những hãng của người Ghana. Tinh
khôn hơn người địa phương, người Tàu mò lên tận đầu các ngọn suối đắp ụ
cản nước, giữ cát lại để đãi vàng; đãi xong, họ mới xả cho nước và cát
chảy xuống hạ nguồn; người Ghana chợt thấy bà Thần Vàng không còn hậu
đãi mình nữa; rồi dù chất phác đến đâu họ cũng vẫn tìm ra sự thật.
Các hãng đãi vàng người địa phương trình bày sự việc lên chính quyền;
Tổng thống John Dramani Mahama ra lệnh truy nã những người Tàu gây xáo trộn sinh hoạt đãi vàng, nguồn lợi duy nhất của quốc gia. Đại sứ Trung Cộng Gong
Jianzhong xác nhận có khoảng 12,000 người Hoa nhập cảnh lậu vào Ghana,
trong số này gần 10,000 xuất phát từ huyện Shanglin, một huyện nhỏ và
nghèo thuốc tỉnh Quảng Tây. Viên chức Di Trú Ghana nói ông Gong xin
trang trải mọi chi phí hồi hương cho những người Hoa nhập cảnh lậu vào
Ghana.
Bà Mỗ, một phụ nữ Hoa, cư dân xã Mingliang, huyện Shanglin, nói hai đứa con trai và một đứa con rể của bà rủ nhau sang
Ghana làm ăn, và đang trốn trong một căn nhà tại tỉnh Dunkwa cùng với trên 20 thanh niên người Hoa. Bà
nói con bà cho biết, qua điện thoại di động, không người Hoa nào dám ló
mặt ra, sợ thổ dân đập chết; họ chưa tìm được cách móc nối với tòa đại
sứ để xin giúp đỡ hồi hương.
Gia đình cậu Zhu Congli, một
thanh niên khác trong đám 10,000 người Shanglin đi hốt vàng, cho biết
Zhu và một nhóm người Hoa đang trốn trong một đồn điền trồng cây cocoa.
Ban ngày họ chui xuống hang, xuống hố ẩn trốn, ban đêm mò ra, trở về địa
điểm đãi vàng để nhờ điện tại đây charge điện thoại di động. Họ rất lo
sợ cho tính mạng của họ.
Một
thiếu phụ khác, bà Wen Ruchun, cư dân xã Shuitai, một xã nghèo khác nữa
của huyện Shanglin, cho biết chồng bà, cũng là một người đi mò vàng,
đang chờ giấy máy bay hồi hương tại Accra – một thành phố lớn của Ghana.
Tỏ ra là người sành sỏi, bà bảo
những gia đình đồng cảnh, “Chính phủ Ghana quyết liệt lắm, phải rút về
thôi. Nhưng vé máy bay từ hôm nay cho đến cuối tháng Sáu đã hết rồi”.
Bên
cạnh chính sách “gồm thâu lục quốc” của chính phủ Trung Cộng, khối 1.35
tỷ người Hoa cũng là một nguồn áp lực di dân khiếp đảm: họ sẵn sàng ra
khỏi
lãnh thổ Trung Quốc ngay khi gặp cơ hội đầu tiên. Cái “nạn Hoa Kiều”
tràn sang Ghana bất chấp cách trở đại dương, coi thường khắc nghiệt khí
hậu, khác biệt ngôn ngữ, tập tục, như những trở ngại nhỏ; họ xung phong
vào lãnh thổ Ghana, giật nghề đãi vàng của dân địa phương.
Phản ứng của chính phủ Ghana đang
dạy chính phủ VN một bài học về thái độ “mềm nắn, rắn buông” của
Trung Cộng; cảnh sát Ghana thẳng tay ruồng bắt những kẻ nhập cảnh lậu,
bắn giết bọn chống cự; tình hình căng thẳng đến mức hàng ngàn người mò
vàng lậu phải “độn thổ” ban ngày, chỉ dám ló ra ban đêm để tìm lương
thực, tìm cách liên lạc với tòa đại sứ,
với thân nhân ở quê nhà. Việt Nam cứ đưa cảnh sát vào thị xã “Chợ Lớn Mới” tại tỉnh lỵ Bình Dương để
kiểm soát giấy tờ nhập cảnh của những công dân Trung Cộng rồi trục xuất
họ về Tàu thử coi.
Dĩ nhiên việc làm này rất khó, nhưng
nếu vì khó mà không làm, thì thái độ hèn nhát này có nghĩa là ngay ngày
hôm nay VN đã chấp nhận việc Việt Nam thất thủ trước cuộc xung
phong biển người của Hoa Kiều, mà không cần một trận tấn công quân sự
của Trung Cộng.
Nguyễn Đạt Thịnh |
||||||||||||||||||||||
mk
|
||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||
<< phần trước Trang of 12 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |