Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: Vườn TÂM LINH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 9
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 31/Mar/2015 lúc 9:08pm
 

Năm lại mới

(Trò chuyện với Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc)

HỒNG VÂN

 

Tôi hẹn gặp bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc vào một buổi sáng giao mùa giữa hai năm cũ mới. Không khí thật đặc biệt, chút se lạnh dễ khiến người ta vừa nao lòng nuối tiếc ngày cũ, việc cũ vừa hân hoan đón chào năm mới. Anh xuất hiện, vẫn nụ cười an nhiên.

“Năm lại mới!”. Anh chào bằng một câu nghe rất lạ tai nhưng tạo sự thích thú.

 

  Đã “mới” sao còn “lại mới”?

– Bởi vì mới mà không mới! Nên nói là “lại” mới. Nó vẫn thế. Vẫn sáng trưa chiều tối. Vẫn 24 giờ một ngày và một năm 365 ngày. Trái đất vẫn quay với tốc độ 30.000km một giây! Tính ra, mỗi ngày ta bay vèo vèo trong vũ trụ quanh mặt trời khoảng 2,5 tỷ cây số! “Lại mới” cũng có nghĩa do ta bày đặt ra, đánh trống múa lân, bắn pháo hoa… làm ầm ĩ lên cho vui chứ thật ra nó vẫn vậy. Vẫn trăng tròn rồi khuyết, vẫn xuân hạ thu đông…

 

Nhưng người ta thường nhắc đến và đề cao sự vô thường hơn, đúng không anh?

– Đó là một cách nói. Vô thường cũng là thường đó thôi. Nhưng nhắc vô thường thì tốt hơn. Có người coi vô thường là con quỷ dữ (Quỷ vô thường) có người coi vô thường là hoa (Đóa hoa vô thường – Trịnh Công Sơn). Người biết lẽ vô thường thì sẽ bớt tham sân si đi, nhờ đó mà họ biết sống hạnh phúc “ở đây và bây giờ” hơn. Dĩ nhiên không phải sống “ở đây và bây giờ” kiểu hiện sinh thô thiển mà là với tuệ giác.

 

Anh là một bác sĩ, thi sĩ, tác giả nhiều cuốn sách, rồi diễn giả nữa. Nay đã hưu rồi thì anh giữ vai “nhà” gì nhiều nhất?

– Hưu lâu rồi chứ. Hơn cả chục năm rồi chứ! “Nhà” gì nhiều nhất ư? Có lẽ là nhà thương và nhà chùa! Tôi vẫn còn tham gia giảng dạy ở Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch trong bộ môn Y đức và Khoa học hành vi. Ngoài ra, mỗi tuần bây giờ tôi đến chùa vài buổi vì có mấy lớp học ở đó. Chúng tôi gặp nhau để thảo luận, phản biện… các vấn đề Phật pháp và khoa học hiện đại, về đường lối tu tập của các pháp môn… Tôi nghĩ nhà chùa giúp ta trí tuệ còn nhà thương giúp ta từ bi.

 

Anh từng có một trận bệnh nặng gần 20 năm trước, trận ấy thậm chí “được” lên báo. Tôi nhắc đến biến cố đó vì có nhiều độc giả lớn tuổi lấy những bài viết có liên quan của anh để làm chỗ dựa tinh thần khi họ gặp cảnh bệnh tật. Trận tai biến ấy đã tác động đến anh ra sao?

– Nhà văn Nodar Dumbadze trong cuốn Quy luật của muôn đời nói mỗi người trong đời nên bệnh nặng một lần cho biết! Nhờ trận bệnh nặng đó, ta phát hiện ra nhiều điều thú vị lắm! Ta thấy nắng vàng đẹp hơn, lá xanh đẹp hơn, người người đẹp hơn và cả ta nữa, ta cũng… đẹp hơn, sáng ra, rộng ra…! Chính vì thế mà ông Duy Ma Cật đã giả bệnh để có một buổi thuyết pháp vi diệu cho các vương tôn công tử xứ Tỳ-da-ly cách đây hơn 2.500 năm! Chỉ có trải nghiệm một cơn bệnh nặng gần với cái chết như vậy người ta mới giật mình tỉnh giấc… Nam Kha, còn không thì người ta vẫn cứ tham sân si bất tận! Cho nên ngay khi qua cơn bệnh nặng đó, tôi đã có một bài thơ viết ngay trong bệnh viện: Xin cám ơn, cám ơn.

 

Tuổi già thường bệnh đau, cô đơn, tủi thân. Trong khi đó anh thường có những quyển sách vừa như chào đón vừa như thách thức tuổi già (Gió heo may đã về, Già ơi chào bạn…). Tuổi già trong những cuốn sách của anh quả là “già nhiều kiểu”. Sắp tới, nghe nói anh lại ra sách mới về tuổi già?

– Chào đón thì đúng hơn chớ không dám thách thức đâu! Việc gì phải thách thức? Ta đâu có “chống” tuổi già được. Nó đến vì nó phải đến. Sanh bệnh lão tử. Đã có sanh thì đương nhiên có bệnh, có lão, và có tử. “Vượt thoát sanh tử” chỉ là một cách nói, rằng đã hiểu được quy luật của muôn đời đó nên ta sẽ ung dung tự tại hơn là quằn quại khổ đau. Vấn đề là sự chọn lựa. Ta vẫn thường nghe trẻ con hát bài đồng dao Thiên đàng địa ngục hai bên…

Đúng, tôi đang có dự định viết tiếp vài cuốn sách về tuổi già nữa. Bởi vì có trải nghiệm, có thể nghiệm, có chiêm nghiệm… thì mới chia sẻ được. Tôi không viết bằng kiến thức y học, tôi viết bằng kinh nghiệm cá nhân, dĩ nhiên vẫn có những kiến thức y học, khoa học về bảo vệ và nâng cao sức khỏe tuổi già trong đó… Chẳng hạn sẽ xoáy vào định nghĩa sức khỏe của người già: nó khác với sức khỏe nói chung. Ở người già, do các chức năng của cơ thể đều đã phần nào… rệu rã, quá “date”, nên vấn đề chủ yếu là sức khỏe tâm thần, người già biết tránh “cô đơn, tủi thân” chẳng hạn thì sẽ có nếp sống hạnh phúc hơn. Rồi từ tháp nhu cầu của Maslow ứng dụng cho người già, ta biết sẽ phải làm gì giúp họ. Dự kiến của tôi năm nay là sẽ in cuốn: Một tuổi già hạnh phúc và một tùy bút…Về thu xếp lại…!

 

Về thu xếp lại ư? Sao nghe giống giống Trịnh Công Sơn?

– Chớ còn gì nữa! Về thu xếp lại/ Ngày trong nếp ngày/ Vội vàng thêm những lúc yêu người…(Trịnh Công Sơn). Tới tuổi nào đó, tự nhiên ta thấy cần phải thu xếp lại là vừa. Nhà thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị viết: Biết đủ dầu không chi cũng đủ/ Nên lui đã có dịp thì lui!, và Thuở ra sân khấu không làm rộn/ Lúc vãng vai tuồng bớt hổ ngươi!. Bớt hổ ngươi thôi, bớt là đã vui rồi, vì lỡ ra sân khấu thì người ta ai cũng hay làm rộn ít nhiều! Còn vội vàng thêm những lúc yêu người thì dĩ nhiên rồi phải không, “quỹ thời gian” còn có bao nhiêu đâu nên phải vội vàng thôi !

 

Rồi còn “cuồng phong cánh mỏi…” nữa chứ?

– Ừ phải. Cái cảm nhận cuồng phong cánh mỏi là rõ ràng nhất, lực bất tòng tâm là rõ ràng nhất, mặc dù ngày nay có nhiều quảng cáo vô tội vạ về thuốc nọ kia nhưng phần lớn là
nguy hại…

 

Sách viết cho người, còn với riêng mình, anh sắp xếp “kế hoạch già” như thế nào để vẫn “trẻ lạ lùng”?

– Còn lâu mới “trẻ lạ lùng”! “Già lạ lùng” thì có. Biết mình già và vui với cái già đó của mình, quan sát nó, ngắm nghía nó mỗi ngày cũng thấy ra nhiều điều thú vị. Tôi nghiệm rằng đời người có những cột mốc. Cứ mỗi 15 năm, ta vượt một cái mốc nào đó: 15 tuổi, dậy thì, lòng như nắng mới thêu (Trịnh Công Sơn); 30 tuổi, tam thập nhi lập, có sự nghiệp; 45 tuổi, vững vàng, chín muồi; 60 tuổi, nghe chút gió heo may; 75 là tuổi về thu xếp lại… và sau đó… là 90! Chuyện kể một ông già 75 cưới cô gái chân dài 20, nhà báo phỏng vấn hỏi bí quyết, ông trả lời, có gì đâu, tôi chỉ nói tôi đã 95!

 

Làm sao để có một tuổi già hạnh phúc?

– Tuổi già có 3 cái thiếu, nếu làm đầy được thì sẽ dễ có hạnh phúc: thiếu bạn (rơi rụng dần, xa xôi dần), thiếu ăn (do kiêng cữ thái quá!) và thiếu vận động (ngồi một chỗ)! Tuổi già cũng có 3 cái cần: Chọn ưu tiên, tối ưu hóa và bù đắp. Chọn ưu tiên là chọn cái gì thích hợp nhất cho mình ở lứa tuổi này, đồng thời biết từ bỏ, đừng ham ôm đồm quá; rồi rèn tập cho ngày càng thuần thục (tối ưu hóa), và sau cùng, tìm kiếm những gì khác phù hợp để bù đắp cho bớt đi những khoảng trống, dễ gây cô đơn và buồn chán !

 

Tuổi trẻ nhìn tới phía trước, trong khi đó, người già hoài niệm. Kỷ niệm nào anh nhớ đến ngay lúc này, thời khắc của giao mùa, giữa hai năm cũ mới ?

– Ngay lúc này ư? Tôi chỉ nhớ nơi chiếc quán thân quen ta đang ngồi đây, nhắp ngụm cà phê sớm và ngoài kia, bên khung cửa sổ, là những chiếc lá vàng đong đưa trước gió bên cạnh những chiếc lá xanh non thấp thoáng dưới bóng cổng thành cổ của khu cư xá và những câu thơ riêng viết cho một người bạn nhỏ kịp chuyến tàu về quê… ăn Tết !

 

Năm lại mới, xuân lại đến. Người ta thấy sự chuyển mình mới mẻ của đất trời, của lòng người. Anh chiêm nghiệm những gì?

– Những niềm hy vọng. Những lá vàng. Những mầm xanh. Và thấy một vòng bất tận của Như Lai: Xuân, hạ, thu, đông rồi lại… xuân !

 

Trân trọng cảm ơn anh. Chúc anh một năm mới bình an !

 

HV

(Nguồn: SGGP Thứ bảy Xuân Ất Mùi, 2015)




mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 05/Apr/2015 lúc 6:35pm
Nhưng qui luật tự nhiên Trong cuộc sống

1.Luật cân bằng:

Luật cân bằng là luật quan trọng nhất trong các quy luật của cuộc sống. Nó là nền tảng của tất cả các quy luật khác. Luật này chi phối tất cả mọi sự vật hiện tượng trên trái đất và vũ trụ kể cả con người và các hiện tượng liên quan đến đời sống con người. Nhờ luật cân bằng mà vạn vật, trái đất, vũ trụ được giữ ở trạng thái cân bằng và không bị xảy ra tình trạng hỗn loạn.
Mọi người ai cũng mơ hồ cảm nhận được luật cân bằng những không diễn giải được nó ra một cách rõ ràng. Ví dụ khi ta nghe một người nói: Ông trời công bằng lắm… hay …được cái này, mất cái kia… đó chính là lúc mọi người đang nói đến Luật cân bằng.
Luật cân bằng còn có các tên gọi khác là luật quân bình, luật toàn không. Người Trung Hoa đã khám phá ra quy luật này từ hàng nghìn năm nay, nó được gọi dưới tên là Luật âm dương hay Kinh dịch.
Tuy nhiên Luật âm dương và Kinh dich bị giải thích một cách rất khó hiểu và huyền bí. Trong bài viết này tôi sẽ cố gắng giải thích luật cân bằng một cách dễ hiểu nhât. Hiểu một cách căn bản nhất luật cân bằng được phát biểu như sau:
1. Bất cứ một sự vật hiện tượng nào đều có 2 phần. Một phần dương và một phần là âm. Ví dụ ngày là dương và đêm là âm. Trong suốt cuộc đời của bất cứ sự vật hiện tượng nào 2 phần âm dương này thay phiên nhau tồn tại. Ví dụ hết ngày rồi đến đêm rồi lại đến ngày…Không bao giờ chỉ có một phần dương hay một phần âm tồn tại trong suốt cuộc đời của một vật.
2. Trong đời sống của một vật, nếu coi các lần xuất hiện của những phần dương là những số dương, nếu coi các lần xuất hiện của những phần âm là những số âm. Thì tổng của tất cả số dương và số âm trong suốt cuộc đời của một vật (sự vât hay hiện tượng) phải bằng không. Nói cách khác tổng của tất cả các số dương phải bằng với tổng của tất cả số âm.
3. Việc tổng của tất cả các số dương cộng với tổng của tất cả các số âm trong suốt cuộc đời một vật phải bằng không chính là luật cần bằng. Đây là điêu kiện để tất cả mọi vật được gìn giữ ở trạng thái cân bằng. Nếu không thỏa mãn điều kiện này thì moi vật sẽ rơi vào trạng thái hỗn độn, điều mà không có trên thực tế. Không bao giờ chỉ có dương mà không có âm, hay ngược lại chi có âm mà không có dương. Cũng giống như không bao giờ chỉ có lạnh mà không có nóng, chỉ ngày mà không có đêm, chỉ có hạnh phúc mà không có đau khổ…

2.Luật tuần hoàn:
Diễn giải nôm na, luật tuần hoàn được phát biểu như sau: cuộc đời của một con người là môt chuỗi tuần hoàn gồm những giai đoạn hạnh phúc và đau khổ kế tiếp nhau. Hết giai đoạn đau khổ thì đến giai đoạn hạnh phúc. Sau đó lại đến một giai đoạn đau khổ mới và một giai đoạn hanh phúc mới. Như vậy, theo quy luật này không ai là hạnh phúc mãi mà cũng không ai phải chịu đau khổ mãi.

3.Nguyên lý cho và nhận:
Những thứ ta nhận được từ cuộc đời tương ứng với những thứ ta cho đi trong cuộc đời. Ta càng cho cuộc đời nhiều bao nhiêu, ta càng nhận được từ cuộc đời nhiều bấy nhiêu.

4.Luật trả giá và đền đáp:
Dần dà trong cuộc đời, mỗi người sẽ phải trả giá một cách đầy đủ cho từng lỗi lầm và từng hành động sai trái của mình, và sẽ được đền đáp một cách xứng đáng cho mọi cố gắng và mọi việc làm tốt đẹp của mình.

5.Luật thử thách:
Những khó khăn, nghịch cảnh, những thất bại, đau buồn là những thử thách giúp những kẻ biết vượt qua trở nên mạnh hơn.

6.Luật bù trừ:
Ở trên đời này, hễ được cái này thì sẽ mất một cái khác, và hễ mất một cái này sẽ được một cái khác. Mỗi cái lợi luôn đi kèm với một cái hại tương ứng và ngược lại mỗi cái hại luôn luôn đi kèm với một cái lợi tương ứng. Đó là luật bù trừ hay là luật đánh đổi.

7.Luật cộng sinh:
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người hay một tổ chức) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai đều sinh lợi (cộng sinh) cho nhau. Nếu một mối quan hệ chỉ có lợi cho một bên còn bên kia chỉ có hại thì mối quan hệ đó sẽ không tồn tại được lâu dài. Đó là luật cộng sinh.

8.Luật hấp dẫn:
Người xưa diễn giải luật này là đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, hay "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã". Những tính cách giống nhau sẽ thu hút và tìm đến với nhau. Một khía cạnh quan trọng khác của luật hấp dẫn là khi một ý nghĩ được nung nấu, nó sẽ có khả năng hấp dẫn các phương cách để biến ý nghĩ đó thành hiện thực.

9.Luật vạn vật đồng nhất:
Luật vạn vật đồng nhất phát biểu như sau: Những quy luật nào đúng với trời đất, với vạn vật thì những quy luật đó cũng đúng với con người, với cuôc đời hay các mối quan hệ của con người.

10.Luật cường độ giảm dần theo thời gian:
Luật cường độ giảm dần theo thời gian phát biểu như sau: Một hạnh phúc cho dù lớn đến đâu thì ngày hôm sau cũng bớt cảm thấy hạnh phúc đi rồi. Một đau khổ cho dù lớn đến mức nào thì ngày hôm sau đau khổ đó cũng được cảm thấy dịu bớt đi.

11.Luật tự kỷ ám thị:
Nếu một ý nghĩ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong một khoảng thời gian dài thì cho đến một lúc nào đó ta sẽ tin ý nghĩ đó là thật. Đây là công cụ mạnh của quảng cáo và ta cũng có thể tận dụng quy luật này để có được những suy nghĩ tích cực và để rèn cho mình những đức tính mà mình chưa có.

12.Luật về sức mạnh của thói quen:
Những suy nghĩ hay hành vi được lặp đi lặp lại lâu ngày sẽ trở thành thói quen và thói quen sẽ trở thành một phần trong tính cách. Đây là công cụ mạnh để rèn luyện những tính cách mình muốn có.

13.Luật thích nghi:
Con người là động vật lạ lùng. Sướng bao nhiêu đối với nó là chưa đủ, nhưng khổ bao nhiêu nó cũng chịu được. Con người được ban cho khả năng thích nghi với nhiều điều kiện hoàn cảnh. Và để tồn tại và phát triển, con người (hay bất cứ vật nào) cần phải biết thích nghi với điều kiện hoàn cảnh và môi trường xung quanh.

14.Luật về sự tương tác
Khi vật A tác động vào vật B một lực thì vật A sẽ nhận được một lực tác động ngược lại đúng bằng lực mà vật A đã tác động vào vật B. Trong quan hệ giữa con người với con người, khi ta làm cho ai đau đớn, ta sẽ nhận được sự đau đớn đúng bằng vậy. Và ngươc lại, khi ta làm cho ai hạnh phúc, chính bản thân ta sẽ nhận được một hạnh phúc đúng bằng hạnh phúc ta đã ban ra.

15. Quy luật hạt giống :
Để có được một cái cây cao to thì trước tiên bạn phải gieo hạt giống đó và phải có thời gian chăm sóc nó lớn lên. Điều này có nghĩa là đừng bao giờ vội vã hãy tuân thủ theo quy luật của nó, hãy kiên nhẫn và nổ lực thì mới có kết quả tốt nhất.Khi hiểu được "Qui luật của hạt giống", chúng ta sẽ không cảm thấy thất vọng, bế tắc khi phải đối mặt với những thất bại. Hãy học cách kiên nhẫn và chai lì với những thất bại trên đường dài tìm kiếm những thành công.

16. Quy luật của sự kiên trì:
Bạn thử để ý đến bộ rễ tre xem, nếu tình từ ngày gieo hạt thì phải mất 4 năm mới có được một bộ rễ xum xuê. Khi bạn kiên trì đối mặt với khó khăn và thử thách, bạn đã chứng minh cho bản thân mình và cho những người xung quanh thấy rằng bạn có sự tự chủ và tính kỷ luật tự giác vốn vô cùng cần thiết để đạt được bất kỳ thành công nào. Bài kiểm tra thực sự của cuộc sống chính là sự kiên trì.

17. Quy luật của sự tiến bộ:
Hồi nhỏ lúc bạn khoảng 2, 3 tuổi, bạn thường chơi banh với ông bà, cha mẹ. Và bạn chiến thắng một cách dễ dàng. Lớn lên tí nữa bạn chơi banh với những đứa bạn cùng lứa với mình và bạn cũng chiến thắng vì bạn đã có vài kinh nghiệm. Sau đó bạn được chơi banh cho đội tuyển. Và thông điệp của quy luật này chính là : "Nếu bạn muốn có nhiều hơn thì bạn phải trở nên xứng đáng hơn".

18. Quy luật nhân quả:
Mọi việc xảy ra trong cuộc sống đều bắt nguồn từ một lý do cụ thể. thành tựu, của cải, hạnh phúc, sự thịnh vượng và thành công trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh đều là hệ quả trực tiếp hay gián tiếp hoặc là kết quả của những hành động cụ thể. Điều này có nghĩa rằng bạn có thể đạt được thành quả như mong muốn nếu bạn nhận diện được mục tiêu rõ ràng. Nếu nỗ lực tìm hiểu và học hỏi sự thành công từ những người đi trước, chắc chắn bạn sẽ đạt được thành công tương tự. Thành công không phải là ngẫu nhiên. Cái gì cũng có nguyên nhân của nó "gieo nhân nào gặt quả ấy". Đừng vội kết luận khi chưa biết rõ nguyên nhân.

19. Quy luật của sự hấp dẫn và cộng hưởng
Có nghĩa là bạn phải bỏ công tập trung, công mở ra. Khi hai người có trường năng lượng như nhau thì sẽ tạo ra sức mạnh rất lớn hơn là cộng 2 người lại khi làm việc độc lập.

20. Quy luật của những con sóng:
Những con sóng sẽ đến cùng một lúc và ra đi cùng lúc. Cuộc sống cũng vậy, có những chuyện khó khăn, đau khổ cứ đổ ào vào ta, lúc đó ta hãy bình tĩnh, suy nghĩ cặn kẽ, mạnh mẽ lên rồi những chuyện đó cũng sẽ ra đi hết như những con sóng kia. "Mọi chuyện rồi cũng sẽ qua"

ST





mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 20/Apr/2015 lúc 8:12pm



CHUYỆN Ở ĐỜI...

Một con tàu du lịch gặp nạn trên biển, trên thuyền có một đôi vợ chồng rất khó khăn mới lên đến trước mũi thuyền cứu hộ, trên thuyền cứu hộ chỉ còn thừa duy nhất 1 chỗ ngồi. Lúc này, người đàn ông để vợ mình ở lại, còn bản thân nhảy lên thuyền cứu hộ.
Người phụ nữ đứng trên con thuyền sắp chìm, hét lên với người đàn ông một câu…………..

Kể đến đây, thầy giáo hỏi học sinh: “Các em đoán xem, người phụ nữ sẽ hét lên câu gì?”
Tất cả học sinh phẫn nộ, nói rằng: “Em hận anh, em đã nhìn nhầm người rồi.”
Lúc này thầy giáo chú ý đến một cậu học sinh mãi vẫn không trả lời, liền hỏi cậu bé. Cậu học sinh nói: “Thầy ơi, em nghĩ người phụ nữ sẽ nói: Chăm sóc tốt con của chúng ta anh nhé!”
Thầy giáo ngạc nhiên hỏi: “Em nghe qua câu chuyện này rồi ư?”
Học sinh lắc đầu: “Chưa ạ, nhưng mà mẹ em trước khi mất cũng nói với bố em như vậy.”
Thầy giáo xúc động: “Trả lời rất đúng.”

Người đàn ông được cứu sống trở về quê hương, một mình nuôi con gái trưởng thành. Nhiều năm sau, anh ta mắc bệnh qua đời, người con gái lúc sắp xếp kỷ vật, phát hiện quyển nhật ký của bố. Hóa ra, lúc mẹ và bố ngồi trên chiếc tàu ấy, người mẹ đã mắc bệnh nan y, trong giây phút quyết định, người chồng đã dành lấy cơ hội sống duy nhất về phần mình. Trong nhật ký viết rằng : “Anh ước gì anh và em có thể cùng nhau chìm xuống đáy biển, nhưng anh không thể. Vì con gái chúng ta, anh chỉ có thể để em một mình ngủ giấc ngủ dài dưới đáy đại dương sâu thẳm. Anh xin lỗi.”

Kể xong câu chuyện, phòng học trở nên im ắng, các em học sinh đã hiểu được ý nghĩa câu chuyện này: Thiện và ác trên thế gian, có lúc lắm mối rối bời, khó lòng phân biệt, bởi vậy đừng nên dễ dàng nhận định người khác.

Người thích chủ động thanh toán tiền, không phải bởi vì người ta dư dả, mà là người ta xem trọng tình bạn hơn tiền bạc.

Trong công việc, người tình nguyện nhận nhiều việc về mình, không phải bởi vì người ta ngốc, mà là người ta hiểu được ý nghĩa trách nhiệm.

Sau khi cãi nhau người xin lỗi trước, không phải bởi vì người ta sai, mà là người ta hiểu được trân trọng người bên cạnh mình.

Người tình nguyện giúp đỡ người khác, không phải vì nợ người đó cái gì, mà là vì người ta xem người đó là bạn.


Nguồn: Minh Phạm - Blogtamsu



mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 22/Apr/2015 lúc 10:20pm

17 câu hỏi và trả lời của bà Dipa Ma về hành Thiền Minh Sát

by thayvabiet

Các câu hỏi và lời giải đáp sau đây được ghi chép lại trong các cuộc phỏng vấn với Dipa Ma tại Ấn độ vào những năm của thập niên 1970 và tại Hội Thiền Minh Sát (Insight Meditation Society) vào những năm của thập niên 1980.


dipa-ma


1- Tôi phải tập Thiền Minh Sát (Vip***ana) như thế nào?

-- Ngồi thẳng lưng. Nhắm mắt lại và theo dõi sự phồng lên và sự xẹp xuống của bụng, trong khi bạn đang thở. Hãy cảm nhận hơi thở. Khi theo dõi hơi thở vào và hơi thở ra, hãy tự hỏi, "Hơi thở chạm vào chỗ nào?"Phải đặt tâm ý vào chỗ chạm đó mà thôi. Bạn chẳng phải làm gì với hơi thở, mà chỉ cảm thấy nơi hơi thở chạm. Nếu hơi thở nặng nề, cứ để nó nặng nề. Nếu hơi thở ngắn, cứ dể nó ngắn. Nếu nó tế nhị, cứ để nó tế nhị. Chỉ cần cảm nhận nó thôi.

Khi tâm ý bạn đi vẩn vơ, hãy để ý đến việc đó và tự nói với bạn, "Suy nghĩ", rồi trở lại với sự phồng lên và xẹp xuống của hơi thở. Nếu bạn cảm thấy có một cảm giác ở chỗ nào khác, thí dụ như nhức ở chơn, thì liền đưa tâm ý bạn đến chỗ nhức và ghi nhận, "Nhức". Khi cơn nhức bớt dần hoặc hết nhức, thì bạn lại quay lại theo dõi chỗ chạm của hơi thở. Nếu có sự xao động đến, ghi nhận rằng "Xao động".

Nếu bạn nghe một tiếng động, hãy tự nói với bạn, "Nghe, Nghe", rồi cũng trở lại với cảm giác về hơi thở. Nếu nhớ đến việc gì, thì hãy ghi nhận "Nhớ". Bất cứ việc gì bạn thấy, bất cứ sự gì đến trong tâm, chỉ cần biết đến sự việc đó. Nếu bạn thấy có hình ảnh hay ánh sáng, chỉ cần ghi nhận "Thấy" hoặc "Ánh sáng". Chẳng cần giữ chúng lại, hay bắt chúng ở lại. Chỉ cần quan sát chúng mà thôi.

Trong Thiền Minh sát bạn phải quan sát sự phồng lên và xẹp xuống của hơi thở và các hiện tượng khởi lên trong tâm và trên thân. Do đó, có việc dời tâm đi từ các cảm giác đã nhận, cảm giác thích thú, hay đau đớn, đến các ý tưởng khác nữa. Bất cứ có điều gì đang xảy ra, cũng đều được ghi nhận, rồi điều ấy qua đi, và có điều khác lại đến. Theo cách đó, sự tu tập Thiền Minh sát là một phương pháp quan sát. Tất cả sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý; tâm ý là căn thứ sáu) sẽ khởi lên. Bạn chỉ cần quan sát khi chúng khởi lên, rồi chúng lại qua đi, thì bạn liền trở về với cảm giác nơi hơi thở. Bất cứ điều gì bạn thấy, bất cứ điều gì khởi lên trong tâm, bạn chỉ cần biết rõ nó, ý thức được nó, mà thôi.


2- Mục đích của Thiền Minh sát là gì?

-- Mục đích của Thiền Minh sát là để diệt trừ Mười Kết sử; các kết sử nầy là những nút thắt gút, hay là chướng ngại trong tâm bạn. Từ từ, từ từ, do sự quán sát mỗi phút giây với sự tỉnh thức, bạn sẽ cởi mở hết các nút thắt buộc đó ra. Mười Kết sử đó là: ngã kiến (ý kiến sai lầm cho rằng có cái "ta" riêng biệt, cái tự ngã), nghi ngờ, giới cấm thủ (tuân theo các nghi lễ ngoại đạo và dị đoan), tham, sân, sắc ái, vô sắc ái, kiêu mạn, trạo cử và vô minh.

Vào mỗi giai đoạn của sự giác ngộ, chầm chậm và từng cái một, các kết sử lần lượt tiêu mất, cho đến quả vị của giai đoạn thứ tư, bậc A la hán, thì tất cả mười kết sử mới tận diệt. Các kết sử có liên hệ đến sự tái sanh, cũng giống như chất dầu làm cháy ngọn đèn. Các kết sử cũng như là chất dầu trong tâm của bạn. Khi dầu cạn lần lần, ánh sáng ở ngọn đèn cũng lu mờ lần lần. Sau cùng khi dầu cạn hết thì ánh sáng cũng tắt mất. Một khi các kết sử được tận diệt, vòng tái sanh luân hồi cũng chấm dứt. Vào thời điểm nầy, bạn có thể hiểu được rằng sự sanh ra và tái sanh đang nằm trong tay của bạn.


16%20câu%20hỏi%20và%20trả%20lời%20của%20bà%20Dipa%20Ma%20về%20hành%20Thiền%20Minh%20Sát%20%2814%29


3- Tôi phải làm gì khi bị ngủ gục trong lúc ngồi thiền?

-- Ngủ gục chẳng hại gì cả. Các thiền giả cũng ngủ như thế, gọi là "thiền miên"(giấc ngủ thiền). Ðiều đó thường xảy ra. Ðừng lo ngại về điều đó. Khi tôi mới bắt đầu thiền quán, tôi thường khóc luôn, bởi vì tôi muốn nỗ lực theo đúng các lời chỉ dạy một cách thật nhiệt tâm, nhưng tôi chẳng thể làm được, bởi tôi buồn ngủ quá. Tôi cũng chẳng đứng thẳng lên và đi thiền hành cho đàng hoàng, vì tôi buồn ngủ quá. Trước kia, trong năm năm, tôi đã cố gắng để ngủ mà chẳng ngủ được. Và nay, ở đây, tôi đang cố gắng để tập thiền, thì sự buồn ngủ lại cản trở tôi. Tôi đã tận dụng tất cả năng lực của tôi để xua đuổi cơn buồn ngủ, nhưng tôi chẳng thể làm được thế. Rồi một hôm, đùng một cái, tôi đạt đến trạng thái mà sự buồn ngủ biến đi đâu mất; và rồi cơn buồn ngủ cũng chẳng đến với tôi, ngay cả khi tôi ngồi thiền hằng mấy giờ.


4- Có phải nghiệp (karma) giống như sổ kết toán

được cất giữ lại hay không? Nếu phải,

thì cất nó ở đâu?

-- Mỗi người đều có một bánh xe nghiệp (nghiệp luân). Nghiệp đó nằm ngay trong tay của bạn; chẳng ai khác cất giữ nó cả. Mỗi khi bạn hành động, nghiệp được gom cất lại. Nghiệp trôi theo dòng ý thức. Ngày bạn sanh ra, nghiệp cùng đến với bạn. Những kẻ khác chỉ có thể trỏ đường đi cho bạn, chớ họ chẳng thể sửa đổi nghiệp của chính bạn. Chẳng một ai có thể lấy nghiệp của người khác. Chính bạn, bạn phải làm việc đó. Bởi do nghiệp mà có người tu tập tiến bộ nhanh, có người tiến bộ chậm. Vài kẻ bị đau nhức nhiều, có người thì không.


16%20câu%20hỏi%20và%20trả%20lời%20của%20bà%20Dipa%20Ma%20về%20hành%20Thiền%20Minh%20Sát%20%2812%29


5- Nếu chẳng có linh hồn, thì ai thấy, nghe, và biết?

-- Trí huệ.


6- Phải làm gì khi năng lực và cố gắng xưống thấp?

-- Ðôi khi năng lực xuống thấp, có lúc nó lại lên cao. Ðôi khi sự cố gắng tụt xuống, có lúc nó lại trồi lên cao. Nhưng bạn chỉ cần ghi nhận trong tâm bạn rằng "năng lực thấp, cố gắng thấp". Nếu bạn ghi nhận nó khi nó đang thấp, tự nó tự nhiên điều chỉnh lại. Biết rõ mức "năng lực thấp", "năng lực cao" cho đến khi nào một năng lực trung bình hiện thấy ra. Ðiều nầy cần được làm một cách êm thắm, từ từ, và dịu dàng. Năng lực và cố gắng được điều chỉnh đúng mức khi ta ghi nhận chúng. Ta chẳng nên trở thành nạn nhơn của các năng lực.


7- Bà làm cách nào để thương mà đồng thời chẳng luyến ái ?

-- Một thí dụ thật giản dị là nước. Chẳng luyến ái có nghĩa là bạn trôi trên mặt nước. Bạn chẳng lặn sạu dưới nước. Bạn thả mình trôi theo dòng mà chẳng chìm sâu xuống đáy nước.


16%20câu%20hỏi%20và%20trả%20lời%20của%20bà%20Dipa%20Ma%20về%20hành%20Thiền%20Minh%20Sát%20%281%29


8- Có đúng chăng, thiền giả phải ăn chay?

-- Vấn đề ăn chay hay ăn mặn chẳng quan trọng. Ðiều quan trọng là tâm ý bên trong. Ngay cả khi bạn ăn chay với một tâm trạng ô nhiễm vì tham, sân hay si, thì bữa ăn chay của bạn trở thành ăn mặn. Ðó là lời Ðức Phật đã dạy. Nếu tâm ý bạn thoát khỏi tham, sân, thì bữa ăn mặn cũng hoá ra bạn đang ăn chay. Ðối với mỗi hành động -- thân, miệng, ý -- Ðức Phật đặt nặng nơi ý định.


9- Ðôi khi tôi cảm thấy quá chán nản và muốn tự sát.

-- Sự chán nản đến mức suy nhược và ý muốn tự sát là những căn bịnh tâm thần. Ðôi khi nó lại xảy ra cả cho những thiền giả đã tu chứng thật cao nữa. Nên tập phát triển cho có được một viễn ảnh thật thực tiễn. Một mặt, bạn phải biết rõ hậu quả của việc tự sát: đó là một hành động chẳng cứu giúp bạn được gì trong nhiều kiếp sống liên tiếp; và mặt khác, hãy ráng nhớ, mạng sống con người là điều quí báu nhứt. Ðừng phung phí nó. Bạn nên gắng tập Thiền Minh sát và vui tươi lên.


10- Trí năng có quan trọng lắm

trong sự tiến bộ thiền quán không?

-- Không. Tôi chẳng có chút trí năng nào cả. Và trước kia, tôi chẳng hề biết đến thiền quán hay là các trạng thái của tâm thức. Tôi chỉ có lòng tin thành khẩn nơi đạo pháp. Tôi cảm thấy chắc có điều gì dành cho tôi ở đấy. Với lòng tin ấy, tôi bắt đầu tu tập.


16%20câu%20hỏi%20và%20trả%20lời%20của%20bà%20Dipa%20Ma%20về%20hành%20Thiền%20Minh%20Sát%20%2811%29


11- Sự tỉnh thức có ích lợi gì ?

-- Ðể tôi kể cho các bạn nghe một thí dụ. Nếu tôi bảo bạn, có một số châu báu được chôn dấu tại một nơi nào đó và tôi dục bạn đi lấy về, bạn sẽ rời nhà lên đường để đi đến đó. Dọc đường, bạn gặp một cuộc đánh lộn, bạn dừng lại xem một lát. Nhưng sau đó, bạn lại tiếp tục lên đường. Rồi bạn lại thấy một đám cưới đi ngang qua, kèn trống vang lên, bạn lại dừng bên đường để ngắm. Lát sau, bạn lại đi tiếp. Có thể bạn thấy một cuộc đua xe trên công lộ, bạn cũng đứng lại xem, một lát sau mới đi tiếp. Nếu bạn chẳng có tỉnh thức, bạn chẳng thể đi tới nơi chốn dấu châu báu mà tôi đã bảo đến lấy. Nhưng khi có sự tỉnh thức ở đấy rồi thì mặc dầu có những sự ngừng nghỉ hay cản trở, bạn chẳng hề lạc mất lối, và tiếp tục đi tới mãi. Sự tỉnh thức giúp bạn đạt tới mục tiêu.


12- Các sự chuyển hoá quan trọng trong đời bà

đã xảy ra trong khi tu tập ráo riết hay là ngay trong

cuộc sống hằng ngày theo đường lối thiền quán?

-- Các sự chuyển hoá lớn xảy ra trong khi tu tập ráo riết. Rồi sau đấy, tôi vun bồi các sự thay đổi đó ngay trong đời sống hằng ngày. Các sự biến đổi ngày càng thâm sâu hơn, theo phương cách đó.




16%20câu%20hỏi%20và%20trả%20lời%20của%20bà%20Dipa%20Ma%20về%20hành%20Thiền%20Minh%20Sát%20%2813%29


13- Các ưu phiền và sầu não của bà từ từ mất dạng

hay đã nhanh chóng tiêu trừ như là

một thành quả của sự giác ngộ?

Lần lần tôi có thể cảm thấy chúng từ từ ra đi mất. Rồi sau đấy với sự thực tập thiền quán nhiều hơn, tôi phát triển được chút ít trí huệ, thì toàn bộ ưu não đều tiêu tán.


14- Ai có thể dạy thiền quán được?

-- Cần có hai điều về việc giảng dạy Giáo pháp. Một là kiến thức và sự sáng trí. Còn điều kia là sự chứng đắc được đạo quả thứ nhứt hay đạo quả thứ nhì trong sự giác ngộ. (Sau đây là lời của Jack Kornfield đã nói rộng ra, dựa theo câu trả lời của Dipa Ma). Các ba la mật (đức tánh toàn thiện) cần có đủ, để xứng làm một vị thầy dạy thiền, rất khác với các ba la mật cần có để tu tập thiền định. Cả hai loại khả năng rất khác nhau về căn bản. Vài người có tiềm năng rất rộng trong việc thiền quán và đời sống tâm linh, trong khi những kẻ khác lại có khả năng rất tế nhị để truyền thông và giảng dạy. Hai hạng người đó đâu phải bó buộc là cùng một hạng như nhau. Tuy nhiên để giảng dạy, điều đáng mong ước là họ có đủ cả hai đức tánh: kinh nghiệm tốt và thâm sâu về đời sống tâm linh và khả năng trao truyền các kinh nghiệm đó cho người khác.


16%20câu%20hỏi%20và%20trả%20lời%20của%20bà%20Dipa%20Ma%20về%20hành%20Thiền%20Minh%20Sát%20%2815%29


15- Ðiều gì tốt nhứt cần làm khi các dục vọng quá mạnh?

-- Hãy quán tưởng và chiếu soi mạnh và trực tiếp vào các dục vọng. Hãy biết rằng chúng rất mạnh. Hãy cố gắng tìm hiểu chúng cho rõ ràng... Nhờ xuyên qua sự hiểu biết về các điều ham muốn của các giác quan khi các ham muốn đó vừa khởi lên, bạn có thể khắc phục được chúng. Bạn có thể sống trong cõi dục giới mà vẫn là một người Phật tử thuần thành, bởi vì bạn có thể đồng thời "xuất thế gian"được, với ý nghĩa là bạn chẳng để bị lôi kéo hay bị ràng buộc.


16- Sự hiểu biết căn bản của bà về đời sống có thay đổi chăng?

-- Lối tôi nhìn đời đã thay đổi rất nhiều. Trước kia, tôi bám níu vào mọi sự việc; tôi rất chiếm hữu, tôi đòi muốn muôn vật. Nhưng nay, tôi như đang trôi bồng bềnh, chẳng bị vướng bận gì. Tôi đang sống ở đây, nhưng tôi chẳng ham muốn vật gì, tôi chẳng mong chiếm hữu bất cứ vật gì. Tôi đang sống, thế thôi. Thế là đủ rồi.


16%20câu%20hỏi%20và%20trả%20lời%20của%20bà%20Dipa%20Ma%20về%20hành%20Thiền%20Minh%20Sát%20%2817%29


17- Tôi phải tập tâm từ bi như thế nào?

-- (Các đoạn sau đây là sự kết hợp giữa những lời dạy của Dipa Ma đã được ghi âm, với các hồi tưởng của Michelle Levey về lời Dipa Ma đã dạy. Michelle Levey đã thực tập thiền quán về tâm từ bi trong hơn hai mươi năm. Các bạn có thể chọn, hoặc dùng suốt thời thiền toạ để quán về tâm từ bi, hoặc khởi đầu hay chấm dứt thời khoá với tâm từ bi. Sau cùng, năm giai đoạn, được kể ra sau đây, có thể phối hợp tập chung trong một thời khoá; nhưng khi mới bắt đầu tập, tưởng nên mỗi lần chỉ chiếu soi kỹ vào một giai đoạn mà thôi).


a) Giai đoạn một.

Giai đoạn đầu là phải thương ngay chính mình, là bạn thân với chính mình. Bắt đầu rải tâm từ bi đến cho mình. Bạn có thể dùng các câu nguyện sau đây, hay các tâm ảnh, để soi đường cho bạn trong việc làm phát khởi và hướng dẫn tâm từ bi của bạn:

Nguyện tôi chẳng có kẻ thù.
Nguyện tôi chẳng vướng hiểm nguy.
Nguyện tôi chẳng âu lo
Nguyện thời thời tôi được thân an tâm lạc.

"Kẻ thù" có nghĩa là kẻ thù bên ngoài mà mình cũng làm kẻ thù cho chính mình nữa. Kẻ thù có thể thấy ở cảnh giới các cảm thọ, từ một chút bực bội cho đến sự sân hận mãnh liệt hoặc đối với mình hay đối với kẻ khác. Trong khi thầm niệm các câu trên, hãy nhìn vào trong tâm bạn thấy thật rõ ràng hình ảnh của chính bạn. Nếu chẳng thể dùng tâm nhãn như thế, thì cố nhớ lại bóng dáng bạn khi bạn soi gương. Nếu nhớ lại chẳng được hết, thì bạn cứ nhìn thẳng vào một bức ảnh còn mới của bạn cho đến khi nào bạn có thể thấy rõ bạn bằng mắt tâm.

Lập lại các câu trên theo thứ tự. Nếu tâm đi vẩn vơ và đang quên mất một câu nào, thì nhẩm đọc lại ngay từ câu đầu. Ðem tâm quay về với mỗi câu nhiều lần như thế sẽ khiến cho định lực của bạn càng thâm sâu.

Ðiều quan trọng là bạn phải bỏ rơi nghĩa chữ và cảm tưởng của bạn dính sau các chữ ấy, mà vẫn để trọn lời nguyện trong câu hướng dẫn bạn, cắm sâu bạn vào sự thực tập mà đi tới. Hãy nuôi dưỡng trong tâm trí cảm giác an lạc cùng hình ảnh của bạn và miên mật niệm các câu nguyện trong bao lâu mà thời khoá cho phép.

Khi việc thực tập đã khá sâu, khi bạn cảm thấy bạn thật tình yêu chính bạn, khi bạn có thể lưu giữ vững trong tâm bạn hình ảnh rõ ràng của chính bạn, thời bấy giờ, nếu bạn muốn, hãy chuyển sang giai đoạn thứ hai, về cách rải tâm từ bi đến cho một người bạn lành.


1-min


b) Giai đoạn hai.

Dùng các câu nguyện cũ như trước, hướng tâm từ bi đến một người bạn lành hay đến vị thầy đã tỏ ra thân ái với bạn. Cũng như khi bạn đã rải tâm từ bi đến cho chính bạn, hãy nhìn lâu thật rõ hình ảnh của người thân trong tâm bạn và rải tâm từ bi đến cho người ấy:

Nguyện cầu bạn chẳng có kẻ thù.
Nguyện cầu bạn chẳng vướng hiểm nguy.
Nguyện cầu bạn chẳng âu lo.
Nguyện cầu thời thời bạn được thân an tâm lạc.

Khi bạn cảm thấy rằng bạn thương người thân ấy cũng như bạn thương chính bạn vậy, hoặc khi bạn có lưu giữ tâm ảnh của người thân nơi tâm bạn thật lâu và thật rõ cùng với những câu cầu nguyện, thời nếu bạn muốn, bạn có thể chuyển sang giai đoạn thứ ba.


8-min


c) Giai đoạn ba.

Nhóm người kế tiếp để rải tâm từ bi được gọi là những người đang đau khổ -- bất cứ ai hoặc nhóm nào đang khổ sở. Trước đây, bạn lưu giữ vững trong tâm hình ảnh của mỗi một người, thì nay bạn hãy mở rộng nhãn quan để chiếu soi đến một nhóm đông người. Bắt đầu nhìn tâm ảnh của một nhóm người đang đau khổ. Rải tâm từ bi đến các người đó như bạn đã rải cho chính bạn và cho người thân:

Nguyện cầu các bạn chẳng có kẻ thù.
Nguyện cầu các bạn chẳng vướng hiểm nguy.
Nguyện cầu các bạn chẳng âu lo.
Nguyện cầu thời thời các bạn được thân an tâm lạc.

Nếu có những hình ảnh của các nhóm khác tự động khởi lên trong tâm bạn, ví dụ như những bịnh nhơn trong nhà thương, hoặc các nạn nhơn chiến tranh, thời cũng tốt vậy, bạn cứ hướng tâm từ bi đến với họ, làm như thế là thiền quán theo một đường lối linh động với một dòng các hình ảnh di động. Hãy tiếp tục niệm những câu nguyện trong khi cố gắng chú tâm càng nhiều đến các cảm giác về từ bi ẩn sau các chữ.

Từ trên căn bản biết thương chính mình, bạn nhận ra rằng sự tự mình thương yêu mình chính là căn bản và chất nhiên liệu để nới rộng tình thương đến người khác. Vừa thương mình, bạn thương luôn người thân như thương chính bạn. Rồi bạn thương đến những người đang đau khổ, như bạn đã thương người thân của bạn, và thương người nầy cũng như bạn đã thương chính bạn. Với sự tập luyện miên mật, tất cả mọi nhóm đều được hoà hợp lại thành một nhóm duy nhứt.


4-min

 

d) Giai đoạn bốn.

Trong giai đoạn thứ tư nầy, tâm từ bi và tâm bình đẳng được hoà chung nhau lại. Việc thực tập là lưu giữ trong tâm một ý nghĩa thật rộng rãi về mọi chúng sanh và rải tâm từ bi một cách đồng đều đến cho họ -- các bằng hữu, các người đau khổ, các người mà bạn dửng dưng, các ngưòi gây khó khăn cho bạn, và tất cả chúng sanh khắp nơi.

Nguyện cầu mọi chúng sanh chẳng có kẻ thù.
Nguyện cầu mọi chúng sanh chẳng vướng hiểm nguy.
Nguyện cầu mọi chúng sanh chẳng âu lo.
Nguyện cầu mọi chúng sanh thời thời được thân an tâm lạc

Muốn được như thế, hãy khiến tâm của bạn trở thành tâm từ bi, bằng cách chú ý và quan tâm nhứt về tình cảm của mình đối với sự từ bi. Các chữ, các câu nguyện, mà bạn dùng đã nhiều lần đến nay, chỉ là những mốc chỉ đường cho bạn hướng về các tình cảm đó. Hãy để tâm trí bạn trở nên từ bi và an trú nơi đấy với sự bình đẳng chẳng cho nghiêng riêng về một hướng nào cả.


6-min

c) Giai đoạn năm.

Giai đoạn cao điểm nhứt của sự quán chiếu tâm từ bi là phối hợp tất cả các giai đoạn lại, rồi chiếu rọi trong một lúc đến mỗi giai đoạn riêng biệt, vào suốt thời gian dành cho việc quán chiếu. Thực tập theo đường lối đó, sự quán tưởng trở nên như một buổi hoà tấu của tâm từ bi trong đó bạn khởi lên với chính bạn, rồi mở rộng ra, mở rộng thêm ra, mở rông mãi thêm ra, cho đến khi nào tâm bạn thật sự an trú trong bình đẳng tâm vô lượng và vô biên.

9-min


Trích từ: Ngập Sâu Trong Ân Sủng
Cuộc đời ly kỳ và Giáo pháp của Nữ Thiền sư Dipa Ma
Thiện Nhựt phỏng dịch


Nguyên tác: Knee Deep In Grace
The Extraordinary Life and Teaching of Dipa Ma
by Amy Schmidt



http://www.budsas.org/uni/u-dipama/dipama00.htm







Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 22/Apr/2015 lúc 10:29pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 26/Apr/2015 lúc 8:28pm


Mời xem phim:

Con Đường Giác Ngộ




"Con đường giác ngộ" thắng lớn tại Liên hoan phim Vesak 2014


Bộ phim về cuộc đời Đức Phật do diễn viên Công Hậu làm đạo diễn đoạt hai giải "Phim truyền hình nhiều tập hay nhất", "Đạo diễn hay nhất".
 
7_1401934667.jpg
Cảnh trong phim "Con đường giác ngộ".


Đạo diễn Công Hậu đoạt giải nhất thể loại Phim truyền hình nhiều tập hay nhất và giải Đạo diễn xuất sắc. Từng thành công với vai Phật Thích Ca trong bộ phim nhựa "Ánh đạo vàng" cách đây 16 năm nên Công Hậu được nhà sản xuất tin tưởng giao cho vai trò đạo diễn.

Con đường giác ngộ là bộ phim kể về cuộc đời vĩ đại của Đức Phật từ giai đoạn Ngài thành đạo, truyền bá chánh pháp, giáo hóa chúng sinh đến lúc nhập niết bàn. Trong đó nêu rõ vai trò và cuộc đời của 10 vị đại đệ tử của Đức Phật thời kỳ Phật tại thế. Phim do hãng Nghiệp Thắng và chùa Hoằng Pháp tại TP HCM sản xuất. Bối cảnh chính được thực hiện tại Buôn Mê Thuột, Đồng Nai, Phan Thiết...
Phim có sự tham gia của các diễn viên: NSƯT Hùng Minh, Thanh Nguyệt, diễn viên Tuấn Phương, Huỳnh Anh Tuấn, Gia Lâm, Minh Nguyệt, bé Ngọc Tuấn…
Đạo diễn Công Hậu cho biết, đây bộ phim mà anh phải mất ăn mất ngủ vì có hơn 100 vai diễn và hơn 5.000 diễn viên quần chúng. Riêng cảnh Đức Phật nhập Niết bàn quy tụ trên 200 tăng và 50 ni của chùa Hoằng Pháp. Đặc biệt, phần trang phục có hơn 600 bộ. 

"Giải thưởng này cũng chính là niềm vui chung của Phật giáo Việt Nam. Phim nói lên tinh thần, triết lý nhà Phật: tình thương, bác ái, nhân sinh quan và hoà bình cho nhân loại", đạo diễn chia sẻ.

8_1401934693.jpg
Đạo diễn Công Hậu. 


Ngày 8/6, chương trình ca nhạc "Phật giáo hướng về biển đảo" diễn ra tại Đồng Nai nhằm quyên góp ủng hộ cho các chiến sĩ Trường Sa và Hoàng Sa. Đây cũng là dịp để nhà sản xuất mừng bộ phim "Con đường giác ngộ" đoạt giải tại Liên hoan phim Vesak 2014.

Tâm Giao


Thực hiện phim Con đường giác ngộ
 
 
Theo đạo diễn Công Hậu thì chỉ sau ba ngày công chiếu (2- 4/ 11/2013), bộ phim đã thu hút hơn 20 ngàn lượt khán giả, phật tử đến chùa Hoằng Pháp xem. Công Hậu thật sự rất hạnh phúc vì bao nhiêu tâm sức của anh sau hơn một năm quay phim và làm hậu kỳ đã được đền bù xứng đáng khi nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của khán giả.
 
Từng thành công với vai Phật Thích Ca trong bộ phim nhựa Ánh đạo vàng cách đây 16 năm nên Công Hậu được Chùa Hoằng Pháp tin tưởng giao cho vai trò đạo diễn bộ phim Con đường giác ngộ.
 
Thượng tọa Thích Chân Tính - Trụ trì chùa Hoằng Pháp cho biết : “Sau khi đọc kịch bản phim của hai ông Minh Mẫn - Đỗ Tài, cũng như nhờ sự thẩm định của một số chư Tăng Ni, Phật tử, chúng tôi nhận thấy đây là một kịch bản hay và có ý nghĩa nên chùa Hoằng Pháp đã quyết định sản xuất bộ phim”.
 
Bộ phim được đầu tư 3,5 tỷ đồng do Chùa Hoằng Pháp và Công ty Nghiệp Thắng sản xuất. Phim có sự tham gia của các diễn viên: NS Chí Tiên (em trai út của cố nghệ sỹ Thanh Nga và NSND Bảo Quốc), NSUT Hùng Minh, NSUT Thanh Nguyệt, Tuấn Phương, Huỳnh Anh Tuấn, Gia Lâm, Nhất Duy, Thành Tá, Thiện Tâm, Trọng Hiếu, Hoài Ân, Duy Mạnh, Quách Tĩnh, Mỹ Phương, Minh Nguyệt, Bé Ngọc Tuấn…Hầu hết các diễn viên  đều phát nguyện xuống tóc để đầu tư cho vai diễn của mình.
 
Cảnh trong phim Con dường giác ngộ
 
Đạo diễn Công Hậu chia sẻ: “Đây là bộ phim mà tôi phải mất ăn mất ngủ vì phim có hơn 100 vai diễn và hơn 5000 diễn viên quần chúng, riêng cảnh Đức Phật nhập Niết bàn quy tụ trên 200 tăng và 50 ni của chùa Hoằng Pháp.  Đặc biệt, phần trang phục với hơn 600 bộ do Chí Tiên, Công Minh đảm nhận, phần hóa trang do “phù thủy” hóa trang Xuân Chính thực hiện”.
 
Bộ phim chuyển tải những vấn đề căn bản và quan trọng của Phật và Thánh chúng suốt 45 năm hoằng pháp nhằm ôn lại khái quát lịch sử cho Phật tử, vừa tôn vinh công đức của đức Thế Tôn, qua đó là tấm gương cho mọi Phật tử noi theo và giúp cho những ai muốn bước đầu học Phật.
 
Mỗi tập có thời lượng dài 90 phút kể về cuộc đời đức Phật Thích Ca từ giai đoạn Ngài thành đạo, hoằng pháp và giáo hóa chúng sinh đến khi nhập Niết bàn. Trong đó sẽ nêu bật vai trò và cuộc đời của 10 vị đại đệ tử của đức Phật trong thời Phật còn tại thế như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp, Tu Bồ Đề, A Nan, Ca Chiên Viên, Ưu Ba Li, La Hầu La, A Na Luật, Phú Lâu Na. Khi Đức Phật mất đi, 10 vị đại tử này tiếp tục con đường mang phật giáo đi khắp thế giới. Và hơn hết, bộ phim chuyển tải gía trị đạo đức, cuộc sống hạnh phúc mà đạo Phật mang lại cho thế giới nhân sinh hôm nay.
 
Phim có hình ảnh đẹp, âm nhạc đậm chất thiền, và tiết tấu chậm phù hợp với phong cách từ tốn của nhà tu hành. Trong phim có nhiều cảnh Đức Phật thuyết pháp giảng dạy cho đệ tử với lời thoại chân phương, dễ hiểu cho mọi đối tượng khán giả. Vì vậy, dù kể lại cuộc đời Đức Phật nhưng bộ phim cũng chính là lời thuyết giảng phương thức tu hành rất chuẩn xác với những gì đã được các sư truyền giảng trong suốt nhiều năm qua.
 
Vai Đức Phật do diễn viên trẻ Tuấn Phương, từng tham gia khá nhiều bộ phim như Gia đình sóng gió, Nợ đa tình, Ngọn cỏ gió đùa… đảm nhận.
 
Tuấn Phương cho biết: “ Được đóng phim Phật là niềm mơ ước của tôi từ rất lâu rồi. Vì vậy, khi được đạo diễn Công Hậu giao vai chính, tôi rất vui nhưng cũng khá căng thẳng.
 
Nhân vật nguyên mẫu của phim là Đức Phật Thích Ca có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp. Mỗi bước đi như sen nở tỏa hương thơm với ánh từ quang trí tuệ. Để vào vai này, tôi phải vào chùa ở bốn tháng để ăn chay, đọc kinh, niệm Phật, học lễ... như một nhà sư.




 
Theo tôi, điều cần thiết là phải thể hiện rõ tính trung thực những vẻ đẹp, tướng tốt của Đức Phật thì mới có giá trị nghệ thuật, mới thăng hoa được ý nghĩa giáo dục của phim, đáp ứng đúng mong đợi của hàng chục triệu Phật tử Việt Nam”.
 
Song Minh

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 18/May/2015 lúc 5:13pm

Quê hương Đức Phật Thích Ca
vẫn yên bình sau trận động đất ở Nepal
  Theo Visiontimes Hồng Liên tổng hợp

       
Lâm Tỳ Ni, Quê hương của Đức Phật Thích Ca vẫn yên bình sau trận động đất ở Nepal. Sau trận động đất kinh hoàng ngày 25/4 tại Nepal, nhiều di sản văn hóa nổi tiếng thế giới đã hoàn toàn bị phá hủy. Nhưng điều kỳ diệu là vùng đất Lâm Tỳ Ni, nơi được coi là quê hương của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, lại không hề bị ảnh hưởng.
 
Lâm Tỳ Ni (Lumbini) được coi là một trong bốn vùng đất thiêng liêng gắn liền với đời sống của Đức Phật Thích Ca. Bên cạnh 1/Kushinagar – nơi Đức Phật nhập Niết Bàn, 2/Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya) – nơi Đức Phật thiền định 49 ngày dưới cây bồ đề và giác ngộ Phật Pháp, và 3/Sarnath – nơi đầu tiên Đức Phật giảng Pháp, 4/Lâm Tỳ Ni là nơi hoàng hậu Mayadevi sinh hạ thái tử Tất Đạt Đa, người sau này trở thành Phật Thích Ca Mâu Ni.

Vùng đất thiêng Lâm Tỳ Ni nằm ở phía Tây Nam của Nepal, cách tâm chấn động đất khoảng 145 km. Là khu vực nông thôn tọa lạc dưới chân dãy núi Himalaya, Lâm Tỳ Ni vẫn còn lưu giữ nhiều ngôi chùa và đền thờ nổi tiếng, trong đó có đền thờ hoàng hậu Mayadevi, ao Puskarini, và phần còn sót lại của cung điện Ca Tỳ La Vệ xưa kia.

Hai ngày sau trận động đất kinh hoàng, một nhóm phóng viên đã đến Lâm Tỳ Ni để đưa tin về thiệt hại tại đây. Nhưng trước nỗi kinh ngạc của họ, Lâm Tỳ Ni vẫn hoàn toàn yên bình như chưa hề có trận động đất nào xảy ra. Nếu như trận động đất 7,9 độ Richter khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng, nhiều di tích lịch sử và các tòa nhà kiên cố sụp đổ, khắp nơi là khung cảnh hoang tàn và tang thương,… thì ngay tại Lâm Tỳ Ni, cuộc sống vẫn diễn ra yên ả, thanh bình.

Các quán hàng, cửa hiệu, và trạm xăng vẫn mở cửa đón khách. Rất nhiều khách du lịch ngoại quốc – chủ yếu là người Ấn Độ – đều có mặt tại đây. Theo ông Batalla thuộc ban quản lý Lâm Tỳ Ni, sau khi động đất xảy ra, nhóm quản lý đã đi kiểm tra tất cả các công trình di sản văn hóa thế giới trong thị trấn. Và thật kỳ diệu, không có bất cứ một công trình nào bị hư hại.

Cho dù hàng ngàn năm lịch sử có thể bị phá hủy trong phút chốc, nhưng có lẽ những vùng đất linh thiêng nhất vẫn luôn được bảo vệ. Trong nỗi thương tiếc cho những di sản thế giới đang chìm trong đống đổ nát, chúng ta vẫn vui mừng trở lại với quê hương của tôn giáo và tín ngưỡng lâu đời nhất thế giới – Phật giáo.


Cây%20bồ%20đề%20và%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20ao%20Puskarini,%20nơi%20hoàng%20hậu%20Mayadevi%20làm%20lễ%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20nhúng%20nước%20trước%20khi%20sinh%20Đức%20Phật%20%28Ảnh:%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20Wikipedia%29
Cây bồ đề và ao Puskarini, nơi hoàng hậu Mayadevi làm lễ nhúng nước trước khi sinh Đức Phật (Ảnh: Wikipedia)
 
 
Một%20bảo%20tháp%20ở%20Lâm%20Tỳ%20Ni%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%20%28Ảnh:%20Prakash%20Adhikary%29
Một bảo tháp ở Lâm Tỳ Ni
(Ảnh: Prakash Adhikary)
 
 



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 18/May/2015 lúc 5:17pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 07/Jun/2015 lúc 7:59pm

Lưu giữ tro cốt ở Nhật Bản
***
 
Quang cảnh bên ngoài ngôi đền lưu giữ tro cốt.
  
        Nhà để tro cốt Ruriden thuộc ngôi đền Koukoko-ji, Nhật Bản, là nơi hết sức hiện đại đang lưu giữ tro cốt của 2046 người đã mất.
 

 



 
        Những bức tường ở nơi đây được ngăn thành rất nhiều ngăn, mỗi ngăn có đặt một bức tượng Phật bằng pha lê và được chiếu sáng bằng đèn LED nhiều màu. Đằng sau mỗi bức tượng là hũ đựng tro cốt của người đã khuất. Như có thể thấy trong hình ảnh, màu sắc từ mỗi bức tượng được điều khiển một cách có chủ đích, tạo nên "bức tranh" đầy màu sắc trên tường.

ruriden-columbarium-3.

ruriden-columbarium-5.
 
        Khi thân nhân của người đã khuất vào viếng, họ sẽ mang IC card chứa mã PIN để nhập vào hệ thống, khi đó bức tượng tại vị trí người thân của họ sẽ đổi màu nổi bật lên để dễ dàng nhận ra. Những hũ chứa tro cốt này sẽ được lưu trữ tại đây trong 33 năm trước khi được chôn xuống dưới nền của ngôi nhà. Trước giờ, mô hình nhà để tro cốt được xem là cách tiện lợi và hiện đại để lưu trữ di thể của người đã mất. Tuy nhiên, cách làm của ngôi đền Koukoko-ji còn độc đáo và đầy tính công nghệ hơn rất nhiều.

ruriden-columbarium-6.

ruriden-columbarium-7.
Yajima Taijun, người trụ trì ngôi đền Koukokuji 
đang giới thiệu những ngăn để tro cốt đằng sau bức tường tượng pha lê.
 
        Nhật là đất nước của những sản phẩm phát minh độc đáo và mặt khác, họ cũng đang đối mặt với tình hình dân số già đi một cách nhanh chóng. Theo thống kê, 1/4 cư dân tại Nhật có độ tuổi trên 65 và dân số 127 triệu người được dự đoán là sẽ giảm khoảng 30 triệu trong vòng 50 năm tới.

***

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 16/Jun/2015 lúc 7:23pm




Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 16/Jun/2015 lúc 7:24pm
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 9
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.223 seconds.