Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Coi nhiều chuyện lắm đó à nghen... Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 34 phần sau >>
Người gởi Nội dung
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 18/Jun/2010 lúc 10:01pm
 
Mời Lan Huynh và mykieu ăn cà rem
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 18/Jun/2010 lúc 10:02pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 18/Jun/2010 lúc 11:14pm
 
 
Cà rem ngon quá, nhưng có một cây ít quá anh LoCongMuoiLam ơi Tongue.
 
 
Thôi thì mk mang ra 3 ly :
anh LoCong15 - LanHuynh và
mk cùng ăn cho vui :
 
 
 
 
 
và đây, ly đặc biệt xin mời GiaChủ VanPhan
( đã cho bà con mượn nhà làm tiệc... kem):
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 18/Jun/2010 lúc 11:15pm
mk
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 19/Jun/2010 lúc 8:55am
 
Ba ly cà rem ngon quá. Cám ơn mykieu.
Nhớ lại hồi xưa mỗi ngày chúa nhật dạo phố Bonard ăn kem ba màu, mát lắm đó mk ơi.
Cám ơn, cám ơn nhiều nha.
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 19/Jun/2010 lúc 8:57am
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 20/Jun/2010 lúc 6:27pm
 
 
 
Trẻ nghèo bỏ xứ vào Nam
20/06/2010 10:14 (GMT +7)
 
Tại những vùng quê nghèo ven phá Tam Giang (Thừa Thiên - Huế) như Vinh Hưng, Lộc Điền - huyện Phú Lộc; Phú Diên, Thuận An - huyện Phú Vang..., rất nhiều trẻ bỏ học vào Nam kiếm sống.
Cứ sau Tết hoặc dịp hè hằng năm, nhiều người từ phương Nam lại ra miền Trung tìm lao động vị thành niên vào làm cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất của mình. Rồi đứa trước rước đứa sau, anh chị rủ em nhỏ, cha mẹ thấy có tiền trước mắt sướng hơn học chữ nên con cái mới 10-11 tuổi cũng cho vào Nam mưu sinh.
 
 Trẻ cả làng bỏ đi
 Tại những vùng quê nghèo ven phá Tam Giang (Thừa Thiên - Huế) như Vinh Hưng, Lộc Điền - huyện Phú Lộc; Phú Diên, Thuận An - huyện Phú Vang..., đếm không xuể trẻ bỏ học vào Nam kiếm sống. Chúng tôi đến ngôi làng nằm sát bờ biển thuộc thôn Hải Tiến, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang khi kỳ nghỉ hè mới bắt đầu.
Những người mẹ ở Thuận An, Thừa Thiên – Huế có con trong độ tuổi vị thành niên đang làm thuê ở TPHCM kể về hoàn cảnh gia đình mình
 Hàng chục căn nhà tôn tạm bợ nằm trên cát trắng càng thêm quạnh quẽ khi cả gia đình đã dắt díu vào Nam kiếm sống. Ở đây, đàn ông thường đi biển, đàn bà ở nhà buôn bán nhỏ, gia đình nào cũng có 5- 7 mặt con nên cái khổ, cái nghèo cứ bám riết họ.
 Ông Trần Thanh Hữu, trưởng thôn Hải Tiến, cho biết con em trong thôn phần đông chỉ học tới lớp 6-7 rồi nghỉ, hiếm ai học hết cấp hai. “Ở vùng này, trẻ cả làng bỏ vào Nam kiếm sống. Tính sơ, thôn tôi đã có 25 trẻ từ 11-15 tuổi hiện làm thuê ở TPHCM, chỉ còn vài đứa đang học tiểu học” – ông Hữu nói.
 Theo chân ông Hữu đến nhiều gia đình có con em đang làm thuê ở TPHCM, chúng tôi mới thấu hiểu phần nào nguyên nhân các em phải bỏ học đi làm sớm. Tìm quanh quất mãi trong căn nhà của chị Nguyễn Thị Lượng, chúng tôi vẫn chẳng thấy vật dụng nào đáng giá. Con đầu của chị là Trần Văn Hồng, 15 tuổi, đã vào TPHCM làm thợ may gia công ở một cơ sở tư nhân từ sau Tết Kỷ Sửu.
Chị Lượng bộc bạch: “Hồng mới lên lớp 6 đã nhất quyết xin nghỉ học vì thấy nhà nghèo và bạn bè cùng trang lứa đã vào Nam kiếm sống. Vợ chồng tôi cũng không muốn để con cái bỏ bê học hành nhưng vì hoàn cảnh, đành phải chịu. Nó còn nhỏ, tiền công làm được tùy thuộc vào lòng hảo tâm của chủ”.
 Cạnh nhà chị Lượng, gia cảnh chị Trần Thị Cơ cũng vất vả không kém. Vợ chồng chị Cơ có 4 con, kinh tế gia đình phụ thuộc vào người chồng đi biển. Hiện 2 con đầu của chị đã dắt nhau vào TPHCM làm nghề may. Trong đó, cháu Lê Văn Phước mới 15 tuổi, học hết lớp 6 đã nghỉ.
Mới học lớp 3 nhưng em bé này có thể sẽ cho nghỉ để vào TPHCM kiếm sống
 Chị Cơ tâm sự: “Đứa con đầu vào làm được 4 năm, hiện đã lên thợ may chính. Thằng Phước mới vào nên chủ chỉ cho làm việc phụ, lương rất thấp. Hai đứa điện thoại về cho biết công việc vất vả lắm. Làm suốt ngày, đến 1-2 giờ sáng hôm sau mới được đi ngủ, lại còn bị chủ đánh đập, chửi mắng nữa. Nhiều lúc nghe anh em nó khóc, vợ chồng tôi chỉ biết khóc theo nhưng cũng cố động viên chúng gắng làm vì gia đình còn quá khó khăn”.
 Học hành dở dang
 Chị Cơ nghẹn ngào khi nói về đứa con thứ hai phải bỏ học sớm để mưu sinh: “Phước học giỏi và muốn đi học lắm. Học xong lớp 6, thấy gia đình nghèo khó quá, Phước hỏi cha mẹ có cho nó đi học nữa không. Vợ chồng tôi trằn trọc suốt mấy đêm mới quyết định cho con nghỉ học. Phước nghe xong không nói gì, chỉ ứa nước mắt. Nhà nghèo, đành để con cái học hành dở dang chứ biết mần răng được!”.
 Băng qua một đồi cát có khu nghĩa địa, chúng tôi tìm tới nhà Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, 14 tuổi, hiện đang may gia công cho một cơ sở tư nhân ở TPHCM.
 Chị Nguyễn Thị Dĩnh, mẹ Hạnh, nhắc đến con mà nước mắt cứ đầm đìa: “Vợ chồng tôi có được ba đứa thì cha tụi nó bỏ gia đình đi mất. Hạnh là con đầu, 11 tuổi đã vào TPHCM làm thợ may. Hạnh nói một mình tôi thì không thể nuôi nổi nó và hai em nên xin đi làm kiếm tiền phụ mẹ. Hạnh mới tí tuổi đầu, ai nỡ để nó đi làm nhưng rốt cuộc tôi cũng phải cắn răng nuốt nước mắt nhìn con bé vào Nam”.
 Chị Dĩnh cho biết năm đầu tiên, Hạnh thường bị chủ ngược đãi, sau Tết vừa rồi phải xin làm cho một cơ sở may gia công khác. “Đứa con thứ hai của tôi hiện cũng đang ở Cà Mau làm thuê. Tôi tính sắp tới sẽ đưa đứa con út mới học xong lớp 1 vào TPHCM kiếm sống luôn cho mẹ con gần nhau. ở quê việc làm không có, khó khăn lắm” - chị Dĩnh thổ lộ.
Ở Thuận An, rất nhiều gia đình nghèo có 1-2 con vào Nam làm thuê. Nhà chị Trần Thị Nơ có hai con 14 và 16 tuổi đã bỏ học vào TPHCM kiếm sống; gia đình anh Nguyễn Văn Cường có hai con 14 tuổi và 6 tuổi theo cha vào Nam mưu sinh. Các em Trần Thị Nguyệt (14 tuổi), Đỗ Thị Mộng (16 tuổi), Nguyễn Thị Thu (14 tuổi)... cũng may gia công ở TPHCM...
 Về rồi lại đi
Theo thống kê của Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế, chưa hết năm học 2009-2010, tỉnh đã có 1.287 học sinh bỏ học, tập trung chủ yếu ở vùng đầm phá hai huyện Phú Lộc, Phú Vang. Theo nhận định của các cơ quan chức năng, các em phải bỏ học vào Nam mưu sinh là do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn.
Thời gian qua, chính quyền địa phương và nhiều cơ quan, tổ chức đã tích cực tìm cách đưa những lao động vị thành niên về quê nhưng gặp không ít khó khăn. Tại Thừa Thiên - Huế, 54 em từ 12 đến 15 tuổi vào Nam kiếm sống, trong đó có 13 em làm trong các cơ sở may gia công ở TPHCM, đã được Tổ chức Rồng Xanh đưa về quê.
 Rồng Xanh cũng hỗ trợ gần 1,36 tỉ đồng cho các em đi học chữ lại hoặc học nghề, tạo điều kiện làm ăn tại quê nhà. Tuy nhiên, trong 9 em được đưa trở lại trường, hiện đã có 7 em bỏ học và một em đã quay lại TPHCM tiếp tục làm thuê.
Theo ông Trần Xuân Phát, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thừa Thiên - Huế, sự quan tâm, phối hợp của gia đình và chính quyền địa phương để ngăn chặn trẻ bỏ học vào Nam kiếm sống còn rất hạn chế. Việc hỗ trợ trẻ học nghề cũng còn rất khó khăn nên sau khi về quê, các em vẫn tìm cách quay vào Nam.
Ông Huỳnh Văn Bòn, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Diên, huyện Phú Vang - người đã từng vào TPHCM tìm đưa nhiều lao động vị thành niên về quê, tâm sự: “Nếu cha mẹ các em có ý thức, lo lắng cho con cái, đồng thời chính quyền ở các tỉnh, TP phía Nam quản lý chặt việc sử dụng lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thì tình trạng sử dụng lao động trẻ em nsẽ giảm đáng kể”.
Gia đình thiếu quan tâm
Theo ông Trần Thanh Hữu, ngoài nguyên nhân đói nghèo, trẻ bỏ xứ vào Nam kiếm sống còn do bạn bè rủ rê, trong khi cha mẹ lại không xem trọng việc cho con em mình học hành đến nơi đến chốn mà chỉ lo kiếm tiền trước mắt.
 
“Nhiều gia đình chẳng hề khó khăn, thậm chí kinh tế khá giả nhưng vẫn cho con cái bỏ học vào Nam kiếm sống mà không chút lo lắng, xót xa về tương lai của các em. Cũng có vài người không hề biết con em mình đang đi làm ở đâu, chỉ chờ các em gửi tiền về để đánh bài, ăn nhậu...” - ông Hữu rầu rĩ.
 
Ông Hữu dẫn chứng trường hợp gia đình chị Trần Thị V. ở Thuận An, đầy đủ điều kiện để con cái học hành nhưng vẫn chấp nhận cho hai con bỏ học sớm, dắt nhau vào TPHCM làm thợ may từ khi 13-14 tuổi.
 
Vào tháng 11-2009, cháu Trần Văn M., 13 tuổi, con thứ hai của chị V., bỏ học giữa năm lớp 5 rồi vào Nam, bị chính quyền địa phương một quận ở TPHCM buộc về quê vì không đủ độ tuổi lao động. Tuy nhiên, sau Tết năm rồi, M. lại theo chị trở vào TPHCM làm thợ may.
 
Chị V. giải thích: “Con tôi không muốn đi học, xin vào Nam làm thì vợ chồng tôi cho đi chứ không ép buộc gì cả. Vừa rồi nó về quê, ở nhà không biết làm gì nên đành vào lại TPHCM”.
 
Tương tự như vậy là gia đình chị Ngô Thị E., dù khá giả nhưng vẫn cho con gái đầu nghỉ học từ năm lớp 7 để vào TPHCM kiếm sống. Gặp chúng tôi, chị E. còn cho biết sắp tới sẽ tiếp tục cho con mình là Đỗ Minh Q., đang học lớp 3, nghỉ học để vào Nam kiếm sống!
 
Sau một năm vào TPHCM làm thợ vắt sổ, bị chủ đánh đập, hành hạ dã man, cuối năm 2009, em Nguyễn Văn Đ., 16 tuổi, ngụ tại xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, được đưa về quê để chữa trị nhưng hiện sức khỏe vẫn còn khá yếu. Đ. cho biết em phải vào TPHCM làm thuê phần vì kinh tế khó khăn, phần vì gia đình không quan tâm.
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 21/Jun/2010 lúc 11:43pm
 
 
Cẩn trọng với rùa tai đỏ 
 
22/06/2010 2:09 
 
 
 
Rùa tai đỏ mang vi khuẩn có thể gây độc cho người - Ảnh: T.Dũng
Rùa tai đỏ được Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) liệt kê là loài vật trong danh sách 206 loài xâm hại toàn cầu và 100 loài xâm hại nguy hiểm nhất thế giới. Nhưng gần đây, hàng tấn rùa tai đỏ được nhập về Việt Nam.

Men theo con đường đất đỏ, chúng tôi ra bãi nuôi rùa ở Trung tâm Giống và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản Cần Thơ ở ấp Mái Dầm, xã Phú Thành, H.Trà Ôn, Vĩnh Long. Dưới các ao nuôi, lũ rùa nổi lên bơi lội đen đặc. Có con chậm chạp bò lên bờ sưởi nắng, con thì dầm mình trong các vũng bùn trên cạn. Bầy rùa với số lượng trên dưới 24.000 con (khoảng 40 tấn) này do Công ty CP nhập khẩu thủy sản Cần Thơ nhập từ Mỹ về thả nuôi, theo giấy phép số 184/NTTS-GP của Cục Nuôi trồng thủy sản (cấp ngày 5.3.2010).

Rùa tai đỏ có tên khoa học là Trachemys Scripta, thuộc bộ Testudines, họ Emydidae. Loài sinh vật này mới sinh dài khoảng 2 cm, khi trưởng thành đạt 15 - 25 cm. Chúng có thể sống 50 - 70 năm, rùa cái có thể đẻ tới ba ổ trứng một năm, mỗi ổ có từ 4 - 23 trứng. Loài rùa này có thể mang vi khuẩn salmonella, khi nhiễm vào thức ăn sẽ gây độc cho người.

Trao đổi với Thanh Niên, tiến sĩ Vũ Ngọc Long, Phó viện trưởng Viện Sinh học nhiệt đới (TP.HCM) cho biết đây là lần đầu tiên một lượng rùa tai đỏ lớn như thế được nhập vào Việt Nam. Theo ông Long, rùa tai đỏ là loài ăn tạp hung dữ, khi thoát ra ngoài nếu không kiểm soát được sẽ phá vỡ môi trường sinh học khu vực. Ông Long cho rằng bài học nhập khẩu ốc bươu vàng, hải ly, mai dương… vẫn còn đó, nên việc nhập rùa tai đỏ với mục đích gì cũng nên cẩn trọng.

Ngày 7.4, Cục Thú y yêu cầu cơ quan Thú y vùng VII phối hợp Chi cục Thú y tỉnh Vĩnh Long tổ chức rà soát lại số lượng, cách ly, kiểm dịch và giám sát chặt chẽ đối với rùa tai đỏ. Cục Thú y đề nghị Công ty cổ phần nhập khẩu thủy sản Cần Thơ tổ chức nuôi cách ly kiểm dịch, không được để cá thể nào trong số rùa trên lọt ra môi trường, đồng thời phải sử dụng đúng mục đích chế biến thực phẩm.

Một nhân viên của trung tâm dẫn chúng tôi tham quan hồ nuôi rùa nói: từ đầu tháng 5 tới nay, lượng rùa chết đã giảm so với lúc mới nhập về, bình quân mỗi ngày có 5-15 con chết. Theo nhân viên tên Hậu ước tính, hiện trong các ao nuôi còn 36 tấn rùa, tỷ lệ chết hơn 15%. Ông Hậu chỉ hàng rào bao quanh 3 hồ nuôi nói: “Công ty làm hàng rào 2 lớp, lót thêm bọc mủ nên rùa muốn bò ra ngoài cũng khó lắm”. Tuy nhiên, một số hộ dân gần các hồ nuôi rùa cho biết, khi đem rùa về thả nuôi mấy ngày đầu do lộn xộn nên nhiều người dân vào trộm rùa bán ra ngoài với giá từ 70.000 - 100.000 đồng/kg. Điều người dân lo ngại là hàng rào bao quanh các hồ nuôi rùa chỉ có thể ngăn được rùa lớn, còn rùa con mới nở có thể bò lọt qua mắt lưới hàng rào thoát ra ngoài. Trong khi đó, cù lao xã Phú Thành bốn bề là kênh rạch, trung tâm nuôi rùa gần sông lớn nên rùa sổng chuồng tác hại khó lường.

“Sát thủ” nguy hiểm đã có ở TP.HCM

Không chỉ tại đồng bằng sông Cửu Long, hiện ở TP.HCM, các cơ quan chức năng cũng đang lo lắng trước tình trạng rùa tai đỏ sinh sôi nảy nở tràn lan, đặc biệt tại các chùa.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay, nhiều ngôi chùa trên địa bàn thành phố, như chùa Một Cột (Q.Thủ Đức), chùa Ngọc Hoàng (Q.1)… cũng có loài rùa nguy hiểm này, phần lớn đều do Phật tử và khách thập phương mang đến phóng sinh. Nguy hiểm hơn, một số nhà sư ở các chùa cho biết, Phật tử còn đem rùa tai đỏ đến chùa cúng, sau đó đem phóng sinh ra sông, rạch gần đó. Điều đáng nói, việc xử lý số rùa tai đỏ tại các chùa đang gặp phải khó khăn lớn, do tâm lý không sát sinh của các nhà sư.

Ông Nguyễn Đình Cương, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP.HCM, kể lại: Trước mối quan ngại sự phát triển của rùa tai đỏ, đơn vị này đã gửi văn bản đến các chùa đề nghị hỗ trợ xử lý. Tuy nhiên, khi biết cơ quan chức năng sẽ xử lý số rùa tai đỏ bằng cách đem đi tiêu hủy để loài vật này không có cơ hội sinh sản thì các chùa còn chần chừ, nên chưa xử lý được con nào.

Trước mối lo ngại số rùa tai đỏ trên nếu thả ra môi trường là cực kỳ nguy hiểm, ông Cương cho biết, đơn vị đang thu thập các tài liệu nói rõ tác hại của loài vật này để tuyên truyền và kiên trì thuyết phục các chùa phối hợp xử lý triệt để; đồng thời tăng cường tuyên truyền, vận động Phật tử không phóng sinh rùa tai đỏ ra môi trường tự nhiên; các chùa tạm thời lưu giữ số rùa trên trong các ao hồ của chùa trong thời gian chờ được xử lý.

Trao đổi với PV Thanh Niên, Hòa thượng Thích Thiện Tánh, Phó ban thường trực Ban trị sự Thành hội Phật giáo TP.HCM, nói sẽ có văn bản nêu rõ tác hại của loài rùa tai đỏ, đồng thời đề nghị các chùa phối hợp cùng các cơ quan chức năng xử lý tình trạng này, không để gây tác hại môi trường sinh thái.

Minh Nam

 
 
http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201026/20100622020915.aspx
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 22/Jun/2010 lúc 6:20pm
 
Các ĐẠI GIA VN nhiều tiền.... hết biết luôn !!!
mk
 
 
 
 
Tê giác Phi Châu 2 sừng nuôi bí mật ở Nghệ An
Monday, June 21, 2010


Nghệ an (TH) - Một ký sự vừa được báo điện tử VietnamNet phổ biến về hai con tê giác hai sừng, gốc Phi Châu, trưởng thành, to như hai con voi, được nuôi ở một khu vườn của một “đại gia” không được nguồn tin nêu danh tính ở tỉnh Nghệ An.

Có rất nhiều cái “độc” của chuyện nuôi tê giác này, từ đại gia bí mật đến các con tê giác Phi Châu mà đến nay, nếu không có bản ký sự của Vietnamnet, không ai biết có chuyện này.


Hai con tê giác hai sừng được cho là giống tê giác Châu Phi đang ở độ tuổi trưởng thành của một đại gia bí mật ở tỉnh Nghệ An.
(Hình: VietnamNet)

Tê giác gốc Việt Nam chỉ có một sừng. Con cuối cùng, theo tin tức hồi tháng 4 vừa qua, nó đã bị kẻ săn trộm bắn chết để cắt sừng.

Tê giác hai sừng sống ở một số nước Phi Châu, được liệt vào danh sách các loài động vật hoang dã gần tuyệt chủng và được bảo vệ, theo công ước quốc tế.

Theo ký sự trên VietnamNet ngày 21 tháng 6, 2010, sau nhiều dịp tìm cách “xâm nhập” một khu vườn ở một khu vực “khá lắt léo, với những khúc quanh, những ngả rẽ tưởng như tuyệt lộ” nằm tận cùng rìa của một xã miền núi tỉnh Nghệ An mà nguồn tin không nêu địa danh.

Khu vườn “trang trại” này rộng 5 ha được chủ tê giác thuê “xây dựng khu du lịch sinh thái và trang trại nuôi bò.”


Chuồng nuôi là khu nhà cấp bốn lợp prô-ximăng. Thời tiết nắng nóng dường như phù hợp với môi trường khắc nghiệt của “cố hương”
nên chú tê giác này trông có vẻ rất “phởn.” (Hình: VietnamNet)

Theo sự tường thuật của phóng viên VietNamNet, khu trang trại đã gần hoàn tất. “Những khu nhà sàn được phân bố ở vị trí trung tâm trong khuôn viên của trang trại. Hai chiếc hồ nhân tạo được đào ở ngay phía cổng vào. Nhiều công nhân đang xây dựng hòn non bộ và phối cảnh bên mép hồ đã được kè. Hoành tráng nhất là những khu chuồng nuôi giữ các loại động vật hoang dã được ông chủ này thu mua và ‘tập kết’ tại đây.

Một người dân địa phương cho biết, để mang được con tê giác này về Việt Nam , chủ nhân của nó phải bỏ tới... 500 tỷ/1 con. Nhưng thông tin này dường như không chính xác. (Hình: VietnamNet)
“Chuồng nuôi giữ 2 chú tê giác nằm bên phải của ngôi nhà sàn được dựng ở vị trí trung tâm trang trại. Bức tường xây ngang người, tiếp đến là hai ống kim loại đường kính phi 100 được dựng theo chiều ngang, tựa như võ đài đấm bốc. Phía trên được rào bằng lưới thép b40 chắc chắn.

Một gian nhà lợp tôn được xây dựng ở phía ngoài sát với lối đi. Phía trước rộng mênh mông là khu vườn cây lâu năm đang bắt đầu vào tán nhưng trồng rải rác, không hàng lối. Phía xa, một vũng nước khá lớn (có thể gọi là ao). Có thể, đây là khu vực tắm mát của hai chú tê giác.”

Ký giả VietnamNet mô tả như thế về trang trại rồi “Ðang đưa mắt tìm kiếm, chúng tôi giật mình khi thấy tiếc bước chân nện đất thình thịch. Từ trong gian nhà cấp 4 lợp tôn, một con tê giác lừng lững tựa một con voi trưởng thành lùi lũi tiến ra.

Ðược một lát, chú tê giác còn lại lững thững đi ra theo. Cả hai con lừng lững tiến ra mé chái nhà, nhẩn nha gặm bó ngọn mía, cỏ voi đã được vứt sẵn ở đó. Sửng sốt. Chúng tôi không tin vào chính mắt mình, bởi lại có thể bắt gặp trực tiếp hai cá thể tê giác hoang dã bằng xương bằng thịt ở giữa khu vực đồng rừng như thế này. Ðồng nghiệp đi cùng nhiều kinh nghiệm phán đoán: đây là hai tê giác đực, giống tê giác Châu Phi vì chúng mọc 2 sừng trên đầu.

Không để ý sự có mặt của những khách lạ, hai con tê giác vẫn thản nhiên nhai bó cỏ một cách chậm chạp đến ngon lành. Thỉnh thoảng, chúng còn tranh ăn như trẻ con. Bó cỏ được giải quyết trong vòng chừng 30 phút. Xong việc ăn uống, hai con tê giác to như hai con voi rừng lùi lũi tiến ra vạt đất trống tắm nắng. Một con đủng đỉnh tiến ra phía hồ nước lưng lửng ở cuối khu đất đã rào vuông vức.”

Theo lời kể của nhân viên trang trại với ký giả, đại gia bí mật đã bỏ ra một ngàn tỉ đồng (bây giờ khoảng $50 triệu USD) để mua và chuyển 2 con tê giác từ một nước Phi Châu về Việt Nam (mà thời giá 3 năm trước khi chúng về đến Nghệ An thì trị giá tính ra đô la phải nhiều hơn nhiều). Và cũng có thể người nhân viên của trang trại không được biết giá mua thật của chúng.

Theo bài báo, ông đại gia bí mật còn dự tính mang về đó bạch hổ và các loại thú quí hiếm khác trên thế giới. Ngoài hai con tê giác Phi Châu “bằng xương bằng thịt” mà đến các Vườn Thú quốc gia ở Việt Nam cũng thèm khát vì không có tiền để mua, ký giả Vietnamnet “kinh ngạc nối tiếp kinh ngạc, khi sự thật tại đây không chỉ có hai cá thể tê giác, còn có hàng trăm cá thể động vật hoang dã quý hiếm, mà nguồn gốc được cho là đều đến từ Châu Phi (?).”

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=114838&z=157
mk
IP IP Logged
van phan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
Quote van phan Replybullet Gởi ngày: 23/Jun/2010 lúc 7:34am
                   

Thăm 'làng cầu vồng' của Venice

 
(Chuyện lạ) - Tại Venice (Ý), ngôi làng ven kênh đào Burano trông rất nổi bật và bắt mắt với những căn nhà đủ màu sắc đã trở thành điểm tham quan ưa thích của nhiều du khách.

 "Ngôi làng cầu vồng" ven kênh đào Burano thu hút rất đông khách du lịch.
Báo Mạng VN 
IP IP Logged
van phan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
Quote van phan Replybullet Gởi ngày: 23/Jun/2010 lúc 10:52am
  Cám ơn Lo Cong và Mỹ Kiều gởi 3 cây kem thơm ngon bốc khói.
   Nhớ năm 1965 Tôi lên SG đi học , lần đầu tiên mới tới SG dù thuộc lòng đường xá trên bãn đồ của phụ trang báo Sài Gòn Mới, mua ở tiệm anh bạn Trần Anh Tài đem về dán trên vách mổ kho, cạnh bộ ván ngủ thường ngày cũng lâu năm. Nhưng thực tế đường SG thì mới thấy lần đầu, nên còn bở ngở....Một hôm đạp xe từ Thị Nghè qua chợ SG tìm quán kem để ăn cho thỏa lòng ao ước...Từ nhà thờ Đức Bà nhắm hướng SG chạy tới, quẹo vào đường Tự Do ngon trớn, bổng nghe tiếng tu huýt thổi dài , tiếp theo là hai ông Cảnh sát áo trắng, từ trong lề đường chạy ra chặn lại ,  hỏi giấy tờ và giử xe tôi . Họ cho tôi biết đường nầy cấm xe đạp chĩ dành cho xe hơi và xe máy dầu . Họ thả tôi về, hẹn ba hôm sau phải đến Cuộc Cảnh Sát Thảo Cầm Viên nộp phạt lấy xe  . Thật hổi ôi, tên đường Tự Do mà sao mình bị bắt, còn cà rem kem gì nửa mà thèm. Năm rồi có dịp đi trên đường Đồng khởi ( Tự Do củ ) tôi ghé vào nhà hàng khách sạn Bông Sen ăn cơm bụng (ăn tự chọn ) rồi về . Còn sau 75 đổi đời, tôi cũng có làm công nhân bán Kem mấy năm, có kinh nghiệm trình bày nhiều ly kem có xịt chantilly bắt mắt , khách nước ngoài khen đẹp...      
 
 
 
 
  Banque%20de%20Photo%20-%20mélangé,%20glace,%20
fruits.%20fotosearch%20
-%20recherchez%20des%20
photos,%20des%20images%20
et%20des%20clipartsBanque%20de%20Photo%20-%20banane,%20fente,%20
chocolat,%20sauce.%20
fotosearch%20-%20recherchez%20
des%20photos,%20des%20
images%20et%20des%20
cliparts
IP IP Logged
van phan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
Quote van phan Replybullet Gởi ngày: 24/Jun/2010 lúc 2:36am

10 nơi thưa dân nhất thế giới

Dân số thế giới càng ngày càng tăng nhưng với một số quốc gia và khu vực, khái niệm 'ngột ngạt vì mật độ dân số quá dày' lại rất xa lạ.

< name=ProgId content=Word.> < name=Generator content="Microsoft Word 11"> < name=Originator content="Microsoft Word 11">

Greenland, Đan Mạch

Diện tích: 2.175.600 km2

Dân số (năm 2004): 56.916 người
Mật độ dân số: 0,026 người/km2

Đảo Falkland, Anh < name=ProgId content=Word.> < name=Generator content="Microsoft Word 11"> < name=Originator content="Microsoft Word 11">

Diện tích: 12.173 km2

Dân số (năm 2004): 3.060 người

Mật độ dân số: 0,25 người/km2

  Tây Sahara < name=ProgId content=Word.> < name=Generator content="Microsoft Word 11"> < name=Originator content="Microsoft Word 11">

Diện tích: 266.000 km2

Dân số (năm 2004): 440.000 người

Mật độ dân số: 1,3 người/km2

< name=ProgId content=Word.> < name=Generator content="Microsoft Word 11"> < name=Originator content="Microsoft Word 11">

Mông Cổ

Diện tích: 1.564.116 km2

Dân số (năm 2004): 2.646.487 người

Mật độ dân số: 1,7 người/km2

Guiana, Pháp < name=ProgId content=Word.> < name=Generator content="Microsoft Word 11"> < name=Originator content="Microsoft Word 11">

Diện tích: 90.000 km2

Dân số (năm 2004): 187.056 người

Mật độ dân số: 2,1 người/km2

< name=ProgId content=Word.> < name=Generator content="Microsoft Word 11"> < name=Originator content="Microsoft Word 11">

Namibia

Diện tích: 1.823.291 km2

Dân số (năm 2004): 1.857.619 người

Mật độ dân số: 2,3 người/km2

< name=ProgId content=Word.> < name=Generator content="Microsoft Word 11"> < name=Originator content="Microsoft Word 11">

Úc

Diện tích: 7.617.931 km2

Dân số (năm 2004): 19.913.144 người

Mật độ dân số: 2,6 người/km2

< name=ProgId content=Word.> < name=Generator content="Microsoft Word 11"> < name=Originator content="Microsoft Word 11">

Surinam
Diện tích: 161.471 km2

Dân số (năm 2004): 440.862 người

Mật độ dân số: 2,7 người/km2

Iceland
< name=ProgId content=Word.> < name=Generator content="Microsoft Word 11"> < name=Originator content="Microsoft Word 11">

Diện tích: 100.251 km2

Dân số (năm 2004): 282.151 người

Mật độ dân số: 2,8 người/km2

Mauritania
< name=ProgId content=Word.> < name=Generator content="Microsoft Word 11"> < name=Originator content="Microsoft Word 11">

Diện tích: 1.030.400 km2

Dân số (năm 2004): 2.998.563 người

Mật độ dân số: 2,9 người/km2


Moon
Theo Xinhua Báo mạng vn
IP IP Logged
van phan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
Quote van phan Replybullet Gởi ngày: 24/Jun/2010 lúc 2:54am

Người hâm mộ đổ xô đến công viên Harry Potter

Khai trương ở Florida (Mỹ) cuối tuần trước, công viên Harry Potter ngay lập tức thu hút hàng ngàn người tới tham quan.

Khu nghỉ dưỡng Universal Orlando Resort chưa bao giờ đón lượng khách lớn đến thế. Sự kiện khai trương hôm 18/6 thực sự trở thành lễ hội dành cho những người nghiện bộ tiểu thuyết và loạt phim về cậu bé phù thủy của nữ tác giả J.K. Rowling. Họ còn được nhận món quà đặc biệt trong ngày khánh thành công viên Harry Potter. Đó là nhiều ngôi sao lớn đích thân ra tận cổng đón tiếp, trong đó, có cả "phù thủy" Daniel Radcliffe.

Người phát ngôn của hãng phim Universal, Tom Schroder, cho biết 5.000 khách đã kiên trì chờ đợi để tới lượt mua vé vào công viên. Còn Daniel thì hạnh phúc chia sẻ: “Đây là phần kế tiếp trong di sản khổng lồ của Harry Potter”.

Công viên được xây dựng trên diện tích gần 81.000 m2 bao gồm nhiều công trình như trường Hogwarts, đoàn tàu Hogwarts Express, làng Hogsmeade, cửa hàng bán đồ phép thuật… Khách tham quan còn được trải nghiệm đu quay khổng lồ và tham gia chuyến du hành tái hiện những chặng nổi bật nhất trong cuộc đời Harry Potter.

Chùm ảnh về công viên Harry Potter ngày khai trương:

 Đoàn người rồng rắn chờ tới giờ mở cửa khai trương công viên lúc 6h sáng 18/6.
Daniel Radcliife chào đón các em nhỏ tới công viên.
Dàn sao phim Harry Potter cùng vung đũa thần tại lễ khai trương công viên, trong đó có Daniel Radcliffe (vest đen), Rupert Grint (bìa phải)... 
JK Rowling, tác giả bộ truyện Harry Potter, trò chuyện với các em nhỏ tại công viên. 
Khung cảnh huy hoàng trong lễ khai trương công viên Harry Potter.
Trò chơi mạo hiểm tốc độ cao Dragon Challenge.
Cổng trường dạy phép thuật Hogwarts.
Khung cảnh về đêm rực rỡ trên các con phố, nhà hàng trong công viên.
Màn pháo hoa trên lâu đài Hogwarts chào đón sự kiện khai trương công viên.
Những bức chân dung trên tường lâu đài Hogwarts.
Một góc công viên Harry Potter.
Trò chơi mạo hiểm trong công viên.
Một cậu bé đang học cách... điều khiển đũa thần.
Đũa thần là một trong những mặt hàng bán chạy nhất của công viên.
Du khách thư thái thả bộ trên các con đường của làng Hogsmeade.
Một chú ếch bằng sôcôla.
Hai cô cậu nhóc thích thú hóa thân thành các phù thủy nhỏ.
Bánh phủ sôcôla hình tia chớp.
Trẻ con cũng thích mà người lớn cũng mê công viên Harry Potter.

Hải Minh
Theo Ccafe/News
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 34 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.285 seconds.