Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Âm nhạc | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Âm nhạc |
Chủ đề: Thơ - Nhạc tháng tư buồn ! | |
<< phần trước Trang of 14 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | ||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 14/Apr/2013 lúc 10:02pm | ||||||||||||||
Hello anh Huy-Tưởng , Cám ơn anh đã nhắc lại bài thơ "Kỷ Hợi Tuế" của Tào Tùng . Bài thơ nói lên sự tàn khốc của chiến tranh, sự khắc nghiệt của đời Người-Lính chốn sa trường. Họ rất xứng đáng được TỔ QUỐC GHI ƠN MÃI MÃI . MyKieu xin post lại bài thơ, có thêm hình ảnh cho .... vui mắt nhé Từ bài thơ này, câu "Nhất tướng công thành vạn cốt khô" lưu truyền trong nhân gian như một thành ngữ . myKieu I- Nhất tướng công thành vạn cốt khô về sự tàn khốc của chiến tranh . Nó nằm trong bài thơ nổi tiếng của Tào Tùng ( đời Đường ) mang tên KỶ HỢI TUẾ . Năm 897 , đời Đường Hy Tông , Trấn Hải Tiết Độ Sứ Cao Biền được phong Hầu Tước sau khi trấn áp đẫm máu cuộc khởi nghĩa nông dân Hoàng Sào ở khu vực Hoa Nam , phía Nam Trường Giang . KỶ HỢI TUẾ Trạch quốc giang sơn nhập chiến đồ Sinh dân hà kế lạc tiều tô Bằng quân mạc thoại phong hầu sự Nhất tướng công thành vạn cốt khô . TÀO TÙNG Chú thích: 1/ Kỷ hợi tuế, tức năm 879 đời vua Hi tông nhà Đường. Trong năm này vua lên ngôi được 6 năm nhưng chỉ là hư vị, quyền lực nằm gọn trong tay bọn hoạn quan. Hoàng Sào chính thức lãnh đạo hơn mười vạn quân khởi nghĩa, chiếm 15 châu ở Hà Nam. Tiết độ sứ Hà Nam là Cao Biền điều quân chiếm lại, sinh linh điêu đứng trong loạn ly…Tác giả TT làm bài này bênh vực dân, chỉ trích cả Hoàng Sào và Cao Biền. Câu cuối trong bài “Nhất tướng công thành vạn cốt khô” đã trở thành quen thuộc trong văn chương VN ta khi nói về chiến tranh. 2/ Trạch quốc giang sơn, là xứ có nhiều sông hồ, ám chỉ Hà Nam. 3/ tiều tô, nghĩa đen là kiếm củi kiếm cỏ, nghĩa bóng là làm ăn sinh sống. Dịch nghĩa: Năm Kỷ Hợi Xứ có nhiều sông hồ rơi vào cơn chiến loạn, dân đen làm sao có thể yên vui sinh sống ? Các ông đừng có nói về chuyện phong hầu nữa, vì một tướng công thành danh toại thì dân đen chúng tôi đã bỏ lại hàng vạn bộ xương khô vì loạn lạc rồi. NĂM KỶ HỢI Giang Nam cuộc chiến đã bùng Dân đen còn biết đến vùng nào yên " Phong hầu " thôi , chớ rùm beng Một anh lên tướng , vạn tên rơi đầu . NGUYỄN KHÔI dịch . Cuộc chiến Giang Nam đã nổ bùng Lương dân nghèo đói hết nơi dung Chỉ vì hai chữ Vương Hầu đó Mà vạn thây khô một tướng phong . Kiều Diệu Hương dịch --Bản dịch của Nguyễn Minh-- Xứ sông hồ rơi vào chiến loạn Dân đen nào yên ổn được đâu Xin đừng nói chuyện phong hầu Tướng thành công, vạn đầu lâu khô rồi --Bản dịch của Phụng Hà-- Xứ sở Giang Nam hóa chiến hào Mấy ai tìm được cảnh tiêu dao Công hầu, chuyện nọ anh đừng nói Một tướng công thành, vạn cốt khô. --Bản dịch của Nguyễn phước Hậu-- Giặc lan tràn xứ có sông hồ đâu để dân đen sống ấm no. Anh chớ luận bàn hầu bá nữa thành công một tướng, vạn xương khô. Mời đọc thêm vài bài thơ MK 'lượm' trên internet , được dịch hay phóng tác từ bài "Kỷ Hợi Tuế". 1/ Giang sơn nước ướt vô chiến đồ Sinh dân sao kể thích tiều tô Cầu xin đừng nói "phong hầu" sự Một tướng công thành vạn cốt khô 2/ Non nước Giang-nam khởi chiến-chinh Muôn dân loạn-lạc ngóng thanh-bình Nhắc chi những chuyện công, hầu-tước Một tướng danh thành vạn xác binh! 3/ Thuở non nước nổi cơn gió bụi Hết ngày vui nhặt củi, hái rau Trách ai ham cái phong hầu Một quan được việc vạn đầu đen rơi. 4/ Xã tắc giang Nam ngục chiến trường Tiều tô vui tránh khổ dân lương Xin Ông đừng nói phong hầu Một tướng công thành vạn đầu xương khô II- Mời đọc tiếp một "truyện Ký" của Chú Cuội qua bài viết "nói nhăng nói cuội" cảm hứng từ câu "Nhất tướng công thành vạn cốt khô" Nói Nhăng Nói Cuội : Nhất tướng công thành vạn cốt khô A.
Như lời mở đầu ( Hôm qua, mở hàng) Cuội tôi đã giới
thiệu ông Thày khai tâm cho Cuội, đó là ông Ba hớt
tóc thời còn nhỏ. Học trò vốn phục Thày. Ngày ấy,
ông Ba, đối với tôi, Ông là một quyển tự điển sống.
Nhưng thôi, hãy gác lại chuyện “trí tuệ. .”. sang
một bên cái đã. .
B. Trước đây, mỗi lần viết Truyện ngắn hay Truyện
ký, tôi thường nhắc đến ông Tướng Đỗ Cao Trí. Tôi
vốn khâm phục ông Tướng này vì ông vốn có cái Đức
( Tôi viết hoa) của một người cầm quân. Chuyện như
sau: Ở mặt trận Svayrieng, Tiểu đoàn tôi thuộc Chiến
đoàn 333. 2 cánh kia, một của Biệt Động quân và
một của Sư đoàn 18. Cánh quân Chiến đoàn 333 bị
địch chặn lại ở phía Đông thị trấn Bravet. Số tử
thương của Tiểu đoàn tôi đã lên đến hàng chục. .
. ..... ...... (CHÚ CUỘI) Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 15/Apr/2013 lúc 11:08pm |
|||||||||||||||
mk
|
|||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 17/Apr/2013 lúc 8:42pm | ||||||||||||||
"Chiến tranh Việt Nam đã lại để lại hàng triệu goá phụ, và những đứa con côi cút bị mất cha, lìa mẹ...... .....Họ là những cánh hoa thời loạn ly bị cuốn đi trong cơn giông bão của chiến tranh. Những tấm gương trung kiên, hy sinh thầm lặng mà không hề nhận được huy chương, không một bó hoa và tên của họ cũng không bao giờ được khắc trên bia đá để nhiều người tưởng nhớ...... ........Người chết là hết. Họ trở về với cát bụi. Nhưng người còn sống luôn khắc khoải, sống trong nỗi tuyệt vọng, nhung nhớ và đón nhận mọi giông bão của cuộc đời. Xin dành một vòng hoa đẹp nhất, trang trọng nhất để vinh danh những người mẹ, những người vợ đã hy sinh thầm lặng một đời để thờ chồng và nuôi các con khôn lớn..." MyKieuChiến tranh và Góa PhụPosted by ttxcc6 on 17/04/2013 Chiến tranh Việt Nam đã lại để lại hàng triệu goá phụ, và những đứa con côi cút bị mất cha, lìa mẹ. Có người tiếp tục bước thêm bước nữa để tìm hạnh phúc mới, nhưng nhiều người đã ôm con, thờ chồng, sống cuộc đời phòng không, chiếc bóng từ khi tóc hãy còn xanh. Họ là những cánh hoa thời loạn ly bị cuốn đi trong cơn giông bão của chiến tranh. Những tấm gương trung kiên, hy sinh thầm lặng mà không hề nhận được huy chương, không một bó hoa và tên của họ cũng không bao giờ được khắc trên bia đá để nhiều người tưởng nhớ. Những nỗi buồn câm lặngTrong chương trình hôm nay, nhân kỷ niệm ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi xin gởi đến quý thính giả hình ảnh của những goá phụ đáng kính mà chiếc bóng cô đơn của họ đã ẩn sâu sau những bức tường của những căn nhà hiu quạnh với những nỗi buồn câm lặng, chịu đựng một cách can trường. Cuộc chiến Việt Nam đã chấm dứt cách đây 38 năm, nhà cửa đã mọc lên thay cho những hố bom. Những cánh đồng hoang lúa đã trổ bông. Cây đã nở hoa. Rừng xanh bao lần thay lá. Nhưng vết thương lòng của nhiều thế hệ vẫn còn rỉ máu. Lòng người vẫn chia cắt, ý thức hệ vẫn còn là một hố sâu ngăn cách chưa thể hàn gắn. Người dân trong nước vẫn chưa có cuộc sống bình yên, chưa tìm được tự do, hạnh phúc thật sự. Đã có rất nhiều tài liệu, sách vở viết về “Cuộc chiến Việt Nam”.Tất cả đều cho rằng đây là cuộc chiến tranh khốc liệt, đẫm máu và đầy nước mắt. Nhưng con số thương vong chính xác vẫn chưa thống kê một cách đầy đủ. Theo Tổ chức Vietnam Agent Orange Relief & Resposibility Campain có trụ sở tại New York cung cấp thì có khoảng 4 triệu người Việt Nam của hai bên đã thiệt mạng, bị thương, hoặc mất tích trong giai đoạn 1965-1975. Riêng quân đội Hoa Kỳ đã có 58,151 người hy sinh trên chiến trường miền Nam Việt Nam. (*) Chỉ riêng tại Miền Nam đã có 800.000 trẻ em mồ côi. Hàng triệu goá phụ và ít nhất 10 triệu người trở thành vô gia cư (**). Những câu chuyện về cuộc đời của những goá phụ là những nỗi thống khổ và sự mất mát của họ đã vượt qua không gian và thời gian. Làm thế nào họ thích ứng sau đó và bây giờ? Làm thế nào họ được an ủi, hỗ trợ, hoặc những gì họ đã cố gắng tìm kiếm để tạo dựng lại cuộc sống, tìm cho mình và các con một tương lai hạnh phúc mới. Tất cả điều đó đã được khám phá trong những câu chuyện bi thảm dần dần được hé mở. Những bi kịch, đổ vỡ trong trái tim và cuộc đời họ rất thầm lặng như một mạch nước ngầm thấm sâu trong lòng đất. Sau năm 1975, cộng sản đã đưa hơn 1 triệu dân quân cán chính VNCH đi học tập cải tạo. Có người đã được trở về sum họp gia đình. Nhưng có 165.000 người đã chết trong nhà tù cộng sản. (***) Miền Nam lại có thêm những goá phụ với cõi lòng tan nát. Tôi được tiếp xúc với bà Trần Thanh Minh, người goá phụ có chồng là Giảng Viên Tâm Lý Chiến tại trường Võ Bị Đà Lạt, bị cộng sản bắt giam và ông đã chết trong tù. Bà một mình phải nuôi bốn đứa con nhỏ, cháu lớn nhất mới vừa 6 tuổi và cháu nhỏ nhất mới vài tháng tuổi. Bà đã kể lại hoàn cảnh của mẹ con bà sau cái chết của chồng:
“Ông xã tôi ra đi lúc đó tôi mới có 35 tuổi. Nhưng mà sau 20 năm ở lại với bao nhiêu những đau khổ, vật lộn với miếng ăn. Tôi đã đi bán bánh tôm, bánh cuốn ở Hồ Con Rùa. Tôi đã đi chạy thuốc tây. Tôi đã bán quà cho học trò ở trong những căng-tin trong trường. Có thể nói rằng ai sai cái gì làm cái đó. Mình làm hết cái khả năng của mình cũng không đủ nuôi con. Cho nên cái mong ước lúc bấy giờ, tôi chỉ cầu xin làm sao cho các con tôi đủ ăn, sống một cuộc đời không phải đói rét.” Trong bài hồi ký “Chuyện Buồn Người Vợ Tù” bà đã viết “Thế là xong, là tuyệt vọng cả đời. Lúc đó, tôi sống cũng như chết rồi….” Bà đã kể thảm cảnh chết đói của chồng khi đi học tập cải tạo tại Miền Bắc với tâm trạng bồi hồi và xúc động: “Cô Phong Thu biết tù cải tạo không tức là họ đưa đi vào rừng vào núi để làm một cái nhà tù lớn để ở trong đó lao động cuốc đất, trồng cây. Nhưng mà hơn một năm trời không có tin tức gì hết. Sau đó là nhà nước cho đi thăm nuôi. Nhưng tôi không được may mắn hơn mọi người. Khi ở trong Nam là còn được đi thăm. Nhưng khi họ chuyển nhà tôi đi ra Bắc. Tôi ra tới chỗ mới biết chồng tôi đã chết ở Vinh, Nghệ Tĩnh. Theo lời các anh kể lại là lúc bấy giờ không có ăn phải ăn lá cây chín ngày, không thuốc men là phải chết thôi. Tôi nghĩ là không thể nào quên được hết cái cảm giác trước khi tôi gục xuống thì tôi thấy như là có vật gì nó đập vào tôi, tối đen và có ánh sáng li ti phát ra. Tôi ngất đi.” Khi tôi hỏi bà suy nghĩ gì về cuộc chiến đã qua và bà có ý kiến gì với chính sách cai trị của nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội. Bà chỉ buồn bã nói: “Chuyện đã qua thì tôi không có chính trị cho nên tôi cũng chẳng có ý kiến gì nhưng tôi không đồng ý với những chính sách mới là tại sao cứ phải làm khổ nhau? Tại sao không dùng những chất xám, những bộ óc siêu việt để mà xây dựng lại đàng này lại đem người ta vào rừng sâu, nước độc rồi để cho người ta đói khát chết dần, chết mòn. Rồi để cho vợ con người ta khổ sở đi kinh tế mới. Không có một gia đình nào tôi thấy trọn vẹn hết. Người ta cố đi tìm tự do. Tại sao người ta phải đi tìm? Vì người ta khổ quá. Người ta không có ăn. Sống không được nói. Lúc nào cũng bị kiềm kẹp, lúc nào cũng lo sợ. Thành ra chính tôi đã dẫn những đứa con tôi đi vượt biên.” Bà đã đưa các con đi vượt biên 20 lần nhưng không thoát và phải đi tù nhiều lần. Trong nhà tù đói khát và hết sức khủng khiếp mà cho đến nay đã mấy chục năm bà vẫn không bao giờ quên. Vết thương lòng còn mãiGiáo Sư Pauline Laurent, tác giả cuốn Grief Denied – A Vietnam Widow’s Story. Photo courtesy of griefdenied.com Ngay cả trong lòng xã hội Mỹ, cuộc chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt 40 năm nhưng nỗi ám ảnh vẫn chưa thực sự kết thúc. Tôi có dịp trao đổi với Giáo Sư Pauline Laurent, tác giả quyển sách nổi tiếng “Nỗi Buồn bị Từ Chối- Câu chuyện về người goá phụ trong chiến tranh Việt Nam.” Grief Denied – A Vietnam Widow’s Story). Bà đã kể cho tôi nghe câu chuyện cảm động về cuộc đời bà: “Chồng tôi tên là Sgt. Howard E. Querry chết trong cuộc tấn công Mini- Tết vào ngày 10 tháng 5 năm 1968. Đó là tuần lễ mà nhiều người lính Mỹ tử trận nhiều nhất trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Lúc đó, tôi mới 22 tuổi, đang mang thai đứa con đầu lòng được 7 tháng. Đơn vị anh đến gõ cửa và báo cho tôi biết chồng tôi đã hy sinh tại một thành phố gần Sài Gòn. Thi hài anh được đưa trở lại Hoa Kỳ hai tuần sau đó. Họ không cho tôi được mở nắp quan tài để nhìn anh một lần sau cùng. Thật khó khăn biết bao khi tôi chôn cất anh mà không được nhìn thấy thi thể của anh. Chúng tôi đã làm lễ chôn cất anh tại nhà thờ mà cách đây một năm chúng tôi đã làm lễ cưới tại đây. Chúng tôi cưới nhau vào tháng 9 năm 1967, anh hy sinh vào tháng 5 năm 1968, con gái tôi được sinh ra vào tháng 7 năm 1968.” Trẻ trung, thông minh, xinh đẹp và có một địa vị xã hội cao, nhưng bà Pauline đã không tái giá. Bà sống một mình nuôi con với sự an ủi, trợ giúp của cha mẹ và gia đình. Trái tim bà không còn rung động lần thứ hai vì cảm xúc yêu thương đã chết từ khi chiếc quan tài của người chồng thân yêu chôn sâu trong lòng đất. Bà đã bị bịnh trầm cảm nhiều năm bởi nỗi buồn của bà không được lộ ra ngoài, không có ai chia sẻ. Bà nói: “Tôi chưa bao giờ lập gia đình lần thứ hai. Trái tim tôi đã tan vỡ và không bao giờ còn chữa lành được vết thương kể từ khi anh qua đời và lúc đó tôi còn quá trẻ. Tình yêu đó vẫn chưa tan trong tim tôi. Tôi cũng có quen một vài người đàn ông sau này nhưng chưa ai làm cho tôi rung động và dẫn đến quyết định kết hôn và chung sống với họ. Không bao giờ tôi tìm được người đàn ông nào tuyệt vời như chồng tôi. Và anh cũng yêu tôi biết bao. Tôi sống chung với một vài người bạn gái nhưng chưa bao giờ chung sống với bất cứ người đàn ông nào.” Sau đó, bà đã viết sách để bày tỏ nỗi lòng của mình. Đó là giải pháp để bà tự chữa lành vết thương, giải thoát cho bà ra khỏi sự im lặng, nỗi buồn dai dẳng và bà đã nhiều lần có ý định tự sát. Bà tâm sự: “Tôi đã bỏ ra 10 năm để viết quyển sách (Grief Denied-A Vietnam Widow’s Story – Nỗi Buồn Bị Từ Chối – Câu chuyện của một goá phụ trong cuộc chiến tranh Việt Nam”).Tôi bắt đầu viết khi tôi rơi vào trạng thái đau khổ, buồn chán và muốn tự sát. Tôi không thể tự kết liễu đời mình vì tôi còn nghĩ đến con gái của tôi. Quyển sách của tôi đang bán tại website: http://www.griefdenied.com. Nó cũng bán trên Amazon.com. Nội dung quyển sách nói về chuyện tại sao tôi im lặng, chịu đựng suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, và tôi muốn nói cho mọi người hiểu những đau khổ của những người phụ nữ có chồng là một người lính Mỹ đã tử trận. Tôi cũng muốn nói cho mọi người biết làm thế nào để tự chữa lành vết thương trong trái tim mình. Phần sau cùng của quyển sách là niềm vui của tôi khi Alexis Monhoff, đứa cháu trai đầu tiên của tôi ra đời.”
Còn nỗi lòng của bà Trần Thanh Minh thì sao? Bà đang mơ ước những gì vào cuối cuộc đời sau biết bao bể dâu, cay đắng? Bà đã viết rằng “Tôi chắc chồng tôi cũng nuối tiếc như tôi và đang chờ tôi đi với anh. Chúng tôi phải nối tiếp lại những ngày hạnh phúc ngắn ngủi xa xưa. Tôi không thể sống mãi trong cô đơn để run sợ trước những ám ảnh của dĩ vãng và những nhung nhớ khôn nguôi người chồng mà tôi mãi mãi yêu thương như buổi đầu gặp gỡ” (Trích trong bài hồi ký “Chuyện Buồn Người Vợ Tù của bà Trần Thanh Minh). Bà tâm sự: “Những người Mỹ nhân đạo đã đưa mẹ con tôi qua đây theo diện HO. Gia đình có người chết trong trại cải tạo thì họ cho tôi đi. Mẹ con chúng tôi qua đây được mười mấy năm. Cuộc sống rất là ổn định. Các cháu học hành thành tài, có gia đình hạnh phúc. Lúc này, tôi chẳng còn mơ ước gì hơn là mình sẵn sàng ra đi. Cũng hy vọng là ra đi để được đoàn tụ với người chồng mà tôi chỉ được chung sống có năm năm. Đó là nguyện ước cuối cùng của tôi. Tại vì sống ở trên đời này, mình không tìm thêm được một nửa người của mình nữa thành ra mình hy vọng nếu có thế giới bên kia thì mình sẽ được gặp lại phải không cô Phong Thu.” Tôi cũng hỏi bà Pauline về niềm hy vọng cho những goá phụ Việt Nam và Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Việt nam, bà Pauline không nói gì về thù hận. Bằng một tấm lòng đầy vị tha và đầy tình người. Bà nói: “Tôi rất đau buồn cho người Mỹ cũng như người Việt Nam về những gì
đã diễn ra. Bởi vì người Mỹ không có ai nói về cuộc chiến tranh Việt
Nam cho nên vết thương lòng không thể hàn gắn lại được. Hãy tiếp tục tự
chữa lành những vết thương lòng và hãy tha thứ, quên đi những bi kịch đau buồn của cuộc chiến tranh đó. Vì nó đã gây ra đau thương cho rất nhiều người, cả người Mỹ và người Việt Nam.” Xin dành một vòng hoa đẹp nhất, trang trọng nhất để vinh danh những người mẹ, những người vợ đã hy sinh thầm lặng một đời để thờ chồng và nuôi các con khôn lớn. Tình yêu của họ là một viên ngọc quý báu để người đời suy gẫm và biết trân trọng hạnh phúc mà mình đang có trong tay./. Tài liệu tham khảo: (*) http://www.VN-AgentOrange.org • info@vn-agentorange.org .(**) http://25thaviation.org/facts/id795.htm. (***) http://www.historylearningsite.co.uk/vietnam_boat_people.htm Những tài liệu liên quan: Chiến tranh Việt Nam, © 1996 bởi Paul Shannon. Với một số cập nhật. Tháng 4 năm 2000.Ngô Vĩnh Long, trong “Triển vọng Việt Nam,” Bách khoa toàn thư của chiến tranh Việt Nam, ed. Stanley Kutler (New York: Scribner, 1996) Vietnam Agent Orange Relief& Responsibility Campaign • P.O. Box 303 Prince Station, New York, NY 10 http://ttxcc6.wordpress.com/2013/04/17/chien-tranh-va-goa-phu/ Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 17/Apr/2013 lúc 9:34pm |
|||||||||||||||
mk
|
|||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 30/Apr/2013 lúc 7:56pm | ||||||||||||||
CHIẾN SĨ VÔ DANH !
Chuyện xảy ra đã 38 năm rồi, nhưng nó vẫn hiển hiện trước mắt tôi như mới ngày hôm qua. Tôi thức gần trắng đêm 30 tháng Tư năm 1975 để suy nghĩ và quyết định cho bản thân tôi và gia đình tôi một hướng đi mới. Qua các tài liệu tôi có, tôi biết sau khi chiếm miền Nam, Việt Cộng sẽ cai trị miền Nam không khác chi Trung Cộng khi chiếm được Hoa Lục, quân dân cán chính sẽ bị đày đọa nơi rừng thiêng nước độc, và thời gian có thể là vô hạn định hoặc ít nhất là 10 năm, 15 năm… nhứt l2 những ai phục vụ trong ngành an ninh, tình báo mà trong cuốn Hiến Pháp và Chính Trị Học của Giáo Sư Nguyễn Văn Bông đã trình bày cho sinh viên năm thứ nhứt luật khoa biết. Sau cùng, tôi đã quyết định dứt khoát không trình diện Việt Cộng để bị đày khổ sai. Sống bên vợ con ngày nào hay ngày ấy. Tôi đốt hết tất cả giấy tờ, tài liệu liên quan đến công việc của tôi làm. Sáng ngày 1.5.1975, tôi lên đường đi ra khỏi Saigon vì đã quyết tâm trốn thì phải trốn từ đầu, tôi đi với 2 bàn tay không, vợ tôi sợ tôi bị bắt dọc đường nên đi theo trông chừng, đứa con trai thứ 2 của tôi chạy theo ba cho bằng được, 30 tháng Tư năm đó là sinh nhựt thứ 10 của cháu. Ba chúng tôi đi bộ ra đường Phan Thanh Giản rồi nhắm hướng Biên Hòa đi mãi. Dọc đường chúng tôi bắt gặp nào súng đạn, nào quân phục, quân trang ngổn ngang, một vài người đi chân đất trên mình chỉ có cái quần đùi và maillot, vợ tôi thì thầm: “lính mình đó anh” rồi đưa tay quẹt nước mắt. Xe cộ chật đường, người người vội vả, trên mặt không có nụ cười. Trên xa lộ Saigon – Biên Hòa xe lại càng đông, du kích có, bộ đội có ngồi chật các chiếc xe nhà binh của Quân Lực Việt Nam Cọng Hòa, chúng bóp còi inh ỏi, la hét để những xe dân sự tránh cho chúng chạy, nhưng vô hiệu, đường chật không có chỗ tránh. Không có đường cho xe đi ra, vì mọi người đều hướng về Saigon, rất ít người đi ra, và họ cũng như chúng tôi đều đi bộ. Gần đến Hố Nai mới thấy một vài chiếc xe chạy ra. Những những xe chạy vào vẫn chiếm cả đường ngược chiều, do đó xe đi ra có lúc phải leo hẳn trên lề đường. Hôm qua trời mưa lớn, đường lầy lội, dơ bẩn, không còn trông thấy mặt đường nhựa, tất cả đều lấm bùn đất. Chân bước đi mà lòng tôi tan nát, thẩn thờ như người mất hồn, đi không định hướng, không biết ngày mai mình, gia đình mình, dân miền Nam sẽ ra sao… Bỗng vợ tôi kéo tay tôi chỉ: “kìa anh”. Trên một vũng bùn khá lớn, một thân xác người lính của VNCH nằm ngữa trên đó, tay còn ôm khẩu súng M.16, nón sắt trên đầu, không rõ binh chủng vì tất cả thân xác, áo quần đều bê bết bùn. Mỗi lần xe chạy qua mép vũng bùn, thân hình người lính lại dạt qua, dạt lại, có khi gần như lật úp trên bờ, nhưng rồi lại tràn xuống. Không biết anh bị đạn chỗ nào, nhưng máu anh nhuộm đỏ vũng bùn, hòa lẫn với bùn thành một hỗn hợp bùn máu. Tôi nhủ thầm làm sao kéo anh lên bờ, nếu không thì thân anh thế nào cũng bị xe cán. Nhưng tôi hèn nhát, tôi không dám làm điều phải làm, tuy nhiên, chân tôi không thể bước được. Ai đi qua cũng tỏ lòng thương tiếc, đều rơi lệ nhưng chẳng ai làm gì giúp anh ta. Họ cũng hèn nhát như tôi? Bỗng một ông cụ già la lớn: “Trời ơi! Ai giúp một tay, đưa anh ta lên bờ không thì xe cán nát thây tội nghiệp”. Tôi thấy ông nhảy xuống. Như có sức mạnh xô đẩy, tôi cũng nhảy xuống. Tôi luồn tay xuống nâng đầu anh ta lên, ông già ôm phía dưới, cố sức vực anh lên bờ. Rồi có nhiều người giúp một tay. Trong chốc lát, thân xác người tử sĩ đã được đặt ngay ngắn trên bờ đường. Bùn hòa máu chảy ròng ròng khi thân anh được nâng lên trông thật thảm thương. Ông già nhìn tôi lắc đầu trong khi trên đôi mắt nhăn nheo tràn đầy nước mắt, ông quẹt mấy ngón tay vào áo cho sạch bùn rồi vuốt mắt cho anh ta, miệng lâm râm cầu nguyện. Bất giác tôi cũng nguyện thầm: “Chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ cho anh chiến sĩ này được lên chốn nghỉ ngơi… Anh yên nghỉ”. Vợ tôi đưa cái khăn tay, nhưng tôi gạt đi, vì cả áo quần tôi cũng như ông già đều bê bết bùn hòa máu. Vợ tôi nói khẻ: “lau nước mắt đi”. Trước khi lẫn vào đám đông, ông già nhìn tôi gật đầu, tôi cũng gật đầu lại và thầm cám ơn ông già đã giúp tôi làm được một cử chỉ nhỏ cho người lính đã chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, đến giờ phút cuối cùng cho Quê Hương. Mẹ Việt Nam ơi! Xin cho người lính của chúng con có cơ duyên được vào lòng đất mẹ. Xe qua lại đã cán nát một phần chân anh rồi, mẹ ơi! Nắng đã lên, không khí đã nóng hơn nhiều, bùn và máu trên áo quần tôi
đã khô, tôi dùng tay gột chúng thành bụi bay đi! Tôi chợt nhớ: Anh nằm xuống, máu anh trộn bùn sẽ khô, sẽ thành bụi bay đi, sẽ đậu trên lá, trên cành, để rồi sẽ theo gió bay đi chung quanh anh, theo những người đã vực anh lên mà đi xa. Cuối cùng, máu anh sẽ tan biến vào đất mẹ. Thân nhân anh ở đâu, có nóng ruột mà đi tìm, có ai nhận ra anh mà thông báo cho gia đình anh, hay anh sẽ bị người ta vùi dập đâu đó, không bao giờ thân nhân biết được, không biết anh sống hay chết hoặc đi về đâu mà tìm, không biết ngày anh mất mà kỵ giỗ. Anh nằm xuống vào giờ phút chót, không có truy điệu, không quan tài, không phủ cờ, không di ảnh, không có một đồng đội nào bên anh. Anh hy sinh cho Đất Nước trong cô đơn. Anh chiến đấu cho đến NGÀY QUỐC HẬN. Tôi hy vọng anh sẽ không nghe
lời đầu hàng của Dương Văn Minh để khi nằm xuống, anh vẫn hy vọng đồng
đội của anh, đồng bào của anh vẫn tiếp tục chiến đấu cho Quê Hương yêu
quí
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 30/Apr/2013 lúc 7:58pm |
|||||||||||||||
mk
|
|||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 30/Apr/2013 lúc 10:24pm | ||||||||||||||
Kính mời Quý Đồng Hương và Quý Thân Hữu đọc lại bút ký cảm động của Hoa Hạ , khởi đăng vào ngày 28 tháng 4/ 2012 trên <gocong.com>(click vào chủ đề bên dưới) : Tình Khúc Kinh Kha Một Người-Con xứ Gò hy sinh cho Tổ Quốc, đã an nhiên nơi miển Miên Viễn. Một Người-Con xứ Gò vẫn luôn hoài niệm về mối tình đầu , dù đã nghìn trùng xa cách . Tâm tình của Hoa Hạ gợi nhớ lại tuổi trẻ Miền Nam VN trong thời tao loạn . " Tóc vừa xanh màu mây biếc Mà hồn đã núi đã sông " (Ngô Minh Hằng) "Thuở trời đất nổi cơn gió bụi Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên Xanh kia thăm thẳm tầng trên Vì ai gây dựng cho nên nỗi này" (Chinh Phụ Ngâm) Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 02/Apr/2014 lúc 6:40pm |
|||||||||||||||
mk
|
|||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 01/May/2013 lúc 7:27am | ||||||||||||||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 01/Apr/2014 lúc 12:35am | ||||||||||||||
THÁNG 4/2014 *** Hình Ảnh Gợi Nhớ Tượng THƯƠNG TIẾC !!! -- Mô hình mới tượng đài Việt- Mỹ mặc dù mới đắp bằng đất sét nhưng nhìn rất có thần Quần thể kiến trúc của Veterans Park Arlington, Texas
Tượng Đài Việt - Mỹ Tại Trung Tâm Thành Phố Orlando, Florida - Hoa Kỳ Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 01/Apr/2014 lúc 12:55am |
|||||||||||||||
mk
|
|||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 01/Apr/2014 lúc 7:18pm | ||||||||||||||
LỐI XƯA XE NGỰA HỒN THU THẢO…
*
Huỳnh
Chiếu Đẳng
“Vào Nam tôi mới hiểu rằng,
chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt
lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất
cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ… nếu người ta muốn. Đó mới là chế độ
của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua một
chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài
học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải…” - Dương
Thu Hương.
“Một câu hỏi da diết xuất hiện
trong những khoảnh khắc ấy: những gương mặt mà ta đã gặp, những ngôi
nhà, góc phố, hàng cây, mỗi ngôi làng hay thậm chí một tiếng chuông
chùa trong đêm sẽ như thế nào, sẽ ra sao, nếu như không có Ngày Độc
lập 2/9 ấy?…” -Trương Tấn Sang
.
“Tạo hóa gây chi cuộc hí
trường Đến nay thấm thoát mấy tinh sương Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương Ngàn năm gương cũ soi kim cổ Cảnh ấy người đây luống đoạn trường”
(Bà Huyện Thanh Quan)
.
Bài thơ tác giả “hoài cảm” sau
năm 1802 khi Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn lên ngôi, niên hiệu Gia
Long và định đô ở Huế. Từ đó, Thăng Long (Hà Nội) chỉ còn là “cố
đô” - Lời thơ mang âm hưởng hoài niệm tiếc nuối một thời vàng
son dĩ vãng.
Bối cảnh cũng gần giống như
vậy – Sài Gòn xưa “hòn ngọc Viễn Đông” một hình ảnh thiêng
liêng, thân thương không thể nào phai nhòa trong trái tim của gần ba
mươi triệu người miền Nam, Việt Nam, có một thời, dù khói lửa chiến
chinh từ phía Bắc, bên kia vĩ tuyến 17 tràn sang nhưng cũng cố gắng
vươn lên trong những khoảnh khắc “tạm yên bình” ngắn ngủi giữa thập
niên 60-70 – Ngắn ngủi thôi, nhưng những gì có được cũng đã làm cho
những trái tim còn thuần khiết “tính người” như nhà văn nữ miền Bắc
Dương Thu Hương phải mềm lòng thổn thức rơi lệ bởi cảm xúc trong
ngậm ngùi, “tiếc nuối”, giữa lòng TP/phố Sài Gòn 30/4/1975. Nhà văn
này tâm sự….
.
Dương Thu Hương: (thở
dài) Điên rồ thì tôi có nhiều thứ điên rồ. Khóc thì tôi có hai
lần khóc.
Lần thứ nhất khi đội quân
chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cả mọi người trong
đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy
tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng
ngợp lắm vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả
các nhà văn miền Nam đều được xuất bản trong một chế độ tự do; tất
cả các tác giả mà tôi chưa bao giờ biết đều có tác phẩm bầy trong
các hiệu sách, ngay trên vỉa hè; và đầy dẫy các phương tiện thông
tin như TV, radio, c***ette. Những phương tiện đó đối với người miền
Bắc là những giấc mơ. Ở miền Bắc, tất cả mọi báo đài, sách vở đều do
nhà nước quản lý. Dân chúng chỉ được nghe đài Hà Nội mà thôi; và chỉ
có những cán bộ được tin tưởng lắm mới được nghe đài Sơn Mao, tức là
đài phát thanh Trung Quốc. Còn toàn bộ dân chúng chỉ được nghe loa
phóng thanh tập thể; có nghĩa là chỉ được nghe một tiếng nói. Vào
Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc
mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam
người ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ… nếu người ta
muốn. Đó mới là chế độ của nền văn minh. Và
thật chua chát khi nền văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là
sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn
lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải.
(Nguồn: Nhật Báo Người Việt).
Và mới đây trong một bài viết
nói về ngày 2/9 có cái tựa “Phải
biết hổ thẹn với tiền nhân” ông “Tổng thống” (CT nước)
Trương tấn Sang như “tâm sự” rằng (nguyên văn):
“Một câu hỏi da diết xuất
hiện trong những khoảnh khắc ấy: những gương mặt mà ta đã gặp, những
ngôi nhà, góc phố, hàng cây, mỗi ngôi làng hay thậm chí một tiếng
chuông chùa trong đêm sẽ như thế nào, sẽ ra sao, nếu như không có
Ngày Độc lập 2/9 ấy?…” thì những dòng của viết bài này ngoài mục
đích hoài cảm “một thoáng hương xưa” với đồng bào, nhất là các bạn
đọc trẻ trong và ngoài nước sinh sau 1975 thì cũng nhân tiện gửi đến
ngài “Tổng thống nước” một số hình ảnh cũ của Sài Gòn ngày xưa, nơi
mà chắc ngài không lạ (vì ngài từng là “chủ nhân ông”, hít thở không
khí Sài Gòn một thuở) với cùng một câu hỏi: “… cảnh cũ này sẽ
thay đổi ra sao, nếu như không có Ngày 2/9 định mệnh ấy?…” thưa
ông!?…
Thập niên 1960-70 đường ray
xe lửa vẫn còn trên đường Hàm Nghi – Sài Gòn
Nhưng vóc dáng một góc
Sài Gòn, “thủ phủ Đông Dương” như thế này (1960-65) Bangkok,
Singapore, Đài Loan và Seoul sau Đệ II thế chiến chưa thể có kịp,
và những hình ảnh cũ dưới đây của Sài Gòn một thuở, người dân đang
năng động hối hả xây dựng một cuộc sống phồn vinh cho đất nước, cùng
nhịp điệu với các quốc gia tự do dân chủ vừa lấy lại độc lập trong
khu vực Asean (Đông Nam Á) mà không tốn một giọt máu nào.
This image has been resized.
Click this bar to view the full image. The original image is sized
769×513.
–Sài Gòn những năm 1960-1970
(trên), cùng thời điểm (ảnh dưới) là Hà Nội. Không cốt ý bôi bác hay
phê phán, bởi Nam Bắc cùng là dân Việt, nỗi buồn đâu của riêng ai!
Mà đơn giản, so sánh để khẳng định cái từ ngữ chiêu bài mà những
người CSVN đã “lừa bịp” đồng bào miền Bắc rằng: “Phải giải phóng
đồng bào miền Nam đang bị kềm kẹp trong đói nghèo, đau thương” là
không có thật… mà thời điểm ấy, quốc tế CS (Nga-Tàu) chi viện quân
sự và chỉ thị cho CSVN phải tiến hành đánh chiếm “nhuộm đỏ” miền Nam
VN trước khi “cộng sản hóa” Đông Dương (Việt-Miên-Lào”) và sau đó là
Đông Nam Á, duy nhất trên thế giới tại thời điểm ấy chỉ có CSVN là
lấy “máu xương, lương thực” của nhân dân miền Bắc làm “nhiên
liệu” thử nghiệm cổ máy cộng sản làm bàn đạp để tiến xuống phía
Nam Châu Á. Nhân dân miền Bắc không còn gì ngoài một đời sống “hắt
hiu, u buồn” bên trong bức màn sắt CNXH. Lo toan hàng ngày của mọi
người, duy nhất, là có một thứ gì đó cho vào bụng và mơ… một chiếc
xe đạp! Tất cả họ, đều như là những con “ốc vít” trong một cổ máy
chiến tranh, không có ngoại lệ, không ai được phép “sáng tạo” tư hữu
cho bản thân và gia đình ngoài “Bác và đảng cộng sản”…
Sài Gòn miền Nam – những năm
1960-1970 đang khởi đầu công nghiệp hóa nền kinh tế non trẻ bằng hệ
thống Ngân Hàng quốc gia tài trợ cho các dịch vụ nhập khẩu máy móc
trang thiết bị đầu tư kỹ thuật trong các dây chuyền sản xuất nâng
cao giá trị và năng suất các sản phẩm hướng đến xuất khẩu, điển hình
là băng rôn quảng bá cung ứng dịch vụ này treo ngang đường Tự Do
(Đồng Khởi ngày nay) – một chính sách thức thời mà chế độ CS/XHCN
miền Bắc còn rất xa lạ – không có trong kế hoạch, cũng như kinh phí
ngoại tệ…
Thập niên 1960-70 Hà Nội “kỹ
thuật” chủ yếu dựa vào thủ công “sức người” bởi hàng “viện trợ” của
Nga Tàu hầu hết chỉ là vũ khí súng đạn cung ứng cho cổ máy chiến tranh
của CSVN rất ít hàng hoá dân dụng tiêu dùng.
24-10-1966 – Các Phu nhân
Tổng Thống – bà Thiệu, bà Johnson, bà Kỳ, bà Marcos tháp tùng cùng
Phu quân là các tổng thống,
thủ tướng tại Philippines,
trong phiên họp thượng đỉnh của các nguyên thủ quốc gia trong Hiệp
Ước Liên Phòng Đông Nam Á.
19/5/2010 Bà Phó “PCT/Nước:
Nguyễn thị Doan”(áo đen thứ ba bên phải qua) và các “VIP” phụ nữ của
CHXHCN/Việt Nam tham dự hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu tại Bắc
Kinh.
Cách nhau gần nửa thế kỷ – hai
nhóm phụ nữa trên và dưới có quá nhiều khác biệt, không biết có phải
là do “đặc trưng” của XHCN không? khiến chúng ta khi so sánh sẽ mỉm
cười thú vị mà không cần phải bình luận! Cũng cần nhắc lại
bà Nguyễn Thị Doan là tác giả câu nói bất hủ “Việt
Nam dân chủ gấp vạn lần tư bản phương Tây…”
.
Nửa thế kỷ cách ngày hôm nay
nhưng vóc dáng phong thái của “phái yếu” người Sài Gòn ngày xưa đó
nét duyên dáng trí thức không lẫn vào đâu được, đa dạng mái tóc kiểu
phương Tây, chiếc áo dài ngày ấy đã canh tân không còn “cổ cao”, tay
áo cắt “raplan” và đặc biệt dễ nhận ra nhất của thập niên 60-70 là
áo dài có “chít eo” ngang hông rất rõ, những chiếc “jup” tây phương
sắc màu tươi trẻ nhưng không cao “quá gối” và nữ sinh, sinh viên tóc
thề áo trắng nên thơ, nói chung, phụ nữ xã hội miền Nam Sài Gòn thuở
ấy có đủ mọi thứ, để hoàn toàn tự do trang điểm làm đẹp cho chính
mình mà không bị lệ thuộc bất cứ chủ nghĩa giáo điều khe khắt nào
khác…
Phương tiện xe gắn máy cá nhân
phổ biến thông dụng ở thủ đô Sài Gòn ngày đó ngoài các loại xe
Vespa, Lamberetta Ý và Gobel, Mobilete, Velosolet của Pháp thì đa
phần là hai loại xe Nhật, Honda 67 cho nam và Honda Dame cho nữ,
nhìn hình ảnh các “bóng hồng” ngày ấy, đẹp và lịch sự trên đường phố
Sài Gòn cách nay nữa thế kỷ mà cứ ngỡ như mới ngày hôm qua – (cô gái
có cái bảng nhắc nhở mọi người lấy thẻ cử tri bầu cử Tổng Thổng 1967
– Và hai cô gái váy đen bên chiếc taxi hai màu xanh vàng mang số
hiệu 7533 của Sài Gòn thập niên 1960). Hình ảnh đủ để chúng ta chiêm
nghiệm cái lạc hậu độc tài bảo thủ cố chấp của CSVN đã kéo lùi thời
gian gây nên sự trì trệ trong phát triển của dân tộc như thế nào so
với những gì chỉ trong một thời gian ngắn Sài Gòn làm được trước kia
và so với các nước láng giềng trong khu vực.
Tương phản khác biệt quá nhiều
của khung cảnh, con người Sài Gòn và Hà Nội cùng thời điểm, rất khó
khăn và buồn lòng để bình luận khi mà mơ ước lớn lao nhất của mọi
người miền Bắc lúc bấy giờ chỉ là chiếc xe đạp tầm thường Phượng
Hoàng Trung Quốc trong khi xe đạp cực tốt mang nhãn hiệu “bồrô” của
Pháp là mặt hàng bình dân ở miền Nam buôn bán đầy đường ….
Thập niên 1960-70 minh chứng
cho sự năng động phát triển kinh tế của Sài Gòn miền Nam mang tầm
khu vực Châu Á hướng ra thế giới là hãng Hàng Không AIR Việt Nam với
đội ngũ phi cơ phản lực mới nhất và các phi công chuyên nghiệp đường
bay quốc tế mà hãng hàng không cộng sản Trung Cộng lúc bấy giờ chưa
sở hữu được. Còn chế độ CS miền Bắc, Hà Nội thì chẳng biết gì về
hàng không dân dụng ở thời điểm ấy. Người dân và sinh viên Sài Gòn
miền Nam hoàn toàn tự do đi du học và xuất cảnh ra nước ngoài mà
không bị ràng buộc bất cứ lý do gì, đó là một điều không tưởng với
nhân dân miền Bắc… bị cô lập trong bức màn sắt CSVN.
Nói đến hàng hóa tiêu dùng dân
dụng thì tại thời điểm ấy thị trường Sài Gòn miền Nam hàng hóa trù
phú chất lượng cao, còn nhiều hơn Trung Quốc, tấp nập bày bán tự do.
Tại miền Bắc, Hà Nội chẳng có bất cứ một thứ gì để mà so sánh, bởi
vì người dân bình thường Sài Gòn thời điểm ấy đang sử dụng quạt máy,
tủ lạnh, máy may và TV đen trắng. Trong khi hai mặt hàng mà bất cứ
người dân miền Bắc nào cũng mơ ước (như nhà văn Dương Thu Hương nói)
là đồng hồ đeo tay và Radio thì thừa mứa ở các quầy hàng khắp miền
Nam đến nỗi các hảng sản xuất phải treo bảng quảng cáo trên đường
(trong ảnh). Nói cho vui, miền Bắc dưới sự lãnh đạo của đảng chỉ có
hai thứ mà miền Nam không có là (tên lửa Sam 2 và phân người hoại
mục).
So với miền Nam- Ngắm nhìn
hình ảnh bà con nhân dân miền Bắc và Hà Nội – CS/XHCN với chế độ
“tem phiếu” tranh nhau từng chiếc “lốp” xe đạp, mảnh thịt, lạng
đường, hộp diêm ngày đó… mà buồn nản đến nao lòng.
Cụ thể hơn, Sài Gòn miền Nam
không cần phải CNXH hay “đấu tranh giai cấp” nhưng nhìn hai hình ảnh
dưới đây có cùng xấp xỉ thời gian thập niên 1960-70 để thấy, cùng
một kiếp người “thì ai mới cần giải phóng cho ai”? (Sài Gòn
phương tiện mưu sinh gắn máy giải phóng sức người lao động mang lại
hiệu quả cao, Hà Nội công cụ mưu sinh còm cõi tiêu hao sinh lực
không thấy tương lai).
Thời điểm ấy 1960-70 đầy đủ
chuẩn mực, khuôn mẫu, của một đất nước văn minh ngày hôm nay. Tổng
Thống và Lưỡng viện Quốc Hội (Thượng và Hạ Viện) – Điển hình là một
cuộc họp tại thượng nghị viện Việt Nam Cộng Hòa (ảnh). Tự Do báo chí
với hơn 50 tờ báo tư nhân các loại tại Sài Gòn so với không có tờ
báo tư nhân nào dưới chế độ CSVN ngày nay, sau hơn 2/3 thế kỷ – CSVN
gọi đó là thống nhất tự do dân chủ?
Sài Gòn miền Nam – người dân
luôn được giáo dục nhắc nhở phải tôn trọng tri ân tưởng nhớ công lao
các anh hùng tiền nhân của dân tộc, uống nước nhớ nguồn, tưởng niệm
và tôn vinh, làm tấm gương soi rọi cho hậu thế noi theo (Kỷ niệm Lễ
Hai Bà Trưng giữa lòng TP/Sài Gòn- và toàn dân tưởng nhớ đức Trần
Hưng Đạo – Anh hùng Vua Lê Lợi).
* * *
Hai hình ảnh trên, dưới – cách
nay nửa thế kỷ cho thấy 1967 nhân dân SG bất đồng chính kiến vẫn
được chính quyền Sài Gòn tôn trọng chấp nhận cho biểu tình.
Hơn 40 năm sau, 2011, dưới chế
độ CSVN tại Hà Nội – Sài Gòn, người dân biểu tình, dù là “yêu nước”
chống TQ xâm lược lại bị đàn áp tàn bạo!
1958 – Quần đảo Hoàng Sa thuộc
lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa – Do QL/VNCH quản lý. Ông Phạm Văn Đồng
(CS Bắc Việt) dưới sự chỉ đạo của ông HCM, ký công hàm xác nhận
Hoàng Sa nằm trong lãnh hải Trung Quốc.
1974 – Hải quân Trung Quốc xâm
lược đánh chiếm Hoàng Sa trong tay QL/VNCH – CS Bắc Việt im lặng.
Trong khi nhân dân Sài Gòn miền Nam và kiều bào hải ngoại biểu tình
lên án và phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc khắp nơi.
Những cuộc biểu tình của đồng
bào miền Nam – Việt Nam Cộng Hòa toàn quốc và khắp nơi trên thế giới
của Sinh viên và Việt kiều năm 1974 tố cáo và phản đối Cộng Sản
Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Băng rôn sinh viên học sinh
đồng bào SàiGòn biểu tình tố cáo, phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng
Sa năm 1974:“Cương quyết tận diệt Trung Cộng kẻ thù truyền kiếp
của dân tộc”.
27-1-1973, CSVN ký hiệp định
đình chiến chấm dứt chiến tranh tại Paris.
Trong đó Điều khoản 5 qui
định: Sự tái thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng
các biện pháp hòa bình.
Bà Nguyễn Thị Bình ký Hiệp
định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại
hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973).
Tuy nhiên – Khi Mỹ rút hết
quân – 1975 cộng sản Bắc Việt xua quân tràn vào đánh chiếm miền Nam
Việt Nam, bất chấp chữ ký của họ trước đó trong Hiệp Định Paris.
1975 – Sinh viên VN tại
Pháp “để tang” cho đất nước ngày 30/4.
Những bánh xích chiến xa của
cộng sản miền Bắc VN đã nghiền nát giấc mơ của gần 30 triệu người
miền Nam đang mang khát vọng đưa Sài Gòn và miền Nam VN cất cánh bay
lên như Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc ngày nay.
Họ, CSVN lừa bịp dân tộc, lừa
bịp quốc tế, trơ tráo xé nát Hiệp Định Paris – Phá bỏ điều khoản 5:
(Thống nhất VN bằng những giải pháp hòa bình), họ dấu tiệt lá “cờ đỏ
sao vàng” vượt vĩ tuyến 17 bằng súng đạn, xâm lược đánh chiếm miền
Nam bằng lá cờ “nửa xanh, nửa đỏ” MTGPMN. Để khỏi vướng bận và
“tranh công” vài tháng sau 30/4 họ tự động hạ cờ “xanh đỏ” giải tán
“tấm bình phong bù nhìn” MTGP/MN này.
Chính họ – CSVN đã phạm một
sai lầm “vĩ đại” bắt cả dân tộc phải huynh đệ tương tàn hy sinh gần
5 triệu người – một thế hệ thanh niên tinh hoa của quốc gia nằm
xuống vô nghĩa, đổi lại lấy về một giang sơn của cha ông làm hao hụt
đất đai biên giới biển trời hải đảo và còn hơn thế nữa họ đẩy người
Mỹ đi để Biển Đông trống trải không ai canh giữ, cho bọn bành trướng
Trung Quốc rảnh tay tự do thôn tính biển đảo quê nhà VN mà họ, CSVN,
đang lực bất tòng tâm bắt cả nước phải “Đại
Hội toàn Dân-Quân VN nhớ ơn Trung Quốc”!
“… Và thật chua chát khi nền
văn minh đã thua một chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của
lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt
Nam phạm phải…” [Dương Thu Hương] Huỳnh Chiếu Đẳng http://hon-viet.co.uk/ HuynhChieuDang_ LoiXuaXeNguahonThuThao.htm
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 01/Apr/2014 lúc 7:21pm |
|||||||||||||||
mk
|
|||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 02/Apr/2014 lúc 8:46am | ||||||||||||||
Nhà Thơ Trạch Gầm Nhật ký tháng Tư
Hai mươi tháng Tư tiễn em đi Mỹ
Ta biết dễ dàng mất bé từ đây Em lên máy bay, ta về đơn vị Đất Biên Hòa buồn… chết điếng cỏ cây
Hai mốt tháng Tư ta vào Quân Đoàn
Ngồi nghe thuyết trình, nhận lệnh hành quân Tay áo xăn cao một đời thám kích “Kiến lửa bu đầy” nhột cả đôi chân
Hai hai tháng Tư... ta vào Đại An
Chứng kiến cảnh dân bỏ xóm bỏ làng Dân chạy đến đâu… địch bò đến đó… Đâu được như em chừ đã thênh thang
Hai ba tháng Tư… ta ngược Đồng Nai
Sương ôm mặt sông lau sậy thở dài Địch xua quân tràn giữa đêm vắng lặng Ta chỉnh pháo… và thây giặc chồng thây
Ta lạc mấy ngày trong lòng đất địch
Gọi đã khàn hơi chẳng thấy bạn bè Thằng nào cũng đang giữ từng tấc đất Đâu có thì giờ để cứu ta ra
Hai tám tháng Tư… ta ra lộ Một
Gặp ông tướng vùng thị sát thăm dân Ông nói lung tung, ông thề sống chết Ông nói xong rồi, ông bay biệt tăm
Hai chín tháng Tư… Biên Hòa xơ xác
Ta về Sài Gòn ngang qua nghĩa trang Ta đứng nghiêm chào bạn ta đã chết Như tự chào mình - nát cả tim gan.
Ba mươi tháng tư… ta ôm mặt khóc
Trên cầu Saigon cạnh phố Hùng Vương Mười năm binh đao… mưòi ngày kết thúc Ta còn nguyên mà…. mất cả quê hương ! |
|||||||||||||||
mk
|
|||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 02/Apr/2014 lúc 6:41pm | ||||||||||||||
Kính mời Quý Đồng Hương và Quý Thân Hữu đọc lại bút ký cảm động của Hoa Hạ , khởi đăng vào ngày 28 tháng 4/ 2012 trên <gocong.com>(click vào chủ đề bên dưới) : Tình Khúc Kinh Kha |
|||||||||||||||
mk
|
|||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 04/Apr/2014 lúc 8:28pm | ||||||||||||||
Đi Thăm Chồng Tuesday, February 18, 2014
Lời mở đầu:
Ngay sau ngày 30 tháng tư
năm 1975, cs đã bắt giam, đày đọa hàng trăm ngàn quân cán chính của VNCH
trong hơn 100 trại tù mà gọi là “trại cải tạo.” Nhiều gia đình miền Nam tự dưng mất chồng,
mất cha, mất con, mất anh, …
Sau đay là tâm sự của bà chị
vợ tôi trong thời gian “đựợc phép” của cs cho đi thăm chồng ở “trại cải
tạo.” Ông anh cột chèo trong câu chuyên này
là một cựu Đại úy Y sĩ của Sư đoàn TQLC (QLVNCH).
TVG
*
1.
Bây giờ là 3 giờ sáng. Tôi
vẫn trằn trọc thao thức không thể nào chợp mắt được. Chỉ còn 6 ngày nữa là tôi được đi thăm chồng.
Niềm vui sẽ đươc gặp laị chồng sau một thời gian dài xa cách; nỗi lo sợ; sự
buồn tủi khi nghĩ tới lúc phải từ giã anh sau khi gặp mặt; những điều sẽ phải
nói; sự nhớ nhung day dứt... tất cả những ưu tư đó liên tục chập chờn trong đầu
óc tôi. Rồi dĩ vãng, rồi hiện tại tưởng chừng như một giấc mơ nhanh chóng đi
qua và không có thực.
2.
Hôm đó (!) nhân viên an ninh
khu vực đến chỗ chúng tôi tạm trú (sau khi nhà chúng tôi đã bị bỏ bom xập mất),
trói tay chồng tôi, bắt anh đi mà không cần cho biết lý do. Tôi đứng lặng người, như một cái xác không hồn.
Một tay dắt thằng con trai lớn hai tuổi, một tay bồng thằng con nhỏ mới sanh
được một tuần. Chồng tôi nhìn tôi với đôi mắt tuyệt vọng, lo lắng và khuôn mặt
xanh xám sợ hãi. Sau khi họ dẫn chồng tôi đi rồi, tôi buông cái thân gầy gò của
tôi xuống sàn nhà và gục mặt khóc. Tôi khóc như chưa bao giờ được khóc. Tôi cảm
thấy kinh hoàng và lo âu cho những ngày sắp tới: 28 tuổi đầu với hai đứa con nhỏ
dại, không cha mẹ, không anh em, không bà con thân thuộc bên cạnh. Tất cả mọi
người thân thuộc đã đi xa, thật xa. Lần đầu tiên tôi thấy thật bơ vơ ở cái tỉnh
lỵ đất đỏ Ban Mê Thuột đèo heo này.
3.
Người ta bảo là: "Con
người là một cây sậy biết suy nghĩ." Tôi vào lúc này còn yếu hơn một cây
sậy, còn quá trẻ, có chút nhan sắc và biết suy nghĩ. Cũng vì có chút nhan sắc cho
nên “an ninh khu vực” đã không để cho tôi yên thân. Họ thường lân la tìm mọi
cách đến “thăm” tôi. Họ khuyên tôi nên từ bỏ dĩ vãng và dứt khoát với ông chồng
"có quá nhiều tội ác với nhân dân."
Họ cũng cho tôi biết là chồng tôi sẽ “đi cải tạo" không có ngày về
vì chồng tôi là một Bác Sĩ Quân Y, cái nghề chuyên chữa bệnh cho "ngụy quân
để chúng cầm súng giết hại đồng bào;" là có cha vợ làm “trùm ngụy quân;"
là có cha mẹ anh em trốn ra nước ngoài.
4.
Như vậy là chồng tôi đi không
biết đến ngày nào mới về? Sự chờ đợi mỏi
mòn, sự nhớ nhung dằn vặt, nỗi tuyệt vọng và sự sợ hãi mỗi ngày một nhiều hơn.
Thêm vào đó, những người “an ninh khu vực” cứ lai vãng, tìm gặp tôi, mỗi ngày một tỏ ra ân cần, săn đón
và hứa hẹn nhiều hơn. Nhưng tôi đã quyết định từ bỏ nơi này để ra đi. Vào một
đêm thanh vắng, tôi đã dắt díu hai đứa con dại lẩn trốn ra bến xe đò và đi về Sài
gòn.
5.
Tôi miên man nghĩ đến cuộc
hành trình đi thăm chồng sắp tới. Lòng tôi tràn đầy sự rộn rã vui mừng. Tôi
muốn đem hai đứa con tôi cùng đi để chúng được biết mặt bố; và đồng thời tôi cũng
muốn dạy chúng, ngay từ khi thơ ấu, thế nào là tình gia đình và thế nào là sự
chia sẻ những cái bất hạnh của gia đình!
Xe đò Sài gòn đi Ban Mê Thuột
phải chạy hết hai ngày và một đêm ngủ trọ dọc đường. Đến bến xe đò Ban Mê Thuột,
tôi một tay bồng con, một tay sách giỏ đồ ăn nặng trĩu gói ghém cho chồng và thằng
con nhỏ chập chững, lếc thếch chạy theo mẹ ở đàng sau. Chúng tôi, 3 mẹ con, đi
bộ đến bến xe thồ và đi vào thị xã Quảng Nhiêu. Từ Quảng Nhiêu đến trại “tù”
của chồng tôi là năm kí lô mét (5 Km) đường bộ.
Không có xe cộ nào có thể đi vào đó, chỉ có một cách là đi bộ. Thành ra
tôi phải bồng cháu nhỏ, tôi nhờ một người Thượng gùi thức ăn và ẵm cháu
lớn. Đoạn đường 5 km này đi hoài mãi mà
không tới trại. Chúng tôi phải đi thật chậm và rất mệt mỏi vì đường đất sét đỏ
ướt. Tôi mệt lả và bụng đói cồn cào nhưng không dám ăn gì vì sợ mất phần ăn của
chồng.
6.
Đến trại, ở một cái chòi rất phong
phanh gọi là "phòng đợi," tôi và mấy bà vợ khác đi thăm chồng
"tù cải tạo" cùng ngồi lặng thinh.
Người nào cũng mang một bộ mặt đăm chiêu, thiểu não như nhau. Không ai hỏi
thăm ai lời nào có lẽ vì đầu óc đều đang ngổn ngang. Mọi người dường như chỉ muốn để dành hết tất
cả những gì mình đang có dù là nhỏ bé tầm thường nhất, từng lời nói và từng
giây phút còn lại cho sự gặp gỡ sắp tới!
Ngay cả chớp mắt, tôi cũng không dám làm!
Tất cả các cặp mắt đỏ hoe, ưu tư, mệt mỏi đều cố gắng mở rộng, hướng
chăm chăm vào một chỗ: cái cổng trại Nơi cổng cái trại xa xa đó, trong chốc lát
chồng tôi cùng đám người "tù cải tạo" sẽ được đi ra để gặp vợ con và
thân nhân lần đầu tiên. Cuối cùng, họ được
phép đi ra. Tôi không thể nhận ra được ai là chồng tôi vì tất cả “tù nhân” được
xếp thành hai hàng. Tất cả đều mặc quần
áo một mầu đen, vừa đi vừa cúi mắt nhìn xuống đất. Lòng tôi đau đớn, quặn thắt
lại. Nỗi chua xót dâng lên trong người tôi mà không có ngôn ngữ nào có thể diễn
tả được. Nước mắt cứ thế mà tuôn trào, tuôn trào...
Rồi chúng tôi được sắp xếp
ngồi đối diện nhau, dưới sự quan sát của những người “an ninh” trại. Chúng tôi nhìn nhau mà chỉ nghẹn ngào, không
nói được đến một lời nào cả. Thằng con nhỏ 10 tháng chập chững đứng và gọi bập
bẹ "Ba..Ba.." Những thức ăn mà tôi đã cẩn thận gói gém xếp đặt cho
chồng thì bây giờ đang bị những người “an ninh” của trại cắt rạch, mở toang ra,
bới tung ra để khám xét. Tôi thấy chồng tôi gầy gò, khuôn mặt khắc khổ, đôi mắt
suy tư. Tôi nhìn chồng, rồi nhìn con.
Tôi thấy thương chồng, thương con và cũng thương cho cái số phận hẩm hiu
của tôi. Tôi chỉ biết khóc. Rồi giờ thăm ngắn ngủi đã hết. Chồng tôi được lệnh
đứng dậy, tay xách giỏ thức ăn. Mãi đến lúc ấy, chúng tôi vẫn không thể nói nổi
một lời từ giã với nhau. Anh hôn hai đứa con, đưa mắt nhìn tôi một cách buồn
thảm rồi lầm lũi đi vào trại. Tôi cố nán
ở lại, nhìn theo cho đến khi anh đi khuất sau cái cổng trại. Lòng tôi xe thắt
và đành dắt díu hai đứa con thơ ra về ...
7.
“Chỉ còn 6 ngày nữa tôi lại
được đi thăm chồng!” Tôi tự nhủ lòng. Trong nỗi vô vọng cùng cực như thế này, tôi vẫn
tìm thấy một chút an ủi vào những lúc chờ đợi được đi thăm chồng như thế này.
Vì ít ra, tôi vẫn còn có niềm hy vọng sắp gặp lại chồng, được nhìn lại anh dù
chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi, để thấy anh vẫn còn sống, để thấy là chúng tôi
vẫn còn có nhau.
Rồi đến khi ngồi trên xe trở
lại Sài gòn, tôi sẽ lại nghĩ ngợi miên man đến thân phận của người “tù cải tạo”:
Sống ra sao? Sống như thế nào? Cơ cực? Nhục nhằn? Thiếu
thốn? Nhớ vợ con? Nhớ thân nhân? Mất tự do? ...v..v..
8.
Tôi đọc kinh và cầu xin Thiên
Chúa ban cho chồng tôi sức mạnh thể xác để vượt qua và sức mạnh tinh thần để
chấp nhận cái hoàn cảnh mà chồng tôi không thể thay đổi được.
Tôi lại thấy nhớ anh day dứt,
và mơ ước được trở lại để thăm chồng thêm vài phút nữa. Nước mắt tôi trào ra;
dòng nước mắt buồn tủi!!!
Trần Văn Giang
(Viết theo ý của chị vợ Võ Thị Như Huờng) |
|||||||||||||||
mk
|
|||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||
<< phần trước Trang of 14 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |