Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 100 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Jan/2024 lúc 11:40am
Phiên Gác Đêm Xuân
Thế Sơn
Mời xem   <<<<<<
Hoàn%20Cảnh%20Sáng%20Tác%20Ca%20Khúc%20Phiên%20Gác%20Đêm%20Xuân%20Của%20Nhạc%20Sĩ%20Nguyễn%20Văn%20Đông%20%20–%20Nhạc%20Vàng



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Jan/2024 lúc 11:42am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Jan/2024 lúc 11:45am

Bóng tối một mùa Xuân


 Blog%20Radio%2065:%20Em,%20anh%20và%20đêm%20mùa%20xuân%20-%20Quà%20tặng%20Online

Tôi nhảy xuống khỏi chiếc xe vận tải đã đưa tôi trở về Dalat, hôm ấy là ngày 16 tháng 5 năm 1975.  Tôi đã rời bỏ Dalat theo đoàn người di tản về Saigòn chỉ mới được hai tháng, thế mà nay trở về ... Dalat sao lạ lùng quá!... thành phố mà tôi đã lớn lên với tất cả  thời thơ ấu và tuổi trẻ hiến dâng! ...Dalat, như có vẻ gì xa la.... cái lạ lùng trống rỗng, như thiếu vắng một cái gì đó trong tôị Dừng lại nơi bến xe, tôi nhìn quanh, bến vắng thưa người rải rác các góc bến xe là những chiếc xe vận tải chở người trở về từ  Saigòn hay những thành phố khác. Tôi cầm chiếc ba-lô vác lên vai, cái ba-lô hơi nặng vì chứa toàn sách... những quyển sách mà tôi đã lấy được từ thư viện Vũng Tàụ Nhắc tôi nhớ lại ... khi Việt Cộng vào Vũng Tàu, ngày 30 tháng 4 lúc 9 giờ sáng!!.... Tôi vẫn còn ngơ ngác như một đứa trẻ lạc bầy, không biết chạy đi đâu ? không biết tìm nơi nào để trú ẩn!?.
Tôi còn đang giúp các đồng bào di tản từ khắp nơi kéo về Vũng Tàu, sắp xếp chổ ăn, chổ ở cho họ, lo phát mùng mền, gạo, nước, vì tôi ở trong Ban Cứu Trợ, nên đã vô tình không chú ý lắm chuyện lên tàu ra đi. Ở Vũng Tàu trước đó một ngày, người ta kéo nhau ra nằm đầy bãi trước, bãi sau ... tôi đã băn khoăn tự hỏi người ta muốn đi đâu đây? đi Mỹ à!..đi Mỹ với chiếc xà lan nhỏ xíu ấy ư? trời ơi! người ta có điên không chứ! rồi chuyện gì sẽ xảy ra cho họ đâỷ bão biển, đói khát, dịch bệnh, rồi còn gì nữa.!?. Tôi nghĩ đến những cảnh mà tôi đã đọc trong cuốn truyện nói tới cái cảnh lưu vong của những người dân Do Thái... Trời ơi! bây giờ cái cảnh ấy sắp sửa xảy ra cho dân tộc tôi. Việt cộng là aỉ...  chúng có phải là những tên cùi, tên hủi mà sao chúng đi tới đâu thì đồng bào chạy trốn đến đó..!? Tôi thấy xót xa khi thấy những đứa bé nằm dài chơi trên cát, chúng vô tư không biết chuyện gì đang xảy ra, trong khi ông bà, cha mẹ chúng với đôi mắt hốt hoảng, lo lắng như sắp sửa bị đưa ra xử tử hình. Trời bỗng đổ cơn mưa rào, tôi đã vội quay trở về mà lòng vẫn còn băn khoăn cho những người nằm ướt dưới cơn mưa!  (cho đến bây giờ tôi vẫn còn hối tiếc vì đã không cùng ở lại với mọi người, và tôi đã đánh mất cơ hội..!!).
Sáng hôm sau tôi chạy ra bãi biển, bãi biển vắng tanh, tất cả mọi người ở đây tối hôm qua đã đi đâu mất rồi...có lẽ họ đã trở về nhà, tôi nghĩ vậy!! Mấy giờ sau, Việt Cộng vào Vũng Tàu...! Tôi đứng trên tầng hai của trường trung học Vũng Tàu, nhìn thiên hạ đang đi “hui của”! Kẻ thì khiêng gạo, người vác những cây vải lớn, kẻ lấy những chiếc xe Honda, xe đạp để chở những đồ đạc đã “hui” được từ trong kho gạo hay trong các cửa hiệu! người ôm TV, kẻ khiêng máy may, chửi bới giành giựt, làm loạn cả lên. Gia đình người bạn mà tôi đã giúp đỡ trên đường từ Dalat về tới Vũng Tàu, họ cũng chạy theo đám người ấy để kiếm chác. Cô em gái của người bạn bảo tôi, “trời ơi người ta đi lấy gạo, lấy đồ nhiều lắm, sao chị không đỉ”. Tôi nhìn cô lắc đầu không nói, tôi đã cản nhiều lần, nhưng họ vẫn đi, rồi còn cho tôi là đạo đức giả!?...Tôi đã lặng yên bỏ đi xuống lầu, tôi đi tới đứng cạnh hàng rào nhìn ra đường quan sát ba tên lính bộ đội Việt Cộng đang núp sau gốc câỵ  Tôi thấy trên lưng họ đeo một cái bao vải nhỏ cột túm ba góc làm thành cái ba-lô, tay thì xách một cái giỏ nhựa chứa 3 trái đạn lớn giống trái bắp chuối, vai mang một cái nòng dài, sau này tôi mới biết đó là đạn và nòng của B40.  Nhìn kỹ khuôn mặt của họ, tôi ngạc nhiên khi thấy họ trẻ quá, tôi đoán họ chỉ khoảng từ 13 cho tới 16 tuổi. Gương mặt tái mét, thân hình tiều tụy trong bộ đồ xanh lá bạc màu, chân mang đôi dép râu ... nhắc tôi nhớ lại câu thơ của Quang Dũng trong bài “Tây Tiến”
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm....
cũng vì mấy câu thơ  trong bài này mà Quang Dũng bị Việt Cộng thanh trừng!!
Tên bộ đội trẻ tuổi quay lại nhìn tôi trừng mắt, hắn đuổi tôi đi chổ khác. Tôi vội vã rời bỏ hàng rào đi vội về phía dãy nhà vệ sinh. Tôi ngạc nhiên thấy những quyển sách bị xé bỏ làm giấy vệ sinh, rải dọc đường, vương vãi đầy sân. Tôi cúi xuống nhặt lên những cuốn sách chỉ còn phân nữa đó là cuốn “Mặt trận Miền Tây vẫn yên tĩnh”!! (Erich Maria Remarque)...tôi đang đứng đọc thì có một anh bạn đi tới nói với tôi:
-Lượm làm gì, vô thư viện mà lấy kìa, thiên hạ vô phá tan tành cái thư viện, có cái gì ăn được trong đó đâu, chỉ có phá hoại! giọng anh có vẻ giận dỗi.!
Tôi vội vàng quay lại đi thẳng lên thư viện. Một cảnh tượng hỗn độn hiện ra trước mắt tôi, bao nhiêu sách bị lôi xuống khỏi kệ sách, xé tung tóe dưới sàn. Tôi vội nói với người đàn ông đang lôi những quyển sách trên kệ quăng xuống sàn nhà:
-Sao lại quẳng hết sách như thế nàỷ
Người đàn ông quay lại nhìn tôi với nét mặt không lấy gì thiện cảm.  Ông ta nói:
- Mấy cái này có gì phải tiếc, Việt Cộng vào đâu có học thứ  này làm gì,  lấy làm củi nấu cơm ..
Tôi đứng lặng, thấy buồn, thấy tiếc, thấy mất mát một cái gì đó, tôi cũng không hiểu được tôi lúc ấy..!? Tôi vội vàng bước vào giữa những đống sách ngổn ngang, vói tay lấy mấy quyển sách tự điển, những quyển sách nói về phong tục tập quán của dân việt, thấy quyển nào tôi lấy quyển đó, sợ những quyển sách ấy sẽ ra tro dưới bàn tay của kẻ dốt nát... Những quyển sách này tôi đã không mua được trong các hiệu sách ở Dalat, nếu có thì giá cũng rất đắt, tôi là học trò nghèo, phải đi làm thêm để kiếm tiền đóng học phí hàng tháng, thì làm gì có đủ tiền để mua những quyển sách có giá trị như thế nàỵ Tôi đã phải nhịn ăn quà sáng, nhịn sắm áo quần mới để mua sách vì tôi rất mê sách, quí sách. Có những quyển sách chưa đủ tiền mua, tôi đã thường đi vào hiệu sách để đọc “chùa”, mỗi ngày tôi đọc “cọp” vài trang, cho tới khi đủ tiền để mua quyển sách ấy đem về đặt vào tủ sách để  “chiêm ngưỡng”!
Tôi lấy được khoảng năm cuốn sách rồi vội vàng rời khỏi thư viện với tâm trạng lo sợ của một kẻ trộm. Thấy tôi khệ nệ đem về mấy cuốn sách, gia đình người bạn đã cười nói:
-Trời ơi! đói tới nơi mà không lo, chỉ lo sách với vở...
Tôi im lặng cất tất cả đống sách ấy vào ba-lô... Đấy là cái nguyên nhân mà tôi phải mang nặng một ba-lô sách khi trở về Dalat!
Tôi rời bỏ bến xe đi lên dốc đường Lê Đại Hành. Trời buổi sáng mùa Xuân,  nhưng không nắng, màu trời âm u như muốn mưa, gió hiu hắt... một chút gì trĩu nặng  trong tôị Tôi tới đầu dốc đường Minh Mạng, chợt dừng lại ...tôi nhìn xuống cuối dốc, con đường như chìm xuống hố sâu thăm thẳm, hai bên đường cờ xanh của Mặt Trận Giải Phóng treo cùng với cờ đỏ sao vàng như  lấp kín cả con đường tôi đi, chỉ thấy cờ và cờ... chợt tôi thấy mình trong tâm trạng của nhà thơ Trần Dần  
Tôi bước đi không thấy phố thấy nhà,
Chỉ thấy mưa sa trong màu cờ đỏ...
Và rồi những giọt mưa sa đủ làm ướt tóc, chảy xuống mắt, thấy mằn mặn trên môi, nước mưa, nước mắt hòa lẫn, tôi khóc ư..? ngày trước tâm trạng của Trần Dần có giống như tôi bây giờ chăng?  Tôi cúi đầu chạy vội, chui qua dãy cờ xí rợp trời ấy, cảm thấy mình như đang rơi vào vực thẳm tối đen. Tôi chạy xuống dốc đá nhà làng, xuyên qua con đường Phan đình Phùng, băng qua ngả ba Cẩm Đô, để đi tới đường Hai Bà Trưng nơi ấy là căn nhà của tôi, gia đình tôi, bố mẹ tôi, anh em tôi đang chờ tôi trở về, mọi người đang lo lắng trông ngóng tôi... Tôi chạy vội vào nhà, gặp ngay Thành, đứa em trai của tôi, nó kêu lên:
- Má ơi chi Ba về rồi kìa!
Má tôi dưới bếp chạy lên, bà nhìn thấy tôi, nhưng nét mặt không vui!?  Bà kêu Thành đóng cửa lại, bà kéo tay tôi lại gần và nói giọng hạ thấp xuống nhưng có vẻ đay nghiến:
- Tao tưởng mày đi Mỹ rồi chớ! Sao không đi mà lại trở về đây làm gì? Về đây chỉ có chết!
Rồi bà lầm bầm bỏ đi xuống bếp. Tôi ngạc nhiên, Má tôi mà cũng biết chuyện đi Mỹ nữa ư!? Trước ngày tôi rời Dalat, cả gia đình đã được bố tôi đưa đi xuống Phan Rang về làng Vạn Phước quê của má tôi.  Bố tôi nghe người ta nói Quốc Gia sẽ giữ từ  Phan Rang  cho đến Cà Mâu, còn Dalat thì thuộc về Việt Cộng vì vậy mà gia đinh tôi ở lại Phan Rang cho đến ngày Việt Cộng vào,  còn tôi đi sau nên theo đoàn người di tản chạy thẳng về tới Vũng Tàu...!! Má tôi nghe mọi người nói tôi đã gặp được anh Hai tôi trên tàu Hải Quân và đi Mỹ rồi! Bố tôi thì tâm trạng lo lắng hơn, ông sợ tôi bị tai nạn dọc đường...nên khi thấy tôi trở về ông mừng lắm! Ông đỡ lấy chiếc ba-lô trên vai tôi:
- Con mang cái gì mà nặng vậỷ
- Sách của con đó bố!
Vưà nói tôi vừa thả chiếc ba-lô xuống đất rồi thở phào như trút cái gánh nặng..
- Trời đất, lại sách với vở ... con có biết là họ đang tịch thu hết sách vở của “Ngụy” không?. Bố tôi nhăn mặt la lớn.
- Sách “Ngụy” là sách gì vậy bố? tôi hỏi lạị
- Sách của mình bây giờ họ cho là sách của “Mỹ Ngụy” đó con à! Họ đi khám xét tịch thu đem đốt hết! Sách của con Bố phải đem đi bỏ nhà cầu...
Mới nghe tới đây tôi đã muốn hét lớn, nhưng phải kềm lại, vì tôi biết tôi không còn tự do la lối như ngày nào!! Tôi dằn lại và hạ giọng nói thật nhỏ:
- Tại sao Bố làm như vậy? Bố biết là con quí sách lắm mà! Sách của con quí hơn là tiền đó Bố à!
- Bố biết, nhưng mày không biết là họ vào nhà mà thấy sách vở nhiều quá, nó sẽ nói mình là dân trí thức tiểu tư sản...rồi biết chuyện gì sẽ xảy ra đây!?.
Bố tôi nhăn mặt nhìn tôi lắc đầu nói tiếp:
- Rồi cái thân của mày coi chừng đó... tụi nó nói là “Ngụy quyền”, “có nợ máu với nhân dân...”
- Con làm gì mà “có nợ máu với nhân dân”... cái bọn dốt nát ...
Bố tôi đưa tay bịt miệng tôi lại, ông cung tay ra dấu muốn đấm vào đầu tôi. Tôi im lặng, bản tính tôi nóng nảy, là con gái nhưng chưa bao giờ tôi rụt rè e sợ điều gì, chuyện gì không phải là tôi nói ngaỵ Nhưng bây giờ cái quyền nói ấy tôi không còn được tự do nữa. Tôi biết Bố giận nên đã gọi tôi bằng “mày”!!
Tôi mang ba-lô lên lầu, nhìn các kệ sách trống rỗng.... trời ơi, bao nhiêu công trình sưu tập sách của tôi đã bay xuống nhà cầu... trước đây tôi rất hãnh diện với bạn bè cái phòng đọc sách của tôi, nó như là một thư viện nhỏ, bạn bè thích tới nhà tôi để đọc sách. Tôi sắp xếp sách theo cách tổ chức của một thư viện, từ sách nghiên cứu khoa học kỹ thuật, cho tới văn chương Hán Việt theo từng kệ có dán tên. Báo Thời Nay và Văn, được tôi xếp từ số một cho tới hai trăm, tòa soạn xin mua lại những số báo cũ với giá cao, nhưng tôi không thích bán sách! Vậy mà hôm nay tất cả những quyển sách yêu quí của tôi đã chui vào cống rãnh!! Tôi nhớ lại cảnh tượng ở thư viện Vũng Tàu, họ cũng đã làm như thế! Đáng buồn thật! Tôi đứng lặng suy nghĩ miên man, không lẽ tôi đang trở lại cái thời của Tần Thủy Hoàng bên Tàu đốt sách, đày ải học trò, đem những người trí thức đi lao công, thật vô lý quá! Tôi đang ở trong thế kỷ hai mươi, thế kỷ mà đời sống con người đang được kỹ thuật hóa, giá trị con người được nâng cao, quyền tự do con người được bảo vệ... Thế mà chỉ thoáng phút chốc tất cả đều tan biến, tất cả như bị một màn sương âm u phủ trùm trên đời sống mà trước đây mọi người gọi là Thế Giới Tự Do. Tôi còn chưa tin vào những điều Bố tôi nói, tôi thầm nghĩ “chẳng lẽ bọn họ lại ngu ngốc đến thế sao? Sách cũng tùy loại sách, sách “Mỹ Ngụy” là sách gì? thôi thì sách tiếng Mỹ chúng đọc không được thì cho là Mỹ, nhưng sách tiếng Việt rành rành, sách khoa học kỹ thuật, sách Văn học Sử ... thì có gì gọi là “Ngụy” chứ!
- Làm gì mà còn đứng đó! tiếng Bố  hỏi làm tôi giật mình quay lại nhìn ông.
Thấy mắt tôi rưng lệ, Bố nói giọng nhe nhàng hơn:
- Bố còn cất lại một số sách của con trong mấy cái thùng giấy để trên gác. Con cất những quyển sách này trên gác luôn đi. Không được để bất cứ sách gì trên kệ tủ, tụi nó vô lấy đi hết mà còn gây rắc rối nữa đó con ơi!
- Tụi nào được lệnh đi lấy vậy Bố?
- Thì tụi “Cách Mạng ba mươi” chứ còn ai! Bố tôi trả lời có vẻ hậm hực lắm!
- “Cách Mạng ba mươi” là cái gì vậy? Tại sao lại gọi là “Cách Mạng ba mươi”?
Tôi hỏi lại, Bố tôi trả lời:
- Cái tụi a dua theo VC mới đây nên họ gọi là “Cách mạng ba mươi”, chứ có cách mạng, cách miết gì đâu, nói xong câu ấy thôi thấy Bố tôi thở ra hơi dài thườn thượt, tôi nhớ Bố tôi là Vệ Quốc Đoàn theo Việt Minh đánh Pháp. Tôi mà nói nhầm Việt Minh là Việt Cộng là ông mắng tôi ra trò, chỉ cái bọn ngu dốt mới nói thế! Ông nói Việt Minh đánh Tây, còn cái bọn Việt Cộng là theo Cộng Sản lợi dụng lòng yêu nước của người dân, sau khi thắng được Tây thì chúng trở cờ. Hồi đó là ông đi đánh Tây cứu nước, chứ không có theo Cộng Sản, khi Tây thua rồi thì ông xuống núi ra khỏi chiến khu trở về với Quốc Gia. Dù rằng ông là dân miền Bắc, nhưng không trở về Bắc. Ông vẫn mơ một ngày hòa bình thống nhất trên quê hương, ông sẽ trở về thăm quê, thăm mẹ, thăm anh em... nhưng cái ngày ấy không phải là cái ngày giống như cái ngày hôm nay...!!
Hôm sau tôi lang thang lên phố, đi dọc hết khu Hòa Bình, đi tới đâu cũng thấy cờ, đi lại con đường Lê Đại Hành, đứng trên dốc cầu thang chợ nhìn xuống bùng binh gần lối vô chợ, thấy chiếc xe nhà binh của bộ đội VC được kéo về bỏ nằm đó ... Tôi nhìn thấy có một vật gì đó đang được đặt ở đầu xe, tôi cố gắng nheo mắt để nhìn...hình như một người đang nằm thì phải...Tôi chạy vội xuống cầu thang chợ, đi thật  nhanh tới chiếc xe... một xác người lính đã chết sình thúi, ruồi xanh đang bay vo ve, đứng cách xa mà vẫn ngửi được mùi tử thi xông lên nồng nặc. Hỏi ra mới biết xác chết do Việt Cộng đã kéo về bỏ trên xe để triễn lãm... trời ơi!.. con người ta có thế tàn nhẫn đến thế sao? một kẻ chết rồi mà vẫn còn bị trả thù như  vậy sao?..   Tôi ngạc nhiên thấy mọi người đi xa xa ngó lại, không có ai dám lại gần, thấy tôi tiến lại gần, một người đàn bà kéo áo tôi lại nói nhỏ:
- Cô đừng có đến gần, tới gần bộ đội bắt nhổ nước miếng vào xác đó, lính của thiếu tá Phong đó! Tội nghiệp người ta chết rồi mà làm chi vậy, không biết nữa!.. nghe nói có người tới xin xác đi chôn, nhưng bộ đội không cho, nói người này “ có nợ máu với nhân dân”.
Tôi rưng rưng nước mắt xót xa cho người lính trẻ... anh cũng là một người hùng vì tổ quốc hy sinh, nay kẻ thù đem xác làm nhục hình, hỏi ông trời có mắt công minh. Tôi bỏ đi, ra hồ Xuân Hương ngồi, nhìn xuống mặt hồ không còn trong xanh nữa, mặt nước đục ngầu như lòng tôi không lối mở. Tôi lượm những hòn sỏi ném mạnh xuống mặt hồ cho mặt nước vỡ ra, như đầu óc tôi đang lao chao quay cuồng theo vòng nước. Tim tôi đang trào dâng nỗi nghẹn ngào ẩn ức, một cái gì đó lo sợ, mập mờ cho con đường đi tới. Quê hương mình đây mà, nhà mình đây mà, đồng bào mình đây mà... tại sao mình lại phải sợ!? Đi Mỹ!..nếu tôi đi Mỹ thì tôi phải sợ hơn tôi đang ở đây bây giờ mới đúng chứ! vì nước Mỹ ...  đâu phải là quê hương tôi, vì...đâu phải nhà tôi, vì đâu phải đồng bào tôi, cùng tiếng nói của dân tộc tôi...!! Tôi chắc chắn những người đi Mỹ phải sợ lắm! Nhưng họ có sợ thì không có gì sai trái cả, nhưng...còn tôi...tại sao tôi lại sợ....tôi sợ gì đây?? Tôi càng thấy mình có tâm trạng hoảng hốt hơn khi có người cho biết, bộ đội với tụi “Cách Mạng ba mươi” đá lăn hết mấy thùng rác được làm kiểu mẫu giống như  gốc cây thông giả để dọc con đường vòng quanh hồ Xuân Hương với hàng chữ rất là lịch sự  “cho tôi xin rác” được gắn bên ngoài  mặt thùng rác. Việt cộng cho đó là tàn tích của “Mỹ Ngụy”! Trời ạ! ngó xuống mà coi, một thành phố thanh lịch, với những thùng rác làm đẹp thành phố có tội lỗi gì đâu mà cũng bị trả thù. Còn tôi thì sao?... tôi là một công chức dưới chế độ cũ, chúng cho là “ngụy quyền”, cũng có “nợ máu với nhân dân” ...!! Như vậy thì tôi làm sao mà không sợ hãi được. Tôi thấy một viễn ảnh tối tăm đang giăng mắc trên con đường trước mặt...!
Tôi trở về, đi tìm gặp bạn bè, để biết đứa nào còn, đứa nào mất, cũng là để bấu víu vào cái mất mát hụt hẫng trong tôi, để che dấu cái lo âu cho những ngày tháng dài sắp tớị Nhưng hình như có một màn sương mỏng đang chắn ngang ... bạn bè tôi...có một cái gì đó ngăn cách....không còn dám tâm sự như ngày xưa, hình như khi nói chuyện, tất cả đều đang ở trong thế thủ ...không còn tin nhau nữa. Tôi như rơi vào một khoảng không cô đơn, không giống như chàng “Hoàng Tử Bé” của Saint-Exupérỵ  Chàng “Hoàng Tử” này ở trong vũ trụ, còn có trăng sao để tâm sự, còn tôi... bạn bè tôi đều có những dấu chấm hỏi nghi ngờ to tướng.!? Tôi lại đi tìm và hy vọng sẽ gặp lại đứa bạn mà tôi có thể tin được. Tôi đi vào con đường nhỏ nhiều ổ gà lỡm chởm, vẫn cờ giăng làm tối cả mắt tôi ...tôi không muốn thấy, nhưng nó vẫn chìa ra trước mắt tôi, nó che cả con đường tôi đang đi tới...!
Tôi tới nhà Xuân, đứng tần ngần trước ngỏ, nhà có hai cây ổi trước sân. Tôi nhớ lại có lần đã trèo lên cây ổi này, ăn ổi ngay trên cây, kiến đã chui vào người tôi cắn, đau quá tôi đã nhảy từ trên cây xuống trẹo giò, phải mời ông thầy “rờ “ tới nắn gân mới đi đứng trở lại được. Từ đó ba của Xuân làm hàng rào quanh gốc cây để không cho mấy lũ nhóc phá phách như tôi leo nữa. Bây giờ hàng rào vẫn còn đó, mà Xuân đâu rồi, nó có đi Mỹ không? nó có khác xưa không? nhưng tôi mới xa nó chưa đầy ba tháng, sao mà tôi ngỡ như 10 năm chưa gặp..!? tôi băn khoăn tự hỏỉ...  Tiếng Xuân reo lên,:
- Ủa mày về rồi đó hả! vô đây..vô đây...!
Xuân nắm tay tôi kéo vào trong nhà, ngồi ngay cái bàn gỗ dưới bếp, cái bàn này tôi đã từng ngồi để thưởng thức món “mì quãng”, má Xuân có nghề nấu mì quãng nên tôi thường được chiêu đãi mỗi khi ghé thăm Xuân. Xuân nắm tay tôi nói nhỏ:
- Mày không đi Mỹ à! Tao tưởng mày đi rồi chớ!
- Tại sao mày biết có chuyện đi Mỹ vậy? Tôi hỏi lại Xuân. Xuân kề sát tai tôi nói nhỏ:
- Ai mà không biết, người ta đi về kể chuyện xuống tàu, chen lấn, đông quá, có người bỏ về lại.
Tôi nhìn xuân hỏi lại:
- Mày có biết là đất Mỹ xa mình như thế nào không, mà người ta đi Mỹ bằng cái xà lan nhỏ xíu hà! chỉ có chết trên biển mà thôi chứ làm sao mà đi tới Mỹ được.
Xuân nhìn tôi lắc đầu:
- Mày đừng có thông thái quá! những đứa thông thái như mày bữa nay chết hết! Tao tưởng mày ở dưới đó về biết hết té ra mày không biết gì ráo trọi! Người ta đi ra biển có “Đệ thất hạm đội” của Mỹ đậu ngoài khơi vớt, mà mày không biết sao? Mày về nhớ cẩn thận miệng mồm, có mấy đứa bạn bè của mình tụi nó là Việt Cộng nằm vùng, có đứa theo “Cách Mạng ba mươi”, tụi nó tố nhau dữ lắm đó. Mày biết con Nhung không, ba nó là Trung Tá vào tiếp nhận trường Võ Bị, con Hồng cả nhà nó là VC nằm vùng. Thằng Trỗ bên Sinh Viên Phật Tử, cái thằng mà mày hay sửa lưng nó đó, nhớ không? thằng đó mày coi chừng, nó ghét mày lắm! ráng tránh nó đi, nghe nói nó làm gì lớn lắm bên Tỉnh Đoàn!
Té ra là như vậy, tôi đã không biết gì hết, không biết có tàu Mỹ vớt người chạy nạn đậu ngoài khơi, tôi không biết đám bạn bè của tôi là Việt Cộng nằm vùng. Xuân nhắc Tôi mới nhớ cái tên Trỗ chuyên viên đi xúi người ta xuống đường biểu tình gây rối! Lúc nào miệng mồm hắn cũng xoen xoét nói là tranh đấu cho Phật Giáo. Ngày đất nước đang cơn rối ren, Trỗ đã mời tôi và các anh chị đại diện những đoàn thể xã hội như Hướng Đạo, Gia Đình Phật Tử, Học Sinh Phật Tử ... để thành lập “Mặt trận hòa hợp hòa giải dân tộc”. Tôi là người nhỏ tuổi nhất trong buổi họp hôm ấy, tôi đã đứng dậy bỏ ra về trước (lúc ấy tôi đã nghi hắn là VC !?), sau đó mọi người cũng về theo, buổi họp không thành nên hắn ghét tôi lắm! Đúng là cháy nhà mới ra mặt chuột!
Niềm tin của tôi như mất hết, sức sống của tôi như tàn lụi. Bạn bè tôi đã quay lưng lại với tôi. Nhung, Hồng hai đứa bạn mà tôi quí mến! Chúng tôi cùng là bạn học, từ  khi còn bé, ăn cùng mâm ngủ cùng giường, cho đến áo quần cũng thường chia nhau mặc. Hèn chi khi tôi gặp lại hai đứa nó, thấy tụi nó nhìn tôi với ánh mắt ngại ngần, không vui vẻ vồn vã như xưa, trong khi tôi thì lớn tiếng than van chê trách "cái bọn VC ngu dốt, thù gì với mấy cái thùng đựng rác mà cũng thù, hất lăn hết xuống hồ. Còn người chết rồi có độc ác chi, tội lỗi gì, họ cũng là những người lính, cũng vì Tổ Quốc hy sinh, sao chết rồi mà còn đem phơi nắng để sình thúi lên, làm ô nhiễm môi trường, chỉ gây thêm bệnh chứ  ích lợi gì, mấy thằng bộ đội đứng gác ở đó trước sau gì cũng chết bệnh ho lao hết! Rồi.. thì... chỉ bọn ngu dốt mới đốt sách ...!!" Hai đứa nó nghe tôi cằn nhằn, than van đã vội nói là có việc phải đi gấp....
Tôi kể lại cho Xuân nghe, Xuân nói:
- May cho mày, nó chưa giảng kinh thánh Hồ chủ tịch với màỵ Coi chừng tụi nó báo công an theo dõi mày đó. Dù gì tụi nó vẫn còn nể mày năm xưa thường gíup đỡ tụi nó. Bây giờ thời thế đổi thay, mày ráng thay đổi theo thời để mà còn được tồn tại, chứ tao thấy khó sống qúa! tụi nó biết  mày quá rỏ...!
Tôi đứng dậy giã từ Xuân ra về .... Tôi không biết mình phải làm gì trong cái buổi giao thời nàỵ Tôi trở thành tên “ma cà bông”...  Những kẻ nào có dây mơ rễ má với VC, con em gia đình liệt sĩ, hoặc là “Cách mạng ba mươi” thì mới hy vọng có việc, còn “Ngụy quân”, “Ngụy quyền” đều ngồi chờ....tôi cũng có trong số chờ ấy! Tôi là nhân viên của Cơ Sở Dân Vận Chiêu Hồi, chỉ nghe cái tên Cơ sở c?a Tôi thôi, chúng đã cho là “có nợ máu với nhân dân”....!! Ba tháng sau có lệnh gọi “Ngụy quân”, “Ngụy quyền” đi “học tập”. Họ nói đi “học tập” khoảng một tuần... mười ngày..hay ba tháng... “học tập tốt” thì được về sớm!! Nhiều người “được” gọi, khăn gói lên đường... những người vợ trẻ tiễn chồng ra đi dặn dò “anh nhớ học tập tốt, để mau về”!! Còn tôi ...  một mùa Xuân đầy bóng tối đang vây hãm cuộc đời tôi...!!

Miên Du Đalạt
(nhớ lại mùa Xuân 1975)


Miên Du Ðàlạt

 

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Jan/2024 lúc 11:42am

MÙA XUÂN ĐÃ MẤT

LẠC%20MẤT%20MÙA%20XUÂN%20–%20MỘT%20BẢN%20TÌNH%20CA%20LẮNG%20ĐỌNG%20CHO%20NĂM%20MỚI

 

Người đàn bà tay bế đứa con còn đỏ hỏn, tay xách dỏ đi lẫn vào đám đông, nước mắt ràn rụa trên mi, nàng không biết đêm nay nàng sẽ về đâu ? trời đất xứ người sao cay nghiệt quá, bao la mà nàng không có chỗ dung thân, cơn đói vật vã, mồ hôi ướt lạnh toàn thân, nhìn đứa con vô tội lòng Mai đòi đoạn từng cơn, không lẽ nàng tự vận, ai chăm sóc con thơ vừa tròn ba ngày tuổi ? Cuộc đời Mai là một khối đau thương, tình yêu đã mất, cuộc đời Mai cũng đã hết,  Mai không còn thiết tha chi cuộc đời tận cùng ô nhục này nhưng nghĩ đến đứa con thơ, kết quả của tình yêu oan nghiệt, Mai đành nuốt đắng cay chịu nhục nhã mà sống lê lết trên cõi đời này…
Cách nay một khoảng thời gian rất dài,  thời điểm mà quê hương Việt Nam vào những ngày mới đổi thay, dấu tích chiến tranh vẫn còn hằn nét trên những con đường, trên làng mạc xóm thôn…nơi làng quê hẻo lánh miền Tây thuộc tỉnh Đồng Tháp, có hai vợ chồng người chiến binh lánh nạn, thay họ đổi tên sống ẩn nấp nơi đây chờ ngày sinh nở – ba tháng sau họ hạ sinh một bé gái , đặt tên bé Phương Mai, trong hoàn cảnh lánh nạn , hai vợ chồng không dám đi làm xa, chỉ lẩn quẩn làm thuê làm mướn trong thôn xóm…một ngày kia, khi bé Phương Mai được 5 tuổi, trong lúc cha mẹ đi làm ruộng dần công bỏ bé ở nhà một mình, khóa trái cửa ông bà yên tâm đi gặt lúa cho hàng xóm – Bé ở nhà tinh nghịch lục lọi gặp chiếc thẻ bài của cha lấy đeo vào cổ vừa đúng lúc có cô bé hàng xóm đến rủ đi chơi – Mai tìm mọi cách ra khỏi nhà…bé leo cửa sổ phóng đại ra ngoài cùng cô bé bạn thong dong ra lộ lớn – hai cô bé đi được một hồi lâu thì gặp một chiếc xe hơi, họ tò mò dừng lại nhìn hai cô bé rồi làm quen, chở hai bé đi ăn phở cách đó khoảng nửa giờ xe chạy – Khi họ phát giác ra trên cổ bé Mai có một tấm thẻ bài, họ lân la hỏi :
- Bé ơi, cho bác xem một tí nhé ! cái nầy của ai mà bé có vậy ?
Mai trả lời :  
- Cái này của cháu
- Bậy nào, cháu là con nít không thể có cái này, cái nầy của người lớn, nói đi ngoan nào, bác cho tiền ăn bánh …
Mai khờ dại thú thiệt :
- Dạ cái nầy của Ba cháu , cháu thấy ngộ lấy đeo chơi, cái nầy gọi làø gì hả bác ?
Người đàn ông không trả lời bé, suy nghĩ đôi giây, cái tên trong thẻ bài nếu ông ta không lầm thì là một tên thiếu tá biệt kích của ngụy đã xung kích đánh úp căn cứ bảo mật của ông ta vào năm 1967 tại Hàm Rồng – Mối thù này ông ta chưa có ngày trả – không lẽ là tên H. này – không lẽ hắn không đi trình diện cải tạo ? Phải tìm cho ra sự thật vì khi hắn đánh úp cơ sở bí mật hắn đã bắt sống mình, mình không thể quên mặt hắn – hắn đã tặng mình hai quả đấm vào mặt nhốt mình hơn hai tuần trong hầm sâu, và một đêm mưa bão lớn trời tối đen mù mịt mình tìm cớ đau bụng phải đi cầu và đã trốn thoát…Thế mà đã gần 10 năm rồi, cái tuổi xuân của mình cũng theo chiến tranh mà tan biến, nhớ lại thời chinh chiến người cán bộ không khỏi ngậm ngùi !…
- Nhà cháu ở đâu, bác sẽ đưa về dùm – người đàn ông hỏi bé Mai
- Dạ nhà cháu ở xa đây lắm – nhờ bác đưa hai tụi cháu về chớ không thể đi bộ nổi đâu – Nghe thế ông ta mừng ran trong bụng, được rồi phen này gặp mặt nhà ngươi, nếu quả đúng ta sẽ thịt nhà ngươi cho hả trận thù xưa…
Chiếc xe hơi chuyển bánh đi dần về hướng mặt trời lặn, chẳng bao lâu thì đến nhà, Mai và cô bé bạn nhanh nhẩu cảm ơn và chạy ù vào nhà vì thấy bố đang đứng ngoài sân trông ngóng, vẻ mặt lo lắng tột độ – người cán bộ đã nhìn ra mặt mũi bố của Mai, hắn mĩm cười trong bụng, quả không sai, đúng là tên H rồi, mầy sẽ không thoát được tử thần đâu con ạ !
Ngay đêm đó, họ bố trí người tới bắt cả hai vợ chồng người chiến binh lánh nạn, người vợ than khóc trong khi người chồng bình tỉnh chấp nhận sự trả thù vì đã nhận diện được tên Thượng Uy Đặng Trần Khâm mà 8 năm trước hắên bị bắt và bị giam cầm trong vòng vây biệt kích của quân đội Cộng Hòa ! tất cả là số mạng, người chiến binh lặng lẽ buồn vì không ngờ có cái ngày đại họa hôm nay.
- Này tên H. hẵn anh còn nhớ cái đêm tại Hàm Rồng, tôi tưởng đã mất mạng vào tay anh – nay ân đền oán trả, hãy quỳ xuống nhận tội với nhân dân trước khi về bên kia thế giới …
- Không bao giờ, người chiến binh dũng cảm trả lời : Hãy giết tôi đi vì giữa tôi và anh là hai chiến tuyến , kẻ bại là phải chấp nhận sự hy sinh để giữ tròn khí tiết – chỉ xin các người tha cho vợ tôi để trở về nuôi dạy con thơ – nợ máu riêng tôi, xin hãy đòi một mình tôi – nói xong người chiến binh nghiêm trang nhắm mắt lại chờ chết !
- Ta sẽ cho vợ chồng anh được trùng phùng trọn kiếp, còn con gái anh ta sẽ là người nuôi dạy nó – sẽ cho nó biết cha nó là thằng giặc ngụy xâm lăng – nào hai người chuẩn bị tinh thần đi, ta chúc phúc cho hai người đó !
Một tràng súng nổ vang hai vợ chồng người chiến binh ngã gục trên vũng máu, trời đang lặng gió bỗng đổ trận mưa tầm tã, có lẽ trời cao cũng xót thương vợ chồng chiến binh chết thảm nên đổ lệ chăng - Hai xác người ướt sũng nằm lăn trên mặt cỏ, máu và nước mưa chan hòa thành một khối màu đỏ loang trên thảm cỏ xanh rì…thế là xong một oan tình – cha mẹ hy sinh cho con được sống, đâu biết vì con mà cha mẹ phải mất mạng như thế này ! Người cán bộ hỉ hả cười vì đã trả được mối thù riêng, ông ta cho tài xế nổ máy xe chở ông về hướng nhà bé Phương Mai với quyết định bắt luôn đứa bé về nuôi để có dịp đày đọa thẳng tay.
Phương Mai sau thời gian bị bắt buộc theo về sống trong nhà ông cán bộ, bé buồn     và bé khóc thật nhiều – hỏi về cha mẹ thì được biết cha mẹ bị ông cán bộ bắn  chết vì tội làm giặc xâm lăng – Ngày tháng trôi qua trong gian khổ, Phương Mai bị hành hạ sai khiến như một tôi tớ trong gia đình người cán bộ…thắm thoát đã mười năm dư Mai sống nhờ gia đình ông cán bộ, một hôm bà vợ cán bộ nói với nàng :
- Mầy lớn rồi, phải lấy chồng thôi ! ông nhà đã tính chỗ cho mầy dựa nương – nhà ông Bình có đứa con trai bị thương tật từ chiến khu ra, ông ta giàu có, mầy về đó sẽ sướng một đời…nghe rõ chưa ?
Mai lặng im không trả lời, nàng thừa biết gia đình ông Bình giàu có thật nhưng là gia đình ác ôn nhất nơi đây – còn người con trai thì bị chiến tranh nên đã thành tàn phế thành thử chẳng ai chấp nhận lấy cậu ta – Mai nghe chút gì nghẹn đắng trong cổ họng, chả lẽ cuộc đời mình rơi vào ngỏ tối như thế này sao ?…thân gái lẻ loi cô độc, nàng biết tìm ai để dựa nương, để chở che bảo bọc ?
Sáng hôm sau lúc nàng còn đang quét dọn nhà cửa thì nghe tiếng ông cán bộ nói vọng vào:
- Ra đây biểu Phương Mai
Nàng vội vàng chạy ra và cúi đầu chờ lệnh :
- Đây là ông Bình và đây là con trai ông ta, tuần sau sẽ tổ chức đám cưới cho mầy với cậu Lễ đây – rán mà ăn ở cho đàng hoàng nghe chưa ?
- Dạ, Mai lí nhí trong miệng, con chưa muốn lập gia đình vì con còn nhỏ quá, xin cho con khất một thời gian nữa, thưa ông ! nói xong nàng nhìn người thanh niên tàn phế mà mai đây phải gọi là chồng, anh ta ngồi trên chiếc xe lăn với một tay bị cụt, một chân bị cụt, mặt đầy những sẹo của chiến trận để lại, lòng Mai trĩu nặng cơn buồn khó tả…
- Không được – tao nuôi mầy chẳng qua để có ngày hôm nay – tao nói thẳng cho mầy biết , tao đã bán mầy với giá 10 tỷ bạc để mầy về hầu hạ cả cha và con ông Bình đó, liệu mà làm dâu làm vợ nghe chưa, từ bây giờ lo sửa soạn tinh thần cho một cuộc sống mới, không nói năng gì nữa hết ! vào trong làm công việc đi.
Phương Mai bật khóc, trời ơi…một ông già có tiếng ác ôn hung dữ , một người con trai tật nguyền…nàng phải sống sao đây ? Có đau khổ đến thế nào Mai cũng phải chấp nhận số phận  đãû an bài và ngày ấy đã đến…một đám cưới diễn ra trong bầu không khí gia đình , vỏn vẹn chỉ có vài chục người tham dự, vì nàng đâu phải là con gái của ông bà cán bộ, nàng chỉ là người ăn kẻ ở trong nhà mà thôi, họ bán nàng chứ nào thương yêu mà gã chồng cho nàng đâu !
Hàng ngày Mai phải làm không biết bao nhiêu là việc nặng nề, lại còn phải hầu cơm nước cho hai cha con, vậy mà chẳng yên thân, ông Bình cứ kiếm chuyện đánh đập nàng hoài, người chồng tật nguyền càng khó tính hơn , bắt nàng hầu hạ mọi sinh hoạt cá nhân mà lúc nào cũng cọc cằn chưởi rủa nàng – Được 8 tháng , Mai không còn chịu đựng nổi, nàng trốn đi, nàng không mang theo được một món gì, không của cải, không tiền bạc vì cha con ông Bình là kẻ ác ôn, từ ngày về với gia đình Lễ nàng chỉ biết làm việc và hầu hạ, nàng chỉ biết bị đòn roi chứ chưa bao giờ được biết tới đồng xu nhỏ nào – Đêm nay Mai quyết định bỏ đi, ngoài trời tối đen như mực, thỉnh thoảng lóe lên vài tia chớp, nàng nhờ vào chút ánh sáng ấy mon men ra đường cái, đi được một quãng xa bỗng hai bên đường có hai tên đạo tặc xuất hiện, chúng nhào tới ôm cứng lấy Mai định dỡ trò khốn nạn , Mai la toáng lên , một thanh niên từ xa chạy tới vung tay đấm thẳng vào hai thằng đạo tặc, tiện thể đôi chân đá vút vào cả hai tên té lăn quay ra đất, chúng hoảng viá ù té chạy.
Mai suýt xoa : Trời ơi, người có võ…và nàng lính quýnh : thưa xin cảm ơn ông thật nhiều, ông đã cứu mạng tôi…
Chàng thanh niên cười vui và nói :
- Cô đi đâu giữa đêm thanh vắng như vậy, nguy hiểm lắm, nhà cô ở đâu tôi đưa cô về nhà ?
- Thưa…tôi không có nhà, tôi không có gia đình, tôi là kẻ mồ côi không cha mẹ, thưa ông ! nói xong nàng bật khóc nức nở – người thanh niên lấy làm lạ, vội an ủi nàng :
- Cô hãy bình tỉnh lại, nếu thật sự hoàn cảnh cô như thế, giúp được gì cô tôi sẽ không từ chối, xin cô tin lời nói của tôi…
Phương Mai lần lượt kể lại cuộc đời nàng từ khi lên 5 tuổi, những gì nàng còn ghi nhớ trong đầu, nàng không quên kể rõ tình trạng gặp ông cán bộ và đêm đó cha mẹ nàng bị ông cán bộ bắt và đem đi bắn chết thảm thương, nàng mang lòng thù hận tên cán bộ đã dụ nàng chở đi ăn phở lúc gặp ngoài đường khi nàng mới lên 5 tuổi rồi theo về nhà bắt giết cha mẹ nàng, mãi đến nay nàng vẫn không hiểu được nguyên nhân gì mà hắn giết cha mẹ nàng…người thanh niên hỏi tên ông cán bộ Phương Mai cho chàng biết tên họ ông ta là Đặng Trần Khâm,  đồng thời đưa cho chàng xem một tấm ảnh ngày đám cưới chụp chung với vợ chồng ông cán bộ ! Người thanh niên có vẽ tư lự trầm ngâm giây lát rồi hỏi nàng :
- Tôi có thể giúp cô chổ ở và giới thiệu cô đi làm cho một hãng chế tạo đồ nhựa ở gần trung tâm thành phố, cách đây hơn 10 cây số cô đồng ý không ?
Mai mừng thầm và đồng ý ngay – Chàng tự giới thiệu tên chàng là Trung, Mai hỏi họ gì thì Trung chỉ cười không nói , Trung nói nhà cũng ở gần đây và cũng đang làm việc cho hãng chế tạo đồ nhựa trên tỉnh …
Đêm ba mươi nên bầu trời đen thẩm không có một vì sao, ngoại trừ chút ánh sáng của những tia chớp liên hồi, Trung có sẵn cây đèn pin nên hai người nhìn mặt nhau rất rõ trong đêm, Phương Mai lớn lên nàng rất đẹp dù cuộc đời trải qua lắm chông gai gian khổ, Trung cảm giác một niềm hạnh phúc len nhẹ vào hồn, chàng ao ước được cùng Mai nắm tay nhau mãi mãi…đang nghĩ thế, bỗng dưng Trung thở dài, ai biết được trong lòng chàng đang gặp cơn bão tố làm giết mòn mơ ước tương lai…
Hai người quan hệ thân thiết từ sau đêm hôm đó, và sau một thời gian tìm hiểu họ đã chấp nhận sống chung một nhà. Một hôm Phương Mai trằn trọc không ngủ được, cứ nhắm mắt là thấy hình ảnh mẹ cha hãi hùng trên bãi cỏ đầy máu đỏ…nàng trở dậy ra phòng khách ngồi suy tư trong lúc Trung đang ngủ say – Trên chiếc sofa Trung vắt chiếc quần tây dài ngược xuống vô ý rớt ra ngoài ghế chiếc bóp nhỏ của chàng, Mai nhặt chiếc bóp đem trả lại trong túi quần chàng, tự dưng nàng muốn tò mò xem chiếc bóp của chồng, lòng tự trọng từ nhỏ nàng không muốn làm thế, nhưng không hiểu có một ma lực nào xui khiến tay nàng từ từ rút cái bóp trở ra và nhẹ nhàng mở xem bên trong mà nghe trái tim đập thình thình vì hồi hộp sợ Trung dậy bất ngờ bắt gặp thì danh dự nàng cố giữ bấy lâu nay sẽ bay vù vào gió bụi !
Mai giật mình hoảng hốt, một tấm ảnh chụp ba người, Trung ngồi giữa, hai ông bà ngồi hai bên ôm sát lấy Trung, người đàn bà thì rất lạnàng chưa từng gặp, nhưng người đàn ông…rõ ràng là tên cán bộ đã giết cha mẹï nàng ! Không lẽ, không lẽ…Mai tái mặt lẩm bẩm, nàng cầu mong đây không phải là một gia đình mà là người thân quen chụp ảnh chung, nhưng sao Trung giữ gìn tấm ảnh rất kín gắn tận bên trong cùng của ngăn chiếc bóp ? Lòng Mai dâng lên nghèn nghẹn muốn khóc, trời ơi, nếu quả thật anh là con trai ông cán bộ thì chúng ta đành phải xa nhau, em đâu thể là vợ của con trai kẻ thù đã giết mẹ cha em !!! Nàng lật vội phía sau lưng tấm ảnh để mong tìm một lối thoát, nhưng dòng chữ ác nghiệt ghi quá rõ ràng : Kỷ niệm tấm hình Đặng Trần Trung chụp chung với cha là Đặng Trần Khâm và mẹ làï Cao Cựu Liễụ năm 1990 – Nàng đọc đi đọc lại như sợ mình đọc lầm chữ, nhưng sự thật đã hiển nhiên rồi, Mai đau đớn thở dài, không còn hy vọng gì cho tương lai hạnh phúc, áng mây đen đã bao phủ bầu trời ! Trung ơi, mấy tháng qua mình chung sống trong tình chồng nghĩa vợ, sự thật trớ trêu mà anh vẫn dấu em, vì sợ mất nhau chăng ? làm sao em có thể tiếp tục chung con đường hạnh phúc bên nhau khi đã tận tường sự thật, cha anh đã giết cha mẹ em một cách tàn độc và em đã thề không đội trời chung với ông ta…
Đêm đó Mai âm thầm lặng lẽ như không có điều gì xãy ra, đợi tới sáng Trung đi làm, nàng mới thu xếp ra đi và viết cho Trung mấy dòng vĩnh biệt ! Mai lang thang thất thểu như người bị bệnh tâm thần, nàng ghé một quán cà phê ngồi nghĩ mệt, một tên ma cô đến làm quen và hỏi nàng cần gì ? Mai đáp ngay : Tôi cần việc làm – Hắn bảo theo hắn lên gặp ông chủ – Họ đưa Mai vào một phòng có sẵn 4 cô gái ngồi đứng lố nhố bên trong, Mai thắc mắc thì họ không trả lời, xô nàng vào đóng ập cửa lại …Mai lo sợ không biết việc gì sẽ xảy ra, các cô gái kia thì kẻ lạnh lùng, người hớn hở, chẳng ai nói với ai một lời ! Đến sáng bọn nàng bị dẫn lên xe bịt bùng đưa ra sân bay chở thẳng về Đài Loan – Tới đây nàng mới biết số phận không may của mình, nàng đã bị bán cho lũ Đài Loan khát vợ, khát đàn bà ! Mai càng đau đớn hơn khi biết mình đã mang thai với Trung, bụng càng ngày càng lớn, bọn đàn ông Đài Loan càng xử tệ với nàng, chúng đánh đập nàng tàn nhẫn đôi lúc tưởng hồn lìa khỏi xác ! xứ lạ quê người, thân tàn ma dại, Mai hối hận đã bỏ Trung mà ra đi vào con đường vô định…Nhiều lần Mai định quyên sinh nhưng nghĩ tới đứa con trong bụng đành cắn răng chịu đựng, bọn đàn ông Đài Loan biết là không xử dụng nàng được nữa vì cái thai đã lớn nên càng tàn ác hơn với Mai – Nàng dỡ sống dỡ chết nơi đất người , rồi một đêm nàng chuyển bụng sanh con, không người săn sóc, không tiền bạc, nàng vào nhà thương thí của chính phủ Đài Loan nhờ lòng nhân đạo cứu giúp sinh nở – Bệnh viện chỉ cho nàng ở được ba hôm thì đuổi về nhà, nàng không nhà cửa, không người thân, biết về đâu bây giờ ?
Cơn đói làm Mai mệt lã người, phải chi ở quê mình nàng sẽ còn nhờ được sự trợ giúp của người chung chủng tộc, chung ngôn ngữ, đàng này nhìn quanh toàn những người lạ quắc, mặt không điểm một nụ cười thân thiện, mà cũng chẳng ai thèm nhìn nàng để chia sẻ miếng cơm manh áo, ban bố chút tình người ! Nàng đau đớn nhìn đứa bé vừa tròn ba ngày tuổi miệng khô không giọt nước thấm hơi, nàng bật khóc giữa chốn đông người, họ vẫn thản nhiên nhìn nàng rồi đi thẳng không ai hỏi han một lời ! Mai biết làm sao để gợi chút lòng hảo tâm của họ đây…chỉ cần có một số tiền đủ mua vé máy bay để về quê hương Mai cũng đành bó tay, một đồng một chữ cũng không, nói với họ thì ngôn ngữ dị đồng nàng cũng không mở miệng được, mà người nước này thiếu lòng thương người khi nhìn nàng với đứa trẻ còn đỏ hỏn họ cũng chẳng hề xao xuyến lương tâm ! Trung ơi…chắc em và con chết mất ! giờ này anh ở đâu ? Em hối hận vô vàn khi bỏ anh ra đi, phải chi em không có thai với anh thì em còn xoay sở đi làm kiếm tiền về nước, đàng này… Mai khóc ngất … Xung quanh nàng tiếng pháo nổ rân từng đợt, từng đợt , Mai giật mình hoảng hốt nhìn về hướng đèn sáng rực đàng kia, một đoàn người quần áo đỏ xanh đủ màu sắc, bày biện cúng vái giữa ngoài lộ, trước cửa nhà, họ ca hát tưng bừng những âm điệu của đất nước họ, Mai không hiểu gì cả…nhưng với trí thông minh còn ngự trị nàng thừa hiểu đã đến tết rồi và đêm nay là giao thừa, giờ này là giờ giao thừa của họ cũng là giao thừa của đất nước Việt Nam vì cùng là dân Châu Á, ôi, thê thảm cho ta, mùa xuân đã chết !!! Những giọt nước mắt thi nhau lăn dài, lăn dài trên đôi mắt thâm quầng vì vừa bán đi sức lực để sanh con , Mai gục đầu vào đứa nhỏ và thầm cầu mong trời phật cho nàng và con được chết một cách nhẹ nhàng bình an nơi đây vì không còn đất sống , nàng quá đuối sức và bất tỉnh giữa tiếng pháo giao thừa đang nổ dòn tan chào đón mùa xuân mới trên đất lạ quê người…

Ngọc An

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Jan/2024 lúc 11:01am

Đêm Từ Giã Sài Gòn


Rồi cũng cũng đến ngày đối diện với thực tế và chấp nhận định mệnh. Một định mệnh nghiệt ngã đến không ngờ. Một tháng vui tạm để khỏa lấp nỗi trống vắng, để đánh lừa tâm trạng chao đảo suốt từ khi rời Đà Lạt sau ngày thi cuối khóa. Cả nhà thông cảm nỗi buồn của tôi nên từ Ba Má đến các em, luôn cố gắng hết mức trong việc tạo một nguồn vui trong những buổi cơm gia đình trong suốt thời gian qua. Hắn thầm cảm ơn Ba dù rất buồn, nhưng đã tận dụng những lúc chỉ có hai cha con, đã kể cho nghe về những ngày tầm vông vạt nhọn của thời chống Tây cùng những gian nguy mà ông đã trải qua để an ủi và chuẩn bị cho tôi vững tinh thần qua những gian nguy, khổ ải của những ngày chinh chiến. Má và các em thì không cần giấu cảm giác thật của mình. Ai nấy đều buồn thiu và cả tháng qua những nụ cười liến thoắng của mấy cô em, nhứt là của cô em kế, hầu như rất ít khi được biểu lộ. Ai nấy đều mang nét rầu rầu trên khuôn mặt, và tôi biết Má đêm nào cũng khóc. Vào lính là chuyện sẽ xa gia đình, sẽ vào sinh ra tử, nên buồn phiền là lẽ tất nhiên. Ngay cả khi sắp soạn cho tôi lên Đà Lạt trọ học Má cũng sụt sùi cả tuần lễ. Tôi hay trêu chọc bà: “Sao Má ‘cải lương’ quá vậy?” Bà chỉ bật cười, mắng yêu “... Cha mầy! Chọc quê hả?” Tôi là con trưởng, là niềm hy vọng của gia đình nên cả nhà không thể không lo lắng cho một tương lai bất định đang chờ đợi tôi. Không khí gia đình, vì vậy mà trầm lắng tới mức... thì thôi cũng đành!

Biết tôi sầu đời nên dù Sài Gòn đang lên cơn sốt chiến tranh và lệnh giới nghiêm lúc 10 giờ đêm, Ba Má đã không rầy rà khi tôi đi chơi quá khuya và nhậu nhẹt thường xuyên hơn trước. Tôi đi đâu, làm gì cũng không cần thưa, báo như đã làm hằng bao năm qua. Hôm nay cũng vậy. Ngày cuối cùng trước khi trình diện nhập ngũ là một ngày hè ngập nắng. Một vòng Sài Gòn buổi sáng chỉ đủ để ngồi ngay góc Mai Hương nhìn ông đi qua, bà đi lại. Sài Gòn thật bình thản. Sài Gòn vẫn vui. Phố Sài Gòn vẫn đẹp. Người Sài Gòn vẫn thờ ơ với chiến tranh dù những màu áo trận và các loại quân xa luôn nhan nhản trên đường. Mới chia tay với thằng bạn thân ngay trước Casino Sài Gòn, vừa xong bữa ăn trưa thì anh chàng “mặt trắng như con gái” Võ Hữu Trí lại xách xe xuống nhà rủ đi chơi.
- Đi đâu?
- Đâu cũng được.
- Tao tưởng mày dành cho “Em” mới phải?
- “Bắt cóc” em nguyên ngày hôm qua rồi! Bữa nay rủ đi nữa thì chắc chắn sẽ bị ông bà bô của em dũa te tua!
- Ngày cuối mà!
- Chưa! Còn tới ngày 19 lận! Mà sao mày trình diện sớm làm gì vậy... Mình có ba ngày lận mà?

Tôi không trả lời hắn, chỉ thưa nhẹ với Má rồi lách nhanh theo Trí ra cửa, không dám nhìn đôi mắt sâu hoắm của Má và một thoáng gật đầu của Ba. Trí cũng im lặng khi phóng xe về phía Tân Định. Hai cuộc sống khác nhau nhưng chung một hoàn cảnh và cùng một định mệnh. Hắn biết tôi thấp thỏm chờ trông một bóng người nhưng cả tháng qua chỉ bóng gió hỏi han cho có chuyện. Ngược lại, chuyện tình của hắn thì tôi biết rõ như thể hắn đang ở chung xóm với tôi. Trí cũng buồn và cần có bạn để tâm tình. Chỉ lạ một điều là hắn không chọn anh bạn khá thân của hắn và cũng là bà con bên ngoại đã cùng trọ học chung một phòng với hắn, mà lại chọn tôi để tâm tình và giết thì giờ.

Cà phê Văn Hoa buổi xế trưa thường không đông khách nên chúng tôi ngồi ngay ngoài cửa nhìn ra đường. Nhạc thời trang từ giàn Akai phát ra vừa đủ nghe như để làm nền cho những câu chuyện trên trời, dưới đất. Chúng tôi không nói tới chuyện ngày mai mà nhắc nhau thời trọ học. Mới đó mà đã như xa xăm lắm. Chuyện Đà Lạt thì nói cả ngày cũng không hết và lần này Trí thoải mái hỏi tôi về... Nàng! Và tôi cũng không ngại ngùng khi thú thật với hắn là tôi vẫn trông ngóng một lần ghé thăm của tà áo dài mảnh khảnh của cao nguyên. Nhưng nàng vẫn biệt tăm, một lời thư cũng không có. Tôi buồn, nhưng không trách. Lời hứa không có chi ràng buộc, huống chi Nàng có quá nhiều bổn phận phải lo lắng cho gia đình ở Nha Trang và anh chị trên Đà Lạt.
- Mày kín đáo thật! Bây giờ tao mới biết mày đầu tư mái tóc Khánh Ly đó. Cứ tưởng đâu...
- Thì phải vậy chứ sao! Quen nhiều người, nhưng chỉ chọn một. Vậy mà vẫn không xong...
- Thôi thì cứ hy vọng đi. May ra...
- Tao không hy vọng... để khỏi tuyệt vọng. Cạnh tranh không lại “người ta” đâu. Coi như kỷ niệm đẹp vẫn tốt hơn.
- Ừ! Kỷ niệm thì lúc nào cũng đẹp.
Trí “phán” xong câu triết lý vụng là chỉ tay qua bên rạp xi-nê. Mười phút sau chúng tôi thoải mái thả người trên ghế trong cơn mát lạnh của rạp hát. Không ai nói với ai lời nào trong suốt thời gian xem phim. Rạp chiếu thường trực nên chờ xem lại từ đầu cũng đủ mất khá bộn thời gian. Vì vậy khi chúng tôi trở ra ngoài thì đã có gió mát và Sài Gòn cũng đã bắt đầu lên đèn.
- Đi ăn, hay về ngay. Trí hỏi tôi khi dắt xe xuống đường.
- Đi ăn! Về sớm làm gì?
- Mày muốn đi đâu?
- Cơm tấm Trần Quý Cáp.
- Không nhậu hả?
- Không! Ông bà già không vui đâu. Vả lại tao muốn mua cho ông già một phần. Ổng thích món này lắm.
- Ừ! Thì đi. Tao cũng thấy đói rồi.

Lại thêm những trao đổi bâng quơ về thời đi học khi ngồi trong chiếc quán quen thuộc. Và khi Trí thả tôi xuống đầu ngõ của con hẻm 152 bên đường Yên Đỗ thì phố xá đã bắt đầu thưa thớt xe cộ. Khi biết tôi trình diện đầu giờ vào sáng ngày mai, chỉ siết tay, nói lời hẹn gặp trong Trung Tâm 3 Tuyển Mộ Nhập Ngũ trên Hốc Môn rồi phóng xe đi. Hẻm 152 của vùng Bến Tắm Ngựa là lối đi ngõ sau của nhà tôi. Phía cửa trước hướng ra đường Trương Minh Giảng. Vì vậy khi mở cửa sau vào nhà, chưa kịp đặt phần cơm lên bàn thì cô em kế đã níu áo tôi, nói:
- Chị Anh Đào ghé tìm anh, ở chơi từ chiều tới bây giờ mới chịu về. Anh chạy theo ngay đi, may ra còn kịp gặp chỉ!

Anh Đào! Sao lại là Anh Đào mà không phải là Nàng? Tôi vừa tự hỏi vừa phóng xe ra đường. Dưới ánh đèn vàng vọt của góc Yên Đỗ, Trương Minh Giảng là bóng dáng quen thuộc của người đồng môn Vovinam. Anh Đào thấy tôi đưa tay vẫy và không giấu diếm sự mừng rỡ. Tôi nhìn đồng hồ: đã gần chín giờ tối. Khi tôi nói để đưa cô bạn về thì Anh Đào không phản đối nhưng khi xe chạy gần tới “con hẻm thuốc lào” trên đường Võ Di Nguy thì Anh Đào vỗ vai bảo cứ đi thẳng để đến một quán cà-phê nổi tiếng trên... Gò Vấp!

Quán cà phê Hương Xưa nằm trong khu vườn của một ngôi biệt thự xinh xắn. Ban ngày cảnh trí vốn đã bắt mắt với bàn ghế được đặt cạnh những gốc cây có treo nhiều giỏ lan hay các chậu hoa đủ loại, về đêm càng tăng thêm vẻ hữu tình khi trên mỗi bàn là một ngọn đèn nho nhỏ vừa đủ để hai mái đầu chụm vào nhau... tình tự. Đã hơn chín giờ nhưng quán vẫn còn đông khách. Tôi đoán họ ở đâu đó trong vùng nên không màng giới nghiêm sắp đến và số xe đậu trong sân chỉ có vài ba chiếc. Mọi người thì thầm trong tiếng nhạc dìu dặt khe khẽ vang từ đâu đó trong bóng tối. Chúng tôi cũng vậy. Anh Đào hỏi han đủ thứ mặc dù đã gặp nhau mới hai tuần trước. Và như thông lệ, cô bạn có đôi mắt ướt mi cong nói, còn tôi ngồi nghe. Vẫn là câu chuyện về chàng trai Võ Bị khóa 26 tên Phước, vẫn là đề tài Vovinam với những sinh hoạt của hai Chi Đoàn Thanh Niên mà tôi đã bỏ bê để...” tìm thú lãng mạn trên cao nguyên”. Vẫn là những trách móc nhẹ nhàng khi thấy tôi hút thuốc quá nhiều. Và sau cùng là những lời an ủi thật chân tình làm tôi nhói lòng khi ước gì người ngồi trước mặt là Nàng, là tà áo trắng của Spellman đã làm tôi ngơ ngẩn ngay những ngày đầu nhập khóa.

Giá như Anh Đào là Nàng. Giá như mức độ tình cảm đủ dạt dào như tôi đã dành cho Nàng thì đêm nay, Anh Đào sẽ là một người yêu trọn vẹn. Nhưng tình cảm dành cho Anh Đào thì có giới hạn và còn nhiều dấu hỏi, còn tấm lòng dành cho Nàng thì...
- Nghĩ gì mà thừ người ra vậy?

Tôi định thần nhìn lại thì Anh Đào đã gọi trà hồi nào không hay. Tôi chỉ cười, không trả lời. Dường như trong thoáng chốc, tôi đã coi Anh Đào như một người tình, một người yêu chụm đầu tâm tình trong bóng tối. Tôi chạnh nhớ tới tháng ba vừa qua, tới đêm ngắm trăng Đà Lạt trên thềm Palace và từ trong căn phòng trên gác trọ. Nhưng tôi không thể nói với Anh Đào những gì tôi nghĩ về nhau. Thà để mọi người, kể cả gia đình tôi đoán già, đoán non mà thấy hay hay, vui vui. Hãy còn quá sớm để bắt trái tim trả lời cho trò chơi cút bắt này. Nhưng đêm nay thì khác. Anh Đào đã gián tiếp mang lại một hạnh phúc trong tôi, hạnh phúc dù ngắn ngủi và rất vội vàng nhưng cũng đủ để ấm lòng khi cùng nhau rời quán ngay lúc đồng hồ chỉ đúng 10 giờ đêm.

Sài Gòn giới nghiêm, thật sự giới nghiêm với những xe tuần tiễu ngược xuôi trên con đường đã vắng xe qua lại. Không ai để ý đến chúng tôi. Dưới mắt họ có thể vòng tay ôm một cách tình tứ là thể hiện tự nhiên của một cặp tình nhân đang muốn níu dài những giây phút bên nhau. Nhưng chỉ có thế. Vòng tay ôm ngang hông trở thành cái bắt tay thật chặt khi chiếc Suzuki dừng lại trước dãy nhà sau lưng tiệm thuốc lào nổi tiếng trên Phú Nhuận. Không có nụ hôn trong vòng tay từ giã. Không có lời yêu đương nồng thắm nhưng cũng đủ làm tôi cảm thấy lâng lâng trên đường về. Cảm giác này chỉ tan biến khi có tiếng còi ré lên khẩn thiết. Nhìn lại thì trên lề, ngay góc đường mà Anh Đào chờ đón Taxi ngay trước đó chừng hơn một tiếng, là một nhóm tuần tiễu phối hợp gồm Quân Cảnh và Cảnh Sát.
- Anh có biết là đã vi phạm giờ giới nghiêm hay không?
Người cảnh sát viên chưa hỏi giấy tờ đã nghiêm giọng phủ đầu.
- Tôi biết!
Tôi vừa nói vừa đưa cho anh ta căn cước và mảnh giấy có in mộc tam giác mang số KBC 3567, nằm gọn dưới góc trái. Mảnh giấy của Nha Động Viên mở đầu bằng câu: “Thiếu Tướng Bùi Đình Đạm kính mời ông....”
- Sáng mai tôi trình diện nhập ngũ. Đêm nay chạy một vòng từ giã bạn bè nên về hơi trễ.

Viên cảnh sát liếc qua mảnh giấy, nhìn thẻ căn cước rồi vừa trả lại giấy tờ, vừa từ tốn nói lời chúc may mắn. Hôm đó là ngày Chúa Nhựt 16/07/1972.

Huy Văn
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Jan/2024 lúc 8:45am

Mùa Xuân Cuối Cùng 


      Khi quân Nhật tràn vào Sai gòn thập niên 40 thì Saigon bị Mỹ dội bom tơi bời nhất là phi trường Tân Sơn Nhất,  vùng phụ cận nầy nhà cửa tan hoang, ba  của Tân vội vàng đưa gia đình tản cư về  quê. Chẳng bao lâu Nhật đầu hàng, phong trào Việt  Minh nổi lên, rồi quân Pháp trở lại đánh nhau với Việt Minh  . Việt minh thua mau bỏ các thành thị  rút về các vùng xa như ấp xã. Họ bắt đầu khủng bố như đạo Cao Đài, ban hội tề, các ông cai tổng, các ông hội đồng, các công chức cũ của Pháp. Ba của Tân xưa là công chức sở Họa đồ của Pháp nên bị liên lụy. Một đêm họ bắt ba má Tân ra nghĩa trang giết chết. Cô Sáu em của Ba Tân, dẫn Tân chay trốn qua Củ Chi theo quốc lộ 1 ,( lúc đó Pháp kiểm soát) , về Gia định vào khu  Xóm Thơm Gò Vấp giao cho cậu Mười nuôi dưỡng hộ Tân. Cám cảnh cháu côi cút nên cậu mợ thương lắm, Câu mơ có 2 con Bạch 5 tuổi  Vân mới 3 tuổi. Vào lúc mùa tựu trương , cậu dẫn Tân xin vào trường tiểu học quận, vì trễ mấy năm tản cư nên  đã 10 tuổi mà chỉ được vào học lớp 2. Cậu nói với Tân , con quá tuổi học trễ, đáng lý nay phải học lớp  6, nếu học dỡ ở lại lớp thì bị đuổi nha con, chịu dốt đấy. Tân nghe như in vào lòng và rất chăm chỉ học. Thấy Câu mợ cực nhọc Tân cũng thương lắm. Cậu gác đường ray xe lửa ở ga Xóm Thơm còn mợ buôn bán ở chợ Cây quéo, sáng sớm phải gồng gánh ra chợ. Ngoài việc học Tân lo mọi việc trong nhà, săn sóc hai em, Nhờ vậy mà cậu mợ thương như con ruột.

      Thấm thoát Tân học hết lớp 5 , đậu bằng tiểu học , thi đậu vào trường Petrus -Ký; cậu mua cho chiếc xe đạp, mấy  ngày đầu cậu hướng dẫn theo lộ Võ di Nguy ra Hai Bà Trưng  quẹo qua  Hồng thập Tự , đi thẳng , queo qua Nguyễn văn Cử là đến trường .Tội nghiệp cứ  theo con đường đó đi từ lớp đệ thất (lớp 6 ) đến lớp đệ nhị (Lớp 11). Tân biết thân phận mồ côi  rất chăm học nên đậu tú tài 1 cao hạng Bình. Buổi sáng chờ kết quả, Văn người bạn cùng lớp rất mến Tân, thường cho Tân mượn sách mới xuất bản. Hai người nói đủ thứ chuyện , bất chợt Văn hỏi: bạn ở Gò Vấp theo con đường nào đến trường. Tân đáp :- mấy năm nay tôi cứ đi theo con đường Hai Bà Trưng. Văn nói : -con đường Hai Bà Trưng  có đường ray xe lửa cũ mình đi vô ý lọt bánh xe vào ray té đau lắm, tôi bị một lần tởn tới già!. Tân tiếp lời : trời ơi tôi cũng bị té 2 lần trầy đầu gối. Văn cười và nói nhà tôi ở đường Hiền Vương đi thẳng gặp đường Bà Huyện Thanh Quan, vui lắm gặp nhiều thiên nga. Tân thật thà : ủa thiên nga ở đâu giữa thành phố vậy? Văn bật cười , nói : cha nầy thật thà qúa, chính là mấy nữ sinh áo trăng Gia Long đó , đẹp lắm!

       Trong năm học đệ nhất (lớp 12) Tân đi theo con đường Bà Huyện Thanh Quan, Tân cảm thấy vui thật vì gặp những tà áo trắng Gia Long. Chợt một hôm trên đường Bà Huyện Thanh Quan gần đường Hồng Thập Tự có một nữ sinh té bên lề lây quay đứng dậy không được , Tân quanh xe qua ngay  và đỡ dậy nhưng tà áo kẹt vào sên và ru líp.  Tân nói:- chị ngồi yên đó, để tôi gở tà áo ra . Sau đó  Tân đỡ chị dậy và hỏi:- chị có đau không?

      - Cái chân mặt hơi đau chứ không sao.

      Nhưng xe bị cong vành trước . Tân nói có ông già đang ngồi sửa xe  đem cho ông rút cam lại mới chạy  được , bây giờ chị đi xích lô vào trường kẻo trễ, khi tan trường nhờ bạn chở đến đây lấy xe. Bất chợt Tân lên tiếng :- Chị tên gì?

      - Dạ em tên Trúc, còn Anh ?

      - Tôi là Tân , đoạn Tân đưa Trúc lên xích lô và quây lại hỏi cụ già sửa xe  bao giờ sửa xe xong?

      Cụ nói:- vì phải rút cam nên mất 1 giờ

      Vào lớp hình ảnh Trúc cứ lờn vờn trong đầu nên khi thầy gọi lên trả bài , thầy hỏi về nước Đức , nhưng  Tân cứ đem nước Pháp mà nói, cả lớp cười !   Cũng không yên lòng , sau đó  Tân lên phòng giám thị nói dối rằng phải vào bệnh viện thăm người thân nên xin nghĩ vào giờ chót ,thực sự để kịp gặp Trúc nơi sửa xe. Đợi một lúc thi bạn chở Trúc ra. Hai người gặp nhau lòng phấn khởi. Tân cất lời : xe sửa xong tôi có chạy thữ tốt lắm và trả tiền rồi.

       Trúc  nhìn Tân nói nhẹ :- trời ơi làm phiền Anh quá!

      - Không sao ông chỉ lấy có 20 đồng.Tân lại nói  tiếp :-cho hỏi nha Cô học lớp mấy ?

      - Dạ em học lớp Đệ Nhị A, năm nay thi Tú Tai 1

      - Còn Anh ?

     - Tôi học lớp Đệ Nhứt C ban văn chương

     - Trời ơi giỏi quá      

    Tân cất tiếng : thôi bây giờ cũng trưa rồi mình về gắng học cho có kết qua gặp nhau nói chuyện nhiều!

      Trúc đáp : dạ Anh  khéo quá , xin chào anh mong có dịp gặp lại!

     Nhưng mỗi sáng đi học trên đường Bà Huyện Thanh Quan  Thường gặp nhau cười chào nhau , cho nhau niềm vui nhỏ.

      Thấm thoát Tân thi Tú Tài 2 và đổ , sau đó 1 tháng Trúc thi Tu Tài 1. Tân dò biết lịch thi ngày nào cũng đón Trúc trước chùa Xá Lợi

      Gặp nhau hai người mừng lắm và Trúc bảo cùng lên lễ Phật , cầu nguyện cho buổi thi ngày mai. Sau cùng Trúc cũng đậu Tú Tài 1

      Sau khi nghe kết quả hai người thật vui mừng , Tân ngõ ý rủ Trúc cùng đạp xe đến  bến Bạch Đằng. Khi đã an tọa trên băng đá , Tân mở lời: bây giờ thi cử xong , thoải mái mình nói chuyện nhiều cho phép mình xưng anh em với nhau nha.

     Trúc đáp : - dạ em cũng chờ như vậy, riêng em còn phải học tú tài 2 nên còn lo lắm, không biết có qua nổi không ?Ờ  hỏi anh cái nầy nha,

      - Quê Anh ở đâu?

     -  Quê anh ở tỉnh Hậu Nghĩa , tức Long An cũ, quận Đức Hóa xã Hiệp Hòa , năm 1945 gia đình tản cư về đó . đến năm 1946 cha mẹ anh bị Việt Minh Công sản giết chết. anh được cậu mợ  ở Gò Vấp nuôi từ lớp 2 đến bây giờ.

      - Vậy là anh giỏi quá , mồ côi  nghèo mà năm nào cũng đậu lại đâu cao, tú tài 1 đậu bình , tú tài 2 đậu bình thứ, trời ơi ban C văn chương tỷ lệ đậu ít lắm!

      Tân thở ra và nói giọng rất thấp:- Nhờ cha mẹ phù hộ và nhờ công ơn nuôi dưỡng của cậu mợ!

      Trúc tiếp lời: mẹ em sinh ra thì giao cho dì Hai Em nuôi , cha mẹ em chỉ lo kinh doanh ít nghĩ đến con. Dì Hai em là người bất hạnh giữa đời, lấy chồng có một năm thì chồng tử trận. Trong cảnh góa bụa Dì Hai nhận nuôi em như con và em cũng coi dì như mẹ và giống đức tính của dì, em cũng thích đi chùa cầu nguyện. Lúc em đang học lớp 10 thì dì phát nguyện vào chùa tu trên Bình Dương , trời ơi làm em khóc biết bao nhiêu, Không có dì Hai em ở trong nhà thật cô đơn , ba mẹ em thì tiệc tùng với các bạn kinh doanh giàu có! Anh ngang qua nhà đường Hùng Vương có bản “ xuất Nhập Cảng Âu Dược “ đó là cơ sở của ba mẹ em.Từ ngày gặp anh em rất vui và yêu đời, Không biết trời có cho mình chung đường đời không?

      - Cái đó tùy tấm lòng của chúng ta. Bây giờ nói thực lòng là anh thương em vì thấy rõ em là người hiền đức. Lần nào đến chùa Xá Lơi em đều mở lòng bố thí cho người nghèo và ân cần với họ!

     -  Anh ơi đời là một cõi vô thương! Bao nhiêu xí nghiệp nhà cao ở Chợ Lớn, phút chốc trong Tết Mậu Thân đã sụp đổ tan tành! Biết được anh, gặp anh và hiểu anh như trời cho em cái lộc, em phải giữ trọn tấm lòng nhân hậu yêu thương !

      Tân nắm tay Trúc và nói nho nhỏ : “ Dù cho cuộc thế nhiễu nhương “ Thương nhau ta quyết chung đường mà   đi “

      Trúc nhìn Tân cười và nói: - mây người học Ban C thơ văn đầy bụng, em học Ban khoa học cục mịch lắm, mà nè câu thơ đó là lời nguyền  trước dòng sông thiêng Bach Đằng nhớ nha anh !

     -  Nhớ chứ em, làm sao quên được-     

      - Lên đại học , anh học ngành gì?

      - Anh sẽ thi và Đại học Sư Phạm ban Văn Chương. Chỉ có ban Sử Địa và Văn chương là dễ đậu vì ít người thi.

     - Thật sư anh muốn vào sư phạm vì có học bổng giúp cậu mợ phần nào. Riêng em gắng đậu Tú Tài 2, theo anh môn Triết đối với em là xa lạ nên hơi khó, vậy chú ý phần Luận lý học  trong đó có phần toán học và khoa học thực nghiệm, em học Ban A ban khoa học, phải nhuần nhuyễn về phần khoa học thực nghiệm. lờ đi các phần Sử Học , Tâm Lý học Đạo đức học, mấy phần dó thuộc về ban C . Nói sơ như vậy, mai mốt em vào lớp đệ nhất anh giảng sâu và chỉ những bài tủ cho.

     - Trời ơi nếu được như vậy thì vui biết bao.

      Tân nhìn thẳng vào mặt Trúc muốn hôn một cái nhưng tỉnh lại chàng bảo : - thôi cũng chiều rồi về  em, Tân đưa Trúc về tận nhà ở đường Hùng Vương, nhà lầu 3 tầng có một bản đồng  “ Công Ty Xuất Nhập Cảng Âu Dược “ . Tân đạp xe lòng chợt ngẩn ngơ, nghĩ thầm , nhà Trúc giàu quá, biết đâu chuỵen môn đăng hộ đối sẽ gây bao nỗi buồn đầy nước mắt, rồi chàng tỉnh hồn nghĩ đến Trúc  tin tưởng vào tấm lòng của nàng.

      Thấm thoát Trúc đậu Tú tài 2 và Tân vào Đại học Sư Phạm, một hôm ngày giáp tết, gặp nhau để xem văn nghệ xuân tại trường của Tân, bất chợt Trúc nói: anh ơi mồng một tết nầy em muốn lên nhà anh , và mình đi chơi hơi xa một chuyến.

      - Rồi mình đi đâu nữa

      - Lên Bình Dương thăm dì Hai ở trong chùa.

    - Ờ như vậy anh sẽ mươn chiếc xe gắn máy của cậu đi thăm dì trước , chiều ghé nhà em thăm cậu mơ.

      Sáng mồng một Tết Tân dùng xe của cậu đến nhà Trúc sớm và Trúc vội đi ra. Tân nhìn Trúc cất lời : ủa sao thấy em buồn và mắt lại sưng bộ khóc nhiều lắm ?

      Dạ không có chi , thôi mình kíp lên Bình Dương thăm dì Hai.

      Suốt quảng đừờng nhất là khu Fatima , người du xuân như trảy hội, Tân gợi chuyện nói nhưng Trúc cũng trả lời cầm chừng vì lòng đang  buồn!

      Đến chùa Bình Dương dì Hai gặp hai cháu mừng  lắm , dì ôm Trúc hôn lia lịa và cất lời :- con đậu Tú Tài 2 rồi hả, trời dì mừng lắm!

     Trúc đáp : - cũng nhờ ân phúc của dì Hai dó

      Xoay qua Tân dì cũng nắm tay Tân và nói : - con trông hiền và đẹp trai quá!

      Tân cười và lặng thinh

      Dì Hai bảo hai đứa vào ăn cơm với dì.

      Ăn cơm xong dì đưa hai người vào hậu liêu và hỏi Trúc:- hơn tuần nay con khóc lắm phải không ?Chú Tư con có lên đây cho biết Ba mẹ con buộc con phải đi Tây học phải không?

     Trúc đáp : - dạ phải rồi ! , Con năn nỉ Ba me con khóc lóc mà ba con nhất định là con phải đi !

     Thôi con không cưởng lại ý của hai người đó đâu! Bây giờ dì và chú Tư có ý kiến thế nay  con cứ đồng ý đi sang đó một thời gian, rồi cáo bênh trở về.

      Trúc nức nở , - hai tụi con phải chia xa !

     Tới thời tụng kinh , dì lên chánh điện , hai người ra khuôn viên sau chùa ngồi trên gộp đá cạnh bờ sông , Trúc nhìn Tân và nắm tay chàng nói : - Em xin lỗi anh  em khổ lắm sơ anh buồn em không dám nói!

      Tân ôm lấy bờ vai Trúc và ôn tồn : - em đâu có lỗi gì , do hoàn cảnh thôi, mà chừng nào em mới đi?

      Trúc đáp :- mau lắm mồng 3 nầy, tức ngày mốt .

     - Trời ơi sau mau vậy, Tân nói như than !

     -  Ừ Ba em ông có tiền  nên ông muốn là được!

     -  Trúc ơi vậy Tết nầy là mùa xuân cuối cùng của hai ta?

      Trúc ôm mặt khóc và nức nở :- những ngày đi học sao hạnh phúc bây giờ hai đứa mình phải lâm cảnh đoạn trường !

     Tân vuốt tóc Trúc  và nói nhe  : Ăn thua hai chúng ta phải bền lòng chặt dạ thì cũng có lúc tương phùng, em cứ nghe lời dì hai đi !      

       Trời cũng xế chiều  Tân đưa Trúc về thẳng nhà Trúc , không ghé nhà cậu.

      Khi gần đến nhà thì Trúc hỏi : sáng mồng 3 anh có tiễn em đi không?

     - Em đừng buồn, anh không đến chờ máy bay  ngang nhà anh tưởng đến em . Chứ ra sân bay anh lạc lõng trong khúc đoạn trường theo dòng lệ của em và sư khó chịu của gia đình, tạo thêm cảnh ngỡ ngàng ! Đời anh mãi yêu Em!

      Trúc đáp : em thề em cũng vậy  nàng khóc, và bước vội vào nhà!

     Tân bái xe đi nước mắt lưng tròng !

     Ôi cảnh biệt ly nào cũng buồn!

      Đến ngày mồng năm Tết trên mâm cơm Tân nói với cậu mơ rằng Tân bỏ học Sư Phạm  và đăng vào khóa sĩ quan Thủ Đức!

     Cậu hỏi sao kỳ vậy con , đang học sư phạm yên rồi mà.

      Tân đáp : cậu thấy không cha má con bị Cộng sản nó giết , nếu con cứ là thầy giáo thì con mang nợ suốt đời vì ơn nhà nợ nước con còn mang mãi !

      Câu nghe vậy làm thinh , mơ cất lời : trời lúc nay đánh quá mà con ! Rồi 2 em Bạch và Vân buông đủa sang ôm tay Tân  và nói: bộ anh đi đánh giặc hả?

      Tân vỗ về hai em : -không sao anh cũng về với hai em mà!

     Sau đó Tân vào trường bộ binh Thủ Đức và vào binh chủng nhảy dù. Chiến trân triền miên vào khốc liệt. Năm 1974 tiểu đòan của Tân đi giải cứu quận Thường Đức . Đến năm 1979 có  người chiến hữu đến báo tin cho cậu biết rắng Tân đã tử trận và  được chôn cất trong nghĩa trang của  sư đoàn 22 tại  Quy Nhơn. Kịp đến năm 1980 một chiến hữu dẫn cậu  ra lấy cốt và thiêu cho  vào lọ sành , Mợ không cho đem vào chùa , để chung trên bàn thờ bà ngoại, mợ nói lúc nó sống nó thương cả nhà nhất là 2 em nó, bây giờ để nó trong nhà cho ấm cúng và nó phù hộ hai em nó học giỏi như Tân vậy!

     Đến cuối năm 1980 ngày giáp Tết Trúc tìm được nhà cậu, Trúc vào cả nhà chưng hửng  cậu hỏi phải con là Trúc hả . Sau biệt tăm lâu quá?

      Trúc đáp con bị ba má buộc qua Tây học nên con và anh Tân phải chia ly , ở bên Pháp sau 30 tháng tư 1975 tụi thân công nó quạy lắm chúng con phe quốc gia cũng chống lại và tổ chức ngày quốc tang. Năm 1977 con về nườc xui là đi chung chuyến phi cơ với đám Việt khiều yêu nước đo bác sĩ Nguyễn Ngọc Hà dẫn đầu. Xuống phi trường Tân Sơn Nhất là công an bắt con đưa về nhà tù Phan Đăng Lưu buộc con là gián điệp , về Việt Nam để kết họp với phục quốc. Đến năm 1978 nó đưa nhốt con ở nhà tù Hàm Tân, tới nay là năm 1980 nó mới thả con ra chừng được 2 tuần lễ. Con tìm suốt một tuần đến nay mới gặp cậu mợ!

      Mợ nắm tay Trúc mà than :- ở tù tụi nầy là khổ lắm, trước Tân có cho cậu mợ con xem ảnh con đẹp lắm!

     Trúc cất giọng tha thiết : con muốn biết tin tức của anh Tân!

     Mợ ôm Trúc và khóc : con ơi Tân nó chết rồi, Tân tử trận năm 1974.

      Cậu tiếp lời , từ lúc con đi thì nó vào lính đi đánh cộng sản triền miên và tử trận ở Thường Đức, cậu đã ra Quy Nhơn  lấy cốt nó về, hủ cốt Tân đang để trên bàn thờ ngoại. Câu vội bưng hủ cốt trao  cho Trúc có cả 2 tấm thẻ bài.

    Trúc ôm hủ cốt vào lòng và khóc : - Anh Tân ơi sao thế nầy được  , chính em hay ai làm anh chết làm em khổ, ai gây chia cho tan tác tình mình! Trời ơi bức ảnh nây chụp tại trường anh trong đêm văn nghệ anh cũng cho em một tấm, trời ơi bây giờ bất động chỉ còn nụ cười hiền lành của anh nhưng biền biệt đâu rồi!

     Mợ kéo chiếc ghế đỡ Trúc ngồi xuống và nói : con bình tỉnh lại , bây giờ con muốn thế nào , vẫn để Tân ở đây hay đem vào chùa?

     Trúc lấy tay gạt nước mắt và nói trong nghẹn ngào : - Con đưa anh Tân vào chùa của đì Hai ở Bình Dương và con xuống tóc tu trong chùa để gần Tân mãi mãi!

     Mợ nói:- bây giờ mợ sẽ cùng con lên taxi đưa con ra bến xe Bình Dương và con nhớ bình tỉnh đừng xúc động lỡ cái bình nầy rơi bể thì khổ lắm!

     Trúc đáp : dạ con nghe lời mợ      

Mợ dìu Trúc ra ngõ, nắng chiều đổ xiêng trên mái lá, con chim sáo lạc đàn kêu thật buồn trên khóm trúc !

 


Hàn Thiên Lương

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Jan/2024 lúc 11:23am

Trại Tạm Giam T16 


Không biết các trại tù khác thì sao, chứ dạo gần đây, trại giam T16 thuộc Tổng cục 8 Bộ Công an cứ đông vui như ngày hội. Bao nhiêu là quan chức nhà nước xộ khám. Toàn tai to mặt lớn. Ngày nào cũng có xe tù chạy vào sân trại, cứ hai người khóa chung một còng, a-lê nào một hai ba nhảy xuống. Hôm trước bộ trưởng Son với bộ trưởng Tuấn nhảy không ăn ý‎, té dập mặt, cứ ông nọ đổ cho ông kia, chửi nhau như chó. Hôm trước trước nữa, lâu rồi, trung tướng công an Phan Hữu Tuấn mới đứng lên, chưa kịp đếm một hai ba, trung tướng thứ trưởng bộ công an Bùi Văn Thành đã nhảy, lôi theo Tuấn, đầu cắm xuống trước. Thế là đánh nhau. Mỗi người chỉ có một tay, đứa tay mặt, đứa tay trái, cứ thế im lặng thụi nhau túi bụi.


Ông Đại tá Chánh giám thị mừng lắm. Đứng giữa sân đưa mắt nhìn toàn những là Bộ trưởng với Tổng giám đốc, với tướng công an, quân đội chạy ùa vào phòng giam dành nhau chỗ nằm, ông thấy họ không còn là thượng cấp hay lãnh đạo đảng đầy quyền uy, thở ra mùi đạo đức nữa, mà họ chỉ là những con gà tù đẻ trứng vàng mà ông giời đã ban phát cho ông.

Mà thật đúng như vậy. Đang ngồi làm cái việc văn phòng trên Bộ đói meo, nhìn những thằng cùng cấp khác ăn mà sốt cả ruột gan. Bổng nhiên giời thương, giời xui khiến cho hai thằng tử tù là Thọ sứt và Nguyễn Văn Tình trốn trại. Thế là nguyên giàn giám thị cũ bị kỷ luật. Ông được Bộ đưa về thay thế, sau khi vợ ông đã cầm sổ đỏ cho ngân hàng để chạy cho bằng được cái ghế nóng này. Hôm làm lễ nhậm chức, một đồng chí thượng cấp còn thủ thỉ vào tai ông, ai về T16 cũng vài năm là xây nhà, lúc ấy cậu đừng quên là trong bao nhiêu thằng chạy ghế, tớ chỉ chiếu cố và ủng hộ cậu….

Làm giám thị ở đây thật sướng như tiên. Các cơ sở vật chất của T16 rất khang trang. Khu tạm giam, khu lao động, khu dạy nghề…đều là những khối nhà xây chắc chắn, tường quét vôi vàng, với những bãi cỏ bao quanh. Còn bọn tù, ngoài số tù hình sự mà trại giam nào cũng có, ở đây được đặc cách tiếp nhận những tù tham nhũng, tù kinh tế, toàn thứ gộc, toàn là những con bò sữa mập ú, tha hồ cho ban quản giáo bu lại mà vắt.

Có gì đâu, muốn nằm rộng rãi, không phải đi lao động, vài chục triệu. Muốn xài điện thoại à ? Ấy chết cái này phạm nội quy, cứ đưa đây trăm triệu xài thoải mái, hết pin quản giáo đem về phòng riêng xạc giùm cho. Công an canh gác thì kiếm ít hơn nhưng thường xuyên hơn : Tù muốn ăn gì, bất kể ngày đêm, xách xe đi mua cho bằng được, kiếm vài trăm ngàn tiền bo về đưa cho vợ. Giữa khuya tù đòi gối ôm cũng có. Không biết khuya khoắt thế tiệm nào còn mở, chuyện này chịu. Có ông Thứ trưởng còn nhất định đòi mua quạt máy, trong khi các phòng giam theo quy luật không bao giờ có ổ cắm điện, Thế là phải nối dây từ căng tin gần đó vào tận chỗ ông nằm, Hết ca trực, mấy ông công an lại lui cui thu dây về, sợ hỏa hoạn hay có chuyện gì xảy ra thì đi tù cả nút. 


Mấy chuyện này Ban Chỉ huy trại đều biết, nhưng các ông Chánh và Phó giám thị quay mặt đi chỗ khác cho đó thôi. Các ông không ăn vặt như thế. Một năm các ông ấy chỉ ăn vài lần, vào các dịp lễ tết, cứu xét giảm án với lại đặc xá tha tù trước thời hạn thôi. Với tù thường thì vài trăm triệu, chứ với những con cá mập kia thì đơn vị cứ phải tính bạc tỷ cho một lần giảm án. Giá nhất định. Xin miễn trả giá, cảm ơn. Chúng tôi làm việc theo phương châm Vui lòng khách đến vừa lòng khách đi. Vì nhân dân phục vụ…. 

Nhưng cũng phải khéo, không khinh xuất được. Cái nghề coi tù nó thế, lúc nào cũng phải nâng cao cảnh giác cách mạng. Như cách đây không lâu, hai cái chết của Hưng Kính, trùm bảo kê chợ Long Biên và của tay đại ma đầu Trần Bắc Hà đã làm ông Chánh giám thị điêu đứng. Bao nhiêu là đoàn thanh tra đổ về trại. Ông có giết họ đâu. Hưng kính chết vì bịnh gan, còn Trần Bắc Hà bị ngộ độc. Nhưng kệ, nếu không chi ra hàng tấn phong bì với lại thanh toán hàng trăm hóa đơn của các nhà hàng sang trọng ở Hà Nội, thì chưa chắc giờ này ông đã được yên thân. Bao nhiêu thằng đại tá khác ngồi không trên Bộ đang nhằm nhằm vào cái ghế thơm như múi mít của ông. 

Chờ cho phạm nhân cuối cùng đã hoàn tất thủ tục nhập kho, sân trại đã vắng hoe, ông Chánh giám thị mới lững thững trở về văn phòng. Vừa đi ông vừa nghĩ đến miếng đất mà ông sắp mua ở Sóc Sơn. Đây là đất rừng phòng hộ. Nhưng đã sao ? Con bé ca sĩ Mỹ Linh còn cất biệt thự được, chẳng lẽ ông gần 40 tuổi đảng lại không xây được à ? Cùng lắm thì ông sẽ học tập theo lời dạy của Năm Cam : cái gì không mua được bằng tiền, thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền.


Dù sao, nói có giời làm chứng, cái chế độ này nó đểu thế rồi, ông có muốn không đểu cũng không được.


Loc Duong

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Jan/2024 lúc 12:45pm

Người Nữ Tu Trong Cô Nhi Viện Pleiku

Hình minh họa

Hơn sáu tháng sống chết với chiến trường và giữ vững được Kontum, đầu tháng 10 1972, đơn vị tôi được kéo về Pleiku dưỡng quân và bổ sung quân số. Đây là phần thưởng đặc biệt dành cho một đơn vị đã tạo nên kỳ tích trong trận chiến đẫm máu để có một “Kontum Kiêu Hùng”. Một tháng đóng trên Đồi Đức Mẹ lại là một tháng gió mưa lầy lội. Hình ảnh của bao nhiêu bạn bè đồng đội vừa hy sinh trên chiến trường Kontum lúc nào cũng hiện ra trước mặt, đau đớn tựa hồ như những vết chém đang còn rỉ máu trong lòng. Muốn tạm quên trong chốc lát đã là một điều không dễ. Bọn tôi thèm những cơn say. Rất may, tôi có một anh bạn, phải nói là ông anh mới đúng, là Liên Đoàn Trưởng của một Liên Đoàn Biệt Động Quân, có căn cứ tại Biển Hồ. Vợ và hai đứa con bị chết thảm tại Quảng Đức hơn một năm trước, khi xe bị VC giật mìn, nên bây giờ anh chỉ còn làm người tình với rượu. Những ngày không bận hành quân, anh đến đón tôi đi uống rượu trong một cái quán nằm trong Khu Chợ Mới, đã vậy mỗi khi trở về, anh còn dúi cho tôi một chai Hennessy. Trước kia anh từng là một cấp chỉ huy có tiếng trong binh chủng này, nhưng vì bản tính ngang bướng bất cần, nên nhân một lý do phe phái chính trị nào đó, anh bị ngồi tù một thời gian ngắn. Ra tù, anh bị thuyên chuyển về đơn vị tôi với cái lệnh “không được giữ bất cứ chức vụ chỉ huy nào”. Biết anh là một niên trưởng và từng dạn dày lửa đạn, tôi tận tình giúp đỡ, an ủi anh và kéo anh về ở chung nhà trong khu cư xá, vợ tôi lo chuyện cơm nước cho anh. Một thời gian sau, bỗng dưng anh được xét cho “vô tội”, trở lại binh chủng, thăng cấp và chỉ huy một liên đoàn Biệt Động Quân. Do cái ân tình đó mà anh quý mến tôi, kéo tôi theo các cuộc giải sầu này.


Dường như ngoài quán rượu ra, thỉnh thoảng anh chỉ ghé đến thăm một cô nhi viện. Nói là viện nhưng thực ra đây chỉ là một ngôi trường cũ, được chỉnh trang lại, tạm đáp ứng nhu cầu cần thiết cho một trại cô nhi. Có lẽ anh muốn tìm lại bóng dáng của hai đứa con đã phải chết oan một cách đau đớn qua hình ảnh các cháu cô nhi mà đa số là con của tử sĩ, có cả con của những người lính Biệt Động Quân của anh, mà cả người mẹ cũng chết, hay vì một lý do nào đó không có khả năng nuôi dưỡng, nên đành phải gởi lại nơi đây, nương nhờ vào bàn tay và tấm lòng nhân ái của những bà sœur. Anh bảo là từ sau trận chiến Tân Cảnh và Kontum, cô nhi viện này nhận thêm khá nhiều cô nhi. Hằng tháng, anh ghé lại đây thăm và tặng cho viện một số tiền, bởi bây giờ anh sống độc thân, không còn phải chu cấp cho ai. Biết điều này, tôi càng kính quí anh hơn. Một người ngang tàng không biết sợ ai, sống bất cần đời, nhưng bên trong là cả một tấm lòng vị tha nhân ái.

Một hôm theo anh đến đây, chúng tôi được một bà sœur ra tiếp và mời vào văn phòng uống trà. Anh bạn tôi thì đã là người quen biết từ lâu, trong cách giao tiếp, anh được các sœur xem như một ân nhân bảo trợ, chỉ có tôi là người lạ. Nhưng khi chào tôi, sœur bảo thấy tôi giống một người thân quen nào đó. Còn tôi, thì cũng mơ hồ như đã từng gặp người nữ tu này ở đâu rồi. Cũng có thể vì khuôn mặt khả ái, hiền thục của sœur phảng phất gương mặt của Đức Mẹ Maria mà tôi thường thấy trên các bức ảnh hay bức tượng trong các nhà thờ. Được giới thiệu là sœur Anna, tôi biết đây chỉ là tên thánh của bà. Khi tôi vừa ngồi xuống phía đối diện, sœur nhìn chăm chú vào cái bảng tên của tôi trên nắp tùi áo, bỗng mắt sœur như sáng lên:

– Có phải lúc trước đại úy ở Tiểu Đoàn 3/44?

Tôi khựng lại, ngạc nhiên:

– Dạ, đúng là trước kia có mấy năm tôi ở tiểu đoàn này. Nhưng cách nay đã 6, 7 năm rồi!

– Đại úy còn nhớ trận Quảng Nhiêu. Hình như đại úy suýt chết trong trận ấy?

Tôi càng ngạc nhiên hơn, không hiểu tại sao người nữ tu này biết rõ mình như thế. Tôi vừa trả lời vừa nghĩ ngợi, thăm dò:

– Dạ đúng, nhưng sao sœur biết. Chuyện đã xảy ra lâu lắm rồi mà. Sœur Anna không trả lời mà hỏi lại tôi: – Đại úy thoát chết, nhưng người nằm hố bên cạnh thì bị nguyên một quả đạn súng cối 60 hay 80 gì đó, phải không?

Tôi giật mình, từ ký ức hiện ra rất nhanh hình ảnh hãi hùng này, và ngay lúc ấy, trước mắt tôi sœur Anna cũng phảng phất bóng dáng của một người con gái khác. 

***

Vào khoảng đầu mùa hè năm 1966, tôi đang làm đại đội phó Đại Đội 3 thuộc Tiểu Đoàn 3/44. Thời gian này hậu cứ tại Ban Mê Thuột, nhưng tiểu đoàn được chọn làm đơn vị trừ bị lưu động cho Sư đoàn và Khu 23 Chiến Thuật. Thời ấy chưa có các đại đội trinh sát. Đơn vị tôi có mặt gần như trên khắp lãnh thổ Khu 23 Chiến Thuật, kéo dài từ vùng cao nguyên có biên giới với Cam Bốt cho đến tận miền duyên hải. Có khi hôm trước còn hành quân ở Quảng Đức, Lâm Đồng, hôm sau lại có mặt ở Bình Tuy, Tuy Hòa, Phan Thiết…

Một hôm, sau cuộc hành quân dài hạn ở khu Cà Ná, thuộc tỉnh Ninh Thuận, tiểu đoàn được lệnh di chuyển về Cam Ranh, vừa nghỉ dưỡng quân vừa giữ an ninh các đảo ngoài khơi để lực lượng Hoa Kỳ bắt đầu đổ quân xuống đây thiết lập căn cứ.

Trong một đợt bổ sung quân số, đại đội tiếp nhận ba hạ sĩ quan và gần hai mươi tân binh vừa rời khỏi quân trường. Tôi đến bộ chỉ huy tiểu đoàn nhận lãnh và đưa về trình diện anh đại đội trưởng. Trong ba trung sĩ, một anh có dáng dấp, nói năng hiền lành như một thầy tu. Xem qua lý lịch và nhất là sau khi nói chuyện, tôi biết anh là thầy giáo một trường dòng và cũng là trưởng ca đoàn của một nhà thờ ở ngoại ô thành phố Nha Trang, quê hương tôi. Tôi không phải là người Công giáo, nên không mấy am tường các sinh hoạt này, nhưng biết chắc một điều, trưởng ca đoàn phải là một người hát hay và giỏi về nhạc lý. Vốn có máu văn nghệ, lại là người đồng hương, nên tôi dễ thân tình và thường bắt anh hát cho cả đại đội nghe. Tôi đề nghi anh đại đội trưởng cho anh làm Hạ Sĩ Quan Tâm Lý Chiến của đại đội. Từ đó chúng tôi rất thân nhau, ăn cơm chung và treo võng ngủ gần nhau dưới một vòm cây dương liễu.

Thấy anh có cái tên hơi lạ, Nguyễn Phú Hùng Em, tôi đoán và hỏi anh có phải anh có người anh tên Nguyễn Phú Hùng Anh. Anh cười mà nét mặt không vui:

– Dạ, đúng là có một người là Nguyễn Phú Hùng Anh, nhưng không phải là anh ruột. Chúng tôi lớn lên trong viện mồ côi, vì trùng tên, và anh ấy lớn hơn tôi ba tuổi, nên các sœur đặt lại tên chúng tôi như thế. Bọn tôi cũng rất thân nhau và xem như anh em. Điều buồn, là anh ấy đi lính trước, vào Trường Sĩ QuanThủ Đức và tử trận cách nay hơn một năm rồi.

Thời gian này, đơn vị chúng tôi rất may mắn, chẳng khác nào được đi nghỉ mát. Hải đảo lại là nơi thực tập cho các toán Biệt kích của Trung Tâm Huấn Luyện Lực Lượng Đặc Biệt Đồng Bà Thìn, nên khá an toàn. Suốt ngày bọn tôi chỉ tắm biển, câu cá, ban đêm nằm nghe sóng vỗ, đàn hát nghêu ngao. Có lẽ đây là thời gian đặc biệt thoải mái nhất trong cuộc đời làm lính của tôi. Nhân cơ hội hiếm hoi này, ông Tiểu đoàn trưởng cho phép binh sĩ được luân phiên đón vợ con ra thăm và được ở lại trong hai tuần lễ.


Một hôm anh Trung sĩ Hùng Em xin tôi cho được đón người yêu mà anh cho biết, nếu anh không bị động viên thì chắc hai người đã làm đám cưới. Tôi sắp xếp, dọn sang nằm với người lính ô-đô và nhường chiếc võng lại cho anh. Cả Nhà Thờ Núi Nha Trang bọn tôi khá bất ngờ khi anh đưa người yêu đến chào. Là một cô con gái đẹp, làn da trắng, khuôn mặt phúc hậu, đôi môi mọng đỏ với nụ cười hiền lành, lễ độ. So với anh, cô còn khá trẻ. Cô có cái tên cũng rất khả ái: Thụy Khanh. Đặc biệt còn có giọng hát rất hay. Mỗi lần cô hát, cả đám lính tráng bọn tôi ngồi nghe mê mẩn.

Sau đó, cô đến đảo thăm anh vài lần nữa. Những ngày có cô, núi rừng trên đảo dường như bỗng trở nên đẹp, thơ mộng và vui vẻ hơn, sóng biển thì êm ả hơn như để cùng hòa theo tiếng hát của cô. Ngoài ra cô còn có tài nấu ăn, thường đãi bọn tôi những bữa cơm rất ngon miệng. Tất cả đơn vị, từ quan tới lính ai cũng nghĩ anh Trung sĩ Hùng Em thật là tốt phước, ông trời đã cho anh một người tình, một người vợ lý tưởng sau này. Qua tâm tình, chúng tôi được biết, hai người quen biết nhau trong viện mồ côi từ khi còn rất nhỏ. Sau này anh vừa là thầy dạy học, dạy nhạc vừa là trưởng ca đoàn của cô trong cùng một nhà thờ. Hai người đều chơi dương cầm và hát hay nhất trong ca đoàn. Tình yêu bắt đầu nẩy nở từ môi trường cô nhi và âm nhạc. Và cuộc tình của hai người được các vị linh mục cùng các sœur đồng tình, khuyến khích, như là một sự kết hợp nhiệm mầu của Thiên Chúa.


Hơn ba tháng thần tiên ở đảo Cam Ranh, khi các đơn vị tiền trạm của Hoa Kỳ được ào ạt đổ xuống thành lập “Cam Ranh Air Base”, tiểu đoàn tôi có lệnh rời khỏi đảo, di chuyển để tiếp tục lưu động khắp nơi. Lâm Đồng, Bình Thuận rồi Ninh Thuận, Sau những cuộc hành quân dài hạn trong rừng, mỗi lần đơn vị được về phố ít ngày hoặc đóng quân trong các làng mạc nằm khu ngoại ô, chúng tôi lại thấy người con gái xinh đẹp Thụy Khanh đến thăm và ở lại với người yêu. Đó là một đôi tình nhân gắn bó, đẹp và lãng mạn nhất mà bọn tôi chứng kiến, và có lẽ ai cũng thèm thuồng có được một hạnh phúc như thế.

Tháng bảy năm 1966, khi đơn vị nghỉ quân ở Tháp Chàm – Phan Rang, Trung sĩ Hùng Em xin một tuần phép đặc biệt để về Nha Trang làm đám hỏi. Anh bảo cả hai người đều không có cha mẹ anh em, nên lễ đính hôn đều do các vị linh mục và các sœur đỡ đầu tổ chức.

Đúng lúc anh vừa mãn phép trở lại, thì đơn vị có lệnh không vận khẩn cấp lên Ban Mê Thuột để tiếp viện cho một đơn vị Biệt Động Quân và Thiết Giáp bị thiệt hại khá nặng tại trận chiến Quảng Nhiêu, nằm phía Tây Bắc, cách thành phố Ban Mê Thuột khoảng hơn mười cây số. Trận chiến khá cam go, ác liệt. Một lực lượng địch cấp trung đoàn, sau khi tổ chức phục kích gây tổn thất cho chi đoàn Thiết Quân Vận và một đại đội Biệt Động Quân tùng thiết, bọn chúng đào nhiều giao thông hào và hầm hố cá nhân kiên cố trong các vườn cà phê, để chặn đánh các cánh quân của ta tiếp viện. Tiểu đoàn tôi cùng một chi đoàn Thiết Vận Xa khác được tăng phái cho Trung Đoàn 45, đặt dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Võ Văn Cảnh, đảm trách cuộc hành quân phản công, bao vây tiêu diệt địch.

Địch chiếm ưu thế về vị trí, chuẩn bị trận địa, bên ta có sức mạnh của thiết giáp và không yểm. Sau suốt năm ngày đêm không ngủ, lăn mình trong mịt mù lửa đạn quần thảo với địch, cuối cùng chúng tôi đã đạt được chiến thắng. Một số lớn địch quân bị tiêu diệt và bắt sống, nhưng bên ta cũng phải trả một cái giá không nhỏ. Đại đội tôi may mắn, chỉ có ba quân nhân tử trận và khoảng mười người bị thương, trong đó có anh đại đội trưởng. Tôi được chỉ định tạm thời chỉ huy đại đội.


Cuộc hành quân vẫn chưa kết thúc, một số đơn vị tiếp tục truy kích địch, riêng tiểu đoàn tôi được lệnh ở lại Quảng Nhiêu. Ban ngày tung các cuộc hành quân tảo thanh chung quanh, ban đêm phòng thủ bảo vệ khu vực dân cư, mà đa số là người Công giáo, đề phòng địch quay lại quấy rối, phục thù. Đại đội tôi được chỉ định bảo vệ một Pháo đội Pháo Binh 105 ly. Điều tồi tệ là vị trí Pháo đội này nằm trên một khu đất trống trải, trong phòng tuyến và cả phía bên ngoài cũng không có một cành cây, dưới đất chỉ toàn là bụi đỏ, dày cả một gang tay. Mỗi lần Pháo binh tác xạ, cả đất trời gần như chỉ toàn là bụi. Đám lính chúng tôi từ đầu tới chân cũng phủ đầy bụi đỏ. Đơn vị Pháo Binh thì đã có sẵn hầm hố kiên cố từ trước, còn đại đội tôi phải tự đào lấy những hố cá nhân, nhưng không thể đào sâu được, vì dưới đất chỉ toàn bụi và bụi, đào đến đâu bụi đỏ tràn theo tới đó, và mỗi lần Pháo Binh tác xạ, những cái hố này bị bụi lấp cạn thêm. Ban đêm, chúng tôi nằm trong những chiếc hố ấy, nhưng không che đủ nửa thân người. Cái hố của tôi dành cho hai người nằm, tôi và anh Hạ sĩ mang máy truyền tin. Hố kế bên trái là Trung sĩ Hùng Em và anh lính ô-đô của tôi.


Một hôm, khoảng hai giờ sáng, khi tôi đang ngủ chập chờn, bỗng một tiếng nổ chát chúa ngay bên cạnh, mảnh đạn và bụi phủ đầy người, tôi bật dậy chụp vội cây súng chạy ra hàng rào phòng thủ, nơi vọng gác có đặt khẩu đại liên. Rờ nắn vội qua khắp người xem có thương tích gì không, tôi thở phào vì không thấy dấu hiệu đau đớn nào, nhưng khi các trái sáng bắn lên, nhìn bụi đỏ phủ đầy người tôi giật mình cứ ngỡ là máu. Địch quân đã pháo kích chúng tôi hơn 10 quả bằng hai khẩu súng cối 61 ly từ hai địa điểm khác nhau. Pháo Binh đã phản pháo chính xác làm bọn chúng câm họng. Khi tình hình ổn định, trở về hố, tôi bàng hoàng nghe anh lính ô-đô báo là Trung sĩ Hùng Em đã chết. Anh đã lãnh nguyên một quả đạn 61 ly, rớt ngay sát bên cạnh, ruột đổ ra ngoài và thân thể nhuộm đầy máu. Điều kỳ lạ, là anh lính ô-đô của tôi nằm ngay một bên mà không hề hấn gì, chỉ có áo quần dính đầy máu và thịt của người đồng đội xấu số. Tôi theo hai người lính khiêng thi thể Trung sĩ Hùng Em, được gói tạm trong tấm poncho, vào hầm cứu thương của Pháo Đội. Anh chết thật thê thảm. Tôi đứng lặng người, sau khi vuốt đôi mắt cho anh. Từ khi ấy cho đến sáng, tôi không hề chợp mắt. Tôi nghĩ đến Thụy Khanh, cô con gái xinh đẹp hiền thục, có giọng hát khuấy động cả trái tim người, vừa trở thành vị hôn thê của anh chỉ mới hai tuần trước. Trưa hôm qua, khi rủ nhau vào thăm ông cha xứ trong xóm đạo và để xin được tắm giặt ở cái giếng sâu phía sau nhà thờ, anh đã khoe tôi tấm hình anh chị chụp chung trong lễ đính hôn, và bảo rằng cuối năm này hai người sẽ làm đám cưới. Anh còn nói nhỏ với tôi, ông cha xứ của anh hứa sẽ giới thiệu anh với vị Linh mục Tuyên Úy của Sư Đoàn để xin anh về làm ở Phòng Tuyên Úy, vì hai ngài là bạn tu với nhau và được thụ phong cùng một ngày.

Nhớ tới hai khuôn mặt hiền lành với nụ cười rạng rỡ trong tấm hình đính hôn, lòng tôi se lại. Chiến tranh tàn ác quá, đã chia ly biết bao nhiêu người, và làm dang dở biết bao mối tình đẹp đẽ như anh Hùng Em và cô gái Thụy Khanh. Tôi bỗng chạnh lòng, nhớ tới người yêu, cũng là vị hôn thê của chính mình, hằng đêm cầu nguyện cho tôi, từ một thị trấn nhỏ, mà giờ đây đang xa tít mịt mùng.


Một năm sau đó, tôi được nghỉ mười lăm ngày phép về Nha Trang làm đám cưới. Nhớ đến Hùng Em, tôi rủ vợ cùng tìm đến nhà thờ gần khu Đồng Đế để hỏi thăm tin tức về nơi chôn cất anh. Chúng tôi được một vị linh mục trẻ đón tiếp niềm nở và hướng dẫn đến thăm mộ Hùng Em, nằm trong một nghĩa trang nhỏ của giáo xứ, gần biển. Từ đó, tôi có thể nhìn thấy Hòn Chồng, nơi chôn giấu nhiều hang động của tuổi thơ tôi. Đọc trên tấm bia, tôi thấy tên người lập mộ được ghi vỏn vẹn hai chữ: Thụy Khanh.

Nhớ tới người con gái xinh đẹp, phúc hậu, có giọng hát rất hay ấy, tôi hỏi vị linh mục:

– Thưa cha, chị Thụy Khanh, vị hôn thê của anh Hùng Em có khỏe không, và bây giờ chị đang ở đâu?

Vị linh mục buồn bã:

– Chị ấy đã di chuyển đến một nơi khác, khoảng ba tháng sau khi anh Hùng Em qua đời, nhưng thi thoảng chị có ghé về đây ít hôm thăm giáo xứ và viếng mộ anh ấy.

Tôi không dám tò mò thêm nữa. Cám ơn cha và đưa ngài về lại nhà thờ rồi xin phép cáo từ.


Sau đó, cuộc chiến ngày càng khốc liệt, tôi theo đơn vị hành quân liên miên, bao nhiêu lần thoát chết trong đường tơ kẽ tóc. Người lính chiến, chuyện sống chết chỉ tùy vào số mệnh, không ai có thể tránh được lằn tên mũi đạn. Đồng đội tôi đã có biết bao người ngã xuống. Có những cái chết còn thê thảm hơn cả cái chết của anh Trung sĩ Hùng Em lúc trước. Tôi đã chứng kiến cảnh một người vợ trẻ ngất xỉu khi đến nhận xác chồng mà không tìm thầy cái đầu, một bà mẹ đã lăn đùng ra chết ngất khi thi thể đứa con hy sinh chỉ còn lại một phần và bà không thể nhận diện được con mình. Những khủng khiếp của chiến tranh sau này, cùng với thời gian, dần dà làm tôi tạm quên nhiều chuyện đau đớn cũ.

– Ông Trung úy Điệp, người Huế, làm đại đội trưởng lúc ở ngoài Cam Ranh, bây giờ ra sao rồi, đại úy?

Câu hỏi của sœur Anna làm tôi giật mình, trở về thực tại:

– Dạ, anh Điệp đã chết lâu rồi. Anh tử trận tại Thiện Giáo – Phan Thiết, chỉ sau hai tuần làm đám cưới với cô giáo Diệu, cũng người Huế, nhưng sống ở Ninh Hòa. Hai người quen nhau khi đơn vị tôi về thụ huấn bổ túc tại TTHL Lam Sơn. Không ngờ sœur vẫn còn nhớ tên anh ấy.

Sœur cúi xuống, trầm ngâm giây lát. Khi ngước lên, bà lấy khăn tay lau nước mắt.

– Tôi và anh Hùng Em cũng làm đám hỏi đúng hai tuần. Cô giáo Diệu nào đó không biết may mắn hay là bất hạnh hơn tôi khi đã được làm vợ, cũng chỉ mới hai tuần?

Vừa nói xong, sœur vội vàng nói lời xin lỗi, bảo đúng ra, một người đi tu, không nên suy nghĩ đến những điều như thế.


Bốn tháng sau lần gặp gỡ bất ngờ đó, tôi đến thăm cô nhi viện môt lần nữa, nhưng lần này, tôi cùng đi với cô trung úy Trưởng Ban Xã Hội, để giới thiệu với sœur Anna, nhờ cô nhi viện tạm chăm sóc hai đứa bé, con của một anh chuẩn úy. Cả hai vợ chồng bị chết bởi đạn pháo ở Kontum. Sœur Anna rất vui vẻ, ân cần, sẵn sàng nhận giúp và bảo tôi bất cứ khi nào có dịp về Pleiku, nhớ ghé lại thăm. Chúng tôi cám ơn, biếu cô nhi viện một ít tiền, và hứa nhất định sẽ trở lại thăm sœur và hai đứa bé.

Nhưng rồi tôi đã không giữ được lời hứa ấy. Từ đầu năm 1973, sau khi Mỹ ký hiệp định Paris trên xương máu của người bạn đồng minh, những người lính VNCH đã phải chống đỡ làn sóng xâm lăng của Cộng sản phương Bắc, ồ ạt đưa đại quân, xe pháo vào quyết chiếm miền Nam, tôi đã cùng đồng đội miệt mài với chiến trường, súng đạn, mà sự viện trợ ngày một cạn dần, nên xương máu anh em lại càng đổ ra nhiều hơn nữa.

Ngày 11.3.75, Ban Mê Thuột thất thủ. Đơn vị tôi đang hành quân ở khu vực Tây Nam Pleiku, có lệnh kéo về Hàm Rồng để được trực thăng vận xuống Phước An, quân lỵ cuối cùng còn lại của tỉnh Đắc Lắc, nhằm tái chiếm Ban Mê Thuột, nơi có bản doanh Sư Đoàn và hậu cứ của đơn vị chúng tôi. Khi BCH Trung Đoàn và một tiểu đoàn cùng đại đội Trinh Sát vừa được đổ xuống Phước An thì Pleiku có lệnh di tản. Hai tiểu đoàn còn lại của chúng tôi phải di chuyển theo đoàn quân di tản trên Tỉnh Lộ 7B. Một kế hoạch triệt thoái tồi tệ đã đưa đến thất bại nặng nề bi thảm. Cả hai tiểu đoàn khi về đến Tuy Hòa chỉ còn lại một phần tư quân số, hai anh tiểu đoàn trưởng đã phải tự sát để không lọt vào tay giặc.


Cuối cùng, miền Nam cũng mất. Tôi và cả cha tôi đều bị tù đày khốn khổ. Cha tôi, tuổi già sức yếu, không đủ sức để chịu đựng bao đòn thù tra tấn, hành hạ, nên đã chết trong trại tù Đá Bàn vào tháng 6 năm 1976, còn tôi bị đày ải qua nhiều trại tù, từ Nam ra Bắc. Sau gần tám năm tôi được thả về để chứng kiến một quê hương nghèo khổ điêu tàn, vợ con nheo nhóc. Tôi quyết định vượt biên, dù có phải chấp nhận bao hệ lụy khôn lường. Tôi rủ vài người bạn tù cùng tổ chức vượt biển, trong số này có một anh bạn nguyên là sĩ quan Hải quân có nhiều kinh nghiệm hải hành. Nơi bọn tôi hẹn gặp gỡ là một cái quán nhỏ của gia đình người bạn tù khác nằm gần khu Hòn Chồng. Một hôm, sau khi bàn công việc và ăn uống xong, tôi bỗng nghĩ tới anh Trung sĩ Hùng Em, khi nhớ ngôi mộ của anh cũng nằm gần nơi này. Tôi nhờ anh bạn chở tôi đến đó. Vì nghĩa trang nhỏ, nên tôi dễ dàng tìm ra ngôi mộ của anh Hùng Em. Điều làm tôi sửng sờ là ngôi mộ nằm bên cạnh có tấm bia ghi đậm tên người quá cố: Sœur Anna Phan Thụy Khanh, được Chúa gọi về ngày 15.3.1975. Tôi không biết vì sao cô chết, chỉ còn nhớ thời gian này đã từng xảy ra cuộc di tản kinh hoàng trên Tỉnh Lộ 7B. Chúng tôi tìm đến nhà thờ với ý định hỏi thăm cha xứ, nhưng rất tiếc ngài đi vắng, trong nhà thờ chỉ có hai thiếu niên rất trẻ, không hề biết sœur Anna là ai. Khi rời khỏi nơi này, trong cái man mác buồn tôi bất chợt thấy vui vui, và buột miệng như để nói với chính mình:

-Cuối cùng thì hai người cũng được ở bên nhau.

Tôi chưa (và có lẽ không) có cơ hội nào để trở lại Pleiku. Ngày xưa, tôi chỉ ghé lại thành phố bụi đỏ này một đôi lần ngắn ngủi, như chỉ một thoáng chợt đến chợt đi, chưa hề làm quen với một “em Pleiku má đỏ môi hồng”nào. Ngoài Đồi Đức Mẹ, nơi đơn vị đóng quân một tháng, cả một tháng “gió lạnh mưa mùa”, tôi chỉ còn nhớ cái quán rượu trong Khu Chợ Mới, nơi anh bạn Biệt Động Quân đưa tôi đến để tìm những cơn say, và một ngôi trường được dùng làm cô nhi viện, nơi có sœur Anna xinh đẹp, đã gợi lại trong tôi hình ảnh của những đồng đội đáng mến mà vắn số như Nguyễn Phú Hùng Em. Tôi da diết nhớ đơn vị xưa, thời chúng tôi còn trai trẻ, nhớ từng khuôn mặt bạn bè đã nằm lại trên các chiến trường xưa hay đang lưu lạc muôn phương, tiếc thương cho cuộc tình đẹp của những người lính trẻ, lãng mạn, thơ mộng, nồng nàn nhưng sớm chia lìa đớn đau bởi cuộc chiến tranh oan nghiệt.


Phạm Tín An Ninh

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Jan/2024 lúc 3:30pm

Thơ : "ĐÔI BỜ " THƯƠNG NHỚ... V2 Nhạc: Tiếng Xưa & Biệt Ly - 8-2023 <<<<<<


Thơ%20ÐÔI%20BỜ%20THƯƠNG%20NHỚ%20-%20Nhạc%20LÒNG%20MẸ%20Y%20Vân%20-%20Tiếng%20sáo%20NĐN%20-%20PPS%20%20thienthuntth%2008/2012%20-%20YouTube


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Jan/2024 lúc 3:33pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Feb/2024 lúc 10:07am

Từ Dưới Đỉnh Đồi Nhìn Lên Chân Núi 


1.
Mười ba tuổi tôi bị văng ra khỏi gia đình, văng ra khỏi quê quán, tôi thất kinh chạy tán loạn theo đoàn người tản cư ra khỏi cái thị trấn tan hoang bình địa.

Ban đêm quân trong rừng pháo kích như mưa rồi bộ đội nón cối xung phong ùa vào như đàn ong vỡ tổ tràn ngập thị trấn. Họ bắc loa phóng thanh tuyên truyền và lùng sục bắt những người lính quốc gia bắn chết tại chỗ hoặc trói dặt khuỷu tay dắt vào rừng. Ban ngày, gần trưa, đến lượt máy bay quốc gia oanh tạc rồi pháo binh bắn phủ khắp thị trấn, xong trực thăng chở quân lính đổ xuống, quân hai bên đối diện bắn nhau.

Người dân trong thị trấn kéo nhau chạy ra phía quốc lộ, không dám ngoảnh nhìn lại vùng khói lửa mịt mù phía sau. Tôi là con bé nương theo đoàn người chạy giặc ấy. Sau này thì tôi được biết cả gia đình cha mẹ anh chị em tôi đều đã bị chết tan xác trong ngôi nhà hoàn toàn sụp đổ. Tôi nghe theo người ta đến ở trong một trại tạm cư để được cứu trợ, có chỗ ngủ trong lều vải, có cơm ăn. Sống vật vờ trong trại cứu tế nạn nhân chiến tranh một thời gian, tôi lại theo đoàn người đi về phía thành phố. Sau nhiều ngày xin ăn và ngủ đêm ở vỉa hè, tôi được ông chủ vựa bia và nước ngọt nhận làm cháu cho vào làm việc ăn ở trong trong kho chứa hàng.

Bà vợ đã qua đời từ lâu, cụ Chánh chỉ có một người con trai nhưng anh ta tính tình bất thường, hàng xóm vẫn coi là một kẻ dở hơi. Anh ta không giúp gì được cho cụ Chánh trong công việc buôn bán làm ăn nhưng anh ta hiền lành không phá phách nên cũng chưa bị coi là thằng điên. Từ ngày tôi đươc cụ bảo bọc cho ăn ở trong nhà, tôi thấy mọi công việc kinh doanh đều một mình cụ lo liệu hết. Cụ làm việc đầu tắt mặt tối, vất vả sáng chiều, từ việc đặt hàng, nhận hàng của các hãng chở tới đến việc phân phối cho các tiệm bán lẻ trong vùng, cụ làm sổ sách thu tiền trả tiền mọi sự rất trơn tru. Cụ hoạt động tháo vát nhanh nhẹn mặc dù bà con lối xóm goi là cụ, có lẽ vì tôn kính chức tước của cụ hồi xưa. Tôi là đứa cho cụ sai vặt và lo hầu hạ cơm nước cho anh con trai bệnh hoạn của cụ.


Một hôm, có một thanh niên xách cái túi hành lý đến nhà và được cụ cho ở trọ học. Anh ta có lẽ là cháu thứ thiệt của cụ Chánh không phải thứ cháu nhận như tôi. Trong cách xưng hô khi chuyện trò đối đáp đã có những liên hệ tình cảm, hình như giữa cụ Chánh và thân phụ của anh có ân sâu nghĩa nặng gì đó xưa kia, anh được cụ chứa chấp bảo bọc có phần giúp đỡ cưu mang học hành tương lai. Anh được ở trên căn gác chung với anh con trai của cụ. Với anh con trai thì cụ mặc tôi muốn xưng hô thế nào tùy ý, gọi là… thằng cũng được, nhưng với chàng trai trẻ mới tới, cụ Chánh bảo tôi phải gọi bằng cậu.

Ngoài giờ đạp xe lên Saigòn học, về nhà cậu cũng phụ vào làm các công việc trong cửa hàng cùng với tôi và cậu trở thành người thân cận gần gũi tôi nhất. Cậu ôm quyển sách học trong gian nhà kho xếp đầy những két bia và nước ngọt cao từng chồng từng chồng. Khi rảnh cậu học bài của cậu, khi có việc cậu phụ làm với tôi. Nói là cậu phụ làm chứ có khi cậu là chính mà tôi mới là kẻ làm phụ bởi lẽ cậu là con trai tôi là con gái. Như xếp các két hàng thì cậu bê những két bia lớn La Rue nặng nề còn tôi bê những két nước ngọt hay bia 33 nhỏ hơn, nhẹ hơn. Nếu phải trèo lên cao thì cậu trên tôi đứng dưới. Khi giao hàng cho các tiệm giải khát bằng xe 3 bánh thì cậu đạp xe, cậu cho tôi ngồi nghễu nghện lên trên các thùng két, cậu cháu nói chuyện huyên thuyên trong những giờ phút tự do thoáng đãng.


Những năm sau, tôi quen dần những công việc của dépot, tôi biết làm nhiều việc của cụ Chánh. Có khi cụ còn giao cho tôi tính tiền, đi thu tiền và cả việc đem tiền đi đóng cho nhà máy sản xuất bia. Cụ cũng sai tôi đi dàn xếp những vụ rắc rối do anh con trai cụ gây ra với chòm xóm, hoặc phải can thiệp khi anh ta bị bắt nạt. Thậm chí có khi cụ còn bảo tôi đi cãi nhau với cái bà lắm điều ngoài đầu ngõ để cho mụ bớt gây chuyện. Cụ cho tôi uống những chai bia chẳng may bị nứt vỏ kẻo phí của trời. Thế là có dịp cho cậu cháu tôi say sưa đỏ mặt tía tai, cậu sinh viên chẳng phải dân nhậu, hai người cưa nhau một chai La Rue là đã bí tỉ.

Tôi có thể trả lời những câu hỏi của khách hàng, tôi theo dõi và nhớ biết giá cả hàng hóa lên xuống, tôi còn có thể tính toán làm sao để chặt đá cục bán cho có lời từ những cây đá chứa trong thùng trấu hoặc mạt cưa. Cụ Chánh rất khen ngợi và tin giao cho tôi trông coi cửa hàng. Cụ có thể đi vắng sau khi dặn dò công việc nhà cho tôi và dặn dò cậu sinh viên ở nhà trông coi tôi và thằng dở hơi. Nhưng mỗi khi có tiệm nước đặt hàng, cậu lại phải hỏi tôi, hoặc là hãng nước ngọt gọi hỏi cần bao nhiêu hàng để chở tới cậu cũng lại phải đưa điện thọai cho tôi trả lời. Cụ Chánh đi vắng giao cho cậu chỉ huy nhưng tôi là người làm việc. Cả cái việc cho anh con trai ăn gì bữa trưa cũng là tôi sắp đặt.

Nhưng có một việc hoàn toàn do cậu chủ động định đoạt tính toán là việc hai người thương nhau trong góc nhà kho. Cậu kéo tay tôi vào dìu tôi nằm ngả lưng trên những két bia, tôi hùa theo nhịp nhàng đúng ý cậu bởi vì chính những thèm muốn đó cũng đúng ý tôi. Tôi sung sướng hứng lấy cậu trên những két bia cọ kẹ ken két, chúng tôi đưa đẩy nhau lung lay trên cái dàn thùng két trong bóng tối nhá nhem. Ngày nào cũng thế, ngày nào tôi cũng được cậu ôm ấp vỗ về yêu thương, cậu còn khen ngực tôi đã nẩy nở, đã là hai cái chũm cậu rất thích sờ nắn, cậu nói cậu thương tôi vô vàn, cậu thích tôi vô vàn, cậu yêu tôi vô vàn.

Cậu cho tôi biết là cậu học luật, cậu sẽ làm luật sư hoặc thầy giáo nếu không phải đi Thủ Đức và cậu sẽ lấy tôi làm vợ. Những khi ngồi trên xe ba bánh của cậu đi giao hàng, cậu thường kể đủ thứ chuyện cho tôi nghe, có khi cậu còn hát nho nhỏ cho một mình tôi nghe. Khi chiếc xe thả dốc cậu để cho nó lao xuống vù vù, tôi ngồi trên mà tưởng như mình được bay bổng, hết dốc xuống đến dốc lên, chúng tôi cùng nhảy xuống dùng hết sức đẩy xe lên. Chúng tôi thở hổn hển nhìn nhau sung sướng. Mãi mãi về sau, nhớ lại, bao giờ tôi cũng thấy rằng những giờ phút ấy là những giờ phút hạnh phúc nhất đời tôi.

Cậu cho tôi rất nhiều sách cũ của cậu và bảo: “Đọc đi, lúc nào rảnh thì đọc.” Đó là những quyển sách cậu đã đọc và cậu thích, tôi bị thất học nên cậu muốn truyền cho tôi chút ít nào đó những gì mà cậu cho là hay. Tôi làm theo lời dạy. Rồi tôi hỏi. Rồi cậu giải thích. Tôi hiểu. Tôi không hiểu. Tôi hiểu theo nghĩa khác. Ngay trên xe ba bánh. Ngay trong kho bia. Ngay trong nhà tắm.


Tôi rất thích tờ tạp chí tiếng Anh, trong đó có một bài viết về một hoạ sĩ, in kèm là những tấm hình chụp các bức họa đàn bà khỏa thân. Tôi đâu biết tiếng Anh vì tôi mới chỉ theo tới lớp 8 đã phải bỏ học chạy loạn, đọc không hiểu, nhìn những tấm hình các bức họa khỏa thân tôi cũng không thấy ở đó có gì làm tôi phải chú ý, thậm chí tôi còn coi đó là những cái gì kỳ cục dị hợm, chỉ liếc sơ rồi đỏ mặt lật qua trang khác, nhưng cậu nói miết, cậu bảo cứ nhìn kỹ sẽ thấy vẻ đẹp của những bức danh họa, cậu cũng bảo tôi cứ đọc bài tiếng Anh rồi sẽ có lúc hiểu ra. Cậu dịch cho tôi biết sơ về cuộc đời và những tác phẩm hội họa của hoạ sĩ. Mà quả thật xem hình chụp những bức họa khỏa thân nhiều lần, dần dần, tôi thấy ra là đẹp, rất đẹp, đó không chỉ là những tấm hình đàn bà cởi truồng. Có lúc tôi thấy người trong tranh như sống động, mỉm cười với tôi. Ở một bức khác tôi nhìn ra vẻ u uất nơi khuôn mặt của người đàn bà trong tranh. Tôi biết cậu rất mê những bức tranh, cậu nói chỉ được xem hình chụp in lại trên báo mà đã thích rồi, nếu được tận mắt xem những bức tranh thật này còn sướng biết bao. Nhưng cậu nói sẽ chẳng bao giờ cậu được thấy chúng vì chúng ở những nơi thật xa và thật sang trọng. Tôi rồi cũng giống cậu, lây cái tật thích tranh khỏa thân, tôi nhìn miết những tấm hình, nhìn hồi lâu những đường nét ở ngực, đùi… của người trong tranh. Tôi cắt bài báo và những tấm hình kẹp trong một quyển tập cất giữ cẩn thận.

Trong số các sách báo cậu cho tôi còn có những tập thơ, những bộ tiểu thuyết võ hiệp… Tôi đọc không kịp vì công việc của con ở lu bu tối ngày, cho nên tôi thường đọc theo những gợi ý của cậu. Nói cho đúng tôi là một kẻ a dua của cậu, cậu vui đâu tôi âu đấy. Khi cậu nói về nhân vật Lệnh Hồ Sung yêu ai nhất trong ba người yêu Doanh Doanh, Nghi Lâm và Nhạc Linh San, là lập tức sau đó tôi tìm dịp lật qua những trang Tiếu Ngạo Giang Hồ, tôi phải thuộc tên những nhân vật trong câu chuyện của cậu để khi nghe cậu nói tôi có thể nương theo cậu ma sống. Khi cậu bình câu thơ “Chiết kích trầm sa thiết vị tiêu...” là tối đó tôi phải lục lọi bài thơ trong tập Đường thi có dịch âm dịch nghĩa mà cậu đã cho tôi, để tìm hiểu “nhị kiều” là ai mà lại ngự trong lòng cậu. Tất cả những kiến thức đó cậu đã quen thuộc vì cậu đã học qua nhưng với tôi thì hoàn toàn mới lạ, tôi chạy theo cậu muốn hụt hơi như là khi chạy đuổi theo chiếc xe ba bánh cậu phóng đi đùa rỡn bỏ tôi lại sau.

Ở góc sân sau có nhà tắm quây bằng mấy tấm tôn, cửa che vải bạt nhà binh, nước đựng trong thùng gánh nước xách vào, chiều nào tôi cũng phải xách nước tắm vào đó cho cụ Chánh, cho anh con trai và cho cậu, dĩ nhiên là tôi phải xách nước tắm cho tôi. Đặc biệt cho cậu bao giờ tôi cũng xách cho hai thùng để cậu xối nước thoải mái hơn. Có khi đang tắm cậu gọi tôi vào gội đầu cho cậu. Tôi không giám tự ý vào phòng tắm với cậu nhưng nghe cậu gọi là tôi vào ngay. Trước khi cậu tắm tôi đã sắp sẵn đủ cả: nước, gầu múc, xà phòng, khăn tắm… đâu có thiếu thứ gì, cho nên cậu chỉ có thể kiếm cớ gội đầu, kỳ lưng, để gọi tôi. Có lần cụ Chánh gọi tôi ở ngoài sân, tôi vội chạy ra hai tay đầy bọt xà phòng, cậu cũng mặc vội cái quần đùi rồi chạy ra đầu tóc mặt mũi cũng đầy xà phòng, cụ Chánh mắng:
-     Chúng mày mần giặc gì ở trong đó ? Tôi thưa:
-     Cậu bảo con giúp cậu gội đầu xà phòng.
-     Kể xác nó, lớn tướng rồi không gội đầu được hay sao mà phải sai mày. Đi, mày lấy xe đạp đi kêu thêm năm cây nước đá nữa bán từ giờ đến đêm, hôm nay trời nóng bức người ta mua đá cục nhiều lắm đó.
Tôi vâng dạ, lấy xe đạp nhưng còn nói vọng vào phòng tắm:
-     Cậu chịu khó gội một mình à nhe.
 
*
Năm học thứ 3 thì cậu vắng nhà nhiều hơn, cậu có kể cho tôi biết cậu tham dự vào ban đại diện sinh viên, cậu cũng kể về những vụ hội thảo, xuống đường, biểu tình chống quân phiệt, chống độc tài, chống chiến tranh… Cậu còn nói thêm… “vui lắm, giá mà em được đi học thì cậu cũng kéo em theo”. Có hôm cậu về khuya, tôi định xách “cặp lồng” đi mua phở cho cậu ăn nhưng cậu giữ lại, kéo tôi vào kho bia, chiếc “cặp lồng” rơi loảng xoảng xuống nền nhà, rồi những két bia kèn kẹt dưới lưng tôi, tôi đong đưa trên dãy thùng két đó. Khi cậu thở hắt buông tôi ra, tôi lặng lẽ cúi xuống nền nhà sờ soạng tìm những ngăn cặp lồng, tìm cả cái nắp, lắp vào, rảo bước sang phía hàng phở đêm gần đó. Tôi sung sướng đem phở về xúc cho cậu ăn, cậu vẫn còn nằm ngả nghiêng trên những két bia, trong ánh đèn đường rọi vào qua cửa kho, cậu há miệng đón những thià phở tôi đút vào. Nuốt xong tô phở cậu tỉnh ra, ôm nựng hai cái chũm của tôi và của cậu. Trước khi đi lên gác ngủ cậu nói: “Lần nào cậu cũng là kẻ gục ngã trước… quân thù sung sức!”. Sau đó “quân thù” cũng lăn quay ra ngủ say như chết.

Nhưng những ngày sau, và cả nhiều ngày sau nữa, cậu không về nhà.

Ban ngày cậu không về, tối đến đóng cửa vựa, tôi đi ra đi vào nóng lòng chờ mong cũng không thấy cậu về. Chiếc “cặp lồng” đã sẵn đấy vẫn còn để không qua những ngày sau. Tôi nhớ cậu điên cuồng. Ban đêm nằm ngủ trong kho, tôi nghe những két bia kẽo kẹt rạo rực như những cây tre trong bụi tre kẽo kẹt khi gặp cơn gió lớn.

Một tuần sau cụ Chánh nói cho biết cậu bị bắt đưa đi trại nhập ngũ, cụ còn nói vì tội biểu tình gây rối, nặng thì lao công đào binh, nhẹ làm lính trơn, chứ không được học trường sĩ quan như những người có bằng cấp khác. Thôi thế là sẽ chẳng có dịp cho cậu lấy tôi làm vợ, cậu ngưng ngang học hành làm luật sư, làm thầy giáo, cậu cũng không được làm sĩ quan, cậu sẽ làm lính trơn cầm súng trường đi đánh nhau ngay tuyến đầu và sẽ trúng đạn chết như những anh lính đã bị trúng đạn chết trong thị trấn quê tôi ngày ấy! Tôi buồn quá thể. Tôi nhớ cậu quá thể. Nhưng tôi chỉ khóc được trong bóng đêm. Ban ngày tôi vẫn làm ra vẻ bình thường. Cậu vẫn bặt tin, chưa được về thăm nhà. Cũng không có tin báo tử.


Mãi một năm sau, cậu bất chợt về thăm cụ Chánh trong bộ quân phục sinh viên sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Cậu cho biết là cậu được tha án phạt nhưng phải tiếp tục quân ngũ, chuyển sang học ở trường huấn luyện sĩ quan. Cậu ở nhà ăn một bữa cơm trưa rồi sau đó lại ra đi, tôi không có dịp gặp riêng cậu trong kho bia. Và những tuần lễ sau đó, những tháng sau đó, cả năm sau đó cũng không thấy cậu về.

Rồi một hôm cậu lại về, lần này cậu mặc quân phục rằn ri đeo lon chuẩn uý trên cổ áo. Cậu đi đứng ngang tàng, cậu nói năng ngổ ngáo. Cụ Chánh đi vắng, cậu kéo tôi lên gác vào phòng, cậu vung tay lột quần áo tôi ra và yêu tôi cuồng bạo, cậu thưởng thức tôi kiểu khác xưa, có lẽ là kiểu độc tài quân phiệt như cậu nói, rồi cậu cũng đòi tôi phải làm theo cách của cậu chỉ bảo, tôi líu ríu vâng lời. Cửa phòng vẫn mở, anh con trai cụ Chánh đứng hát nghêu ngao bên ngòai. Cậu chửi thề: “đ.m. thằng điên”. Khi xong cậu không cho tôi mặc quần áo ngay, cậu bắt tôi để nguyên thân thể trống trải nằm ngửa, nằm sấp, lăn bên này, lăn bên kia, co chân duỗi cẳng, đứng lên ngồi xuống, đi tới đi lui... cho cậu xem. Rồi cậu nhào tới hôn hít trên toàn thân tôi. Rồi tôi thấy cậu khóc hu hu. Rồi tôi nghe cậu nói thì thầm trên ngực tôi giữa hai cái chũm của cậu:
-     Em thế này làm sao tôi chết đi được. Chết thì vô lý quá. Chết đi thì làm sao còn cắn được hai cái chũm em.

Tôi nói:
-     Cậu nay đã là sĩ quan, đâu phải là lính dễ chết. Được nghỉ ngày nào cậu về đây với em, em nhớ cậu, em thích cậu, em sẽ chiều chuộng cậu tất cả, em mồ côi, tứ cố vô thân, chẳng còn ai ngoài cậu trên cõi đời này, tối qua coi TV thấy cô Thanh Nga hát “chỉ còn anh thôi… chỉ cần anh thôi...”

Cậu nói:
-     Làm trưởng toán coi mười hai lính, lội ruộng, băng rừng thì cũng giống nhau cả, hòn tên mũi đạn nó đâu phân biệt ai với ai. Đánh “bụp” một cái vào mặt thằng nào là thằng ấy lãnh. Với lại cậu làm chỉ huy thì cậu phải đứng thẳng, đi trước, cho nó muốn “bụp” thì cứ “bụp”. Lỡ mà nó đánh “bụp” vào mặt cậu một cái là rồi đời.

Tôi ghì chặt cái con người oai hùng của tôi vào ngực mình, ôi chao, sao mà tôi mê say cậu của tôi đến thế này.
Có tiếng anh con trai cụ Chánh réo gọi tên tôi, tôi mặc vội áo quần chạy ra, anh ta đứng ngay cửa, sai:
-     Mày đi mua cái gì cho tao ăn chiều, đói quá!
Tôi đành phải bỏ cậu trong phòng, tôi còn nhớ lúc ấy cậu vẫn ở truồng, trên người cậu chỉ có cái áo rằn ri cài lon chuẩn úy. Tôi chạy sang quán mua thức ăn cho con cụ chủ. Khi đem thức ăn về cho anh ta thì cậu đã bỏ đi.
Đó là lần cuối cùng tôi được gặp cậu !

2
Cụ Chánh bắt đầu đau yếu, một hôm cụ gọi tôi vào bảo:
-Tao sức khoẻ suy giảm, chẳng biết còn sống bao lâu nữa, nhưng tao lo cho cái thằng khờ nhà tao quá, tao chết không nhắm mắt được…
 
Nói đến đó cụ nín bặt, hai mắt cụ rưng rưng, tôi quì xuống bên ghế nhìn cụ cũng không biết nói gì, mắt tôi cũng rưng rưng. Lát sau cụ nói:
-     Tao muốn trao cả cái tài sản này và cả cái thằng khờ cho con, mày có chịu giúp ông không, nếu mày chịu tao sẽ làm đám cưới cho hai đứa chúng mày, con sẽ quán xuyến cơ ngơi gia tài này, con sẽ quản lý luôn cái thằng chồng mày, ông nghĩ chỉ có con giúp cho ông được việc này mà thôi. Khi ông chết, mày lo cho nó được bao nhiêu là ông mừng bấy nhiêu, con ạ.

Tôi lặng thinh nghĩ tới cậu, giờ này cậu ở đâu? “Bến Hải hay Cà Mau? Trong Nam hay ngoài Bắc?” Đằng đẵng hai năm cậu không về với em, cũng không một tin tức gì từ nơi chiến địa. Cậu có còn nhớ tới em ? Cậu có còn nhớ tới cái kho bia ngày cũ, cậu có còn thích những cái chũm trên ngực em dành riêng cho cậu ? Cậu mà về đây thì em sẽ chiều cậu tất thẩy mọi thứ, cậu muốn em đi đứng nằm ngồi cách nào em cũng chiều được hết. Hay là... trời ơi, hay là đã có một cái “bụp” nào xảy ra rồi ?

Chợt cụ Chánh hỏi dồn:
-     Con nghĩ sao? Trả lời cho ông đi. Con bằng lòng thì gật đầu để ông lo mọi sự !

Tôi hốt hoảng mếu máo gật đầu. Cụ Chánh ôm chầm lấy tôi:
-     Cám ơn con. Từ nay con là con ta. Con không còn là cháu hờ hay là đứa ở nữa. Con là con ta, tất cả nhà cửa này là của con, con toàn quyền điều khiển, định đoạt.

Những ngày sau cụ Chánh tổ chức đám cưới cho con trai. Hàng xóm nói tôi trúng số, khi không được nguyên cả một gia tài lớn. Căn gác được sửa chữa thành phòng riêng cho vợ chồng mới. Tôi sẽ ở trên gác chứ không còn phải chui rúc trong nhà kho nữa. Không rõ nằm trên những két bia và nằm trên giường đệm nó sẽ khác nhau thế nào ?


Đám cưới diễn ra êm xuôi, thằng chú rể ngoan ngoãn làm theo những gì người lớn chỉ dẫn. Tiệc tùng xong khách khứa ra về, cụ Chánh kêu tôi bảo “Bắt nó đi ngủ, từ nay con phải cho nó vào khuôn vào phép, ăn uống, ngủ nghê, tắm rửa... phải có giờ giấc, cấm nó không được lang thang ngòai đường ngoài quán...”. Tôi dắt tay chồng tôi lên phòng, nó ngoan ngoãn làm theo, tôi nói thay quần áo tắm rửa lên giường ngủ, nó không nghe, có lẽ suốt ngày lễ lậy anh ta mệt quá cứ để nguyên thế lăn ra ngủ, anh ta chẳng ngó ngàng săn sóc cô dâu gì cả. Tôi cũng thây kệ, rồi từ từ anh ta sẽ biết phận mình, sẽ biết phải làm gì cho vợ. Cụ Chánh giao nhà cửa công việc cho tôi thì tôi sẽ lo chu đáo, còn việc vợ chồng là của vợ chồng tự nhiên rồi sẽ đâu vào đấy. Chỉ tội một điều là chồng tôi chưa hề biết việc đực cái, chưa, chưa bao giờ, nói ngay ra là anh ta vẫn trai tân, tôi biết chắc chắn điều đó, anh vẫn chỉ là kẻ ngơ ngơ ngác ngác; còn tôi thì tôi đã được cậu dạy cho đủ điều, biết trao và biết hưởng, biết từ cổ điển biết đến tân thời. Tôi đã biết thương biết xót, biết tình biết nghĩa, biết dịu dàng êm ái và biết oai hùng dũng cảm, tôi đã biết trước biết sau, biết khởi đầu cũng như kết thúc. Tôi đã được cậu tôi lột xác, nhưng tôi cũng đã mất trắng sạch banh, mất người làm cho tôi được sung sướng, mất hút vào trong cõi vô cùng, “bụp! bụp! bụp!”.

Tôi đi tắm, nước mát làm tôi dễ chịu, tôi gột rửa son phấn đầu đời cụ Chánh thuê người đến trang điểm trên mặt cho tôi hồi sáng sớm hôm nay. Tôi tắm xà phòng thơm, tôi kỳ cọ kỹ càng toàn thân, khắp chân tơ kẽ tóc phải thật sạch sẽ, thật thơm tho và tôi sẽ lựa chiều lèo lái chỉ dẫn cho anh ta biết cách lần mò qua các ngõ ngách mà thụ hưởng trọn vẹn người vợ tình cờ của anh, nhưng tôi thì tôi sẽ tưởng tượng cậu đang là anh ta trong bóng tối. Những gì cậu đã làm cho tôi, tôi sẽ đưa đẩy sao cho anh ta biết làm như thế. Dạy một người chưa biết gì có lẽ khó nhưng có lẽ cũng dễ, cách hay nhất là làm trước để học viên bắt chước làm theo. Tôi thay bộ đồ ngủ đẹp mới mua, nhìn mình trong gương tôi thấy tôi đã khác lạ. Tôi vén màn chui vào giường đệm mới với chồng tôi.
Cậu ơi, em đang đi vào một vùng chiến địa khủng khiếp như quê em, ở đó may ra em gặp được cậu với mười hai chiến binh dũng cảm và oai hùng, tất cả, không chỉ mình cấp chỉ huy, em nhìn thấy tất cả mười ba đều đứng thẳng và tiến tới ... 
*
Nửa đêm yên ắng, mọi người đang ngủ say thì chợt có tiếng kêu la cầu cứu. Trong nhà thức dậy, hàng xóm thức dậy, thằng chú rể ở truồng tay ôm quần đứng ngoài đường ngay trước cửa dépot bia nói oang oang: “Nó cởi quần tôi, nó cởi quần tôi ra rồi thò tay vào bóp bóp con cu tôi, ối giời ơi, cứu tôi với, cứu tôi với!”
Mọi người hiểu chuyện, phì cười trở vào nhà đi ngủ lại. Cụ Chánh bạt tai thằng con trai rồi lôi nó vào nhà, miệng chửi: “Thằng ngu!”

*
Tôi quơ vội vài bộ quần áo và mấy thứ cần thiết vào trong cái xách tay, lẻn ra khỏi nhà, đi một đoạn gặp xe lam vẫy ngừng trèo lên. Đến bến sang xe đi tiếp. Rồi sang xe khác đi nữa. Sáng ra tôi thấy mình ở một khu đông người như họp chợ, đâu đây như ven xa lộ Biên Hoà. Tôi ôm túi đồ lang thang nghe ngóng những người trong từng đám đông nói chuyện với nhau, thì ra nơi đây đang là cái chợ tuyển người làm sở Mỹ. Trên bước đường cùng, tôi thấy đây là cơ hội, tôi mon men nghe ngóng rồi quyết định sẽ gia nhập vào đám người kiếm sống này. Đến trưa thì có một đại diện hãng thầu nhận đơn của tôi, họ sẽ làm hồ sơ, sẽ chỉ dẫn cách thức, sẽ đưa đi làm điều chuẩn an ninh, sẽ giới thiệu với phòng tuyển mộ của căn cứ Long Bình, tôi sẽ được vào làm bồi bàn trong nhà ăn của lính Mỹ. Tôi sẽ phải trả cho “hãng thầu người” này hai mươi lăm phần trăm tiền lương hàng tháng. Tôi mừng quá nhận lời ngay, làm được bốn đồng, đóng sở hụi một đồng đâu có sao, tôi nghĩ nếu họ đòi hai đồng tôi cũng chịu, còn hơn là chưa biết ngày mai lấy gì mà ăn.

Tôi kiếm nhà trọ ở xóm chợ đó. Một tuần sau tôi được gọi đi học làm bồi, học hai ngày thì nhận việc. Làm bồi bàn sở Mỹ mặc đồng phục váy trắng và phải trang điểm, đây là lần thứ hai trong đời tôi phải trét phấn và là lần đầu trong đời tôi mặc váy ngắn hở đùi. Tôi thấy như lúc nào cũng có người đang nhìn vào đùi mình, nó cứ hớ hênh thế nào ấy. Chỉ có cậu và chỉ với cậu thôi tôi có thể làm gì cũng được, làm gì cho cậu cũng là đương nhiên đúng.

Ở nơi đây, từ nơi đây, từ cái nơi tôi bắt đầu đánh phấn tô son mỗi ngày, ở cái nơi mỗi ngày tôi phải mặc váy ngắn hở đùi, đời tôi gặp một lối rẽ, một bước ngoặt gắt gao.

*
Ông cao lớn, tôi kiễng chân cũng chỉ đứng ngang tầm nách ông. Ông đi đứng khoan thai, nói năng nhỏ nhẹ, chậm rãi, ôn tồn. Ông có đôi mắt xanh lộ ra vẻ bao dung nhân ái. Ngày nào ông cũng dùng bữa ở phòng ăn này. Chỉ qua vài bữa đầu tôi đã thuộc lòng ý thích của ông. Ông luôn chọn chỗ ngồi ở cái bàn nhỏ nơi phía góc phòng từ đó ông có thể nhìn ra vườn cỏ xanh mướt bên ngoài cửa kính và ngọn núi Châu Thới mờ mờ xa xa. Ông cầm cái khay từ quầy thức ăn đi vào thì tôi đã đứng chờ ông ở cái bàn đó. Không biết có phải tôi... cố tình giữ cái bàn nhỏ đó cho ông không nhưng tôi luôn luôn e ngại có người khác chiếm chỗ đó của ông. Từ khi mở cửa phòng ăn, nếu có khách bước vào là tôi tìm cách lái họ mời đến những chỗ khác. Cho đến khi ông tới và ngồi yên vị ở cái chỗ quen thuộc mà ông thích đó tôi mới thở phào yên tâm nhẹ nhõm. Tôi đem trà đến cho ông, tách nước sôi, tôi bóc gói trà thả vào nước sôi, sợi dây buộc giấy nhãn vắt ra ngoài tách, một miếng chanh ngon lành không có lõi để trên đĩa. Tôi nói “please” ông nhìn tôi trìu mến “thank”. Về sau thói quen đã làu, ông muốn tôi nói tiếng Việt “xin mời” và ông nói “cám ơn cô”.


Hai tháng sau, một hôm ông nói tôi cuối giờ làm, ông sẽ đưa tôi về. Đúng như thế, ông lái xe jeep đón tôi ngay cửa BOQ, tôi rụt rè không dám lên xe, ông xuống xe đi vòng sang ẵm tôi đặt ngồi trên ghế, tôi bàng hoàng cả người. Khi xe ra tới cổng căn cứ, ông ngừng lại cho tôi xuống đi bộ chui qua cửa an ninh bấm thẻ đúng thủ tục. Một nhân viên kiểm soát nháy mắt nói với anh đồng sự:
 “Mới hai tháng đã bắt được con cá mập, trung tá Mỹ chứ bộ.” Tôi trở lại xe, lần này tôi mạnh dạn trèo lên. Ông lái xe đưa tôi về chỗ trọ, mấy người hàng xóm ra nhìn, có người nói: “Cũng lại lấy Mỹ rồi”. Những ngày sau đó ông đều lái xe đưa tôi về và rồi ông hỏi cưới tôi làm vợ đem về Mỹ. Bằng thứ tiếng Anh hầu bàn, tôi bập bẹ nói và loáng thoáng hiểu sự việc làm đảo lộn đời tôi. Vợ ông đã đòi ly dị với ông ngay từ ngày ông tình nguyện sang chiến trường Việt Nam, bà ấy không chấp nhận việc ông xa nhà, mọi sự đã giải quyết xong, ông chưa có con cái, ông sẽ giã từ đời quân ngũ, ông sẽ thôi chức vụ trung tá không quân để đem tôi về sống cuộc đời dân sự bình an ở bên Mỹ. Ông xin tôi nhận lời cầu hôn của ông vì ông thích tôi qua những bữa ăn tối ở câu lạc bộ sĩ quan. Tôi hoang mang không biết xử trí ra sao. Chưa gì đã nghe những lời đàm tiếu “me Mỹ”, nhưng quả tình tôi rất kính trọng ông, tôi rất tin tưởng nơi ông, con người như ông tôi nghĩ không thể xấu xa được. Và tôi rất muốn đi khỏi nơi này, tôi rất muốn đi xa, thật xa, tôi muốn chạy trốn để dứt khoát với dĩ vãng, dứt khoát với cái nơi không còn chút liên hệ nào. Không còn quê quán, không còn cha mẹ anh chị em, không còn cậu. Cậu tôi đã bị “bụp” ! Tôi cũng đã bị “bụp”. Chúng tôi đều đã vỡ mặt, cậu cháu tôi đều đã rồi đời.

Hôm sau tôi trả lời ông là tôi bằng lòng theo ông suốt cuộc đời. Tôi cũng xin ông đừng bỏ tôi bơ vơ ở nước Mỹ, tôi đã bơ vơ ở Việt Nam, xin đừng bỏ tôi bơ vơ trên chốn dương gian này. Ông ôm tôi vào lòng ngay tại phòng ăn câu lạc bộ trước mắt bao người. Ông gọi quản lý xin cho tôi nghỉ việc ngay hôm đó. Ông đưa tôi về ngôi nhà ở làng đại học Thủ Đức. Tôi được biết ngôi nhà này do một kỹ sư hãng thầu xây dựng RMK thuê để ở với một cô vợ Việt nam, nay ông kỹ sư về Mỹ sang lại nhà và cô vợ cho ông trung tá không quân, nhưng ông trung tá chỉ nhận sang nhà, ông mang tới một cô vợ Việt nam khác.


Làng đại học Thủ Đức gồm toàn những ngôi biệt thự lớn được xây dựng dành riêng cho các giáo sư đại học, ông cố vấn chính trị chế độ Cộng-Hoà-cũ đã gọi khu cư xá cao cấp này là một ấp chiến lược kiểu mẫu, sang chế độ Cộng-Hoà-mới gặp lúc kinh tế khó khăn, chiến tranh bế tắc, vị giáo sư đại học phải thu xếp cho gia đình xuống ở căn nhà ngang vốn là nơi dành cho người ở đợ, ngôi nhà trên cho Mỹ mướn lấy tiền nuôi vợ con. Ấp chiến lược là quốc sách chống lại xâm lăng cộng sản, trong đó các đơn vị gia đình hợp lại với nhau thành cộng đồng đồng tiến, quí phu nhân thì liên đới với nhau thành phong trào, ngăn chặn không cho cộng sản len lỏi vào. Làng đại học Thủ đức đã thành công trong việc vận dụng “lý thuyết tam túc tam giác”, không thấy cộng sản trong đó. Cộng sản không vào được thì người Mỹ vào. Vào bằng xe jeep US Army hay xe hãng thầu RMK, thuê gần hết cả trăm căn biệt thự nguy nga lộng lẫy xây dựng bằng tiền viện trợ Mỹ. Trẻ con trong ấp thường hát nhái rằng:
“Cái nhà là nhà của ta, USAID, USOM làm ra...

Ông đem tôi đến ở ngôi nhà đó, ông thuê người nấu ăn và bồi phòng để hầu hạ tôi. Ông dẫn tôi lên toà đại sứ Mỹ ở Saigon làm giấy giá thú, để sẽ biến tôi thành một công dân Mỹ. Ông cho tôi đi học tiếng Anh, chính ông tập ăn tập nói cho tôi và hướng dẫn tôi hội nhập vào với dòng chính của nước Mỹ. Sáng sáng ông lái xe đi làm trong căn cứ, tôi ở nhà ngủ nướng, thức dậy ăn, ngâm mình trong hồ bơi, nằm phơi xác dưới cây dù mầu, có hai người hầu hạ ăn uống ngủ nghỉ…rồi chờ ông về. Chiều ông lái xe về mang theo bao nhiêu là thứ hàng mua trong PX hay Commis- sary, dư xài tôi đem cho gia đình vị giáo sư đại học, mọi người đều gọi tôi là cô, ở đây tôi chưa nghe ai nhắc đến tiếng “me Mỹ”.

3.
Ngay những ngày đầu tiên từ Việt Nam về Mỹ, chồng tôi đã đưa tôi đến ở ngôi nhà trên đồi. Rồi sau đó thỉnh thoảng ông mới lần lượt đưa tôi đi đến các ngôi nhà khác, có khi là mùa hè ông dẫn tôi ra miền biển nghỉ mát, tập cho tôi chơi surfing, cũng có khi là mùa đông ông dẫn tôi lên ngôi nhà trên núi cao dạy cho tôi trượt tuyết, hoặc là có khi ông cho tôi về ở trong những căn phòng trên building giữa thành phố, để thỉnh thoảng ông dắt tay tôi đi lang thang trên các vỉa hè khu thương mại, ông đưa tôi vào các quán ăn mà tôi nghĩ rằng rất quen thuộc với ông vì những chủ quán hay cả những người bồi bàn, quản lý… đều tiếp đón ông kính trọng và thân tình. Họ nói với nhau những chuyện thời quá khứ, những câu chuyện từ hồi ông còn trẻ, từ hồi ông chưa sang tham chiến ở Việt Nam. Có khi họ hỏi ông những chuyện Việt Nam và cũng có khi ông hỏi họ về những chuyện của thành phố thời gian ông vắng mặt. Ông kể chuyện chiến tranh Việt Nam cho họ nghe, ông đã chỉ tôi và giới thiệu “Việt Nam đó”.


Một buổi chiều ông đưa tôi đi uống bia ly, một quán bia rất nhỏ, với những hàng quán của nước Mỹ thì quán bia này chỉ như một thứ “quán cóc”, giông giống một “quán cóc” bên đường nơi quê cũ. Quán bia ở ngay đầu một ngõ hẻm, mấy bộ bàn ghế bên trong bằng gỗ mộc và một chiếc quầy dài có hàng ghế cao cẳng cũng bằng gỗ mộc. Độc nhất quán chỉ bán một thứ bia, chính là thứ bia của hãng sản xuất thuộc gia đình ông ngay bên cạnh đó. Bia bán từng ly vại do người quản lý hứng từ cái vòi chui ra ở vách tường. Một vài món nhậu lai rai như hạt điều, fromage... chiều theo một vài vị khách nào đó, nhưng phần đông khách đến đây chỉ để uống một vài vại bia còn âm ấm chảy thẳng từ trong lò nấu bên kia hãng sản xuất chảy sang. Chồng tôi cũng chỉ uống bia không như thế và ông cũng gọi cho tôi một ly để nhâm nhi với ông. Nhìn thứ nước vàng vàng sủi bọt trong ly thủy tinh tôi liên tưởng tới những chai bia bị lay động cũng bị sủi bọt dưới lưng tôi trong nhà kho của cụ Chánh. Uống những hớp bia tôi lại nhớ những ngụm bia đã bí tỉ chung với cậu. Ông cho tôi biết hãng sản xuất bia có từ hồi ông chưa sinh ra đời do ông nội ông lập nên, nhưng quán bán bia lẻ uống nếm thử này thì có từ hồi ông còn nhỏ do bố ông sáng kiến mở ra. Uống xong mấy ly bia, ông trả tiền rồi dắt tay tôi ra khỏi quán để đi ăn tối ở một tiệm ăn khác. Đi bên cạnh chồng trên hè phố dưới ánh đèn đường tôi nhớ tới Saigòn. Chợt chồng tôi nói:

- Hãng làm bia là của em, cái tiệm bán bia lẻ nhỏ bé đó cũng là của em, nhưng nếu sau này có lúc nào đó em đi ngang tạt vào uống một ly bia thì nhớ là em cũng sẽ trả tiền ly bia đó như những khách hàng khác nhé.

Tôi yes nhỏ trong miệng, đầu vẫn còn lảng vảng ý nghĩ về chốn cũ nơi quê nhà.

*
Ngôi nhà lớn nhiều phòng đẹp đẽ sang trọng nằm trên một quả đồi nhỏ trong một vùng thung lũng mênh mông, có thảm cỏ, có vườn cây, có chuồng ngựa và những con đường đất ngoằn ngoèo. Từ ngôi nhà đó tôi có thể nhìn ra xa không bị một che chắn nào. Cũng từ ngôi nhà đó tôi có thể phóng tầm mắt nhìn tuốt lên dãy núi xanh cao mà ở trên đó cũng có một ngôi nhà của ông. Có lần tôi nói ngôi nhà trên đỉnh đồi thì chồng tôi ôn tồn sửa lại là ngôi nhà dưới đỉnh đồi. Ông nói từ ngôi nhà dưới đỉnh đồi này hôm nào trời quang em có thể nhìn thấy mờ mờ ngôi nhà trên chân núi kia, ngôi nhà ấy đúng ra mới chỉ ở chân núi vì em thấy đó nó chỉ là một chấm nhỏ dưới cùng của dãy núi xanh cao vút chín tầng mây. Rồi chồng tôi tập cho tôi nói câu “Từ dưới đỉnh đồi nhìn lên chân núi”. Tôi tập nói, lập đi lập lại nhiều lần câu nói đó và nhớ đến hồi tôi mới được ông lấy làm vợ, ông cũng dạy tôi nói tiếng Anh bắt lập đi lập lại như thế. Ông dạy tôi từng chữ từng câu, tập đọc tập viết cho tôi, sửa chữa từng câu từng chữ, cho đến khi nào tôi nói được viết được nhuần nhuyễn ông mới hài lòng.

Ông hướng dẫn cho tôi hội nhập vào nước Mỹ bằng cách cho tôi đi làm các công việc ở các hãng xưởng sản suất, mỗi nơi một thời gian, ông nói để tôi quen với những tiếp xúc kiểu Mỹ, quen với lối sống Mỹ, quen với giọng nói Mỹ và nhất là hiểu được trị giá của đồng dollar Mỹ. Tôi công nhận là ông thực dụng.

Tôi cũng được tập cưỡi ngựa, tập lái xe, tập leo núi, tập trượt tuyết, tập chơi golf, tập khiêu vũ, tập chơi đàn piano... Ông mướn thầy dạy tôi những thứ đó. Ông mở chương mục ngân hàng cho tôi, dạy tôi cách xử dụng thẻ tín dụng, ký ngân phiếu, mặc dù tôi chẳng bao giờ phải xài đến nó bởi vì mọi công việc đã có nguyên một phòng hành chánh tài chánh lo liệu, tôi cần gì tôi muốn gì ông quản lý biết ý hết và giải quyết cho tôi ngay. Thậm chí tôi còn không cần phải có tiền trong người, tôi có phải móc ví ra chi trả đâu. Tôi có bao giờ phải xách cặp lồng cầm tiền lẻ đi mua đồ ăn sáng ăn tối cho ai đâu. Chồng tôi muốn nâng tôi lên cao, muốn biến tôi thành người của giới thượng lưu như ông để cùng sống chung với ông. Tôi hiểu điều đó, tôi cố gắng học, tôi cố gắng hội nhập, tôi cố gắng làm cho ông hài lòng. Nhưng tận trong thâm tâm, có lúc tôi vẫn sống lại với quá khứ, có những lúc tôi thấy mình là đứa con gái học trò ở một quận lỵ miền quê, có lúc tôi chợt thấy mình là con lọ lem ngủ đường ngủ chợ, khi thì nhớ ra rằng mình là con ở tay cầm tiền lẻ tay cầm cặp lồng. Tận trong tim tôi vẫn ấp ủ hình bóng cậu, tình yêu của cậu, cái xe ba bánh, kho chứa bia, nhà tắm nơi góc sân, tôi không thể quên được những hình ảnh ấy.


Tháng tư năm 1975 tình hình chiến sự ở Việt nam sôi động, tôi ngồi trước máy truyền hình theo dõi suốt ngày đêm, cộng sản miền bắc vi phạm hiệp định ngưng bắn xua quân tiến chiếm miền nam, hình ảnh những người lính cộng hòa lui quân tan rã súng ống vứt bừa bãi khắp nơi, lang thang trên các nẻo đường chiến địa, đã thu hút sự chú ý của tôi. Tôi cố tìm cậu của tôi trong đám quân bại trận đó. Tôi vẫn cố hy vọng thấy được cậu còn sống sót trong cuộc đổ vỡ này. Ông chồng tôi thấy tôi ủ rũ lại nghĩ là tôi thương nước thương nòi, ông an ủi tôi:
-     Thôi em đừng nghĩ ngợi gì về cuộc chiến đó nữa. Chúng ta đã thua ngay từ lâu lắm rồi, từ cái ngày nước Mỹ bỏ ngỏ Đông Âu cho cộng sản Liên sô xâm chiếm.

Tôi không hiểu được những điều ông nói, tôi chỉ biết ngồi yên với nỗi buồn của riêng mình, chồng tôi nói tiếp, có lẽ là muốn giảng giải cho tôi về những quan niệm của ông:
-     Khi Hoa kỳ từ bên nước Anh đổ bộ lên nước Pháp đánh phát xít Đức giải phóng châu Âu, đáng lẽ ra phải tiến quân đi tới, nhưng Roosevelt lại nghe lời bàn lui của Churchill, nhường cho Liên sô chiếm trọn đông Âu. Đông Âu thoát khỏi phát xít lại sa vào vòng kiềm tỏa của cộng sản. Stalin chôn sống mấy chục ngàn sĩ quan ưu tú của Ba lan, thâu tóm nhuộm đỏ được gần một nửa thế giới. Nước Mỹ đã để cho cộng sản tràn lan, thế giới vỡ bờ, chỉ vì giao tiếp với những tay hoạt đầu chính trị như, một De Gaulle cơ hội, một Churchill láu cá, một Stalin hung bạo… Nước Mỹ đã nhiều lần trợ giúp những tổ chức nổi dậy để rồi sau đó chúng đánh lại Mỹ. Mỹ viện trợ giúp đỡ khắp thế giới nhưng khắp thế giới đâu đâu cũng chống Mỹ. Ở Việt nam cũng thế, Mỹ đã từng cho biệt kích nhảy dù xuống Việt bắc giúp đỡ họ Hồ. Sau này họ “chống Mỹ cứu nước” mới vỡ lẽ ra thì đã muộn. Tôi tình nguyện sang Việt nam chiến đấu những mong làm được một cái gì đó để cứu vãn phần nào, nhưng một thời gian tôi thấy ra rằng chỉ là vô vọng. Chẳng thể cứu nổi Việt nam cho nên tôi bỏ cuộc, tôi cưới em đem về Mỹ là để cứu em ra khỏi vùng chiến địa đó. Không cứu được cả một xứ sở thì tôi cứu lấy một người. Khi em bằng lòng theo tôi về Mỹ là em đã giúp tôi làm được việc đó. Đây là lần thứ nhì trong đời tôi đã tự giải thoát được chính mình.

Tôi định hỏi ông cái lần thứ nhất ông giải thoát mình nhưng thấy ông nghiêm nghị trầm ngâm quá nên không dám. Mãi sau này tôi mới tình cờ biết được sự đó.

Chồng tôi cũng không là kẻ hẹp hòi, khi không còn chiến tranh, nhiều Việt kiều về thăm quê hương, ông chồng tôi cũng gợi ý cho tôi về thăm Việt nam một lần, ông nói:
- Em còn có một nơi gọi là quê hương để mà nhớ thì em nên về thăm. Chứ như tôi đây, trải qua mấy đời rồi tôi chỉ còn biết mang máng là giòng giống mình ở tận bên Scotland, chỉ có thế, tôi không biết một tên người nào, tôi không biết một địa chỉ nào để mà lần mò tìm ra cội nguồn mình. Tôi đã mất gốc. Một người Mỹ thuộc dòng chính là một người Mỹ đã hoàn toàn mất gốc. Phải nhiều đời nữa hắn mới nẩy mầm ra và bám rễ thành một cái gốc khác, nhưng em biết đó, tôi không có con cái, đến đời tôi là dừng lại. Em mới bắt đầu vào cuộc thì em còn chút dây mơ rễ má để mà tìm về. Nếu em muốn thì em cứ đi. Tiền bạc đó em muốn tiêu xài việc gì cho quê hương em thì em cứ xử dụng. Em muốn làm gì để có một cái phao bám víu thì em cứ làm. Tôi chỉ mong em happy. Thấy em happy là tôi hạnh phúc. Tôi mang ơn em đã mang lại hạnh phúc cho tôi.

Tôi ôm ông khóc ròng. Tôi có còn ai đâu. Gia đình bố mẹ anh chị em tôi đã bị xóa sạch cùng với nhà cửa và thị trấn, xóa sạch không còn dấu vết gì bởi bom đạn cào qua cào lại của cả hai bên. Người tình thì mất hút. Tôi còn biết về đâu bây giờ? Về với ai bây giờ? Tiền bạc để cho ai bây giờ? Thấy tôi khóc, ông ẵm tôi trên tay đi tới đi lui trong phòng như người ta ẵm một đứa trẻ. Tôi muốn đẻ cho ông một đứa con nối dõi nhưng suốt mấy năm qua ăn ở với ông tôi vẫn không làm sao có bầu được. Tôi hứng tất cả những gì của ông cũng như trước đây tôi đã hứng tất cả những gì của cậu trút sang nhưng chưa một lần nào tôi tạo thành ra cái gì cả. Tôi là một giống cái không biết tạo ra sự sống, không biết truyền sinh, tôi đúng là thứ đồ bỏ, tôi hoàn toàn là một kẻ bất nhân. Có lẽ rồi ông mất gốc, tôi mất gốc, hai kẻ mất gốc sẽ ôm nhau mà chết rục trong quạnh hiu và vô vọng thôi.


THẢO TRƯỜNG
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Feb/2024 lúc 10:10am

Vài Cái Tết Của Một Thời Để Nhớ 

 

Chiều cuối năm, Minh cố gắng xem lại hồ sơ bệnh lý một vài người bệnh nặng, dặn dò y tá các chỉ dẫn cần thiết để chuẩn bị những ngày nghỉ Tết dài. Giữa cái không khí đặc biệt của những giờ phút cuối cùng năm Nhâm Tý (1972), trong niềm nôn nao chuẩn bị và chờ đợi, có một chút gì thiêng liêng, khi mỗi người đều đi vào thế giới thầm kín của riêng mình, từ cuối trại bệnh vọng lại mồn một, tiếng hát thật tâm tình:

        “Con biết bây giờ mẹ chờ tin con, khi thấy mai đào nở vàng bên nương. Năm trước con hẹn đầu xuân sẽ về‚ nay én bay đầy trước ngõ, mà tin con vẫn xa ngàn xa.”

       “Ôi nhớ xuân nào thuở trời yên vui‚ nghe pháo giao thừa rộn ràng nơi nơi‚ bên mái tranh nghèo ngồi quanh bếp hồng, trông bánh chưng chờ trời sáng‚ đỏ hay hay những đôi má đào.”

      “Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm‚ mái tranh nghèo không người sửa sang‚ khu vườn thiếu hoa vàng mừng xuân, đàn trẻ thơ ngây chờ mong anh trai, sẽ đem về cho tà áo mới, bao ngày xuân đi khoe xóm giềng.”

      ”Con biết không về mẹ chờ em trông‚ nhưng nếu con về bạn bè thương mong, bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường‚ không lẽ riêng mình êm ấm. Mẹ ơi, con xuân này vắng nhà!”

Tiếng hát ngừng trong giây lát, rồi lại tiếp tục vang lên trở lại như cố gửi về đâu đó tâm tư mình qua lời ca bản nhạc.

Trong cái vắng lặng chiều ba mươi Tết, tiếng hát nghe thật ngậm ngùi, xót xa đã được mọi người đón nhận với tất cả tâm tình. Ghi xong những chỉ dẫn cần thiết trên những hồ sơ bệnh lý cuối cùng, Minh tò mò tìm đến chỗ phát ra tiếng hát.

Trước mặt Minh, một thương binh trên chiếc nạng gỗ, vai tựa vào cột hành lang trại bệnh, mặt nhìn về một phương trời xa thật là xa. Anh ta mải mê với tâm tình bản nhạc, nên không biết Minh đang tiến về phía anh cũng như bất cứ chuyện gì xảy ra xung quanh. Khi khoảng cách chỉ còn độ mươi bước chân, không muốn phá tan không khí thiêng liêng của người thương bệnh binh, Minh đã quay trở lại văn phòng, thả mình xuống chiếc ghế dựa. Một cảm giác buồn man mác bỗng nhiên xâm chiếm tâm hồn Minh. Ðã bao năm rồi không về quê vui hưởng những ngày đầu xuân với ba mẹ già, bản nhạc rõ ràng cũng đánh động ngay cả đến Minh.

                                                    ********

Trí óc đem Minh về những lần đón xuân đã qua đi trong đời, nào là thời thơ ấu khi gia đình còn ở bên kia vĩ tuyến 17. Mỗi lần chuẩn bị đón xuân về thật nhộn nhịp và linh đình, khi những người giúp việc làm thịt chú heo, thế nào họ cũng để dành cái bong bóng để phơi khô cho Minh. Cái bong bóng chẳng dễ bể tý nào nầy Minh chẳng ưa gì mấy, vì còn phải qua bao nhiêu ngày chờ đợi mới được sử dụng, hơn nữa, trông nó chẳng trơn tru, mỹ thuật tý nào. Thế nhưng cái đuôi heo mà năm nào Minh cũng được dành phần cho, có lẽ tại Minh là con út trong gia đình thì Minh thích hơn nhiều. Tay cầm cái đuôi heo chạy tung tăng khắp nhà, vừa chạy vừa gặm thật là thích, hơn nữa khi gặm nghe sần sật thật khoái miệng.

                                                          *****

Minh nhớ đến những năm học tại Sao Biển, nhớ đến những đêm chờ sáng gần như không ngủ. Minh thì chẳng phá phách gì, nhưng một số bạn thì đúng như trong thành ngữ: “nhất quỉ, nhì ma, thứ ba học trò”. Những người ở trong danh sách nghịch ngợm, phá phách này ai mà chẳng biết, huống hồ gì thầy giám thị, thế nhưng không lẽ thầy lại thức suốt đêm canh chừng, vả lại đêm cuối cùng trước khi rời trường, thôi thì cũng đành lơ đi cho mấy ông tướng, miễn là đừng có quậy lắm thì thôi!

Ðây là đêm mà các bợm nghịch phá ra tay! Có người đã chuẩn bị từ nhiều tháng trước những gì họ cần để chỉ dùng cho đêm cuối này, hầu thỏa mãn tính phá phách, tinh nghịch đã bị dồn nén bao nhiêu tháng trời, khi phải nép mình trong kỷ luật khắt khe của nhà trường. Họ phải thực hiện quỉ kế như thế nào để thu hút được sự chú ý và tham gia của những người khác, gây rối làm sao để không bị bạn bè biết, và cũng chẳng làm thiệt hại gì đến cho ai, và nhất là làm sao để thầy giám thị không phát giác được mình.

Minh nhớ đến bữa điểm tâm vội vã, hình như chẳng còn ai muốn ăn gì nữa. Tất cả chỉ chờ tiếng chuông báo hiệu bữa ăn chấm dứt. Sau câu kinh đáp cám ơn “Deo Gratias” và “Amen”, cùng với các bạn, Minh như đàn chim non túa ra khỏi sân trường, tung tăng trên khắp các nẻo đường, tìm về tổ ấm trong niềm vui sum họp những ngày xuân.

                                                        *****

Minh nhớ đến lần cùng đáp chuyến xe đò với Hường về quê ăn Tết năm Ất Tỵ 1965, dạo hai đứa mới quen nhau. Năm ấy Minh học đệ Nhất ở Pétrus Ký và Hường, đệ tam Nguyễn Bá Tòng. Hai đứa đều lấy xích lô để đến bến xe lục tỉnh nằm trên đường Pétrus Ký. Minh đi một mình, trong khi Hường có hai cô bạn đưa tiễn. Những ngày cuối năm trời buổi sáng se se lạnh, tuy thế bến xe thật tấp nập. May mà Minh đã mua vé cho cả hai từ hôm trước, chứ không thì cũng không dễ gì có được một chỗ trên chuyến xe hôm đó.

Trời còn tờ mờ sáng, xe đã chuyển bánh. Chiếc xe chạy qua những con đường phố nhộn nhịp ngập đầy các loại xe từ xe đạp, xe xích lô thường và gắn máy, xe ba gác, xe scooters, xe lam ba bánh, xe đò, xe vận tải. Tất cả đều cố tranh nhau chạy trên những con đường chật hẹp. Ngoài chiếc còi xe bác tài xế bấm gần như liên hồi kêu inh ỏi, các chú lơ xe, đứng trên hai cửa ra vào, trước và sau, một tay nắm chặt vào thành, một tay đập mạnh liên hồi vào thùng xe, miệng không ngừng kêu la bai bải để mọi người tránh đường cho xe chạy.

Âm thanh, cùng với hình ảnh sinh hoạt trên con đường từ Sàigòn ra xa lộ Biên Hòa, và các tỉnh miền Trung lúc trời vừa sáng có một nét rất đặc biệt. Ai đã có dịp chứng kiến một lần trong đời sẽ không làm sao có thể xóa nhòa trong tâm trí được. Trời đã sáng hẳn khi xe vượt địa phận thị trấn Thủ Ðức, chạy bon bon trên xa lộ Biên Hòa đi qua các xóm đạo với những nóc giáo đường khang trang, những phố thị sầm uất nối tiếp nhau, qua những khu vườn cây ăn trái xanh tươi, các rừng cao su bát ngát, trồng trên những mảnh đất đỏ mầu mỡ chạy dài hết cây số này đến cây số nọ.

Dầu xe chạy nhanh Minh cũng có thể thấy các công nhân đang thu hoạch mủ cao su từ những chiếc tô hứng, đặt trên những thanh sắt hình dấu hỏi thật lớn gắn ở giữa thân cây, hay đang dùng những dụng cụ trông như chiếc liềm để nạo trên những đường mương hình xoắn ốc ở thân cây làm cho mủ cao su. Chất nhựa trăng trắng, tựa như những dòng sữa tuôn chảy từ vỏ cây theo đường mương xuống tô hứng.

Khi nhà cửa bắt đầu thưa dần, thay vào đó bằng các xe chở gỗ nằm rải đó đây, thì cũng là lúc núi rừng lần lần xuất hiện. Ðường xá trở nên xấu hơn, cạnh quốc lộ số 1 mọc đầy những cây cao khoảng hai ba thước, người ta gọi là những cây kè với những chiếc lá như những chiếc quạt to thật là to đâm thẳng lên trời cao đang mãi vui đùa, phe phẩy với gió.

Xe chạy qua những khúc đường bị phá hoại chưa được sửa sang kịp thời. Những cơn mưa đem nguồn nước đến tắm mát vạn vật sau những tháng nắng hạ oi bức, giúp những khu rừng cây lá xanh tươi, nhưng cũng đã làm cho tình trạng con đường huyết mạch nối liền Nam Bắc trở nên lầy lội, khó sử dụng. Chiếc xe chạy thật vất vả, khi lắc lư vượt qua những hố sâu, bắn tung bùn vương vãi lên trên các cây cỏ quanh vệ đường, khi chồng chềnh làm hành khách nghiêng hẳn về một phía, chiếc xe như muốn vật ngã xuống bên đường vì mệt mỏi.

Người tài xế điều khiển chiếc xe một cách hết sức bình tĩnh, tài tình và điêu luyện qua những đoạn đường cam go. Vượt qua đoạn đường xấu, bắt đầu tăng tốc độ, mọi người thở ra thoải mái vui mừng, bỗng dưng chiếc xe chạy chậm dần và cuối cùng ngừng hẳn lại.

Trong xe nhôn nhao chẳng biết chuyện gì xảy ra. Một đôi phút qua đi trong khi mọi người xì xầm nhỏ to từ đầu đến cuối xe, thế rồi không ai bảo ai, tất cả đều im lặng. Tất cả các hành khách trên xe, như đã hình dung ra chuyện gì phải đối phó, đang gần như nín thở chờ đợi chuyện xảy ra và cầu mong sự bất hạnh ấy không xảy đến với mình.

Minh có thể nghe được tiếng tim đập trong lồng ngực mình, nhìn Hường ái ngại, chàng không lo cho mình bằng cho Hường, vì biết rõ những gì sẽ xảy ra nếu sự bất hạnh chẳng may xảy đến cho mình hay cho Hường. Những giây phút chờ đợi quả thật là lâu. Im lặng vẫn bao trùm trên toàn chiếc xe. Người ta có thể nghe cả tiếng thở của một vài người nhát dạ.

Thế rồi Minh nghe tiếng người nói chuyện đang tiến dần về phía xe, sau đó chú lơ cùng với mấy người ăn mặc không giống bất cứ một binh chủng nào của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, đầu đội mũ tai bèo, bị gạo quấn chéo từ vai qua hông đối diện, chân đi dép râu, tay cầm súng xuất hiện. Họ đi ngang qua phía ngoài xe từ trước ra sau, hình như để kiểm chứng lại lời khai người lơ xe. Tất cả mọi người đều nín thở chờ đợi số phận. Tim Minh đập mạnh như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực khi họ đi ngang qua hàng ghế chàng và Hường ngồi. Chỉ có chưa đầy một phút mà Minh cứ tưởng như hàng giờ trôi qua.

May quá, họ không mời một ai xuống xe, cũng như không bắt bất cứ một người nào trong xe ở lại, có lẽ nhờ lời khai người lơ xe, hay vì họ không gặp đối tượng tìm kiếm. Sau khi kiểm soát, xe được tiếp tục chuyển bánh. Cùng với tất cả hành khách trên xe, Minh và Hường cùng thở ra nhẹ nhõm. Giá mà họ trở lại khám một lần nữa, chắc tim Minh rụng ra khỏi lồng ngực mất.

Nhìn ra cửa xe, Minh có thể thấy một số người chắc cũng thuộc nhóm người này ở rải rác trong các bụi cây dọc đường. Ðó là lần đầu tiên Minh thấy tận mắt những người trong quân đội Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Cái cảm giác sợ hãi kèm theo một ít hiếu kỳ ban đầu đã nhường chỗ cho một chút nào nể vì, bởi những gì Minh nghe đến trước đây về họ đã không xảy ra: không cướp bóc, không hiếp dâm, không bắt bớ bất cứ một ai. Minh và Hường có thể dễ dàng trở thành nạn nhân nếu việc ấy xảy đến.

Ngoài chuyện gặp bộ đội giải phóng ở Rừng Lá, khu rừng chạy dài hằng mấy mươi cây số nằm giữa Long Khánh và Phan Thiết, chuyến xe đã không găp một rắc rối nào khác. Minh và Hường về đến quê trước sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người, vì tuy là láng giềng, cả hai chưa quen biết thân thiết đến độ cùng đáp chuyến xe từ Sàigòn về quê ăn Tết một lần với nhau.

                                                        *****

Minh nhớ đến Tết Mậu Thân, 1968. Năm ấy vì tình hình mất an ninh, gia đình Minh không về quê ăn Tết với ba mẹ và các anh chị. Ðang ngủ yên giấc thì cộng quân đã bắn bừa bãi hỏa tiễn 122 ly vào Sàigòn. Minh đã ôm Anh Tuấn, dạo ấy mới có mấy tháng tuổi nằm tránh đạn dưới giường. Sáng hôm sau khi đi ngang trên đường Bắc Hải, Minh đã chứng kiến tận mắt cảnh hãi hùng gây ra, khi một trong số các hỏa tiễn rơi vào nhà một gia đình thường dân vô tội. Trái hỏa tiễn oan nghiệt đâm thẳng từ mái xuyên qua căn gác, nổ tung ở sàn nhà gây thiệt mạng cho toàn thể mọi người trong căn nhà kém may mắn ấy, để lại một hố thật sâu ngay giữa nhà, như là môt trong những chứng tích giải phóng dân lành của họ. Ngoài ra còn bao nhiêu cảnh chiến tranh ngay tại đường phố Sàigòn, cảnh trực thăng cobra và các chiến đấu cơ oanh kích vùng bị địch chiếm.

Ðau lòng nhất là cảnh Minh phải vào nghĩa địa Hòa Hưng kiếm xác người anh rể, theo lời yêu cầu của chị Loan. Chị kể với Minh, anh Linh, chồng chị rời nhà trưa mồng 2 Tết, với ý định trở lại đơn vị sau khi được đài phát thanh Saigon loan báo tin cộng quân, bất chấp lệnh đình chiến đôi bên thỏa thuận nhân dịp Tết, đồng loạt tấn công trên gần như khắp các tỉnh miền Nam kể cả thủ đô Sàigòn, các quân nhân được lệnh trình diện đơn vị mình gấp để đối phó với tình hình chiến cuộc.

Phục vụ tại Trung Tâm Tiếp Huyết, một đơn vị chuyên tiếp tế máu và huyết thanh cho nhu cầu các thương bệnh binh ở các quân y viện, đơn vị anh nằm cạnh Tổng Y Viện Cộng Hòa ở ngay ngã Ba Chú Ía. Căn cứ vào tin tức trên đài phát thanh sau đó cho biết, đoạn đường anh đi qua đã rơi vào tay đối phương, khi chúng tấn công Bộ Tổng Tham Mưu. Mỗi ngày từ sáng đến tối, xe chở xác chết tìm thấy được trên khắp các đường phố kế cận về tập trung tại đây. Ða số họ là các sĩ quan hay cảnh sát, vì thi hành lệnh gọi trình diện, đã bị hạ sát khi đi qua những đường phố cộng quân chiếm đóng.

Minh không khỏi bùi ngùi nhìn thấy một thiếu phụ khóc ngất bên xác chồng. Chị làm sao tin được chồng chị đã không ngã gục tại chiến trường sau bao nhiêu năm chiến đấu vào sinh ra tử, mà lại chết tức tưởi trên đường phố Saigon, kế cận Bộ Chỉ Huy toàn thể Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, một nơi được xem như là bất khả xâm phạm, an toàn nhất trên toàn lãnh thổ miền Nam.

Chị ôm xác chồng vừa khóc vừa kể lể, nào là mặc cho chị khuyên anh nên xem xét tình hình ra sao đã rồi trình diện, nhưng anh viện lẽ bổn phận và trách nhiệm của mình khi đất nước lâm nguy, hứa với chị sẽ xem xét công việc tại sở, sẽ trở về nhà ngay để vui xuân với chị và các con, sau đó anh nhảy lên chiếc xe jeep, phóng như bay ra khỏi nhà để lại bao nhiêu lo âu cho chị; nào là anh mới ôm hôn chị, các con đây sao bây giờ đã chết tức tưởi như thế này, chị phải giải thích với các con ra sao? Chị tiếp tục khóc và kể cho đến khi ngất lịm bên xác chồng. Cảnh chị khóc đã làm mủi lòng tất cả những ai có mặt tại đó.

Xác chết ngày qua ngày vẫn được tiếp tục chở về. Ngoài số các sĩ quan, chiến binh và cảnh sát đã được thân nhân nhận đưa về nhà lo việc tống táng, còn rất nhiều xác thường dân vô thừa nhận. Nhà xác không đủ chỗ chứa ở trong, đã phải đặt bừa bộn ra cả trên sân bên ngoài. Ruồi nhặng bám đầy, xác nằm chờ đợi lâu ngày bắt đầu trương sình, tỏa ra một mùi hôi thối hết sức khó chịu bay ra khắp những vùng dân cư kế cận. Gia đình anh chị Ðiểm Liên ở ngay tại khu vực kế cận, đã phải tạm dọn đến ở nhà anh chị Linh Loan để tránh mùi hôi thối từ nghĩa địa toát ra này. Minh vẫn ngày ngày vào kiếm xác anh Linh, không biết là may mắn hay xui xẻo, anh đã không nằm trong số các xác được đưa về Hòa Hưng.

Khi lệnh thiết quân luật được tạm thời giải tỏa một thời gian rất ngắn ban ngày, để dân chúng có thể đi lại mua sắm thức ăn, thuốc uống và các vật dụng cần thiết. Chị Loan đã nhờ Minh đưa chị đi tìm chồng. Tình hình không biết rõ như thế nào, tiếng súng vẫn chưa chấm dứt ở một vài nơi, hơn nữa tin tức không được chính xác lắm, tuy thế vì tình thương Minh đã dùng chiếc xe Lambretta của mình đưa chị đi qua vùng lửa đạn tìm chồng.

Không có gì thay đổi khi Minh lái xe qua những khu dân cư ở Ngã Ba Ông Tạ ngoài việc phố xá đóng cửa, sinh hoạt thương mãi đình trệ, thế nhưng, càng tiến về gần khu Tổng Tham Mưu, càng có nhiều hàng rào ngựa cản, xe thiết giáp án ngữ và đó đây mọc lên các nút chặn kiểm soát. Sự hiện diện các binh sĩ nhảy dù dọc bên đường đem đến cho Minh một chút nào an tâm, tuy thế cũng làm cho Minh lo sợ, vì đó là những dấu chỉ chiến cuộc vẫn chưa yên.

Tại các nút chặn, sau khi được biết lý do, các binh sĩ đã mở rào cản để cho hai chị em tiếp tục đi tiếp, tuy thế khi được hỏi đường đến Ngã Ba Chú Ía có an toàn hay không, họ không biết trả lời gì hơn là đề nghị cứ đi tiếp xem sao. Qua bao nhiêu nút chặn và rào cản hai chị em càng lúc càng tiến gần đến mục tiêu tìm kiếm. Những chứng tích về các cuộc giao tranh vừa xảy ra lần lần hiện rõ trên khu vực Bộ Tổng Tham Mưu trên đường Võ Duy Nguy nối dài. Hàng rào và cổng chào loang lổ vết đạn. Nhiều nơi đã bị phá tung, thay vào đó là những con ngựa cản và xe thiết giáp bảo vệ với họng súng đen ngòm chĩa ra đường.

Hai chị em thở ra nhẹ nhõm khi thấy cổng Trung Tâm Tiếp Huyết. Chưa kịp mừng cả hai đã hú hồn khi nghe một tiếng động rất lớn phát ra từ căn nhà bên cạnh đường. Hồn vía cả hai chị em lên chín tầng mây. May quá từ phía phát ra tiếng động, xuất hiện một anh chiến sĩ Biệt Ðộng Quân. Anh khoát tay ra dấu không có gì nguy hiểm, đừng sợ. Thật là một phen hú vía!

Khi cánh cổng Trung Tâm Tiếp Huyết được mở ra cho hai chị em, chị Loan rất đỗi vui mừng gặp lại chồng. Nhờ ơn trên phù hộ, anh đã may mắn đi qua vùng hiểm nguy vào một lúc nào đó mà không bị hại đến sinh mạng. Minh vui lây nhìn thấy anh chị quấn quýt bên nhau. Chị Loan kể hết bao nhiêu đêm không ngủ thao thức lo cho tính mạng chồng và những gì Minh đã làm trong lúc tìm tin tức của anh. Cuộc hội ngộ thật cảm động nhưng ngắn ngủi, vì hai chị em còn phải trở về nhà trước giờ giới nghiêm.

                                                      *********

Tiếng gõ cửa văn phòng mang Minh khỏi cơn nhật mộng về với thực trạng. Người y tá trưởng nhanh nhẹn cho Minh biết nguồn gốc tiếng hát xuất phát từ trại bệnh, mặc dầu không hề được giao cho nhiệm vụ điều tra. Trung, tên người thương bệnh binh trẻ đã hát với tất cả tâm tình bản nhac “Xuân Này Con Không Về,” quê mãi tận Phú Quốc.

Là con út trong gia đình, có nhiều anh em. Tất cả đã lập gia đình nhưng không ai chịu ở với mẹ. Trung tình nguyện sống và phụng dưỡng mẹ già cho đến khi bị gọi nhập ngũ vì đến tuổi động viên. Không biết lý do nào mà Trung bị thuyên chuyển về mãi tận Trung Đoàn 56, Sư Đoàn 3, Quân Đoàn 1. Về đơn vị đã hơn một năm rồi, vì nhu cầu chiến cuộc, Trung chưa có một lần nào về thăm mẹ. Trong một cuộc giao tranh với đối phương, anh bị trọng thương ở chân phải, được di chuyển từ Tổng Y Viện Duy Tân về Trung Tâm I Hồi Lực chưa được một tháng. Trong lần khám vừa rồi, anh năn nỉ Minh cho nghỉ 29 ngày tái khám về quê ăn Tết, nhưng Minh từ chối vì vết thương chưa lành.

Phúc trình người y tá làm cho Minh cảm thấy ân hận. Mặc dầu quyết định của Minh đúng, nhưng chàng không ngờ có thể ảnh hưởng Trung đến như vậy. Trước khi rời văn phòng về vui hưởng những ngày nghỉ Tết dài, ngoài việc dặn dò người y tá trưởng chịu khó tận tình thuốc thang cho tất cả các thương bệnh binh, Minh nhấn mạnh đến việc chuẩn bị hồ sơ cho những người ra hội đồng sau Tết, trong đó có cả hồ sơ của Trung.

Lần này Minh muốn để cho các đồng nghiệp quyết định. Hy vọng sau một vài tuần vết thương tốt hơn, Trung có thể về quê thăm mẹ già trong không khí vẫn còn Xuân.

Sau tết trở lại Hồi Lực, Minh an lòng khi Trung được cho nghỉ 29 ngày tái khám, lần họp đầu tiên sau Tết theo đề nghị của Minh. Hôm Trung khập khễnh trên đôi nạng gỗ rời trại bệnh, Minh không khỏi bùi ngùi liên tưởng đến cảnh sum họp giữa người con thương binh trở về từ vùng địa đầu giới tuyến đầy lửa khói và người mẹ già đã bao ngày mòn mỏi chờ mong tin con.

 Chợt nghĩ đến bản nhạc ”Ngày Trở Về” của Phạm Duy, Minh thầm hát như để tiễn đưa Trung, cũng như hàng vạn người thương binh của cuộc chiến tương tàn về trên muôn nẻo đường đất nước: “Ngày trở về, anh bước lê trên quãng đường đê đến bên lũy tre. Nắng vàng hoe, vườn rau trước hè cười đón người về. Mẹ lần mò ra trước ao, nắm áo người xưa ngỡ trong giấc mơ. Tiếc rằng ta, đôi mắt đã lòa vì quá đợi chờ.”

Mấy hôm sau, Minh rời Trung Tâm I Hồi Lực để lên đường nhận một sứ mạng mới, trở lại tăng phái Thiết Giáp.


Tống Viết Minh
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 100 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.313 seconds.