Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 98 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22688
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 29/Nov/2023 lúc 1:31pm

Chân Dung Người Vợ Lính VNCH 

Chân%20dung%20người%20vợ%20lính%20VNCH%20–%20Hồn%20Tử%20Sĩ%20|%20Nhật%20Báo%20Calitoday

Kính thưa quí vị,

Trong cuộc sống, sự thành công hay thất bại nào cũng có cái giá của nó. Trong chiến tranh cũng vậy, cái giá của những chiến tích lừng danh mà Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) phải trả, là những đồng đội đã hi sinh, những đồng đội khác đã để lại một phần thân thể trên khắp miền đất nước, và hệ lụy dài lâu là những đứa trẻ vĩnh viễn xa cha, những người vợ vĩnh viễn xa chồng! Người quân nhân hi sinh vì tổ quốc, là sự hi sinh cao cả mà tổ quốc mãi mãi ghi công. Nhưng, hình ảnh người quả phụ, với một nửa tâm hồn, một nửa con tim, một nửa phần hơi thở, theo chồng lên đài tổ quốc ghi công, và những nửa còn lại có trách nhiệm trang bị cho các con một hành trang vào đời, phải được thừa nhận là sự hi sinh không kém phần cao cả như người chồng dũng cảm nơi chiến trường, rất xứng đáng được chúng ta kính trọng.

Cũng trong chiến tranh, chồng ở chiến trường, vợ ở nhà quán xuyến công việc gia đình mà công việc gia đình nhiều đến nỗi có những việc chưa kịp đặt tên, nhưng tất cả đều là việc. Chăm sóc các con, chăm sóc tình thân gia đình quyến thuộc, chăm sóc tình bạn bè bằng hữu. Để rồi, những giờ phút yên tỉnh về đêm khi các con chìm trong giấc ngủ, mơ màng nghĩ đến chồng nơi chốn xa xôi, hay đang trong chiến trường khốc liệt, với bao khắc khoải lo âu, sầu muộn!

Rồi chiến tranh chấm dứt trong nỗi nghẹn ngào uất hận, bởi đây là cuộc chiến mà cuối cùng “bị chấm dứt để thua trận”! Sau lời tuyên bố của vị Tổng Thống cuối cùng, hàng trăm ngàn đồng bào, quân nhân, viên chức, cán bộ, bỏ của chạy lấy người, tị nạn trên đất Mỹ. Với những thành phần tương tự như vậy gồm 222.809 người, lũ lượt bị lừa vào 200 trại tập trung trên khắp miền đất nước. Người 5 năm, 10 năm, 15 năm, thậm chí 17 năm ròng rã, do lòng thù hận tột cùng của nhóm lãnh đạo cộng sản Việt Nam. Hằng trăm ngàn gia đình di tản ra ngoại quốc, cũng như hằng chục triệu gia đình còn lại trên quê hương, tất cả đều hụt hẫng. Hụt hẫng vì cuộc sống trên đất người với biết bao xa lạ trong một xã hội kỹ nghệ mà bước đầu chưa thể hội nhập. Hụt hẫng vì phút chốc, từ chế độ tự do bị đẩy vào chế độ độc tài trên toàn cõi Việt Nam!

Cảnh đời thứ nhất. Trong cuộc đời tị nạn, vợ chồng con cháu có cơ hội bên nhau, cùng chia xẻ khổ đau, cùng gánh vác nhọc nhằn, cùng nhận chung nỗi nhục! Nỗi nhục phải rời khỏi quê hương trong thân phận lưu vong! Với những bà vợ chúng ta, vốn sinh ra và trưởng thành trong xã hội nông nghiệp, nay phải cùng chồng từng bước hội nhập vào xã hội kỹ nghệ nơi định cư, đã phải đêm đêm đếm bước từ bến xe công cộng về nhà trong màn tuyết lạnh sau những giờ nhọc nhằn nơi hãng xưởng. Lạnh đến nỗi không biết giọt nước lăn trên má là nước mắt, hay mảnh tuyết vừa tan!

Cảnh đời thứ hai. Trong xã hội mà kẻ thắng trận đầy lòng thù hận, thì gia đình ly tán, sự sống bị bóp nghẹt đến tận cùng của khổ đau, của nước mắt bởi chính sách bịt mắt bịt tai bịt miệng! Cái chế độ mà những người lãnh đạo luôn miệng huênh hoang là “dân chủ gấp trăm lần dân chủ tư bản”, lại bắt mọi người phải sống trong nỗi sợ hãi triền miên với những đôi mắt rình rập quanh năm suốt tháng!

Cảnh đời thứ ba. Riêng với những bà vợ ở lại mà chồng đã vào tù, còn tệ hơn nhiều so với hai cảnh đời nói trên. Hằng ngày phải đối phó với bọn cầm quyền địa phương, cái bọn mà đầu óc toàn đất sét và rác rưởi, chỉ biết đàn áp để cướp đoạt. Đồng thời phải chăm lo cuộc sống các con từng ngày, lo nuôi chồng từng tháng!

Những bà vợ chúng ta, hải ngoại hay trong nước, thật sự là Những Người Đàn Bà Việt Nam rất can đảm khi phải chịu đựng và vượt qua nỗi đau nỗi nhục đó! Đau đến nỗi không còn nước mắt để khóc, nhục đến nỗi chẳng còn lời để than! Nếu đem so sánh giữa hai cảnh đời trong nước với ngoài nước, thử hỏi: “Ai đau hơn ai và ai nhục hơn ai?” Với tôi, không ai đau hơn ai, cũng không ai nhục hơn ai! Vì nỗi đau nào cũng có cái đau riêng của nó, nỗi nhục nào cũng có cái nhục riêng của nó! Xin những ông chồng diểm phúc, hãy nhìn lại đôi nét về hình ảnh Những Bà Vợ Chúng Ta trong cuộc sống khổ đau thầm lặng đó, mà người viết được những bà vợ trong cuộc kể lại:

Một cảnh đau thương. Một bà vợ cùng con cầm giấy phép “gánh gạo” nuôi chồng trên đất Bắc. Ba ngày đi, ba ngày về, 2 tiếng đồng hồ gặp gở! Khi trở về cư xá Bắc Hải, nhà bị niêm phong với dòng chữ “nhà vắng chủ”. Đau đớn biết bao! Xót xa biết dường nào! Bỗng dưng nhà bị mất! Bà gục đầu vào cửa! Bà cùng gia đình định cư tại Houston, Texas từ tháng 4 năm 1991.

Một cảnh đau thương khác. Một bà vợ đã bao nhiêu lần bị công an Phường ra lệnh đi khu kinh tế mới, nhưng bà vẫn không đi. Chúng hành hạ bằng cách gọi bà đến văn phòng, bảo ngồi đó từ đầu giờ đến cuối giờ, ngày nào cũng vậy, và ròng rã 6 tháng như vậy. Một hôm, chúng bảo đưa giấy tờ nhà để giải quyết. Khi chụp được hồ sơ, lập tức tên công an ra lệnh trong vòng 24 tiếng đồng hồ bà phải ra khỏi nhà. “Ôi! Còn nỗi đau nào cao hơn nỗi đau này trong cảnh đời thua trận!” Bà xiêu vẹo trên đường về nhà cách đó mấy dãy nhà liên kế cũng trong cư xá Bắc Hải, và gục ngã ngay trước nhà! Bà cùng gia đình định cư vùng bắc California từ năm 1993, nhưng chồng đã qua đời vào năm 2003.

Một cảnh đau thương khác nữa. Một bà vợ có chồng bị giam trên đất Bắc hằng chục năm trời, bỗng dưng mất liên lạc. Bà lặn lội khắp các cơ quan tại Sài Gòn, Hà Nội, tốn kém, mệt nhọc, nhưng hoàn toàn bặt tin. Nỗi buồn đến với bà quá sức chịu đựng của người phụ nữ tuổi 50, mà có lúc bà cảm thấy như mình đang bên bờ vực thẳm, rồi ngã dần xuống…… Bà bị tai biến mạch máu não, nằm bất động một chỗ. Nhiều tháng sau đó, bất ngờ, người nhà của bà nhận được giấy cho phép bà thăm chồng. Trại tù chỉ cách nhà vỏn vẹn 1 cây số (khám Chí Hòa). Bạn bè khiêng bà đến nhà tù. Cả hai “chồng đứng đó vợ liệt toàn thân”, chỉ biết nhìn nhau, òa khóc…! Khóc cho mình! Khóc cho cuộc đời! Phải chăng, mọi khổ đau trên cõi đời này đang bao quanh hai con người đau khổ đó? Không. Không chỉ có vậy. Mà là tất cả những bà vợ có chồng bị cộng sản giam giữ trong tù, tiêu biểu qua 3 cảnh đời trên đây trong hàng vạn cảnh đời trên đất nước Việt Nam, đều trong nỗi khổ tột cùng đó! Tình trạng bại liệt đó theo Bà cùng chồng định cư tại Houston, nhưng rồi Bà đã từ trần năm 2004!

Sài Gòn-Hà Nội 1.736 cây số, xe lửa tốc hành chạy 72 tiếng đồng hồ, tức 3 ngày 3 đêm. Mỗi người chỉ được mang theo 20 kí lô lên xe lửa, mang nhiều hơn số đó phải hối lộ cho một loạt nhân viên từ cổng vào cho đến nhân viên trên xe lửa. Hành lý ngổn ngang cả trên lối đi giữa toa xe. Ban ngày cũng phải lách từng bước chân vào chỗ trống. Còn ban đêm, thật khó mà tưởng tượng! Hai băng ngồi đối diện, một băng 3 người. Hai băng phía bên kia lối đi, mỗi băng 2 người ngồi. Hai đầu trên của hai băng 6 người, máng được 3 cái võng cho 3 người, 1 người nằm co quắp trên sàn xe đen đúa nhầy nhụa giữa 2 băng đối diện, và 2 người còn lại cũng nằm co quắp trên 2 băng ngồi. Nếu nhìn toàn cảnh của toa xe sẽ thấy, băng ngồi đầy người nằm, những chiếc võng bé xíu che kín trên đầu băng, cả lối đi vốn dĩ đã nhỏ hẹp cũng đầy người nằm chen lẫn trong đống hành lý thật hổn độn. Những bà vợ thăm chồng, mang theo hằng trăm kí lô, biết bao là nhọc nhằn gian khổ!

Giả thử, nếu những ông chồng chứng kiến những hành khách nằm cong queo trong cái gọi là chiếc võng kia, hay co quắp giữa những gói quà đầy ấp tình thương trên sàn xe nhớp nhúa đó, là những bà vợ của mình, liệu có cầm được nước mắt không? Nghe nói lại, nghe thuật lại, ông chồng nào cũng đớn đau thương cảm cho tình cảnh những bà vợ quanh năm gánh gạo nuôi chồng! Nhưng không có đớn đau thương cảm nào có thể đem cân bằng nỗi đớn đau thương cảm của những bà vợ trọn tình vẹn nghĩa như vậy được cả!

Tôi hình dung những bà vợ chúng ta qua hình ảnh trên đây mà chính tôi trông thấy khi tôi ra trại tập trung cùng với 90 “bạn đồng tù”, từ Nam Định về Sài Gòn bằng xe lửa đúng 72 tiếng đồng hồ hồi tháng 9 năm 1987.

Trên đây là một cố gắng dựng lại hình ảnh “Những Bà Vợ Chúng Ta”, nếu không rõ nét thì ít ra cũng là những nét chính của hình ảnh ấy, qua sự kết nối bốn hợp phần sau đây:

Hai hợp phần trong chiến tranh, là những bà vợ mà chồng đã hy sinh, và những bà vợ mà chồng đang chiến đấu.

Hai hợp phần sau chiến tranh, là những bà vợ cùng chồng con di tản ngoại quốc, và những bà vợ ở lại Việt Nam, vừa nuôi con trong một xã hội đầy hận thù và kỳ thị, vừa nuôi chồng trong những trại tập trung nghiệt ngã!

Những cảnh đời bi thương, những khổ đau sầu muộn, những nước mắt, mồ hôi, được khơi lên từ những góc cạnh li ti trong hằng vạn hằng vạn cảnh đời như vậy, mà Những Bà Vợ Chúng Ta đã chịu đựng trong những năm dài thật dài!

Quyển “Chân Trời Dâu Bể” của Giao Chỉ, kể chuyện trên đất Mỹ, và quyển “Giữa Dòng Nghịch Lũ” của Duy Năng, kể chuyện trên quê hương Việt Nam. Hai tác phẩm này trong một mức độ nào đó, có thể xem là tiêu biểu cho rất nhiều tác phẩm dưới dạng chuyện kể thật bình thường, nhưng ôm ấp biết bao xót xa thương cảm cho thân phận người phụ nữ Việt Nam sau ngày thua trận, dù sống trong hai xã hội cách nhau nửa vòng trái đất. Với tác phẩm của Duy Năng, người kể chuyện là bà Hàng Phụng Hà. Bà là một trong số hằng trăm ngàn bà vợ thăm nuôi chồng trong tù. Ở phần kết, bà nói: 

“… Các anh trong tù, khổ về vật chất và đau về tinh thần đến vạn lần, điều đó chúng tôi biết. Nhưng, chúng tôi -những bà vợ của các anh- đau khổ gấp ngàn cái vạn lần của các anh nữa, các anh có biết không? Tôi không đề cao một bà vợ nào, mà tôi đề cao tất cả những bà vợ thăm nuôi chồng trong các trại tù cải tạo. Bởi vì: Họ, đã đứng vững trong phẩm giá Người Vợ Miền Nam. Họ, rất xứng đáng được các anh kính trọng. Và Họ, chính là Vợ của các Anh”.

Vì vậy mà một số bạn đồng tù chúng tôi trong trại tập trung, đã không quá lời khi nói với nhau rằng: “Ra tù, chúng ta phải cõng vợ chúng ta đi vòng quanh trái đất, để đền bù đôi chút về sức chịu đựng biết bao nhọc nhằn gian khổ đã nuôi các con và nuôi chúng mình”.

Bây giờ nhìn lại, trong một ý nghĩa nào đó, những cựu tù nhân chính trị chúng ta, đã cõng vợ đi được nửa vòng trái đất rồi. Đến ngày Việt Nam thật sự tự do dân chủ, chúng ta sẽ cõng vợ trở về quê hương là trọn vòng trái đất như đã tự hứa, phải không quí vị?

Với nét chân dung đó, tôi quả quyết rằng, Những Bà Vợ Chúng Ta rất xứng đáng được vinh danh. Và nếu quí đồng đội và quí vị đồng hương đồng ý với tôi, chúng ta cùng nói to lên rằng: “Chúng ta cùng vinh danh Những Bà Vợ Chúng Ta là những người đàn bà cao cả, rất xứng đáng được kính trọng. Bởi, trong hoàn cảnh nghiệt ngã của chế độ độc tài cộng sản, nhưng đã đứng vững trong phẩm giá Người Vợ Miền Nam, cùng lúc, chu toàn thiên chức làm Mẹ, và tròn bổn phận làm Con”.

Vinh danh bằng những tiếng nói ân tình bên tai vợ, trao tặng vợ một bông hồng thật đẹp, hôn vợ những nụ hôn thật dài. Điều đó luôn nhắc nhở người chồng trong cuộc sống thường ngày, phải thể hiện lòng hiểu biết vợ mình nhiều hơn, cảm thông vợ mình nhiều hơn, rồi quàng tay vào lưng vợ mình chặt hơn, để cùng nhau đi suốt chiều dài còn lại trong cuộc sống lứa đôi thật mặn nồng, như chưa bao giờ mặn nồng đến như vậy. Trường hợp vì lý do gì đó mà bạn đang sống một mình, xin bạn hãy gắn bông hồng màu đỏ lên nơi nào mà khi nằm nghỉ bạn đều trông thấy, để trao tặng vợ khi đoàn tụ bên nhau. Hoặc sự trông thấy đó, sẽ giúp bạn có được những giây phút sống lại những năm tháng mặn nồng trong tình yêu vợ chồng thuở chung chăn chung gối, thuở mà hai người dùng chung một tên.

 
Phạm Bá Hoa



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 29/Nov/2023 lúc 1:41pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22688
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Dec/2023 lúc 12:49pm

Chuyện Tình Chàng Lính Tàu Bay

 
Trời cuối thu, những cơn mưa dầm dề lê thê vừa ngớt, bầu trời quang đãng hơn. Trên cành, những chiếc lá vàng úa, lũ lượt rơi rụng theo từng cơn gió thổi rì rào. Trên con đường dọc theo bãi biển Nha Trang chỉ còn lác đác những vũng nước nhỏ đọng lại như e ấp, chờ tan biến vào không gian. Thơ thẩn dưới bầu trời tĩnh mịch, âm vang giai điệu muôn thưở của làn gió thổi vi vu, hòa lẫn tiếng sóng biển rì rầm, vỗ vào bờ miên man, khiến lòng chàng trai trẻ thanh thản, mông lung. Anh, một chàng sinh viên sĩ quan không quân vừa tốt nghiệp trường bay, trở về quân trường mẹ là Trung Tâm Huấn Luyện Không quân Nha Trang, để dự lớp cuối cùng, huấn luyện quân sự giai đoạn 2 của sĩ quan trong 3 tháng. Đây có thể nói là thời gian dể chịu nhất của cuộc đời người phi công thời chiến.

        Hồi tưởng lại khi mới bước vào quân ngũ, phải trải qua giai đoạn tân khóa sinh là huấn nhục; bị phạt te tua, tơi tả đời hoa, khổ cực như tội đồ. Học căn bản quân sự với chạy nhảy, trườn bò, ướt đẫm mồ hôi,phải trải qua ba tháng rèn luyện thể lực và kỷ luật để trở thành sinh viên sĩ quan. Tiếp theo đó là giai đoạn học Anh ngữ, phải mất vài tháng i tờ muốn mờ con mắt mới đủ điểm để chuyển sang trường bay. Tại trường bay, cũng nhọc nhằn không kém, tối học, sáng bay. Phải cố gắng, phải chuyên cần, phải khẳng định chính mình, phải đạt bằng được ước mơ bay bổng như loài chim, chao lượn trong bầu trời xanh thẳm. Rồi chàng cũng vượt qua với tấm bằng phi công phản lực cơ.
        Giờ đây, chàng đang tận hưởng những giây phút thảnh thơi ở thành phố biển Nha Trang, với tâm trạng vô cùng hạnh phúc, ngất ngây với chiếc cánh bay mới còn sáng loáng cài trên áo. Cả bầu trời rạng rỡ ôm choàng lấy chàng trai trẻ như vuốt ve trìu mến, sóng biển vỗ nhè nhẹ vào bờ như mơn trớn bãi cát trắng phao. Ngày chàng học quân sự, chiều tối thả hồn cùng gió biển vi vu, mang theo hương vi mằn mặn của vùng đất biển thùy dương thơ mộng... Đôi lúc, chàng thả hồn theo tiếng nhạc trong những quán cà phê ấm cúng, nơi đây chàng khởi đầu lọt thỏm vào tình ái… Cái lần đang ngồi một mình trong một góc khuất của quán, lơ đễnh nhìn lên quầy tính tiền của quán, chàng chợt thấy một khuôn mặt đẹp như là thân quen lắm, định thần nhìn kỹ khuôn mặt thanh tú kia, bất chợt nàng hướng nhìn về phía mình rồi nở một nụ cười duyên dáng rạng ngời, dường như muốn đứng tim, chàng lúng túng gật đầu đáp lại, bỡ ngỡ nhìn chỗ khác vu vơ. Thế rồi bao ý tưởng thương yêu cuốn hút lấy mình, như mộng như mơ... chẳng phải người con gái xinh đẹp được chủ chọn để làm cảnh câu khách cho quán, cho những chàng trai độc thân làm lính xa nhà chiêm ngưỡng bên tách cà phê thơm lừng ư!!! Ngồi đồng như thế cũng khá lâu, giờ thì cũng đã khuya rồi phải trở về trại. Về phòng, đầu óc chàng cứ ngơ ngơ, ngẩn ngẩn, trằn trọc mãi không ngủ được, tự hỏi mình ra làm sao thế? Tiếng sét ái tình chăng? Rồi cứ thế, mỗi chiều, chàng không còn thả dài bên bờ biển nữa, đóng đô luôn trong một góc khuất quen thuộc, thả hồn vào vị đắng của những giọt cà phê hòa quyện vào những bản nhạc trữ tình làm ngây ngất cả không gian.

        Dần dà mưa dầm thấm sâu, nàng rời quầy tính tiền, khép nép đến ngồi bên chàng, khởi đầu bằng những lời thăm hỏi xã giao vu vơ dăm phút, lần sau lâu hơn, lâu hơn với những lời thì thầm trao đổi nhau mà sau đó chàng chẳng còn gì nhớ nổi! Trước bao cặp mắt đầy dò xét của khách trong quán, bởi hầu hết họ đều là sinh viên sĩ quan của các quân trường, nào là Không quân, Hải quân, Đồng đế v.v. quần áo bảnh bao, lon lá đầy đủ cả trên vai lẩn trên cổ. Vậy mà người đẹp lại tiếp chuyện thân mật với một gã cơ hữu Không Quân, trên vai, trên cổ trống trơn chẳng có alfa hay hoa mai gì cả. Vì anh chỉ thích mặc quân phục bộ treillis bốn túi, giả dạng lính quèn, hình như nàng cũng có vẻ không quan tâm đến các sĩ quan cao sang, hào hoa và... cũng lắm chuyện. Chàng thầm hiểu phần nào tính cam phận của người con gái thùy mị đoan trang ở nàng, anh càng yêu, càng mến nàng nhiều hơn.

        Cuối cùng anh cũng may mắn vượt qua khóa học quân sự và chờ đến ngày đại lễ tốt nghiệp sĩ quan.

        Đến lúc này thì tình trong như đã, mặt ngoài còn e, chàng rộn ràng xếp đặt một số chuyện cho tương lai 2 đứa. Trước tiên, đến tiệm may, sửa bộ đồ bay mới rồi sẽ đến ra mắt nàng: ý nói anh là Pilot mà không riêng các cô gái, cả những chàng trai trẻ thời chinh chiến cũng hằng mơ ước! Tiếp đến anh về phép thăm gia đình, thưa với Ba Mẹ xin đi cưới nàng.

        Đến hẹn, tại tiệm may, từ phòng thay đồ bước ra soi vào gương, chợt sững người, phía sau anh là nàng với cặp mắt tròn xoe, nhìn mình không chớp mắt, và hình như đôi môi mọng ướt tươi vui rộng mở! Anh quay phắt lại mừng rở chào nàng, chào luôn người phụ nữ đứng tuổi kề bên, có lẽ là mẹ nàng! Nàng bối rối khẽ gật đầu đáp lại. Mãi một lúc bởi lóng ngóng chẳng biết làm gì, chàng bèn trả tiền công may, chào tạm biệt mọi người, mặc cả bộ phi bào với đầy đủ phù hiệu đơn vị mới với cặp bông mai vàng óng, lao nhanh ra đường. Thở phào, nhưng chàng lại cảm thấy có một chút gì không như ý mình, bất ngờ và bỡ ngỡ thiệt! Định bụng tối nay vẫn mặc bộ đồ bay này gặp nàng, xem nàng phản ứng ra sao?

        Cái nắng Nha Trang đang ngả về chiều, hơn lúc nào hết lúc này chàng lại yêu mến chiều hôm đến như vậy, lại sắp được gặp lại nàng, lại sắp bày tỏ những điều ấp ủ bấy lâu nay, chàng khẽ huýt sáo với sự hưng phấn tột cùng. Với dáng vẻ thản nhiên, chàng bước vào quán cà phê hoa mộng, đi thẳng vào góc khuất quen thuộc, ngồi xuống, ngước nhìn về phía nàng đang ngồi, nàng cũng đang chăm chú dõi theo từng động tĩnh của chàng, hình như nàng không chớp mắt thì phải! Hình như đôi môi đang cong lên thì phải?! Mãi một lúc, tưởng chừng một thế kỉ trôi qua bốn mắt mới rời nhau trong im lặng. Nàng cúi mặt xuống, hí hoáy viết điều gì đó vào tờ giấy, mái tóc dài đen óng xỏa xuống che khuất một nửa khuôn mặt trái xoan, ánh đèn bàn tỏa nghiêng nghiêng sóng mủi thanh tú, ôi thấy thương làm sao! Viết xong nàng đứng dậy, khẽ vuốt vạt áo dài màu xanh da trời, màu của không gian mà chàng đang chìm đắm. Nàng bước tới đưa một mảnh giấy nho nhỏ, chẳng nói chẳng rằng quay bước trở về quầy. Chàng hồi hộp nhìn theo, nàng ngồi xuống, cúi mặt, xem kìa hình như có hai hàng nước mắt lăn tròn trên má. Úy trời, việc gì xảy ra đây hở? Chàng bối rối vội mở tờ giấy ra xem em viết gì: "Hôm nay em nghỉ sớm, hẹn anh 2 giờ nữa ngoài bờ biển, anh nhé". Nét chữ nắn nót sao thân thương vô cùng! Nhưng lòng chàng cũng rộn lên, như thế là sao nhỉ? Hình như có chuyện gì không hay? Hay là nàng muốn cùng sóng bước bên chàng?....

        Ngồi bên bờ biển đợi nàng, hôm nay sóng êm ả, gió mát nhè nhẹ nhưng trong lòng chàng sao cứ nôn cứ nóng râm ran! Xa xa ngoài khơi, ánh đèn của những tàu đánh cá để lại những vệt sáng lung linh, lướt trên những ngọn sóng đến tận tâm hồn chàng, một thứ ánh sáng lẻ loi vàng vọt giữa bầu trời đen thẩm... Giật mình, nàng đã đến bên cạnh tự lúc nào, nhẹ như gió thoảng mây trôi, vội đưa hai tay chào đón nàng, chần chừ một lát, nàng ngã vào ngực chàng, bốn cánh tay ôm choàng vào nhau, rồi cứ thế mặc cho thời gian trôi đi một cách mơn man ấm áp. Vóc dáng nàng cũng khá thanh cao, mái tóc nàng cũng vừa ngang tầm mũi chàng, tõa hương thơm nhè nhẹ của người con gái trinh nguyên. Ôi cả không gian dường như ngưng đọng. Rồi bỗng nhiên nàng bật khóc, chàng bối rối, dìu nàng ngồi xuống ghế đá công viên. Trong làn nước mắt, nàng bắt đầu kể lể bao chuyện vui lẫn buồn cho chàng nghe: Em đã thương anh nhiều lắm ngay sau lần gặp gỡ đầu tiên, nhớ nhung nhiều khi vắng bóng anh, như cơ duyên trời định. Cuộc sống của gia đình em khó khăn kể từ ngày cha ngã xuống trên chiến trường năm Mậu Thân, ông là đại úy Biệt động quân. Em vừa đi học, vừa làm thêm để phụ mẹ nuôi em còn nhỏ. Cuộc sống cứ thế trôi đi, cho đến trưa ngày hôm nay; Mẹ bảo rằng: đã có người dạm hỏi con, gia đình hai bên cũng đã đồng ý, định cuối năm nay khi con tròn 18 tuổi sẽ làm lễ cưới. Người đàn ông này là thiếu úy thương phế binh vừa giải ngũ, gia đình khá giả, là chủ tiệm may gần cổng phi trường. Mẹ nói, mẹ không muốn con rơi vào hoàn cảnh như cha mẹ, mẹ không muốn con có chồng là lính, với cuộc sống đầy lo âu và thương nhớ. Con nên thôi việc đi, ở nhà lo ôn bài cho kỳ thi tú tài sắp tới. Hình như linh tính của người mẹ hình thành từ lúc gặp anh cùng em hồi sáng tại tiệm may của ông ấy, đã khiến cho em nghỉ việc, để anh và em không còn có cơ hội gặp gỡ nhau nữa!

        Cả bầu trời như sụp đổ, biển cả dậy sóng cuồn cuộn như chụp lên người chàng, bao hạnh phúc ước mơ bỗng tan biến đi như những bọt sóng trắng xóa kia mất hút khi vào bờ. Chàng hoang mang tột cùng, một nỗi đau chợt xé nát con tim. Chàng như chết đứng, chết ngồi, lặng im như tảng đá xanh rêu mặc cho sóng vồn xô đẩy.

        Nói gì đi anh! Anh cứ im lặng hoài, em đã nghĩ suy kỹ rồi, em sẽ đi với anh đến tận cùng trời cuối đất anh nhé! Nghe đến đấy, chàng chợt tỉnh người, vậy ra mọi sự việc phó mặc cho chàng ư? Hãy suy nghĩ cho kỹ! Đến nước này thì một cũng liều, hai cũng liều vậy. Chàng nói: Còn 2 ngày nữa anh sẽ nhận sự vụ lệnh ra đơn vị tác chiến, anh sẽ suy tính rồi sẽ báo cho em. Giờ cũng đã khuya rồi, em về đi kẻo mẹ mong, anh thương em lắm lắm.

        Cả đêm hôm ấy, suốt ngày hôm sau chàng cứ suy, cứ nghĩ. Mình phải chọn một trong hai con đường và chỉ một mà thôi: Một là cùng người mình yêu sum họp hạnh phúc mới bên nhau, bỏ lại sau lưng hết thảy mọi điều; Hai là... để nàng ở lại với gia đình với cuộc sống an lành đang chào đón và anh cũng không thể cướp đi hạnh phúc của một chiến hữu, người đã hi sinh một phần thân thể cho tổ quốc Việt Nam thân yêu.

        Hai ngày trôi qua nhanh, rồi cũng đến ngày lên đường ra đơn vị. Sáng sớm, chàng đỏ mắt âm thầm vác túi sac marine thẳng ra bến xe đi phi trường Phù Cát, nơi đơn vị mới, nơi chàng sẽ dấn thân vào vùng trời lửa đạn vì lý tưởng "Bảo Quốc-Trấn Không". Chàng đau đớn bỏ lại sau lưng một người yêu nho nhỏ, một mối tình tinh khôi sâu thẩm. Bỏ lại khung trời Nha Trang đầy ắp kỷ niệm thân thương. Nghìn lần xin lỗi nàng và chàng cũng thầm mong vong linh cha nàng mỉm cười tha thứ .
        Đoạn kết: (Hai năm sau)

        Trời chiều dần ngả bóng, từng giọt nắng yếu ớt xuyên qua những tán lá rậm rạp của khu rừng âm u lạnh lẽo, cố chiếu những tia ấm áp xuống chỗ chàng đang nằm trong một trại cải tạo. Hình hài ốm yếu, lọt thỏm trong chiếc võng xù xì nhớp nhúa. Chàng đang chìm trong giấc ngủ đơn côi, mệt mỏi sau cơn vật vã, đớn đau từng thớ thịt bởi loài ký sinh trùng sốt rét. Ngay cả thân thể xưa kia cường tráng do Mẹ Cha nuôi nấng, Không Quân vun đắp, giờ thì lũ ghẻ lở gặm nhấm từng mảng, mưng mủ khắp cùng thân thể còm cỏi của chàng. Vầng trán cao lấm tấm những giọt mồ hôi. Mơ màng trong làn gió thoảng, chàng bỗng nghe một giọng nói thân thương thì thầm "Xa nhau, em nhớ anh lắm"... Anh cũng đang nhớ em, giờ em sống ra sao? Em và Mẹ có khổ cực lắm không?...

        Bất chợt, hai giọt nước từ khóe mắt hỏm sâu lăn dài theo sống mũi, xuống đôi gò má nhô cao hốc hác, rồi chậm rãi thấm ướt khóe miệng với đôi môi thâm xì. Chàng đã ngủ thiếp đi được vài tiếng đồng hồ rồi, hơi thở không còn rền rỉ nữa, có vẻ nhẹ nhàng hơn.

        Bất chợt, chàng mỉm cười nhúm nhó, có lẽ vì nguồn cảm xúc tự trong sâu thẳm của tâm hồn, đã khiến chàng mãn nguyện: Vì chàng đã đúng, khi từ bỏ một mối tình thật đẹp, hi sinh cuộc tình thơ mộng để người mình yêu dấu được an lành, hi sinh để cho mẹ nàng được thảnh thơi tuổi già với đàn con cháu, và hi sinh cho chiến hữu thương phế binh có được một mái ấm gia đình, cùng nàng sinh ra mầm sống mới.

        Bất chợt, chàng lại mỉm cười, một nụ cười lẻ loi… bạc phận..../.
        (Hồi ức của thiếu úy phi công Lý Thanh Nguyên, s/q 73/606759, Phi đoàn 532 Gấu Đen, Không đoàn 82 chiến thuật, Căn cứ 60 Phù Cát, Sư đoàn 6 Không quân, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa)
        Kính tặng các niên trưởng phi đoàn 532, các phi công Không lực VNCH, và các chiến hữu thân mến. Riêng tặng người con gái tên N đã cùng tôi một thời để yêu và một đời để… nhớ.
        (Chú thích của tác giả: Trong bài có đoạn lẽ ra viết như sau "…Hai ngày trôi qua nhanh, rồi cũng đến ngày ra đơn vị. Sáng sớm chàng đỏ mắt âm thầm vác túi sac marine thẳng ra bến xe đi phi trường Phù Cát, nơi đơn vị mới, nơi chàng sẽ dấn thân vào vùng trời lửa đạn vì lý tưởng "Bảo Quốc-Trấn Không", nơi có thành phố biển Quy Nhơn với bao tình ái mới mở rộng vòng tay chào đón chàng…". Viết như thế sẽ làm mất đi vẻ bi hùng của câu chuyện.)


Lý Thanh Nguyên
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22688
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Dec/2023 lúc 12:24pm
Màu Hoa Biển - Cỏ Biển

<<<<<<

Hoa%20màu%20tím%20nở%20rộ%20trong%20khe%20đá%20:%20Korea.net%20:%20The%20official%20website%20of%20the%20%20Republic%20of%20Korea


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Dec/2023 lúc 12:43pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22688
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Dec/2023 lúc 12:53pm

Bên Cầu Xóm Bóng 


Để biết ơn Người Lính VNCH

Đập mạnh tay vào thành xe để tạo tiếng động lớn, Huân vừa reo vui vừa vẫy tay về phía người bán hàng bên cầu Xóm-Bóng, cạnh bậc cấp dưới chân Tháp Bà và reo lên:

– Má! Má ơi, Má! Con nè, Má!

Mỗi lần nghe tiếng đứa con thân yêu, Hạnh lính quýnh, bỏ quày hàng và bỏ cả khách hàng, chạy ra sát lề đường, vừa che mắt vừa nhìn theo chiếc xe đò để thấy anh chàng “lơ” xe vừa vẫy tay về phía Hạnh vừa cười.

Chiếc xe đò lẫn khuất trong dòng xe cộ ngược xuôi trên cầu Xóm-Bóng, nhưng Hạnh vẫn tần ngần nhìn theo. Ôi, chiếc cầu nối hai miền thân yêu của quê Nội hiền hòa mà sao chiếc cầu lại chia cách Hạnh với Phong – kể từ ngày Hạnh tiễn Phong trở lại đơn vị lần sau cùng! Chỉ vài năm sau, trong khi Phong biền biệt nơi nào gia đình không nhận được tin, thì chiếc cầu này lại chia cách Hạnh và Huân để Huân theo những chuyến xe đò xuyên Việt, kiếm tiền nuôi thân và cũng giúp Mẹ nuôi em.

Khi nào nhớ đến chồng con là Phong và Huân, Hạnh cũng mủi lòng, đưa tay quẹt nước mắt. Vừa khi đó, Hạnh bị níu tay và giọng ái ngại của Thủy vang lên nho nhỏ:

– Má! Đừng khóc, Má.

Hạnh quay lại và nhận ra cặp mắt của Thủy cũng ửng đỏ. Thủy nén tiếng nấc, tiếp:

– Má đã hứa với con là Má không khóc nữa mà! Nếu Má cứ khóc mỗi khi thấy anh Huân thì con sẽ dặn anh ấy, khi nào xe chạy ngang đây, anh ấy sẽ không gọi má nữa .

Giọng Hạnh có vẻ hoảng hốt:

– Đừng! Đừng, con. Lâu lâu Má mới thấy anh Huân một lần mà, con.

Thủy ân cần kéo tay Hạnh:

– Đi, Má. Má trở lại thối tiền cho người ta.

Như hiểu phần nào thảm cảnh của Mẹ con nàng, người khách khoát tay. Thôi, chị giữ để mua quà cho cháu. Rồi người ấy lẫn vào với nhóm du khách vừa từ Tháp Bà xuống. Thấy khách thưa dần, Thủy đề nghị:

– Chiều rồi, con về nấu cơm rồi con sửa sọan đi học nhen, Má. A, mà Má về thì Má ăn trước đi, đừng chờ con.

Trước khi lên xe đạp, Thủy quay lại, dặn dò:

– Má không muốn nghe tiếng hát của ông công an “dê” Má thì Má đóng cửa lại, nhen, Má.

Quanh xóm ai cũng biết chàng thiếu tá công an si tình Hạnh. Nhiều người khuyên Hạnh nên “chấp nối” để các con đỡ khổ và cũng để cho Hạnh bớt nhọc nhằn. Hạnh chỉ yên lặng, cười. Bây giờ nghe Thủy nhắc đến anh công an, Hạnh cũng chỉ cười, khoát tay cho Thủy đi.

Nhìn dáng Thủy gầy guộc băng ngang con đường nhựa, Hạnh tưởng như Hạnh có thể thấy được hình ảnh của chính nàng cách nay rất lâu; có khác chăng, Thủy, vì đói khổ và bị đời “nhào nặn” cho nên Thủy gầy gò, sành sỏi, và lanh lẹ. Và Hạnh, ngày xưa, lại tươi thắm, dịu dàng, xinh đẹp và còn có tý tài mọn.

Chính tý tài mọn và nét dịu dàng, quý phái của Hạnh đã làm nhiều thanh niên trí thức của Nhatrang say mê. Khi giáp mặt với những nhân vật theo đuổi Hạnh, tại nhà của Hạnh, Phong cứ nghĩ rằng sẽ không bao giờ Phong có thể “chiến thắng” được – dù Phong là một sĩ quan Lôi-Hổ!


Khi nhận biết Hạnh có cảm tình đặc biệt với Phong, Phong vừa vui thích, vừa hãnh diện, vừa nghi ngờ, không hiểu Hạnh yêu chàng hay là Hạnh – vì sự ngây thơ, dại khờ và tâm hồn lãng mạn của một nghệ-sĩ tài-tử – bị lời ca của bản Chiến Sĩ của Lòng Em khích động! Lý do Phong nghĩ như vậy là vì, một lần về phép, Phong được mấy cô cậu em rủ đi xem văn nghệ do học sinh trường Võ-Tánh trình diễn tại rạp Minh-Châu.

Suốt buổi trình diễn, mục nào Phong cũng tán thưởng nồng nhiệt để cổ võ tinh thần các em hoc sinh của ngôi trường thân yêu mà Phong đã lìa xa sau khi chàng đỗ Tú Tài Toàn, ban Toán. Nhưng đến mục đơn ca do cô bé tóc kẹp, hơi gầy, tên Hạnh, trình bày thì Phong lại ngồi yên, lòng cảm thấy rộn ràng, phơi phới, lâng lâng theo điệu "swing". Khi Hạnh hát đến câu: “…Khi nước nhà phút ngã nghiêng, em mơ người trai anh dũng, mang thanh thế hiến giang sang, chí quật cường hiên ngang. Chiến sĩ của lòng em đắm đuối ước mơ, ở chiến trường xa giải nắng, dầm mưa…” (1) thì Phong tưởng như quanh chàng không còn ai và Hạnh hát bài này cho chàng và chỉ cho một mình chàng thôi. Phong chợt mỉm cười. Mấy người em của Phong không bỏ sót một cử động nào của Phong cả. Khi thấy Phong cứ tủm tỉm cười một mình và đôi vai nhun nhún, đầu gật gật nhè nhẹ, mấy người em bấm nhau, cười. Cô em liếng nhất nhà nghiêng sang Phong, nói vừa đủ cho Phong nghe: “Bắt được anh Phong rồi đó nghe. Nhỏ Hạnh học lớp em đó, anh bao tụi em đu đủ bò khô, em giới thiệu cho.” Phong vờ “ký” lên đầu cô em. Cô em cười, né sang một bên.

Khi buổi trình diễn chấm dứt, với nước da sạm nắng và nhân dáng cao lớn, đượm chút phong trần của Phong – trong bộ quân phục bốn túi, màu hoa rừng và chiếc ‘bê-rê’ màu nâu đội hơi nghiêng – nổi hẳn lên giữa những khuôn mặt trẻ thơ và những bộ đồ dân sự. Nhiều nam sinh len lén nhìn Phong với ánh mắt đầy thiện cảm và ngưỡng phục.

Riêng Hạnh, khi được cô em của Phong giới thiệu, Hạnh chỉ lễ phép cúi đầu chào chứ không biết gì để nói. Sau đó, mỗi khi được về phép, Phong thường đến nhà thăm Hạnh và xin phép ông bà Hiển – Ba Má của Hạnh – để Hạnh đàn cho chàng nghe. Hạnh vui vẻ đàn chứ Hạnh cũng chẳng nghĩ gì.


Rồi một hôm, Hạnh được một người bà con cho tháp tùng nhóm học sinh ủy lạo binh sĩ tiền đồn, gần biên giới Lào-Việt. Toàn nhóm được di chuyển bằng trực thăng, sáng sớm khởi hành, chiều trở về.

Chiều, trong khi đi bộ dọc theo con đường mòn quanh co từ ngọn đồi xuống chân đồi để đến bãi đáp trực thăng, Hạnh bỗng nghe tiếng hát và tiếng đệm Guitar, trong điệu Rhumba Melody, văng vẳng trong gian im vắng của núi rừng. Nhờ trình độ thẩm âm cao, Hạnh nhận ra tiếng hát và tiếng đàn không phải từ radio. Tuy nhiên, tiếng hát và lời ca của bản nhạc trong khung cảnh này tác động mạnh vào tâm hồn rất nhạy cảm của Hạnh. Hạnh bước chậm lại, lắng nghe, câu được câu mất: “…Chiều nao, anh đứng gác ngoài biên khu. Gió xa về dâng sương khói mịt mù. Đàn chim tung cánh bay về tổ ấm. Đêm xuống phai nhòa quê hương yêu dấu… Biệt ly qua bao tháng ngày anh đi. Lắng nghe thời gian giây phút hẹn về…Đây, núi rừng âm u, suối rừng vi vu, khói lam u huyền lững lờ buôn trên xóm vắng. Đây, những chiều hành quân, xóm nghèo dừng chân, nhớ thương Mẹ già nơi quê nhà xa xôi lắm…” Nhìn quanh, Hạnh chợt thấy một người mặc quân phục hoa rừng, mang giày trận, đội nón sắt, đang ngồi trên “lô-cốt”, vừa đàn vừa hát một mình.


Trong những tia nắng cuối ngày, hình ảnh của người-lính-nghệ-sĩ trông vừa rực rỡ, vừa hào hùng, vừa lãng mạn… Hạnh bàng hòang dừng lại, nhìn sững và nghĩ, hình tượng đẹp quá! Hình tượng đáng yêu quá! Việt-Cộng – dù là những người vô tri – có lẽ cũng không nỡ “bắn sẽ” khi nghe người-lính-nghệ-sĩ ca lên nỗi niềm của mình đối với quê hương, đối với gia đình và đối với thân phận của chính mình.

Một vị sĩ quan của đơn vị trú đóng quay lại thúc Hạnh đi nhanh, vì ngại trời tối sẽ nguy hiểm. Hạnh chỉ người-lính-nghệ-sĩ và hỏi tên. Vị sĩ quan đáp:

- Thưa cô, đó là thiếu úy Phong, thuộc đơn vị bạn, đến tăng cường cho đơn vị của chúng tôi.

Hạnh ngạc nhiên:

- Sao lúc trưa các anh không mời anh ấy hát?

Vị sĩ quan cười:

- Dạ, đơn vị của anh ấy đi hành quân mới vừa về thôi. Chiều nào cũng vậy, sau khi hành quân trở về, Phong cũng ngồi chỗ đó, đàn và hát một mình.

Hạnh ngập ngừng:

- Dạ, anh biết anh Phong họ gì không, thưa anh?

Vị sĩ quan lại cười và đưa tay có ý giúp Hạnh bước lên trực thăng:

- Thưa cô, xin lỗi, tôi không để ý. Nhưng tôi nghe ai cũng gọi anh ấy là Phong Lôi-Hổ.

Thốt nhiên tim của Hạnh lỗi một nhịp.

Từ trực thăng, nhìn những dòng sông uốn khúc, những ruộng lúa xanh rì, và đồi núi chập chùng tiếp nối nhau, Hạnh nhận ra vẻ đẹp hùng vĩ của quê hương. Nhưng hình ảnh khắc ghi vào tâm khảm của Hạnh lại là một Phong Lôi-Hổ ôm Guitar ngồi trên “lô-cốt” hát bản Chiều Biên Khu…

Đang chìm đắm trong dòng hồi tưởng, Hạnh chợt nghe tiếng:

– Chị ơi, chị! Cặp ngựa bằng đá này giá bao nhiêu?

Hạnh hơi lúng túng. Chỉ một thóang thôi, Hạnh bình tĩnh trở lại, mỉm cười, nhìn người khách và cho giá món hàng. Người khách rất dễ giãi, không trả giá, yêu cầu Hạnh gói cặp ngựa màu xam xám. Trong khi gói hàng, Hạnh cảm biết người khách đang nhìn nàng chăm chăm. Khi trao hàng cho người khách, Hạnh nhìn ông ấy. Ông ấy, một tay đưa tiền, một tay nhận gói hàng nhưng ánh mắt vẫn không rời Hạnh. Bất ngờ ông khách hỏi:

– Hạnh! Có phải chị là Hạnh, con ông bà Hiển không?

Hạnh vô cùng ngạc nhiên

– Tại sao ông biết Ba Má tôi?

Ông khách nhìn quanh, không thấy ai lạ, ngoài người con trai của ông đang ngồi trên yên xe đạp, chờ ông, ông đổi cách xưng hô:

– Hạnh! Em không nhận ra anh cũng phải. Bao nhiêu năm gian khổ trong rừng sâu và gần hai mươi năm tù khổ sai thì làm thế nào em nhận ra anh được! Hồi trước anh chơi Hạ-Uy-Cầm …

Duy chưa dứt câu, Hạnh đã vui mừng reo lên nho nhỏ:

– Anh Duy, phải không?

– Ừ, anh đây.

– Ba Má em và mấy cô chú hồi trước trong ban Bình-Minh đều nghe nhiều người bảo là anh theo Kháng Chiến và sau đó bị bắt, bị tù đày.

Duy cười:

– Ừ. Còn Phong thì sao?

– Dạ…

Hạnh chỉ thốt lên được một tiếng rồi nghẹn ngào. Duy nắm tay Hạnh, nhìn vào mắt nàng:

– Hạnh! Em đừng nói với anh là Phong đã chết, nghe chưa? Anh mà còn sống thì không thể nào Phong chết được.

– Anh gặp anh Phong ở đâu, anh Duy?

– Anh và Phong gia nhập một tổ chức Phục-Quốc.

Hạnh khóc òa:

– Ôi, Trời ơi!

– Hạnh! Một người như Phong không bao giờ để Việt-Cộng cầm tù một cách êm thắm đâu. Em nên nhớ và nên hãnh diện về chồng của em.

Hạnh im lặng. Nàng không lạ gì bản tính liều lĩnh, can cường và bất khuất của Phong. Nhưng Duy đưa tin đột ngột quá khiến Hạnh bàng hoàng. Duy tiếp:

– Anh trở lại nhà của Ba Má em nhưng không ai biết Ba Má em đi đâu cả.

– Họ tịch thu nhà rồi đuổi Ba Má em đi kinh tế mới. Em và hai đứa con của em cũng bị đi kinh tế mới suốt thời gian dài. Cách nay khoảng một năm, à, anh nhớ Tân, em của em không?

– Ừ, cái thằng ôm ốm, sau đi Thủ-Đức rồi về Pháo Binh diện địa đó chứ gì?

– Dạ. Tân bảo lãnh Ba Má em sang Mỹ. Nhờ Ba Má em gửi tiền về giúp cho nên em mới tìm cách đưa hai cháu về được đây.

style="background: white; line-height: 18.75pt; margin: 0cm; text-align: justify;">– Vậy là mừng cho hai Bác. Còn em và hai cháu, Tân có dự tính bảo lãnh em và hai cháu không?

– Thưa anh, có, nhưng em từ chối.

– Tại sao? Trời! Sao em dại quá vậy?

– Anh nghĩ xem, em đi sao đành khi mà em không biết tin tức gì về anh Phong cả.

– Phong không liên lạc gì với gia đình sao?

– Dạ không.

– Nhưng em ở lại em cũng không thể lo gì cho Phong được. Em hãy nghĩ đến tương lai hai cháu.

– Em đã nghĩ đến điều đó. Nhưng, cháu Huân trên 21 tuổi, không đủ điều kiện. Cháu Thủy đủ điều kiện. Nhưng, Thủy và em sang Mỹ làm gì trong khi anh Phong vẫn biệt tăm và cháu Huân ở lại đây một mình?

Duy trầm ngâm một chốc:

– Em nghĩ như thế cũng phải.

Hạnh nhìn Duy:

– Anh Duy, anh cho em hỏi anh một câu, được không?

– Ơ, cái cô này! Em muốn hỏi gì thì cứ hỏi, sao lại phải xin phép?

– Vì câu này có thể chạm tự ái của anh.

– Chạm gì? Em nhớ, hồi đó, em đàn hoặc hát sai nhịp là anh rầy liền. Anh đâu có sợ chạm tự ái em. Anh em là phải như thế.

– Dạ, em muốn hỏi anh là anh hiền và dáng vóc trông nghệ sĩ như vậy mà tại sao anh xin về Thủy-Quân Lục-Chiến rồi sau lại dám theo Kháng Chiến?

– Ơ, nghệ sĩ thì nghệ sĩ, hiền thì hiền chứ. Thủy-Quân Lục-Chiến chỉ dữ với Việt-Cộng thôi chứ đâu có dữ với ai. Còn anh, Ông bà Nội Ngoại và Bố Mẹ của anh đều bị Việt-Cộng đấu tố đến chết…

Duy nói chưa dứt câu, vội dừng lại, vì tiếng cô bé đạp xe đạp ngang qua:

– Thưa Má con đi học.

Hạnh đưa tay ngoắt Thủy:

– Thủy! Con tới chào bác Duy, con.

Sau khi Thủy dựng xe đạp, khoanh tay chào, Duy xoa tóc Thủy:

– Con gắng học giỏi cho Mẹ vui, nhé.

Nhìn sang Hạnh, Duy tiếp:

– Con bé giống y như em, hồi em còn bé. Ờ, mà sao em không cho cháu nó học lớp ban ngày?

– Dạ, ban ngày cháu phải phụ em bán hàng; nếu không thì trẻ con ăn cắp. Mấy đứa bé ăn cắp nhanh và “nghề” lắm, một mình em trông hàng không được.

Hạnh vừa dứt câu, người con trai của Duy lên tiếng:

– Bố ơi, sắp đến giờ đón Mẹ, Bố coi chừng trễ.

– Ô, anh phải đến nhà thương đón chị. Anh mua cặp ngựa này để biếu bác sĩ điều trị cho chị đó.

– Chị bị bệnh gì mà phải vào nhà thương?

– Sau khi nghe anh bị “tòa án nhân dân” kết tội 18 năm khổ sai, rồi đứa con gái của anh chị đi vượt biên bị hải tặc hiếp dâm đến chết, chị chịu không nổi, điên! Thôi, chuyện dài lắm, cũng giống chuyện của Phong và anh vậy. Ghi địa chỉ của em vào mảnh giấy gói hàng đây, hôm nào anh ghé thăm, anh kể hết cho em nghe.

Duy vội vả quay đi. Hạnh chạy theo, đưa lại tiền cho Duy:

– Anh Duy, cho em gửi lại tiền. Em không lấy tiền đâu. Em biếu anh chị….

Duy khóat tay trong khi người con còng lưng đạp lấy trớn.

Còn lại một mình, thấy khách nhàn du thưa thớt, Hạnh muốn dọn hàng về; nhưng tự dưng Hạnh cảm thấy sợ hãi niềm cô đơn nên không muốn về. Hạnh khoanh tay trước ngực như muốn ôm kín nỗi quạnh hiu. Nhìn mong ra dòng sông Cái, Hạnh thấy chiếc thuyền nhỏ xuôi dòng và hai bên bờ sông cây cỏ nhạt nhòa trong bóng hoàng hôn; chỉ có hòn đá Chữ ngạo nghễ vương cao để những tia nắng cuối ngày ve vuốt từng kẻ đá rong rêu.


Nhìn hòn đá Chữ một lúc Hạnh mới nhận ra những đóm sáng thật xa, kết thành hình cánh cung. Đó là những ngọn đèn đường dọc bờ biển Nhatrang. Dọc theo bờ biển đó, ngày xưa, mỗi lần về phép, Phong và nàng thường lặng lẽ đi bên nhau. Khi chiều xuống, “hai đứa” dừng chân bên gốc dừa hoặc ngồi cạnh nhau nơi bãi vắng. Những lúc đó Phong thường bảo Hạnh hát cho chàng nghe. Phong thích nhất bản Dans Tes Bras của Dalida – một nghệ sĩ tài danh mang hai dòng máu Pháp và Ai-Cập. Hạnh tựa đầu lên vai Phong, hát nho nhỏ. Phong âu yếm vuốt tóc nàng. Khi Hạnh hát đến đoạn:

“…Dans tes bras
je m’endors dans tes bras
jusqu’au jour qui viendra
me séparer de toi
loin de toi
chaque instant loin de toi
j’attends ce moment-là
je l’attends chaque fois
Loin de toi…”

Phong tưởng như tiếng hát của người yêu vang vọng cả vùng không gian êm đềm quanh đây và vang vọng trong trái tim ngùn ngụt thương yêu của chàng.

Tình thương yêu bao la của Phong, không những Phong dành cho Hạnh, mà, trên hết, Phong dành cho Chúa và cho Cha Mẹ. Nhưng, lạy Chúa ! Phong nghĩ rằng Phong đã phụ lòng Chúa và Cha Mẹ; bởi vì Cha Mẹ gửi Phong vào chủng viện, hy vọng sau này Phong sẽ trở thành linh mục. Nhưng Phong, với bản tính phóng khoáng, thích phiêu lưu, thích thực hiện những điều mà “người lính chiến thường kể cho nhau nghe”, cho nên Phong rời chủng viện, thi vào Trường Võ-Bị Quốc-Gia Dalat. Sau khi mãn khóa, Phong chọn binh chủng Lôi-Hổ để thỏa chí tang bồng.


Thời gian đầu, Cha Mẹ rất bất mãn, buồn phiền. Nhưng thấy Phong vui và Phong rất hãnh diện về bộ quân phục của chàng, Cha Mẹ tha thứ cho Phong và Cha Mẹ lại hãnh diện với bạn bè, làng xóm về Phong.

Niềm hãnh diện của Cha Mẹ đối với Phong chẳng khác chi niềm hãnh diện của Phong khi Phong sánh bước cùng Hạnh trên những con đường thương mến quanh ngôi trường Võ-Tánh.

Khi đi trên con đường chia cách trường Võ-Tánh và bệnh viện Nguyễn-Huệ, Hạnh thấy một chiếc Jeep chậm lại và từ chiếc Jeep, một sĩ quan mặc quân phục Hải-Quân chồm ra, nhìn Phong:

- Phong! Phải Phong không?

Phong vui mừng reo lên:

- Dạ, thưa Thầy, em, Phong đây.

Vị sĩ quan Hải-Quân bước xuống, bắt tay Phong:

- Sao, khỏe không? Dạo này ít thấy Phong ghé thăm.

Phong cười:

- Dạ, vì em bận hành quân liên miên. Em cũng tính nay mai ghé thăm Thầy đó chứ.

Vị sĩ quan Hải-Quân vỗ vai Phong:

- Thôi, gọi bằng anh đi. Kỳ này Phong về được mấy ngày?

Phong chưa kịp đáp đã thấy vị sĩ quan Hải-Quân nhìn về phía Hạnh rất nhanh, ánh mắt như dò hỏi. Phong xoay sang Hạnh, giới thiệu:

- Dạ, thưa Thầy, ô, thưa anh, đây là cô Hạnh, bạn của em. Và đây là Thầy Sơn, giáo sư của anh.

Sơn xuất thân từ một trường đào tạo sĩ-quan Hải-Quân của Pháp. Sau khi trở về nước và phục vụ cho Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa, Sơn trở thành Thầy của nhiều khóa sĩ-quan Hải-Quân Nhatrang. Và sau đó Sơn trúng cử và trở thành Dân Biểu Quốc-Hội. Hạnh chỉ biết như vậy thôi. Đến khi nghe Phong giới thiệu, Hạnh ngây thơ:

- Ủa, Thầy dạy ở Võ-Tánh tại sao em không biết?

Phong cười, pha trò:

- Cái cô này! Thầy là giáo sư của những lớp lớn, như anh nè. Còn em là học trò…hụt.

Sơn cười hiền hòa:

- Tôi là Thầy…hụt của Hạnh thì đúng hơn.

Nói xong, cả ba người cùng cười…

Nhớ đến kỷ niệm vui, Hạnh bình tâm trở lại. Hạnh lủi thủi dọn hàng về.

Sau khi hâm nóng nồi cá nục kho khô, gắp ra dĩa, Hạnh xắt trái dưa leo, đem hai chén và hai đôi đũa để trong lồng bàn, đậy lại. Hạnh ngồi nơi ngạch cửa đợi con về.

Khi nào thấy Hạnh, anh thiếu tá công an – được “nhà nước” cho chiếm cứ ngôi nhà của một sĩ quan “Ngụy” đã di tản, nằm đối diện con hẽm nhỏ, trước ngôi nhà Hạnh thuê – cũng cất tiếng ca “tồ tồ” để ve vãn Hạnh: “…Hoàng hôn nhuộm sương buồn. Là mùa Thu thê lương. Em mõi mòn mong chờ một ngày về quá xa. Dưới rèm mắt em mờ trông bóng anh với quân lên đường. Lá rơi, kìa, Thu! Thu đến bao lần. Hỡi người quả phụ phòng không. Mùa Thu đến chàng không về. Hôm nay hoa lá rơi điêu tàn! Ai ơi, mùa Thu đến cô đơn…”.(2) Hạnh than thầm, lời ca sướt mướt của một bản nhạc tình được viết theo thể điệu Boston, âm giai Ré trưởng mà được anh chàng công an “xướng” lên như vậy thì quả là…phản nghệ thuật! Hạnh bực mình, vào giường, lấy gối che tai để khỏi phải nghe.


Tuy không phải nghe, nhưng vì anh thiếu tá công an cứ hát bản đó hoài cho nên Hạnh thuộc và Hạnh nhận ra lời ca của bản nhạc đó diễn tả được phần nào hòan cảnh và tâm trạng của nàng. Và tối nay, lời ca của bản nhạc đó lại đem niềm thương nhớ Phong trở về trong lòng Hạnh. Hạnh mủi lòng, khóc cho sự quạnh hiu của nàng; khóc cho sự khổ nạn của Phong; và khóc cho hoàn cảnh thiệt thòi của Huân và Thủy. Hạnh cứ để nước mắt tuôn tràn, không cầm giữ mà cũng không lau. Một lúc lâu lắm, Hạnh cảm biết như có người đến cạnh nàng. Và mùi da thịt của người chồng hơn 20 năm bặt tin chợt thoang thoảng quanh nàng. Hạnh cảm nhận được Phong đang ve vuốt mái tóc đã ngã màu của nàng. Rồi Phong thì thầm hát cho nàng nghe: “Another day has gone. I thought I heard you cry asking me to come and hold you in my arms. I hear your prayers. Your burdens I will bear…you are not alone, for I am here with you. Though we’re far apart, you’re always in my heart for you are not alone…I am here to stay…” (3)

Hạnh nắm bàn tay của Phong áp lên khuôn mặt đầm đìa nước mắt của nàng để mê đắm theo tiếng hát của Phong. Phong từ từ cúi xuống…Giữa lúc Hạnh sẵn sàng đón nhận nụ hôn nồng nàn của Phong thì Hạnh chợt nghe tiếng thì thầm của Thủy:

– Má! Đừng khóc nữa, Má. Má phải phấn đấu để sống thì anh Huân và con mới có nơi nương tựa …

Nói chưa dứt câu, Thủy sà vào lòng Mẹ. Hai Mẹ con ôm nhau, khóc vùi!

***

“Về đây nhìn mây nước bơ vơ. Về đây nhìn cây lá xác xơ. Về đây đâu còn phút sum vầy, đâu còn bóng người xưa, lạnh lùng ngắm trời mây. Ôi, quê hương giờ đây nát tan! Đò vắng không người sang, thôn xóm trông điêu tàn. Xa xa nghe tiếng chim kêu đàn, nghe suối reo bên ngàn, dường như oán như than!… (4)

Nghe người hành khất cứ hát tới hát lui mấy câu đó, Phong vừa khom người bỏ vài đồng tiền lẽ vào chiếc nón nhà binh rách, đặt trước mặt người hành khất, vừa nói nhỏ, giọng buồn bả:

– Nè, anh bạn! Anh còn bài nào khác không, sao cứ hát bài này hoài, nghe buồn quá!

– Tui đâu phải ca sĩ mà có bài khác.

– Hát bài này anh không sợ sao?

– Sợ gì? Tui cùi, đâu sợ lỡ. Mẹ, “uýnh” nhau mấy mươi năm không…rụng sợi lông; bầy đặt rút quân để tụi tui như rắn không đầu. Lúc đó tụi tui đang quần thảo với quân chính quy Bắc-Việt tại đèo Phượng-Hoàng. Sau khi bắt được tụi tui, “cha con tụi nó” muốn sỉ nhục tụi tui, bắt tụi tui cởi bỏ đồ trận, bận quần xà-lỏn, áo thun, đi hàng một dọc theo đường cái. Mẹ! Tui đâu chịu nhục. Chờ thời cơ thuận tiện, tui cướp súng của một thằng cảnh vệ. Tui chưa kịp bắn thì thằng cảnh vệ khác bắn tui! “Cha con tụi nó” tưởng tui chết thiệt thành ra “cha con tụi nó” dẫn tù, bỏ đi.

Suốt ngày Phong tìm Cha Mẹ, vợ con không ra, lòng rối như tơ vò. Bây giờ gặp người “nói chuyện xưa” Phong đưa đẩy câu chuyện trong khi tâm trí của chàng vẫn còn lo lắng, không biết sẽ tìm gia đình bằng phương cách nào!

– Vậy anh là thứ dữ, “dân” Dù, phải không?

– Sao biết?

– Tôi từ trại giam Lam-Sơn về. Trong trại giam Lam-Sơn có nhà giam số 10 dành cho trung đội Dù bị bắt tại đèo Phượng-Hoàng, thuộc quận Khánh-Dương…

Người hành khất đánh vào đùi một cái, cắt lời Phong:

– Chết mẹ rồi! “Cha con tụi nó” “tóm” trọn “ổ” trung đội của tui rồi!

– Anh là cấp chỉ huy của đơn vị đó à?

– Giỡn, cha! Sĩ quan Dù “ngon” lắm chứ đâu có như tui. Cấp chỉ huy gì ăn nói “ba đá” như tui, cha. Tui là lính trơn hà. Rồi sao nữa, cha kể tiếp cho tui nghe giùm đi.

– Trung đội đó chỉ có một đại úy và một trung úy; số còn lại là hạ sĩ quan và lính.

Người hành khất lầm bầm:

– Ủa, còn ông Thầy của tui đâu cà? Lạy Trời cho ổng còn sống…

Bất chợt người hành khất nhìn Phong, tiếp:

– Còn cha? Cha làm gì mà vô trại Lam-Sơn?

– Tôi bị bắt cùng một lần với trung đội Dù đó.

– Ô, vậy cha cũng là thứ dữ rồi, mà sao cha được tha về, lẹ vậy?

Bản tính bộc trực, “ruột để ngoài da” nhưng Phong hiểu không nên nói sự thật trong hoàn cảnh này cho nên nói hơi trại đi một tý:

– Ban quản giáo phái tôi về đây mua cưa máy để tù nhân cưa cây, tự sửa sang nhà tù của mình.

Giọng người hành khất trầm hẳn xuống:

– Sao không trốn đi, cha?

Phong cười, chỉ Thiệt, đang ngồi chồm hổm trên bậc cấp, dưới chân Tháp Bà, nhìn chàng không rời:

– Thấy anh trung sĩ đó không? Anh ấy là cán bộ hướng dẫn nhà 10. Ban quản giáo cử anh ấy đi theo tôi để “bảo vệ” tôi trong chuyến công tác này. Anh ấy hiền, rất dễ thương, có cảm tình với tất cả tù nhân chúng tôi.

Từ nãy giờ nghe Phong nói chuyện rất nhã nhặn, bây giờ lại nghe Phong gọi “thằng Việt-Cộng” là anh trung sĩ, người hành khất nghĩ rằng Phong không cùng giai tầng với mình, cho nên đổi cách xưng hô:

– Anh thấy “cha con tụi nó” dùng chữ hay không? Đi theo canh tù thì nói đi theo canh tù, bầy đặt gọi là bảo vệ! Còn anh, anh cũng là thứ dữ, vậy sao “cha con tụi nó” để anh về thành phố mà chỉ có một thằng đi theo?

Phong cười, không đáp.

Trong thời gian ở trại Lam-Sơn, Phong cố chinh phục lòng tin của ban quản giáo để mưu đồ việc lớn. Ban quản giáo không hề biết ý đồ “đen tối” của Phong cho nên có vẻ tin tưởng Phong. Vì muốn tìm cách về thăm Cha Mẹ, vợ con một lần sau cùng trước khi cùng Duy thực hiện kế hoặch quy mô cho nên Phong nói với ban quản giáo là chàng muốn về mua cưa máy đem lên tặng cho Trại. Ban quản giáo phái Thiệt – có võ trang – đi theo.


Suốt ngày đi theo Phong, Thiệt cảm thấy có cảm tình với Phong nhiều hơn, không phải vì Phong cho Thiệt ăn những món đặc sản miền Nam – do tiền Phong bán chiếc nhẫn cưới – mà vì phong thái của Phong rất hiên ngang, ngạo mạn, chẳng biết sợ ai. Thiệt nhớ, trong một lần Thiệt đến trại 10 làm nhiệm vụ hướng dẫn, trong lúc vui miệng, Thiệt thuật lại cho nhiều “trại viên” nghe về một trận đánh đẫm máu giữa đơn vị của Thiệt và một đơn vị quân đội V.N.C.H. để giành một vị trí chiến lược gần Lộc-Ninh. Thiệt bảo, dù chấp nhận mọi tổn thất nhân mạng, đơn vị của Thiệt cũng vẫn không chiếm được mục tiêu. Phong cho biết, đơn vị của chàng được biệt phái tăng cường trong trận đánh đó. Và Phong kết luận:

- Đánh đấm với các anh chán bỏ mẹ! Quân của các anh chỉ toàn con nít, cỡ 14 hay 15 tuổi, không biết gì khác ngoài việc xông tới, hết lớp này đến lớp khác. Chúng tôi bắn quân của các anh chết, thây chồng chất lên nhau, trông vừa thương tâm vừa kinh tỡm!


Chưa hết! Khi ban quản giáo bảo “trại viên” viết bản thu hoặch, Thiệt thấy Phong chỉ viết có vài dòng. Thiệt hỏi. Phong bảo: “Các anh nói các anh đã biết hết rồi thì tôi còn gì để viết nữa. Tôi viết ngắn, gọn: Tôi là một sĩ quan Lôi-Hổ, một binh chủng được huấn luyện để thực hiện những công tác đột kích vào mật khu Việt-Cộng. Và tôi đã giết nhiều cán bộ cao cấp trong những lần đột kích đó. Tôi sẵn sàng nhận lãnh hậu quả của người chiến bại theo tinh thần thượng võ; không có gì để các anh khoan hồng hay bắt tôi khai báo.” Nhiều “trại viên” nhìn Phong với ánh mắt ái ngại. Một “trại viên” tên Sơn – mà Phong lộ vẻ rất kính trọng và nói với mọi người đó là Thầy của Phong – khuyên Phong nên thận trọng. Phong đáp tỉnh bơ:

- Thưa anh, em biết họ và họ biết rõ em. Trước sau gì họ cũng giết em. Hôm bị bắt, em đã muốn tự vẫn, nhưng vì em là người theo đạo Thiên Chúa. Bây giờ em phải nói để họ biết rằng Người Lính V.N.C.H. không hèn nhát. Thua, chúng tôi chấp nhận mọi hậu quả. Chúng tôi không than trách, không đổ thừa đồng minh bỏ chạy.

Thiệt thầm nghĩ, Phong “chì” thật. Tiếng “chì” Thiệt bắt chước ngôn ngữ miền Nam.

Là một người gan dạ và rất “chì”, nhưng suốt ngày tìm không được Cha Mẹ, các em và vợ con, Phong thiểu não ngồi nơi bậc cấp dưới chân Tháp Bà, gục đầu vào lòng bàn tay. Suy nghĩ mãi Phong cũng không thể đoán được điều gì đã xảy ra cho đại gia đình và tiểu gia đình của chàng. Cuối cùng, Phong nghĩ, có thể gia đình di tản ra ngoại quốc. Giả thuyết này giúp Phong yên lòng. Phong ngẫng lên, nhìn suốt con đường quen thuộc đối diện với Tháp Bà.


Trên con đường quen thuộc đó không biết bao nhiêu lần Phong lái Vespa chầm chậm, xa xa, lén theo sau Hạnh, rồi lượn qua lượn lại trước nhà nàng chứ không dám vào. Sau khi “hai đứa” thầm lén yêu nhau một thời gian, Hạnh viết thư cho Phong biết rằng ông bà Hiển không cho phép nàng quá thân thiện với những người khác tôn giáo và những sĩ quan tác chiến – như chàng. Phong buồn lắm, chỉ ngại Hạnh nghe lời Cha Mẹ, đoạn tuyệt với chàng. Và, Phong xin nghỉ phép đặc ân.


Vào một buổi sáng cuối tuần, cũng trên con đường đó, trẻ em và người tò mò đã ùa ra nhìn hai chiếc Jeep. Chiếc Jeep đi trước chỉ có tài xế, ngồi cạnh tài xế là trung úy Lôi-Hổ Nguyễn-Phong, trong quân phục đại lễ, lưng đeo súng lục, ngực đầy huy chương và trên xe cũng đầy sính lễ. Chiếc Jeep thứ hai gồm tài xế, một đại úy đại diện nhà trai và một trung úy phụ rể.

Khi thấy hai chú lính trang trọng bưng sính lễ vào nhà và Phong cùng hai sĩ quan đột ngột xuất hiện, ông bà Hiển vô cùng ngạc nhiên nhưng cũng phải ra tiếp. Ông Hiển hỏi:

- Xin lỗi, quý vị có nhầm nhà hay không? Tại sao trung úy Phong hôm nay lại xuất hiện một cách trang trọng như vậy?

Vị đại úy chủ hôn trình bày lý do. Ông Hiển lắc đầu:

- Chúng tôi chưa bao giờ chấp thuận lời cầu hôn của bất cứ ai, cho con gái của chúng tôi.

Vị đại úy xin ông bà Hiển cho phép Hạnh ra phòng khách để được xác định.

Bà Hiển vào gọi Hạnh. Hạnh – đã theo đúng kế hoặch do Phong dặn trước – e dè bước ra trong chiếc áo dài màu hồng, tai đeo đôi hoa tai lấp lánh, cổ đeo kiền chạm, tóc vấn khăn vành. Ông bà Hiển chỉ biết nhìn nhau. Vị đại úy chủ hôn hỏi Hạnh:

- Cô Hạnh! Cô biết hôm nay là ngày gì và tại sao chúng tôi dâng sính lễ hay không?

Hạnh thẹn thùng cúi mặt, nói nho nhỏ:

- Kính thưa Ba Má! Xin Ba Má tha tội cho con. Hôm nay là ngày anh Phong xin phép Ba Má cho con về làm vợ anh ấy.

Ông Hiển giận quá, tái mặt, muốn nói đều gì đó; nhưng bà Hiển bấm tay ông, nói nhỏ:

- Thôi, ông. Con nó lỡ thương thì thôi.

Trước khi nắm tay Hạnh bước ra xe, Phong hơi cúi đầu trước mặt ông bà Hiển:

- Con xin biết ơn Ba Má.

Ông bà Hiển vừa giận vừa buồn nhìn theo hai chiếc Jeep. Trẻ con chạy theo xe reo hò trong khi Hạnh, ngồi cạnh Phong, khóc sướt mướt; không biết Hạnh khóc vì lấy được người nàng yêu hay là khóc vì đã làm Cha Mẹ buồn lòng!

Ngày xưa đó, dù Hạnh khóc vì lý do nào đi nữa thì những dòng nước mắt của Hạnh cũng không mang niềm uất hận và sợ hãi như khi Hạnh khóc lúc hay tin đơn vị của Phong “tan hàng”! Nghĩ đến Cha Mẹ, ông bà Hiển và vợ con cùng những quân nhân trong đơn của chàng, Phong chỉ biết thở dài.

Xa xa, tiếng hát của người hành khất vẫn dội vào tâm thức buồn thảm của Phong: “Về đây…”

***

Tại trại Lam-Sơn, thời gian đầu, vợ con tù nhân có thể thăm viếng tù một cách dễ giãi. Nhưng Phong không muốn nhắn cho gia đình biết tin vì chàng có dụng ý riêng. Trước cổng trại Lam-Sơn ban quản giáo còn cho phép họp chợ bán thức ăn và mọi thứ cần dùng cho tù nhân. Nhờ vậy Phong mới bán đưọc chiếc nhẫn cưới.

Khi từ Nhatrang trở về, thấy không ai mua bán gì trước trại Lam-Sơn như mọi hôm, Phong hỏi Thiệt. Thiệt bảo chả biết. Linh tính nhạy bén báo cho Phong biết rằng có chuyện không hay. Vào trong Trại, sau khi trình diện ban quản giáo, Phong vội vã trở về nhà 10.

Vừa thấy Phong, Sơn kín đáo ra dấu để Phong theo chàng ra ngoài. Nhìn quanh, không thấy ai, Sơn cho Phong biết, hôm qua Duy và vài bạn tù vượt thoát, nhờ lẫn vào những người buôn bán trước cổng Trại. Phong sốt ruột:

- Có ai bị bắt lại không, anh?

Sơn lắc đầu:

- Không. Hy vọng tất cả thoát được. Có điều tệ hại là ban quản giáo đã tìm ra danh sách của những tù nhân liên hệ trong một tổ chức bí mật! Tôi thấy Phong thân với anh Duy cho nên tôi báo cho Phong biết. Cẩn thận, nha.

Phong ngần ngừ, muốn nói điều gì đó, nhưng vội ngưng.

Chiều đến, đang ngồi cạnh con đường đất, Sơn bỗng nghe tiếng Phong từ một GMC đang chạy ngang:

- Anh Sơn ơi! Em đi đây. Vĩnh biệt anh!

Sơn vội đứng lên, nhìn theo. Sơn thấy Phong đưa cao tay vẫy vẩy và cố hét lớn:

- Anh Sơn! Vĩnh biệt anh!

Sơn đứng lặng, tưởng như tiếng gào của Phong vang dội, làm rung chuyển cả núi đồi. Khi chiếc GMC khuất ở cuối đèo chính là lúc một tâm niệm vừa khởi lên trong lòng Sơn. Nếu còn sống, Sơn sẽ tìm mọi cách gặp vợ con của Phong để kể lại giây phút bi hùng của Phong Lôi-Hổ.

Hơn ba mươi năm sau, từ ngọai quốc trở về thăm quê hương, tình cờ Sơn gặp lại Duy. Sơn cho Duy biết tâm nguyện của Sơn. Duy vui mừng:

- Anh đến nhà giờ này không gặp cô ấy đâu. Anh đến thẳng chỗ quày hàng, bên kia cầu Xóm-Bóng, dưới chân Tháp-Bà, là anh thấy Mẹ con của cô ấy ngay.

***

Thời gian đã phôi phai, nhưng khi kể đến giây phút bi hùng có thật của Phong, Sơn vẫn tưởng như tiếng gào cùa Phong còn xóay sâu trong lòng chàng. Và Huân, khi nghe Sơn lập lại năm tiếng sau cùng của Phong, Huân chịu không nổi, vội đứng lên, đi nhanh ra chỗ khác. Thủy đưa tay quẹt nước mắt. Sơn nhìn Hạnh. Hạnh vẫn ngồi lặng yên, mắt đăm đăm nhìn xuống dòng sông, không chớp. Tự dưng Sơn mong được thấy những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt sạm nắng của Hạnh. Hạnh vẫn ngồi trơ như pho tượng. Một lúc lâu, Sơn thấy dường như Hạnh đang cố nuốt vật gì to lớn lắm. Sơn thở dài, thầm nhủ: Khóc đi Hạnh! Khóc đi cho vơi bớt sầu thương.


Hạnh vẫn không khóc. Nhìn con đò nhỏ xuôi dòng, Hạnh chợt nhớ lại câu nói của Duy: “…Anh mà không chết thì không thể nào Phong chết được…” Vừa lúc đó Hạnh tưởng như nàng nghe được giọng hò êm ái của cô lái đò vang xa trong không gian loáng thoáng ánh trăng non: “….Hò… ho…hó…ho…ho…Nghe…gió lùa…trong đêm vắng. Em… mơ thấy chàng … bên sông mờ trăng…” (5)

Hạnh từ từ nghiêng sang Thủy, tựa đầu lên vai con, thổn thức…


Điệp-Mỹ-Linh

* Cảm tác và “mượn” vài chi tiết từ bài viết “Chuyện Một Người Chiến Binh Trong Cuộc Chiến Nam Bắc” của Trần-Bình-Nam.

---------
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22688
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Dec/2023 lúc 11:35am

Tấm Thẻ Bài


Anh người Sài gòn gốc Bến Tre bị động viên đi lính trong giai đoạn cuộc chiến ngày càng khốc liệt, rồi bị chuyển ra Vùng 1 chiến thuật, chiến trường miền Trung những năm trước 1970.

Sau những ngày hành quân gian khổ trên những núi đồi tan hoang vì bom đạn vùng Thừa Thiên, lúc được nghỉ phép anh đã có dịp trở về Huế tận hưởng không khí thanh bình ở Cố đô.

Nơi này, anh và chị tôi đã phải lòng rồi họ cưới nhau, vậy là tôi đã có thêm người anh rể cùng chung sống với đại gia đình.

Các anh em rể trong gia đình tôi phần lớn là quân nhân nhưng chỉ anh là người có học võ. Mỗi khi có phép về thăm nhà anh hay mặc bộ đồ võ, dáng người thon gọn, đi quyền vun vút, tả xung hữu đột làm tui hoa mắt, hoa mũi nên phục anh sát đất.

Chị tôi không phải là phụ nữ có nhan sắc mặn mà lại hơn anh đến 8 tuổi, đúng là duyên nợ trời đất! nhưng thấy anh chị thương nhau lắm. Tôi nhớ hồi ấy chị thường khắc khoải đứng ngồi không yên đợi chờ anh có dịp trở về nhà với mấy ngày phép ngắn ngủi sau thời gian dài chinh chiến, rồi lại bịn rịn nhau trong giây phút từ giã lúc anh trở lại chiến trường.

Hẳn là hai anh chị thương nhau lắm nên chị tôi đã sinh cho anh một lèo 3 đứa con, một trai hai gái. Phần anh cũng vậy, có lúc về thăm vợ con, thời gian nghỉ phép đã đáo hạn anh vẫn không muốn trở lại đơn vị tác chiến mà cứ cố nán lại bên vợ con thêm một hai ngày. Cuộc chiến ngày càng dữ dội, đồng đội của anh tử thương quá nhiều. Tất nhiên khi trở lại đơn vị anh sẽ bị nhốt trong chuồng cọp vài ngày rồi bị đẩy ra mặt trận nóng rát hơn. Biết thế nhưng anh cứ vẫn! Chỉ bởi vì một nỗi...đó chính là nỗi sợ...anh sợ chết... như bao người lính khác vốn sợ, vì bom đạn vẫn vô tình và vì anh không muốn mất vợ, mất các con bé bỏng ruột rà của mình.

***

Lần cuối anh trở lại chiến trường vào mùa thu 1974, nhưng từ cuối năm ấy không còn thấy anh trở về thăm vợ con nữa. Chị tôi mòn mỏi đợi chờ trong âu lo và khổ nhất là không nhận được thông tin chi chính xác về anh cả, chỉ nghe phong phanh rằng anh đã bị thương sau trận giao tranh ác liệt ở vùng rừng núi huyện Phú lộc, tỉnh Thừa Thiên, còn sống chết không rõ. Có lẽ đồng đội của anh bị tử thương nhiều đến chẳng còn ai để đưa tin hay nhắn gởi!

Từ đó ai cũng đau xé lòng nhìn chị tôi không chồng bán hàng rong bên đường nuôi các con thơ dại.

Ngồi bán hàng trên vĩa hè xóm Thượng Tứ lòng chị cũng nát tan theo những chuyến xe GMC chạy vào cửa Thượng Tứ để đến đồn Mang cá, trên xe chở xác lính bọc trong poncho mùi xác chết hôi thúi lan ra khắp cả dãy phố.

Chiến tranh tương tàn là thế đó, nỗi âu lo khắc khoải và nỗi sợ hãi cứ mãi đè lên tâm tư con người đến nặng trĩu!

***

Nhưng hồi ấy chị tôi và gia đình vẫn còn hy vọng rằng anh chưa chết, ai cũng nghĩ có lẽ anh chỉ bị thương và bị phía bên kia bắt làm tù binh, tức là cơ may sống sót vẫn còn. Thế mà nhiều năm sau 75 vẫn không thấy tin tức chi về anh. Tuy vậy, hy vọng anh còn sống vẫn luôn có trong lòng người thán ruột của anh, cho dù anh có trở về trên đôi nạng gỗ hay là đại tướng cụt chân! họ vẫn còn hy vọng.

Chiến tranh là thế đó, dù cho cuộc chiến có nghĩa hay phi nghĩa thì vẫn hằn trong lòng con người những trăn trở, những khắc khoải đợi chờ, và vẫn hy vọng dù rất mong manh về sự sống sót trở về của người thân.

Rồi mấy mươi năm trôi qua nước mắt cũng dần cạn khô vì mãi chờ mong trong vô vọng.

Nghĩ về cuộc chiến tàn khốc ở đất nước mình tôi lại càng bàng hoàng thổn thức về cuộc chiến tranh bẩn thỉu ở Ukraine.Tại sao loài người chẳng muốn chung sống hòa bình mà cứ mãi ưa tàn phá giết chóc và hủy diệt để thể hiện sự tự mãn điên rồ bệnh hoạn của mình. Vậy mà đã kéo lê thê một thời gian dài thế giới văn minh bất lực chỉ khoanh tay đứng nhìn cho vui mà không thể bắt nhốt kẻ điên rồ man dại vào nhà tâm thần để giáo dưỡng. Vậy thế giới này vẫn còn mông muội quá!

***

Cháu Nam, con trai đầu lòng của chị được người chị thứ nhì của tôi nhận nuôi dưỡng. Khi gặp hoạn nạn và lâm vào hoàn cảnh khó khăn thường chỉ có người thân ruột thịt mới sẵn lòng cưu mang. Một thân một mình nuôi con, ở đâu rồi cũng sẽ khó khăn. Sau cái ngày 30 tháng tư ấy! chị lại đưa các con vào Sài gòn, về với bên nội mong thay đổi được phần nào cuộc sống nhọc nhằn chăng?

Nhưng, mấy mẹ con lại tiếp tục cuộc sống gian nan tủi hổ ở đất Sài gòn hoa lệ. Tội cháu Nam còn nhỏ đã bươn chải với đời, vừa đi học vừa làm thêm bất cứ việc gì để đỡ đần cho mẹ và hai em. Nam đã sớm ý thức vai quyền huynh thế phụ nên đã không ngừng cố gắng làm việc để nuôi sống gia đình. Kể cả sau khi hai em gái khôn lớn, đã lập gia đình Nam vẫn còn tiếp tục cưu mang các em. Tình yêu thương thân ruột của cháu còn lan tỏa ra cả gia đình nội ngoại. Mừng cho chị tôi có người con chí hiếu mà cả gia đình nội ngoại đều thương yêu. Nam là đứa cháu sống có nghị lực và rất tình cảm mà tôi luôn yêu quý.

Nhờ sự cố gắng của Nam gia đình chị có cuộc sống khá sung túc, nhưng thiếu vắng anh, chị và các cháu như thấy hụt hẫng, vẫn luôn trông ngóng tin tức về anh.

***

Mãi đến cách đây gần một tháng có người cháu báo cho gia đình biết tin của anh vừa được đăng trên chương trình Kết Nối Yêu Thương của anh Tuấn Vỹ. Thông báo đã nêu đúng họ tên anh là Bùi Phước Lợi. Với thông tin này gia đình rất vui mừng và hy vọng lần này là thật.

Tuy vậy trên bảng tin của anh Tuấn Vỹ được cung cấp bởi vợ chồng anh Thuận và chị Cúc ở vùng rừng núi thôn Hưng Lộc, xã Xuân Lộc, huyện Phú lộc, Tỉnh Thừa Thiên thì chỉ đúng với họ tên của anh còn số quân cũng như nhóm máu thì không đúng với hồ sơ của mẹ Nam cất giữ lâu nay.

Việc không trùng khớp này đã hình thành nỗi băn khoăn hoang mang xâm chiếm lấy niềm hy vọng đang lớn dần của người thân cũng như anh Tuấn Vỹ và vợ chồng anh chị Thuận Cúc!

***

Cách đây 20 năm, anh Thuận là người đi rà tìm phế liệu sắt đồng ở vùng đồi núi huyện Phú lộc để kiếm sống. Có lần đi sâu vào rừng tình cờ anh nhìn thấy sợi dây dù nằm lẫn trong đám dây leo chằng chịt. Đây chính là loại dây buộc võng của người lính Việt Nam cộng hòa. Anh lần theo múi dây và phát hiện lớp vải dù nhuốm màu đất vì phủ dày lớp bụi thời gian. Tò mò anh mở ra xem... Trời ơi! bên trong lớp vải võng là bộ xương người, có cả hai Tấm Thẻ Bài còn nguyên vẹn. Bàng hoàng đến lặng người, anh rất đỗi sợ hãi nhưng sau đó đã kịp trấn tĩnh, anh thắp điếu thuốc thay cho nén hương và khấn với vong linh người đã khuất rằng: trời đất đã xui khiến cho anh gặp gỡ thì anh sẽ quay lại mang hài cốt về chôn cất.

Nhà nghèo, không tiền mua cái tiểu, anh đã gỡ tấm ván dựng phên nhà mình để đóng thành một cái tiểu. Anh mày mò tìm lại nơi đó, thận trọng từng bước chân vì bom đạn còn rải rác chốn rừng rú hoang vu này.

Anh đã bốc những đốt xương của một người quá cố xa lạ đặt vào cái tiểu đã đóng và không quên bỏ theo Tấm Thẻ Bài rồi đem về chôn gần nương rẫy của một người quen không xa nơi ở của gia đình anh để thỉnh thoảng thắp hương cho vong linh người đã khuất.

Mười mấy năm sau, cách đây chừng hơn 7 năm anh đã xây bo mộ lên cho cao ráo và thường hương khói. Không ruột rà thân thích anh vẫn thực hiện việc này. Đó Ôi! tình thương này thật lớn, một nghĩa cử thật cao đẹp, một tấm lòng thật đáng ngưỡng mộ.

***

48 năm, thời gian dài gần nửa thế kỷ, hẳn là sự nhớ thương người chồng bạc số luôn đeo đuổi chị. Từ cái ngày định mệnh ấy, chỉ mới 30  mấy tuổi chị tôi vẫn ở vậy nuôi các con khôn lớn. Nay chị đã ở tuổi 83 mới nhận được tin chồng. Có lẽ đây là xúc động mãnh liệt được hòa cùng hạnh phúc lớn nhất của đời chị.

Nghe tin như vậy, thương chồng bạc phước, mẹ Nam muốn con ra Huế tìm đến nơi mộ phần xem thế nào.

Thế là tuần trước vợ chồng Nam cùng anh Tuấn Vỹ đã ra Huế, trong nhóm còn có người cậu ruột của Nam đi cùng. Đoàn đi theo hướng lên đổi núi Nam Đông tìm đến nhà của anh chị Thuận cách thành phố Huế khoảng 50 km. Từ đó, để đến nơi mộ phần, đoàn phải tiến sâu vào rừng, đường đi khá hiểm trở, phải vượt qua mấy con suối để đến một bãi đất trống mới lộ ra ngôi mộ được xây bo cao xung quanh. Bên ngoài bo mộ có khắc tên Bùi Phước Lợi, nhưng hàng chữ số bên dưới đã mờ đi theo năm tháng, không còn rõ nét để đọc. Có lẽ anh chị Thuận nghĩ đó là số quân nên đã cung cấp khi đưa tin cho anh Tuấn Vỹ, số này không đúng với số quân của anh Bùi. Do vậy mà nỗi hoang mang của mọi người trong đoàn càng nhân lên. Chỉ còn cách là khai quật để kiểm tra tấm thẻ bài được chôn theo bên dưới.

Thật nan giải, vợ chồng cháu Nam cùng cậu Lam và mọi người trong đoàn đã thành tâm khấn nguyện với vong linh mong được khai thị. Ngay sau đó họ chùi rửa hàng chữ số khắc trên mộ mới phát hiện đó là ngày tháng năm xây mộ chứ không phải số quân như anh chị Thuận đã đọc nhầm khi đưa tin.

Thế là nghi vấn về số quân ghi trên mộ đã được giải tỏa, còn mộ phần đó có phải đúng là ba của Nam không thì vẫn còn trong nghi vấn.

Đoàn người đành trở về nhà anh Thuận, trong lòng ai cũng mang nặng những băn khoăn vì dấu hỏi lớn vẫn đang còn.

***

Về đến nhà, ngay sau đó anh Thuận bỗng nhớ lại cách đây 7 năm, khi xây mộ cho bộ hài cốt này, anh đã nhờ một người bạn (là anh Bảy) chụp lại Tấm thẻ bài để đăng lên Facebook mong tìm được người thân cho vong linh, nhưng thời gian dài sau vẫn không có hồi đáp, lâu dần sự việc cũng đi vào quên lãng. Nay, ký ức về sự việc này bỗng trở về như là một điều khai sáng, anh và vợ liền gọi điện ngay cho anh Bảy, anh này đã mày mò tìm thấy lại hình chụp Tấm Thẻ Bài mang tên Bùi Phước Lợi vẫn còn lưu trên FB nên đã gởi ngay lại cho anh chị Thuận. Liền sau đó anh Tuấn Vỹ vội chuyển cho Nam kiểm chứng.

Nam chăm chú nhìn lâu Tấm thẻ bài trên điện thoại rồi...bật khóc, miệng chỉ nói lắp bắp nói được hai từ "ĐÚNG RỒI!"... Thật như một phép lạ, như đã có một sự trợ giúp vô hình nào đó để mọi việc trở nên rõ ràng minh bạch.

Ôi! giây phút làm xúc động lòng người. Chỉ có sự gặp gỡ, hòa quyện tình huyết thống thiêng liêng mới tạo nên cảm xúc mãnh liệt đến thế. Phút giây đó tôi cũng đã khóc theo cháu. Mọi người chứng kiến đều bàng hoàng xúc động rơi nước mắt.

Sự việc đã diễn ra quá bất ngờ, như là một sự hiển linh, một phép lạ! .

***

Thẻ bài (dog tag) làm bằng kim loại cứng, thường là bằng inox để chống hư hỏng. Trên thẻ bài thường được khắc họ tên, số quân với 8 chữ số và loại máu. Một người lính luôn mang theo mình hai thẻ bài giống nhau, một đeo ở cổ, cái còn lại đeo ở cổ tay hay để ở đế giày. Khi bị tử thương trên chiến trường, nếu không mang được xác về thì đồng đội sẽ lấy một cái thẻ để vào trong miệng của tử thi mong có thể xác minh thân phận của hài cốt sau này, cái kia để thống kê thương vong của đơn vị. Vì vậy nếu không tìm được xác thì khi nhìn thấy thẻ bài cũng như nhìn thấy hài cốt của người quá cố vậy.

***

Thế là mọi nghi vấn băn khoăn trước đây nay nhanh chóng tan đi, không còn hoài nghi điều chi nữa, chắc chắn đây là phần mộ ba của các cháu rồi.

Ngày mai 25 tháng 4 (nhằm ngày 25 tháng 3 âm lịch) gia đình cải cải táng hài cốt của anh và đã tìm thấy Tấm Thẻ Bài của anh.

Hài cốt anh được đưa về chùa Quy Thiện ở Huế để vong linh được gần với tiếng kinh kệ cầu siêu và để gia đình bên ngoại đến viếng. Ngày 28 Nam sẽ đưa hài cốt của ba vào Sài gòn, quàng tại từ đường họ Bùi để anh được trùng phùng với ba mẹ, ông bà tổ tiên và để thân ruột bên nội đến viếng. Sau đó một ngày, ngày 29 hài cốt của anh sẽ được đưa vào an vị tại chùa Già Lam cầu cho linh hồn anh được siêu thăng.

Thế là sau nửa thế kỷ chị ruột tôi và các cháu mới mặc áo tang tiễn đưa chồng và cha.

***

Có được sự đoàn viên kỳ diệu này là nhờ tấm lòng của anh chị Thuận Cúc, anh chị đã hết lòng với một công việc thiện nguyện vô tư, tận tình lưu giữ hài cốt của anh một cách chu đáo trong suốt hơn hai mươi năm. Anh Tuấn Vỹ đã nhiệt tình thông báo trên Trang nhà Kết Nối Yêu Thương và không quản gian khó luôn xông pha trong hành trình xa xôi vất vả để chung sức tìm hài cốt của anh BÙI.

Chị tôi, gia đình cháu Nam, hai con gái và thân bằng quyến thuộc hai bên nội ngoại của Nam xin nghiêng mình cảm tạ và trân trọng tấm lòng vàng của các anh các chị đã đem tình thương quảng đại đến với người sống lẫn người đã khuất. Thật là công đức vô lượng. Ơn này gia đình làm sao trả được đây! Cầu mong điều thiện lành luôn đến với các anh chị.

Nguyện cầu linh hồn anh BÙI PHƯỚC LỢI siêu thoát cõi vĩnh hằng.


Van Que Nguyen
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22688
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Dec/2023 lúc 4:49pm

Mầy còn nhớ không?

Ngày%20Quân%20Lực%2019/06%20-%20Người%20Lính%20VNCH%20...%20Tôi%20nợ%20Anh%20...Hoàng%20Nhật%20Thơ%20-%20%20ĐỌC%20TRUYỆN%20-%20Ái%20Hữu%20Biên%20Hòa
California ngày... Tháng... Năm 19...


BT. Thân mến,

Cũng ngày này cách đây gần 30 năm mầy còn nhớ không? Bọn mình đã trải qua nhiều tuần lễ sống trong địa ngục. Nhiều ngày không có lấy một hột cơm chỉ uống nước cầm hơi, rồi nước cũng không có để mà uống. Những thằng đàn em mình liều mình bò ra giếng để lấy nước đều chết banh thây, có đứa còn sống nhưng gẫy chân hoặc gẫy tay vì đạn pháo vậy mà nó cười hí hửng đưa bi đông nước về phía tao... tao nhào về phía nó để cố gắng may ra cứu kịp đem nó ra khỏi vùng nguy hiểm. Tay tao vừa chạm bi đông nước thì cũng vừa lúc nó gục chết mà miệng vẫn còn cười, còn tao thì... khóc!

Hai hôm sau, mầy cũng vì cứu một thằng em mà lãnh nguyên một mảnh đạn 107ly làm gẫy chưn trái, hai ngày với vết thương trí mạng không có tiếp máu không có nước biển... rồi mày cũng được tải thương về Tổng Y Viện Cộng Hòa... để rồi khoảng 4 tháng sau vào ngày 30 tháng 4 mày bị bọn xưng là “giải Phóng” đuổi ra khỏi bệnh viện với cái chân cụt nửa bàn chân còn rỉ máu.

Ngày Ông DVM ra lịnh buông súng, tao bị giặc bắt lúc 8 giờ sáng khi vừa băng rừng từ Bình Tuy về đến Vũng Tàu (trước khi có lịnh đầu hàng) và bọn mình thất lạc nhau từ đó. Năm 1983 tao ta khỏi tù, có vài lần tao về Sài Gòn tìm mầy nhưng không gặp vì mầy đã về quê, mấy lần lên xuống Sài Gòn tao đều đi xe đạp mượn của hàng xóm vì không có tiền đi xe đò.

Tao gặp thằng X. nó bảo mầy hình như không bị đi tù “Cải Tạo”, đúng ra là chỉ bị tập trung đến cuối năm 1975 mày được cho về, có lẽ mày thuộc “Gia đình cách mạng”... vì thế mầy không đủ tiêu chuẩn để đi diện H.O...

Khoảng năm 1999 hoặc năm 2000, tao đang làm cu–li cho một hãng điện tử lương chỉ đủ ăn cơm và trả tiền share phòng, không hiểu mầy nghe ai nói mà viết thơ qua Mỹ mượn tao 20,000 Dollars để làm ăn. Đọc thơ mầy tao sững sờ mấy ngày, với số tiền này tao làm cu–li suốt đời cũng chưa chắc có đủ... rồi mầy giận tao và đoạn giao. Trước đó vài năm mầy thúc giục tao về VN thăm mầy, tao tính vừa tiền máy bay, tiền quà cáp cho bạn bè, tiền tiêu xài tối thiểu phải từ 4,000 USD... nếu lỡ gặp anh em lính của mình khi xưa, họ nghèo quá xin tiền thì tao phải... làm sao. Rồi nhiều lần mầy bảo tao qua mấy tiểu bang khác kể cả Canada để tìm bạn cho mầy, tao đâu có tiền mua vé máy bay. Nhưng nếu đi được thì trở về hãng điện tử không nhận tao vô làm nữa thì có nước chết đói, tao viết thư về trình bày sự việc với mầy thì bị mầy chửi như dội nước vô mặt... nào là lừa thầy phản bạn nào là “qua cầu rút ván”, nào là... Tao buồn lắm, tự an ủi bằng cách cho là vì ở VN nên mầy không hiểu đời sống ở Mỹ và cũng với trình độ học ít như tao thì chỉ làm cu–li, mà cu–li thì mỗi tháng phải ăn mì gói nửa tháng là chuyện bình thường. Không phải một mình mầy chửi mà còn mấy đứa nữa cũng chửi tao “nức nở”, riết rồi tao cũng quen và cũng bớt buồn và bây giờ thì “Em không buồn nữa Chị ơi!”.

“Nếu bị ai đó bỏ thì bạn đừng buồn, vì bạn chỉ mất một người không thương mình còn họ thì bị mất đi một người thương họ thật tình” – với chân lý này, tao như thằng điếc không sợ súng, ai muốn chửi thì chửi.

Bây giờ thì tới màn 2 cảnh 1 là... Tao cũng vẫn còn bị chửi mà ở Mỹ chửi chứ không phải từ VN viết thư qua chửi như lúc trước. Một cái cell phone cũng 7, 8 trăm USD, rồi tiền Internet hằng tháng mà mấy người bạn ở các tiểu bang xa cứ gọi bất kể ngày đêm Chủ Nhật hay ngày Rằm, không biết tiền đâu mà mấy ổng gọi như thế. Tháng nào mà tao phải gọi long distant cho bạn bè thì tháng đó mì gói cũng không có mà ăn.

Suốt nhiều chục năm nay, kể từ khi những người lính xuống thuyền nửa đêm để vượt biển tìm tự do. Trước hết, tao chỉ nghĩ là... bằng mọi cách phải rời bỏ “Thiên Đường Xã Nghĩa” để tìm tự do cho chính mình. Nhưng khi bước chân lên những hòn đảo của Mã Lai, Nam Dương, v.v. những người lính đã tự động hình thành những nhóm, hội đoàn cựu quân nhân, tuy nhỏ bé nhưng cũng nói lên sự đoàn kết của những người lính năm xưa đã một thời chiến đấu bên nhau.

Khi được định cư ở nước thứ 3, ngoài vất vả mưu sinh, bọn tao cũng phải chừa ra một khoản tiền tuy nhỏ nhoi nhưng cũng gởi về quê nhà, ngoài gia đình ra còn gởi thêm cho bạn bè, những đứa đang đói rách lang thang không nhà không cửa, có đứa vì thương tật trong chiến tranh giờ phải lê lết đầu đường xó chợ ăn xin, sống nhờ vào lòng hảo tâm của thiên hạ. Mầy thấy có đau không, bạn bè mình từng là những người lính oai phong lẫm liệt chốn sa trường nay phải sống tủi nhục giữa dòng đời, giữa những con mắt hận thù của kẻ gọi là “chiến thắng”.

Bọn tao nói riêng, những người lính VNCH sống trên những đất nước tạm dung nói chung, không phải tất cả mà hầu hết lúc nào cũng nghĩ đến trách nhiệm của một người lính đối với Tổ Quốc, đối với đồng bào và những đồng đội bất kể là binh chủng nào nhất là các anh Thương Phế Binh. Chúng tao tìm đủ mọi cách trong khả năng của mình để làm một cái gì đó mong xoa dịu bớt sự khốn khổ của họ và cho cả chính mình vì nỗi đau mất Nước và tự mình làm mất Nước, cũng như sự đau thương khốn khổ của đồng bào bởi hành động buông súng của mình! Đôi khi cũng tủi hổ lắm mày ạ, tiền bạc bọn tao không đứa nào có nên phải tổ chức tiệc gây quỹ bằng mọi cách, mọi hình thức nhưng không đủ vào đâu phải đi xin thêm những nhà hảo tâm giầu có... đôi khi bị họ từ chối thẳng thừng đành phải quay về với nỗi xót xa. Thương Phế Binh ở quê nhà cả hàng trăm ngàn người mà đa số đã già yếu, bệnh tật. Mỗi năm chỉ gởi về cứu trợ được chừng vài trăm hoặc vài ngàn người với 50 Dollars cho một người và nhiều năm sau nữa họ mới có cơ hội nhận thêm tiền cho đợt kế tiếp. Vì thế, mỗi năm vào dịp Tết Dương Lịch hoặc Âm Lịch bọn tao rất bận rộn “kiếm tiền” để có một chút quà cho anh em Thương Phế Binh ở quê nhà... cũng vì thế quên hoặc chậm trễ trả lời phone, trả lời email thì trước sau gì cũng bị chửi, nhẹ lắm thì cũng nghe những lời mắng nhiếc và đầu dây bên kia cúp phone nghe cái... rẹt!

Cũng chưa yên, bọn VC lại cho Văn Công từ trong nước ra với sự tiếp tay của những con buôn văn nghệ hải ngoại mượn danh tỵ nạn tổ chức Ca, Nhạc, Kịch ru ngủ giới trẻ hải ngoại (kể cả những con, những thằng già đầu ham vui, thiếu hẳn ý thức chính trị) với mưu đồ từ từ xóa bỏ lằn ranh Quốc, Cộng.

Mùa này lạnh lắm, ban đêm những người biểu tình đứng ngoài trời giá rét, còn bọn Văn Công, Du Sinh VC kể cả những đứa cha mẹ là người tỵ nạn nhưng chúng ham vui và mất dạy vì cha mẹ chúng không biết dạy con, chúng dám bỏ tiền ra mua chiếc vé hạng danh dự cả 1,000 USD.

Khi xưa, người lính (trong đó có cả mầy) chiến đấu bằng súng đạn, ngày nay không có súng thì chiến đấu bằng ngòi viết hoặc bằng chính sức lực già yếu của mình. Những người lính VNCH sẽ không bao giờ bỏ cuộc... Họ bỏ cuộc chỉ khi nào không còn... hơi thở mà thôi, mỗi năm thậm chí mỗi tháng đều có người vĩnh viễn ra đi để lại tiếc thương cho những người còn sống – Có người nói: “Nắm mồ thật sự của người chết không nằm ở nghĩa trang mà nó nằm trong trái tim quên lãng của người sống!”

Chúng ta sống làm sao để khi nào chết đi cũng không bị người đời nguyền rủa nhất là bạn bè và những anh em đã một thời dưới quyền của mình khinh khi. Viết đến đây thư cũng đã quá dài, tao còn phải ngủ để ngày mai còn đi làm. Có lẽ tao phải bán chiếc xe đang sử dụng, ít ra cũng được 10,000 USD rồi mua lại chiếc khác khoảng 4,000 USD hoặc 5,000 USD để có phương tiện đi làm. Số tiền còn lại bao nhiêu tao sẽ gởi về VN giúp đỡ những thằng bạn nghèo khổ kể cả những thằng từng “chửi” tao bần tiện, bủn xỉn, lừa thầy phản bạn vì tao quá nghèo không có tiền để gởi nhiều lần cho tụi nó, trong đó có “mầy”.

Thằng bạn cũ của mầy: LPO
(lá thư viết đã lâu... tình cờ tìm thấy!)

 



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Dec/2023 lúc 4:54pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22688
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Dec/2023 lúc 4:41pm


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 27/Dec/2023 lúc 4:41pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22688
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Jan/2024 lúc 3:15pm

Hy Vọng Con Về  Không Quá  Muộn


       Ông nghe có tiếng chuông gọi cửa, muốn nhờ bà vợ ra cửa xem ai đến, vì ông đang lỡ ngồi sắp xếp lại mấy quyển sách, nhưng nhìn tới nhìn lui thấy vắng bóng bà, ông uể oải đứng dậy từ từ ra phía cửa.

5023%201%20HyVgConVeKhgQuaMuonLTHNiem

       Cánh cửa được mở toang, sự ngạc nhiên đến tận cùng làm ông muốn ngã quị xuống. Trước mặt ông, một người đàn ông trung niên, tuy ốm, nhưng có vẻ rắn chắc với hàm râu lởm chởm nơi cằm, đang có vẻ hồi hộp như chờ đợi ông mở lời để được bước vô nhà, nhưng ông thì cứ đứng sững và không nói được tiếng nào. Cuối cùng thì chính người đàn ông lên tiếng dè dặt sau khi để cái túi xách trên vai xuống:

-Ba cho con vô nhà nghen ba!.

Ông giựt mình và đứng né sang một bên nhưng đầu óc vẫn còn ở đâu đâu, ông ấp a ấp úng:

-Vô! vô đi con, con về…?

       Ông bỏ lửng câu nói trong khi người đàn ông lách mình bước vào phòng khách, Anh nhìn quanh quất như muốn tìm kiếm một điều thân quen nào đó trong căn nhà xa lạ này.

       Ông bước theo sau người đàn ông với vẻ lảo đảo, những giọt nước mắt mừng vui đang cấu thành trong đôi mắt già của ông, ông muốn đến thật gần người đàn ông và ôm anh ta vào lòng thật chặt, ông ôm giọt máu của chính mình sau bao nhiêu năm dài ông rất muốn mà chưa bao giờ có cơ hội, nhưng rồi ông đến gần và chỉ vào cái ghế :

-Con ngồi xuống nghỉ đi, con ..,con.., con có mệt không? sao con về mà không báo cho ba má biết?

Cố gắng lắm ông mới hỏi một câu thật dài và chờ đợi câu trả lời từ ngưòi đàn ông trẻ

-Con muốn cho ba má sự ngạc nhiên, vả lại ở đó sáng nay người ta mới đọc tên con cho về trong đợt ân xá nhân ngày lễ Giáng Sinh…

-Ba mừng quá, cuối cùng thì ngày tháng ba má chờ đợi cũng đã tới, Cảm tạ ơn Chúa cho con về với gia đình.

Người đàn ông trẻ lên tiếng hỏi:

-Má đâu? hồi nãy giờ con ngóng tìm mà không thấy?

Ông quay vào trong gọi lớn:

-Mình ơi mình, ra đây xem ai về đây nè.

Có tiếng dép từ từ đi ra và có tiếng đàn bà:

-Có khách nào đến mà mình réo dữ vậy?

       Nhưng khi bà bước đến gần cái ghế sopha, và nhìn thấy người đàn ông trẻ vừa đứng dậy khiến bà từ từ khuỵu xuống:

-Má! Má ! Má có sao không?

-Mình! Mình có sao không? Những tiếng hỏi hốt hoảng lo lắng từ hai người đàn ông giúp bà thở mạnh ra và gượng đứng dậy theo cánh tay rắn chắc của người đàn ông trẻ.

-Sao con về mà không báo tin cho ba má biết để đi đón con? Bà cũng lập lại câu hỏi của người chồng lúc sớm.

-Họ cho con về bất thình lình, nên không cho mình biết trước. Con theo xe họ đưa về thành phố rồi lấy taxi về nhà sớm cho ba má ...mừng.

Chữ mừng người đàn ông bỏ nhỏ, như có điều gì e ngại.

       Bây giờ người đàn bà mới đến gần người đàn ông trẻ và bà sờ mó khắp người, hai tay bà ôm vòng người đàn ông trẻ mà nước mắt đoanh tròng, bà vuốt ve trìu mến, xoa xoa mái tóc ngắn cũn cỡn trên đầu rồi xiết thật mạnh, người đàn ông trẻ cứ thút thít mà không khóc thành tiếng, trong khi ông già thì cứ xuýt xoa:

-Ba cảm tạ ơn Chúa, cuối cùng thì con cũng được về nhà.

Người đàn bà buông người đàn ông trẻ và nắm tay dắt đi:

-Đi con! Con vô tắm rửa cho sạch sẽ đi, để má …vô bếp kiếm cái gì cho con ăn, chắc con đói rồi. Con có…quần áo gì không? Ba má không biết con về nên chưa đi sắm sửa…Hay con lấy quần áo của ba mặc đỡ nhen. Bà nói một hơi không cho người được hỏi có cơ hội trả lời.

Xoay qua ông chồng bà cầu cứu:

-Mình đi lấy cho con bộ đồ nào mặc trong nhà cho nó thay, cho nó thoải mái một chút.

-Dạ con chưa đói lắm, Ba khỏi lấy đồ, con cũng có đem về  bộ quần áo mà ba má đã đem vào cho con lần trước lên thăm đó, trong đó con đâu có mặc quần áo thường……

       Trong khi người đàn bà dắt con trai đi vào nhà trong, ông ngồi thừ người ra ghế sopha và bao nhiêu hình ảnh cứ hiện ra mồn một trước mắt.

*****

       Tiếng máy tiện chạy ầm ầm nhưng ông vẫn nghe được tiếng nói của người leader:

-Anh lên văn phòng đi, có tin khẩn gì từ ty cảnh sát báo cho anh đó.

-Chú nói gì? Cái gì mà có ty cảnh sát trỏng? tui đâu có …uống  rượu lái xe ẩu hồi nào..?

-Ai mà biết, thằng Sherman nó bảo em đi gọi anh lên nhận tin chứ em đâu có biết gì.

-Đùa với chú mày thôi. Ông vừa nói và cũng vừa kéo tắt nguồn máy đang chạy rồi xếp lại mấy dụng cụ cho gọn gàng và gửi lời cảm ơn người đã báo tin cho ông biết.

       Đường lên văn phòng phải qua hai khu vực nhà máy, rồi đi qua một dãy hành lang dài của bộ phận lấp ráp, cuối cùng mới đến văn phòng chính của hãng

       Thấy ông bước vào, Bà trưởng phòng Cindy người Mỹ trắng, niềm nỡ chào hỏi và mời ông ngồi.

Như có điều gì bất ổn, ông có linh cảm như vậy khi thấy bà suýt xoa chấp hít vài tiếng trước khi từ tốn nói với ông:

-Tôi rất lấy làm tiếc mà phải cho Tom (tên VN là Thân, nhưng trong hãng họ gọi Tom cho dễ) biết tin này, tin từ ty cảnh sát mới gọi đến. Ngừng một lát bà mới tiếp

-Thành thật chia buồn với Tom và gia đình, tôi…, Bà ngập ngừng rồi nuốt nước bọt như để lấy thêm can đảm và ngồi thẳng người lên nhìn vào ông mà chậm rãi từng tiếng:

-Con trai của Tom vừa bị cảnh sát vào trường bắt đi, vì tình nghi liên can tới một vụ…gì đó. Bà Cindy cố làm nhẹ vụ việc dù bà được cảnh sát báo trực tiếp cho biết là con ông đã liên can đến một vụ “cướp của giết người”, nên họ mới đến tận trường học mà bắt rồi còng tay dẫn đi.

Như sét đánh ngang tai, ông chồm tới trước và lắp bắp hỏi lại :

-Bà nói sao? Con trai tôi vừa bị cảnh sát vào trường học bắt đi, nhưng họ có nói nó có tội gì không?

       Bà Cindy ngập ngừng thương cảm người nhân viên hiền lành đang ngồi trước mặt, mà đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn nghiệt ngã.

Bà ân cần nhỏ nhẹ:

-Chuyện đâu rồi còn có đó, tôi khuyên Tom hãy nhờ luật sư can thiệp cho cháu, Cháu đang tuổi vị thành niên, có sai lầm gì rồi cũng có thể cải huấn được.

Bà nói rồi đứng lên lại gần và vỗ nhẹ lên vai ông.

-Tom thu xếp về nhà sớm đi, báo tin cho người nhà biết mà còn lo liệu cho cháu, chúc Tom và gia đình vượt qua cơn khủng hoảng này. God bless you!

       Ông đứng dậy, cảm ơn Bà Cindy và lảo đảo bước đi như người say rượu với bao nhiêu thắc mắc đang chạy lung tung trong đầu của ông. Thằng Davis bị tội gì? Nó đang đi học mà sao cảnh sát lại vào trường bắt dẫn đi? Nó ở nhà hiền lành lắm mà, nó đã chơi với những bạn bè nào thì ông cũng đã từng biết, nhưng nó gây sự với ai? Bao giờ? mà sao vợ chồng ông không hề hay biết…? hay là vợ ông biết mà dấu nhẹm không cho ông hay…?

       Những người bạn làm cùng phòng thấy ông trở về với vẻ mặt thất thần, buồn bã, họ muốn hỏi đã xảy ra điều gì cho ông, nhưng thấy ông cứ cúi đầu im lặng và dọn dẹp đồ nghề rồi lẳng lặng ra về, nên họ cũng lảng xa và ai về chỗ nấy mà chưa có lời hỏi han hay có lời an ủi đến với ông.

       Và con ông đã vào tù khi tuổi vừa mười tám. Bị kêu án “chung thân”. Tội con ông quá nặng, dù lúc xảy ra án mạng, con ông chỉ là “đồng phạm” đang còn tuổi vị thành niên.

       Trại tù nằm rất xa thành phố. Nhưng đã mấy chục năm trôi qua, vợ chồng ông cũng đã lặn lội đến thăm vào những ngày chủ nhật. Nhìn con ông lớn dần trong tù, ông đau xé ruột gan. Nhiều lần ông tự hỏi chính mình tại sao con ông ra nông nỗi? Ông bà đem con vượt thoát trong những ngày đau buồn của cả nước, khi con ông vừa mới lên ba tuổi. Những ngày đó ông phải trực bay trong đơn vị, vợ ông ẵm đứa con đầu lòng theo đoàn người di tản ra Côn đảo, và ngày cuối cùng khi Tổng thống Dưong Văn Minh đầu hàng giặc, vợ ông đã rất cực nhọc ẵm thằng con trai ba tuổi lội bì bõm vượt lên những cơn sóng bạc đầu, cố leo lên con tàu buôn há mồm đang ra tay cứu giúp những con người, đa số là đàn bà và con trẻ đang kẹt cứng trên vùng đất côn đảo này. Và may mắn gia đình ông được ‘đoàn tụ” ngay trên đệ thất hạm đội, rồi được sang đảo Guam.

5023%202%20ConVeKhgQuaMuonLTHoaiNiem

       Sau mấy tháng trong trại fort Chaffe, vợ chồng ông được bảo trợ về tiểu bang miền Nam nắng ấm. Tại đây vợ chồng ông cũng gắng sức đi làm để cho con có những gì chúng cần trong cuộc sống mới. Rồi gia đình ông cũng thêm người, cuối cùng thì bốn đứa con có trai có gái, bạn bè nói gia đình ông có phúc, và thằng Davis là đứa con lớn nhất đang còn năm cuối là vào đại học rồi. Ông cố gắng chăm lo cho mấy đứa con thật đầy đủ từ tinh thần đến vật chất trong điều kiện có thể. Cuối tuần ông cũng chất cả gia đình lên chiếc xe van rồi chở đi chỗ nọ chỗ kia, hay đi xem hát xiệc, movie nếu không phải làm overtime.

       Nhưng khổ nỗi, đám con ông thì càng ngày càng lớn, nhiều lúc chỉ muốn đi chơi riêng với bạn bè chứ không muốn gần cha mẹ, nhất là thằng con lớn Davis, nó chưa có bạn gái nhưng bạn bè cùng cỡ thì nhiều, có lúc ông gặp bọn nó đến nhà chơi, mấy đứa nhỏ mới nhìn qua cũng thấy hiền lành, nên ông tin tưởng vào con mình cũng ngoan ngoãn như ông nghĩ. Có đôi lần vợ ông nói hớ rằng con ông chơi với đám bạn biết hút thuốc và xài đồ hiệu, bà biết nhưng cứ nghĩ… không sao, vì bà là chủ tiệm rượu có tiền, cứ cho nó là xong, vì đối với bà, tiền là trên hết. Và nó, thỉnh thoảng bà cũng thấy nó có nhiều tiền, có lần bà tò mò hỏi nó tiền ở đâu con có? Nó cứ cười cười và nói nó làm thêm và bà tin điều nó nói. Lần đó, khi ông biết bà giấu ông về chuyện bà cứ cho con tiền để nó xài hoang phí, ông giận bà một thời gian, nhưng rồi tình nghĩa vợ chồng khi bà khóc lóc năn nỉ, ông đành bỏ qua.

       Nhưng rồi con ông đã sa ngã và đi vào tù tội, dù ông đã cố gắng nhờ luật sư can thiệp, nhưng tội rành rành “cướp của giết người” có nhân chứng, làm sao thoát khỏi cảnh tù tội được.

Để rồi mỗi lần vào nhà tù thăm con, hình như con trai ông không mặn mà gì với mẹ nó.

       Và hôm nay một người đàn ông trung niên đã về ngồi đây, nỗi mừng vui của ông  bùng vỡ. Con ông đã thoát hẳn cảnh tù tội, dù đã mấy mươi năm rồi còn gì? Nhờ những ngày trong tù, con ông biết...tu tỉnh học hành, cũng lấy được tấm bằng luật sư, và biết giúp đỡ những bạn tù, nói chung là một tù nhân gương mẫu nên được giảm án. Rồi nó sẽ sống ở đây với ông bà, ông bà sẽ chăm lo đời sống cho khoảng đời còn lại của nó, thay vì nó lo cho ông bà lúc về già, và nó sẽ tìm việc để làm, và biết đâu ông sẽ đi tìm và cưới vợ cho nó nữa.

       Bà làm một bữa tiệc rất thịnh soạn để chào mừng ngày con trai lớn trở về đoàn tụ với gia đình. Đáng lẽ đi ra nhà hàng, nhưng ông bảo ở nhà ấm cúng hơn, mấy đứa con khác của ông cũng muốn như vậy, khi chúng về lại thành phố này..

       Người đầu tiên đến là con Jennice và chồng, chúng nó đem đến cho anh nó một lô quần áo hàng hiệu, thằng Davis cầm túi đồ mà rưng rưng nước mắt, nó nghĩ em nó cũng thương nó nhiều lắm nên đã bỏ công đi sắm sửa quần áo cho nó.

       Bác sĩ Henry và vợ vừa vào cửa là hỏi đủ chuyện về anh nó, về hồi nào? cuộc sống ra sao? Có học được một ngành nghề gì lúc còn ở trong tù không? (dù Ba nó thỉnh thoảng cũng cho nó biết sơ sơ). Rồi tương lai anh có dự định làm gì? một lô câu hỏi dồn dập khiến Davis không biết trả lời câu nào trước câu nào sau đành im tiếng, nhưng có một nỗi buồn thoáng qua, dù được Henry tặng cho một máy computer mới toanh. .

       Người cuối cùng là con Brenda. Nó đến với hai đứa con cũng đã lớn bộn, vì tụi nó ở gần, nó bảo chồng nó bận đi làm overtime nên không đến được, nó có mua quà cho anh nó một cái Iphone mới nhất, và trao ngay cho Davis mà không cần biết anh nó có muốn nhận hay không?

       Cuộc trùng phùng vui vẻ trong một không gian ấm cúng của gia đình, đã cho ông một niềm vui không kể xiết. Ông ngồi nhìn anh em chúng nó nói chuyện thăm hỏi nhau như chưa có một lần chia cách khiến ông mừng quá đỗi. Phải vậy chứ, dù gì thì Davis vẫn là thằng con lớn nhất trong nhà, dù thằng Henry có là bác sĩ, dù con Jennice có giàu tiền muôn bạc triệu với cái nghề buôn bán nhà cửa và có cái shopping riêng, dù con Brenda có hai ba tiệm nail, thì chúng nó vẫn là em của Davis, vẫn phải nể mặt anh nó theo thứ tự trong gia đình.

       Thằng Davis được ông bà cho chiếc xe cũ, dù đó là chiếc Lexus mà bà thích nhất, được mua từ lúc bà bán tiệm, nghỉ làm, để hai ông bà đi du lịch đó đây cho rộng rãi, thoải mái, chứ ông vẫn lái chiếc xe cũ hằng ngày. Ông bà cũng đi mở cho thằng con một account ngân hàng cho nó có tiền đổ xăng và xài vặt.

       Bữa cả nhà ông ngồi lại để bàn và hoạch định tương lai cho thằng Davis, con Jennice và Henry chẳng biết góp ý như thế nào, dù anh nó có cho biết là trong tù cũng có học thêm và có bằng luật, dĩ nhiên tiếng Mỹ thì nó rành quá rồi, vì coi như là ngôn ngữ chính của nó mà, từ trường học hồi trước và cả trong tù đều dùng tiếng Mỹ nên không còn trở ngại gì trong cuộc sống, và tiếng Việt nó cũng rất khá, tuy giọng nói có hơi cứng một chút, vì được học từ một người bạn lớn tuổi trong tù, ông nguyên là một thầy giáo hồi còn bên nhà, nhưng bị tội “giết vợ” nên ở tù chắc không có ngày ra.

       Cuối cùng nghe con Brenda bảo anh nó đi học làm…nail tạm thời, và cố gắng đi thi để lấy cái bằng, rồi vào tiệm của nó mà làm, vì công việc có sẵn mà coi bộ nhẹ nhàng hơn là đi làm công ty hay hãng xưởng, với lại tiệm của nó làm chủ thì anh nó cũng được đối xử đàng hoàng hơn là đi làm bên ngoài, với lý lịch từng ở tù vì tội hình sự mới được thả ra, người ta sẽ nhìn với đôi mắt không được thiện cảm.

       Ông bà ngồi nhìn các con sắp xếp và bàn định tương lai cho đứa con trai lớn đâu vào đó, thấy mừng rỡ trong lòng. Ít ra gần cuối đời, gia đình không còn cảnh ly tán nữa, rồi đây ông bà sẽ tìm mối mai để tìm vợ cho Davis, nếu đến cùng mà không có cô gái nào ở Mỹ, ông bà sẽ đưa nó về…Việt Nam, vì bạn bè ông bà cũng còn nhiều bên đó, nhờ họ tìm dùm một cô gái để cưới cho con chắc cũng không khó khăn gì, vì con gái bên nhà bây giờ, người nào cũng muốn sang Mỹ mà. Bạn bè của ông cũng đã có nhiều đám cưới vợ từ VN vậy, có người hên gặp cô con dâu tốt, biết tình nghĩa, ăn ở phải đạo với chồng và gia đình chồng, nhưng cũng có cô sang được Mỹ rồi là bắt đầu tung tăng bay nhảy và…nhảy luôn ra khỏi gia đình nhà chồng mà không lời từ giã. Nhưng đó là phước đức của mỗi gia đình, hy vọng con ông sẽ gặp nhiều may mắn hơn trong cuộc đời còn lại.

       Ông lắc lắc cái đầu, vì mình đã nghĩ quá xa về cuộc sống hiện tại của đứa con trai lớn, trong khi chưa biết nó quyết định thế nào.

       Thằng Davis nãy giờ ngồi im lặng lắng nghe các em của nó góp ý và lên kế hoạch tương lai của đời nó, nó cảm động rơm rớm nước mắt, nó không ngờ ngày trở về của nó lại ấm cúng thế này. Những ngày còn trong tù, nó sống cho qua ngày tháng với những bạn bè đồng cảnh ngộ với nó, cũng có một số người Việt Nam, tụi nó…hung tợn lắm, xâm tay xâm khắp mình mẩy, mới nhìn đã thấy ớn lạnh. Tụi  nó mỗi lần nói chuyện là văng tục, vì chúng bất cần đờì, có đứa còn không muốn ra ngoài, vì bọn nó không còn gia đình nên sợ ra tù làm sao mà sống nổi. Nhưng cũng có nhiều đứa hiền lành, qua một thời gian dài bị…hành hạ cực khổ của đời sống người tù, đã thuần thục và rất biết điều, chỉ sống chờ ngày trở về đời sống hiền lương, chính trực.

      Ông ngồi nhìn con và cố đọc suy nghĩ của nó, ông biết nó rất tủi thân khi trở về, phải…thua xa em út, tuy mỗi lần ông bà đi thăm, vẫn cho nó biết các em nó sống ra sao. Nhưng khi gặp thực tế, nó sẽ có sự so sánh và rồi sinh ra tự ti mặc cảm, bất mãn rồi buông xuôi, đó là điều ông lo sợ mà không dám tỏ bày với ai.

       Thằng Davis đi đến tiệm của con Brenda thử việc được mấy bữa, nhưng rồi bữa nay nó về sớm với nét mặt buồn buồn. Ông vặn hỏi nó mãi, nó mới tâm sự rằng nơi đó không hợp với nó, rằng chỗ đó nhiều đàn bà và họ cũng nhiều chuyện nữa. Họ không tế nhị như nó nghĩ, mà họ ăn nói bạt mạng, họ tò mò về đời tư của nó, họ nói bóng nói gió sau lưng rồi cưòi cợt làm nó vô cùng khó chịu, nên nó …không muốn tập tành làm ở đó nữa nên bỏ về sớm.

      Bữa cơm chiều nay có món cá chiên dầm nước mắm gừng mà nó rất thích từ lúc xưa còn ở nhà, với nồi canh rau thập tàng nấu tôm tươi chung với mấy trái mướp sau vườn, bữa cơm đơn sơ nhưng thằng Davis coi bộ thích lắm, nó ăn nhiều thật nhiều như chưa bao giờ được ăn, bà vợ ông cứ ép cho nó ăn thêm. Nói chung vợ chồng ông cố gắng hết sức để cho thằng con đỡ thấy tủi thân, không cảm thấy cô đơn, tẻ lạnh khi trở về nhà.

       Bữa cơm chưa xong thì có tiếng gọi cửa, ông thư thả ra mở cửa trong khi con Brenda ào vào nhà và la toáng lên:

-Anh làm gì mà giận dỗi bỏ về vậy? Mấy đứa nó hỏi đùa một chút có chết ai đâu?

-Nhưng anh không thích họ đùa cợt như vậy?

-Làm tàng vừa thôi, anh mới ở tù về thì tụi nó tò mò hỏi cảnh trong tù thôi, chứ có làm gì đâu?

-Nhưng anh…

       Thằng Davis bỏ lửng câu nói, ngồi im, trong khi con Brenda lên giọng người chủ tiệm làm thầy đời với anh nó, nó kể tội anh nó… làm tàng, nào là mới ở tù ra mà làm bộ nghiêm trang, đứng đắn, tụi nó hỏi trong tù đã có bồ bịch gì không mà cũng khó chịu? nào là có bằng luật sư trong tù thì đã sao? Ra ngoài đi làm ai mà mướn? Nó nói liên miên cả hai thứ tiếng, có lúc còn hỏi anh nó: you think who you are? mà ông bà thì cứ ngồi chết trân, ngó sững vào cô con gái mà chưa biết phản ứng như thế nào. Nhưng rồi ông tức quá, ông đứng phắc dậy và muốn trấn áp những lời nói khó nghe của con Brenda dành cho anh nó, ông đập bàn và cố hét thật to:

-Mày có im đi không! Im đi! Im đi! Shut up!                  

-Mình ơi! dậy đi! dậy đi! Mình nằm mơ thấy gì mà la hét thật to, còn quơ tay lung tung vậy.?

       Bị bà vợ lay lay người và cố đánh thức ông, ông mở mắt ra vẫn thấy mình đang nằm trên giường, trong khi bà vợ không ngừng hỏi tới:

-Nằm chiêm bao thấy gì mà mình hét to quá vậy? cả tiếng Mỹ nữa, mình có sao không?

       Ông ngồi dậy, lấy hai tay dụi mắt và thẫn thờ trong lúc nhìn lên trần nhà với cái quạt máy đang quay từ từ chầm chậm. Ông thở dài trong tiếc nuối.

-Mình vừa đánh tan giấc mơ dài của tôi.

-Hình như lúc này mình hay nằm chiêm bao lắm đó, mới rồi em đâu có biết mình mơ thấy gì, chỉ nghe mình la hét quá rồi quơ tay làm em giựt mình tỉnh giấc, lay người cho mình tỉnh lại thôi, mà mình mơ thấy gì vậy? ác mộng hả?

Ông không trả lời bà, chỉ lắc lắc cái đầu, lẩm bẩm tự hỏi:

-Mình vừa nằm chiêm bao sao? Chỉ là giấc chiêm bao?

       Ông nén tiếng thở dài và lật người cố bước chân xuống giường, đôi chân hơi co cứng như muốn vọp bẻ, ông cứ duỗi duỗi ra rồi cố gắng bước xuống để đi tìm nước uống, để nghĩ về đứa con trai đang ở trong tù vừa trở về trong giấc chiêm bao của ông, nhưng chưa biết ngày nào được về trong đời sống thật? Ông buồn lắm,  vì ông cũng đã già rồi, không biết ngày về của nó ông có còn sống ở trên đời để  gặp, hay đã phải  đi xa…?

Lê thị Hoài Niệm.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22688
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Jan/2024 lúc 4:21pm

Những Đóm Mắt Hỏa Châu


NHỮNG%20ĐỐM%20MẮT%20HOẢ%20CHÂU,BẢN%20NHẠC%20BLERO%20KHÓ%20QUÊN...%20-%20Đại%20Học%20Sư%20Phạm%20Kỹ%20%20Thuật%20-%20Thủ%20Đức%20Forums

Ngày cuối cùng trong năm cũng khép lại với cơn mưa thâu đêm, suốt sáng. Bầu trời mùa đông mây vần vũ ảm đạm và như đang nhớ thương, ngóng mong những tia nắng ấm áp từ phương đông xa xôi. May mắn thay đến khi chiều tối, mây tan mưa tạnh đã trả lại cho đất trời một khoảng không gian quang đãng tuy có chút ẩm ướt hơi mưa. Bầu trời đêm ngó như cao hơn và lấp lánh hàng vạn vì tinh tú. Tiếng pháo đì đùng vọng lại từ những ngôi nhà lân cận, hàng xóm gần xa, thiên hạ đang nôn nao tiễn đưa năm cũ để đón chào năm mới với nhiều hoài bão, hy vọng.

Năm nào cũng vậy, pháo tết được bày bán trước giao thừa ba, bốn ngày. Đất chật và dân số mỗi ngày thêm đông nên pháo lớn, pháo nhỏ, pháo đại, pháo tiểu đều bán chạy như tôm tươi. Giờ phút giao thừa cũng đến theo chu kỳ của trái đất và báo hiệu một năm vừa mới hết. Phút giao mùa thiêng liêng mang theo hơi lạnh của mùa đông nhưng ai nấy cũng thấy ấm áp vì trong lòng đang nuôi dưỡng niềm lạc quan trong năm mới.

Bốn phương, tám hướng tiếng pháo nổ vang trời. Pháo bông với nhiều hình dạng đẹp mắt và mang màu sắc sặc sỡ bừng lên liên tục giữa bầu trời đêm cao rộng. Hơn nửa tiếng đồng hồ xôn xao tiếng cười, tiếng nói, tiếng chúc tụng của hàng xóm hòa với mùi khói pháo cay nồng và những ánh chớp lung linh giữa bầu trời khuya. Năm mới bắt đầu và ngày mới cũng bắt đầu.

Những đốm sáng lung linh lóe lên giữa bầu trời đêm gợi nhớ một thời bom đạn trên một quê hương đã xa. Những đóm mắt hỏa châu bừng lên trong màn tối, chợt nghe vùng tâm tư cháy đỏ xoay ngang lưng trời. Người nơi hậu phương mong ngóng người nơi giới tuyến, đôi mắt em sáng ngời, theo anh đi ngàn lối và gởi cho nhau biết bao lời tâm sự. Chiến cuộc chấm dứt, đất nước lâm lụy, binh lính tan hàng rồi kẻ ở người đi gây ra muôn vàn khổ sở. Hòa bình rồi sao mắt mẹ chưa vui, vẫn thao thức đêm trường mong ngóng đứa con xa.

Mấy mươi năm thương hải tang điền, người ra đi mang theo nỗi sầu cố quốc. Giờ khắc giao thừa ở một nơi xa xôi, không phải là quê nhà và cũng không là cố quận nên nỗi niềm tha hương càng quạnh quẽ, tâm tình thêm chông chênh. Ngày tháng trôi nhanh và chợt ngó lại, đất trời vẫn mênh mông cũng như những ước mơ của thời tuổi trẻ vẫn là mơ ước xa xôi khi tóc đã bạc, chân đã run, quỹ thời gian cũng thâu ngắn lại. Trước thềm năm mới, bắt chước người ta, mình ân cần gởi trao cho nhau những lời chúc lành để mai ngày được còn có nhau, dù đêm ngắn hay ngày dài vẫn tìm tới tương lai và không bao giờ lo sợ lạc loài yêu thương.

Vưu Văn Tâm

TV, 01.01.2024

(*) tựa đề một bài hát thời chinh chiến của nhạc sĩ Hàn Châu



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/Jan/2024 lúc 4:24pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22688
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Jan/2024 lúc 10:37am

Người Mỹ già homeless

 BM

Ông chờ khi đèn đỏ tất cả xe ngừng lại thì đi ngược theo đoàn xe dọc lề đường cầm một tấm carton có mấy chữ nguệch ngoạc trên đó: "I am hungry. Will work for food. God Bless". Những hình ảnh tương tự như vầy tôi vẫn hay thấy ở những ngã tư đèn xanh đèn đỏ rải rác trong thành phố, nên gần như tôi không chú ý gì tới người Mỹ già này. Một vài lần dừng xe ở một ngã ba, ngã tư nào đó, khi thấy một người homeless nào đến gần xe tôi đậu, nhìn dáng vẻ khổ sở tôi cũng động lòng cho ông ta 1 dollar.

 

Rồi thôi! Xe chạy và tôi không mảy may để ý gì tới người đó nữa. Người Mỹ già homeless này cũng vậy. Xe tôi chạy qua ngã tư này hàng ngày và đậu chờ đèn xanh không biết bao nhiêu lần rồi. Tôi nhìn thấy ông Mỹ này chắc cũng 5,7 lần gì đó… nhưng có bao giờ tôi để ý tới ông ta đâu và có lẽ sẽ chẳng bao giờ để ý đến ông cho tới một hôm…


Hôm đó là một ngày tháng Năm, như mọi lần tôi đậu xe ngay sát lề chờ đèn xanh, nơi ông già Mỹ đang đứng. Tháng 5 là mùa Hè ở Texas, trời rất nóng. Bên ngoài cũng khoảng 92, 93 độ F chứ không ít. Ông già Mỹ cũng vẫn cầm tấm carton giơ lên trước ngực. Trời nóng như vậy mà ông ta mặc một cái áo lính rằn ri 4 túi kiểu của quân đội Mỹ. Nhưng cái đập vào mắt tôi ngày hôm đó là, trên ngực áo của ông ngoài mấy phù hiệu binh chủng, còn có huy hiệu một lá cờ vàng ba sọc đỏ. Chính điều này làm tôi chú ý. Khi ông bước đến cửa xe, tôi không cưỡng được nên hạ cửa kiếng xuống móc ra tờ giấy 1 dollar đưa cho ông:


Hello, hình như ông là cựu quân nhân?

BM
Note: hình trong bài là minh họa

Ông nhận tờ giấy bạc: Cám ơn ông. God Bless. Phải! Tôi là cựu quân nhân đã từng tham chiến ở VN trước đây. Ông là người Việt hả? Bắc Việt Nam hay Nam Việt Nam?

 

Tôi cười, nheo mắt với ông:
Đúng. Tôi là người Việt. Nam Việt Nam chớ không phải Bắc Việt Nam.

Ông giơ một ngón tay cái lên, mỉm cười qua hàm râu quai nón xồm xoàm lâu ngày không cạo: God Bless you. Good! Good! Nam Việt Nam tốt lắm.

Ông ta chào tôi và tiếp tục đi qua xe khác.

BM


Chỉ có thế! Đèn bật xanh. Xe tôi lại chạy nhưng đầu óc tôi cứ lưu lại hình ảnh người Mỹ già này suốt con đường về nhà. Không hiểu tại sao một cựu quân nhân Mỹ lại sa vào cuộc sống khó khăn đến thế? Ở xứ này, người dân vẫn tôn trọng cựu quân nhân lắm mà? Lần đầu tiên tôi thắc mắc về một người homeless. Có lẽ chính vì cái huy hiệu lá cờ vàng ba sọc đỏ đeo ở trước ngực áo ông ta cứ lãng vãng trong đầu óc tôi hoài.


Hai hôm sau, cũng tại ngã tư quen thuộc. Tôi gặp lại ông Mỹ này vẫn đang mặc chiếc áo trận rằn ri đi tới khi tôi đậu xe chờ đèn. Tôi hạ kiếng xe xuống:

BM


Chào ông. Tôi có thể hỏi thăm ông một chút được không?

Ông già nhìn tôi với một thoáng ngạc nhiên:

Chào ông. Được chứ. Ông muốn hỏi gì?

Ở đây không tiện. Đèn xanh rồi, xe tôi phải đi ngay đây. Tôi sẽ qua cây xăng bên kia đường. Tôi gặp ông ở đó trong vài phút nữa. Được không?

Được chứ. Được chứ. Tôi chờ ông bên đó nghe. Tôi quay xe ngược trở lại và tắp vào cây xăng Shell bên kia đường nơi ông già Mỹ đang đứng chờ. Tôi xuống xe bắt tay ông:

BM


Chào ông. Tôi tên là Khanh. Tôi có gặp ông trước đây. Ông có nhớ tôi không?

Ông già Mỹ cười làm rung động hàm râu quai nón xồm xoàm. Gương mặt ông trông giống như một tài tử xi nê nào đó mà tôi đã có dịp xem qua:

Chào ông Khaan (Ông chào tôi bằng tiếng Việt và phát âm tên tôi như 2 chữ Kha An ) Nhớ chứ, nhớ chứ. Ông là người Việt tôi gặp hôm trước đây mà… Nam Việt Nam.

Ông lại cười, giơ ngón tay cái lên khi nói đến chữ Nam Việt Nam và nói tiếp:

Tôi tên là Bill. Ông muốn hỏi tôi chuyện gì.

Ồ! Cũng không có gì quan trọng. Thật ra… thật ra…

Tôi bỗng trở nên lúng túng, ấp a ấp úng khi thình lình nhận ra chính mình cũng không biết tại sao lại muốn nói chuyện với ông già Mỹ này. Có lẽ một sự ràng buộc vô hình nào đó với cái phù hiệu ông ta đeo trên ngực áo đã khiến tôi không cưỡng lại được và có lẽ sự thắc mắc trong lòng hai hôm nay cộng với thời gian đứng chờ đèn xanh quá ngắn ngủi có thể sẽ bỏ lỡ một dịp may hỏi ông ta vài câu mà mình thắc mắc. Nhưng khi cơ hội đến thì mới biết là tôi đã chẳng chuẩn bị gì hết, vì thế đâm ra lúng túng. Cuối cùng tôi cũng nói lên được một câu:

BM


Tôi cũng là lính ở trong thời chiến tranh VN.

Vậy hả! Tốt! Tốt! Anh cũng là cựu chiến binh chiến tranh VN hả. Tốt! Tốt!

Tôi nhìn gương mặt ông, thấy toát lên một vẻ rất chân thật khi nói lên câu trên. Hình như những hình ảnh về thời đi lính xa xưa ở VN vẫn còn để lại trong lòng ông nhiều kỷ niệm. Buổi chiều ở Round Rock mùa này trời nóng kinh khủng. Tôi chỉ mới đứng bên ngoài nói mấy câu với ông già Mỹ mà đã thấy khó chịu rồi. Vậy mà ông ta đứng ở ngoài trời cả ngày như thế thì thiệt là… Một thoáng xót xa dấy lên trong lòng tôi:

Này Bill, ông có bận quá không? Nếu ông không bận, tôi muốn mời ông đi đến một nơi nào đó, chúng ta vừa ăn uống vừa nói chuyện. Được không?

Không. Tôi không bận gì cả. Tốt. Tốt. God Bless.

Bill xách theo cái túi đeo vai đựng những vật dụng cá nhân của ông lên xe. Tôi chở Bill đi ngược lại đường May, con đường chính của thành phố Round Rock và sau đó rẽ trái qua đường 620:

BM


Mình ghé vào tiệm Fried Chicken phía trước được không?

Tốt! Tốt. Fried Chicken ngon lắm.

Tôi nheo mắt nhìn Bill, cười:

Nhưng ở đây không có bia đâu nhé.

Không sao. Cám ơn ông. Ăn Fried Chicken tốt lắm rồi.

BM


Chúng tôi ghé vào tiệm Golden Fried Chicken gần đó, gọi phần ăn cho hai người và chọn ngồi vào góc khuất trong tiệm. Buổi chiều giờ này quán còn vắng vẻ lắm. Không khí mát dịu của máy điều hoà bên trong làm tôi khoan khoái, dễ chịu hẳn lên sau khi vừa từ bên ngoài bước vào. Nhìn Bill làm dấu thánh giá trước khi ăn, tôi thấy ở ông toát ra một điều gì đó hiền hoà khác hẳn cái bề ngoài có vẻ "dữ dằn" qua quần áo, râu tóc rối tung của ông, tôi nói để bắt chuyện:

Ông cứ ăn tự nhiên nhé.

Tốt. Tốt. Cám ơn ông.

Vừa nhai ngồm ngoàm miếng gà chiên, ông vừa hỏi tôi:

Khaan. Trước đây trong chiến tranh VN, ông đi binh chủng nào? Đóng ở đâu?

Tôi hả? Tôi ở trong binh chủng Không Quân. Trước đây đơn vị tôi đóng ở Phan Rang. Tôi ở trong quân ngũ không lâu, chỉ từ 1972 cho đến ngày miền Nam nước tôi rơi vào tay CS miền Bắc. Còn ông?

Tôi là lính Thủy Quân Lục Chiến sang VN năm 1966. Ở tại căn cứ Long Bình một thời gian. Sau đó đơn vị tôi chuyển ra Đà Nẵng và cuối cùng đóng tại Khe Sanh.

Ông vừa ăn vừa kể tôi nghe về một vài kỷ niệm ở VN trước đây, ông nói một vài tiếng Việt còn nhớ được với cách phát âm lơ lớ như những từ: "Chào ông, chào bà, chào cô… con gái VN đẹp lắm, nước mắm… đi đi…mau…cám ơn ông…"

Chúng tôi vừa ăn vừa nói cười thật cởi mở. Tôi cũng kể cho Bill nghe về đơn vị của tôi trước đây và một vài kỷ niệm vui thời lính tráng. Trong thoáng chốc, chúng tôi nói chuyện, cười đùa với nhau như hai người bạn hồi nào không hay. Bill kể tôi nghe thêm nhiều kỷ niệm về đời lính của ông và trận đánh ông tham dự lần cuối ở Khe Sanh:

BM


Trong trận đánh ngày 21 tháng Giêng năm 1968, tôi bị thương nặng và được đưa về bệnh viện Dã Chiến chữa trị tạm thời, sau đó họ đưa tôi về bệnh viện ở  Đà Nẵng tiếp tục chữa trị. Cuối năm 1968, tôi được giải ngũ và về lại Mỹ.


Bill giở áo lên chỉ cho tôi thấy những vết sẹo còn để lại sau mấy ca phẫu thuật. Nhìn những vết sẹo dài còn để lại trên ngực và bụng của Bill, tôi có thể đoán vết thương của ông lúc đó chắc là ghê gớm lắm. Lấy tay chỉ chỉ vào những vết sẹo đó, ông nói:

Những vết sẹo này từ năm 1968 đã là một phần cơ thể gắn bó thân thiết với tôi. Tôi tự hào đã có những vết sẹo này, tuy nhiên rất lấy làm tiếc là chúng ta đã không đạt được mục đích. Cái giá tôi trả và phần thân thể tôi để lại ở chiến trường VN đã không được đền bù xứng đáng. Tiếc thật!

Bill cho tôi biết trong lần bị thương đó, để cứu các ông bác sĩ quân y đã phải làm nhiều cuộc phẫu thuật lấy mảnh đạn trong người, cũng như cắt bớt và may vá nhiều khúc ruột. Ngoài ra các bác sĩ còn phải đặt một thanh sắt, bắt vít nối xương ống chân phải của ông.


BM


Tôi nhìn gương mặt Bill, cặp mắt ông không biểu lộ một nét thù hận hay bực bội nào cả khi nói về những vết thương cũ! Hình như thời gian đã phôi pha và xoa dịu đi những đớn đau, mất mát mà ông đã trải qua. Chúng tôi im lặng tiếp tục ăn, không ai nói với ai thêm lời nào nữa một lúc khá lâu. Có vẻ như Bill đang nhớ lại một vài kỷ niệm cũ trước đây. Tôi nghe thấy ông lẩm bẩm hai chữ Khe Sanh, Khe Sanh... vài ba lần trong khi đang ăn và đôi mắt ông hình như đang mơ màng về một cõi xa xăm nào đó. Đầu óc tôi ngập tràn nỗi xúc cảm không tả được. Trước mặt tôi là một người Mỹ già xa lạ. Một người mà nếu không có chiến tranh xảy ra ở đất nước tôi, có lẽ ông ta sẽ không hề biết tới VN là gì, nói chi tới những địa danh như Long Bình, Đà Nẵng, Khe Sanh… vậy mà cho tới bây giờ, sau mấy chục năm ông vẫn còn nhớ và phát âm khá chuẩn tên những địa danh này bằng tiếng Việt. Chiến tranh đã tình cờ mang ông đến với một quốc gia có cái tên gọi Việt Nam nghe thật xa lạ, nơi ông đã chiến đấu để bảo vệ lý tưởng Tự Do cho người dân nơi đó và ngay cả đã hy sinh xương máu cho một đất nước mà trước đó ông không hề biết tới. Trước mặt tôi, người Mỹ đó giờ đây lại là một người không nhà cửa, sống một cuộc sống lay lắt không có ngày mai. Còn tôi, một kẻ tị nạn đang ăn nhờ ở đậu nơi xứ sở của chính ông, lại là người may mắn hơn ông nhiều. Ít ra tôi có được một ngôi nhà xinh xắn, một mái ấm gia đình, một công việc đàng hoàng và con cái tôi đang thọ hưởng nền giáo dục tốt đẹp nơi xứ sở của ông… Tôi không thể nào ăn được nữa, một điều gì đó đang dâng lên trong lòng khiến tôi nuốt không vô nữa:


https://baomai.blogspot.com/


Này Bill. Tôi có thể hỏi ông một vài câu liên quan tới cá nhân ông được không?


Bill ngước mắt lên nhìn tôi, ngạc nhiên:

Cá nhân tôi? – Ông cười – Cá nhân tôi thì đâu có gì đâu mà không hỏi được.

Sau khi ông giải ngũ, ông đã làm gì? …và tại sao …tại sao ông lại trở nên… thế này? Xin lỗi Bill. Ông không cần phải trả lời câu hỏi này, nếu ông không thích. – Tôi hỏi và cảm thấy không được tự nhiên lắm với câu hỏi đường đột này –

Với tay lấy tờ giấy napkin lau miệng, Bill cười:

Ồ! Không sao cả. Lâu lâu có dịp ôn lại chuyện cũ cũng thú vị lắm. Ông hỏi tôi sau khi tôi giải ngũ hả?? Tôi làm lặt vặt một vài việc để kiếm sống rồi quyết định quay lại college lấy cho xong bằng 2 năm, sau đó vào làm việc cho một hãng chế biến đồ nhựa. Tại đây tôi gặp một người đàn bà và sau một thời gian quen biết đã kết hôn với người này. Năm đó là năm 1974 và lúc đó tôi đang ở Houston. Vợ chồng chúng tôi có một đứa con gái và sống hạnh phúc lắm. Nhưng sau 6 năm chung sống hạnh phúc, sóng gió bắt đầu nổi lên khi tôi bị laid off. Những cuộc cãi vã xảy ra, ban đầu thì còn ít và còn có lý do chính đáng, nhưng sau đó thì xảy ra gần như mỗi ngày mà toàn là những cuộc cãi vã không đâu ra đâu!


Chuyện gì chúng tôi cũng có thể gây gổ với nhau được. Cuối cùng vợ tôi lấy cớ tôi hay uống rượu không lo kiếm việc làm và nộp đơn ly dị. Tòa án phán mọi chuyện lỗi ở nơi tôi. Như ông biết đó, ở xứ này cứ 100 vụ ly dị là gần như 99 vụ đàn ông là người gây ra lỗi. Thế rồi vợ tôi được phép giữ đứa con gái và tôi phải trợ cấp nó cho đến khi nó đủ tuổi thành niên. Từ đó những việc làm kế tiếp của tôi bao nhiêu lương lãnh về, sau khi trừ chi phí trợ cấp cho con gái, còn thì chỉ đủ để tôi sống qua ngày mà thôi. Dù vậy tôi cũng cố gắng làm tròn bổn phận của mình và trợ cấp con gái tôi cho đến khi nó trưởng thành. Bây giờ nó đã có chồng và nghe nói đang sống tại một nơi nào đó ở Florida thì phải.


Thế ông không gặp con gái thường xuyên sao? – Tôi hỏi chen vào khi thấy ông ngưng lại nửa chừng.

Lần cuối tôi gặp nó lúc đó nó chưa có chồng, cách đây cũng hơn 10 năm rồi. Từ đó tôi không gặp nó nữa. Nhiều năm trước tôi nghe có người nói nó đã lập gia đình với một tay nào đó bán insurance và di chuyển về Florida. Như vậy cũng tốt. Xin Chúa ban phước lành cho vợ chồng nó.

Con gái ông có biết ông gặp khó khăn như thế này không? Và có giúp đỡ gì cho ông không? – Tôi tò mò hỏi -

Không. Nó hoàn toàn không biết - Bill nhún vai nói tiếp – Tôi cũng không cần nó phải giúp tôi. Nó cứ lo cho thân nó với chồng con nó là tốt rồi. Tôi nghĩ tôi OK.

Tôi không khỏi ái ngại nhìn Bill, gương mặt ông vẫn bình thản khi nói về người con gái duy nhất của mình:


Ngoài cô con gái và người vợ trước ra, ông còn người thân nào không?

Người thân của tôi hả? Còn chứ. Nhưng xin ông chờ tôi một chút, để tôi lấy thêm nước uống rồi trở lại kể tiếp cho ông nghe.

BM


Không đợi tôi trả lời, Bill cầm ly giấy nước ngọt đã uống hết, đứng dậy đến chỗ mấy bình nước ngọt bày sát vách tường và bắt đầu "refill". Nhìn ông ta đang đứng lấy thêm nước ngọt và nghĩ về câu chuyện dở dang ông vừa kể, tôi thật khá ngạc nhiên với lối sống của người Mỹ. Tôi cứ tưởng ông ta không còn ai thân thuộc nên mới sa vào cảnh khó khăn đến thế. Đâu ngờ ông ta còn có con gái và người thân khác. Còn đang suy nghĩ lang mang thì Bill quay trở lại:

Xin lỗi đã bắt ông đợi. Tôi đang kể đến đâu rồi nhỉ?

Về người thân của ông….

À. À. Người thân của tôi. – Ông chậm rãi uống nước ngọt – Chà! Hôm nay thật là thoải mái. Cám ơn ông Khaan. God Bless. Về người thân của tôi hả? Tôi hiện còn cô em gái đang sinh sống với chồng con ở Kentucky. Gia đình cô ta cũng OK. Thỉnh thoảng đi đâu ngang qua, tôi cũng có tạt qua ghé thăm vợ chồng cô ta. Ngoài ra, tôi có mấy cousins ở rải rác đâu đó tôi cũng không biết rõ nữa. Lâu quá rồi không gặp họ.

Xin lỗi cho tôi hỏi thẳng câu này. Tại sao ông không kiếm một việc làm để đỡ phải vất vả?

Đâu có ai muốn mướn tôi mà làm. Chắc ông nghĩ là tôi làm biếng không chịu đi kiếm việc làm phải không? Để tôi kể cho ông nghe tiếp. Sau cuộc hôn nhân lần đầu và sau nhiều năm trợ cấp cho con gái tôi đến khi trưởng thành. Cuối cùng tôi cũng thoát được sự ràng buộc của luật pháp để lo cho mình tôi thôi. Vào khoảng năm 1995- 1996 gì đó, tôi kiếm được một công việc tài xế xe tải lương rất khá, lại hợp với sở thích đi đây đi đó của tôi nữa. Cuộc sống của tôi sung túc dần và tôi nghĩ tới chuyện sống chung với một người đàn bà khác lần nữa. Cuối năm 1997, tôi gặp Christina trong một Country Club ở Dallas và chúng tôi mau chóng say mê nhau.


BM


Thú thật chưa có người đàn bà nào mà tôi chết mê chết mệt như Christina. Nàng có hai đứa con trai với một đời chồng trước. Hai đứa con trai này sống riêng với bạn gái, thỉnh thoảng mới về gặp nàng một lần. Sau một thời gian hẹn hò, chúng tôi quyết định chung sống với nhau. Chúng tôi mua một căn nhà nhỏ và sống thật hạnh phúc bên nhau ở một khu ngoại ô Dallas. Tôi vẫn còn giữ chân tài xế xe tải và Christina đang làm thư ký cho một kho hàng. Với lợi tức của hai chúng tôi phải nói là sống khá thoải mái. Tôi nghĩ là sau bao vất vả, cuối cùng Chúa cũng ban cho tôi một tình thương và mái ấm gia đình như ý muốn. Dự tính của hai đứa chúng tôi là ráng làm thêm vài năm nữa thì tôi sẽ thôi không lái xe tải và sẽ mở một cửa hàng nhỏ nào đó sống yên bình bên nhau. Nhưng…


BM


Kể tới đây, giọng của Bill như chùng lại, lần đầu tiên tôi thấy đôi mắt ông biểu lộ một nỗi buồn man mác. Ông ngưng lại nửa chừng, nhìn ra ngoài qua khung cửa kính tiệm Fried Chicken nơi có mấy con chim bồ câu từ đâu đang sà xuống trước bãi đậu xe tìm thức ăn. Nắng ở bên ngoài đã bớt đi cái gay gắt khi nãy. Một vài thực khách bước vào gọi những phần gà chiên mang về nhà cho buổi ăn chiều. Tôi nhìn Bill, biết ông đang xúc động, nên không dám làm kinh động ông. Thú thật cá nhân tôi như bị cuốn hút vào câu chuyện của ông già Mỹ này. Ở ông có một nét gì đó tôi thấy cảm thông lắm, điều này phải chăng do buổi nói chuyện ngày hôm nay có sức thuyết phục tôi về một câu nói ai đó đã từng nói: "Đằng sau mỗi một người, ai cũng đều có một tâm sự riêng." Tôi rất tò mò muốn biết câu chuyện của ông ta như thế nào, nhưng nhận thấy ông đang xúc động nên đành nén lại:

Bill? Ông có sao không? Ông có muốn về chưa? Tôi sẽ chở và thả ông xuống bất cứ nơi nào ông muốn trong thành phố.

Ồ không. Tôi không sao. Xin lỗi ông. Lâu quá không có dịp nhớ về chuyện cũ nên cảm thấy hơi xúc động. Tôi chưa kể ông nghe hết mà. Tôi sẽ kể ông nghe nếu ông không có bận gì. Rất cám ơn ông đã đối với tôi tốt đẹp thế này. Thật là một buổi chiều tuyệt vời. Đã lâu rồi tôi không có được một buổi chiều đẹp và cũng lâu lắm rồi không có ai đối tốt với tôi như vậy. Cám ơn ông. God Bless.

Tôi nói mấy câu khách sáo lại với ông và hỏi ông có muốn dùng gì thêm không. Ông cám ơn tôi lần nữa và bắt đầu kể tiếp câu chuyện dở dang:

Tôi những tưởng sẽ có cuộc sống an lành bên Christina suốt cuộc đời còn lại với những dự tính tương lai rất bình dị như bao người dân lương thiện khác. Nhưng không ngờ những gì tôi tính toán chỉ là trong mơ mà thôi vì thực tế không bao giờ tôi có được những gì tôi đã mơ ước. Ông biết không. Tôi đâu có bao giờ ngờ vì cứ hay xa nhà trên những chuyến xe tải giao hàng xuyên bang… mỗi tuần chỉ về nhà 1, 2 ngày rồi lại đi tiếp. Khoảng thời gian trống vắng ở nhà một mình, Christina đã có bạn trai khác bù đắp vào. Khi tôi về thì nàng tiếp tôi ra điều yêu thương tôi lắm, nhưng hễ khi tôi xa nhà thì nàng lại có người khác đến. 


BM


Tôi vẫn cứ một mực làm ăn và không hề hay biết gì về chuyện này cho đến một hôm… vì chuyến xe tải đi giao hàng của tôi bị đình hoãn theo yêu cầu của khách hàng, nên tôi trở về nhà… và bắt gặp ngay tại trận Christina với nhân tình của nàng ở trong phòng ngủ đang làm chuyện mà họ muốn làm. Tôi thật choáng váng với những gì phác giác được và thế là tôi điên tiết lên quất cho đôi gian phu dâm phụ một trận nên thân. Christina lúc đó chống cự lại tôi và lên tiếng bênh vực cho bạn trai của nàng nên càng làm cho tôi nổi điên hơn lên. Sau một cú tát của tôi Christina đã ngã vào con dao do chính nàng cầm lên hăm dọa tôi. Gã bạn trai của nàng lúc đó cũng nằm ngất ngư dở sống dở chết. Nhìn hiện trường, cõi lòng tôi hoàn toàn tan nát, nhưng đầu óc thì lại tỉnh táo vô cùng. Tôi gọi điện thoại 911 báo cáo sự việc xảy ra … Xe cảnh sát và cứu thương tới. Họ bắt tôi ngay sau đó và không may cho Chirstina đã chết trên đường đưa tới bệnh viện, còn thằng bạn trai của nàng thì chỉ bị thương nặng. Sau đó ra tòa… tôi bị khép vào tội cố ý hành hung người gây thương tích, kèm theo tội ngộ sát. Cuối cùng nhận bản án 9 năm về hai tội trạng này.

BM


Tôi được thả về sau hơn 7 năm thụ án với hạnh kiểm tốt, tuy nhiên cuộc đời tôi thay đổi hẳn từ đó. Việc làm chẳng những khó kiếm vì ai nấy khi thấy lý lịch của tôi cũng đều né tránh. Tôi đã nộp đơn xin việc ở nhiều nơi, nhưng không chỗ nào nhận! Những việc làm tay chân họ cũng chỉ mướn tôi khi cần thiết 1, 2 ngày rồi thôi. Cuối cùng chính bản thân tôi cũng không còn muốn phấn đấu hoặc tha thiết đến chuyện kiếm việc làm nữa. Để làm gì? Khi người ta đã không muốn thuê mướn mình thì có đi van nài cũng vô ích! Từ đó, nếu ai cần mướn tôi làm gì thì tôi làm nấy. Còn không thì mỗi ngày với số tiền khách vãng lai bố thí cho, tôi cũng đủ sống rồi. Hoặc cùng lắm thì cũng có những nơi từ thiện giúp chúng tôi thực phẩm lây lất qua ngày cũng không sao. Bây giờ thú thật tôi không nghĩ gì nhiều cho bản thân nữa hết. Chúa muốn tôi thế nào thì tôi vâng lời thế đó, không bận tâm làm gì cho mệt. Xin ông đừng tìm cách khuyên lơn tôi. Nếu ông có lòng tốt hoặc thương hại, giúp tôi được chút gì, tôi hoan hỉ nhận lấy và cầu ơn Chúa ban phước cho ông. Nhưng xin đừng cố gắng khuyên tôi vì tôi sẽ không nghe đâu. Tôi tự biết tôi đang làm gì và bằng lòng với những gì mình đang làm.

Tôi im lặng nghe ông kể hết câu chuyện mà trong lòng cảm khái vô cùng. Thành thật mà nói, không đợi ông dặn trước. Nếu muốn khuyên một câu, tôi cũng không biết phải khuyên như thế nào nữa. Tôi nghĩ nên im lặng và tôn trọng ý của ông thì hơn. Có thể vì mình là người ngoài cuộc, nên không cảm nhận được hết cái phẫn uất của cuộc đời và những bất hạnh dành cho ông. Chúng tôi ngồi yên một lúc thật lâu. Sau khi kể xong câu chuyện đời mình, đôi mắt Bill có vẻ đăm chiêu hơn. Tôi nhìn ông và lái sang chuyện khác:

Này Bill. Tại sao ông vẫn còn mang trên ngực áo huy hiệu lá cờ VNCH của chúng tôi?

Bill cúi xuống nhìn ngực áo của mình, miệng nở lại nụ cười hiền hoà như trước:

BM


Khi tôi đến VN tuổi còn rất trẻ, khái niệm về độc lập, tự do, chiến tranh, hoà bình tôi chưa rõ ràng lắm. Là một người lính, lệnh bảo như thế nào thì làm theo như thế đó. Quân đội mà! Nhưng thời gian chiến đấu tại VN, tôi đã thực sự hiểu rõ ý nghĩa của những điều này và thực sự trưởng thành nhiều. Tôi thấy rõ bản chất hiền hoà của người dân miền Nam ở đây và tại sao người dân miền Nam phải chiến đấu để bảo vệ cho sự Tự Do của họ. Tôi hiểu và thấy rõ ý thức hệ của hai miền Nam, Bắc ở VN khác nhau như thế nào và dần dần tôi ý thức được nhiệm vụ của mình và rất tự hào đã góp phần vào công cuộc bảo vệ Tự Do cho miền Nam VN. Ngay cả khi tôi bị thương suýt bỏ mạng tại Khe Sanh và mãi cho tới bây giờ, tôi không mảy may hối tiếc chút nào cả vì tôi nghĩ tôi đã phục vụ cho đất nước tôi khi chiến đấu bảo vệ lý tưởng Tự Do tại chiến trường VN. Chỉ tiếc là chúng ta đã thất bại. Chúng ta đã thất bại bởi vì những dị biệt chính trị của các chính khách ở đất nước tôi cuối cùng đã thay đổi và nhượng bộ luôn chính sách ở chiến tranh VN. Chúng ta đã thất bại vì đường lối và ý muốn của các cấp lãnh đạo, nhưng những người lính chiến như tôi và ông thì không hề thất trận. Tôi không nghĩ thế. Cho tới giờ phút này, tôi vẫn hãnh diện về những gì đồng đội và cá nhân tôi đã làm ở VN. Chúng tôi chiến đấu vì một lý tưởng tốt. Tôi mang phù hiệu lá cờ VNCH như một tự hào đã có lần chiến đấu cho sự Tự Do của quốc gia này.

Tôi không tránh khỏi xúc động với những lời của Bill. Đây đúng là lời nói chân tình của một đồng minh đã từng sát cánh với quân đội VNCH trong lý tưởng bảo vệ Tự Do cho quê hương tôi:

Cám ơn ông đã nói lên những lời nói khẳng khái vừa rồi. Lời nói của ông làm tôi kính phục và cảm thấy chúng tôi đã nợ ông và đất nước của ông quá nhiều trong nhiệm vụ bảo vệ lý tưởng Tự Do qua cuộc chiến ở VN trước đây. Ông nói đúng. Chúng ta thất bại vì có những dị biệt trong chính trường ở nước ông nhưng quả thật quân đội của Hoa Kỳ và quân đội VNCH của chúng tôi không hề thất trận.

Đột nhiên gương mặt Bill trở nên buồn bã và giọng nói chùn hẳn xuống:

Tuy thế, chiến tranh VN đã để lại cho chúng tôi nhiều đau buồn mãi cho tới hôm nay. Trong trận đánh Khe Sanh mà tôi đã bị thương và may mắn được cứu sống, có hai người bạn thân thiết nhất của tôi đã tử trận. Mỗi năm vào ngày lễ Memorial Day, tôi đều về Washington DC nơi có tấm bia tưởng niệm các chiến sĩ đã bỏ mình trong chiến tranh VN. Tên hai người bạn nằm xuống của tôi được khắc trên đó. Mỗi năm vào ngày lễ này, tôi đều đến tưởng niệm hai người bạn tôi dưới tấm bia đó. Sắp tới lễ Memorial Day nữa rồi, nhanh thật. Gần tới ngày này là tôi mặc lại chiếc áo trận ngày xưa để tưởng nhớ tới những người đã ngã xuống và để chứng tỏ trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tôi vẫn là một Veteran trong chiến tranh VN.

Lời nói của Bill làm tôi sực nhớ sắp tới ngày lễ cựu chiến binh rồi. Ở Hoa Kỳ, ngày lễ này được tổ chức mỗi năm vào ngày thứ Hai cuối cùng của tháng 5. Memorial Day năm nay sẽ rơi vào ngày thứ Hai, 29 tây tháng 5 năm 2006. Tôi nói:

Ông nói đúng. Chiến tranh đã để lại biết bao mất mát, đau buồn cho những người còn lại. Tôi cảm thông sâu sắc những gì ông vừa nói và thành thật chia buồn về sự mất mát hai người bạn thân của ông. Bao giờ ông sẽ đi Washington DC? Ông có đi diễn hành trong ngày lễ này không?

Hai hôm nữa tôi sẽ đi. Ông nói diễn hành hả? – Bill lúc lắc đầu - Không. Tôi không cần những thứ đó. Trước đây tôi có tên trong hội Cựu Chiến Binh nhưng lâu rồi không còn liên lạc, sinh hoạt gì với hội nữa. Tôi chỉ mang đến cho hai bạn tôi hai cành hoa đặt dưới chân bức tường lưu niệm có khắc tên họ và ngồi tưởng nhớ lại những kỷ niệm xưa giữa tôi và họ khi còn ở chiến trường VN. Thế thôi! Tôi tự hứa sẽ đến thăm họ mỗi năm một lần nếu sức khoẻ tôi cho phép.

Tôi nhìn Bill, càng lúc càng kính phục ông hơn qua những gì ông nói:

Hai hôm nữa ông sẽ đi à! Ông đi Washngton DC bằng phương tiện gì? Ông có trở về lại đây không?

Bill cười lớn, hàm râu quai nón rung rung theo tiếng cười:

Dễ mà. Tôi sẽ đi bằng bất cứ phương tiện nào tôi có thể kiếm được. Quá giang, xe bus… đi tới đâu cũng sẽ có người giúp đỡ tôi cả. Ông đừng lo.

Ông nheo mắt nhìn tôi một cách hóm hỉnh rồi nói tiếp:

Tôi đi đâu cũng sẽ gặp người tốt như ông mà, lo gì. Ông tin tôi đi. Tôi sẽ tới Washington DC đúng vào dịp lễ Memorial Day. Ở đó một vài ngày, sau đó lại lang thang. Ông biết đấy. Homeless như tôi thì ở đâu chẳng được. Có thể tôi sẽ về lại đây. Có thể sẽ đến một nơi nào đó tôi cũng chưa biết được.

Chúng tôi ra khỏi quán Golden Fried Chicken thì đã chiều lắm rồi. Nắng gần như tắt hẳn mặc dù mặt trời tháng Năm ở Texas như vẫn còn tiếc nuối chút ngày hè và còn lãng vãng đâu đó ở chân trời xa chưa chịu chìm xuống hết. Những con chim bồ câu tìm mồi trên bãi đậu xe lúc nãy đã bay đi đâu mất. Tôi hỏi Bill nơi ông muốn tôi chở trở về khi hướng xe ra phía xa lộ 35. Ngồi bên cạnh, Bill có vẻ thoải mái với không khí mát dần lên của máy lạnh trong xe. Ông luôn miệng cám ơn tôi về "một buổi chiều đẹp tuyệt vời" và lập đi lập lại nhiều lần hai chữ God Bless. Tôi tắp vào bãi đậu xe của một siêu thị ở góc ngã tư North Lamar và Braker Lane nơi Bill muốn tôi thả ông xuống. Tôi bước xuống xe, đặt vào tay Bill tờ giấy bạc $20 và bắt tay từ giã ông:

Bill. Cám ơn ông. Hôm nay chính ông mới là người đã cho tôi một buổi chiều đẹp tuyệt vời qua câu chuyện của ông. Tôi xin chúc ông đi Washington DC được bình yên và gặp nhiều may mắn. Hy vọng chúng ta còn có dịp gặp lại nhau.

Hình ảnh Bill với cái túi đeo trên vai bước xa dần, lẩn khuất giữa những hàng xe trong bãi đậu xe của siêu thị Albertson khi màn đêm từ từ buông xuống và câu chuyện đời ông vẫn cứ bám theo tôi trên đường lái xe về nhà. Từ hôm đó đến nay, tôi không gặp lại Bill nữa. Ở ngã tư trên đường tôi đi làm về mỗi ngày, bây giờ có một người Mễ đứng bán hoa hồng cho những xe qua lại. Tuy nhiên như một thói quen, hễ gần đến ngã tư này là tôi lại đưa mắt tìm xem Bill có đứng đó không.

BM


Hình ảnh người Mỹ già homeless ngày nào và câu chuyện của ông ta vẫn là một kỷ niệm khó phai mờ trong tôi. "May God Bless you, Bill."




Vĩnh Khanh



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 98 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.391 seconds.