Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Chuyện Linh Tinh | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh |
Chủ đề: NHÀ HÀNG GÒ CÔNG | |
<< phần trước Trang of 98 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 12/Jul/2021 lúc 12:40pm |
Rượu Đế Trong Dân Gian Tây Nam Bộ Khó
có thể biết được rượu ra đời từ lúc nào, ở đâu, chanson nói về rượu, về
tác dụng chữa bệnh, về văn hóa uống rượu thrê tất cógi các nh Ở Việt
Nam, rượu gắn với sinh hoạt cộng đồng, với các nghi lễ, hội hè, đình
đám, với những lời thề ước,nhưng nếu uống rượu quá đà cũng gây nhiều phiền lụy…
1- Theo Cơ sở văn hoá Việt Nam của Trần Quốc Vượng
(chủ biên), Nxb Giáo Dục, H. 2006, phần được coi là Tây Nam Bộ có diện
tích khoảng 4.000 km2, chủ yếu là vùng ng bằng số đảo (lớn nhất là đảo
Phú Quốc) cùng một vài dãy núi thấp ở phía Tây An Giang, Kiên Giang.
Lịch sử hình thành vùng này gắn liền với bước chân những người mở bờ
cõi thế kỷ XVII – XVIII
Để có được rượu ngon tuyệt hảo người ta phải chăm chút từng hạt nếp,
cục men, từng động tác chưng cất, pha chế để được loại rượu ngon nhất.
Chọn nếp là bước quan trọng đầu tiên. Muốn được rượu trong thì nếp phải ”rặt”,
tuyệt đối không được lộn hạt gạo nào. Thường là nếp mỡ và nếp mù u và
nếp than đen tuyền, … Sau khi chọn nếp ngon, đem nấu thành cơm nếp, để
nguội (còn âm ấm) thì rắc men vào (giã nhuyễn) vào ủ kín. Men rượu
nguyên thủy được mài rễ thảo mộc hoặc men bí truyền chế từ các vị thuốc
bắc: quế khâu, đinh hương, trần bì, quế chi, đại hồi cộng thêm nhãn
lồng, trầu hương… Sau ba đêm, men đã lên, người ta chan nước vào ủ kín
lại như lúc đầu, để thêm ba đêm sau nữa thì nấu.
Rượu lấy được lúc đầu gọi là rượu gốc, nước trong veo, cao độ, cứ thế
dần về sau nước rượu nhạt dần. Khi nấu xong, tùy theo yêu cầu và mục
đích dùng người ta pha “nước gốc” và “nước ngọn” chung vào nhau, cũng có
khi để nguyên rượu gốc mà dùng, hay pha thêm nước cho nồng độ lạt bớt
đi!
Rượu nấu bằng nếp như chúng tôi đã miêu tả nên tên gọi đầu tiên của nó
là rượu nếp. Dân gian còn gọi bằng nhiều tên khác như rượu trắng, rượu
đế, …
Rượu nếp than đậm đặc rồi chôn xuống đất, … mấy tháng đào lên uống ngon hơn nhiều lần, dân nhậu gọi là “lão tửu”!
Đặc sản rượu đế có rượu đế Gò Đen. Gò Đen là một địa danh Bến Lức, tỉnh Long An. Rượu đế Gò Đen có từ thời Pháp thuộc. Vì sao Gò Đen lại được coi là ”đệ nhất tửu”? Truyền rằng, trước đây, dân Gò Đen nấu rượu bằng tất cả cái tâm.
Rượu đế được đem ngâm với bìm bịp (một loài chim mà theo kinh nghiệm
dân gian là một phương thuốc có tác dụng bổ thận tráng dương), gọi là
rượu bìm bịp, ngâm với con tắc kè (loài bò sát, đã được thẩm định là có
chức năng chữa bệnh gân cốt) gọi là rượu tắc kè, … Tương tự thế, rượu đế
ngâm với chuối hột (trái chuối hột chín, loại chuối rừng cho trái nhỏ,
vỏ dày, nhiều hột đen, được đem về ép phơi khô, nướng sơ qua lửa than
rồi cho vào keo đổ rượu đế vào ngâm) một tháng sau, rượu có màu đỏ au,
gọi là rượu chuối hột; rượu ngâm với rễ nhàu, hoặc trái nhàu chín tạo
nên màu vàng nhạt, gọi là rượu nhàu! (Nhàu ở đây còn được bợm nhậu chơi chữ, uống vô … nhào luôn!)
Trong lễ tang, rượu cũng được dùng cúng tế, lễ cúng đám giỗ thì sau ba
tuần rượu, hai tuần trà mới được … lên mâm! Khi đốt áo quần vàng mã, đồ
đốt cháy hết người ta rưới vào đó ít rượu với tâm niệm để người dưới
suối vàng … nhận lễ!
5 Rượu Để Uống
Nhiều lúc cao hứng chỉ vài cần vài con khô cá sặc, khô cá trê, thậm chí
chỉ là trái chuối chát, trái khế, trái me dốt với chén mắm ruốc, vài
cục muối, mấy trái ớt, … họ cũng nhậu được!
Xem ra, đây chỉ là bài vè dùng để chế nhạo người có tửu lượng yếu, mới
có bảy, tám, … ly đã bước, đã quỳ! Sự thật, có người tửu lượng đến 1 – 2
lít là chuyện … thường! (đương nhiên còn tùy theo chất lượng nồng độ
của rượu nữa!)
Điều thường gặp là “rượu vào, lời ra”, nói nhiều, nói dài nhưng không ý thức hết điều đã nói, gây chuyện “đa ngôn đa quá” (nhiều lời thì càng nhiều lầm lỗi). Chí ít, cũng phiền nhiễu đến người xung quanh:
Say be bét không làm chủ được mình, gây rối trật tự, … thậm chí dẫn tới phạm pháp, để lại những hậu quả không lường!
Hay : Về sức khỏe, rượu gây nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe cho con người, các chứng bệnh nan y phần lớn có nguyên nhân do rượu gây nên Không thể tách rượu ra khỏi đời sống, nó đã trở thành nét sinh hoạt độc đáo, thú vị mà người bình dân tạo nên. Vấn đề là làm sao người dùng “tỉnh táo” sử dụng nó một cách hiệu quả và hợp lý nhất! Bùi Túy Phượng |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 22/Jul/2021 lúc 8:20am |
Rau quả sạch _ nhưng… thế nào mới là sạch?Một cái cây lớn lên, ra hoa, kết trái không chỉ để làm thức ăn cho riêng con người, mà còn phục vụ cả ong, bướm, chim chóc, động vật, côn trùng… Nhưng con người vì muốn tự nhiên phục tùng mình mà cải biến tự nhiên, khiến tự nhiên tổn thương, rồi lại phụ bạc các loài sinh linh khác. Để rồi khi hết thảy mọi thứ đều ô nhiễm, con người lại đổ lỗi cho nhau và rồi than thở: “Bao giờ cho đến ngày xưa!”… Organic: Chọn tôi đi, chọn tôi đi!
GMO: Đừng nghe anh ta nói, tôi đây mới là hoàn hảo nhất! Chọn tôi đi nha, cậu chủ?
Lời mời gọi của các loại trái cây khiến chàng trai không khỏi bất ngờ, buộc phải dừng chân lại. À, thì ra đây là gian hàng trái cây tươi, nào là cam, quýt, chuối, nào là táo, xoài, đu đủ, nào là dưa hấu, ổi, mận, dứa, vải thiều… toàn là các món khoái khẩu của anh chàng sinh năm con khỉ này. Chàng trai: Xin chào các anh bạn nhỏ! Được rồi, nói đi, vì sao tôi phải chọn anh bạn cơ chứ?
Organic: Chúng tôi là rau quả hữu cơ, còn gọi là “rau quả sạch Organic” đó cậu chủ. Rất sạch sẽ, an toàn, và vô cùng bổ dưỡng.
Chàng trai: Chà, rau quả hữu cơ à? Ta có biết. Nghe nói anh bạn chẳng được chăm bẵm gì, suốt ngày chỉ ăn đất với nước mưa thôi, phải không? Organic: Cậu chủ nghĩ vậy là sai rồi. Chỉ có cỏ dại và cây rừng mới thế, còn chúng tôi thì được chăm sóc cẩn thận trong vườn nhà. Cha mẹ chúng tôi đều là những cây to nhất, khỏe nhất vườn, được giữ lại làm cây giống, lại được bác nông dân tưới mát hàng ngày. Ngày nào, bác cũng tưới bón cho chúng tôi bằng phân ủ lá cây, nước vo gạo, phân chuồng, vỏ trứng, ốc và cua đồng ngâm… Toàn là những món ngon hảo hạng, sơn hào hải vị có đủ cả! Thế nên, dòng họ Organic nhà chúng tôi mới được chọn để trưng bày trong gian hàng quả sạch này chứ!
GMO: Ôi thôi, cậu chủ đừng vội tin anh ta. Anh ta lúc nào cũng khoe mình sạch sẽ thế nọ, dinh dưỡng thế kia, nhưng sao sánh nổi với anh em nhà chúng tôi đây?
Chàng trai: Các anh bạn có gì hay ho thì kể ra cho ta nghe xem nào? GMO: Cậu chủ nhìn xem, mấy anh rau quả hữu cơ kia: anh thì quá béo, anh lại quá gầy, anh thì da sần sùi, anh thì vỏ xấu xí, anh lại quá nhiều hạt, có anh còn có sâu đang ngủ khì ở trong bụng. Có những anh không chịu được nắng nóng, lại có anh trời rét quá thì run rẩy cả chân tay, teo tóp cả mẩy mình, không sao lớn lên nổi. Sao có thể sánh với chúng tôi? Đây này, cậu chủ nhìn xem, anh em nhà chúng tôi đứa nào cũng tròn trịa bóng loáng, mũm mĩm mỡ màng, ai nấy đều xứng danh hoa hậu! Cậu chủ mà cắn một miếng là thấy thơm lừng ở mũi, ngọt lịm ở cổ, cũng chẳng sợ có hạt, chẳng sợ có sâu, ngay cả ong bướm cũng phải sợ chúng tôi mà chào thua vạn dặm. Chưa hết, anh em nhà chúng tôi đích thị là võ sĩ siêu sao: không cần phải đợi “mùa nào thức nấy” mà vẫn có thể sinh trưởng quanh năm suốt tháng; Nắng mưa gió bão, sương muối, mưa dầm, hạn hán, ngập úng… thời tiết nào chúng tôi cũng có thể sống tốt, sinh cơ bừng bừng. Chàng trai: Ồ, đằng ấy cũng thú vị đấy nhỉ! Mà nhìn đằng ấy đúng là đẹp mắt và hấp dẫn thật đấy. Thế đằng ấy không phải rau quả hữu cơ thì tên là gì?
GMO: Chúng tôi là G-M-O, là niềm kiêu hãnh của khoa học!
Chàng trai: G-M-O là thứ gì? Anh bạn có gì hay ho thì kể ra cho ta nghe xem nào?
GMO: Ô, thế cậu chủ không biết sao? GMO là thành tựu khoa học tiên tiến vào bậc nhất thế giới hiện nay đấy! GMO là chữ viết tắt tiếng Anh, đọc lên nghe méo cả miệng, nhưng đại khái dịch ra là “sinh vật biến đổi gen”. Chàng trai: Biến đổi gen à? Hồi còn học trung học ta có biết đến “gen”, còn “biến đổi gen” thì hình như ta có nghe loáng thoáng trên TV. Thế anh bạn có túi thần kỳ hay đũa phép không mà biến đổi được gen đấy?
GMO: Chúng tôi chẳng cần đũa phép hay túi thần, mà chỉ cần dùng công nghệ chèn gen và triệt gen để hô biến tất cả theo ý muốn.
Chàng trai: Nghe thú vị đấy, anh bạn kể tiếp đi cho ta mở mang thêm hiểu biết.
GMO: Thế này nhé, cậu chủ có thấy khó chịu khi ăn nho mà cứ phải nhè hạt ra không? Vậy chúng tôi sẽ hô biến ra loại nho không hạt. Bằng cách thay đổi cấu trúc DNA, loại bỏ gen quy định việc tạo hạt, như thế gọi là “triệt gen”. Thế còn “chèn gen” thì sao? Chẳng hạn, muốn hô biến ra loại táo đuổi được sâu thì dùng vi khuẩn BT. Vi khuẩn BT (Bacillus Thuringiensis) có khả năng tự sản sinh ra thuốc trừ sâu, vậy chỉ cần tách riêng đoạn gen này của vi khuẩn BT rồi cấy vào DNA của táo. Cây táo mang loại gen mới này sẽ có khả năng tự tạo ra thuốc trừ sâu. Đừng nói là sâu bệnh, mà ong, bướm, chim chóc, chuột, bọ hay côn trùng cũng phải tránh xa!
Chàng trai: Hơ… thế thì khác nào táo độc? GMO: Tất nhiên rồi, thưa cậu chủ. Nếu cậu không muốn bị sâu ăn, lại không muốn phải phun thuốc trừ sâu, thì tất nhiên cần trang bị “vũ khí” cho cây để tự đối phó với sâu bệnh rồi. Chứ cứ như mấy anh rau quả hữu cơ đằng kia, chẳng có tí vũ khí nào trong tay, thì cậu chủ thấy đấy, thể nào cũng có quả bị sâu.
Chàng trai: Thế nếu ta muốn quả to hơn, mọng nước hơn, hoặc thơm hơn, ngọt hơn, nhiều vitamin hơn thì làm thế nào?
GMO: Dễ lắm, chỉ cần tìm xem loài nào đó có đoạn gen tương ứng, rồi tách riêng nó ra và dùng súng bắn gen (Gene Gun), hoặc dán gen ấy vào vòng DNA của vi khuẩn Agrobacterium Tumifacien, vi khuẩn này sẽ chuyển chuỗi DNA vào bộ gen của tế bào cây. Thế là cậu chủ sẽ có được loại quả như ý!
Chàng trai: Loài nào cũng được à? Thử nói đùa một chút, chỉ là đùa thôi nhé: thế chẳng nhẽ trâu bò lợn gà, rồi thì ếch nhái côn trùng… miễn là có loại gen như ý muốn là có thể lấy ra rồi chèn gen vào cây sao? GMO: Đúng vậy, thưa cậu chủ!
Chàng trai: Hả, anh bạn đùa chắc? GMO các anh vừa mang gen thực vật, vừa mang đủ thứ tạp nham các loại gen, thế anh bạn là cái giống gì? Không lẽ vừa là cây trái, vừa là vi khuẩn, vừa là con vật sao?
GMO: Vâng, thế nên người ta đâu có gọi chúng tôi là “thực vật”, mà là “thực phẩm biến đổi gen”, hay “sinh vật biến đổi gen” – chữ “sinh vật” này chính là chữ O – Organism – trong GMO đó, thưa cậu chủ.
Chàng trai: Chà, anh bạn trông đẹp mắt và ngon miệng thật đấy, nhưng mà táo chẳng ra táo, ổi chẳng ra ổi, ngô chẳng ra ngô, khoai chẳng ra khoai, lại còn độc như quả táo của bà hoàng hậu trong truyện Bạch Tuyết, liệu còn ai muốn thưởng thức đây?
GMO: Cậu chủ không biết đó thôi, anh em nhà chúng tôi được chào đón ở khắp mọi nơi: Trong món cháo yến mạch cậu vẫn ăn buổi sáng, bánh sinh nhật cậu vẫn hay mua để mời bạn bè, hay bánh quy và bim bim mà cậu vẫn mua cho cháu bé ở nhà… trong đó đều có ngô BT biến đổi gen. Chai dầu ăn, sữa đậu nành và thực phẩm chức năng cậu mua biếu ông bà cũng có đậu nành biến đổi gen. Các loại nước ép trái cây, bánh kẹo, sữa tươi, thịt, cá… đều có nguyên liệu biến đổi gen, thậm chí chiếc áo cậu đang mặc cũng là làm từ sợi bông biến đổi gen trồng ở Ấn Độ. Thiên nhiên sinh ra là để phục vụ muôn loài. Một cái cây lớn lên, ra hoa, kết trái không chỉ để làm thức ăn cho riêng con người, mà còn phục vụ cả ong, bướm, chim chóc, động vật, côn trùng. Nhưng loài người các cậu ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, đòi hỏi thứ gì cũng phải hoàn hảo, thứ gì cũng phải chiều theo ý muốn của con người, vì muốn tự nhiên phục tùng mình mà cải biến tự nhiên, rồi lại phụ bạc các loài sinh linh khác. Để rồi khi hết thảy mọi thứ đều ô nhiễm, con người lại đổ lỗi cho nhau và rồi than thở: “bao giờ cho đến ngày xưa”. Cậu cứ chê chúng tôi cây không ra cây, quả không ra quả, không đủ thuần khiết, không là tự nhiên… nhưng đó đâu phải lỗi của chúng tôi? GMO chính là sản phẩm của chính con người đó chứ! Cừu nhân bản, thịt nhân tạo… thảy đều là sản phẩm của con người. Mà không chỉ động vật, thực vật, ngay cả con người cũng có còn thuần khiết nữa đâu? Con người các cậu hễ không hài lòng với bộ phận nào trên cơ thể là sẵn sàng cắt ra ghép vào, hô biến thành thế nọ, hô biến thành thế kia. Nói không chừng, vì muốn trẻ đẹp, sống lâu không bệnh tật… thì trong tương lai không xa, con người cũng tự biến đổi gen của chính mình! Organic: Các anh rau quả biến đổi gen nói rất đúng, cậu chủ à. Chúng tôi là rau quả hữu cơ, trồng theo phương pháp truyền thống, nhưng mà cũng đang bị ô nhiễm mất rồi. Giờ đây cây trồng GMO có ở khắp mọi nơi, vườn hàng xóm nhà bên cạnh chúng tôi cũng toàn là GMO, mỗi lần gió thổi, phấn hoa bên đó đều bay sang vườn chúng tôi, khiến anh em nhà Organic chúng tôi cũng ảnh hưởng ít nhiều. Mặc dù nguyện vọng của chúng tôi là mang đến cho con người rau quả sạch và thuần khiết, nhưng nếu cứ tiếp tục thế này, các cây trồng truyền thống dần dần rồi cũng sẽ bị pha tạp. Chúng tôi đâu có muốn, nhưng nào có thể làm gì được?
Chàng trai: Cả hai anh bạn đều nói rất có lý, cũng rất có khí phách! Thực lòng thì ta cũng muốn cảm ơn các bạn đã cảnh tỉnh ta qua câu chuyện vừa rồi. Suy cho cùng, con người vì lòng tham của chính mình nên mới phá hủy trật tự của tự nhiên. Khi tự nhiên tổn thương, thì con người chính là đối tượng đầu tiên chịu hậu quả. Cảm ơn các anh bạn Organic đã giúp ta hiểu giá trị của cuộc sống xanh là vô giá đến đâu. Cảm ơn các anh bạn GMO đã cho ta biết lòng tham của con người chính là cái giá phải trả lớn nhường nào. Nhưng đây mới chỉ là lĩnh hội của riêng ta, vậy hãy để ta chia sẻ lại câu chuyện này cho người thân, bạn bè, và bạn đọc để cùng xây dựng một cuộc sống xanh, một cuộc sống đích thực cho chính chúng ta và cho thế hệ mai này.
Thảo Ngọc |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 30/Jul/2021 lúc 9:50am |
Canh Chua, Món Đệ Nhứt Canh Nam KỳCanh
chua là món là hầu như người Nam Kỳ nào cũng ăn,ăn quanh năm suốt
tháng, ăn hoài mà không ngán, ăn riết cũng phải ghiền. Món ăn rất khoa
học khi có đủ
vị, có rất nhiều rau và vô cùng dễ nấu Như chúng ta biết trong ẩm thực Tàu thì món canh là một món quan trọng, coi như
một món chánh trong bàn ăn và được nấu, hầm cực kỳ công phu.Nhưng với người Nam
Kỳ thì canh là món phụ,thường được nấu để có miếng nước đặng dễ và cơm,húp cơm
Nhưng canh chua lại là món chánh trên miền ẩm thực Nam Kỳ ,canh rau dền, canh
tập tàng, canh bầu bí có thể phụ hợ chứ "canh chua" lại là món cực kỳ
quan trọng trong mâm cơm người Miền Nam
Người Miền Nam thường thử tay nghề nấu nướng của con dâu mới bằng cách nấu canh
chua, nhìn dễ đó, nhưng cũng không hề dễ.
"Ầu…ơ… Má ơi đừng đánh con đau Để con bắt ốc hái rau má nhờ Má ơi đừng đánh con khờ Để con thả lờ kiếm cá má ăn"
Rau và cá tôm, hải sản là một đặc trưng ẩm thực của Nam Kỳ, là món chủ đạo tạo ra
bản sắc ẩm thực Lục Tỉnh của chúng ta từ thời khẩn hoang tới ngày nay.
Nam Kỳ là xứ sông rạch đầy ắp phù sa nên nhiều tôm, cá, cua, nhiều loài thủy
sản, và nhiều rau. Thành ra ẩm thực mang nét đặc trưng là ăn nhiều rau.
Người Miền Nam rất tự nhiên trong ăn rau, ăn luôn bông ngon lành. Rau có nhiều
chất xơ, bác sĩ đã khẳng định, ăn nhiều tốt tiêu hóa, lại điều hòa huyết áp, phòng
nhồi máu cơ tim.
Rau Nam Kỳ xưa toàn là rau dại, người khẩn hoang ăn riết thành quen và sau
đó thì trồng tỉa, rau đàng hoàng bước vào lịch sử Nam Kỳ.
Trân trọng tinh thần lập quốc Nam Kỳ của những người xưa đi trước. Chúng ta hiểu
rằng ông bà mình nuốt rau rừng, rau dại, bắt con cá con tôm sống qua bữa đặng mà
tay cuốc tay phảng tạo ra Nam Kỳ Lục Tỉnh vang danh thiên hạ.
Tôm cá đầy sông, đầy ao, đầy rạch, nhiều ê hề thừa mứa, nhiều tới mức phải ủ cá làm
mắm, hàng trăm loại cá.
Nam Kỳ có hơn năm chục loại mắm và đều ngon như nhau
“Gió đưa gió đẩy Về rẫy ăn còng Về sông ăn cá Về đồng ăn cua Bắt cua làm mắm cho chua Gởi về quê nội khỏi mua tốn tiền “
Canh chua là một món hội tủ cả hai thứ tinh hoa của miền Lục Tỉnh là rau và cá
.Tất nhiên sẽ có vùng nấu canh chua còng, canh chua rạm, canh chua gà.
Canh chua cá linh, canh chua cá mú, canh chua cá chẽm, canh chua lươn, canh chua
tôm.
Ngon nhứt hông dụng nhứt là canh chua cá lóc.
(Đọc sách, thấy các bạn ngoài Hà Nội làm tiểu luận, bạn ghi vầy: Canh chua
cá lóc khác với canh chua cá lóc, vì cá lóc là cá rất độc". Ngẫm một hồi
mới hiểu, thì ra các bạn nói cá lóc khác cá nóc.
Đố các bạn đọc câu ca dao này:
"Con cá lóc nằm trong bụi lách Chim le le đứng đó mà lo Lo cho biển cạn thành gò Sông sâu lấp lại, con đò thôi đưa" )
Cá lóc là loài cá có ở khắp Nam Kỳ, có vài loài, nhưng nói chung cá lóc đồng là
ngon nhứt, cá lóc sống ngoài tự nhiên không hôi, không đen, không nhớt, thịt trắng
ngọt ngào và rất dai.
Món cá lóc ở Nam Kỳ chia ra làm ba trong ẩm thực, cá lóc nướng trui, cá lóc kho
tiêu và canh chua cá lóc, ba món đều có rau.
Cá lóc nướng trui được thui bằng rơm, ngay trên bờ đất còn thơm mùi bùn. Khi
chín chặt lá chuối tươi để lót đựng cá, cuốn bánh tráng và một rổ rau kế bên.
Cá lóc kho tiêu ngon khi có hành, có ớt, có tiêu, kho bằng cái ơ đất và nước mắm
nhĩ Phú Quốc là ngon nhứt.
Cá lóc nấu canh chua thì phải có bạc hà, đậu bắp, rau muống, bắp chuối, giá
sống, rau nhút, bông điên điển, cà chua, ớt, rau ôm, húng quế và ngò gai cắt
nhuyễn mới ra mùi canh chua.
Bông nào cũng nấu canh chua được hết, kể ra nghe cho đã thèm nè: Bắp chuối xắt,
bông bí, bông súng, bông điên điển, bông so đũa, bông lục bình, rồi bỏ luôn kèo
nèo, rau mác, đọt choại, đọt dớn, cải trời, dây bình bát, rau trai, rau đắng,
rau dừa, hẹ nước, đọt nhãn lồng...
"Ai cách xa cội nguồn, ngồi một mình nhớ lũy tre xanh, dạo quanh khung
trời kỷ niệm, chợt thèm rau đắng nấu canh"
Rau đắng là một trường phái của ẩm thực Miền Nam, rau đắng ăn với cháo cá lóc, canh
rau đắng cá kèo và rau đắng nấu canh chua vẫn rất ngon.
Có hàng chục cách nấu canh chua, cách làm chua vô cùng phong phú.
Thông dụng nhứt là nấu canh chua với me. Cây mẹ là một thứ cây mọc hoang khắp
Lục Tỉnh, thân cây cưa làm thớt và trái me, lá me để nấu canh chua.
Nấu canh chua với trái me non, lá me non rất ngon, có mùi chua phơn phớt tinh
khiết của đất trời đầu mùa mưa.
Nấu canh chua với trái me xanh đã già thì có mùi chua thanh thanh, với me dốt
vắt thì có mùi chua rất đậm đà.
Nói chung cây me có mặt trên đất Nam Kỳ này là để kết duyên với con cá lóc và
một đám rau làm thành bản tình ca "canh chua cá lóc" vang lừng thiên
hạ.
Có nhiều người nấu canh chua bằng chanh, dấm, cơm mẻ, lá giang, lá cóc, trái
giác, xoài non, chùm ruột, khế, bứa, bần...
Người ta tùy vùng mà có đặc điểm riêng, có cái gì nấu cái đó, nấu riết thành quen
và thành huyền thoại.
Canh chua cá linh non nấu với trái bứa hoặc bần sông thì tuyệt vời. Còn cá trê,
cá ngát nấu với bần, lươn nấu với đọt cóc, gà nấu với lá giang, cá rô nấu với trái
giác.
Đặc biệt canh chua tôm, tép mòng tép mũi phải nấu với lá me non thì đúng bài
luôn.
Ở Miền Tây lấy cái rổ đi một vòng ra vườn là có đủ thứ rau để nấu canh
chua, khỏi ra chợ mắc công
"Canh chua điên điển cá linh Ăn chỉ một mình cũng thấy rất ngon"
Canh chua nấu với cá nhưng hòa các vị rau thì không bao giờ có mùi
tanh, cái vị lúc nào cũng thơm phức mà hàng xóm đi ngang đầu hẻm còn nghe mùi.
Một tô canh chua bốc khói được bưng ra trên bàn ẩm thực Nam Kỳ, ngoài mùi thơm
nức mũi, người ta còn thấy con cá lóc mập ú ngon lành, vị canh có đủ các vị mặn,
ngọt, chua, cay, nồng ở mức cân bằng, không vị nào át vị nào.
Ông bà Nam Kỳ mình còn cẩn thận dằn thêm một chén nước mắm mặn Phú Quốc dầm
thêm mấy trái ớt chim ỉa để chấm cá lóc, tuyệt vời cái lưỡi.
Miền Nam sống ẩm thấp, nóng bức, khi thấy người xìu xìu, eng eng muốn cảm thì ăn
canh chua giải cảm, đó là cung cấp vitamine C cho sức đề kháng cơ thể, cung cấp
chất xơ cho tiêu hóa tốt lên.
Đông y nói rằng đắng, chát và chua thuộc âm. Giữa trời nắng nóng ăn tô
canh chua mặn, ngọt, chua, cay, nồng, chát, đắng tạo một sự cân bằng trong cơ
thể, âm dương hòa hợp thì còn gì bằng.
Thành ra đi đâu người Lục Tỉnh cũng nhớ tô canh chua quê nhà của mình là vậy.
"Vườn cau hòa tiếng tim châu thổ Dựng mộ bia sau mái miếu đường Có bóng ma người bao thuở trước Suốt đời bám riết đất quê hương.
Nguồn Nguyễn Gia Việt
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 02/Aug/2021 lúc 8:22am |
RƯỢU ĐẾ ÔNG GIÀ - Product of USA
*SAY ĐI EM ! Uống cồn là uống rượu. Uống rượu phải say. Dĩ nhiên thế. Không say thì uống bia rượu làm gì?
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 02/Sep/2021 lúc 1:16pm |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 08/Sep/2021 lúc 12:54pm |
Bánh Mì Thịt Vòng Quanh Thế GiớiNgười Việt ta có một tính cách rất ngộ, ai góp ý dù đúng hay sai thì cũng phản ứng rất quyết liệt, còn có một ai đó khen thì khoe tứ tán. Ví dụ như ổ bánh mì kẹp thịt. Thế giới có rất nhiều nước có món bánh mì kẹp thịt, bỗng một hôm đẹp trời, có một anh chàng du khách đang cơn đói, ăn ổ bánh mì Việt, về viết trên facebook của mình cho rằng bánh mì Việt Nam ngon nhất thế giới. Thế là lực lượng truyền thông Việt tranh nhau đưa lên báo, tha hồ tự hào, tha hồ sướng. Du khách tìm đến nơi, mua một ổ và ăn. Cũng chẳng thấy có gì đặc biệt. Cũng có khi thất vọng. Để phán xét được công bằng, tui mời các bạn " Vòng quanh thế giới khám phá 31 chiếc bánh mì tuyệt ngon" DODUYNGOC Bánh mì là một trong những món ăn được nhiều người ưa thích bởi cách chế biến không quá cầu kỳ và tính tiện dụng. Chỉ với 2 lát bánh mì, kẹp giữa là thịt xông khói, xà lách, cà chua, phô mai... bạn đã có ngay một chiếc bánh ngon lành. 1. Bánh mì Việt Nam Với người Việt Nam, bánh mì là một món ăn quen thuộc nhưng vô cùng đa dạng về thành phần thực phẩm được sử dụng bên trong. Tuy nhiên, hầu hết các loại bánh mì này đều mang đặc điểm chung là có thịt heo, rau mùi (ngò), tương ớt... 2. Vada Pav - Ấn Độ Vada Pav là món ăn đường phố phổ biến ở Ấn Độ. Chỉ với một viên khoai tây nghiền chiên giòn kẹp giữa hai lát Pav - một loại bánh mì sandwich của Ấn, thêm chút hỗn hợp sốt lá ớt là bạn đã có thể thưởng thức món Vada Pav đầy ấn tượng. 3. Doner Kebab - Thổ Nhĩ Kỳ Đến Thổ Nhĩ Kỳ, bạn không thể bỏ qua món ăn đường phố Doner Kebab trứ danh. Thịt nướng được để nguyên miếng và tẩm ướp kĩ với các loại gia vị đặc biệt chỉ có ở Thổ Nhĩ Kỳ, dùng kèm với dưa chuột, cà chua thái lát, hành tây, nước sốt... hẳn sẽ khiến bất cứ thực khách nào cũng phải ăn thêm một chiếc. 4. Cemita - Mexico Có "ngoại hình" giống chiếc Hamburger nhưng bánh Cemita lại có kết cấu hoàn toàn khác, gồm nguyên liệu chủ yếu là thịt bò xào, phô mai trắng, hành tây, bơ. 5. Arepa - Colombia
Đây là loại bánh truyền thống của người Colombia. Bánh được làm từ bột ngô trộn với muối, nước vừa đủ để nhồi thành một khối bột đặc, sau đó nướng trên một miếng sắt tròn phết đầy mỡ. Bánh Arepa dùng kèm với thịt xay, xúc xích... sẽ tạo nên hương vị đậm đà, hấp dẫn. 6. Katsu-sando - Nhật Bản
Katsu-sando là một loại bánh mì ưa thích của người Nhật Bản. Bánh sẽ được kẹp với thịt cốt lết lăn bột chiên, dùng kèm bắp cải thái nhỏ và nước sốt. 7. Vegemite - Úc
Người Úc luôn tự hào với món bánh mì nướng cùng lớp nhân Vegemite. Vegemite là loại thức ăn dạng bơ làm từ tinh chất men thừa trong quá trình làm bia cùng nhiều loại tinh chất rau cải, gia vị. Chính hương vị mới mẻ này khiến cho món bánh mì của Úc trở nên vô cùng đặc biệt. 8. Medianoche - Cuba Medianoche có nghĩa là "đêm muộn" theo tiếng Tây Ban Nha. Loại bánh này gồm thịt heo quay, thịt nguội, mù tạt, phô mai Thụy Sĩ, dưa leo muối chua. Medianoche được làm từ bột bánh ngọt, mềm và thường được làm nóng trước khi ăn. 9. Chacarero - Chile
Chacarero - chiếc bánh mì truyền thống của người Chile gồm thịt bò/thịt heo xắt lát mỏng, kẹp giữa bánh kèm với cà chua, đậu que, tương ớt. 10. Donkey Burger - Trung Quốc Loại bánh này gồm những nguyên liệu độc đáo như thịt lừa, một số loại rau như bắp cải thái nhỏ và vài lát ớt. Đây là món ăn phổ biến và ưa thích của người Trung Quốc.
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 08/Sep/2021 lúc 1:02pm |
Bánh Mì Thịt Vòng Quanh Thế Giới11. Francesinha - Tây Ban Nha Món bánh Francesinha gồm bánh mì, thịt, xúc xích và một lớp phô mai nóng chảy bên trên. Món ăn này được ăn kèm với nước sốt nóng hổi. 12. Smørrebrød - Đan Mạch Đây là loại bánh mì dẹt của người Đan Mạch. Bánh Smørrebrød có cấu tạo gồm bánh mì lúa mạch được phết bơ, tiếp đến là lớp pate gan heo, thịt bò muối, lớp trên cùng là vài lát hành tây. 13. Leberkäsesemmel - Đức
Đây là bánh mì kẹp chả Leberkäse dùng kèm mù tạt đặc trưng của Đức. Chả Leberkäse được làm từ thịt bò muối, thịt xông khói, thịt heo và hành; tất cả được đem xay mịn và nướng thành miếng tới khi có lớp vỏ nâu phía ngoài. 14. Jambon beurre - Pháp Đây là một loại bánh phổ biến trong các quán cà phê, đồ ăn nhanh tại Pháp. Nguyên liệu chính để làm chiếc bánh mì này gồm bơ, thịt hun khói, phô mai và dưa chuột muối. 15. Gatsby - Nam Phi Gatsby là một loại bánh mì dài được cắt theo chiều dọc và cho nhiều loại nhân khác nhau tuỳ theo sự lựa chọn của thực khách. Phần nhân tiêu chuẩn thường là khoai tây chiên. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chọn thịt bò masala, thịt bò nướng than, thịt gà, lạp xưởng hay xúc xích... 16. Broodje Kroket - Hà Lan Broodje Kroket gồm thịt chiên được nhồi hay cuộn giữa các lát bánh mì trắng phết chút sốt và mù tạt. Người Hà Lan thưởng thức món ăn này nóng bởi họ cho rằng, khi đó chiếc bánh Broodje Kroket này càng ngon hơn. 17. Zapiekanka - Ba Lan
Zapiekanka là loại bánh mì Ba Lan được cắt đôi với nhân nấm và phô mai, thịt nguội hay các loại thịt khác và rau. Loại bánh này thường được cho vào lò nướng cho đến khi pho mát tan chảy và ổ bánh mì trở nên giòn. Bánh Zapiekanka ăn kèm với nước sốt, thường là sốt cà chua và hành tây, ớt paprika. 18. Porilainen - Phần Lan Porilainen là món ăn ưa thích của người Phần Lan. Với những nguyên liệu gần gũi như hành tây xắt nhỏ, sốt cà chua, xúc xích kẹp hay thịt heo quay, Porilainen sẽ làm vừa lòng cả những thực khách khó tính. 19. Choripan - Argentina
Choripan là một loại bánh sandwich với xúc xích nướng phổ biến ăn kèm bánh mì giòn. Các loại salad, trứng ốp la hay nước sốt sẽ được dùng kèm tùy theo sở thích thực khách. 20. Tripleta - Puerto Rico
Bánh Tripleta là thức ăn đường phố ưa thích của nhiều người "yêu thịt". Loại bánh mì này được làm từ thịt gà nướng, thịt jambon, thịt bò và ăn kèm chiếc bánh mì cuộn ngọt. Một chút sốt cà chua hay mù tạt cho giúp gia tăng hương vị của món ăn. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 08/Sep/2021 lúc 1:04pm |
Bánh Mì Thịt Vòng Quanh Thế Giới21. Bocadillo - Tây Ban Nha
Bocadillo là một loại bánh sandwich Tây Ban Nha. Nhân của Bocadillo được làm từ trứng bọc rau củ, chiên đến khi có màu vàng nâu ăn kèm salad và cà chua. 22. Roti John - Malaysia
Roti John bản chất là một bánh mì trứng tráng. Đây là một bữa ăn sáng phổ biến của người Malaysia và cũng là món ăn nhẹ ở quốc gia này. Nguyên liệu chính của bánh Roti John gồm thịt băm (thịt gà hoặc thịt cừu), hành, trứng, cá mòi, sốt cà chua và ổ bánh mì baguette. 23. Pljeskavica - Serbia Pljeskavica là một miếng thịt burger được làm từ một hỗn hợp của các loại thịt xay (thịt cừu, thịt heo, thịt bê, hoặc thịt bò) và hành tây. Thịt sẽ được dùng kèm bánh mì, tương ớt và kem sữa Serbian. 24. Mitraillette - Bỉ
Mitraillette là loại bánh mì kẹp khoai tây chiên phổ biến ở đất nước Bỉ. Cùng với lớp khoai tây chất cao như núi, một miếng thịt chiên và sốt mayonnaise, Mitraillette sẽ để lại cho thực khách ấn tượng khó phai. 25. Kaya Toast - Singapore
Đây là món ăn phổ biến của người Singapore. Mứt dừa Kaya, trứng, đường, nước cốt dừa cùng hương vị lá dứa được phủ lên lớp bánh mì nướng. Nếu muốn ngậy hơn, bạn có thể phết thêm chút bơ thực vật lên bánh mì. 26. Arepa - Venezuela
Arepa là một loại bánh mì dẹt làm từ bột ngô xay và mang nướng chín. Phần nhân thường được người Venezuela lựa chọn ăn kèm là thịt, trứng, phô mai, tôm hoặc cá chiên. 27. Pork Chop Bun - Macau
Pork Chop Bun là một trong những món ăn nổi tiếng và phổ biến nhất ở Macau. Bánh mì này cực giòn ở bên ngoài và rất mềm ở bên trong. Các thành phần của bánh chỉ đơn giản là thịt heo mà không có thành phần bổ sung nào khác như xà lách hoặc dưa leo. 28. Panini - Ý
Món bánh mì của Ý này được kẹp và nướng bằng dụng cụ riêng cho ra hình sọc đang chéo trên mặt bánh gọi là Panini. Món bánh kẹp kiểu Ý dùng với cà chua, phô mai tan chảy hòa quyện với thịt heo muối là lựa chọn nhanh cho bữa sáng.
29. Bosna - Áo Xúc xích nướng, mù tạt, hành tây, ớt, gia vị cà ri... là những nguyên liệu không thể thiếu của món bánh mì phiên bản nước Áo này. Và một cốc bia Áo mát lạnh chắc chắn sẽ giúp tăng thêm hương vị.
30. Bauru - Brazil Bauru là một loại bánh mì với thịt bò nướng Brazil. Thêm một chút phô mai mozzarella, dưa chuột, cà chua và oregano sẽ khiến cho Bauru thêm đậm đà. 31. Chivito - Uruguay Là món ăn phổ biến ở Uruguay, Chivito là món bánh kẹp thịt bò, thịt ba chỉ xông khói, trứng chiên, thịt nguội, phô mai mozzarella, cà chua, sốt mayonnaise, chút dầu oliu.
DODUYNGOC.VIETNAM |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 15/Oct/2021 lúc 12:06pm |
Dề cơm cháy!
Vì
thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp cho việc trồng lúa mì nên Tây nó ăn bánh
mì. Vì thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp cho việc trồng lúa nước, nên ta ăn
cơm. Bánh mì bán ế, Tây đem nướng già chút lửa, xắt thành lát, vô bọc
bán. Mình mua về trét bơ, rắc đường cát trắng mịn lên, ăn giòn rụm hè.
Cơm của ta cũng vậy! Cơm chín rồi chỉ cần già thêm chút lửa là có ngay
dề cơm cháy. Mình chan mỡ nước, rắc thêm chút đường cát trắng mịn, và
vài tóp mỡ. Xong đút vô miệng nhai giòn rụm hè!
Mà nói tới cơm cháy thì tui lại nhớ tới thời đi lính ở Trường Bộ Binh Thủ Ðức. Nhứt là 9 tuần đầu huấn nhục, tân khóa sinh. Cán bộ quân trường không cần biết đứa nào thân thế giàu hay nghèo gì ráo trọi, tất cả đều phải ăn cơm nhà bàn. Trường Bộ Binh Thủ Ðức, KBC (tức Khu bưu chính) là 4100, đọc là bốn ngàn một trăm, nên mấy cha nội huynh trưởng, cũng như tui từng giẫm gót giày saut trên đồi Tăng Nhơn Phú đều biết cách đọc trệch đi là bốn người một mâm, một ca-rê (carré), 4 cục thịt kho nhỏ bằng ngón tay cái. Biết đời lính “ắc ê”, “on-đơ”, mau đói lắm nên em yêu tuần nào lên Khu Tiếp tân thăm đều cẩn thận lận theo một lon Guigoz thịt, hoặc cá chà bông hay tép rang hơi mặn (ăn ít hao và ít bị hư) cho chàng ăn để nhớ tới tình em, người yêu của lính. He he! Hàng ngày, Trung đội trực của Tiểu đoàn cử vài sinh viên sĩ quan vào ban ẩm thực để kiểm soát, trông chừng mấy hỏa đầu quân, tay có nhám nhúa, có chôm chỉa bớt đồ hay không? Thịt thà, cá, tép thì tui không biết có bị chôm hông nhưng đồ lòng gà vịt thì chắc có. Ông nội con nít nào tối trực tuyến B, đêm gác tiền đồn Mả đá, ngang Học viện Cảnh sát Quốc gia, ba gai, lén bò ra chợ Nhỏ nhậu. Một dĩa gan, lòng, mề gà xào chua với dưa leo chấm muối tiêu chỉ hai chục bạc. Hai thằng đưa cay dĩa đồ nhậu đầy ứ ự; nhậu tới Tết còn chưa có hết! Mấy chú SVSQ trực nhà bàn này, sáng sớm phải theo xe GMC chở hỏa đầu quân đi chợ. Chú nào cũng được cho ăn hủ tiếu, bánh bao xíu mại, uống cà phê sữa khỏi tốn tiền. Trưa, chiều, tới giờ cơm thì xơi trước thiên hạ. Quá đã! Thịt cá ê hề nên chú nào háu ăn, ăn hoài vẫn thấy đói, quyết liệt chạy chọt với thư ký đại đội giành trực nhà bàn. Nhứt là mấy đứa con bà phước, hổng có ai thăm nuôi hết ráo. Tui giành không lại tụi nó, nên khi thằng nằm giường trên nói mai nó đi trực nhà bàn, tui biểu nó đem về cho tao vài dề cơm cháy. Nó nói cơm cháy khô, cứng ngắc, ăn gãy răng mầy xin làm gì? Mấy chú hỏa đầu quân chỉ mang cơm cháy về cho vợ nó nuôi heo. Ðể tao lựa cơm ngon giữa chảo đụn đem về cho mầy nhe! Tui nói: “Cơm cháy đã ráo nước, giữ được lâu, tao bóp vụn ra, bỏ vô lon guigoz để dành. Lúc muốn ăn, tao nấu nước sôi chế vô, chờ nó nở ra, ăn với tép rang hoặc cá chà bông của em yêu tao cho thì ngon gấp mấy lần ăn cơm sấy với đồ hộp của Mẽo!” Bà con mình người miền Tây hay phát âm “gi” thành “d” nên cho rằng chữ “giề” và “dề” cùng nghĩa viết khác vì do cách phát âm. Tui thì nghĩ viết khác vì nghĩa nó khác nhau. Giề lục bình là một đám lục bình dày cui, xà nẹo với nhau trên mặt sông. Còn dề cơm cháy, nó mỏng tang hè, là cơm nằm dưới đáy nồi bị cháy. “Con nhớ Má quê nhà bếp tỏa. Khói lên trời ẩm ướt chiều hôm. Già chút lửa, thương dề cơm cháy. Cho giòn tan, bùi, ngọt tới quê người!” Quê người giờ nấu cơm dễ ợt vì có nồi cơm điện do Nhựt Bổn nó làm. Xúc gạo đổ vô nồi cho nước vào ngập cỡ lóng tay, rồi ấn nút đợi một lát là cơm chín. Chớ hồi xưa nấu cơm lạng quạng thiếu củi lửa là cơm nó sình, trên sống dưới chín. Già lửa quá thì cơm bị khê, đổ cho chó ăn nó còn chê. Bữa nào ăn kho quẹt thì nấu cơm hơi nhão. Bữa nào có canh thì cơm phải hơi khô. Hồi xưa, má của tui là con gái nhà quê, cẳng phèn không, theo chồng về phố chợ. Của hồi môn, ông ngoại cho đem theo chỉ là một cái nồi đồng. Nó là vật gia bảo đời bà sở, bà sơ, bà cố tui để lại. “Cơm chín nồi đồng, già thêm chút lửa. Dưới đáy nồi, dề cơm cháy vàng rơm. Rải chút đường, má rắc thêm tóp mỡ. Của quê nghèo, thương quá má – quê hương!” Nồi đồng nầy má cưng dữ lắm! Ít khi má đem ra xài; trừ phi đám nhóc thèm mỡ, thèm đường, đòi ăn cơm cháy. Bằng không, má chỉ xài nồi đất, nồi gang hoặc nồi nhôm. Nồi đất là “dách lầu” nhưng dễ bể, nồi gang thì giòn, hay bị sứt quai. Cả đời, tui không muốn đi đâu, xa má của tui hết ráo; vì tui vốn chết nhát, sợ ra đời đụng chạm không lại người ta. Ðời tui gẫm lại giống như cái nồi đất trong bài ngụ ngôn của La Fontaine: “Nồi Gang đến chơi nhà nồi Ðất. Ðề nghị cùng nhau dắt đi chơi. Ðất rằng: “Yếu đuối như tôi. Chỉ quanh xó bếp suốt ngày là khôn! Bởi lẽ đệ xương mòn da mỏng. Nếu chạm va tất hỏng cuộc đời!” Theo các khảo cổ học, nhân loại đã trải qua các thời kỳ: đồ đá, đồ đồng, đồ sắt và nay là đồ… đểu. Gọi là đồ đểu đúng quá xá luôn, vì ngay cơm cháy bán trong nước bây giờ nó cũng chơi đểu. Nó xài bếp gas nóng tới vài trăm độ C. Cho cơm mới chín lên chảo gang, dùng một cái vá, nhận lớp cơm cho đều, tráng chừng 5 phút thì ra được một dề cơm cháy. Xong thêm tôm khô, lạp xưởng, thịt ba rọi… gì gì đó lại càng trật sách vở. Cái nầy là cơm chiên khô cứng vì không xài dầu, xài mỡ. Còn cơm cháy quê hương, là cơm cháy đồng nội với khói lam chiều xưa, không phải là món ăn chánh, chỉ để ăn tráng miệng sau bữa cơm. Bữa nào đáp ứng theo yêu cầu của đám con lóc nhóc đòi ăn cơm cháy, má tui mới đem cái nồi đồng ra. Rồi gạo lúa mùa, bếp chụm than đước. Cơm vừa chín, má cời than cho đều, già lửa thêm một chút. Xong xuôi, má cầm cái đũa bếp bằng tre cạy, lớp cơm cháy sẽ tróc ra. Má chan vài muỗng mỡ nước, rắc chút đường cát trắng mịn và vài tép mỡ. Mỗi đứa được má cho một miếng ăn, nhai giòn rụm là nhớ tới già hè. Nhưng khi CS Bắc Việt tấn công Miền Nam làm binh lửa cháy lan nhà, quê cũ/Bồng bế nhau đi, khói lửa mịt mờ/Ði đi mãi… thương phận người ủ rũ/Dạt quê người đành nhận đó quê hương! Bây giờ, quê người chỉ xài nồi cơm điện thì làm sao già thêm chút lửa? Nên dưới đáy nồi, dề cơm cháy… là mơ!/Bao năm sống quê người… chạng vạng/nẻo chưa về; chỉ thấy bóng hoàng hôn! Tui thiệt tình trong bụng chỉ muốn chủ nghĩa CS nó “on-bon phi-nan”, tui sẽ lò dò dắt em yêu, vì hai đứa tui đã già háp cả rồi, bay về quê cũ, nhà cũ để tui lục ra cái nồi đồng của má tui để lại. Tui đi mua than đước Cà Mau, mua gạo Nàng Hương Chợ Ðào, Cần Ðước, Long An. Tui sẽ tự tay nấu cơm cháy giòn tan đãi cho em yêu ngán tui chơi, chớ tui không có dóc tổ, cái lưỡi dài hơn cái tay như VC đâu nhe. Còn bây giờ thì thân tui: Nước mắt cơm chiều, người viễn xứ. Con mơ về nhà cũ đêm đêm. Ba đọc báo, má ngồi may vá. Anh em con, dề cơm cháy, bên hè. Nói nào ngay: Dề cơm cháy không phải dề cơm cháy. Là bữa cơm chiều: có má, có ba. Có anh, có em, quây quần mỗi tối. Có thanh bình, có những ngày vui! Nhớ hồi xưa thương thằng em, cho mầy một miếng. Ðể sau này mày lãnh anh qua. Ðể má mất anh em mình đều khóc! Má mất rồi, dề cơm cháy còn đâu?! Hu hu! Đoàn Xuân Thu |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 19/Oct/2021 lúc 9:39am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 98 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |