Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Chuyện Linh Tinh | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh |
Chủ đề: NHÀ HÀNG GÒ CÔNG | |
<< phần trước Trang of 98 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 14/Sep/2020 lúc 9:15am |
5 Kỷ Lục Thế Giới Của Ẩm Thực Việt Nam
Liên minh Kỷ lục Thế giới (WorldKings) vừa thông báo xác lập 5 danh hiệu cho ẩm thực Việt Nam.
Dựa trên các đăng ký do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đề cử từ đầu
năm 2020, Tổ chức Kỷ lục Thế giới (WorldKings) công nhận 5 kỷ lục thế
giới cho ẩm thực Việt Nam ngày 31/8.
1. Quốc gia sở hữu nhiều món ăn sợi và nước dùng nhất thế giới: WorldKings
ghi nhận nước ta có 164 món và tiếp tục cập nhật. Trên khắp Việt Nam,
bạn có thể thưởng thức đủ loại món sợi độc đáo. Mỗi vùng miền lại đặc
trưng bởi các biến tấu có thành phần và hương vị khác nhau, kể đến như
phở bò, bún thang, bánh canh, hủ tiếu, bún bò Huế, bún mắm, canh bún...
2. Quốc gia sở hữu nhiều loại mắm nhất và có các món ăn chế biến từ mắm được ưa chuộng trên thế giới:
Các món mắm Việt Nam có hương vị đặc biệt, giữ vị trí quan trọng trong
nền ẩm thực xưa và nay. Hơn 100 loại mắm các loại được tìm thấy trên
mảnh đất hình chữ S như nước mắm cá, mắm nêm, mắm tôm, mắm ba khía...
Mắm không chỉ là gia vị quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của người
Việt mà còn quan trọng với nhiều món ăn như bún đậu mắm tôm, mắm chưng,
bánh tráng cuốn thịt heo...
3. Quốc gia sở hữu nhiều món ăn chế biến từ hoa nhất thế giới:
272 món làm từ 43 loài hoa khác nhau và được cập nhật liên tục là thống
kê giúp Việt Nam nắm giữ kỷ lục này. Đủ loại biến tấu từ hoa có thể kể
đến như lẩu bông điên điển, cơm lá sen, nộm hoa chuối, bông bí xào
tỏi...
4. Đất nước sở hữu nhiều món cuốn nhất thế giới: Việt
Nam là thiên đường món cuốn với 103 loại khác nhau với cách chế biến và
kết hợp thành phần hương vị phong phú. Đặc trưng của món cuốn Việt là
nhiều rau, hương vị tươi mát, thường được ăn cùng nước chấm.
5. Quốc gia sở hữu nhiều món ăn làm từ bột gạo nhất thế giới. 143
món được ghi nhận mang đủ hương vị, phong cách chế biến khác nhau như
bánh đúc, bánh giò, bánh nậm, bánh ít lá gai, bánh bèo... Nhiều loại
bánh có truyền thống lâu đời, gắn liền với người dân các vùng miền trên
khắp cả nước.
Theo ban tổ chức, quyết định công nhận 5 kỷ lục thế giới mới cho ẩm thực Việt Nam của WorldKings có hiệu lực từ ngày 29/8. st.
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 01/Oct/2020 lúc 9:21am |
Ẩm thực Việt Nam
Có khi lại tạo ra hình con rồng, con phụng, trong những món ăn nấu đãi đám hỏi, đám cưới.
Tôi mới nói rằng, tôi không đi vào chi tiết nhưng chỉ đưa ra ba điểm khác nhau trong cơ bản. 1. Người Việt Nam thường dùng bột gạo trong khi người Trung Quốc thích dùng bột mì. Cho nên Việt Nam có phở, hủ tiếu, bún thang, bún bò, bún riêu; mà người Trung Quốc thì chuyên về mì nước, mì khô, mì sợi nhỏ, mì sợi lớn, mì vịt tiềm. Người Việt làm bánh đùm, bánh xếp, bánh cuốn, bánh hỏi; người Trung Quốc thì bánh bao. Chả giò người Việt Nam cuốn bằng bánh tráng bột gạo; còn người Trung Quốc thì cuốn tép trong bánh bằng bột mì. 2. Nước chấm cơ bản của người Việt nam là nước mắm là bằng cá; còn nước chấm của người Trung Quốc là xì dầu làm bằng đậu nành. 3. Người Việt thì thường pha mặn ngọt; người Trung Quốc thích chua ngọt. Chỉ nói đại khái như vậy mà các phóng viên đã hài lòng; về viết bài tường thuật nêu lên những điểm khác nhau ấy. Ông Giám Đốc Tạp Chí Đông Nam Á, sau lời nhận xét đó, cho phóng viên đến phỏng vấn tôi thêm và hỏi tôi có biết yếu tố nào khác đáng kể khi nói về cách nấu ăn của người Việt khác người Trung Quốc ở chỗ nào. Tôi trả lời cho phóng viên trong 40 phút. Cơm chay cũng không kém phần bắt mắt. Hôm nay tôi chỉ tóm tắt cho các bạn những điểm chính sau đây: 1. Về rau: Người Việt tuy có ăn rau luộc, hay xào; nhưng thích ăn rau sống, rau thơm, mà người Trung Quốc không ưa ăn rau sống, cải sống, giá sống. 2. Về cá: Người Trung Quốc biết kho, chưng, chiên như người Việt Nam. Nhưng người Trung Quốc không làm mắm như người Việt. Có rất nhiều cách làm mắm và ăn mắm: Mắm thái, mắm nêm, mắm ruốc, mắm tôm, v. v… Các nước Đông Nam Á cũng có làm mắm nhưng không có nước nào biết làm nhiều loại mắm như người Việt. 3. Về thịt: Người Trung Quốc biết quay, kho, luộc xào, hầm như người Việt, mà không biết làm nem, bì và các loại chả như chả lụa, chả quế, v. v… 4. Người Trung Quốc ít có phối hợp nhiều vị trong một món ăn như người Việt. Khi chúng ta ăn một món ăn như nem nướng thì có biết bao nhiêu vị: Lạt lạt của bánh tráng, bún; mát mát ngọt ngọt của dưa leo, và đặc biệt của giá sống trộn với khế chua, chuối chát, ớt cay, đậu phộng cà bùi bùi, và có tương mặn và ngọt. Người Việt trong nghệ thuật nấu ăn rất thích lối đa vị và tất cả các vị ấy bổ sung cho nhau, tạo ra một vị tổng hợp rất phong phú. Cái ăn chiếm phần khá quan trọng trong đời sống của chúng ta. Khi dậy dỗ một trẻ em thì phải cho nó học ăn, học nói, học gói, học mở để biết ăn, nói với người ta. Ra đường phải biết “ăn bận” hay “ăn mặc” cho phải cách phải thế. Đối với mọi người không nên “ăn thua” làm chi cho bận lòng. Làm việc gì phải cẩn thận “ăn cây nào, rào cây nấy”. Trong việc tiêu tiền phải biết “liệu cơm, gắp mắm” và dẫu cho nghèo đi nữa “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”. Không nên ham ăn quá độ vì “no mất ngon, giận mất khôn”. Ra làm ăn phải quyết tâm đừng “cà lơ xích xụi” chạy theo “ăn có” người khác. Phải biết “ăn chịu” với người làm việc nghiêm túc thì công việc khỏi bị “ăn trớt”. Không nên “ăn gian, ăn lận” hay bỏ lỡ cơ hội thì “ăn năn” cũng muộn. Trong cuộc sống nên tìm việc làm hữu ích cho gia đình, cho xã hội, cho đất nước đừng để mang tiếng “ăn hại” “ăn bám” người khác. Khi đàn chơi phải biết lên dây đàn cho “ăn” với giọng ca, hòa đàn cũng phải “ăn” với nhau, “ăn ý”, “ăn rơ” thì mới hay. Các bạn thấy chăng? Cái “ăn” cũng khá quan trọng nên mới lọt vào một số từ ngữ của tiếng nói Việt Nam. Tuy chúng ta không như người Trung Quốc “dĩ thực vi tiên”, nhưng phải có ăn mới làm nên việc vì “có thực mới vực được đạo.” Giáo Sư Trần Văn Khê
|
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 13/Oct/2020 lúc 9:31am |
Cơm Nguội Mắm SốngKHÔNG SANH RA Ở RUỘNG ĐỒNG MÀ SAO CHẤT NHÀ QUÊ NÓ THẤM TRONG MÌNH MẨY TUI ĐẬM ĐÀ HẾT SỨC...
Đó là vì tui giống má tui. Tui giống từ hình dáng, tính tình (nhưng
tui không hào phóng trượng nghĩa và gan dạ bằng má) và cả cái tánh thích
ăn mấy món dân dã.
Má tui là thợ nấu đám cưới, nấu giúp cho bà con bạn bè chòm xóm chớ
không ăn tiền, nên chủ đám họ đền ơn 1 mâm đầy ắp cao lương mỹ vị ngon
lành. Cứ như vậy hết người này rước tới người kia mời má đi nấu đám nên
nhà tui ăn mệt nghỉ.. Những khi má nấu đám (kể cả đám ma) là tui tuy còn
nhỏ vẫn thích theo má vì không khí nó vui hết biết. Tui chỉ cùng các
chị trong xóm lặt rau, gọt su, cà rốt, củ cải trắng, xắt hành ngò, lột
củ hành...vv.. cái khâu lột củ hành là khổ nhứt vì nó cay thấu trời,
nước mắt nước mũi chảy tèm nhem ..
Nhưng tui lại khoái ăn các món đơn giản ruộng đồng hơn. Tui nhớ hồi
đó xế chiều má tui hay bưng nồi cơm nguội để xuống đất, rồi má lấy cái
gáo dừa đựng mắm để kế bên. Má lấy cái dĩa để vài trái ớt hiểm xanh (của
ba tui trồng) rồi giở mắm trong gáo dừa ra dĩa. Ngay lập tức 1 mùi thơm
nức mũi của mắm sống lan tỏa khắp không gian. Tui ngồi kế bên phồng mũi
hít thôi là hít và nước miếng tứa ra đầy miệng. Thế là tui nhập cuộc
với má. Cầm con mắm sặc đỏ au thơm phức mùi thính chao với đường thốt
nốt tui xé đôi nó theo chiều dẹp của mình con mắm, bỏ miếng xương ở giữa
ra, nhúng vô chén giấm đường tỏi ớt rồi bỏ vô miệng nhai với cục cơm
nguội dẻo nhẹo. Mặn, ngọt, chua, cay nó thấm vô lưỡi rồi xộc lên mũi
thơm lừng, tất cả quyện lấy nhau tạo thành một cảm giác khó tả, lâng
lâng thần thánh.. chèn đét ơi tui bảo đảm với quý vị không có món cao
lương mỹ vị nào sánh bằng.. hoặc bóc nhầm con mắm trê thì thịt nó mềm
và bột bột , bùi bùi đậm đà dữ lắm!! Trong gian bếp ba tui chỉ dừng 2
phía còn 2 phía để trống cho gió ngoài vườn lùa vô mát rượi, 2 má con
tui say sưa với hành trình ăn uống : CƠM NGUỘI MẮM SỐNG sao mà tuyệt vời
đến vậy..!!!
Cũng có khi má luộc 1 nồi khoai lang Dương Ngọc, củ nào cũng bự bằng
bắp tay em bé, đặc biệt là loại này thịt trắng nhưng có cái chấm màu
tím ở giữa và rất ngọt (bi giờ tuyệt chủng rồi, tiếc hết sức, bà nội tui
còn có cả câu chuyện ngày xưa về nàng Dương Ngọc biến thành củ khoai
nữa á..kkk). Má để cho khoai nguội ngắt rồi mới rủ cả nhà xúm vô ăn
khoai luộc với mắm sống hoặc ba khía thì tuyệt vời hết chỗ nói. Ba khía
đừng có trộn, cứ để nguyên con, xé 1 ngoe đưa lên miệng hút cái rột,
thịt ba khía chạy tuột vô miệng thơm lừng, cắn miếng khoai rồi nhai nhóp
nhép, chời ơi nó ngọt ngọt mặn mặn thơm thơm ngon không tả xiết..kkkk
Ngày mưa dầm má mua cá rô tăm tích (cá rô non con nhỏ xíu bằng ngón
tay út) về kho sả ớt cho kẹo lại, rồi ra vườn hái rau lang, rau muống ba
tui trồng dưới cái ao sau hè, luộc lên xanh ngắt 1 dĩa to tướng, cả nhà
xúm lại mâm cơm vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ. Ngoài trời mưa rả rích,
gió thét gào rung bần bật hàng cây bần, cây mắm ở mé biển, trong nhà
quây quần bên mâm cơn thiệt là đầm ấm hạnh phúc nào bằng...
Nhớ lại hình ảnh ngày xưa mà ứa nước mắt. Thương ba má cực khổ nuôi
đàn con 13 đứa mà không hề than thở câu nào. Ba má tui thương yêu nhau
son sắt vẹn tuyền tới ngày nhắm mắt. Chị em tui giờ tan đàn xẻ nghé mỗi
người một phương. 2 người đã bỏ tụi tui ra đi mãi mãi.... thỉnh thoảng
nhà có đám giỗ cũng là dịp chị em tụ lại bên nhau hàn huyên sum họp.
Tuổi xế chiều, đầu 2 thứ tóc mới thấy trân quý những kỷ niệm gia đình.
Nhớ thương ba má chị em nơi miền cát bụi mà lòng buồn khôn tả... Mỹ Nhan Hà
|
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 15/Oct/2020 lúc 10:15am |
Canh Chua Cá Bông Lau, Bông Sua Đủa --- - Cái tuổi thất tuần “ ba cao hai thấp”, khó ai tránh khỏi. - Cái gì cao? Cái gì thấp hả ông Hai? - Thì cao máu, cao mở, cao đường”. - Còn thấp? - Phong thấp và thấp khớp!” Ha! Ha! ha! Ông cười ha hả. Cái miệng móm sọm, trông vừa buồn cười vừa dễ thương. Ở tuổi 70 mà ông khỏe như thanh niên trai tráng. Tánh tình vui tươi, cởi mở như trẻ con. Ông Hai làm vườn cho Hạnh được mấy tháng nay. Ông làm giỏi, có lương tâm, tín cẩn, lại tính giá rẻ. Hạnh rất vừa ý về ông nên đề nghị: - Ông Hai có muốn làm thêm việc để kiếm thêm ít tiền không? - Mèn ơi, được “dậy” tui “dui” lắm chớ! Thấy ông Hai lớn tuổi hơn cả cha mẹ mình nên Hạnh cũng thấy ngại mở lời nhờ ông lau chùi mấy cái nhà tắm cầu tiêu, nên nhờ ông xã nói hộ. Chồng Hạnh lưỡng lự hoài không dám “sai” ông Hai bèn nghĩ đến đứa con gái nhanh nhẩu nhất trong nhà, con bé nó đâu có biết ngại. Hạnh nháy mắt ra hiệu con bé. - Ông Hai ơi ông Hai. Con bé réo ông Hai đang tưới cây ngoài sau vườn. - Ơi, cái “dì” “dậy” hả cháu? - Má con nhờ ông chùi giùm mấy cái....gì đó, ông nói chuyện với mẹ con nè. Con Linda vừa nói, mắt vẫn không rời cái máy chơi game. - Ờ, ờ, ông “dô” liền. Ông kéo tay áo thun quẹt mồ hôi trán, vuốt vuốt cái miệng móm lưa thưa mấy chòm râu lún phún. - Cái nào đâu cô chủ? Hạnh chỉ ông ba cái nhà tắm phải làm. Ông vừa chăm chú nghe vừa gục gặc rồi lại lắc đầu, có vẻ đăm chiêu. Ông Hai lúc nào cũng sốt sắng với việc làm, bất cứ nhờ điều gì ông đều không nệ hà. Hạnh nghĩ có lẽ vì ông chỉ quen làm việc ngoài vườn nên ngại không muốn vào trong nhà. Thấy ông Tư có vẻ ngập ngừng như muốn nói điều gì, Hạnh bèn trấn an ông trước: - Bác đừng ngại chuyện vào nhà. Nhà cháu như nhà bác vậy mà. - Dạ, tui đâu có ngại, chỉ sợ hổng biết làm, làm dơ thêm cái nhà tắm của cô thôi. Cô chủ nói “dậy” thì tui thử nhen, miễn là cô chỉ cho tui. Hạnh xăng tay áo vừa làm vừa chỉ ông Hai cách sử dụng từng loại thuốc. - Tưởng chuyện “dì” khó chứ mấy thứ nầy dễ ợt, tui làm cái một, cô chủ coi nè. Ông già lui cui làm việc, nhưng nét mặt buồn xo khác hẳn với bản chất của ông, lúc nào cũng vui tươi, vô tư như đứa trẻ. Hạnh len lén nhìn qua cái cửa hé mở, ái náy trong lòng nghĩ là ông buồn vì tủi thân đã già rồi mà phải đi chùi nhà tắm cầu tiêu. Thấy hối hận trong lòng Hạnh đến kéo tay ông không cho làm tiếp nữa rồi thưa: - Xin lỗi bác, cháu đâu có ý định làm bác buồn, thôi bác để cháu lau cho. Bác ra làm vườn tiếp đi. Ông Hai chưng hửng, trố mắt nhìn Hạnh, ngạc nhiên cái thái độ lạ lùng của Hạnh, vừa biểu làm, rồi lại biểu thôi. - Ủa, sao “dậy” hả cô chủ? Bộ tui làm “dì” “chật” hả cô chủ? - Sao mà mặt bác lại buồn xo như đưa đám vậy? Ông Hai nhìn Hạnh dò xét, thấy Hạnh có vẻ chân thành, mới trả lời: - Nào nói thiệt với cô, cái chuyện nhỏ nầy có nhầm nhò “dì” đối “dới” tui. Tui đang nghĩ nếu con gái tui mà nó biết tui “mần diệc” cho cô chủ chắc nó sẽ buồn lắm. - Ủa, sao vậy hả bác? - Tui có đề nghị làm vườn, lau nhà chùi nhà tắm cầu tiêu cho nó đỡ tốn tiền, nhưng nó nhứt định không cho. Nếu nó biết tui làm cho cô chắc nó sẽ tủi thân “chách” mình không làm “chòn” bổn phận làm con đến nỗi để cha già phải đi làm công làm mướn kiếm sống, tội nó lắm. Rồi ông bùi ngùi vừa làm việc vừa thổ lộ với Hạnh tâm tư của ông, như hai người người bạn: - Tui qua đây được hai năm, con gái nó bảo lãnh. Nó mồ côi mẹ khi còn nhỏ được tôi ôm nuôi đến lớn, cho ăn học đàng hoàng. “Gồi” nó làm sở Mỹ, lấy chồng người Mỹ, xếp nó. Tui cản nó mà có được đâu cô! Cưới xong tụi nó kéo nhau “dề” Mỹ. Tui già “gồi”, sống nay chết mai có sá gì, miễn là con nó có hạnh phúc thì tốt “gồi”. Nhưng vợ chồng nó đâu có chịu, nhứt định mang tui sang Mỹ để được phụng dưỡng tuổi già. Tui chỉ có nó là con, cũng muốn theo nó cho có con có cháu đồng thời coi cho biết cái xứ Mỹ nó ra làm sao. Ngừng giây phút, ông nói tiếp: - Qua đến Mỹ vợ chồng nó lo cho tui quá đầy đủ đến nỗi tui thấy ái ngại trong lòng, nhiều khi thấy bực mình. Nó chăm sóc tui như chăm sóc hai đứa con của nó! Tui suốt ngày ăn “gồi” ngồi không, buồn muốn chết. Dân lao động mà cô, ở không nó sinh bịnh! Tui đề nghị giúp nó làm vườn, nó không cho còn nói: “ Ba già rồi nghỉ cho khỏe”. Tui đề nghị lau nhà bếp, chùi cầu tiêu giúp nó, nó cười tui, “Bộ ba muốn người ta cười con à”? Nó mua thẻ cho tui đi tập thể thao, còn nói “ba ráng tập đừng để bị bịnh thì chết con!”. Nó làm như tui lười biếng ăn không ngồi “gồi”. Tui suốt đời hoạt động, một mình ên làm 5 công ruộng như chơi chứ phải đâu cô, cô coi nè. Ông xòe rộng cho Hạnh xem hai bàn tay gân guốc, năm ngón tay vừa to vừa dày, rắn chắc. Hạnh nắm tay ông, thông cảm từng lời nói ông Hai kể. Hạnh thấy thương ông quá, xiết chặc hai bàn tay gân guốc của ông như của một người cha đáng kính. Ông nói tiếp: - Tui không muốn nhờ “dả” ở con hoặc xin xỏ nó điều gì, nhứt là khi nó đã lập gia đình, có chồng có con. Tui “chốn” nó đi làm định dành dụm đủ tiền để mua vé máy bay về lại Việt Nam. Cô hứa đừng cho con tui nó biết, nó sẽ giận tui. Nó tốn kém mang tui sang đây tui lại đòi “dìa” thì coi làm sao được! Động tính tò mò Hạnh hỏi thử: - Thế con gái bác là ai, ở gần đây không? - Nó tên Linda. Nhà nó cách đây hai con đường. - Bác nói sao, con gái của bác là chị Linda à? Chị Linda làm nhà băng Wells Fargo phải không bác? - Thì nó đó chứ còn ai. Chồng nó là thằng Don. - Dạ con biết Don Smith là Branch Manager. - Ủa, sao cô biết “gáo” “chọi” “dậy”? - Dạ chị Linda là bạn của con. Don là xếp. Ông Tư hoảng hốt: - Chết chưa! cô làm ơn đừng có nói bậy là tui mần “diệc” cho cô, cô làm ơn nghe cô. Ông Hai van xin. Linda là bạn thân của Hạnh trong sở làm. Trong câu chuyện hàn huyên lúc ăn trưa, Linda có lần kể cho Hạnh nghe về chuyện bảo trợ cha mình sang Mỹ. Thấy ông cụ càng lúc càng buồn, Linda sinh lo không biết phải làm sao cho cha vui nên tâm sự với Hạnh: - Ba em rất hiền từ, dễ tánh. Ông an phận thủ thường, không đòi hỏi ở con cái điều gì. Em cho tiền ông không nhận, ông nói “Ba có đi đâu mà cần tiền”. Chở ông đi chơi đây đó ông than “Đi xe ba bị nhức đầu”. Đi shopping ông không thích mua đồ còn bảo “Ba đã dư đồ xài rồi mua chi cho tốn kém”. Đưa ông đi ăn món ngon vật lạ ông không vui mà còn cằn nhằn “Ăn chi cho tốn kém quá vậy con, ba cả đời ăn kho khô kho quẹt quen rồi, mấy cái nầy ba ăn không quen”. Em mua quần áo cho ba, ông hít hà xót ruột, chỉ thích mặc mấy bộ đồ bà ba ông mang sang. Em cưng chiều hai đứa con, ông cằn nhằn “Mầy làm tụi nó hư”. Ba thấy Don rửa chén, ông rầy rà em “Mầy làm vợ cái kiểu “dì dậy”, bắt chồng rửa chén?” Ngôn ngữ bất đồng, ông không gần gũi được 2 cháu và Don, tuy ai cũng thương ba, cố gắng được thân thiện với ông nhưng cái “gap” quá to khó mà hàn gắn được. Linda lại là đứa con có hiếu nên tìm mọi cách để làm cho cha vui. Biết cha thích “nhậu”, Hạnh làm ít đồ nhấm bày rượu mời ông và Don ra nhậu. Hạnh pha trò cho vui nhưng Don không hiểu tiếng Việt nên cứ lộ mắt ra nhìn rồi cũng cười họa theo lảng xẹt. Hai cha con không nói chuyện được, cứ rót rượu mời nhau. “OK” rồi “dô”.Chẳng được bao lâu, chai rượu Chivas hết sạch. Chàng rể cùng cha vợ phòng ai nấy về, quên luôn chào hỏi “good night” vì cả hai đều “xỉn”. Những lần sau ông Hai nhậu một mình. Don nằm trên phòng coi TV vui hơn “dô” với ông già rồi xỉn, nhứt đầu muốn chết. Thú vui của ông là đọc báo tiếng Việt. Sáng nào ông cũng cầm tờ báo ra sân uống trà hút thuốc, đọc cho hết từ trang đầu đến trang cuối. Ông giết thì giờ để đợi ăn trưa. Hai đứa cháu bị mẹ biểu ra vườn chơi với ông. Chúng đứng xa xa ngoài sân cỏ chơi banh, thỉnh thoảng dùng bàn tay quạt mùi thuốc lá. Chúng nhăn mặt: “grand pa its sting!”. Ông già nhiều lần bị chạm tự ái giận quá bỏ hút thuốc luôn sau mấy chục năm vấn thuốc rê, Thèm muốn chết! Ông đợi lúc ở nhà một mình ra sân hút lén. Ông chửi thầm trong bụng: “Tổ cha tụi bây, hút thuốc lá mà phải lén như đi ăn “chộm” gà!” Trưa ông ăn đồ nguội, cái thứ bánh mì dai nhách nhai không được vì ông không còn răng! Ước gì có nắm cơm với ít cá bóng kho tiêu! Linda biết ý mua “cơm chỉ” cá kho tộ cho ông, nhưng khuyên ông nên ăn lạnh vì hâm lên hôi cả nhà “Don nó cằn nhằn”. Trời đất ơi! cá kho mà ăn lạnh ngắt, đóng mở trắng phếu thì nuốt sao cho nổi! Phải chi có nắm rau Cải Trời luộc chấm mấm kho! Ông nghĩ mà thèm. Chiều về vợ chồng con cái quay quần, ông ngồi một mình coi TV, coi hình cho vui chứ có hiểu mô tê gì đâu! Có khi đang xem, mấy đứa cháu từ trên lầu chạy ù xuống, không hỏi ai, đổi đài xem cartoon. Ông tức ứa gan nhưng không dám nói, ấm ức bỏ vào phòng. Ồng cảm thấy mình không là thành viên của gia đình nầy. Ông thấy thật cô đơn. May mắn thay ông Hai gặp Hạnh. Từ lúc qua Mỹ đến giờ ông mới có người chịu ngồi lắng nghe ông tâm sự. Ông Hai có dịp thổ lộ hết những bí ẩn của mình cho Hạnh nghe. Tội nghiệp cho ông Hai quá. Ông không muốn con buồn khi biết tâm tư của ông đang bị dằn vặt trong cô đơn. Ông nhớ quê hương, nhớ mảnh vườn, thửa ruộng, nhớ cái nhà ngói đỏ mà suốt đời ông cặm cụi mới tạo dưng nên. Ông nhớ da diết con rạch sâu, cái thuyền câu nho nhỏ mà ông nhờ nó đi bắt từ con tôm con cá như cái cò lặn lội nuôi con. Ông nhớ mấy người bạn già, chiều chiều đốt rơm nướng con cá lóc mới câu, khề khà xị rựơu đế. Ông nhớ Bà Tư, người bạn già đã chia ngọt xẻ bùi cùng ông mười mấy năm trường. Bà Tư ở lại thui thủi một mình trong căn nhà ông Hai để lại. Ông Hai ra đi nhưng trong lòng tan nát. Ông hứa mỗi năm sẽ về thăm bà. Nhưng hai năm qua rồi ông vẫn biệt tin. Bây giờ ông mới biết rằng ông không thể sống thiếu bà. Sau mấy hôm suy tính, Hạnh quyết đinh kể tất cả những gì đã biết về ông Tư. Linda lắng nghe, đổi từ ngạc nhiên sang xúc động khi hiểu tấm chân tình của Hạnh và thương người cha già cô đơn. Linda biết rằng mình đã làm sai, đã vô tình mang đến cho cha bao phiền nảo. Hai chị em quyết định phải làm gì cho ông Tư. Trời đã sang mùa Thu khá lạnh đối với ông Hai. Sợ ông bịnh, Hạnh bắt ông làm việc trong nhà. Hết chuyện làm Hạnh nhờ ông Tư lau đi lau lại mấy cái cửa sổ. - Mà nó sạch bon “gồi” lau chi hoài “dậy” cô chủ? Ông thắc mắc. - Thì bác cứ lau đại cho con. Ông Tư lau hoài mấy cái cửa thấy kì kì, lương tăm khó chịu. Một hôm ông không đến nữa. Mỗi tuần ông sang một lần để lau chùi nhà tắm cầu tiêu như thường lệ và một lần để dọn dẹp sân vườn. Ông chỉ nhận tiền lương một nửa. Ông bảo: - Cô hai tăng lương cao quá, lại không có gì làm sao tui ngại quá! - Nhưng bác lảnh lương tháng, hổng làm con cũng phải trả lương. - Đâu có được cô Hai. Tại “dậy” mà tui thấy ngại đó. Hạnh đâu ngờ ông già có phản ứng kì cục như vậy! Ai đời làm việc ít mà lảnh lương nhiều ông lại cự nự đòi nghỉ việc! Kế hoạch nầy không ổn, Hạnh gọi Linda để bàn kế hoạch khác cho ông già có tiền mà không phải làm việc vất vả. Hai người định cho ông trúng số giả hoặc nhặt được tiền đánh rơi, nhưng sợ không ổn. Dàn cảnh nhặt được tiền, ông đem nộp cảnh sát thì mất toi! Cả hai vẫn chưa nghĩ ra cách nào khác hơn. *** Mùa đông đến, ông già cúm rúm trong cái áo lạnh dầy cui, đầu bịt kín mít, co ro vì lạnh. Linda đề nghị tăng sưởi trong nhà thì bị mấy đứa con cằn nhằn than nóng. Linda thương cha nên rất khó xử. Một hôm thấy ông vui, Linda lấy hết can đảm ngỏ lời đại cùng ông Tư, không biết ông sẽ phản ứng ra sao: - Ba à, còn tháng nữa đến Tết rồi, ba có nhớ nhà không? Ông Tư ngạc nhiên trố mắt nhìn Linda, rồi chầm chậm nói: - Sao lại không, ba nhớ đứt ruột đây nè! - Con muốn ba về Việt Nam ăn Tết, ba chịu không? Ông Tư càng ngạc nhiên hơn, mắt sáng rở, nhìn Linda trân trân: - Nhưng tốn kém lắm con à. - Con đã chuẩn bị đâu vào đó rồi, cho Ba về ăn tết với Má Tư. Nghe tiếng “Má Tư” Ông Tư giật mình, chưng hửng: - “Má Tư”? Bộ mầy giỡn với ba hả Linda? Làm sao con biết được chuyện “Má Tư”? Linda vừa thấy thương, vừa buồn cười cho ông già bị đánh trúng tim đen nên giỡn tới, ghẹo ông: - Sao lại không biết. Con thương “Má Tư” đứt ruột đây nè. Từ ngạc nhiên nầy sang ngạc nhiên khác, Ông trố mắt, há hốc mồm nhìn Linda. Tuy đã “tằng tịu” mười mấy năm nay nhưng chuyện “lẹo tẹo” giửa ông và Bà Tư ông dấu rất kín. Bà chỉ về sống với ông mấy năm nay sau khi Linda đi Mỹ. Ông còn nói dối Bà Tư là người quản gia, giữ nhà hộ cho ông lúc ông đi Mỹ. “Không biết làm sao mà con Linda nó biết ráo trọi?” - Con xin lỗi ba, Linda nói tiếp, chị Hạnh vì thương ba nên đã kể hết cho con nghe rồi, nhưng vì chị Hạnh có hứa với ba không tiết lộ chuyện nầy nên tụi con giữ kín cho tới hôm nay. Mèn đét ơi! cô chủ à? Tụi bây đồng lõa với nhau phải hông? Linda xấu hổ cười bẽn lẽn, ôm vai ông rồi nói. - Hổng phải vậy đâu ba, tụi con chỉ muốn ba vui. Ông Tư vò đầu Linda như thuở Linda còn nhỏ, rồi hỏi: - “Dzậy” đứa nào xúi cô chủ trả lương cho ba gấp đôi? - Dạ con. - Đứa nào toa rập với cô chủ tăng giờ làm việc cho Ba? - Dạ con. - Đứa nào bắt tao lau chùi hoài mấy cái cửa sổ? - Dạ con. - Chèn ơi, mầy quá lắm rồi cái con khỉ, giám gạt cả ba? - Thì tại ba gạt con trước chứ! Hai cha con cười ngất. Chưa bao giờ ông cảm thấy hạnh phúc và thấy thương con gái hơn lúc nầy. Lần đầu tiên cha con hiểu nhau, từ lúc Linda lớn khôn đến bây giờ. Lần đầu tiên ông không thấy xấu hổ với Linda về chuyện Bà Tư. Ông hình dung giờ phút gặp lại Bà Tư sau hai năm trường xa cách. Tháng nầy là mùa gió chướng, gió thổi mạnh, đong đưa hàng Sua Đũa trước sân nhà, có lẽ đã trổ bông trắng xóa. Dàn đậu rồng chắc đã nở hoa kết trái trên dàn, báo hiệu mùa câu cá Bông Lau. Ông thấy mình bơi chiếc xuồng câu lên dàm Nước Trong rồi thả mồi câu cá Bông Lau, thả hồn theo sông nước. Ông chợt nghĩ đến nồi canh chua cá Bông Lau nấu với bông Sua Đũa do bà Tư nấu thơm phưng phức mùi rau Om mà thèm. Ông Tư như con chim sắp được sổ lồng, tâm hồn phơi phới, hạnh phúc vô biên. Chú Chín Cali |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 16/Oct/2020 lúc 8:19am |
Món Ngon Quê MẹMiền Nam Quê Mẹ mến yêu Cá tôm, thủy sản thật nhiều
Thèm nem Thủ Đức, Long Bình Ba Xuyên, đặc biệt món quê Mâm cơm, nước mắm làm đầu Bánh phồng tôm, đã mấy đời lừng danh Bà Điểm là đất trầu xanh Lái Thiêu măng cụt, Long Thành, sầu riêng, Soài thanh ca ở Phong Điền Biên Hòa nhất bưởi, khó miền nào tranh -o- Kể sao cho hết tự tình nước non! Quê hương trái ngọt, miếng ngon Một mai về lại … có còn Quê Hương? Trần Quốc Bảo Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 16/Oct/2020 lúc 9:54am |
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 24/Oct/2020 lúc 9:00am |
Muốn Ăn Lẫu MắmMuốn ăn bông súng mắm kho Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm Mắm kho có từ lâu đời, là món ăn thường nhật của người vùng sông nước miền Nam. Đó là mắm lóc, mắm sặc, mắm linh…v.v. Mắm kho được chế biến đơn giản. Nồi nước được bắc lên bếp cho mắm vào nấu đến khi sôi, dùng vá, giỏ tre, hoặc lược để lọc xác con mắm (mắm lóc nguyên con hay mắm cá sặt). Xương cá được vớt bỏ, và nồi nước lèo được thêm đường, bột ngọt, tùy theo khẩu vị sau đó lại bắc lên bếp đun sôi liu riu; khi ăn chung với các loại rau đồng, bông điên điển hoặc bông súng, rau nhút, bắp chuối bào, giá, hoăc được nhúng với nhiều loại rau khác nhau, và chỉ đơn giản là nồi mắm nhúng rau, các loại rau trồng và rau dại rau thơm như rau đắng đất, rau càng cua, rau đắng đồng, rau nhúc, rau ngổ, rau bồng bồng, bông điên điển, bông súng, rau dừa, lá mã đề, rau càng cua, lá cách, lá điều, lá đào, rau dấp cá, rau húng lũi, tía tô, lá sộp, lá muối, cà tím, đậu bắp…v.v., ăn với cơm. Tùy địa phương, nồi mắm kho có thể loãng như canh, cũng có thể được kho đặc chấm rau. Trong dân gian nấu nồi mắm kho với sự tiện dụng không nhất thiết theo công thức nguyên liệu, nhiều khi chỉ được gia thêm vào nồi mắm cá kèo, thịt vụn, vài con tôm bạc vừa cất vó và rau trồng, rau dại hái quanh nhà. Sau nầy khi nồi mắm lên tới Sài Gòn đời sống dư dả trở nên cầu kỳ hơn. Nồi mắm kho đã được bổ sung nhiều loại thịt cá giúp nồi mắm thêm hấp dẫn và bổ dưỡng. Bên cạnh các loại rau đồng và rau dại, lẩu mắm được nấu với thịt ba chỉ, thịt quay, tôm sú, mực tươi …v.v. Nồi nước lèo luôn để sôi lăn tăn trên bếp, các loại thịt, cá và rau được nhúng vào từ từ trong khi ăn và ăn luôn khi vừa chín, còn nóng hổi. Mùi thơm đặc biệt của mắm cùng hàng chục loại rau đã khiến lẩu mắm trở thành món ăn độc đáo. Lẩu mắm là một trong những món ăn ngon của vùng sông nước miền Tây, trong đó có Đồng Tháp. Lẩu mắm là sự kết hợp của các sản vật sông nước với những sản phẩm ruộng đồng. Lẩu mắm đem lại cho thực khách ngoài sự ngon mắt, ngon miệng, còn cung cấp một lượng dinh dưỡng dồi dào. Được nấu từ mắm cá linh, mang hương vị đậm đà, thơm ngon không lẫn nơi nào được. Đơn giản cũng đã có đến hàng chục thứ rau, như rau dừa vừa giòn vừa xốp vừa thơm, cọng bông súng, đọt bí hay kèo nèo. Rau ăn lẩu mắm có hơn 20 loại khác nhau với đủ hương vị chua, đắng, ngọt, chát kết hợp giữa hương thơm, vị đậm đà của nước lẩu, tươi xanh của rau, của hải sản, khiến món ăn càng thêm đậm đà. Rau càng nhiều và càng phong phú thì món mắm càng hấp dẫn. Mỗi loại rau đều có một vị hương vị riêng, chính sự phối hợp đã khiến mâm lẩu mắm trở thành món ăn đáng tự hào của miền quê này. Mắm sống, mắm kho quẹt ăn hoài cũng ngán, sẵn có cá đồng tươi và muôn loại rau ở quanh nhà, các đầu bếp gia đình nghĩ đến những cách chế biến mới. Ban đầu là nồi mắm kho, sau đó để đãi khách, nồi mắm dần thành nồi lẩu với nguyên liệu kèm theo gồm đủ loại cá đồng như lóc, rô, linh, cho đến mực tươi, tôm đất. Yếu tố hấp dẫn nhất của lẩu mắm nằm ở những món ăn kèm, thông thường có thịt ba rọi, tôm sú, cá tra hoặc cá basa, cá kèo. Và có người còn bỏ vào nồi mắm ốc bươu, thịt bò, nấm rơm, cà tím… Lẩu mắm thường được ăn với bún. Món ăn có mùi đặc biệt nên chỉ phù hợp với những ai chịu được mùi mắm. Lê Bình
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 29/Oct/2020 lúc 11:36am |
Sushi Miếng Xưa Rồi, Bây Giờ Người Nhật Chuyển Qua Ăn Sushi Xếp Hình Đẹp Như TranhTrào lưu sushi được tạo hình như tranh vẽ mosaic hiện đang là cơn sốt mới của hội những người mê ẩm thực tại Nhật Bản.Sushi từ lâu đã luôn thu hút thực khách mê đồ ăn Nhật Bản không chỉ bởi màu sắc hấp dẫn mà còn là cảm nhận mới lạ từ sự kết hợp của cơm, giấm cùng nhiều món gia vị và nguyên liệu tuyệt vời khác. Những miếng sushi trong tay các đầu bếp không chỉ là ẩm thực, mà chúng còn là những tác phẩm nghệ thuật với muôn màu sắc khác biệt. Và mới đây, người Nhật lại một lần nữa nâng tầm món ăn truyền thống này lên một chuẩn mực mới với các tác phẩm Mosaic sushi. Bức tranh Mosaic sushi hoàn mỹ của đầu bếp Nhật Bản. Trong hội họa, mosaic là một hình thức nghệ thuật trang trí - tạo ra hình ảnh từ những mảnh nhỏ và đặt chúng lại với nhau để tạo ra một tổng thể thống nhất. Tương tự như vậy với đồ ăn, các đầu bếp sẽ tạo hình cho miếng sushi rồi xếp chúng vào hộp gỗ đựng sẵn. Tùy vào độ khéo tay cũng như chăm làm của đầu bếp mà từng mảnh ghép sẽ trùng lặp nhiều hay ít. Bước cuối cùng sẽ là cho các loại rau thơm và gia vị trang trí lên phía trên. Ngay sau khi ra đời, Mosaic sushi đã tạo nên cơn sốt với hội mê ẩm thực
cũng như chụp ảnh đồ ăn tại xứ hoa anh đào. Thậm chí, còn có người làm
cả hướng dẫn bằng video cách để tạo nên một tác phẩm Mosaic sushi vừa
ngon vừa đẹp mắt nhất. Hãy cùng chiêm ngưỡng các tác phẩm tuyệt vời ở
phía dưới và biết đâu đấy, nó sẽ tạo cảm hứng để bạn làm nên một bức
tranh sushi của riêng mình. Nguyên liệu làm nên các mảnh ghép sushi tương tự với sushi thông thường. Bức tranh có khác biệt nhiều hay không tùy vào độ khéo tay và chăm chỉ của người làm ra nó. Cách trưng bày thú vị này làm cho món sushi ấn tượng hơn rất nhiều. Với đặc tính dễ làm và không quá đắt đỏ, khá nhiều cư dân mạng đã nhanh chóng thử làm Mosaic sushi. Trào lưu này hiện đang gây sốt mạng xã hội Nhật Bản. Thậm chí, các nhà hàng cũng đang nghiên cứu để đưa món ăn này vào thực đơn Mosaic còn là sự thay thế hoàn hảo với người Nhật vốn có thói quen mang đồ ăn tới trường học và văn phòng thay vì đi mua ngoài. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 30/Oct/2020 lúc 8:44am |
Món Ăn Dĩ Vãng
Còn một chút gì để nhớ để thương!!!
Nuối tiếc quá khứ, hoang mang với hiện tại và nghi ngờ ở tương lai. Lúc đầu định viết “Món ăn dĩ vãng”, viết hết đủ món, viết một lần cho xong, nhưng mới viết tới cháo huyết cháo lòng đã thấy dài, đã thấy mỏi tay. Rồi tôi sẽ viết tiếp nếu còn người muốn…đọc. Mà dù không còn người đọc, tôi cũng viết. Viết để trả nợ quá khứ, một quá khứ chẳng đâu vào đâu. Còn gỏi khô bò, còn sò lông, còn bia lên cơn, còn rượu Cây Lý… Những thứ này xa lắc rồi. Mấy ai còn nhớ đâu, nhưng có khi lại thấy chúng gần, thật gần…tưởng chừng như mới đâu đây thôi, như hôm nay tôi ngồi viết bài này. Chạm tay vào dĩ vãng, sao thấy ngậm ngùi quá! Vũ Thế Thành
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 18/Nov/2020 lúc 6:55pm |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 26/Nov/2020 lúc 4:47am |
Kể về cơm thố Chợ Cũ
năm xưa
Cơm
là thực phẩm chánh của người Việt mình từ xưa đến nay. Có nhiều loại cơm
quen thuộc như cơm trắng, cơm tẻ, cơm nếp, cơm chiên, cơm vắt, cơm
nguội, cơm tấm, cơm tay cầm, v.v.. Nhưng cái tên “cơm thố” nghe lạ tai
với không ít người Việt mình ở hải ngoại.
Cơm thố là cơm gì? Chợ Cũ ở đâu? Cơm thố là làm chín gạo trong cái thố nhỏ bằng cách chưng cách thủy. Mỗi thố cơm tương đương độ một chén cơm nhỏ. Đây là cách nấu cơm cầu kỳ theo truyền thống của một số dân tộc người Hoa. Theo như kể lại, cơm thố có mặt ở Sài Gòn-Chợ Lớn vào thập niên 30-40 của thế kỷ trước. Đến thập niên 70, do khăn gói gió đưa từ Gò Công lên Sài Gòn, tôi mới có cơ hội làm quen với vài “món ngon vật lạ” ở đô thành hoa lệ trong đó món cơm thố Chợ Cũ. Chợ Cũ Sài Gòn nguyên là chợ Bến Thành, đã có trước khi Pháp chiếm Gia Định. Chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, gần thành Gia Định, bến nầy dân gian gọi là Bến Thành và chợ có tên là chợ Bến Thành. Tháng 2 năm 1859, Pháp chiếm thành Gia Định, quân triều đình Huế dùng chiến thuật hỏa công, thành phố và chợ Bến Thành bị thiêu hủy. Năm 1860, sau khi “bình định” xong Gia Định, Pháp đã cho xây cất lại chợ Bến Thành ở địa điểm cũ, cột bằng gạch, sườn gỗ và lợp lá. Vào năm 1887, Pháp cho lấp con kinh, sát nhập hai con đường lại làm một, thành đại lộ Charner, nay là đại lộ Nguyễn Huệ. Khu chợ càng trở nên đông đúc mà phần nhiều là của người Tàu, người Ấn và người Pháp. Năm 1912, vì chợ cũ kỹ nên Pháp lựa chọn một địa điểm khác để xây cất một khu chợ mới lớn hơn. Địa điểm được lựa chọn nằm gần ga xe lửa Mỹ Tho (sau nầy là bến xe Sài Gòn), tức là địa điểm chợ Bến Thành ngày nay. Khu chợ Bến Thành cũ được gọi là Chợ Cũ tới nay. Nên có câu ca dao: Chợ Bến Thành dời đổi, Người sao khỏi hợp tan. Xa gần giữ nghĩa tào khang, Chớ ham nơi qườn quới, (mà) phụ phàng bạn xưa! Chợ Cũ xưa có nhiều tiệm cơm thố. Ngon mà giá bình dân là những tiệm cơm thố nằm góc đường Tôn Thất Đạm – Hàm Nghi. Đa số người đến tiệm là người Việt gồm đủ thành phần xã hội. Người ra vào tiệm tấp nập chủ yếu vì món cơm thố ngon thơm, dẻo và luôn luôn nóng mà giá cả rất “bèo” như tiếng Sài Gòn bây giờ. Phần tôi lần đầu tiên được ông bạn vong niên mời ăn cơm thố Chợ Cũ. Vào tiệm thấy người ta kêu những món mà từ nhỏ tôi chưa được ăn bao giờ như cá hấp, gà nướng, bồ câu quay, canh cải bẹ xanh nấu với cá thác lác v.v.. Thấy có người vào ăn một hơi cả chục thố cơm, mà đồ ăn chỉ với một dĩa cá mặn rất ư là khiêm nhường. Cơm thố Chợ Cũ từ đó đã gây cho tôi nhiều ấn tượng về thế giới ẩm thực của người Hoa. Sau này trở thành dân Sài Gòn, có nhiều dịp ăn cơm thố, tôi mới khám ra nhiều điều thú vị và bí mật về thế giới cơm thố từ lối nấu, cách ăn của Tàu đã du nhập vào người Việt. Như ở tiệm cơm thố Bac-Ca-Ra sau rạp chiếu bóng Nam Quang (?) thực khách hầu như chỉ có người Việt. Tiệm nổi tiếng nhờ chiêu “khách gọi món gì tiệm nấu món nấy,” bất kể món gì, từ món “cá hàm dỉ,” canh cải bẹ xanh nấu gừng, đến món cá chưng, cá hấp v.v.. Thế mà thực khách ai nấy đều vui vẻ chờ đợi! Nay nói về cái thố hấp cơm. Thố là dụng cụ để đựng bằng sành sứ, là đồ dùng trong gia đình như chén, dĩa, tô, tộ. Thố có nhiều cỡ kiểu, có loại có quai/ không quai, có loại có nắp/ không nắp. Ngày xưa, nhà giàu ở miền Tây thường hay chưng một cặp thố kiểu loại lớn, trên bàn thờ trông cho sang. Thố kiểu nhỏ được dùng đựng nước cúng, đơm cơm, đựng cơm rượu xôi vò v.v.. dọn trên bàn thờ trong ngày giỗ, ngày Tết. Thố bằng sành thì được dùng để hấp cơm, tiềm thuốc bắc. Thố kiểu làm bên Trung Hoa, còn thố sành được làm ở Bình Dương. Nồi và xửng hấp cơm thố cũng rất đặc biệt. Nồi to, trong nồi đặt cái xửng lớn có hai, ba từng hấp, xửng đan bằng tre có nhiều lỗ thoát hơi lớn bằng ngón tay cái. Phần chứa nước sôi của nồi hấp có chỗ tiếp thêm nước nóng mà không cần dời các từng chứa cơm, tránh không làm cho cơm bị “hót hơi.” Các thố cơm sắp thưa và đều trong mỗi từng hấp để còn chỗ cho hơi nước bốc lên từng trên cùng. Gạo dùng nấu cơm thố. Là loại gạo ngon đặc biệt như gạo Sóc Nâu, gạo hột dài, gao nàng hương Chợ Đào. Cho ít gạo, đã được gúc sạch để ráo nước, vào từng cái thố sành. Tùy theo loại gạo mà gia giảm nước. Nước chỉ được châm vào thố một lần mà thôi, không được châm thêm. Tất cả đều do kinh nghiệm của người bếp làm sao cho cơm vừa ăn, không khô, không nhão. Người bếp phải biết chắc từng cơm nào đã chín để chuyển qua từng khác, bằng cách chồng nhiều từng cơm đã chín lên nhau để chỉ giữ cơm luôn được nóng. Hấp cơm thố quả là cầu kỳ và công phu! Cơm thố như vậy là “cơm trắng đặc biệt”, không giống như cơm trắng thường nấu bằng nồi đất mà chúng ta ăn hằng ngáy ở nhà. Hột gạo trong thố được làm chín bằng cách hấp nên mùi thơm của gạo len ẩn vào trong ruột hột cơm, làm cho cơm thố thơm hơn cơm nấu. Cơm thố còn có đặc tánh nữa là giữ nóng lâu, để nguội hấp lại mà không bị khô. Đặc tính nầy cơm nấu thường không có. Vào tiệm cơm thố, “phổ ky” bưng lên, ăn bao nhiêu tính tiền bấy nhiêu. Bạn không cảm thấy ăn cơm thừa của người khác. Thố cơm bé xíu, trông hấp dẫn, và hai đũa là hết. Bạn thấy ngon hơn ăn cơm bới trong nồi. Được biết tới nay vẫn còn một tiệm cơm thố kỳ cựu ở số 45, đường Tản Đà, quận 5, Chợ Lớn, mang bảng hiệu tiếng Việt là Giang Nam, nổi tiếng nhờ bán độc nhứt món cơm thố, không bán thêm mì hủ tiếu như tiệm khác. Bảng hiệu cơm thố Giang Nam có mặt vào khoảng 1942, nhờ được đạo diễn phim Người Tình (quay năm 1992) chọn để tái hiện cảnh sanh hoạt hàng ngày của Chợ Lớn thời thập niên 30-40 thế kỷ trước, làm cho cơm thố Giang Nam thêm tiếng tăm. Cũng nên phân biệt cơm thố với cơm tay cầm. Cơm tay cầm là loại phục vụ cho nhiều người, dọn chung cho cả bàn cùng ăn. Cơm tay cầm là cơm nấu chung với thức ăn, là cơm tổng hợp, người ăn không phải ăn kèm với thức ăn nào khác. Thức ăn như hải sản, gan heo, gà quay… hấp chung với cơm trắng trong cái nồi nhỏ có một một quai, gọi là tay cầm. Cơm tay cầm cũng được làm chín bằng cách hấp cách thủy, sau khi chín có tiệm còn bắc xoong cơm tay cầm lên bếp lửa cho cơm khét phần dưới. Tại Little Saigon đó đây còn có tiệm còn bán món cơm tay cầm. Riêng món cơm thố Chợ Cũ của tôi chỉ còn là “vang bóng một thời”. Khoa học tiến bộ, nấu cơm bằng nồi điện, làm cho cơm thố Chợ Cũ đã bị lùi vào trong ký ức! Đúng là đời sống văn minh làm cho “Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” như lời Chân Quê của Nguyễn Bính! Kể cũng tiếc…
GS Trần Văn Chi Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Nov/2020 lúc 4:51am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 98 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |