Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 95 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22274
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Apr/2023 lúc 12:58pm

Trên Con Đường 7B


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Để nhớ lại tháng 3.1975

Lui binh từ vùng một
im lìm bỏ vùng hai
đường 7 B nắng đốt
nằm sông Ba khổ thay!

lưng đeo đầy súng đạn
xe pháo chạy rầm rầm
trên đoạn đường di tản
từng bước chân âm thầm …

giặc chưa đến đã chạy
quân số còn giữ nguyên
biết ai thắng ai bại
sao chẳng giữ trận tiền!

thuở mùa hè đỏ lửa
địch vây hãm liên miên
phố Kontum: mất nửa
ghìm súng giữ - bình yên!

thương một đời lính trận
quyết chiến đấu kiên cường
nuốt vào lòng uất hận
nhìn sông núi tang thương

vẫy tay chào nắng hạ
Cao Nguyên đất đỏ ngầu
bổng dưng thành kẻ lạ
xé nát cả lòng nhau!

nay làm cá mắc cạn
cố vùng vẫy thoát ra
địch đuổi - đánh liều mạng
khúc khải hoàn ai ca!

7 B - vào tử lộ
tiếc cho đời chiến binh
ngàn máu xương đã đổ
đâu phải chuyện vô tình!

vợ con chạy phía trước
chồng bảo vệ phía sau
sông Ba đành dừng bước
nhìn núi thẳm kêu gào

dân thường chạy theo lính
chết thảm tội nghiệp chưa!
đêm Trường Sơn u tịch
mùa hạ nhỏ màu mưa…

Trang Y Hạ
tháng 3.1975 -  đã đi trên đường 7 B

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22274
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Apr/2023 lúc 1:52am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22274
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Apr/2023 lúc 8:33am
3727%20ThangTu%20NguTuongViThan%20KieuMongha%20Sthy
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22274
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Apr/2023 lúc 1:57pm

Anh đến thăm, áo anh mùi thuốc súng

 

Mấy%20Dặm%20Sơn%20Khê%20–%20Hà%20Thanh%20-%20YouTube

 

 

Cuộc chiến Việt Nam đã chấm dứt từ bốn mươi năm về trước.

 

Người Việt Nam Tự Do ở miền Nam đã mất quê hương đúng bốn mươi năm rồi.

 

Mặc dù đã chọn nước Úc là quê hương mới, nhưng mỗi năm, cứ đến Tháng Tư là tôi cũng như bạn đều cảm thấy bồn chồn, nhớ lại quê hương xưa, nhớ thành phố cũ, nhớ từ ngôi trường Tiểu Học, Trung Học, Đại Học, nhớ Quân Trường Thủ Đức, nhớ Quân Trường Dục Mỹ, nhớ núi đồi Pleiku, nhớ người bạn đã cùng một thời chiến đấu, có người còn đó, có người đã mất đi:

 

Năm năm cứ đến Ngày Oan Trái

Ta thắp hương lòng để nhớ thương.

Xa nửa địa cầu thương nhớ mãi

Ôi những tàn xương ở cố hương..!

(Thục Vũ.)

 

Để hồi tưởng lại quá khứ, chúng ta thường mở lại những giòng thơ, những bản nhạc cũ. Đó là lý do tôi đi dự buổi “Chiều Nhạc Thính Phòng – Tưởng Niệm 40 năm – 1975 – 2015”

 

Bạn ạ, bản nhạc mà tôi thích nghe nhất, lời nhạc gợi lại cho tôi nhiều nhớ nhung nhất, tôi mời bạn cùng nghe lại với tôi:

 

“Anh đến thăm, áo anh mùi thuốc súng...”

 

Chỉ một câu hát đó thôi, đã làm cho tôi vẽ ra hình ảnh oai hùng, lãng mạn, tình tứ và nên thơ của người lính trẻ, đã chiến đấu oai hùng nơi trận tuyến. Khi chiến trận vừa kết thúc, được thưởng vài ngày phép để về thăm nhà, anh không kịp tắm rửa thay bộ chiến y mới, chỉ kịp tháo bỏ sợi dây ba chạc, nhờ bạn bè cất khẩu súng vào kho, anh đã vội vàng lên đường ngay cho kịp chuyến xe tiếp tế vừa mới lên hồi sáng.

 

Về đến nhà, người yêu nghe tiếng gọi của anh, đã thật là ngạc nhiên, hớn hở ra mừng đón... ôm lấy anh... áo anh còn đầy mùi thuốc súng...

 

Hào hùng thay! Lãng mạn thay!

 

Chỉ cần một lời thơ, một câu hát, mà người nhạc sĩ đã vẽ lên hình ảnh của một người Lính Trẻ, vừa làm tròn bổn phận người Trai Thời Chiến, vừa làm vừa lòng người yêu nhỏ ở hậu phương.

 

Tại sao tôi biết người Lính đó còn trẻ?

 

Đó là vì, anh đã hối hả đến thăm người yêu, mặc dù:

“Ngoài trời mưa lê thê, qua ngàn chốn sơn khê...”

 

Nếu người lính đã lớn tuổi, và đã có vợ con rồi, anh ta không có vội vã như vậy. Trời đang mưa tầm tã, đường về lại cong queo qua ngàn chốn sơn khê, về làm chi cho mệt, lỡ tài xế lạc tay lái, đạn bắn không chết, lại chết vì xe lật lãng nhách! Hãy đi tắm rửa thay quần áo cho khỏe rồi sáng mai tàn tàn đi về nhà có phải là có lý hơn không!

 

Tôi ngồi im lặng như chưa bao giờ im lặng như vậy (Nhạc thính phòng mà! Phải im lặng mới nghe được từng lời ca tiếng nhạc chứ!) để tiếp tục nghe bản nhạc tuyệt vời này. Người ca sĩ, chị Dương Hòa, với giọng hát trong trẻo, uốn theo từng lời ca nốt nhạc, giọng chị cao vút lên:

 

“Anh như làn gió... bay ngược xuôi,

Theo đường mây... tóc tơi bời... lộng gió bốn phương...”

 

Người lính trẻ về thăm người yêu được vài giờ ngắn ngủi rồi lại phải ra đi như một làn gió, bay ngược, bay xuôi, theo đường của mây trôi, mái tóc bồng lên vì lộng gió bốn phương. Nhưng dù có bay ngược bay xuôi, dù có gió lộng mưa nguồn, người trai vẫn chỉ có một tấm lòng yêu nước non và chung thủy với người yêu:

 

“Nước non còn đó, một tấm lòng,

Không mờ phai... cùng năm tháng...”

 

Người nhạc sĩ nào mà lại tài ba quá như vậy! Nhạc vừa hay, lúc thì cao vút lên tận trời mây, lúc thì chùng xuống mãi tận đáy của con sông, ngọn suối. Lời ca lại vừa tình tứ lại vừa oai hùng như vậy?

 

Người nhạc sĩ này phải là một người Lính!

 

Không những là Lính, anh phải là một người Lính Chiến Đấu, ở nơi trận tiền.

Đúng! Bạn đoán đúng rồi đó.

 

Người nhạc sĩ tài hoa này là Đại Tá Nguyễn Văn Đông, là nhà thơ Phượng Linh, Phương Hà, nhà viết tuồng cải lương Đông Phương Tử...

 

Nguyễn Văn Đông, với ba lô nón sắt hành quân.

 

 

Nguyễn Văn Đông sinh năm 1932, tại Quận Nhất, Sài Gòn.

 

Năm 1946, gia đình gửi ông vào trường Thiếu sinh quân Việt Nam ở Vũng Tàu (14 tuổi). Tại đây, ông vừa học làm lính, vừa được học nhạc với các giáo sư âm nhạc của Học viện Âm nhạc Quốc gia Pháp sang giảng dạy. Chỉ sau một thời gian ngắn sau, ông trở thành một thành viên của ban quân nhạc thiếu sinh quân, học cách sử dụng nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Năm 16 tuổi, ông đã có những sáng tác đầu tay, bản nhạc “Thiếu sinh quân hành khúc” đã được chọn làm bài hát chính thức của Trường Thiếu Sinh Quân.

 

Sau khi tốt nghiệp trường Thiếu sinh quân Vũng Tàu, năm 1951, ông được cử theo học khóa 4 trường Võ bị Sĩ quan Vũng Tàu và tốt nghiệp thủ khoa với cấp bậc Thiếu úy vào năm 1952. Năm sau, ông được cử đi học khóa huấn luyện “Ðại đội trưởng” tại Trường Võ Bị Đà Lạt. Năm 1954, ông được gửi ra Hà Nội theo học khóa “Tiểu Đoàn Trưởng” tại Trường Chiến Thuật Hà Nội. Ra trường, ông nhận chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn trọng pháo 553, trở thành Tiểu đoàn trưởng trẻ nhất của Quân đội Quốc gia Việt Nam khi mới 24 tuổi.

 

Sau Hiệp Định Genève 1954 chia đôi đất nước, ông được chuyển vào Nam, phục vụ tại Phân khu Đồng Tháp Mười với chức vụ Trung úy Trưởng phòng Hành quân. Thời gian này, ông còn kiêm nhiệm chức Trưởng phòng 3 (Tác chiến) của Phân khu, dưới quyền Đại tá Nguyễn Văn Là, tham gia Chiến Dịch Thoại Ngọc Hầu 1956 do Tướng Dương Văn Minh làm Tư lệnh chiến dịch.

Những bài hát như Phiên Gác Đêm Xuân, Chiều Mưa Biên Giới và Mấy Dặm Sơn Khê đều đã được ông sang tác ở nơi trận tiền miền Bắc và Đồng Tháp Mười miền Nam, khi ông còn rất trẻ, mới có người yêu, vì thế, những bản nhạc này mới đầy... Mùi Lính, lãng mạn và chứa đầy tình quê hương đất nước.

 

Hai MC chính trong buổi văn nghệ, một là Quốc Việt, một người mà đa số dân tỵ nạn chúng ta đều biết anh là ai, không cần nhìn mặt, chỉ cần nghe cái giọng trầm ấm phát lên là chúng ta đã biết chàng là ai. Lần này, anh không đọc thông tin nữa, mà giới thiệu từng bài hát với lời lẽ thật là chau chuốt mà trước đây, chỉ có Hà Huyền Chi, Văn Quang, Phan Nhật Nam viết mà thôi.

 

Người MC thứ hai, có thể đã xuất hiện nhiều lần rồi nhưng tôi ít đi đó đây, nên đây là lần đầu tiên tôi được nghe giọng nói của chị. Giọng của chị là giọng Bắc, hơi cao, thật là đặc biệt. Cái giọng này... hình như tôi đã được nghe từ lâu lắm rồi:

 

“Người lính trưởng thành theo nhịp độ gia tăng của cuộc chiến, đầu đội nón sắt, vai mang ba lô, tay siết chặt khẩu súng, anh bước đi mòn vẹt đế giày sau trên khắp mọi nẻo đường để canh giữ quê hương.

 

Anh đi qua những địa danh trên đất nước mình mà nghe sao xa lạ: Ashau, Ia Drang, Kontum, Pleime, trong rừng già trùng điệp, giữa ban ngày giơ bàn tay cũng không thấy được bàn tay. Anh băng mình dưới lửa đạn thù phủ chụp Cồn Tiên, Ái Tử; nằm phục kích bên ven phá Tam Giang nghe tiếng hò Nam Ai vẳng trên đầm nước mênh mông theo gió lướt về nghe thảm đến não lòng ... Anh lặn lội ngày đêm trong bùn lầy ngập nửa thân mình nơi những cánh rừng Tràm, rừng Ðước, ở Ðồng Tháp Mười, ở U Minh để nghe muỗi vo ve như sáo thổi, thấy đỉa lội như bánh canh ....

 

Trong hai mươi năm chiến tranh, hai mươi năm dài người lính hầu như không ngủ. Hai mươi năm có tới mấy ngàn ngày anh đi từ sáng tinh mơ, chân giẫm ướt ngọn cỏ đẫm sương mai. Hai mươi năm có tới mấy ngàn đêm đen, bóng anh mịt mờ trong núi rừng lạnh giá.

 

Hai mươi năm, anh nghe tiếng đại bác vang trời không nghỉ. Tiếng mưa bom đạn réo bên mình. Tiếng xe tăng nghiền nát đường quê hương. Hai mươi năm, anh đem sinh mạng của mình đặt trên đường bay của đạn, đem hy vọng cuộc đời đặt trên nòng súng thân quen.

 

Anh đem tình yêu và nỗi nhớ đặt trên đầu điếu thuốc...”

 

Người xướng ngôn viên nào đã nói lên những nỗi cơ cực, hiểm nguy của đời Lính rồi sau đó mời người Lính nghe một bản nhạc đầy tình quê hương... bạn có nhớ được ai chưa...?

 

DẠ LAN!

 

Đúng rồi, bạn ạ!

 

Người xướng ngôn viên đang đứng trước mặt tôi, trên sân khấu, đang giới thiệu bài hát, đã có giọng đọc giống như Dạ Lan, người điểu khiển “Chương Trình Dạ Lan, tiếng nói của người Em Gái Hậu Phương gởi cho người anh nơi tiền tuyến”.

 

Thời còn làm lính, tôi chưa hề được hân hạnh giáp mặt Dạ Lan, và cô cũng ít khi nào xuất hiện trước hàng binh. Những người lính như tôi, như bạn, chỉ có dịp nghe tiếng nói của cô trên làn sóng điện, và nhận được những tấm hình của cô do Nha Tâm Lý Chiến hoặc Chiến Tranh Chính Trị gởi tới chúc Tết đầu xuân mà thôi. Qua tới bên Úc rồi, qua sự giới thiệu của nhà văn Hoàng Hải Thủy, tôi mới có dịp nói truyện trực tiếp với cô, qua điện thoại. Dạ Lan 1 hiện còn ở Việt Nam, Dạ Lan 2 đang ở bên Mỹ, nên cả hai đều không có thể xuất hiện ở đây được, mãi đến khi chị tự giới thiệu tên, tôi mới biết đó là chị Linh Hà. Trước 1975, chị Hà đã từng là xướng ngôn viên của đài phát thanh Đà Nẵng, nên chị đã có thật nhiều kinh nghiệm trong công việc của một người xướng ngôn viên.

 

Chị NiNi, chủ nhân của nhà hàng Candelles và anh Châu Xuân Hùng đã rất hãnh diện chỉ cho tôi thấy... Bức Tượng Thương Tiếc do ban tổ chức (Quốc Việt, Châu Xuân Hùng, Kiều Tiến Dũng và Nguyễn Quỳnh Châu) đã dựng lên, ở góc trái của sân khấu, phỏng theo bức tượng chính “Thương Tiếc” của Điêu Khắc Gia Nguyễn Thanh Thu, đặt tại Nghĩa Trang Biên Hòa. 

 

Cũng vì cảm động về tấm lòng Thương Lính của ban tổ chức, mà chị NiNi đã góp phần bằng cách không lấy lệ phí mướn nhà hàng, tặng luôn cả tiền điện, tiền ga sưởi ấm, để... ấm lòng người chiến sĩ.

 

Cũng vì mục đích cao đẹp nói trên của ban tổ chức, mà các cựu quân nhân và đồng hương tham dự buổi nhạc thính phòng đã tự nguyện đóng góp một số tiền lớn, mà sau khi trừ mọi chi phí nhỏ, ban tổ chức đã có được số tiền lên đến $18, 385. Ban tổ chức đã tuyên bố, chia hết số tiền này ra làm hai phần bằng nhau để trao tặng lại cho Hội Vietnamese American Foundation (VAF) để trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa và Hội Tình Thương Foundation (TTF) để tặng lại cho các Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa còn lại ở Việt Nam.

 

 

CHUYỆN XƯA NGÀY ẤY THÁNG TƯ

 

Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc bốn mươi năm qua rồi, vết thương do chiến tranh tạo ra tưởng chừng như đã được phương thuốc thời gian xóa nhoà đi rồi. Thế nhưng, vì bọn Việt cộng xâm lược đã không ngừngtạo ra quá nhiều tang thương máu lửa cho đất nước, cho người dân Việt, cho người Lính Việt Nam Cộng Hòa, làm cho người dân Việt, người Lính Cộng Hòa không thể nào quên được những hành vi giết chóc, trả thù dã man, những hành động cướp đất cướp nhà, mà lúc nào chúng cũng mở miệng ra là đem lại cơm no áo ấm, hạnh phúc nơi thiên đàng Xã Hội Chủ Nghĩa.

 

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là một điển hình, sau ngày mất nước, ông và hầu hết những người Lính Cộng Hòa đã bị bắt đi tù trong cái nhà tù mà bọn Việt cộng gọi là “Trại Học Tập Cải Tạo”, nhưng mục đích chính của chúng là để cho người Lính Cộng Hòa chết dần chết mòn giữa rừng sâu nước độc. Kết quả là sau hơn 9 năm ở trong tù, vì bị làm việc lao động quá sức, vì bệnh tật mà chúng không cho thuốc men điều trị, vì bị khủng bố tinh thần, Đại Tá Đông chỉ còn da bọc xương, chờ chết. Tới lúc đó, bọn chúng mới gọi người nhà lãnh ông về để chờ đem chôn. Khi được chính phủ Hoa Kỳ nhận cho đi định cư theo chương trình HO, ông đã không thể nào nhúc nhích tay chân, nên đành xin ở lại chờ chết trên quê hương nơi ông sinh ra. Khi thuốc tây không trị bệnh cho ông được, gia đình ông không còn con đường nào khác ngoài việc uống đại liều Thuốc Bắc, Thuốc Nam, đằng nào cũng chết. Nhưng, may mắn thay, căn bệnh thấp khớp, co quắp bắp thịt làm cho tay chân ông không cử động được, đã từ từ bớt đi, cho đến nay, mặc dù tính mạng ông không còn bị đe dọa nữa, ông cũng chỉ có thể đi đứng chút đỉnh mà thôi, và không bao giờ có thể sáng tác nhạc trở lại nữa (Tài liệu lấy trên nhiều nguồn internet).

 

Trở lại ngày 30 tháng tư năm ấy, 1975, chúng ta đang ở đâu? Làm gì? Suy nghĩ gì? Bạn và tôi chắc chắn không bao giờ quên.

 

Anh Cảnh, Khóa 8/68 Đồng Đế (vì Thủ Đức quá đông) nhớ lại ngày đó như sau:

 

Lúc đó, tôi giữ chức Trung Đội Trưởng Pháo Đội B của Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh Phòng Không, đóng tại Nhà Bè, để bảo vệ cho kho xăng của các hãng dầu Shell, Caltex và Mobil. Pháo đội của tôi, sau khi tham dự chiến trường Tây Ninh Trảng Lớn, đã được đưa về Nhà Bè từ tháng 3/1975. Pháo đội của tôi có hỏa lực rất mạnh, gồm 6 khẩu đội, mỗi khẩu đội trang bị bốn dàn đại liên Swatt bốn nòng, mỗi dàn được gắn trên một xe GMC Cargo 5 tấn. Trên xe, ngoài pháo tháp đại liên, chung quanh chứa cả trăm thùng đạn.

 

Để bảo vệ kho xăng Nhà Bè, ngoài pháo đội B của tôi, còn có toán Thám Sát Điện Tử (dùng các thiết bị điện tử để đo hơi nóng, chấn động và từ trường) và đoàn Quân Khuyển nữa. Bên ngoài kho xăng, còn có Đặc Khu Rừng Sát của Hải Quân và Địa Phương Quân trú đóng nữa.

 

Với hỏa lực pháo binh hùng hậu như vậy, với đầy đủ quân lính trang bị đầy đủ, tinh thần vững chắc, tôi không bao giờ tin rằng miền Nam có thể thất trận, mặc dù lúc đó đã có nhiều tin tức xấu dồn dập từ Miền Trung gởi về. Qua đến Tháng Tư, có nhiều đơn vị báo cáo tình trạng bỏ ngũ, tôi cảnh giác đơn vị mình, tập hợp anh em, tuyên bố:

-   Hỏa lực của chúng ta còn đầy đủ, Quân Đoàn III còn đây, đơn vị bạn còn đó, chúng ta không thể nào thua. Tôi còn đây với anh em, anh em hãy bền tâm, cố gắng chiến đấu, chu toàn nhiệm vụ bảo vệ kho xăng, bảo vệ đồng bào và đất nước mình.

 

Đến ngày 29/4, tôi mất liên lạc với Đại Đội, với Tiểu Đoàn, nhưng với máy truyền tin nội bộ, tôi được biết tất cả pháo binh của Quân đoàn và các binh chủng khác đã tập trung về Trường Đua Phú Thọ để yểm trợ cho những toán quân bạn, nhất là cho anh em Nhảy Dù, Biệt Động Quân và Sư Đoàn 18 còn đang chiến đấu thật can trường ở khu Biên Hòa Long Khánh. Đêm 29, tôi tự quyết định cho gom hết 6 khẩu đội đại liên lên xe để sáng sớm mai trực chỉ Phú Thọ, tiếp tục chiến đấu cùng với anh em pháo binh khác.

 

Sáng sớm, anh em chúng tôi đã cơm nước sẵn sàng, lên xe mở máy đi về Trường Đua Phú Thọ, máy truyền tin nội bộ vẫn mở 24/24 để liên lạc với anh em, tôi mở thêm cái radio để theo dõi tin tức. Bất chợt, tôi nghe giọng Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố: “Đầu hàng vô điều kiện, anh em binh sĩ đâu ở đó, chờ bàn giao.”

 

Tôi giựt mình luống cuống, không biết làm sao, cho đoàn xe dừng lại, tập họp anh em binh sĩ. Mọi người vào hàng, đứng nghiêm chỉnh chờ lệnh. Tôi cho tất cả anh em, ai có radio cũng mở hết lên để nghe lại, có phải là Tổng Thống ra lệnh đầu hàng hay không?

 

Nghe lại lần thứ hai... thứ ba... vẫn là đầu hàng vô điều kiện, ai ở đâu ở đó, chờ bàn giao.

 

Những người lính của tôi, họ bật khóc, gào lên đầy tức tối, không tin được những gì mình nghe là sự thật:

-   Đầu hàng? Tại sao lại đầu hàng? Lính mình còn đây, pháo binh đầy những đạn, tại sao không chiến đấu tới cùng mà lại đầu hàng? Lại đầu hàng vô điều kiện nữa? Rồi anh em chúng ta ra sao?

 

Tôi nói lời cuối cùng với anh em trong trung đội:

-  Tôi và anh em đã ở lại đơn vị, đã đồng lòng về Phú Thọ chiến đấu tới cùng, nhưng tiếc thay, Tổng Thống của chúng ta đã đầu hàng giặc rồi, chúng ta đành phải buông súng mà rã ngũ. Anh em hãy cùng tôi, chào lá Quốc Kỳ lần cuối, rồi tan hàng, ai về nhà nấy, không bàn giao, nhục lắm.

 

Chúng tôi cùng đứng nghiêm chào lá Quốc Kỳ, rồi từ từ hạ nó xuống, tôi cuộn lại đem vào trong phòng, thay đồ dân sự, cất lá cờ vào trong túi. Ngoài kia, anh em lính tráng đang tháo cơ bẩm của tất cả các khẩu đại liên, liệng đi tứ phía rồi vừa khóc vừa ra đi.

 

Tôi bước ra ngoài, còn hai người lính đứng đó: Một Thượng Sĩ và một Binh nhì của Tiểu Đoàn 3 Phòng Không từ Quân Đoàn II về tăng cường cho trung đội, cả hai đều không có bà con thân thích gì ở đây cả, họ đứng chờ tôi cho họ đi theo. Ba anh em chúng tôi đi bộ, đi xe lam, xe ôm về nhà tôi ở Sài Gòn, sáng sớm hôm sau, anh em chúng tôi ăn chung với nhau bữa ăn sáng cuối cùng, rồi tôi đưa hai anh ra bến xe Miền Trung để về quê quán, anh em chúng tôi ôm nhau khóc ròng, không biết tới bao giờ mới được đoàn tụ.

 

Anh Nguyễn Thành Vinh, khóa 6/68 kể lại:

 

Ra trường, tôi được chỉ định về Tiểu Khu Phong Dinh, rồi về Trung Đội 3, Đại đội 1, Tiểu đoàn 4, Trung Đoàn 31, Sư Đoàn 21. Sau một thời gian chiến đấu, tôi được đưa về học khóa 4/71 Hành Chánh Tài Chánh rồi về lại Trung đoàn làm việc. Ngồi văn phòng chán quá, tôi xin ra Trinh sát, mới được hơn một tháng thì lại có công lệnh gọi về làm ở Ban Lương Bổng, trực thuộc Tổng Nha Tài Chánh.

 

Đến ngày 30 tháng Tư, tôi vẫn còn đi làm, gặp anh Nghĩa, bạn cùng khóa, anh cho biết, Tướng Lê Văn Hưng vẫn còn đó, ông vừa cho lệnh anh em đi lấy lương khô chuẩn bị hành quân, ông nói với anh em:

-  An Lộc tôi không bỏ anh em, thì lúc này tôi cũng càng không thể bỏ anh em mà đi.

 

Tới sáng hôm sau, Nghĩa tới nhà tôi, mặt mày trắng nhợt:

-  Tướng Hưng tự sát rồi. Ổng chết hồi 6 giờ gì đó, tối hôm qua. Xác đã đem qua Quân Y Viện Phan Thanh Giản rồi. Tao với mày phải đi mua đồ để liệm cho ổng rồi đem chôn.

 

Tôi bàng hoàng xúc động, thương cho đất nước, thương ông Tướng đã không bỏ anh em mà đi. Tôi khóc một hồi cho vận nước, rồi hỏi Nghĩa:

- Mày... có tiền hông?

- Hổng còn đồng cắc, vừa cho anh em Lính để họ về quê quán hết rồi.

- Tao có chút ít, nhưng chắc không đủ để mua đồ.

- Thôi, chờ tao một chút, tao đi kiếm.

 

Một hồi sau, Nghĩa trở lại, nói “Ông Nam Hòa, chủ lò bánh mì đi quyên góp bà con được $70,000 đây”. Tôi xách chiếc Vespa chở Nghĩa đi mua đồ, không biết mua gì, tôi ghé nhà Trung Tá Bia hỏi thăm, ông chỉ nơi mùa trà và vải liệm. Mua xong, chúng tôi tới Quân Y Viện, đi ngang Phòng Lựa Thương, thấy xác của Tướng Nguyễn Khoa Nam còn nằm đó, đang có người lo. Tới nơi đặt xác Tướng Hưng, chị Hoàng tắm rửa thân xác ông lần cuối rồi thay quần áo, bỏ ông vào trong quan tài, tụi tôi quấn vải liệm cho ông, đặt vào trong quan tài, rải trà chung quanh rồi ra ngoài mướn xe lam đem quan tài ông đi chôn ở khu đất đường Nguyễn Viết Thanh.

 

Thưa bạn, vào giờ đó, ngày đó, tháng đó, năm đó, bạn đang ở đâu? Làm gì? Nghĩ gì? Bạn có thể cho tôi và mọi người cùng biết, hay không?

 

 

Nguyễn Khắp Nơi

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22274
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Apr/2023 lúc 2:43pm

 

Vài mẩu chuyện trong tù

  Đi%20tù,%20và%20những%20chuyện%20khác%20%28tiếp%29


Ngày 30/4/1975, cộng sản Việt Nam (CSVN) đánh chiếm Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 16/06/1975, tôi cùng các bạn cấp Đại Tá bị đưa đến trại tập trung Long Giao tỉnh Long Khánh do Đoàn 263 giam giữ. Ngày 23/10/1975, cộng sản chuyển chúng tôi đến trại tập trung Tam Hiệp tỉnh Biên Hòa do Đoàn 775 giam giữ. Ngày 16/06/1976, hầu hết chúng tôi bị chuyển ra Yên Bái do Đoàn 776 giam giữ. Cả ba Đoàn này thuộc Bộ Quốc Phòng cộng sản Việt Nam (CSVN).

 

Sự kiện kể lại trong bài này lúc tôi bị giam tại Trại Cốc (Hoàng Liên Sơn) và trại Nam Hà A (Hà Nam Ninh.

 

Đoàn xe từ phi trường dường như là Bái Thượng dừng lại bến phà Ô Lâu, bờ bắc Sông Hồng. Chúng tôi từng hai người một xuống xe. Bên tay phải là thị xã Yên Bái nhưng phút chốc bị che khuất bởi đám phụ nữ và đám “oắt tì” (con nít) kéo đến với thái độ sừng sỏ. Miệng hét tay xỉa xói vào nhóm chúng tôi đang chầm chậm xuống bờ sông để lên phà. Họ đứng cách chúng tôi khoảng vài chục thước, cùng lúc đến mấy chục cái miệng oan oác:

- “Đồ bán nước, giết hết chúng nó đi. Đồ ăn thịt con nít, đem bắn hết đi. Bọn giặc lái giết người, cho nó rục xương trong rừng đi.”

 

Đám lính cộng sản áp tải chúng tôi có vẻ hài lòng với nụ cười của tụi nó khi thấy đám phụ nữ và trẻ con sỉ vả chúng tôi. Chúng tôi im lặng. Lên phà. Cho dẫu mỗi chúng tôi có suy nghĩ gì đi nữa, tôi nghĩ, cũng đều ngỡ ngàng qua “cú sốc” đầu tiên kể từ ngày thua trận! Nhưng ngay bước đầu trên đất xã hội chủ nghĩa 20 năm, sự kiện vừa qua chứng tỏ cộng sản đã nhồi nhét trong đầu người dân từ bé đến lớn một lòng căm thù chúng tôi không thể nào tưởng tượng đến như vậy. Rõ ràng là từ trong quân ra đến dân và từ già đến trẻ trên cái đất xã hội chủ nghĩa này, chỉ có một cách hiểu một cách nói!

 

Phà Ô Lâu chỉ là chiếc xà-lan có chiếc tàu kéo cặp bên hông đẩy đi. Nó không giống bất cứ chiếc phà nào ở Mỹ Thuận hay Cần Thơ cả. Cũ kỹ, già nua, lỗi thời. Sông Hồng Hà mà tôi học trong sách “Quốc Văn Giáo Khoa Thư” từ cuối những năm 30, bây giờ mới trông thấy, nhưng là trông thấy trong một tình cảnh hoàn toàn ngoài ý muốn. Phà cặp vào bãi cát chớ không có cầu, anh Vũ Tiến Phúc (cựu Đại Tá Pháo Binh) xin đi cầu vì đau bụng chịu không nỗi. Tụi nó không cho, mãi đến khi thấy anh Phúc nắm cái quần đi tới đi lui với dáng vẻ quýnh quáng vì phân bón xã hội chủ nghĩa ưu việt sắp … ra quần, chúng nó mới cho anh chui vô rừng giải quyết.

 

Sang bờ nam Sông Hồng, đoàn xe lại lăn bánh trên đường liên tỉnh 37. Lại có một đám phụ nữ với con nít “dàn chào” nữa. Họ đứng một bên đường, ném đá vào xe chúng tôi nhưng chỉ trúng tấm bạt phũ kín nghe lịch bịch. Khi xe qua khỏi, tôi thấy mấy cái miệng nhóp nhép lia lịa. Họ chửi họ nghe luôn chớ chúng tôi có nghe gì đâu. Nghĩ đến con người trong cái xã hội chủ nghĩa này mà tức cười vì họ chẳng khác những cái máy cát-xét, thu thế nào phát ra thế ấy!

 

Họ đưa chúng tôi vào giam giữ giữa khu rừng già thuộc xã Việt Cường, quận Trấn Yên, tỉnh Hoàng Liên Sơn. Dù rất chật nhưng cũng không còn một chỗ trống, cho nên tôi trong số 20 anh em phải nằm trên đám cỏ giữa trời. Tuy không bị mưa nhưng sương đêm ướt đẫm áo quần mền chiếu. Ngay ngày hôm sau, chúng tôi phải lên núi đốn cây đốn chổm (giống như cây nứa trong Nam) cất những dãy nhà giam để giam mình giam bạn! Do thường xuyên vào rừng lên núi, chúng tôi có dịp gần gủi với người dân trong vùng, dần dần giúp chúng tôi nhìn ra bản chất của CSVN qua một số sự kiện sau đây:

   

    1.   Một buổi chiều khi vác bó củi xuống núi trên đường về ngang dòng suối cạn còn cách trại hơn cây số, anh em chúng tôi dừng lại giữa suối rửa tay chân mặt mũi. Cùng đứng giữa dòng suối với chúng tôi là hai ông già rửa xe đạp, trong khi tiếng loa phóng thanh từ khu cư xá Lâm Trường trên sườn đồi, vang vang tiếng người xướng ngôn loan tin về vụ mùa thắng lợi” ở Hà Nam Ninh. Một trong hai ông già, vừa rửa xe vừa chửi đổng:
- “Bố tiên sư nó, vụ nào cũng thắng lợi mà năm nào dân cũng đói. Nói khoét mãi mà không ngượng!”

 

Tôi ngẩng lên nhìn ông ta để đánh giá câu chửi của ông có phải là thật không. Ông ta cũng nhìn tôi kèm theo nụ cười héo hắt. Thấy thế tôi hỏi ông:

- “Có thật vậy không ông?”

 

Ông ta đáp ngay:

- “Các anh sống trong Nam, các anh chưa hiểu được họ đâu. Tôi khuyên các anh hãy hiểu ngược lại tất cả những gì họ nói thì đúng sự thật.” Rồi cả hai ông đẩy xe đạp lên bờ, đạp tiếp. Tôi khều anh Trần Ngọc Thống (cựu Đại Tá, Bộ Tổng Tham Mưu):

- “Anh có đồng ý với tôi rằng hai ông già này là người dân dưới chế độ cộng sản nhưng không phải cộng sản hông?”

- “Đúng. Tôi tin chắc là trong dân chúng cũng nhiều người như vậy chứ không ít đâu.”

- “Tôi nghe nói vùng này là vùng họ chỉ định cư trú số anh em quân nhân viên chức bị kẹt lại hồi năm 1954, có thể do vậy mà họ có cảm tình với mình, nên mình chưa thể đánh giá người dân ở vùng khác cũng như người dân vùng này đâu anh.”

 

2. Tháng 09 cùng năm (1976), tất cả tù chính trị cấp Đại Tá được lệnh chuyển từ trại này mang vác đi bộ đến “Trại Cốc” nằm sâu trong một thung lũng, cách nhau khoảng 4 cây số.
Một hôm chúng nó dẫn chúng tôi đào lỗ trồng cột bằng cây rừng để kéo dây điện thoại dọc theo đường đá lởm chởm, từ bộ chỉ huy Liên Trại 1 đến Trại Cốc chúng tôi. Ngoài tên bộ đội cầm súng canh giữ, còn có tên quản giáo hướng dẫn công việc. Hắn khoảng 25 tuổi, ăn nói tương đối dễ chịu chớ không quát tháo mắng chửi như cái đám gặp ngày đầu tiên. Những vị trí hắn chỉ chúng tôi đào lỗ hầu như toàn đá nên khá vất vả. Mọi người mồ hôi nhỏ giọt từ hai bên má. Hắn đến cạnh nhóm chúng tôi nói nhỏ:

- “Các anh chưa quen lao động dưới cái nắng oi bức của mùa hè miền Bắc nên mau mệt.” Nói xong, anh ta hướng sang tên cầm súng và nói lớn:

- “Các anh nghĩ giải lao 10 phút.”

 

Khi chúng tôi dừng tay, đến cạnh bếp đang nấu chảo nước sôi với lá bàng. Lá bàng là loại lá lớn bằng bàn tay xòe, mùa này nó rụng quanh gốc cây. Khi nấu nước, tên cầm súng bảo chúng tôi:
- “Các anh lượm những lá bàng chuyển màu nâu (sắp khô) bỏ vào chảo mà uống như uống chè (trà) cho đỡ khát”. Nói xong, tên này mang súng đến gốc cây bàng xa xa đằng kia ngồi canh giữ chúng tôi, tên quản giáo từng bước đến cạnh tôi với anh Thống, hắn nói thật nhỏ vì sợ tên cầm súng nghe:

- “Các anh có thiên đường mà các anh không biết giữ.”

 

Tôi nhìn anh Thống, anh Thống nhìn tôi. Tuy không nói ra, nhưng chúng tôi ngầm hiểu với nhau “không rõ tên này muốn bẫy mình hay sao đây”, nên hai đứa làm thinh. Chừng như hắn nhận ra điều đó, hắn nói tiếp:

- “Tôi đã vào Sài Gòn và tôi đã hiểu các anh.” Nói xong là anh ta bước đi ngay.
Qua thái độ của anh chàng gọi là cán bộ thông tin hay quản giáo vừa rồi, cho thấy giữa những người cộng sản với nhau, họ cũng canh chừng nhau nữa, huống gì là chúng tôi. Chúng tôi đến ngồi quây quần với các bạn cạnh chảo nước lá bàng như là cùng nhau giải khát, rồi thuật lại hai câu nói của anh ta cho các bạn nghe. Anh Thống nói:

- “Tôi thấy thằng này tuy trẻ nhưng câu nói của nó đáng cho mình để ý lắm.”

 

Tôi góp thêm:

- “Hoặc nó nói thật, hoặc nó xỏ mình. Nhưng quan sát thái độ của nó nhìn trước nhìn sau, khi nói xong là vội vàng đi ngay, tôi nghĩ là hắn nói thật. Vì hắn nói hắn đã vào Sài Gòn, được hiểu là hắn đã nghe tại chỗ về mình, được thấy tận mắt về cuộc sống của người miền Nam mình rồi.”

 

Anh Lê Minh Luân (cựu Đại Tá Không Quân) chen vào:

- “Liệu trên đất Bắc xã hội chủ nghĩa 20 năm này có một thằng bộ đội trẻ dám nhận xét ngược với đảng của nó không?”

 

Tôi đáp:

- “Chính tôi cũng tự hỏi như anh.”

 

Anh Thống:

- “Tôi vẫn tin không phải mọi người trên đất Bắc này đều là cộng sản. Riêng trường hợp thằng bộ đội này, tôi tin là hắn nói thật.”

 

Tôi tiếp lời:

- “Từ nay, anh em mình nên lắng nghe những mẫu chuyện của người dân quanh vùng mà mình gặp, tôi chắc là mình có thể tìm hiểu được ý thức chính trị của người dân đất Bắc xã hội chủ nghĩa này ra sao. Biết đâu mình sẽ ghi nhận được nhiều điều mà mình không ngờ như trường hợp thằng nhóc này cũng như với hai ông già rửa xe đạp hôm trước cũng nên.”

 

3. Vì trại chưa có rau ăn nên họ chỉ định 6 người đi mua rau ở chợ Yên Bái. Trong số này có tôi, anh Nguyễn Phán (cựu Đại Tá Quân Đoàn 2), và anh Dương Hiếu Nghĩa (cựu Đại Tá Thiết Giáp). Một tên cầm súng dẫn đi. Hắn đưa chúng tôi 3 cái đòn khiêng và 3 cái bao bố (loại đựng 100 kí lô), nghĩa là hai người một khiêng. Trên quảng đường đá lổm chổm chừng 6 cây số. Đến bờ nam sông Hồng, hắn không đưa toán chúng tôi sang phà Ô Lâu qua chợ Yên Bái mà ghé vào khu nhà bên nay Sông Hồng mua khoảng 150 kí lô chuối xanh còn trên cây để làm thức ăn mặn. Trông thấy cây ớt hiểm chín đỏ mà phát thèm, thèm chất cay của ớt để kích thích khẩu vị. Tôi mon men đến ông cụ đang ngồi hút thuốc lào ở thềm nhà:

- “Chào cụ. Cụ có thể cho tôi một trái ớt được không?”

 

Với giọng thiện cảm, ông hỏi tôi:

- “Ông ăn cay được không? Ớt này cay lắm đấy.”

- “Dạ được.” Nói xong, tôi bước đến cây ớt cạnh thềm nhà.

 

Ông cụ cười cười:

- “Ông ngồi đây xơi nước. Tôi bảo con gái tôi nó hái cho ông.”

Vừa nói ông ta vừa kéo cái ghế nhỏ cho tôi ngồi, rồi rót chun trà:

- “Hồng à! Con vặt (hái) cho ông này nắm ớt rồi gói lại đàng hoàng nghe con”.

- “Cám ơn cụ.”

- “Chè xanh đó. Xơi vào ông thấy thấm giọng và chống được cơn khát. Mùa hè của chúng tôi oi bức hơn trong Nam nhiều. Các ông chưa quen nên mau mệt lắm.”

 

Cô con gái đưa ông cụ một gói ớt lớn bằng cái chén ăn cơm. Ông cụ cho tôi hết gói đó. Tôi nói:

- “Cụ làm ơn nói với bộ đội võ trang giùm, nếu không thì tôi không dám nhận.”

 

Ông xoay qua hướng tên cầm súng:

- “Này anh bộ đội. Tôi cho ông này gói ớt đấy nhé!” Ông chỉ nói thế chớ không xin phép tắc gì cả, chứng tỏ ông cụ xem thường hắn. Chừng như hắn cũng nễ ông cụ, không biết có phải do hắn “tán” con gái ông cụ mà hắn nễ không?

 

Sau lời cám ơn rối rít, tôi chạy lại các bạn đang may mấy bao chuối. Tôi với anh Nghĩa một khiêng. Anh Nghĩa nghiêm giọng:

- “Ông cụ này có thiện cảm với anh em mình đó.”

- “Đúng anh. Ông ta gọi chúng mình là “các ông” với ý kính trọng, chớ không như cái đám phụ nữ với con nít trong ngày đầu tiên trên đất Bắc mà mình gặp ở gần phà Ô Lâu. Tôi nghĩ là rồi đây người dân vùng này sẽ nhìn mình tốt hơn, và cư xử với mình tốt hơn. Rõ ràng là mình có cơ hội tiếp xúc với người dân, mình với họ sẽ hiểu nhau hơn. Nghĩ cho cùng, đây cũng là một hình thức chiến tranh chính trị mà.”

 

Số chuối xanh mua về, họ bảo các anh nhà bếp xắc từng khoanh rồi chẻ làm hai cho vào chảo, cho thêm muối và bột ngọt vào, quậy những thứ ấy vào nhau gọi là “món ăn mặn” nhiều ngày của chúng tôi.

 

4. Lần đi chợ kế tiếp, chúng tôi vẫn 6 người do tên cầm súng hướng dẫn. Hắn ra lệnh:

- “Các anh lấy 2 xe cải tiến đi mua cải bắp.”

 

Tôi nhìn qua nhìn lại có ý tìm chiếc xe, hắn thấy tôi cứ nhìn qua nhìn lại, hắn quát:

- “Không đi lấy xe mà nhìn gì thế kia?”

- “Tôi không thấy xe ở đâu làm sao lấy.”

- “Thế cái gì kia?” Vừa gắt gỏng hắn vừa chỉ chiếc xe cút-kít bên kia dòng suối nhỏ.

- “Cái đó là xe cải tiến hả bộ đội?”

 

Hắn trừng mắt nhìn tôi:

- “Anh đùa à. Xe để đấy mà còn hỏi”.

- “Không. Tôi không biết đó là xe cải tiến mà cán bộ”.

- “Cái anh này buồn cười chưa. Thế các anh gọi nó là cái gì?”

- ‘Trong Nam chúng tôi gọi nó là “xe cút kít”.

- “Ra lấy đi, đừng có đứng đó mà lý sự”.

 

Chúng tôi qua chiếc cầu nhỏ, lôi hai chiếc cút-kít từ trong bờ rào ra. Chưa biết phải làm gì tiếp, hắn lại quát: - “Vào kho mượn giây để kéo. Đứng đó làm gì?”

 

Mỗi chiếc xe “cút kít” mà họ gọi là xe cải tiến do hai người kéo và một người đẩy. Đến đám bắp cải của hợp tác xã nào đó sát bờ nam Sông Hồng, nhìn thấy một cô gái mặc quần tây áo sơ-mi, mang giày ống, cổ quấn khăn quàng ấm vì là đầu mùa đông, tóc uốn dợn phần đuôi. Nhìn chung, đây là cô gái sáng sủa so với hai cô gái đang trong rẫy bắp cải. Cô ta giao việc cho hai cô kia đang quần quật chặt gốc bắp cải. Tên cầm súng bảo chúng tôi đứng chờ, hắn đến nói chuyện với cô gái mang giày ống chắc là về chuyện mua bán. Hắn trở lại anh em chúng tôi:

- “Đấy là con gái của nữ đồng chí lãnh đạo Công An Huyện (Trấn Yên). Người ta đưa bao nhiêu thì nhận bấy nhiêu, cho lên xe cột lại. Các anh cẩn thận, không được nói linh tinh nghe chưa?”

Nói xong, hắn đi về phía ngôi nhà gần bờ sông. Nghe hắn nói cô ta là con bà Trưởng Công An cũng hơi ớn, vì hai chữ Công An nghe lạnh lùng rồi, huống chi là con gái của Trưởng Công An quận. Một cô lo cân. Cân xong, cô kia chất sang một bên, lúc ấy có tiếng của cô mang giày ống:
- “Yến. Em gở hết những lá xanh bên ngoài rồi cân lại cho mấy anh đó.”

 

Thế là hai cô gái phụ việc làm lại từ đầu mà chẳng nghe càu nhàu gì cả, trong khi cô gái mang giày ống gọi chúng tôi đến nhận bắp cải. Đang chất bắp cải lên xe, cô ta đứng cạnh tôi:
- “Anh biết dùng lá cải bắp làm dưa ăn không?”

 

Tôi dùng chữ bắp cải còn cô ta dùng chữ cải bắp. Thấy cô ta nói chuyện có vẻ nhẹ nhàng và tự nhiên, tôi đáp:

- “Có. Tôi biết cách làm và cũng biết ăn nữa cô.”

- “Tôi cho các anh những lá này, đem về cắt ra phơi một nắng, nấu nước muối đổ vào. Vài hôm là ăn được.”

- “Không được đâu cô.”

- “Anh vừa nói anh ăn được mà?.”

- “Cô phải nói với anh bộ đội võ trang mới được. Nếu cô không nói thì anh bộ đội võ trang cho là tôi ăn cắp, tôi sẽ bị phạt giam khi về trại.”

- “Được. Tôi sẽ nói cho anh.”

 

Trong khi chờ tên võ trang trở lại, cô ta hỏi:

- “Quê anh ở đâu?”

- “Tôi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long mà trong Nam chúng tôi thường gọi là Miền Tây, nhưng tôi sống ở Sài Gòn lâu rồi cô.”

- “Anh có thường được thư gia đình không?”

 

Tôi khựng lại, vì không hiểu cô ta hỏi thật hay dò xét. Con của Trưởng Công An quận mà. Thấy tôi ngập ngừng, cô ta nói:

- “Tôi hỏi thật, anh đừng sợ. Tôi có vào Nam rồi. Tôi thấy người miền Nam thành thật mà dễ mến nữa. Tôi nói thật đấy.”

 

Tôi có phần vững dạ:

- “Vâng. Thỉnh thoảng thôi, vì người ta ấn định thời gian chớ không phải lúc nào cũng được gởi đâu cô.”

- “Lần sau các anh có ra đây, mang theo thư đưa tôi gởi cho. Các anh đừng sợ. Tôi hỏi thêm, các anh có bị người ta đánh không?”

 

Tôi nhìn thẳng cô ta và chậm rãi trả lời để dò xem cô ta hỏi thật hay giăng bẫy:
- “Cám ơn cô. Chúng tôi không mang thư theo được đâu vì bộ đội võ trang xét kỹ lắm. Về đánh đập thì tôi và các bạn cùng Tổ với tôi chưa bị, nhưng chửi rủa nhục mạ thì thường lắm, thường đến mức mỗi khi người ta bắt đầu thì chúng tôi thuộc luôn mấy câu sau rồi. Đối với chúng tôi, điều đó còn đau hơn đánh đập vì trình độ của chúng tôi ít nhất cũng phải tốt nghiệp trung học rồi cô.”

 

Cô ta đứng yên một lúc, chừng như có chút xúc động:

- “Họ có cho các anh ăn no không?”

- “Nếu tôi nói với cô là chốc nữa đây tôi sẽ ăn hai củ khoai mì mà cô gọi là sắn, để chiều về tôi ăn một lúc hai phần, cô có tin tôi không? Hai phần gộp lại là hai chén cơm độn bắp, đó là hạnh phúc của chúng tôi!”

 

Cô ta xoay mặt ra bờ sông. Yên lặng.

Tôi tiếp:

- “Cô hỏi tôi những câu ẩn chứa tình người làm tôi cảm thấy ngại ngùng. Ngại ngùng vì vị trí giữa cô với anh em chúng tôi là một khoảng cách chính trị, mà chúng tôi là những người bị tù đày sau khi chúng tôi thua trận!”

 

Giọng cô ta trầm xuống:

- “Vào Nam, tôi mới hiểu người miền Nam các anh. Trong ấy có người thân của gia đình tôi vào đó từ năm 1954, cũng ở trong quân đội như mấy anh. Tôi muốn giúp các anh điều gì chớ không có ý dò xét anh đâu, anh đừng ngại. Bây giờ tôi lo công việc.”


Nói xong cô ta trở lại nhà lều ở đầu đám rẫy. Có lẽ cô ta thấy tên cầm súng đang đến nên cô ta không nói nữa thì phải? Tôi nói vói theo:

- “Cám ơn cô.”

 

Tên cầm súng đến bảo chúng tôi ăn trưa rồi chuẩn bị về trại. Nói xong, hắn quay lại nhà lúc nảy. Sáu anh em chúng tôi đang ngồi ăn khoai mì, cô gái mang giày ống đi ngang, đứng nhìn:
- “Các anh ăn thế làm sao no?”

- “Tôi nói với cô rồi. Chúng tôi đâu có cách nào khác. Hai củ khoai này là phần ăn của mỗi anh em chúng tôi đây!”

- “Các anh ráng giữ sức khỏe để về với gia đình. Chào các anh. Tôi về ăn trưa.”

- “Chào cô.”

 

Phải nói rằng, sau cái lần nghe ông cụ già rửa xe đạp vạch trần sự tuyên truyền dối trá trên làn sóng phát thanh, đến tên quản giáo nói như trách chúng tôi có thiên đường mà không biết giữ, đến lần mua chuối xanh nhìn thấy thái độ của ông cụ đối xử với chúng tôi rất tình người, hôm nay đến cô gái con bà Trưởng Công An quận mà họ gọi là huyện Trấn Yên này nói chuyện với chúng tôi ẩn chứa sự thông cảm với chúng tôi, cho phép tôi nhận ra rằng: “Không phải mọi người dân 20 năm xã hội chủ nghĩa trên đất Bắc đều là cộng sản dù họ sinh ra và lớn lên trong chính sách giáo dục của cộng sản, ngay cả cô con gái của Trưởng Công An quận Trấn Yên này cũng vậy. Tôi nghĩ, chúng ta thua trận gần hai năm rồi, nhưng có vẻ như chúng ta thắng cộng sản về chính nghĩa thì phải. Bởi vì qua nét nhìn, người dân xã hội chủ nghĩa vùng rừng núi nơi đây dù chưa thể xem là tiêu biểu cho cả miền Bắc, nhưng rõ ràng họ cư xử với chúng tôi có đạo nghĩa. Tôi nghĩ, điều đó không mang ý nghĩa của lòng thương hại, mà là ý nghĩa của sự đồng cảm ý thức chính trị. Phải chăng, sự thua trận của chúng ta lại giúp cho người dân có cơ hội cũng như hoàn cảnh nhận định được chế độ nào là chính nghĩa? Trong cái rủi (ro) có cái may (mắn), trong cái nguy (hiểm) có cái cơ (hội) là thế. Chúng tôi vẫn tiếp tục quan sát để có được nhận định vững vàng hơn”.

 

5. Tổ chúng tôi là Tổ cơ động nên hết việc này họ bảo làm việc kia mà hầu hết là leo núi đốn cây. Đầu tiên là đốn cây cung cấp cho mấy Tổ kia cất thêm căn trại. Cứ sáng sớm, mỗi người lãnh vài củ khoai mì cho vào túi áo treillis, lon guigoze nước chín xách tay, đến nhà kho gặp anh Tạ Văn Kiệt (năm 1955 là Quận Trưởng Quận Trà Ôn, Vĩnh Long) mượn dao. Tên cầm súng dắt đến chân núi, hắn chờ ở đó và chúng tôi cùng leo núi.

 

Một hôm, khi vác cây trên đường đỉnh để xuống núi, trông thấy một ông có lẽ cũng khoảng 50-60 gì đó đang ngồi ôm đứa con trai trong lòng, chúng tôi dừng lại nhưng cũng ngài ngại vì không biết thái độ ông ta đối với chúng tôi ra sao. Thấy ông không có vẻ gì phản đối, tôi hỏi:
- “Cháu làm sao mà ông ôm cháu vậy?”

 

Nhìn chúng tôi một lúc, ông đáp:

- “Cháu nhà tôi bị sốt rét ông à! Ở đây người ta chỉ phát cho mỗi thứ thuốc xuyên tâm liên không trị được gì hết.”

- “Nếu ngày mai ông với cháu có đến đây, tôi sẽ tặng cháu vài viên thuốc uống chống sốt rét. Ông cho cháu uống thử xem sao”.

- “Cám ơn ông. Mai tôi chờ ở đây. Ông coi chừng mấy đứa bộ đội bắt gặp là nó phạt ông đó.”

 

Ngày hôm sau là ngày chót chúng tôi đốn cây trên núi này. Tôi gặp ông già và đứa bé áng chừng 10 tuổi, hỏi ra mới biết cháu 16 tuổi. Tôi đưa ông già 10 viên Chloroquine và dặn mỗi ngày uống một viên. Tôi quá đổi ngạc nhiên về sự vui mừng của ông già:

- “Ông cho cháu uống thử chớ tôi không dám chắc là cháu hết bệnh ngay đâu, vì tôi không phải là thầy thuốc.”

- “Tôi mừng vì ở miền Bắc này có bao giờ tôi trông thấy thuốc ngoại đâu, tôi tin là cháu sẽ hết bệnh.”

 

Từ hôm sau tôi không có dịp gặp ông cho đến một hôm. Hôm ấy chúng tôi sang dãy núi khác để đốn cây chổm lợp nhà, làm vách nhà, và làm vạt giường nằm, xa hơn khu vực đốn cây làm cột nhà. Khi vừa leo đến đỉnh núi, tôi trông thấy ông với đứa bé mạnh khỏe. Ông nhìn qua nhìn lại, tôi đoán là ông sợ có thằng cầm súng đi theo, tôi nói ngay:

- “Bộ đội cầm súng ở dưới đường chớ không theo chúng tôi”. Ông đừng sợ”.

 

Hai bàn tay ông già nắm lấy tay tôi thật chặt, miệng ríu rít:

- “Cả gia đình tôi cám ơn ông. Cháu chỉ uống viên đầu tiên là hết sốt rét, tôi cho cháu uống thêm 2 viên nữa, mấy viên còn lại gia đình tôi chia cho hai đứa cháu cũng bị sốt rét. Tất cả chúng nó khỏe hết rồi. Thuốc ngoại hay lắm ông ơi!”

- “Sao ông biết tôi ở đây mà chờ?”

- “Mấy hôm tôi đến chỗ cũ không gặp ông, tôi phải tìm hỏi mãi mới biết là Tổ đốn cây đã chuyển sang đốn chổm. Tôi đoán mấy ông đốn ở núi này nên tôi chờ. May quá, được gặp ông.”

 

Rồi ông xuống giọng như tâm tình:

- “Gia đình tôi nghèo lắm, có cơm độn ngày hai bữa là khá rồi. Tôi có mang biếu ông hai củ lang (khoai lang) ông nhận giùm tôi. Ơn của ông to lắm.”

 

Vừa nói ông vừa bước đến gốc cây, hai tay bươi đám lá khô lôi ra cái gói lá chuối, sau khi thổi bụi trên củ khoai, ông cầm hai tay run run đưa tôi làm tôi xúc động thật sự. Sự xúc động của tôi một phần vì hai củ khoai mà như ông nói đã trích trong phần ăn của gia đình ông, phần khác là thái độ cùng cách xử sự của ông đối với anh em chúng tôi nói chung và với tôi nói riêng. Ông đã lặn lội tìm cách gặp tôi để đền ơn mà không ngại núi rừng, cũng không sợ bị tên quản giáo hay cầm súng bắt gặp, nếu không phải là tấm lòng thì ông đâu cần phải hành động như vậy. Nhưng ở đây tôi còn nhìn sang hai góc độ nữa: “Một là góc độ chính trị. Rõ ràng là người dân xã hội chủ nghĩa nơi đây không phải ai cũng ủng hộ chế độ cộng sản. Sống trong lòng chế độ nhưng sự phản kháng vẫn tiềm ẩn trong lòng họ, có cơ hội thích hợp là họ bộc lộ như trường hợp ông già nêu trên. Và hai là góc độ kinh tế. Cả một quốc gia chỉ uống toàn thuốc “xuyên tâm liên” thì một dân tộc bệnh hoạn yếu đuối là đúng thôi! Tuy ông chưa biết công hiệu của viên thuốc ra sao, chỉ cầm trong tay viên thuốc ngoại quốc đã đủ làm cho ông tin tưởng con của ông hết bệnh rồi. Tội nghiệp cho người dân 20 năm xã hội chủ nghĩa này biết bao!“

 

6. Tháng 4 năm 1978, chúng tôi bị chuyển từ Yên Bái xuống trại tập trung Nam Hà A tỉnh Hà Nam Ninh do Công An giam giữ. Dần dần anh em tù chính trị chúng tôi trong một Đội gồm đủ các cấp bậc các thành phần. Sự kiện trong đoạn này là lúc Đội chúng tôi phụ trách trồng bí rợ và trồng bắp trong thung lũng cỏ tranh, hai bên là vách núi, thượng nguồn dòng nước nhỏ là làng cùi và xa hơn chút nữa là Nông Trường trồng trà. Sáng sớm chúng tôi rời trại đến chiều mới về mà họ gọi là “làm thông tầm”. Mỗi ngày chúng tôi đi và về khoảng 8 cây số.

 

Nơi chúng tôi chọn là ngã ba đường mòn để làm cái lều nhỏ xíu nấu nước cho Đội và anh em tự nấu cái gì đó để ăn. Con đường mòn này dài theo thung lũng, có cái ngã ba leo lên dốc núi khá cao để qua thung lũng bên kia thuộc tỉnh Hà Sơn Bình, vì bên đó có nhiều người dân từ Phủ Lý vào khai phá trồng trọt. Trong số những người dân làm lụng bên đó có một gia đình bốn người, gồm: Một ông già khoảng 60 tuổi với 3 đứa cháu: Một cô gái khoảng 20 tuổi, với hai cậu bé 12 và 14 tuổi. Theo lời ông cụ, mỗi lần vào đó một tuần, về lại Phủ Lý vài ngày thì trở vô. Nhìn thấy cả gia đình gánh khoai mì từ thung lũng bên kia, leo lên đỉnh núi cao, tuột dốc xuống thung lũng chúng tôi đang làm, lại leo lên cái đỉnh núi nữa mới xuống đến con đường đá để ra Ba Sao rồi về Phủ Lý. Những củ khoai mì cột chặt ở hai đầu cây tre mà gánh. Ông cụ với cô gái, mỗi người khoảng 15 kí lô, mỗi cậu bé 7 kí lô. Nhìn tận mắt cái lam lũ của gia đình này thật là tội nghiệp! Cuộc sống của họ bi đát quá! Hơn 20 năm sống trong xã hội xã hội chủ nghĩa trên đất Bắc cằn cỗi này, họ chỉ được ăn những củ khoai mì mà họ đổ ra biết bao công lao cộng với hiểm nguy của núi rừng mới có được! Nếu muốn ăn gạo, phải bán 3 kí lô khoai mì mới đủ mua 1 kí lô gạo. Từ khi Đội chúng tôi vào đây, mỗi khi gia đình này cũng như những gia đình khác đi ngang đều ghé vào lều xin nước uống, vì chúng tôi luôn có nước trà. Một hôm tôi hỏi:

- “Mỗi lần vào rẫy, bác phải mang theo thức ăn hay vào mua trong đó?”

- “Đâu có mang gì theo ngoài ngô (bắp) hoặc gạo với muối. Trong đó cũng đâu có gì ăn được ngoài rau, mà rau đâu phải lúc nào cũng có. Khi trồng chưa ăn được, phải chia nhau vào rừng tìm những thứ ăn được hái về ăn”.

- “Bác làm gì ăn khi có rau?”

- “Luộc chấm với muối chớ có gì khác đâu ông”.

- “Bác có quen dùng bột ngọt không?”

 

Ông già hỏi lại:

- “Ông nói bột ngọt là gì thế?”

 

Cậu bé nhanh miệng:

- “Là mì chính đó Nội”.

 

Tôi hỏi cậu bé:

- “Vậy là ở nhà có dùng phải không cậu bé?”

- “Dạ có, nhưng ít khi lắm, vì phải mua”.

- “Bây giờ tôi biếu bác một ít đủ nấu canh trong mấy hôm ông với các cháu ở trong rẫy. Dù sao thì có chút canh dễ ăn hơn”.

 

Tôi quay sang chú Hổ:

- “Hổ ơi! Chú ráng cho ông cụ đầy hai muỗng bột ngọt nghe Hổ”. Chú Hổ trẻ lắm, trong tổ chức Phục Quốc bị bắt do Công An cộng sản gài bẫy.

Nhìn thằng bé cứ mân mê gói bột ngọt chút xíu trên tay với nụ cười vừa dễ thương vừa tội nghiệp! Chừng như nó đang nghĩ là sẽ được những bữa ăn ngon do cái gói nhỏ xíu này vậy!

 

Ông già run run:

- “Cám ơn ông. Thật là quí hóa quá”.

- “Không có chi đâu bác. Chắc bác cũng biết, trong hoàn cảnh chúng tôi chẳng phải nhiều nhỏi gì, nhưng giúp nhau được gì thì anh em chúng tôi không hẹp bụng đâu”.

- “Chúng tôi biết. Ngoài Phủ Lý cũng biết. Tuy các ông như vậy (ý nói ở tù), nhưng cuộc sống của các ông vẫn hơn chúng tôi nhiều. Chúng tôi làm gì có cơm trắng như các ông, chỉ mong ăn no chứ đâu dám mong ăn ngon”.

- “Thật tình tôi không ngờ cuộc sống của người dân đất Bắc xã hội chủ nghĩa này kém cuộc sống của người dân trong Nam chúng tôi không thể tưởng tượng được, dù rằng chúng tôi phải đương đầu với chiến tranh triền miên do ngoài này gây ra”.

 

Ông già buông một lời than rất tội nghiệp:

- “Ngoài này nghèo lắm ông ơi!”

 

Thưa quí vị quí bạn,

 

Chỉ một số sự kiện trên đây đã làm cho chúng tôi rất đỗi ngạc nhiên, từ ngạc nhiên dẫn chúng tôi đến suy nghĩ, và nhận ra rằng, không phải tất cả người dân xã hội chủ nghĩa đều là cộng sản, bởi:
“Về chính trị, CSVN sử dụng giáo dục học đường và giáo dục xã hội bằng những chính sách của họ để bịt mắt bịt tai bịt miệng người dân, làm cho người dân chỉ được thấy những gì chúng cho thấy, được nghe những gì chúng cho nghe, và được nói những gì chúng cho phép nói, cho nên mọi người chỉ thấy một mặt của cuộc sống theo mục đích chính trị của CSVN. Vì vậy mà họ nhìn chúng tôi bằng đôi mắt căm thù để rồi mạt sát chúng tôi. Nhưng khi họ được vào miền Nam hoặc nghe bà con nói lại, giúp họ hiểu người miền Nam nói chung và quân nhân chúng tôi nói riêng, từ căm thù họ chuyển sang thiện cảm đến mức tâm tình trong những lúc tiếp xúc trực tiếp. Chính những lúc tâm tình với “những người tù chính trị chúng tôi”, họ mới thật sự cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống khi được tự do nói lên những dồn nén ẩn ức trong lòng, hoàn toàn khác hẳn với cuộc sống đầy sợ hãi và dối trá dưới chế độ cộng sản”.

 

“Nhớ lại ngày đầu tiên đến bến phà Ô Lâu cạnh thị xã Yên Bái, anh em chúng tôi bị đám đàn bà con nít sỉ vả mắng chửi. Hai năm sau đó, anh em chúng tôi từ bến phà Ô Lâu bờ Bắc Sông Hồng đi bộ lên con đường sát cạnh thị xã Yên Bái, lại được đám đàn bà con nít chào đón và vẫy tay tiễn chúng tôi khi đoàn xe lăn bánh xuống hướng Hà Nội. Từ mắng chửi với lòng thù hận chuyển sang những cái vẫy tay thân thiện, rõ ràng là chính nghĩa Việt Nam Cộng Hòa đã thắng độc tài cộng sản: “Thắng trong chính nghĩa sau khi thua trong bạo lực”.

 

“Về kinh tế, CSVN đã đẩy người dân 20 năm xã hội chủ nghĩa trên đất Bắc xuống nghèo khổ đến tận cùng của nghèo khổ, so với người dân tự do 20 năm trên đất Nam đến mức dưới ánh mắt họ “miền Nam là một thiên đường”.

 

7. Để chấm hết bài này, mời quí vị theo dõi một chuyện vui vui cho bài viết nhẹ nhàng chút chút. Ở tù mà nói vui vui cũng khó nghe phải không quí vị. Biết vậy, nhưng chúng tôi phải tìm niềm vui trong nỗi khổ để giữ vững nghị lực mà hi vọng …

 

Chuyện là bếp của Đội chúng tôi có anh bạn sồn sồn và hai chú bạn trẻ. Trẻ là chú Hổ nấu cơm và chú Phùng A Ốn nấu nước, sồn sồn là anh Trương Đình Thăng (cựu Đốc Sự Hành Chánh) lấy củi cung cấp cho hai chú trẻ. Anh Thăng cẩn thận lắm, khi vác củi về còn chặt nhỏ phơi khô mới “giao nhà bếp”. Nhờ vậy mà cứ vào đến chòi một lúc là chú Ốn gọi các bạn đến lấy nước sôi, vì dòng nước bên cạnh trong khi có sẳn củi khô. Các bạn cần nấu cơm thì đến lạch nước nhỏ vo gạo, cho nước vào rồi đem gởi hai chú vừa nấu nước vừa nấu giùm những lon gô cơm hay luộc ít đọt bí rợ. Một hôm anh Thăng vác củi về là “tấn công” tôi:

- “Anh Hoa, hai dì cháu con nhỏ đó hỏi thăm anh kìa”.

- “Gì kỳ vậy. Hai dì cháu nào mà hỏi bất tử vậy cha nội?”

- “Đừng vờ vịt nữa. Tuần trước có hai người, một sồn sồn coi cũng được với một trẻ xinh xinh, ghé lều xin nước uống đó chớ ai. Có không? Khai mau lên?”

- “A! Hôm ấy là chú Hổ mời uống nước chớ hổng phải tôi à nghe. Lúc tôi vác cuốc về lều cũng là lúc bà ta đi ra, chớ có nói gì đâu mà bây giờ hỏi thăm”.

 

Anh Thăng cười cười:

- “Tôi hổng biết, người ta hỏi thăm thì tôi chuyển lời thôi. Còn muốn biết có hay không thì hôm nào dì cháu người ta ghé uống nước mà hỏi”.

- “Anh quỷ quái lắm. Bộ quen với ai trên núi rồi về đây kiếm chuyện với tôi phải hông? Khai thiệt nghe coi”.

 

Chú Hổ nhảy vào:

- “Anh Thăng có bồ rồi anh Hoa ơi”.

 

Anh Thăng xuống giọng chậm rãi:

- “Đi trên núi, người ta chào mình, mình chào người ta chớ bồ bịch gì đâu”.

 

Tôi bắt bí anh:

- “Vậy là nhận rồi hén. Người ta là ai? Khai lẹ lên”.

- “Người ta là dì cháu đấy. Sao hỏi kỹ thế”.

- “Hỏi kỹ đặng nghiên cứu xem có nên mét hay không vậy mà”.

 

Anh Thăng cười lớn:

- “Đó” thì chưa rõ, chớ “Đây” có hiếu với vợ lắm, đừng hòng mà đe với dọa”.

 

Tôi bèn cười theo:

- “Ô! Đây cũng thế. Vậy là phe ta rồi. Cho bắt tay cái đi”.

(trích trong quyển “Ký Sự Trong Tù” do nhà xuất bản Ngày Nay ấn loát và nhà sách Tú Quỳnh tổng phát hành hồi tháng 7 năm 2008)

 

 

Houston, mùa Thu 2008

Phạm Bá Hoa

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22274
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Apr/2023 lúc 8:12am

Người Bạn Học Và Ông Thầy Cũ 


Đơn vị tôi, dù đã tạo được những chiến thắng lẫy lừng trong suốt Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, để có một “Kontum Kiêu Hùng” và giữ vững được Tây Nguyên, nhưng có chiến thắng nào lại không phải trả giá bằng máu xương chiến sĩ. Để kịp thời đối phó với tình hình chiến tranh leo thang, ngày một khốc liệt, đơn vị cần được khẩn cấp bổ sung quân số, từ cấp đại đội trưởng cho đến khinh binh. Số lượng sĩ quan, hạ sĩ quan tốt nghiệp ở các quân trường không đủ, nên Bộ TTM phải ban hành kế hoạch “đôn quân”, đưa những quân nhân phục vụ lâu năm từ các tiểu khu, các quân trường, trung tâm huấn luyện, ra bổ sung cho các đơn vị tác chiến đang thiếu hụt quân số.

      Tháng 5-1973. Thời gian này tôi đang đảm trách một phần hành tại Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn. Trong lần đơn vị tiếp nhận một số khá đông sĩ quan và hạ sĩ quan, tôi bất ngờ nhận ra trong số những người đang xếp hàng trình diện ông Trung Đoàn Trưởng có một người bạn học khá thân và một vị giáo sư thời trung học ngày xưa. Thằng bạn mang cấp bậc đại úy – tôi đã biết từ trước, nhưng điều đặc biệt làm tôi ngạc nhiên là ông thầy chỉ mang cấp bậc trung sĩ nhất. Thoáng có một chút ngờ vực, tôi bước tới gần ông hơn để chắc chắn là trí nhớ của mình không tệ lắm.

     Chờ thủ tục trình diện xong và sau khi ông Trung Đoàn Trưởng dặn dò vài điều cần thiết, tôi chạy đến ôm chầm lấy người bạn và kéo đến gặp ông thầy còn đang đứng ngơ ngác trong hàng. Thằng bạn không nhớ ông thầy, có lẽ nó chỉ học với ông một vài tháng ngắn ngủi. Và dường như ông thầy cũng chưa nhận ra tôi, nên vội đứng nghiêm đưa tay lên chào. Tôi kéo cả hai người vào một căn hầm lớn được dùng làm Trung Tâm Hành Quân, nơi tôi đang làm việc.

Đỗ Bê, bạn tôi, quê ở trên Thành – Diên Khánh.  Học cùng lớp với tôi những năm đệ nhất cấp bên trường Văn Hóa.  Lớn hơn tôi một tuổi, đẹp trai, tính tình hiền lành và rất hiếu học. Bê và người bạn cùng quê, anh Phan Ái Minh, cũng là bà con họ hàng, thuê một căn nhà nhỏ ở sau khu đình Phương Sài trọ học. Tôi thường đến đây chơi với Bê, nên sau này cũng trở nên thân thiết với Minh. Sau khi đỗ trung học, Bê và tôi cùng vào đệ tam trường Võ Tánh. Bê học Ban A còn tôi Ban C. Phan Ái Minh thì học ở đây từ trước và trên bọn tôi một lớp. Sau này, cả ba thằng đều đi lính.  Phan Ái Minh vào Khóa 20 trường Võ Bị Đà Lạt, còn Bê và tôi vào Thủ Đức.  Minh nhập học Võ Bị trước một năm nhưng ra trường sau tôi sáu tháng. Ra trường Minh được bổ sung về cùng trung đoàn với tôi, nhưng khác tiểu đoàn. Một tháng sau, khi tôi còn đang hành quân trên Lâm Đồng thì nghe Minh tử trận ở Lạc An. Hai đứa đã hẹn nhau trong hệ thống vô tuyến, để rồi vĩnh viễn không bao giờ gặp lại.

     Đỗ Bê vào Thủ Đức sau tôi một khóa. Ra trường được bổ sung về làm huấn luyện viên tại Trung Tấm Huấn Luyện Lam Sơn – Dục Mỹ. Sau đó, tôi chỉ gặp Bê một lần duy nhất vào cuối năm 1970, khi bạn tìm đến thăm tôi đang nằm điều trị vết thương tại Quân y Viện Nguyễn Huệ, mang cho tôi ít đồ dùng, một xâu nem Ninh Hòa và mấy lon bia. Bê dìu tôi ra chiếc ghế đá phía sân sau, vừa uống bia vừa nghe tôi kể chuyện chiến trường. Thấy tôi hành quân vất vả, bị thương mấy lần, nó an ủi, bảo là số nó nhiều may mắn hơn tôi.

     Thầy tôi, giáo sư Hồ Đắc Huế, là ông thầy đầu tiên khi tôi bắt đầu bậc trung học. Năm 1958 tôi thi rớt vào lớp đệ thất trường công lậpVõ Tánh. Ngôi trường nổi tiếng vùng duyên hải miền Trung. Buồn và xấu hổ với đám bạn bè cùng quê, nhất là hối hận vì đã làm cha tôi thất vọng. Thời ấy ở quê tôi chưa có trường trung học nào. Chưa biết phải làm gì thì một buổi chiều, sau khi đi làm về, cha tôi cho biết có một giáo sư từ trường trung học Bồ Đề Nha Trang ra Vạn Giã, quê tôi, mở trung học tư (cũng mang tên Bồ Đề), nhưng trước khi niên học bắt đầu vào mùa thu, ông sẽ mở một khóa Hè đặc biệt dành cho các học sinh trung học. Điều đặc biệt bất ngờ hơn, cha tôi bảo là thời gian đầu ông sẽ trọ ở nhà tôi, vì chưa tìm được nhà để thuê. Ông tên Huế và cũng là người gốc Huế, bà con họ hàng với người bạn thân của cha tôi ở Nha Trang, cũng là một ông thầy giáo gốc Huế khác. Chính ông giới thiệu thầy và nhờ cha tôi giúp.

     Không biết là thầy có những bằng cấp gì, nhưng ông dạy rất nhiều môn, từ Việt Văn, Pháp Văn đến Toán, Lý Hóa. Môn nào thầy dạy cũng hay, đặc biệt thầy nói tiếng Pháp nghe cứ như Tây. Sau này tôi mới biết là thầy từng du học ở Pháp. Nghe tiếng của thầy, học trò kéo đến học rất đông. Học phí thấp. Biết đứa nào nhà nghèo thầy chỉ lấy tượng trưng.

     Thầy khá đẹp trai, mái tóc bồng bềnh và đôi mắt thật buồn. Trông thầy có dáng dấp một nghệ sĩ hơn là ông thầy giáo. Có hai điều giống cha tôi là thầy rất thích đánh cờ tướng và hút thuốc liên tục. Dường như lúc nào tôi cũng thấy có điếu thuốc trên tay thầy. Và cả hai người đều hút Bastos xanh. Cứ mỗi lần tôi đi mua thuốc cho cha tôi thì thầy nhờ mua thêm cho thầy mấy gói. Cha tôi dành cho thầy căn phòng lớn nhất trong nhà, có cửa ra vườn sau. Khu vườn nhỏ chỉ trồng mấy cây cam và một vòm hoa giấy. Có lẽ lúc ấy tôi còn con nít, nên thầy chỉ thường ngồi đánh cờ và tâm tình với cha tôi. Nhưng buổi tối, những lúc thầy ngồi đàn hát phía sau vườn, tôi được thầy gọi cho ngồi nghe và bảo tôi “chấm điểm những bài hát của thầy”. Thầy hát rất hay những bài do chính thầy sáng tác, hoặc phổ từ những bài thơ của thầy.  Hầu hết là những bản nhạc buồn. Giọng trầm và tha thiết. Thầy nhìn vào xa xăm và hát như là đang trút tâm sự cùng ai đó chứ không phải cho tôi nghe. Ban đầu tôi cứ tưởng tôi là thính giả duy nhất của thầy, nhưng sau này tôi mới bất ngờ khám phá một điều, có một người đàn bà trẻ thường xuất hiện sau vườn nhà tôi, phía bên kia hàng rào dâm bụt, trong những đêm thầy ngồi đàn hát.

     Không biết là vì đẹp trai hay hát hay, mà thầy đã làm xiêu lòng người góa phụ trẻ có nhan sắc. Tôi biết chắc điều này, vì bà đã “hối lộ” tôi mấy lần để đưa cho thầy mấy bài thơ, và dặn dò tôi không được cho ai biết, kể cả cha tôi. Nghe nói bà là vợ của một ông cán sự Nông Lâm Súc làm việc ở Hiệp Hội Nông Dân, bị tử nạn giao thông trên Đèo Cả, chỉ sau một tháng làm đám cưới.  Bà là cô giáo dạy trường huyện, ở xa tới, hình như là Phan Rang hay Đà Lạt gì đó, thuê nhà phía sau nhà tôi. Thỉnh thoảng tôi thấy có mấy ông thầy giáo trẻ đồng nghiệp và cả mấy ông Hiến Binh mũ đỏ lai vãng trước nhà bà.

      Một hôm thầy đột ngột dọn ra khỏi nhà tôi, sau khi nói chuyện với ba tôi. Thầy sang tá túc bên hông chùa, nằm ngay phía sau trường Bồ Đề, lúc ấy chỉ có ba phòng học. Cha tôi ngạc nhiên, vì trước đây thầy cho biết thầy ăn mặn và sống hơi phóng túng, ngại làm phiền nhà chùa nên mới đến trọ ở nhà tôi. Sau khi tôi tiết lộ chuyện những bài thơ của người đàn bà trẻ phía sau nhà, cha tôi tròn mắt rồi gật đầu bảo có lẽ đó chính là lý do thầy dọn đi. Trong những lúc tâm tình, thầy thường nói với cha tôi, thầy rất sợ đàn bà.

     Mãn khóa Hè, thầy ghé lại nhà tôi, thăm và cám ơn cha tôi. Thầy khen tôi học khá, đề nghị nên cho tôi học đệ lục thay vì đệ thất. Hơn nữa tuổi tôi cũng hơi cao. Cuối cùng trước khi chia tay, thầy cho biết là sẽ rời quê tôi về lại Nha Trang, và có thầy Trần Đức Trang, một vị giáo sư lớn tuổi, có kinh nghiệm về tổ chức và hành chánh, ra thay thế thầy để thành lập và làm hiệu trưởng trường Bồ Đề Vạn Ninh, nhưng không phải bắt đầu từ niên khóa này mà phải chờ đến niên khóa tới, vì các thủ tục chưa hoàn tất kịp. Do đó, tôi phải khăn gói vào Nha Trang. Và theo sự khuyến khích của thầy, thay vì bắt đầu lớp đệ thất, tôi vào học lớp đệ lục trường Văn Hóa, ngôi trường tư thục mới mở ở đầu đường Quốc Lộ 1, gần nhà chú tôi, nơi tôi trọ học.

     Bẵng một thời gian hơn hai năm tôi không gặp thầy, mặc dù nhiều lần lên trường Bồ Đề Nha Trang hỏi thăm thầy, nhưng không ai biết. Có người bảo thầy đã về Huế, có người lại bảo đang dạy ở Sài Gòn.  Bỗng một hôm tôi bất ngờ thấy thầy xuất hiện trong văn phòng trường Văn Hóa, nơi tôi đang theo học. Gặp lại nhau, thầy trò mừng lắm. Thầy bảo từ Sài Gòn mới về lại Nha Trang và sẽ dạy môn Sử Địa cho các lớp đệ tứ và đệ nhị, thay cho thầy Nguyễn Mậu, vừa đắc cử vào Hạ Nghị Viện. Tôi nhảy cỡn lên vui mừng, vì tôi đang học lớp đệ tứ, sẽ được học với thầy. Thầy chỉ cho tôi đường đến nhà thầy và bảo cuối tuần ghé lại chơi. Thầy thuê một căn nhà nhỏ trong con hẻm lớn, phía trước trường đi xuống Rộc Rau Muống. Ngôi nhà khá xinh xắn, khang trang. Khu vườn nhỏ phía sau trồng đầy hoa cúc và một hàng rào phủ kín hoa tigôn.

     Một ngày cuối tuần tôi đến thăm thầy, bất ngờ gặp một chị bạn cùng lớp đang ngồi đánh cờ tướng với thầy. Chị bạn mới vào học năm đệ tứ, cũng gốc Huế, là một người con gái đẹp, nhưng lúc nào cũng u buồn, nhất là đôi mắt. Chị có vẻ lớn tuổi hơn bọn tôi. Trong lớp thường ngồi im lặng, không thân thiết và đùa giỡn với bất cứ ai, kể cả nữ sinh, nhưng ai cũng quý chị. Tôi ngồi xem ba ván cờ. Không biết thầy có nhường hay không nhưng chị bạn tôi thắng cả ba bàn. Lần đầu tiên tôi biết có một người con gái giỏi cờ tướng như vậy. Và cũng lần đầu tiên tôi thấy được nụ cười của chị. Lần sau đến thăm thầy, tôi lại gặp chị, đang ngồi hát cho thầy đệm đàn. Khung cảnh thật lãng mạn. Hết bản nhạc, thầy đứng lên treo cây đàn trên vách, đi lấy thêm một cái tách nhỏ, mời tôi cùng ngồi uống trà. Loại trà Huế có mùi thơm rất đặc biệt. Trông hai người khá tâm đắc. Tôi ái ngại khi phải xen vào cái không khí yên ả và tình tự của hai người, nên viện nhiều lý do để không đến thăm thầy nữa.

     Khoảng hơn một tháng sau, chị bạn nghỉ học. Chúng tôi đọc trên báo mới biết chị vừa đóng vai chính một cuốn phim khá nổi tiếng.  Nghe nói, khi thực hiện bộ phim này, ông đạo diễn Lê Hoàng Hoa không tìm được tài tử nào thich hợp để thủ vai chính. Một hôm ghé lại Nha Trang, lang thang một mình trên bãi biển, bất chợt ông bắt gặp ánh mắt u buồn của một cô con gái đang ngồi một mình nhìn về cõi xa xăm, tĩnh lặng và đẹp như một bức tượng, không hề biết có ông đang đứng thật gần.  Ông lặng yên khá lâu rồi xin phép được nói chuyện. Cô con gái lưỡng lự, gật đầu. Ông đạo diễn đã tìm được một người lý tưởng để thủ vai chính cho cuốn phim đắc ý của mình.  Cuốn phim nói về một cuộc tình buồn, có nhiều cảnh đóng ở Nha Trang.  Ông đạo diễn muốn thực hiện một bộ phim để kỷ niệm nơi ông đã sinh ra, mặc dù sau đó ông đã sống những ngày tuổi thơ và lớn lên ở Huế.

Bộ phim đã làm cho khán giả tốn nhiều nước mắt, qua khuôn mặt xinh xắn và đôi mắt u buồn rất thật của cô gái Huế thủ vai chính.  Bộ phim thu nhiều lợi nhuận cho đạo diễn và nhà sản xuất.  Nhưng người thủ vai chính không bao giờ còn xuất hiện.  Cô đã uống thuốc độc quyên sinh.  Hôm đám tang, thầy Huế dẫn cả lớp đệ tứ chúng tôi theo sau quan tài tiễn đưa chị về cõi vô cùng.  Đám tang thật buồn.  Thầy Huế mang kính đen, nhưng tôi có cảm giác phía trong đôi kính ấy đong đầy nước mắt.  Báo chí có đề cập đến cái chết của chị, người “tài tử” bất đắc dĩ rất tuyệt vời này, nhưng không ai biết chính xác lý do vì sao chị phải tìm cái chết, ngoài những tin đồn.

      Một lần nữa, thầy bỗng dưng biến mất.  Không ai gặp thầy ở Nha Trang.  Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Bá Mậu, chuyên dạy Pháp văn, phải tạm thời thay thầy, dạy môn Sử Địa lớp tôi để kịp kỳ thi trung học.  Và cũng từ hôm ấy tôi không biết tin tức gì về thầy Huế, và trong lòng cứ mãi băn khoăn bao điều không hiểu được, về thầy.

     Hôm nay, ở một nơi chẳng một ai muốn hẹn, tôi bất ngờ gặp thầy.  Thầy lại mang đến cho tôi thêm một điều khó hiểu: tại sao thầy chỉ là trung sĩ 1?  Tôi khui hộp bánh trong khẩu phần lương khô (Ration C) và làm ba ly cà phê “dã chiến” mời thầy Huế và bạn Đỗ Bê uống mừng cuộc trùng phùng.  Nghe thầy cứ gọi thưa chúng tôi bằng cấp bậc, tôi ôm vai thầy:

     –  Bất cứ trong hoàn cảnh nào, hai thằng chúng em cũng luôn là học trò của thầy.  Xin thầy cứ gọi chúng em là em như thưở nào, chỉ ngoại trừ khi phải đứng trước hàng quân.  Trong cảnh dầu sôi lửa bỏng này, em rất thèm được nghe có người gọi mình là em.

     Thầy nở nụ cười rồi lưỡng lự gật đầu.  Lâu lắm gặp lại nhau, có bao nhiêu điều muốn hỏi, nhưng thấy ánh mắt lo lắng của hai người khi nhìn ra khung cảnh đổ nát chung quanh còn ngổn ngang các xác xe tăng bị cháy, tôi chỉ hỏi thăm sức khỏe và gia đình.  Điều thắc mắc nhất là cái lon trung sĩ 1 của thầy, nhưng việc này khá tế nhị nên tôi cũng không dám hỏi.  Thầy bảo thầy thuộc quân số Tiểu khu Tuyên Đức hơn năm năm nay nhưng may mắn được nằm trong toán phụ trách trông coi các biệt điện của Vua Bảo Đại để lại ở Đà Lạt.  Có lệnh đôn quân, cần 20 hạ sĩ quan bổ sung gấp cho Sư Đoàn 23, tất cả hạ sĩ quan đều phải bắt thăm.  Ông là một trong số 20 người “không may mắn” đó.  Tôi bảo sẽ cố gắng giúp hai người bằng tất cả khả năng của mình.  Thầy Huế thì dễ dàng hơn để xin sắp xếp vào một ban tham mưu nào đó ở Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn, còn bạn Đỗ Bê với cấp bậc Đại úy, rất khó, hơn nữa theo lệnh ông Tư Lệnh Sư Đoàn, phải bổ sung tất cả sĩ quan cho các tiểu đoàn tác chiến, mặc dù Bê chưa có một kinh nghiệm chiến trường nào.

     Tôi nhớ tới khả năng làm thơ, soạn nhạc và đàn hát của thầy Huế ngày xưa, nên đi gặp anh Thiếu Tá Trưởng Khối CTCT xin anh nhận thầy về làm việc với anh.  Tôi cũng giới thiệu với anh, ông là thầy cũ rất đáng kính của tôi thời trung học.  Nể tình quen biết, anh Thiếu tá theo tôi đến Ban Quân số, xin nhận Trung sĩ 1 Hồ Đắc Huế về Khối CTCT.  Thầy nắm tay tôi ái ngại, bảo là không muốn làm phiền tôi, và cũng không muốn người chỉ huy nghĩ là thầy nhờ tôi gởi gấm.  Tôi ôm vai thầy bảo là khả năng của thầy rất xứng đáng để làm việc ở Khối CTCT.  Sau này, thầy cho biết là anh Thiếu Tá Trưởng Khối đối xử rất tốt với thầy.  Tôi không nhận thầy về làm việc với tôi, vì muốn tránh gây sự khó chịu cho thầy và cả cho tôi.

     Người bạn Đỗ Bê thì được bổ sung về Tiểu Đoàn 1.  Tôi gặp ông Trung Đoàn Trưởng trình bày trường hợp Đỗ Bê, là bạn học và từ khi ra trường Thủ Đức, anh chưa giữ chức vụ tác chiến bao giờ nên đề nghị không đưa Bê ra làm đại đội trưởng tác chiến, mà nắm đại đội chỉ huy của Tiểu Đoàn 1, đang khiếm khuyết, để có thời gian làm quen với chiến trận.

     Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1 là Thiếu Tá Phan Văn Khánh, từ binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt (giải tán) mới thuyên chuyển về.  Anh Khánh tốt nghiệp Khóa 12 VBĐL, nhưng vì phục vụ trong Liên Đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống, thời chính phủ Ngô Đình Diệm, dưới quyền Đại tá Lê Quang Tung, nên sau ngày 1.11.63, anh bị đám tướng tá đảo chánh bắt giam, và sau này còn gặp nhiều rắc rối.  Khi mới về Trung Đoàn, anh tạm thời ở Bộ Chỉ Huy, chưa được giữ chức vụ gì.  Biết anh là một niên trưởng, rất tư cách, lại có gia đình ở Nha Trang, nên tôi rất kính trọng và thân thiết. Tôi giới thiệu Bê với anh và nhờ anh giúp đỡ, chỉ vẽ cho Bê thời gian đầu ở đơn vị tác chiến.  Chỉ hai tháng sau, anh Khánh cho biết Bê rất tư cách, sớm thích nghi, can đảm và có khả năng lãnh đạo chỉ huy, nên anh đã đề nghị đưa Bê lên làm tiểu đoàn phó thay cho người tiền nhiệm vừa bị trọng thương vì đạn pháo kích của địch.  Hơn nữa, so với các đại đội trưởng, Bê có cấp bậc thâm niên nhất.  Sau cuộc hành quân, khi Tiểu Đoàn về dưỡng quân tại khu Phương Hòa, bên bờ sông Dakbla, tôi ghé lại thăm Bê, mừng và khen nó.  Tôi mời anh Khánh và Bê ra tiệm Thiên Nam Phúc ăn thịt rừng uống rượu.

     Thầy Huế được đề cử làm Trưởng Ban Văn Nghệ kiêm Hạ Sĩ Quan Tâm Lý Chiến.  Trong hoàn cảnh này, thầy có vẻ tạm hài lòng với công việc.  Tôi thường đến thăm và đón thầy đi uống cà phê mỗi khi có dịp về phố Kontum.  Trong tâm tình, tôi được biết thầy vẫn còn độc thân, và sau khi rời khỏi Nha Trang thầy về Sài Gòn, dạy một vài trường trung học tư và một số giờ Pháp Văn ở Đại Học Vạn Hạnh.

     Nhắc tới chị bạn cùng lớp xinh đẹp có đôi mắt u buồn, đóng vai chính bộ phim nổi tiếng của ông đạo diễn Lê Hoàng Hoa lúc trước, tôi hỏi thầy:

     –  Có phải chị ấy là người yêu của thầy và vì sao chị lại quyên sinh trong lúc cuộc đời đang đẹp?

Thầy cúi xuống, trầm ngâm giây lát rồi lắc đầu:

-  Tội nghiệp, cô ấy là một người con gái đặc biệt, tài hoa và rất đáng yêu, nhưng ông trời lại bất công, bắt cô chết sớm.  Cô có hoàn cảnh buồn và bị đau tim nên không muốn sống!  Đặc biệt cô rất giống người con gái tôi đã từng yêu.  Phải nói là từng say mê mới đúng!

     Khi ngẩng đầu lên, thầy lấy cặp kiếng cận ra và lau nước mắt.  Tôi hỏi thêm:

    –  Có phải vì vậy mà thầy không lấy vợ?  Thầy rất nghệ sĩ và đào hoa, em tin là có nhiều cô con gái yêu thầy.

     Bỗng tôi khựng lại, khi thấy thầy lắc đầu:

     –  Tôi chỉ có một người yêu, người con gái mà tôi từng say mê đó!  Nhưng khi tôi học bên Pháp thì cô ấy bỏ tôi đi lấy chồng.

     Và đột nhiên thầy hỏi lại tôi:

      -Em có biết cô ấy lấy ai không?

      Tôi im lặng.  Thầy bảo:

    –  Cô lấy em trai tôi.  Chính vì vậy mà sau khi ở Pháp về, sau lần dự đám cưới em tôi, tôi không bao giờ trở về Huế nữa.

     Tôi khá bất ngờ, câu chuyện gợi cho tôi sự tò mò:

     –  Chắc thầy buồn và trách cô ấy lắm?

   –  Buồn, đương nhiên, nhưng trách thì không.  Vì lỗi tất cả là ở tôi.  Giữa cô ấy và đi du học, tôi đã chọn du học.  Tôi chấp nhận trả giá cho sự ích kỷ và ngu xuẩn ấy của mình, không ngờ cái giá lại quá đắt.  Còn em tôi, không biết nhiều về tình cảm mà tôi đã dành cho nàng, vì lúc ấy tôi muốn giấu ba tôi, ông rất nghiêm khắc và lúc nào cũng muốn tôi phải tập trung vào việc học.

     –  Vì cái giá ấy mà thầy không bao giờ lấy vợ?

     Ông im lặng một lúc rồi lắc đầu:

-  Hồi ấy tính như vậy, nhưng rồi cuối cùng có lẽ tôi cũng sẽ lấy vợ.  Lần này lại là một người khổ vì tôi.  Tôi không thể ích kỷ và ngu xuẩn thêm một lần nữa.  Người con gái, à quên, người đàn bà đó có thể em còn nhớ.

     Định nói thêm điều gì nữa đó, nhưng ông khựng lại:

    –  Nhưng thôi, tôi đã từng có một kinh nghiệm khá đau đớn, nên chuyện gì chưa xảy ra, không thể nói trước được.

     Tôi thầm nghĩ, hóa ra cuộc đời ông thầy này có quá nhiều chuyện kỳ lạ.  Tôi lại nhớ tới cấp bậc trung sĩ 1 của ông, nhưng rồi không dám hỏi.  Nhiều lần tôi nghĩ, có thể ông sinh hoạt trong nhóm sinh viên Phật tử Ấn Quang ở Trường Vạn Hạnh, có tiếng thân Cộng, chống chính phủ, nên gặp rắc rối?  Tôi đã có gặp anh Trưởng Ban 1 (Quân Số) để xin được xem qua hồ sơ quân bạ của ông, trong đó chắc chắn có ghi rõ mọi lý do.  Nhưng hồ sơ của thầy gởi theo đường Quân Bưu, chưa đến.  Tôi đang chờ.

     Bất ngờ, Thiếu Tá Phan Văn Khánh được điều động sang một trung đoàn khác để giữ chức vụ trung đoàn phó.  Bạn tôi, Đại úy Đỗ Bê, tiểu đoàn phó của anh, được chỉ định xử lý thường vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 1.  Trong một chuyến bay tiếp tế, tôi đáp xuống bộ chỉ huy tiểu đoàn chỉ để kịp bắt tay khen và tặng một chai Black and White mừng nó lên chức.

     Hai tuần sau, trong một cuộc chạm súng với một tiểu đoàn địch, Tiểu Đoàn 1 của Bê được hai trực thăng võ trang của Phi Đoàn Lạc Long 229 yểm trợ, đã tạo một chiến thắng vẻ vang.  Đánh tan đơn vị địch, tịch thu trên 60 vũ khí đủ loại và bắt sống 8 tù binh.  Ngay sau khi trận chiến vừa kết thúc, Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn đáp xuống vị trí ngợi khen đơn vị, gắn cho Bê anh dũng bội tinh với nhành dương liễu và cho làm Quyền Tiểu Đoàn trưởng.  Tôi gọi máy chúc mừng và bảo:

      -Bắc Bình ơi! “Con bò tứ” (lon thiếu tá) đang ở trước mặt mày đó!

      Khoảng hai tháng sau, tin tức tình báo cho biết, có một sư đoàn Cộng quân từ miền Bắc mới xâm nhập, đang có mặt ở Pleiku, gần biên giới Miên- Việt.Tướng Phạm Văn Phú, Tư Lệnh Quân Đoàn dự đoán Pleiku, nơi đặc bản doanh Bộ Tư Lệnh QĐ II, sẽ là mục tiêu tấn công qui mô của địch. Trung Đoàn chúng tôi được điều động xuống Pleiku, trách nhiệm phòng thủ trên tuyến vòng đai cách tỉnh lỵ Pleiku khoảng 20 km hướng tây nam. Bộ Chỉ Huy chúng tôi đóng tại Căn Cứ 801, nằm phía tây QL 14 khoảng 10 km, và cách Hàm Rồng cũng khoảng hơn 10 km  đường chim bay. Tiểu đoàn 1 của Bê hành quân tảo thanh bên ngoài, cách căn cứ chừng 5 cây số về hướng biên giới. Một hôm, khoảng 10 giờ sáng, trong một cuộc tao ngộ chiến với một lực lượng địch,  Bê bị hứng trọn một quả B-40, tử thương tại chỗ. Xác Bê được đưa thẳng về QYV Pleiku.

      Tôi thẩn thờ khi nghe tin Bê chết. Chết một cách bất ngờ và tức tưởi. Trên chiến trường, nhiều cấp chỉ huy từng tạo nên bao chiến thắng hiển hách nhưng cuối cùng lại chết vì một viên đạn vô tình, không đáng.Tôi theo trực thăng CNC của ông Trung Đoàn Trưởng bay đến QYV. Thân xác Bê đầy những vết thương đang còn bê bết máu. Đôi mắt chưa khép hẳn.

      Tôi vuốt mắt Bê mà nước mắt tôi đổ xuống, đầm đìa.  Điều cuối cùng tôi có thể làm được cho Bê, là xin phương tiện để sớm đưa Bê về nguyên quán.  Tôi hình dung đến vùng quê Gò Cam, Diên Khánh hiền hòa, ngôi nhà mái ngói đỏ và những người trong gia đình Bê mà tôi bao lần đến đó, gặp gỡ.  Tôi cũng nhớ tới Phan Ái Minh người anh em ở chung nhà trọ học với Bê lúc xưa, cũng là bạn thân của tôi sau này, một con người tài hoa, đã hy sinh chỉ hơn một tháng sau ngày tốt nghiệp từ Trường Võ Bị.  Trong không khí yên lặng của khu nhà xác bệnh viện, tôi mơ hồ như bên tai đang văng vẳng bài truy điệu của chính vị Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị vang tiếng một thời:  “Ôi! sự nghiệp đang công đeo đuổi thôi đành gián đoạn nửa đường. Chí tang bồng hằng mong thực hiện thôi cũng đành ôm hận ngàn thu.”

      Tôi tìm thầy Huế báo tin Đỗ Bê tử trận.  Ông tròn mắt rồi bật khóc.  Hôm nghe tin có phi cơ chở quan tài của Bê về Nha Trang, thầy xin theo tôi và anh Thiếu Tá Trưởng Khối CTCT ra phi trường để chào tiễn Bê lần cuối.  Trước khi đi, tôi hỏi thầy có muốn “hộ tống” quan tài Bê về Nha Trang cùng với anh sĩ quan CTCT của Tiểu Đoàn 1, tôi sẽ xin phép cho thầy.  Thầy vui mừng gật đầu, nhưng thoáng một chút ái ngại.  Tôi vỗ vai thầy, bảo yên chí, tôi sẽ xin anh Trưởng Khối CTCT và anh Trưởng Ban 1 làm sự vụ lệnh cho thầy thêm một tuần để thầy ghé về Đà Lạt thăm nhà.

     Thêm một người bạn nữa ra đi.  Cũng ở Tiểu Đoàn này, trước đây một năm, tôi đã mất Đặng Trung Đức, Khóa 19 VB, một người bạn thân quý như anh em kể từ ngày hai đứa mới ra trường, cùng làm trung đội trưởng cho một anh trung úy Khóa 16 VB rất tài ba. Đức là một tiểu đoàn trưởng xuất sắc, đã lập nhiều chiến công hiển hách trong Mùa Hè 1972. Và cũng chỉ mới 8 tháng trước, Trần Công Lâm , thằng bạn thân  thiết cùng khóa Thủ Đức, cùng trung đội SVSQ với tôi, (nó giường trên tôi giường dưới), đã bỏ mình trên đỉnh Ngok Wang đèo heo gió hú, khi đang nắm Tiểu Đoàn 3. Dẫu biết trong chiến tranh, sinh tử là lẽ thường tình, nhất là thời gian này, chiến trường thật thảm khốc, con số thương vong rất lớn, nhưng chứng kiến những cái chết trẻ của bạn mình, lòng đau đớn tựa hồ như có trăm ngàn vết chém.

     Quá thời gian 15 ngày trong sự vụ lệnh, vẫn chưa thấy thầy Huế trở lại đơn vị.  Anh Thiếu Tá Trưởng Khối CTCT và cả anh Trưởng Ban 1 hỏi tôi mấy lần, như là một lời nhắc nhở, bởi chính tôi là người xin phép cho thầy.  Tôi bồn chồn lo lắng.  Chẳng lẽ thầy đào ngũ vì thấy quá khổ sở và nguy hiểm, nhất là bị ám ảnh cái chết của Đỗ Bê, người học trò cũ cùng đến trình diện đơn vị một lúc với thầy?  Tôi không tin là thầy đã phụ lòng tốt của mình, nhưng trong hoàn cảnh chiến tranh chết chóc này, điều gì cũng có thể xảy ra.

     Đã đến hạn phải báo cáo đào ngũ Trung sĩ 1 Hồ Đắc Huế.  Được anh Trưởng Ban 1 cho biết và hỏi ý kiến, tôi năn nỉ xin anh chờ thêm hai tuần nữa.  Cuối cùng thầy tôi vẫn bặt vô âm tín.

     Một tuần, sau khi báo cáo đào ngũ và lệnh truy nã đã gởi đi, bỗng một hôm anh Trưởng Ban 1 cho tôi biết, có người đàn bà tìm đến hậu trạm Trung Đoàn (tại Hàm Rồng), đưa giấy chứng nhận của Cảnh Sát, cho biết là Trung sĩ 1 Hồ Đắc Huế đã bị Việt Cộng giết chết trên đường trở về đơn vị.  Tôi lái xe xuống hậu trạm, chờ cho bà làm thủ tục xong, tôi đến mời bà về Ban Xã Hội (nơi bà tạm nghỉ) để xin phép được nói chuyện.

     Gặp bà, tôi sửng sốt.  Vì dù có thay đổi ít nhiều với thời gian, và trên đầu quấn chiếc khăn tang, nhưng tôi vẫn nhận ra bà chính là cô giáo, người góa phụ trẻ, từng có thời thuê nhà ngay sau nhà tôi, và đã nhờ tôi đưa mấy bài thơ cho thầy Huế phổ nhạc, nhưng đọc qua tôi biết đó là lời tâm sự bà muốn tỏ cùng thầy.

      Bà cho biết, vì không tìm được phương tiện quân sự khác, khi sự vụ lệnh đã hết hạn, nên thầy rất nôn nóng, quyết định đi xe đò qua ngõ Nha Trang – Quy Nhơn.  Xe bị một đám Việt Cộng giả dạng lính mình, chặn ngay phía dưới Sông Pha.  Bọn họ lục soát xem giấy tờ, cướp hết tư trang vàng bạc của hành khách, bắt vào rừng một số đàn ông và bắn chết ba người, trong đó có thầy.

     Sau khi nhận ra tôi, bà tỏ ra thân tình, gần gũi hơn, và có lẽ tôi là người để bà có thể trút hết tâm tư đang đè nặng trong lòng.  Bà đổi cách xưng hô:

     –  Chị là bạn và cũng có thể nói là vợ chưa cưới của thầy Huế.  Chị lên đây với giấy ủy quyền của bà cụ, mẹ anh ấy.  Bẵng đi một thời gian rất lâu, từ dạo nghe tiếng đàn và giọng hát của thầy ở sau vườn nhà em, chị gặp lại thầy ở Đà Lạt, quê của chị và nơi làm việc của thầy.

     –  Em không hiểu tại sao thầy không là sĩ quan mà chỉ mang trung sĩ?  Em thắc mắc điều này mà chưa dám hỏi thầy – Tôi hỏi chị.

     –  Thầy có tâm sự việc này với chị.  Sở dĩ thầy không khai bằng cấp là để khỏi phải vào Thủ Đức.  Thầy muốn tránh gặp mặt vợ chồng người em trai, người làm đám cưới với cô nữ sinh Đồng Khánh mà không hề biết là ông anh mình hết lòng yêu trước ngày đi du học.  Chú em vào Thủ Đức và khi ra trường được giữ lại làm huấn luyện viên.  Cô vợ thì xin được công việc trong một ngân hàng ở Sài Gòn, nhưng nhờ vốn của cha mẹ cho, nên sang lại và làm chủ một câu lạc bộ ngay trong trường Sĩ quanThủ Đức.  Thầy Huế không hề trách em mình, nhưng chú em đã buồn và khổ tâm vô cùng khi biết đươc điều này.  Thầy Huế muốn tránh gặp mặt vợ chồng chú em trai vì không muốn gây khó chịu cho cô chú ấy và cả cho thầy.  Sau đó, có một thời gian ông gần như mất trí khi biết được tin cả hai vợ chồng chú em bị VC giết chết trong Tết Mậu Thân cùng với ông cụ.  Trước Tết chú em nghỉ phép dắt vợ về thăm gia đình ở Huế.  Riêng thầy, tìm mọi cách xin hoãn được một thời gian, đầu năm 1967 thầy vào Trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế. Ra trường may mắn được chọn về Tiểu khu Tuyên Đức.  Nhờ một người học trò cũ là một Phó Đốc Sự quen thân với ông tỉnh trưởng giúp đỡ, thầy được bổ sung vào toán “quản gia” cho mấy cái biệt điện của Vua Bảo Đại để lại.  Công việc nhàn nhã, rất ít khi phải mặc quân phục, nên rất ít người biết chức vụ hay cấp bậc của thầy.  Thầy xin dạy thêm ở một vài trường tại Đà Lạt, nên tiền bạc cũng không thiếu.  Anh mãn nguyện với công việc và rất mê Đà Lạt, nên không có ý định thay đổi, cho đến khi phải bắt thăm và ra Sư Đoàn 23 này.

     Tôi hỏi lại bà:

     –  Sao người học trò làm Phó Đốc Sự không giúp, giữ thầy lại.

     –  Cả ông tỉnh trưởng và ông Phó Đốc Sự cũng đã thuyên chuyển đi trước đó lâu rồi.

Tôi hỏi sang chuyện khác:

-  Gia đình cha mẹ thầy vẫn còn ở Huế, và thầy được chôn cất ở đâu?

-  Tết Mậu Thân, ông cụ và hai vợ chồng chú em bị giết.  Thầy còn hai cô em gái và cậu em trai út, tất cả đều đã lập gia đình.  Bà cụ không muốn ở chung với dâu rể, thấy thầy sống một mình tội nghiệp, nên dọn vào Đà Lạt ở với trưởng nam.  Chị vẫn thường xuyên đến phụ giúp bà.  Từ ngày anh Huế đổi ra Kontum, chị dọn về ở chung với bà, bây giờ bà đã khá già.  Khi sống thầy rất yêu Đà Lạt, nên chị xin phép bà cụ an táng anh ở Đà Lạt.  Dù chưa chính thức kết hôn, nhưng chị xem anh ấy đã là chồng mình.  Thêm một lần nữa chị để tang chồng, mặc dù chị chỉ có một mối tình duy nhất trong đời, với anh ấy.  Người chồng trước lớn hơn chị nhiều tuổi, chị lấy cho vui lòng mẹ chị.  Khi ấy chị còn nhỏ quá, chưa biết tình yêu là gì và cũng chưa làm chủ được mình.  Khi ông ấy chết vì một tai nạn, chị thấy tội nghiệp cho ông và cũng tội nghiệp cho chị.

      Tôi mời chị dùng một bữa cơm chiều ở một cái quán“dã chiến” phía trước, do vợ của một anh lính tài xế Biệt Động Quân làm chủ. Tôi khoe ở đó có món cá kho tộ và canh chua nấu với lá giang tuyệt lắm, nhưng chị bảo đã nhận lời dùng cơm và ở lại đêm với các cô nữ quân nhân bên Ban Xã Hội.

      Sáng hôm sau, tôi mời chị, anh Thiếu tá Trưởng Khối CTCT và cô Trung úy Trưởng ban Xã Hội đi ăn sáng.  Phòng Không Trợ cho biết, có một phi đội trực thăng của Phi Đoàn Thần Tượng 215 hoán đổi, sắp trở về lại căn cứ Nha Trang,  chúng tôi đưa chị lại bãi đáp, giới thiệu với anh phi công trưởng hợp đoàn, để xin cho chị được tháp tùng.

      Vẫy tay chào tiễn chị, trong lòng tôi dấy lên bao nỗi ngậm ngùi.  Một người bạn rồi một ông thầy ra đi.  Nhanh quá.  Tôi nhớ đã từng hứa giúp họ hết lòng, nhưng quyền hạn và khả năng của mình quá hạn hẹp mà chiến tranh thì lại khốc liệt, tàn nhẫn vô cùng!  Và những cuộc tình trong thời chiến tranh cũng sôi nổi, buồn, và ngắn ngủi như đời một người lính chiến.


Phạm Tín An Ninh

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22274
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Apr/2023 lúc 9:41am

“Hồi Đó Tụi Mày Ở Đâu?” 

 

Chiều 26.4.1975, tôi còn giờ thực tập cuối cùng trong phòng lab Đại học Khoa học Sài Gòn. Tan buổi học, Cường, thằng bạn học rủ xem xi nê ở rạp Văn Hoa (*) gần đó. Rạp có máy lạnh làm dịu đi cái nóng tháng tư, rơi vào giấc ngủ chập chờn… Phim gì chẳng nhớ, chỉ nhớ đã đứng lên chào cờ. Đó là lần cuối…

Vãn phim, Cường ngập ngừng :

– Mày đi không?

– Đi đâu? Có quen ai đâu mà cho mình đi.

“Thôi mày về nhà tao, kiếm cái gì uống, rồi tính…”, Cường nói.

Sài Gòn những ngày tháng đó, không chỉ có chuyện đi chuyện ở. Dân tị tạn đổ xô về Sài Gòn rất nhiều. Sinh viên tỉnh trọ học nhốn nháo, có đứa mếu máo không biết tin tức gia đình thế nào, cũng chẳng còn nguồn trợ cấp. Bạn bè ai giúp được chút nào hay chút nấy, rồi tính…

Đầu tháng 4, khi Nha Trang thất thủ, anh em thằng bạn ghé nhà tôi. Hai anh em quê Nha Trang. Anh là lính Cộng Hòa, tan hàng từ Phú Yên. Em là sinh viên Quốc gia Hành chánh học ở Sài Gòn. Rượu vài ly để trấn áp, xua đi nỗi tuyệt vọng… Chuếng choáng, thằng anh bảo em: “Đừng lo, tao đăng lính Biệt kích có tiền đầu quân, mày sẽ có ít tiền xài trong vài tháng, rồi tính…”

Cái mốc tháng 4 năm 75 lúc nào cũng làm tôi ngỡ như thời gian cũ còn phảng phất đâu đây.

Chẳng phải tôi không muốn đi. Cũng hồi đầu tháng, thằng bạn lối xóm rủ xuống Phú Quốc, ông anh nó làm công chức ở đó, đẩy lên tàu đi cho gọn. Tôi ngần ngừ… Còn chưa đầy một tháng nữa sẽ thi, không thi làm sao có giấy hoãn dịch. Thi xong, rồi tính…

Ừ thì, “rồi tính”… Nhưng phía trước là khoảng trống hoang mang, biết cái gì đâu mà tính? …

Ở nhà Cường, nghe gia đình nó bàn tán thời cuộc: “Tình hình này chắc Dương Văn Minh sẽ lên. Ông ta lên thì chắc chắn thua. Phải đi càng sớm càng tốt”. Cường ghé vào tai tôi thầm thì: “Mày đi không, tao còn chỗ. Sáng sớm mai ghé nhà tao”. “Bà già tao đi theo được không?”, tôi hỏi lại. “Không được đâu, kẹt chỗ lắm rồi, chỉ cầu may thôi”. Tôi không còn gặp Cường sau ngày đó. Nghe nói nó đã chết.

Những ngày cuối cùng, 28, 29 tháng 4, Sài Gòn chỉ bị pháo kích lai rai, tiếng súng lớn vọng về từ hướng Tân Sơn Nhất có thể nghe rõ về đêm. Bạn bè ngồi uống cà phê tán gẫu, thoắt cái đã biến…

Trưa 30 tháng 4, nghe giọng ông Dương Văn Minh trên đài phát thanh. Thế là xong! Thằng bạn lối xóm, được hoãn dịch lý do gia cảnh, nhưng phải đi Nhân dân tự vệ, xách khẩu Carbin, chỉa lên trời, chơi hết băng đạn, rồi đến phường nộp súng.

Chiều mùng 1 tháng 5, tôi và thằng bạn cà lơ thất thểu ở Lăng Cha Cả, tạt vào quán cà phê cóc. Tàn tích còn nhiều, quần lính áo lính, giầy lính, ba lô, lon lá… rải rác đâu đó trên đường, cả chiếc trực thăng bị vướng trên sân thượng gần đó. Cô gái bàn bên cạnh, ngó qua hỏi bâng quơ:

– Tình hình này không biết tính sao?

– Hết đánh nhau rồi, về quê cho khỏe, tôi đáp.

“Vài ngày nữa chờ êm êm, rồi em cũng về quê. Mà rồi chắc em lấy chồng cho anh coi”, cô liếc tôi cười cười. Tôi đoán cô là kiều nữ cổng Phi Long. Đường trần bụi bặm, rồi cũng phải một lần thu xếp cho xong. Chúc cô may mắn!

Trước đây, tôi thường vào nhà sách Khai Trí đọc sách chùa, nhưng quyết định mua quyển nào lại mò ra các sạp bên kia đường hoặc dọc đường Pasteur, bán thấp hơn giá bìa khoảng 10-15%. Mấy ngày đầu sau 30 tháng 4, sách bày bán chất đống ở khu này, giá bán gần như cho không. Tôi mua hai giỏ xách để đựng, mua hết đợt này, chở về nhà, lại đến đợt khác chỉ sợ hết, cũng cả hơn trăm quyển đủ loại sách học làm người, truyện dịch, lịch sử, triết Đông, triết Tây… Nghiền ngẫm cả vài năm trời chưa hết, cho đến khi có đợt phải giao nộp sách báo “đồi trụy, phản động”. Nói vậy chứ cũng “khéo léo” giấu lại được một số.

Những ngày sau đó, lắm chuyện khôi hài xảy ra, chủ yếu là do xa lạ về ngôn ngữ: cái đài, cái nồi ngồi trên cái cốc, đồng hồ không người lái… Những người lính miền Bắc đa số xuất thân từ vùng nông thôn, phút chốc đòi hỏi họ phải “văn minh” như người đô thị thì cũng khó. Buồn cười chăng đó là khoác lác kiểu “lavabo chạy đầy đường”. Nhưng số này cũng chẳng nhiều.

Buồn, nhưng cười không nổi, đó là phong trào đưa các em nhỏ ra đứng đường, chặn xe người lớn đáng tuổi cha chú, yều cầu cài nút áo lại hay phải cắt tóc ngắn. Phong trào phản giáo dục này rồi cũng nhanh chóng xẹp.

Buồn thấm thía hơn, khi quay về trường, đã có những người bạn thay đổi nhanh quá, ăn nói đầy tính lập trường, cách mạng… Ủa! Mới 1-2 tháng trước đó còn thấy họ ngồi trong câu lạc bộ đại học sư phạm khóc sướt mướt, không biết gia đình ở miền Trung ra sao… Vậy mà, giờ họ đã ra vẻ cán bộ, giảng đạo đức, phê bình bè bạn về lối sống “tàn dư Mỹ Ngụy”. Ai lỡ huýt sáo nhạc Trịnh Công Sơn, Phạm Duy thì cũng khổ, bị kiểm điểm là còn mang nặng đầu óc tiểu tư sản lãng mạn… Bạn bè bỗng dưng tự chia thành những nhóm nhỏ, rù rì với nhau. Thấy họ tới, tất cả đều im lặng. Họ tích cực lắm, theo dõi, dò xét, báo cáo giữa bạn bè với nhau… Sao thấy buồn quá.. Cách mạng thứ thiệt không ngán, chỉ ngán mấy ông bà “cách mạng ba mươi”. Bây giờ vẫn còn ngán…

Có một chuyện làm tôi nhớ mãi, khi làm nghiên cứu, thiếu sách tra cứu, tôi phải mò ra khu bán sách cũ gần đường Đặng Thị Nhu. Ở đó chỉ có một sạp duy nhất có quyển “Handbook of Chemical Engineers”, dày cả ngàn trang, giá 4 khoen vàng. Tiền đâu mà mua nổi! Đến nhiều lần, chỉ để tra cứu trong quyển đó, rồi ráng nhớ mấy con số, rời xa xa khỏi sạp là rút sổ tay ghi lại. Đến riết chủ sạp quen mặt, vừa thấy bóng tôi từ xa, đã chỉ tay vào quyển sách: “Cứ cầm lấy đọc thoải mái”. Nơi đó, bây giờ không còn bán sách nữa, chẳng biết ông chủ sạp sách tốt bụng thời khó khăn ấy bây giờ nơi đâu. Cám ơn ông nhiều lắm.

Những năm tháng sau 75 khó khăn nhiều, từ vật chất đến tinh thần, như loạt bài “Đêm trước đổi mới” đăng trên tờ Tuổi Trẻ dạo nào. Đó chỉ là phần nhỏ, giờ hồi tưởng lại vẫn thấy đầy ắp chuyện, không sao nói hết….

Sống trong đất nước như thế, mà không bạn bè như thế thì mới là điều lạ. Những người bạn mới của tôi có người chơi được, có người không, như mối quan hệ riêng tư ở bất cứ xã hội nào khác, đâu cứ là ở xứ này mới có người được người không. Có những quan hệ thân tình cả hai chục năm chứ đâu phải ít, mà bây giờ vẫn cư xử thân tình như thế. Khi chén chú chén anh, thỉnh thoảng vẫn có “khắc khẩu” về ý nghĩa cuộc chiến, nhưng ngày mai lại quên. Cái thân tình nặng hơn sự khác biệt quan điểm. Năm tháng, tuổi đời cũng làm những xung đột quan điểm đó hẹp dần lại, thân tình rộng hơn. Cuộc chiến, tùy hoàn cảnh xuất thân, được nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng sự thật chỉ có một, và vòng vây chân lý đang dần dần khép lại.

Tôi có hai người ở hai bờ chiến tuyến, VTC và NNT, đã rời cõi bụi bặm này rồi. Ở dưới, không chừng giờ này hai thằng đó đang chén thù chén tạc, đọc bài này, chắc chúng cười ầm lên: “Chỉ vẽ chuyện! Vô nghĩa!”

Cái mốc tháng 4 năm 75 lúc nào cũng làm tôi ngỡ như thời gian cũ còn phảng phất đâu đây, nào ai có biết đó là thời điểm quyết định số phận. Vậy mà đã 37 năm trôi qua. Già đủ kiểu rồi còn gì, đầu hói, tóc bạc, bụng phệ, da nhăn… Giờ đây bùi ngùi nhớ lại những thằng bạn đã hôn tay Chúa, sờ chân Phật, cũng gần hai chục tên đã lên đường chứ đâu ít. Chết đủ kiểu, chết vì chiến cuộc, vượt biên, tai nạn, chết bệnh… Thôi yên nghỉ đi, chờ ngày hội ngộ.

Nhưng trong cõi ta bà này, tháng tư năm nay, tự nhiên tôi muốn nâng ly rượu, hỏi những thằng bạn còn sống: “Những ngày trước 30 tháng tư bảy mươi lăm, hồi đó tụi mày ở đâu?”


Sài Gòn 27/4/2012

Vũ Thế Thành

Trong “Sài Gòn, một góc ký ức và bây giờ” (12/2017)

(*) Rạp xi nê Văn Hoa Sài Gòn được nâng cấp, tân trang lại, có gắn máy lạnh, gần ngày 30/4/75 mới sửa xong và khai trương rạp với tên mới. Vì mới quá, nên tôi chưa kịp nhớ tên, hình như là Capitol thì phải (?). Bạn nào nhớ thì nhắc giùm. (Vtt) Emoji
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22274
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Apr/2023 lúc 10:56am

Con tàu chỉ có một người

reeducationcamp
Truyện


 

Anh cũng như bao nhiêu người sĩ quan khác ở miền Nam. Sau 75, đều bị tập trung cải tạo. Những tháng đầu anh được vợ gửi cho một hai lần đồ ăn, sau đó thì biệt tăm. Anh được phép viết thư về cho gia đình nhiều lần. Nhưng không thấy vợ trả lời. Như thế kể như anh bị vợ bỏ. Sống trong trại cải tạo mà không có người thăm nuôi, không được tiếp tế đồ ăn, người đó kể như chết. Anh biết mình nằm trong số người bất hạnh đó. Nên anh phải tự lực cánh sinh. Nói chơi cho vui vậy chứ tự lực gì nổi. Có được thăm nuôi hay không, người tù nào cũng co cúm lại. Thức ăn dành dụm từng chút. Ra ngoài lao động, con mắt của họ dáo dác tìm bất cứ thứ gì có thể bỏ vào bụng cho đỡ đói. Cho nên người có quà thăm nuôi cũng như dân mồ côi, khi ra ngoài lao động cũng xục xạo tìm kiếm đào bới như nhau. Ai tìm được nấy ăn.
     Chuyển ra ngoài Bắc anh lại càng tơi tả hơn. Không quen với cái lạnh thấu xương, bụng thì đói meo. Trông anh như một ông cụ già hom hem. Công việc nặng nhọc làm cho anh còm lưng. Ngày trở về thì không thấy hy vọng. Anh cứ nghĩ mình kéo dài tình trạng đói khát, nặng nhọc nầy mãi, thì thế nào cũng bỏ xương tại cái xứ đèo heo hút gió nầy. Trốn trại thì không can đảm. Mà cũng chẳng biết trốn đi đâu, giữa núi rừng trùng trùng điệp điệp. Đành phải bó tay chịu trận.
     Bỗng nhiên một hôm anh nhận được gói đồ ăn gửi bằng đường bưu điện. Anh nghĩ chắc vợ anh gửi cho. Nhưng khi cầm gói quà trên tay nhìn tên người gửi lạ hoắc, anh phân vân, đắn đo. Chắc chắn đây là một sự nhầm lẫn. Tuy nhiên vì đói quá anh không có can đảm hoàn trả lại cho cán bộ, khi mà sự thèm khát đã lên tới tột đỉnh. Mà chắc gì gói quà được trả về cho khổ chủ của nó! Cán bộ trại đời sống cũng chẳng hơn tù bao nhiêu, thế nào họ cũng chia nhau. Trong lúc mình đang cần, anh an ủi mình như vậy. Anh về trại. Bạn bè tới chúc mừng anh. Như vậy, kể từ nay anh thuộc thành phần có thăm nuôi. Không còn mồ côi như trước. Gói quà đã được mở ra kiểm soát, cột lại sơ sài trước khi giao cho anh nhận lãnh.
     Ai nhận quà về đến chỗ nằm của mình, đều bóc ngay ra. Còn anh thì không dám đụng đến. Lúc đầu cái đói, cái thèm khát lâu ngày làm cho anh bấn loạn. Anh nghĩ nhận quà về bóc ra ngay ăn một bữa cho đã. Nhưng khi cầm gói quà trên tay, không phải tên vợ mình gửi, anh đâm ra đắn đo. Anh nằm gác tay lên trán nghĩ ngợi về tên người gửi. Anh đào bới hết trí nhớ, vẫn không tìm ra tên người đàn bà nầy, được viết trên góc của gói quà. Bạn bè tù cùng phòng với anh thì nghĩ khác. Họ cho rằng lâu quá không được nhận quà, không nghe tin tức vợ, nên anh muốn kéo dài cảm giác sung sướng, không bóc vội gói quà. Thế nhưng rồi cũng đến lúc gói quà được mở. Sau khi ăn cơm chiều xong, anh leo lên chỗ nằm, ngồi quay mặt vào vách. Anh trịnh trọng mở gói quà. Quan trọng với anh bây giờ không phải là trong gói quà có những gì để ăn. Giữa lúc nầy, sự thèm khát bỗng nhiên trốn mất. Mà là lá thư trong gói quà nói gì.
     Anh yêu quý,
     Anh đã mất tích từ lâu, tưởng rằng anh đã chết. Em và các con lập bàn thờ mấy năm nay. Không ngờ, cách đây mấy hôm, vô tình đến thăm một người bạn, có người anh được thả ra từ trại cải tạo miền Bắc. Em hỏi thăm là có bao giờ anh nghe tên người nào là Nguyễn Hữu trong trại của anh không? Anh đó trả lời là có một người cùng đội sản xuất với anh mang tên ấy, trước là đại úy thuộc Sư Đoàn 2, người Bắc Kỳ. Từ bao nhiêu năm nay không được ai thăm nuôi. Em nghe xong muốn quỵ xuống, đúng là anh rồi. Thế là từ nay em phải hạ bàn thờ xuống. Các con có bố chứ không còn mồ côi cha nữa. Em mừng quá, mang tên anh, tên đội, tên trại đến Ủy Ban Quân Quản Thành Phố để xin giấy phép gửi quà thăm nuôi. Lý do vì loạn lạc, di chuyển nhiều lần, địa chỉ không còn chỗ cũ, nên không nhận được giấy gửi quà thăm nuôi.
     Anh đừng để vi phạm nội quy, ráng học tập tốt, sẽ được nhà nước khoan hồng để sớm về đoàn tụ với gia đình. Có dịp được trại cho phép viết thư, anh viết thư về cho em biết sức khỏe của anh. Anh cần những gì lần sau có giấy phép em sẽ gửi ra cho anh. Em và các con bao giờ cũng mong chờ anh về.
Thư nầy không viết dài được, em ngưng đây. Chúc anh luôn luôn khỏe mạnh.
     Vợ anh
     Lê Thị Hồng.
     Anh không dám đọc lại lần thứ hai. Một sự trùng hợp lạ kỳ, anh và ông Hữu kia cùng thuộc Sư Đoàn 2, cùng là người Bắc. Chỉ khác nhau là ông ta mất tích trong chiến tranh, còn anh thì trình diện đi cải tạo. Người đàn bà nầy vì quá thương chồng không điều tra cặn kẽ, chứ trong một sư đoàn, chuyện trùng tên, trùng họ là chuyện bình thường. Mà cán bộ kiểm duyệt thư từ cũng lơ đễnh, không thấy chữ mất tích từ đầu lá thư. Anh nhìn gói đồ ăn mà lòng trĩu nặng. Một bên vợ người ta, chồng mất tích bao năm mà vẫn chờ đợi. Còn mình sống sờ sờ vợ chẳng thèm ngó ngàng tới.
     Đọc thư xong, anh bỏ thư lại trong gói đồ rồi cột lại như cũ. Anh nằm gác tay lên trán suy nghĩ miên man. Các bạn chung phòng đến hỏi thăm tin tức gia đình anh ra sao, anh trả lời nhát gừng cho qua chuyện. Họ nghĩ, có lẽ gia đình anh đang gặp rắc rối gì đó, nên anh buồn ít nói.
     Sáng hôm sau ra lao động, anh không mang thêm cái gì để ra ăn buổi trưa. Anh không biết phải làm sao với gói quà mà anh đã nhận. Anh cảm thấy mình giống như một thằng ăn trộm, oa trữ đồ gian. Không biết phải giải quyết thế nào cho ổn thỏa đây. Mấy năm trời đói khát, thèm ăn. Chụp được một con dế, con cóc thì xem như được một bữa tiệc lớn. Thế mà khi nhận quà có thịt chà bông, cá khô, muối sả ớt, v.v... anh lại sờ sợ. Lương tâm ư? Làm gì có thứ nầy ở đây. Anh không biết phải diễn tả thế nào tâm trạng của anh lúc ấy. Vì đụng vào đó, anh thấy mình như bị phạm tội. Buổi trưa, anh ra nhận cơm với vài cọng rau muống, nước muối. Anh lại thèm các thứ mà mình đang giữ. Sự thèm khát lại bắt đầu dằn vặt, hành hạ anh. Anh không thể nào chống lại nổi sự đòi hỏi hợp lý nầy. Thôi thì tới đâu hay tới đó.
     Ngày hôm sau anh mang tí ti đồ ăn theo, chia cho một số bạn cùng cảnh ngộ với anh, nghĩa là thuộc dạng mồ côi, không có ai thăm viếng hay gửi quà. Họ ăn một cách ngon lành. Anh ăn cũng ngon miệng nhưng khi ăn xong, anh thấy nghèn nghẹn. Mấy ngày đầu anh mang tâm trạng nầy, nhưng dần dần về sau nguôi ngoai. Hình như sự phạm tội thường xuyên, ít bị lương tâm cắn rứt hơn là phạm tội một đôi lần.
     Vài ba tháng sau đó, anh được trại cho phép viết thư về gia đình. Đây là một điều khó khăn cho anh. Gửi thư cho vợ hay gửi cho chị Lê Thị Hồng? Gửi cho vợ thì bao nhiêu cái vẫn biệt vô âm tín, còn gửi cho chị Lê Thị Hồng, thì biết nói sao cho chị hiểu là anh không phải là chồng chị ta. Nếu thư không bị kiểm duyệt thì chuyện nầy dễ nói. Còn thư tù như anh thì qua biết bao nhiêu cửa ải. Biết đâu khi cán bộ kiểm duyệt phát giác chuyện nầy sẽ tống cổ anh vô cùm. Cái tội mạo nhận ẩu để lãnh đồ thăm nuôi. Một lần cũng là mang tội, mà cái tội nầy bạn bè biết được thì khinh khi lắm. Nhưng mọi chuyện đã lỡ rồi, đành phải theo lao vậy. Anh đánh liều viết theo cái kiểu người chồng viết cho vợ.
     Hồng em,
     Cám ơn em rất nhiều về gói quà vừa rồi em gửi cho. Em đừng lo gì cho anh nữa, ở đây anh được nhà nước cách mạng lo cho đầy đủ, ăn uống không thiếu. Em yên tâm để dành lo cho các con. Em ở nhà cố gắng dạy dỗ các con nên người, cố gắng chấp hành chính sách và pháp luật của nhà nước cách mạng.
     Nhờ ơn cách mạng, nhờ ánh sáng soi đường, nhờ chính sách khoan hồng của nhà nước ta. Anh học tập đã hiểu thế nào con đường lầm lẫn của mình trước đây. Anh đã ăn năn hối cải và mong sao sau khi được khoan hồng trở về với gia đình, anh sẽ làm lại cuộc đời tốt hơn. Đừng lầm lẫn đi theo con đường cũ nữa, phải sống hòa đồng với nhân dân và tuân thủ pháp luật nhà nước.
     Nhắc lại cho em rõ, đừng gửi quà cho anh nữa. Ở đây anh ăn uống rất đầy đủ, hãy dành dụm cho con, lo cho tương lai các con.
     Cầu chúc em và các con khỏe mạnh.
     Chồng em
     Nguyễn Hữu.
     Anh nhắc lại hai lần chữ "lầm lẫn", để chị Hồng biết đoán ra mọi sự, không dám viết đi viết lại nhiều lần, sợ cán bộ trại nghi ngờ. Hai ngày sau, văn phòng trại gọi anh lên làm việc. Anh điếng hồn, không biết chuyện gì xẩy ra. Có lẽ vì mấy chữ lầm lẫn đó sao? Người kiểm duyệt sao thông minh quá vậy. Anh vừa đi, vừa tìm cách chạy tội. Nhưng không nghĩ ra cách nào giải thích, anh đổ liều, cứ chối đại ra sao thì ra. Mỗi lần gọi người nào một cách bất thần như vậy, là người đó có vi phạm điều gì. Các bạn tù cùng phòng lo lắng cho anh.
     Anh bước vào phòng cán bộ quản giáo, đầy lo âu và không biết chuyện lành dữ ra sao. Người công an chấp cung ngồi trước lá thư của anh viết cho chị Hồng. Anh ta tươi cười mời anh ngồi đối diện, rút trong túi gói thuốc lá mời anh. Một thái độ thân thiện lạ lùng. Anh rút một điếu và chậm rãi hút. Người cán bộ nhìn anh nói:
     “Trong trại nầy, ai viết thư về cho gia đình cũng xin cái nầy cái nọ. Riêng anh thì không, lại bảo chị đừng gửi gì cả. Cũng lạ thật. Anh thật sự không thấy cần thiết sao?”
     Anh lắc đầu:
     “Nhiều năm không được thăm nuôi, quen rồi. Hơn nữa gia đình tôi cũng nghèo. Vợ tôi lo cho các cháu đủ mệt. Lo thêm cho tôi, kiệt sức mất.”
     “Anh nghĩ vậy cũng đúng. Các anh ngày trước sung sướng quen rồi, không quen chịu cực khổ. Mới có vài năm đã thấy thèm khát đủ thứ. Chúng tôi mấy chục năm đánh giặc. Ăn uống kham khổ. Không hề hé răng.”

     Người cán bộ nói tiếp: “Chúng tôi có bỏ đói các anh đâu. Nuôi ăn đầy đủ đấy chứ. Chúng tôi cũng muốn cho các anh về với gia đình. Nghẹt vì các anh chưa thông suốt chính sách cách mạng, nên chúng tôi phải tạm giữ thêm một thời gian nữa.”
     Anh ấp úng: “Vâng, thưa cán bộ.”
     Người cán bộ nhìn thẳng vào mặt anh, trịnh trọng nói:
     “Thay mặt Quản Giáo trại, tôi biểu dương tinh thần ý thức của anh. Thư anh gửi có giá trị thuyết phục. Anh là trại viên gương mẫu, sẽ được Ban Quản Giáo Trại đề bạt để anh được về sớm với gia đình.”
     Mấy thằng làm ăng-ten, cũng nghe cái lời hứa cho về sớm. Nên chúng nó ra sức kiếm điểm, mà có thấy thằng nào được về trước đâu. Anh cười thầm trong bụng với cái chiêu dụ nầy. Người cán bộ tiễn anh ra cửa và bắt tay thân thiện. Anh hú hồn, thoát được sự căng thẳng. Anh về chỗ nằm. Mấy người bạn tới hỏi thăm tin tức về chuyện nầy. Anh trả lời với họ là bị cán bộ cảnh cáo vì lá thư viết không đúng tiêu chuẩn. Anh nghĩ thế nào rồi câu chuyện nầy cũng đổ bể. Rồi cũng sẽ đi cùm vài tháng, với cái tội mạo nhận ẩu để lấy quà gửi. Chị Hồng thế nào cũng nhận ra nét chữ, và chữ ký của anh, không phải của chồng. Không cần mấy chữ "lầm lẫn" kia, chị Hồng cũng hiểu hết mọi sự là chồng chị đã chết.
     Ngày nầy qua tháng khác, anh vẫn lao động đều đặn. Anh vẫn yên tâm là mình trở lại với vị trí mồ côi muôn thuở. Anh không còn hy vọng có ai đó ngó ngàng tới để gửi cho chút quà thăm nuôi. Người ta có gia đình gửi quà. Người ta có quyền tưởng tượng các món ăn để vỗ an cho cái dạ dày. Vì thế nào có ngày cũng được thăm nuôi, món ăn mình ao ước sẽ được người nhà mang đến. Còn anh chỉ ăn hàm thụ các món đó thôi. Cũng không sao nghĩ ra, cái đói khát triền miên, đã làm cho anh chai lì mọi ao ước. Thần kinh tê liệt và suy sụp đến tận cùng.
     Nhận quà thăm nuôi bằng bưu điện lại có tên anh. Lại thêm một lần ngạc nhiên. Lần trước anh không dám mở gói quà, vì biết đó không phải là quà của mình. Không dám đọc thư vì biết thư đó không viết cho mình. Lần nầy thì ngược lại. Về đến chỗ nằm thì anh xáo tung để tìm lá thư ra đọc. Thư viết cũng thắm thiết như lần trước, không hề đá động gì sự lầm lẫn mà anh đã nhấn mạnh. Nét chữ cứng cỏi thể hiện người viết có học thức, thế mà tại sao không biết mọi sự lầm lẫn đó. Trong thư nầy chị Hồng lại hiểu sai vấn đề, nghĩ rằng vì mấy năm không nhận quà thăm nuôi, nên anh giận dỗi. Biết làm sao đây, khi mà anh không có khả năng bày tỏ tự sự. Mặc kệ, cứ thản nhiên mọi chuyện, cứ ăn cho sướng. Phó mặc mọi chuyện cho trời đất. Anh đổ ra cáu kỉnh và lì lợm. Hình như anh muốn tạo ra tình huống nầy, để dễ dàng nuốt trôi mấy miếng thực phẩm thăm nuôi, mà không thẹn với lương tâm.
     Mỗi lần sực nhớ lại chuyện quà cáp, anh vội vàng xua đuổi ngay. Nhủ với lòng mình như vậy, nhưng dễ gì quên được điều đó. Mỗi đêm, khi cơn đói hành hạ, các món ăn trong trí tưởng tượng tuôn ra, là hình ảnh chị Hồng lại hiện lên. Đẹp hay xấu lúc nầy đối với anh chẳng cần thiết, nhưng tấm lòng thương chồng của chị đã làm cho anh cảm phục. Thực sự, anh thương hại cho hoàn cảnh côi cút của chị và mấy đứa con. Sống giữa sự khó khăn chung của xã hội, nuôi mấy miệng ăn cũng thấy khó lắm rồi, đừng nghĩ gì xa xôi hơn như chuyện thăm nuôi chồng. Tệ hại hơn nữa, đây không phải là chồng của mình.
     Mọi chuyện vẫn bình thường, ngày nầy qua ngày khác trong trại cải tạo. Anh vẫn sinh hoạt chung với các anh em. Bỗng nhiên một ngày, sau khi đi lao động về, anh được loa phóng thanh gọi tên ra khu thăm nuôi, có vợ là Lê Thị Hồng đến thăm. Lần nầy thì anh bối rối thật sự. Anh biết sự gặp nhau nầy rất bẽ bàng và ngượng ngập. Mọi sự thật sẽ làm cho chị Hồng đau khổ biết mấy. Với anh thì không sao, anh đã biết trước mọi chuyện, anh đã chuẩn bị tinh thần. Dù gì thì anh cũng phải trả lại sự thật nầy. Anh không muốn nó cứ mãi kéo dài, cứ mãi gây cho anh cảm giác phạm tội. Anh cố gắng diễn tả cho chị ấy biết, anh không phải thứ lừa đảo để kiếm miếng ăn. Dù có chết anh cũng chấp nhận, chứ không thể thuộc loài vô loại nầy. Anh nói nhiều, nhiều hơn nữa, để cảm ơn, để chị tha thứ. Anh sợ một vài tháng bị cùm, sợ mất mấy miếng ăn, mà phải để lại sự hiểu lầm trầm trọng. Để chị phải lặn lội khó nhọc, leo đèo vượt suối, từ Sài Gòn ra tận nơi đây thăm một người mà không phải là chồng mình.
     Người cán bộ phụ trách dẫn anh ra khu trại thăm nuôi. Từ xa anh nhìn thấy người đàn bà đang ngồi nơi bàn chờ đợi. Tự nhiên anh hồi hộp. Tự nhiên chân anh bước cảm thấy nặng nề. Rồi anh cũng bước tới chỗ chị ngồi. Tim anh muốn vọt ra khỏi lồng ngực. Anh e thẹn như con gái. Thấy xấu hổ và hối hận. Chị Hồng nhìn anh rồi bật khóc. Chị khóc nức nở. Mặt cúi xuống bàn. Tiếng khóc ấm ức như đang gặp sự bất trắc. Anh ngồi vào vị trí đối diện. Nước mắt anh cũng chảy dài. Anh không nói được với chị câu gì. Những gì anh đã chuẩn bị bay đi đâu cả. Người cán bộ ngồi ở đầu bàn kiểm soát thấy hai người cứ khóc mãi.. Có lẽ anh ta nghĩ rằng vì vợ chồng lâu ngày xa nhau, thương nhớ chồng chất lâu ngày, để họ khóc cho đã nư. Anh ta cũng chẳng cần để ý tới họ. Anh ta vừa đứng dậy đi ra cửa sổ khạc nhổ, anh chụp ngay cơ hội nói với chị:
     “Xin lỗi... xin lỗi chị.”
     Chị ngẩng mặt lên đưa ngón tay giữa miệng, ngụ ý cho anh biết đừng nói gì thêm. Anh thở dài. Tiếng thở của anh nghe rất não nuột. Nhưng trong tiếng thở ấy, như hàm chứa tất cả những gì anh đã chuẩn bị nói ra với chị. Chị lau nước mắt nhìn anh, rồi ấp úng hỏi anh những câu về sức khỏe, những lời khuyên cố gắng học tập tốt để về với gia đình, cho vừa lòng cán bộ kiểm soát. Chị cũng bịa ra những chuyện là con cái vẫn đi học bình thường, cha mẹ khỏe mạnh, tất cả gia đình, dòng họ, trông anh mau về sớm. Anh chỉ gật đầu mà không thốt được lời nào. Chị khóc chiếm hầu hết thời gian thăm nuôi. Hơn ai hết, anh hiểu tiếng khóc của chị. Mọi hy vọng gặp lại chồng xem như hoàn toàn không còn nữa. Chị khóc cho số phận hẩm hiu của mình, thương cho phần số ngắn ngủi của chồng.
     Cán bộ báo cho biết giờ thăm nuôi chấm dứt. Chị đưa tay nắm lấy tay anh. Anh đưa hai bàn tay ra ôm lấy tay chị. Tự nhiên, không biết tại sao anh bật khóc lớn. Có lẽ anh thấy tủi thân. Anh thấy lòng thương hại của chị dành cho anh, đây là lần cuối. Làm sao anh đòi hỏi gì hơn, với người đàn bà không phải là vợ mình. Khóc cho mình, mà cũng thương cho chị lặn lội đường xa tìm chồng. Chị lủi thủi trở về với niềm tuyệt vọng. Rồi anh chị chia tay. Anh gánh phần quà của chị mang tới cho anh, vào trại. Chị đứng dựa vào cột tre nhìn theo. Thỉnh thoảng anh quay đầu ngó lại, lần nào chị cũng đưa tay lên vẫy chào. Mọi người trong trại từ xa nhìn thấy cảnh nầy, ai cũng thông cảm cho cảnh vợ chồng khắng khít, bây giờ phải lìa xa.
     Anh gánh vào tới phạm vi giam giữ, thì các bạn anh chạy ra phụ mang đồ về phòng. Anh đứng lại nhìn ra khu thăm nuôi, đưa tay vẫy chào chị cho đến khi chị ra khỏi cổng trại khuất dạng. Anh lầm lũi về chỗ nằm. Đồ đạc còn để lăn lóc dưới đất. Anh chẳng màng sắp xếp. Anh vẫn chưa kịp định thần lại. Những giây phút thật bất ngờ đến với anh nhanh quá. Suốt trong nửa giờ gặp nhau, anh chỉ nói ra được hai tiếng xin lỗi. Màn kịch do chị diễn ra thật xuất sắc, xuất sắc đến nỗi anh là người trong cuộc, vẫn cảm thấy rất tự nhiên không ngượng ngịu. Không sao hiểu nổi được lòng chị.
     Ngồi nhớ lại cảnh gặp gỡ, khi chị ngước mắt lên nhìn anh. Khuôn mặt chị thật đẹp, đôi mắt thật hiền từ. Anh nghĩ chị cũng đã biết trong mấy lá thư gửi về, không phải là thư của chồng. Thế nhưng chị vẫn hy vọng, mong manh hy vọng. Trong mong manh đó chị đổi một giá cho sự phũ phàng, cay đắng. Có lẽ khi nhận thư hồi âm, sau khi đọc, chị thấy thương hại cho anh, thông cảm nỗi thống khổ của anh. Chị quyết định tiếp tục liên lạc với anh, giúp đỡ anh. Khi ra thăm nuôi, chị vẫn biết anh không phải là chồng, nhưng chị vẫn đi. Để xác định rõ ràng, khi gặp anh tức là chồng chị đã chết. Nghiệt ngã thật. Chị bật khóc, vì thương cho chồng thì ít, mà lại thương anh nhiều hơn. Sống một đời tù tội, lao khổ, bị gia đình bỏ rơi. Dù sao chồng nằm xuống cũng đã lâu, nước mắt của chị đã bao năm khóc cho chồng, bây giờ đã khô cạn. Gặp anh trong một hoàn cảnh thật bi thương, sống giữa một trại tù vô cùng cực khổ, không tin tức gia đình vợ con. Anh đang chơi vơi giữa tận cùng khổ đau, dày xéo trên thân thể những vết hằn tủi nhục. Nước mắt của chị trào ra, khi ngước mắt trông thấy một con người thân thể vừa tiều tụy, vừa đờ đẫn, đang đứng đối diện.
     Đêm nay anh nằm đây, nghĩ lại cái cảnh chị lầm lũi bước lên tàu trở về Sài Gòn. Con tàu chạy vùn vụt trong đêm tối. Chỉ còn một mình chị thức, nhìn ra bên ngoài với sự trống vắng. Chị ôm một nỗi buồn sâu lắng. Đất nước đang trải qua một cơn sốt kinh khủng, đày đọa biết bao người lâm vào cảnh khốn cùng. Chị nghĩ sao về anh? Chị có còn giữ liên lạc với anh không? Dù sau nầy thế nào, dù có giữ liên lạc hay cắt đứt, ơn nầy với anh suốt đời không quên được. Anh hứa với lòng mình, sau khi được trở về, anh sẽ tìm thăm chị. Sẽ nói với chị thật nhiều, cám ơn chị thật nhiều. Thay cho lần gặp gỡ trong trại không nói được.
     Anh thấy trên con tàu trở về kia, chỉ có mỗi một mình chị. Còn tất cả đều nhạt nhòa. Một mình chị thôi, chứa trên đó nỗi đoạn trường, bất hạnh của một đời người. Nhưng thật vô cùng quý báu của một tấm lòng. Tội nghiệp chị, con tàu đang chở chị lao vào màn đêm, xé tan bóng tối lạnh lẽo.

 

– Phan Xuân Sinh

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22274
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Apr/2023 lúc 11:24am

Nếu Có Thể Đi Về Quá Khứ : TÔI SẼ ĐI THĂM ĐẤT NƯỚC TÔI

       Khi phỏng vấn vào chương trình Tuyển Sinh Y Khoa, có một câu hỏi từ giáo sư tuyển sinh làm tôi nhớ mãi:

- Nếu em có thể đi về quá khứ để thăm một người hay đến một nơi nào đó, em sẽ đi đâu?

Thưa Thầy, em sẽ đi thăm đất nước của em:

VIỆT NAM CỘNG HOÀ

4759%201%20NeuCoTheDiVeQuaKhuHuynh%20Wynn%20Tran%20MD

Khi tôi được sinh ra, VIỆT NAM CỘNG HÒA đã không còn nữa.

       Từ nhỏ, tôi nghe nói về VNCH từ ba tôi và những người bạn. Tôi chỉ hiểu rõ hơn về VNCH khi tôi lớn lên và qua Mỹ sau này. Càng tìm hiểu, tôi càng nhìn rõ hơn một thời bi thương oanh liệt của người miền Nam Việt Nam trong cuộc nội chiến nồi da xáo thịt, sự bất lực của những nước bé trong cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa những cường quốc.

4759%202%20SGon%20HonNgocVDHuynh%20Wynn%20Tr

       Tôi sẽ về lại Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông, nhảy lên một chiếc xích lô máy dạo phố. Tôi muốn nghe tiếng máy nổ phịt phịt giòn tan trộn mùi xăng pha nhớt trong buổi sáng tinh sương Đô Thành. Tôi sẽ ghé chợ Bến Thành ăn một tô phở gà, ngắm nhìn các cô thiếu nữ Sài Gòn mặc áo dài bó eo, đeo kính mắt to tròn đèo nhau trên chiếc xe Honda Dame ở bùng binh trước chợ.

4759%203%20ToaDoChinhHuynhWynnTran

       Ăn xong, tôi sẽ thả bộ dọc đường Duy Tân, ghé qua toà Đô Chánh và toà nhà Hạ Nghị Viện, phác lại vài nét kiến trúc bằng bút chì trước khi tản bộ ra sông Sài Gòn ngắm tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo. Sau đó, tôi sẽ nhảy xe lên lambro về Nhà Bè nước chảy chia hai, ghé qua vườn trái cây Lái Thiêu bẻ măng cục, bóp nát vỏ xám đen lòi múi thịt trăng trắng ngọt lịm bỏ vào miệng.

4759%204%20PhongTra%20KhanhLy

       Buổi tối, tôi sẽ ghé thăm phòng trà Tự Do nghe Khánh Ly hát. Có thể nói nhạc vàng (bolero) từ thời VNCH là dòng nhạc đẹp nhất của âm nhạc hiện đại Việt Nam. Đến nay, dòng Bolero tại Viêt Nam tuy ngày càng nở rộ nhưng những ca khúc hay nhất đều sáng tác thời VNCH.

4759%205%20GDuc%20VNCHHuynhWynnTran

       Nhưng cái tôi muốn cảm nhận rõ nhất ở VNCH là tính nhân văn và tình người Việt Nam, có được do nền giáo dục đậm chất nhân bản. Thời VNCH, các trường ĐH tuy mới bắt đầu chậm chững nhưng đã để lại những nền tảng vững chắc cho các trường đại học lớn ở Việt Nam sau này. Ở đó, học trò được dạy về trên 3 nguyên tắc: nhân bản, dân tộc, và khai phóng.

4759%206%20TiecNuiNenGD%20VNCH%20HuynhWynnTran

       Tôi sẽ ghé qua bộ giáo dục VNCH để thăm hỏi vì sao chỉ trong một vài năm đã thành lập một hệ thống giáo dục đại học tiến bộ gồm đại học quốc gia và đại học cộng đồng địa phương. Đại học thời VNCH hoàn toàn tự chủ về chuỵên môn, không chịu sự quản lý của bộ giáo dục. Ngân sách của trường ĐH do quốc hội chuẩn duyệt hàng năm, nhân viên và giáo sư thuộc tổng uỷ công vụ.

4759%207%20VienDH%20SGonHuynhWynnTr

       Tôi sẽ ghé thăm Viện ĐH Sài Gòn (có 8 phân khoa Y, Dược, Nha, Sư Phạm, Khoa Học, Văn Khoa, Luật, và Kiến Trúc). Dĩ nhiên tôi chỉ thăm được đại học xá (ký túc xá) Minh Mạng dành cho nam vì đại học xá Trần Quý Cáp dành cho nữ. Nếu có thời gian, tôi sẽ ghé thăm Viện Đại Học Cần Thơ, nơi tôi đặc biệt thích chất miền Tây phóng khoáng trong từng sinh viên.

       Thời Đệ Nhất Cộng Hoà, nền giáo dục nhân bản đã để lại cho bao thanh thiếu niên Việt Nam lòng yêu nước mãnh liệt, muốn góp tay xây dựng đất nước phú cường bằng trau dồi kiến thức học hành để mang đất nước ra tầm thế giới. Tôi vẫn còn cảm nhận được đều này khi gặp lại những thanh niên ngày ấy là những ông bà lão tại Mỹ sau này. Ba tôi, một sĩ quan VNCH, cùng là một trong những thanh niên ngày ấy.

4759%208%20TT%20NDD%20TTNVThieu

       Và dĩ nhiên, tôi sẽ gặp Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu để hiểu rõ về những gì xảy ra với đất nước vì những gì tôi đọc được và nghiên cứu từ nhiều phía vẫn chưa đủ để tôi trả lời câu hỏi vì sao một đất nước nhân văn, đề cao tính dân tộc, và phồn vinh như VNCH lại bị bức tử.

4759%209%2030%2004

       Ngày 30/4 hằng năm, tôi vẫn nhớ về 200,000 người Việt Nam đã bỏ mạng trên biển trên đường tìm tự do, hàng triệu người Việt đã chết trong cuộc chiến, vẫn nghĩ về sự ngạo mạn của kẻ chiến thắng, sự khốc liệt và dơ bẩn của chính trị.

       Tôi vẫn nhớ về VNCH phồn vinh, thịnh vượng, và nhìn lại đất nước Việt Nam ngày hôm nay mà không khỏi đắng lòng.

Huynh Wynn Tran, MD.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22274
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Apr/2023 lúc 11:18am
Nguyễn%20Huệ%20Hải%20Ngoại:%20Đêm%20Bên%20Bờ%20Sông%20Ba


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 18/Apr/2023 lúc 11:22am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 95 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.293 seconds.