Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: Những sự kiện liên quan đến TrungCộng Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 12 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 08/May/2012 lúc 12:10am

TRÔNG NGƯỜI MÀ NGHĨ ĐẾN TA !!!
MK




Thấy gì từ vụ Trung Quốc “chèn ép” Phillipines tại Scarborough?

Tuần%20Việt%20NamTuần Việt Nam – Thứ hai, ngày 07 tháng năm năm 2012


Theo phía Phillippines, vào sáng 28/4, Trung Quốc đã có hành động chèn ép bằng cách cho một tàu lớn bất ngờ tăng tốc lên 20 hải lý/h (37 km/h), đi xuyên qua hai tàu tuần duyên nhỏ của Philippines, tạo ra những đợt sóng lớn đánh vào hai tàu này. Đây là vụ việc nghiêm trọng nhất, kể từ khi  quan hệ hai nước trở nên căng thẳng do tranh chấp tại bãi đá ngầm Scarborough / Hoàng Nham vào ngày 8/4.

Phía Philippine cho biết, "Tàu của chúng tôi đã không phản ứng trước  hành động ức hiếp này". Nhưng Phillippines đòi đưa vụ việc ra xử tại Tòa án Quốc tế, điều mà phía Trung Quốc bác bỏ, như lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân đã nói: “Quốc tế hóa vấn đề này sẽ chỉ làm phức tạp và thổi phồng vấn đề”.

Rõ ràng là Phillippines không muốn bị đơn độc trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Và Trung Quốc, như đã nói, lại không chấp nhận giải pháp đa phương để giải quyết căng thẳng qua con đường ngoại giao. Vụ việc dường như bị lâm vào bế tắc. Không bên nào chịu rút tàu của mình ra khỏi nơi tranh chấp. Ngược lại, Phillippines vừa đưa thêm 6 tầu cá tới bãi ngầm để cân bằng với số tàu cá của Trung Quốc.  Dư luận quốc tế tự hỏi, liệu căng thẳng có leo thang hơn nữa? Và đâu là lối ra cho tình hình?


Một tàu hải giám của Trung Quốc gần bãi đá ngầm Scarborough/Hoàng Nham.

 

Cần nói ngay là vụ việc sẽ không leo thang thành xung đột vũ trang giữa hai nước, dù chỉ giới hạn tại điểm xẩy ra tranh chấp. Trung Quốc cho tàu hải giám, không phải tàu hải quân, đến hỗ trợ các tàu cá, nên Phillippines không thể kéo Mỹ vào một cuộc xung đột có tính quân sự, dựa trên hiệp ước phòng thủ chung. Mà đứng một mình, thì việc lựa chọn thế đối đầu có vũ trang với Trung Quốc sẽ là một sự mất mát chắc chắn nhất cho Phillippines.

Vậy việc giải quyết chỉ hoặc qua con đường ngoại giao đa phương, có lợi cho Phillippines; hoặc qua đối thoại song phương, mà Trung Quốc có lợi. Nếu Phillippines tin là áp lực khu vực và quốc tế tới cuộc xung đột ngày càng tăng, và biết là Trung Quốc biết rõ điều đó, thì sự kiên định của Phillippines theo đường lối “giữ thế cân bằng”,không phản ứng trước sự chèn ép của Trung Quốc, sẽ làm tăng cơ hội giải quyết vấn đề theo hướng đa phương.

Ngược lại, nếu Trung Quốc tin là Phillippines bị bỏ rơi, thì căng thẳng sẽ leo thang. Trung Quốc sẽ tăng các biện pháp chèn ép (hay khiêu khích?) mà một phản ứng không kiểm soát của phía Phillippines với sự chèn ép sẽ ép nước này  phải ngồi vào bàn đối thoại song phương với Trung Quốc.

Chính vì vậy mà có vụ Trung Quốc cho tầu hải giám tăng tốc, gây nguy hiểm cho tàu của Phillippines. Vấn đề là Trung Quốc tin rằng Phillippines chưa kêu gọi được sự ủng hộ toàn diện của ASEAN và Mỹ lại không thể dính vào cuộc tranh chấp.

Nói khác đi, Trung Quốc tin rằng Phillippines đang ở thế cô lập. Nếu cơn sóng lớn gây ra bởi cú tăng tốc làm tàu Phillippines bị chao đảo và nếu sự chao đảo đó khiến một người lính của Phillippines mất bình tĩnh, bắn một phát súng chỉ thiên thôi, thì cũng đủ để đưa Phillippines ngồi vào bàn đối thoại song phương với Trung Quốc.

Vậy tình huống hiện nay không phải là sự bế tắc, nhưng có thể diễn ra nhiều bất ngờ mới, có tính chèn ép của Trung Quốc, để khiến tranh chấp bị xoay vào thế song phương. Như vừa nêu, sẽ là khôn ngoan nếu Phillippines tuyệt đối không phản ứng gì với những sự chèn ép này, như người pháp ngôn Bộ ngoại giao Phillippines là Raul Hernandez đã nói.

Việc lôi kéo dư luận quốc tế vào vụ việc, thông qua việc gắn lợi ích các nước lớn với Phillippines qua các vụ việc khác, sẽ là phản ứng tốt nhất để xoay diễn biến tranh chấp về phía đa phương. Tất nhiên là sự lựa chọn phải xuất phát từ điều kiện cụ thể của Phillippines. Chẳng hạn vừa rồi, binh sỹ Mỹ và Philippines  đã tiến hành cuộc tập trận chung với giả định xông lên tái chiếm đảo Palawan của Philippines, đảo nằm cách không xa nơi xảy ra căng thẳng thực giữa Philippines và Trung Quốc.

Trong một diễn biến mới nhất, tại buổi nói chuyện tại Quỹ Heritage, khi đề cập đến cuộc tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông, Bộ trưởng ngoại giao Philippines là Del Rosario khẳng định: "Chúng tôi cần ngăn cản mọi cuộc xâm nhập tiếp theo vào các vùng biển mà chúng tôi có chủ quyền. Chúng tôi đang đệ trình một danh mục các vũ khí hạng nặng mà Mỹ có thể giúp chúng tôi, dưới dạng các tàu tuần tiễu, máy bay tuần tra, hệ thống rađa và các trạm theo dõi bờ biển. Chúng tôi đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ các đối tác quốc tế khác, những nước cũng rất sẵn lòng giúp đỡ".

Ông Del Rosario cho biết "trong khi chờ các vũ khí mới, điều quan trọng đối với Philippines và đồng minh Mỹ là hai bên tiếp tục tiến hành các cuộc tập trận quân sự theo cách thức tốt hơn, tại nhiều địa điểm hơn và thường xuyên hơn". Ngoài ra, Philippines cũng đang tăng cường quan hệ đối tác với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và các nước khác trong các lĩnh vực như an ninh biển, hỗ trợ nhân đạo và giảm nhẹ thảm họa.

Dĩ nhiên, tập trận chung, mua sắm vũ khí hạng nặng, hay tăng quan hệ hợp tác về an ninh biển chẳng làm thay đổi thế “trứng chọi đá” về mặt quân sự của Phillippines với Trung Quốc. Nhưng rõ ràng là lợi ích của các nước lớn về an ninh biển và ý muốn của Phillippines nhằm giữ các vùng biển mà Phillippines có chủ quyền theo công ước quốc tế là có gắn kết nhau.

Giờ đây, Trung Quốc sẽ phải lựa chọn giữa việc làm cho tranh chấp kéo dài và ngày càng thúc đẩy các nước lớn dính líu vào vụ việc một cách gián tiếp, có lợi cho họ, như tập trận chung Mỹ - Phillippines; hoặc sẽ phải gia tăng sự chèn ép, đẩy nhanh diễn tiến tranh chấp.

Nhưng điều đó sẽ lôi kéo các tiếng nói đa phương vào bênh vực bên bị chèn ép là Phillippines và yêu cầu các bên phải xử lý tranh chấp thông qua con đường quốc tế.


http://vn.news.yahoo.com/th-y-g-t-v-trung-qu-c-210000590.html



mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 11/May/2012 lúc 8:17am


Trung Quốc điều tàu chiến đến gần Philippines

Thanh%20Niên%20OnlineThanh Niên Online –11-5-2012

(TNO) Trung Quốc đã điều năm tàu chiến tối tân đến gần Philippines sau khi đưa ra cảnh báo rằng Bắc Kinh chuẩn bị cho mọi hành động leo thang trong vụ tranh chấp tại đây.



Theo truyền thông Nhật, máy bay do thám của Lực lượng phòng vệ Nhật lần đầu tiên phát hiện nhóm tàu Trung Quốc ở cách đảo Okinawa 650 km về phía tây nam trong hôm 6.5, sau khi chúng băng qua eo Miyako và hướng về phía nam.

Đây là năm tàu chiến thuộc hạm đội Nam Hải của Trung Quốc, gồm hai tàu khu trục lớp 052B Quảng Châu và Vũ Hán; hai tàu hộ vệ lớp 054A Ngọc Lâm và Sào Hồ; và một tàu tấn công đổ bộ lớp 071 Côn Lôn Sơn.

Chúng đã rời đảo Hải Nam và đi qua eo biển Đài Loan trước khi rẽ phải ở vị trí cách Đài Loan 180 km, theo tờ Taipei Times hôm 10.5.

Với trọng tải 18.000 tấn, tàu Côn Lôn Sơn là một trong những tàu chiến lớn nhất của hải quân Trung Quốc. 

Tàu chiến này có thể chở theo một đội quân tiếp viện lên đến 800 lính thủy cùng xuồng đổ bộ và trực thăng cỡ vừa. Nó từng tham gia vào các chiến dịch chống cướp biển ở vịnh Aden vào năm 2010.

Sau khi tiến vào Thái Bình Dương, các con tàu đã tiến hành các sứ mệnh huấn luyện trực thăng và sắp xếp đội hình chiến thuật tại vùng biển quốc tế nằm giữa Đài Loan và đảo chính Luzon của Philippines.

Tờ Hong Kong Standard dẫn lời các chuyên gia nhận xét các con tàu dường như đang diễn tập tình huống khẩn cấp trong lúc di chuyển với tốc độ tối đa.

Trong khi đó, các tường thuật từ Philippines nói rằng có số lượng lớn tàu bè Trung Quốc, chủ yếu là tàu cá, tại bãi cạn Scarborough, trung tâm trong vụ đối đầu căng thẳng giữa hai nước từ vài tuần qua.

Có khoảng 33 tàu Trung Quốc được phát hiện cách đây hai ngày sau khi có 14 chiếc được nhìn thấy vào tuần trước.

Sơn Duân

http://vn.news.yahoo.com/trung-qu%E1%BB%91c-%C4%91i%E1%BB%81u-t%C3%A0u-chi%E1%BA%BFn-%C4%91%E1%BA%BFn-g%E1%BA%A7n-philippines-103113788.html



mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 15/May/2012 lúc 4:48pm

Mỹ đưa siêu tàu ngầm tấn công đến Philippines

15-5-2012

 - Tàu ngầm tấn công cao tốc USS North Carolina của Hải quân Mỹ đã cập cảng Subic Freeport của Philippines nằm gần bãi đá ngầm Scarborough nơi diễn ra cuộc đối đầu giữa các tàu của Philippines và Trung Quốc.

USS North Carolina, tàu ngầm tấn công cao tốc có khả năng tàng hình và được trang bị công nghệ tiên tiến nhất thế giới hiện nay.

Phát ngôn viên Hải quân Philippines, Trung tá Omar Tonsay, tiết lộ thông tin trên ngày 15/5.
Theo ông Tonsay, chiếc tàu ngầm lớp Virginia cực kỳ tối tân này cập cảng Subic Freeport hôm 13/5 trong sứ mệnh bổ sung lực lượng cho quân đội Mỹ tại Philippines và "không liên quan gì” đến cuộc đối đầu căng thẳng kéo dài hơn một tháng qua giữa Philippines và Trung Quốc liên quan đến vấn đề chủ quyền đối với bãi đã cạn hình móng ngựa không có người ở mà Philippines gọi là Scarborough, Trung Quốc gọi là Hoàng Nham.
Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, với chiều dài 350 feet và trọng lượng hơn 7.800 tấn khi lặn, USS North Carolina là một trong những tàu ngầm có khả năng tàng hình cao nhất và được trang bị công nghệ tân tiến nhất trên thế giới.
Việc tàu USS North Carolina tới cảng Subic Freeport của Philippines sẽ giúp nâng cao khả năng thực hiện đầy đủ các sứ mệnh của tàu ngầm như tác chiến chống tàu ngầm, chống hạm; triển khai tấn công và chiến tranh đặc biệt cho các lực lượng tác chiến đặc nhiệm; và tiến hành các hoạt động tình báo, theo dõi, trinh sát.
Thông tin trên được đưa một ngày sau khi Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain hối thúc Washington ủng hộ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong cuộc đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông.

 Thượng nghị sĩ John McCain phát biểu tại hội thảo ở Washington ngày 14/5/2012.
 
Phát biểu tại một cuộc hội thảo của Viện Nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington, nhà lập pháp hàng đầu của Mỹ cho rằng Mỹ cần đảm bảo rằng Trung Quốc không thể “tự tung, tự tác” ở Biển Đông và “muốn làm gì thì làm” trong khi các nước nhỏ hơn phải chịu tổn hại.
Theo ông McCain, Mỹ cần phải ủng hộ các nước đối tác trong khối ASEAN để họ có thể hình thành một mặt trận thống nhất và thông qua đường lối đa phương để giải quyết tình hình tranh chấp tại Biển Đông một cách hòa bình.
Lâu nay, Trung Quốc nhất mực đòi tiến hành các cuộc đàm phán song phương với các nước tuyên bố có chủ quyền biển đảo ở Biển Đông nhằm dễ bề đạt được mục đích riêng của mình.
Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền đối 90% diện tích ở Biển Đông, trong khi thực chất nước này chỉ kiểm soát khoảng 10%. Thời gian gần đây, Trung Quốc không ngừng đẩy mạnh các hoạt động tại các vùng biển tranh chấp, trong đó có cả việc quấy nhiễu, đe dọa tàu thuyền của các nước khác đang hoạt động hợp pháp trên Biển Đông.  

Đức Vũ
Theo AFP, Kyodo



http://www.tinmoi.vn/my-dua-sieu-tau-ngam-tan-cong-den-philippines-05895127.html





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 15/May/2012 lúc 4:51pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 26/May/2012 lúc 4:44am


Deleted


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 26/May/2012 lúc 5:02am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 26/May/2012 lúc 4:51am



Tàu hải quân Nhật sắp tới Philippines


VnExpress.netVnExpress.net – 26-5-2012

Ba tàu huấn luyện của hải quân Nhật Bản sẽ đến thăm Philippines đầu tuần tới nhằm hợp tác nâng cao khả năng bảo vệ hàng hải và lãnh thổ cho Philippines.

Một tàu tuần tra của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Ảnh: House of Japan


Bộ Quốc phòng Philippines cho hay các tàu huấn luyện của lực lượng Phòng vệ Bờ biển Nhật Bản là JS Kashima (TV-3505), JS Shimayuki (TV-3513) và JS Matsuyuki (DD-130) sẽ đến Philippines vào ngày 28/5 và lưu lại đây trong 5 ngày.

Người phát ngôn Hải quân Philippines, tướng Omar Tonsay, cho biết tàu BRP Apolinario Mabini của nước này sẽ đón tiếp đội tàu của Nhật trên vùng biển ngoài khơi đảo Corregidor. "Chuyến thăm với các hoạt động huấn luyện chung sẽ làm tăng tình hữu nghị, hiểu biết và hợp tác giữa hải quân hai nước", Philippines Star dẫn lời ông Tonsay nói.

Chuyến thăm này của đội tàu Nhật diễn ra ngay sau khi tàu ngầm hạt nhân USS North Carolina của Mỹ và hai tàu chiến INS Rana và INS Shakti của Ấn Độ tới cảng Subic của Philippines trong những tuần qua.

Quan chức quốc phòng Philippines cho biết tất cả chuyến thăm của các tàu kể trên là những chuyến thăm hữu nghị và thường kỳ và không liên quan gì đến tranh chấp và căng thẳng tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham giữa Philippines và Trung Quốc.

Trước đó, chính phủ Nhật cam kết sẽ cung cấp cho Philippines 10 tàu tuần tra mới cùng với hai tàu chở hàng để tăng cường khả năng phòng vệ hàng hải và lãnh thổ cho quốc gia Đông Nam Á. Các tàu này sẽ được bàn giao cho Lực lượng Phòng vệ Bờ biển Philippines.

Một bài xã luận của tờ Yomiuri Shimbun của Nhật cho biết nước này quan ngại sâu sắc trước tình hình căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc và lo ngại sẽ xảy ra cuộc giao tranh trực tiếp vì bãi cạn kể trên. "Nhật Bản không thể đứng nhìn khi căng thẳng xảy ra. Hòa bình và ổn định ở khu vực ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) không chỉ quan trọng với các quốc gia Đông Nam Á mà còn ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định của Nhật Bản", xã luận có đoạn.

Căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh gia tăng từ đầu tháng 4 sau khi hải quân Philippines phát hiện 8 tàu cá của Trung Quốc tại bãi đá Scarborough/ Hoàng Nham. Sau đó, hai nước liên tiếp điều động tàu ngư chính hoặc tàu tuần tra và máy bay quanh bãi đá mà cả hai cùng tuyên bố chủ quyền.

Hiện trên khu vực bãi cạn tranh chấp, cả Trung Quốc và Philippines đều đã ban hành lệnh cấm đánh cá, trong đó lệnh của Trung Quốc bị nhiều nước liên quan phản đối. Giới quan sát từng đoán rằng các lệnh này sẽ giúp đôi bên cùng rút lui trong danh dự, nhưng cho đến nay chưa bên nào tỏ dấu hiệu sẽ thoái lui các tàu của mình.

Vũ Hà


http://vn.news.yahoo.com/t%C3%A0u-h%E1%BA%A3i-qu%C3%A2n-nh%E1%BA%ADt-s%E1%BA%AFp-t%E1%BB%9Bi-philippines-034500917.html





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 26/May/2012 lúc 5:21am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 26/May/2012 lúc 4:54am


Thương lái TC đã từng xử dụng "chiêu" này để thu vét dừa của VN, làm các nhà máy xử dụng nguyên liệu dừa của VN bị ngưng hoạt động vì thiếu nguyên liệu.
mk



Thương lái Trung Quốc ào ào mua dứa xanh

Vef.vnVef.vn – Thứ sáu, ngày 25 tháng năm năm 2012



Gần đây nhiều thương lái người Trung Quốc tìm đến vùng Đồng Tháp Mười (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) để thu mua trái khóm (dứa). Điều đáng nói là họ chỉ chọn những trái khóm cỡ to và còn xanh để mua với giá cao.


Vì thương lái Trung Quốc mua khóm với giá cao và thiếu thông tin nên một số hộ dân đã vô tư thu hái những trái xanh bán cho họ.

Mỗi ngày thu mua 20- 30 tấn

Theo tìm hiểu của chúng tôi ngày 24.5, thương lái Trung Quốc hiện đặt cơ sở thu mua khóm tại dốc cầu Kinh Xáng (thuộc xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Khóm mà họ chọn mua là loại có trọng lượng từ 1 - 2 kg/trái trở lên và còn xanh tươi trên cành. Giá mỗi kg khóm, họ thu mua là 4.000 đồng, cao hơn mức giá của thương lái nội địa từ 500- 800 đồng /kg.

Thấy được giá, nhiều nông dân huyện Tân Phước tranh thủ tỉa những trái to, đẹp còn xanh tươi trên cành để bán cho thương lái Trung Quốc. Nhiều bà con trong vùng cho biết, tính trung bình mỗi ngày, thương lái Trung Quốc thu mua từ 20- 30 tấn khóm ở vùng này. Sau đó họ cho đóng thùng đưa lên xe container chở đi.

Ông Hồ Văn Trường - Chủ tịch UBND xã Tân Lập 2 (huyện Tân Phước) thừa nhận: "Gần đây có chuyện nhiều thương lái Trung Quốc đến săn lùng mua khóm to, trái còn xanh. Tuy nhiên chỉ nghe thương lái nói vậy chứ chưa biết giá cả như thế nào. Xã cũng chưa có động thái nào đối với chuyện này. Tôi nghĩ nông dân thấy ai mua giá cao thì cứ bán thôi".

Việc thương lái Trung Quốc mua khóm của nông dân là điều bình thường, nhưng việc chọn trái to và còn xanh để mua là điều cần quan tâm. Từ lâu nay, Công ty cổ phần Rau quả Tiền Giang là đối tác chính để nông dân địa phương bán khóm thương phẩm, phục vụ cho nhà máy chế biến nước trái cây xuất khẩu. Thế nhưng, việc thương lái Trung Quốc nhảy vào mua ngang và chọn những trái khóm to, đẹp sẽ làm cho nguồn nguyên liệu của nhà máy của công ty bị thiếu hụt.


Nông dân Đồng Tháp Mười thu hoạch dứa

Dụ nông dân dùng thuốc kích thích

Ông Bùi Công Thành - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Quyết Thắng (xã Tân Lập 2, huyện Tân Phước) cho biết, trước đây thương lái Trung Quốc còn tìm đến và trao đổi với Ban chủ nhiệm hợp đồng thu mua khóm loại trái to, nhưng với điều kiện HTX phải sử dụng một loại thuốc "kích thích" do họ cung cấp để trái tăng trọng nhanh.

Do đảm bảo thương hiệu VietGAP của khóm Tân Lập nên chúng tôi từ chối. Vì biết thuốc họ đưa ra như thế nào mà phun xịt, còn việc chọn khóm to mua rồi số khóm nhỏ phải làm sao... Đây là kiểu "ăn xổi ở thì" không bền vững.

Ông Huỳnh Văn Bườn - Trưởng phòng Nông nghiệp- Phát triển nông thôn huyện Tân Phước cho biết, hiện nay một số thương lái Trung Quốc đến mua khóm với giá cao. Huyện đã làm việc với chính quyền các xã, tuyên truyền vận động nông dân cảnh giác với thương lái lạ, nhất là vấn đề tiền bạc.

Nông dân tuyệt đối không được nhận hóa chất nào của họ đưa để phun xịt cho khóm tăng trọng nhanh, có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng khóm và dẫn tới thương hiệu mất uy tín.

Một số chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, việc thương lái Trung Quốc đến tuyển chọn mua khóm trái to còn xanh trên cây là điều cần thận trọng. Bởi thực tế đã xảy ra việc thương lái Trung Quốc "quỵt" tiền của nông dân khi mua cua, tôm sú, khoai lang ở Cà Mau và Vĩnh Long...

Vùng Đồng Tháp Mười thuộc huyện Tân Phước có gần 12.000ha trồng khóm, đứng đầu cả nước. Đây là cây xóa đói, giảm nghèo của nông dân vùng đất mới. Do đó, việc trồng cũng như giải quyết đầu ra của trái khóm cần được chính quyền và ngành chức năng địa phương quan tâm.

(Theo Dân Việt)



http://vn.news.yahoo.com/th%C6%B0%C6%A1ng-l%C3%A1i-trung-qu%E1%BB%91c-%C3%A0o-%C3%A0o-mua-d%E1%BB%A9a-050000094--finance.html



mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 09/Mar/2013 lúc 12:10am



    Một tiệm ăn tại Bắc Kinh có treo bảng :"Không tiếp khách Nhật Bản, Phi luật Tân, Việt Nam và chó"
Link nguồn :

GoiDan : Message: Fwd: Không tiếp khách Nhật Bản, Phi luật Tân ...

groups.yahoo.com/group/GoiDan/message/192093 - Hoa Kỳ


______________________________




Thứ năm - 07/03/2013 23:29

Lời bình luận rất hay !

Có một anh chàng người Úc, du lịch Trung Quốc. Anh ta, sau khi đọc tấm biển đó, lấy làm thắc mắc. Hỏi ra mới biết là vì tình hình này nọ là như thế, nhưng tại sao lại có cả chó trong đó?
Cuối cùng anh ta phát biểu một tràng bằng tiếng Ăng Lê như sau:
"This shop does not receive the Japanese, the Vietnamese, the Philippines and dogs!" Everyone knows that China have disputes with Japan, the Philippines and Vietnam on the islands. That is the reason why Chinese hate them but I can not understand what is disputes between Chinese and dogs? I know dogs can eat sh*t, is this the reason???!!!...
 
Tạm dịch:" Tiệm ăn này không tiếp khách Nhật, Philipine, Việt Nam và chó " !
Ai cũng biết Trung Quốc có tranh chấp đảo với Nhật, Philipines và Việt Nam.
Vì thế Trung Quốc ghét họ, nhưng tôi không hiểu được tại sao lại có tranh chấp giữa chó với Trung Quốc? Tôi biết là chó thường ăn cứt, hay là chó tranh giành ăn cứt với họ, có phải đó là lý do không?


http://chungnhan.org/giaoxu/living/dangchuy/Loi-binh-luan-rat-hay-2792/






mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 09/Mar/2013 lúc 9:40am
 

Mời xem  ..Một điều kỳ thú xảy ra ..

Lần này Trung Cộng vừa để dằn mặt không những với Phi Luật Tân mà gián tiếp nhắm vào Hoa Kỳ khi đem 5 tàu chiến tối tân đảo di chuyển về đảo Scarborough của Philippines. 
 
Hỏa lực của Hải quân của Phi không  ngang sức được với Trung Cộng với kỹ thuật tàu chiến không đũ tối tân, hùng hậu và số lượng ít ỏi hơn. 
 
Mục đích của Phi là tự vệ trong khả năng tối đa còn Trung cộng thì hăm dọa một cách không cân xứng lực lượng.
 
Giết gà không cần dùng dao mổ trâu, nhưng . . . Trung Cộng thích diệu vỏ dương oai, một bản tính cố hữu nhiều ngàn năm, khihăm dọa nước Phi lần này. 
 
Một điều kỳ thú vừa xảy ra ..
Cả Trung Cộng lẫn Phi dường như ngạc nhiên và sửng sờ có thể lúng túng khi chiếc tàu ngầm USS North Carolina -- a Virginia cl*** fast attack submarine- bất thình lình nổi lên nơi tàu đậu ở Subic bay của Phi.


Phản ứng của Nga Đại sứ Nga tại Manila, ông Nikolay Kudashev cho biết: “Moscow rất quan ngại về “sóng gió” gần đây ở Biển Đông.
 
Liên bang Nga tuyên bố phản đối bất kỳ hành động can thiệp nào của các nước bên ngoài vàonhững cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Đây là lập trường chính thức của chúng tôi”. 
 
Động thái này cho biết Nga cũng sững sờ,
vì đa số kỷ thuật tối tân của Nga cũng thể hiện trong tàu chiến Trung cộng.Có thể ngạc nhiên của Trung cộng bao gồm nổi bực tức vì các phương tiện tối tân (ăn cắp và mua bản quyền chế tạo) gần như bất lực không khám phá ra được chiếc tàu ngầm USS North Carolina đã xuyên qua khu vực họ bố trí 5 chiếc tàu chiến với niềm tự phụ, háo thắng.
 

Có thể  ngạc nhiên của Phi bao gồm niềm hân hoan của kẻ bị bắt nạt khi có đàn anh đồng minh sẳn sàng che chở.
 
Động thái dằn mặt của Hoa Kỳ chứng tỏ sức mạnh kỷ thuật của nước Mỹ đã ưu việt hơn kỷ thuật ăn cắp của Trung cộng.
 
 Đó cũng ngầm cho biết " tàu tấn công của chúng tôi đả thấy anh nhưng chưa làm gì hết vì . . .  chưa tới lúc"
 
Động thái này cũng ngầm cho thế giới biết về sức mạnh của Hải quân Hoa Kỳ. 
 
 Ngày nay thế giới hiểu rằng Hoa Kỳ có một ngôi vị cao về kỷ thuật trong khí cụ chiến tranh, nhưng kỷ thuật này nếu Trung cộng hay Nga có được thì thế giới chúng ta có yên ổn không?
                                                                        
 
NT5NDLe post






Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 09/Mar/2013 lúc 9:41am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 17/Mar/2013 lúc 12:04am

Chính trị thường... gian trá.
Chiến tranh luôn.... tàn nhẫn.
Một bài viết cho kế hoạch... tương lai chưa xác định.... thời gian !Smile
Mời cả nhà đọc chơi cuối tuần.
MK




Striking Three Gorges Dam (Ðp Tam Vc) could be the mortal blow to Red China
Hàng trăm phi công Kamikaze x Phù Tang đã sn sàng lên đường trc ch ri !!! Xin quý vị đng có...NO !!! Xác Tàu s tràn ngp bin Đông và các sông ngòi Á Châu !

How to destroy Red China the easiest & cheapest way by using non-nuclear device w/o worrying retaliation.
- The Three Gorges Dam, communist China's biggest blunder of them all, suddenly becoming a hostage can be blackmailed not only by the United States, but also has become a Godsend gift to its neighboring Japan and Taiwan as well, for their own protections.
- Unfortunately for China, this "hostage" cannot be freed !! It would tie Chinese communists' hands and safeguard the Free World from China's territorial ambition for an undetermined time in the future.
File:200407-sandouping-sanxiadaba-4.med.jpg
Nhờ quý dộc giã phỗ biến tài liệu nầy dến cả Chệt lẫn Đế Quốc M
 
ng một cách ít tốn kém nhất, zễ zàng nhất !! mà khỏi cần vũ khí nguyên tữ …
 
Cùng quý đc giã thân thương xa gn ni ngoi,
Nếu tht s cn dn mt Trung Cng, Hoa Kỳ có quá nhiu phương tin dla chn hu tiêu dit TC mà TC chng làm gì dược.
Phương pháp tn công s đơn giãn, rtin mà ãnh hưỡng di vi TC thì vô cùng ln lao mà t đó v sau, TC s không th ngóc đu lên dược:
Mc tiêu dó là Đp Tam Vc (Three Gorges Dam).
Hoa kỳ chĩ cn ng ý (bn tiếng) v ý đnh đánh phá Đp Tam Vc là cái mõ cũa bn Cht phương Bc s câm ngay.
- HK có th dùng/phóng cruise missile - loi hõa tin bay thp, ôm theo hình th đa hình đ đi phương không th phát giác (hõa tin vin khin) t BTL/HK ti TBD Hawaii d phá hoi DTV ny..
- hay mt hôm dp tri nào dó .. mt SQ hãi quân thuc hm di 7 (HK) thuc thế h th 2 hay 3 cũa người Viet hãi ngoi ..làm b say sưa.. nhn mt cái nút mà mt hõa tin t lái đã được "chiếu tướng" (zeroed-in) vào Đp Tam Vc ttrước.. thế là cái mc tiêu (Three Gorges Dam) to t b trong ni đa TC ..sp đ xung .. S sp đ ny s kéo theo chế đ Đi Hán cũa Cht !!
- Nếu Đp Tam Vc b phá .. hay chĩ b …NTsơ sơ mà thôi .. thế là k như bn chóp bu CS Cht + thêm 1/3 khi dân s (450 triu + người) nước Tàu ngày đêm nơm np lo s mt trn đi hng thũy có th xy ra bt c lúc nào.
Tht vô phúc cho bn bành trướng phương Bc khi xây Đp Tam Vc, không nhng to thành mc-tiêu (con tin) cho Hoa Kỳ mà Dp Tam Vc mc nhiên tr thành con mi ngon cho cã Nht Bãn và Dài Loan. Đó là cái quà Tri cho 2 quc gia ny.
Bng nhiên vn đ quc phòng cũa Nht Bãn & Đài Loan tr nên dơn giãn và bão dãm.
- Nếu Đp Tam Vc b v thì chuyn gì s xãy ra ?
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/d8/Tsunami2.JPG
- Trong khi tsunami (sóng thn) do thiên nhiên to ra, phát xut t đi dương tràn vào lc-đa to ra s tàn phá và chết chóc kinh hoàng cho mt vùng dân cư rng ln (như Nam Duơng & Thái Lan vv trong quá kh gn dây) ..thì ngược li, hin tượng tsunami Đp Tam Vc là do con người to ra. Vì tham vng mà mù quáng + thêm ngu xun cũa bn Tàu Phù đã to ra như vy và chĩ cn mt hành dng nhõ cũa kdch là khi tsunami Đp Tam Vc s xãy ra.
Hin tượng ny s tàn phá & chết chóc cho TC trong thi gian ngn --t 5,10 giây cho dến 30 phút là xong tt cã !!
S không có mt sc lc nào trên thế gian có th cưỡng li hay ngăn chn dược.
- Hng trăm triu dân Cht s bcun ra bin Đông theo con sông Hoàng Hà rng ln, bây ch tm thi tr thành bin Hoàng Hà.
- 1/3 nước Tàu – vùng thnh vượng nht – mà dân cư sinh sng s b chôn vùi trong nước lt...
- Các di tích lch s mà TC thường hãnh din vi thế gii hng ngàn năm qua, s tan biến trong nước lũ.
- Hng ngàn thành f ln nhõ s b ngp lt..
- Hng chc ngàn nhà máy k ngh, xưỡng, hãng sãn xut hàng đ xut cãng s b tàn phá, ngp nước và s b trôi di mt tang mt tích.
- Hng trăm ngàn làng mc, ln nhõ s b nước t h Đp Tam Vc - dược ni rng choán hng chc ngàn mu dt thượng ngun sông Hoàng Hà dxung làm ngp lt.

Hàng chc ngàn tàu bè thương mãi, k ngh, zu lch s b tan tành vì hng triu tn nước d xung hng giây .. nhn chìm chúng trước khi tng chúng ra Bin Dông ..
- Nn kinh tế cũa Cht ..bng dưng khng li .. h thng xut cãng trong bao năm qua ..mc nhiên tr thành h thng nhp cãng mi mt đ cho dân chúng x dng. Nn đói s hoành hành đám Cht phương Bc..
- Trung cng s không còn ngóc du lên ni.
T trước dến nay, TC c tưỡng là công trình xây ct Đp Tam Vc là khôn ngoan, ngun cung cp din năng ln lao nht thế gii cũa TC s cc kỳ r tin, tin li cho k ngh sãn xut, nhưng vi s tính toán cũa các chiến lược gia HK cũng như Á châu – mà có lão Matthew Trn ny làm c vn –s làm Đp Tam Vc tr thành cũa n ..
...tháo g là không th nào được ..
...mà vt bõ di cũng không được ..
Đp Tam Vc (Trung cng) s tr thành mc tiêu – con tin vĩnh vin -- cho Hoa Kỳ.
Quân Tàu phù s giy chết t t.
Nếu Hoa Kỳ không li dng quan đim chiến lược ny thì s tr nên chàng khng l kh kho nht thế gii.

Matthew Trn



 

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 17/Mar/2013 lúc 10:17pm



Thứ Hai, 11/03/2013 - 10:41

Trung Quốc rúng động vì Nhật bàn giao tàu ngầm AIP thứ 5

Ngày 08/03 vừa qua, “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc đã đang tải một thông tin “khiến nhiều người kinh ngạc” về tốc độ chóng mặt của Nhật trong lĩnh vực đóng tàu ngầm cực hiện đại kiểu AIP.


Trung%20Quốc%20rúng%20động%20vì%20Nhật%20bàn%20giao%20tàu%20ngầm%20AIP%20thứ%205


 Ngày 06/03 vừa qua, lực lượng tự vệ trên biển của Nhật Bản đã tiếp nhận tàu ngầm mang số hiệu 505 lớp “Soryu” từ nhà máy đóng tàu Kobe, trực thuộc công ty công nghiệp nặng Mitsubishi (Mitsubishi Heavy Industries). Trong buổi lễ, đã tiến hành lễ trao quân kỳ cho chiếc tàu ngầm thứ 5 lớp “Soryu” này, nó cũng là chiếc tàu ngầm kiểu AIP thứ 5 mà Nhật Bản tự đóng (mang số hiệu từ 501 - 505).

Trung%20Quốc%20rúng%20động%20vì%20Nhật%20bàn%20giao%20tàu%20ngầm%20AIP%20thứ%205

Ngày 29/01 vừa qua, Bộ quốc phòng Nhật Bản đã công bố kế hoạch chi tiêu ngân sách quốc phòng năm 2013, trong quy hoạch phát triển vũ khí trang bị Nhật năm 2013 có một hạng mục rất quan trọng là đầu tư 53,1 tỷ yên, để đóng mới 1 tàu ngầm lớp “Soryu” có lượng giãn nước 2900 tấn (khi lặn 4000 tấn) được chế tạo trên cơ sở tàu ngầm lớp “Oyashio”.

Trung%20Quốc%20rúng%20động%20vì%20Nhật%20bàn%20giao%20tàu%20ngầm%20AIP%20thứ%205

Bộ Quốc phòng Nhật khẳng định: “Hải quân Nhật đã đặt mua 10 chiếc và dự kiến đến năm 2015, Nhật sẽ có đủ 10 tàu ngầm thông thường trên 4000 tấn, đưa khả năng tác chiến ngầm lên một tầm cao mới”. Khi đó, Nhật giữ rất kín thông tin về số lượng các nhà máy tham gia vào hạng mục tàu ngầm này và cũng không ai biết thực lực của mỗi nhà máy đến đâu nên kế hoạch này bị coi là không tưởng.

Trung%20Quốc%20rúng%20động%20vì%20Nhật%20bàn%20giao%20tàu%20ngầm%20AIP%20thứ%205

Trên thực tế, đối với tàu ngầm thông thường, từ khi đóng mới rồi chạy thử đến khi bàn giao tàu, thuận lợi nhất nhất cũng là 3-5 năm, nên nhiều người cho là Nhật không thể hoàn thành định mức này đúng theo kế hoạch. Nhưng đến khi, ngay đầu năm 2013 Nhật đã bàn giao đến chiếc thứ 5 thì không ai có thể coi thường công nghệ tàu ngầm của Nhật nữa.

Tàu%20ngầm%20AIP%20“Scorpene”%20của%20hãng%20DCNS%20-%20Pháp%20trong%20biên%20chế%20của%20hải%20quân%20Malaysia
Tàu ngầm AIP “Scorpene” của hãng DCNS - Pháp trong biên chế của hải quân Malaysia
Loại tàu ngầm này có lượng giãn nước 2900 tấn (khi lặn 4000 tấn), sử dụng công nghệ động lực không cần không khí (AIP), hay còn gọi là động cơ tuần hoàn khép kín, sử dụng chính CO2 giải phóng trong quá trình đốt nhiên liệu để tái sinh ôxy, vì vậy giúp cho tàu có khả năng tác chiến ngầm rất lâu mà không cần nổi lên lấy dưỡng khí.
Chiếc%20tàu%20ngầm%20AIP%20đầu%20tiên%20lớp “Soryu”%20của%20Nhật%20mang%20số%20hiệu%20501
Chiếc tàu ngầm AIP đầu tiên lớp “Soryu” của Nhật mang số hiệu 501

Các tàu ngầm sử dụng công nghệ động lực AIP có tác dụng giảm bộc lộ radar của bức xạ tần số âm của động cơ và độ rung chấn nên cơ bản không cần ngói cách âm. Hiện nay, ngoài Mỹ ra chỉ có vài nước như: Nhật, Đức, Pháp, Nga và Thụy Điển mới làm chủ được công nghệ này, các nước Australia và Ấn Độ cũng đang từng bước học hỏi hoặc tham gia các chương trình chế tạo liên hợp.


Tàu%20ngầm%20SMX-26,%20một%20trong%20những%20mục%20tiêu%20theo%20đuổi%20của%20Trung%20Quốc
Tàu ngầm SMX-26, một trong những mục tiêu theo đuổi của Trung Quốc  

Tháng 5/2012 vừa qua, Australia đã đề nghị được tham gia dự án đóng tàu ngầm “Soryu” của Nhật. Được biết, các công nghệ có liên quan đến dự án này được bảo mật rất cao, nhưng có lẽ nó sẽ sớm được thông qua vì nếu đồng ý, Nhật sẽ đạt được 3 mục đích rất lớn. Một là, giảm bớt chi phí đầu tư cơ bản; hai là tăng cường mối quan hệ hữu nghị với Australia và ba là tăng cường khả năng tác chiến ngầm để đối phó với Trung Quốc.

Tàu%20ngầm%20S-80%20của%20hãng%20Navantia%20-%20Tây%20Ban%20Nha
Tàu ngầm S-80 của hãng Navantia - Tây Ban Nha

Hiện nay Ấn Độ cũng đang lựa chọn nhà cung cấp gói thầu mua 6 tàu ngầm theo kiểu nước ngoài, đóng 2 và Ấn Độ tự đóng 4. Cả 4 nhà thầu tham gia dự án này đều phải cung cấp các tàu ngầm AIP, cụ thể là “Scorpene” của hãng DCNS - Pháp, “Amur” 1650 của Viện thiết kế Rubin - Nga, tàu ngầm kiểu 214 của công ty HDW - Đức, tàu ngầm S-80 của hãng Navantia - Tây Ban Nha.

Tàu%20ngầm%20kiểu%20214%20của%20công%20ty%20HDW%20-%20Đức%20trong%20biên%20chế%20hải%20quân%20Hàn%20Quốc
Tàu ngầm kiểu 214 của công ty HDW - Đức trong biên chế hải quân Hàn Quốc

Đại bộ phận Đông Hải có độ sâu trên dưới 40m, vùng có độ sâu nhất cũng chỉ có 150m, còn lại rất ít chỗ vượt qua 100m, chỉ có tàu ngầm AIP cỡ nhỏ mới hoạt động được ở vùng nước nông ấy mà ít phải nổi lên để tránh bị phát hiện, kế hoạch đóng tàu của Nhật nhanh đến mức không tưởng đã làm Trung Quốc rất lo lắng, nếu chậm chân toàn bộ Đông Hải sẽ lãnh địa của tàu ngầm Nhật Bản. 

Tàu%20ngầm%20Amur%20của%20Nga%20là%20loại%20tàu%20ngầm%20AIP%20đắt%20khách%20nhất%20thế%20giới
Tàu ngầm Amur của Nga là loại tàu ngầm AIP đắt khách nhất thế giới

Hiện nay, tất cả các đối thủ lớn của Trung Quốc đều đã và sắp có tàu ngầm AIP (Hàn Quốc cũng đã mua tàu ngầm 214 của Đức), trong khi Trung Quốc hiện đang nghiên cứu, phát triển chưa được nên họ rất lo lắng. Thời gian qua họ đã đánh tiếng mua tàu ngầm SMX-16 của Pháp nhưng chưa đạt được thỏa thuận và đến cuối tháng 12/2012, Bắc Kinh đã quyết định mua 4 tàu ngầm lớp “Amur” kiểu 1650 của Nga.

Theo Nguyễn Ngọc
An ninh thủ đô






mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 12 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.180 seconds.