Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Sức Khỏe - Y Tế
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Khoa Học - Kỷ Thuật :Sức Khỏe - Y Tế  
Message Icon Chủ đề: CÁC THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 186 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Phanthuy
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 960
Quote Phanthuy Replybullet Gởi ngày: 18/Jun/2010 lúc 3:26pm
Những bài của các bạn hay và bổ ích quá.
Thỉnh thoảng PT vào xem vài bài , rồi liền áp dụng ngay
Kết quả rất tốt.
Cảm ơn các bạn vô cùng.
Hôm nay PT xin góp 1 bài.
 
         
                                NÊN BIẾT NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN
                                           VỀ UỐNG THUỐC
                                                    


,
Nhiều người không biểt rằng thức ăn thức uống có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của việc dùng thuốc, đặc biệt là thuốc uống. Riêng thức uống thường được dùng để uống thuốc (gọi là chiêu thuốc), nếu dùng loại không thích hợp có khi hại thuốc, không còn tác dụng trị bệnh hoặc gây tai biến. PGS.TS.DS. Nguyễn Hữu Đức cho độc giả những lời khuyên bổ ích.  


Không phải loại nước nào cũng uống được với thuốc
Đối với nhiều người, uống thuốc với bất cứ nước gì có vẻ không quan trọng, thậm chí có người lựa chọn hẳn một loại nước xét ra có mùi vị thích hợp, nhằm loại trừ cảm giác khó chịu do dùng thuốc. Có người rất thích dùng nước ép trái cây để uống thuốc vì có cảm giác dễ chịu do mùi vị trái cây đưa đến. Không những thế, có người uống thuốc với nước xong, vội vàng ăn thật nhiều trái cây để làm mất dư vị khó chịu của việc uống thuốc.
Cả hai trường hợp vừa kể có thể gọi chung là uống thuốc với nước trái cây (vì ăn trái cây ngay sau uống thuốc, dịch trái cây cũng sẽ tác động trực tiếp với thuốc ở dạ dày). Nên biết rằng, nhiều loại nước trái cây hiện nay đã được chứng minh là gây hại nếu uống chung với thuốc.
Nước lã đun sôi để nguội hoặc nước lọc hợp vệ sinh là loại nước tốt nhất dùng để uống thuốc. Ảnh: Đức Toàn
Nước cam, nước táo dùng uống thuốc có thể làm giảm sự hấp thu một số thuốc do làm chất sinh học ở ruột đảm nhận việc chuyển vận thuốc vào máu không hoạt động được. Nước cam, nước chanh có vị chua có thể làm cho kháng sinh như: ampicillin, erythromycin, lincomycin bị hỏng do các kháng sinh này kém bền vững ở môi trường acid (vị chua chính là acid).
Nghiêm trọng nhất là nước bưởi chùm (grape-fruit) , là loại bưởi dùng nhiều ở phương Tây, nhưng thận trọng cũng nên lưu ý cả nước bưởi trồng ở ta (tên nước ngoài là pomelo) vì cả hai đều chứa hoạt chất naringin và bergamotin (ở bưởi ta hai chất này có chứa trong vỏ nhiều hơn). Khi uống chung với một số thuốc (như thuốc statin trị rối loạn lipid huyết, thuốc atenolol trị tăng huyết áp,…) nước bưởi chùm sẽ làm tăng độc tính của thuốc do naringin có trong nước bưởi ức chế men chuyển hóa thuốc ở gan, làm tăng nồng độ thuốc quá đáng ở trong máu.
Vì sao nước bưởi chùm làm hại thuốc?
Có khá nhiều thuốc tương tác với nước bưởi. Bưởi được đề cập ở đây là bưởi chùm, có tên khoa học Citrus paradisis, khác với bưởi có ở ta có tên khoa học là Citrus grandis họ Rutaceae. Sự tương tác giữa nước bưởi chùm và thuốc được khám phá tình cờ vào năm 1989, khi đó, tác giả Bailey phát hiện nếu dùng cùng lúc bưởi chùm và uống thuốc felodipin trị tăng huyết áp, nồng độ felodipin trong máu tăng gấp 3 lần so với bình thường. Chính nước bưởi chùm làm tăng nồng độ felodipin trong máu, tức làm cho sự chuyển hóa thải trừ felodipin bị chậm giống như dùng quá liều felodipin.
Cơ chế tương tác giữa nước bưởi chùm và thuốc có thể giải thích như sau: nhiều thuốc được chuyển hóa bằng enzyme cytochrom P-450 có ký hiệu CYP3A4 có ở gan và ruột. Bình thường cơ thể có đủ CYP3A4 để chuyển hóa các thuốc, trong đó có felodipin, nên uống đúng liều thuốc sẽ không xảy ra chuyện gì. Khi ăn hoặc uống bưởi chùm, nồng độ CYP3A4 trong gan ruột, đặc biệt là ở ruột, bị chất naringin và bergamotin có trong nước bưởi chùm làm cho enzyme giảm đi rất nhiều. Do đó, sự chuyển hóa và thải trừ thuốc sẽ kém và chậm hơn so với bình thường, giống như dùng thuốc quá liều gây ngộ độc.
Nước gì tốt nhất dùng để uống thuốc?
Nước lã đun sôi để nguội hoặc nước lọc hợp vệ sinh là loại nước tốt nhất dùng để uống thuốc. Uống thuốc với loại nước này với lượng nước đủ sẽ giúp đưa thuốc viên (viên nén hoặc viên nang) từ miệng xuống nhanh đến dạ dày, tan rã và hòa tan tạo dung dịch thuốc, sau đó trôi xuống ruột là vị trí dược chất sẽ hấp thu vào máu cho tác dụng.
Đối với thuốc là viên nang hay còn gọi là viên nhộng là dạng dễ nuốt, một số người uống khan, không uống chung với nước (đặc biệt là người cao tuổi do rối loạn tiểu tiện thường đi tiểu lắt nhắt rất ngại uống nước), viên nang uống khan có thể dính lại ở thực quản gây viêm loét thực quản rất tai hại. Vì vậy, uống thuốc với lượng nước đủ là cần thiết, và thậm chí có một số thuốc đòi hỏi phải uống nước thật nhiều (như thuốc chứa dược chất sulfamid) để thuốc được lọc bài tiết nhiều theo nước tiểu, không gây đóng sỏi hại thận.
Có thể dùng nước đóng chai nhưng phải là nước tinh khiết chứ không nên dùng nước chứa các chất khoáng (còn gọi nước suối) để uống thuốc, bởi vì chất khoáng như; canxi, natri… có thể tương kỵ gây hại thuốc.




Chỉnh sửa lại bởi Phanthuy - 18/Jun/2010 lúc 3:28pm
PhanThuy-CA
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 23/Jun/2010 lúc 8:47am
Chữa đau dây thần kinh tọa

BS. Đinh Thị Thanh


Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dài nhất cơ thể trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân.
Dây thần kinh tọa chi phối các động tác của chân, góp phần làm nên các động tác đi lại, đứng ngồi của hai chân.
Đau dây thần kinh tọa biểu hiện đặc biệt đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng 5 (L5) rễ thần kinh sống 1 (S1). Nếu rễ thần kinh L5 bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài động mạch cẳng chân xuống tận ngón chân út. Nếu rễ thần kinh S1 bị tổn thương thì đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, xuống phía sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân. Nếu đau thần kinh tọa trên (thần kinh hông) thường đau tới phía trên đầu gối. Nếu đau dây thần kinh tọa dưới thì đau tới mắt cá ngoài bàn chân.
Đau dây thần kinh tọa rất thường gặp, trường hợp đau nhẹ người bệnh vẫn đi lại, làm việc bình thường. Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Nếu đau nhiều thì khi chân dậm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi, đi đại tiện rặn cũng đau. Đau nặng ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động.
Đau dây thần kinh tọa gặp ở tất cả các lứa tuổi cả nam và nữ, tuy nhiên thường gặp ở lứa tuổi từ 30-60, nam mắc nhiều hơn nữ, những người lao động chân tay nặng nhọc hay mắc bệnh này.
Mang vác và làm việc nặng ở tư thế sai, gò bó, rung xóc, chấn thương, các động tác thay đổi tư thế đột ngột là yếu tố thường xuyên nhất làm khởi phát bệnh, ngoài ra yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò nhất định thúc đẩy xuất hiện và tái phát bệnh. Một số nghề nghiệp có tư thế làm việc gò bó như ngồi, đứng nhiều, công nhân bốc vác, nghệ sĩ xiếc, cử tạ, thể thao v.v... dễ xuất hiện bệnh và tái phát bệnh nhiều hơn.
Các nguyên nhân gây đau thần kinh tọa: do tổn thương ở cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh, nhưng nguyên nhân chính là do thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác là các tổn thương thực thể vùng thắt lưng cũng như là các dị dạng bẩm sinh (gai đôi, quá phát mỏm ngang các đốt sống thắt lưng) hay là tổn thương mắc phải ở vùng cột sống thắt lưng (chấn thương, thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống do nhiễm khuẩn v.v...).
Triệu chứng của đau thần kinh tọa: Đa số đau thần kinh tọa một bên, người bệnh có tư thế ngay lưng hay vẹo về một bên để chống đau. Tùy theo tổn thương mà người bệnh có thể không nhắc được gót hay mũi chân, dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương. Khi bệnh nặng chân tê bì mất cảm giác, có thể đái dầm, ỉa đùn.
Điều trị: Điều trị đau thần kinh tọa phải kết hợp các biện pháp nội khoa, đông y, ngoại khoa, tâm lý, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Phẫu thuật có chỉ định trong một số trường hợp. Trong thời gian đang đau cấp, hoặc đợt cấp của đau thần kinh tọa mãn, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường và bất động, tránh mọi di chuyển hoặc thay đổi tư thế làm căng dây thần kinh.
Người bệnh cần nằm trên giường phẳng và cứng, nằm ngửa, hông và gối hơi gấp, nếu đau nhiều có thể nằm co chân.
- Thuốc điều trị(bác sĩ hướng dẫn) cần dùng các thuốc chống viêm không steroid như voltaren, ticotil, mobic... và thuốc chống hư khớp như piascledin. Nếu người bệnh có đau dạ dày tá tràng phải dùng kèm theo các thuốc băng niêm mạc dạ dày như phosphalugel, gastropulgit hay thuốc ức chế bài tiết dịch vị dạ dày như famotidin, omeprazol, có thể dùng các thuốc kết hợp khác như thuốc giảm đau paracetamol, efferalgan codein, diantalvic, thuốc giãn cơ myotral, mydocalm, myonal v.v...
- Vật lý trị liệu: chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại laser, sóng ngắn, từ trường, điện châm v.v... Có thể dùng liệu pháp tắm nhiệt, tắm suối khoáng..., kéo giãn cột sống bằng dụng cụ cho trường hợp lồi hoặc thoát vị đĩa đệm.
- Điều trị đông y: xoa bóp châm cứu, ấn huyệt, thủy châm.
- Điều trị ngoại khoa được chỉ định khi: điều trị nội khoa không đỡ sau 6 tháng, hoặc có biến chứng liệt, teo cơ, rối loạn cơ tròn, cũng có thể phẫu thuật khi đau dữ dội, đau tái phát nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và lao động.
Phòng bệnh đau thần kinh tọa:
- Tập thể dục thường xuyên nhẹ nhàng, không quá sức để nâng cao thể lực, áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống. Tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất. Điều trị kịp thời các bệnh thoái hóa cột sống. Người bị đau thắt lưng tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như golf, bóng chuyền, tennis, vác balô nặng.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, bỏ rượu, thuốc lá, giảm cân với những người béo phì, tránh những căng thẳng quá mức về tâm lý. Không nên nằm đệm quá dày và mềm, giường lò xo.
- Các động tác sinh hoạt, lao động hằng ngày phải bảo đảm thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng. Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác... hay nhấc vật nặng có ý nghĩa rất quan trọng. Cần đứng trên tư thế thẳng, không rũ vai, gù lưng. Để tránh khom lưng, khi ngồi đọc và viết lâu nên ngồi gần bàn viết, ghế ngồi không quá cao hoặc bàn viết không nên thấp quá. Nếu phải ngồi lâu nên thường xuyên đứng lên và làm các động tác thể dục giữa giờ. Trong lao động chân tay cần chú ý tránh khiêng vác vật nặng, nhất là bê vật nặng ở tư thế cúi lom khom. Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống bệnh nhân có thể đeo đai lưng khi mang vác vật nặng, hãy để cho sức nặng của vật chia đều cả hai bên cơ thể, không bao giờ mang vật nặng ở một bên người, không mang nặng trong thời gian dài.
Khi muốn nhấc một vật nặng lên, nên co đùi gấp gối đôi chân gập lại vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng. Không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc vật nặng. Cải thiện điều kiện làm việc, hạn chế các sang chấn về tinh thần, chấn thương do lao động.


BS. Đinh Thị Thanh

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 25/Jun/2010 lúc 6:26am
 
 
Bốn món ăn xóa vết tàn nhang.

Thiên nhiên cho ta nguồn thực phẩm vô cùng phong phú và đa dạng, trong đó có những loại thực phẩm khi biết cách chế biến có tác dụng xóa vết tàn nhang rất hiệu quả.

Nước cà chua
 
 
Một cốc nước cà chua ép hoặc 1-2 quả cà chua sống ăn mỗi ngày có tác dụng làm mờ vết tàn nhang nhanh chóng. Cà chua chứa nhiều vitamin C, giúp da trắng mềm và mờ dần những đốm đen.
 
 
Cháo dưa chuột
Cháo dưa chuột

Gạo 100g, 200g dưa chuột tươi, 2g muối, 10g vừng. Gạo nấu cháo cho đến khi nhừ thì cho dưa chuột đã gọt vỏ thái lát mỏng vào, tiếp đến cho muối và vừng rang. Dưa chuột giàu caroten, viatmin C, B1, B2, sắt… Món cháo dưa chuột sẽ cung cấp độ ẩm cho da, mờ tàn nhang, trắng da và giúp giảm béo.
 
Nước chanh
 
 
Chanh rất giàu vitamin C, B, chứa nhiều canxi, photpho, sắt… Uống nước chanh thường xuyên không chỉ mờ được vết tàn nhang, da trắng mịn mà còn ngăn được lão hóa, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch
 
 
Súp mộc nhĩ táo đỏ
 
30g mộc nhĩ cắt chân, rửa sạch. 20g táo đỏ rửa sạch để nguyên quả, cho vào lượng nước vừa đủ, nấu khoảng 30 phút cho thật nhừ để ăn sáng và ăn nhẹ sau bữa tối. Mộc nhĩ có tác dụng làm trắng da, táo đỏ lại tốt cho lá lách, gan… giúp xóa những vết tàn nhang. Món ăn này cũng rất hiệu quả cho người ăn kiêng.
Theo Xuân Trang (Dân Việt)

 
 
mk
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Jun/2010 lúc 5:12am
Các bệnh mùa hè cần tránh

Nắng và nóng của mùa hè có thể đem đến cho bạn nhiều điều bất lợi như say nắng, say nóng, rôm sảy, bỏng nhẹ do nắng và có thể cả chứng ung thư da. Kèm theo với nắng là sự phát triển của nấm, vi khuẩn, virus và các loại côn trùng gây bệnh cho người.

1- Say nắng

Đây là những căn bệnh do nhiệt độ và tia cực tím của mặt trời gây ra. Quang phổ của ánh nắng mặt trời gồm rất nhiều loại tia, nhưng có liên quan trực tiếp đến con người là 3 loại: Tia tử ngoại (UV - ultra violet) có bước sóng 280 - 400 nm và 10% có khả năng xuyên qua lớp sừng của da tới hạ bì gây cháy da (bỏng độ I) và say nắng. Tia hồng ngoại (IR): 800 - 5.000nm, có tác dụng sinh nhiệt - đi sâu qua các lớp da làm tăng nhiệt độ các dịch thể tại vùng đó và dẫn truyền vào sâu hơn nhờ tuần hoàn máu. Năng lượng cao nhất khi ánh sáng đi theo đường ngắn nhất và trực tiếp (khi giữa trưa và mặt trời ở đỉnh đầu). Nhiệt độ cao làm giãn mạch não gây ra tăng áp lực sọ và làm nhức đầu, có thể kèm theo nôn mửa hay hôn mê, co giật do ức chế vỏ não - làm tăng các hoạt động thần kinh tự động dưới vỏ. Tia cực tím còn có tác hại trực tiếp lên gien, kéo theo các đột biến có đặc tính di truyền. Chúng có thể gây tổn thương các gien ức chế ung thư và kiểm soát sự tăng sinh của tế bào kết hợp với tác động tạo ra các gốc tự do làm gia tăng sự lão hóa, tạo điều kiện cho ung thư xuất hiện.

Việc sử dụng các biện pháp để chống lại tác động của ánh nắng là hết sức cần thiết (tránh nắng, sử dụng các bóng râm, đội mũ nón rộng vành, mặc quần áo dài để che phủ). Kính mắt cũng cần để bảo vệ võng mạc. Một số thức ăn có thể hỗ trợ giúp cơ thể chống lại các ảnh hưởng của ánh nắng và chống sự oxy hóa như: các thức ăn giàu caroten (dưa hấu, dưa vàng, rau ngò, cải bó xôi...); thức ăn giàu vitamin E (dầu đậu nành, hạt điều, hạt dẻ...); thức ăn giàu vitamin C (trà xanh, trái cây tươi, rau cải xanh...).

Kèm theo với nắng và nóng là rôm sảy - nhất là ở trẻ em - do tăng cường hoạt động của các tuyến mồ hôi và tuyến nhầy trong cơ chế tăng thải nhiệt nhưng các lỗ chân lông bị bít tắc bởi các chất bẩn, làm viêm các nang tuyến chân lông - chúng lồi lên mặt da thành các bọc nước nhỏ, đỏ và ngứa ngáy. Việc xử trí rôm sảy chỉ đơn giản là tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng hay chanh cho thông các ống thoát đổ ra ngoài của các tuyến trên bề mặt da hoặc làm bớt ngứa bằng cách xoa thêm bột Talc sau khi tắm. Khi nặng hơn và cần thiết thì có thể bôi các loại kem chống viêm chứa corticoide như eumovate, dermovate, temprosone...

2- Các bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc đường tiêu hóa

Nhiệt độ cao rất thuận lợi cho sự thoái hóa thực phẩm và sự phát triển của các loại vi khuẩn và nấm nên thức ăn rất chóng hư hỏng. Trong mùa nắng, ruồi, muỗi, chuột, gián, kiến... cũng phát triển nhiều hơn nên càng dễ làm lây lan các mầm bệnh đường tiêu hóa (qua thực phẩm và nước uống). Mùa hè là mùa của ngộ độc thức ăn, của tả, lỵ, thương hàn... gây nên những tổn thất rất lớn cả về sức khỏe lẫn kinh tế cho xã hội. Các tác nhân gây bệnh có trong thực phẩm thường là E.Coli, Salmonella, Campylobacter, Listeria monocytogenes, Vibrio Cholerae và đôi khi cả virus bại liệt. Trên toàn thế giới chỉ riêng năm 2000 đã có khoảng 2,1 triệu trường hợp tử vong do tiêu chảy - mà nguyên nhân là từ nguồn nước và thực phẩm. Tại Việt Nam trong 2 năm 2001-2002 cũng đã có 20.000 trường hợp ngộ độc thực phẩm và gây tử vong chừng 300 người.

3- Các bệnh do côn trùng đốt

Sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, dịch hạch... là các loại bệnh thường lây truyền thông qua muỗi và các loại ve, mò, bọ chét... Sốt xuất huyết gây nên bởi 4 nhóm virus Dengue thuộc họ Arbovirus và lây truyền chủ yếu qua muỗi Aedes Aegypti (đôi khi do cả Aedes Albopictus). Toàn cầu hiện có 2,5 tỉ người sống trong vùng có nguy cơ nhiễm bệnh và mỗi năm từ 20 -50 triệu người đã mắc bệnh sốt xuất huyết - gây tử vong cho khoảng 24.000 người.

4- Bệnh do súc vật cắn

- Dại: Là một loại virus lớn kích thước 80 x 180 nm, thuộc họ Rhabdoviridae gây bệnh cho các động vật máu nóng. Virus dại khó tồn tại ngoài trời do bị bất hoạt bởi ánh sáng mặt trời và sự khô ráo nhưng có thể sống vài tháng ở các tổ chức đông khô. Virus tồn tại trong nước bọt súc vật mắc bệnh rồi xâm nhập qua lớp da, niêm mạc người đã bị tổn thương (cắn, trầy xước) sau đó theo sợi trục các dây thần kinh hướng tâm tới hệ thần kinh trung ương và sinh sản, gây ra các tổn thương ở tủy sống, thân não và giải phóng ra ngoài chủ yếu qua nước bọt, nước tiểu.

Thời gian ủ bệnh có thể từ 4 ngày tới nhiều năm sau khi bị súc vật cắn hay liếm nhưng thường là 2-3 tháng và phụ thuộc vào vị trí xâm nhập (bị cắn ở chân ủ bệnh lâu hơn so với cắn ở đầu, mặt hay ở thân người) và kích thước cũng như độ sâu của vết cắn.

Khi bị súc vật cắn cần: Rửa và sát trùng kỹ vết thương để tiêu diệt mầm bệnh; tiêm chủng vaccin phòng dại: Pasteur, Fermi, Fuenzalida.

- Dịch hạch: Là bệnh truyền nhiễm rất cấp tính và tối nguy hiểm. Mầm bệnh là trực cầu khuẩn Yesinia pestis thuộc họ enterobacteriaceae - vi khuẩn rất độc do có cả nội độc tố lẫn ngoại độc tố cùng các yếu tố kháng bạch cầu và gây đông máu. Vi khuẩn chịu được khô ráo và ánh sáng mặt trời trong vài giờ nhưng tồn tại rất lâu trên đất ẩm và nơi chôn cất các sinh vật mắc bệnh.

5- Các bệnh da do nấm và ký sinh trùng

Nóng và ẩm thấp là điều kiện tốt cho các loại nấm phát triển (hắc lào, lang ben, nấm kẽ, nấm tóc...), viêm nang lông và kể cả các ký sinh trùng trên da (ghẻ lở, chấy rận...) hay kích hoạt các quá trình viêm da do dị ứng (chàm, eczema...).

. Theo HNM
nguồn từ :
http://www.baobinhdinh.com.vn/


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Jun/2010 lúc 5:12am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Jun/2010 lúc 5:12am
Công dụng của rau quả

Ăn nhiều trái cây và rau củ có thể giúp bạn trông thật hấp dẫn trước mắt người khác. Một chế độ ăn uống khỏe mạnh sẽ giúp bạn có được làn da ưng ý nhất. Các nhà khoa học thuộc Đại học Bristol và Đại học St. Andrews (Anh) đã khẳng định điều này sau khi nghiên cứu chế độ ăn uống ảnh hưởng tới làn da của 54 tình nguyện viên, theo hãng tin New Kerala.

Cuộc nghiên cứu cho thấy những người mà làn da có máu lưu thông tốt và được cung cấp nhiều khí ô-xy thường có tim và phổi khỏe mạnh. Trong khi đó, ở những người hút thuốc lá và mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim, hàm lượng mạch máu trong da ít hơn và vì thế, da họ trông nhợt nhạt, trở nên kém quyến rũ.

Theo các chuyên gia, nguyên do là các hợp chất chống ô-xy hóa có trong rau củ và hoa quả có tác dụng “tiêu diệt” những hợp chất nguy hại được sản sinh ra khi cơ thể chống lại bệnh tật. Những hợp chất chống ô-xy hóa này còn giúp củng cố hệ miễn dịch, cơ quan sinh sản, đồng thời có tác dụng ngừa bệnh ung thư.


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Jun/2010 lúc 5:13am
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 02/Jul/2010 lúc 5:09am
Các vụ đau đớn hay bệnh tật thông thường rất có thể là chẳng có gì quan trọng…

nhưng đôi khi lại vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy chúng ta cẩn phải cẩn thận cân nhắc những gì phải làm mỗi khi sự việc xẩy ra cho chúng ta.

 

1- Khi không (bỗng nhiên) thấy tức thở

Lý do: có thể là do nghẽn mạch phổi(pulmonary embolus).

Nhận xét: Cảm thấy khó thở sau khi tập thể dục hay đang ngồi có thể là do vận động hay do ưu tư lo lắng. Nhưng nếu đột nhiên bị khó thở có thể là do chứng nghẽn mạch phổi do cục đông máu làm nghẹt mạch máu trong phổi. Bệnh này có thể nguy hiểm tới tính mạng. Một lý do khác là tim lên cơn đau hoặc trụy tim. Cả hai tình huống trên đều làm cho bệnh nhân thở gấp hay khó chịu hoặc cảm thấy thiếu không khí . Cẩn đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

2- Tim đập rộn trong khi đang ngồi yên

Lý do: có thể là do lên cơn đau tim (heart attack).

Nhận xét: Đánh trống ngực (palpitations) có thể chỉ là vì ưu tư lo lắng, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của cơn đau tim hay chứng loạn nhịp tim (arrhythmia) Nên liên lạc với bác sĩ ngay.

3- Choáng váng chóng mặt khi ra khỏi giường

Lý do: có thể là do huyết áp thấp.

Nhận xét: Chóng mặt vào buổi sáng được gọi là "huyết áp thế đứng thấp" (orthostatic hypotension) gây ra bởi sự loại nước (dehydration) , bệnh tiểu đường, bệnh Parkinson, bệnh trụy tim, hay thuốc men bao gồm cả thuốc lợi tiểu và thuốc huyết áp. Một lý do khác có thể là chứng "chóng mặt tư thế nhẹ " (benign positional vertigo) gây ra bởi sự xáotrộn của các bộ phận cân bằng của tai trong. Nên đi gặp bác sĩ để chẩn đoán.

4- Nước tiểu rỉ

Lý do: có thể là do chứng són đái (urinary incontinence) mà nguyên nhân không phải vì lão hoá, nhiểm khuẩn đường tiểu (urinary tract infection-UTI) , bệnh tiền liệt tuyến, dây thẩn kinh bị ép. hoặc tiểu đường

Nhận xét: đi gặp bác sĩ để chẩn đóan

5- Đầu đau như búa bổ

Lý do: có thể là do xuất huyết não

Nhận xét: Trong phần lớn trường hợp đó là triệu chứng của chứng nhức nửa đầu (migraine) chỉ cần uống thuốc giảm đau và nghỉ ngơi là hết. Nhưng một vài trường hợp hiếm xẩy ra là chứng nhức đầu có thể là dấu hiệu có khối u hay xuất huyết trong não. Cẩn đặc biệt chú ý là khi bị đau nhiều nửa bên đầu một cách đột ngột và kéo dài mà lại kèm theo buồn nôn, ói mửa, và chảy nước mắt. Trong trường hợp sau này phải đi bệnh viện gấp.

6- Mắt bị sưng vù

Lý do: có thể là do viêm dây thần kinh mắt (optic neuritis).

Nhận xét: Dây thần kinh mắt có thể bị nhiễm khuẩn hay bị dị ứng. Nếu chữa sớm thì không hại gì cho mắt vì vậy cần đi bác sĩ khẩn cấp.

7- Tai đau và mắt nhìn thấy hai hình (song thị)

Lý do: có thể do tai giữa bị nhiễm khuẩn

Nhận xét: Bệnh có thể trở thành nghiêm trọng bất ngờ vì vậy cần đi bác sĩ cấp thời nếu chứng đau không dứt và/hoặccó bị thêm chóng mặt lảo đảo, nhức đầu, ói mửa, song thị, nửa ngủ nửa thức, cổ cứng đơ, sưng ở sau tai, sốt nhiều và liệt mặt.

8- Tự nhiên giảm sút ký

Lý do: có thể là do ung thư.

Nhận xét: Nếu ăn uống vẫn bình thường như cũ mà đột nhiên bị sút cân thì có thể là bị bệnh ác tính. Một nguyên nhân khác cũng có thể là do sự bất bình thường nội tiết (endocrinic abnormality) như bệnh tuyến giáp trạng (thyroid disorder), trầm cảm hay tiểu đường. Nên đi gặp bác sĩ ngay để chẩn đoán.

9- Đột nhiên đau háng

Lý do: có thể là do tinh hoàn bị xoắn

Nhận xét: Đây là một khuyết tật bẩm sinh khá thông thường. Ống dẫn tinh trùng bị xoắn làm máu không chạy tới tinh hoàn. Cơn đau cũng giống như bị đá vào háng. Đôi khi ngoài cơn đau còn thấy bị sưng nữa. Trong vòng 4 hay 6 tiếng thì còn cứu đươc, chứ trễ từ 12 đến 24 tiếng thì coi như phải cắt bỏ. Một nguyên nhân khác có thể là nhiểm khuẩn mào tinh hoàn (epididymis) tức là bộ phận trữ tinh trùng. Trong trường hợp này có thể dùng trụ sinh để chữa trị.

10 - Đau nhói gan bàn chân

Lý do: có thể là do bệnh thần kinh (neuropathy) .

Nhận xét: Đau nhói cứ tái phát ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể có thể là do sự nén ép dây thần kinh, tăng thông khí phổi (hyperventilation) hoặc bệnh thần kinh. Liên lạc với bác sĩ càng sớm càng tốt

11- Vết thâm tím mãi không tan Điều gì xẩy ra: bệnh tiểu đường.

Nhận xét: Vết đứt hay thâm tím chậm lành có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường (dấu hiệu khác gồm có da bị ngứa hoặc đau nhói bàn tay hay bàn chân). Nên tìm cách giảm cân (giảm 10 phẩn trăm trọng lượng ảnh hưởng đáng kể lên mức đường trong máu), tập thể dục và coi chừng thói quen ăn uống.

12 - Răng đau buốt khi ăn xô-cô-la

Điều gì sẽ xẩy ra: viêm lợi.

Nhận xét: Một trong những dấu hiệu đầu tiên của sâu răng là nhạy cảm với đồ ngọt. Dấu hiệu đầu tiên khác là răng mất mầu và có mùi khi cà răng. Kỹ thuật laser có thể phát hiện sớm các ổ răng sâu và tiêu diệt các vi khuẩn trước khi làm sâu răng.

13 - Vòng eo rộng 42 inch

Điều gì sẽ xẩy ra: bất lực.

Nhận xét: Có thể bây giờ chưa có vấn đề nhưng trong tương lai bạn có thể bị loạn năng cường dương (erectile disfunction) . Nguyên do là vì khi đàn ông quá mập các động mạch thường hay bị nghẹt nên dòng máu không đủ làm cho cương. Hãy tập thể dục đều cho đến khi eo thon lại, thắt vừa dây lưng 34 inch.

14 - Mắt thoáng không thấy gì - chỉ trong một giây

Lý do: có thể là do đột quỵ (stroke).

Nhận xét: Các yếu tố rủi ro chính của đột quỵ là cao huyết áp (trên 140/90) và cholesterol toàn phần cao hơn 200. Bị tê một bên người và tạm thời hai mắt không nhìn thấy gì là những dấu hiệu đáng chú ý nhất. Đột nhiên bị tê, nói liú lưỡi, hay mất thăng bằng có thể là bẳng chứng của một cơn đột quỵ nhẹ gọi là đột quỵ thiếu máu cục bộ đoản kỳ (transient ischemic attack- TIA). Đột quỵ nhẹ này thường báo trước một đột quỵ thật sự nên khi có triệu chứng của TIA thì phải gặp bác sĩ ngay.

15 - Có cảm giác như bị ợ nóng (heartburn)

Lý do: có thể là do chứng đau thắt (angina).

Nhận xét: Đau ngực cả hàng giờ, lúc có lúc không, được bác sĩ gọi là "hội chứng mạch vành không ổn định" (unstable coronary syndrome). Nguyên nhân là vì các cục đông máu đươc tạo thành bên trong thành động mạch vành ngay tại chỗ mảng (plaque) bị bể vỡ. Khoảng 50 phẩn trăm những người có hội chứng trên đây sẽ bị lên cơn đau tim trong vòng 6 tháng sau. Mỗi khi thấy đau thắt ngực, cần phải đi bệnh viện.

16 - Đau lưng nhiều

Lý do: có thể là do chứng phình mạch (aneurysm).

Nhận xét: Đau cũng tương tự như vừa dọn dep xong tủ quẩn áo bề bộn. Thế nhưng chườm nóng, nghỉ ngơi, uống thuốc giảm đau thông thường lại không khỏi. Nếu không phải vì tập thể dục thì đau lưng bất chợt như vậy có thể là dấu hiệu của chứng phình mạch. Chứng đau này chỉ hết khi động mạch chủ bị bể. Một nguyên nhân khác của chứng đau lưng này - kém phần nguy hiểm hơn - là sạn thận. Bác sĩ cho chụp CT scan để xác định vị trí và hình dạng của chỗ mạch phình, sau đó cho uống thuốc huyết áp hay giải phẫu ghép nối nhân tạo

17- Ngồi lâu trên ghế không yên

Lý do : có thể do các cơ lưng bị căng thẳng.

Nhận xét : Nếu cứ phải thay đổi vị thế ngồi luôn tức là có dấu hiệu các cơ lưng bị căng thẳng và điều này có thể dẫn đến đau lưng dưới. Cẩn phải lựa chọn ghế ngồi cho thoải mái, sao cho đầu ở vị trí ngay đối với cột sống để giảm tối thiểu sức căng thẳng trên cổ, vai và lưng dưới.

18 - Bạn mới biết thân phụ bị cao huyết áp

Điều gì sẽ xẩy ra: bạn cũng sẽ bị cao huyết áp luôn.

Nhận xét: Vì bệnh cao huyết áp vừa phải không có dấu hiệu bên ngoài nên cẩn phải đo huyếp áp mỗi năm một lần, nhất là nếu trong gia đình có tiền sử bị cao huyết áp. Nghiên cứu cho thấy là những người bị căng thẳng tinh thần vì cha mẹ mắc bệnh cao huyết áp cũng có nhiểu rủi ro bị bệnh này luôn. Nếu số đo huyết áp cao hơn 140/90, bạn nên tập thể dục nhiều hơn, tìm cách sụt cân, giảm sodium trong chế độ ăn uống, ăn loại cá tốt cho tim, uống nhiều vitamin C.

19 - Tay bị run khi tập thể dục

Lý do: có thể là do cơ bắp bị mỏi mệt.

Nhận xét: Nếu bạn đã bỏ tập cả nhiều tháng thì cơ bắp bị run có thể là vì mệt mỏi. Vì vậy khi mới tập trở lại bạn nên tập vừa phải, đừng tập quá mệt. Bạn hãy ngưng tập khi cảm thấy các cơ bắp bắt đầu run.

20 - Trong bàn tiệc bạn thấy mọi thứ đều quay cuồng Lý do: do bạn đã quá chén.

Nhận xét: Rượu làm suy yếu hệ thần kinh trung ương. Vì vậy nếu bạn uống quá nhiều, tất cả những gì trong cơ thể có liên quan tới hệ này sẽ đều bị suy yếu: trí phán đoán, khí sắc, khả năng phối hợp và quân bình, sự nhạy cảm với đau đớn, khả năng sinh dục… Bạn nên tránh đừng uống rươu nhiều. Bạn nên nhớ là nếu nồng độ rượu trong máu hơn 0.06 phần trăm là trên pháp lý bạn đã bị coi như là say rượu.

21- Đau dai dẳng ở bàn chân và cẳng chân

Lý do: nhiều triển vọng là do gẫy xương vì sức nén (stress fracture).

Nhận xét: Cũng giống như các mô khác trong cơ thể, xương tự tái tạo. Nhưng nếu bạn tập thể dục quá mạnh, xương không có cơ hội để lành trở lại nên một vết gẫy vì sức nén (stress fracture) sẽ có thể xuất hiện. Vì thế mu bàn chân và phiá trước cẳng chân sẽ đau dai dẳng. Bạn càng tập thể dục thì càng đau và ngay cả khi ngưng nghỉ cũng đau. Uống thuốc ibuprofen hay paracetamol không ăn thua gì. Thuốc mầu phóng xạ cho thấy chỗ xương gẫy qua hình chụp tia X, và bác sĩ sẽ bắt bạn phải nghỉ tập cho đến khi xương lành. Trường hợp xấu nhất là bạn phải bó bột vài tuần.

22 - Đau như cắt ở bụng

Lý do: Vì vùng giữa xương sườn và háng có kẹt đầy các bộ phận nên đau có thể là triệu chứng hoặc của viêm ruột thừa, viêm tụy tạng hoặc của túi mật bị sưng. Cả ba trường hợp đểu có cùng một nguyên nhân : vì một lý do nào đó các bộ phận này đã bị nhiễm khuẩn nguy hại đến tính mạng.

Nhận xét : Nếu để bộ phận nói trên bể vỡ ra thì bệnh nhân có thể bị chết, vì vậy cẩn đi bệnh viện cấp thời.

23- Cẳng chân bị đau và sưng to

Lý do: có thể là do chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (deep vein thrombosis –DVT).

Nhận xét: Chỉ cẩn ngổi một chỗ liền chừng 6 tiếng hay hơn là máu sẽ tụ ở cẳng chân dưới tạo thành cục đông máu (gọi là chứng huyết khối tĩnh mach sâu). Cục đông máu đủ lớn sẽ làm nghẹt tĩnh mạch bắp chân gây đau và sưng. Xoa cẳng chân là điểu đầu tiên bạn sẽ làm nhưng cũng là điều tệ hại nhất vì cục đông máu lớn có thể chạy ngược lên phổi, điều nầy gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn. Muốn chụp hình tia X để định bệnh DVT bác sĩ phải chích chất mẩu vào tĩnh mach. Bác sĩ sẽ cho thuốc làm tan cục đông máu hoặc đặt cái lọc vào tĩnh mạch để chặn cục đông máu không cho chạy lên phổi.

24 - Tiểu tiện bị đau

Lý do: có thể là do ung thư bàng quang (bọng đái).

Nhận xét: Rặn tiểu là cả một cực hình và nước tiểu lại có màu rỉ sắt. Đau và máu trong nước tiểu là hai triệu chứng của ung thư bàng quang. Hút thuốc là yếu tố rủi ro bị bệnh lớn nhất. Nếu khám phá sớm bệnh có 90 phẩn trăm triển vọng được chữa khỏi. Nhiễm khuẩn bàng quang cũng có cùng các triệu chứng như trên



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 02/Jul/2010 lúc 5:18am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23200
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Jul/2010 lúc 9:31pm
Ảnh Hưởng Cuả Muôi' & Cholesterol


Muối là một chất rất cần thiết cho sự sống của con người. Hầu như trong tất cả mọi bữa cơm, dù chay hay mặn, đều có sự hiện diện của muối trong thức ăn.Muối cũng xâm nhập cả vào lãnh vực văn chương bình dân truyền khẩu của văn hóa Việt Nam, như “Cá không ăn muối cá ươn,
con cãi cha mẹ trăm đường con hư’’
Trong chuyện bếp núc thì có muối mè, muối tiêu, muối ớt, muối sả, hột vịt muối, cà muối, …Còn có khát nước thì làm bậy một ly nước đá chanh muối cũng đã lắm.
Muối giúp cho món ăn bớt nhạt nhẽo, tăng khẩu vị và dễ bắt cơm hơn, nhưng trớ trêu thay ngày nay khoa học cho biết muối cũng là đầu mối của nhiều vấn đề sức khỏe…có thể làm chết người.
Sống không thể thiếu muối
Con người ta sống được là nhờ có muối, nói đúng ra là nhờ chất sodium trong muối...Sodium rất thiết yếu trong việc điều hòa và giúp thể dịch trong cơ thể được giữ ở một mức độ thích nghi.
Sodium cũng còn dự phần trong các hoạt động biến dưỡng như giúp vào hoạt động dẫn truyền mệnh lệnh thần kinh, hấp thụ dưỡng chất của tế bào và co thắt của các cơ. Nhu cầu về muối thay đổi tùy theo tuổi tác, trọng lượng cơ thể, nếp sinh hoạt và cũng tùy theo sức khỏe của mỗi người.
Ở người có sức khỏe bình thường, sự thặng dư sodium được thận loại bỏ ra ngoài theo nước tiểu.
Ở một số người khác có tính nhạy cảm với muối, thì sự loại bỏ sodium như vừa kể không mấy dễ dàng nên tỉ lệ chất nầy không ngừng gia tăng lên mãi kéo theo hiện tượng giữ nước trong gian bào và trong máu.Để thích nghi với sự gia tăng của một khối lượng máu quá lớn, tim phải làm việc nhiều hơn và mạnh hơn đồng thời hệ thống mạch máu phải giãn nở thêm hơn. Áp lực lưu thông của máu trong huyết quản nếu vượt qua một giới hạn nào đó sẽ được xem là hiện tượng cao máu (hypertension) . Khi đo huyết áp, ở người bình thường giới hạn tối đa không nên vượt qua là 140/90. Đối với những người đang bị bệnh tiểu đường thì giới hạn tối đa là 130/80.

Trong các trường hợp huyết áp động mạch có vẻ cao hơn bình thường thì bạn cần phải đi khám bác sĩ.
Khoa học gọi hiện tượng huyết áp cao là kẻ giết người thầm lặng (tueur silencieux, silent killer) vì lẽ nó giết ta một cách thật âm thầm, bất ngờ mà không báo hiệu ra một triệu chứng gì trước đó cả.

Tuổi tác càng cao thì sức đàn hồi của động mạch lại càng giảm vì vậy bệnh cao máu càng dễ xuất hiện, rất nguy hiểm vì có thể gây ra tai biến mạch máu não hay đột quỵ (stroke, accident vasculaire cérébral AVC).
Tất cả các nhà khoa học trên thế giới đều chỉ đích danh sự thặng dư muối như là một trong những nguyên nhân chính làm tăng cao huyết áp động mạch. Để theo dõi huyết áp của mình một cách thường xuyên, bạn có thể mua một cái máy để mỗi ngày tự đo lấy huyết áp của mình.
Bạn cũng có thể ghé vào bất kỳ những pharmacies lớn nào tại Hoa Kỳ hay Canada để nhờ họ đo giùm. Dịch vụ nầy hoàn toàn miễn phí!.
Có đủ thứ muối
Muối (chlorure de sodium) dùng để nêm nếm thức ăn tức muối bọt còn gọi là muối bếp, chỉ chiếm có một phần nhỏ trong tổng số lượng sodium thật sự được sử dụng, số còn lại bao gồm sodium hiện diện một cách tự nhiên trong thực vật rau cải, trái cây và cuối cùng là các loại sodium khác, không ở dưới dạng muối, được sử dụng để pha trộn vào thực phẩm biến chế.
--Mục đích chính là để giúp gia tăng phẩm chất, hương vị, màu sắc và để việc tồn trữ được kéo lâu dài hơn. Ngoài việc sử dụng muối để bảo quản, sodium còn giúp sản phẩm tăng tính giữ nước và thêm cân. Đây là hiện tượng thường thấy trong kỹ nghệ sản xuất thịt nguội (charcuterie) thí dụ như saucisse, jambon, v.v...

Sự kiện thực phẩm công nghiệp có chứa nhiều muối như các món: pizza, chip, BigMac, Gà KFC, đậu phọng rang, v.v…cũng khiến người tiêu thụ dễ bị khát nên có khuynh hướng cần phải uống nước và đương nhiên giúp nhà hàng tăng số bán các loại nước ngọt như Coke, Pepsi, Seven Up...Các loại muối sodium nầy được gọi là muối ẩn (caché, hidden) rất nguy hiểm vì chúng ta không thể thấy chúng được.
Đó là Nitrite de sodium và erythorbate de sodium (dùng trong kỹ nghệ thịt nguội để ướp lạp xưỡng, saucisse, jambon, hot dog, nem…),
Bicarbonate de sodium còn gọi là baking powder (men, bột nổi để làm bánh), Phosphate de sodium,
Benzoate de sodium (trong trái cây khô), Citrate de sodium (trong các loại đồ hộp), Propionate de sodium (giúp bánh mì không bị mốc meo) và chót là Monosodium glutamate (MSG) mà chúng ta, người miền Nam quen gọi là bột ngọt còn người miền Bắc gọi là mì chín...
Sản phẩm có chứa muối sodium nhưng ăn lại không thấy mặn.Chết người là chỗ đó!
Cái gì có thể thay thế được muối?
Trên thị trường cũng có một số sản phẩm có thể được dùng để thay thế muối ăn (Salt substitute) vì chứa rất ít hoặc không có chứa sodium gì hết. Thông thường thì những sản phẩm loại này lại chứa quá nhiều pot***ium nên không mấy thích hợp cho một số người.
Thức ăn nào có nhiều muối?
-Hầu như thức ăn, thức uống nào cũng có chứa ít nhiều sodium hết. Sodium có trong thịt, thịt nguội charcuterie (jambon, saucisse), thịt bacon, lạp xưỡng, tôm cá, trong đồ conserve, các lon súp, các lon rau đậu, các lon nước ép trái cây như tomato juice, cocktail aux légumes V8, Clamato, trong thức ăn đông lạnh frozen meals, plats cuisinés, trong các loại fast food (pizza, hamburger, Gà KFC, McCroquettes…), trong tất cả các loại chip, mì gói, trong sữa, bơ, margarine, fromage, trong nước khoáng (mineral water) như Vichy celestin, cải chua choucroute (sauerkraut) và cả trong rau quả chẳng hạn như celeri...
Đối với các món ăn VN, món ăn nào mặn là có nhiều muối tức phải chứa nhiều chất sodium rồi, chẳng hạn như tương, chao, miso, nước tương, dầu hào, nước mắm, các loại cá khô, cá mặn, tép rang, tôm kho Tàu, tôm khô, khô bò, dưa mắm, các loại mắm như mắm nêm, mắm ruốc, mắm ruột, mắm kho, mắm chưng, bún mắm, thịt kho cá kho, cua rang muối, hột vịt muối, xoài tượng chấm nước mắm đường, v.v…

Mặn quá chết người!
Ở những người có sức khỏe bình thường thì cơ thể tự điều hòa lượng sodium sử dụng bằng cách thải bớt ra ngoài qua mồ hôi, qua nước tiểu và qua phân. Đối với một số người khác, sự thặng dư sodium sẽ có hại cho tim thận, cũng như làm tăng huyết áp động mạch và có thể dẫn đến tai biến mạch máu não rất nguy hiểm…
Tiêu thụ quá nhiều sodium sẽ kéo theo mất mát calcium qua thận và có thể dẫn đến tình trạng loãng xương (osteoporosis) và có nguy cơ dễ bị gẫy xương.
Ngược lại, một tình trạng thiếu sodium rất hiếm thấy xảy ra do vấn đề ăn uống thiếu thốn. Thiếu sodium sẽ làm cho cơ thể bị mất nước (deshydratation) . Sự kiện này có thể thấy xảy ra trong trường hợp xuất mồ hôi quá nhiều, bị tiêu chảy lâu ngày, hoặc do ói mửa dữ dội. Ngoài ra việc uống quá nhiều thuốc lợi tiểu (diuretic) để mong giảm cân cho ốm cũng dễ đưa đến tình trạng cơ thể bị thiếu sodium...
Di truyền cũng có thể là một nguyên nhân gây ra huyết áp cao. Người ta ước lượng có từ 10 đến 30% dân số Bắc Mỹ có mang sẵn trong người gène cao máu.
..Chế độ ăn kiêng, ít muối, ít sodium
Những ai đang có vấn đề tim mạch, huyết áp cao, thận yếu hoặc đang bị tiểu đường thì nên cẩn thận trong việc ăn uống. Không nên ăn mặn quá, quên muối luôn càng tốt. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê ra các chế độ ăn kiêng thích hợp.
Trong thực tế, tại Canada và Hoa Kỳ luật bắt buộc nhà sản xuất phải nêu rõ số sodium chứa trong sản phẩm. Nhãn hiệu dinh dưỡng Nutrition Facts ghi trên sản phẩm có thể giúp chúng ta có một ý niệm về sodium trong món hàng. Nếu bạn muốn tính ra số lượng muối thì phải lấy số lượng sodium và nhân cho 2,5.
Thí dụ 500mg sodium X 2,5= 1250mg muối (hay 1,25g), và nhớ rằng đây chỉ là số lượng sodium của một phần chuẩn (par portion, per serving size) mà thôi. Ăn càng nhiều thì số lượng muối càng tăng!

Tại Cadana, những nhãn hiệu sau đây có nghĩa là gì?

Cơ quan Kiểm tra thực phẩm Canada (CFIA), thông qua luật về nhãn hiệu đã quy định rõ rệt những từ ngữ được cho phép ghi trên bao bì, thí dụ:

* SANS SEL AJOUTÉ ou NON SALÉ: Không có thêm muối vào thức ăn. Các nguyên liệu sử dụng cũng không có chứa một lượng sodium nào đáng kể hết.
* FAIBLE TENEUR EN SEL ou EN SODIUM ou HYPOSODIQUE: Thức ăn chứa 50% muối (hay sodium) ít hơn sản phẩm bình thường và cũng không thể có hơn 40mg sodium cho 100g (nếu là cheddar cheese) cũng như không thể có hơn 80mg sodium cho 100g nếu là thịt hay cá. Được kể như sản phẩm để ăn kiêng (diète).

* SANS SEL ou SANS SODIUM: Không chứa hơn 5mg sodium cho 100g sản phẩm. Đây là loại thực phẩm chứa ít muối, ít sodium nhất.
Mai 2007).
WASH cho biết vấn đề muối không phải chỉ thuần túy giới hạn ở các món như hamburger, khoai Tây chiên hoặc vài loại céréale đâu, nhưng theo họ nguồn sodium quan trọng và đáng ngại nhất xuất phát từ các loại thịt nguội(charcuterie) , thịt biến chế, chip, bánh biscuit, crackers, craquelins, bánh mì khô (biscottes), thức ăn làm sẵn đóng hộp (plats cuisinés), các loại sauces, soupe lon, bột pha thành soupe, nói chung là trong các loại thực phẩm biến chế công nghiệp.
Coi chừng, có khi một thức ăn giàu sodium không nhất thiết là phải có vị mặn lúc ăn vào đâu. Sodium có thể thấy trong bánh mì, trong các thỏi cớm céréale (barres tendres, chewy granola bars) và thậm chí…có thể thấy cả trong cà rem nữa (alginate de sodium).
Nhiều quốc gia trong khối Liên Hiệp Âu châu đã ý thức rằng sự thặng dư muối là một vấn đề y tế công cộng quan trọnMuối, một vấn đề lo nghĩ của nhiều quốc gia
World Action on Salt and Health (WASH) là một tổ chức quốc tế quy tụ trên 200 chuyên gia đến từ 48 quốc gia đã thực hiện một cuộc điều tra về hàm lượng muối của 30 sản phẩm giống nhau được bán trong các hệ thống siêu thị và nhà hàng Fast food trên khắp thế giới.
Riêng đối với Canada, kết quả thật đáng ngại vì có nhiều món hàng cho thấy có chứa một hàm lượng muối 17 lần nhiều hơn sản phẩm đồng loại bán ở các xứ khác.
Thủ phạm bị nêu đích danh, đó là Kellog’s, Burger King và McDonald’s (Le Peril blanc, Protégez Vous, Nmaì
Hình như người mình có thói quen ăn rất mặn. Không biết có phải đây là nhu cầu tự nhiên của các dân tộc ở những xứ nóng, nhất là đối với những người lao động nặng nhọc thường hay bị đổ mồ hôi nên mất nhiều sodium hay không? Ngày xưa lúc còn nhỏ chúng ta cũng thường hay nghe người lớn nói là ăn mặn cho chắc da, chắc thịt, cho khỏe đó sao?
- Muối, đường và mỡ là ba vấn đề quan trọng mà không ai lại có thể thờ ơ được. Đây cũng là mối lo ngại chính yếu của những người lớn tuổi lúc ăn uống. Đối với một số người kể cả người viết, thói quen ăn mặn cũng không dễ gì một sớm một chiều mà bỏ đi được. Thôi thì chúng ta hãy cố gắng ráng bỏ bớt muối chừng nào tốt chừng nấy.

Theo người viết thì chỉ có lúc kể chuyện tiếu lâm thì mình mới cần thật nhiều muối. Càng mặn chừng nào càng hấp dẫn chừng đó. Bạn có đồng ý với mình không?
Tham khảo:
- Sodium: Are you getting too much? MayoClinic.com
- Normand K Hollenberg, MD, PhD: The influence of dietary sodium on blood pressure. The Journal of the American College of Nutrition, vol 25, no9003, 2006.
- Rémi Maillard: Le Péril Blanc. Protégez-Vous, no mai, 2007.
- Hidefumi Waki et al: Junctional Adhesion Molecule-1 Is Upregulated in Spontaneously Hypertensive Rats. Evidence for a Prohypertensive Role Wthin the Brain Stem. Hypertension, April 9, 2007.
- Blood pressure is «in the brain». BBC News, 15 April, 2007.
Nguyễn Thượng Chánh DMV



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/Jul/2010 lúc 9:32pm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 09/Jul/2010 lúc 8:30am
.
 
 
Làm thế nào để khỏi già ?
Tác giả: Lê Tấn Tài
Khi nào các bộ phận trong cơ thể của con người bắt đầu thoái hóa? Già là một điều không ai tránh khỏi. Hiện nay các viện nghiên cứu y khoa đã cho biết một cách chính xác các bộ phận trong cơ thể của con người bắt đầu thoái hóa từ lúc nào.

Các bác sĩ người Pháp đã tìm thấy chất lượng tinh trùng bắt đầu suy thoái từ tuổi 35, bởi thế khi người đàn ông 45 tuổi thì một phần ba số lần mang thai sẽ dẫn đến sảy thai. Angela Epstein đã viết trong DailyMail, tuổi của các bộ phận trong cơ thể bắt đầu suy thoái như sau :

1./ Não bắt đầu suy thoái lúc 20 tuổi. Khi chúng ta trưởng thành, các tế bào não bị giảm dần. Và não cũng teo nhỏ lại. Khởi đầu con người có 100 tỉ tế bào não, nhưng đến tuổi 20 con số nầy giảm dần, và đến tuổi 40 con người mất mỗi ngày 10.000 tế bào ảnh hưởng rất nhiều đến trí nhớ và có tác dụng rất lớn đến tâm sinh lý người già.

2./ Ruột bắt đầu suy giảm từ tuổi 55. Ruột tốt có sự cân bằng giữa các vi khuẩn có ích và có hại. Vi khuẩn có ích sẽ giảm đi đáng kể sau tuổi 55, đặc biệt ở phần ruột già. Sau 55 tuổi bộ tiêu hóa bắt đầu xấu đi và sẽ gây hại cho các bệnh đường ruột. Táo bón là một bệnh thông thường của tuổi già, cũng như dịch vị từ bao tử, gan, tuyến tuỵ, ruột non bị suy giảm .

4./ Bọng đái bắt đầu suy thoái từ tuổI 65. Người già thường mất kiểm soát bọng đái. Nó bắt đầu co lại đột ngột, ngay cả khi không đầy. Phụ nữ dễ gặp trục trặc này hơn khi chấm dứt kinh nguyệt. Khả năng chứa nước tiểu của bọng đái một người già chỉ bằng nửa so với người trẻ tuổi, khoảng 2 cốc ở tuổi 30 và 1 cốc ở tuổi 70. Ðiều này khiến người già phải đi tiểu nhiều hơn, và dễ nhiễm trùng đường tiểu.

5./ Vú bắt đầu thoái hóa từ năm 35 tuổi. Khi người đàn bà đến 30 tuổi thì vú mất dần các mô và mở, sự đầy đặn và kích cở của bộ vú bị suy giảm. Khi 40 tuổi núm vú bị teo lại và vú thòng xuống.

6./ Phổi lão hóa từ tuổi 20. Sụn sườn vôi hóa, lồng ngực biến dạng, khớp cứng ảnh hưởng tới thở, nhu mô phổi giảm đàn hồi, giãm phế nang. Dung tích của phổi bắt đầu giảm dần từ tuổi 20. Ðến tuổi 40 có nhiều người đã bắt đầu khó thở vì các cơ bắp và xương sườn buồng phổi bắt đầu xơ cứng .

7./ Giọng nói bắt đầu yếu và khàn kể từ tuổi 65. Phụ nữ có giọng khàn và nhỏ trong khi đàn ông giọng cao và nhẹ.

8./ Mắt lão hóa từ năm 40 và phần lớn phải mang kiếng, không còn nhìn rõ một vật ở xa. Khả năng tập trung của mắt kém hơn do cơ mắt yếu hơn.

9./ Tim lão hóa từ tuổi 40. Khối lượng cơ tim giảm. Tuần hoàn nuôi cơ tim cũng giảm, suy tim tiềm tàng, huyết áp tăng dần. Sức bơm của tim giảm dần vì các mạch máu giảm sự đàn hồi. Các động mạch cứng dần và bị mở đóng vào các thành mạch. Máu cung cấp cho tim cũng bị giảm bớt. Ðàn ông 45 tuổi và đàn bà 55 dễ bị đau tim.

10./ Gan lão hóa từ năm 70. Chức năng chuyển hóa và giải độc giảm. Tuy nhiên gan là một bộ phận gần như không chịu khuất phục tuổi tác. Người ta có thể ghép gan của một ông già 70 tuổi cho một người 20 tuổi.

11./ Thận lão hóa năm 50. Số đơn vị lọc chất thải khỏi máu bắt đầu giảm xuống ở tuổi trung niên.

12./ Tuyến tiền liệt lão hóa vào năm 50. Hệ thống sinh dục nam gồm có: tinh hoàn và bộ phận sinh dục phụ như đường dẫn tinh, tuyến tiền liệt, tuyến hành niệu đạo, túi tinh và dương vật. Tuyến tiền liệt thường lớn dần theo tuổi tác. Khi tuyến tiền liệt tăng kích thước sẽ ép vào niệu đạo và bàng quang, gây khó khăn cho tiểu tiện. Nó gây nên triệu chứng tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần, tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu và tiểu khó.

13./ Xương lão hóa hóa vào tuổi 35. Cho đến giữa những năm 20 tuổi, mật độ xương vẫn còn tăng. Trẻ em xương lớn rất nhanh, cứ mỗi 2 năm lại thay đổi toàn bộ xương củ nhưng đến tuổi 35 thì xương đã lão, hiện tượng mất xương bắt đầu như một quá trình già cả tự nhiên.

14./ Răng suy từ tuổi 40. Răng bị hao mòn. Dễ bị bệnh nha chu. Niêm mạc bị teo dần.

15./ Bắp thịt lão hóa từ năm 30. Thông thường bắp thịt khi bị lão hoá thì được tái tạo ngay, nhưng đến tuổi 30 thì tái tạo ít hơn là lão hóa. Ðến tuổi 40, mỗi năm bắp thịt bị sút giảm từ 0.5 đến 2 % . Vì thế người già khó giữ thăng bằng, trở thành chậm chạp, dễ bị ngã và gẫy xương.

16./ Nghe [thính giác] giảm đi kể từ giữa năm 50. Rất nhiều người bị lãng tai kể từ năm 60.

17./ Da suy giảm kể từ năm 20. Chúng ta đã giảm dần việc sản xuất chất keo dính của da từ giữa tuổi 20. Việc thay thế các tế bào chết cũng chậm dần.

18./ Vị giác và khứu giác giảm từ năm 60. Thông thường chúng ta có thể nếm được 100.000 vị trên lưởi. Các vị này chúng ta chỉ nếm được phân nửa khi già và đến tuổi 60 thì không còn ngửi và nếm một cách chính xác được nữa.

19./ Sinh sản mất khả năng từ năm 35. Khả năng sinh nở của phụ nữ bắt đầu giảm sau tuổi 35, vì số lượng và chất lượng trứng trong tử cung giảm xuống.

20./ Tóc lão hóa từ tuổi 30. Thông thường cứ 3 năm thì tóc cũ sẽ được thay thế toàn bộ tóc mới. Và đến năm 35 tuổi thì tóc không còn đen nhánh nữa mà ngã màu đen xám và rụng dần đi.

Làm thế nào để làm chậm sự lão hóa ?

Già không phải là một bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển; cần chú ý một số đặc điểm sau:

- Người già thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc, có bệnh dễ phát hiện, nhưng cũng có bệnh rất kín đáo, tiềm tàng, nguy hiểm.

- Triệu chứng ít khi điển hình, không ồ ạt, không rõ rệt, nên khó chẩn đoán, dễ sai lạc nếu ít kinh nghiệm.

- Khả năng phục hồi sức khỏe sau các trận ốm thường chậm hơn so với người trẻ, nên sau điều trị phải có thời gian an dưỡng.

Một số biện pháp làm giảm tốc độ lão hóa:

Học thuyết âm dương của y học cổ truyền chứng minh con người là một chỉnh thể giữa âm dương, giữa khí và huyết. Luôn luôn thăng bằng với nhau từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong theo một quy luật nhất định, để duy trì sự sống của con người được bền vững dài lâu.

Vì thế muốn giảm tốc độ lão hóa cần phải:

Về tư tưởng luôn luôn lạc quan yêu đời, chủ động gạt bỏ những cái làm ảnh hưởng đến bộ não, hạn chế tối đa nỗi cô đơn, giải quyết tốt nhất mối quan hệ xã hội và gia đình, có triết lý sống đúng; phải chú ý cả 3 vấn đề: lẽ sống, lối sống và hành động sao cho khoa học văn minh để loại trừ 7 nguyên nhân gây bệnh của Ðông y là : hỷ, nộ, ưu, tư, bi, kinh, khủng.

Muốn được thảnh thơi phải có kiến thức, phải có hiểu biết để nhìn nhận vấn đề sao cho đúng đắn qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình để làm chủ được mình và giáo dục cho gia đình, con cháu giảm các nỗi bực dọc và tự chăm lo cho mình.

Thường xuyên luyện tập đều đặn về trí tuệ và thể lực như đọc sách báo, nghe đài, xem TV, internet… đồng thời tập thể dục thể thao, đi bộ, tập thở, tĩnh tâm thư giãn, v.v… phù hợp với hoàn cảnh và sức khỏe từng người.

Sinh hoạt điều độ, không làm gì quá sức bình thường, giữ gìn trạng thái cân bằng giữa ngủ và nghỉ, giữa ăn và làm, giữa trí óc và chân tay, giữa trong nhà và ngoài trời, giữa lười và chăm, v.v… cũng rất quan trọng.

Ăn uống đúng và đủ theo khả năng của mình, không nên nghiện bất cứ thứ gì, hạn chế thịt nhất là mỡ, ăn nhiều rau quả tươi, giảm chất bột, giảm bánh kẹo, bảo đảm cân bằng thức ăn âm và dương, giữ người không béo và cũng không gầy. Nên nhớ con người là giống ăn ngũ cốc, nên thức ăn cho người phải 80% là ngũ cốc còn 20% là rau quả và các thứ khác, không nên ăn quá no, người già rất cần đạm ở đậu tương, vừng lạc, tôm cua, ốc hến…

Cần có môi trường sống tự nhiên tốt, phần lớn các cụ sống 100 tuổi trở lên đều ở vùng núi, ở nông thôn còn ở thành phố thì rất ít và gốc cũng không phải thành thị. Hiện nay môi trường sống đang bị tàn phá nghiêm trọng đó là tự hủy hoại mình (chặt cây, phá rừng, chất thải, phân hóa học, thuốc trừ sâu….) đã làm mất đi cảnh thanh bình của thiên nhiên, là điều cũng nên hết sức tránh.

Kiên trì áp dụng 10 bài học về sức khỏe của Nhật Bản, đất nước được mệnh danh là ‘vương quốc của tuổi thọ’ vì có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay. 10 bài học đó là:

- Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau
- Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua
- Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả
- Bớt ăn chất bột, ăn nhiều sữa
- Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần
- Bớt đi xe, năng đi bộ
- Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn
- Bớt nóng giận, cười nhiều hơn
- Bớt nói, làm nhiều hơn
- Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn.

Những bài học trên có tác dụng rất lớn đối với những người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, ung thư dạ dày, viêm gan…

Tóm lại: Biết cách sống, ta có thể làm chậm được quá trình lão hóa, kéo dài được tuổi thọ, có thể điều chỉnh được chiếc đồng hồ sinh học trong con người chúng ta chạy chậm lại, ta cũng có thể giữ bộ máy cực kỳ tinh vi của ta được bền vững lâu dài hơn.

Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
tuavanle
Admin Group
Admin Group
Avatar

Tham gia ngày: 30/May/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 335
Quote tuavanle Replybullet Gởi ngày: 09/Jul/2010 lúc 2:51pm
Bệnh Viêm Khớp Xương (Osteoarthritis)

BS Nguyễn Ý Đức

"Nắng mưa là chuyện của trời.
Đau xương, nhức khớp, chuyện người tuổi cao"



Ở người cao tuổi, viêm xương khớp (osteoarthritis) là loại bệnh rất thường xẩy ra. Có lẽ đây là chứng bệnh mà đa số các cụ hay than phiền với bác sĩ, nhất là khi thời tiết đổi thay.
Các cụ thường thấy đau ở những khớp gần đầu ngón tay, xương sống, đầu gối, hông và cổ tay, và thường là do sự thoái hóa của xương và sụn gây ra. Nam nữ lão nhân đều có thể mắc bệnh như nhau. Đôi khi, có nhiều vị cao tuổi bị viêm khớp mà không biết cho tới khi bác sĩ tình cờ chụp phim quang tuyến thì thấy đã có bệnh từ mấy thập niên.
Chúng ta cần phân biệt bệnh "viêm xương khớp", còn gọi là "bệnh khớp thoái biến" ( Degenerative Joint Disease), với bệnh "khớp viêm phong thấp" (Rheumatoid Arthritis). Bệnh sau này có ở bất cứ tuổi nào, thường gây tổn thương cho nhiều khớp, nhất là ở đốt cuối ngón tay, ngón chân, cổ tay, đầu gối. Đôi khi bệnh lan tới các cơ quan nội tạng như tim, thận, phổi, dây thần kinh và gây ra những triệu chứng tổng quát như nóng sốt, mệt mỏi, biếng ăn, thiếu hồng huyết cầu, sụt cân cơ thê.

Cấu tạo khớp

Bệnh viêm xương khớp thường xẩy ra ở các khớp di động như đầu gối, khớp háng, khớp cột sống.
Mỗi khớp có nhiều thành phần khác nhau như bắp thịt, dây chằng, sụn, xương, gân, tất cả hoạt động nhịp nhàng với nhau để giúp thực hiện một chức năng rất quan trọng, đó là sự di chuyển của con người trong không gian. Dây chằng có nhiệm vụ neo xương với xương, giữ cho khớp được vững; gân nối xương với thịt và chuyển sức co của bắp thịt vào xương; còn sụn là lớp tế bào nom trong như thạch, rất bền và dai, không có mạch máu và dây thần kinh, có công dụng che chở đầu xương tránh sự cọ xát khi khớp cử động. Quan trọng như vậy mà sụn lại gồm những tế bào rất mỏng manh, khó nuôi cấy, dễ thoái hóa và sự tái tạo sau khi bị chấn thương cũng rất khó khăn. Sụn chứa 75% nước. Khi khớp cử động, nước đó ra vào, thấm qua màng hoạt dịch để lấy chất bổ dưỡng nuôi sụn. Cho nên sụn sẽ bị suy yếu khi khớp bất động, không được dùng tới. Sụn không có dây thần kinh nên nó không có trách nhiệm gây đau trong bệnh viêm xương khớp.
Khớp nằm trong một cái túi mà tế bào mặt trong túi tiết ra một hoạt dịch lỏng nhờn như dầu để làm khớp trơn tru trườn lên nhau khi co duỗi, cử động. Hoạt dịch cũng là nguồn cung cấp chất bổ dưỡng cho sụn vì sụn không có mạch máu.

Sự thoái hóa của khớp

Với tuổi đời chồng chất, chức năng cũng như cấu tạo của khớp đều có nhiều thay đổi, trở nên kém linh động: tế bào khớp thoái hóa, gân và dây chằng phân đoạn, đóng vôi, khô cằn, trở nên kém bền bỉ, kém co dãn, không chịu đựng được với căng lực và dễ bị tổn thương; sụn trở nên đục mầu, hóa xơ, khô nước, rạn nứt với nhiều tinh thể calcium làm khớp đau. Khớp co duỗi khó khăn vì màng hoạt dịch mỏng khô dần.
Khi bị viêm, xương khớp có nhiều thay đổi như sự hóa xơ và gồ ghề của sụn, khả năng chất đệm kém đi, đầu xương mọc gai, xương giảm khối lượng. Mặc dù ta không biết rõ cơ chế gây ra viêm, nhưng sự hao mòn tả tơi hay thoái hóa do sử dụng khớp lâu năm được coi như là nguyên nhân chính. Vì thế những khớp chịu sức nặng của cơ thể như xương sống vùng thắt lưng, hông, đầu gối thường hay bị bệnh. Sự thoái hóa này diễn ra từ từ trong khoảng thời gian khá lâu và trở nên rõ ràng khi về già.
Tuy thường xẩy ra ở người cao tuổi nhưng không phải người cao tuổi nào cũng mắc phải bệnh này. Thanh thiếu niên được miễn; tuổi trung niên có nhưng rất hiếm; từ tuổi 50 trở lên thì bệnh tăng theo tuổi: 27% ở tuổi 60-70; 45% vào tuổi 80.
Nguy cơ dễ bị bệnh gồm có béo mập (vì thế giảm cân là phương thức trị liệu tốt), chấn thương khớp, tật bẩm sinh, bệnh về chuyển hóa, di truyền, xáo trộn của kích thích tộ Lúc trẻ tuổi, một lực sĩ liên tục bị chấn thương ở khớp, dù nhẹ, người làm việc chân tay suốt ngày khuân vác nặng nhọc, đều dễ bị viêm xương khớp khi tuổi cao.
Cũng xin nhắc qua về hiện tượng VIÊM ( Inflammation) . Viêm là một đáp ứng bảo vệ của cơ thể với tổn thương gây ra do tác nhân sinh nhiễm, hóa chất hoặc tác nhân vật lỵ Các mạch máu ở gần nơi tổn thương dãn nở, đưa nhiều máu tới vùng này. Bạch cầu vào mô, tiết ra các chất Prostaglandins, Leukotrienes và tiêu diệt các tác nhân gây tổn thương. Trong diễn biến này, vùng mô bị tổn thương sưng to, nóng, đỏ và đau. Nếu viêm không lành thì sẽ trở nên viêm kinh niên.

Triệu chứng

Khớp đau, sưng, giảm cử động, co cứng là những dấu hiệu thường thấy.
Khớp co cứng mỗi sáng khi thức dậy hoặc sau một thời gian bất động, kéo dài cả nửa giờ đồng hồ. Nhưng khi ta ngâm tay trong nước ấm hay tập co tới co lui một lúc thì nó bớt cứng đi. Những thay đổi khác ở khớp như viêm màng dịch, viêm dây chằng, sự tiêu hao của sụn, co thắt của bắp thịt đều có thể gây đau.
Người cao tuổi mắc bệnh viêm xương khớp có thể bị những cơn đau bất thình lình hoặc khi thời tiết đổi thay, khí hậu lạnh, ẩm, đặc biệt là ở khớp đầu gối. Khớp đau âm ỉ, vừa phải thôi, nhưng gia tăng khi khớp cử động, giảm bớt khi không dùng. Ban đêm ngủ mà bị những cơn đau khớp hành hạ thì bệnh càng gia tăng mà lại dễ gây ra tâm trạng u buồn.
Sau một thời gian, các triệu chứng trên đưa tới mất chức năng của khớp, khiến người bệnh không thực hiện được những sinh hoạt thông thường như cài cúc áo, cột dây giầy, cầm lược chải đầu, cầm bút viết. Đứng lên ngồi xuống, bước ra khỏi xe, lên xuống cầu thang đều khó khăn, giới hạn.
Nhiều nghiên cứu cho hay có tới 12% người bệnh không hoàn tất được sinh hoạt hàng ngày và quá bán số người này nằm liệt giường hay suốt ngày ngồi trên xe lăn.
Quan sát cho thấy đàn ông thường bị giới hạn sử dụng thượng chi còn đàn bà hay bị ở hạ chi, nhưng khi tới tuổi trên 80 thì tứ chi đều bị ảnh hưởng như nhau. Sự định bệnh căn cứ vào triệu chứng, khám xét cơ thể và chụp quang tuyến X. Viêm khớp khó mà lành hẳn nhưng sau một năm, chứng đau nhức thường giảm bớt. Sự thoái hóa làm mòn hết sụn, hai đầu xương tiếp tục cọ xát vào nhau trở nên nhẵn bóng như nga.

Điều trị

Cho tới nay, chưa có dược phẩm hay cách nào có thể phục hồi tế bào sụn và từ đó chữa dứt bệnh viêm xương khớp, mà chỉ chữa theo triệu chứng: đau đâu chữa đó, đau lúc nào uống thuốc lúc ấy. Tuy nhiên, với những phương tiện hiện có, người bệnh có thể duy trì, cải thiện một số chức năng của khớp bị bệnh, làm bớt đau và làm đời sống linh động tốt hơn.
Người bệnh cần được hướng dẫn, tìm hiểu về bệnh, biết rõ căn nguyên, nguy cơ gây bệnh để tránh, biết phải làm gì để bớt đau và thích nghi với khó khăn, khiếm dụng do bệnh gây ra.

1- Vật lý trị liệu:

Đây là phương tiện được dùng rất nhiều hiện nay vì có nhiều công hiệu. Nó giúp bệnh nhân phục hồi một số chức năng của bắp thịt và khớp như khả năng co duỗi, sự di động, mềm mại; hướng đẫn cách lựa và sử dụng gậy chống, nạng, tựa người (walker).

2- Vận động:

Sự vận động cơ thể làm tăng sự mềm mại của cơ thịt, co vào duỗi ra dễ dàng, khớp cử động nhẹ nhàng, tăng máu lưu thông tới nuôi dưỡng khớp, làm bớt đau, làm tầm cử động rộng hơn. Cần lưu ý là chỉ vận động vừa sức mình, không vận động khi khớp đang sưng, nóng, đau. Trước khi tập, có thể đắp nóng để làm thư dãn cơ thịt, làm máu lưu thông tốt, hoặc đắp lạnh trên khớp để làm bớt đau, sưng và viêm đọ Đôi khi ta có thể luân phiên với sức lạnh và sức nóng, mỗi thứ chừng 30 phút.

3- Giảm mập béo:

Mập béo vẫn được coi như là nguy cơ gây viêm xương khớp, nên giảm ký là một cách tốt để làm cơ thể nhẹ nhàng, bớt sức nặng dồn trên khớp nhất là khi ta di chuyển.

4- Dược phẩm:

Dược phẩm được dùng với mục đích chính là để làm giảm đau, chống viêm sưng. Thuốc Acetaminophen (Tylenol) được coi như là thuốc căn bản, uống với phân lượng cao tới 4 grams một ngày. Thuốc này dùng nhiều có thể ảnh hưởng tới gan nhất là khi người bệnh uống rượu, hoặc đưa đến thận suy.
Thuốc có chất á phiện chỉ nên dùng ngắn hạn khi cơn đau dữ dội không chịu nổi hoặc làm mất ngủ.
Có nhiều loại thuốc bôi làm dịu đau như kem bôi Capsaicin, mỗi ngày thoa đều trên khớp đau ba bốn lần.
Thuốc chống viêm không có steroid như Ibuprofen, Naproxen, Celebrex, Daypro, ... có nhiều công hiệu. Các thuốc chống đau đều có nhiều tác dụng phụ, không tốt, nên trước khi dùng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ gia đình.
Ngoài ra, dùng những máy phát ra sóng từ trường, hoặc chích thuốc (Corticosteroids, Hyaluroran) vào khớp cũng giúp giảm cơn đau nhức một phần nào. Trường hợp nặng có thể giải phẫu thay khớp.

5- Dinh dưỡng:

Trong những năm gần đây, nhiều chuyên gia đã nghĩ ra và đề nghị áp dụng dinh dưỡng trong việc chữa bệnh viêm xương khớp. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào xác định là một chế độ ăn uống hoặc một món thực phẩm nào đó có thể trị được bệnh viêm khớp này. Có một số ý kiến cho rằng nếu ta ăn vài trăm gram cá mỗi ngày thì có thể giảm cứng khớp mỗi sáng khi thức dậy.
Bác sĩ Joel M.Kremer của Đại Học Y Khoa Nữu Ước cho hay, uống dầu cá viên trong hai tuần lễ có thể làm giảm sưng và đau của viêm khớp. Ta nhớ là cá có loại chất béo Omega-3 fatty acid.
Có người cũng đã thử nghiệm và thấy cà chua, broccoli cũng làm bớt đau viêm khớp. Trên thị trường, có vài môn thuốc được giới thiệu là làm thuyên giảm triệu chứng của viêm khớp. Đó là:

+ Chất Glucosamine. Glucosamine sulfate là chất lấy ra từ vỏ sò, vỏ cua và bán dưới dạng thuốc viên. Theo nhà sản xuất, mỗi ngày uống 1500 mg chia ra làm ba lần. Thuốc chỉ gây ra một chút khó chịu cho bao tự Nhiều nghiên cứu cho hay, phải uống cả tháng mới thấy có công hiệu. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho hay, Glucosamine có tính chất chống viêm và kích thích sản xuất sụn.

+ Chất Chondroitin. Đây là chất được lấy ra từ sụn cá mập, bò và có dưới dạng viên hoặc con nhộng. Cũng như Glucosamine, món thuốc này được giới thiệu có khả năng chống viêm và tạo sụn. Một số nghiên cứu khoa học cho hay, Chondroitin có tác dụng tốt hơn thuốc vờ (placebo) và ít gây ra tác dụng phu Mỗi ngày phải uống khoảng 1200 mg, chia ra làm ba lần và phải uống khoảng bốn tuần lễ mới thấy công hiệu.

+ SAMe. Đây là viết tắt của S-Adenosylmethionin e, là một hợp chất thiên nhiên trong mọi tế bào còn sống và được sản xuất bằng cách nuôi tế bào các loại men, nấm. SAMe đã được bán theo toa bác sĩ ở Âu châu từ năm 1975 để chữa viêm khớp và trầm cảm. Món thuốc này khá đắt và phải dùng từ 400 mg tới 1200 mg mỗi ngày. Tác dụng phụ là khó chịu tiêu hóa, như là tiêu chẩy.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm nhiều người thì Gừng, khoáng Borom, chất DMSO Dimethyl Sulfoxide từ quả gỗ cơm (pulp) cũng có công dụng chống viêm của xương khớp.

Kết luận

Viêm xương khớp kinh niên đưa tới nhiều trở ngại, khó khăn cho người bệnh. Ngoài thuốc men và các phương thức trị liệu khác, bệnh nhân cũng nên khéo léo tổ chức trong sinh hoạt hàng ngày để tránh khớp đau nhiều hơn:
- Khi làm việc, khi ăn, nên ngồi nhiều hơn là đứng. Ghế ngồi có chỗ dựa lưng để giảm căng thẳng cho bắp thịt ở lưng. Ghế có dựa tay để giúp đứng lên ngồi xuống dễ dàng.
- Mở hộp thức ăn với dụng cụ thay vì dùng sức mạnh của bàn tay. Đừng cầm vật gì nặng quá lâu.
- Nên thường xuyên co duỗi các khớp xương, vươn vai để cột
sống khỏi cứng nhắc.
- Cần nâng một vật nặng, nên sử dụng cả hai tay thay vì một tay và chịu sức nặng vào hai chân chứ không vào xương sống lưng.
Làm được như vậy là ta đã phần nào tránh được sự mất khả năng vận động, một trong những nguyên nhân đưa tới việc lệ thuộc vào người khác của tuổi già.



Sưu tầm


Thấp khớp đầu gối (ảnh st)


(ảnh st)


(ảnh st)


IP IP Logged
tuavanle
Admin Group
Admin Group
Avatar

Tham gia ngày: 30/May/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 335
Quote tuavanle Replybullet Gởi ngày: 09/Jul/2010 lúc 2:54pm
Viêm Gan và Ung Thư Gan      
Bác sĩ Nguyễn Bích Liên   
 
Một trong những bệnh ung thư làm tôi quan tâm nhất là bệnh ung thư gan. Đây là bệnh gây ra cái chết vì ung thư đứng hàng thứ hai cho nam giới người Việt nói riêng và người Đông Nam Á nói chung, chỉ sau ung thư phổi.


 
Là một bác sĩ chuyên về ung thư, tôi phải đối diện và chiến đấu với sự chết hằng ngày. Có nhiều khi thắng trận, nhưng phải thành thật mà nói là rất nhiều khi thua. Có những trường hợp thua mà tôi không buồn gì lắm vì tuy cuối cùng thua trận nhưng mình đã kéo dài thêm sự sống cho bệnh nhân một cách có ý nghĩa. Chuyện làm tôi buồn khổ nhất là mình đành bó tay vì khi bệnh nhân đến gặp, bệnh đã đến thời kỳ "hết thuốc chữa". Lại càng đau đớn hơn khi bệnh nhân là một em bé, một thanh niên hay thiếu nữ, hay một ngưòi trung niên còn đang tràn trề nhựa sống. Vì tôi biết rằng những bệnh có thể ngừa được, hay ít ra có thể truy tầm ra sớm và chữa lành được. Thế mà...
Một trong những bệnh ung thư làm tôi quan tâm nhất là bệnh ung thư gan. Đây là bệnh gây ra cái chết vì ung thư đứng hàng thứ hai cho nam giới người Việt nói riêng và người Đông Nam Á nói chung, chỉ sau ung thư phổi. Hơn nữa, người bệnh thường là những thanh niên hay trung niên đang ở vào giai đoạn sung mãn và thường đang, hay sẽ là rường cột cuả gia đình, xã hội và đất nước. Năm ngoái, một thanh niên người Việt vào bệnh viện vì tự nhiên bị đau bụng bất thình lình. Các bác sĩ khám phá ra là gan cuả anh đã bị nhiễm siêu vi viêm gan B và anh đã bị ung thư gan ở thời kỳ cuối cùng. Anh đã không hề biết là anh đã bị siêu vi viêm gan B. Thanh niên này mới có 27 tuổi, vừa học xong đại học và đang nghĩ đến chuyện kết hôn. Anh đã chết không đầy ba tháng sau khi tìm ra bệnh. Đây không phải là một chuyện hiếm hoi, mà là điều rất thường thấy ở cộng đồng Á Châu. Bệnh thường được phát hiện một cách bất thình lình, không có dấu hiệu gì báo trước. Và khi tìm ra thì đã quá trễ.
Một bác sĩ người gốc Trung Hoa tên Mark Lim ở San Francisco mới 30 tuổi, vừa ra trường, chưa kịp nghĩ đến gia đình vợ con, bị đau bụng dữ dội, tưởng là mình bị loét bao tử vì làm việc quá độ. Nhưng không, anh đã bị ung thư gan khắp cả hai bên lá gan và anh đã mất không lâu sau đó. Bốn năm trước, anh đã được cho biết là anh bị viêm gan B, nhưng các bác sĩ điều trị nơi anh đang học y khoa bảo anh đừng lo vì viêm gan còn ở trạng thái "carrier" (nôm na là "ngủ"), và anh không cần phải truy tầm ung thư gan cho đến khi anh ở tuổi 50 hay 60. Những lời khuyên này có thể đúng cho người da trắng bị bệnh gan vì uống rượu hay mới bị viêm gan C, nhưng không đúng cho người Á Châu. Các bác sĩ cuả bác sĩ Mark Lim, và ngay Mark, chính mình là một bác sĩ, đã không biết là đang có một trận dịch ung thư gan gây ra bởi siêu vi B trong những thanh niên gốc Á. Và họ cũng không biết là người gốc Á có cơ hội bị chết vì ung thư gan cao hơn người da trắng gấp 10 lần.
Taị sao như vậy? Tại sao bác sĩ Mark Lim, người đã học ra bác sĩ từ một trường đại học y khoa nổi tiếng, và các ông thầy của anh, đã không biết gì về những dữ kiện này? Bác sĩ Samuel So, giám đốc Trung Tâm Bệnh Gan Á Châu taị đại học Stanford, giải thích như sau: "Chỉ trong một thế giới y khoa hoàn toàn lệ thuộc vào khuôn thuớc cuả người da trắng trong việc chẩn bệnh và chữa bệnh, mới có thể có sự sai biệt về sức khoẻ nhiều như vậy". Nói một cách rõ ràng hơn, những nghiên cứu và quan tâm về các vấn đề y tế cuả người Á Châu có rất ít. Các cơ quan chính quyền cũng như dư luận toàn quốc không quan tâm đến, vì những cuộc nghiên cứu y khoa tại Mỹ hay Âu Châu thường chỉ có sự tham dự của người da trắng. Vì người da trắng ít bị viêm gan và ung thư gan, đây không phải là quan tâm hàng đầu của họ. Người Á Châu thì hoặc không biết hay không quan tâm đến và thờ ơ không muốn biết, nếu chính họ chưa bị mắc phải. Người Á Châu còn có khuynh hướng sợ sệt hay bảo thủ, không muốn tham gia vào các cuộc nghiên cứu để tìm thêm về bệnh, hay các phương pháp chẩn bệnh, trị liệu mới. Do đó, nếu người da trắng không tìm hiểu hay nghiên cứu thì chúng ta cũng đành thúc thủ vậy. Những cách suy nghĩ và thái độ tiêu cực này cần được thay đổi, càng sớm càng tốt.
Ta có thể làm được gì?

Những điều cần biết về bệnh viêm gan B và ung thư gan.
1. Tỉ lệ bị viêm gan B và C ở người Việt và Á châu rất cao. Tỉ lệ cuả B là 16% và cuả C là 10%. Có thể cao hơn vì nhiều người không thử.
2. Đàn ông Việt Nam có tỉ lệ bị ung thư gan cao nhất ở Hoa Kỳ, gấp 13 lần người Mỹ trắng. (Người gốc Đại Hàn gấp 8 lần và người gốc Hoa gấp 6 lần)
3. Nguyên nhân chính gây ra ung thư gan ở người Á Châu là viêm gan B. Với viêm gan B, người bệnh có thể bị ung thư gan khi gan chưa bị chai, và ngay cả khi thử máu không thấy có dấu hiệu siêu vi B đang hoạt động.
4. Viêm gan B cũng gây ra cái chết vì chai gan hay viêm gan cấp tính.
5. Những người bị nhiễm viêm gan B khi còn thơ ấu hay lúc lọt lòng mẹ, có tỷ lệ bị ung thư gan rất cao, đến 40% và có thể ở tuổi rất trẻ như hai trường hợp kể trên.
6. Hiện thời có thuốc để chữa viêm gan B. Tuy nhiên hiệu quả chữa lành cuả các thuốc này còn thấp, chỉ dưới 20%. Do đó, nhiều thuốc mới đang được thí nghiệm.
7. Chích ngừa viêm gan B nếu chưa bị mắc bệnh là cách tốt nhất để ngừa chứng hư gan vì siêu vi B và ung thư gan.
8. Các trẻ em sinh ở Mỹ trong vòng 20 năm qua đều đã được chích ngừa viêm gan B. Ngoài ra trẻ em vào lớp Bảy cũng phải được chích ngừa cho siêu vi B. Tuy nhiên, còn rất nhiều trẻ em chưa được chích ngừa.
9. Viêm gan C thường có tính cách mãn tính và thường 20 đến 30 năm sau mới gây ra bệnh nặng như chai gan, ung thư hay hư gan.
10. Ngưòi bị viêm gan C cũng dễ bị ung thư gan, nhưng thường thì phải bị chai gan trước khi trở thành ung thư gan.
11. Cũng có thuốc chữa bệnh viêm gan C, phải dùng cả thuốc uống và thuốc chích và cơ hội chữa bệnh khoảng 50%.
12. Chưa có thuốc chích ngưà cho viêm gan C
13. Cả viêm gan B và C đều truyền đi qua sự đụng chạm về máu như truyền máu, sử dụng kim chích, dùng dao cạo râu, bàn chải đánh răng, v.v cuả ngưòi bệnh. Sự giao hợp cũng có thể làm lây bệnh viêm gan B và C từ người này qua người khác. Truyền máu ở nước Mỹ rất an toàn trong vấn đề này vì tất cả máu đều đã được thử siêu vi viêm gan B, C và HIV
14. Ăn cùng mâm cùng dĩa không bị lây viêm gan B hay C, nhưng có thể làm lây viêm gan A là một loại viêm gan thường nhẹ và thường không gây những hậu quả tai hại về sau. Tuy nhiên, nếu bị lây bệnh này sau khi đã bị viêm gan B hay C thì gan có thể sẽ bị yếu đi nhiều và gây thêm thương tích cho gan.
15. Uống rượu khi đã bị viêm gan B hay C có thể làm gan yếu hơn, gia tăng cơ hội bị chai gan hơn, và gia tăng cơ hội bị ung thư gan hơn. Vì vậy, nếu muốn uống rượu, xin chỉ uống vừa phải nếu gan cuả quý vị tốt và không bị nhiễm siêu vi B hoặc C hay một bệnh gan nào khác. Nếu bị bệnh gan, nhất là nếu bị siêu vi B hay C, xin tuyệt đối đừng uống rượu. Quý vị nên biết là nguyên nhân gây chai gan và ung thư gan nhiều nhất cho những người không bị siêu vi gan B hay C là rượu.
Những điều nên làm:
16. Tất cả mọi người Á châu nên được thử máu để xem có bị viêm gan B hay C không. Ngoài ra cũng nên thử xem đã được miễn nhiễm viêm gan A và B hay chưa. Xin hỏi bác sĩ cuả quý vị để thử ngay nếu chưa thử bao giờ.
17. Nếu kết quả thử máu có Hepatitis B surface antigen HBsAg (dương tính) (positive), quýù vị cần thử lại sáu tháng sau. Nếu vẫn dương tính, quý vị đã bị viêm gan B.
18. Trong trường hợp này, quý vị cần được theo dõi chức năng gan, lượng AFP (alpha-fetoprotein) trong máu mỗi sáu tháng, và siêu âm gan mỗi một năm để truy tầm ung thư gan. Quý vị cũng nên gặp bác sĩ chuyên môn về gan để xem có cần chữa bệnh viêm gan B hay chưa.
19. Nếu không có HBsAg (âm tính), tức là chưa mắc bệnh, thì phải xem Hepatitis B antibody tức HbsAb xem có đủ cao hay không. Nếu trên 10, có nghiã là bạn đã được miễn nhiễm. Nếu âm tính hay thấp hơn 10, bạn cần được chích ngừa viêm gan B.
20. Với viêm gan C, nếu có Hepatitis C antibody tức HCV Ab dương tính, quý vị có lẽ đã bị viêm gan C, chứ không có nghiã là quý vị đã được miễn nhiễm đâu. Nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa gan ngay để thử nghiệm xem lượng vi khuẩn có cao không, chức năng gan còn tốt không và quý vị có phải chữa trị hay không vào lúc này.
21. Nếu đã bị chai gan vì bất cứ lý do nào, qúy vị cần được theo dõi kỹ và được truy tầm ung thư gan với lượng AFP (alpha-fetoprotein) trong máu mỗi sáu tháng, và siêu âm gan mỗi năm một lần dù cho quý vị không có triệu chứng gì cả.
22. Nếu máu không có lượng kháng thể IGG hay Total Antibody cuả viêm gan A, thì quý vị chưa được miễn nhiễm viêm gan A và nên nghĩ đến chuyện chích ngưà, nhất là nếu quý vị đã bị viêm gan B hay C, để bảo vệ gan không bị hư haị thêm trong trường hợp nhiễm thêm viêm gan A. Cũng nên chích ngừa nếu qúy vị đi đến vùng có dịch như Việt Nam hay Mexico chẳng hạn.
23. Nên nhớ: chưa có thuốc chích ngưà viêm gan C. Do đó, nếu quý vị đã miễn nhiễm siêu vi A va B, quý vị vẫn có thể bị nhiễm siêu vi C. Xin tránh những hành động có thể gây ra sự truyền nhiễm qua đường máu từ người này qua người khác như dùng kim chích, bàn chải đánh răng, dao cạo chung. Hãy dùng kim mới khi đi xâm mình, châm cứu, hay lễ giác, và dùng đồng xu mới và riêng cho từng người để cạo gio.ù
24. Hãy sử dụng bao cao su khi giao hợp hay các biện pháp an toàn khác như tránh quan hệ tình dục với nhiều người.
25. Tránh uống rượu. Nếu đã bị viêm gan B hay C rồi thì tuyệt đối không uống rượu.
26. Hãy nhắc nhở con em về những điều trên và loan truyền những tin tức này cho những người khác.
27. Hãy hăng hái tham gia vào những công trình nghiên cứu y khoa nếu hội đủ điều kiện.

Mọi chi tiết về các hoạt động của Hội Ung Thư Việt Mỹ xin liên lạc  tại số (714) 751-5805 hoặc trang web www.
 
 
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 186 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.564 seconds.