Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Chuyện Linh Tinh | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh |
Chủ đề: HAY và LẠ | |
<< phần trước Trang of 33 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | ||||||||||||||||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 15/Oct/2010 lúc 11:31am | ||||||||||||||||||||||||||||||
Cuộc đời là vay trả, trả vay….. Steve Sipek đã trở thành một Tazan thực sự khi anh đã nuôi dưỡng và sống chung với hàng trăm chú hổ trong căn nhà của mình hơn suốt gần 40 năm.
Sipek đang tắm cùng một chú hổ.
Khi đó, phim trường không may bị hỏa hoạn, Steve bị vây khốn trong những bức tường lửa. Những tưởng cái chết đã cận kề, thì một chú sư tử cùng tham gia đóng bộ phim này với Steven đã xông vào biển lửa cứu anh thoát chết. Yêu hổ hơn cả vợ con
Sipek ngủ ngon lành cùng với một chú hổ. Tuy nhiên, việc nuôi hơn 100 con thú dữ trong nhà cũng khiến Sipek phải trả những cái giá đắt. Hai người vợ trước của ông vì không thể chịu đựng được cuộc sống suốt ngày phải kề cận với những con thú nguy hiểm đã lần lượt bỏ ông ra đi. Người bạn gái hiện tại của Sipek đang cùng chung sống với ông cũng có một cảm tình đặc biệt với những ông ba mươi này. Sipek cùng lũ hổ của mình sống tại thành phố Loxahatchee, bang Florida, nước Mỹ. Trên tấm biển đặt tại cánh cổng ngôi nhà của Sipek có dòng chữ: “Bất cứ ai xâm nhập trái phép sẽ bị ăn thịt”. Trong khu vườn nhà Sipek, hổ và sư tử có thể tự do đi dạo, trong khi đó những người được mời đến đây tham quan thì phải đứng bên trong các thanh sắt chắn để đảm bảo an toàn. Khi phóng viên đến thăm nhà Sipek, tuy rằng những con hổ và sư tử đều đã bị cách ly ở bên ngoài căn phòng của Sipek nhưng một chú hổ có tên Lepa vẫn được phép vào bếp và dùng bữa trưa. Con trai của Sipek đã lớn lên giữa những chú hổ và sư tử.
Sipek nói với phóng viên rằng: "Tôi rất yêu chú hổ nhỏ này, nó rất đặc biệt. Lúc nào nó cũng cắn tôi, nó yêu tôi. Tôi bắt buộc phải chấp nhận điều đó, nó là một con hổ, tôi không muốn thay đổi bản tính của nó”. Thậm chí Sipek còn nói rằng, anh yêu Lepa hơn cả con mình, nhưng “không hiểu vì sao”. "Tình yêu và sự tín nhiệm" giữa người và hổ Cho đến nay, những động vật hoang dã nguy hiểm này vẫn thường chơi đùa tự do trong nhà Sipek. Chúng cùng với Sipek, người nhà và những trợ thủ tình nguyện của ông ăn cơm, thậm chí là bơi. Một số con hổ còn ngủ cùng với Sipek. Steve Sipek nói: "Tôi có một giác quan thứ 6 rất mạnh. Nếu như có chú hổ nào đó muốn tấn công tôi khi ngủ thì trước đó tôi sẽ cảm thấy và tỉnh dậy". Tuy nhiên, Steve cũng thừa nhận, khi anh cùng tắm với lũ hổ tại bể bơi ở sau nhà, chúng rất thường bộc lộ bản chất hung dữ của mình. Sipek tin rằng giữa người và hổ có thể xây dựng được "tình yêu và sự tín nhiệm".
ABC News http://tuvilyso.net/forum/forum_posts.asp?TID=2385
|
|||||||||||||||||||||||||||||||
mk
|
|||||||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||||||||||||||||||
tuavanle
Admin Group Tham gia ngày: 30/May/2007 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 335 |
Gởi ngày: 15/Oct/2010 lúc 2:51pm | ||||||||||||||||||||||||||||||
- Với tiềm lực khoa học công nghệ, đặc biệt là khoa học quân sự và năng lực tài chính, quân đội Mỹ hiện đang sử dụng 11 tàu sân bay, đứng đầu thế giới về số lượng. Đây là một yếu tố quan trọng giúp Hải quân Mỹ triển khai lực lượng khắp nơi trên thế giới và thể hiện được sức mạnh vượt trội trên các đại dương.
Trong biên chế của Hải quân Mỹ hiện có 11 tàu sân bay, trong đó có 1 tàu thuộc lớp Enterprise và 10 chiếc thuộc lớp Nimitz. 1. Tàu sân bay lớp Enterprise Lớp Enterprise hiện chỉ còn duy nhất 1 tàu đang hoạt động trong biên chế Hải quân Mỹ là tàu USS Enterprise (CVN-65), trước đây còn có tên là CVA(N)-65. Đây là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới theo quyết định của Quốc hội Mỹ năm 1954. Huy hiệu tàu sân bay Enterprise USS Enterprise được đưa vào hoạt động ngày 25.11.1967 với giá thành sản xuất lên đến 451,3 triệu USD. Hiện nay, cảng chính của tàu này là căn cứ hải quân Norfolk bang Virginia. USS Enterprise trên Đại Tây Dương Một số thông số kỹ thuật: Lượng choán nước: 94.781 tấn Chiều dài: 342m Chiều rộng: chiều rộng mớn nước là 40,5m, chiều rộng tối đa là 78,4m Động cơ: 8 động cơ Westinghouse A2W sử dụng năng lượng hạt nhân, 4 trục chân vịt; 4 máy phóng máy bay bằng động cơ hơi nước. Tốc độ: 38,7 hải lý/giờ Tầm hoạt động: Không giới hạn Trong biên chế tối đa của USS Enterprise có 5.828 người bao gồm 3.000 người trong đội tàu (2.700 thủy thủ, 150 thuyền trưởng, 150 sỹ quan), 1.800 người trong lực lượng không quân (250 phi công, 1.550 nhân viên hỗ trợ bay). Tàu Enterprise có thể chở theo tối đa 90 máy bay. USS Enterprise được trang bị hệ thống radar AN/SPS-48 3D và AN/SPS-49 2D, hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32 và Mark 36 SRBOC. Trang bị vũ khí trên tàu bao gồm 2 hệ thống phóng tên lửa chống hạm Phalanx CIWS 20mm, 2 hệ thống tên lửa phòng không RIM-7, 2 giàn tên lửa phòng không RAM (mỗi giàn có khả năng phóng 1 loạt 21 tên lửa). Con tàu khổng lồ này được trang bị 8 lò phản ứng hạt nhân đảm bảo năng lượng cho động cơ hoạt động liên tục trong vòng 20 năm mà không cần nạp nhiên liệu. Con tàu này lớn đến mức để đảm bảo hoạt động trên tàu cần đến 1.000km dây điện và 60km đường ống thông hơi. Đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, USS Enterprise đã từng là nơi xuất phát của các máy bay chiến đấu để không kích vào miền Bắc Việt Nam. Dự kiến, Enterprise sẽ ngừng phục vụ trong Hải quân Mỹ vào năm 2013. Máy bay F-14 Tomcat trên boong tàu Enterprise Tàu Enterprise tuần tra trên vịnh Persiq hỗ trợ cho chiến dịch Con cáo sa mạc Enterprise bên cạnh phiên bản khác của nó: Tàu Charles de Gaulle của Pháp 2. Tàu sân bay lớp Nimitz Hiện tại, Mỹ có 10 tàu sân bay lớp Nimitz gồm chiếc đầu tiên mang tên Nimitz (CVN-68) và 9 chiếc khác mang tên 7 Tổng thống và 2 nghị sỹ Mỹ là Dwight D. Eisenhower (CVN-69), Carl Vinson (CVN-70), Theodore Roosevelt (CVN-71), Abraham Lincoln (CVN-72), George Washington (CVN-73), John C. Stennis (CVN-74), Harry S. Truman (CVN-75), Ronald Reagan (CVN-76), George H.W. Bush (CVN-77). Đặc điểm chung của các tàu sân bay lớp Nimitz là có chiều dài 333m, lượng choán nước trên 100.000 tấn. Chiều rộng ở mớn nước là 41m và chiều rộng tối đa là 77,7 đến 78,4m tùy theo từng kiểu tàu. Tàu được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân A4W để chạy 4 trục chân vịt giúp tàu có khả năng đạt vật tốc tối đa 56km/giờ và hoạt động liên tục trong vòng 20 năm không cần phải nạp nhiên liệu. Biên chế của tàu sân bay lớp Nimitz có thể lên đến 5.680 người, trong đó thủy thủ đoàn là 3.200 người, số còn lại là phi công và nhân viên phục vụ bay. Tàu có thể mang theo 90 máy bay các loại trên boong. Tàu sân bay lớp Nimitz thường được trang bị các hệ thống radar AN/SPS-48E 3D, AN/SPS-49(V)5 2D phòng không, AN/SPQ-9B dò mục tiêu, AN/SPN-46 điều khiển không lưu, AN/SPN-41 không lưu, AN/SPN-41 hỗ trợ hạ cánh, 4 hệ thống Mk 91 NSSM và 4 hệ thống Mk 95 dẫn đường. Nhiệm vụ tác chiến điện tử được giao cho 2 hệ thống SLQ-32A(V)4 và SLQ-25A. Về vũ khí, các tàu thuộc lớp này thường được trang bị từ 16 đến 24 tên lửa Sea Sparrows, 3 đến 4 hệ thống tên lửa phòng không Phalanx CIWS hoặc giàn phóng tên lửa 21 nòng RIM-116. Tàu USS Nimitz CVN-68 Tàu sân bay USS Nimitz (CVN-68) bắt đầu hoạt động từ ngày 3.5.1975. Nó đã phải tiếp nhiên liệu một lần tại Nhà máy đóng tàu Hải quân Puget Sound và từ năm 2001, cảng chính của Nimitz là căn cứ không quân hải quân ở North Island, California. Máy bay Rafale của Pháp hạ cánh xuống tàu USS Eisenhower trong một bài huấn luyện của liên quân. Tàu sân bay USS Eisenhower (CVN-69) trị giá 679 triệu USD được đưa vào phục vụ trong biên chế Hải quân Mỹ từ 18.10.1977. Chiếc tàu này đã tham gia vào chiến dịch Bão táp sa mạc, tham gia vào triển khai quân ở vịnh Persiq và Ấn Độ Dương. Đầu năm 2010, USS Eisenhower đã đến Trung Đông để hỗ trợ cho Hạm đội 5 và 6 của Mỹ. Căn cứ chính của chiếc tàu này là căn cứ hải quân Norfolk, Virginia. Tàu sân bay USS Carl Vinson CVN-70 Tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN-70) được đặt theo tên một nghị sỹ bang Georgia. Bắt đầu hoạt động từ 13.3.1982, USS Carl Vinson đã từng có mặt tại Ấn Độ dương để đuổi theo tàu ngầm Charlie I của Liên Xô năm 1984 và là chiếc tàu sân bay hiện đại đầu tiên của Mỹ có mặt tại biển Bering. Ngoài ra, nó cũng tham gia hỗ trợ cho chiến dịch Bão táp sa mạc và một số hoạt động khác của Hải quân Mỹ tại vùng Vịnh. USS Carl Vinson ở Haiti Đầu năm 2010, USS Carl Vinson đã đến Haiti, mang theo 19 trực thăng để hỗ trợ nạn nhân của vụ động đất. USS Theodore Roosevelt CVN-71 Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) trị giá 4,5 tỷ USD (thời giá 2007) được đưa vào sử dụng ngày 25.10.1986. Hoạt động quân sự lớn đầu tiên của chiếc tàu này là tham gia vào chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991. USS Theodore Roosevelt có một chút khác biệt so với các tàu thuộc lớp Nimitz trước đó về cấu trúc và được tăng cường bảo vệ cho kho vũ khí trên tàu. USS Abraham Lincoln CVN-72 Tàu sân bay USS Abraham Lincoln (CVN-72) có giá trị tương đương với USS Theodore Roosevelt, được đưa vào sử dụng ngày 11.11.1989. Đây là con tàu thứ 2 của Hải quân được đặt theo tên của vị Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ. Cảng chính của con tàu này là căn cứ hải quân Everett, Washington. USS George Washington CVN-73 Tàu sân bay USS George Washington (CVN-73) là chiếc tàu đặt theo tên vị Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ. Chiếc tàu này được đưa vào hoạt động ngày 4.7.1992 với “người đỡ đầu” là cựu đệ nhất phu nhân Barbara Bush. Thủy thủ tàu USS George Washington xếp hình chữ “Rất vui được gặp bạn” bằng tiếng Nhật tại Yokosuka Căn cứ chính của USS Gerge Washington là căn cứ hải quân Yokosuka, Nhật Bản. Tàu USS John C. Stennis Tàu sân bay USS John C. Stennis (CVN-74) được đặt theo tên thượng nghị sỹ bang Mississipi. Chiếc tàu này được đưa vào sử dụng ngày 09.12.1995. Căn cứ chính của chiếc tàu này là cảng Bremerton, Washington. Tàu USS Harry Truman Tàu sân bay USS Harry S. Truman (CVN-75) được đặt theo tên vị Tổng thống thứ 33 của nước Mỹ. Trị giá 4,5 tỷ USD, USS Harry S. Truman được đưa vào sử dụng ngày 25.7.1998. Trong năm 2010, chiếc tàu này được triển khai cho hạm đội 5 và 6 để hỗ trợ cho các hoạt động an ninh hàng hải tại khu vực kênh đào Suez. Tàu USS Ronald Reagan Tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN-76) là chiếc tàu chiến đầu tiên được đặt theo tên một vị cựu Tổng thống còn sống. Con tàu này được đích thân cựu đệ nhất phu nhân Nancy Reagan đập vỡ chai rượu trong buổi lễ hạ thủy tháng 3.2001. Cựu đệ nhất phu nhân Nancy Reagan Sau đó 4 tháng, con tàu trị giá 4,5 tỷ USD bắt đầu phục vụ cho Hải quân Mỹ với căn cứ chính là căn cứ hải quân North Island, California. Tàu USS George H.W. Bush Tàu sân bay USS George H.W. Bush (CVN-77) là chiếc tàu sân bay đắt nhất trong biên chế của Hải quân Mỹ. Chiếc tàu có giá 6,2 tỷ USD này được con gái của Tổng thống Bush cha – bà Dorothy Bush Koch - “đỡ đầu” và được đưa vào phục vụ ngày 10.01.2009. Đây cũng là con tàu có khả năng chở lớn nhất so với những người anh em cùng họ Nimitz – đến 98 máy bay các loại. Kỳ sau: Máy bay không người lái (UAV) Trung Hiếu |
|||||||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 20/Oct/2010 lúc 11:12pm | ||||||||||||||||||||||||||||||
Bãi đá “ma” làm
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 26/Oct/2010 lúc 10:50pm |
|||||||||||||||||||||||||||||||
mk
|
|||||||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||||||||||||||||||
lo cong
Senior Member Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
Gởi ngày: 23/Oct/2010 lúc 9:06am | ||||||||||||||||||||||||||||||
Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 23/Oct/2010 lúc 9:11am |
|||||||||||||||||||||||||||||||
Lộ Công Mười Lăm
|
|||||||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 26/Oct/2010 lúc 11:23pm | ||||||||||||||||||||||||||||||
Không hiểu sao bài của mk gửi lên DĐ khi có hình, khi không có hình !?
Anh LoCong15 có... 'pháp thuật' gì mà hay vậy ?
Đa tạ, |
|||||||||||||||||||||||||||||||
mk
|
|||||||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||||||||||||||||||
lo cong
Senior Member Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
Gởi ngày: 28/Oct/2010 lúc 1:25pm | ||||||||||||||||||||||||||||||
Ngôi Chùa Hoa Sen tại Ấn Độ
Hoa sen đẹp cả sắc lẫn hương nhưng chính sự vươn lên khỏi bùn để nở hoa đã làm cho loài hoa này mang một ý nghĩa đặc biệt. Hoa sen có mặt trong hầu hết các lĩnh vực từ văn học nghệ thuật cho đến kiến trúc, hội họa, nhất là tại các nước phương đông.
Ở New Delhi - Ấn Độ, có hẳn một ngôi đền lộng lẫy được thiết kế theo hình một hoa sen. Tại đây, hoa sen được thể hiện rất đa dạng, cánh sen được cách điệu làm mái vòm hành lang, làm hoa văn trên cửa, có khi cánh sen hóa thành những hồ nước. Đền Hoa Sen được xem là kỳ quan của sự sáng tạo trong kiến trúc.
Thành phố New Delhi là một trong những nơi có lượng khách tham quan mỗi ngày cao nhất thế giới. Và một trong những điểm tham quan nổi tiếng mà du khách không thể bỏ qua chính là đền Hoa Sen, tọa lạc ở Kalkaji, phía nam thành phố, mỗi ngày có khoảng 150 ngàn lượt du khách đến tham quan kiến trúc độc đáo này.? Đền được gọi là đền Hoa Sen vì hình dáng trông giống như một đóa hoa sen đang hé nở.
Kỳ quan sáng tạo này do kiến trúc sư Fa-ri-bo Sah-ba người Canada gốc Iran mất 10 năm thiết kế và xây dựng. Đền cao 35m, chiếm diện tích khoảng 105,000 m², đền có sức chứa 2500 người.
Khoảng 800 kỹ sư, kỹ thuật viên, nghệ nhân và công nhân đã giúp sức thực hiện công trình xây dựng phức tạp nhất thế giới này.
Công trình làm bằng đá cẩm thạch, xi măng, đô-lô-mít và cát. Đền có kết cấu độc đáo với 3 dãy, mỗi dãy có 9 cánh hoa sen nên đây là công trình xây dựng đòi hỏi kỹ thuật rất cao.
Chỉ một năm sau khi xuất hiện, năm 1987, đền Hoa Sen được xếp hàng thứ ba trong số các kiến trúc độc đáo, to lớn nhất thế giới. 9 hồ nước phản chiếu công trình bao quanh bên ngoài có hình những chiếc lá xanh của hoa sen.
Công trình kiến trúc đền Hoa Sen là kỳ quan sáng tạo của con người, là khu vườn xanh giúp du khách thư giãn nhờ vào không khí yên bình tĩnh lặng nơi đây
Hoa Nhi (THVL)
Đây là ngôi đền Bahai nổi tiếng (còn gọi là Lotus Temple)
được làm bằng đá cẩm thạch trắng. Hỏi: Bạch thầy, mỗi khi vào chùa nhìn lên bàn Phật, thấy tượng Phật ngồi trên tòa sen, nhưng thú thật con không hiểu ý nghĩa của hình ảnh hoa sen như thế nào? Mà khi vào chùa nhìn đâu cũng thấy hoa sen cả. Kính mong thầy giải thích cho chúng con hiểu.
|
|||||||||||||||||||||||||||||||
Lộ Công Mười Lăm
|
|||||||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||||||||||||||||||
lo cong
Senior Member Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
Gởi ngày: 29/Oct/2010 lúc 4:44pm | ||||||||||||||||||||||||||||||
. Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 29/Oct/2010 lúc 4:59pm |
|||||||||||||||||||||||||||||||
Lộ Công Mười Lăm
|
|||||||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||||||||||||||||||
tuavanle
Admin Group Tham gia ngày: 30/May/2007 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 335 |
Gởi ngày: 31/Oct/2010 lúc 8:57pm | ||||||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||||||||||||||||||
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 31/Oct/2010 lúc 11:01pm | ||||||||||||||||||||||||||||||
XE ĐẠP TUYỆT VỜI
Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 31/Oct/2010 lúc 11:07pm |
|||||||||||||||||||||||||||||||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|||||||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 02/Nov/2010 lúc 6:53am | ||||||||||||||||||||||||||||||
Khi động vật nhận con nuôiBài viết cập nhật lúc: 02:47 ngày 05/10/2010 Động vật cũng có tình cảm y như người… Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều trường hợp những đứa trẻ bị mất mẹ hoặc bị bỏ rơi đã được những người nhân hậu nhận làm con nuôi. Tuy nhiên, việc làm này không chỉ xảy ra ở thế giới của loài người mà cả các loài động vật hoang dã cũng có. Hãy cùng xem những câu chuyện cảm động về việc những loài động vật nhận con nuôi! 1. Mèo mẹ nhận nuôi sóc con Khi Lisa Reichel – một phụ nữ sống tại Wilmot, Mỹ, phát hiện thấy một chú sóc nhỏ bị rơi từ cây phong sau vườn nhà mình xuống đất, cô đã làm tất cả mọi thứ để cứu sống nó. Cô Reichel nhanh chóng gọi cho Trung tâm động vật hoang dã để nhận được sự giúp đỡ. Một nhân viên tại trung tâm này đã chỉ cho cô cách sử dụng bình sữa để chăm sóc chú sóc nhỏ này, tuy nhiên, phương pháp này thực sự không hiệu quả. Chú sóc con sống rất hạnh phúc với gia đình nhà mèo Jingles Cô Reichel cho biết: “Chú sóc còn quá nhỏ, thậm chí nó còn chưa mở mắt. Tôi nghĩ nếu tôi không làm điều gì đó khác thì có lẽ nó đã chết.” Khi đó, Reichel chợt nhớ tới “mèo mẹ” Jingles, cô mèo hiện đang chăm sóc 5 chú mèo con vừa mới sinh được vài ngày trước. Reichel đã nhẹ nhàng vuốt ve Jingles và đặt chú sóc nhỏ vào chung ổ với những chú mèo con để nhờ Jingles chăm sóc.
Reichel cho biết cô rất bất ngờ là Jingles không có hề phản ứng gì. Nó chỉ liếm nhẹ và chăm sóc chú sóc đáng thương như những đứa con của mình. Thậm chí cả những chú mèo con khác cũng sống rất hòa thuận và chưa hề bắt nạt chú sóc này.
2. Khỉ nhận mèo làm con nuôi Hình ảnh một chú khỉ đuôi dài chăm sóc một chú mèo con đã được nhiếp ảnh gia nghiệp dư Anne Young ghi lại trong kỳ nghỉ tại Monkey Forest Park – Bali, Indonesia.
Trong khi ghi lại những khoảnh khắc thú vị này, con khỉ trở nên rất kích động khi Anne mạo hiểm tiếp cận quá gần để chụp ảnh. Có lúc, nhiếp ảnh gia này đã thấy con khỉ này cùng một con khỉ khác đã trải một chiếc lá to để thử đặt chú mèo vào đó. Mẹ khỉ cảnh giác ngay cả với những con khỉ khác và đặc biệt không cho phép những con đực khác tiếp cận chú mèo.
Trong suốt thời gian quan sát, Anne thấy chú mèo con tỏ ra rất thích thú khi được “mẹ khỉ” ôm ấp, còn “mẹ khỉ” thì tỏ ra thuần thục với vai trò chăm trẻ. Có lẽ chú mèo con này sẽ cảm thấy như mình được bảo vệ khỏi bất cứ sự đe dọa nào. Người ta không biết làm thế nào chú mèo con đã đến được trong vòng tay của mẹ khỉ… nhưng hy vọng chú mèo sẽ sống bình yên với người mẹ nuôi này.
3. Hổ và lợn sống hòa thuận Trên thực tế, tình bạn giữa lợn và hổ không bao giờ tồn tại. Thậm chí chúng không bao giờ gần gũi nhau và lợn đôi khi còn là miếng mồi ngon cho loài hổ. Nhưng tại công viên Sriracha Tiger ở Thái Lan, hai loài vật này lại chung sống với nhau trong một gia đình rất “hạnh phúc”. Không chỉ ăn chung, ngủ chung mà chú lợn nái tại công viên này còn đóng vai trò một bà mẹ mẫu mực cho các chú hổ con bú hàng ngày. “Hổ con” và “mẹ lợn”
Còn tại một vườn thú ở California, Mỹ, một chú hổ mẹ đã sinh ra được ba chú hổ con, tuy nhiên do biến chứng trong thời gian mang thai, nên những chú hổ con này đã bị chết ngay sau khi sinh. Sức khỏe của chú hổ này bắt đầu sụt giảm sau sự cố trên. Các bác sĩ thú y cho rằng chính cái chết của những chú hổ con đã khiến nó rơi vào trạng thái trầm uất và bị ốm.
Các bác sĩ thú y quyết định làm một điều gì đó mà chưa bao giờ được thử nghiệm trong môi trường vườn thú. Họ bọc một lớp da hổ quanh những chú lợn con và đặt chúng vào chung chuồng với chú hổ mẹ. Thật kỳ diệu là sức khỏe của hổ mẹ dần hồi phục và nó đã chăm sóc những chú lợn con như chính con đẻ của mình. “Mẹ hổ” và “lợn con” 4. Chó mẹ nhận nuôi hổ con Chó mẹ chăm sóc hổ con có lẽ là điều hiếm thấy, tuy nhiên, tại một số vườn thú tại Trung Quốc, thì điều đó là hoàn toàn bình thường. Khi những chú hổ con bị bỏ đói do hổ mẹ không hứng thú với việc chăm sóc chúng, các nhân viên tại vườn thú đã phải nhờ đến sự trợ giúp của “mẹ chó” để chăm sóc những chú hổ con này.
Chó mẹ và hổ con tại một vườn thú ở Hà Nam, Trung Quốc
Chó mẹ và hổ con tại vườn thú Safari, Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc
Chó mẹ và hổ con tại Thế giới hoang dã Diêm Thành ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc
5. Chó nhận dê làm con nuôi Một câu chuyện cảm động diễn ra tại Trung tâm động vật hoang dã Pennywell ở Anh khi chú chó có tên là Billy đã nhận một chú dê con tội nghiệp bị mẹ bỏ làm con nuôi. Chó bố Billy và dê con Lilly Lilly là con vật nhỏ nhất trong lứa dê 3 con mới được sinh ra tại Trung tâm này. Chính vì thế mà mẹ Lilly đã bỏ mặc nó để chăm sóc 2 đứa con khỏe hơn. May thay, Lilly đã được “bố” Billy nhận nuôi. Chú chó đô con này đã trở thành bạn đồng hành của chú dê con Lilly, ngủ cùng, liếm láp và bảo vệ Lilly khỏi những mối đe dọa. Bà Elizabeth Tozer – chủ của Billy, cũng chăm sóc Lilly. Bà cho biết: “Lilly đi theo Billy khắp nơi. Trông cảnh 2 “bố con” chạy loăng quăng tôi thấy rất vui. Billy ngủ cùng và chùi miệng cho Lilly sau khi nó ăn xong. Hai bố con Billy đã trở thành ngôi sao thu hút khách tham quan ở trung tâm.”
6. Rùa nhận hà mã làm con nuôi Owen – tên của con hà mã nặng 3 tạ đã bị sóng thần cuốn trôi từ sông Sabiki – khu bảo tồn chim rất quan trọng của Kenya, đến biển Ấn Độ Dương, sau đó bị mắc kẹt tại bờ biển Kenya trước khi được các nhân viên kiểm lâm cứu sống và đưa về công viên Lafarge.
Nhà sinh thái học Paula Kahumbu của Lafarge cho biết: “Sau khi bị cuốn trôi và mất mẹ, con hà mã chưa tròn một tuổi dường như đã bị tổn thương. Chúng tôi nghĩ rằng cần phải tìm một con vật nào đó thay thế cho mẹ của nó. Thật bất ngờ, khi được thả vào khu vực của một con rùa 100 tuổi, hai con ngay lập tức kết thân với nhau rất nhanh chóng.” Hai sinh vật này đã sống chung hoà thuận, cùng ăn, cùng bơi, cùng ngủ trong lãnh địa của con rùa. Con rùa già này dường như rất hạnh phúc với thiên chức làm mẹ. Owen đã theo sát con rùa y như là theo mẹ của mình. Nếu ai đó tiến gần đến chỗ con rùa thì lập tức Owen tỏ ra rất tức giận và muốn tấn công lại ngay lập tức. Cũng theo ông Paula Kahumbu, hà mã là loài động vật rất quấn quýt với mẹ. Thông thường mẹ của chúng sẽ chăm sóc và nuôi dưỡng hà mã con cho đến khi chúng được 4 tuổi mới thả cho chúng tự tìm mồi và sống tự do.
Hai mẹ con trông thật tình cảm Theo 24h.com.vn |
|||||||||||||||||||||||||||||||
mk
|
|||||||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | |||||||||||||||||||||||||||||||
<< phần trước Trang of 33 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |