Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Đập gương xưa tìm... chút dư hương cũ. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 9 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 13/Aug/2013 lúc 12:07pm


Ảnh hiếm về Lạng Sơn

năm 1950

trên tạp chí Life

Hiệu ảnh Lạng Sơn, chợ Kỳ Lừa, chân dung lính Pháp... là những hình ảnh hiếm về Lạng Sơn năm 1950 do Carl Midans của tạp chí Life thực hiện.

Một ngôi làng khang trang ở Lạng Sơn, với những ngôi nhà gạch, mái ngói.

Lính Pháp trên Quốc lộ 4 chạy dọc tuyến biên giới với Trung Quốc.

Người dân địa phương tò mò đứng nhìn khi một chiếc xe chở lính Pháp chạy qua.

Đồn biên phòng Chi Ma (huyện Lộc Bình, Lạng Sơn) sát biên giới với Trung Quốc.

Sĩ quan Pháp (ngoài cùng bên trái) và các binh sĩ người Việt ở đồn Chi Ma.

Trẻ em nhặt củi

Một ngôi chùa ở Lạng Sơn.

Cầu bắc qua sông Kỳ Cùng, con sông duy nhất chảy ngược lên Trung Quốc theo hướng Bắc.

Người dân và binh lính qua lại trên cầu.

Dinh công sứ Pháp ở Lạng Sơn.

Chân dung một lính Lê dương người Đức trong quân đội Pháp đóng tại Lạng Sơn.

Ban quân nhạc Pháp diễn hành trên con đường chính của Lạng Sơn.

Lính Pháp trên đường phố Lạng Sơn.

Một góc phố trung tâm thị xã Lạng Sơn với nhiều cửa hàng.

Một hiệu ảnh nằm cạnh cửa hàng tạp hóa.

Khung cảnh bình dị trên một con phố.

Những người bán mía ở chợ Kỳ Lừa, ngôi chợ lâu đời nhất Lạng Sơn.

Quầy bán nón.

Khu vực bán gạo.

Bé gái bóc củ đậu.

Hàng bán chai lọ.

Một nông dân người Tày thử chiếc lưỡi cày ở chợ.

Quầy sách báo cũ khá đông khách.

Trên đường làng.

Ngôi nhà đơn sơ ở vùng quê nghèo Lạng Sơn.

Trẻ em nông thôn Lạng Sơn.

Thiếu nữ dệt vải.

Một dinh thự bỏ hoang.

Giặt giũ ở cầu ao.

Cậu bé xay lúa.

Nghĩa trang lính Pháp ở Lạng Sơn.
Theo KIẾN THỨC
 












mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 15/Sep/2013 lúc 1:34am


SÀIGÒN DĨ VÃNG VÀ SÀIGÒN BOLSA

 

Sàigòn một thuở là Hòn ngọc Viễn Đông, một Paris lấp lánh khắp cõi Châu Á, tới hôm nay, lại mang một cái tên khác lạ, chẳng đẹp đẽ chi, nếu không muốn nói là vô nghĩa. Bởi thế nên người ta vẫn gọi tên cũ chính danh là Sàigòn. Một thành phố mãi mãi vẫn mang tên là Sàigòn. Sàigòn của muôn đời. Sàigòn trong trái tim người đang sống ở thành phố đó hay lưu lạc khắp năm châu thế giới..

Người Sàigòn không nhất thiết phải sinh ra tại đó, có bao nhiêu đời Ông Bà Cha Mẹ từng lập nghiệp lâu năm bền vững. Một người, bất cứ ai, cũng có thể nhận chính mình là dân Sàigòn, dù chỉ ở đây một ngày, một tuần hay một tháng, một năm. Chỉ sống một ngày ở Sàigòn, nhưng yêu Sàigòn mãi mãi, và mang Sàigòn ở trong tim, như một phần của thân xác, linh hồn mình. Chỉ như vậy thôi, người ta có thể ngẩng cao đầu, tự hào vỗ ngực tuyên xưng, tôi chính là dân Sài gòn.

Tóm lại, Sàigòn là của tất cả mọi người suốt giải giang sơn, từ Bắc qua Trung tới Nam. Sàigòn như một hiền mẫu, giang vòng tay ôm thương yêu quảng đại tới con người tứ xứ, không phân biệt Bắc, Trung, Nam và ngay cả người ngoại quốc nữa.

Một người Pháp sinh ra ở Paris, bỗng dưng một hôm tuyên bố, từ nay tôi không còn là một Parisien, cư dân ở Paris nữa. Tôi là người Sàigòn và sẽ ở lại đây cho tới cuối đời. Thế là dân Sàigòn bèn gọi chàng Tây là anh Hai, hoặc anh Tư gì đó. Tinh thần người Sàigòn là như vậy đó, thiệt là cởi mở và phóng khoáng.



http://gocnhosantruong.com/images/demsg/demsg10.jpg


Một nhạc sỹ sáng tác nhạc gửi : “Sàigòn ơi ! Ta hứa rằng ta sẽ trở về” . Rồi chàng cũng đã trở về thật, sau hơn chục năm xa cách. Nhưng chàng khám phá ra mình thực sự mất Sàigòn trong thực tại. Thế nên, nếu có sự trở lại, thì chỉ còn một hành hương về Sàigòn trong quá khứ với ngọc ngà dĩ vãng..



http://gocnhosantruong.com/images/demsg/demsg11.jpg


Hãy cùng trở về Sàigòn từ một ký ức xa tắp mù khơi. Sàigòn của những thập niên 1950 từ hơn nửa thế kỷ trước. Sàigòn với các hộp đêm, sòng bài Đại Thế Giới, Chợ Lớn, một Las Vegas thu nhỏ. Tại đây có đủ loại sòng bài và cách chơi khác nhau, lại có chỗ giải trí như xe nhỏ chạy bằng điện húc nhau đùa rỡn, hiện nay Las Vegas vẫn còn trò chơi này. Khu văn nghệ khác như phòng trà vũ trường. Con đường Trần Hưng Đạo Galliéni, Đồng Khánh chạy dài từ Sàigòn tới Chợ Lớn dài vun vút dẫn khách tới sòng bài, lưu thông hàng ngàn chiếc xe hơi nối đuôi nhau, đèn pha sáng chói, chẳng khác gì đại lộ Champs Elyseé tại Paris.

Đường Richaud Phan Đình Phùng quả thật văn nghệ với quán cà phê Gió Nam nỗi tiếng vì cô hàng café tuyệt sắc giai nhân. Nàng có nước da trắng xanh liêu trai với mái tóc thề ngây thơ nữ sinh. Nhân vật đã đi vào truyện Duyên Anh, qua bao chàng trai say đắm, tranh đua nàng, từ trí thức đến du đãng yên hùng. Cũng tại đường Phan Đình Phùng với quán phở Con Gà sống thiến cùng hai kiều nữ con chủ quán, nổi danh tài sắc. Yến Vỹ cùng chị, cả hai để mái tóc bồng rối như minh tinh Brigitte Bardot. Bao thực khách đến chẳng phải phở ngon, nhưng vì Yến Vỹ đẹp lại hát hay. Thì ra ngoài quán café, nhà hàng phở giai nhân cũng khiến một chàng Cử Văn Khoa phải vào nhà thương điên vì tình si. Phan Đình Phùng còn thêm café quán Luật Khoa và cơm gà Xing Xing, với những giai nhân lai Pháp, càng làm thêm Sàigòn có một chút Paris.

 

http://gocnhosantruong.com/images/demsg/demsg12.jpg

 

Sàigòn by night đã là những phòng trà ca nhạc và vũ trường khiến màn đêm Thành Đô trở nên lung linh ảo huyền, như một ngàn lẻ đêm huyền thoại. Nổi bật nhất từ cuối thập niên 50 là phòng trà ca nhạc Anh Vũ. Nơi đây khởi đi cho nhiều danh ca sau này. Thanh Thúy ở tuổi mượt mà thanh xuân đôi tám đã hát từ Anh Vũ, làm mê say bao tao nhân mặc khách. Người ta mê Thanh Thúy vì có lối trình diễn độc đáo bên giọng ca trầm buồn. Thanh Thúy vừa hát vừa đưa tay vuốt làn tóc buông rơi, sau đó gây chú ý là tự vuốt đôi chân ngọc tuổi dậy thì, có lúc nàng lại vưốt cây micro nữa, khiến các chàng trai sởn da gà vì sốt nóng lạnh.

Ban CBC thuở Anh Vũ đã là ban nhạc kích động nhỏ nhất thế giới, với tuổi khoảng sáu, bảy mà thôi. Thảm kịch cũng xảy ra cho phòng trà Kim Điệp Sàigòn, khi một chàng Tây lai bị giết. vì dám cặp kè với người đẹp Tuyết Không Quân. Tuyết là một giai nhân nổi tiếng sát phu qua hai đời chồng bị tử nạn trong chiến tranh. Phòng trà Kim Điệp sau vụ ấu đả vì ghen tuông. bị đóng cửa để trở thành Nhà sách.

Quán café trà thất đẹp nhất Sàigòn phải kể là Quán Gió, sau thành “Hầm Gió”, thiết trí sâu dưới đất, như một hầm rượu bên Âu châu. Người đẹp ngồi cash, bên một thùng rượu làm thành cái bàn khá ngoạn mục. Ca sỹ Thanh Lan thường có buổi trình diễn tại đây .

Chính những phòng trà đêm Sàigòn đã đưa nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn lên đỉnh cao. Nhiều ca khúc phản chiến cấm hát ở Đài phát thanh nhưng tại phòng trà thì vẫn được trình diễn tự do. Vũ trường, phòng trà Sàigòn còn ghi lại một thiên tình sử đẫm lệ, khi nữ ca sỹ Diệu Anh kiều diễm hát hay, đã tự tử vì… bị một nam ca sỹ bỏ rơi. Chàng trai bạc tình sau đó vì buồn và hối hận đã bỏ hát vài năm. Đêm Sàigòn trà thất vũ trường còn ghi đậm cây si thường xuyên Mai Thảo và Hồng Dương, để viết thêm những tình sử lâm ly với hai nữ danh ca khác.

Đêm Sàigòn bạc vàng, bạc triệu với Lệ Thu và Khánh Ly, những tiếng hát vàng ròng cả nghĩa trắng lẫn nghĩa đen, vì lương tháng hai nữ danh ca này lên tới một triệu.

http://gocnhosantruong.com/images/demsg/demsg13.jpg

Trong khi đó, lương một Đốc sự, Phó Quận trưởng tới năm 1975 chỉ có 33 ngàn đồng một tháng.
Vũ trường thơ mộng nhất Sàigòn là Mỹ Phụng ngay tại bến Bạch Đằng. Thuở đó cuối thập niên 50 đầu 60, người ta thích đi Mỹ Phụng vì ban đêm có gió sông Sàigòn mát dịu lại thêm nữ danh ca Lệ Thanh. Nàng chuyên hát những tinh khúc ướt át, trong điệu slow tắt đèn, mờ ảo như “Dang dở ” “Nỗi Lòng”. Tiếng hát mê đắm Lệ Thanh đã thu hồn một Bác Sỹ trở thành phu quân của nàng.

Đêm Sàigòn ngọc ngà dĩ vãng khiến người ta khó quên được vì những dạ vũ Bal Famille có khi kéo dài từ đêm suốt sáng. Ai có ngờ cô bé Mai đen 16 tuổi, thường đi với bé Phú, sau này lại trở thành ca sỹ Khánh Ly nổi danh cho tới nay. Phú mệnh danh là Phú chuột, trắng trẻo, mũm mĩm xinh như thỏ con, thường nhảy cùng Mai với đám bạn trai. Mai nhảy có khi bỏ cả giày cao gót giữa đêm vui đã gần rạng sáng.

Thuở ấy, người đi dạ vũ phải trầm trồ khen ngợi tài nhảy của Tony Khánh, thường nhảy cặp với vợ. Mỗi lần Khánh cùng phu nhân ra sàn nhảy, mọi người đều ngừng khiêu vũ để thưởng thức tài nghệ bậc sư biểu diễn. Sau đó là pháo tay nổ ròn như ngày Tết.

Hòn ngọc Viễn Đông Sàigòn từ thập niên 50 nay đã trên nửa thế kỷ, Sàigòn đổi tên và Sàigòn ngọc nát châu chìm. Những cột đèn tuy không biết đi, nhưng đã chắp cánh bay xa, thành bao nhiêu

Little Sàigòn rải rác khắp hải ngoại.

 

http://gocnhosantruong.com/images/demsg/demsg14.jpg

 

Và dân Sàigòn năm xưa, những chàng trai hào hoa phong nhã, bao giai nhân ca sỹ lừng danh, nay đã thất thập cổ lai hy, hay gần mấp mé tuổi hạc. Thế nhưng trái tim chằng bao giờ già.

Bởi vậy nói như Thi sỹ Thanh Tâm Tuyền ta gọi tên ta, Sàigòn cho đỡ nhớ. Hỡi những Đêm Mầu Hồng, Queen Bee, Arc En Ciel, Mỹ Phụng, Tự Do… Những đêm vui thắp sáng kỷ niệm, những ngày xuân mãi mãi xanh tươi, để làm thành một Thủ Đô Sàigòn bất tử, ta yêu lắm và yêu mãi mãi. Sàigòn trong lời nhạc của Ngô Thụy Miên, thì dù Em của ta có đi khắp thế giới Paris, Vienne, cũng chẳng thể tìm đâu đẹp hơn Sàigòn của ta ngày hôm qua dĩ vãng cũng như Sàigòn mai sau, khi hết Cộng sản.

Bây giờ tuy chưa có Sàigòn mai sau, nhưng ta tạm có Little Sài gon Bolsa tại Nam Cali, Thủ đô ty nạn của người Việt hải ngoại – chỉ tại Little Sàigòn mới giống Sàigòn năm xưa được.

Sàigòn Bolsa mùa xuân pháo nổ tưng bừng qua phố phường Westminster, Bolsa, Brookhurst, Euclid… trong khi ấy nay Sàigòn ở Việt Nam làm sao có pháo ? Thế nên người có tiền ở Sàigòn bây giờ, Tết đến lại thích đi du lịch sang Mỹ để đón xuân thực sự như Sàigòn thuở xưa, và tìm lại Sàigòn đích thực.

Sàigòn đã ra đi và Sàigòn tung cánh chim viễn xứ, quy tụ quây quần tại Mỹ, Canada, Úc, Pháp. Đức v v . Ba triệu người Việt lưu vong là ba triệu trái tim nồng nàn vẫn yêu thương Việt Nam và thắp sáng mãi Sàigòn Hòn Ngọc Viễn Đông nay thắp sáng ở xứ người. Sàigòn đã ra đi và tương lai sẽ có lúc, Sàigòn trở lại, như một Châu Về Hiệp phố. Sàigòn khi ấy sẽ rực sáng tin yêu của Tự Do, Dân Chủ và Phú Cường.

 

Yên Huỳnh (chuyển tiếp từ Tâm Triều) 

 

 

http://hoangnguyen1608.wordpress.com/2013/01/04/ca-phe-sai-gon-xua/

 


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 05/Nov/2013 lúc 7:55pm


Gia Long vào Thu Hội Ngộ

Monday, November 04, 2013 6:26:11 PM



Nguyên Huy/Người Việt



WESTMINSTER (NV) - Lá thiệp mời màu tím hoa sim, cho đến buổi “Thu Hội Ngộ” ngập tràn áo tím sân trường của các cựu nữ sinh trung học Gia Long chiều 3 Tháng 11 tại nhà hàng Mon Amour đã khiến người tham dự cảm thấy mình đang được đi trong Mùa Thu có cả một trời tím màu thương nhớ.

Thu Hội Ngộ là buổi gặp gỡ của các cựu nữ sinh trung học Gia Long năm nay, thật vậy, đã dội lên biết bao niềm thương nhớ một thời. Màu áo tím ngày xưa nay chan hòa ngay từ cửa vào nhà hàng, qua bóng dáng ban tiếp tân tràn ngập khắp nơi.

Tung tăng niềm nở trong những chiếc áo dài tím, hầu hết các cựu nữ sinh Gia Long đều có trên môi nụ cười khả ái thấp thoáng dáng nét ngày nào “Em tan trường về. Ðường mưa nho nhỏ...” Mỗi một Gia Long là một chủ nhà niềm nở đón đưa thân hữu tham dự nồng nhiệt đến tận chỗ ngồi.

Một làn điệu thật bắt mắt trong nhạc cảnh “Mưa” do ban vũ Gia Long trình diễn. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)


Một giờ trước khi khai mạc, ban tổ chức dành để hàn huyên hội ngộ. Thế mà cũng không đủ để mãi đến 6 giờ 30 mới khai mạc được.

Phút nghi lễ, khởi đầu đã được Gia Long Phương Lê trong ban tổ chức nhắc nhở hai lần rằng xin tôn trọng giờ phút chào kính quốc kỳ Mỹ-Việt và phút mặc niệm, không chụp hình và chạy qua chạy lại, thế mà cũng có một con chim lạc điệu cầm máy ảnh hết lên sân khấu lại xuống trước ban hợp ca Gia Long đang cử hành nghi lễ, lóe lên những ánh sáng trái với sự mong mỏi của ban tổ chức.

Trong niềm vui rộn rã của mọi người, Hội Trưởng Vương Hồng Loan ngỏ lời: “Mùa Thu là mùa của nhung nhớ. Chúng ta tập hợp nơi đây để cùng nhớ lại một thời trung học, những vui buồn với thầy cô xưa, bè bạn cũ, những mối lo khi mùa thi đến, những ngày đi bán báo ở các trường bạn, những lần diễn hành... Mùa Thu cũng là mùa Tạ Ơn. Tạ ơn cha mẹ sinh thành dưỡng dục, nhưng bên cạnh đó để có được ngày hôm nay, công lao của quý thầy cô cũng không kém. Nhân dịp hội ngộ này, chúng em xin được tri ơn thầy cô.”

Kể đến niềm vui hội ngộ năm nay, Hội trưởng Vương Hồng Loan “khoe” rằng: “Thật là một vinh dự cho ban tổ chức khi có nhiều vị giáo sư đã lâu không tham dự hội, nhiều chị đại tỷ Gia Long, nhiều chị cựu hội trưởng, nhất là có nhiều chị em Gia Long chưa bao giờ đến với hội, hôm nay đã có mặt nơi đây.”

Tiếp ngay sau phần nghi lễ là chương trình văn nghệ Gia Long, được mở đầu bằng hai ca khúc Gia Long Hành Khúc và Thu Vàng do Ban hợp ca Gia Long trình diễn. Thu Vàng, nhạc của Cung Tiến xuất hiện từ cuối thập niên 50 trong giới nam nữ học sinh trước hết, nên bây giờ các cựu Gia Long nhắc lại trong nhạc cảnh Thu Vàng khiến ai nấy đều ngơ ngác nhớ thương. “Chiều hôm qua lang thang trên đường, hoàng hôn xuống lòng nhớ bâng khuâng...”

Tím Trời Thương Nhớ Gia Long cử hành Quốc Ca Việt Mỹ. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)


Gia Long Thu Nga, trưởng ban văn nghệ Gia Long, giới thiệu các vũ công trong ban vũ Gia Long vừa trình diễn thật mượt mà các nhạc cảnh Thu Vàng và Mưa, gồm có Kim Quỳnh, Phương Lan, Hồng Vân, Minh Thu và Thu Nga. Nếu như so sánh với các ban vũ chuyên nghiệp của các Trung Tâm Asia, Paris By Night thì phần nghệ thuật chưa chắc ai hơn ai, nhưng về nét duyên dáng, hồn nhiên, thanh khiết thì có phần nổi trội.

Nhưng nói đến văn nghệ Gia Long mà không nói đến các Ðặc San Gia Long, là một điều không thể tha thứ được. Thu Hội Ngộ năm nay của Gia Long có tờ Ðặc San Gia Long, chủ đề “Thu Áo Tím” thật đáng để trong tủ sách gia đình. Hình bìa trước của Gia Long Ngọc Bích, bìa sau của Gia Long Mỹ Hương đã thu hút ngay được người đọc vì nó ẩn chứa một nội dung đáng cho ta nghiền ngẫm trong những buổi chiều thu tím trời thương nhớ.

Quả vậy, với 70 tiết mục văn nghệ, gồm thơ, ca và hình ảnh sinh hoạt, được gói ghém trong 250 trang báo khổ tabloid, người đọc bỗng gặp lại cơ man nào là những góc sống ngày xưa tưởng như đã khuất lấp sau một thời gian biết bao biến cố dập vùi. Xin đọc một câu thơ trong bài “Áo Tím Nhớ Thương” của LTM: “Còn nhớ không em ngày xa xưa đó, Áo tím vương mơ chiều em qua phố, Cổng trường thân quen chờ em lối nhỏ, Môi mắt em cười, hồn anh ngẩn ngơ...”

Gần 40 năm sau, ai đó gặp lại Gia Long trong chiều Thu Hội Ngộ này, hẳn lại thấy ngẩn ngơ như buổi chiều em qua phố năm xưa.


Quý độc giả cần có Ðặc San Gia Long 2013, Thu Áo Tím, có thể liên lạc với (714) 653.5394 hay (714) 531.2862.


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=176545&zoneid=3#.UnmR__tHbHI




Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 05/Nov/2013 lúc 7:56pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 05/Nov/2013 lúc 8:07pm

Gia Long ngày ấy


Posted on July 27, 2011 by hoanglanchi

Có người   đã nói rằng góc phố không chỉ được  làm bằng những con  đường mà cả con người  với phục sức, ngôn ngữ ..

Vậy thì “Góc Trường ” cũng thế !

Cái gì đã khiến những người con gái của Sài Gòn, của Hòn Ngọc Viễn Đông một thuở-  tự hào khi nhắc lại quá khứ Gia Long ?

Hãy nghe lời tự tình của một “Gia Long”:

Thuở ấy khi còn bé, chúng tôi được học chung trai gái. Người  ta chia tên rõ ràng: Tiểu,Trung và Đại Học. Chẳng ai chia cấp 1,2,3 rồi sao không là cấp 4 mà là đại học? Qua bậc Tiểu Học, trai gái đã bắt đầu bước dần vào tuổi dậy thì. Để giúp học trò yên tâm học, tránh những gặp gỡ hàng ngày có thể làm nảy sinh tình yêu quá sớm và do đó xao lãng học hành, các nhà giáo dục đã để nam nữ học riêng. Chỉ các trường  tư là bắt buộc phải cho học chung ..

GS Lan Phương thứ 2 từ trái. Lan Chi bìa phải ( đệ nhị mà ngố nhỉ?)

 

Cũng đệ nhị nhưng các chị ban C thì điệu và người lớn hơn ban A chúng tôi nhiều


GS Phạm Thị Nhung- Lan Chi phía sau- Năm đệ nhị 1965-1966

 

Từ đó, như mọi không gian và thời gian khác, đã hình thành những ngôi trường  có nét riêng của mình. Hai trường nữ nổi tiếng nhất là Gia Long và Trưng Vương, tượng trưng cho nữ sinh miền Bắc di cư và miền Nam. Tất nhiên phân biệt như vậy là nói theo đa số chứ trong Gia Long cũng có nữ sinh Bắc và nguợc lại ..

Hai trường  nam danh tiếng là Chu Văn An và Petrus Ký . Tiếp theo sau là nữ Lê Văn Duyệt và nam Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn  Trãi ..

Hãy tưởng tượng xem, cũng sân trường  ấy nhưng chỉ có những tà áo dài trắng tung bay. Khi tan trường, áo bay như đàn bướm ùa khỏi tổ. Và con đường rợp bóng cây cao là những chiếc xe đạp xinh xinh với áo trắng đơn sơ với nón lá dịu dàng.

Hãy tưởng tuợng  xem cũng sân trường  ấy nhưng chỉ là những áo trắng quần xanh.

Thì rõ ra là hoa hay buớm.

Chẳng như bây giờ. Tôi luôn có cảm tưởng trường tôi đã bị những hình bóng nam sinh làm “ô uế”. Không, không bao giờ tôi quay về trường  cũ để nhìn nam nữ lộn xộn trong sân trường  dấu yêu ..Như cô tôi, nhất quyết không về quê cũ, Thái Bình ngày ấy chỉ vì không muốn mất đi những hình ảnh của thuở nào còn bé. Thuở xưa với luỹ tre xanh, con đường làng đất đỏ … Với cả những con người  không hợm hĩnh như hôm nay.

Gia Long ngày ấy… Chúng tôi sống êm đềm, trật tự và nề nếp. Mỗi sáng thứ hai một lớp đứng hát quốc ca và lá cờ được kéo lên từ từ. Rồi đến sáng thứ bẩy, cũng lớp ấy đứng hát và lá cờ từ từ kéo xuống. Các lớp thay phiên nhau phụ trách việc này. Các lớp khác thì đứng nghiêm ngay truớc lớp của mình. Khi hát quốc ca, chúng tôi nghiêm chỉnh, không đùa giỡn. Chính vì thế chúng tôi, học sinh của những thập niên ấy, không bao giờ quên được  bản quốc ca.

Chúng tôi học đàng hoàng, không đùa giỡn hay phá phách quá đáng vì muốn thi đậu vào Gia Long thì phải giỏi. Nếu đã học giỏi thì thường đi đôi với việc ít phá.

Kỷ luật quá nghiêm.

Không được  đi giày cao. Ôi tôi thấy nữ sinh  bây giờ đi giày cao gót lộp cộp mà buồn quá. Không được  mang nữ trang. Chẳng thấy nữ sinh nào diêm dúa vòng vàng lấn át các cô giáo như bây giờ. Chúng tôi đơn sơ giản dị và nhu mì biết bao.

Chúng tôi đi đứng đàng hoàng. Ai chạy là… kỳ cục, là bất kính.Lên cầu thang chúng tôi đi cũng nhẹ nhàng, rón rén. Gặp cô giáo là đi sau, không dám vượt. Ô hay, bây giờ hình ảnh ấy hiếm lắm.Trừ phi là cô giáo của lớp thì học trò còn nhuờng. Nếu Thầy Cô khác lớp thì đường ta, ta cứ việc lên, chẳng phải nhuờng ai.

Chúng tôi gìn giữ lớp học  và sân trường  như những gì được học ở bậc Tiểu Học trong các giờ công dân giáo dục. Tôi chẳng thấy ai phá trường , phá lớp. Chúng tôi có quán ăn trong trường . Cũng xơi quà giờ ra chơi nhưng ít khi nào vừa đi lang thang vừa ăn. Chúng tôi đứng trước  quán và ăn. Vậy thôi. Còn chúng tôi đi dạo trong sân trường . Vì sao vậy, vì chúng tôi được  dạy rằng đang đi trong sân, gặp cô giáo trong khi mình đang nhồm nhoàm bánh kẹo hay cóc ổi gì đó là …xấu hổ lắm.

Mọi thành tích về học hành đa số tập trung vào bốn trường nam nữ nổi tiếng ấy. Chúng tôi chỉ thi Tú Tài 1, Tú Tài 2. Bằng Trung Học, muốn thi cũng được, không thì đủ điểm vẫn lên lớp. Nhưng nhiều người  vẫn thi vì sau đó đi làm. Với bằng trung học thời tôi, có thể làm thư ký được rồi. Chúng tôi chỉ có duy nhất Bằng Trung Học Toàn Quốc để thi tuyển học sinh giỏi. Thế thôi. Ngày đó, thời tôi, thi Tú Tài còn các thứ hạng Tối Ưu, Ưu, Bình, Bình Thứ và Thứ tuỳ theo số điểm trung bình cho các môn phải là 18/20, 16/20, 14//20, 12/20…Tối Ưu thì hiếm vô cùng. Ưu thì một lớp chừng hai đến ba người . Vậy thôi.

Chúng tôi không phải chạy theo thành tích nào cả. Lương Giáo Sư, thời ấy gọi là Giáo Sư, khoảng 5200đ (vợ được trợ cấp 1200đ và mỗi con là 800đ ). Một tô phở khá thời ấy là năm (5) đồng. Coi như lương giáo sư độc thân khoảng 1040 tô phở khá.

À há, còn bây giờ, lương giáo viên cấp 3 vừa được  điều chỉnh thì khoảng hơn một triệu trong khi tô phở khá là 7,000, còn phở “xịn” là 14,0000. Coi như lương giáo viên bây giờ khoảng 144 tô phở khá, chưa xịn. Có lẽ chỉ bằng 1/10 lương giáo sư của ngày ấy?

Thì hỏi làm sao giáo viên không bê bối?Làm sao giáo viên không đánh mất lương tâm? Báo chí trong nước nêu đầy lên đó thôi. Dạy ở trường  thì dở nhưng kéo học trò về nhà thì hay.

Nên đừng nói rằng Gia Long hay NTMK thì cũng thế. Cũng sân trường  ấy, chỉ có người   là khác.

Không, khác nhiều lắm. ..

Khác ở sân trường  chỉ có áo trắng tung bay
Khác ở giáo sư không kéo học trò về nhà dậy
Khác ở học sinh không phải đua thành tích ảo
Khác ở nề nếp, ngày đó chúng tôi sống và học thật đúng với câu “Tiên học lễ hậu học văn”

Còn nữa…

Nhưng thế thôi. Ngừng vậy.

Đó,“hồn trường” được  làm nên bởi các Giáo Sư và chúng tôi, được làm bởi những gốc cây, bụi cỏ, bệnh thất, hồ bơi, sân võ… Nếp trường  được làm bởi những nết na của đa số nữ sinh.

Đã từ lâu, truớc cổng trường treo đầy quảng cáo. Nào là Trung Tâm Nhật Ngữ, nào là Trung Tâm Tin Học. Ôi cái “mặt tiền” xinh đẹp của Gia Long ngày ấy đang bị nham nhở bởi vô vàn những cái bảng kinh doanh.

Gia Long của tôi, của chúng tôi ngày xưa là như thế…

Và dù có đi đâu, ở đâu , chúng tôi luôn tự hào “Vâng, nữ  sinh Gia Long ngày ấy đây! ”

Trường xưa dù có mất tên nhưng truyền thống của những thời ấy thì vẫn còn mãi với thời gian.

Người Gia Long

Em gái Gia Long của tôi ơi
Dù có đi đâu bốn phưong trời
Xin em nhớ giữ hồn xưa  nhé
Danh tiếng Gia Long đã một  thời ..

 
Hoàng Lan Chi


http://hoanglanchi.com/?p=828


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 05/Nov/2013 lúc 8:11pm

Trường Xưa Thầy Cũ

 

 Năm đệ thất

Năm 1959  thì phải tôi lò dò vào Gia Long. Trước ngày khai giảng, cũng chịu khó đi xem lớp để còn dành chỗ bàn trên. Nhà khá xa, đệ thất còn bé bỏng, mới 11 tuổi đầu,  lại tính ngốc và tồ nên mẹ tôi phải cho đi xe đưa rước của trường. Hồi đó, muốn đi xe đưa rước của trường thì ngày đầu tiên mình phải tự  đi. Lúc về xe trường mới đưa về vì tài xế hoàn toàn chưa biết học sinh ở đâu để sắp xếp lộ trình. Hôm sau thì xe trường mới bắt đầu đón. Những người ở xa như tôi thường thiệt thòi vì bị đón sớm và về muộn.

Từ khi đi học, tôi thích ngồi bàn nhì chứ không thích bàn nhất. Bàn nhì vừa phải để đọc chữ trên bảng và cũng có thể hoãn binh đôi chút khi thầy cô đang xem bàn nhất. Năm đệ thất, tôi cũng đã dành được bàn nhì. Nhưng than ôi, giờ đầu tiên của chúng tôi là môn Toán cô Hoa Lâu. Cô hơi lớn tuổi, mập mạp nhưng khuôn mặt đẹp. Tuy vậy cô dữ quá trời, đứa nào cũng run khi đứng trước mặt cô. Cô bắt chúng tôi lên bảng đứng rồi cô xếp lại. Tôi khá cao nên phải ngồi bàn bốn mà lại bên trong nữa! Tức chưa?

Cô đi lòng vòng xem chữ từng đứa. Cuối cùng cô dừng trước Mai Loan và chỉ định nhỏ coi sổ đầu bài. May phước mình viết chữ tàm tạm chứ không bị túm viết sổ đầu bài cũng mệt lắm!

Cô Hoa Lâu dạy thì cũng được nhưng cô dữ và hay la. Tôi nhớ có lần bị cô kêu  lên bảng, khoảng tuần lễ thứ hai của niên học. Tôi làm cái gì đó, cô la. Tôi ấp úng “ Em tưởng là..” Cô quát “Tuởng tưởng cái gì ? À tại sao đi học mặc đầm, áo dài đâu? ”.  Tôi  rơm rớm nước mắt, im re. Các giáo sư khác và cả giám thị chẳng hạch hỏi gì mình cả. Chắc họ biết  mình may áo dài chưa kịp chứ ai khùng mà mặc đầm đi học Gia Long? (không phải may không kịp mà đã chuẩn bị học Marie Curie nhưng phút cuối, ông bố ghét mấy mụ đầm hách dịch nên bảo tôi học Gia Long. Ngày xưa lịnh cha mẹ là nghiêm lắm, chứ có phải như thời buổi bây giờ đâu cơ chứ! )

Cô Nữ dạy Việt Văn thì cao, gầy. Cô cũng khá hiền nhưng dạy không hấp dẫn như nguời đẹp Phạm thị Nhung của tôi năm đệ nhị.

Còn cô Sáu dậy Pháp văn thì trời ui, cô tròn như búp bê và diện dễ sợ luôn. Áo dài nhiều đếm không xuể. Có cả áo hở cổ kiểu Lệ Xuân …Cùng dạy Pháp Văn với cô là cô Lệ Hạnh nhưng cô Hạnh không “bụ bẫm” như cô Sáu. Coi như hai cô Sáu và Lệ Hạnh hồi đó nổi tiếng vì diện!

Hồi đó đệ thất có 14 lớp chia ra 7 lớp Anh và 7 lớp  Pháp. Tôi học lớp Pháp chót hết : đệ thất 14. Lớp ở dãy trệt nhìn ra đuờng Phan Thanh Giản. Tan học, tôi cũng rất ngố chẳng biết xe đưa rước ở đâu. Mà mẹ tôi cũng kỳ, lẽ ra phải đi hỏi ở trường rồi cho con biết  đằng này mặc kệ tôi trong khi con bé mới 11 tuổi. Ngày xưa 11 tuổi nhát và khờ thấy mồ chả ma mãnh như bây giờ. Vì khờ và nhát, không dám hỏi nên tôi đã đi lạc ra ngoài đường trong khi xe đưa rước của trường ở trong khuôn viên trường. Tôi leo lên đại một xe đưa ruớc sau khi ngó tới lui không biết xe nào. Kể cũng ngộ !Sau đó chủ xe cũng tử tế đưa tôi về tận nhà dù biết tôi lộn. Họ dặn tôi ngày mai phải vào trường lên phòng (quên tên)  hỏi xe đưa rước đậu ở đâu?

Hôm sau tôi lên văn phòng đưa biên lai và hỏi. Té ra xe đưa ruớc của trường đậu ngay trước sân chính ( vì trường có 4 cổng nhìn ra 4 đuờng ) là sân nhìn ra đường Phan Thanh Giản. Xe tư nhân có tài xế và phụ xế giúp các em bé như tôi lên xuống. Xe trường không có. Cách đưa đón thì như sau : đưa nguời ở gần về trước và đón nguời ở xa truớc. Vì thế nữ sinh ở xa như tôi thì luôn luôn đi sớm về trễ. Sau này buổi trưa xe đưa các chị buổi sáng về thì ghé đón các nường buổi chiều luôn. Vì thế tôi phải đi sớm, chẳng bao giờ được  ngủ trưa miếng nào. Ngồi trên xe giữa trưa nắng toàn ngủ gục không, mắc cỡ ghê đi. Hồi đó cũng ngộ, ngủ gục trên xe cũng xấu hổ nữa chứ!

 Năm đệ lục
 
Lớp tôi có đến 3 Nguyễn Thị Bạch Tuyết và cô Hoa Lâu đã “chua”  thêm nơi sinh và biến thành thành ra BT Saigon, BT Gò Công và BT Long An. Ngoài ra còn hai Cúc Hoa nên được gọi là Cúc Hoa Gia Định và Cúc Hoa Chợ lớn. Tất cả đều là tác phẩm của cô Hoa Lâu! Mấy chục năm sau gặp nhau, chúng tôi vẫn “Bạch Tuyết Long An!”

Lên đệ lục chúng tôi phải chui xuống gần bệnh thất rất tối tăm. Năm này không có gì để nói. Văn cô Thu, Pháp cô Thái  Oanh Oanh. Năm nay có bà đầm Tâm dạy tiếng Pháp. Bà dạy chúng tôi nhiều bài hát tiếng Pháp như Alouette, Aupre de la blond. Cô Thu này dường như bà con gì với nhóm Nhất Linh. Tôi chẳng thích cô Thu vì tính lạnh lùng và gọi học trò là Chị nghe rất xa cách, chẳng có tình cảm gì cả.

Cuối năm có văn nghệ toàn truờng. Dường như có bài (quên tên ) “ Ngồi nhìn trăng xế..Trăng khói mờ..” các chị múa đẹp lắm. Chị chính giữa múa  ngả nguời tận đất làm tôi phục dễ sợ! Phải nói lớp tôi rất ngoan chứ không phá gì  cả.

 Đệ ngũ

Năm đệ ngũ lại đuợc về lớp ngon cùng với đệ thất là dãy nhìn ra đường  Phan thanh Giản.

Năm này chúng tôi có 2 giáo sư mới ra truờng còn trẻ măng: cô Ngọc Lan dạy toán và cô Ngọc Minh dạy Vạn Vật. Cô Lan dạy bình thuờng còn cô Minh khá hay.

Cô Minh Nhựt dạy vẽ rất hiền. Cô Mai dạy Nhạc tính dễ thương. Cuối năm chúng tôi yêu cầu cô hát, cô đồng ý với điều kiện, cả lớp úp mặt xuống bàn, không được xem. Cả lớp tuân răm rắp. Đến bây giờ tôi hơi tiếc là sao mình không lén thử coi cô hát kiểu gì mà không muôn học trò nhìn!

Cô Bạch Thu Hà rất xinh dạy nữ công. Chúng tôi hay trêu cô “Võ Đông Sơ đâu rồi hả cô?”. Cô Lệ Mai dạy Việt Văn thì trời ơi là điệu. Ngồi trong lớp mà cô thường xuyên mở bóp, nhìn mình trong gương ngắm qua lại thật tức cười.

Năm này có lần quên học bài,  tôi cũng giả vờ bịnh để trốn xuống bệnh  thất. Nhưng bình thường tôi vốn ngoan nên hôm đó có giả đò cũng không ai biết. Hồi đó hay có màn giả bộ bịnh để trốn trả bài. Khu bệnh thất được xem là to nhât trong các trường trung học thời đó. Nhưng âm u và lạnh lẽo thấy mồ. Nghe đồn có ma nên đứa nào cũng ớn nếu phải xuống bệnh thất lúc chạng vạng. Sau này, đặc biệt Gia Long có phòng khám nha khoa với nha sỹ hẵn hòi. Các trường bạn qua khám ké.

Năm này, tôi  thường phải ở lại trường chờ các lớp học thêm giờ nên hay lang thang sang chùa Xá Lợi. Có lẽ vì thế mà tôi ảnh huởng đạo Phât khá nặng.Thích đấy nhưng chỉ thuộc vài kinh ngắn ngủi. Sau này tôi tiếc là vừa làm chồng/vợ,  mẹ/cha nên không có thời gian đưa con gái đi chùa khiến tôi có cảm tưởng con nhóc vô thần quá. Trước khi nó đi úc, tôi bắt nhóc phải quy y. Sợ mẹ nó cũng quy nhưng khi Thầy giảng  không đuợc  sát sinh, nó quay sang nói nhỏ  “Vậy chứ con muỗi đốt mình, mình đập nó là cũng sát sinh sao?”  Tức quá, tôi đập cho nó một cái!

  Đệ tứ

Hè đệ ngũ, chuẩn bị cho thi trung học tôi đã đi học thêm toán với cô ruột tôi cùng mấy đứa em và vài nguời bạn. Vì vậy vào lớp GL là khá vững. Tự nhiên năm nay tôi học hăng lắm. Coi như tôi và Ngọc Dung học giỏi nhất nhóm. Có bao nhiêu sách bài giải toán, tôi làm hết. Đến nỗi khi vô lớp ở GL, thầy vừa đọc đề tôi đã biết đề đó nằm ở sách nào!

Cô Thái Vân dạy Văn khá hay. Cô rất thuơng tôi nên hay kêu tôi đọc. Tuy vậy năm đó tôi còn nhát lắm. Đọc lí nhí cả lớp nghe không rõ.

Năm này có vụ Phật Giáo. Khi lên cao trào thì lính Dù cũng vô sân trường dàn chào và chúng tôi được nghỉ học. Đứng trên lầu cao nhìn xuống, tôi thấy ghét đám lính đó. Chả là vì lúc đó mình cũng tự xem  như là một phật  tử mà.  Hầu như cả lớp tôi ghét vì đa số là theoPhật giáo! Bọn nằm vùng trong trường có cơ hội hoạt động tưng bừng. Sau này nhiều cô biến mất vì đi vô bưng. Sau 75 thì về, xuất hiện và giữ các chức vụ khá. Con nhỏ học khá dốt lớp tôi sau này là Giám đốc một khách sạn lớn ngay trung tâm Sài Gòn. Dường như các vị năm vùng, lo học chính trị, lo họp tổ, lo biểu tình nên đa số,  đa số chứ không phải tất cả, đều học dốt thì phải!

Sau khi cách mạng thành công năm 1963  thì có vụ bầu cử  Ban Đại Diện trường. Có hai liên danh ra ứng cử, một của Mai Hương học lớp đệ nhất và một của X (??) học đệ nhị. Các liên danh đi từng lớp để tranh cử.

Đa số trong lớp tôi chẳng để ý mấy nhưng thấy Mai Hương xinh xắn còn chị kia mập quá (!) nên bỏ phiếu cho MH. Xem ra con gái đẹp lúc nào cũng lợi thế! Cuối cùng Mai Hương đắc cử.

Tôi lo học thi Trung Học bù đầu, không chú ý đến chính trị. Nhưng lúc đó cũng thấy ghét chế độ độc tài gia đình trị của ô Ngô Đình Diệm. Ghét nhất là giọng điệu hỗn xược của Bà Ngô Đình Nhu khi các vị sư tự thiêu. Ai đời cương vị là đệ nhất phu nhân, chủ tịch Hội liên đới phụ nữ mà bà lên đài phát thanh phát ngôn như sau  “.. đầu trọc. Tôi cung cấp thêm xăng cho mà đốt..”. Lâu quá, tôi không  nhớ chính xác nhưng đại khái chính tai tôi nghe qua radio giọng điệu “hỗn xược” của bà và tôi vừa ghét vừa giận!

 Đệ tam

Năm đệ tam chúng tôi học ở dãy trên lầu cũng nhìn ra đường Phan Thanh Giản.

Năm này có thêm một số bạn từ truờng khác vào và bù lại cũng có một số bạn nghỉ học đi làm.

Năm này tôi nhất quyết phải bạo dạn và nói to! Khi cô kêu tôi cố gắng hét lớn nhưng khi tôi hỏi nhỏ bạn kề bên, nó cuời “Có thấy hét gì đâu, coi như đủ cả lớp nghe”.

Bà Nghiêm Phú Phi dạy Pháp văn. Thiên địa ơi, cô dữ không thua gì cô Hoa Lâu. Hay la học trò lắm. Mà suốt ngày khạc nhổ trong khăn  “mouchoir”. Dường như cô bị bịnh gì đó. Cô hay kêu tôi lên bảng viết  bài vì tôi viết chữ to rõ ràng và không leo núi xuống đồi. Phần khác tôi học Pháp văn khá. Sau này tôi đuợc biết về hoàn cảnh riêng của cô. Hèn chi tâm lý cô không bình thường.

Cô Thu Ba dạy vạn vật, Cô có đôi mắt sâu khá đẹp nhưng tính nết thì rất lạnh. Chỉ lo dạy, không tâm tình, cởi mở mà cũng không la như bà Phi, không chú ý đến ai. Ngay tôi hạng nhất vạn vật cô cũng không quan tâm. Sau này cô có làm Hiệu Trưởng.

Năm đệ tam học tà tà vì cũng chẳng phải thi cử gì. Năm này chúng tôi đã theo chuyên ngành nên cũng phân tán khá nhiều. Môt số bạn qua ban B hay C. Đa số học ban A và lớp tôi bấy giờ thành lớp chót hết: đệ tam A9.

  Đệ nhị  

Năm đệ nhị là năm nhớ đời của tôi.

Chúng tôi ban A và may mắn đuợc  học Văn với cô Phạm Thị Nhung. Cô rất đẹp và dậy rất hay. Tôi mê cô và mối tình này làm kinh động đến cả bà Giám Học lẫn vài thầy cô giáo khác. Ngoài ra chúng tôi được học Toán với cô Dung. Cô dạy tận tâm. Pháp Văn là cô Lê thị Kim. Tôi mê cô Nhung nhưng thích thì là cô Kim.

Hồi tôi mê cô Phạm Thị Nhung là giữa đệ nhất lục cá nguyệt năm đệ nhị. Lỗi do trời nắng đẹp, gió hây hây và ai biểu cô đẹp quá chừng để “con nhỏ” rớt tim! Tôi có tính đàn ông là mê nguời  đẹp. Kỳ cục, đến bây giờ cũng vậy. Ra đường, thấy con gái đẹp là ngắm!

Nhưng nếu nói thích thì tôi thích cô Lê Thị Kim, dạy môn Pháp Văn từ đầu năm. Cô Kim không đẹp nhưng rất hiền, có mái tóc cúp vô như búp bê. Cô dạy cũng khá hay. Không biết vì sao tôi và Ngọc Dung, con nhỏ học gỉoi nhất trong lớp hay ghẹo cô lắm. Giờ ra chơi chúng tôi đi theo sau cô trêu làm cô cứ đỏ măt giống con gái mười lăm vậy đó. Nhỏ Dung còn ít chứ tôi thì khỏi nói, chọc cô tưng bừng. Thỉnh thoảng hai đứa lại kéo nhau đến nhà riêng cô ở Tân Định. Thật tình mà nói, chưa thấy giáo sư nào chiều học sinh như cô Kim. Chúng tôi đến chơi, cô sai nguời làm mua phở cho hai đứa ăn. Cô dắt chúng tôi đi chơi lăng quăng. Ấy thế mà tôi “bạc tình” ghê. Chưa bao giờ mua hoa cho cô Kim cả. Chả bù với cô Nhung, tối ngày tôi  ôm hoa đứng trước cửa lớp đệ nhị C để tặng hoa. Có lẽ cái máu tặng hoa lậm vô tôi từ hồi đó nên sau này tôi hay ngoại giao bằng tặng hoa! Cô Kim đang ở VN và “Người đẹp Phạm thị Nhung” của tôi đang ở Pháp.

Lý Hoá do cô Bạch Hạc phụ trách. Cô Bạch Hạc mới đổi từ Huế vào. Cô chuyên môn vừa giảng vừa xem sách. Cô xinh xắn, dễ thương. Vạn Vật do cô Lan Phuơng, con gái nhà văn Hoàng Đạo phụ trách.  Cô đẹp nhưng thân hình như con trai. Cô dạy rất hay. Cô nổi tiếng vì dạy hay và hoạt động văn nghệ rất sôi nổi cũng như mê học trò đẹp. Chính cô là đạo diễn cho vở Tây Thi Phạm Lãi trong buổi văn nghệ lớn cuối năm. Cô chọn hai nguời đẹp của lớp bên cạnh tôi làm Tây Thi và Phạm Lãi. Tây Thi Kim Dung sau này học dược còn Phạm Lãi học Y.

Tôi có khiếu học bài nên mấy môn bài học không ai qua được. Vạn vật hạng nhất. Khi trả bài thi, cô Lan Phuơng nói: “ Câu số X em làm rất đẹp, đẹp hơn trong sách nhưng tôi đã lỡ cho một em khác điểm tối đa rồi nên cũng cho em điểm đó nhưng tôi cho thêm nửa điểm ở câu khác”. Đến bây giờ tôi còn nhớ như  thế. Nhưng cô Lan Phuơng viết cho tôi trong lưu bút “Em là môt học sinh hơi quá lãng mạn!” Chèn đét ơi, đã  “hơi”  còn  “quá”? Ý cô nói vụ tôi mê cô Nhung!

Năm này, Gia Long bắt đầu thưởng cho các nữsinh đậu Tú tài 1 hay 2, từ hạng Bình trở lên huy hiệu là hai chữ G và L quyện vào nhau băng vàng 18. Năm sau thì đổi thành hoa mai vàng, tức huy hiệu trường Gia Long. Nhắc lại, hạng Ưu là tất cả các môn phải 18/20, Bình là 16/20. Hồi đó chúng tôi thi hầu hết các môn học trong lớp chứ không như bây giờ.

Tôi cũng “lụm” đuợc một huy hiệu Gia Long chớ sao không. Dân chăm chỉ quá mà. Học gì mà ngủ từ 12 giờ thì 4 giờ đã dậy tụng kinh rồi! Siêng kinh khủng!  Môn Sử Địa, Vạn vật tôi có thể đọc thuộc lòng từ đâu đến cuối trang! Bởi vậy sau này có cớ nẹt con cái!  Nhưng ngẫm nghĩ lại, lối học đó của VN xưa không hay. Nó làm con nguời  kiệt quệ sớm. Lụm xong đại học là có khi đuối sức. Khác Mỹ, Trung học tà tà,  Đại học mới căng.Tôi đậu tú 1 Hạng Bình. Tiếc là đã đánh mất cái huy hiệu đó.Ngày xưa đông con, cha mẹ ít quan tâm đến việc lưu trữ cho con.Chả bù sau này, tôi cất hết thành tích con gái vào cặp táp. Không thiếu cái gì từ lớp 1 đến lớp 10, cho đến khi chị ta đi nước ngoài.

Năm đệ nhất  

Năm nay, số học sinh giảm xuống, vì sau khi có tú tài 1, có thể đi làm. Do đó chỉ còn 7 lớp đệ nhất. Lớp tôi là lớp chót và bị xé lẻ. Đi tứ tán sang ba lớp khác. Tôi lại học lớp chót : đệ nhất A7.

Năm nay găng. Sau khi thi tú tài, phải thi đại học. Ngày đó Y, Duợc, Nha, phải thi. Còn ghi danh là Luât, Văn Khoa, Khoa Học. Năm này, lo học bù đầu. Cũng đi học thêm Toán Lý Hoá. Mấy năm trước, giáo sư tư ra đề cho mỗi lớp. Năm này, ra đề chung cho cấp lớp.

Kỳ thi đầu, gọi là đệ nhất lục cá nguyệt, cô Lan day triết lớp tôi ra đề. Lớp chúng tôi làm bài đuợc, các lớp khác thì khóc vì môn Triết rất khó học và còn tùy giáo sư giảng nữa! Trong các môn năm đệ nhất, tôi ghét nhất triết. Tư nhiên năm thi Tú Tài 2, cho thêm vô chương trình môn triết. Giời ạ, môn Tâm Lý hay Đạo Đức còn nhá nổi. chứ cái môn Luận Lý Học thì thiệt là chịu không thấu! Toàn những từ ngữ mới, trúc trắc, cóc hiểu gì cả và cứ nhắm mắt học thuộc lòng cho xong chuyện.

Thầy Loan dạy Lý Hoá.  Vì khá trẻ nên dù có vợ nhưng Thầy cũng làm mặt nghiêm vì sợ các nữ sinh phá. Thầy hay gọi học trò là  “mấy người” và xưng tôi. Học được gần hai tháng, tự nhiên có hôm thày hỏi tôi “Có phải có cô chị là QM không?”. Hóa ra thầy  dậy cả hai chị em tôi. Bà chị tôi học trước tôi bốn  năm. Bả học Lý Hoá cũng giỏi nên Thầy nhớ kỹ. Tôi hạng nhất Lý Hoá. Hồi đó chúng tôi làm bài thi bình thường trên giấy học trò. Ai trình bầy kiểu gì cũng đuợc.Tôi hay viết  tên của các môn thi băng kiêu chữ Gothique rất cầu kỳ. Cả lớp chỉ có tôi thôi. Nên khi trả bài thi, thường các giáo sư thời đó hay để bài cao điểm nhất lên trên nên  tôi chỉ việc “nhón nhón” nguời  là biết mình có hạng nhất không.

Bao năm trôi qua, giờ tôi vẫn còn thấy thú vị khi nhớ lại thời gian ấy. Cái hồi hộp khi thầy cô trả bài thi. Khi hạng nhất thì chao ôi, “sướng rên mé đìu hiu” ! Oai lắm nhé,  mình sẽ là người  đi thu bài cả lớp và về xếp hạng ! (các giáo sư để bài cao điểm nhất lên trên nhưng thường chưa xếp hạng. Người hạng nhất hay có nghĩa vụ ôm về nhà xếp hạng)

Năm đệ nhất, chúng tôi thường tham dư thi “Trung Học Toàn Quốc”. Hao hao các cuộc thi học sinh giỏi cấp Thành phố bây giờ. Tôi giỏi Lý Hoá nhưng không giỏi Toán nên thầy Loan đề nghị tôi nhuờng cho Ngọc Yến, giỏi toán và hạng nhì Lý Hoá  đi thi Lý Hoá toàn quốc. Tôi OK ngay dù hơi tiêng tiếc.

Ngày kỷ niệm Hai Bà Trưng, ngoài việc tổ chức diễn hành với Hai Bà  của hai truờng nữ oai nhất là Trưng Vương và Gia Long (chọn hai cô đẹp nhất), còn thi môn Văn chương. Ối chao, lúc nghe kết quả thì cả truờng hồi hộp. Ganh đua mà. Nhưng đa số thành tích học rơi vào Gia Long nhiều hơn Trưng Vương. Có lẽ Gia Long bị kềm kẹp bởi những nhân vật “nghiêm” như bà Hiệu Trưởng Huỳnh Hữu Hội, Nguyễn thị Tỵ ? Cứ hỏi giới giáo chức, họ sẽ nói cho nghe về cái “ khó” của các cô trên ! Năm nào “thắng” Trưng Vương ở môn thi Văn chuơng  là nữ sinh cả trường  mừng lắm.

Tôi cũng vác bị gậy đi thi Văn chương toàn quốc đấy chứ. Đại diện cho lớp tôi mà nhưng tôi học ban A (Khoa học) thì làm sao sánh được các mợ ban C (Văn Chương).  Coi như chưa bao giờ tôi lụm đuợc thành tích gì về văn của trường cả? Ấy nhưng truờng cũng như gia đình, hoàn toàn không biết tôi đã viết báo từ đệ tứ với cái bút hiệu “cải lương” dài ngoằng là Giang Kiều Việt Giao Tiên !  Tôi lý giải, là “Con sông Việt kiều diễm tên là Giao Tiên”.  Bài báo đầu tiên tôi viết  là “ Cuộc bầu cử ban đại diên  truờng  tôi”. Ấu cũng là số, vì sau này tôi cũng bị “dính” vào các phóng sự cộng đồng!

Sau khi “ra quân” bằng bài báo viết về cuộc bầu cử của trường, năm đệ tam tôi viết lai rai. Hai năm sau không viết vì bận thi và khi lên đại học thì tôi viết trở lại. Có thời gian khá rum beng với cái nick “Quỳnh Couteau”  ở mục “Nói hay đừng”  của Chính Luận và là một trong ba cây bút sinh viên thường xuyên ở đây. ( Quỳnh Couteau là chơi chữ vì tên thật là Quỳnh Giao. Con dao tiếng Pháp là Couteau!) Tôi còn lấy cả chục bút hiệu để viết truyện  tình. Sau khi tốt nghiệp Cử Nhân Hóa, tôi  viết ít đi nhưng cũng còn chút chút.  Một lần, bài báo của tôi ở Sóng Thần của Chu Tử  đã gây rúng động Bộ Kế Hoạch và Phát Triển Quốc Gia! Bộ Truởng đích thân gọi phone hỏi cô đó là cô nào! Xem ra cái gan của tôi nó chả bé tị nào từ thuở “che chẻ”!

Trở lại lớp. Cô Quỳnh Hoa dậy Anh văn. Cô đẹp quá trời. Tánh tôi lúc đó rất dạn dĩ nên mỗi khi giáo sư nào hỏi, “Ai giúp cô làm bản đồ lớp” thì “con nhỏ” tôi luôn xung phong dơ tay. Cô Hoa thích cái dạn của tôi. Vả lại tôi học Anh văn giỏi vì có bố kèm thêm ở nhà. Tôi không hiểu sao tôi thuộc lòng tuần và tháng kinh khủng. Có mẹo gì đó, tôi quên rồi,  khi cô Hoa kêu, tôi đọc nhanh kinh khủng, còn hơn xe lửa chạy. Cả lớp thán phục, đến bấy giờ còn thuộc. Veo veo từ January đến December như gió! Nhưng chỉ thế thôi còn quên rất nhiều. Tuy vây tôi học Tóan tệ, không gỉoi như năm đệ tứ. Nhiều khi làm kiểm tra, phải hỏi bạn, tức anh ách.

Vạn vật do cô gì đó dạy cũng khá. Không hay như cô Lan Phuơng nhưng cũng khá. Đương nhiên tôi “lụm” hạng nhất Vạn vật rồi. Ai mà qua được tôi các môn học bài. Có lẽ vì vậy, bây giờ tôi hay quên quá nhưng nhiều “netters” lại khen tôi có trí nhớ tốt vì kể chuyện xưa cứ vanh vách.

Cuối năm thi Tú Tài hai. Học chăm quá, khi vào phòng thi bị quỵ. Tôi làm bài Pháp Văn quá  tệ. Kết quả là thiếu một điểm đậu Bình. Vì thế không được phần thưởng của trường là hoa mai vàng. Buồn năm phút!

Ai cũng luyến lưu thời trung học. Không còn quá nhỏ để không biết gì như tiểu học mà đã biết làm dáng chút đỉnh từ năm 15. Nhưng chúng tôi hồi đó, nữư sinh Gia Long bị kỷ luật quá nghiêm khắc của trường nên rất ngoan. Lo học. Ít lộn xộn. Năm tôi học đệ tam, có nghe đồn vài chị lớp lớn theo phong trào CTY( tức Cho Tình Yêu, Cướp Tình Yêu gì đó) nhưng nhà truờng đã điều tra và đuổi học ngay tức khắc. Cứ nhìn vô thành tích số nữ sinh đậu Tú Tài hạng Ưu, Bình so với các truờng khác là biết.

Gia Long ngày đó còn nổi tiếng với “lò Nguyễn Đức” . Nơi đây sản xuất ra khá nhiều ca sỹ như  Hoàng Oanh, Phương Hoài Tâm, Phuơng Hồng Quế, Phuơng Hồng Hạnh, Thanh Lan, Kim Loan..

Thời gian. Mới ngày nào còn cột áo dài nhảy lò cò trong sân truờng mà bây giờ tóc đã pha sương. Ôi trường xưa yêu dấu ơi.
 
 Hoàng Lan Chi


http://hoanglanchi.com/?p=1268




mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 08/Dec/2013 lúc 8:53pm

Món Ăn Dĩ Vãng

Vũ Thế Thành




http://khoahocnet.files.wordpress.com/2012/07/ganh-hang-rong.jpg?w=150&h=99


Ông già cháo huyết hay bà cháo lòng có khác gì “những người muôn năm cũ”. Họ là phần ký ức nhỏ trong một khoảng hành trình nào đó của đời người, đầy nhọc nhằn biến động, gắn liền với bao chuyện vụn vặt, không sao quên được …

Xe cháo huyết…đêm

Mùa đông 75, Sàigòn lạnh khủng khiếp, lòng người cũng..lạnh. Chiều xuống là… nhậu.  Còn biết làm gì lúc đó bây giờ? Nuối tiếc quá khứ, hoang mang với hiện tại và nghi ngờ ở tương lai… Vô vài xị với bè bạn cho ngấm mùi đời. Nửa đêm lửng lơ đạp xe về nhà, táp vô xe cháo huyết gần trường Lê Bảo Tịnh, đường Trương Minh Giảng (bây giờ là Lê Văn Sỹ). Chủ quán, một ông già Tàu, không biết nấu cháo kiểu gì, mà ngon kinh khủng…

Cháo huyết ngon, ngon  từ  cháo tới huyết. Cháo ngọt thịt và huyết mềm và dai, với vài khoanh chào cháo quẩy mỏng dính …Cho ớt bằm thiệt cay… ấm lòng kẻ say xỉn..  Hình như cháo huyết này được nấu với tôm khô và mực khô, cháo đã ngon, mà sao miếng huyết vừa dai vừa mềm thế !

Ông già Tàu tính kỹ, kích thước tô cháo nhỏ xíu, cháo múc chỉ tới nửa tô. Phải ăn tới 5 tô mới tạm đủ… Hôm nào hẻo “đạn”, thì kêu một tô, cho ớt thiệt cay, uống nhiều trà đá, cũng đỡ vã.

Mười năm sau, ông già Tàu không bán nữa, để  xe cháo lại cho vợ chồng người con trai. Thằng con vẫn nhận ra… khách quen,  bàn tay múc cháo của nó nhuần nhuyễn như ông già, vẫn “cháo nửa tô”, đúng chuẩn !

Rồi mười năm sau nữa, vật đổi sao dời… xây cất nhiều, cảnh đổi thay,  chẳng biết xe cháo trôi dạt về đâu…

Năm nay Sàigòn lạnh, lạnh bất thường. Mỗi tối, tôi vẫn đi bộ qua con đường cũ, đôi khi nhớ ông già Tàu, nhớ “cháo nửa tô”, nhớ ớt cay che khuất cơn đói, nhớ cả tâm trạng của thằng say xỉn lỡ cỡ…
Tôi có thể nói mà không lưỡng lự, cháo huyết ở đó ngon, chắc chắn ngon nhất đời…
 
Quán cháo lòng … chiều

Gọi là quán cho bảnh, chứ  đó chỉ là cái…sạp, ngó xéo sang  chợ Đa Kao ở đường Nguyễn Huy Tự.  Quán chỉ bán buổi chiều, từ 2 giờ đến 5 giờ là vãn. Bà chủ quán trạc 35, chưa chồng, chảnh,… Khách chiều bả, chưa thấy bả chiều khách. Mặt lạnh, ít cười. Ít không có nghĩa là không, thỉnh thoảng cũng thấy cười với…đàn ông.

Cháo lòng là phải đủ bộ: huyết, tim, gan, phèo, phổi,… Huyết không có gì đặc biệt, thua xa cháo huyết đêm trên kia, nhưng tim gan phèo phổi, bả cắt nhát nào ra nhát nấy, to và dày… Dồi bà này làm mới …tuyệt! Khúc dồi to như… ống nước, và chỉ nhồi thịt, chiên dòn, ăn đã không chịu được, nhất là những khúc đầu dồi.… Khách thích, muốn mua chỉ cháo và dồi. Không bán! Chảnh thế đó!

Cháo hầm xương, nên ngọt, nhưng hậu vị không dai dẳng như  cháo huyết hầm tôm khô mực khô nói trên… Cháo lòng ăn với hành củ  tím thái mỏng, ngâm dấm, ớt bằm,…

Cháo ngon, nhưng hơi đắt, tới 4 đồng/ tô. Lương tôi hồi đó 73 đồng, trừ tiền gạo, nhu yếu phẩm này nọ, còn chừng 35 đồng, làm sao đủ… nhậu cho cả tháng đây ? Tiêu chuẩn tháng, gạo (13kg), đường (500 gr), bột ngọt (50gr), thịt mỡ (600gr),.. mang về nộp cho bà già gọi là…trả hiếu (để tối về còn có cơm nguội lục ăn). Còn mấy thứ khác thẩy ra chợ trời tuốt. Thuốc lá đen (3 gói), đẩy ra lấy thuốc rê hút.  Sữa hộp, làm phòng lab nên Nhà nước “bồi dưỡng độc hại” mỗi tháng 1 hộp. May quá bà già tôi không biết uống sữa, nên sữa cũng chạy ra chợ trời luôn… Đẩy “hàng” ra chợ trời hồi đó cũng dễ, có bà bán thuốc lá ngồi trước cổng cơ quan (đối diện chợ Đa Kao) thu gom,…đắt rẻ 1 chút, thôi kệ, hơi đâu trả giá…

Tô cháo lòng 4 đồng là xa xí phẩm. Thèm, nhiều khi thèm,  xuân thu nhị kỳ mới dám rớ tới. Hồi đó thèm đủ thứ, thèm thịt, thèm cá, thèm chả lụa, thèm phở, thèm điếu thuốc thơm,… Coi như trên đời không có protein. Bỏ hết ! Nhịn hết ! Nhưng nhịn rượu, thì không. Mỗi tối, không ngồi bên quán cóc, không đong đưa vài ly rượu, không san qua xẻ lại nỗi lòng với mấy thằng bạn, người đi kẻ ở, tù tội chín phương, lừa vàng mất bạc, tình người điên đảo,.. Không ngấm qua men rượu, không nói được ra lời, làm sao ngủ được, sức đâu mà  chịu  nổi những bế tắc trước mắt, những giả dối của ngày mai khi bước chân vào cơ quan…

Lương kỹ sư hồi đó đại khái là vậy, được Đảng và Nhà nước “nâng niu”trên giấy. Thời hậu chiến mà. Nghị quyết của đảng phán rằng : “…trong ba dòng thác cách mạng, thì cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt”… Thứ then chốt này được “ưu đãi” đại khái, còn sống sao thì tùy. Mỗi năm ôm một đề tài nghiên cứu cấp Bộ, sáng chiều mặc áo blouse, nghía qua nghía lại mấy cái ống nghiệm, becher, burrette.., tối về đi “cảo” xích lô kiếm tiền… nhậu. Thường thì tôi đi dạy luyện thi đại học nhiều hơn. Hồi đó chưa có…lò, nên chỉ dạy kèm, dạy nhóm. Học trò đa phần là con cán bộ từ rừng, trình độ cũng… rừng, dạy phải hạ thấp, hạ thấp nữa, căn bản của căn bản. Vậy mà tụi nó đậu, đậu Y Dược hẳn hòi. Thế mới tài! Những đứa khá, phải cho bài tập riêng, khó hơn nhiều. Hôm thi về, đưa giấy nháp khoe “thầy”. Perfect!  Thế  mà rớt. Tối đó, thầy trò ngồi quán cà phê. Buồn ứa nước mắt! Tương lai tắt ngỏm. Mấy em bây giờ ở đâu? Bên kia bờ đại dương thì hay biết bao !

Viết tới đây bỗng dưng khựng lại. Đang nói tới cháo lòng heo, sao lại quay sang nói lòng…người thế này?  Thôi trở lại lòng…heo.

Quán cháo lòng nằm ngay trước cửa cơ quan tôi, coi như chòm xóm, vậy mà lâu lâu cũng phải “hót” bả một chút mới được việc. Bà chủ coi chảnh, nhưng cũng có khi dễ chịu. Cuối tháng lãnh lương, cỡ 2 giờ chiều, đang dọn hàng còn ít khách, tôi ra quán gạ bả :
- Chị cười, sao tôi thấy ngồ ngộ…
- Ngộ cái gì ?
- Ngộ là đẹp đó, chẳng lẽ tui nói huych toẹt ra. Chị coi được mắt, làm đồ mồi ngon,  sao giờ chưa chịu lấy chồng? Thằng nào phụ chị, đâu chị nói tui nghe thử, tui đá cho nó mấy cái…

Thế là bả xả ra hàng chùm hàng loạt, nào là bả  đào hoa thế nào, nào là thằng nào thầm yêu trộm nhớ mà bả không chịu ,..bla…bla….

Khách tới đông, tôi xin kiếu vô làm việc lại, nhưng không quên dặn nhỏ bà chủ “ Hôm nay, tui lãnh lương, đãi mấy thằng bạn nhậu. Tui quảng cáo món dồi chiên của chị quá xá… Chị bán cho tui một tô, không lấy cháo, chỉ  lấy lòng và dồi, càng nhiều đầu dồi càng tốt. Cho vào bao nylon, lát về tui lấy…”.
Chất lượng hàng hóa hôm đó, ngon rẻ đẹp bền (bền là lần sau mua cũng khuyến mãi như thế), vượt trên mức mong đợi.

Lắm khi tôi tự hỏi, phịa đại một câu, vô thưởng vô phạt, làm người khác sướng, mà mình cũng có lợi, có phải là hành vi…đạo đức? Thế giới này cả ngàn nhánh khổ rồi. Giây phút nào buồn? Giây phút nào vui đây?

Năm 84, tôi chuyển chỗ làm khác, chỉ thỉnh thoảng mới ghé quán cháo lòng Đa Kao. Giữa thập niên 90, trở  lại quán cũ, thì người khác ngồi bán. Nghe nói, bà chủ cũ chơi đề, vỡ hụi hay sao đó, đã bỏ đi xa rồi.. .

Cháo lòng Đa Kao bây giờ vẫn còn, nhưng không ngon như hồi xưa nữa, nước cháo nhạt, dồi chiên rời rạc…Ông già cháo huyết hay bà cháo lòng có khác gì “những người muôn năm cũ”. Họ  là phần ký ức nhỏ trong một khoảng hành trình nào đó của đời người, đầy nhọc nhằn biến động, gắn liền với bao chuyện vụn vặt, không sao quên được… Nhớ đâu viết đó.

Lúc đầu định viết “Món ăn dĩ vãng”, viết hết đủ món, viết một lần cho xong, nhưng mới viết tới cháo huyết cháo lòng đã thấy dài, đã thấy mỏi..tay. Rồi tôi sẽ viết tiếp nếu còn người muốn…đọc. Mà dù không còn người đọc, tôi cũng viết. Viết để trả nợ quá khứ, một quá khứ chẳng đâu vào đâu.

Còn gỏi khô bò, còn sò lông, còn bia lên cơn, còn  rượu Cây Lý,… Những thứ này xa lắc rồi. Mấy ai còn nhớ đâu, nhưng có khi lại thấy chúng gần, thật gần…tưởng chừng như mới đâu đây thôi, như hôm nay tôi ngồi viết bài này.
 
Chạm tay vào dĩ vãng, sao thấy ngậm ngùi quá !
 
Vũ Thế Thành
 



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 09/Dec/2013 lúc 2:57am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 18/Dec/2013 lúc 7:14pm


TIỀN GIẤY ĐÔNG DƯƠNG 

***


Hình%20thu%20nhỏ














 





 





 




 

 




 

 




 





 





 

 




 

 




 

 




 

 




 

 




 

 




 

 




 

 




 

 




 

 




 





 

 




 

 




 











 





 




 

 




 





 





 

 




 

 




 

 




 
 









 





 

 




 

 




 

 




 

 





 




 





 

 




 

 




 






 




 

 




 





 





 

 




 

 




 

 




 




 

 




 

 




 

 





 



 








====================================




mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 22/Feb/2014 lúc 8:50pm


Niêu đất: một giá trị văn hóa ẩm thực
 Clay pots: a culinary cultural values
***
VIDEO
Hình%20thu
%20nhỏ


Hình%20thu%20nhỏ


Hình%20thu%20nhỏ


Hình%20thu%20nhỏ


Dụng cụ nấu nướng ngày nay tuy được thừa hưởng và hậu thuẫn từ sự phát triển khoa học kỹ thuật nên rất đa dạng từ chức năng đến chất liệu, thế nhưng vẫn không hoàn toàn thay thế được những chiếc niêu đất giản dị và thân thương bởi vẫn còn đó những thương hiệu như: Cơm Niêu Saigon, Cá kho tộ truyền thống làng Vũ Đại….




Với nền văn hóa truyền thống lúa nước và sự xuất hiện lâu đời của chiếc niêu nên có thể xem mối lương duyên giữa Niêu và Gạo là bền lâu hơn cả, tuy đến nay việc nấu cơm bằng niêu đất không còn phổ biến trong gia đình nhưng ngược lại đã có rất nhiều doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực ẩm thực nhờ khai thác vào sự yêu thích Cơm Niêu của không riêng người Việt mà còn rất nhiều du khách quốc tế.



Cơm Niêu ngày xưa trong gia đình thường được nấu bằng rơm nên cơm thường bị phủ một lớp tro trên mặt, những hạt cơm trắng dẻo đó cũng là một phần hành trang cho các sĩ tử lai kinh ứng thí, từ đó đã xuất hiện Set Menu đầu tiên là: “Cơm Niêu nước lọ”, trong Set Menu này cơm niêu thường được dùng với muối mè còn nước lọ là một ống tre đựng nước canh, cũng do vậy mà ca dao mới có câu:
Bõ khi xoắn áo vai còng      
Cơm niêu nước lọ cho chàng đi thi.

Cơm niêu trong dân gian là vậy nhưng cơm niêu trong kinh thành thì sao? Có lẽ là kinh thành nên cơm niêu có điều kiện hơn nhằm thoả mãn những đòi hỏi cao hơn và cầu kỳ hơn, từ việc nấu đơn chiếc bằng rơm rạ thì cơm niêu đã được nấu bằng lò than, việc sử dụng hơi nóng lò than để nấu niêu đã làm cơm không còn lớp tro phủ mặt ngày nào và hơn nữa là có thể nấu nhiều niêu cùng một lúc, không chỉ dừng lại đó là sự ra đời của cơm đập là loại cơm niêu nhưng được để lâu hơn trong lò nhằm tạo ra lớp cơm cháy vàng giòn đều xung quanh.



Mối lương duyên giữa Niêu và Gạo đã tồn tại và gắn chặt với cuộc sống của mọi người dân Việt từ xưa đến nay, từ nghèo đến giàu, sự tồn tại này một phần đã nói lên bản sắc và văn hoá ẩm thực xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc, hay nói cách khác Cơm Niêu không đơn thuần là một món ăn mà còn là một đại diện cho văn hoá ẩm thực Việt.

Kinh nghiệm đầu tiên



Cuối 1995 là thời điểm Cơm Niêu Saigon đầu tiên được khai trương tại 6C Tú Xương Q3, tuy vài tháng khai trương nhưng đã có không ít khách hàng quen thuộc kể cả du khách nước ngoài. Vị khách Pháp tuổi trạc 60, với vẻ ngoài uyên bác thân thiện và tỉ mỉ một lần ông bước vào nhà hàng với tư thế không thể chào... ông lom khom, mải mê cẩn thận lượm từng mảnh vỡ của món cơm đập, cứ từng bước từng bước ông lượm rồi lượm, lượm đến khi đầy tay. Và vẫn tư thế đó nhưng ngước lên, mở rộng tầm mắt, vẻ mặt thay đổi vì mảnh vỡ khác vẫn còn nằm đầy trên sàn, ông buông hết những gì đã lượm ở trên tay rồi đi thẳng…ngại lắm, rất ngại, không nói được gì, nhưng thầm cảm ơn ông, ngay hôm sau nhà hàng đã đặt vài cái niêu rất to giành để đựng vỏ niêu và mỗi khu vực đều có một chị cũng chỉ để quét vỏ niêu.



***

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 25/Feb/2014 lúc 9:30pm



THÁI THANH
Tiếng hát vượt thời gian...


Gửi những ai yêu tiếng hát Thái Thanh để “vĩnh biệt linh hồn” người ca sĩ tài danh này: tuy bà chưa chết nhưng linh hồn Bà đã bị gã Alzheimer (là bệnh thoái hóa cả não bộ không hồi phục) cướp đi rồi. Bà hiện sống trong Nursing Home tại Hoa Kỳ.

 

Không chỉ một người, tiếp cận “hiện tượng” Thái Thanh từ góc độ “tiểu sử” - một tiểu sử “trải dài” vài thời kỳ lịch sử thăng trầm của đất nước, mà chủ yếu là “đất nước” VNCH trước 1975 - cùng toàn bộ gia tài đồ sộ năm bẩy trăm ca khúc bà đã hát từ dân ca, tình ca, tâm ca, bi ca, hoan ca, hùng ca, đạo ca…, đã gọi bà là tiếng “khóc cười theo mệnh nước nổi trôi“.

Cũng không chỉ một người, từ góc độ “thưởng thức ca nhạc”, mệnh danh bà là “tiếng hát vượt thời gian”, “giọng ca vàng không tuổi” – chính xác là “The Ageless Golden Voice“, như được in trên bìa một băng nhạc Sài Gòn xưa.

 

Những danh xưng ấy dành cho Thái Thanh tất nhiên không thuyết phục tất cả mọi người, mà chỉ đúng đối với những ai yêu mến bà. Vì sao ? Giọng hát của nữ danh ca này không dành cho những đôi tai:

 

-  không chuộng các “âm tần cao

-  và/hay không chuộng các “cường độ biểu cảm - đặc biệt là bi cảm quá lớn” (gọi nôm na là “quá mùi“).

 

Tuy nhiên con số những kẻ yêu (giọng hát) Thái Thanh là không nhỏ, và trong số ấy cũng không hề thiếu những tên tuổi lớn các nhà làm văn học nghệ thuật (như nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ Cung Tiến, danh cầm Nghiêm Phú Phi, nhà văn kiêm nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, nhà văn Mai Thảo, nhà thơ Nguyên Sa, …),cho nên những lời xưng tụng dành cho người ca sĩ ấy không thể “hàm hồ” được; chúng tất yếu phải “chính xác” và “xứng đáng”. Trong chủ quan hạn hẹp của người viết bài này, tiếng hát Thái Thanh có thể ví như một “đặc sản”, chỉ dành cho những kẻ “sành điệu”, đồng thời cũng từ chối quyết liệt những ai không là “đồng điệu”.

 

Bạn sẽ nhăn mặt : “Làm gì có một đặc sản như thế” ? Xin thưa rằng có : Quả sầu riêng ! Đúng vậy, mặc ai có thể “bịt mũi xua tay”, vẫn không hiếm người lõi đời “nghiện” nó, xem nó là “số Một“, và nó luôn là một trong những loại quả “quí và đắt nhất”. Vậy thì, vâng, có nhiều người tôi quen biết “nghiện” Thái Thanh (và nghiện cả sầu riêng) ! Thậm chí đối với họ chỉ có mỗi một mình Thái Thanh biết “hát”, còn những ca sĩ khác chỉ là “phát âm một cách khổ sở”. (Tôi nhớ đến truyện biếm “Tiếng hát” khi nghe ai phát biểu về Thái Thanh tương tự như vậy.)

 

Nói về “ngôi vị” của Thái Thanh trong giới ca sĩ Sài Gòn trước 75 có lẽ không ai chính xác bằng “người trong giới”, đặc biệt là một trong các danh ca hàng đầu thuở ấy – Lệ Thu.

 

Năm 1970, nhân chuyến tham dự khai mạc Hội Chợ Osaka, Nhật Bản, Lệ Thu đã trả lời phỏng vấn của báo chí : “Nếu chị Thái Thanh có mặt ở đây và hát, mọi người sẽ cúi đầu khâm phục !“. Cũng chính Lệ Thu, trong một ca khúc hải ngoại nhớ về Sài Gòn, đã “sửa” ca từ của một câu khi hát “Đâu rộn ràng tiếng hát Thái Thanh?” Kiêu ngạo và đắt giá nhất trong giới ca sĩ ngày đó, Lệ Thu chỉ chấp nhận “nghiêng đầu” trước Thái Thanh.

 

Sự thật thì sao ? Mặc dầu Thái Thanh đi trước cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề so với hai diva Lệ Thu và Khánh Ly (cũng như với hầu hết các ca sĩ khác), giọng ca lẫn cách hát của bà vẫn “trẻ trung”, “hiện đại” và “độc đáo” nhất, đặc biệt với những ca khúc này :

 

1) CHUYỆN TÌNH BUỒN

2) ĐẠO CA 8 – GIỌT CHUÔNG CAM LỘ

3) ĐẠO CA 9 – CHẮP TAY HOA

4) ĐÊM MÀU HỒNG

5) NGÀY XƯA HOÀNG THỊ

6) RU TA NGẬM NGÙI

7) TẠ ƠN ĐỜI

8) TIẾNG HÁT TO

9) TÌNH SẦU DU TỬ LÊ

 

Tôi vẫn tin là bạn không cần nhìn các ca sĩ (Việt Nam) “làm trò” khi họ hát, mà chỉ cần nghe cách phát âm cũng đủ để phân biệt và xếp hạng họ là loại ca sĩ nào. Nhưng đối với Thái Thanh thì khác, bạn nên ngắm “khẩu hình” của bà lúc bà hát - cái cách bà cấu âm (articulate) từng “âm”, từng “chữ” - chuyển động của má, môi, cơ miệng, lưỡi, hàm (răng) trên, hàm (răng) dưới, xương quai hàm; điều đó tác động đến cả cặp lông mày, cũng như vầng trán, và tất nhiên rồi, cả đôi mắt nữa. Mà không chỉ thế, hãy nhìn thanh quản ở cổ, nhìn hai vai, và tay,.., của người hát.

 

Cách “phát âm” / “cấu âm” của Thái Thanh, bắt đầu từ “bộ máy phát âm”, đã tác động hoàn toàn tự nhiên đến các cơ trên mặt, rồi lan tỏa toàn thân. Khi hát, Thái Thanh như “đang bơi”, hay “đang bay”, (theo nghĩa đen) trong âm nhạc, và toàn bộ ngôn ngữ cơ thể của người ca sĩ ấy toát lên thông điệp này: Được cất tiếng hát, đối với bà, là Tất Cả – là Sự Sống, là Hạnh Phúc vô bờ.

Để thấy/hiểu phần nào niềm hạnh phúc của “Người Đàn Bà Hát” Thái Thanh, bạn có thể xem các clip này (và đừng quên rằng lúc ấy bà đã U70) :

 

1) TÌNH HOÀI HƯƠNG

2) CỎ HỒNG

3) NGÀY XƯA HOÀNG THỊ

4) DÒNG SÔNG XANH

5) TÌNH CA

6) HOÀI CẢM 

 

Và nếu muốn nghe đầy đủ hơn các bài hát của Thái Thanh, mời bạn click vào đây . Trang này được mở ra không với mục đích nào khác hơn là để dành tặng cho những ai yêu mến tiếng hát Thái Thanh. 
(Rất tiếc là chúng tôi không thể gửi tặng nó cho người ca sĩ ấy, vì bà đã vào ở hẳn một Viện Dưỡng Lão ở Hoa Kỳ từ mấy năm nay rồi).

 

(Để nghe, xin click vào  phía bên trái mỗi bản nhạc)

Yên Huỳnh post (theo Con Cò)


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 03/Mar/2015 lúc 4:53am

14 / 04 / 2014

Một thời cà phê sài gòn
 

“Sài Gòn” Môt Thời Để Yêu Và Một Thời Để Nhớ

Cho Những Ai Đã Lớn Lên Và Cắp Sách Đến Trường Ở Sài Gòn…


một%20thời%20cà%20phê%20sài%20gònBạn đã uống cà phê nhiều, bạn biết muốn pha một ly cà phê tuyệt vời đâu có khó. Cà phê loãng nước nhưng đậm mùi thơm, cà phê mít đặc quánh mà vô vị, hãy chọn một tỷ lệ pha trộn thích hợp là đã đi được 70% đoạn đường rồi; muốn kẹo thêm nữa hả ? Muốn hưởng cái cảm giác chát chát, tê tê đầu lưỡi phải không ? Dễ mà, thêm vào chút xác cau khô là xong ngay. Bạn muốn có vị rhum, thì rhum; bạn thích cái béo béo, thơm thơm của bơ, cứ bỏ chút bretain vào. Bạn hỏi tôi nước mắm nhĩ để làm gì à ? Chà, khó quá đi, nói làm sao cho chính xác đây ! Thì để cho nó đậm đà.

Đậm làm sao ? Giống như uống coca thì phải có thêm chút muối cho mặn mà đầu lưỡi ấy mà. Uống chanh đường pha thêm chút rhum cho nó ra dáng tay chơi. Như kẻ hảo ngọt nhưng vẫn cắn răng uống cà phê đen không đường cho lập dị. Thèm đá muốn chết nhưng cứ chốn bạn nhậu thì nằng nặc đòi uống chay không đá cho giống khác người, cho đẳng cấp. Tôi không biết, không tả được, mời bạn hãy thử và tự cảm nhận lấy.
Bạn đòi phải có tách sứ, thìa bạc; bạn nói phải nghe nhạc tiền chiến, phải hút Capstan (dộng vài phát hết gần nửa điếu và rít đỏ đầu), Ruby hay Basto xanh mới đã đời, thú vị phải không ? Bạn đã có đủ những gì bạn cần, sao lại cứ thích đi uống cà phê tiệm ? Tôi không trách bạn đâu. Cà phê ngon chỉ mới được một nửa, nhưng chúng ta đâu chỉ cần uống cà phê, chúng ta còn ghiền “uống” con người tại quán cà phê ; “uống” không khí và cảnh sắc cà phê; “uống” câu chuyện quanh bàn cà phê và nhiều thứ nữa.

Vậy thì mời bạn cùng tôi trở lại không khí cà phê Sài Gòn những năm cuối 1960 và đầu 1970.




Sài Gòn những năm giữa thập niên 1960 đến đầu thập niên 1970 tuổi trẻ lớn lên và tự già đi trong chiến tranh. Những “lưu bút ngày xanh” đành gấp lại ; những mơ mộng hoa bướm tự nó thành lỗi nhịp, vô duyên. 
Tiếng cười dường như ít đi, kém trong trẻo hồn nhiên; khuôn mặt, dáng vẻ tư lự, trầm lắng hơn và đầu óc không thể vô tư nhởn nhơ được nữa. Những điếu thuốc đầu tiên trong đời được đốt lên; những ly cà phê đắng được nhấp vào và quán cà phê trở thành nơi chốn hẹn hò để dàn trải tâm tư, để trầm lắng suy gẫm. Có một chút bức thiết, thật lòng; có một chút làm dáng, thời thượng.

Đối với một thanh niên tỉnh lẻ mới mẻ và bỡ ngỡ, Sài Gòn lớn lắm, phồn vinh và náo nhiệt lắm. Phan Thanh Giản đi xuống, Phan Đình Phùng đi lên; hai con đường một chiều và ngược nhau như cái xương sống xuyên dọc trung tâm thành phố giúp định hướng, tạo dễ dàng cho việc di chuyển. Cứ như thế, cái xe cọc cạch, trung thành như một người bạn thân thiết lê la khắp Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định.



Cà phê Thu Hương

Những ngày này, tôi là khách thường trực của quán Cà phê Thu Hương đường Hai Bà Trưng. Quán nằm ở một vị trí đẹp, chiếm ba lô đất ngó chéo qua phía trại hòm Tobia; nơi đây có một căn phòng hẹp vừa đặt quầy thu tiền, vừa là chỗ ngồi cho những ai thích nghe nhạc với âm thanh lớn, phần còn lại là một sân gạch rộng, có mái che nhưng không ngăn vách, từ trong có thể nhìn rõ ra đường qua những song sắt nhỏ sơn xanh với một giàn hoa giấy phủ rợp. Ngồi đây có thể nghe được văng vẳng tiếng nhạc vọng ra từ bên trong; cảm được chút riêng tư cách biệt, nhưng đồng thời cũng có thể nhận ra được sức sống bừng lên mỗi sáng, dáng vẻ mệt mỏi, u ám mỗi chiều đang lặng lờ chảy qua trên đường phía ngoài.

Chủ quán ở đây là một người đặc biệt : Khó chịu một cách dễ thương. Hình như với ông, bán cà phê chỉ như một cách tiêu khiển và pha cà phê là một nghệ thuật kỳ thú. Ông hãnh diện với tên tuổi của Thu Hương và muốn bảo vệ nó. Bạn là khách uống cà phê phải không ? Xin cứ ngồi yên đó. Cà phê được bưng tới, ông chủ sẽ ngồi đâu đó quan sát và sẽ xuất hiện đúng lúc cạn phin, sẽ bỏ đường, khuấy đều cho bạn và sẽ lịch sự “xin mời” khi mọi việc hoàn tất. Ly cà phê như vậy mới là cà phê Thu Hương, đó là cung cách của Thu Hương, đặc điểm của Thu Hương. 
Trong lãnh vực kinh doanh quán cà phê, có người dùng âm thanh; có người dùng ánh sáng và cảnh trí; có người nhờ sự duyên dáng của tiếp viên; có người dùng phẩm chất của cà phê để hấp dẫn khách. Ông chủ Thu Hương đã chọn cách cuối cùng, cách khó nhất và ông đã thành công.

Khách đến với Thu Hương là ai ? Nhiều lắm, nhưng dù từ đâu họ đều có điểm giống nhau là tất cả đều trẻ và đều có vẻ “chữ nghĩa” lắm; “ông”, “bà” nào cũng tha tập cours quằn tay, cộng thêm các tập san Sử địa, Bách khoa, Văn và vân vân…


Cà phê Hồng

Bạn thường ăn phở gà Hiền Vương, phở Pasteur; bạn thường đi qua đi lại liếc liếc mấy bộ đồ cưới đẹp ở nhà may áo dài Thiết Lập, vậy bạn có biết cà phê Hồng ở đâu không ? Thì đó chứ đâu, gần nhà may Thiết Lập, cách vài căn về phía đường Nguyễn Đình Chiểu, ngó xéo qua mấy cây cổ thụ ở bờ rào Trung tâm Thực nghiệm Y khoa (Viện Pasteur).

Tôi phải hỏi vì tôi biết có thể bạn không để ý. Quán nhỏ xíu hà, với lại cái tên Hồng và tiền diện của nó trông ủ ê cũ kỹ lắm, chứ không sơn phết hoa hòe, đèn treo hoa kết gì cả. Từ ngoài nhìn vào, quán như mọi ngôi nhà bình thường khác, với một cái cửa sổ lúc nào cũng đóng và một cánh cửa ra vào nhỏ, loại sắt cuộn kéo qua kéo lại. Quán hẹp và sâu, với một cái quầy cong cong, đánh verni màu vàng sậm, trên mặt có để một ngọn đèn ngủ chân thấp, với cái chụp to có vẽ hình hai thiếu nữ đội nón lá; một bình hoa tươi; một con thỏ nhồi bông và một cái cắm viết bằng thủy tinh màu tím than. Phía sau, lúc nào cũng thấp thoáng một mái tóc dài, đen tuyền, óng ả, vừa như lãng mạng phô bày vừa như thẹn thùng, che dấu.


Cà phê Hồng, về ngoại dáng, thực ra không có gì đáng nói ngoài cái vẻ xuề xòa, bình dị, tạo cảm giác ấm cúng, thân tình và gần gũi; tuy nhiên, nếu ngồi lâu ở đó bạn sẽ cảm được, sẽ nhận ra những nét rất riêng, rất đặc biệt khiến bạn sẽ ghiền đến và thích trở lại. Hồi đó nhạc Trịnh Công Sơn đã trở thành một cái “mốt”, một cơn dịch truyền lan khắp nơi, đậu lại trên môi mọi người, đọng lại trong lòng mỗi người. Cà phê Hồng đã tận dụng tối đa, nói rõ ra là chỉ hát loại nhạc này và những người khách đến quán – những thanh niên xốc xếch một chút, “bụi” một chút (làm như không bụi thì không là trí thức) – đã vừa uống cà phê vừa uống cái rã rời trong giọng hát của Khánh Ly.
Không hiểu do sáng kiến của các cô chủ, muốn tạo cho quán một không khí văn nghệ, một bộ mặt trí thức hay do tình thân và sự quen biết với các tác giả mà ở Cà phê Hồng lâu lâu lại có giới thiệu và bày bán các sách mới xuất bản, phần lớn là của hai nhà Trình Bày và Thái Độ và của các tác giả được coi là dấn thân, tiến bộ. Lại có cả Time, Newsweek cho những bạn nào khát báo nước ngoài.

Quán có ba cô chủ, ba chị em; người lớn nhất trên hai mươi và người nhỏ nhất mười lăm, mười sáu gì đó. Nói thật lòng, cả ba cô đều chung chung, không khuynh quốc khuynh thành gì, nhưng tất cả cùng có những đặc điểm rất dễ làm xốn xang lòng người : Cả ba đều có mái tóc rất dài, bàn tay rất đẹp và ít nói, ít cười, trừ cô chị. Những năm 1980, Cà-phê Hồng không còn, tôi đã thường đứng lại rất lâu, nhìn vào chốn xưa và tự hỏi : Những người đã có thời ngồi đây mơ ước và hy vọng giờ đâu cả rồi ? Còn chị em cô Hồng : những nhỏ nhẹ tiểu thư, những thon thả tay ngà, những uyển chuyển “chim di” giờ mờ mịt phương nào ?



Quán Nắng Mới

Viện Đại học Vạn Hạnh mở cửa muộn màng nhưng ngay từ những năm đầu tiên nó đã thừa hưởng được những thuận lợi to lớn về tâm lý, cùng với những tên tuổi đã giúp cho Đại Học Vạn Hạnh được nhìn vừa như một cơ sở giáo dục khả tín, vừa như một tập hợp của những thành phần trẻ tuổi ý thức và dấn thân. Tuy nhiên, dường như cái hồn của Đại Học Vạn Hạnh được đặt tại một tiệm cà phê : Quán Nắng Mới ở dốc cầu, ngó xéo về phía chợ Trương Minh Giảng.

Quán Nắng Mới có nhiều ưu thế để trở thành đất nhà của dân Vạn Hạnh, trước nhất vì gần gũi, kế đến là khung cảnh đẹp, nhạc chọn lọc và cuối cùng, có lẽ quan trọng nhất là sự thấp thoáng của những bóng hồng, có vẻ tha thướt, có vẻ chữ nghĩa. Các nhóm làm thơ trẻ đang lên và đang chiếm đều đặn nhiều cột thơ trên báo chí Sài Gòn ngồi đồng từ sáng đến tối để… làm thơ. Nhưng đông hơn cả, ấm áp hơn cả là những nhóm hai người, một tóc dài, một tóc ngắn chờ vào lớp, chờ tan trường và chờ nhau. Nắng Mới đã sống với Vạn Hạnh cho đến ngày cuối cùng. Nắng Mới nay không còn. Những con người cũ tứ tán muôn phương.



Quán chị Chi

Có một quán cà phê thân quen nữa không thể không nhắc đến : Quán chị Chi ở gần đầu đường Nguyễn Phi Khanh, kế khu gia cư xưa cũ, rất yên tĩnh và rất dễ thương, nằm phía sau rạp Casino Đa Kao. Ở đó có những con đường rất nhỏ, những ngôi nhà mái ngói phủ đầy rêu xanh, những hàng bông giấy che kín vỉa hè, trầm lắng cô liêu và im ả tách biệt lắm mà mở cửa ra là có thể nghe người bên trái nói, thấy người bên phải cười và có cảm tưởng như có thể đưa tay ra bắt được với người đối diện bên kia đường.

Quán chị Chi độ chín mười thước vuông, chỉ đủ chỗ để đặt ba bốn chiếc bàn nhỏ. Quán không có nhạc, không trưng bày trang trí gì cả ngoại trừ một bức tranh độc nhất treo trên vách, bức tranh đen trắng, cỡ khổ tạp chí, có lẽ được cắt ra từ một tờ báo Pháp. Tranh chụp để thấy một bàn tay giắt một em bé trai kháu khỉnh, vai đeo cặp sách, miệng phụng phịu làm nũng, hai mắt mở to nhưng nước mắt đang chảy dài theo má, phía dưới có hàng chữ nhỏ : “Hôm qua con đã đi học rồi mà”. Khách đến với chị Chi không phải coi bảng hiệu mà vào, cũng không phải nghe quảng cáo, mà hoàn toàn do thân hữu truyền miệng cho nhau để đến, nhiều lần thành quen, từ quen hóa thân và quyến luyến trở lại.

Chị Chi có bán cà phê nhưng tuyệt chiêu của chị là trà; loại trà mạn sen, nước xanh, vị chát nhưng có hậu ngọt và mùi thơm nức mũi. Trà được pha chế công phu trong những chiếc ấm gan gà nhỏ nhắn, xinh xinh. Ấm màu vàng đất, thân tròn đều, láng mịn, vòi và quai mảnh mai, cân đối. Mỗi bộ ấm có kèm theo những chiếc tách cùng màu, to bằng ngón tay cái của một người mập, vừa đủ cho hốp nước nhỏ.

Ấm có ba loại, được gọi tên ra vẻ “trà đạo” lắm : độc ẩm, song ẩm và quần ẩm, nhưng hồi đó chúng tôi thường “diễn nôm” theo kiểu “tiếng Việt trong sáng” thành ấm chiếc, ấm đôi và ấm bự. Trà được uống kèm với bánh đậu xanh – loại bánh đặc biệt của chị Chi – nhỏ, màu vàng óng và mùi thơm lừng. Nhắp một ngụm trà, khẽ một tí bánh, cà kê đủ chuyện trên trời dưới đất, trông cũng có vẻ phong lưu nhàn tản và thanh cao thoát tục lắm. Quán chị Chi giờ đã biến tướng ít nhiều nhưng dù sao cũng xin cảm ơn chị và xin đại diện cho những anh chị em đã từng ngồi quán chị bày tỏ lòng tiếc nhớ đến chị và đến những ngày khó quên cũ.


Những năm cuối thập niên 60 Sài Gòn có mở thêm nhiều quán cà phê mới, và thường được trang hoàng công phu hơn, có hệ thống âm thanh tối tân hơn và nhất là quán nào cũng chọn một cái tên rất đẹp, phần lớn là dựa theo tên những bản nhạc nổi tiếng : Cà phê Hạ Trắng, Lệ Đá, Diễm Xưa, Hương Xưa, Hoàng Thị, Biển Nhớ, Hoài Cảm, Da Vàng…


Tuy nhiên, ở một con đường nhỏ – Hình như là Đào Duy Từ – gần sân vận động Thống Nhất bây giờ, có một quán cà phê không theo khuôn mẫu này, nó mang một cái tên rất lạ :

Quán Đa La.

Đa La là Đà Lạt, quán của chị em cô sinh viên Chính Trị Kinh Doanh, có lẽ vừa từ giã thác Cam Ly, hồ Than Thở để về Sài Gòn học năm cuối tại nhà sách Xuân Thu hay sao đó, mở ra. Trường kinh doanh quả là khéo đào tạo ra những môn sinh giỏi kinh doanh : Tin mấy cô sinh viên mở quán thật tình là không được chính thức loan báo ở đâu cả; tuy nhiên, cứ úp úp mở mở như vậy mà tốt, nó được phóng lớn, lan xa, tạo ấn tượng mạnh và quán được chờ đón với những trân trọng đặc biệt, những náo nức đặc biệt. Những cô chủ chắc có máu văn nghệ, đã cố gắng mang cái hơi hướm của núi rừng Đà Lạt về Sài Gòn: Những giò lan, nhưng giỏ gùi sơn nữ, những cung tên chiến sĩ đã tạo cho quán một dáng vẻ ngồ ngộ, dễ thương; rồi những đôn ghế, những thớt bàn được cưa từ những gốc cây cổ thụ u nần, mang vẻ rừng núi, cổ sơ đã giúp cho Đa La mang sắc thái rất … Đa La.

Ngày khai trương, Đa La chuẩn bị một chương trình văn nghệ hết sức rôm rả, với những bản nhạc “nhức nhối” của Lê Uyên Phương, Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà… Đa La đông vui, chứng kiến sự nở hoa và tàn úa của nhiều mối tình. Nhưng Đa La vắng dần những người khách cũ và đóng cửa lúc nào tôi không nhớ.



Cà phê Hân

Cà phê Hân ở Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao là quán thuộc loại sang trọng, khách phần lớn ở lớp trung niên và đa số thuộc thành phần trung lưu, trí thức. Bàn ghế ở đây đều cao, tạo cho khách một tư thế ngồi ngay ngắn, nghiêm chỉnh và bàn nào cũng có đặt sẵn những tạp chí Pháp ngữ số phát hành mới nhất. Câu chuyện ở Hân chắc là quan trọng lắm, lớn lắm; nhìn cái cách người ta ăn mặc; trông cái vẻ người ta thể hiện là biết ngay chứ gì; có lẽ cả thời sự, kinh tế tài chánh, văn chương, triết học đều có cả ở đây. Một chỗ như vậy là xa lạ với dân ngoại đạo cà phê. Nhưng Hân là một nơi hết sức đáng yêu, đáng nhớ của nhiều người, dù ngồi quầy là một ông già đeo kính như bước ra từ một câu chuyện của văn hào Nga Anton Chekov.

Về sau, đối diện với Hân có thêm quán cà phê Duyên Anh của hai chị em cô Hà, cô Thanh; cô em xinh hơn cô chị và được nhiều chàng trồng cây si.

Hai tiệm cà phê, một sang trọng chững chạc, một trẻ trung sinh động, đã trở thành một điểm hẹn, một đích tới mà khi nhắc đến chắc nhiều anh chị em ở trường Văn Khoa, trường Dược, trường Nông Lâm Súc ngay góc Hồng Thập Tự – Cường Để còn nhớ, cũng như nhớ món bánh cuốn ở đình Tây Hồ bên trong chợ Đa Kao thờ cụ Phan, nhớ quán cơm “lúc lắc” trong một con hẻm nhỏ đường Nguyễn Bỉnh Khiêm mà nữ sinh viên vừa đi lên căn gác gỗ vừa run khi được mấy chàng mời cơm.


Bạn nào muốn gặp các nhà văn nhà thơ, muốn nhìn họ ngậm ống vố, đeo kính cận nói chuyện văn chương thì mời đến quán Cái Chùa, anh em nào muốn có không khí trẻ trung đầm ấm mời đến quán Hầm Gió; anh em nào muốn có chỗ riêng tư tâm sự thì cứ theo đường Nguyễn Văn Học chạy tuốt lên Gò Vấp, vào quán Hương Xưa, ở đó có vườn cây đẹp, các cô chủ đẹp và cái cách người ta đối đãi với nhau cũng rất đẹp. Cũng đừng quên nhắc đến quán Chiêu, hẻm Cao Thắng. Rồi còn cà phê hàng me Nguyễn Du, cũng Beatles, cũng Elvis Presley như ai; và cả pha chút Adamo quyến rũ. Giá ở đây thật bình dân nhưng thường xuyên chứng kiến những pha so găng giữa học sinh hai trường nghề Cao Thắng và Nguyễn Trường Tộ.


Chán cà phê thì đi ăn nghêu sò, bò bía, ăn kem trên đường Nguyễn Tri Phương, góc Minh Mạng hoặc bên hông chợ Tân Định. Phá lấu đã có góc Pasteur-Lê Lợi, nhưng chỉ dành cho các bạn có tiền.

Rủng rỉnh tí xu dạy kèm cuối tháng có Mai Hương (nay là Bạch Đằng Lê Lợi). Quán Mù U, hẻm Võ Tánh, chỗ thương binh chiếm đất ở gần Ngã tư Bảy Hiền dành cho những bạn muốn mờ mờ ảo ảo. Muốn thưởng thức túp lều tranh mời đến cà phê dựa tường Nguyễn Trung Ngạn gần dòng Kín, đường Cường Để. Rồi quán cà phê Cháo Lú ở chợ Thị Nghè của một tay hoạ sĩ tên Vị Ý.



La Pagode (đổi thành Hương Lan trước khi giải thể), Brodard, Givral.

Cao cấp hơn có La Pagode (đổi thành Hương Lan trước khi giải thể), Brodard, Givral. Thích xem phim Pháp xưa, phim Mỹ xưa và ngồi… cả ngày xin mời vào rạp Vĩnh Lợi trên đường Lê Lợi để chung vai với đám đồng tính nam. Vào Casino Sài Gòn có thể vào luôn hẻm bên cạnh ăn cơm trưa rất ngon tại một quầy tôi đã quên tên. Nhưng rạp Rex vẫn là nơi chọn lựa nhiều nhất của SV, cả nghèo lẫn giàu.


Cuộc sống SV cứ thế mà trôi đi trong nhịp sống Sài Gòn. Nghèo nhưng vui và mơ mộng. Tống Biệt hành, Đôi mắt người Sơn Tây sống chung với Cô hái Mơ. Đại bác ru đêm sánh vai với Thu vàng. Ảo vọng và thực tế lẫn vào nhau. Thi thoảng lại pha thêm chút Tội ác Hình phạt, Zara đã nói như thế ! Che Guervara, Garcia Lorca.

Tất cả những gì tôi nhắc tới là một chút ngày cũ, một chút cảnh xưa, một phần hơi thở và nhịp sống của Sài Gòn trong trí nhớ. Xin tặng anh, tặng chị, tặng em, đặc biệt là tặng tất cả những ai tha hương có lúc bỗng bàng hoàng nhận thấy, dường như một nửa trái tim mình còn đang bay lơ lửng ở cà phê Hồng, Thu Hương, hay đâu đó ở quê nhà.

(Theo Lương Thái Sỹ – An Dân)





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 03/Mar/2015 lúc 5:00am
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 9 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.223 seconds.