Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: CẦU HUYỆN QUÊ HƯƠNG TÔI Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 18 phần sau >>
Người gởi Nội dung
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 27/Nov/2011 lúc 10:22pm
 
 
Ông Huyện Ngươn có hai người con trai:
 
1- Huỳnh Đình Hạo có người con gái lớn và một người con trai là Huỳnh Đình Michel.
2- Huỳnh Đình Ngân có ba người con: Huỳnh thị Đồng ( còn sống tại Bỉ, đã trên 100 tuổi ), Huỳnh Đình Chì và Huỳnh Đình Kẻm.
( cách đặt tên cho con ở Gò Công rất đặc biệt, tôi sẽ nói sau )
 
Như vậy hai cha con Huỳnh Đình Nhơn và Huỳnh Đình Nhi mà Thy Lan Thảo đã nói chắc là thuộc một trong hai nhánh Huỳnh Đình Hạo và Huỳnh Đinh Ngân. 
Chồng cô Huỳnh Thị Đồng là thầy Trần Văn Vị. Hai ông bà định cư tại thành phố Namur, Bỉ ( gần chỗ cô Trần Thành Mỹ và thầy Lình ở ). Lúc thầy Vị còn sống, hai ông bà thường liên lạc vói chúng tôi và bà bác si Đăng tại vùng Hoa thịnh Đốn và thỉnh thoảng có gởi tiền ủng hộ Hội Thân Hữu Gò Công tại Hoa Thịnh Đốn. Cô Đồng là chị cô cậu của bà Lê thị Anna(con gái ông Tổng Lê Quang Thứ), mẹ bà Solange Minh  ( tức là bà bác sỉ Trần Công Đăng ) ở Cầu Huyện, trước mặt nhà chúng tôi. Do đó hai thầy cô Vị Đồng ngày xưa hay đến Cầu Huyện thăm bà bác sỉ Đăng, cô Tư tôi và thầy Lộ Công Bích.
Tôi còn nhớ là lúc đó thầy Vị bị sói đầu ( ít có ở Việt Nam ) nên thầy quấn tròn trên đầu những sợi tóc còn lại.
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 27/Nov/2011 lúc 10:55pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
Phanthuy
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 960
Quote Phanthuy Replybullet Gởi ngày: 28/Nov/2011 lúc 11:15pm
Câu chuyện dài của các anh chị hấp dẫn quá .
Xin tiếp tục hoài nhé.
Ngày xưa gia đình PT ở đường Huyện Nguơn mà sao không biết nhiều về xóm cầu Huyện nên bây giờ đọc thấy nhiều điều hay và hấp dẫn quá.
Gần đây PT xem phim VN "Tình Án " của Hồ Biểu Chánh, thấy họ dùng ngôi nhà của Ông Đốc phủ Hải làm cảnh chính ,
 cứ mỗi lần chiếu tới ngôi nhà đó là thấy lòng bồi hồi , nhớ lại kỷ niệm những ngày đi học trường Trung học đều đi ngang qua ngôi nhà đẹp đẽ ấy  !
Chắc cũng tại vì PT ở thị xã Gò Công chỉ vài năm nên giờ không nhớ được nhiều những nhân vật và những cảnh như các anh chị tả.
Đọc thú vị lắm ! Xin cám ơn


Chỉnh sửa lại bởi Phanthuy - 28/Nov/2011 lúc 11:19pm
PhanThuy-CA
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 30/Nov/2011 lúc 6:08pm

 

Chú Mười Lăm và Chị Phan Thuy Kính !

 

Mấy ngày qua bận quá chậm tiếp đón. Xin Cám ơn hai vị Tiền Bối đã ghé nhà còn gởi tặng những món quà quý giá

 

Cao Thệ



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 30/Nov/2011 lúc 6:09pm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 30/Nov/2011 lúc 6:31pm

MA DẤU

 

Thời Đệ Nhất Cộng Hòa xóm tôi mỗi nhà sắm một cái mõ làm bằng ống tre , khoét rảnh giữa bụng, gỏ vào nghe lốc cốc tiếng vang xa. Thôn xóm có những giao ước riêng. Thí dụ:

-         Mõ hồi 1 = Báo động trộm cướp

-         Mõ hồi 2 = Họp dân

-         Mõ hồi 3 = Giúp người trong thôn xóm

Cách đánh mõ : gỏ một hồi dài và gỏ 1 tiếng là mỏ hồi một, một hồi dài và gỏ 2 tiếng là đánh mõ hồi hai v. v…

 

Mõ hồi một lại vang lên cuối xóm, những ngọn đuốc dập dìu qua lại ẩn hiện sau những hàng cây. Bọn con nít chúng tôi cuốn mình đắp mền kín đầu nằm không dám thở mạnh. Xóm tôi mấy lúc gần đây mõ hồi một thường xuất hiện vào ban đêm từ nhà Bà Năm Sài Gòn.

 

Bà Năm Sài Gòn là con gái của Ông Ba Châu, giàu nổi tiếng theo chồng lên Sài Gòn làm nghề gỗ thời gian đầu nghe nói cũng phát đạt lắm. Hai nghề tàn mạc và thành đạt luôn cận kề bên nhau “ Nhất phá sơn lâm, Nhì đâm hà bá”.

Thời gian sau chồng chết vì tên bay đạn lạc, bà Năm tiếp tục công việc của chồng không bao lâu xe chở gỗ gây tai nạn chết người, chiếc còn lại bị lật đèo, bồi thường cho nạn nhân tài sản không còn gì, nghe lời ông Ba, bà cùng con gái trở về quê, cho cửa nhà bớt lạnh lẽo.

 

Cô Hoa con gái Bà Năm Sài Gòn, không đẹp nhưng có duyên hai má lúm đồng tiền làm chết mê chết mệt những chàng nông dân xóm tôi.

Nhà ông Ba kín cổng, mương thả cá chung quanh, hàng rào tre gai dầy đặc như chiến luỹ chống ngoại xâm. Cô Hoa tiểu thư đi học có người đưa đi, rước về nhưng những chiếc đuôi cứ ngoe nguẩy phía sau bám theo đến tận nhà.

 

Thời gian gần đây cô biếng ăn, uể oải, màu da trắng bệch, Bà năm đưa con đi thuốc tây thuốc bắc, bệnh tình vẫn không thuyên giãm. Nhiều đêm cô bỏ phòng ngủ đi lang thang suốt, nói chuyện nhảm nhí với ai đó rồi cười một mình . Bà Năm an ủi dổ dành âm thầm điều tra nhưng vẫn chẳng nắm được điều gì về con gái cưng thương, bà nghĩ tại thay đổi môi trường sống đột ngột nên ảnh hưởng đến tâm sinh lý, theo lời mầy bà già trong xóm họ cho rằng con gái bà bị ” mắc bệnh đàng dưới” (ma ám) bà Năm mời những vị thầy thuốc núi trừ tà đuổi quỷ tóc tai đóng cục, xâu chuổi xâu hạt đầy cổ đầy tay, mang bao mang bịch khắp người, tụng kinh gỏ mõ dậy xóm nhưng bệnh mỗi ngày mỗi nặng hơn.

 

Nhiều đêm không tìm được con, hoảng quá lấy mõ ra đánh hồi một, nhờ dân trong xóm giúp đở, mọi người tay cầm đuốc tay cằm cây tầm vong chạy kiếm khắp nơi sau cùng người ta tìm thấy nàng ngồi thất thần trong dãy tre gai cạnh bờ sông, tay chân lạnh ngắt, ú ớ không nói nên lời, thì ra miệng nàng ngậm đầy đất sét, những người yếu bóng vía bổng nổi da gà, lộn xộn hàng ngủ. Người ta móc đất trong miệng ra, dìu nàng vô nhà, đánh răng xúc miệng, thay đồ thay đạc, đồt lò hơ ấm.

Nàng nắm đó nhắm mắt như công chúa ngủ trong rừng an nhiên giữa lời an ủi hỏi han của mọi người. Bên ngoài nhà, bao trái tim của mấy anh xóm tôi như bị ai bóp, đau điếng !

 

Ngày hôm sau trước nhà bàn thờ hương án được thiết lập, hai ba vị Sư đến nhà đánh trống thổi kèn lốc cốc leng keng, trợn mắt phùng mang,  tụng kinh cầu siêu, cầu an ỏm tỏi, lễ xong rồi buổi chiều bà Năm chắc ăn như bắp đi khoe với mọi người Thầy bảo ở  bụi tre đó, có một vong rất là đẹp trai, gặp phải con Hoa nhà tôi, nó đem lòng yêu mến theo suốt, thầy dắt nó đi tu, nó không chịu nên đã bắt vong linh nó bỏ vào túi phép của Thầy rồi, từ nay mọi sự ổn thôi.

 

Phép thầy linh thật, suốt đêm đó nàng ngủ khì, sáng bảnh mắt ra đòi ăn như giặc dậy, Bà Năm cầm tô hí hửng chạy mua hủ tíu không kịp…

 

Mõ hồi một lại nổi vang vang phía nhà bà năm, những ngày đầu bà con cô bác còn hăng hái, sau đụng chuyên ma chuyện quỷ thì sợ, các anh chạy tìm em  như chơi trò trốn kiếm thì khoái vui … nhưng cái mững miệng ngậm đất sét ngồi trong bụi tre gai, mấy chú mấy bác 9- 10 giờ tối đang ngon giấc phải xách hèo, xách đuốc chạy ra bụi tre dẫn vào riết, rồi cũng chán. Bà Năm gỏ mõ hồi một hoài cũng mõi tay. Lũ con nít chúng tôi thằng nào cũng sợ sau thì vui được thức khuya nói dóc!

 

Một hôm người ta thấy hai mẹ con Bà năm quần áo bảnh bao ôm đồ đi Sài Gòn

chạy chửa, thỉnh thoảng bà Năm có về báo cho biết gặp thầy giỏi con Hoa của bà đã hết bệnh.

 

Chuyện tình yêu hẹn hò chàng từ bờ kia sông bơi xuồng qua bụi tre bên này  tâm tình với người đẹp khi bị phát giác nàng nhét đất sét vào mồm, chàng lặng lẽ bơi xuồng dong tuốt.

 

Chuyện lấy thúng úp voi người ta ai cũng thấy, sau này trong xóm tôi không hiểu từ đâu, ai cũng biết Cô Hoa có bầu bà Năm đem về Sài Gòn sanh được thằng cháu ngoại trai, đẹp và khôn bà cưng như trúng mỏng. Từ đó cô Hoa không về quê nữa, bỏ lại các anh xóm tôi và những cái đuôi ngoe ngoẩy trên đường xưa không biết gắn vào đâu !

 

 

Sau nầy các anh bên bờ sông bị các anh xóm tôi ráo riết tìm coi thằng nào nhưng chẳng ai biết được chàng là ai kể cả bà Năm Sài Gòn !.

Chuyện trai gái tâm tình thì nhiều kiểu nhiều cách, nhưng kiểu ma dấu mãi đến giờ vẫn chưa nghe ai nói đến!

Viết những dòng này tai tôi còn nghe âm vang từng đợt mõ hồi một xa xăm !

 

Cao Thệ

 

 

IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 30/Nov/2011 lúc 8:55pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Phanthuy

...Chắc cũng tại vì PT ở thị xã Gò Công chỉ vài năm nên giờ không nhớ được nhiều những nhân vật và những cảnh như các anh chị tả...
 
PT ơi, tôi cũng không ở Gò Công lâu lắm. Đến 11,12 tuổi là lên Saigon học, rồi sau đó là đi Canada và ở luôn đến bây giờ.
Hồi nhỏ còn ở Gò Công tôi ốm yếu, ít đi đâu xa ngoài con đường từ Cầu Huyện tới trường Nam Gò Công (đi đường Tổng Thứ đến Ao Trường Đua rồi quẹo qua đường "bờ tráng". Khi nào đi sớm còn thì giờ rảnh trước giờ học, thì quẹo mặt qua đường " lộ me" rồi băng qua ruộng bắt dế hay chơi đánh trổng trước khi lên đường bờ tráng). 
Thỉnh thoảng có đi Biển Tân Thành chơi. Lúc đầu biển Tân Thành chưa có "nhà mát", chúng tôi ngủ ngoài trời. Vài năm sau một nhà cao cẳng được xây lên. Chỉ có cái nóc mà không có vách chung quanh. Chừng nào có dịp tôi sẽ thuật lại các chuyện về biển Tân Thành.
Sau khi học xong Đại học tôi phải vất vả "kéo cày" trên xứ người (Canada) để kiếm ăn, nên không chú ý lắm về quê hương Gò Công nên cũng ít biết chuyện Xứ Gò. Anh Ba tôi, thầy Lộ Công Bích suốt đời dạy học tại Gò Công nên biết rất nhiều về Gò Công. Rất tiếc là có một lúc anh Ba tôi phải đi học tập tại Hoàng Liên Sơn và khi trở về thì sức khỏe hơi kém nên không nhắc nhiều về chuyện xưa. Mấy lần tôi về thăm vì thì giờ ngắn ngủi nên không hỏi được nhiều. Còn hỏi qua điện thoại cũng rất khó khăn. Bây giờ thì anh Ba tôi không còn nữa!
Mấy năm sau đây, nhận thấy xứ mình đang qua một sự thay đổi to lớn, bà con tản lạc nhiều nơi, những chuyện ngày xưa sẽ bị thất lạc nếu thế hệ của chúng tôi không chịu khó ghi lại thì về sau không còn ai biết đến nữa! Vì vậy tôi cố gắng tìm hiểu và ghi lại vài chuyện mà tôi được biết. 
Cũng may là hồi nhỏ tôi hay đi theo xách giỏ trầu cho bà nội tội là Nguyễn thị Lẩm mỗi khi bà đi thăm bà con hay bạn bè (bà phủ Hac, bà phủ Hải,...) nên 50 năm sau tôi vẫn còn nhớ chút ít. Lần rồi tôi về Gò Công đến nhà củ tại Cầu Huyện may mắn tìm ra được một bản đồ điền thổ vẻ năm 1882, mặc dầu sau 1975 anh Ba tôi đốt gần hết sách vở và giấy tờ trong nhà.
Bản đồ nầy giúp tôi lần lượt "phăng" ra nhiều chi tiết khác. Xin lỗi là phải nói nhiều về gia đình tôi và nhắc đến những người có tên tuổi trong tỉnh vì nhờ đó mới tìm ra liên hệ.
Bản đồ cho thấy là phần đất chỗ nhà chúng tôi ngày xưa năm 1882 là của bà Nguyễn thị Mai chứ không phải của họ Lộ. Tôi sẽ nói lý do nếu có cơ hội.
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 30/Nov/2011 lúc 9:46pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 01/Dec/2011 lúc 8:46pm

 

 

Chú Mười Lăm Kính!

 

Tụi cháu thuộc thành phần lao động nghèo ở xóm Cầu Huyện, lại sớm mồ côi, không ai dạy bảo, suốt ngày lang thang ngoài đường, nên thuộc từng bụi Lứt, cây Trăm bầu, Cây keo ù, keo thúi, từng khoảng sình lầy, trên hẻm trên đường đi. Nhớ từng nhà, từng người quen dù đã hơn 50 năm xa cách. Mỗi lần nghe ai nhắc về Cầu Huyện như chạm vào hồn mình kỹ niệm bổng về y chan như ngày nào.

 

Phần trên Chú có nói đến nhà Bác Sĩ Đăng làm cháu nhớ đến thời con nít có kỹ niệm ở đó. Phía sau nhà Của Bác Sĩ Đăng, giáp ranh đầt với Nhà Ông Quản Phát có mầy cái ao nuôi rất nhiều cá. Bên phải ngôi nhà là vườn mãn cầu.

 

Trưa tụi cháu rủ nhau đi vào Đất Thánh, băng qua vựa gạch ngói của Cô Mười, đến nhà Ông Quản Phát, nơi đây vựa gạch ngói của Thầy Lộ Công Bích, len lỏi theo mấy hàng gạch ống chất cao nghiệu tụi cháu hái trộm nhản, ổi, vú sửa, me và cả trái viết trồng cạnh miễu, tuỳ mùa nhưng ổi thì lúc nào cũng có.

 

Ăn uống đày đủ xong, lội rạch ra phía sau vườn nhà nhiều líp trồng toàn ổi có hai cây vú sửa thật ngon nhưng trồng sát vách nhà quá không dám bén mảng tới. Tiếp tục lội khi hai bên bờ rạch thấy toàn dây mây đeo bám trên cây me già là đến điểm. Liền leo lên bờ một thằng đi trước quan sát tụi cháu núp lùm vừa đi vừa hái ổi theo sau. Vượt con mương cạn là vào vuông đất nhà Bác Sĩ Đăng, cái ao gần vườn mãn cầu nhiều cá, thỉnh thoảng thấy người nhà Bác Sĩ  trên chợ xuống câu. Cả đám hè nhau xuồng mò, bắt được con nào là bẻ nhánh lứt xỏ mang, cá phi thỉnh thoảng cũng có cá rô … xong xuôi cả bọn trở lại đường cũ về nhà.

 

Những trò chơi có tình dân gian mất dần, phá làng phá xóm kiểu như tụi cháu cũng không còn nữa, con nít Việt Nam bây giờ học trường không đủ, tranh thủ học thêm nhà Thầy Cô, về nhà học đêm, học luôn giờ ngủ thật là tội nghiệp !

 

Cao Thệ

 

 



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 01/Dec/2011 lúc 8:47pm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 01/Dec/2011 lúc 10:25pm
 
Anh Cao Thệ thân mến,
Cám ơn mấy dòng chữ "dễ thương" của anh làm tôi cũng nhớ lại đời sống lúc trẻ  của tôi. Trong những năm sau đệ nhị thế chiến, mọi thứ đều khan hiếm. Lúc đó lại là lúc tôi đang lớn nên cần ăn uống nhiều. Thế mà không đủ thức thức ăn nên chúng tôi phải ra ngoài vườn hái bần, ổi, keo ù, keo thúi, bần rạch... để ăn thêm hay lấy ná bắn chim trao trảo nướng ăn.
Người ta lại nói: "nhứt quỷ nhì ma thứ ba học trò" thì tôi cũng không phải ngoại lệ. Thời đó nhà tôi trồng nhiều cây trái lắm: mản cầu, vú sửa, v.v. đầy vườn.  Có một cây Cerise rất lớn. Cây cerise nầy lớn là vì anh Ba tôi, thầy Lộ Công Bích có chôn một cái da bò dưới gốc cây. Câu chuyện như sau đây: nhà trước mặt nhà chúng tôi là nhà của ông Hội đồng Can, cha vợ của Bác sỉ Đăng (chứ không phải nhà BS Đăng, mặc dầu ngày trước mộ BS Đăng nằm phía sau nhà, bây giờ thì đã dời đi rồi). Nhà nầy bị Tây lấy làm đồn lính (như nhà Tư Nhơn). Đến lễ quốc khánh 14 juillet của Pháp họ giết một con bò ăn khao, chúng tôi được họ cho cái da bò chôn dưới gốc cây. Cây cerise tươi tốt nên nhánh bò dài ra chung quanh. Chúng tôi làm giàn chống lên, ngồi phía dưới rất mát mẻ những khi trời nắng. Bà con đến xin bó nhánh để đem về trồng. Lúc đầu chúng tôi còn tưới dùm cho tới khi nhánh ra rể kêu họ đến cưa đem về. Về sau, nhiều người xin quá chúng tôi phải để mọi người đến tưới lấy và lúc ra rể họ tự tiện đến cưa đem về.
Anh thấy không nhà chúng tôi cây trái nhiều như vậy mà chúng tôi chỉ thích trái cây hàng xóm thôi anh ơi. Tôi còn nhớ có một lần đi biển Tân Thành đến buổi tối rủ nhau đi hái mản cầu trộm. Lại có một lần gần Tết tôi đi "đá dưa" trên bải biển nữa như tôi đã có một lần nói trên diễn đàn nầy.
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 01/Dec/2011 lúc 10:32pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 02/Dec/2011 lúc 10:54am

 

 

 

Chú Mười Lăm Kính !

 

Ở xóm Cầu Huyện cây Sơ Ri nhà Chú, nếu nói theo từ ngữ bây giờ thật là  “hoành tráng” cháu vẫn nhớ cái giàn chung quanh cây sơ ri, rất vĩ đại mặc dù không được thẩm mỹ lắm. Còn thêm cây Táo già sụ nữa cũng vào hàng Táo tiền bối !

 

Lầy da bò đem bón gốc Sơ Ri thì sang quá cây không tốt sao được ! Dưới Vĩnh Trạch, Long Xuyên người ta để da bò thúi làm mồi đặt lợp câu tôm, hoặc treo trước cống để nhử tôm bò vào hào,  họ đã cho là sang rồi !

 

Nói đến người Pháp hạ bò ăn khao làm cháu nhớ ở  Long Xuyên, Dưới chân Cầu Quây bên Thánh Thất Cao Đài, rẽ về phía Nhà Máy Cháy, có lò làm bò trâu ngay tại móng chân cầu cũ, người ta cột trâu bò vào trụ cho đầu sát đất, dùng búa Tài Sồi đập vào giữa trán.

Một lần không biết thế nào bò nhổ được cây trụ  “ làm binh biến”  tương tự như Miên dậy ở Bạc Liêu Sóc Trăng mấy năm đầu giải phòng rượt đuổi làng xóm chạy trối chết, mấy tay làm bò nhảy xuống sông đùng đùng, bà con khu phố la như nhà cháy, sau cùng mấy anh 30 tháng 4 bên chân cầu nhả đạn bò mới chịu chết !

Hành động quên thân cứu người sau nầy khu phố vinh danh mấy anh là “ Dũng sĩ diệt bò” ngang hàng với “ Dũng sĩ Diệt … gì đó” trong thời chiến !

 Nhớ lại đám phá nhà tụi cháu có hôm đi vào Đất Thánh lần theo đường mòn  cặp bờ sông đi miết  sau cùng lên đến Công Xi Heo ở Cầu Đúc cũng trông thấy người ta làm bò kiểu đập đầu bằng búa như vậy.

Nhìn con bò hai hàng nước mắt chảy dài, ánh mắt u uẩn đến giờ cháu vẫn nhớ. Kiếp trâu bò sống chết thì chịu vậy “vật dưỡng nhơn” mà ! nhưng cách làm thịt của con ngưởi quả thật quá nhẫn tâm

Ai bảo “ Ngu như Bò” nên nghĩ lại !

 

Trở lại miếng da bò, ở quê người ta thường lấy da trâu da bò làm dây văng võng, đến sau ngày Tháng Tư đen, bọm nhậu cạn mồi.

Anh cháu ở Đồng Sơn, trưa nằm võng đong đưa nhắm mắt mơ màng nghĩ đến mồi nhậu, chợt  nhảy xuống đất ra sân bắt tay làm loa hú lên  “ Có Rồi ”

Các chiến hữu tụ lại , người thì tháo võng ra, vị thì lấy dao nại miếng da bò trên cột, dao chặt không đứt, dùng cưa cưa miếng da bò mấy chục năm làm dây văng võng ra thành từng khúc, kẻ thì đốt rơm đem da bò thui, sau cùng bỏ vào nồi hầm .

Thế là mấy tay nhậu có món mồi gỏi da bò đặt sản.

Thức ăn để dành mấy chục năm vẫn sử dụng tốt ngon lành bổ dưỡng, nghĩ cho cùng chỉ có miếng da bò.

Cao Thệ

 



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 02/Dec/2011 lúc 11:42am
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 28/Dec/2011 lúc 9:24pm
.
 
TRẦN VĂN ĐỒ và PHẠM THỊ PHỤNG
 
Ông Phạm Đăng Hưng theo giúp Nguyễn Ánh đến khi vua Gia Long lên ngôi Hoàng đế được phong làm quan tại triều đình tại Huế ít có dịp về Gò Công. Con gái ông, Phạm thị Hằng (về sau trở thành bà Hoàng thái hậu Từ Dủ) ở lại Gò Công trước khi được tiến cung cho vua Thiệu Trị. Vì mẹ là Phạm thị Du mất sớm, được  người cô là Phạm thị Phụng nuôi nấng từ nhỏ.
Bà Phạm thị Phụng (và ông Trần văn Đồ) lại có một người con gái nhỏ hơn bà Phạm thị Hằng (sanh năm 1810) một tuổi là bà Trần thi Dư (sanh năm 1811). Do đó bà Trần thị Dư được bà Từ Dủ coi như em ruột. Bà Trần thi Dư lại có một người con trai duy nhất là Nguyễn văn Tá nên được bà Từ Dủ thương như con ruột (vua Tự Đức).
Trong bản đồ điền thổ làm năm 1882 của miếng đất tại Cầu Huyện có ghi tên chủ nhân là bà Nguyễn thị Mai. Bà Mai chính là cô ruột của ông Nguyễn văn Tá. Do đó ông Nguyễn văn Tá và vợ là bà Phan thị Vân được thửa hưởng miếng đất tại Cầu Huyện nằm sát bờ kinh Salicetti và cầu Huyện.
 
 
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 01/Jan/2012 lúc 7:46pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 29/Dec/2011 lúc 10:15am

Chú Mười Lăm Kính !

 

Thưa chú,

Theo cháu hiểu trước đây khu đất, khởi đầu từ đỉnh cháu nghĩ là :

- Nhà Ông  Thân Bính ?, trên bản đồ ghi Công thổ.

- Bên mặt là bờ sông.

- Bên trái là giáp ranh đất Ông Nguyễn văn Thuận  Công Điền

- Kéo dài đến đường lộ

Là khu vực đất chủ quyền của nhà Lộ Công.

 

Nhưng bài viết ở trên, theo Chú thì phần đất hình chử nhật cặp theo đường trên bản đồ ghi chử  Nguyễn Thị Mai, hiện tại là khu nhà Họ Lộ Công đang ở.

Vậy phần đất phía trên từ con kinh sau nhà Chú trở lên nhà máy nước đá, nghĩa trang, chạy đến Nhà Ông Thân Bính ? là thế nào ?

 

Đất của bà Nguyễn Thị Mai vì sao Họ Lộ đang chủ quyền ? Chú hứa sẽ nói lý do nếu có cơ hội. Vậy hôm nay Cơ hội đến được chưa ?

 

Cao thệ



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 29/Dec/2011 lúc 1:40pm
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 18 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.203 seconds.