Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: Hãnh diện Người Việt Nam ! Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 17 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22942
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Oct/2013 lúc 3:42pm

Những phụ nữ gốc Việt tài danh trên thế giới

image
Họ là những phụ nữ mang trong mình dòng máu Việt và đã được thế giới biết đến bởi tài năng xuất sắc của mình.

“Vua đầu bếp Mỹ” Christine Hà

image
Christine Hà sinh năm 1979, hiện cô đang sinh sống tại Houston, Texas. Cha mẹ cô đều là người Việt, tên thật của cô là Hà Huyền Trân.
Christine mắc phải căn bệnh hiếm gặp khiến cô mất dần thị lực và cuối cùng, bị mù hẳn từ năm 2007. Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành tài chính và quản lý thông tin của Đại học Texas nhưng Christine không thể đi làm vì vấn đề thị lực.
Có niềm đam mê lớn với việc nấu nướng, cô thử lập một trang web cá nhân để đăng tải các công thức nấu ăn của mình. Trang web của Christine Hà nhanh chóng trở nên nổi tiếng trong cộng đồng những người yêu bếp núc ở Mỹ.

image
Có quyết tâm lớn cùng tài năng nấu nướng, Christine Hà đã mạnh dạn tham dự cuộc thi Vua đầu bếp Mỹ 2012 và vượt qua tất cả các thí sinh khác để giành ngôi vị quán quân Vua đầu bếp Mỹ mùa thứ 3.
Cho tới nay, cô vẫn là thí sinh khiếm thị duy nhất từng tham gia cuộc thi này. Nghị lực của Christine Hà trong suốt quá trình thi đã khiến khán giả xem truyền hình trên khắp thế giới xúc động.

Chuyên gia trang điểm Michelle Phan

image
Michelle Phan sinh năm 1987, hiện cô đang sinh sống ở tiểu bang Florida. Cô là nhà trang điểm người Mỹ gốc Việt nổi danh thế giới. Cách gây dựng tên tuổi của Michelle Phan rất đơn giản, cô tự thực hiện những đoạn video dạy cách trang điểm và làm đẹp rồi đăng tải trên YouTube.
Những video của Michelle Phan hiện đã có hàng triệu lượt xem. Tuy không phải nhân vật nổi tiếng bước ra từ giới giải trí nhưng danh tiếng mà Michelle Phan có được đã giúp cô trở thành gương mặt đại diện trên mạng của những hãng mỹ phẩm nổi tiếng.

image
Hiện cô đã cho ra mắt một thương hiệu mỹ phẩm của riêng mình có tên EM Michelle Phan - một cái tên đậm chất Việt với đại từ nhân xưng “em” rất dễ thương. Michelle Phan từng nhận được giải thưởng Ngôi sao mới của tạp chí chuyên về làm đẹp Womens Wear Daily và lọt vào top Những gương mặt đáng chú ý dưới tuổi 30 của tạp chí Marie Claire.

Nhà thiết kế thời trang Nini Nguyễn

image
Nini Nguyễn sinh ra tại Việt Nam và từng sống ở đây 6 năm. Sau này, cô sang Mỹ định cư cùng cha mẹ. Bước đầu khởi nghiệp của Nini Nguyễn không dễ dàng. Vốn yêu thích thời trang nhưng vì không giỏi tiếng Anh, Nini không được bất cứ hãng thời trang nào nhận vào làm việc.
Cô đành khởi nghiệp bằng nghề lao công và sau này làm nhân viên bán hàng của các hãng bán lẻ thời trang. Bước ngoặt lớn nhất trong sự nghiệp của Nini là khi cô quyết định trở thành nhà thiết kế thời trang.

image
Khách hàng tìm tới Nini Nguyễn rất đông, có cả những người nổi tiếng, đặc biệt nhất nhất là nữ ca sĩ Rihanna. Hiện giờ, Nini Nguyễn đang là nhà thiết kế chính cho thời trang của nữ ca sĩ người Barbados.

Nhiếp ảnh gia Lê Mỹ An

image
Nhiếp ảnh gia gốc Việt - Lê Mỹ An từng vinh dự nhận được giải MacArthur Fellowship - giải “Thiên tài” của Mỹ. Đây là một giải thưởng cao quý nhằm tôn vinh những cá nhân có hoạt động sáng tạo xuất sắc, công nhận những cống hiến và thành tựu của các cá nhân cho cộng đồng.
Lê Mỹ An được biết tới là một nhiếp ảnh gia chuyên về đề tài chiến tranh. Sang Mỹ định cư từ năm 1975, những tác phẩm của người phụ nữ 53 tuổi này lấy cảm hứng từ chiến tranh bởi chính bà đã có những trải nghiệm về cuộc chiến do cộng sản đã giết chết cả triệu sinh mạng ở Việt Nam.

image
Mỗi một đề tài trong tác phẩm của Lê Mỹ An là mối liên hệ giữa những người Việt Nam định cư ở Mỹ và những cảnh đói nghèo trên quê hương sống dưới chế độ cộng sản. Khi có dịp, Mỹ An vẫn quay về Việt Nam để thực hiện các tác phẩm nhiếp ảnh.

image

Nữ nhà văn Lại Thanh Hà

image
Lại Thanh Hà sinh năm 1965 tại Việt Nam và định cư tại Mỹ từ năm 1975. Tốt nghiệp Đại học Texas chuyên ngành báo chí, Lại Thanh Hà bắt đầu sự nghiệp bằng nghề phóng viên cho tờ The Register chuyên về các thông tin của cộng đồng người Việt ở Quận Cam, tiểu bang California.
Chính nhờ công việc này mà khả năng viết tiếng Anh của Lại Thanh Hà đã tiến bộ nhanh chóng. Sau gần 2 năm làm phóng viên, Lại Thanh Hà quyết định nghỉ việc và bắt đầu tập trung cho sáng tác.

image
Nữ nhà văn Lại Thanh Hà nhận giải National Book Award cùng 3 nhà văn Mỹ khác.

Cuốn sách đầu tay của cô là một tác phẩm dành cho thiếu nhi có tên "Inside Out & Back Again" (Từ trong ra ngoài và bắt đầu lại - 2011). Cuốn sách nhanh chóng gây được tiếng vang, giúp Lại Thanh Hà đoạt giải National Book Award - một giải thưởng thường niên lâu đời và uy tín nhằm tôn vinh những tác phẩm văn học xuất sắc của các tác giả Mỹ.

image

MC gốc Việt 'đẹp mặn mà' trên truyền hình Mỹ
image

Oct 04, 2013
image
Câu chuyện của 'Nàng lọ lem Phố Wall'. image. Đến Mỹ khi mới 6 tuổi, là con một người phụ nữ đơn thân nghèo khó, thế nhưng nhờ sự quyết tâm và bản lĩnh Jenny Tạ bước vào thị trường tài chính thế giới ở Phố Wall, ...

Sep 12, 2012
Đó là một câu hỏi mà tất cả các đối thủ thầm đặt ra khi đối diện với Christine Hà, người vừa mới giành ngôi vị quán quân cuộc thi Vua Đầu bếp (MasterChef) nổi tiếng của Mỹ. Cô gái gốc Việt hiện đang theo học tại ĐH ...

Oct 22, 2012
Một cô gái mù gốc Việt đạt giải quán quân cuộc thi Vua Đầu bếp Master Chef tại Mỹ. Vượt qua gần 30 ngàn người đăng ký dự thi, hôm 10/9, Christine Hà ở thành phố Houston (bang Texas), thí sinh mù đầu tiên của cuộc thi ...

Sep 11, 2012
Christine Hà đoạt giải Vua đầu bếp Mỹ. image. Thí sinh gốc Việt Christine Hà. Sáng 11/9 (giờ Việt Nam), thí sinh gốc Việt Christine Hà (TP.Houston, bang Texas) đã vượt qua đối thủ Josh Marks để giành giải nhất cuộc thi đầu ...

Sep 12, 2012
Cá hồi tẩm gia vị, cơm trộn, bánh beignets, gà Cornish nướng nhồi cơm trộn... là những món được Christine Hà - đầu bếp gốc Việt đăng quang quán quân Vua đầu bếp Mỹ thực hiện. Cô gái đầu bếp khiếm thị khiến Ban giám ...

Jun 28, 2012
Master Chef (Vua đầu bếp Mỹ) là chương trình truyền hình thu hút hàng chục triệu người xem trên khắp thế giới. Trong hơn 30.000 thí sinh tham gia vòng sơ khảo mùa thứ ba, Christine Hà, cô gái gốc Việt có bố mẹ người Việt ...

Apr 15, 2011
http://www.youtube.com/watch?v=dLFFIiQPyeo&feature=related. Vietnamese Pride - Elizabeth Pham. Vinh danh Dai uy khong quan Elizabeth Pham. image. http://www.youtube.com/watch?v=9UsAV8QdJZo&feature=related.

May 05, 2011
Geneve - Một cô gái Việt đã được một tờ báo có tên là Green Muze tại Thụy Sĩ chú ý và đăng tải bài viết, về sáng chế của cô khi dùng một loại thảm chùi chân bằng rêu đặt ngoài cửa phòng tắm, được giữ cho tươi bằng nước ...


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Oct/2013 lúc 3:48pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22942
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Oct/2013 lúc 2:35pm

6 tỷ phú người Mỹ gốc Việt

image
Đoàn Trí Trung - "Ngôi sao đang lên" của chip LED

Được mệnh danh là "ngôi sao đang lên" của lĩnh vực chip LED (chíp điot bán dẫn trong công nghệ thông tin), kỹ sư gốc Việt Đoàn Trí Trung là một trong những người sáng lập công ty Semiled (tiểu bang Idaho, Mỹ).

Ông cũng là chủ hoặc đồng chủ sở hữu 250 bằng sáng chế có giá trị trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử tại Mỹ.

Công ty chuyên về thiết bị bán dẫn của ông Trung đã phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) năm 2010 và được dự báo sẽ dẫn đầu thị trường chip LED.
Công ty của doanh nhân này, ngoài trụ sở ở Mỹ, còn có thêm 2 nhà máy tại Trung Quốc và Đài Loan.

Charlie Tôn Quý - "Vua" nails tại Mỹ

image
Doanh thu mỗi năm của toàn hệ thống Regal Nails lên tới 450 triệu USD nếu tính trung bình mỗi tháng là 34.000 USD/tiệm. Ông chủ của chuỗi tiệm chăm sóc móng "hái ra tiền" tại Mỹ nói trên là Charlie Tôn Quý - một nhân vật với mái tóc dài bồng bềnh như nghệ sĩ, đã từng xuất hiện trên trang web cá nhân của chuyên gia Alan Phan.

Charlie Tôn Quý cũng là người đàm phán được với "người khổng lồ" WalMart của Mỹ để được đặt tiệm nails của mình trong siêu thị, sau 2 năm thuyết phục tập đoàn này. Hơn 1.100 tiệm nails trải dài trên đất Mỹ của doanh nhân này là một con số không nhỏ và với mức doanh thu lên tới nửa tỷ USD mỗi năm chỉ với công việc chăm sóc, sơn sửa móng tay, móng chân.

Ông Alan Phan - một trong những chuyên gia với phát ngôn gây chú ý của dư luận đánh giá, nếu Regal Nails niêm yết trên sàn chứng khoán, thì cổ phiếu của hãng này sẽ là một trong những bluechip "hot" nhất vì con số doanh thu ấn tượng cũng như yếu tố an toàn là không có nợ.

Bill Nguyễn - Người có duyên bán hàng cho Apple

image
Khởi nghiệp từ nghề phụ bán xe hơi cũ tại Mỹ, Bill Nguyễn - doanh nhân được Forbes vinh danh là một trong 40 người dưới 40 tuổi giàu nhất nước Mỹ và tập đoàn truyền thông MSNBC bầu chọn "có khả năng thay đổi bộ mặt công nghệ thông tin toàn cầu" - đã thành lập liên tiếp 7 công ty tính đến thời điểm hiện tại.

Năm 1999, với thương vụ bán lại công ty Onebook giá 850 triệu USD, Bill Nguyễn là cái tên được chú ý. Ông cũng là chủ nhân của một ứng dụng trực tuyến mang tên Lala.com được Apple mua lại với giá hơn 80 triệu USD vào năm 2009, sau đó Apple tích hợp ứng dụng này vào iTunes cho sản phẩm của mình.

Năm ngoái, Apple cũng đã chi ra vài chục triệu USD để mua lại ứng dụng chia sẻ hình ảnh do Bill Nguyễn phát triển. Hiện tại, doanh nhân này đang phát triển công ty Seven Networks chuyên cung cấp dịch vụ ứng dụng và nội dung cho nhà mạng.

Ông chủ khách sạn Trần Đình Trường

image
Khối tài sản trên 1 tỷ USD khiến cho Trần Đình Trường - ông chủ nhiều khách sạn tại New York (Mỹ) được biết đến như là một trong những doanh nhân gốc Việt giàu có nhất. Ông Trường sinh năm 1932 quê ở Hà Tĩnh, là ông chủ hãng vận tải đường biển Vishipco trong những năm trước 1975 tại TP.HCM. Từ năm 1975, ông sang Mỹ và kinh doanh khách sạn tại New York, Manhattan.

Năm 1984, ông bỏ tiền mua 2 máy bay trực thăng khoảng 3,2 triệu USD cho các tổ chức cứu trợ nạn đói tại Ethiopea. Đây cũng là doanh nhân đã tài trợ 2 triệu USD khi Mỹ gặp sự kiện khủng bố hôm 11/9/2001 sau đó được Liên hiệp người Mỹ gốc Á vinh danh năm 2003 vì hành động này.
Trần Đình Trường đã từ trần vào tháng 5/2012 tại Mỹ, song gia đình ông vẫn đang phát triển sự nghiệp do doanh nhân này gây dựng với việc kinh doanh, cho thuê khách sạn tại Mỹ.


Triệu Như Phát: Tỷ phú từ BĐS

image
Người Việt gốc Hoa này là chủ nhân Phước Lộc Thọ.
Sinh ra tại Hải Phòng, năm 7 tuổi, ông theo gia đình vào Sài Gòn. Lớn lên trong gia đình có đến 10 anh chị em, ông phải vất vả lắm mới tốt nghiệp đại học ngành văn và ngoại ngữ. Sau đó, ông làm công việc xúc tiến kinh doanh cho một công ty tại Sài Gòn rồi làm thông dịch viên.
Năm 1975, ông cùng vợ sang Mỹ định cư. Nhờ vào vốn tiếng Anh nên ông dễ dàng tìm được công việc bán máy hút bụi tại California. Thế nhưng, với đam mê làm giàu sẵn có, ông quyết tâm khởi sự kinh doanh cho riêng mình.

Khi đó, chàng trai trẻ Triệu Như Phát không vội vã làm giàu mà muốn có trước hết một nền tảng kiến thức vững chắc. Vì thế, ông chấp nhận làm công việc bảo vệ để đi học thêm.
Năm 1978, ông Triệu Như Phát chính thức khởi sự kinh doanh ngành bất động sản tại California khi thành lập Công ty Bridgecreek. Dồn hết tâm huyết vào đây, suốt 10 năm trời gần như tuần nào ông cũng làm việc 7 ngày với hơn 16 tiếng đồng hồ mỗi ngày.

Từ khi thành lập đến nay, Bridgecreek đã đầu tư các dự án bất động sản với tổng trị giá lên đến 400 triệu USD. Trong đó, có Khu thương mại Phước Lộc Thọ (còn mang tên tiếng Anh là Asian Garden Mall) đóng vai trò trung tâm thương mại quan trọng của người châu Á tại Mỹ.

Vào năm 2002, Tổng thống Mỹ khi đó là ông George Bush chỉ định doanh nhân Triệu Như Phát vào Ban giám đốc Quỹ giáo dục Việt Nam (VEF). Đây là một quỹ trực thuộc Nhà Trắng chuyên hỗ trợ trao đổi giáo dục Việt - Mỹ, từng cấp học bổng cho hàng trăm trí thức Việt Nam sang Mỹ để tu nghiệp, học thạc sĩ và nghiên cứu sinh tiến sĩ. Sau đó, ông trở thành Giám đốc của VEF.

Tỷ phú công nghệ Trung Dung

image
Đến Mỹ vào năm 1984 với số tiền vỏn vẹn 2 USD trong túi cùng vốn tiếng Anh ít ỏi, chàng thanh niên Trung Dung 17 tuổi bắt đầu ra sức làm thêm để đi học.
Trung Dung vừa làm việc hằng đêm tại một nhà hàng và gác cổng ở một bệnh viện vào cuối tuần nhưng cũng chỉ kiếm được 350 USD mỗi tháng. Thế nhưng, trong 3 năm ông không chỉ nhận bằng cử nhân toán và máy tính của Đại học M***achusetts, mà còn hoàn thành 90% chương trình thạc sĩ khoa học máy tính.

Sau đó, ông nhận học bổng nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Boston. Hoàn thành chương trình tiến sĩ, ông bắt đầu theo đuổi sự nghiệp theo đúng chuyên môn sẵn có và làm việc tại Công ty phần mềm thương mại điện tử OpenMarket.

Sau vài năm làm việc, ông rời khỏi công ty này và chấp nhận từ bỏ lợi ích khoảng 1 triệu USD nhờ quyền chọn mua cổ phiếu. Tuy nhiên, Trung Dung lại sở hữu những nền tảng vững chắc để thành lập Công ty phần mềm OnDisplay chuyên cung cấp các ứng dụng trực tuyến cho doanh nghiệp vào năm 1996.

Vượt qua vô số khó khăn, OnDisplay từng bước lớn mạnh và trở thành một trong số ít các công ty thành công lớn khi lần đầu tiên phát hành cổ phiếu ra thị trường vào năm 1999. Không chỉ thu về nhiều triệu USD, OnDisplay còn là công ty tiên phong cho làn sóng những doanh nghiệp của các ông chủ gốc Á trỗi dậy trong ngành internet Mỹ.


Đến năm 2000, Trung Dung chính thức trở thành tỷ phú bằng việc thu về 1,8 tỷ USD nhờ vào thương vụ bán cổ phần của ông trong OnDisplay cho Vignette Corporation (nay là OpenText). Nhờ đó, ông trở thành một điển hình trong cuốn sách Giấc mơ Mỹ của tác giả Dan Rather.
st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 12/Nov/2013 lúc 11:20am
 
 
Mời xem Người Việt vẻ vang tại CANADA
LK 12/11/13
 Canada: Lễ Khánh Thành Nhà Máy Đúc Tiền mang tên Tiến Sĩ TRƯƠNG C. HIẾU -hnc




Mời click vào xem và giới thiệu blog THÀNH PHỐ GIÓ: http://blogbachhac.blogspot.com
Phan Lục
Chicago, IL
Lễ Khánh Thành Nhà Máy Đúc Tiền 
Tiến Sĩ TRƯƠNG C. HIẾU
 
Tiến Sĩ Trương Công Hiếu nguyên là cựu học sinh trường Jean-Jacques Rousseau ở Saigon, sau khi đậu Tú Tài II Ban Toán năm 1959, Ông được học bổng sang Hoa Kỳ để theo học ngành kỹ thuật tại trường Đại Học New York. Ông là sinh viên đậu Thủ Khoa khi lấy bằng kỹ sư và theo học lấy bằng Master về Kỹ Sư Hóa Học của trường Đại Học New York. Năm 1964 Ông trở về Việt Nam đi dạy ở trường Cao Đẳng Hóa Học và trường Cán Sự Hóa Học ở Phú Thọ và được bổ nhiệm làm Hiệu Trưởng của trường nầy. Sau 3 năm là giáo sư ở trường Hóa Học nói trên Ông trở lại Hoa Kỳ để lấy bằng Tiến Sỉ Kỹ Sư vào năm 1971.

 
Sau 1971 Ông rời Mỹ sang định cư ở Canada đảm trách chức vụ kỹ sư tại nhiều công ty lớn:
 
* / Ông là Giám Đốc Kỹ Thuật của Công Ty Groupe Victoriaville, Québec, Công Ty sản xuất bàn ghế lớn nhất ở Québec, Canada.
 
*/  Ông làm Giám Đốc Sản Xuất của Công Ty Bombardier. Công Ty Bombardier chuyên sản xuất xe chạy trên tuyết (Snowmobile), xe chạy dưới đường hầm (Subway), máy bay Canadair Regional Jet (loại máy bay jet bay đường ngắn).
 
*/  Năm 1978 Ông vào làm việc cho Công Ty Đánh Tiền Kim Loại Hoàng Gia Canada (Royal Canadian Mint). Nơi đây ông được giử nhiều trọng trách trông coi về phần kỹ thuật đánh tiền kim loại và đến năm 1980 Ông được bổ nhiệm làm Giám Đốc Kỹ Thuật của Công Ty Đánh Tiền Kim Loại Hoàng Gia Canada.
 
Năm 2006 Ông được đề cử làm Tổng Giám Đốc Kỹ Thuật Ban Khảo Cứu của Công Ty Đánh Tiền Hoàng Gia Canada (Royal Canadian Mint).

Royal Canadian Mint, Nhà Máy Đánh Tiền Hoàng Gia Gia Nả Đại, là Tổng Công Ty thuộc sở hữu của chính phủ Canada, được thành lập vào năm 1908 tại Ottawa để sản xuất tiền kim loại cho Canada và tinh chế vàng ròng được vận chuyển từ rất nhiều mỏ vàng ở Quebec, Ontario, Manitoba, phía Bắc Alberta và British Columbia. 

Nhà Máy Đánh Tiền Hoàng Gia Gia Nả Đại chuyên sản xuất tiền xu lưu hành và đồng phôi với cao độ dập tự động cho hơn 80 quốc gia trên thế giới tại cơ sở đánh tiền ở Winnipeg.
 Những kỹ thuật chuyên sản xuất những loại tiền xu lưu niệm, những loại tiền kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim, palladium để đầu tư trên thế giới đều được sản xuất tại cơ sở lịch sử Ottawa.
Năm 2008 Canada tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 100 ngày thành lập Nhà Máy Đánh Tiền Hoàng Gia Gia Nả Đại (Royal Canadian Mint) để đánh dấu sự thành công của Công Ty Đúc Tiền Hoàng Gia Canada được nổi danh là một công ty hàng đầu của thế giới về những kỹ thuật và những phát minh hiện đại, những hiểu biết sâu rộng về khoa học và kỹ thuật đúc tiền. 

Trong quyển sách: "Lịch Sử 100 Năm của Nhà Máy Đánh Tiền Hoàng Gia Gia Nả Đại", "ROYAL CANADIAN MINT 100 YEARS OF HISTORY" Tiến Sĩ Trương Công Hiếu đã được ghi nhận là người
 đầu tiên trên thế giới đã thay đổi hệ thống đánh tiền bằng những kỹ thuật dùng kim loại và thép để làm cho đồng tiền mỏng hơn, nhẹ hơn và không bị rỉ sét.  
 
Ngày nay những kỹ thuật hiện đại của Sở Đúc Tiền Hoàng Gia Gia Nả Đại do Ông phát minh đã thay đổi tất cả tiền lưu hành hiện tại của nước Canada. Ông là người đầu tiên và duy nhất phát minh kỹ thuật in màu trên tiền kim loại lưu hành giống như in mầu trên giấy bạc bằng cách sử dụng tia laser để đổi màu trên tiền kim loai... Những phát minh mới về kỹ thuật đánh tiền của Ông hiện nay đã tạo nhiều ảnh hưởng về hình thức và phương cách đánh tiền kim loại trên thế giới như: tinh chế vàng nguyên chất 4 số 9 (.9999) làm tiêu chuẩn quốc tế từ năm 1982, và kỹ thuật lọc vàng 5 số 9 (.99999), kỹ thuật mạ đa lớp trên thép ( kỹ thuật nầy đang được xữ dụng trong tiền kim loại của hơn 35 nước trên thế giới ).
 
Ngoài ra Ông cũng là người đã phát minh kỹ thuật sản xuất tiền xu với hình ảnh ba chiều (hologram), và dùng kiến thức DNA trong tiền lưu hành và vàng để bảo mật và định tính xác thực đồng tiền vàng ròng của Canada lưu hành ở bất cứ nơi nào trên thế giới qua hệ thống vệ tinh điện thoại di động (smartphone).

Tiến Sỉ Trương Công Hiếu là người có nhiều phát minh và sáng chế trong ngành kỹ thuật đánh tiền kim loại với hơn 10 bằng sáng chế đã được nhiều nước trên thế giới và Sở Đúc Tiền Hoàng Gia Gia Nả Đại ghi nhận là quá xuất sắc.
 
Hiện nay tiền xu ở các nước như: Canada , Singapore, New Zealand, Barbados , Ghana, Ethiopia , Thailand, Philippines , Venezuela, Panama, Albania, United Arab Emirates… cũng đang dùng những kỹ thuật của Ông. Chính phủ Mỹ cũng đã bình chọn kỹ thuật của Ông để đưa vào áp dụng trong chương trinh tuyển lựa kim loại mới cho ngành tiền tệ của Mỹ, do Thượng và Hạ Nghị Viện Mỹ chấp thuận cho phép chánh phủ Obama thay đổi tiền tệ Mỹ trong tương lai.
 
Trong quyển sách: "Chuyện Kể Về Các Cuộc Triển Lãm Tiền Xu Quốc Tế", "STORY OF WORLD MONEY FAIR"  được xuất bản vào năm 2012, tác giả Albert M Beck, Chủ Tịch và Sáng Lập Viên của Hội Chợ Quốc Tế Tiền Tệ Berlin tại Đức đã viết và bình luận về Tiến Sĩ Trương Công Hiếu như sau: 

"Trong 40 năm vừa qua người mà có công lao nhiều nhất trong sự tiến bộ về nghành đúc tiền trên thế giới, người đã đóng góp nhiều nhất về những kiến thức mới về nghành đúc tiền trên thế giới chính là Tiến Sỉ Hieu C. Truong của Sở Đúc Tiền Hoàng Gia Gia Nả Đại".
Ông M. Beck cũng đưa thêm lời bình luận: " Tôi cho rằng ông Hieu C. Truong là người có công nhiều nhất đối với ngành kỹ thuật đánh tiền kim loại của thế giới. Sở Đúc Tiền Hoàng Gia Gia Nả Đại cũng công nhận rằng Tiến Sỉ Trương Công Hiếu là người kỹ sư nổi tiếng nhất trên thế giới và là người hiểu biết nhiều nhất trong kỹ thuật đúc tiền. Theo tôi ai muốn biết kỹ thuật đánh tiền sẽ đi về hướng nào trong tương lai thì nên hỏi ông Hiếu ".
 
Để tiếp tục lưu danh là một Công Ty dẫn đầu thế giới về kỹ thuật đúc tiền và để thành công trong những lảnh vực phát triển các công nghệ mới hầu phục vụ ngành công nghiệp đúc tiền của thế giới và cũng để tôn vinh và ghi nhớ những công trạng của Tiến Sỉ Trương Công Hiếu đối với Sở Đúc Tiền Hoàng Gia Gia Nả Đại, Royal Canadian Mint đã cho xây dựng một Trung Tâm Khảo Cứu Xuất Sắc và Hiện Đại với ngân sách 10 triệu đô la tại Winnipeg và đặt tên cho cơ sở khảo cứu về kỹ thuật đánh tiền vừa mới xây dựng nầy là:
 
TRUNG TÂM KHẢO CỨU XUẤT SẮC Tiến Sĩ  TRƯƠNG C. HIẾU
            Dr. HIEU C. TRUONG CENTER OF EXCELLENCE
           
Centre d&apos; excellence Hieu C. TRUONG, Ph.D.
       Royal Canadian Mint, Winnipeg, Manitoba, Canada

Cơ sở khảo cứu nầy đã được khánh thành vào ngày 13 tháng 6 năm 2013 cùng lúc với nhà máy mạ thứ hai được xây dựng với ngân sách 
70 triệu đôla. Tất cả những cơ sở nầy là nơi mà những kỹ thuật mới nhất về đúc tiền trong lảnh vực khoa học, trong lảnh vực tự động hóa qua máy vi tính, trong kiến ​​thức mới nhất với điện tín vệ tinh, phát triển phần mềm, khoa học vật liệu trong việc quản lý tiền tệ, trong lảnh vực thông tin liên lạc bằng điện thoại hoán chuyển thói quen của người tiêu dùng ... tất cả những phát minh mới về tiền tệ của Tiến Sỉ Trương Công Hiếu sẽ được đưa vào áp dụng và sẽ được phát triển tại nơi nầy để phục vụ cho các thế hệ trong tương lai.
 
Trung Tâm Khảo Cứu mới nầy cũng sẽ là nơi được dùng để đào tạo các kỹ sư, các nhà quản lý và các giám đốc của các Nhà Máy Đánh Tiền trên thế giới. Những người đi tu nghiệp sẽ được đưa đến Trung Tâm nầy để học các kỹ thuật căn bản cũng như các kỹ thuật hiện đại về đánh tiền, vì từ trước đến nay kỹ thuật nầy chưa từng được giảng dạy tại một trường đại học nào trên thế giới. Trung Tâm Khảo Cứu nầy cũng sẽ là nơi hội tụ của các kỹ sư, các nhà khảo cứu trên thế giới tìm đến với nhau để cùng nhau hợp tác khảo cứu về môn đúc tiền.
   
Ngoài việc phục vụ cho đất nước Canada, Tiến Sĩ Trương Công Hiếu cũng tham gia và ủng hộ các chương trình họat động của Cộng Đồng Việtnam tại Canada. Ông làm có vấn cho các tổ chức: Thể Thao Người Việt Bắc Mỹ lần thứ IX được tổ chức tại Ottawa năm 1981, Ủy Ban Lập Đền Kỹ Niệm của Liên Đoàn Hội Người Việt, bao gồm 11 Hội Người Việt của các địa phương khắp nước Canada, Ủy Ban xây dựng Trung Tâm Văn Lang, ngân sách do chánh phủ Ontario, Canada tài trợ. Trung Tâm Văn Lang là một chung cư gồm 80 căn hộ được xây dựng lên để nâng đở, trợ giúp cho những bô lão người Việt và những hộ gia đình có nguồn lợi tức thấp có được nơi ổn định cho đời sống. Ông cũng cộng tác với Hội Phật Giáo Người Việt xây dựng lên Chùa Từ Ân với kiến trúc thuần túy của một ngôi chùa Việt Nam tại thủ đô Ottawa.
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 12/Nov/2013 lúc 11:46am
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 11/Dec/2013 lúc 2:58pm

Nữ sinh gốc Việt đạt điểm toán cao nhất thế giới

  • In%20bài%20này
Tác Giả: SE sưu tầm
tracy%20tran
Nữ sinh gốc Việt Tracy Tran. Ảnh: NBC News

Nữ sinh gốc Việt Tracy Tran là một trong 8 học sinh trên thế giới đạt được số điểm tối đa trong cuộc thi giải toán vừa diễn ra

Theo King5, Tracy Tran, 18 tuổi, hiện là học sinh trường trung học Kentridge, thành phố Kent, bang Washington, Mỹ.

Trong số 2.100 học sinh của trường, chỉ có khoảng chục em được tham dự AP Calculus AB, một cuộc thi toán do Hội đồng Trường học Mỹ tổ chức, và Tracy là một trong số đó.

Thang điểm cao nhất của AP Calculus AB là 5, tương đương với mức A hoặc A+. Với việc trả lời chính xác tất cả các câu hỏi nhiều lựa chọn và đạt điểm tối đa trong các bài luận, cô gái gốc Việt giành được 5 điểm cho bài thi của mình.

Chỉ có 14,3% trong số gần 4 triệu cuộc thi AP Calculus AB trong năm 2013 có học sinh đạt được mức điểm này, và Tracy là một trong số 8 học sinh đạt điểm cao nhất trên thế giới.

"Chúng tôi thực sự tự hào về Tracy. Cô bé là một học sinh đặc biệt và sự nỗ lực hết mình cho học tập của Tracy là động lực cho tất cả chúng tôi", hiệu trưởng trường Kentridge, ông Mike Albrecht nói. "Tôi chưa bao giờ có học sinh nào đạt số điểm hoàn hảo này trong các cuộc thi AP Calculus".

Tuy nhiên, các bạn bè của Tracy Tran cho hay họ không ngạc nhiên với kết quả trên. "Nếu có ai đạt điểm tuyệt đối, thì đó sẽ là Tracy", Josh Curtis, một bạn cùng lớp nói.

Từ khi còn bé, Tracy đã ham mê đọc sách. Bố mẹ của cô nhiều lần phải ép con gái đi ngủ. Tracy gọi sách là một lối thoát, tuy nhiên, toán học mới đưa cô trở về với thực tế.

"Chúng ta có thể giải quyết rất nhiều vấn đề bằng toán học. Bây giờ, toán đã trở thành một niềm đam mê", Tracy nói.

Với cô, thành tích đáng tự hào trên thuộc về toàn bộ cả ớp. Tracy cũng muốn được dùng các kỹ năng toán học của mình để đóng góp cho cộng đồng của cô.

"Bất kỳ điều gì tôi làm, tôi đều muốn nó có tác dụng với cuộc sống", Tracy nói. Cô cũng hiện là ứng viên vòng bán kết tranh học bổng quốc gia Merit. Tập đoàn học bổng Merit sẽ công bố 15.000 thí sinh lọt vào vòng chung kết tháng hai tới. Những người chiến thắng được xướng tên vào khoảng tháng 4-7/2014.

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22942
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Feb/2014 lúc 9:09am

Một Chỉ huy trưởng Hải quân Hoa Kỳ gốc Việt

image

Commander Cao was born in Saigon, Vietnam. After immigrating to the United States in 1975, his family relocated to West Africa, returning to the United States in 1982. He graduated with the first graduating cl*** from Thomas Jefferson High School for Science and Technology in 1989, then entered the Navy as a Seaman Recruit. He was commissioned from the U.S. Naval Academy in 1996 with a Bachelor of Science in Ocean Engineering and immediately commenced training in the Navy’s Special Operations program.


image
After Dive School and Surface Warfare School, he reported to USS Grasp (ARS 51) in 1997 as the ***istant Chief Engineer, then as the Operations Officer, where he conducted high profile salvage operations including the recovery of John F. Kennedy Jr. and the Civil War Ironclad USS Monitor. In 2001, after Explosive Ordnance Disposal (EOD) school, he reported as Officer In Charge (OIC) to EOD Mobile Unit Two detachment 26 while deploying with Truman Carrier Strike Group for the launch of Operation Iraqi Freedom. In 2003, he reported as OIC for EOD Mobile Unit Three Detachment Southwest where he supported local and federal law enforcement agencies in over 200 emergency responses in the San Diego area as part of the FBI Joint Terrorism Task Force. He helped in drafting the annex to the treaty between the U.S. and Mexico for munitions recovery in Mexico and led the first two missions. In 2005, he was selected as Flag Aide to Commander, U.S. Sixth Fleet/Allied Joint Command Lisbon/Strike Force NATO.


image
During his tour, he participated in the first NATO Response Force deployment that aided in the disaster relief for the Pakistan earthquake. In 2006 he attended the Naval Postgraduate School and graduated with a Masters in Applied Physics. While attending school he helped to form and personally trained the Monterey County Sheriff’s Bomb Squad. In 2009, he deployed to Iraq as the OIC for the Combined Explosives Exploitation Cell (CEXC). This multi-national, multi-agency, and multi-service unit processed ALL IEDs in theatre for technical and forensics intelligence, averaging 22,000 items from 450 cases per month, his unit was accredited with writing over 250 arrest warrants and aiding in the conviction of numerous terrorists. In 2010, he reported to Riverine Squadron One as Executive Officer and led the Squadron’s last combat deployment to Iraq. 


image
In November 2011, CDR Cao reported to OPNAV N96 where he worked requirements for Anti-Terrorism, Force Protection (AT/FP), Visit, Board, Search and Seizure (VBSS), Chemical, Biological, Radiological and Nuclear Defense (CBRND) for the surface force. Additionally he is the subject matter expert for the Navy’s Biometrics program.

image
Commander Hung Cao

United States Navy
Commanding Officer
Naval Diving and Salvage Training Center

CDR Cao ***umed Command of Naval Diving and Salvage Training Center on September 6, 2013.
CDR Cao is authorized to wear the EOD Officer, Special Operations, Diving Officer, Surface Warfare Officer, Master EOD Technician and Naval Parachutist Badges. His personal awards include the Bronze Star, Meritorious Service Medal, Joint Service Commendation Medal, Navy Commendation Medal (three awards), Army Commendation Medal and Navy Achievement Medal (four awards) and various unit and service awards. He is native linguist in French and Vietnamese.


image

http://www.netc.navy.mil/centers/ceneoddive/ndstc/Leadership.aspx?ID=1

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22942
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Feb/2014 lúc 9:18am

Kỳ tích của hai anh em gốc Việt sống trong khu “ổ chuột” Mỹ

image
Hai anh em Johnny Huynh (trái) và George Huynh (phải)
Câu chuyện về kỳ tích của hai anh em gốc Việt Johnny và George Huỳnh đã khiến cộng đồng người Việt trên toàn thế giới nghiêng mình khâm phục.

image
"Những cậu bé này là minh chứng gần gũi nhất mà tôi gặp về thứ mà chúng ta gọi là "giấc mơ Mỹ"", nhà báo Baker chia sẻ: Cha qua đời, mẹ bị bệnh thần kinh, phải vật lộn giữa "khu ổ chuột" Dorchester (thành phố Boston, bang M***achusetts, Hoa Kỳ) để kiếm sống nhưng cả hai đã cùng đỗ vào những trường đại học danh tiếng bậc nhất cường quốc này.

image
Billy Baker (trái), Emmett Folgert, Johnny Huynh, and George Huynh
Nói như lời Billy Baker - phóng viên báo The Boston Globe, một trong những phóng viên đầu tiên viết bài về hai anh em:
"Bạn thấy đó, vấn đề không nằm ở chỗ bạn từ đâu đến, mà là bạn sẽ tiến xa được đến đâu".


Hành trình bước ra từ bùn lầy

image
Johnny và George Huỳnh sinh ra ở khu phố ổ chuột Dorchester (thành phố Boston, bang M***achusetts, Hoa Kỳ), nơi 42% trẻ em phải sống trong đói nghèo và 85% chỉ còn cha hoặc mẹ. Cả hai may mắn hơn những đứa trẻ khác được sinh ra có cả cha lẫn mẹ, thế nhưng "ngày vui ngắn chẳng tày gang", cha của Jonny và George bị chứng rối loạn tâm thần, trong khi mẹ phải thường xuyên chống chọi với bệnh thần kinh. Khi hai anh em biết cảm nhận được cuộc sống xung quanh cũng là lúc tai họa ập xuống. Người cha bỗng dưng lên cơn, sau đó bỏ nhà ra đi, rồi một ngày cả nhà nghe tin ông nhảy cầu tự vẫn.

image
hình minh họa

Từ ngày người chủ gia đình qua đời, cả gia đình phải sống trong một ngôi nhà xập xệ, nơi từng là nhà kho, với thu nhập mỗi tháng 1.257 USD, là tổng giá trị các món trợ cấp. Giữa cái khu ổ chuột ngập ngụa cảnh cơ hàn, đầy rẫy các tệ nạn xã hội, hầu hết trẻ em không có đầy đủ cha mẹ đều bị sa vào nghiện ngập, trộm cắp.

Với những con người bình thường và thiếu bản lĩnh, họ có thể trượt ngã bất kỳ lúc nào. Thế nhưng, hai anh em George luôn tỏ ra khác biệt so với những đứa trẻ ở khu ổ chuột này. Vượt lên số phận, trong đầu hai anh em luôn ý thức và tâm niệm rằng: "Giáo dục là nền tảng để có cuộc sống tốt hơn", Johnny nói.
image
Gương mặt sáng sủa của George Huynh

Emmett Folgert, đại diện Hiệp hội Dorchester Youth Collaborative, người đã hỗ trợ cho hai cậu bé chia sẻ: "Với kinh nghiệm 30 năm làm việc với những đứa trẻ ở đây, tôi biết rằng George và Johnny đều đang sống trên mép vực và có thể trượt ngã bất kỳ lúc nào".
image 
Thế nhưng cả hai đã cùng đương đầu và tìm cách vượt lên số phận. "Ước mơ của em là có thể vào một trường đại học tốt, không phải phụ thuộc vào số tiền trợ cấp xã hội hàng tháng nữa và có thể sống theo cách riêng mà mình mong muốn", cậu bé George tâm sự.

Và niềm hy vọng của hai anh em chính là mái trường Boston Latin School, trường công lập đầu tiên và lâu đời nhất vẫn tồn tại ở Mỹ với những thành tích học tập xuất sắc. Đây cũng chính là ngôi trường mà Tổng thống thứ hai của Mỹ John Adams và Benjamin Franklin, một trong những người lập quốc, từng theo học. Ở cái nơi mà xã hội phân biệt giàu nghèo vô cùng ghê gớm, may mắn thay anh em George được nhận vào học. Hành trình đến lớp bắt đầu. Từ năm lớp 7, hai cậu bé đều đặn bắt xe buýt số 19 đến trường Boston Latin để theo học.

image
Hằng ngày, hai chàng trai đến trường bằng xe buýt

Chương trình học tại Boston Latin đạt chuẩn chất lượng cao và đòi hỏi học sinh phải vô cùng nỗ lực. Vậy mà cả hai đều là những học sinh giỏi nhất trong lớp, đơn giản vì đó là cách duy nhất giúp các em có thể nhận được các hỗ trợ tài chính để duy trì việc học. Ngoài giờ học, cả hai còn đi làm gia sư cho những đứa trẻ gốc Việt trong khu vực kiếm tiền phụ giúp gia đình.

Thành tích đặc biệt này đã lọt vào "mắt xanh" của Billy Baker - phóng viên báo The Boston Globe, một trong những nhà báo đầu tiên viết về Jonny và George từ cách đây 2 năm. Trong khi đang lang thang trên những chuyến xe buýt xuyên thành phố Boston để viết về những mảnh đời cùng khổ, Baker đã gặp hai cậu bé tại "khu ổ chuột" Dorchester. "Tôi bắt đầu quan tâm sâu hơn đến các cậu bé. Tôi cảm thấy chúng cần tôi, nhưng hóa ra tôi cần chúng hơn" Baker nói.

Kỳ tích "chạm tay" vào "giấc mơ Mỹ"

Cũng từ đó, Baker trở thành người cố vấn cho hai anh em trong học tập cũng như cuộc sống. Chàng phóng viên yêu nghề chẳng khác gì người cha, đã ở bên Jonny và George, cố gắng khỏa lấp những rạn nứt trong cuộc đời hai cậu bé bằng những việc nhỏ nhoi. Anh mua những món quà hoặc những chiếc vé dự tiệc cho hai cậu bé.

Baker cũng hỗ trợ hai anh em trong việc học và động viên họ đạt đến mục tiêu cao nhất mà cậu có thể. Ngay sau khi câu chuyện về hai cậu bé gốc Việt được đăng tải đã nhận được rất nhiều sự chia sẻ từ các độc giả. Baker thậm chí mất hàng tuần để trả lời những email bày tỏ sự cảm thông với hai anh em gốc Việt.

Theo lời kể của Baker, cách đây ít lâu, tròn 2 năm sau ngày bài báo đầu tiên lên trang, anh đã nhận được tin nhắn của George (17 tuổi) thông báo mình đã được nhận vào học tại đại học Yale, một trong những viện đại học lâu đời nhất Hoa Kỳ. "Khoảng sau 5h chiều thứ hai, điện thoại tôi có tin nhắn mới: Cháu đỗ rồi. Tôi đang ngồi trong phòng tin tức và mừng phát khóc", Baker kể. Anh tiết lộ sau đó đã đưa cậu bé đi ăn một bữa no nê để chúc mừng.

image
ĐH Yale - nơi George Huynh sẽ theo học

Yale là một trong những trường đại học thuộc tốp 8 trường danh tiếng nhất cường quốc này, sánh ngang cùng Harvard hay Princeton. Những nhân vật nổi tiếng xuất thân từ Yale có 5 Tổng thống Hoa Kỳ, 19 thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, và nhiều nguyên thủ quốc gia nước ngoài. Yale cũng được mệnh danh là trường tuyển sinh gắt gao nhất nước Mỹ. Thế nhưng, cậu bé gốc Việt George đã đường hoàng bước vào bằng chính nỗ lực phi thường của mình.

Năm ngoái, anh trai của George là Jonny (19 tuổi) cũng trở thành một tân sinh viên của đại học danh giá M***achusetts Amherst (top 40 trường đại học công lập tại Mỹ - theo U.S. News & World Report's Best Colleges 2014). Khi đó, Baker đã mang một chiếc tủ lạnh đến ký túc xá của Jonny tặng cậu.

"Những cậu bé này là minh chứng gần gũi nhất mà tôi gặp về thứ mà chúng ta gọi là "giấc mơ Mỹ", Baker nói. "Tôi tự hào được là một nhân chứng của câu chuyện này. Một điều gì đó thật khó tin đã xảy ra. Nhìn những đứa trẻ thành công từ hai bàn tay trắng là điều đặc biệt nhất mà tôi từng được chứng kiến với tư cách một phóng viên. Đúng thế, cháu đã làm được, chàng trai", Baker nói thêm.


Anh Văn
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 20/Feb/2014 lúc 7:53pm


Cô bé ôsin trở thành du học sinh xuất sắc


Làm nghề giúp việc, sống dưới gầm cầu thang nhiều năm, song Đặng Thị Hương đã giành được học bổng và trở thành du học sinh xuất sắc tại Australia.

Căn nhà cấp bốn của gia đình bà Nguyễn Thị Trọng (xã Đồng Ích, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc) thời gian này luôn tràn ngập tiếng cười. Cô con gái 28 tuổi Đặng Thị Hương mang về nhà nhiều giải thưởng sau 2 năm du học Australia.

Tháng 11 năm ngoái, Hương được trao bằng khen Sinh viên quốc tế xuất sắc năm của bang Victoria và Sinh viên quốc tế xuất sắc 2013 do Thủ hiến bang Victoria, Denis Napthine, trao tặng. Cô là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất nhận cùng lúc hai giải thưởng danh giá này. Ngoài ra, Đặng Thị Hương còn là Đại sứ sinh viên quốc tế của Học viện Box Hill 2013.

"Biết tin con đạt thành tích tốt bên Australia, tôi mừng không ngủ được. Nghĩ lại trước kia con vì kiếm tiền giúp mẹ nuôi anh trai, em gái ăn học mà phải một mình lên Hà Nội làm ôsin, sống lang thang thấy thương", bà Trọng tâm sự. Ở tuổi 62, tóc của bà đã bạc, khuôn mặt sạm nhăn vì nắng gió, nhọc nhằn.

osin-thanh-sinh-vien-xuat-sac-9006-9397-
Đặng Thị Hương, nữ sinh Việt Nam đầu tiên và duy nhất nhận đúp hai giải thưởng Sinh viên quốc tế xuất sắc năm 2013 bang Victoria, Sinh viên quốc tế xuất sắc của năm 2013 do Thủ hiến bang Victoria Denis Napthine trao tặng. Ảnh: NVCC.

Hương là con vợ lẽ, mẹ sinh cô trong góc ngôi nhà vách đất mà bà vay mượn mãi mới dựng được. Cứ tới ngày mưa, bốn mẹ con Hương lại ôm nhau chui dưới gầm bàn để tránh nếu không may tường bị sập. Nhà chỉ có mẹ, anh trai và em gái hay đau yếu nên từ bé Hương đã phải làm việc đồng áng. Nuôi ước mơ thành giáo viên, nhưng hết lớp 7 cô gạt nước mắt nghỉ học vì cái đói đeo bám gia đình. 13 tuổi, Hương một mình lên Hà Nội làm ôsin. Khi đó, cô cao 1,3 m, nặng 27 kg, lòng đầy sợ sệt vì chưa một lần rời lũy tre làng.

Công việc đầu tiên của Hương trên thành phố là trông em bé 4 tháng tuổi và làm một số việc nhà. Quần quật từ sáng đến đêm, với mức lương vỏn vẹn 150.000 đồng, nhưng cô vẫn bị nhà chủ khó tính quát mắng. "Sống với người giàu có quả thật rất căng thẳng. Tôi luôn phải nỗ lực mỗi ngày để làm họ vừa lòng. Có chủ nhà xấu tính hay quát mắng khiến tôi tự ti. Mỗi lần chuyển việc tới một gia đình mới, tôi mệt mỏi vì không biết ngày mai mình sẽ ra sao", Hương tâm sự.

Bao đêm khóc vì thương thân, nhưng chưa một lần Hương than trách gia đình. Với cô, việc có một mái ấm cùng mẹ, anh, em đã là niềm hạnh phúc to lớn, hơn những em bé mồ côi khác. Bao vất vả, nhọc nhằn của mẹ cùng quyết tâm giúp anh em được học hành khiến Hương không ngừng cố gắng. Chưa một lần Hương động đến tiền công giúp việc mà gửi tất cả về để mẹ trang trải sinh hoạt, đóng học phí cho anh trai, em gái.

Lần đầu được cầm 200.000 đồng về quê, Hương thấy như được mang theo cả gia tài. Lúc nào cô cũng nơm nớp lo mất tiền. "Một bác hỏi tôi quê quán ở đâu, sao say xe mà đi một mình, tôi vội trả lời: 'Cháu là sinh viên học ở Hà Nội, hết tiền nên về quê xin bố mẹ'. Với câu nói đó, tôi hy vọng người khác nghĩ cái túi dưới gầm ghế của tôi không có tiền", Hương cười khi nhớ lại.

osin-thanh-sinh-vien-xuat-sac-9694-2151-
Đặng Thị Hương (áo kẻ ngang, đứng thứ 3 từ trái sang) cùng gia đình gồm bà nội, mẹ, anh trai, chị dâu, gia đình em gái... Sau khi bố mất, mẹ con Hương được một người chú cho căn nhà cấp 4 trong khu nhà ông bà nội để lại. Ảnh: NVCC.

Sau 4 năm làm giúp việc, Hương may mắn được một người quen xin cho học tại trung tâm giáo dục thường xuyên. Cô hạnh phúc tột cùng vì giấc mơ đến trường có cơ hội được thực hiện. Tuy nhiên, chỉ 2 tháng sau, niềm vui ấy mất dần, nhà chủ đuổi cô đi vì thức khuya, dành thời gian làm bài. Không họ hàng, người quen, Hương tìm đến gầm cầu thang khu tập thể cũ sống, ngày đi bán hàng rong, tối đi học bổ túc.

"Gần 2 năm ở gầm cầu thang là khoảng thời gian tồi tệ với tôi. Tôi phải tiếp xúc với đủ thành phần xã hội, từ cửu vạn, nghiện ngập, trộm cắp... 2h sáng tôi thức dậy thổi xôi đi bán, chiều bán bánh ngô, tối học bổ túc xong lại bán hàng tới 24h đêm. Một số người luôn muốn đuổi tôi đi để chiếm chỗ. Họ mắng chửi, dọa nạt, thậm chí đổ rác lên chỗ tôi ngồi. Mỗi ngày tôi đều sợ bị xua đuổi, sợ thanh niên trêu chọc, sợ phải ăn mì tôm cân", vén mái tóc để lộ gò má xương gầy, Hương trầm tư nói.

Đầu năm 2006, Hương trở thành học viên của một doanh nghiệp xã hội chuyên đào tạo nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn cho trẻ đường phố. Đây là bước ngoặt lớn thay đổi cuộc đời của Hương và gia đình cô. Sau đó, Hương được nhận vào làm nhân viên phục vụ, thu ngân ở một khách sạn lớn tại Hà Nội. Khi đã có công việc và mức lương tốt, Hương bất ngờ xin nghỉ để sang Australia theo học bổng toàn phần chương trình Quản trị Kinh doanh tại Học viện Box Hill.

osin-thanh-sinh-vien-xuat-sac-6659-4510-
Hương đã trải qua 14 năm nỗ lực kể từ khi lên Hà Nội làm ôsin tới lúc cầm trên tay các bằng khen. Cô tự hào vì đã sinh ra trong nghèo đói để có nhiều trải nghiệm và học được hai chữ chia sẻ. Ảnh: NVCC.

Không còn làm việc cùng nhau nhưng đồng nghiệp cũ vẫn dành lời tốt đẹp khi nói về Hương. Anh Nguyễn Quốc Đông, người phụ trách cũ của Hương ở khách sạn tại Hà Nội, chia sẻ: "Chúng tôi rất tiếc vì quyết định xin nghỉ để du học của Hương. Với khả năng giao tiếp khéo léo cùng vốn tiếng Anh tốt, Hương được nhiều khách hàng, đặc biệt là người nước ngoài, quý mến".

Thông tin Hương được trao nhiều danh hiệu sinh viên xuất sắc tại nước ngoài không khiến anh Đông bất ngờ. Theo anh Đông, nếu Hương không đạt xuất sắc mới là chuyện lạ bởi cô quá chăm chỉ và có tài. "Thành tích Hương đạt được là phần thưởng xứng đáng cho bao năm tháng khổ cực nhưng nhiều nỗ lực của cô", anh Đông nói.

Quỳnh Trang


http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/nhip-song/co-be-osin-tro-thanh-du-hoc-sinh-xuat-sac-2952665.html




Cô bé ôsin trở thành du học sinh xuất sắc- VnExpress Đời sống ...









Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 20/Feb/2014 lúc 7:56pm
mk
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22942
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Mar/2014 lúc 8:21am

ĐẠI TÁ LƯƠNG XUÂN VIỆT

Fr: BMH
lxviet Đại tá Lương Xuân Việt vừa được bổ nhiệm chức vụ Tư Lệnh Phó Hành Quân (Deputy Command General Maneuver) của Sư đoàn Đệ nhất Kỵ Binh Không Vận -Không Kỵ (1st. Calvary Division), đồn trú tại Fort Hood, Texas.
 Đây là 1 sư đòan nổi tiếng,được ân thưởng nhiều huy chương nhất của quân lực Hoa Kỳ, và đã từng tham chiến tại Việt Nam...
 

insignia insignia%202

 Deputy CG - Maneuver

BG Colonel Viet Xuan Luong emigrated from
Vietnam with his faColonel%20Joseph%20M.%20Martin%20mily to the United States in
1975 as a political refugee. He began his military career upon graduating from the University of Southern California.
His first ***ignment was with 1st Battalion, 8th Infantry Regiment at Fort Carson, Colorado, where he served as Rifle Platoon Leader, Anti-Tank Platoon Leader, Company Executive Officer, and Battalion Maintenance Officer. In 1993, Luong was ***igned to Fort Bragg, North Carolina and served in the 2nd Battalion, 325th Airborne Infantry Regiment, 2nd Brigade, 82nd Airborne Division, as the Battalion ***istant S-3 (Operations) and Commander of Alpha Company. While commanding Alpha Company, he deployed to Haiti in support of Operation Uphold Democracy as the Commander of the Theater Quick Reaction Force. Following his ***ignment at Fort Bragg, he was ***igned to the Joint Readiness Training Center in Fort Polk, La., as an Observer Controller.
Following his ***ignment at JRTC, Luong attended the Command and General Staff College and then was ***igned to the Southern European Task Force (SETAF). Luong served as SETAF G-3 Chief of Plans, and the Operations Officer and Executive Officer of 1st Battalion, 508th Parachute Infantry Regiment, 173d Airborne Brigade, in Vicenza, Italy. During his ***ignment at Southern European Task Force, Luong deployed to Kosovo and Bosnia-Herzegovina on several occasions as part of the NATO Strategic Response Force.
Following this ***ignment, Colonel Luong was ***igned to Joint Task Force North at Fort Bliss, Tx., where he served as a plans officer and Chief, Targeting and Exploitation Division in support of the Department of Homeland Defense. In 2005, he ***umed command of the 2nd Battalion, 505th Parachute Infantry Regiment, 3d Brigade Combat Team, 82d Airborne Division. During this command, Luong deployed his battalion in September 2005 as the Division Ready Force 1, in support of Operation American ***ist, the Hurricane Katrina Relief efforts in New Orleans, and Operation Iraqi Freedom 06-08, in support of the War on Terror.
In February 2009, Colonel Luong ***umed command of the 3rd Brigade Combat Team (Rakkasans), 101st Airborne Division (Air ***ault). In January 2010, 3rd BCT deployed to Afghanistan for Operation Enduring Freedom 10-11. Following BCT command, Luong attended Stanford University as a National Security Fellow and subsequently served as the Deputy Director, Pakistan Afghanistan Coordination Cell, J5, The Joint Staff.
Colonel Luong holds a degree in Biological Sciences from the University of Southern California and a Master of Military Arts and Science.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22942
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 24/Mar/2014 lúc 2:02pm

CHICAGO : CON ĐƯỜNG MANG TÊN
      JOHN VIETNAM NGUYEN.

   john%20vn
Thứ tư, ngày 19/03/2014, bầu trời thật là lạnh , màu xám, ảm đạm và ẩm ướt . Lúc 3 giờ chiều khoảng một trăm người đã tụ tập ở góc đường Winthrop và Winona . Họ tới đó để tôn vinh cuộc đời của một thanh niên trẻ, một người đã qua đời quá sớm.
Góc đường giữa Winona và Argyle , là một con đường được đặt tên : John Việt Nam Nguyễn .
Nguyễn được sinh ra và lớn lên trong khu vực nầy. Anh là một nhà thơ , một nghệ sĩ hip hop tại địa phương.
Theo lời của Henry Justin Smith, John Việt Nam Nguyễn là " một người bạn trẻ, hiện đã đến một nơi nào đó ... ".

john%20vn%206
john%20vn%209
John Việt Nam sống và chơi trên các đường phố gritty của Uptown . Anh đã khẳng khái, từ chối gia nhập các băng nhóm , ma túy, bạo lực rất thịnh hành trong khu vực nầy.
john%20vn%201
John Việt Nam sống với nghệ thuật của mình. Anh thường góp mặt trong các tổ chức nghệ thuật của cộng đồng tại Uptown .
john%20vn%207
John là một sinh viên giỏi và cũng là vận động viên với một tương lai tươi sáng phía trước.
John Việt Nam là sinh viên xuất sắc tại Đại học Wisconsin , Madison, được học bổng cao toàn trường. Anh đã bị chết đuối sau khi cứu một bạn học ở hồ Mendota , gần trường học.
Sau khi anh cố bơi trong dòng nước lạnh băng của mùa đông giá buốt, đẩy được cô bé nạn nhân lên được bờ thì John không còn đủ sức bơi, thân mình anh đã chìm xuống đáy hồ rồi không bao giờ trở lại nữa.

          john%20vn%203
Hãy xem:
https://www.youtube.com/watch?v=lE0M5BiwAcw&list=UU-A2hpFIDngxSK0PdPC8VFQ&feature=player_embedded

                                               ******

Rapper John 'Vietnam' Nguyen Honored With Street Name in Uptown


John "Vietnam" Nguyen, a young rapper and activist from Uptown who drowned two years ago trying to save a friend, will have a street in the community named in his honor Wednesday.
UPTOWN — John "Vietnam" Nguyen, a young rapper and activist from Uptown whodrowned two years ago trying to save a friend, will have a street in the community named for him Wednesday.
Nguyen will be the first Vietnamese-American person honored with a street name in Chicago.
The teen died just before his sophomore year at the University of Madison-Wisconsin, where he was a standout in the school's spoken word and hip hop artistic programs. The morning of Aug. 30, 2012, Nguyen and four friends were swimming in Lake Mendota in Madison, Wisconsin when one friend panicked and Nguyen came to her aid, WBEZ reported.
He was able to put his friend safely on the dock, but went under the water after and was later found dead.
At a ceremony Wednesday, the 5000 block of Winthrop Avenue where he grew up will be named "Honorary John 'Vietnam' Nguyen Way" and murals will go up at the corner of Winona Street and Winthrop Avenue to celebrate his legacy of positive artistic expression, community organizing and tolerance.
"He did an awful lot in a very short time, and he always had that positive image that inspired and encouraged people," said his father "Saigon" Joe Hertel. "To see the influence that he's had in the community and beyond is just overwhelming, and it's also very comforting to know that his legacy is being carried on."
Nguyen, whose father is a white Vietnam War vet and whose mother is a Vietnamese refugee, attended Goudy Elementary School before graduating from Lane Tech High School.
Hertel said his son was honest, charismatic and gifted. By the time he died, he had under his belt a mixtape, numerous online music videos and several knockout performances at annual citywide spoken word poetry competition Louder than a Bomb, where he performed as a member of Kuumba Lynx, an influential urban arts program for youth based in Uptown.
He was also part of various multicultural youth groups focused on art and activism, and was a central member of Uptown Uprise, a group of local youth who organized peace walks through the community decrying gang violence and police brutality.

There's already a mural dedicated to Nguyen on Argyle Street, in an alley between Winthrop and Kenmore avenues. Now, Uptown will get one more constant reminder of who he was.
Since his p***ing in 2012, Nguyen's friends and family have lobbied for a street to be named in his honor, and the idea has received strong support from Ald. Harry Osterman (48th) whose ward includes part of Uptown. Dan Luna, chief of staff to Ald. Osterman, said that renaming a street "just because somebody lived on a block 100 years ago is fine and dandy."
"But," he said, "when there's a kid who really made a positive impact on the youth growing up in that area, to do something like this is truly an honor."

Though he was young himself, many area teens knew Nguyen as a mentor and role model.
Kuumba Lynx poet Sejahari Villeges, 15, said Nguyen was a mentor and role model who offered advice about both art and life. When Villeges, of Humboldt Park, heard that "he p***ed away saving somebody else," it was harrowing news. But the narrative fit the life of helping others that Nguyen professed.
"I just think that's part of his legacy and part of his strength and beauty," Villeges said.
Nguyen, in Kuumba Lynx co-founder Jacinda Bullie's eyes, was a young man who "grasped who he was and the role he could play," through his music and involvement in the community.
"People will say that he's the 2Pac of Uptown," Bullie said. "People loved 2Pac, but we didn't recognize his power until he didn't exist anymore."
            john%20vn%202 

            GONE TOO SOON
https://www.youtube.com/watch?v=vcznU_qBQXc


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/Mar/2014 lúc 2:20pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 01/Apr/2014 lúc 5:01pm

Nữ Giáo Sư gốc Việt được vinh danh tại Quận Cam



BUENA PARK (NV) - Giáo Sư Nguyễn Tú-Uyên của đại học California State University, Fullerton, là phụ nữ gốc Việt duy nhất được nữ dân biểu tiểu bang Sharon Quirk-Silva vinh danh là “Phụ Nữ Tài Năng” trong số 75 người được bà vinh danh nhân tháng “Women's History Month” này.

Đây là lần thứ hai dân biểu Quirk-Silva tổ chức tiếp tân chúc mừng những người phụ nữ xuất sắc thuộc nhiều lãnh vực khác nhau trong Địa Hạt 65, gồm các thành phố Anaheim, Buena Park, Hawaiian Gardens, Cypress, La Palma và Stanton, do bà làm đại diện.

Trong số những phụ nữ mà bà Quirk-Silva cho rằng đã “làm việc không mệt mỏi, làm nên vô số sự thay đổi trong cuộc sống” có giáo sư Tú Uyên Nguyễn, người đang giảng dạy chuyên ngành Asian American Studies (Nghiên cứu về người Mỹ gốc Á), tại đại học California State University, Fullerton.

GiaosuTu-Uyen-Nguyen

 

 Giáo Sư Nguyễn Tú-Uyên, giảng dạy môn "Asian American Studies
(Nghiên cứu về người Mỹ gốc Á), tại trường đại học Cal State Fullerton. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

 

Vượt biên sang Mỹ cùng gia đình khi năm 1979, khi mới 7 tuổi, đến nay, Tú-Quyên là một gương mặt không xa lạ với cộng đồng người Việt tại Quận Cam. Đồng thời cô cũng là người được biết đến nhiều trong lãnh vực giáo dục dòng chính, khi vượt qua hơn 60 các tổ chức nghiên cứu, xã hội tên tuổi khác khắp Hoa Kỳ để giành được $1.3 triệu bảo trợ của Bộ Y Tế Hoa Kỳ cho dự án “Healthy Asian and Pacific Islander Youth” do cô phụ trách thực hiện hồi giữa năm 2013.

Tốt nghiệp ngành Sinh Học và Văn Chương tại Ðại Học UC Irvine, Tú-Uyên tiếp tục hoàn tất chương trình cao học và tiến sĩ ngành Y Tế Cộng Ðồng (Public Health) tại Đại Học UCLA.

Từ năm 2007, Tú Uyên được Ðại Học Cal State Fullerton mời về giảng dạy và nghiên cứu chủ yếu các vấn đề liên quan đến sức khỏe, bên cạnh một số lớp về gia đình, xã hội của người Mỹ gốc Á.

Tú-Uyên là người khá gắn bó với cộng đồng người Việt tại quận Cam, bởi “ngay từ lúc còn đi học, cuối tuần nào mình cũng ra phòng mạch của bố ở Westminster để giúp, cũng đi học ở UCI, nơi có nhiều sinh viên gốc Việt, nên mình cảm thấy rất thoải mái khi làm việc cùng cộng đồng Việt Nam.”

Ngay từ lúc học trung học và cả những năm đầu đại học, Tú-Uyên cũng có nhiều cơ hội được làm việc, tiếp xúc, và phỏng vấn những người tị nạn khắp nơi. Điều này giúp cô củng cố và hiểu thêm một cách đầy đủ hơn về nguồn gốc, tinh thần, và giá trị nguồn cội của mình.

Cô tâm sự, “Khi đi dạy, thấy có những sinh viên gốc Việt không biết về lịch sử gốc gác của mình, chưa từng được nghe ba mẹ kể chuyện hồi đó tị nạn qua đây như thế nào, thành ra qua những gì giảng dạy trên lớp, mình thấy nó có ý nghĩa nhiều hơn khi góp phần giúp các em trở lại được, hiểu thêm được với nguồn gốc đó.”

Một sinh viên từng học qua lớp do giáo sư Tú-Uyên phụ trách, nhận xét, “Cô là một người vui vẻ, đáng kính. Cô thực sự quan tâm đến việc nghiên cứu và truyền được cảm hứng cho tất cả sinh viên trong lớp. Tôi yêu cách cô tạo được không khí gia đình trong lớp mà cô giảng dạy.”

Cũng trong những dòng nhận xét về nữ giáo sư trẻ này, một sinh viên khác viết, “Một cô giáo tuyệt vời, rất dịu dàng và rất hiểu biết. Kiến thức cô cung cấp cùng phần thảo luận thú vị vô cùng. Tôi học được hàng tấn kiến thức từ đây.”

“Cô là một cô giáo nghiêm khắc nhưng rất am hiểu. Cô là người mà sinh viên có thể nói chuyện một cách dễ dàng và hữu ích. Cô luôn muốn nhìn thấy sự thành công của các sinh viên mình.” Một người từng theo học lớp ASAM300 của Đại Học Fullerton do giáo sư Tú Uyên phụ trách, nêu suy nghĩ.

Giáo Sư Tú Uyên từng nhận giải thưởng về “Công Trình Nghiên Cứu Xuất Sắc nhất” của tổ chức Asian Pacific Islander Caucus of the American Public Health ***ociation.
Tu-Uyen-02


Giáo Sư Nguyễn Tú-Uyên (phải) của trường Cal State Fullerton là phụ nữ gốc Việt duy nhất
được nữ dân biểu tiểu bang Sharon Quirk-Silva (trái) vinh danh “Phụ Nữ Tài Năng”
trong số 75 người được bà vinh danh nhân tháng “Women's History Month”. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

 

Một số nghiên cứu của Tú Uyên gây được sự chú ý mạnh mẽ là cuộc khảo sát chứng minh phụ nữ trẻ gốc Châu Á ít tiếp cận với kiến thức an toàn tình dục, hay cuộc khảo sát cho thấy phụ nữ gốc Châu Á có tỉ lệ ung thư vú và ung thư tử cung thấp dù thiếu các phương tiện y tế.

Những kết quả nghiên cứu của Giáo Sư Tú Uyên đưa đến các cuộc vận động tăng nhận thức y tế trong cộng đồng người thiểu số, hoặc khiến các sắc dân khác muốn tìm hiểu phương pháp chống ung thư của người gốc Châu Á.

Mối quan tâm lớn nhất hiện nay của người giáo sư trẻ này chính là việc thực hiện đề án “Youth Empowerment Project” của chính phủ liên bang cũng như vấn đề sức khỏe tâm thần của người thiểu số nói chung và người Mỹ gốc Việt nói riêng.

“Phần đông người ở đây còn cảm thấy dè dặt và mắc cỡ, ngại ngùng khi nói về vấn đề sức khỏe tâm thần, cả những người trẻ cũng vậy.” Cô ưu tư.

Làm sao để có thể cải thiện và nâng cao đời sống tinh thần cho họ? Đó là những gì mà người giáo sư trẻ này tiếp tục trăn trở và hướng tới.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 17 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.285 seconds.