Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Hệ thống TiềnTệ-N.Hàng-K.Tế-ChínhTrị Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 9 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 03/Sep/2013 lúc 8:20am


Đại gia Việt Nam đổi tên thị trấn của Mỹ


Thanh%20Niên%20OnlineThanh Niên Online – Thứ hai, ngày 02 tháng chín năm 2013

Ngày mai (3.9), Thị trưởng người Việt Nam Phạm Đình Nguyên chính thức đổi tên thị trấn lâu đời Buford thuộc bang Wyoming (Mỹ), đồng thời ra mắt sản phẩm cà phê thuần Việt thương hiệu PhinDeli ngay trên thị trấn này.

Từng có 2 đời chủ trước đây, Buford sau khi “rơi” vào tay thị trưởng người Việt Nam chỉ chưa đầy 16 tháng đã được thay tên đổi họ. Thị trưởng Nguyên cho biết đã đầu tư vài trăm ngàn USD vào đây nhưng việc “đầu tư” là đóng góp lớn nhất mà ông làm cho thị trấn này. Tất cả các bảng tên đường dẫn vào thị trấn, bảng hiệu đều đổi thành Buford PhinDeli.

 Thị%20trấn%20Buford
Một góc thị trấn Buford - Ảnh: Reuters

Thị trấn “Cà phê phin ngon”

“Đổi tên thị trấn có thể có người thích người không thích, người ủng hộ người phản đối nhưng tạo sự tò mò. Có thể người Mỹ ghé lại chỉ để coi thằng cha dở hơi người Việt làm ăn ra sao trên thị trấn này. Tất cả các việc đó dù tốt dù xấu đều tạo sự chú ý rất lớn cho thị trấn này. Đấy mới là khởi đầu để tiếp thị hàng Việt”, ông Nguyên chia sẻ. Cũng theo ông Nguyên, việc đổi tên thị trấn và ra mắt cà phê PhinDeli với hy vọng cả nước Mỹ biết đến cà phê Việt Nam khi đây là thị trấn có được sự quan tâm đặc biệt của truyền thông quốc tế. Vì vậy, “mình làm gì trên thị trấn này truyền thông Mỹ, quốc tế đưa tin, nhiều người biết được. Đổi tên thị trấn là cách giới thiệu cà phê PhinDeli ra thị trường Mỹ rẻ nhất, hiệu quả nhất”, ông Nguyên nói.

 Phạm%20Đình%20Nguyên%20
Thị trưởng Phạm Đình Nguyên tại lễ ra mắt thương hiệu cà phê PhinDeli và công bố đổi tên thị trấn Buford - Ảnh: C.T.V

 

Nhiều doanh nhân gặp bàn chuyện đưa hàng Việt qua Mỹ nhưng họ không có niềm tin ở tôi. Họ nghĩ ông này chỉ nói mà không làm, nên tôi phải làm để cho họ thấy


Ông Phạm Đình Nguyên


Theo Thị trưởng Phạm Đình Nguyên, cà phê PhinDeli là sản phẩm thuần Việt. Ông giải thích thêm rằng chữ "Phin" trong PhinDeli là cái phin để pha cà phê, biểu tượng của cách chế cà phê độc đáo chỉ có ở Việt Nam. "Deli" là chữ viết tắt của "Delicious", nghĩa là ngon. Ghép lại có nghĩa là “cà phê phin ngon”.

Sở dĩ, ông không chọn tên rặt "Tây" vì sẽ không mất ý nghĩa về nguồn gốc cà phê Việt. Tuy nhiên, chọn tên thuần Việt thì người Mỹ, người châu Âu khó đọc, khó nhớ. Vì vậy, ông đã tìm cách "liên thông" cả Việt lẫn Mỹ và cái tên PhinDeli được chọn.

“Ý tưởng điên”

Lâu nay, không ít người cho rằng ông Nguyên bỏ ra 900.000 USD mua thị trấn Buford chỉ vì chiếc “thẻ xanh” định cư tại Mỹ hoặc đơn thuần là chơi trội. Quả thật, việc đấu giá thành công vào tháng 4.2012 để trở thành ông chủ của Buford đã giúp tên tuổi Phạm Đình Nguyên được nhắc đến rộng rãi hơn rất nhiều. Và nay, tiếng tăm còn vang xa hơn khi “thay tên đổi họ” thị trấn Buford. Chia sẻ về việc này, ông Nguyên thẳng thắn cho biết mình mua Buford ngay trong lần đầu đến Mỹ và lúc đó cũng chưa biết thẻ xanh, thẻ đỏ là gì. “Thị trấn Buford đã làm tài sản chung của doanh nhân Việt Nam, có giá trị tinh thần rất lớn nên dù có lời cũng không bán. Trên thực tế có người hỏi mua lại nhưng tôi không bán. Tôi muốn biến nơi đây thành showroom hàng Việt, làm bàn đạp tinh thần cho hàng Việt tấn công thị trường Mỹ”, vị thị trưởng này khẳng định.

Tuy nhiên, Thị trưởng Nguyên cho biết cũng đang chịu áp lực không kém. Ông bị bạn bè nói “điên" khi mượn tiền mua thị trấn và ôm “cục nợ”. Họ hỏi ông có thu lại được đồng nào chưa? Có cho thuê, có phân lô bán nền thị trấn Mỹ chưa? Ngay cả ý tưởng biến nơi “khỉ ho cò gáy” Buford thành “căn cứ” để hàng Việt tấn công thị trường Mỹ cũng bị chê là... điên.

 
Thị trưởng Phạm Đình Nguyên (bìa phải) trả lời phỏng vấn xung quanh việc đổi tên thị trấn Buford - Ảnh: C.T.V

“Nhiều doanh nhân gặp bàn chuyện đưa hàng Việt qua Mỹ nhưng họ không có niềm tin ở tôi. Họ nghĩ ông này chỉ nói mà không làm, nên tôi phải làm để cho họ thấy. Ngay cả khi đưa ra ý tưởng đổi tên thị trấn Buford, rất nhiều ý kiến phản đối, nghi ngờ, cho là “bất khả thi” nhưng tôi đã làm được. Điều này cho thấy tinh thần doanh nhân Việt Nam không gì là không thể. Và việc ra mắt cà phê PhinDeli tại Mỹ là khởi đầu cho việc khẳng định hàng Việt trên đất Mỹ, tạo niềm tin cho doanh nhân Việt Nam, đồng thời chứng minh “tôi nói được làm được chứ không phải nổ!”, ông Nguyên quyết tâm. 

Doanh nhân Phạm Đình Nguyên

Doanh nhân Việt Nam Phạm Đình Nguyên đang là chủ sở hữu kiêm Thị trưởng Buford đồng thời là Chủ tịch HĐQT Công ty PhinDeli. Trước đó, ông Nguyên là Giám đốc Công ty dịch vụ phân phối tổng hợp quốc tế (IDS) chuyên phân phối hàng tiêu dùng. Ông đã từng làm ở Coca Cola 6 năm, sau đó chuyển qua các công ty khác như Nokia, Mars Food, ICP, Kinh Đô... Ông từng có thời gian “học việc” ở Công ty thực phẩm Vissan. Tháng 4.2012, ông Phạm Đình Nguyên đã đấu giá và giành quyền mua lại thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ với giá 900.000 USD ngay trong lần đầu ông đến Mỹ.

Hoàng Việt

Đổi tên kiểu Mỹ

Với mô hình nhà nước theo kiểu phân tán quyền lực của Mỹ, mọi khu vực dân cư hay đơn vị hành chính của nước này đều có thể tự đặt tên, đổi tên hay xóa tên tùy ý miễn là đạt được sự đồng thuận chung của cư dân địa phương và không vi phạm các quy định về an ninh, bảo vệ thương hiệu, sở hữu trí tuệ... Theo website của Bộ Nội vụ Mỹ, sau khi đổi tên hay đặt tên mới, địa phương sẽ đề xuất lên Ban Định danh địa lý quốc gia (BGN) để đưa vào danh mục chung và sử dụng trên toàn quốc. Hầu như BGN luôn chấp nhận các đề xuất trừ những trường hợp như tên địa phương quá quái dị hay mang tính xúc phạm thì cơ quan này có thể không cho phép sử dụng trên bình diện quốc gia. Mọi tranh chấp nếu có sẽ được phân xử ở tòa án.

Hồi năm 2000, chính quyền thị trấn Halfway, bang Oregon đồng ý đổi tên thành Half.com trong vòng 1 năm để quảng bá cho website mua bán trực tuyến cùng tên. Đổi lại, thị trấn sẽ được nhận 20 máy vi tính và các hỗ trợ tài chính khác, theo tạp chí Mental floss. Một trường hợp đổi tên nổi tiếng nữa là thị trấn DISH ở Texas. Ban đầu, nơi này mang tên Clark nhưng đến năm 2005, chính quyền quyết định đổi vĩnh viễn thành DISH, theo tên một hệ thống truyền hình vệ tinh của Tập đoàn EchoStar để đổi lấy 10 năm xem truyền hình cáp miễn phí.

Trọng Kha

Thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ

Xét về dân số, Buford (sắp sửa trở thành Buford PhinDeli) là khu vực dân cư nhỏ nhất nước Mỹ với chỉ 1 công dân duy nhất trong mấy chục năm qua. Đó là ông Don Sammons, người quyết định bán lại nơi này cho ông Phạm Đình Nguyên hồi năm ngoái. Thực chất, theo website Bufordtradingpost.com, phân loại chính thức của Buford không phải thị trấn mà là một cộng đồng chưa hợp nhất (unincorporated area), tức khu vực dân cư không có hội đồng nhân dân hay chính quyền riêng, không có danh xưng chính trị chính thức mà chịu sự quản lý của một đơn vị hành chính lớn hơn dù có thể nằm ngoài ranh giới của đơn vị hành chính này. 

Buford thuộc tiểu bang Wyoming, miền tây nước Mỹ, cách thủ phủ Cheyenne của bang khoảng 50 km về phía đông, nằm ven đường liên bang Interstate 80 nối New York và San Francisco và trên độ cao 2.438 m so với mặt nước biển. Với diện tích 0,04  km2, nơi đây bao gồm 1 ngôi nhà 3 phòng ngủ, 1 trường học, 1 trạm xăng - cửa hàng tạp hóa và một số công trình phụ khác. Theo Bufordtradingpost.com, Buford được thành lập vào năm 1866 hoặc 1867 để làm nơi trú ngụ cho công nhân xây dựng một tuyến đường sắt và được đặt theo tên của một vị tướng là John Buford. 

Trong thời đỉnh cao, Buford có khoảng 2.000 dân nhưng sau khi tuyến đường sắt hoàn thành rồi ngừng hoạt động thì người dân dần bỏ đi hết. Trong lịch sử, Buford từng đón tiếp một số nhân vật nổi tiếng như các tổng thống Ulysses S.Grant và Franklin Roosevelt. Tướng cướp khét tiếng miền Viễn Tây Butch C***idy (1866 - 1908) từng một lần tới đây cướp bóc.

Trọng Kha - Hoàng Việt

Hoàng Việt




http://vn.news.yahoo.com/%C4%91%E1%BA%A1i-gia-vi%E1%BB%87t-nam-%C4%91%E1%BB%95i-t%C3%AAn-th%E1%BB%8B-tr%E1%BA%A5n-035036052.html






Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 06/Sep/2013 lúc 11:17pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 06/Sep/2013 lúc 11:19pm


VN sẽ cắt làm đôi nếu có sự cố hạt nhân

 Nguon BBC

 07 tháng chín năm 2013



 Thảm họa hạt nhân ở Fukhushima để lại hậu quả lâu dài cho Nhật Bản

Việt Nam có thể sẽ bị chia cắt ra làm đôi, trong khi xuất khẩu, kinh tế bị tê liệt ngay tức khắc và toàn bộ dải đất miền Trung sẽ bị ô nhiễm phóng xạ bao trùm trong nhiều năm nếu xảy ra một thảm họa hạt nhân như vụ Tchernobyl hay Fukushima, theo cảnh báo của một chuyên gia điện hạt nhân từ Pháp.

Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 05/9/2013 từ Paris, Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn, nguyên cố vấn chiến lược Tập đoàn Điện quốc gia Pháp (EDF) cũng cảnh báo Việt Nam có thể sẽ phung phí hàng chục, hàng trăm tỷ đô-la mà không đem lợi ích gì cho đất nước trong khi sẽ để lại cho hàng chục thế hệ con cháu nguồn chất thải phóng xạ mà theo ông 'ngàn đời vẫn còn nguy hiểm.'

Cựu Giáo sư về điện và năng lượng hạt nhân ở Đại học Grenoble của Pháp đưa ra lời kêu gọi chính quyền Việt Nam khẩn trương tổ chức trưng cầu dân ý về các dự án phát triển điện hạt nhân và các lò phản ứng mà ông cho là quá tham vọng, lãng phí và đầy rủi ro trong khi Chính phủ cho rằng đây là lời giải cho khan hiếm năng lượng điện.

Việt Nam đang trong lộ trình thực hiệnĐịnh hướng Quy hoạch phát triển điện hạt nhân giai đoạn đến năm 2030 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt hồi tháng 6/2010, theo đó 14 lò phản ứng hạt nhân được dự kiến bố trí chủ yếu ở miền Trung Việt Nam, gồm các tỉnh Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Hà Tĩnh, với các khoản kinh phí khổng lồ từ nguồn vốn ngân sách và vay nợ.

Bình luận của Giáo sư Nhẫn, người có trên 30 năm nghiên cứu về điện hạt nhân, được đưa ra sau khi Ban quản lý điện hạt nhân Ninh Thuận cho truyền thông Việt Nam hay họ đã tổ chức tập huấn, tham quan một lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt cho hơn 15 đoàn đến từ Ninh Thuận để học tập kinh nghiệm, tìm hiểu năng lượng hạt nhân và an toàn phóng xạ.

Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn: Việc tỉnh Ninh Thuận đưa các đoàn đi tham quan Lò phản ứng Đà Lạt, như báo Đất Việt đưa tin, có tính chất tuyên truyền nhiều hơn là để cho dân chúng hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của phóng xạ. Lò nghiên cứu Đà Lạt (có công suất) 0,500 MW nhiệt, không nguy hiểm bằng lò Điện hạt nhân ở Ninh thuận 3000 MW nhiệt.

BBC: Theo ông, Ninh Thuận đang đứng trước nguy cơ gì khi nhận đặt 2 nhà máy điện hạt nhân trên địa bàn tỉnh của mình?

Ninh Thuận cũng như các tỉnh Quảng Ngải, Bình Định, Phú Yên, Hà Tĩnh đều sẽ gặp nguy cơ lớn nếu có biến cố xảy ra, vì theo chương trình Điện hạt nhân của Việt Nam, cả thảy 14 lò phản ứng (1000 MW đến 1500 MW điện) sẽ được xây cất ở 5 tỉnh miền Trung này từ 2014-30.

Nguy cơ bất cứ năm tỉnh đó (gặp phải) là lúc có một tai biến xảy ra, như thảm họa Fukushima chẳng hạn, phóng xạ sẽ lan toàn tỉnh và xung quanh vùng miền Trung. Vì vậy, dân chúng phải di tản. Tôi không biết chính phủ làm thế nào để dân phòng chất thải phóng xạ rất nguy hiểm cho tính mạng. Môi trường sẽ bị ô nhiễm trầm trọng.

'Thao túng thông tin?'

BBC:Theo ông người dân đã được hỏi ‎ ý kiến đầy đủ chưa, hay họ thiếu cung cấp thông tin hoặc bị thao túng?

Theo tôi người dân không thể nào được hỏi ý kiến đầy đủ vì thiếu thì giờ và trình độ hiểu biết về hiện tượng vật lý và hạt nhân. Lẽ cố nhiên họ bị thao túng vì không được cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ.

BBC: Một nhà khoa học Việt Kiều từ châu Âu, Tiến sỹ Trần Đại Phúc từng được báo Hà Nội Mới trích ý kiến nói ở Việt Nam "từ nay đến năm 2050, không gì thay thế được năng lượng hạt nhân." Giáo sư bình luận gì về nhận định này?

Nói rằng từ đây đến 2050, không gì thay thế được Điện hạt nhân thì hoàn toàn không đúng sự thật. Các nước trên thế giới, năm 2013, đã đầu tư 250 tỷ đô-la vào lĩnh vực năng lượng tái tạo nhất là điện gió và mặt trời. Đan Mạch đến 2050 sẽ sử dụng 100% điện mặt trời, Đức đang dẫn đầu về điện gió và điện mặt trời. Thử hói tại sao Đức đã hy sinh hàng trăm tỷ đô-la, can đảm từ bỏ điện hạt nhân năm 2022 tới?



"Vì sự sống còn của đất nước, tôi thiết tha đề nghị Chính Phủ VN cấp tốc tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về chương trình Điện hạt nhân quá tham vọng, không kinh tế và vô cùng nguy hiểm cho đồng bào vô tội"
GS Nguyễn Khắc Nhẫn (đứng)


Các cuộc lobby (vận động hành lang) hạt nhân tuyên truyền 'láo', đề cao điện hạt nhân đã lỗi thời thay vì khuyến khích việc khai thác triệt để năng lượng tái tạo. Hiện nay ở Pháp và ở Âu Châu, điện gió trên đất liền đã cạnh tranh được với điện cổ điển và hạt nhân.

BBC: Ý kiến chuyên gia nói các thảm họa hạt nhân từng biết đã xảy ra ở Ukraina, Mỹ, hay Nhật Bản đều xuất phát từ thiếu sót của con người, theo ông có khả năng nào con người sẽ kiểm soát được hết các sự cố?

Tất cả các biến cố đã xảy ra như Tchernobyl, Three Miles Island và Fukushima đều do con người mà ra, do sai lầm, do thiếu trình độ. Những rủi ro ấy, không phải vì thiết bị hay thiết kế, những thảm họa xảy ra hoàn toàn là do con người. Lẽ cố nhiên, có sơ suất về trang bị, về thiết kế, nhưng vấn đề nhân sự là chính.
Nếu Việt Nam chưa có đủ nhân tài, chưa có đủ chuyên gia, chưa đủ kỹ sư để xây cất, để khai thác, theo tôi, không nên làm điện hạt nhân, vô cùng nguy hiểm.

'Bàn tay nhóm lợi ích?'

BBC: Ông có nghĩ là có nhóm lợi ích trong và ngoài nước nào đã thao túng quyết định đặt "bằng được" các dự án hạt nhân ở Ninh Thuận? Có vấn đề gì từ những người buôn bán lò phản ứng cho Việt Nam như từ Nhật, từ Nga?

Ta có thể đặt câu hỏi vì lý do gì Việt Nam không chịu thay đổi chiến lược. Áp lực từ đâu đến? Vấn đề chính trị hay các tay buôn ngoại quốc lợi dụng chúng ta, một hai họ quyết tâm phải bán lò cho Viêt Nam mà sự thật là các lò phản ứng tồn kho.

BBC: Có thể biết các công ty trung gian nào có vai trò quyết định trong việc móc nối mua bán lò phản ứng cho Việt Nam?

Sự thật tôi không biết công ty ngoại quốc trung gian nào, ai có ảnh hưởng và quyền lợi lớn trong các lobby này, ai có cơ hội làm giàu trên đầu dân ta, bất kể sự nguy hiểm cho tính mạng con người.

BBC: Ông tư vấn gì cho người dân và chính quyền Ninh Thuận hiện nay và có lời khuyên gì với Việt Nam trong vấn đề điện hạt nhân nói chung và các tỉnh khác có liên quan nói riêng, nhất là trong tình huống xảy ra sự cố?

Nếu một thảm họa như Tchernobyl hay Fukushima xảy ra thì cả miền Trung sẽ bị phóng xạ bao trùm và đất nước ta sẽ bị chia đôi lâu dài, du lịch, xuất khẩu, kinh tế sẽ bị tê liệt trong chớp nhoáng. Ta sẽ phung phí hàng chục rồi hàng trăm tỷ đô-la mà không đem lợi ích gì cho đất nước.

Ta sẽ để lại cho hàng chục thế hệ con cháu chất thải phóng xạ ngàn đời vẫn còn nguy hiểm
. Vì sự sống còn của đất nước, tôi thiết tha đề nghị Chính Phủ Việt Nam nên cấp tốc tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về chương trình Điện hạt nhân quá tham vọng, không kinh tế và vô cùng nguy hiểm cho đồng bào vô tội.

(BBC)





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 06/Sep/2013 lúc 11:26pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 10/Sep/2013 lúc 8:31pm

Thế giới đau đầu tiết kiệm -
 Na Uy vật lộn tìm cách tiêu tiền

10/09/2013 - 14:23


Image

Khi hầu hết các quốc gia đang đau đầu với áp lực tiết kiệm thì Na Uy này lại vật lộn với đống tiền “thừa” khổng lồ.


Tranh cãi gay gắt về việc tiêu tiền


Na uy đang tỏ ra bối rối với sự giàu có của chính mình khi phải loay hoay tìm giải pháp tiêu đống tiền khổng lồ sao cho không làm tổn hại đến nền kinh tế trong dài hạn.

Ông Oeystein Doerum, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng lớn nhất Na Uy DNB, cho rằng thử thách lớn nhất của quần đảo này là nguồn tài sản quá lớn từ dầu mỏ. Na Uy đang đứng trước nguy cơ lãng phí tiền vào những dự án không phù hợp để có thể mang lại nguồn lợi xứng đáng.

Từ cuối thập niên 1990, quốc gia Bắc Âu này liên tục tích nguồn tiền từ dầu mỏ vào một khoản ngân quỹ dùng để hào phóng chi cho phúc lợi xã hội về lâu dài.

Thực tế, quỹ này chủ yếu đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu bất động sản và gửi tại nước ngoài. Kết quả, nó đã trở thành quỹ quốc gia lớn nhất thế giới với giá trị trên 750 tỷ USD. Và để đảm bảo rằng nguồn quỹ này không ngừng phát triển, chính phủ không được rút quá 4% giá trị ngân sách mỗi năm (đây cũng là khoản lợi nhuận có được từ đầu tư).

Quá mạnh tay chi cho phúc lợi xã hội khiến nhiều lĩnh vực bị Chính phủ bỏ quên. Trước cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra vào ngày 9/9/2013, lãnh đạo các đảng phái tranh luận khá gay gắt về giải pháp chi tiêu Chính phủ.

Vấn đề quan trọng trong các cuộc đàm phán không phải là đề xuất nâng mức chi tiêu lên hơn 4% ngân sách mỗi năm mà là việc chi vào đâu và chi như thế nào. Giải pháp được đảng đối lập mạnh mẽ đưa ra là chính sách kinh tế có trách nhiệm, chi nhiều hơn cho lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu và cơ sở hạ tầng, đặt nền tảng cho phát triển tương lai và mang lại nguồn lại cho đất nước về trung hạn thay vì vung tiền phúc lợi.

Dân trở nên lười biếng

Mặc dù tăng trưởng kinh tế Na uy đang dịu dần nhưng thực tế núi tiền công chồng chất hiện nay lại gây ra tình trạng bất ổn.

Sự bùng nổ của khu vực kinh tế dầu mỏ đã đẩy mức lương lên quá cao. Thậm chí, điều này cũng đang diễn ra tại các ngành công nghiệp khác. Thực tế, hiện lương tại Na Uy cao hơn các quốc gia châu Âu khác 70%. Và điều này đương nhiên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực cạnh tranh của các nhà xuất khẩu trong nước. Họ phải tìm các giải pháp thay thế như thuê lao động nước ngoài, hoặc chuyển địa điểm kinh doanh để giảm thiểu chi phí.

Lương cao, cộng với khoản phúc lợi xã hội hào phóng của chính phủ đã khiến người lao động... lười đi trông thấy. Rất nhiều người xin giảm giờ làm bởi với mức lương và trợ cấp không hề nhỏ, họ không cần phải "cày cuốc" quá nhiều mà dành thời gian cho gia đình và bản thân.

Chính phủ mới đây cảnh báo, nếu số giờ lao động không tăng 10%, họ sẽ phải dùng đến tiền tiết kiệm. Ngân hàng Trung ương nước này chỉ trích, rốt cục mô hình phúc lợi xã hội của Na Uy chỉ khuyến khích người dân rời bỏ thị trường lao động.

"Số giờ làm việc toàn thời gian tại Na uy đã giảm 270 giờ/năm kể từ năm 1974. Người dân nên làm theo Iceland và làm việc thêm 100 giờ mỗi năm", Jostein Hansen, giám đốc bộ phận chính sách việc làm tại Hospitality ***ociation nước này, cho biết.

Sở hữu quá nhiều tiền đang khiến Na Uy chứng kiến những hậu quả không mấy tích cực. Torbjoern Eika, người đứng đầu nghiên cứu Statistics Norway khẳng định: "Mọi diễn biến có tốt đẹp hay không , phụ thuộc hoàn toàn vào cách tiêu tiền của chính phủ".


http://tin60s.vn/the-gioi-dau-dau-tiet-kiem-na-uy-vat-lon-tim-cach-tieu-tien






Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 10/Sep/2013 lúc 8:44pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 10/Sep/2013 lúc 9:26pm


21:33 | 10/09/2013


Kinh tế càng khó, cầm đồ càng phất





Chi phí sinh hoạt ngày càng tăng và không thể đợi đến kỳ lương, ngày càng nhiều người Đông Nam Á đang sẵn sàng đem đồ trang sức, đồng hồ đắt tiền đến hiệu cầm đồ, khiến ngành này phất lên trông thấy tại Singapore, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.



Hình%20ảnh
Riêng tại Hà Nội ước tính có khoảng hơn 2700 hiệu cầm đồ


Hoạt động kinh doanh tiệm cầm đồ trong khu vực đang thu hút không ít nhà đầu tư.
Tại Singapore, giá cổ phiếu của công ty MoneyMax Financial Services đã tăng khoảng 30% sau khi lên sàn hồi tháng trước.


Những công ty này cũng đang tìm cách xóa đi hình ảnh là nơi cuối cùng những người bí bách về tài chính tìm tới. Tuy vậy, thành công bất ngờ của các tiệm cầm đồ cũng có thể là chỉ dấu cho những vấn đề mà các nền kinh tế Đông Nam Á đang dối mặt. Bởi các tiệm cầm đồ, và các loại hình kinh doanh tương tự khác thường chỉ nở rộ khi ngân sách của các hộ gia đình bị thắt chặt.

Bên trong một cửa hàng của Cash Converters tại phía Đông Singapore, một bức tượng phật Di Lặc bằng vàng được đặt cạnh nhiều túi xách hàng hiệu, một cây vĩ cầm cũ, các thiết bị điện tử và rất nhiều nhẫn kim cương. Trên quầy, cả những người trẻ lẫn người già đều đang chờ món đồ của mình được định giá, trong khi một số người mua tới săn lùng những món hời.

“Khi nền kinh tế trở nên khó khăn hơn, rõ ràng chúng tôi có nhiều khách hàng hơn”, Jeremy Taylor, giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á của công ty trên cho biết. “Đông Nam tương đối ít bị ảnh hưởng bởi những gì đang diễn ra tại châu Âu, nhưng giờ khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc, tình hình có vẻ hơi căng thẳng hơn”.

Cash Converters là một mạng lưới các cửa hàng nhượng quyền, chuyên cung cấp các khoản cho vay cầm cố tại một số thị trường như Australia. Riêng tại Singapore và Malaysia công ty này tập trung vào hoạt động mua và bán lại hàng đã qua sử dụng. Taylor cho biết cửa hàng của mình tại hai nước này đã có lượng khách tăng từ 5-10% trong 3 tháng gần đây.

Với việc kinh tế Thái Lan về mặt kỹ thuật cũng đang trong suy thoái, trong khi tăng trưởng giảm tốc tại Indonesia và Malaysia, các tiệm cầm đồ chính là những nơi làm ăn khấm khá.

Theo một bản báo cáo của ngân hàng Thụy Sỹ Credit Suisse cuối tháng 7, Malaysia, Singapore và Thái Lan hiện giữ 3 trong số 4 vị trí đầu tiên về mức độ nợ của hộ gia đình tại châu Á. Và những ai không đủ điều kiện vay ngân hàng đang phải tìm đến các nguồn tài chính khác ngày càng nhiều.



Hình%20ảnh
Không ít tiệm cầm đồ giờ được trang hoàng trông rất hiện đại


Nhiều tiệm cầm đồ
cũng đã từ bỏ mặt tiền thường lộn xộn, bụi bặm, vốn đôi khi khiến khách hàng thấy e ngại, để khoác lên mình “bộ cánh” trông hiện đại hơn, ưa nhìn hơn. Khách hàng cũng thích sự tiện lợi và linh hoạt trong việc lấy lại các món đồ của mình khi tình hình tài chính được cải thiện.

Cash Converters có kế hoạch mở thêm cửa hàng trong nửa đầu năm tới và mở rộng hoạt động kinh doanh sang cung cấp dịch vụ tại nhà và trực tuyến. Trong khi đó Easy Money, chuỗi cửa hàng cầm đồ tư nhân lớn nhất Thái Lan, đã ghi nhận lượng khách tăng 15 – 20% trong những tháng gần đây, nhất là khu vực gần Bangkok, giám đốc điều hành Sittiwit Tangthanakiat xác nhận.

“Nếu số nợ của các hộ gia đình tiếp tục tăng, chúng tôi nghĩ rằng sẽ còn nhiều khách hàng hơn tìm đến các hiệu cầm đồ”, Tangthanakiat nói, và ước tính ngành cầm đồ của Thái Lan có quy mô tới 170 tỷ baht, tương đương 5,3 tỷ USD.

Tại Singapore, hiện có khoảng 200 hiệu cầm đồ, tăng so với mức 114 của năm 2008. Số tiền các cửa hiệu này cho vay ra trong năm ngoái đạt tới 7,1 tỷ đô la Singapore, gấp 3,9 lần năm 2008.

“Tại Singapore, mức lãi suất cao nhất theo quy định áp dụng cho các khoản vay tại hiệu cầm đồ là 1,5%/tháng, vào hàng thấp nhất thế giới. Điều này phần nào lí giải vì sao loại hình kinh doanh này rất được ưa chuộng tại đây”, Yeah Lee Ching, giám đốc điều hành của ValueMax Group chia sẻ.

Nhưng khách hàng tại các tiệm cầm đồ không chỉ có cá nhân. Nhiều công ty tại Việt Nam trong cảnh thiếu vốn thậm chí đang bán cả xe, cầm cố văn phòng để tồn tại. “Kể từ khủng hoảng kinh tế năm 2009 cho đến giờ, số lượng chủ doanh nghiệp tìm đến chúng tôi đã tăng đáng kể”, chủ một hiệu cầm đồ tại Hà Nội cho biết.

Với việc lãi suất cho vay tại một số ngân hàng lên tới trên 15%/năm, ước tính kể từ năm 2011 đến nay có khoảng 120.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ đã ngừng hoạt động, phần nhiều do khó khăn trong vay vốn ngân hàng. Theo một ước tính mới đây, riêng tại Hà Nội có khoảng 2710 hiệu cầm đồ.

Tại Malaysia, các hiệu cầm đồ chủ yếu do các gia đình gốc Hoa điều hành, nhưng một số công ty có liên hệ với chính phủ cũng đã gia nhập hoạt động này để cho vay cộng đồng người Hồi giáo.

Tháng 7 vừa qua, Pos Malaysia Bhd, công ty dịch vụ bưu chính quốc gia của Malaysia, đã mở rộng sang cả hoạt động cầm đồ cho người Hồi giáo. “Hoạt động kinh doanh của chúng tôi đã có đóng góp vào lợi nhuận chung”, Iskandar Mizal Mahmood, người đứng đầu mảng dịch vụ này cho biết.

Trong năm ngoái, công ty MoneyMax cầm đồ và bán lẻ trang sức của Singapore đã ghi nhận mức lợi nhuận tới 5,8 triệu đô la Singapore, gấp 5 lần năm 2010. Công ty này hiện có 29 cửa hàng nhưng còn muốn mở thêm vài cửa hàng nữa trong 12 tháng tới.
Riêng mảng hoạt động cầm đồ của họ có tỷ suất lợi nhuận trước thuế hơn 30% nhờ tần suất giao dịch cao, giám đốc điều hành Peter Lim khẳng định. “Tôi cho anh vay 1000 USD, trong vòng 3 tuần anh đã trả lại tôi rồi, và tôi lại đem nó cho người khác vay. Đó là lí do vì sao tỷ suất lợi nhuận cao đến vậy, bởi tiền liên tục luân chuyển”, ông Lim giải thích.


Thanh Tùng
Dân trí Tổng hợp



http://baodautu.vn/news/vn/thoi-su/kinh ... m=exchange
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 02/Oct/2013 lúc 9:55pm



Chính phủ Mỹ đóng cửa: 

Quốc hội mãi 'không lớn nổi'

"Tôi thuộc đảng Dân chủ và đã hai lần bỏ phiếu cho ông Obama, nên tôi có chút thiên vị đối với đảng Dân chủ".

Chính phủ Mỹ đóng cửa quả là một sự kiện hiếm có. Tôi xin chia sẻ những gì mình biết về sự kiện này cùng các bạn.
Quốc hội Mỹ bao gồm hai viện, thượng viện (Senate) và hạ viện (House). Thượng viện có 100 thượng nghị sĩ, còn hạ viện có 435 hạ nghị sĩ. Chuẩn y ngân sách cho chính phủ Mỹ là một trong những nhiệm vụ của quốc hội.
Một bản ngân sách phải được hạ viện thông qua trước khi thượng viện thông qua. Sau đó bản ngân sách được tổng thống chuẩn y và có hiệu lực.
Mỗi năm tài khóa của chính phủ Mỹ bắt đầu từ ngày 1/10, kết thúc vào ngày 30 tháng 9 năm sau. Như vậy mỗi năm quốc hội phải thông qua một bản ngân sách mới trước ngày 30/9.
Năm nay, bản ngân sách đó không được thông qua. Nguyên nhân rất chính trị: bản ngân sách năm nay có kèm thêm nhiều điều khoản nhằm trì hoãn hay cắt giảm đạo luật cải cách y tế (người ta hay gọi là Obamacare, bởi đạo luật này do tổng thống Obama đề xuất và đã được chuẩn y bởi quốc hội từ năm 2009).
Hiện nay, ở hạ viện, phe Cộng hòa chiếm đa số. Họ liên tục thêm những điều khoản nhằm trì hoãn đạo luật Obamacare vào ngân sách. Một ngân sách như thế tất nhiên chỉ được hạ viện chuẩn y, và tới thượng viện thì thua ngay. Đó là vì phe Dân chủ chiếm đa số ở thượng viện.
Obama tất nhiên cũng thuộc phe Dân chủ và cũng sẽ phủ quyết (veto) bất kỳ bản ngân sách nào có kèm theo điều khoản chống đối bộ luật Obamacare của ông.
Và thế là, bản ngân sách năm nay không được thông qua.
Khi không có ngân sách thì chính phủ không thể hoạt động được. Tất nhiên là Mỹ cũng có luật quy định sẵn là nên làm gì trong trường hợp này. Các chức năng thiết yếu vẫn được duy trì vì các bộ phận đó có quỹ riêng để dành cho họ.
Các chức năng thiết yếu bao gồm: quốc phòng, điều khiển giao thông trên không phận, bưu điện, quản lý an toàn thực phẩm và thuốc men, cơ quan an ninh y tế, quốc hội, văn phòng tổng thống, ngoại giao... Các chức năng không thiết yếu như cấp hộ chiếu, các công viên quốc gia, các thắng cảnh quốc gia thì phải đóng cửa.
Là một người dân ở Mỹ, hôm nay tôi cũng không thấy vấn đề gì nghiêm trọng. Mọi việc vẫn diễn ra bình thường, thư được phát như thường lệ, và đất nước vẫn im ắng làm việc.
Có một số bạn bè của tôi là việc cho các cơ quan quốc phòng trong những chức vụ nhỏ như nhân viên văn phòng thì họ vẫn làm việc như thường, vì cơ quan quốc phòng có quỹ riêng và được xem là trọng yếu. Tòa án liên bang vẫn làm việc như thường. Tôi làm việc cho chính phủ tiểu bang thì tuyệt nhiên không bị ảnh hưởng.
Tuy vậy, với những ai làm việc cho chính phủ liên bang trong những bộ phận không thiết yếu thì họ bị gửi về nhà sáng nay.
Tôi có một người bạn học cũ hiện làm việc cho Bộ tài chính ở Washington. Sáng nay cô ấy đã được gởi về nhà mà không rõ khi nào sẽ đi làm lại. Khi đi làm lại thì họ có thể lãnh được lương truy hoàn, nhưng cũng có thể không lãnh được, tùy vào thỏa hiệp của quốc hội hay quyết định của tổng thống.
Xin nói thêm rằng các nhân viên làm việc cho nhánh hành pháp đều coi như dưới quyền tổng thống.
Đây không phải là lần đầu tiên chính phủ đóng cửa. Năm 1996 chính phủ cũng đã đóng cửa một lần. Tuy không gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng, nhưng mỗi lần chính phủ đóng cửa thì nền kinh tế bị hao hụt khá nhiều.
Ví dụ như người bạn của tôi không còn lương để lãnh, tất nhiên cô ấy cũng không thể chi tiêu như thường, và khi cô ấy không mua bán thì những người kinh doanh cũng bị ảnh hưởng. Ước tính là mỗi tuần vụ đóng cửa sẽ khiến nền kinh tế Mỹ thiệt hại khoảng 55 tỉ USD.
Vụ đóng cửa lần này nói lên một điều rất rõ: sự chia rẽ sâu sắc giữa hai chính đảng của Mỹ. Đảng Cộng Hòa gần như chống đối mọi thứ mà tổng thống Obama đưa ra từ ngày nhậm chức.
Đạo luật Obamacare được quốc hội thông qua (lúc đó đảng Dân chủ chiếm đa số trong cả hai viện), lại bị thưa kiện lên tòa tối cao, nhưng đạo luật đó vẫn còn nguyên tính pháp lí và sẽ đưa vào thực thi bắt đầu từ 1/1/2014. Đây là nỗ lực cuối cùng của phe Cộng Hòa nhằm chống đối đạo luật này.
Chắc các bạn cũng tự hỏi đạo luật Obamacare là cái gì mà bị phản đối ghê thế. Ở Mỹ, người già (trên 65 tuổi), trẻ em, và cha mẹ của trẻ em có thu nhập thấp thì hưởng chế độ Medicare, tức là có thẻ bảo hiểm y tế.
Người lớn thì đa phần nhận được thẻ bảo hiểm y tế thông qua công ty hay sở làm nơi họ làm. Tuy vậy, có khoảng 40 triệu người lớn không có bảo hiểm do họ không thuộc diện được hưởng Medicare nhưng sở làm của họ không cấp bảo hiểm, hay là họ thất nghiệp.
Obamacare bắt buộc những sở làm cỡ nhỏ cung cấp bảo hiểm y tế, cũng như yêu cầu toàn bộ người dân mua bảo hiểm. Ai thu nhập thấp thì được chính phủ tài trợ để mua bảo hiểm.
Phe Cộng Hòa chỉ trích là đạo luật này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ không có tiền mua bảo hiểm cho nhân viên, và đạo luật này cũng đánh thuế 5% trên các sản phẩm y tế (như bông băng hay máy trợ tim).
Cuộc chiến chính trị nhằm hủy bỏ đạo luật này diễn ra đã 4 năm nay, và ngân sách chính phủ chính là “con tin” mà đảng Cộng Hòa đang “bắt cóc” để gây khó khăn cho Obamacare.
Đấy là câu chuyện chính trị nước Mỹ. Tôi xin nói thêm là tôi thuộc đảng Dân chủ và đã hai lần bỏ phiếu cho ông Obama, nên tôi có chút thiên vị đối với đảng Dân chủ. Tuy vậy những sự việc kể trên là tổng hợp trên báo chí. Xin chia sẻ với các bạn cho vui trong những ngày tôi ngồi chờ xem quốc hội sẽ còn diễn trò gì. Bản thân tôi cũng như nhiều người dân đã quá mệt mỏi với một Quốc hội Mỹ mãi “không lớn nổi.”

 http://vnexpress.net/tin-tuc/ban-doc-viet/the-gioi/chinh-phu-my-dong-cua-quoc-hoi-mai-khong-lon-noi-2888568.html  





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 02/Oct/2013 lúc 11:47pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 02/Oct/2013 lúc 11:54pm

                                       

Văn phòng Tổng thống Obama

bị cắt điện thoại vì thiếu tiền


(Dân trí) - Việc liên lạc với văn phòng Tổng thống Mỹ hiện không thực hiện được do thiếu ngân sách. Những ai gọi đến chỉ nhận được một thông điệp xin lỗi và đề nghị gọi lại sau. Các nhà phân tích thì cảnh báo chính phủ Mỹ có thể còn đóng cửa lâu.


Thông tin được tờ New York Times của Mỹ đăng tải. Theo đó việc gọi cho người đứng đầu Nhà Trắng và các cộng sự thông qua số tổng đài của văn phòng Tổng thống Mỹ hiện không thể thực hiện được.

Tổng%20đài%20văn%20phòng%20ông%20Obama%20đã%20không%20còn%20hoạt%20động
Tổng đài văn phòng ông Obama đã không còn hoạt động

Sáng sớm ngày 2/10, một phóng viên của tờ báo này đã thử thực hiện cuộc gọi nhưng chỉ được nghe đoạn băng ghi âm tự động với nội dung:
“Xin chào, bạn đã gọi điện đến văn phòng của Tổng thống. Chúng tôi xin lỗi, nhưng do sự chậm trễ trong việc cấp ngân sách liên bang, chúng tôi không thể nhận cuộc gọi của bạn. Một khi ngân sách được khôi phục, hoạt động của chúng tôi sẽ được nối lại. Vui lòng gọi lại vào thời điểm đó”.
Kể từ 0 giờ ngày 1/10, các cơ quan chính phủ Mỹ đã lần đầu tiên phải đóng cửa sau 17 năm do không được quốc hội thông qua ngân sách cho năm tài khóa mới. Nhiều cơ quan chính phủ liên bang khắp nước Mỹ đã phải đóng cửa, khiến hơn 800.000 nhân viên công chức liên bang phải ngồi nhà. Không ít người tỏ ra lo lắng và giận dữ trước khả năng sẽ bị chậm trả lương.
Cuối ngày thứ Hai theo giờ địa phương, Tổng thống Obama đã ký thông qua một đạo luật cho phép việc chi lương cho các thành viên quân đội và nhân viên dân sự Bộ quốc phòng Mỹ sau khi được quốc hội thông qua. Ước tính khoảng 400.000 nhân viên, tương đương một nửa nhân sự của Bộ này sẽ được trả lương đúng lịch.
Dù vậy đây cũng chỉ là số ít những người may mắn. Bởi sang tối thứ Ba theo giờ địa phương, dự luật chi trả trợ cấp cho các cựu chiến binh đã bị bác ngay tại Hạ viện. Ngoài ra, kế hoạch tiếp tục cấp kinh phí cho các công viên quốc gia và các dịch vụ do liên bang chi trả tại thủ đô Washington do đảng Cộng hòa đề xuất cũng bị phe Dân chủ bác bỏ .

Chính phủ Mỹ có thể đóng cửa dài ngày
Theo tờ Washington Post, khả năng chính phủ Mỹ bị đóng cửa dài ngày càng trở nên rõ ràng khi trong ngày hôm qua, các nghị sỹ đảng Cộng hòa tại Hạ viện tiếp tục yêu cầu trì hoãn hoặc thay thế đạo luật chăm sóc y tế mới. Đây là điều Tổng thống Obama và phe Dân chủ luôn phản đối.
Các%20nghị%20sỹ%20phe%20Cộng%20hòa%20và%20Dân%20chủ
%20Mỹ%20đang%20tranh%20cãi%20gay%20gắt
Các nghị sỹ phe Cộng hòa và Dân chủ Mỹ đang tranh cãi gay gắt
Cũng trong hôm qua, ông Obama đã lần thứ hai phải xuất hiện trong vòng 2 ngày để kêu gọi các nghị sỹ đảng Cộng hòa cấp ngân sách cho chính phủ.
“Đợt đóng cửa này không chỉ liên quan đến thâm hụt ngân sách. Nó hoàn toàn không liên quan đến ngân sách”, ông Obama nói. “Đợt đóng cửa này chính là sự đảo ngược những nỗ lực của chúng ta trong việc giúp những người dân không có bảo hiểm y tế được hưởng bảo hiểm. Đây, hơn bất kỳ vấn đề nào khác, dường như là những gì đảng Cộng hòa đang chống lại.
Tôi biết điều đó thật lạ lùng, khi một đảng muốn biến những người không được hưởng bảo hiểm trở thành trung tâm của chương trình nghị sự của mình, nhưng đó chính là những gì đang diễn ra”.
Dù vậy, lúc này cả hai phe trong Quốc hội Mỹ đều không thấy việc phải giúp chính phủ hoạt động trở lại là cấp thiết.
Các nghị sỹ Cộng hòa muốn chính phủ ngừng hoạt động để khiến phe Dân chủ phải thỏa hiệp về đạo luật chăm sóc sức khỏe. Trong khi đó, với việc các kết quả khảo sát cho thấy cử tri Mỹ đại đa số đổ lỗi cho đảng Cộng hòa về sự bế tắc hiện tại, đảng Dân Chủ cũng sẵn sàng để cho tình trạng này tiếp tục kéo dài.
Ngoại trừ cuộc điện đàm dài chừng 10 phút tối thứ Hai vừa qua, đến nay Tổng thống Obama vẫn chưa nói chuyện với chủ tịch Hạ viện John A. Boehner, một nghị sỹ của đảng Cộng hòa. Và ông Boehner cũng không gặp chủ tịch phe đa số ở Thượng viện Harry M. Reid, một thượng nghị sỹ của đảng Dân chủ.
Nếu chính phủ Mỹ đóng cửa trong vài tuần - một viễn cảnh rất có thể xảy ra - các nhà lập pháp sẽ bị cuốn vào một cuộc khủng hoảng lớn hơn: năng lực vay vốn liên bang hết hạn. Hiện phe Cộng hòa đang muốn sử dụng thời hạn chót đó để buộc ông Obama thỏa hiệp.
Bộ trưởng tài chính Jack Lew cho biết ông sẽ không còn đủ tiền để thanh toán các hóa đơn của nước Mỹ trừ khi quốc hội có hành động trước ngày 17/10. Và khi đó viễn cảnh khó tưởng tượng nhất sẽ xảy ra: chính phủ Mỹ vỡ nợ!
Thanh Tùng
Tổng hợp


__._,_.___




Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 02/Oct/2013 lúc 11:58pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 05/Oct/2013 lúc 2:31am




Hàng loạt nghị sỹ Mỹ trả lại lương vì xấu hổ

Phan Yến (Theo Washington Post)

Hàng loạt nghị sỹ Mỹ trả lại lương vì xấu hổ

TPO- Chính phủ đóng cửa, hàng trăm nghìn công chức ở Mỹ phải nghỉ việc không lương nhưng 533 thành viên Quốc hội vẫn được nhận lương bình thường. Hàng loạt các nghị sỹ Mỹ đã trả lại lương vì quá xấu hổ.

Cuộc sống của người dân Mỹ trở nên ảm đạm sau khi chính phủ ngừng hoạt động.

Theo luật pháp Mỹ, các thành viên Quốc hội và Tổng thống vẫn được hưởng lương đầy đủ và quỹ lương dành cho họ là cố định, không phụ thuộc nguồn phân bổ hàng năm.

Các nghị sỹ của Hạ viện và Thượng viện được trả 174.000 USD/năm trong khi các lãnh đạo thuộc Quốc hội được trả cao hơn. Phó Tổng thống Biden có mức lương 230.700 USD/năm, Tổng thống Obama là 400.000 USD/năm.

Theo Washington Post, tính đến trưa 2/10, ít nhất 65 nghị sỹ trong đó 32 người thuộc Đảng Cộng hòa cho biết, sẽ dùng lương của mình làm từ thiện hoặc từ chối nhận lương trong khi chính phủ ngừng hoạt động.

Nghị sỹ đảng Cộng hòa Andy Barr nói, ông muốn đóng góp thu nhập trong thời gian chính phủ đóng cửa cho các tổ chức từ thiện địa phương.

Trong khi đó, thượng nghị sỹ Ami Bera cho hay, ông muốn từ chối nhận lương vì “Quốc hội phải gương mẫu và đặt con người trước chính trị… Nếu Quốc hội không thể làm công việc của mình và đặt dân Mỹ lên hàng đầu, họ chắc chắn không thể được trả lương trong cuộc khủng hoảng do chính họ gây ra. Chúng ta phải bắt đầu hành động như những người trưởng thành, bắt Washington phải làm việc phục vụ người dân một lần nữa”.

Cùng quan điểm trên, nghị sỹ Vern Buchanan cho rằng: “Không có một doanh nghiệp nào trả lương nhân viên khi anh ta từ chối làm công việc của mình. Do đó, tại sao các thành viên Hạ viện và Thượng viện lại vẫn được trả lương, khi không hoàn thành một trong những trách nhiệm cơ bản của họ? Họ không được hưởng lương mới đúng”.

Nghị sỹ Tulsi Gabbard cũng tuyên bố, sẽ gửi trả tiền lương của bà vào Kho bạc Mỹ nếu chính phủ vẫn đóng cửa. Phát biểu trên truyền hình CNN, bà nói: “Thật đáng xấu hổ! Không thể chấp nhận được rằng, những người vẫn được hưởng lương khi chính phủ này đóng cửa lại chính là những thành viên Quốc hội, như vậy là vô trách nhiệm”.

Bà cho biết thêm, hàng trăm ngàn người đang phải chịu gánh nặng từ sự kiện này và bà muốn mọi người biết rằng bà muốn chia sẻ với họ.

Phan Yến
Theo Washington Post



mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 11/Oct/2013 lúc 1:07am

ĐỒNG TIỀN XƯA LẮC XƯA LƠ !!! Tongue
mk




Một bài ca dao cổ
 
image

" Đi chợ tính tiền" là một bài ca dao lục bát. Bài đã được in làm bài Học thuộc lòng cho học sinh lớp "sơ đẳng" trong sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư, năm 1948. Bài thơ kể chuyện một người phụ nữ đi chợ về, phải trình bày minh bạch, rõ ràng việc chi tiêu với chồng.

Ngày xưa khi học bài này thầy giáo chỉ nêu đại ý như rứa, đồng thời nêu bật tính đảm đang, khéo vén của người phụ nữ xưa....sau đó yêu cầu học sinh học thuộc. Thầy không giảng về bài toán ẩn trong bài thơ, có lẽ vì thời thế đã khác (Khoảng năm 1958, chưa được vào trường công lập, người viết học với Ông giáo...  ở khoảng giữa cầu An Cựu và lăng Vạn Vạn, không biết có phải là thân sinh của nhà văn Hải Triều không?) đồng tiền cũng đã đổi thay, hoặc giải bài toán chắc chi những học trò nhỏ hiểu được.

Đã hơn năm mươi năm, bây giờ người học trò xưa đang ngồi ôm tóc trắng... một ngày mưa ngồi buồn chợt nhớ thầy đồ nơi xóm cũ ngày xưa chừ không còn, nhưng bài thơ vẫn còn đọng mãi trong đầu của bài Học thuộc lòng thửa ấy. Bèn tìm giấy giải thử.

Ngay câu thơ đầu tiên đã gặp ngay vấn nạn."Một quan tiền tốt mang đi". Một quan là bao nhiêu ?Quan là đồng tiền cổ, những người muôn năm cũ  giờ không còn, biết hỏi ai đây? Chợt nghe vang vang trong đầu một bài nhạc của nhạc sĩ Văn Phụng:
 
Mt quan là sáu trăm đng.
Cht chiu tháng tháng cho chng đi thi.
(Thơ của Nguyễn Bính).
 
Vận dụng cả 4 phép tính cộng trừ nhân chia,đảo xuôi ngược,lên xuống... mãi vẫn không đủ 600 đồng cho một quan tiền!
Lại phải đi tìm  trong lịch sử. Trong một ngàn năm Bắc thuộc, dân Việt không có đồng tiền riêng. Mãi đến sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, dân Việt vẫn còn dùng đến đồng tiền của phương Bắc. Đến năm 968, Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, lên ngôi hoàng đế với đế hiệu Đinh Tiên Hoàng, niên hiệu Thái Bình. Năm 970 nhà vua đã cho đúc những đồng tiền Thái Bình Hưng Bảo. Đây chính là những đồng tiền đầu tiên của người Việt. Từ đó tiếp đến những triều đại sau đều theo .

Đơn vị để tính tiền xưa gồm có :quan, tiền, đồng. Mỗi quan có giá trị là 10 tiền, mỗi tiền bằng bao nhiêu đồng tùy theo quy định của mỗi thời đại. Theo sử sách giá trị đồng tiền các thời đại như sau:

1/ Năm 1225, vua Trần Thái Tông định phép dùng tiền. 1 quan bằng 10 tiền. 1 tiền bằng 70 đồng.

2/ Năm 1428 vua Lê Thái Tổ cho đúc tiền Thuận Thiên. 1 quan bằng 10 tiền. 1 tiền bằng 50 đồng.

3/ Năm 1439, vua Lê Thái Tông quy định                    1 quan bằng 10 tiền, 1 tiền bằng 60 đồng.

Như vậy 1 quan=10 tiền=600 đồng.

Từ đó các triều đại về sau,mỗi khi đúc một loại tiền mới đều theo tỷ lệ này, cho đến cuối triều Nguyễn năm 1945. Chỉ có tên đồng tiền là thay đổi theo tên hiệu.

image
 
Năm 1905 , chính quyền bảo hộ Bắc kỳ  cho phát hành loại tiền đúc bằng hợp kim kẽm. Loại tiền này mặt trước in chữ Pháp, mặt sau ghi chữ Hán, có giá trị tương đương các loại tiền đồng như Gia Long Thông Bảo, Minh Mệnh Thông Bảo,Thiệu Trị Thông Bảo và Tự Đức Thông Bảo.
 
Trong những đời vua sau của nhà Nguyễn còn có thêm hai đồng tiền khác là Khải Định Thông Bảo và Bảo Đại Thông Bảo,hai loại tiền này không đúc như những đồng tiền xưa mà được dập bằng máy dập nhập từ nước Pháp.

Đến đây chắc chắn là bài toán ẩn bên trong bài ca dao đã giải được. Ghi lại như sau, bên phải là các phép tính đã giải.
 

ĐI CHỢ TÍNH TIỀN
 
image
 
Trong sách QVGKT bên dưới bài học thuộc lòng này có 3 từ giải nghĩa,ghi nguyên văn như sau :"GIẢI NGHĨA.Tiền tốt=tiền tiêu được.Vàng=đồ làm bằng giấy cúng rồi đốt đi.Hồ nghi=ngờ vực,không biết rõ".
Những giải nghĩa này chỉ để giải thích cho lớp học trò tóc còn để chỏm,dễ hiểu,dễ nhớ.Đi chợ tất phải đem theo tiền,tiền phải có giá trị trong mua bán... là chuyện đương nhiên. Nhưng sao gọi là tiền tốt?Một bài cao dao được lưu truyền,được in trong sách giáo khoa từ lúc ra đời (Bản in đầu tiên năm 1927) đến lúc cải tiến thay đổi,không lẽ vì bí vần mà viết vụng thế sao! Thế là người viết phải đi tìm tiếp.
Có một giai thoại trong văn học về Bà Chúa thơ Nôm.Chuyện kể rằng Hồ Xuân Hương thiếu tiền bèn hỏi mượn của Chiêu Hổ 5 quan để tiêu tạm. Chiêu Hổ gởi tiền đến,đếm hoài vẫn chỉ thấy có  3 quan.Nữ sĩ bèn làm bài thơ trách người cho mượn tiền:

Sao nói rng năm ch có ba.
Trách ng
ười quân t hn sai ra.
Bao gi
thong th lên chơi nguyt.
Nh
hái cho xin n
m lá đa.

Chiêu Hổ họa lại:

Rng gián thì năm,quý có ba.
B
i người thc n tính không ra.
ri thong th lên chơi nguyt.
Cho c
cành đa ln c
đa.

 
image
Trong bài họa của Chiêu Hổ có chữ gián và quý.Đây là cơ sở dẫn người viết đi tìm tiếp. Đã có công tất ...chồng không phụ,kết quả đã tìm được:
Khoảng thế kỷ 18,dưới triều vua Minh Mạng có hai loại tiền lưu hành.Đó là tiền quý và tiền gián,tỷ lệ như sau: 1quan quý = 600đồng. 1 quan gián chỉ bằng 360 đồng.
Khi hỏi mượn tiền ,Hồ Xuân Hương chỉ nói mượn 5 quan,không nói là quan gì.Gặp lúc Chiêu Hổ chắc cũng đang thiếu nên chỉ cho mượn số tiền thấp xuống,nhưng vẫn đủ 5 quan:


Quan quý :   3x600      =   1800 đồng
                 1800 : 360 =   5 quan gián

 
Giá trị của các loại tiền xưa như thế nào? Đây là những số liệu về lương tiền dưới triều vua Minh Mạng.

-Quan Nhất Phẩm lãnh mỗi năm 400 quan, 300 phương gạo, 70 quan tiền Xuân Phục, tức tiền áo quần.

-Quan Chánh ngũ phẩm,hàng tri phủ mỗi năm lương 40 quan, 43 phương gạo, 9 quan tiền Xuân Phục.

-Lính,thơ lại,phục dịch  ...lương mỗi tháng 1quan, tiền, 1 phương gạo.

Đồng quan ngày xưa nó to thế. Chẳng trách người ta bỏ ...quan ra để mua phẩm hàm, chức tước...để được làm quan! Chẳng trách người phụ nữ " thời xưa"(tên khác của bài thơ Trăng sáng vườn chè) quên cả thanh xuân, gác tạm những ẩn ức, dồn nén để một ngày chồng vinh qui về làng...cùng nhau trãi trọn trong một đêm trăng!

image
 
Qua những số liệu vừa tìm được, ta có thể thấy rõ bài ca dao "Đi chợ tính tiền" xuất hiện sớm nhất phải từ thời Minh Mạng. Bởi từ lúc này mới có "Một quan tiền  TỐT" mang đi. Tiền tốt chính là tiền quý, phân biệt với tiền gián có giá trị thấp hơn. Cũng thấy được, người phụ nữ trong một buổi chợ quê đã tiêu số tiền bằng lương tháng một người lính. Nhà nàng chắc phải có chuyện quan hôn, kỵ giỗ chi đây!

Thật thú vị, để giải bài toán ẩn bên trong bài ca dao, đã phải đi loanh quanh, lòng vòng. Gặp những bài thơ hay, giai thoại đẹp, biết thêm vài điều về lịch sử...Nếu không có Internet chắc gì người viết đã giải được bài toán ẩn bên trong bài ca dao cổ? Chỉ nghĩ đến kho sách phải lục tìm, những thư viện phải đi đến ...
​ ​
đã thấy chồn chân chẳng muốn leo !

(INTERNET)




mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 24/Feb/2014 lúc 7:23pm

Rolls-Royce
và bài toán kinh doanh
 tại Việt Nam




Thứ ba| 25-02-2014 | 07:15 AM







Tuyết Nhi...Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, hãng Rolls-Royce bất ngờ mở đại diện chính thức tại Việt Nam. Sự kiện thương hiệu xe hơi siêu sang hàng đầu thế giới đến với một quốc gia đang phát triển, đã trở thành tâm điểm của báo giới trong và ngoài nước.
 

Rolls-Royce không phải là dòng xe hơi phổ cập, chỉ những người có đủ tiềm lực mới có thể sở hữu chiếc xe vốn được ví như một tác phẩm nghệ thuật.

Tại Việt Nam, tính toán của Rolls-Royce là gì khi quyết định đầu tư và mở đại diện chính thức tại đây?

VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Herfried Hasenoehrl, Tổng giám đốc Rolls-Royce Motor Cars - khu vực các nước đang phát triển tại châu Á - Thái Bình Dương, và ông Đoàn Hiếu Minh - Chủ tịch Công ty Cổ phần Ôtô Regal (gọi tắt Regal) và đại lý chính thức Rolls-Royce Motor Cars Hanoi (gọi tắt RRMC-HN) - đối tác chính thức của Rolls-Royce tại Việt Nam.  

Đâu là lý do Rolls-Royce quyết định mở đại lý tại Việt Nam, thưa ông?

Ông Herfried Hasenoehrl: Rolls-Royce luôn chú ý đến Việt Nam, một thị trường thú vị với nhiều tiềm năng. Chúng tôi đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu và đến bây giờ, khi tìm được đối tác phù hợp là Regal, chúng tôi quyết định đầu tư.

Trong những năm qua, sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam đã tạo ra một cộng đồng doanh nhân thành đạt, có khả năng sở hữu và sưu tầm những chiếc xe cao cấp mà Rolls-Royce có thể cung cấp.

Đã có bao nhiêu đơn vị cạnh tranh để trở thành đại lý chính thức của Rolls-Royce? Và Regal Motor Cars đã đáp ứng những tiêu chí gì của Rolls-Royce để trở thành đối tác của hãng ở Việt Nam?   

Ông Herfried Hasenoehrl: Chúng tôi nghĩ ông Đoàn Hiếu Minh là một trong số rất ít người Việt Nam có niềm đam mê và thực sự am hiểu về Rolls-Royce. Rolls-Royce tin tưởng Regal sẽ tìm được nhiều cơ hội để gặt hái thành công tại thị trường Việt Nam.

Rolls-Royce%20và%20bài%20toán%20kinh%20doanh%20tại%20Việt%20Nam%201Rolls-Royce không phải là dòng xe đại trà, do vậy chúng tôi chắc chắn không tạo áp lực doanh số với đối tác của hãng. Rolls-Royce không áp đặt chỉ tiêu doanh số ngắn hạn mà đã có những kế hoạch dài hạn đối với thị trường nhiều tiềm năng như Việt Nam. Ông Herfried Hasenoehrl

Rolls-Royce%20và%20bài%20toán%20kinh%20doanh%20tại%20Việt%20Nam

Chủ tịch Regal Motor Cars Đoàn Hiếu Minh tin rằng mức độ tăng trưởng của Rolls-Royce tại Việt Nam trong vòng 3 năm tới ít nhất sẽ là hai con số.

Khi quyết định vào Việt Nam, các ông có e ngại về các chính sách không mấy ổn định đối với ngành công nghiệp ôtô? Ông có bình luận gì về thị trường xe hơi Việt Nam hiện tại và trong thời gian tới?

Ông Herfried Hasenoehrl: Chúng tôi không có bình luận gì. Rolls-Royce luôn tuân thủ luật pháp ở nước sở tại.

Đại diện chính thức của Rolls-Royce tại Việt Nam sẽ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến thuế và các thủ tục hải quan khi nhập khẩu và phân phối xe tại đây.

Ông đánh giá thế nào về triển vọng phát triển của Rolls-Royce tại Việt Nam trong thời gian tới? Hãng đã có dự kiến về doanh số bán hàng tại Việt Nam chưa, và nếu có rồi thì con số đó là như thế nào?

Ông Đoàn Hiếu Minh: Regal đã nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng tiềm năng, những người đang có ý định sở hữu Rolls-Royce trong thời gian ngắn sắp tới đây. Thị trường Việt Nam tuy mới nhưng có tiềm năng rất tốt. Tại thời điểm này, tôi chưa thể tiết lộ con số chính xác bao nhiêu xe sẽ chuyển đến tay khách hàng trong năm 2013 và 2014. Tuy nhiên tôi tin mức độ tăng trưởng về sản lượng bán hàng của đại lý RRMC-HN trong vòng 3 năm tới ít nhất sẽ là hai con số.

Ông Herfried Hasenoehrl: Rolls-Royce không phải là dòng xe đại trà, do vậy chúng tôi chắc chắn không tạo áp lực doanh số với đối tác của hãng. Rolls-Royce không áp đặt chỉ tiêu doanh số ngắn hạn mà đã có những kế hoạch dài hạn đối với thị trường nhiều tiềm năng như Việt Nam.

Sắp tới, Bentley cũng sẽ có đại lý tại Việt Nam, Rolls-Royce có lo ngại về đối thủ này hay không?

Ông Herfried Hasenoehrl: Rolls-Royce không cạnh tranh trực tiếp với bất kỳ một hãng xe nào, bởi chúng tôi tin phẩm chất và chất lượng của một chiếc xe Rolls-Royce là đặc thù, và vì thế khách hàng chọn Rolls-Royce.

Ngoài ra, đại đa số khách hàng của chúng tôi thường có trong garage của họ nhiều hơn một chiếc xe thuộc nhiều thể loại khác nhau, từ siêu xe thể thao, xe thể thao đa dụng, và những nhãn mác siêu sang khác. Do đó, sở hữu một hoặc nhiều mẫu xe Rolls-Royce là sở thích và niềm đam mê hơn là sự thay thế một phương tiện đi lại thông thường.    

Từ tháng 8/2007 đến nay, đã có khoảng hơn 90 chiếc Rolls-Royce về Việt Nam và trong số đó chỉ có duy nhất một chiếc là... chính hãng. Liệu những chiếc nhập khẩu không chính hãng có được tham gia các dịch vụ bảo dưỡng, chăm sóc theo tiêu chuẩn Rolls-Royce?

Đúng là chỉ có duy nhất một chiếc Rolls-Royce được đặt hàng chính thức từ trước tới nay ở Việt Nam, còn lại hầu hết được mang về bằng nhiều đường khác nhau.

Quan điểm của Rolls-Royce và công ty Regal là sẽ mang tới cho khách hàng sự yên tâm tuyệt đối khi sở hữu và sử dụng xe. Chúng tôi cam kết sẽ mang tới đầy đủ các dịch vụ sau bán hàng cho chủ sở hữu xe Rolls-Royce ở Việt Nam.

Về thẻ thành viên như một số hãng xe khác đang làm cho những khách hàng đang sử dụng xe nhập không chính hãng, Regal Motor Cars đang hoàn tất một số thỏa thuận với nhà sản xuất để có cách tiếp cận phù hợp nhất với các khách hàng đang dùng xe Rolls-Royce. Tiêu chí cuối cùng là khách hàng sở hữu xe Rolls-Royce thực sự yên tâm và không phải lo lắng nhiều về chuyện khác ngoài việc thưởng thức trải nghiệm xe.

Rolls-Royce hình dung thế nào về đối tượng khách hàng chủ lực của hãng tại Việt Nam? Để mua được xe Rolls-Royce thì chỉ cần có đủ tiền, hay còn cần thêm tiêu chí gì nữa?

Ở bất kỳ nơi đâu, phân khúc khách hàng của Rolls-Royce đều rất hẹp. Họ là những người thành đạt trong các lĩnh vực và ngành nghề mà họ đại diện, đạt được nhiều thành công và muốn tưởng thưởng riêng cho bản thân một chiếc xe đặc biệt mang dấu ấn cá nhân.

Nhóm khách hàng Rolls-Royce là rất đặc biệt, và do đó khi một khách hàng Việt Nam sở hữu Rolls-Royce thì điều đó càng đặc biệt hơn nữa.

Từ trước đến nay, Rolls-Royce chưa bao giờ kén chọn khách hàng, mà chính khách hàng đã quyết định chọn Rolls-Royce. Chúng tôi tin chỉ có Rolls-Royce mới đủ khả năng mang đến một chiếc xe hội tụ đầy đủ tính cách và sở thích theo ý thích cá nhân và sự sáng tạo không giới hạn của khách hàng.

 

Rolls-Royce%20và%20bài%20toán%20kinh%20doanh%20tại%20Việt%20Nam%202Tại thời điểm này, tôi chưa thể tiết lộ con số chính xác bao nhiêu xe sẽ chuyển đến tay khách hàng trong năm 2013 và 2014. Tuy nhiên tôi tin mức độ tăng trưởng về sản lượng bán hàng của đại lý RRMC-HN trong vòng 3 năm tới ít nhất sẽ là hai con số. Ông Đoàn Hiếu Minh


Nhiều chủ sở hữu xe Rolls-Royce cho biết, quá trình vận hành xe trong điều kiện đường sá ở đường Việt Nam rất dễ gây trục trặc ở giảm xóc xe. Vậy đâu là nguyên nhân và Rolls-Royce sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?

Ông Herfried Hasenoehrl: Tất cả xe Rolls-Royce đều được sản xuất tại nhà máy Goodwood (Anh quốc) và các chi tiết kỹ thuật được chế tạo chuyên biệt theo điều kiện khí hậu và vận hành của từng thị trường.

Tại Việt Nam, do một số khó khăn nhất định đối với điều kiện đường sá, chất lượng của nguồn nhiên liệu và quan trọng nhất là điều kiện bảo hành bảo trì theo đúng tiêu chuẩn Rolls-Royce toàn cầu, nên việc vận hành và bảo trì xe Rolls-Royce còn gặp nhiều hạn chế.

Việc nhiều xe Rolls-Royce gặp hỏng hóc bộ phận giảm xóc một phần có thể do các nguyên nhân khách quan nêu trên. Còn về nguyên nhân chủ quan, có thể do đa số các xe Rolls-Royce đang lưu thông tại Việt Nam được nhập khẩu gián tiếp từ một thị trường khác, và vì đó không được địa phương hoá các chi tiết kỹ thuật để phù hợp với điều kiện giao thông tại Việt Nam, dẫn đến các hỏng hóc như nêu trên.

Cũng cần nói thêm, khi mua xe Rolls-Royce chính hãng tại đại lý RRMC-HN, khách hàng được hưởng chế độ bảo hành toàn diện trong 4 năm không giới hạn số km lưu thông. Các vấn đề bảo hành và bảo trì được chuyên viên kỹ thuật RRMC-HN đảm trách.

Ngoài ra, đội ngũ chuyên gia kỹ thuật của Rolls-Royce Motor Cars đảm nhiệm phục vụ khách hàng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Singapore và đội ngũ chuyên viên tại chính nhà máy Goodwood luôn luôn sẵn sàng có mặt tại Việt Nam để bảo đảm chiếc Rolls-Royce của khách hàng luôn hoạt động trong tình trạng hoàn hảo nhất.
 
Các ông dự kiến xây dựng bao nhiêu showroom ở Việt Nam và lộ trình sẽ như thế nào?

Ông Herfried Hasenoehrl: Trước mắt, chúng tôi cùng đối tác Regal sẽ tập trung toàn lực để xây dựng và phát triển hệ thống showroom và xưởng dịch vụ tại Hà Nội, đại lý RRMC-HN.

Và tất nhiên, tiếp theo là việc nhân rộng hệ thống bán hàng và dịch vụ sau bán hàng tại các thành phố lớn khác tại Việt Nam. Việc kiện toàn hệ thống và đảm bảo cao nhất chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo tiêu chuẩn Rolls-Royce toàn cầu được đặt lên hàng đầu. Vì thế, việc mở rộng hệ thống trước mắt phải tuân theo điều kiện tiên quyết này, và chắc rằng chúng tôi cần thêm thời gian để mọi việc được hoàn hảo.


http://dongphuongnews.com/?newsid=17078




mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 15/Mar/2014 lúc 10:33pm


Một sự hiểu lầm tai hại

Nguyễn Hưng Quốc


Chung quanh việc Nga xâm chiếm Crimea của Ukraine, và liên quan đến Vladimir Putin, Tổng thống của Nga, có một số vấn đề khiến giới bình luận chính trị Tây phương thắc mắc và bàn thảo nhiều nhất suốt mấy tuần vừa qua: Một, tại sao tình báo của Mỹ không biết trước được việc Nga xua cả mấy ngàn quân (sau đó là cả mấy chục ngàn) đến chiếm Crimea? Hai, tại sao giới lãnh đạo Tây phương, kể cả các tổng thống Mỹ, từ George W. Bush đến Barack Obama, đều có vẻ cả tin Vladimir Putin đến vậy? Đằng sau hai câu hỏi trên là một câu hỏi khác: Tại sao Tây phương, kể cả Mỹ, lại dễ bị Putin lừa đến như vậy?

Kiểm tra lại các bản tin tình báo gửi lên giới lãnh đạo Mỹ, ít nhất là ở Quốc Hội, người ta thấy tuy các tình báo biết rõ sự kiện Nga huy động khoảng 150.000 lính đến biên giới Ukraine nhưng hầu hết đều đánh giá khả năng Nga quyết định tấn công Ukraine rất nhỏ.

Giới chức tình báo Mỹ biện minh: họ vẫn thường xuyên cập nhật các tin tức họ thu lượm được tại Nga và Ukraine và liên tục báo cáo cho chính phủ nhưng việc đánh giá đúng ý đồ của các nhà lãnh đạo nước khác, như Nga, chẳng hạn, rất khó chính xác.

Nói cách khác, thành thực hơn: lần này mọi người từ tình báo đến chính khách đều nhầm. Sự nhầm lẫn này xuất phát từ hai nguyên nhân chính:

Thứ nhất, từ sau sự kiện 11 tháng 9 năm 2001, phần lớn ngân sách tình báo của Mỹ đều tập trung vào nỗ lực chống khủng bố, chủ yếu từ các quốc gia Hồi giáo hoặc ở những nơi các nhóm Hồi giáo cực đoan phát triển mạnh. Nga không còn là một ưu tiên để theo dõi như thời Chiến tranh lạnh nữa.

Thứ hai, quan trọng hơn, hầu như mọi người đều không hiểu đúng bản chất con người của Putin.

Nhớ, vào tháng 6 năm 2001, trong lần gặp gỡ đầu tiên giữa hai người, Tổng thống George W. Bush đã bày tỏ sự tin tưởng sâu đậm đối với Putin, người đồng nhiệm của ông ở Nga. Khi được các phóng viên hỏi tại sao, Bush tự tin đáp: “Tôi nhìn vào mắt ông ấy và thấy được tâm hồn của ông” (I looked in his eyes and saw his soul). Sự tự tin ấy, sau này, bị nhiều người chê là ngây thơ.

Nhưng không phải ai cũng thoát được sự ngây thơ ấy. Trước ngày Nga xua quân tràn vào Crimea, phần lớn các tờ báo có uy tín nhất tại Mỹ đều cho việc Putin điều động binh sĩ đến biên giới Ukraine chỉ là một trò hăm dọa. Các bài viết mang nhan đề kiểu “Tại sao Nga không xâm lược Ukraine” hay “Không, Nga sẽ không can thiệp vào Ukraine” hoặc “Năm lý do để mọi người đừng lo lắng thái quá về 
tình hình ở Crimea” xuất hiện đầy trên các mặt báo.

Xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng, phần lớn các học giả, các chuyên gia quân sự và chính trị nổi tiếng đều không tin là Nga sẽ tấn công Ukraine như điều họ đã từng làm đối với 
Georgia vào năm 2008.

Tại sao người ta dám khẳng định một cách chắc chắn như vậy?

Có ba lý do chính:

Thứ nhất, nền kinh tế của Nga hiện nay quá yếu để có thể chịu đựng nổi một cuộc chiến tranh như thế. Putin hẳn thừa biết là nếu lao vào một cuộc xâm lược như vậy, ông sẽ bị Mỹ và Tây phương trừng phạt, ít nhất về phương diện kinh tế. Việc buôn bán sẽ bị ngưng trệ, đồng rúp sẽ bị giảm giá, uy tín của Nga trên trường quốc tế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng; bao nhiêu tiền bạc đã đổ ra cho Olympic mùa đông tại Sochi vừa rồi như đổ vào biển, cuộc họp thượng đỉnh của khối Bát cường (8 group) được chuẩn bị vào tháng 6 sẽ hóa thành công cốc. Đó là chưa kể các nguy hại lâu dài: Về kinh tế, Nga phải cưu mang hơn 2 triệu người ở Crimea, trong đó 20% là người lớn tuổi; về an ninh, Nga sẽ phải đối diện với nguy cơ đánh du kích hoặc khủng bố của mấy trăm ngàn người Tatar vốn có truyền thống thù ghét Nga.

Thứ hai, nó lại không cần thiết: Ai cũng biết chính quyền Ukraine, sau cuộc cách mạng vừa rồi, đang đối diện với vô số thử thách: Nếu Nga không can thiệp, tự nó sẽ sụp đổ. Kinh tế Ukraine vốn đã gầy guộc, lại thêm nạn tham nhũng tràn lan, càng ngày càng quặt quẹo với lạm phát và nợ nần chồng chất. Mới tuần trước, tân Thủ tướng Ukraine ước chừng khoảng 37 tỉ Mỹ kim bị biến mất dưới thời Viktor Yanukovych. Hiện nay Ukraine cần ít nhất 25 tỉ Mỹ kim để trả nợ và bù đắp các thiếu hụt trong ngân sách. Trong khi đó số ngoại tệ họ dự trữ được chỉ còn có 12 tỉ.

Thứ ba, không những không cần thiết, nó còn có hại. Hai cái hại lớn nhất là: Một, nó làm cho Mỹ và Tây phương phải nhảy vào giúp Ukraine. Bình thường, không có sự uy hiếp của Nga, có lẽ Tây phương sẽ hờ hững với việc giúp đỡ Ukraine sau cuộc cách mạng vừa rồi. Tây phương đang phải đối đầu với các khó khăn của chính họ, nhất là ở các thành viên mới. Họ không đủ sức để cưu mang thêm một gánh nặng khác. Nếu Nga không tấn công Crimea, chắc chắn Mỹ và châu Âu không nhảy vào giúp Ukraine một cách nhiệt tình và tận tình như vậy. Hai, hành động hiếu chiến thô bạo của Nga làm cho dân chúng Ukraine trở thành đoàn kết hơn, yêu nước hơn và sẵn sàng chống trả Nga một cách mãnh liệt hơn. Quan sát dân tình ở Ukraine hiện nay, 
Chrystia Freeland cho là Nga đã thực sự thua trận.

Tất cả những điều ấy chắc chắn Putin và nhóm cố vấn của ông đều biết rõ. Ngay cả những người bình thường nhất cũng biết rõ. Vậy mà ông vẫn quyết định chiếm Crimea và có vẻ như sẽ đánh chiếm cả Ukraine. Tại sao?

Lý do đầu tiên có lẽ do Putin quá tự tin.
Ông nghĩ là Mỹ sẽ không dám phản ứng gì cả. Một phần, vì Mỹ đã quá mệt mỏi với hai cuộc chiến tranh ở Iraq và ở Afghanistan, hơn nữa, họ phải tập trung đối đầu với Trung Quốc ở châu Á. Phần khác, ông cho là hầu hết các quốc gia Âu châu, những đồng minh thân cận nhất của Mỹ hiện nay, đều lệ thuộc vào nguồn dầu khí của Nga, lại có nhiều liên hệ kinh tế với Nga: Tất cả những nước ấy, vì quyền lợi của mình, không thể mạnh tay với Nga được. Khi Châu Âu khoanh tay, một mình Mỹ cũng chẳng làm gì được. Chính sách của Mỹ, ít nhất là dưới thời Obama, thường rất cẩn thận, tránh né mọi rủi ro; khi cần, họ chỉ lãnh đạo từ phía sau. Nếu châu Âu không đóng vai tiên phong, Putin tin là Mỹ cũng sẽ chỉ đánh võ mồm mà thôi. Mà 
kiểu đánh ấy thì ông chả ngán chút nào cả.

Lý do thứ hai, quan trọng hơn, là cách suy nghĩ và cách 
hành xử của Putin hoàn toàn khác với Tây phương. Khác đến độ bà Madeleine Albright, cựu ngoại trưởng Mỹ, cho là Putin bị hoang tưởng; phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho những lời lẽ của Putin về các âm mưu của Tây phương tại Ukraine là những sự hư cấu đáng giật mình nhất kể từ Dostoyevsky.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho Nga hành xử như những kẻ sống trong thế kỷ 20 hoặc thế kỷ 19! Thủ tướng Đức Angela Merkel, trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Obama mới đây, cũng đồng ý như thế khi cho dường như Putin đang sống ở một thế giới khác

Nhưng khác như thế nào? Khác ở ba điểm chính:
Một, sẵn sàng dùng bạo lực để giải quyết mọi vấn đề; hai, sẵn sàng hy sinh tất cả, kể cả sự khủng hoảng của kinh tế và sự cùng khổ của dân chúng để đạt được điều mình muốn. Nhưng sự khác biệt lớn nhất là sự nghi ngờ và căm thù đối với Mỹ và Tây phương. Putin thường nói là việc để cho chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, từ đó, làm tan rã khối Liên bang Xô viết trước đây là một sai lầm lớn nhất trong lịch sử nước Nga. Ông tự đặt cho mình sứ mạng là phục hồi lại đế quốc Nga bằng cách thu phục lại, và nếu cần, xâm chiếm các quốc gia láng giềng vốn thuộc Liên bang Xô viết trước đây. Trên con đường thực hiện giấc mộng ấy, ông xem cản trở chính là tham vọng bành trướng của Mỹ và châu Âu. Mỗi lần Liên hiệp Âu châu thu nạp một thành viên mới là một lần Putin giật mình căm hận. Ông không nhìn đó như một sự phát triển đáng mừng của lịch sử về hướng dân chủ hóa mà lại xem đó như một sự đe dọa. Trước những đe dọa ấy, ông phản ứng một cách quyết liệt, bất chấp những hậu quả về kinh tế, chính trị hay xã hội.

Tuy nhiên, ông lại quên thời thế đã đổi khác. Sự liều lĩnh của ông chỉ mang lại tai họa cho nước Nga.

Trước mắt, tai họa đầu tiên đến từ một yếu tố có lẽ Putin không nghĩ đến khi quyết định tung quân đánh chiếm Crimea: Khác với cuộc xâm chiếm Hungary vào năm 1956 và Czechoslovakia năm 1968, nước Nga hiện nay có một yếu tố mới có ảnh hưởng nhanh chóng và sâu sắc đến các quan hệ quốc tế: thị trường chứng khoán. Ngay ngày đầu tiên khi binh lính Nga xuất hiện trên đất Crimea, chỉ số thị trường chứng khoán bị rớt hơn 12%, làm bay mất 60 tỉ Mỹ kim và tỉ giá đồng rúp bị giảm đến mức kỷ lục.

Về lâu về dài, ngay cả khi chiếm được Crimea hoặc ngay cả toàn lãnh thổ Ukraine, nước Nga cũng sẽ phải chịu đựng những gánh nặng kinh tế hầu như vượt ngoài khả năng của họ. Hiện nay, Nga vẫn còn đang phải còng lưng ra tài trợ cho Abkhazia và South Ossetia họ chiếm được từ Georgia, và Transnistria từ Moldova. Ukraine, với những nợ nần và tham nhũng hiện nay, nếu lọt vào tay Nga, cũng sẽ trở thành một gánh nặng khủng khiếp. Đó là chưa kể Nga sẽ phải đối diện với các cuộc chống đối bằng vũ trang, dưới hình thức 
du kích hoặc khủng bố, của người Ukraine và đặc biệt, người Tatars.

Trong một bài viết mới đăng trên tờ The Washington Post, Henry A. Kissinger, cựu Ngoại trưởng Mỹ thời Nixon, có nêu lên một vấn đề hay: Một chính sách được kiểm tra không phải ở chỗ nó bắt đầu như thế nào mà ở chỗ nó kết thúc như thế nào.

Nhưng trong khi chờ cuộc 
xâm lược ấy kết thúc, không ai được quên bài học lần này: Cách suy nghĩ và hành xử của Putin hiện nay không khác gì mấy so với các nhà độc tài cộng sản trước đây. Thay tên đổi họ, ông vẫn không giấu được dòng máu của Stalin trong huyết quản.



mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 9 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.185 seconds.