Người gởi |
Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
|
Gởi ngày: 01/Jan/2020 lúc 8:41am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
|
Gởi ngày: 04/Jan/2020 lúc 12:38pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
|
Gởi ngày: 07/Jan/2020 lúc 9:14am |
Điệu Nhảy Đầu Tiên
Chị
ngồi ngắm đứa con gái trong áo cưới cô dâu trắng tinh khôi. Cô dâu và
chú rể đang đi từng bàn thăm hỏi nhóm bạn bè trẻ trong tiệc cưới của hai
đứa. Mỗi bàn chúng nó dừng lại là không khí bùng lên náo nhiệt, kẻ đưa
ly mời rượu, kẻ đứng lên nói vài câu trêu chọc đôi tân lang và lúc nào
cũng kết thúc với cảnh chú rể hôn cô dâu để chụp hình. Chị mỉm cười âu
yếm theo từng bước đi của con, có lúc nó nhí nhảnh chụp hình với nhỏ bạn
thân bằng iPhone, lúc lại nhăn mặt khi bị ép uống rượu, hoặc khi dừng
lại, nhăn nhó một cách nhõng nhẽo vì đôi giầy cao gót làm nó đau chân,
thế là chú rể lại vỗ về, lấy miếng giấy Kleenex lau bớt mồ hôi trên
khuôn mặt đã khá mệt mỏi của cô dâu…
Thời gian trôi mau quá. Mới đây mà đã hai mươi lăm năm. Và cuốn phim
gia đình bắt đầu quay chậm lại trong trí nhớ của chị. Nó là đứa con gái
đầu tiên và duy nhất của vợ chồng chị. Lúc mang thai, chị không mong ước
con trai hay con gái vì nghĩ rằng con nào cũng do mình mang nặng đẻ
đau, mình cũng sẽ thấy nó đẹp nhất và yêu thương nó suốt cuộc đời. Hôm
chị thấy dấu hiệu đau bụng, vì đã có kinh nghiệm từ mấy bà chị và đọc
trên sách báo nên chị rất bình tĩnh, chờ thêm đau dồn dập mới gọi chồng ở
chỗ làm về, vậy mà tới bệnh viện còn phải đi bộ ngoài hành lang hơn nửa
tiếng nó mới chịu ra đời, nhưng rất êm ái, nhẹ nhàng, không làm chị khổ
sở đau đớn chút nào cả, thật đúng là con gái biết thương mẹ.
Ðứa con gái là niềm hạnh phúc của vợ chồng chị, đi đâu cũng chỉ mong
sớm về nhà chơi với con, cảm giác nựng nịu ẵm bồng con của thuở mới được
làm bố làm mẹ thật là một cảm giác tuyệt vời mà Thượng Ðế đã ban tặng
cho các bậc làm cha mẹ. Cũng như những người khác, anh chị chụp hình con
mỗi tháng, ghi lại những phút giây biến đổi trong sự phát triển hàng
ngày của con, khi biết lật, biết ăn bột, lúc mọc răng, cho đến lúc biết
ngồi, và chập chững những bước đi đầu tiên trong ngày thôi nôi.
Ngày đầu tiên con đến trường cũng làm chị hồi hộp và sung sướng nhiều
lắm. Chiếc xe School Bus màu vàng vừa xuất hiện là con bé hớn hở bước
lên, còn chị ở lại vệ đường nhìn theo với đủ cảm xúc lẫn lộn, vui cũng
có mà lo âu thì nhiều hơn. Rồi thì các năm học trôi qua, anh chị đồng
hành với con gái trong suốt chặng đường làm học sinh. Những buổi tối chị
kèm bài vở giúp con làm homework, những ngày hè anh đưa con bé đi học
bơi, học múa ballet, học vẽ. Chị dạy con làm những tấm thiệp Giáng Sinh
tặng thầy cô giáo, đi theo con gái trong những chuyến fieldtrip ngoại
khóa, và mùa Hè luôn là thời gian mà cả gia đình mong đợi để được đi
nghỉ hè cùng nhau, rời xa thành phố bỏ lại những bận rộn thường ngày,
bay qua Mỹ thăm bà con họ hàng và nghỉ ngơi.
Mới đó mà nó cũng đã qua thời trung học, và tới những năm đại học,
cũng là lúc anh chị thấy tuổi tác của mình bước vào thời kỳ “gió heo may
lại về”, những thay đổi tâm sinh lý ở cái tuổi không còn trẻ nữa, mà
bắt đầu chấp nhận thực tế bước vào tuổi già của đời người.
Cuốn phim của gia đình chị, cũng như những gia đình khác, có lúc
thăng lúc trầm, có những phút giây hạnh phúc ngọt ngào, và cũng có cả
những đoạn phim buồn, u ám. Nhưng đoạn phim buồn của chị làm chị đớn đau
và tổn thương trái tim vốn nhạy cảm và rất yếu đuối của chị.
Cách đây gần một năm, anh lỡ có một mối quan hệ ngắn ngủi với một phụ
nữ khác trong thành phố này. Chị vẫn luôn là người vợ yêu thương, tôn
trọng và tin tưởng tuyệt đối nơi anh, nên chị chẳng hay biết gì về mối
quan hệ đó cho đến khi anh tự thấy lương tâm ray rứt, chấm dứt mối quan
hệ với người phụ nữ, và thú thật với chị tất cả.
Chị đã rất bất ngờ, và khóc suốt mấy ngày trời vì cho rằng anh đã xúc
phạm tình yêu của chị, làm tan vỡ niềm tin chị dành cho anh bấy lâu
nay. Ðứa con gái lúc đầu cũng giận bố, nhưng sau chính nó cũng khuyên
chị hãy quên đi lỗi lầm của anh, nó còn ví von như người đi trên con
đường, phải biết bước qua những cỏ dại, gai góc để thưởng thức những
bông hoa tươi đẹp rực rỡ, như vậy cuộc đời sẽ thanh thản hơn, nhẹ nhàng
hơn.
Nó còn nhắc lại chuyện vợ chồng cựu Tổng thống Clinton, khi họ đang
suy sụp tinh thần vì Ngài tổng thống lỡ dại say nắng một cô thực tập
sinh trẻ đẹp trong Tòa Bạch Ốc, những người bạn thân của họ đã nói rằng,
cuộc hôn nhân bền vững là cuộc hôn nhân phải trải qua sóng gió, hãy đạp
lên sóng gió mà vươn lên!
Lúc đó nó đang chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa hôn nhân, nên chị không
muốn phân tích cho nó cảm giác bị phản bội, cảm giác khi người đàn ông
mình yêu thương lại đi chia sẻ tình yêu cho người khác. Chị nói với con,
hãy cho chị một thời gian nghỉ ngơi, suy nghĩ lại về đời sống gia đình
sau gần ba mươi năm vun đắp dựng xây. Chị cần thời gian để quên và tha
thứ, dù hàng ngày vẫn đọc kinh Lạy Cha, nhớ lời Kinh Hòa Bình, nhưng
trái tim chị có lý lẽ riêng của nó, khi nó còn thổn thức đập những nhịp
buồn đau nhức nhối, chị chưa thể nào quên …
Anh đưa chị ly nước làm chị dứt ra khỏi “cuốn phim” trong tâm trí mình:
– Em mệt hay sao mà không ăn thêm thức ăn? Món Cua xào gừng em thích nhất đó!
Chị nhìn anh, nói lời cám ơn. Trên sân khấu, lời chàng MC trẻ vang
lên, nhắc mọi người im lặng cho giây phút thật đặc biệt, đôi tân hôn sẽ
nhảy với nhau điệu nhảy đầu tiên của đêm nay, cũng như điệu nhảy đầu
tiên của đời sống vợ chồng.
Ðèn được tắt hết, chỉ chừa ngọn đèn mờ ấm áp, cô dâu chú rể dìu nhau
ra sàn nhảy. Những nốt nhạc dạo đầu tiên ngân lên đã làm chị run rẩy,
tim đập dồn dập, vì đó bài hát rất quen thuộc của chị, hay nói đúng hơn
là của hai vợ chồng chị khi còn trẻ, bài hát You’re My Everything qua
tiếng hát say đắm, mê hoặc của Santa Esmeralda:
You’re my everything
the sun that shines above you
makes the bluebirds sing
the stars that twinkle way up in the sky
tell me I’m in love…
Thuở còn là sinh viên ở Sài Gòn, đầu thập niên 80s, những bài nhạc
tình ngoại quốc đã được các sinh viên, giới trẻ đón nhận nồng nhiệt. Lúc
ấy, không phải ai cũng có máy c***ette để nghe nhạc, lại càng không dễ
tìm được những băng nhạc ngoại. Mọi người truyền tay nhau những băng
nhạc thâu lại hiếm hoi của ai đó, rồi chép ra giấy, và hàng tuần chờ đợi
được nghe trên đài radio vào mỗi sáng Chủ Nhật. Ðó là những năm tháng
anh chị đang yêu nhau, hẹn hò. Hễ nghe quán café nào có nhạc ngoại quốc
hay là anh đưa chị đến. Anh vốn giỏi ngoại ngữ, rồi bằng cách này cách
khác, đã sưu tập được những bài hát chị yêu thích, nắn nót viết vào tập
nhạc để làm vừa lòng người yêu. Nào Yesterday Once More của Carpenters,
Hello (Lionel Richie), How Can I Tell Her (Lobo), Careless Whisper
(George Michael), Beautiful Sunday (Daniel Boone), và đặc biệt là bài
You’re My Everything mà chị đã từng thuộc từng chữ, từng lời.
Thời cuộc đẩy đưa, khi chưa tốt nghiệp, anh và chị xa nhau vì đi vượt
biên ở hai thời điểm khác nhau và đến hai trại tỵ nạn khác nhau, rồi
chị đến Australia, anh qua Canada, phải hơn hai năm sau mới bắt lại liên
lạc. Trong khi chờ đợi thủ tục diện fiancé để bay qua Canada đoàn tụ
với anh, cứ mỗi cuối tuần anh lại ca cho chị nghe qua phone, You’re My
Everything, ru chị vào những giấc mộng nồng nàn, lâng lâng niềm cảm xúc
nhớ thương và hạnh phúc.
Khi anh vừa ra trường ngành Kỹ Sư Hóa Chất thì cũng là lúc đón chị
qua, và trong đám cưới tại thành phố Edmonton, bài hát You’re My
Everything là bài nhạc mở màn của điệu nhảy đầu tiên của anh chị.
Chị nhớ cách đây mấy tháng, từ lúc chị giận anh, con gái vẫn vào
phòng ngủ chung với chị, một hôm nó hỏi chị có thích những bài hát tiếng
Anh nào không. Chị đã hào hứng kể cho nó nghe về thuở sinh viên sôi nổi
và những bài hát từng làm chị say mê. Hai mẹ con lên Youtube nghe lại
những bài hát đó, bài nào cũng gây cho chị cảm xúc bồng bềnh, tê dại,
ngọt ngào êm ái như dòng suối, đưa chị trở về những ngày tươi mát ngày
nào.
Riêng bài You’re My Everything, chị kể chi tiết hơn, vì lời nhạc lãng
mạn, ấm áp, điệu nhạc chất chứa ân tình và giọng ca đầy huyền hoặc của
nam ca sĩ, khiến bất cứ trái tim nào đang yêu cũng phải rung động thổn
thức. Con gái rất thú vị khi biết đó là bài hát First Dance trong đám
cưới của ba mẹ nó. Nó nghe thêm một vài lần và thú nhận cũng đã yêu
thích bài hát này. Tuần trước, lúc chị dẫn nó đi thử áo cưới, nó có úp
mở sẽ có chút bất ngờ cho chị trong ngày cưới của nó, nhưng chị vẫn
không tin sự bất ngờ quá lớn lao như vậy, nó đã chọn lại bài hát của ba
mẹ cho ngày vui trọng đại của nó!
Nước mắt chị trào dâng, chị quay qua nhìn anh cũng vừa lúc anh đang
nhìn chị, đôi mắt anh cũng ngân ngấn nước. Theo phản xạ tự nhiên đầy cảm
xúc, chị tìm bàn tay anh. Anh vội vã nắm chặt bàn tay chị, run run, kéo
chị đứng lên bước ra sàn nhảy. Ðiệu nhạc vẫn trầm bổng, dìu dặt, chị
ngả vào vai anh trong khi anh đưa vòng tay xuống dưới phía eo chị, ghì
chặt, đưa chị những bước nhẹ nhàng. Hơi thở của anh tỏa ra mùi đàn ông
quen thuộc, chị nghe thấy tim anh đập những nhịp rộn ràng như thuở còn
sinh viên khi anh mới tỏ tình với chị. Chị thấy mình nhỏ bé trong vòng
tay anh, phiêu du theo lời nhạc mà anh đang thì thầm bên tai chị:
When I hold you tight
There’s nothing that can harm you
In the lonely night
I’ll come to you and keep you safe and warm
It’s so strong – My love…
Cô dâu chú rể nhảy chầm chậm sát về phía anh chị lúc nào không hay.
Con gái thì thầm điều gì đó với chồng rồi cúi xuống che những giọt nước
mắt đang lăn dài trên khuôn mặt xinh đẹp. Trong cả khán phòng mấy trăm
người, chỉ có nó và anh chị mới hiểu được ý nghĩa của những giọt nước
mắt đó. Chị biết, “cuốn phim” của gia đình chị sẽ vẫn tiếp tục, những
tháng năm sắp tới sẽ đón chào những đứa cháu ngoại, sẽ có hai ông bà
cùng vui đùa quấn quýt với các cháu nhỏ, tiếp tục chia sẻ những vui buồn
đời sống, rồi nắm tay nhau đi hết những tháng ngày hoàng hôn của cuộc
đời.
Kim Loan
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
IP Logged |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
|
Gởi ngày: 16/Jan/2020 lúc 9:26am |
RỒI TẾT LẠI ĐẾN
Thấy có nắng, Vinh trải cái nóp lên trên băng ghế
ngồi lái tàu, để phơi cho khô. Sương xuống suốt đêm hôm qua, thấm
vào cọng bàng dệt nóp, ướt đẫm cả mảng lớn, thành màu thâm nâu nâu.
Người lớn lên với đời sống không thiếu thốn phương tiện hay chỉ ở
tỉnh thành, đô thị, rất hiếm dịp biết qua cái “nóp” và cỏ “bàng”.
Bàng là loại cỏ cao hơn cả mét, chỉ có ở miền Tây, mọc nơi đất ngập
nước phèn chua, nhiễm mặn như vùng Nhà Bàng – Thất Sơn, Cà Mau, Hà
Tiên... Trái lại, cỏ Lác (người miền Bắc gọi là Cói) mọc khắp Bắc,
Trung, Nam; từ vùng sông Hồng, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, xuống
Đồng Tháp Mười ở miền Nam. Sợi Lác bán có giá hơn cỏ Bàng, thường
dùng dệt chiếu.
Dân miền Tây, đồng bằng sông Cửu Long, lấy cỏ bàng đập dẹp phơi khô,
đan thành những vật dụng như túi xách, đệm… Tấm đệm có hình vuông,
mỗi cạnh 1,7 mét. Đệm bàng rẻ tiền, nhưng có đặc điểm dai mềm hơn
manh chiếu lác, thường dùng cho công việc tạp nhạp ngoài đồng áng.
Chừa ba tấc, gắp phần đệm còn lại làm đôi, rồi may kín hai đầu, để
trống một cạnh dài, tấm đệm bây giờ trông giống cái bao thư lớn, gọi
là cái “nóp”. Sau khi chui vào nóp nằm, người ta tự kéo mép dư chèn
xuống lưng, thành cái túi ngủ kín cả bốn phía, muỗi không chui vô
được và kim của chúng nó không thể nào đâm thủng lớp đệm bằng cỏ
bàng. Chưa quen ngủ trong nóp, cảm thấy bị ngộp hơi. Tuy vậy, một
lúc sau rồi quen, hơi thở dễ chịu hơn. Nóp “hai đệm” được dệt rộng
hơn, chừa mép bằng chiều ngang; để khi chèn mép vào hết bên dưới
lưng, người ta được nằm trên hai lớp đệm, cảm thấy êm và ấm lưng
hơn.
Còn có loại “nóp đôi”, cho hai người ngủ chung. Thường thì, chỉ có
vợ chồng mới chịu hao tốn hay chịu khó quảy theo cái nóp cồng kềnh
gắp đôi và chịu ngủ chung đụng với nhau. Hai người ngủ chung “nóp
đôi” mà loại “hai đệm”, có cái thú vị riêng, nhưng cần khéo léo hơn;
cả hai phải đồng lòng, nương chìu nhau, cùng lăn, cùng trở,… mới
luồn trọn vẹn phần mép nóp vào bên dưới lưng cho cả hai. Cho dù nằm
dưới mái lá trống bốn bề hay giữa trời đầy sao, bên trong nóp vẫn
thấy kín bưng; một thế giới riêng tư của cả hai…
Nóp là mùng và là chiếu, cũng là lều của đồng bào miền Tây, của dân
nghèo; được dùng từ trên đất bờ, ruộng đồng, xuống ghe thuyền lênh
đênh theo dòng sông, con rạch. Có hơn cả trăm năm, nóp đã là bạn
đồng hành không thể thiếu của người dân vùng đồng bằng sông Cửu
Long, nhất là những nơi hoang dã nhiều muỗi, mòng, rắn, rết,… nơi
người dân không khả năng mua sắm mùng, hay vì sinh kế khổ cực phải
nay đây-mai đó, ngủ lây lất chốn hoang dã với màn trời-chiếu đất,…
Thường thì Vinh chỉ cần nằm trên băng ghế, trùm qua cái mền là ngủ
được. Thế nhưng, khởi từ đêm 28 Tết, chẳng biết chúng nó âm mưu và
tụ tập nhau từ lúc nào, muỗi cả đám cả đàn, kéo về khu bến tàu này.
Mấy đêm nay muỗi nhiều quá, chúng tìm mọi kẻ hở và các chỗ da thịt
sát với mền để châm chích, nên Vinh phải chui vào nóp mà ngủ. Từ lúc
trời mới chạng vạng, muỗi đã túa ra, vi veo inh ỏi gọi nhau bay đi
kiếm ăn. Muỗi nơi đây thô kệch, chớ không thanh nhã, mềm yếu, ẻo lả…
như muỗi tỉnh thành, muỗi Sài Gòn; đã thế, chúng nó lại rất hung
hăng, tàn bạo như loài quỉ đỏ khát máu.
Vũ cũng thức rồi, leo lên đứng bên trên hầm máy, ló người qua mui
tàu, đốt thuốc hút, nhìn quanh quẩn một lúc:
- Ê, vắng quá há mậy!
Vinh ngó lòng vòng từ trên bến tàu xuống dòng sông, rồi lừng khừng
nói theo bạn mình:
- Ừ,… vắng thiệt…!
Bến tàu vắng lặng thật!
Không chuyến đi, không chuyến về, như thường ngày. Thường ngày, bến
tàu ồn ào gần như suốt cả ngày đêm: tiếng máy tàu, tiếng người,
tiếng hàng chuyển lên nhà máy, tiếng thùng không kéo xuống,… Trưa
hôm qua, chuyến chở hàng về của ghe chú Tài là chuyến cuối cùng
trong năm. Sau đó, các quan thầy cùng nhân viên bắt đầu rỗi rãi,
thảnh thơi ăn nhậu “Tất Niên”, tà tà cho hết ngày 30. Ngày Tết, văn
phòng, công ty đóng cửa nghỉ Tết. Ghe chở hàng cũng nghỉ Tết. Nhân
dịp này, ghe tàu chở hàng chạy về quê nhà hay bến quen của mình, để
đón Giao Thừa, ăn Tết với thân quyến, bạn bè. Mấy chiếc từ xa xuống
đây làm ăn, như ghe của Vũ, thì nằm lại bên bến của công ty. Hai đứa
lẩn quẩn ở đây để coi chừng ghe; để lắm lúc bâng khuâng, nghe lòng
mình bùi ngùi: xuân này vắng nhà!
Chiều 30, chợ tan sớm. Mấy chiếc xuồng con con lấp lửng mặt nước,
chở dưa hấu, chở mấy chậu hoa cúc, hoa vạn thọ,… các thứ bán không
hết về nhà. Trời về chiều u buồn, càng buồn thảm hơn cho cảnh buôn
bán ế ẩm…
Đêm hôm qua, đêm Giao Thừa trong âm thầm, vắng lặng; không tiếng
pháo đón mừng Xuân sang, như những ngày Xuân trước đây, trước Tết
Mậu Thân.
Tết Mậu Thân, năm 1968, cộng sản xua quân tấn công miền Nam, gieo
tang tóc khắp nơi nơi, nhất là thảm sát vô cùng man rợ ở Huế. Bây
giờ, cộng sản chiếm được miền Nam, nhưng không bao giờ chiếm được
lòng người. Thừa biết lòng dân căm thù cộng sản, cho nên chúng nó cứ
nơm nớp sợ hãi mọi người và mọi thứ chung quanh, sợ cả tiếng pháo
nổ.
Rồi Tết lại đến!
Sáng nay, ngày Đầu Năm, không mấy ai muốn nhóm chợ. Nãy giờ, lèo tèo
vài chiếc xuồng chèo ra hướng chợ, nhưng không thấy chở theo hàng
hóa để bán buôn chi cả, chắc người ta chỉ đi đâu đó.
Sông nước tĩnh lặng. Nước vào đầy sông. Dòng sông lững lờ, ngừng
trôi chảy, trông như mặt hồ, như dòng sông Hương của Huế.
“Hò lơ ơ ơ ..... con sông dùng dằng, con
sông chảy,
Sông chảy vào lòng,… ơ… ơ…
Hò ơ… Sông chảy vào lòng, nên Huế rất sâu… ơ… hò…”
Con sông dùng dằng. Người muốn rời Huế, dùng dằng không đi được!
Sông chảy vào lòng sông như sông chảy vào lòng người. Mà lòng người
Huế thì rất sâu, rất đậm trong vui buồn, trong nhung nhớ, trong yêu
thương!
Để rồi, từ sau Tết năm Mậu Thân, ở Huế, câu hò còn làm người ta liên
tưởng: còn xác người bị thảm sát mà chưa được vớt lên, làm cho con
sông dùng dằng, quyến luyến, không muốn chảy qua? Linh hồn người
chết oan, chết thảm hồi Tết năm 68 chưa siêu thoát được, làm cho
dòng nước khi chảy qua đó, bỗng tiếc thương, ngại ngùng, không muốn
trôi?!
Sông Hương có hai nhánh sông, thường gọi là Tả Trạch và Hữu Trạch,
nhập vào nhau phía trước lăng vua Minh Mạng, chỗ có bến đò Tuần. Nơi
hai nhánh sông Hương gặp nhau, lưu lượng hợp lại làm cho dòng nước
chảy mạnh hơn, lượn theo hướng tây-nam lên đông-bắc. Thế nhưng, chưa
được bao xa, thì khúc sông gần chùa Linh Mụ gặp đồi Hà Khê ngăn
chận. Bị ngăn chận, con sông đổi hướng, quanh sang phía tây-đông.
Cũng vì đồi Hà Khê chận dòng nước, đoạn sông này không còn chảy mạnh
như trước. Nhưng qua khỏi Hà Khê thì sông Hương lại rộng hẳn ra, gần
gấp đôi, đủ chứa hết lượng nước qua khỏi khúc quanh Hà Khê mà tràn
vào. Do sức chứa của khúc sông rộng, làm cho nước chảy chậm lại hơn.
Rồi dòng nước lại gặp cồn Giả Viên; bị ngăn thêm một lần nữa: dòng
nước càng chậm, êm ả. Khi sông Hương chảy ngang trước thành Huế,
sông chảy lờ đờ. Đã thế, dòng nước lại còn phải đụng nhằm Cồn Hến,
nước sông dồn ứ lại. Thành ra, đoạn sông Hương ở cầu Trường Tiền,
nước chảy chậm lắm, gần như không nhìn thấy, cứ tưởng là dòng sông
đứng yên một chỗ, trông giống cái hồ lớn rộng, thật yên bình...
Qua khỏi cồn Hến, sông Hương lại quanh quặt về hướng tây-bắc, hai
nhánh sông Hương nhập lại. Vùng đất nơi đây là đất bồi, rất tốt, gọi
là Bãi Dâu.
Bãi Dâu, Gia Hội là hai địa danh có nhiều hầm hố chôn người tập thể
nhất.
Riêng Bãi Dâu, đã bị quân cộng sản biến thành bãi tha ma; hàng trăm
người bị bọn cờ đỏ, băng đỏ tàn sát, bị chôn sống ở đó. Thảm sát ở
Bãi Dâu, tội ác của cộng sản, ghi khắc muôn đời trong những trang
lịch sử tang thương, trong lòng người,… trong cả lời ca “Hát Trên
Những Xác Người” của Trịnh Công Sơn:
“Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác
người.
Tôi đã thấy, tôi đã thấy, những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em.”
Phản bội hiệp ước đình chiến Tết Mậu Thân, quân cộng sản tấn công
nhiều thành phố và địa phương trên miền Nam Việt Nam - trong đó có
Sài Gòn và Huế.
Huế bị tang thương nhất!
Đêm Mồng Một Tết Mậu Thân 1968, cộng quân tràn vào thành phố Huế và
chiếm đóng suốt 25 ngày đêm; chúng đã biến Huế thành địa ngục trần
gian. Bọn nằm vùng cùng những tên đi theo cộng sản trở lại Huế, có
nhiều cơ hội, có nhiều thời gian, để lùng bắt và giết tất cả những
người, những gia đình mà chúng nó không ưa thích hay cho là thù địch
của đảng.
Chỉ một đoạn ngắn trong Hồi Ký “Giải Khăn Sô Cho Huế” của Nhã Ca,
người ta đã đủ phải kinh khiếp trước cái dã man của những kẻ xưng
danh là “giải phóng” tàn sát đồng bào mình:
“Chính trong thế hệ chúng ta đây, đã có Đoan, một cô bạn học cùng
lớp với tôi ngày nào, đang ngồi trên ghế đại học ở Sàigòn, bỗng về
Huế, đeo băng đỏ nơi tay, dát súng lục bên hong, hăng hái đi lùng
người này, bắt người khác, để trở thành một nữ hung thần trên cơn
hấp hối của Huế.
Chính trong thế hệ chúng ta đây, đã có Đắc một sinh viên trẻ trung,
hăng hái. Thời trước Đắc làm thơ, Đắc tranh đấu, rồi bỏ ra khu. Để
rồi trở lại Huế lập những phiên tòa nhân dân, kêu án tử hình hàng
loạt người, rồi đích tay đào một cái hố, bắt một bạn học cũ có xích
mích từ trước ra đứng bên hố, để xử tử. Cậu bạn của Đắc, tên Mậu Tý,
dơ cái băng đỏ dấu hiệu giải phóng quân lên cao, lạy van Đắc :
- Em lạy anh. Bây giờ em theo các anh rồi mà. Em có mang băng đỏ rồi
mà. Cách mạng muôn năm... Hồ chủ tịch muôn năm.
Nhưng mặc Mậu Tý năn nỉ, hoan hô, Đắc vẫn nhất định nổ súng vào
người bạn nhỏ….”
Tên Đoan mà Nhã Ca nhắc đến, chính là Nguyễn Thị Đoan Trinh. Trinh
là con gái của Nguyễn Đóa, là sinh viên Dược-Sài Gòn, về Huế ăn Tết.
Còn tên Đắc, chính là Nguyễn Đắc Xuân. Xuân là sinh viên Sư Phạm,
theo quân cộng sản. Tết Mậu Thân, trở về Huế, chỉ huy các cái như:
Lực lượng Học sinh, Sinh viên Giải phóng Huế… Đồng thời, Xuân cùng
với Hoàng Phủ Ngọc Phan chỉ huy các Đoàn Thanh niên Võ trang An ninh
Bảo vệ Khu phố (các Đội Tự vệ Thành). Lực lượng man rợ này đã gieo
tang tóc kinh hoàng cho dân Huế trong hơn ba tuần lễ chúng chiếm
thành phố Huế. Xuân và Phan còn dự phần xét xử trong cái gọi là “Tòa
án Nhân dân” do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ tọa và quân “giãi phóng” đã
kết án tử hình hàng trăm người dân Huế…
Sau Tết Mậu Thân, đến khoảng rằm tháng Giêng, tình hình ở Sài Gòn và
hầu hết các thành phố khác ở miền Nam bắt đầu có phần ổn định hơn.
Tổng nha Thanh niên kêu gọi tham gia cứu trợ đồng bào Huế, chủ yếu
là giúp tìm xác trong các hố hầm chôn người tập thể của quân cộng
sản. Lúc đó, thành phố Huế nhiều nơi vẫn còn bị cộng sản chiếm giữ,
chưa thật sự an ninh. Đến cuối tháng Giêng, tình hình Huế an ninh
hơn, chương trình cứu trợ được xúc tiến.
Vì hoàn cảnh dân chúng ở Huế, mới vừa thoát khỏi thảm nạn cộng sản,
thiếu hụt mọi bề, nhất là thực phẩm… địa phương chỉ lo cho đoàn cứu
trợ có nơi trú ngụ tạm thời, chính phủ giúp phương tiện di chuyển.
Thiện nguyện viên phải tự mang theo gạo, mì khô, đồ hộp…. Mỗi người
mang theo hai ba-lô, đeo sau lưng và cả trước ngực; gồm lương thực,
vật dụng cá nhân cho mình trong hai tuần.
Máy bay C130 chở 100 người tình nguyện đáp xuống phi trường Phú Bài,
thì có đoàn xe GMC chở vào thành phố Huế, đưa tất cả về ở Câu lạc bộ
Thể thao Huế (Cercle Sportif de Huế), gần chợ Đông Ba. Bên Tả ngạn
sông Hương, ở vườn Bông cửa Thượng Tứ nhìn qua bên kia sông thấy
hình Câu lạc bộ này vươn ra sông, người Huế hay nói: “bên Xẹc
(cercle) Hữu ngạn”. “Xẹc” là câu lạc bộ chuyên về các môn thể thao
dưới nước, nên được xây cất sát bờ sông Hương.
Ai ơi có nhớ, nhớ về xứ Huế.
Đây quê hương: núi Ngự, sông Hương,
Sóng lưu tình đôi bờ thương nhớ,
Cầu Trường Tiền: lắm nhịp yêu thương.
Huế: núi Ngự, sông Hương, áo tím Đồng Khánh cùng tà áo dài trắng
thướt tha, giờ tan trường trên trên các nhịp cầu Trường Tiền… Huế đã
đi vào thơ văn, đã làm xao xuyến lòng người. Nét đẹp, hồn thơ của
Huế còn mãi đó với thời gian.
Huế: duyên dáng, yêu kiều, ngẩn ngơ, mộng mơ,… thơ thẩn người đi,
chân bước không đành.
Một tiếng dạ! Huế ơi, lòng xao xuyến
Tà áo dài tha thướt ướt hoàng hôn.
Mùa Xuân miền Trung năm này lạnh. Mỗi người được một cái mền mới,
tuy làm bằng giấy, của quân đội Mỹ, cũng đủ ấm và bền đến cả tháng.
Sau khi được các giới chức có trách nhiệm đến thăm chào, tiếp nhận
và thuyết tình tổng quát về tình hình ở địa phương, mỗi người được
cấp cho bảng tên đeo trên ngực “Đoàn Cứu Trợ- Tổng Nha Thanh Niên”
và chính thức nhận việc.
Đây, Huế!
Huế bây giờ hãy còn đầy thê lương, tang tóc… trong hơi thở, trong
ánh mắt của mọi người.
Đây, cầu Trường Tiền!
Cầu Trường Tiền bây giờ nằm gãy gục xuống dòng sông Hương, như thi
thể những nạn nhân cong vẹo trong các hố chôn người của cộng sản.
Chúng nó đã nhẫn tâm tàn sát dân lành một cách vô cùng man rợ và còn
giật sập cầu Trường Tiền. Cầu Trường Tiền là phương tiện lưu thông
giữa hai miền tả ngạn và hữu ngạn sông Hương, đoạn chảy ngang thành
phố Huế. Cầu Trường Tiền còn là biểu tượng thân yêu của Huế. Sau
thảm sát Tết Mậu Thân 68, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã khóc thương cho
Huế qua bài "Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy":
“Tình người về giữa đêm xuân chưa dứt cuộc
vui
Giặc đã qua đây gây cảnh nổi trôi.
Cầu thân ái đêm nay gãy một nhịp rồi
Nón lá sầu khóc điệu Nam Ai tiếc thương lời vắn dài
Vì sao không thương mến nhau còn gây khổ đau làm lỡ nhịp cầu
Mối thù chờ sang ngày nào nối lại nhịp cầu rửa hờn cho nhau”.
Lúc này, Công binh của quân lực miền Nam đã bắt hai cây cầu tạm. Tuy
chỉ một lối đi bộ hẹp trên mỗi chiều, nhưng giúp nối liền hai bên bờ
sông Hương.
Qua bên kia bờ sông Hương, qua cầu Đông Ba, khỏi ngã ba Nguyễn Du,
đoàn Cứu Trợ qua thêm hai ngã ba đường lớn, bên phải gặp Trường
Trung học Gia Hội; đi xéo phía trước thêm chút là đến Tăng Quang Tự,
còn được gọi là Chùa Áo Vàng, tọa lạc bên trái con đường.
Trong sân chùa và trường học, một số hầm hố chôn người đã phát hiện
và đang khai quật. Thân nhân cùng dân chúng đào xới đất, để tìm thi
thể nạn nhân bị vùi dập trong đó. Tình người, tình đồng bào, đã giúp
cho những người dù không phải là thân quyến, không còn e dè trước
mùi tử thi đậm đặc trong không khí.
Hầu hết, nạn nhân bị cộng sản giết bằng cách đập vỡ đầu với các vật
cứng như xẻng đào đất, hay bị đạp cho rớt chúi xuống hố rồi bị chôn
sống. Trong số những người bị chôn có chị Tâm Tuý, cô bạn trường
Đồng Khánh của nhà văn Nhã Ca:
“Khi xác được đào lên, thấy tóc mọc dài hơn, móng tay mọc dài
hơn. Bạn tôi bị chôn sống khi còn đầy sức sống, như nhiều nạn nhân
khác.”
Xác còn bị trói ghịt hai tay và cột nối với nhau thành từng xâu 10
đến 12 người, bằng các thứ dây oan nghiệt: dây điện thoại, dây kẻm
gai sắc nhọn, … Trong đất bùn nhầy nhụa có xác thịt con người bất
hạnh bị rữa nát, có mảng xương sọ còn lọn tóc rối nùi dính theo. Xác
gồm thanh niên, sinh viên, học sinh, đàn ông, phụ nữ và cả trẻ em.
Thi thể nạn nhân đủ các dạng nằm, ngồi, cong queo, gãy gập….
Cảnh tượng vô cùng thương tâm!
Cho dù đã được nghe biết trước, tất cả những thảm thương trước mắt
và quanh mình là nỗi kinh hoàng không sao ghi trọn vẹn bằng ngôn
ngữ!
Huế chưa thật sự an bình. Thành phố còn trong luật giới nghiêm từ 2
giờ trưa đến 8 giờ sáng hôm sau. Đến giờ giới nghiêm, dân chúng cùng
thân quyến tìm được xác người thân hay chưa đều phải về nhà. Những
người có trách nhiệm được ở lại, tiếp tục công cuộc đào xới, cắt bỏ
dây trói,… đem thi thể nạn nhân lên trên mặt đất, cùng các di vật
may mắn tìm thấy, được bao bọc và đặt bên cạnh đầu nạn nhân, hầu
giúp thân quyến dễ nhận xác. Đến khoảng 4 giờ chiều, tất cả mọi
người mới nghỉ việc để trở về nơi tạm trú ở Câu lạc bộ Thể thao Huế.
Nhúng áo quần đã mặc đi đào xác vào chảo nước sôi lớn có pha xà bông
bột. Khói hơi tử thi bốc lên ngùn ngụt trong sân. Nước sôi, rồi nước
sông Hương, giặc giũ mãi, mùi xác chết vẫn còn đó, còn ướp đậm trong
từng sợi vải.
Công tác giúp đồng bào Huế tìm xác thân nhân qua hơn hai tuần dự
trù, phải thêm tuần thứ ba mới tạm gọi là xong. …
Hàng ngàn dân Huế bị chôn vùi; không chỉ trong núi trong rừng, nơi
họ bị chôn còn là đất chùa, đất nhà thờ, đất trường học, và ngay tại
vườn nhà… Khu chôn người tập thể ở trường trung học Gia Hội và chùa
Áo Vàng chỉ là 2 trong hơn 20 địa điểm chính có hầm hố chôn người
tập thể ở Huế, như: Tiểu chủng viện, cửa Đông Ba, Cồn Hến, Nam Giao,
Phú Xuân, cạnh Lăng các vua, khu vực Dòng Thiên An, Phú Xuân, Phù
Lương, làng Châu Chữ, câu An Ninh, trường An Ninh Hạ, Chợ Thông, gần
chùa Linh Mụ, truờng Văn Chí, Phú Thứ, Tiên Nộn, Đồng Di, Tây Hồ,
Khe Đá Mài, Khe Lụ, sau làng Đình Môn…
Huế!
Mậu Thân 1968!
Nơi đây, “tôi đã thấy, tôi đã thấy: những hố hầm đã chôn vùi thân
xác anh em!”
Nơi đây, không có tiếng hát trên những xác người, chỉ nghe vang dậy
tiếng kêu gào thảm thiết!
Huế! Thảm sát Mậu Thân 68!
Vòng khăn sô, nước mắt uất hận còn âm ỉ mãi mãi trong lòng người!
Rồi Tết lại đến!
Trống vắng dễ gợi nhắc dĩ vãng thương tâm. Muốn tìm cái gì đó sinh
động hơn, cho khuây khỏa dòng ký ức vẫn còn thao thức, Vinh lên
tiếng:
- Tao đi lấy nước, nấu chút nước sôi…
Vinh nói với Vũ, rồi bước xuống phía sau đuôi ghe lấy cái ấm trong
góc bếp, đi ra thùng nước ngọt phía trước mũi để lấy nước. Nghe vậy,
Vũ rút người xuống mui, soạn ly tách, chuẩn bị pha trà để cúng và cà
phê cho hai đứa.
Sắp bánh, châm trà cúng xong, cà phê cũng sẵn sàng. Hai đứa dựa lưng
vào vách mui, nhâm nhi mùi thơm vị đắng của cà phê, cà phê sáng sớm.
Bây giờ, trong lúc mọi thứ bị khan hiếm dưới chế độ cai trị khắc
nghiệt của cộng sản, cái chất đắng ấy không biết chắc là từ những
gì. Thế nhưng, may mắn có cà phê như thế này, đời còn ấp áp và hương
vị lắm.
Nghe có tiếng tàu đánh cá lớn chạy tới, Vinh ngó Vũ có ý dò hỏi:
- Tụi nó?!
Vũ gật đầu, vói tay kéo mở cửa sổ để hai đứa nhìn ra ngoài sông. Và
cái khối gỗ to dềnh dàng màu xám tro vẹt nước phóng ào qua khung cửa
sổ nhỏ. Vũ buột miệng:
- Mẹ! bọn...
Vũ nén giận bỏ lửng câu nói, rồi bực dọc kéo cửa đóng lại, ngồi tư
lự hút thuốc. Đúng như cả hai đã đoán biết. Không ai đi đánh cá sáng
Mồng Một Tết. Không cần biết lai lịch chiếc tàu đánh cá màu xám tro
này, cũng đoán ra là tàu đánh cá trá hình của công an biên phòng.
Chiếc tàu này không xa lạ gì với dân địa phương, nhất là với Vũ và
Vinh. Đêm cuối tháng Tư năm trước, công an trên tàu này đã hung hăng
bắn chận ghe của hai đứa, hống hách tràn qua lục xét ghe xong, lại
bắt phải chạy theo giúp chúng nó lùng kiếm chiếc ghe vượt biển đang
còn trốn lánh đâu đó trong vùng. May nhờ có trách nhiệm vận chuyển
tôm tươi, mới được chúng nó cho chạy ghe về công ty để giao hàng…
Sáng nay, tàu “đánh cá” của công an biên phòng phóng ra cửa biển,
chắc cũng là để tìm bắt ghe thuyền vượt biển tìm tự do.
Máy tàu chúng nó mạnh lắm, cuộn sóng dậy đì đùng. Vũ và Vinh cầm lấy
ly của mình lên, giữ cho cà phê đừng bị sóng làm đổ tạt ra ngoài. Và
sóng ào ào đùa vào tới, xô đập và nhồi lắc các chiếc ghe thuyền nằm
cập bến tàu nghiêng ngả dữ dội một lúc lâu.
Hai đứa ngồi lặng yên.
Dòng nước bây giờ hãy còn lặng yên, như lòng người còn dùng dằng,
nấn ná, chưa muốn ra biển, xa rời dòng sông quê hương.
“Đã 50 năm qua, nhưng ký ức không thể phai mờ!”
Bùi Đức Tính
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
|
Gởi ngày: 18/Jan/2020 lúc 3:29pm |
RỒI XUÂN CŨNG TRỞ VỀ
Đăng lần bước một cách nặng nề đến cửa ra vào, dù ngoài mặt vẫn gượng
gạo giữ vẻ vui tươi với những người “bạn già” ở đồng cảnh tù, nhưng
trong tâm hồn chàng đang dâng lên một nỗi buồn vô hạn. Bao nhiêu năm
chàng từng đi ngang cái nhà tù này, chàng từng thấy đàn bà trẻ con ngồi
la liệt dưới những gốc cây, để đợi giờ vô thăm chồng, thăm cha, nhưng
lúc đó chàng có để ý, có tìm hiểu những điều gì đã xảy ra bên trong đó
đâu. Chàng hoàn toàn không biết gì về cảnh buồn vui, về đời sống của
những người tù, một phần bởi vì hàng rào thật cao với đầy lô cốt lính đã
ngăn chận trong và ngoài; một phần là do tâm hồn chàng trai trẻ tên
Đăng đang hăm hở, hân hoan tiến bước trên quãng đường học trò. Chàng
chẳng có gì phải bận bịu với cuộc sống trên trong vòng rào ấy. Giờ đây
đang đứng trước những chấn song sắt của cửa nhốt tù để nhìn ra ngoài sân
của khám đường, trống trải, vắng hoe, trong buổi chiều nắng đã tắt,
chàng chỉ thấy tâm hồn mình đang lửng lơ giữa hai trạng thái vui buồn.
Phía sau lưng tiếng lục đục bếp nồi, với mùi thơm của hương trà, của cà
phê đã tỏa ra ngào ngạt. Trong góc phòng đám người bu lại đánh cờ tướng
còn la inh ỏi những tiếng “chiếu, chiếu”, “bí rồi”, hòa lẫn với tiếng
bàn bạc, tiếng cười nói của các bác ủng hộ hai bên. Sân của khám đường
vẫn yên tĩnh, như nó chẳng biết gì những rộn ràng trong những căn phòng
nhốt tù nằm chung quanh nó. Sân đất đầy sỏi đá con con màu xám nhạt. Vài
con chim sẻ từ trên những nóc nhà tù bay xà xuống đất tìm những hạt gạo
rơi rớt chung quanh hội trường, mắt đôi khi lại ngó dáo dác về những
khung cửa sắt khi thấy những cái đầu lấp ló, hoặc những ánh đèn cầy,
những ánh sáng của diêm quẹt vừa bật lên. Rồi lúc nào sợ hãi thì nó bay
lên nóc hội trường để dò xét chung quanh, một lúc lại trở xuống. Cứ như
thế nó làm đi làm lại nhiều lần. Bọn nó đâu có biết, những con người tù
đang ở sau cánh cửa sắt sẽ không bao giờ có thể ra ngoài để bắt nạt hay
giết chết chúng nó được. Một cặp chim lại đùa giỡn với nhau như đôi trai
gái đùa giỡn tình yêu của mình. Khi Đăng quay lại thì đèn cầy trong
phòng tù đã được thắp sáng đều. Cứ vài ba thước lại có một cây đèn cầy
đã được thắp lên. Các bác, các chú, các anh ngồi quây quần với nhau để
nói chuyện, để than thở, để uống trà, không khí như thế cứ càng khuya
lại càng vắng bớt, và đến lúc mưòi giờ đêm, khi có tiếng kẻng báo ngủ,
trong phòng trở nên yên lặng hoàn toàn.
Sáng hôm sau khi
kẻng đánh thức, trong phòng tự nhiên ồn ào lên như chuẩn bị phiên chợ
sáng. Chiếu mền được tất cả sắp xếp lại cho gọn ghẽ ở mỗi chỗ nằm, và
đến khi vị cai tù mở cửa phòng thì tất cả đều nhanh chân đi ra ngoài để
chuẩn bị hứng nước súc miệng rửa mặt. Quanh cảnh ở các phòng tù khác ở
chung quanh đối diện phòng Đăng cũng tương tự như thế. Cũng mỗi người
tù với ca, với ly, với bàn chải đánh răng để chuẩn bị làm vệ sinh sáng
chung quanh vòi nước. Những phòng tù đều bị cách ngăn nhau bởi một cái
hàng rào kẽm gai, nhưng các sinh hoạt vẫn y chang, vẫn cười nói rộn ràng
sau một đêm trong tù, giờ chuẩn bị một ngày tù mới. Đúng đàn bà là
những đóa hoa tô điểm cho cuộc đời! Dù là cuộc đời tù tội! Ở khu giam
đàn bà, dù thường phạm hay chính trị phạm, đều bị một hàng rào bằng
tường xi măng che khuất với khu nhà giam của đàn ông con trai, nhưng cái
cửa để ra vào lấy nước, lấy đồ ăn, làm tạp dịch, lại nằm trước cái sân
của đám tù đàn ông. Vì thế cứ mỗi sáng thức dậy, súc miệng rửa mặt xong,
khi ngồi đợi cháo ăn sáng thì tất cả các người tù đàn ông con trai đều
đổ dồn mắt về một bóng hồng nào đó, nếu bóng hồng đó đang đi ngang qua
phòng mình. Nhưng nếu không nhìn bóng hồng thì cũng không có gì để mà
nhìn, mà ngắm. Cái hội trường trước mắt vẫn đứng trơ ra đó, ngày này qua
ngày khác. Lá cờ vẫn phất phơ trong gió, cột cờ vẫn đứng vững vàng như
muôn thuở. Những cục đá cục sỏi nằm trên sân... Tất cả những cảnh và vật
ấy hằng như cố định, không thay đổi, không biến chuyển thành những hình
ảnh xinh tươi hơn nữa được. Chỉ có những bóng hồng lướt qua trước các
trại tù đàn ông mới làm thay đổi cảnh trí trước mắt các người tù này mà
thôi. Dù ở tù nơi đây ngắn hạn hay dài hạn; dù ở tù nơi đây là thường
phạm, quân phạm hay chính trị phạm, thì một điều không chối cãi được là
“tình yêu tù tội” vẫn xuất hiện đều đều trong nhà tù này. Bị bắt nhốt ở
trong phòng tối, người tù vẫn tiếp tục tìm cách thân thiện nhau, yêu
nhau. Bị cai tù la ó hăm dọa um sùm họ vẫn thư từ trao đổi với nhau, hẹn
hò với nhau, ngay cả những người có tuổi, đã có vợ có con, hoặc có
chồng có con đang tần tảo bên ngoài để nuôi sống gia đình, vậy mà ở bên
trong nầy họ vẫn yêu đương người khác! Do đó, khi mới mười bảy tuổi đầu
Đăng cũng khám phá ra được sự “nhiệm mầu” của tình yêu, sự mê say của
đường tình ái trong vòng tù tội. Khổ họ vẫn yêu, nhục họ vẫn yêu, trong
bất cứ tình huống nào! Mấy anh tội thường phạm (xì ke, ma túy, đâm
người, trộm cướp) thì yêu các chị tội thường phạm (đĩ điếm, buôn bán
lậu...). Các anh các bác tội chính trị phạm thì yêu các chị các cô tội
chính trị phạm. Đến giờ này ngoài những mối tình học trò cỏn con ở dưới
mái học đường. Đăng chưa biết rõ ràng tình yêu có sức mạnh như thế nào.
Nhưng ở trong tù chàng đã thấy một bác Năm đã trên năm mươi tuổi đầu mà
bị nhốt cát-xô vì tội lén đến phòng phụ nữ ban đêm mà trò chuyện yêu
đương. Bác làm trưởng đội nấu bếp, lợi dụng chức vụ đó ban đêm bác đi
thăm tình nhân! Bác là người đã có vợ có con ở bên ngoài, cứ mỗi tháng
bác Năm gái đều đến thăm nuôi bác thật đầy đủ và đàng hoàng, ấy vậy mà
trong tù bác lại ngoại tình! Không biết bác đã lén đi thăm tình nhân bao
nhiêu lần rồi, nhưng lần bác bị cai tù bắt nhốt ở cát-xô thì bạn tù ai
cũng giật mình, cát-xô lại nằm ngay đường đi qua lại của tù, nên đi
ngang nhìn vô thấy mặt bác buồn xo. Rồi một chuyện khác, chú Chín,
cũng đã lớn tuổi, là dân lao động chài lưới ở bên ngoài, cũng đã có vợ
con, lại đi yêu một thím cũng đồng trang lứa, cũng bị tội phạm chính
trị. Chú không có điều kiện như bác Năm để hôn hít người yêu qua khung
cửa sắt, chú phải nhờ cái lỗ để nước dơ ở cống rãnh chảy ngang qua bức
tường chia đôi hai khu nam nữ mà trò chuyện. Chú bên này bức tường, thím
bên kia bức tường, cùng nhìn xuống rãnh nước mà trò chuyện. Muốn trao
nhau cái gì, cho nhau cái gì, thì cứ thò tay qua cái lỗ! Muốn càng nói
rõ cho nhau nghe thì càng cúi gần xuống cái lỗ! Cái lỗ cống đó là ân
nhân của tất cả các cặp tình nhân trong tù. Chỉ có vậy thôi chớ rờ rẫm
gì được, hôn hít gì được trong cái hoàn cảnh tù tội! Nhưng không biết
các ông lo về cải huấn tù tội có tính toán gì không hay là vô tình, mà
cứ đến ngày chủ nhật là ngày mấy bà mấy cô tội phạm được đi lượm thóc ở
trong cái hội trường. Đó là ngày vui nhất cho các ông tù! Nhưng không!
Có lẽ đó cũng là ngày vui nhất cho các bà các cô tù! Cứ một chị một cô
đang ngồi lượm thóc thì có một anh một chú đứng kè kè một bên để nói
chuyện. Như bác Năm trai thì kè bên “bác Năm” gái; chú Chín thì kè bên
“thím Chín”. Các anh thường phạm kè bên các chị thường phạm. Họ vừa nói
chuyện vừa ngó chừng mấy ông cán bộ trực. Nếu mấy ổng làm lơ thì họ sáp
lại gần nhau; nếu mấy ổng đến kiểm soát thì bọn tù rút về vị trí ngay
ngắn của mình. Y như chơi trò cút bắt! Nhưng quá lắm là nắm tay nắm chân
mà thôi. Rồi tất cả đều phải chờ ngày mãn hạn tù, ở bên ngoài rồi họ
mới muốn làm gì thì làm. Dù mười bảy tuổi, nhưng nhìn qua những tình
trạng yêu đương lén lút như thế, trong lòng Đăng vẫn thấy vui vui. Vui
khi thấy cái táo bạo của bác Năm. Vui khi thấy cái sợ sệt, mặt mày dáo
dác của chú Chín ở cống nước. Vui khi thấy một anh quân phạm tỏ tình
chọc một chị tội mãi dâm đi ngang qua hàng rào. Cái vui vui như khỏa lấp
được phần nào những trống vắng và phiền muộn khi Đăng nghĩ đến những
sinh hoạt của bạn bè và gia đình hiện tại đang ở bên ngoài. Nhưng có một
điều chắc ai ở tù cũng phải công nhận là đời sống tù tội đỡ nhàm chán
hơn, đỡ thấy tù túng hơn, thậm chí ở một vài trường hợp còn thấy vui hơn
đó là nhờ bóng dáng đàn bà. Trong đó nhất là các nàng tù bên thường
phạm. Có nàng rất còn trẻ, vì tội mãi dâm bị bắt nhốt vào đây. Có nàng
vì buôn bán lậu, xì ke ma túy cũng bị bắt vào đây. Nhưng khi vào tù các
nàng vẫn mặc những bộ đồ bông hoa thật đẹp dù chỉ không được ủi cẩn thận
mà thôi. Ngược lại thì các chị các thím bên tù chính trị phạm thì
thường bên ngoài là những người đàn bà làm ăn lương thiện, nên khi vào
tù thì cách thức sinh hoạt và ăn mặc vẫn giản dị như bên ngoài. Cũng áo
bà ba trắng, bà ba màu xám; cũng quần dài đen, loại vải thường vải xấu.
Nhưng cũng như các cô gái mãi dâm, buôn bán lậu là đối tượng cho các anh
tù thường phạm, quân phạm, thì các thím các chị lại là đối tượng cho
các chú các bác sồn sồn ở tù về chính trị. Như bác Năm, chú Chín chẳng
hạn. Những buổi sáng, sau khi súc miệng và ngồi chờ cháo để ăn sáng,
nhìn những cô thường phạm thật trẻ đi ngang qua hàng rào; các cô đẹp và
hồn nhiên không thua gì các cô con gái trong một gia đình hiền lành tử
tế, nhưng vậy mà là những nàng đã sành sỏi trong việc bán phấn buôn
hương, trong việc lấy Mỹ ở ngoài thị xã Vũng Tàu. Nhìn những người con
gái đó cứ ngày này qua ngày khác, dần dần Đăng cũng tìm ra được một hình
ảnh cho riêng mình: Cô gái tên là Huyền. Trong một buổi chiều, khi
đang đứng bên trong cửa sắt của nhà tù mà nhìn ra ngoài, Đăng nhìn thấy
một cô gái vừa mới vào tù, đang bị giám thị tù dẫn về phòng giam của các
nữ can phạm. Nàng vừa đi vừa cúi đầu khi ngang qua một lô năm sáu phòng
giam của đàn ông. Đăng đã lặng người khi bắt gặp gương mặt nàng, lúc
nàng ngẩng mặt lên nhìn về phía cửa sắt của chàng đang đứng. Trong một
giây Đăng nghĩ là cô là một tội phạm về chính trị, còn nếu là một tội
hình sự nào khác thì tất nhiên không phải là tội mãi dâm như cái dáng
dấp của các cô mãi dâm khác. Mấy hôm sau Đăng gặp lại Huyền, cô nàng
mà mấy hôm trước trong một buổi chiều đã làm chàng buồn một cách bâng
quơ nơi khung cửa sắt. Giờ nàng đã hòa vào cái đám chị em tội phạm trong
cái nhà giam này. Nàng mặc áo trắng sát cánh, quần dài màu đen loại vải
xấu, nhưng nàng không đi công tác chung với các chị chính trị phạm, mà
lại đi chung với các chị các cô thường phạm. Nhưng tội Huyền là tội gì
Đăng vẫn chưa biết. Cái cảm tình yêu thương cô Huyền xa lạ đó cứ tăng
dần, tăng dần theo những ngày sau đó trong lòng Đăng, cậu bé mới mười
bảy tuổi. Nếu so sánh với Huyền thì Đăng xem ra trẻ hơn nàng cũng phải
đến một hai tuổi. Huyền có cái nét đẹp già giặn, dù nàng vẫn còn cái
dáng e ấp, thẹn thùng, khi đi ngang qua hàng rào của những tội phạm đàn
ông. Nhưng mặc kệ về sự khác biệt về tuổi tác, Đăng vẫn thấy yêu Huyền
càng ngày càng sâu đậm, lòng cứ càng ngày càng ray rứt với hình bóng của
nàng. Chàng không biết cô Huyền tội phạm kia mắc tội nặng hay nhẹ, và
bao giờ mới được ra tù, vì thế chàng lo sợ vu vơ, sợ nay mai đây Huyền
bỗng nhiên được thả ra, rồi mất biệt. Chàng lo sợ bâng quơ, sợ mất mát
Huyền thật vô duyên cớ. Và tình yêu cũng đã đến. Niềm mong muốn được
chuyện trò với người đẹp cũng đã xảy ra trong một dịp. Hôm đó, ngày chủ
nhật. Thường cứ chủ nhật thì các cô tội phạm hay được phép ra hội trường
để lượm thóc, để có gạo sạch cho tù ăn. Hôm đó Huyền cũng được phép ra.
Nhóm lượm thóc của Huyền gồm chung nữ tội thường phạm và chính trị
phạm. Và đám tội phạm đàn ông chung cũng có dịp mon men lại gần. Đám đàn
bà giờ như khối nam châm thu hút “đám sắt” đàn ông từ từ lại gần, chỉ
khi nào có giám thị trực nhà giam đến thì “đám sắt” ấy mới chịu nhả
“khối nam châm” mà thôi. Đăng trong hôm đó cũng tự biến thành cục sắt
nhỏ để bị hút vào cái khối nam châm đàn bà, và chỗ hút đến là chỗ mà
Huyền đang ngồi. Lúc đó Huyền ngồi một mình trong một góc ở hội trường.
Nàng ngồi thu mình lại như con chim ủ rủ trong chiếc lồng. Nàng không
nhìn lên để xem những bóng người qua lại, những cảnh vật bên ngoài, nàng
chỉ chăm chú vào công việc lượm thóc của mình, và nàng như đang ngồi
suy nghĩ một điều gì mà chỉ có mình nàng biết mà thôi. Vì thế khi Đăng
đến đứng bên nàng, nàng vẫn chưa hay biét. Câu đầu tiên để bắt chuyện
làm quen với Huyền, Đăng đã gọi nàng bằng chị. Chàng giả bộ: - Xin lỗi được hỏi thăm chị một chút! Chắc chị mới vô đây! Vì lâu nay tôi không thấy. Cô
gái nhìn lên, bắt gặp “cậu bé” đứng cạnh mình chỉ cách một bức tường xi
măng xây cao đến bụng. Nàng ngạc nhiên vì đã không để ý đến sự hiện
diện của một “cậu bé” từ nãy đến giờ. - Ừ, tôi mới vô đây trong mấy ngày nay, còn... anh... chắc ở đây lâu rồi? Trời
ơi! Nàng kêu mình bằng anh. Đăng không biết làm sao tả hết nỗi sung
sướng đang có trong lòng. Chàng đã nghĩ thế nào nàng cũng gọi mình bằng
cậu hoặc bằng em ngọt ngào, không ngờ lại gọi bằng anh. Huyền chắc không
thể nào biết được những diễn biến trong lòng cậu bé này trong ngày đầu
tiên mà cậu đã gặp nàng. - Tôi ở đây mới gần một tháng. Tự dưng Đăng thấy như mình phải có bổn phận an ủi cô gái mới vô tù này: - Vô đây chắc chị buồn lắm phải không? Huyền vừa trả lời nhưng vừa cúi đầu lo lượm thóc: -
Ngày đầu thì buồn nhưng đến hôm nay thì bớt nhiều rồi. Nhất là ngày chủ
nhật được ra đây lượm thóc như vầy thì vui hơn một chút. Chớ ở hoài
trong phòng chán lắm! Còn anh, anh có thấy buồn không? Khi hỏi lại
Huyền ngẩng đầu lên nhìn thẳng vào mắt Đăng. Huyền còn đẹp lắm! Dù thân
nàng không có ốm yếu mảnh mai như nhiều cô gái khác. Nàng có da có thịt,
mặt mày hồng hào và đều đặn, chỉ có cặp mắt nàng sao mà buồn quá, cặp
mắt e thẹn và như đang giấu giếm một nỗi buồn mà không bao giờ có thể
giải tỏa được. Nụ cười nàng cũng gượng gạo và e ấp làm sao! Đăng chìm
đắm say mê nhan sắc của cô gái trong ít giây rồi mới trở về câu hỏi của
nàng: - Cũng như chị vậy, lúc đầu cũng buồn, nhưng bây giờ thì quen rồi. Tôi chắc cũng sắp được thả thôi, vì không có tội gì cả. Sau khi cúi xuống lượm vài hột thóc, Huyền lại ngước mặt lên nhìn Đăng với vẻ mặt ngạc nhiên: - Không có tội mà sao ở trong này? Nhưng anh ở tù nào? Thường phạm hay chính trị phạm? - Tôi bị bên chính trị phạm. Mặc
dù biết mình không có tội gì cả, chẳng qua chính quyền bắt buộc phải
giam để điều tra, đó là vì trong một lần gác của Đăng trong đơn vị Nhân
Dân Tự Vệ chàng đã ngủ quên, để ai đó (có thể là Việt Cộng) lén vào lấy
súng của một người bạn đang ngủ, vì thế chàng phải hoàn toàn chịu trách
nhiệm về vụ này. Nhưng bên Huyền bây giờ chàng không thích kể dài dòng
về chuyện của mình. Thời giờ bên Huyền hiện tại là vàng bạc, chàng thích
nghe những chuyện từ nàng hơn. Tuy nhiên hỏi gì thì gì chớ Đăng vẫn
không dám đá động đến nguyên nhân vì sao mà nàng bị tội. Chàng tìm một
câu hỏi khác: - Xin lỗi chị tên gì, để có dịp gọi! Huyền không có gì ngần ngại, nàng trả lời liền: - Huyền! Còn anh tên gì? Rồi nàng cười. Để có gặp còn biết tên mà gọi. - Tôi tên Đăng. Trương Văn Đăng. Huyền trề môi chọc Đăng: - Chà tên đẹp quá ha! Đăng khen lại: - Tên chị cũng đẹp vậy! Thoáng xa xa thấy ông giám thị mặc áo vàng từ nhà trực đi tà tà đến hội trường, nên Đăng nói nhanh với Huyền để rút lui: - Ông giám thị đến, chào chị nha, chút nữa rảnh tôi sẽ trở lại để nói chuyện với chị cho vui. Huyền
cười mà không nói một lời nào. Khi ấy các người đàn ông đang đứng gần
các người đàn bà cũng từ từ tránh xa nơi khác, trước khi ông giám thị
trực bước vào hội trường.
Thế là sau ngày đó Đăng quen
“chị” Huyền thật sự. Cứ khi thấy “chị” Huyền ra ngồi lượm thóc ở hội
trường là Đăng đến gần để chuyện trò. Những chuyện vu vơ của đất trời,
những chuyện về gia đình của Đăng và Huyền được hai người tâm sự nhiệt
tình. Thường lúc tù nhân được phân công đi xách nước cho cầu tiêu
trong buổi sáng. Đăng hay theo dõi bóng dáng Huyền. Cứ ngày nào Huyền
phải làm nhiệm vụ này, đó cũng là ngày mà Đăng có dịp đứng cạnh bờ rào
kẽm gai để nhìn nàng đi qua đi lại trong vài lần. Dù chỉ được nhìn nhau
trong vài lần, chỉ được bắt gặp nhau qua ánh mắt cũng đủ làm Đăng vui
sống trong những ngày tù tội. Để có dịp ở gần Huyền nhiều hơn. Đăng
đã xin vô đội làm nhà bếp. Thật vậy, những ngày sau khi đã làm trong đội
nhà bếp, khi chủ nhật có vụ lượm thóc của các cô, Đăng hay la cà bên
cạnh Huyền mà không còn sợ giám thị như trước nữa. Vì công tác lấy gạo
(sau khi đã lượm thóc) để về nhà bếp nấu cho tù ăn là công tác thường
trực mỗi ngày, và đội nhà bếp và các cô lượm thóc tới lui gần gũi là
chuyện thường, miễn đừng lộ liễu và quá đáng mà thôi. Từ hôm Huyền vô
tù đến nay gần hai tháng, chưa bao giờ Đăng thấy Huyền có người thân
đến thăm. Đăng không dám tìm hiểu rõ nhưng tự nhiên thấy mình cũng buồn
cho hoàn cảnh của Huyền. Chàng để ý thấy Huyền chỉ có ba bộ đồ thay đổi
trong hai tháng tù. Chiếc áo trắng sát cánh với chiếc quần sài đen là
một bộ. Còn lại là hai bộ đồ ngủ màu hồng và màu xanh lá mạ. Tù thì dĩ
nhiên là nghèo rồi, nhưng ở Huyền, Đăng thấy nàng còn nghèo hơn các chị
em tù khác. Nàng chỉ có một điều hơn các nàng khác dưới mắt Đăng là: cốt
cách của nàng. Cốt cách của nàng tỏ ra một điều gì thật hiền hậu, nhân
từ. Nàng đẹp một cách hiền hòa. Hiền như áng mây chiều trên đồng lúa,
như dòng sông với những đám lục bình, như con chim đẹp nhưng đầy nhút
nhát sợ sệt. Rồi những ngày qua lại trong tù Đăng cũng biết Huyền ở
tù vì tội gì. Nàng bị tội mãi dâm! Nhưng không phải vì biết Huyền bị tội
như vậy mà Đăng trở nên lạnh nhạt và không muốn gần Huyền nữa, ngược
lại chàng lại càng si tình ở cô gái làm mãi dâm này. Chàng càng mong hơn
ở mỗi buổi sáng cổng tù mở lẹ lẹ để chàng thấy mặt nàng. Dù gặp để
chuyện trò trong vài phút; dù gặp chỉ bằng ánh mắt mà thôi. Rồi khi tình
yêu ấy lên đến tột độ, chàng đành phải thú thật tình yêu ấy với Huyền.
Nhưng chàng cũng không dám tự mình để tỏ tình trực tiếp với nàng, chàng
chỉ gởi lời tỏ tình qua trung gian một người bạn gái ở tù chung với
nàng. Cách tỏ tình xưa như trái đất: một bức thư! Có lẽ vì ở trong tình
trạng tù tội cô đơn nên Huyền chấp nhận lời tỏ tình của Đăng ngay, chấp
nhận một cách nhiệt tình. Điều nàng làm Đăng một chút hơi ngỡ ngàng.
Chàng lại còn nghĩ đến sự từng trải trong tình trường của Huyền, sự từng
trải về xác thịt của một cô gái ra đời quá sớm, mới đưa nàng đến sự
quyết định thật nhanh chóng về lời tỏ tình của chàng. Nhưng nói gì thì
nói, nghi gì thì nghi, khi nghe Huyền chấp nhận lời tỏ tình của mình,
Đăng cũng đã mất ăn mất ngủ mấy ngày, chỉ vì sự vui sướng của chàng trai
mới lớn đã có người đáp lại tình yêu. Những ngày cuối tuần sau đó,
khi Huyền ra khỏi hội trường ngồi lượm thóc, Đăng đến gần, giờ hai người
là đôi tình nhân mà hầu như cả nhà tù đều biết. Huyền dạn dĩ bắt nạt
Đăng trước: - Huyền bị tù như vậy, anh không ngại sao mà vẫn muốn làm quen? Đăng
thấy Huyền không ngại một chút nào khi đề cập đến đời mình. Nói về đời
nàng Đăng còn thấy ái ngại, còn thấy cảm động, vậy mà nàng như không
ngại chút nào. - Tù nào cũng vậy. Tôi không nghĩ đến chuyện tù vì tội này tội kia. Khi
Đăng kể lể về chuyện của chàng, chuyện của Huyền, nàng vẫn nhìn xuống
cái mâm bằng nhôm, trong đó có một nắm gạo trộn lẫn đầy thóc, nàng chăm
chú lượm mấy hột thóc ra nhưng tai cũng lọc lựa từng lời nói, từng lời
tỏ tình, từng câu văn bóng bảy của Đăng đang rỉ rả bên tai nàng. Đăng
vẫn miên man: - Tôi cũng trông mau ra tù để còn về đi học lại. Trễ
mấy tháng coi như trễ nửa năm học. Còn ở tù ngày nào ông bà già ở ngoài
còn khổ ngày đó! Còn nhà Huyền ở dâu? Sau này khi ra tù mình có thể gặp
nhau không? Tôi rất mong sau này mình gặp nhau lại ở ngoài! - Anh lo gì! ở ngoài nếu mình muốn gặp lại nhau thì đâu có khó! Chỉ sợ anh không muốn gặp lại Huyền nữa thôi. Đăng
đứng cạnh Huyền, chỉ cách một bức tường bằng xi măng xây ngang đến
bụng, chàng nhìn được rõ cả bàn tay búp măng của nàng đang lùa qua lùa
lại trên những hạt gạo. Mái tóc đen của nàng chạy dài xuống đến sóng
lưng như bờ suối nước đen trên bộ đồ vải màu hồng cũ quen thuộc của
nàng. Nàng nghèo đến nổi không có một cái kẹp để kẹp những sợ tóc đang
phủ lòa xòa trên má nàng! Đăng thèm muốn đưa tay lùa những sợi tóc ấy về
đằng sau, nhưng ngại ngùng nên chàng vẫn giữ bàn tay ghì chặt trên bức
tường để ngăn chận sự ham muốn hàm hồ. - Tôi chỉ sợ không thể gặp Huyền nữa thôi. À, sau này khi ra tù Huyền ở đâu? -
Huyền sẽ về Sài Gòn ở với gia đình. Má và mấy em Huyền đang ở Sài Gòn.
Huyền từ nhỏ đến lớn ở Sài Gòn chớ không phải ở đây. Từ ngày đi làm nghề
này mới ra đây. Đăng thấy vui: - Như vậy sau này nếu tôi được về Sài Gòn học thì mình sẽ gặp nhau dễ dàng chớ gì?
Dần dần theo ngày tháng càng lâu trong tù thì tình yêu giữa Đăng và
Huyền càng đậm đà. Dù trong ngày hai người đã có dịp nói chuyện nhau,
nhưng cứ khi chiều xuống là cả chàng lẫn nàng đều đến bên song sắt của
nhà tù để nhìn nhau, và chuyện trò bằng những ngón tay như ra hiệu lệnh.
Có lúc Đăng đứng cả giờ ép mặt vào song cửa mà hướng mắt về phòng của
Huyền, chàng nóng lòng và bực bội vì với một khoảng thời gian như vậy mà
Huyền vẫn chưa ra cửa để hai người nói chuyện bằng mắt như mỗi ngày,
nhưng khi khuôn mặt của Huyền hiện ra nơi khung cửa thì cái buồn bực
trong lòng chàng cũng tan biến ngay. Ngược lại thì Huyền cũng thế, chiều
chiều, khi cửa phòng tù đóng lại, nàng cũng đến bên khung cửa sắt để
tìm gương mặt Đăng, tìm ánh mắt chàng. Nếu Đăng không có đứng đó sẵn
nàng cũng có đôi chút hờn giận, nàng đi đi lại lại trong phòng tù mà
thấy không một chút nào vui, nhưng khi đã thấy Đăng xuất hiện thì mặt
nàng tươi vui lên ngay và miệng cười thật tươi, từ xa Đăng đã thấy hàm
răng trắng đẹp đang cười nói của nàng. Rồi từ sự thương yêu đậm đà đó
Huyền thấy không còn nên giấu giếm những thầm kín của đời nàng, cùng
những ý nghĩ của mình. Nàng còn đổi cả cách xưng hô trong một lần nói
chuyện: - Em cho anh xem tấm ảnh này. Sau khi xem xong em sẽ cắt nó
làm hai. Anh giữ một nữa, em tặng anh đó, còn một nửa em xé bỏ trước mặt
anh luôn. Huyền nói như thế trước khi đưa tấm hình mà nàng đang cầm
trên tay ra trước mặt Đăng. Tấm hình lấy cảnh ở biển Vũng Tàu, trong đó
Huyền đứng cạnh một người Mỹ cao hơn nàng đến một cái đầu. Nàng mặc
chiếc áo dài màu trắng hồng và cách trang điểm y như một người tình kiều
diễm. Trang điểm thêm tấm ảnh màu là những cánh hoa màu sắc sặc sỡ đang
nở chung quanh hai người. Nàng giải thích thêm: - Đó là hình trước
đây của em ở Vũng Tàu, ngoài bãi Ô Oắn, đường đi ra Bãi Sau. Giờ coi như
thuộc về quá khứ! Anh xem kỹ đi rồi đưa lại cho em. Em sẽ cắt nó làm
hai. Anh giữ hình của em để làm kỷ niệm. Còn hình của ông Mỹ thì em xé
tại đây luôn. Nàng ngừng một chút, rồi chọc Đăng: - Hay là anh không muốn em xé hình ông Mỹ? Đăng
hơi xúc dộng vì sự thành thật quá mức của Huyền, người con gái đã có
một quá khứ xấu xa. Tại sao nàng không dấu đi những tấm hình như thế?
Tin tưởng chàng đến thế nào mà nàng dàn trải lòng mình, đời mình ra như
vậy. Nàng không sợ chàng buồn, chàng cảm thấy bị xúc phạm, rồi chàng tìm
cách xa lánh nàng sao? Đăng mải mê nhìn ngắm nhan sắc Huyền trong tấm
ảnh màu một lúc lâu, rồi từ từ trả lại cho Huyền trong nỗi vui buồn lẫn
lộn. Chàng vui vì nhìn được hình ảnh tươi đẹp của nàng trước đây, vui vì
tấm lòng thành thật của nàng; còn buồn là vì quá khứ của nàng đã lộ
liễu qua tấm hình này, một quá khứ không tốt đẹp về người con gái mà
chàng đã yêu! Tấm hình bị Huyền cắt đôi ra, dù khéo léo khi cắt nàng vẫn
dể mất một mảnh vai của nàng. Có lẽ nàng không muốn trong nửa tấm còn
lại để tặng cho Đăng còn một mảnh vai của ông Mỹ. Xong nàng trao cho
Đăng: - Anh giữ nửa tấm hình này, trong đó có em, khi nào về Sài Gòn
tìm nhà em, rủi lúc đó em chưa ra tù, thì anh cứ đưa hình này ra, má cà
các em của em sẽ nhận ra ngay. Đăng nhận tấm hình, nhận luôn cả địa chỉ của nhà nàng ở Sài Gòn mà nàng đã ghi sẵn phía sau. Chàng ngạc nhiên: - Ủa, vậy sao em không viết thư báo cho gia đình em biết là em ... đang ... bị ... ở ... đây? Huyền buồn: -
Báo làm gì anh! Báo rồi để gia đình buồn thêm à! Em chỉ còn bà già và
mấy đứa em thôi. Ba em là lính chết trận, sau khi ba em chết nhà em trở
nên nghèo túng, em phải bỏ học và nói với má em là em xuống Vũng Tàu này
để tìm việc làm và nuôi cho mấy đứa em được ăn học tiếp tục, chớ em đâu
có dám nói là em làm ... nghề ... này... đâu! Thôi ráng khoảng ba tháng
em sẽ ra tù, rồi về nhà thì mọi chuyện sẽ êm xuôi, đâu vào đó thôi. Em
đi ... làm. .. đã đễ dành được một số tiền rồi, giờ về Sài Gòn lo buôn
bán làm ăn. Gia đình mà không biết gì về em cả, thì em thấy đỡ khổ hơn. Â`,
té ra gia cảnh nàng cũng khó khăn quá! Nàng đi làm gái mãi dâm lấy Mỹ
từ một nguyên nhân thật đáng thương hơn đáng trách. Đăng thấy lòng rung
động và cảm thông cho những lời trần tình của Huyền. Huyền tiếp tục dặn dò Đăng: -
Còn anh, anh phải nói nhà đem vô cho em một tấm hình của anh nha! Rủi
sau này ra tù mà anh không đến tìm em, thì em cũng còn tấm hình anh để
làm kỷ niệm trong những ngày mình quen nhau ở đây. Chớ đi tìm anh chắc
là em không dám rồi! Sau hôm tặng hình đó khoảng chừng một tháng thì
Đăng được ra tù. Lúc tiễn Đăng ra khỏi cổng tù Huyền đã khóc. Nàng không
khóc lớn, nhưng trước mắt tất cả mọi người, kể cả các giám thị, thì
những giọt nước mắt đã làm ướt đẫm gương mặt nàng. Nàng nghẹn ngào: -
Anh về mạnh giỏi. Có về Sài Gòn học thì ghé lại em! Khoảng hai ba tháng
nữa anh đến nhà em ở cái địa chỉ mà em đã cho, khi đó chắc em đã ra
khỏi nhà tù rồi. Rủi là em chưa ra thì anh chờ một hai tháng sau rồi đến
lại. Nhớ lời em dặn, và ráng học nha! Rồi Huyền như không còn sợ
giám thị trực nữa, kề miệng vào tai Đăng mà nói nhỏ: Ráng học, em về em
đi buôn bán để nuôi cho anh ăn học. Đăng cũng vậy, chàng không còn sợ giám thị trực nữa, chàng nắm tay Huyền, xiết chặt, trong lòng cũng thấy xúc động tột cùng: -
Thôi, anh về trước, em ở lại ráng đừng buồn. Rồi chắc em cũng sẽ về nay
mai. Anh về Sài Gòn sẽ tìm đến em, em đừng lo, đừng buồn nha! Ráng cố
gắng, mình sẽ gặp nhau ở bên ngoài mà, thôi anh đi! Đăng xách túi
quần áo nhìn quang cảnh sân tù, những phòng tù lần cuối, chào Huyền rồi
lách mình qua khung cửa sắt mà tâm hồn đang chứa đầy hình bóng Huyền.
Con chim bấy lâu đi nhốt trong chiếc lồng, giờ đã được thả ra để trở về
với đồng ruộng bao la.
* * * Đăng đã thất hứa! Chàng không
trở lại tìm Huyền, dù chàng đã về Sài Gòn để học. Huyền được ra tù, về
Sài Gòn, âm thầm chờ đợi Đăng. Nhưng nàng đâu có biết Đăng đã quên tất
cả, kể cả thời ở tù khổ cực, kể cả người con gái mãi dâm mà chàng đã nói
tiếng yêu trước, và cũng nhờ hình ảnh của cô gái mãi dâm này mà chàng
đã có được những ngày “hạnh phúc” thật ngắn ngủi trong nhà tù. * * *
Đến mùa Xuân năm 1975 Đăng đã trở nên phong trần như bao nhiêu người
thanh niên như chàng, chỉ vì là người lính chiến. Trong một chuyến xe di
chuyển từ Biên Hòa về Sài Gòn, khi mọi người đang chen chúc nhau trên
chiếc xe đò cũ kỹ, ọp ẹp đang chạy thì Đăng gặp lại Huyền! Đăng đứng ở
phía trước xe. Huyền đứng phía sau xe. Khi nhận ra Huyền, dù thời gian
đã vô tình làm tàn phai nhan sắc của nàng, nhưng lòng Đăng lại thổn thức
như ngày nào ở trong tù khi gặp nàng lần đầu. Đăng lẩm nhẩm: “Trời,
chẳng lẽ lại là Huyền!” Thật Huyền đó! Người đàn bà chỉ vừa đến tuổi hai
mươi lăm, nhưng do buôn bán làm ăn, do thời gian vô tình đã làm cho
người đàn bà với lứa tuổi đó đã xem già đi hơn rất nhiều. Còn Đăng, đang
giữa tuổi hai mươi ba cũng không còn nét trẻ trung tươi đẹp. Hơn bốn
năm lăn lộn trong quân ngũ. Hơn bốn năm miệt mài trong chiến tranh,
trong những mối tình quá vội, giờ xem chàng cũng đã già hơn cái tuổi
mình rất nhiều. Nhưng cũng may, nhờ cuộc đời lính nay đây mai đó, nhờ
tính tình vẫn ham bay nhảy nên đến ngày nay chàng vẫn chưa lập gia đình,
chưa bị ràng buộc trong một mái nhà. Sau hơn sáu năm không gặp lại
Huyền, kể từ ngày ở tù ra, giờ tại sao trong lòng chàng lại muốn gặp lại
Huyền ngay. Chàng nôn nóng được đối diện lại với nàng. Khi xe buýt đến
bến xa cảng miền Đông thì Huyền xuống. Đăng không chần chờ cũng xuống xe
và chạy theo gọi lớn: - Huyền... Huyền...! Huyền quay lại. Thời gian qua không lâu, nên Huyền nhận ra Đăng ngay: - Anh... Đăng! Đăng
chồm tới nắm chặt đôi tay Huyền, như người chồng nắm tay người vợ sau
một thời gian dài không gặp mặt. Đôi mắt chàng thẹn thùng khi nhìn nàng. - Đi với anh một chút vô quán để nói chuyện đi em! Em có bận gì phải đi ngay không? Huyền
lắc đầu, đôi mắt vẫn còn ngạc nhiên nhìn Đăng châm bẩm, không có vẻ gì
giận dỗi trách móc. Một chiếc xe Honda ôm chạy ngang qua, phà khói đầy
vào mặt hai người. Đăng vẫn để yên, Huyền quay mặt đi nơi khác để tránh
khói, khi quay lại đôi mắt nàng như bị ai thấm nước. - Em đi giao hàng. Xong rồi, giờ định trở về nhà. Khi
đã gọi hai ly nước xong, nhìn xe qua lại trên đường. Đăng vẫn chưa biết
bắt đầu câu chuyện như thế nào. Vẫn như ngày xưa, Huyền lại bắt đầu
trước: - Trông anh lúc này già giặn quá! Ốm và đen. Không còn là...
cậu ... học sinh như ngày trước. Cha, lúc này là trung úy ngon quá ta!
Mà lính gì vậy? Không biết trong lòng Huyền vui hay buồn khi nói ra
câu này, chỉ thấy miệng nàng đang chúm chím cười. Còn Đăng qua câu nói
của Huyền lòng chàng lại thấy tái tê. - Anh đi lính Sư đoàn 18. Đã bốn năm rồi. Huyền không còn nét đùa giỡn, lại âu yếm: - Sao, anh có vợ con gì chưa? Đăng trả lời ngay, không cần phải suy nghĩ: - Chưa! Còn em? Huyền trả lời như trách móc: - Ai mà chịu lấy em, như em đã có lần nói với anh! Đăng lấy hai tay mình vuốt trên đôi bàn tay Huyền an ủi: - Thôi bỏ qua hết đi Huyền! Anh hỏi thật mà! Em có chồng con gì chưa? Huyền rút một bàn tay của mình ra khỏi lòng bàng tay Đăng, cầm ly nước chanh của mình, không uống, nhưng bóp mạnh: -
Có. Nhưng đã thôi rồi! Cách đây hai năm lận. Giờ em rất sợ đàn ông! Chỉ
ở vậy đi buôn bán nuôi con. Em có một đứa con trai bốn tuổi rồi. Còn
anh chưa vợ hay là... thôi vợ? Lại ... phụ người ta rồi chớ gì? - Không, anh nói thật! Vì đi lính nên anh chưa có vợ con. Huyền trở về thực tế của đời sống hiện tại: - Bây giờ anh đang đóng ở đâu? Trời
mùa xuân tươi mát! Trên mui của những chiếc xe đò, xe lam chạy theo
đường chở đầy những giỏ càn xé dưa hấu và những cành mai: dấu hiệu của
ngày Tết! Còn mấy ngày nữa là Tết đến, trong cái không khí chiến tranh
đang sôi sục trên quê hương, làm trong lòng người lính nào cũng thấy
trĩu nặng. Nhưng Đăng bên cạnh Huyền bây giờ vẫn tìm lại được những dư
âm nồng nàn của ngày vừa mới biết yêu. - Đơn vị đóng ở Long Khánh,
nhưng tiểu đoàn anh biệt phái về Biên Hòa để giữ an ninh trong mấy ngày
Tết. À, mà ăn một chút gì cho vui không em? - Em ăn rồi, không đói. Anh đói bụng thì ăn đi! - Ừ, nhưng ăn với anh cho vui, ăn một mình buồn lắm! Huyền gật đầu. Đăng gọi chị bồi bàn lại kêu hai tô hũ tiếu. Lúc đang ăn Huyền hỏi Đăng: - Còn bây giờ anh đi về Sài Gòn chi đây? Anh
được cho đi phép vài ngày trước Tết. Vì Tết cấm trại 100%. Anh định về
Sài Gòn mua mấy món đồ để về làm quà cho ông bà già và mấy đứa em. - À, gia đình anh vẩn còn ở...? - Ừ, gia đình anh vẫn còn ở Vũng Tàu. Hai
chữ “Vũng Tàu” gợi lại cho Huyền những kỷ niệm ngày xưa: vui có, buồn
có, và tù tội, và đã gặp Đăng. Xúc động khi nghe lại địa danh này, nên
một lúc nàng mới trở lại câu chuyện: - Nếu Tết này có buồn vì bị cấm
trại thì đến nhà em chơi. Sáng đi chiều về. Chớ ở trong đơn vị suốt cả
ngày thì buồn chết! Hay là em sẽ đến thăm anh? Trời nắng lên, thật quang đãng, Đăng thấy y như trong lòng mình: - Cám ơn em trước. Ngày ... xưa ... Huyền khoát tay: - Thôi bỏ hết đi anh! Giờ mình nên nói chuyện hiện tại. Nét mặt Đăng vẫn còn ngượng ngập, vụng về: - Ừ. Thôi. Giờ nên nói chuyện hiện tại thì tốt hơn. - Rồi bao giờ anh mới về Vũng Tàu? - Anh định là ngay chiều nay. Đăng lại ngập ngừng: - Mà Huyền, giờ anh có được phép đưa em về nhà em không? Anh muốn ghé thăm nhà em một chút. Huyền tự nhiên: - Được chớ có sao đâu anh! Nhà em bây giờ ở nơi khác rồi. Không còn ở chỗ cái địa chỉ mà em đã cho anh ngày trước. -
Anh muốn ghé cho biết, để có dịp anh sẽ ghé thăm. Ầ, mà em đang rảnh
không? Nếu có thì đi với anh về Vũng Tàu chơi vài ngày. Cho biết nhà anh
luôn. Huyền gật đầu vui vẻ: - Dạ. Em cũng muốn lắm! Nhưng khoan
đã, về hỏi bà già để gởi nhà trước đã. Nếu bà chịu, em sẽ đi, nhưng mà
em dẫn con em theo với nha? Đăng tự nhiên: - Ừ! Chuyện con cái đâu có gì quan trọng! Dẫn con em cho nó xuống tắm biển ở Vũng Tàu. Còn mình thì ... cũng tắm biển luôn. Huyền cười: - Thôi bây giờ đi về, nói vòng vo nãy giờ hơn hai tiếng đồng hồ. Anh còn đi mua quà cáp gì nữa chớ bộ! - Em không nói chắc anh cũng quên. Gặp lại em rồi anh quên hết! Để anh trả tiền rồi mình đi nha. Trễ rồi! Ra
khỏi quán, trời đã hơi xế bóng. Hai bóng người, một người lính, một đàn
bà, in trùng nhau trên nền đất. Gió Bấc thổi hây hây.
VŨ NAM (Germany)
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
|
Gởi ngày: 21/Jan/2020 lúc 10:42am |
Thằng ăn hại
Hồi nhỏ
tôi không thích ăn xôi. Đơn giản vì mẹ tôi bán xôi, mỗi khi bán ế, bà
thường “mời” tôi ăn. Con nít ăn hoài một thứ ngán. Đôi khi tôi làm eo
không ăn, bà chẳng nói gì.
Rồi cũng có cách “gỡ” lại.
Tôi giả vờ ốm, không ăn cơm. Ốm đau ai lại gợi ý ăn uống này nọ. Tôi
cũng hiểu thế. Bà hỏi tôi ăn cháo, tôi lắc đầu. Bà hỏi tôi ăn phở, tôi
nín lặng. Thế là tôi có phở. Một tô phở thì chẳng nhằm nhò gì với thằng
nhóc đang tuổi nghịch ngợm. Tôi lén bà xuống bếp xúc thêm cơm ăn với
nước phở.
Mẹ tôi cưng nhưng không
chiều. Tính tôi quậy phá, có bị nọc xuống phết vài roi cũng chẳng lấy gì
oan ức. Tôi lỳ đòn. Ba tôi ít đánh, nhưng đánh đau, tôi gồng mình chịu,
không kêu khóc. Với mẹ tôi thì khác, roi chưa chạm đến mông tôi đã gào
lên thảm thiết.
Những trò chơi giả ốm ăn
phở, già họng né đòn thường tỏ ra đắt giá và hiệu nghiệm. Tôi tự hào về
mấy trò mánh mung này. Sau này có con, tôi mới hiểu đó là những trò rẻ
tiền. Áo mặc sao qua khỏi đầu.
Nghề bán xôi coi vậy mà
cực. Mẹ tôi phải thức dậy sớm từ ba giờ sáng để nấu xôi. Thức sớm hơn,
bà không dám ngủ lại, sợ ngủ quên, lỡ buổi bán. Hồi đó giờ Sài gòn chạy
sớm hơn giờ bây giờ một tiếng. Bà rời nhà với thúng xôi khi trời chưa
sáng, và về nhà lúc tám giờ dù bán hết hay không. Khách hàng là học
sinh, người lao động, quá giờ đó thì bán cho ai, vả lại xôi cũng nguội
rồi, bà bảo thế.
Hồi thức khuya học thi, bà
thường mang lên tôi cho tôi ly cà phê nóng, và trước khi quẩy thúng xôi
đi, bà lại đem lên cho tôi khi thì tô mì gói, khi thì đĩa xôi nóng.
Thức cả đêm, dồn hết năng lượng vào mấy bài tập toán-lý-hóa, thì món xôi
nóng lúc đó dù phải ăn triền miên cũng không phải là điều quá tệ.
Mẹ tôi mù chữ (thứ thiệt),
nhưng tính nhẩm thì…thầy chạy. Ba tôi mất sớm, nên chuyện cúp cua, lêu
lỏng, kể cả nhái chữ ký trong học bạ, tôi qua mặt bà thoải mái. Không
quản lý nổi việc học của thằng con, bà dồn tất cả sự quan tâm vào chuyện
ăn uống, sức khỏe và niềm vui của tôi. Chợ búa, bếp núc, giặt dũ,… là
những việc hầu như chẳng bao giờ tôi rớ tới. Sau này, xa nhà kẹt quá
phải đi chợ, tôi chẳng bao giờ chuốc lấy phiền muộn vào cuộc chơi trả
giá, ngay cả việc xách bó rau ra khỏi chợ vẫn còn ngường ngượng.
Có hôm tôi dở chứng ngoan
ngoãn quét nhà, bà cười mỉm. Lát sau thấy bà lặng lẽ quét lại. Giặt giũ
cũng thế, quần áo ngâm chưa kịp giặt, bà chờ tôi đi, rồi vò lại cổ áo,
gấu quần. Nấu nướng thì, bà luôn miệng nhắc nhở : “chờ mỡ sôi, rồi mới
đập trứng vào”… Đại loại là thế. Dưới con mắt của bà, việc nhà tôi chẳng
làm được gì đến nơi đến chốn cả, chỉ nên ăn, học và…chơi (khoản sau
cùng là tôi suy đoán). Nói theo cách mà bà vẫn thường “mắng” tôi là…
thằng ăn hại. Tôi cũng chẳng vừa: “Con thấy mẹ vui khi “hầu” thằng ăn
hại”. Bà cười, đập tay tôi: “ Tôi đẻ ra anh, mà lại không biết anh muốn
gì à!”. Tôi cười thầm“ Con từ trong bụng mẹ chui ra, sao lại không biết
mẹ nghĩ gì!”. Dĩ nhiên bà chẳng bao giờ nghe được những lời nói thầm đó.
Thật ra tôi cũng đâu đến
nỗi vô tích sự như thế. Tết Đoan Ngọ nào mẹ tôi cũng làm cơm rượu bằng
nếp vàng. Cơm rượu bà làm thì ngon tuyệt, thơm, ngọt và hạt nếp mềm
nhưng vẫn còn độ dẻo. Hồi 6, 7 tuổi tôi vẫn lén ăn vụng cơm rượu khi nó
chưa kịp ngấu, say xỉn đến nỗi bỏ cả học. Dạo sau bà than phiền, sao
rượu mau chua quá. Tôi hứa sẽ giải quyết được. Bà nhìn tôi ngờ vực. Sự
cố rượu hóa chua là vấn đề nan giải ở thời Louis Pasteur, chứ thời nay,
với thằng có nghề như tôi đâu có gì là khó. Đó là lần duy nhất trong đời
tôi đã dùng sở học của mình để giải quyết “việc nhà” cho bà. Nhưng
“thành tích” này vẫn không đủ để bà thay đổi cái nhìn về tôi. Trong con
mắt của bà, tôi chỉ là đứa con chưa trưởng thành. Dù các con tôi đã lớn,
đã tốt nghiệp và đi làm, nhưng thằng cha chúng vẫn bị bà nội đưa vào
diện cần quan tâm đặc biệt, ra ngoài vẫn bị nhắc nhở quên nón, mang theo
áo mưa…
Hồi cuối thập niên 70,
buồn tình tôi mượn xe xích lô của người bạn, cảo lai rai kiếm tiền xài
vặt. Bà nắm tay tôi than thở, “ Công lao mẹ nuôi con ăn học, học cho cố
vào, bây giờ lại ra nông nỗi này, sao thể hở con?…”. Tôi cười gượng,:
“Con chỉ đạp chơi cho biết mùi đời thôi, còn ban ngày con vẫn làm ở
phòng thí nghiệm mà”. Bà thở dài …
“Có
lẽ giờ này bà đã bước vào cảnh giới nào đó, làm gì còn luẩn quẩn ở cõi
ta bà này để trách móc thằng con ăn hại, nuôi mãi không lớn của bà”
Những
năm cuối đời, mẹ tôi đi lại khó khăn, xe lăn không chịu ngồi, nhưng
được cái bà con chòm xóm hay tới chơi, giã trầu đưa chuyện với bà. Có
lần vào siêu thị, thấy bày bán mấy chai nước mắm nhỏ cỡ 30 ml, đạm cao,
giá đắt, chắc là hàng chất lượng cao. Tôi mua 5-6 chai nhét túi quần
mang về biếu bà. Quê mẹ tôi ở ven sông Hồng, ngoài đê, chỉ trồng bắp,
không trồng lúa được, nên bà qúy hạt gạo lắm. Bà bảo, ăn cơm với rau bí
chấm nước mắm ngon còn hơn ăn thịt.
Thấy
thằng con trịnh trọng moi túi quần ra mấy chai nước mắm, bà nhìn tôi
khâm phục. Tôi thì thầm: “Nước mắm thượng hạng đấy, để chấm với rau bí.
Mẹ đừng dùng nêm nếm”. Bà giữ kỹ mấy chai nhỏ xíu đó lắm, mỗi ngày dùng
một ít, và không quên khoe với mấy bà hàng xóm nước mắm thượng hạng
thằng con bà mua biếu.
Bẵng
đi một vài tuần, tôi cao hứng nếm thử nước mắm. Trời đất như muốn sụp,
tôi biết ngay mình bị bợm. Với cái đầu nghề nghiệp, tôi có thể đoán ngay
ra nhà sản xuất đã giở những chiêu phép gì. Tôi phạm vào sai lầm hết
sức sơ đẳng là đã không nếm thử trước khi đưa bà. Tôi như phát cuồng. Ăn
học làm gì, bằng cấp làm gì mà mua chai nước mắm cho mẹ cũng không nên
thân. Vậy mà cũng bày đặt đi dạy, viết sách, viết báo về an toàn thực
phẩm, khuyên người ta thế này thế nọ. Trời ơi! Sao mặt đất không nứt ra
để tôi vùi cái bản mặt mình xuống cho rồi. Tôi nài nỉ bà đổi loại khác
ngon hơn. Bà gạt đi, “ Nước mắm này ngon, anh biết gì mà cứ rộn lên”. Bà
vẫn tiếp tục dùng mỗi ngày thứ nước mắm chết tiệt đó, vẫn tiếp tục khoe
với mấy bà hàng xóm, mà không bao giờ mời họ nếm thử. Tiêu chuẩn chất
lượng nước mắm của bà khác với đời thường.
*
Dạo này tôi mất ngủ, đúng
hơn là ngủ ít. Hai ba giờ sáng đã tỉnh dậy, không sao ngủ lại được. Tôi
bước ra bàn thờ thắp nén nhang, đun nước pha ly cà phê, rồi thả người
xuống ghế sa lông đọc sách. Nửa đêm về sáng thế này, đôi lúc thèm ăn vặt
một thứ gì đó, một gói xôi nóng hay một tô mì gói, nhưng cái tật lười
biếng quen thói đã giữ chân tôi lại. Có khi tôi chột dạ, tưởng như bắt
gặp ánh mắt vừa chế diễu, vừa trách móc của mẹ tôi từ di ảnh trên bàn
thờ.
Đà Lạt mùa này mưa lạnh,
mưa rả rích cả đêm. Nén nhang trên bàn thờ đã tàn quá nửa. Vậy là mẹ tôi
mất cũng hơn 3 năm rồi. Có lẽ giờ này bà đã bước vào cảnh giới nào đó,
làm gì còn luẩn quẩn ở cõi ta bà này để trách móc thằng con ăn hại, nuôi
mãi không lớn của bà.
Tóc tôi đã bạc quá nửa.
Cũng sắp đến ngày phải ra đi. Không biết ở cảnh giới khác, hai mẹ con có
gặp nhau không? Gặp nhau mà có nhận ra nhau không? Tôi chắc mẹ tôi sẽ
nhận ra tôi, bà nhận ra tôi bằng trái tim muôn kiếp của người mẹ. Còn
tôi, tôi cũng sẽ nhận ra mẹ tôi, tôi nhận ra bà từ bản năng của thằng ăn
hại.
Vũ Thế Thành
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
|
Gởi ngày: 23/Jan/2020 lúc 4:39pm |
CHUYẾN XE LỬA CUỐI NĂM
Chỉ còn vài ngày nữa là
đến Tết Nguyên Ðán. Năm nay tết đến sớm, chỉ mới ba tuần sau tết tây là
đã đến tết ta. Ðứng co ro trên thềm ga, tôi bỗng nhớ đến không khí se se
lạnh của Sài Gòn trong những ngày cận Tết. Tôi thấy tôi, con bé nhỏ xiú,
chạy chơi quanh cột đèn trước sân trường vắng lặng, đợi nhà đến đón trễ
hôm đó vì mẹ tôi phải đi chợ Tết.
Bước lên xe lửa, tôi
tìm một chỗ vắng người để yên tĩnh ngồi hoạch định trong đầu những điều
phải làm cho việc chuẩn bị tết. Hình như xe lửa chiều nay vắng hơn mọi
hôm, hay là người ta đã bắt đầu nghỉ làm để chuẩn bị tết? Nghĩ xong tôi
mới biết mình lẩn thẩn, sắp đến tết ta chứ có phải tết tây đâu mà bảo tây
nó nghỉ làm để chuẩn bị. Mình đang ở Hòa Lan chứ có phải ở VN đâu, tôi tự
nhủ. Trên cả toa xe lửa 62 chỗ ngồi này, chắc gì có ai khác ngoài mình ra
biết được sắp đến ngày Tết Nguyên Ðán Việt Nam?
Cởi áo choàng ra, tôi
theo thói quen vừa ngồi xuống là nhắm mắt lại ngay, buổi sáng là để tiếp
tục giấc ngủ đang ngon mà phải thức dậy đi làm, buổi chiều là để lấy lại
sức chút đỉnh trước khi về đến nhà cơm nước cho chồng con. Hôm nay thì
khác, nhắm mắt lại là để tính chuyện tết. Tôi nghe loáng thoáng tiếng mấy
người khách Hòa Lan bước lên xe lửa, trò chuyện với nhau và lục đục ngồi
xuống mấy băng ghế chung quanh. Chuyến xe lửa cuối ngày này thường chỉ
toàn Hòa Lan người thì đi làm về kẻ thì đi học về. Phần lớn họ cũng như
tôi đều làm việc trong thành phố Amsterdam nhưng nhà ở ngoại ô hay ở các
tỉnh kế cận Amsterdam. Ðể tránh nạn kẹt xe trầm trọng trên khắp các nẻo
đường dẫn đến Amsterdam vào buổi sáng và rời khỏi thành phố vào buổi
chiều, phần đông chọn giải pháp xe lửa, đỡ bị stress và đến sở cũng như về
đến nhà đúng giờ giấc.
Ðang lơ mơ sắp xếp nào
là thứ Tư đặt thịt, lỗ tai heo, lưỡi heo (chắc ông hàng thịt Hòa Lan lại
tròn mắt nhìn tôi kinh dị tự hỏi không biết cô này mua mấy thứ phế thải
này để làm gì, cho ai ăn hay cho con gì ăn đây), thứ Sáu lấy thịt, thứ Bảy
làm giò thủ, Chủ nhật gói bánh tét, thứ Hai làm dưa món, dưa giá, thứ Ba
đi tiệm Tàu ở Amsterdam mua mứt, mua hột dưa, thứ Tư kho thịt, hầm giò
heo, xào miến, cúng ông bà ... bỗng nhiên tôi nghe có ai nói tiếng Việt
Nam loáng thoáng bên tai. Tôi mở bừng mắt ra, vừa ngạc nhiên vừa mừng thầm
trong bụng. Tiếng Hòa Lan thì ngày nào tôi cũng nghe ra rả bên tai từ sáng
tới chiều, chứ tiếng Việt Nam thì ngoại trừ ở nhà với ông xã và hai thằng
con trai còn ra ngoài đường hầu như không bao giờ tôi được nghe hết.
Thì ra có ba cô gái
Việt Nam vừa đến ngồi đối diện với tôi. Người nào cũng kệ nệ mấy cái túi
xách đầy ắp đồ ăn, đồ hộp mua ở mấy cái tiệm tàu Amsterdam. Không biết ba
cô này ở đâu, chắc chắn không phải ở chỗ tôi rồi, vì trông ba cô lạ lắm.
Hai cô dáng người đầy đặn, vẻ mặt nghiêm chỉnh và có vẻ lớn tuổi hơn. Còn
lại một cô trông còn trẻ, dáng người thon thả xinh xắn, vẻ mặt sáng sủa và
đặc biệt đôi mắt tinh nghịch vô cùng. Ba người ngồi phịch xuống ghế, mấy
túi đồ ăn ngổn ngang chung quanh, chưa kịp cởi áo choàng ra thì xe lửa đã
kéo còi rời ga và bắt đầu xình xịch chuyển bánh.
Bụng tôi tự nhiên thấy
vui vui. Gần ngày cuối năm, chiều đi làm về mệt, trên một chuyến xe lửa
toàn người bản xứ, gặp được người đồng hương, đồng ngôn ngữ, đồng phong
tục, thử hỏi còn gì hơn? Tôi nhỏe miệng cười làm quen, vừa định hỏi “Mấy
cô đi chợ mua đồ ăn Tết hả?” thì tôi nghe cô trẻ tuổi cất tiếng hỏi hai
người bạn:
- “ Mấy bà có mệt không?”
Một trong hai người kia chầm
chậm trả lời:
- “ Mệt thấy mồ. Thấy cái gì
cũng ham, mua nhiều quá xách mệt muốn chết!”
Cô gái trẻ nhanh nhẩu đối
đáp liền:
- “Mệt thì lấy thạch dừa
ra ăn cho đở mệt!”.
Nói xong không đợi ai trả lời, cô ta liền moi trong giỏ xách ra một keo
thạch dừa và một cái muỗng nhỏ không biết đem theo từ lúc nào. Bằng một cử
động gọn gàng thuần thục cô ta vặn nắp kéo bật mở một cách dễ dàng. Rồi
một tay cầm keo thạch dừa, một tay cầm muỗng, cô ta múc thạch ăn một cách
ngon lành, bất kể mấy người Hòa Lan ngồi gần đó nhìn cô một cách lạ lùng
ngộ nghĩnh. Hai người bạn cũng theo gương cô gái trẻ mỗi người một keo
thạch dừa, múc ăn ngon lành, vừa ăn vừa trò chuyện với nhau bằng tiếng
Việt Nam thật tự nhiên, không đếm xỉa gì đến mọi người chung quanh. Xe lửa
đã qua mấy trạm rồi mà ba cô vẫn còn ăn uống và chuyện trò như pháo nổ.
Thấy mấy cô ăn uống say sưa thoải mái quá, tôi không muốn phá vỡ không khí
riêng tư của các cô bằng cách chen vào câu chuyện, vả lại cũng không biết
phải mở đầu như thế nào, cho nên tôi ngồi yên nhìn ra cửa sổ theo đuổi
những ý nghĩ của mình. Bỗng tôi nghe cô gái trẻ cất giọng thật chua:
- “ Tôi đố mấy bà vậy chứ
bà này người gì?”
Không cần nhìn không cần
suy nghĩ, tôi cũng biết cô ta đang nói về tôi. Trong toa xe lửa, ngoại trừ
tôi và ba cô gái ra không có ai khác là người Á đông cả.
Không chờ hai người bạn
phản ứng, cô gái trẻ trả lời tiếp luôn:
- “ Tôi dám cá bà này là
người Nhật Bổn đó. Không đúng tôi cho mấy bà đánh tôi đó. Mấy bà nghĩ bả
là người gì?”.
Một trong hai cô thận
trọng trả lời:
- “Ai mà biết. Chắc là người
Á Ðông thôi”.
Lại giọng nhí nhảnh của cô
gái trẻ:
- “ Tôi nói là người Nhật
Bổn đó. Tướng của bả sang như vậy chắc chắn là
người Nhật thôi”.
- “ Nhỏ này nhiều chuyện
thật” tôi nghĩ, vừa bất ngờ trước sự bạo dạn quá lố của cô gái trẻ, vừa
tức cười hết sức trước tình cảnh khôi hài và đột ngột mà tôi bị đặt vào.
Bây giờ thì tôi không thể mở miệng được nữa rồi. Chẳng lẽ mở miệng nói “
Không, tôi không phải là người Nhật. Tôi là người Việt Nam” thấy nó vô
duyên làm sao ấy. Tôi thấy tốt nhất là mình ngồi yên luôn, làm bộ như
không hiểu không biết gì hết, thử coi cô bé này còn dở trò gì nữa đây.
Thế là tôi tỉnh bơ tiếp
tục nhìn ra cửa sổ, xe lửa chạy băng băng qua mấy cánh đồng vắng chỉ thấy
bò và nông trại ở xa xa. Cho đến lúc người soát vé bước vô, cất tiếng chào
và kêu mọi người xuất trình vé, tôi trình cạt xe lửa nguyên năm của tôi
cho ông gìa soát vé xem, và khi ông ta nói “Cám ơn” thì tôi tự động phát
ra câu trả lời “Alstublieft” (You’re welcome). Tức thì bên kia hàng ghế
tôi nghe giọng nói chanh chua của cô gái trẻ cất lên, lại cái cô gái trẻ
này:
- “Ðó mấy bà thấy chưa.
Tôi nói có sai đâu. Bả là người Nhật mà, nói tiếng Hòa lan hay dễ sợ”.
Phải cố gắng hết sức tôi
mới nín cười được. Thật tình cái cô gái xí xọn này làm tôi khó xử hết sức.
Gặp người đồng hương, trong một buổi chiều cuối năm cận Tết, nhớ nhà, nhớ
quê mà cứ mỗi lần muốn bắt chuyện lại bị chận miệng một cách vô duyên như
thế này thì thật là trớ trêu hết sức. Thôi thì nhắm mắt lại, tập trung
tinh thần lo chuyện Tết của mình đi là hơn, đừng thắc mắc xía vô chuyện
của người khác nữa. Nghĩ là làm, tôi ngồi yên nhắm mắt được một lúc, cảm
thấy hơi thở bắt đầu đều đặn và thoải mái.
Tôi giật mình khi nghe
giọng nói của cô gái trẻ lại cất lên:
- “ Mặt bà này khó chịu
thiệt”.
Trời ơi nhỏ này xí xọn
quá đi thôi. Tôi cứng họng không biết phải nói gì bây giờ. Nãy giờ mình
không nói gì hết, bây giờ người ta nói mình như vậy mình mới mở miệng thì
quê quá. Tôi loay hoay với những ý tưởng trong đầu, tự hỏi không biết phải
phản ứng như thế nào đây, nói hay không nói và nói cái gì bây giờ. Thật
chưa bao giờ tôi bị đặt trong một tình cảnh khôi hài như vậy. Ðể che dấu
sự bối rối của mình và cũng để nín cười, tôi mở bóp lấy cai kẹo bỏ vô
miệng nhai.
Tức thì bên kia hàng ghế
lại cất lên giọng nói chua thật là chua của cô bé:
- “ Xấu thiệt, ăn một
mình hổng mời ai hết”.
Ðến nước này thì không thể nhịn được nữa rồi. Ðây chính là lúc mà tôi chờ
đợi.
Tôi chìa phong kẹo ra
trước mặt cô gái trẻ. Nheo mắt, nở nụ cười thật tươi, tôi cất tiếng mời cô
một cách rất lịch sự: - “Ăn không?” bằng tiếng Việt Nam thật ngọt ngào và
thật rõ ràng.
Cô
bé mở to đôi mắt kinh hoàng, ôm mặt rú lên một tiếng “Ồ” thảng thốt. Rồi
cứ thế cô ta ôm mặt trong hai bàn tay che kín, không thốt ra được một lời
nào nữa mặc dù miệng mở tròn vo. Hai người bạn gái thì rú lên cười nắc nẻ,
vừa cười vừa xiả sói cô gái trẻ:
- “Chết mày chưa, cho
mày chết luôn, cái tật nhiều chuyện”.
Vừa lúc đó xe lửa đỗ lại
ở ga Purmerend. Ba cô gái Việt Nam vơ vội mấy cái túi xách đồ ăn rồi vừa
cười vừa xô nhau chạy nhanh ra khỏi xe lửa. Tôi còn thấy dáng cong cong
của ba cô gập người vừa chạy vừa cười trên thềm ga nhỏ.
Xe lửa
xình xịch chuyển bánh. Còn hai trạm nữa là đến ga tôi xuống. Tôi nghĩ
bụng: “Tết này sẽ có chuyện vui để làm quà đầu năm cho chồng con và bạn
hữu”.
Hà Bạch Trúc
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Jan/2020 lúc 4:40pm
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
|
Gởi ngày: 27/Jan/2020 lúc 8:35am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
|
Gởi ngày: 31/Jan/2020 lúc 7:13am |
Một thuở đèn dầu, cháo trắng hột vịt muối January 30, 2020
Đèn dầu một thưở. (Hình minh họa: laodong.vn)
LGT: Trong cuộc sống có
nhiều chuyện mình muốn nói với ai đó, nhưng lại không thể nói trực tiếp
được. Không nói được với nhau thì hãy viết cho nhau. Âu đó cũng là cơ
hội để giải tỏa những tâm tư, những nỗi niềm. Mục “Viết Cho Nhau” do
phóng viên Ngọc Lan phụ trách. Thư từ xin gửi về: Người Việt (Viết Cho
Nhau), 14771 Moran St., Westminster, CA 92683, hay email: ngoclan@nguoi-viet.com
Tuyết Anh
1.
Vào khoảng cuối thập niên 60, sau khi
nhà bị cháy năm 67, má con tôi bắt đầu phiêu bạt ở nhà mướn vì chẳng còn
chút tài sản gì khả dĩ để xây dựng lại nhà trên nền nhà cũ.
Nếu như ai trong đời ít nhiều cũng có
lúc thăng trầm biến đổi, thì đối với tôi thời gian này là thời gian má
con tôi khổ cùng cực. Ba chinh chiến xa nhà không thể sớt chia với má,
chỉ có đứa con gái lớn vừa nhổ giò trổ mã đã biết đồng hành cùng má để
dìu dắt các em thơ.
Chỉ có thùng sách vở của các con, một ít
nồi soong cùng gói mùng mền quần áo cũ, má con tôi đến nơi ở mới mướn
chung với hai chị cũng có chồng đi lính xa. Căn nhà nhỏ chứa tới 3 gia
đình, với ba người đàn bà và mười đứa con nít, không bóng đàn ông.
Đến chỗ ở mới, tuy không nói ra nhưng
tôi buồn lắm. Xóm chỗ mới chưa câu điện nên nhà nhà phải thắp đèn dầu,
từ đó ánh đèn dầu quyện theo tôi từng đêm.
Ban đầu thì thật khổ sở vì tối quá. Ban
đêm đi đâu cũng bưng cây đèn nhỏ theo. Tôi nhớ mãi lần đầu đốt than
trong bàn ủi con gà ủi áo dài đi học, sau khi quạt than đỏ hồng tôi ịn
bàn ủi lên tà áo, giở lên nguyên lỗ cháy hình cái bàn ủi dính theo,
nghèo mà mắc cái eo. Ngồi tiếc ngẩn ngơ, rồi khóc!
Chiều đến tôi mang mấy ống khói đèn to,
nhỏ ra chùi rửa cho trong để thêm ánh sáng, châm thêm dầu , cắt bỏ bớt
tim đèn, cây đèn dầu lớn trên bàn sáng cho cả phòng và sáng cho con nhỏ
chong đèn học bài đêm, sau khi má và các em đã ngon giấc. Chừng đi ngủ
thì có cây đèn hột vịt nhỏ chong suốt đêm.
Mỗi tối thắp đèn lên, mấy má con quây
quần bên ngọn đèn, ăn cơm dọn rửa xong thì chị dạy em học, má làm những
việc cho gánh hàng của má.
Ngày tháng cứ thế trôi đi. Đứa con gái
nhà nghèo cũng vơi đi buồn tủi và quen với ánh sáng ấm áp tỏa ra từ
những cây đèn dầu một thuở hàn vi.
…Thời gian đã lùi rất xa. Giữa những
tiện nghi vật chất bây giờ vẫn không quên ánh đèn dầu thân thương ngày
đó bên má và các em ngoan.
2.
Cháo trắng hột vịt muối là một món ăn quê nghèo dân dã của miền Nam tôi.
Món cháo trắng thường dọn ra bán vào
buổi chiều cho đến khuya, phục vụ cho người lao động nghèo làm việc ban
đêm, đói lòng chỉ cần ghé hàng cháo vỉa hè ngồi sà xuống với số tiền lẻ
ít oi là no bụng về ngủ.
Cháo trắng hột vịt muối, cá cơm kho tiêu. (Hình: ngoisao.net)
Gạo để nấu cháo là loại gạo mới nhỏ hột
và dẻo. Gạo dẻo nấu cho nhiều nhựa cháo. Gạo mới nấu ngọt thơm. Sau này
người bán cho thêm bó lá dứa vào nấu chung nên tô cháo trắng dậy mùi
thơm kích thích lắm.
Món ăn đi kèm cháo trắng thường là hột
vịt muối hoặc dưa mắm, cá trê cá lóc kho tiêu, tép rang mặn, sau này có
thêm thịt nạc dăm bằm nhuyễn kho tiêu, khách hàng muốn ăn cháo với món
gì cũng có.
Nhà ai có người cảm mạo cần ăn chén cháo
nóng cho dễ tiêu hóa, thì có ngay hàng cháo vỉa hè, chỉ cần mang tô ra
mua có ăn liền, khỏi nấu mất công lâu lắc. Mấy ông nhậu về nuốt cơm
không vô, hô một tiếng, sắp nhỏ bưng tô chạy ra đầu hẻm có ngay tô cháo
trắng nghi ngút khói.
Năm xưa đầu hẻm nhà tôi ở có dì bán cháo
trắng thật thơm ngon. Cháo được múc ra cái tô trẹt nhỏ chứa chừng ba vá
cháo, mục đích cho mau nguội để khách ăn. Thức ăn để riêng, ai ăn nhiều
thì kêu thêm. Người nào cũng ăn ít nhất vài tô cháo mới no. Còn mấy ông
mạnh nuốt, ăn xong đếm cả chồng tô trên bàn. Thường đi làm về tối, tôi
cũng hay ghé ăn vài tô cháo trắng trừ cơm, nhẹ lòng khi ngủ.
Hôm nay lại nấu cháo trắng, ăn vì thích
ăn thôi. Chợt nhớ ra xứ mình có món cháo trắng này bán cho dân nghèo,
xin viết vài dòng nhớ… (Tuyết Anh)
https://www.nguoi-viet.com/phu-nu/viet-cho-nhau/mot-thuo-den-dau-chao-trang-hot-vit-muoi/
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
IP Logged |
|
giodocgocong
Senior Member
Tham gia ngày: 12/Jan/2011
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 132
|
Gởi ngày: 03/Feb/2020 lúc 4:06pm |
|
GIÓ ĐỘC GÒ CÔNG
|
IP Logged |
|