Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Tâm Tình | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình |
Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH | |
<< phần trước Trang of 130 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 01/Nov/2019 lúc 8:12am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 06/Nov/2019 lúc 11:07am |
Trăm năm may rủi
Hồi
thời Tía Má tui và xưa xưa nữa, trước khi cưới nhau, đâu có ai dám có
hẹn hò đi ăn đậu đỏ bánh lọt, chuối nướng, chuối xào dừa gì đâu. Ðâu có
trốn nhà, trốn Tía, trốn Má chui vào rạp hát Long Phụng hoặc Thành Chung
ở Ngã Bảy Vườn Lài, coi phim Ấn Ðộ. Vô rạp, đèn tắt tối hù… hổng chịu
coi mà cứ lo hun và hít hè.
Rồi
cũng đâu có cái vụ dụ em ra góc đường Lê Lợi và Pasteur để ăn phá lấu
gan, lòng heo. Cầm cây tăm găm miếng thịt; đưa lên miệng nhai rào rạo…
Rồi đôi ta sánh vai nhau, thuở nầy chưa dám nắm tay, nắm chưn gì ráo, đi
uống nước mía Viễn Ðông đâu nè!
Xưa
muốn cưới vợ là phải có cái đầu heo bự xộn, tốn bộn tiền để bà mai đi
đi lại lại giữa hai đàng trai gái như phi thuyền con thoi, loi choi giới
thiệu cho hai gia đình quen biết nhau, đốc thúc hai bên gặp gỡ, xúi… vô
đi, vô đi!
Tuy
nhiên đàng gái chào hàng bên đàng trai và đàng trai quảng cáo láo cho
đàng gái không phải ai làm cũng được. Phải có kinh nghiệm, nghệ thuật
dẻo miệng phải cao kỳ.
Tìm bạn bốn phương trên báo cũng là một hình thức mai mối đấy thôi.
“Một
thanh niên có nghề ngỗng đàng hoàng! Không rượu chè chích choác, không
trai gái lăng nhăng, trai cũng không, (nghĩa là anh không phải thuộc
thành phần thứ ba); gái cũng không (nghĩa là chỉ biết cơm nhà quà vợ).
(Thằng nào mèo mả gà đồng là trời đánh nó!) Muốn tìm một người con gái
trong tương lai để làm vợ. Yêu cầu là phải ở gần biển Williamstown và có
tàu câu cá. Xin gởi kèm hình chiếc tàu!”
“Em
là người dân xứ Mũi, nhưng chưa hề sửa mũi. Nhà có 20 cái vuông tôm,
chưa hề mích lòng hàng xóm nên không sợ nó bỏ thuốc diệt cỏ làm tôm
giống chết hết ráo. Tía em hứa của hồi môn là một chục vuông tôm đang
mùa thu hoạch. Muốn làm quen với mấy anh bên Úc, không phân biệt tuổi
tác.
Thư đầu xin gởi hình nguyên bản, chưa ‘photoshop’ về Rạch Vọp, Sông Ông Ðốc, Cà Mau. Hứa sẽ hồi âm tất cả dù thơ đến trễ.”
Thấy
hông? Sợi chỉ hồng se tơ xưa giờ cũng vậy nhưng đã từng cột chặt đôi ta
tới răng long đầu bạc. Mà cũng nhờ mai mối mới có mặt thằng tui trên
cõi đời ô trọc nầy đó nhe bà con.
Rồi
mấy thằng Tây thời buổi điện toán tân kỳ, lập ra mấy cái trang mạng xã
hội như Facebook, Twitter, Instagram app. Nhờ đó mà mấy em kiếm được một
đấng trượng phu và mấy anh mình kiếm được một người thục nữ.
Tui
e rằng Melania Trump, từ nước Tiệp Khắc, Ðông Âu xa mút chỉ cà tha mà
được làm The First Lady (Ðệ nhứt Phu nhân) của nước Mỹ cũng nằm trong
trường hợp đó.
Và
tui cũng cho rằng: Melania trúng số độc… độc đắc; còn khó hơn cả chục
ngàn lần trúng xổ số Powerball bên Mỹ. Vì xác suất của Powerball là 1
trên 292 triệu, còn xác suất của Melania là 1 trên 3 tỉ rưỡi đàn bà con
gái trên hành tinh nầy.
***
Do vậy! Cưới vợ lấy chồng theo tui là một trò chơi hên xui may rủi mà hình như rủi nhiều hơn may.
Thế nên Trời cho cái gì mình nhận cái nấy đừng có càm ràm: “Phải phải chi hồi đó ta đừng biết nhau!” Nói vậy là ác… Là làm em yêu buồn lắm đó!
Lỡ
rồi anh biết làm sao? Nói vậy là tiêu cực hè; phải tích cực lên chớ mấy
anh mình! Phải xây dựng hạnh phúc trên một đống hoang tàn!Ðừng
lo đã có Thầy đời dạy mình miễn phí đây nè! Chuyện rằng: Một anh nhậu
xỉn về chui vào phòng ngủ, lục đục một hồi rồi nằm lăn quay ra ngáy như
trâu rống. Sáng hôm sau, gặp mặt vợ gục gặc đầu cám ơn “Chai rượu của em để trên đầu giường, tợp một cái là cạn queo nhưng thơm hết biết!” “Ối giời ơi! Anh nốc hết sạch chai dầu thơm em mới mua về rồi phải không?”
Em
nầy tệ thiệt thua vợ thằng Ðậu xa lắc xa lơ hè! Chớ vợ thằng Ðậu lái xe
từ Bắc Arizona về nhà sau một chuyến đi thương thảo chuyện mần ăn.
Em thấy một bà già đang đi bên vệ đường, bèn dừng lại hỏi: “Má có muốn quá giang không?” Bà cụ không nói gì, chỉ lẳng lặng gật đầu.
Lên xe, bà chẳng nói chẳng rằng chỉ nhìn quanh quất; bỗng đôi mắt dừng lại cái túi giấy màu nâu, em đặt kế bên bèn hỏi: “Ðựng cái gì vậy?” “À chai rượu! Con mua nó cho chồng con!” Bà cụ gặc đầu: “Con biết mua quà lắm đó!”
Thế
nên yêu chàng, muốn chàng yêu lại, yêu nồng nàn, yêu tha thiết là phải
biết chồng thích cái gì nhứt trên đời. Ðáp ứng ngay chóc tim đen thì
tình ta bền muôn thuở.
***
Nói
nào ngay khi mấy em đi lấy chồng, nghĩa là từ giã tuổi thần tiên để
theo một thằng ‘điên điên’, xuống thuyền để đôi ta dông vào giông bão
của cuộc đời.
Ngày
xuất giá, lạy Mẹ con đi vì nước non nhà Việt Nam. Ủa? Có chồng hổng
phải vì mình mà vì nước non nhà Việt Nam là tại làm sao?
Chẳng
qua lấy chồng rồi em sẽ có con; sẽ duy trì nòi giống đó mà. Ðây là một
nghĩa vụ thiêng liêng chớ hổng phải chuyện giỡn chơi. Không vì cái tiền
đồ của đất nước em sẽ ở nhà với Mẹ phẻ hơn.
Vì về với chàng rồi là phải cơm bưng nước rót, hầu hạ người dưng hè. Mà hổng biết làm bao nhiêu mới vừa lòng thằng chả?
Tối ngày cứ ‘cook! cook’ nghe như tiếng gà kêu (nấu ăn, nấu ăn hoài hè).
Tui hỏi em yêu: “Em muốn đi đâu vào dịp kỷ niệm ngày cưới của đôi ta?”
“À em muốn đến một nơi mà đã lâu rồi em chưa đặt chưn tới.” Tui bèn đề nghị: “Nhà bếp được không?”
Rồi
một hôm em thỏ thẻ với chàng rằng: “Hãy chở em đến một nơi nào mắc
nhứt. Thì thằng chả lại chở em đến ngay cây xăng. Hỏi có tức không hè?”
Thì thằng chả mặt nhăn mày nhó: giá dầu thô lên tới 70 đô một thùng nên giá xăng mắc quá!
Dĩ
nhiên người phụ nữ nào cũng tam tòng tứ đức, công dung ngôn hạnh theo
lời dạy của tiền nhân. Tiền nhân là người thuở xa xưa đã chết hết ráo
rồi sao bắt em vẫn phải nghe theo?
Chớ
tiền nhân nghĩa là người có tiền, có tiền mua tiên cũng được. Nói cái
gì em cũng ‘Yes’ hết trơn chỉ trừ cái chuyện nấu ăn ra. Vì em biết nấu
món gì đâu mà cứ bắt ‘Cook! Cook!’
***
Rồi
phần cãi nhau cũng vì em yêu của tui hay có cái tánh hay xúi ẩu lắm.
Như hôm rồi nè! Chở em đi chợ. Chạy lên chạy xuống tìm chỗ đậu xe. Thấy
chỗ còn trống, em khèo, anh tấp lẹ vô đi kẻo thiên hạ họ giành.
Tấp
xe vô đậu, dắt em dung dăng dung dẻ một hồi trở lại thì thấy trên kiếng
trước, chình ình cái giấy phạt của mấy thằng ‘cáo sồ’, kẹp trên cọng
quạt nước.
Lấy xuống coi! Hết 159 đô, một ngày lương sau thuế chớ ít ỏi gì đâu. Lòng đau như cắt.
Anh
vẫn thừa biết mấy thằng ‘cáo sồ’ chỉ xách cái ‘đít’ không dạo lên dạo
xuống kiếm chiếc xe nào tài xế ba chớp ba nháng là ‘táng’ cho một cái
giấy phạt.
Lỗi là vì bãi đậu chỉ dành cho thằng chủ nhà phía trong từ 3 giờ chiều trở đi.
Từ đó anh cạch mặt! Em xúi điều gì anh phải dòm trước xem sau… Riết rồi bỏ luôn cái tánh là vợ mình nói cái gì cũng đúng.
Vậy mà hôm qua em lại xúi anh nữa. Mà lời xúi nầy nghiêm trọng hơn nhiều, tốn nhiều tiền hơn nếu anh khờ dại nghe theo.
Em hỏi: “Sao
anh không bắt chước thằng hàng xóm! Mỗi ngày trước khi đi làm nó ôm con
vợ hun đúng ba cái?” “Anh làm vậy sao được hè? Vì anh đâu có quen biết
gì con vợ nó đâu?”
Nghe lời em xúi là dám bay hết cả hai hàm răng chỉ còn vài ba cái; lại tốn tiền làm hàm giả tới 1000 đô một cái lận đó!
Thế nên anh mình an phận đi! Ðừng được Như Quỳnh mà đòi phải Mạnh Quỳnh mới chịu nhe! Ðừng được voi đòi Hai Bà Trưng!
Còn phần mấy em! Tui khuyên thật lòng rằng: “Trăm năm may rủi một chồng. Dù ai thêu phượng vẽ rồng mặc ai!”
Chồng người áo gấm xông hương! (Ðừng có) Chồng em áo rách em thương chồng người là được hè!
đoàn xuân thu.
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/Nov/2019 lúc 11:20am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 08/Nov/2019 lúc 10:02am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 11/Nov/2019 lúc 10:45am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22937 |
Gởi ngày: 14/Nov/2019 lúc 9:34am |
Thằng ăn hạiHồi nhỏ tôi không thích ăn xôi. Đơn giản vì mẹ tôi bán xôi, mỗi khi bán ế, bà thường “mời” tôi ăn. Con nít ăn hoài một thứ ngán. Đôi khi tôi làm eo không ăn, bà chẳng nói gì. Rồi cũng có cách “gỡ” lại.
Tôi giả vờ ốm, không ăn cơm. Ốm đau ai lại gợi ý ăn uống này nọ. Tôi
cũng hiểu thế. Bà hỏi tôi ăn cháo, tôi lắc đầu. Bà hỏi tôi ăn phở, tôi
nín lặng. Thế là tôi có phở. Một tô phở thì chẳng nhằm nhò gì với thằng
nhóc đang tuổi nghịch ngợm. Tôi lén bà xuống bếp xúc thêm cơm ăn với
nước phở.
Mẹ tôi cưng nhưng không
chiều. Tính tôi quậy phá, có bị nọc xuống phết vài roi cũng chẳng lấy gì
oan ức. Tôi lỳ đòn. Ba tôi ít đánh, nhưng đánh đau, tôi gồng mình chịu,
không kêu khóc. Với mẹ tôi thì khác, roi chưa chạm đến mông tôi đã gào
lên thảm thiết.
Những trò chơi giả ốm ăn
phở, già họng né đòn thường tỏ ra đắt giá và hiệu nghiệm. Tôi tự hào về
mấy trò mánh mung này. Sau này có con, tôi mới hiểu đó là những trò rẻ
tiền. Áo mặc sao qua khỏi đầu.
Nghề bán xôi coi vậy mà
cực. Mẹ tôi phải thức dậy sớm từ ba giờ sáng để nấu xôi. Thức sớm hơn,
bà không dám ngủ lại, sợ ngủ quên, lỡ buổi bán. Hồi đó giờ Sài gòn chạy
sớm hơn giờ bây giờ một tiếng. Bà rời nhà với thúng xôi khi trời chưa
sáng, và về nhà lúc tám giờ dù bán hết hay không. Khách hàng là học
sinh, người lao động, quá giờ đó thì bán cho ai, vả lại xôi cũng nguội
rồi, bà bảo thế.
Hồi thức khuya học thi, bà
thường mang lên tôi cho tôi ly cà phê nóng, và trước khi quẩy thúng xôi
đi, bà lại đem lên cho tôi khi thì tô mì gói, khi thì đĩa xôi nóng.
Thức cả đêm, dồn hết năng lượng vào mấy bài tập toán-lý-hóa, thì món xôi
nóng lúc đó dù phải ăn triền miên cũng không phải là điều quá tệ.
Mẹ tôi mù chữ (thứ thiệt),
nhưng tính nhẩm thì…thầy chạy. Ba tôi mất sớm, nên chuyện cúp cua, lêu
lỏng, kể cả nhái chữ ký trong học bạ, tôi qua mặt bà thoải mái. Không
quản lý nổi việc học của thằng con, bà dồn tất cả sự quan tâm vào chuyện
ăn uống, sức khỏe và niềm vui của tôi. Chợ búa, bếp núc, giặt dũ,… là
những việc hầu như chẳng bao giờ tôi rớ tới. Sau này, xa nhà kẹt quá
phải đi chợ, tôi chẳng bao giờ chuốc lấy phiền muộn vào cuộc chơi trả
giá, ngay cả việc xách bó rau ra khỏi chợ vẫn còn ngường ngượng.
Có hôm tôi dở chứng ngoan
ngoãn quét nhà, bà cười mỉm. Lát sau thấy bà lặng lẽ quét lại. Giặt giũ
cũng thế, quần áo ngâm chưa kịp giặt, bà chờ tôi đi, rồi vò lại cổ áo,
gấu quần. Nấu nướng thì, bà luôn miệng nhắc nhở : “chờ mỡ sôi, rồi mới
đập trứng vào”… Đại loại là thế. Dưới con mắt của bà, việc nhà tôi chẳng
làm được gì đến nơi đến chốn cả, chỉ nên ăn, học và…chơi (khoản sau
cùng là tôi suy đoán). Nói theo cách mà bà vẫn thường “mắng” tôi là…
thằng ăn hại. Tôi cũng chẳng vừa: “Con thấy mẹ vui khi “hầu” thằng ăn
hại”. Bà cười, đập tay tôi: “ Tôi đẻ ra anh, mà lại không biết anh muốn
gì à!”. Tôi cười thầm“ Con từ trong bụng mẹ chui ra, sao lại không biết
mẹ nghĩ gì!”. Dĩ nhiên bà chẳng bao giờ nghe được những lời nói thầm đó.
Thật ra tôi cũng đâu đến
nỗi vô tích sự như thế. Tết Đoan Ngọ nào mẹ tôi cũng làm cơm rượu bằng
nếp vàng. Cơm rượu bà làm thì ngon tuyệt, thơm, ngọt và hạt nếp mềm
nhưng vẫn còn độ dẻo. Hồi 6, 7 tuổi tôi vẫn lén ăn vụng cơm rượu khi nó
chưa kịp ngấu, say xỉn đến nỗi bỏ cả học. Dạo sau bà than phiền, sao
rượu mau chua quá. Tôi hứa sẽ giải quyết được. Bà nhìn tôi ngờ vực. Sự
cố rượu hóa chua là vấn đề nan giải ở thời Louis Pasteur, chứ thời nay,
với thằng có nghề như tôi đâu có gì là khó. Đó là lần duy nhất trong đời
tôi đã dùng sở học của mình để giải quyết “việc nhà” cho bà. Nhưng
“thành tích” này vẫn không đủ để bà thay đổi cái nhìn về tôi. Trong con
mắt của bà, tôi chỉ là đứa con chưa trưởng thành. Dù các con tôi đã lớn,
đã tốt nghiệp và đi làm, nhưng thằng cha chúng vẫn bị bà nội đưa vào
diện cần quan tâm đặc biệt, ra ngoài vẫn bị nhắc nhở quên nón, mang theo
áo mưa…
Hồi cuối thập niên 70,
buồn tình tôi mượn xe xích lô của người bạn, cảo lai rai kiếm tiền xài
vặt. Bà nắm tay tôi than thở, “ Công lao mẹ nuôi con ăn học, học cho cố
vào, bây giờ lại ra nông nỗi này, sao thể hở con?…”. Tôi cười gượng,:
“Con chỉ đạp chơi cho biết mùi đời thôi, còn ban ngày con vẫn làm ở
phòng thí nghiệm mà”. Bà thở dài …
“Có
lẽ giờ này bà đã bước vào cảnh giới nào đó, làm gì còn luẩn quẩn ở cõi
ta bà này để trách móc thằng con ăn hại, nuôi mãi không lớn của bà”
Những
năm cuối đời, mẹ tôi đi lại khó khăn, xe lăn không chịu ngồi, nhưng
được cái bà con chòm xóm hay tới chơi, giã trầu đưa chuyện với bà. Có
lần vào siêu thị, thấy bày bán mấy chai nước mắm nhỏ cỡ 30 ml, đạm cao,
giá đắt, chắc là hàng chất lượng cao. Tôi mua 5-6 chai nhét túi quần
mang về biếu bà. Quê mẹ tôi ở ven sông Hồng, ngoài đê, chỉ trồng bắp,
không trồng lúa được, nên bà qúy hạt gạo lắm. Bà bảo, ăn cơm với rau bí
chấm nước mắm ngon còn hơn ăn thịt.
Thấy
thằng con trịnh trọng moi túi quần ra mấy chai nước mắm, bà nhìn tôi
khâm phục. Tôi thì thầm: “Nước mắm thượng hạng đấy, để chấm với rau bí.
Mẹ đừng dùng nêm nếm”. Bà giữ kỹ mấy chai nhỏ xíu đó lắm, mỗi ngày dùng
một ít, và không quên khoe với mấy bà hàng xóm nước mắm thượng hạng
thằng con bà mua biếu.
Bẵng
đi một vài tuần, tôi cao hứng nếm thử nước mắm. Trời đất như muốn sụp,
tôi biết ngay mình bị bợm. Với cái đầu nghề nghiệp, tôi có thể đoán ngay
ra nhà sản xuất đã giở những chiêu phép gì. Tôi phạm vào sai lầm hết
sức sơ đẳng là đã không nếm thử trước khi đưa bà. Tôi như phát cuồng. Ăn
học làm gì, bằng cấp làm gì mà mua chai nước mắm cho mẹ cũng không nên
thân. Vậy mà cũng bày đặt đi dạy, viết sách, viết báo về an toàn thực
phẩm, khuyên người ta thế này thế nọ. Trời ơi! Sao mặt đất không nứt ra
để tôi vùi cái bản mặt mình xuống cho rồi. Tôi nài nỉ bà đổi loại khác
ngon hơn. Bà gạt đi, “ Nước mắm này ngon, anh biết gì mà cứ rộn lên”. Bà
vẫn tiếp tục dùng mỗi ngày thứ nước mắm chết tiệt đó, vẫn tiếp tục khoe
với mấy bà hàng xóm, mà không bao giờ mời họ nếm thử. Tiêu chuẩn chất
lượng nước mắm của bà khác với đời thường.
*
Dạo này tôi mất ngủ, đúng
hơn là ngủ ít. Hai ba giờ sáng đã tỉnh dậy, không sao ngủ lại được. Tôi
bước ra bàn thờ thắp nén nhang, đun nước pha ly cà phê, rồi thả người
xuống ghế sa lông đọc sách. Nửa đêm về sáng thế này, đôi lúc thèm ăn vặt
một thứ gì đó, một gói xôi nóng hay một tô mì gói, nhưng cái tật lười
biếng quen thói đã giữ chân tôi lại. Có khi tôi chột dạ, tưởng như bắt
gặp ánh mắt vừa chế diễu, vừa trách móc của mẹ tôi từ di ảnh trên bàn
thờ.
Đà Lạt mùa này mưa lạnh,
mưa rả rích cả đêm. Nén nhang trên bàn thờ đã tàn quá nửa. Vậy là mẹ tôi
mất cũng hơn 3 năm rồi. Có lẽ giờ này bà đã bước vào cảnh giới nào đó,
làm gì còn luẩn quẩn ở cõi ta bà này để trách móc thằng con ăn hại, nuôi
mãi không lớn của bà.
Tóc tôi đã bạc quá nửa.
Cũng sắp đến ngày phải ra đi. Không biết ở cảnh giới khác, hai mẹ con có
gặp nhau không? Gặp nhau mà có nhận ra nhau không? Tôi chắc mẹ tôi sẽ
nhận ra tôi, bà nhận ra tôi bằng trái tim muôn kiếp của người mẹ. Còn
tôi, tôi cũng sẽ nhận ra mẹ tôi, tôi nhận ra bà từ bản năng của thằng ăn
hại. Vũ Thế Thành Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/Nov/2019 lúc 9:35am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 16/Nov/2019 lúc 8:48am |
Tạ ơn đờiBa em là một sĩ quan trong quân lực VNCH. Ông bị bắt đi tù khi cộng sản chiếm miền Nam năm 1975. Không có ba, cuộc sống gia đình em thật vất vả với đồng lương công nhân eo hẹp của mẹ. Mỗi buổi chiều, sau giờ học, em phải đi bán vé số để kiếm tiền phụ mẹ nuôi bốn đứa em còn bé dù lúc đó em chỉ mới chín tuổi. Mỗi năm một lần em theo mẹ đi thăm ba qua các trại tù trong miền Nam và cuối cùng khi ba bị đưa ra Bắc thì mẹ con em chỉ biết ôm nhau khóc vì thương nhớ và lo lắng cho ba, nhưng không có đủ tiền để đi đến một nơi quá xa lạ mà mẹ em chưa từng đặt chân đến. Lúc ấy, trong những lá thư gửi về, ba thường viết “ao ước lớn nhất của ba là được sống với vơ con, dù có phải vất vả, nhọc nhằn mấy ba cũng vui”. Năm 1983, ba được thả về. Thật không còn niềm hạnh phúc nào lớn lao hơn cho gia đình em trong phút giây sum họp đó. Cả nhà mừng vui không kể xiết. Nhưng rồi, ngày vui ấy cũng qua mau. Hằng ngày phải trình diện và sống dưới sự quản chế của công an phường, ba luôn lo sợ không biết bị bắt lại lúc nào. Với tình trạng của ba lúc đó không dễ dàng xin được việc làm nên ba phải mướn xích lô để kiếm sống qua ngày. Từ khi bắt đầu công việc lao động nặng nhọc mà số tiền kiếm được chẳng bao nhiêu thì ba trở nên khó tính, cộc cằn , không rày la mắng nhiếc mẹ con em thì cũng quay sang oán trách người Mỹ đã bỏ rơi miền Nam để ông phải làm người thua trận. Tất cả những nỗi bực dọc, ấm ức đó ông còn biết trút lên đầu ai ngoài vợ con. Thế là không khí gia đình lúc nào cũng như hỏa ngục thiêu đốt tình cảm vợ chồng, cha con. Trong thời điểm nầy, khắp nơi rộ lên tin đồn chính phủ Hoa Kỳ sẽ rước tất cả những gia đình tù cải tạo sang Mỹ. Bạn bè của ba, ai nghe cũng vui mừng, nôn nao trông ngóng, nhưng Ba không tin và cho rằng “tụi Mỹ đâu có tốt đến như vậy, nếu tốt nó đã không bỏ mình” Ba em cứ gay gắt với ý nghĩ đó, tự hành hạ mình và cả nhà phải khổ theo với ông. Đến khi có vài người nộp đơn để xin đi theo diện HO ba vẫn chưa tin. Vì vậy, mà gia đình em sang Mỹ muộn màng hơn ai hết. Khi được đặt chân đến Mỹ gia đình em thật sung sướng. Tưởng rằng ba sẽ an lòng vui hưởng cuộc sống tự do nầy, nhưng có lẽ cuộc sống quá khốn khổ từ những năm bị đày đoạ trong trại tù cho đến khi ra ngoài với gần mười năm làm việc vất vả đã biến ba trở nên một người luôn sống trong ngờ vực. Ba nghi ngờ lòng tốt cuả bất cứ ai có thiện ý đến giúp đỡ gia đình em trong thời gian đầu còn bỡ ngỡ với cuộc sống mới. Ba luôn cảnh giác mẹ con em “Coi chừng, họ đang muốn lợi dụng mình cái gì đây!”. Có vài người từ các nhà thờ thường đến cho quần áo hay hướng dẫn lái xe, nếu là thanh niên, ba tỏ ra lạnh nhạt , vì ông in trí rằng họ chẳng tốt lành gì mà chỉ muốn ngắm nghiá con gái cuả ông! Người nào suýt soát tuổi ba thì ông gay gắt cho là họ tới lui với mưu toan ve vãn mẹ! Nhưng nỗi bực dọc lớn lao nhất của ba là khi nhìn số tiền khấu trừ thuế trên cái “pay check”. Ông cho là “Chính phủ Mỹ bóc lột tàn nhẫn. Mình qua đây làm việc còn hơn trâu bò, tiền lãnh được chẳng có bao nhiêu mà thuế ăn hết trơn”. Chưa hết, ba còn nghĩ ra một điều mà người hiểu biết không hề dám nghĩ “Đáng lẽ Mỹ phải trả tiền lương cho lính VNCH kể từ tháng 4 năm 75 đến giờ mới phải”. Cuối tuần, ba thường nhậu nhẹt với vài người bạn có cùng tư tưởng. Cả đám hùa nhau chửi Mỹ, “Một lũ chỉ biết chỉ biết quyền lợi cuả họ, bỏ rơi miền Nam”, rồi hăm hở nhắc nhở quá khứ oanh liệt và chê bai, nguyền rủa cuộc sống hiện tại! Mẹ con em không đồng ý với quan niệm của ba, nhưng không có cách gì thay đổi được. Mẹ thường than thở “Qua đây, có công ăn việc làm, tuy không giàu có như người ta, nhưng cũng sướng gấp trăm lần ở Việt Nam. Vậy mà ba con không chịu nhìn thấy, cứ mơ tưởng chuyện xa vời, rồi than sầu, than khổ, bực bội với vợ con làm cho gia đình không có được một giậy phút thoải mái, vui vẻ”. Từ chỗ bất đồng tư tưởng, ba má em thường hay gây gổ làm không khí gia đình ngày càng nặng nề hơn. Vì không bằng lòng với hiện tại, nên chỉ trong vòng năm năm ba em đã đổi việc làm đến tám lần. Cứ nghe ai nói ở đâu có chỗ làm lương cao mà công việc nhẹ nhàng thì ba lại bỏ công việc cũ, xin vào chỗ mới đổi. Nhưng chẳng bao lâu ông lại chán nản, không vừa ý. Sức khoẻ ba kém dần. Dù mới năm mươi hai tuổi mà trông ba già hơn người sáu mươi. Sau đó không lâu ba qua đời vì bị viêm gan nặng do uống rượu quá nhiều . Luôn sống với tâm trạng bất mãn nên ba em đã không tìm thấy hạnh phúc trong những cái ông đang có. Thật tội nghiệp cho ba! Bạn thân mến, Cứ mỗi buổi sáng thức dậy, nhìn ánh nắng len qua cưả sổ, hít thở chút không khí trong lành cuả bình minh, nhìn chú sóc thoăn thoắt chuyền từ cành nọ sang cành kia, hay buổi tối trở về nhà, lái xe trên con đường êm ái, ngắm những vẻ đẹp, những kỳ công của tạo hóa qua cảnh vật thiên nhiên ta thấy cuộc sống của mình thật tuyệt phải không bạn?. Thêm vào đó là những nụ cười mà ta nhận được trên đường đi từ ai đó dù không quen biết. Hoặc một câu thăm hỏi chân tình cuả người thân, bạn bè đã góp thêm phần vào kho tàng hạnh phúc ta đang được hưởng. Vậy mà cũng có không ít những người khổ sở như ba cuả nhân vật “em” trong câu chuyện trên đây. Ông chẳng bao giờ còn có dịp hưởng niềm hạnh phúc trên cõi đời nầy vì đã ra đi chuyến sau cùng với lòng bất an do quan niệm khe khắc, bi quan trong cuộc sống. Lúc nào ông cũng nghĩ rằng mình bị đối xử bất công . Ông cho rằng ông nhận không đủ mà không cần biết từ đâu ông có được những gì ông đã nhận. Tâm trạng nầy đã góp thêm phần nặng nề cho chứng bệnh cuả ông và nỗi đau khổ cuả những người thân yêu. Hằng ngày, dù bất cứ ở đâu và làm gì, chắc hẳn chúng ta đang nhận nhiều thứ mà đôi khi ta không biết. Từ một quyền năng nào đó, ta có đôi mắt để thấy mây bay, có đôi tai để thưởng thức những âm thanh kỳ diệu của một khúc nhạc, trong khi có người chỉ ước ao được một phần những gì ta đang có mà không bao giờ có được. Cuộc chiến kết thúc năm 75, có rất nhiều người bị bỏ rơi như ông ấy. Đau lòng lắm chứ! Nỗi khổ nầy không văn chương nào tả hết! Có thể nước Mỹ đã hành xử không tốt với miền Nam của chúng ta ở một giai đoạn nào đó trong lịch sử. Đó là những đòn phép chính trị muôn mặt. Họ đặt quyền lợi cuả đất nước họ lên trên thì đâu có gì sai, nếu nói về mặt trách nhiệm của người lãnh đạo quốc gia. Nhưng mấy mươi năm trước đây, đất nước nầy đã mở rộng vòng tay để bảo bọc chúng ta, những người bị từ chối trên chính nơi chôn nhau cắt rốn cuả mình. Những chương trình nhân đạo như tỵ nạn chính trị, con lai, HO, ODP đã giúp cho biết bao gia đình có cơ hội tạo dựng cuộc sống tốt đẹp nơi đây. Ta chán nản đời sống đang có, nhưng chắc hẳn ta cũng biết, có hằng vạn người ở nhiều nơi trên thế giới đang ao ước được một ngày như ta hôm nay. Ta bất mãn vì phải đóng thuế xe, thuế nhà, thuế trường học, thuế liên bang, thuế an sinh xã hội…. Nhiều thứ quá! Nhưng thử hỏi, bao nhiêu phúc lợi ta đang được hưởng từ đâu mà có? Giả sử một ngày không có xe cảnh sát tuần tiểu thì chuyện gì sẽ xảy ra? Một đoạn đường sụp lở, ta có thể có chạy qua được không nếu không được sửa chữa? Cứ nhìn những quyền lợi mà người cao niên Việt Nam được thụ hưởng, dù có người chưa bao giờ làm việc kể từ ngày đặt chân lên đất nước Hoa Kỳ ta hẳn biết. Hãy dừng lại một giây trong ngày để suy nghĩ và cảm tạ Thượng Đế, dù ta gọi đấng đó là ai -Thiên Chúa hay Phật Trời . Đấng đã cho ta được ngồi đây đọc những dòng nầy, được bữa cơm ngon, giấc ngủ ấm. Cảm tạ đất nước đã cưu mang chúng ta trong những ngày đen tối nhất để ta có được một cuộc sống an bình và một tương lai rực rỡ cho thế hệ mai sau. Lời sau cùng người viết xin gửi Thúy, người bạn trẻ đã tâm sự về
nỗi bất hạnh cuả ba mình. Hãy cầu nguyện cho linh hồn của ba em và sống
đẹp cuộc đời em đang sống. Có lẽ ở cõi nào đó ông sẽ cảm nhận được niềm
hạnh phúc tạ ơn dù có muộn màng. Trần Yên Hạ
|
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 18/Nov/2019 lúc 12:15pm |
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 20/Nov/2019 lúc 11:32am |
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 23/Nov/2019 lúc 7:43am |
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 25/Nov/2019 lúc 5:43pm |
Thức khuya mới biết đêm dài... Một
ngày đẹp trời, tự dưng người chồng chung sống cùng mình gần một phần tư
thế kỷ bỗng nhìn mình và nói, “Chị mới qua Mỹ mà lái xe giỏi quá há!”
thì mình cảm thấy như thế nào đây?
Tôi đã sửng sốt. Ngỡ rằng anh nói đùa.
Nhưng đó là sự thật.
Sáu
năm qua, kể từ ngày chồng tôi ngã bệnh, vừa là “dementia” - một dạng của
bệnh mất trí nhớ Alzheimer, vừa là “Parkinson” dạng cứng đờ người, lại
vừa có nước trong não, tôi đã bỏ hẳn việc đi làm để ở nhà chăm sóc cho
anh.
Thế nhưng
Điều
đau khổ nhất là khi mình làm tất cả mọi chuyện, không còn nghĩ gì được đến bản thân, mà chồng lại không biết mình là ai hết.
***
Cách
đây 6 năm, sau khi bị ung thư bàng quang, rồi lại được mổ khi có bướu
trong cột sống, ngay dưới thắt lưng, chồng tôi vẫn là một người yêu
thích thể thao, nhất là football. Anh thuộc tên tất cả các đội bóng, tên
từng cầu thủ, tên những huấn luyện viên, không một trận football nào anh
bỏ qua.
Đùng một cái.
Anh
không còn ham thích bất cứ thứ gì nữa. Không football, không sách báo,
không phim ảnh, không tivi. Anh cứ lái xe đi mà không biết đi đâu. Anh
không ăn, không uống. Khi đó tôi vẫn đi làm, anh ở nhà nghỉ hưu non sau
thời gian thất nghiệp. Tôi đưa anh đi bác sĩ. Anh bị trầm cảm, bác sĩ
bảo vậy, và chuyển sang cho bác sĩ tâm lý.
Hơn một năm trời đi bác sĩ tâm lý, sức khỏe anh không tiến triển.
Cho
đến ngày sinh nhật anh cách đây 6 năm, anh bị ói, tôi chở anh vào cấp
cứu. Sau hai ngày ở bệnh viện ra, trên đường về nhà, anh nhìn tôi và
nói, “Chị mới qua Mỹ mà lái xe giỏi quá há!” Tôi sửng sốt, ngỡ rằng anh
nói đùa.
Nhưng
khi anh cứ kêu tôi bằng “chị ba” và tỏ ra không hề biết tôi là ai, tôi
lờ mờ hiểu ra mọi thứ. Thế giới gần như sụp đổ dưới chân tôi.
Bác
sĩ chụp hình, làm các xét nghiệm, cho biết trong đầu anh có nước. Anh
lại được chẩn đoán bị chứng mất trí “dementia” - một dạng của bệnh mất
trí nhớ Alzheimer.
Anh
không còn biết tự chủ trong vấn đề đi vệ sinh, tiểu tiện nữa. Có những
ngày tôi đi làm về, mùi nước tiểu, mùi phân nồng nặc khắp nhà. Từ trên
giường, ra đến sofa, phân anh trây trét đầy hết. Tôi phải đi lau, đi
dọn.
Rồi
anh lại mắc thêm chứng bệnh “Parkinson” dạng “freezing,” cả người anh
đông cứng lại khi bị ai chạm vào. Lúc đó, anh không di chuyển, không xê
dịch được, mình phải lôi, phải kéo không khác gì một bao gạo. Anh không
thể tự giữ thăng bằng cho mình. Không thể ngồi vững, không thể đi. Lúc
ngã ra, anh không thể xoay trở để tự ngồi dậy.
Bác sĩ nói bệnh anh không thể chữa trị.
Tôi đưa anh về nhà để tự mình chăm sóc cho anh.
***
Ba
tháng sau đó, bất kể mưa nắng, tôi tập đi cho anh, từ trong nhà, ra đến
ngoài sân. Anh có thể bước đi được, tuy không nhiều. Nhưng sợ nhất vẫn
là những khi anh ngã. Bởi, anh như một bao gạo, không thể điều khiển
được não của mình, để có thể lay chuyển, nương theo sự giúp đỡ của người
khác. Anh không thể vịn vào tôi để từ từ đứng lên. Tôi kê chiếc ghế bên
này, kê thêm ghế bên kia. Đỡ anh tựa đằng này. Nâng anh phía đằng kia.
Bằng mọi cách phải nâng được anh đứng lên. Tôi sợ lắm, những lúc như
thế.
Có
những khi đang tắm cho anh, anh đi tiêu ngay lúc đó, tôi phải đưa tay
hứng để bỏ vào bồn cầu, còn hơn là lênh láng trong bồn tắm.
Có những lúc vừa tắm xong, đang lau mình cho anh, anh tiểu thẳng vào mặt tôi.
Tôi
không còn nước mắt để khóc nữa, dù có những lúc tôi rất muốn khóc. Từ
ngày anh bệnh, tôi bỏ hết mọi thú vui của mình, không shopping, không
bạn bè, không phim ảnh. Tôi thấy mình như một con điên. Nỗi buồn chán
vây kín chung quanh. Những lúc bận rộn với anh, với việc dọn dẹp, tôi
không có thời gian suy nghĩ.
Nhưng khi dứt việc, tôi chui vào một góc, khóc cho phận mình.
Có lúc lái xe trên đường, tôi muốn lao xe đâm đầu vào đâu đó để kết thúc cuộc đời.
Bởi lẽ
Mờ mịt quá, tương lai trước mắt tôi.
Tôi không có bạn để tâm sự những u uất.
Tôi không có con để san sẻ những buồn đau.
Có
lúc tôi muốn gào lên, muốn hét lên. Như một cách giải tỏa những uất ức
nhọc nhằn đó, bác sĩ khuyên tôi nên làm vậy, nếu không tim tôi sẽ vỡ.
Nhưng khi tôi la lên, thì cả người anh lại đông cứng, không thể nào lay chuyển, mắt anh nhìn tôi như hỏi, “Chuyện gì vậy?”
Tôi
lại phải dịu dàng, “Anh ngồi xuống đi, em đỡ anh đây, anh không té đâu,”
“Anh ráng xoay qua đây thì em mới tắm cho anh được”... Chăm sóc một đứa
bé bị bệnh, chăm sóc một người lớn bị ung thư, có lẽ còn dễ hơn rất
nhiều so với chăm sóc một người bệnh mất trí nhớ cộng thêm Parkinson
như anh. Bởi lẽ, họ hiểu mình nói gì, họ biết mình đau gì. Và hơn hết,
họ còn điều khiển được trí não mình
Còn
anh, anh không biết gì hết. Anh không nói gì hết. Anh chỉ cười những khi tôi dịu giọng. Và anh “khóa chặt” người mỗi khi sợ hãi.
***
Có
những người bạn Mỹ đề nghị họ đến trông chừng anh chừng vài tiếng để tôi
có thể ra ngoài đi chơi cho khuây khỏa. Nhưng tôi không thiết. Bởi lẽ,
đi ra ngoài nhìn người ta vui vẻ, hạnh phúc, trở về nhà đối diện với
thực tại, tôi chỉ càng cảm thấy chán chường hơn.
Tôi cũng từng muốn đưa anh đi đây đi đó, nhưng những kinh nghiệm đau thương từng xảy ra khiến tôi phải chùng bước.
Tôi
vẫn nhớ khi anh chưa bệnh nặng như bây giờ, tôi chở anh đi Las Vegas coi
chương trình Paris By Night 100. Sau đó, tôi đưa anh đến ngồi chơi ở
một máy kéo, chỉ anh cách nhấn nút. Rồi anh ói. Cả người anh dính đầy
chất bẩn. Tôi đưa anh vào nhà vệ sinh để chùi rửa. Thế nhưng khi đó tôi
không biết mình phải làm thế nào khi một bên là nhà vệ sinh nam, một bên
nhà vệ sinh nữ. Tôi không thể vào bên nam, tôi cũng không thể đưa anh
qua bên nữ. Tôi dặn anh đứng yên một chỗ, tôi chạy vào lấy giấy ra lau
cho anh.
Thế
nhưng tôi vừa quay đi, anh cũng đi theo. Người lao công la lên bảo anh
phải đi ra. Tôi giải thích, nói anh đứng yên, nhưng anh có hiểu gì đâu.
Không
còn cách nào khác, tôi đưa anh ra xe để về khách sạn tắm rửa cho anh.
Tuy nhiên cả người anh đông cứng lại, không nhúc nhích. Tôi phải lôi anh
đi. Cố mà lôi anh đi. Người ta nhìn vào tôi, lạ lẫm. Đến thang máy, tôi
phải chờ người ta đi hết, rồi mới đến tôi và anh bước vào, vì thật sự là
hôi lắm.
Một chuyến đi như vậy, có thể nào là vui không?
Tôi
vẫn nhớ lần đám cưới cháu anh. Tôi muốn đưa anh đi cùng để anh vui. Tôi
cũng muốn mình được mặc áo dài trong ngày hôm đó. Và tôi may một chiếc áo dài thật đẹp.
Sáng
ra, tôi phải chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cho anh, tắm rửa, mặc tã, thay đồ
vest, và mang anh ra xe ngồi trước khi tôi trở vào chuẩn bị thay quần
áo cho mình. Bởi lẽ, anh không thể ngồi lên xe một cách bình thường dễ
dàng như mọi người. Anh vịn cửa xe, nhưng để nhấc được chân trái lên xe
mà tôi phải vừa nói, vừa giúp nhấc chân anh lên. Rồi anh chỉ có thể ghé
một phần tư mông ngồi vào ghế. Anh không thể tự mình nhích vào trong để
kéo chân phải lên tiếp. Lúc đầu tôi không biết cách, tôi đi qua ghế
người lái để lôi anh vào, nhưng mà anh nặng hơn tôi rất nhiều. Tôi không
lôi nổi. Tôi phải dùng
nhiều cách mới có thể để anh ngồi gọn vào trong trước khi cánh cửa xe
đóng lại.
Tôi cũng thay được chiếc áo dài mà tôi mơ ước để chở anh đến nhà nhóm họ.
Anh gặp mọi người, anh vui. Anh cười. Người ta thấy anh cười, họ cũng vui theo.
Trước
khi từ nhà cháu đến nhà hàng dự tiệc, tôi biết mình cần chuẩn bị trước
việc thay tã cho anh. Khi đưa anh vào nhà vệ sinh rồi, tôi mới nhận ra
rằng chiếc áo dài của mình bây giờ không còn phải để diện làm đẹp nữa mà
nó trở nên vướng víu cho tôi trong việc chăm sóc anh.
Tôi phải cởi hết quần áo mình ra, rồi mới cởi hết đồ anh ra thì mới có thể lau rửa cho anh được.
Rồi
lại đưa anh ra xe. Trời mưa lất phất. Anh đâu thể như người khác có thể
ngồi nhanh vào trong. Anh ướt. Tôi cũng ướt. Tôi chợt nhận ra, mình làm
đẹp để làm gì đây?
***
Chưa
bao giờ tôi nghĩ đến chuyện bỏ cuộc trong việc chăm sóc anh, dù tôi biết
mình không có hy vọng gì hết. Nhưng thật sự tôi cảm thấy mệt mỏi lắm.
Tôi sẽ vẫn tiếp tục lo cho anh, đến ngày tôi không còn có thể làm được
nữa.
Tôi sắp bước vào tuổi 60, tôi có còn gì đâu, một mai khi anh không còn nữa.
Người ta nói sau cơn mưa trời lại sáng. Nhưng cơn mưa đời tôi không biết khi nào mới tạnh đây?
Ngọc Lan
(Ghi lại theo lời tâm sự của chị Nga Nguyễn, cư dân thành phố San Diego, miền Nam California)
|
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 130 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |