Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: Việt Nam- Về tất cả Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 119 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/May/2018 lúc 10:38am

Món Nhậu Đồng Quê    <<<<<




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/May/2018 lúc 10:46am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/Jun/2018 lúc 11:52am

Đuổi Chim


       Đuổi chim, đuổi chuột không có nghĩa làm cho chúng hoảng sợ chạy xa như kiểu  thằng Bù Nhìn của vua Lê Thánh Tôn, đuổi ở bài nầy phải  hiểu  là tìm bắt, rượt bắt.”
      Với cá ta có nhiều cách bắt như giăng câu,giăng lưới, đặt lờ  v v Vào mùa nước nổi bắt cá làm sao, mùa khô hạn tìm  bắt cá thế nào, người dân đồng ruộng, từ đời nầy sang đời khác đều thuộc nằm lòng phương cách mưu sinh trong việc bắt cá.

alt

      Chim trời cá nước ai bắt được nấy ăn.
      Làm sao để bắt được chim trời? Lúc năm sáu tuổi mỗi khi thấy đàn chim bay qua,tôi thầm ước ao có cách nào bắt một hai con trong đàn chim về nuôi. Lớn lên tôi mới hiểu có những loại chim rất khó khăn trong việc nuôi dạy như Trích, le le, cúm núm, võ vẽ là những loại chuyên phá hoại mùa màng của nông dân,cần phải tìm bắt để làm thịt.
    Muốn bắt được các loại chim vừa kể,các chú nhóc tì không tự mình làm được, cần sự giúp đỡ của người lớn.Việc quan trọng nhứt làphải có cái Bóng. Bóng giống như cái lọp nhưng dài hơn, đan rất công phu: phải lựa tre già chẻ theo chiều dọc, lấy lớp cật ( lớp gần vỏ của cây tre)vuốt láng , đan thế nào cho chim không chun ra được, Khéo hay vụng chính là cái bóng. Nếu nhìn cái bóng quá ô dề, chim tới gần biết đó là bẩy sẽ chạy ngược lại hay bay lên.Bóng nào cũng làm hai cái hom Hom đầu sát miệng bóng,hom kế ở giũa. Phần sau cùng của bóng có thể mở ra hoặc đóng lại. Ngoài ra cần thêm hai tay đăng, mỗi tay dài chừng năm thước chiều dài, cao độ sáu tấc.

     Các bạn cũng thấy, nội việc chuẩn bị đồ nghề cũng khó khăn rồi khiến cho trẻ nít  không thể nào “mình ênh”đi đuổi chim được. Khi đã vào trung học, học trò miệt vườn như tôi đã bự xộn, vậy mà trong lúc đuổi chim tôi vẫn phải đóng vai quân..Làm quân, tức ai sai đâu làm đó miễn sau buổi đuổi bắt chim mình được chia phần. Thường mỗi lần đuổi chim tùy theo trúng hay thất người chủ chiếc bóng căn cứ vào sự làm việc của mọi người tham dự để chia phần: người siêng năng lãnh nhiều,kẻ kém siêng thì nhận ít.
      Tôi thường nhận nhiều hơn các bạn cùng trang lứa. Các bạn đừng vội kết luận tôi siêng năng,làm việc giỏi. Không phải vậy đâu.để tôi tiết lộ cho các bạn biết chút xíu nhé. Xóm tôi có hai gia đình biết đan bóng bắt chim . Đó là ông Mười Cò, ở xóm  dưới và Bác Sáu Vàng ngụ xóm trên. Cả hai gia đình đều không biết chữ,mọi đơn từ lúc Tây thuộc đến Quốc gia,đều do tôi viết giúp. Mỗi lần nhờ vả,ông Mười hay Bác Sáu cho tiền cho bánh tôi đều không nhận. Lẽ dĩ nhiên thấy tiền trẻ nào lại chẳng ham, nhưng vì sợ bị ba đánh đòn nên từ chối mà cứ tiếc hùi hụi. Nghe ba má giảng về tình tương thân tương ái giữa láng diềng với nhau sao nỡ nhận tiền bạc khi mình chỉ giúp chút ít công sức, nghe nhiều lần rồi cũng thấm  nên tôi có thói quen không nhận tiền bạc, quà cáp của bà con lối xóm. Tính tôi thích đuổi chim, bắt cá nên vào ngày chúa nhựt có dịp thế nào ông Mười hay bác Sáu cũng rủ tôi theo và mỗi lần như thế bao giờ cháu Sơn hay trò Sơn cũng nhận phần hậu hĩ hơn các bạn c ùng trang lứa.
      Mãi mê khoe khoang suýt quên đi phần chánh trong việc đuổi chim. Toán đuổi chim gồm ít nhứt năm người, thực ra đông hơn càng tốt nhưng ai cũng biết “: Đông vui nhưng hao”, do vậy chủ bóng chọn ít người có khả năng  hơn là nhiều người. Đuổi chim thường vào mùa lúa chin, khi một vài cánh đồng đã cắt, gặt xong, cánh đồng nào chưa thu hoạch chính là nơi chim gom lại nhiều, nếu đuổi chim ở đó chắc trúng to.
     Người chủ bóng hay người chỉ huy (nhà binh hóa chút đỉnh), phải thám sát địa hình,tự mình nhè nhẹ tìm đến một vài vũng nước trong cánh đồng sắp săn đuổi xem dấu chân chim ở đó nhiều, ít rồi quyết định nên đánh hay rút đi chỗ khác..

alt

     Chọn vị trí đặt bóng:. Bao giờ cũng đặt bóng phía dưới gió để những con chim tinh khôn như cúm núm khó đánh hơi người được.,
Phân công: chủ bóng cắt đặt ai đi bên phải, ai bên trái, ai cầm cờ. Xin nói thêm  về cờ trong việc đuổi chim. Nó không phải cờ của phía bên nầy hoặc phía bên kia, xin đừng vội tưởng tượng mà hiểu lầm.Đây chỉ là hai cây sào dài như cần câu rê, trên buộc hai cái khăn,trong lúc đuổi chim người cầm cờ quơ qua, quơ lại sát ngọn lúa tạo tiếng phần phật khiến chim hoảng sợ không dám bay lên. Vạn nhất có chú chim nào nhìn rõ âm mưu giăng bẩy của loài người liều chết bay lên cũng khó qua khỏi cửa ải của hai anh cầm cờ.
     Đuổi chim chủ bóng thường chọn phạm vi một trăm thước chiều dài. Nếu cánh đồng lúa chin quá lớn,,người ta chia làm hai hoặc ba lần đặt bóng.
      Đặt bóng phải chọn chỗ lúa trúng, bụi cao,nhiều bông hơn các nơi khác. Vị trí bóng cùng hai tay đăng tạo thành chữ V, ngọn đăng úp vào trong, chân đăng phải làm cho trống để chim chọn đường giữa mà chạy vô bóng.
 Chuẩn bị đâu đó xong xuôi, giờ bắt đầu đuổi chim.Tất cả đi vòng bên ngoài rồi vào vị trí chỉ định theo đội hình ngang. Anh bên trái kế anh cầm cờ, chủ bóng đi giũa, đến anh cầm cờ thứ hai, rồi anh bên phải. Mỗi thành viên trong đoàn đuổi chim đều thủ sẵn cây roi cau (cây gậy làm bằng thân cây cau già,) để khi có chim lớn như cúm núm, cò bay lên thì phang ngay. Trúng roi cau con thì sứt đầu, gãy cánh, đó là gặp những tay thiện nghệ sử dụng roi. Còn tôi thì sao, tôi cũng hăng lắm,tay roi đàng hoàng, gặp chim bay lên cũng phang như mọi người, nhưng hởi ơi cây roi của tôi thường theo gió bay xa, ít khi trúng con chim nào..!

      Bước khởi đầu, năm hay sáu người hàng ngang, cứ hùi, hùi như đang đuổi gà, đuổi vịt, vừa la,vừa từ từ tiến lên, không được dùng roi đập vào lúa chín.. Nhiều khi chủ bóng có sáng kiến, bắt hai anh đi trái, phải mỗi người mang theo cái thùng nhỏ bằng thiếc, vừa la vừa gõ thùng thiếc tạo thành tiếng inh tai. Bên trên hai anh cầm cờ phất  qua, phất lại chim chắc chắn sợ rồi cắm đầu chui vào bóng.
     Còn chừng năm mươi thước tới chỗ đặt bóng, chỉ hai anh thủ kỳ đứng sổng lưng, quơ cờ phành phạch, tất cả người còn lại, kể cả ông chủ bóng đều thủ bộ triệt, nghĩa là hoặc đi lom khom hay bò, miệng hùi hùi, tay vẹt lúa, mắt láo liên nhìn xem có con nào tinh khôn ẩn mình vào gốc lúa để thoát thân không.. Đây là giai đoạn quan trọng nhất lúc đuổi chim. Có nhiều chim thấy  trong bóng có đồng loại chen chúc để thoát thân biết đang gặp nguy hiểm chúng chạy ngược về phía sau để cầu sanh và chạy như gà con trước mặt mình chứ không chịu vào bóng.Tới miệng bóng coi như cuộc đuổi chim hoàn thành, bây giờ một vài người phụ khiêng bóng ra chỗ trống để dễ bắt chim cho vào từng giỏ: võ vẽ vào một giỏ,  Chàng nghịch,ốc cau, hay đỏ mắt chung giỏ, cúm núm là loại đắt tiền được đặc biệt cho vào giỏ lớn. Trong lúc chủ bóng bắt chim , số người còn lại lo thu dọn chiến trường như:cuốn đăng, vuốt lại những bụi lúa bị ngã nghiêng do đoàn đuổi chim bất cẩn gây ra.

alt

     Sau cùng là màn  hấp dẫn nhứt:chia phần chim cho mỗi người. Nếu được nhiều chim đôi khi chủ bóng cũng rộng  rãi, ngoài chia phần còn mời tất cả về nhà ăn cháo cúm núm. Ai nấy hả hê sau những giờ làm việc cực nhọc.
     Nhìn qua ai cũng tưởng đuổi chim dễ ăn. Sự thật nghề nào cũng có cái nguy hiểm của nó. Người ta thường nói “sanh nghề tử nghiệp”. Nhớ có lần tôi tham dự đuổi chim với ông Mười, gần tới bóng chừng ba mươi thước, đột nhiên chim lớn nhỏ dội ngược lại,nhìn sơ qua cảnh tượng ,ông Mười vốn có nhiều kinh nghiệm thấy vậy  la lớn : Coi chừng dưới chân,Đoàn đuổi chim tiến bước rất thận trọng. Tới chỗ đặt bóng ,nhìn vào thấy các chim ở trong hốt hoảng tìm cách bay ra, miệng la lớn như sợ hãi lắm.Ông Mười nói có rắn trong bóng.Quan sát kỹ mới thấy con hổ ngựa cỡ cườm tay dài thượt,miệng phun khè khè,đang tìm cách thoát thân. Hổ ngựa là loại rắn cực độc, chẳng may bị nó cắn,phải cấp tốc chở đến thầy thuốc rắn, nếu chậm trễ mất mạng như chơi. Những con rắn độc thường chậm chạp như hổ đất, hổ mây v v vTrái  lại hổ ngựa một cái phóng của nó xa khoảng ba thước. Nếu bị hổ ngựa rượt đuổi phải cố chạy phía dưới gió để nó không đánh hơi được.

    Hồi còn nhỏ tôi bị hổ ngựa rượt một lần chạy trối chết, may nhờ anh Bảy người cùng xóm cứu thoát, bằng không chắc đã đi ông yệm rồi. Năm đó vào tháng ba âm lịch ở vùng tôi thường đốt đồng,đây cũng là hình thức bón phân cho ruộng, tôi ra chỗ đốt xong hy vọng bắt một vài con rùa về ăn. Khói mù mịt chịu không nỗi nên lội về nhà, thình lình tôi gặp con rắn ở lối đi,tưởng là loại rắn thường , nào dè nó phùng mang,dương cái đầu hình tam giác chực phóng về phía tôi, hoảng quá tôi cắm cổ chạy. Tưởng  thoát rồi, nào ngờ chỉ một vài cái phóng nó đã theo gần kịp tôi.May  quá có tiếng kêu lớn,chạy xuống phía dưới gió .Trong lúc tôi đổi hướng,rắn cũng xoay đầu về phía tôi,lấy thế sắp phóng tới.Anh Bảy ,người vừa kêu tôi ,lừa thế cho nó môt ngọn roi, rắn gảy cổ. Hú hồn.Từ đó về sau gặp rắn không cần biết loại hiền hay dữ, tôi đều tìm cách diệt chúng,ở xa dùng đất, hoặc đá chọi,nếu cầm roi thì đập hay phang để trả cái thù vì đồng loại nó rượt đuổi tôi suýt chết.

alt

          Đuổi  chim ở quê tôi, vùng đồng bằng sông Cửu Long,tồn tại tới thập niên 1980..Từ đó ruộng một phần vào qui hoạch,phần khác vào hợp tác xã. Đất hợp tác xã vốn không bao nhiêu mà xã viên thì đông ,nên tối ngày có người thay phiên túc trực canh chừng từ lúc gieo mạ đến lúc lúa chin thì làm gì còn chim chốc để đuổi bắt. Kế hoạch hợp tác xã dường như không thích hợp với dân chúng miền Nam nên lần hồi chánh quyền cũng giao trả lại ruộng đất cho nông dân. Nạn nhân mãn gia đình nào cũng có, nên nông đân nghĩ cách vắt đất ra lúa,thay vì làm một hoặc hai vụ như thửa trước, nay họ làm ba,bốn vụ hằng năm. Do vậy phải cần bón phân,diệt sâu. Nông dân lạm dụng thuốc trừ sâu (do ít học,không ai hướng dẫn)khiến vùng đất canh tác trở thành vùng nước độc, bất cứ dộng vật nào uống nước đó đều có thể chết hay bịnh tật. Đuổi chim là kỷ niệm đẹp của tôi thời niên thiếu, nay như một huyền thoại mỗi khi nhắc đến.


Nguyễn Thành Sơn
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Jun/2018 lúc 8:59am

Bắt Cá Cạn


     Người miền quê, dân ruộng rẫy lúc nào cũng bận rộn vì miếng ăn thức uống. Đúng là tay làm hàm nhai. Vừa xong mùa ruộng lại sang làm rẫy, hết rẫy lo  kiếm cá, kiếm tôm, mò cua bắt ốc. Công việc tất bật từ sáng tới tối ,ngày nầy sang tháng khác miễn sao có buổi cơm chiều cha con chồng vợ quay quần bên nhau như thế đã là hạnh phúc lắm rồi. Nhờ thiên nhiên ưu đãi, dân Nam dù nghèo đói, khố rách áo ôm, vẫn  lây lất sống qua ngày. Vào mùa bão lụt dân nghèo sống nhờ bông súng, củ co; mùa khô trông cậy vào chim  chuột, cá mắm.

     Ăn Tết xong nhà nông bắt đầu chắt đập, tức rút nước trên ruộng lúa cho khô dần. Ruộng có khô thì việc cắt gặt hoặc cộ lúa về nhà mới dễ dàng. Nước trên ruộng càng ngày càng cạn dần. Cá lâu nay ẩn trốn trên ruộng thấy nguy cơ đến cũng vội vã xuống kinh, rạch hoặc đìa, vũng lánh nạn. Người nông dân đào kinh, rạch cũng dựa vào kinh nghiệm lâu đời. Con kinh nào cũng giống nhau: gần sông thì sâu, càng xa sông càng cạn đần. Đập càng cạn cá rút về gần nhà. Chủ đập dễ canh chừng cá không sợ trộm cắp. Tuy luôn canh chùng như thế, nhưng dân quê ai cũng thuộc nằm lòng câu ca dao:

    Chim trời cá nước ai bắt được nấy ăn.

     Bản chất vốn thật thà chất phác, nhưng đôi khi họ không kém khôn ngoan và ranh mảnh, họ sẵn sàng làm điều gì có lợi cho họ miễn không hại người khác. Họ tự động đổi câu ca dao trên thành:

    Chim trời cá nước, ai bắt được trước ăn trước.

alt

     Trong kinh rạch họ chọn chỗ giữa nước sâu và cạn, dùng tay đăng cao chận ngang, một bên họ đào một cái hầm sâu độ nửa thước, miệng hầm chừng ba hoặc bốn tấc, xung quanh hầm đắp đất cao chỉ chừa một đường được làm cho ướt và láng. Đêm đến nương theo mù sương cá tìm đường thoát thân, chẳng dè lại rớt xuống hầm và nằm đó chờ chủ nhà đem giỏ ra bắt đem về làm thịt.
     Mỗi đêm  người ta bắt chừng vài chục con cá lóc to là chuyện thường. Chính vì nguồn lợi tương đối lớn nên lắm kẻ muốn ngồi mát ăn bát vàng. Nửa đêm về sáng cá thường nhảy hầm, kẻ trộm đạo thường đi thăm giùm , bắt cá, ăn giúp chủ nhà. Vì vậy để bảo vệ, chủ nhà thường ngủ đêm ngoài hầm cá. Lúc nhỏ tôi thường quấn nớp ngủ giữ cá, sáng ra mang cá về nhà cho mẹ làm thức ăn hoặc bán bớt phụ tiền chợ.
     Mời các bạn xem người dân miền quê ăn uống như thế nào? Tôi nghĩ họ là những người thực tế nhất; lúc nghèo khó họ ăn uống kham khổ tưởng chừng không ai khổ hơn nữa:

    Râu tôm nấu với ruột bầu
    Chồng chan vợ húp, gật đầu khen ngon.

alt

     Nhiều khi chỉ con cá lóc nhỏ xíu họ kho quéo, thịt cá dành cho các con, người lớn chỉ quẹt nước mắm kho sắt lại cho có chất mặn nuốt vội với cơm để còn làm công việc khác nữa. Nhưng có khi họ cũng ăn sang, chưa chắc gì dân trung lưu ở thành thị hưởng được: cá nướng trui. Nhiều bạn trẻ ở nước ngoài có người chỉ nghe từ cá nướng trui qua sách vở, báo chí. Trước tiên phải đập cho cá chết, dùng thanh tre cỡ ngón tay  xỏ từ miệng cá tới đuôi, cắm cá đứng: đầu trở xuống đất, dùng rơm chất xung quanh và phủ lên cá, châm lửa vào rơm và đốt, khi rơm cháy rụi, lấy ra. Cá nướng trui thường ăn với nước mắm me, hay với muối ớt, thêm vào húng, dưa leo mới hái từ giàn, ít bánh tráng nhúng nước nếu người lớn thì đưa cay  một hay hai cốc xây chừng đế. Quả thật đời lên hương!
     Còn hai cách nướng trui nữa xin kể hầu chuyện cùng các bạn, khiến các bạn tiếc ngẩn, tiếc ngơ vì thiếu phương tiện. Vì dù có tìm được cách nướng thì vị tất còn cá ngon ( cá lóc hiện nay nuôi bằng thức ăn nên có mùi hôi hôi, cá đồng bị thuốc rầy, thuốc sâu gần như tuyệt chủng ).
     Nướng bằng cách quấn lá sen từng con, trải lớp rơm mỏng, sắp cá lên trên bỏ rơm vào và đốt như trên. Cá nướng cách nầy vừa trắng và thơm ngon đặc biệt.
     Cách thứ ba thường do trẻ chăn trâu và những đứa trẻ nghịch phá như tôi hồi nhỏ. Dùng đất sét nắn bên ngoài con cá, cũng trải lớp rơm mỏng và đốt đến khi đất có màu trắng bẻ lớp đất, cá có mùi thơm đăc biệt. (lúc trẻ tôi thường áp dụng lối đào hầm bắt cá để bắt vịt chạy đồng của người khác rồi nắn đất nướng ăn)
     Những người buôn bán, dân chài lưới thường cúng Bà Cậu hy vọng buôn may bán đắt, dân chài mong được trúng cá, tôm họ bày lễ vật cúng tế khác thường: cúng nguyên con cá to luộc chín, không dùng dao động tới con cá. Các bạn thử đoán xem họ làm cách nào để khỏi động dao, động thớt. Đề tài dường như khó khăn với dân thành thị, trái lại ở miền quê ai cũng biết. Trước ngày cúng chừng bảy tám hôm bạn ủ rượu. Đúng ngày, lên kháp nấu rượu, khi cất hết rượu, bạn dở nồi chụp phía trên, còn lại là hèm đang sôi, bạn đập đầu cá cho vào nồi, mười phút sau vớt cá ra. Cá bây giờ đã chin còn nguyên vi kỳ chỉ lớp nhớt lắng xuống đáy nồi. Cá chín cho vào dĩa to, thêm gia vị rau thơm, bày lên bàn đốt nhang đèn làm lễ.
Chúng ta vừa bàn cách bắt cá cạn của người chủ mương, đìa đập. Người không có tấc đất cắm dùi họ bắt cá cạn thế nào?
      Họ có thể đi bắt hôi (chỉ có trẻ nhỏ và đàn bà mới bắt cá kiểu nầy) tức là lượm hoặc bắt những con cá bỏ sót lại. Người chủ bắt phía trước.người bắt hôi mò tìm cá sót lại ở sau. Những mương, đìa đào lâu năm thường lớp bùn rất sâu tới đầu gối, người bắt hôi ngoài bắt những con cá rô, cá sặt, nhiều khi họ cũng tóm được những con lóc bự chúi sâu, chúi kỹ khiến chủ nhà không mò tới.
Còn một cách bắt cá nữa ai cũng có quyền làm chủ miễn là siêng lội tìm kiếm và may mắn. Tháng hai đến đầu tháng ba âm lịch, đồng lúa bấy giờ còn trơ gốc rạ. Mương, đìa đã được chủ bắt cá xong, người ta tìm những cái lung, hay bàu sen họa may còn nước. Có nước có cá, ai thấy trước tự do bắt cá không ai tranh giành, đôi khi đó là cái vũng xung quanh cỏ lác cao và dày khiến không ai chú tâm tìm. Trẻ nhỏ thường gặp những vũng cá cạn loại nầy.

alt

   

     Tháng ba năm 1958 tôi có dịp xuống Cái Nước thuộc tỉnh Cà Mau thăm ông chú. Chuyến đi tôi dự định sáu hoặc bảy ngày. Hai ngày đầu tôi gặp hết bà con bên nội cư ngụ gần đó. Ngày thứ ba mấy đứa em dự định vào rừng đốn củi nhân tiện bắt cá cạn về lai rai. Mấy em rủ tôi theo, nhưng ngại tôi chịu không nỗi với muỗi mòng. Tôi cương quyết đi. Lối bốn giờ sáng tụi tôi đã cưa búa, thùng thiếc, giỏ, cơm nếp mang theo cho chuyến đi rừng đốn củi. Ngoài những thứ vừa kể các em còn quấn vài con cúi mang theo để un muỗi. Tới nơi các em bắt tay vào việc cưa củi đem xuống ghe. Độ chừng vừa đủ, chúng tôi nghỉ ăn trưa. No nê chúng tôi lại bắt đầu lùng tìm hào lạn để kiếm bắt cá. Chúng tôi mở rộng phạm vi tìm kiếm tới nửa cây số. May quá chúng tôi thấy cái hào còn ít nước đục ngầu, cá lội qua lượn lại thấy cả sống lưng đen cời. Một đứa chạy về ghe mang thùng, giỏ Chúng tôi tát nước ;chừng mười lăm phút thì cạn Có những con lóc  đằng trước đầu mọc hai chiếc râu chừng một phân. Cá sống ở đây hàng năm nên đen thui, to lớn dị thường, cá rô cũng cỡ bàn tay, ngoài ra còn tóm được hai con rùa to tổ bố. Buổi chiều anh em tôi quay quần bên đống rơm lo việc nướng trui cá. Đây cũng là kỷ niệm khó quên trong đời tôi.


Nguyễn Thành Sơn


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Jun/2018 lúc 8:59am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Jun/2018 lúc 2:26pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Jul/2018 lúc 7:16am
DU LỊCH MIỀN TÂY SÔNG NƯỚC









Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Jul/2018 lúc 7:17am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Aug/2018 lúc 11:27am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Aug/2018 lúc 2:26pm

Các Ông Các Bà Miền Nam VN.






Chuyện rằng từ thuở xaxưa
Ông bà ta đã dây dưa áitình
Bởi thế nên tục truyền rằng:






Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Aug/2018 lúc 2:30pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Aug/2018 lúc 7:17am

La Giang ơi, ta đã bạc đầu, về tắm gội thả nỗi đau nhân tình


Trong xanh sông chở về Trời
Phù sa sông chở một thời tuổi thơ
Lở bồi đau của hai bờ
Dòng xưa đã khuất lờ đờ dòng nay

Đằm mình Đoan Ngọ sáng nay
Sông loáng thoáng, nước hây hây ngọn Nồm
Ước ngồi cắn bánh đa giòn
Bà đi chợ sớm thon von con đường.

Trong xanh sông chở về Trời. Phù sa sông chở một thời tuổi thơ. (Ảnh: Giadinhphotocontest.com)

Ước gì nhìn đàn cá mương
Quây bên ta những kỷ niệm buồn hóa vui
Sông cạn vũng, núi mòn đồi
Ta ngày ấy, ta kết đôi bây giờ

Kết gian manh với ngây thơ
Vàng trắng kim ngân kết trăng chờ thâu đêm
Tơ càng rối cứ kết thêm
Sông quê kết nỗi khát thèm tuổi thơ.

Tơ càng rối cứ kết thêm. Sông quê kết nỗi khát thèm tuổi thơ. (Ảnh: Twitter)

Sông quê xưa, rộng bến bờ
Sông nay dài ngoẵng thờ ơ với mình
Ai làm teo tóp nhân sinh
Ai làm sông mỗi cựa mình một đau

La Giang ơi, ta đã bạc đầu
Về tắm gội thả nỗi đau nhân tình
Một mai sông mất dáng hình
Bình lặng ấy khuôn mặt mình với Ta.

La Giang ơi, ta đã bạc đầu. Về tắm gội thả nỗi đau nhân tình. (Ảnh: YouTube)

Trời cao biêng biếc bao xa
Lên cùng ta, ới sông La, lên nào
Sông dựng đứng, sóng tuôn trào
Sông bay vào những vòm sao sáng lòa

Lên trên ấy sông và ta
Soi gương mặt gặp mẹ cha tháng ngày
Kỷ niệm xưa cứ hao gầy
Qua lớp sóng, ở trên này, Sông reo…

Lên trên ấy sông và ta. Soi gương mặt gặp mẹ cha tháng ngày. (Ảnh: YouTube)
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Aug/2018 lúc 9:08am

Về đây nghe em, về đây mặc áo the, đi guốc mộc: Nón lá đi cùng những mảnh đời Việt Nam lam lũ


Về đây em, về với biển ngọt ngào… về với đồng xanh với từng câu hát mỗi chiều thấm đẫm tình quê hương. Về với chiếc nón bài thơ quê mình, còn chốn nào em muốn đi nữa? Mỏi mệt rồi nơi đây luôn đợi em…

Mặn chát vị nước biển hòa lẫn từng giọt mồ hôi, người nông dân Việt vất vả lam lũ với từng đợt sóng lớn. Rồi ngày mùa bội thu trên từng cánh đồng trải dài như bất tận, từng cơn gió tạt ngang qua trên đồi cát vàng.

Có thương không em quê hương mình đó, từng con người lam lũ với tình quê.

Ta đi xa nhưng tim hướng về quê cũ hướng về một miền mơ ước thuở xưa.

Hạnh phúc nhỏ nhoi đơn sơ mà mộc mạc, bữa cơm chiều trên sông nước mình thôi, nụ cười vui bình yên mà giản dị… Về đây đi tiếng gọi với nỗi niềm khao khát, chờ ta trở lại với ngập tràn niềm hạnh phúc như được trở về chính tuổi thơ khi xưa…

Ngày mới (Ảnh: nonlavietnam.com)
Điệp khúc ngày mùa (Ảnh: nonlavietnam.com)
Dịu dàng mùa hội (Ảnh: nonlavietnam.com)
Sánh bước bên nhau chiều tan học (Ảnh: nonlavietnam.com)
Mùa tôm (Ảnh: nonlavietnam.com)
Người lái đò (Ảnh: nonlavietnam.com)
Mưu sinh (Ảnh: nonlavietnam.com)
Nung gốm (Ảnh: nonlavietnam.com)
Duyên quê (Ảnh: nonlavietnam.com)
Qua vùng gió cát (Ảnh: nonlavietnam.com)
Giũ lưới (Ảnh: nonlavietnam.com)
Hạnh phúc giản đơn (Ảnh: nonlavietnam.com)
Hái trái (Ảnh: nonlavietnam.com)
Giờ nghỉ ngơi (Ảnh: nonlavietnam.com)
Ra chợ (Ảnh: nonlavietnam.com)
Ngọt ngào vị biển (Ảnh: nonlavietnam.com)
Chợ nón (Ảnh: nonlavietnam.com)
Thu hoạch cói (Ảnh: nonlavietnam.com)
Tơ vàng (Ảnh: nonlavietnam.com)
Trong cơn sóng dữ (Ảnh: nonlavietnam.com)

Di Hân

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 119 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.361 seconds.