Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: SÀI GÒN NGÀY XA XƯA Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 12 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Nov/2019 lúc 11:28am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/Dec/2019 lúc 8:41am

Dầu Nhị Thiên Đường, Thần Dược Trị Bá Bệnh Của Một Thời

Những chai dầu Nhị Thiên Đường (Ảnh tư liệu)


Sau 1975, dầu Nhị Thiên Đường ngừng hoạt động. Dòng họ Vi ra định cư nước ngoài và nhãn hiệu Nhị Thiên Đường tuy không còn sản xuất ở Việt Nam nhưng vẫn được sản xuất ở nước ngoài.


Thời bao cấp xuất hiện những chai dầu Nhị Thiên Đường giả mạo, sau này người Việt xài dầu Nhị Thiên Đường sản xuất ở Hong Kong nhập về.
Khi còn học cấp I, bọn trẻ con chúng tôi đều biết câu đồng dao: “Nhất dương chỉ, Nhị thiên đường, Tam tông miếu, Tứ đổ tường, Ngũ vị hương, Lục tào xá”, bốn câu sau lúc đó chưa biết là gì, chỉ biết hai câu đầu.
Nhất dương chỉ là môn võ tuyệt luân trong truyện kiếm hiệp Kim Dung, mà ngày đó kiếm hiệp Kim Dung người miền Nam phần nhiều đều nằm lòng.
Dầu Nhị Thiên Đường còn phổ biến hơn vì phụ nữ, nhất là các cô, các bà lớn tuổi ít ai không có trong túi một lọ dầu ve bằng ngón út đựng ít dầu màu nâu đỏ mang nhãn hiệu ông Phật mập này.

Dầu xài mọi lúc, mọi nơi
Tôi hồi nhỏ vẫn được bà thỉnh thoảng nhờ ra tiệm tạp hóa mua dầu Nhị Thiên Đường mỗi khi hết.
Rất khó quên cái cảm giác cầm về hộp giấy vuông vức, lấy chai dầu đưa cho bà, còn hộp giấy và tờ hướng dẫn sử dụng chữ nhỏ li ti thì gỡ ra liệng vô sọt rác. Hãng sản xuất luôn kèm tờ hướng dẫn gấp nhỏ cuộn sẵn trong khi người dùng chẳng mấy khi xem vì đều biết rõ cách dùng từ lâu.

Dầu Nhị Thiên Đường lúc đó được bà con lao động gọi là “dầu trị bá bệnh” vì hễ khó ở là người ta lấy ra xài.
Đau đầu lấy ra thoa hai thái dương, ho thoa cổ, đau bụng thoa chỗ bao tử, cảm lạnh sổ mũi thoa hai lỗ mũi, cần cạo gió thì thoa lưng, đau cơ đâu thoa đó.
Cần xông hơi khỏi cần kiếm lá xông chi mắc công, nhỏ vài giọt dầu vào nồi nước sôi là xong, chẳng may trúng thực cũng cho vài giọt vào ly nước nóng uống. Thậm chí côn trùng cắn, dị ứng cũng thoa, rồi mèo cào, gai xước, chảy máu thì dầu xài như thuốc sát trùng hay cồn y tế.

Đến mức sâu răng cũng lấy cây tăm quấn miếng bông gòn thấm dầu chấm vào chỗ đau nhức… thì đúng là xài dầu đã thành… nghiện.
Nhiều người miền Bắc rất ngạc nhiên khi thấy người miền Nam, kể cả nam giới thường hay bỏ trong túi một lọ dầu nước như một thứ bửu bối phòng thân khi ra đường. Đó là thói quen dùng dầu gió rất khó bỏ một thời.

Hướng dẫn sử dụng dầu Nhị Thiên Đường.

Một thời vang bóng
Dầu Nhị Thiên Đường là sản phẩm của nhà thuốc Nhị Thiên Đường của người Quảng Đông do gia đình họ Vi sáng lập.
Ban đầu chỉ xuất hiện ở những khu vực có người gốc Quảng Đông ở Chợ Lớn, sau lan dần ra vì người Việt dùng rất nhiều, đây là một trong những sản phẩm rất lâu năm ở Việt Nam, có cơ sở khác ở Malaysia, Singapore...
Tại Chợ Lớn, nhà thuốc đặt ở 47 Canton, sau này là Triệu Quang Phục. Trong cuốn niên giám Đông Dương 1933-1934 còn ghi lại rõ ràng: Nhị Thiên Đường Pharmacie asiatique 47 rue de Canton, Telephone no 58 Directeur Vi-Khai Chợ Lớn.
Sản phẩm chủ lực ban đầu của nhà thuốc Nhị Thiên Đường là ngoại cảm tán, một loại thuốc trị cảm rất hiệu nghiệm, bán rất chạy. Ngoài ra còn dầu, gồm hai loại: dầu gió nước và dầu cù là cùng mang tên Nhị Thiên Đường.
Giai đoạn đầu dầu cù là bán được, vì lúc đó người miền Nam ưa dùng dầu cù là, trong đó có hiệu Mac Phsu do người Myanmar (còn gọi là người Cù Là) sinh sống ở Việt Nam bán.
Dầu cù là Mac Phsu cũng đi vào câu đồng dao “Bòn bon sicula, bánh tây sữa hột gà, dầu cù là Mac Phsu” cho thấy sản phẩm cũng rất được ưa chuộng nhưng sau này nhiều người thích chuyển qua xài dầu gió dạng nước hơn và đó cũng là lúc dầu Nhị Thiên Đường lên ngôi, bán khắp cả Đông Dương.
Thậm chí đã có lúc từ Nhị Thiên Đường được dùng để nói về dầu gió, tương tự như Honda được dùng để nói về xe máy. Mãi sau này Nhị Thiên Đường mới có một đối thủ xứng tầm là dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín.
Cây cầu mang tên Nhị Thiên Đường
Bên bờ kênh Đôi thuộc quận 8, trên trục lộ giao thông từ Sài Gòn đi Long An có một cây cầu bắc qua được xây từ năm 1925 bởi nhà thầu Vallois-Perret.
Cầu có nhiều nét kiến trúc rất đẹp, đặc biệt ở phần ban công thép và các trụ đèn trên cầu có nét đặc trưng không thể lẫn lộn với bất kỳ cây cầu nào khác.
Do cầu từ lúc xây dựng đã mang tên Nhị Thiên Đường và đã có khá nhiều giai thoại về tên gọi này.
Có giai thoại cho rằng trước đây nhà máy sản xuất thuốc và dầu Nhị Thiên Đường nằm ở bên phía đường Trần Hưng Đạo và Nguyễn Văn Dũng, còn công nhân thì ở khu vực ngoại thành phía bên kia kênh Đôi.
Hằng ngày để đi đến chỗ làm các công nhân đều phải đi đò qua kênh Đôi rất mất thời gian và nguy hiểm.
Ông chủ Nhị Thiên Đường quyết định bỏ tiền cùng với chính phủ Nam Kỳ lúc đó xây nên cây cầu này để làm việc thiện cho dân chúng thuận tiện đi lại, trong đó có các công nhân của ông.
Cũng có giai thoại cho rằng khi xây cầu thì chính phủ Nam Kỳ vận động ông chủ Nhị Thiên Đường ủng hộ một phần tiền xây cầu để đổi lấy việc đặt tên cầu chứ không phải toàn bộ kinh phí xây cầu vì số tiền này rất lớn.
Giai thoại khác là kinh phí xây cầu đều do chính phủ Nam Kỳ lúc đó bỏ ra. Do ở gần ngay nơi chân cầu vốn có một dãy nhà kho lớn là nơi chứa gạo và sản phẩm của dầu Nhị Thiên Đường.
Trước đây địa điểm này được dân chúng gọi là kho Nhị Thiên Đường nên khi xây cầu xong, người ta lấy luôn tên Nhị Thiên Đường đặt cho cây cầu.
Không rõ trong các giai thoại trên cái nào là chính xác nhất nhưng chắc chắn là đều có liên quan đến nhãn hiệu Nhị Thiên Đường.
Quảng cáo và quảng bá chữ Quốc ngữ
Để trở thành một thương hiệu lớn, đương nhiên không thể thiếu sự thành công của quảng cáo.
Để quảng bá nhãn hiệu Nhị Thiên Đường, ông chủ đã chọn cách khá độc đáo, đó là thay vì đăng quảng cáo trên sách, báo thì ông ta thuê một số trí thức viết ra các bộ sách quảng cáo bằng chữ Quốc ngữ, luôn cả chữ Pháp và Hán gọi là Vệ sinh chỉ nam.
Trong cuốn sách này in đầy hình ảnh và chữ quảng cáo cho các cao đơn hoàn tán của Nhị Thiên Đường, đồng thời in kèm vào trong đó các loại thơ văn để người xem có thể đọc thêm.
Chẳng hạn bên cạnh quảng cáo dầu cù là Ông Tiên là trích đoạn thơ Lục Vân Tiên, bên cạnh nhãn hiệu Nhị Thiên Đường là từng phần Nghĩa hiệp kỳ duyên, bộ truyện ngôn tình cực kỳ ăn khách về mối tình Việt - Khmer lúc đó của Nguyễn Chánh Sắt hay còn gọi Chăn Cà Mum (tên nhân vật chính).
Nhiều khi khách đang đọc quảng cáo thuốc xổ lãi thì được đọc thêm Hậu chàng Lía, hay các mối tình uyên ương ly hận của Hồ Biểu Chánh...
Ban đầu mấy tập sách này tặng cho khách mua thuốc hay khách qua đường để quảng cáo nhưng sau khách xin nhiều quá để đọc nên cuối cùng nhà thuốc phải in số lượng lớn và bán với giá rẻ, chỉ vài cắc một bản.
Sách này không bán ở nhà sách mà bán ở chợ, bến xe… cho người lao động, khách bình dân mua đọc.
Những nhà văn không có tiền in sách đã chọn cách đưa in ở sách quảng cáo nhà thuốc, đây cũng là một kênh tốt để đưa được tác phẩm đến với người đọc.

Trong cuốn Phê bình và cảo luận, nhà phê bình Thiếu Sơn đã kể lại: “Lần đầu tiên tôi được đọc cụ Hồ Biểu Chánh trong một cuốn sách quảng cáo của nhà thuốc Nhị Thiên Đường.
Tôi để ý tới tiểu thuyết của cụ rồi kiếm coi ở loại sách như những truyện Tàu in xấu, để hạ 4 cắc mà luôn luôn bán dưới giá đó.
Khi tôi gặp cụ, tôi thường khuyên cụ soạn lại tất cả tiểu thuyết của cụ cho in lại, trình bày như loại sách của Tự Lực Văn Đoàn của Tao Đàn hay Tân Dân.

Cụ nghe ý kiến của tôi một cách chăm chú có vẻ tán thành nhưng rồi lại bỏ qua cho đến nỗi tới nay muốn đọc lại những tác phẩm của cụ cũng không biết kiếm đâu có mà đọc”.
Vì sao nhà văn Hồ Biểu Chánh không muốn in sách đẹp? Vì ông biết nếu sách in đẹp sẽ phải bán mắc và như vậy sẽ không đến được tay những độc giả bình dân thân thiết của ông.
Chính nhờ những cuốn sách quảng cáo giá rẻ in xấu như Vệ sinh chỉ nam của nhà thuốc Nhị Thiên Đường mà văn chương chữ Quốc ngữ bình dân giai đoạn đó đã cực kỳ phong phú và phổ biến rộng khắp trong tầng lớp dân chúng.

Ba chữ Nhị Thiên Đường bằng gạch xây vẫn còn sau cả trăm năm biến đổi. Ảnh: NGUYỄN MINH VŨ
Căn nhà 47 Triệu Quang Phục đã đổi chủ, hiện nay trên tầng cao nhất vẫn còn đủ ba chữ Nhị Thiên Đường xây bằng gạch xa xưa. Mong rằng căn nhà được bảo tồn và giữ lại một nhãn hiệu rất lâu, rất quen thuộc với người Sài Gòn.
Sưu tầm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Dec/2019 lúc 9:10am

Một thời cà phê Sài Gòn

BM

Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao người ta phải ra tiệm để uống cà phê? Vì pha cà phê đâu có khó, và bạn hoàn toàn có thể tự pha một tách cà phê đậm đà ở nhà để uống. Đó là bởi vì cà phê ngon chỉ mới được một nửa, và chúng ta đâu chỉ cần uống cà phê, chúng ta còn ghiền “uống” con người tại quán cà phê; “uống” không khí và cảnh sắc cà phê; “uống” câu chuyện quanh bàn cà phê và nhiều thứ nữa. Vậy thì mời bạn cùng tôi trở lại không khí cà phê Sài Gòn những năm cuối 1960 và đầu 1970.

BM

Sài Gòn những năm giữa thập niên 1960 đến đầu thập niên 1970 tuổi trẻ lớn lên và tự già đi trong chiến tranh. Những “lưu bút ngày xanh” đành gấp lại; những mơ mộng hoa bướm tự nó thành lỗi nhịp, vô duyên. Tiếng cười dường như ít đi, kém trong trẻo hồn nhiên; khuôn mặt, dáng vẻ tư lự, trầm lắng hơn và đầu óc không thể vô tư nhởn nhơ được nữa. Những điếu thuốc đầu tiên trong đời được đốt lên; những ly cà phê đắng được nhấp vào và quán cà phê trở thành nơi chốn hẹn hò để dàn trải tâm tư, để trầm lắng suy gẫm.

Có một chút bức thiết, thật lòng; có một chút làm dáng, thời thượng. Đối với một thanh niên tỉnh lẻ mới mẻ và bỡ ngỡ, Sài Gòn lớn lắm, phồn vinh và náo nhiệt lắm. Phan Thanh Giản đi xuống, Phan Đình Phùng đi lên; hai con đường một chiều và ngược nhau như cái xương sống xuyên dọc trung tâm thành phố giúp định hướng, tạo dễ dàng cho việc di chuyển. Cứ như thế, cái xe cọc cạch, trung thành như một người bạn thân thiết lê la khắp Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định.

Những ngày này, tôi là khách thường trực của quán Cà phê Thu Hương đường Hai Bà Trưng. Quán nằm ở một vị trí đẹp, chiếm ba lô đất ngó chéo qua phía trại hòm Tobia; nơi đây có một căn phòng hẹp vừa đặt quầy thu tiền, vừa là chỗ ngồi cho những ai thích nghe nhạc với âm thanh lớn, phần còn lại là một sân gạch rộng, có mái che nhưng không ngăn vách, từ trong có thể nhìn rõ ra đường qua những song sắt nhỏ sơn xanh với một giàn hoa giấy phủ rợp. Ngồi đây có thể nghe được văng vẳng tiếng nhạc vọng ra từ bên trong; cảm được chút riêng tư cách biệt, nhưng đồng thời cũng có thể nhận ra được sức sống bừng lên mỗi sáng, dáng vẻ mệt mỏi, u ám mỗi chiều đang lặng lờ chảy qua trên đường phía ngoài.

Chủ quán ở đây là một người đặc biệt: Khó chịu một cách dễ thương. Hình như với ông, bán cà phê chỉ như một cách tiêu khiển và pha cà phê là một nghệ thuật kỳ thú. Ông hãnh diện với tên tuổi của Thu Hương và muốn bảo vệ nó. Bạn là khách uống cà phê phải không? Xin cứ ngồi yên đó. Cà phê được bưng tới, ông chủ sẽ ngồi đâu đó quan sát và sẽ xuất hiện đúng lúc cạn phin, sẽ bỏ đường, khuấy đều cho bạn và sẽ lịch sự “xin mời” khi mọi việc hoàn tất. Ly cà phê như vậy mới là cà phê Thu Hương, đó là cung cách của Thu Hương, đặc điểm của Thu Hương.

Trong lãnh vực kinh doanh quán cà phê, có người dùng âm thanh; có người dùng ánh sáng và cảnh trí; có người nhờ sự duyên dáng của tiếp viên; có người dùng phẩm chất của cà phê để hấp dẫn khách. Ông chủ Thu Hương đã chọn cách cuối cùng, cách khó nhất và ông đã thành công. Khách đến với Thu Hương là ai? Nhiều lắm, nhưng dù từ đâu họ đều có điểm giống nhau là tất cả đều trẻ và đều có vẻ “chữ nghĩa” lắm; “ông”, “bà” nào cũng tha tập cours quằn tay, cộng thêm các tập san Sử địa, Bách khoa, Văn và vân vân…

BM

Bạn thường ăn phở gà Hiền Vương, phở Pasteur; bạn thường đi qua đi lại liếc liếc mấy bộ đồ cưới đẹp ở nhà may áo dài Thiết Lập, vậy bạn có biết cà phê Hồng ở đâu không? Thì đó chứ đâu, gần nhà may Thiết Lập, cách vài căn về phía đường Nguyễn Đình Chiểu, ngó xéo qua mấy cây cổ thụ ở bờ rào Trung tâm Thực nghiệm Y khoa (Viện Pasteur). Tôi phải hỏi vì tôi biết có thể bạn không để ý. Quán nhỏ xíu hà, với lại cái tên Hồng và tiền diện của nó trông ủ ê cũ kỹ lắm, chứ không sơn phết hoa hòe, đèn treo hoa kết gì cả. Từ ngoài nhìn vào, quán như mọi ngôi nhà bình thường khác, với một cái cửa sổ lúc nào cũng đóng và một cánh cửa ra vào nhỏ, loại sắt cuộn kéo qua kéo lại. Quán hẹp và sâu, với một cái quầy cong cong, đánh verni màu vàng sậm, trên mặt có để một ngọn đèn ngủ chân thấp, với cái chụp to có vẽ hình hai thiếu nữ đội nón lá; một bình hoa tươi; một con thỏ nhồi bông và một cái cắm viết bằng thủy tinh màu tím than. Phía sau, lúc nào cũng thấp thoáng một mái tóc dài, đen tuyền, óng ả, vừa như lãng mạng phô bày vừa như thẹn thùng, che giấu.

BM

Cà phê Hồng, về ngoại dáng, thực ra không có gì đáng nói ngoài cái vẻ xuề xòa, bình dị, tạo cảm giác ấm cúng, thân tình và gần gũi; tuy nhiên, nếu ngồi lâu ở đó bạn sẽ cảm được, sẽ nhận ra những nét rất riêng, rất đặc biệt khiến bạn sẽ ghiền đến và thích trở lại. Hồi đó nhạc Trịnh Công Sơn đã trở thành một cái “mốt”, một cơn dịch truyền lan khắp nơi, đậu lại trên môi mọi người, đọng lại trong lòng mỗi người. Cà phê Hồng đã tận dụng tối đa, nói rõ ra là chỉ hát loại nhạc này và những người khách đến quán – những thanh niên xốc xếch một chút, “bụi” một chút (làm như không bụi thì không là trí thức) – đã vừa uống cà phê vừa uống cái rã rời trong giọng hát của Khánh Ly.

Không hiểu do sáng kiến của các cô chủ, muốn tạo cho quán một không khí văn nghệ, một bộ mặt trí thức hay do tình thân và sự quen biết với các tác giả mà ở Cà phê Hồng lâu lâu lại có giới thiệu và bày bán các sách mới xuất bản, phần lớn là của hai nhà Trình Bày và Thái Độ và của các tác giả được coi là dấn thân, tiến bộ. Lại có cả Time, Newsweek cho những bạn nào khát báo nước ngoài. Quán có ba cô chủ, ba chị em; người lớn nhất trên hai mươi và người nhỏ nhất mười lăm, mười sáu gì đó. Nói thật lòng, cả ba cô đều chung chung, không khuynh quốc khuynh thành gì, nhưng tất cả cùng có những đặc điểm rất dễ làm xốn xang lòng người: Cả ba đều có mái tóc rất dài, bàn tay rất đẹp và ít nói, ít cười, trừ cô chị.

Những năm 1980, Cà-phê Hồng không còn, tôi đã thường đứng lại rất lâu, nhìn vào chốn xưa và tự hỏi: Những người đã có thời ngồi đây mơ ước và hy vọng giờ đâu cả rồi? Còn chị em cô Hồng: những nhỏ nhẹ tiểu thư, những thon thả tay ngà, những uyển chuyển “chim di” giờ mờ mịt phương nào?

BM

 Viện Đại học Vạn Hạnh mở cửa muộn màng nhưng ngay từ những năm đầu tiên nó đã thừa hưởng được những thuận lợi to lớn về tâm lý, cùng với những tên tuổi đã giúp cho Đại Học Vạn Hạnh được nhìn vừa như một cơ sở giáo dục khả tín, vừa như một tập hợp của những thành phần trẻ tuổi ý thức và dấn thân. Tuy nhiên, dường như cái hồn của Đại Học Vạn Hạnh được đặt tại một tiệm cà phê: Quán Nắng Mới ở dốc cầu, ngó xéo về phía chợ Trương Minh Giảng. Quán Nắng Mới có nhiều ưu thế để trở thành đất nhà của dân Vạn Hạnh, trước nhất vì gần gũi, kế đến là khung cảnh đẹp, nhạc chọn lọc và cuối cùng, có lẽ quan trọng nhất là sự thấp thoáng của những bóng hồng, có vẻ tha thướt, có vẻ chữ nghĩa. Các nhóm làm thơ trẻ đang lên và đang chiếm đều đặn nhiều cột thơ trên báo chí Sài Gòn ngồi đồng từ sáng đến tối để… làm thơ. Nhưng đông hơn cả, ấm áp hơn cả là những nhóm hai người, một tóc dài, một tóc ngắn chờ vào lớp, chờ tan trường và chờ nhau. Nắng Mới đã sống với Vạn Hạnh cho đến ngày cuối cùng. Nắng Mới nay không còn. Những con người cũ tứ tán muôn phương.

BM

Có một quán cà phê thân quen nữa không thể không nhắc đến: Quán chị Chi ở gần đầu đường Nguyễn Phi Khanh, kế khu gia cư xưa cũ, rất yên tĩnh và rất dễ thương, nằm phía sau rạp Casino Đa Kao. Ở đó có những con đường rất nhỏ, những ngôi nhà mái ngói phủ đầy rêu xanh, những hàng bông giấy che kín vỉa hè, trầm lắng cô liêu và im ả tách biệt lắm mà mở cửa ra là có thể nghe người bên trái nói, thấy người bên phải cười và có cảm tưởng như có thể đưa tay ra bắt được với người đối diện bên kia đường.

Quán chị Chi độ chín mười thước vuông, chỉ đủ chỗ để đặt ba bốn chiếc bàn nhỏ. Quán không có nhạc, không trưng bày trang trí gì cả ngoại trừ một bức tranh độc nhất treo trên vách, bức tranh đen trắng, cỡ khổ tạp chí, có lẽ được cắt ra từ một tờ báo Pháp. Tranh chụp để thấy một bàn tay dắt một em bé trai kháu khỉnh, vai đeo cặp sách, miệng phụng phịu làm nũng, hai mắt mở to nhưng nước mắt đang chảy dài theo má, phía dưới có hàng chữ nhỏ: “Hôm qua con đã đi học rồi mà”.

Khách đến với chị Chi không phải coi bảng hiệu mà vào, cũng không phải nghe quảng cáo, mà hoàn toàn do thân hữu truyền miệng cho nhau để đến, nhiều lần thành quen, từ quen hóa thân và quyến luyến trở lại. Chị Chi có bán cà phê nhưng tuyệt chiêu của chị là trà; loại trà mạn sen, nước xanh, vị chát nhưng có hậu ngọt và mùi thơm nức mũi. Trà được pha chế công phu trong những chiếc ấm gan gà nhỏ nhắn, xinh xinh. Ấm màu vàng đất, thân tròn đều, láng mịn, vòi và quai mảnh mai, cân đối. Mỗi bộ ấm có kèm theo những chiếc tách cùng màu, to bằng ngón tay cái của một người mập, vừa đủ cho hốp nước nhỏ.

BM

Ấm có ba loại, được gọi tên ra vẻ “trà đạo” lắm: độc ẩm, song ẩm và quần ẩm, nhưng hồi đó chúng tôi thường “diễn nôm” theo kiểu “tiếng Việt trong sáng” thành ấm chiếc, ấm đôi và ấm bự. Trà được uống kèm với bánh đậu xanh – loại bánh đặc biệt của chị Chi – nhỏ, màu vàng óng và mùi thơm lừng. Nhắp một ngụm trà, khẽ một tí bánh, cà kê đủ chuyện trên trời dưới đất, trông cũng có vẻ phong lưu nhàn tản và thanh cao thoát tục lắm. Quán chị Chi giờ đã biến tướng ít nhiều nhưng dù sao cũng xin cảm ơn chị và xin đại diện cho những anh chị em đã từng ngồi quán chị bày tỏ lòng tiếc nhớ đến chị và đến những ngày khó quên cũ.

Những năm cuối thập niên 1960, Sài Gòn có mở thêm nhiều quán cà phê mới, và thường được trang hoàng công phu hơn, có hệ thống âm thanh tối tân hơn và nhất là quán nào cũng chọn một cái tên rất đẹp, phần lớn là dựa theo tên những bản nhạc nổi tiếng: Cà phê Hạ Trắng, Lệ Đá, Diễm Xưa, Hương Xưa, Hoàng Thị, Biển Nhớ, Hoài Cảm, Da Vàng… Tuy nhiên, ở một con đường nhỏ – Hình như là Đào Duy Từ – gần sân vận động Thống Nhất bây giờ, có một quán cà phê không theo khuôn mẫu này, nó mang một cái tên rất lạ: Quán Đa La.

Đa La là Đà Lạt, quán của chị em cô sinh viên Chính Trị Kinh Doanh, có lẽ vừa từ giã thác Cam Ly, hồ Than Thở để về Sài Gòn học năm cuối tại nhà sách Xuân Thu hay sao đó, mở ra. Trường kinh doanh quả là khéo đào tạo ra những môn sinh giỏi kinh doanh: Tin mấy cô sinh viên mở quán thật tình là không được chính thức loan báo ở đâu cả; tuy nhiên, cứ úp úp mở mở như vậy mà tốt, nó được phóng lớn, lan xa, tạo ấn tượng mạnh và quán được chờ đón với những trân trọng đặc biệt, những náo nức đặc biệt. Những cô chủ chắc có máu văn nghệ, đã cố gắng mang cái hơi hướm của núi rừng Đà Lạt về Sài Gòn: Những giò lan, nhưng giỏ gùi sơn nữ, những cung tên chiến sĩ đã tạo cho quán một dáng vẻ ngồ ngộ, dễ thương; rồi những đôn ghế, những thớt bàn được cưa từ những gốc cây cổ thụ u nần, mang vẻ rừng núi, cổ sơ đã giúp cho Đa La mang sắc thái rất… Đa La.

Ngày khai trương, Đa La chuẩn bị một chương trình văn nghệ hết sức rôm rả, với những bản nhạc “nhức nhối” của Lê Uyên Phương, Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà… Đa La đông vui, chứng kiến sự nở hoa và tàn úa của nhiều mối tình. Nhưng Đa La vắng dần những người khách cũ và đóng cửa lúc nào tôi không nhớ.

BM

Cà phê Hân ở Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao là quán thuộc loại sang trọng, khách phần lớn ở lớp trung niên và đa số thuộc thành phần trung lưu, trí thức. Bàn ghế ở đây đều cao, tạo cho khách một tư thế ngồi ngay ngắn, nghiêm chỉnh và bàn nào cũng có đặt sẵn những tạp chí Pháp ngữ số phát hành mới nhất. Câu chuyện ở Hân chắc là quan trọng lắm, lớn lắm; nhìn cái cách người ta ăn mặc; trông cái vẻ người ta thể hiện là biết ngay chứ gì; có lẽ cả thời sự, kinh tế tài chánh, văn chương, triết học đều có cả ở đây. Một chỗ như vậy là xa lạ với dân ngoại đạo cà phê. Nhưng Hân là một nơi hết sức đáng yêu, đáng nhớ của nhiều người, dù ngồi quầy là một ông già đeo kính như bước ra từ một câu chuyện của văn hào Nga Anton Chekov. Về sau, đối diện với Hân có thêm quán cà phê Duyên Anh của hai chị em cô Hà, cô Thanh; cô em xinh hơn cô chị và được nhiều chàng trồng cây si.

Hai tiệm cà phê, một sang trọng chững chạc, một trẻ trung sinh động, đã trở thành một điểm hẹn, một đích tới mà khi nhắc đến chắc nhiều anh chị em ở trường Văn Khoa, trường Dược, trường Nông Lâm Súc ngay góc Hồng Thập Tự – Cường Để còn nhớ, cũng như nhớ món bánh cuốn ở đình Tây Hồ bên trong chợ Đa Kao thờ cụ Phan, nhớ quán cơm “lúc lắc” trong một con hẻm nhỏ đường Nguyễn Bỉnh Khiêm mà nữ sinh viên vừa đi lên căn gác gỗ vừa run khi được mấy chàng mời cơm.

Bạn nào muốn gặp các nhà văn nhà thơ, muốn nhìn họ ngậm ống vố, đeo kính cận nói chuyện văn chương thì mời đến quán Cái Chùa (La Pagode), anh em nào muốn có không khí trẻ trung đầm ấm mời đến Hầm Gió; anh em nào muốn có chỗ riêng tư tâm sự thì cứ theo đường Nguyễn Văn Học (nay là Nơ Trang Long) chạy tuốt lên Gò Vấp, vào quán Hương Xưa, ở đó có vườn cây đẹp, các cô chủ đẹp và cái cách người ta đối đãi với nhau cũng rất đẹp. Cũng đừng quên nhắc đến quán Chiêu, hẻm Cao Thắng. Rồi còn cà phê hàng me Nguyễn Du, cũng Beatles, cũng Elvis Presley như ai; và cả pha chút Adamo quyến rũ. Giá ở đây thật bình dân nhưng thường xuyên chứng kiến những pha so găng giữa học sinh hai trường nghề Cao Thắng và Nguyễn 
Trường Tộ.

BM
Cafe La Pagode

Chán cà phê thì đi ăn nghêu sò, bò bía, ăn kem trên đường Nguyễn Tri Phương, góc Minh Mạng (này là Ngô Gia  Tự) hoặc bên hông chợ Tân Định. Phá lấu đã có góc Pasteur – Lê Lợi, nhưng chỉ dành cho các bạn có tiền. Rủng rỉnh tí xu dạy kèm cuối tháng có Mai Hương (nay là Bạch Đằng Lê Lợi). Quán Mù U, hẻm Võ Tánh, chỗ thương binh chiếm đất ở gần Ngã tư Bảy Hiền dành cho những bạn muốn mờ mờ ảo ảo. Muốn thưởng thức túp lều tranh mời đến cà phê dựa tường Nguyễn Trung Ngạn gần dòng Kín, đường Cường Để. Rồi quán cà phê Cháo Lú ở chợ Thị Nghè của một tay hoạ sĩ tên Vị Ý.

Cao cấp hơn có La Pagode (đổi thành Hương Lan trước khi giải thể), Brodard, Givral. Thích xem phim Pháp xưa, phim Mỹ xưa và ngồi… cả ngày xin mời vào rạp Vĩnh Lợi trên đường Lê Lợi để chung vai với đám đồng tính nam. Vào Casino Sài Gòn có thể vào luôn hẻm bên cạnh ăn cơm trưa rất ngon tại một quầy tôi đã quên tên. Nhưng rạp Rex vẫn là nơi chọn lựa nhiều nhất của sinh viên, cả nghèo lẫn giàu. Cuộc sống sinh viên cứ thế mà trôi đi trong nhịp sống Sài Gòn. Nghèo nhưng vui và mơ mộng.

BM

Tất cả những gì tôi nhắc tới là một chút ngày cũ, một chút cảnh xưa, một phần hơi thở và nhịp sống của Sài Gòn trong trí nhớ. Xin tặng anh, tặng chị, tặng em, đặc biệt là tặng tất cả những ai tha hương có lúc bỗng bàng hoàng nhận thấy, dường như một nửa trái tim mình còn đang bay lơ lửng ở cà phê Hồng, Thu Hương, hay đâu đó ở quê nhà.



Lương Thái Sỹ – An Dân


BM
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Feb/2020 lúc 11:34am

SÀI GÒN, MỘT THỜI QUÀ VẶT SAY SƯA MÊ ĐẮM



Tôi không sinh ra, cũng không có mối tình yêu nào hoặc hôn nhân nào với người Sài Gòn hay tại Sài Gòn, nhưng  lớn lên và được thành phố này cho tới ba thứ. Những tháng năm học hành thành người có nghề nghiệp, những bài thơ từ bấy đến nay cũng do báo ở Sài Gòn đăng lên cho tôi thành người cầm bút tài tử, nghiệp dư. Cái thứ ba mà Sài Gòn trang bị cho tôi là bệnh ăn quà vặt hay văn hóa quà vặt thì cũng thế. Nhận nhiều thứ, nhưng chưa khi nào tôi thấy Sài Gòn là quê hương thứ hai của mình, vô duyên với nó thật. Bây giờ, xa nó 45 km vẫn ùng ục nhớ xứ kêu là Bến Nghé này, lao phóng về vài ngày không còn chỗ để buồn nhưng thật oải và nhanh chóng rút, để những ngày tỉnh lẻ lại nghe dòng âm thanh cuồn cuộn sôi sùng sục của Sài Gòn trong lòng. Cứ vậy, và hôm nay nhớ đến quà vặt Sài Gòn
.

Gọi là “quà” để phân biệt với “bữa”, một đằng ăn bất cứ khi nào, ở đâu còn  đằng kia “cơm có bữa chợ có chiều”. Và gọi là “vặt” vì nó chỉ là một món nhỏ không “ra tấm ra món”, không quán sá mà là vỉa hè, cái ghế con con, có khi đứng và cả khi bệt, tất nhiên đó là những giờ phút tung cánh chim ngoài một cái hộp giam hãm nào đó. Người ăn vặt rất đa dạng nhưng chiếm tỉ lệ cao là con gái, đàn bà không kể tuổi tác, và làm sao thiếu đàn ông trong những người thực hành một thứ văn hóa bình dân đại chúng vừa…làm đẹp phố phường, vừa góp phần… cải thiện đời sống xóa đói giảm nghèo cho một số dân nghèo đô thị này? “Tụ điểm văn hóa” ăn vặt tự phát mà tồn tại như quy luật này là các cổng trường từ tiểu học đến đại học, người ta phê phán đòi giải tỏa chẳng là đã vội quên một thói quen không xấu mà lại đầy kỷ niệm của tuổi học trò?
Sài Gòn là một trong hai “kinh đô” của quà vặt.

Về cơ cấu, lấy Sài Gòn là tiêu chí thì quà vặt kể vô số nhưng có thể chia theo nhóm. Nhóm có nước chấm như thịt bò khô đu đủ, lòng vịt khìa, bì cuốn, gỏi cuốn, bò bía ( Pò pía?), bánh tôm, bột chiên, cá viên chiên…Nhóm ngọt như đậu đỏ bánh lọt (lọc), chè trứng gà, sâm bổ lượng, nước mía, tàu hũ, chè tú xọn…Nhóm có tinh bột gồm mấy thứ bánh mè, bánh bò, bánh tiêu…Và nhóm gốc thực vật như cóc, me, ổi, chùm ruột dầm, chuối chiên, khoai lang nướng, bắp nướng, bắp xào…Không thể quên những quà vặt gốc động vật như trứng cút, trứng vịt lộn…

Với tôi, có thể quên nhiều thứ của Sài Gòn nhưng quên thế nào được khúc đường Nguyễn Huệ chỗ gần đến tòa Đô Chánh trước 75, đối diện với rạp chiếu bóng Rex, có một cái quán nhỏ, gần như cái hầm rượu nhưng sạch sẽ tươm tất- quán Thảo- của ba người một mẹ hai con gái đều tên là Thảo, chỉ bán có hai thứ mà tôi mê cả hai. Bún bì và bì cuốn xén gọn gàng hai đầu nhỏ nhắn , trong có mùi lá lốp và nước chấm thì chỉ có…Thảo mới có được! Hồi còn học đại học, thường chiều hay trốn học ra vỉa hè ngã ba Pasteur- Lê Lợi. Vỉa hè khá rộng, cây cối nhiều mà lại có tới hai thứ quà nổi tiếng. Những chiếc tủ kính nhỏ bán bò khô của người Bắc, không dát mỏng nhuộm phẩm đỏ như khô bò Chợ Lớn  mà từ Hà Nội mang vào. Nó dày và mềm màu hơi xỉn vì nướng ăn với đu đủ sống bào thành sợi. Lách cách tiếng kéo của người bán, xúyt xoa cay của người ăn đủ dạng, đủ tuổi. Không biết cái nào có trước nhưng hai thứ quả là dìu nhau cùng nổi tiếng và đông nghẹt, bò khô ăn xong có ngay nước mía chen và đứng- nước mía Viễn Đông!

Thử đi một vòng Sài Gòn, điều dễ thấy nhất và nếu đi nhiều ngày thì điều quen mắt nhất chính là những thứ quà vặt bán trên hè phố. Có thể nói hè phố mà không có quà vặt thì không còn là hè phố Sài Gòn nữa! Nó là một đại siêu thị open air dành cho những ai mang bệnh ăn vặt. Một cô gái sau mấy năm du học nước ngoài trở về, nói khi ở nước người ta điều cô nhớ da diết là Sài Gòn nơi cô ra đi. Và nhớ hai thứ của đất này, cái ồn ào sôi sục và sự gần gũi cởi mở của người Sài Gòn không đâu có, hai là quà vặt của đất này. Là một tay sành ăn quà vặt có nghề ngay từ nhỏ, du học về cô gái mở luôn cửa hàng có máy lạnh chuyên bán quà vặt! Qua cách nói thấy cô đầu tư đúng hướng và có tầm nhìn sáng suốt!

Cánh đàn bà thường dùng chiêu “cơm nhà quà vợ” để chấm điểm đức ông chồng tức là chỉ nhắm vào có một mục tiêu là chịu giam chân ở nhà! Nhưng với tôi, đàn ông “cơm nhà quà vợ”  là loại đàn ông hơi khó chơi, kỹ tính, nhiều khi hơi ky bo và nhất là…baby lac hay Ký Cóp khó giao du!

Quà vặt là một nét rất đặc trưng Sài Gòn, mùi vị nước chấm thì khó tìm ra một nơi nào, một nội trợ nào có thể làm thay. Quà vặt Sài Gòn nhiều vô kể làm vừa lòng mọi loại người từ kẻ lang thang trốn học đến những cặp tình nhân sắp đến ngày cưới chả còn gì e thẹn bẽn lẽn và cả những cặp vợ chồng đồng bệnh lâu lâu đưa nhau về “chốn cũ” vừa khoái khẩu vừa đỡ được bữa ăn chiều hì hục. Tuy nhiên ngắm phụ nữ Sài Gòn ăn quà vặt là không nên bởi hình ảnh ấy có cái gì đó làm mất đi một phần tính hình tượng nhiều sức biểu cảm của phái đẹp.

Cái gì của số đông, tồn tại gắn với người tạo ra một nét của đất không bị sàng lọc thải loại bởi thời gian thì cái đó phải chăng là văn hóa?Mọi thứ có thể mất đi nhưng cái còn lại là văn hóa, về Sài Gòn những năm sau này tôi thấy rất nhiều thứ không còn nữa. Cái bộc trực hào phóng của người Bến Nghé mất dần cho cái láu cá, những rạp chiếu bóng permanente máy lạnh mua một vé giá bèo coi suốt ngày cũng để ngủ một tic giờ không còn nữa. Và nhiều ngôi trường một thời lừng lẫy giờ mang tên và mang ruột khác, không hoài cổ cũng thấy lòng xót xa…Những thứ này dần mai một nhưng đố ai không thấy quà vặt trên vỉa hè Sài Gòn?

Cao Thoại Châu
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Mar/2020 lúc 8:09am


Image%20result%20for%20saigon%20truoc%201975


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Mar/2020 lúc 8:10am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/May/2020 lúc 9:33am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/May/2020 lúc 8:03am

“Văn Hóa Không Tên” Tạo Nên Linh Hồn Của Sài Gòn Xưa 


Buổi sáng thứ sáu tuần vừa qua, tôi được một ông bạn điện thoại đến rủ ra Givral uống cà phê. Tôi rất ngạc nhiên vì từ hơn 2 năm nay Givral nằm trong thương xá Eden đã bị đập phá tan tành để… làm một cái gì đó ở Sài Gòn này, chắc cũng “vĩ đại” như tòa nhà Vincom chiếm trọn khu vườn hoa trước mặt. Mỗi lần đi ngang qua đường Đồng Khởi, tôi không thể nào quên đó là đường Tự Do xưa kia của chúng tôi. Nhìn toàn bộ khu tứ giác Eden chỉ còn là đống gạch vụn với những hàng rào kiên cố xung quanh cứ như nhìn thấy cái gọi là “trại cải tạo”. Thì ra, sau hơn 12 năm, cái “trại cải tạo” ấy vẫn còn ám ảnh tôi ngay cả trong vô thức, đôi khi ngay cả trong giấc mơ. Thế nên mỗi khi đi qua khu Eden bị tàn phá đó, tôi bỗng cúi đầu, chẳng muốn nhìn lâu và cũng chẳng muốn tìm hiểu xem trong thời gian tới, nó sẽ mọc lên cái gì. Tôi cứ nghĩ Gival đã thuộc hẳn về quá khứ, như những người bạn tôi ra lò hỏa thiêu, không

Đường Tự Do.
Ông bạn thấy tôi khựng lại, bèn giải thích: “Nó mở lại Givral hôm qua (10-10-2012) ở chỗ cũ rồi ông ạ. Cũng điểm tâm, cà phê như xưa. Ra ngồi xem cho biết, nhớ lại chút kỷ niệm xưa.” Nghe bùi tai, tôi đồng ý ngay. Dù biết rằng ra đó ngồi sẽ rất ngậm ngùi nhớ bạn, nhớ tình, nhớ thời trai trẻ, nhớ đủ thứ… trong cái không gian ấy. Nói đến Gival là nhớ đến La Pagode, Brodard… chắc chắn những người đã từng sống, từng ghé qua Sài Gòn chưa ai quên. Nhất là những văn nghệ sĩ, nhà báo, dân biểu, thường ngồi ở đấy làm nơi trao đổi tin tức nghề nghiệp. Còn một số lớn khách du lịch, sĩ quan, quân nhân, công tư chức làm việc tại “thủ đô miền Nam” và các bạn trẻ Sài Gòn thập niên 60-75 cũng hay lui tới nơi này. Đây là một địa điểm trung tâm thành phố, rất thuận tiện cho mọi việc, từ hẹn hò, mua sắm vài thứ, đợi giờ vào rạp chiếu phim, hoặc chỉ đi “bát phố” mà hồi đó chúng tôi gọi là đi “hittuking”, tức là đi “hít tủ kính” chứ không mua bán gì. Hơn thế, thương hiệu bánh ngọt Gival rất nổi tiếng, thu hút nhiều khách sành ăn. Mấy bà đi ngang qua Lê Lợi – Tự Do ghé vào mua vài cái bánh mang về cho chồng con là chuyện bình thường. Givral, La Pagode, Brodard đã trở thành một cái “trục văn hóa không tên” phảng phất mà rất sâu đậm trong cái hồn của Sài Gòn.


Sau năm 1975, Gival vẫn còn sống sót cho đến khi khu này bị “giải tỏa”, nhưng khách không còn “chọn lọc” như thời xưa. Khách hàng đủ mọi loại, ông Tây bà Đầm, ông Hàn Quốc bà Đài Loan, chân dài đẹp, chân dài xấu, nghệ sĩ thập cẩm ra vô thong thả và giá cả cũng vào loại trung bình, không “mềm” cũng không “cắt cổ”.

Givral ngày ấy bây giờ
Trong khi ông bạn tôi tìm chỗ gửi xe, tôi đứng trên đường Lê Lợi nhìn qua khung kính vào nhà hàng Gival mới. Nó vẫn ở cái góc Lê Lợi – Đồng Khởi, mấy cái cửa kính lớn vẫn cho khách có thể nhìn ngắm hai mặt đường phố và tất nhiên khách đường phố cũng có thể chiêm ngưỡng những khách hàng “đẳng cấp” ngồi bên trong. Điếu đáng tiếc nhất là cái cột to tướng đúng vào góc đẹp nhất che lấp mất tầm nhìn nơi cửa chính trước kia, làm cho không gian có vẻ như chật chội hơn, không thể nhìn thẳng ra nhà hát lớn, khách sạn Continental với phong cách rất Tây và khách sạn Caravelle cùng cái vòng xoay và những con đường chảy vào giữa lòng thành phố.

Nhà hàng La Pagode

Chúng tôi bước vào nhà hàng với một vẻ lạ lẫm. Những chiếc bàn ghế mới toanh, những bộ salon kê hai bên góc khá đẹp. Tất cả đều mang dáng vẻ sang trọng như bất cứ một nhà hàng cà phê, điểm tâm “có hạng” nào ở những thành phố lớn. Khoảng 9 giờ sáng, khách đã chiếm hết số bàn trong tiệm. Số còn lại ngồi rải rác quanh chiếc comptoir hình móng ngựa. Những người hoàn toàn xa lạ ngồi riêng biệt, chẳng ai nhìn ai. Cái không khí ấy khiến tôi không thể quên những ngày xưa. Tuy ngồi khác bàn nhưng chúng tôi vẫn có thể biết xung quanh mình có những ai. Bàn bên kia là bốn năm anh ký giả chuyên làm tin hành lang Quốc Hội, bàn góc trái là mấy ông dân biểu Hạ Nghị Viện thời Đệ Nhị Cộng Hòa đang say sưa bàn về những “ý kiến” đã và đang chuẩn bị lên diễn đàn. Bàn giữa nhà là mấy “dân chơi” quen mặt, có lẽ ngồi đợi người đẹp… Thỉnh thoảng một cái gật đầu, một cái vẫy tay, một ánh mắt thân thiện. Sự gần gụi, quen thuộc ấy chính là cái linh hồn của Givral trước 1975. Bây giờ không tìm lại được nữa.

Cái “trục văn hóa” từ La Pagode, Givral đến Brodard khác nhau thế nào?
Nằm chung trên đường Tự Do xưa, có ba quán café cùng nổi tiếng như nhau. Bắt đầu từ nhà hàng La Pagode ở góc Lê Thánh Tôn – Tự Do, qua vài nhà hàng đến tiệm sách Xuân Thu, đến hành lang Eden, trong đó có rạp Ciné Eden từ hồi cựu hoàng Bảo Đại mới lên ngôi. Đến góc đường này là Givral nằm đối diện với khách sạn Continental, sát bên trụ sở Hạ Nghị Viện (nhà hát lớn TP cũ), nhìn chéo sang phải là khách sạn Carvelle sinh sau đẻ muộn. Đi quá chút nữa là nhà hàng Brodard. Ba tiệm cùng nằm trên một con đường rất gần nhau, chỉ cách khoảng trên dưới 100m và gần như có kiểu kinh doanh giống nhau.. Nhưng thật ra, nếu để ý kỹ, khách hàng thường chia làm 3 loại khác nhau. Ở đây tôi chỉ kể riêng về mặt “sinh hoạt văn hóa”

Trước hết phải kể đến nhà hàng La Pagode, tôi cho là “cổ kính” nhất. Ngay từ những năm 1953, khi tôi mới biết taxi là “cái giống gì” (bởi ở miến Bắc hồi đó chưa có taxi), tôi đã biết La Pagode. Hồi đó Pagode còn bày hàng ghế salon bọc da ra ngoài hành lang, theo lời ông Nguyên Sa thì nó giống hệt nhiều nhà hàng ở Paris. Ngồi ở đây thoáng đãng. Khách đến thường chỉ dùng một ly cà phê, ngồi từ chiều đến tối mịt. Phía trong có một bàn đánh “tin” dành cho khách giải trí chứ không có mục đích cờ bạc kiếm tiền. Ông Hoàng Hải, anh ruột của cố chuẩn tướng Lưu Kim Cương, có thể kể là một “nhà vô địch về môn giải trí này. Chúng tôi chỉ cần mua một chục cái jeton, như đồng xu, bỏ vào khe là chơi triền miên. Cứ sắp hết lại kêu ông ông Hoàng Hải “cứu giá”, bonus lại đổ xuống hàng đống jeton tha hồ chơi. 

Khách hàng của La Pagode hầu hết là nhà văn nhà thơ, nhạc sĩ, ca sĩ. Cứ vào buổi chiều, sau giờ tan sở là tụ tập lại đây. Tất nhiên cũng ngồi thành nhóm. Những ngày đầu tôi thường đi cùng Thanh Nam, Thái Thủy, Hoàng Thư và đến đây thường gặp các anh Nguyên Sa, Trần Thanh Hiệp, Mặc Thu, Cung Trầm Tưởng, Mai Thảo, Phạm Đình Chương, Tạ Quang Khôi, Viên Linh, Nguyễn Đạt Thịnh, Phạm Huấn, Anh Ngọc, Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Nguyễn Đình Toàn… Quá nhiều, tôi không thể nhớ hết. Thật sự cái nhu cầu chính là đến đây gặp nhau, để… nói dóc, “bình loạn” vài cái tin văn nghệ, thời sự chính trị cho vui thôi. Cả ba nhà hàng này với những cái “loa ngầm, loa không ai kiểm chứng” nên có thời người ta gọi những tin tức ấy là “radio catinat” (bởi con đường Tự Do, thời Pháp được đặt tên là đường Catinat). Tuy nhiên cũng có những nguồn tin “bí mật quốc gia” rất chính xác bên cạnh những nguồn tin chẳng bao giờ là sự thật. Nó cứ nhập nhằng như thế nên “radio Catinat” chưa chắc đã là “láo toét” như nhiều người kết tội nó. Vậy tạm gọi Pagode dành cho giới viết lách gặp nhau, xả stress. Còn Givral đông nhất và đáng kể nhất vào mỗi buổi sáng. Phóng viên trẻ thường tụ tập ở nhà hàng này vì nó ở ngay trước trụ sở Hạ Nghị Viện, các ông dân biểu thường ra ngồi giải lao tại đây và “thảo luận” đủ thứ chuyện bên lề. Và chuyện bên lề bao giờ cũng hấp dẫn hơn chuyện trong nghị trường. Chuyện “bí mật quốc gia”, chuyện phe nhóm, “gia nô” và không “gia nô”, chuyện tình bà nghị ông nghị…, cứ nghe mấy ông này là có đủ tin “giật gân” trong ngày. Cánh phóng viên thường bắt mối rất chặt chẽ với các ông bà dân biểu và nghị sĩ thượng hạ nghị viện. Thật ra họ có quyền lợi “hỗ tương”, anh cho tôi tin, báo tôi yểm trợ lập trường của anh. 

Trong số những phóng viên, ngoài người Việt Nam còn có một số phóng viên người Mỹ, Pháp từ khách sạn Continental trước mặt ghé sang. Hoặc cũng có một số phóng viên người Việt làm cho các đài truyền hình, truyền thanh nước ngoài săn tin tại đây. Có một nhà thơ hàng đầu Việt Nam thời đó là thi sĩ Đinh Hùng, bình thường ông hay ngồi ở La Pagode, nhưng khi “hữu sự” ông lại ngồi ở Givral. Dáng người “thanh thoát” nhỏ nhắn rất thư sinh. Lúc nào ông cũng chải chuốt, complet, cravate, đầu chải mượt gọn gàng, tay luôn xách chiếc cặp da, ông còn giữ nguyên vẻ đỏm dáng, lịch lãm của “công tử Hà Nội” những năm 50. Ông thường hẹn gặp những người ái mộ ở đây. Tôi để ý thấy hầu hết là những nữ độc giả rất trẻ, đẹp. Khi ông ngồi cùng 3-4 cô, khi ông lại rù rì với một người đẹp duy nhất. Đúng là ông có số đào hoa và dù đã ngoại ngũ tuần nhưng trái tim vẫn còn rất trẻ. Những lúc nhìn ông “say” như thế, tôi có cảm tưởng như ông cũng giống như những cậu trai 20 ngồi bên cô gái 18. Ông sống thật với rung cảm của mình. Có lẽ vì vậy thơ ông bao giờ cũng mang cái óng mượt, thần thoại rất đặc trưng. 

Có thể, Givral chính là nơi bắt ngưồn cho những cánh thơ thăng hoa của cảm xúc này. Hôm nay ngồi ở Givral, hình bóng anh Đinh Hùng vẫn quanh quẩn đâu đây. Nhớ lại, khi tôi viết truyện dài “Đời chưa trang điểm”, tiêu đề này chính là đã mượn trong câu thơ “đời chưa trang điểm mà xuân đã về” của anh. Lúc gặp nhau, anh Đinh Hùng nói với tôi: “Ừ, cái tít ấy có vẻ tiểu thuyết lắm, cứ lấy xài đi, đóng thuế cho tớ một cuốn thôi”. Mới đây mà đã hơn nửa thế kỷ rồi anh Đinh Hùng ơi! Còn nhà hàng Brodard nằm ở góc Tự Do – Nguyễn Thiệp, nhìn sang bên kia là vũ trường Tự Do của ông Cường lùn và chị “tài pán” Nhựt, bà chị này hành nghề cai quản các em “ca nhe” từ vũ trường Ritz Hà Nội vào Nam. Ở đây lại đông vui vào những buổi sáng muộn và buổi tối khi “gà lên chuồng”. Nơi lui tới của những “dân đi chơi đêm” Sài Thành. Những anh hùng “hảo hớn” như Khê – Thăng Long Xích Thố, anh em ông Kim đầu bạc, Kính tennis, Chương Marine cũng lui tới ngồi tán chuyện giang hồ. Các “đại gia, tiểu gia” thời đó không nhiều, chỉ vỏn vẹn một số ông dược sĩ, tu bíp, doanh nhân có “xế bốn bánh” đủ để chở các em đi ăn đêm. Thỉnh thoảng một vài em vũ nữ, thường là loại có hạng như Lệ Hằng, Thủy Điên, Mỹ Khùng… ở mấy cái vũ trường gần đó như Tự Do, Mỹ Phụng, Olympia cũng la cà vào đây tán dóc.

Nhà hàng Bodard

Ba nhà hàng ấy là 3 sắc thái riêng biệt làm nên cái trục “văn hóa không tên”, cái linh hồn của Sài Gòn, khó phai mờ trong ký ức của những người Sài Gòn. Còn một địa chỉ nữa ở gần chợ Bến Thành là nhà hàng Thanh Thế, nơi này là chỗ gặp nhau của những ký giả thể thao như đàn anh Huyền Vũ, Thiệu Võ và một số những nhà báo miền Nam.

Không thể tìm lại dĩ vãng
Tóm lại, trong bài này, tôi chỉ muốn thông tin đến bạn đọc một nét “văn hóa xưa” vừa được khơi gợi lại giữa thành phố Sài Gòn. Nhưng với tôi, nó chỉ còn cái tên Givral của thời xa xưa thôi. Tất cả đều khác trước, giá cả lại quá cao không phù hợp chút nào với cánh phóng viên Việt Nam. Nó sẽ chỉ còn thích hợp với khách du lịch ghé ngang qua thành phố này. Dù sao cũng xin gửi đến bạn đọc nặng lòng với những hoài niệm cũ, với Sài Gòn xưa, một cái gì đã mất đi không thể tìm lại được.

Văn Quang
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Jun/2020 lúc 12:10pm

Đi tìm quán cà phê xưa nhất tại Sài Gòn


cheoleo
Cheo Leo là tên quán cà phê “xưa” nhất Sài Gòn, ở căn nhà số 109/36, đường Nguyễn Thiện Thuật, quận 3, khu vực này chi chít ngõ hẻm ngang dọc, nên từ lâu đã có tên gọi là khu Bàn Cờ.

 Chúng tôi được biết quán Cheo Leo hình thành từ năm 1938, trước cả thời gian xảy ra Ðệ Nhị Thế Chiến, 1939-1945, tồn tại đến hôm nay, quán Cheo Leo đã hơn 75 năm tuổi; đặc biệt quán Cheo Leo vẫn pha cà phê bằng vợt, còn gọi là cà phê bít tất.

Vào thập niên 60 của thế kỷ trước, khi còn là học sinh trường trung học Chu Văn An, tôi đã biết có quán cà phê Cheo Leo.

 

Bạn đồng lứa tuổi chúng tôi, học tại trường Chu Văn An và trường Pétrus Ký, cả hai trường đều không xa khu Bàn Cờ. Khi tập tành ngồi quán cà phê, nhiều bạn đã lui tới thường xuyên quán Cheo Leo.

Riêng tôi, theo đòi những “ông anh văn nghệ,” đã tìm tới quán có cà phê phin, để được làm dáng trầm tư, nhìn ngắm từng giọt đậm đen nhỏ từ cái phin xuống đáy ly cốc, thuở đó tuy pha cà phê bằng phin chưa phổ biến, nhưng ở khu vực Bàn Cờ đã có những quán pha cà phê bằng phin, nổi tiếng như các quán cà phê Phong, cà phê Năm Dưỡng…

Sau biến cố 30 tháng 4 1975, không còn thấy bóng dáng cà phê Phong nữa. Cà phê Năm Dưỡng còn tiếp tục, nhưng cách đây mấy năm đã trở thành nhà nghỉ khách sạn.
Hầu hết quán cà phê nổi tiếng của Sài Gòn mà chúng tôi biết từ thuở học trò, đã biến mất cả rồi. Duy nhất quán Cheo Leo vẫn ngày ngày mở cửa, với cà phê vợt của một truyền thống gần như tuyệt tích.

 

cheoleo%2002Vừa qua, gặp bạn xa Sài Gòn đã nhiều năm, muốn tìm lại hình bóng cũ hương vị xưa của Sài Gòn, chúng tôi tới quán Cheo Leo, thưởng thức ly cà phê pha bằng vợt, gặp chị Nguyễn Thị Sương, chúng tôi thăm hỏi về quán cà phê kỳ cựu này.

Chị Sương là con ông Vĩnh Ngô, người lập nên quán Cheo Leo cách đây 75 năm.
“Nghe cha tui nói, thuở đó vùng Bàn Cờ này còn hoang sơ heo hút lắm, không khác chốn đèo heo hút gió, nên khi mở quán cha tui đặt tên là quán Cheo Leo.
Từ đó khách uống cà phê gọi luôn tên cha tui là ông Cheo Leo…”

Một vị khách lão niên ngưng ngụm cà phê đá, nói với chúng tôi:
“Sanh thời ông Cheo Leo điệu nghệ lắm. Ổng luôn vận quần soọc, cỡi vespa đi chợ Bến Thành mua cà phê chánh hiệu Meilleur Gout, Jean Martin mang dìa pha vợt.
Tới khi Sài Gòn đã hiếm quán cà phê pha vợt, ổng cũng không chịu pha phin, biểu pha bằng cái phin thì cà phê cũng chẳng ngon hơn chút nào, mà nỡ bỏ đi cái cách cà phê pha vợt đã quá thân thương với người Sài Gòn. Tụi tui mến ổng là vậy.”

Ông Cheo Leo mất trong năm 1993, lúc vừa tròn 75 tuổi, ngang bằng tuổi quán Cheo Leo hôm nay.
Chị Sương dẫn chúng tôi vào nơi pha chế cà phê vợt, phía trong cùng của căn nhà chật hẹp.
Cái lò nung để ủ nóng cà phê ngẫu nhiên như một kiệt tác nghệ thuật, với những dòng chảy nâu quánh kết tinh của 75 năm, không khác những dòng thạch nhũ trong hang động.

“Thuở đó cha tui đã tự làm cái lò nung này, từ cái thùng phuy chèn thêm lớp gạch pha với đường cát vàng hạt lớn.
Chánh giữa lò nung để than lửa lên có ngọn đặng đun nước sôi. Nước sôi già mới đổ vào cái siêu, thứ siêu người ta thường đun thuốc Bắc.

 

Cái siêu này để tấm vải lược, tức cái vợt, bỏ cà phê xay thiệt nhuyễn trong đó. Ủ kín một lúc, khi cà phê đã ra hết thì chắt nước cà phê qua cái siêu khác, đặt bên rìa lò nung đặng giữ nóng lâu, hoặc chắt liền vào ly phục vụ khách vừa tới quán.”

 

cheoleo%2003
Chị Sương mở nắp đậy cái vại sành, đặt nơi không xa lò nung. Chúng tôi nhìn vào khối nước trong trẻo, nghe chị nói:
“Nước phông tên phải để từ 3 ngày trở lên mới dùng đun sôi đặng pha cà phê.

 

Cha tui biểu hồi xưa dùng nước giếng thì khác, lấy nước lên xài được liền. Tới khi nơi này phát triển dân cư, san lấp hết giếng xây dựng nhà cửa, phải dùng nước phông tên có thuốc sát trùng, nên để lắng xuống ít nhứt 3 ngày mới dùng.”

Chúng tôi tỏ ý về sự chật hẹp của quán Cheo Leo, phục vụ cà phê một ngày không được nhiều khách.

 

Chị Sương mỉm cười, nhỏ giọng: “Ðắp đổi qua ngày là gia đình chúng tôi mừng rồi. Khách tới uống cà phê ở quán này là bà con lối xóm không hà, ít khi có khách từ xa tìm tới như mấy chú, chẳng thể so sánh với thuở trước, thời Việt Nam Cộng Hòa đó.

Cha tui biểu thời đó quán Cheo Leo để máy ca hát rộn rã, khách ra vào quán suốt ngày. Có thời gian quán Cheo Leo mở cửa đón khách từ 4 giờ sáng tới 10 giờ đêm mới hết khách, đông nhứt là giới sinh viên học sinh và dân chơi nhạc ,bây giờ tui còn gặp lại mấy người vào quán là khách từ thuở đó, khi là học sinh trường Pétrus Ký trường Chu Văn An, nay mấy người đó đều là những ông già trên dưới sáu bảy chục tuổi.”

Tới quán Cheo Leo, chúng tôi ngùi ngùi nhớ lại một thời đã qua. Người bạn đặc biệt nhắc nhớ Sài Gòn ngày xưa, các bác tài sáng sớm chở vợ con trên xe xích lô máy, tới quán tiệm hủ tíu và cà phê bình dân. Ăn uống xong xuôi chở vợ con về, các bác tài mới bắt đầu một ngày chạy xe chở khách.

Hầu hết quán tiệm bình dân Sài Gòn thuở ấy pha cà phê bằng vợt, như quán Cheo Leo còn tồn tại đến hôm nay, giống một loài sắp tuyệt chủng, quán Cheo Leo càng làm xao lòng những khách hoài xưa, giữa vô số quán tiệm cà phê đủ kiểu hiện đại, mọc lên như nấm sau cơn mưa ở Sài Gòn.

Saigon Xưa
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Jun/2020 lúc 12:16pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23135
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Sep/2020 lúc 2:48pm

NHỮNG CHIẾC XE MÌ CỦA QUÁ KHỨ


xemiquakhu

Sài gòn từ khi hình thành là nơi đất lành chim đậu, là nơi giao thoa các nền văn hoá khác nhau.
Đó không chỉ là nơi hội tụ của người Việt từ ba miền Nam, Trung, Bắc mà còn là nơi đón nhận nhiều phong tục, lối sống của nhiều dân tộc khác nhau trên thề giới nữa. Đặc biệt là văn hoá ẩm thực.

Ở Sài Gòn ta có thể thưởng thức món gan ngỗng béo ngậy của Pháp, món lẩu chua cay của Thái, mắm bò hóc và chè Kampuchia, món sushi của Nhật, món piza của Ý, món cari của Ấn, món nướng của Hàn, món soup rau của Địa Trung Hải, món cháo ếch của Singapore, món Dim sum Hồng Kông...và đặc biệt không thể không nhắc đến những món ăn của người Hoa Chợ Lớn.

Ẩm thực của người Hoa thì vô cùng phong phú, kể ra cũng vài trang giấy. Ở đây, trong phạm vi những dòng ngắn ngủi đầu xuân, tôi chỉ nói tới món hủ tíu và mì của họ.
Những món ăn luôn hấp dẫn tôi từ trước đến nay.
Nhắc tới món ăn này trước hết phải kể đến chiếc xe mì.
Đó là những chiếc xe thường xuất hiện vào lúc xẩm tối, bên vỉa hè, nơi góc chợ, chỗ có đông người qua lại.
Đó là những chiếc xe chuyên dụng, chỉ dùng để bán hủ tíu, mì.

Trên chiếc xe này được trang bị đầy đủ như một quán ăn, có bếp đốt bằng than củi, có chỗ xài bình ga, lửa xanh lét phì phì, có nồi nước lèo hai ngăn to bự chảng, một bên để trụng hủ tíu, mì, ngăn còn lại chứa nước lèo sôi sùng sục.
Nước lèo thường được hầm với xương, củ cải trắng, mực, tôm khô, có nơi còn có cả sá sùng. Bên trên có tủ kiếng chia ngăn để thịt, rau hành.
Đặc biệt luôn luôn bên cạnh thùng nước lèo có mặt một cái vịm bằng gốm, trong chứa mỡ nước và những miếng mỡ heo thái hạt lựu đã được thắng vàng.

Tôi có mấy người bạn làm nghề này bảo rằng thứ làm cho tô mì ngon hay dở đều nằm trong cái vịm thắng mỡ này. Theo họ thì cái này không chỉ chứa mỡ mà còn được gia cố thêm bột nêm, bột ngọt và bí quyết riêng của mỗi xe mì.
Trụng xong mì hay sợi hủ tíu, bỏ vào tô, cho thịt, xá xíu, hành, rau, lúc đó múc một muỗng mỡ vào rồi mới chế nước lèo lên.

 Không có cái muỗng mỡ này, tô mì ăn lạt nhách. Hơn nữa, nồi nước lèo nếu nêm nếm gia vị nhiều quá sẽ mau thiu, không thể để lâu được.
Còn cái vịm mỡ gia vị đó thì để bao lâu cũng chẳng hư. Âu đó cũng là kinh nghiệm gia truyền.

Ba mặt của xe mì thường có ba tấm thiếc, nhôm hoặc inox hay ván gỗ, mở ra, cài hai cái móc, để thêm mấy cái ghế xếp nữa thành bàn. Trên đó để chai giấm, chai nước tương, hủ ớt dầm giấm và lon guigoz đựng muỗng đũa.
Ông bà nào dân Việt thuần tuý đi ăn mì Tàu mà muốn kiếm nước mắm sẽ không bao giờ tìm thấy ở đây. Nếu quán đông khách, người ta kê thêm mấy cái bàn, vài cái ghế đẩu và quán hoạt động đến khuya.

Nhắc xe mì mà không nói đến những tranh kiếng đủ màu trang trí trên xe là một thiếu sót lớn. Đó là những tấm tranh vẽ những điển tích của văn hóa dân gian Trung Hoa. Đó là những cảnh minh họa truyện Tam Quốc như nhân vật Quan Công mặt đỏ râu dài cỡi ngựa đỏ, Trương Phi râu rậm, mắt lồi dữ tợn, Triệu Tử Long múa đao, đó là cảnh Bát tiên phó hội, Bát tiên quá hải, Tôn ngộ không, Thất hiền, rồng phụng tương giao, cảnh sơn thuỷ.....
Tất cả đều tô màu sặc sỡ, với một kỹ thuật đặc biệt và nét vẽ điêu luyện tuy chỉ do những người thợ mỹ nghệ làm ra.

 

Đến nay, nghề này đã bị thu hẹp lại, các nghệ nhân xưa đã già hay đã qua đời, nghề lại ít người theo nên tranh kiếng ngày nay thiếu mất cái hồn, cái uy nghi, vũ dũng trong nét bút của thời xưa.
 Hồi đó, mỗi lần đi ăn mì, tôi say sưa ngồi ngắm những tranh vẽ đó, về nhà học vẽ theo đầy cả vở, bị ba tôi phạt hoài.

Ngày nay, những xe mì với tranh kiếng vắng bóng dần trên các vỉa hè, đôi khi lại tìm thấy trong các nhà hàng, người ta để như là một biểu tượng.
Chiếc xe mì tranh kiếng nằm nơi góc chợ, bên lề đường có vẻ hay hơn, đắc địa hơn, có sinh khí hơn nhiều.
Ngoài những xe mì cố định, còn có xe mì lưu động. Đó là những chiếc xe nhỏ hơn, trang bị gọn hơn, ít khi có tranh kiếng, nếu có cũng vẽ đơn giản, sơ sài hơn.

Ông chủ xe thường là tuổi trung niên, mặc cái áo thun ba lỗ, vai vắt khăn. Bên cạnh thường có những đứa bé cầm hai thanh tre đã lên nước nâu bóng gõ theo nhịp điệu muôn đời không đổi sực ..tắc, sực...tắc.
Tiếng gõ vang một góc đường, một con hẻm giữa đêm gợi cho ta thèm muốn một bát mì nghi ngút giữa đêm, giúp cho người đi chơi khuya về có bát mì ngon, giúp kẻ lỡ đường với số tiền ít ỏi qua cơn đói.

Bởi những xe mì lưu động này bán giá rất bình dân, tuy vậy cũng có những xe mì lưu động rất ngon không khác gì những xe, những quán cố định.
Nhiều người đi xa có lúc nhớ về quê nhà lại nhớ tiếng sực tắc đêm khuya. Có những người đã già, nhớ lại thời bé dại, cũng có lúc lại nhớ tiếng gõ đều đều của hai thanh tre của chiếc xe mì đi qua ngõ quá khứ.

Tô mì hay hủ tíu thường được ăn cùng với xá xíu, những miếng thịt heo nạc màu đỏ xắt mỏng ăn thơm thơm mùi ngũ vị hương, ngòn ngọt của mật ong phết lên lúc quay lúc nướng.
Cũng có mì hủ tíu ăn với cật, gan heo và con tôm hồng hào hấp dẫn.
Còn có mì hoành thánh, sủi cảo chấm tương ớt hoặc nước tương. Bỏ vào miệng cảm được cái mềm mại của bột, cái dai dai béo béo đậm đà của thịt, cái ngọt lừ của nước lèo, tất cả hoà thành một hương vị đặc biệt khó quên.

Người Hoa Chợ Lớn có người Tiều, người Quảng, người Hẹ, Phúc Kiến, người Hải Nam...Người vùng nào cũng có người làm nghề bán hủ tíu mì. Nhưng riêng tô hủ tíu mì của người Quảng thường có miếng bánh tráng mỏng nho nhỏ chiên vàng ươm, trên có một vài con tôm nhỏ để nguyên chân cắng, râu càng.
Cắn miếng bánh dòn rụm, húp thêm niếng nước lèo, đưa thêm vài sợi mì, ngon!

Sau này còn có Hủ tíu sa tế, gồm bò hoặc nai ăn với một loại sauce cay cay trộn đậu phụng giã nát. Hình như những quán bán loại này đa phần là người Triều Châu, không biết đúng không bởi món này cũng không phổ biến lắm?
Tô mì ngon ngoài nước lèo ngọt, đậm đà, thịt chế biến giỏi còn có yếu tố quan trọng là sợi mì phải dai, ăn đến muỗng cuối cùng, mì vẫn không nhão nát.
Mì được làm từ bột mì, thêm màu vàng óng của nghệ hoặc phầm màu và nghe đâu phải có tro tàu sợi mì mới dai ngon.

Có loại sợi mì nhỏ như sợi bún, cũng có loại to dẹp, ngon dở tuỳ khẩu vị mỗi người mà lựa chọn.
Khi trụng mì cũng là một kỹ thuật. Có nơi trụng bằng nước sôi, xong lại qua một lượt nước lạnh, rồi trụng sơ lại nước nóng lượt nữa mới cho vào tô. Trụng như thế sợi mì sẽ dai lâu mà không nát.

Mì được khoanh từng vắt nhỏ dáng tròn tròn như hột vịt. Có người muốn ăn no, thường kêu ba hoặc bốn vắt một tô. Nhìn tô mì đầy nhóc thấy ớn.
Cũng có đôi chỗ bán mì tươi, kéo mì tại chỗ thành những sợi dài, kiểu mì này cũng ít nơi bán vì rất mất thì giờ chở đợi.
Sợi hủ tíu làm bằng bột gạo, sợi hủ tíu ngon là sợi hủ tíu không bị nhão khi ăn, nuốt vào miệng nghe trơn tuột và cũng cần kỹ thuật khi trụng.

Cũng có nhiều xe mì bán thêm món há cảo, bột được bọc với con tôm, đem hấp chín, khi ăn chấm với tương ớt và xì dầu. Có người thích ăn chung một tô có mì lẫn hủ tíu, cũng là một cái thú vì ăn được hai thứ trong một tô.
Thế nhưng có nhiều xe mì không chịu làm thế, hủ tíu là hủ tíu, mì là mì, không thế có thứ hỗn hợp như thế.
Đi năm châu bốn bể, kể cả một thời gian khá dài ở bên Trung quốc, tôi vẫn không thấy đâu ngon bằng tô hủ tíu mì ở Việt Nam, đặc biệt là tô mì ở Chợ Lớn.

Họ cũng gọi là mì nhưng thiếu cái hương vị mình đã dùng qua, cái cảm giác mà mình đã hưởng thụ.
Ngay khi ra Hà Nội, hay về Đà Nẵng, vẫn thấy tô mì không giống tô mì Chợ Lớn. Bởi tô mì của quá khứ là tô mì quen thuộc, đã theo ta suốt một quãng đường dài của cuộc đời.



Bây giờ ở Sài Gòn, Chợ Lớn rong chơi, cũng chẳng khó khăn gì để kiếm một bát mì ngon, nhưng ăn trong quán, trong nhà hàng máy lạnh lại không có được cảm giác thú vị của ngọn gió đêm hiu hiu, ngọn đèn đường hắt hiu và phố xá có người qua, ăn trong âm thanh rộn rã của cuộc sống.
Tìm tô mì dễ dàng nhưng không còn thấy những chiếc xe mì lưu động, thay vào đó là những xe mì gõ mới không như cũ, tiếng sực tắc cũng chẳng còn âm thanh cũ, chất lượng, hương vị cũng đổi thay và tiếc nhất là những xe mì vỉa hè có những bức tranh kiếng.

Giờ vẫn còn rải rác đâu đó để kiếm tìm, nhưng chắc chắn mốt mai, nó chỉ còn trong kỷ niệm.
Ai cũng có một món ngon của quá khứ, và chằc hẳn món đó là món ngon nhất trong tâm tưởng của riêng mình.

Đỗ Duy Ngọc
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 12 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.219 seconds.