Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Quê Hương Gò Công
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công  
Message Icon Chủ đề: GÒ CÔNG...VỀ TẤT CẢ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 210 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 30/Nov/2010 lúc 10:32pm
 
VẬY LÀ MK BIẾT THÊM MỘT CÔ CA SĨ CÓ QUÊ NGOẠI GÒ CÔNG
 
CÁM ƠN LanH NHE
mk
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Dec/2010 lúc 6:08am
THƯƠNG VỀ GÒ CÔNG
 
Hoàng Oanh
 
 


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Dec/2010 lúc 6:08am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Dec/2010 lúc 6:13am
CHIỀU GÒ CÔNG
 
 


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 02/Dec/2010 lúc 6:13am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Dec/2010 lúc 5:30am
XÁC PHÁO NHÀ AI
Lê Dinh
Như Quỳnh
 
 


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 03/Dec/2010 lúc 5:31am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Dec/2010 lúc 5:53am


Tạ ơn trời.

Mấy ngày qua, tiết trời dìu dịu hẳn lại. Sáng nắng ấm. Về chiều đôi khi lất phất mưa. Trước những sân nhà đã thấy cây phong thay màu lá. Thì ra trời đã vào Thu tự lúc nào. Có bao giờ ra khỏi nhà lúc sáng sớm, bạn khoan bước vội vào xe. Dừng lại một phút thôi. Nhìn toàn cảnh xung quanh mình để tạ ơn trời đất? Cây cỏ xanh xanh. Hoa đủ sắc màu. Xe cộ ở con đường trước nhà phóng qua vun vút. Và chính bạn. Một phút nữa thôi. Cũng là con người hoàn toàn khoẻ mạnh, hoà vào dòng thời gian để bắt đầu một ngày làm việc của chính mình?

Bạn ơi!

Cứ bằng lòng với những gì mình đang có - mà thấy hạnh phúc không xa - đủ để Tạ Ơn Trời. Khi Thượng Đế cho bạn còn hơi thở. Đôi mắt còn có thể nhìn một cách tinh tường. Đôi tai còn có thể phân biệt rất rõ mọi âm thanh. Thể trạng có thể thích nghi dễ dàng theo thời tiết chuyển xoay. Đôi tay còn có thể kéo chăn mỏng đắp chân khi nằm xem tin tức trên Tivi. Đôi chân còn có thể đi bách bộ nhiều vòng mỗi chiều cho thể hình thon gọn, cho mạch máu lưu thông. Xin nhớ Tạ Ơn Trời.

Tạ ơn người.

Có bao giờ bạn thử ngồi suy tưởng để cảm nhận tình yêu thương vời vợi của mẹ cha? Thượng Đế tạo dựng nên bạn trong lòng mẹ. Nhưng người! Phải! Chính người đã mang nặng, đẻ đau, bạn mới có mặt trên đời. Bạn ơi! Hãy tạ ơn người.

Còn người cha: Dường như lạnh lùng, nghiêm khắc. Nhưng lòng có lúc nào không dõi theo bước bạn đâu? Những bước đầu tiên bạn ngã ư? Chính người đã nâng bạn lên. Khi bạn giật mình sợ hãi vì ngoài trời gió mưa, sấm chớp, bão bùng. Chính người ôm bạn vào đôi tay vững vàng, bảo vệ. Bạn sợ bóng đêm ư? Chính người thắp lên ngọn lửa xua đi tăm tối.

Sắp qua đi thời cắp sách bạn bối rối không biết phải làm gì. Phải chăng chính người đã giúp bạn định hướng tương lai?

Bạn ơí! Mẹ cha yêu bạn biết bao. Dù cho cuộc đời làm cho người giập bầm, đau khổ người vẫn luôn dành cho riêng bạn nụ cười. Hãy tạ ơn Thượng Đế và hãy Tạ Ơn Người.

Tạ ơn đời.

Ngày chào đời dù chào đời bằng tiếng khóc thì bạn ơi đời vẫn còn nhiều lắm những đáng yêu với tròn vẹn nụ cười. Đây nầy: Ánh bình minh với làn sương sớm. Mây giữa trời thu bàng bạc hiền hoà. Gió giao mùa có làm bạn khắc khoải nhớ mong đến đâu thì đó vẫn là hạnh phúc.

Cuộc đời có lúc vui, lúc buồn. Có khi hợp, khi tan. Đời có thời kỳ thịnh vượng có thời kỳ khó khăn. Đời cũng cho ta nước mắt, nụ cười. Tại cõi đời nầy ta có đầy đủ cả mà có khi cũng không còn gì cả. Dầu sao, bạn ơi. Hãy tạ ơn đời.

Tạ ơn em.

Những dòng nầy ta viết để tạ ơn em. Em Sài Gòn dấu yêu mà một thời tuổi trẻ ta đã từng sống, từng vui, từng buồn. Ta quen thuộc từng nẻo đường. Ta quen mắt từng vẻ ưa nhìn của Hòn Ngọc Viễn Đông. Em ơi! Nơi nào ta đã qua? Đường Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Cường Để, Đinh Tiên Hoàng, Duy Tân, Trần Quốc Toản, Lý Thái Tổ, Lê văn Duyệt, Nguyễn Tri Phương, ... Chợ Bến Thành, Bến Bạch Đằng, Chợ Đũi, Chợ Nancy, Chợ Hoà Bình. Cư xá Lê Đại Hành. Trại Hoàng Hoa Thám, Chợ Vườn Chuối, Chợ An Đông, Chợ Nguyễn Tri Phương ... Ôi! Ta thả hồn lang thang về chốn cũ để mà nhớ mà thương.

Hỡi em Sài Gòn mà ta dấu yêu,
Biết bao đớn đau từ ngày xa cách,
Em! Chính em là trái tim Tổ Quốc,
Chất chứa bóng hình kỷ niệm thân thương,
Cứ mỗi lần nơi xứ lạ hoàng hôn,
Ta thấy nhớ nhiều ly chè Hiển Khánh.
Sống ở quê người, quanh năm trời lạnh,
Nhớ Bến Bạch Đằng lồng lộng gió Thu,
Có những đêm dài rả rích gió mưa,
Thèm phở Hiền Vương, thèm hơi thở ấm,
Lòng tự nhủ lòng quê người là tạm,
Sài Gòn ơi! Ta quyết sẽ quay về ...

Tạ ơn em Sài Gòn với ngút ngàn kỷ niệm. Ta sẽ ôm Sài Gòn vào lòng với nước mắt đoàn viên. Vâng sẽ có một ngày như thế. Hãy khắc ghi vào lòng Sài Gòn như ghi khắc giữa tim ta ...
Hoàng Yến


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Dec/2010 lúc 5:54am
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 07/Dec/2010 lúc 5:06am


CHỊ CHÍN
 
Ngoại tôi thuộc vào hạng khá giả trong làng Vĩnh Hựu với ba ngôi nhà rộng lớn, vườn tược bao chung quanh, có đầy đủ thứ cây ăn trái và một cỗ xe ngựa để ông ngoại tôi dùng làm phương tiện di chuyển mỗi khi đi họp ban hội tề. Năm đó tôi lên tám tuổi, sống với ngoại tôi và học lớp 3 nơi trường làng, một ngôi trường duy nhất nằm cạnh nhà việc và chùa Quan Âm.

Tôi quên khoảng thời gian nào mà chị Chín và những cô chú trong nhóm của chị đến ở tại nhà ngoại tôi, nhưng tôi nhớ tất rõ, một hôm đi học về, tôi thấy trong nhà ngoại tôi có rất nhiều người lạ mặt, họ có vẻ từ phương xa tới vì chưa bao giờ tôi gặp họ trong làng. Tôi biết tất cả, từ dượng Mười hớt tóc ở ngã ba đến chú Thiều bán thịt ở lộ mới, từ bà Tám bán xôi ở trường học đến cậu ba Quít ở bến đò... Trong nhóm những người đến làm việc tại nhà ngoại tôi có chị Chín là có vẻ mến tôi hơn cả. Chị trạc khoảng hai mươi lăm tuổi, người miền Nam, mảnh khảnh và với cặp mắt trẻ thơ của tôi lúc đó, tôi cho là chị rất đẹp. Bà ngoại tôi dành phân nửa ngôi nhà lớn phía trên để cho chị Chín và các bạn của chị sử dụng. Họ làm việc rất hăng say từ sáng đến chiều tối và có khi làm luôn suốt cả đêm. Tôi thấy họ loay hoay với đủ thứ máy móc, thứ để đánh máy giấy tờ, thứ để in truyền đơn và những thứ máy kỳ lạ mà sau này lớn lên tôi mới biết đó là máy truyền tin. Súng ống, đạn dược các loại được để gọn trong góc nhà...

Bà ngoại tôi và những ngưới làm trong nhà ngày ngày lo cơm nước cho những người khách lạ đó rất đầy đủ, tươm tất. Vài ngày sau, tôi thấy họ làm việc ít hơn những ngày đầu khi mới đến, thỉnh thoảng có vài người vắng mặt đôi ba ngày rồi lại trở về, duy có chị Chín là không đi đâu cả, chị ngồi trước máy đánh chữ gõ lạch cạch suốt ngày. Những lúc rỗi rảnh, chị thường dẫn tôi ra phía sau vườn và dưới bóng mát của buội chuối hay bên gốc dừa, chị dạy tôi hát những bài hát như:
Mùa thu rồi, ngày hăm ba
Ta ra đi theo tiếng gọi sơn hà nguy biến...

hay:
Còn đâu nơi chiến khu trong rừng chiều
Êm đềm tiếng suối reo ngàn thông reo
Còn đâu nơi chiến khu trong rừng chiều
Bên đồi tiếng suối reo đạn bay vèo...

hoặc:
Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng
Kiếm ngưồn tươi sáng
Ta nguyền đồng lòng điểm tô non sông
Từ nay ra sức anh hào
Đoàn ta chen vai nề chi chông gai lên đàng...

Với mớ tuổi non dại của tôi thuở đó, tôi mường tượng ra một cảnh nên thơ nơi miền sơn cước lúc chiều tà, có những người tuổi trẻ, cả trai lẫn gái quây quần bên nhau làm việc như họ đang làm việc nơi nhà ngoại tôi lúc này vậy. Chị Chín còn dạy tôi những bài thơ mà cho đến nay, hơn nửa thế kỷ qua, tôi vẫn còn nhớ:
Tôi muốn tôi là một cứu thương
Cạnh theo chiến sĩ đến sa trường
Nằm lăn trên lá hay rơm uû
Băng trắng đầu mình những vết thương...

Cũng với trí óc non dại của tôi, tôi ước muốn trở thành một cứu thương để được gần các anh chiến sĩ ở sa trường, để được tự tay mình băng bó những vết thương cho những anh chiến sĩ, mà theo lời chị Chín là những người hy sinh thân mình để chống lại kẻ xâm lăng.

Sự thân mật giữa riêng tôi và chị Chín mỗi ngày mỗi tăng vì mỗi khi chị có việc vắng mặt ở nhà ngoại tôi một ngày là tôi thấy nhớ chị, nhớ gương mặt của chị cũng như nhớ giọng nói êm đềm của chị khi chị dạy tôi một bài hát hay đọc cho tôi nghe một bài thơ. Ông bà ngoại tôi cũng có cảm tình sâu đậm với chị và tất cả mọi người làm việc chung vôùi chị và trái lại, theo cặp mắt tôi, những người này cũng đối đãi với ông bà ngoại tôi bằng một tình yêu thương đậm đà qua những lời nói kính mến, những cử chỉ lễ độ. Có dịp đi đâu về, ai ai cũng có một món quaø nho nhỏ để tặng ngoại tôi mà họ cũng gọi là «ngoại» như tôi vậy. Cái này dành cho ngoại, cái kia cũng dành cho ngoại. Khi thì một chú cho bà ngoại tôi một cái ngoáy trầu làm bằng vỏ đạn, khi thì một chị tặng cho ông ngoại tôi một con dao nhỏ, trên cán có khắc hình ngôi sao.

Thắm thoát mà chị Chín và những người bạn của chị ở tại nhà ngoại tôi đã được một năm và trong thời gian này ông bà ngoại tôi xem họ như là người trong nhà. Thỉnh thoảng họ dọn dẹp để dựng một sân khấu nơi cuối dãy nhà trên để trình diễn văn nghệ cho bà con trong làng xóm xem. Hình ảnh các anh chiến sĩ hiên ngang mà tượng trưng là những người cầm súng trong các vở kịch, trong các nhạc cảnh đã gieo vào lòng tôi nhiều cảm mến. Tuổi trẻ thơ ngây của tôi không khỏi xúc động khi thấy những chiến sĩ như những bóng ma âm thầm, lần mò đi trong đêm tối, nơi rừng sâu thăm thẳm, giữa mùa dông buốt giá trong khi tiếng hát cao vút từ hậu trường cất lên:
"Mùa đông gió lạnh lùng, gió lạnh lùng.
Chim thôi bay nhìn mưa gió hãi hùng.
Ngoài xa, ngoài biên cương, bao chiên binh..."

Nhóm ngườøi của chị Chín vẫn đi đi về về nơi nhà của ngoại tôi, thỉnh thoảng lại có thêm vài người lạ mặt, nhưng cũng mất đi vài người cũ, duy chỉ có chị Chín vẫn ở luôn tại nhà ngoại tôi làm việc.

Năm mười một tuổi, học xong lớp Nhất, tôi thi đỗ bằng Sơ học thì một biến cố xảy ra. Một hôm chị Chín thỏ thẻ với bà ngoại tôi để xin cho tôi theo làm việc với chị. Chị khen tôi học giỏi, thông minh, sẽ có tương lai rực rỡ sau này nếu tôi được bà tôi cho phép đi theo chị. Chị cũng cho bà ngoại tôi biết là lần này chị và các bạn của chị sẽ đi xa, không trở lại nhà ngoại tôi nữa và nếu bà ngoại tôi bằng lòng thì ba hôm nữa tôi sẽ tháp tùng cùng đoàn người của chị để lên đường. Thật ra lúc đó tôi không có ý kiến gì cả trong khi chị Chín đưa ra lời đề nghị như vậy vì tôi chưa biết chị đưa tôi theo để làm gì? Trong trí óc non nớt của tôi, tôi nghĩ rằng có lẽ mình sẽ được như các anh chiến sĩ trong các vở kịch, trong các nhạc cảnh, sẽ được mọi người thương yêu, kính mến, hoặc nếu được chị cho làm cứu thương, tôi sẽ được ở cạnh các anh chiến sĩ ngoài sa trường.

Nhìn ngoại, tôi thấy bà trầm ngâm, có vẻ suy nghĩ thật nhiều khi nghe chị Chín nói như vậy và cuối cùng ngoại tôi cương quyết từ chối lời yêu cầu của chị Chín, lấy lý do rằng tuy tôi sống với ông bà ngoại nhưng còn ba má tôi ở xa, quyền định đoạt là của ba má tôi... Hơn nữa tôi mới được mười một tuổi, lứa tuổi còn phải cắp sách đến trường để học hỏi, chưa phải là tuổi «hoạt động», nói theo tiếng của chị Chín. Kể từ lúc đó, một không khí ngột ngạt, khó chịu, nẩy nở trong nhà ngoại tôi, không bên nào nói với bên nào một lời gì. Chị Chín cũng lầm lầm lì lì, không còn những lời nói ngọt ngào, dịu dàng đối với tôi. Chị cũng không còn dạy tôi những bài hát, đọc cho tôi nghe những bài thơ nữa. Ba hôm sau, cả đoàn người âm thầm lên đường cũng như khi họ đến.

Tháng với ngày lần lượt trôi qua, chúng tôi, cả ngoại và tôi đều quên dần dần gương mặt của những người đã đến trú ngụ trong nhà chúng tôi, duy chỉ có một người mà tôi còn nhớ rất rõ, đó là chị Chín, cũng như tôi còn nhớ những bài hát, những bài thơ chị Chín đã dạy cho tôi mà những khi một mình thơ thẩn ngoài vườn, tôi thường hay ngân nga nho nhỏ những âm điệu quen thuộc đó. Riêng ông ngoại tôi thì vẫn mỗi tuần hai lần đi hội họp ban hội tề ở nhà việc trên một cỗ xe ngựa do người giúp việc đưa đi hoặc do chính ông tôi điều khiển lấy.

Bỗng một đêm, trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người, chị Chín lại xuất hiện, nhưng lần này với một nhóm ngưòi lạ, khác với nhóm người lần trước, và chị Chín cũng trông khác hẳn lúc xưa. Lần này chị mặc một bộ đồ bà ba đen, khác với trước kia chị thường mặc một quần đen và một chiếc áo bà ba trắng bông xanh, lúc ngắn tay, khi dài tay. Trên cổ chị bây giờ lại có thêm một chiếc khăn rằn, chân chị mang một đôi dép cao su... Những người đi với chị trông không có cảm tình chút nào, người nào người nấy mặt đằng đằng sát khí, cũng như chị Chín không còn nét dễ thương của chị ngày trước nữa. Ông bà ngoại tôi không nhận ra chị Chín, duy chỉ có tôi biết ngay là chị dù hôm nay chị thay đổi quá nhiều, từ cách ăn mặc cho đến cử chỉ, lời nói...

Chị Chín cho biết lý do ngay lúc vào nhà là để, theo lệnh ở trên, mời ông ngoại tôi về ủy ban làm việc. Chị cũng cho biết thêm ông ngoại tôi ngoài tội là điền chủ còn làm hương cả trong làng nên tội gấp đôi. Mặc những lời van xin khóc lóc của bà ngoại tôi và tôi, đoàn người đi theo chị trói hai tay ông ngoại ra phía sau lưng và dẫn ông ngoại tôi ra đi trong đêm tối.

Kể từ ngày đó cho đến khi bà ngoại tôi vì đau buồn nên sinh bệnh mà từ giã cõi đời, vẫn không có tin tức gì về ông ngoại tôi, trong khi vào khoảng thời gian đó, hàng ngày không có ngày nào là không có xác người nổi trôi lềnh bềnh trên khúc sông gần bến đò, có cái xác thì bị trói tay ra đàng sau, mắt còn bị bịt kín, có cái xác không có đầu, có cái xác mất chân... Có lẽ ông ngoại tôi cũng là một trong những cái xác nổi trôi, vô thừa nhận đó.

Ngôi nhà thân yêu của ông bà ngoại tôi, nơi ghi dấu hơn mười năm kỷ niệm thời thơ ấu của tôi, ít lâu sau, bị lính Pháp thiêu hủy, vườn tược đều bỏ hoang, cây cỏ dại mọc um tùm. Tôi từ giã xóm làng cũng từ năm đó để xuống Gò Công tiếp tục việc học và lần nào mỗi khi ra đường gặp một người đàn bà mặc bộ đồ bà ba đen, khăn rằn quấn cổ, tôi liên tưởng ngay đến chị Chín, đến lòng dạ của một con người mà tôi cho rằng còn kém xa loài thú vật...
 

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 09/Dec/2010 lúc 5:08am
NỔI BUỒN GÁC TRỌ 
Phương Dung
http://www.youtube.com/watch?v=xDt_hBJerP0&feature=related
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 11/Dec/2010 lúc 1:12am

Lý Con Sáo Gò Công (Tân Cổ)

Trình bày: Tuấn Châu,Thanh Ngân

http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=6nEKFoHlyg
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 12/Dec/2010 lúc 9:19pm
THANH NGUYÊN



Gửi Thanh Nguyên vài hàng ngợi khen cảm mến,
Cám ơn Em đã đưa trường cũ vươn lên.
Từ học sinh, giáo sư rồi Hiệu trưởng,
Sống trọn lòng người con giữ truyền thống quê hương.


Em như một đóa hoa hàm tiếu hứa hẹn đầy hương sắc, tinh khiết, mảnh mai, thanh tao, nguyên vẹn. Mái tóc thề mềm mại e ấp bay bay theo mỗi làn gió nhẹ như đài hoa vưong miện điểm tô nụ hoa hy vọng. Ai chẳng thích ngắm nhìn vẻ đẹp trinh tuyền ấy, và cũng không một ai muốn xoa tan đi ngẫu hứng hồn thơ, mộng mơ qua tính ngây thơ, không giả tạo. Không có một nhục dục, ích kỷ nào trước hiện tượng Thanh Nguyên. Không phải là hoa khôi lộng lẫy, rực rỡ gây phản ứng rạo rực, kích thích giác quan mà là một thiếu nữ bẩm sinh thiên phú từ vóc dáng, cử chỉ, giọng nói đến nụ cười dễ gây ấn tượng nhẹ nhàng, êm đềm, tín cẩn đi thẳng vào lòng người.
Em tung tăng hồn nhiên thành thật đến với mọi người không mặc cảm, dự tính, hậu ý. Hơn thế nữa, óc cầu tiến, ham học hỏi, không hám danh, vô vụ lợi, lại tin tưởng vào chính mình, ngôi sao tốt chiếu mạng, diễm phúc được gia đình bao bọc nhất là bà mẹ hiền đức tận tụy hy sinh, tương lai sáng lạn đến với mình không vướng mắc. Con đường nhung lụa dưới chân, tâm trí đã được hun đúc bằng bao gương kinh sử, tâm hồn được thanh lọc bằng những nốt nhạc huyền diệu thanh cao, Em say sưa tự nguyện dấn thân quên mất thời gian thẳng bước. Từ một nụ hoa chớm nở, Em đã vươn mình trên mảnh đất nhân kiệt địa linh, thành đóa hoa mỹ miều khiết trinh tỏa xa hương ngạt ngào khoe sắc thắm. Hòa mình với các kén khác trắng xinh, hóa thành tằm nhả tơ dệt lụa tiếp tục sự nghiệp giáo dục cao đẹp hướng dẫn bao lớp trẻ tiến lên làm vinh dự quê hương.
Tiếng hát cùng thời gian vươn cao theo nhịp tim của từng niên khóa học, du qua ba miền đất nước, nhắc nhớ vùng đất lành sinh trưởng bao phụ nữ lừng danh. Em là chim họa mi bắt đầu Điệp khúc mùa Xuân suốt 7 năm dưới mái trường Trung học Gò công, 14 năm nhạc trưởng giàn nhạc Đại hợp xướng nổi tiếng Trung học Trương Định quê nhà.


Riêng mến tặng Em bài thơ phổ nhạc (thơ Nguyễn Bính ) đổi lời:
‘’Hởi cô học sinh bé của tôi ơi,
Hy vọng môi cô mãi mỉm cười.
Tiếng hát vượt thời gian vút thẳng,
Giữa bầu trời rộng mở ngàn khơi.

Cô chưa hề riêng nghĩ đến ‘ai’
Chỉ hôn vào những đóa hoa tươi,
Vẫn ôm gối chiếc đêm đêm ngủ,
Còn dấn thân lo nghiệp với người.

Nghỉa là quên mình đãy mà thôi,
Thế là vì người quá mất rồi,
Với cô một cũng là tất cả,
Cô là Hiệu trưởng trường quê tôi’’

Cô giáo cũ
Trần Thành Mỹ

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Dec/2010 lúc 10:56pm
ĐƯỜNG VỀ NGOẠI


Đường dẫn về quê ngoại,
Hai bên mạ xanh đồng.
Bờ đê xưa thoai thoải,
Lúa ngậm sữa đòng đòng.
Chân dẫm bám từng bước,
Nghiêng dù nón gió đùa.
Tà áo bay tha thướt,
Rút ngắn quen đường mòn.
Hàng tre già vẫn thẳng,
Phe phẩy chiếc khăn đầu.
Tết nêu cao pháo nổ,
Dấu ấn nhất hàm râu.
Cây sữa trắng cậu trồng,
Bóng mát khoe tàng rộng.
Đong đưa hàng so đũa,
Bên giàn mướp đậu rồng.
Mỗi lần về xóm ngoại,
Quẹo mặt bờ lớn vào.
Ngọn me huơi tin báo
Xúm xít rộn cười vui.
Lần tản cư về đấy
Quê ngoại đầy dân thành.
Bố ráp chạy theo mẹ,
Dân ta quyết chống Tây.



Nhà ngoại bị thiêu rồi,
Cậu rơi vòng lao lý.
Cặm dùi trên đất tổ,
Mợ tần tão dựng bồi.
Gò xưa nhà ngoại mới
Tre trúc vẫn đón mời.
Thanh sắc đua hoa lá,
Khiết nhã thềm thư hiên.
Con đường ghi ký ức,
Phôi pha dấu cuộc đời.
Phẳng phiu hay đoạn khúc,
Kỷ niệm chẳng hề vơi.

Quê mình ai cũng có,
Đất mẹ nuôi hình hài.
Đâu phải từ khe nứt,
Quên gốc dạ đổi thay.

Xanh biếc khoảng trời cao,
Tim nhịp nhớ xôn xao.
Mây bồng bềnh hơi thở,
Sao vướng nước bờ mi.
Mơ ngày về quê ngoại,
Thoăn thoắt trên bờ mòn,
Hít tự do hương đất,
Gội hồn nước tình non.


T.T.M.

IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 210 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.305 seconds.