Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: Những sự kiện liên quan đến TrungCộng Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 12 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 08/Nov/2011 lúc 6:23am

Một em nhỏ hát bài "Đáp lời sông núi" thật dễ thương .
mk







Bé Martin Thuan hát bài Đáp Lời Sông Núi của nhạc-sĩ Trúc-Hồ. Clip này đã được gia-đình bé Martin posted lên Youtube.
 
 






Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 08/Nov/2011 lúc 6:29am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 26/Dec/2011 lúc 6:18pm

Sau đỉa, lá vải thương lái lùng mua cây ngâu giá "chát"


VTC%20NewsVTC News – 27-12-2011


(VTC News) – Chưa ai biết đích xác thương lái, trong đó có cả người Trung Quốc, mua cây hoa ngâu để làm gì, nhưng với giá vài triệu đồng một cây, nhiều người dân ở Phù Mỹ (Bình Định), đã quyết định bán đi “cây trời cho”.



Thủ phủ hoa ngâu

Bình Định nói riêng và cả nước ta nói chung, không ở đâu, cây hoa ngâu lại mọc nhiều như ở thôn Diêm Tiêu, thị trấn Phù Mỹ (huyện Phù Mỹ). Trong các xóm Tân Vinh, Tân Hưng, Tân Xuân (thôn Diêm Tiêu), gần như nhà nào cũng có cây ngâu. Nhà ít thì vài chục cây, nhà nhiều có đến vài trăm cây. Ngâu mọc từ trong vườn nhà ra tới ngoài ngõ, lan tỏa ra khắp thôn cùng ngõ xóm.

 Ở "thủ phủ hoa ngâu", ngâu mọc đầy từ trong nhà ra ngoài ngõ

Trước đây, chủ yếu ngâu mọc tự nhiên, nhưng về sau, thấy có giá trị kinh tế nên nhiều người dân cũng tìm bứng cây ngâu mọc tự nhiên về trồng, thậm chí, họ còn chặt bỏ những cây trồng kém hiệu quả để trồng ngâu. Các hộ dân vùng kinh tế mới ở quanh bờ hồ Diêm Tiêu nhà nào cũng có rẫy hoa ngâu từ hàng trăm đến hàng ngàn cây.

Cây ngâu chia làm hai loại. Cây lá hơi vàng, mỏng, ra hoa sai gọi là ngâu cái; cây có lá xanh cứng, ra hoa dai sau đó đậu quả gọi là ngâu đực. Do cây đực không có hiệu quả kinh tế nên bị chặt bỏ nhường chổ cho cây cái. Hàng năm, cây ngâu ra hoa hai mùa, mùa chính vào tháng 4, mùa phụ vào tháng 8 âm lịch. Tuy nhiên, nếu thời tiết thuận lợi thì ngâu cũng ra hoa vào các thời điểm khác, nhưng hoa ra không sai, người dân gọi là trái vụ.

Tuy giá trị kinh tế mang lại không cao lắm nhưng người dân coi hoa ngâu là "của trời cho"  


Khi ngâu nở, cả cây rực một màu vàng dịu, hương thơm lan tỏa khắp nơi. Trong văn hóa người Việt, ngâu là 1 trong 3 loài (sen, lài, ngâu) gắn liền với nghệ thuật thưởng thức trà hương. Hoa ngâu tuy nhỏ hương thơm dịu nhẹ nhưng rất lâu phai, khi ướp trà, nó tạo nên hương vị đậm đà, thuần khiết tự nhiên. 

Mấy năm trở lại đây, hoa ngâu đều duy trì mức giá 50.000-60.000 đồng/kg ngâu khô. Riêng năm nay, phần vì ngâu mất mùa, phần vì Trung Quốc “hít hàng” nên có thời điểm thương lái lùng mua hoa ngâu với giá lên đến 80.000 đồng/kg. Trừ một vài người trồng ngâu thương phẩm, trồng đại trà, còn những người trồng ngâu theo dạng “cây trời cho” (mọc cây nào giữ cây đó) thì hàng năm, nguồn lợi từ cây ngâu mang lại không lớn. Tuy nhiên, được cái đây là loài cây mọc tự nhiên, không phải chăm bón, tưới tắm gì nên thành quả nó mang lại giống như là “của trời cho”, cũng đủ để “mua mắm, mua muối” trong gia đình.

Xôn xao vì thương lái lùng mua cây ngâu

Mùa hoa ngâu năm nay vừa khép lại, cây ngâu vừa được “nghỉ ngơi”, đâm chồi, thay lá thì bỗng nhiên bị “đánh thức” bởi những đoàn người lùng sục, vạch gốc, xem cành. “Đánh hơi” được thủ phủ hoa ngâu chính là đây nên thương lái khắp nơi rủ nhau đổ về tranh nhau mua cây hoa ngâu.

Thương lái đổ về và hàng ngàn cây ngâu chuẩn bị "cắt khẩu" 

Cách đây chừng một tháng, người đầu tiên tìm đến thôn Diêm Tiêu để mua cây hoa ngâu là một thương lái người Trung Quốc.
Người này không hề cho biết mình mua cây ngâu về để làm gì nhưng hễ cây nào cao ráo, xum xuê thì hỏi mua với giá 3,5 triệu đồng một cây.
Tuy nhiên, cây được chọn lựa hết sức kỹ lưỡng, sau đó để cả cành lá sum xuê, đào bầu đất rất rộng, nên chuyến này, thương lái Trung Quốc chỉ mua được 4 cây là chất đầy một chiếc xe tải lớn.

Ông Ba Sang (66 tuổi, ở xóm Tân Vinh), người bán ngâu đợt đầu tiên này, cho biết, họ đào bầu đất quá rộng, bứng cây đi để lại những cái hố như hố bom nên sau đó, tôi cũng như bà con ở đây không bán cho người này nữa vì tiền bán cây không đủ thuê người chở đất lấp hố.

 Sau khi thỏa thuận mua bán xong, cây ngâu được cắt tỉa và đánh dấu để thông báo "cây đã có chủ"
Sau chuyến mua đầu tiên của thương lái Trung Quốc, hàng chục nhóm người khắp trong Nam ngoài Bắc lũ lượt đổ về “thủ phủ hoa ngâu” để lùng sục mua cây. “Ở cái xứ ngâu này, hồi giờ chỉ thấy người ta tranh nhau mua hoa ngâu chứ mua cây ngâu thì đây là lần đầu tiên”, ông Sang nói.

Thấy được giá nên ông Sang cũng chọn gần 20 cây trong vườn nhà để bán với giá 2-3 triệu/cây, thu về hơn 60 triệu đồng. “Đây là những cây ngâu bị rậm bóng hay già cỗi, năng suất thấp, nếu không bán đi thì một hai năm nữa nó cũng chết”, ông Sang tiết lộ.

Còn cụ hai Tổng thì giải thích mình đã già rồi, đến mùa ngâu phải mướn người giũ bông rồi phải chia đôi thành quả thấy cũng không được bao nhiêu nên quyết định được cây nào thì bán cây nấy kiếm chút tiền dưỡng già.

Trong thương vụ bất ngờ này, có lẽ vớ bở nhất là một số gia đình trồng ngâu ở vùng bờ hồ Diêm Tiêu. Do là cây ngâu trồng, nên sau khoảng 20 năm khai thác, cây trở nên già cỗi, năng suất thấp, nhiều người đang định hết mùa sẽ chặt bỏ làm củi để nhường chổ cho những cây ngâu nhỏ vượt lên thì người ta lại ầm ầm kéo đến hỏi mua. Từ những cây ngâu “thoát án tử” này, bỗng dưng họ bỏ túi hàng trăm triệu đồng ngon ơ.

 Cây ngâu được đào xung quanh để lấy bầu đất rồi bó lại cẩn thận để chuẩn bị... chuyển khẩu 

Chị H., một người ở thôn Diêm Tiêu được một nhóm thương lái phía bắc thuê dẫn đường đến những nơi có nhiều ngâu để lùng mua cho biết, trong lúc nói chuyện, họ có nói rằng mua ngâu về để trồng trong sân golf. Những cây đẹp họ sẽ xuất bán sang Trung Quốc, nhưng bên Trung Quốc họ mua để làm gì thì không ai nói.

Cũng theo chị H., hiện giờ, việc mua cây ngâu đã lan sang một số địa phương khác của huyện Phù Mỹ, như: Thị trấn Bình Dương, xã Mỹ Phong, Mỹ Lộc… Họ chọn lựa rất kỹ, cây nào cao ráo thì mua, còn cây có dáng thấp thì dù có năn nỉ bán giá rẻ cũng không mua. Chọn được cây nào, họ dùng bình sơn xịt vào thân cây để làm dấu rồi thuê người cắt tỉa cành gọn gàng, sau đó đào quanh gốc cây lấy bầu đất, vào thuốc bảo vệ thực vật rồi dùng bao tải và lưới B40 bọc lại để qua Tết sẽ chuyển đi.

Mù mờ mục đích mua cây ngâu

Hiện nay, do có nhiều tốp người khác nhau đổ về huyện Phù Mỹ để mua cây ngâu nên có sự cạnh tranh về giá tương đối quyết liệt. Có trường hợp tốp này đến đặt cọc xong lại bị tốp kia gác giá giục người dân “lật kèo” để nẫng tay trên.

Tuy nhiên, với người dân thì ai thanh toán tiền bạc xòng phẳng thì họ bán. Theo họ, hễ cây nào ưng ý và đã thõa thuận xong với chủ cây thì họ viết giấy mua bán rồi đưa trước 80% giá trị, 20% còn lại sẽ đưa đủ khi nào chính thức chuyển cây đi.

Với giấy mua bán này, người bán cây sẽ nhận được 80% giá trị cây, 20% còn lại nhận nốt khi chuyển cây đi 

“Tính ra, để một cây ngâu “đi đến nơi về đến chốn”, thương lái phải bỏ ra hơn chục triệu đồng từ mua cây đến tiền thuê người cắt tỉa cành, đào bầu đất, vô thuốc, tiền vận chuyển… Thế nhưng, không phải cây nào đem về cũng trồng sống đâu. Với chi phí lớn như vậy, nhưng không biết họ mua về để làm gì mà tranh nhau mua như thế”, một người dân thắc mắc.

“Chắc chắn là không phải họ mua về trồng lấy hoa vì nếu thế họ sẽ tìm đến chọn mua lúc mùa hoa đang rộ. Nếu họ mua về để chơi cây cảnh thì họ phải chọn những cây già cỗi, có gốc xù xì, to lớn, chứ đây hễ cây nào cao ráo, có dáng dấp chút đỉnh là họ mua liền”, ông ba Hòa (ở xóm Tân Hưng), cho biết.

Với kiểu mua bán "tận gốc" như thế này, liệu "thủ phủ hoa ngâu" có còn ngâu?  

Trao đổi với VTC News, ông Nguyễn Ngọc Tiên, trưởng thôn Diêm Tiêu, cho biết, thấy người ta đổ về mua ngâu, chúng tôi cũng hỏi thăm thì họ nói mua để bán sang Trung Quốc.
“Ở đây, ngâu mọc nhiều, chen chúc dày đặc nên khi có người hỏi mua được giá, nhiều người đã háo hức bán vừa để chỉnh trang lại hàng lối, vừa kiếm thêm thu nhập”, ông Tiên chia sẻ.

Còn Hạt Kiểm lâm huyện Phù Mỹ thì cho hay, do là cây trồng trong vườn nhà nên người dân có quyền mua bán. Khi vận chuyển đi nơi khác thì phải xin giấy xác nhận cây có nguồn gốc hợp pháp tại chính quyền địa phương và kiểm lâm địa bàn. Khi họ đến làm việc, người thì nói rằng, mua cây ngâu về để trồng lấy bóng mát; người lại nói mua về để chơi cây cảnh; người lại bảo mua để trồng ở giải phân cách các tuyến đường.

Vậy là cho đến lúc này, khi có đến hàng ngàn cây hoa ngâu đang “cắt khẩu”, thì cả người dân và ngành chức năng địa phương vẫn chưa biết chính xác là sẽ “nhập khẩu” ở đâu và để làm gì. Người dân bán cây thì có cái lý của họ, nhưng với kiểu mua bán “tận gốc” như thế này, mai này liệu “thủ phủ hoa ngâu” có còn ngâu? 

Nghĩa Bình

http://vn.news.yahoo.com/sau-l-v-th-ng-l-l-ng-052905879.html


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 12/Mar/2012 lúc 10:11pm


TC Hán Hóa Cam Bốt
(03/11/2012)

Tác giả : Trần Khải

Đó là chuyện đang xảy ra: trong khi Hải Quân Trung Quốc ầm ĩ ngoaì Biển Đông, một mặt trận khác đang áp sát bên hông Việt Nam, nơi những cánh rừng biên giới Cam Bốt và Lào.
Với tiền tung ra như mưa, các công ty tư bản đỏ Bắc Kinh đang mua quyền khai thác nhiều ngàn hecta rừng Cam Bốt. Và không có gì bảo đảm là, sau khi mãn hạn 99 năm khai thác, các công ty TQ sẽ trả lại đất này cho Cam Bốt, và sau nhiều thế hệ tuổi trẻ trong các vùng sẽ nói hai thứ tiếng Hoa và tiếng Khmer, không có gì để bảo đảm căn cước các thế hệ tương lai không phải là dòng máu TQ.


Thông tin này do Reuters đưa ra hôm 7-3-2012.
Lược dịch như sau.

Một thời là những rừng già, nơi cư ngụ của cọp, voi, gấu... nhưng bây giờ rừng quốc gia Botum Sakor National Park ở tây nam Cam Bốt đang bị xóa sổ nhanh chóng để nhường chỗ cho các tay đánh bạc Trung Quốc.
Chut Wutty, giám đốc của hội bênh vực môi trường Natural Resource Protection Group bản doanh ở Nam Vang, nói rằng một thời nơi này là rừng, bây giờ chính phủ bán đất cho tư bản đỏ TQ rồi. Ông nói đó là Tianjin Union Development Group, một công ty điạ ốc từ bắc TQ, hiện đang biến 340 kilomét vuông rừng Botum Sakor trở thành khu giaỉ trí sòng bài khổng lồ.
Một xa lộ dài 64 km gần hoàn tất sẽ cắt xuyên rừng với 4 lằn chạy qua nơi hầu hết là rừng nguyên sinh. Các khu rừng và nơi trú ẩn cho thú rừng ở Cam Bốt đang biến mất nhanh chóng trước làn sóng đầu tư của tư bản TQ, theo lời Chut Wutty và các nhà hoạt động khác.
Năm ngoái, chính phủ Cam Bốt nhượng quyền khai thác đất cho nhiều công ty TQ để phát triển 7,631 kilômét vuông đất, hầu hết là rừng quốc gia, theo khảo sát của Tổ Chức Phát Triển và Nhân Quyền Cam Bốt (ADHOC).
Vùng đất nhượng quyền này tăng gấp 6 lần từ năm 2010 tới 2011, phần lớn vì tư bản TQ tập trung bơm tiền vào đầu tư.
Các gia đình ngư dân ở Botum Sakor nói rằng công ty Union Group dùng kỹ thuật bạo lực để đẩy họ vào sâu hơn. Srey Khmao, 68 tuổi, từ Thmar Sar, nói, “Đây là đất của ông nội tôi để lại. Tôi sống bình yên cho tới khi Union Group tới đe dọa dân làng, buộc phải dọn đi.”
Viện trợ Trung Quốc thường mang hình thức các dự án xây hạ tầng với không ràng buộc điều kiện, nên đã giúp Thủ Tướng Hun Sen bớt lệ thuộc các nước cấp viện Tây Phương, nơi thường đòi minh bạch hồ sơ và đòi tôn trọng nhân quyền.
Chiếm đất, khai thác gỗ rừng lậu và cưỡng chế trục xuất là bình thường ở Cam Bốt. Nhưng với nhượng quyền khai thác đất, chính phủ Cam Bốt đã hợp pháp hóa các hành vi trên ở diện rộng trên các khu rừng hoang dã cuối cùng, theo lời các nhà hoạt động.
Hội nhân quyền Cambodian Center for Human Rights nói, các công ty từ Cam Bốt, từ Việt Nam và nhiều nước khác đang túa vào mua quyền khai thác đất, chủ yếu trồng cao su và các cây nông nghiệp. Nhưng các dự án lắm tiền nhất là khai thác mỏ vàng và các khoáng sản khác thì hầu hết là trao cho các công ty Trung Quốc.
Luật về tài nguyên đất của Cam Bốt năm 2001 cấm việc nhượng quyền khai thác đất rộng hơn 10,000 hectares (tức 24,700 acres). Nhưng hãng TQ Union Group đã ký được hợp đồng 99 năm nhờ một sắc lệnh hoàng gia năm 2008 để cho khai thác 36,000 hectares đất từ Botum Sakor.
Trong cùng năm, một hợp đồng ký bởi Bộ Trưởng môi Trường Mok Mareth và chủ tịch hội đồng quản trị Li Zhi Xuan của Union Group: công ty năm ngoái được trao thêm 9,100 hectares giáp giới đất đã ký để xây một đập thủy điện.
Union Group có tham vọng lớn cho khu vực này, sẽ làm một mạng lưới đường lộ, một phi trường quốc tế, một hải cảng cho các tàu du thuyền lớn, 2 hồ trữ nước, các khu nhà condo, các khách sạn, các bệnh viện, các sân golf và một sòng bài có tên là “Angkor Wat on Sea,” theo bản hợp đồng và theo thông tin từ trang web công ty.
Như thế sẽ bơm 3.8 tỷ đôla vào khu nghỉ dưỡng Botum Sakor, theo con số đưa ra bởi Bun Leut, tỉnh trưởng tỉnh ven biển Kok Kong, được các hội nhân quyền dẫn ra. Vùng khai thác này rộng gần phân nửa diện tích Singapore. Dân chúng trong vùng nói rằng nơi này đã được các kỹ sư TQ đặt tên là “Rồng 7 Đầu” (Thất Đầu Long), hay là “Hong kong II.”
Cheang Sivling, quản đốc người Cam Bốt biết tiếng TQ làm về phân xưởng xây đường của Union Group, nói nơi naỳ chưa có tên gọi, chỉ là tin đồn thôi.
Xa lộ có 4 lằn đường, xây với chi phí 1.1 triệu đô/dặm, một phần trong mạng lưới đường sẽ do Union Group xây cho cả Botum Sakor, theo lời Cheang.
Mathieu Pellerin, nhà nghiên cứu trong hội nhân quyền Licadho của Cam Bốt, ghi nhận rằng xây mạng lưới đường này sẽ cho dân khai thác gỗ lậu có lối xe lớn vào, và sẽ tăng tốc xóa sổ rừng.
Ông nói, “Botum Sakor đang tan chaỷ rồi.” Nơi làm việc dọc xa lộ đã dựng lên nhiêù căn nhà cho kỹ sư TQ, và được canh gác bởi chiến binh Cam Bốt.
Chey Pheap, 42 tuổi, chủ 1 tiệm tạp hóa, nói, “Tôi bất mãn, nhưng không làm gì được.” Ông và các dân làng còn lại sẽ phải dọn sang các căn nhà xa 10 kilômét cách đó.
Khi được hỏi về nơi sắp dọn tới, một ngươì hàng xóm của Chey là Nhorn Saroen, 52 tuổi, trong nhóm hàng trăm gia đình sắp phải dọn nhà để chỗ cho tư bản TQ lấy đất, nói, “Nơi sẽ tới thì không có việc làm, không có nước, không trường học, không chùa. Chỉ có sốt rét. Chúng tôi được lệnh chỉ thị rằng đó là đất TQ, nên chúng tôi không có quyền chặt 1 cây nào cả. Có vài người phản đốâi, nói sẽ không đi rồi. Thế là họ bị lấy đất và bây giờ họ khôngcó gì hết.”
Pellerin nói hợp đồng nhượng đất của Cam Bốt với Union Group thật là chấn động, khó hiểu, vì “Cam Bốt đang trao 36,000 hectares đất cho 1 công ty ngoại quốc mà không giám sát gì bao nhiêu mà cũng không có lợi ích hiển nhiên gì cho dân chúng.”
Một phần hợp đồng: Union Group ký thác 1 triệu đô vào Hội Đồng Phát Triển Cam Bốt, nhưng không trả lệ phí nào trong thập niên đầu tiên của hợp đồng.
Nhà hoạt động Chut Wutty nói, “Bạn tin rằng sau 99 năm đất này sẽ được trả lại cho Cam Bốt sao? Bạn nghĩ là người ta sẽ đá văng mấy ông TQ ra chăng? Không đâu. Mất vĩnh viễn rồi.”



http://www.vietbao.com/D_1-2_2-349_4-188401_5-50_6-1_17-178380_14
-2_15-2/






Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 15/Mar/2012 lúc 6:15pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 15/Mar/2012 lúc 5:59am

15 tháng ba 2012

THỦ TƯỚNG TRUNG QUỐC: CẤP BÁCH CẢI TỔ KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ



RFA 03-14-2012

Cải tổ kinh tế và chính trị là những điều cấp bách cần làm, nếu không muốn thấy tình trạng xáo trộn xã hội tương tự như những thảm họa cùa thời cách mạng văn hóa tái diễn. Đó là điểm chính trong cuộc họp báo của Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại Bắc Kinh, ngay sau phiên họp bế mạc Quốc Hội.

AFP
Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo trả lời báo chí ngay sau phiên họp bế mạc Quốc Hội tại Bắc Kinh, ngày 14 tháng 3, 2012.


Ông Ôn Gia Bảo nói rõ việc cải cách đất nước là điều phải làm, cho rằng không thể phát triển kinh tế nếu không có đổi mới chính trị, đặc biệt là phải đổi mới trong đảng và trong hàng ngũ lãnh đạo. 
Nhưng ông cũng nói là những điều này phải được thực hiện từ từ và có trật tự, đồng thời cũng phải phù hợp với tình hình kinh tế của quốc gia.
Vẫn theo ông thì những cuộc bầu cử cấp địa phương để người dân tự chọn người lãnh đạo là một bước tiến quan trọng, vì khi dân chúng có thể đảm trách phần việc của một làng, họ sẽ có thể đảm trách công tác điều hành của một thành phố, và kế đến là đảm trách vai trò lãnh đạo của một quốc gia.
Ông Ôn Gia Bảo nói rõ việc cải cách đất nước là điều phải làm, cho rằng không thể phát triển kinh tế nếu không có đổi mới chính trị, đặc biệt là phải đổi mới trong đảng và trong hàng ngũ lãnh đạo.
Ông cũng nói rằng để làm được điều này, chính phủ có trách nhiệm khuyến khích người dân tham gia sinh hoạt chính trị, và phải có chương trình huấn luyện cho dân chúng, để mọi người có thể làm tròn trách vụ của chính mình. 
Ông Ôn Gia Bảo cũng nói là ông nhận lãnh trách nhiệm đối với những vấn đề kinh tế và xã hội xảy ra trong thệp niên vừa qua, tức trong giai đoạn ông cầm quyền, nhìn nhận có những chỗ có thể làm tốt hơn trong vai trò thủ tướng mà ông được giao phó.
Trả lời câu hỏi về quan hệ thương mại song phương Trung Quốc-Hoa Kỳ, ông cho hay mong muốn thấy tăng cường nhập khẩu từ Mỹ và gia tăng đầu tư 2 chiều. 
Về quan hệ với Đài Loan, ông nói là hài lòng với những tiến triển đang có, hy vọng quan hệ thương mại giữa đôi bên sẽ gia tăng.
Về những biến chuyển chính trị đang xảy ra tại Trung Đông, ông Ôn Gia Bảo nói là khát khao dân chủ của người dân Trung Đông phải được tôn trọng và đáp ứng, bảo thêm rằng theo ông, xu thế tiến đến dân chủ không thể bị bất kỳ thế lực nào đẩy lùi.
Ông Ôn Gia Bảo cũng nói là ông nhận lãnh trách nhiệm đối với những vấn đề kinh tế và xã hội xảy ra trong thệp niên vừa qua, tức trong giai đoạn ông cầm quyền, nhìn nhận có những chỗ có thể làm tốt hơn trong vai trò thủ tướng mà ông được giao phó.
Tuy nhiên khi được hỏi về những vụ tự thiêu phản đối chính sách của Bắc Kinh liên tục xảy ra ở Tây Tạng trong hơn một năm trời qua khiến ít nhất 19 người chết, ông cho rằng đó là những hành động quá cực đoan, được khích lệ bởi những kẻ muốn chia rẽ tình đoàn kết dân tộc.
Cũng cần nói thêm đây là lần cuối cùng ông Ôn Gia Bảo xuất hiện trước phiên nhóm hàng năm của Quốc Hội trong vai trò người điều hành chính phủ, vì vào cuối năm nay Trung Quốc sẽ được điều khiển bởi một đội ngũ lãnh đạo mới.
Các nhà phân tích chính trị và những bản tin được những hãng thông tấn quốc tế phổ biến trong thời gian qua đều nói là ông Tập Cận Bình sẽ thay ông Hồ Cẩm Đào trong chức vụ tổng bí thư đảng và chủ tịch nước. Được chọn thay ông Ôn Gia Bảo là ông Lý Khắc Cường.

Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi gấp rút cải cách chính trị 
Wednesday, March 14, 2012 4:38:23 PM

BẮC KINH (AFP) -Trung Quốc có thể gặp sự tái diễn tình trạng hỗn loạn ghê gớm của Cuộc Cách Mạng Văn Hóa nếu không “gấp rút” có cải cách chính trị, theo lời thủ tướng Trung Quốc, ông Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao), hôm Thứ Tư trong cuộc họp báo sau cùng với tư cách người đứng đầu chính phủ.

Thủ Tướng Ôn Gia Bảo tại cuộc họp báo sau phiên họp Quốc Hội Trung Quốc. (Hình: Lintao Zhang/Getty Images) 


Ông Ôn Gia Bảo được coi là người có tinh thần cấp tiến nhất trong giới lãnh đạo cộng sản Trung Quốc, tuy nhiên, các phân tích gia chính trị cho hay phát biểu của ông vào cuối khóa họp Quốc Hội vừa qua là lời kêu gọi mạnh mẽ nhất về nhu cầu phải có cải cách chính trị trong quốc gia độc đảng này.
“Chúng ta phải tiến hành cả cuộc cải cách cơ cấu kinh tế cũng như cơ cấu chính trị, nhất là cải cách trong hệ thống lãnh đạo đảng và quốc gia,” ông nói với các nhà báo, cho biết thêm đây là một “nhiệm vụ cấp thiết.”
“Nếu không có cải cách cơ cấu chính trị, chúng ta sẽ không thể tiến hành cải cách cơ cấu kinh tế và những thành quả có được trong lãnh vực này sẽ mất đi,” ông nói. “Thảm kịch lịch sử nhu vụ Cách Mạng Văn Hóa có thể lại xảy ra.”
Cuộc Cách Mạng Văn Hóa diễn ra từ năm 1966 đến 1976 là thập niên hỗn loạn với bạo động đẫm máu do Mao Trạch Ðông khởi xướng nhằm diệt trừ thành phần bị ông coi là “thế lực tư bản.”
Rất nhiều người thiệt mạng trong cuộc thanh trừng ghê gớm này và vẫn là mối ám ảnh đối với thế hệ người Trung Quốc lớn tuổi hiện nay.
Ðây là lần sau cùng ông Ôn Gia Bảo xuất hiện trong cuộc họp báo cuối khóa họp Quốc Hội Trung Quốc trong tư cách thủ tướng - người kế vị ông sẽ được loan báo trong khóa họp năm 2013 - và ông Ôn Gia Bảo rõ ràng là bị xúc động về việc này.
Ông Nicholas Bequelin, nhà nghiên cứu chuyên về Á Châu của tổ chức Human Rights Watch, cho hay “cải cách chính trị” của ông Ôn Gia Bảo không có nghĩa là dân chủ hóa, nhưng là một loạt các cải cách nhằm thiết lập hệ thống pháp luật thực sự áp dụng vào việc cai trị, thay vì những thay đổi lẻ tẻ nhằm đáp ứng nhu cầu tình thế như hiện nay.
Các phân tích gia về Trung Quốc cũng cho rằng lời cảnh cáo của ông Ôn Gia Bảo về Cách Mạng Văn Hóa cũng nhắm đến Bạc Hy Lai (Bo Xilai), bí thư Trùng Khánh, người đã mở chiến dịch phục hồi tinh thần Mao Trạch Ðông, tạo lo ngại trong thành phần cấp tiến.

V.Giang
Báo Người Việt

_____________

Trung Quốc sửa đổi luật Tố tụng hình sự
15/03/2012 3:01

Trung Quốc chính thức sửa đổi luật Tố tụng hình sự, giới hạn quyền hạn của cảnh sát trong việc bắt và giam giữ người mà không thông báo.
Ông Ôn Gia Bảo (trái) và Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thảo luận sau một phiên họp tại quốc hội - Ảnh: AFP 


Trong phiên bế mạc kỳ họp vào ngày 14.3, Quốc hội Trung Quốc thông qua việc sửa đổi một số điều khoản quan trọng trong bộ luật Tố tụng hình sự với 2.639 phiếu thuận, 160 phiếu chống và 57 phiếu trắng, theo Tân Hoa xã. Lâu nay, cảnh sát Trung Quốc thường bị cáo buộc bắt và giam giữ người tại các địa điểm không chính thức, được giới truyền thông gọi là “nhà tù đen”, mà không hề thông báo cho thân nhân. Theo AP, nhiều người tố cáo bị dùng nhục hình trong quá trình giam giữ. Vì thế, các chuyên gia cho rằng những sửa đổi mới sẽ góp phần minh bạch hóa hoạt động của cảnh sát và tăng cường bảo vệ quyền lợi chính đáng của nghi can.
CNN trích luật mới cho hay đối với các loại tội phạm hình sự thông thường, nhà chức trách phải thông báo trong vòng 24 giờ cho gia đình nghi can khi bắt giữ và giam tại các địa điểm không chính thức, tức là ngoài trại giam và đồn cảnh sát. Tuy nhiên, luật không nói rõ cảnh sát có phải cho biết nơi giam hay không. Ngoài ra, nhà chức trách vẫn có quyền giam giữ bí mật tối đa 6 tháng đối với những người bị nghi liên quan đến khủng bố, đe dọa an ninh quốc gia hoặc tham nhũng nghiêm trọng. Theo tạp chí Tài Kinh, điều khoản này vẫn còn gây tranh cãi trong giới học giả và cư dân mạng Trung Quốc. Một số ý kiến cho rằng thuật ngữ “đe dọa an ninh quốc gia” rất rộng và dễ dẫn đến lạm quyền trong lực lượng cảnh sát.
Cũng trong ngày 14.3, nhân cuộc họp báo sau khi bế mạc kỳ họp quốc hội, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cảnh báo Trung Quốc có thể rơi vào bi kịch giống như thời Cách mạng văn hóa nếu không nhanh chóng thúc đẩy cải cách chính trị. Tân Hoa xã dẫn lời ông Ôn nói nhu cầu cải cách từ hệ thống lãnh đạo của đảng Cộng sản đến chính phủ đã đến giai đoạn cấp thiết. “Nếu cải cách chính trị thất bại, Trung Quốc không thể cải tổ kinh tế một cách toàn bộ và những thành tựu mà chúng ta đạt được có thể bị mất trắng,” ông nhấn mạnh. Đây là kỳ họp quốc hội cuối cùng của ông Ôn trên cương vị thủ tướng Trung Quốc vì nước này sẽ có thế hệ lãnh đạo mới sau đại hội toàn quốc đảng Cộng sản vào tháng 10. Gần đây, ông thường xuyên đề cập chuyện cải cách chính trị nhưng không nói rõ đường hướng cụ thể.

Thụy Miên
Báo Thanh Niên


http://motgocnhin.blogspot.com/2012/03/thu-tuong-trung-quoc-cap-bach-cai-to.html



mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 15/Mar/2012 lúc 7:45pm


BÀI 1

Chương trình dạy tiếng Tàu được soạn thảo rất bài bản và ...quy mô !

Sẽ dạy tiếng Hoa từ lớp 1

8:37 PM Thứ tư, ngày 14 tháng ba năm 2012-

Theo dự thảo mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tiếng Hoa sẽ được dạy từ bậc Tiểu học, Trung học cơ sở. Ngay từ lớp 1, học sinh đã tiếp cận với môn học này.


Ngày 12/3 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra Thông tư ban hành chương trình tiếng Hoa cấp Tiểu học và Trung học cơ sở. Theo thông tư này, mục tiêu chung là nhằm hình thành và phát triển năng lực giao tiếp tiếng Hoa ở học sinh; giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa Hoa; phát triển nhân cách học sinh, nâng cao ý thức công Nam, góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của người Hoa ở Việt Nam.

Theo dự thảo này thì ngay từ lớp 1, học sinh sẽ bắt đầu học tiếng Hoa.


Mục tiêu cụ thể

- Cấp tiểu học: Bước đầu hình thành năng lực giao tiếp tiếng Hoa, trong đó chủ yếu là 2 kĩ năng nghe và nói; cung cấp kiến thức cơ bản và tối thiểu về tiếng Hoa, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và thông qua tiếng Hoa có hiểu biết ban đầu về con người, cuộc sống, văn hóa của người Hoa ở Việt Nam; xây dựng thái độ ham mê học tập tiếng Hoa, tăng cường nhận biết về vai trò của tiếng Hoa trong đời sống cộng đồng người Hoa.

- Cấp trung học cơ sở: Củng cố và phát triển năng lực giao tiếp tiếng Hoa, trong đó chủ yếu là 2 kĩ năng đọc và viết; cung cấp kiến thức cơ sở và đặc trưng về tiếng Hoa, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách và thông qua tiếng Hoa mở rộng hiểu biết về con người, cuộc sống, văn hóa của người Hoa và các dân tộc anh em ở Việt Nam; bồi dưỡng tình cảm yêu quý tiếng Hoa, nâng cao nhận thức về trách nhiệm giữ gìn và phát triển ngôn ngữ và văn hóa của người Hoa ở Việt Nam.

Lớp và cấp học

Chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và trung học cơ sở được thiết kế thành 9 lớp và chia theo 2 cấp học. Cấp tiểu học gồm 5 lớp (từ lớp 1 đến lớp 5), cấp trung học cơ sở gồm 4 lớp (từ lớp 6 đến lớp 9).

Bài học

Chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và trung học cơ sở cung cấp kiến thức và kĩ năng thông qua hệ thống đơn vị bài học. Hạt nhân của đơn vị bài học là các hoạt động ngôn ngữ.

Ngữ liệu

Ngữ liệu được xây dựng theo các chủ điểm cơ bản sau: gia đình, trường học, thiên nhiên, cộng đồng, đất nước, văn hóa dân tộc. Ngữ liệu phù hợp với tâm lý, tình cảm, nhận thức, thẩm mỹ của học sinh người Hoa ở Việt Nam. Nguồn ngữ liệu theo tỷ lệ 70% là của người Hoa ở Việt Nam (có điều chỉnh hợp lý theo từng lớp học).

Phương pháp dạy học

- Sử dụng đa dạng và linh hoạt các phương pháp dạy tiếng (ngôn ngữ), trong đó chú ý các phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh, như: rèn luyện theo mẫu, thực hành giao tiếp, phân tích ngôn ngữ, trò chơi học tập,...

- Giáo viên cần nắm được ưu điểm của từng phương pháp để sử dụng đúng và hợp lý, đồng thời biết phối hợp giữa các phương pháp để đem lại hiệu quả cao trong dạy học.

- Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng hiệu quả thiết bị và phương tiện dạy học. Giáo viên tích cực làm đồ dùng dạy học và sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học.

Đánh giá kết quả học tập

- Kết quả học tập của học sinh được đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Đánh giá thường xuyên được tiến hành trong từng bài học. Đánh giá định kỳ được tiến hành sau mỗi phần kiến thức, mỗi học kì, mỗi lớp học, mỗi cấp học. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh căn cứ vào Chuẩn kiến thức kĩ năng.

- Vận dụng đa dạng và linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật kiểm tra, đánh giá nhằm kích thích học sinh học tập. Ngoài giáo viên, học sinh cũng được tham gia vào quá trình đánh giá. Đánh giá bằng nhận xét, bằng điểm số. Đánh giá bằng kiểm tra nói, bằng kiểm tra viết.

- Học sinh hoàn thành chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở, có kết quả kiểm tra cuối cùng đạt điểm 5 trở lên được xét cấp chứng chỉ tiếng dân tộc theo quy định.

Điều kiện thực hiện chương trình

- Có giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ tiếng Hoa (Trung cấp sư phạm tiếng Hoa đối với cấp tiểu học; Cao đẳng sư phạm tiếng Hoa đối với cấp trung học cơ sở) và đủ theo định biên để giảng dạy môn Tiếng Hoa.

- Có khả năng hoàn thành chương trình môn Tiếng Hoa: thực hiện trong 9 năm học, mỗi năm 140 tiết, mỗi tuần 4 tiết.

- Có đủ cơ sở vật chất trường lớp (phòng học, bàn, ghế,...), sách giáo khoa (sách học sinh, sách giáo viên), thiết bị dạy học môn Tiếng Hoa.

Cụ thể:

Cấp/lớp

Số tiết/tuần

Số tuần

Tổng số tiết/năm

Cấp tiểu học

1

4

35

140

2

4

35

140

3

4

35

140

4

4

35

140

5

4

35

140

Cộng toàn cấp tiểu học

 

175

700

Cấp trung học cơ sở

6

4

35

140

7

4

35

140

8

4

35

140

9

4

35

140

Cộng toàn cấp trung học cơ sở

 

140

560

 

Thủy Nguyên

Theo Infonet.vn

http://www.tinmoi.vn/se-day-tieng-hoa-tu-lop-1-03809471.html


__________________



BÀI 2

Các em học sinh cấp tiểu học và trung học đã học tiếng Tàu ,
đây là chương trình học chính thức được bộ GD-ĐT ban hành
.





http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120315/day-va-hoc-tieng-hoa-trong-nha-truong-ra-sao.aspx





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 15/Mar/2012 lúc 7:47pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 30/Mar/2012 lúc 1:16am


Lửa cháy cho tình yêu

Châu Đình An -

Lửa cháy cho tình yêu


Nhìn tấm hình hết sức xúc động, nghĩ đến sự can đảm tuyệt vời và tình yêu đất nước của thanh niên Tây Tạng khiến tôi muốn khóc. Còn hình ảnh nào cao đẹp và ý nghĩa hơn. Kinh thánh Thiên Chúa Giáo dạy rằng: “Yêu là chết cho người mình yêu” vì Chúa Jesus đã chết đau đớn trên thập giá vì yêu thương nhân loài.

Chàng thanh niên Tây Tạng anh hùng cũng đã noi theo tấm gương của Jesus, là chết cho tình yêu, một cái chết không hề lãng phí. Chỉ có tình yêu, người ta mới dám vượt qua tất cả những khó khăn, gian khổ. Chỉ có tình yêu, người ta mới dám từ bỏ tất cả. Chỉ có tình yêu, cuối cùng, là hiến dâng sự sống tươi đẹp của mình. Cái chết cao cả cho tình yêu đất nước của chàng thanh niên Tây Tạng, mãi mãi và mãi mãi ngậm ngùi, đau đớn, ray rứt và rạng rỡ trong lịch sử tranh đấu của nhân dân và đất nước Tây Tạng.



Tháng 10 năm 1950, Mao Trạch Đông xua quân và chiếm đóng lãnh thổ Tây Tạng từ đó cho đến bây giờ. Tàu đã xáp nhập lãnh thổ Tây Tạng và phần đất của Trung Hoa, nhưng không thể nào xáp nhập trái tim, tư tưởng và con người Tây Tạng được.




Nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân Tây Tạng bị đàn áp. Cho dù được Hoa Kỳ ủng hộ, và thế giới tán đồng, và vị lãnh đạo tinh thần được kính trọng, Đạt Lai Lạt Ma, vẫn không thể lung lay chế độ cộng sản Tàu. Một khi lòng tham của Tàu chiếm đóng, khó lòng nó nhả ra. Nhưng không vì thế, sự việc chống ngoại xâm của Tây Tạng chùn bước. 
 
Bức hình thanh niên Tây Tạng tự thiêu phản kháng lãnh đạo cộng sản Tàu là Hồ Cẩm Đào khi đến thăm Ấn Độ, chắc chắn làm thế giới bùi ngùi xúc động, và là ngọn lửa sẽ thiêu rụi chế độ cộng sản Tàu trong tương lai.

Người Mỹ bị gọi là “can thiệp Mỹ”, hoặc “cảnh sát quốc tế” vì bị cho là xen vào các chính sách của các nước nhỏ, cho dù Mỹ can thiệp bằng kinh tế, văn hoá, quân sự vào các vùng trên thế giới. Nhưng, có điều là Mỹ không có chính sách chiếm đóng và không muốn đồng hoá lãnh thổ cho mình. Tàu thì khác, chủ trương của họ là chiếm đóng và đồng hoá các dân tộc khác vào lãnh thổ, Tàu muốn tàn sát, diệt chủng văn hoá, đè bẹp tư tưởng, để tất cả chỉ còn là Hán tộc duy nhất cai trị các sắc dân khác. 
 
Những nước có chung biên giới với Tàu như Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan, Miến Điện, Nepal… là các nước nhỏ luôn bị, nhòm ngó, bị đe doạ, bị hăm he chiếm đóng lãnh thổ. Ngoại trừ Ấn Độ là nước đông dân có đến cả tỉ người như Tàu, và từng có cuộc chiến tranh với Tàu vào năm 1962, và Tàu cũng ngán Ấn Độ hiện nay. Còn lại, các nước nhỏ khác, là mục tiêu và tầm ngắm của Tàu trong dã tâm thôn tính, xâm chiếm.




Châu Đình An


http://chaudinhan.net/2012/03/28/l%E1%BB%ADa-chay-cho-tinh-yeu/

http://danlambaovn.blogspot.com/2012/03/lua-chay-cho-tinh-yeu.html





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 31/Mar/2012 lúc 5:45am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 10/Apr/2012 lúc 7:36pm


Mạng TQ: ‘Kế hoạch đánh chiếm nước Nga trong 2 tháng’


Reds.vn
Toàn bộ các khu vực Zabaikal, Viễn Đông và Primore trong 24 giờ đầu tiên sẽ nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc. Các trận đánh ở Trung và Tây Sibir sẽ diễn ra trong thời gian dài hơn. Đến trung tuần tháng 4, quân Nga sẽ bị đẩy lui và lính Trung Quốc sẽ tiếp cận dãy núi Ural, “biên giới tự nhiên” với Nga…

“Hãy trả lại Sibir và Viễn Đông cho Trung Quốc”
Vào tháng 3/2012, trên diễn đàn trang điện tử quân sự của Trung Quốc Club.mil.news.sina.com.cn đã đăng một bài viết có tiêu đề: “Nga cần trả lại Sibir và vùng Viễn Đông cho Trung Quốc để tạo điều kiện phát triển tình hữu nghị và hòa bình trên toàn thế giới!”. Những bài viết kiểu này đã trở nên đặc trưng đối với mạng internet Trung Quốc thời gian gần đây.
Trong bài viết, tác giả dẫn lại một câu nói được cho là của ông Putin: “Bất kỳ tổng thống Nga nào cũng cần làm tất cả để trả lại cho Trung Quốc những vùng lãnh thổ Viễn Đông của họ”.
Tác giả khẳng định những vùng lãnh thổ Sibir và Viễn Đông từ phía Đông dải Ural từ xa xưa thuộc đã về Trung Quốc. Tại đây, các dân tộc thiểu số du mục phía Bắc Trung Quốc thời xa xưa đã từng sinh sống. Trong thời gian chuyến đi thăm của mình đến Liên Xô, Mao Trạch Đông đã từ chối xuống ga nằm tại khu vực biển Bắc (hồ Baikal). Một người tháp tùng hỏi Mao vì sao không rời con tàu. Mao mắng người này vì thiếu kiến thức lịch sử và “bằng giọng cáu giận nặng nề” nói rằng: “Ở đây mục phu Trung Quốc Xinchen Xu U đã chăn đàn gia súc của mình”. Mao ngầm ý rằng vùng đất này là tổ quốc cổ xưa của nhân dân Trung Quốc, nay bị Liên Xô chiếm đóng bất hợp pháp.
Tác giả bài viết cũng khẳng định rằng nhiều triều đại Trung Quốc đã đặt các cơ quan quản lý hành chính ở “Sibir lạnh lẽo”. Nhưng sau đó người Nga vượt qua dãy núi Ural, bắt đầu thẩm lậu sang phía Đông vào Sibir và tiếp tục tiến đến bờ biển Thái Bình Dương. Tác giả tỏ ra căm phẫn khi cho rằng địa danh Heiluntszyan của Trung Quốc đã bị đổi thành Nicolaievsk, một điều tương tự như việc Nga chiếm của Nhật Bản đảo Osima giàu có về gỗ và khí đốt thiên nhiên và đổi tên thành Sakhalin.
Cuộc xâm lấn của Nga đã gây ra “nỗi căm thù lịch sử”, và nhiều người Trung Quốc sẽ không quên mối nhục này, tác giả viết. Và sự trỗi dậy của Trung Quốc đòi hỏi những vùng lãnh thổ Viễn Đông đã mất phải được hoàn trả.
Quan hệ Nga – Trung: Đối tác chiến lược hay sự dối trá chiến lược?
Tác giả tin chắc, Nga không có các nguồn nhân lực, tài chính, vật chất để kiểm soát được vùng Viễn Đông. Người Trung Quốc cần giành thế chủ động để lấy lại vùng lãnh thổ này. “Nếu Putin thực tế sẽ trả lại cho chúng ta những vùng đất đã mất, điều này sẽ có ảnh hưởng tốt đẹp đến mối ổn định quan hệ Trung-Nga. Đây sẽ là minh chứng của tình hữu nghị đích thực, sự tôn trọng lẫn nhau và tình đoàn kết giữa hai nước của chúng ta” tác giả bình luận.
Ở phần bình luận, rất nhiều độc giả đã ủng hộ bài viết với những lời lẽ kiểu như: “Việc lấy lại những vùng đất đã mất là nhiệm vụ của chúng ta!”. Có người còn phân tích: “Cần trả cho Nga nhiều tỷ USD để mua những mảnh đất này, bởi vì sắp đến những trái phiếu của Hoa Kỳ sẽ biến thành những tờ giấy lộn. Đây là một viên đạn giết chết hai con thỏ: vừa tránh được những trái phiếu đang mất giá trị và đồng thời có được những vùng đất giàu khoáng sản”.
Tuy vậy, cũng có độc giả bày tỏ sự ngạc nhiên khi một trang mạng “đáng kính” như Sina.com.cn lại có thể đăng tải bài viết phi lý của một kẻ có đầu óc bệnh hoạn.

Kịch bản chiến tranh chống Nga
Không chỉ dừng lại ở những lời hô hào chung chung, trên các diễn đàn quân sự của Trung Quốc đã diễn ra những cuộc tranh luận hoàn toàn nghiêm túc về viễn cảnh của “cuộc thập tự chinh xe tăng mật tập” vào miền Đông nước Nga. Vào đầu năm 2012, nhiều trang mạng phát tán một kịch bản chi tiết về cuộc chiến Trung Quốc sẽ tiến hành nhằm chiếm đất của Nga.
Kịch bản này đặt ra giả thuyết, vào cuối tháng 2/2012, Trung Quốc sẽ bắt đầu các hoạt động quân sự xâm chiếm đóng các vùng Sibir, Viễn Đông và Zabaikal của Nga. Khu vực Trung và Tây Sibir sẽ là hướng tấn công chính. Những hướng khác sẽ phụ thuộc vào quân số, gồm Primore, Viễn Đông và Zabaikal.
Biên giới Trung Quốc kéo dài đến dãy Ural!
Theo các “chiến lược gia internet”, toàn bộ các khu vực Zabaikal, Viễn Đông và Primore trong 24 giờ đầu tiên sẽ nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc. Các trận đánh ở Trung và Tây Sibir sẽ diễn ra trong thời gian dài hơn. Đến trung tuần tháng 4, quân Nga sẽ bị đẩy lui và các binh lính Trung Quốc sẽ tiếp cận dãy núi Ural, “biên giới tự nhiên” giữa Nga và Trung Quốc.
Thành phố Yakutsk sẽ bị chiếm và các tuyến đường BAM, Magadan, Irkutsk và Krasnoyarsk sẽ bị cắt đứt bởi các chiến dịch của lực lượng đổ bộ hàng không vào những ngày đầu cuộc chiến. Sau khi chiếm được các mỏ dầu và khí đốt, Trung Quốc trên thực tế sẽ kiềm chế các hoạt động của NATO nhằm ủng hộ Nga.
Vào cuối tháng 4, vùng Kamchatka và Chukotka sẽ bị chiếm đóng bởi chiến dịch của các đơn vị đổ bộ đường không. Quân Trung Quốc sẽ tiến công với tốc độ nhanh, từ 200 – 500 km mỗi ngày. Khác chiến thuật của những cuộc chiến tranh trước đây, Trung Quốc sẽ không tập trung quân sát biên giới Nga. Sau khi nhận các nhiệm vụ chiến đấu và lịch hành trình, các binh sỹ theo đội hình hành quân từ các vị trí của mình vào ban đêm với tốc độ cao tiến thẳng vào các điểm thực hiện nhiệm vụ tác chiến.
Các đơn vị và phân đội đụng độ với bính lính Nga sẽ độc lập thực hiện nhiệm vụ của mình. Các lực lượng chính sẽ hành quân đến các vị trí thực hiện nhiệm vụ chiến đấu đã định. Như vậy cuộc tấn công sẽ không bị chậm lại. Tiến độ của các chiến dịch sẽ đúng như kế hoạch. Việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ không thể xảy ra trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến, bởi vì tập đoàn đột kích sẽ hoàn toàn ở trên lãnh thổ Nga.
Trước khi cuộc chiến bắt đầu, hơn một nghìn các toán biệt kích trinh sát đặc nhiệm của Trung Quốc đã xâm nhập vào nước Nga dưới vỏ bọc thường dân để tiến hành trinh sát các cơ sở quân sự Nga. Trong những ngày đầu chiến tranh, các nhóm đặc nhiệm này sẽ chỉ điểm cho các đơn vị tên lửa chiến lược, và không quân Trung Quốc tiêu diệt các tổ hợp phòng không, kho vũ khí, các điểm chỉ huy ít được bảo vệ của Nga…
Tại các vùng lãnh thổ chiếm đóng, Trung Quốc sẽ tiến hành đổi đồng rúp ra đồng nhân dân tệ theo tỷ giá ưu đãi cho nhân dân địa phương, cung cấp các sản phẩm ăn uống và hàng hóa do mình sản xuất với giá rẻ hơn hai – ba lần so với giá mà những người Nga hiện nay phải mua.
Trong thời hạn ngắn, Trung Quốc sẽ bắt đầu xây dựng nhà ở và triển khai sản xuất trên các vùng lãnh thổ đã chiếm đóng. Những người gốc Nga từ thời điểm bị Trung Quốc chiếm đóng sẽ không chỉ được nâng cao mức sống của mình gấp hai – ba lần, mà còn có được công việc ổn định nhờ sự phát triển nhanh chóng của các vùng đất dưới sự quản lý của Trung Quốc.
Để ngăn chặn triệt để sự phản kháng từ người dân địa phương, Trung Quốc sẽ tiến hành hoạt động tuyên truyền ồ ạt với những khẩu hiệu kiểu như:
- “Chúng tôi giúp những người anh em Nga thoát khỏi bọn quan chức thối nát và lũ đầu sỏ trộm cướp!”
- “Sibir – chúng tôi sẽ trao trả cho những người dân Sibir” v..v và v.v…
Trên thực tế, lính Trung Quốc sẽ xử bắn những kẻ tham nhũng và kẻ tham ô công quỹ mà nhân dân cũng như các đơn vị tình báo Trung Quốc đều đã biết rõ. Một số quan chức không kịp chạy trốn sẽ phải hợp tác với Trung Quốc để bảo đảm an toàn cho bản thân. Và chỉ sau 2 tuần chiếm đóng, Trung Quốc đã thiết lập một trật tự mới trên vùng lãnh thổ cũ của Nga.
Những nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Nga – Trung
Những nguyên nhân, theo dân mạng Trung Quốc, sẽ khiến cuộc chiến tranh với Nga là không tránh khỏi:
- Nhiều phần lãnh thổ Nga trong lịch sử thuộc về Trung Quốc và người Trung Quốc có quyền đòi lại chúng.
- Sự cần thiết mở rộng không gian sống, cũng như nhu cầu chảy bỏng về các nguồn dầu mỏ, khí đốt và nhiều nguồn tài nguyên khác.
- Tranh thủ sự yếu kém về kinh tế cũng như chính trị, sự thụt lùi của Nga về quân sự để tiến hành chiến tranh.
- Trung Quốc đã từng bị Liên Xô “vả vào mặt” trong những cuộc xung đột và mâu thuẫn năm 1969, 1982. Với bản tính “thù dai”, người trung Quốc không thể không “rửa nhục”.

Những biểu hiện chuẩn bị chiến tranh, theo quan sát của dân mạng Trung Quốc
- Các công trình xây dựng trục đường chính và các con đường dọc theo mặt trận tại các khu vực giáp biên giới với Nga để vận chuyển binh lính ở dạng đường 6-8 làn xe đã hoàn tất. Khả năng lưu thông như vậy của các xa lộ chẳng phục vụ điều gì khác ngoài việc nhanh chóng chuyển quân ra mặt trận.
- Trung Quốc đã chấm dứt các khoản đầu tư to lớn vào Nga, và sẽ không phải chịu những thiệt hại kinh tế nếu chiến tranh nổ ra.
- Người Trung Quốc đang ồ ạt học tiếng Nga dưới sự khuyến khích của nhà nước (chứ không phải là tiếng Anh).
- Hoạt động chuẩn bị chiến đấu của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Hoa thường xuyên được hoàn thiện, sẵn sàng cho những cuộc chiến tranh quy mô lớn. Có lẽ, không phải ngẫu nhiên khi các cuộc thử nghiệm xe tăng mới và các phương tiện bọc thép khác chủ yếu được tiến hành ở vùng Nội Mông. Điều kiện khí hậu nơi đây rất giống khu vực Viễn Đông và Sibir của Nga.


KICHBU lược dịch. V.T biên tập.
Nguồn: Militaryparitet.com / Newsland.ru





mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 02/May/2012 lúc 7:13pm


Hacker Philippines

tiếp tục hạ 14 website Trung Quốc

Tuổi%20TrẻTuổi Trẻ – 2-5-2012


TTO - Không lâu sau khi giới chức Philippines ra lời kêu gọi kiềm chế những căng thẳng trên mạng, lại có thêm 14 trang web thuộc hệ thống thông tin Chính phủ Trung Quốc bị tấn công và thay đổi giao diện.


Một trang web Chính phủ Trung Quốc bị hacker Philippines thay đổi giao diện – Ảnh minh họa: Internet

Trong hành động được giới truyền thông gọi là sự “phớt lờ” yêu cầu từ chính phủ nước mình, các hacker Philippines, được xem là thuộc tổ chức hacker quốc tế Anonymous, vẫn tiếp tục tấn công và thay đổi giao diện của 14 trang web trực thuộc Chính phủ Trung Quốc, trong chiến dịch được gọi là “OpChinaDown”.

Theo nguồn tin từ trang công nghệ NewsBytes, lý do của những cuộc tấn công chủ yếu vẫn mang màu sắc chính trị, cụ thể là các tranh chấp địa lý xung quanh khu vực bãi đá ngầm Scarborough giữa Philippines và Trung Quốc. (Xem )

Một lần nữa, các quan chức Philippines đã lên tiếng bày tỏ “sự thất vọng” đối với hành động của nhóm Anonymous “chi nhánh” Philippines, cho rằng các hành vi cực đoan này chỉ khiến sự căng thẳng giữa hai quốc gia leo thang một cách không cần thiết.

Thông điệp của nhóm hacker tự cho là thành viên của nhóm Anonymous trong chiến dịch chống lại Chính phủ Trung Quốc

Hiện danh sách các trang web thuộc hệ thống thông tin Chính phủ Trung Quốc là nạn nhân của vụ tấn công vẫn chưa được công bố cụ thể. Theo các chuyên gia nhận định, có thể những trang này đã được lựa chọn hoàn toàn ngẫu nhiên.

Ngày 23-4, Chính phủ Philippines thông báo ba trang web thuộc phủ tổng thống đã bị các hacker từ Trung Quốc tấn công.

Ngày 26-4, các hacker Philippines tấn công trả đũa nhiều trang web thuộc Chính phủ Trung Quốc. Giới chức Philippines lập tức yêu cầu các hacker trong nước chấm dứt các hành động này, đồng thời kêu gọi các bên kiềm chế để tránh leo thang một “cuộc chiến ảo” giữa hai nước.

Ngày 30-4, các hacker tự xưng là “chi nhánh” Philippines của nhóm hacker quốc tế Anonymous phớt lờ lời kêu gọi, tiếp tục tấn công 14 trang web của Chính phủ Trung Quốc.

THÚY QUỲNH



http://vn.news.yahoo.com/hacker-philippines-ti-p-t-c-h-14-100200536.html






Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 02/May/2012 lúc 7:16pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 03/May/2012 lúc 10:53am

Philippines đơn phương kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế

Tuổi%20TrẻTuổi Trẻ – 3-5-2012


TTO - Philippines sẽ đơn phương đưa vụ việc tranh chấp ở đảo đá ngầm Scarborough với Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về luật biển (Itlos), bất chấp việc Bắc Kinh từ chối ra hầu tòa.



Báo Philippines The Inquirer dẫn lời Bộ trưởng ngoại giao Albert del Rosario nói ngày 2-5 về thông tin trên.


Bộ trưởng ngoại giao Philippines Albert Del Rosario (trái) và Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Hillary Clinton ở Washington - Ảnh: Getty Images


Trong một tin nhắn gửi đi từ Washington D.C, Mỹ, ông Del Rosario nói Bộ Ngoại giao Philippines “hiện đang tiến hành các thủ tục cần thiết” để trình báo vụ việc lên Itlos, có trụ sở ở Hamburg, Đức. Itlos được thành lập ngày 10-12-1982 theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (Unclos).

Ông Del Rosario nói đây là “một bước hợp pháp để đối phó với những xung đột và tuyên bố lãnh thổ chồng lấn” trên biển Đông. “Cả thế giới biết rõ Trung Quốc có nhiều tàu chiến, máy bay hơn so với Philippines. Tuy nhiên, rốt cuộc chúng tôi hi vọng có thể chứng tỏ rằng luật pháp quốc tế sẽ công bằng hơn nhiều”, ông Del Rosario nói.

Ông và Bộ trưởng quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đã có cuộc gặp với những người đồng cấp Mỹ ở Washington ngày 30-4, trong đó Mỹ tuyên bố trung lập trong tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải giữa Bắc Kinh và Manila.

Ngày 29-4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đã từ chối kêu gọi từ Manila nhờ một trung gian quốc tế giải quyết tranh chấp trên biển và nhắc lại khẳng định chủ quyền của họ với bãi đá ngầm. The Inquirer dẫn lời các chuyên gia nói vụ kiện của Philippines ở Itlos khó có cơ hội nếu Bắc Kinh từ chối tham gia.

Philippines yêu cầu Mỹ hỗ trợ quân sự

Cũng trong ngày 2-5, Philippines thông báo đã yêu cầu Mỹ hỗ trợ lực lượng quân đội, tàu tuần tiễu và máy bay cũng như hệ thống rađa quân sự. “Chúng tôi đã trình một danh sách các thiết bị cứng mà Mỹ có thể hỗ trợ, có thể bao gồm tàu và máy bay tuần tiễu, hệ thống rađa và các trạm quan sát bờ biển”, ông Del Rosario nói.

Trong bài phát biểu ở Quỹ Heritage, ông cũng cho biết Philippines sẽ tăng cường quan hệ đối tác với Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc và các nước khác để bảo đảm an ninh hàng hải, hỗ trợ nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai trong vùng. Ông khẳng định Philippines và đồng minh có hiệp ước của họ và sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc tập trận “theo một cách tốt hơn, ở nhiều địa điểm hơn và thường xuyên hơn”.

Mỹ cần một đồng minh mạnh hơn trong vùng có thể chia sẻ trách nhiệm bảo đảm an ninh và ổn định khu vực một cách hiệu quả hơn - ông Del Rosario phân tích - Do đó lợi ích chiến lược của Mỹ là đầu tư vào sự tiến bộ quốc phòng và khả năng quân sự của Philippines. Với Philippines, căng thẳng ở biển Tây Philippines (biển Đông) là đầy thách thức”.

Trong khi đó, nhiều tổ chức dân sự Philippines đã kêu gọi một cuộc tuần hành của người Philippines trên toàn cầu phản đối Trung Quốc. Tổ chức Người Philippines ở Mỹ, do Loida Nicolas-Lewis làm chủ tịch, đang vận động các cuộc tuần hành trước Đại sứ quán Trung Quốc và các lãnh sự nước này ở Manila cũng như các thành phố lớn của Mỹ, Canada, Úc và các nước châu Á khác vào ngày 11-5 để gây sức ép với Bắc Kinh.

“Trung Quốc cũng là châu Á, họ sẽ mất mặt - Lewis, bản thân trực tiếp tổ chức tuần hành ở New York, nói với The Inquirer - Chúng tôi sẽ cố gắng huy động cả người Mỹ gốc Việt, gốc Malaysia, gốc Indonesia và các nước khác tham gia tuần hành”.

Doanh nhân người Philippines gốc Hoa Jackson Kan nói Bắc Kinh sẽ buộc phải phản ứng nếu có 500.000 người Philippines xuống đường tại lãnh sự nước này ở Makati, gần Manila, “nhưng chúng tôi không cần họ phản ứng, chúng tôi cần phản ứng từ cộng đồng quốc tế”.

HẢI MINH


http://vn.news.yahoo.com/philippines-n-ph-ng-ki-n-trung-qu-035300523.html





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 03/May/2012 lúc 11:03am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 06/May/2012 lúc 8:57pm


Trung Quốc đưa tàu công xưởng khổng lồ đến Biển Đông

07 th. 5/2012


http://www.youtube.com/watch?v=xZwVIzR_2DU




Thụy My 
Theo hãng tin Đài Loan CNA hôm nay 06/05/2012, Trung Quốc đã điều một tàu công xưởng và một đội tàu hỗ trợ đến Biển Đông, nhập vào đoàn tàu đánh cá hiện có của Trung Quốc tại đây. Sự kiện này diễn ra trong lúc việc tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng ở Biển Đông đang căng thẳng.

Tàu Hải Nam Bảo Sa 001, một tàu chế biến hải sản khổng lồ 32.000 tấn, và một chiếc tàu dầu 20.000 tấn, hai tàu vận tải 10.000 tấn và ba tàu hỗ trợ có trọng tải từ 3.000 đến 5.000 tấn sẽ đến tăng cường cho đội tàu đánh cá hiện có từ 300 đến 500 chiếc của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp. Hãng tin CNA dẫn nguồn tin từ Văn Vị Báo, tờ báo Hoa ngữ có trụ sở tại Hồng Kông cho biết như trên.

Hải Nam Bảo Sa là tàu công xưởng chế biến hải sản lớn nhất của Trung Quốc, loại tàu này hiện nay trên thế giới chỉ có bốn chiếc. Trên tàu có bốn nhà máy chế biến, 14 dây chuyền sản xuất và khoảng 600 công nhân. Tàu mẹ và các tàu hỗ trợ sẽ cung ứng các phương tiện cần thiết để chế biến đến 2.100 tấn hải sản mỗi ngày.

Hiện nay, đoàn tàu đánh cá của Trung Quốc không thể ở lâu trong khu vực vì thiếu phương tiện chế biến. Đội tàu bổ sung này sẽ giúp các tàu cá Trung Quốc có thể đánh bắt tại Biển Đông suốt 9 tháng.

Bên cạnh đó, hôm 26/4 Quốc gia Hải dương Cục của Trung Quốc cũng đã đồng ý "trên nguyên tắc" cho chính quyền tỉnh Hải Nam xây dựng bến cảng tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Sở Hải dương và Ngư nghiệp Hải Nam ước tính bến tàu này sẽ giúp sản lượng hải sản trong khu vực đạt 2,2 triệu tấn vào năm 2015, thu về 50 tỉ nhân dân tệ (tương đương 7,9 tỉ đô la).

Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan cùng đòi hỏi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa. Trung Quốc đã chiếm được toàn bộ quần đảo Hoàng Sa ngày 20/01/1974, sau trận hải chiến với quân đội Việt Nam Cộng Hòa.




http://thanhnienconggiao.blogspot.com/2012/05/trung-quoc-ua-tau-cong-xuong-khong-lo.html






Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 06/May/2012 lúc 8:58pm
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 12 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.191 seconds.