Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Chuyện Linh Tinh | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh |
Chủ đề: Những câu chuyện thiền | |
<< phần trước Trang of 7 |
Người gởi | Nội dung |
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 09/May/2012 lúc 7:48pm |
TIỀN & HẠNH PHÚC Thy Anh st Tôi đã từng là thành viên của câu lạc bộ “NHỮNG NGƯỜI TÌM KIẾM HẠNH PHÚC” với chủ trương "Tôi sẽ chỉ hạnh phúc khi . . . " . Lúc đó, tôi cho rằng mình sẽ hạnh phúc khi tìm được người bạn đời hoàn hảo, một công việc hoàn hảo và có nhiều …tiền. Theo thời gian, tôi bắt đầu đạt được các mục tiêu đề ra ban đầu và tôi lại đặt ra các mục tiêu khác, lớn lao hơn. Tôi quan niệm thành công như một điều kiện cơ bản để xây dựng cuộc sống hạnh phúc. Tôi tham gia các lớp thảo luận về sự thành công. Tôi vạch cho mình những kế hoạch cụ thể và đọc đi đọc lại mỗi ngày. Tôi tự hỏi tại sao nhiều nhà tâm lý học lại khuyên người ta không nên lập nhiều kế hoạch cùng một lúc. Tôi không thích lời khuyên như thế vì tôi muốn mình tham gia vào câu lạc bộ “TÔI MUỐN NHIỀU HƠN NỮA”. Ngày nay, trong xã hội hiện đại, tiền bạc trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều người. Không ít người cho rằng thành công về tiền của là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá sự thành công. Nó trở thành tiền đề để họ xây dựng một cuộc sống hạnh phúc. Tiền bạc có thể mang đến cho con người cơ hội để làm những việc họ thích như thoải mái mua sắm, đi du lịch, làm từ thiện hay đầu tư . . . Nhưng có lẽ bạn cũng đã từng nghe rất nhiều câu chuyện về cuộc đời bất hạnh của những triệu phú. Rõ ràng sự giầu có chẳng thể mang lại cho họ hạnh phúc. Thông thường, những bất hạnh mà co người phải gánh chịu trong cuộc sống đều ít nhiều liên quan đến việc có quá nhiều hoặc quá ít tiền. Tiền sẽ phục tùng bạn và bạn sẽ luôn có đủ điều kiện chăm lo cuộc sống của mình một khi biết đầu tư thích hợp cho nó. Tiền cũng giống như con người, sẽ đền đáp khi bạn biết đối sử với nó như một người bạn đáng mến. Có lúc nó quan trọng hơn bạn nghĩ nhưng cũng có lúc nó nhỏ bé vô cùng. Và cũng có lúc nó lại cần sự bảo vệ chăm sóc đặc biệt của bạn. Khi để tiền làm chủ cuộc sống của mình, bạn sẽ phải trả giá cho nó. Bạn sẽ không thể có được tự do và hạnh phúc nếu không biết bằng lòng với những gì mình đang có. Bạn cũng sẽ được nhiều hơn khi nhận ra rằng mình hoàn toàn có thể trở nên giàu có, bởi chính bạn mới có giá trị hơn tiền bạc, hơn công việc bạn đang làm, hơn chiếc xe bạn đang lái hay bộ quần áo bạn đang mặc. Đừng bao giờ mang sức mạnh và giá trị riêng của bản thân ra định giá. Tự do thật sự không thể mua hay bán bằng bất kỳ giá nào. Tự do thật sự là nhửng gì sẽ tồn tại vĩnh viễn, không bao giờ mất. Cách đây một năm, Lyne Twist có dịp tiếp xúc với nhiều phụ nữ có vị trí chức vụ cao trong tập đoàn Microsoft. Trong cuốn The Soul of Money, cô cho biết những phụ nữ này có tuổi đời trung bình khoảng 36, và tài sản mà họ đạt được khoảng 10 triệu đô la. Cuộc sống của họ lúc nào cũng gắn chặt vào chiếc máy vi tính và chĩ dành rất ít thời gian cho gia đình hay nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi. Họ cho biết ít khi cảm thất hạnh phúc cũng như không thỏa mãn với số tiền mà họ đang có. Thany vì dành thời gian cho những việc như chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa, họ cố làm việc nhiều hơn với hy vọng thành công hơn sẽ mang đến cho họ tự do và hạnh phúc. Nhưng rồi, chính họ cũng phải thừa nhận rằng, nếu cứ tiếp tục sống như thế, họ sẽ chẳng bao giờ đạt được điều mong muốn.
Rõ ràng, tiền bạc không phải là tấm vé tự động có thễ đưa con người bước vào cách cửa tự do và hạnh phúc. Một thồng kê gần đây cho thây1/3 gia đình ở Mỹ giàu hơn 95% dân số thế giời. Nhưng trong một chuyến thăm của mình, Mẹ Teresa lại nói rằng nước Mỹ là một quốc gia nghèo nhất thế giời bởi họ phải gánh chịu nhiều nỗi cô đơn nhất. Trong cuốn A Big New Free Happy Unusual Life, tác giả Nina Wise viết:" Khát vọng tự do của con người không thể được thỏa mãn bằng những chiếc xe hơi sang trọng, nhà cao cửa rộng, vàng bạc châu báu hay tất cả những tiện nghi vật chất khác. Con người chỉ tìm được tự do khi và chỉ khi chúng ta biết hài lòng với cuộc sống của mình, rằng những gì chúng ta đang có đã là đủ và biết giữ mình nằm ngoài mọi sự đua chen, giành giựt của cuộc đời. Đó là khi sức mạnh của tâm hồn bạn lên tiếng". Chúa Jesus đã kể một câu chuyện cho các tông đồ của mình như sau: Có một ông chủ rất giàu có, có rất nhiều ruộng đất và vườn nho. Lương thực và trái cây ông sản xuất ra mỗi năm đều chất đầy kho. Ông sống trong một ngôi nhà lộng lẫy vô số kẻ hầu người hạ. Có một năm, thời tiết rất tốt, mưa thuận gió hòa, trong vườn nho lắm nơi kết thành chùm. Đại mạch, tiểu mạch trên đồng cũng sinh trưởng rất tốt, tốt hơn năm trước rất nhiều. Có thể nói năm nay ông ta đã đạt được mùa thu hoạch kỷ lục. Mỗi ngày ông ta đều đi thăm đồng ruộng và các vườn nho, miệng tươi cười, ánh mắt sáng ngời, trong lòng tự nhủ:"Ôi! thật là quá tốt, tài sản của ta mỗi năm một nhiều, không chừng ta sẽ sớm trở thành người giàu nhất thế gian." Nghĩ đến vụ mùa bội thu là lòng ông lại vui phơi phới. Ông đến vườn nho, rồi kho lương thực và tài sản. Ông đột nhiên dừng lại: "Những cái nhà kho này thật sự quá nhỏ, chúng sẽ không đủ chỗ chứa lương thực nông sản của ta năm nay. Vậy phải làm sao đây?" Ông tự hỏi rồi tự trả lời: " Làm như thế này vậy, mình dỡ bỏ những nhà kho cũ để xây cái mới to hơn!". Nghĩ đến đây, ông vội vàng về nhà. Rồi ông hí hửng đi vào ngôi nhà lộng lẫy như hoàng cung của mình. Ông tiếp tục nghỉ:" Ta không phải nỗ lực làm việc cũng sẽ an nhàn hưởng thụ, của cải ta rất nhiều, dư dùng cả một đời ..." Nhưng tối hôm đó, ông ta đột ngột qua đời, hoàn toàn ngoài dự liệu của ông. Ông ta nằm trên chiếc giường lớn, mặt mày trắng bệch, tay chân lạnh ngắt. Ông chĩ còn là một xác chết. Bên ngoài, gió thổi nhẹ qua những bông lúa đang chín của ông. Nhưng ông đã ra đi và sẽ có người khác thu hoạch, sẽ hưởng vụ mùa bội thu và của cải của ông. Cơn gió nhẹ cũng thồi qua vườn nho, khắp nới đều là những chùm nho trĩu quả, nhưng ông ta cũng không có phúc để hưởng thụ vì đã chết. Ông ta không mang theo được thứ gì. Tài sản của ông cũng chẳng ích gì đối với bản thân ông nữa. .. Một chút cũng không có. Sau khi ông chết, người khác đến thu hoạch lương thực của ông. Ông bị chôn dưới đất, tối tăm lạnh lẽo. Không bao lâu sau, mọi người đã quên ông. Sẽ chẳng còn ai tưởng nhớ đến ông. "người đam mê của cải sẽ chẳng biết thế nào là đủ. Đấy rồi cũng chỉ là hư không. Bạn càng giàu có thì người theo bạn càng nhiều. Thu nhập của bạn chẳng qua cũng sẽ thoảng qua như mây khói. Người biết lao động không màng của cải bất kể được ăn no hay không cũng sẽ luôn ngủ ngon, nhưng người có nhiều của cải vật chất lại không thể."(trích kinh thánh) n Thy Anh st |
|
mk
|
|
IP Logged | |
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 28/Aug/2013 lúc 10:25pm |
Bồ Tát chỉ ngồi để thấy... Thiền sư Viên Minh Một
người nọ nhìn thấy cái kén của con bướm. Sau đó,anh thấy một cái lổ nhỏ
xuất hiện. Anh ngồi chăm chú theo dõi con bướm trong vài giờ đồng hồ và
thấy nó cố gắng vùng vẫy tìm cách chui ra ngoài qua cái lỗ nhỏ đó. Rồi
dường như nó không có thêm một tiến triển nào nữa. Trông cứ như thể nó
đã làm hết mức có thể rồi và không thể xoay xở gì thêm được.
Thấy
tội nghiệp nên người đàn ông quyết định giúp con bướm. Anh lấy một cái
kéo và cắt cái kén. Con bướm dễ dàng thoát ra. Nhưng nó có một cái thân
căng phồng và đôi cánh nhỏ bé, teo quắt. Thế là, con bướm đó sẽ phải bỏ
ra suốt cả cuộc đời nó chỉ để bò trườn với cơ thề sưng phồng và đôi cánh
co lại. Nó không bao giờ bay được...
Cho nên Quy tắc thứ ba của người Ấn độ : "Trong mỗi khoảnh khắc mọi sự đều bắt đầu vào đúng thời điểm". Người đàn ông tốt bụng đã không hiểu rằng chiếc kén chật hẹp và sự vùng vẫy của con bướm để chui qua được cái lỗ nhỏ ấy chính là cái cách mà Tạo Hóa buộc chất lỏng trong thân con bướm chảy vào cánh để sẵn sàng cho nó có đủ sức mạnh để cất cánh bay... Vì vậy, đừng bao giờ tin vào quan niệm Bồ Tát độ mình cả, nếu Bồ Tát đến độ mình tức là Bồ Tát can thiệp vào việc mình cần phải làm là để thoát ra khỏi cái kén (thoát khỏi vô minh) chính mình là người cần phải mở ra mọi cái mà mình đã trói buộc vào, không có Bồ Tát nào làm thay cho mình... Quan niệm Bồ Tát cứu độ bị hiểu sai kiểu như người mẹ giúp con " thôi con đừng đánh vần để mẹ đánh vần cho... Con đừng làm toán để mẹ làm toán cho...vân vân...và vân vân..." Bồ Tát chỉ ngồi để thấy, để xem mình đau khổ như thế nào và thoát khỏi đau khổ như thế nào... mà Tâm Ngài vẫn hoàn toàn bất động, đó mới chính là Bồ Tát chân chính nhất. Qua câu chuyện trên, con nhộng chỉ cần đợi thêm một chút nữa, nó có thể tự vùng vẫy thoát ra khỏi cái kén, thì nó mới đủ sức mạnh cất cánh bay cao... cũng như con người ta cần phải chịu đựng đau khổ thêm một chút nữa thì mới có được bài học Giác Ngộ cho chính mình... Thế cho nên, Bồ Tát chỉ khai thị mà không có cứu độ.... khai thị cho mọi người thấy ra mọi cái đã có sẳn nơi mỗi người, và để mọi người biết tự trở về với chính mình... Trong Phật Giáo không có quan niệm có người khác cứu độ... đừng xin xỏ mong cầu mà trở thành mê tín... Đức Phật dạy, Pháp hộ trì người sống đúng Pháp, thuận Pháp... Những người sống thuận Pháp, khi gặp chuyện thì tự động có Chư Thiên hộ Pháp hộ trì... Cũng như một người sống đúng tốt thì được nhiều người tin tưởng giúp đỡ... Chân lý chính là Thực Tế chứ không phải ảo tưởng ... Thiền sư Viên Minh Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 28/Aug/2013 lúc 10:27pm |
|
mk
|
|
IP Logged | |
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 22/Sep/2013 lúc 4:34am |
Cho dù con hoàn toàn không có cái gì, con vẫn có thể thực hiện bố thí
(ST) |
|
mk
|
|
IP Logged | |
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 25/Dec/2013 lúc 9:32pm |
Mở mắt, nhắm mắt Thích Tánh Tuệ *** Có khi mở tròn xoe
mắt Mà trong Tâm tối mịt mùng. Có khi ngồi yên nhắm mắt Mà đèn tâm vụt sáng trưng. Nhiều khi đôi mi khép lại Còn Tâm đi chợ ngoài tê. Mở to mắt nhìn thực tại Đẹp thay, chiếc lá Bồ Đề! - Đôi khi ta cần nhắm mắt Trước bao cám dỗ cuộc đời. Sau lưng đóa hồng tươi thắm Một bầy gai nhọn người ơi!... - Đôi khi cần nên mở mắt Rỡ ràng nhịp bước bàn chân. ''Cửa sổ tâm hồn'' trải rộng Rồi thương nỗi khổ tha nhân… Mỗi ngày ta nên nhắm mắt Nhìn lại một ngày đã qua. Mình thở nhịp đời sâu sắc Hay là sống vội, qua loa... Từng ngày ta nên ''mở mắt'' Nhìn cho rõ mặt người thương. Mẹ ơi, tóc chiều đã bạc Biết đâu… mai nhỡ vô thường… Đêm sâu vào miền tĩnh lặng Nhắm mắt làm cuộc hội thần. Để mai xuôi đời cơm áo Hiểu rằng mọi thứ... phù vân... Lắm khi hằng nên mở mắt Để thấm thía đời bể dâu. Đằng sau còn gì để lại Hay là... ''sỏi đá… cần nhau...''? ''Mở mắt'' để rồi ''nhắm mắt'' Có gì thực ''của Ta'' đâu! Kìa, bóng chiều rơi khuất núi Nghìn thu… bụi cũng qua cầu... Bodhgaya rằm thượng nguyên 2013 LH.sưu tầm |
|
mk
|
|
IP Logged | |
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 29/Jan/2015 lúc 5:12pm |
Ba hành khách cùng đi trên một chuyến tàu tới ga Tình yêu: Sòng phẳng, Ích kỷ và Vị tha. Cả ba đều mang theo mình hai gói đồ: Nhận và Cho, nhưng độ nặng nhẹ khác nhau:Sòng phẳng: Cho = Nhận Ích kỷ: Cho < Nhận Vị tha: Cho > Nhận Trong lúc rỗi rãi ba người tán gẫu về hành lý của mình. Sòng phẳng lên tiếng: - Tôi thấy hành lý của các anh lệch lạc, thật khó mang theo. Còn tôi luôn cân đối Cho và Nhận nên mang đi dễ dàng. - Anh làm thế nào cho cân được? Ích kỷ hỏi. -
Thì tôi phải tính chớ. Tôi chỉ cho đi khi tôi chắc có thể nhận về một
lượng tương đương. Cho không hay nhận không của ai cái gì, tôi đều không
thích. Tính tôi là vậy, không muốn mắc nợ hay mang ơn. Ích kỷ: -
Anh nói nghe như thể đi mua hàng vậy: Tiền nhiều mua được nhiều, tiền
ít mua được ít, không tiền không mua. Nhưng tình cảm đâu thể đong đếm
theo cách đó. Sòng phẳng cười phá lên, rung cả hai vai. Ích kỷ ngạc nhiên: - Tôi nói vậy không đúng à? -
Quá đúng là khác. Tôi chỉ buồn cười là trông 2 gói hành lý của anh bên
Cho thì nhẹ bên Nhận thì nặng, vậy mà anh cũng nói được câu đó. Ích kỷ nhìn lại 2 gói đồ của mình, gật đầu. Sòng phẳng thoáng bâng khuâng: -
Không phải lúc nào tôi cũng sòng phẳng cả đâu. Có những người cho tôi
nhiều mà tôi không cho lại được là mấy. Ví như tình yêu cha mẹ cho tôi
gần như vô hạn, chẳng kể tôi có đáp lại hay không. Vậy là tôi Nhận nhiều
hơn Cho. Với con cái thì tôi Cho chúng nhiều hơn Nhận về. Cũng nhờ có
sự bù trừ như vậy mà 2 gánh hành lý của tôi thường cân nhau. Ích kỷ tán thành: -
Tôi thấy kiểu hành lý của anh giờ đang thịnh hành. Nhiều người thích
sòng phẳng cả trong tình yêu theo kiểu: “Ông rút chân giò, bà thò chai
rượu”. Sòng phẳng trầm ngâm: -
Đôi khi tôi cũng không thích sống thế này đâu. Luôn phải tính toán
nhiều - ít, luôn phải dừng gánh để sẻ từ bên này sang bên kia. Tôi thấy
mệt mỏi và nhiều lúc trống rỗng, vô cảm. Ích kỷ: -
Tôi cũng giống anh, luôn phải so đo tính toán. Nhưng tôi phải tính sao
cho Nhận về mình nhiều hơn. Tôi chỉ thích nghĩ cho mình thôi mà. - Nhận nhiều như thế anh có hài lòng không? Sòng phẳng hỏi. - Chả mấy khi tôi vừa lòng. Tôi luôn canh cánh trong lòng: Mình có bị mất mát gì không? Cho như thế có nhiều quá không? - Anh có người yêu không? -
Có chứ. Tôi rất yêu người yêu tôi là đằng khác. Nhưng tôi luôn lo sợ.
Tôi sợ mình cho nhiều quá lỡ tình yêu bỏ tôi đi thì tôi chẳng được gì.
Tôi không muốn nhận về tay trắng. Đó là nỗi ám ảnh của tôi. Tàu
qua cầu vượt sông Âu Io. Tiếng xình xịch của đầu máy át lời tâm sự của
Ích kỷ. Qua khỏi cầu, tiếng ồn dịu lại, Ích kỷ và Sòng phẳng lúc này mới
nhớ tới người bạn đồng hành thứ ba. Vị tha nãy giờ vẫn yên lặng lắng
nghe. Khi thấy hai bạn hướng mắt về mình mới khẽ khàng cất lời: -
Hai anh đều có lý lẽ của mình. Lập luận của anh Sòng phẳng thuần túy là
của bộ óc, không có mấy liên hệ đến trái tim. Chính vì vậy anh luôn
thấy căng thẳng, mỏi mệt và đôi khi trống rỗng. Còn anh Ích kỷ yêu ghét
rõ ràng, nhưng tình yêu của anh là “vì mình, cho mình”. Bởi yêu mình quá
mà anh thường trực lo sợ. Tôi nói vậy có phải không hai anh? Ích kỷ và Sòng phẳng đang mải nghĩ ngợi nên không trả lời. Vị tha nói thêm: - Anh Sòng phẳng nói đúng: Hành lý của tôi không cân - Cho nhiều hơn Nhận. Ấy là vì tình cảm xuất phát tự đáy lòng thì rất chân thành và giản dị. Nó thấy rằng Cho là lẽ tự nhiên, không gì vui bằng làm cho người mình thương yêu được hạnh phúc. Niềm vui khi dâng tặng làm vơi gánh nặng của tôi, cho tôi sự thanh thản, đủ đầy. - Đủ đầy? Sòng phẳng và Ích kỷ cũng thốt lên. Cho là mất chứ, cho nhiều thì phải còn ít đi mới phải. Vị tha mỉm cười: -
Đấy là về mặt vật chất, là quy luật trong Toán học thôi. Quy luật của
tình yêu thì khác. Lát nữa đến nơi, tôi sẽ chỉ cho các anh. Ích
kỷ và Sòng phẳng nhìn gánh hành lý của Vị tha, lại nhìn hành lý của
mình, lòng chưa hết băn khoăn. Cũng vừa lúc tàu đến ga Tình yêu. Tàu
chạy chậm dần, chậm dần rồi dừng hẳn. Ngước
nhìn vào sân ga, Sòng phẳng và Ích kỷ đều trông thấy dòng chữ có nội
dung Vị tha vừa nhắc đến. Hai người rất đỗi ngạc nhiên vì họ đi trên
chuyến tàu nhiều lần, đến ga Tình yêu đã nhiều mà chưa bao giờ thấy hàng
chữ đó. Thực ra quy luật của Tình yêu luôn có ở đó, nhưng chỉ những ai
có trái tim nhạy cảm mới thấy và thấu hiểu. Bạn
thân mến, tôi sẽ không nói hàng chữ trên sân ga Tình yêu nói gì vì tôi
chắc bạn cũng đoán ra được. Để kết thúc câu chuyện, tôi chỉ xin tiết lộ
về những người sẽ đón 3 hành khách của chúng ta cùng hành lý Cho và Nhận
của mỗi người : Đón Sòng phẳng là Khô khan Ích kỷ sánh đôi cùng Bất an và người đón đợi Vị tha chính là ... Hạnh phúc.
(ST) |
|
mk
|
|
IP Logged | |
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 10/Jun/2015 lúc 8:28pm |
Hòn đá bên cây tùng
Sinh ra lớn lên tại
khu ghetto nghèo đầy tội phạm thường thấy tại các thành phố lớn, John không có
cha, mẹ nghiện ngập suốt ngày. Bao nhiêu tiền chính phủ trợ cấp hàng tháng cho
gia đình nghèo, mẹ anh dùng mua rượu, thuốc. John nhiễm theo tính xấu môi trường chung quanh, tuy chưa dính vào ma túy, nhưng thỉnh thoảng trốn học, cạy cửa xe, đột nhập nhà ăn trộm để có tiền mua những món đồ mình thích. John cũng từng bị cảnh sát bắt một lần nhưng dưới tuổi trưởng thành nên chưa phải ngồi tù. Do mẹ anh không còn tiền mua thực
phẩm, John ăn sáng ăn trưa tại trường học được Bộ Xã hội tài trợ cho học sinh
nghèo. Chiều tối John cuốc bộ đến nhà ăn từ thiện dưới phố dành cho người khốn
khó. Đến đây ăn đã nhiều năm nhưng John không quen ai trong nhóm thiện nguyện,
bởi mỗi ngày có những nhóm khác nhau tham gia phục vụ.
Cội tùng cheo leo bên vực thẳm trong vườn quốc gia Zion, bang Utah, Hoa Kỳ - Ảnh: H.L Người duy nhất John nhớ đến là ông già tuổi ngoài 70 thường làm vào chiều thứ Bảy. Mỗi lần gặp, ông cười tươi, chào mọi người đến ăn rất chân tình. Ông khéo léo múc các món thức ăn vào khay, tươm tất gọn gàng. Khi đưa khay thức ăn, ông bao giờ cũng niềm nở, chúc người ăn ngon miệng như thể đang phục vụ cho vị khách cao quý tại nhà hàng sang trọng nào. Mỗi lần gặp ông, John cảm thấy an lạc, nhẹ nhàng. Thỉnh thoảng khi vắng người, thấy John ngồi ăn lẻ loi một mình, ông pha ly nước cam đem đến. John thường không giấu ông điều gì, ngay cả chuyện đánh nhau ở trường hay cạy xe ăn cắp vặt bị cảnh sát bắt. Ông ngồi nghe chăm chú gật gù, cám ơn người thiếu niên to lớn tuổi teen đã chia sẻ. Sau mỗi lần trò chuyện, ông luôn cười rất tươi khuyên John: - Làm cậu bé tốt tính đi! Đừng làm chuyện dính vào phiền phức nữa, khi đến tuổi trưởng thành sẽ không tốt cho cháu. John bản tính ương ngạnh, máu giang hồ ảnh hưởng từ khu ghetto, cười lanh lảnh, chỉ vào bắp tay cuồn cuộn, tự hào: - Cháu mạnh, chắc như đá tảng. Không ai làm gì được cháu đâu! Không giống như những người khác đến dùng cơm một thời gian rồi ra đi, John đến đây hàng ngày, năm này qua năm kia nên tất cả các nhóm thiện nguyện đều biết đến cậu tuổi teen này. John trở nên thân thiết gắn bó với ông già, gọi ông thân mật hí hỏm bằng cái tên tự đặt: Ông già Cool (cool: vui vẻ, điềm tĩnh). Bẵng đi một thời gian dài John đột nhiên biến mất không đến dùng cơm. Mọi người thắc mắc muốn tìm hiểu nhưng không biết địa chỉ. Mấy tháng sau, viên cảnh sát đến tìm ông Cool tại nhà ăn, trao bức thư: “Ông Cool ơi, cháu đã 20 tuổi rồi, đang ngồi tù vì tội trộm cướp. Mẹ cháu mất hơn nửa năm nay. Tháng tới cháu sẽ được thả nhưng không biết phải đi đâu, làm gì để sống. Với hồ sơ tội phạm nếu không người bảo lãnh sẽ không ai muớn cháu, dù có tiền thuê nhà không ai sẽ cho cháu thuê. Cháu không muốn sống trở lại với giới giang hồ để tiếp tục con đường cũ. Cháu muốn làm người tốt, ông ơi!”. * Buổi chiều bước chân ra khỏi nhà tù, nét mặt John mệt mỏi, hoang mang cực độ sau một đêm trằn trọc. Cảm giác được tự do không đủ làm anh vui khi đối diện tương lai vô vọng phũ phàng. John thất thểu bước đến trạm đăng ký xe miễn phí dành cho tù nhân mãn hạn, dù không biết phải đi đâu. Hình như có ai đang vẫy tay nơi xa xa. Nụ cười tươi mát ấy, khuôn vóc điềm tĩnh ấy, không thể nào ai khác, John mừng rỡ kêu to, anh chạy ào đến ôm choàng, siết chặt: - Ông Cool! Ông xoa nhẹ, vỗ về tấm lưng chắc thịt của người thanh niên mới lớn, ông cho biết các nhóm thiện nguyện tại nhà ăn đã quyên góp mướn căn phòng gần đó giúp anh có nơi cư trú trong 6 tháng. Ông sẽ chở John về nhà ở tạm đêm nay rồi ngày mai đi nhận phòng. John bàng hoàng như không tin vào chính tai mình. Mới vài phút đây thôi anh thấy cô đơn lạc lõng tận cùng. Thế giới như không có anh, loài người như không biết đến sự hiện hữu của anh. Cảm giác được yêu thương, được chấp nhận làm John xúc động mạnh. Mắt anh hoen ướt đầu tiên trong đời. Ông Cool sống một mình trong căn nhà nhỏ chỉ có một phòng ngủ nhưng có phòng khách lót sàn gỗ khá rộng thoáng. Nơi đây ngoài mấy kệ sách, vài tấm gối ngồi trên sàn của Nhật (tọa cụ), có chiếc bàn thô sơ chưng bức tượng đồng ngồi mỉm cười thật đẹp mà John không biết là ai và có ý nghĩa gì. Ông Cool làm sẵn món mì Ý đãi John trong buổi cơm chiều. John kể cho ông nghe nhiều khía cạnh khốc liệt đời sống trong tù. Ông chăm chú lắng nghe, gật gù. Dùng bữa xong, ông khuyên John đi tắm để ông lót nệm ngoài phòng khách cho John ngủ tối nay. Khi tắm xong, John bước ra, không gian thanh tịnh lạ lùng. Anh chợt giật mình khi thấy ông Cool phong thái rất an nhiên, ngồi thẳng lưng lặng im giữa căn phòng, miệng mỉm cười cùng bức tượng trên bàn. Đột nhiên ông nói khẽ: - Cháu ngồi xuống đây bên cạnh ta, trên tấm gối này, chúng ta cùng trò chuyện. John nghe lời, ngồi xuống như dáng ông ngồi, nhìn vào bức tượng đang mỉm cười. Không gian lắng đọng, anh nghe được cả hơi thở chính mình. Ông Cool hỏi John: - Cháu kể về đời sống trong tù, thế cháu có dự tính gì sau khi ra tù không? - Cháu không biết bắt đầu ra sao ông ạ, mọi chuyện đối với cháu như ngõ cụt. Cháu may mắn được ban thiện nguyện giúp 6 tháng tiền trọ, nhưng sau 6 tháng cháu cũng không biết phải làm gì. Vẫn nhìn bức tượng mỉm cười, dáng an nhiên bất động, ông lên tiếng: - Thật ra cháu đã biết bắt đầu rồi đấy chứ. Cách đây 1 tháng, cháu biết bắt đầu bằng nhận thức rằng mình phải làm người tốt. Chính điều ấy đã gieo mầm cho những điều tốt đẹp hôm nay. Nếu cháu tiếp tục con đường làm người tốt thì điều tốt đẹp sẽ tiếp tục đến với cháu. - Nhưng cháu tiếp tục như thế nào hở ông? Cháu sẽ cố gắng xin việc làm, nhưng cháu không có kinh nghiệm gì. Ai sẽ mướn một người từng ở tù như cháu? Nhẹ nhàng, ông Cool khuyên: - Cháu hãy cố gắng kiếm việc làm hàng ngày. Ai cũng muốn thuê người tốt. Vậy cháu nên làm gì để mọi người có cơ hội biết cháu là người tốt? Suy nghĩ một lúc lâu, John lên tiếng, giọng vẫn còn rổn rảng, khô cứng của giới giang hồ: - Mỗi ngày ăn ở nhà ăn thiện nguyện, cháu sẽ giúp dọn dẹp, rửa chén hoặc bất cứ việc gì cần làm. Ông Cool đôi mắt sáng biểu lộ niềm vui: - Thật tuyệt vời! Cháu thấy không? Cháu biết mình phải bắt đầu như thế nào mà. Chỉ vào bức tượng trên bàn, ông nói tiếp: - Làm người tốt bao gồm làm người chung quanh cảm thấy an vui. Mỗi ngày cháu ráng bỏ ra 10 phút, ngồi một mình, thở nhẹ nhàng, tập cười như bức tượng kia cười. Gặp ai cháu cũng cười nhẹ nhàng như bức tượng nhé. Làm được như thế, nhiều điều mầu nhiệm sẽ đến. Cháu sẽ thấy đời sống đáng yêu, âu lo cũng bớt đi rất nhiều. Mấy mươi năm nay mỗi ngày ông đều ngồi tập cười như thế. John trầm trồ: - Ồ, thì ra vì thế mà ông lúc nào cũng cười rất tươi mát với mọi người. Ai cũng thân thiện quý mến ông. Làm thế nào cháu cũng có một tượng như thế? Tượng là Buddha (Phật) phải không ông? Phật là vị thánh như thế nào? - Ông sẽ cho cháu một tượng như thế. Phật là người có thể tự tại mỉm cười trước mọi hoàn cảnh. Cháu có thể nghĩ đơn giản rằng: Phật là người lúc nào cũng cool. Sau này cháu muốn tìm hiểu thêm, ông sẽ nói thêm. * Ngày đầu tiên John trở lại dùng cơm tại nhà ăn, mọi người vui vẻ đón chào. Khi anh ngỏ lời muốn giúp những việc lặt vặt tại đây, các nhân viên từ thiện đều đồng ý nhưng có chút ưu tư trong lòng: không biết tính khí giang hồ trước đây của anh có làm công việc khó khăn nặng nề thêm? Thế nhưng chỉ sau vài ngày, mọi người thì thầm bàn tán “thằng John rổn rảng ngang ngược ngày trước sao giờ dễ thương quá đỗi!”. John không hề câu nệ bất cứ việc gì, từ lau chùi dọn dẹp cho đến nấu nướng. Anh tâm niệm lời ông Cool dạy, lúc nào cũng niềm nở cười tươi. Gặp những người già, anh tận tình đem đồ ăn thức uống đến tận bàn và thỉnh thoảng hỏi han cần thêm chi. Chỉ một tháng, hơn trăm nhân viên tình nguyện của các tổ chức phục vụ tại đây đều quý mến John. Sau hai tháng, biết John hằng ngày nỗ lực xin việc làm, ông chủ chuỗi nhà hàng sang trọng thỉnh thoảng đến đây làm thiện nguyện đã ngỏ lời mướn anh. Ông ta nói với John: - Anh làm việc không lương mà vẫn vui tươi tận tình như thế thì tôi biết khi có lương anh sẽ làm tốt hơn thế nữa. John như không tin vào tai mình, vui mừng cực độ khi lần đầu tiên trong đời được mướn đi làm. Anh đến vội nhà ông Cool báo tin. Gặp ông, anh dang hai tay lên trời sung sướng hét to: - Ông ơi! Thật nhiệm mầu, cháu có được việc làm rồi! Cháu thật không ngờ những điều ông dạy đơn giản như thế lại thành sự thật. Lãnh lương đầu tiên, cháu sẽ đãi tiệc ông. Ông Cool hân hoan, giọng điềm đạm từ tốn: - Ông thật vui cho cháu, nhưng phải nhớ nhé, mỗi ngày cháu tiếp tục cố gắng bỏ ra ít phút tập thở và cười. Nếu mình bỏ lơ đi một ngày thì sẽ từ từ thành hai ngày và rồi đánh mất chính mình tự lúc nào. Điều mầu nhiệm cũng sẽ biến mất. Thực hành trong mỗi ngày nhắc nhở ta sống trong ý thức, nhắc nhở ta sống trong chánh niệm.
Khung cảnh giờ ăn tại nhà thiện nguyện (ảnh minh họa) - Ảnh: H.L John hỏi: - Chiều Chủ nhật hàng tuần, ông cho cháu đến nhà ngồi chung với ông nhé, để dạy cháu thêm? Ông Cool nhìn John trìu mến, vỗ nhẹ vào vai anh: - Được chứ, ông rất vui khi cháu đến! Cuộc sống John kể từ đó thuận buồm xuôi gió, anh được tài trợ đi học thêm, thăng tiến chức vụ theo năm tháng, từ người hầu bàn, thành ca trưởng, trợ lý. Mười năm sau anh được thuyên chuyển qua tiểu bang khác làm quản lý nhà hàng. Tuy xa ông Cool nhưng anh vẫn liên lạc mỗi tuần và hàng ngày thực hành lời ông dạy. Một hôm, khi gọi thăm như thường lệ, anh rất ngạc nhiên khi nghe giọng nói đầu dây khác lạ. Qua vài câu xã giao thăm hỏi, giọng người lạ báo tin: - Tôi là cháu Thiền sư Sota từ tiểu bang khác về, cách đây vài hôm bệnh viện báo tin ông đã qua đời anh ạ. Ông ra đi khuôn mặt vẫn cười rất an lạc. Ông có để lại di chúc, trong đó có nhờ anh tí việc. * Một ngày mùa xuân, người đàn ông tên John tuổi ngoài 30, theo lời dặn trong di chúc để lại của ông lão dạy thiền nơi miền Tây bắc Hoa Kỳ, lái xe hơn 2 ngàn cây số xuôi Nam tìm đến Vườn quốc gia Zion, bang Utah, Hoa Kỳ. Đoạn đường dài như bất tận ấy, một mình lái xe, John thả hồn trong cảm xúc nhớ thương ông lão vô biên... Sau một đêm nghỉ ngơi tại nhà trọ trong Vườn quốc gia, sáng sớm anh hỏi người quản lý giúp nhận định địa điểm tên một đỉnh núi trong hơn mấy chục đỉnh tại đây, John lần theo đường mòn đi bộ lên đỉnh núi cao. Con đường trắc trở, khi đi, khi trèo qua những khối đá, phải mất 4 giờ John mới tới nơi. Anh loay hoay ngang dọc trên đỉnh một lúc lâu rồi thốt lên mừng rỡ: - Ô, đây rồi! Ôi, đẹp quá! Một cây tùng xanh tươi mọc ngay trên bờ đông của đỉnh mà một phần thân trườn ra bên ngoài vực sâu thăm thẳm cả ngàn mét. Gió ở đây khá mạnh, rít từng cơn làm John cảm tưởng có thể hất văng anh xuống vực bất cứ lúc nào. John mở ba-lô lấy hộp đựng tro, anh quỳ xuống, cẩn thận tỉ mỉ, rót từng giọt tro qua những khe đá nơi rễ cây tùng mọc. Xong việc anh ngồi đối diện cây tùng, hồi hộp mở lá thơ ông Cool để lại, không biết ông viết gì trong ấy mà phải đến đây mới được đọc. John giọng mỗi lúc mỗi nghẹn ngào: “Thời trai trẻ biết bao lầm lỗi, ta lang thang đến đây. Trong tuyệt vọng chán chường ta có ý định nhảy xuống vách núi kết liễu cuộc đời. Nhưng mi - cây tùng bỗng nhiên hiện diện vững vàng ngay trên vách. Ở đây chỉ có đá và gió, thân mi thì có thể rơi xuống vực sâu bất cứ lúc nào, nhưng mi vẫn sống khỏe trên vùng núi khắc nghiệt này, vẫn xanh, vẫn tươi mát chở che soi bóng cho hòn đá thô cứng bên cạnh. Cám ơn mi cứu mạng, giúp ta bài học nhiệm mầu. Xin gởi đám tro tàn góp phần cho mi”. Nước mắt John tuôn chảy, xúc cảm từng cơn chấn động châu thân. John thấy mình hết sức phước đức được ông Cool bằng xương bằng thịt chỉ dẫn từng bước trong cuộc sống. Còn ông Cool khởi đầu chỉ có cây tùng. Anh thấy mình có nhiệm vụ làm cây tùng tiếp nối cho những hòn đá khác. Nghẹn ngào, hùng tráng, anh ngâm to bài thơ ông Cool làm cho cây tùng trên đỉnh núi cao, giữa không gian lộng gió: Núi sừng sững cao Vực thăm thẳm sâu Gió cuồng điên bạt! Sấm gầm động vang! Hề ta đứng! Mỉm cười cùng năm tháng Soi bóng đời che chở đá cô liêu. Huyền Lam (Hoa Kỳ) Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 10/Jun/2015 lúc 8:29pm |
|
mk
|
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 7 |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |