Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Chuyện Linh Tinh | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh |
Chủ đề: VUI TẾT | |
<< phần trước Trang of 9 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23197 |
Gởi ngày: 13/Jan/2023 lúc 11:00am |
Chiều Cuối NămChiều cuối năm ta về đâu em nhỉ? Sương gió mùa đông cây lá hao gầy Còn xa lắm… quê nhà còn xa lắm Nghe thời gian rơi rụng ở quanh đây ! Lê bước độc hành đường chiều lữ thứ Mịt mùng xa sông biển vẫn bao la Mưa rơi rơi lạnh lòng người lữ thứ Mãi hoài trông bếp lửa ấm quê nhà! Chiều cuối năm thương ai còn ngóng đợi Giọt lệ sầu thấm ướt nẻo cô thôn Biền biệt xa người đi không trở lại Nhớ về nhau thao thức những đêm buồn! Chiều cuối năm bơ vơ trời viễn mộng Từng bước đi mờ mịt buổi lâm hành Tiếng quê hương trong cõi lòng vang động Đường quê hương héo rụng những ngày xanh! Chiều cuối năm vào đây ta đốt lửa Cho bếp hồng nhớ lại lửa quê hương Của mẹ nhóm một buổi chiều giáp tết Cháy bập bùng soi rõ dấu quê hương !
Hàn
Thiên Lương Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 13/Jan/2023 lúc 11:11am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23197 |
Gởi ngày: 13/Jan/2023 lúc 11:48am |
Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Nguyên ĐánĐây là dịp lễ lớn nhất trong năm của Việt Nam cũng như các quốc gia khác ở Đông Á như: Trung cộng, Nhật Bản,… Vậy ý nghĩa của Tết Nguyên đán là gì? Cùng Nguyễn Kim tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích qua bài viết này nhé!
Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam được tính vào đầu năm Âm lịch, Tết Nguyên đán thường có nhiều tên gọi khác nhau như: Tết Cả, Tết Âm lịch, Tết ta, Tết cổ truyền,… Thời gian của Tết Nguyên đán được tính như thế nào? Tết Nguyên đán được tính bắt đầu vào ngày đầu tiên của năm âm lịch, thông thường sẽ muộn hơn Tết Dương lịch từ 1 đến 2 tháng do quy luật 3 năm nhuận 1 tháng của năm Âm lịch. Vậy nên thời điểm bắt đầu Tết Nguyên đán sẽ rơi vào khoảng thời gian từ ngày 21 tháng 01 đến ngày 09 tháng 02.
Tết Nguyên đán diễn ra vào thời điểm nông dân nhàn rỗi, nghỉ ngơi để chuẩn bị tiếp vụ mùa mới. Vì theo truyền thống thì hầu hết mọi người dân Việt Nam đều làm nông do đó những lúc có thời gian rảnh rỗi sẽ có tâm lý phấn khởi, bù đắp những ngày làm việc vất vả. Nguồn gốc của Tết Nguyên đán là gì? Nguồn gốc của Tết Nguyên đán hiện nay vẫn có rất nhiều tranh cãi về vấn đề này.
Phần lớn thông tin sẽ cho rằng Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ Trung cộng và du nhập vào Việt Nam vào thời điểm 1000 năm Bắc thuộc. Tuy nhiên theo như truyện cổ tích lịch sử Việt Nam truyện “Bánh chưng bánh dày” thì người Việt Nam đã có dịp lễ này từ đời vua Hùng nghĩa là trước 1000 năm Bắc thuộc.
Theo như Khổng Tử có viết rằng “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó”, từ đó cũng có thể suy luận rằng Tết Nguyên đán là bắt nguồn từ Việt Nam.
Tuy có nhiều tranh cãi xoay quanh nguồn gốc của Tết Nguyên đán là bắt nguồn từ Việt Nam hay Trung cộng nhưng có thể thấy được Tết Nguyên đán ở mỗi nước đều có những nét đặc trưng riêng và đây là dịp lễ quan trọng của người dân mỗi nước. Ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền là gì?
Tết Nguyên đán là thời điểm giao thoa giữa trời và đất
Tết
Nguyên đán được xem là thời điểm thể hiện cho sự giao thoa giữa trời
đất, thần linh với con người. Tết trong Tết Nguyên đán có nghĩa là tiết
(ở đây biểu hiện cho thời tiết) sẽ vận hành theo 4 mùa trong năm Xuân -
Hạ - Thu - Đông, một chu trình kết thúc và có nghĩa đặc biệt cho nền
kinh tế xưa khi còn dựa vào nông nghiệp là chủ yếu. Tết Nguyên đán là dịp để tỏ lòng thành kính lên ông bà tổ tiên Có thể nói đây là dịp quan trọng nhất trong năm mà con cháu trong nhà sẽ tập trung lại để chuẩn bị và dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên những mâm cơm, mâm ngũ quả trang trọng nhất.
Theo quan niệm từ xưa, vào dịp lễ này ông bà tổ tiên sẽ về nhà ăn Tết cùng con cháu và phù hộ cho gia đình mình được mạnh khỏe, hòa thuận hơn.
Tết Nguyên đán là ngày may mắn và hy vọng Năm mới tượng trưng cho mở đầu mới, vì vậy mỗi dịp Tết đến mọi người thưởng rủ nhau đi chùa để cầu phúc và cầu may mắn cho một năm sắp tới.
Từ xưa đến nay luôn có quan niệm rằng Tết Nguyên đán đến sẽ xua đuổi đi những điều không may của năm cũ và đón nhận những niềm hy vọng tốt đẹp hơn cho năm mới. Vì vậy, đây là thời điểm được nhiều người lựa chọn để mở đầu công việc cho năm và là thời điểm tốt để khởi nghiệp nhờ vào vận khí năm mới. Tết Nguyên đán là thời gian để gia đình quây quần bên nhau Không phải gia đình nào cũng được ở gần nhau, vì vậy Tết Nguyên đán chính là thời điểm mà mọi người trong gia đình mong ngóng nhất để được đoàn tụ bên những người yêu thương. Được cùng nhau quây quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa thì đây là điều mà mọi người đều mơ ước.
Ngoài ra, đây là cũng là thời gian để con cháu tỏ tạ ơn cho ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng bằng tình cảm chân thành nhất hay đơn giản bằng những món quà cho ngày Tết. Tết Nguyên đán là dịp để bày tỏ lòng thành kính tới thần linh Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam rất xem trọng việc thờ cúng ông bà tổ tiên để cầu phúc cho gia đình. Đây cũng là dịp lễ được mọi người chú trọng nhất, theo tín ngưỡng dân gian thì người nông dân sẽ bày tỏ lòng biết ơn của mình đến thần Mưa, thần Đất, thần Mặt trời,… một năm qua đã giúp đỡ họ.
Tết là sinh nhật của mọi người “Mừng thêm tuổi mới”: Đây là câu cửa miệng quen thuộc của ông bà, ba mẹ, cô chú khi chúc tết nhau để mừng nhau thêm một tuổi.
Vào
dịp này mọi người sẽ gửi đến nhau những lời chúc may mắn nhất, hy vọng
một năm mới tốt đẹp hơn. Người lớn sẽ mừng tuổi cho người già và trẻ nhỏ
để mong cho các cụ được sống lâu khỏe mạnh, còn các cháu sẽ lớn nhanh,
ngoan ngoãn và học giỏi. Tết Nguyên đán:Những phong tục tập quán của người Việt
Cúng ông Công, ông Táo Trước Tết Nguyên đán, vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Vào ngày này thì mỗi nhà sẽ dọn dẹp sạch sẽ căn bếp, sau đó chuẩn bị một mâm cỗ gồm trái cây, đồ mặn và phóng sinh một con cá chép. Việc này có mục đích là chuẩn bị cho ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo những việc xảy ra trong gia đình một năm qua cho triều đình. Gói bánh chưng, bánh tét Vào dịp Tết đến Xuân về là các hàng quán ngoài chợ đầy ắp các sạp bán lá dong, lá chuối, ống nứa để phục vụ cho công việc gói bánh ngày tết. Bởi vì bánh chưng, bánh tét chính là 2 loại bánh truyền thống nằm trong danh sách các món ăn ngày Tết không thể thiếu để dâng lên bàn thờ tổ tiên hoặc làm quà tết cho người hay bạn bè.
Ở một số khu vực hiện nay, người dân vẫn còn duy trì thói quen là vào trước Tết các gia đình trong dòng họ, hàng xóm sẽ tập trung lại với nhau để gói bánh, luộc bánh và trò chuyện xuyên đêm. Thật ý nghĩa khi truyền thống gói bánh chưng, bánh tét ngày Tết vẫn còn được duy trì và truyền lại cho các thế hệ sau này đến tận bây giờ. Lau dọn nhà, cửa Với người dân Việt Nam việc lau dọn nhà cửa mỗi dịp cuối năm mang ý nghĩa là sẽ loại bỏ đi những điều không tốt của năm cũ chuẩn bị đón chào điều may mắn và tài lộc cho năm mới. Vì thế mà đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình được cùng nhau dọn dẹp làm mới cho các vật dụng trong nhà mình.
Ngoài
ra, để trang trí nhà cửa đón Tết người Việt còn mua rất nhiều loại hoa
chưng Tết với nhiều màu sắc và ý nghĩa khác nhau như: Hoa Thủy Tiên, Hoa
Đồng Tiền, Hoa Cúc,... Bày mâm ngũ quả Một mâm ngũ quả để dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên là nét đặc trưng không thể thiếu trong dịp lễ Tết Nguyên đán, nó bày tỏ cho sự tôn kính và lòng biết ơn của con cháu trong nhà đến bề trên.
Tại
mỗi vùng miền sẽ có những cách bày trí mâm ngũ quả khác nhau cũng như
các loại trái cây cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên tất cả đều mang ý
nghĩa chung là cầu mong cho năm mới được may mắn và bình an hơn năm cũ. Tảo mộ Đây là phong tục được diễn ra vào những ngày cận Tết Nguyên đán. Vào ngày này con cháu trong nhà sẽ tập trung tại mộ của ông bà tổ tiên đế làm sạch khu mộ cũng như thăm viếng. Phong tục này thể hiện sự kính trọng và đạo hiếu của con cháu đối với ông bà cha mẹ và tổ tiên đã khuất.
Cúng tất niên Cúng
tất niên là nét truyền thống có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam. Đây là
nghi lễ quan trọng thường được làm vào ngày 30 Tết để mời ông bà tổ
tiên về ăn Tết cùng gia đình. Đồng thời là cột mốc đánh dấu thời điểm
năm cũ qua đi để chuẩn bị đón một năm mới an khang, thịnh vượng hơn. Xông đất Sau
thời khắc giao thừa đón chào năm mới thì người đầu tiên bước vào nhà sẽ
là người xông đất cho gia đình. Theo quan niệm từ xưa đến nay, người
xông đất nên là người hợp tuổi với gia chủ để mang lại cho gia đình một
năm làm ăn thuận lợi, sức khỏe dồi dào và gia đình hòa thuận. Chúc tết, mừng tuổi Năm
mới đến tượng trưng cho mỗi người sẽ được thêm một tuổi, do đó mà mọi
người sẽ dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất để hy vọng một năm
mới nhiều thành công hơn. Thông thường, vào ngày mồng một tết con cháu
sẽ đến để mừng tuổi cho ông bà , cha mẹ sau đó những người lớn sẽ lì xì
lại cho trẻ con những bao lì xì đỏ cho một năm mới may mắn và học giỏi
hơn. Bài
viết đã trình bày ý nghĩa của Tết Nguyên đán là gì và những hoạt động
ngày Tết phổ biến của người dân Việt Nam. Hy vọng qua đây các bạn sẽ có
thêm thông tin về ngày Tết cổ truyền và chúc các bạn có một cái Tết ấm
cúng bên gia đình. Phuong Vy |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23197 |
Gởi ngày: 13/Jan/2023 lúc 12:39pm |
Táo Quân không phạm tội nhưng lại bị Trời trừng phạtVào thời nhà Minh, có một người tên là Du Đô, tự Lương Thần, người ở vùng Giang Tây, sinh vào năm Gia Tĩnh thứ nhất, đỗ tiến sĩ vào năm Vạn Lịch thứ năm. Cảnh ngộ nửa đời trước và nửa đời sau của ông khác nhau một trời một vực. Trước 47 tuổi, ông than thở vận mệnh của mình nhiều thăng trầm, tự xét thấy bản thân không phạm tội gì to lớn, vì sao lại bị Trời phạt? Mãi cho đến đêm giao thừa năm nọ, Táo Quân hiện thân giải đáp toàn bộ những mê mờ của ông, khiến cho ông bỗng nhiên tỉnh ngộ… Du Đô là người có tài và học vấn sâu rộng, 18 tuổi vào Hương học, thành tích học tập rất tốt, thường đỗ thứ hạng cao trong các kỳ thi. Nhà của Du Đô rất nghèo, đến tuổi trung niên ông phải đi dạy học để kiếm sống. Ông cùng với hơn mười người bạn đồng môn, cùng nhau thành lập Văn Xương Xã, từng lập ra quy ước “tích tự, phóng sinh, giới dâm, giới sát, giới khẩu”, và thực hành tuân theo quy ước này nhiều năm. Trong thời gian này, ông đã tham gia bảy lần thi Hương, nhưng đều không đỗ. Vợ chồng ông sinh được năm người con trai, nhưng bốn người con đều mắc bệnh và chết yểu. Chỉ còn lại người con trai thứ ba, cậu vốn rất thông minh, dưới bàn chân trái có hai nốt ruồi, hai vợ chồng ông rất yêu thương con và xem như trân bảo. Thế nhưng lúc lên 6 tuổi, người con trai thứ ba này trong lúc chơi đùa ở trong thôn, lại bị mất tích, chẳng biết đã đi về đâu. Vợ chồng ông còn có bốn người con gái, nhưng cũng chỉ có một cô còn sống. Vợ của ông vì vậy mà đau buồn khóc lóc chết đi sống lại, hai mắt đều mù. Du Đô quanh năm buồn chán, cuộc sống càng thêm túng quẫn. Vào đêm giao thừa năm ông 47 tuổi, Du Đô và người vợ mù cùng người con gái thức để đón giao thừa. Nhà chỉ có bốn bức tường tiêu điều vắng vẻ, ba người ngồi đó với vẻ thê lương. Lúc này đột nhiên vang lên tiếng gõ cửa. Du Đô cầm nến đi mở cửa, liền nhìn thấy một người mặc quần áo và đội khăn màu đen, râu tóc hơi bạc đang đi tới. Người kia chắp tay vái chào rồi ngồi xuống, nói: “Tiểu đệ họ Trương, từ phương xa đến đây, nghe cả nhà huynh ưu sầu than thở, nên đến để an ủi.” Du Đô rất cung kính với người họ Trương kỳ lạ này, ông nói: “Tôi một đời đọc sách tích thiện, đến giờ công danh chưa đạt, thê tử còn bị mù, cả nhà áo cơm không đủ. Hơn nữa mấy năm nay vẫn luôn đốt sớ dâng Táo Quân, nhờ ngài ấy chuyển giúp tâm ý của tôi lên Thiên Đình.” Người khách họ Trương nói: “Tôi đã biết việc nhà huynh từ lâu rồi! Chấp niệm của huynh quá nặng, chuyên theo đuổi hư danh. Trang sớ tràn đầy những lời oán trách, khinh nhờn Thần linh, nếu trình lên Thiên Đế, chỉ sợ trừng phạt không chỉ như vậy thôi đâu.” Du Đô nghe vậy thì kinh hãi, nói: “Tôi nghe nói trong cõi U Minh, sám hối hành thiện nhất định có thể biểu đạt ý nguyện lên tới Thiên Đình. Tôi cùng với những người bạn đồng môn trong Văn Xương Xã, từng lập thề làm việc thiện, tuân theo điều lệ quy tắc đã được nhiều năm như vậy, chẳng lẽ chỉ vì hư danh hay sao?” “Huynh hãy nghe nhé, nó về ‘tích tự’ (quý tiếc chữ), học trò và các bạn đồng môn của huynh dùng nhiều sách cũ dán phòng, gói đồ, lau bàn rồi đốt chúng đi. Đây được coi là quý chữ sao? Mỗi ngày huynh nhìn thấy việc này, nhưng không hề nói một câu khuyên can, chỉ giống như là vài tờ giấy lộn nhặt được ở trên đường, liền đem về nhà đốt đi, như vậy thì có ích gì? Lại nói đến phóng sinh, huynh cũng ăn tôm cua, kỳ thực trong tâm chưa thực sự động niệm từ bi. Còn nói về tu khẩu. Lời lẽ phản ứng của huynh nhạy bén, dẫn chứng khéo léo, thường khiến cho người nghe bái phục. Khi cùng với bạn bè đàm luận say sưa hả hê, tùy tiện cười chê, lại không tự giới cấm. Miệng lưỡi sắc bén làm tổn thương người khác, chọc giận quỷ thần, tích tụ ác nghiệp, không cần biết là nhiều hay ít, như vậy có thể nói huynh là giản dị hiền hậu sao? Còn nữa, khi huynh nhìn thấy phụ nữ đẹp, thế nào cũng không bỏ qua, mắt nhìn chằm chằm không chớp, lập tức tâm động tinh thần quấy nhiễu! Huynh nói bản thân cả đời không tà niệm, không phạm sắc giới, há thực sự có thể thản nhiên không thẹn với Trời Đất, quỷ Thần sao? Những điều này cũng đều là quy tắc huynh phát thề nỗ lực thực hiện, tôn sùng, mà lại còn như thế ư. Mỗi năm huynh đều đốt sớ trình lên Thiên Đình, Ngọc Hoàng phái sứ giả Nhật Du xuống xem xét kiểm tra việc thiện ác của huynh, kết quả mấy năm qua không việc thiện nào đáng được ghi nhận. Nhưng thấy bên trong huynh, lòng tràn đầy những niệm đầu: tham lam, dâm ác, tật đố, hẹp hòi, truy cầu thi ân và phục thù, còn có niệm tự cho là đúng, coi thường người khác, trông chờ vào tương lai … Đủ các loại ác niệm này, tích lũy lại đã nhiều, thì phải đưa tới Trời trừng phạt, lúc đó huynh trốn họa cũng không kịp, còn có thể chờ mong phúc thọ ban xuống sao?” Du Đô kinh ngạc sợ hãi, quỳ xuống đất rơi nước mắt cầu xin rằng: “Ngài có thể thông hiểu việc của U giới, nhất định là một vị Thần tôn quý. Thành tâm cầu ngài hãy rủ lòng cứu giúp kẻ ngu dốt này!” Trương quân nói: “Huynh đọc sách hiểu lý lẽ, cũng biết yêu thích việc thiện làm niềm vui trong cuộc sống. Nhưng nghe một lời nói thiện, gặp một việc thiện, ngay lúc đó thì lại vui mừng kích động, thuyền qua nước không lưu dấu vết. Đây là do gốc rễ niềm tin của huynh không sâu, sự kiên trì không bền gây ra, cho nên cả một đời nói lời thiện làm việc thiện đều là qua loa cho có lệ, không có một việc thiện nào là chân thành cả. Để mặc cho những ý niệm xấu lan tràn, nổi lên quấn lấy, giống như bụi gai mọc khắp nơi trên mặt đất, sao có thể mong đợi mùa màng bội thu đây? Từ hôm nay trở đi, hễ là có những loại tạp niệm như tham, dâm, vọng tưởng … thì trước tiên dồn sức bài trừ hết thảy, thu dọn sạch sẽ. Nếu có khả năng làm việc thiện, không cần báo đáp, không cầu danh, bất luận là việc to, nhỏ hay khó, dễ, đều phải tận lực đi làm. Thứ nhất phải có tâm nhẫn nại, thứ hai là phải có lòng kiên trì, nhất thiết không thể để bản thân an dật sa ngã, không thể tự lừa dối mình. Nếu năng lực không thể làm được, cũng phải cần cù chăm chỉ, để cho thiện ý này được viên mãn. Kiên trì bền bỉ, kết quả sẽ tự có.” Cuối cùng vị khách họ Trương nói với Du Đô rằng: “Huynh tôn kính ta, vô cùng thành kính và thuần khiết, cho nên ta mới đặc biệt tới đây để báo đáp huynh. Hãy mau nỗ lực tự kiềm chế bản thân, có thể thuận theo Thiên ý, sẽ đạt được sự chiếu cố.” Ngày hôm sau, chính là ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán, Du Đô khấn với Trời Đất, thề sẽ sửa đổi những điều sai trái trước đây. Nhưng trừ bỏ tạp niệm cũng không hề dễ dàng. Ngày đầu tiên, tạp niệm có thừa, vẫn như cũ chìm nổi trong nghi tâm và sức ỳ của bản thân. Thế là ông đi khấu đầu trước tượng Quán Âm Đại Sĩ được đặt trong phòng, khấu đầu cho đến khi chảy cả máu, phát thề cần phải có thiện niệm chân thành và thuần khiết, thiện lực tinh tấn, nếu bản thân có chút buông lơi, thì sẽ rớt xuống địa ngục mãi mãi. Mỗi sáng sớm, ông thành kính tụng Thánh hiệu một trăm lần, từ đó mỗi lời nói hành động, mỗi một niệm mỗi thời khắc, đều giống như có Quỷ Thần ở bên cạnh, một tấm chân tình không dám làm càn. Phàm là hết thảy điều gì có lợi đối với người khác, cho dù là việc lớn hay nhỏ, bản thân có bận rộn hay nhàn rỗi, người khác có biết được hay không, khả năng có thể làm được bao nhiêu thì Du Đô đều vui vẻ đi làm, hoàn thành sự việc rồi sau đó mới dừng. Ông khiêm tốn nhẫn nhục, tùy duyên mà làm, gieo âm đức sâu rộng. Ngoài ra, Du Đô còn khuyên người khác về đạo lý nhân quả báo ứng, cuối cùng ông có thể đạt đến cảnh giới khi động thì vạn niệm thiện đi theo, khi tĩnh thì một niệm cũng không nghĩ tới. Cứ như thế qua 3 năm sau, đến năm Vạn Lịch thứ 2, cuộc đời của ông cũng đã đến 50 tuổi. Tể tướng Trương Cư Chính muốn chọn thầy dạy cho con, mọi người đều tiến cử Du Đô. Du Đô được mời về kinh đô, dẫn theo cả nhà cùng đi. Trương công kính trọng phẩm đức của ông, đã đặc cách cho ông vào học tập ở Quốc học. Năm Vạn Lịch thứ 5, Du Đô đỗ Tiến sĩ. Ngày đó, Du Đô đến bái yết Nội giám Dương công, Dương công gọi năm người con nuôi ra chào khách. Trong số năm người con nuôi đó, Du Đô đặc biệt cảm thấy rất thân thiết và quen thuộc đối với một người con trai 16 tuổi, bèn hỏi quê quán của cậu. Cậu bé thưa: “Cháu là người vùng Giang Hữu (Giang Tây), lúc nhỏ lên nhầm thuyền chở lương thực, chỉ nhớ lờ mờ họ và quê quán của mình.” Du Đô cảm thấy kỳ lạ, bảo cậu cởi giày ở chân trái ra, quả nhiên dưới bàn chân trái của cậu có hai nốt ruồi hiện lên rõ ràng trước mắt. Du Đô reo to: “Là con của tôi đây mà!” Nội giám Dương công cũng cảm thấy kinh ngạc, lập tức đưa cậu bé này đi theo Du Đô trở về nhà. Du Đô đem chuyện kể lại với vợ mình, bà ôm lấy con trai khóc lớn, huyết lệ rơi như mưa. Cậu con trai cũng khóc lớn một hồi, nâng gương mặt mẹ lên rồi liếm vào hai mắt đã mù. Kỳ tích đã xuất hiện, mắt của người mẹ liền sáng trở lại rồi! Du Đô vui buồn lẫn lộn, thế là từ quan, mang theo cả nhà trở về quê hương. Tể tướng Trương Cư Chính tán thưởng đức hạnh của Du Đô, đã tặng ông một phần hậu lễ. Sau khi Du Đô trở về quê hương, càng dốc sức làm việc thiện. Con trai ông cưới vợ, sinh được bốn người con trai, mỗi người đều kế thừa dòng dõi thư hương của cha ông. Du Đô đã tự mình viết lại câu chuyện gặp được Táo Quân và quá trình nỗ lực thực hiện sửa chữa sai lầm của mình thành một cuốn sách, dùng để giáo dục và khuyên răn con cháu. Ông sống khỏe mạnh và hưởng thọ 88 tuổi. Về sau, La Trình, người đồng hương hậu bối của ông đã ghi chép lại câu chuyện có thực này. Trong đó kể lại quá trình nỗ lực sửa chữa sai lầm chuyển thiện, chân thành cảm ứng Thần linh của Du Đô. |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23197 |
Gởi ngày: 14/Jan/2023 lúc 2:39pm |
Tiếng quết bánh phồng đêm tết xưa | THKG - YouTube
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23197 |
Gởi ngày: 16/Jan/2023 lúc 9:13am |
Những Ngày Cận Tết
Có lẽ những rộn ràng, hân hoan nhất trong năm không phải là "ba ngày Tết", mà là những ngày cận Tết. Bắt đầu vào ngày 23 tháng chạp, tối đưa ông Táo về trời. Tất cả mọi sinh hoạt đều hướng về việc chuẩn bị để đón một mùa xuân mới, chào đón nguyên đán và mấy ngày Tết trước mặt. Lúc nhỏ là mùi vải thơm của bộ đồ mới, mùi gạo nếp ngâm cho nồi bánh và hương thơm ngào ngạt cho sàng phơi mứt dừa, mứt bí, mứt gừng ngoài sân. Những đêm ngủ gà ngủ gật ngồi canh bên nồi bánh tét cùng với mẹ, với gia đình xúm quanh. Mùi bếp lửa, mùi khói hương, mùi áo mới lan tỏa của tuổi thơ ngan ngát những ngày xa...
Mùa xuân và tình yêu là sự hài hòa đẹp, thật đẹp của một đời người, của những ngày tuổi mới lớn "biết yêu". Gia đình là tổ ấm áp, tình yêu là hương sắc mùa xuân của những ước mơ, thương nhớ. Người ấy làm mùa xuân mang theo nhiều ý nghĩa đặc biệt hơn, rộn rã hơn và chờ đợi hơn. Bạn còn nhớ mối tình với những ngày cận Tết của mình? Ngày thơ bạn chờ mặc áo mới, bây giờ bạn sẽ chờ đợi một khuôn mặt, một ánh mắt, một nụ cười... dù vừa mới gặp hôm qua. Bạn nôn nao ngày mai tới sớm, để gặp "ai" rồi cùng đèo nhau đi loanh quanh những con đường quen thuộc; nói với nhau bao nhiêu câu chuyện đã nói với nhau chẳng biết bao lần. Hay "hai người" ngồi lặng yên cùng nhau nhìn ngắm phố phường đang khoắc lên những tà áo mới, không khí thật thơm mùi xuân thắm chợt về. Ngôn ngữ tình yêu của những ngày cận Tết là khoảng không trầm mặc và hơi ấm bàn tay trong gió xuân về.
"Em có nghe trời
vào xuân chưa,
Mùa xuân với mối tình đầu tiên là mắt ngắm, là nỗi tương tư trong mùi thơm con gái, là mùi mồ hôi đẫm chút ngây ngây trong vòng tay ôm ngồi áp phía sau. Thế giới chung quanh chỉ là hư ào, chỉ có bạn và người ấy tồn tại bên đời... Một lần vào những ngày cận Tết, người ấy đưa ra hai mảnh giấy và nói với tôi: "Anh ghi quà anh muốn và em ghi quà em muốn vào giấy. Mình sẽ tặng cho nhau vào Tết này nghen anh"! Tôi và nàng trao nhau hai tờ giấy ước hẹn đó... Đã hơn bốn mươi năm tôi vẫn còn nhớ rõ mấy dòng chữ trong tờ giấy của người ấy và hai chữ của tôi. Dòng chữ ước muốn của nàng: "Tình yêu của anh!". Hai chữ ước muốn quà Tết của tôi: "Môi em"! Tình yêu tôi, em đã nhận. Bờ môi em, tôi đã có. Vậy mà mhững ngày cận Tết biết bao mùa xuân sau, đã không còn có nhau. Cuộc sống bao la, số phận người hạn hẹp. Dù một lần, tình yêu vẫn mãi còn đó trong ta, cho những mùa xuân lại trở về muôn thuở. Cái mất đi là thân phận, điều còn là trái tim tươi thắm dòng máu trở về. Nâng niu từng kỷ niệm, từng nỗi nhớ thương dù chỉ như một lần thoáng qua như giấc mộng:
"Gió
chiều thầm vương bao nhớ nhung Mối tình đầu
xuân ai thấu chăng
Mùa xuân đi rồi mùa xuân lại đến, nhưng tuổi xuân chỉ đến một lần và vĩnh viễn trôi xa. Những mùa xuân sau bạn đã đón mừng xuân với ai? Cùng với người ấy, bạn là người may mắn đời này? Hay với một người khác, mùa xuân vẫn luôn tươi đẹp nở hoa, vẫn luôn thơm mùi áo mới, vẫn nồng ấm mùi khói hương trong tối giao thừa! Những ngày cận Tết lòng vẫn luôn rộn rã hân hoan theo từng nhịp trôi nhanh của một đời người. Bạn luôn là người chờ đợi thời gian, nhưng thời gian chẳng chờ đợi ai bao giờ!
Những ngày cận Tết đang đến trên quê nhà hay ở một quê xa, bạn vẫn hân hoan hay bâng khuâng chờ đón xuân về và có bao giờ tự hỏi thầm: " Mình thương nhau mấy tuổi xuân rồi"? Đã có mấy tuổi xuân rồi thoáng chốc, bạn không đếm nhưng tuổi thời gian luôn mãi chất chồng. Bây giờ chắc bạn không còn với ai đó lang thang, mà ngồi đợi con cháu mang từng nhánh xuân về. Bây giờ chắc bạn không còn háo hức bao tà áo mới, mà hạnh phúc nhìn thế hệ cháu con lũ lượt tụ lại quanh ta. Đó là quê nhà, còn những ngày cận Tết quê xa? Mùa đông đang rét mướt bên ngoài, bạn và tôi chắc cũng đã quen rồi "thương mấy tuổi xuân" xa xứ! Hoa mai, hoa cúc, hoa vạn thọ, hoa đào... bây giờ ở đâu cũng có. Dưa hấu đỏ, mứt dừa, mứt bí, mứt gừng... bây giờ ở đâu cũng không thiếu, phải không các bạn? Nhưng không hiểu sao, những ngày cận Tết vẫn luôn làm tôi ngồi nhớ những ngày cận Tết năm nào, của một thời thương nhớ rất xa...
"Đón Xuân này
tôi nhớ Xuân xưa
Durham, North Carolina, Nguyễn Ngọc Hoàng (1) Mùa Xuân Đó Có Em - Anh Việt Thu (2) Mộng Chiều Xuân - Ngọc Bích (3) Đón Xuân Này Nhớ Xuân Xưa - Châu Kỳ, Anh ChâuChỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Jan/2023 lúc 9:38am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23197 |
Gởi ngày: 17/Jan/2023 lúc 7:08am |
Ăn Tết Ở NHÀ QUÊ NĂM XƯA Từ năm tôi lên sáu cho tới mười tuổi (1941 – 1945), những cái Tết truyền thống dân tộc ở nhà quê (ấp Bà Bài, làng Vĩnh Nguơn – Châu Đốc) tôi nhớ rõ mồn một như mới xảy ra trên đất nước Hoa Kỳ này mà tôi đang sống.
Tôi nhớ và viết lại những cái Tết truyền thống dân tộc năm xưa đó, các con cháu tôi thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba, thứ tư và các cháu gốc Việt sanh trưởng tại Hoa Kỳ có dịp nghe, biết và hiểu như là chuyện cổ tích ở nhà quê miền Nam nói chung, năm xửa năm xưa mà các cháu chưa sanh ra đời. Xuân Nhâm Dần còn gọi là Tết năm Cọp, năm mang danh hiệu con thú hung hăng dữ nhứt trong 12 con giáp – Thập nhị chi (Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Để cho giới trẻ tìm hiểu, theo phương Đông, chúng ta được sanh ra đời, mỗi người sanh năm nào đều mang tên một con vật, như năm nay Nhâm Dần, nam nữ đều “cầm tinh con cọp”. Ông bà mình căn cứ vào năm có tên con thú đó, tìm vợ tìm chồng cho con cháu phải hợp (hạp) tuổi, tránh các tuổi khắc kỵ mà trong sách bói toán, tử vi đẩu số đều có đề cập, không tốt cho cuộc sống chồng vợ. (Năm xưa, trước 1975, ở Việt Nam, chuyện vợ chồng ly dị ít xảy ra hơn sau này). Ở nhà quê, cha mẹ thường “đặt con đâu ngồi đó”, nghĩa là trai gái không yêu nhau trước, tìm hiểu trước mà cha mẹ đôi bên đồng ý là tổ chức lễ cưới cho hai con. Bên nhà trai nhờ thầy tử vi, bói toán hay giở sách ra tra cứu chọn ngày, giờ nào tốt hai bên “suôi gia nhất trí”, tiến hành lễ cưới ngay. Ngộ một cái, những đám cưới đó lại ít đổ vở ly dị. Ngày nay thì khác hoàn toàn “con cái đặt cha mẹ đâu thì cha mẹ phải nghe theo vì chống đối con bỏ nhà đi với người yêu”. Với các cô câu tân thời, hiện đại (hại điện) ngày nay, vợ chồng là phải hiểu nhau, yêu nhau trước, nhiều khi chung sống “thử” vài năm hay đã có con một vài đứa, mới chịu làm lễ cưới. Như thế, tưởng đâu sẽ bền chặt, trăm năm hạnh phúc, nhưng ly dị, gẫy gánh nửa đường nhiều hơn xưa. Tôi thuộc thầy bói sáng mắt, không dám khẳng định kiểu cách cưới hỏi năm xưa và hiện tại, đám cưới kiểu nào sẽ tốt hơn. Theo ý nghĩ của một số người thủ cựu, cưới gả, lấy nhau dễ dàng thì chuyện ly dị, “đường anh anh đi, đường em em đi” cũng dễ dàng như vậy. Hồi xưa, cưới vợ, gả chồng là cả một vấn đề to lớn đại sự, nhiều khi phải làm rể mấy năm mới cưới được vợ. Cưới vợ quá khó, có nhiều thủ tục rườm rà, liên đới trách nhiệm đến người lớn cha mẹ cả hai bên và liên đới đến danh dự cả dòng tộc nữa. Cô cậu không vừa lòng nhau, cự cãi lung tung chỉ âm thầm lén lút vì ở cùng nhà với cha mẹ, đôi khi cả đại gia đình nữa nên cố gắng chịu đựng, rồi sẽ quen dần. Thuở ban đầu mới cưới gả chưa hiểu nhau, chưa thông cảm, cái kiểu mưa lâu thấm đất của người xưa rất tuyệt vời. Chưa yêu nhau rồi sẽ yêu nhau vì chung sống gắn bó sanh con đẻ cái, nối dòng dõi tông đường. Cho nên có luật hay lệ, vợ chồng chung sống ba năm không sanh con, người chồng có quyền đưa trả vợ cho cha mẹ vợ (tạm gọi cô gái còn gin vì chưa có con, dễ dàng có chồng khác… rất tội cho phụ nữ có đến “12 bến nước” không biết bến nước nào trong, bến nào đục, nhiều khi lỗi tại chồng không thể sanh con mà người vợ chuốc lấy đau khổ).
Trở lại nói về tuổi, (can – chỉ có thập can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý). Thí dụ, Tết Nguyên Đán năm nay là năm Dần mà có “can” Nhâm, Nhâm Dần. Mãi đến 60 năm sau mới trở lại Nhâm Dần, cứ 60 năm, một chu kỳ - còn gọi là một giáp - một đời người (Hồi xưa đời người sống thọ chỉ tính có 60 năm, không phải như thế giới ngày nay, tuổi trung bình của con người gọi là tuổi thọ phải trên dưới 80- cách biệt 20 tuổi. Thời xưa, nếu ai sống thọ 70 tuổi gọi là thất thập cổ lai hy, nghĩa là xưa nay hiếm có). Còn năm Dần cứ 12 năm sau trở lại mà can thì đã thay đổi, như Bính Dần, Mậu Dần, Canh Dần…mà không có Nhâm Dần (đúng 60 năm sau – 120 năm – 180 năm… mới có Nhâm Dần).
Về sự “cao số” của tuổi Dần, nhứt là phụ nữ mang tuổi cọp được người xưa, lại thủ cựu, liệt vào tuổi khó lấy chồng (khó có một vợ một chồng, có thể không đúng), còn phân biệt tuổi hạp và tuổi kỵ. Thí dụ: Dần, Thân, Tỵ, Hợi tứ hành xung – tuổi kỵ không nên lấy nhau hay tuổi hạp: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi… lấy nhau rất tốt (chưa chắc, cũng có gãy đổ). Tôi có học qua loa với một ông thầy bói toán và bắt mạch hốt thuốc bắc, lúc tôi 13 tuổi, tôi có biết tử vi, bói toán chút chút. Hơn 70 năm, tôi có thể nhớ sai. NHỮNG NGƯỜI SANH NĂM DẦN – MẠNG SỐ CAO Với sự hiểu biết hạn hẹp của tôi qua kinh nghiệp sống, tôi xin lỗi trước, vì chủ quan của cá nhân, tôi có thể hiểu và viết không được đúng hoàn toàn, những ai sanh năm Dần qua mệnh số… Đối với nam giới, thường có tánh cương quyết, độc đoán, nóng tính, bộc trực… Đối với nữ giới, người bình dân ở nhà quê thường nói, người phụ nữ sanh năm Cọp là “xấu háy” (tôi không hiểu rõ xấu háy nghĩa gì mà chỉ biết có chữ xấu, phản nghĩa với tốt), có nghĩa là “số cao” nên đường tình duyên thường nổi sóng gió, trắc trở vì mệnh số trớ trêu của con tạo an bày. Cao số quá cũng khó có chồng hay có chồng cũng không đi đến đâu, gãy đổ. Nhứt là gặp giới “liền ông” quá thủ cựu (bảo thủ) tin vào mạng số, bói toán, gặp người nữ tuổi Dần thì “dội” ngay, chạy té re. Ngoại trừ hai người nam nữ cùng tuổi Dần, cao số như nhau, theo bói toán thì “hạp” không bị khắc kỵ…Cũng có nhiều trường hợp ngoại lệ, vợ tuổi Dần mà chồng tuổi Hợi (đại khắc kỵ) mà hai người đã yêu nhau trước từ nhỏ, cưới đại, không kiêng cử gì hết, sống chung lại không gãy gánh giữa đường… NHỮNG CÁI TẾT Ở NHÀ QUÊ VỚI NHIỀU TẬP TỤC Thế hệ càng xưa càng tổ chức Ăn Tết trân trọng thiêng liêng đầy đủ tập tục truyền thống hơn các thế hệ sau này. Gần 80 năm trước, tôi còn nhớ rõ những cái Tết Ta – Tết Nguyên Đán của người dân quê sao mà quá trịnh trọng, quá lo lắng đủ mọi thứ, gia đình giàu nghèo đều có chuẩn bị trước, ít nhứt 3 tháng. Đêm Giao Thừa (Mỹ gọi là countdown năm mới), hầu hết ai cũng phải thức cho đến giờ Tý (canh ba – 12 giờ khuya) trân trọng đón chào mừng Năm Mới và coi con gì ra đời, như tiếng chó sủa, mèo kêu, tiếng chim ríu rít, tiếng chuột chạy… nhất nhất được các cụ bàn tán sáng hôm sau, tiên đoán (mò – mù) năm nay sẽ mưa thuận gió hoà hay có thiên tai ngập lụt, hạn hán, được mùa hay mất mùa... Các Cụ tha hồ mà bàn ngang tán dọc, trúng trật “không chết thằng Tây” nào hết. Các Cụ lớn tuổi, cở tuổi Cụ Ngà (cười – he he!) phải ăn diện chỉnh tề, đóng bộ áo dài khăn đống đỏ hay xanh hay áo the (loại áo dài của quý cụ mỏng tanh và mặc quần trắng), để còn cúng lạy với đủ nhang đèn, bông hoa, cầu nguỵện Trời Phật ở ngoài trời tại trước bàn Ông Thiên hay Vọng Thiên. Vào nhà phải đảnh lễ, đứng lên quỳ xuống lạy đủ lễ nghi, ngồi nghỉ có con cháu bưng bánh mứt, nước trà quạo đến “giải lao”. Có gia đình đông đủ con cháu Đêm Giao Thừa, làm lễ chúc thọ ông bà cha mẹ luôn, sau đón rước Giao Thừa. Các lễ tục xong xuôi mọi người mới đi ngủ và sáng Mồng Một Tết phải thức sớm có đủ thì giờ chuẩn bị cúng kiến ông bà với nước trà nóng, bánh mức trái cây...Có gia đình còn có thức ăn hâm nóng cúng với cơm… Tất cả mọi thứ trong nhà đều được tân trang, sạch bóng, cái gì cũng mới hết, mới sang. Chuẩn bị ngày Tết phải lo trồng trọt, rau, củ, quả, chăm sóc bông hoa cây trái trước nhiều tháng mới mong ra bông hoa củ quả nhiều, đúng lúc, ngày Tết. Các Cụ còn chọn cây tre nào để làm cây nêu, dựng nêu ăn Tết, may quần áo mới cho con cháu, cũng như chọn đặt với thầy đồ câu đối mới hay một cặp liễn mới treo trên hai cột chính giữa nhà. Đặc biệt Ngày Tết có “vạn” thứ kiêng cử, ông bà cha mẹ nhắc nhở con cháu, như: ba ngày Tết không được quét nhà và đặc biệt cấm kỵ quyét rác từ trong ra ngoài, nếu có kẹt, sân nhà dơ lắm, thì quyét chút chút từ ngoài vào trong để thành đóng, không xúc đổ rác bỏ đi mà phải đợi đến ngày mùng Bốn. Người xưa tin dị đoan, quyét rác từ trong ra ngoài, tiền của và cái may, hên đầu năm cũng theo rác mà đi mất tiêu. Nước phải gánh trước đầy lu, đầy khạp, gạo, thức ăn, mắm muối, các cái phải đầy lu, đầy hủ hay chai lọ…Thức ăn phải ngon phải nhiều, ăn mặc phải đẹp…như vậy sẽ ăn nên làm ra, tài lộc tha hồ mà đến…cái gì cũng đầy đủ hết. NHÀ CỬA, BÀN GHẾ, TỦ THỜ, LƯ ĐỒNG KHANG TRANG SẠCH BÓNG Thức. ăn, cổ bàn, giới phụ nữ lo, còn trưng bày bông hoa lá cành, sửa sang lại nhà cửa, lau chùi bàn ghế, tủ giường cẩn thận, đàn ông lo. Bộ ván gõ hay lư đồng, tủ thờ cẩn ốc xa cừ phải đánh thật bóng. Giới đàn ông cực nhứt là đánh ba bộ lư đồng, một bộ to nhứt trên bàn thờ chính giữa nhà và hai bộ lư đồng nhỏ hơn ở hai tủ thờ hai bên. Nếu cả ba bộ lư này làm kiểu rễ tre, mỗi người phải đánh bóng một bộ, từ sáng tới chiều mới hy vọng bóng lộn bắt mắt làm cho ông chủ nhà hài lòng. Nhà tôi chỉ có hai bộ lư đồng kiểu rễ tre ở hai tủ thờ hai bên. Còn bộ lư to tổ chảng ở tủ thờ chính, kiểu đơn giản, con lân ở trên cũng có hoa văn chút chút, nhưng rất dễ đánh bóng, không bị xước tay. Còn hai bộ lư rễ tre, lá cành tre cầu kỳ rườm rà, phải xé giẽ nhỏ từng mảng nhỏ xỏ qua các mắt tre, lá tre mà kéo qua qua lại rất cực. Gọi là bộ lư đồng, ngoài lư chính để giữa, hai bên có chân đèn đủ bộ, còn có bình cắm nhang và bình rượu cùng ba ly dùng chăm rượu cúng, thường đồng bộ với lư, chân đèn, nghĩa là cũng đồng thau cùng loại. Không phải như ngày này nay, có chất hoá học trong lọ có bán sẵn, mua về nhúng vải, chùi lau được liền, rất nhanh. Hồi xưa, người dân quê phải hái lá me chua non, giã nát cho vào cái lu lớn hay cái khạp nhỏ hơn, nước sôi đổ vào cho ra chất chua, cho các bộ lư vào ngâm cho ngập nước cả đêm để sáng hôm sau mang lư ra chùi với tro bếp sàng lọc cho nhuyễn, sợ mặt đồng thau bị trầy xước…
Chuẩn bị trước, nhà cửa, bàn ghế, lư đồng đã sạch bóng lộn, lại phải có gạo ngon, nếp ngon để gói bánh tét (bánh Tết), bánh ích… Người khá giả, còn vỗ béo bò, heo, gà (+ gà thiến to con, thịt nhiều và ăn ngon nữa), vịt (thường ăn sau 3 ngày xuân, mồng bốn Tết trở đi, sợ ăn thịt vịt đầu năm xui xẻo nên người nhà quê kiêng cử thịt vịt 3 ngày Tết chính đầu Năm Mới (người miền Nam đọc, nói vịt và dịch giống nhau – đồ mắc dịch – dịch vật…như thằng phải gió (mắc dịch) nó đè thân tôi, ối giời ơi!). Ngày Tết “cổ bàn”, thức ăn với những món ngon mà ngày thường thiếu vắng. Mâm cơm cúng kiến từ lễ rước Ông Bà, gia tiên và ba “ngày xuân” phải tươm tất. Các món ăn thịt không thôi chưa đủ, muốn có thức ăn phong phú trọn vẹn phải chuẩn bị trước, tát đìa trong đồng, giở chà ở ven sông, sát bờ rạch, bắt cá “rộng” để dành ăn Tết, hay mua cá, lươn cũng rộng để dành cho ngày Tết, cá to (“biết nói hay có râu” càng tốt), lươn vàng to mới ngon. Cũng chưa hết cho tổ chức Ngày Tết thịnh soạn của những gia đình khá giả (thường ăn Tết lớn đến ngày “hạ nêu” – mồng bảy Tết). Và có gia đình Ăn Tết luôn cả tháng Giêng: “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Trước Tết gần cả tháng, người ta chọn nếp than hay nếp tẻ hoặc gạo ngon, chọn men để cất rượu, dành riêng cho ba ngày xuân phải là thứ rượu ngon nhứt số 1, không mua rượu của các công ty sản xuất đại trà bán trên thị trường. CHUẨN BỊ TRƯỚC NẾP, GẠO NGON Hồi xưa, gia đình tôi ở Bà Bài khi nào xay lúa một hay hai trăm giạ là để dành cho nhân công mấy chục người ở trại ruộng có đủ gạo ăn nhiều tháng, phải chở lúa ra nhà máy xay, bên xã Đa Phước, đối diện chênh chếch với bến chợ Châu Đốc. Còn gạo ăn trong gia đình ở Bà Bài, Ba tôi chọn lựa lúa xay ra có gạo thơm ngon, thường phải mua lúa sóc của người Miên, không phải ăn gạo lúa sạ.
Ở nhà quê thời bấy giờ nhà nào đông người đều có cối xay lúa và cối giã gạo. Gia đình tự lo xay lúa xong, phải giê cho ra hết trấu lẫn trong gạo, đó cũng mới chỉ là gạo lứt. Nghĩa là vỏ cám của gạo chưa bị loại ra, phải trải qua khâu giã gạo bằng cối giã gạo, nếu cối to, thường giã gạo bốn người đứng bốn hướng cối, với chày giã gạo cũng khá to hơn những cối giã gạo nhỏ, chày giã gạo cũng nhỏ, hai người đứng đối diện cũng đủ… Cái hay của các cô cậu giã gạo, cái chày nhịp, gỏ vào cối có âm thanh nhịp nhàng êm ả vang vọng xa, nghe cũng hay hay đâm ghiền. Cái nhịp chày đó nhằm cho gạo không bị văng ra khỏi cối, và đó cũng là ám hiệu, chày nào xuống trước xuống sau phải đúng nhịp, đúng lúc, sớm hay trể, chày này có thể chạm vào chày kia dễ gây tai nạn nguy hiểm vì ai cũng giã mạnh cho gạo (hoặc nếp) mau trắng. Thời giờ thích hợp cho công việc giã gạo là ban đêm, thường ở ngoài trời, dưới ánh sáng trăng vằng vặt vừa mát vừa nên thơ, nên các cô cậu cùng giã gạo, có khi có đến ba bốn, năm cối giã của người hàng xóm cũng mang về cùng một chỗ, giã gạo đông vui. Lại có văn nghệ văn gừng bỏ túi nữa qua hò vè, đối đáp, nói thơ cũng là một hình thức giải trí rất vui của người dân quê chân chất, tay lấm chân bùn. Họ giã cho đến hết gạo lứt, rồi sàng sẩy cho hết cám, tấm ra riêng. Còn xay lúa thường xay ban ngày, tối có gạo để giã vì giã gạo đông người, mệt nhọc hơn xay lúa chỉ cần hai người cũng đủ. Giã gạo thường đổ mồ hôi và nhờ có trăng sáng họ xuống cầu tắm thoải mái hơn ban ngày (cánh con gái tắm riêng, con trai tắm riêng, phải sang cầu khác cũng khá xa, không “nhòm” lén được). Nếp ngon để dành gói bánh tét hay xay thành bột dùng gói bánh ích (bánh ếch – giống như con ếch) cho những ngày xuân cũng như các lễ lộc khác, giỗ chạp…nếp cũng phải xay, giã như gạo vậy. Dân quê thường “tự biên tự diễn” tự lực cánh sinh, không phải đi chợ mua như ngày nay vì chợ búa quá xa và đắt đỏ hơn tự thực hiện. VỖ BÉO HEO GÀ VỊT KỂ CẢ BÒ VÀ RAU QUẢ, BÔNG HOA CHUẨN BỊ CHU ĐÁO Còn nhà giàu, điền chủ hay đại điền chủ, thật lắm chuyện, họ chuẩn bị, như: cất rượu trước cả tháng, heo, gà vịt vỗ béo mất vài tháng kể cả bò nữa. Chọn vài con gà trống phải thiến, thịt mới ngon. Giới đại gia còn lo xa, họ mần thịt (giết) heo nào có nhiều mỡ mà họ có sẵn nhằm thắng lấy mỡ và tóp mỡ để sử dụng trong dịp Tết. Cũng như họ lo làm một số lạp xưởng, thịt muối phơi khô ráo sử dụng cho ngày Tết và có thể dùng lâu dài làm bổi (mồi) nhậu cho các phu quân, các liền ông thích chén thù chén tạc vui vẻ với nhau. Cũng nằm trong mục phải lo trước vài tháng, như chăm sóc bông hoa cây kiểng, rau xanh.. phải gieo hạt bông vạn thọ và lặt lá cây mai lúc nào, hoa nở rộ cho đúng ngày Tết mới “hên” trọn năm…Kể cả dưa hấu cũng được chuẩn bị trồng trước, có trái đúng ngày Xuân mới, ruột dưa đỏ au mới được đại hỉ, vui vẻ trọn vẹn. Như gia đình tôi thường không có thứ gì dùng các ngày Xuân phải đi chợ xa mua vì chèo xuồng trên 10 cây số mới tới chợ tỉnh Châu Đốc. Mức bí đao, mức dừa hay “thèo lèo cứt chuột” cũng tự biên tự diễn, đường thốt nốt chảy dự trữ cả mấy khạp, lu chuẩn bị công việc làm mắm ở trại ruộng và các nguyên vật liệu khác như mè, đậu phộng, đậu xanh đều có sẵn trong nhà… Ngoài dưa hấu, dưa leo, bầu, mướp… rau xanh đều trồng trước Tết mấy tháng khi nước đã giựt xuống, đất khô và màu mỡ, trồng hoa màu rất tốt. Các loại trái cây khác, vùng ngập nước sâu, không thể trồng được, cận Tết, nhiều loại trái cây xoài, cam, quít, bưởi, dừa, khóm, chuối…từ Nhà Bàn, Cây Mít ghe xuồng dập dìu rao bán tại ấp Bà Bài và xa hơn về hướng Châu Đốc, thêm năm ba cây số nữa. Họ bán hết trái cây, đợi nước xuôi thả ghe xuồng trôi theo dòng nước trên Kinh Vĩnh Tế về cho đến tận bến nhà. TÁT ĐÌA, GIỞ CHÀ LỰA CÁ LỚN VÀ NGON DÀNH CHO BA NGÀY TẾT Các món ăn thịt không thôi chưa đủ, muốn có thức ăn phong phú trọn vẹn phải chuẩn bị trước, tát đìa trong đồng, giở chà dưới sông, rạch, bắt cá “rộng” để dành ăn Tết, hay mua cá, lươn cũng rộng để dành cho ngày Tết, cá to (“biết nói hay có râu” càng tốt), lươn vàng to mới ngon. Cũng chưa hết cho tổ chức Ngày Tết thịnh soạn của những gia đình khá giả (thường ăn Tết lớn đến ngày “hạ nêu” – mồng bảy Tết). Và có gia đình Ăn Tết luôn cả tháng Giêng. Khi tôi còn bé, tôi thích nhứt trong khâu, giở chà, tát đìa lựa cá to ngon rộng để dành ănTết, không phải ăn cá chỉ có trong ba ngày đầu năm mà có thể ăn cá trong nhiều ngày nữa. Đám trẻ nhỏ đi phía sau, người lớn bắt cá lớn tát đìa, phía trước, còn lại cá con hay bắt cá lớn còn sót, chúng tôi bắt được cá nhỏ hoặc thỉnh thoảng bắt được con cá lớn đem lên bờ, rữa sạch bùn xỏ lụi cá cắm xuống đất cho rơm rạ, cỏ lá khô đốt cá nướng trui, ăn liền với muối ớt đã có mang theo… Cá nướng trui như thế, ăn khơi khơi như vậy mà ngon làm sao, tới bây giờ, tuổi tôi thuộc U90 mà nhắc đến cá nướng trui của miền quê, vừa gõ phím computer mà nước bọt trong miệng cứ ứa ra. Các bạn trẻ có biết không, tuổi thơ của các cụ 80, 90 ngày xưa ở nhà quê sao quá tuyệt vời trên cả tuyệt vời, sao đẹp mê ly thế nhỉ! Và mãi mãi chúng tôi không còn bắt gặp lại tuổi thơ đã đi qua mất rồi! Tiếc thật. Trong thời gian ăn Tết, người dân quê có cơ hội nghỉ ngơi thoải mái, ăn chơi, cờ bạc, nhậu nhẹt thả cửa. Thời vụ mới, cày sạ lúa mãi đến tháng ba, tư âm lịch, còn thời vụ gặt lúa đã chấm dứt rồi. Tát đìa phải có nhiều người luân phiên từng cặp kéo gầu sòng đầy nước đưa ra ngoài đìa, đến khi nào nước cạn, người ta mới bắt cá bằng tay, thường phải đến xế trưa mới bắt cá được và mọi chuyện bắt cá tát đìa phải hoàn tất trước trời tối và còn gánh hay dùng xe bò mang cá về nhà. Những người tát đìa phải ăn trưa tại chỗ, ăn uống cũng rất linh đình cũng có rượu đưa cay cho quên mệt nhọc vất vả. Món ăn của người tát đìa, như là độc nhứt vô nhị chỉ có ăn cá nướng trui và thường là cá lóc phải to và cũng ăn với rau dưa nữa, đã chuẩn bị trước rồi.
Ở nhà quê năm xưa, món ăn ngon truyền thống của người Việt di dân lập nghiệp ở vùng đất mới, món ăn độc đáo đó rất dễ thực hiện nhứt, bất ở đâu, giữa đồng nội, bên bờ kinh, rạch hay tại nhà. Món ăn ngon truyền thống của nhà quê là “Cá Nướng Trui”, có thể nướng trui bất cứ loại cá nào cũng đươc. Nhưng, người dân quê thường chọn cá lóc nên gọi là Cá Lóc Nướng Trui vì cá lóc (cùng họ với cá bông) to con nhứt trong các loại cá đồng, nướng một con có thể nhiều người ăn cùng lúc, cá lóc ít xương, thịt cá nhiều mà lại ngọt, dai. Cá lóc nướng trui theo dân tản cư nhập tịch dân thị thành, tạo thêm món ăn ngon khoái khẩu mới. Cá lóc nướng trui được các nhà hàng quán ăn chiếu cố đưa lên thành món ăn cao cấp sang trọng đắc tiền. Ngoài ra, với cách chế biến thành món ăn không chỉ có nướng trui để nguyên con còn vãy, mà người ta còn chế biến cá lóc nướng trên vĩ, cá đã làm sẵn, rữa sạch, cắt đầu riêng ra có thêm món canh chua đầu cá lóc. Trước khi ăn, chủ nhà hàng còn rưới thêm mỡ hành phi cho cá thêm béo thơm ngon và ăn với bún hoặc bánh tráng cuốn với rau sống và dưa leo, khế, khóm, trái đào…chấm với nước mắm nêm có nhiều ớt, đã pha chế rất ngon miệng. Còn ở nhà quê, ăn cá nướng trui, ở đồng ruộng chấm với muối ớt, còn ở nhà thì chấm với nước mắm me chua, nhiều ớt, thêm đường cho vừa ăn. Cá lóc nướng trui mà đa số dân quê thích, dùng đủa gạt bỏ lớp vãy cháy đen, da, mình cá ăn rất thơm. MÂM CỔ CÚNG CHIỀU BA MƯƠI RƯỚC ÔNG BÀ VÀ BA NGÀY TẾT Ở nhà quê, gia đình nghèo giàu đều có cái lo chung ba ngày Tết, cúng kiến ông bà, gia tiên quá vãng phải đặc biệt hơn ngày thường. Nhưng, gia đình giàu nghèo có cách chuẩn bị riêng khác nhau, nghèo ráng nuôi vài con gà để dành cúng kiến và nhứt là phải có một con gà giò trống để cúng ngày mùng Ba Tết, còn mời thầy bói coi vãy chân gà đoán mò hung kiết thế nào? Bánh tét, bánh ích, trái cây, đại khái mỗi thứ một dĩa nhỏ cũng đủ vui rồi.
Trên bàn thờ luôn có dĩa ngũ quả (thường có 5 loại trái cây, như: cầu, dừa, thơm, đủ, xoài là biểu tượng rõ nét của người dân quê Miền Nam thật thà chân thất, rất đáng yêu. Ở nhà quê, vừa và dừa nói như nhau, không phân biệt như người Việt gốc Bắc, xoài nói là xài. Dĩa ngũ quả có 5 loại trái cây, biểu tượng cho sự cầu nguyện năm mới: vừa thơm đủ xài, chân thật không cần dư chỉ đủ xài cả năm cũng ngon, vui, vừa ý rồi. Ngoài mâm ngũ quả, còn có thêm trái dưa hấu, hấu đọc trại theo tiếng Tàu là hẩu (thí dụ hẩu xực là ăn ngon), viết thành chữ nho là hảo, có nghĩa tốt đẹp, hoàn hảo cho cả năm. Người xưa thường làm bất cứ cái gì, nhứt là cúng kiến rất trân trọng chu đáo và phải có ý nghĩa nữa. Ngày Tết, trên bàn thờ còn cúng một cặp đòn bánh tét hay cặp bánh chưng – tục lệ cái gì cũng phải đủ đôi, đủ cặp mới hên, cũng như vợ chồng cũng phải có đôi mới gọi là bền duyên giai ngẫu. Gần như, ngày xưa tuyệt đối ở miền Nam không có cúng chuối – dù là chuối “lá xiêm”, nên nhớ không bao giờ cúng chuối trên bàn thờ ông bà trong ngày Tết, cúng trên bàn thờ khác trong nhà thì được. Người ta tin dị đoan, kiêng kỵ cúng chuối ngày Tết sợ cả năm xui xẻo, chuyện làm ăn sẽ chuối mũi (chúi mũi) xuống không cất lên cao được, nghĩa là không thành đạt trên thương trường, không phát tài phất lên được. Ngày nay, người ta cúng đủ thứ chuối, nhất dân gốc Bắc cứ cúng chuối già mà chẳng có sao đâu? Ba ngày Tết, người ta cũng ít cúng bánh ích trên bàn thơ chánh, mà có cúng cũng được châm chước, không quan trọng, có thể bỏ qua.
(Người miền Nam, ích và ít đọc giống nhau), vì cúng mà còn hà tiện cúng ít quá, coi sao đặng! Còn bình hoa, thường dùng hoa mai (may mắn) và bông vạn thọ (có ý nghĩa là sống trường thọ) Giới nhà giàu, điền chủ hay đại điền chủ, đại gia, thật lắm chuyện, họ chuẩn bị, như: cất rượu trước cả tháng, heo, gà vịt vỗ béo mất vài tháng kể cả bò nữa. Chọn vài con gà trống phải thiến, thịt mới ngon. Giới đại gia còn lo xa, họ mần thịt (giết) heo nào có nhiều mỡ mà họ có sẵn nhằm thắng lấy mỡ và tóp mỡ để sử dụng trong dịp Tết. Cũng nằm trong mục phải lo trước vài tháng, như chăm sóc bông hoa cây kiểng, rau xanh.. phải gieo hạt bông vạn thọ và lặt lá cây mai lúc nào, hoa nở rộ cho đúng ngày Tết mới “hên” trọn năm…Kể cả dưa hấu cũng được chuẩn bị trồng trước, có trái đúng ngày Xuân mới, ruột dưa đỏ au sẽ được đại hỉ, vui vẻ trọn vẹn cả năm. Ngoài dưa hấu, dưa leo, bầu, mướp… rau xanh đều trồng trước Tết mấy tháng khi nước đã giựt xuống, đất khô và màu mỡ, trồng hoa màu rất tốt. NGÀY TẾT PHẢI CÓ PHÁO – CHỌN NGÀY XUẤT HÀNH – XÔNG ĐẤT ĐẦU NĂM Người có ăn có để, đại gia họ chuẩn bị pháo càng nhiều càng tốt, đốt pháo càng nổ to, càng lâu càng có nhiều đại kiết trong năm mới, tài lộc sẽ bay tới vù vù. Vì vậy họ mua trước nhiều phong pháo nhỏ và phong pháo to, gần ngày Tết họ chọn cây cao trước nhà, hay dựng lên cây cao, bắt thang, treo dọc treo ngang và mỗi dây pháo đều có xen những bánh pháo to gọi là pháo đại, tiếng nổ to chát chúa. Ở nhà quê, xa phố thị nên có ít người mời (thuê) các đội lân của người Hoa vào múa Tết vì quá tốn kém mà các chủ đội lân không muốn đi xa mất nhiều thì giờ. Xác pháo đỏ đầy sân, nổ lớn, nổ dòn, nổ liên tục kéo dài không bị đứt đoạn, đó là điều mong ước đại kiết, phát tài sẽ tới cho những điền chủ, đại gia luôn muốn mãi hưởng thụ ăn trên ngồi chốc trên đầu trên cổ “ dân ngu khu đen (né chữ c)” chân lấm tay bùn, đầu tắt mặt tối chỉ kiếm cái ăn độ nhựt cũng đủ ná thở rồi. Họ đâu có dư tiền của hoang phí đốt tiền qua xác pháo đỏ ngập tràn sân nhà. Ở Sài Gòn năm xưa nhiều nhà 2 hay 3 tầng lầu, họ treo nhiều dây pháo lủng lẳng từ lầu xuống đất, như khoe của, đốt pháo nổ vang, khói bụi ngập trời cho bàng dân thiên hạ lác mắt chơi. Tại Hoa Kỳ, khu Lion, Century Mall của thành phố San Jose, khu Little Saigon Nam Cali và ở đâu có nhiều, đông cư dân Việt, họ tha hồ đốt pháo cho vui, xả xui, lấy hên cho năm mới… một người có thể tốn cả trăm đô la hay hơn, họ không tiếc mà tiếc tiền cho các quỹ tặng dữ từ thiện và đóng góp thêm cho sự cứu đói các thương phế binh QLVNCH đang sống lầm than, tủi nhục ở quê nhà… tặng dữ cho giới này thì hay biết mấy thay vì đốt tiền lảng phí.
Còn tập tục xông đất đầu năm đã có từ xa xưa. Những người mang tên kim loại quý như kim cương, hột xoàn, kim ngân, bích ngọc, hồng ngọc hay nói chung ngọc ngà châu báu, phước, lộc, thọ, tài, lợi, tiền… mà đến nhà xông đất đầu năm thì gia chủ rất trân trọng hoan hỉ tiếp đón. Còn chuyện đầu năm chọn ngày lành giờ tốt, xuất hành hướng nào mới đại cát, đạ hỉ, ăn nên làm ra, tiền bạc vô như nước, giàu to phất lên. Nếu mọi người mê tín vu vơ như vậy, cứ giở lịch ra xem, tra cứu sẽ thấy giờ nào kiết giờ nào hung, xuất hành giờ nào hợp với tuổi, đúng hướng. Trúng phóc hết thì thế gian này chẳng có ai nghèo. Thật đúng với câu, ông bà mình thường nói: bói ra ma, quét nhà ra rác. ĂN NGON MẶC ĐẸP – LÌ XÌ – ĂN CHƠI XẢ LÁNG Ở nhà quê, các gia đình “thường thường bậc trung”, chưa khá giả cũng may sắm cho con một bộ quần áo mới, thường mỗi người trong gia đình có một bộ mới là ngon lành rồi, một năm chỉ dám may một bộ đồ mới thôi. Còn giới điền chủ, may hai ba bộ mới toanh, trong đó có một đồ vía gọi là “lụa lèo” (tạm gọi như là lụa Hà Đông ở miền Bắc – lụa lèo có phải thứ lụa được dệt ở bên nước Lào còn gọi là Lèo? hay là loại tơ lụa được dệt ở Tân Châu – Châu Đốc?) - (cẩm tự - mỹ A). Đặc biệt giới điền chủ còn may sắm thêm áo dài khăn đóng mới chuẩn bị những lễ cúng kiến ở đình ở chùa. Chưa hết, dân quê tôi phải đi đến tận chợ Châu Đốc mới mua được một đôi guốc dông mới cho cánh liền ông, phụ nữ sắm được đôi guốc sơn mới cáu cạnh hay đôi hia mới thay đôi hia cũ mèm. Các con giới điền chủ cũng thường được “ăn theo” cha mẹ cũng có đôi guốc mới. Đám trẻ nhỏ con cái của điền chủ thường đươc cha mẹ nhắc nhở rữa chân sạch, mang guốc để leo lên giường ngủ. Cả ngày đám trẻ con nhà nghèo, tá điền hay con điền chủ rong chơi đây đó ở đồng ruộng hay câu cá, tắm sông không bao giờ mang guốc, đi chân không (chân đất) quanh năm. Còn con gia đình nghèo, không bao giờ biết mang guốc, rất tội nghiệp. Hồi xưa, ở nhà quê làm gì có tiệm may mà các bà các cô phải tự biên tự diễn may quần áo cho cả gia đình, may tay không có máy may như ở thành thị. Những gia đình không có con gái lớn hay không có bà vợ khéo tay cắt may quần áo được thì phài nhờ, “cầu cạnh” bà con hay người hàng xóm cắt dùm hay cắt may dùm… Vì vậy, trong gia đình nghèo không phải ai cũng có quần áo mới để ăn Tết lớn như mọi người. Các gia đình có nhiều phụ nữ mà lại khá giả thì chuyện may quần áo mới rất dễ dàng, không những một hay hai bộ bà ba truyền thống, còn may thêm những áo ngắn tay cố tròn như áo bà ba và quần đùi, không những một quần đùi mà may luôn hai ba cái nữa. Thế mới biết, sự phân chia giai cấp giàu nghèo rất rõ nét ở thôn quê từ xa xưa. Cha mẹ nghèo cho con đi ở mướn (bình dân nói là ở đợ) với giới điền chủ suốt cả đời. Và giới điền chủ, dựng vợ gã chồng cho những người làm công đó, lại có con, lại làm công tiếp cho chủ điền, thế hệ cha truyền con nối, đời này sang đời khác. May mắn cho những gia đình nghèo gốc “bần cố nông”, có thể thoát khỏi kiếp ở đợ, có con thông minh, học giỏi mới có cơ hội vươn lên, thoát cảnh nghèo nàn tăm tối.
Các gia đình khá giả ở thôn quê (kể cả thành thị), có tập tục lâu đời cho con tiền nhân ngày đầu năm mới gọi là tiền lì xì (tiếng Tàu được đồng hoá sang tiếng Việt). Các con cháu có tiền rủng rỉnh tha hồ tự do ăn chơi, kể cả cờ bạc mà cha mẹ không rầy, cấm cản như những ngày thường. Đó là cơ hội bằng vàng của đám trẻ con học đòi làm người lớn. Ngày nay, tiền lì xì năm mới thường để trong bao nhỏ đỏ gọi là bao lì xì. Tôi rất may mắn, hồi nhỏ, không những tôi nhận tiền lì xì năm mới của cha mẹ như các anh chị em mà tôi còn có ông bà nội, tránh các anh chị em thấy, móc trong túi nhét vội vào tay hay vào túi áo tôi cho vài cắc (một cắc là 10 xu (cent Mỹ). Thời đó, một cắc mua được hai cái bánh ú hoặc hai trái chuối chiên hay vài cái bánh còng, bánh cam…Đối với trẻ nhỏ vài cắc rất quý hiếm tha hồ mà tiêu xài vì ngày thường ít có. Thuở nhỏ ở nhà quê, quả thật “quê hương là chùm khế ngọt”. Gần 80 năm xa quê hương Bà Bài, lúc nào tôi cũng nhớ quê hương da diết ngay khi tôi bị đau thập tử nhứt sinh, đang nằm ở nhà thương (bệnh viện), hồn tôi lìa khỏi xác cũng bay về quê hương ấp Bà Bài, bên dòng kinh Vĩnh Tế lịch sử, thăm lại chỗ chôn nhau cắt rún. Mất quê hương là mất tất cả.! Anh Phương Trần Văn Ngà |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23197 |
Gởi ngày: 18/Jan/2023 lúc 11:44am |
Mâm Cỗ Tết Truyền Thống Ba Miền Khác Nhau Như Thế Nào?Không chỉ là những món ngon cho gia đình sum họp mà mâm cỗ Tết còn thể hiện sự tưởng nhớ, lòng biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên. Mâm cỗ Tết miền Bắc Theo truyền thống, mâm cỗ Tết ở miền Bắc thường gồm bốn bát và bốn đĩa, tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Thứ tự thưởng thức các món cũng rất được người miền Bắc chú trọng, không thể qua loa, lộn xộn. Theo đúng trình tự thì các món bày trên đĩa sẽ được dùng trước, thường là nhắm với rượu và ăn chung với xôi sau đó mới đến các món bày trong bát. Mâm cỗ Tết truyền thống của người miền Bắc.
Bốn đĩa gồm: đĩa thịt gà, đĩa thịt lợn, đĩa giò lụa và đĩa chả quế; Đặc biệt, trên mâm cỗ phải luôn có một đĩa xôi gấc để mong ước nhiều điều may mắn trong năm mới. Giò lụa tưởng chừng đơn thuần nhưng lại là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm Tết. Bốn bát gồm: bát chân giò hầm măng, bát bóng thả, bát miến dong và bát mọc nấm thả. Canh chân giò hầm măng phải được nấu bằng thứ chân giò đủ nạc đủ mỡ cùng với măng lưỡi lợn phơi khô. Giữa bát canh có một miếng thịt ba chỉ được cắt vuông vức, khía làm tư để khi ninh nhừ thịt sẽ nứt ra thành bốn góc. Hành tươi được thả vào nồi canh trần chín sau đó vớt ra vắt lên trên miếng thịt để điểm xuyết như bông hoa xanh tươi mát trong bát canh. Canh măng
Với những gia đình khá giả, giàu có thì bốn bát, bốn đĩa được biến tấu thành sáu bát, sáu đĩa hoặc tám bát, tám đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Bốn bát thêm gồm bát su hào thái chỉ ninh kỹ, bát chim câu hầm nguyên con, bát gà tần hoặc bào ngư hay vi cá hầm. Bốn đĩa thêm gồm đĩa thịt đông, đĩa giò thủ, đĩa nem rán và đĩa nộm su hào, đĩa nộm rau cần, cuốn diếp hay cuốn bỗng. Đĩa nem rán, món ăn không thể thiếu trong dịp
bữa cơm Tết miền Bắc.
Ngoài ra, mâm cỗ Tết ở miền Bắc không thể thiếu được bánh chưng ăn kèm với hành muối cũng như đĩa dưa chua để chống ngấy. Hành muối là món giải ngấy không thể thiếu trong
mâm cơm.
Ngày nay, cỗ Tết miền Bắc vẫn giữ trong mình những nét cổ truyền, đậm đà bản sắc dân tộc nhưng cũng dần dà mang hơi thở hiện đại với nhiều món ăn mới lạ, đặc sắc du nhập từ các vùng miền khác để làm phong phú hơn bữa cơm ngày đoàn tụ.
Đồ tráng miệng ngày Tết ở miền Bắc cũng cầu kỳ với các loại mứt sen, mứt quất, mứt gừng, chè kho... Sau khi dùng bữa xong, cả nhà thư tha ngồi nhâm nhi chén trà ngon với miếng mứt thơm thảo mới thấy ý nghĩa trọn vẹn của ngày sum vầy. Mâm cỗ Tết miền Trung Miền Trung nằm giữa hai đầu đất nước với khí hậu quanh năm khắc nghiệt nên mâm cỗ của người miền Trung chăm chút và chú ý nhiều hơn đến khả năng bảo quản, tuy nhiên vẫn có những món nước và món mặn theo truyền thống. Món nước thường có giò heo hầm, cá đồng nấu ám, gà tiềm hạt sen, canh hoa kim châm nấu với miến, tôm và thịt heo. Món mặn thường có nem chả, gà rô ti, tôm rim với thịt heo kho tàu, cuốn ram, thịt heo luộc, thịt gà xé phay, các thứ rau củ quả hay măng khô xào với lòng mề gà hoặc tôm và thịt heo. Ngoài ra còn có các món khô như: nem, tré, thịt heo hay thịt bò ngâm nước mắm, bánh tét cắt lát hoặc bánh chưng ăn kèm với dưa món.
Dưa món cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm Tết miền Trung, cũng như dưa hành của người miền Bắc. Mâm cỗ Tết miền Trung cũng rất nhiều món ăn đặc sắc với cách chế biến phong phú nhưng hầu hết đều là các món mặn, đậm đà gia vị để bảo quản được lâu: nem lụi, bò nướng sả ớt, heo quay, gà quay, bò nấu thưng, củ cải kho nạc heo, thịt nạc rim, hon... Ngoài ra, mâm cỗ Tết ở đây còn có các món như thịt bò, thịt heo ngâm nước mắm. Miền Trung còn là nơi nổi bật với thói quen “cuốn” nên trong mâm cỗ không thể thiếu các món bánh tráng, rau sống cuốn. Bên cạnh đó còn có các món trộn như: thịt gà trộn rau răm, vả trộn, măng trộn, mít trộn làm khai vị. Đồ ngọt tráng miệng của người miền Trung cũng có đủ các loại mứt: mứt gừng, mứt me, mứt quất, mứt sen, các loại bánh ngũ sắc, bánh phục linh, bánh sen tán, bánh in bột nếp, các loại bánh đậu xanh nhuộm màu nặn theo hình trái cây, kết thành nhánh cây... rất nghệ thuật. Các loại bánh mứt ngọt đậm, được sấy kỹ nên có thể dùng ăn dần đến cả tháng vẫn không bị hỏng. Mâm cỗ Tết miền Nam Trái ngược với thời tiết giá rét của miền Bắc, miền Nam vào Tết không khí vẫn còn vương nắng nóng. Với đặc thù nhiều sản vật trù phú, cây trái sum suê nên cỗ Tết ở đây có phần phong phú và ít nặng nề về nghi thức, kỹ lưỡng như của miền Bắc. Trên thực tế mâm cỗ Tết phương Nam thể hiện đậm nét văn hóa mộc mạc, không cầu kỳ trong chế biến và bày biện, sử dụng nhiều nguyên liệu từ tự nhiên hơn là nuôi trồng. Mâm cỗ Tết miền Nam đơn giản, phóng khoáng.
Các món nguội chiếm đa số trong mâm cỗ Tết của người Nam. Cỗ có bánh tét đi kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm; thịt heo và trứng vịt kho nước dừa ăn với dưa giá hay kiệu chua, thịt heo luộc chấm nước mắm, giò heo nhồi, lạp xưởng tươi, gỏi bì heo cuốn, chả giò, gỏi tôm thịt ngó sen, tôm khô củ kiệu, phá lấu, canh măng (được nấu bằng măng tươi chứ không phải măng khô như miền Bắc)… Tai heo ngâm giấm cũng là món ăn đặc trưng trong mâm cỗ của người miền Nam. Đặc biệt, đối với người Nam, hai món: thịt kho Tàu và canh khổ qua nhồi thịt là những món ăn không thể thiếu trong bất cứ nhà nào. Người dân Nam Bộ nấu món này làm cỗ Tết với ý nghĩa cầu mong cho cơ cực của năm cũ qua đi (khổ qua nghĩa là sự khổ trôi qua) và chào đón năm mới tốt đẹp hơn. Món thịt kho Tàu lại có ý nghĩa thể hiện sự cầu mong cho luôn có nước ngọt tẩy rửa nước mặn đồng chua để mùa màng được xanh tốt.
Khổ qua là món ăn đại diện cho mong ước một năm mới hanh thông
Thịt heo và trứng kho nước dừa ăn kèm với dưa giá và kiệu chua… Một điểm khác biệt nữa giữa mâm cỗ Tết miền Nam với mâm cỗ Tết miền Bắc chính là bánh tét. Bánh tét miền Nam rất đa dạng cả về hương vị lẫn màu sắc. Mỗi loại bánh tét lại có cách kết hợp nguyên liệu, tạo hình và màu sắc khác nhau. Đó có thể là đòn bánh tét có phần nếp bên ngoài trộn lẫn với dừa nạo, đậu đen, lá cẩm, lá dứa….để cho ra đời những mẻ bánh với màu sắc bắt mắt. Các loại nhân bên trong đòn bánh tét cũng vô cùng phong phú từ nhân đậu xanh với mỡ truyền thống, đến nhân chuối, nhân thập cẩm, nhân đậu xanh trứng muối… Có khi đòn bánh tét còn được người làm bánh tạo dáng để khi cắt ra có thể trưng bày thành hình hoa mai, chữ Thọ, chữ Phúc…. Các loại bánh mứt ở miền
Nam cũng rất phong phú: mứt dừa, mứt me, mứt mãng cầu, gừng dẻo, thèo lèo, kẹo
chuối... với vị ngọt đặc trưng phần. So với 2 miền còn lại, các loại mứt miền
Nam hơn hẳn về loại và sự phong phú. st.
|
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23197 |
Gởi ngày: 19/Jan/2023 lúc 7:20am |
[HIT TẾT 2023] TẾT HÀ HÁ HA - TNT DANCE CREW <<<<<<Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Jan/2023 lúc 7:21am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23197 |
Gởi ngày: 20/Jan/2023 lúc 8:39pm |
Lý do người Việt bỏ Thỏ chọn Mèo làm con giápNhiều bạn bè ở Anh có hỏi và tôi đã giải thích ngắn trên Facebook cá nhân. Trong bài viết này tôi muốn tìm hiểu quá trình dịch chuyển, biến đổi của các biểu tượng tử vi như một hiện tượng văn hóa, không có tham vọng xác lập lý do chính xác của chuyện Mèo thay Thỏ. Hướng đi là ta tìm đến những nền văn minh "cao tuổi" hơn Trung Hoa cũng đã có 12 biểu tượng của chu kỳ năm tháng cho nông lịch ra sao. Điều được xác nhận là việc soạn lịch theo chu kỳ của Mặt Trăng đã có ở Lưỡng Hà, Babylon, ở đồng bằng sông Hằng và cả vùng Trung Mỹ, trong văn hóa Maya. Đầu tiên xin bàn về biểu tượng, lịch số và linh vật Không chỉ châu Á mới dùng các con giáp trong chiêm tinh, tử vi để diễn tả thế giới tự nhiên, vũ trụ và tính cách con người. Hy Lạp cổ đại đã đặt ra thế giới của các chòm sao (constellation) với hình tượng con vật. Tiếng Hy Lạp đã có khái niệm 'zoidiakos' tức chuỗi các con thú (cycle of animals), dùng để chỉ bầu trời sao. Đây là sự pha trộn cả biểu tượng totem thú vật, và đồ vật. Zeus từng hóa thân thành bò mộng, nữ thần Venus của người La Mã thì đã hiện ra như Libra (Thiên Bình- cái cân), tượng trưng cho sự cân bằng, toàn vẹn. Cả 12 biểu tượng zodiac của cổ Hy Lạp có biểu tượng Ấn Độ (Rashi) tương xứng: Kim Ngưu-Mesha; Bạch Dương - Vrishaba; Cự Giải - Mithuna; Song Ngư - Karkata; Xử Nữ - Kanya; Sư Tử - Simha; Bọ Cạp -Vrishchika; Thiên Bình - Tula; Ma Kết - Makara; Nhân Mã- Dhanus; Song Ngư -Meena; Bảo Bình - Kumbha. Tuy thế, hai bộ lịch này lại lệch nhau khá nhiều về ngày tháng. Người Do Thái tính các tháng khác lịch thời cổ Hy Lạp nhưng có dùng nhiều biểu tượng chung: Adar là Song Ngư (Pisces -hai con cá), Nisan là Kim Ngưu (Aries)... Văn minh Maya cũng có lịch 12 tháng trong năm, đánh dấu bằng 12 loài chim thú: Chim ưng đỏ (Red Hawk) tương ứng với Kim Ngưu (Aries) trong lịch tử vi châu Âu. Các con tiếp theo là Hải ly, Hươu, Gõ kiến, Cá hồi, Gấu nâu, Quạ, Rắn, Cú, Ngỗng tuyết (Snow Goose), Rái cá và cuối cùng là Sói. Tương tự như người Maya, dân Trung Hoa thời cổ đại đã lấy 12 con giáp hoàn toàn là các loại động vật để thể hiện hàng Địa Can (Earthly Branches) của chiêm tinh học cổ đại: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi. Thiên Can (Heavenly Stems), gồm 10 biểu tượng Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, kết hợp với 12 Địa Chi được dùng để tính chu kỳ 60 năm, theo âm lịch. Tuy thế, ta cần nhận thấy trong Hán tự, hàng Địa Chi dùng các chữ khác để tính lịch, ví dụ Quý Mão là 癸卯, không có chữ Mèo hay Thỏ gì ở đây. Có thể hiểu việc dùng 12 con vật để thể hiện hàng Địa Chi xảy đến sau khi lịch số đã hình thành, và việc này chịu tác động của văn hóa bản địa, đưa tới khác biệt vùng miền, khu vực văn hóa. Còn Sửu với người Việt lại là con trâu thân thuộc (Thủy Ngưu-Water Buffalo) gắn bó với đồng ruộng lúa nước của họ. Các con thú trên tuy thế vẫn là một loài, còn sự khác biệt Mèo-Thỏ trong 12 con giáp Việt Nam và vùng Đông Bắc Á mới là lạ và rất rõ rệt. Thỏ thành Mèo khi tới vùng đất của người Việt? Các trang về lịch sử tử vi Trung cộng cho rằng 12 con giáp xuất hiện lần đầu vào thời Xuân thu Chiến Quốc (thế kỷ 5 trước Công lịch), và được chế độ phong kiến tập quyền chuẩn hóa thời nhà Hán (206 trước Công lịch-9 sau Công lịch). Tuy các tài liệu về chiêm tinh và lịch số cổ Trung Hoa không nhắc đến Việt Nam nhưng nếu căn cứ vào sử liệu thì cuộc xâm lăng của Mã Viện đã tiêu diệt chính quyền Trưng nữ Vương năm Quý Mão (43 trước Công lịch), xóa các luật lệ Việt cổ, áp đặt luật Hán. Đây có thể là thời điểm hệ thống lịch cùng các con giáp Trung Hoa vào vùng nay là Bắc Việt Nam. Việc Trâu thay Bò, Mèo thay Thỏ trong 12 con giáp có thể đã xảy ra trong thời kỳ Bắc Thuộc. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng âm 'Mao' trong một số phương ngữ Trung cộng đồng âm với 'Mao' - 猫 trong từ 'dã miêu', có hai nghĩa, thỏ rừng và mèo hoang. Việc chuyển hóa "thỏ thành mèo" ở vùng đồng bằng sông Hồng sẽ không quá lạ nếu ta chấp nhận là người di dân gốc từng vùng Nam Trung cộng (Bách Việt) đã dùng từ chung chỉ hai loài thú này. Một số báo Việt Nam trích nguồn nước ngoài cho rằng người Việt Nam đọc nhầm 'Mão Thố Niên"-mao-tu-nian (thỏ) trong Trung văn nên đã lấy con mèo thay thỏ trong 12 con giáp. Điều chắc chắn là trong văn hóa dân gian Việt Nam, mèo xuất hiện nhiều, trong khi thỏ, con vật bản địa của văn hóa thảo nguyên và tundra đầy băng tuyết thường chỉ xuất hiện cùng thần thoại Trung Hoa, để chỉ Mặt Trăng: Ngọc Thỏ, Hằng Nga. Các con giáp đều có gốc Ấn Độ? Thế nhưng cần xem xét một giả thuyết nữa là các con giáp Trung cộng cũng có gốc ngoại. Không ít biểu tượng tưởng là thuần tuý cổ Trung Hoa và từ đó sang Việt Nam (trục Bắc-Nam) thực ra đã Trung cộng theo tuyến Tây-Đông, và có gốc từ các nền văn minh cổ hơn. Ví dụ, nghiên cứu của Basiri Faranak mô tả kỹ quá trình sư tử có cánh của thần thoại Ba Tư vào Trung Hoa thời Hán và trở thành biểu tượng được tôn thờ, (xem thêm: Iconology of the Winged Lion in Iran & China). Sư tử vốn không là thú bản địa ở Trung cộng cũng "tới Trung Hoa" bằng đường Phật giáo. Các sách báo Trung cộng có nhắc đến tác phẩm của một giáo sư ĐH Tân Cương (Li Shinhui) cho rằng thực ra lịch 12 con giáp của Trung cộng là sản phẩm từ văn minh Babylon, qua cải biên của Ấn Độ rồi tới Trung Hoa qua con đường Tơ lụa trên bộ. Một số chương của Kinh Vệ Đà và chiêm tinh học Ấn Độ (Vedic astrology) được cho là đã xuất hiện 10 nghìn năm trước Công nguyên. Toàn bộ hệ thống chiêm tinh và lịch số này phát triển qua nhiều thế kỷ và có chịu ảnh hưởng từ Ai Cập, vùng Lưỡng Hà và văn minh Ba Tư cổ đại. Trong Kinh Vệ Đà, Mặt Trời được thể hiện bằng hổ, hươu và bồ câu. Mặt Trăng là cá, thỏ, loài sơn dương, chim hạc và chim trĩ. Sao Hỏa biểu hiện qua cừu, gà trống, khỉ và ác điểu...Sao Kim hiện thân bằng bò và vẹt, Sao Thổ là voi, quạ. Sao Thủy được vẽ ra bằng con đại bàng của thần Vishnu, nhưng đôi khi là linh vật Garuda hoặc mèo...Sao Mộc là thiên nga hoặc ngựa.... Ấn Độ cổ đại có hai tinh tú-thần linh Rahu và Ketu, chỉ nhật thực và nguyệt thực trong tích Rahu nuốt Mặt Trăng. Thiên văn học nay xác định đây không phải là hai hành tinh mà là hai giao điểm của Mặt Trăng và Mặt Trời trên đường giao tuyến mặt phẳng của bạch đạo và hoàng đạo: North and South Lunar Nodes. Các vật chủ của Rahu và Ketu trên trần thế gồm cú, sói, rắn và các loài côn trùng. Khi vào Trung cộng, Rahu được phiên âm là La Hầu, Ketu thành (sao) Kế Đô trong Hán tự. Chừng 27 con chim, thú của Ấn Độ khi sang Trung cộng còn lại 12 con giáp và người Hoa cho Rồng để thể hiện Thìn. Cũng không thể loại trừ việc du nhập chiêm tinh học Ấn Độ cùng các linh vật đi qua con đường Tơ lụa trên biển, ghé bến Thuận Thành (Bắc Ninh) rồi mới tới Quảng Châu, như cách Phật giáo đợt một từ phía Nam đi lên phía Bắc. Kết luận, mèo thay cho thỏ là câu chuyện rất đặc trưng Việt Nam mà vẫn nằm trong dòng văn hóa cổ đại chung của nhân loại một thời. Chú miu thân quen không chỉ chiếm vị trí thứ tư trong 12 con giáp mà còn là dấu tích của một quá trình giao lưu, du nhập, biến đổi các biểu tượng cổ xưa ở quê hương của tộc Việt. Nguyễn Giang |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23197 |
Gởi ngày: 04/Jan/2024 lúc 4:07pm |
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Jan/2024 lúc 4:11pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 9 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |