Người gởi |
Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
|
Gởi ngày: 01/Nov/2012 lúc 7:22pm |
NGƯỜI CON GÁI SÔNG HƯƠNG
đoạt giải nhất International Book Award 2012
LGT: Sách của W. Nicole Dương (Dương Như Nguyện), nữ thẩm phán Hoa Kỳ đầu tiên gốc Việt, vừa đoạt luôn giải nhất và giải nhì của cuộc giải thưởng sách quốc tế 2012 ( International Book Awards 2012), dạng tiểu thuyết
đa văn hóa (category: multicultural fiction), được tổ chức bởi JPX
Media Group của Los Angeles, tiểu bang California, Hoa Kỳ.
Chào
đời tại Hội An, Quảng Nam và đến Hoa Kỳ năm 1975, Nicole tốt nghiệp Cử
Nhân Báo Chí tại ĐH Southern Illinois, sau đó Tiến Sĩ Luật của DH
Houston và LLM của Harvard. Tuổi 24, cô đã làm Tổng Giám Đốc Vụ Bồi
Thường Rủi Ro cho Quận Học Chánh Houston, rồi tốt nghiệp luật sư năm
1984. Hành nghề luật được 18 năm thì cô trở thành giáo sư luật thực
thụ ở đại học Denver . Cô viết văn từ khi còn ở Việt Nam và là người
cuối cùng đoạt giải danh dự cuộc thi Văn Chương Phụ Nữ Toàn Quốc Lễ Hai
Bà Trưng của Việt Nam Cộng Hòa. Cuốn “Con gái của sông Hương” xuất bản
năm 2005 gây nhiều tiếng vang.
|
TÂM TÌNH 1-HLC:
Xin chào Cô Dương Như Nguyện. Chúc mừng cô đã đoạt cùng lúc hai giải
nhất và nhì của “International Book Awards” năm 2012. Được biết Amazon
gửi 2 tác phẩm này dự thi trong khi cô vắng mặt tại Hoa Kỳ. Như vậy ai
là người đầu tiên báo tin vui này và cảm tưởng của cô? Hoàng Lan Chi -Dương Như Nguyện (Virginia 2006) DNN: Cám
ơn chị Lan Chỉ đã cho tôi nói chuyện với đồng hương. Amazon đưa sách
dự thi và báo tin, nhưng tôi không nhận được vì không có mặt ở Mỹ. Lúc
đó, tôi đang phục vụ chương trình Fulbright của Hoa Kỳ ở ngoại quốc.
Mới đây, khi về Mỹ tôi mới biết, qua nhà xuất bản Amazon.
2-HLC:
Giả dụ bây giờ cho cô hồi tưởng về quá khứ thì tâm lý của cô qua hai
lần đoạt giải: năm 1975 giải văn học của Việt Nam Cộng Hòa và giải
International Book Awards năm 2012 có những điểm gì giống nhau và khác
nhau? Dương Như Nguyện và bà Hoàng Đức Nhã năm đoạt giải Văn Chương Phụ Nữ của Tổng Thống ngày Lễ Hai Bà Trưng DNN: Năm 1975, đang học 12 C Trưng Vương, tôi được giải Danh Dự Văn Chương Phụ Nữ Toàn Quốc vào Lễ Hai Bà Trưng. Trước
khi dự thi, bà Hiệu Trưởng, Giám Học và Tổng Giám Thị đã mang tôi đi
thắp hương, quỳ lạy trước bàn thờ Hai Bà Trưng ở Sài Gòn. Giải thưởng
trao ở Vườn Tao Đàn cùng với nhiều phụ nữ xuất sắc khác. Ngoài khánh
vàng còn được quyền chọn học bổng du học trong 6 quốc gia. Dương Như Nguyện (bên phải) ngày học Trưng Vương Lần
này tôi không vui mấy và không thể so sánh một cách tương xứng được, vì
giải thưởng bây giờ không có tầm vóc quốc gia như năm 1975. Tuy nhiên,
có một niềm an ủi: những gì tôi viết bằng tiếng Anh đã được đọc và
công nhận giá trị. Có một điểm tương đồng:
Giải Văn Chương Lễ Hai Bà Trung là kết quả của cuộc thi “nặc danh”, hội
đồng giám khảo không được biết tên các thí sinh. 40 năm sau ở Mỹ cũng
thế. Ban tổ chức International Book Awards hoàn toàn không biết tôi là
ai, và tôi không hề biết họ. Điểm khác biệt:
Giải ở Việt Nam dựa trên sáng tác viết cho cuộc thi, chưa bao giờ xuất
bản. Giải ở Mỹ bây giờ dựa trên tác phẩm đã được xuất bản, do nhà cut
bản của tôi đem di dự thi.
3-HLC:
Chúng ta đi vào 2 tác phẩm đoạt giải nhé. Cuốn “Mimi and Her Mirror”
và cuốn “Postcards From Nam” khởi sự lúc nào và viết trong bao lâu? Nội
dung là gì? DNN: Nội dung:
“Mimi and her Mirror” là một trong 3 cuốn của bộ trường thiên tiểu
thuyết nói về việc sụp đổ của Saigon và lớp người Việt di dân đầu tiên:
giới trung lưu của xã hội Việt Nam Cộng Hoà (VNCH). Đây là một tiểu
thuyết văn chương hiện đại đúng nghĩa (modern literary fiction), đi vào
nội tâm của nhân vật chính, không phải tiểu thuyết thương mại (genre
fiction). Cuốn thứ nhất (“Sông Hương”) nói về thời Pháp Thuộc và cuộc
di tản 1975, nhân vật chính là con gái đầu lòng của một nhà giáo. Cuốn
thứ hai (“Mimi”) nói về người em gái. Cuốn thứ ba (“Postcards”) , lẽ ra
viết về người em trai út nhưng tôi lại viết về người hàng xóm, một
thuyền nhân. Hình như độc giả Việt Nam chưa ai nhận ra rằng bộ ba tiểu
thuyết nầy dựa trên một gia đình trung lưu của VNCH 2 gái, 1 trai:
"Vương Quan là chữ, nối dòng Nho gia. Đầu lòng 2 ả Tố Nga…” Chu trình viết:
Tôi bắt đầu viết trường thiên này năm 1995 khi đang làm luật sư cho
Mobil ở Á châu. Viết xong bản nháp đầu tiên của “Sông Hương” năm 1997;
“Mimi va Postcards” năm 1999. Hoàn thành 3 cuốn vào năm 2000 thì tôi
bị xe tải đụng suýt chết. Sau đó tôi từ chối việc làm ở Texaco Chevron
và đi dạy luật; 3 cuốn sách bỏ vào tủ vì việc dạy học và biên khảo
ngành luật thương mại ở đại học Denver rất nặng nề, đòi hỏi khoảng 50
giờ một tuần. Năm
2003, tự nhiên nhà Xuất Bản Tự Lực Ravensyard gọi điện thoại cho tôi.
Từ đó, “Sông Hương” được xuất bản. Đến 2009 thì Amazon Publishing, một
chi nhánh của Amazon Corporation, lựa Mimi từ một cuộc thi văn chương
họ tổ chức cùng với Penguin. Khi biết có 3 cuốn, họ mua hết cả 3. Từ
trước đến nay, tôi vẫn chưa hề có đại diện mại bản văn chương (literary
agent). Do duyên nghiệp mà Ravensyard và Amazon tìm ra tôi. Vì thế con
đường xuất bản sách của tôi có thể nói là hi hữu, trái với thông lệ
bình thường.
4- HLC: cô đến Hoa Kỳ năm 1975. Chất liệu cô lấy từ đâu? Cá nhân mình và những người đồng cảnh ngộ chung quanh? DNN:
Từ những gì tôi trải qua, biết, thấy, và áp dụng vào cảnh trí giả tưởng
của tiểu thuyết: một phương pháp dùng trong kịch nghệ gọi là “sense
memory recollection.” Vài ví dụ: tôi đưa vào tiểu thuyết cảnh gia đình
tôi rời Việt Nam bằng máy bay vận tải C130; kinh nghiệm ngoài đời của
tôi khi hành nghề quốc tế trực thuộc Châu Á khoảng thời gian Mỹ bỏ cấm
vận; và kinh nghiệm tôi làm việc trong những tổ hợp luật sư lớn của Hoa
Kỳ. Ngay cả bối cảnh lịch sử cũng là kinh nghiệm đại gia đình của tôi,
hai bên nội ngoại. Thí dụ: cuộc thanh trừng địa chủ ở Bắc, cuộc di cư
1954, hai cuộc thảm sát ở Huế (đồn Mang Cá -- phong trào Cần Vương với
vua Hàm Nghi –rồi Tết Mậu Thân 1968), việc hai vua Thành Thái và Duy
Tân bị lưu đày… Cuộc sống đạm bạc (nhưng tự do và không đói khát) của
công chức và giáo chức cũ ở Saigon , rồi cuộc tranh sống ở Mỹ mà học
vẫn là động cơ và phương tiện tiến thân, cũng chính là cuộc sống của
tôi trước và sau 1975. Hai
thí dụ nữa: để biết cảnh thuyền nhân, đích thân tôi đã ra biển 2 lần,
ở Singapore và Mã Lai, bằng tàu nhỏ, rồi leo lên tàu lớn để vào bờ.
Chuyện hãm hiếp phụ nữ hay trẻ em vị thành niên trong Postcards và Mimi
trở thành biểu tượng cho cuộc hãm hiếp văn hóa của cả một thế hệ hay
dân tộc: tôi cũng hiểu thảm trạng này vì đã từng là luật sư thiện
nguyện cho những phụ nữ và trẻ em bị bạo hành. (Đây là lý do tôi quan
tâm đến truyện ngắn Bóng Đè của Đỗ Hoàng Diệu, một biểu tượng xuất hiện
ngay trong lòng nước Việt Nam . Tuy nhiên lối hành văn hay cách dùng
biểu tượng của tôi về đề tài nhạy cảm này khác hẳn cô ta).
5-HLC:
Năm 2005, cuốn “Con gái của Sông Hương” gây tiếng vang và dường như gồm
cả vài sóng gió. “Mimi and her Miror” sẽ có những hiệu ứng tương tự
trong cộng đồng Việt? Dương Như Nguyện - GS Luật- Đại Học DenverDNN:
Tôi không nghĩ thế. Cha tôi nhờ Ravensyard gửi vài “review copies” cho
một ít báo chí Việt Nam mà ông là độc giả trung thành. Oái ăm thay một
vài người Việt Nam nhân cơ hội đó công kích tôi, chỉ trích lỗi chính tả
trong “review copies” và thóa mạ luôn nghề luật của tôi. Theo thông lệ
của giới xuất bản Hoa Kỳ, “review copies” là sách nháp được gửi cho
giới điểm sách trước khi sửa bản kẽm. Động
cơ chỉ là lòng tỵ hiềm và nhu cầu gây tiếng vang trong cộng đồng mình.
Đây là vấn đề mạ lị, phỉ báng, và quấy nhiễu chứ không phải sóng gió
văn chương, mà mạ lỵ quấy nhiễu thì phải đưa vào tòa án. Thật ra hiện
tượng này thường có mặt trong những cộng đồng thiểu số bị chấn động bởi
những biến cố lịch sử và xáo trộn xã hội. Không xứng đáng có chỗ đứng
trong ký ức tập thể. "Sông
Hương" và “Postcards from Nam ” đã được các giáo sư của VNCH ngày xưa
dịch cho cộng đồng người Việt rồi. Tôi chưa thấy có nhu cầu dịch Mimi
sang tiếng Việt. Mimi là một tiểu thuyết tâm lý, văn chương (literary
fiction), trong bối cảnh lịch sử 1975. Mimi không theo bất cứ một công
thức nào. Nội dung, theo tôi, khá táo bạo, đòi hỏi việc hiểu tâm lý
nhân vật và cách dùng biếu tượng.
6-HLC:
Giáo sư đại học Florida State và nhà văn đoạt giải Pulitzer, Ông Robert
Olen Butler năm 2010 nhận xét rằng cô kết hợp tuyệt vời giữa văn chương
và luật học. Ông ta nói về tác phẩm “Mimi and Her Mirror”?Cô có thể
giải thích rõ hơn? DNN:
Butler cho rằng đây là cuốn tiểu thuyết xứng đáng được đọc. Còn sự kết
hợp giữa văn chương và luật học là điều ông nói về tư duy và tiến trình
nghề nghiệp của tôi: vừa làm luật sư vừa viết văn.
7-HLC:
Được biết cô ưa thích các tác giả Graham Greene, Albert Camus, Pat
Conroy, Isabelle Allende, Vladimir Nabokov. Các tác giả này ảnh hưởng
thế nào đến các tác phẩm của cô nhất là cuốn “Mimi and Her Mirror? DNN:
Tính nhân bản và tài năng của họ là động lực và khuôn thước cho tôi
viết. Đặc biệt triết lý nhân bản của Albert Camus; nghệ thuật viết
chính trị rất “wry” (chua chát mà hững hờ) của Graham Greene; khả năng
viết như vẽ tranh vừa tượng hình vừa siêu hình của Isabelle Allende;
cách trình bầy quá sức xúc tích những câu chuyện khó kể nhất của Pat
Conroy. Tôi vẫn còn mong được đem hết những điều này vào chu trình
viết lách của mình. Ba cuốn tiểu thuyết đã xuất bản chỉ là bước đầu,
giúp tôi trả món nợ văn hóa với lịch sử Việt Nam . Nghiệp văn chương:
tôi cho là “Con Đường Thiên Lý.” Trong
Mimi, tôi hy vọng độc giả sẽ tìm thấy cách mô tả gợi hình về những bóng
ma của quá khứ, một chút chua chát về lịch sử và chính trị, những thảm
thương khó nói về những nỗi khổ tâm phải vùi lấp, và một chút gì của
triết lý nhân bản. 8-
HLC: Tôi tò mò rất muốn biết cô đọc cái gì và ảnh hưởng cái gì từ Vladimir Nabokov? DNN:
Tôi đã trả lời vấn đề này, đăng trong sách dịch Postcards from Nam, do
Văn Mới xuất bản. Tôi thán phục Nabokov vì ông viết văn 3 thứ tiếng:
Anh, Pháp, Nga. Văn chương của ông vừa bi thảm vừa khôi hài. Sự tỉ mỉ
về chi tiết thì tuyệt vời, và ông hoàn toàn đứng ngoài cái gọi là đạo
đức. Điều này tôi không chấp nhận được: tôi không thể viết một cách phi
đạo đức như ông. Sông
Hương” của tôi giống Lolita của Nabokov ở điểm trong tiểu thuyết có một
tình yêu trái cấm. Nhưng tình yêu trong Sông Hương” là tình yêu đích
thực, được thăng hoa thành sợi giây gắn bó giữa hai văn hóa trái ngược,
qua dòng lịch sử, còn Lolita theo tôi chỉ là ám ảnh tội lỗi (obsession)
vì có sự chiếm đoạt và hủy hoại người mình yêu. Tôi
hy vọng trong Mimi, độc giả sẽ thấy sự tỉ mỉ của nghệ thuật mô tả,
trong bi thảm cũng có những điểm khôi hài thú vị, cũng như vấn để đạo
đức, được biểu tượng không những qua các nhân vật anh hùng, mà còn qua
nhân vật "phản diện." Nghệ thuật viết văn gọi đó là "hero" và
"anti-hero."
9-HLC: Bút pháp nào thường được sử dụng cho “Con gái của sông Hương” và “Mimi and her Miror”? DNN:
tôi viết theo vô thức nên không chú trọng bút pháp. Gọi là cách kể
truyện thì đúng hơn. Với "Sông Hương,” tôi viết như kể lại một cuộn
phim, nhưng không đi "dưới da" nhân vật về tâm lý, mà trái lại, tôi dựa
trên ký ức của nhân vật. Sông Hương là sự kết hợp giữa 3 hồi ký của 3
nhân vật nữ: bà cố, mẹ, và con gái. Còn bà ngoại thì luôn luôn có mặt,
nhưng không viết hồi ký. Tâm trạng của nhân vật bà ngoại được diễn tả
qua hồi ký của 3 nhân vật kia. Với
“Mimi,” tôi viết bằng cách đi sâu dưới da nhân vật. Cũng có “hồi tưởng
về quá khứ,” nhưng không dựa trên nhật ký của nhân vật.
10-HLC:
Dược biết cô ưa thích nhà văn Khái Hưng. Tôi rất thú vị khi thấy cô
nhận xét rất tinh tế khi nói rằng đọc Khái Hưng, cô liên tưởng đến
Beethoven. Bao giờ cô bắt tay vào việc dịch một truyện ngắn của Khái
Hưng và đó sẽ là truyện gì? Ngoài Khái Hưng, cô có nghĩ rằng cần giới
thiệu cho thế giới biết nhiều hơn về văn chương Việt Nam qua bản dịch
của cô? Và nếu vậy cô sẽ ưu tiên dịch những tác giả nào? DNN:
Tôi không chỉ yêu thích Khái Hưng (KH). Tôi xa xót cho ông như xa xót
cho chính mình và cho nước Việt Nam . Văn chương của KH không có tính
trầm, trang trọng, bao quát như Beethoven (dịch chữ dark, grand,
panoramic), nhưng cả 2 đối với tôi đều là nhà cách mạng tư tưởng và
nghệ sĩ lãng mạn – họ đưa chúng ta đi vào những giấc mơ tuyệt đối. Nếu
có dịp, tôi sẽ dịch “Anh Phải Sống” (Khái Hưng viết chung với Nhất
Linh). Mỗi lần nghĩ đến Bắc Việt, tôi luôn muốn hỏi, "Đê Yên Phụ ở
đâu?" Đê Yên Phụ là nơi “thằng Bò, Cái Nhớn, Cái Bé, Không Anh Phải
Sống." “Anh phải sống,” chỉ 3 chữ, là tất cả triết lý của đời người,
thế nhưng, người phụ nữ đã chọn cái chết một mình thay vì chết cả đôi,
vì “Bò, Nhớn, và Bé” – cũng 3 chữ – con người sinh ra để biết bò, lớn
lên, rồi bé lại, và mẹ hy sinh cho con tức là bảo vệ sự trường tồn của
nhân loại. Chắc
chị Lan Chi sẽ ngạc nhiên, nhưng tôi cũng sẽ dịch "Ông Đồ Bể," loại
sách Hồng mà Khái Hưng viết cho con nít -- giấc mộng của KH, và giấc
mộng của tôi! Chắc
chắn tôi cũng sẽ phải dịch “Trống Mái”, biểu tượng của tình yêu, cái
đẹp, bờ biển Việt Nam hình chữ S, và cuộc cách mạng san bằng giai cấp
trong tình yêu đôi lứa. Ngoài
Khái Hưng, chắc tôi sẽ chọn mỗi tác giả sau đây một truyện ngắn mà tôi
ưa thích: Thạch Lam, Thế Lữ, Lan Khai, Trùng Dương, Nguyễn Mạnh Côn,
Nguyễn Mộng Giác, Doãn Quốc Sỹ. Tôi cũng sẽ ưu tiên cho một truyện
ngắn rất khó dịch và có lẽ ít người biết “Những Ngày Cạn Sữa” của Minh
Quân.
9-HLC:
Vâng, xin chia sẻ với cô về suy nghĩ “ Mỗi lần nghĩ đến Bắc Việt là tự
hỏi là Đê Yên Phụ ở đâu”. Tôi cũng thế. “Đôi bạn” của Nhất Linh đã để
trong tôi một xã hội, một phong cảnh và một văn hóa rất đặc trưng Bắc
Việt và khiến tôi, một cô gái Bắc rời quê hương từ 1954, di cư vào Nam,
luôn hoài niệm về một vùng đất của giòng họ. Tạm
ngưng đề tài văn chương ở đây. Học luật, nữ thẩm phán người Việt đầu
tiên và bây giờ nữ văn sĩ Việt đầu tiên chiếm giải Hoa Kỳ mà vẫn còn
viết được tiếng Việt. Cô còn đam mê trong lãnh vực hội họa. Cô thú vị
với cái mà cô gọi là “Art in Frugality”. Với những gì có trong tay lúc
đó, từ bút chì, bút mực đến sơn móng tay, son môi, cô phác họa trong 20
phút và chỉ dành 40 phút còn lại để hoàn chỉnh bức họa. Tôi tự hỏi như
vậy là “sáng tạo tùy hứng” hay “sáng tạo theo lý trí”? Vì sao cô tự đặt
cho mình một kỷ luật như vậy? DNN:
Đó là "sáng tạo bốc đồng" vì không còn sự lựa chọn nào khác. Kỷ luật
thời gian mà thôi, chứ không phải là kỷ luật của việc tạo hình. Tôi
không có diễm phúc được học vẽ đến nơi đến chốn. Lý do: tôi chọn nghề
luật để sinh nhai, trong giai đoạn cộng đồng người Việt còn phôi thai,
it người học luật, lại “bị” các tổ hợp luật của Mỹ thuộc loại “mega"
chiếu cố, tôi luôn luôn phải làm việc quá nhiều giờ trong ngành luật,
không thể theo đuổi nghệ thuật như mình mong muốn. Bắt buộc tôi phải
hoàn thành họa phẩm trong vòng một tiếng -- cái gì hiện ra trên mặt
phẳng là cái gì tôi muốn nói bằng vô thức. Nếu tỉ mỉ vẽ nhiều giờ, tức
là tôi vẽ nhiều bức nhỏ, mỗi bức khoảng 1 tiếng, rồi họp lại thành một
bức lớn. Tôi gọi việc vẽ vời của mình là "sáng tạo thô sơ" (Raw Art,
không theo trường phái nào cả), "sáng tạo theo ngẫu hứng"
(inspirational) và "sáng tạo theo vô thức" (subconscious painting).
Nói chung là sáng tạo của người không học vẽ (L’Art Brut).
Họa "bốc đồng" của Dương Như Nguyện ( cảm hứng khi trả lời 14 câu hỏi của Hoàng Lan Chi) 10-HLC:
Cô đã ép luật phải chung sống với văn chương trong tác phẩm của mình.
Thế còn hội họa? Cách chung sống trong văn chương của hội họa “ made in
Nicole” mang sắc thái gì? DNN: Tôi đă giải thích ở trên. Xin nói thêm như sau: Luật và văn chương:
Tôi luôn luôn công nhận đó là hai thái cực. (Xin đọc bài nghị luận của
tôi về vấn đề này đăng trong tạp chí của đại học California/Los
Angeles: về phuong diện sáng tạo, tôi không đồng ý với luật gia-tư
tưởng gia-thẩm phán Richard Posner trong giới trí thức Mỹ. Ông ta chủ
trương luật, văn chương, và kinh tế có thể liên kết với nhau -- cả 3
bộ môn có thể nhập một! Vẽ và viết:
Trái lại, hội họa và văn chương thì rất dễ gặp nhau. Tôi kết hợp hai
bộ môn này trong Postcards from Nam, bối cảnh di dân và thuyền nhân.
Văn chương và hội họa chỉ là hai con đường để con người đi tìm cái đẹp. Văn chương chung sống với hội họa à la Chez Nicole:
tôi viết văn y hệt như vẽ tranh hay làm phim: có lúc phác họa, có lúc
cũng tỉ mỉ. Tôi đi theo "stream of consciousness" (luồng ý thức thôi
thúc bằng vô thức), vi` thế tiểu thuyết của tôi không kể theo thời gian
tính, và có thểkhó đọc cho một số độc giả.
11-
HLC: Từ văn chương rồi hội họa, Cô có nghĩ tương lai mình sẽ có những
đam mê mới để từ đó khám phá mới và hy vọng thành công mới hay không? DNN:
Tôi muốn được nặn tượng, làm đồ gốm, làm phim, kiến tạo sân khấu, kiến
tạo các vũ điệu, và vẽ kiểu áo, trang trí nhà cửa và cắm hoa, vân vân.
Độc giả có thể không biết, nhưng đam mê lớn nhất của tôi, theo sát tôi
song song với ngòi bút tự hồi tấm bé, là âm nhạc. Nếu tôi dễ tính về
hội hoạ – gì cũng được (anything goes), thì ngược lại, tôi vô cùng khó
tính về âm nhạc. Nếu trời thương, tôi muốn đi từ văn chuong đến sân
khấu và nhạc kịch. Ngoài âm nhạc và viết, thi tôi thích lập luận, tức
là thích trao đổi quan điểm và đối chiếu tư tưởng.
12-
HLC: Độc giả nào không biết chứ vùng DC có thể biết. Ông Phạm Bá Vinh,
chủ nhiệm Sóng Thần ở DC có nói rằng Cô mặc áo tứ thân và hát trong một
buổi nhạc của cụ Nguyễn Túc, rất hay. Cá nhân tôi đã có dịp nghe cô hát
nhạc ngoại quốc trong một sinh nhật của Cỏ Thơm. Giọng hơi khàn, rất
đạt tiêu chuẩn cho một dòng nhạc ngoại. Nhưng có lẽ tạm ngưng hội họa
và các bộ môn nghệ thuật tại đây. Quan sát Dương Như Nguyện, tôi nghĩ
rằng có vẻ như cô được thượng đế ưu đãi và gặp khá nhiều may mắn, cô có
thấy vậy không? Đẹp, học giỏi, thông minh, thông thạo Anh Việt để có
tác phẩm văn chương trong cả hai ngôn ngữ. Với sự ưu đãi của thượng đế,
cô đã làm gì để duy trì và phát triển những tài năng bẩm sinh, những
vốn trời cho? Cụ thể hơn, nhan sắc ấy trang sức gì cho đời, văn chương
ấy nói gì cho đời, kiến thức luật ấy cứu vớt gì cho đời và hội họa ấy
tô điểm gì cho đời? DNN:
Tôi không cảm thấy mình may mắn vì “đẹp học giỏi thông minh.” Còn về
“thông thạo Anh Việt” thì phải học rồi phải hành. Cái may mắn độc nhất
là tôi không phải vượt biên sau 1975. Sự kém mày mắn thì rất nhiều ,
đặc biệt là bị người chung quanh hại vì ganh ty chẳng hạn. Hơn nữa,
sinh ra làm đàn bà và phải sống giữa hai dòng văn hóa, bước đầu 1975
không ai dẫn dắt, chưa hẳn là một may mắn. Người may mắn được trời đãi
ngộ là người “không đẹp, không học giỏi, không thông minh” mà vẫn thành
công và sung sướng, có được tất cả những gì xã hội ao ước. Ngồi mát
mà ăn bát vàng” thì quả thực là may mắn trời cho. Về những vấn đề chị Lan Chi đã sâu sắc nêu lên: Nhan
sắc: Ai đẹp hơn Thúy Kiều? Thẩm Thúy Hằng? Ava Gardner? Marilyn Monroe?
Chuyện gì xảy ra cho họ? Sắc đẹp là phù du. Thí dụ: năm 2000, bị xe vận
tải đụng, tôi bị thương ở mặt. Như được ơn trên bảo vệ, mặt tôi không
bị tàn phá dù có chấn thương. Ở tuổi này, tôi công nhận: Sắc đẹp phải
từ trong toát ra ngoài. Món trang sức chính là gánh nặng. Thông
mình và tài năng xuất chúng, đặc biệt hơn người: Chuyện gì đã xảy ra
cho Cao Ba Quát, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, và ngay cả Nguyễn Du của
chúng ta? Nguyễn Du sống đời quyền quý, nhưng tôi cho rằng định mệnh
của ông cũng thảm khốc: một rung chuyển về ý thức hệ, kẻ sĩ và thân
phận nhược tiểu trong những chuyến đi sứ qua Tàu, và nỗi cô đơn mà ông
đã phải gánh chịu. “Bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?” Tôi xin dẫn chứng thêm một câu nữa lấy từ một cuốn phim của Hollywood , nói bởi nữ tài tử Susan Sarandon: “The world is made for people who aren't cursed with self- awareness.” Thế giới nầy dành cho những người không phải chịu lời nguyền của tri thức.(Tri không có dấu sắc, có nghĩa là “biết".
Dương Như Nguyện 1996&2006 13-HLC:
Vâng, có nghĩa là nhan sắc đôi khi là tai họa và chữ tài liền với chữ
tai một vần. Tuy thế, tôi nghĩ rằng cô vẫn còn “nợ” tôi hai câu hỏi. Nợ
vì văn chương của cô, đã nói gì cho người phụ nữ VN, đã có “giải
thoát” cho họ một vài giây trói nào không? Kiến thức luật đã từng giúp
cho phụ nữ VN được những gì và hội họa với sáng tạo bốc đồng đã làm
“mềm” lòng ai chưa? DNN:
Câu hỏi tuyệt vời. Vấn đề cần được đặt ra cho những nhân vật nổi tiếng
khác của Việt Nam vì họ đã từng được quần chúng Việt Nam tôn sùng! Quan
niệm của tôi: việc đo lường ảnh hưởng của một cá nhân trên tập thể,
lại là một con đường thiên lý thứ hai! Có khi đã chết rồi, sự đo lường
vẫn chưa ngã ngũ. Đây là cưu mang của tất cả chúng ta. Tôi muốn nói
đến một từ tiếng Anh, lấy từ tiếng Pháp, gọi là “Noblesse Oblige.” Tạm
dịch ra tiếng Việt là “nghĩa vụ.” Trong một bài diễn thuyết cho học
sinh thủ khoa và á khoa các trường trung học ở Texas , tôi đã giải
nghĩa từ nầy bằng cách kể lại câu chuyện mà cha tôi luôn kể cho các con
nghe: chuyện con voi của Đức Trần Hưng Đạo. Sẽ nhắc lại ở dịp khác. Ở đây tôi phải trả lời chị Lan Chi một cách cụ thể: 1) Nhan sắc:
Có thể đem phục vụ tha nhân. Điển hình là Huyền Trân Công Chúa. Nhan
sắc cũng có thể làm phụ nữ ấm thân và tạo công danh (trường hợp của tài
tử Pia Zadora chẳng hạn. Ngay cả con người tài năng Georgia O’Keefe
cũng đã phô trương cái nhan sắc rất đặc biệt của mình qua ống kính của
người bạn đời.) Có thể vì tôi quá độc lập, cho nên từ trước đến giờ,
tôi chưa hề muốn đi theo thông lệ ở Mỹ, lấy tên một người đàn ông làm
tên mình. Trước sau, ở dòng chính tôi vẫn là “Ms. Duong” lúc nào cũng
phải tranh sống. Nhan sắc, nếu có, có thể đã giúp tôi gặp một số người
rất đặc biệt, nhưng nói chung, nhan sắc là … vô tích sự, chỉ làm tốn
thì giờ, tốn tiền bảo dưỡng và ăn diện mà thôi! 2) Tư tưởng: Trong
luận án ở Harvard, “Phụ nữ Việt Nam : chiến sĩ và thi sĩ.” tôi nêu lên
8 yếu tố rủi ro khi phải đối diện với vấn đề nữ quyền ở Việt Nam trong
đầu thập niên 1990 – được giới hàn lâm về luật ở Mỹ coi là “seminal”
(chính yếu, nổi bật). Từ lúc đó cho đến bây giờ, có tác dụng gì không
ở nước Việt Nam ? Thưa không. Tuy nhiên tôi hy vọng rằng, luận án sẽ
là niềm an ủi cho bất cứ phụ nữ Việt Nam nào phải chịu đựng bất công xã
hội, vì sự chiến đấu với hoàn cảnh phải bắt đầu bằng ý chí tu dưỡng
tinh thần: Ý thức rằng tất cả chúng ta đều có thể trở thành chiến sĩ
và thi sĩ: từ Trưng Vương cho đến Hồ Xuân Hương, cả hai đều trở thành
bất tử! Từ đó, trong
suốt hơn thập niên trong nghề khoa bảng, 8 tập nghị luận của tôi được
đăng tải trong dòng chính: từ việc khai thác dầu khí quốc tế, cho đến
cuộc tranh chấp chủ quyền quốc gia ở đảo và biển Đông, qua đến vấn đề
công nghệ hóa và vi tính hoá các nước chậm tiến trong kỷ nguyên toàn
cầu cho thế kỷ 21 bằng thông minh nhân tạo (artificial intelligence).
Tổng cộng khoảng 3000 footnotes cho 8 tập. Những cái đó có tác động gì
không trên các chính trị gia làm chính sách? Tôi nghĩ là không. Thế mà
tôi vẫn tiếp tục làm công việc “gieo mạ này dù có về hưu sớm. Lại một
con đường thiên lý thứ 3. 3) Giáo dục:
Trong hơn 11 năm dạy học, các sinh viên (nam có nữ có, đen, trắng,
vàng, đủ sắc, tìm đến tôi như một người hướng dẫn (mentor), và một số
đoàn thể cộng đồng Việt Nam hay đưa cho tôi việc đọc diễn văn (keynote
speaker). Thế nhưng, tất cả các sinh viên nghèo, kém khả năng tiếng
Anh ở Việt Nam, rất nhiều em xanh xao ốm yếu từ đồng quê lên tỉnh,
không bao giờ có cơ hội du học tại Mỹ: tôi bó tay không giúp được các
em. Tiếng nói, lời giảng bài của tôi cũng chẳng đến được tất cả các em
một cách hữu hiệu và trực tiếp. 4) Nghề luật:
Từ 1986, bắt đầu ngay lúc mới ra trường, tôi đã bào chữa một số các vụ
án thiện nguyện không lấy thù lao, mà phí tổn tổng cộng lên cả trăm
ngàn Mỹ Kim (nhiều vụ án). Thí dụ: tổ hợp Wilmer Cutler (bây giờ là
Wilmer Hale), ở Washington , D.C. đã đài thọ cho tôi cãi miễn phí cho
người con của một cựu quân nhân VNCH. Tuy thế, tôi chưa hề mở văn phòng
phục vụ cho người Việt để kiếm sống trong cộng đồng người Việt. Cũng
chưa hề phổ biến trước công chúng về những công trình và các vụ án
thiện nguyện nầy. Năm
tôi làm thẩm phán, xảy ra vụ một sinh viên y khoa Việt Nam bị giết chết
vì tổ chức skinhead. Nếu vụ này đã xử và kẻ phạm tội đã phải đền tội,
như một “hate crime,” thì qua cuộc phỏng vấn nầy, 20 năm sau, tôi xin
nhờ Báo Bút Tre và blog Hoàng Lan Chỉ chính thức gửi lời tôi xin lỗi
đến người mẹ của sinh viên bị đánh chết. Lúc ấy, vì chức vụ thẩm phán,
tôi không thể can thiệp vào vụ án, và tôi đã phải bó tay lặng yên đứng
ngoài nỗi đau khổ và tiếng kêu thương của bà. Tôi
đã nói thẳng với đồng nghiệp trong nghề luật: xin đừng vì sự hiện diện
của tổng thống Obama trong tòa Bạch Ốc mà nghĩ rằng việc kỳ thi chủng
tộc đã hết ở đất nước nầy. Hiện nay, có một gia đình Việt Nam ở một
thành phố xa xôi không thuộc về thủ phủ của người ty nạn Việt Nam, đã
lên tiếng xin sự ủng hộ của cộng đồng vì họ là nạn nhân kỳ thị chủng
tộc. Tôi đã nói chuyện này với một số đoàn thể thiện nguyện Á Châu, kể
cả tổ chức 80-20 (sáng lập bởi người Á Đông đầu tiên đắc cử chức vụ Phó
Thống Đốc tiểu bang Delaware). Không tổ chức nào muốn giúp gia đình
Việt Nam này. Tôi vẫn còn tiếp tục cố gắng tìm. Rất buồn mà phải nói
với chị Lan Chi, rằng đã 40 năm qua, cộng đồng Việt Nam vẫn chưa có một
cơ sở toàn quốc (national) với ngân sách để chúng ta bênh vực lẫn nhau
về mặt luật pháp (legal defense fund), nhất là về kỳ thi chủng tộc hay
vi phạm nhân quyền. 5) Nói qua địa hạt văn chương:
Những nhận xét của độc giả về 3 cuốn sách của tôi trên amazon.com cho
thấy độc giả Mỹ có thay đổi cách nhìn về Việt Nam và người di dân, và
có hiểu được tiếng nói của nhân vật và tác giả. Tuy nhiên, những định
kiến, những sai lầm về dữ kiện, những xuyên tạc, ác ý, bỏ quên hay bóp
méo lịch sử, vẫn đầy dẫy ngoài kia… 6) Việc vẽ vời của tôi có ảnh hưởng đến ai không?
Tôi không rõ vì chưa bao giờ có diễm phúc được triển lãm, dù rằng có
đem tranh di cho công tác xã hội. Vài lần tôi diễn thuyết trước công
chúng về L’Art Brut, đều có người muốn mua tranh, nhưng tôi chưa bán,
thì những người muốn mua tranh đã… biến mất! Tuy nhiên, tôi cảm nhận
rằng kiểu vẽ “sáng tạo bốc đồng” của tôi gần gũi với những phụ nữ bình
thường, bất kể màu da. Thí dụ: có một bức tôi vẽ người phụ nữ tập hát
mà không hát được vì đã bị chận ngay cổ họng bởi một cành hoa uất kim
hương mềm mại, mang vóc dáng của một nàng vũ nữ tý hon....tôi đặt tên
bức tranh này là “Diva and her tulip dancer…” Hai phụ nữ, một người
chặn họng người kia? Hay là 2 hình thái khác nhau trong cùng một phụ
nữ: một xung đột nội tâm? Bức tranh này, khi tôi chiếu bằng powerpoint,
đã làm một phụ nữ da đen trong cử tọa vô cùng xúc động. Nhưng rồi bà ta
cũng…biến mất!
13-HLC:
Tôi xin ghi nhận câu nói của cô “ 40 năm qua, cộng đồng vẫn chưa có một
cơ sở toàn quốc để bênh vực đồng hương về mặt luật pháp, nhất là lãnh
vực kỳ thị và định kiến”. Hy vọng bài tâm tình này sẽ đến tai các vị
luật sư Việt khác và …biết đâu? Tôi nghĩ là mình có quyền hy vọng! Tôi
rất thú vị khi được biết cô có vẻ chú tâm lãnh vực giải trừ nạn buôn
người. Cô đã làm những gì trong lãnh vực này? Và còn chương trình học
bổng Fulbright? DNN: 1) Tệ trạng buôn người:
Năm 2005, sau khi giới truyền thông của Mỹ đã cảnh tỉnh chúng ta về các
nhà chứa ở Cambodia và trẻ em Việt Nam . tôi cũng như bao người khác đã
căm phẫn và rung động. Ở đại học Denver , tôi một mình làm công tác
nghiên cứu luật quốc tế về tệ trạng buôn người. Năm 2008, tôi lên Hoa
Thịnh Đốn để diễn thuyết cho sinh viên thực tập về vấn đề nầy. Mãi đến
năm 2010, đại học Seattle tìm đến tôi và xin phép được đăng kết quả của
công trình nghiên cứu. Qua năm 2011, bài, “Câu chuyện thương tâm của
Đông Nam Á,” được đăng ở Seattle Journal for Social Justice, có tất cả
183 footnotes. Seattle có đưa lên mạng lưới và quý vị có thể
“download.” Tôi đưa ra 13 thử thách, 1 đề nghị về xã hội, và 8 đề nghị
về luật pháp, trong đó có mục tiêu nới rộng chủ thuyết “trách nhiệm của
chính phủ” (state responsibility doctrine) trong công pháp quốc tế
(public international law). Muốn thực hiện được chủ thuyết này để
chống nạn buôn người xuyên quốc gia, cần sự áp dụng của thẩm phán liên
bang Hoa Kỳ trong các vụ án liên quan đến đạo luật “Alien Tort Claims
Act” của Mỹ, và sự thành hình các cơ cấu luật pháp xuyên quốc gia,
xuyên chính phủ, gọi là “international criminal tribunals.” 2) Chương trình Fulbright:
Đây là chương trình giáo dục quốc tế nổi tiếng, lấy ngân sách từ Quốc
Hội, qua Bộ Ngoại Giao và các toà Đại Sứ Mỹ. Tôi chỉ là phần tử thi
hành. Có 2 cơ chế trong Fulbright: cơ chế học bổng cho sinh viên, và
cơ chế học giả – Ở ngoài vào Mỹ là để tu nghiệp, nhưng từ Mỹ bước ra là
các học giả hay chuyên gia xuất sắc được tuyển chọn để giảng dạy,
nghiên cứu, và truyền bá văn hóa Hoa Kỳ. Tôi thuộc về cơ chế học giả,
giảng dạy luật kinh doanh và hiến pháp Mỹ bằng tiếng Anh, bao gồm luôn
một công trình nghiên cứu hàn lâm gọi là “Law and Society.” Tôi cho
rằng mục tiêu của Fulbright là vận dụng giáo dục để thay đổi bề mặt thế
giới cũng như cái nhìn về nước Mỹ. Fulbright đã được đưa vào VNCH
trước 1975, và chính cha tôi là một trong những học giả Fulbright đầu
tiên của Việt Nam được người Mỹ đưa qua đây tu nghiệp. Theo tôi,
chương trình Fulbright tiêu biểu cho một phần chính sách đối ngoại của
Hoa Kỳ đối với Việt Nam ngày hôm nay.
14-HLC: Trước khi tạm biệt xin cho biết kế hoạch 5 năm, 10 năm sắp tới của cô? DNN:
Tôi có nhắc đến sơ sơ rồi. Những cái gì chưa làm mà muốn làm thì sẽ
phải cố gắng làm trước khi già lão. Còn được hay không là chuyện
khác. Tôi nhắc lại, những con đường thiên lý... Nếu chị Lan Chi đòi hỏi chi tiết kể hoạch tương lai, tôi xin trả lời gián tiếp: Nhà kinh tế John
Maynard Keynes đã thốt lên câu bất hủ: “Trong dài hạn, tất cả chúng ta
đều sẽ chết.” Tư tưởng gia Benjamin Franklin thì nói theo kiểu Mỹ rất
ư là thực tế: “Trên đời này chỉ có hai việc chắc chắn: đóng thuế, và
chết.” Albert Camus thì đăm chiêu: “Cách cống hiến thật hào hiệp cho
tương lai là cống hiến tất cả cho hiện tại.” (Câu này khó dịch; tôi xin viết nguyên tác: “La véritable générosité envers l’avenir consiste à tout donner au present!”). Chúc blog Hoàng Lan Chi luôn luôn như đóa hoa lan quý tỏa hương dưới nắng ấm.
HLC: Xin cảm ơn cô Dương Như Nguyện.
Ông Nguyễn Ngọc Anh, Cựu Chủ Tịch cộng đồng NVQG Arizona đã viết cho tôi như sau trong những thư từ cá nhân qua mail : “
Cô ta (DNN) là viên ngọc quý, cần được khám phá (hay đúng hơn, cần tạo
cơ hội cho người khác khám phá.) Tư cách. Thâm thuý. Có tình tự dân
tộc. Có chiều sâu triết học. Anh không dùng chữ 'khôn khéo' vì nó
thường đồng nghĩa với không chân thật, nhưng cô ta là người biết cách trả lời để lôi kéo độc giả về với suy nghĩ của mình.” Tôi
nghĩ, tôi đã phần nào hoàn thành nhiệm vụ. Bài tâm tình này là cơ hội
tôi gửi Dương Như Nguyện đến với mọi người. Trước tôi đã có Lưu Nguyễn
Đạt, Nguyễn Xuân Hoàng, Việt Bằng nhưng cái cách một phụ nữ đến với một
phụ nữ như tôi đến với cô, có lẽ tôi là người đầu tiên? Con đường thiên
lý có ngắn hơn chăng khi có người khám phá hay đồng hành? Xin tạm biệt và hẹn một tâm tình khác.
Hoàng Lan Chi thực hiện 2012
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
IP Logged |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
|
Gởi ngày: 08/Nov/2012 lúc 4:36pm |
THI TRƯỞNG GỐC VIỆT ĐẦU TIÊN TẠI WESTMINSTER
Theo LA Times, Tri
Ta (Tạ Đức Trí) 39 tuổi, thị trưởng lâm thời của Wesminster, đã giành
được 42% số phiếu ủng hộ trong một cuộc chạy đua gồm 5 ứng viên.
Trong
nhiều tuần trước khi chiến thắng, khi Ta đến tòa thị chính thành phố
Wesminster, anh đã được mọi người chào đón bằng những câu như "Xin chào,
ngài thị trưởng tương lai", "Đường này, thưa ngài thị trưởng". Tuy
nhiên, ủy viên hội đồng thành phố 6 năm này chỉ đáp lại các đồng nghiệp
bằng một câu chào hoặc cái bắt tay, chứ không nhận chức danh trên.
Hôm
qua, Ta có cuộc trả lời phỏng vấn với các đài phát thanh. Ông và vợ là
Que Anh Doan, một dược sĩ, là tác giả của ba tập thơ. Họ đã có hai con
gái và đang sống tại Mission del Amo gần Little Saigon. "Tôi
rất hạnh phúc. Điện thoại không ngừng reo với hơn 100 người gọi đến, có
cả tin nhắn trên Facebook nữa", Ta kể khi ông lái xe từ điểm hẹn này
đến một điểm hẹn khác, bất chấp việc chỉ ngủ được vài tiếng đồng hồ. Trong
những năm qua, các cử tri gốc Việt tại quận Cam từng đi bỏ phiếu bầu ra
thẩm phán gốc Việt, giám sát quận, dân biểu gốc Việt, nhưng chức vụ cao
nhất ở Westminster thì chưa bao giờ là người gốc Việt. Hai ứng viên gốc
Việt là Chuyen Nguyen và by Text-Enhance">Andy Quach cũng từng tham gia chiến dịch tranh cử chức thị trưởng Wesminster nhưng đều thất bại. Ta
dự kiến sẽ nhậm chức vào ngày 12/12 tới, kế nhiệm thị trưởng hiện tại,
cũng là thị trưởng lâu năm nhất của thành phố, Margie Rice. Ta cho biết
ông vẫn đang học hỏi kinh nghiệm từ bà Rice bằng cách tham gia vào các
cuộc họp cùng thị trưởng. "Bà
ấy hướng dẫn cho tôi. Tôi muốn tiếp nối công việc của bà ấy suôn sẻ.
Tôi rất cảm ơn các nhân viên của tòa thị chính, các thành viên trong
cộng đồng của tôi và tất cả những người đã ủng hộ tôi trên khắp thành
phố này", Ta nói. Wesminster,
thành phố thuộc bang California, là nơi khai sinh Litte Saigon, khu vực
có nhiều người Việt sinh sống nhất nước Mỹ. Hơn một phần ba trên tổng
số 91.000 dân toàn thành phố là người gốc Việt st.
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
|
Gởi ngày: 20/Nov/2012 lúc 11:43am |
Bấm trên hình để nghe phỏng vấn trên Youtube
Miracle Woman Marine Corps Pilot Captain Elizabeth Pham
Mời các bạn xem sinh hoạt trên hàng không mẫu hạm USS Nimitz - biển động
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
|
Gởi ngày: 03/Apr/2013 lúc 9:07am |
Người
dược sĩ khuyết tật và ngôi nhà mơ ước
|
|
|
Ngọc Lan/Người
Việt
FOUNTAIN VALLEY (NV) -
Ước mơ gần 10 năm qua về việc có
một ngôi nhà nhỏ dành để chăm sóc các vị cao niên của người dược sĩ có vóc
dáng nhỏ nhắn Mai T. Nguyễn nay đã thành hiện thực.
|
Dược
Sĩ Mai T. Nguyễn và chiếc nón, kỷ vật của ba cô. (Hình: Ngọc
Lan/Người Việt) | Việc mở một ngôi
nhà để chăm sóc người cao tuổi không phải là chuyện đầu tiên xuất hiện nơi
đây. Nhưng khi giấc mơ đó được thực hiện bằng tấm lòng của một người
khuyết tật, đang là dược sĩ tại bệnh viện Fountain Valley, cũng là chủ
tịch hội từ thiện Trái Tim Bác Ái, lại là điều khiến người ta phải suy
nghĩ. 'Loving Care Senior Home' - Ngôi Nhà Yêu Thương
Nếu
như “nursing home” thường đông đúc người và khiến người ta có cảm giác
mình đang ở “bệnh viện” thì mô hình “ngôi nhà yêu thương” mà Dược Sĩ Mai
T. Nguyễn đang thực hiện khiến người ta cứ ngỡ như mình đang ở nhà! Mà
quả thực đó là một ngôi nhà, như bao ngôi nhà khác. Có điều nó sạch sẽ,
tươm tất và luôn có y tá túc trực, có dược sĩ theo dõi thuốc men, chuyện
trò cùng người cao tuổi sinh sống tại đây.
|
Dược Sĩ Mai T.
Nguyễn (giữa) và vợ chồng ông bà Steve và Eileen Kaufmann, khách
hàng của cô. (Hình: Ngọc Lan/Người
Việt) | Ngôi nhà khang trang có
tên “Loving Care Senior Home” rộng gần 7,500 sqft, tọa lạc tại số 9435
Kiwi Circle, Fountain Valley, thoạt trông không khác gì những ngôi nhà yên
tĩnh, đẹp đẽ xung quanh. Tuy nhiên, khi cửa chính mở ra, cả gian phòng
khách rộng lớn, tràn ngập ánh nắng đập ngay vào mắt mọi người. Cũng từ vị
trí này, qua chiếc cửa sổ, người ta có thể nhìn thấy một khoảng sân thật
lớn phía sau với giàn hoa giấy đỏ rực, với những cây dừa, cây cọ xanh um.
Ðây chính là nơi lưu trú của một số người cao niên trong những ngày tháng
tới, như chính ngôi nhà của họ.
Bước vào cửa, phía bên trái là năm
căn phòng nhỏ, căn nào cũng có cửa sổ nhìn ra khoảng trời đầy nắng. Nơi
đây có hai phòng đôi và hai phòng đơn dành cho sáu người bệnh. Ngoài ra,
còn có một phòng dành riêng cho y tá hay người chăm sóc.
“Mặc dù
vừa khai trương và đến ngày đầu Tháng Tư các bệnh nhân mới dọn đến ở,
nhưng tất cả các giường đều đã có người ghi danh hết rồi.” Dược Sĩ Mai cho
biết.
Cùng với đông người ghé thăm ngôi nhà trong ngày khai trương
là hai vợ chồng ông bà Steve và Eileen Kaufmann, người đang chuẩn bị đưa
bà mẹ 98 tuổi đến ở vào thời gian tới.
“Chúng tôi đã đến xem nhà
của Mai trước rồi và cảm thấy cô bắt đầu công việc một cách tuyệt vời.
Phòng ốc ngăn nắp, patio lớn, mọi thứ đều rất đẹp đẽ và gọn gàng. Hơn nữa,
chúng tôi rất thương Mai.” Bà Kaufmann nói một cách chân tình.
Theo
lời bà Kaufmann, mẹ bà hiện đang ở một nhà hưu dưỡng khác khoảng hơn năm
năm nay, “nhưng tôi thấy việc chuyển bà đến đây sẽ tốt hơn cho bà. Và đây
cũng là nơi tốt cho tất cả mọi người.”
Tiếp lời vợ, ông Kaufmann
cho biết thêm, “Chúng tôi cũng nghe, cũng biết về Mai là người có trái tim
nhân hậu. Chúng tôi cảm thấy mẹ tôi sẽ an toàn khi ở đây.”
Trong số
sáu người khách lưu trú trong thời gian tới, có hai người Việt Nam, cũng
là hai người trẻ tuổi nhất, một ngấp nghé 60, mang trong mình căn bệnh
tiểu đường và những biến chứng của nó, người còn lại cũng khoảng 65, “đang
ở nơi toàn người Mỹ, nay nghe nơi này có người Việt Nam nên muốn chuyển
đến đây ở.” Dược Sĩ Mai tiết lộ.
|
Dược Sĩ Mai T.
Nguyễn (trái) và một trong những vị khách lưu trú tại “Loving Care
Senior Home,” bà Loavern, 78 tuổi. (Hình: Ngọc Lan/Người
Việt) | Nói về ý tưởng hình
thành “Loving Care Senior Home,” người phụ nữ nhỏ nhắn này nhớ lại quãng
thời gian đang còn thực tập tại bệnh viện. “Lúc còn đang đi thực tập, một
bà y tá gợi ý nếu tôi thích công việc chăm sóc bệnh nhân thì nên mở một
ngôi nhà như thế này nếu có điều kiện. Tôi rất thích lời gợi ý đó và ấp ủ
ước mơ đó cả 10 năm nay.”
Cô tâm sự, “Mỗi ngày tôi làm việc với rất
nhiều người, tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Khi họ yếu, hoặc ngay cả
khi họ hấp hối, thấy rất buồn, mình có mặt trong giờ phút đó với họ, cùng
với gia đình họ chia sớt những nỗi đau. Mối quan hệ giữa mình với bệnh
nhân quan trọng lắm, không chỉ là chuyện mình đưa họ thuốc uống, thế là
xong đâu. Mình tới nói chuyện với họ sẽ khiến họ cảm thấy đỡ hơn rất
nhiều.”
“Làm người, ai cũng yêu thương bố mẹ hết nhưng đôi khi mình
không có đủ thời gian và khả năng để chăm sóc cha mẹ già 24/24 thì nơi đây
giống như ngôi nhà cho họ ở. Chỉ nhận có sáu bệnh nhân thôi, với hai y tá
túc trực thường xuyên.” Dược Sĩ Mai giải thích thêm về lý do vì sao người
cao tuổi cần đến nơi này.
Bên cạnh đó, mỗi tuần vài lần còn có
người đến hướng dẫn tập thể dục, tập Taichi, trò chơi, và khoảng sân sau
nhà sẽ dành cho các vị cao niên nào yêu thích trồng cây cảnh, có nơi tiêu
khiển.
Vấn đề ăn uống của những người khách lưu trú tại đây cũng
được quan tâm “tùy theo tình trạng sức khỏe, thức ăn hầu hết sẽ được nấu
tại chỗ để tính toán liều lượng đường muối cho phù hợp với sức khỏe mỗi
người.” Chủ nhân ngôi nhà cho biết.
Chi phí căn bản hiện nay là
$2,700/tháng cho một người ở phòng đôi. “Tùy theo tình trạng sức khỏe và
yêu cầu của từng người mà chi phí sẽ được tính thêm chút ít.” Tuy nhiên,
“Loving Care Senior Home” cũng nhận những chương trình trợ giúp của chính
phủ. Người dược sĩ vượt lên trên số phận
Vài năm gần đây,
hình ảnh người phụ nữ nhỏ bé như một “chú lùn” xuất hiện thường xuyên
trong nhiều chương trình từ thiện, đặc biệt là các hoạt động dành cho trẻ
em bị bệnh tự kỷ (austism) và khuyết tật mang tên “Trái Tim Bác Ái” trở
nên khá quen thuộc với nhiều người.
Tuy nhiên, hành trình vượt lên
số phận mặc cảm tự ti về căn bệnh bẩm sinh không cho mình có được dáng vóc
bình thường như bao người khác của dược sĩ Mai T. Nguyễn lại là câu chuyện
không nhiều người biết.
Cô bắt đầu câu chuyện về chính bản thân
mình có phần rụt rè hơn những khi cô nói về các dự án dành cho hoạt động
thiện nguyện mà cô thường làm.
Vượt biên sang Mỹ cùng với gia đình
vào năm lên sáu tuổi, khi cô đã mang chứng bệnh “co rút gân” từ lúc mới
chào đời.
“Khi còn nhỏ, tôi chơi với bạn bè thì đứa nào cũng bằng
nhau. Nhưng đến khi tụi nó lớn lên thì mình cũng vẫn cứ như vậy thôi. Nhất
là đến tuổi biết yêu thì thấy rất là khó khăn, khổ sở. Thấy bạn mình có
người yêu, có bạn bè, tôi tủi thân lắm. Làm người bình thường mà, làm sao
tránh khỏi tâm trạng như vậy.” Dược Sĩ Mai kể.
“Không chỉ là yêu
đương mà nhiều trò chơi, mình cũng không thể chơi được như những đứa con
nít bình thường khác. Nhiều lúc chỉ đứng khóc thôi. Có khi đi chợ, đơn
giản nhất như chuyện vói tay lấy đồ, mình cũng không lấy tới. Tự hỏi tại
sao mình không lấy được, mình không giống như người ta. Có hôm đi chợ,
trèo lên lấy đồ rồi bị té...” Cô nhớ lại, gượng cười, trong khi nước mắt
cứ rơi. Cảm thấy “cây thánh giá mà Chúa cho con mang nặng quá!” Cô
khóc, khóc rất nhiều.
Từ một đứa học trò giỏi, bước vào tuổi 13,
14, cô bắt đầu “học tuột xuống cái vèo” khi nhận ra nỗi buồn và mặc cảm
bản thân.
Cô kể, “Tôi đua đòi, ham muốn cái này cái kia. Ði chơi
phá làng phá xóm, nhuộm tóc đỏ, tóc vàng dựng đứng, rồi cắt tóc như con
trai. Suốt ngày chỉ đi chơi thôi, 'đầy đủ các món ăn chơi,' bạn bè kêu làm
gì cũng làm, không quan tâm gì hết, không cần biết gì hết, vì lúc đó nghĩ
mình có gì mất đâu mà lo. Thực sự nếu không có gia đình cầu nguyện thì có
lẽ tôi cũng đi bụi đời rồi bởi vì không thiết cái gì hết. Buồn quá
rồi!”
Tuy nhiên, đến khoảng năm học lớp 11, cô “dần dần suy nghĩ
lại.”
“Cũng như tôi, bố mẹ tôi khóc rất nhiều. Tôi cảm thấy an ủi
vì biết lúc nào bố mẹ cũng đứng sau lưng tôi, giúp tôi vượt qua mọi khó
khăn. Chỉ có điều đó làm cho tôi sức mạnh, chứ ngoài ra tôi không có một
sức mạnh nào hết.” Cô Mai nói tiếp.
Người con gái tật nguyền đó
nhận ra mình cần phải bắt đầu lại cuộc đời mới khi đặt chân vào đại học.
“Tôi học lại từ đầu, vì điểm tôi quá dở. Nhưng khi đã chịu học thì cái đà
lên rất nhanh.”
Năm 2003, Mai T. Nguyễn tốt nghiệp dược sĩ từ
trường Western University ở Pomona.
“Học dược là theo ý nguyện của
bố tôi, vì lúc đó tôi cũng chẳng biết mình thích cái gì nữa. Nhưng khi vô
ngành rồi thì càng học càng thích, càng mê và cảm thấy cám ơn bố rất nhiều
khi đã chọn cho tôi ngành phù hợp với bản thân mình.” Cô Mai nói
thêm.
Một năm sau khi tốt nghiệp và có việc làm ổn định, người dược
sĩ trẻ bắt tay vào việc làm thiện nguyện. Ðến năm 2008, Hội Trái Tim Bác
Ái ra đời, trở thành điểm tựa cho nhiều phụ huynh gốc Việt có con em bị
bệnh tự kỷ và khuyết tật.
Năm 2009, sau hơn 30 năm rời khỏi Việt
Nam, người dược sĩ khuyết tật có trái tim luôn hướng về những người đồng
cảnh ngộ, trở về quê hương lần đầu tiên, khởi đầu cho những việc thiện
nguyện tại đây.
Cầm trên tay chiếc nón có hình huy hiệu của một
thành viên từng làm việc cho CIA, vật kỷ niệm duy nhất mà ba cô để lại khi
ông qua đời vào năm 2009, cô Mai nói trong nước mắt hạnh phúc, “Nhìn lại,
tôi cảm thấy rất cám ơn Thiên Chúa đã bảo vệ cho tôi, cám ơn gia đình đã
không bao giờ mất tin tưởng nơi tôi, đây là điều rất quan trọng. Niềm tin
mà ba tôi đặt vào tôi rất mạnh vì ba tôi lúc nào cũng tin tưởng tôi sẽ làm
được chuyện. Vì sự tin tưởng đó mà tôi có thể đứng vững tới bây
giờ.”
“Có thể do tôi đã nhiều lần vấp ngã nên tôi cảm thấy quý cuộc
đời hơn. Cũng nhờ tôi tiếp xúc với bệnh nhân nên tôi thấy quý cuộc đời
hơn. Tôi vẫn nhớ ba tôi thường nói, 'Con cố sống mỗi ngày như ngày sau
cùng của con. Hãy cố gắng giúp càng nhiều người càng tốt. Giúp tha nhân
cũng chính là giúp bản thân mình.'”
Nụ cười sau nước mắt của người
dược sĩ khuyết tật giàu trái tim bác ái dường như rạng rỡ hơn trong nắng
ngày
Xuân.
|
__._,_.___
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
IP Logged |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
|
Gởi ngày: 16/Apr/2013 lúc 11:55am |
Một khoa học gia người Việt được chọn vào danh sách 100 thiên tài đương thời thế giới.
-
Tác Giả: VietnamNet Bridge
Tiến sĩ vật lý Võ Đình Tuấn, Viện trưởng Viện Fitzpatrick thuộc Đại học Duke , North Carolina ( Hoa Kỳ)
Nhờ
vào những thành quả nghiên cứu xuất chúng, ông Võ Đình Tuấn, tiến sĩ
vật lý gốcViệt vừa được Công ty Tư vấn Toàn cầu Creator Synectics chọn
là một trong số 100 thiên tài đương thời thế giới.
Ngoài cương
vị là Viện trưởng Viện Fitzpatrick thuộc Đại học Duke , North Carolina (
Hoa Kỳ), ông Tuấn còn là thành viên Hàn lâm viện Hóa học Hoa kỳ, biên
tập viên và cố vấn của nhiều tạp chí quốc tế chuyên ngành.
Năm
17 tuổi ông Tuấn rời Việt Nam sang Thụy Sĩ du học và lấy bằng cử nhân
vật lý (1971) rồi sau đó bằng tiến sĩ Sinh Vật lý Hoá học tại Viện
Federal Institute of Technology (1975). Ông sang định cư tại Hoa kỳ vào
năm 1975.
Ông Tuấn nhận bằng phát minh đầu tiên vào năm 1987
khi sáng chế ra loại thẻ (badge) nhỏ và dễ sản xuất , có thể gắn lên áo
của công nhân khi họ làm việc trong những môi trường hoá chất độc hại.
Sau giờ làm việc các thẻ này sẽ đươc một máy scan quang học đọc và ghi
lại thông số của các hóa chất độc hại mà công nhân có thể nhiễm phải
trong quá trình làm việc trong ngày. Trong lãnh vực y khoa, ông Tuấn đã
phát minh những hệ thống tương tự để dò tìm các DNA bị tổn thương, bệnh
tiểu đường và bệnh ung thư. Tất cả các hệ thống trên đều dựa vào hiện
tượng phát quang đồng bộ (synchronous luminescence-SL) Điểm đặc biệt là
qua tay ông, phương pháp phát quang đồng bộ đã trở thành thực dụng vì
các dữ kiện đươc ghi lại, trưng bày và đọc nhờ vào hệ thống scan quang
học (dùng laser và quang học sợi ) nên sức khoẻ con người có thể đươc
theo dõi không cần đến các thủ thuật y khoa như sinh thiết ( by Text-Enhance">biopsy)
Năm 2003, ông Tuấn đã là một trong bốn nhà khoa học Mỹ gốc Á được Cơ quan Thương hiệu và Phát minh Hoa kỳ ( by Text-Enhance">US Patent and
Trademark Organisation-USSPTO) vinh danh.Theo Cơ quan này, các phát
minh của ông Tuấn đã góp phần làm cho Hoa kỳ trở thành một trong những
nước có nền khoa học kỹ thuật tân tiến nhất trên thế giới.
Sau
gần 30 năm hoạt động khoa học, đến nay ông Tuấn đã có hơn 30 bằng phát
minh và sáng chế trong nhiều lãnh vực khác nhau như môi trường, sinh học
và y học. Ngoài ra, ông Tuấn còn đoạt 5 giải thưởng Nghiên cứu và Phát
triển (R &D)vào các năm 19811987,1992, 1994 và 1996 và là tác giả
của hơn 300 công trình được phổ biến trên nhiều tạp chí khoa học.
Tuy
là một khoa học gia nổi tiếng, ông Tuấn rất khiêm nhường khi cho rằng
“các nghiên cứu của ông chỉ nhằm mục đích góp phần làm giảm bớt những
đau đớn của con người”, và theo ông cái khó nhất đối với các bệnh nan y
như ung thư hay AIDS chính là làm sao phát hiện ra những căn bệnh ấy.
Nhà
khoa học tài ba này hiện đang tiếp tục đeo đuổi mục đích cải tiến công
nghệ sản xuất máy móc y khoa hiện đại, có kích thước nhỏ và giá thành
thấp nhằm góp phần nâng cao hiệu năng của chẩn đoán và điều trị
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
IP Logged |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
|
Gởi ngày: 15/May/2013 lúc 7:56am |
Nữ sinh gốc Việt nhận học bổng của Bill Gates Ngan
Nguyen vinh hạnh là một trong số những học sinh trên toàn nước Mỹ vượt
qua nhiều vòng xét tuyển gắt gao để giành được học bổng toàn phần từ vợ
chồng tỷ phú Bill Gates.
Nữ sinh gốc Việt Ngan Nguyen (trái) và bạn cùng khóa Abigail Boadu là hai học sinh trường Kennedy được nhận học bổng Gates Millennium. Ảnh: bloomington.k12.mn.us
Ngan
Nguyen là một trong hai học sinh cuối cấp trường trung học Kennedy,
thành phố Bloomington, bang Minnesota, đạt học bổng mang tên Gates
Millennium.
Theo trang web của trường, với học bổng này, Ngan
được tài trợ toàn bộ học phí ở bất kỳ trường cao đẳng hoặc đại học nào
mà em lựa chọn. Ngoài ra, học bổng cũng sẽ chi trả học phí nếu Ngan có
nguyện vọng học tiếp lên cao học.
Được thành lập năm 1999, chương
trình học bổng Gates Millennium đã trao tặng hơn 763 triệu USD cho
16.000 học sinh kể từ năm 2000. Ngân sách của chương trình đến từ Quỹ
Bill and Melinda Gates, do tỷ phú người Mỹ và vợ ông sáng lập.
Giữa
khoảng 54.000 ứng viên, Gates Millennium đã chọn lọc lại 1.000 học sinh
để trao học bổng. Các học sinh này phải trải qua một quá trình xét
tuyển nghiêm ngặt, bao gồm viết 8 bài luận, hai kiến nghị và hoàn tất
nhiều giấy tờ khác nhằm chứng thực họ đủ điều kiện để được nhận học
bổng.
Vì thế, trường Kennedy bày tỏ rằng họ rất tự hào về thành
tích này của Ngan. Thông báo về học bổng được gửi tới các học sinh đủ
tiêu chuẩn nhận vào cuối tháng 4 vừa rồi.
Theo Người Việt, Ngân
qua Mỹ lúc em mới 7 tuổi. Ngan nói thông thạo hai ngôn ngữ Anh, Việt và
từng tham gia nhiều công tác thiện nguyện.
Theo Vnexpress.
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
|
Gởi ngày: 23/May/2013 lúc 12:18pm |
Cô giáo Jennifer Doan đang điều trị tại bệnh viện địa phương
Cô giáo gốc Việt trở thành người hùng ở Oklahoma
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/May/2013 lúc 12:19pm
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
IP Logged |
|
mykieu
Senior Member
Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
|
Gởi ngày: 06/Jun/2013 lúc 9:40pm |
Người Việt Trên Đường Tỵ Nạn
Đại tá bác sĩ Không Quân
Mylene Huynh Tran Phuong Đai
_____________________________________ _____________________________________
~::Trích Dẫn nguyên văn từ trankimbau
Nói cho rõ thêm:
*Tổng Lãnh Sự Mỹ, gốc người GÒ CÔNG, VIỆT NAM.
*Nữ Đại Tá: Dâu GÒ CÔNG, VIỆT NAM, quê chồng ở xã TÂN TÂY. Cha chồng: Nguyên Hội Trưởng Hội Thân Hữu Gò Công Hoa Thinh Đốn, Mẹ chồng Hội Trưởng HTHGC- HTD đương nhiệm.
|
_____________________________________________ _____________________________________________
Buổi lể vinh thăng Đại tá Y Khoa Không Quân cho
Mylene Trần Huỳnh
(Trần Thị Phương Đài)
,
Cùng với tiểu sử và bài Chúc mừng ngắn
cuả Trung Tướng Lữ Lan.
HOA KỲ - Trung Tá Bác Sĩ Không Quân Mylene Trần Huỳnh, 44 tuổi, giám đốc của Air Force Medical Service
(AFMS), thuộc chương trình Chuyên Viên Y Tế Quốc Tế (International
Health Specialist - IHS), trực thuộc văn phòng “Office of the Air Force
Surgeon General,” vừa được vinh thăng Ðại Tá trong một buổi lễ được tổ
chức hôm 14 tháng 5 tại Washington DC, dưới quyền chủ tọa của thiếu
tướng Byron Hepburn.
Đại
Tá
Mylene
Trần
Huỳnh
Chuẩn
tướng
(Brigadier
General)
Byron
C.
Hepburn
Chồng:
Huỳnh
Quốc
Thành
(Kỷ
sư
Cơ
Khí)
&
con
trai
lớn
gắn
cấp
bực
mới
, áo
ngoài
cho
Đại
Tá
Mylene
Trần
Huỳnh
(Trần
Thị
Phương-Đài)
Với
sự
hiện
diện
của
Mẹ:
Dược
Sĩ
Phan
Thị
Nhơn
(Áo
đỏ)
Cha:
BS
Trần
Đoàn
(Cựu
Đại
Uý
Quân
Y Sư
Đoàn
Dù/QLVNCH)
(Áo
nâu)
Cha
(BS
Trần
Đoàn,
Đại
Uý
Quân
Y Sư
Đoàn
Dù/QLVNCH)
gắn
cấp
bậc
cầu
vai
áo
trong.
Mẹ (
Dược
Sĩ
Phan
Thị
Nhơn)
gắn
cấp
bậc,
cầu
vai
áo
trong
Đ/T
Mylene
Trần
Huỳnh,
chồng
và
ba
con
trai
Đại
gia
đình
&
Chuẩn
tướng
Byron
C.
Hepburn
Ô.Bà
Trần
Đoàn
-
Đ/T
Mylene
Huỳnh
- Ô.
Bà
Trung
Tướng
Lữ
Lan
Mẹ
và
thân
quyến
Bà
Trần
Đoàn
&
Đại
Tá
Trịnh
Hưng
(US
Public
Health
Service) bạn
học
Các
đồng
đội
Nhảy
Dù
của
BS
Trần
Đoàn
Ở
chức vụ Giám Ðốc AFMS, nữ bác sĩ gốc Việt, Trần Huỳnh, có trách nhiệm
thiết lập các qui định, hướng dẫn và giám sát cho 65 nhân viên thuộc
quyền ở 15 địa điểm khác nhau trên thế giới, và cho cả 150 nhân viên
quân y của Không Lực Hoa Kỳ thuộc chương trình IHS.
Ðại Tá Huỳnh hoàn tất văn bằng cử nhân và bác sĩ y khoa
tại đại học University of Virginia. Bà phục vụ trong Không Lực Hoa Kỳ
suốt 18 năm, và hướng dẫn 25 cuộc trao đổi hợp tác về y tế ở 15 quốc
gia, trong đó có hai lần ở Việt Nam.
Bác
Sĩ Mylene Trần Huỳnh, tên Việt Nam là Trần Thị PhươngĐài, là ái nữ của
cựu bác sĩ quân y, binh chủng Dù, QLVNCH, Bác Sĩ Trần Ðoàn, và Dược Sĩ
Phan Thị Nhơn. Mylene tròn chín tuổi khi Sài Gòn thất thủ. Gia đình bà
tìm cách ra khỏi Việt Nam nhưng bất thành nên quay về quê ở Nha Trang, nơi cha bà bị đưa đi “cải tạo” một năm.
Sau
đó mẹ bà chung với ba gia đình khác, mua một chiếc thuyền đánh cá để
vượt biên. Sau sáu ngày đêm vượt qua chặng đường dài 703 dặm, họ cập bến
Manila.
31
năm sau, Ðại Tá Huỳnh tổ chức công tác nhân đạo giúp đỡ Việt Nam lần
thứ hai. Bà triệu tập 45 bác sĩ, y tá, nha sĩ, nhà vệ sinh học, kỹ sư
công chánh, cùng những chuyên viên tiếp liệu từ bảy tổ chức khác nhau,
gồm cả Không Quân và Lục Quân Hoa Kỳ, và các nhóm nhân sự vụ Mỹ lẫn
Việt.
Từ 11 đến 17 tháng 3, toán công tác đã thực hiện những cuộc giải phẫu và săn sóc y tế cho hơn 3,000 người ở tại Huế và vùng phụ cận, kể cả xây dựng lại hạ tầng cơ sở cho các trường ốc. Trong
sáu ngày làm việc 10 giờ mỗi ngày, ban đêm phải họp ban để trao đổi về
công việc trong ngày, toán y tế của Ðại Tá Huỳnh đã mang lại ánh sáng
cho 63 bệnh nhân nhờ mỗ cataract; dạy về tiến trình của toàn nhóm cho
tám bác sĩ nhãn khoa cùng với 160 sinh viên y khoa; giải phẫu tim cho
một em bé bốn tháng; khám, cấp thuốc và giáo dục cho 2,000 bệnh nhân có
bệnh tim và huyết áp cao; khám chữa răng cho 2,711 người; khám chữa mắt
cho 1,000 người khác; cấp phát 900 kính đọc sách và biên toa thuốc cho
hơn 10,000 bệnh nhân.
Toán
chuyên viên y tế Hoa Kỳ trao đổi về những kỹ thuật lâm sàng cũng như
giải phẫu với đối tác Việt Nam, và thuyết trình kiến thức y khoa ở
trường Ðại Học Huế. Ngược lại, họ cũng học được của đồng nghiệp Việt Nam
một số phương cách chữa bệnh như chữa mồ hôi tay bằng phương thức đông y
cổ truyền.
Trong buổi lễ thăng chức Ðại Tá của Bác Sĩ Mylene Trần Huỳnh, Cựu Trung Tướng QLVNCH Lữ Lan, phát biểu rằng: “Thành
tựu của Bác Sĩ Mylene Trần không những là một niềm vinh dự của riêng
cô, mà còn là của cả cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Chỉ 35 năm trước đây
khi những người tị nạn mới đặt chân lên miền đất hứa này, mấy ai nghĩ
rằng cô bé 'thuyền nhân' nhỏ nhắn đã đến đây từ 30 năm trước, lại có
ngày trở thành một y sĩ đáng kính trong ngành Quân Y của Quân Lực Hoa
Kỳ. Giá như cô không sang được đây, nơi cô được nuôi dưỡng trong môi
trường tự do và bình đẳng, tài năng của cô sẽ hoàn toàn bị phí phạm. Ðó
là sự khác biệt giữa đời sống trong môi trường tự do với chế độ bạo
quyền. Ðiều đáng ca ngợi nơi Mylene hơn nữa là, trong khi đang sống một
cuộc sống tự do và hạnh phúc nơi xứ sở Hoa Kỳ, cô vẫn không quên nguồn
cội mình và người dân Việt Nam còn đang sống khốn khổ dưới chế độ cộng
sản. Cô cùng toán công tác y tế của mình đã nhiều lần trở về Việt Nam để
cung cấp những săn sóc y tế cho người nghèo cùng những kẻ thiếu may
mắn.”
Trong đoạn kết của bài phát biểu, Cựu Trung Tướng Lữ Lan nói rằng: “Luôn
ghi nhớ, cô đã mang lại niềm hân hoan cho gia đình và cũng là niềm vinh
dự của cả cộng đồng. Bất kể đạt được thành tựu đến đâu cũng đừng quên
di sản truyền thống của dân tộc và hãnh diện rằng mình là người Mỹ gốc
Việt.”
Buổi
lễ vinh thăng cấp bậc Ðại Tá cho Bác Sĩ Mylene còn có sự hiện diện của
Thiếu Tướng Byron C. Hepburn; thân phụ mẫu của Bác Sĩ Mylene; Kỹ sư
Huỳnh Quốc Thành (Phu quân Đại Tá Mylene) và ba con trai; cựu Thượng Nghị Sĩ VNCH Nguyễn Khoa Phước (em trai Cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam) và phu nhân, Ông Bà Trung Tướng Lữ Lan...(TP)
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 06/Jun/2013 lúc 9:48pm
|
mk
|
IP Logged |
|
Lan Huynh
Senior Member
Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
|
Gởi ngày: 19/Jun/2013 lúc 5:02am |
Một cử nhân Mỹ gốc Việt vào học tiến sĩ ở đại học Harvard ở tuổi 17
Trường Đại Học Cal State L.A. cho
Vietnamese Daily biết em Alexandria Huynh, một sinh viên gốc Việt vừa ra
trường năm nay được trường đại học danh tiếng Harvard nhận vào học
chương trình tiến sĩ y khoa với học bổng toàn phần ở tuồi 17.
Em Alexandria
Huynh vào đại học lúc mới tuổi 13 qua chương trình dành cho các sinh
viên vào đại học sớm trước tuổi (University’s Early Entrance by Text-Enhance">Program),
em Alexandria Huynh mới ra trường năm nay với bắng cử nhân sinh học
hạng ưu. Cal State L.A. còn cho biết Alexandria Huynh là một sinh viên
ra trường với bằng cử nhân trẻ nhất từ xưa đến nay của trường. Em
Alexandria Huynh không chỉ được trường Harvard chấp nhận vào học chươnh
trình tiến sĩ mà còn có các trường danh tiếng khác như Đại học Yale và
Đại học Pennsylvania cũng chấp nhận em. Em Alexandria Huynh sẽ vào học ở
Harvard mùa thu này với một học bổng toàn phần. Đây là niềm hãnh diện
và tự hào của người Việt khắp nơi.
Du Lê
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
|
IP Logged |
|
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
|
Gởi ngày: 16/Aug/2013 lúc 10:17am |
BÁC SĨ NGUYỄN XUÂN NAM
Từ thất học trở thành nhà phẫu thuật nhi hàng đầu thế giới
Trước khi gặp anh, tôi chỉ được nghe dân ngoại khoa đồn rằng, đó là một người Mỹ gốc Việt và là một “hàng khủng”
có tiếng trong làng ngoại nhi thế giới. Điều đó khiến tôi tò mò và
thật bất ngờ trong lần đầu gặp mặt anh xuất hiện với dáng vẻ rất ấn
tượng: đầu húi cua, kính cận, da rám nắng, quần jean, áo pull, cùng một
nụ cười hiền khô... Người đàn ông có vẻ ngoài phóng khoáng ấy chính bác
sĩ Nguyễn Xuân Nam, Trưởng khoa Ngoại- Bệnh viện Nhi Los Angeles (Mỹ).
Nổi tiếng cả ở sự giản dị
Lần đầu tiên, Bệnh viện Nhi trung ương
đăng cai tổ chức Hội nghị khoa học ngoại nhi Đông Nam Á lần thứ 4 với
đông đảo những anh tài của các nước ASEAN và thế giới. Tất nhiên, một
người không thể thiếu đó là BS Nguyễn Xuân Nam, tên thân mật đồng nghiệp
thường gọi là Nam Nguyễn. Sau màn chào hỏi với những đồng nghiệp Á,
Âu... anh bảo tôi:“Bây giờ anh đi thăm bệnh nhân với tôi luôn nhé? Chiều nay tôi sẽ mổ trình diễn 2 ca bệnh cho các chuyên gia xem”. Hai
ca Bệnh viện Nhi dành cho BS Nam bị chứng phình đại tràng bẩm sinh
dạng phức tạp. Chỉ định phẫu thuật là biện pháp duy nhất cứu sống bệnh
nhân, nhưng phẫu thuật như thế nào để đạt kết quả tốt nhất mới là điều
đáng bàn. Dù đang khóc ngằn ngặt trên tay mẹ, nhưng cậu bé 4 tháng tuổi
trở nên ngoan ngoãn và nhoẻn miệng cười đáp lại BS Nam khi anh khéo léo
dỗ dành để khám cho cháu bé.
Tại Hội trường J của Bệnh viện Nhi trung
ương, ca phẫu thuật do BS Nam chủ trì được truyền hình trực tiếp từ
phòng mổ. Các thao tác xử trí của anh như có ma thuật thu hút sự chăm
chú của các chuyên gia, rất nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau trên mỗi
khuôn mặt: họ mở to mắt, cau mày... rồi quay sang nhìn nhau gật gù tâm
đắc. Sang ngày hôm sau, tôi không biết BS Nam tận hưởng sự rảnh rang của
mình như thế nào, chỉ biết ngay khi ban tổ chức giới thiệu anh lên
trình bày các nghiên cứu khoa học mới của mình về nội soi nhi khoa đã
được cả hội trường Sông Hồng II - Khách sạn Sheraton nhiệt liệt tán
thưởng. Khác với cách nói chuyện hồn nhiên, đôi khi rất ngẫu hứng, lúc
trình bày nghiên cứu khoa học anh lại rất sắc sảo và logic, các chứng
cứ sát thực, chặt chẽ, dễ hiểu, hình ảnh sinh động. Cả hội trường im
phắc lắng nghe và rồi từng tràng pháo tay vỡ òa không dứt khi bài giảng
kết thúc. Tôi nói rằng khi viết bài sẽ gọi anh là “siêu bác sĩ”, anh
bảo: “Anh nên dành nhiều lời khen cho các bác sĩ Việt Nam. Ở Mỹ, tôi
có mọi điều kiện tốt nhất để làm việc, ở nhà mình còn nhiều thiếu thốn
nhưng họ đã làm việc thật tuyệt vời. Sau vài năm trở lại Bệnh viện Nhi
thấy trình độ của các bác sĩ tiến bộ rất nhiều. Nhất là GS Nguyễn Thanh
Liêm, tôi quen từ những hội nghị khoa học quốc tế, nhiều nghiên cứu của
ông đã làm tôi bất ngờ và cảm phục..”. Con người tài năng ấy không
chỉ có sự khiêm tốn mà còn có một lối sống vô cùng giản dị. Tôi hỏi có
phải anh vẫn đi làm bằng chiếc xe ô tô cũ kỹ không? Câu trả lời là: thì
nó vẫn đi được mà, sao lại phải bỏ đi.
Tuổi thơ giông bão
Ít ai biết rằng BS Nguyễn Xuân Nam đã
từng trải qua một “tuổi thơ dữ dội”. Gia đình anh vốn làm nghề đánh cá ở
Hòn Khói- Nha Trang- Khánh Hòa. Lời ru của mẹ và tiếng sóng biển rì rào
đã vỗ về anh lớn lên. Mỗi buổi sáng, cậu bé Nam lại tíu tít dậy sớm
theo mẹ ra biển ngồi gác bình minh đón cha trở về. Nhưng điều ngọt ngào
ấy đã tắt lịm khi anh lên 4 tuổi thì người mẹ qua đời. Thương cuộc
sống côi cút của 3 cha con anh, một người phụ nữ tốt bụng đã chấp nhận
làm mẹ của anh. Phải vật lộn nuôi gia đình với 8 đứa con thực sự quá sức
với cha mẹ. Vì thế lên lớp 6, nhà nghèo khó, cậu học trò sáng dạ Nguyễn
Xuân Nam đã phải nghỉ học để cùng cha lênh đênh trên biển đánh cá nuôi
sống gia đình. Nhưng rồi hạnh phúc giản dị của gia đình nghèo khó ấy
cũng chẳng được bao lâu, bệnh tật lại lần lượt cướp đi của anh mẹ kế và
hai đứa em. Trong trái tim đau khổ lúc bấy giờ của anh bỗng cháy lên ước
mơ trở thành một bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo. Tuổi thơ nghèo khó
đong đầy nỗi đau, những năm tháng sống trên biển lúc yên bình, lúc gào
thét của giông bão đã rèn cho anh nghị lực phi thường, thân hình vạm vỡ
của người thủy thủ và một tâm hồn khoáng đạt. Anh bảo đến tận bây giờ
những giấc mơ vẫn đưa anh trở về ngày xưa, có những khi choàng dậy giật
mình vì được gặp mẹ, được để chân trần chạy theo mẹ trên cát như ngày
nào, dù hình ảnh thật chập chờn, mơ hồ...
Khát vọng bất tận
Chàng trai của Hòn Khói đặt chân lên đất
Mỹ xa lạ khi anh 19 tuổi, trách nhiệm của Nam lúc này là lao động nuôi
sống gia đình. Dù khó khăn, Nguyễn Xuân Nam vẫn quyết tâm xin theo học
tiếp phổ thông tại thành phố Lincoln. Lúc đó anh chỉ mong rằng mình học
làm sao nói được tiếng Anh, cố gắng tốt nghiệp trung học kiếm một việc
làm ổn định để nuôi các em ăn học chứ không có mong ước gì hơn. Để có
tiền ăn học, Nguyễn Xuân Nam đã phải làm rất nhiều công việc, làm ở hiệu
bánh mì, làm gia sư, làm lao công trong trường với đủ thứ công việc cực
nhọc trong cái lạnh giá của mùa đông Nebraska. Năm 1983, anh tốt nghiệp
trung học tại trường Norris High School với số điểm xuất sắc.
Con đường học bắt đầu mở ra trước mắt
Nam, anh quyết tâm thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ nhưng đây lại chính
là ngành học khó nhất ở Mỹ. Để có thể học y, bất kỳ ai cũng phải có
bằng đại học. Với khả năng của mình, anh tốt nghiệp cử nhân Toán và Hóa ở
Đại học Creighton, TP.Omaha, bang Nebraska một cách dễ dàng, rồi tiếp
tục trải qua 4 năm bác sĩ y khoa tại trường y của đại học Creighton.
Trong quá trình học y, ngoại khoa cuốn hút anh kỳ lạ và cảm thấy đây là
thế giới anh có thể phát huy nhiều nhất khả năng của mình vì thế anh học
tiếp 6 năm phẫu thuật tổng quát tại đây và Đại học New Mexico. Anh tiếp
tục vượt qua hàng trăm bác sĩ đã tốt nghiệp ngoại tổng quát để trở
thành một trong 27 học viên toàn Bắc Mỹ lúc bấy giờ đỗ vào chuyên ngành
ngoại nhi tại Đại học Pittsburgh, bang Pennsylvania. Anh bảo, có một
thứ anh không phải học, không phải thi chỉ cần rất chân thành mà có được
đó là tình yêu của cô bác sĩ gây mê, vợ anh. Người cho anh một mái ấm
gia đình thực sự và niềm an ủi lớn trong cuộc đời.
Từ khi bước chân vào đại học đến lúc tốt
nghiệp chương trình ngoại nhi, BS Nam đã trải qua 16 năm học tập liên
tục. Năm 1999, BS Nguyễn Xuân Nam được Đại học California, Irvine mời về
làm Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi, tham gia giảng dạy tại trường Đại học
nổi tiếng ở miền nam California này đồng thời là Trưởng khoa Ngoại- Bệnh
viện Nhi Los Angeles. Giờ đây cái tên Nguyễn Xuân Nam đã trở nên nổi
tiếng trong giới ngoại nhi bởi nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài
giảng, nhiều giải thưởng và cả cách thuyết giảng hấp dẫn của anh. BS
Nam cũng là một trong những người đi đầu về nội soi ổ bụng, thành công
mới nhất của anh là mổ nội soi chỉ qua một lỗ thay bằng ba lỗ như trước
đây. Anh mong muốn chuyển giao sớm kỹ thuật này đến tất cả các đồng
nghiệp trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam.
Từ một cậu bé mồ côi trở thành một
chuyên gia xuất sắc thế giới về ngoại khoa là một chặng đường gian khổ
nhưng đáng khâm phục của BS Nguyễn Xuân Nam. Với chàng trai Hòn Khói
phóng khoáng như biển ấy những khát vọng về cuộc sống, về khoa học là
bất tận./.
|
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
IP Logged |
|