Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: Tình Khúc Kinh Kha Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 8 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 25/May/2012 lúc 2:00am



Kỷ niệm sinh nhật lần Thứ 67 của

Cố Đ/U NGUYỄN THÀNH ĐÔNG

ĐĐT ĐĐ 1- TĐ 2/7 SĐ 5 BB - KBC 4441


Ngày qua ngày ...

Tháng tiếp tháng ...

.....Rất nhiều lần mặt trời ở trên cao
Vô tình đốt thiêu ngày bằng nắng gắt
Khiến tóc em vốn đen huyền một thuở
Nay chỉ còn là màu nắng xác xơ

Có nhiều lúc gió heo may thẫn thờ
Thổi vào hồn em nỗi cô đơn giá lạnh
Gió đâu biết chẳng còn Anh bên cạnh
Để chiều buồn mình khẻ nép gần nhau

Cũng đã có lắm khi, Em khóc một mình
Vòng tay ôm lấy tim mình đang nức nở
Nước mắt cạn, mà buồn còn dang dở
Bởi có mấy khi biển lặng sóng bình yên ?

Cũng bởi tại em đâu phải con thuyền
Sinh ra để hoà mình vào biển cả
Trách làm gì đời còn nhiều nghiệt ngã
Giữa vui buồn chỉ còn lại nổi cô đơn.



* Góp Vào Thu Một Nổi Buồn -
Hoa Hạ

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 14/May/2013 lúc 10:15am


THỤC ĐẠO NAN

Lý Bạch

Y hu hy
Nguy hồ cao tai
Thục đạo chi nan, nan ư thướng thanh thiên
Tàm tùng cập Ngư phù
Khai quốc hà mang nhiên
Nhĩ lai tứ vạn bát thiên tuế
Bất dữ Tần tái thông nhân yên
Tây đương Thái bạch hữu điểu đạo
Khả dĩ hoành tuyệt Nga Mi điên
Địa băng sơn tồi tráng sĩ tử
Nhiên hậu thiên thê thạch sạn phương câu liên
Thượng hữu lục long hồi nhật chi cao tiêu
Hạ hữu xung ba nghịch chiết chi hồi xuyên
Hoàng hạc chi phi thượng bất đắc quá
Viên nhứu dục độ sầu phan viên
Thanh nê hà bàn bàn
Bách bộ cửu chiết oanh nham loan
Môn Sâm lịch Tỉnh ngưỡng hiếp tức
Dĩ thủ phủ ưng toạ trường than
Vấn quân tây du hà thời hoàn
Úy đồ sàm nham bất khả phan
Đản kiến bi điểu hào cổ mộc
Hùng phi tòng thư nhiễu lâm gian
Hữu văn tử qui đề dạ nguyệt
Sầu Không san
Thục đạo chi nan nan ư thướng thanh thiên
Sử nhân thính thử điêu chu nhan
Liên phong khứ thiên bất doanh xích
Khô tùng đảo quái ỷ tuyệt bích
Phi suyền bộc lưu tranh huyên hôi
Phanh nhai chuyển thạch vạn hác lôi
Kỳ hiểm dã nhược thử
Ta nhĩ viễn đạo chi nhân
Hồ vi hồ lai tai
Kiếm các tranh vanh nhi thôi ngôi
Nhất phu đang quan
Vạn phu mạc khai
Sở thủ hoặc phi thân
Hoá vi lang dữ sài
Triều tị mãnh hổ
Tịch tị trường xà
Ma nha doãn huyết
Sát nhân như ma
Cẩm thành tuy vân lạc
Bất như tảo hoàn gia
Thục đạo chi nan nan ư hướng thanh thiên
Trắc thân tây vọng trường tư ta

******

Ôi! Ghê quá! Hiểm, cao là bấy
Thục, khó  đi hơn chạy lên  trời
Tàm, Ngư mở nước bao đời
Từ khi mờ mịt đất trời mang mang

Đã  bốn vạn tám ngàn năm đấy!
Khói bếp chưa  thông  ải đất Tần
Phía Tây,  Thái Bạch chắn ngang
Vượt Nga Mi chỉ bằng đường chim bay

Đất núi lở vùi thây tráng sĩ
Sau,  thang trời, cầu đá liền nhau
Trên là một ngọn núi cao
Sáu rồng uốn lượn cùng chầu vầng dương

Dưới, dòng suối cuộn cuồn, thác nhảy
Sóng dội  lên, nước chảy ngược dòng
Hạc vàng mỏi cánh, đừng hòng
Vượn sầu, khỉ tủi, khó lòng chuyền leo

Đèo Thanh Nê ngoòng ngoèo hiểm hóc
Trăm bước đi, ngoặt dốc chín lần
Chạm Sâm, đạp Tỉnh, ngại ngần
Tạm ngồi vỗ bụng thở than, mệt lừ

Anh sang Tây bao giờ trở lại?
Đường chon von, chỉ ngại trèo cao
Cây già, chim quạ thương sầu
Mái bay theo trống, nối nhau trong rừng

Lại nghe tiếng quốc chùng dưới nguyệt
Núi cùng đồi rậm rịt quạnh hiu
Đường  đất Thục, khó đi nhiều
Khó đi hơn cả đường leo lên trời

Mới nghe thấy, rợn người, tái mặt
Núi cách trời gang tấc mà thôi
Thông khô treo ngược sườn đồi
Suối bay, thác đổ, liên hồi chen nhau

Đá rung chuyển nát nhàu sườn núi
Như ngàn cơn sấm dội hang sâu
Hiểm nguy ôi biết dường bao!
Đường xa, khách có quản nào quanh queo

Núi Kiếm Các cheo leo cao ngất
Ải một người, đối mặt  muôn người
Nơi cửa ải, kẻ trông coi
Nếu không thân, sẽ thành loài sài lang

Buổi sớm đến, tránh  đàn  cọp dữ
Đêm tối sang, trốn lũ rắn dài
Mài răng hút máu ghê thay!
Giết người như chặt cành gai dễ dàng

Đất Cẩm Thành tuy rằng vui thật
Nhưng chẳng bằng sớm được về nhà
Đường Thục khó, khó bao là
Ngóng về Tây, chỉ biết là thở than!

Người Dịch : Nguyễn Lãm Thắng



Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 14/May/2013 lúc 10:46am

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 14/May/2013 lúc 10:37am


Kỹ Niệm 41 năm ngày mất

Cố Đ/U NGUYỄN THÀNH ĐÔNG

ĐĐT ĐĐ 1- TĐ 2/7 SĐ 5 BB - KBC 4441


Hoa Hạ



Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 14/May/2013 lúc 10:45am

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 15/May/2013 lúc 3:20am
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Hoa Hạ



Kỹ Niệm 41 năm ngày mất

Cố Đ/U NGUYỄN THÀNH ĐÔNG

ĐĐT ĐĐ 1- TĐ 2/7 SĐ 5 BB - KBC 4441

Hoa Hạ







Tổ Quốc Ghi Ơn

Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân









Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 28/Nov/2013 lúc 2:33am
mk
IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 15/May/2014 lúc 8:17am

Kỹ niệm 42 năm ngày mất của :
Cố Đại Úy NGUYỄN THÀNH ĐÔNG 
ĐĐT ĐĐ1- TĐ 2/7 SĐ 5 BB 
KBC 4441

Bông Cúc Trắng 


" ...Chiều cuối năm, bên hiên nhà em, một bông hoa âm thầm,
Bông cúc trắng nhìn theo chút nắng, trên lối đi nhớ những gì,
khi mùa đông đã qua rồi, khi mùa đông đã xa rồi. 
Trong đời người có ai muốn mùa đông ở lại có ai muốn mùa xuân không đến nữa,
Bông cúc nở ngoài kia không trắng nữa.
Em bước vào mùa xuân, nhẹ hơn gió, sớm hơn rạng đông.
Tình yêu đó ấm hơn lửa nồng.
Phố em qua chưa đông ...chưa đông ...
Bước chân em thong dong, thong dong. 
Đôi lúc bàng hoàng thấy chính đời mình vừa thay lá mới,
Xin nghĩ về đời tôi, hạt mưa rớt xuống cho đời vui
Là tia nắng khuất bên kia đồi, 
Sẽ nuôi cho cây xanh cây xanh,
Sẽ vì người thật tình thật tình 
Sẽ hát điều gì với những bạn bè gần gũi của tôi,
với những nụ cười là đóa hồng tươi.





Chiều cuối năm mong em về thăm,
Cành bông trắng trong ngần,
Bông Cúc trắng ở đâu cũng trắng,
Như dáng em trước sân trường
Như là em giữa phố phường
Như mọi khi hát trong vườn, 
trong cửa nhà nếu như có cành mai cành đào,
nếu như có cụm hồng hay cúc trắng, sẽ thấy đời nhẹ vui như bé hát.
Xin nghĩ về đời tôi, hạt mưa rớt xuống cho đời vui,
Là tia nắng khuất bên kia đồi
Sẽ nuôi cho cây xanh cây xanh sẽ vì người thật tình thật tình, 
sẽ hát điều gì với gió biển trời về giữa đời ai,
gió hát ngày ngày từng khúc nhạc vui,
Cúc trắng dịu dàng nở giữa mùa xuân..."

Hoa Hạ

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 27/Aug/2015 lúc 10:54am


Người Vợ Lính Ở Thủ Đức
Giao Chỉ



Đám cưới nhà quê. Chuyện người vợ.

Mùa xuân năm 1959. Họ đạo Thủ Đức có đám cưới nhà quê. Cô dâu Nguyễn Thị Cảnh mỗi tuần giúp lễ và công tác thiện nguyện cho nhà Thờ. Chú rể là anh trung sĩ huấn luyện viên của trường Bộ Binh Thủ Đức. Cha làm phép hôn phối. Họ Đạo tham dự và chúc mừng. Bên nhà gái theo đạo từ thuở xa xưa. Bên nhà trai cũng là gia đình Thiên Chúa Giáo. Cô gái quê ở Thủ Đức, 18 tuổi còn ở với mẹ. Cậu trai 20 tuổi xa nhà từ lâu. Cha cậu là hạ sĩ quan, gửi con vào Thiếu Sinh Quân Gia Định từ lúc 13 tuổi. Khi trưởng thành, anh thiếu sinh quân nhập ngũ. Đi lính năm 1956. Mấy năm sau đeo lon trung sĩ.

Quê anh ở Rạch Giá, làng Vĩnh Thanh Long, sau này là vùng Chương Thiện. Ngày đám cưới, ông già từ quê lên đại diện nhà trai. Đứng trước bàn thờ, cha xứ hỏi rằng anh quân nhân này có nhận cô gái làm vợ không. Chú rể đáp thưa có. Cha hỏi cô gái có nhận anh trung sĩ này làm chồng. No đói có nhau. Gian khổ có nhau. Cô gái Thủ Đức vui mừng thưa có. Anh trung sĩ Rạch Giá phục vụ trường Bộ Binh đi lễ nhà thờ gặp cô gái xóm đạo Thủ Đức nên kết nghĩa vợ chồng. Cô gái thề trước nhà Chúa, có cả họ Đạo chứng kiến. Cô đã giữ trọn đời làm vợ người lính.

Từ vợ trung sĩ trại gia binh cho đến phu nhân đại tá trong Dinh Tỉnh Trưởng. Cô theo chồng đi khắp 4 phương suốt 16 năm chinh chiến để rồi 30 tháng 4 năm 75 trở thành vợ người tử tội. Cô đem con trở về Thủ Đức lánh nạn chờ ngày chồng bị xử bắn. Dù thăng cấp, dù thắng hay bại, dù sống hay chết, chồng cô vẫn là người anh hùng. Cô mãi mãi vẫn là người vợ lính. Anh lính đầu đời chinh phu của cô lúc lấy nhau đeo lon trung sĩ và khi ra đi đeo lon đại tá. Thủy chung cô vẫn sống đời vợ lính.

Chồng của cô là Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn. Hiện nay cô vợ lính gốc Thủ Đức, sau khi tìm đường vượt biên, đem con trai duy nhất qua Bidong, Mã Lai rồi vào Mỹ sống ở Nam Cali. Cô may thuê. Bán quán nuôi con. Con trai lập gia đình có 2 cháu. Người vợ lính năm xưa từ 75 đến nay, ở vậy thờ chồng đã trở thành bà nội ở chung một nhà với con cháu. Suốt đời vẫn nghèo, nghèo từ trung sĩ mà nghèo lên đại tá. Nghèo từ Thủ Đức mà nghèo qua Chương Thiện. Nghèo từ Việt Nam mà đem theo cái nghèo qua Mỹ. Bởi vì suốt đời chỉ là người vợ lính.

Một đời chinh chiến. Chuyện người chồng.

Hồ Ngọc Cẩn sinh ngày 24 tháng 3 năm 1938. Xuất thân Thiếu Sinh Quân Gia Định rồi nhập ngũ và lên cấp trung sĩ huấn luyện viên vũ khí tại trường Bộ Binh. Sau khi lập gia đình có 1 con thì anh trung sĩ tìm cách tiến thân xin vào học lớp sĩ quan đặc biệt tại Đồng Đế. Từ anh sinh viên sĩ quan Đồng Đế 1960 cho đến 15 năm sau Hồ Ngọc Cẩn trở thành đại tá tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Chương Thiện, hầu hết cấp bậc đều lên tại mặt trận. Ông đã từng mang mầu áo của Biệt Động Quân và các sư đoàn Bộ Binh. Huy chương và chiến công nhiều vô kể.

Suốt một đời chinh chiến từ trung đội trưởng lên đến trung đoàn trưởng, Hồ ngọc Cẩn tung hoành khắp Hậu Giang và Tiền Giang. Năm 1972 ông Thiệu cho lệnh toàn thể Sư Đoàn 21 từ miền Tây lên tiếp tay cho Quân Đoàn 3 giải tỏa An Lộc. Lại cho lệnh tăng cường thêm 1 trung đoàn của Sư Đoàn 9. Tư lệnh quân khu, ông Trưởng nói với ông Lạc Sư Đoàn 9 đưa một trung đoàn nào coi cho được. Trung Tá Hồ ngọc Cẩn dẫn Trung Đoàn 15 lên đường. Trung đoàn ông Cẩn phối hợp cùng Nhẩy Dù đánh dọc đường 13 tiến vào An Lộc. Anh đại úy đại đội trưởng của trung đoàn suốt mấy tuần dằng co với địch trước phòng tuyến của Tướng Hưng tư lệnh An Lộc, nhưng chưa vào được. Lính hai bên chết đều chôn tại chỗ. Thiết vận xa M113 của ta còn phải lui lại phía sau. Chỉ có Bộ Binh của Trung Đoàn 15 nằm chịu trận ở tiền tuyến. Anh sĩ quan kể lại, chợt thấy có một M113 của ta gầm gừ đi tới. A, tay này ngon. Chợt thấy một ông xếp từ thiết vận xa bước ra, phóng tới phòng tuyến của đại đội. Nhìn ra ông Trung Đoàn Trưởng Hồ Ngọc Cẩn. Ông quan sát trận địa rồi hô quân tiến vào. Cùng với tiền đạo của Nhẩy Dù, Trung Đoàn 15 bắt tay với lính phòng thủ An Lộc. Sau khi Bình Long trở thành Bình Long Anh Dũng, ông Thiệu hứa cho mổi người lên 1 cấp. Trung Tá Hồ Ngọc Cẩn ngoài 30 tuổi đeo lon đại tá trở về trong vinh quang tại bản doanh Sa Đéc. Rồi ông được đưa về làm tiểu khu trưởng Chương Thiện. Vùng đất này là sinh quán của ông ngày xưa.

Cho đến 30 tháng 4-1975 Sài Gòn đã đầu hàng, nhưng Chương Thiện chưa nhận được lệnh Cần Thơ nên Chương Thiện chưa chịu hàng. Chiều 29 sang 30 tháng 4, tiểu khu trưởng vẫn còn bay trực thăng chỉ huy. Khi radio Sài Gòn tiếp vận về tin buông súng, các đơn vị bên ta rã ngũ. Lính tráng từ tiểu khu và dinh tỉnh trưởng tan hàng, Đại Tá Tiểu Khu Trưởng Hồ Ngọc Cẩn bị lính Cộng Sản vây quanh khi còn ngồi trên xe Jeep với vũ khí, quân phục cấp bậc đầy đủ. Câu chuyện về giờ phút cuối cùng của người chồng, đã được người vợ kể lại cho chúng tôi. Thực là một kỷ niệm hết sức bi thảm.

Giây phút cuối của Chương Thiện

Bà Cẩn với âm hưởng của miền quê Thủ Đức kể lại qua điện thoại. Cô Cảnh nói rằng suốt cuộc đời chưa ai hỏi thăm người thiếu phụ Thủ Đức về một thời để yêu và một thời để chết. Bà nói:

“Kể lại cho bác rõ, những ngày cuối cùng nhà em vẫn hành quân. Đánh nhau ngay trong tiểu khu. Anh Cẩn vẫn còn bay hành quân. Nhà bị pháo kích. Tuy gọi là Dinh Tỉnh Trưởng nhưng cũng chỉ là ngôi nhà thường. Chiều 30 tháng 4 mẹ con em theo các chú lính chạy ra ngoài. Đi lẫn vào dân. Ở Chương Thiện không ai biết em là vợ tỉnh trưởng. Ai cũng tưởng là vợ lính. Từ xa ngó lại mẹ con em thấy anh Cẩn bị chúng bắt giải đi. Bà con kéo mẹ con em tìm đường chạy về Cần Thơ. Chú lính nói rằng bà không đem con chạy đi chúng nó bắt thì khổ. Em dẫn thằng con nhỏ chạy bộ. Mẹ con vừa đi vừa khóc. Hình ảnh cuối cùng thằng con hơn 10 tuổi nhìn thấy bố ngồi trên xe Jeep, Cộng quân cầm súng vây quanh. Bước xuống xe, anh không chống cự, không vùng vằng, không nói năng. Đưa mắt nhìn về phía dân ở xa, giơ tay phất nhẹ. Như một dấu hiệu mơ hồ cho vợ con. Chạy đi. Đó là hình ảnh cuối cùng đã gần 40 năm qua. Từ đó đến nay mẹ con không bao giờ gặp lại. Thân nhân bên anh Cẩn, mẹ và các chị giữ không cho em và con trai ra mặt. Sợ bị bắt. Được tin anh ra tòa nhận án tử hình. Rồi tin anh bị xử bắn. Thời gian anh bị giam gia đình bên anh có đi tiếp tế nhưng không thấy mặt. Chỉ giao tiếp tế cho công an rồi về. Hôm anh bị bắn ở sân vận động Cần Thơ, gia đình cũng không ai được báo tin riêng, nhưng tất cả dân Tây Đô đều biết. Mỗi nhà được loan báo gửi một người đi coi. Bà chị họ đi xem thằng em bị bắn. Chị kể lại là không khí im lặng. Từ xa, nhìn qua nước mắt và nín thở. Chị thấy chú Cẩn mặc quần áo thường dân tỏ ý không cần bịt mắt. Nhưng Cộng quân vẫn bịt mắt. Bác hỏi em, bà chị có kể lại rõ ràng ngày xử bắn 14 tháng 8 năm 1975. Mỗi lần nói đến là chị em lại khóc nên cũng không có gì mà kể lại. Chúng bịt mồm, bịt mắt nên anh Cẩn đâu có nói năng gì. Suốt cuộc đời đi đánh nhau anh vẫn lầm lì như vậy. Vẫn lầm lì chịu bị bắt, không giơ tay đầu hàng, không khai báo, không nói năng gì cho đến chết. Anh làm trung đội trưởng, đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng rồi đến tiểu khu trưởng. Báo chí, anh em nói gì thì nói, anh Cẩn chả nói gì hết. Bác hỏi em là mồ mả ra sao. Em và con về nhà mẹ ở Thủ Đức. Gia đình không cho em ra mặt. Bà chị và mẹ anh Cẩn đi xin xác không được. Chúng đem chôn ở phía sau Trung tâm nhập ngũ Cần Thơ. Mấy năm sau mới xin được đem về Rạch Giá. Rồi đến khi khu này bị giải tỏa nên lại hỏa thiêu đem tro cốt về nhà ông chú bên Long Xuyên. Ngày nay, em nói để bác mừng là sau khi vượt biên qua Mỹ em đã đưa di hài anh Cẩn qua bên này. Anh Cẩn bây giờ cũng đoàn tụ bên Mỹ với gia đình“.

“Cô đi năm nào”, tôi hỏi bà Cẩn.

“Mẹ con em ở Thủ Đức ba năm sau 75. Đến 78 thì vượt biên qua Pulo Bidong. Ở trại 8 tháng thì bà con bảo trợ qua Mỹ. Qua bên này mình chả biết ai, không ai biết mình. Cũng như bao nhiêu thuyền nhân, mẹ con ở với nhau. Em đi làm nghề may, rồi đi bán quán cho tiệm Mỹ. Bây giờ cháu trai duy nhất của anh Cẩn đã có gia đình sinh được 2 con.”

Chuyện đời người vợ lính thời chinh chiến với kết thúc bi thảm và anh hùng, tôi nghe kể lại thấy lòng xót xa lắng đọng.Tôi bèn quay qua hỏi chị Cẩn sang đề tài khác. “Nãy giờ nói toàn chuyện buồn, cô nhớ lại xem suốt đời từ đám cưới cho tới 75, cô có những kỷ niệm nào vui không.”

Bà Cẩn ngừng lại suy nghĩ.

“Em thấy năm nào tháng nào cũng vậy thôi. Toàn lo việc nhà, nội trợ nuôi con. Anh Cẩn đi đâu thì mẹ con cũng đi theo. Từ trại gia binh đến cư xá sĩ quan. Chúng em không có nhà riêng, không có xe hơi, không có xe gắn máy. Từ Sa Đéc trung đoàn 15 qua đến tiểu khu Chương Thiện, toàn là ở trại lính”.

Tôi hỏi tiếp:

“Cô có đi dự tiệc tùng, mừng lên lon, thăng cấp, dạ hội gì không?”.

“Không, em chả có đi đâu. Ở Chương Thiện em cũng không đi chợ. Dân chúng cũng không biết em là ai. Mua bán gì em về Cần Thơ, đông người, cũng chả ai biết em là ai. Em cũng không có nhà cửa nên cũng không mua sắm đồ đạc. Lương nhà binh cũng chẳng có là bao. Em cũng không ăn diện nên chẳng có nhiều quần áo. Năm 1972 ở An Lộc về, anh Cẩn mang lon đại tá không biết nghĩ sao anh nói với em, vợ chồng chụp được một tấm hình kỷ niệm. Đây là tấm hình gần như duy nhất. Xin bác dùng tấm hình này của nhà em mà để lên tấm bia lịch sử”.

Tôi nói rằng, tấm hình của cô và anh Cẩn rõ ràng và đẹp lắm. Hoàng Mộng Thu có đưa cho tôi xem. Chúng tôi sẽ dùng hình này. Nhưng tôi vẫn gặng hỏi. “Thế bao nhiêu lần anh thăng cấp cô có dự lễ gắn lon không?”.

”Em đâu có biết. Chỉ thấy anh Cẩn đi về đeo lon mới rồi cười cười. Cũng có thể gọi là những giây phút hạnh phúc của đời nhà binh”.

“Thế cô chú ở Thủ Đức có khi nào đi chơi Vũng Tàu tắm biển không?”.

Bà Cẩn thật thà nói rằng.

“Khi anh Cẩn học ở Đồng Đế thì em và con có ra thăm Nha Trang nên thấy biển. Còn chưa bao giờ được đi với anh Cẩn ra Vũng Tàu. Sau này đến khi vượt biên thì mẹ con em mới thấy biển Vũng Tàu…”

Trong số một triệu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa, dường như sĩ quan, anh nào cũng có 1 lần đi với vợ con hay người yêu trên bãi biển Vũng Tàu. Hồ Ngọc Cẩn ở Rạch Giá suốt đời chưa đem vợ Thủ Đức đi Vũng Tàu. Trong quân đội, dù là tướng tá hay sĩ quan, anh nào mà chả có thời làm lính. Sau đó mới làm quan. Chỉ riêng cô Nguyễn thị Cảnh, vợ đại tá Hồ Ngọc Cẩn là người đóng vai vợ lính suốt đời. Những ngày vui nhất của chị là thời gian được làm vợ anh trung sĩ hiền lành của trường bộ binh Thủ Đức. Ngày đó đã xa rồi hơn nửa thế kỷ, ở bên kia địa cầu, trên ngọn đồi Tăng Nhơn Phú, có vợ chồng anh lính trẻ mỗi sáng chủ nhật cầm tay nhau để đi lễ nhà thờ.

Theo: Giao Chỉ, San Jose.



Hình chụp ông bà Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn.

Nguồn : TVTC


Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 27/Aug/2015 lúc 11:59am

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 24/Sep/2015 lúc 8:35pm
Đọc Thơ Trạch Gầm

Cô Tư Sài Gòn
May 2, 2015 | by:TVVN |
Vậy là tới ngày 30 tháng 4 của tròn 40 năm. Và là ngày Sài Gòn đầu hàng. Và là ngày Sài Gòn chờ đợi bị xóa tên.

Hôm nay xin ghi một số câu thơ của thi sĩ Trạch Gầm, tức là chiến binh Nguyễn Đức Trạch của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa để tưởng niệm 40 năm.

Thi sĩ đã viết cho các chiến hữu đã hy sinh vì Tổ Quốc qua bài “Lời Trước Nghĩa Trang”, trích:

Tao sống đến ngày cuối cùng cuộc chiến,
Được cái hơn mầy nhìn thấy quê hương.
Đành làm người ngu đổ thừa vận nước
Uổng cả tháng ngày gối đá nằm sương…

Hay qua bài thơ “Xa Lạ” của Trạch Gầm:

“Em cho phép,
Nhưng không bao giờ em biết
Một ngày thôi, một ngày thật của ta
Ta đã khóc tan hoang, khóc hết sức thật thà
Không khóc vì em mà vì những đứa làm lính
Bài học đầu hàng
Ta không bao giờ tính
Ta đếm lại vết thương thành sẹo bên mình
Có thể với em, ta lẩn thẩn vô tình
Nhưng với quê hương, ta không vô tình thế được.”

Hay là từ bài thơ “Ráng Chịu”:

…Trang nhật ký người lại thêm nước mắt
Ráng chịu te tua, ráng chịu tận cùng
Bọn ta sống, sao Quê Hương lại mất
Xót xa nầy… còn ráng chịu nổi không.

Và tới những câu hỏi không ai trả lời, Trạch Gầm viết qua bài “Tự Hỏi”:

Giờ trách ta ôi một thân vô dụng
Gác kiếm mòn cả vách đá thời gian
Người tức giận đến cành hông tức bụng
Vậy thôi ư … mà cứ ngỡ ngang tàng.
.
Nơi đất người một mình ta ngồi nhớ
Từng hạt mưa … từng mảnh nắng quê hương
Người có còn như xưa không người hỡi
Đôi tay ngà đòi túm gọn gió sương.

Hay la qua bài “Nói Với Trạch Gầm” thi sĩ tự dặn dò:

Nếu có nát… nát tim gan phèo phổi
Chớ tâm hồn… đừng có nát biết không
Những thằng em mầy đã từng đánh đổi…
Tuổi hai mươi… cho tình nghĩa Núi Sông…

Hay là bài thơ “Điểm Danh” được Trạch Gầm ghi là để “Nhớ Cô Khưu Ngọc Sang, Người Thầy Võ Trường Toản kính,” trong đó học trò tâm sự:

Thế hệ em mang những điều cô dạy
Đốt từng trang trên chiến địa điêu tàn
Thằng chăm học cũng như thằng phá phách
Cùng gánh gồng bao nghiệt ngã lầm than
.
Năm chục năm rồi Cô có còn giở sổ
Nhớ đám học trò Võ Trường Toản của Cô
Những thằng nhỏ thuở má hồng môi đỏ
Còn lại bao nhiêu… sau cuộc chiến mịt mờ…”

Hay là qua bài “Nhắc Chuyện Cũ… Nói Chuyện Nay” Trạch Gầm nói về những bạn cùng lứa tuổi đi theo Việt Cộng:

Đã cầm súng thì không hèn mầy nhỉ
Mầy đập tao thì tao lại đập mầy
Tao trầy vi thì mày cũng tróc vảy
Dân miền Nam mình ngậm đắng nuốt cay
.
Nhắc chuyện cũ chơi mầy ngồi ngẫm thử
Tết Mậu Thân, mày còn lại mấy thằng
Năm Truyện, Sáu Khâm, thằng 5, thằng 9 (1)
Bọn bắc lùa mày vào lửa thiêu thân

Thua rồi, nhưng nhìn lại những kẻ thắng trận, lòng anh xót xa và rồi nôi giận khi nhìn thấy mất dần đất và biển về tay giặc Tàu. Trạch Gầm mắng bộ đội qua bài “Bộ Đội Của Nhân Dân”:

Là bộ đội của nhân dân, sao mày đi bảo vệ.
Một lũ đầu trâu hút máu Đồng Bào.
Một lũ đầu trâu hiến đất cho Tàu.
Tác quái lộng hành giam người Yêu Nước.
Tổ Quốc lâm nguy sờ sờ trước mắt.
Non nước đang cần Bộ Đội Nhân Dân.
Vá… rất đang cần những thằng từng thề.
Quyết tử cho Tổ Quốc Quyết Sinh.”

Hay là, khi Trạch Gầm kể lại những ngày tháng Tư 1975, qua bài “Nhật Ký Tháng Tư” trích:

Hai ba tháng Tư… ta ngược Đồng Nai
Sương ôm mặt sông lau sậy thở dài
Địch xua quân tràn giữa đêm vắng lặng
Ta chỉnh pháo… và thây giặc chồng thây
.
Ta lạc mấy ngày trong lòng đất địch
Gọi đã khàn hơi chẳng thấy bạn bè
Thằng nào cũng đang giữ từng tấc đất
Đâu có thì giờ để cứu ta ra
.
Hai tám tháng Tư… ta ra lộ Một
Gặp ông tướng vùng thị sát thăm dân
Ông nói lung tung, ông thề sống chết
Ông nói xong rồi, ông bay biệt tăm
.
Hai chín tháng Tư… Biên Hòa xơ xác
Ta về Sài Gòn ngang qua nghĩa trang
Ta đứng nghiêm chào bạn ta đã chết
Như tự chào mình – nát cả tim gan.
.
Ba mươi tháng Tư… ta ôm mặt khóc
Trên cầu Sài Gòn – cạnh phố Hùng Vương
Mười năm binh đao… mười ngày kết thúc
Ta, còn nguyên, mà… mất cả Quê Hương!

.

Vậy là tròn 40 năm. Xin trân trọng cảm ơn nhà thơ?Trạch Gầm với những dòng thơ viết từ tim máu.

Nguồn : TVTC

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 24/Sep/2015 lúc 11:19pm
Mực mồng tơi màu tím
Chỉ tim tím thôi mà
Nhưng sao còn nhớ quá !
Những tháng ngày đã xa


Và còn đây, ven đường
Chùm hoa dại đưa hương
Đậm đà hơn,sắc tím
Nhớ Người quá đi thôi

Nhớ áo Em mầu tím
Của tháng ngày xa xôi
Đã xa rồi xa mãi
Hoa Lục Bình nổi trôi...



Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 25/Sep/2015 lúc 12:15am

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 09/Mar/2016 lúc 9:16am
NGƯỜI TỬ TRẬN 3 LẦN:
CỐ THIẾU TÁ “BẮC ĐẨU” NGUYỄN NGỌC BÍCH

Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, Thiết Đoàn 18 KB được lệnh tăng cường cho chiến trường Quảng Trị, phía bắc sông Thạch Hãn. Một quả pháo 130mm của địch quân CSBV đã rơi ngay chiếc Thiết vận xa M-113 của Đại Úy Nguyễn Ngọc Bích Bích và ông đã tử trận. Ngày 27/4/1972, thi hài cố Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Bích được di tản về Mỹ Chánh, Quảng Trị bằng quân xa GMC, đến Cầu Ga thì quân xa chở thi hài ông bị trúng đạn hỏa tiễn tầm nhiệt AT-3, ông tử trận lần thứ nhì.

Đồng đội đã đóng cho ông một chiếc áo quan tạm thời thứ hai và tiếp tục di tản. Ngày 30/4/1972, quân xa sang sông bị mắc lầy và xe ông trúng đạn pháo kích một lần nữa, ông tử trận lần thứ 3 trước khi thi hài ông được đưa về với gia đình!

https://www.youtube.com/watch?v=pL5vsycjt7A

Cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh nghe được câu chuyện thương tâm này, đã cảm kích và sáng tác bài hát BẮC ĐẨU để tặng người Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân Thiết Kỵ QL-VNCH Nguyễn Ngọc Bích. BẮC ĐẨU là danh hiệu truyền tin của cố Thiếu Tá

Về Bắc Đẩu Nguyễn Ngọc Bích: Cố Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Bích tốt nghiệp Khóa 18/SQTB Thủ Đức và Khóa 13 Sĩ Quan Căn Bản Thiết Giáp. Ông là Chi Đoàn Trưởng Chi Đoàn 218 thuộc Thiết Đoàn 18 Kỵ Binh QL/VNCH. Đơn vị ông đã từng lập công trong trận tái chiếm căn cứ Alpha trên chiến trường Kampuchia và đã được trao tặng huân chương Anh Dũng Bội Tinh Nhành Dương Liễu.

Mòi nghe Nguyễn Hồng Nhung và Lâm Nhật Tiến trình bày “BẮC ĐẨU” của Trần Thiện Thanh trong ASIA 61

[MEDIA=youtube]id=P1tkVT061ew;list=RDP1tkVT061ew;t=38[/MEDIA]

Nhạc và lời: Trần Thiện Thanh
Trình bày:
Nguyễn Hồng Nhung
Lâm Nhật Tiến

Người bỗng trở thành vì sao Bắc Đẩu,
lẻ loi tinh cầu đêm đen không dấu
Cây “Cầu Gà” nhỏ anh qua anh qua
Vì sao Bắc Đẩu trôi dạt đêm mưa,
người xa cách người, nước mắt tiễn đưa
đã thấy xót xa một lần anh đi
đã thấy xót xa từ ngày hôm qua

Đây thinh không thiên thần lên tiếng hát,
chiêu hồn người từ hỏa ngục dương thế .
Kìa bầu trời Ngọc Bích đã thênh thang …
Ôi …lời mời gọi anh bước chân sang .
Xin muôn năm như vì sao sáng đó
Hỡi người định mệnh là vì sao lẻ .
Dậy đi Bắc Đẩu!
Dậy đi Bắc Đẩu
Bừng mắt dậy soi sáng thiên thu.

Người tên “Bắc Đẩu” chết trận hôm nao?
Một áo quan đóng vội một chuyến cuối phiêu du …
“Có thấy dấu chiến xa của người của hôm qua ?”
“Có thấy chiếc mũ đen của người lạc trong đêm?”

Người tên “Bắc Đẩu” chết trận La Vang, liệm xác ba lần …
Ngọc bích cũng tan chỉ còn vì sao thôi, chỉ còn vì sao thôi …
Cuộc đời vài mươi năm
Người vội về xa xăm

[Tặng anh hùng mũ đen Bắc Đẩu Nguyễn Ngọc Bích]

Nguồn //baovecovang2012.wordpress.com/page/130/?app-download=blackberry

Hoa Hạ Sưu tầm

Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 09/Mar/2016 lúc 9:20am

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 18/Mar/2016 lúc 9:56am
ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN

Tôi đã cắt mấy cẳng chân nát bấy. Xuơng vỡ ra nhiều mảnh vụn. Thịt da tơi tả trông như miếng giẻ rách, bầy nhầy lẫn lộn đất cát và mấy sợi gân trắng hếu. Tôi thấy không tài nào giữ được những cẳng chân ấy. Chiếc cưa dây Gigli tôi dùng đi dùng lại nhiều lần, giờ đây không chịu nổi nữa. Tôi kéo cưa được mấy cái là đứt tung ra, văng cả máu lên mặt. Trong tủ y cụ tôi chỉ còn có hai sợi chót. Sau khi thay, tôi chỉ còn một sợi độc nhất để dành. Sợi dây cưa Gigli rất dễ sử dụng. Cưa mau lại đỡ mệt hơn cưa tay thường. Tôi phục người nào đó đã sáng chế ra sợi dây cưa này. Tiện lợi vô cùng, vì nó chỉ là những sợi dây thép gồ ghề soắn lại với nhau nên luồn lách chỗ nào cũng được.

Trong tình trạng hiện tại, tôi quí sợi dây cưa này lắm, nó giúp tôi làm việc mau lẹ còn dành thì giờ mổ nhiều người khác. Thiếu nó thì những trường hợp thiết đoạn tứ chi tôi đành bó tay. Tôi cố gắng làm việc cho thật nhanh để thương binh khỏi phải chờ đợi và nhất là tránh phơi mình lâu ở chỗ không an toàn.

Mọi nghi thức trong phòng mổ đều được giản dị hoá đến mức tối thiểu. Chúng tôi chỉ cần một đôi găng tay. Mọi người trong toán mổ đều mặc áo giáp, đầu đội nón sắt để thay thế áo choàng mổ. Có như vậy chúng tôi mới yên lòng làm việc vì bên ngoài Việt Cộng vẫn pháo tới đều đều. Máy phát điện đã bị pháo kích hư từ đêm hôm qua. Tôi phải mở rộng cửa sổ để có đủ ánh sáng làm việc. Chiếc bàn mổ phải luôn luôn xoay ngang, xoay dọc, lộn đầu lộn đuôi tùy thuộc nơi mổ là ngực, bụng, đầu hay chân tay để có đủ ánh sáng mặt trời rọi vào chỗ mổ. Phòng hấp ngưng hoạt động vì không còn điện nữa. Các dụng cụ giải phẫu đều được khử trùng bằng cách đốt bằng rượu cồn hay ngâm rửa trong nước sà bông gọi là surgical soap.

Mặc áo giáp mổ vừa nặng vừa nóng. Trong phòng mổ kín mít, không máy lạnh, chỉ có một cái cửa sổ thông hơi nên đứng một lúc mà mồ hôi vã ra như tắm. Tôi bị mất nước nhiều quá thành ra mau mệt. Nước bây giờ quý hơn vàng, khó kiếm ra. Phòng mổ bây giờ không còn một giọt nước. Những khăn mổ đã dùng rồi, dính máu không có nước giặt được chị Huyền gom lại vứt thành đống sau phòng trực y tá. Ngay đến nuớc rửa vết thương còn không có lấy nước đâu ra giặt đồ.

Ngay những ngày đầu của cuộc chiến, tôi đã tiên liệu tình trạng này. Nhưng tôi thực không ngờ trận đánh kéo dài mãi không dứt và hình như hiện giờ mới chỉ là khởi đầu. Tuần trước tôi đã ra lệnh cho Thượng Sĩ Lý chỉ huy các nhân viên phòng mổ thu gom tất cả các chai nước biển đã dùng rồi, đổ đầy nước vào, đem đi hấp để dự trữ hàng dẫy dài mấy trăm chai dọc theo tường phòng mổ.

Mặc dù chúng tôi dùng rất dè sẻn, chỉ để rửa các vết thương, số nước đó cũng chỉ được một tuần sau là hết. Cũng may tôi xuống dưới kho lớn đã đổ nát tìm được 6 gallon phisohex và hai thùng hydrogen peroxide. Không có nước pha, tôi đành rửa các vết thương bằng phisohex nguyên chất.

Phòng mổ bây giờ thật xơ xác hoang tàn, nền nhà dơ bẩn vì không có nước lau đã lâu. Dưới chân bàn mổ từng vũng máu đông đen xì hôi hám. Không khí ngột ngạt khó thở, không thể nào tiếp tục làm việc được nữa. Bệnh viện đã bị cô lập. Muốn liên lạc với các giới chức có thẩm quyền để xin trợ giúp chỉ còn có một cách đích thân đi bộ tới tận các bộ chỉ huy. Nhưng trong tình thế này tôi không tin là họ có thể giúp được cho bệnh viện một chút gì. Tôi tự nghĩ, có sao làm vậy, đến đâu hay đến đó, hết sức mình thì thôi.

Khoảng 5 giờ chiều, Bác Sĩ Nam Hùng ở phòng cấp cứu xuống cho tôi hay có 5 người bị thương bụng cần mổ gấp, tôi nghe vậy mệt xỉu luôn.

Dù ở trong thời bình với đầy đủ phương tiện, tôi có làm suốt đêm đến sáng, chưa chắc một mình tôi có thể giải quyết xong số thương binh đó. Huống chi, trong tình trạng hiện nay, với một số nhân viên cố định, đã làm việc suốt ngày không nghỉ. Tôi nghĩ không tài nào làm hết nổi. Không biết trận chiến còn kéo dài đến bao giờ. Tôi phải giữ sức khỏe cho nhân viên và cho tôi để có thể tiếp tục làm việc trong những ngày sắp tới. Nếu phung phí sức khỏe làm việc trong một ngày để rồi sau đó kiệt sức nằm bẹp một chỗ thì thật là người bất trí.

Lại còn vấn đề cá nhân nữa. Không ai lo cơm nước cho chúng tôi. Chúng tôi phải tự túc lấy. Sau vài ca mổ trong giờ xả hơi tôi tạt qua phòng nhắp vội một hai nắp bi đông nước cho đỡ khát, ăn vội mấy thìa cơm sấy với thịt hộp cho qua cơn đói. Các nhân viên phòng mổ khác chắc cũng được bạn bè giúp đỡ nên họ cũng chưa đến nỗi kiệt sức lắm.

Tuy nhiên trong tình trạng hiện tại, không điện nước, không đèn đuốc, thì dù có tinh thần cao cách mấy cũng không thể nào làm được. Lại thêm Việt Công vẫn tiếp tục pháo kích suốt ngày. Đạn pháo rơi bên trường trung học trước bệnh viện, bên Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5, bên Ty Công Chánh sau bệnh viện rồi rơi vào ngay cả bệnh viện khiến cho chúng tôi đứng mổ không yên. Mọi người đều cố làm thật nhanh để còn đi tìm chỗ núp.

Những vội vã trong lòng không biểu lộ ra nét mặt. Ai nấy đều có cái vẻ ngoài điềm tĩnh để làm việc. Có thể nói sợ quá hoá lỳ. Vì thực ra đâu còn cách nào khác. Tuy nhiên mỗi lần nghe tiếng rít của đạn bay qua đầu hay tiếng hú của hoả tiễn thì những dấu hiệu kinh sợ mới thấy hiện ra trong ánh mắt mệt mỏi của mọi người. Riêng tôi, mỗi lần như vậy thì cảm giác sợ hãi làm co thắt các bắp thịt đến buốt nhói ở tim. Khi nghe thấy tiếng đạn nổ rồi, thấy mình không hề hấn gì mới yên lòng làm việc tiếp.

Càng ngày Việt Cộng càng pháo nhiều, tinh thần mọi người ở đây thật căng thẳng. Sống tính từng giờ, chết không biết lúc nào. Chúng tôi như những con chim đã bị tên, thấy cây cong là sợ: một tiếng xiết chân, một tiếng chép miệng, một tiếng thắng xe, tiếng xao động của mái tôn cũng làm cho chúng tôi giựt thót mình. Bao giờ tôi cũng có cảm tưởng là có một trái đạn treo trên đầu mình sẵn sàng nổ bất cứ lúc nào.

Tôi nhận thấy không tài nào làm hết những vết thương bụng đó được. Tôi chọn xem người nào nhẹ nhất tôi làm trước. Những người nặng và những người mất máu nhiều không có hy vọng sống sót sau khi mổ, tôi chỉ cho truyền nước pha với trụ sinh rồi giao cho số mệnh.

Trong số những người bị thương bụng không mổ, chỉ có hai người sống sót, một cô gái và một người lính cao lớn tên Ba. Tiếc thay anh Ba sống được hai tuần thì một đêm kia, phòng hậu giải phẫu bị trúng một trái 61 ly. Người đàn bà nằm ngay chỗ trái đạn nổ cùng với đứa con không việc gì, trái lại anh Ba bị một mảnh nơi cẳng chân trái. Một tuần sau anh chết vì bị phong đòn gánh.

Trong ánh sáng lờ mờ của buổi chiều, trong không khí ngột ngạt oi bức tanh mùi máu của phòng mổ, tôi, Thiện, Xòm cố sức làm việc. Tôi cố khâu những vết thủng ruột non. Tôi thấy khó thở quá, mồ hôi chảy ròng ròng trong thân làm tôi thấy ngứa ngáy khó chịu. Thỉnh thoảng tôi lại phải nghiêng đầu dơ vai lên quẹt mồ hôi ở mặt từ trán chảy xuống.

Bây giờ không còn như mấy ngày trước nữa mà mong có người đứng bên lau mồ hôi cho mình. Trong hoàn cảnh khó khăn tôi đã hình thành một triết lý sinh tồn là cứ hết sức chú ý vào công việc mình làm, không cần để ý tới thời gian và những phiền toái chung quanh. Bởi vậy cuộc mổ chiều hôm đó tuy cực nhọc khó khăn rốt cuộc rồi cũng xong.

Tôi mệt lả người. Trong lúc Thiện, Xòm đẩy bệnh ra phòng hậu giải phẫu, tôi bước ra ngoài cho dễ chịu một chút. Tôi không dám hít mạnh vì không khí bệnh viện hiện giờ chẳng trong lành, thơm tho gì. Cho tới nay gần 300 xác người nằm sấp lớp dưới nhà xe và sân sau của bệnh viện. Những xác chết đó có từ ngày đầu của cuộc chiến, đến nay gần mười ngày mà chưa được đem đi chôn. Buổi chiều mùa hạ nóng bức cùng với mùi tử khí của những xác người đã bắt đầu trương phình làm cho không khí đặc quánh, thật khó thở.

Bệnh viện có một nhà xác chứa được hai xác. Khi tôi tới làm việc ở tỉnh này được chừng ba tháng, thì dự án nới rộng nhà xác của tỉnh đã được thông qua và bắt đầu. Một ông thượng sĩ an ninh của tỉnh thì thầm với tôi :

- Bác sĩ đừng chê tôi dị đoan, nới rộng nhà xác là điều tối ky, vì chắc chắn sẽ có nhiều người chết lắm. Để rồi bác sĩ coi tôi nói có đúng không. Trước kia làm ở tỉnh Chương Thiện cũng vậy. Chỉ vài tháng sau khi nới rộng nhà xác là vô số người chết tới.

Lúc đó tôi gật đầu cho ông ta vừa lòng, nhưng trong bụng bán tín bán nghi. Nay thì thấy ông thượng sĩ già này có lý.

Thoạt đầu những người tử nạn đều được tẩm liệm vô hòm đàng hoàng, có cả quốc kỳ phủ quan tài cùng hương đèn đốt cháy suốt ngày đêm. Trung đội chung sự không đem đi chôn được vì pháo kích và khu nghĩa địa không được an ninh vì ở xa, ngoài vùng kiểm soát của quân mình, nên xác chết cứ để lại tại bệnh viện.

Khuya, sau khi mổ xong, đi xuống phòng ngủ, tôi không dám nhìn ra phía nhà quàn với hàng quan tài có những ánh nến leo lét cháy. Cứ trông thấy là tôi lạnh người dựng tóc gáy rảo bước cho mau.

Dần dần người chết quá nhiều, bất cứ nơi nào có xác chết là họ thu về đem thảy vào nhà xác bệnh viện. Mới đầu giới hạn ở nhà quàn, sau lan ra nhà xe, tới sân sau, rồi tới ngang hông văn phòng Ty Y Tế ngay trước trại ngoại khoa. Có xác quấn poncho, có phiếu chứng tử đính kèm, nhiều xác để trần mặc áo giáp, xác nằm xấp, nằm nghiêng, co chân co tay, miệng há hốc, mắt trợn trừng. Có xác nằm bình thản như người ngủ. Có xác trương phình, bụng căng cứng, bóng như bụng ễnh ương, chảy nước vàng, rữa nát vì để quá lâu, phơi nắng suốt ngày đã biến màu thành đen sạm như chì. Xác của người lớn, của trẻ con, của quan, của lính, của dân nằm lẫn lộn, xông lên mùi hôi thối suốt nửa tháng trời. Ruồi nhặng bu đầy trên mặt mũi, trên những vùng nước rỉ ra từ những thân thể sắp rữa nát.

Để ngăn ngừa ruồi muỗi sinh sản, có người đem rắc bột DDT lên những xác chết. Hành động này về phương diện vệ sinh, trên lý thuyết thì rất đúng. Nhưng đứng ở một nơi nào khác kia, ở một thời điểm nào kia, chứ thực tình tôi vẫn phân vân tự hỏi tại đây nó có tốt không ? Trong nhất thời, tôi cho là tai hại quá.

Ruồi nhặng bị xua đuổi khỏi chỗ ở của nó liền quay vào tấn công bệnh viện. Khắp chỗ nào cũng có ruồi nhặng. Chúng lì lợm đậu lên đầu lên mặt tôi, lên mặt những thuơng binh mệt mỏi nằm ngủ quên. Tôi đưa tay vuốt mặt ngửi thấy mùi hôi thối của xác chết kinh tởm đến lợm giọng. Tệ hơn nữa hiện giờ chẳng kiếm đâu được nước mà tắm rửa. Tôi lấy một cục bông gòn thấm alcool lau qua cho đỡ bẩn. Mùi hăng nồng của alcool quả thực đã làm tôi thấy sạch sẽ hơn, dễ chịu hơn được một chút.

Lại nữa, mùi DDT trộn với mùi của xác chết xình thối hợp thành một mùi khủng khiếp không tài nào ngửi được. Có những xác ruồi bu đen suốt từ đầu đến chân, tôi trông thấy mà nôn nao trong ruột muốn ói.

Mấy ngày sau, anh Châu kiếm đâu được ít thịt heo đem kho tầu mang đến cho tôi nhưng tôi không thể ăn được. Cứ đưa miếng thịt lên miệng lại nghĩ tới đống thịt rữa nát chỉ cách mình không xa là mấy, đành phải bỏ xuống. Ấn tượng đó cho đến cả tháng sau, lúc dọn sang bộ chỉ huy tiểu khu mới hết.

Sau khi không thể chịu được những xác chết đó nữa, chúng tôi trình sự việc lên Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5. Một vị đại tá được chỉ thị lo việc này. Đó là Đại Tá Điềm nguyên Tỉnh Trưởng Long Khánh hồi tôi còn ở Trung Đoàn 43 Sư Đoàn 18 Bộ Binh đóng ngay tại tỉnh này. Không hiểu sao tôi lại gặp ông ở đây. Đích thân ông dẫn một tốp lính cùng 10 lao công đào binh để hốt xác đem lên xe cam nhông đưa đi chôn. Nhưng khi Đại Tá Điềm ra lệnh xong vừa quay về là lính, lao công đào binh cũng trốn luôn. Ai cũng ghê tởm không dám làm công việc khênh hàng trăm xác rữa nát hôi thối lên xe.

Ở sân trường học, ngay phía trước cửa bệnh viện, một chiếc xe ủi đất của Ty Công Chánh đang đào những hố thiệt lớn. Tiếng máy nổ khác thường làm mọi người chú ý. Ai cũng thắc mắc không hiểu họ đang làm gì. Mới đầu, tôi tưởng Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn cho làm thêm công sự chiến đấu, sau mới biết là đào hố chôn tập thể. Xe phải đào tới gần một ngày mới xong.

Buổi chiều chừng 5 giờ, một xe GMC dẫn 10 lao công đào binh cùng 5 người lính sang bệnh viện. Xe de đít quay vào đám xác. Lần này có lệnh của Đại Tá Điềm là ai trốn chạy sẽ bị bắn tại chỗ. Chính nhờ nghiêm lệnh này công việc đã được tiến hành tương đối chu đáo và có hiệu quả. Một trung sĩ to con, mặt sát khí đằng đằng cầm súng M.16 đứng chỉ huy.Mấy người lao công đào binh đi kiếm bao nylon gạo sấy để làm bao tay hì hục khênh từng xác vất lên xe.

Nước vàng hôi thối từ những xác chết chảy ròng ròng. Bắt họ làm công việc này thật tội nghiệp. Nhưng nếu không bắt buộc thì làm sao giải quyết nổi gần 300 cái xác đó. Sau khi chất lên được gần một xe, nhìn lại thấy số xác người như không suy chuyển một chút nào, mấy anh lao công đào binh đã bắt đầu nản, xuống tinh thần. Phần vì mệt mỏi, phần vì tiếp cận ngay những cái xác đang rữa nát hôi thối đó, họ đều xin dừng tay nghỉ mệt và một anh đề nghị lấy xe ủi đất ủi tất cả các xác đó vào một đống sau bệnh viện rồi đổ xăng đem đốt. Nhưng giải pháp này không được chấp thuận. Vì mùi khét lẹt của gần 300 cái xác đó xông lên thì chắc không ai chịu nổi.

Bỗng một người lính la lên :

-Có thằng trốn.

Hai người lính liền đi lục soát tìm kiếm. Lợi dụng mọi người không chú ý, ba người nữa chạy vội ra tính leo rào trốn khỏi bệnh viện. Một cuộc rượt bắt diễn ra. Anh trung sĩ phải bắn mấy phát chỉ thiên mới bắt lại được ba người, còn một người trốn mất luôn. Bắt được anh cho mỗi người một báng súng vô ngực, buộc phải quay lại làm tiếp. Anh hăm dọa :

- Tụi bay mà bỏ chạy nữa tao bắn bỏ nghe.

Một người lao công đào binh mồ hôi nhễ nhại ướt đẫm chiếc áo ka ki bạc màu, nhăn nhó qua hàng nước mắt :

- Hôi thối quá làm sao tụi em làm được.

Anh trung sĩ nạt lại:

- Bộ tao đứng canh tụi bay ở đây không ngửi thấy mùi sao. Ráng làm cho xong rồi về.

- Khênh người sống còn đỡ, khênh người chết sình nặng quá muốn hụt hơi luôn. Trung sĩ cho tụi em nghỉ một lát để thở.

- Được, cho tụi bay nghỉ 5 phút.

Mấy lao công đào binh ngồi ngay xuống thềm xi măng văn phòng Ty Y Tế nghỉ xả hơi. Mặt người nào người nấy phờ phạc có lẽ phải hít thở mãi những mùi xú uế từ những tử thi để lâu ngày. Một người trông hãy còn trẻ, chừng 20 tuổi mặt mũi có vẻ thông minh ngồi dựa vào tường than thở.

- Từ hồi cha sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa bao giờ tao phải làm một việc cực khổ khốn nạn như thế này. Cực đéo chịu được, thà chết sướng hơn.

Tôi cho người đi kiếm mấy cặp găng tay đã dùng rồi đưa cho họ mang để họ làm việc dễ dàng hơn là dùng những bao nylon gạo sấy.

Hết 5 phút xả hơi, họ lại được lệnh tiếp tục khênh xác lên xe. Đầy xe rồi tài xế liền lái ra hố chôn tập thể. Họ lại khênh xác vứt xuống hố. Tới 8 giờ tối mới xong được hai xe. Họ làm liên tục như thế trong hai ngày mới thanh toán hết số xác trong bệnh viện. Chiếc xe ủi đất phải đào thêm hố nữa dài theo sân của trường trung học mới đủ chỗ chôn. Ngoài ngã ba Xa Cam dọc theo vườn cao su, trung đội chung sự tiểu khu còn đào thêm một hố chôn tập thể khác khá lớn. Tôi nghe nói hố đó chứa chừng gần một ngàn xác.

Giờ đây mồ mả mọc lên như nấm rải rác khắp thành phố. Những tấm bia bằng gỗ pháo binh, bằng giấy carton được mấy người bạn đồng đội viết nguệch ngoạc tên họ người chết và cắm lên vội vã. Họ phải làm thật lẹ vì rất nguy hiểm khi phơi mình quá lâu trên mặt đất. Đạn pháo kích có thể rơi xuống bất cứ lúc nào.

Trước cửa nhà Tiểu Khu Phó, hai người đang đào hố chôn bạn, gần xong thì bị ngay một trái 105 ly. Chẳng một ai sống sót. Sẵn hố đã đào, người ta liền vùi tất cả chung vào một lỗ. Thành ra những ngưòi lính ấy đã tự tay đào lỗ chôn mình. Mấy anh lao công đào binh cũng bị tử nạn đang khi vứt xác xuống hố. Thi thể họ cũng được vùi chung với những xác mà họ mới vừa khênh xuống.

Người ta kể chuyện, vì có những vụ như vậy nên mỗi lần đào hố chôn, họ lại đào rộng ra một chút để nếu có bất hạnh xảy ra thì có sẵn hố tự chôn mình luôn. Thật là bi thảm nếu quả thực là như vậy. Không biết chuyện đó có thật hay không.

Từ khi giải quyết xong mấy trăm xác chết đó, bệnh viện thấy dễ thở hơn được một chút. Tuy nhiên hàng ngày, trung bình có từ 3 đến 5 xác do các nơi đem tới. Trung đội chung sự vì vậy cứ cách ngày lại phải tới bệnh viện gom xác lại đem đi chôn. Công việc cứ tiến hành đều đều như vậy, nên không còn sự ối đọng cả mấy trăm xác chết như trước nữa.

Ở đây không phải chỉ chết một lần, mà hai lần, có trường hợp tới ba lần. Pháo trúng mồ, thân xác bị cầy nát lên, được chôn lại, bị pháo trúng nữa, thịt xương rữa nát văng vãi tứ tung, hôi thối khửng khiếp. Đó là truờng hợp của một nữ y tá thuộc phòng y tế công cộng chẳng may bị tử thương, được bạn bè đem chôn tại bờ tường phía sau bệnh viện, đã bị chôn hai lần như vừa kể ở trên. Và đó cũng là trường hợp của bốn quân y tá mà tôi là người nói chuyện với họ lần cuối cùng dưới làn cây trứng cá trước cửa văn phòng Milphap.

Khi tôi từ phòng mổ đi xuống trại ngoại khoa, nửa đường gặp một nhóm quân y tá đang đứng nói chuyện với nhau. Trông thấy tôi, binh nhất Út tươi cười chào hỏi :

- Bác sĩ làm việc có mệt không ?

Tôi đứng lại nhập bọn với họ, trả lời :

- Mệt lắm, nhưng cũng phải cố gắng, còn nước còn tát. Thế các anh em có chỗ núp an toàn không, ăn uống cơm nước ra sao ?

- Thưa bác sĩ, nhờ có gạo sấy do thả dù tiếp tế nên cũng không bị đói. Chúng em cứ hai người chung một hố cá nhân đào dọc tường sau của trại nhi khoa, cho đến bây giờ thì may mắn chưa có ai bị hề hấn gì cả.

- Thế thì tốt lắm, nhưng không nên đứng khơi khơi giữa trời như thế này làm gì, nguy hiểm lắm..

Nói xong, tôi liền tiếp tục đi xuống trại ngoại khoa, mở khóa vào trong phòng ngả lưng định nằm vài phút để lấy lại sức. Vừa nằm chưa ấm chỗ tôi chợt nghe một tiếng nổ rất gần ngay trong bệnh viện, không to lắm, mảnh đạn, đất đá văng lên mái nhà nghe rào rào. Tôi đoán là đạn súng cối 61 ly. Vì đã có kinh nghiệm và đã quá quen với pháo kích rồi nên nghe tiếng nổ là tôi có thể đoán trúng được là loại đạn gì. Tôi nghĩ thầm loại này thì nhằm nhò gì chỉ như gãi ghẻ mà thôi. Tôi chẳng thèm để ý, định bụng nằm trên giường như thường, chẳng cần phải chui xuống gầm giường như mọi khi nữa

Đang suy nghĩ miên man, thì có tiếng gõ cửa gấp rút, rồi tiếng trung sĩ Lạng trưởng trại ngoại khoa nói vọng vào :

- Xin mời bác sĩ ra ngay cho. Có bốn y tá của mình bị thương nặng!

Tôi vội ngồi bật dậy, đi ra ngoài, khoá cửa lại cùng trung sĩ Lạng chạy ra phía đầu trại ngoại khoa, ra tới sân trước văn phòng Milphap tôi thấy một nhóm đông đang xúm xít săn sóc bốn người bị thương nằm dưói đất.

Tôi khám thật nhanh thấy ba người kia đã chết vì vết thương quá nặng ở đầu, bụng. Còn có binh nhất Út thấy có vẻ tỉnh táo nhưng mặt mày xanh mét vì mất máu, vì đau. Tôi ra lệnh cho y tá khênh Út vào văn phòng Milphap, đặt anh ta trên chiếc bàn, rồi bắt đầu khám lại kỹ càng hơn. Tôi thấy một vết thương do mảnh đạn xuyên vào phổi phải. Không có tiếng thở phế bào. Chắc máu ra nhiều trong phổi. Tim đập rất yếu. Chắc chắn bệnh nhân cần phải được thông phổi ngay. Nhưng những dụng cụ thông phổi nay đã hết. Nên tôi đành phải dùng valve Heimlitz là một hình thức thông phổi mà không cần bình nước vì valve chỉ cho phép đi một chiều tức là máu ra được nhưng không khí không vào được do hai lá cao su khi thở ra thì nó mở ra, khi hít vô thì nó tự động đóng lại theo sức ép của không khí.

Tôi biết vết thương này không đơn giản. Chắc chắn nó đã gây hư hại nhiều cho những cơ quan bên trong. Tôi chắc Út khó có thể qua khỏi được nếu không được di tản kịp thời. Nhưng với tình trạng hiện nay, tản thương là điều không thể có được. Tôi nghĩ đến nước này chỉ đành phó mặc cho trời mà thôi.

Sau khi truyền nước biển xong tôi dặn mấy người bạn Út canh chừng trong đêm nay. Ngày mai nếu may mắn có chuyến tản thương sẽ cho Út ưu tiên đi trước.

Tôi đi vòng qua đống rác lớn cuối trại nội khoa, ra phòng cấp cứu. Qua hành lang giữa trại, tôi thấy thương binh nhiều quá, nằm bừa ra cả lối đi. Tôi phải len chân lần từng bước. Ra tới cửa chính giữa, nơi được dùng làm phòng cấp cứu. Một cảnh tượng đau lòng hiện ra. Chừng 30 thương binh nằm đầy ra ở dưới đất. Một vài người có bang ca, còn phần đông nằm ngay trên sàn gạch dơ dáy, đầy bông băng vấy máu. Một bàn kê sát vách tường trên đó để đầy các thứ thuốc sát trùng, các thứ thuốc chích, cạnh đấy là những thùng băng đã được khui sẵn. Sáu y tá luôn tay làm việc băng bó. Bác sĩ Nam Hùng, bác sĩ Tích đã khám vết thương từng người rồi ra chỉ thị cho y tá, cái nào rửa sạch băng lại, cái nào cần giải phẫu thì chuyển xuống phòng mổ. Tôi đến gần bác sĩ Tích, anh nhìn lên lắc đầu thở ra. Tôi hiểu ý nói :

- Nhiều quá phải không anh Tích ?

Bác sĩ Tích gật đầu mệt mỏi đáp :

- Tôi với anh Hùng làm từ sáng tới giờ mà vẫn không hết. Nghe nói họ sẽ còn mang tới nữa.

- Trời! lấy chỗ đâu cho thương binh nằm. Ở đây đầy rồi. Dưới trại cũng hết chỗ chứa.

Bác sĩ Tích ngao ngán lắc đầu :

- Mấy thằng khiêng cáng viên dông hết rồi. Tụi nó mất tinh thần, tên nào tên ấy lờ quờ không muốn làm gì cả.

- Mình bận làm việc không hở tay đâu để ý được tụi nó. Giá có thêm người đứng ra chỉ huy, tụi nó sợ, làm việc, thì đâu có ối đọng khổ sở như thế này.

Tôi đi thăm một lượt, may mắn không có ai cần phải mổ lớn cả. Phần đông đều bị thương ở tay chân. Có nhiều người bị gãy xương, được các bạn đồng đội băng bó giữ im tạm khúc xương bị gãy bằng những cành củi khô hoặc bất cứ vật gì mà họ kiếm được.

Một điều tôi lấy làm lạ là bị thương đau đớn như thế mà không có ai kêu la. Khi các y tá xức thuốc rửa những vết thương trầy trụa, họ chỉ suýt soa nhăn mặt cắn răng chịu đựng chứ không như những ngày thường.

Trong số những người bị thương, có mấy người dân vừa đàn bà vừa trẻ con. Một đứa trẻ cụt cả hai chân lên tới đầu gối, nằm gối đầu trên một chiếc hộp đựng băng, dơ đôi mắt lờ đờ nhìn tôi miệng mấy máy một cách yếu ớt:

- Nước, nước, cho con hớp nước.

Sắc mặt nó vì bị mất máu nên xanh mét, da môi khô, cánh tay trái bị băng gần hết. Một sợi giây vòng qua cổ treo cánh tay trước ngực thành một góc 90 độ.Tay kia cũng đuợc giữ im để truyền nước biển. Thân hình nó thành ra ngắn ngủn một cách thảm hại. Vệt nước mắt khô còn in trên má. Mắt nó ráo hoảnh, nó không còn nước mắt để mà khóc. Nó nhìn để mà nhìn, đôi mắt dường như vô cảm giác. Tôi nghĩ nó đã quá mệt, tê dại không còn biết đau đớn là gì nữa. Nó bây giờ chỉ còn là một sinh vật, sinh vật “vô tri”. Cạnh đấy một người đàn bà bị thương ở má phải tóc bê bết máu nằm gục đầu trên đống băng vấy máu. Vết thương của bà ta đã được băng bằng một băng cá nhân nhà binh khá lớn che gần hết khuôn mặt chỉ để hở một con mắt tím bầm, sưng vù, thỉnh thoảng cố nhướng lên mà không được. Bà ta nằm rên nho nhỏ.

Phía góc phòng, một người lính bị thương ở đầu, bị quấn băng kín mít, chốc chốc lại la lên :

- Trời ơi khát nước quá, ai cho tôi miếng nước.

Kêu xong anh ta lại nằm yên như không có gì xảy ra cả. Mọi người đều bận rộn, không ai lấy nước cho anh, vì thực ra cũng khó mà kiếm được nước trong lúc này. Tôi yên trí không lo anh bị chết khát, vì chai nước biển treo bên cạnh vẫn còn nhỏ đều đều từng giọt thẳng vào mạch máu.

Tôi nhìn những người y tá làm việc băng bó như máy. Không hiểu họ có nghĩ gì không. Suốt 20 năm chiến tranh, chết chóc bị thương xảy ra quá thường như cơm bữa, khiến người ta dường như không còn xúc động trước những cái chết của đồng loại. Tôi đã nhận ra được điều này ngay từ hồi tôi còn là một sinh viên y khoa thực tập tại khu ngoại khoa bệnh viện Chợ Rãy. Hôm ấy người ta khênh vào hai mẹ con bị thương. Tôi săn sóc khâu vá vết thương của người mẹ. Tôi hỏi :

- Vì sao chị bị thương vậy ?

Người đàn bà đáp :

- Bị máy bay bắn lầm trong khi cả nhà tôi đang ăn cơm. Hiện giờ chồng tôi và đứa con út bị chết vẫn còn để nằm ở nhà.

Điều làm tôi kinh ngạc nhất là giọng nói thản nhiên, gần như vô cảm giác, không một chút xúc động, không một giọt nước mắt, dường như bà ta đang nói về cái chết của người chồng, người con nào đó không phải của bà ta. Tôi cứ tưởng bà ta phải gào thét lên, khóc nức nở hay tỏ ra đau đớn lắm khi nhắc tới cái chết của chồng con. Nhưng thực sự đã trái lại, và điều này làm tôi chợt hiểu là chiến tranh đã làm chai đá lòng người.

Tuy nhiên cũng còn may, chiến tranh chưa hủy diệt hết tất cả tình cảm của con người vì sau này, trong những lần hành quân đụng địch, tôi đã bắt gặp được những tiếng khóc thổn thức, những tiếng kêu thảng thốt của những binh sĩ khi nghe tin một người bạn đã gục ở tuyến đầu. Thành ra về một phương diện nào đó, đau khổ quá mức làm cho tê dại đi cũng là một phản ứng tốt để người ta có thể sống còn được.

Tôi tiến dần ra phía ngoài cửa. Nơi đây quả là một địa ngục trần gian. Người sống người chết nằm lẫn lộn với nhau. Một người lính nằm dựa vào chân cột hành lang mắt nhắm nghiền. Một bên má có một vết thương còn rỉ máu. Cánh tay trái băng kín treo trước ngực. Khắp người anh chỗ nào cũng đầy những vết thương nhỏ. Anh nằm gác chân lên cái xác mà anh tưởng là một người bạn, thỉnh thoảng anh đập chân thì thào :

- Lấy tao hớp nước mày.

Có lẽ anh ta đã mê loạn rồi chăng? Gần đấy một người bị thương ở cẳng chân, nằm gối đầu lên đùi một người bị thương ở đầu dường như đang ngủ mê mệt. Tôi tới gần xem, người bị thương ở đầu đã chết từ bao giờ. Tôi bỗng nghe một tiếng gọi yếu ớt

- Bác sĩ !

Tôi quay đầu lại, đưa mắt tìm kiếm xem tiếng nói từ đâu. Một cánh tay gầy khô như khúc xương mệt mỏi vẫy tôi. Tôi nhận ngay ra Điểu Thoul, một lính Địa Phương Quân người Thượng đang nằm sát chân tường gần cửa phòng bác sĩ Chí. Tôi tới gần cúi nhìn vào hố mắt sâu hoắm của anh ta. Điểu Thoul giờ chỉ còn là bộ xương. Hắn quá yếu đuối không còn nhúc nhích gì được. Điểu Thoul bị thương ở bụng thủng ruột già. Tôi đã mổ làm hậu môn nhân tạo cho anh ta. Mấy ngày trước tôi đã cho tản thương, khênh ra khênh vào mấy lượt nhưng rốt cuộc không đi được, rồi chắc bị bỏ nằm ở đó.

Tôi ngồi xuống bên anh ta, một mùi hôi thối xông lên. Chung quanh chỗ nằm chảy đầy be bét toàn là phân. Cái túi nylon đựng phân buộc ở hậu môn nhân tạo mấy ngày nay không được thay, phân đầy tràn ra ngoài, những con bọ nhỏ bò lổn ngổn trông thấy mà nổi gai ốc. Tôi nói :

- Để tôi gọi người thay túi nylon cho anh chịu không ?

Điểu Thoul không nói gì, hai giọt nước mắt chảy dài trên đôi má hóp. Thường ngày cũng vậy, Điểu Thoul ít khi nói lắm. Bị đau nhức hay khó chịu trong mình chỉ biết ứa nước mắt khóc mà thôi. Tôi hỏi :

- Đói không, tôi cho người chuyển xuống trại nhé ?

Điểu Thoul gật nhẹ đầu. Sau đó tôi nhờ anh Xòm, thượng sĩ Lỹ làm sạch vết thương rồi khênh hắn xuống trại hậu giải phẫu.

Trước cửa sổ phòng bác sĩ Chí, ba xác nằm bình thản ngay lối đi. Xa hơn nữa, trước cửa phòng nha khoa hai xác nằm sóng đôi được đậy bằng một tấm tôn cong queo thủng lỗ chỗ vì bị mảnh đạn chừa ra hai cặp chân tím ngắt sưng mọng nước. Những thây đó đã bắt đầu hôi, mùi tử khí làm cho mọi người ngột ngạt khó thở.

Tôi thấy cô Bông, điểu dưỡng trưởng của bệnh viện, đang loay hoay băng bó một cách khó khăn cho một người lính bị thương ở đùi. Cẳng chân bị ngắn lại bị vẹo về một bên. Tôi hấp tấp bước lại :

- Khoan hãy băng, người này bị gãy xương đùi, làm bậy bạ bị kích xúc dễ chết lắm. Cô chờ tôi một chút, tôi đi lấy nẹp Thomas, trong khi chờ đợi cô cho truyền một chai Ringer và chích một syrette Morphin cho bớt đau.

Nói xong tôi rảo bước về phòng mổ, ào vô kho lục được một chiếc nẹp mang ra. Tôi hỏi người lính :

- Anh thấy đã bớt đau chưa ?

Anh ta gật đầu nhè nhẹ. Tôi vẫy trung sĩ Trọng :

- Lại đây giúp tôi một tay. Anh bợ nhẹ chân này lên để cô Bông đặt nẹp vào.

Tôi nắm lấy cổ chân người lính, hơi kéo nhẹ nhàng vừa nâng lên cao. Người lính nhăn mặt kêu đau. Tôi vừa giữ chân vừa vỗ về anh.

- Chịu khó một chút sắp xong rồi.

Năm phút sau, chúng tôi băng bó và giữ im xong. Trên trán người lính còn lấm tấm mấy giọt mồ hôi. Anh đã can đảm cắn răng chịu đau khiến chúng tôi làm việc được mau chóng dể dàng. Tôi thấy cô Bông có vẻ mệt. Bây giờ là 8 giờ tối. Tôi biết cô và Trọng đã làm việc không ngừng từ suốt sáng tới giờ. Đầu tóc cô bơ phờ. Chiếc áo bà ba bằng lụa xanh màu lá chuối non và chiếc quần đen đều vấy máu.

Chúng tôi làm việc dưới ánh sáng bập bùng của ngọn đèn biến chế làm bằng một chai thủy tinh đựng dầu lửa, nút chai được đục thủng một lỗ để bấc đèn chui qua. Ngọn lửa có nhiều khói khét lẹt. Tôi nói với hai người :

- Chắc hết bệnh rồi. Mình có thể đi nghỉ được.

Cô Bông đưa tay quẹt mấy giọt mồ hôi trên trán nói :

- Bác sĩ đi nghỉ trước đi. Tôi đi kiếm chút nước cho thằng bé nằm kia uống.

Tôi vội dặn cô :

- Coi chừng đấy, mấy người khác thấy được, họ nhao nhao lên đòi, cô không có nước đâu mà cho.

Cô Bông mỉm cười hiểu ý nói :

- Tôi biết mà, bác sĩ yên trí đi nghỉ đi...


Trích từ [Trận An-Lộc 93 ngày đêm tử chiến]
Nguồn TVTC

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 8 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.125 seconds.