Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 70 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Jul/2023 lúc 10:55am

Nước Mắt Chảy Xuôi 

 
Hình minh hoạ

Bà ngồi co ro bên này đường, chờ cho cửa hàng phía đối diện tắt điện, đóng sập cánh cửa sắt nặng nề xuống mới chống tay vào gối đứng dậy, khó nhọc bước qua đường. Cánh cửa này có mái hiên rộng, chủ nhà dễ tính, lỡ bà có ngủ quên dậy muộn thì người ta cũng chỉ nhẹ nhàng gọi bà dậy, kêu bà đi chỗ khác để mở hàng chứ không quát mắng xối xả, đốt vía như những chỗ khác. Vậy nên, mấy tháng nay rồi, dù đi xin ở xa hay gần, bà đều trở về dưới mái hiên này để tá túc.


Ngồi xuống mái hiên bà bắt đầu thở dốc. Chẳng hiểu sao mấy hôm nay bà thấy cơ thể mệt mỏi, rệu rã quá. Cũng chẳng trách được. Bà đã ngoài 80. Nhiều người ở tuổi này có khi đã nằm liệt một chỗ, con cái phải hầu hạ, phục dịch. Bà còn lê la khắp các phố để xin ăn được coi như trời còn thương mà cho sức khỏe. Đôi khi bà nằm nghĩ ngẩn ngơ, có khi trời thương bà, biết bà có ốm nằm liệt giường liệt chiếu thì cũng chẳng có ai ngó ngàng tới nên ban cho bà sức khỏe.

Nhưng mà bà cũng mệt lắm rồi. Cơn tức ngực kéo đến làm bà khó thở. Bà lôi trong mấy cái bao cũ mấy tờ báo cùng vài tấm bìa ct tông làm gối, quay mặt vào phía cánh cửa. Ác thay trời lại lất phất mưa. Bà khó nhọc ngồi dậy, lôi ra cái áo mưa cũ quấn quanh người. Mưa làm chân tay bà tê nhức. Bà không ngủ được. Bà lần tìm trong nải một tấm ảnh cũ, ngồi khom khom quay lưng lại phía đường để nước mưa không tạt được vào tấm ảnh. Bà nhìn tấm ảnh, lẩm bẩm như trò chuyện với một người bạn.

- May mà ông ốm một trận rồi đi luôn. Đi nhẹ nhàng thanh thản chứ không cũng lại phải lê lết ngoài đường giống tôi. Mà chân ông yếu thế, đi làm sao được.

Bà đưa bàn tay vuốt vuốt khuôn mặt trong tấm ảnh. Giọng đã bắt đầu nghẹn nước:

- Mà ông có thương tôi, sao không cho tôi đi cùng ông với ông ơi...

Mưa bắt đầu nặng hạt. Bà quấn tấm áo mưa chặt vào cơ thể, dí sát người vào cánh của mái hiên. Tiếng mưa tạt vào tấm áo mưa lộp... bộp... lộp... bộp nghe lạnh buốt và tê tái.

 

*******

Bà cũng đã từng có một mái nhà. Một mái nhà bình dị đơn sơ nhưng ấm áp, hạnh phúc. Nghĩ đến căn nhà cũ bà nén tiếng thở dài tức nghẹn trong lồng ngực. Cất tấm ảnh vào sâu trong đáy, ôm vào lòng, khép chặt tấm áo mưa cho khỏi ướt, bà quay người lại đối diện với màn mưa. Đôi mắt già nua ướt nhoèn, mờ mịt những hồi ức cũ.

 

******

Ông bà cưới nhau được chục năm mới sinh được đứa con gái nêu yêu chiều nó lắm. Hôm bà sinh con ở trạm xá, ông mừng tới nỗi ôm con khóc tu tu như một đứ trẻ trước bao cặp mắt lạ lùng của mọi người.

Ông chăm con từng li từng tí, theo dõi từng ngày lớn lên của con. Đi học, những hôm mưa gió, ông cõng nó trên lưng. Nó lớn lên một chút, ông tằn tiện mua cho con cái xe đạp mini. My chục năm trời, ông không dám mua một cái áo mới, ai cho gì mặc nấy để khi nó vừa thành thiếu nữ, ông dành dụm đủ để xây một căn nhà ngói nhỏ 3 gian. Ông bảo bà:

- Nó là con gái, ở nhà lụp sụp quá, bạn bè đến chơi, nó mặc cảm.


Mưa càng lúc càng nặng hạt hơn. Trong mưa, bà thấy khuôn mặt ông bừng sáng hạnh phúc. Bà không thể nhầm được. Đó là khuôn mặt ông trong đám cưới con gái. Nhà rể ở ngay xóm trên. Lúc lấy con gái bà, nó hãy còn là một chàng trai mới lớn, hiền lành, chân chất và khỏe mạnh. Đám cưới con gái, khuôn mặt ông rạng rỡ mà mắt lại rưng rưng. Ông nói, con gái đi lấy chồng, ông mừng lắm. Nhưng ông cũng buồn vì phải xa con. Vẫn biết nó lớn thì phải rời xa vòng tay ông, phải lấy chồng mà sao ông vẫn thấy hụt hẫng. Bà cười bảo ông chưa già đã lẩn thẩn. Nó lấy chồng ngay xóm trên, cách có độ mươi phút đi bộ mà ông cứ như thể gả con gái đi lấy chồng ở tận đẩu tận đâu. Ông cũng cười bảo không biết tại sao ông lại yếu mềm hơn cả bà.

Cơn họ kéo đến như muốn xé toang lồng ngực. Bà chống tay vào cửa, ho rũ rượi rồi đưa tay đấm nhẹ vào ngực. Cơn ho dứt, bà thở dốc. Lúc bà ngước lên, bóng ông trong mưa đã biến mất. Bà lẩm bẩm:

- Cũng may là ông đi trước khi mở đường qua nhà. Chứ không thì…

Ông ốm một trận rồi đi. Nhẹ nhàng như không còn vương vấn điều gì trên cõi đời này nữa. Bà thui thủi một mình. Thấy thế, đứa con gái bàn với bà:

- Nhà chồng con tới 3 anh em trai, chật chội lắm. Hay u cho bọn con về đây ở, cũng là để sớm hôm đỡ đần u…


Bà mừng rỡ đồng ý ngay. Ăn nhiều chứ ở hết bao nhiêu. Bà già rồi, thui thủi một mình cũng cô quạnh. Bà cũng muốn được quay quần với con cháu. Bà chỉ có mỗi đứa con gái, được sống cùng vợ chồng con cái nó thì còn gì bằng. Có gì chúng nó chăm sóc bà, bà lại đỡ đần vợ chồng nó chuyện cơm nước, con cái. Chúng nó ở với bà, chắc nơi chín suối ông cũng mát mẻ, thanh thản.

Bà chỉ có mỗi một đứa con gái. Bà không bù trì, vun đắp cho nó thì để cho ai. Bà chết đi cũng có mang theo được đâu. Vậy mà đứa con gái bà mang nặng đẻ đau lại bàn mưu cùng chồng đẩy bà ra đường.

Bà già rồi, chỉ quanh quẩn ở nhà cơm nước và chăm mấy đứa cháu, có biết gì đến chuyện đất cát mà hàng xóm xì xào bàn tán đâu. Con gái và con rể thì thụt những gì, bà cũng chẳng biết. Chỉ thấy một buổi nhập nhoạng tối, đứa con gái chìa trước mặt bà tờ giấy:

U ký vào đây đi. Chỗ cuối tờ giấy này để xác nhận diện tích đất nhà mình. Ít nữa họ xây đường qua đây họ còn đền bù u ạ.

Bà nghe ờ ờ, cạc cạc. Mắt kém, lại tin tưởng con, cộng với việc bà ngại mấy thứ liên quan đến giấy tờ nên ký luôn mà không đọc lại. Mãi đến khi người ta đến lấy nhà, chồng cho vợ chồng con gái bà một đống tiền, số tiền mà cả đời 2 ông bà cũng chưa từng nhìn thấy thì bà mới biết chúng nó lừa bà ký giấy để bán nhà. Nhưng nước mắt chảy xuôi, bà nghĩ cái nhà đấy cuối cùng cũng để cho chúng nó, đất đang sốt, chúng nó bán cũng là hợp lý.


Hai vợ chồng đứa con gái mua một miếng đất ở trong xóm, xây một căn nhà 2 tầng khang trang. Nhưng rồi từ lúc có tiền, tính tình thằng con rể bắt đầu thay đổi. Nó ham mê rượu chè, bồ bịch. Lúc đầu bà còn ngại “rể khách” nên nói nhẹ nhàng, bóng gió, sau dần những lời đồn thổi càng nhiều, vợ chồng nó suốt ngày đánh chửi nhau, bà góp ý thẳng thắn với con rể. Nó không nghe, một lần uống rượu say còn đánh bà gãy tay, bị đưa lên xã phạt tiền. Sau vụ đó, nó càng hằm hè với bà hơn. Vợ nó, con gái bà cũng vào hùa với chồng, trách móc bà làm vợ chồng nó mất tiền, làm nhà nó xấu mặt với hàng xóm. Những lời bóng gió xa xôi về việc bà ở nhờ tăng dần. Những bữa cơm chúng nó cố tình ăn trước không gọi bà ngày một nhiều. Tủi thân, bà quyết định gửi ông lên chùa rồi bỏ làng đi lang thang trong một đêm mưa gió, bắt đầu những ngày vất vưởng xin ăn.


Bà xách theo một cái bị nhỏ, một tấm áo mưa và tấm ảnh của ông. Hàng ngày bà lê la khắp các phố xin ăn. Tối đến lại về cái mái hiên này ngủ nhờ. Bà cứ trông ngóng, mòn mỏi hy vọng sự ra đi của bà sẽ khiến vợ chồng đứa con gái hối hận mà nghĩ lại đi tìm bà. Nhưng 1 năm, 2 năm rồi 5 năm lê la khắp phố xá rồi mà chưa một lần bà nghe phong thanh gì về tin tức chúng đi tìm bà. Cũng có lần, bà lén về làng, đứng trước cửa nhà vợ chồng nó, thấy hai đứa nó vẫn vui vẻ, không một chút áy náy, bà lại lặng lẽ ra đi.

Mưa như trút nước. Bà cảm thấy cơ thể rệu rã, không còn chút sức lực nào nữa. Bóng ông lại hiện ra trong mưa, mỉm cười hiền hòa nhìn bà. Ông đưa tay về phía bà. Bà biết thời khắc này cuối cùng cũng đến. Bà cố chút sức lực cuối cùng, lê người về phía khoảng giữa mái hiên bà trú với căn nhà bên cạnh. Nhà người ta là nhà làm ăn tử tế, bà không muốn chết trước cửa của cửa hàng, không muốn cái chết của mình phiền hà đến họ.

Ông bước đến gần bà, cúi xuống. Bà run run đưa cánh tay lên. Thanh thản, nhẹ nhàng, bà theo ông. Mọi oán hận, trách móc của cuộc đời bà bỏ lại phía sau, nơi kiếp người trên dương thế.


Sáng sớm, người ta phát hiện xác một cụ già nằm ở khoảng trống giữa hai căn nhà. Bà chết trong một tấm áo mưa trùm kín người. Nhưng trên môi còn phảng phất một nụ cười.


Đào Thu Hà
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Jul/2023 lúc 12:53pm

Chuyến Taxi cuối cùng của đời người

Vị%20khách%20lạ%20đẩy%20tài%20xế%20taxi%20vào%20vòng%20lao%20lý%20sau%20câu%20nói%20"kiếm%20nhiều%20tiền"

Hai mươi năm trước đây, tôi lái xe tắc xi để kiếm sống. 

Một đêm kia, có người gọi xe ở khu chung cư vào lúc 2 giờ 30 sáng. Tôi đến nơi, các dẫy nhà đều chìm lẫn trong bóng đêm ngoại trừ ánh sáng mù mờ từ khung của sổ kéo màn kín. Trong trường hợp này, các người lái xe thường nhấn còi một hay hai lần và chờ khoảng một phút, nếu không thấy động tĩnh gì là họ lái xe đi....

 

Nhưng tôi cũng biết rất nhiều người nghèo không có xe cộ gì cả và tắc xi là phương tiện di chuyển duy nhất mà họ trông cậy trong những hoàn cảnh đặc biệt hay trong những giờ giấc bất thường.... Trừ khi linh cảm có gì nguy hiểm ngăn cản, tôi thường ra khỏi xe và đi đến tận cửa, tự nhủ biết đâu có người đang cần tôi giúp...

 


Nghĩ như thế tôi bước tới gõ cửa.

"Xin chờ một chút" giọng nói rõ ràng là của một người già nhưng vẫn có phần trong trẻo và tôi có thể nghe tiếng của các vật dụng dường như đang bị kéo đi trên sàn nhà... Vài phút sau, cửa mở, một bà cụ khoảng 80 tuổi đứng ngay trước mặt tôi. Cụ mặc chiếc áo đầm dài in hoa, đội cái mũ trắng xinh xắn với giải lụa gài chung quanh, trông giống y như một người nào đó từ cuốn phim của những năm 1940 chợt bước ra, với chiếc va ly vải bên cạnh. Sau lưng cụ, căn phòng chung cư trống trải như quanh năm không có ai cư ngụ, tất cả bàn ghế đều được phủ kín bằng những tấm trải giường. Liếc nhìn qua vai cụ, không có bất kỳ vật dụng nào trên quầy trong bếp hay trên tường cả và sát chân tường trong góc phòng tôi có thể thấy mấy cái thùng giấy đầy những ly tách và khung ảnh sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.

 

- Phiền ông mang giúp tôi cái va ly này ra xe..

 

Tôi đem chiếc va ly cất ở thùng xe phía sau và quay trở lại giúp bà cụ. Cụ nắm cánh tay tôi và từng bước một, tôi dìu cụ xuống đường hướng về chiếc xe... Cụ luôn miệng nói cám ơn.... “Không có chi, thưa cụ“ tôi nói, “cháu coi những người lớn tuổi như là mẹ của cháu vậy... ” Cụ trả lời: “Ông tử tế lắm.... ”

 

Sau khi giúp cụ yên ấm trên băng ghế sau, tội ngồi vào ghế lái và nổ máy xe. Cụ đưa cho tôi tờ giấy ghi địa chỉ nơi cụ muốn đến và hỏi tôi, rất nhỏ nhẹ:

- Ông có thể chạy ngang qua dưới phố cho tôi một chút không...

 

Liếc mắt vào tờ giấy ghi địa chỉ, tôi buột miệng:

- Nếu lái xuống phố thì đường xa hơn và lâu hơn nhiều....

 

- Cứ thong thả, ông à, không có gì vội vã cả, Tôi chỉ đi tới hospice (nhà dành cho những người sắp từ giã cuôc sống) thôi...

 

Tôi ngước mắt nhìn, qua tấm gương chiếu hậu, đôi mắt cụ long lanh trong bóng tối.

- Tôi không còn ai thân thích trên cõi đời này, và bác sĩ đã nói tôi cũng chẳng còn bao lâu nữa, hai hay ba tuần là nhiều....

 

Với tay tắt cái máy ghi khoảng cách và tính tiền, tôi hỏi một cách : nhỏ nhẹ

- Thưa cụ muốn đi qua đường nào trước......

 

Trong hơn hai giờ kế tiếp, chúng tôi hầu như đi lanh quanh qua từng con đường trong các khu phố.

Cụ chỉ cho tôi toà nhà nhiều tầng mà một thời cụ đã làm người điều khiển thang máy.

Tôi lái xe qua một khu phố với những căn nhà nhỏ đã cũ nhưng xinh xắn, cụ nói với tôi ngày trước khi mới lập gia đình cụ đã ở trong khu này, và chỉ cho tôi căn nhà loang loáng dưới ánh đèn đêm.... 

 

Nhìn ánh mắt lưu luyến của cụ, tôi như thấy một trời quá khứ thương yêu đằm thắm của đôi vợ chồng trẻ.

Cụ ra hiệu cho tôi ngừng xe trước nhà kho của cửa tiệm bán giường tủ, bàn ghế, nhẹ nhàng bảo tôi trước đây chỗ này là một vũ trường sang trọng và nổi tiếng, cụ đã từng hãnh diện đến đây khiêu vũ lần đầu khi là một thiếu nữ mười sáu tuổi...

 

Trong giọng nói cụ tôi thấy thấp thoáng hình ảnh một thiếu nữ trẻ trung sáng ngời với bộ dạ phục xinh đẹp và nụ cười tươi tắn hân hoan..... Đôi khi, cụ bảo tôi đậu xe trước một toà nhà nào đó hay ở một góc phố khuất nẻo không tên.... và cụ im lặng thẫn thờ trong bóng tối như đắm chìm với cả một dĩ vãng xa xăm bao la và sâu thẳm....

 

Khi trời chập choạng trong ánh sáng đầu tiên của ban ngày, cụ nói với tôi khẽ khàng như một hơi thở nhẹ:

- Thôi, mình đi...

 

Tôi lái xe trong im lặng đến khu nhà hospice. Đó là một dẫy nhà thấp, kín đáo, ngăn nắp và gọn gàng. Tôi vừa ngừng xe là đã có hai người xuất hiện với chiếc xe lăn như là họ đã chờ đợi từ lâu rồi. Tôi bước xuống mở thùng xe phía sau để lấy chiếc va ly nhỏ của cụ mang tới để ngay cửa chính, xong quay trở ra đã thấy cụ đã được đỡ ngồi ngay ngắn trên chiếc xe lăn.

 

- Bao nhiêu tiền vậy cháu?

Cụ vừa hỏi vừa mở cái bóp nhỏ... “Cháu không lấy tiền bác đâu.. ” tôi trả lời.

 

- Nhưng cháu phải kiếm sống chứ...

 

- Đã có những khách hàng khác, thưa bác...

 

Gần như không tính toán so đo, tôi cúi xuống ôm lấy bờ vai cụ. Đáp lại, cụ ôm tôi thật chặt:

- Cám ơn cháu đã cho cụ già này khoảng thời gian thật quý giá và đầy ý nghĩa.

 

Tôi xiết chặt tay cụ và quay bước đi trong ánh sáng mờ nhạt của một ngày mới đến. Sau lưng tôi có tiếng cửa đóng. Tôi cảm thấy như cả một cuộc đời vừa được khép lại phía sau.

Tôi không có thêm người khách nào khác trong buổi sáng đó. Tôi chạy xe loanh quanh không có mục đích và dường như tôi cũng chẳng biết mình đi đâu nữa...

 

Suốt cả ngày hôm đó hầu như tôi không thể nói được với ai lời nào cả.... Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu cụ già gặp phải một người tài xế đang ở cuối buổi làm, nóng nẩy chỉ muốn chóng xong việc để còn về nhà... Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu tôi từ chối không nhận đón người khách là cụ hay tôi không bước xuống gõ cửa mà chỉ ngồi trên xe nhận kèn một lần rồi lái xe đi....

Tự nhiên, tôi bỗng nghiệm thấy trong quãng đời trẻ trung ngắn ngủi của mình, dường như là tôi chưa làm được chuyện gì có ý nghĩa hơn là chuyện tôi đã làm trong buổi sáng hôm ấy.

 

Chúng ta luôn luôn nghĩ rằng cuộc đời sẽ có những khúc quanh quan trọng, đánh dấu bằng những sự việc to lớn, dễ dàng ghi nhớ...

Nhưng thật ra, đẹp nhất vẫn là những phút giây nhỏ bé bất ngờ nhưng có xúc cảm mãnh liệt khiến ta phải bàng hoàng đến tê dại cả tâm hồn...

Xin chia xẻ câu chuyện nhỏ này với các bạn, hy vọng vì thế cuộc đời chung quanh chúng ta sẽ ấm cúng và có ý nghĩa hơn.

 

 

 

 

st.

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/Jul/2023 lúc 12:54pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Jul/2023 lúc 4:21am

MỘT KHI TA GIÀ ĐI...  <<<<<<


Không%20phải%20cô%20đơn,%20đây%20mới%20là%20"3%20nỗi%20sợ"%20ám%20ảnh%20với%20cha%20mẹ%20già:%20Cả%20đời%20sống%20%20vì%20con%20cái,%20đến%20cuối%20đời%20vẫn%20chỉ%20lo%20nghĩ%20cho%20con


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Jul/2023 lúc 4:24am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Aug/2023 lúc 8:56am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Aug/2023 lúc 10:04am

Sương Khói Vương Mắt Ai 


Tôi vào ‘Viện Phục Hồi’ để thăm mẹ của một người bạn, bà hơn chín mươi tuổi. Gọi là viện ‘phục hồi’ cho lịch sự, chứ đã có mấy ai được hồi phục sức khỏe để mà xuất viện về nhà. Vào đây rồi, thì xem như chờ ngày Trời gọi đi. Toàn cả những người bại liệt toàn thân, bán thân, hoặc đã mê man không còn biết trời đất chi nữa. Những người còn có thể tự dùng xe lăn để di chuyển một mình, chậm chạp như rùa bò, và khó khăn để tiến tới vài ba thước, thì có thể xem như thuộc thành phần khỏe mạnh nhất, có sức khoẻ tốt.

Một cụ già teo tóp, như chỉ còn bộ da nhăn nhúm bọc trong mớ áo quần bùng nhùng, đang chống gậy đi từng bước chậm chạp vào cổng viện. Có lẽ cụ đi thăm thân nhân. Cái gậy của cụ, chọc chọc nhiều lần xuống đất, giống như dò đường trong nước lụt, rồi mới trụ lại để đỡ cho bưóc chân kế tiếp. Tôi thầm nghĩ rằng, đi đứng khó khăn đến thế, mà cũng chịu khó vào đây thăm viếng. Tiếng thở khò khè mệt nhọc của cụ, làm tôi ái ngại.


Bà mẹ bạn tôi xem như bị liệt chân, nằm trên giường. Có ống ni-lông nối từ bọng tiểu ra một cái bình treo cạnh giường. Nước tiểu màu vàng rỉ dần làm thành bọt trong ống dẫn. Ruột già của bà, được nối với một cái ống khác, để chuyển phân vào cái túi nằm bên ngoài, mang trên bụng. Bà đang nhăn nhó, khó chịu vì cái túi phân quá đầy, mà y tá chưa có thì giờ để giúp bà trút bỏ phân chứa trong cái túi. Một ông rể nghe bà rên rỉ, anh giở mền ra, kéo quần bà xuống, sờ vào túi phân căng phồng, ông giận nói:

“Mấy người y-tá ở đây thiếu trách nhiệm. Túi phân căng đầy thế nầy, thì chứng tỏ hôm qua chưa đổ phân. Thôi, để con giúp mẹ.”

Ông múc chậu nước, rồi kéo quần bà cụ xuống, gỡ băng keo dán trên bụng, dùng hai tay tháo túi phân ra khỏi ống nối. Tôi vội quay mặt đi, để tránh ‘phạm thượng’, khỏi thấy cái chỗ không đáng thấy, của bà cụ. Nhưng không kịp, và tôi suýt á lên một tiếng vì ngạc nhiên. Sau nầy tôi đem cái ngạc nhiên đó ra hỏi ông rể của bà cụ, thì anh cho biết, khi già, thì ‘tóc’ ở nơi ấy rụng hết, như đàn ông bị hói đầu, nên trơn lu như trẻ con. Tôi không biết có thật như vậy hay không.

Khi ông rể bà nặn phân từ túi ra chậu nước, mùi thối tha nồng nặc xông lên, tôi không chịu nổi, phải lảng ra ngoài phòng. Tôi chợt cảm phục tấm lòng tốt của người con rể kia, và biết mình khó làm điều đó cho mẹ vợ được, dù tôi có thương bà đến mấy đi nữa. Nhưng có lẽ, nếu là mẹ ruột tôi, hoặc vợ tôi, thì tôi sẽ không ngần ngại mà xắn tay làm. Ông con rể của bà cẩn thận, rửa sạch túi phân, gắn lại trên bụng cho bà mẹ vợ. Anh vẫn tươi cười, vui vẻ, không tỏ ra khó chịu khi phải làm việc khó khăn dơ dáy nầy. Tôi tự xét, tấm lòng của ông hơn xa chúng tôi, hơn xa các con của bà cụ.

 

Mẹ bạn tôi được ẵm từ giường lên xe lăn, đẩy ra khu sinh hoạt, đó là một phòng lớn. Hơn bốn chục cái xe lăn, đặt hướng về một phía. Trên mỗi xe lăn, có một con người bệnh, với những đôi mắt lờ đờ như không muốn thấy, những cái đầu xiêu vẹo trên cổ, những cái miệng méo mó, hở hang, và có nước dãi lòng thòng. Những khuôn mặt với da trắng bệch, như vô tri, như không còn sự sống. Các sư cô đến đây giúp vui cứ nói, cứ hát. Không cần biết họ có nghe hay không. Những lời nói khuyến khích người bệnh lạc quan, yêu đời, dù cho ở hoàn cảnh nào, cũng cứ nuôi hy vọng. Tôi thầm nghĩ, có lẽ hy vọng chính đáng lớn nhất của họ, là được sớm ra đi yên bình, khỏi phải kéo dài đời sống nầy, như những hình phạt khắc nghiệt phải chịu, trước khi được giải thoát.

Tôi đi thụt lùi về góc phòng. Tôi chợt nhận ra ông cụ già đã gặp buổi sáng, cụ đang ngồi bên cạnh một lão bà trong xe lăn. Cụ ông vuốt vai, vuốt lưng cụ bà, và hát nho nhỏ, những bài hát ru em, thỉnh thoảng tiếng hát bị đứt đoạn vì ho khàn trong cổ họng. Tôi lắng nghe tiếng được tiếng mất:

“Thôi thôi, nín đi bé ơi, đừng khóc nữa. Anh biết nó làm gãy tay con búp bê của bé. Anh sẽ gắn tay búp bê lại cho bé. Đây, cục kẹo, bé ăn đi, ngon vô cùng… Bé cười đi cho anh vui... ” 


Bà cụ cười, cái miệng cười không răng, trông dễ thương như em bé mới biết bò. Bà cụ nói thều thào:

“Sáng nay ông ăn gì? Nhớ ăn uống cho đầy đủ, đừng làm biếng ăn nghe cưng. Nhớ ăn rau trái cho nhiều vào.”

Ông cụ cúi đầu nghiêng qua, hôn lên tóc, quàng tay qua vai bà, rồi hát tiếp bản nhạc“Sương Khói Vương Trong Mắt Em”. Đúng là sương khói trong mắt bà, vầng mắt đã đục trắng, mờ mờ lem nhem. Tiếng hát ông khàn khàn: “ … ngày kia em sẽ tìm thấy rằng, những người biết yêu đều là mù quáng. Ôi, khi ngọn lửa trong tim cháy bùng, em phải hiểu rằng, sương khói đang vương trong mắt em…” Chưa hát xong, thì ông ho sù sụ, và dừng lại thở khò khè. Bà cụ đang nhắm mắt lim dim, như ngây ngất với tiếng hát, bỗng mở mắt quay qua ông, nói:

“Lại ho nữa rồi. Khổ chưa.”

Tôi trở về chỗ với bà mẹ của bạn. Người em của bạn tôi cười và nói nhỏ:

“Tôi biết anh đang rình nghe lóm chuyện của hai ông bà cụ bên kia. Ngày nào ông cụ cũng vào thăm bà, họ không tham gia sinh hoạt chung, mà đem nhau vào góc phòng ngồi thủ thỉ. Có khi ông mượn được cây đàn, búng dây tưng tưng, có lẽ run tay, nên thường đánh trật nhịp, rồi hát cho bà nghe. Chắc cặp vợ chồng nầy, đã có một đời sống hạnh phúc tuyệt vời.”

 

Đến giờ ăn trưa, y tá bưng cho mỗi người một khay thức ăn, có bốn món. Mọi người ngồi quanh những cái bàn tròn trải khăn trắng. Rất ít người có thể tự đưa thức ăn vào miệng, y tá phải múc và bón cho từng người, như đút cho em bé. Những cái miệng đã méo, những cơ bắp đã liệt, làm thức ăn rơi chảy ra ngoài vung vãi trên tấm khăn ăn mang trước ngực. Nhiều người cứ ngậm thức ăn trong miệng, không nhai, không nuốt, giống hệt những em bé nhõng nhẽo biếng ăn. Những người y tá rất kiên nhẫn và dịu dàng, dỗ dành các cụ: “Giỏi, giỏi lắm. Nhai đi. Nuốt đi. Có thế chứ… cám ơn.” Rồi họ múc thêm thức ăn, dồn vào miệng các cụ.


Hai ông bà cụ vẫn ngồi riêng trong góc phòng. Ông chậm chạp vụng về lấy khăn ăn quàng qua cổ bà, vuốt vuốt trên ngực. Bà há miệng cho ông gắn hàm răng giả. Rồi ông vịn bàn, ngồi xuống, đút cho bà ăn. Mỗi khi bà há miệng đòi đút thêm, ông cười sung sướng nói:

“Có thế chứ, bé ngoan lắm mà. Ăn cho mau lớn mà lấy chồng”.

Bà cụ quay qua, nụ cười với hàng răng giả đều đặn:

“Cứ chừng đó, nói đi nói lại hoài. Nhưng nghe cũng vui tai”.

Ông tằng hắng, thông đàm trong cổ họng, rồi nói:

“Ừ. Vợ chồng, hoặc những người yêu nhau, có bao giờ nghe nhàm câu ‘anh yêu em, em yêu anh’ đâu. Nghe mấy ngàn lần cũng cứ vui, cứ khoái tai như thường.”

Bà nói nho nhỏ:

“Ông ăn với tôi nhé. Họ cho nhiều quá, ngày nào cũng thế. Hai người mình ăn cũng chưa hết. Ông ăn chén thịt bò xào đi. Ăn đi mà. Không ai nói gì đâu. Ông cứ ngại hoài. Mỗi ngày dư ra, cũng đem đổ đi mà thôi.”

Ông cười và nói đùa:

“Cái bao tử tôi đâu phải là thùng rác? Ừ, thôi, tôi ăn mấy miếng cho bà vui.”

Bà hỏi, giọng ngọt ngào:

“Hôm nay ông chờ xe buýt có lâu không?”

“Khá lâu, vì sáng nay xe đến trước giờ. Tôi thấy xe trờ tới, mà không dám chạy theo cho kịp.”

“Ưà. Đừng có chạy. Đi còn khó khăn. Vấp té, hoặc mệt đứng tim mà chết. Trễ chuyến nầy, còn chuyến khác. Không gấp.”

“Tôi biết mà. Muốn chạy cũng không được. Mình cứ thong thả. Chỉ sợ bà mong chờ, nóng ruột mà thôi.”


Bà cười, nhìn ông âu yếm. Tôi đứng nhìn xuống thảm cỏ dưới lầu, nhưng thấy và nghe hết câu chuyện của hai ông bà.

Ông đưa nước cho bà uống. Bà hớp một hớp, rồi lắc đầu. Ông có vẻ lo lắng:

“Lấy nước cam cho bà uống nhé? Bà không ưa nước nầy?”

Bà gật đầu. Ông chống gậy chậm chạp đi dần về phiá cái bàn có nhiều bình cà phê, trà, nước ngọt. Ông vụng về rót đầy ly, rồi mang về. Một tay cầm ly, một tay chống gậy. Ông bước từng bước khó khăn. Tay ông run rẩy, làm nước chao đổ ra cả sàn phòng. Tôi vội vàng chạy đến, đỡ cái ly trên tay ông, và nói mau: “Tôi xin được giúp ông một tay”. Ông cụ toét miệng cười. Tôi đem ly nước đến cho bà cụ, và chào bà, hỏi bà có mạnh khỏe không. Tôi tự giới thiệu:

“Tôi tên là Tim. Tôi vào đây thăm bà mẹ của bạn, cái bà mặc áo hoa màu đỏ, ngồi bàn đàng kia kìa”.

Ông cụ nghe không rõ, tưởng tôi đi thăm mẹ vợ, ông đáp lời:

“Hân hạnh. Tôi là Biêu. Bà nầy là Mary. Nầy, anh là một người tử tế, biết đi thăm bà má vợ. Anh có biết thiên hạ bảo rằng, cụ Adam, tổ tiên của loài người, là kẻ sung sướng nhất thế gian, vì cụ không có một bà mẹ vợ.”

Tôi phì cười và đáp lời:

“Xứ nầy, thì mấy ông rể ghét cay ghét đắng và có thành kiến với mẹ vợ, chứ xứ tôi, thì con rể và mẹ vợ rất thương nhau. Rể thương mẹ vợ, vì bà sinh ra con gái cho hắn ‘thả dê’ và mẹ vợ thương con rể, để nó ‘dê’ con gái của bà nhiều nhiều.”

Ông cụ toét miệng, nghiêng đầu cười ha hả, còn bà cụ thì trề cái môi dưới ra thật dài tỏ vẻ bất bình vì lời nói đùa cợt của tôi. 


Một buổi chiều, tôi trở lại thăm một ông bạn cựu sĩ quan nằm mê man. Sau khi nựng má bạn để từ giã, tôi lái xe về. Khi xe đến cổng, tôi thấy ông Biêu đang chống gậy chậm chạp ì ạch đi ra đường. Nhìn lên thấy bầu trời xám xịt sắp chuyển mưa. Tôi dừng xe lại chào, và đề nghị chở ông ấy ra trạm xe buýt. Ông cám ơn, và khó nhọc lắm mới ngồi vào được trong xe, tôi phải phụ ông gài dây an toàn. Tôi thấy thương ông già quá, đi đứng khó khăn, mà ngày nào cũng đến thăm vợ bằng xe buýt, không quản ngại nắng mưa. Những cặp vợ chồng trẻ, cũng không tình tứ lãng mạn như hai cụ già nầy. Tôi mở đầu câu chuyện:

“Ông không nhờ được ai chở đi về mỗi ngày sao? Đi xe buýt, phải chờ đợi, nắng nôi, xe dừng lại nhiều trạm, cứ chạy giựt mãi, mệt lắm. Con cháu của cụ không giúp được sao?”

“Tôi không có con cháu. Mà nếu có, cũng khó nhờ vả. Cũng không nên nhờ, vì chúng cũng tất bật với công ăn việc làm, với đời sống riêng khó khăn. Mình nhiều thì giờ, cứ thong thả, từ từ, thì đi đâu cũng đến. Chỉ không đi vòng quanh thế giới được mà thôi.”

Tôi nói:

“Khi còn bé, tôi cũng ước mơ làm một kẻ lãng du, được in dấu chân mình khắp năm châu bốn bể. Nhưng rồi vì hoàn cảnh đất nước chiến tranh, vì đời sống, áo cơm, vợ con, nên bây giờ cứ tiếc mãi.”

“Không việc gì mà tiếc. Đi được cũng vui, mà không đi được, cũng có cái vui khác. Hoàn cảnh nào, cũng tìm được nguồn vui trong đó. Tôi cũng đã từng dùng gần cả cuộc đời đi lang thang hầu như khắp nẻo địa cầu, cũng vui. Nhưng rồi, cũng chẳng được gì ngoài cái thoả mãn tò mò, cái mơ mộng của mình.”

Nghe ông cụ đã từng đi khắp địa cầu, tôi khoái quá, muốn biết kinh nghiệm của ông. Bến xe buýt đã cận kề, tôi muốn kéo dài câu chuyện, hỏi:

“Cụ về đâu? Tôi đưa cụ về nhà luôn. Cụ nói cho tôi nghe về cuộc đời đi giang hồ khắp nơi trên địa cầu nầy?”

“Thôi, thôi, để khi khác. Tôi không muốn làm phiền anh. Nhà tôi ở gần góc đường số 5, và Harbor. Khi nào rảnh, mời anh ghé chơi.”

“Nhà tôi cũng vùng đó. Cụ đừng ngại, để tôi chở cụ về luôn, cũng tiện đường. Tôi đang rảnh rang, không có việc chi bận rộn cả.”

“Thế thì được. Mình không nên lợi dụng lòng tốt của thiên hạ. Ai cũng tốt cả, nhưng bị lợi dụng nhiều, cũng sẽ phát cáu, và mất bớt cái tử tế đi. À, hay là tôi mời anh đi ăn tiệm chiều nay. Tôi biết một tiệm có món thịt bò chiên ngon và mềm lắm. Răng yếu như tôi, cũng còn nhai được.”

“Cụ còn thích ăn thịt bò? Ăn thịt nhiều, không tốt cho sức khỏe. Rồi bị cao máu, cao mỡ...”

“Tuổi tôi, ngoài chín mươi rồi, không còn sợ gì cả. Ngon thì cứ ăn cho vui. Đâu có còn thấy mặt trời được bao lâu nữa. Vui được cứ vui, ngon cứ ăn, mệt cứ nghỉ. Mỗi giờ, vui sống cho tròn sáu mươi phút, mỗi phút, vui tròn sáu mươi giây”

“Cụ còn yêu đời quá nhỉ? Thế thì cụ không đau ốm, không nhức xương, không mỏi mệt?”

“Già thì ai mà không bệnh, không đau ốm. Đau nhức xương cốt là cái trời cho mình trong tuổi già. Còn chống gậy lê bước được, còn nghe được loáng thoáng, thấy được lờ mờ, cũng đã là quá vui và hạnh phúc rồi. Mùa thu thì lá phải vàng và rụng, để cho lá non đâm chồi. Anh đã nghe câu thơ: “Còn bước được, ta còn ca, còn múa. Thế giới nầy, đầy cả hạnh phúc vui.” Không?

Tôi nói đùa:

“Hay là, ăn tiệm xong, cụ và tôi đi nhảy Disco chơi?”

Ông cụ cười ha ha, vỗ vào đùi tôi, ông nói:

“Anh còn ngon lành quá. Đi thì đi, tôi đâu có sợ gì. Anh cứ nhảy, tôi ngồi xem cũng vui. Mà anh còn đủ sức để nhảy không chứ?”

Ông chỉ đường cho tôi đi đến tiệm thịt bò chiên đặc biệt. Bên trong trang hoàng thanh nhã, ghế bọc nệm da láng. Bàn kê sát cửa sổ nhìn ra một công viên cây xanh, có hồ nước loang loáng in bóng bầu trời.

Chúng tôi kêu hai dĩa thịt bò chiên ăn với khoai tây nghiền, và rau sống. Răng tôi cũng đã yếu, không cắn nổi bánh mì. Tôi nhập đề ngay:

“Cụ nói cho tôi nghe về cuộc đời lãng du của cụ đi. Tôi đang nóng lòng nghe đây.”

“Hôm nay đặc biệt, anh uống với tôi một chai rượu vang nhé.”

Cả đời tôi, thiếu mất cái thú uống rượu, vì uống vào, đã không ngon miệng, mà còn thấy dờn dợn, và cay xè, khó chịu, như uống phải thuốc độc. Sau đó thì chóng mặt, nhức đầu. Nhưng hôm nay, tôi không muốn ông già Biêu cụt hứng, nên cười vui, và gật đầu bằng lòng. Bên ngoài trời mưa xối xả, đất trời trắng xóa, quán lên đèn vàng ấm áp.

Ông cụ rót cho tôi rượu màu máu thẫm vào ly pha lê lóng lánh. Tôi làm như sành nhậu, lắc rượu xoay tròn trong ly, và nhìn mưa rơi, trời đất đẹp như bức tranh lãng mạn. Tôi đổi đề tài:

“Tôi thấy hai cụ thương yêu, chăm sóc nhau, làm tôi cảm động và vui lây với cái hạnh phúc lan toả ra chung quanh. Cụ có thể kể cho tôi nghe về cụ bà, có được không?” 


Ông cụ thở dài, tằng hắng rồi bắt giọng:

“Tôi và Mary cùng tuổi. Lớn lên ở cạnh nhà nhau. Chúng tôi thương khi nằm chung nôi, và bú chung vú mẹ. Mary bú vú mẹ tôi và tôi bú vú mẹ Mary. Hai nhà qua lại thân thiết. Tôi và Mary chơi chung đồ chơi. Nhiều hôm đắp chung chăn ngủ vùi. Rồi cùng đi học chung lớp. Được bố mẹ đón đi chung, về chung mỗi ngày. Hồi sáu bảy tuổi, thấy bố mẹ hôn nhau, chúng tôi cũng hôn nhau mỗi ngày nhiều lần. Chúng tôi cũng đóng vai vợ chồng, giả vờ chăm sóc nhau. Mỗi tuần, tôi xé giấy làm tiền, tôi đưa cho Mary, như là đưa ngân phiếu lương cho vợ. Mỗi lần gia đình đi nghỉ hè, chúng tôi khóc, đòi đi chung. Không được, thì suốt thời gian vắng nhau, chúng tôi ủ rũ như tàu lá héo. Tôi và Mary đều tin chắc rằng, lớn lên, chúng tôi sẽ kết hôn thành vợ chồng. Năm mười một tuổi, bố mẹ Mary li dị nhau. Căn nhà được bán đi. Nàng theo mẹ dọn đi nơi khác, xa nhà cũ chừng một giờ đi xe buýt, đổi xe hai lần. Mary trao cho tôi địa chỉ mới và có vẽ bản đồ xe buýt có ghi: “Chờ anh đến gặp em. Chờ anh từng ngày” Tôi muốn đi thăm nàng lắm, nhưng không đi được, vì không ai đưa đi, và còn nhỏ, bố mẹ không cho đi một mình. Tôi muốn trốn nhà đi thăm, cũng không có tiền đi xe buýt. Hơn một năm sau, tôi mới có tiền, và có dịp trốn nhà đi thăm. Nhưng đến nơi, thì nhà đóng cửa, tôi đấm cửa rồi ngồi chờ trong hành lang cư xá. Đến chiều tối, nàng cũng chưa về. Tôi phải vội vã đi bộ ra trạm xe búyt, và khi về đến nhà, thì thấy xe cảnh sát và cả xóm xôn xao đổ đi tìm tôi. Tôi bị trừng phạt. Bố mẹ rtôi suýt bị ra toà vì tội lơ đãng trong việc chăm sóc con nhỏ. Tôi thú thật với mẹ là nhớ Mary quá, nên trốn nhà đi thăm. Mẹ khuyên tôi nên quên Mary đi. Làm sao mà tôi quên được. Mấy năm sau, mẹ Mary lấy chồng khác, dọn nhà qua tiểu bang xa. Hai đứa hoàn toàn mất liên lạc nhau. Nhưng trong tôi, hình bóng Mary không phai mờ. Tôi mong mau lớn để đi làm, cưới Mary làm vợ.

Năm mười chín tuổi, tôi gặp lại nàng, hai đứa vô cùng vui mừng, và ôm chặt lấy nhau, tưởng sẽ không bao giờ xa nhau được nữa. Lúc nầy, nàng đã đính hôn với người khác rồi, nhưng nàng sẵn sàng hủy bỏ để lấy tôi. Chúng tôi định làm đám cưới gấp nhưng không kịp, vì hai hôm sau đã phải đi Âu Châu tham dự Đệ Nhị Thế Chiến. Tôi lái máy bay chiến đấu. Say mê với những cuộc không chiến hiểm nghèo, mà sinh mạng như treo đầu ngọn cỏ. Mới mấy tháng, tôi đã hạ được năm máy bay địch, rồi cũng phải trả nợ, tôi bị bắn rơi trên vùng trời địch. Quân đội xem như tôi đã chết, có báo tin về cho gia đình, Mary cũng biết. Tôi bị thương, và sau mấy ngày trốn núp trong ruộng nho, tôi bị bắt làm tù binh.

Sau khi thế chiến chấm dứt, tôi trở về, tơi tả, thì Mary cũng đã có chồng. Lấy người mà nàng đã đính hôn trước đây. Tôi buồn, cái máu giang hồ nổi lên, xin đi theo đoàn thám hiểm. Đi khắp thế giới, đến những nơi chưa ai từng in dấu chân. Từ Bắc Cực đến Nam Cực, những vùng rừng già Phi Châu, Á Châu, Nam Mỹ, tôi say mê với khám phá thiên nhiên, khám phá đời sống sinh vật. Khi ở tuổi 55, tôi bị tai nạn tuyết chuồi, cả đoàn bị chôn vùi nhiều ngày trong núi nước đá đông. Khi được moi ra, thì tôi là một trong hai người còn sống sót. Bị thương ở cột sống, tôi không còn đủ năng lực đi theo đoàn thám hiểm nữa. Về thành phố nhỏ, tôi sống bằng nghề đánh đàn trong một hộp đêm ế khách, của một ban nhạc nghèo. Nhưng cũng lây lất đủ qua ngày, qua tháng.

Khi nầy thì Mary đã li dị hai lần. Anh chồng thứ nhất say mê bài bạc, nợ nần lung tung, nhiều khi nhà không có bánh mì khô mà gặm. Anh chồng thứ hai thì tốt bụng, nhưng say sưa và gần như thất nghiệp quanh năm. Cái số của nàng khổ. Anh chồng thứ ba là thợ mộc, làm ăn khá giả, tử tế. Nhưng cũng không lâu, vì anh ta đã té từ mái nhà xuống, gãy xương sống, nằm liệt một chỗ. Mary vừa đi làm nuôi chồng, vừa chăm sóc, nuôi nấng cho đến khi chồng chết.

Đầu thập niên 1990 tôi đang trắng tay, sống vất vả với đồng tiền eo hẹp. Trong khi rảnh rỗi, tôi ghi danh tham dự một khoá hội thảo về thị trường chứng khoán. Tại đây, tôi quen với một tay chơi chứng khoán nhà nghề. Hắn dạy tôi chơi, tôi cứ nhắm mắt theo hắn, và nhờ thế mà tiền lời tăng mau như thổi. Đôi khi không kịp nghe lời hắn mà vô ra thị trường cho kịp, thì tôi lại may mắn hơn, ăn nhiều hơn, hoặc thua ít hơn. Rồi suốt ngày tôi ngồi trước máy vi tính, mua bán chứng khoán cho bà con, bạn bè. Vô, ra, từng giờ. Trời đãi, chứng khoán lên giá, thì tôi được lời đã đành, mà chứng khoán xuống giá, tôi cũng lời luôn. Tôi không phải nghiên cứu học hỏi chi cả, cứ nhắm mắt theo ông bạn. Tôi báo cáo lời lỗ cho hắn từng ngày. Hắn khoái lắm. Trong vòng gần mười năm, tôi đã có đến bạc triệu. Thế mà ông bạn đó lại sạt nghiệp, thua tơi tả, và nợ nần, bị vợ li dị luôn. Tôi đã phải trả quả cho vụ chứng khoán nầy. Bị căng thẳng quá, nên đau tim. Đầu năm 2000, tôi phải vào bệnh viện mổ tim. Trước khi mổ, tôi chuyển hết tiền vào các đầu tư cố định. Không lời nhiều, nhưng chắc ăn, không lo mất. Trời xui khiến, khi tôi mổ tim về nhà, thì cái máy vi tính của tôi trục trặc, đang thời gian dưỡng bệnh, tôi không màng chi đến chuyện tiền bạc, thị trường. Dù vậy, tôi cũng đã phải vào bệnh viện mổ lại, sức khỏe của tôi xuống rất thấp. Hơn hai năm trời đau yếu rề rà, tôi không hề đụng đến cái máy vi tính, và không hề nghĩ đến số tiền đầu tư. Một hôm tình cờ, tôi giật mình khi nghe tin tức. Trong thời gian đó, thị trường chứng khoán Nasdaq tụt dốc xuống hố, chỉ số từ khoảng 4700 xuống đến gần 1100. Nghĩa là mất giá, chỉ còn chừng 25%. Có nhiều người thua sạch. Có người tự tử chết. Tôi không mất xu nào cả. Trời thương.

Năm 80 tuổi, tình cờ tôi gặp lại Mary. Cả hai đều móm mém, già nua. Thế mà còn nhận ra được nhau. Ôm nhau khóc. Kể lể cho nhau nghe bao nhiêu gian truân của cuộc đời. Chỉ trong vòng một tuần, chúng tôi đưa nhau vào nhà thờ, làm đám cưới gấp, có một số ít bạn bè chứng kiến. Nàng lấy chồng lần thứ tư, tôi lần đầu tiên cưới vợ. Tôi đem Mary về, chúng tôi sống trong hạnh phúc êm đềm của tuổi già. Nhiều đêm nằm ngủ thức giấc, quàng tay qua, có Mary nằm bên cạnh, tôi có cái hạnh phúc của thời thơ ấu, khi hai đứa nằm đắp chung chăn ngủ trong những ngày mùa đông tuyết đổ. Nếu chúng tôi lấy nhau sớm, thì có lẽ đời Mary không chịu nhiều truân chuyên, mà tôi cũng không thành một gã lãng tử giang hồ.

Mấy năm chung sống trong tuổi già, hạnh phúc chúng tôi tràn đầy. Cuối đời, Trời đã cho chúng tôi đoàn viên sung sướng. Ba năm trước, Mary bị đột qụy, tê liệt nửa người. Nói không ra tiếng, đi không được. Sau một thời gian thể dục trị liệu, thì đi lại bằng nạng, và nói được, nhưng rất khó khăn. Tôi có thuê người đến chăm sóc hàng ngày, chừng vài ba giờ, giúp làm những việc nặng mà tôi không kham nổi. Nhưng mấy tháng sau, Mary bị liên tiếp thêm hai lần đột qụy nữa. Nằm bệnh viện một thời gian, rồi được đưa thẳng vào viện phục hồi. Tôi muốn đưa nàng về nhà, tôi sẽ chăm nom. Nhưng bác sĩ, y tá và nhiều người nói rằng, tình trạng của Mary không thể săn sóc tại nhà được. Vả lại, tôi cũng đã yếu, không giúp gì được nhiều. Mấy năm nay, mỗi tuần bảy ngày, tôi vào ra bệnh viện, cũng là một lối tập thể dục, một lối dinh dưỡng tâm thần. Gặp nhau vui, thấy đời dễ thương và ý nghiã hơn.”

Tôi thấy thương ông cụ quá, hỏi:

“Đi thăm mỗi ngày, chờ đợi xe buýt, cụ không thấy mệt sao?”

“Đôi khi mệt lắm chứ. Có khi tưởng như không về nổi đến nhà. Nhưng không đến, thì Mary buồn và lo lắm. Đôi khi mệt quá, tôi ngủ thiếp trên xe, đi đến trạm cuối, phải quay về”

Người phục vụ bưng ra hai dĩa thịt bê chiên, có khoai nghiền, xà lách, nấm xào. Thức ăn trên dĩa sắp đặt mỹ thuật, mới nhìn thôi, cũng đã thấy ngon rồi. Ông cụ cắt đôi miếng thịt, chia thức ăn làm hai phần. Rồi xin một cái hộp nhựa, cẩn thận cho thức ăn vào, gói lại bàng cái bao giấy màu nâu.

Thịt bê mềm, bên trong màu còn hồng của máu rỉ ra. Tôi cắt ăn, và cảm được cái vị ngọt, mềm tan trong răng. Hèn chi ông cụ đưa tôi đến tiệm nầy. Chúng tôi thong thả ăn chờ mưa dứt. Ông cụ hớp từng ngụm rượu nho hồng khoái trá. Tôi không uống rượu được, nhưng cũng cứ nhấp cho ông cụ vui, và chính mình cũng cảm thấy được cái lãng mạn của một buổi rượu, trong lúc chờ mưa. Sau đó, uống cà phê. Tôi cảm được cái hạnh phúc quý báu đơn sơ bên ông bạn già.

Sau bữa ăn, ông cụ móc điện thoại cầm tay, kêu ai đó, mà không được. Ông cụ nói:

“Cái con khỉ. Máy hết điện. Bậy thật, hôm qua quên nạp điện.”

Tôi móc điện thoại của tôi đưa cho ông. Kêu lộn số hai ba lần, ông lầm bầm rồi nói lớn như thét:

“Thom… Thom, khoan ăn buổi tối đã nghen. Có thịt bê chiên ngon và mềm lắm, anh sẽ ghé ngang qua nhà và đưa cho chú.”

Ông cho biết, cụ Thom là em ông, liệt chân, ngồi xe lăn, bị thần kinh, sống một mình trong khu gia cư dành cho người già thuê.

Mưa tạnh, tôi đưa cụ Biêu đến khu người già của em ông ở, cũng trên con đường về. Tôi đi theo cụ Biêu lên thang máy. Gõ cửa ầm ầm. Đấm cửa hoài mà không ai trả lời. Cụ Biêu kiên nhẫn đứng chờ hơn năm phút và nháy mắt ra dấu cho tôi, ý muốn nói gì đó mà tôi không hiểu. Một lúc sau, có tiếng động bên trong và cửa hé mở. Một ông già râu ria che khuất cả mặt, tóc tai dài loăn xoăn phủ xuống vai, ngồi trên xe lăn chạy bằng điện. Ông nầy có dáng dấp của ông già Rip Van Winkle ngủ quên một trăm năm trong rừng. Ông già toét miệng cười, nói lớn:

“Tôi đã im lặng, để anh tưởng tôi không có nhà, mà bỏ đi. Không ngờ. Ha ha ha…”

Ông Biêu cười hiền lành và chìa cái hộp thức ăn cho ông em. Ông em đưa tay hất ra:

“Ăn thừa rồi đem lại đây phải không? Tôi đâu phải là cái thùng rác mà đem đổ thức ăn thừa?”

Tôi thấy tội nghiệp ông Biêu, bèn nói nhỏ nhẹ:

“Không phài ăn thừa. Ông Biêu đã cắt và chia ra trước khi ăn”

“Thằng Chệt hôi hám kia! Ai cho xía mồm vào. Ai cho mầy vào đây?”

Tôi đã được biết ông nầy bị thần kinh, nên không chấp trách, không bực mình. Ông Biêu vội vã nói:

“Bậy nào, bậy nào. Đừng nói vậy!”

Sau khi dúi cái hộp thức ăn vào tay người em, ông Biêu kéo vội tôi đi.

Ra đến thang máy, ông Biêu nói nhỏ:

“Đừng bực mình, người bệnh thần kinh, nói năng trăng cuội, họ không biết họ nói gì.”

Tôi cười vui thành tiếng cho cụ Biêu yên lòng. Đưa cụ về nhà, trước khi chia tay, tôi dặn:

“Khi nào thấy tôi trong viện phục hồi, cụ nhớ kêu, để tôi chở cụ về, khỏi đi xe buýt.”

“Cám ơn lòng tốt. Bà mẹ của bạn anh cũng còn đẹp lắm.”

“Thế thì cụ có chịu làm bố dượng bạn tôi không? Mỗi lần đi thăm cả hai bà cho tiện. Tha hồ mà ca hát, ru em.”

Ông cụ Biêu cười khà khà, tôi khoát tay chào và ra về. Trong lòng tôi lâng lâng niềm hạnh phúc.

 

Tràm Cà Mau
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Sep/2023 lúc 10:15am

Tôi Đi Trước Nhé Bà Ơi

 

Tôi đi trước nhé, bà ơi!
Chuyến tàu tôi đã đến nơi trạm dừng...
Hứa rằng sống chết cùng chung,
Vậy mà tôi lại giữa chừng rời đi.
Bà đừng có khóc nhoà mi,
Kiếp sau mình gặp, lo gì, bà ha!
Bao nhiêu năm tháng đã qua,
Tôi - bà có cặp vào ra sớm chiều.
Ân tình sâu đậm bao nhiêu,
Dù chưa từng nói tiếng yêu lần nào...
Vui buồn, sướng khổ cùng nhau,
Sơn hào hải vị không đâu bằng nhà.
Bát canh với mấy quả cà,
Nhường qua gắp lại đến già còn thương...
Tôi nay tạm tới thiên đường,
Trong lòng chỉ có vấn vương mình bà.
Lần này đằng đẵng cách xa,
Nhớ tôi bà biết gắp cà cho ai?
Bà ơi, năm tháng dẫu dài,
Dù tôi chẳng thể bên tai càm ràm...
Nhưng bà phải nhớ lạc quan,
Sống vui, sống khoẻ vì đàn cháu con!
Kiếp sau mình gặp sớm hơn,
Rồi tôi sẽ lại ăn cơm cùng bà.
Bát canh với mấy ân cà,
Mấy mươi năm ấy lại là một đôi.
Tôi đi trước nhé, bà ơi!
Cảm ơn vì đã một đời cùng nhau...

Du Phong
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Sep/2023 lúc 3:15pm

Gặm Cỏ Non

 

Tỷ phú Hà Hồng Sân cùng bốn bà vợ và con


Macau là một sòng bài khổng lồ, chuyện đó ai cũng biết. Vua sòng bài Macau là tỷ phú Hà Hồng Sân (Stanley Hồ) thì ít ai biết. Tôi cũng chỉ nghe tới tên ông khi ông mất vào tháng 5 vừa qua. Ông thọ 98 tuổi. Tôi nhắc tới ông ở đây không phải vì cái tuổi thọ 98 của ông. Thời bây giờ người ta đạt tới con số trăm tuổi như không. Có chi mà phải ầm ỹ. Nhưng báo chí Hồng Kông, kể cả trang mạng Weibo, thì ầm ỹ quá sức.

 Sáng ngày 26/5 tên ông ng rn rng trên trang nht các báo.

 Người ta chú ý nht là tài sn khng l ca người giàu nht châu Á này s lt vào tay ai. Ông có ti bn bà v và 17 người con. Gia sn ca ông, khi ông v hưu vào năm 2018, ước tính là 6,4 t đô M. <!>

Chuyn tin bc tôi không thèm biết, tôi ch chú ý ti chuyn năm 78 tui ông còn cho ra đi mt tiu thư. Chuyn này thì tôi rt ngưỡng m. Tôi còn ngưỡng m hơn vì ngoài bn bà v, ông còn cưa được ba cô hoa hu. Đó là các hoa hu Li Trí, Viên Vnh Nghi và Đch Ba Lp. Bà v tr ca ông, bà Lương An Kỳ, là người đã sanh cho ông cô con gái út tên Hà Siêu Hân. Cô sinh năm 1999, tưởng là kết qu ca cuc vét hết láng ca ông, s là th…thêm tht thôi, ai ng li thông minh đp đ. Va hc gii, đàn hay li còn là vô đch đin kinh dành cho hng tui ca cô ti Hng Kông. Anh trai cô là Hà Du Quân, hc gii có tiếng, tt nghip MIT M. Cô Hân được trường Cambridge Anh mi mà chê, nht đnh qua M hc MIT cho bng ông anh!

                T phú Stanley H


Chuyn my ông bn tôi mun biết là chuyn bà v th tư ca ông, m ca cô Hà Siêu Hân, kém ông bao nhiêu tui mà còn ra vào xưởng T Dũ được. Bà này sinh năm 1961 trong khi ông sanh năm 1921. Bà kém ông đúng bn chc tui!

Thi hào Vũ Hoàng Chương có câu thơ: Yêu nhau ai tính tui bao gi”. Tôi là hc trò ca thy Chương nên cũng chng thèm đ ý ti tui tuy vn nghĩ có my nàng càng tr càng vui hơn. Nhưng nhng con s làm cho tôi đ ý ti tui. Hai con s 1921 và 1961 có s đng dng. Như nm tay nhau trên mt khúc đường. Khác con s ca mt cp uyên ương khác: giáo sư Dương Chn Ninh và cô Ông Phàm (cái h tht khó chu, c tưởng là…ông). Chàng 82, nàng 28. Xào qua xào li thì… hu!

T phú Hà Hng Sân có nhiu tin nên có b non tr đp, chuyn thường. Ông Dương Chn Ninh chng tin bc chi nhưng ông có gii thưởng. Gii Nobel Vt Lý năm 1957. Chuyn tình ca cp trai 82 gái 28 này chm n t mùa Hè năm 1995. Ngày đó ông Dương và v ti Sán Đu bên Trung Quc đ d mt hi ngh quc tế v vt lý. Cô Ông Phàm lúc đó đang là mt sinh viên được phân công tiếp đón v chng ông. Cô nói tiếng Anh rt gii li tn tình, chu đáo và rt xinh đp. C hai v chng ông Dương đu mến cô. Sau hi ngh, h tr v M và thnh thong vn liên lc thư t vi cô. Ti Bc Kinh, cô Ông Phàm ly chng là mt người Hng Kông qua làm vic ti Trung Quc. Hai năm sau, chng cô phi quay tr li Hng Kông. Vy là chia duyên r thúy. Cô không được phép qua Hng Kông và chng cô cũng không được phép lưu li Hoa lc. H đành làm giy ly d. Tháng 10 năm 2003, v ông Dương Chn Ninh, bà Đ Trí L qua đi.

C hai người đu phòng không chiếc bóng.  

Tháng 2 năm 2004, sau nhiu năm bt tin nhau, cô Ông Phàm gi thư cho ông Dương. Thư đi thư li, thân tình ngày càng gn bó. Mt già mt tr đâm sm vào con đường tình. H đính hôn vào ngày 5/11/2004 bng…đin thoi. Tháng 12 năm 2004, hôn l được c hành. Nh li ln gp đu tiên ti Sán Đu vi cô nghiên cu sinh ca Đi hc Thanh Hoa, ông Dương tâm s: “Đó là cuc gp g do Thượng Đế sp đt”. Thượng Đế nhiu khi cũng phóng khoáng. Tin có s sp đt ca tri cao nhưng ông Dương cũng t cho mình chút đim. Ông tiến sĩ cho rng s thanh xuân không ch gn vi tui tác mà còn liên quan ti tinh thn. Tui ông tuy có cng thit nhưng tinh thn ông rt tr trung. Ông cho đó là lý do khiến ông được cô gái tr cm mến. Nghĩ vy nên ông đã viết tng cô v tr mt bài thơ.

Du dàng, chu đáo, chng mưu mô

Nhanh nhn, dũng cm li hiếu kỳ

Sôi ni đáng yêu và nghch ngm

Em – mùa Xuân vĩnh vin ca lòng anh.

Chúng ta không nên đt nhiu kỳ vng vào thơ ca nhà khoa hc có gii Nobel. Tôi không có nguyên bn ch Hán nên chng biết nguyên bn có khá hơn không. Đành phi nhìn vào ni dung hơn hình thc.

Ông Dương Chn Ninh tui 95 và v

Khi cuc hôn nhân bt đu, nhiu nhà báo rnh rang cho rng, ngoài danh, chc cô Ông Phàm cũng nhm vào cái túi tin ca ông tiến sĩ. H cho cô Ông Phàm là k đào m. Báo chí và dư lun trong trường Đi hc Ngoi Thương Qung Đông, nơi cô theo hc, đu có đnh kiến như vy. H theo dõi gt gao khiến cô phi thường xuyên tt đường dây đin thoi di đng. B cô Ông Phàm đã phi đ cho con gái: “Con gái tôi mun hy sinh, chu s thit thòi, đ chăm sóc giáo sư Dương lúc tui già, đó là mt đc tính đp đ!”.

Năm nay, ông Dương đã 98 tui, va làm di chúc. Tt c gia tài ca ông được chia cho các con riêng, cô v tr hơn ông 54 tui không nhn mt đng nào c. Sau 16 năm chung sng, cô gái tr đã cúc cung phng dưỡng ông chng già, t vic nh ti vic ln. Con s 54 năm cách bit gia hai người đòi hi nhng nhường nhn. Cô đã phi b cái thú ung cà phê mi sáng đ chuyn sang ung trà. Ông Dương thì khi phi nói. Ông cưng cô v tr hết mc. Khi cô đau m, ông săn sóc tng miếng ăn. Bui ti, khi cn phi đc sách, ông lng lng chui vào phòng tm đ khi mt gic ng ca v. Vic cô không nhn gia tài là do chính cô quyết đnh. Cô còn t mình làm vic nuôi thân được nên không màng ti chuyn tin bc ca chng.

Chng 82 v 28 là chuyn ca ông Dương Chn Ninh và cô Ông Phàm. Chng sinh năm 1928, v sinh năm 1982, là chuyn ca bác s Nguyn Hu Trng và cô Đinh Th By. Cũng ngược ti ngược lui tui tác. Ông này là mt người tài hoa. Tay cm ng chích nhưng cm kỳ thi ha ông đu th trong người. Ngay chuyn ngh nghip ông cũng tri hơn người. Va là bác sĩ Tây y va là mt lương y thuc Nam, có c ca hàng bán thuc Nam. Chưa hết, ông còn m thm m vin, kinh doanh bt đng sn, thu xây dng, cm trch cho phong trào hát quan h Bc Ninh, nhiếp nh gia ni tiếng vi nhiu tác phm được quc tế trân trng.

Tay trong tay ngoài hanh thông trong trường đi, nhưng trường tình ông li ln đn. Cái ln đn nhiu người mun có. Người v đu tiên ca ông do gia đình sp đt khi ông còn tr. Ông Hà Ni, v Qung Ninh, tình v chng lt như nước c. Ch được hai năm, người Qung Ninh có mi tình ti đa phương, ông ly hôn cho hai v chng được gii thoát.

Ông sng cu ky ti năm 40 tui. Mt ba kia ông ti chơi nhà mt đng nghip, gp con gái ca bn lúc đó mi chm đôi mươi. Cô là giáo viên tiu hc, tính tình đoan trang, nhan sc mn mà. Ông yêu mến hình nh cô cháu này. Ông bn đùa chơi nói nếu ông mun thì ông s nhn ông là r. Nói chơi nhưng nên chuyn tht. Đám cưới được t chc ngay sau đó. Hai người sng rt hnh phúc. Ông nh li: “Chúng tôi đã tng rt hnh phúc bên nhau, có vi nhau mt trai hai gái. Cô y yêu tôi mãnh lit, cũng bn lĩnh gii giang, gánh vác vi tôi mi th. Tiếc rng cô y yêu nhiu mà ghen cũng lm. Mt ln khi tôi đi công tác vi thư ký, cô y đã không phân bit th phi mà làm mt trn đánh ghen náo đng c khu ph. Tht vng vi cách hành x ca v trong khi tôi cũng yêu cô y hết lòng, hoàn toàn trong sch, tôi làm đơn xin ly hôn. Lúc đó tôi rt gin và t ái, cô y không nói không rng mà đng ý ly hôn. Chúng tôi ri nhau khi hai bên vn còn tình cm vi nhau”. Hai người đã chung sng được 20 năm và khi ly d, ông Trng đã 64 tui.

Tưởng yên phn cu ky mt mình vi s tui được coi như hết đát, nhưng hoàn cnh không cho ông theo ý mun. Năm 1997, khi ông đã 70 tui, ông phi ra tay nghĩa hip cu m nhân là cháu gái ca mt người bn, b bt vào đng mãi dâm. Đ ông k chuyn…trinh thám này cho sng đng. “Tôi phi đóng gi mt khách làng chơi. Vào trong, tôi t ra là mt tay chơi, yêu cu phi đích thân cô gái đó phc v. Khi va gp và cánh ca phòng va đóng li, cô y đã nước mt giàn gia. Cô k là do m mt, cha đi ly v, cô bun ti t Bc Ninh lên Hà Ni xin vic làm thuê, không ng b la”. H bàn bc vi nhau. Ngày hôm sau, ông mang xe vi tài xế lái gii ti trước ca đng ngi ch. Khi cô gái va bước ra ngoài đi gi đu, thy xe, cô nhy lên và tài xế rú ga b chy. Đám bo kê đui theo khiến tài xế phi chy vòng vèo qua nhiu con đường nh mi thoát.

Ông cho cô gái v Bc Ninh hc hát quan h. Lui ti thường xuyên, hai người thm tình, ông ly làm v. Khi sanh được mt gái, cô v chng hiu vì sao đã b con ra đi khi con mi được 4 tháng. “Mi ln nh ti cnh con gái khát sa khóc khan tôi li thy tc và hn”.

Ông Trng tht có n vi ái tình. Năm 80 tui, khi ông lên Thái Nguyên din ging cho trường đi hc ti đây, cô sinh viên Đinh Th By, kém ông 53 tui, đã tâm phc trước kiến thc rng và v hào hoa rt Thăng Long ca ông, xin theo ông v trang tri trng thuc đ hc ngành dược. Cô sinh viên tr rt tháo vát và gii giang nên chng bao lâu sau, ông cho làm qun lý c trang tri Thch Tht đ ông yên tâm v Hà Ni. Nhưng ông không được yên vì cô By quá cm mến người thy nên đã ch đng t tình. S ông vt v v đường nhân duyên. Đã trên 80 tui mà còn chưa được an ngh. Ông đáp li chân tình ca cô gái tr. Gia đình cô By phn đi kch lit. B ca cô còn kém tui ông Trng! Nhưng trước s cương quyết ca con gái, gia đình đành phi bng lòng. L cưới được t chc ngay. Cưới…chy nên khách tham d không kp ti. Ông bèn t chc đám cưới ln th hai ti Hà Ni. Ln này ông chơi tri, ăn mng liên tiếp trong 28 ngày, đón trên 4 ngàn khách ti d!

                                Bác sĩ Nguyn Hu Trng và cô Đinh Th By

Tưởng ch cưới cho có người bu bn lúc tui già nhưng ông làm hơn thế nhiu.

Ông đã n
n ra được hai con, mt trai mt gái vi người v th tư. Nhiu người ngc nhiên và nghi ng nhưng hai đa con ging ông như tc làm mi d ngh đu b xếp xó. Lão gi hơn tám chch niên k còn có được v tr măng nên ông rt chiu v. Ch By hnh phúc k: “Anh y lãng mn lm, lãng mn hơn tt c nhng người lãng mn! Anh y trng nguyên mt vườn hng tng v, hát cho v nghe, làm thơ tng v, nu ăn cho v, mà nu ngon lm. Anh y làm được bt kỳ điu gì tôi mun”. Tính ti nay, h đã sng vi nhau được đ mt con giáp!

Nhc sĩ kiêm ca sĩ Đc Huy cũng là mt tài hoa. Và lãng mn không thua gì ông bác sĩ Nguyn Hu Trng. Cô Huỳnh Thư, người v kém chng 44 tui, đã bt mí: “Anh Huy dư tha s lãng mn. Hi xưa, tôi ái ngi vì chưa quen vi s lãng mn y còn bây gi thì…ái m. Mi ngày, nếu anh Huy bt lãng mn là không được vi tôi. Bé 7 tui nhà chúng tôi hay cn nhn: ‘Ba m kỳ quá, sáng hôn, trưa hôn, ti hôn mà ăn cơm cũng hôn. Hôn sut ngày!’. Ngày nào chúng tôi hôn nhau dưới chc ln thì có nghĩa là chúng tôi đang cãi nhau. Vi chúng tôi, hôn là mt phương pháp giao tiếp, th hin s yêu thương cho nhau. Chúng tôi không bao gi hôn th tc. Ly nhau mười năm, h tôi “h nhit” thì anh Huy “tiếp nhit”. Thi gian sinh em bé, tôi bn bu nhiu vic nên đôi khi quên mt chúng tôi đã lãng mn thế nào nhưng anh Huy thì không bao gi”.

Đc Huy có người v đu là ca sĩ Tho My và mt mi tình tn nhiu giy mc ca báo chí vi người đp Mai Khôi khi anh v cư ng ti Sài Gòn. Cuc tình th ba ca anh do s táo bo ca cô gái sanh năm 1991 tên Huỳnh Thư mà nên chuyn. B ca Thư là mt fan ca nhc sĩ Đc Huy nên cô tìm ti nhc sĩ đ xin đĩa hát cho b. “Ba tôi tán đ m tôi nh hát nhc anh y, tôi đã nghe nhng ca khúc ca anh t khi còn nh xíu!”. Theo li cô Huỳnh Thư thì không có chuyn sét đánh trong cuc tình này. Mi th đến mt cách t t, vô cùng t nhiên. Khi cô gp Đc Huy, cô chng biết anh bao nhiêu tui.

Tôi nghĩ, Đc Huy có phong cách tr trung li chu khó tươi cười, nên cô bé Huỳnh Thư c tưởng anh tr, không cn biết tui tác làm chi. Cô Thư k li: “Hi mi yêu, tôi không biết anh bao nhiêu tui. Mười năm trước, khi Iphone 4 mi ra trong đó có ng dng xem bói, tôi hi anh sinh năm my đ xem tình duyên cho hai đa thì anh nói sinh năm 1947. Tôi không my may đ ý, c thế trượt mãi trượt mãi mà không đến năm 1947. Khi tìm thy, tôi kêu lên: Tri! Vy là anh đã 63 tui ri!”. Đy, trước đó tôi chưa tng quan tâm ti chuyn tui tác vì gia chúng tôi không có khong cách”.


Nhc sĩ Đc Huy và cô v Huỳnh Thư


V phn Đc Huy, anh tếu táo: “Chúng tôi là cp đôi duy nht đếm hết hai bàn tay và hai bàn chân vn không đ. Bn có thy chúng tôi hnh phúc không?

Nếu có, chúng tôi không cn nói bng li na. Khi gia chúng tôi không còn ranh gii, khi hai đã làm mt, tôi nghĩ không cn nói v khong cách na.

Chúng tôi luôn dn đu danh sách “cp đôi kỳ cc” nhưng không bao gi nói nhiu vì thy quá bình thường. Chúng tôi không đt mc tiêu sng sao cho ông hàng xóm hài lòng hay đ h hàng khen ngi. Có câu này tôi tng nói nhưng luôn luôn đúng, rng:

‘Đu đi ca nàng nhưng cui đi ca chàng’. Bây gi không chiu chàng thì đi đến bao gi?”.

Cuc tình lch lc không được cha m ca Huỳnh Thư chp nhn nhưng cô vn cương quyết: “Anh Huy có 90 tui con cũng ly!”. Cô nghĩ: thà ch có chc năm hnh phúc cũng hơn sng c đi mà bt hnh. Chàng Đc Huy dĩ nhiên bt cn đi: “Khi ra đường, tôi c như điếc vì ai nhìn chúng tôi cũng xì xào. Nếu c đ ý, chúng tôi ly thi gi đâu đ sng, đ hnh phúc”. H đã có vi nhau mt trai và mt gái.

Tôi k vài chuyn trâu già c non đ tng my ông bn già ca tôi. Chng biết các ông y vui hay… ngm ngùi!

Song Thao
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Sep/2023 lúc 1:09pm

Người Già Nơi Xứ Mỹ



  
Tác giả tên thật Trần Hương Thủy hiện sống tại South Carolina. Lần đầu tham dự chương trình VVNM với bài viết “Ngày qua giông bão “Bà đã từng cộng tác với nhiều tờ báo tại hải ngoại. Sau đây là bài viết thứ hai.
 
Mỹ là vùng đất hứa của di dân Việt Nam. Khác với sự nhanh nhạy của những người trẻ — họ dễ dàng nắm bắt được sự thay đổi của cuộc sống — thì những người già gặp nhiều trở ngại hơn. Ngôn ngữ, thói quen, văn hoá… ăn sâu từ rất lâu đời, là rào cản không dễ gì vượt qua một sớm một chiều.
Trong quá trình hội nhập vào cuộc sống Mỹ của những người lớn tuổi, chúng ta sẽ bắt gặp nhiều tình huống vui vui và cũng thật dễ thương của họ.
 
 
Bà già Ba Tri.
 
 
Bà tên là Hường, nghĩa là Hồng, theo cách đọc trại của người miệt quê. Nhưng Hường hay Hồng gì cũng là tên của một loài hoa rất đẹp, ai cũng hiểu vậy. Và tôi nhất thiết phải là người hiểu rõ điều đó, vì bà là chị họ của má tôi.
 
Thật ra khi vừa đến Mỹ, bà chưa già. Chỉ mới 48 tuổi. Nhưng bà nhất định không chịu học tiếng Mỹ. Lý do bà nêu ra, là:
 
— Suốt ngày má có nói chuyện với ai ngoài ông táo đâu mà cần học tiếng Anh với tiếng Mỹ.
Bà lớn lên ở Ba Tri, vùng quê nghèo. Thuở nhỏ bà chăn trâu, làm ruộng làm vườn, giúp ba má nuôi một đàn em lúc nhúc như trứng gà, trứng vịt. Vừa trổ mã thiếu nữ đã đi lấy chồng. Lại tất tả với một đàn con nheo nhóc.
 
Chồng bà đánh cá ngoài biển, rồi theo người ta vượt biên đi mất. Một tay bà ở lại chèo chống nuôi con. Thời gian đầu không có tin tức gì của ông ấy. Gần chục năm sau mới thấy thơ về, nói ổng đã lấy vợ khác rồi. Ổng xin lỗi bà mong bà thông cảm, vì cuộc sống nơi xứ người khó khăn và bơ vơ quá. Bà kêu thằng hai viết thơ trả lời ba, rằng “Má hiểu hoàn cảnh của ba. Má không buồn đâu. Ba đừng lo, ráng giữ gìn sức khỏe“. Khi đọc những lời đó cho con, mắt bà ráo hoảnh. Nhưng buổi tối bà ngồi nhìn ngọn đèn dầu leo lét, nước mắt ở đâu mà cứ tuôn hoài.
 
Cũng may, ông chồng còn chút tình nghĩa, đã làm giấy bảo lãnh cho mấy mẹ con sang Mỹ.
Qua đây rồi, bà không nhờ vả gì chồng. Duyên nợ không còn nữa, người ta cũng có gia đình khác rồi, mình dây vướng làm gì nữa cho khó xử cả đôi bên. Bà nghĩ vậy và lại một mình bươn chảy tiếp. Bà xin rửa chén, quét dọn cho những nhà hàng Việt. Mấy đứa nhỏ cũng giỏi. Chúng chịu khó học, làm việc sau giờ học ở các chợ Mỹ để kiếm tiền phụ má. Túc tắc như vậy, rồi tụi nó cũng ra trường, tìm được việc làm. Lúc này, tụi nó kêu bà ở nhà hưởng phước.
 
— Cả đời má làm việc nuôi tụi con rồi. Bây giờ để tụi con lo lại cho má.

Vậy là bà nghỉ làm.  Và càng có lý do để không học tiếng Mỹ.
 
Ở nhà vài tháng bà thấy buồn quá. Bà bèn quyết định:

— Má muốn lái xe.
— Trời đất ơi! Hồi nào tới giờ má có lái xe bao giờ đâu.
— Hồi trước chưa biết thì giờ má muốn biết.
 
Thằng hai thuyết phục bà không được, bèn gọi con ba, con tư và thằng năm để cầu cứu. Đứa nào nghe xong cũng buông một câu ta thán y chang nhau:

— Trời đất ơi!
 
Người ta thường nói ông già Ba Tri rất ngoan cố. Nhưng người ta quên là, bà già Ba Tri cũng kiên cường không kém. Và cuối cùng, bà một mình chiến thắng cả tiểu đội con cái một cách vẻ vang.
 
Con ba đành vớt vát dặn dò:
 
— Ra đường nếu có chuyện gì, má nhớ gọi ngay cho con nghe.
 
Lần đầu tiên chạy xe ra đường, bà nhủ lòng phải cẩn thận lắm. Bà chạy chầm chậm với tốc độ 10 miles / 1 giờ.
 
Xe sau bấm kèn “tin tin”. Bà mặc kệ, cứ bình tĩnh giữ tốc độ an toàn.
 
Chỉ một lúc sau, nối đuôi xe bà là một hàng xe dài rồng rắn.
 
Có ai đó gọi phone báo 911. Police rú còi chạy đến chận xe bà lại.
 
— Hello. May you give me your Driver License?
— Hello, chú em. Bà lịch sự chào lại.
 
Police lập lại lời yêu cầu.
 
— Chèn ơi, nói gì mà líu lo, ai mà hiểu được. Bà cằn nhằn rồi rút phone ra. Bà bấm ngay chữ số 3 mà con ba đã chỉ, rồi đưa phone cho Police.
 
Anh chàng police ngẩn ngơ 1 giây, rồi như hiểu ra, liền thông báo sự việc qua phone.
 
Con ba rối rít xin lỗi và giải thích việc bà già “mù tiếng Mỹ” cho police. Đúng là “bạn dân”, anh police lịch sự nói “No problems “rồi yêu cầu con ba dặn dò bà chạy mau hơn.
 
Nhìn bà gật gật đầu khi nghe điện thoại, anh chàng cứ tủm tỉm cười.
 
Một lần vào dịp cuối tuần, vợ chồng thằng hai đưa bà đi ăn buffets của người Hoa. Nhìn thấy món crawfish trên khay thức ăn, bà liền nghĩ ngay đến con.
 
— Thằng nhỏ thích món này lắm đây.

Bà lấy muỗng múc từng con vào đĩa.  Bà già nên tay hơi run. Sợ làm rớt, bà cẩn thận lấy từng con một. đặt cẩn thận vào đĩa. Ông già người Mỹ đứng kế bên chờ lấy crawfish, chắc thấy… ngứa mắt khi nhìn bà từ từ, tà tà như vậy, bèn quên câu “lịch sự như Mỹ”, mà buông tiếng thở dài.
Lập tức, tự ái bà nổi lên. Bà lấy vài con thôi mà. Chờ một chút không được à. Còn phía bên kia đó, sao không vòng qua lấy đi.
 
— You go there lấy đi. Vừa nói, bà vừa chỉ tay sang phía đối diện.
 
Ông Mỹ không hiểu bà già này nói gì, nhưng nhìn tay bà chỉ, ông cũng … hiểu hiểu.
 
Ông bước vòng sang hướng kia.
 
Nhà thằng hai là nhà phố (town house) nên hơi bức bí với những người quen sống nơi ruộng đồng mông mênh như bà. Vì thế, thi thoảng bà hay ra công viên chơi.
 
Hôm nay bà ra công viên vào buổi sáng. Giờ này chỉ lác đác người nên không gian rất yên tĩnh.
Ngồi trên ghế đá, dưới tàng cây rợp bóng, bà nghe tiếng chim ríu rít trên cao. Gió thổi hiu hiu. Cảm giác thật bình yên.  Bà thả hồn theo tiếng chim, mường tượng mình đang ngồi bên bờ rạch sau nhà. Văng vẳng đâu đây tiếng chim cuốc khắc khoải gọi con nước lên sau rặng dừa nước xạc xào.
 
Một bà già cũng trạc tuổi bà dắt chó đi dạo gần đó. Ở bên đây, người ta cưng chó lắm. Dắt chó đi dạo là chuyện bình thường.
 
Bỗng con chó đi chậm lại, rồi dừng hẳn. Bà kia cũng dừng lại, chờ cho chó cưng “hành sự” xong, rồi chủ và chó thủng thẳng đi tiếp.
 
Chèn ơi, sao lại đi mà không dọn dẹp chứ.
 
Bà kêu lên thật lớn:
— Ê, ê… 
 
Bà kia giật mình, nhìn về phía bà.
— No good… No good…Bà chỉ tay về phía “hiện vật” của con chó để lại.
 
Bà kia tảng lờ và kéo con chó đi.
 
Trời ơi, người gì mà thiếu trách nhiệm. Không biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng gì hết.
 
Bà liền đuổi theo. Một tay bà chỉ vào “hiện vật, một tay bà cầm phone giơ lên:

— You no dọn dẹp, I kêu police.  Kêu 911 đó. You no good. No good.
 
Không cần tìm hiểu làm chi cho mất thời giờ, chỉ cần nghe police và 911 là bà kia quay lại thu dọn ngay (sau khi liếc cho bà một cái).
 
Bà rất thích đi chợ mua thức ăn.

Mỗi khi vào chợ Kroger, bà cứ đẩy cart đi vòng vòng, lựa lựa, chọn chọn, rồi bỏ vào cart. Chuyện chẳng gì đáng nói, nếu xong xuôi, bà đẩy cart đến chỗ nhân viên tính tiền để thanh toán.

Nhưng bà thích check out ở máy tự tính hơn, dù bà không biết sử dụng. Thế là bà đứng ì ra đó. Nhân viên phụ trách khu tính tiền bằng máy, ngạc nhiên thấy bà đứng quá lâu, vội đi đến hỏi.

 
Bà cười rất tươi, nụ cười “nhờ vả “

— You do.
 
Nói vậy là dễ hiểu quá rồi. Nhân viên liền cầm lấy từng món đồ và scan giá.
 
Trời tháng bảy ở hướng South nóng như lửa. Máy lạnh trong nhà phải giảm nhiệt độ tối đa mới thấy dễ chịu.
 
Vậy mà hai chú police phải đạp xe tuần tra quanh khu vực, thật tội.
 
Bà để ý tầm một giờ mấy, hai giờ trưa là thấy họ tuần tra đến khu nhà bà.

— Tội nghiệp quá. Tụi nó chắc trạc tuổi thằng hai nhà mình thôi.
 
Một buổi trưa, bà đứng sẵn ngoài sân. Vừa thấy 2 chú police tới, bà vẫy tay ra hiệu dừng lại.
Cả hai ngạc nhiên thắng xe cái “ké ét…” trước mặt bà.
 
— Quây …quây… (wait, wait)

Bà ra dấu cho họ đợi, rồi bước nhanh vào nhà.
 
Hai police còn đang ngớ người, thì bà đã bước ra, tay cầm hai lon coke ướp lạnh.
 
Bà nhìn họ thật trìu mến. Cả hai đón lấy lon nước ngọt từ tay bà và nói:

— Thank you.
 
Gì chứ câu này thì bà hiểu.
 
Rồi một ngày, bà gọi các con đến họp mặt đông đủ ở nhà thằng hai.
 
Ngồi giữa đàn con xúm xít vây quanh, bà trầm ngâm nói:

— Từ đây đến cuối đời, má sống nơi đây, rồi chết cũng nơi đây. Sống có cái nhà, chết có cái mồ. Nhà và mồ mã của má không còn ở quê cũ nữa, mà là ở đây, ở đất nước này. Các con, rồi các cháu má nữa, tất cả đều ở đây.
 
Nên má tính như vầy …
Bà ngưng một chút, nhìn các con đang mắt tròn mắt dẹt, hồi hộp không biết có chuyện gì.
 
Con tư đưa cho bà tách trà:
— Má uống miếng nước đi.
 
Thằng năm nhấp nhổn:
— Có chuyện gì vậy má?
— Má muốn học tiếng Mỹ.
 
Trời bỗng dưng có bão tuyết ở Việt Nam, cũng không làm mọi người ngạc nhiên hơn câu tuyên bố “xanh rờn“đó.
— Má … đòi học tiếng Mỹ? Thằng hai lắp bắp hỏi lại.
— Ừ, chỗ này như đất nước của mình rồi. Mà tụi con nít một tuổi còn biết bập bẹ tiếng nước của nó.
 
Chẳng lẽ má thua cả đứa con nít sao.
 
Phải mất một lúc mọi người mới tin là sự thật. Tất cả ồ lên:
— Má là số một.
— Má number one.
— Hoan hô má.
 
Bà nhìn đàn con, mỉm cười ra chiều tự đắc. Ủa, các con quên má là dân Ba Tri sao. Người Ba Tri sống có tình, có nghĩa và biết trước biết sau lắm nghe.
Vậy là chiều chiều, bà mang tập vở đến nhà thờ để học ESL.
 
           
Nồi mắm kho.
 
Vợ chồng ông bà có duy nhất một thằng con trai. Sau giải phóng vài năm, không biết nghe bạn bè rủ rê thế nào, mà nó về nhà nằng nặc đòi ba má cho đi vượt biên.
 
Dĩ nhiên hai ông bà không chịu, cứ nghĩ đến xa con là đã đứt từng khúc ruột rồi. Nhưng bữa nào thằng nhỏ cũng nằn nì. Không thuyết phục được ba má, nó nghĩ cách nhờ bà nội nói vô.
 
— Nè, tụi bây định để nó ở đây chờ đến ngày đi bộ đội, bị tụi Pôn Pốt cắt đầu hả? Thằng Tiến có bề gì đừng nhìn mặt tao à nghe.
 
— Dạ, má để tụi con thu xếp… Ông Tư cúi đầu.
 
— Ừ, vợ chồng bây liệu mà tính đường cho thằng cháu đích tôn của tao đó.
 
Nhờ có uy của bà nội, ngay cuối tháng đó, Tiến được theo nhà thằng bạn vượt biên.
 
Trời đất và ông bà thương, chuyến đi xuôi lọt. Tiến được một gia đình Mỹ nhận làm con nuôi, cho ăn học tử tế.
 
Tiến tốt nghiệp, đi làm, cưới vợ. Ổn định cuộc sống xong, anh làm thủ tục bảo lãnh ba má sang Mỹ.
Ông bà cũng dùng dằng. Nửa không muốn rời nơi chôn nhau cắt rún, cứ núm níu tình làng nghĩa xóm.
 
Nửa thương con, muốn được sống gần gũi con. Lần nào gọi điện về, Tiến cũng ra sức thuyết phục:
— Bộ ba má không thương con sao Sống xa ba má bao nhiêu năm rồi, con nhớ ba má lắm.
 
Có cứng lòng mấy, mà nghe con nói những lời này, lần một, lần hai cũng phải xiêu.
Vậy là hai ông bà lục tục lên máy bay
 
Nước chảy xuôi. Cha mẹ thương con, chỉ sống vì con. Nên qua đây, dẫu có nhớ quê lắm, hai ông bà cũng bảo ban nhau tập làm quen với cuộc sống mới, cho con nó an tâm.
Nhà có mảnh vườn nhỏ phía sau, ông bà lụi hụi cuốc đất, đào đất, gieo hạt, trồng cây. Mùa hè, rau cỏ xanh tươi cả một vạt vườn. Nào húng cây, húng lủi, tía tô… Nào ớt, hành…  Mùa đông thì xới cây cho vào chậu, rồi bỏ vô garage.
 
Sáng tối hai vợ chồng hủ hỉ cũng không đến nỗi nào. Nhưng ngặt một cái, là thèm đồ ăn Việt lắm.  Nhất là món mắm kho, có cá lóc, thịt quay, tôm tươi săn sắc, cà tím… nấu quyện với mắm sặc đã lược xác; rồi ăn với cơm nóng, rau ghém. Mà rau ghém phải có đủ thứ à nghen.
 
Tôi là bạn của Thuý, con dâu ông bà. Chúng tôi cùng học chung trung học với nhau. Qua đây, tưởng đã thất lạc nhau, nhưng tình cờ chúng tôi gặp lại nhau và rất vui khi biết cùng sống chung tiểu bang Atlanta. Từ đó, thi thoảng tôi vẫn ghé chơi nhà Thuý. Gặp tôi, ông bà Tư rất xởi lởi, thân tình, như bản tính của những người miền Nam. Tôi cũng rất quý ông bà, nên một lần đi chợ, thấy hũ mắm, tôi liền mua ngay và ghé tạt qua biếu họ.
 
Bà Tư vui lắm, rối rít cảm ơn tôi.
 
Thuý kín đáo lườm tôi, rồi nhìn chồng cầu cứu.
 
Hiểu ý vợ, Tiến lên tiếng:
— Cái này ba má cất đâu thì cất. Đừng nấu lên, hôi nhà lắm.
 
Thúy cũng góp vào:
— Dạ, anh Tiến nói trước thì con mới dám nói. Chứ con cũng định kêu ba má bỏ hũ mắm đi.
 
Mặt ông bà đang hớn hở, thoắt tiu nghỉu như trẻ con bị lấy đi phần bánh.
Lúc tiễn tôi về, Thuý rên rĩ
— Bạn hại tôi rồi đó.
 
Tôi cười mà không biết mình là nguyên nhân của một thảm họa kinh thiên động địa.
Còn hũ mắm được bà cất kỹ trong góc khuất, không dám lấy ra, mà cũng không nỡ bỏ.
 
Tuần này vợ chồng thằng Tiến đi Seattle thăm nhà vợ và dự sinh nhật bà thông gia. Tụi nó mời ông bà đi cùng, nhưng vì bà thấy khó ở trong người, nên ông cũng không đi.
 
Thức ăn đầy trong tủ lạnh, mà bà mệt, không muốn ăn gì. Ăn một mình buồn, ông cũng không nấu nướng.
 
Đến quá trưa, thấy hơi đói đói, ông hỏi:
— Bà ăn gì không tui nấu.
— Ăn cái gì cũng thấy lạt miệng hết. Bà lắc đầu uể oải.
— Thì bà cũng phải ăn để còn uống thuốc chớ.
 
Bà ngồi dậy, nhìn mông lung ra cửa:
— Dưới quê mình giờ là mùa nước nổi phải không ông?
Ông gật gù:
— Lóng này là tui bắt cá, hái bông điên điển về cho bà nấu canh chua. Ở đây làm gì tìm được bông điên điển.
Bà chợt nhớ ra:
— Hay là mình …kho mắm đi ông. Mình đem ra sân nấu cho khỏi hôi nhà.
 
Không cần bà nói tiếng thứ hai, ông lui cui mở tủ lấy hũ mắm ra.
Ông đặt nồi mắm lên lò barbecue. Bà quên cả mệt, chuẩn bị cá, thịt ba chỉ, hành, rau thơm…Không đủ đồ như dưới nhà quê, nhưng mà, kệ đi. Có mắm ăn là mừng lắm rồi.
 
Hai ông bà hí húi làm, cảm giác không khác gì con trẻ lén lút làm chuyện sau lưng người lớn. Thì đúng rồi. Sao có chuyện kho mắm công khai được. Vợ chồng thằng Tiến sợ hôi nhà, làm gì chịu.
 
Nồi mắm sủi tăm trên bếp. Mùi thơm tỏa ra khắp vườn.
 
— Nghe mùi là thấy đói bụng liền hả bà. Ông hít hà.
— Ừ, mà mình ăn nhín nhín thôi nghe ông. Để dành mai mốt ăn nữa.
 
Ngày hôm sau, bà hâm lại nồi mắm.
Cứ cắn một miếng ớt, ông lại và một miếng cơm chan mắm. Vậy mà ông ăn được những ba chén đầy.
Nhưng sang tới ngày thứ ba, khi nồi mắm đang sôi trên bếp, thì police ập vào nhà.
 
Hai ông bà sợ hãi không biết chuyện gì. Họ ấn cả hai ngồi xuống ghế. Một người đứng canh ông bà. Những người còn lại lục tung khắp nhà. Không tìm thấy gì, họ quay lại nói một tràng tiếng Mỹ với ông.
 
Ông không hiểu. Họ nói với bà. Bà cũng không hiểu.
Ông luýnh quýnh chỉ điện thoại, lắp bắp nói:
— My son… my son…
Người cầm súng lưỡng lự, rồi gật đầu.
 
Ông bấm số gọi cho con trai:
— Con ơi, police vô đầy nhà mình … Ba má sợ quá.
 
Giọng Tiến hốt hoảng:
— Có chuyện gì vậy ba? Thôi ba đưa điện thoại cho con nói chuyện với họ.
 
Điện thoại đưa qua đưa lại vài lần, Tiến mới vỡ lẽ, là ba má ở nhà kho mắm, hàng xóm nghe mùi thúi quá tưởng có án mạng, trùng hợp mấy hôm nay vợ chồng Tiến lại vắng nhà nữa. Nên họ báo police.
Tiến thay ba má xin lỗi vì đã làm phiền những người “bạn dân“ và kêu ba má dẫn họ ra xem nồi mắm kho.
 
Xe police đi khuất cả buổi rồi, hai ông bà vẫn còn bàng hoàng, nghe tim đập thình thịch, thình thịch trong lồng ngực.
 
Cuối tuần vợ chồng Tiến về. Tiến sang hai bên hàng xóm xin lỗi vì ba má mình đã làm phiền họ.
Những người Mỹ nơi hướng South rất hồn hậu. Họ cũng xin lỗi Tiến, vì những hiểu lầm hôm nọ.
Chiều Chúa Nhật, theo lời mời của Tiến, những người hàng xóm hai bên đến dự barbecue cùng gia đình Tiến.
 
Một cái bàn dài kê giữa sân, trên bày la liệt nào ly giấy, đĩa giấy, khăn giấy, muỗng nĩa bằng mũ.
Một thùng đá lớn. Nước ngọt cho lũ con nít. Bia cho người lớn. Và không thể thiếu lò nướng rực lửa với những miếng thịt thơm lừng.
Ai ăn cũng suýt xoa:
— It’s very good.
— Oh, so delicious.
 
Bà Barbara, hàng xóm phía bên phải, quay qua hỏi vợ Tiến cách ướp thịt, để về làm. Bà chưa bao giờ được thưởng thức món thịt nướng tuyệt vời như thế này.
 
Vợ Tiến chỉ về phía bà Tư:
— Tất cả là do má chồng tôi chế biến.
 
Rồi cô quay sang má chồng:
— Bà ấy khen thịt ướp ngon quá và muốn học cách làm của má đó.
 
Bà Tư hãnh diện lắm. Gì chớ nấu ăn là bà nổi tiếng khắp xóm. Ở quê, nhà nào có đám giỗ, đám cưới… cũng cố mời được bà đứng bếp.
 
Bà Tư chỉ cho bà người Mỹ những nguyên liệu mình đã dùng. Nào mật ong, bột ngọt, tiêu, hànhtỏi, nước mắm …
 
Barbara ngạc nhiên cầm lấy chai Fish sauce. Cái này bà mới nhìn thấy lần đầu.
 
Bà đưa lên mũi ngửi và giật mình.
— Eww…
 
Vợ Tiến đỡ lấy chai nước mắm:
— Thứ này người Mỹ không quen dùng đâu. Bà có thể thay bằng gia vị khác cũng được.
 
Barbara vội vã khoác tay:
— Tại sao không chứ. Mùi nó hôi nhưng vị nó ngon. Cô mua giúp tôi 1 chai nhé.
 
Sợ thái độ mình lúc nãy hơi khiếm nhã làm bà Tư phiền lòng, Barbara quay sang nói với bà Tư:
— Fish sauce is good. Your food is good, too.
 
Không hiểu hết những lời bà khách, nhưng nghe có good, good, bà đoán khách vừa ý.
 
Ông đứng gần đó, gật gù.
— Hôm nay ai cũng khen thịt nướng ngon. Ai nói Mỹ không ăn được nước mắm đâu nà.
 
Bà cao hứng:
— Vậy hôm nào mình ra chợ Việt mua mắm về kho, rồi kêu thằng Tiến mời họ sang ăn, ông hén.
 
Tiến vừa bước vào. Nghe loáng thoáng ba má nói chuyện, anh hoảng hồn la lên:
— Đừng, đừng nghe ba má.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Oct/2023 lúc 7:38am

Tuổi Hoàng Hôn


Tác giả tên thật Nguyễn Đỗ Dzung, sinh năm 1947, cựu nữ sinh Trưng Vương, tốt nghiệp Đại Học Dược Khoa Sài Gòn năm 1972, Thuyền Nhân, đến Mỹ năm 1980, hiện tại về hưu, vui thú điền viên. Tác giả nhận giải Danh dự năm 2021.

*

Bà Phiên kéo rèm, mở tung hết các cửa sổ cho nắng sớm ùa vào phòng.  Nắng Tháng Ba vàng tươi, trong trẻo.  Đúng là Nàng Xuân đã tới, đã xua đi những u ám, xám ngắt của những ngày tháng mùa đông lạnh lẽo. Bước ra vườn sau, bà vươn vai, hít thật sâu cho không khí trong lành của buổi ban mai tràn vào đầy buồng phổi. Trời đẹp quá, mấy cây cải Nhật như đang say sưa tắm nắng, cây cối đã hồi sinh.  Những hột kinh giới, tiá tô, húng quế, húng lủi, dấp cá... rơi xuống từ mùa trước nay đã nẩy mầm cho ra những cây con bé li ti.  Những chùm nụ hồng bé tí đã ra đầy trên giàn, mấy cành Quỳnh điểm những nụ hoa xinh xinh bằng đốt ngón tay út. Nhìn qua hàng rào, rặng cây Dogwood sau nhà đơm đầy nụ trắng thanh khiết, gió nhè nhẹ, không gian thoang thoảng thơm như hương hoa Lài, hoa Ngọc Lan. 

Bà Phiên đứng xoay lưng về phiá mặt trời cho mắt khỏi chói và nắng không rát mặt, bắt đầu vẫy tay tập Dịch Cân Kinh.  Bà thủng thỉnh đếm, hết một ngàn cái vẫy, bà ngồi xuống chiếc ghế bành, xoa bóp chân tay. Tiếng ông Phiên vọng ra từ sân trước: “Bà đâu? Bà đâu?”, ông chạy ra sân sau nhìn thấy bà thì hạ giọng thì thào: “Wisteria đã có hoa!”.  Thế là như lò xo bật dậy, bà liú riú theo ông ra ngắm cây Tử Đằng.

Những chồi hoa bằng ngón tay, như những chiếc đuôi chồn nhỏ chi chít bám cành, đong đưa trong nắng như đang cười trêu ghẹo bà Phiên.  Niềm vui thích êm ả, len nhẹ trong lòng khiến bà lâng lâng sung sướng.  Dạo bà mới bịnh, Quy, cô con gái, thương mẹ mua tặng bà một cái computer để bà tiếp xúc với thế giới bên ngoài cho đỡ buồn.  Những vườn hoa Tử Đằng bát ngát hiện ra trên máy khiến bà say sưa.  Bà yêu màu tím từ nhỏ, màu tím của mộng mơ. Những giải hoa tím ngát cả bầu trời đã khiến bà tương tư, bà ước ao sao trong vườn nhà có một giàn phủ đầy hoa đẹp như thế. 

Năm ngoái, khi mới dọn về ngôi nhà này, một hôm khi đi Home Depot để mua thêm vài món đồ lặt vặt, hai cây Wisteria to, cao đứng ở góc vườn khiến bà ngẩn ngơ.  Xe của ông chở không vừa mà ngày thường các con phải đi làm, sao mua được đây!  Cả đêm bà nhớ cây mà ngủ không được, không biết đợi đến cuối tuần thì nó có còn ở đó hay không.

May quá, hôm sau, Khoa, anh con trai lớn đi làm về sớm ghé thăm xem mẹ mới dọn nhà có cần gì thì giúp. Bà kể chuyện bà sợ có người mua mất cái cây yêu quý của bà thì Khoa bật cười nói ngay: “Mẹ thay quần áo đi, con về nhà lấy xe truck rồi con đến đón mẹ đi mua liền”.  Thế là bà toại nguyện.

Thằng “Củ Khoai” của bà nay đã chững chạc, trưởng thành, đã cho bà ba đứa cháu nội thật xinh và ngoan. Nhớ lại những ngày sau Ba Mươi Tháng Tư năm ấy, cô Phiên còn là một thiếu phụ trẻ, chưa đến ba mươi, gia đình cô kẹt lại, chồng cô phải đi tù cải tạo, bé Quy, con chị  “Củ Mì” hơn ba tuổi, thằng em “Củ Khoai”chưa đầy một năm, hai đứa phải lủn tủn theo mẹ đi bán chợ trời.  Buổi trưa dắt con vào hành lang thương xá Tax, trải miếng vải nhựa cho con nằm, xoa lưng cho con ngủ mà cô tức tưởi, nghẹn ngào.  Ngày trước chỉ có ăn mày mới nằm thế này, vậy mà bây giờ ba mẹ con cô có khác chi họ, cũng lây lất nằm đây. Hết giờ nghỉ trưa, thương xá mở cửa, cô lại thu vén dắt con ra lề đường trải tấm nilon để mua bán tiếp. Bà nội ốm đau, bà ngoại cũng phải bương chải kiếm sống, các dì, cậu còn phải đi học, cô chẳng thể nhờ ai, đành phải tha con theo mình.  Thằng bé ngồi ghế nhỏ đằng trước, con chị ôm lưng mẹ đằng sau và hai bên ghi đông chiếc xe đạp treo hai cái giỏ cói chất hàng hóa mua bán hàng ngày.  Cuối tuần cô mới dám để con ở nhà bà ngoại chơi vì các dì, các cậu nhỏ được nghỉ học.

Những nhọc nhằn, khốn khó rồi cũng qua đi, cũng đến ngày ông Phiên được thả về, hai vợ chồng bà qua những gian truân cũng đưa được hai con đến vùng đất hứa bình an. Sang đây bà lại có thêm cu Lam, thằng con út Trời cho. Cu Lam năm nay đã ba mươi, cu cậu chí thú làm ăn, mua căn duplex xinh xắn này cho cha mẹ ở một bên còn cậu ở một bên với một chàng room-mate cho đỡ tốn tiền nhà.

Tiếng ông Phiên đưa bà về thực tại:

-         Này bà ơi, cây hồng vàng cũng đầy nụ rồi này.

Bà săm soi, quả thật mấy chùm nụ hoa vàng đã tượng hình, mỗi nụ hoa chỉ to bằng đầu chiếc đinh ghim.  Bà trêu:

-         Mắt nhỏ mà tinh quá ta.  Ông giỏi!

Ông nhún vai, nguýt bà một cái thật dài.

Bà đi thu hoạch, nguyên hái hai cây quất chưng Tết cũng được đầy một rổ, cũng phải vài trăm trái.  Ông xách vòi nước đi tưới cây. Bà vào sửa soạn món điểm tâm và làm đồ ăn để ông đem “đi làm”. Mỗi ngày ông Phiên sang nhà Khoa chơi với các cháu. Quy cũng ở gần đấy nên sau giờ học nhờ ông đón thằng cu út về ở chơi với đám con cậu Khoa. Thằng cháu ngoại lớn nhất chỉ còn hơn một năm nữa là vào đại học, thằng em kế học dưới anh hai lớp nên hai đứa có thể tự túc đi bộ về nhà. Sau bữa ăn sáng bà sửa soạn bữa ăn trưa cho các cháu rồi bà tiễn ông đi.

Nằm đu đưa trên chiếc võng trong bóng rợp của vườn sau bà thả hồn về dĩ vãng, nhớ đến nhóm bạn Trưng Vương thời áo trắng.  Những cô nữ sinh chuyên môn bát phố vào buổi trưa.  Năm Đệ Nhất học buổi sáng nhưng đôi khi phải học thêm buổi chiều nên cả lũ ở lại trường, rủ nhau đi bộ, vào hẻm Casino ăn bún chả, bánh cuốn rồi tà tà bước sang góc đường Lê Lợi – Pasteur, nơi có nước mía Viễn Đông, đu đủ bò khô, bò bía, lại còn khay phá lấu của ông Tầu, những miếng phá lấu thái miếng nhỏ vừa ăn, cắm sẵn vào những que tăm, mấy đứa đứng xúm xít vòng quanh, hào hứng lấy từng que, chấm tương ớt, bỏ vào miệng mà hít hà, sau đó cứ đếm tăm trả tiền. Vòng trở lại mé chợ Bến Thành, các cô làm thêm một ly đậu đỏ bánh lọt hay sâm bổ lượng.  Thật là ngon rên mé đìu hiu.  Bụng no căng các cô đi bộ trở lại Lê Thánh Tôn, khúc khích, rúc rích đùa giỡn với nhau trên con đường rợp mát bóng me xanh để trở về trường. Sau Tú Tài mỗi người một phương, đứa học môn này, đứa theo môn nọ, lại có cô lấy chồng, theo chồng đi xa. Rồi tiếp đến ngày đổi đời năm bảy lăm, thêm một lần tan tác.

Cứ thế liên tiếp bà nhớ lại chuyện này, chuyện nọ, chuyện những vất vả gian nan khi vượt biển rồi những khó khăn chật vật lúc đầu nơi xứ người.

Thấm thoắt mấy chục năm trôi qua, biết bao thăng trầm, bão tố. Bây giờ bà đã gần bẩy mươi, ngồi đây trong khoảng không gian tĩnh lặng tuyệt vời cuả một buổi sáng mùa Xuân.  Không gian là của bà, thời gian là của bà.  Thỉnh thoảng tiếng kêu chíp chíp của những con chim nhỏ hay tiếng quàng quạc của những cánh chim đen bay chuyền cành trên cây cổ thụ bên nhà hàng xóm.

Bà đang ở tuổi hoàng hôn của cuộc đời, nắng đang từ từ tắt.  Đến một lúc bà hiểu ra lẽ vô thường của vạn vật, không có gì là trường tồn, vĩnh cửu.  Bà đã buông bỏ tất cả để vui những ngày ngắn ngủi còn lại trên cõi đời này. Với bà bây giờ còn mảnh vườn nhỏ cho bà chăm bón, vài tháng nữa cây cối sẽ vươn lên, bà sẽ vuốt ve, chuyện trò với chúng, hạnh phúc nhìn chúng từ từ lớn lên. Những buổi sáng bà sẽ đi bộ quanh vùng, thảnh thơi ngắm nhìn hoa thơm, cỏ dại, tận hưởng những phút giây êm đềm của hiện tại.  Ba đứa con của bà đã có cơ ngơi vững vàng, cuộc sống gia đình hạnh phúc, bà không phải quan tâm đến chúng nữa. Những ngày cuối tuần thỉnh thoảng bà nấu bữa ăn ngon gọi con cháu về quây quần cho bà nghe tiếng cười ríu rít trẻ thơ.  Những ngày nghỉ hè ông bà theo con cháu ra biển hay vào rừng ở những nơi hoang dã, xa lánh trần thế, sống gần thiên nhiên.  Bà sẽ cùng ông ngắm trăng trên biển, nhìn ánh trăng lao xao trên mặt nước hay thanh thản đi bộ bên nhau dọc theo bờ cát.

Hai con khỉ già hơn bốn chục năm sống có nhau, đúng là chia ngọt sẻ bùi.  Những lúc nhìn ông lụ khụ, nhìn bà già yếu bà cũng bùi ngùi nghĩ đến lúc chia tay.  Ai đi trước, ai còn ở lại với vai trò chiếc đũa lẻ. Nhưng rồi bà lại nghĩ sinh tử là chuyện đương nhiên, có ai sống hoài, ai cũng phải một lần ra đi. Lo nghĩ trước làm chi, cứ vui với những gì đang có trong tầm tay, ở đây, bây giờ, hôm nay.

Cứ nghĩ rồi bà lại tìm cách trút bỏ những bợn nhơ, vướng bận của cuộc đời, buông hết đi những bi lụy để chỉ còn cái tâm trong sáng.  Những vạt nắng chiều không trong trẻo, tinh khôi như nắng sáng nhưng ngọt như mật và rồi nắng cũng sẽ tàn, sẽ tắt  khi mặt trời xuống dần, khuất hẳn sau rặng đồi phía xa. Nhìn lên trời xanh thăm thẳm, bà Phiên yêu quá cuộc đời này.

Đỗ Dung

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 02/Nov/2023 lúc 7:33am

KHI BẠN ĐÃ GIÀ  <<<<<<

the%20states%20in%20fall%20|%20Munising%20falls,%20Fall%20colors,%20Fall%20foliage



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 02/Nov/2023 lúc 7:43am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 70 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 1.195 seconds.