Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 70 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/May/2023 lúc 9:39am
Lẩm cẩm tuổi già – Câu chuyện rất đời thường và cũng rất sâu sắc

Về%20già%20đừng%20sống%20cùng%20con%20cái,%20muốn%20hạnh%20phúc%20hãy%20chọn%20sống%20cùng%20duy%20nhất%20%20người%20này%20-%20Hôn%20Nhân,%20Cuộc%20Sống%20-%20viendongdaily.com


"Lẩm cẩm tuổi già" là câu chuyện với nhiều cảm xúc sâu sắc, đọc xong bức thư dưới đây bạn sẽ có cái nhìn thú vị hơn, và cảm thông hơn về sự lẩm cẩm của tuổi già.


Câu chuyện "Lẩm cẩm tuổi già"
Các bạn thân mến, tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện một ngày trong cái tuổi già của tôi. Số là sáng hôm nay, một ngày chủ nhật đẹp trời, tôi đang ngồi nơi bàn ăn đọc báo với ly cà phê sữa nóng bên cạnh. Khi tôi ngước mắt nhìn ra cửa sổ, tôi chợt thấy chiếc xe của mình quá dơ, cần phải rửa. Thế là tôi bỏ tờ báo đang đọc dở xuống bàn, đi lấy chùm chìa khóa xe.

Trên đường ra nhà để xe, tôi chợt thấy đống thư trên cái bàn nhỏ đặt cạnh cửa ra vào. Tò mò nên tôi quyết định đọc đống thư ấy trước, rồi sau đó mới đi rửa xe. Tôi đặt xâu chìa khóa lên bàn, cầm đống thư lên, lướt đọc qua những tờ giấy báo thanh toán và vất những thứ không cần thiết vào thùng rác để dưới gầm bàn. Nhìn thấy thùng rác đã đầy, thế là tôi lại đặt đống thư xuống, cầm cái thùng rác định đem đi đổ. Nhưng rồi tôi lại nghĩ, đằng nào cũng đi bỏ thư và sẽ đi qua thùng rác lớn. Thế là tôi quyết định thanh toán các tờ giấy báo thanh toán trước khi đi đổ rác.

(Minh họa)
Tôi ngồi xuống bàn, mở hộc kéo lấy ra quyển séc, mở ra định ký tiền séc. Quyển séc còn đúng một tấm, tôi lại đi vào phòng việc định lấy quyển séc mới ra dùng. Khi đi ngang qua bếp, tôi bỗng thấy lon coca đang uống dở trên mặt bàn bếp. Tôi cầm lon coca lên thì nhận ra nó hết lạnh rồi, nên cầm nó đi về phía tủ lạnh. Bỗng mắt tôi nhìn thấy chậu hoa trên nơi cửa sổ nhà bếp, hình như nó bị thiếu nước nên khô héo hết cả. Tôi quyết định tưới nước cho chậu hoa trước khi tôi quên. Thế là tôi bỏ lon coca lại bàn bếp, rồi đi tìm cái bình tưới cây.

Chợt tôi thấy cái kính lão mà tôi đã khổ công tìm kiếm suốt cả buổi sáng đang nằm trên mặt bàn bếp. Tôi nghĩ mình cần phải đem cất nó vào hộc bàn làm việc trước khi tôi quên. Nhưng tôi nhớ là mình phải đi tưới chậu hoa nên bỏ lại cái kính ở đấy.

Bỗng tôi nhìn thấy cái remote tivi trên mặt bàn, biết rằng mình sẽ cần đến nó tối nay nên tôi cầm cái remote lên và dợm đi về phòng khách để cất nó. Bước được vài bước, tôi nhớ ra mình phải tưới hoa. Thế là tôi lại để cái remote xuống và tiếp tục đi tìm bình tưới hoa.

Mở tủ lục lọi một hồi cuối cùng tôi cũng tìm ra được cái bình đựng nước. Hứng đầy nước bình, tôi tiến đến chỗ chậu hoa thì dẫm phải chiếc giày của ai trên mặt đất. Tôi loạng choạng suýt ngã và nước từ bình đổ đầy ra sàn bếp. Đặt bình tưới xuống đất. tôi đi vào phòng giặt tìm cái khăn lau nhà. Lau xong cái sàn nhà, tôi đem khăn đi cất. Sau khi cất được cái khăn, tôi đứng trong phòng giặt, thẩn thờ người ra, chẳng nhớ được mình đang muốn làm gì nữa…

Tôi bóp trán suy nghĩ… À, nhớ rồi, tôi định đi rửa xe. Móc túi lục tìm chìa khóa nhưng chẳng thấy đâu. Tôi lại bóp trán, thật tình tôi chẳng nhớ mình để nó ở đâu. Thế là tôi lại vòng vòng đi quanh nhà, lên lầu, xuống lầu để tìm xâu chìa khóa.

Lúc này, trời đã quá trưa. Bài báo đọc chưa xong, ly cà phê chưa uống hết bây giờ đã nguội ngắt, chiếc xe bẩn vẫn chưa rửa, đống bills chưa ký séc trả, cái thùng rác đầy vẫn còn nguyên, lon coca vẫn nằm trên mặt bàn với cái remote tivi và cặp kính lão. Trong khi đó, cái bình nước vẫn nằm trên sàn nhà, chậu hoa vẫn thiếu nước, quyển séc mới cũng còn đang nằm trong hộc bàn và tôi vẫn chưa tìm được xâu chìa khóa.

Tôi ôm đầu suy nghĩ, không biết thời gian đã đi đâu, mà rõ ràng tôi đã bận rộn suốt buổi sáng. Tôi cảm thấy mệt mỏi, tôi nghĩ mình đang rơi vào trạng thái lẩm cẩm của tuổi già rồi. Thế là tôi định đi lấy cái điện thoại gọi để lấy hẹn gặp bác sĩ, nhưng tôi phải đi viết thư cho cácbạn già của tôi cái đã. Vì tôi muốn kể ngay cho các bạn nghe về cái lẩm cẩm tuổi già của tôi.

Bạn, đừng cười tôi, vì nếu những điều này chưa xảy ra với bạn thì hãy tin tôi đi, nó rồi sẽ xảy ra thôi. Vấn đề chỉ là thời gian mà thôi. Và nếu bạn nhận được bức thư này của tôi, xin làm ơn gửi giúp cho những người bạn già khác vì tôi không nhớ là tôi đã gửi cho ai rồi nữa…

Cảm ơn bạn nhiều lắm!





Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/May/2023 lúc 9:50am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 18/May/2023 lúc 3:11am

Cõi Già Trên Đất Lạ 

Andrew Lâm là một nhà văn trẻ, Việt Kiều, khá thành công trong những bài viết của ông về cộng đồng Việt cho độc giả Mỹ. Anh là con trai của Cựu Trung Tướng Lâm Quang Thi. Bài được viết theo tâm sự của mẹ tác giả, bà Lâm Quang Thi.

Người Việt có một câu nói: Mỹ là thiên đường giới trẻ, địa ngục giới già. Nay tôi đã vào cái tuổi giữa 70, câu nói này thật là thấm thía. Mỹ có tất cả những sản phẩm dành cho thanh thiếu nhi: đồ chơi, phim ảnh, máy chơi điện tử thính thị, khu giải trí có chủ đề (theme parks). Còn đối với người già, thì chỉ có sự cô lập và nỗi cô đơn.

     Căn bản nếp sống của người Việt dựa vào gia đình, cộng đồng, và khi ta mất những cái đó, ta mất đi một phần lớn cái tôi. Khi còn sống ở Việt Nam, tôi không bao giờ nghĩ đến việc sinh sống tại một nơi nào khác ngoài quê hương. Ta sống và chết nơi tiền nhân đã sống và đã chết. Ta có thân nhân, giòng họ; ta có gia đình, có những miếu đền.

     Một khi ta đã quen miền đất với mồ mả tổ tiên, ta sẽ không còn sợ tử thần và cái chết. Nhưng tại Mỹ, lối sống cũ của chúng ta không còn nữa. Chúng ta bị buộc phải ra đi khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1975, và chúng ta đã sống xa xứ từ lúc đó. Ngày nay, bạn bè và thân nhân của chúng ta tản mạn khắp nơi trên thế giới.

     Tại Mỹ, càng già càng mất mát nhiều – bạn bè, thân nhân, trí nhớ, khả năng di chuyển, và ý nghĩ của chính mình. Chuông điện thoại kêu. Tôi nhấc ống máy. Đây là bà tên-này-tên-nọ ở Los Angeles. Bà mắc bệnh tiểu đường và mới bị cưa chân. Rồi chuông điện thoại lại reo nữa: Ông tên-ni-tên-nớ ở Georgia bị ung thư phổi, chỉ còn sống khoảng vài tháng. Ở Việt nam, chúng tôi đều là bạn thân. Nhưng với cái tuổi đời chồng chất như tôi, tôi làm sao đến thăm họ được khi họ hàng ngàn cây số cách xa? Làm sao ta tưởng tượng được đến việc gọi điện thoại cho người bạn thân khi họ nằm chờ chết trong bệnh viện, để nói lời xin lỗi là không thể tận mình đến viếng thăm được lần cuối. Ấy vậy, tôi làm điều này mỗi tháng, buồn lắm.

     Tôi và chồng tôi, chúng tôi dự định đi một chuyến du lịch Âu châu vào kỳ hè tới đây. Chuyến đi này là chuyến đi cuối cùng, để nói lời giã biệt thân nhân bè bạn. Chúng tôi biết là sau chuyến đi này, chúng tôi sẽ không đi đây đi đó được nữa vì sức khỏe đã kém, sẽ không thấy mặt họ nữa. Tôi gần như không bước xuống được cầu thang nhà vì đầu gối chân rất đau. Nhà thì đã bán, giờ thì chúng tôi ở trong một chung cư có thang máy vì đó là điều kiện duy nhất mà chúng tôi có thể sống độc lập không nhờ vả đến ai bây giờ.

     Điều mà tôi quan tâm nhất là trí nhớ suy sụp rất nhiều. Tôi là người giữ gia phả của giòng họ, nhưng tất cả đều nằm ở trong đầu. Biết ai liên quan với ai như thế nào trong họ là nghề đặc biệt của tôi, người con gái trưởng trong nhà. Nhưng không một đứa con nào của tôi biết được những mối dây liên hệ gia đình trong gia tộc, ngay cả đến những người em của chính tôi. Không có tôi, họ hàng thân thích sẽ trở thành kẻ xa lạ nếu tình cờ gặp nhau trên đường phố. Tôi có thể nhớ đến được những bà con cô dì chú bác ba đời của gia đình bên tôi và của cả bên chồng. Tôi phải viết xuống trước khi trí nhớ tôi lụt hết.

     Thỉnh thoảng vào buổi sáng khi thức dậy, tôi lặng nhìn cây cối ngoài phố và tự hỏi tôi đang ở nơi nào. Đôi lúc, tôi đi sang khu chung cư kế cận, nơi có một số mèo hoang, và cho chúng ăn những thức ăn thừa. Khi tôi cất tiếng gọi, chúng nhận ra giọng nói của tôi và bổ xua lại. Bây giờ, chúng là những niềm vui nhỏ của tôi.

     Đương nhiên những ngày hạnh phúc nhất là những ngày con cháu đến thăm. Nhưng chúng cũng có đời sống riêng, thỉnh thoảng chỉ đến chơi được một lúc rồi về, tôi làm gì cho hết những khoảng thì giờ trống trải sau đó?

     Mẹ tôi, bà mất năm bà 97 tuổi, và mẹ chồng tôi, qua đời lúc 95 tuổi; cả hai người có sống chung trong một khu dưỡng lão nhiều năm. Tôi thường đi xe buýt đến thăm hai bà mỗi ngày, ngay cả khi còn đi làm. Từ lúc đó tôi đã biết cái thảm não của người già trên đất Mỹ, ngay khi tôi còn trẻ trung mạnh khỏe. Các nhân viên điều dưỡng ở đó thường nói với tôi là hai bà có phước lắm, thường có được con cháu đến thăm. Tôi trả lời: “Đó là lối sống của người Việt Nam”. Còn những người già khác, con cháu họ ít đến. Tôi có nhớ một số bà lão, ngồi trên những chiếc xe đẩy, ngóng trông con cháu hay người thân, ngày này qua ngày khác, nhưng chẳng thấy ai. Có cả một bà cụ, cụ còn sống lâu hơn những người con trai; mỗi ngày bà vẫn ngồi chờ trông mong hình ảnh người con trai bước qua khung cửa. Thật tội nghiệp khi người ta sống dai như vậy trong sự cô đơn!
image

     Ở xứ Mỹ này, tuổi già đúng là tuổi lỡ thời; cả hai đều không được người ta kính nể hay cho một chút gì quan trọng. Ở quê nhà, các ông già bà lão thì được nể vì nhất, vì họ là những người chia xẻ túi khôn cùng kinh nghiệm cho những người đi sau. Điều đó không có ở đây. Không ai muốn nghe tiếng nói của người già. Họ cảm thấy bị cô lập ngoài vòng ranh giới của con cháu Mỹ hóa của họ. Chúng cười vang về nhiều thứ mà tôi không hoàn toàn hiểu được. Mỹ đúng là một quốc gia của giới trẻ hơn là giới già như tôi.

     Vào những buổi chiều mùa đông, tôi ngồi nhìn những hàng cây trơ trụi lá, tâm hồn lạc lõng. Tôi nghĩ về cái thế giới mà tôi đã biết, nay đã bay xa, như làn khói hương trầm. Tôi nghĩ đến cố hương, đến những mùa lễ Tết ở Saigon, đến những đám cưới, đám hỏi, đến những chuyến du lịch, những lần tíu tít họp mặt gia đình, ai ai cũng có mặt, con nít chạy quanh, người lớn ngồi nói chuyện đời chuyện gẫu, đàn bà con gái quây quần chung lo việc bếp nước. Và tôi cảm thấy rất khao khát những ngày quá khứ xa xưa.


Andrew Lâm
Nguyễn Đức Nguyên (chuyển ngữ)
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/May/2023 lúc 1:04pm

Tình già | Truyện ngắn Sáng tác

CAFE SAIGON VLOGS <<<<<<

Tình%20Già%20_%20Truyện%20ngắn%20của%20Cung%20Vũ%20|%20Gia%20Đình%20Khóa%201%20Cựu%20SVSQ%20Học%20Viện%20CSQG


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 20/May/2023 lúc 1:52pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Jun/2023 lúc 2:11pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Jun/2023 lúc 5:25am

Người Già Muốn Gì?


Trước hết, xin cảm ơn tổ chức Liên hiệp quốc đã có nhã ý dành một ngày để “vinh danh” người già trên toàn thế giới. Đó là ngày 1/10 hàng năm. Tôi cũng là người già nhưng thật tình chẳng biết đến ngày “International Day of Older Persons” nếu không tình cờ đọc được thông tin này trên mạng.


Theo Wikipedia, “Ngày quốc tế người cao tuổi” đầu tiên được tiến hành vào ngày 1/10/1991. Ngày này được tổ chức để nâng cao nhận thức về các vấn đề ảnh hưởng đến người già, chẳng hạn như quá trình lão hóa và việc lạm dụng người cao tuổi. Đây cũng là một ngày để đánh giá cao những đóng góp mà những người cao tuổi đã cống hiến cho xã hội.

Đọc tin này, các lão ông, lão bà thấy cảm động quá, trong lòng cứ “bồi hồi xúc động” tựa như trẻ thơ được cha mẹ khen ngợi và vinh danh đến… “phổng cả mũi”! Tuy nhiên, đó chỉ là phản ứng nhất thời vì vấn đề đặt ra là chúng tôi, những người lớn tuổi, thực sự muốn gì?


Ta có hiệu xe Yamaha mà một số người lại cải biên thành “Già-Mà-Ham” để chỉ cái tật không nhận thức được tuổi già của mình cứ muốn thế này, thế khác. Xét cho cùng, dù già cả nhưng trong lòng vẫn có những ước muốn thầm kín nhưng nói ra lại sợ con cháu cười.

Một trong những ước muốn đó là Sức khỏe. Mỗi sáng thức dậy, những người từ 60 tuổi trở lên thường hay tự kiểm tra hôm nay thấy trong người như thế nào? Có giống như hôm qua hay lại tệ hơn? Các cụ ngoài 70 lại còn bi quan hơn, một ngày mới chỉ đem lại một quỹ thời gian ngày một cạn kiệt!


Khổ nhất là người già bị bệnh, mà ai cũng thế, thôi thì đủ các món “ăn chơi” nhưng lại khó nuốt: loãng xương, thấp khớp, tiểu đường, cholesterol, huyết áp (tăng hoặc giảm), táo bón kinh niên mà lại đi tiểu soèn xoẹt. 

Đầu óc thì không còn nhạy bén như hồi còn trẻ, nói trước quên sau, thậm chí còn có người bị lú lẫn, không biết mình là ai. Tai thì nghễnh ngãng đến độ điếc đặc! Đi lại thì khó khăn mà lại còn hay té ngã. Mà mỗi lần té hay bị gãy xương nhiều khi còn bị nằm liệt giường. 

Người già bỗng chốc trở thành kén ăn, hiểu theo nghĩa cứ món nào mềm, nhừ mới ăn được. Răng cỏ cái còn, cái mất nên kén ăn là phải. Mà của đáng tội, có ăn được bao nhiêu đâu nên bao tử ngày càng teo tóp. Con cái vì thương cha mẹ nên cứ ép ăn, ép uống tựa như em bé ngày nào. 

Người ta nói một người già bằng ba con nít. Nếu quả như vậy thì quá khổ cho con cháu phải chăm sóc. Có những người già phải mang tã vì không kiểm soát được sự bài tiết. Có những người lớn tuổi phải di chuyển trên xe lăn có nghĩa là con cháu phải đi theo.

 

Trong những gia đình sống theo kiểu “tam đại đồng đường” có người cao tuổi là ông bà nội ngoại thì hẳn nhiên là cha mẹ và con cái bị ảnh hưởng rất nhiều. Khi bị bệnh, ông bà không thể giúp cha mẹ trong việc chăm sóc con cái như khi còn khỏe. Trái lại, họ trở thành một mối lo hàng đầu trong mọi sinh hoạt gia đình. 

Sẽ không còn những ngày cuối tuần vui vẻ, cả nhà kéo nhau đi ăn tiệm. Trong nhà sẽ vắng đi tiếng cười trẻ thơ vì ông bà bệnh làm sao vui được. Vợ chồng sẽ bớt đi những giây phút riêng tư với nhau vì còn phải lo cho ông bà. 

Hơn nữa con vẫn phải đi làm, cháu vẫn phải đi học nên người bệnh có khi phải thui thủi một mình. Nếu may mắn có thêm người chồng hoặc vợ bên cạnh thì đó là niềm an ủi duy nhất. Tuy vậy, đó chỉ là tinh thần vì người hôn phối nay cũng đã già. Làm gì còn có cảnh “hầu quạt” như nhà thơ Huy Cận đã vẽ ra:

“Tay anh em hãy tựa đầu,

Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi…”

Người già thấy rõ những điều đó nhưng không thể nào thay đổi được tình hình. Người già vốn hay tủi thân nên chỉ cần một cử chỉ vô tình hay lời nói không cố ý cũng đủ làm họ buồn cho thân phận bệnh hoạn của mình. Thế cho nên, có người cầu mong mình được chết sớm để trả lại một cuộc sống bình thường cho con cháu.

 

Vẫn biết, làm người ai cũng “tham sanh, húy tử” nhưng ở trong tình trạng bệnh hoạn, người già chỉ mong sao cho mình chết sớm. Nói theo nhà Phật là để giải cái “nghiệp” của mình cũng như trả cái “nợ” cho những người thân.

  

Trên thế giới, người ta đã nói đến “Quyền được chết”, một từ ngữ pháp lý dùng để chỉ về việc lựa chọn của con người: tìm đến cái chết một cách tự nguyện nhằm giải thoát khỏi đau khổ, bệnh tật hoặc các lý do khác. “Trợ tử” là sự can thiệp cố ý được thực hiện với ý định rõ ràng về sự kết thúc một cuộc sống, để xoa dịu sự đau đớn khó chữa. 

Vấn đề đặt ra là những tranh cãi gay gắt về đạo đức và lo ngại những hệ lụy xấu do việc trợ tử gây ra. Tính đến nay, trong tổng số 221 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, chỉ có 3 nước cho phép trợ tử bệnh nhân là Bỉ, Luxembourg, Hà Lan.

 

Nhiều người phản đối vì cho rằng con người không có quyền can thiệp vào sự sống chết của người khác, trừ khi đó là tội phạm đã bị tòa tuyên án tử hình. Mọi sự can thiệp hay giúp đỡ để người bệnh được chết đều phải bị coi là giết người.


Ngoài ba nước nói trên, Thụy Sĩ, Argentina và 5 tiểu bang ở Mỹ (Washington, Oregon, Vermont, New Mexico và Montana) cho phép bệnh nhân tự nguyện dừng điều trị để tự tìm cái chết nhưng cấm mọi người khác (kể cả người thân và bác sĩ) gợi ý, kê đơn hoặc cung cấp phương tiện cho họ tự sát (nếu cung cấp thì vẫn sẽ bị xử lý hình sự). 

Bỏ qua mọi tranh cãi về đạo đức và tôn giáo, tại sao ta không nhìn về “quyền được chết” của người già dưới con mắt của một người bình thường? Đó là quyền và cũng là lối thoát hợp lý nhất của con người trong hoàn cảnh bệnh hoạn. Đó cũng là giấc mơ được giải thoát chứ không phải là sự “tự tử” của những người chán sống. 

Đành rằng sự ra đi của người thân là sự mất mát không nhỏ đối với những người trong gia đình. Cuộc sống là như vậy, có sinh ắt có tử, ai cũng phải trải qua một lần. Người già tự nguyện ra đi với một nụ cười để giúp những người trẻ tiếp tục sống một cuộc đời hạnh phúc mà trước đó họ đã từng hưởng. 

Đó là vấn đề mà mọi người cần quan tâm. Và đó cũng là điều mà những người già mong muốn nhưng không nói ra!


Nguyễn Ngọc Chính

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Jun/2023 lúc 10:13am

TÂM SỰ TUỔI GIÀ   <<<<<<

Beautiful%20Caucasian%20old%20couple%20sitting%20at%20a%20table%20|%20Stock%20image%20|%20Colourbox




Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Jun/2023 lúc 10:15am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Jun/2023 lúc 10:56am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Jul/2023 lúc 11:28am

Trẻ không chịu nhớ, già mới nhớ





Mẹ cô bạn tôi, 90 tuổi, vừa cầm quyển sách tôi tặng, chỉ mới nhìn tựa đề “Những thằng già nhớ mẹ” đã lẩm bẩm:“Trẻ không chịu nhớ, đợi đến lúc già rồi mới nhớ”. Nhận xét của người già thường lẩn thẩn, nhưng ngẫm lại nhiều khi nhức nhối.

Vũ Thế Thành

me%20gia%202

Với mấy bà mẹ, nhớ là thương. Thương là phải biểu hiện cụ thể, là quan tâm, chăm sóc,… nếu cần thí mạng như gà mẹ xù cánh đấu với diều hâu cũng được. Hiểu theo kiểu lẩm bẩm của bà cụ 90 thì, trẻ không chịu thương (mẹ), tới già rồi mới biết thương thì còn làm được cái gì nữa. Câu nói hàm chứa bao nỗi chịu đựng sự vô tâm của con cái ngay từ hồi chúng còn trẻ. Viết tới đây thấy chột dạ.

Vì sao nhớ mẹ? Nhớ là…nhớ, là trạng thái tình cảm…. Hỏi vặn vẹo thế ai mà trả lời nổi. Con nít nhớ mẹ, người già nhớ mẹ có chỗ giống nhau, có chỗ khác nhau.

Đứa con út của tôi hồi 5 tuổi, một buổi tối cháu đang ngủ, chợt ngồi dậy dựa tường, mặt mũi buồn thiu. Tôi thấy nước mắt lăn trên mặt nó. “Con nhớ mẹ, phải không?”. Nó gật đầu. Mẹ đi công tác vài hôm, con bé thiếu hơi mẹ trằn trọc, khó ngủ. Khi con tôi trưởng thành, đôi lần nhớ lại mặt mũi buồn thiu của nó, tôi cũng không hỏi cái cảm giác nhớ mẹ của nó lúc ấy thế nào.


REPORT THIS AD

Tôi không bao giờ có cảm giác nhớ mẹ, hay thiếu mẹ như vậy. Tuổi thơ của tôi và sau này, mẹ tôi lúc nào cũng sẵn đó, chỉ có tôi ham vui xa bà. Thằng con lãng tử lông bông, đi chán lại mò về. Về rồi thấy mọi thứ vẫn thế, nên ỷ lại. Nhận ra được những giá trị mình đang sở hữu coi vậy mà khó.

Chỉ khi bà mất, tôi mới cảm thấy thiếu. Mọi vật dụng, giường tủ, ly nước, lọ thuốc …còn đó mà như thiếu. Sau đám tang, tôi sợ về nhà, sợ nhìn thấy mấy thứ đó. Thôi, bỏ đi giang hồ vài tháng.

Đến lúc biết quan tâm đến mẹ thì lại lấy cái tỉnh táo của người bình thường so đo với sự lẩn thẩn của người già. Đâu chịu nghĩ hồi xưa, bà cũng kiên nhẫn chịu đựng cái tính ngang ngược của mình gấp nhiều lần.

Lại cứ khư khư mang kiến thức khoa học để ép bà, nay kiêng khem thứ này, mai hạn chế thứ kia. Đâu chịu nghĩ, hồi xưa đời mình còn dài, bây giờ đời bà quá ngắn. Chất lượng cuộc sống và kéo dài cuộc sống, thứ nào quan trọng hơn? Tinh thần thoải mái và vật chất phủ phê, thứ nào bà cần hơn?

Bằng cấp cho lắm vào rồi mờ mắt, nhìn không ra những điều đơn sơ nhất. Nghĩ lại thấy mình láo lếu đủ chuyện.

Những ngày ở Đà Lạt, những cái láo lếu này đeo bám tôi riết. Nhìn lên bàn thờ, rồi nhìn lại mình. Tiếc rồi mới nhớ, hay nhớ rồi mới tiếc? Hai trạng thái đó cứ lẫn lộn. Đôi lúc nghĩ bừa, phận làm con chưa tử tế, coi như xù nợ. Bà là mẹ chắc không để bụng. Nợ gì thì trả được, chứ nợ tình mẫu tử trả sao cho nổi. Vay không lãi, mà nợ cứ chồng lên nợ !

Nhưng rồi cũng đến lúc để bà ra đi thanh thản, gần 5 năm rồi rồi còn gì… Ký ức thì nên giữ, nhưng níu kéo bằng nỗi nhớ thương quay quắt thì chỉ làm người đi không nỡ, kẻ ở bận lòng.Advertisements

REPORT THIS AD

Hôm rồi nhận được email của một độc giả hỏi mua sách. Cuối thư kèm theo lời chúc “Chúc bác một mùa Vu Lan hiếu hạnh”. Trời đất! Làm gì còn cơ hội mà hiếu hạnh ở đây nữa, hở người bạn độc giả phương xa. Muộn rồi!

Lúc nhỏ nhớ mẹ vì nhu cầu, khi già nhớ mẹ vì hối tiếc. Thế những người lớn còn mẹ thì sao? Tôi ngậm ngùi… chúc các bạn một mùa Vu Lan hiếu hạnh.

VŨ THẾ THÀNH

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Jul/2023 lúc 1:27pm

Mình Ơi! Em Muốn…


Old%20Couple%20Walking%20Images:%20Browse%2074,514%20Stock%20Photos%20&%20Vectors%20Free%20%20Download%20with%20Trial%20|%20Shutterstock

-Mình ơi em muốn…

-Mình muốn gì thì gì anh cũng chiều mình hết, nhưng mình đừng đánh thức anh dậy để uống thuốc ngủ là được rồi.

-Mình chọc em hoài, em muốn nghe mình gọi: “mình ơi!”

-Mình làm anh hết hồn, mình muốn nghe tiếng gọi “mình ơi” thì…

“Mình ơi đi mãi quên lời…
Em yêu tiếng gọi của mình, mình ơi!”.
Mình ơi! Mình mình ơi!

Nghe ca sĩ Ý Lan, Diệu Hương, Ngọc Hạ cất cao theo tiếng gọi: “Mình ơi!” thì sắt cũng phải mềm, đá cũng phải chảy nước vì cảm động, những con tim 81 muốn quay trở lại ngay tuổi 18 để đáp lời tiếng gọi tình yêu: “mình ơi!”

Nhưng khi thấy trên TV, những diễn viên, diễn giả khi thưa chuyện với khán thính giả thuộc đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi thành phần, mọi trình độ mà diễn viên này tự xưng: “mình, tụi mình, tụi này” với khán thính giả thì tôi muốn vả vào cái mặt vuông màn hình vài cái.

Thuở xưa (1950), thày Hiệu Trưởng Nhữ Đình Chu và thày cô Nguyễn Hữu Lãng bắt chúng tôi “tiên học lễ, hậu học văn”, phải dùng đại danh từ sao cho chính xác, cho đúng vai vế với người đối diện, trong đó có “mình” thuộc ngôi thứ hai số ít:

“Mình” là danh xưng đại danh từ ngôi thứ hai số ít, tiếng gọi dành cho đôi nam nữ bày tỏ tình cảm yêu thương nơi chốn riêng tư, thí dụ như:

-Mình ơi em có tin mừng…

-Mình ơi em muốn…

-Mình ơi anh yêu mình v.v..

Còn nói chuyện nơi công cộng, trên radio, TV, vì phép lịch sự, để tôn trọng khán thính giả, thì phải dùng những đại danh từ: “Tôi, chúng tôi”.

Ngày nay, dưới Xã Hội Chủ Nghĩa, những “đỉnh cao trí tệ”, tệ đến nỗi không biết mình là cái giống gì mà lại tự xưng “mình” với mọi người. Con nít xưng “mình” với người già, đàn bà xưng “mình” với đàn ông xa lạ và ngược lại, cả một cái xã hội không còn tôn ti trật tự gì nữa!

Một đứa trẻ hà-lội trên sân khấu thi “tài năng siêu trí tuệ nhí” nói:

–Chào mọi người (chào cả nhà), mình tên là Hồ Văn Tặc….

Một khán giả già, thuộc thế hệ sinh ra và lớn lên ở đất Thăng Long, cái xứ ngàn năm văn vật, khẽ thở dài:

-Văn minh, văn hoá trời thu sạch, đạo đức cương thường đảo ngược ư?

Rồi từ thành thị đến thôn quê, lên tận vùng cao, đâu đâu cũng “mình”, không còn phân biệt được ai với ai. cứ làm như “mình với ta tuy hai mà một, ta với mình tuy một mà hai”. Một chú bé trai thích “lai-chim” (livestram”, làm “giu-tu-be”, kiếm “viu”, đến hỏi một bà già xa lạ đang cho lợn ăn:

–Cho mình hỏi nhà mình nuôi được mấy xon lợn?

Thằng phỏng vấn trẻ con xưng mình rồi gọi bà già là “mình”!

Trời cao, dất dày ơi!

Nhưng thôi, chẳng rỗi hơi bàn chuyện dài chữ nghĩa của cái nơi “Xuống Hố Cả Nút”, nhưng từ khi Hoa Kỳ nhập “khẩu” những cái mồm “bức xúc, tham quan, quá trình, nói chung” v.v.. thì cộng đồng Việt tị nạn bị lây ngôn ngữ nói bậy như lây cô vi, cô vít, virus corona (vc).

Đại danh từ “mình” từ trong nước theo làn sóng “cầu thực” ra hải ngoại, lây lan khắp nơi, bị dùng bừa bãi, bất kể đối tượng là ai. Thay vì dùng chủ từ “tôi, chúng tôi” một cách lịch sự, nghiêm trang, thì các đương sự cứ xưng “mình” với mọi người một cách vô tâm, vô ý…thức trên radio, TV tiếng Việt

Trong chương trình quảng cáo dược thảo trị táo bón của BS Phạm, một nữ nhân “hồ hởi phấn khởi” oang oang trên radio cứ như chỗ không người:

-Giê-Su-Ma, mình táo bón lâu rồi, mà chỉ uống có 2 viên là ra ngay, bác sĩ!

Bà là cái thớ gì của BS mà xưng “mình” với ông ta! Bà bệnh không sợ bà bác sĩ ghen à? Xin đề nghị với bà, thay vì xưng “mình” thì: “tôi” cho lịch sự một tí.

Xin mời b ạn nghe Dr PT và nữ bệnh nhân bị táo bón đối thoại với nhau:

Dr PT: -Chị bị táo bón bao lâu rồi?

Bệnh Nhân: -Giê-Su-Ma*, mình** bị táo bón lâu lắm rồi, bác sĩ, uống đủ thứ thuốc không khỏi, vậy mà uống dược thảo chai số 12 là hết ngay, bác sĩ.

-Chị uống như thế nào và uống bao lâu mới có kết quả?

-Mỗi lần mình** uống 2 viên, bác sĩ. Uống xong là đi ra.. ngay, bác sĩ.

*Nữ bệnh nhân này đích thị là con chiên “không ngoan đạo” nên mở miệng ra nói bất cứ việc gì cũng phải kêu tên Chúa, nhưng bà có biết rằng đó là phạm vào điều răn thứ hai: “Thứ hai chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ” không? Bà táo bón chứ có phải Chúa Giê-Su bị táo bón đâu thì hà cớ gì bà kêu tên Chúa một cách vô cớ?

**Lại nữa, đại danh từ mình** chỉ dùng khi hai vợ chồng thủ thỉ với nhau:

-Mình ơi, anh muốn ăn phở. Mình ơi khuya rồi đừng coi phim Đại Hàn nữa, đêm khuya mỗi khắc giá ngàn vàng đó mình ơi. Mình ơi em có…, mình ơi em tắt….

Ngày nay ở hải ngoại, ở Bolsa thì nữ bệnh nhân xưng mình** với nam BS cứ ngọt như mía lùi, vô tình hay ẩn ý này đều làm tiếng Việt bị lu mờ, ấy là chưa kể có thể dẫn đến tình trạng “ngứa ghẻ đòn ghen” của bà bác sĩ-tức vợ của bác sĩ.

Nếu viết câu nói trên ra trên giấy thì độc giả còn thấy cái dấu phẩy (,) phía trước chữ bác sĩ, thay cho câu: “thưa bác sĩ”, nhưng khi nói thì làm sao thính giả trông thấy cái dấu phẩy (,), không nghe có chữ “thưa” nên câu trả lời của bệnh nhân tên Ph. trên radio nghe khiếp quá:

-Mình uống 2 viên, bác sĩ… rồi mình đi được ngay ra, bác sĩ!

Không phải nữ bệnh nhân này nói một lần, mà cứ mỗi khi có quảng cáo về dược thảo thì “vũ như cẫn”, vẫn như cũ, cái dĩa hát được quay lại:

-“Mình uống 2 viên, bác sĩ”.

Ngoài thuốc táo bón ra, còn thuốc bổ nữa chứ, xin mời nghe:

-Ối giời ơi, bác sĩ, còn cái lọ Maratong nữa, mỗi lần mình uống 2 viên, bác sĩ, làm mình khỏe ra, mình làm việc suốt đêm không biết mệt, bác sĩ.

–“Da” mình lại trắng ra như trứng gà bóc, mấy con bạn mình khen: “Ơ cái con Ph hơn 50 rồi mà trông nó cứ như là con gái”.

Lại một ông Dr khác nữa: Ông Dr Bean nói về việc học y khoa với giáo sư H.. và cô NL cùng hàng ngàn khán thính giả trên LSR & TV. Ông nói:

–Mình phải học cố gắng, lấy nhiều tín chỉ, tụi này học ngày học đêm…

Đề nghị quan đốc dành riêng tiếng “mình” cho bà đốc. Còn hai chữ: “tụi này” là tụi nào vậy thưa ông đốc?

Tôi tin chắc rẳng mọi người công dân VNCH lịch sự, có văn hoá rất bực cái mình với lối xưng hô mới này mà Hoa Kỳ “nhập khẩu” từ cái xứ XHCN, bực mình mà không nói ra được ắt sinh táo bón.

Nhà văn, nhà báo, nhà giáo hiền lành, đáng kính Lê Nghiêm Kính cũng phải bực mình với cái “mình” mà lên tiếng bằng tựa bài viết:

 “Mình ơi!” Xưng Với Hô!

Xin trích:

Nhạc sĩ Diệu Hương có sáng tác bản nhạc “Mình ơi!” rất nổi tiếng để nói về tình đằm thắm cũng như nỗi chia cách của một đôi vợ chồng:

 “Đôi chim là chim ríu rít trên cành
Em yêu là yêu tiếng gọi của Mình là Mình, Mình ơi !”

Bùi Giáng cũng đã viết về “mình”

– “Mình ơi! Tôi gọi là nhà. Nhà ơi! Tôi gọi mình là nhà tôi!”

Chúng ta cũng còn nhớ đến câu ca dao tình tứ sau đây:

– “Mình về mình nhớ ta chăng? Ta về ta nhớ hàm răng mình cười!

-“Ta về ta cũng nhớ mình. Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao!”

 Vậy tiếng “mình” trong các trường hợp ở trên đều để chỉ về những nhân vật thân tình như vợ chồng, người yêu hay bồ bịch, đâu có thể dùng không đúng chỗ với người khác, để có ngày bị chửi vào mặt.

Lấy một ví dụ, có gặp một cô gái không quen biết ngoài đường, mà một thanh niên dám mở miệng hỏi: “Mình cho tôi biết bây giờ là mấy giờ rồi?” thì thế nào cũng bị ăn một câu chửi hay bị một cái lườm, hay bị gọi là “đồ vô lại!”

Lại ví như vào tiệm ăn, mà khách tìm hỏi một cô hầu bàn: “Mình chỉ cho mình phòng vệ sinh ở đâu?” thì hy vọng được gọi là “Cha già dịch!”

Vậy mà bây giờ ở đất Bolsa này đi đâu cũng gặp “mình” và bị gọi bằng “mình!”

Mua một món hàng, lớ ngớ chưa biết đắt rẻ thế nào, thì đã được cô bán hàng nở một nụ cười rất là “khuyến mãi:” 

– Cái này mình bán $22 thôi! Mình muốn không, mình bán rẻ cho?” 

Nghe đến nát cả ruột gan!

Khách bị gọi bằng “mình” (ngôi thứ hai, số ít) và người nói cũng tự xưng là “mình” (ngôi thứ nhất, số ít.).

Thử tưởng tượng, mới vào quán ăn, vừa kéo ghế ngồi thì đám khách đã bị một “tiếp viên- du học sinh” bước lại hỏi:

 – “Mình đi mấy người?” 

Và có thể bị hỏi tiếp câu thứ hai:

-“Mình ăn gì?”

Thế là chưa ăn, mà đã thấy no ngang hông rồi:

– “Heh! Vừa thôi chứ! Đồ mất dạy! Tao tuổi không chỉ những đáng bố của mày, mà còn là lớn hơn ông nội của mày nữa! Mày xưng “mình” với ai và gọi “mình” với ai đây? Cứ là cá mè một lứa, vào gọi bà chủ của mày ra đây!”

Không chĩ những dân du…mục, mà có diễn giả, tóc bạc, nói chuyện văn học, lên diễn đàn, nói trước “micro” cũng một xưng mình, hai xưng mình, nghe thân mật và “người nhà” hết cỡ!

Cứ tình trạng “mình ơi!” này phát triển, rồi đây ở Bolsa, ở Việt Nam, Quý Linh Mục, Thượng Tọa sẽ mở đầu bài giảng ở chốn tôn nghiêm, bằng chữ mình (với con chiên, Phật tử, đồng đạo:

 “Mình xin chào… hôm nay mình giảng về…” 

Ca sĩ lên sân khấu thì;

– “Mình xin trình bày bài…”

Giáo sư với sinh viên thì;

– “Mình sẽ nói về…”

Trong bài viết “Trân Trọng Chữ Nghĩa” nhà báo HP than phiền;

 “Mới hôm qua, bước vào một ngân hàng ở góc đường Westminster và Brookhurst, kẻ hèn ngoại bát tuần này được một cô nhân viên trẻ đẹp vồn vã hỏi rằng: “Mình cần gì?”

Nhà báo Đỗ Văn Phúc từ Austin TX cũng than phiền:

Chuyện Dài Chữ Nghĩa

Xin trích:

 Hàng ngày, trên các trang Facebook, thấy nhảy vào trong các cái post của chúng ta những câu quảng cáo đủ loại từ bên Việt Nam mà đa số là của các cô, đại loại như: “Mình xin giới thiệu sản phẩm xyz… đầy ‘chất lượng’, giá ‘bèo’. Xin “giao lưu’ với mình qua điện thoại. 81-000-9999.”  Hoặc thỉnh thoảng nhận cú điện thoại lạ hoắc với cái giọng ỏn ẻn như: “Alô, mình xin nói chuyện với anh ABC. Mình có loại hàng này….”

Các cô gái này chắc khoảng trên dưới hai mươi, không cần biết đối tượng họ đang tiếp xúc già trẻ lớn bé ra sao – có khi người ở tuổi cha ông của họ – cứ suồng sã gọi anh, xưng mình như các cô gái bán bar hay các em út ở nhà thổ vồ vập với khách làng chơi. Tiếng mình dùng ở ngôi thứ nhì để gọi người thân yêu như vợ chồng hay bạn hữu gọi nhau. Ca dao Việt Nam cũng có câu:

Mình với ta tuy hai mà một,
Ta với mình tuy một mà hai.

Trường hợp dùng chữ “mình” cho ngôi thứ hai này, chỉ nên dùng khi đối thoại giữa những đôi vợ chồng, tình nhân hay đôi bạn thật thân thiết chứ không thể nói với bất cứ ai khác.

Sẽ là một sự suồng sã quá đáng khi một thanh niên hay thiếu nữ tuổi hai mươi, ba mươi xưng “mình” với một khách hàng lạ hoắc, nhất là khi người khách này đáng tuổi cha chú của họ. Càng tệ hơn nếu dùng cho ngôi thứ hai, khi gọi người khác bằng chữ “mình”. Có vài cô khi quảng cáo còn õng ẹo sỗ sàng hơn khi gọi khách hàng nam giới là “anh yêu”!

Ngoài ra, chúng tôi cũng thấy rất chướng tai khi những người lớn tuổi – dù đàn ông hay đàn bà – nói chuyện với nhau mà dùng tên mình để tự xưng như một đại danh từ!

Trong quan hệ thông thường, việc dùng tên để tự xưng chỉ có các cô bạn gái trẻ với nhau hay trong gia đình mà thôi. Ra giữa công cộng, trong sinh hoạt đoàn thể cộng đồng thì nên xưng ‘tôi,’ ‘chúng tôi’ là đủ lịch sự. Nếu phải nói chuyện với các vị cao tuổi hơn, thì có thể tự xưng là ‘em’ hay ‘cháu’là đã quá dư thừa sự lễ độ.

Một anh bạn tuổi hơn 70 gọi nói chuyện với tôi lần đầu tiên qua điện thoại:

-“Tuấn muốn mời anh tham gia trong nhóm này của Tuấn…”

Trò chuyện xong, tôi cúp máy và không tiếp tục liên lạc vì thấy cung cách nói năng của anh ta có vẻ màu mè, sao sao, khó diễn tả.

 Chúng tôi cũng gặp nhiều trường hợp tương tự trong các đoạn video thảo luận thời sự trên youtube hoặc social media. Cũng trong cách phát biểu trước đám đông, nên tránh dùng đại danh từ ‘tôi’ có vẻ tự phụ, mà nên xưng ‘chúng tôi’ hay ‘chúng ta’ để lấy cảm tình và lôi kéo thính giả, khán giả về phía mình. Dùng chữ ‘chúng tôi’ khi báo cáo công việc là tỏ sự khiêm tốn, chia sẻ phần công lao cho những người cộng sự chứ không vơ hết vào cái ‘tôi’ đáng ghét.

Để kết luận, chúng tôi xin kể một câu chuyện miêu tả hết sự ngọt ngào trong chữ “mình”.

Một đôi vợ chồng già (đôi chứ không phải cặp đôi) ngồi bên nhau âu yếm dưới ánh trăng trên chiếc ghế ở sau vườn. Bà nũng nịu ôm bờ vai của ông và thỏ thẻ:

 – Mình ơi, mình còn nhớ những ngày hè tươi vui lúc chúng mình còn đôi mươi. Mình ôm em vào lòng, nói yêu em, rồi mình cắn nhẹ vào vai em.

Ông cụ đột nhiên đứng dậy, quay gót đi vào nhà. Bà hoảng hốt với theo:

– Mình ơi, em có nói gì buồn lòng mình mà mình giận, mình bỏ đi thế?

Cụ ông quay mặt lại, nhẹ nhàng nói:

– Không đâu mình! Tôi đi vào trong nhà lấy cái hàm răng giả đeo vào để cắn vai mình cho mình vui./.

Để giữ gìn tiếng Việt (VNCH) cho luôn luôn được lịch sự, trong sáng, chúng tôi xin thỉnh cầu quý: ông, bà, cô, bác, cậu, mợ, chú, dì, dượng, anh hai, chị ba, em tư chớ nên, đừng bao giờ:

-Tự xưng “mình” với bất cứ ai.

-Gọi bất cứ ai-(ngôi thứ hai) là “mình”

Trừ khi:

“Mình với ta tuy hai mà một.

Ta với mình cùng chung giường, chung chăn, chung gối, chung con chung cháu để nối dõi tông đường./.

Phuhotrac (Tô Văn Cấp)



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 03/Jul/2023 lúc 1:31pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Jul/2023 lúc 9:29am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 70 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.297 seconds.