Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 70 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 26/Feb/2023 lúc 8:24am

Tuổi Già Hạnh Phúc

 “Ông già bảy mươi tuổi bỗng chốc thấy mình trẻ lại như trẻ con: Cũng lăn ra sàn nhà, làm bò, làm ngựa cho cháu mình cỡi và thấy hạnh phúc trong từng ánh mắt, giọng nói, tướng đi, tiếng cười của cháu.”


Tác giả Duy Nhân tên thật Nguyễn Đức Đạo hiện ở tại Chicago, tiểu bang Illinois.Đã đóng góp nhiều bài Viêt Về Nước Mỹ và được lãnh giải nhiều lần từ năm 2001. Sau đây là bài mới nhất của tác giả. 

*****

Tuổi già được hiểu một cách đơn giản là tuổi về hưu, không còn làm việc nữa. Gần suốt đời theo đuổi công danh sự nghiệp, đấu tranh xây dựng xã hội, kế đến lập gia đình, lo cho con cái, giờ chúng đã trưởng thành và yên bề gia thất, nhiệm vụ xem như đã hoàn thành. Thời gian dành cho tuổi già, cho bản thân không được bao nhiêu. Vấn đề còn lại là sống thế nào cho có ‎‎ý nghĩa và hạnh phúc trong những năm tháng cuối đời?

Hạnh phúc thường được hiểu là trạng thái tâm lý khi mục tiêu được hoàn thành. Vì mỗi cá nhân có lý‎ tưởng và mục tiêu khác nhau nên ý niệm hạnh phúc cũng có tính chủ quan, tùy thuộc vào từng cá nhân. Hạnh phúc của người này chưa hẳn là hạnh phúc của người khác và có khi còn trái với hạnh phúc của người khác nữa! Chẳng lẽ không có một chuẩn mực phồ quát, chung nhất, đúng cho mọi người trong mọi hoàn cảnh, trường hợp? Câu trả lời là có. Do đó mới có bài viết này, ghi lại những trải nghiệm bản thân, để chia sẻ cùng những bạn già qu‎‎í mến nhất của tôi.

 
Thời gian trôi qua thật chậm và một ngày sẽ rất dài nếu như ta không có việc gì để làm. Thời đại internet ngày nay đã giúp giải quyết rất tốt vấn nạn này. Chỉ cần nhấp “chuột” một cái thì cả trăm tờ báo điện tử trong và ngoài nước hiện ra trên màn hình computer, tha hồ mà đọc. Cuốn Quốc Văn Giáo Khoa Thư xuất bản từ năm 1935, bây giờ rất dễ dàng tìm thấy trên internet. Các website, trang mạng thì cập nhật tin tức trên toàn thế giới từng phút, từng giây. Chuyện gì xảy ra ở Việt Nam chỉ sau vài giây thì chúng ta đều biết, trong khi đồng bào trong nước không biết gì cả. Riêng về mặt này, về “quyền được biết”, chúng ta quả thật may mắn và hạnh phúc hơn đồng bào trong nước rất nhiều. 

Tuổi già thường hay hoài niệm về quá khứ, mơ về Việt Nam. Muốn nghe lại bản nhạc xưa, muốn xem lại tuồng cải lương cũ chỉ cần vào YouTube. Chúng ta có thể đi vòng quanh thế giới, và “đến” bất cứ nước nào chỉ trong vài giây. Sớm mai thức dậy hoặc sau khi cơm nước xong lúc chiều tối mà nhấp nháp ly cà phê hoặc vừa uống trà, vừa nghe nhạc êm dịu, cùng lúc xem những hình ảnh nghệ thuật, trong khi đọc những lời hay ý ‎đẹp từ các PPS (power point show) thì còn gì thú vị hơn? Sau giây phút lắng lòng, nhìn lại mình, nhìn lại đời để rút ra bài học kinh nghiệm mới thấy cuộc đời này có ý nghĩa biết bao! 


Sau đó, chuyển (forward ) các PPS mà mình tâm đắc nhất cho người thân, bạn bè để cùng chia sẻ thì hạnh phúc của mình sẽ nhân lên gấp bội. Những ai thích viết lách, muốn tìm tài liệu thì vào Google. Hầu như tất cả những gì mình muốn đều tìm thấy được trên internet. Một ngày nọ, lang thang trên “mạng”, tình cờ tôi biết được Victor Hugo, một đại văn hào, một nhà thơ lớn và cũng là một kịch tác gia lừng danh của nước Pháp và thế giới thế kỷ 19, lại là một người rất yêu thương cháu nội của mình. Năm 1871, con trai lớn bị stroke mất, sau đó con dâu cũng chết theo, để lại cho ông hai đứa cháu nội phải nuôi dưỡng. Lúc đó đã 70 tuổi, Hugo phải từ bỏ sự nghiệp văn hóa và chánh trị đang lên, dành hết thời gian còn lại để nuôi dưỡng và chăm sóc hai cháu. Tôi rất cảm động, khâm phục và học được nhiều điều lý thú về tài dỗ cháu của ông, vì tôi cũng đang chăm sóc đứa cháu ngoại bằng tuổi cháu ông lúc đó. Khi viết về đề tài câu cá, vào internet tôi biết được nhiều tin tức bất ngờ lý thú. 

Vua Lê Đại Hành (940- 1005) của chúng ta mê câu cá còn hơn việc triều chính và thích câu cá hơn là tiếp sứ Tàu. Cựu Tổng Thống thứ 39 của Hoa Kỳ, Jimmy Carter, người được giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 2002 thì nói những biến động công luận lớn nhất trong nhiệm kỳ Tổng Thống của ông (1977-1981) cũng không đáng nhớ hay quan tâm bằng những kỷ niệm đi câu cá với thân phụ ông. Năm 80 tuổi ông vẫn còn câu cá, bị hiệp hội các nhà bảo vệ động vật Mỹ ra văn bản phản đối. Từ internet, tôi truy cập được nhiều thông tin hữu ích về y học, cách nấu ăn, nghệ thuật nhiếp ảnh và nhiều lãnh vực rất quan trọng khác. 

Nói chung, nhờ internet, một thành quả khoa học của thế kỷ mà ngày nay tầm nhìn của chúng ta được mở rộng, kiến thức được tăng cường, làm thay đổi đời sống cá nhân cũng như diện mạo thế giới, không kể đó là một kho tàng giải trí tuyệt vời và vô hạn. Nhiều người nói, nếu không có internet thì thời gian của tuổi già chắc là lê thê lắm. Các nhà nghiên cứu cho biết việc tuy cập internet có tác dụng như tập thể dục cho não bộ, khiến cho đầu óc thêm minh mẫn, chống được trầm cảm (depression) và giảm được nguy cơ lú lẫn, mất trí nhớ (Alzheimer) là căn bệnh thường thấy ở tuổi già.

 

Chứng bệnh thông thường nhất của người già là hay nhức mỏi các khớp xương, nhất là khi đứng hay ngồi lâu một chỗ như ngồi trước computer chẳng hạn. Do đó, sau một lúc ngồi computer tôi thường vác cần đi câu để vừa thư giản đầu óc vừa sống với không khí trong lành ngoài trời và tận hưởng cái thú của ngư ông bên cạnh bốn cái thú mà ông trời đã ban phát cho con người là ăn, ngủ….. Như đã nói, hạnh phúc của người này chưa hẵn là hạnh phúc của người kia. Những người không thích câu cá nêu lên nhiều lý‎ do rất chánh đáng như: câu cá là sát sinh, câu cá rất tốn tiền, câu cá rất vất vả vân.vân và vân. vân…Những người này thì không bao giờ có được cảm giác mạnh, một hạnh phúc tột cùng của người đi câu khi cá cắn câu, khi phải chiến đấu với một con cá thật to trong nhiều phút, thậm chí hàng giờ mới lôi được nó lên bờ.


Xã hội của dân câu cá là xã hội của những người tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ và chia sẻ cho nhau những gì mình có. Hôm nào bạn câu không được thì người ta cho cá mang về… khoe với bà xã là tay nghề của mình không tệ lắm. Lúc bạn câu được nhiều cá thì bạn cũng san sẻ bớt cho bạn bè hoặc bà con lối xóm, họ vui mừng biết chừng nào. Câu cá là một môn thể thao, một trò giải trí rất tao nhã cho người lớn tuổi và là một cơ hội để trở về với cách sống đơn giản, thuần khiết của cha ông. Vua chúa ngày xưa và Tổng Thống bây giờ cũng mê câu cá, có những gia đình gồm có ông bà, cha mẹ, con cháu củng nhau đi câu cá, mỗi người một cần câu, vui đáo để. Tôi chỉ tạm ngưng việc câu cá từ khi đứa cháu ngoại ra đời và phài chăm sóc nó cho tới bây giờ.
 
Còn nhỏ thì bận học hành, trưởng thành thì mang trên vai gánh nặng gia đình, tranh đấu với xã hội để tồn tại và vươn lên. Chuyện cơm, áo, gạo, tiền là nỗi ám ảnh không nguôi, nếu gia nhập quân đội thì lo chuyện sống chết từng ngày. Thì giờ ở đâu mà nghĩ tới bản thân, hưởng thụ cuộc sống? Cho tới lúc về hưu mới có điều kiện và đi du lịch, là một hình thức hưởng thụ cuộc sống lành mạnh nhất. Mặc dầu làm việc cả đời nhưng không phải ai khi về hưu cũng có đủ tiền để đi du lịch nay đây mai đó. Tốt nhất là trông cậy ở các con. Mỗi năm chúng hùn tiền lại mua cho ba mẹ chiếc vé máy bay đến nơi nào mà ba mẹ thích. Không được sao?
 

Du lịch các nước là chuyện bình thường. Trong hoàn cảnh đặc biệt của người Việt tha hương, theo ý riêng của người viết thì du lịch về Việt Nam vẫn là ý nghĩa nhất. Ý nghĩa vì ở đó có mồ mả ông bà, cha mẹ, có bà con, bạn cũ, có biết bao là kỷ niệm ấu thơ với mái trường, góc phố, công viên, đình làng, với dòng sông mà ngày xưa mỗi chiều đi học về, đem cặp sách giấu vội vào bụi rậm, cởi hết quần áo, nhảy ùm xuống sông mà bơi lội, nô đùa với bạn bè đồng trang lứa. Ôi! Sao mà êm đềm hạnh phúc quá đổi! Tôi về Việt Nam nhiều lần nhưng lần nào khi máy bay bay vào không phận Việt Nam và sắp sửa đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất tôi cũng bồi hồi xúc động đến rơi nước mắt. Về Việt Nam không đơn thuần là để giải trí, hưởng thụ mà là về nguồn, về nơi chôn nhau cắt rốn, về để tìm lại chính mình, nhắc nhở mình: cho dầu có sống ở đâu cũng không vong thân, không mất gốc. 

“Đời người quá ngắn ngủi. Hôm qua là quá khứ, ngày mai thì chưa đến, vậy thì mình nên sống hết lòng với hiện tại, với ngày hôm nay như hưởng một món quà, (present: hiện tại, món quà) một ân sủng mà thượng đế ban cho chúng ta. Mỗi người chỉ có một cơ hội để sống cuộc đời của mình. Vậy thì sống và làm được điều mình muốn đã là hạnh phúc!” Câu này hoàn toàn đúng nhưng nhiều người hiểu chưa tới nơi tới chốn hai chữ hạnh phúc nên làm sai. Hậu quả: thay vì hạnh phúc, họ lại nhận lấy đau khổ.

 

Có nhiều ông già mang đô la về Việt Nam để hưởng thụ trên thân xác của phụ nữ bằng tuổi con cháu mình. Được chiều chuộng với lời lẽ mật ngọt, tưởng đâu đã tìm thấy hạnh phúc ở tuổi xế chiều nên về lại Mỹ ly dị vợ để rước người đẹp sang. Hậu quả là vợ con đau khổ, đành chối bỏ người chồng, người cha sanh tật. Ít lâu sau, người đẹp cũng ôm hết tiền bạc ra đi, bỏ lại ông già đau khổ và hận đời (thay vì hận chính mình) Bài học: Có những việc làm đưa tới kết quả ban đầu mình tưởng là hạnh phúc nhưng rốt cuộc đó là đau khổ. Chính xác hơn, đó là cái mầm đau khổ mà mình đã gieo, cho đến khi đơm hoa kết trái (đắng) mình mới nhận biết thì đã quá muộn. Một việc làm tốt khi nào nó có tính hướng thượng.


Hướng thượng là vươn cao, là cải thiện được bản thân về sức khỏe, tâm l‎í, tri thức, đạo đức, tình cảm. Mục tiêu cao hơn và xa hơn là chân, thiện, mỹ, mang lại hạnh phúc cho mình, đồng thời hạnh phúc cho người. Một hành vi mà luật pháp ngăn cấm, xã hội không thừa nhận và lương tâm không cho phép nhất định đó không phải là một hành vi đúng và tốt, hậu quả cuối cùng dĩ nhiên là đau khổ. Suy ra cho cùng, hạnh phúc hoàn toàn có tính khách quan và được mọi người thừa nhận chớ không phài chì là cảm giác cá nhân nhất thời. Khi cờ bạc, ta thắng thì người khác thua (đau khổ) thì sao gọi là hạnh phúc? Hay ít ra cái hạnh phúc đó nó không trọn vẹn. Nếu ta có thắng một vài lần nhưng những lần khác ta thua, khi tính sồ lại ta vẫn là người thua cuộc, người đau khổ!

Viết văn, làm thơ, nhiếp ảnh, vẽ tranh là những bộ môn văn chương, nghệ thuật, là những“trò chơi” có tính trí thức thanh cao, rất thích hợp đối với người già sau một đời theo đưổi công danh sự nghiệp, cuối cùng rồi cũng chẳng được gì và nếu có thì khi ra đi  cũng chỉ với hai bàn tay trắng! Chỉ có văn chương, nghệ thuật mới tồn tại, mới an ủi được con người và giải thoát được con người mà thôi. Tác phẩm tinh thần không mang lại tiền bạc nhưng làm cho cuôc đời thêm phong phú, ý nghĩa, đa tầng, đa nguyên, nhiều màu sắc, nhiều âm điệu và rất thanh cao. Ai đó đã nói: “Ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao”.

Nghề chơi nào cũng lắm công phu. Có những hôm trời thật lạnh, từ năm giờ sáng tôi đã mang máy ảnh ra bờ hồ Michigan canh chụp cảnh mặt trời mọc vì thời khắc huy hoàng nhất, rực rỡ nhất diễn ra chỉ trong vài phút. Để chụp được mặt trăng cho tròn và to, đôi khi phải đợi đến mười hai giờ khuya. Muốn chụp được cảnh tuyết cho đẹp thì phải đi thật xa, phải chịu rét mướt. Khi về thì mới hay là tay chân đã tê cứng, nước mũi chảy ròng ròng và ho sù sụ. Ông Q, bạn chụp ảnh với tôi nói có lần suýt chết khi đi chụp cảnh tuyết một mình nơi hoang vắng. Còn tôi, khi mãi mê chụp ảnh ông già ngồi bên vệ đường với lũ bồ câu, cũng suýt bị xe đụng. Ông bạn T.T.T của tôi cứ mỗi lần có sinh hoạt cộng đồng là mang giá vẽ, bút mực, dụng cụ đồ nghề ra vẽ chân dung hết người này đến người kia. Xong rồi thì tặng không cho họ. Đó là niềm vui, là hạnh phúc của ông.

Mấy ông bà già thường hay thúc giục các đứa con lớn lập gia đình sớm sớm để cho họ có cháu mà bồng. Điều này chứng tỏ cháu chính là niềm hạnh phúc của người lớn tuổi Việt Nam. Giữ con nít là một công việc vô cùng vất vả. Vậy mà lúc gần bảy mươi tuổi tôi có thể ngưng mọi thú vui như đọc sách, viết văn, câu cá, chụp hình… để giữ đứa cháu ngoại của mình khi nó mới có vài tháng tuổi để cho ba mẹ nó đi làm. Cực khổ rồi thì cũng quen, thay vào là niềm vui, cứ lớn dần từng ngày theo sự phát triển của cháu ngoại: biết cười, biết lật, biết trườn, biết bò, biết đi, biết nói, biết giỡn…Ông già bảy mươi tuổi bỗng chốc thấy mình trẻ lại như trẻ con: Cũng lăn ra sàn nhà, làm bò, làm ngựa cho cháu mình cỡi và thấy hạnh phúc trong từng ánh mắt, giọng nói, tướng đi, tiếng cười của cháu.
 
Thật là hả lòng hả dạ khi nghe cháu nói: “Mai mốt lớn lên con nuôi ngoại”, mặc dầu biết rằng điều này khó mà xảy ra. Hiện giờ cháu đã biết gãi lưng cho ngoại cũng làm ngoại vui lắm rồi. Giờ đây, cháu tôi đã đi mẫu giáo (pre- school) cho nên tôi đỡ cực hơn lúc trước. Mỗi ngày cứ đến bốn giờ chiều là tôi đi rước cháu, cho cháu ăn uống, chơi với cháu cho tới khi ba mẹ đi làm về ghé rước cháu. Vừa thấy tôi thấp thoáng ngoài cửa, cháu tôi cặp mắt sáng rỡ, dang rộng hai tay, chạy ùa ra khỏi lớp, lao vào ôm chầm lấy tôi. Tôi biết cháu tôi rất hạnh phúc và tôi cũng vậy. Làm gì thì làm, mỗi ngày tôi chỉ mong và canh tới giờ đi rước cháu. Không thể tưởng tượng được tôi sẽ ra sao nếu vì lý do nào đó mà tôi không được gần cháu tôi nữa. Nhiều người hỏi động lực nào khiến tôi có thể chịu khó nhọc vì cháu như vậy. Câu trả lời là Tình Thương. Có tình thương là có tất cả. Càng ban phát tình thương nhiều chừng nào, bạn sẽ nhận được hạnh phúc nhiều chừng đó.

Nếu Tây Âu theo chủ nghĩa cá nhân thì văn hóa Việt Nam đặt trên nền tảng gia đình gồm có vợ chồng, con cái và cha mẹ cùng sống chung dưới một mái nhà, có nề nếp, gia phong cần được vun bồi,  gìn giữ. Vì hoàn cảnh và tương lai các con mà cha mẹ đành bấm bụng để cho con đi học xa, rồi đau lòng nhìn con dọn ra ở riêng khi chúng lập gia đình. Chỉ có các con mới xa cha mẹ, bỏ cha mẹ chớ không có cha mẹ nào muốn xa con, xa núm ruột, hình ảnh của chính mình. Cha mẹ muốn gần con chỉ để lo lắng, chăm sóc miếng ăn, giấc ngủ cho nó! Việc bỏ cha mẹ già vào nursing home là chuyện bình thường, đôi khi là cần thiết ở Mỹ nhưng hoàn toàn trái với phong tục, tập quán và tình cảm của người Việt Nam.

Có hai hình ảnh: Một ông già dắt cháu đi dạo ở công viên còn một ông già thì dắt chó cùng đi loanh quanh trong công viên đó. Chỉ cần có chút ít kiến thức về hai nền văn hóa Mỹ Việt, ta có thể nói đúng một trăm phần trăm rằng ông già dắt cháu là người Việt Nam còn ông dắt chó kia là người Mỹ. Người Mỹ khi đến tuổi trưởng thảnh (18 tuổi) hoặc khi lập gia đình thì ra ở riêng, cho nên ông bà đâu có cơ hội nào để gần gủi chăm sóc cháu của mình như người Việt Nam. Tuổi già thì cô đơn và buồn, chỉ có thể làm bạn với chó, mèo và cưng chó, mèo thôi. Nếu cứ cho thế là hạnh phúc, thì quả thật là một hạnh phúc xót xa!

Ngoài những người thân trong gia đình, bạn bè luôn luôn là nguồn an ủi lớn, không chỉ giúp ta bớt cô đơn mà còn làm cho đời sống vui tươi, hạnh phúc và phong phú hơn. Ông P.L đã tám mươi tuổi, chuyên môn sưu tầm rồi chuyển cho bạn bè những câu chuyện, những thông tin rất hay, hữu ích, và ý nghĩa, một đôi khi là những tài liệu, hình ảnh mà khi đọc, khi xem ai cũng ôm bụng mà cười, sảng khoái như vừa được uống “mười thang thuốc bỗ”. Một vài người bạn thì quá ít, cần phải có cả nhóm bạn. Tôi thì có rất nhiều nhóm bạn như nhóm văn thơ, nhóm làm báo, câu cá, chụp hình, nhóm bạn tập thể dục, nhóm cựu quân nhân, nhóm đồng hương, nhóm hội người già…Tha hồ mà vui chơi, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt cộng đồng, làm công tác thiện nguyện. Từ đó bản thân mình mới hoàn thiện hơn, đồng thời thể hiện được giá trị của mình trong cộng đồng, không cảm thấy mình là quá “đát” (date), là đồ bỏ đi. Cho dầu đã bảy mươi, tám mươi tuổi mà vẫn thấy khỏe mạnh, trẻ trung, vui tươi, sôi nổi và yêu đời là vì vậy.

Để có thể kéo dài hạnh phúc tuổi già, phương thức tốt nhất là tập thể dục. Tập thể dục có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa, chống lại bệnh tật, từ bệnh cảm cúm thông thường đến bệnh loãng xương, bệnh parkinson, giảm nguy cơ một số bệnh ung thư. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ ở Washington mới đây cho biết tập thể dục còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ (Alzheimer) đến 40% ở những người lớn tuổi.

Mọi người chúng ta ai cũng đang tiến đến cái đích cuối cùng của cuộc đời từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây. Đối với những người trên thất thập thì không ai dám chắc mình sẽ ra đi lúc nào. Hỏi có sợ không? Sợ chớ! Ai cũng muốn sống, đâu có ai muốn chết. Vấn đề là làm thế nào để hiểu thật sâu sắc lẽ vô thường, biết sinh, lão, bệnh, tử là quy luật của tạo hóa để mà chấp nhận nó và chuẩn bị kỹ cho ngày ra đi của mình.


Chuẩn bị ở đây không phải là mua bảo hiểm nhân thọ hay mua sẵn phần mộ mà là chuẩn bị cho phần tâm linh, không phải cho kiếp sau mà cho đời sống hàng ngày có một nhân sinh quan, một thái độ sống đúng: không làm điều tội lỗi, không xảo trá, gian ác với ai, mà là xây dựng, giúp đời, cứu người, gieo rắc tình thương, mang lại hạnh phúc cho người và cho mình. Nếu mình không được hưởng thì con cháu mỉnh sẽ được hưởng theo luật nhân quả. Nếu không có gì để ân hận hay hối tiếc trong đời thì đến phút cuối mình sẽ thanh thản ra đi một cách êm ái và nhẹ nhàng như chiếc lá vàng rơi. 


Duy Nhân

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Mar/2023 lúc 8:47am

Bí mật để hạnh phúc dài lâu khi về già

       BM

Tâm trí hướng về lòng biết ơn là cách bảo vệ tốt nhất trước những lo lắng và trầm cảm liên quan đến tuổi tác


Thông thường, những người gặp phải cảnh ngộ giống như ông Fletcher Hall trong câu chuyện dưới đây sẽ không thể hạnh phúc.


Ở tuổi 76, người quản lý hiệp hội thương mại đã nghỉ hưu này phải trải qua 3 cơn nhồi máu cơ tim và 8 lần phẫu thuật bắc cầu mạch vành. Ông có bốn stent và một quả bóng được chèn vào tim. Ông còn bị tiểu đường, tăng nhãn áp, viêm xương khớp ở cả hai đầu gối, và bệnh thần kinh tiểu đường ở cả hai chân. Ông không thể lái xe hay đi du lịch nhiều. Thị lực của ông không tốt và căn bệnh tim đã hạn chế khả năng tập thể dục của ông rất nhiều.


BM


Vào những ngày đẹp trời, ông có thể đi bộ khoảng 10 mét trước khi cần nghỉ ngơi.


Tuy nhiên, vị cư dân vùng Brooklandville, tiểu bang Maryland khẳng định rằng ông là người thực sự hạnh phúc – một phần là vì ông đánh giá cao những gì bản thân có thể làm. “Đương nhiên khi tuổi tác ảnh hưởng đến cuộc sống, bạn sẽ trải qua những ngày chán nản,” ông Hall nói. “Tôi chiến đấu với tuổi tác mỗi ngày. Nhưng tôi chưa bao giờ bỏ cuộc. Bạn phải làm gì đó để duy trì hạnh phúc.”


Ông Hall tập trung vào những điều đem đến niềm vui cho bản thân như: viết lách, nghe nhạc và sách nói. Bằng cách tận dụng những thú vui đó trong suốt cả ngày – mỗi ngày đều như vậy – cuối cùng ông cũng cảm thấy hạnh phúc. “Những việc này đều yêu cầu vận dụng trí óc – đó là điều tốt.”


BM


Các chuyên gia lão khoa đồng ý rằng ông Hall đã tìm ra khá nhiều công thức đúng đắn. “Bạn nên sẵn sàng chấp nhận thực tế mới của mình – và tiến về phía trước,” Tiến sĩ Susan Lehmann, giám đốc chương trình tâm lý lão khoa của Đại học Y khoa John Hopkins. “Hãy đặt mục tiêu có được cuộc sống tốt nhất có thể ngay bây giờ.”


Theo một báo cáo năm 2013-2014 từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, sống với căn bệnh kinh niên thường khiến cuộc sống trở nên phức tạp hơn. Phần lớn những người trưởng thành từ 65 tuổi trở lên bị nhiều căn bệnh kinh niên góp phần gây nên tình trạng suy nhược và tàn tật. Tỷ lệ phần trăm người từ 65 tuổi trở lên bị nhiều loại bệnh kinh niên khác nhau cũng tăng lên theo thời gian. Theo CDC, tỷ lệ người bị cao huyết áp, hen suyễn, ung thư, và tiểu đường trong giai đoạn 2013-2014 cao hơn so với giai đoạn 1997-1998.


BM


Theo báo cáo của CDC, bệnh kinh niên có thể gây ảnh hưởng mạnh mẽ đối với cả nam giới và phụ nữ. Khoảng 57% phụ nữ và 55% nam giới từ 65 tuổi trở lên bị cao huyết áp; 54% phụ nữ và 43% khác bị viêm xương khớp; và 35% nam giới và 25% phụ nữ phải đối phó với bệnh tim. Đồng thời, phụ nữ lớn tuổi dễ bị các triệu chứng trầm cảm liên quan đến lâm sàng hơn nam giới lớn tuổi. Năm 2014, 15% phụ nữ từ 65 tuổi trở lên bị các triệu chứng trầm cảm so với 15% đàn ông.


Tiến sĩ Kathleen Franco, phó khoa tại Đại học Y khoa Cleveland Clinic Lerner cho biết trên thực tế, cơn đau kinh niên thường dẫn đến trầm cảm hơn là lo lắng, từ đó càng gây đau đớn và khổ sở thêm. Vì vậy bạn nên kết hợp rèn luyện cả cảm xúc và thể chất.


BM


Đó là tại sao ông Hall kiên trì với niềm đam mê lớn nhất của mình: viết lách. Khi nghỉ hưu ở tuổi 65, kế hoạch ban đầu của ông là du lịch cùng với vợ mình, bà Tracey. Nhưng những hạn chế về thể chất đã kìm hãm mục tiêu đó, vì vậy ông quay lại với những điều đem lại niềm hạnh phúc nhất cho bản thân. Ông vẫn tham gia các kênh tin tức hàng ngày bằng cách viết hai blog – bao gồm một chuyên mục lớn mà ông tán thành và tự gọi là giá trị “bảo tồn lòng nhân ái.”


Ông Hall cũng thích đọc sách, ngay cả khi chứng tăng nhãn áp khiến việc đọc sách trở nên không thể. Ông không bỏ cuộc và dùng loa thông minh Amazon Echo để đặt mua sách nói. Ông yêu thích việc ngồi trên ban công dưới ánh nắng và lắng nghe những cuốn sách như The Guns of August. Tương tự, ông thích nghe trực tuyến những bản nhạc cổ điển và đồng quê, đặc biệt là bản Oak Ridge Boys và nhóm nhạc rock đồng quê Alabama.


BM


Ông Hall cũng học cách dùng Alexa, trợ lý kỹ thuật số tích hợp của Echo, để giúp đỡ những việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại khó khăn đối với người có thị lực kém. [Ví dụ], để biết được thời gian, ông chỉ cần hỏi Alexa.


Ngoài ra, ông tránh bị mắc kẹt trong bất kỳ vòng lặp thất vọng nào, như cố gắng khắc phục sự cố máy tính. Trong một sự cố công nghệ gần đây, ông chỉ đơn giản tắt máy và bật chương trình PBS và Charlie Rose. “Xem những chương trình này giúp đầu óc tôi luôn hoạt động,” ông nói. Sau khi dành thời gian để giảm căng thẳng, ông có thể giải quyết các vấn đề công nghệ.


BM


Ông Hall luôn tìm lý do nào đó để ra ngoài mỗi ngày. Đôi khi, ông chạy việc vặt, hoặc hẹn bạn bè ăn trưa. Là một người yêu thích chim chóc, ông có thể ngồi ở công viên lắng nghe tiếng chim hót. “Nếu tôi có thể ngồi ở một địa điểm dễ chịu lắng nghe giai điệu của loài chim, thì tôi quả là người cắm trại hạnh phúc,” ông nói.


BM


Điều mà ông Hall đang làm là cái mà một số chuyên gia gọi là “chánh niệm.” Tiến sĩ Franco cho biết chánh niệm thường liên quan đến việc thở chậm và sâu, với mục đích làm giảm nhịp tim và giúp bạn bình tĩnh lại, có thể đem lại lợi ích rất lớn cho người già, ốm yếu. “Việc này rất đơn giản, không tốn kém gì, và có thể thực hiện mà thậm chí không ai biết là bạn đang làm.”


Một điều khác nữa thường có tác dụng kỳ diệu: giúp đỡ người khác. “Một khi bạn bắt đầu giúp đỡ người khác, bạn sẽ không dễ bị mắc kẹt trong nỗi đau của bản thân,” bà Franco nói.


BM


Bà Anne McKinley biết rõ điều này. Ngay cả khi đã 85 tuổi, bà vẫn tình nguyện tham gia một nhóm giúp đỡ người già và có chức vụ trong ban giám đốc.


Bà McKinley đối phó với cơn suy nhược do ảnh hưởng của chứng vẹo cột sống không có thuốc trị. Bà cũng phải chiến đấu với chứng bệnh tăng nhãn áp và những khó khăn trong nhận thức thị giác ảnh hưởng đến khả năng thăng bằng. Bà đã được thay khớp gối ở cả hai bên và mới đây còn phẫu thuật khẩn cấp vì nhiễm trùng mắc phải ở bệnh viện sau khi phẫu thuật tuyến giáp, vốn cũng ảnh hưởng đến dây thanh quản của bà.


Vị cư dân Evergreen, Colorado này cho biết việc duy trì một thái độ tích cực – và giữ liên lạc với gia đình và bạn bè – khiến bà luôn vui vẻ.


Bà nói, “Cái cảm giác có thể kiểm soát cuộc sống của mình là rất quan trọng. Chìa khóa là không cần phải vội vàng. Tôi có thể hoàn thành một việc trong một ngày và cảm thấy hài lòng về điều đó.”


BM


Chặng đường khó khăn đã qua kể từ khi chồng bà, ông Cameron, đã mất cách đây bốn năm sau 59 năm chung sống. 


Nhưng với bằng thạc sĩ về công tác xã hội và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này, bà biết cách áp dụng các dịch vụ xã hội dành cho người cao tuổi trong cộng đồng của mình, bao gồm dịch vụ vệ sinh nhà ở và các công việc khác với một khoản phí khiêm tốn.


BM


Bà McKinley vẫn đến thăm gia đình ở Florida – mặc dù bà phải chống gậy hoặc dùng khung tập đi để di chuyển. Các cháu của bà thường đến thăm, bà nói “và chúng tôi ăn tiệc ở bất cứ khi nào bọn trẻ đến,” thường là với bánh quy và bánh nướng mà bà yêu thích. Trên hết, bà nói mình luôn ra khỏi nhà và bà cũng đi cắt tóc mỗi tuần. “Đó là những gì tốt nhất còn lại của tôi,” bà nói.


Còn có con mèo Xiêm, Frankie, luôn cùng bà McKinley xem tin tức buổi tối vào lúc 6 giờ chiều trong khi bà tự làm bữa ăn nhẹ và một ly martini. “Phần yêu thích của tôi là ô liu,” bà nói.


BM


Bà bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt với những gì mình đang có – bao gồm ngôi nhà cao 20 foot (6m) trên một khu đất rộng 18 mẫu Anh (72843 m²), nơi bà có thể nhìn ra ngoài cửa sổ và ngắm nhìn khung cảnh xinh đẹp xung quanh.


Ông Lehmann, bác sĩ của John Hopkins cho biết, chìa khóa thực sự của hạnh phúc ở mọi lứa tuổi và giai đoạn – đặc biệt là tuổi già – không phải là của cải vật chất, mà là lòng biết ơn đối với những món quà đơn giản của cuộc sống, như cười đùa với bạn bè hoặc ngắm nhìn hoàng hôn với người thân yêu. “Cuối cùng những điều nhỏ bé trong cuộc sống lại là thứ quan trọng nhất.”




Bruce Horovitz  _  Vân Hi
***

Lúc về già

BM

Lúc về già mình sẽ tuyệt đối không được chủ quan nghĩ rằng còn khoẻ, còn sung sức để nghĩ và làm những việc như hồi thanh niên. Lúc về già mình sẽ không tham gia hội đoàn hay bất cứ công việc gì liên quan đến chính quyền. Không phải mình thiếu trách nhiệm, chỉ đơn giản vì thời điểm đó sức khỏe, trí tuệ xuống dốc rồi, tụi trẻ nó làm giỏi hơn. Đầu hai thứ tóc đi tranh việc với một đứa nó làm tốt hơn mình là sao?

https://baomai.blogspot.com/2017/06/luc-ve-gia.html

***

Câu chuyện AN SINH XÃ HỘI và BẢO HIỂM Y TẾ

 %20BM

Trong một bài tham luận mới đây của cụ Chu Tất Tiến, cụ đã viết đại ý đảng CH mỗi lần nắm quyền đều cắt bớt các trợ cấp, bảo hiểm y tế và cả tiền già của thiên hạ. Kẻ này xin cụ cho biết một ví dụ cụ thể nào, cho biết ông tổng thống CH nào đã cắt, khi nào, bao nhiêu,… nhưng dĩ nhiên cụ tảng lờ, làm thinh.

https://baomai.blogspot.com/2021/06/cau-chuyen-sinh-xa-hoi-va-bao-hiem-y-te.html

***

Chiều chiều dắt ra bờ sông…

 %20BM

Đó là bài hát nhại của một khúc hát quen thuộc thời đó, nhưng càng lớn tuổi thì tôi càng nghiệm thấy điều này hình như rất… đúng. Lấy le, “prendre des airs” (tiếng Pháp) được Việt hoá thành một từ rất dân gian là làm điệu, làm bộ, ve vãn… Thường người ta nói cậu thanh niên này lấy le trước mấy cô con gái, còn ờ đây bà già lại lấy le ông già mới là kỳ!

https://baomai.blogspot.com/2022/03/chieu-chieu-dat-ra-bo-song.html


baomai.blogspot.com
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Mar/2023 lúc 10:02am

Thật May Mắn Khi Sống Quá 65 Tuổi.


Cảm ơn ai đã tổng hợp số liệu thống kê này! Đọc để hiểu chúng ta may mắn như thế nào nếu đã lên tuổi 65 và có nhà, có đủ ăn và đủ mặc.

Dân số hiện tại của Trái đất là khoảng 7,8 tỷ người. Tuy nhiên, ai đó đã cô đọng 7,8 tỷ trên thế giới thành 100 người, và sau đó thành các thống kê tỷ lệ phần trăm khác nhau. Kết quả phân tích tương đối dễ hiểu hơn nhiều.

* Trong số 100 người có: 11 ở Châu Âu, 5 ở Bắc Mỹ, 9 ở Nam Mỹ, 15 người ở Châu Phi và khủng khiếp khi có tới 60 người ở Châu Á.

* Trong số 100 người: 49 sống ở nông thôn và 51 sống ở các thị trấn / thành phố.

* Trong số 100 người: 77 có nhà riêng và 23 không có nơi ở.

* Trong số 100 người: 21 người được nuôi dưỡng quá mức; 64 có thể ăn no; 15 người thiếu dinh dưỡng.

* Trong số 100 người: Chi phí sinh hoạt hàng ngày cho 48 người là dưới US $ 2.

* Trong số 100 người: 87 có nước uống sạch, 13 hoặc thiếu nước uống sạch hoặc tiếp cận với nguồn nước bị ô nhiễm.

* Trong số 100 người: 75 có điện thoại di động và 25 không có.

* Trong số 100 người: 30 người có quyền truy cập internet, 70 không có điều kiện lên mạng.

* Trong số 100 người: 7 nhận được giáo dục đại học và 93 đã không được học đến bậc đại học.

* Trong số 100 người: 83 người có thể đọc còn lại 17 người mù chữ.

* Trong số 100 người: 33 người theo đạo thiên chúa, 22 người theo đạo Hồi, 14 người theo đạo Hindu, 7 là Phật tử, 12 là các tôn giáo khác và 12 người không có tín ngưỡng tôn giáo. Như vậy Phật tử chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ và tỷ lệ này ngày càng giảm.

* Trong số 100 người: 26 sống dưới 14 năm, 66 người chết từ 15 đến 64 tuổi, 8 người trên 65 tuổi. Bạn thật may mắn khi đã sống trên 65 tuổi. 

Kết luận: 

Nếu bạn có nhà riêng của mình, Ăn đầy đủ các bữa và uống nước sạch, Có điện thoại di động, Có thể lướt internet và đã đi học đại học, Bạn đang ở trong một lô đặc quyền nhỏ (trong danh mục chỉ dưới 7% nhân loại được hưởng. 

Trong số 100 người trên thế giới, chỉ 8 người có thể sống hoặc vượt quá 65 tuổi. Nếu bạn trên 65 tuổi. Hãy bằng lòng và biết ơn. Bạn đã là người có phúc giữa nhân loại.

Hãy chăm sóc sức khỏe của chính mình thật tốt vì không ai quan tâm tới bạn hơn chính bạn!


Sưu tầm

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Mar/2023 lúc 8:37am

Tình Già


Hôm nay lão vui. Mân mê mãi trong tay tấm thiệp mời đi dự hộiTết trường trung học Bông Mai, mồ hôi tay đã làm cho một góc giấy mềm đi, mà ngó tới ngó lui cái đồng hồ trên tường dường như chỉ có một cây kim làm việc, hai cây kia cứ nằm ì ra đó, thật dễ ghét.

“Trung học Bông Mai”, cái tên nghe quen lắm, gợi ra nhiều điều có khi mơ hồ, có khi gần gũi. Hình như cỡ đâu 50 năm trước, không nhớ là lão đã dạy, hay đã học ở đó. Cái trường trung học bé tí ở tỉnh, mỗi “đệ” chỉ có hai lớp.

Hiệu trưởng là ông thầy Nam kỳ, giáo sư dạy Toán, da ngăm ngăm đen nên đám học trò gọi ổng là “ông táo.” “Bữa nay ông táo bịnh, tụi mình được 2 giờ, kéo ra đình chơi nhen bây?” Hay “Chào cờ sáng nay có ông táo nhen bây. Đừng có láo nháo ổng leo xuống quất cho mấy roi, quê lắm à!”

Giám học là một ông thầy Bắc kỳ 54, tên là Anh Hùng, người thanh mảnh đẹp trai, trắng trẻo nhưng lùn, tánh tình hắc búa nên học trò gọi là A Lùn. “A Lùn” phát âm nhanh nghe từa tựa như “Anh Hùng”.

Ông giáo dạy Pháp văn cao ráo, thanh lịch, tánh tình xởi lởi dễ chịu, học trò đứa nào cũng thương nên gọi ổng là “Nehru”, theo tên ông thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ. Ông giáo có cái mũi to ngoại khổ, lúc nào cũng đỏ. Ổng dạy tiếng Pháp nên học trò dịch “mũi đỏ” thành “nez rouge”, nhưng gọi vậy nghe lộ liễu quá, lũ trẻ bèn thương mến gọi thầy là Nehru, nghe cho nó... sang.

Lão thương cái trường đó. Đó là trường công lập, học sinh hỗn hợp nam nữ ngồi chung lớp, nam đông hơn nữ. Cái tỉnh đó lại nằm xa biển nên ít người đi thoát vào thời cả nước vượt biên, vượt biển. Qua tới bên Mỹ này lão tìm hỏi mãi mới ra được vài ba học sinh cùng trường nhưng khác lớp, khác niên học. Tuần trước đột nhiên không biết có ai đó gửi cho lão tấm thiệp mời đi dự hội Tết cựu học sinh Bông Mai, hỏi sao lão không mừng vui, háo hức!

Lão lôi trong tủ quần áo ra, chọn một bộ vừa vặn, đẹp đẽ nhất, đem đi giặt ủi tử tế. Lại chọn một đôi giày đẹp, đánh xi sơ qua cho dễ coi. Từ ngày vợ chết, rồi về hưu, lão ít khi đi ra ngoài, hoặc nếu có đi đâu thì ăn mặc xập xệ, miễn sao lành lặn và sạch sẽ là được, không cần trau chuốt. Nhưng hôm nay khác. Bạn cũ trường xưa, bê bối quá sợ mắc công người ta thương xót hay chê cười, “tưởng mầy qua Mỹ học được củ gì”. Lão chịu khó lên cây lên cối một chút, lại còn soạn sẵn tờ giấy 50 đô mới tinh để trả tiền vào cửa bao gồm tiền ăn tối.

Đúng 1 tiếng đồng hồ trước giờ khai mạc, lão lò dò ra xe. Chỉ cần đi 30 phút là tới nơi, tính ra sớm nửa tiếng, và tính theo giờ cao su Việt Nam, ít ra sớm gần 2 tiếng.Lão biết đồng hương của lão, mời “7giờ” có nghĩa là... 8giờ rưỡi hay hơn. Nếu là đám cưới, mời “7 giờ” thì sau 9 giờ mới bắt đầu. Đi đám cưới thì phải ăn trước ít nhất nửa bụng ở nhà, tới nơi mới đủ sức kiên nhẫn ngồi đồng chờ đợi.

7 giờ 35 phút tới nơi, chưa có ai, không thấy cả tấm bảng hay biểu ngữ chào mừng. Lão đi rảo một vòng chung quanh khu phố cho thoải mái. 20 phút sau trở lại hội trường, may quá, đã có người.

Lão đóng tiền vào cửa, được gắn cho cái bảng tên có chỗ chấm chấm để ghi thêm năm học. Tên “Vũ” thì nói cho người ta viết vào, còn niên khóa nào, đầu óc lão lơ mơ quá, cười cười trả lời “hổng nhớ” khiến người làm bảng suýt nữa đã ghi vào là “không biết” thay vì để trống.

Bước vào trong, lão thấy có tất cả 8 bàn tròn, mỗi bàn 10 ghế. Vậy là người ta dự trù đông nhất là 80 người, kể cả ban tổ chức. Tính ra, có thể có khoảng phân nửa hay gần phân nửa là cựu học sinh hay cựu giáo sư của trường, còn lại là thân nhân. Đông đó chớ, đối với 1 trường nhỏ ở miền Đông Nam phần. Lúc chưa đi, lão nghĩ, chắc gặp giỏi lắm là 10 hay 15 người là cùng. A! Đông hơn thì vui hơn. Ở xã hội nào cũng vậy, ai cũng nói “đông vui”, chẳng ai nói “vắng vui”, dù là tiếng của bất cứ nước nào!

Lão được xếp ngồi vào bàn đầu tiên trong cùng, lúc đó chưa ai ngồi. Nửa phút sau, ban tổ chức đưa tới người khách thứ hai, sau lão. Người đó mặc áo dài màu lụa trắng, tóc cắt ngắn vừa phải, dáng điệu thanh mảnh. Lão lịch lãm đứng dậy, kéo ghế cho phái nữ, đợi người ta yên vị xong mới ngồi xuống. Y như tây! Lão nghĩ thầm và mỉm cười.

Thật là khó đoán tuổi phụ nữ Việt Nam ở xứ này, phần lớn ai cũng sửa, cũng cắt, cũng bơm và cũng vừa trét vừa sơn đủ các loại mỹ phẩm, đủ thứ màu mè. Nhưng, may quá, cụ bà này có vẻ như chưa kịp tân trang gì nhiều, ngoài một tí son phấn để đỡ nhợt nhạt dưới ánh đèn đêm.

Bà cụ vừa ngẩng trông lên, liếc vội vào bảng tên lão đeo trước ngực rồi kêu lên:

- Anh Vũ! Em là Nga nè!

À! Tiện quá, khỏi phải tự giới thiệu, nhưng không tiện nhìn vào ngực phụ nữ dù chỉ để đọc kỹ cái bảng tên xem học năm nào. Lão thò tay ra định nâng bàn tay cụ bà lên hôn vào mu bàn tay, nói “enchanté” cho phải phép, nhưng sực nhớ đây là chỗ Việt Nam, không phải tây u gì, làm vậy không hợp cảnh, nên kịp né tay qua, cầm một cái ly lật ngửa lên, hỏi:

- Bà dùng chi?

Cụ bà nhắc lại:

- Em là Nga, Hồng Nga, em của anh Thành, Nguyễn Văn Thành, em học dưới anh một lớp.

Thì ra vậy. Bạch Nga, Hoàng Nga, Hồng Nga, Thiên Nga... nhiều ngỗng quá, em nào cũng là ngỗng mà sao lão chẳng nhớ ngỗng nào với ngỗng nào!

Hồng Nga tiếp:

- Hồi đó anh hay tới nhà em để học luyện thi với anh Thành. Có lần... có lần... anh nắm tay em... Anh quên em rồi sao?

Chết mụ nội chưa! Ngoài chuyện cầm tay em, không biết lão có cầm... chỗ nào khác không nhưng cũng không tiện hỏi lại, bèn giả lả bằng một lời ca của ông nhạc sĩ nào đó, trong hoàn cảnh này thì nghe rất chi là cải lương nhưng hạp cảnh:

- “Làm sao mà quên được! Ánh mắt với nụ cười!..”

Cụ bà có vẻ hơi hơi cảm động. Lão bèn hỏi tiếp:

- Anh... Thành giờ ra sao, thưa... em?

Chả nhớ là “anh Thành” nào, nhưng hỏi thì cứ hỏi.

Hồng Nga hơi cúi đầu, chớp mắt, giọng tự nhiên nhỏ xuống:

- Ảnh chết trong trại tù cải tạo ở ngoài Bắc. Ảnh và ông nhà em đi tù chung trại. Nhà em ra tù về nhà, 4 ngày sau mới chết.

Lão mím môi. Thảm cảnh xã hội. Nhà nào cũng có người đi tù, người chết, chết trong tù hay chết trên đường vượt biên. Tự nhiên lão đặt tay lên bàn tay cụ bà, vỗ vỗ rồi siết nhè nhẹ.

Cụ bà không rụt tay lại, mà chồng thêm bàn tay kia lên tay lão:

- Em không ngờ gặp lại anh ở đây. Em mừng quá. Còn chị đâu rồi anh, sao anh đi một mình?

Lão đáp nhẹ như tiếng thở:

- Bả bỏ tôi đi đã 4 năm rồi, ung thư gan.

Cụ bà đột nhiên rụt cả hai tay lại, hơi lúng túng:

- Tội nghiệp anh quá! Rồi anh sống làm sao? Có ở chung với con cháu không?...

Câu chuyện cứ thế mà nổ râm ran nho nhỏ giữa 2 người bạn đồng hương đồng khói.

Có sao nói vậy người ơi. Lão sống một mình trong căn phố thuê trong một cao ốc. Lão không nói rõ là lão thích cái chỗ ở tươm tất 3 phòng ngủ trong cái buyn-đinh nằm cạnh sân cù và mặt trước nhìn ra biển. Lão sống bằng lương hưu, con cháu có đời sống riêng, thỉnh thoảng có dịp thì gặp nhau.

Hồng Nga có vẻ bằng lòng với hiện tại hơn. Chồng sau của bà là 1 bác sĩ chuyên khoa người Mỹ, đã qua đời vì tuổi tác, để lại khá nhiều nhà. Bà chia cho các con mỗi đứa 1 căn, còn lại giao cho 1 công ty địa ốc cho thuê, kiếm thêm lợi tức để chi tiêu, không phải nhờ con cháu.

Câu chuyện tiếp tục rù rì rủ rỉ ấm áp. Hồng Nga mời lão lên sân khấu hát chung bài “Học sinh hành khúc” cùng với nhóm của bà. Lão mỉm cười lắc đầu. Hồng Nga thắc mắc: 

- Hồi đó anh đàn hát trong ban văn nghệ nhà trường mà?

Lão lại cười: 

- Ờ… Hồi đó…

Lão kịp nuốt ực nửa câu sau: “bây giờ khác, già rồi, ai lại leo lên đó làm trò!”

Hồng Nga lên hát. Lão đứng lên tiễn bà rời bàn. Bà hát giọng chánh, khá hay. Lão đứng lên vỗ tay rất lâu. Hồng Nga nhìn xuống, giơ tay hôn gió. Khi bà về lại bàn, lão kéo ghế cho bà, thầm thì bên tai bà: 

- Em hát hay lắm!

Hồng Nga cố tình hất má cho chạm vào môi ông, cười hích hích, bảo: 

-Anh nịnh đầm nha!

Rồi họ lại chụm đầu rù rì rủ rỉ. Hơi thở của bà thơm, phần lão thì không hút thuốc lại vừa nhai kẹo cao su xong nên chắc không tệ. Họ nói chuyện gia đình, con cháu, xã hội bên này, bên kia.....

Khi câu chuyện từ từ tới lúc chín muồi, tình trong như đã mặt ngoài... hết e, lão cầm tay bà ân cần hỏi:

- Em sống một mình có trống trải quá không? Có bao giờ em nghĩ rằng em cần một... ai đó sống bên cạnh em?

Hồng Nga nhìn lão, ánh mắt hơi khác lạ:

- Có phải anh muốn hỏi, em có định tái giá lần nữa hay không chớ gì?

Lão gật đầu. Hồng Nga đáp:

- Em không có ý định đó, nhưng nếu trời cao đặt để, gặp người em yêu thì em sẽ... không chạy trốn. Còn anh thì sao?

Lão kéo vai Hồng Nga lại gần, hỏi rất nhỏ:

- Nếu người đó là anh, em bằng lòng làm vợ anh không?

Hồng Nga ửng hồng hai má, khẽ gật đầu:

- Em…

Lão kéo vai cụ bà lại gần hơn nữa. Rồi họ hôn nhau, ban đầu chỉ hơi chạm môi, rồi hôn nồng nàn, vừa đúng lúc tiệc tàn. Rồi họ trao đổi số điện thoại, địa chỉ vi thư và tạm chia tay. Ai cũng lái xe nên chẳng ai được đưa ai.

Trên đường về nhà hôm đó, lòng lão lâng lâng, đi xượt qua chỗ rẽ trên xa-lộ hàng chục dặm mới nhận ra, quay trở lại, lại lố exit một lần nữa. Về tới buyn-đinh, lão luống cuống tra chìa khóa vào cửa phòng người khác…

Đêm đó lão không ngủ được. Hình ảnh cụ bà nhí nhảnh cứ nhảy múa lung tung trước mắt ông kèm theo giọng hát dịu mềm “Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau, Học sinh là người”… gì gì đó. Nhạc xập xình. Tiếng hát ỏn ẻn vọng lên trong đêm.

Nằm lơ mơ dỗ giấc, lão hoang mang không nhớ chắc, cứ thắc mắc khi lão ngỏ lời cầu hôn, bà cụ đã trả lời sao, chịu hay không chịu? Đầu óc lão rối bung lên, lẫn lộn, không nhớ. Lão chỉ nhớ môi bà ngọt mềm và tình tứ quấn quít môi lão. Lão hơi giận mình, sao lúc đó không lôi cái cell phone ra ghi “note” như lão thường làm hàng ngày mỗi khi cần ghi nhớ một điều gì.

Lão muốn gọi điện thoại hỏi lại cụ bà cho chắc, nhưng cũng không nhớ số điện thoại lúc đó ghi trên cái giấy khăn ăn rồi để đâu. Muốn liên lạc ban tổ chức thì không biết cả tên người gửi thiệp mời mình là ai, làm sao mà hỏi.

Cứ thế mà lão lay hoay trăn trở cho tới sáng banh mắt mới ngủ được một chút.

Suốt cả tuần lễ sau đó lão cứ bần thần ngồi đứng không yên, đêm biếng ăn ngày mất ngủ, người cứ gầy rạc cả ra, ngơ ngơ ngẩn ngẩn như vừa dò số thấy trúng độc đắc nhưng khi mang vé đi lãnh tiền, hãng xổ số xem lại bảo hàng số thì đúng nhưng ngày xổ thì sai, nên đi không rồi lại về không.

Qua tới ngày thứ 12, đột nhiên lão nhận được email của cụ bà. Hồng Nga không viết lời nào âu yếm hay nhắc lại chuyện lão cầu hôn, chỉ rủ Tết năm sau về nước dự họp mặt học sinh lớp 12 niên khóa năm con Vịt, hiện bạn bè còn sống gần phân nửa.

Lão đọc đi đọc lại email, muốn viết hỏi “cái hồi anh cầu hôn, em trả lời sao?” mà ngần ngại không dám hỏi, sợ thất thố làm buồn lòng người yêu. Cuối cùng lão chỉ viết rất gọn, hứa sẽ thu xếp để về nước trong cùng một khoảng thời gian đó để họp mặt bạn bè. Hẹn thì có hẹn đó, mà như trớt hơ!

Cụ bà nhận được email, cũng không thấy nhắc gì tới chuyện cưới xin nên chắc là hẫng, cảm thấy như nị hụt đõi. Hai bên tiếp tục “lạc” nhau thêm 1 tháng nữa. Cụ bà cảm thấy như bị đùa giỡn, hay nặng hơn nữa, bị phản bội, nên viết:

“Nga cũng vui khi gặp lại người anh trường cũ, nhưng 2 đứa mình làm bạn thôi nha. Nga vẽ một đường làm ranh giới, ai bước qua sẽ bị chặt cụt chân.”

Không còn xưng “em”, và cụ bà trồi lên vị thế ngang hàng, “hai đứa mình” và vẽ ranh giới xác định mối giao thiệp bạn bè, kèm theo hình phạt cho bất cứ trong 2 người vi phạm!

Lão đọc xong xây xẩm mặt mày. Lão nhớ lại rồi. Khi lão ngỏ lời cầu hôn, cụ bà vừa trả lời “Em...” thì bị môi lão vít chặt với nụ hôn, không nói tiếp được nữa. “Em... đồng ý” hay “Em không”? Thiệt tình! Nhưng rõ ràng sau khi lão cầu hôn, họ đã hôn nhau, hay ít nhất, lão hôn trước và cụ bà hưởng ứng, không đẩy ra. Không ưng thì đẩy ra chứ sao lại nhận nụ hôn như trao nhau một lời hứa hẹn nồng nàn? Tại sao? Đàn bà thật khó hiểu hay đàn ông thật ngây ngô? Một nhà văn đã viết trên sách: trên đời này không có đàn ông mà chỉ có... đần ông. Chữ “đần” có dấu mũ hẳn hòi.

Lão cũng biết, phụ nữ Việt ở bên này có thói quen tính toán thiệt hơn, nhất là khi bên nhà gái giàu có hơn, không muốn bị đào mỏ. Hay là cụ bà có đồng ý nhưng khi về nghĩ lại, hoặc kể chuyện cho con cháu nghe, không ai thấy thoải mái khi cụ bỏ con bỏ cháu để xuống thuyền đi tái giá với 1 ông cụ hiện không làm chủ nổi một căn nhà, phải đi ở thuê.

Cụ bà có thể không nghĩ xa xôi chớ con cháu cụ chắc lo nơm nớp, sau khi hôn thú ký xong, gia tài 2 bên cộng lại chia đôi khi ly dị, thì chúng nó mỗi đứa sẽ mất vài cái nhà, chỉ còn sở hữu được mỗi 1 căn nhà mà chúng đang ở, đã sang tên xong xuôi đâu đó.

Lão càng nghĩ càng nóng mặt và tự trách tại sau trước đó, khi Hồng Nga kể chuyện có năm bảy cái nhà cho thuê, lão lại không nói là mặc dù lão đi ở thuê, nhưng nếu muốn mua, lão có thể mua 1 cái nhà trị giá bằng tất cả những căn nhà mà cụ bà có, cộng lại! 

Lão không nói ra, vì lão vốn coi rất nhẹ chuyện tiền bạc và rất ghét mang tiếng khoe khoang. Hiện tại, khoảng lương hưu cộng với tiền lời nhà băng trong 1 tháng của lão đã đủ để lão tiêu pha thoải mái cả năm. Lão không hề nghèo. Tại sao lại không nói rõ để con cháu của người yêu phải lo lắng và gàn quải chuyện hôn nhân của 2 cụ? Lão giận mình tê tái.

1 tháng trôi qua sau khi suy nghĩ đâu đó cẩn thận, lão mới thong thả trả lời Hồng Nga về lằn ranh biên giới “bước qua thì bị chặt chân”. Cụ viết ngắn gọn:

“Xin Hồng Nga yên tâm, tôi không có ý định rước một cụ bà cùng trường về bầu bạn.”

Thư đi nhưng không có tin lại. Thời gian lặng lẽ trôi. Hồng Nga như cánh ngỗng đã thiên di về trời. Mỗi lần chạnh nhớ, lão cũng bâng khuâng thơ thẩn, ôn lại lời mời về nước họp mặt bạn cũ trường xưa.

Lão chưa một lần trở lại quê hương. Bạn bè còn kẹt lại đông, thân nhân cũng không ít, nhưng lão “giang hồ quen thói vẫy vùng”, đang sống ung dung tự tại, không muốn cúi đầu khép nép chui qua khung cửa hẹp để cho một thằng nhóc hỉ mũi chưa sạch làm việc ngoài sân bay cũng có thể ăn hiếp được mình.

“Anh sẽ về”, về chứ, nhưng vốn quen đứng thẳng, lão không thể về trong cung cách “Bó thân về với triều đình, Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu”, lúc nào cũng phải giữ gìn lời ăn tiếng nói, muốn cất tiếng gọi một tô phở cũng phải đánh lưỡi cho đủ 7 lần…

Lật bật rồi lại cuối năm. Lại nhận được thiệp mời họp mặt cựu học sinh trường cũ. Cầm tấm thiệp trong tay, lòng lão lại rộn ràng như năm ngoái. Lão lại lễ bộ quần áo giày dép chuẩn bị xôn xao, và lần nầy đến sớm hẳn tới 1 tiếng.

Ngồi yên vị khá lâu, cũng cái bàn trong trong cùng, đúng 7 giờ rưỡi tối, Hồng Nga tới, lần nầy đi với một bà sồn sồn cỡ dưới 50, chắc là con gái.

Hồng Nga nhận ra lão từ xa, mừng rỡ bước nhanh tới:

- A! Anh Vũ, em là Nga em anh Thành nè. Anh còn nhớ em hông? Em học dưới anh một lớp…

A! Hay thật! Cũng cùng một câu tự giới thiệu mà cụ bà nói hồi năm ngoái, lần đầu gặp lại ông. Cụ bà sợ lão mang bệnh mất trí nhớ chăng?

Lão đứng dậy kéo ghế cho 2 mẹ con. Hồng Nga giới thiệu:

- Hồng Loan, con gái em.

Hồng Loan chào bác, lão chào cháu, rồi buột miệng hỏi:

- Hồng Loan đây rồi, còn Đào Hoa đâu?

Hồng Nga hơi giật mình:

- Anh cũng biết Đào Hoa hả. Cái thằng đó chẳng bao giờ chịu đi với mẹ.

Lão mỉm cười. Lão thấy con gái mà bị đặt cho cái tên cấm kỵ là Hồng Loan nên hỏi chơi cho đủ cặp, đâu biết người ta đã có đủ. Lão hơi ngần ngừ một chút rồi nhìn sâu vào mắt Hồng Nga, hỏi thẳng một câu trong lòng muốn hỏi:

- Năm ngoái, cũng trong không khí này, anh hỏi cưới em, em còn nhớ em trả lời anh như thế nào không?

Hồng Nga ngạc nhiên:

- Ủa, thì ra là anh đó hả? Em nhớ mang máng có ai đó tỏ tình, xin cưới mà không nhớ là ai, hóa ra là anh sao? Thiệt sao? Mà anh hỏi vậy thì em trả lời sao?

Cô con gái nhìn lão, muốn phân bua gì đó, nhưng thôi. Lão nói tiếp:

- Thì là anh chớ ai vô đây. Em thiệt vô tình. Sau đó em còn gởi email cho anh, dặn giữ tình bạn, ai tiến tới sẽ bị chặt chưn…

Hồng Nga chưng hửng:

- Em tuy có email nhưng có bao giờ xài đâu! Với lại, em có lòng thương mến anh, em có bao giờ viết bậy bạ vậy đâu? Anh buồn em lắm hả? Rồi anh có trả lời gì cho em hông?

Cô con gái lại định nói gì, nhưng một lần nữa, lại thôi. Lão ngập ngừng:

- Em nhứt định không viết, không đọc email thiệt hả?

- Hông có, thưa anh.

- Vậy bây giờ anh hỏi lại câu hỏi năm ngoái: “Em có bằng lòng làm vợ anh hông?

Hồng Nga thò tay qua nắm tay ông, giục giặc:

- Em thương anh nhiều, em muốn làm vợ anh lắm, nhưng em đang có chồng mà, làm vậy sao được?

Tới phiên lão sững sờ:

- Em mới tái giá hả?

Hồng Nga cười ra tiếng:

- Không anh. Lâu rồi. Mấy chục năm rồi.

- Vậy thì anh ấy đâu mà em đi với con gái?

Hồng Nga lắc đâu:

- Hôm nay ảnh trực bệnh viện, em nhờ con Loan đưa đi.

Hồng Loan chợt đứng dậy, chồm qua lão, nói nhỏ:

- Cháu xin phép thưa riêng với bác một chuyện…

Lão gật đầu bước ra gần bàn tiếp tân, Hồng Loan lửng thửng theo sau:

- Thưa bác, thực tình thì bố dượng cháu qua đời lâu rồi. Cháu không dám giấu bác, mẹ cháu trở bệnh Alzheimer gần đây, khi nhớ khi quên, càng lúc càng tệ hơn, cháu đã thu xếp cho mẹ vào viện dưỡng lão, có y tá và bác sĩ trực chăm lo chu đáo hơn ở nhà. Khổ lắm bác ơi. Hôm nọ cháu đi vắng có chút xíu, mẹ ở nhà tự ý nấu nướng cái gì đó, suýt làm cháy nhà, may mà cháu về kịp.

Lão ngạc nhiên nhìn người đàn bà đang đứng trước mặt, thắc mắc:

- Xin lỗi, xin bà tha lỗi, bà là ai và mẹ bà là ai? Tôi thấy quen quen mà tự nhiên bây giờ nhớ không ra?

Hồng Loan gần như chết điếng tại chỗ, chưa biết phản ứng làm sao, chợt nghe tiếng 1 người đàn ông trẻ thoảng bên tai, nhẹ như hơi gió:

- Ô! Xin lỗi chị. Ba tôi dạo này bắt đầu quên trước quên sau…

Không đợi cậu kia nói thêm, lão vui vẻ giới thiệu liền, tỉnh queo như chưa hề hỏi câu “mẹ bà là ai”:

- Đây là thằng Nam, con trai lớn của bác đó cháu, còn đây là… là…

- Dạ là Hồng Loan…

- Đúng rồi. Hồng Loan con riêng của.. người ba yêu và xin cưới.. Đầy đủ hết rồi nhe, “con em, con anh” đã đủ mặt, chỉ chờ “con chúng ta” ra đời…

Nói xong lão cười ha hả, thong thả trở lại bàn.

Hồng Loan và Nam bắt tay nhau, kéo ra một góc tỉ tê trò chuyện. Lão ngồi thầm thì tình tự với Hồng Nga, mặc ai ca hát, diễn trò, xổ số hay nhảy nhót quanh họ…

Nam cho Hồng Loan biết, lão đã vào viện dưỡng lão mấy năm nay. Phòng lão rộng và đẹp lắm, có bao lơn nhìn ra biển Thái Bình. Tiền tháng rất cao, Viện có hoa viên và sân cù chung quanh. Các cụ đi bộ cả 45 phút mới giáp một vòng. Lại còn hồ bơi, phòng thể dục, phòng xem phim, phòng chơi game, hòa nhạc, thư viện... thôi thì đủ cả. Cơm nước thì ngày 3 buổi tươm tất, đổi món luôn luôn. Nếu các cụ không xuống được phòng ăn, sẽ có người mang lên tận phòng, có khi tận giường. Việc lau chùi, quét dọn hay ngay cả tắm rửa, thay quần áo cho các cụ hàng ngày, có y công lo, nếu các cụ không tự làm được. Về y tế, có đủ y tá trực 24/24, 7 ngày trong tuần. Bác sĩ tới mỗi sáng một lần. Xe cứu thương thì cách đó 3 phút, bệnh viện lớn cách đó 10 phút. Mỗi tuần một lần, thân nhân tới đón các cụ ra ngoài du ngoạn, ăn nhà hàng hay về nhà thăm con cháu. Nếu thân nhân không đến được, có nhân viên trực lái xe đưa các cụ đi riêng, hoặc xe bus nhỏ chở một lúc 7 cụ đi ngoạn cảnh, ăn ngoài, mọi chi phí do Viện trả.

Trường hợp của lão năm ngoái, chưa bị nặng nên còn được phép lái xe. Sau lần lão quên mất đường về phải gọi cell phone cho viện dưỡng lão cho người tới dẫn về thì không được lái xe nữa. Đó là lý do tại sao hôm nay Nam có mặt đưa lão đến đây.

Hồng Loan ngập ngừng hỏi:

- Tiền trả hàng tháng có cao lắm không anh Nam?

Nam gật đầu:

- Cao hơn lương tháng của tôi, nhưng ba trả trước tất cả vào “trust fund” rồi, cho tới năm 100 tuổi, nếu thọ hơn, Viện sẽ tự trang trải. Tiền lời quỹ tín dụng đủ để trả bù vào tiền Viện gia tăng hàng năm, con cháu không phải lo. Nếu như ba có vợ hay bạn già tới ở chung, ba chỉ phải trả thêm 50 phần trăm. Ba lo được vì ba có tiền lời quỹ tiết kiệm ký thác ở ngân hàng. Ông già có tiêu gì đâu! Thế còn bác gái, mẹ của chị thì sao?

Hồng Loan cười buồn:

- Tháng sau tụi em cũng đưa mẹ vào viện dưỡng lão cho an toàn. Viện nầy nhỏ thôi, nhưng cũng đắt lắm so với lợi tức của tụi em. Chắc phải bán cái nhà của mẹ đang ở để lấy tiền chung vào. Mẹ buồn lắm anh. Mẹ chỉ muốn ở nhà. Mẹ khóc…

Nam và Hồng Loan trở lại bàn. Họ trố mắt ngạc nhiên khi thấy 2 cụ đang hôn nhau đắm đuối như một cặp thiếu niên, bất chấp thiên hạ chung quanh thầm thì soi mói.

Thoáng thấy 2 trẻ, lão ngẩng lên phân bua, môi còn dính son toè loe:

- Hồng Nga đồng ý lấy ba và dọn vào Viện sống chung với ba. Ba sẽ nhờ Viện tổ chức lễ cưới tại phòng tiếp tân, các con đưa hết con cháu, bạn bè tới dự nha! Hôm đó ba với Hồng Nga sẽ lên sân khấu song ca bài “Học sinh hành khúc” theo lời yêu cầu của cô dâu.


Cung Vũ (Nguyễn Hữu Nghĩa)

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Mar/2023 lúc 2:26am

Nửa Đời Còn Lại 

 

Tôi đứng trước tủ áo mở toang, lần lượt nhìn từng cái, nghĩ thầm: Cái đầm này tay áo ngắn quá, lớn tuổi rồi cánh tay chẳng còn tròn lẳn như xưa, lại phơi ra thì không lịch sự cho lắm!.. Còn chiếc áo này thì cổ hơi hở, lần đầu tiên gặp người ta, mình không tự nhiên! Chiếc quần này thì ống loe quá làm người mình sao lùn hẳn…

Cứ thế tôi tung hết cả cái tủ quần áo ra đầy giường ngủ lớn queen size mà vẫn chưa chọn được cái nào vừa ý mặc cho chiều nay, lại gần đến giờ phải đi nữa, từ nhà đến chỗ hẹn cũng phải mất 1 tiếng đồng hồ trừ hao giờ kẹt xe nữa chứ; thế mà chả có cái nào hợp với mình vào lúc này cả, vậy mà cuối tuần nào tôi cũng đi shopping với bạn, khiêng về bao nhiêu cái!

Nhìn đồng hồ, rồi vội vàng bấm số gọi cho cô bạn:

- Allo Thu Hằng hả? Bích Chiêu đây... Cho mình xin lỗi nhé, chắc mình sẽ không đến đâu, mất công quá...

- Tại sao không đến?

- Tại vì…

Tiếng Thu Hằng nói rõ ràng trong điện thoại vẻ không bằng lòng lắm:

- Nè Bích Chiêu ta nói cho mi biết nhe, người ta không phải người ở đây đâu, lâu lắm mới về thăm gia đình một lần, ta phải nói gẫy lưỡi mới có ngày họp mặt hôm nay, hôm thì mi bận, hôm thì ổng bận, rồi hôm thì ta bận... Cả 3 người mình đâu phải ở không đâu mà muốn gặp lúc nào thì gặp chứ! Mi phải biết muốn gặp nhau lấy hẹn rất khó, mi lại mè nheo nữa thì ta hết ý rồi đó…

- Ta xin lỗi!

- Vậy sao ngay từ đầu mi không nói luôn là không muốn gặp đi, để ta đỡ phải mất công lấy hẹn? Mà nói cho ta biết vì sao mi lại đổi ý vậy để xem có lý không cái đã?

- Tại vì... ta không tìm được bộ đồ nào cho vừa ý…

- Thiệt tình! Chờ đó, để ta đem đến cho mi bộ đồ của ta nhe!

- Thôi! Đồ mi toàn là cái hở sâu quá không à.

- Dạ thưa chị, em biết chị chỉ thích mặc mấy đồ kín cổ cao tường, áo đầm dài chấm đất, bao phủ toàn thân phải không? Chán mi ghê, ổng có chấm điểm quần áo đâu chứ, chỉ muốn nói chuyện thôi.

- Thì lần đầu gặp gỡ mà mi, sure là ổng sẽ nhìn mình từ đầu tới chân rồi.. Ta ngại quá! Ta nghĩ lại rồi, bây giờ mình đã không còn trẻ, đã gần 60 rồi, không biết có cần ai làm bầu bạn không nữa, ta đã quen sống một mình, quen tự do cả 10 năm nay rồi, bây giờ lại quen thêm ai nữa cho mệt, lại làm phiền cả đôi bên... ta...

- Hey! Stop nhe! Nói cho mi biết nhe, ta mệt vì mi và cả ổng, cả 2 người y chang vậy, ổng cũng như mi, sáng nắng chiều mưa, lúc thì yes yes, lúc thì no no... Ta nói hết nước miếng luôn đó! Thôi, đi thay đồ đi ta đến đón nhe, trong nửa tiếng nữa ok.

Tôi ngần ngừ thì đã nghe cô bạn cúp cái rụp bên kia đầu dây.

Quay trở lại với núi quần áo đầy một giường, tôi phải mặc 1 trong những thứ ấy mà thôi vì không còn chọn lựa nào khác nữa, nếu không phải mặc đồ cô ta áo thì ngắn tay rộng, cổ lại khoét sâu nữa!


***

Mùa Xuân năm ngoái tại hội chợ Tết, giữa tiếng pháo đỏ đì đùng, đoàn múa lân với thằng bờm nhảy lao xao trước tiệm bán hoa mai đào của đoàn tôi cho việc gây quỹ từ thiện, tôi gặp lại cô bạn học cũ thời trung học, Thu Hằng. Chúng tôi rất thân nhau thuở cùng đi học; đã khoảng một thời gian dài 20 năm chúng tôi chưa từng gặp lại vì sau khi học xong, mỗi đứa một nơi, lập gia đình, bận rộn chuyện công sở... Thu Hằng vẫn không đổi bao nhiêu, vẫn hay nói cười huyên thuyên, đã lập gia đình nhưng vẫn chẳng có con.

Còn số phận tôi không được may mắn lắm, chồng tôi đã qua đời sau một cơn bạo bệnh cách đây 10 năm, anh ra đi nhẹ nhàng, bất ngờ sau khi ăn cơm chiều xong, chàng bị lên cơn đau tim, gục xuống bàn và chìm sâu vào giấc ngủ miên viễn, chúng tôi vô cùng hụt hẫng, và không chuẩn bị; gánh nặng như thêm sức làm oằn đôi vai gầy guộc của tôi, vừa đi làm, vừa trông con, làm tôi không còn chút thì giờ nào cho riêng mình.

20 năm như một thoáng mơ, hai đứa chúng tôi ngồi với nhau ở hội chợ Tết, tôi kéo chiếc ghế cho bạn ngồi, hai đứa tâm sự với nhau mãi đến chiều khi chẳng còn người trên sân khấu nữa, nhìn xung quanh mọi người đã về hết, Thu Hằng vẫn cứ nài nỉ tôi:

- Mi hãy nghe ta, đi thêm một bước nữa cho bớt cô đơn, thấy mi còn trẻ, còn sắc, ta thấy tiếc lắm!... Mà mi nhớ ông anh ta không? Cái ông chả bao giờ nhìn đến con gái cả đấy?

- Ta... thật tình cũng nhiều lúc thấy buồn và lẻ loi lắm, nhưng nghĩ mình đã lớn tuổi, vác thêm một người nữa lại phải có trách nhiệm, rắc rối quá!

- Cứ thử xem sao, hãy mở lòng và cho mình một cơ hội nữa, được thì tiến xa, không thì mi cũng chả mất mát gì mà, đúng không? Con mi đã lớn, hãy nghĩ cho bản thân mình.

Tôi chả biết trả lời sao, im lặng sửa soạn mọi thứ chất lên xe ra về.

Lúc tôi vừa bước lên xe, nó cố níu tay tôi:

- Ông anh ta sẽ từ bên Pháp về thăm nhà vào tuần tới, ta sẽ tạo điều kiện cho mi và ổng gặp nhau nhé?

- Thôi thôi, ta ngại lắm, đừng đừng!

- Hum... Chán mi quá, cứ suy nghĩ đi, có gì nói ta biết sau.

Nàng vẫy tay chào tôi khi tôi cho máy xe nổ sửa soạn về nhà.

Trên đường về, tôi nhớ lúc nãy Thu Hằng có kể cho tôi nghe về ông anh của nàng. “Anh Ba của ta rất thành công trong sự nghiệp, anh đã giữ những chức vụ rất cao, làm được rất nhiều tiền, tậu nhà cửa thật đẹp, nhưng ảnh chả có ai để chia sẻ... Bây giờ ảnh đã về hưu với căn nhà kếch xù, bốn bức tường màu ngà cũng quay mặt làm ngơ mỗi khi ảnh muốn kể một câu chuyện khôi hài, những chậu hoa vẫn quay mặt lãnh đạm trên chiếc bàn rộng lớn trong nhà bếp, căn bếp thì lúc nào cũng lạnh tanh và đầy bụi bặm; nên lúc này chàng mới nghĩ đến việc cần một nửa còn lại của mình!

Tôi mỉm cười, con người ta khi nào cần thứ gì thì mới đi tìm thứ đó, chứ lúc chưa cần có người đem dâng đến “mõm” cũng không thèm nhìn tới!

Hình ảnh một người đàn ông cao, gầy, quần áo phẳng phiu nhưng chỉ mỗi một cái áo trắng với chiếc quần tây đen duy nhất... Tôi đã nhớ ra ông anh này của nàng rồi, chỉ biết ở nhà gọi là anh Ba chứ không biết tên anh trên khai sinh là gì nữa.

Nhà Thu Hằng có 3 anh em. Nàng là con gái út; anh hai đã có gia đình khi chúng tôi mới vào lớp 6, anh ba là con mọt sách, chàng thích nghiên cứu về khoa học, suốt ngày vùi đầu vào thư viện với đôi mắt kiếng dầy cộm mà chẳng bao giờ ngước đầu lên để nhìn ánh mặt trời; tôi nhớ nhiều lần đến nhà cô bạn, chàng đi ngang qua chiếc xích đu mà tôi và Thu Hằng ngồi giữa sân, chàng cứ lăm lăm đi thẳng ra cổng, cho đến khi cô bạn tôi gọi giật lại:

- Anh Ba, bạn em chào anh kìa!

Anh quay lại liếc tôi một cái, vẻ xấu hổ vì gặp con gái, khuôn mặt anh đỏ bừng, luống cuống anh nói:

- Chào... ở nhà chơi với Thu Hằng nhé!

Chàng nhảy lên xe và vọt thẳng ra ngoài đường.

Kỷ niệm của tôi về chàng chỉ vỏn vẹn có bấy nhiêu! Vậy mà 30 năm chả làm chàng thay đổi, vẫn độc thân với quyển sách! Còn tôi, tôi đã già đi rất nhiều, đã trải qua bao cuộc bể dâu của cuộc đời, công việc, con cái và sự ra đi của chồng tôi làm cách nhìn cuộc đời của tôi khác đi, mong manh trống trải hơn nữa. Tôi và chàng có thể hợp nhau được không? Có thể có cùng một điểm nào chung giữa chúng tôi không đây?

Chàng và tôi đều về hưu, có thể như Thu Hằng nói “... sẽ cùng nhau đi du lịch, lo cho nửa đời về sau của tụi mi, có tiền cùng hưởng, có cháo cùng húp, nâng đỡ lẫn nhau.. thay vì mướn người lạ trông nom,thay tã,đút cơm...” Nghĩ đến đây tôi phì cười! Thời bây giờ sao thực tế hết sức chả còn lãng mạn tình yêu gì ráo, chỉ nghĩ đến cái lợi lộc đổi chác của chính bản thân mình.

Nhưng nếu ở một mình thì như tình trạng hiện tại của tôi, tự do trong cô đơn, buồn vui hay hạnh phúc cũng chẳng thể kể cho một ai, muốn đi du lịch cũng thấy thiếu thốn một cái gì đó! Con cái bận bịu công việc của riêng nó, tôi chẳng thể kể lể tâm sự với đứa nào cả!

Rốt cuộc, sau một tuần suy nghĩ, Thu Hằng điện thoại để hỏi thăm thì tôi đã trả lời với nàng:

- Ta chấp nhận lời đề nghị của mi…

- Vui quá! Vậy mi đã suy nghĩ kỹ lắm rồi phải không? Cuối tuần này anh ba ta về thăm gia đình, ta sẽ đến đón mi về nhà ta nhé!

- Nhưng…

- Thôi đừng có nhưng nhiếc gì nữa, đã quyết định rồi và mi có mất gì đâu, gặp hợp thì tiếp tục, không thì ngưng, có gì mà mi phải quýnh lên!

- ...Ta thấy… sao sao ấy!

Tiếng cô bạn tôi của tôi cười hăng hắc một cách chiến thắng ở đầu dây bên kia:

- Vậy nhé! Ta sẽ đến khoảng 2 giờ trưa cuối tuần này, ok!

 

***

Tôi thấy vui vui hồi hộp trong lòng như đứa con gái 18 tuổi lần đầu tiên hẹn hò, cái cảm giác phập phồng ấy làm tôi quýnh quáng, không chọn được cái áo nào cho phù hợp, tôi phải tự trấn an mình:

Hít thở nào, hít sâu vào, thở ra cho sảng khoái, không có gì cả, chỉ là một cuộc gặp gỡ bạn bè mà thôi, đừng quýnh, đừng lo lắng!

Tiếng dingdong vang lên ngoài cửa, tôi vội vã chạy ra mở, đôi mắt tôi chợt mở thật to, khuôn miệng há tròn. Người đứng trước mặt tôi không phải Thu Hằng như đã hẹn mà là một ông già với hàm râu quai nón muối tiêu, mái tóc bạc gần hết đầu, nhưng đặc biệt đôi mắt lanh lợi, yêu đời, ông ta thấy tôi ngạc nhiên và đứng như trời trồng, vội vàng trấn an:

- Cô có phải là Bích Chiêu không?

- Vâng! …

- Thu Hằng nhờ tôi... cổ quá bận nên muốn nhờ tôi đến đón cô.

- Vậy anh đây chính là... anh Ba…?

- Dạ tôi... tôi là…

-Anh... Ba có nhớ em không? Hồi xưa ở Việt Nam em hay đến nhà anh để học bài chung với Thu Hằng đó...

- Ờ... Ờ…

- Anh Ba sao khác lạ ghê, nếu đi ngoài đường chắc chắn em không nhận ra đâu!

-...

- Anh Ba có thấy em thay đổi nhiều không? Chắc em già quá... anh cũng không nhận ra há!

Tôi thấy anh nhoẻn miệng cười, cứ như người ngậm bồ hòn, ăn nói thật từ tốn, giữ ý tứ. Tôi lại nghĩ là chắc sợ tôi đánh giá con trai nói nhiều nên anh giữ kẽ.

Trong lúc chàng lái xe, tôi ngồi bên cạnh có dịp liếc nhìn chàng từ đầu đến chân, lại từ chân lên đầu, chàng đã thay đổi rất nhiều, hồi xưa chàng không để râu quai nón như vậy, dáng người không mập và có bụng như bây giờ, cặp mắt có tuổi nên híp và đầy nếp nhăn, chân mang đôi giày sandale mùa hè, hở chân, những móng chân dài chưa cắt trông không sạch sẽ chút nào, chẳng có gì là người «trong mộng» của tôi cả.

Tôi buồn buồn suy nghĩ người này có thể cùng tôi đi hết đến cuối cuộc đời được không đây?! Dưới mắt cô bạn tôi, tôi hợp với người này hay sao? Cô bạn tôi phải biết gout tôi thế nào chứ, biết rằng khi lớn tuổi người ta không còn trẻ đẹp như xưa, nhưng ít ra cũng phải săn sóc chút ít vẻ ngoài của mình cho dễ nhìn, nhất là bây giờ anh ta đang đi gặp người «nửa của mình»!

Tôi thất vọng vì ngoại hình của anh Ba, định bụng sẽ nói với anh cho tôi xuống ở góc đường trước mặt kia. Tôi không muốn phí thì giờ của mình nữa, thà tôi ở một mình suốt đời còn hơn là…

Anh Ba chú ý lái xe, thỉnh thoảng đến những chỗ đèn đỏ, anh ngừng lại, tay với chai nước lọc:

- Cô uống đi cho đỡ khát, trời hôm nay hơi nóng, cũng không có gió, mặc dù tôi đã để máy lạnh hết cỡ vẫn thấy hầm quá... đường xá lại đông đúc nữa…

- Dạ em không khát đâu anh, em thích cả bốn mùa ở Canada này, mỗi mùa có một cái rất riêng biệt của nó...

Tôi chưa nói hết lời, đèn xanh bật lên, bỗng tôi nghe anh bấm kèn inh ỏi, mặt tức giận đỏ ửng, vì một bà Ấn Độ ở phía bên lane trái muốn quẹo phải, cắt đầu xe anh mà không để đèn báo hiệu, may là anh Ba đạp thắng kịp chứ không thì sẽ đâm vào hông xe của bà ấy. Còn đang trong cơn tức giận, anh Ba chửi:

- Đồ chết tiệt, cứ tưởng là đàn bà muốn làm gì thì làm hay sao? Ra đường mà gặp mấy mụ này thì xui cả ngày!

Nói xong, anh Ba cảm thấy như lỡ lời, liếc qua nhìn tôi, phân bua:

- Cô thấy không, mấy bà già lái xe ẩu như thế đó, tôi không hiểu sao họ lại đậu bằng lái xe được nữa, cứ tưởng như đi bộ trong nhà hay sao đó, muốn cua đâu thì cua, quẹo đâu thì quẹo, như nằm trên giường muốn lăn đâu cũng được!

- Không còn con đường nào khác ngoài con đường này để đến nhà Thu Hằng hả anh? Nếu không thì mình cũng có thể lấy con đường khác?

- Đường nào cũng vậy thôi, giờ này học sinh ra về nên đường sẽ kẹt lắm, kẹt không sao, nhưng tôi chỉ sợ mấy bà lái xe ẩu!

- Anh lái xe cũng giỏi ghê, biết nhiều đường nữa.

- Tôi chỉ lái theo GPS thôi, nó chỉ sao tôi đi vậy! Chắc cô cũng mệt vì trời nắng quá…

Bất thình lình tôi nghe cái rầm, xe bị lọt vào cái ổ gà giữa đường, rồi nhảy lên, tiếp sau đó là tiếng nổ vang dội ở phía bên tôi ngồi; giật mình, tôi ôm chặt lấy cánh tay phải của anh, mắt nhắm nghiền, miệng la:

- Ahhh…

Khi mở mắt ra, tôi thấy anh nắm chặt lấy hai bàn tay tôi, khuôn mặt lo lắng, nhìn thẳng vào mắt tôi:

- Đừng lo! Đừng sợ, có anh đây! em uống miếng nước cho bớt căng thẳng!

Tôi lắp bắp:

- Chuyện gì vậy anh? Xe bị gì vậy anh?

- Em cứ ngồi yên trong này nhé, để anh xem có cái garage nào gần đây không, xe mình bị sụp ổ gà nên bể lốp xe!

- Bể lốp xe sao?

- Đúng rồi! Đường nhiều ổ gà quá anh đã không tránh khỏi nên bị sụp vào đó và bánh xe bị bể, cũng may là không bị đụng xe vì dễ bị lạc tay lái đâm vào xe bên cạnh. Để anh chạy từ từ đến garage gần đây, em đừng lo.

Anh chạy xe thật chậm đến garage gần đó, không dám đi nhanh sợ làm hỏng cái niềng. Đến nơi, mừng quá anh vội nhảy ra khỏi xe ngay đi tìm chủ garage, không thấy ai ở đó cả, đi vòng quanh trước sau, cánh cửa sắt vẫn đóng im ỉm, điện thoại theo số họ ghi ở trước cửa, cũng không thấy ai cầm, hỏi những nhà bên cạnh thì họ nói là garage đã đóng cửa vài ngày nay rồi!

Anh nhìn tôi, cười trừ:

- Em đừng lo, giúp anh vài thứ nhẹ nhàng nhé, đưa cho anh mấy cái dụng cụ này khi anh cần.

Nói xong, anh vòng ra sau mở nắp xe sau đưa tôi nào là tournevis, clé, molette, kìm búa... Anh thoăn thoắt như người thợ đầy kinh nghiệm, nâng xe bánh trước lên bằng đồ nâng quay tay, rồi lấy dụng cụ thay bánh, tôi cứ tưởng anh phải khổ sở tốn nhiều thì giờ lắm, nhưng khoảng 30 phút, bánh xe đã được thay xong xuôi.

Trong lúc dọn dẹp đồ nghề vào cốp xe, bỗng trời trở nên xám xịt, gầm gừ, như báo hiệu cơn mây mưa sắp đổ.

Anh Ba nhìn tôi thở phào:

- May quá, mình vừa thay xong bánh xe chứ không thì nền đất ẩm ướt thì làm sao mà ngồi quỳ xuống đất được, với lại nhờ chỗ garage này khô ráo trên sàn xi măng nên mình làm nhanh gọn như vậy, trong cái rủi lại có cái may!

Lúc này tôi mới nở nụ cười với anh:

- Anh thật nhanh nhẹn quá, rất rành về xe cộ, nếu những người khác bị như vậy, họ sẽ không biết làm sao rồi, đi với anh, em thật an tâm!

Anh Ba nhìn tôi với cặp mắt thật xúc động:

- Cám ơn em đã tin tưởng anh! Nhiều cô không hiểu anh, nghĩ anh không biết lo lắng hay ăn nói không có duyên, quá thẳng, họ chỉ tìm những người nói những lời hoa mỹ, đến khi có chuyện lại không biết làm gì cả!

Tôi nhìn tận sâu trong đáy mắt chàng, lần đầu tiên tôi cảm thấy chàng chân thật và thật gần gũi,không khách sáo. Tôi tưởng như đã quen chàng từ lâu lắm rồi, chứ không phải mới một vài giờ đây thôi, vì chàng tự nhiên, đơn thuần và đối xử với tôi như người đã thân quen ngay từ lúc ban đầu.

Bỗng nhiên tôi có chút cảm phục chàng và muốn tìm hiểu chàng nhiều hơn nữa nên đã bỏ ý định muốn về nửa chừng lúc nãy.

Chàng lấy một khăn giấy ướt sạch trong cốp ra đưa cho tôi:

- Em lau tay đi, dính dầu dơ hết rồi!... Lại chùi tùm lum nên trên trán có dính vết dầu nữa!

Tôi đưa tay lên trán lau, không đúng chỗ, anh Ba cười vang:

- Hahaha, em lau bên trái, vết dầu ở bên phải cơ mà! Đưa anh lau dùm cho!

Với sự tự nhiên, anh cầm chiếc khăn lau trán phải của tôi một cách cẩn thận, nhẹ nhàng; anh ngắm nhìn tôi, thì thầm đủ tôi nghe:

- Bây giờ đẹp gái rồi đấy!... Uổng thật!

Tôi mở mắt thật to, ngạc nhiên ngước lên nhìn anh:

- Uổng gì ạ?

- Em ở góa...10 năm rồi sao? Có thật không? Sao không tìm một người bạn nào đó? Em còn trẻ và đẹp lắm!

Khuôn mặt tôi bắt đầu ửng đỏ, một chút e thẹn thời con gái len lén nhẹ vào tim. Đã 10 năm tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ phải gặp một người đàn ông khác, sẽ phải bắt đầu lại từ đầu, yêu nhau và kết hôn... Bao nhiêu thứ lỉnh kỉnh nhiêu khê tốn thời gian ấy, tôi phải bắt đầu lại hay sao?!

Bỗng nhiên, anh vòng tay ôm vai tôi, kéo tôi chạy vào bên trong một hiên nhà gần đó, miệng nói không ngừng:

- Nhanh lên, chạy nhanh lên, trời đang đổ cơn mưa lớn đó!

Chúng tôi vừa vào đến mái hiên ở một căn nhà gần đó, thì cơn mưa cũng đuổi theo bén gót, đổ xuống như trút nước, anh đưa tay ra ngoài mưa hứng những hạt mưa to và nặng giữa trưa hè:

- Những cơn mưa như thế này làm anh nhớ về quê hương mình quá! Đã gần 40 năm anh chưa có dịp về lại thăm đất nước, còn em đã về lại chưa?

- Em cũng chưa bao giờ về lại từ ngày qua đây, họ hàng em chẳng còn ai bên ấy hết, còn bạn bè thì không biết có còn giữ tình bạn của ngày xưa không, em cảm thấy mình sẽ lạc lõng khi về lại nơi ấy.

- Anh thì khi trẻ lo học, lo làm việc, đến lúc về hưu anh mới thấy mình... thiếu rất nhiều thứ mà lẽ ra khi còn trẻ mình phải làm cho mình ngoài sự nghiệp, vật chất…

- Anh muốn nói đến... một nửa kia phải không?

- Đúng đấy, anh chưa từng nghĩ lập gia đình là việc hệ trọng của cuộc sống.. Anh thiết nghĩ con người thành công nhờ sự nghiệp vật chất là đủ, anh loay hoay trong sự suy nghĩ ấy, và làm việc thật nhiều thật nhanh để đạt đến con số anh đề ra, rồi khi về hưu anh mới thấy mình thật bơ vơ, trống vắng. Em biết không, nhiều người giới thiệu cho anh, các cô đến với anh chỉ vì anh có nhà cửa, anh có tiền bạc, nhưng chất “xúc tác” giữa tụi anh thật vô vị nhạt nhẽo, anh không có chút cảm xúc nào khi ở bên cạnh họ, nếu ép mình thì đâu gọi là hạnh phúc nữa! Con người anh lại sống rất chân thật, anh không thích những sự màu mè bên ngoài, khi ở chung mới lật tẩy nhau... Nếu ai chỉ yêu cái mã bề ngoài, thì đừng tiếp tục tìm hiểu anh làm gì, vì con người phải sống bằng trái tim và tâm của họ chứ!

Trời vẫn nắng, mưa vẫn cứ rơi, một cậu bé chừng 12,13 tuổi, người dân da đỏ ăn xin bỗng nhiên xuất hiện bên kia đường, chạy vội vào mái hiên chỗ chúng tôi đang trú mưa, người ướt như chuột lột, tóc dán chặt vào đầu, nước mưa tong tong chảy từ đầu, quần áo xuống chân, cậu bé cất tiếng:

- Xin hãy cho con ít tiền đi xe bus về nhà... Con thật đói vì chưa ăn gì cả ngày hôm nay, hãy giúp con và em gái con, nó ở đàng kia vì trời mưa không thể theo con được.

Anh nhìn nó một lúc rồi nói:

- Chờ chú ở đây nhé, chú sẽ cho con cái này!

Nói rồi, chàng chạy băng ngang cơn mưa, những giọt nước làm ướt cả áo, cả người nhưng chàng vẫn không màng, ra đến xe, tôi thấy chàng lục lọi một lúc, xách vào hiên:

- Con hãy cầm lấy những thứ này về cho em gái nhé!

Anh đưa cho thằng bé cả gói đồ ăn sandwich cặp trứng và thịt ham mà anh đã mua để dành trong xe lỡ có đói thì dùng, một cây dù lớn, và 20$.

Thằng bé mừng quá vì gặp được người rộng lượng, hai tay ôm một đống đồ vào bụng để đừng bị ướt, nó cúi đầu thật thấp:

- Con cám ơn cô chú, rất cám ơn chú đã cho con và em gái con nhiều đồ quá... Chúc cô chú thật nhiều phước lành ạ.

- Được rồi, không có gì đâu, con đem đồ ăn về cho em gái nhé, đi từ từ đừng chạy trong cơn mưa sẽ trơn té đó nhe. Đi chậm thôi!

Tôi chứng kiến cả câu chuyện, thật cảm kích tình nhân loại của chàng, cảm kích sự tử tế, chia sẻ của chàng với người kém may mắn hơn mình.

Sự lạnh lùng với bề ngoài không cuốn hút của chàng từ lúc đầu tiên gặp gỡ cho đến bây giờ, cũng con người ấy, bề ngoài ấy, chàng đã thuyết phục được trái tim tôi; lòng tốt và sự năng nổ, tháo vát của chàng như đốt cháy được sự thờ ơ của tôi đối với chàng lúc ban đầu.

Tôi vui vẻ nói:

- Thu Hằng nói với em anh ở bên Pháp lâu lâu mới qua đây thôi, sao anh rành đường đi nước bước như người bản xứ vậy?

- Cỡ 2 năm anh lại qua đây chơi một lần, thăm gia đình, với lại bạn bè của anh cũng có một số ở đây, nên anh cũng rành đường đi lắm... Có GPS thì sợ gì! Anh lại về hưu nữa, đâu có gì là bận rộn và cản trở đâu…

Chàng nheo mắt nhìn tôi:

- Trời hết mưa rồi, mình đi tiếp nhé!

Chàng giúp tôi rời khỏi chỗ hiên nhà, tay chàng vẫn che trên đầu tôi, như sợ còn giọt mưa nào sót lại ở đâu đó sẽ làm ướt tóc tôi, chàng mở cửa cho tôi vào chỗ ngồi rồi mới vào lại bên lái xe, đưa cho tôi chai nước lọc:

- Em hãy uống cho thấm giọng nhé, từ nãy giờ em chẳng uống tí nước nào rồi.

- Không! anh hãy uống đi, anh làm nhiều từ nãy giờ, anh mới phải uống chứ!

- Anh không sao, không khát lắm, em cứ tự nhiên đi!

Tôi cố vặn cái nắp chai đóng thật chặt, vặn mãi vẫn không thể mở ra nổi, chàng dừng xe lại nói với tôi:

- Anh xin lỗi nhé, đưa anh mở cho!

Vừa nói chàng vừa lấy lại cái chai, vặn dễ dàng, đưa cho tôi, chọc quê:

- Con gái tay yếu chân mềm là phải rồi.

- Hahaha, em không là con gái tiểu thư, ngồi chờ người ta hầu hạ đâu, em đã phải làm việc một mình rất vất vả để nuôi con đấy! Cái chai này không có nghĩa gì với em đâu, nhưng lúc này... vì có anh nên muốn làm nũng thôi đó mà!

Chàng quay sang nhìn tôi với nụ cười đầy cảm thông, khoảng cách giữa chúng tôi dường như đã không còn nữa!

Tiếng chuông điện thoại của tôi reo lên cắt ngang bầu không khí yên lặng của chúng tôi, Thu Hằng bên kia đầu dây:

- Bích Chiêu ơi, mi và anh Ba cứ đi chơi đi nhé, ta không thể đến nơi hẹn được đâu vì trời mưa, đường sá kẹt xe quá, ta không thể nào thoát khỏi cái cầu này, nếu đến trước cứ kêu món ăn đi, rồi ta đến sau; còn nếu không thì tuần tới mình cùng nhau đi cho tiện; ta xin lỗi hôm nay ta bận bất ngờ vì ông boss gọi vào thanh toán cho xong cái hồ sơ quan trọng này.

- Vậy để ta hỏi anh Ba xem sao rồi mình sẽ hẹn vào kỳ khác vậy, mi cứ từ từ về nhà đi nhe.

- Xin lỗi mi và anh Ba nhé!

Tôi không biết có phải cô bạn tôi muốn tạo điều kiện cho tôi và anh Ba gặp mặt nhau riêng rẽ như thế này không, mà từ trưa đến giờ chả thấy bóng dáng nàng ta đâu cả, để chúng tôi phải tự biên tự diễn không thôi; nhưng đây cũng là dịp may cho tôi hiểu nhiều hơn con người của chàng.

Sau khi bàn bạc với anh Ba, chúng tôi ai về nhà nấy, hẹn cuối tuần tới anh sẽ chở Thu Hằng đến đón tôi đi chơi một thể.

 

*****

Kỳ hẹn lần này tôi không cần phải làm dáng điệu đà nữa, vì thấy kỳ vừa qua anh Ba cũng chỉ mặc mỗi cái áo chemise cộc tay với chiếc quần bò mà thôi, anh chẳng trịnh trọng, rất tự nhiên, nên tôi rút kinh nghiệm, lần này cũng đơn giản chiếc áo đầm ngang đầu gối với những chiếc hoa cúc vàng nhẹ nhàng cho mùa hè; mái tóc kẹp gọn phía sau gáy, đôi giày hơi cao một chút chừng 5 phân thôi để đi bộ cho dễ.

Khi tôi ra mở cửa cho mọi người thì vô cùng ngạc nhiên, trước mặt tôi hình ảnh một người đàn ông thon gọn, tóc tai sạch sẽ, bộ râu quai nón không còn nữa, nụ cười sảng khoái với ánh mắt yêu đời; bên cạnh là Thu Hằng, linh hoạt xinh xắn, nàng nói:

- Đây mới là Anh Ba của ta! Sao... mi ngạc nhiên vậy?

Tôi vội vàng kéo nó ra một chỗ riêng:

- Hôm nọ ta thấy anh Ba của mi có bụng, râu quai nón, mắt híp và đầy vết nhăn mà? Sao hôm nay lại thon gọn... đàng hoàng lịch sự vậy? Có phép hay sao?

-Hahaha, mi không biết ổng hay làm cách biến hóa để thử lòng mấy cô gái lắm! Kỳ rồi ổng mặc cái áo kaki dầy rộng, nhìn thấy có bụng, ổng muốn làm bề ngoài xấu xí để xem mi có chê bai gì ổng không đó, ngay ban đầu nếu ai không hợp với ổng thì tránh ngay đi đỡ mất thì giờ của cả hai bên, ai ngờ mi đã làm cho ổng «tâm phục khẩu phục», về nhà ổng khen mi quá xá!

- Ta có làm gì đâu, chính anh Ba của mi đã làm cho ta thấy ảnh thật «uy tín» đó.

Thu Hằng nói to lên cho cả hai chúng tôi cùng nghe:

- Mới gặp lại nhau có một lần sau 30 năm mà cả hai đã khen nhau đủ thứ hết, đâu cần bà mai này nữa đâu há!

Anh Ba chen vô:

- Cơn nắng mùa hè ở Canada cũng rất nóng không khác gì cơn nắng Paris, nhưng nếu chỉ một mình tôi đi giữa cơn nắng thì thấy rất khát và mệt, nhưng nếu hai người cùng đi, chắc chắn đoạn đường ấy sẽ ngắn hơn, cơn nắng cũng sẽ bớt gay gắt hơn và một trong hai người chúng tôi sẽ phải tìm một vật gì đó che cho cơn nắng bớt chiếu thẳng vào mình; nên hôm nay tôi quyết định sẽ ở lại với ánh nắng hiền hòa của Canada.


Sỏi Ngọc
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Apr/2023 lúc 9:18am
Sad%20Old%20Couple%20Images%20–%20Browse%2010,148%20Stock%20Photos,%20Vectors,%20and%20Video%20|%20%20Adobe%20Stock

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 11/Apr/2023 lúc 9:22am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Apr/2023 lúc 9:12am

Liệu Khi Cha Mẹ Già, Con Cái Sẽ Phụng Dưỡng Báo Hiếu?


"Nhà của cha mẹ là nhà của con, nhưng nhà của con không bao giờ là nhà của cha mẹ", câu nói chua chát này đôi khi rất đúng trong xã hội ngày nay.

Trên thế gian này, có lẽ không thứ tình cảm nào có thể so sánh được với tình mẹ. Mẹ chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, chăm chút cho chúng ta từ khi còn con đỏ. Mẹ dành cả thanh xuân, dành cả sức khỏe, dùng cả cuộc đời để nuối nấng, dạy dỗ con lên người.

Con lớn lên, học hành thành tài, rời xa vòng tay của mẹ để tới một chân trời mới. Con sẽ lập gia đình, sinh con đẻ cái, rồi lại tiếp tục vòng tuần hoàn ấy, lặp đi lặp lại, trăm năm sau hay ngàn năm sau vẫn vậy.

Thế nhưng, con đi xa như thế, ngoài kia bao thú vui đôi khi lại khiến con quên mất mẹ già ở góc quê xa xôi nào đó. Thậm chí, người mẹ năm nào giờ đã già nua, trở nên lạc hậu, thành gánh nặng trong mắt con. Chỉ nghĩ thôi, đã thấy chua xót biết chừng nào.

‘Về già ai sẽ nuôi bạn?” Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng đọc câu chuyện sau:

Có một người mẹ đơn thân nuôi con, chồng bỏ đi từ sớm, cô ấy sống bằng nghề dạy học, với thu nhập khá khiêm tốn đã nuôi dưỡng con trai khôn lớn thành tài.

Lúc còn nhỏ, con trai rất ngoan ngoãn, vâng lời. Cô vất vả nuôi dạy con đến tuổi trưởng thành, và cậu con trai được đi Mỹ du học. Sau khi con trai tốt nghiệp đại học đã ở lại Mỹ làm việc, kiếm được khá nhiều tiền rồi mua nhà, và lấy vợ, sinh con, xây dựng một gia đình hạnh phúc đầm ấm.

Người mẹ già này, dự định sau khi nghỉ hưu sẽ đến Mỹ đoàn tụ cùng con trai và con dâu, hưởng phúc gia đình vui vẻ sum vầy. Chỉ ba tháng trước khi cô sắp nghỉ hưu, cô đã nhanh chóng viết một lá thư cho con trai, nói với con về nguyện vọng này.

Trong tâm cô rất đỗi vui mừng khi nghĩ đến chặng đường “nuôi con dưỡng già” của mình sắp đến hồi kết tốt đẹp, cùng những ánh mắt hâm mộ của bà con, bạn bè xung quanh. Vì thế mà một mặt cô đợi hồi âm của con, một mặt cô thu xếp bán nhà và nộp đơn nghỉ hưu.

Vào đêm trước ngày nghỉ hưu, cô nhận được thư hồi âm của con trai gửi từ Mỹ về, mở thư ra xem, trong thư có kèm một tấm ngân phiếu 30 ngàn đô la Mỹ.

Cô cảm thấy rất lạ, bởi vì từ trước đến giờ con trai không bao giờ gửi tiền về, cô vội vàng mở thư, bức thư viết rằng: “Mẹ à, sau khi vợ chồng con cùng nhau bàn bạc, quyết định là không thể đón mẹ đến Mỹ sống chung được. Cứ cho rằng mẹ có công nuôi dưỡng con trước đây, toàn bộ chi phí đó, thì tính theo giá cả thị trường bây giờ khoảng 20 ngàn đô Mỹ. Nhưng con sẽ gửi thêm một chút, là tấm chi phiếu 30 ngàn đô này. Hy vọng từ nay về sau mẹ đừng viết thư cho con nữa, cũng đừng kể lể về những việc như thế này nữa.”

Sau khi người mẹ đọc xong lá thư này thì nước mắt đầm đìa. Cô lặng im một hồi lâu, thật khó mà chấp nhận được sự thật này. Nhưng với tấm lòng người mẹ bao la như biển cả, cô không trách con trai, chỉ cảm thấy tủi phận cho một đời góa bụa. Khi trẻ đơn độc nuôi con, bây giờ cần nơi nương tựa vẫn lẻ bóng, lòng cô đau như cắt!.

Sau đó, cô tìm đến cửa Phật, và bắt đầu học Phật Pháp. Học được một thời gian, cô cảm thấy tâm thái nhẹ nhõm, suy nghĩ cũng thông mọi chuyện. Cô dùng 30 ngàn đô đó để đi du lịch khắp thế giới, lần đầu tiên trong đời, cô được mở mang tầm mắt thấy được quang cảnh thế giới này thật đẹp biết bao.

Như cởi được tất cả mọi sân si, hờn giận, cô thanh thản viết cho con trai mình một bức thư.

“Con trai à, con muốn mẹ đừng viết thư cho con nữa, thế thì, cứ xem như lá thư này là bổ sung cho bức thư con đã gửi mẹ trước đây. Mẹ nhận tấm séc rồi, cũng đã dùng nó để thực hiện một chuyến du lịch vòng quanh thế giới.

Trong chuyến đi này, mẹ đột nhiên cảm thấy rằng nên cảm ơn con, cảm ơn con đã giúp mẹ hiểu thấu được mọi chuyện, có thể buông bỏ nhân tâm, khiến mẹ nhận ra tình thân quyến, tình bạn và tình yêu của con người trên thế gian này đều không phải là vĩnh cửu, chỉ như như bèo dạt mây mà trôi, tất cả đều đang thay đổi từng ngày.

Nếu ngày hôm nay mẹ không thông suốt, vẫn còn ôm giữ bao nhiêu sân si, hờn giận, đau khổ thì có thể một vài năm nữa, mẹ có lẽ sẽ không sống nổi. Sự tuyệt tình của con khiến mẹ ngộ được chữ “duyên” nơi trần gian này, chẳng phải duyên hợp lại tan đó sao! Tất cả đều là vô thường! Mẹ cũng học được cách giữ tâm mình thanh tĩnh và ung dung tự tại. Mẹ đã không còn con cái nữa, tâm đã vô lo, nên mới có thể đi đến bất cứ nơi đâu mà tâm không mảy may vướng bận.”

“Thật đáng thương cho cái tâm của các bậc làm cha mẹ trên thế giới này”, vì họ luôn muốn điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình, nhưng kết quả cuối cùng lại chưa hẳn là tốt nhất.

Có một câu nói rằng: “Nhà của cha mẹ là nhà của con cái, nhà của con cái không bao giờ là nhà của cha mẹ. Sinh con là nhiệm vụ, nuôi con là nghĩa vụ, nhưng dựa vào con là sai lầm.”

Mặc dù không phải tất cả con cái đều vô lương tâm như người con trai trong câu chuyện này. Nhưng những bậc làm cha mẹ nhất định không nên nghĩ rằng sẽ dựa vào con cái của mình. Chân thành mà nói, bạn hãy chỉ dựa vào chính bản thân mình. Con cháu nếu có hiếu thảo với bạn, thì đó cũng là phúc đức của bạn. Còn nếu chúng không hiếu thảo, thì bạn cũng không thể cưỡng cầu mà có được. Cách tốt nhất là hãy sớm lên kế hoạch “dưỡng già” ngay từ bây giờ, sẽ không bao giờ là quá muộn cả.

4 việc cần chuẩn bị trước khi chúng ta già đi

Có câu nói rằng, về già cần phải có 3 điều tránh và 1 điều muốn: Tránh bị sét đánh, tránh bị cắm ống thở bình ô-xy, tránh phải phẫu thuật cắt ống khí quản. Và muốn chiếc quan tài.

Có những việc, ngay khi còn trẻ chúng ta phải chuẩn bị, nếu không lúc về già sẽ không kịp nữa, vậy đó là những gì?

Đầu tiên chính là sức khỏe

Để sống khỏe mà không phụ thuộc vào thuốc, cần lưu ý 3 việc đơn giản sau: Ăn đủ chất, chú ý giữ gìn sức khỏe và phải có sự tu dưỡng.

Thứ hai là chuẩn bị một nơi ở khi về già

Nếu cảm thấy sống cùng con cháu mà quá khác biệt về tư tưởng, cách sống, nếp sinh hoạt khiến bản thân phải chịu cam chịu, nhẫn nhịn thì tốt nhất nên chuyển ra ngoài sinh sống cho thanh thản.

Không quan trọng thành phố hay nông thôn, hãy sống ở nơi bản thân thấy thoải mái, vui vẻ để dưỡng già.

Thứ ba là kiếm tiền dưỡng già

Đừng bao giờ dồn tất cả những đồng tiền cuối cùng cho con. Bởi con của bạn trưởng thành, sức dài vai rộng, chúng hoàn toàn có thể kiếm tiền lo cho cuộc sống của mình. Hãy giữ lại một chút, đủ để sống tuổi già, điều này là rất quan trọng.

Điều này cũng khiến con cái sẽ cảm thấy bớt gánh nặng, lo toan hơn, khi bản thân người con cũng phải lo cho gia đình nhỏ của mình. Bạn đã nuôi con khôn lớn, dựng vợ gả chồng cho chúng, cũng đã coi như làm tròn trách nhiệm của người làm cha làm mẹ với con cái mình. Nên số tiền dưỡng già nhất định nên phải có một khoản cho mình. Khi chưa vào quan tài thì bạn cũng chưa cần phải phân chia cho ai cả.

Thứ tư là tìm những người bạn già

Đừng ngại ngùng khi tìm một người bạn khi về già, hãy mở rộng tấm lòng và trái tim để kết thêm nhiều thiện duyên hơn nữa. Những người đơn thân vẫn biết hưởng thụ cuộc sống như vậy.

Nếu bạn từng có một cuộc hôn nhân không trọn vẹn, hãy học cách chấp nhận nó. Âu cũng là cái duyên cái nợ từ đời trước, con người cũng chỉ nên vâng mệnh trời mà thôi. Khi tâm hồn trống trải, ta mới cảm thấy cô đơn. Nhưng nếu bạn có thể lấp đầy trái tim ấy bằng tình yêu cuộc sống, bằng sự biết ơn và quan trọng nhất là tìm cho mình một tín ngưỡng chân chính cho tâm hồn nương tựa, bạn sẽ thấy hạnh phúc tới tận giây phút cuối đời.

Hãy ghi nhớ rằng, tiền bạc chỉ là vật ngoài thân, “Người ở thiên đường, tiền ở ngân hàng” vì thế hãy tận hưởng từng giây phút bạn còn có mặt trên thế gian này.

Người ta vẫn nói, đời người có hai lần là trẻ con. Khi còn thơ bé, chẳng phải lo lắng, truy cơ, phiền muộn. Vậy khi về già, được làm trẻ con một lần nữa, hãy cứ sống như thế, bạn sẽ thấy cuộc đời nhẹ nhõm hơn rất nhiều.

Kiếp người tưởng dài mà ngắn, làm việc rồi nghỉ ngơi, ngủ và thức dậy, bước bao nhiêu bước chân, chớp mắt bao nhiêu lần, thoáng chốc mái đầu đã bạc. 


Sưu tầm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Apr/2023 lúc 11:50am

Tuổi%20Già%20Của%20Tôi%20-%20Viết%20Về%20Nước%20Mỹ%20-%20Việt%20Báo%20Viết%20Về%20Nước%20Mỹ

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Apr/2023 lúc 1:24pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 22/Apr/2023 lúc 11:46am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/May/2023 lúc 8:37am

Mất Nhau 


Không đêm nào ông ngủ tròn giấc. Cứ vài tiếng là ông phải dậy để lấy thuốc giảm đau cho bà uống. Dạo này sức khỏe của bà yếu hẳn, nhất là sau khi mổ. Bởi thế giấc ngủ ông cứ chập chờn, ngủ không ra ngủ, vì lòng ông phập phồng.

Bà nằm bên cạnh, hơi thở nhè nhẹ, đôi khi thở dốc, đứt quãng. Có khuya, ông giật mình tỉnh giấc vì hình như không nghe bà thở. Choàng dậy, ông ghé sát tai vào mũi bà. Hơi thở bà nghe như muỗi kêu.

Bà liệt đôi chân đã gần 13 năm nay. Trăm sự đều nhờ một tay ông. Ban ngày con cái đi làm cả. Căn nhà rộng chỉ mỗi ông và bà quạnh vắng. Công việc mỗi ngày quen thuộc đến nỗi cứ nghe tiếng chuông đồng hồ điểm mấy tiếng thì ông biết giờ này phải làm gì cho bà. 

Sáng sớm, ông vất vả đưa bà – thân xác bà nặng nề vì bao nhiêu năm nằm một chỗ không vận động – từ giường lên chiếc xe lăn và đẩy ra phòng ăn. 

Trên bàn, ông đã dọn sẵn đĩa trứng, vài miếng xúc xích và ly cà phê pha loãng. Lúc mới liệt đôi chân, bà còn tự ăn. Khoảng vài năm trở lại đây, ông phải đút cháo cho bà. 

Ông tất tả việc chăm lo, từ bữa sáng đến cơm chiều. Sức khỏe bà yếu dần, ăn không thấy ngon nên có lúc bà không buồn ăn. Ông phải dỗ và đút cho bà được mấy thìa cháo lót dạ để uống thuốc chứ không ăn hết bữa sáng như những năm trước. 

Lát sau, ông đưa bà ra trước sân đón nắng. Ngọn gió sớm mai vờn trên lọn tóc rối pha sương, lòng ông dịu lại khi nhìn khuôn mặt bà tràn ngập nắng bình minh. Tuổi ông và bà đi vào hoàng hôn đã từ lâu. Nhưng thật may, ông vẫn còn đủ sức để tận tụy chăm sóc bà.

Buổi trưa êm ả. Bà ngủ gà ngủ gật trên chiếc sofa. Dọn dẹp bếp núc xong, ông đến ngồi cạnh bà. 

Căn nhà yên ắng chỉ nghe tiếng thở của bà thều thào như muốn trối trăng điều gì. Bà đọc kinh theo ông cầm chừng vì người mau mệt. Đôi lúc bà trở mình thở dốc, ông vội đỡ lấy bà, đưa tay vuốt ngực cho bà thở.


Thời tiết cuối đông lúc ấm lúc lạnh thất thường, nên sức khỏe của bà cũng bồng bềnh như mây. Có lúc bà ngủ thiếp trên ghế đến nỗi ông ngỡ tim bà đã ngừng đập. Trong thinh lặng của buổi trưa hiu quạnh, ngồi nhìn bà vật vờ trên ghế, ông cảm nhận thật rõ ràng hơn bao giờ là sức khỏe bà mong manh quá. 

Nhìn lên cây thánh giá, ông lẩm nhẩm cầu xin Chúa cho ông sức khỏe để tiếp tục chăm nom bà. Hơn mười năm nay, ông chưa hề than van mệt nhọc nhưng cứ nghĩ mãi đến cái tình. Bây giờ có ai hỏi ông có yêu bà không thì ông lắc đầu bảo cả đời tôi chỉ biết thương nhà tôi, chứ có biết yêu là gì. Như thuở ban đầu cha mẹ dạm bà cho ông ở cái làng Bách Tính xa xưa ngoài Bắc. 

Truyền thống cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy vẫn là một khuôn phép gia thế được gìn giữ qua bao nhiêu đời. Ông chỉ biết bà là con gái ông bà Thư được cha mẹ ông hỏi về làm dâu. Thế nhưng ông thương bà ngay từ lúc bà bước về nhà chồng.


Người ta bảo về già vợ chồng sống với nhau vì nghĩa hơn là vì tình. Nghĩa đây là nghĩa vụ, là trách nhiệm, là bổn phận. Ông nghĩ nếu không còn thương nhau thì cái nghĩa sẽ trở thành một cực hình. Cái gì cũng thế, theo ông, tất cả đều phát xuất từ tình thương. Như phận của ông, ở tuổi xế chiều, ông vẫn thấy thương bà đầy ắp như thuở nào. Với tình thương bền bỉ đó nên ông chẳng nề hà săn sóc bà hết lòng, mỗi ngày.


Vậy mà có lần bà bảo bà nên chết cho ông đỡ khổ. Ông giật mình bảo bà nói gì vậy, bao nhiêu năm vẫn săn sóc bà, tôi có phàn nàn gì đâu. Ông không hiểu bà đang dỗi hay chán sống. Bà nhìn ông với cặp mắt rơm rớm biết ơn, tôi biết nhưng tôi thấy ông quá khổ vì tôi, làm sao tôi đành lòng.


Ông gạt phăng, bà thấy Chúa quan phòng không, từ ngày bà ngồi xe lăn, tôi chẳng hề đau ốm ngày nào để có sức chăm sóc cho bà. Ông nhỏ nhẹ, bà cứ yên tâm, tôi còn khỏe ngày nào thì vẫn lo cho bà ngày đấy.

Ông nói như đinh đóng cột, nhưng trong lòng ông mơ hồ thấy một chia lìa, một mất mát nào đó đang đè nặng trong tâm trí. Ông chưa hình dung được một ngày không có bà sẽ ra sao… 

Đặt bà nằm xuống giường, ông ra phòng khách gọi cho người cháu nơi xứ lạ quê người. Chồng cô cháu gái mới chết đã mấy ngày mà chưa có thì giờ gọi chia buồn. Hôm nay bà ngủ sớm nên ông vội gọi ngay kẻo quên. Người cháu rể hôn mê cả tuần rồi mất.


Ai cũng một lần chết, ông chợt nghĩ đến sức khỏe của bà ngày càng suy sụp thấy rõ. Ý nghĩ chia lìa lại nhúm lên, ông nghe nhói trong tim và lắc đầu xua đuổi mảng tối ra khỏi tâm trí. Ông thở dài nghĩ đến họ hàng thân thuộc ở hết bên kia nửa vòng trái đất, kể cả đứa con gái theo chồng sống xa ông bà. Một giọt máu đào hơn ao nước lã. 

Về già, ông thấy cần gần gũi với anh em ruột thịt hơn bao giờ, như lúc các anh chị em chung sống với ông dưới một mái nhà ở làng Bách Tính. 

Chú cháu chuyện trò một lúc, ông xin kiếu vì đến giờ cho bà uống thuốc. Bật ngọn đèn đêm, ông nhìn bà chìm trong giấc ngủ bình an, thanh thản lạ lùng. Ngồi một bên, ông lay bà dậy. Không hiểu sao lay đến mấy bà vẫn nằm im. 

Ông phải dỗ, bà nghe tôi dậy uống thuốc. Ông dỗ bà như thế đã nhiều lần, có khi được mấy thìa cháo, có lần được mấy viên thuốc. Lần này, bà vẫn nằm bất động. 

Ông nói nhỏ vào tai bà, bà không nghe lời tôi, thế bà còn thương tôi nữa không. Thường khi nghe ông hỏi “còn thương không” thì bà luôn chiều lòng, vì sợ ông buồn. Lần này, ông hỏi gặng mấy lần mà bà vẫn lặng thinh. 

Sự thinh lặng khó hiểu chợt làm ông lo sợ. Ông đứng bật dậy gọi anh con trai. Người con chạy vội vào phòng, đặt tay lên mũi bà. Anh cẩn thận nắm cườm tay xem mạch. 

Sau cùng, anh úp tai vào ngực bà. Đến lúc đó, nỗi lo sợ hoàn toàn choáng ngợp tâm trí ông. Vòng quay sinh tử nhiệm mầu thình lình đổ ập trên đầu, ông chỉ nghe loáng thoáng tiếng người con, mợ đi rồi ba à… để con gọi cấp cứu.

Thảng thốt buông rơi mấy viên thuốc, ông kêu lên, bà ơi. Hình như ông đã chuẩn bị giây phút chia ly từ mấy tháng nay, nhưng khi nó xảy ra – như ngay bây giờ – ông vẫn loay hoay không biết đón nhận thế nào cho phải.

Ông đứng lặng người nghĩ xa hơn, bà sẽ không còn cần ông làm những việc thường ngày nữa. Hết thật rồi. Ngài mai, ông nhẩn nha dậy trễ, vì không cần làm bữa sáng cho bà; trưa rảnh rỗi, ông có thể chợp mắt đi một chút; ông cũng chẳng cần đẩy chiếc xe lăn vì từ ngày mai, nó sẽ nằm yên quạnh quẽ ở góc phòng.

Tính đến lúc bà mất, ông đã 93 tuổi. Lần đầu tiên trong suốt 73 năm đời sống vợ chồng, ông cụ cảm thấy thấm thía hai chữ “mất nhau.”

 

Vừa nghĩ đến đó, ông cụ lặng lẽ ngồi xuống bên bà và ôm mặt bật khóc tức tưởi.


Khuyết Danh

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 70 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.432 seconds.