Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 141 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Jun/2018 lúc 7:02am

Chuyện Định Cư 


Trong tháng này, tui tiễn ba gia đình cùa ba người bạn đi định cư ở nước ngoài. Họ đều là những người thành đạt, giàu có ở Việt Nam. Rất thành đạt và tài sản tính đơn vị hàng triệu đô la.

Một bạn là doanh nhân, hai vợ chồng có tài sản khá lớn, nhiều bất động sản trên những khu phố vàng của Sài Gòn. Họ có ba đứa con đang tuổi lớn và đã có hai đứa đang học ở Mỹ. Gia đình anh đi diện EB5 định cư ở Mỹ.

Người thứ hai là một bác sĩ, anh là người thầy thuốc giỏi, từng tu nghiệp nhiều nước trên thế giới, tự hào đã nội trú nhiều bệnh viện lớn ở nước ngoài. Ở Việt Nam anh là bác sĩ có thu nhập khá cao, có biệt thự ở quận 2, có công việc ổn định. Vợ cũng là dược sĩ, có một pharmacie rất đông khách ngay trung tâm Sài Gòn. Anh chị chỉ có một đứa con gái, đang chuẩn bị vào đại học. Gia đình anh đi theo diện người chị vợ bảo lãnh đi Mỹ, hổ sơ chờ đã mười ba năm, từ lúc sự nghiêp anh chị chưa có bao nhiêu.

Người thứ ba là anh bạn học chung trường đại học, năm nay vừa đúng bảy mươi tuổi, đã đến tuổi già. Anh này cũng có một đời sống sung túc ở Việt Nam, hồi còn tuổi làm việc, anh là một quan chức ngân hàng, vốn là nghề của anh trước 1975. Hồi đó, sinh viên ngành ngân hàng, tài chánh ở Đại học Vạn Hạnh tốt nghiệp Cử nhân vào năm 1971-1972 đều được nhận vào các ngân hàng với chức vụ cao, một số làm ngay giám đốc các chi nhánh. Anh nằm trong số người được giao làm giám đốc. Sau 75, anh tiếp tục cho đến lúc nghỉ hưu. Nghề nghiệp thế nên cũng có thể gọi anh là giàu, có của ăn của để, có hai thằng con trai, đứa nào cũng thành đạt, một thằng có chức vụ trong ngành ngân hàng của Việt Nam, đưa kia làm chuyên viên tiền tệ ở nhà băng của Anh quốc. Nói tóm lại là thuộc giới thượng lưu ở xứ này. Bây giờ anh lại đi định cư ở Pháp theo diện bảo lãnh của người em.

Ba trường hợp nêu trên chứng minh họ đi định cư không phải vì sinh kế. Trước đây, ngoài lý do chính trị, đa phần ra đi vì đời sống ở Việt Nam thời đấy khổ quá, cả nước đói nghèo, họ đành dứt áo ra đi mong có tương lai sáng sủa, sung túc hơn. Còn bây giờ, như ba người bạn tui đó, họ ở Việt Nam rõ ràng là quá sung sướng về vật chất, họ chẳng thiếu thứ gì. Gia đình sinh hoạt như quý tộc, con cái sống như những hoàng tử và công chúa. Hàng năm họ đi du lịch khắp nơi, ở những khách sạn sang trọng, ăn những thức ăn với giá ngất trời. Nhưng họ vẫn ra đi.

Hỏi chuyện với họ, họ biết ra đi là sẽ gặp không biết bao khó khăn đang chờ trước mắt. Để làm lại một cuộc đời mới trên xứ sở xa lạ không phải là điều dễ dàng. Họ không ảo tưởng về nơi họ sẽ đến, vì họ đã từng du lịch qua đấy nhiều lần. Biết rất tường tận cuộc sống ở đó với những trở ngại khó lường.

Anh bạn bác sĩ bảo rằng anh rất yêu nghề y, nhưng khi định cư, muốn tiếp tục làm nghề, anh phải đi học lại, cũng đã gần qua tuổi năm mươi, ngổi học cũng không phải là điều dễ dàng. Và để sống, anh phải chọn một công việc nào đấy không như ý của mình.
Anh bạn doanh nhân dù có nhiều tiền nhưng để hợp thức hoá số tiền lớn đó cho hợp pháp cũng là điều khó khăn. Cho đến bây giờ, ngày đi đã đến, anh vẫn chưa hình dung con đường phía trước sẽ như thế nào?

Còn anh bạn đồng môn của tui, đã bảy mươi, sẽ chẳng có công việc gì dành cho anh nữa. Tui giỡn với anh thôi thì qua đó chiều chiều đi dạo sông Seine, hay lên đồi Montmartre ngắm mây bay hay ngồi trong khung cửa nhìn đám bồ câu bay lượn, chờ cuối đời nằm trơ trọi ở nghĩa trang xa lạ hay là trở thành một nhúm tro cốt nằm trong ngôi chùa hoặc thả bay trong gió. Anh cười buồn, một nụ cười chấp nhận.

Ai cũng buồn khi sắp rời bỏ quê hương. Ai cũng thấy đọan đường còn lại cũng lắm gian nan. Nhưng ai cũng bảo phải đi. Sức chịu đựng đã lên đến đỉnh rồi. Bởi cuộc sống không chỉ là tiện nghi,là vật chất để thụ hưởng. Mà cuộc sống còn cần phải có không khí để thở, tự do để sống, thoải mái để sinh hoạt. Sống chứ không phải để tồn tại. Sống là phải biết tương lai và tự mình định được tương lai cuộc đời mình. Những người bạn tui cho rằng ở lại là chấp nhận những bất công, những điều chướng tai gai mắt mà bất lực chẳng làm chi được. Xã hội tàn nhẫn quá, con người tàn ác quá. Ở lại là chấp nhận bị đầu độc, không chỉ bị đánh thuốc độc ở thực phẩm, ở hơi thở mà còn bị đánh độc cả tư duy. Chưa kể đất nước này, dân tộc này có còn tồn tại được không trước biết bao âm mưu thâm độc của kẻ thù và sự hà hơi tiếp sức của một bộ phận có quyền lực. Anh bạn già hỏi tui với ánh mắt buồn rầu: Cho thuê đất 99 năm thì nước Việt còn gì? Bạn trả lời tôi đi.

Anh bạn bác sĩ thì bảo không thể cho các con của mình lớn lên với một tâm hồn bệnh hoạn, một nhân cách méo mó và một cách sống giả tạo, dối lừa. Anh hỏi tui: Bây giờ ở Việt Nam, có gì là không láo? Láo tất. Do vậy tôi phải đi để tôi, gia đình tôi, con cháu tôi được sống và nghĩ suy bằng sự thật không dối lừa. Chúng tôi chọn ra đi như một cách phản kháng. Phản kháng trong im lặng. Và đành bỏ lại những thứ mà chúng tôi sẽ không bao giờ làm lại được ở xứ người.

Anh bạn doanh nhân thì bảo rằng, biết con đường trước mặt, sau lưng đầy cứt, thì tại sao không chọn con đường sạch mà đi.
Ở đây, tui chỉ đề cập đến chuyện ba người bạn của tui, tui không muốn nói đến những cán bộ, những người đã từng là quan chức của chế độ, có người từng là tổng biên tập một tờ báo lớn, những người một thời là những người đã từng tham gia hoạt động đấu tranh ở các đô thị miền Nam, họ hiện đang ở đầy xứ Mỹ, tiểu bang nào cũng có. Họ trốn chạy cái gì? Tui đã từng hỏi thế và họ cũng cười buồn. Bỏ qua những tên ăn cắp công quỹ mà trốn chạy. Những người khác đều ôm trong lòng một nỗi thất vọng không nói được.

Mà thôi, mỗi người có một cách để chọn lựa cuộc sống cho mình. Tôi chọn ở lại, các anh chọn đi. Đó cũng là chút tự do mỗi người có được chọn cho mình. Ngày xưa chỉ cần rời làng, đã mang tiếng ly hương, xa quê là nỗi đau. Bây giờ, người ta ồ ạt tìm mọi cách bỏ nước mà đi, có nỗi đau nào hơn cho một dân tộc, nhưng phải chấp nhận thôi. Tất cả các loài hoa đều vươn về phía ánh sâng, có hoa nào chịu chết rũ héo hon trong bóng tối đâu. Và ở trong bóng tối, có ai lại không nguyền rủa bóng tối.

Chúc những người bạn của tôi bình an và có cuộc sống mới như ước mơ ở xứ người.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Jun/2018 lúc 11:01am

giay%20hon%20thu
Nhóm H.O. chúng tôi rủ nhau về Orlando làm đủ thứ nghề trong Disney World. Công việc của tôi là giữ an toàn cho du khách lên xuống ở bến tàu. Theme Park này có một hồ lớn ở giữa, chung quanh hồ là từng khu văn hóa của mấy nước tiêu biểu như Anh, Pháp, Ý, Nga, Ai cập, Nhật,Trung Hoa, Ấn độ…Du khách hoặc đi bộ hoặc ngồi tàu chạy quanh hồ và đậu lại từng bến trước khu văn hóa.
Một hôm có một du khách nhận ra tôi là bạn học Pétrus Ký từ 50 năm trước. Ngó bảng tên “ON LE”trên ngực tôi, anh hỏi :
-- Phải anh là Lê văn On học Pétrus Ký không? Tôi là Bá ngồi bên anh suốt 3 năm đệ nhị cấp đây.
Chúng tôi mừng rỡ bắt tay nhau. Vì Bá phải đi theo “Tour” nên chúng tôi chỉ kịp trao nhau số điện thoại để liên lạc với nhau sau.

Tôi nhớ lại hồi đó Bá rất thắc mắc về tên ON của tôi. Theo hắn, ON chẳng có nghĩa gì cả.
Tôi giải đáp:
-- Thằng em kế tao tên là Đơ. Ba tao đặt tên anh em tao theo âm tiếng Pháp. Tuy tao số 1 (un) nhưng trong nhà vẫn kêu là thằng Hai, em tao số 2 (deux) nhưng vẫn là thằng Ba.
Bá cười thích thú :
-- UN! DEUX! Nghe như diễn hành. Tao khoái cách đặt tên của người Nam nôm na mà lạc quan : Lắm, Sang, Đày, Mạnh,Tươi, Vui, Đẹp…
Thấy hắn thật tình, tôi mới kể thêm cho hắn nghe:
-- Mày có nghe tên RI và BE bao giờ chưa ?
-- Mẹ tao dạy học cuối tháng đem sổ điểm về nhà, tao tò mò mở ra coi có thấy mấy tên như Võ văn Ri, Huỳnh văn Be.Tao đoán xuất xứ từ những câu “khóc như ri “ và “kêu be be “.
-- Trật lất ! Đó là tên rút ngắn của tiếng Pháp HENRI và ROBERT .
Bá vỗ bàn cười sặc sụa:
-- Không ngờ người Nam tếu đến thế! Cách đặt tên của người Nam phản ánh đúng tâm hồn người Nam.

Ngay tối hôm đó Bá gọi xin lỗi không gặp tôi được vì hôm sau phải theo Tour thăm NASA.
Bá mời tôi sang COLORADO chơi với anh 1 tuần vào đầu mùa thu. Anh cho biết đó cũng là dịp giỗ đầu vợ anh. Tôi nhận lời.

Bá đón tôi tại sân bay Denver. Kiến trúc sân bay rất lạ mắt. Mái gồm mấy chóp nhọn như lều cổ truyền của người Da đỏ, lợp bằng một thứ giống như vải màu trắng.
Cách đây 40 năm Bá cùng vài bạn độc thân và hơn chục gia đình được một Nhà thờ bảo trợ về Fort Collins. Hồi đó thành phố này đìu hiu nằm dưới chân dãy ROCKIES, cách Denver chừng 3 giờ lái xe về phía bắc. Vậy mà cũng có một trường đại học thành lập từ cuối Thế kỷ 19.
Cộng đồng Việt nam nhỏ bé nương tựa vào nhau như một đại gia đình.
Thế hệ con cháu lớn lên vỗ cánh bay xa chỉ còn lại những người hưu trí và những người mệt mỏi muốn yên phận.

Giỗ chị Bá rất đặc biệt. Anh Bá giải thích:
-- Tất cả đều là ý muốn của nhà tôi.
Theo ý chị, giỗ không có tính cách tín ngưỡng nhưng là nghi thức tưởng nhớ người đã khuất, tương tự như lễ Memorial của Mỹ. Tuy nhiên gia đình và bạn bè vẫn tụ tập ăn uống vui vẻ để kết chặt tình yêu thương.

Anh chị có một gái đã có chồng và một trai chưa vợ. Chúng từ Tennessee và Indiana bay về từ 2 ngày trước.
Bàn thờ chị Bá rất đơn giản: Một tấm hình, một bình hoa, một bát nhang và cặp đèn cày.
Buổi sáng ngày giỗ, từ sớm mấy cha con đã chỉnh tề đứng hàng ngang trước bàn thờ.
Mỗi người một nén nhang cùng một lượt lạy 3 lạy. Cắm nhang vào bát nhang,cha con đứng yên tưởng niệm. Anh Bá có lúc bặm môi để ngăn xúc động. Con gái đã sẵn tissue trong tay, đôi lúc đưa lên chấm nước mắt. Tôi được nhờ đứng ngoài chụp hình. Cuối cùng tới lượt tôi thắp nhang và lạy chị Bá.

Sau nghi thức đơn giản nhưng nghiêm trang, mấy cha con chia nhau nấu ăn. Góc vườn là lò gas, bếp điện và lò than. Anh Bá nấu dựa mận bằng thịt heo rừng. Con trai nướng sườn bò và đùi gà. Con rể hấp vịt ướp chao. Con gái ở trong bếp lo nấu xôi vò và làm gỏi tôm thịt.
Tôi giúp kê 2 bàn nối nhau ở giữa vườn và đặt ghế rải rác dưới gốc cây. Sau đó tôi ướp lạnh thùng đồ uống gồm Coca Cola và Heineken.

Khách là bạn của anh chị và bạn của các con anh. Tôi được Bá giới thiệu với mọi người.
Hầu hết là những người ra đi từ 1975, chỉ có tôi thuộc thành phần ở lại. Do đó tôi phải trả lời nhiều câu hỏi.
Khi khách về hết, Bá kéo tôi vảo nhà uống cà phê, để con cái và bạn chúng dọn dẹp ngoài vườn.
Bây giờ chúng tôi mới thong thả nói chuyện với nhau. Bá kể:
-- Nhà tôi chết vì tái phát ung thư vú. Từ chối hóa trị, nhà tôi bình tĩnh chấp nhận số mệnh. Nhà tôi nói:
”Em sống với anh và các con tới đây là mãn nguyện. Em không buồn tại sao anh buồn?”
Có lúc nhà tôi vui đùa:
”Sang thế giới bên kia em sẽ về đón anh sang với em“
Thân mật cầm tay Bá, tôi ngỏ lời muốn đi thăm mộ chị. Bá nói :
-- Nhà tôi muốn thiêu, tôi và các cháu làm theo ý nhà tôi. Nhà tôi còn muốn rắc tro xuống một cái hồ của một thành phố gần đây. Thành phố này có tên rất nên thơ “LOVELAND“.
-- Người ta dễ dãi cho rắc tro xuống hồ vậy sao?
-- Đâu có được phép.Tôi phải giả câu cá rồi lén liệng hũ tro xuống hồ.
-- Bộ chị tin tưởng điều gì chăng?
-- Tôi cũng hỏi nhà tôi câu ấy, nhà tôi thì thầm vào tai tôi: ”Để nhớ tới hồ Than thở Đà lạt.
Lần đầu tiên anh hôn em ở đó. Quên rồi hả?“

Bá kể tôi nghe mối tình đầu tiên.
Hồi đó học trường Võ bị quốc gia Đà lạt, thú vui cuối tuần của anh là tìm cảnh đẹp để chụp hình nghệ thuật. Khi hết cuốn phim anh đem sang hình tại một tiệm gần chợ. Tiệm có trưng tấm chân dung một cô gái tuy không kiều diễm nhưng gương mặt toát ra một vẻ thông minh. Bà chủ tiệm thấy anh nhiều lần đứng ngắm liền nói : -- Cháu tôi đấy, con của anh tôi.
Ngó bà chủ, Bá nhận ra cô cháu giống nhau ở cặp mắt sâu và sáng. Bá hiểu bà chủ gợi ý nên đáp ứng liền :
--Cô làm mai cho cháu đi.
Bà chủ gật đầu cười :
-- Chưa gì đã cô cháu rồi.

Bá được mời ăn giỗ ông nội cô gái. Cô tên là Tràng Thi, đang học trường Bùi thị Xuân. Ông nội đặt tên cho cháu để nhớ tới ngôi nhà của tổ tiên ở phố Tràng Thi Hà nội.
Lần đầu tiên gặp Bá,Tràng Thi vượt qua được e lệ vì tự tin nơi mình. Chàng và nàng tiếp chuyện vui vẻ và cởi mở. Mọi người trong gia đình cũng tỏ ra niềm nở với Bá.
Từ đó mỗi cuối tuần Bá đều ghé chơi và được giữ lại ăn trưa. Thỉnh thoảng Tràng Thi được phép đi chơi với Bá. Nàng không thích song đôi dạo phố. Bá thường đưa nàng đi chụp hình ở các thác, các hồ và đồi thông.
Bữa chơi ở hồ Than thở, chàng và nàng ngồi bên nhau trên thân cây thông bị trốc gốc đã lâu năm. Tràng Thi đang kể chuyện về lũ bạn học thì bị phấn thông bay vào mắt. Ngăn không cho nàng lấy tay dụi mắt, Bá kề miệng vào đuôi mắt thổi mạnh cho phấn thông trôi ra. Mặt giáp mặt, Bá thừa dịp hôn nàng. Tuy không cưỡng lại nhưng nàng cảm thấy bẽn lẽn. Để trấn tĩnh , nàng nghĩ được một câu nửa trách nửa khen:
-- Bộ hôn nhiều người rồi hay sao mà rành quá vậy?
Bá thật tình :
-- Bắt chước phim ảnh, tối nằm ngủ tập hôn lên cánh tay.
-- Ngộ ha! Mà có tưởng tượng cánh tay là ai không?
-- Sao không?
-- Ai?
-- Còn ai vào đây nữa.
Lần này cả hai hôn nhau biểu lộ mối tình bấy lâu chưa nói.

Tràng Thi thi đậu tú tài . Bá còn 2 tháng tới ngày mãn khóa. Bá muốn làm đám cưới sau khi ra trường. Nhưng Tràng Thi chỉ muốn làm lễ hỏi vì nàng có ý định học chính trị kinh doanh tại Đà lạt.
Lễ hỏi nhờ bà cô lo giúp nên bố mẹ Bá đỡ vất vả. Sau đó Bá về trình diện Quân đoàn 4 và được bổ sung cho Sư đoàn 21 . Từ đó kẻ bận hành quân, người bận học, chàng và nàng chỉ gắn bó nhau qua thư từ.

Mỗi kỳ hè Tràng Thi về Sài gòn được mẹ chồng tương lai đưa xuống Cần thơ thăm Bá.
Bá chỉ xin được phép về Cần thơ nửa ngày.
Chưa chính thức là vợ lính nhưng đêm nghe tiếng súng xa xa Tràng Thi đã hiểu thế nào là “sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng“.

Ngày 30-4-75 Vùng 4 chiến thuật bỏ ngỏ, các đơn vị theo nhau rã ngũ trừ một vài đơn vị chiến đấu tới cùng. Khi ấy Đơn vị của Bá đang hành quân phối hợp với một Giang đoàn. Bá cùng một số sĩ quan được một tàu của Giang đoàn đưa ra khơi.

Tôi không muốn nghe Bá kể tiếp vì nỗi nhục của kẻ ra đi và nỗi nhục của kẻ ở lại đều là nỗi nhục của kẻ bại trận. Tôi lái sang chuyện khác:
-- Rồi bằng cách nào anh đưa chị qua đây?
Rót thêm cà phê vào ly của anh và tôi, anh nói :
-- Do áp lực của quốc tế, phía VN chịu thi hành chương trình ra đi trật tự của Cao ủy tị nạn Liên hiệp quốc. Chúng tôi viết thư hướng dẫn gia đình làm hồ sơ gửi sang tòa Đại sứ Mỹ ở Bangkok. Bố mẹ và các em tôi đều đủ điều kiện nhưng tôi không bảo lãnh được Tràng Thi vì chúng tôi chưa có hôn thú. Nghe nói ở VN bây giờ người ta làm giấy tờ giả mạo khéo lắm, tôi viết thư cho bố: “Tràng Thi làm mất hôn thú nên con không bảo lãnh được. Bố xin bản sao khác giúp chúng con“. Bố tôi hiểu. Vài tuần sau tôi được thư bố cho biết đã xin được hôn thú và hồ sơ của Tràng Thi đã gửi sang Bangkok.
Kết quả bất ngờ là Tràng Thi được sang Mỹ trước bố mẹ và các em tôi một năm.
Chúng tôi cùng cười vui.

Bá ngó lên bàn thờ rồi tủm tỉm cười như vừa nhớ ra một chuyện, tôi liền hỏi :
-- Có gì vui kể nghe coi.
-- Chỉ là chuyện nằm mơ. Cách đây một tuần tôi nằm mơ thấy nhà tôi. Tôi hỏi: “Em về đón anh phải không?“ Nhà tôi lắc đầu nói: “Về thăm anh thôi.. Hồ sơ em bảo lãnh anh sang với em bị bên kia người ta bác rồi“.
Tôi hỏi: “Tại sao?“
Nhà tôi thở dài: ”Vì hôn thú giả mạo!“


BQC

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Jun/2018 lúc 8:00am
CHA TÔI

Sống Chậm
Vợ sinh. Tôi đón cha lên thành phố. Nếu nói là đón mẹ lên thì thích hợp với hoàn cảnh hơn. Nhưng mẹ tôi đã xa cõi đời từ lúc tôi lọt lòng. Sự ra đi của... mẹ, trong thâm tâm tôi vẫn luôn là một sự đánh đổi quá nghiệt cùng của tạo hóa, mà nỗi đau đớn còn dành lại một vị đắng ở đầu môi. Và người ở lại phải sống tốt cho cả hai phần đời. Tôi đã có thật nhiều cố gắng.
Cha tôi, người đàn ông lam lũ. Cha gầy, gầy lắm, mà không phải chỉ gầy do sức khỏe, mà thời gian đã ngấm dần trong từng thớ thịt cha, già cỗi và yếu ớt. Người đàn ông cô độc ngần ấy tháng năm của tôi.
Bao nhiêu lần ôm cha ngủ. Từ bé, lúc lớn lên đi xa trở về, hay khi tôi đi làm có tiền thường gọi điện cho ông: “Cha, lên thành phố với con, con lo được mà”. Ông hỏi dò “Có thiệt không đó, cu con? Không để tiền cua gái hả?” Rồi ông cười khà khà. Hôm sau đã có mặt ở nhà tôi. Mang nào gà, nào vịt, nào trái cây. Và không quên mang theo một cúc rượu để cha con nhâm nhi. Nhưng sao lần này, nằm cạnh ông, nhìn ông ngủ, tôi …tôi không diễn tả nỗi cảm xúc của mình. Nước mắt ở đâu cứ như nước sôi đang đun trào, cứ thế đẩy vung mà ra. Chắc vì tôi mới được làm cha, chắc lẽ thế.
Tôi lấy vợ rất muộn. Vợ là người thành phố, con nhà danh giá. Nhưng với nỗ lực và cố gắng của mình, tôi độc lập về kinh tế, không phải dựa bóng nhà vợ.
Khi mọi người quây quần quanh thằng Mỏ (con trai yêu quý của tôi), nhìn nó kháu khỉnh đáng yêu quá. Nhà vợ rất đông người tới. Ai cũng đòi được bế thằng Mỏ nụng nịu. Bà ngoại thằng Mỏ (là người rất khó tính) nói “Ông Nội bế cháu đích tôn một chút này”, cha đưa tay ra định bế thì bà ngoại khựng lại.
“Trời ơi, tay ông nội sao thế, thế thì hỏng da của cháu mất….”. Bà ngoại giữ thằng Mỏ lại trong lòng, vừa nói vừa nhìn bàn tay cha tôi dò xét.
“Ờ….vâng, tôi lỡ…để tôi…đi rửa..”. Cha tôi ấp úng rồi đi ra nhà sau để rửa tay.
“À, chắc ông mới làm than đó má”. Tôi nói đỡ, rồi theo cha ra sau. Mọi người lại xúm lại đòi bế thằng Mỏ. Cha tôi rửa tay, và đúng là ông làm than thật. Tức là ông phơi mớ than củi mang từ quê lên để cho vợ tôi nằm hong, khỏi nhức mỏi đau lưng sau này. Nhưng ông làm xong từ sáng sớm rồi kia mà, lẽ nào cha tôi đã già nên lẩm cẩm rồi, chẳng còn nhớ mà rửa tay nữa. Cha ơi…
Thấy ông đứng cặm cụi rửa tay, khó nhọc. Tôi tiến lại “Cha, để con rửa cho cha”.
“Thôi đi cu con, hồi bé cha rửa tay rửa chân cho mày, giờ học đòi à, nhưng chưa đến lúc đâu….”.
“Đưa con coi nào”, tôi giằng lấy tay ông. Trời ơi, hai bàn tay ông chai sần, những lớp da bị tróc mẻ, nham nhỡ đỏ lừ.
“Cha bị sao thế, cha đừng rửa bằng xà bông nữa”… Tôi nói.
“Ờ, hồi trước, hồi trẻ ấy, cha mày đi xây, bị xi ăn, bị dị ứng. Hôm qua tao thấy trước sân nhà mày có chỗ bị hỏng, tao hòa ít xi gắn lại. Ai ngờ lâu thế mà nó cũng bị lại…”.
Ông nói rồi lững thững đi vào. Vừa đi vừa chùi chùi hai bàn tay vào áo, cái dáng còng còng như oặn trĩu bởi yêu thương. Cha bước đi không còn vững nữa rồi, năm tháng ơi...
Là trưởng phòng kinh doanh một công ty, tôi đi tối ngày, tranh thủ chạy về lúc trưa, lúc tối muộn. Nên cha làm gì, mọi người làm gì tôi cũng không rõ hết. Nhà tôi ở ngoại ô. Có một khoảng sân nhỏ, trồng một ít cây cối. Trong những tháng ngày này, được làm cha, được sống trong cảnh gia đình sum vầy thế này. Tôi ngỡ cuộc đời như một giấc mơ. Hay đúng hơn là cuộc đời ai rồi cũng đến lúc sống đúng như một giấc mơ, khi đã cố gắng thật nhiều.
Từ chuyện bàn tay, mà cha chưa bế cháu Mỏ một lần nào. Không chỉ vì ánh mắt e dè của bà ngoại thằng Mỏ. Mà có lẽ ông tự ái (bệnh người già mà), ông muốn mọi người được vui. Và hơn hết ông thương thằng Mỏ, như bà ngoại nói “da cháu còn nhạy cảm, như thế là không tốt”. Tôi cũng chỉ im lặng. Vì nghĩ mọi thứ đều hợp lý. Hay tại vì cha là đàn ông (yêu thương để trong lòng), ít ra cha cũng không như bà ngoại, khi một ngày không ẵm thằng Mõ vài lần nũng nịu là ăn cơm không nổi.
Thế là cha tôi, ngày ngày lầm lũi ngoài khoảng sân nhỏ. Ông nấu nước Vằng (một loại lá cho người đẻ uống rất tốt), ông quét sân, thỉnh thoảng qua chỗ mấy ông già cùng khu phố ngồi chơi. Rồi lại thỉnh thoảng về ngắm thằng Mỏ. Vợ tôi còn bảo “ở nhà ông còn giặt cả tả, quần áo cho Mỏ”. Mặc dù có bà ngoại, hay mấy cô em vợ tôi, mà họ toàn giặt máy. Nhưng khi chưa kịp bỏ vào máy là ông lại bê đi giặt tay. Bà ngoại cũng không muốn ông phiền lòng, nên cũng đành im lặng. Nhưng tôi biết sau đó bà ngoại lại lén bỏ vào máy giặt lại, may mà bà không để cha biết….
Thời gian cứ thế trôi đi, cuộc sống bình lặng êm đềm. Nhưng tình cảm trong tôi đang dậy sóng, vì từ Cha thiêng liêng, mỗi lúc vợ hay bà ngoại bế thằng Mỏ đều chỉ vào tôi bảo “Gọi ba đi, ba ba, ba ba”. Thằng bé chỉ nhìn rồi cười, đáng yêu vô vàn vô tận.
Cho đến một ngày, khi tôi đang đi công tác tỉnh, vợ gọi điện “Chồng, về nhà đi, ông nội vào viện rồi”. Tôi về ngay, về liền. Cha tôi đứng lên chiếc ghế đẩu để phơi tả cho thằng Mỏ, bị trượt ngã. Khi tôi về đến nơi ông đã tỉnh, bác sĩ ái ngại nhìn tôi bảo cha chỉ bị chấn thương nhẹ, cần điều trị vài ngày là hết nhưng tinh thần thì đáng lo, cần để tâm tới ông nhiều hơn. Bà ngoại và vợ nhìn tôi ái ngại. Nước mắt tôi cứ chực tuôn chảy. Cha ơi...
Tôi về nhà lấy đồ cho cha. Tôi lục túi của ông. Một ít quần áo, một tút thuốc quê đã hút phần nữa. Và…một cuốn sổ, nhỏ bằng lòng bàn tay, màu nâu cũ kỹ, một chiếc bút được kẹp ở giữa. Tôi tò mò, tôi mở nó ra, mở ngay trang đang kẹp bút. Tôi đọc:
“Vậy là cháu nội tôi đã chào đời được một tuần. Nhìn con trai vui, mới biết mình đã già, đã sống hết phần đời mình mất rồi. Buồn vui lẫn lộn. Khi về bên kia gặp vợ, có thể an lòng. Nhưng mà sao già này buồn quá. Muốn được ôm thằng Mỏ vào lòng quá. Mà…. Già này nhớ những tháng ngày xưa, khi vợ bỏ lại hai cha con ra đi, một mình nuôi con trai. Một mình bế nó trên tay, một mình cho nó uống sữa, một mình ru nó ngủ, trong đêm thâu. Ôi mới như hôm qua đây thôi, mà sờ lên mái tóc đã bạc trắng mất rồi. Con trai à, cháu Mỏ à, già này yêu hai cu lắm…. Bàn tay chết tiệt này, sao mày lại giở chứng đúng lúc thế….”.
Tôi lật tiếp những trang viết đầu, những ngày tháng đầu:
“Vợ, anh nhớ em, nhớ nhiều…anh không có gì để ví được”…. Em yên lòng, anh sẽ nuôi con, anh sẽ sống cho cả hai cuộc đời, anh sẽ làm được… “Vợ, anh không chịu được nỗi đau này…..” “Vợ ơi…”
Dài lắm, tôi đọc mãi, đọc mãi, đến lúc những dòng chữ nghệch ngoạc của cha nhòa đi bởi nước mắt tôi nhỏ xuống. Tôi mới dừng lại. Cha viết nhật ký. Ông giấu tôi kỹ quá, giấu tài quá. Đàn ông như cây Lim cây Táu, mà tâm hồn ông như Liễu như Mai, rũ xuống vì yêu thương, rũ xuống vì tình cảm, rũ xuống vì cô độc. Ôi, cha già của con!
“Anh ơi làm gì lâu thế, đi đưa đồ vào cho nội thay đi, anh còn ngủ ư”. Vợ tôi kêu vọng lên lầu.
“Ờ…anh biết rồi….”. Tôi quẹt nước mắt. Gấp nhật ký của cha, bỏ lại cẩn thận. Tôi phải lén đi ra, bởi không muốn ai nhìn thấy mình đang khóc, rồi phi ngay xe tới bệnh viện. Cứ tưởng được làm cha, cảm thấu được nổi thương xót khi cha mình đã ở tuổi xế chiều. Nhưng mà, thực sự giờ tôi mới nghiệm ra một điều, là với cha mẹ, dù mình có đi mòn cả lối đời cũng không thể nào thấu hết những tình thương yêu mà họ dành cho con cái. Không thể hết được đâu. Cho nên, dù ở vị trí nào, cũng chỉ biết sống cho tốt, cho thật tốt, thế mà vẫn cảm tưởng như tình cảm mình đáp lại cho mẹ cha cũng chỉ là gáo nước giữa đồng khô nắng cháy mà thôi. Những hình ảnh về cha hiện lên trong đầu, mắt tôi đỏ ngầu hoen lệ, chứa chan.
“Cha…”, tôi mở cửa phòng bệnh viện.
“ Gì đấy cu con, cha đây mà, cha có trốn đi đâu chớ, cái thằng này”. Cha vẫn gọi tôi như thế. Cả phòng bệnh đông lắm. Cha tôi ngồi dựa vào tường, tay đưa gói bánh cho đứa trẻ con ai ở giường bên, cha bụm bụm vào má nhóc con đó.
Tôi chạy lại, mặc kệ ai nhìn, mặc kệ là gì đi nữa, tôi ôm lấy cha. Tôi quay mặt vào tường, cho những giọt nước mắt lăn chảy không ai thấy, tôi nói trong tiếng nấc: “Cha, xin lỗi cha, con đã quên...”
Bệnh viện âm thanh ồn ả vốn dĩ, mà sao tôi nghe yêu thuơng đập đầy nơi tim…
st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Jun/2018 lúc 6:20am

"Chúc Con Bất Hạnh Và Gặp Thật Nhiều Đau Khổ"


Thời gian gần đây, cụm từ “Ảo tưởng sức mạnh” là một câu nói vui được nhiều người, đặc biệt là giới trẻ sử dụng khá nhiều để ám chỉ những người tự tin một cách thái quá vào bản thân mình.

Đa số giới trẻ ngày nay đều ảo tưởng về bản thân họ. Họ thường nghĩ rằng mình thuộc “tầng lớp trí thức”, ảo tưởng rằng mình có rất nhiều khả năng, ảo tưởng chắc chắn sẽ thật thành công với chuyên ngành đã học, kiếm thật nhiều tiền…
Nhưng thực tế thì… nếu như thành công đến dễ dàng như vậy thì trên thế giới này mọi người đã thành công hết cả rồi!

“Các em chẳng có gì đặc biệt”

Phát biểu trong lễ tốt nghiệp của các học sinh lớp 12 Trường trung học Wellesley ở bang M***achusetts (Mỹ), giáo viên tiếng Anh David McCullough Jr. đã gây sốc khi nói thẳng rằng: “Các em chẳng có gì đặc biệt”.


Giáo viên tiếng Anh David McCullough Jr. đã gây sốc khi nói thẳng rằng: “Các em chẳng có gì đặc biệt”. (Ảnh chụp màn hình youtube)

Thế nhưng, bài phát biểu của thầy đã được nhiều tờ báo và hãng tin Mỹ đăng tải, thu hút được hàng chục ngàn người ủng hộ. Bằng sự thẳng thắn, thầy đã truyền tải một thông điệp thực tế, dù có phần hơi phũ phàng để “Chào mừng các em đến với cuộc đời thực”. Trước bao ánh mắt mở to sửng sốt, thầy McCullough điềm nhiên nói:
“Các em đã được hầu hạ tận miệng, nâng niu mỗi ngày, được nuông chiều, được bảo bọc cẩn thận. Vâng, người lớn đã ôm hôn các em, cho các em ăn, lau miệng… cho các em. Họ dạy dỗ, hướng dẫn, lắng nghe, động viên và an ủi các em. Các em được nâng niu, dỗ ngon ngọt, nghe toàn những lời nài nỉ”…

Đó có lẽ là lý do khiến các em nghĩ mình thật là đặc biệt, gia đình bảo bọc, chăm bẵm các em quá mức, nhưng hiện thực thì không hề giống như thế:
“Mỗi năm có ít nhất 3,2 triệu học sinh tốt nghiệp từ hơn 37.000 trường trung học trên toàn quốc. Điều này có nghĩa là 37.000 học sinh tiêu biểu được đọc bài diễn văn, 37.000 chủ tịch hội học tập, 92.000 giọng ca nổi bật, 340.000 vận động viên… Hãy thử nghĩ xem. Nếu cả triệu người mới có một người như các em thì trên thế giới 6,8 tỉ dân này sẽ có tới gần 7.000 người như các em. Hãy nhìn một cách toàn cảnh: Hành tinh của chúng ta không phải là trung tâm Hệ mặt trời, Hệ mặt trời không phải là trung tâm Ngân hà, Ngân hà cũng chẳng phải là trung tâm vũ trụ. Do đó các em không thể là “cái rốn” của vũ trụ được đâu. Ngay cả Tổng thống Donald Trump cũng chẳng là gì đặc biệt cả”.

Những chia sẻ của thầy đã thực sự khiến chúng ta phải một lần nữa nhìn lại chính mình. Hầu hết những người trẻ, dù ít hay nhiều đều có một chút “ảo tưởng” khi sống trong một thế giới màu hồng được tạo nên từ tình yêu thương của cha mẹ, thầy cô và những người thân. Điều đó dĩ nhiên không có gì là sai trái, nhưng đã đến lúc chúng ta cần đủ trưởng thành để nhận ra rằng: “Niềm vui ngọt ngào nhất của cuộc sống, chỉ đến khi các em thật sự nhận ra rằng các em không đặc biệt. Vì ai cũng như nhau cả mà thôi.”

“Chúc con bất hạnh và gặp thật nhiều khổ đau”
John Roberts – Chánh án Tòa án Tối cao Hoa Kỳ từng tốt nghiệp đại học Harvard. Gần đây, ông có đến tham dự lễ tốt nghiệp trung học của cậu con trai, không phải với tư cách chánh án, mà là một phụ huynh. Bài phát biểu của ông ngày hôm ấy đã khiến tất cả mọi người sửng sốt rồi tán dương…
Ta rất lấy làm tiếc phải nói với các con một điều rằng, thời khắc vui vẻ nhất và thoải mái nhất trong cuộc đời của các con sắp trở thành quá khứ rồi….
Ngài Chánh án đã bắt đầu bài diễn văn của mình trong sự ngỡ ngàng của đám học trò non nớt chưa từng trải đời. Lũ trẻ vô cùng kinh ngạc bởi điều chúng chờ đợi là những lời chúc may mắn, mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến trong tương lai, nhưng ông đã không làm thế, và đây là lý do tại sao:
“Từ giờ về sau, ta hy vọng con sẽ bị đối xử bất công, bởi chỉ có như vậy con mới có thể cảm nhận được giá trị của sự công bằng.
Ta hy vọng con có thể nếm trải một chút mùi vị của sự phản bội, bởi chỉ có như vậy con mới có thể hiểu được tầm quan trọng của sự chân thành.
Xin lỗi phải nói thế này, nhưng ta hy vọng con cảm nhận được sự cô đơn hàng ngày, bởi chỉ có như vậy con mới hiểu được rằng bạn bè không phải là điều đương nhiên mà con cần phải giữ gìn.


Bằng những lời nói mang đầy ngữ khí “khó nghe”, vị chánh án đã cho bọn trẻ một bài học quý giá khi đối diện với một xã hội phức tạp. (Ảnh: wikipedia.org)

Ta hy vọng con có thể gặp xui xẻo một vài lần, bởi chỉ có như vậy con mới hiểu được ý nghĩa của may mắn trong đời, để con khiêm tốn hiểu rằng thành công mình có lẽ là nhờ vận may, và sự thất bại của người khác cũng không phải là đáng đời.
Ta hy vọng thi thoảng con bị người khác coi thường, chỉ có như vậy con mới hiểu được học cách tôn trọng và lắng nghe là quan trọng tới mức nào. Và ta cũng hy vọng con sẽ học được đủ đau đớn để học cách cảm thông.
Cho dù ta có hy vọng những điều này hay không thì thật ra sớm muộn gì nó cũng sẽ xảy ra trong cuộc sống của con. Con có thể tiếp thụ giáo huấn hoặc thu hoạch được gì trong đó hay không, đều dựa vào việc con có nhìn thấy những bài học trong khổ đau của mình hay không.”

Ông còn căn dặn lũ trẻ rằng, khi sang trường mới, hãy làm quen với những người “nhặt lá, xúc tuyết và dọn thùng rác”. Nhớ tên của mọi người, cười và gọi họ bằng tên của họ. Roberts biết rất nhiều học sinh nhà giàu nhưng không hề hư hỏng và ông mong lũ trẻ luôn giữ được những phẩm chất quý giá đó. Ông nói: “Lời khuyên của ta là: Đừng hành động như thể mình ở mâm trên.”

Tuy ngôn từ không mỹ miều, nhưng người cha ấy đã nói những lời từ tận đáy lòng, thức tỉnh những đứa trẻ mới lớn bớt sống “ảo tưởng” đi, đồng thời cũng nhắc nhở các bậc cha mẹ nên dạy con cách đối diện với khó khăn thay vì trốn tránh.

Đời người vốn có rất nhiều nỗi khổ, khi bạn thấy “học hành rất khổ”, “làm việc rất khổ”, “cuộc đời rất khổ”…, thì xin chúc mừng, bạn đã trưởng thành hơn rất nhiều người còn đang ngủ quên trong cái “bẫy ảo tưởng” đầy cám dỗ chưa thoát nổi để bước vào cuộc sống thực. Bởi vì, “khổ” là một điều tất yếu trong thế gian này.
st.


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Jun/2018 lúc 6:21am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Jun/2018 lúc 2:50pm
. Bố Tôi    <<<<<


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/Jun/2018 lúc 8:51am

Đau gì như thế   <<<<<





Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/Jun/2018 lúc 8:53am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Jun/2018 lúc 9:33am

Tại anh nghèo   <<<<<


Image%20result%20for%20Tại%20anh%20nghèo
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/Jun/2018 lúc 8:04am

Ngọn Đèn Trước Gió


       Bà Hai lấy khăn thấm những giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt già nua, khắc khổ khi người con dâu trưởng buông tiếng:
- Sáng nào Má cũng ra phòng khách ngồi như vậy hoài, hèn chi cái nhà này làm ăn không lên n
i.
Nói rồi, con dâu ngoe nguẩy bỏ đi, Bà nghe nghèn nghẹn. Trong ngôi nhà này, chỗ nào bà cũng là người thừa thãi, bà cầm lấy cây gậy đứng lên vẻ mệt nhọc, rồi bước lần ra cửa sau, đây chính là không gian của bà. Đưa mắt nhìn mấy trái mướp lủng lẳng trên giàn, bà chạnh nhớ quê hương xứ sở, giàn mướp nho nhỏ nơi xứ lạ quê người đã gợi lên biết bao nỗi nhớ nhung sâu thẳm. Bà nhớ mấy con ong bầu vo ve trên những nhụy bông vàng rực, nhớ những đọt mướp xanh mướt cho bà một dĩa rau luộc ngọt ngào trong những bữa cơm đạm bạc, nhớ ông Hai đứng trên bờ kinh chài những con cá chạch, cá bóng dừa bà mang về kho tiêu ngọt ngọt, mặn mặn trong khi thằng Hiếu, thằng Thảo leo trèo tuột lên tuột xuống cây chùm ruột ngọt, cười đùa vang cả một góc vườn.

       Mùa hè bà mới ra đây ngồi, suy ngẩm về quá khứ, từng thời gian rồi từng thời gian lần lượt đi qua trong tâm trí, mảnh vườn của ông bà ngoại thằng Hiếu để lại cho bà, vợ chồng nó cũng bán đi để mua vàng vượt biên, bà đau lòng lắm nhưng không giải quyết được gì, bà không muốn rời xa nơi chôn nhau cắt rún, rời xa kỷ niệm, lúc bà còn là một cô thôn nữ nổi tiếng cấy lúa giỏi ở Xã Tân Hòa, Gò Công . Bà chuyên cấy lúa cho đám ruộng của ông bà Tuần Phủ, còn ông Hai nhổ mạ bên ruộng của ông Thôn Hào, hai thửa ruộng gíáp ranh nhau, có bửa ông Hai thấy bà ra ruộng sớm, ông bèn cất tiếng hò:

- Hò....ơ.....Gò Công đất mặn phèn chua .
Tình thương ngào ngạt chẳng thua nơi nào
Thương em anh đâu dám vượt rào.
Đợi ngày lành tháng tốt........
Hò......ơ.....đợi ngày lành tháng tốt đến chào song thân.


       Bà nghe xong, không hò đáp lại mà chỉ cười chúm chím, đôi lúc bà cảm thấy rạo rực trong lòng, mỗi khi bắt gặp ánh mắt ông nhìn sang, bàn tay lúng túng cấy xuống những rẽ mạ không ngay hàng thẳng lối, hai má đỏ bừng không phải vì nắng mà vì thẹn thùng, mắc cở. Cái tình cảm chơn chất mộc mạc của gái quê trai làng coi vậy mà đậm đà thương yêu, đậm đà tình nghĩa. Một cơn ho bất chợt cắt đứt dòng nhớ xa xưa về quê hương, bà ôm ngực ho rũ rượi, ho sặc sụa, rồi mệt mõi đứng dậy bước vô nhà, cơn ho vẫn tiếp nối, bà dựa vào cầu thang để thở, có tiếng cô con dâu cằn nhằn cùng chồng:
- Má ho như vậy mà cứ đến gần con Linda hoài, bực mình quá, anh đưa má vô viện dưỡng l
ão đi, trong đó có người lo. Bà nghe tiếng con bà thở dài, bà hiểu thằng con trai không muốn vợ buồn nên nó chỉ biết im lặng, thà nó nghe lời vợ mà cửa nhà êm ấm, chớ nếu nghe lời bà thì gia đình sẽ mất hạnh phúc, như vậy cũng được, bà muốn con bà yên thân, dù sao bà cũng già rồi, sống nay chết mai có gì phải bận tâm.

       Bà Hai thương con dâu như con ruột, nhưng cô con dâu đó không thương bà mà chỉ biết lo cho gia đình cha mẹ ruột, không ngó ngàng gì đến bà con thân thuộc bên chồng, có l mình không có phần nhờ dâu, bà tự an ủi như vậy. Nhìn lên bàn thờ, ông Hai ngồi chiểm chệ trên bộ ghế giữa, mặc áo dài khăn đống, hình chụp lúc đám cưới thằng Hiếu, lo đám cưới cho con xong, một tháng sau ông ngã bệnh, rồi theo ông bà về bên kia thế giới luôn, bà buồn rầu ốm o gầy mòn, ít cười ít nói, vài tháng sau vợ chồng thằng Hiếu đòi bán đất bán vườn để vượt biên. Bà không muốn đi vì còn mồ mả ông bà tổ tiên phải bám víu, vợ chồng nhất định đòi bán cho bằng được, sau cùng bà cũng phải chìu theo, bởi bà thương con và cũng sợ ở lại một mình, bệnh đau không người thang thuốc, bà cũng muốn biết tin của thằng Thảo, nó đang tắm sông rồi chiếc tàu nào đó cặp bến cây mù-u xin nước rồi vớt nó đi mất, bà không thể nói lên được nỗi lòng của một người mẹ mất con, bà mất ăn mất ngủ ra vào như người không hồn kể từ lúc đó. Vợ chồng thằng Hiếu hối thúc, viện đủ lý do, bà lo âu, đi thì không đành mà ở cũng không được, rồi bà chấp nhận sự ra đi một cách miễn cưỡng.

       Tàu cặp bến mù-u để đón những người vượt biên, bà bước xuống tàu vào một đêm ba mươi tối trời, ai cũng vội vã cuống quýt, duy chỉ có bà là điềm tỉnh, nhìn những hàng cây mù-u quen thuộc, đang xa dần dưới ánh sáng lờ mờ của những vì sao - vĩnh biệt mảnh đất quê nhà - bà chép miệng thở dài. Gần nửa tháng trời lênh đênh trên biển, cuối cùng tàu cặp bến đảo Bidong, Malaysia. Có l ông Hai dẫn dắt cho thằng Thảo gặp lại bà trên đảo để mẹ con trùng phùng. Bà không cầm nổi nước mắt khi gặp lại thằng con trai sau bao năm trời cách biệt. Thằng Thảo bây giờ là một thanh niên cao lớn, lực lưỡng, có cái giọng cười giống hệt tía nó, nhớ ngày nào nó ra sông lội bì bõm, bơi theo mấy vạt lục bình để hái mấy chùm bông màu tim tím, chạy một mạch về nhà rồi băng qua mấy liếp hành sang nhà con Mận mà cho mấy cái bông, cái thằng mới bây lớn mà đã biết lấy lòng phụ nữ.

       Sang Mỹ, thằng Thảo là một đứa lanh lợi, tháo vác, nó mua nhà rồi có vợ có con, cuộc sống ổn định và có phần khá giả, chấm dứt cảnh vác chài mang đục đi hết bờ kinh này đến con rạch nọ để chài cá, không còn quanh quẩn mấy cây mù-u hái trái về chọi lộn với thằng Chơn thằng Chất con chú sáu Mẹo. Con bà mau lớn nên người, bà rất vừa lòng, duy chỉ có cô con dâu, sanh đẻ ở Mỹ, nói tiếng Việt không rỏ ràng, coi thường mẹ chồng, bà muốn sang thăm cháu nội, nhưng cô con dâu không thích bà đến nhà, có l thấy bà già nua, quê mùa, bệnh hoạn, nay ốm mai đau, lại thêm cái bệnh ho mãn tính, có lần bà chống gậy sang chơi, mấy đứa cháu ở trên lầu mà con dâu không cho xuống, bà hỏi thì được trả lời:
- Chúng nó ngủ hết rồi!

       Cô con dâu nói giọng lơ lớ tiếng mẹ đẻ không rành, bà lấy làm khó chịu. Tuy bà không gần gũi hai đứa cháu nội nhưng bà thương chúng nó vô cùng. bà muốn kể cho bọn trẻ biết về nguồn gốc của chúng nó, về đất Gò Công nước mặn, nơi tổ tiên ba đời sinh sống từ Xã Tân Hòa đến biển Tân Thành, bà muốn nói nhà ông bà nội của các cháu nằm ven con sông nhỏ, sau hè có cây chùm ruột ngọt mà mấy đứa nhỏ hàng xóm đứa nào cũng thích leo trèo hái trái, trong đó có thằng Thảo, cha của các cháu đã từng bị con ong vò vẽ chích tuột xuống không kịp, ôm đầu la làng, nhà ông bà nội các cháu có cây điệp vàng trước cửa, bông điệp đơn sơ, bình dị mà cha của các cháu hay hái chưng trên bàn thờ vào những ngày giỗ tổ tiên, nhà ông bà nội các cháu có hai hàng cau dài từ nhà ra cổng, mà cha của các cháu hay lấy ná bắn những con chim tu hú rớt xuống đất rồi vỗ tay cười khoái chí, nhà ông....... Bà nói tới đó nghe ran ngực, cơn ho kéo đến cắt đứt dòng suy tưởng êm đềm, tiếng Hiếu vang lên xen lẫn tiếng cằn nhằn của con dâu:
- Má ơi! Vô phòng nghỉ đi, Má ho hoài con Linda ngủ không được, vợ con cứ nói hoài, vô phòng đi Má.


       Bà lò mò chống gậy quay lại giàn mướp, không gian yên tĩnh và bình yên, mấy con ong bầu vẫn còn đó, vẫn vo ve những nhụy bông vàng rực, bà cảm thấy thoải mái khi ngồi nơi đây, chính nơi đây đã làm sống lại quá khứ, bà rất hạnh phúc khi nghĩ về cái quá khứ đó, bà sợ rồi đây vợ chồng thằng Hiếu sẽ đưa bà vào viện dưỡng lão, bà không muốn rời xa con cháu, không muốn rời góc vườn nơi đây, gần hai mươi năm rồi, góc vườn này đã gắn bó với bà, mặc dù nơi đây không bằng mảnh đất quê hương, nhưng nơi đây là một chứng tích của năm tháng dài vật lộn với cuộc sống. Bà đã làm đủ mọi nghề, có lúc làm cả hai công việc trong ngày, bà muốn lao đầu vào việc làm để quên đi tất cà, quên cái tình người ngày càng phôi pha, quên cái sự chen lấn đè bẹp nhau giữa con người với con người, quên cái sự thiếu đoàn kết của một dân tộc. Nơi đây thiếu tình láng giềng, cho nên bà nhớ cái tình chòm xóm ở quê nhà, buổi trưa hè nằm trên bộ ván gỏ, gió ngoài đồng thổi vào mát rượi, mang theo mùi thơm dịu dàng của ngọn lúa đòng đòng đang ngậm sữa, bà cảm thấy buồn ngủ, rồi ngủ một giấc tới chiều, cô Tư Đậu Rồng gánh một giạ lúa tới trả cho bà mà cô mượn hồi năm ngoái để làm giống, cô ngồi xuống cạnh bà:
- Chiều rồi còn ngủ nữa, không sợ mặt trời đè sao? Chi Hai, dậy đi. Bà nằm bất động, cô Tư hoảng hồn lấy chai dầu gió Nhị Thiên Đường trong túi áo với đồng bạc cắc ra cạo gió cho bà, lúc đó bà mới tỉnh dậy, nếu không có cô Tư Đậu Rồng có l
bà đã ra người thiên cổ, cái tình chòm xóm coi vậy mà quý vô cùng. Tới mùa lúa chín, nhà bà lúc nào cũng vui nhộn, những đêm trăng sáng thằng Hiếu, thằng Thảo cùng đám trai gái làng tụ tập trước sân lúa đờn ca, thằng Hiếu với những ngón đờn mùi mẫn qua tám câu Phụng hoàng, bà mm cười khi nghe thằng Thảo ca vọng cổ:
- Ghe chiếu Cà mau cắm sào đứng đợi sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra... chào... Cái thằng ca nghe cũng hay, giọng sang sảng - bà nhủ thầm - rồi tiếng của cô Tư Đậu Rồng vang lên với một lớp Nam Ai trong một vở tuồng “Ngọn Đèn Trước Gió” nghe buồn đứt ruột, giọng cô trầm bổng, ảo não. .. .


- Má như ngọn đèn trước gió không biết rồi..... đây, tắt lịm tự lúc nào.
Tuổi già trông đơn côi, thui thủi một mình.
Con thì mỗi lúc mỗi xa, không màng mà cũng chẳng thiết tha.
Câu m
u tử thâm tình, nỗi lòng nầy ai hay.
M
i mắt trông con những lúc chiều về.
Trăng tàn má thức trắng canh thâu.
Tiếng dế giữa đêm trường, nghe đời mình quạnh hiu.
Bao nhiêu năm trời má khổ cực.
Nuôi các con khôn lớn nên người.
Những cánh chim đủ sức tung trời.
Bỏ cái tổ buồn thê lương ...

       Bà nghe rõ giọng cô nghẹn ngào khi ca hai câu cuối, ánh trăng trung tuần sáng vằng vặc soi rõ khuôn mặt cô Tư Đậu Rồng đang say sưa vô hai câu vọng cổ, cô mê hát quá nên chồng cô theo vợ bé, bỏ lại 3 thằng con trai cô nuôi, sau này con cô lớn lên có gia đình và theo quê vợ, thằng lớn ở Đồng Tháp Mười, thằng kế ở Đồng Nai, thằng Út ở tận Cà Mau, ba đứa ba nơi, ít có đứa nào về thăm, cô sống quạnh quẽ trong cái chòi ở mé ruộng. Có những đêm mưa dầm, ảnh ương, ếch nhái kêu nghe ảm đạm, vách lá không đủ ngăn gió, nên ngọn đèn dầu trên bàn tắt lịm, nhìn cái chỏng tre kê sát vách bỏ không, cô nhớ mấy thằng con trai, đứa đòi nằm trong, đứa đòi nằm ngoài, những lúc trời mưa dầm như vầy thế nào tụi nó cũng đem về vài xâu ếch nhái, nay tụi nó theo quê vợ hết rồi, cái chòi này vốn đã trống trải nay càng trống trải hơn, cô nằm gát tay lên trán trong bóng tối, khẻ ca nho nhỏ đủ cho mấy con rắn mối nghe với sự phụ họa của con tắc kè ẩn trong vách lá:

- Những cánh chim đủ sức tung trời
  Bỏ cái tổ buồn thê lương …

       Cuộc đời cô buồn quá nên giọng ca nghe u-uẩn một nỗi niềm. Mấy người bạn hàng ở chợ Gò Công khen cô có giọng ca hay và cũng thắc mắc không hiểu vì sao cô có cái tên cô Tư Đậu Rồng. Cô có hai công ruộng, một công cô cấy lúa trung vụ, còn một công cô lên liếp trồng đậu rồng, cô chuyên trồng đậu, hể có chỗ nào trống là cô bỏ hột đậu rồng, tới tháng 10 dây đậu rồng có trái, cô hái đầy hai thúng rồi gánh ra chợ Gò Công bán, cô nhờ trồng đậu rồng nên có tiền mua hến về cho một bầy vịt tàu ăn và mua cám cho con heo nái sắp đẻ, từ đó cô có biệt danh: Cô Tư Đậu Rồng.
Thời gian trôi qua, cái chòi của cô Tư không còn nữa, trên cái nền chòi cũ là nắm mồ của cô, trong một đêm mưa to gió lớn, cô ngủ một giấc say nồng và không bao giờ thức dậy, mấy con tắc kè quanh quẩn bên mồ đêm nào cũng kêu lên mấy tiếng tắc kè, tắc kè để phụ họa điệu Nam Ai mà cô hay hát hằng đêm. Mỗi mùa mưa đến là mấy gốc đậu rồng lên chồi, lớn mạnh, tới tháng mười đậu rồng có trái, không ai hái, trái già khô rụng hột xuống đất lại lên dây đậu rồng mới, ôm lấy nắm mồ cô Tư chằng chịt. Gió chướng thổi mạnh mấy trái đậu rồng khô va vào nhau tạo thành một thứ âm thanh lạ nghe buồn bã giữa trưa hè. Rồi ngày qua tháng lại người ta quên dần đi hình ảnh cô Tư gánh hai thúng đậu rồng ra chợ bán, cũng như những đứa con trai theo quê vợ không còn nhớ nắm mồ người mẹ già nằm cô đơn ở chốn quê nghèo.

       Bà Hai thì không thể nào quên được cô Tư, nguời bạn láng giềng tốt bụng, bà muốn trở về quê cũ thăm lại mồ m ông bà, nhưng không thể nào đi được, lực bất tòng tâm, bây giờ bà quá già, trở thành người phế thải và con cháu không cần sự hiện diện của bà trong ngôi nhà này nữa, Hiếu và Thảo không còn như ngày xưa, các con bà có một thế giới riêng, thế giới ấy hiển nhiên không có sự hiện hữu của bà. Mỗi độ mùa hạ về giàn mướp lại có mặt và chỉ có giàn mướp là nguời bạn thân thiết nhất. Bà chợt nghe tiếng mở cửa, Hiếu từ ngoài bước vào và đi ra cửa sau đến bên bà:
- Má ơi, con có liên lạc với viện dưỡng lão rồi đó, má muốn chừng nào vô viện ở thì nói cho con biết để con nhờ thằng Dũng bạn con chở má đi.
Bà yên lặng không trả lời, Hiếu dường như hiểu ý bà:
- Má à, thằng Dũng có cô bạn gái làm trong đó, có gì cô ta sẽ giúp đở Má mà, đừng lo nha má.
Bà vẫn yên lặng, giây lát, rồi cầm cây gậy đứng dậy bước vô nhà, trước khi m
cửa phòng, bà quay lại nhìn Hiếu:
- Con nói với bạn con, sáng mai đến chở má đi.
Nói xong, bà vào phòng và đóng cửa lại.
Sáng hôm sau, cô con dâu trưởng đến phòng bà gọi:
- Má ơi, anh Dũng đợi Má ở ngoài kìa, Má chuẩn bị xong chưa?
Bà mở cửa phòng, tay cầm một túi quần áo và vài thứ linh tinh khác, bà m
m cười:
- Má đã sửa soạn các thứ rồi con ạ, các con cứ yên tâm, má chu đáo lắm mà.
Cô con dâu út lên tiếng:
- Má vào trong ấy nghỉ ngơi, ở đó nhiều người già lắm, Má tha hồ mà tán gẫu.
Cô con dâu trưởng tiếp lời:
- Chúng con lúc nào cũng nghĩ đến Má, cầu mong Má khoẻ mạnh, có gì Má cứ gọi chúng con, Má cứ ngh
ĩ rằng lúc nào chúng con cũng ở bên Má.
Bà gật đầu cười, mặc dù bà biết rằng những lời lẽ đó không xuất phát từ cái tâm. Có tiếng Dũng gọi vào:
- Bác Hai xong chưa bác Hai?
Hiếu và Thảo chạy đến bên bà, Hiếu đở lấy cái túi xách:
- Để con xách cho.
Thảo cầm lấy cây gậy:
- Để con dẫn Má đi khỏi cầm gậy.
Bà đưa tay cản lại:
- Thôi được các con ạ, để Má tự mang túi xách và cầm gậy được rồi, khi rời khỏi nhà này, Má phải tự lực thôi, cũng như ngày xưa má rời khỏi nhà ông bà ngoại Má cũng phải tự lực để các con được lớn khôn đến bây giờ.
Hiếu và Thảo cúi đầu yên lặng, bà nói tiếp:
- Má mong rằng, sau này mấy đứa cháu nội sẽ chăm sóc cho các con, ở cạnh các con lúc tuổi già sức yếu vì cha mẹ già như ngọn đèn trước gió không biết tắt lịm tự lúc nào, phải biết quý trọng những phút giây kề cận cha mẹ già, vì người già không cần gì cả, chỉ cần duy nhất có một điều - sự quan tâm của con cháu.
Bà ngừng nói và thở, rồi nắm tay Hiếu, Thảo:
- Má tin rằng mấy đứa cháu nội sẽ không tệ đâu.
Nói xong bà bước nhanh ra ngoài, Hiếu và Thảo như chợt nghĩ ra điều gì, chạy nhanh ra cửa:
- Má ơi, Má...

       Tiếng kêu thảng thốt của Hiếu và Thảo trong nghẹn ngào, nước mắt lưng tròng, trong lúc đó hai người con dâu ngoe nguẩy bỏ vào trong...


Lợi Trân

 



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/Jun/2018 lúc 8:05am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Jun/2018 lúc 7:53am

Ngã Rẽ     <<<<<


Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Jun/2018 lúc 7:21am

Hành Xử Kiểu Mỹ: Món Quà Cảnh Sát Mỹ Dành Cho Con Của Đồng Nghiệp Đã Khuất Trong Ngày Tốt Nghiệp


Bạn có bao giờ tự đặt câu hỏi “nghĩ cho người khác” là như thế nào? Việc suy nghĩ cho nhau sẽ đem tới điều gì cho cuộc sống của mỗi người? Câu chuyện dưới đây hy vọng sẽ góp thêm cho bạn một góc nhìn về cách hành xử nhân văn này.
Sierra Broadway tốt ngiệp cấp 3 vào tháng 05/ 2017. Đã thành truyền thống, các học sinh cuối cấp ở Mỹ sẽ tham gia một buổi dạ hội được gọi là “Prom”, buổi lễ kỷ niệm việc hoàn thành năm cuối trung học. Các cô gái sẽ mặc những chiếc đầm dạ hội đẹp nhất để tham dự vào buổi lễ ý nghĩa này. 
Ngày tốt nghiệp
Riêng với Sierra Broadway, buổi dạ vũ cuối cấp này sẽ thật trọn vẹn nếu có cha ở bên. Bạn hẳn đã xem nhiều những video quay lại cảm xúc của người cha khi thấy con gái mình mặc váy cưới. Trong số những người đàn ông mạnh mẽ ấy, rất nhiều người đã không nén được xúc động. Những giọt nước mắt của họ cứ lặng lẽ rơi khi nhìn thấy con gái quả thật đã lớn, xinh đẹp và trưởng thành. Với mỗi người cha, có lẽ đó là khoảnh khắc hạnh phúc nhất, nhưng cũng là khoảnh khắc khó khăn nhất để chấp nhận con gái sẽ rời khỏi vòng tay yêu thương, che chở của mình. 

Vậy phải chăng khoảnh khắc nhìn thấy con trong trang phục dạ vũ cuối cấp sẽ giống như sự tập dượt cho ngày lễ trọng đại kia. Đó cũng là lần đầu tiên, cha thấy con gái yêu của mình trong một bộ váy lộng lẫy, đầy nữ tính. Sự tự hào, yêu thương và lo lắng sẽ đan xen và tạo nên trong cha một cảm xúc khó tả, nhưng ngọt ngào.
Cảnh sát Rod Broadway không có cơ hội ngắm con gái trong buổi dạ vũ cuối cấp (Ảnh: Daily Mail)
Tuy nhiên Rod Bradway, cha của Sierra lại không có được may mắn ấy. Anh đã hy sinh vào năm 2013 trên đường làm nhiệm vụ. Rod là một cảnh sát tại thành phố Indianapolis, thuộc tiểu bang Indiana, Hoa Kỳ. Ngày hôm ấy, để trợ giúp một người phụ nữ đang cầu cứu trong một căn hộ chung cư, Rob đã bị bắn. Người cảnh sát ấy vì để hoàn thành nhiệm vụ của mình đã mãi mãi không thể trở về với vợ và các con của anh. 
Kế hoạch của trái tim
Nhưng Rob là một người cha tốt. Bốn năm sau, khi tốt nghiệp trung học, con gái Sierra của anh vẫn muốn cha xuất hiện trong ngày trọng đại của mình. Cô bé muốn được chụp ảnh cùng cha trong bộ đồ khiêu vũ lấp lánh như một nàng công chúa. Sierra đã chia sẻ với bạn trai Brock Spayd mong muốn ấy. Hai người đã quyết định sẽ cùng một nhiếp ảnh gia tới chụp ảnh với cha của Sierra tại nghĩa trang nơi ông đang an nghỉ. Tuy nhiên, Sierra không hề biết rằng có một món quà đặc biệt dành cho em trong ngày hẹn với cha. 
Mẹ của  Brock Spayd, bạn trai của Sierra lại là đội trưởng của phòng cảnh sát quận Marion. Qua Brock bà đã biết được dự định xúc động của con gái người đồng nghiệp đã khuất. Bà bí mật sắp xếp một món quà cho cô gái trẻ. Bà trình bày kế hoạch đặc biệt với các nhân viên sở cảnh sát thành phố Indianapolis. Mọi người đã hưởng ứng một cách nhiệt thành. 
Điều bất ngờ
Ngày quan trọng đã đến. Hôm ấy, Sierra mặc một chiếc đầm màu đại dương. Tóc vấn cao, tay đeo chùm hoa của buổi dạ vũ. Khi bước xuống xe ô tô cùng Brock, Sierra nhận ra có rất nhiều người đang đón chờ em. Rất nhiều đồng nghiệp của cha Rod đã đứng xếp thành hàng dọc lối dẫn vào nghĩa trang. Và còn có hai chú tuấn mã của đội tuần tra đứng chào. Sierra bước đi giữa những người mặc đồng phục giống cha, những người đã từng làm cùng với cha em. 

Cô gái trẻ rạng rỡ trong ngày tốt nghiệp, nhờ có món quà bất ngờ của các đồng nghiệp của cha (Ảnh: Daily Mail)

Mọi người trong sở cảnh sát đã tới để cùng Sierra chia sẻ ngày vui của em. Cảnh sát trưởng nơi cha Rod làm việc cũng có mặt. Ông đã cùng Sierra chụp ảnh. Trên tay cô gái nhỏ là bức ảnh chân dung đang cười rạng rỡ của cha.
Sierra và cảnh sát trưởng nơi cha cô đã làm việc (Ảnh: Daily Mail)

Dù không được hiện hữu cùng em trong ngày hôm ấy, nhưng các đồng nghiệp của cha em luôn tin rằng: Rod của họ luôn dõi theo con gái từ thiên đường. Chắc hẳn trong giây phút ấy, Rod sẽ cảm thấy thật tự hào và cũng thật yên tâm. Tự hào vì con gái đã có được thành công đầu tiên trên bước đường trưởng thành. Yên tâm vì gia đình cảnh sát sẽ luôn sẵn sàng giúp đỡ con gái anh khi cô bé cần.
Niềm vui của cô gái trẻ ngày tốt nghiệp (Ảnh: Daily Mail)

Buổi chụp ảnh kỷ niệm của Sierra và cha sẽ trở thành một kỷ niệm không bao giờ quên. Ngày hôm đó tràn đầy nước mắt và nụ cười, như lời chia sẻ của các nhân viên cảnh sát Indianapolis. Nhưng hơn hết thảy, ngày hôm đó hàm chứa rất nhiều tình yêu mà mọi người muốn dành cho Sierra và  người đồng nghiệp đã khuất của mình. 
Lắng nghe, thấu hiểu là cội nguồn của những hành xử nhân văn
Rất nhiều nhân viên cảnh sát trong buổi lễ hôm ấy là đồng nghiệp thân thiết của Rod. Trong tâm trí họ anh là một người cha toàn tâm toàn ý vì gia đình. Một đồng nghiệp còn nhớ rõ, câu chuyện cuối cùng anh nói với Rob là về những đứa con của họ. Vì hiểu rõ hạnh phúc của các con quan trọng đến thế nào với Rod, tất cả đồng nghiệp đều sẵn lòng tham gia kế hoạch đặc biệt này. Một lần nữa, người Mỹ lại cho chúng ta thấy, có một cách khác để đối đãi với những người quanh ta – Hành động vì hạnh phúc của người kia.
Người Mỹ lại cho chúng ta thấy, có một cách khác để đối đãi với những người quanh ta – Hành động vì hạnh phúc của người kia (Ảnh: Daily Mail)

Thêm vào đó, sự nhân văn của người Mỹ còn được khắc họa trọn vẹn trong tấm lòng thấu hiểu mà mẹ của Brock Spayd đã dành cho bạn gái của con trai. Là một người mẹ, bà đã thương Sierra như con mình. Nếu không có tình thương, không có sự quan tâm, sẽ không bao giờ bà biết được ước mong của cô bé. Hơn thế nữa, bà sẽ không khổ công tìm cách để khiến cô gái cảm thấy được gần cha mình nhiều hơn vào ngày tốt nghiệp. Nhờ bà, Sierra thêm hiểu, dù cha đã mất, nhưng cô bé không bao giờ cô độc. Có một gia đình khác đã từng sát cánh bên cha em, nay họ sẵn sàng sát cánh bên em. 
Đôi khi, trong cuộc sống quá vội vã này, chúng ta cứ lầm lũi bước theo những mong cầu tiền tài và danh vọng mà quên mất rằng: Điều ý nghĩa nhất với mỗi người, điều có thể khiến ta cảm thấy hạnh phúc nhất chính là điều ta có thể làm cho người khác.
st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 141 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.418 seconds.