Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Tâm Tình | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình |
Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH | |
<< phần trước Trang of 131 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 12/Sep/2018 lúc 9:28am |
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Sep/2018 lúc 9:35am |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 13/Sep/2018 lúc 9:08am |
Lãnh NợKhôi vừa thức giấc đã nhận được cú phone của Ngọc Giao với giọng nghẹn ngào: - Anh ơi, mẹ em qua đời rồi! Khôi hốt hoảng và ngạc nhiên: - Sao thế? mẹ vẫn khỏe mạnh bình thường kia mà… - Sáng nay thấy mẹ dậy trễ hơn mọi ngày em vào phòng mẹ gọi ra ăn sáng và phát giác mẹ đã chết từ lúc nào rồi. Có lẽ là heart attack. Khôi buông phone xong mà lòng còn ngẩn ngơ buồn và lo âu. Đến lượt mẹ Khôi gõ cửa phòng gọi con ra ăn sáng: - Khôi ơi, con thức dậy chưa, đồ ăn đã sẵn sàng rồi? Khôi bật dậy và không thể không chia sẻ ngay với mẹ cái tin đột ngột này: - Con dậy nãy giờ nhưng buồn vì mới được tin bác Thuận mẹ Ngọc Giao chết sáng nay. Bà Bông cũng bàng hoàng: - Khổ thân! chắc bà ấy bị đột qụy mới ra đi nhanh chóng thế. Mà con ơi… Bà mẹ trở về ngay với thực tế lo âu: - Bà Thuận mất đi làm dở dang đủ thứ, con và Ngọc Giao chưa tiến tới cưới hỏi, rồi nay mai ai sẽ trông coi cái khu thương mại đây? - Mẹ chứ ai. Khôi phản ứng buộc miệng nói xong mới biết mình lỡ lời vội nói thêm: - Xin mẹ giúp chúng con, con bận đi làm còn Ngọc Giao bận đi học chưa ra trường… - Mẹ đã nói ngay từ đầu mẹ không muốn con dính dáng gì tới cái khu thương mại này chứ đừng nói là mẹ dính vào. Bây giờ mẹ về hưu non mẹ đang vui hưởng nhàn. Bà Bông chì chiết: - Ngày ấy mẹ đã từng khuyên mà con không nghe, vì tình yêu Ngọc Giao và vì sĩ diện con nhào vào “hợp tác” làm ăn, nói trắng ra là con “lãnh nợ.” cho bà mẹ vợ tương lai.. Khôi vào phòng tắm đánh răng rửa mặt, mẹ chàng nói đúng y những điều mà chàng đang lo nghĩ khi nghe tin mẹ Ngọc Giao qua đời, ai sẽ thay bà Thuận trông coi khu thương mại là tài sản mà chàng đang “lãnh nợ”? Bà Thuận là một phụ nữ tháo vát, kinh doanh giỏi từ ngày sang Mỹ tới giờ. Nhưng bao nhiêu vốn liếng bà kiếm được ông Thuận đã mang ra “kinh doanh” stock và thua lỗ hầu hết vào thời kỳ thị trường chứng khoán tuột dốc từ năm 2000 trở đi. Ông qua đời mấy năm nay, ông đang mang căn bệnh đau bao tử lại thêm đau buồn vì tiếc của nên bệnh càng nặng thêm và chết sớm ngoài dự đoán của bác sĩ. Chỉ còn hai mẹ con mà bà Thuận vẫn thích kinh doanh, bà nói là với mục đích gây dựng cho con cháu sau này. Bà có ý định mua một khu thương mại nhưng không đủ tiền và không đủ credit để mượn tiền ngân hàng nên bà đã gợi ý với Khôi: - Khu buôn bán này thời kinh tế huy hoàng trị gía một triệu rưỡi nhưng họ làm ăn thua lỗ ế ẩm, kinh tế xuống dốc thị trường địa ốc rớt giá thảm hại họ bán hạ giá một triệu, vốn liếng bác có 400 ngàn để pay down nhưng không thể mượn nợ vì bác không có nguồn tài sản hay income nào khác, bác mời cháu cùng hợp tác đứng ra mượn nợ ngân hàng rồi hai bác cháu mình cùng kinh doanh, chủ yếu là bác sẽ trông coi tất cả, không làm mất thì giờ của cháu hay của Ngọc Giao. Bao giờ Ngọc Giao ra trường hai đứa làm đám cưới thì tài sản này là của hai con. Bà Thuận nói với vẻ tự tin: - Bác sẽ làm sống lại khu thương mại, sẽ phục hồi lại giá trị ban đầu của nó, lúc ấy chúng ta sẽ lời to, vừa có tài sản địa ốc vừa có nguồn income vào hàng tháng... Khôi vì cả nể, vì tình yêu của chàng với Ngọc Giao, và nhất là Khôi biết trước sau tài sản ấy cũng thuộc về vợ chồng Khôi trong tương lai gần, nên chàng đồng ý cho dù mẹ Khôi đã bất bình ngăn cản, bà nói chuyện đời những gì chưa nắm trong tay thì chưa thuộc về mình. Bà Bông đã cảnh cáo: - Con đứng tên mượn tiền ngân hàng là mang credit của mình ra “lãnh nợ” cho bà Thuận đấy. Trả món nợ mấy trăm ngàn là đi trên con đường dài, ai biết những bất trắc gì có thể xảy ra? - Vâng, mẹ lo xa cũng đúng, nhưng tình cảm giữa con và Ngọc Giao cũng như tình thương mến của bác Thuận dành cho con thì chắc là không bao giờ thay đổi. Bà Bông so sánh: - Gia cảnh nhà mình và nhà bà Thuận giống y nhau, bên nào cũng một mẹ một con mà cá tính hai bà mẹ khác hẳn nhau. Bà Thuận có vài trăm ngàn cứ thế mà vui hưởng nhàn tuổi già rồi thì cho con cháu như mẹ đây có phải là khỏe thân không. Bà Bông cặn kẽ: - Con cứ làm kỹ sư sang năm Ngọc Giao ra trường thì cưới nhau, có thêm Ngọc Giao đi làm thì hai vợ chồng con ung dung chán. - Nhưng đồng lương cố định không thể làm giàu bằng kinh doanh mẹ à. - Mẹ thừa biết con chỉ muốn làm vừa lòng bà mẹ vợ tương lai chứ con xưa nay có tha thiết gì đến chuyện kinh doanh đâu. Nhưng mẹ lo lắm, khu thương mại đang ế mình ham của rẻ rước về liệu có phục hồi đông khách được không hay lại chết chìm theo đò? - Mẹ yên chí, con đò chòng chành thì bác Thuận là tay lèo lái rất giỏi, bác Thuận xã giao rộng quen biết nhiều, con tin là bác sẽ có cách để thành công. Bà Thuận tế nhị và sòng phẳng trên giấy tờ mua bán chủ quyền khu thương mại có tên bà và tên Khôi, ngoài ra bà Thuận còn viết một giấy tay có thị thực chữ ký xác nhận phần tiền của mỗi người góp vào để mua khu thương mại. Bà nói: - Dù trước sau gì cháu cũng là con rể bác, là chủ khu thương mại nhưng về mặt pháp lý giấy tờ phải rõ ràng đâu ra đấy. Thế là bà Thuận có cơ hội chứng minh sự hoạt bát tài giỏi của mình. Hai năm qua bà đã cho thuê với giá rẻ hơn thị trường nên dần dần có người đến ký hợp đồng, và chính bà mở ngay một tiệm giặt lớn với những máy giặt máy xấy mới tinh để kinh doanh và để góp mặt buôn bán trong khu thương mại cho thêm đông vui. Chủ nhân trông coi tiệm giặt từ sáng tới chiều và cũng là để trông coi khu thương mại luôn. Tiệm giặt đông khách, những lúc rảnh rỗi Ngọc Giao ra trông tiệm giặt phụ mẹ. Tiền cho thuê chỗ cộng với tiền lời từ tiệm giặt chưa đủ trả cho mortgage hàng tháng, thiếu bao nhiêu Khôi phải trả thêm vào. Hi vọng trong tương lai có thêm người thuê chỗ thì sẽ không phải móc thêm tiền túi trả nợ ngân hàng nữa. Nhưng bà Thuận đã đột ngột qua đời. ********************** Bà Bông nhìn đồng hồ 6:30 chiều, chỉ còn nửa tiếng nữa là đóng cửa tiệm giặt, từ sáng tới giờ bà mệt nhoài vì phục vụ đủ loại khách hàng, người ta vào giặt đồ kẻ hỏi mua xà bông, người xin đổi tiền lẻ trước khi bỏ vào máy đổi tiền xu. Người thì khiếu nại máy không chạy, thì ra họ tham lam cố nhồi nhét một đống quần áo vào một máy thay vì số lượng quần áo ấy phải giặt làm hai máy. Thế là máy quá tải bị hư không chạy, chủ nhân không thể bắt đền họ mà còn phải lo sửa máy để phục vụ họ. Còn uất ức nào bằng!!! Người thì con gào khóc inh ỏi vừa cho quần áo dơ vào máy vừa quát tháo con ầm ĩ làm như tiệm giặt này là góc bếp nhà chị ta. Vài đứa trẻ con khác đi theo cha mẹ trong lúc cha mẹ bận rộn thì chúng chạy lăng quăng chơi đùa làm như tiệm giặt rộng lớn này là chốn công viên hay khu nhà trẻ... Bà Bông ngứa cả mắt nhưng chẳng có quyền gì mà tống kẻ phiền nhiễu ra khỏi tiệm khi họ đến đây với danh nghĩa khách hàng, bà chỉ thỉnh thoảng nhắc nhở cha mẹ hãy trông con cái đừng để chúng làm ầm ĩ hay té ngã, dù trong tiệm cũng có dán cái bảng nhắc nhở này mà hình như chẳng ai quan tâm đến. Đó là những vất vả xảy ra hàng ngày, thỉnh thoảng có những cú vất vả khác, trời thần hơn. Tiệm giặt làm trung gian nhận dry clean cho khách hàng để kiếm thêm lợi tức... Đã mấy lần quần áo mà tiệm giặt mang đi dry clean, xong giao cho khách, chúng bới lông tìm vết ra những vết dơ chẳng biết cũ từ đời tám hoánh nào rồi đổ vạ tại dry clean và bắt bồi thường. Cái áo cái quần đáng giá ít chúng hét giá cao để được đền tiền nhiều. Bị lạm dụng vài lần bà Bông phải dán thông báo từ nay hàng dry clean chỉ bồi thường tối đa 20 đồng nếu có sự cố chứng minh rõ ràng do sau khi dry clean mà ra. Đau nhất là bị trộm tiền ngay giữa ban ngày ban mặt mà bà Bông “xớn xác” không biết. Sau mỗi tuần Khôi và Ngọc Giao mới ra mở ngăn tiền xu trong các máy giặt máy xấy thì phát hiện ra vài máy bị ai đó khoắng hết tiền. Thế là bà Bông phải canh chừng để ý mãi mới tìm ra thủ phạm là hai vợ chồng hay đến tiệm giặt đồ, chị vợ “đảm đang” đứng thong thả dang tay gấp những tấm chăn, tấm vải rộng lớn hòng che khuất mắt bà Bông cho thằng chồng phía sau trổ tài mở hộp tiền trong máy nhanh như chớp. Vợ gấp xong món đồ chồng cũng vét xong tiền trong máy... Bà Bông mất tiền mà cũng thầm khâm phục vợ chồng nhà này “tình chàng ý thiếp” đề huề, sát cánh kề vai nhau làm kẻ bất lương... Bà chán làm việc trong môi trường này lắm, mong hết giờ và được trở về nhà trong không gian riêng tư ấm cúng của mình Bắt đầu từ phút này bà sẽ không nhận thêm khách vào giặt nữa thì cửa mở ra một ông Mỹ đen to lù lù vác bao quần áo cũng to lù lù bước vào. Bà định lên tiếng từ chối nhưng chợt khựng lại vì đã nhận ra gã, kẻ cách đây một tuần đã làm náo loạn tiệm giặt chỉ vì cái máy giặt bị trục trặc gì đó, thay vì khiếu nại chủ nhân để giải quyết, gã ta thẳng chân đá huỳnh huỵch vào cái máy giặt và chửi thề một tràng tục tĩu. Biết gặp phải thứ chằng ăn trăn quấn không chết bà Bông phải ra xoa dịu cơn sốt giận dữ bừng bừng của gã là đền tiền cho gã bỏ vào máy khác kèm theo cho miễn phí xà bông và lời xin lỗi. Thứ khách dữ dằn này chẳng ai mong đến tiệm vậy mà khi nó xấy quần áo xong bà vẫn vui vẻ tiễn khách bằng câu xã giao muôn thuở “Thank you ! See you again.” Hôm nay gã lại đến. Thôi thì bà đành nuốt hận chờ gã giặt đồ xong sẽ đóng cửa tiệm ra về còn hơn từ chối thế nào cũng bị gã sinh sự vì còn nửa tiếng nữa mới tới giờ đóng cửa, gã sẽ có cớ chửi thề, đập phá hay vu khống bà là kỳ thị. Gã bỏ đống quần áo dơ vào 2 máy giặt, giặt xong thì cũng là giờ tiệm đóng cửa, nhưng chẳng lẽ đuổi khách về với đống quần áo ướt? Gã bốc chúng qua 2 máy xấy rồi bỏ đi ra ngoài chắc vì không kiên nhẫn ngồi chờ. Bà Bông ước lượng xấy 2 thùng quần áo kia nhanh nhất cũng mất nửa tiếng, bà thở dài chịu trận và thỉnh thoảng nhìn đồng hồ cũng như lắng nghe xem tiếng máy đã ngừng hay vẫn đang chạy. Khi 2 máy xấy ngừng chạy là lúc đồng hồ chỉ 7:45 nhưng gã chủ nhân đống quần áo vẫn biệt tăm chưa xuất hiện. Chắc gã đi uống cà phê đâu đó và sắp trở lại? Lần này sự chờ đợi của bà Bông thật là vô lý, khách giặt xấy đã xong, bà chờ đợi khách rong chơi chưa về… Mấy lần bà định đóng cửa về cho gã kia một bài học biết điều đừng làm phiền kẻ khác nhưng lương tâm lại không cho phép, lỡ gã giặt xấy và cần quần áo sáng mai đi đâu sớm thì sao? Bà tưởng tượng ra bộ mặt cô hồn và thái độ hung hãn của gã hôm gã đạp xuýt vỡ tung cái máy giặt. Bà sợ lắm. Đến hơn 8 giờ tối thì bà không còn lòng từ bi và kiên nhẫn nữa, bà quyết định đóng cửa tiệm. Về đến nhà bà Bông quẳng giỏ xách ra bàn và ngồi xuống ghế thở dài não nề với con: - Chưa hôm nào căng thẳng như hôm nay. - Tiệm đông khách lắm hả mẹ? con đoán thế nên không dám gọi phone hỏi mẹ sợ làm mẹ bận rộn thêm. - Chỉ vì một thằng khách hàng ba búa mẹ phải ngồi lại chầu chực đếm từng phút thời gian qua. Bà kể cho Khôi nghe về gã khách phá hoại lần kia và buổi giặt xấy quần áo lần này, kết luận: - Không biết sáng mai đến lấy quần áo gã có sinh sự gì không dù lỗi ở gã 100%. Khôi phụ họa với mẹ: - Có người hăm hở ôm quần áo dơ đi giặt xấy nhưng cuối cùng thì bỏ đống quần áo lại tiệm và không hề quay lại nhận. Chẳng lẽ hôm nay đi giặt quần áo hôm sau họ bỗng chốc mắc bệnh quên hay… lên cơn đột tử? bác Thuận trông tiệm giặt 2 năm mà lưu giữ mấy bao quần áo vô thừa nhận, chờ đợi chủ một ngày nào đó xuất hiện cho đến 6 tháng trở đi bác mới đem cho Goodwill. - Mẹ mệt mỏi qúa rồi con ơi, không phải khách hàng nào cũng bình thường, gặp khách loại này mẹ đau thần kinh hay chết sớm thôi. Chuyện rao bán khu thương mại tới đâu rồi? con bán gấp đi để giải thoát cho mẹ. Khôi chán nản: - Mẹ biết rồi đấy có vài mối ký hợp đồng thuê chỗ với bác Thuận đều là bạn bè, người quen .Tuy giá rẻ nhưng họ chỉ ký hợp đồng ngắn hạn 2 năm xem tình hình buôn bán ra sao, nay họ đều than ế và muốn rút lui… Vẫn giọng chán nản Khôi tiếp: - Khu thương mại còn vắng người thuê nên không được giá và khó bán, mẹ ráng trông coi tiệm giặt thêm một thời gian chờ có thêm vài business đến thuê chỗ, người thuê đông thì vừa có giá vừa dễ bán... Con đang ráo riết đăng quảng cáo cho thuê chỗ từ cộng đồng người Mỹ đến cộng đồng người Việt rồi. Bà Bông rên rỉ: - Ối giời ôi! khổ thân con tôi, khổ thân tôi. Bà Thuận thế mà sướng, thảnh thơi yên ngủ giấc ngàn Thu nơi suối vàng mát mẻ để lại cho con lãnh nợ, mẹ cũng vì con mà lãnh nợ lây mỗi ngày phải lê tấm thân già ra tiệm giặt đối diện với đủ thứ hạng người. Mẹ sợ hạng “Chí Phèo” như hôm qua lắm... Khôi đang lo buồn cũng ngạc nhiên, tò mò: - Chí Phèo là ai hả mẹ? Bà Bông bực mình gắt: - Là chồng bá vơ của chị Thị Nở. trong văn chương Việt Nam xưa con không biết đâu, cái thằng khách đá máy giặt ăn vạ là thằng Chí Phèo mẹ nói đến đấy. Khôi an ủi mẹ: - Còn có nhiều người khách đàng hoàng khác, không phải ai cũng là ông Chí Phèo mà mẹ… Bà Bông vì thương con, vì xót xa tiền của con bỏ ra nên phải ra trông coi tiệm giặt, thay thế vai trò của bà Thuận. cũng ngồi từ sáng tới chiều, bà chán nản và bất bình lắm. chỉ chờ mong ngày bán được khu thương mại. *************** Khôi vừa đi làm về thì cell phone ring. Ngọc Giao gọi, nàng đang ở tiệm giặt, giọng nàng không được vui: - Trưa nay em rảnh nên đến trông tiệm cho mẹ anh, mẹ anh đang trên đường về… - Ừ, bất cứ lúc nào anh hay em có thì giờ rảnh thì trông tiệm cho mẹ nghỉ, để mẹ làm công việc bất đắc dĩ anh chẳng yên lòng... - Em biết rồi, nhưng với mẹ em thì là công việc yêu thích nếu kiếm được tiền cho con cái, vì con cái… Khôi tự ái: - Em nói thế chẳng khác nào phê bình mẹ anh không biết hi sinh cho con cái. Ai đang mỗi ngày trông coi tiệm giặt cho chúng ta? - Vì mẹ anh xót xa tiền của anh bỏ ra. Không phải là mẹ anh đang mong từng ngày bán được cái khu thương mại hay sao? Khôi thêm tự ái: - Chúng ta không ba đầu sáu tay mà trông coi khu thương mại được, hơn nữa lại đang ế, không có triển vọng tốt đẹp nào. Anh cũng ngao ngán và mệt mỏi lắm rồi, đến nỗi thỉnh thoảng anh còn thấy khu thương mại hiện ra trong cơn ác mộng, mở mắt ra mộng và thực đều làm anh toát mồ hôi... Ngọc Giao sụt sùi: - Mẹ anh không thông cảm đã đành mà anh cũng nói lời vô tâm ấy nữa. Có ai muốn thế đâu, mẹ em chết bất ngờ em đau khổ biết bao nhiêu… Khôi dịu giọng lại: - Anh hiểu ý tốt của mẹ em, anh có trách là trách ông trời mà thôi. - Còn em thì chỉ nghe toàn là những lời than thở, từ mẹ anh lại đến anh. Em cũng mệt mỏi và căng thẳng lắm rồi. - Em nên thông cảm cho mẹ anh, cả một đời mẹ anh chăm chỉ làm việc, cuộc sống căn cơ ổn định, mẹ anh đang vui hưởng nghỉ hưu non, bà không hề có máu kinh doanh, và rất ghét kinh doanh. Ngọc Giao vùng vằng: - Vậy anh cứ rao bán khu thương mại đi, bán gấp đi, được bao nhiêu thì được, lỗ tính vào phần vốn của mẹ em, anh sẽ không thiệt thòi gì cả... Khôi bực mình: - Em tưởng anh chỉ vì tiền à? Em cũng không hề hiểu tâm trạng anh lúc này. Ngọc Giao cúp phone vì có khách đang đến hỏi han điều gì đó, bỏ mặc Khôi ngổn ngang lo buồn. Khôi như đứng giữa ngã ba đường, một bên Ngọc Giao buồn trách mẹ chàng không bao dung thông cảm và một bên mẹ Khôi bất mãn bà Thuận, trách bà Thuận đã lôi kéo Khôi vào công việc kinh doanh bất đắc dĩ này để Khôi đang lãnh nợ ngập đầu. Bà ngấm ngầm oán hận lây qua Ngọc Giao, suy cho cùng vì Ngọc Giao mà ra. Dù những lúc rảnh rỗi Ngọc Giao đã biết điều ra trông coi tiệm giặt cho bà Bông về nhà nghỉ, ân cần dịu ngọt với bà, nhưng bà Bông vẫn không thể thân mật với Ngọc Giao như trước kia. Ngọc Giao hiểu điều này và nàng chỉ biết dỗi hờn dằn vặt với Khôi... Bà Bông về tới nhà, nhìn gương mặt nặng nề xưng xỉa của mẹ, Khôi đã linh cảm ngay: - Hôm nay mẹ lại gặp ông “Chí Phèo”, gã lại đá máy giặt hay máy xấy ăn vạ bắt đền hả mẹ? - Chẳng Chí Phèo, Thị Nở nào cả, mà ngay người nhà mình, Ngọc Giao của con chứ ai. Hèn gì lúc nãy Ngọc Giao gọi phone cho Khôi với giọng không vui mà Khôi chưa kịp hỏi cho ra lẽ. Bà Bông kể lể: - Mẹ và Ngọc Giao vừa xảy ra bất đồng vì khu thương mại đấy. Mỗi tháng con phải è cổ ra trả thêm tiền cho mortgage và món nợ 600 ngàn như con ma ám, như cái án treo trên vai cho đến khi nào bán được khu thương mại trả nợ mới thôi, mỗi ngày mẹ phải sáng đi chiều về trông coi tiệm giặt. Vậy mà nó chỉ đánh giá cao sự hi sinh của mẹ nó, kinh doanh khu thương mại này cho các con, miếng ăn ngon chưa tới miệng đã được kể công rồi, thế có điên tiết không! Khôi ngồi ra ghế hai tay ôm đầu rên rỉ: - Những điều này con đã nghe nhiều lần từ ngày bác Thuận chết đi, từ mấy tháng nay rồi, con khổ tâm lắm. Mẹ và Ngọc Giao ai cũng có lý và đúng cả… - Nhưng giá ngày ấy con nghe lời mẹ viện cớ nào đó từ chối hợp tác, từ chối lãnh nợ thì bà Thuận cũng dẹp giấc mơ mua khu thương mại, bây giờ đỡ khổ biết bao. Bà Bông ai oán tiếp: - Nhân gian có câu : ”Trên đời có bốn cái ngu: Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu”. Mẹ đã làm mai mấy vụ, bây giờ đến lượt con “lãnh nợ”. Hay mẹ đã… di truyền cho con? “mẹ nào con nấy” hả con ơi? Khôi đỡ lời cho mẹ: - Mẹ con mình làm mai và lãnh nợ là làm điều tốt giúp người mà... Ai khôn ngoan thì mặc kệ họ, chúng ta dại mà có nghĩa có tình. Bà Bông vẫn âu sầu: - Mẹ không nên trách con mới phải. Không biết là khu thương mại gắng gượng được bao lâu? Khách mới chưa thêm ai mà khách cũ đang đòi dọn đi. Thấy khu thương mại vắng khách mẹ đau lòng lắm. - Con cũng lo như mẹ, có mấy người đến coi cơ sở và địa điểm xong không thấy quay lại, con biết ngay là họ chê, cứ thế này con trả nợ cả đời không hết. - Mẹ nói thật nhé bà Thuận có sống lại cũng chẳng tài nào mà bắt khu thương mại sầm uất lên được. Làm ăn cũng cần có duyên trời cho. Khôi chợt đứng phắt dậy và rút… cell phone trong túi quần ra bấm số lia lịa. Bà Bông hốt hoảng: - Thái độ con rút cell phone làm mẹ hết hồn, cứ tưởng con… rút súng... Con gọi cho Ngọc Giao đấy à? Con mách với nó mẹ vừa chê bà Thuận đấy à? Khôi không trả lời mẹ vì đầu giây kia người ta đã bốc phone. Khôi nói: - Chào anh Lê Vương realtor. Tôi là Khôi chủ nhân khu thương mại… Bên kia vui vẻ nói ngay: - Vâng, tôi Lê Vương đây… tôi biết khu thương mại của anh rồi. Chính tôi cũng là người đứng ra rao bán nó cho chủ nhân trước, họ đã bán lỗ vài trăm ngàn. - Tôi cũng… sẵn sàng bán lỗ đây, anh rao bán khu thương mại cho tôi càng sớm càng tốt, giá nào có thể bán được thì anh đề nghị ra. - Ngày mai tôi sẽ cho anh con số cụ thể theo tình trạng khu thương mại ấy và theo giá thị trường hiện nay... Chào anh. Khôi cúp phone và thầm mong ngày khu thương mại lên thị trường “For sale” sẽ có bà nào đó lanh chanh như bà Thuận nổi máu kinh doanh và sẽ có anh chàng nào đó lụy tình giống như Khôi mà nhảy vào “lãnh nợ” giúp bà mẹ vợ tương lại mua khu thương mại mau lẹ cho rồi. Khôi quay ra nói với mẹ, khôi hài cho mẹ vui: - Mẹ ơi, con nghĩ ra rồi, thà bán ngay đi dù lỗ vốn ít hay nhiều cho rảnh tay rảnh nợ. Cứ coi như nhà mình vừa… bị cướp xông vào vơ vét tiền bạc mà mẹ con mình may mắn không bị bắn giết gì cả, của đi thay người mẹ nhé, còn hơn là cứ ôm khu thương mại chờ đợi, cả mẹ, con và Ngọc Giao sẽ căng thẳng, sẽ điên đầu. Nhất là kéo dài tình trạng này thì tình cảm giữa con và Ngọc Giao sẽ rạn nứt mất thôi, con hi sinh mất tiền mà giữ được tình yêu. Bà Bông thương cảm nhìn con và cũng khôi hài cho con vui: - Lỗ vốn bao nhiêu nhằm nhò gì, đồng tiền mất đi có thể kiếm lại được, tình yêu mới là vô giá đấy con. Riêng mẹ không phải ra trông coi tiệm giặt, không gặp lại thằng cha “Chí Phèo” kia là đủ vui hưởng tuổi già về hưu của mẹ rồi. Nguyễn Thị Thanh Dương |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 14/Sep/2018 lúc 9:17am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 17/Sep/2018 lúc 8:45am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 19/Sep/2018 lúc 8:28am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 20/Sep/2018 lúc 4:15pm |
Long Đong <<<<<Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 20/Sep/2018 lúc 4:16pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 25/Sep/2018 lúc 1:16pm |
ĐI BÌNH DƯƠNG
Đứng tần ngần nhìn bầy cá "Lòng
Ròng" đang tung tăng bơi lội trong mương nước phía trước nhà, bà
Nhung ao ước sau này thằng Cu Lượm con của bà nó có được một mái ấm gia đình và
sanh con đẻ cái đông vui như bầy cá Lòng Ròng này, cũng vì cái ý nghĩ trên, nên
bà Nhung nói với ông Liêm chồng của bà đang ngồi uống trà ở cái bàn gần đó.
-Anh Liêm nè, thằng Cu Lượm nó lấy (dợ)
xong tui kêu tụi nó đẻ năm một cho tui, kệ nó con cháu đông đúc mới (dui) nhà
(dui) cửa.
Ông Liêm người đàn ông khỏe mạnh, ông
thuộc về người "Vai u thịt bắp", tướng tá "dềnh dàng",
gương mặt ông Liêm mới thoáng nhìn ai cũng tưởng ông ta là loại người hung dữ,
nhưng thật ra ông hiền như cục bột, đôi lúc ông làm việc gì trái ý bà Nhung khiến
bà la lên ỏm tỏi, lúc này ông không dám hó hé một câu, chẳng phải ông tôn thờ
chủ nghĩa "Nhất vợ nhì trời" nhưng vì muốn gia đình êm ấm, vợ chồng
mà "cắn đắng" với nhau hoài thì không hên trong công việc làm ăn hàng
ngày, bởi ông thuộc nằm lòng câu của cổ nhân đã dạy "Một câu nhịn
chín câu lành", hôm nay nghe bà vợ mình ước ao hơi một việc hơi quá lố,
ông nghĩ việc sinh đẻ là do tùy theo sức khỏe của hai đứa trẻ, rồi tùy thuộc
vào nhiều yếu tố khác, ông nói thầm:
-"Cái bà Nhung này mắc cười quá,
Cu Lượm chứ đâu phải gà vịt đâu mà muốn đẻ hồi nào thì đẻ".
Ông lên tiếng trả lời với vợ mình:
-Thôi đi bà ơi, bà tào lao quá, có đẻ thì giỏi
lắm (dài) đứa thôi, đẻ cho cố mạng lấy cái giống gì nuôi con, bà đừng nói (dới)
tui "Trời sanh (doi) sanh cỏ" nghen bà.
Nghe ông chồng có ý chống lại mình, bà
Nhung nỗi cơn tam bành lên bà "quậy" lại ông Liêm liền:
- Ối xời, đúng là "Trời sanh (doi) sanh
cỏ" đó ông ơi, trời sanh trời nuôi, chứ ông không thấy anh em bên ông cả bầy
luôn đó hả, hơn chục có đầu luôn, (dậy) đó mà tía má ông đâu có bỏ ai đói đâu
mà ông lo.
Ông Liêm cũng không vừa, ông "Phản pháo"
lại tức thì:
-Chèn ơi, bà so sách như (dậy) đâu có đặng,
xưa khác giờ khác bà ơi, hồi đó bà thấy Cá, Tép đầy đồng, ruộng lúa Cò bay thẳng
cánh, muốn có Cá ăn chỉ cần lấy cái thúng ra xúc chừng (dài) cái thì ôi thôi lềnh
khênh mặc sức mà ăn, bây giờ lội rã cặp giò giỏi lắm bắt được (dài) ba con là
hay lắm rồi đó bà.
***
Sở dĩ ông bạo gan "trả
treo" với bà Nhung theo kiểu "Giận cá chém thớt" là do
sáng nay có ông khách quen ở xóm dưới vô hớt tóc mở hàng, ông Liêm hăm hở lấy đồ
nghề ra làm liền, trong khi hớt tóc cho ông khách này, ông Liêm phải vận dụng đầu
óc, có bao nhiêu kiến thức ông đem ra làm "bà Tám" với ông khách, gặp
phải ông khách thuộc hàng nhiều chuyện nên hai ông góp vào cho nhau những câu chuyện
thời sự nóng bỏng ở làng quê thôn xóm, đến đoạn câu chuyện nào tâm đầu ý hợp
hai ông cùng cười vui vẻ.
Tưởng đâu ông khách mở hàng sẽ trả tiền
công hớt tóc sòng phẳng, nào ngờ khi xong ông khách nọ đứng dậy và nói lí nhí vừa
đủ cho ông Liêm nghe:
-Thấy tía rồi anh Liêm ơi, tui còn hai
chục ngàn bạc trong túi mới tối qua thôi, (dậy) mà nó rớt đâu mất tiêu rồi, thiệt
khỗ cho thân tui !
Nói đến đây ông khách kéo cái túi trống
không ra cho ông Liêm xem, ngao ngán với tình huống trớ trêu này ông Liêm hỏi
ông khách:
-(Dậy) rồi anh Bảy tính chừng nào anh gởi cho
tui đây?
Với vẻ mặt bối rối, ông khách hứa hẹn:
-Thôi để sáng (mơi) tui gởi anh chục cái hột
(dịt) coi như (quề dốn) nghen anh Liêm, nói nào ngay hổm (gài) tui bí tiền bạc
quá, đang chờ con Mén trên Sài gòn gởi (dìa)chút đỉnh tiền cho gia đình, cho
nên tới nay tui "héo queo" luôn "gồi" nè.
Nghe ông khách than vãn hoàn cảnh gia
đình quá chật vật, ông Liêm gật đầu để cho ông khách ra về, đợi cho khách đi
khuất bóng, ông Liêm lấy tờ báo cũ ông cuộn lại như cây củi rồi lấy hột quẹt đốt,
khi lửa cháy bùng lên ông Liêm bước ra cửa huơ huơ vòng vòng, khi tờ báo cháy
còn lại một đoạn ngắn ông quăng xuống đất rồi lấy hai tay nắm hai ống quần
lên cao cho không bị bắt lửa, ông nhảy qua nhảy lại trên ngọn lửa ba lần, thằng
Hai Nghé vừa đi ngang qua nó thấy ông Liêm có cử chỉ ngộ nghĩnh nó bèn cất tiếng
hỏi:
-Ông Ba (mần) gì giống (người Mọi) da
đen múa quá (dậy).
Hỏi xong câu nọ, thằng Hai Nghé cất tiếng
cười khanh khách:
-Cái thằng này mầy kêu người đồng bào
thiểu số là (Mọi) là quấy lắm nghe chưa, (Mơi mốt) kêu bằng người dân tộc Miên,
S'tiêng, Gia Rai gì đó, còn như không biết họ người gì thì nói họ là người dân
tộc thôi nhe hôn, còn ông Ba làm như (dầy) thì thiên hạ kêu là "Đốt phong
long" đó con.
Thằng Hai Nghé thắc mắc hỏi tiếp:
-Đốt phong long để (mần) chi (dậy) ông Ba.
Đang còn ấm ức chuyện không hên lúc mở
hàng mà nghe thằng nhóc hỏi tới tới, ông Liêm hơi bực mình ông xẵng giọng :
-Chèn ơi, đi học không lo cứ "hỏi
đon hỏi ren" hoài vậy "anh Hai", đốt để xả xui khi bị ế hàng hay
gặp khách nặng bóng (día) mở hàng đó ông con ơi, rồi đó hiểu chưa, a lê hấp
lo đi học giùm tui đi, trễ giờ (dô) lớp bị cô (quánh) cho tét đít bây giờ.
Nghe ông Liêm dẫn giải cặn kẽ thằng Hai
Nghé mĩm cười nó lễ phép gật đầu chào kiếu từ ông Liêm rồi nhanh chân đi đến
trường .
Kê cái đồ hốt rác vô đám tro tàn trước
cửa tiệm, ông Liêm lấy chổi quét và hốt sạch sẽ đám tro này, tính cẩn thận của
ông là vậy, nếu như người khác thì chắc chẳmg ai bỏ công làm như vậy, họ sẽ để
mặc cho "Thần gió" thổi bay tứ tán vào không khí, vì họ quan niệm
chuyện có chút xíu có chết "Thằng Tây" nào đâu mà lo..
***
Đang chăm sóc con Gà nòi của mình phía
sau vườn nhà, thằng Cu Lượm nghe tiếng kêu của tía mình vang lên từ phía trước
nhà vọng vào:
- Cu Lượm đâu, ra coi tiệm phụ tía để
tao chạy lên Xã có chút chuyện coi bây.
Vốn mê Gà, nó còn nấn ná chưa muốn rời
xa con Gà "Hường Tâm" của mình, thằng Cu Lượm trả lời:
- Sao tía không nói má coi chừng đỡ đi, con bận
tay một chút.
Có thể do tính chất công việc khá gấp
gáp, lại nghe thằng con thoái thoát việc coi chừng cái tiệm, ông Liêm nỗi sùng
lên rồi nói lớn tiếng:
- Má bây bả đi qua xóm bên cắt lúa phụ bác
Tám Tàng rồi, mà bả coi tiệm rồi khách (dô) hớt tóc bả biết giống ôn gì đâu mà
hớt chi họ, cứ (dậy) riết là mất mối mần ăn luôn nghen bây, lẹ lên tía đi
đó.
Sau câu nó trên ông Liêm bỏ đi thẳng một
nước chớ không thèm chờ thằng Lượm nữa, Cu Lượm nghe giọng tía có hơi gay gắt
nó ớn trong bụng nên lật đật nhốt con Gà vô cái bội rồi đi lên nhà trên coi chừng
cái tiệm cho tía .
Chừng một lúc sau, cu Lượm thấy bà Hai
Mẹo má của con Tuyền người yêu của nó đến tiệm và đang còn lấp ló ngoài cửa, bà
dắt theo thằng Sơn em út của Tuyền, nhìn thấy hai má con họ được phản chiếu qua
tấm kiếng trong tiệm, thằng Cu Lượm cũng đoán ra việc gì khi bà má vợ tương lai
xuất hiện cùng thằng nhóc kia, lật đật đi nhanh ra ngoài, Lượm khoanh tay cúi đầu
chào bà Hai Mẹo, tiện tay nó đẩy vai Sơn vô tiệm rồi nó cất tiếng mời:
-Con mời bác Hai (dới) em Sơn (dô) nhà
nghỉ chân uống nước.
Thấy bà Hai Mẹo vui vẻ cất bước vô tiệm,
sẳn trớn Cu Lượm nhà ta "kiếm điểm" luôn, nó nói:
-Chà chà tóc "Anh nhỏ này dài hung (gồi)
nha bác Hai, sẳn tiệm chưa có khách để con hớt cho em luôn.
Chẳng cần biết có được bà Hai đồng ý hay
không, Cu Lượm bồng thằng Sơn lên ghế ngồi, nó lấy đồ nghề ra trổ tài cho bà
Hai "lé mắt" chơi, vì thời gian gần đây khi mùa túc cầu thế giới vừa
bế mạc đội banh vô định Brazil đã trình diễn màn sút vô "gôn" của các
đội đối phương thật hay, anh chàng Ronaldo mà báo chí trong nước họ gọi tắt là
"Rô béo" đang là thần tượng của đám con nít vùng quê này, tụi nhóc
con hùn tiền nhau mua những trái banh bằng nhựa rẻ tiền về đá với nhau trên đồng
cỏ phía sau nghĩa địa của xóm, đứa nào cũng hớt tóc chấn trên đầu một vệt như mặt
trăng lưỡi liềm trên đầu Ronaldo, khi cả đám ra sân quần thảo thì hai
mươi hai cầu thủ đều là bản sao của Ronaldo khiến thằng Ba Lém con ông sáu Thầy
bùa la lên khi coi đám nhỏ đá banh với nhau:
-Chèn ơi! Ronaldo ở đâu mà nhiều dữ thần
ôn (dậy) mấy tụi bây ? Thấy mắc cười quá chừng luôn há..
Khi Lượm hớt xong bà Hai Mẹo há hốc miệng ngạc
nhiên nhìn thằng con mình sao lạ lẫm quá, bởi mái tóc thằng Sơn giống y chang
mái tóc của Ronaldo mà bà Hai Mẹo mới thấy lần đầu, bà lên tiếng hỏi:
-Lượm à, bây hớt cho thằng nhỏ kiểu gì
lạ hoắc lạ huơ (dậy), bác thấy kỳ kỳ sao á, kiểu này (dô) trường học mấy thầy
cô quở trách chết luôn đó.
Thấy "Má vợ" chê kiểu tóc model
này, thằng Cu Lượm buồn buồn trong bụng, nó chống chế:
- Kiểu này "Hot" nhất bi giờ
đó bác Hai, con phải ra ngoài chợ Huyện tui bạn nó truyền nghề lại cho con đó,
trên "Sè gòn" đang thịnh hành đó bác ơi.
Bà Hai Mẹo rầu rĩ bà nói :
- Đành vậy, nhưng dưới quê mình mà hớt
cái đầu như (dầy) (dìa) nhà bác trai ổng rầy chết, ổng khó giàn trời luôn bây
ơi, thôi con hớt "cua" cho nó luôn đi lỡ (gồi) biết tính sao bi giờ.
Bất đắc dĩ thằng Cu Lượm phải (dọn) lại
cái đầu cho thằng Sơn, bà Hai Mẹo đưa tiền công cho Cu Lượm nhưng nó không dám
lấy, cu Lượm cười hiền nói :
- Tiền bạc chi bác Hai ơi, (dới) thằng
Sơn con coi nó như em thôi, anh mà lấy tiền của em bà con biết được họ cười cho
thúi đầu luôn...
***
Xóm Cầu Trắng hôm nay không khí bổng
dưng rộn dịp hẳn lên, bởi cái tiệm hớt tóc của ông Liêm hôm nay được trang
hoàng thật đẹp, họ treo đèn kết hoa cho ngày lễ Tân hôn cho thằng Cu Lượm, họ dựng
rạp chiếm thêm một khoảng đất trên con lộ trước nhà, xe cộ qua lại có hơi chật
chội nhưng đã thành lệ ở miền quê, nhà nào có đám cưới hỏi hoặc đám ma thì chuyện
chựng rạp lấn ra đường lộ là chuyện hoàn toàn thông cảm được, bà con quan niệm
đời người chỉ một lần nên chẳng ai khó dễ với ai bao giờ.
Hai họ đang làm lễ cho Cu Lượm và con
Tuyền nên duyên chồng vợ, khi ông Ngoại của bà Nhung đang chuẩn bị lên đôi đèn
trước bàn thờ gia tiên, không khí thật căng thẳng hiện lên cả hai họ, bởi theo
tục lệ từ xưa khi¿ lễ lên đôi đèn này rất quan trọng, nếu khi cắm vào chưng đèn
mà bị đỗ ngã thì hạnh phía lứa đôi của cặp đôi kết hôn sớm muộn gì cũng chia
lìa, nếu một trong hai cây đèn này bị tắt bất thình lình thì một trong hai người
của lứa đôi này sẽ " ra đi thăm ông bà" trong thời gian không xa.
Khi ông ngoại bà Nhung cắm xong hai cây
đèn một cách hòan hảo ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm, tưởng đâu mọi việc suôn sẻ
trôi qua, bổng dưng mọi người nghe tiếng của con Sen con bà Tám Lu ở phố chợ la
om sòm phía bên kia đường trước nhà bà Nhung:
- Ông Lượm đâu ra đây gặp tui liền đi, không
ra tui quậy cho tới bến luôn, mẹ nó "ăn ở" (dới) tui cho đã rồi tính
"Quất ngựa chúi" hả, con này chớ không phải con nào đâu mà chơi kiểu
đó.
Nghe ồn ào phía trước ông ngoại bà
Nhung kêu ông Liêm:
-Bây ra dàn xếp cho yên (dụ) này đi, ai đời
ngày (dui) của người ta mà tới quậy ai chịu đời cho thấu.
Công nhận ông Liêm tuy là thợ hớt tóc nhưng
ông lại có khiếu ăn nói, không hiểu ông nói gì mà con Sen và đám tùy tùng của
nó rút lui "êm ru bà rù" khiến hai họ phía bên trong hoàn hồn để tiếp
tục cuộc vui cho hai trẻ...
***
Thắm thoát mới đó mà con Tuyền đẻ cho
bà Nhung hai đứa cháu ngoại, vui nhất là nếp tẻ đầy đủ, bà Nhung lúc chơi giỡn
với hai đứa cháu của mình, bà nựng nịu hai đứa:
-"Tục tưng của bà mại nè, khiệt kình sao
giống y thằng cha (dới) con gái mẹ bây dữ thần luôn nhe".
Ông Liêm thì bù đầu với tiệm hớt tóc
cùng thằng Cu Lượm, đúng là trời sanh trời nuôi vì từ lúc có hai đứa cháu ngoại
trong nhà thì tự nhiên công chuyện hớt tóc thật đắc khách làm cho đời sống gia
đình bà Nhung bắt đầu khá lên, bà Nhung thôi không còn vất vả đi cắt lúa mướn nữa,
riêng con Tuyền thì ra chợ buôn bán có đồng ra đồng vô nên không khí trong nhà
thật ấm cúm.
Một sáng nọ khi ngồi uống cà phê với mấy
ông bạn trong xóm, ông Liêm được con bé bán vé số mời:
-Mua Đồng nai đi ông ba, sáng mua chiều say,
ông mà mua Sông bé thì sáng mua chiều xé , ông mua giùm con đi đài nào cũng được.
Nghe con bé bán vé số rao hàng với cái
giọng tiếu lâm, ông Liêm sửa lưng nó liền:
- Bây rao tầm bậy tầm bạ có ngày Sông bé kiện
bây ra tòa đó nghen bây, cho ông Ba hai vé Sông bé, hai vé Đồng nai đi.
Đang móc tiền trả cho con bé bán vé số,
ông Liêm nghe bàn bên cạnh họ nói chuyện mà ông nghe lóm được:
-Chèn ơi, bể lớn lắm, mấy tỉ bạc lận, tham
thì thâm thôi, ai đời góp tiền cho com mẹ đó chi mẻ ôm hết dông mất tiêu luôn.
Thì ra họ bàn bạc việc bể hụi lớn ở phố
chợ nơi con Tuyền dâu của mình buôn bán, nghe thì nghe vậy thôi ông Liêm cũng
chẳng bận tâm vì nó chẳng dính líu gì đến gia đình
mình.
Buổi cơm chiều hôm ấy, không khí trong
nhà ông Liêm không còn vui như mọi hôm, con Tuyền dâu của ông nó đang ủ rũ bên
cạnh thằng Lượm, cơm nước nó chẳng màng đụng đến, tối đến đang ngồi uống trà một
mình ngoài sân, ông Liêm thấy con Tuyền nó đến và kéo ghế ngồi đối diện với ông
Liêm, ngạc nhiên ông hỏi:
- Sao chưa ngủ hả, bây tao thấy hình như có
chuyện gì phải hông (dậy), nói thiệt cho tía nghe coi:
Với cử chỉ buồn bã, con Tuyền thỏ thẻ :
- Tía ơi! Con lỡ dại chơi hụi bị giật hết
ráo tiền rồi, thấy lời nhiều quá con ham nên mượn của mấy người quen, bây giờ tới
ngày góp mà không có họ cho xã hội đen tới đòi chém con, chắc con bỏ xứ ra đi
quá tía.
Không ngờ đứa con dâu của mình rơi vào
hoàn cảnh nghiệt ngã, thương cho con dâu một nhưng ông thương hai đứa cháu ngoại
gấp mười, bản năng của người cha có trách nhiệm, ông Liêm khẻ hỏi :
- Bi giờ bây tính sao, liệu tía giúp được gì,
tía nhức đầu lắm rồi.
Như vớ được cái phao lúc chìm tàu nơi biển
khơi,con Tuyền sáng mắt và nói liền :
- Con cần hai trăm triệu trả cho họ mới yên
thân tía ơi, hay tía cho con mượn giấy tờ nhà con cầm đỡ, rồi con sẽ chuộc lại
cho tía sau nha tía, cứu con một lần đi tía.
***
Suy đi nghĩ lại suốt đêm khiến ông
Liêm mệt nhoài, cuối cùng ông lén bà Nhung đem giấy tờ nhà cho con Tuyền để cầm
lấy tiền trả nợ, chiều tối vẫn chưa thấy con Tuyền về, cả nhà bấn loạn đứng
ngồi không yên, nhất là ông Liêm ông như đang bị lửa thiêu đốt trong lòng, vì
giấy tờ nhà đã theo con Tuyền mất dạng, ông mường tượng ra cảnh bà Nhung làm
tình làm tội mình bởi a tòng với con dâu trong việc nợ nần...
Trong công trường xây dựng ở
Bình Dương, ông Liêm co ro trong cái láng trại dành cho công nhân, bên hộp cơm
bình dân ông nuốt vội cho đầy bụng để sống qua ngày, cơm nước xong ông ra ngồi
bên cái ống cống nhìn về hướng xa xa nơi ông đã một thời sanh sống, nhớ nhà quá
ông lấy điện thoại ra bấm số gọi về nhà, bên kia đầu dây tiếng thằng Lượm vang
lên:
-Ai kêu đó.
Giọng run run ông Liêm thì thào:
-Tía nè, nhà sao rồi bây?
Thằng Lượm khóc như mưa, nó nói:
-Tía đang ở đâu, tía bỏ đi rồi tụi xã hội đen
tới quậy quá chừng, con Tuyền nó mượn nợ ấp lẫm hà tía ơi, nó trốn theo tình
nhân luôn rồi, tía đứng tên thiếu nợ thay nó mần chi bây giờ trốn chui trốn nhủi
như (dầy).
-Trời con Tuyền sao nó bất nhơn dữ (dậy) bây,
tía thương nó nên tía mần ngang, giờ tía mới thấy mình thiệt dại.
Thằng Cu Lượm an ủi :
-Lỡ rồi tía ơi, thôi tía ráng ở bụi một thời
gian đi, con tìm cách trả nợ cho họ rồi tía (dìa) nha tía.
-Tía nghe bây rồi, đừng cho má bây biết tía ở
đây nha gởi lời thăm má bây (dới) hai đứa nhỏ nhe...
Trời bắt đầu mưa như trút nước, ông
Liêm lật đật chui vào láng trại, nước mắt ông chảy dài, ông buồn nhưng không hối
hận vì thấy người thân sắp "Chết" mà không cứu sao đành, còn chuyện
con dâu ông theo người khác ông quan niệm ắc là do duyên số, ông nhớ lại ông
ngoại bà Nhung lên đôi đèn trong ngày cưới thật hoàn hảo vậy mà gia đình nó tại
sao lại tan đàn sẻ nghé như vậy..
Từ khi ông Liêm trốn nợ khỏi cái đất Cầu
Trắng, thì dân cư ở đây họ hay nói chơi với nhau khi ai đó tự dưng lâu ngày
không thấy mặt mày đâu hết bằng câu sau :
Ối trời, tụi nó đi Bình Dương hết rồi.... Hai Hùng SG Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/Sep/2018 lúc 1:24pm |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 27/Sep/2018 lúc 9:04am |
Nhớ mùa Trung Thu cũ
Đêm
trung thu năm nay tui ở Long Xuyên. Con trai lấy xe chở tui dí cháu nội xem
thiên hạ thả hoa đăng trên sông. kêu nhóc chương cầm lồng đèn theo để góp phần
lộn xộn.
Nhưng ra đường thấy mình xộ quá mạng. Xe cộ chở con đi chơi rần rần
nhưng tuyệt nhiên hông có cái lồng đèn thứ 2 ngoài của cháu tui..
Lòng thất vọng và có phần tiếc nuối.. thất vọng vì không thể cho
cháu niềm vui trọn vẹn để nó biết tận hưởng thế nào là Trung Thu.. nên ba
nó vừa chở 2 bà cháu vừa nói cho nó nghe ngày xưa ba chơi lồng đèn ngôi sao giấy
kiếng nhăn nhúm. Vậy mà khi đốt đèn cầy lên sức nóng làm giấy kiếng căng
ra lồng đèn sáng rực rỡ đẹp vô cùng. Rồi đứa nào xui vị cháy lồng đèn buồn
hết biết.. khóc huhu.. Chương hỏi sao nó cháy? tại vì cây đèn cầy cắm trên lò
so trong lồng đèn bị ngã ngang nên cháy lồng đèn.. tui cố nói cho nó nghe
nhiều loại lồng đèn cá chép ,ngôi sao, trái bí, thùng bô.. nó hỏi sao kêu là
thùng bô? tui chợt mắc cười với cái lối gọi ngộ nghĩnh cái lồng đèn xếp dễ
thương gần chết mà tên xấu ình..
Không múa lân đánh trống.. không kéo nhau tụm năm tụm bảy đứa này xách lồng
đèn qua ngõ nhà đứa kia réo tên ẫm ĩ xum nhau cộ đèn.
Ba
nó chở đi vòng vòng rồi tấp vô quán chè bưởi quất 6 chén.. chè bưởi chè trái thốt
nốt chè khúc bạch rồi chở nhau dìa.
hết Trung Thu..
Kỷ
niệm ùa về đẹp quá.. ngày đó ở với bà nội nên nội hà tiện đâu có mua lồng đèn
cho chơi, anh ba tui chặt trúc về chẻ ra vót mỏng làm lồng đèn ngôi
sao. Cô bé 5 tuổi say mê ngồi hàng giờ dòm anh tẩn mẩn quấn dây chì ghép mấy
thanh trúc lại thành hình ngôi sao 5 cánh, rồi ngày sau anh lại cắt giấy
màu dán vô mấy nan trúc, rồi anh cắt chữ tết trung thu dán lên mặt
ngũ giác 2 bên lồng đèn (là anh tui nói chớ tui chưa đi học). Dán xong anh còn
khéo léo cắt giấy kết thành 5 cái tua màu rực rỡ kế vô đầu 5 ngôi sao. Với tui
đó là 1 kỳ tích. Tui xin anh cho tui cầm chơi nhưng anh nói cái lồng đèn này lớn
lắm cưng cầm không nổi đâu, để anh treo nó trước nhà cho đẹp. Thế là tui
ngẩn tò te thất vọng.
Trung
thu đó tui xin nội 5 cắc mua được 5 cây đèn cầy nhỏ xíu. Chị tư tui xé giấy
tập quấn như cái quặn rồi để cây đèn cầy vô chính giữa đốt lên. Vậy mà lạ thay
ánh sáng cũng lung linh rực rỡ sáng lòa trong sự háo hức của tụi tui. Nhà
con thủy con hà thằng tư mập nghèo hơn nhà tui nên tụi nó đâu có tiền mua
đèn cầy. Tui cho tụi nó mỗi đứa 1 cây quấn giấy tập. Rồi cả bọn cầm chạy từ đầu
trên tới xóm dưới reo hò õm tỏi. Vừa chạy vừa rống cổ hát :
Tết trung thu đốt đèn đi chơi
Em đốt đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm..
Chạy
cho đã đèn cầy cháy hết, mà chưn thì mõi, cổ họng khô vì la hét, tụi tui nằm
dài trên bãi cỏ xanh mượt ở lề đường trước nhà ngước nhìn ánh
trăng. Không hiểu sao hồi đó trăng rằm trung thu to tròn lăm....sáng vằng vặc
giữa bầu trời quang đãng. tụi tui đó nhau tìm chú cuội ngồi dưói gốc đa. Rồi thắc
mắc sao chú cuội thì mình thấy còn hằng nga đâu... có đứa nói chắc cây đa bự
quá che chị hằng rồi. Mỗi đứa nói 1 kiểu cãi nhau um trời rồi ôm nhau cười
khanh khách.
Tới khi nội tui cúng trăng xong mới réo tụi tui dìa ăn bánh. Năm nào cũng
bánh bía bánh Trung Thu mấy dĩa, nhưng
không thể thiếu cái bánh cúng trăng là cái bánh in to tròn bằng cái dĩa bàn ( nội
tui cúng theo phong tục người tiều). Rồi nào vánh in nhưn đậu xanh, nhưn mứt bí
hay nhưn dừa. Nhưng tui khoái nhứt bánh in đậu xanh vàng tươi và bánh in
mè đen dẽo nhẹo béo ngậy ngọt ngay. Tui xin nội mấy cái chạy ra chia cho tụi bạn
vì nhà nó nghèo không có bánh, vừa nhai nhóp nhép vừa tía lia đủ thứ chiện trên
trời dưới đất đều có dính tới chú cuội chị hằng. Tui thì rành 6 câu tại sao chú
cuội với cây đa bay mặt trăng vì bà Nội tui là kho tàng cổ tích mờ.
Rồi mùa trung thu năm sau ba tui đổi về Rạch Giá làm thì năm nào tụi
tui cũng có lồng đèn chơi và ăn bánh thả cửa vì mấy ông ba tàu đem lại
cho để 1 đống.
Cho tới bây giờ những kỷ niệm thần tiên đó tui nhớ như in và mãi không phai mờ
cho đến ngày tui xuống lổ.
Bây giờ nghĩ cháu nội thiệt thòi không biết không khí Trung Thu thấy
thương quá ... làm sao kéo tuổi thơ trở về được chớ..!!!! HÀ MỸ NHAN |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 28/Sep/2018 lúc 9:48am |
ẦU Ơ... GIÓ ĐƯA Trên
màn ảnh T.V hiện ra một căn nhà nhỏ, giữa một khu vườn sum suê cây
trái. Những tàu lá chuối xanh tươi phe phẩy trong nắng vàng. Mấùy bụi
tre già, một cái ao nhỏ, từng dề lục bình nở hoa tím ngắt. Có tiếng chim
ríu rít trên cành cây. Một thiếu phụ mặc chiếc áo bà ba lụa tím, quần
đen, tóc xõa ngang vai, từ trong nhà bước ra, tay bồng một đứa trẻ được
quấn kín mít, rồi tiếng nữ ca sĩ Hương Lan cất lên sầu thảm : Bỗng
dưng My thấy tim mình nặng trĩu. Mỗi lần nghe mấy lời ru con này là My
chạnh nhớ tới cô Ba, người cô hiền lành tội nghiệp của My... Ông nội có
bảy người con, cô là con gái lớn, ba My thứ năm. Cô lấy chồng năm mười
bảy tuổi, dượng ba Hiếu là con cả nên cô làm dâu rất cực. Cô dượng có
ba gái: chị Mai, chị Xuân, chị Liên và một trai là anh Đông. Chị Mai
giống cô, người nhỏ nhắn, trắng nõn, hiền ơi là hiền. Chị cũng lập gia
đình sớm. Theo My chị Mai là người đàn bà sướng nhất thế giới, vì cả
đời, chị không bao giờ phải chịu đựng cái cảnh “hiến binh gác cửa” hàng
tháng như tất cả những người phụ nữ khác. Và rất chi là phản khoa học:
đều đều mỗi năm chị cho ra đời một nhóc tì! Hình như cũng tới năm sáu
đứa. Gia đình anh Minh sống về nghề ruộng rẫy nên chị đầu tắt mặt tối,
nhà ở tuốt trong đồng xa, quê rít quê rang... Chị Xuân may mắn hơn, lấy
chồng về miệt chợ. Anh Khanh hiền, mồ côi cha mẹ, lúc nào cũng tươi cười
nên rất được lòng mọi người. Chị Xuân to lớn, phốp pháp giống hệt dượng
hai Hiếu. Làm biếng vô song nhưng được cái miệng ngọt như đường cát,
mát như đường phèn. Tối ngày hai bên hàng xóm cứ phải nghe cái giọng
Điêu Thuyền lảnh lót của chị: Anh ơi làm dùm em cái này... Mình ơi lấy
giùm em cái kia... Thậm chí có người nghe:- Anh ơi thằng Khôi...ị! (My
không biết có phải vì lòng ganh ghét khiến cho bà hàng xóm đâm ra...
lãng tai chăng?). Nhưng ngặt nỗi anh chàng Đổng Trác Khanh thì cứ hồ
hởi: - Gì đó em? - Ừa, để đó cho anh làm cho v.v và v.v... Vài
năm sau, với cặp mắt trữ tình ướt rượt cộng với tiếng cười dòn tan, chị
tái giá với một viên sĩ quan góa vợ. Và cái cảnh treo tòn teng trên
võng, cái giọng Bao Tự Điêu Thuyền lại lãnh lót tiếp diễn trong sự...
tức tối của mấy mụ hàng xóm xấu bụng!... Má
thương cô ba Bạch vì cô hiền lành, thiệt thà. Má nói là dượng ba Hiếu
không phải là người tệ bạc lắm đâu. Cao lớn, đẹp trai như một ông tây.
Tốt bụng, hay cà rỡn nên dễ chiếm cảm tình của người chung quanh. Thương
vợ con lắm lắm, chỉ khổ cái là dượng có một quả tim hết sức mềm yếu,
một tâm hồn nhạy cảm tối đa. Mà cái nghề buôn bán rày đây mai đó, nay
Nam Vang mai Sàigòn, đã đem lại cho dượng không biết bao nhiêu là cơ
hội... xấu! Một bận ghe cặp bến Nam Vang, dượng bị cảm nặng, phải vô
nhà thương. Nơi đây dượng được đôi bàn tay ngà ngọc của một bà y tá
người Việt Nam có cái tên rất đẹp là Minh Nguyệt, mới ngoài ba mươi cái
xuân tình, săn sóc tận tâm nên dượng mau lành bịnh. Cô Nguyệt vừa lớn
tuổi vừa không được đẹp nhưng bù lại có cách nói chuyện duyên dáng, ngọt
như đường cát mát như đường phèn. Dượng ba hết bịnh nhưng lại đâm ra
tương tư cô y tá tốt bụng! Sau khi biết được cô Minh Nguyệt vẫn còn
phòng không chiếc bóng, mỗi lần lên Nam Vang dượng đều kiếm cớ tới thăm
người ơn với rất nhiều quà cáp. Và tài ăn nói duyên dáng, thêm tướng mạo
bảnh trai (giữa thế giới ngưới Miên, dượng càng nổi bật bội phần!), Cô
Minh Nguyệt lở thời này còn khuya mới chống cự nổi. Vậy là một cái tổ
uyên ương mới được thành lập trên Nam Vang. Cho đến khi cô Nguyệt sanh
thằng Liệt thì sự phản bội này cũng tới tai cô ba Bạch. Cô ba của My
hiền như cục bột, chỉ biết khóc lóc, thở dài than vắn, chớ cái mục đánh
ghen thì bù trất! Hơn nữa tình địch ở tuốt trên Nam Vang, phần cô, cả
đời chưa bước chưn ra khỏi cái quận Cao Lãnh, nói chi...?! Chợ Cái Dầu
cách Cao Lãnh non hai chục cây số, nhưng thời đó chèo ghe đi cả buổi mới
tới, nên hằng năm cô chỉ về thăm ông bà nội đôi ba lần. Mấy lần sau này
thấy con gái mặt mày héo uá như lá mùa thu, người ngợm cứ teo tóp dần,
bà nội theo tra mãi, cô mới thú thật chuyện tệ hại của dượng Hiếu. Bà
nội lật đật đem chuyện này báo cáo khẩn với ông nội. Tất nhiên là sấm
sét nổi dậy đùng đùng. Gì chớ ông nội cưng con gái số một. Ông liền khăn
đóng áo dài, hét gia nhân hạ thủy ghe hầu, chèo một mạch lên Cái Dầu
quyết hỏi tội thằng rể bất nghĩa. May cho dượng ba Hiếu đang ở trên Nam
Vang, nếu ở nhà dám được ông tía vợ tặng cho vài hèo! Ông nội My tuy
người nhỏ thó, đen đủi, nhưng tiếng nói vang dội như chuông đồng. Cặp
mắt sáng quắc, nhìn ai như muốn soi thấu tim gan người đó. Ông tự biết
mình xấu xí nên hay kể một giai thoại về mình một cách thú vị: Sau khi trình bày tự sự với ông bà suôi và được ông bà này hứa hẹn sẽ giải quyết mọi chuyện cho thiệt tốt đẹp, ông nội yên chí lớn, hân hoan ra về. Nhưng ở đời đâu phải chuyện gì mình muốn cũng được? Cô Minh Nguyệt cho ra đời thêm một đứa con gái là con Thanh Trúc. Đến nông nổi này thì thật là tức nước vỡ bờ. Ông nội lại khăn đóng aó dài trở lên Cái Dầu lần nữa, nhưng lần này ông cương quyết bắt con gái về, kèm thêm hai đứa cháu ngoại chưa lập gia đình là chị Liên và anh Đông. Nhà ông bà nội rộng mênh mông. Ông bà chia hẳn cho má con cô ba cánh bên trái, bên phải thuộc về gia đình chú út với đám con bốn đứa. Cô ba Bạch vốn yếu đuối lại hiền như cục đất, không quen việc buôn bán như má của My, nên đành sống nhờ vào huê lợi của ông bà nội. Vườn dừa bát ngát, gần trăm gốc soài đủ loại, cam, quít, vú sữa, mận... cùng vài trăm mẫu ruộng cho tá điền mướn, ông bà nội dư sức nuôi cô con gái thiếu may mắn của mình. Về vấn đề vật chất không có gì phải lo, nhưng ở cô, My vẫn thấy có một cái gì đó không bình thường. Chẳng hạn như có bữa má sai My đem cho cô con cá lóc, gặp cô ngồi bất động, mắt dõi về một hướng xa xăm nào đó. My kêu cô, cô mấy tiếng cô mới giựt mình trở về hiện tại, mà cặp mắt đỏ hoe, như người vừa mới khóc! My thấy thương cô dễ sợ... Thân thể cô càng ngày càng gầy gò, cặp mắt thụt sâu. Khi cô cười, người đối diện lại có cảm tưởng là cô mếu! My nhớ cái Tết, vài tháng sau khi cô ba trở về ở với ông bà nội, dượng Hiếu có đến xin đón vợ con về Cái Dầu. Không biết hai người nói với nhau những gì, mà ông nội nổi giận đùng đùng, xách ba ton rượt chàng rể chạy có cờ! Dượng phóng vô phòng cô ba đóng chặt cửa, mặc kệ ông già vợ đứng bên ngoài chưỡi xối xả! Sau vụ đó dượng Hiếu trở lên Nam Vang ở luôn với cô Minh Nguyệt và sanh thêm con Thanh Hương... Cũng từ đó cô ba sống lặng lẽ
như một cái bóng, mặt lúc nào cũng buồn rười rượi! Má thương hoàn cảnh
bất hạnh của cô nên giúp đỡ đủ thứ. Ông nội giận cá chém thớt, không
muốn cho anh Đông đi học tiếp. Nhưng má thấy anh thông minh nên cứ theo
năn nỉ và cuối cùng ông cũng bằng lòng cho anh xuống chợ Cao Lãnh, rồi
sau này lên Sài Gòn tiếp tục học lên... Anh Đông thông minh, chịu khó
nên học đâu đậu đó. Có điều với cái đầu óc non nớt ngày đó, My cảm thấy
cái thế giới của người lớn sao mà rắc rối quá chừng chừng! Không rắc rối
sao được? Có ai giải thích cho My hiểu tại sao ông nội có phòng nhì thì
được, mà dượng ba Hiếu thì không? Ông chẳng có ba người con riêng là
gì? Cô Kiều lại giống ba My như đúc nữa mới là lạ! My có hỏi má, nhưng
bị nạt ngang: Còn
một điều cho tới bây giờ My vẫn thắc mắc, đó là trrường hợp anh Đông.
Suốt quảng đời thơ ấu cho đến lúc lập gia đình, anh đã từng chứng kiến
cảnh cô đơn, sự đau khổ tột cùng của mẹ, mà ngay cả bản thân anh cũng bị
ảnh hưởng lây. My tin chắc như bắp là sau này anh sẽ hết sức tránh,
không đi theo con đường đầy gai góc của ba anh. Nên khi anh cưới chị
Nga, mỗi năm đều đều cho ra đời một nhóc tì, tổng cộng hai gái một trai,
mọi người đều tưởng anh chị tràn đầy hạnh phúc. Ngờ đâu một bữa đẹp
trời, chị đi taxi vô cư xá Chí Hòa kiếm My, lúc đó vừa mới lập gia đình.
Vừa khóc tỉ tê chị vừa kể lể: Thuở
còn con gái, chị Nga cũng được liệt vào hạng trung bình. Là con gái
duy nhứt trong một gia đình rất tồn cổ. Chị nghỉ học sớm, hằng ngày lủi
thủi ở nhà lo việc nội trợ với mẹ. Chị không được có bạn. Ông già phán: |
|
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23135 |
Gởi ngày: 03/Oct/2018 lúc 6:33am |
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ tình yêu thương chẳng ghen tị chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph |
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 131 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |