Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: VUI TẾT Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 9 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Jan/2022 lúc 3:59am

Tục tắm nước lá mùi đêm 30 Tết

 BM

Hương mùi già tuy giản dị, dịu dàng nhưng từ lâu đã len lỏi khắp ngóc ngách trong tâm hồn của người Hà Nội.


Phong vị ngày Tết không chỉ gói gọn trong những nhành hoa đào, những vạt nắng xuân đầy sức sống, mà còn có một thứ hương thơm tuy giản dị, dịu dàng nhưng từ lâu đã len lỏi khắp ngóc ngách trong tâm hồn của người Hà Nội…


BM


Chẳng biết từ bao giờ, cứ mỗi 30 Tết, hình ảnh các bà, các mẹ, các chị tay xách nách mang những bó mùi già lại trở nên quen thuộc. Tục tắm nước lá mùi già hay còn gọi là tục “tẩy trần đêm Tất niên” đã trở thành một nét đẹp văn hóa gần gũi, thân thương ở nhiều địa phương miền Bắc, đặc biệt là ở Hà Nội, mỗi dịp đón Xuân về.

 

Cây Mùi – còn được biết đến với các tên gọi như: Mùi ta, Ngò, Ngò rí, Hồ tuy, Nguyên tuy, Hương tuy… – là loại cây quen thuộc trong ẩm thực của người Việt. Từ bát canh măng miến đến đĩa nộm đu đủ hay nộm hoa chuối v.v. đều phảng phất hương thanh thanh của loài cây thân thảo nhỏ bé. Trong bữa cơm ngày thường hay trong mâm cỗ ngày Tết mà thiếu vắng rau mùi rắc lên thì coi như thiếu đi sự trọn vẹn.


BM


Mùi là loại rau của mùa đông. Cây mùi dùng để nấu nước tắm là những cây đã trổ hoa, kết trái, thân cây đã chuyển từ màu xanh sang nâu tía. Mùi già cho hương thơm sâu lắng rất riêng biệt, đọng lại rất lâu. Tắm xong, cả nhà vẫn phảng phất hương thơm đến vài ba ngày Tết.

 

Hương cay, ấm của tinh dầu trong lá mùi còn có tác dụng giải tỏa căng thẳng, lưu thông khí huyết. Vì vậy, theo quan niệm của người xưa, tắm lá mùi già dịp cuối năm là để gột bỏ hết những phiền muộn, vận rủi của năm cũ, đón một năm mới nhiều may mắn, hạnh phúc và thành công hơn.


BM

Hương cay, ấm của tinh dầu trong lá mùi còn có tác dụng giải tỏa căng thẳng, lưu thông khí huyết.


Một tục lệ không chỉ là một thói quen mà còn gửi gắm những thông điệp sâu sắc. Tôi vẫn nhớ những ngày cuối năm ấy, khi dọn dẹp nhà cửa tinh tươm, bà và mẹ cặm cụi đun nồi nước lá mùi già cho gia đình. Bao giờ, bà hay mẹ cũng sẽ chọn những nhánh mùi già nhất, có những bông hoa li ti và những quả mùi nhỏ xíu. Bà nói thân mùi già cho nhiều tinh dầu hơn, mùi nước tắm sẽ thơm, sẽ nồng ấm hơn. Quả mùi thì như một thứ quả kỳ lạ, có thể khiến cho thân thể khoan khoái và đầu óc trở nên nhẹ nhàng, thông suốt. Tôi thầm nể phục và biết ơn sự tinh tế của người xưa.

 

Cây mùi được rửa sạch bụi bẩn rồi cẩn thận cho vào nồi để không làm rập nát lá. Chỉ cần hai bó mùi già là đủ nước tắm cho cả gia đình. Khi đun nóng lên, hương mùi theo làn khói bay rất xa. Càng đun lâu, tinh chất từ cây mùi già tiết ra càng nhiều và đậm đặc. Chiều cuối năm, hương mùi hòa quyện với hương gió, mới ngửi thôi cũng đủ xua tan đi bao mệt nhọc. Tự nhiên ta muốn chậm lại để mà tận hưởng khoảnh khắc lắng đọng này. 

 

Với những người hoài cổ, ngửi thấy hương mùi thì giống như thấy vị Tết. Hương mùi già chỉ là một nốt trầm rất nhỏ trong mùa Tết nhưng thiếu nó thì không còn là cái Tết đặc trưng của người Hà Nội. Người ta nói đúng, mùi hương và âm thanh là hai thứ có thể lưu giữ ký ức sống động nhất. Hương mùi già cứ lặng lẽ lan tỏa, nhắc nhở ta rằng vẫn còn có quê hương, hãy biết nhớ về cội nguồn.


BM

Hương mùi già cứ lặng lẽ lan tỏa, nhắc nhở ta rằng vẫn còn có quê hương, hãy biết nhớ về cội nguồn.


Người hiện đại có cuộc sống no đủ, nhưng dần đánh mất đi bản sắc. Những loại sữa tắm thượng hạng, nước hoa hàng hiệu ngập tràn trên thị trường; đâu còn mấy ai nâng niu và trân quý mùi hương đồng gió nội như lá mùi. Còn bao người muốn khoác lên mình thứ hương dạn dĩ của Đất Mẹ ấy mỗi chiều cuối năm? 

 

Ngày nay, chỉ còn một làng ở ngoại thành Hà Nội giữ được nghề trồng cây mùi già bán trong dịp Tết Nguyên Đán; đó là làng Hoạch An, huyện Thanh Oai. Cây mùi mỏng manh vậy mà cứ phải tầm ngày 26, 27 Tết thì mới chín già quả và cho mùi hương đượm nhất. Nếu cắt sớm hơn thì quả còn xanh và nhiều hoa, khi đun nước sẽ bị vẩn đục. Do đó, người trồng mùi thường phải chờ đến đúng ngày mới cắt và bán rải rác cho đến tận 30 Tết.


BM

Cây mùi mỏng manh vậy mà cứ phải tầm ngày 26, 27 Tết thì mới chín già quả và cho mùi hương đượm nhất.


BM

Người trồng mùi thường phải chờ đến đúng ngày mới cắt và bán rải rác cho đến tận ngày 30 Tết.


Tuy vậy, ngày Tết bây giờ không còn giữ được cái hồn thiêng liêng xưa, đôi khi chỉ làm hình thức cho xong thủ tục. Để đỡ lích kích những ngày cuối năm, nhiều gia đình sử dụng bánh xà phòng hay tinh dầu mùi đã được nấu sẵn thành lọ. Nhưng những lọ nước công nghiệp ấy sao có thể mang lại sự chân thật và nét đặc trưng của tập tục này. Cảnh bà, cảnh mẹ cẩn thận đun nồi nước tắm cho cả gia đình chứa đựng bao yêu thương. Đó là khoảnh khắc người ta có thể chầm chậm cảm nhận được thời gian, tình yêu và chính bản thân mình. Thiếu vắng cảnh này thì năm mới nhưng dường như ta vẫn là con người cũ ấy, con người của những vội vàng và bon chen. 

 

Người hiện đại ngày càng cảm thấy áp lực mỗi dịp Tết về, phải tăng ca, đạt chỉ tiêu để được thưởng Tết, rồi đi sắm Tết, không thì lại “mất Tết”. Đón năm mới đến mà người ta thật hối hả; những khó khăn nhọc nhằn vùi lấp đi thứ niềm vui giản dị. Tài sản tăng lên nhưng tinh thần cứ ngày một nghèo đi. Người ta kiếm tiền để sống, nhưng lại rơi vào vòng xoáy danh lợi, mải miết theo đuổi “mục tiêu” mà quên đi “mục đích” sống. Những tục lệ đôi khi trở thành một thứ “rườm rà”. 


BM


Nhưng như cụ Phan Kế Bính đã viết trong cuốn “Việt Nam phong tục” rằng “xét điều gì quá tệ mà bỏ bớt đi, rồi lâu lâu mới đem cái tục hay mà bổ hết cho cái tục dở. Còn tục gì hay mà là quốc túy của ta thì cứ giữ lấy”. Chắc chắn rằng, tục tắm nước lá mùi chiều Tất niên không phải là một tục dở.

 

Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống lớn nhất của Việt Nam, đánh dấu thời khắc giao thừa giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên Đán thể hiện sự khao khát của con người về sự hài hòa giữa Thiên – Địa – Nhân. Tục tắm lá mùi già chiều Tất niên là biểu hiện một phần mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, với gia tộc và xóm làng, với niềm tin thiêng liêng vào đời sống tâm linh…


BM

Tắm lá mùi già chiều Tất niên là niềm tin thiêng liêng của con người vào đời sống tâm linh…


Trước nhịp sống hối hả, giữ được truyền thống đã là một việc khó khăn, giữ được bản sắc và cái hồn của truyền thống lại thành một điều xa xỉ. Vậy nên, đừng quên “tấm vé” đưa chúng ta trở về những điều xưa cũ. Hãy để hương thơm chân thật của lá mùi cho ta về sự sum họp của gia đình, về tình yêu thương giữa các thế hệ, về mối giao hòa với vũ trụ, để chúng ta có những phút giây tĩnh lặng, chiêm nghiệm một năm cũ đã qua cùng những điều đã đến và đi. 


BM


Trong vô vàn mùi hương của ngày Tết, lá mùi già chiều Tất niên vẫn để lại một cảm giác bình yên và sâu lắng đến lạ kỳ. Ai đã tận hưởng thứ hương thơm ấy một lần, chắc chẳng bao giờ quên được… Những lỗi lầm, phiền muộn năm cũ đã bỏ lại phía sau khi thứ mùi thanh tao ấy lan tỏa trong tâm trí. Những ngày cuối năm cũ, ta cần phải thật “sạch sẽ” để xứng đáng cho những khoảnh khắc quý giá của ngày mai, của tương lai. Hãy lạc quan mà tiến về phía trước, để sống đúng với những món quà mà cuộc đời ban tặng.

 

 

 

 

Tuệ Anh


BM



Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Feb/2022 lúc 3:58pm

Sưu Tầm Vài Câu Nói Về Ông Ba Mươi

Tại%20sao%20gọi%20hổ%20là%20ông%20ba%20mươi%20?%20-%20Học%20Làm%20MC%20đám%20cưới%20|%20Thư%20viện%20học%20làm%20MC%20%20chương%20trình%20cho%20các%20bạn%20tham%20khảo

Chào đón năm Nhâm Dần 2022, sưu tầm vài câu nói về ông “Ba Mươi”. Là món quà nhỏ đầu năm. Thân tặng các bạn: “Tiêu sầu tại chỗ, vơi đi chút buồn, vui với chữ nghĩa, qua mùa cô Vy”.  

Ăn phải gan hùm.

Cáo đội lốt hổ, cáo mượn oai hùm.

Cọp chết để da, người chết để tiếng.

Dữ như cọp cái.

Ky cóp cho cọp nó ăn.

Long tranh hổ đấu.

Nam thực như hổ, nữ thực như miêu.

Rừng nào cọp ấy.

Thả hổ về rừng.

Trông mèo vẽ hổ.

Vuốt râu hùm, xỉa răng cọp.

***

Bạo hổ bằng hà (kẻ hữu dũng vô mưu).

Dưỡng hổ di hoạn (nuôi hổ để họa về sau).

Điệu hổ ly sơn (dụ hổ rời núi).

Hà chính mãnh ư hổ (chính trị hà khắc còn tệ hơn hổ báo).

Họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm (vẽ hình tướng, vẻ ngoài    của hổ thì dễ, vẽ được phong cốt của hổ mới khó; biết người, biết mặt, khó biết lòng).

Hoạ hổ loại cẩu (khuyển): (vẽ hổ ra chó; bắt chước mà không thành).

Hổ câu hữu thực ngưu chi khí (hổ con mới sinh đã có khí thế nuốt trâu).

Hổ đầu yến hạm (đầu hổ cằm yến).

Hổ độc bất ngật nhi hổ (hùm dữ không ăn thịt con).

Hổ lạc bình nguyên (bị khuyển khi): (cọp lạc trong đồng bằng. Anh hùng hoặc người có sức mạnh rơi vào chỗ thất thế).

Hổ lang dã hữu phụ tử tình (hổ sói cũng có tình cha con).

Hổ phụ sinh cẩu tử (cha hổ sinh con chó; cha giỏi sinh con hèn).

Hổ phụ sinh hổ tử (cha hổ sinh con hổ; cha nào con nấy).

Hổ phụ vô khuyển tử (cha hổ không có con là chó).

Hổ thị đam đam (nhìn đăm đăm như hổ).

Kỵ hổ nan hạ (cưỡi hổ khó xuống).

Lang thốn hổ yết (ăn như hổ sói; ăn như hùm đổ).

Long bàn hổ cứ (rồng cuộn hổ ngồi; sức mạnh tiềm tàng, uy dũng mà không lộ diện).

Mãnh hổ nan địch quần hồ (một con hổ dù có sức mạnh đến đâu cũng không chống nổi một bầy hồ nhỏ bé).

Nhất sơn bất dung lưỡng hổ (một núi không thể có hai cọp cùng chung sống).

Như hổ thiêm dực (như hổ thêm cánh).

Sơn sơn hữu lão hổ, xứ xứ hữu cường nhân (ngọn núi nào cũng có một con hổ, xứ nào cũng có một kẻ mạnh).

Tọa sơn quan hổ đấu (ngồi trên núi xem hổ đánh nhau).

Ưng lập như miên, hổ hành tự bệnh (ưng đậu như ngủ, hổ đi tựa bệnh. Kẻ có trí tuệ, sức mạnh thực sự thường không khoa trương hay để lộ chân tướng).

*****

Chúc tết năm Dần.

Trâu đi, CỌP đến, dũng mãnh thay!

Uy HỖ, HÙM danh, Cô Vy* chạy.

Vui khỏe, tự tại như Ông KỄNH

Hồi phục, xoay DẦN, phát triển hơn,

*****

Cung kính mời nhau, ly rượu xuân

Chúc lành năm CỌP, tiễn Cô Vy*

Tân niên tài lộc: mãnh như HỖ

Xuân mới, thân tâm luôn an lạc

Vạn chuyện lo toan, thay đổi DẦN

Sự gì bế tắt, đều hanh thông

Như Chúa Sơn Lâm, sống tự tại,

Ý nguyện, duyên lành, thỏa ước mong.

Cọp, hỗ, dần, hùm, ông kễnh, ông Ba Mươi, chúa sơn lâm…: là tên gọi của cọp. 



Kỳ Thanh, đầu năm Nhâm Dần 2022   

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Feb/2022 lúc 4:31pm
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Dec/2022 lúc 3:22am
Meo Meo - Sao Khuê    <<<<<<

Meet%20Aurora,%20the%20worlds%20most%20beautiful%20cat%20|%20Gatos%20bonitos,%20Gatos%20%20loucos,%20Gatos

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 27/Dec/2022 lúc 3:25am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Dec/2022 lúc 8:44am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Dec/2022 lúc 2:41pm

Những Câu Đối Hay Đầy Ý Nghĩa

TOP%20140%20câu%20đối%20Tết%202023%20ý%20nghĩa

Xuân Đáo Bình An Tài Lợi Tiến
Hoa Khai Phú Quý Lộc Quyền Lai

Xuân Về Chầm Chậm Ngoài Song
Hương Xuân Ấm Áp Cho Lòng Thảnh Thơi

Sơn Thủy Hửu Tình Xuân Bất Tận
Vợ Chồng Hòa Thuận Phúc Trăm Năm

Gia Đình Vạn Sự Bình Yên
Tài Vô Lộc Đến Phúc Duyên Tràn Đầy

Ngoảnh Nhìn Lại Cuộc Đời Như Giấc Mộng
Được Mất Bại Thành Bổng Chốc Hóa Hư Không

Sóng Gió Cuộc Đời Nuôi Ta Lớn
Bao Lần Thất Bại Dạy Ta Khôn

Nhẫn Nhịn Một Lần Sóng Yên Gió Lặng
Lùi Lại Một Bước Biển Rộng Trời Cao

Vợ Chồng Nghỉa Nặng Tình Sâu
Thương Nhau Tới Lúc Bạc Đầu Còn Thương

Mặn Mà Tôi Gọi Mình Ơi
Vẫn Thân Thương Tựa Ngày Mình Cưới Nhau

Con Dù Lớn Vẫn Là Con Của Mẹ
Đi Hết Cuộc Đời Lòng Mẹ Vẫn Theo Con

Công Cha Như Núi Như Non
Hy Sinh Tất Cả Cho Con Nên Người...

...Cầu Cho Cha Được Thanh Nhàn
Chúc Cho Mẹ Được An Khang Tuổi Già

Cha Là Bóng Mát Giữa Đời
Mẹ Là Điểm Tựa Bên Đời Của Con

Có Khi Nhẫn Để Bình An
Có Khi Nhẫn Để Thênh Thang Cõi Lòng

Phúc Sinh Tài Đức Gia Đình Thịnh
Lộc Tiến Vinh Hoa Phú Quý Hưng

...Thương Cha Xuôi Ngược Giữa Dòng
Mẹ Yêu Tất Tả Gánh Gồng Nuôi Con...

Khang Khó Bất Công Đừng Oán Hận
Làm Bạn Ân Tình Tức Nhẫn Tại Tâm

Nữa Đời Phiêu Bạt Tha Hương
Bóng Quê Dáng Mẹ Trĩu Nương Tấm Lòng

Thôi Cứ Để Trăng Tàn Theo Đêm Xuống
Vương Víu Chi Cho Nhọc Hỡi Tùng Khô

Mỡ Rộng Tâm Ra Lòng Thanh Thản
An Vui Tự Tại Đời Thong Dong...

Sống Trong Đời Cần Có Một Tấm Lòng
Để Làm Gì?...Để Gió Cuốn Đi

Dù Xa Cách Mấy Trùng Dương
Ở Đâu Cũng Có Quê Hương Trong Lòng

Mai Đây Trên Bước Đường Dài
Công Thành Danh Toại Nhớ Hoài Ơn Cô

Cảm Ơn Đời Mổi Sớm Mai Thức Dậy
Ta Có Thêm Ngày Nữa Để Yêu Thương

Cha Mẹ ... Nhận Một Đời Bảo Tố
Để Cho Con Mãi Mãi Được Bình Yên...

Ơn Cô Tô Điểm Vàng Son
Tỏa Vầng Trí Tuệ Trăng Tròn Ước Mơ…

Cái Giận Làm Tôi Xấu
Biết Vậy Tôi Mĩm Cười

... Mỗi Đêm Mỗi Thắp Đèn Trời
Cầu Cho Cha Mẹ Sống Đời Với Con

Khi Con Tát Cạn Biển Đông
Thì Con Mới Hiểu Được Lòng Của Cha

... Đức Trọng Nhân Trường Thọ
Tâm Khoan Phúc Tự Lai...

... Người Ta Có Nhiều Nơi Để Đến
Nhưng Chỉ Có Một Chốn Để Quay Về...

... Lắng Lòng Nhẫn Một Chút Thôi
Sẽ Nghe Trời Đất Mở Lời Yêu Thương...

Hồng Phúc Ân Tình Lưu Sáng Mãi
Tâm Thành Nghĩa Trọng Vững Bền Lâu

... Cuộc Đời Còn Lắng Đục Trong
Lòng Ta Như Đóa Sen Hồng Tinh Khôi

Phúc Như Đông Hải
Thọ Tỷ Nam Sơn

Thọ Tỷ Nam Sơn Bách Lão Tùng

Trăng Xưa Trăng Rụng Xuống Cầu
Cảm Thương Cha Mẹ Dãi Dầu Nắng Mưa

Lai Rai Vài Chén Say Bí Tỉ
Thiết Nghĩ Chuyện Đời Chẳng Sá Chi...

Đa Lộc Đa Tài Đa Phú Quý
Đắc Tài Đắc Lộc Đắc Nhân Tâm

Tâm Bất Biến Giữa Dòng Đời Vạn Biến

Hạnh Phúc Ơi Mãi Bên Ta Nhé
Để Mỗi Tinh Mơ Ta Khẽ Một Nụ Cười

Hạnh Ngộ Duyên Nồng Xây Tổ Ấm
Phúc Lành Tình Thắm Giữ Bền Lâu

Người Một Đời Yêu Cháu Thương Con
Bách Niên Trường Thọ Cháu Con Chúc Mừng
st.
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Dec/2022 lúc 10:20am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/Dec/2022 lúc 8:25am

Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Tết Dương Lịch

Sau 12 tháng, chúng ta lại hân hoan đón năm mới, gọi là New Year (Tết Dương Lịch) vào ngày 01 tháng 01. Với các nước Tây Phương, đêm giao thừa là đêm vui nhất mà ai cũng háo hức đón chờ. Những quả bóng được thả bay trong giây đầu tiên bắt đầu cho năm mới, pháo hoa bắn lên sáng rực đất trời, mọi người cùng nâng ly chúc tụng nhau một năm hạnh phúc, an lành và may mắn…

Tết Dương lịch bắt nguồn từ đâu?

Hiện nay, thế giới gần như đều thống nhất đón Tết Dương Lịch “New Year” vào ngày 01 tháng 01 hàng năm. Tuy nhiên, ngược dòng lịch sử, vài trăm năm trước đây, các quốc gia trên thế giới đón tết vào những ngày khác nhau tùy vùng miền và văn hóa. Và trong 400 năm qua, việc chấp nhận ngày 01 tháng 01 là tết dương lịch đã dần dần được phổ biến rộng rãi.

Với các quốc gia phương Tây, Tết dương lịch là ngày lễ quan trọng trong năm.

La Mã là quốc gia đầu tiên chọn ngày 01 tháng 01 làm ngày New Year vào năm 153 trước công nguyên. Trước đó ngày 25 tháng 03 là ngày xuân phân (vernal equinox) được chọn là ngày đầu năm Dương Lịch (New Year). Ban đầu, phải mất thời gian khá lâu để dân chúng chấp nhận sự thay đổi này, bởi họ cho rằng ngày 01/01 không gắn liền với thời điểm hoa màu hay mùa vụ nào đặc biệt mà chỉ là một ngày bình thường sau mùa bầu cử.

La Mã là quốc gia đầu tiên chọn ngày 1 tháng 1 là Tết Dương lịch

Điều này cũng xảy ra tương tự ở Pháp, kể từ khi vua Charles IX trở về trước, ngày đầu năm bao giờ cũng là lễ Phục Sinh. Sau này, dần dần, đón tết dương lịch vào ngày 01/01 đã được quốc gia Công giáo tiếp nhận, sau đó đến các nước theo đạo Tin lành. Nước Đức chấp nhận từ năm 1700, Anh vào năm 1752 và Thụy Điển vào năm 1753. Những nước phương Đông ảnh hưởng của nhiều tôn giáo như Hindus, đạo Lão, Phật giáo, Hồi giáo nhưng cũng lần lượt dùng lịch giống Cơ đốc giáo. Nhật Bản chấp nhận ngày năm mới Dương lịch vào năm 1873 và Trung Quốc năm 1912.

Tại Việt Nam, Tết Dương lịch được áp dụng từ thời Pháp thuộc, khi lịch Tây bắt đầu được sử dụng trong công việc hành chính. Các công sở lúc đó được nghỉ những ngày này để tổ chức lễ hội đón năm mới. Ngày nay, Tết Dương lịch đã được Việt hóa và trở thành một ngày lễ của toàn dân, cùng với tết âm lịch truyền thống.

Biết ơn một năm đã qua, đón chào một năm đang đến

Ở phương Tây, ý nghĩa ngày tết dương lịch là dịp để mọi người quây quần, tụ họp cùng nhau đón chào năm mới. Họ có nhiều cách chào đón khác nhau nhưng đều chung một ý nghĩa là thể hiện sự biết ơn một năm đã qua và hi vọng vào một năm tiếp theo gặp nhiều may mắn, an lành.

Người dân thể hiện sự biết ơn một năm đã qua trong ngày đầu năm này

Ở Mỹ, mọi người thường cùng nhau ngồi trong các quán rượu hay cùng nhau ngồi ở nhà trước tivi. Họ cùng nhau đếm ngược thời gian và chờ đón khoảnh khắc quả cầu pháo hoa nổ tung rơi xuống đánh dấu sự kết thúc năm cũ bước sang năm mới. Sau đó, người ta chúc nhau bằng những nụ hôn nồng nàn. Tuy nhiên, nụ hôn lúc nào cũng phải đặt đúng chỗ, không phải hôn ở đâu cũng được. Cha mẹ hôn con cái trên trán, bạn bè hôn nhau ở hai bên má, trai gái yêu nhau thì hôn môi…

Pháo hoa chào năm mới ở Paris, Pháp

Ở Nga, tết là dịp gia đình tụ họp bên “cây năm mới” và cha mẹ sẽ trao tặng những món quà năm mới ý nghĩa dành cho các con của mình dưới cây năm mới này.

Một số quốc gia chào đón năm mới bằng cách ăn 12 quả nho

Còn đối với một số nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Venezuela, Cuba, Mexico, Ecuador, và Peru, người ta ăn 12 quả nho khi đồng hồ điểm 12 tiếng theo nhịp chuông. Truyền thống này bắt nguồn từ năm 1909 nhằm giải quyết số nho thừa của năm cũ. Mỗi quả tượng trưng cho một tháng, và người ta sẽ cố ăn hết 12 quả trước tiếng chuông cuối cùng để có một năm ngọt ngào, may mắn.

Tết của tình yêu thương và niềm hi vọng

Vào ngày tết dương lịch, câu cửa miệng của mọi người luôn là “Happy New Year”, cùng những lời chúc tốt đẹp. Có lẽ, suốt một năm bận rộn đã khiến người ta nhiều khi quên mất cách nói lời yêu thương, nhưng trong khoảnh khắc thiêng liêng này, tạm gác những bộn bề lo lắng bấy lâu, nhìn vào nụ cười rạng rỡ của những người thân bên cạnh, người ta chợt muốn dành cho nhau những lời yêu thương chân thành hơn bao giờ hết…

Happy New Year, câu nói cho một năm mới tốt lành và tràn ngập yêu thương

Cho dù năm cũ vẫn còn những điều chưa trọn vẹn, nhưng trong giây phút giao thừa này, chúng ta quyết định quên hết nỗi buồn đã qua và chỉ giữ lại niềm vui hiện tại, để ca hát, nhảy múa tưng bừng, rộn rã bên cạnh những người thân yêu và cất vang bài ca hi vọng vào một năm mới tràn đầy hạnh phúc.


Hiểu Minh

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Jan/2023 lúc 10:38am

Chia sẻ: Ý THỨC... NGỦ LÂU RỒI !!! Nhạc Angel Tears - RÁC New Year 2023. <<<<<<


Salary%20strike%20has%20Hanoi%20choking%20on%20trash%20ahead%20of%20New%20Year%20-%20VnExpress%20%20International

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 10/Jan/2023 lúc 10:56am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 10/Jan/2023 lúc 7:18pm

 

 

Cú kêu ba tiếng cú kêu,

Trông mau tới Tết dựng nêu ăn chè. (ca dao)

 

Bánh chưng, kiệu, mứt ê hề,

Xuân trong xác pháo tràn trề Xuân xưa...

 

 

              

          Từ ngày qua Mỹ không năm nào gia đình tôi lại xao lãng Tết nhất cả. Năm mười hai tháng, tháng ba mươi ngày, đầu tắt mặt tối, đi cày mồ hôi sôi nước mắt, có được ba ngày Tết truyền thống dân tộc, nghỉ xã hơi dại gì mà không hưởng chứ? Nói là ba ngày chứ lai rai kéo rê cũng tuần lễ có dư. Nhà tôi và mấy cô con gái thì làm nghề nails, còn hai cậu trai hành nghề địa ốc, nên muốn nghỉ bao lâu chả được. Tôi thì vacation năm nào cũng dành tuần lễ cho ngày Tết thưởng Xuân thêm tuổi thọ. Vậy là tôi có điều kiện tổ chức, chuẩn bị mọi thứ để ăn Tết đón Xuân trên đất nước người. Xuân trên xứ này chỉ là Xuân man mác trong lòng, suy niệm, cảm nhận với Xuân trên quê hương Việt Nam mà bên ngoài trời ở đây chỉ là tuyết rơi, là gió rét, là mùa đông ảm đạm băng giá.

 

          Cho dù có tuyết rơi, băng giá, nhiệt độ dưới số không, tôi vẫn nhớ khi đã đến cử, nên không khí chuẩn bị sắm Tết của gia đình tôi không kém phần hào hứng. Tết với tôi là những ngày thật ý nghĩa mà tôi nhận thức được từ  tuổi nhỏ. Tết là dịp cúng kính, đón rước tổ tiên ông bà trong dòng họ về nhà vui hưởng Xuân với con cháu đã có từ thuở xa xưa được lưu truyền theo dòng thời gian chính là chuyện phải làm, không thể lơ là hoặc quên lãng là đắc tội với người trên trước. Xuân đem đến cho từng người được thêm một tuổi, trẻ con lớn khôn lên, người già thêm tuổi thọ. Ai lại không thích chứ!

 

          Các con của tôi đã có gia đình riêng ở rải rác trong thành phố. Có việc cứ nhấc điện thoại lên là họp mặt đủ con cháu không thiếu đứa nào. Ông bà nội, ông bà ngoại do vợ chồng tôi đóng vai chính. Con cháu đến rồi đi, sau đó hai vợ chồng lại cô đơn trong ngôi nhà rộng lớn. Nhà rộng mới đủ sức chứa đàn con đàn cháu. Lúc mua đất xây nhà tôi đã dự trù nhiều phòng và đặc biệt dành riêng một phòng thật trang trọng giữa nhà  làm nơi thờ phượng gia tiên,  có bàn thờ chính, bàn thờ phụ đâu ra đó. Còn trên lầu là nơi thờ phượng Thiên Chúa.  Nơi đây, những ngày giỗ chạp lễ lạc tết nhất trong năm tôi đã cúng kính nghiêm chỉnh theo phong tục truyền thống văn hóa Việt Nam có từ lâu đời của dòng Việt tộc đã được cha tôi truyền đạt. Tôi quan niệm dù cho đạo nào thì đạo, việc thờ cúng tổ tiên là hệ trọng không thể nào quên được. Tôi giữ đạo nghiêm túc theo tín ngưỡng của mình nhưng không vì thế mà lơ là hoặc quên lãng thờ phượng tổ tiên ông bà. Tôi giữ đạo để phát triễn tâm linh trong đời sống đạo đức, bác ái để có sự an bình hạnh phúc. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn, đạo làm con, làm cháu phải hiếu thảo, yêu quí ông bà cha mẹ lúc còn sống, đến khi qua đời phải nhớ ngày đơm tháng quẩy, không thể nhang tàn khói lạnh, hầu đáp trả công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Công đức sinh thành dưỡng dục của mẹ cha bao la như trời biển không thể cân đo đong đếm đươc.

 

          Sống trên đất Mỹ ngày giỗ ngày Tết là cơ hội quy tụ con cháu để hướng dẫn truyền đạt những nét đẹp thuần tuý, những phong tục tập quán cổ truyền của người Việt Nam kẻo khỏi bị mai một về sau trên xứ người. Ngày giỗ từng mỗi người trong gia tộc đã qua đời, tôi đều kể cho con cháu nghe về tiểu sử, cuộc đời của họ. Từ những đời trước đã được ghi lại từng cá nhân vào gia phả, và ở thế hệ của tôi vẫn tiếp tục ghi chép theo từng thời gian lưu lại cho đời sau. Tôi nghĩ rằng con cháu thông suốt nguồn cội, chúng sẽ trân quí, hãnh diện và gắn bó bản thân vào dòng tộc, không bị lạc lõng, đố kỵ, chia năm xẻ bảy.

 

 

Tôi chuẩn bị Tết khi tháng chạp ta bắt đầu. Lập danh sách người thân, quen, bạn hửu, ân nghĩa để gởi thiệp chúc Tết mỗi năm như vậy cũng khá nhiều. Gói ghém ít tiền để phân phối đồng đều gởi về Việt Nam cho những người thân gọi là chút quà Tết mừng Xuận, đồng thời nhờ chăm sóc mồ mã trong gia tộc được sạch sẽ khang trang. Những ngày đi làm về tôi khởi đầu lau chùi bụi bặm đóng trên vách tường, trần nhà, quạt trần cùng các xó xĩnh. Tôi mang mấy bộ lư đồng chùi bóng đến độ soi mình thấy rõ và thay cát mới vào lư hương. Tôi mua lần những cặp nến lớn, những ốp nhang thơm, giấy vàng bạc, trầm hương, rượu nho, thuốc lá, trà ướp sen, hạt dưa....và vài kết bia để lai rai mấy ngày Tết. Tôi chăm sóc những luống hoa, cây cảnh trưóc nhà, chỗ nào khiếm khuyết ra tiệm hoa mua về dậm thêm. Hai cây mai vàng đem giống từ Việt Nam qua được trồng trong hai chậu sành lớn trên mười năm nay đặt hai bên cửa cái trước nhà đã trỗ vô số nụ búp lớn và chắc chắn rằng mai sẽ nở rộ những cánh mai vàng óng ả vào đầu năm mới. Tôi  chăm sóc hai chậu mai để tăng nét đẹp truyền thống ngày đầu Xuân có cánh mai vàng, có con chim én thênh thang giữa trời,  gợi hương Xuân tại quê nhà một thời đi qua. Tôi bón thêm phân vào các thảm cỏ xung quanh nhà, tưới nước, cắt xén để có được những thảm cỏ xanh mượt đẹp mắt trong những ngày đầu Xuân. Những nhà láng giềng là người bản xứ họ chẳng biết xuân hạ thu đông của người mình là gì cả.  Đốt pháo, dựng nêu, họ thoáng ngỡ ngàng, thắc mắc, để được giải thích,  đồng thời năm nào cũng mời họ đến chung vui nhưng họ thường từ chối.

 

          Hai cha con dành một ngày nghỉ lái xe vào rừng tìm tre chặt rốc hết cành chỉ để chóp ngọn cho đúng cây nêu, chở về gác phía sau nhà. Tôi làm một chiếc giỏ nhỏ bằng tre đựng phẩm vật, chiếc khánh hình bát giác, một lá cờ vàng ba sọc đỏ  cột dính vào gần chóp nêu và treo dây pháo từ ngọn nêu xuống mặt đất..

 

 

Ngày trước, lứa tuổi mười bốn, hằng năm tôi thường theo cha đến các vườn rẩy có  tre sau làng hỏi mua tre dựng nêu. Tre nêu không lớn lắm, vào khoảng chừng mười xãi tay, thẳng đứng. Đưa tre về nhà, tôi vác đầu ngọn, cha tôi vác đầu gốc. Có lần khiêng tre về qua chiếc cầu chỉ độc nhất một lóng gỗ nhỏ bắt qua mương nước sâu, tôi vô ý trợt chân té ùn xuống mương nước đang chảy xiết. Mình mẩy ướt nhẹp. Tôi ngụp lặn dưới nước uống no bụng cho đến một khoảng xa cha tôi mới vớt được. Hú hồn! tưởng tiêu mạng!  Kỷ niệm trong đời một lần thật khó quên để mỗi lần Tết đến là nhớ mà lòng thì man mác cảm thấy ấm lại . Những năm sau đó, đã trưởng thành tôi tự mình đi chặt tre thay cha và vác gọn cây tre từ nương rẩy về nhà. Bây giờ  chỉ cho mấy đứa con để chúng biết và thực hiện hằng năm.

 

          Tôi cẩn thận mua một số phong bì đỏ, những tờ một đồng, năm đồng mới xếp vào để dành lì xì cho con cháu của mình và của những người thân quen bạn bè khi chúng nó mừng tuổi, không có là không được.  Phòng thờ phượng  tôi treo đèn kết hoa, treo nhiều câu đối từ trong ra ngoài, có những câu tôi thích nhất‘’ Tân niên hạnh phúc bình an tiến  - Xuân nhật vinh hoa phú qúi lai’’. Hoặc‘’Thiên tăng tuế nguyệt, nhân tăng thọ - Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường’’. Nhìn qua ngó lại, sửa tới sửa lui, cái nào không ưng ý vứt bỏ, mua mới thay vào. Các tủ thờ bằng gỗ gụ tôi đánh dầu cho lên nước bóng trông như mới.

 

          Trong lúc ấy thì nhà tôi lo chuyện bánh mứt. Nào gừng, bí, dừa, khoai củ, me sống me chín, hạt sen, cà chua, chùm ruột...nhiều thứ. Theo lệ từ ngày qua Mỹ cứ đến mùng mười tháng chạp, sau khi ở tiệm nails về, nhà tôi quy tụ ba cô con gái và hai nàng dâu  đến nhà làm bánh mứt suốt đêm. Đứa nào lười bà chì chiết một trận nên thân còn có thể cúp phần bánh mứt Tết, nên chẳng đứa nào dám vắng  hoặc lười. Bà nhà tôi nghĩ rằng phải chỉ dẫn chúng nó thành thạo không thì hỏng hết. Mai mốt mình theo ông theo bà về bên kia, tụi nó chỉ còn cách ra tiệm xách về mà ăn. Bánh mứt bán ngoài chợ đâu có ngon bằng nhà làm. Không phải cứ nói ở Mỹ cái gì cũng không biết rồi lơ là cho qua ngày là không được, đánh mất nề nếp, quên cội quên nguồn. Qua nhiều lần tập tành nữ công gia chánh, mỗi khi xáp lại, con cái vẫn cứ quên tuốt tuột, ríu ra ríu rít hỏi tới hỏi lui, cái này phải rim như thế nào, món kia phải xắc gọt ra sao, trông rất ư là buồn cười và tội nghiệp, mà lắm lúc cũng bực mình.

 

          Tôi dọn dẹp vật dụng phòng ăn  dành chỗ cho mấy mẹ con sản xuất bánh mứt ăn Tết. Nhu cầu bánh mứt mỗi năm cần nhiều mới đủ chia chát biếu xén làm quà đầu Xuân. Tôi phải nối thêm vài ngọn đèn cho sáng, bắt thêm quạt để giải tỏa sức nóng trong mấy lò than hồng. Mỗi người phận sự vừa làm vừa pha trò cười nói thật vui, thật nhộn. Nhạc Xuân tiếp nối bản này đến bản khác trong không khí đầm ấm gợi nhớ những mùa Xuân an bình xa xưa của miền Nam thuở trước. Nhà tôi vừa làm vừa chỉ bảo xem xét từng đứa chẳng khác gì một lớp học nữ công gia chánh. Phần tôi lăng xăng vòng ngoài nếu cần gì là tôi tiếp sức. Đến mười hai giờ khuya mới ngưng tay, con cái trở về nhà nghỉ ngơi, sáng mai đi làm rồi tối hôm sau lại tiếp tục.

 

 

Xong vụ bánh mứt lại đến dưa món, củ kiệu, củ cải bỏ mắm, ngọt có mặn có, thịt heo bỏ mắm, nem chua, giò lụa, giò thủ...nhiều món, món nào cũng hấp dẫn khẩu vị theo truyền thống ngày Tết. Tôi hãnh diện bà nhà tôi món gì cũng làm được, và thành thạo. Vì vậy, Tết đến gia đình tôi chưa bao giờ mua sắm thực phẩm bánh trái có sẳn ở  các chợ, cứ theo cách xưa bày nay vẻ vừa ngon, vừa không tốn kém nhiều..

 

          Tôi nhớ cái Tết đầu tiên trên xứ này cách đây hơn hai mươi năm vừa mới chân ướt chân ráo đặt chân xuống xứ người, tất cả đều xa lạ, nhưng vợ chồng tôi vẫn cố tạo được không khí Tết rất vui trong gia đình. Từ đó, như một thói quen đã giữ được để phát triễn, bổ sung trở thành nề nếp trong gia đình tôi. Tôi lo ngại con cháu của mình sẽ phải bị bỏ quên những gì ngày xưa ông bà truyền lại để rồi chỉ biết thưởng thức thực phẩm theo khẩu vị người dân bản xứ. Ăn hotdog lại khen ngon hơn chã giò, ăn sandwitch, hamberger lại cho là hạp khẩu vị hơn bánh chưng, bánh toét, bánh dầy...của người Việt Nam đã có, thật nguy hiểm cho nét đẹp văn hóa của người Việt Nam có cơ hội lãng quên  trên đất tạm dung.

 

          Ngày 23 tháng chạp theo tục lệ tôi cúng đưa ông Táo về trời, cho dù ở Mỹ không có bếp củi với ba ông Táo bằng đất, bằng gạch đá, mà chỉ có bếp gaz, bếp điện, nhưng ông Táo vẫn hiện diện trong nhà ghi chép mọi việc lành dữ, đến cuối năm về tận thiên đình tấu trình Ngọc Hoàng thượng đế. Tôi sắm đủ lễ áo mão cân đai, hương hoa trà quả đưa tiển ông Táo. Đến chiều hăm ba tôi đặt bàn trước nhà bày biện lễ vật lâm râm khấn vái tiễn đưa ông Táo về trời sợ trễ giờ giấc để kịp chầu Ngọc Hoàng tâu trình sự việc thế gian đồng thời cũng xin ông phù hộ những điều lành trong gia đạo.

 

          Sau lễ tiển đưa ông Táo không khí Tết trong gia đình tôi càng thêm rộn ràng trong từng ngày cuối năm. Bà nhà tôi lại bắt đầu làm bánh cốm. Bánh cốm rất đơn sơ không tốn phí nhiều tiền, nhưng là loại thực phẩm cổ truyền phải có để đôm lên bàn thờ trong ngày đầu Xuân. Trong năm tôi đã đặt mua những thùng nếp vỏ để sẳn. Công việc cũng tốn công và mất khá nhiều thì giờ được giao mấy cậu trai, và rễ lo.  Cốm đóng xong mang ra phơi nắng, dùng giấy ngũ sắc gói từng viên trông rất đẹp mắt. Cốm được xếp từng lớp vào  khay lớn đặt trên bàn thờ trông rất ư là đậm đà truyền thống Việt. Sau Tết ra giêng số cốm mới khởi sự tiêu thụ là món nhâm nhi lai rai với chén trà ướp sen nóng thật là tuyệt diệu trong suốt những tháng sau đó mới hết. Ngồi nhâm nhi chén trà nóng, hương vị cốm phảng phất gừng thơm, dư âm mùa Xuân quê hương vẫn còn đậm đà nguồn cội. Tôi mĩm cười tự hào chắc gì người dân bản xứ có mà thưởng thức món  truyền thống đơn sơ này. Ta vẫn hơn người ở cái bản sắc dân tộc rất riêng tư của mình.

 

         

 

Ngày hai mươi tám Tết, bà nhà tôi và các con đóng cửa các tiệm nails, nghỉ nhà bắt đầu gói bánh chưng, bánh tét, bánh nậm, làm giò thủ, giò lụa.... Món nào nhà tôi đều làm nhiều, con cháu đông, cả bạn bè thân thích. Hai đêm gói bánh, làm giò...là hai đêm vừa vui vừa mệt cho ngày Tết. Vợ chồng con cái dâu rễ thức trắng. Đến nửa đêm mới bắt đầu nấu bánh. Phía sau nhà từ lâu tôi dành ra một khoảng đất trống có xây tường cao bao quanh ba mặt làm nơi nấu bánh, giết gà vịt mỗi lần Tết đến. Tôi xây những lò nấu chìm dưới đất, đặt ba thùng lớn để nấu bánh suốt đêm ngày do con trai, con rể trông nom.

 

          Thực ra nếu chỉ có hai vợ chồng già mà làm thì xin chào thua nếu không có lũ con phụ giúp. Ngày xưa năm nào tôi cũng được cha tôi giao phó canh thùng bánh tét bánh chưng đang nấu sôi ùn ục trên bếp. Ngày đó, nấu bánh trong đêm ba mươi thì thật là vui không như bây giờ, vì nhà trên nhà dưới, láng giềng kế cận đều cùng nấu bánh một lúc. Năm nào cũng thế, dưới bầu trời không trăng sao, tối đen như mực, tôi lăn xăn châm nước, châm củi. Nhìn bếp lửa bập bùng cháy sáng, lòng thầm ước mơ trời mau sáng để được mặc bộ quần áo mới mà tôi cứ ngắm nghía săm soi gần tháng qua khi mẹ tôi mua ở chợ về. Tôi sẽ có nhiều tiền lì xì đi đánh bầu cua, chơi tài xĩu, đặt xóc dĩa ở đầu làng, hoặc ở ngoài thềm chợ. Tôi hên trúng được nhiều tiền trong ba ngày Tết, nhưng khi mấy thằng bạn thân cùng lứa hỏi mượn tôi sẳn sàng, mà không bao giờ được chúng trả lại. Rốt cuộc không còn gì cả. Tiền lì xì năm nào cũng nhiều, nhưng mất sạch, cũng vì mình ngu ngơ khờ khạo. Tuổi nhỏ dại khờ hết sức!

 

          Sáng ngày ba mươi Tết, con cháu lớn nhỏ tề tựu tại nhà đông đủ không thiếu đứa nào. Cảnh nhà vô cùng rộn rịp trong không khí sum họp gia đình. Không khí Tết, hương vị mùa Xuân  ấm áp  trong ngôi nhà, mặc dù bên ngoài trời đang rét buốt. Trong khu xóm tôi ở hôm nay quang cảnh vẫn chìm lắng tĩnh mịch giữa những gia đình người bản xứ trong cuộc sống thường ngày, đâu có gì là mùa Xuân, là hương vị Tết như đang diễn ra trong gia đình tôi.

                                                                                                     

          Con trai, con rễ xúm xít phía sau nhà nấu nưóc sôi làm gà vịt. Tiếng vịt kêu oang oác, tiếng gà khò khẹt òng ọc, đập cánh xoành xoạch. Tôi nhắc nhở các con nên kín đáo đừng để hàng xóm thấy cảnh giết gà vịt họ có thể than phiền. Con gái con dâu theo mẹ vào bếp lo việc nấu nướng. Công việc nhà bếp tết nào cũng vậy bà nhà tôi điều động từ A đến Z. Bà cứ than phiền '':Các con nấu thức ăn Mỹ thì không chê vào đâu được, mà thức ăn Việt cứ quên đầu quên đuôi. Tụi bay phải cố gắng mà tập mà nhớ để còn phải lo cho gia đình sau này''. Phòng ăn phòng bếp liền nhau rộng thênh thang mấy mẹ con bày biện mọi thứ rau củ, thịt thà mắm muối...tràn lan trên nền nhà....Kẻ xắc người gọt, kẻ chiên người xào...lăn xăn lít xít...Cá thịt xào nấu bốc lên nghe thơm phức hấp dẫn lạ đời, giữa tiếng cười, tiếng nói, tiếng la hét ồn ào của đàn cháu nội, cháu ngoại chạy nhảy, dành nhau đồ chơi từ phòng này đến phòng khác. Được dịp chúng tụ họp gần nhau thân thiện trong tình máu mủ, biết nhau, này là anh, là chị, là em trong cùng tộc họ của thế hệ sinh sau.

         

 

 

Xong chuyện gà vịt, mấy cậu trai quây quần trong nhà lưới phía sau nhâm nhi ly cà phê, thuốc lá, hoặc lai rai lon bia tán dóc và chờ đợi công việc. Tôi phân công từng đứa chỉ dẫn công việc bày biện thực phẩm bánh mứt lên trên những bàn thờ. Bàn thờ phía nội, bàn thờ phía ngoại, bên vợ... chỗ nào phải xếp món gì cho đúng cách đúng lễ để chúng hiểu công việc sau này mà làm.

 

          Đến trưa công việc bếp núc tạm xong, mọi người thay đổi quần áo tươm tất chuẩn bị cúng rước ông bà. Tôi lên áo dài khăn đóng thật chững chạc, lòng thực sự rộn ràng niềm vui tiển đưa năm cũ, đón mừng năm mới. chuẩn bị cung nghinh hương linh ông bà . Trước bàn  thờ, tôi lên đèn, đốt trầm hương, châm rượu châm trà,  và trịnh trọng đứng uy nghiêm trước bàn thờ lâm râm khấn vái. Những lời khấn có lớp lang, từng ngôi thứ trong dòng tộc trước sau mà tôi đã được cha tôi truyền lại ngày trước. Xong việc, tôi quỳ lạy, rồi đứng uy nghiêm hầu cận bên cạnh bàn thờ chính, đèn nến sáng choang, khói hương nghi ngút. Lần lượt bà nhà tôi, con cháu đứa lớn đứa nhỏ đều tiến lên quỳ lạy thật nghiêm chỉnh, trịnh trọng với tấm lòng tôn kính nhớ ơn. Lòng tôi hãnh diện trước vong linh tổ tiên ông bà cha mẹ như đang hiện diện trên bàn thờ ngắm nhìn đàn con cháu sum họp đông đủ trong ngày cuối năm. Giờ này trưa ba mươi Tết xứ người, nhưng tại Việt Nam mọi người đang hân hoan đón giao thừa. Hình ảnh mùa Xuân trên khắp mọi nẽo đường Đất Nước quê tôi lại lần nữa chiếm lĩnh tâm hồn  với bao cái Tết an bình thịnh trị một thời.

 

          Bên ngoài sân các con tôi bắt đầu dựng nêu, đốt pháo. Tiếng pháo nổ ran chát chúa liên hồi mang đến niềm vui mới trong cảnh vật Đất Trời giao hòa, xua tan sự yên tĩnh trong khu vực gia cư. Lá cờ vàng ba sọc đỏ, biểu tượng tự do, dân chủ của người Việt tha hương đang phất phới trong gió dưới chóp ngọn nêu. Xác pháo đỏ rải rác đầy sân, lũ cháu ùa ra lượm pháo rơi, châm lửa đốt nổ đì đùng, thích thú cười vui. Tôi vẫn đứng hầu cạnh bên bàn thờ chính, thỉnh thoảng châm trà, châm rượu vào ly tách trên các bàn thờ.

 

          Ba ăn trong ngày tất niên của gia đình tôi diễn ra trong khung cảnh sum họp  đậm đà thi vị, và hạnh phúc. Đang ăn, thằng cháu nội mười tuổi xà vào lòng tôi nheo mắt cười nói :

          - Cháu thích ở với ông Nội bà Nội hè. Ở đây vui lắm Nội à. Lúc nãy Nội cúng ai vậy hả Nội?

          - Nội cúng ông bà Cố của cháu.

          - Ông bà Cố ở đâu vậy Nội?

          - Ở Việt Nam.

          - Ông bà Cố có qua Mỹ không Nội?

            Tôi nói đùa với đứa cháu :

          - Ông bà Cố vừa qua Mỹ rồi đó.

          - Đi bằng gì? Máy bay hả? Sao Nội không ra phi trường đón ông bà Cố hả Nội?

 

            Nghe thằng cháu nội thỏ thẻ, cả nhà phát cười nôn ruột. Ý nghĩ bộc trực thật ngộ nghĩnh của thằng cháu khiến tôi suy nghĩ mình ở đâu là ông bà ở đó, nên việc thờ phượng làm con làm cháu phải tròn bổn phận.

 

          Chiều ba mươi Tết cúng kính, ăn uống thật là vui đáo để. Xong cuộc con cháu đứa nào đứa nấy về nhà sau khi nhận lảnh các phần quà Xuân do bà nhà tôi phân phối đồng đều. Tôi chỉ định một cặp vợ chồng trong số các con được hạp tuổi, sáng mai mùng một Tết phải đến sớm xông đất, xông nhà đầu năm lấy hên.

 

          Hăm ba tháng chạp đưa ông Táo về trời, chiều ba mươi Tết tôi phải sắm lễ đón  ông Táo từ trời về nhà. Trong lúc đó, bà nhà tôi lo nấu chè để cúng giao thừa. Tết nào cũng vậy, ngoài bánh trái thịt cá hoa quả bà nhà tôi phải nấu một nồi chè để cúng vào mỗi buổi chiều những ngày đầu Xuân. Cứ mỗi ngày là bà nấu một loại chè. Chè trôi nước, chè hoa cau, chè thưng, chè cốm, chè hạt dẻ.... Mỗi loại chè có một hương vị riêng thật hấp dẫn khẩu vị, mà mấy đứa con của tôi mỗi lần ăn, khen ngon và cố gắng bắt chước mẹ làm cho bằng được. Ngày Tết thiếu chén chè trên bàn thờ là một thiếu sót,  ca dao có câu " trông mau tới Tết dựng nêu ăn chè", đúng là xưa bày nay vẻ để giữ nề nếp.

 

          Đêm ba mươi Tết tôi chăm lo đèn nhang bàn thờ, đi ra đi vào, cắn hạt dưa, phì phèo điếu thuốc lá...ngắm nhìn bầu trời cuối năm để chờ đến giờ cúng giao thừa, tống cựu nghinh tân, đón chào năm mới. Đêm trừ tịch lặng lẽ, thầm kín. Bầu trời tối đen, sâu thẳm. Tôi tiếp nối những mùa Xuân an bình ngày trước trên vùng đất tạm dung với gia đình và bè bạn. Tôi biết rằng giờ này hương vị mùa Xuân quê hương đã trở về với những gia đình người Việt lưu xứ đang sống rải rác khắp nơi trên quả địa cầu. Bất giác, tôi nhớ đến mấy câu thơ của  nữ sĩ Hồ Xuân Hương và ngâm khe khẻ:

 

Tối ba mươi khép cánh cửa càn khôn

Ních chặt lại kẻo ma vương đưa qủy tới

Sáng mùng một, lỏng tay Tạo hóa

Mở cửa ra, cho thiếu nữ đón Xuân vào!

(Hồ Xuân Hương)

                   

 

Sáng mùng một Tết tôi thức dậy sớm trong một tâm trạng tươi vui đổi mới để chào đón ngày đầu năm âm lịch. Bà nhà tôi lo bánh mứt xếp lên bàn thờ cúng đầu năm. Vợ chồng tôi hân hoan chờ con cháu đến chúc Tết, lì xì, mừng tuổi...Sau đó là  cả gia đình đến nhà Thờ mừng tuổi Chúa, đi thăm viếng bạn bè, chúc Tết lẫn nhau. Những ngày kế tiếp lại cúng kính, ăn uống, chúc tụng, thăm viếng, chơi bài bạc giữa con cháu trong gia đình thâu đêm suốt sáng thật hào hứng, trút bỏ sau lưng bao nổi mệt nhọc với đời của ngày tháng năm cũ. Ngày mùng bảy Tết cúng hoàn tất và làm lễ hạ nêu.

 

 

          Gia đình tôi xong một cái Tết tha hương mặc dù còn rất nhiều thiếu sót ,nhưng có còn hơn không để gìn giữ lưu truyền những nét sinh hoạt văn hóa tốt đẹp của dân tộc không bị mai một, vắng bóng trên xứ người. Gia đình tôi ăn Tết xứ người gọn gàng đơn giản như thế, để rồi sau đó tiếp tục vật vã với cuộc sống, mà chuẩn bị cái Tết năm sau hoặc năm sau nữa tại quê nhà trong bối cảnh đất nước yên bình, tự do

 


   

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23127
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Jan/2023 lúc 7:01am

Câu Chuyện Về Loài Mèo - Phản Ứng Dễ Thương | VIE Documentaries   <<<<<<

Đặc%20điểm%20và%20ý%20nghĩa%20của%20hình%20tượng%20con%20Mão%20%28Mèo%29%20trong%20văn%20hóa%20dân%20gian%20-%20%20Xưởng%20Gốm%20Sứ%20Việt%20-%20Sản%20Xuất%20Gốm%20Sứ%20Theo%20Yêu%20Cầu



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Jan/2023 lúc 7:07am
Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 9 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.188 seconds.