Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: Vườn TÂM LINH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 9 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 06/Mar/2014 lúc 7:21pm


Vị sư viên tịch mà trông như còn sống

Monday, December 2, 2013 23:34

0
Vào ngày 10, tháng 9, năm 2002 đã diễn ra việc khai quật cơ thể của vị trưởng giáo Lạt-ma Hambo Itigelov qua đời vào năm 1927 trước sự chứng kiến của người thân, quan chức chính quyền và các chuyên gia ở khu nghĩa trang gần thành phố Ulan Ude (Liên Bang Nga).


Thông tin này đã được truyền rộng trên truyền thông của Nga về vị Lạt-ma Buryat (sau này gọi là Hambo Itigelov ), người đã được khai quật từ một ngôi mộ vào đầu thế kỷ 21. Ngôi mộ này gồm một hộp gỗ và trong đó có đặt một vị sư Lạt-ma ngồi xếp bằng ở thế kiết già. Cơ thể của ông được bảo quản nguyên vẹn như thể nó đang được ướp xác. Cơ bắp và da của ông vẫn còn mềm mại, các nếp nhăn vẫn còn. Cơ thể ông được bao bọc bằng một bộ quần áo bằng vải lụa.
Vị trưởng giáo Lạt-ma Hambo Itigelov khá nổi tiếng trong lịch sử nước Nga. Ông học ở Anninsky Datsan (Đại học Phật giáo ở nước cộng hòa Buryatia, ngày nay chỉ còn lại di tích) và đã đạt được bằng y học và triết học (bản chất của sự vô vi), ông đã biên soạn quyển từ điển bách khoa dược. Vào năm 1911, Itigelov trở thành vị Lạt Ma Hambo (người đứng đầu nhà thờ ở Nga). Trong suốt thời gian từ năm 1913 đến 1917, ông tham gia nhiều hoạt động xã hội cùng với Sa hoàng, ông được mời đến trong dịp kỷ niệm 300 năm của dòng họ Romannov, và Nikolai II trao giải thưởng St. Stanislav cho ông vào ngày 19 tháng 3 năm 1917.
Trong suốt Đệ Nhất thế chiến, ông Hambo Itigelov sáng lập ra tổ chức “Các anh em Buryat”. Ông đã giúp quân đội bằng tiền, thức ăn, quần áo, thuốc men, ông cũng xây dựng các bệnh viện có các vị bác sỹ Lạt ma để cứu các thương binh. Chính vì điều đó, ông nhận được giải thưởng St. Anna và các giải thưởng khác. Vào năm 1926, ông Hambo Itigelov đã khuyên các vị sư rời khỏi nước Nga bởi vì “giáo lý đỏ đang đến” (chỉ chủ nghĩa cộng sản – ND), tuy nhiên bản thân ông thì không bao giờ rời khỏi nước Nga. Năm 1927, khi ông 75 tuổi, ông nói với các vị Lạt-ma chuẩn bị thiền định vì ông sắp viên tịch. Các vị Lạt Ma đã không đồng ý tham gia vì ông vẫn còn sống. Khi Itigelov bắt đầu ngồi thiền một mình, các vị Lạt Ma đã tham gia cùng ông và ông viên tịch ngay sau đó.
Ông Hambo Itigelov đã để lại bản di chúc nói rằng hãy chôn ông ở tư thế kết già trong một hộp gỗ cây tùng ở một nghĩa trang truyền thống. Ngoài ra, một điểm hết sức thú vị đó là: bản di chúc còn nói hãy khai quật mộ ông vào khoảng thời gian nhiều năm sau đó. (Điều đó có nghĩa là ông biết được cơ thể của mình sẽ được bảo quản). Sự việc này xảy ra vào năm 1966 và năm 1973 các nhà sư e ngại không dám nói với mọi người về điều đó, bởi vì chế độ Cộng Sản đang bóp nghẹt tôn giáo trong xã hội vào thời đó. Chỉ vào năm 2002, cơ thể của ông được khai quật và chuyển đến tu viện Ivolginsky Datsan (nơi thường trú của vị Lạt-ma Hambo Itigelov). Cơ thể của ông được kiểm tra chặt chẽ bởi các nhà sư, các nhà Khoa học và các nhà bệnh lý học.
Kết quả giám định cơ thể của ông như sau: Cơ thể đã được bảo quản rất tốt, toàn bộ cơ bắp và các tế bào không hề có dấu hiệu của sự phân hủy, khớp và da vẫn còn mềm. Điều thú vị là cơ thể của ông chưa bao giờ được ướp tươi cũng như ướp xác.
Hai năm sau đó, cơ thể ông được trưng bày để mọi người đến chiêm ngưỡng, không hề có một chế độ bảo quản bằng nhiệt độ hay độ ẩm nào. Không ai biết vì sao mà cơ thể ông được giữ nguyên vẹn như thế.
Trong kinh điển Phật giáo có miêu tả về hiện tượng này, tức là cơ thể của các vị sư có thể đạt được trạng thái “bất hoại” thông qua phương pháp tu luyện thiền định. Nhưng điều này chưa bao giờ được chứng thực. Và giờ đây điều này là một minh chứng rõ ràng.




mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 15/Mar/2014 lúc 9:43pm


Hãy là một chiếc lá

- Có một chàng thanh niên kia buồn bã tìm đến một vị thiền sư hỏi rằng:
“Thưa sư phụ, có những lúc con tưởng chừng như cuộc sống và con người muốn nhận chìm con,
vậy những lúc như thế con phải làm gì ạ?”

- Vị thiền sư không nói gì, đi lấy 2 cái thùng, một thùng có nước và một thùng trống không,
rồi người thả chiếc lá vào cái thùng không đó, đoạn người xách chiếc thùng đầy nước
kia từ từ đổ vào cái thùng có chiếc lá. Chiếc lá bị nước đổ vào cuốn xoáy trong nước,
nhiều lần cứ lặn hụp như thế, nhưng khi nước đã đổ vào đầy hết,
thì chiếc lá vẫn lặng lẽ trôi ung dung trên mặt nước.

- Rồi người chỉ vào chiếc lá trong thùng nước và ôn tồn nói:
"Con thấy đấy, nếu con biết thả tâm của mình nhẹ nhàng như chiếc lá này,
thì dù mọi thứ có chuyển biến nghiệt ngã đến đâu cũng không thể nào nhận chìm con được.”

Hóa thành một chiếc lá rơi
Sống mà được thế thảnh thơi, nhẹ nhàng..


(*__*)

Photo:%20TẬP%20NHẸ%20NHÀNG%20NHƯ%20CHIẾC%20LÁ%20%20%20-%20Có%20một%20chàng%20thanh%20niên%20kia%20buồn%20bã%20tìm%20đến%20một%20vị%20thiền%20sư%20hỏi%20rằng:%20“Thưa%20sư%20phụ,%20có%20những%20lúc%20con%20tưởng%20chừng%20như%20cuộc%20sống%20và%20con%20người%20muốn%20nhận%20chìm%20%20con,%20vậy%20những%20lúc%20%20như%20thế%20con%20phải%20làm%20gì%20ạ?”%20%20%20-%20Vị%20thiền%20sư%20không%20nói%20gì,%20đi%20lấy%202%20cái%20thùng,%20một%20thùng%20có%20nước%20và%20một%20thùng%20trống%20không,%20rồi%20người%20thả%20chiếc%20lá%20vào%20cái%20thùng%20không%20đó,%20đoạn%20người%20xách%20chiếc%20thùng%20đầy%20nước%20kia%20từ%20từ%20đổ%20vào%20cái%20%20%20thùng%20có%20chiếc%20lá.%20Chiếc%20%20%20%20lá%20bị%20nước%20đổ%20vào%20cuốn%20xoáy%20trong%20nước,%20nhiều%20lần%20cứ%20lặn%20hụp%20như%20thế,%20nhưng%20khi
%20nước%20đã%20đổ%20vào%20đầy%20hết,%20thì%20chiếc%20lá%20vẫn%20lặng%20lẽ%20trôi%20ung%20dung%20trên%20mặt%20nước.%20%20%20-%20Rồi%20người%20chỉ%20vào%20chiếc%20lá%20trong%20thùng%20nước%20và%20ôn%20tồn%20nói:%20


(ST)

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 17/Mar/2014 lúc 10:56pm

1 Giây Trước Khi Chết
Con Người Rút Cuộc là Sẽ Nhìn Thấy gì?

 10 Thể Nghiệm Thần Kỳ Nhất

人臨死前1秒究竟會看到甚麼?十大神奇體驗(網路圖片)
(Ảnh Internet)

Tiến sĩ Raymond Moody, nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ đã nghiên cứu 150 trường hợp trải qua trạng thái “chết lâm sàng” sau đó hồi sinh trở lại. Sau khi tập hợp những nghiên cứu trong vài thập kỷ ông đã xuất bản cuốn “Hồi ức về cái chết” nhằm giúp con người vạch ra chân tướng của cái chết. Có một sự tương đồng không thể xem nhẹ trong lời kể của những người đã “trải nghiệm cận kề cái chết” này, đại khái có thể quy về mười điểm sau:

1. Biết rõ về tin mình sẽ chết – Họ tự mình nghe thấy bác sĩ hoặc người khác có mặt tại nơi đó tuyên bố rõ ràng về cái chết của mình. Anh ấy sẽ cảm thấy cơ thể trở nên yếu ớt đến cùng cực.

2. Trải nghiệm niềm vui ” Trải nghiệm cận kề cái chết ” ban đầu sẽ có cảm giác yên bình và thanh thản, khiến con người thấy vui sướng. Đầu tiên sẽ cảm thấy đau, nhưng nỗi đau này chỉ lóe lên rồi qua đi, sau đó sẽ thấy mình lơ lửng trong một không gian tăm tối, một cảm giác dễ chịu mà chưa từng được trải nghiệm bao bọc lấy anh.

3, Âm thanh kỳ lạ – Khi “sắp chết”, hoặc lúc “chết đi” khi có một âm thanh kỳ lạ bay tới. Một phụ nữ trẻ cho biết cô nghe đã thấy một giai điệu giống như một khúc nhạc và đó là một khúc nhạc tuyệt vời.

4, Tiến nhập vào lỗ đen – Có người phản ánh rằng họ cảm giác bất ngờ bị kéo vào một không gian tối. Họ bắt đầu có cảm giác, giống như một khối hình trụ không có không khí, cảm giác như một vùng quá độ, vừa là đời này, vừa là một nơi xa lạ nào khác.

5, Linh hồn thoát xác – Chợt thấy mình đang đứng ở một nơi nào đó ngoài cơ thể mình, quan sát cái vỏ thân người của mình. Một người đàn ông chết đuối nhớ lại anh đã tự mình rời khỏi cơ thể, đơn độc trong một không gian, thấy mình tựa giống một chiếc lông.

6. Ngôn ngữ bị hạn chế  - Họ dùng hết sức mình để nói cho người khác biết hoàn cảnh khó khăn của mình nhưng không ai nghe thấy lời họ nói. Một người phụ nữ nói rằng: Tôi đã cố gắng nói chuyện với họ, nhưng không ai có thể nghe thấy.

7, Thời gian như biến mất – Trong trạng thái thoát xác, cảm giác về thời gian như biến mất. Có người hồi tưởng lại rằng trong khoảng thời gian đó anh đã từng ra vào cơ thể mình rất nhiều lần.

8. Các giác quan vô cùng nhạy cảm – Thị giác và thính giác nhạy cảm hơn trước. Một người đàn ông nói rằng ông chưa bao giờ nhìn rõ đến như vậy. Trình độ thị lực đã được nâng cao đáng kinh ngạc.

9. “Người” khác đến đón – Lúc đó xung quanh xuất hiện một người “Người” khác. “Người” này hoặc là tới giúp họ quá độ tới đất nước của người chết một cách bình yên, hoặc là tới nói với họ rằng hồi chuông báo tử vẫn chưa vang lên, cần quay về trước đợi thêm một thời gian nữa.

10. Nhìn lại kiếp nhân sinh – Lúc này người trong cuộc sẽ nhìn lại toàn cảnh bức tranh cuộc sống đời mình. Khi bản thân họ mô tả lại thời gian ngắn ngủi giống như “cảnh nọ nối tiếp cảnh kia, chuyển động theo trật tự thời gian các sự việc xảy ra, thậm chí các bức ảnh nối tiếp nhau, một vài cảm giác và cảm xúc đều như được thể nghiệm lại một lần nữa.

Raymond Moody là một học giả và  khoa học gia nổi tiếng thế giới, ông lần lượt giành được hai học vị tiến sĩ về triết học và y học. Ông nghiên cứu sâu về lý luận học, logic học  và ngôn ngữ học, sau đó ông lại chuyển hướng đam mê sang nghiên cứu  y học, và  quyết tâm trở thành một học giả về bệnh tâm thần. Trong khoảng thời gian này ông chú ý đến hiện tượng về trải nghiệm cận kề cái chết, sau đó ông bắt đầu thu thập dữ liệu cho công trình  nghiên cứu, cuốn “Hồi ức về cái chết ” chính là kết quả mấy chục năm miệt mài nghiên cứu của ông.
Từ khi cuốn sách “Hồi ức về cái chết” ra mắt từ năm 1975, nó đã đạt mức doanh thu kỷ lục toàn cầu với hơn 100 triệu bản, chỉ riêng tại Đài Loan đã tiêu thụ 13 triệu bản và được biết đến như một siêu phẩm bán chạy nhất. Cuốn sách đã thay đổi khái niệm về sự sống và cái chết của những người bình thường, đưa nghiên cứu “Trải nghiệm cận kề cái chết” vào một bước ngoặc mới, chính thức xâm nhập vào tầm nhìn giới y học phương Tây chủ lưu.
Nhằm khích lệ thành quả nghiên cứu khoa học nhiều năm qua và nỗ lực không mệt mỏi cho việc phổ cập công việc, năm 1988 ông đã được trao ” Giải thưởng chủ nghĩa nhân đạo Thế giới ” tại Đan Mạch.


Raymond Moody

  • Raymond A. Moody, Jr. is a psychologist and medical doctor. He is most famous as an author of books about life after death and near-death experiences, a term that he coined in 1975 in his best-selling book Life After Life.
  • en.wikipedia.org

Timeline

1975: He is most famous as an author of books about life after death and near-death experiences (NDE), a term that he coined in 1975 in his best-selling book Life After Life.
1975: Reflections on life after life written by Raymond Moody was first published in 1975.
1976: In 1976, he was awarded an MD from the Medical College of Georgia.
1993: In an interview in 1993, Moody stated he was placed in a mental hospital by his family for his work with mirror gazing.



mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 17/Mar/2014 lúc 10:58pm

Hiện tượng “thoát xác”
***
Họ cảm thấy như mình đang bay ra ngoài cơ thể hay nhìn thấy những kỷ niệm trong đời mình xuất hiện liên tiếp như một cuốn phim.

“Thoát xác” là hiện tượng con người cảm thấy nhận thức tách ra khỏi cơ thể sống, thậm chí có thể quan sát thấy cơ thể chính mình từ một điểm nhìn khác. Không chỉ xuất hiện trong truyền thuyết, trải nghiệm “thoát xác” từng được ghi nhận ở nhiều bệnh nhân và trở thành mối quan tâm của các nhà khoa học. 
 
Lời kể của nhân chứng
 
Năm 1991, nữ ca sĩ người Mỹ - Pam Reynolds tiến hành phẫu thuật não sau khi được chẩn đoán mắc căn bệnh hiểm nghèo. Trong suốt quá trình phẫu thuật, Pam ở trong trạng thái chết lâm sàng khi máu được rút hết ra khỏi bộ não khiến não cô hoàn toàn không hoạt động. 
Khi tỉnh lại, Pam kể, cô đã rời khỏi cơ thể và nhìn thấy hình ảnh mình đang được các bác sĩ tiến hành phẫu thuật.
 
giai-thich-bi-an-hien-tuong-thoat-xac
Người thoát xác có thể nhìn thấy cơ thể mình từ trên cao.
 
Cô nhớ một y tá đã thốt lên trong lúc phẫu thuật, mạch máu ở chân phải của cô quá nhỏ để cắm máy chạy tim, phổi hay nhìn thấy dụng cụ giống hình bản chải đánh răng mà các bác sĩ dùng để mở hộp sọ, thứ mà cô chưa từng nhìn thấy trong đời.  
Những lời của Pam hoàn toàn đúng và khiến các bác sĩ vô cùng sửng sốt. Pam kể, cô thấy mình bị cuốn về một con đường đầy ánh sáng, nơi cô nhìn thấy người thân đã khuất của mình.
 
giai-thich-bi-an-hien-tuong-thoat-xac
 
Trường hợp “thoát xác” của Pam Reynolds là một ví dụ điển hình cho hàng nghìn mô tả về hiện tượng bí hiểm này. Các nhà khoa học cho rằng, có đến 1/10 người trong chúng ta đã trải nghiệm điều này trong đời. Hiện tượng này được ghi nhận ở những người đang ở bên bờ vực cái chết, được gọi là trải nghiệm cận tử. 
Mọi người cảm thấy như mình đang bay ra ngoài cơ thể và gặp Chúa hay người thân đã khuất. Có người còn nhìn thấy những kỷ niệm trong đời mình xuất hiện liên tiếp như một cuốn phim. 
 
Khoa học vào cuộc
 
Các nhà khoa học tạm chia “thoát xác” ra làm 2 loại: ngẫu nhiên và có chủ đích. Thoát xác ngẫu nhiên gồm những trường hợp cận tử, ngủ không sâu do tiếng ồn, căng thẳng hay bệnh tật. 
 
Thoát xác có chủ đích là việc một số người cố tình duy trì ý thức mình tỉnh táo trong khi cơ thể ở trạng thái ngủ bằng cách luyện tập mơ thực (lucid dreaming) hoặc dùng các chất hóa học gây ảo giác như ketamine, dextromethorphan hay phencyclidine.
 
giai-thich-bi-an-hien-tuong-thoat-xac
 
Vậy, bản chất của thoát xác là gì? Hiện tượng này có thể được giải thích theo 2 quan điểm khác nhau. Quan điểm thiên về tôn giáo tồn tại trong hầu hết các nền văn hóa cho rằng, mỗi người chúng ta có một linh hồn và hiện tượng “thoát xác” xảy ra khi linh hồn tách khỏi cơ thể dưới một điều kiện nào đó.
 
giai-thich-bi-an-hien-tuong-thoat-xac
Bức tranh của hoạ sĩ Hieronymus Bosch mô tả trải nghiệm cận tử với con đường ánh sáng và các thiên thần.
 
Theo truyền thuyết của Nhật Bản, sự thoát xác hay tách linh hồn xảy ra do một sự giận dữ hay thù hận ghê gớm. Trong truyện kể Genji, phu nhân Rokujo nuôi mối hận thù với phu nhân Aoi - vợ hoàng tử Genji. Hàng đêm, một phần hồn của phu nhân Rokujo tách khỏi cơ thể bà và bay đến làm hại Aoi. Người Nhật gọi hiện tượng này là ikiryo. 
 
giai-thich-bi-an-hien-tuong-thoat-xac
 
Tuy nhiên, các nhà thần kinh học và tâm lý học hiện đại có cách giải thích khác. Họ nói, “thoát xác” thực ra chỉ là ảo ảnh được tạo ra bởi tiềm thức của con người, tức là hiện tượng này không khác giấc mơ thông thường về mặt bản chất. 
 
Việc nhìn thấy thiên thần hay người thân quá cố được cho là cách tiềm thức củng cố niềm tin tôn giáo vào sự tồn tại và bất tử của linh hồn. 
 
giai-thich-bi-an-hien-tuong-thoat-xac
 
Nhà tâm lý học Susan Blackmore đề ra giả thuyết: “thoát xác” xảy ra khi bộ não của chúng ta ở vào trạng thái hoạt động nhưng mối liên hệ với các giác quan lại bị chặn đứng. 
 
Lúc đó, bộ não sẽ tự tạo ra hình ảnh hoặc sự việc không có trên thực tế. Một số trường hợp “thoát xác” kể lại, họ cũng trải qua cảm giác bị bóng đè, hiện tượng có nguyên nhân tương tự. 
 
giai-thich-bi-an-hien-tuong-thoat-xac
Thí nghiệm của Olaf Blanke về thoát xác.

Năm 2007, nhà khoa học Olaf Blanke tại Thụy Sĩ  đã mô phỏng hiện tượng “thoát xác” trong phòng thí nghiệm. Các tình nguyện viên được gắn các điện cực trên đầu và chứng kiến cơ thể người trong không gian 3D (avatar) mô phỏng chính xác từng hành động của họ. 
 
Sau một thời gian, người tình nguyện viên đã nhầm lẫn giữa cơ thể thực với avatar của chính mình. Điều này xảy ra do sự rối loạn giữa xúc giác và thị giác. Lý do này được nhiều nhà khoa học chấp nhận để giải thích hiện tượng “thoát xác”. Tuy vậy, nhiều bí ẩn xoay quanh vấn đề này vẫn còn để ngỏ. 
 
***
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 17/Mar/2014 lúc 11:00pm

Não bộ và hiện tượng “thoát xác”
***
Mới đây, các nhà khoa học thuộc ĐH Ottawa (Canada) đã công bố kết quả nghiên cứu phân tích não bộ và hiện tượng "thoát xác" này.
 
Từ lâu, hiện tượng “thoát xác” vẫn là một trong những dấu hỏi lớn đối với giới khoa học. Mới đây, các nhà khoa học thuộc ĐH Ottawa (Canada) đã công bố kết quả nghiên cứu phân tích não bộ hiện tượng này.

Xem%20não%20bộ%20khi%20"hồn%20lìa%20khỏi%20xác"%201
Hiện tượng “hồn lìa khỏi xác” nhận được sự quan tâm từ lâu của giới khoa học.
 
Theo đó, một số khu vực ở bán cầu não trái có liên quan tới điều khiển “cảm giác chuyển động” của cơ thể. Vì vậy, chúng chi phối cảm giác việc con người rời khỏi cơ thể rồi bay lên trên, tự quan sát thấy phần cơ thể của chính mình. Đồng thời nhóm nghiên cứu cũng cho rằng, hiện tượng này xảy ra ở tương đối nhiều người. 
 
Cụ thể, nhóm nghiên cứu gặp được một cử nhân tâm lý học - người quả quyết mình có khả năng tự điều khiển việc “hồn lìa khỏi xác” của bản thân ở bất cứ thời điểm nào tùy ý. 
 
Cô gái 24 tuổi cho biết, cô có thể cảm thấy hồn của mình bay lơ lửng phía trên cơ thể, xoay theo chiều ngang trên không và thỉnh thoảng còn quan sát được phần “xác” còn lại ở phía dưới, trong khi vẫn có thể cảm nhận từng giác quan trên cơ thể mình.
 
Xem%20não%20bộ%20khi%20"hồn%20lìa%20khỏi%20xác"%202
Vùng não trái điều khiển “cảm giác chuyển động” của cơ thể, chi phối hiện tượng "thoát xác".
 
Vì vậy, các nhà khoa học đã đặt hiện tượng “thoát xác” của cô vào nhóm các hoạt động diễn ra ngoài cơ thể (ECE), tương tự hiện tượng “hồn lìa khỏi xác” do xúc động mạnh hay bởi cú shock nào đó.
 
Cô gái cho biết, cô bắt đầu biết tới hiện tượng thoát xác này khi còn rất nhỏ. Hồi đó, trẻ em được yêu cầu ngủ trưa ở trường nên cô thường dùng cách này để "trốn đi chơi" và vẫn duy trì thói quen đó cho tới khi trưởng thành. 
 
Xem%20não%20bộ%20khi%20"hồn%20lìa%20khỏi%20xác"%203
 
Thậm chí, cô còn tưởng rằng, tất cả mọi người đều có khả năng này. Thế nên cô đã rất ngạc nhiên khi khám phá ra sự thật - mình là một trong số ít những người trải nghiệm hiện tượng kì lạ này.
 
Nhà khoa học Andra Smith và Claude Messier đã chụp cộng hưởng từ bộ não của cô gái 24 tuổi kể trên và kết luận, trong quá trình nghiên cứu, cô là người đầu tiên có khả năng điều khiển việc rơi vào trạng thái thoát xác của chính mình tùy ý trong khi não không có biểu hiện gì bất thường.
 
Xem%20não%20bộ%20khi%20"hồn%20lìa%20khỏi%20xác"%204
 
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, hiện tượng “thoát xác” liên quan tới việc ngừng hoạt động của vỏ não thị giác. Đồng thời, một số vùng trên não trái được kích hoạt phần cảm giác chuyển động, gây ra trạng thái khiến con người có cảm giác mình đang di chuyển, dù cơ thể thực chất vẫn nằm bất động.
 
Việc tìm kiếm người có năng lực này để tiến hành điều tra là khá khó khăn. Nhóm nghiên cứu cho rằng, hiện tượng thoát xác xảy ra ở rất nhiều người và khá phổ biến chứ không phải là dạng năng lực siêu nhiên kì bí. Chính bởi những người gặp phải lại cho rằng đây là điều “ai cũng có thể làm” nên chúng ta chưa thống kê được tỉ lệ chính xác con số đó.
 
***
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 30/Mar/2014 lúc 8:34pm

NAM TUYỀN TRẢM MÈO
QUA CÁI NHÌN NHÂN DUYÊN
Chân Hiền Tâm



Thời thiền sư Nam Tuyền …

Nhà Đông nhà Tây tranh nhau một con mèo. Nam Tuyền thấy liền đề khởi: “Nói được thì không chặt”. Chúng không nói được. Nam Tuyền chặt con mèo làm hai khúc.

Người xưa giải thích :

Hàng Tông sư một động một tịnh, một ra một vào, hãy nói ý chỉ thế nào? Câu chuyện chặt con mèo, trong tùng lâm khắp nơi bàn tán xôn xao. Có người nói: “Chỗ đề khởi liền phải”. Có người nói: “Ở chỗ chặt”. Hoàn toàn không dính dáng! Nam Tuyền nếu khi chẳng đề khởi, khắp nơi cũng tạo tác đạo lý. Đâu chẳng biết, cổ nhân có con mắt định càn khôn, có cây kiếm định càn khôn. Ông hãy nói rốt ráo là ai chặt con mèo? Chỉ khi Nam Tuyền đề khởi: Nói được tức chẳng chặt, chính khi ấy bỗng có người nói được thì Nam Tuyền chặt hay không chặt? Vì thế nói:

Chánh lệnh đương hành
Ngồi đoạn mười phương
Thoát ra xem ngoài trời
Ai là người trong ấy?

Kỳ thật đương thời vốn chẳng chặt, thoại này cũng chẳng ở chỗ chặt cùng chẳng chặt. Việc này thật biết rõ ràng như thế, chẳng ở trên tình trần ý kiến mà tìm. Nếu nhằm trên tình trần ý kiến mà tìm thì cô phụ Nam Tuyền. Chỉ nhằm trên mũi nhọn kiếm bén xem thì có cũng được, không cũng được, chẳng có chẳng không cũng được. Vì thế cổ nhân nói: “Cùng tắc biến, biến tắc thông”. Người nay chẳng hiểu biến thông, chỉ nhằm trên ngôn cú chạy. Nam Tuyền đề khởi thế ấy, không thể bảo người hạ được lời gì? Chỉ cần bảo người tự tiến, mỗi mỗi tự dụng tự biết. Nếu chẳng hiểu thế ấy, chợt dò tìm không đến. Tuyết Đậu đương đầu tụng ra:

Hai nhà đều hạng khách thiền xoàng
Khói bụi vạch tung vẫn mơ màng
Nhờ được Nam Tuyền hay hành lệnh
Một đao hai khúc mặc thiên bàn

Trích (Nam Tuyền chặt mèo – Bích Nham Lục)

Công án của người xưa không phải là chỗ có thể dùng ngôn từ để lạm bàn, cũng không phải là chỗ có thể dùng tri thức thế gian mà thấu được. Lời dẫn của công án đã ghi: “Nẻo ý chẳng đến nên khéo đề ra. Nói năng chẳng kịp phải mau để mắt. Nếu là điện xẹt sao băng, liền hay nghiêng hồ lộn núi …”. Vậy thì đâu thể dùng tri thức hiện đời mà biện được. Lời người xưa giải thich rõ ràng nhưng nếu không phải kẻ đã biết ‘rốt ráo ai là kẻ chặt mèo”, cứ theo sự ấy mà luận xa gần thì ngàn đời cũng không thể thông. Xem ra, giải thích cũng đồng không giải thích.

Công án người xưa đề khởi, kẻ hậu nhân thời nay không mấy người có phần. Song đã là Phật tử (không vì đã qui y thọ giới cũng không vì màu áo Phật tử, mà vì cái gốc của chúng ta vốn là Phật tử) nên không được phần tủy, nhất định cũng có phần da. Đâu thể không vận dụng phần da ấy làm kế sinh nhai cho một năm sắp tới, để tất cả được an khang, thịnh vượng, an lạc, hạnh phúc, như người người chúc tụng lẫn nhau, nhà nhà đều muốn như thế.

I. Phát huy trí tuệ

Tu hành rồi, lại được ở gần bậc tôn túc, vậy mà một con mèo cũng tranh nhau. Tranh, thì chặt thành hai khúc, cho mỗi bên một nửa.

Hai nhà đều là khách thiền xoàng nên không thể ngay nơi sự mà nhận được thực lý Tâm kinh đã nói: « Sắc tức thị không. Không tức thị sắc» nên mới sinh tâm tranh dành. Đã không thể ngay đó mà nhận thì chém.

Mèo còn, tranh tới tranh lui
Một khi mèo chết buông trôi dễ dàng.

Buông được, thì không trả lời tức đã trả lời.

Thứ gì đã rơi vào thế tương đãi, mà không nhận được bản chất của cái thế ấy, thì không tránh khỏi tranh nhau. Không tranh con mèo thì lại hơn thua trên lời nói. Một cử chỉ nhỏ nhiệm cũng không thoát khỏi con mắt ‘tinh vi’ của mình. Tranh quyền, tranh lợi, tranh hơn, tranh thua. Vào đạo rồi thì tranh thầy, tranh bạn, tranh đệ tử v.v… Đụng thứ gì cũng tranh là do không thấy được tính không của vạn pháp. Tổ Long Thọ nói : «Pháp do nhân duyên sinh, ta nói tức là không». ‘Pháp nhân duyên’ là tên khác của pháp tương đãi.

Sao gọi là tương đãi? Đãi, là ‘đợi’. Tương, là ‘với nhau’. Con mèo hình thành nên bào thai rồi, cũng phải đợi đủ ngày đủ tháng mới ra đời. Đợi nhau mà có như thế, nên gọi là pháp tương đãi. Thứ gì đợi nhau mà có thì Phật Tổ nói ‘không có chất thật’. Nó không phải là pháp tự dưng mà có để có thể trường tồn vĩnh viễn. Đủ duyên mới có. Hết duyên liền không. Sanh và diệt, sống và chết cũng như thế. Đó là mặt hiện tượng duyên khởi của vạn pháp. Phật Tổ ra đời cũng phải theo qui luật ấy mà đi. Chỉ khác, chư vị nhận ra được bản chất của vạn pháp, nên rằng :

Phải quấy niệm hoa rơi buổi sớm
Lợi danh tâm lạnh với mưa đêm
Mưa tạnh, hoa trơ, non vắng lặng
Chim kêu một tiếng lại xuân tàn
(Trích Phòng núi hứng khởi - Trần Nhân Tông)

Tâm phải, quấy, lợi, danh đều phải buông sạch, vậy mà Tăng Đông đường Tây đường, một con mèo vẫn còn tranh, nói sao Tổ sư không chém?

Duyên dứt, mọi thứ hóa không. Con mèo chỉ còn là đống thịt thối. Hết chỗ bám !

An khang, thịnh vượng, an lạc, hạnh phúc cũng là pháp nhân duyên. Những thứ đó không phải tự dưng mà có, cũng không phải do cầu sinh mà được. Muốn có chúng, chúng ta phải gieo nhân lành. Đủ duyên, quả tốt mới xuất hiện. Không thể chỉ vin vào những lời chúc tốt lành mà có thể hình thành những điều như thế.

Đã là pháp nhân duyên thì đủ duyên mới có, hết duyên liền không, không có gì trường viễn khi nhân duyên đã tàn. Cho nên :

Chúc nhau vui vẻ cả làng
Chúc nhau thì chúc dặn dò mấy câu
Là rằng phúc thiện chớ quên
Người người no ấm ta thời ấm no

Hạnh phúc không giựt của người
Thì ta hạnh phúc cuộc đời cũng tươi
Bố thí, ừ bố thí đi !
Là nhân thịnh vượng, đời đời khỏi lo
An khang tráng kiện là nhờ
Không sát hại vật, không thâm của người
Thương người như thể thương thân
Người xưa đã dạy khắc ghi trong lòng

Nhân duyên, nên phải gieo trồng
Nhân duyên đều đủ mới thành quả vui
Nên rằng : Nhân phải gieo hoài
Đủ duyên mới có quả vui mà dùng

Đó là những việcphải làm, cuộc sống của chúng ta mới hạnh phúc và thịnh vượng. Những nhân đó được gieo không chỉ vì mục đích mình muốn đạt được, mà phải đi kèm với từ tâm thì cuộc sống của mình mới không có nạn tai. Muốn chuyển hóa nạn tai cũng cần đến tâm từ.

II. Phát huy lòng từ

Người đàn bà và con quỉ tranh nhau một đứa trẻ. Ai cũng nhận đó là con mình. Để kết thúc việc tranh cải, phán quán cho hai người cầm một chân đứa bé mà giật. Đứa bé về phía người nào thì người đó được con. Hai người vừa bắt đầu, thì có một người buông tay. Phán quan hỏi vì sao? Người ấy khóc mà trả lời : «Nếu cứ đà ấy mà kéo, thì con của tôi sẽ phân thây mà chết. Chi bằng mất nó mà tính mạng nó được bảo tồn». Nghe vậy, phán quan cho người đàn bà nhận lại đứa trẻ.

Nhà Đông nhà Tây, chỉ cần có chút từ tâm như mẹ xót con mà buông sự tranh dành, biết đâu đã cứu được con mèo. Tiếc là, đụng vật thì bị vật dẫn, đụng ngôn từ thì bị ngôn từ dẫn, rồi cứ theo đầu lưỡi ấy mà đi, quên mất nhân duyên đưa đến việc con mèo bị chém. Có tranh dành mới có việc chém mèo. Không tranh dành thì không có việc chém mèo. Chỉ cần phá bỏ cái nhân ‘tranh giành’ thì cái quả ‘bị chém’ nhất định không xảy ra.

Lòng từ, là thứ hóa giải nạn tai rất nhiều, nhưng ít ai biết được điều đó. Khi chúng ta khởi được tâm thương xót người, thì mọi tranh oán xem như chấm dứt.

Xá Ma là đệ nhất phu nhân của vua Ưu Đà Diên. Bà là tín nữ trung thành của đức Phật và hàng thánh chúng. Bà thường hay thân cận cúng dường đức Như Lai và ca ngợi công đức của ngài hết mực. Ngược lại, đệ nhị phu nhân, vì thiếu trí tuệ nên thường bị lòng ghen ghét chi phối. Bà tâu với vua Ưu Đà Diên rằng:

- Đức Như Lai và hàng đệ tử có chỗ không chánh với phu nhân Xá Ma.

Nhà vua nghe xong, tức giận lấy cung bắn Xá Ma. Phu nhân Xá Ma thương xót vua Ưu Đà Diên, bèn nhập từ tam muội. Mũi tên vừa bắn ra đã quay trở lại dừng ngay giữ trán vua. Mũi tên ấy cháy đỏ như một khối lửa, trong rất dễ sợ. Vua bắn ra ba phát thảy đều như vậy.

Vua Ưu Đà Diên thấy sự việc, lông tóc đều dựng đứng, kinh sợ mà nói với phu nhân Xá Ma :

- Khanh là Tiên nữ hay Long nữ, là Dạ doa hay La sát?

Phu nhân Xá Ma trả lời :

- Thiếp không phải là Tiên nữ cũng không phải Long nữ hay Dạ Xoa La sát mà thiếp là đệ tử của đức Phật. Thiếp nghe đức Phật thuyết pháp, thọ trì 5 giới làm cư sĩ. Vì thương đại vương, thiếp nhập từ tam muội. Dầu đại vương sinh lòng bất thiện với thiếp nhưng do bi nguyện nên thiếp không bị tổn hại.

(Trích Pháp hội vua Ưu Đà Diên – kinh Đại Bửu Tích)

Từ , nghĩa chính của nó là ban vui. Thấy người chưa vui muốn người được vui, thấy người đã vui giúp vui hơn nữa, với kẻ oán địch khởi tâm thương xót không có tâm trả báo v.v… đều là dạng của từ tâm nói đây.

Từ tam muội, là thứ có sẵn trong mỗi người, chỉ do vô minh chi phối mà ta không sử dụng được tâm từ ấy. Bị vô minh chi phối nên làm việc gì cũng mang tính qui ngã, mọi thứ chỉ tập trung cho mình và gia đình, không quan tâm việc ấy tổn hại đến ai. Khi tâm đã qui ngã thì từ tâm cũng mất. Nạn tai cũng theo đó phát sinh.

Một người điện tới hỏi tôi : Em làm ăn thất bại, gặp những việc không hay, làm sao hóa giải?

- Muốn giải quyết chuyện tiền bạc thì phải cúng dường và bố thí. Đó là cái nhân để được sung túc. Kinh dạy, với hàng Sa môn và Bà la môn, nếu đã hứa bố thí cho ai thứ gì thì phải y lời hứa ấy mà làm. Không thì việc làm ăn sẽ thất bại.

Một thời gian sau cô lại điện báo: Em llàm tất cả mọi thứ rồi nhưng không thấy tình thế xoay chuyển.

- Vì chưa đủ duyên. Thành tâm làm nữa đi !

Mội thời gian sau cô lại báo: Tình thế đã không xoay chuyển, lại còn thêm nhiều thứ buồn phiền bất an.

Tôi liền hỏi : Em làm nghề gì ?

- Dạ giám đốc một công ty.

- Em cúng dường bố thí cho Sa môn và người nghèo khó, vậy công nhân của em, em có lo cho họ được đầy đủ?

Cô không trả lời.

Có những thứ rất bình thường nhưng có khi không tỉnh để mà làm.

Có những thứ rất gần, cần phải chu toàn, có khi lại không để ý, cứ vọng đến những chuyện xa xôi.

Bóp chẹt đồng lương của người rồi mang tiền ấy đi cúng chùa cầu phước cho mình, không khác hứng nước vào chậu vỡ. Dù tài lộc có vào rồi cũng sẽ ra đi. Người bị phiền não ức chế thì mình cũng không thể an vui. Cúng dường bố thí kiểu đó, không thể chuyển đi nạn xấu của mình. Bởi mọi thứ vẫn đang trên đường qui ngã, không phải là lực của từ tâm. Phải là lực của từ tâm mới có thể hóa giải nạn tai muộn phiền cho mình. Cho nên, cúng dường bố thí cần có cả từ tâm.

Có từ tâm thì không vì phước riêng của mình mà bóp ngặt người khác.

Có từ tâm thì không lợi dụng chỗ thất thế của người để áp đảo người.

Có từ tâm thì đời sống của mình một trăm, cũng nên cho người được một hai phần. Mình ngồi máy lạnh cũng nên cho người được chiếc quạt máy, không thể hà tiện đến mức không đèn cũng không quạt trong một xó xỉn nóng bức.

Có từ tâm thì không thâm lạm tiền làm thêm của người, không cắt xén những thứ không đáng cắt xét, khiến người thêm nhọc.

Phải là lực của từ tâm, mới chuyển được nghiệp xấu của mình, mới không gây tạo ác nghiệp mới. Phu nhân Xá Ma hiện đời chỉ là một cư sĩ tại gia thọ trì 5 giới, nhưng do dụng được lực từ tâm của chính mình mà cung tên của kẻ sân giận không thể làm hại được. Uy lực của từ tâm là như thế.

Ngày mùng một tết là ngày vía đức Di Lặc. Di Lặc, dịch nghĩa là Từ thị. Vì muốn thành tựu chúng sinh nên từ lúc mới phát tâm ngài đã không ăn thịt. Do nhân duyên đó mà ngài có tên là Từ thị.

Di Lặc, biểu thị cho lòng từ rộng lớn. Đó cũng chính là từ tâm có sẳn trong mỗi chúng sinh. Thành tâm cúng dường Di Lặc đầu năm, không gì bằng khai phát tâm từ của chính mình. Chính là xả đi những gì không vừa lòng, phát huy những gì khiến người vui mà mình cũng vui. Không phải chỉ trong ba ngày đầu xuân mà bất kể lúc nào và bất cứ ở đâu. Xả được đến đâu thì an vui đến đó. Phát huy lòng từ đuợc càng nhiều thì nạn tai càng bớt, hạnh phúc an khang càng tăng. Đó là cái nhân giúp chúng ta được an bình và hạnh phúc trong hiện đời và mai sau.

Sang năm Tân mão, nguyện cho tất cả chúng sinh nói chung, chúng ta nói riêng (dù là trong đạo hay ngoài đạo) đều phát huy được trí tuệ và lòng từ của chính mình để cuộc sống của mình và muôn loài được an vui./.




mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 06/Apr/2014 lúc 11:38pm

Thiên Tử Hạc
***
 

Vua nhà Thanh biếu tặng vua Tự Đức một con hạc loại hiếm.  Tự Đức quý lắm, cho đeo trước cổ con hạc tấm thẻ bài ghi “Thiên Tử Hạc” (Hạc của vua nuôi).  Thiên Tử Hạc quen hơi người nên được thả trong Vườn Thượng uyển.
 
Ngày nọ, Thiên Tử Hạc bay ra khỏi Hoàng cung. Nó lạc vào vườn một thường dân nên bị chó của nhà này cắn chết. Vua Tự Đức thấy mất con hạc mình yêu quý, dày công tốn sức chăm nuôi nên truyền cho thuộc cấp điều tra.
 
Cấp dưới điều tra biết được việc chó nhà dân cắn chết hạc của vua nuôi nên đã quay về trình báo. Vua Tự Đức thấy hạc quý đã chết nên nổi giận, truyền cho Bộ hình luận tội. Bộ Hình kết án chủ chó phải tội tử hình và bị tịch thu toàn bộ gia sản.
 
Việc xử án của Bộ hình được quan Ngự Sử Phạm Đan Quế biết được. Sau khi xem xét các tình tiết, ông xin yết kiến vua Tự Đức và trình một bản tấu. Bản tấu ấy như sau:
 
Hạc bất năng ngôn/ Khuyển vô thức tự
Hạc nhập dân viên/ Khuyển trung vu chủ
Điểu, Thú đấu tranh/ U minh hà dự
Khuyển phệ hạc tử/ Tôi quy vu chủ
Hạc trắc khuyển tử/ Tường hà luật xử?
 
Dịch nghĩa:
 
Hạc chẳng biết nói/ Chó không biết chữ
Hạc vào vườn dân/ Chó trung với chủ
Chim, thú đánh nhau/ Tối sáng không rõ
Chó cắn chết hạc/ Tội quy cho chủ
Hạc mổ chết chó/ Luật xử thế nào?
 


Vụ án “chó cắn hạc vua” cũng đã để lại một điển tích hay về việc xử án ngày xưa của cha ông mà ngày nay chúng ta vẫn cần phải học tập. Đó là không phân biệt hay thiên vị một ai trong việc phân xử, chỉ có lẽ phải là luôn được tôn trọng triệt để.
 
Nghe xong, vua Tự Đức cấp tốc hạ lệnh hủy bỏ bản án và không bàn đến nữa. Bởi đối với vua Tự Đức, những lời của Phạm Đan Quế không những có tình mà còn rất có lý: Chó và hạc đều là vật. Cả hai không biết nói, không biết chữ nên hạc đeo thẻ đề Thiên Tử Hạc chó cũng không biết.
 
Như vậy, chó cắn chết hạc là do cái thói cắn nhau của hai con vật, nên không thể bắt chủ chó thế mạng. Nếu bản án trên thi hành như kết luận của Bộ Hình thì sau này thành án lệ. Chẳng hạn, lỡ có ngày chó hoàng cung cắn chết cầm thú nhà dân hay cắn chết người ta, không biết sẽ nghị án ra sao. Không lẽ phải bắt vua trị tội?
 
Tuy nhiên, càng nghĩ càng thấy vụ án không hề đơn giản. Bởi trong chế độ phong kiến, ý vua tức là ý trời, không ai dám trái lệnh. Nhưng do ông Phạm Đan Quế nói quá có tình có lý nên vua Tự Đức đã nghe theo. Và việc vua Tự Đức nghe theo cũng chứng minh vị vua này cũng là một vị vua anh minh, biết nghe lời can gián của quần thần. Chính vì thế vụ án “chó cắn hạc vua” cũng đã để lại một điển tích hay về việc xử án ngày xưa của cha ông mà ngày nay chúng ta vẫn cần phải học tập. Đó là không phân biệt hay thiên vị một ai trong việc phân xử, chỉ có lẽ phải là luôn phải được tôn trọng triệt để.


***

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 17/Jun/2014 lúc 2:23am

Hàn Quốc Kỷ Niệm
1000 Năm Bộ Kinh Phật Tripitaka



Nổi tiếng là bộ Kinh Phật khắc trên gỗ lớn hàng đầu thế giới, Tripitaka Koreana từng được tổ chức UNESCO liệt vào hàng di sản văn hóa cao quý nhất của xứ bình minh yên tĩnh. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử để tồn tại cho đến tận bây giờ, bộ Kinh Phật này năm nay vừa tròn 1000 tuổi.
http://www.korea.net/upload/content/editImage/table_15.JPG

Kể từ ngày 23/9 đến 6/11/2011, Hàn Quốc tổ chức lễ hội Thiên Niên bộ Kinh Phật Tripitaka Koreana. Bộ sưu tập này bao gồm hơn 80 ngàn bảng khắc gỗ dùng để in ấn kinh Phật. Dưới triều đại Goryeo (918-1392), các vì vua đã ra lệnh khắc kinh Phật trên các tấm bảng gỗ, tụng kinh cầu nguyện Phật trời phò hộ cho xứ sở Triều Tiên thoát khỏi sự xâm lăng của đạo quân viễn chinh Mông Cổ. Được lưu trữ tại chùa Haeinsa kể từ thế kỷ thứ 13 trở đi, 80 ngàn bảng khắc gỗ này được chia thành 6568 tập, cất giữ trong kho Tàng Kinh Các.

Tọa lạc trên miền cao dãy núi Gayasan, cách Seoul 350 cây số về phía Đông Nam, ngôi đền Haeinsa ngẫu nhiên trở thành một trong những ‘‘thư viện Phật giáo’’ lớn nhất hành tinh, với một đặc điểm mà không nơi nào có : đó là thư viện không được bao bọc che kín, mà lại rất thông thoáng, nhờ khí hậu khô ráo và gió lạnh cao nguyên mà bộ kinh Phật khắc gỗ mới được bảo tồn nguyên vẹn. Lễ hội Thiên Niên bộ Kinh Phật Tripitaka Koreana đã bắt đầu kể từ cuối tuần qua. Từ Seoul, thông tín viên đài RFI Frédéric Ojardias tường thuật về buổi lễ rước Kinh Phật về chùa Haeinsa.

HÀN%20QUỐC%20KỶ%20NIỆM%20%201000%20NĂM%20BỘ%20KINH%20PHẬT%20TRIPITAKA

"Lễ hội khai mạc trong tiếng trống tiếng kèn. Dưới ánh nắng chói chan, hàng trăm Phật tử tham gia buổi lễ rước kinh. Cùng nhau, họ tái tạo hoạt cảnh lịch sử thời xưa : thời mà các tấm bảng khắc gỗ được giao lại cho các chức sắc tôn giáo, đưa về chùa Haeinsea để cất giữ. Mỗi Phật tử mặc y phục truyền thống, đội trên đầu một tấm bảng khắc gỗ, bước chân chầm chậm theo tiếng trống nhịp nhàng, nhan khói lan toả, không khí trang nghiêm. Ngay trước cổng chùa, nơi mà người ta có thể nhìn tận mắt bộ Kinh Phật Tripitaka Koreana, khách hành hương cũng như du khách nước ngoài nối bước một hướng dẫn viên Hàn Quốc, để nghe các lời giải thích.

Một khi bước vào chùa Haeinsea, du khách ngoảnh mặt nhìn quanh một vòng để chiêm ngưỡng các tấm bảng khắc gỗ, xếp theo hàng dọc đặt theo trình tự trên các kệ tủ. Theo lời nhân viên hướng dẫn, cho đến giữa thế kỷ XV, người Triều Tiên chủ yếu dùng Hán tự (hanja). Mãi đến năm 1443, nhà vua Sejong mới sáng chế bảng mẫu tự Triều Tiên (hangeul), để thay thế cho chữ Hán. Điều đó giải thích vì sao toàn bộ Kinh Phật Tripitaka Koreana của xứ Triều Tiên lại được viết bằng Hán tự.

Trong một thời gian dài, các vì vua Triều tiên đã cho khắc 81258 tấm bảng gỗ. Nếu xếp chồng các bảng gỗ lên nhau, bộ Kinh Phật sẽ đồ sộ như một đỉnh núi cao hơn 3 ngàn thước. Nếu xếp theo hàng dọc, chiều dài của nó lên đến khoảng 60 cây số. Cũng theo lời hướng dẫn viên, có tổng cộng 52 triệu Hán tự đã được ghi khắc trên bộ Kinh Phật, tức là còn cao hơn cả dân số Hàn Quốc hiện giờ

http://www.eastravel.co.uk/Korea/images/TripitakaKoreana2.jpg

Trước cảnh tượng độc đáo, du khách tha hồ mà chiêm ngưỡng nhưng tuyệt đối không được sờ mó vào các tấm bảng gỗ. Chỉ có các tăng lữ chuyên trách về việc bảo quản Tàng Kinh Các mới được quyền di chuyển, thay đổi chỗ sắp đặt các tập kinh. Không khí trang nghiêm tại ngôi đền khiến cho du khách trở nên rón rén, như thể họ không dám cử động, tránh gây tiếng ồn. Theo lời anh Adolpho de Concesao, một du khách ngoại quốc, bất cứ ai đến đây đều cảm nhận được bầu không khí vô cùng trong lành, tuyệt đối yên tĩnh. Anh thật sự cảm thấy thoải mái nhẹ nhàng trong tâm hồn. Đối với anh, chuyến đi thăm ngôi đền Haeinsa là một cuộc hành trình bất động, ngược dòng trong thời gian, trở về quá khứ.

Về phần mình, anh Chiangtai là một du khách đến từ Sri Lanka. Anh cho biết anh là một Phật tử sùng đạo, đến thăm ngôi chùa Haeinsa như một địa điểm hành hương. Theo anh, bộ Kinh Phật Tripitaka Koreana xứng đáng được bảo tồn kỹ lưỡng vì giá trị của bộ sưu tập này vượt ra ngoài biên giới Hàn Quốc. Còn tại Sri Lanka, nước này cũng có lưu trữ trong các ngôi chùa nhiều bộ Kinh Phật, nhưng chủ yếu viết bằng tiếng Phạn mà người Sri lanka gọi đó là Tipitaka thay vì Tripitaka.

http://londonkoreanlinks.net/wp-content/uploads/2008/10/4-3wooden-blocks.jpg

Đa số các bộ Kinh Phật của Sri Lanka được in trên giấy, đóng thành sách. Trong khi bộ Kinh Phật của Triều Tiên do được khắc trên gỗ dùng để in ấn thành nhiều bản sao (xylography), cho nên trên các tấm bảng, các chữ Hán đều được khắc ngược. Để có thể đọc được các Hán tự, người ta buộc phải dùng bằng gỗ in lên vải hay in lên giấy. Nhưng các bộ Kinh Phật của Hàn Quốc hay của Sri Lanka đều có cùng một mục tiêu như nhau : truyền giáo, thuyết pháp và giảng đạo.

Vào buổi chiều, khi ánh nắng không còn gay gắt như lúc giữa trưa, không khí vô cùng yên lặng như thể bừng tỉnh với tiếng chuông ngân vang từ xa, vọng từ phía hành lang bên sân trong của ngôi chùa. Lúc đó, người ta mới nghe thấy tiếng động của giới tu hành, tăng lữ chuẩn bị cho giờ tụng kinh, niệm Phật. Hòa thượng Songhak, chủ trì ngôi chùa Haeinsa, cho biết ý nghĩa của bộ Tripitaka Koreana. Từ khi bộ Kinh Phật được rước về chùa, đền Haeinsa càng xứng đáng với mệnh danh Ngôi chùa của Mặt biển Thanh bình".

http://tong.visitkorea.or.kr/chs/AK/rc/312703_1_3.jpg

Bộ Kinh Phật Tripitaka đã được khắc trên gỗ để nguyện cầu Đức Phật che chở phù hộ cho đất nước Triều Tiên, đang bị quân Mông Cổ xâm chiếm bờ cõi. Các tấm bảng gỗ đều chứa đựng lời giảng dạy của Đức Phật, khuyên con người phải tích đức tu tâm. Cát lành hay hung dữ, mọi chuyện trên đời đều là cơ hội để cho ta nhìn lại cái tâm của chính mình. Sự hiện hữu của bộ Kinh Phật nhắc nhở là con người nếu muốn có sự thanh bình, phải nghiệm chữ bất bạo động. Hai điều này đi liền với nhau, không thể tách rời được. Mong rằng lời dạy của Đức Phật, sẽ sớm giúp cho con người giác ngộ, thoát khỏi sự hung hãn điên cuồng của chính mình.

Theo các chuyên gia về Phật giáo, Tripitaka có nghĩa là "Tam Tạng" gồm ba bộ : kinh, luật và luận (tiếng Phạn gọi là Tipitaka). Trên thế giới đã có nhiều bảng khắc gỗ, chẳng hạn như bộ kinh Phật khắc gỗ đầu tiên của Trung Quốc vào đời Tống, cuối thế kỷ thứ 10. Nhưng phiên bản này lại không được bảo tồn nguyên vẹn. Cho nên Tripitaka của Triều Tiên dưới triều đại Goryeo được xem là bộ Kinh Phật viết bằng Hán tự, cổ xưa nhất và đầy đủ nhất đúng theo phong cách thư pháp và nghệNgoài giá trị tôn giáo, bộ Tripitaka còn có một tầm quan trọng đáng kể về mặt lịch sử. Đó là bằng chứng cho thấy các triều đại vua chúa ở Triều Tiên đã nâng đạo Phật lên hàng quốc giáo. Bộ kinh Phật đầu tiên được hoàn tất vào năm 1087. Rồi sau đó mới đến bộ khắc gỗ Tripitaka.

http://www.koreanculture.org/files/attach/images/145/766/013/haeinsa.jpg

Công việc khắc gỗ tạo điều kiện thuận lợi cho việc in ấn các bản sao để dễ dàng phổ biến rộng rãi hơn qua việc phân phát cho các ngôi chùa trên khắp lãnh thổ. Điều đó giúp cho Phật giáo phát triển mạnh mẽ trên đất nước Triều Tiên. Sự sùng đạo cũng góp phần không nhỏ trong việc bảo tồn di sản văn hóa mà trong mắt người dân thuộc vào hàng Bảo vật Linh thiêng.
Bất kể giao tranh với ngoại bang hay xung đột nội chiến, bộ Kinh Phật Tripitaka Koreana đã tồn tại trong vòng nhiều thế kỷ, phần lớn nhờ vào bàn tay sáng tạo của con người và kế đến nỗ lực bảo tồn. Trong phần sáng tạo, các tấm bảng khắc gỗ gồm nhiều công đoạn cầu kỳ. Gỗ được ngâm thuốc để tránh không cho thấm nước và ít bị mục ruỗng. Công phu hơn cả là công việc ghi khắc và tạc chữ, nhất là tất cả các cổ tự viết bằng chữ Hán đều được khắc ngược. Khắc chữ xong, các bảng gỗ lại được sơn dầu, để tránh cho côn trùng bọ mối làm hư gỗ.

Không có một sách sử nào cho biết để hoàn tất toàn bộ khắc gỗ này, những người thợ khắc đã lỡ tay làm hỏng bao nhiêu tấm hay viết sai bao nhiêu lần. Hơn 80 ngàn bảng khắc gỗ, nhưng không có tấm nào bị ghi trật một chữ. Phi thường hơn thế nữa vì theo các chuyên gia về thư pháp, công việc khắc chữ là do nhiều thợ khắc làm ra nhưng khi nhìn một cách tổng thể, thì bút pháp sinh động đến nỗi người ta tưởng đây là sáng tác từ bàn tay của một con người duy nhất.
(RFI) thuật điêu khắc.





http://www.viet.rfi.fr/van-hoa/20111007-han-quoc-ky-niem-1000-nam-bo-kinh-phat-tam-bao-tripitaka-koreana



mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 18/Jul/2014 lúc 7:09pm


Câu Chuyện Bà Cụ Và Thiền Sư


Một bà cụ có tính tình cau có, thường xuyên nổi giận vì những sự việc nhỏ nhặt, hơn nữa, mỗi khi tức giận hay dùng lời lẽ ác độc, vô tình đãlàm tổn thương nhiều người, vì thế bà ta giao tiếp với hàng xóm bạn bè đều không được hài hòa. 

Bà ta cũng biết khuyết điểm của mình, mong muốn sửa lại lỗi lầm thành tật này. Nhưng mỗi khi tức lên thì chính bà ta cũng không thể khống chế được tâm mình.

Một hôm, một người đã nói với bà : “Chùa gần đây có một vị thiền sư, cũng là vị cao tăng, tại sao bà không đến xin lời chỉ dạy, biết đâu thiền sư có thể giúp được cho bà.”
Bà ta cũng cảm thấy có lý, đã đến tham vấn với thiền sư.

 

Khi bà ta thổ lộ tâm trạng của mình, bà ta có thái độ rất thành khẩn, rất mong muốn có được một vài lời khai thị từ vị thiền sư đó. Vị thiền sư im lặng nghe bà kể lể, chờ cho bà ấy nói hết, mới dẫn bà ta vào một thiền phòng, sau đó khóa cửa thiền phòng và rời khỏi đó.

Bà ta một lòng muốn có được lời chỉ dạy của thiền sư, nhưng không ngờ thiền sư đã nhốt bà ta vào trong một thiền phòng vừa lạnh vừa u tối. Bà ta tức tối hét lên, cũng như ngày thường, bà ta buông những lời nhục mạ quái ác. Nhưng cho dù bà ta có la hét cách nào, nhưng ở ngoài vẫn im lặng, thiền sư hình như không nghe thấy lời nào. 

Khi không còn chịu đựng được nữa, thì bà ta thay đổi thái độ cầu xin thiền sư thả mình ra, nhưng thiền sư vẫn không động lòng thay đổi cách hành xử của mình, vẫn mặc kệ bà ta tiếp tục nói gì thì nói.

 

Qua một hồi rất lâu, cuối cùng trong thiền phòng cũng không còn tiếng la hét hay nói năng của bà ta nữa, thì lúc này, phía ngoài thiền phòng mới có tiếng nói của thiền sư hỏi : “Bà còn giận không ?”

 

Thế là bà ta giận dữ trả lời : “Tôi chỉ giận tôi, tôi hối hận sao phải nghe lời người khác, tìm đến cái nơi quỷ quái này để xin ý kiến của ngươi.”

 

Thiền sư ôn tồn nói : “Kể cả chính mình bà cũng không chịu buông tha, thì bà làm sao có thể tha lỗi cho người khác chứ ?” 

 

Nói xong thiền sư lại im lặng.

Sau một thời gian im lặng, thiền sư lại hỏi : “Bà còn giận không ?”

 

Bà ta trả lời : “Hết giận rồi !”

 

“Tại sao hết giận !”

 

“ Tôi giận thì có ích gì ? không phải vẫn bị ông nhốt tôi trong cái phòng vừa u tối vừa lạnh lẽo này hay sao ?”

 

Thiền sư nói với vẻ lo lắng : 

“Bà xử sự kiểu này càng đáng sợ hơn đấy, bà đã đè nén cơn tức giận của mình vào một chỗ, một khi nó bộc phát ra thì càng mãnh liệt hơn.” 

 

Nói xong, thiền sư lại quay đi.
Lần thứ 3 thiền sư quay lại hỏi bà ta, bà ta trả lời : “Tôi không giận nữa, ông không xứng đáng để tôi giận !”

 

Thiền sư nói : “Cái gốc tức giận của bà vẫn còn, bà cần phải thoát ra khỏi vòng xoáy của tức giận trước đã.”

 

Sau một hồi lâu, bà ta đã chủ động hỏi thiền sư : “Bạch thiền sư, ngài có thể nói cho con biết tức giận là cái gì không ?”

 

Thiền sư bước vào, vẫn không nói chuyện, chỉ có động tác như vô tình đổ đi ly nước trong cái ly trên tay. 

 

Lúc này thì bà ta hình như đã hiểu.

Thì ra mình không bực tức, thì làm gì có tức tối giận hờn ? 

Tâm địa trống không, không có một vật gì, thì làm gì có tức tối ? 

Trong lòng không có bực tức, thì làm sao có cơn giận ?

Thật ra tức tối không những tự làm cho mình khổ đau, và những người xung quanh cũng theo đó mà buồn lòng. 

 

Lúc tức tối tức giận, không gì ngăn cản cái miệng, buông lời quái ác, một số lời lẽ trong đó có thể làm đau lòng người nghe, thậm chí có cả những người yêu thương quan tâm mình.

" Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai “,chỉ một niệm khởi sân mà kết quả là muôn ngàn chướng ngại nẩy sanh.

Cho nên đừng nên vì sự việc nhỏ nhặt mà gây ra chuyện hại người hại mình, tức tối la hét là hành vi của kẻ NGU MUỘI 

 

Tuy chúng ta chưa thể là một người thông minh, nhưng tối thiểu chúng ta cũng đủ trí tuệ ngăn cản mình làm một con người ngu dại. 

Xem nhẹ hơn mọi sự việc không NHƯ Ý đồng thời tìm thấy ich lợi trong im lặng, giác ngộ ý thiền trong cuộc sống.

Từ đó chúng ta sẽ cảm nhận cuộc sống không cần phải mệt mỏi như ta tưởng, cũng không phài khốn khó như ta đã gặp.

Những sự việc nhỏ nhặt cũng giống như những hạt cát trong đôi giày đã làm cho bạn khó chịu.

 

Thế thì bạn lựa chọn cách giũ bỏ hạt cát hay vứt bỏ đôi giày ? 

Chúng ta không thể không mang giày, vì còn con đường dài phía trước, thế thì tại sao chúng ta không chịu giũ bỏ hạt cát ?

  

8 bệnh do tức giận mà ra

  

Mọi người đều biết tức giận sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe nhưng cụ thể là những bệnh gì và nó gây hại ra sao?

 

1. Nám da


Khi tức giận, một lượng máu lớn sẽ dồn lên não, nguyên nhân là do lượng ô-xy trong máu giảm, độc tố tăng cao. Độc tố sẽ kích thích nang lông phát triển, dẫn đến viêm quanh nang lông ở các mức độ khác nhau, từ đó xuất hiện các vết nám trên mặt.

Lời khuyên: Khi gặp phải những chuyện không vui, bạn hãy hít một hơi thật sâu, dang hai tay ra để điều tiết cơ thể để loại bỏ các độc tố.

 

2. Lão hóa tế bào não

Khi một lượng máu lớn dồn lên não, nó sẽ tạo sức ép cho động mạch. Lúc này hàm lượng độc tố trong máu tăng mạnh, lượng ô-xy giảm xuống mức thấp nhất. Các tế bào não sẽ giống như như bị trúng thuốc độc vậy.

Lời khuyên: Như trên

 

3. Loét dạ dày

Tức giận dẫn đến các dây thần kinh giao cảm bị kích thích hưng phấn, ảnh hưởng trực tiếp đến tim và động mạch, khiến cho lượng máu lưu thông trong đường tiêu hóa bị giảm, quá trình lưu thông diễn ra chậm, gây kém ăn, dần dần sẽ dẫn đến bệnh loét dạ dày.

Lời khuyên: Mát-xa vùng bụng khi căng thẳng

 

4. Thiếu máu cơ tim


Một lượng máu lớn dồn lên não và toàn bộ khuôn mặt, khiến cho lượng máu về tim giảm gây thiếu máu cơ tim. Trong khi đó, hoạt động của tim vẫn phải đảm bảo nên lúc này sẽ phải làm việc hơn bình thường gấp nhiều lần, dẫn đến nhịp tim đập bất thường.

Lời khuyên: Nhớ lại những kỷ niệm vui đã có trước đây để nhịp tim trở lại bình thường.

 

5. Gan bị tổn thương


Khi tức giận, cơ thể sẽ tiết ra một chất có tên là Catecholamine. Chất này tác động đến hệ thần kinh trung ương khiến cho huyết áp tăng cao, tăng cường phân hủy axit béo, các độc tố trong máu và gan cũng tăng theo tương ứng.

Lời khuyên: Hãy uống 1 cốc nước khi tức giận. Nước sẽ “rửa trôi” các axit béo tự do trong cơ thể, giảm bớt độc tố.

 

6. Kích thích tuyến giáp


Khi tức giận, hệ thống nội tiết trong cơ thể sẽ bị rối loạn, khiến cho hormone tuyến giáp tăng tiết, theo thời gian sẽ dẫn đến bệnh ở tuyến giáp.

Lời khuyên: Hãy ngồi xuống và thư giãn, nhắm mắt lại, hít thở thật sâu.

 

7. Hại phổi

Khi tâm trạng bị xúc động, nhịp thở sẽ rất gấp, phế nang liên tục mở rộng, ít co giãn, đồng thời cũng không thể thư giãn và nghỉ ngơi.

Lời khuyên: Tĩnh tâm, từ từ hít-thở sâu 5 lần, để cho phổi được nghỉ ngơi và thư giãn.

 

8. Tổn thương hệ thống miễn dịch

Khi tức giận, cơ thể sẽ theo mệnh lệnh của não tạo ra chất cortisol, hormone stress. Nếu như chất này bị tích lũy quá nhiều trong cơ thể, nó sẽ cản trở các tế bào của hệ thống miễn dịch hoạt động, làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

Lời khuyên: Nghĩ lại những hồi ức đẹp trước đây mình đã có, cố gắng lấy lại trạng thái cân bằng lúc đầu. 

 

5 bí quyết tha thứ

 

Nhân vô thập toàn. Không ai lại không có lỗi. Vì vậy, sự tha thứ luôn cần thiết, mọi nơi và mọi lúc. Càng tha thứ càng giảm bớt sự thù hận. Sự tha thứ không chỉ tốt cho tinh thần mà còn tốt cho thể lý – ngăn ngừa bệnh.

 

Giáo sư tâm lý học Everett Worthington, thuộc ĐH Virginia Commonwealth (Mỹ), nói rằng sự tha thứ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Những người có “máu cừu địch” dễ bị béo phì và kháng insulin – các yếu tố gây bệnh tiểu đường và bệnh tim.

Các nghiên cứu của Viện Sức khỏe cộng đồng tại California cho thấy rằng mức thù hận cao gây nguy cơ tử vong gấp đôi so với các nguyên nhân khác. 

Ngoài lợi ích về tinh thần, sự tha thứ còn lợi ích về thể lý. Nhất cử lưỡng tiện.

Tâm lý gia Worthington nói: “Sự tha thứ có thể làm giảm nguy cơ bị các chứng rối loạn liên quan stress như hệ miễn nhiễm hoạt động sai chức năng, rối loạn tự miễn nhiễm và ung thư”. Ông đưa ra 5 bí quyết tha thứ sau đây:

 

Nhường nhịn: Luôn tích cực nhường nhịn, vì “một câu nhịn, chín câu lành”, để tránh lăng nhục người khác hoặc trở thành nạn nhân. Nhường nhịn không có nghĩa là thua kém hoặc yếu thế!

 

Cảm thông: Tự đặt mình vào vị trí của người khác để dễ cảm thông và khách quan nhìn nhận vấn đề. Nếu không cảm thông thì không thể tha thứ.
 

Vị tha: Bạn rất hạnh phúc khi được tha thứ, vậy hãy trao tặng món quà tha thứ cho người khác. Hãy làm cho người khác những gì bạn muốn người khác làm cho mình!

 

Cân nhắc: Điều này giúp bạn không quá lố, suy nghĩ và cân nhắc để xử lý tốt nhất trong mọi tình huống.

 

Kiềm chế: Luôn biết kiềm chế “cái tôi”. Sự im lặng có vẻ “lạnh lùng” nhưng lại có thể giúp bạn tránh tức giận và sợ hãi. Nhờ vậy mà bạn mặc nhiên tha thứ.

 

 (ST)




mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 30/Jul/2014 lúc 11:11pm


Hãy nhớ điều quí giá nhất trong cuộc sống

Hãy nhớ điều quí giá nhất trong cuộc sống chính là sự bất toàn. Vì khi toàn vẹn thì sự sống sẽ kết thúc. Sự bất toàn là một phần của vô thường, một quy luật tất yếu của cuộc sống. Khi ta còn đang sống trong ảo tưởng về bản ngã, về cái tôi và cái của tôi, thì bản ngã luôn cầu toàn, và nỗ lực để được như ý. Nhưng những gì nó nhận được từ cuộc sống đều là bất toàn và bất như ý. Sau những cố gắng và nỗ lực vô vọng, nhờ sự bất toàn ấy mà cuối cùng bản ngã cũng đầu hàng. Ta bắt đầu sống vô ngã vị tha, và tự nhiên ta thấy sự bất toàn lại chính là động lực để phát triển và tiến hóa của vạn vật. Chính vì mọi thứ đều bất toàn mà ai cũng có cơ hội làm mới bản thân mình.
Bản ngã luôn mong cầu tốt hơn những gì đang xảy ra. Nó không cho ta cơ hội trọn vẹn với thực tại đang là. Vì vậy ta rơi vào phiền não khổ đau. Nhưng chỉ cần ta buông mọi ý đồ muốn tốt hơn, và trở về trọn vẹn với những gì đang diễn ra, ta sẽ thấy mọi sự đều vô thường, tự nhiên đến rồi đi. Tất cả đều có lý do, tùy duyên mà sinh khởi và cũng tùy duyên mà chấm dứt bất kể ta muốn hay không. Tất cả những thiện - ác trong đời đều "Bất khả tư nghì", tùy hoàn cảnh, tùy đối tượng mà nó được gán cho cái nhãn "thiện" hay "ác". Dù những gì đang xảy ra là thiện hay ác, nó đều là bài học giác ngộ vô cùng quí giá về cuộc sống...

 
Viên Minh



Quan trọng là thấy được thực tánh của pháp

Ai cũng biết tu là sửa, sửa có nghĩa là bỏ cái xấu lấy cái tốt. Điều này thì rất đúng trên phương diện tục đế (sammuti sacca), giữa thế gian, nhưng trong tánh đế hay chân đế (paramattha sacca) thì không. Thiền vip***anā và thiền kiến tánh đều lấy chân đế (tánh) làm đối tượng nên điều quan trọng là thấy được thực tánh của pháp chứ không phải sửa đổi hay lấy pháp này bỏ pháp kia theo ý muốn của bản ngã. Do vô minh không thấy thực tánh mà bị ái dục sai sử đưa đến nghiệp tạo tác có đúng có sai. Sửa sai trong vô minh của bản ngã thì chỉ tốt ở đời, nghĩa là chỉ có phước đức chứ không công đức gì cả. Ví như một người nắn cái bánh hình vuông, thấy người ta nắn hình tròn đẹp hơn nên sửa hình vuông thành tròn, thực ra bản chất của cái bánh vẫn như cũ. Cũng vậy, có thể sửa xấu thành tốt nhưng bản ngã thì vẫn còn nguyên, thậm chí còn sinh ra ngã mạn tự cao hơn nữa. 

 Viên Minh


 





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 30/Jul/2014 lúc 11:19pm
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 9 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.316 seconds.