Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: NHÀ HÀNG GÒ CÔNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 98 phần sau >>
Người gởi Nội dung
LanH
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 01/Nov/2008
Thành viên: OffLine
Số bài: 596
Quote LanH Replybullet Gởi ngày: 10/Apr/2009 lúc 12:11am
THỰC ĐƠN HÔM NAY
 

Bê thui

Bò cuốn Mỡ Chài
      
Bò lúc lắc 1
Bò Nướng Xả

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Bún bò Huế

Bún chả Hà Nội

Bún mm Long Xuyên  (Công thc ca Hinh Trn)

   
    
Bún Măng Vịt


Bún Mộc
Bún Suông Tôm
Bún Thịt Nướng

(BupBeNhatBan)

KINH MỜI QUÍ THÂN HỮU GÒ CÔNG NGHE NHẠC.
Các Album Ngọc Lan: Media: Các bài hát cập nhật: 2 - 11 - 2006. Audio (649 Bài hát) ... Em Quên Tuổi Ngọc. Cho Người Tình Lỡ. Cho Nhau Một Lần. Cho Nhau Tình ...
ngoclansinger.free.fr - 115k - Cached
 
 
 
  GOOD FRIDAY


Chỉnh sửa lại bởi LanH - 10/Apr/2009 lúc 5:09am
IP IP Logged
LanH
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 01/Nov/2008
Thành viên: OffLine
Số bài: 596
Quote LanH Replybullet Gởi ngày: 12/Apr/2009 lúc 6:38am
THỰC ĐƠN HÔM NAY
Full Moon
Vật Liệu:
- 1 gói bột làm bánh bèo 12oz
- 2 oz bột năng (tapioca starch)
- 1 cup hành lá xắt nhỏ
- 1 cup dầu ăn
- 2 lbs tôm tươi
- 1 lb thịt heo nạc

Cách Làm:  Pha bột:
Bột gạo (12oz) + 2 oz bột năng (nghĩa là 6 gạo – 1 năng) + 4 cup rưỡi nước lạnh, khuấy đều. Để trong tủ lạnh qua đêm. Để tủ lạnh cho bột khỏi bị chuạ Sáng hôm sau, bột lắng xuống đáy tô, gợn bỏ phần nước trong bên trên, đong bao nhiêu nước bỏ đi thì bù lại bấy nhiêu sữa nước. BL lấy ra cỡ 2 cup nước ngâm, bù lại 2 cup sữa tươị Cho vào một tí muối rồi khuấy đều. Bột sẵn sàng đổ bánh rồi đó.

Bánh: Bắc xửng lên, đổ nước càng nhiều càng tốt, cho đĩa vào. Nước sôi, đĩa nóng, cho hai vá bột vào. Bánh bèo có thể dày khoảng trên 2 cm, nhưng ở đây chúng ta làm dày cỡ 0.7 đến 1cm thôi. Trong khi bánh bèo Huế mỏng độ 2 đến 3 mm... Vặn lửa nhỏ chút xíu, chờ khỏang 5-7 phút thì bánh chín. Thử bằng cách lấy mũi dao cắm vào bánh, rút ra không thấy dính gì cả, thì bánh đã chín. Đổi đĩa khác vào, hay khạy bánh ra, rồi tiếp tục vặn lửa lên, làm tiếp.
 
Hành lá phi: Bắc chảo lên để chảo nóng, cho 1 cup dầu ăn vào. Dầu hơi nóng là tắt lửa, đổ hành lá vào trộn sơ rồi đổ ra tô cho hành vẫn còn màu xanh.

Nước mắm: Kiểu QN là ăn nước mắm mặn, ớt giằm nhỏ. Còn dùng với nhân khô tôm chấy thì xài nước mắm pha chế. Theo công thức 1 mắm
Bánh Bột Chiên Trứng

Nguyên liệu:

- Một gói bột gạo loại làm bánh đúc hiệu Con Voi
- Hai củ khoai môn sọ
- 1 lon soup gà
- Dầu ăn
- Hành lá 1 bó
- 2 trứng gà
Tương chấm:
- Xì dầu + 1 tí đường
- Giấm đỏ
- Tương ớt
 
Bánh Mì Chiên Tôm
        
Bò Nướng Xả
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

(BupBeNhatBan)

IP IP Logged
SaoMai
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 01/Jul/2008
Thành viên: OffLine
Số bài: 331
Quote SaoMai Replybullet Gởi ngày: 18/Apr/2009 lúc 7:46am
Woa... hôm nay Sao Mai mới biết là có nhà hàng ở đây
Cảm ơn chị LanH Sao Mai thích vụ này lắm á
IP IP Logged
LanH
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 01/Nov/2008
Thành viên: OffLine
Số bài: 596
Quote LanH Replybullet Gởi ngày: 19/Apr/2009 lúc 10:17am
Chào Sao Mai!
Là Chị Lan đây. Nhà hàng đã mở gần hai tháng rồi Sao Mai ơi. Bây giờ em biết cũng không muộn, nhà hàng lúc nào cũng rộng mở như lời quảng cáo mới khai trương hể có tiền là ăn.....Nhớ ghé thăm nhà hàng thường xuyên Sao Mai nhé.
Mong có ngày mình gặp nhau.
Chị LanH.


Chỉnh sửa lại bởi LanH - 27/Apr/2009 lúc 12:40am
IP IP Logged
LanH
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 01/Nov/2008
Thành viên: OffLine
Số bài: 596
Quote LanH Replybullet Gởi ngày: 27/Apr/2009 lúc 1:09am
THỰC ĐƠN HÔM NAY

Trắng nõn củ hũ dừa

  Trang%20non%20cu%20hu%20dua

 

Bạn hãy xắn tay vào làm các món ăn với nguyên liệu chính là củ hũ dừa kết hợp với tôm, tai lợn ngâm chua, thịt xay và các loại rau củ khác. Tất cả các món đều ít béo, thanh đạm nhưng rất ngon miệng.

*

Củ hũ dừa xào tôm

Nguyên liệu:

200g tôm tươi, 300g củ hũ dừa, 100g cà-rốt, 50g cần tàu, 1 thìa cà-phê tỏi xay, 1/2 bát nước dùng, dầu hào, hạt nêm, đường, tiêu, dầu ăn.

Thực hiện:

Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu, chẻ lưng và bỏ chỉ đen.

Củ hũ dừa thái miếng vừa ăn, cà-rốt thái sợi, trụng sơ, cần tàu thái khúc.

Đun nóng 1 thìa súp dầu, phi thơm tỏi, cho tôm vào xào. Tiếp theo cho cà-rốt, củ hũ dừa, nước dùng vào, nêm 1 thìa dầu hào, 1 thìa cà-phê hạt nêm, 1 thìa cà-phê đường. Đảo hỗn hợp cho thấm gia vị. Xào chín, nêm lại cho vừa ăn. Cho cần tàu vào trộn đều và tắt lửa.

Thưởng thức:

Cho món xào ra đĩa, rắc tiêu lên trên. Đun nóng với cơm trắng, nước tương có ớt thái lát.

Củ hũ dừa bóp xổi

Nguyên liệu:

300g củ hũ dừa, 100g dưa nụ ngâm chua, 10g ớt khô rửa sạch, 5 củ tỏi thái lát, 1 củ cà-rốt, 1 thìa súp nước mắm, 2 thìa súp tương ớt, 2 thìa súp giấm, 1 thìa súp đường, 1 thìa cà-phê vừng rang vàng, hạt nêm.

Thực hiện:

Củ hũ dừa thái miếng vuông vừa ăn. Cà-rốt thái miếng vuông vừa ăn. Cho củ hũ dừa, dưa nụ, cà-rốt, ớt khô vào thố và trộn đều nhẹ nhàng.

Cho nước mắm, tương ớt, giấm, hạt nêm, đường, vừng vào bát và quậy tan hỗn hợp. Tiếp đến, rưới hỗn hợp vào thố củ hũ dừa, trộn đều tay. Không nên trộn mạnh tay vì sẽ làm mất độ giòn.

Thưởng thức:

Đổ củ hũ dừa bóp xổi ra đĩa, rắc vừng vàng lên trên, dọn ra ăn cùng với cơm nóng.

Gỏi củ hũ dừa tôm thịt

Nguyên liệu:

300g củ hũ dừa, 150g tôm tươi, 100g tai lợn ngâm chua, 100g cà-rốt ngâm chua, 1 quả dưa chuột, 1 quả ớt sừng, 1 thìa súp vừng rang vàng, rau răm.

Nước mắm trộn gỏi: 2 thìa súp nước cốt chanh, 1 thìa súp đường, 1 thìa súp nước mắm, 1 thìa cà-phê tỏi và ớt xay trộn đều.

Thực hiện:

Củ hũ dừa thái mỏng, ngâm với nước chanh pha loãng. Tôm luộc chín, bóc vỏ, thái làm đôi. Dưa chuột thái làm tư, bỏ ruột, thái que răng cưa. Ớt sừng bỏ hạt, thái sợi.

Cho củ hũ dừa, cà-rốt, dưa chuột, tôm, tai lợn, ớt, rau răm thái nhỏ vào tô, cho nước mắm trộn gỏi vào, trộn nhẹ tay để không làm mất độ giòn của củ hũ dừa.

Thưởng thức:

Cho gỏi ra đĩa, rắc vừng và rau răm lên.

Canh củ hũ dừa nấu thịt viên

Nguyên liệu:

150g thịt xay ướp, 300g củ hũ dừa, 100g quả đậu Hà Lan, 100g ngô non, 50g nấm đông cô tươi, 1 lít nước dùng, rau mùi, hạt nêm, đường, tiêu.

Thực hiện:

Cho 1 thìa cà-phê hạt nêm, 1/2 thìa cà-phê tiêu xay vào thịt xay, trộn đều, vo viên tròn.

Củ hũ dừa thái miếng vừa ăn, nấm đông cô tươi thái đôi.

Đun sôi nước dùng, cho thịt viên vào nấu, tiếp đến, cho 1 thìa súp hạt nêm, 1 thìa cà-phê đường. Cho đậu Hà Lan, ngôn, nấm, và củ hũ dừa vào nấu chín, nêm nếm lại cho vừa ăn. Nhớ để canh vừa sôi bùng lên là nhắc xuống, không nên để sôi lâu sẽ làm củ hũ dừa bị nhũn.

Thưởng thức:

Múc canh ra tô, rắc tiêu, rau mùi lên trên, ăn nóng cùng với cơm và các món mặn.

Vài chiêu bí quyết

Củ hũ dừa vừa được xem như "tim" của cây dừa. Đây chính là phần thân non của cây. Củ hũ dừa được xem là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe vì không chứa cholesterol, chất béo bão hòa.

Trong củ hũ dừa rất giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa và có nhiều khoáng chất như chất sắt, ma-giê, kẽm...

Củ hũ dừa có thể ăn sống, trộn gỏi, nấu canh... Chúng ta nên hạn chế ăn sống vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu. Khi chọn mua, bạn nên lưu ý chọn đọt củ hũ dừa có màu trắng chắc, bấm móng tay thấy mềm là củ hũ dừa non.

Nên chọn đọt vừa, không quá to, đọt củ hũ dừa xiêm ăn ngọt hơn các loại dừa khác.

Trước khi chế biến thành món ăn, bạn nên bỏ củ hũ dừa đã cắt khúc hoặc thái lát mỏng ngâm với nước đá có hòa nước cốt chanh tươi. Như thế, củ hũ dừa thái hoặc bào mỏng sẽ giữ được độ giòn và trắng khi làm món ăn.

Món gỏi củ hũ dừa tôm thịt, bạn nên ăn ngay sau khi trộn để cảm nhận được vị giòn, ngọt.

Củ hũ dừa bóp xổi có thể dùng ngay hoặc để dành trong tủ lạnh ăn dần trong 2-3 ngày.

Khi chế biến hai món này, bạn nên trụng củ hũ dừa với nước ấm trước khi trộn hoặc bóp xổi vì đây là món ăn sống.

Sưu tầm


Chỉnh sửa lại bởi LanH - 27/Apr/2009 lúc 1:10am
IP IP Logged
LanH
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 01/Nov/2008
Thành viên: OffLine
Số bài: 596
Quote LanH Replybullet Gởi ngày: 28/Apr/2009 lúc 12:22am
THƯỞNG THỨC CƠM RƯỢU XÔI VÒ

Cơm Rượu (Rice Wine Dessert)

Nguyên Liệu

- 1 (lit) nếp không có lộn gạo
- 1 viêm nem bằng đồng xu
- 1 cục vôi trắng thứ ăn trầu
- 1 cục phèn


Cách Làm

Vôi đem nướng cho nổi dã nhỏ, dã phèn nhỏ, hai thứ để vô
chậu lường 3 tô nước lã đổ vô trộn đều, lóng nước
cho trong.


Nếp vút sạch để vô chậu, lấy vãi lọc nước vôi và nếp
ngâm một đêm, sáng đem nếp ra vút nhẹ tay sơ đi sơ lại
rồi nấu nước sôi để nếp vô, lấy đủăbếp) sơ đều
đem chắt nước, đừng để sôi lâu không được, chắt chừa
nước lại liệu vừa để riu riu lữa độ 15 phút, lấy chiếc
đũa xới coi chừng vừa là được, lót lá chuối trong tràng,
xới xôi ra cho đềụ Mem đã nhuyễn bỏ vô cái rây trên mặt xôi
rồi trộn cho men đều với xôi để sẳn


Lấy chút muối để vô nữa chén cơm nước sôi trộn đều
lọc để thấm tay vắt xôi cở chừng trái nhãn, lau lá chuối
sạch, xé bằng hai ngón tay bao chung quanh viên cơm rượu, một
miếng bao quấn qua quấn lại được 2-3 viên làm, xong rồi sắp
vô chậu, trên dậy vài miếng lá chuối, và đậy lên trên một
cái nắp thật kín.


Chừng được hai đêm, giở ra coi chừng có một it' nước,
đem ra tháo lá chuối, sửa vắt viên cơm rượu lại cho tròn
sắp hết vô thố, chính giữa thố khoanh tròn lá chuối, bề
cao một tất, còn viên cơm rượu sắp chung quanh đậy kín lại
qua đêm sau cơm rượu sẽ có nhiều nước hơn và ngọt, hình
giống trái vãi hộp muốn dùng viên không hay là ăn với
xôi vò càng ngon.

Delicious ... Xôi người Nam thích có nước dừa và đường trộn chung. ... làm xôi có nhiều cách lắm, làm kiểu nầy hơi phức tạp và mất nhiều thời giờ ! ...
www.youtube.com/watch?v=7T-R1wQOJac - 111k - Cached
 
 
KÍNH MỜI QUÍ THÂN HỮU GÒCÔNG THƯỞNG THỨC XÔI VÒ CƠM RƯỢU VÀ NGHE NHẠC
 
www.youtube.com/watch?v=Rez12Khz-JY - 67k - Cached

Blog%20Entry



Chỉnh sửa lại bởi trankimbau - 28/Apr/2009 lúc 7:28am
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 28/Apr/2009 lúc 12:29am
 
Thấy mà thèm cô cháu Lanh ơi. Hi hi
Đi chơi vui nha.
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
LanH
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 01/Nov/2008
Thành viên: OffLine
Số bài: 596
Quote LanH Replybullet Gởi ngày: 28/Apr/2009 lúc 1:01am
Chào Chú Lộ Công!
Là cháu Lan đây! Xin mời chú thưởng thức xôi vò cơm rượu mà không được dùng nhiều quá nha chú.
Chúc Chú bình an hạnh phúc.
 
Cháu Lan.
 
 
 
 
 
IP IP Logged
LanH
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 01/Nov/2008
Thành viên: OffLine
Số bài: 596
Quote LanH Replybullet Gởi ngày: 29/Apr/2009 lúc 4:58am
< NAME="bigad_nv2006_"> -->
Bánh vá: món ngon Gò Công
Saturday, May 06, 2006

Trần Văn Chi

Bánh vá, món ăn chỉ có ở Gò Công, nhưng phải là dân Gò Công cố cựu mới biết, còn “dân tứ xứ” về đây không phải ai cũng biết cả đâu!

Người Gò Công trong nước, đám trẻ bây giờ đa phần ít còn biết món bánh

vá. Còn người Gò Công ở hải ngoại, lớp tuổi 60 trở lên thường hay tìm về ký ức, thích sống lại thuở ngày xưa... nên có lẽ còn nhớ ít nhiều về món bánh vá, một món ăn mà trong thời tuổi trẻ họ đã có lần ăn qua rồi ở đâu đó...

Bánh vá hay lá bánh giá? Nhơn chuyến đi ra mắt sách và thăm viếng bạn bè tại Úc Châu vào nhũng ngày giáp Tết Bính Tuất, tôi hân hạnh được “nhóm bạn Gò Công” đãi món bánh vá, hôm đó có mấy người hỏi nhau: “Bánh vá” hay “bánh giá?”

Nói bánh vá là vì bánh dùng cái VÁ để chiên; còn nói là bánh giá là vì bánh có dùng GIÁ trộn chung trong nhưn bánh. Trong cuốn Ðại Tự Ðiển tiếng Việt của Bộ Giáo Dục Hà Nội cũng như cuốn Việt Nam Tân Tự Ðiển của Thanh Nghị do Khai Trí xuất bản không thấy có chữ bánh vá hay bánh giá.

Bánh vá là món ăn đặc biệt chỉ có ở Gò Công, miền Nam, các nhà văn, nhà báo trong nước nhứt là sau năm 1975, đa số gốc miền Bắc, nghe người ở đây phát âm giọng Nam “bánh DÁ” (người miền Nam không phận biệt âm V với GI, D) tưởng là giá, rồi cho là “bánh GIÁ.”

Trong Nam người ta thường lấy hình tượng bên ngoài, để đặt tên bánh như: Bánh đúc, bánh bò, bánh bèo (nhỏ và trẹt như bèo), bánh bông lan, da lợn, bánh khuôn, bánh rế (hình cái rế dùng lót xoong nồi đất ngày xưa), bánh dừa (gói bằng lá dừa), bánh vòng, bánh ít, ít trần (ếch), bánh phồng,... kể cả trường hợp bánh VÁ (khuôn bánh là cái VÁ).

Như vậy để trả lời cho các bạn Gò Công, và cho những ai từng ăn hoặc nghe đến tên loại bánh này, là bánh VÁ (không phải là bánh GIÁ).

Bánh là thức ăn làm bằng nếp, bột, đường, đậu,... thường là để ăn chơi hơn là ăn thiệt. Bánh tuy là món ăn chơi, nhưng đã đi vào đời sống văn hóa dân gian lâu đời, như:

Mấy đời bánh đúc có xương,

Mấy đời mẹ ghẻ thương yêu con chồng

hay

Bánh dầy nhiều đậu thì ngon,

Cha mẹ chuốt ngót thì con đắt chồng.

Hoặc có những câu nói, dùng bánh để ám chỉ, như:

Ðầu cạo chừa bánh bèo.

Con gái nước da bánh ít.

Mặt như bánh bao...

Xem ra như vậy bánh không chỉ gần gũi với tuổi ấu thơ mà cũng gắn bó với mọi người từ nhỏ đến lớn, trong từng con người Việt Nam chúng ta, trong đó có bánh vá Gò Công.

Nay trở lại bánh vá Gò Công, món ngon không chỉ dễ ăn chơi mà là ăn thiệt, ăn no. Bánh vá không phải là loại bánh ngọt như cái tên BÁNH, mà là loại mặn như bánh canh, bánh xèo, bánh cuốn, bánh ướt,...

Tôi biết và được ăn cái bánh vá đầu tiên trong đời vào lúc 7, 8 tuổi. Lúc ấy cái bánh vá bự bằng cái chén ăn cơm, loại chén đá, to hơn cái chén kiểu: Bánh vá ăn với bún, loại bún rời và rau thơm, chan với nước mắm ớt.

Hồi đó nhà nghèo, mẹ tôi đi chợ chỉ mua có một cái đủ cho cha tôi uống rượu nhâm nhi, nhà chỉ có tôi là con trai, là con cưng, nên được mẹ chia cho một chén bánh vá trộn bún. Tôi không còn nhớ cái cảm giác hồi đó nó ngon thế nào, bởi một phần vì còn bé, phần vì chỉ được ăn quá ít...

Sau đó ba tôi qua đời, và tôi không không còn có dịp được chia phần bánh vá nữa...

Ðến khi thi đậu vào lớp Nhì (nay là lớp Tư ) học và ở trọ trên tỉnh Gò Công, cuối tuần về thăm nhà, có dịp ghé chợ Tăng Hòa (nay đổi tên là Tân Hòa), mới được ăn lại món ngon bánh vá, và được ăn nguyên một cái.

Bánh vá chợ Tăng Hòa thuở đó nổi tiếng. Bánh vá hồi đó bán trong nhà lồng chợ, vì chỉ có một người bán nên đến 9 giờ sáng đã hết, muốn ăn phải đặt trước.

Mấy bà đi chợ, mấy ông già sồn sồn thường là khách ăn bánh vá sáng sớm. Vài ông già thích nhậu ngày nào cũng rủ rê nhau ra ngồi nhậu với món bánh vá đến tan chợ mới chịu về.

Dân sành điệu, hoặc có tiền không bao giờ chịu MUA bánh vá chiên sẵn mà phải ÐẶT chiên.

Tôi có bà dì bán vải ngoài chợ, bà không có con, tuy ăn chay trường, nhưng thường ÐẶT chiên bánh vá cho tôi ăn, mỗi khi tôi về chợ Tăng Hòa thăm bà.

Bạn có biết đặt bánh vá là thế nào không?

- Ðặt bánh là đem nhưn bánh đến mướn người ta chiên theo ý của mình. Nhưng bánh vá đặt chiên gồm có tôm, thịt với lòng heo, thêm vài tay nấm rơm (loại nấm búp thì ngon hơn). Các thứ này bạn phải tự tìm mua loại ngon, tươi và nhiều hơn so với cái bánh vá chiên sẵn.

Cái bánh vá đặt chiên như vậy “chất lượng” hơn và ngon hơn là cái chắc.

Theo dõi cái vá bánh lúc mới từ cái vá đặt vào chảo, đến khi cái bánh vừa chín tới tách ra khỏi vá nổi lềnh bềnh trong mỡ, rồi đến lúc nó được đưa lên trên vỉ sắt chờ cho ráo... Cái bánh nở lớn thêm ra thấy rõ.Mấy con tôm đất trên mặt bánh nay nổi cao hơn, căn phồng to, vàng đậm trông rất hấp dẫn và mời gọi làm sao!

Dùng tay xé cái bánh vá lúc còn nóng bốc khói như xé thịt gà cúng mùng Ba, cho vào tô bún, chan ngập nước mắm ớt chua cai ngọt, thêm ít rau thơm trộn dưa leo bầm nhuyễnà Thế là bạn có món bánh vá ngon lành, tuyệt vời.

Ăn một lần tôi tin chắc là bạn sẽ bị “mê mệt” bởi cái ngon tuyệt của bánh vá Gò Công mà không đâu có, nếu có cũng không bằng.

Cái đặc biệt ở bánh vá là ở chỗ nó tạo cái cảm giác giòn giòn khi bắt đầu nhai, rồi mềm mềm và xốp xốp, pha lẫn chút dai dai của giá và thịt với nấm rơm bên trong. Cái vị béo của mỡ dầu hòa cùng cái béo ngọt lịm của mấy con tôm đất làm bạn thấy đã.

Bánh tôm cũng giòn, cũng béo, cũng bột, cũng tôm... nhưng sao sánh bằng bánh vá Gò Công về hình thức lẫn nội dung.

Bánh vá vừa để ăn chơi, nhậu lai rai, vừa để ăn trong gia đình, cũng có thể dùng đãi bạn bè và chỉ một món bánh vá là đủ. Người nào mạnh ăn, chỉ cần hai cái bánh vá với bún là quá lắm.

Ở Gò Công không thấy ai chiên bánh vá làm đám giỗ hay buộc phải có trong tiệc tùng sang trọng. Bánh vá cũng như bánh cam vì phải xài nhiều mỡ, mà ngày xưa mỡ rất mắc tiền nên chỉ là loại bánh chợ, ít có người chiên tại nhà.

Bột chiên bánh là bột gạo pha nếp có pha phẩm màu cà ri cho thơm, và còn có hành lá cắt nhuyễn để khử mùi của mở, và cho bánh có mùi thơm.

Chảo chiên bánh vá phải là loại chảo gang lớn, có miếng vỉ sắt gác lên độ 1/3 miệng chảo, dùng để xếp bánh cho ráo mở. Cái vá chiên bánh là loại to có cán dài giống như cái vá múc nước lèo hủ tiếu. Bột chiên đựng trong cái ảng bằng sành có tráng men kiểu da lu, nay không còn thấy và nhắc lại có nhiều người không còn hình dung ra.

50 năm trước, nhớ giá cái bánh vá độ một đồng, còn hủ tiều ngoài tỉnh bán độ ba đồng một tô.

Bánh vá thuở xưa sao mà ngon quá, ăn một tô cũng chưa đã thèm. Không biết bởi nó ngon hay vì quá thiếu ăn? Hay vì cả hai?

Ðã lâu lắm từ khi ra hải ngoại, người Gò Công không còn có dịp thưởng thức lại món bánh vá của quê hương mình, trong đó có chính tôi.

Cám ơn những bạn đồng hương Gò Công ở Úc Châu đã cho tôi sống lại với kỷ niệm ngày xưa vô cùng đẹp đẽ qua món bánh vá!

tranvanchi@earthlink.net

Kính mời độc giả tìm đọc 2 tác phẩm mới của GS Trần Văn Chi:

- Hương Vị Ngày Xưa:

Nói về phong cách ăn uống và món ngon vật lạ của người Lục Tỉnh xưa.

-Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư:

Ký ức sau 50 năm đọc lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư.

Người Việt cần có trong tủ sách gia đình làm tài liệu hướng dẫn con em.

Hỏi tại các nhà sách, hoặc liên lạc với tác giả:

Trần Văn Chi: 1911 West 148 th. Street Gardena, CA-90249, USA.

IP IP Logged
MENUCORP
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 05/Mar/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 29
Quote MENUCORP Replybullet Gởi ngày: 29/Apr/2009 lúc 8:04am

Bà chủ nhà hàng này...thiệt tình!. Thèm bánh giá muốn chết..

Cảm ơn Nhà hàng LAN HUỲNH

Khuôn bánh cóng, bánh giá - ảnh T.C

Bánh cóng và bánh giá - ảnh T.C

Bâng khuâng bánh "giá" Chợ Giồng

 

Xứ Gò Công, lâu nay ngoài những đặc sản mắm còng, mắm tôm chà nổi tiếng gần xa, vùng quê nghèo, gió mặn này còn có một thứ vật thực xao xuyến lòng người: bánh "giá" Chợ Giồng

Chợ Giồng là tên xưa của chợ thị trấn Vĩnh Bình (huyện Gò Công Tây - Tiền Giang) ngày nay. Bánh "giá" có từ hồi nào, không ai còn nhớ. Nhiều người chỉ mang máng rằng, nghe kể từ thời ông cổ bà sơ của họ chưa vợ, chưa chồng thì cái bánh giá đã có mặt ở chợ Giồng. Cũng nghe đồn rằng, cái bánh dung dị, dân dã này hình như gắn liền với một mối tình tan vỡ nào đó ở xứ Gò, cho nên tới giờ này người Gò Công vẫn còn ngâm nga câu ca: “Một mai em gái theo chồng, còn đâu bánh giá Chợ Giồng mời anh”

Bánh giá hay bánh vá? Cho đến nay vấn đề này vẫn còn là cuộc tranh luận bất tận. Người nói: gọi bánh giá vì làm bằng nguyên liệu chính là cọng giá đậu xanh; kẻ cãi: phải gọi là bánh vá mới đúng vì chiếc bánh khi chiên được đặt trong một dụng cụ na ná như cái vá múc canh, và hình thù chiếc bánh cũng tương tự. Các vị công tằng tổ phụ không còn để lại bất kỳ tài liệu nào chứng minh tên cúng cơm của chiếc bánh, cho nên đến nay chiếc bánh đậm đà - ai gọi sao cũng được.

Bánh giá là món ăn dân dã nên nhà nào cũng làm được. Bột gạo, bột mì, bột đậu nành được nêm nếm gia vị (muối, đường, bột ngọt, tiêu, hành, tỏi) bao quanh lớp nhân gồm thịt nạc bằm, tôm lột vỏ và những cọng giá trắng muốt, no tròn, phía trên chiếc bánh nhận thêm vài con tôm còn nguyên đầu đuôi rồi đặt trong chiếc vá nhôm, bỏ vào chảo dầu chiên cho vàng, giòn. Có điều lạ, dù đơn giản nhưng người ta vần thích mua từ một nơi nào đó ở Vĩnh Bình. Nhưng cũng lạ, thị trấn Vĩnh Bình cũng chỉ... có vài chỗ làm bánh - đếm trên đầu ngón tay. Theo lời dì Ba Đẹp, một trong những người hiếm hoi còn sinh sống bằng nghề làm bánh giá gần ngã ba Hòa Đồng (QL 50), hàng chục năm ngồi chiên bánh giá bán cho khách qua đường ở ngã ba Hòa Đồng: “Giá trị chiếc bánh không cao, đồng lời không nhiều mà phải dãi nắng dầm mưa nên nhiều người không thích nghề này”. Lời giải thích của dì Ba Đẹp không biết thực hư ra sao, nhưng cứ nhìn cảnh dì Ba loay hoay cả ngày bên bếp lửa, thau bột, rổ nhân bánh trong một túp lều xập xệ ven quốc lộ 50, bất kể trời nắng hay trời mua, để chiên cho được 300 - 400 chiếc bánh bán với giá 1.500 đồng- 2.000 đồng/chiếc thì không thể nói bánh giá là thứ vật thực hấp dẫn những người có máu kinh doanh - nôn nóng làm giàu. “Tui còn cái may, bao nhiêu năm qua người ta vẫn thích ăn bánh giá, tui mới bám trụ, giữ được với cái nghề mẹ truyền, con nối này”, dì Ba nói.

Bánh giá dân dã, tinh tế ở xứ nghèo. Trước khi đưa chiếc bánh lên mâm, người ta dùng kéo cắt bánh ra thành từng miếng vừá ăn. Bánh kèm với rau sống, dưa leo, nước mắm (hoặc nước tương) pha tỏi, ớt, chanh, đường, ai cầu kỳ thì giặm thêm gắp bún tươi trắng ngần. Trên bàn tiệc, không ai bày nguyên chiếc bánh và khách dự tiệc cũng không ai dám gắp cả chiếc bánh cho vào chén, vì như vậy là “phàm phu tục tử”. Dì Ba Đẹp nói rằng, đừng nhìn chiếc bánh giá “dặm trường gió bụi” ven quốc lộ 50 mà xem nhẹ, đó là món không thể thiếu trên mâm cỗ những dịp tiệc tùng, lễ lạt, giỗ quải của xứ Gò Công. Hiện tại, ngoài số lượng bánh bán cho khách qua đường mỗi ngày, dì Ba Đẹp còn nhận chiên bánh theo đơn “đặt hàng” của các cơ quan, công sở trong huyện mỗi khi những nơi này đãi khách phương xa. “Đặt hàng giá bao nhiêu tui cũng làm, tiền càng cao thì nhân tôm, thịt càng nhiều hơn so với chiếc bánh bình thường, còn diện tích chiếc bánh thì... vẫn vậy. Nhiều khi xe hơi chở Việt kiều về thăm quê, đi ngang cũng ngừng lại đặt hàng và ngồi tại chỗ xem tui chiên bánh”, dì Ba vừa múa đôi tay từ các thau đựng nguyên liệu qua chảo dầu sôi sùng sục, vùa tự hào khoe.

“Bánh giá bây giờ mùi vị không còn như xưa”, mấy vị bô lão sành ăn ở thị trấn Vĩnh Bình nhận xét. Mang chuyện này hỏi dì Ba Đẹp, dì cười: Mấy ông cụ nói đố có sai. Má tui kể, hồi xưa xứ Gò Công tôm tép dồi dào, bánh giá chính hiệu phải làm bằng con tôm bạc đất, chiên xong gói bằng lá chuối khô mới ngon. Bây giờ tôm bạc đất mắc mỏ, làm bánh giá phải sử dụng tôm sắt, tôm chì, nhiều khi tép mòng làm nguyên liệu nên mất ngon. Thứ nữa là khách hàng bây giờ đòi nhân bánh phải có thêm thịt bằm, gan heo; chiên rồi gói bằng giấy dầu, đựng trong bọc xốp nên mùi vị chiếc bánh không còn nguyên sơ như bánh giá Chợ Giồng ngày trước”. Dì Ba Đẹp nói một hơi rồi buông chiếc vá nhôm vào thau bột, mắt nhìn xa xăm về phía Chợ Giồng.

Cũng nghe đồn rằng, cái bánh giá dung dị, dân dã hình như gắn liền với một mối tình tan vỡ nào đó ở xứ Gò, cho nên tới giờ này người Gò Công vẫn còn ngâm nga câu ca: “Một mai em gái theo chồng, con đầu bánh giá Chợ Giồng mời anh”

 

http://edu.net.vn/forums/t/43481.aspx?PageIndex=1

Khổng Tước Nguyên địa linh nhân kiệt - MENUCORP Vì sự lớn mạnh của Công nghệ Thông tin Việt Nam !
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 98 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.344 seconds.