Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NHÓM 12 YÊU THƯƠNG Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 156 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 07/Nov/2009 lúc 11:47am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Nov/2009 lúc 8:22pm


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 08/Nov/2009 lúc 8:22pm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 08/Nov/2009 lúc 8:34pm
 

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 08/Nov/2009 lúc 8:34pm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Nov/2009 lúc 9:48pm
La%20Thu%20Gui%20Thay%20-%20Truyen%20NN <<<<<XIN BẤM VÀO ĐÂY

LÁ THƯ GỞI THẦY GIÁO CŨ

  Nguyên Nhung
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Nov/2009 lúc 9:49pm
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 17/Nov/2009 lúc 4:33am
 
 
LanHuynh thân mến,
Bài viết rất cảm động.
mk xin phép copy lại toàn bài và post lên forum cho mọi người đọc dễ dàng nhe .
 
Thân ái,
 
 
 
Lá Thư Gửi Thầy Giáo Cũ
Nguyên Nhung


Thưa thầy kính mến, Nhận được tin thầy đang định cư ở Canada, em mừng quá, vội viết thư thăm hỏi sức khỏe của thầy cô và gia quyến. Mới đó đã gần bốn mươi năm không gặp lại thầy, cuộc đời dâu bể, bể dâu biết bao nhiêu thay đổi, vậy mà có lúc nào đó trong cuộc đời, em vẫn nhớ đến một khoảng trời rất xanh bên ngoài khung cửa lớp. Ở đó có cây sao già rì rào lời tình tự quanh năm, đứa học trò lơ đãng của thầy có lúc đã thả hồn lơ mơ theo cánh chim bay ngoài cửa sổ.


Thưa thầy, Nhắc lại thuở còn đi học với các thầy cô năm ấy, em nhớ thầy nhiều nhất, vì lẽ thầy là giáo sư hướng dẫn của lớp, lại cũng là vị giáo sư Việt văn trẻ tuổi, có nhiều bài thơ hay chứa đầy tình tự quê hương và tình yêu tuổi trẻ. Thầy là người đã đi qua và chúng em là những người sẽ bước tới, thầy đã chia xẻ cho đám học trò nhiều chuyện đời buồn vui bên ngoài khung cửa lớp. Nó như một khám phá mới lạ bên ngoài thế giới học trò, bỗng dưng em có cảm tưởng mình được chắp đôi cánh, bay bổng vào vùng trời của sự hiểu biết. Em cám ơn thầy nhiều lắm, nhờ vậy mà sau này em nhìn đời bằng đôi mắt thoáng đãng hơn, quảng đại hơn để dễ dàng chia xẻ với mọi người ngay trong những hoàn cảnh đớn đau nhất.


Thầy ơi! Thầy có nhớ cái lớp học ban C lẫn lộn nam sinh và nữ sinh năm ấy không hở thầy? Chúng em là lũ học trò đang tuổi lớn nên nhiều chuyện lộn xộn lắm. Ngày nào dưới hộc bàn của em cũng có một tờ giấy học trò xếp làm tư, trong ấy khi là mấy vần thơ, khi lại là một lời tỏ tình rất ngô nghê, ngắn ngủi, người gửi đã chẳng ký tên . Có khi tác giả những lá thư ấy là lũ kẹp tóc tụi em chọc ghẹo nhau, có khi từ những bạn phái nam cùng lớp, những câu tỏ tình rất ngộ nghĩnh, mà có khi chỉ là những tia nhìn đằm thắm gởi trao. Trong ấy có đôi mắt của người bạn đồng lớp, chưa hề nói với em một lời nào, nhưng mãi cho đến ngày bạn ấy từ giã bạn bè, xếp bút nghiên theo nghiệp đao binh, rồi vì phần số ngắn ngủi, người bạn ấy đã đền nợ nước một chiều bên dòng sông quê mẹ .


Ðôi mắt ấy cứ ám ảnh em mãi một thời gian dài, ngay cả lúc này đây, đã nhiều năm trôi qua em vẫn nhìn thấy đôi mắt ấy. Đôi mắt thuở học trò, biểu tượng cho một tình cảm trọn vẹn trong sáng đã làm em bối rối suốt một đời mỗi lần nghĩ đến.Sau này lớn lên, trong đời em có dịp gặp gỡ và đối diện với bao nhiêu cái nhìn của tha nhân, em mới thấy cái câu "đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn " thật đúng. Thầy biết không? Sau này ngẫu nhiên em lại đi vào nghề nghiệp của thầy, nghĩa là lại trở thành nhà giáo. Ðể rồi có một ngày, theo vận nước nổi trôi đã xô đẩy mỗi người mỗi nơi mỗi ngả, em nghe tin thầy thoát được sang bên kia với ít nhiều mất mát của gia đình, nhưng bù lại thầy có cái tự do bù trừ cho những mất mát đó. Em lại nhớ đến chuyện Tái Ông mất ngựa, cái may cái rủi cuả đời người, và luật bù trừ của trời đất, như vậy thì buồn làm gì hở thầy?


Như em, đứa học trò tầm thường của thầy, có cái mặt tròn và chiếc mũi hếch, khoa thẩm mỹ cũng không làm sao kéo dài cho thanh tú hơn, nhưng bù lại em có đôi lúm đồng tiền, vì vậy mà khi em cười khuôn mặt đỡ tròn hơn nhờ hai phần lõm xuống trên đôi má, trông em lại có duyên, để cái người bạn có ánh mắt năm xưa đã có công ngồi chép bài " Mười thương " tặng cô bạn nhỏ nhoi, tội nghiệp. Sau cái chết của anh bạn học, tự nhiên em chán đời mất một thời gian, không phải vì nhớ nhung người bạn cũ, nhưng có lẽ em vừa chợt nhìn ra thân phận nhỏ bé của con người bất lực trước bàn tay của định mệnh, những bất hạnh đổ xuống từng giây từng phút . Thuở ấy ngày nào trên đường đi học về em vẫn phải đạp xe ngang khu nghĩa trang, ngày nào em cũng thấy những vành khăn trắng, những đôi mắt đỏ hoe, những vòng hoa tang héo dần trên nấm mộ mới, cho đến năm em mười chín tuổi, em có làm được mấy vần thơ cho người bạn cũ, để em ghi lại cho thầy đọc:


"Người bạn thân yêu ơi!
Có những buổi chiều đi ngang nghĩa trang,
Nhìn những nấm mộ bia xếp hàng im lặng,
Buổi chiều có nắng vàng se sắt,
Buổi chiều có lá sao khô,
Trên cành những bông hoa sứ nở,
Lòng tôi chợt nảy sinh bỡ ngỡ,
Rồi một mai sẽ tàn như nắng quái chiều hôm,
Như lá sao khô rời cành bay lả tả,
Như hoa sứ rụng trên bờ cỏ uá. . .”
( thơ Nguyên Nhung ).


Thưa thầy, đứa học trò của thầy đã ảnh hưởng nơi thầy một chút nào về sự "vô thường" của cõi nhân gian, vốn là không lại trở về không, vốn là bụi lại trở về bụi. Em vẫn nhớ những giờ học cuối năm, khi mùa thi đã qua, thầy thường ngâm thơ cho học trò nghe. Mới đầu cả lớp khúc khích cười, nhưng sau phút giây bỡ ngỡ đó, tất cả đều im lặng để nghe tiếng thơ rộn ràng trong thanh âm sang sảng của ông thầy nghệ sĩ, có những uẩn khúc, có những đớn đau. Sau này lớn lên em mới hiểu, thầy cũng cần có những phút giây để trang trải nỗi niềm sâu kín của con tim. Như em vậy thôi, em cũng từng say sưa đọc đi đọc lại bài viết của mình, có lúc cười như người khùng điên, có lúc buồn chứa chan nước mắt, như lúc này đây, khi viết thư cho thầy em cũng khóc...


Sau năm 75, em kẹt lại quê nhà cho nên giờ này mới có lắm chuyện để kể thầy nghe. Em nghĩ thầy rất thích đọc thư, dù không có giờ để viết thư. Ở bên này, người ta chỉ cần nhắc phôn lên là nói đủ thứ chuyện đời, lời nói tuôn ào ào như nước đổ xuống ngày đêm ở thác Niagara nơi thầy ở. Em tưởng tượng một ngày nào đó nước ngừng đổ, thác chỉ còn trơ lại những bờ đá khô queo, lởm chởm, người ta sẽ dửng dưng nhìn nó như một phong cảnh chết, có còn lại chăng là những tấm hình lưu lại cảnh hùng vĩ của chốn xưa. Do đấy em mới viết thư để thầy đọc, rồi có một lúc nào đó , vô tình thầy lật lại chồng thư cũ, biết đâu lá thư của em không mang lại cho thầy một chút vui trong cuộc sống vốn rất nhiều phiền muộn, phải không thầy?


Em là cô giáo nghèo giữa đám học trò cũng khốn khổ như mình. Thầy biết không? Tháng 6 năm 1975 chồng em lên đường vào trại tù CS, bảy tám năm tù tội anh để em một mình ngu ngơ nuôi hai đứa con nhỏ, chỉ có hai đứa thôi mà nhiều khi em muốn ngã gục thì đừng nói gì đến những người phụ nữ thay chồng nuôi một đàn con năm, bảy đứa. Em vừa làm cô giáo vừa đi bán chợ trời. Ở trường học, em rất xấu hổ khi đã làm nghèo đi kiến thức của mình bằng những lời lếu láo theo sự chỉ đạo của cấp trên để dạy dỗ học trò. Ra trường đời, có chung đụng với sự lọc lừa kiếm sống, em ngây thơ như con nai tơ. Sự bắt buộc phải nói những điều lếu láo trong lớp học đã làm em xấu hổ, rồi bắt buộc phải dối trá ngoài chợ đời làm em tủi nhục biết bao nhiêu.


Em gặp đứa học trò cũ mấy niên học trước, nay cũng được đẩy ra vỉa hè để tập ăn gian, nói dối với mọi người, tất cả những gì học được nơi nhà trường mấy mươi năm trước đều vứt đi, nếu không làm sao để sống. Em cố gắng duy trì phần tốt của nhà giáo giữa nơi xô bồ đó, được chừng nào hay chừng nấy, nếu không chọn được sự hoàn thiện thì cũng phải chọn điều gì ít xấu nhất, phải không thầy? Câu chuyện cuả một chị nhà giáo em kể thầy nghe tiếp đây, để mà càng chán chường cho thân phận nhà giáo những năm tháng đó. Lương bổng không đủ lo cho gia đình nên chị cũng phải lăn lộn ngoài vỉa hè mới mong nuôi nổi lũ con còn đang tuổi cắp sách đến trường. Buổi chiều phải gác thi, buổi sáng chị vẫn ráng chạy ra chợ kiếm thêm đồng nào hay đồng nấy.


Ôi cái buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng không may của chị, công an và quản lý thị trường bố ráp hết mấy con đường quanh chợ nên bao nhiêu vốn liếng chị có đều mất hết, chưa kể còn phải làm kiểm điểm vì tội “buôn gian bán lận” nữa, cái tội chung chung của người dân khi trải tấm ny lông, bán buôn vớ vẩn vài bộ quần áo, đôi dép cũ, cái bình thuỷ nước sôi để có tiền sống qua một ngày khốn nạn. Xã hội có những hạng “buôn gian bán lận” tày trời, sao họ vẫn nhởn nhơ sống trong nhà cao cửa rộng, một bước lên xe hơi, bất công quá phải không thầy?


Thế là chị bạn em bị “túm” như bao nhiêu người đồng cảnh ngộ. Nghĩ đến lớp học chiều, chị đành phải chià ra tờ giấy gác thi ra để chứng minh và mong được thông cảm cho hoàn cảnh một nhà giáo nghèo. Năn nỉ mãi chị được về trường gác thi, lại có người hộ tống đi theo đến tận trường để xác minh xem chị có phải là phường “ăn gian nói dối”. Câu chuyện này ghi nhớ mãi trong lòng chị, một giáo sư môn Sử Địa được đào tạo từ trường Quốc Gia Sư Phạm, đã dạy học trò vẽ bao nhiêu tấm bản đồ thế giới và quê hương trên tấm bảng đen, đã thao thao rót vào tai học trò bao nhiêu trang sử hào hùng của dân tộc. Thế mà giờ đây tấm bản đồ quê hương mình đang mất từng tấc đất, từng vùng biển xanh không còn trải dài tít tắp đến tận chân trời, bài học lịch sử để lại cho thế hệ mai sau sẽ nói năng ra sao để khỏi hổ thẹn với tiền nhân?


Thầy còn nhớ thầy Nhiên dạy Anh văn, đồng nghiệp với thầy thuở đó? Tội nghiệp, thời điểm ấy cái môn sở trường của thầy Nhiên đã trở thành cấm kỵ, người ta coi sinh ngữ để phân định là bạn hay thù, nó được thay đổi theo lập trường chính trị. Thầy Nhiên bỗng nhiên thất nghiệp, phải xoay nghề xe đạp ôm. Mỗi ngày ra chợ, em đều gặp thầy kiên nhẫn đợi khách dưới tàn cây phượng vĩ ở đầu chợ. Trong chiếc áo nhà binh rộng thùng thình, đôi mắt kính của thầy hấp háy dưới nắng trưa, một mảng lưng áo ướt đẫm mồ hôi, tự nhiên em muốn khóc. Giữa trưa hè nắng đổ lưả, em sửa soạn trải tấm ni lông lên viả hè, gặp ai đi ngang cũng hỏi : " Có gì bán không? ". Cái điệp khúc ấy lập đi lập lại đến mỏi mồm, lại trâng tráo nữa. Một người đàn ông đi ngang với đôi tay buông thõng, ông ta chỉ vào chiếc áo đang mặc trên người : " Mua không ? ".


Tức thời có mấy cái miệng đồng thanh cò kè trả giá, sau một lúc như thế, người đàn ông cởi chiếc áo quẳng xuống tấm ni lông trên vỉa hè. Thưa thầy, một tấm thân gầy đếm được những chiếc xương sườn, một bộ ngực lép phơi ra giữa nắng hè gay gắt, không còn gì để dấu diếm nữa. Có một cái gì đó muốn cười, có một cái gì đó muốn khóc, ngó ra gốc cây phượng bên bờ sông, trời trưa đứng gió, bóng thầy Nhiên đứng đó đợi khách và bóng người đàn ông cởi áo bán ở chợ trời như chập chờn, trộn lẫn vào nhau . Những giọt mồ hôi và những giọt nước mắt, những viên kim cương và những giọt sương, em làm sao phân biệt nổi. . .


Không ngờ có ngày em cũng trôi giạt qua đây, dù nơi nào cũng có nỗi cực nhọc của cuộc sống, nhưng ít ra ở đây, em cũng có chút thì giờ thong thả để viết thư thăm thầy, để viết hết những gì mình muốn viết. Nước Mỹ không phải thiên đàng mà cũng chẳng phải là hoả ngục thầy nhỉ, ta có quyền chọn lựa cái nào đỡ xấu nhất, đấy là lý do tại sao thầy trò mình sang đây. Em xin dừng bút nơi đây. Kính chúc thầy cô và gia đình được bình an và khỏe mạnh. Em rất mong nhận được thư hồi âm của thầy. Ðứa học trò cũ của thầy.
 
 
Nguyên Nhung ( bài viết theo tâm sự của một cô giáo)


mk
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Nov/2009 lúc 10:31pm
 Mang ơn phấn trắng bảng đen      
Tác Giả : CHAUNGUYEN.. .......suutam. ...   
Biết nhau từ thuở hàn vi
Dù phải lận đận khi đi lúc về
Nhớ xưa cùng học một nghề
Cùng thầy cùng bạn chớ hề quên nhau!

 
                                           Bồng bồng mẹ bế con sang
                                   Đò dọc quan cấm đò ngang không chèo
                                           Muốn sang thì bắt cầu kiều
                                       Muốn con hay chữ, thì yêu lấy thầy!
 Ngày xưa, một anh học trò thấy một đàn kiến sắp bị dòng nước lũ cuốn đi, động lòng từ tâm bẻ một cành cây làm cầu cho đoàn kiến di chuyển. Kỳ thi Hương, bài làm của anh có một chữ thiếu nét. Theo trường qui đáng lẽ anh bị đánh rớt. Nhưng ông chánh chủ khảo không thấy cái chữ thiếu nét đó vì mấy con kiến đã bám chặt vào, cái nét chữ thiếu đã được màu kiến đen lấp đầy để trả ơn cứu mạng của anh học trò từ tâm.

Nhắc lại câu chuyện kể trên không phải là để vinh danh mấy con kiến, mùa này là mùa của những con kiến đen bu đầy nhà cửa, tưởng chỉ có kiến vàng cắn mới đau thôi chứ! Ai dè kiến đen cắn cũng đau ra phết, ấy thế mà tôi không nỡ giết một con nào, không phải để mong chúng lấp đầy cái “chữ thiếu” của mình, đơn giản chỉ là vì không muốn sát sinh, dù đó chỉ là một con kiến. Ít ra, khi nhìn thấy chúng làm phiền mình cũng nhắc tôi nhớ đến câu chuyện kể trên. Có bao giờ quý vị nhớ đến cái bảng đen đầy phấn trắng có lần đã rơi trên tóc thầy cô giáo của chúng ta? Tôi không được may mắn như vậy vì học ở trường đời nhiều hơn trường lớp, và tôi cũng học được lòng biết ơn các nhà mô phạm từ những câu chuyện nhỏ, như câu chuyện của Fred Bauer kể sau đây:

“Một hôm, tôi nhận thức rằng dường như tôi ít khi bày tỏ lòng biết ơn đối với những người thân sống quanh tôi, dành cho tôi nhiều điều ưu ái. Tất nhiên là chúng ta không nên đợi đến những ngày lễ lộc, kỷ niệm… để nói lời cảm ơn đối với những người thân mà mình đã từng mang ơn. Giá như tôi học được điều gì đó về nghệ thuật cám ơn thì đó chính là: Hãy cám ơn ngay tức thì. Nói lên lời cám ơn không chỉ làm rạng rỡ, làm mát lòng ân nhân mà còn thể hiện tính văn minh lịch sự của người thọ ơn. Nếu bạn cảm thấy bị hắt hủi, xua đuổi, bạn đừng vội bi quan, yếm thế mà hãy ra tay cứu vớt người khác. Rất có thể đó là phương thuốc giúp bạn tìm lại niềm lạc quan, yêu đời.

Trước khi trở thành nhà văn nổi tiếng, A.J. Cronin từng là một bác sĩ. Hồi ấy, có nhiều bệnh nhân đến yêu cầu Cronin điều trị cho họ chứng bệnh lo âu, hồi hộp, sợ sệt, mất niềm tin và luôn nghi ngờ. Cronin ghi cho họ toa thuốc thật lạ thường: “Toa thuốc cám ơn” rồi căn dặn bệnh nhân: ‘Trong vòng sáu tuần, quí vị phải nói lời cám ơn mỗi khi nhận được sự giúp đỡ của bất cứ ai dù đó chỉ là việc mọn. Và để tỏ ra rằng lời cám ơn kia xuất phát từ tấm lòng thành, quí vị hãy mỉm cười với ân nhân khi thốt lên hai tiếng CÁM ƠN.’ Sau 6 tuần điều trị, hầu hết bệnh nhân của Cronin đều cảm thấy thuyên giảm rõ rệt. Trong nhiều trường hợp, chúng ta không thể bày tỏ ngay lòng biết ơn của mình. Nếu rơi vào tình cảnh ấy, bạn không nên lần lữa và giữ im lặng mãi mà hãy mạnh dạn cám ơn ân nhân ngay khi gặp lại họ sau đó.

Vừa mới đây, tôi có dịp về thăm lại quê nhà trong một thời gian ngắn. Trong khi tôi đếm bước dọc theo đường làng quen thuộc, kỷ niệm thời thơ ấu bỗng ùn kéo đến lấp đầy dòng suy nghĩ của tôi. Trên đường, tôi gặp lại cô giáo Violet Bible. Cô đã gợi trong tôi thời tôi còn mài đũng quần trên ghế trường trung học. Năm ấy, tôi ngồi lớp chín. Tôi mê chơi thể thao hơn là chú tâm vào việc học. Hậu quả là tôi bị tụt hậu môn tiếng La Tinh. Khi phát giác ra môn yếu kém của tôi, cô giáo Bible nói: ‘Ồ, học tiếng La Tinh có khó khăn gì đâu, rất thú vị nữa là đằng khác. Sau bữa cơm chiều nay, em sang nhà cô, cô sẽ chứng minh cho em điều đó’.

Trong nhiều tuần lễ kế tiếp, cô dạy kèm tôi học tiếng La Tinh cho đến khi tôi theo kịp chúng bạn. Năm ấy tôi tròn 14 tuổi. Lần đầu tiên trong đời, tôi nhận ra rằng cô giáo Violet Bible khả kính, vừa tích cực giảng dạy ở trường vừa làm tròn nhiệm vụ trong gia đình, lại còn dành riêng mỗi ngày một giờ để dạy kèm tôi học tiếng La Tinh. Sự cố gắng giúp đỡ tôi của cô Bible lúc ấy, tôi xem như là chuyện hoàn toàn bình thường. Nhưng giờ đây, khi gặp lại cô, tôi bỗng nhận thức một cách sâu sắc rằng cố gắng của cô dành riêng để dạy tôi học tiếng La Tinh trước đây quả là sự hy sinh vô bờ bến mà hàng năm dài tôi hầu như quên lãng. Tôi chạy đến ôm choàng lấy cô, giọng thổn thức: ‘Những điều mà cô dành cho em trước đây đã vượt xa nhiệm vụ bình thường của một cô giáo. Xin cô nhận lòng biết ơn chân thành của người học trò cũ, dù cho lời cám ơn được thốt lên muộn màng.” Cô đáp lời tôi bằng nụ cười ấm áp, mãn nguyện và đôi mắt rạng rỡ niềm tin”.

Ở VN ba mươi năm nay có một trùng hợp là tháng 11 cũng có một ngày dành để vinh danh các nhà giáo, một sinh viên sư phạm kể lại những “buồn nhiều hơn vui” trong đời dạy học của mẹ mình: “Tôi còn nhớ rất rõ lúc tôi ngồi trầm ngâm trước lá đơn xin thi vào trường đại học, cách đây ba năm. Mẹ tôi (một nhà giáo tóc đã bạc, gần ba mươi năm trong nghề) đứng cạnh tôi, nói nhỏ nhẹ: ‘Con ạ, dẫu sao nghề giáo vẫn là một nghề cao quí’. Mẹ tôi nói hai chữ ‘cao quí’ thật nhỏ và mắt mẹ rưng rưng. Tôi thấu hiểu ước muốn của mẹ tôi. Không cần đắn đo, tôi ghi vào lá đơn: Trường Đại Học Sư Phạm. Tất nhiên trong chọn lựa cũng có phần của tôi.

Nhà tôi ở trong một con hẻm sâu. Có đêm, gần chín giờ, một người đàn ông tóc muối tiêu dắt chiếc xe đạp vào hẻm và hỏi tìm nhà cô giáo Hạnh. Khi mẹ tôi mở cửa, người đàn ông cúi hẳn người xuống, rụt rè: ‘Thưa cô, cô còn nhớ em không, em là Huân đây mà...’. Mẹ tôi ngờ ngợ, có lẽ không nhớ ra. Khi vào nhà nói chuyện, chú Huân kể lại: ‘Hồi em học đệ tứ (lớp 9), ngồi đầu bàn, để chân ra ngoài. Cô đi lên đi xuống giảng bài say sưa, đụng phải chân em, cô vấp té, đầu va vào bàn... Cô nhớ không? Hồi đó, sợ quá em không nói được một lời xin lỗi với cô. Vậy mà em ân hận mãi. Hơn 25 năm rồi, cô ạ...’. Ở ngoài Trung chú Huân chạy xe ôm, có dịp vào thành phố chú quyết tìm cho được người thầy cũ là mẹ tôi. Để thăm và nói một lời... xin lỗi. Khi trao những chiếc bánh nổ của quê hương miền Trung cho mẹ tôi, chú Huân bùi ngùi nói: ‘Có chút quà của miền Trung... để cô nhớ đến tụi em’. Đêm đó là một trong những đêm vui của mẹ tôi.

Có một lần mẹ tôi bị bệnh nằm ở bệnh viện Gia Định, một bác sĩ khoảng 40 tuổi cứ ở bên mẹ tôi. Khi mẹ xuất viện, mỗi đêm người bác sĩ ấy lại lội vào con hẻm đến nhà theo dõi sức khỏe cho mẹ tôi. Đó là một học trò cũ của mẹ. Anh ấy cứ nhắc đi nhắc lại: ‘Không có cô, đời em chưa biết ra sao...’. Anh ấy kể: hồi học cấp III, gia đình quá khó khăn, đã nhiều lần anh quyết định nghỉ học, nhưng mẹ tôi đã đến, giúp đỡ, động viên và anh lại tiếp tục đi học... Thỉnh thoảng mẹ tôi nhận được những lá thư, những thiệp chúc tết, thiệp báo hỉ... từ phương xa gửi đến. Tất cả đều ghi những lời trân trọng, ân tình. Mẹ tôi dành riêng một ngăn tủ gìn giữ tất cả và thỉnh thoảng mẹ tôi lại giở ra xem, và tôi thấy bà mỉm cười hạnh phúc.

Nhưng đời dạy học của mẹ tôi cũng có quá nhiều những đắng cay, thậm chí tủi nhục. Có một lần đi dạy về, vừa bước vào cửa mẹ ôm mặt òa khóc. Tôi hỏi mãi, mẹ mới chịu kể: ‘Mẹ đang dạy trong lớp thì một người sang trọng đến hành lang, gật đầu ra hiệu muốn gặp mẹ. Mẹ bước ra, người ấy trao cho mẹ một xấp vải và chiếc phong bì, nói: ‘Xin cô cho cháu nó vào học lại’. Mẹ từ tốn trả lời: ‘Trưong hợp cháu đã quá nhiều lần vi phạm kỷ luật, ban giám hiệu đã quyết định cho nghỉ học. Có gì xin ông gặp ban giám hiệu’. Người ấy cứ dúi quà vào tay: ‘Cô nhận đi, không sao đâu, miễn là lo được cho cháu’. Mẹ nghiêm giọng: ‘Xin lỗi, tôi không lo được, ông cứ mang lên ban giám hiệu’. Người ấy bỏ đi, nói một câu: ‘Rách mà làm phách’! Mà đúng vậy, mẹ càng đeo đuổi nghề, càng ngày càng rách thật. Rách đến mức hồi tôi còn nhỏ, mẹ đã từng phải cắt chiếc áo dài cưới của mẹ để may cho tôi một chiếc áo mới, để tôi đến trường ngày khai giảng... Lần ấy mẹ tôi xót nhưng không đau. Lần này đau vì có người xúc phạm bà.

Lần khác, một phụ huynh tổ chức đám cưới cho con ở một nhà hàng sang trọng đã mời mẹ tôi. Xung quanh những khách khứa hào nhoáng, mẹ tôi trao chiếc phong bì mừng đám. Vị phụ huynh ấy đẩy tay mẹ tôi từ chối và nói một câu tự nhiên: ‘Tiền bạc đâu mà cô mừng cho cháu. Mời cô cốt là để cô bồi dưỡng’. Mẹ tôi tái mặt, xấu hổ đến chín người và mẹ đã tìm cách ra về. Đến nhà, vào buồng, mẹ kéo chiếc chăn đắp lên ngực, mắt mở lớn nhìn lên trần nhà, và nước mắt cứ trào ra...

Tôi không nhớ hết được bao nhiêu lần mẹ tôi đã khóc như vậy. Cứ sau mỗi lần ấy, mẹ lại kéo chiếc hộc tủ có nhiều kỷ niệm đẹp của đời dạy học của mình ra và mẹ im lặng đọc từng lá thư, ngắm từng chiếc thiệp. Hình như lòng mẹ thanh thản trở lại. Nhưng cuộc sống cứ không để yên cho lòng mẹ thanh thản. Lại đắng cay, nhức nhối. Vậy mà mẹ vẫn muốn tôi trở thành cô giáo. Một năm nữa tôi sẽ ra trường, sẽ đứng lớp. ‘Dẫu sao - mẹ nói - đó vẫn là một nghề có ích nhất cho đời. Người thầy, với tấm lòng của mình, luôn để lại những dấu ấn đẹp cho mỗi cuộc đời...’.”

Sống mà không biết yêu thương, ơn nghĩa, thì “Sanh Bất Nhược Tử” (Sống mà như chết), chết mà còn để lại cho đời những tấm gương sáng thì “Tử Bất Nhược Sanh” (Chết mà như sống). Vậy người ta tri ân những nhà triệu phú hay tri ân những nhà giáo nghèo? Hỏi tức là đã trả lời, nhà triệu phú cũng sẽ được tri ân như vậy nếu như họ biết làm việc từ thiện mà không khoe khoang cho mọi người biết. Riêng tôi, cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì còn được nói hai tiếng “Cám Ơn” chứ không phải là “Rất Tiếc”. Cám ơn con kiến củ khoai, cám ơn quê cha đất mẹ và cám ơn phấn trắng bảng đen…


 



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Nov/2009 lúc 10:36pm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Nov/2009 lúc 10:32pm

Cảm động câu chuyện về thầy ....

Thứ bảy, 06/06/2009 - 12:31:pm

“Thầy Nghĩa liệt” và lớp học có một không hai


Cuộc sống của người dân trong vùng còn nhiều thiếu thốn nên học phí trả cho thầy cũng thất thường, khi 5 ngàn, 10 ngàn, khi chỉ có rổ sắn, rổ khoai, thậm chí không có đồng nào thầy vẫn tận tâm chỉ dạy. Thầy cười: “Các cháu đến với tôi là vui rồi”.


Đó là câu chuyện về Nguyễn Trung Nghĩa - thầy giáo tật nguyền hơn 20 năm âm thầm “gieo chữ” cho trẻ em nghèo bên dòng sông Chu, thuộc vùng quê Xuân Bái (Thanh Hóa).

Số phận nghiệt ngã

Đến thôn Quyết Thắng 1, xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân hỏi thăm lớp học của “thầy Nghĩa liệt” hầu như ai cũng biết. Ông trưởng thôn Quyết Thắng hồ hởi: “Hỏi nhà thầy Nghĩa chứ gì? Đi hết đường bê tông, rẽ trái là đến”.

Ngôi nhà ranh, nơi thầy Nghĩa dạy học trò

Tổ ấm, cũng là lớp học của thầy giáo tật nguyền Nguyễn Trung Nghĩa chỉ là mái tranh xơ xác, nằm nghiêng nghiêng trên một quả đồi, mảnh sân đất lởm chởm đá gạch.

Trong căn nhà ấy chỉ trừ mấy bộ bàn ghế và cái ti vi 21 inch - quà tặng của chương trình “Một điều ước” (VTV) trao tặng - là mới, còn lại cái gì cũng cũ kỹ, già nua, từ cái giường, kệ tủ đến cái nồi, cái bát.

Thầy Nghĩa nằm chếch trên giường, người cứng đơ, chân tay teo tóp. Thấy có khách lạ thầy chống khỷu tay, nâng mình, rồi nhắc cậu học trò nhỏ tên Cộc chào khách.

Cậu bé líu ríu khoanh tay chào rồi nép vào cạnh bàn. Hôm nay lớp học của thầy tạm nghỉ. Căn nhà vắng tiếng trẻ ê a tập đọc bỗng trở nên trống trải, lạnh lẽo.

Sinh năm 1951 tại một xóm nghèo ven dòng sông Chu, tuổi thơ nghèo khó không ngăn được bước chân của cậu bé hiếu học. Một buổi đến trường, một buổi Nghĩa trằm mình trên dòng sông, cánh đồng mót khoai, bắt cá.

Tai hoạ ập đến bất ngờ khi nghĩa mới học lớp 4. Nghĩa bị cảm xương hàn, do thiếu thuốc thang lại không kiêng khem được nên biến chứng. Người Nghĩa xanh rớt, chân sưng vù như quả bưởi, mỗi lần qua ngạch cửa phải chống nạng nâng qua.

Quyết tâm bám trường bám lớp, không thể tự đi Nghĩa nhhờ bạn bè dìu dắt. Bệnh tình ngày càng nặng, cố gắng được 3 năm, hết lớp 7 Nghĩa đành tạm nghỉ học để chữa bệnh dù trong lòng đầy tiếc nuối.

Ba tháng theo thầy lang ở Nông Cống (Thanh Hoá) bệnh của Nghĩa đã phần nào thuyên giảm, “giá có điều kiện bồi bổ sức khoẻ biết đâu tôi đã khỏi. Vậy mà…” - giọng thầy Nghĩa ngậm ngùi.

Nhà nghèo, thương con, bố Nghĩa đành lên rừng kiếm rễ cây về làm thuốc. 30 loại rễ cây được cho vào nồi đun cho tới khi cốt chỉ bằng nắm tay. Đắng đến chát môi, vậy mà cái bệnh vẫn trơ ra, bao công sức đổ sông, đổ bể.

Lần khác, Nghĩa được thầy lang chữa bệnh bằng cách xông hơi. Một cái hố được đào chỉ vừa người đứng, trên mặt phủ kín ni lông, bên dưới rải lá xoan nóng. Nghĩa được đặt vào hố, lọt thỏm chỉ trừ đầu và cổ, nước thuốc chảy ướt thân. Cứ thế đứng cho tới khi người nhớt như cá trê Nghĩa mới được thầy cho lên.

20 năm theo thuốc, thử hết cách, thậm chí dùng cả xương chó vàng phơi khô, tán nhỏ, ủ rượu uống mà bệnh cứ ngày một nặng thêm. Lực bất tòng tâm, anh đành chấp nhận số phận. Đã nghèo lại thêm khó, không chữa khỏi bệnh cho con, tới tận lúc lâm chung người cha già còn day dứt.

Dạy học trên giường bệnh

Trở thành tàn phế, hai chân không thể đứng lên, tay phải liệt hẳn, mọi sinh hoạt của anh đều phải nhờ những người bên cạnh. “Tôi sống cuộc sống gần như thực vật, cả người cứng đơ, quay đi quay lại còn khó huống chi rời khỏi chiếc giường”- thầy Nghĩa nói.

Thầy Nguyễn Trung Nghĩa và mẹ già

Bất cần, chán nản nhiều lúc thấy mình vô dụng anh chỉ muốn “xuôi tay nhắm mắt”, thế nhưng nghị lực và lòng dũng cảm đã giúp anh chiến thắng. Còn bàn tay trái có thể nhúc nhắc, anh cặm cụi tập viết, tập cả nâng mình và di chuyển bằng tay.

Có chút vốn liếng kiến thức anh nảy ra ý định dạy học cho đám trẻ con trong xóm, vừa giúp chúng tập đọc, tập viết vừa khiến anh khuây khoả. Thế là lớp học có một không hai ra đời.

Không trường lớp, bàn ghế, giáo án, thầy giáo không đứng trên bục giảng mà nằm bất động trên giường, học trò chỉ là mấy đứa trẻ chân đất lam lũ nơi xóm nghèo ven dòng sông Chu.

“Ban đầu tôi chỉ dạy cho mấy đứa cháu trong nhà, sau đó, thấy chúng học hành khá hẳn lại chăm ngoan, người dân trong vùng mới tin tưởng gửi con cho tôi, vừa để trông vừa để dạy”. Thầy hồ hởi: “Có khi lớp học đông tới 20, 25 em”.

Thầy lúi húi lôi “tập giáo án” từ chồng sách cũ đầu giường cho tôi xem. Đó là các tấm bìa cứng làm bằng hộp thuốc du lịch, trên mặt ghi chữ để các em nhìn vào tập đọc. Có được những thứ ấy, thầy phải dành dụm từ thời em trai còn mở cửa hàng bán đồ tạp hoá.

Địa chỉ liên lạc với thầy Nguyễn Trung Nghĩa (mẹ là cụ Nghịnh):

Thôn Quyết Thắng 1, xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Từ lớp học của thầy có người giờ đã thành kỹ sư, bác sĩ, có người đang còn là sinh viên. Thầy nhắc từng tên học trò đầy hãnh diện: Nguyễn Văn Huy (Đại học Bách Khoa), Nguyễn Thị Hải (Học viện Tài chính), Nguyễn Trung Sơn (Đại học Y Thái Bình), Nguyễn Trung Hoà (Đại học Hồng Đức)…

Những bài học đầu tiên, với mỗi em thầy đều có cách dạy riêng, ân cần, nhẫn nại. Ngoài các em tuổi mầm non, những em lớp 4,5 cũng đến nhờ thầy ôn tập, củng cố kiến thức. Không chỉ học chữ, đến với thầy các em còn được học nghị lực, cách cư xử, lòng nhân ái. Với một người khoẻ mạnh làm công việc “trồng người” đã khó, với thầy việc đó còn khó khăn gấp bội phần.

“Có trò đến thấy tôi cứ bám chặt lấy cha mẹ khóc ré lên, hỏi ra mới biết trông thầy tàn tật …cháu sợ. Những trò gan lì, bảo không nghe, tôi cầm roi thì cháu tót ra ngoài ung dung vì thầy …không đi được. Tuy nhiên số đó rất ít, hầu hết các cháu đều chăm ngoan, buổi sáng đến, cháu thì mang nước cho thầy rửa mặt, cháu thì giành quét sân, quét nhà” - thầy tâm sự.

Cuộc sống của người dân trong vùng còn nhiều thiếu thốn nên học phí trả cho thầy cũng thất thường, khi 5 ngàn, 10 ngàn, khi chỉ có rổ sắn, rổ khoai, thậm chí không có đồng nào thầy vẫn tận tâm chỉ dạy. Thầy cười:
“Các cháu đến với tôi là vui rồi”.

Ân tình người dân Xuân Bái

Biết hoàn cảnh thầy Nghĩa không ít người đã mủi lòng, người mang cho bó củi, bát canh, kẻ giặt hộ quần áo. Cụ Nghịnh - mẹ thầy Nghĩa - ở tuổi 87 vẫn một tay chăm sóc con từ bữa ăn, giấc ngủ.

Thương mẹ vất vả thầy cố gắng học nấu cơm để “vừa nghiêng người vừa nấu”. Ngọn lửa được nhen ngay cạnh giường, sửa ấm thầy những ngày đông giá lạnh, nhưng cũng tiềm ẩn mối hoạ khó lường?!

Tôi cứ nghĩ may thay cụ Nghịnh vẫn còn khoẻ mạnh, nhờ vào số tiền trợ cấp ít ỏi, hai mẹ con vẫn có thể “rau cháu qua ngày”, nhưng lỡ một ngày người mẹ già ấy về cõi không biết thầy sẽ sống ra sao?

Nhắc đến chuyện kiếm bạn để cùng thầy sẻ chia, thầy Nghĩa cười:
“Cũng có vài ba đám mai mối nhưng hoàn cảnh của tôi thế này, lo cho mình không nổi, lấy rồi làm khổ người ta. Cả vợ cả chồng khoẻ mạnh còn vất vả, huống chi… Vả lại tôi vẫn còn các cháu.”

Thầy khoe, cách đây mấy hôm học trò cũ của thầy tới thăm đã bế thầy đi cắt tóc. Lâu lắm thấy mới được ra ngoài “hít khí trời”. Mảnh vườn của thầy cũng có vài khóm hồng nở hoa.

Dạo trước có cái cáng, thi thoảng thầy vẫn nhờ mấy trò lớn khênh ra sân ngắm đất trời, cây cỏ. Giờ thầy yếu hơn, cái cáng cũng bỏ quên nơi xó nhà.

Sau khi chương trình “một điều ước” được thực hiện có người thương hoàn cảnh của thầy, bảo: “Dại thế! Sao không con trâu, con bò, lại đi xin mấy bộ bàn ghế!” Thầy chỉ cười: “Tôi khổ đã nhiều, khổ thêm một chút cũng không sao, chỉ lo không đủ sức khoẻ để tiếp tục dạy các cháu. Giờ tôi chỉ mong gây dựng một kệ sách báo cho các cháu lấy cái đọc, nhưng giờ kệ thì có rồi mà sách, báo vẫn chưa!”

Rời xóm nhỏ còn văng vẳng tiếng loa phát thanh của xã, tôi biết thầy vẫn thường nghe tiếng loa ấy để đoán giờ “lên lớp”. Những đứa trẻ nơi đây cũng đã quen với “tiếng trống trường” đặc biệt, với lớp học có một không hai và người thầy tật nguyền vẫn ngày ngày âm thầm “gieo chữ”.

Bài viết được viết trên Blog Yahoo!360 vào ngày 21/05/2009



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Nov/2009 lúc 10:33pm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Nov/2009 lúc 11:44pm
72sjXcY6r-.jpg%20Flowers,%20Beautiful%20Flowers,%20Roses.%20Keefers%20image%20by%20Keefers_

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Nov/2009 lúc 11:44pm
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 18/Nov/2009 lúc 8:00am
 
 
 
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 18/Nov/2009 lúc 8:01am
 
 
 
 
 
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 156 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.391 seconds.