Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Âm nhạc
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Âm nhạc
Message Icon Chủ đề: Thơ - Nhạc tháng tư buồn ! Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 14 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 08/Apr/2012 lúc 8:02pm


                     Tháng ngày khó quên

      **  
                                                           
Và từ đó mùa xuân đi lạc lối
Thú trên rừng cũng lạc lối đi hoang
Trời xuống thấp mây đen đùn gió nổi
Chói bên tai từng hồi kẻng ngang tàng
                             (Xuân Phước76)

                               *
Con bất hiếu xin cúi đầu lạy Mẹ
Giửa lao tù con xuống tóc chịu tang.
      (Nghệ Tỉnh 77)
                                                                          
       *
                                                    
                                                Mai kia tôi có trở về,
Tôi chôn tôi giửa bốn bề hoang vu
           Mai kia tôi có ra tù
Tôi leo lên đỉnh Vọng Phu níu trời
           Xin tôi chuộc lại mảnh đời
Để tôi trang trải ngàn lời giải oan.

                          *
           Đã đành nhất nhật thiên thu
Còn nhau ta sẽ đền bù cho nhau.
                            (Gia Trung 84)


                           *
Mưa có phải theo mây về sa mạc
Nước lên nguồn đưa cá trở về khơi
          Tù về ngã giá cuộc chơi
Phải chăng cát bụi có thời hồi sinh
          Cạn rồi lớp tuổi hư vinh
Cũng xin đi hái bình minh bên trời
                             (Hàm Tân 88)


                            *

          Ra đi là bỏ lại rồi
Sao không cứ để trang đời lật qua
          Mái đầu tóc đã sương pha
Đừng ai hỏi nữa quê nhà tôi đâu
          Cố hương khuất giửa trời sầu
Một trang sử máu dãi dầu phân ly
          Con ơi thức dậy mà đi!
Bay cao về hướng thiên di chim trời…
                              (Thái Lan 91)


                          *
 Ôi dĩ vãng từ nay xin giả biệt,
Quên làm sao cái giá một lần đi…
Trời ở đó dòng đời sông chảy siết,
Cội nguồn ơi ai còn muốn quay về?!  


                            (USA 21/08/91)
                                                                   Đoái NAM-UY    
 

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 08/Apr/2012 lúc 8:08pm


Tôi gom lại khỏang 10 bài thơ tiêu biểu cho cuộc đời mình . Mỗi bài tôi trích ra 1  đọan theo thời gian  để kết hợp thành  “ Những đoản khúc về cuộc đời" .
Mặc Thủy
 

Những đoãn khúc về cuộc đời

 

   1.-

      Tôi  mang đời tu hú,

      Đậu trên nhánh đọan  trường…

      Gọi tên người thiên cổ,

      Trong  ngậm ngùi khói sương...

                   (Đêm – Tưởng niệm TTT)

 

     2.-

    

      Con rắn dữ dãy dụa chết giữa nảo cân

      Tôi giật mình xô mạnh cuộc đời

      Cánh cửa bật tung

      Trong đó  một lòai hoa hé   nở

      Tôi lạ lùng mang thân thể chạy như bay

      Giữa trận mưa vàng

                               

                                 1964

                         ( Tìm thấy mặt trời )    

    3.-

          Ta đã trả cho người tất cả.

      Những ngày rượu ngọt đắm lầu hương…

      Và người con gái kia ta bảo,

      Mắt biếc đừng xanh liểu cuối đường !  (*)

                               1965

                               (nhập cuộc )

 

   4.-

      Ta đã chơi và ta đang chơi,

     Đêm tưng bừng  nắng hỏa châu soi ...

     Xung phong lên nữa qua rừng đạn,

     Ngửa mặt cười vang một góc trời !!...

                                1966

                 ( Dấu chân – Khu chiến Tiền Giang)

 

  5.-

 

     Nhe răng núi hỏi đi đâu,

     Vung tay rừng muốn kéo sâu giữa lòng.

     Trên đầu nắng dập mưa dồn,

      Dưới chân đất níu đòi chôn cuộc đời !!

                                1976

                   ( Hòang Liên Sơn- Bút ký người tù)

 
 

      6.-     

       Cám ơn - trả lại nơi này,

       Núi xanh nước mắt rừng đầy mồ hôi...

       Đến đây chẳng hẹn một lời,

       Ra đi lòng trỉu nặng đời chung thân...

                                1978

                      ( Khi rời Văn Bàn  - Lào Cai)

 

 

           Thôi hết rồi…tôi làm người xa lạ,

       Từ ngàn năm  vừa trở lại nơi này !

       Đời làm lạ hay là tôi lạ thật ??

       Quê hương ơi…trời đất ngậm ngùi thay !...

                                 1983

                     ( Khi trlại Gò Công)

    

 

        

         Ta với em  hai bờ đại dương,

         Nghìn năm cuồng vọng một con đường…

         Những đêm trăng hẹn bên thềm mộng,

         Rượu đã say nhiều cuộc nhớ thương !...

                                   1984

                          ( Đêm mê nhân  )

        

 

            Khi tôi chết xin đốt thành tro bụi,

           Và hòa tan vào biển rộng  bao la…

           Con sóng vỗ đưa tôi về quê mẹ

            Đang khô cằn nằm đợi nước phù sa…

                                    1999

                              ( Khi  tôi  chết )

 

         10.-

            Sáng nay đất khách trăm hoa nở,

            Hỏi ra mới biết đã vào Xuân…

            Giật mình đếm tuổi đời lưu lạc,

            Như ngàn mủi nhọn xé tâm can !!

                                       2010

 

 

                              Mặc  Thủy 

                (Ghi lại bên bờ Ngũ Đại Hồ)

                               cuối Thu 2010

                    

             (*)  Đường thi :                                 

                                 “ Hốt kiến mạch đầu dương liểu sắc,

                                   Hối giao phu tế mịt phong hầu “

                       

       



mk
IP IP Logged
Huy-Tưởng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 15/Aug/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 164
Quote Huy-Tưởng Replybullet Gởi ngày: 12/Apr/2012 lúc 8:34am

5 Tướng VNCH tử tiết ngày Quốc Hận

http://www.youtube.com/watch?v=66m4xLveTaY&feature=related

 

Khanh Ly - Saigon Niem Nho Khong Ten

http://www.youtube.com/watch?v=5Vg9Ygpec7g&feature=related

 

Saigon ơi vĩnh biệt

http://www.youtube.com/watch?v=_viic0vcmj8&feature=related

 

Đêm Chôn Dầu Vượt Biển

http://www.youtube.com/watch?v=1vLHmmz5zgM&feature=related

 

Hùng Ca Việt Nam Cộng Hòa.wmv

http://www.youtube.com/watch?v=o5fdgkXz63s&feature=related

 

<>

Liên Khúc Quân Hành Việt Nam Cộng Hòa

http://www.youtube.com/watch?v=_-qZZQxS3Qc&feature=related

 

Tiếng nói Dạ Lan-Thúc Quân-NguyệtÁnh & ViệtDzũng

http://www.youtube.com/watch?v=lq_eTs4Xy0A&feature=fvwrel

 

Tiếng nói Dạ Lan-Từ BìnhLong về TrịThiên-NguyệtÁnh & ViệtDzũng

http://www.youtube.com/watch?v=po-EosNLQag&feature=relmfu

 

1954 Cha Bỏ Quê, 1975 Con Bỏ Nước, Tiếng Hát Pat Lâm

http://www.youtube.com/watch?v=d4RmgCVdgjY&feature=related

 

mhth
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 12/Apr/2012 lúc 7:56pm

Cám Ơn Em Dại Khờ

  thơ Hà Huyền Chi



Thơ em như lụa trắng
Như vạt nắng đong đưa
Trong mịt mùng trống vắng
Tôi sưởi lòng qua thơ

Tháng Tư tôi bỏ súng
Kéo lê gót giang hồ
Tháng Tám em vượt sóng
Nghìn gian truân đến giờ

Ðời dối gian sàng lọc
Người tính toán so đo
Nghìn đêm tù em khóc
Lệ như sông tràn bờ

Em, bài thơ diễm tuyệt
Ngôn từ là gió mưa
Thơ buồn như nỗi chết
Như cuộc đời bơ vơ

Em đã ngoài trại cấm
Em đã bến tự do
Mùa đông dài chợt ấm
Nỗi hân hoan chẳng ngờ

Trên đường dây viễn thoại
Giọng em thoảng như mơ
Tôi thấy mình trẻ lại
Trái tim vui sững sờ

Mừng em qua kiếp nạn
Sau năm đợi tháng chờ
Con vành khuyên lãng mạn
Tha cuộc đời đem cho

Cám ơn trời độ lượng
Cám ơn em dại khờ
Tôi mịt mù tâm hướng
Ðã tìm gặp tôi xưa.



Hà Huyền Chi




mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 12/Apr/2012 lúc 10:39pm


"Xin được thắp nén hương , tâm lắng động 

Đứng chào nghiêm đưa tiễn những Anh-Linh 

Sử oai hùng ghi đậm Dạ-Trung-Trinh...."



NHỮNG NGÔI MỘ
PHỦ LÁ CỜ VÀNG


HOÀNG DŨNG


Tôi bật khóc khi nhìn những ngôi mộ 

Phủ cờ vàng trên nấm đất còn tươi 

Anh ra đi đem hạnh phúc cho người 

Đem xương máu hòa tan lòng đất Mẹ  


Anh ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ

Áo học đường vừa biệt mái đầu xanh 

Khi người yêu còn cắp sách học hành

Nay thổn thức nhìn anh nằm im ngủ 


Anh để lại người Mẹ già ủ rủ

Đang chờ con nơi chiến tuyến phương xa

Mong an bình sẽ đến khắp mọi nhà 

Chừ gục ngã , Mẹ già chờ tuyệt vọng  


Anh để lại người vợ hiền bé bỏng 

Với con trai bập bẹ gọi tên ba 

Vấn khăn tang hoen mắt lệ nhạt nhòa

Đời quá phụ tuổi đời đầy hụt hẫng


Anh để lại bạn bè ngoài chiến trận

Vẫn từng đêm ghìm súng dưới hỏa châu 

Ngăn quân thù từng bước nơi tuyến đầu 

Cho non nước thêm ngày vui kiến thiết 


Anh luôn có trong lòng dân nước Việt 

Nhớ ơn anh : những chiến sĩ Cộng Hòa

Vinh danh anh từng bản nhạc hùng ca 

Anh nằm xuống cho muôn người được sống 


Xin được thắp nén hương , tâm lắng động 

Đứng chào nghiêm đưa tiễn những anh linh 

Sử oai hùng ghi đậm dạ trung trinh

Người chiến sĩ Cộng Hòa dân nước Việt .


Hoàng Dũng

( 27-01-2010 )







Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 12/Apr/2012 lúc 10:50pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 13/Apr/2012 lúc 8:51am


Nhớ nhà
Nguyễn Sơ Đông (JJR 58)


Pourquoi le prononcer, ce nom de la patrie ?
Dans son brillant exil, mon coeur en a frémi
Il résonne de loin dans mon âme attendrie,
Comme les pas connus ou la voix d’un ami.
Tôi muốn đổi chữ «brillant» thành «douloureux» vì trốn chui, trốn nhủi, vượt biên còn thua con chó đói, thì có
gì là «brillant» ? Sợ mang tội với Lamartine, thừa một «pied».
Tôi là thằng «lăn chai», lúc nhỏ suốt ngày ở ngoài đồng, lội hết mương nầy đến
rạch kia. Tôi không phải đi chăn trâu, nhưng tôi cỡi trâu «nghề lắm». Leo lên lưng trâu đâu có dễ. Tôi mới sáu, bảy tuổi, đứng vừa qua khỏi ngang nửa bụng trâu, mà trâu đâu có «mọp» xuống như voi cho mình leo lên. Vậy mà thằng tui hóng lên
ngang hông trâu cũng được, kẹp «đầu gối» (trâu) trước cũng xong, phăng lên bằng đầu gối sau cũng «phẻ» mà kéo đuôi cũng yên. Trâu tốt hơn «người ta»: không khi nào «đá giò léo», không «đá ngược» bạn bè.
Nắng, mưa, tôi có coi ra gì đâu ? Mưa xối xả, mưa nặng hột,… tắm mưa càng vui. Tắm đến chừng da tái mét, run lập cập mới thôi. Một lát, khi có cả giờ nữa, nắng lên, khô queo, thì lội nữa. Tụi chăn trâu «nhà nghề» chỉ tôi đủ thứ hết: làm sao «cột dàm» con nghé để nó khỏi ăn mạ. Người ta vác chổi chà mà đập mầy đó (không đạp trâu đâu, vì chổi chà có thắm thía gì nó). Nhìn ấu ở cửa hang là biết có cua ở trỏng hay không, cua lớn hay cua «nghé» (cua con, kẹp đau lắm). Bắt cá bóng kèo thì phải dùng một chân chận cái ngách nó lại, câu cá trê phải sửa sọan mồi trước: đập mấy con óc bươu, để qua bữa sau có mùi hôi là cá trê nó đớp nhanh lắm, xúc cá ròng ròng thì coi chừng bị cá mẹ táp cẳng, vì bênh con (ròng ròng là cá lóc con, cỡ ½ ngón tay út, kho tộ mặn mặn cay cay … ngon hơn caviar nữa (Mà tôi có
bao giờ ăn caviar đâu mà xạo vậy!). Bọt trắng nhuyễn trên mặt «mương», nhưng bọt nào là ổ cá chìa vôi, chả làm gì được hết, bọt nào là ổ cá «xiêm», loại cá lia thia xanh mun, đá chết bỏ chớ nhứt định không chạy.
Lên Sài Gòn, «lội» gần hết «hang cùng ngỏ hẹp» của quận Tư (sau nầy là quận Năm, dành tên quận Tư cho bên Khánh Hội), chui vào Đại Thế Giới coi hát «cọ », băng cầu chữ Y, qua giang sơn của ông Bảy (Bảy Viễn), đi chen lấn giựt cái «lưỡi» ông Tiêu cúng rằm tháng Bảy.
«Nắng SàiGòn, anh đi mà chợt mát
Bỡi vì em mặc áo lụa Hà Đông »
Tôi có biết lụa là gì đâu? Thôi, tôi xin phép Nguyên Sa mà sửa lại :
«Nắng SàiGòn, tôi đi mà chẳng ngán
Bỡi vì da mốc thích «đui then» rồi .
Ra Ch***eloup, đến mùa me chín, leo lên «rung» mạnh. Me rụng đầy đầu tụi ở dưới đất. Thằng nào ở «trển» vậy? Thằng Đông chớ ai vô đây.
Trước Bộ Y Tế có hai cây gừa, trái tròn, ngọt, cây chót vót, lại cũng thằng Đông leo (sau 75, tôi vẫn
còn thấy hai cây nầy, già lão rồi, có ai để ý tới làm chi).
Vào lính, theo đơn vị hành quần, nhớ từng con suối nhỏ, tưng gò mối, từng cây cầu khỉ, nhứt là những nơi «đụng» nặng. Lính tử trận. Quan cũng đền nợ nước. Thứ hai, người vợ trẻ đưa chồng lên Đức Hòa. Thứ bảy đã chít khăn tang. Nhưng tôi vẫn thương vẫn nhớ quận «nắng bụi mưa bùn»…nghèo xơ nghèo xác mà đầy ấp tình người. Hoàng hôn xuống, nghe ảnh ương, nhái bầu, nhái bén, cả bao nhiêu thứ côn trùng hòa tấu «symphonie pastorale» nghe mà rúng rụng. Giờ đây, lưu lạc xứ người, muốn nghe …có đâu mà nghe:
«Lòng quê đi một bước đường một đau…» (Kiều).
Tâm trạng nhớ nhà là vậy. Tôi không dám «nghĩ» hoặc «đoán» tình cảm của ai khác. Riêng với tôi thì: tình đầu, tình đuôi, tình giữa …gì gì, thì với thời gian cũng sẽ khuây khoa, rồi phay, rồi tàn, và rồi thuộc về dĩ vãng, dù nó «apporte chaque jour tout le bien tout le mal». Nhưng, nhớ nhà là hoàn toàn khác, lạ. Như một định luật tự nhiên, «tên» nào lội nhiều, lăn lóc với «đất nước» nhiều, …khi về già, nhớ nhà càng ray rứt, càng nhức nhối. Cái khổ là càng muốn quên, càng lại nhớ. Có những đêm thức giấc, nhớ quá, không tài nào ngủ lại được. Nhớ ai, ai đâu mà nhớ, nhớ NHÀ !
Lúc ở Ch***eloup, đọc sách tả Tour Eiffel, Montparn***e, les Invalides, Châteaux de la Loire….náo nức muốn xem lắm. Giờ xem qua rồi, thì «thôi». Nó không thắm vào xương, vào tủy, vào tim, vào óc như cái nhớ nhà.
«Quê tôi chìm chân trời mờ sương
Quê tôi là bao nguồn yêu thương
Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn
Là bao vấn vương tâm hồn người bốn phương».
(Làng tôi – Chung Quân)

Chắc tại tôi là đứa «chả giống ai». Thôi đành chịu vậy.
Mấy trang viết nầy không đầu, không kết, ý tứ lung tung, «à bâtons rompus», «du coq-à-l’âne». Bà con có xem thì « xín xái », từ bi hỷ xã dùm. Thiện tai, thiện tai.
Thôi thì cứ xem như «Mémoires d’Outre-tombe » của tôi vậy. Trước sau gì, cát bụi cũng sẽ về cát bụi.
Quando Satis Dixisti, Peristi
(Quand tu auras dit ***ez, tu seras mort)
Saint Augustin.
«Mai đây trong chuyến tàu vạn cổ
Nếu có người thương đến tiễn đưa
Xin hãy rắc thêm vào huyệt mộ
Chút tình hệ lụy núi sông xưa»
Giang Hữu Tuyên
Đúng, hệ lụy núi sông xưa.
«Objets inanimés, avez-vous donc une âme
Qui s’attache à notre âme et la force d’aimer»
Lamartine
Thôi đành
«Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng thử nhân sầu”
Thôi Hiệu

Vậy, tôi đã làm được gì?
Gia đình: Trả hiếu?
- Má tôi mất sớm quá, tôi cớ nhớ gì đâu, nhứt là mấy tháng cuối cùng, mỗi lần tôi muốn tới gần Má tôi, thì
các dì, cô, cậu… (đều ở nhà tôi để săn sóc Má tôi) bảo : “Con ra ngoài chơi đi, để Má con ngủ.”, ngủ
yên…Yên Giấc Ngàn Thu.
- Tôi có làm được gì giúp Ba tôi đâu. Chưa xong y-khoa, niềm an ủi duy nhứt cũa tôi là: tôi đã cố hết sức nghe lời Ba tôi, dĩ nhiên, đôi lần chuyện nầy, chuyện nọ, chuyện “đâu đâu” làm Ba tôi không vui.
- Tôi rất mừng là đã cùng vợ tôi quyết định “sinh tử”: chết thì chết chung, không thể sống với Cộng sản được.
Tụi nó không lương tâm, không tim, không óc, không cả tình người. Ít nhứt, dung thân ỡ xứ lạ, không ai ngăn cấm con tôi: “Mầy là con sĩ quan ngụy, không được lên cấp ba”. Đó là nguyên văn của tên “giám hiệu” trường Petrus Ký (tôi không muốn nhắc tên mới của trường) khi đứa con trưởng của tôi học xong lớp 9 (cl***e de troisième) không được lên lớp 10 (cl***e de seconde). Đuổi học.

Tổ Quốc ?
Xin cho tôi mượn hai câu thơ của một nhà văn “gốc lính”
“Cúi đa tạ với quê hương
Tôi còn một nửa đọan đường chiến binh”
Tôi đã đội trên đầu sáu chữ: Danh Dự, Tổ Quốc, Trách Nhiệm. Ngày nào còn thở tôi còn tôn thờ. Chỉ khi nhắm mắt thì trách niệm của tôi với Tổ Quốc Việt Nam Cộng Hòa mới kể là hết.
Je ne fléchirai pas! Sans plainte dans la bouche,
Calme, le deuil au coeur, dédaignant le troupeau,
Je vous embr***erai dans mon exil farouche
Patrie, ô mon autel, liberté, mon drapeau.
(Victor Hugo, Ultima Verba)

Thay lời cuối, những dòng sau đây, tôi:
- kính dâng quý trưởng thượng, niên trưởng đã rời Việt Nam trước 30-04-1975
- gởi đến thế hệ trẻ, những người chưa «nếm mùi» cộng sản.
Tôi dạy vạn vật ở Petrus Ký từ 1963. Lúc bấy giờ, thi tú tài 1 và 2 còn vấn đáp. Chưa khi nào tôi hỏi lý lịch thí sinh trước khi cho điểm. Nói chung, trong suốt lịch trình thi, tất cả giáo sư còn xử sự như thế. Tết Mậu Thân, con đường tiếp liệu (y-dược, y-cụ…) của đơn vị tôi bị Cộng sản (đả chiếm Vinatexco, Vifon, và các hãng kệ cận) đóng chốt. Tôi phải liên lạc với cố vấn đơn vị tôi, trình với cố vấn trưởng (cố vấn cho tư lệnh sư đoàn) cho phép tôi dùng trực thăng riêng của ông về căn cứ 73 tồn trữ y dược, nhứt là bông, băng, băng cá nhân, nước biển và trụ sinh. Trớ trêu thay: người thương binh đầu tiên được truyền chai nước biển «nóng hổi» vừa được trực thăng mang về là một Việt Cộng.
Trong hơn bốn năm trấn ở Đức Hòa, tôi đã gọi tản thương bằng trực thăng về Tổng Y Viện Cộng Hòa ít nhứt là mười Việt Cộng bị thương nặng. Không tản thương thì chắc chắn 100% chúng đi «chầu Bác» rồi. Dù mưa, dù nắng, một giờ khuya, hai giờ sáng, …chưa lần nào phi hành đoàn hỏi tôi tản thương lính nào vậy? Quan lực Việt Nam Cộng Hòa hay Cộng sản? Tất cả đơn vị quân y bên ta đều làm như thế.

Tôi muốn viết thật rỏ, hét thật to, ý nghỉ thật trong sáng: tôn chỉ của dân miền Nam lúc bấy giờ, của quân lực Việt Nam Cộng Hòa, của chánh phủ ta là tôn trọng con người, cách hành sự chứa đầy tình người.
Sau 1975, chế độ mới đã ra lệnh phá tan nát xã hội miền Nam, mà nền tảng là gia đình. Bao nhiêu gia đình sĩ quan chế độ cũ, viên chức cũ, bị gây áp lực đến đổ vỡ. Bao nhiêu dân miền Nam bị lừa gạt, rồi bị ép tử, bỏ cho chết, chết đói, chết vì bệnh tật,… ở những khu gọi là kinh tế mới.
Trong mấy ngàn năm lịch sử dân tộc Việt Nam, có
lần nào mà người dân ta, vốn rất gắn bó với quê cha đát tổ, với mồ mả ông bà, liều chết bỏ nước ra đi tìm tư do đông đến số triệu.
Tôi viết để Qúy Vị trưởng thượng và thế hệ trẻ hiểu được mức độ vô nhân đạo của chế độ mới. Riêng cá nhân tôi, tôi không thù hằn chánh quyên mới vì:
- tôi đã hấp thụ nền giáo dục nhân bản miền Nam
- chánh quyền mới không xứng đáng để tôi thù hằn, vì Cộng Sản đã mất hẳn tính và tình người.
Tôi rất cám ơn, thương mến, kính yêu «bà xã tôi đã chịu bao nhiêu cay đắng, cực khổ tảo tần giữ vừng gia đình, lo cho bốn đứa con tôi. Hiện giờ, chúng là công dân đơn thuần (simples citoyens) của quốc gia tạm cư, không là «quan to, quan bé» gì hết. Nhưng, người ta đã đối xử với chúng tôi rất ấm áp tình người.

N.S.Đ.





mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 13/Apr/2012 lúc 10:42pm

"Hoa Tình" vẫn kết nụ trong thời chiến, tặng cho đời những chuyện tình nhẹ nhàng, man mác ; đồng thời , kèm thêm nỗi đau không nguôi mang theo suốt đời của người trong cuộc.

Thương tâm với "Đà lạt trời mưa" , và ...
"Tiểu Thơ", một truyện tình
cảm động của thời chiến trong chuỗi "chuyện đọc" của Phạm Tín An Ninh :

- Tiểu Thơ:

http://www.esnips.com/displayimage.php?pid=15793331


MyKieu




Xin mời nghe đọc truyện

Phạm Tín An Ninh


(Xin click vào các Links phía dưới Tựa Bài Viết, và chờ vài giây,không cấn phải download)




- Thằng Bé Đánh Giày người Nghĩa Lộ :

http://www.esnips.com/displayimage.php?pid=15793329


- Người Bán Sách Trên Bãi Biển Nha Trang (2 Links: 2 người đọc khác nhau):

http://www.esnips.com/displayimage.php?pid=15793319

http://www.esnips.com/displayimage.php?album=&cat=0&pid=19134172



- Tiểu Thơ:

http://www.esnips.com/displayimage.php?pid=15793331


- Những Điều Mơ Ước:
http://www.esnips.com/displayimage.php?pid=15793321

- Trên Chiên Trường Xưa:

http://www.esnips.com/displayimage.php?pid=15793334


- Nỗi Buồn Mùa Thu:

http://www.esnips.com/displayimage.php?pid=15793324

- Chuyện Cái Nón Lá:

http://www.esnips.com/displayimage.php?pid=19134158


- Rừng Khóc Giữa Mùa Xuân:

http://www.bietdongquan.com/baochi/buonvuidoilinh/rungkhocgiuamuaxuan.htm

- Đà Lạt Trời Mưa:
http://www.esnips.com/displayimage.php?album=&cat=0&pid=28796837

- Chuyện Một Người Bạn Học:
http://www.esnips.com/displayimage.php?pid=15793308


- Cô Con Gái Quá Giang Trong Đêm Mồng Một Tết:

http://www.esnips.com/displayimage.php?album=&cat=0&pid=19134168







Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 14/Apr/2012 lúc 12:16am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 17/Apr/2012 lúc 4:24pm


N HỮNG   B ÀI  H ÁT   

C ỦA   M ỘT   T HỜI  

B INH  L ỬA
(Thay một vòng hoa cho
ca nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh )


                              

Từ giữa thập niên 60, chiến trường miền Nam bắt đầu sôi động, hàng hàng lớp thư sinh phải từ giã mái trường, phố thị ,"xếp bút nghiên theo việc kiếm cung". Người lính miền Nam lúc âý được thi ca nói tới như là những chàng tuổi trẻ hiền lành, lãng mạn, đi hành quân như vui thú với rừng núi sông hồ, mà hành trang lúc nào cũng kèm theo thơ túi rượu bầu và hình ảnh một người tình nho nhỏ ở hậu phương:

"..Kẻ thù ta ơi, những đứa xâm mình

Ăn muối đá và hăng say chiến đấu

Ta vốn hiền khô, ta là lính cậu

Đi hành quân với rượu đế mang theo

Mang trong đầu những ý nghĩ trong veo

Xem chiến cuộc như tai trời ách nước.."

( NBS)

Những chàng lính 19, 20 thời ấy không phải là những người hăng say chém giết, không hề muốn " xẻ dọc trường sơn" để "sinh bắc tử nam", mà chỉ muốn anh em một nhà cùng sống trong hòa bình an lạc:

Đêm nằm ngủ võng trên đồi cát

Nghe súng rừng xa nổ cắc cù

Chợt thấy trong lòng mình bát ngát

Nỗi buồn sương khói của mùa thu

(NBS)

Cũng từ thời gian đó, xuất hiện những bản nhạc của Trần Thiện Thanh và tiếng hát của chính anh, ca sĩ Nhật Trường. Những bài hát viết về lính, về tình yêu của lính. Những người lính lãng mạn hào hoa, và những cuộc tình đẹp, dễ thương như mùa thu, như hoa tím trong rừng sim, cho dù kết cuộc chỉ còn là những "chiếc khăn sô của người cô phụ còn lóng lánh dấu ái ân và những dòng nuớc mắt" .

Ta thử hình dung những người lính ấy trong bài "Tình Thư của Lính" :

" Từ khi anh thôi học, và từ khi anh khoác áo treillis

Từ khi anh xa nhà, một ngàn đêm nhung nhớ giữa trời mây

Ngại chăng đêm di hành và thường khi dừng bước giữa hoang vu

Một thằng ước ao, để một thằng khát khao, còn mình thì nằm đếm sao. . ."

Người lính thuở ấy, dù nay đây mai dó, nhưng rất đỗi chung tình và biết chấp nhận những chia lìa mất mát. Cho dù lúc nào " ngày anh đi sông hồ cũng in dáng em" và vẫn biết là:

"..nếu em không là người yêu của lính

em sẽ nhớ ai chủ nhật trời xanh

em sẽ nhớ ai đêm sương lạnh lùng

và giữa chốn muôn trùng ai viết tên em lên tay súng ?"

nhưng người lính lúc nào cũng lo sợ mình sẽ mang nỗi buồn và điều bất hạnh đến cho người tình nhỏ, nên nhiều lúc đành phải lặng lẽ chia tay: " biết trả lời sao, khi chưa nói yêu mà đã xa rồi..".." sẽ không trả lời đâu, khi anh muốn em đừng vướng u sầu.."

Cho dù biết " tôi chỉ là người lính phong trần, thấy hoa nhớ người yêu rất xa" (Hoa Trinh Nữ), " trong bao lần quân hành, tôi qua vùng khô cằn mồ hôi thành biển mặn trên môi " (Biển Mặn) hay " Anh vì lửa khói quê hương, đường hun hút biên cương, một mình ngắm trăng suông.. Từng chiều rớt bên sông em có mơ gì không ? (Chân Trời Tím)

Và cho dù người tình của lính có sẵn lòng chấp nhận thương đau:

".. Nếu anh không về nữa, thì em xin chiếc khăn sô

Lỡ anh không về nữa, hàng cây đêm sẽ đứng gục đầu

Và vì sao khuya khép mắt sầu",

(Chân Trời Tím)

nhưng người lính đa tình vẫn luôn ưu tư cho người tình nhỏ:

"..Giờ này thành phố chợt bùng lên

Em dòng lệ bất giác chạy quanh

Nghĩ đến một điều em không rõ

Nghĩ đến một điều em sợ không dám nghĩ

Đến một người đi giữa chiến tranh

Lại nghĩ tới anh.. . . . ..nghĩ tới anh..

(Chiều Trên Phá Tam Giang)

để cuối cùng đành nói một lời khuyên:

" Nếu em biết rằng, có những người đi đấu tranh cho đời

mang lời thề lên miền sơn khê

Từng đêm địa đầu hun hút gió sâu

Nếu em đã gặp mẹ già thương con khấn nguyện đêm rằm

Vợ yêu chồng đang áo lạnh từng đông

Thì duyên tình mình có nghĩa gì không ? "

(Tạ Từ Trong Đêm)

Những khúc hát này ngày xưa, những người cùng thế hệ thời ấy ai cũng có lần đã hát. Những tiếng hát đó không phải là những tiếng kèn hung hản thúc quân vào trận mạc, nhưng chính là những làn gió ngát hương trên từng bước quân hành của người lính chiến miền Nam. Nó không làm át đi phần nào tiếng súng nhưng có lẽ đã làm dịu bớt đi những vết thương, những khốn khổ, chia lìa của cả một thời ly loạn.

Tác giả những bài hát này, và cũng chính anh đã hát hay nhất những sáng tác của anh, không còn nữa. Anh đã vĩnh viễn ra đi ngày 13.05 vừa qua ở một nơi không phải là quê hương anh. Nhưng những lời ca khúc hát của anh vẫn còn mãi vang vọng tự quê nhà và khắp cả năm châu. Bởi vì ở đó vẫn còn những người lính và cả những ngưòi suốt một đời yêu lính. Cho dù, những người lính ngày xưa bây giờ đã là những nắm xương trong những nghĩa địa hoang tàn, hoặc là những thương binh khốn khổ đâu đó ở quê nhà, còn lại là những người lính già sống uất nghẹn ở những nơi nào đó thật xa xăm.

"Nhạc sĩ của Lính" là tên mà rất nhiều người miền Nam đã đặt cho anh. Bởi anh đã viết và hát trên 200 ca khúc, không phải chỉ về đời lính, về người tình của lính, mà còn ngợi ca người lính. Sự ngợi ca của anh không phải là những bản hùng ca rầm rộ tiếng quân hành, nhưng nó nhè nhẹ len lỏi vào tận cùng tâm thức, khua động những tình cảm rất thật, rất người. Nhạc của anh đã làm cho người ta hiểu và yêu lính hơn, và làm cho chính người lính thấy yêu đời lính của mình hơn. Những người lính với đầy đủ những bi hùng, nhưng cũng đầy ắp những lãng mạn, vị tha và nhân bản.

Sau mùa hè 1972, đơn vị tôi từ chiến trường Kontum được chuyển về dưỡng quân một tháng tại hậu cứ Sông Mao, Phan Thiết. Trong một đêm văn nghệ do tỉnh Bình Thuận tổ chức ủy lạo chiến sĩ, bất ngờ có sự tham gia của ca sĩ Nhật Trường nhân dịp anh từ Sài gòn về thăm quê (quê anh ở Phan Thiết). Lúc ấy anh còn trẻ, đẹp trai và hoạt bát. Anh ngồi chung bàn với tôi. Trong lúc tâm tình, khi nghe tôi nói là ngày mai sẽ về thăm vợ ở Ninh-Hòa, anh tròn mắt nhìn tôi rồi ghé vào tai tôi nói nhỏ, có một thời anh đã say mê một cô gái Ninh-Hòa. Sau đó anh lên sân khấu hát tặng tôi bài Mùa Đông Của Anh, và nhờ tôi chuyển đến cô gái Ninh-Hòa nào đó hai câu:

" ..Xưa hôn em một lần mà đau thương tràn lấp..

Anh yêu em một ngày rồi xa em trọn kiếp.."

Rất tiếc, cho đến khi tôi biết được cô gái Ninh- Hòa ấy, thì thế sự đã đổi thay.

Tôi không còn muốn nói với cô những điều anh gởi gấm.

Sau hơn 20 năm, nhìn lại anh trên sân khấu hải ngoại, tôi thấy chạnh lòng. Anh cười nhưng khuôn mặt anh khắc khổ. Nụ cười có vẻ héo hon. Có lẽ anh đã phải bỏ sân khấu khá lâu, nên đi tới đi lui không còn tự nhiên như ngày trước. Anh ốm hơn xưa và cằn cỗi đi nhiều. Tôi tội nghiệp cho Anh. Không biết những đau thương nào từ cuộc đổi đời đã làm anh đổi thay đến thế.. Hôm ấy, anh hát bài Biển Mặn, dù giọng hát không còn được như xưa, nhưng chưa bao giờ tôi thấy anh hát hay và cảm động như thế.

Rồi đến khi ca sĩ Thanh Lan bất ngờ tái ngộ. Hai người hát lại bài Chiều Trên Phá Tam Giang. Hai mái tóc đã ngã màu. Cả hai không còn là cô sinh viên và người lính trẻ ngày nào. Nhưng hôm đó họ đã hát với nhau rất tuyệt vời và diễn xuất đến xuất thần. Thanh Lan đã khóc sụt sùi. Có lẽ mọi người cũng không ngăn được dòng lệ cảm xúc.
(Dường như tôi đã đọc được ở đâu đó những dòng tương tự trên đây mà tôi có cùng chung cảm xúc.)

Nhật Trường Trần Thiện Thanh ! Xin cám ơn Anh, và vĩnh biệt Anh trong muôn vàn thương tiếc.

 

  

 

Phạm Tín An Ninh
 




Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 17/Apr/2012 lúc 4:28pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 17/Apr/2012 lúc 4:37pm

  N H Ữ N G   Đ I Ề U

  M Ơ  Ư Ớ C


            
 

Có một dạo, đi đâu tôi cũng nghe thiên hạ hát bài Con Chim Đa Đa,"sao không lấy chồng gần mà đi lấy chồng xa.." rồi đến bài Chị Tôi, "thế là chị ơi rụng bông hoa gạo". Đúng như người ta nói, Thơ và Nhạc có ngôn ngữ riêng của nó. Một người không có nhiều chữ nghĩa như tôi, nhiều khi say mê hát một bài hát mà sau đó suy nghĩ mãi vẫn không hiểu rõ ngọn ngành, ý nghĩa một vài câu. Trong bài Chị Tôi, tôi cũng rất ư là lờ mờ cái sự kiện.. rụng bông hoa gạo..và trời cho làm thơ.. này lắm. Dù vậy tôi vẫn thấy bản nhạc phổ từ một bài thơ chỉ vỏn vẹn mấy câu này, khá hay. Mà ngay đến cái sự hay này tôi cũng mơ hồ, không biết có đúng là tôi biết thưởng thức thơ nhạc không, hay là chỉ vì có sự đồng cảm mà tôi thấy lòng mình xúc động. Bởi vì mỗi lần nghe ai đó hát bản nhạc Chị Tôi, tôi lại da diết nhớ đến bà Cô Út của tôi.

Từ lúc chưa tròn hai tuổi, tôi lớn lên trong cái bất hạnh của một người chưa hề có "bông hồng cài áo". Mẹ tôi mất quá sớm, đến nổi tôi không bao giờ hình dung được khuôn mặt hiền từ phúc hậu của bà như lời cha tôi kể lại. Nỗi bất hạnh đó lại càng lớn hơn, khi tôi không có một bà chị nào để được dịp nhìn dung nhan Chị mà mơ tưởng đến bóng hình của Mẹ. Ba tôi thì được Việt Minh đưa ra liên khu năm làm công tác "xóa nạn mù chữ". Khi lớn lên một chút, bắt đầu nhận hiểu được đôi ba điều quanh mình, tôi chỉ biết là hai anh em tôi lớn lên ở nhà ông bà nội, và trong vòng tay yêu thương cùng giọng hát ru hời của bà Cô Út.

Cô út tôi lớn hơn tôi hơn một con giáp. Ở nhà quê nhưng bà có cái tên nghe rất lạ: Phạm Thị Mẫu Đơn. Cho mãi đến lúc đi học tôi mới biết được cái tên này, vì mọi người đều gọi cô là con Út hay cô Út. Sau này tôi hỏi ba tôi về cái tên trong giấy tờ của Cô, được ông giải thích: Sự thực thì tên trong acte de naissance (khai sanh hồi thời Pháp thuộc) của Cô út là Pham Thi Mau Dan (Phạm thị Mậu Dần), nhưng khi Cô tôi lớn lên và có chút nhan sắc, thì ông bà nội lại lo cho cái tuổi Dần cao số của Cô, nên khi có lệnh làm bản thế vì khai sanh tiếng Việt, ông bảo ba tôi xuống Huyện, nhờ ông anh họ làm chánh lục sự, sửa tên cô tôi thành Mẫu Đơn. Mang tên một loài hoa mà suốt cả một đời cô tôi không biết đó là loại hoa gì, chỉ nghe thiên hạ bảo loài hoa này đẹp lắm, thế thôi.

Có một điều chắc chắn là khi cô sinh ra Trời đã không "cho làm thơ", vậy mà suốt cả một đời Cô vẫn bị "vấn vương với sợi tơ trời, tình riêng bỏ chợ tình người đa đoan". Mà khổ thay, thằng cháu của Cô cũng dốt nát, chứ phải có tài năng một chút thì hôm nay nó cũng viết một bản nhạc hay chí ít cũng làm được mấy câu thơ để ca ngợi Cô. Vì so với người chị trong mấy bản nhạc Chị Tôi, bà Cô của tôi coi bộ còn thánh thiện và tội nghiệp hơn nhiều lắm.

Cô lo lắng chăm sóc hai anh em tôi không thua bất cứ một bà mẹ mẫu mực nào trên thế gian này. Lòng Cô lúc nào cũng " bao la như biển Thái Bình rạt rào", lời của cô lúc nào cũng "tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào" mà ông nhạc sĩ Y Vân đã từng ngợi ca, vinh danh người mẹ. Cô cũng là cô giáo vỡ lòng, dạy tôi hai tiếng I tờ, những câu tục ngữ ca dao. Lớn lên một chút, tôi được Cô ngồi bên cạnh dạy đọc truyện Chàng Nhái Kiển Tiên, Thạch Sanh Lý Thông, Phạm Công Cúc Hoa cho bà Nội tôi nghe mỗi tối. Mùa hè, tôi mê đá dế, Cô dẫn tôi ra trước hồ sen tìm bắt những con dế mun mà mỗi trưa Cô không ngủ, ngồi rình để nghe nó gáy từ chỗ nào. Thấy bọn trẻ hàng xóm thả diều, Cô cũng mò mẫm cả một ngày làm cho tôi cái diều to nhất. Tôi mê nuôi chim, Cô đi khắp nơi tìm mua cho tôi hai con chim keo màu xanh mướt và năn nỉ ông chú tôi làm cho tôi cái lồng thật đẹp. Những lần bị "ấm đầu", tôi tha hồ nũng nịu, làm tình làm tội Cô tôi. Cô ngồi suốt bên cạnh, đắp lên trán tôi một cái khăn ướt, nấu cháo cá bỏ nhiều tiêu cho tôi ăn để "tháo mồ hôi". Nghe nói Cô cũng ham học lắm, định xin ông bà nội cho học xong cái bằng primaire thì theo ông chú tôi đi dạy học mấy lớp nhỏ trường làng, Nhưng rồi mẹ tôi bất ngờ qua đời, bỏ lại hai anh em tôi. Cô đành phải nghỉ học ở nhà để chăm sóc hai thằng cháu dại, một đứa bốn tuổi và một đứa vừa mới lên hai. Năm tháng cô quanh quẩn trong nhà, làm công việc gia đình và lo lắng cho hai anh em tôi. Khi nào rảnh rỗi Cô nhờ ông chú của tôi chỉ cô học thêm mấy chữ tiếng Tây.

Cô chỉ có một người bạn thân, đó là bà cô họ của tôi. Hai người cùng tuổi và học chung một lớp. Khi Cô Út nghỉ học, thì bà cô họ này vẫn tiếp tục đi học mấy năm nữa, sau này làm y tá và lấy một ông chồng Tây, làm trong viện Pasteur của bác sĩ Yersin ở Nhatrang. Bà đi đó đi đây, lâu lâu trở về thăm quê vài bữa. Lần nào về cũng ghé lại thăm Cô Út tôi và trò chuyện cả đêm. Trông bà thật sang trọng. Cô Út thì trầm trồ những món nữ trang đắt tiền, nhất là sợi dây chuyền vàng có mặt ngọc thạch, thời ấy rất hiếm hoi. Còn tôi thì say mê chuyện đi đó đi đây mà bà cô họ thường kể cho cô cháu tôi nghe.

Dường như từ ngày bà cô họ đi theo chồng, Cô Út không còn ai tâm sự, nên Cô thường tâm tình với anh em tôi về chuyện tình duyên của mình. Có một ông thầy giáo dạy cùng trường với chú tôi, gốc Bình Định, khá bảnh trai, lớn hơn Cô hai tuổi, rất thương Cô và có nhờ người đến mai mối, nhưng Cô Út phần vì thương cảnh mồ côi của anh em tôi, một phần bị ám ảnh bởi những lời đồn đãi của thiên hạ: "tuổi Dần cao số, chỉ hạp với tuổi Dần", nên Cô từ chối cuộc hôn nhân. Ông thầy giáo Bình Định buồn tình nên xin đổi đi xa, làm lòng Cô cũng xốn xang một dạo.

Năm tôi lên bảy, quê tôi có một trận lụt lớn, trận lụt tháng mười. Tôi nhớ loáng thoáng lời Cô tôi giải thích, vì "ông tha mà bà không tha, bà cho cây lụt hăm ba tháng mười". Nước từ đâu không biết tràn qua, kéo theo nhiều nhà cửa cây cối và cả trâu bò. Nhà ông nội tôi rộng lắm, mấy cây cột lớn có chạm trổ nhiều hình cầm thú, có mái ngói âm dương và nằm trên một nền gạch khá cao, được bao bọc bởi đủ thứ cây ăn trái, vậy mà bây giờ chung quanh tôi chỉ thấy toàn nước và nước. Ông Nội ra lệnh cho Cô phải giữ kỹ anh em tôi trên bộ phản trong nhà. Hai ngày sau mưa gió đã tạnh, nhìn qua khe cửa, anh em tôi thấy nước ngập cả sân nhà (nhà ông bà nội tôi có cái sân vuông khá rộng bằng xi măng, có bờ thành thấp chung quanh), nên năn nỉ Cô Út ra bịt mấy cái lổ lù, không cho nước rút, và đứng trên thềm nhà canh chừng cho anh em tôi cởi truồng xuống sân bơi lội. Bất ngờ tôi phát hiện trong sân có mấy con cá, anh em tôi tha hồ hò hét rượt bắt cá. Oâng Nội tôi nghe ồn ào, chạy ra nhìn thấy hai thằng cháu nội đang bì bõm trong cái sân ngập tràn nươcù lụt, ông không la chúng tôi mà rầy Cô Út tôi một trận, rồi cấm cung cô cháu tôi ở trên căn nhà thờ, lúc nào cũng đóng kín cửa, mà trước đây rất ít khi tôi dám tới đây, vì rất sợ mấy cái bàn thờ có treo những tấm hình và nhiều bài vị viết chữ nho, nhất là hai cỗ quan tài sơn đỏ, có hình con rồng con phương hai bên. Cô tôi bảo đó là hai chiếc quan tài bằng gỗ quí để dành cho ông bà nội đến lúc qui tiên..

Thấy anh em tôi sợ, Cô Út trấn an bọn tôi bằng cách kể chuyện linh thiêng của những ông bà, tổ tiên đã khuất. Vong linh ông bà lúc nào cũng ở bên cạnh để phù hộ cho con cho cháu. Cô còn bảo nếu có ước mơ điều gì, thắp hương thành tâm khấn nguyện, ông bà sẽ ban cho những điều ước muốn đó.

Cô hỏi tôi, nếu bây giờ khấn nguyện xin ông bà, thì tôi sẽ mơ ước được điều gì. Nhớ tới chuyện đi đó đi đây mà tôi rất say mê mỗi lần bà cô họ có chồng Tây kể lại, tôi nhanh nhẩu:
- Con mơ ước mai mốt lớn lên con được đi đó đi đây như bà cô họ vậy.
Rồi tôi hỏi ngược lại Cô Út, Cô nhìn tôi cười:
- Còn Cô thì chỉ mơ ước được một sợi dây chuyền mặt cẩm thạch màu xanh như của cô ấy, và có khắc hai chữ MĐ chính giữa.

Tôi tin lời Cô, kéo tay Cô đến trước bàn thờ thắp hương để hai cô cháu vái lạy xin Ông bà ứng nghiệm cho những điều mơ ước. Cô chìu tôi, hai cô cháu quì trước bàn thờ. Cô thì im lặng, còn tôi thì nói thật to lời ước của mình. Tôi sợ ông bà già quá, lảng tai, không nghe rõ lời cầu xin của mình.

Mấy năm sau, tôi đành phải rời quê, chia tay Cô Út vào Nhatrang đi học. Cô may cho tôi mấy bộ đồ mới, bao nhiêu tiền dành dụm được cô sắm cho tôi một chiếc xe đạp có ghi đông hình chữ U mà tôi rất thích. Những năm học ở Nhatrang, dù tuổi đã lớn, nhưng lúc nào tôi cũng thấy thiếu vắng vòng tay và những lời trìu mến của Cô tôi. Mỗi lần nghỉ hè về quê, tôi vẫn quanh quẩn ở bên Cô, như thuở mới lên ba, lên năm ngày trước. Lúc này Cô tôi đang làm nghề thợ may, nhưng chỉ làm việc tại nhà, để tiện việc săn sóc ông bà nội tôi, đã đến lúc tuổi già sức yếu. Cô tự tay may cho anh em tôi mấy bộ đồng phục học trò. Mùa hè trời nóng, tối nào cô cháu cũng mang chiếu ra trải bên cạnh hồ sen trước nhà. Trong gió nội hương đồng, cô cháu nằm tâm sự thâu đêm.

Khi biết tôi đi lính, Cô Út buồn ghê lắm. Hết ngăn cản rồi năn nỉ tôi. Cô bảo tôi không thương Cô, nên bỏ Cô mà đi lính, biết bao giờ Cô cháu mới được bên nhau như những ngày xưa, rồi Cô biết còn ai để mà tâm sự.

Nhớ tới trận lụt tháng mười năm nào, Cô dạy cho tôi thắp hương khấn nguyện ông bà, tôi thủ thỉ với Cô:
- Con đi lính là nhờ Ông Bà trên bàn thờ đã ứng nghiệm cho con điều ước, được đi đó đi đây, đúng như Cô bày cho con đó.
Cô vừa cười vừa lau nước mắt.

Khi vào quân trường, hai người đầu tiên tôi viết thơ là Ba tôi và Cô. Tôi kèm theo tặng Cô tấm ảnh mặc quân phục, tóc vừa cắt ngắn ba phân. Cô viết thư khen "chú lính sữa của cô trông oai phong ghê lắm".

Mấy tuần sau khi tôi được gắn alpha, Cô theo Ba tôi vào tận quân trường thăm tôi, mang theo cho tôi cả chục xoài tượng và mấy cái bánh rán (bánh cam) mà lúc nhỏ tôi rất thèm ăn.

Ra trường, trước khi trình diện đơn vị, tôi dành trọn mười lăm ngày phép quanh quẩn bên Ba tôi và Cô. Lúc này ông bà nội tôi đã qua đời và cô vẫn ở vậy chăm sóc ngôi nhà từ đường và lo việc cúng kỵ ông bà. Đêm nào Cô cũng niệm hương khấn vái thì thầm trước bàn thờ ông bà nội và má tôi, rồi bảo tôi cùng lại chấp tay lạy. Tôi nghe Cô xin ông bà và Má tôi phù hộ tôi, tránh được lằn tên mũi đạn.

Hơn mười năm trong lính, toàn là đánh đấm. Rất nhiều lần thoát chết trong đường tơ kẻ tóc, tôi tin vào những lời thì thầm khấn vái hằng đêm của Cô.

Lần đầu tiên về phép từ một chiến trường khói lửa ở cao nguyên, tôi dành dụm mấy tháng lương, và mất hai ngày ở thành phố Ban Mê Thuột tìm mua cho Cô sợi dây chuyền vàng có mặt cẩm thạch hình trái tim, loại đắt nhất. Tôi ngồi chỉ cho họ kẻ hai chữ MĐ thật đẹp chính giữa.

Tôi về bất ngờ. Khi mới bước vào cổng nhà nội, tôi thấy Cô đang quét lá dưới gốc cây xoài. Con chó không nhận ra tôi sủa inh ỏi, Cô dừng tay nhìn. Mãi khi tôi đến gần Cô mới nhận ra. Cô nắm tay tôi mắng yêu:
- Tổ cha mày, vậy mà Cô cứ tưởng là ông thầy nào.

Tôi cười đùa:
- A, chắc là Cô Út tưởng con là ông thầy Bình Định ngày xưa chớ gì.

Buổi chiều, sau khi cơm nước xong, tôi dắt tay Cô tôi lên căn nhà thờ để cùng tôi thắp hương và lạy ông bà. Khi đứng lên, tôi bảo Cô nhắm mắt lại để thấy một điều kỳ diệu, rồi choàng vào cổ Cô sợi dây chuyền tôi vừa mua tặng. Lúc mở mắt ra, Cô mân mê cái mặt cẩm thạch rồi cảm động nắm tay tôi:
- Cái này mắc tiền lắm. Con đi lính lương ba cọc ba đồng, lấy tiền đâu mà mua tặng Cô.
Tôi cười:
- Đâu phải con mua, mà là ông bà cho Cô theo lời ước của Cô đó chứ. Cũng như ông bà đã cho con bây giờ được đi đó đi đây rồi đây nè. Lời cầu xin của Cô cháu mình linh thiêng quá phải không Cô ?

Thời gian này ở quê nội tôi mất an ninh. Ban ngày tôi quanh quẩn bên cô. Đến chiều, Cô dắt tôi xuống nhà chú tôi ở bên huyện ngủ. Cô ở với tôi tới tối mịt mới về.

Ngày mãn phép, tôi trở lại đơn vị, Cô giặt ủi mấy bộ áo quần của tôi xếp vào túi xách, kèm theo một gói xôi đậu xanh, để ăn dọc đường. Ngồi trên xe đò, khi lấy gói xôi ra ăn, tôi thấy có một cái túi nhỏ may bằng vải, mở ra tôi mới biết, một xấp tiền mới tinh xếp ngay ngắn trong đó. Nhớ tới cô, nước mắt tôi cứ trào ra.

Tôi theo đơn vị lưu động nay đó mai đây, nên rất khó nhận thư từ hộp thơ KBC hậu cứ ở Ban Mê Thuột. Từ Quảng Đức, xuống Lâm Đồng rồi Phan Thiết. Mãi hơn nửa năm sau tôi mới nhận được cùng một lúc năm lá thư của Cô tôi gởi. Tôi mừng, khi Cô kể là có một ông thầy giáo gốc Huế, cùng tuổi dần với Cô, đã có một đời vợ, cùng làm nghề dạy học. Nhưng chỉ mới vài tháng sau đám cưới, người vợ trẻ bị chết cùng với mấy đứa học trò trong một trận pháo kích. Ông buồn quá, một phần không muốn mỗi ngày bị ám ảnh bóng hình của người vợ trẻ vừa mới chết oan, một phần không muốn nhìn thấy cái thành phố có những lăng tẩm uy nghi của một triều đại, nhưng đã để lại quá nhiều tranh chấp tôn giáo, phủ bóng mây mù chính trị lên từng ngôi trường, từng bục giảng. Bạn bè ông có mấy kẻ đã vào bưng. Ông xin chuyển vào dạy ở quê tôi vì có gia đình người bác ruột, ngày xưa làm xếp ga rồi lấy vợ ở lại đây luôn.

Tôi viết thơ cho Cô, lên mặt thuyết giảng tình yêu, nào chuyện "hữu duyên thiên lý năng tương ngộ" nào là "cả hai người cùng một tuổi Dần, thì sau này tát biển đông cũng cạn".

Mấy tháng sau tôi nhận thư hồi âm của Cô, có kèm theo lá thư ngắn của ông Thầy Huế mà nội dung là một bài thơ ngợi ca người lính.

Tôi để dành tiền lương hằng tháng, chờ ngày về ăn đám cưới. Tôi đến một tiệm bán hàng thêu ở thành phố Phan Thiết đặt thêu một bức tranh có hình hai con cọp âu yếm nhau trong một rừng đầy hoa sim tím dưới ánh trăng để làm quà cưới cho Cô. Sau trận Mậu Thân, đơn vị tôi tiếp tục mỗi ngày sống trong lửa đạn. Tôi không nhận được lá thư nào của Cô tôi. Tôi nghĩ chắc là Cô đã làm đám cưới, nhưng không biết có theo chồng về thăm Huế hay không. Tôi lo cho Cô, khi biết cả thành phố Huế đang đắm chìm trong vành tang trắng.

Mấy tháng sau, tình hình trở lại yên tĩnh, được mười ngày phép, tôi khăn gói về thăm quê. Cô tôi vẫn sống âm thầm một mình trong nhà ông nội, Đám cưới không thành, không phải ông thầy Huế phụ tình, như một vài người bà con trong họ đã cảnh giác Cô từ lúc mới quen ông:" đừng có quá tin mấy chàng trai xứ Huế". Oan ức và tội nghiệp cho ông. Ông về Huế ăn Tết và xin cha mẹ được cưới Cô tôi, nhưng rồi không ngờ phải cùng chịu chung số phận với mấy ngàn người bất hạnh. Ông mất tích trong đêm mùng hai Tết. Mãi đến ba tháng sau, người nhà mới tìm được xác của Ông trong một hố chôn người tập thể.

Cuối cùng thì.. Cô tôi "vẫn chưa lấy chồng! ". Trên bàn thờ, tấm ảnh nhỏ của ông Thầy Huế được đặt ở một góc khiêm nhường.

Năm 1975, miền Nam bất ngờ thua trận, tôi bị tù đày từ Nam ra Bắc, đến tận Lào Cai, Yên Bái. Ba tôi và ông chú bị bắt vào trại cải tạo trong Nam. Vợ con tôi cùng gánh chịu bao đắng cay hệ lụy, bơ vơ nheo nhóc. Lá chưa rụng mà phải về cội, vợ con tôi lại dắt díu nhau về ở với Cô tôi trong ngôi nhà xưa của ông bà nội, bây giờ trở nên trống vắng, nên chắc buồn và tĩnh mịch hơn xưa. Vợ tôi phải bươn chải làm ăn, nuôi bầy con bữa đói bữa no. Cô tôi bán đủ thứ trong nhà, và cuối cùng bán luôn cả sợi dây chuyền mặt cẩm thạch mà cô đã từng nâng niu như bảo vật, để lo cho mấy đứa con của tôi, và cùng vợ tôi dành dụm gởi cho tôi một ký lô đường và mấy lọ tép mỡ sau khi biết tôi vừa trải qua một cơn kiết lỵ, chỉ còn da bọc lấy xương. Tội nghiệp, tôi chỉ được phép nhận 200 gram đường và một lọ tép mỡ, số còn lại bị sung vào nhà bếp hậu cần, vì số quà gởi "ngoài qui định, không nằm trong chính sách".

Tháng 6 năm 1976, ba tôi chết trong trại cải tạo Đá Bàn. Nhưng mãi đến hai năm sau tôi mới nhận được tin buồn. Tôi khóc đến không còn nước mắt.

Tám năm sau, tôi cũng được thả về. Lúc này vợ tôi không còn sống ở quê nội tôi, vì không tìm ra công việc gì làm, nên phải dắt theo hai đứa con nhỏ nhất trở lại Ninh-Hòa sống cùng ông bà già vợ của tôi, rồi chạy được cái "hộ khẩu" ở đây luôn. Còn bốn đứa con lớn thì vẫn ở lại quê nội tôi, nhờ cô tôi nuôi nấng. Sum họp được mới năm hôm, thời gian chưa đủ làm quen với mấy đứa con, mà lúc ra đi đứa nhỏ nhất còn nằm trong bụng mẹ, tôi được công an Thị Trấn Ninh Hòa gọi lên cho biết là chính quyền trên huyện không chấp nhận tôi tạm trú ở đây. Tôi bị gởi trả lại trại tù, rồi được chỉ định về "quản chế" tại nơi sinh quán. Cuối cùng, thì tôi cũng trở lại trong vòng tay của Cô tôi. Có điều bây giờ, Cô phải nuôi thằng cháu, đã gần nửa đời người, mà bỗng dưng trở thành vô gia cư nghề nghiệp. Ăn cơm nhà nhưng hằng ngày tôi phải đi đắp đê, làm thủy lợi cho "nhân dân". Cô tôi bây giờ ốm yếu, đôi mắt buồn hiu hắt. Sau mấy năm khóc than cho những mất mát đổi thay trong gia tộc, Cô đã già nhiều trước tuổi. Vậy mà bây giờ còn phải lo gánh vác cho mấy cha con tôi. Đã vậy, ông chú của tôi, sau khi ở trại cải tạo về, phải dắt vợ và hai đứa con gái đi kinh tế mới. Bà thím bị sốt rét chết hai năm trước khi tôi về. Cứ vài hôm, ông chú phải tay dắt tay bồng đưa hai đứa con về đây gởi cho Cô tôi. Nhiều lúc âm thầm nhìn Cô "lưng còng uốn nặng kiếp long đong", tôi nghẹn ngào muốn khóc, nhưng có lẽ tôi cũng không còn nước mắt.

Khi tính chuyện vượt biển, tôi tâm sự xin Cô cùng đi với chúng tôi. "Dù trôi nổi ở đâu, có cô bên cạnh là con mãn nguyện rồi", Nhưng cô bảo Cô đã già, không muốn rời bỏ quê hương, hơn nữa còn phải trông coi ngôi nhà từ đường và mồ mả ông bà, không để cho hương tàn khói lạnh. Và còn phải phụ giúp ông chú tôi đang ốm đau, lo cho hai đứa con của chú ấy nữa.

Mấy ngày sau, tôi thấy Cô xuống tóc, và ăn chay trường. Đêm nào cũng quì trước bàn thờ. Tôi biết là Cô đang cầu nguyện cho tôi đi đến bến bờ. Hôm tiễn biệt, Cô nắm chặt tay tôi: "xin ông bà và cha mẹ con phù hộ cho vợ chồng con và mấy đứa nhỏ" rồi im lặng nhìn tôi với hai hàng nước mắt.

Thuyền ra đến hải phận quốc tế thì gặp bão. Mưa gió suốt mấy ngày, không còn trăng sao để mà định hướng. Tất cả đàn bà con nít xuống dưới khoang thuyền. Chỉ có bọn đàn ông chúng tôi ở lại phía trên chống chọi với phong ba. Trong những lúc nguy khốn nhất, tôi lại nghĩ đến Cô, nhớ những lời cầu nguyện của Cô mà lấy lại niềm tin và can đảm. Cuối cùng, một chiếc tàu chở dầu của Vương quốc Nauy đã cứu vớt chúng tôi trước khi cơn bão chính ập tới. Từ trên tàu, vị thuyền trưởng giúp chuyển hộ mỗi người ba cái điện tín cho thân nhân. Người đầu tiên tôi báo tin mừng là Cô.

Sau khi định cư, tôi thường xuyên gởi thư thăm Cô và kèm theo tiền để giúp Cô cùng gia đình ông chú, và xây lại mồ mả ông bà. Cô mừng ghê lắm. Lá thư nào Cô cũng viết thật dài, khuyến khích tôi cố gắng làm lại cuộc đời và dạy dỗ cho con cái phải biết sống theo đạo lý và đừng bao giờ quên quê hương, nguồn cội của mình.

Cô ở xa tôi cả nghìn trùng mà lúc nào tôi cũng tưởng Cô vẫn đang đâu đó bên mình. Mỗi lần gặp khó khăn, phiền muộn trên xứ người, cứ nghĩ đến Cô là lòng tôi phấn chấn. Bây giờ Cô đã già và chắc cũng yếu đi nhiều lắm. Vậy mà chỉ với hình bóng thôi, Cô đã cho tôi biết bao nghị lực.

Hai năm sau, tôi lại nhận được tin buồn. Ông Chú của tôi, sau bao năm chống chọi với bệnh tật mang về từ trại cải tạo, vừa mới lìa đời, giao hai đứa con gái lại cho Cô tôi nuôi nấng. Tội nghiệp cho Cô, đúng là "Trời không nín gió cho ngày Cô sinh", tuổi già rồi mà phải còn cưu mang con cháu. Lá thư báo tin buồn này là lá thư cuối cùng Cô tự tay nắn nót viết cho tôi. Những lá thư sau đó, mấy đứa con gái ông chú tôi viết. Tôi lo lắng hỏi Cô, Cô chỉ bảo đôi mắt của cô bây giờ hơi kém, nhưng dặn dò tôi không phải gởi thuốc thang gì, vì ở trong nước Cô mua cũng được. Cô khẩn khoản muốn tôi đưa mấy đứa con về cho Cô gặp lại một lần.

Hơn mười năm sau, khi nghe nhà nước có chút đổi thay, gọi những người vượt biển có tội phản bội tổ quốc ngày xưa là khúc ruột ngàn dặm, tôi dắt theo ba đứa con lớn về thăm quê hương. Đúng hơn là về tìm ngôi mộ cha tôi chôn trong núi bên trại cải tạo Đá Bàn và thăm bà Cô suốt cả một đời bảo bọc chúng tôi. Nhớ lại kỷ niệm xưa, tôi nhờ cô con gái lớn ở bên Cali, đến khu Phước Lộc Thọ tìm đặt mua cho tôi một sợi dây chuyền vàng, có mặt màu xanh cẩm thạch, khắc hai chữ MĐ chính giữa. Tôi nghĩ có lẽ đây sẽ là món quà có ý nghĩa, đền bù lại sợi dây chuyền tôi tặng Cô lúc trước, và để cho Cô được trẻ lại những ngày xưa.

Tôi không báo trước ngày về, vì muốn làm cho Cô bất ngờ và không phải khăn gói vào tận Sài gòn để đón cha con tôi, như lời cô hứa.

Quê nội tôi, cái làng Phú Hội một thời trù phú như cái tên gọi, bây giờ sao mà cằn cỗi, điêu tàn. Khi bước vào cổng nhà nội, tôi xa lạ đến thẩn thờ. Ngôi nhà ngày xưa rộng lớn, hồi còn nhỏ tôi đi còn sợ lạc, sao bây giờ nhỏ nhoi, tiêu điều và hiu quạnh quá. Tôi đứng giữa cái sân gạch mà ngày nào trời lụt, anh em tôi tha hồ bơi lội như trong một dòng sông, bây giờ chỉ còn lại cái nền loang lổ, phủ đầy những lá của cây xoài già héo úa, một thời xum xuê làm "bóng mát thiên đường" để Cô cháu tôi ngồi đọc truyện cho bà nội tôi nghe trong những buổi trưa hè. Cái hồ sen tỏa hương thơm ngát ngày xưa, bây giờ là một cái ao cạn đầy cỏ dại. Chỉ còn lại tiếng dế than rên rỉ. Không nghe con chó sủa. Nó là con vật trung thành, không giống như một số người sau tháng tư năm nào, phản suy phù thịnh. Có lẽ nó cũng buồn mà chết rồi sau cuộc đổi đời của chủ.

Tôi và ba đứa con lạc lõng trong ngôi nhà mà tất cả đã từng một thời lớn lên ở đó, với biết bao là kỷ niệm buồn vui. Trong nhà không có một ai, ngoài bóng dáng của chính mình ngày trước. Bước ra cửa sau, tôi đứng lặng người khi thấy Cô Út ngồi quay lưng, vãi thức ăn cho một bầy gà. Mái tóc Cô bạc trắng. Cha con tôi đến đứng phía sau lưng, mà Cô không biết.

Mấy đứa con tôi cười khúc khích, Cô quay lại. Tôi ôm chầm lấy cô, nghẹn ngào không nói nên lời. Tôi ngạc nhiên khi nghe cô hỏi: đứa nào đây?. Chẳng lẽ mới mười năm mà cô không còn nhận ra tôi. Buông cô ra, tôi suýt hét lên, khi biết là đôi mắt của Cô đã mù. Tôi chỉ thốt lên được mấy tiếng "Cô ơi, thằng Ninh đây Cô", rồi khóc nức nở.

Sau một khắc yên lặng, tôi nghe Cô cười, rồi đưa hai tay sờ lên đầu lên mặt tôi, rồi đến mấy đứa con tôi.

Tôi dìu Cô vào nhà. Nhưng cô bảo là cô đi được. Cô nói là cả một đời cô ở đây, mọi ngõ ngách và đồ đạc trong nhà như in trong trí. Tôi hỏi mấy đứa con ông chú đâu mà để cô ở một mình. Cô cho biết là nhờ dành dụm số tiền tôi gởi về, đứa lớn đã ra nghề thợ may, vừa lấy chồng, mở tiệm ở dưới huyện. Còn đứa nhỏ, Cô cho đi học làm y tá, vẫn còn ở với Cô.

Thấy chúng tôi về, mấy người hàng xóm sang thăm. Ai cũng nhắc lại cái thời anh em tôi còn bé và ca ngợi Cô tôi hết lời. Không biết ai nhắn tin, hai cô em, con ông chú tôi cũng về ngay, có cả thằng em rể. Sau này tôi mới biết nó chính là cháu họ của ông thầy giáo Huế, người tình của Cô Út ngày xưa.

Có sẵn chiếc taxi thuê bao, tôi mời Cô và mấy đứa em xuống phố ăn cơm, nhưng Cô không cho, bảo hai đứa em con ông chú làm thịt mấy con gà để mấy cô cháu vừa ăn vừa nói chuyện cho vui.

Cả một tuần sau, tôi bận rộn lo việc cải táng phần mộ của ba tôi từ Đá Bàn về chôn trong nghĩa trang gia tộc, bên cạnh ngôi mộ của má tôi và ông bà nội. Cô Út theo ra đến tận nghĩa trang, đưa tay sờ ngôi mộ mới xây của ba tôi, rồi khóc sụt sùi.

Hai tuần sau, tôi quanh quẩn bên cạnh cô tôi, kể lại hầu hết những kỷ niệm ngày xưa, và cuộc sống ở xứ người. Cô bảo có lần nằm chiêm bao, cô thấy ông thầy Huế về thăm Cô, nhưng người ông bê bết máu, Cô lấy khăn lau mãi mà máu vẫn cứ ứa ra.

Đêm nào trước khi đi ngủ, Cô cũng bảo cha con tôi thắp hương và lạy trước bàn thờ. Tôi lại nhớ tới những điều cô cháu tôi ước mơ thuở trước.

E dè mãi, đến đêm cuối cùng, khi đứng trước bàn thờ, tôi lấy sợi dây chuyền vàng có mặt cẩm thạch ra, đeo vào cổ cho Cô. Tôi ôm chặt Cô thì thầm: "xin cho con trả lại Cô cái điều mà ngày xưa cô mơ ước". Ba đứa con tôi vỗ tay phụ họa: "đẹp lắm ! bà Nội ơi, đẹp lắm!"

Cô tôi không mân mê cái mặt cẩm thạch như lần trước, cách đây hơn bốn mươi năm, khi tôi tặng Cô, mà chỉ đứng lặng im, bất động. Tôi biết, trong đôi mắt mù lòa kia, dù không còn thấy cái mặt cẩm thạch màu xanh có khắc hai mẫu tự tên mình, nhưng Cô tôi đang nhìn thấy cả một quá khứ xa xăm, bao la và sâu thẳm như chính tấm lòng Cô.

Cuối cùng thì tôi cũng phải chia tay Cô, bỏ lại đằng sau dấu tích của cả một phần đời, mà tất cả vui buồn bây giờ đều đã trở thành kỷ niệm, nằm sâu chôn chặt tận đáy lòng. Tôi nghĩ, có lẽ đây là lần cuối cùng tôi gặp Cô.

Dắt ba đứa con bước ra khỏi cổng nhà ông Nội, tôi không dám quay đầu nhìn lại. Một câu hỏi chợt lóe lên trong đầu: Rồi mai này, tôi lại tiếp tục lưu lạc tha phương. Cũng như sợi dây chuyền mặt cẩm thạch tôi vừa mới tặng cho Cô tôi, liệu cái việc đi đó đi đây trên xứ lạ quê người của tôi, có còn là những điều mà Cô cháu tôi đã từng một thời mơ ước?

  

 

Phạm Tín An Ninh
      Vương Quốc Nauy
      Mùa Vu Lan 2005






Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 17/Apr/2012 lúc 4:40pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 17/Apr/2012 lúc 8:54pm

Ba  Mươi  Năm  Sau

ĐÀ  LT  Có  Còn Em ?

                                               

Ba mươi năm sau, Đà lạt có còn em

Còn ngồi chải tóc, đợi anh bên thềm

Phải chi sông núi đừng tang tóc

Đâu biệt Quê nhà, bỏ cả em

 

Anh biệt cố hương, đi lánh nạn

Xếp đời lính trận vào cổ thư

Yên cương – chiến địa – không còn nữa

Chí trai – nợ nước – cũng buồn như !

 

Thôi thì Đà lạt đành như vậy

Cả nước non rồi chẳng còn chi

Còn chăng mây khói, trời biền biệt

Quê nhà xa lắc, hồn lưu vong

 

Lưu vong hề ! khói mây cố quận

Mẹ già nhen lửa chiều quê xa

Quê hương có phải là nhức nhối ?

Tháng ngày ung nhọt trái tim ta

 

Xuân Hương – Than Thở - ngày ly loạn

Chinh chiến qua rồi , buồn chia ly

Cam Ly thác gọi , chàng với thiếp

Đà lạt còn chăng , những ngậm ngùi

 

Bây giờ rừng đã phơi vàng lá

Đà lạt Của mình đã sang thu

Đừng hỏi bao giờ , anh trở lại

Hai chữ em anh , cũng mịt mù

Nguyễn Đông Giang



mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 14 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.205 seconds.