Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Tâm Tình | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình |
Chủ đề: Những sự kiện liên quan đến TrungCộng | |
<< phần trước Trang of 12 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | |||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 30/Sep/2011 lúc 1:14am | |||||||||||||||||
Trận hải chiến Hoàng Sa & ý tưởng vinh danh những người Lính Cộng HòaWritten by truongduynhat.
Bất ngờ khi thấy Đại Đoàn Kết sáng qua đăng bài “Trận hải chiến bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974”. Có lẽ đây là lần đầu tiên, một tờ báo chính thống từ trong nước có bài viết chi tiết về sự kiện “nhạy cảm” này.
Tiếp hôm nay lại thêm bài “Ký ức Hoàng Sa trong nhiều thế hệ người Việt Nam”
và thẳng thắn nêu ý tưởng kêu gọi vinh danh Hạm trưởng tàu Nhật Tảo
(HQ10) Ngụy Văn Thà cùng gần 60 đồng đội khác là những binh sĩ Việt Nam
Cộng hòa đã quyết tử trong trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Tờ
Đại Đoàn Kết gọi việc vinh danh này nếu làm được “là thể hiện sâu sắc
sự công bằng với lịch sử, có tác dụng khuyến khích mạnh mẽ lòng yêu
nước và tinh thần sẵn sàng bảo vệ, xây dựng Tổ quốc, là bước đột phá
quan trọng trong sự nghiệp đoàn kết dân tộc”.
Đây cũng chính là ý tưởng của tác giả Huy Đức được đưa ra
từ mấy năm trước. Tiếc rằng khi đó chẳng có báo nào dám chơi.
Xin giới thiệu lại bài viết chưa cũ này với một tâm niệm: không ai và không điều gì bị quên lãng. Nó không chỉ là “bằng chứng Hoàng Sa” như cách gọi của Huy Đức, mà nói như Đại Đoàn Kết, đó là “bước đột phá quan trọng trong sự nghiệp đoàn kết dân tộc”. Bằng chứng Hoàng Sa
Chủ tịch Đà Nẵng
Trần Văn Minh ví von việc bổ nhiệm ông Đặng Công Ngữ giữ chức Chủ tịch
huyện đảo Hoàng Sa là “cắm mốc” cho quần đảo ấy. Tất nhiên, như ông Minh
nói, cột mốc đó chỉ có thể cắm “trong lòng dân”; ông Ngữ vẫn ngồi ở đất
liền và Hoàng Sa vẫn đang bị xâm lăng bởi quân Trung Quốc.
Sắc chỉ cùng con dấu của triều đình sai đội thủy quân ra Hoàng Sa năm 1834
Mấy tuần trước, báo chí đã đưa tin khá đậm về một tờ lệnh
đã có cách đây 175 năm. Tờ lệnh được đưa ra năm 1834, “phái một đội
thuyền gồm 3 chiếc với 24 lính thủy ra canh giữ đảo Hoàng Sa”, vừa được
dòng họ Đặng ở Lý Sơn (Quảng Ngãi) trao cho Nhà nước. Dòng họ Đặng đã
cất giữ tờ lệnh này qua sáu đời và nay trở thành “tài sản quốc gia”.
Theo các chuyên gia, “đây là tờ lệnh còn nguyên bản gốc liên quan đến
quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam”.
Từ năm 1816, Hoàng đế Gia Long đã “long trọng xác nhận
chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa”. Gia Long làm việc này, một năm
sau khi sai cai đội Phạm Quang Ảnh ra Hoàng Sa xem xét (tháng Giêng năm
1815). Từ đó cho tới tháng Giêng năm 1974, chủ quyền của Việt Nam ở
Hoàng Sa luôn hiện diện bằng xương, bằng thịt. Ngoại trừ tuyên bố
“khống” của Phát xít Nhật trong thời gian họ chiếm Trung Hoa. Không ai
có thể đưa ra những bằng cứ lịch sử xác đáng hơn để tranh chấp Hoàng Sa
với người Việt Nam cả.
Tuy nhiên, quần đảo ấy đã hai lần bị người Trung Hoa dùng
vũ lực để xâm lăng bất hợp pháp: Một vào năm 1956, lợi dụng khi quân
đội Sài Gòn chưa kịp ra thay thế quân Pháp ở Hoàng Sa, Bắc Kinh và Đài
Loan đã đưa quân ra chiếm đảo Phú Lâm và đảo Linh Côn, hai hòn đảo vào
hàng lớn nhất ở phía Đông Hoàng Sa; Một vào tháng Giêng năm 1974, Bắc
Kinh đưa tàu chiến ra chiếm phần còn lại của Hoàng Sa từ tay những chiến
sỹ hải quân Việt Nam giữ đảo.
Tờ lệnh thời Minh Mạng tìm thấy ở Lý Sơn là vô cùng quý
giá. Nhưng, bằng chứng lịch sử đâu chỉ là những tư liệu ngày xưa. Sự
kiện ngày 19 tháng Giêng năm 1974, ngày Trung Quốc “dùng vũ lực để chiếm
giữ một vùng lãnh thổ đã có chủ” là Việt Nam, cũng chính là bằng chứng.
Bằng chứng về “một hành động hoàn toàn phi pháp” của Trung Quốc xét
theo Định ước Berlin 1885 và Tuyên bố Lausanne 1888.
Ðề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại
Theo đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư lệnh vùng I, Hải quân Việt Nam Cộng hòa (VNCH): Ngày 15-1-1974,
địa phương quân Hoàng Sa bắt đầu phát hiện tàu đánh cá lạ. Ngày 16-1,
khi người nhái của Hải quân VNCH đổ bộ lên đảo Duncan và Drummond thì
đụng ngay một toán quân nhân Trung Quốc. Chiều 16-1, mọi diễn biến đã
được đích thân đề đốc Thoại báo cáo cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, khi
ấy đang ở Mỹ Khê. Ngày 17, trên lãnh hải Việt Nam xuất hiện thêm hai
tàu quân sự Trung Quốc.
Sáng 17-1, toàn bộ diễn tiến được đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại
cập nhật cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Tổng thống Thiệu khi ấy vẫn
đang ở Đà Nẵng, lập tức: Chỉ thị cho Tư lệnh Hải quân Vùng I: “Trước hết
dùng biện pháp ôn hòa yêu cầu các chiến hạm Trung Cộng ra khỏi lãnh
hải; Nếu họ không nghe thì nổ súng cảnh cáo; Nếu họ ngoan cố thì toàn
quyền sử dụng vũ lực”. Đại tá Hà Văn Ngạc, ngay sau đó đã được đề đốc Hồ
Văn Kỳ Thoại cử lên soái hạm Trần Bình Trọng ra thẳng Hoàng Sa; cùng đi
có hộ tống hạm Nhật Tảo.
Sáng 19-1-1974,
báo cáo với đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại qua bộ đàm đại tá Hà Văn Ngạc cho
biết: “Các hạm đội Trung Quốc đang áp sát từng chiến hạm Việt Nam”. Theo
đề đốc Thoại, lúc đó, cố vấn Mỹ tại Sài Gòn cho biết, ở khu vực Hoàng
Sa có khoảng 17 chiến hạm của Trung Quốc. Đại tá Ngạc thống nhất với đề
đốc Thoại là khi không tránh được nổ súng thì phía Việt Nam sẽ phải nổ
súng trước để giảm thương vong.
Vào lúc 10giờ30 sáng ngày 19-1-1974, Đại tá Ngạc đã để hệ
thống bộ đàm “on” và đề đốc Thoại đã nghe được tiếng súng của đôi bên
trong trận tử chiến kéo dài 30 phút ấy. 15 chiến sỹ hải quân Việt Nam
thuộc toán đổ bộ của tuần dương hạm Lý Thường Kiệt, đã đứng sát bên nhau
và cùng bật ra bài hát “Việt Nam, Việt Nam” khi nhìn thấy soái hạm của
quân Trung Quốc trúng đạn. Nhưng, cuộc chiến ấy là không cân sức. Hạm
đội Bảy của Hoa Kỳ khi ấy ở rất gần đã không cử bất cứ chiến hạm nào ra
chi viện. Người Mỹ và người Trung Quốc vừa mới nắm tay nhau.
Ngày 20-1-1974,
10 chiến hạm Trung Quốc đã đổ một lực lượng hải quân hùng hậu lên đảo
Hoàng Sa và Cam Tuyền, bắt đầu một thời đô hộ mới. Không biết đến bao
giờ mới tống cổ được những tên xâm lược ấy ra khỏi bờ cõi Việt Nam.
Đại tá hải quân Hà Văn Ngạc bên bia chủ quyền VNCH tại Trường Sa. Ảnh tư liệu
Thời gian qua, tôi cố gắng tìm gặp những người lính đã
tham gia trận hải chiến lịch sử này. Đại tá Hà Văn Ngạc đã mất tại Dallas, Texas. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng không còn. Tướng Hồ Văn Kỳ Thoại hiện vẫn còn sinh sống tại bang Virginia,
nhưng tuổi đã ngoài 80. Một số sỹ quan hải quân đã từng ở Hoàng Sa và
đã từng tham dự trận hải chiến 1974 hiện vẫn còn sống rải rác ở nhiều
nơi và tôi vẫn mong có ngày gặp họ. Tôi được đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trao
cho bản danh sách những chiến sỹ hải quân Việt Nam hy sinh trong ngày
19-1-1974, bản danh sách có chữ ký của ông. Nhưng rất tiếc là vẫn còn
một số người chỉ biết tên chứ chưa rõ họ.
Nhưng, tôi chỉ là nhà báo, chỉ làm những việc này trong
khuôn khổ nghề nghiệp. Khi nhậm chức, ông Đặng Công Ngữ có hứa là sẽ đấu
tranh để giành lại chủ quyền cho Hoàng Sa. Tôi nghĩ, như mọi người dân
Việt Nam, ông Ngữ nói ước muốn này là vô cùng thành thật. Nhưng, khác
với thường dân, thay vì chỉ ước mơ, ông Ngữ có thể ra tay ngay, thu thập
những tư liệu lịch sử xưa cũng như tư liệu sống. Đặc biệt là tư liệu về
“trận hải chiến Hoàng Sa 1974”. Một phần của lịch sử ấy là Tướng Hồ Văn
Kỳ Thoại; là các sỹ quan, chiến sỹ hải quân ở Hoàng Sa năm 1974. Đừng
đợi đến đời sau, khi con cháu họ đưa lên một “công vụ lệnh” cử họ ra
Hoàng Sa rồi mới ồ lên: “Tài sản!”.
Lịch sử có giá ngay từ hôm nay, khi những người từng chiến đấu ở Hoàng
Sa còn sống.
Tôi rất muốn được trao lại cho ông Đặng Công Ngữ bản danh
sách có chữ ký của vị tướng đã ra lệnh nổ súng trong trận hải chiến
Hoàng Sa. Nhưng, đấy chỉ là một phần rất nhỏ. Hãy tìm gặp những con
người đã chiến đấu rất can trường ấy để thu thập những kỷ vật; những ký
ức. Hãy mời họ đến trụ sở của huyện đảo Hoàng Sa, và sẽ rất vinh dự nếu
tôi, một sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam được cùng họ tham dự lễ vinh
danh 58 liệt sỹ Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh vì Hoàng Sa năm ấy. Tên
tuổi của 58 liệt sỹ ấy xứng đáng được Chủ tịch Hoàng Sa cho trân trọng
khắc lên bia. Tấm bia ấy không phải để vinh danh “lính ngụy”. Những
người lính ấy đã ngã xuống để bảo vệ
tổ quốc. Những người lính ấy là người lính Việt Nam. Trân trọng sự hy
sinh của họ không chỉ vì họ là lịch sử mà còn vì đấy là đạo lý.
Tổn Thất Đôi Bên:
Về phía Trung Quốc: Soái hạm 274 bị chìm, toàn bộ Bộ tham
mưu gồm đô đốc Phương Quang Kinh, tư lệnh phó hạm đội Nam Hải, 5 đại
tá, 6 trung tá, 2 thiếu tá, 7 sỹ quan cấp úy và một số thuyền viên trên
tàu chết; Hộ tống hạm 271 bị hư, phải ủi bãi, đại tá Vương Kỳ Ưu, hạm
trưởng chết; Hai trục lôi hạm 389 và 396 bị hư hại nặng, 2 chỉ huy là
trung tá Triệu Quát và đại tá Diệp Mạnh Hải, chết.
Về phía Việt Nam: Hộ tống hạm Nhật Tảo chìm, chỉ huy,
trung tá Ngụy Văn Thà cùng với 24 chiến sỹ hải quân khác hy sinh, 26
người mất tích; Khu trục hạm Trần Khánh Dư bị hư hại, 2 chiến sỹ hy
sinh; Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng bị hư với hai chiến sỹ hy sinh;
Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt, bị trúng đạn: 1 chiến sỹ hy sinh, 15
chiến sỹ trôi dạt suốt 15 ngày về Quy
Nhơn và 14 người sống sót; 2 quân nhân người nhái hy sinh trên đảo; 43
quân nhân, nhân viên khí tượng Hoàng Sa, cùng với một cố vấn Mỹ đi cùng
chiến hạm bị bắt đưa về Trung Quốc.
Sơ đồ trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa 1974
___________
Huy Đức- |
||||||||||||||||||
mk
|
||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||
hoangngochung
Senior Member Tham gia ngày: 27/Nov/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 513 |
Gởi ngày: 30/Sep/2011 lúc 8:54am | |||||||||||||||||
Nhân kỷ niệm 64 năm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam, một số nhân sĩ, trí thức phối hợp với Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn văn Bình đã tổ chức buổi tưởng niệm nói trên vào lúc 09h00’ sáng nay thứ Tư 27.07.2011 tại 43 Nguyễn Thông, quận 3, TP HCM.
Đến dự buổi tưởng niệm gồm có: Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, ông Lê Hiếu Đằng, BS Huỳnh Tấn Mẫm, Nhà thơ Nguyễn Duy, Nhà thơ Đỗ Trung Quân, GS Tương Lai, cùng rất nhiều nhân sĩ, trí thức yêu nước, trong đó có GS-PTS Nguyễn Phương Tùng, là con gái của cố Ngoại trưởng Nguyễn Duy Trinh. Đặc biệt là sự có mặt của bà Quả phụ Ngụy Văn Thà.
Sau phần thắp nhang tưởng niệm là các phát biểu của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, GS Tương Lai, BS Huỳnh Tấn Mẫm, ông Lê Hiếu Đằng, Nhà thơ Đỗ Trung Quân và sau đó, các khẩu hiệu chống bá quyền Bắc Kinh, đường “lưỡi bò” của Trung Quốc v.v.. đã xuất hiện đầy trong hội trường.
Nhà thơ Đỗ Trung Quân Nhà thơ Nguyễn Duy Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên PCT UB MTtổ quốc VN tp HCM
Nhà thơ Lư Trọng Văn (con trai thi sĩ Lưu Trọng Lư)
Chỉnh sửa lại bởi hoangngochung - 30/Sep/2011 lúc 8:59am |
||||||||||||||||||
hung0989077120@ahoo.com
|
||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 12/Oct/2011 lúc 5:45am | |||||||||||||||||
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 12/Oct/2011 lúc 5:48am |
||||||||||||||||||
mk
|
||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 16/Oct/2011 lúc 10:53am | |||||||||||||||||
Posted on 16/10/2011 Một ngôi sao LẠ"lạc" trên cờ Trung Quốcở kênh VTVDân Làm Báo -
Trong khi đưa tin về chuyến thăm Trung Quốc của ông Nguyễn Phú Trọng,
bản tin thời sự VTV 19h ngày 14/10 đã đăng hình cờ Trung Quốc có 6 ngôi
sao - 1 sao lớn và 5 sao nhỏ. Cờ
Trung Quốc hiện nay chỉ có 5 ngôi sao tượng trưng cho 5 dân tộc lớn
ở Trung Quốc. Ngôi sao lớn là dân tộc Hán, 4 ngôi sao nhỏ là tượng trưng
cho các dân tộc Hồi, Mông, Tạng, Mãn. Vậy thì một dân tộc nào đã được VTV gắn thêm vào lá cờ của một nước mà ông Nguyễn Phú Trọng vừa tuyên bố "Khẳng định tình hữu nghị đời đời Việt - Trung là tài sản quý báu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển, truyền mãi cho các thế hệ mai sau" Sau đây là 1 đoạn clip từ bản tin thời sự này: Trước
đây đã có những nghi vấn nêu lên về việc Trung Quốc thêm ngôi sao thứ 5
trên lá cờ của mình trong cộng đồng mạng với lo lắng về việc đồng hóa
dân tộc Việt Nam qua hình anh ngôi sao thứ 5. Tuy nhiên,
tất cả chỉ là giả thuyết. Cho đến bản tin tối ngày 14/10 do Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng, thì có lẽ ai cũng thấy rằng: Đây chắc chắn không thể nào là lỗi của "cậu đánh máy". Đây chắc chắn không thể nào là "hành động vô tình" cho một cái ngôi sao thừa. Đây lại càng không thể là âm mưu của thế lực thù địch bên ngoài. Mới ngày trước đó, cũng trên chương trình thời sự của VTV cũng có hình cờ Trung Quốc, nhưng chỉ với 5 ngôi sao tổng cộng: Hôm trước và hôm sau: một ngôi sao LẠ âm thầm nhưng công khai xuất hiện Vậy thì ai, tập đoàn nào đã ra lệnh cho đài VTV ngang nhiên, công khai dâng cho Trung Cộng ngôi sao thứ 6 này và trình chiếu khắp nước Việt Nam vào ngày 14 tháng 10? |
||||||||||||||||||
mk
|
||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 21/Oct/2011 lúc 7:33pm | |||||||||||||||||
Luật Việt Nam hay “Luật nước Lạ” ?Hôm nay (20/10), Kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khóa XIII chính thức khai mạc tại Thủ đô Hà Nội và sẽ bế mạc vào ngày 26/11/2011.
Trước đó (19/10), tại buổi họp báo, ông Nguyễn Hạnh Phúc (Chủ nhiệm Văn
phòng Quốc hội) cho biết, Kỳ họp này sẽ có một số nét đổi mới về nội
dung, phương thức hoạt động của Quốc hội.
Về công tác xây dựng pháp luật, Quốc hội kỳ này sẽ thông
qua 5 dự án luật và 1 nghị quyết, cho ý kiến 12 dự án Luật, trong đó có
Luật biển Việt Nam. Ngoài ra, Quốc hội còn xem xét các báo cáo việc
thực hiện giám sát tối cao và ra 9 nghị quyết về các vấn đề KT-XH quan
trọng.
Các dự án luật nói trên
khi Quốc hội Việt Nam kỳ này thông qua xong rồi chẳng hiểu sẽ được cơ
quan, tổ chức nào lại “chịu trách nhiệm xuất bản” bằng chữ Tàu để phục
vụ cho “bọn Tư bản Đỏ – nước Lạ” đọc và áp dụng trên Tổ quốc hình chữ S
này (?!)
Thấy không bình thường ở
một số hiệu sách tại Hà Nội đang bày bán một số văn bản luật hiện hành
điều chỉnh một số nhóm “quan hệ pháp luật nhạy cảm” như: Luật Đấu thầu;
Luật đầu tư; Luật xây dựng; Luật đất đai; Luật kinh doanh bất động sản;
Luật khoáng sản; Luật chứng khoán; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật
chuyển giao công nghệ…; và cả Quy định mới về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, đều được
Nhà xuất bản Thế Giới có địa chỉ tại 46 Trần Hưng Đạo (Hà Nội), do ông
Trần Đoàn Lâm chịu trách nhiệm xuất bản hàng loạt bằng chữ Trung Quốc
(trước), rồi dịch ra chữ Việt Nam (sau) !!!
Thật lạ, “Luật ta” nhưng
tại sao Nhà xuất bản Thế Giới lại phải in bằng chữ Trung Quốc trước
nhằm “biến chủ thành khách” và liệu rằng có ai đó hoặc tổ chức nào chỉ
đạo việc in ấn “chữ lạ” này chăng?
Trước sự kiện pháp lý “tày đình” này, tôi (360luatphap)
với tư cách là cử tri kiến nghị với “500 ông Nghị” đại diện cho “đỉnh
cao trí tuệ” do Đảng CSVN cử – dân bầu, thử đọc (các văn bản pháp luật –
xem ảnh) và dịch “thương hiệu” của Đảng ta đặt 8 chữ “Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam” sang chữ Trung Quốc xem là mấy chữ (?!).
Trong Luật kinh doanh
bất động sản (và các luật nêu trên), “thương hiệu” tên nước của Đảng ta
được Nhà xuất bản Thế Giới dịch thành 9 chữ Tàu, trong đó chữ thứ 9 được
chuyển ngữ sang tiếng Việt là chữ: “Quốc”. Nếu “500 ông Nghị” khả kính của Đảng ta mà botay.com,
thì đành thỉnh nghị ông Tiến sỹ (Hán nôm) Nguyễn Xuân Diện đọc các luật
trên dịch “chữ lạ” và loan tin cho toàn thiên hạ cùng… rõ! Các
loại Luật này của Quốc hội Việt Nam làm ra nhưng đều được in bằng chữ Tàu trước, sau là chữ Việt Nam. Ai chỉ đạo việc in ấn này? “500 ông nghị VN” nghĩ gì khi một số Luật làm ra và in bằng chữ Tàu để phục lợi ích của “Bọn Tư bản đỏ – nước Lạ” và đang được bày bán ở rất nhiều hiệu sách tại Hà Nội? Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 22/Oct/2011 lúc 7:22pm |
||||||||||||||||||
mk
|
||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 24/Oct/2011 lúc 5:01pm | |||||||||||||||||
http://chutluulai.net/forums/showthread.php?t=11887 Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 24/Oct/2011 lúc 5:02pm |
||||||||||||||||||
mk
|
||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 24/Oct/2011 lúc 5:13pm | |||||||||||||||||
Gió đã đổi chiều !... Các nước đang phát triển thi nhau từ chối
đầu tư từ Trung Quốc
Cuối
tháng 9/2011, tổng thống Thein Sein của Miến Điện (Myanmar) tuyên bố
ngừng xây đập Myitsone trong chương trình hợp tác xây dựng nhà máy thủy
điện lớn nhất nước với Trung Quốc ở vùng cực bắc tỉnh Kachin. Điều này
đã khiến Bắc Kinh bất bình và yêu cầu tổng thống Miến Điện tôn trọng
những hiệp ước đã ký kết.
Trong dự án này, tập đoàn Vân Đầu (đầu tư Vân Nam) sẽ bỏ ra khoảng 3,6
tỷ USD để xây dựng đập nước và hệ thống hạ tầng từ biên giới Trung Quốc
đến tỉnh Kachin. Bù lại, Miến Điện sẽ dành cho doanh nhân Trung Quốc mọi
dễ dãi để khai thác tài nguyên lâm sản và khoáng sản trong tỉnh Kachin.
Thêm vào đó, Trung Quốc được quyền xây dựng một ống dẫn dầu dài hơn
2000 km từ vịnh Bengal đến tỉnh Vân Nam. Công nhân Trung Quốc đã gần như
tràn ngập vào tỉnh Kachin xây nhà lập chợ, bất chấp sự bất mãn của
người Shan bản địa. Những thỏa thuận này đã được ký kết dưới thời chính
quyền quân phiệt
của tướng Than
Shwe.
Ngay
sau khi lên cầm quyền, tổng thống Thein Sein ra lệnh đình chỉ những hợp
đồng đã ký với doanh nhân Trung Quốc. Ông cho rằng công trình xây dựng
đập Myitsone gây thiệt hại cho môi trường và đời sống của các sắc tộc
bản địa (Kachin và Shan), đặc biệt là làm cạn kiệt nguồn nước sông
Irrawaddy khiến vùng hạ lưu bị nhiễm mặn. Tổng thống Thein Sein cũng tố
cáo doanh nhân Trung Quốc áp dụng thủ thuật hối lộ hủ hóa các cấp chính
quyền địa phương để thu về những hợp đồng bất lợi cho nhân dân Miến
Điện. Dư luận Miến Điện cho biết sau khi hội kiến và trả tự do cho bà
Aung San Sưu Ky, tổng thống
Thein Sein đã thay đổi hẳn thái độ đối với Trung Quốc.
Vân Đầu hiện nay là tổ hợp làm ăn bê bối có nợ khó đòi cao nhất nước
(tương đương với 60% ngân sách tỉnh Vân Nam). Cũng nên biết tổng số nợ
khó đòi hiện nay của các chính quyền địa phương Trung Quốc lên đến 1330
tỷ USD, nếu cộng thêm số nợ khó đòi của các công ty quốc doanh địa
phương hơn 500 triệu USD, tổng số nợ khó đòi, nghĩa là mất trắng, của
Trung Quốc năm 2010 lên đến 1 830 tỷ USD, tương đương 30% GDP. Điều này
cho thấy giới hạn của sức mạnh kinh tế của Trung Quốc. Hiện tượng này
tiếp tục lây lan ra ngoài Trung Quốc.
Ngoài Miến Điện, các chính quyền Lào ở châu Á và Libya, Zambia, NamSudan ở châu Phi cũng đang đòi duyệt xét lại những hợp đồng do các chính quyền trước đã ký kết với Trung Quốc.
Ngay sau khi chế độ độc tài Gadafi bị sụp đổ, dân chúng Libya mới khám
phá ra những cấu kết giữa Qadafi và Trung Quốc như thế nào trong viec
khai thác tài nguyên dầu mỏ. Chính quyền mới tại Sudan,
phía đông lục địa châu Phi, cũng đang duyệt xét lại những hợp đồng đã
ký với Trung Quốc và sự hiện đông đảo người Trung Quốc trên lãnh thổ của
họ. Cuối tháng 9
vừa qua, Michael Sata, lãnh tụ đảng Mặt Trận Ái
Quốc nổi tiếng chống Trung Quốc vừa lên làm tổng thống mới của Zambia,
cho biết sẽ xét lại các hợp đồng khai thác tài nguyên thiên nhiên đã ký
với Trung Quốc trị giá hơn 2 tỷ USD. Ông nói giới đầu tư của Trung Quốc
không hề chú ý đến đời sống của thường dân Zambia.
Kiêm Hương (Kanagawa)
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 24/Oct/2011 lúc 5:15pm |
||||||||||||||||||
mk
|
||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 31/Oct/2011 lúc 5:24pm | |||||||||||||||||
Hy vọng từ nay vùng biển đảo VN không còn bị Tàu Cộng ngang nhiên xâm phạm . Tàu thăm dò dầu khí VN không còn bị Tàu Cộng cắt cáp. Ngư dân VN không còn bị Tàu Cộng cướp tài sản, bắt giữ người, tống tiền . Lực lượng "Những cánh bay canh trời phía Nam" cho chúng ta nhiều hy vọng !? mk Những cánh bay canh trời phía Nam QĐND Online - Là đơn vị không quân hỗn hợp, khai thác và sử dụng nhiều chủng loại máy bay khác nhau, năm 2011, Sư đoàn Không quân 370 đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ, bảo vệ vững chắc vùng trời, chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, các nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, vận chuyển quân sự, bay chuyên cơ phục vụ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội đi công tác... Năm vừa qua, trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quân số tham gia học tập thường xuyên của Sư đoàn đạt trên 98,6%, kết quả kiểm tra 100% đạt yêu cầu, trong đó có trên 85% khá giỏi. Công tác huấn luyện chiến đấu, huấn luyện bay được đảm bảo an toàn tuyệt đối, không để xảy ra tai nạn bay có cấp. Tính đến giữa tháng 10, Sư đoàn đã hoàn thành 99% kế hoạch bay năm 2011, hơn 91% kế hoạch huấn luyện mặt đất và huấn luyện chuyên ngành. Phóng viên báo QĐND Online giới thiệu một số hình ảnh hoạt động của Sư đoàn Không quân 370 trong công tác huấn luyện, SSCĐ. Tin, ảnh: XUÂN CƯỜNG
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/71/6/358/psa/Default.aspx Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 31/Oct/2011 lúc 9:26pm |
||||||||||||||||||
mk
|
||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 01/Nov/2011 lúc 6:24pm | |||||||||||||||||
Người Miến đi trước:
Dám nói “KHÔNG” với Bắc Kinh Do chính sách cai trị độc tài, vi phạm
nhân quyền trầm trọng, chính quyền quân phiệt Miến Điện bị các quốc gia thuộc
thế giới tự do lên án nặng nề và cấm vận kinh tế. Để bám ghế cai trị, các vị
tướng lãnh đạo kéo dài đến đời tướng Than Shwe chọn con đường ngả theo Trung
quốc. Theo năm tháng, họ dần dần rơi vào tình trạng lệ thuộc gần như hoàn toàn
vào Bắc Kinh, không khác gì con đường mà các lãnh đạo CSVN đang vướng vào hiện
nay. Khi đã biết chắc Miến Điện khó thoát ra khỏi gọng kềm của mình, Bắc Kinh
bắt đầu áp dụng chính sách Hán hóa một cách lộ liễu, và khai thác nước này gần
như một thuộc địa ở thế kỷ 19, 20.
Không khác gì lắm tình trạng tại Việt
Nam, các nhà thầu Trung quốc (đa số do các ban bộ thuộc nhà nước Trung Quốc làm
chủ quản) nắm gần như trọn vẹn quyền khai thác mọi loại tài nguyên trên đất Miến
Điện, từ cây rừng, than đá, đến các khoáng sản. Chính quyền của tướng Than Shwe
tuy rất hung bạo với dân nhưng không dám lên tiếng phản đối khi nhiều vùng khai
thác chỉ đem lợi cho Trung quốc nhưng để lại thiệt hại môi trường nặng nề cho
dân Miến gánh chịu.
Một bằng chứng điển hình là việc Bắc Kinh dẫn dụ nội các Than Shwe vào kế hoạch xây dựng đập thủy điện Myitsone trên thượng lưu sông Irrawaddy thuộc tỉnh Kachin, Miến Điện. Số điện sản xuất ra được dẫn trọn vẹn về Trung quốc với “giá hữu nghị” – không khác gì chất alumina sản xuất tại Tây Nguyên, Việt Nam chỉ có một khách hàng độc nhất là Trung Quốc. Ngay sau khi tướng Than Shwe đặt bút ký khế ước với Bắc Kinh xây đập Myitsone, người dân Miến Điện đã mạnh mẽ lên tiếng phản đối. Giới chuyên gia, trí thức Miến Điện cung cấp các dữ liệu cho thấy việc xây đập chắc chắn sẽ gây cảnh hủy diệt môi sinh, tàn phá các di tích lịch sử, văn hóa của dân tộc thiểu số Kachin. Hơn thế nữa, con đập dự định xây nằm trong vùng hay có động đất mà phía nhà thầu Trung Quốc cố tình làm ngơ. Nếu gặp một cơn chấn động từ cấp 5 thang Richter trở lên, có xác suất cao sẽ vỡ đập, đe dọa tính mạng của hàng trăm ngàn người sống ở hạ nguồn. Một điểm vô lý khác được vạch ra là tại sao phải lo xây đập thủy điện Myitsone chỉ để cung cấp cho Trung quốc trong khi chính đất nước Miến Điện cũng đang khát điện trầm trọng. Đã có nhiều cuộc biểu tình ôn hòa trước
đại sứ quán Bắc Kinh tại Naypydaw để phản đối việc xây đập thủy điện Myitsone,
nhưng lần nào cũng đều bị cảnh sát giải tán bằng vũ lực. Lần biểu tình gần đây
nhất vào ngày 27/09/2011, khi một nhóm dân chúng đến trước sứ quán Trung quốc
trương biểu ngữ phản đối việc xây đập, họ đã bị cảnh sát đã đến bắt
đi.
Bỗng nhiên, vào sáng ngày 30/9/2011, tức
chỉ 3 ngày sau cuộc biểu tình, dân Miến nghe tin tân Tổng thống Thein Sein tuyên
bố trước Quốc hội Miến Điện đã tạm thời cho đình chỉ việc tiến hành xây đập
Myitsone. Ông còn nói thêm đây là nguyện vọng của đa số người dân mà chính phủ
phải làm theo.
Quyết định bất ngờ này khiến Bắc Kinh
giận dữ. Phát ngôn viên Hồng Lỗi của bộ Ngoại giao Trung quốc họp báo tuyên bố
Miến Điện phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định này và phải bồi thường
thiệt hại cho các xí nghiệp Trung quốc tham gia dự án. Theo lời của ông Hồng Lỗi
thì dự án trị giá 3,6 tỉ mỹ kim, đã qua giai đoạn khảo sát, điều tra và đang
được thi công.
Mặc dù hân hoan trong thắng lợi đầu tiên,
các tổ chức, đoàn thể phản đối việc xây đập vẫn chưa dám yên tâm vì họ biết đây
chỉ mới là lệnh tạm hoãn chứ chưa phải quyết định hủy bỏ hoàn toàn ý định xây
dựng đập thủy điện Myitsone. Ông Thein Sein vẫn có thể thay đổi ý định khi áp
lực Bắc Kinh quá mạnh. Vì vậy, dân chúng Miến Điện bảo nhau tiếp tục tranh đấu
cho đến khi nhà nước chính thức chấm dứt toàn bộ dự án quỉ quyệt này của Trung
Quốc.
Các quan chức đứng đầu tỉnh Kachin, nơi
sắp xây đập thủy điện Myitsone, cũng cho các ký giả biết rằng: “Chúng tôi điên
đầu với các công nhân Trung quốc sang xây đập. Họ sang đây lao động chân tay đã
là vi phạm luật pháp, thế mà còn ngang nhiên phá làng, phá xóm, chẳng coi ai ra
gì. Đáng ngại nhất là họ kéo bè, kéo lũ sang đây lập khu phố Tàu. Tôi tin là
Trung quốc đang áp dụng chiến thuật “tằm ăn dâu’’ đấy. Họ cứ dần dần đưa người
sang đây buôn bán rồi ở lại luôn như họ đã làm trước đây tại tỉnh Shan ở mạn
Bắc, giáp ranh biên giới Trung quốc”.
[Vào năm 2009, khi dân Trung Quốc kéo dần
sang cư trú có hệ thống và tràn ngập tỉnh Shan, nhà nước Miến Điện đã ra quyết
định bất ngờ tống xuất hầu hết số người này về lại Trung Quốc. Nhưng sau đó,
chiến thuật “tằm ăn dâu” lại tiếp tục ở những tỉnh khác.]
Càng nghe chuyện Miến Điện, người Việt
càng thấy quen thuộc, đặc biệt là đồng bào tại Tây Nguyên.
Nền kinh tế Miến Điện còn kém xa Việt Nam, thế mà vẫn có những lãnh tụ dám nói “không” với Bắc Kinh như Tổng thống Thein Sein. Sức ép của Bắc Kinh lên đất nước Miến Điện chắc chắn còn nặng nề hơn đối với Việt Nam, thế mà vẫn có những tiếng nói công khai như Tỉnh trưởng tỉnh Kachin. Nhiều người trên thế giới, kể cả dân chúng Miến Điện rất ngạc nhiên khi tân Tổng thống Thein Sein lên đài tuyên bố vào ngày 10/10 vừa qua rằng trong vòng vài ngày nữa, chính phủ của ông sẽ ân xá 6359 tù nhân, trong đó có cả những tù nhân chính trị. Bốn chữ vắn tắt đó là một bước tiến khổng lồ của chế độ cai trị tại đất nước này vì trước hết, đó là sự xác nhận trong suốt các đời lãnh tụ quân phiệt dài đến tướng Than Shwe, họ đã bắt và cầm tù người dân chỉ vì những người này có suy nghĩ hay vị trí chính trị khác với những kẻ cầm quyền. Hơn thế nữa, đó cũng là sự nhìn nhận trách nhiệm cá nhân, vì tân Tổng thống Thein Sein cũng từng giữ chức thủ tướng dưới quyền ông Than Shwe. Có luồng dư luận đặt dấu hỏi có phải đây là thủ thuật nhượng bộ nhất thời mà thôi chăng. Hiển nhiên câu trả lời đòi hỏi phải có thêm thời gian. Tuy nhiên, dân chúng Miến đang tràn đầy hy vọng chỉ ra rằng từ khi Tổng thống Thein Sein lên nhậm chức vào tháng 3/2011 đến nay, tuy vẫn còn những vụ dẹp biểu tình mạnh tay nhưng họ không thấy một chiến dịch trấn áp hay bắt giam hàng loạt những người bất đồng chính kiến nào nữa. Vào sáng ngày 12/10/2011, đúng như lời tuyên bố của tân Tổng thống Thein Sein, dân Miến hân hoan nhìn cảnh những người tù được ân xá lần lượt ra khỏi trại giam. Trong đó có 186 tù nhân chính trị. Nhiều người Miến đã bật khóc khi theo dõi cảnh phóng thích những người tù chính trị được truyền đi trực tiếp trên các hệ thống phát thanh, phát hình quốc gia. Cũng có nguồn dư luận cho rằng sự thay đổi thái độ và chính sách của giới cầm quyền Miến Điện đến từ nhận thức về mối nguy mất nước nếu tiếp tục lệ thuộc vào Trung Quốc thêm nữa. Hiện nay, có thể nói toàn bộ nền kinh tế Miến nằm trọn trong tay Bắc Kinh trong lúc nước này bị cả thế giới tẩy chay. Nói cách khác, theo các phân tích này thì tướng Than Shwe và các tướng lãnh quanh ông đã thức tỉnh và chấp nhận thà mất ghế chứ không mất nước. Ngô Văn
Trích dẫn từ nguồn : http://chinhnghiaquocgia.blogspot.com/2011/10/mien-ien-tha-mat-ghe-chu-khong-mat-nuoc.html |
||||||||||||||||||
mk
|
||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 07/Nov/2011 lúc 5:32pm | |||||||||||||||||
Dân mạng xôn xao video 'đụng tàu TC'Cập nhật: 14:03 GMT - thứ hai, 7 tháng 11, 2011
Các trang mạng tiếng Việt đang xôn xao thông tin về một đoạn video trên YouTube chiếu hình được nói là 'tàu Việt Nam đâm vào tàu hải giám Trung Cộng'. Clip được tải lên trang mạng chia sẻ video YouTube hôm Chủ nhật 06/11 nhưng không rõ quay khi nào và ở đâu cho thấy hình một chiếc tàu với thủy thủ đoàn nói tiếng Việt Nam, đang chạy song song một tàu hải giám của Trung Quốc. Trên thành tàu Trung Quốc có dòng chữ tiếng Anh màu xanh dương 'China Marine Surveillance' (tiếng Anh: Hải giám) như thường thấy trên các tàu tuần tra của Trung Quốc. Tàu Việt Nam không rõ thiết kế và số hiệu, nhưng những người bên trên mặc áo phao màu da cam và sử dụng điện thoại di động để thu hình. Trên clip dài 3'44, các thủy thủ người Việt nói chuyện với nhau khi ghi hình tàu hải giám Trung Quốc. Tàu của Việt Nam đuổi theo, ghé sát và đâm vào thành bên trái của tàu Trung Quốc lúc đó đang đi thẳng. Âm thanh trên băng cho thấy các thủy thủ cảnh báo nhau: "Bám chặt vào" trước khi hai tàu đụng vào nhau khá mạnh ở phút 1'47. Trước đó, những người này cũng chia sẻ thông tin như trên tàu Trung Quốc "có cả con gái" và "mình quay nó, nó quay mình", ý nói cả hai bên đang thu hình của nhau. Sau khi va chạm, hai tàu tách khỏi nhau trong khi vẫn tiếp tục phóng tới. Nếu chỉ xem đoạn video cũng khó có thể xác định đây là một vụ va chạm hay cố ý đâm vào nhau. Song song với clip trên, người ta cũng thấy một clip khác dài 2'42 với hình ảnh tương tự, có lẽ là cùng một vụ, nhưng quay ở góc độ khác. Video clip này cho thấy nhiều chi tiết về tàu Việt Nam hơn, dẫn đến đồn đoán đây có thể là một tàu tuần tra của cảnh sát biển Việt Nam. Hải giám Trung QuốcSau khi video clip trên được đăng tải trên YouTube, chỉ sau vài tiếng đồng hồ đã xuất hiện hàng trăm bình luận của người xem Việt Nam. Tuy chưa xác định được ngày giờ cũng như hoàn cảnh cụ thể, nó cho thấy tình hình khá căng thẳng trên Biển Đông. Hiện chưa thấy bình luận gì từ truyền thông chính thức ở hai nước về vụ được ghi lại và đăng trên YouTube này. Nhiều nguồn tin nói với BBC các vụ đối mặt, thậm chí va chạm giữa tàu tuần tra Việt Nam và tàu Trung Quốc, diễn ra thường xuyên nhưng không được công bố. Dư luận Việt Nam còn nhớ vụ ba tàu hải giám Trung Quốc bị PetroVietnam tố cáo đã "vi phạm lãnh hải của Việt Nam, phá hoại thiết bị và cản trở hoạt động của tàu khảo sát Bình Minh 2" hôm 26/05, cách mũi Đại Lãnh (tỉnh Phú Yên) chỉ khoảng 120 hải lý. Sau đó, Việt Nam lên tiếng phản đối mạnh mẽ, đồng thời một làn sóng biểu tình chống Trung Quốc bùng lên ở trong nước. Tuy nhiên sau đó lại có cáo buộc tàu Trung Quốc tiếp tục "gây hấn" và cắt cáp của Việt Nam một vài lần khác. Lần cáo buộc thứ ba, mà cả Trung Quốc và Việt Nam đều không chính thức xác nhận, xảy ra chỉ một tháng sau vụ tàu Bình Minh 2. Tàu của PetroVietnam được nói cũng bị đe dọa, nhưng chưa bị cắt cáp vì "các tàu hộ tống của Việt Nam đã vào kịp thời". Việt Nam gần đây đã tăng cường tuần tra biển để bảo vệ ngư dân và các hoạt động dầu khí trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại Biển Đông. Cũng từ giữa năm, Trung Quốc điều nhiều tàu hải giám, phần lớn là tàu quân sự cải biên, xuống phía nam để 'tuần tra ngư trường'. Tổng đội tàu hải giám Nam Hải đặt tại đảo Hải Nam có 13 tàu được trang bị hiện đại, kèm thêm ba máy bay và nhiều xe chuyên dụng. Các vụ va chạm trên biển Thái Bình Dương giữa tàu Trung Quốc và các nước khác đều thu hút sự chú ý của dư luận châu Á. Chẳng hạn như vụ mới nhất xảy ra cuối tuần qua giữa Bấm thuyền cá Trung Quốc và tàu tuần tra biển của Nhật đang gợi lại căng thẳng hai bên tháng 9/2010. Các bài liên quanChủ đề liên quan |
||||||||||||||||||
mk
|
||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||
<< phần trước Trang of 12 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |